You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐHQGHN

BAN THƯ KÝ HỘ I SINH VIÊN


------------------

ĐỀ ÁN THÀNH LẬ P

CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ ̣
Aerospace Club of University of Engineering and Technology - ACUET

Hà nộ i, ngày 30 tháng 09 năm 2020

Trang 1
Mục Lục

I. Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ? 3
II. Khái quát 4
1. Tầm nhìn 4
2. Sứ mệnh 4
3. Đối tượng 4
4. Phạm vi hoạt động 4
III. Tổ chức hoạt động 5
1. Nguyên tắc tổ chức 5
2. Quy chế hoạt động 5
3. Cơ cấu tổ chức 5
4. Chức năng - nhiệm vụ cụ thể 6
❖ Hội đồng thành viên 6
❖ Hội đồng cố vấn 7
❖ Ban Chủ nhiệm 7
❖ Đơn vị chức năng 8
❖ Đơn vị chuyên môn 12
IV. Kinh phí hoạt động 17
1. Nguyên tắc tài chính 17
2. Kinh phí Câu Lạc Bộ 17
V. Thông tin chi tiết 18
3. Thông tin chi tiết về câu lạc bộ 18
4. Danh sách Ban chủ nhiệm lâm thời 18
VI. Kế hoạch hoạt động 19
VII. Cam kết 21

Trang 2
I. Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ?

Trang 3
C

ách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới giúp xóa
nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực như vật lý, số học, sinh học… và ảnh hưởng
sâu rộng đến mọi mặt của xã hội loài người nhờ việc ứng dụng những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống. Dựa trên nền tảng công nghệ số
và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương
thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là
công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, trí nhân tạo, điện toán đám mây, robot
và tự động hóa… hứa hẹn đem tới sự thay đổi vượt bậc trong lịch sử loài
người. Trong bối cạnh hiện nay tại Việt Nam hầu như các thiết bị, sản phẩm,
công nghệ liên quan tới công nghệ hàng không vũ trụ được sử dụng tại nước ta

Trang 4
đều là hàng ngoại nhập; thực tế nước ta vẫn chưa nắm được công nghệ lõi
nhằm phát triển các sản phẩm thực tế để có thể đưa đất nước chạm tới không
gian, vươn tầm vũ trụ trở thành cường quốc cạnh tranh với các đất nước phát
triển khác trên thế giới.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết đó, chúng tôi – những sinh viên của Viện
Công nghệ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà
Nộ i được sinh ra và lớn lên trong hòa bình với nền giao dục tiên tiến rất mong
muốn góp mộ t phần công sức nhỏ bé của mình vào xứ mệnh phát triển đất
nước. Đề giải quyết bài toán này chúng tôi đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ
Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ (Aerospace Club of University of
Engineering and Technology - ACUET) với mục đích nuôi dưỡng, phát hiện, đào
tạo, bồi dưỡng những bạn trẻ có tình yêu công nghệ nói chung và dam mê về
hàng không vũ trụ nói riêng.
Với khẩu hiệu:
Đam mê – Hành động – Sáng tạo
Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghẹ – ACUET hứa hẹn
sẽ trở thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai có đam mê về công nghệ hàng
không vũ trụ.

Trang 5
II. Khái quát
1. Tầm nhìn
“Đam mê – Hành động – Sáng tạo”
Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ - AC UET là ngôi
nhà chung cho tất cả những ai có đam mê về công nghệ Hàng không Vũ trụ.
2. Sứ mệnh
✔ Lan tỏa tình yêu với khoa học, kỹ thuật nhằm xây dựng cộng đồng
sinh viên có chung đam mê với công nghệ hàng không vũ trụ.
✔ Tạo ra các sản phẩm công nghệ thực tế nhằm thỏa mãn đam mê,
phục vụ cho mục đích học tập, ứng dụng vào đời sống xã hô ̣i.
✔ Tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt công nghệ lõi nhằm cải tiến, phát
triển các công nghệ phục vụ cho nhu cầu thực tế của xã hô ̣i.
✔ Phát hiê ̣n, bồi dưỡng, đào tạo những bạn trẻ có cùng niềm đam mê
với công nghê ̣ nói chung và công nghê ̣ hàng không vũ trụ nói riêng.
3. Đối tượng
Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ dành cho tất
cả những ai có sở thích, đam mê tìm hiểu về công nghệ hàng không vũ trụ với 2
nhóm đối tượng chính như sau:
⮚ Sinh viên trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội có
niềm đam mê, mong muốn tìm hiểu, khám phá về công nghệ hàng không vũ trụ.
⮚ Học sinh, người đi làm, sinh viên các trường công nghệ, khoa học,
kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có mong
muốn tham gia học hỏi, nghiên cứu, trao đổi tri thức khoa học, công nghệ.
4. Phạm vi hoạt động
✔ Phạm vi chiến lược: Sinh viên Trường Đại học Công nghệ -
ĐHQGHN.
✔ Phạm vị cơ bản: tất cả mọi người có niềm đam mê về khoa học,
công nghệ hàng không vũ trụ.

