You are on page 1of 13

BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN TIN CĂN BẢN

BÀI 1: Cho 2 số nguyên dương có cùng k chữ số (1<=k<=15). Hai số


này được gọi là hàng xóm láng giềng nếu như ở tất cả các vị trí thì giá trị
của các chữ số tại trị ví đang xét không được lệch nhau quá 2 đơn vị.
Nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên dương và xuất ra màn hình xem đây
có phải là hai số hàng xóm láng giềng hay không
Ví dụ:
input output
123589545213 có
315677445111

Yêu cầu:chỉ được dùng vòng lặp và lệnh rẽ nhánh để làm bài
BÀI 2: CÔ CA
Nam là một kẻ nghiện cô ca, rất khó để cậu ấy uống đủ số cô- ca cậu cần.
Điều đáng buồn là Nam lại không có nhiều tiền. Nhiều khi cậu ta phải nhặt
thêm vỏ lon bán đi để có tiền mua cô- ca.
Một ngày nọ, Nam quyết định sử dụng số vỏ lon đang có để mua nhiều
lon cô- ca nhất có thể. Thậm chí những lon cô- ca mới mua sau khi uống hết
cũng được bán đi để mua lon mới.
Yêu cầu: bạn hãy viết chương trình tính xem Nam có thể uống được tối
đa bao nhiêu lon cô- ca.
Input: Nhập từ bàn phím 3 số nguyên lần lượt là a, b, c (với a, b, c ≤
2.109) lần lượt là số vỏ lon của Nam đang có, số vỏ lon của Nam kiếm thêm
và số vỏ lon cần bán để có một lon cô- ca mới.
Output:
Xuất ra số lượng tối đa các lon cô- ca mà Nam có thể uống.
Ví dụ
COCA.INP COCA.OUT COCA.INP COCA.OUT
903 4 552 9
Yêu cầu:chỉ được dùng vòng lặp và lệnh rẽ nhánh để làm bài
BÀI 3: CẶP SỐ LUCASA
Cặp số tự nhiên (a, a2) được gọi là cặp số Lucasa nếu như a trùng với phần
cuối của a2 Ví dụ: (6,36), (25, 625).
Yêu cầu: cho hai số M và N (1  M  N  45000) hãy đếm xem có bao nhiêu
số a trong đoạn M và N (M  a  N) để cặp số (a, a2) là cặp số Lucasa.
Input:
Nhập hai số M và N (cách nhau bởi 1 dấu cách).
Output: số lượng cặp số lucasa

INPUT OUTPUT
16 3

INP OUT
3 15 2

Yêu cầu:chỉ được dùng vòng lặp và lệnh rẽ nhánh để làm bài

BÀI 4: Cho số nguyên dương N gồm k chữ số ( 2<=k<=20). Số N được


gọi là số ĐỘI TRỜI nếu như đếm xuất phát từ 1 và từ trái qua phải đến
hết tất cả các chữ số có mặt trong N thì tổng các chữ số ở vị trí chẵn lớn
hơn tổng các chữ số ở vị tri lẻ, ngược lại số N được gọi là ĐẠP ĐẤT
nếu như tổng các chữ số ở vị trí lẻ lớn hơn tổng các chữ số ở vị trí chẵn.
Yêu cầu: nhập 1 số nguyên dương từ bàn phím và xuất ra màn hình
thông báo số là là ĐỘI TRỜI hay ĐẠP ĐẤT
Ví dụ:
IN OUT
12536984752365 ĐẠP ĐẤT

Yêu cầu:chỉ được dùng vòng lặp và lệnh rẽ nhánh để làm bài
BÀI 5: Cho số nguyên dương N gồm k chữ số (1<=k<=12). Ai và Ạ là
số có một chữ số xuất hiện trong N (1<=i<j<=k). nếu đêm ghép AiAj lại
với nhau ta được một số gồm 2 chữ số.
Hãy nhập từ bàn phím một số nguyên dương N và xuất ra màn hình theo
yêu cầu sau:
Yêu cầu 1: dòng 1 xuất ra tất cả các số Ai hoặc cặp số AiAj mà là số
nguyên tố theo thứ tự đếm và kết hợp từ trái qua phải số N cho đến hết
Yêu cầu 2: hãy xóa đi các số giống nhau ở dòng 1 với yêu cầu giữ lại số
đầu tiên xuất hiện và xóa đi các số giống nó ở phía sau.
Ví dụ
IN OUT
12463872 13 17 2 23 43 47 67 3 37 7 2
13 17 2 23 43 47 67 3 37 7

