You are on page 1of 10

Bài 1.

Số chính phương
Cho hai số nguyên dương 𝑎 và 𝑏.
Yêu cầu: Hãy đưa ra theo thứ tự tăng dần các số chính phương 𝑘 trong đoạn [𝑎, 𝑏];
Dữ liệu vào: Hai số nguyên 𝑎 và 𝑏; Giới hạn: 1 ≤ 𝑎 ≤ 𝑏 ≤ 10^6;
Kết quả: Các số tìm được theo trình tự tăng dần của giá trị.
Ví dụ:
Input output
6 30 9 16 25

Bài 2. Cho số nguyên dương 𝑛. Hãy tính tổng và số lượng các chữ số của 𝑛.
Dữ liệu vào: Số nguyên dương . Giới hạn: 0 ≤ 𝑛 ≤ 10^18
Kết quả:
+ Dòng đầu tiên ghi tổng các chữ số của 𝑛
+ Dòng thứ 2 ghi số lượng chữ số của 𝑛
Ví dụ:
Input output Input output
123 6 67853207 38
3 8
Bài làm của Lê Na

Bài 3. Cho số nguyên dương 𝑛, hãy cho biết 𝑛 có phải là số đối xứng hay không?
Biết rằng số đối xứng là số có nếu đọc từ trái qua phải cũng có giá trị như đọc từ
phải qua trái.
lưu ý: Không sử dụng kiểu xâu
Dữ liệu vào: Số nguyên dương 𝑛
Giới hạn: 1 ≤ 𝑛 ≤ 10^17
Kết quả: In số 0 nếu 𝑛 không đối xứng, ngược lại in 1
Input Output
121 1
Bài làm của Bảo Ngân

Bài 4. Kiểm tra tính nguyên tố


Một số nguyên dương 𝑛 được gọi là số nguyên tố nếu 𝑛 có chỉ có hai ước số là 1
và chính
nó. Ví dụ 7 là số nguyên tố vì 7 chỉ có 2 ước số là 1 và 7. Số 9 không phải là số
nguyên tố vì nó
có nhiều hơn hai ước số.
Yêu cầu: Hãy cho biết 𝑛 có phải là số nguyên tố hay không?
Dữ liệu vào: Số nguyên dương 𝑛
Giới hạn: 1 ≤ 𝑛 ≤ 10^12
Kết quả: ghi 1 nếu 𝑛 là số nguyên tố, ngược lại ghi 0
Input output
7 1
Bài làm của Minh Ngọc

Bài 5. Cho số nguyên dương 𝑛. Hãy phân tích 𝑛 thành tích các số nguyên tố.
Dữ liệu vào: Số nguyên dương 𝑛 Giới hạn: 1 < 𝑛 ≤ 10^6
Kết quả: Dãy gồm 𝑘 số nguyên tố 𝑎1, 𝑎2, … , 𝑎𝑘 sao cho 𝑎1 < 𝑎2 < ⋯ < 𝑎𝑘 và
𝑎1. 𝑎2 … . 𝑎𝑘 = 𝑛
Ví dụ:
Input output
100 2 2 5 5

Bài làm của Long Nhẫn


Bài 6. Arya trồng hai cây A, B. Sau mỗi năm, cây A cao thêm gấp 3 lần, còn cây
B cao thêm gấp hai lần. Biết chiều cao ban đầu của hai cây A, B hỏi sau bao nhiêu
năm thì cây A cao hơn cây B.
Dữ liệu vào: bao gồm 2 số nguyên 𝑎, 𝑏 lần lượt là chiều cao của cây A, B
Giới hạn: 1 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 10
Kết quả: một số nguyên duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
Input output
4 7 2
Cô sửa rồi !!!
Bài 7. số hoàn thiện
Số hoàn thiện (hay còn gọi là số hoàn chỉnh, số hoàn hảo hoặc số hoàn thành) là
một số nguyên dương mà tổng các ước nguyên dương chính thức của nó (số
nguyên dương bị nó chia hết ngoại trừ nó) bằng chính nó.
Cho số nguyên dương 𝑛. Hãy cho biết 𝑛 có phải là số hoàn thiện hay không?
Dữ liệu vào: Số nguyên dương 𝑛
Giới hạn: 1 ≤ 𝑛 ≤ 10^12
Kết quả: Ghi số 1 nếu 𝑛 là số hoàn thiện, ngược lại ghi 0
Input output
6 1
Bài làm của Hồng Phát

Bài 8. Một số nguyên dương x bất kì là số đẹp nếu như các chữ số của x đều giống
nhau. Ví dụ: 55, 3333, 7 là số đẹp, còn 1234, 878, 445 không phải là số đẹp.
Cho số nguyên n, 1< n<=10^5. Tính tổng các số đẹp bé hơn n.
Dữ liệu vào: Số nguyên dương 𝑛
Kết quả: Ghi tổng các số đẹp tính được
Input output
3 6
Bài làm của Bá Phú

Bài 9: Chúng ta đều biết định lý Pitago nổi tiếng về tam giác vuông. Bài toán đặt ra là
cho trước độ dài 3 cạnh của một tam giác. Hãy xác định xem đó có phải tam giác vuông
hay không?
Dữ liệu vào:
 3 số nguyên dương không quá 30000, lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác. 
Dữ liệu ra:
 Xuất, chữ “right” nếu đó là một tam giác vuông, “wrong” nếu ngược lại.
Input output
6 8 10 right
25 52 60 wrong
Bài làm của Thục Quyên
Bài 10. Viết thuật toán nhập vào từ bàn phím số nguyên dương 𝑛 (𝑛 ≤ 1000) và dãy
số nguyên 𝑎1, 𝑎2, … , 𝑎𝑛. (|𝑎𝑖| ≤ 10^6). Hãy tính và xuất ra số lượng các số cực
đại địa phương.
Một số 𝑎𝑖 (𝑖 = 2 … 𝑛 − 1) được gọi là số cực đại địa phương nếu 𝑎𝑖 > (𝑖−1)
và 𝑎𝑖 > 𝑎(𝑖+1).
Ví dụ:
input output
10 4
4 5 2 3 1 5 7 3 5 2
Bài làm của Quảng Ninh
Bài 11. Rút tiền ATM
Có một máy rút tiền tự động ATM, trong máy đang có tổng cộng 𝐾 đơn vị tiền. Có
𝑁 người (được đánh số thứ tự từ 1 đến 𝑁) xếp hàng để rút tiền tại máy ATM,
người thứ 𝑖 (𝑖 = 1. . 𝑁) cần rút 𝑎𝑖 đơn vị tiền. Mọi người lần lượt đi vào rút tiền,
theo thứ tự chỉ số tăng dần. Khi có một người vào rút tiền, máy ATM sẽ trả lại
đúng số tiền mà người đó cần rút nếu máy có tối thiểu số tiền của người cần rút,
trong trường hợp ngược lại máy sẽ báo lỗi và không đưa tiền. Sau khi rút tiền (cho
dù có nhận được tiền hay không) người đó ngay lập tức rời khỏi hàng để người
tiếp theo vào rút tiền.
Yêu cầu: Đối với mỗi người, hãy cho biết người đó nhận được số tiền cần rút hay
không? Xuất số 1 nếu rút được và xuất số 0 nếu không rúy được.
+ 1 ≤ 𝑁 ≤ 10^6; 1 ≤ 𝐾 ≤ 10^9
+ 1 ≤ 𝑎𝑖 < 10^9; 𝑖 = 1. . 𝑁
Ví dụ:
input output
N= 5 k=10 11010
A:3 5 3 2 1
Cô sửa rồi !!!

You might also like