Trang 6
III. Tổ chức hoạt động
1. Nguyên tắc tổ chức
Câu lạc bộ được tổ chức theo cơ chế phân công, phối hợp phù hợp để triển
khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa các mục đích được nêu ra. Để vận
hành hệ thống tổ chức đó, ngoài các quy định và hoạt động quản lý từ các cơ
quan quản lý bên ngoài, Câu lạc bộ sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm nội
bộ, bao gồm các Quy chế, Quy định, Quy trình của Câu lạc bộ, mà trong đó Quy
chế về Tổ chức và hoạt động là trung tâm của các quy phạm nội bộ này.
Quy chế về Tổ chức và Hoạt động là văn bản nền tảng, có hiệu lực cao nhất,
quy định những vấn đề cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ.
Văn bản này sẽ xây dựng hành lang pháp lí cần thiết cho việc triển khai các
hoạt động của Câu lạc bộ một cách đúng nguyên tắc mà nó được thành lập.
2. Quy chế hoạt động
Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Câu lạc bộ làm rõ quyền và nghĩa vụ
của các thành viên trong Câu lạc bộ, thiết lập các cơ cấu tổ chức cơ bản như
Hội đồng thành viên, Ban Chủ nhiệm, ... với nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên
hệ giữa các cơ cấu ấy với nhau khi triển khai thực hiện các hoạt động của câu
lạc bộ.
Tất cả các điều khoản của Quy chế được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc
nền tảng là tự nguyện và dân chủ. Quy chế này được Ban Đề án xây dựng và
thông qua sau khi Câu lạc bộ được thành lập. Phần tiếp theo cung cấp chi tiết
hơn về mô hình tổ chức Câu lạc bộ.
3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ
gồm 5 nhóm chính như sau:

Trang 7
4. Chức năng - nhiệm vụ cụ thể
❖ Hội đồng thành viên
✔ Hội đồng thành viên là nền tảng trụ cột, là nòng cốt, lực lượng chủ
yếu nhằm xây dựng, phát triển CLB. Hội đồng có sự tham gia của tất cả thành
viên chính thức của Câu lạc bộ (có danh sách hàng năm). Hoạt động của Hội
đồng thành viên gồm Đại hội Câu lạc bộ, Phiên họp Câu lạc bộ. Mọi thành viên
trong Hội đồng đều có quyền bỏ phiếu, đưa ra ý kiến, góp ý đối với tất cả các
vấn đề của Câu lạc bộ.
✔ Đại hội Câu lạc bộ được tổ chức vào cuối mỗi nhiệm kỳ hoặc khi
có hơn một phần hai số thành viên Ban Chủ nhiệm hoặc một phần ba số thành
viên Câu lạc bộ đề nghị. Đại hội do Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ đó điều hành, ban
hành quyết định quan trọng thông qua Nghị quyết nếu được hơn một phần hai
số thành viên tham gia đồng ý. Nếu Đại hội được tổ chức vào cuối nhiệm kỳ,
Đại hội cần quyết định nhân sự cho nhiệm kỳ mới.
✔ Phiên họp Câu lạc bộ được tiến hành thường xuyên, cùng thời điểm
với Sinh hoạt Câu lạc bộ nhằm lên kế hoạch, triển khai các hoạt động của Câu
lạc bộ. Khi cần thiết, phiên họp có thể thông qua các Quy chế, Quy định và Quy
trình cần thiết cho việc vận hành các hoạt động của Câu lạc bộ.
Trang 8
✔ Quy chế về Tổ chức và Hoạt động sẽ làm rõ hơn chức năng, nhiệm
vụ cụ thể của Hội đồng thành viên.
❖ Hội đồng cố vấn
✔ Hội đồng cố vấn là nền tảng nhằm quản lý, điều hành, phát triển,
củng cố công nghệ kỹ thuật của Câu lạc bộ. Hội đồng cố vấn gồm các giảng
viên, thành viên, cựu thành CLB có kinh nghiệm quản lý, điều hành, có chuyên
môn cao về khoa học công nghệ đảm nhiệm vai trò đưa ra ý kiến, lời khuyên
cho Ban Chủ nhiệm nhằm giải quyết các vấn đề của câu lạc bộ.
✔ Hội đồng cố vấn có quyền tham dự các Phiên họp Câu lạc bộ, Đại
hội Câu lạc bộ, Phiên họp Ban Chủ nhiệm nhằm đưa ra ý kiến, góp ý trong các
buổi họp nhằm giải quyết vấn đề, xây dựng CLB ngày một lớn mạng. Hội đồng
cố vấn có quyền bỏ tham gia phiếu trong tất cả các phiên họp trừ Phiên họp Ban
Chủ nhiệm.
❖ Ban Chủ nhiệm
✔ Ban Chủ nhiệm là đơn vị trực tiếp lãnh đạo, điều hành Câu lạc bộ
thông qua các quyết định được thống nhất trong các buổi họp của Ban Chủ
nhiệm.
✔ Ban Chủ nhiệm sẽ phải có trách nhiệm với tất cả những vấn đề
trong Câu lạc bộ, cũng như chịu mọi trách nhiệm với những quyết định được thi
hành.
✔ Chủ nhiệm là người đứng đầu Ban Chủ nhiệm được bầu bởi Hội
đồng thành viên tại Đại hội Câu lạc bộ cuối mỗi nhiệm kỳ kéo dài khoảng 1
năm.
✔ Số lượng thành viên cụ thể của Ban Chủ nhiệm được quyết định
tùy theo tình hình thực tế tại buổi Đại hội Câu lạc bộ cuối mỗi nhiệm kỳ (kéo
dài khoảng một năm). Mỗi thành viên Ban Chủ nhiệm kiêm nhiệm 1 vị trí tại
các đơn vị khác.
✔ Ban Chủ nhiệm có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các Nghị
quyết được quyết định trong các Phiên họp Câu lạc bộ, Đại hội Câu lạc bộ.
✔ Lâ ̣p kế hoạch định hướng phát triển, thực hiê ̣n dự án của Câu lạc
bô ̣ trong suốt cả nhiê ̣m kỳ.
✔ Mỗi thành viên trong BCN đều phải kiêm nhiê ̣m ít nhất 1 vị trí
trọng yếu trong 1 Ban của Đơn vị chức năng hoă ̣c 1 nhóm của Đơn vị chuyên
môn hoă ̣c cả 2 Đơn vị.

