You are on page 1of 27

ĐỀ THI MẪU

Câu 1.Bác Hồ và Trung ương Đảng chuyển lên căn cứ Việt Bắc khi nào?
Đáp án: Tháng 3/1947
Câu 2.Đoạn thơ sau có tên là gì? do ai sáng tác? “Bác để tình thương cho chúng em/ Một
đời thanh bạch, chẳng vàng son ...
Đáp án: Bác ơi, tác giả Tố Hữu
Câu 3.Bộ chính trị Trung ương Đảng ra quyết định xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh năm
nào?
Đáp án: Năm 1977
Câu 4. Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”
được Bác trích dẫn của ai?
Đáp án: Đỗ Phủ
Câu 5. Bác Hồ tuyên bố “Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nông dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam” khi nào?
Đáp án: Năm 1951 (Đại hội II của Đảng)
Câu 6. Để đối phó với giặc ngoại xâm, Bác thi hành một số chính sách đối ngoại mềm
dẻo và nhẫn nhịn đó là chính sách gì?
Đáp án: Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải
là khuất phục.
Câu 7. Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: Tại hội nghị Vécxay (Pháp) ngày 18/6/1919;
Câu 8. “Luận cương của V. I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói
to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo .... Nguyễn Ái Quốc nói câu ấy khi đang
ở đâu?
Đáp án: Paris, Pháp
Câu 9. Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Trung ương Đảng Cộng sản Pháp lưu ý cần có sự
quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa vào thời gian nào?
Đáp án: 7/1923
Câu 10. Trong di chúc của Người trước hết người nói về gì?
Đáp án: Đảng
Câu 12. Để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn ái Quốc đã từ Liên Xô
về Trung Quốc năm nào?
Đáp án: 1924 (Tháng 11/1924)
Câu 13. Trong di chúc của Người, Bác Hồ căn dặn Đoàn viên, thanh niên những gì?
Đáp án: Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt mọi việc đều hăng hái, xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên.
Câu 14. Theo văn kiện Đại hội IX, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án: Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam.
Câu 15. Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát vào năm
nào?
Đáp án: 1925
Câu 16. "Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn/ Giường
mây chiếu cối, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo, mấy áo sờn”/ Đoạn thơ trên được trích
trong bài thơ gì? Của tác giả nào?
Đáp án: Theo Chân Bác, tác giả Tố Hữu.
Câu 17. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V. I. Lênin: “không có lý
luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền
phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” câu nói được
ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
Đáp án: Đường cách mệnh
Câu 18. "Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã sai mà nhận biết sai lầm thì phải ra sức
sữa chữa, vậy nên ai không phạm những lầm lỗi trên này thì nên chú ý tránh đi và gắn
sức cho thêm tiến bộ....". Được trích trong thư gửi cho ai? Vào thời gian nào?
Đáp án: Chính quyền các cấp (Tháng 10/1945)
Câu 19. Mở đầu tuyên ngôn độc lập của nước ta Bác đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập
1776 của nước Mỹ, lời trích dẫn đó là gì?
Đáp án: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẵng, tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc."
Câu 20. Một số bài học qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là gì?
Đáp án: Cán bộ tốt, việc gì cũng xong/ Chính sách thì đúng, cách làm thì sai/ Phải nâng
cao sáng kiến và làm hăng hái.
Câu 21. "Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa thì không thành trời/ ..." Đây
là đoạn thơ trích sáng tác trong thời gian nào ? trong tác phẩm nào của Bác?
Đáp án: Cần, Kiệm, Liêm, Chính ( Tháng 6/1949)
Câu 22. "Dao có mài, mới sắc/ Vàng có thui, mới trong/ Nước có lọc, mới sạch/ Người có
tự phê bình, mới tiến bộ"/ Đây là tác phẩm nào của Bác? Sáng tác năm nào?
Đáp án: Tự phê bình ( 1951), Báo nông dân, số 9 ngày 20/5/1951)
Câu 21. Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng trong thư gửi thiếu niên, nhi đồng
toàn quốc nhân dịp nào?
Đáp án: Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập đội thiếu niên tiền phong (15/5/1961).
Câu 22. “ …Kiên trì và nhẫn nại/ Không chịu lùi một phân/ Vật chất tuy đau khổ/ Không
nao núng tinh thần”/ Đây là bài thơ nào trong tập thơ Nhật ký trong tù?
Đáp án: Bốn tháng rồi.
Câu 23. Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng để thực hiện những chủ trương chính sách
cách mạng” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ở đâu? Năm nào?
Đáp án: Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ 2 (1956).
Câu 24. Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương về việc
gì?
Đáp án: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 25. Chuyên đê học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 là gì?
Đáp án: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách
nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Phần 1: Nhập môn tri thức

