You are on page 1of 6

CÁC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC & GIẢI TAM GIÁC (B2)

Dạng 2. Ứng dụng vào việc đo đạc


Bài toán 1. Đo chiều cao của các vật rất cao
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Để đo chiều cao của một tòa nhà, người ta lấy hai điểm A và D trên mặt đất
có khoảng cách AD = 10 m cùng thẳng hàng với chân B của tòa nhà. Người ta đo
· ·
được các góc CDB = 35° , CAB = 40° .
Chiều cao BC của tòa nhà là
A. CB » 40,3 m.
B. CB » 41,3 m.
C. CB » 42,3 m.
D. CB » 44,3 m.

Hướng dẫn giải


· · ·
Ta có CAB = CDA + DCA
·
Þ DCA ·
= CAB ·
- CDA = 40°- 35° = 5° .
Áp dụng định lý sin vào tam giác CDA, ta có
AD AC AD.sin D 10.sin 35°
= Þ AC = =
sin C sin D sin C sin 5° (m).
Xét tam giác ABC vuông tại B, ta có
10.sin 35°
BC = AC.sin A = .sin 40° » 42,3
sin 5° (m).
Vậy chiều cao của tòa nhà khoảng 42,3m.
Chọn đáp án C.
Ví dụ 2. Muốn đo chiều cao của một cái cây mà không thể đến được gốc cây, người
ta lấy hai điểm M, N trên mặt đất có khoảng cách MN = 5 m cùng thẳng hàng với gốc
cây để đặt hai giác kế. Chân của giác kế có chiều cao MA = NB = 1, 2 m. Lấy điểm D
·
trên thân cây sao cho A, B, D thẳng hàng. Người ta đo được CAD = a = 36° và
·
CBD = b = 41° .
Chiều cao của cây bằng
A. h » 23,3 m.
B. h » 24,3 m.
C. h » 25,3 m.
D. h » 26,3 m.

Hướng dẫn giải


· ·
Ta có b = a + ACB Þ ACB = b - a = 41°- 36° = 5° .
Áp dụng định lý sin vào tam giác CAB, ta có
AB BC AB.sin A 5.sin 36°
= Þ BC = =
sin C sin A sin C sin 5° (m).
Xét tam giác BCD vuông tại D, ta có
CD 5.sin 36°
sin B = Þ CD = CB.sin B = .sin 41° » 22,1
CB sin 5° (m).
Vậy chiều cao của cái cây là h » 22,1 + 1, 2 = 23,3 m.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 3. Trên nóc một tòa nhà có một cột ăng-ten thẳng BC cao 4m. Từ vị trí quan sát
A cao 7m so với mặt đất, người ta nhìn thấy đỉnh B và chân C của cột lần lượt dưới
góc 50 và 40 so với phương nằm ngang.
Chiều cao CH của tòa nhà bằng
A. CH » 14,5 m.
B. CH » 15,5 m.
C. CH » 16,5 m.
D. CH » 17,5 m.

Hướng dẫn giải


· ·
Ta có ABD = 90°- BAD = 90°- 50° = 40° ,
·
BAC ·
= BAD ·
- CAD = 50°- 40° = 10° .
Áp dụng định lý sin vào tam giác CAB, ta có
BC AC BC.sin B 4.sin 40°
= Þ AC = =
sin A sin B sin A sin10° (m).
Xét tam giác ACD vuông tại D, ta có
CD 4.sin 40°
sin A = Þ CD = AC.sin A = .sin 40° » 9,5
AC sin10° (m).
CH = CD + DH » 9,5 + 7 = 16,5 (m).
Vậy chiều cao của tòa nhà khoảng 16,5m.
Chọn đáp án C.
Bài toán 2. Tính khoảng cách
Phương pháp giải
Ta chuyển khoảng cách cần tính về việc tính độ dài cạnh trong tam giác rồi áp dụng hệ thức lượng trong tam
giác để giải.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Trên biển một con thuyền thả neo ở vị trí A. một người đứng ở vị trí K trên
bờ biển muốn đo khoảng cách từ người đó đến con thuyền, người đó đã chọn một
· ·
điểm H trên bờ với K và đo được KH = 380 m, AKH = 50° , AHK = 45° . Khoảng
cách KA từ người đó đến con thuyền bằng
A. KA » 270 m. B. KA » 280 m.
C. KA » 290 m. D. KA » 300 m.