Trang 9
❖ Đơn vị chức năng
✔ Đơn vị chức năng là các đơn vị trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Ban
Chủ nhiệm chịu trách nhiệm hỗ trợ Ban Chủ nhiệm chịu trách nhiệm điều hành
các hoạt động của Câu lạc bộ.
✔ Đơn vị chức năng gồm các 4 ban: ban Đối nội, ban Đối ngoại, ban
Truyền thông, an Tài chính với các Trưởng ban đều là thành viên Ban Chủ
nhiệm.
✔ Chức năng – Nhiệm vụ cụ thể của từng Ban như sau:

Ban Chức năng Nhiệm vụ

Ban Nhân sự Cơ bản ⮚ Quản lý Cơ sở dữ liệu thành viên.


⮚ Quản lý kế hoạch, tổ chức thực hiện tất cả
các sự kiện (nội bộ và công khai) của CLB trong
cả nhiệm kỳ, cân đối thời gian giữa các sự kiện.
(chú ý các dịp lễ, Tết, thi cử, nghỉ hè).
⮚ Xây dựng các buổi sinh hoạt định kỳ nhằm
Đảm bảo đời sống tinh thân cho thành viên CLB.
⮚ Đảm bảo quyền lợi của thành viên, hỗ trợ
công tác học tập, tìm kiếm cơ hội về việc làm, học
bổng.
⮚ Cấp chứng nhận, thư giới thiệu, giấy khen
theo quyết định của Ban Chủ nhiệm cho thành
viên, cá nhân, tổ chức.

Phát triển ⮚ Đầu năm năm học tổ chức sự kiện tuyển


thành viên nhằm phát hiện, kết nạp thêm nhiều
tổ chức thành viên mới có cùng sở thích, đủ năng lực cho
CLB.
⮚ Tham mưu công tác nhân sự (sắp xếp vai
trò công việc của từng thành viên) cho Ban Chủ
nhiệm.
⮚ Tham mưu cho Ban Chủ nhiệm các
phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý bằng cách
đưa ra các quy định mới hoặc thay đổi cấu trúc, tổ
chức CLB cho phù hợp.
⮚ Chuẩn bị văn bản, tài liệu (quyết định, nghị
quyết, biên bản, quy định, ...) theo yêu cầu của
Ban Chủ nhiệm. Làm thư ký ghi lại các buổi họp.
⮚ Phát triển khung kỹ năng cần thiết cho
thành viên, xây dựng nội dung và tổ chức các buổi
đào tạo kỹ năng đó (viết mail, trình bày word,
thuyết trình, lên kế hoạch, làm slide...) cho thành
viên.
Trang 10
⮚ Tổ chức hoạt động gắn kết (bonding) cho
thành viên (đi dã ngoại, xem phim, ...
⮚ Xây dựng văn hóa CLB theo các giá trị cốt
lõi, đảm bảo sự gắn kết giữa các thành viên với
nhau và gắn bó giữa các thành viên và CLB.
⮚ Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề
phát sinh trong khi quản lý