Câu 1: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được Quốc hội Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 có hiệu lực từ
ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: 1/7/2016
Câu 2: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên xuất
bản tại quốc gia nào?
Đáp án: Pháp
Câu 3: Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày
03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần
cho nhân dân với những nội dung gì liên quan đến đạo đức?
Đáp án: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Câu 4: Theo V.I.Lênin, con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý diễn ra
như thế nào?
Đáp án: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn
Câu 5: Theo C. Mác, quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa
một phần giá trị thặng dư được gọi là gì?
Đáp án: Tích tụ tư bản
Câu 6: Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, phát triển là gì?
Đáp án: Quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Câu 7: Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt
khoảng bao nhiêu %?
Đáp án: Khoảng 38-40%
Câu 8: Theo C. Mác, tỷ lệ giữa giá trị của tư bản bất biến và giá trị của tư bản khả biến
được gọi là gì?
Đáp án: Cấu tạo giá trị của tư bản (cấu tạo hữu cơ)
Câu 9: “Vì độc lập, vì tự do/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.” Hai câu trên trích
trong bài thơ nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án: Bài thơ Xuân 1969
Câu 10: Quốc hội Việt Nam đã quyết định đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? Đáp án: 1976
Câu 11: Nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam được xác định trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng là gì?
Đáp án: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam
hoàn toàn độc lập. Dựng ra Chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công
nông
Câu 12: Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào được coi là hình thức
vận động cao nhất trong các hình thức vận động?
Đáp án: Vận động xã hội
Câu 13: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm bộ phận gì?
Đáp án: Tư bản bất biến và tư bản khả biến (c + v)
Câu 14: Cầu Mỹ Thuận là công trình do quốc gia nào hỗ trợ xây dựng?
Đáp án: Úc
Câu 15: Để xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày
8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập cơ quan nào?
Đáp án: Nha Bình dân học vụ

Câu 1: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, thực tiễn được thể hiện qua bao
nhiêu hình thức cơ bản?
Đáp án: 3 hình thức cơ bản
Câu 2: Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, GRDP
(tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố) bình quân đầu người đến cuối năm 2020
đạt bao nhiêu USD?
Đáp án: 9.800 USD
Câu 3: Đường hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á tên là gì?
Đáp án: Hầm Thủ Thiêm

Câu 4: Đại hội lần thứ mấy của Đảng đưa ra khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” để phát huy quyền dân chủ của nhân dân?
Đáp án: Đại hội VI

Câu 5: Bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng khi tham gia vào
quá trình sản xuất giá trị được chuyển dần vào trong sản phẩm mới được C. Mác gọi là
gì?
Đáp án: Tư bản cố định

Câu 1: Tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO ở Thủ đô Paris (Cộng hòa
Pháp) từ ngày 19-11 đến 21-11-2013, lần đầu tiên Việt Nam được bầu là một trong 21
thành viên của tổ chức nào?
Đáp án: Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
(Ủy ban Di sản Thế giới)

Câu 2: Những thành tựu nào trong lĩnh vực sinh học được coi là tiền đề khoa học tự
nhiên của sự ra đời triết học Mác?
Đáp án: Thuyết tiến hóa và Thuyết tế bào

Câu 3: “Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và
phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Luận điểm trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong tác phẩm nào?
Đáp án: Di chúc

Câu 4: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, giá cả thị trường của hàng hóa được
biểu hiện là gì?
Đáp án: Giá cả độc quyền

Câu 5: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong
Chương thứ mấy của Hiến pháp năm 2013?
Đáp án: Chương 2
Câu 1: Theo C. Mác, trong quá trình sản xuất của tư bản, bộ phận Tư bản bất biến là biểu
hiện của phạm trù gì?
Đáp án: Giá trị tư liệu sản xuất

Câu 2: Quy luật nào của phép biện chứng duy vật phản ánh khuynh hướng cơ bản, phổ
biến của quá trình vận động và phát triển?
Đáp án: Quy luật phủ định của phủ định

Câu 3: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực phải dựa vào hai lực lượng
chính. Đó là hai lực lượng nào?
Đáp án: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân

Câu 4: Năm 1976, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thế giới nào?
Đáp án: Ngân hàng Thế giới (WB)

Câu 5: Trong Quốc dân đại hội họp tại Tân Trào - Tuyên Quang từ ngày 16 đến ngày
17/8/1945, Hồ Chí Minh được bầu giữ chức vụ gì?
Đáp án: Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam

Câu 1: Giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành trên cả nước Việt Nam vào năm nào?
Đáp án: 1946

Câu 2: Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam được
xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) là gì?
Đáp án: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 3: Việc giảm giá trị đồng nội tệ có tác động gì đối với hoạt động xuất nhập khẩu?
Đáp án: Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

Câu 4: Câu “Gieo gió, gặt bão” thống nhất với cặp phạm trù nào của phép biện chứng
duy vật?
Đáp án: Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

Câu 5: “…một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến nguyên tắc xây dựng đạo đức nào trong câu nói
trên?
Đáp án: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Câu 1: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về
tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Luận điểm trên được trích trong tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án: Cần kiệm liêm chính (1949)

Câu 2: Thành tựu nào của vật lý học được coi là một trong những tiền đề khoa học tự
nhiên của sự ra đời triết học Mác?
Đáp án: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Câu 3:: Quốc hội Việt Nam đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành
Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng, năm nào?
Đáp án: 7/1976

Câu 4: Trình bày thứ tự các giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp?
Đáp án: Lưu thông - sản xuất - lưu thông

Câu 5: Nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng nào đã tổ chức thực hiện khu vực
cộng sản trong lòng xã hội tư bản?
Đáp án: Rô Bớc Ô Oen

Câu 1: Ba tính chất cơ bản của các mối liên hệ là gì?