BÀI 6: Xuất ra màn hình tất cả các số Fibonaci trong khoảng [a,b] và
các số fibonaci này phải là một trong các dạng số sau đây: số nguyên tố,
số hoàn hảo hoặc số đẹp.
a và b nhập từ bàn phím, (2<=a<b<=100.000)
Bài 7: hai số nguyên dương N và M được gọi là tri kỉ nếu như biểu diễn
hai số này dưới dạng nhị phân thì chúng khác nhau không quá 1 bít.
Hãy nhập từ bàn phím hai số nguyên dương N và M ( không quá
100.000) và xuất ra màn hình xem đây có phải là 2 số tri kỉ hay không
Điều kiện: các số khi biểu diễn sang hệ nhị phân đều không quá 15bit
Ví dụ
Số 5 biểu diễn dạng nhị phân là: 101
Số 7 biểu diễn dạng nhị phân là: 111
IN OUT
57 TRI KỈ

Bài 8: Cấp số cộng là cấp số mà kể từ số hạng thứ 2 trở đi thì mỗi số


hạng sẽ hơn số hạng liền kề trước đúng k đơn vị.
Tí đã viết được 4 số theo đúng cấp số cộng, nhưng Tèo lại nghịch ngợm
xóa đi 1 số bất kì trong 4 số đó và viết lại 3 số kia theo thứ tự lung tung.
Bạn hãy giúp Tí tìm số mà Tèo đã xóa đi để hợp thành 3 số còn lại thành
một cấp số cộng. nếu có nhiều đáp án thì hãy viết ra đáp án có giáo trị
cao nhất phù hợp.
Yêu cầu: nhập và 3 số nguyên bất kì mà luôn có 1 đáp án là tìm được 1
số nữa để tạo thành 1 cấp số cộng, giá trị các số này không giới hạn
Xuất ra màn hình 1 số duy nhất tạo thành với 3 số vừa nhập thành 1 cấp
số cộng theo đúng yêu cầu đề bài.
Ví dụ
IN OUT
468 10
10 1 4 7

BÀI 9: Mật khẩu

Một nhóm gồm 5 học sinh góp tiền mua một phần mềm dùng chung. Khi
cài đặt phần mềm này, người sử dụng cần phải nhập vào một mật khẩụ
Khi biết các khách hàng của mình là các học sinh say mê tin học, chủ
cửa hàng thay vì đưa mật khẩu đã đưa cho mỗi bạn một con số và sau đó
nói rằng: Mật khẩu để cài đặt phần mềm là số nguyên dương nhỏ nhất
gồm không quá tám chữ số chia hết cho bất cứ số nào trong các số tôi đã
đưa cho các bạn.
Yêu cầu: Biết tất cả các số mà chủ cửa hàng đã đưa cho các học sinh,
hãy tìm mật khẩu để cài đặt phần mềm.
Dữ liệu: Nhập vào 5 số nguyên dương bất kì (giá trị mỗi số nhỏ hơn 1
triệu).
Kết quả: Xuất ra màn hình mật khẩu tìm được.
Ví dụ:
IN OUT
46321 12