Sự kiện ⮚ Lập bản đánh giá tổng quan về sự kiện (ý


tưởng, quy mô, nguồn lực của CLB, tình hình
chung cho việc thựchiện, ...)
⮚ Lập kế hoạch cụ thể (chuẩn bị địa điểm,
thời gian, vật phẩm, thiết bị, ...) cho sự kiện.
⮚ Lập bản phân công công việc cho thành
viên toàn CLB (làm đầu mối để phối hợp các ban)
để thực hiện sự kiện.
⮚ Lập dự trù kinh phí cho kế hoạch trên và
nhận tài chính từ Ban Đối ngoại để thực hiện.
(phối hợp với Ban Đối ngoại để cùng phân tích
bản dự trù kinh phí và thống nhất với nhau, Ban
Đối ngoại sẽ phải đi tìm nguồn lực nên làm việc
với Ban Đối ngoại để đảm bảodự trù kinh phí khả
thi)
⮚ Trực tiếp liên hệ với nhà cung ứng, người
cho thuê hoặc người quản lý để chuẩn bị hậu cần
(phối hợp Ban Đối ngoại nếu cần)
⮚ Triển khai, vận hành các hoạt động kỹ
thuật trong sự kiện. (chuẩn bị máy tính, đèn sáng,
máy chiếu, điều khiển phần trình chiếu (slides),
quản lý danh sách khách mời, đón đại biểu, check-
in, bố trí chỗ ngồi khan giả, ...)

Trang 11
Cơ bản ⮚ Định vị thương hiệu của CLB.
⮚ Xác định giá trị và tâm nhìn cốt lõi, lập kế
hoạch truyền thông (xác định đối tượng hướng
đến, thông điệp truyền tải, phương thức
truyềnthông và thời gian biểu) cho mỗi sự kiện và
phân công công việc cho thành viên (trong và
ngoài ban).
⮚ Triển khai hoạt động truyền thông qua các
kênh online, offline và trên báo. (lưu ý: liên hệ với
các báo).
⮚ Chịu trách nhiệm thiết kế ấn phẩm (avatar,
cover, frame), làm video, poster, banner,
backgroud quảng bá hình ảnh của CLB trong các
hoạt động, sự kiện, ngày lễ quan trọng dưới sự chỉ
đạo của Ban Chủ nhiệm.
⮚ Quản lý fanpage Câu lạc bộ Hàng không
Ban Truyền Vũ trụ trường Đại học Công nghệ, phát triển thành
một kênh thông tin cho sinh viên: duy trì hoạt
thông động đều đặn và thường xuyên, đăng tải bài viết,
thông tin và cơ hội liên quan đến Câu lạc bộ, nhà
trường, Đoàn – Hội, Viện.

Sự kiện ⮚ Trong các sự kiện, hoạt động, cuộc thi


được tổ chức phối hợp với các ban còn lại hoàn
thành kế hoạch tổ chức, kế hoạch chi tiết,…
⮚ Lập Kế hoạch truyền thông, triển khai hoạt
động truyền thông qua các kênh online, offline và
trên báo. (lưu ý: liên hệ với các báo).
⮚ Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan
tới truyền thông của CLB.

Ban Đối ngoại Cơ bản ⮚ Thiết lập mối quan hệ với các Đối tác (nhà
trường, các câu lạc bộ khác trong và ngoài trường,
công ty, doanh nghiệp, tổ chức khoa học, ...)
⮚ Duy trì quan hệ với nhà trường, hội sinh
viên, các đối tác (chúc mừng dịp năm mới, 20/11,
lên chức, phong giáo sư, ...).
⮚ Tìm kiếm, liên hệ khách mời cho các hoạt
động và sự kiện. Chuẩn bị quà tặng cho khách
Trang 12
mời, giảng viên tại các sự kiện, buổi sinh hoạt của
CLB. (phù hợp với ý tưởng của sự kiện và thể
hiện thông điệp về mối quan hệ giữa CLB và
người được tặng)
⮚ Hỗ trợ, duy trì hoạt động của Ban Cố vấn,
tổ chức gặp mặt để các thành viên Ban Cố vấn
thảo luận với nhau và góp ý về Câu lạc bộ.

Sự kiện ⮚ Trong các sự kiện, hoạt động, cuộc thi


được tổ chức phối hợp với các ban còn lại hoàn
thành kế hoạch tổ chức, kế hoạch chi tiết…
⮚ Lập Hồ sơ tài trợ cho sự kiện, tìm kiếm đối
tác, các đơn vị trong và ngoài nhà trường nhằm
tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của
CLB.
⮚ Chịu trách nhiệm liên hệ, duy trì liên hệ
với các đối tác tài chính của Câu lạc bộ.

Ban Tài chính Cơ bản ⮚ Trực tiếp dưới sự quản lý của Ban Chủ
nhiệm thực hiện công tác quản lý, ghi chép đầy
thủ thông tin, cất giữ nguồn tài chính của Câu lạc
bộ.
⮚ Chịu trách nhiệm lập Kế hoạch Tài chính,
cân đối ngân sách, thu quỹ dùy trì CLB từ tất cả
các thành viên vào đầu năm học hoặc nếu có nhu
cầu và được sự phê duyệt từ BCN.
⮚ Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát, lưu
trữ tất cả hóa đơn mua bán của Câu lạc bộ.
⮚ Tham mưu cho Ban Chủ nhiệm về các vấn
đề liên quan tới tài chính, kinh phí các sự kiện của
Câu lạc bộ, hoạt động định kỳ và các hoạt động
vui chơi khác.
⮚ Có trách nhiệm báo cáo chính xác, thường
xuyên tình hình tài chính của CLB cho Ban Chủ
nhiệm được biết

Sự kiện ⮚ Phối hợp với các Ban khác lập Kế hoạch


quản lý tài chính, Dự trù kinh phí cho tất cả các sự
kiện của CLB.
⮚ Ghi chép chi tiêu, lưu trữ hóa đơn tất cả
các hoạt động mua bán xảy ra trong quá trình tổ
chức sự kiện.
⮚ Có trách nhiệm nắm bắt tình hình báo cáo
chính xác, thường xuyên tình hình tài chính của

Trang 13
CLB cho Ban Chủ nhiệm.