Đáp án: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị hòa bình
Vec-xây vào tháng, năm nào?
Đáp án: 6/1919

Câu 3: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của
Hồ Chí Minh?
Đáp án: Tuyên ngôn độc lập

Câu 4: Bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là tiền trả công cho cái gì?
Đáp án: Giá trị sức lao động

Câu 5: Trong triết học, những người thừa nhận khả năng nhận thức của con người thuộc
phái gì?
Đáp án: Phái khả tri

Câu 1: Theo phép biện chứng duy vật, cái gì là nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của
mọi quá trình vận động, phát triển?
Đáp án: Mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng

Câu 2: Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, chỉ tiêu đến năm 2020
tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong
GDP?
Đáp án: 85%

Câu 3: Theo C. Mác, giá cả sản xuất bao gồm những bộ phận gì?
Đáp án: Chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân

Câu 4: Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt giữ trái phép ở Hồng Công
(Trung Quốc). Khi bị bắt, Người khai họ tên là gì?
Đáp án: Tống Văn Sơ
Câu 5: Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, trong tính hiện thực của nó, bản chất
của con người là gì?
Đáp án: Tổng hòa các quan hệ xã hội

Câu 1: Ai là Trưởng Ban soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam?
Đáp án: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2: Bản chất của ý thức là gì?


Đáp án: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
người (Hoặc: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan).

Câu 3: Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh là tác phẩm đầu tiên có phần viết về đạo đức
cách mạng?
Đáp án: Đường Kách mệnh

Câu 4: Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là gì?
Đáp án: Năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động

Câu 5: Bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” được Hồ
Chí Minh viết nhân dịp nào?
Đáp án: Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng Cộng sảng Việt Nam
(3/2/1969)

Câu 1: Theo C. Mác, kết quả của cạnh tranh giữa các ngành sẽ hình thành cái gì?
Đáp án: Lợi nhuận bình quân

Câu 2: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) vào năm nào?
Đáp án: 1995

Câu 3: Tác giả của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là
ai?
Đáp án: V.I.Lênin

Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110 – SL phong quân hàm Đại tướng cho
Võ Nguyên Giáp vào năm nào?
Đáp án: 1948

Câu 5: Trong học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội, khái niệm nào dùng để chỉ toàn bộ
những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội?
Đáp án: Cơ sở hạ tầng

Câu 1: Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Hồ Chí Minh đã đề cập
đến mấy nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
Đáp án: 6 nhiệm vụ

Câu 2: Theo Hồ Chí Minh, “giặc nội xâm” gồm những gì?
Đáp án: Tham ô, lãng phí, quan liêu
Câu 3: Giá trị của hàng hóa do lao động nào tạo nên?
Đáp án: Lao động trừu tượng

Câu 4: Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, vấn đề cơ bản của triết học là gì?
Đáp án: Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại (Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất,
giữa tinh thần và giới tự nhiên)

Câu 5: Chủ đề của Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2016 là gì?
Đáp án: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, triết học có bao nhiêu chức năng cơ
bản?
Đáp án: 2 chức năng cơ bản (Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp
luận)

Câu 2: Theo C. Mác, chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản thường trải
qua 4 giai đoạn là những giai đoạn nào?
Đáp án: Khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh

Câu 3: Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thảo luận và thông qua vào năm
nào?
Đáp án: 1946

Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng con người thì biện pháp quan trọng hàng đầu là
gì?
Đáp án: Giáo dục

Câu 5: Theo Hồ Chí Minh, trong các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nguyên tắc nào
được coi là quy luật phát triển của Đảng?
Đáp án: Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Câu 1: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?
Đáp án: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Câu 2: Tháng 6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm bao nhiêu tỉnh?
Đáp án: 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà
Giang)

Câu 3: Ai là tác giả của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo?
Đáp án: Nguyễn Trãi

Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, trong các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nguyên tắc nào
là nguyên tắc tổ chức của Đảng?
Đáp án: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Câu 5: Những yếu tố cơ bản nào được coi là nguồn gốc tự nhiên của ý thức?
Đáp án: Bộ óc người và thế giới khách quan tác động vào các giác quan
Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, quan hệ nào giữ vai trò quyết định đối
với tất cả các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất?
Đáp án: Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất

Câu 2: Theo C. Mác, hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản. Hai thuộc tính đó là gì?
Đáp án: Giá trị sử dụng và giá trị

Câu 3: Hồ Chí Minh phát động phong trào “Tết trồng cây” bắt đầu từ năm nào?
Đáp án: Năm 1960

Câu 4: Hạn chế lớn nhất trong quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là
gì?
Đáp án: Đồng nhất vật chất với vật thể

Câu 5: Lễ hội Choi Chnam Thmay còn gọi là “Lễ vào năm mới” của người Khmer tại
Nam Bộ được tổ chức hàng năm vào tháng mấy Dương lịch?
Đáp án: Tháng 4

Câu 1: Ai là người giữ chức vụ Chủ tịch Mặt trận Liên Việt trong kháng chiến chống
Pháp?
Đáp án: Tôn Đức Thắng

Câu 2: Tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công
nhân mua được bằng tiền công, danh nghĩa được gọi là gì?
Đáp án: Tiền công thực tế

Câu 3: Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, đến năm
2020 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt bao nhiêu phần trăm trong
tổng số lao động làm việc?
Đáp án: 85%

