You are on page 1of 4

Hãy cẩn thận những người trầm lặng như Keanu Reeves – Họ là

những người sẽ làm bạn phải suy nghĩ đấy


Bạn càng thông minh, bạn sẽ càng nói ít hơn.

Thế giới ngày càng không cần có những chàng trai “văn vở”, với bắp tay rắn chắc trong
những bộ quần áo bó chặt, và với những cái tôi lớn. Thế giới ngày càng cần những người
trầm lặng. Vì sao ư?

Những người trầm lặng sẽ làm bạn phải suy ngẫm.


Suy ngẫm mang đến sự minh bạch.
Suy ngẫm có thể dẫn đến thay đổi.

Tôi vẫn luôn chú ý đến Keanu. Anh ta là một người kín tiếng và luôn giữ mọi việc cho chính
mình, cũng như chưa nghĩ ra làm thế nào để trở nên nổi tiếng sau 29 năm là một trong
những diễn viên Hollywood tiếng tăm nhất mọi thời đại.

Keanu không cần sự nổi tiếng, sự chú ý hay những lời đồn đại. Thay vào đó, anh ta lại yêu
thích sự im lặng và thường đem sự im lặng đấy vào chính những bài phát biểu hay phỏng
vấn của mình.

Khi Keanu thực sự trả lời, anh đã nói một câu nói ngắn gọn nhưng đầy cảm động trong buổi
phỏng vấn với Steven Colbert:
Stephen: “Anh nghĩ việc gì sẽ diễn ra khi chúng ta chết đi, Keanu Reeves?”
Keanu: Tôi biết rằng những người yêu ta sẽ luôn nhớ đến ta.
(Nguyên văn: I know that the ones who love us will miss us.)

Chỉ với 11 từ, Keanu đã tóm tắt toàn bộ ý nghĩa cuộc đời. Và khoảng khắc đấy, chính là
khoảnh khắc của sự tuyệt xuất tột cùng.

Dùng thời gian để trả lời câu hỏi

Trong một buổi phỏng vấn không được biết đến quá nhiều với Keanu vào năm 2000, nhà
báo của tờ RollingStone, Chris Heath, nhận xét về cách Keanu sử dụng sự im lặng.

Tôi hỏi Keanu về lý do anh ta diễn xuất. Trong 42 giây, anh ta không nói điều gì cả. Không
một từ, không tiếng cằn nhằn, không có sự lập lờ hay một dấu hiệu cho thấy sẽ có một câu
trả lời ngay tức khắc. Trong suốt cả quãng thời gian đó, đầu anh ta nghiêng một góc 90 độ
xa khỏi tôi, cứ như thể nơi đấy mới có oxy vậy.

“Ờ”, cuối cùng anh ta nói, “những từ xuất hiện trong đầu tôi là sự bày tỏ (expression) và, ờ,
nó vui mà”. Một vài phút sau, tôi có hỏi thêm một câu hỏi đầy tính mơ hồ, rằng liệu anh ta
có bao giờ nghĩ đến việc viết lách hay đạo diễn hay không. Keanu chỉ lặng lẽ thở dài.

Nhiều khoảng khắc mọi thứ là vậy. Bạn hỏi Keanu Reeves một câu hỏi và... rồi đợi. Lạc trôi
trong không gian, các hành tinh va chạm nhau, và những ngôi sao bắt đầu rực sáng. Trên
Trái Đất, cây cối ngã xuống, muông thú rít và gào lên. Chúng ta thì hét lên, chỉ trích và khóc
lóc với sự giận dữ, với niềm vui chỉ để đợi được câu trả lời đó.

Và trong suốt những quãng thời gian đó, Reeves chỉ ngồi đó, hoàn toàn im lặng.

Với câu hỏi này, sự im lặng kéo dài 72 giây.

Thay vì trả lời các câu hỏi, Keanu đợi, để xem liệu anh ta có câu trả lời thỏa đáng hay không.
Rồi từ đó anh ta bắt đầu điều chỉnh các câu trả lời trong đầu mình để tất cả cùng hiểu. Có
thể nói, rất nhiều buổi phỏng vấn với Keanu tràn ngập những khoảng khắc im lặng. Bởi lẽ
thế mà những buổi phỏng vấn trên TV của Keanu không quá sâu lắng, vì Keanu dành nhiều
thời gian để trả lời, và những cuộc phỏng vấn trong 3 phút trên TV thì sẽ không giúp được gì
cả.

Cần nhiều thời gian để có những câu trả lời thật sự cho những câu hỏi khó nhất trong cuộc
đời.

Lời nói nhẹ nhàng đem mọi người lại gần nhau hơn

Billie Eilish làm điều này với âm nhạc của mình. Nhiều bài hát của cô nàng này chứa đựng
những lời hát được cất lên nhẹ nhàng, đòi hỏi bạn phải lắng nghe chăm chú hơn để hiểu
những gì cô muốn nói.

Keanu sử dụng những lời nói nhẹ nhàng trong các bài phỏng vấn để đem mọi người lại gần
nhau hơn và dẫn lối họ vào một hành trình. Hollywood muốn Keanu trở nên ồn ào và sa hoa
hơn, nhưng đấy không phải là cách Keanu thể hiện, và anh ta hoàn toàn có chủ đích về điều
đấy.

Chúng ta được dạy rằng hãy nói ra những gì chúng ta nghĩ. Mạng xã hội dạy chúng ta phải sử
dụng những chữ in hoa, những biểu tượng, những chiếc hashtag và các những dòng đầu đề
to và nổi bật trên để thu hút sự chú ý.