❖ Đơn vị chuyên môn


✔ Đơn vị chuyên môn là các đơn vị trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Ban
Chủ nhiệm chịu trách nhiệm hỗ trợ Ban Chủ nhiệm chịu trách nhiệm chia sẻ
kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ do chính thành
viên Câu lạc bộ thực hiện, chế tạo.
✔ Đơn vị chuyên môn gồm các 4 nhóm: nhóm Thiết kế, nhóm Chế
tạo, nhóm Hê ̣ thống điều khiển, nhóm Phát triển ứng dụng với các Trưởng
nhóm đều là thành viên Ban Chủ nhiệm.
✔ Các Nhóm trong Đơn vị chuyên môn cử thành viên lập đội tham
gia các cuộc thi về công nghệ hàng không vũ trụ trong và ngoài nhà trường.
✔ Chức năng – Nhiệm vụ cụ thể của từng Nhóm như sau:

Nhóm Chức năng Nhiệm vụ

Cơ bản ⮚ Chuyên trách thiết kế chi tiết (2D, 3D) tất


cả các sản phẩm của CLB (VD: các loại mô hình
máy bay cánh cố định, drone 4 – 6 – 8 cánh,…)
⮚ Hợp tác, phối hợp với các nhóm chuyên
môn khác cùng nhau tạo ra các sản phẩm của
CLB.
Thiết kế ⮚ Cử thành viên lâ ̣p đô ̣i với các nhóm
chuyên môn khác tham gia các cuô ̣c thi liên quan
tới công nghê ̣ hàng không vũ trụ trong và ngoài
nhà trường.
⮚ Từ kiến thức và những hiểu biết có sẵn,
phát triển, tối ưu hóa phần thiết kế, kết cấu các tất
cả sản phẩm của Câu lạc bô ̣.

Phát triển ⮚ Chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn toàn cảnh


về vấn đề thiết kế các thiết bị bay, thiết bị điện tử,
thiết bị truyền thông, radar… cho tất cả thành viên
nhóm.
⮚ Phối hợp với Hô ̣i đồng cố vấn tiến hành
triển khai các buổi trainning lý thuyết cơ bản,
hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế như:
AutoCAD, Solidwork… cho thành viên.
⮚ Nâng cao năng lực cơ bản của thành viên
bằng cách tổ chức các buổi thực hành hàng tuần,
hàng tháng giải quyết các vấn đề cơ bản của thiết
kế.
⮚ Cử thành viên trong nhóm tham gia các

Trang 14
buổi hô ̣i thảo, seminar, workshop… về thiết kế nói
riêng và công nghê ̣ hàng không vũ trụ nói chung
nhằm nâng cao trình đô ̣, phát triển chuyên môn
ứng dụng vào công viê ̣c thực tế sau này.
⮚ Định hướng nghề nghiê ̣p, hướng phát triển,
làm viê ̣c chuyên sâu và các ngành nghề liên quan
tới thiết kế cho thành viên nhóm.

Cơ bản ⮚ Chuyên trách lựa chọn vâ ̣t liê ̣u, chế tạo kết
cấu khung hình tất cả các sản phẩm của CLB từ
bản thiết kế đã có hoă ̣c các sản phẩm của Nhóm
Thiết kế.
⮚ Hợp tác phối hợp với các nhóm chuyên
môn khác cùng nhau tạo ra các sản phẩm của
CLB.
Chế tạo ⮚ Cử thành viên lâ ̣p đô ̣i với các nhóm
chuyên môn khác tham gia các cuô ̣c thi liên quan
tới công nghê ̣ hàng không vũ trụ trong và ngoài
nhà trường.
⮚ Từ kiến thức và những hiểu biết có sẵn,
phát triển, tối ưu hóa phần chế tạo, vâ ̣t liê ̣u các sản
phẩm của Câu lạc bô ̣.