Câu 4: Thành ngữ “Bứt dây động rừng” thống nhất với nguyên lý nào trong phép biện
chứng duy vật?
Đáp án: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Câu 5: Tháng 2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền
Nam danh hiệu gì?
Đáp án: Thành đồng Tổ quốc

Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, thuộc tính quan trọng nhất của vật chất
là gì?
Đáp án: Tồn tại khách quan

Câu 2: Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, đến cuối
năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 bao
nhiêu lần? Đáp án: 3,5 lần

Câu 3: Quá trình sử dụng tư bản cố định có hai loại hao mòn cơ bản là hao mòn gì?
Đáp án: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

Câu 4: Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ai
được bầu là Chủ tịch của Mặt trận?
Đáp án: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Câu 5: “Tôi tham gia …. vì các “ông bà” ấy – (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như
thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”. Tổ chức nào
được Hồ Chí Minh đề cập đến trong đoạn trích trên?
Đáp án: Đảng Xã hội Pháp

Phần 2: Vấn đề và sự kiện


Câu 1: Đây là tác phẩm gì?
Gợi ý 1: Của Ph.Ăngghen, xuất bản lần đầu vào năm 1878
Gợi ý 2: Nội dung gồm 3 phần
Gợi ý 3:Viết dưới dạng bút chiến để chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa
chiết trung
Đáp án: Chống Đuyrinh

Câu 2: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Thành phần tham dự là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Gợi ý 2: Diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2013
Gợi ý 3: Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam
Đáp án: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8-Khóa XI

Câu 3: Đây là mâu thuẫn gì?


Gợi ý 1: Gắn liền với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Gợi ý 2: Nếu trao đổi hàng hóa ngang giá hay không ngang giá cũng không giải quyết
được mâu thuẫn này
Gợi ý 3: Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua việc sử dụng hàng hóa sức lao động
Đáp án: Mâu thuẫn công thức chung của tư bản

Câu 4: Đây là thuyết gì?


Gợi ý 1: Ra đời ở Hy Lạp vào thời kỳ cổ đại
Gợi ý 2: Đề cập đến những phần tử cực kỳ nhỏ bé và chân không
Gợi ý 3: Gắn liền với tên tuổi của Đêmôcrít (Democritus)
Đáp án: Thuyết Nguyên tử

Câu 5: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra trong 3 ngày vào năm 2016
Gợi ý 2: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Gợi ý 3: “Công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương” là một nội dung
trong sự kiện
Đáp án: Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam

Câu 6: Đây là vấn đề gì?


Gợi ý 1: Là vấn đề có tính toàn cầu
Gợi ý 2: Các quốc gia phải cùng hợp tác giải quyết, liên quan đến sự an toàn và tính
mạng con người
Gợi ý 3: Liên quan trực tiếp đến sự kiện ngày 11/9/2001
Đáp án: Khủng bố và chống khủng bố

Câu 7: Ông là ai?


Gợi ý 1: Nhà triết học, nhà chính trị, nhà văn
Gợi ý 2: Hay bàn về Pháp - Thế - Thuật
Gợi ý 3: Người được coi là đại diện cho Pháp gia
Đáp án: Hàn Phi Tử

Câu 8: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh
Gợi ý 2: Từ ngày 14 đến ngày 17/10/2015
Gợi ý 3: Trong đó có nội dung bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng
Đáp án: Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X (Nhiệm kỳ 2015-
2020)

Câu 9: Bà là ai?
Gợi ý 1: Tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre
Gợi ý 2: Từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Gợi ý 3: Là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đáp án: Nguyễn Thị Định

Câu 1: Đây là Chương trình đột phá gì?


Gợi ý 1: Được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
lần thứ X
Gợi ý 2: Là Chương trình thứ 5 trong bảy Chương trình đột phá
Gợi ý 3: Nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân thành phố
Đáp án: Chương trình giảm ngập nước

Câu 2: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài
Gợi ý 2: Có 03 phái đoàn của Việt Nam và 01 phái đoàn của chính phủ Mỹ tham gia
Gợi ý 3: Diễn ra tại Pari- Pháp vào tháng 1/1973
Đáp án: Ký kết Hiệp định Pari, đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam

Câu 3: Đây là phạm trù gì?


Gợi ý 1: Gắn liền với quá trình sản xuất hàng hóa
Gợi ý 2: Có mục đích, đối tượng, phương pháp và kết quả riêng
Gợi ý 3: Được tiến hành dưới hình thức của một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể nhất
định
Đáp án: Lao động cụ thể

Câu 4: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra vào năm 1940
Gợi ý 2: Báo hiệu thời kỳ đấu tranh vũ trang của cách mạng Việt Nam
Gợi ý 3: Khi quân Nhật vào Việt Nam
Đáp án: Khởi nghĩa Bắc Sơn
Câu 5: Đây là tác phẩm gì?
Gợi ý 1: Của C.Mác, viết từ giữa thế kỷ XIX
Gợi ý 2: Tập I ra đời năm 1867
Gợi ý 3: Tác phẩm đã vạch ra những quy luật cơ bản của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa
Đáp án: Tư bản

Câu 6: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Tác phẩm gồm 12 chương
Gợi ý 2: Xuất bản năm 1925
Gợi ý 3: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương
Đáp án: Bản án chế độ thực dân Pháp

Câu 7: Đây là quy luật gì?