Bài 10: Xóa số


Cho số tự nhiên N gồm không quá 15 chữ số, trong đó có những số 0
xuất hiện trong N, em hãy xóa đi tất cả các số 0 xuất hiện trong N.
Yêu cầu: Nhập vào số N bất kì
Xuất ra màn hình số N sau khi đã xóa đi các số 0 trong N.
Yêu cầu kĩ thuật đặc biệt: không được dùng mảng hay các kiểu dữ liệu
đặc biệt nào khác để làm, chỉ duy nhất được dùng kiểu dữ liệu số, vặp
lặp và lệnh rẽ nhánh để làm.
Yêu cầu kĩ thuật chung: có thể dùng tất cả các cách nhanh nhất mà em
có thể.
Bài 11: Giả thuyết Gonbac
Giả thuyết Gôn Bắc nói rằng: Bất kì một số tự nhiên chẵn nào lớn hơn 2
thì đều là tổng của 2 số nguyên tố. Cho đến nay giả thuyết này chưa
được chứng minh nhưng cũng chưa bị bác bỏ.
Em hãy nhập vào 1 số N bất kì chẵn lớn hơn 2 và xuất ra màn hình tất cả
các cặp số nguyên tổ có thể mà tổng của chúng bằng N, nếu không có
xuất ra -1
Yêu cầu kĩ thuật: nếu có nhiều cặp số nguyên tố mà tổng bằng N thì xuất
theo thứ tự sau: mỗi cặp số xuất trên 1 dòng, dòng có cặp số mà có chứa
số nguyên tổ nhỏ sẽ đững trên cắp số có số nguyên tố lớn hơn nó. Hai số
đảo vị trí cho nhau chỉ tính là 1 cặp
Ví dụ
INP OUT
16 3 13
5 11
Bài 12: Đoạn dài nhất
Cho 1 số nguyên dương N (2<=N<=20). Sau đó hãy nhập N số nguyên
dương khác nhau bất kì (giá trị mỗi số không quá 1.000.000) và một số
K khác 0. Em hãy xuất ra màn hình đoạn dài nhất các số liên tiếp nhau
vừa nhập mà cùng chia kết cho K. Nếu không có một số nào chia hết cho
K thì xuất ra -1
Yêu cầu kĩ thuật: dùng mọi cách nhanh nhất có thể
Ví dụ
INP OUT
N=3 10 15
6 10 15
K=5

Bài 13: SỐ ĐỐI XỨNG


Số đối xứng là số có thể viết từ trái sang phải các chữ số của nó ta
vẫn được chính nó. Từ một số có hai chữ số ta có thể nhận được một số
đối xứng theo cách sau: lấy số ban đầu cộng với số ánh xạ gương của nó,
tức là số nhận được bằng cách đọc các chữ số từ phải sang trái. Nếu chưa
phải là số đối xứng, số đó lại được cộng với ánh xạ gương của nó và tiếp
tục như vậy cho đến khi nhận được số đối xứng. Ví dụ, từ số 48 ta có
48+84 = 132, 132+231 = 363. Như vậy 48 tương ứng với 363.
Yêu cầu: Tìm số đối xứng của N ( 11 ≤ N ≤ 99).
Dữ liệu: Nhập vào từ bàn phím số nguyên dương N
Kết quả: xuất ra số đối xứng tương ứng.
Ví dụ:
INP OUT
48 363
Bài 14 : Xóa số
Hãng cung cấp dịch vụ điện thoại XYZ khuyến khích nhiều người
đăng ký thuê bao bằng cách: Khi khách hàng đến đăng ký thuê bao thì sẽ
được cấp hai số may mắn là số nguyên dương N và k, hãng sẽ khuyến mại
người đó một số tiền là số nhận được từ số N sau khi xóa đi đúng k chữ
số bé nhất xuất hiện trong N (k nhỏ hơn số chữ số của N).
Minh vừa mới đăng ký thuê bao của hãng và được cung cấp hai số
N và k, em hãy giúp Minh xóa đi k chữ số của số N để số nhận được số
tiền may mắn.

Nhập vào từ bàn phím hai số nguyên dương N (N ≤109) và k.


Xuất ra màn hình số tiền may mắn nhận được sau khi xóa đi đúng k chữ
số của N.
Ví dụ:
INP OUT
58816 2 886

Yêu cầu khó: không được dùng mảng hay kiểu gì liệu khác ngoài kiểu
dữ liệu số, vòng lặp và lệnh rẽ nhánh
Yêu cầu chung: mọi cách nhanh nhất có thể