Phát triển ⮚ Chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn toàn cảnh


về vấn đề chế tạo các thiết bị bay, thiết bị điện tử,
thiết bị truyền thông, radar… cho tất cả thành viên
nhóm.
⮚ Phối hợp với Hô ̣i đồng cố vấn tiến hành
triển khai các buổi trainning lý thuyết cơ bản,
hướng dẫn sử dụng các loại trang thiết bị sẵn hoặc
mượn của Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ -
SAE (máy CNC, máy cắt Laser, máy phay…),
Xưởng cơ của nhà trường… cho thành viên.
⮚ Nâng cao năng lực cơ bản của thành viên
bằng cách tổ chức các buổi thực hành hàng tuần,
hàng tháng giải quyết các vấn đề cơ bản của vâ ̣t
liê ̣u, kết cấu và chế tạo nói chung.
⮚ Cử thành viên trong nhóm tham gia các
buổi hô ̣i thảo, seminar, workshop… về vâ ̣t liê ̣u,
kết cấu, chế tạo nói riêng và công nghê ̣ hàng
không vũ trụ nói chung nhằm nâng cao trình đô ̣,
phát triển chuyên môn ứng dụng vào công viê ̣c
thực tế sau này của thành viên.
⮚ Định hướng nghề nghiê ̣p, hướng phát triển,
Trang 15
làm viê ̣c chuyên sâu và các ngành nghề liên quan
tới vâ ̣t liê ̣u, kết cấu, chế tạo cho thành viên nhóm.

Cơ bản ⮚ Chuyên trách lựa điều khiển, phát triển hê ̣


thống điều khiển, phương thức điều khiển khác
nhau các sản phẩm của nhóm Thiết kế và nhóm
Chế tạo nói riêng và của Câu lạc bô ̣ nói chung.
⮚ Hợp tác phối hợp với các nhóm chuyên
môn khác cùng nhau tạo ra các sản phẩm của
Hệ thống CLB.
⮚ Cử thành viên lâ ̣p đô ̣i với các nhóm
điều khiển chuyên môn khác tham gia các cuô ̣c thi liên quan
tới công nghê ̣ hàng không vũ trụ trong và ngoài
nhà trường.
⮚ Từ những kiến thức, sản phẩm có sẵn phát
triển các hê ̣ thống điều khiển, thiết bị điều khiển
và phương thức điều khiển khác nhau các sản
phẩm của Câu lạc bô ̣.

Phát triển ⮚ Chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn toàn cảnh


về vấn đề điều khiển các thiết bị bay, thiết bị điện
tử, thiết bị truyền thông, radar… các hê ̣ thống điều
khiển, thiết bị điều khiển và phương thức điều
khiển khá nhau cho tất cả thành viên nhóm.
⮚ Phối hợp với Hô ̣i đồng cố vấn tiến hành
triển khai các buổi trainning lý thuyết cơ bản,
hướng dẫn sử dụng các loại trang thiết bị điều
khiển, hê ̣ thống điều khiển và phương thức điều
khiển có sẵn hoặc mượn của Viện Công nghệ
Hàng không Vũ trụ - SAE (máy CNC, máy cắt
Laser, máy phay…), Xưởng cơ của nhà trường…
cho thành viên.
⮚ Nâng cao năng lực cơ bản của thành viên
bằng cách tổ chức các buổi thực hành hàng tuần,
hàng tháng giải quyết các vấn đề cơ bản của
những vấn đề liên quan tới điều khiển thiết bị nói
chung.
⮚ Cử thành viên trong nhóm tham gia các
buổi hô ̣i thảo, seminar, workshop… về vâ ̣t liê ̣u,
kết cấu, chế tạo nói riêng và công nghê ̣ hàng
không vũ trụ nói chung nhằm nâng cao trình đô ̣,
phát triển chuyên môn ứng dụng vào công viê ̣c
thực tế sau này của thành viên.
⮚ Định hướng nghề nghiê ̣p, hướng phát triển,
Trang 16
làm viê ̣c chuyên sâu và các ngành nghề liên quan
tới hê ̣ thống điều khiển cho thành viên nhóm.

Cơ bản ⮚ Chuyên trách phát triển phần lõi và những


ứng dụng các sản phẩm của CLB vào thực tế. VD:
thu thâ ̣p dữ liê ̣u thông qua cảm biến, ảnh quang
học, radar; phát triển: hê ̣ thống định hướng bằng
radar, tìn hiê ̣u GPS, tín hiê ̣u vê ̣ tinh khác,…; phát
triển hê ̣ thống điê ̣n tử, hê ̣ thống điều khiển, hê ̣
thống dẫn đường của các thiết bị bay…
⮚ Hợp tác phối hợp với các nhóm chuyên
Phát triển môn khác cùng nhau tạo ra các sản phẩm của
CLB.
ứng dụng ⮚ Cử thành viên lâ ̣p đô ̣i với các nhóm
chuyên môn khác tham gia các cuô ̣c thi liên quan
tới công nghê ̣ hàng không vũ trụ trong và ngoài
nhà trường.
⮚ Từ những kiến thức, sản phẩm có sẵn phát
triển các hê ̣ thống điều khiển, thiết bị điều khiển
và phương thức điều khiển khác nhau các sản
phẩm của Câu lạc bô ̣.