Gợi ý 1: Là một trong ba (3) quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Gợi ý 2: Có khái niệm “cái mới”, “chu kỳ”
Gợi ý 3: Làm sáng tỏ khuynh hướng của sự vận động và phát triển
Đáp án: Quy luật phủ định của phủ định

Câu 8: Ông là ai?


Gợi ý 1: Ông sinh năm 1974
Gợi ý 2: Tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam
Gợi ý 3: Là người đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu
trường Thế vận Hội 2016
Đáp án: Hoàng Xuân Vinh

Câu 9: Đây là công trình gì?


Gợi ý 1: Do nhà thầu chính thi công là Obayashi Corporation của Nhật Bản
Gợi ý 2: Được đưa vào sử dụng tháng 11/2011
Gợi ý 3: Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Đáp án: Đường Hầm Sông Sài gòn (Hầm thủ thiêm)

Câu 1: Ông là ai?


Gợi ý 1: Là một trí thức; luật sư, giáo sư Trường tư thục Thăng Long (Hà Nội)
Gợi ý 2: Là một trong những người sáng lập và là Tổng thư kí của “Hội Truyền bá quốc
ngữ”
Gợi ý 3: Được suy tôn là “Người chiến sĩ của dân chúng”
Đáp án: Phan Thanh

Câu 2: Đây là phạm trù gì?


Gợi ý 1: Phụ thuộc vào tư bản bất biến và tư bản khả biến
Gợi ý 2: Khi nó tăng lên sẽ dẫn đến thất nghiệp tăng
Gợi ý 3: Phản ánh sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Đáp án: Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Câu 3: Đây là chương trình gì?


Gợi ý 1: Bắt nguồn từ một trường sư phạm ở TP. Hồ Chí Minh
Gợi ý 2: Đến năm 2000, Trung ương Đoàn chính thức phát động trong cả nước
Gợi ý 3: Được triển khai thực hiện vào mùa hè hàng năm
Đáp án: Chiến dịch Mùa hè xanh

Câu 4: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Xuất bản lần đầu vào năm 1909
Gợi ý 2: Có định nghĩa kinh điển về vật chất
Gợi ý 3: Chống lại những người theo chủ nghĩa Makhơ
Đáp án: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Câu 5: Đây là quy luật gì?


Gợi ý 1: Thuộc lĩnh vực kinh tế
Gợi ý 2: Chi phối quá trình sản xuất ra của cải vật chất của con người
Gợi ý 3: Liên quan đến hai yếu tố cơ bản là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Đáp án: Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất

Câu 6: Ông là ai?


Gợi ý 1: Nhà Nho yêu nước, quê ở Quảng Nam
Gợi ý 2: Từng bị giam ở nhà tù Côn Đảo
Gợi ý 3: Tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Đáp án: Phan Chu Trinh

Câu 7: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Sau khi Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài được thành lập
Gợi ý 2: Bầu Lê Hồng Phong giữ chức Tổng Bí thư
Gợi ý 3: Diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1935
Đáp án: Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 8: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Gồm những ghi chép và những đoạn trích
Gợi ý 2: Chứa đựng nhiều tư tưởng quan trọng về các vấn đề triết học
Gợi ý 3: Của V.I.Lênin, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1933
Đáp án: Bút ký triết học

Câu 9: Đây là nhiệm vụ gì?


Gợi ý 1: Được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939)
Gợi ý 2: Được quyết định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (5-
1941)
Gợi ý 3: Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn 1939-1945
Đáp án: Giải phóng dân tộc

Câu 1: Đây là phạm trù gì?


Gợi ý 1: Gắn liền với nền sản xuất lớn
Gợi ý 2: Gắn liền với quá trình tích luỹ của tư bản
Gợi ý 3: Phản ánh quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước
Đáp án: Tái sản xuất mở rộng

Câu 2: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Nó đã được đưa vào Di sản tư liệu thế giới của UNESCO
Gợi ý 2: Được xuất bản lần đầu vào tháng 2 năm 1848
Gợi ý 3: Tác giả là C.Mác và Ph.Ăngghen
Đáp án: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Câu 3: Đây là thuyết gì?


Gợi ý 1: Là một trong những tiền đề khoa học tự nhiên đối với sự ra đời của triết học
Mác
Gợi ý 2: Sự ra đời của thuyết này được coi là một cuộc cách mạng trên mặt đất
Gợi ý 3: Gắn liền với tên tuổi của Đác-uyn (Darwin)
Đáp án: Thuyết tiến hóa

Câu 4: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra ở tại Mỹ
Gợi ý 2: Đại diện 50 quốc gia tham dự
Gợi ý 3: Vào ngày 25/4/1945
Đáp án: Thành lập Liên Hiệp quốc

Câu 5: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra trên toàn quốc
Gợi ý 2: Vào tháng 5/2016
Gợi ý 3: Toàn thể công dân khi đủ điều kiện thì tham gia
Đáp án: Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021

Câu 6: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Xuất bản năm 1949
Gợi ý 2: Ký bút danh Lê Quyết Thắng
Gợi ý 3: Những khái niệm trong tác phẩm được giải thích một cách cặn kẽ, lôgíc, dễ hiểu
Đáp án: Cần kiệm liêm chính

Câu 7: Ông là ai?