Bài 15: Tổng các ước lẻ lớn nhất


Cho hai số nguyên dương M và N (1<=M<N<=20.000). hãy tính tổng
các ước lẻ lớn nhất của tất cả các số trong đoạn M-N.
Yêu cầu: nhập từ bàn phím hai số M, N
Xuất ra màn hình tổng các ước lẻ lớn nhất của các số trong đoạn M, N
Ví dụ
IN OUT
39 29
Bài 16: Dãy con
Cho một dãy số nguyên dương a1,a2,...,aN (10 < N < 100 000), ai
<=10000 với mọi i=1..N và một số nguyên dương S (S < 100 000 000).
Yêu cầu : Tìm độ dài nhỏ nhất của dãy con chứa các phần tử liên
tiếp của dãy mà có tổng các phần tử lớn hơn hoặc bằng S.
Dữ liệu vào: Nhấp vào số N và S ở dòng đầu. Dòng 2 chứa các phần
tử của dãy.
Dữ liệu ra: xuất ra
dòng thứ nhất chứa độ dài của dãy con tìm được. ( test luôn cho đáp án là
tìm được)
dòng thứ hai là dãy con tìm được, nếu có nhiều dãy con thỏa mãn thì xuất
ra dãy con có tổng gần S nhất
Ví dụ :
SUB.INP SUB.OUT
10 15 2
5 1 3 5 10 7 4 9 2 5 10
8

SUB.INP SUB.OUT
5 11 3
12345 3 4 5
Bài 17: Số ma thuật

Một số nguyên dương 𝑥 được gọi là số ma thuật nếu số lượng ước số


của nó là một số nguyên tố lớn hơn 2. Ví dụ: các số 9, 81, 15625 là các
số ma thuật (9 có 3 ước là 1, 3 và 9; 81 có 5 ước là 1, 3, 9, 27 và 81;
15625 có 7 ước); số 6, 8 không là số ma thuật. Đề thi vào trường đào tạo
Pháp sư năm nay như sau: “Cho hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (𝑎 ≤ 𝑏). Hãy
tìm số lượng các số ma thuật trong đoạn[𝑎; 𝑏]”.

Yêu cầu: Hãy lập trình tìm số lượng các số ma thuật trong đoạn [𝑎; 𝑏].

Dữ liệu vào:

 1 dòng gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (𝑎 ≤ 𝑏).


Dữ liệu ra:

 1 số duy nhất là kết quả cần tìm,


Ví dụ: sau đây là 5 ví dụ gộp chung vào 1 bảng.

INP OUT

12 400 9

412 1000 5

32 100 3

1910 3000 3

1 100 7

Ràng buộc:
- Có20% số test ứng với 10% số điểm của bài thỏa mãn điều kiện:
1 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 106 , 𝑇 ≤ 1000;
- Có2% số test ứng với 10% số điểm của bài thỏa mãn điều kiện: 1 ≤
𝑎, 𝑏 ≤ 106 , 𝑇 ≤ 105 ;
- Có 60% số test còn lại ứng với 60% số điểm của bài thỏa mãn điều
kiện: 106 < 𝑎, 𝑏 ≤ 1012 .

Bài 18: Số dư

Cuộc thi “Ai thông minh nhất” của thành phố Happy như sau: cho n số
tự nhiên a1, a2, …, an và số nguyên k. Ban tổ chức yêu cầu tất các thi
sinh tham dự cuộc thi hãy tìm ra số dư được lặp lại nhiều nhất khi chia
ai (i=1, 2, …, n) cho k.

Yêu cầu: Hãy tìm ra số dư và số lần xuất hiện của số dư đó thỏa mãn
yêu cầu của ban tổ chức. Trong trường hợp có nhiều kết quả thì đưa ra
kêt quả là số dư nhỏ nhất.

Dữ liệu vào:

- Dòng 1: chứa 2 số nguyên n và k

- Dòng 2: chứa n số a1, a2, …, an

Dữ liệu ra: gồm 1 dòng chứa 2 số d và m (d là số dư xuất hiện nhiều


nhất, m là số lần xuất hiện của số dư đó).

Ví dụ:

INP OUT
53 03
65139

CAU4.INP CAU4.OUT
75 13
1 2 6 7 11 17 4
Ràng buộc:

40% số test tương ứng với 50% số điểm của đầu bài thỏa mãn điều kiện
1<=n, k<=103; 1<=ai<=109

60% số test còn lại tương ứng với 50% số điểm của đầu bài thỏa mãn
điều kiện 1<=n, k<=106; 1<=ai<=1018

You might also like