Phát triển ⮚ Chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn toàn cảnh


về vấn đề liên quan tới phát triển ứng dụng nói
chung và ứng dụng trong công nghê ̣ hàng không
vũ trụ nói riêng cho thành viên.
⮚ Phối hợp với Hô ̣i đồng cố vấn tiến hành
triển khai các buổi trainning lý thuyết cơ bản,
hướng dẫn lâ ̣p trình cơ bản, lâ ̣p trình nhúng cơ
bản, xử lý ảnh cơ bản, xử lý tín hiê ̣u radar, tín hiê ̣u
GPS, sử dụng các thiết bị, mạch điê ̣n tử, phân tích
sử dụng dữ liê ̣u thu thâ ̣p được… và nhiều ứng
dụng khác cho thành viên nhóm.
⮚ Nâng cao năng lực cơ bản của thành viên
bằng cách tổ chức các buổi thực hành hàng tuần,
hàng tháng giải quyết các vấn đề cơ bản của phát
triển ứng dụng các sản phẩm trong công nghê ̣
hàng không vũ trụ.
⮚ Cử thành viên trong nhóm tham gia các
buổi hô ̣i thảo, seminar, workshop… về vâ ̣t liê ̣u,
kết cấu, chế tạo nói riêng và công nghê ̣ hàng
không vũ trụ nói chung nhằm nâng cao trình đô ̣,
phát triển chuyên môn ứng dụng vào công viê ̣c
thực tế sau này của thành viên.
Trang 17
⮚ Định hướng nghề nghiê ̣p, hướng phát triển,
làm viê ̣c chuyên sâu và các ngành nghề liên quan
tới các ứng dụng của công nghê ̣ hàng không vũ trụ
cho thành viên nhóm.
IV. Kinh phí hoạt động
1. Nguyên tắc tài chính
Mọi nguồn tài chính của Câu lạc bộ do Trưởng ban Tài Chính (thành viên
Ban Chủ nhiệm) quản lý và thực hiện theo nguyên tắc hiệu quả, công khai minh
bạch. Phải có báo cáo tổng kết chi phí vào mỗi nhiệm kỳ.
2. Kinh phí Câu Lạc Bộ
❖ Kinh phí phục vụ cho hoạt động của CLB được lấy từ các nguồn sau đây:
✔ Kinh phí do Hội Sinh viên Trường hỗ trợ (tùy vào hoạt động và có
kế hoạch cụ thể).
✔ Nguồn đầu tư hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học từ Nhà
trường.
✔ Kinh phí làm sản phẩm phần mềm theo sự hướng dẫn và đặt hàng
của các Doanh nghiệp đối tác (nếu có).
✔ Do các tổ chức cá nhân tài trợ phải được sự đồng ý của Ban Thư ký
Hội Sinh viên Trường.
✔ Nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động khác của Câu Lạc Bộ.
❖ Các khoản chi cho CLB:
✔ Chi cho các hoạt động Câu Lạc Bộ.
✔ Khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
✔ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho các hoạt động chính của Câu
lạc bộ.
✔ Kinh phí mua vật liệt, trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên
cứu của thành viên Câu lạc bộ.

V. Thông tin chi tiết


3. Thông tin chi tiết về câu lạc bộ
Dưới đây là thông tin chi tiết của câu lạc bộ:
Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công
Tên tiếng Việt
nghệ
Aerospace Club of University of Engineering and
Tên tiếng Anh
Technology
Tên viết tắt AC UET
Đơn vị trực thuộc Hội Sinh viên trường Đại học Công nghệ
Loại hình Câu lạc bộ Khoa học – Sở thích

Trang 18
Ngày thành lập
Fanpage Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học Công nghệ
Email ac.uet.vnu@gmail.com

Logo

4. Danh sách Ban chủ nhiệm lâm thời

Họ và tên Chức vụ Đơn vị SĐT


Hoàng Tích Phúc Chủ nhiệm K62AE 0969899793
Bùi Xuân Mạnh Phó Chủ nhiệm K63AE
Hà Văn Nguyên Phó Chủ nhiệm K64AE 0869986856