Gợi ý 1: Từng dạy học ở trường tiểu học tại Vinh
Gợi ý 2: Quê ở Hà Tĩnh
Gợi ý 3: Là Tổng Bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đáp án: Trần Phú

Câu 8: Đây là bài hát gì?


Gợi ý 1: Được viết năm 1944
Gợi ý 2: Tác giả là Văn Cao
Gợi ý 3: Được sử dụng làm Quốc ca Việt Nam
Đáp án: Tiến Quân ca

Câu 9: Đây là quá trình gì?


Gợi ý 1: Trãi qua ba (3) thời kỳ
Gợi ý 2: Có thời kỳ quá độ
Gợi ý 3: Có giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản
Đáp án: Quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa

Câu 1: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Diễn ra tại Hà Nội
Gợi ý 2: Đưa cả nước bước vào thời kỳ đổi mới
Gợi ý 3: Xác định 3 chương trình, mục tiêu: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu
Đáp án: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 2: Đây là học thuyết gì?


Gợi ý 1: Của C.Mác, có đề cập đến mâu thuẫn trong quá trình sản xuất
Gợi ý 2: Có đề cập đến vai trò của nhà nước và các chính đảng
Gợi ý 3: Cho ta hiểu sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Đáp án: Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội

Câu 3: Đây là quá trình gì?


Gợi ý 1: Có nguồn gốc chủ yếu từ giá trị thặng dư
Gợi ý 2: Được thực hiện thông qua tái sản xuất mở rộng
Gợi ý 3: Làm tăng quy mô của tư bản
Đáp án: Tích luỹ của tư bản

Câu 4: Ông là ai?


Gợi ý 1: Nhà trí thức yêu nước, mất tại Côn Đảo
Gợi ý 2: Là người Việt Nam đầu tiên dịch một phần cuốn “Khế ước xã hội” của Rút xô
(J.J. Rousseau) ra tiếng Việt
Gợi ý 3: Sáng lập báo Chuông rè
Đáp án: Nguyễn An Ninh

Câu 5: Đây là bộ phận tư bản gì?


Gợi ý 1: Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất
Gợi ý 2: Giá trị được chuyển dần dần vào trong sản phẩm mới
Gợi ý 3: Tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng
Đáp án: Tư bản cố định

Câu 6: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Của V.I. Lênin, xuất bản vào năm 1909
Gợi ý 2: Phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ
Gợi ý 3: Có định nghĩa kinh điển về vật chất
Đáp án: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
Câu 7: Ông là ai?
Gợi ý 1: Chủ trương dùng con đường khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Gợi ý 2: Bị xử tử hình sau khởi nghĩa Yên Bái
Gợi ý 3: Là một trong những người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng
Đáp án: Nguyễn Thái Học

Câu 8: Bà là ai?
Gợi ý 1: Sinh năm 1044
Gợi ý 2: Là một nguyên phi có tài trị nước, an dân
Gợi ý 3: Là mẹ của vua Lý Nhân Tông
Đáp án: Nguyên Phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Yến)

Câu 9: Đây là sự kiện gì?


Gợi ý 1: Đây là ngày hội truyền thống của Việt Nam
Gợi ý 2: Có ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn
Gợi ý 3: Được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
Đáp án: Quốc giỗ Quốc Tổ Hùng Vương

Câu 1: Đây là Chương trình đột phá gì?


Gợi ý 1: Được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X
Gợi ý 2: Là Chương trình thứ 1 trong bảy Chương trình
Gợi ý 3: Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội Thành phố
Đáp án: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Câu 2: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngay sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh
Gợi ý 2: Mục đích là kêu gọi toàn dân nêu cao truyền thống yêu nước, anh hùng bất
khuất, đoàn kết toàn dân đánh đuổi Pháp, Nhật
Gợi ý 3: Câu cuối trong tác phẩm là: “Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật! Việt
Nam cách mạng thành công muôn năm! Thế giới cách mạng thành công muôn năm!”
Đáp án: Kính cáo đồng bào

Câu 3: Ông là ai?


Gợi ý 1: Quê ở An Giang
Gợi ý 2: Nguyên là Chủ tịch nước
Gợi ý 3: Tham gia cuộc binh biến trên biển Đen năm 1919
Đáp án: Tôn Đức Thắng
Câu 4: Đây là lĩnh vực nào của đời sống xã hội?
Gợi ý 1: Có các yếu tố đạo đức, tôn giáo
Gợi ý 2: Được thể hiện qua các hình thái khác nhau
Gợi ý 3: Phản ánh tồn tại xã hội
Đáp án: Ý thức xã hội

Câu 5: Đây là mối quan hệ của những yếu tố nào trong hình thái kinh tế - xã hội?
Gợi ý 1: Có toàn bộ những quan hệ sản xuất
Gợi ý 2: Có hệ tư tưởng và những thiết chế tương ứng
Gợi ý 3: Là một trong hai (2) quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của các
hình thái kinh tế - xã hội
Đáp án: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Câu 6: Đây là tác phẩm gì?