Nhưng phải chăng làm điều ngược lại mới chính là chìa khóa để được lắng nghe?

Một tinh thần dịu dàng của Keanu thu hút bạn, và chỉ đến lúc đấy, có chăng, bạn mới nghe
thấy những gì anh ta muốn nói.

Một câu đủ để làm dậy sóng cả một căn phòng

Phóng viên Miki Turner chia sẻ suy nghĩ về Keanu thông qua một bài viết có tựa đề “Keanu
là một người đàn ông ít nói mà nhẹ nhàng.”

Không phải Reeves là 1 kẻ khó gần, mà bởi an tha là một người rất cẩn trọng trong ngôn từ.
Mỗi câu được Reevé nói ra đều khiến mọi người trầm trồ. Giống như 1 nhà báo đã từng hỏi:
“Anh có cảm thấy sự nghiệp của mình bị gắn mác với loạt phim Ma Trận không?”
“Tôi là đại diện của loạt phim Ma Trận đây”, Reeves nói với một tông trầm, nghe giống
robot. “Giờ làm việc của tôi là...”

Khi bạn nói ít đi và dừng lại để lắng nghe, và vào những giây phút hiếm hoi mà bạn nói, bạn
sẽ có cả không gian để truyền tải những câu nói ngắn gọn như Keanu mà đủ để làm thổi bay
đầu óc của mọi người và đưa họ vào những dòng suy nghĩ sâu lắng.

Khoảng lặng tạo nên sự tò mò

Keanu sử dụng khoảng lặng một cách tài tình trong những bài phát biểu hay những màn
trình diễn trước công chúng. Chính điều này đã khơi gợi sự tò mò từ khán giả, khiến họ
không thể ngừng tò mò về điều anh ta định nói. Nó tạo ra sự chờ đợi đầy hồi hộp, làm bạn
chỉ muốn cất điện thoại đi và lắng nghe.

“Sự im lặng tạo ra sự tò mò và sự tò mò dẫn đến cuộc nói chuyện, nơi người ta sẽ lắng nghe
bạn”

Sự yên lặng phá vỡ khuôn mẫu

Những diễn viên Hollywood thường là những người sẵn lòng nói ra những gì mình nghĩ và
vô cùng cá tính. Nhưng bằng cách im lặng như Keanu, bạn có thể phá vỡ dòng suy nghĩ của
những người khác.

Hãy thử như này: bạn tham gia cuộc họp tại nơi làm và bạn đáng lẽ ra phải đóng góp một
thứ gì đó. Nhưng đừng nói gì. Hãy ngồi đó và chú ý lắng nghe với vẻ mặt vô cùng tập trung.
Tiếp tục im lặng và kìm chế mong muốn lấp đầy thời gian với ý kiến của bạn. Nhìn xem việc
gì sẽ xảy ra. Đến một lúc nào đó, sự im lặng của bạn sẽ phá vỡ khuôn mẫu của cuộc họp đó.
Một ai đó sẽ hỏi về góc nhìn của bạn và vào chính khoảng khắc đấy, ý kiến của bạn sẽ “thực
sự” được lắng nghe.

Cái khuôn của những cuộc họp hay hội thoại giữa con người xoay quanh việc nói rất nhiều.
Việc im lặng sẽ phá vỡ điều này và giúp những người khác nghĩ về lời nói của bạn.

Con người không thể cưỡng lại mong muốn được nói – và cũng không thể kháng cự được
mong muốn lắng nghe những điều từ những người rất rất trầm lắng.

Những khoảng nghỉ tạo thời gian cho sự phản chiếu

Những người trầm tính như Keanu dường như luôn có những quãng nghỉ đầy chủ đích.

Giữa những luận điểm họ đang cố nói ra, họ thường xuyên dừng lại. Khi đưa ra lời khen hay
thể hiện sự biết ơn, họ dừng lại để đảm bảo rằng những người lắng nghe sẽ cảm nhận được
tác động tối đa (của những lời nói đấy).
Những khoảng nghỉ trong các cuộc hội thoại cho phép não bộ chúng ta suy nghĩ ở một mức
sâu hơn.

Thử thách thường là khi chúng ta nói “à”, “ừm” trong lúc nghỉ thay vì có chủ đích sử dụng
chúng.

Việc dừng lại là một phương thức hữu hiệu bạn có thể dùng để làm cho mọi người suy nghĩ
nhiều hơn.

Càng thông minh, bạn càng nói ít

Đây là bài học mấu chốt mà Keanu đã dạy tôi: Bạn không thông minh bởi bạn nói nhiều. Bạn
đang không tạo ra ảnh hưởng bằng việc nâng âm thanh nói lên hay cố tỏ ra quan trọng. Bạn
thực sự thông minh khi bạn làm những điều sau:
- Nhường người khác nói trước
- Lắng nghe đầy tình ý
- Khi khuôn mặt bạn thể hiện bạn đang rất chú tâm vào cuộc trò chuyện
- Bạn tập nói ít đi
- Bạn dẫn dắt mọi thứ với sự cảm thông

Những người trầm tính làm ta phải suy nghĩ

Im lặng không chỉ là vàng; nó còn khiến bạn phải suy nghĩ. Và trong thời đại mọi thứ đều
không chắc chắn này, chúng ta đều cần nhiều thời gian hơn để nghĩ.

Trái lại, bạn không thể nghĩ về điều người khác định nói nếu như bạn đang lạc trong dòng
suy nghĩ về việc bạn sẽ nói điều gì tiếp theo.

Hoàn toàn ổn nếu bạn muốn im lặng để suy nghĩ.

Những người trầm tính thay đổi cả thế giới.

You might also like