Trang 19
VI. Kế hoạch hoạt động
Kế hoạch hoạt độ ng của ACUET trong 2 năm đầu như sau:
Nhiệm kỳ Thời gian Hoạt độ ng
- Tháng 10 – 11/2020:
+ Tham gia Ngày Hộ i Câu lạc bộ của trường
Đại học Công nghệ.
+ Tổ chức truyền thông quảng bá và tuyển
thành viên lứa đầu tiên (khoảng 20 – 30 người).
- Tháng 11 – 12/2020:
+Tổ chức training kỹ năng cơ bản gồm:
word, powerpoint, viết mail, thuyết trình, làm việc
Kỳ 1 nhóm, lên kế hoạch… Do đơn vị chức năng phụ
trách.
+ Tổ chức định hướng khái quát về công
nghệ hàng không vũ trụ và training kỹ năng chuyên
môn cơ bản gồm: thiết kế, chế tạo, điều khiển, ứng
dụng … Do đơn vị chuyên môn phụ trách
2020 + Tổ chức các hoạt động hộ i nhóm, vui chơi
- cho thành viên. Ôn tập củng cố kiến thức trước khi
2021 bắt đầu vào kỳ thi cuối kỳ.
- Tháng 1/2021 – 3/2021: chia thành viên trong
CLB thành các nhóm khác nhau (khoảng 4 - 5ng
/nhóm) Ban Chủ nhiệm phối hợp cùng Hộ i đồng cố
vấn tiến hành tổ chức hướng dẫn các nhóm thực
hành làm các sản phẩm mô hình với những ứng
dụng thực tế. (đề tài và nộ i dung cụ thể do BCH)
- Tháng 4 – 5/2021: Tiến hành tổ chức cuộ c thi
Kỳ 2 “UET – Fly up” đánh giá sản phẩm của tất cả các
nhóm với quy mô Câu lạc bộ nhằm xem xét tính
hiệu quả trong suốt quá trình tham gia của thành
viên.
- Tháng 5/2021: Ban Chủ nhiệm phối hợp cùng
Hộ i đồng thành viên triển khai Đại hộ i Câu lạc bộ
nhằm đánh giá tình hình hoạt độ ng suốt nhiệm kỳ
và chọn ra Ban Chủ nhiệm cho nhiệm kỳ mới.
2021 Kỳ 1 - Tháng 7 – 9/2021:
Trang 20
- + Đơn vị chuyên môn tiếp tục thực hiện các
2022 project nhằm phát triển sản phẩm đã có hoặc chế
tạo sản phẩm mới.
+ Tháng 9/2021: tham gia Ngày Hộ i Câu lạc
bộ của trường Đại học Công nghệ. Trưng bày các
sản phẩm đã có của Câu lạc bộ trong nhiệm kỳ vừa
qua. Tổ chức truyền thông quảng bá và tuyển
thành viên lứa đầu tiên (khoảng 20 – 30 người).
- Tháng 10 – 12/2021:
+ Đối với thành viên thế hệ trước: tiếp tục
nghiên cứu phát triển các sản phẩm đã có, kết hợp
với công nghệ, phương thức, ứng dụng mới như:
tự động cất/hạ cánh, tự độ ng bay, thu nhận tín
hiệu ảnh quang học thời gian thực, thu nhận tín
hiệu vệ tinh, dẫn đường bằng radar hoặc GPS…
Bên cạnh đó phối hợp với Ban Chủ nhiệm training
kỹ năng cần thiết cho thành viên mới.
+ Đối với thành viên mới:
. Tổ chức training kỹ năng cơ bản gồm:
word, powerpoint, viết mail, thuyết trình, làm việc
nhóm, lên kế hoạch… Đơn vị chức năng phụ trách.
. Tổ chức định hướng khái quát về công
nghệ hàng không vũ trụ và training kỹ năng chuyên
môn cơ bản gồm: thiết kế, chế tạo, điều khiển, ứng
dụng … Do đơn vị chuyên môn phụ trách.
+ Tổ chức các hoạt động hộ i nhóm, vui chơi
cho thành viên. Ôn tập củng cố kiến thức trước khi
bắt đầu vào kỳ thi cuối kỳ.
Kỳ 2 - Tháng 1/2022 – 3/2022: chia thành viên trong
CLB thành các nhóm khác nhau (khoảng 4 - 5ng
/nhóm) Ban Chủ nhiệm phối hợp cùng Hộ i đồng cố
vấn tiến hành tổ chức hướng dẫn các nhóm thực
hành làm các sản phẩm mô hình với những ứng
dụng thực tế. (đề tài và nộ i dung cụ thể do BCH).
- Cuộ c thi “UET – Fly up”: được triển khai xuyên
suốt từ tháng 1 đến tháng 5/2020 với quy mô toàn
Trang 21
bộ sinh viên trường Đại học Công nghệ nhằm thu
hút sự quan tâm, hứng thú của sinh viên yêu thích
công nghệ trong nhà trường và đánh giá các sản
phẩm đã thực hiện trong 2 nhiệm kỳ vừa qua của
Câu lạc bộ . Cuộ c thi cùng là cơ hộ i cho thành viên
giao lưu, cọ sát nâng cao trình độ kiến thức của
bản thân.
- Tháng 5/2021: Ban Chủ nhiệm phối hợp cùng
Hộ i đồng thành viên triển khai Đại hộ i Câu lạc bộ
nhằm đánh giá tình hình hoạt độ ng suốt nhiệm kỳ
và chọn ra Ban Chủ nhiệm cho nhiệm kỳ mới.

VII. Cam kết


Trên đây là Đề án thành lập Câu lạc bộ Hàng không Vũ trụ trường Đại học
Công nghệ. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng những nội dung đã ghi ở trên.
Cam kết về mục đích, ý nghĩa của CLB, những chương trình hoạt động, quy tắc
về tài chính và cơ cấu của tổ chức. Mọi vấn đề liên quan tới những nội dung
nêu trên, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA BTK HSV TM. BAN CHỦ NHIỆM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÂM THỜI
Chủ nhiệm

Hoàng Tích Phúc

Trang 22

You might also like