Gợi ý 1: Của Ph.Ăngghen, gồm nhiều bài dưới dạng bút ký
Gợi ý 2: Xuất bản lần đầu tiên tại Liên Xô vào năm 1925
Gợi ý 3: Viết về các mối liên hệ và sự vận động của giới tự nhiên
Đáp án: Biện chứng của tự nhiên

Câu 7: Đây là công thức gì?


Gợi ý 1: Gắn liền với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa
Gợi ý 2: Phản ánh khái quát các loại hình kinh doanh tư bản
Gợi ý 3: Khác với công thức lưu thông hàng hóa giản đơn
Đáp án: Công thức chung của tư bản (T – H – T’)

Câu 8: Đây là bài báo gì?


Gợi ý 1: Mục đích huy động tối đa sức người, sức của cho kháng chiến
Gợi ý 2: Do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, được đăng trên báo Sự thật vào năm 1949
Gợi ý 3: Là cở sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta đề ra các chủ trương, chính sách quan
trọng về công tác dân vận
Đáp án: "Dân vận"

Câu 9: Bà là ai?
Gợi ý 1: Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002)
Gợi ý 2: Nguyên là Phó Chủ tịch nước
Gợi ý 3: Trưởng phái đoàn đàm phán trong Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại
Paris
Đáp án: Nguyễn Thị Bình

Phần 3: Tự hào và tiếp bước


Câu 1. Quá trình tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản có
sẵn trong xã hội được gọi là gì?
Đáp án: Tập trung tư bản.

Câu 2. “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội-ngọn cờ vinh quang mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau”. Luận điểm
trên được thể hiện trong Văn kiện nào của Đảng?
Đáp án: Văn kiện Đại hội XI

Câu 3. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo soạn thảo 2 bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa vào những năm nào?
Đáp án: năm 1946 và năm 1959

Câu 4. Ai là người bị Chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình vào năm 1964 và
được tôn vinh là một thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
Đáp án: Nguyễn Văn Trỗi

Câu 5. Ai là người tốt nghiệp cử nhân luật tại Pháp và là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu
tiên sau bầu cử Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa?
Đáp án: Phan Anh

Câu 6. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm chung là gì?
Đáp án: Đều làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Câu 7. Nội dung nào của triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận trực tiếp của quan điểm
“Chống tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn” trong hoạt động nhận thức và thực tiễn?
Đáp án: Quy luật lượng – chất (Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại).

Câu 8. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại trong các cuộc chiến tranh
giải phóng của dân tộc ta, đem lại hòa bình cho nửa đất nước. Đó là chiến thắng nào?
Đáp án: Chiến thắng Điện Biên Phủ
Câu 9. Ngày làm việc của người công nhân cho nhà tư bản luôn luôn có hai phần, hai
phần đó là gì?
Đáp án: Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.

Câu 1. Quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước được gọi là gì?
Đáp án: Tái sản xuất mở rộng

Câu 2. Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh đề cập đến thuật ngữ “Đảng cầm quyền”?
Đáp án: Di chúc

Câu 3. Ai đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên trong 1.000 năm Bắc
thuộc?
Đáp án: Hai Bà Trưng

Câu 4. Người phụ nữ đầu tiên tham gia thành lập tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng là
ai?
Đáp án: Nguyễn Thị Minh Khai

Câu 5. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ như thế nào với thời gian chu chuyển của một
vòng?
Đáp án: Tỷ lệ nghịch

Câu 6. Sự kiện gì đã diễn ra ở tất cả các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ trong năm 1960
đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
Đáp án: Phong trào Đồng Khởi

Câu 7. Theo Hồ Chí Minh, trái ngược với chủ nghĩa tập thể là gì?
Đáp án: Chủ nghĩa cá nhân

Câu 8. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 09/02/1930?
Đáp án: Nguyễn Thái Học

Câu 9. Ai đã nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Cái chết của Người không phải là sự kết
thúc mà là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt. Những điều Người
trăn trở, tâm huyết dặn lại vẫn luôn đồng hành và tiếp tục dẫn đường cho dân tộc của
Người đạt đến thắng lợi hoàn toàn”?
Đáp án: Phiđen Caxtơrô (Fidel Castro)
Câu 1. Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, theo Hồ Chí Minh, để đạt được mục tiêu
“Một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” thì
dân tộc đó cần phải làm gì?
Đáp án: Dân tộc đó phải biết cần, biết kiệm, biết liêm.

Câu 2. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam (năm 1969). Ông là ai?
Đáp án: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Câu 3. Tập trung tư bản dựa trên cơ sở nào?


Đáp án: Hợp nhất các tư bản cá biệt trong xã hội

Câu 4. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, phần lao động không được trả công
của công nhân được C.Mác gọi là gì?
Đáp án: Giá trị thặng dư

Câu 5. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, theo Hồ Chí Minh: Kẻ thù của chữ Cần là gì?
Đáp án: Lười biếng

Câu 6. Bà là nhân vật chính trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi. Bà
là ai?
Đáp án: Út Tịch (Nguyễn Thị Út)

Câu 7. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa hai quá trình gì?
Đáp án: Sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị thặng dư

Câu 8. Ai là người được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương vào năm 1938?
Đáp án: Nguyễn Văn Cừ

Câu 9. Sự kiện gì diễn ra vào ngày 20/11/2011 tại TP. Hồ Chí Minh và liên quan đến lĩnh
vực giao thông?
Đáp án: Khánh thành hầm vượt sông Sài Gòn (Thủ Thiêm)

Câu 1. Bà hy sinh tại Côn Đảo trong cuộc chiến tranh vệ quốc khi còn rất trẻ, tên tuổi của
bà gắn liền với một loại hoa trong một bài hát. Bà là ai?
Đáp án: Võ Thị Sáu

Câu 2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực tiễn được thể hiện qua bao nhiêu
hình thức cơ bản?
Đáp án: 3 hình thức cơ bản

Câu 3. Nêu hai (2) trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo Hồ Chí Minh?
Đáp án: (1) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức, (2) Xây đi đôi với chống,
(3)Tu dưỡng đạo đức suốt đời

Câu 4. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại diện cho phía Chính phủ Việt Nam
và Jean Sainteny là đại diện của Chính phủ Pháp kí văn bản có tên gì?
Đáp án: Hiệp định sơ bộ

Câu 5. Về bản chất, lợi nhuận có nguồn gốc từ đâu?


Đáp án: Giá trị thặng dư (lao động không công của công nhân)

Câu 6. Ông là người Hy Lạp cổ đại, là tác giả của trên bốn trăm (400) chuyện ngụ ngôn
nổi tiếng, trong đó có chuyện “Con cáo và chùm nho”. Ông là ai?
Đáp án: Êdốp (Aesop)

Câu 7. Quốc sách hàng đầu được Đảng xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII là gì?
Đáp án: Phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Câu 8. Chất của giá trị hàng hóa là gì?


Đáp án: Là hao phí lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa

Câu 9. Ai là người dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương sang Liên Xô
tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII?
Đáp án: Lê Hồng Phong

Câu 1. Tại Hội nghị thành lập Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng cử bao nhiêu đại biểu
tham dự? Đó là ai?
Đáp án: 2 đại biểu. (1) Trịnh Đình Cửu, (2) Nguyễn Đức Cảnh

Câu 2. Hai hình thức tiền công cơ bản trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Đáp án: Tiền công theo sản phẩm và tiền công theo thời gian

Câu 3. Ai là người đã đưa ra quan điểm: "Không có con đường nào khác là phải kiên
quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo
nguyên tắc tập trung, dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát huy vai trò của
khoa học kỹ thuật, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại"?
Đáp án: Nguyễn Văn Linh

Câu 4. Biểu hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư
bản là quy luật gì?
Đáp án: Quy luật giá cả sản xuất

Câu 5. Ph.Ăngghen coi ông là người có bộ óc bách khoa nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông
quan niệm: “Lương tâm là quan tòa chân chính nhất của những người có đức hạnh”. Ông
là ai?
Đáp án: Arixtốt (Aristotle)

Câu 6. Theo Hồ Chí Minh, công tác nào là công tác gốc của Đảng?
Đáp án: Công tác cán bộ

Câu 7. "Làm việc phải công tâm, công đức. Mình có quyền dùng người thì phải dùng
những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn, mà kéo vào chức nọ,
chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài hơn mình. Phải trung thành với
Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt quan cách". Đoạn văn trên được trích trong tác
phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án: Sửa đổi lối làm việc

Câu 8. Ngày 26/12/1945, trả lời phỏng vấn của các phóng viên, Hồ Chí Minh đã ví thực
lực và ngoại giao như cái gì?
Đáp án: Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng

Câu 9. Sự kiện gì đã diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/10/ 2011 tại Hà Nội bàn về chủ đề:
“Phát triển nguồn nhân lực trẻ - đầu tư cho tương lai của cộng đồng ASEAN”?
Đáp án: Hội nghị Bộ trưởng thanh niên ASEAN
Câu 1. Ai là người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI
(11/1939) mở đầu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng từ đấu tranh đòi tự do
dân chủ sang đấu tranh giải phóng dân tộc?
Đáp án : Nguyễn Văn Cừ

Câu 2. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn Đảng cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng
đoàn viên thanh niên để họ trở thành người như thế nào?
Đáp án: Vừa hồng, vừa chuyên

Câu 3. Trong quá trình sản xuất của tư bản, bộ phận tư bản biểu hiện là giá trị các tư liệu
sản xuất được gọi là gì?
Đáp án: Tư bản bất biến

Câu 4. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh công viê ̣c cần làm đầu tiên sau
khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là gì?
Đáp án: Công viêc̣ đối với con người

Câu 5. Trong chủ nghĩa tư bản, thị trường chứng khoán được coi là gì?
Đáp án: “Phong vũ biểu” của nền kinh tế

Câu 6. Ai là người thanh niên Việt Nam yêu nước hy sinh khi còn rất trẻ, được Chính
phủ Tôn Trung Sơn trân trọng an táng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương Trung Quốc?
Đáp án: Phạm Hồng Thái

Câu 7. Triết học của ai đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác và
Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật ?
Đáp án: Phoiơbắc

Câu 8. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới, là một trong những người mở
đường và có công lớn trong sự nghiệp này của nước ta, ông là ai?
Đáp án: Nguyễn Văn Linh

Câu 9. Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được
Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào năm nào?
Đáp án : Năm 1979

You might also like