Hướng dẫn giải


µ µ µ
∆AHK có A = 180°- H - K = 180°- 45°- 50° = 85° .
Áp dụng định lý sin vào tam giác AHK, ta có
AK HK HK .sin H 380.sin 45°
= Þ AK = = » 270
sin H sin A sin A sin 85° (m).
Vậy từ người đó đến con thuyền khoảng 270m.
Chọn đáp án A.

Ví dụ 2. Một tàu khách và một tàu hàng cùng xuất phát từ một vị trí ở bến tàu, đi
thẳng theo hai hướng tạo với nhau một góc 55. Tàu hàng chạy với tốc độ 22 hải lý
một giờ, tàu khách chạy với tốc độ 35 hải lý một giờ. Sau 2
giờ, khoảng cách giữa hai con tàu gần với đáp án nào nhất?
A. 37 hải lý. B. 47 hải lý.
C. 57 hải lý. D. 67 hải lý.

Hướng dẫn giải


Gọi bến tàu ở vị trí A.
Tàu khách và tàu hàng sau 2 giờ lần lượt ở vị trí C và B.
Do tàu hàng chạy với tốc độ 22 hải lý một giờ nên AB = 22.2 = 44 (hải lý).
Do tàu khách chạy với tốc độ 35 hải lý một giờ nên AC = 35.2 = 70 (hải lý).
Áp dụng định lý côsin vào ∆ABC, ta có
BC 2 = AB 2 + AC 2 - 2 AB. AC.cos A
= 442 + 702 - 2.44.70.cos 55° » 3303
Þ BC » 57 .
Vậy sau 2 giờ, hai tàu cách nhau khoảng 57 hải lý.
Chọn đáp án C.
Bài tập tự luyện
Câu 1. Để đo khoảng cách từ một vị trí N trên bờ sông đến một gốc cây tại A
trên cù lao giữa sông, người ta chọn một điểm M cùng ở trên bờ với N. Biết ta
· ·
đo được MN = 32 m, AMN = 30° , ANM = 42° . Khoảng cách từ N đến gốc
cây A bằng
A. AN » 14,82 m. B. AN » 15,82 m.
C. AN » 16,82 m. D. AN » 17,82 m.

Câu 2. Từ một đỉnh tháp chiều cao CD = 80 m, người ta nhìn thấy hai điểm A
và B trên mặt đất dưới các góc nhìn 60 và 45 (như hình vẽ). Biết ba điểm A,
B, C thẳng hàng. Tính khoảng cách AB.

A.
AB = 160 ( ) m.
3- 1

B. AB = 160 3 m.
C. AB = 160 m.

D.
AB = 160 ( ) m.
3+ 1

Câu 3. Khoảng cách từ A đến C không thể đo trực tiếp được vì phải qua một
đầm lầy nên người ta làm như sau: Xác định một điểm B có khoảng cách
AB = 15 m và đo được góc ·ACB = 42° . Biết rằng BC = 7 m, tính khoảng cách
AC.
A. AC » 18, 45 m. B. AC » 19, 45 m.
C. AC » 20, 45 m. D. AC » 21, 45 m.

Câu 4. Một cây cột điện cao 20m được đóng trên một triền dốc thẳng nghiêng
hợp với phương nằm ngang một góc 17 (quan sát hình vẽ bên). Người ta nối
một dây cáp từ đỉnh cột điện đến cuối dốc, biết đoạn đường từ đáy cọc đến cuối
dốc bằng 72m. Chiều dài AD của đoạn cáp bằng
A. AD » 83, 4 m. B. AD » 84, 4 m.
C. AD » 85, 4 m. D. AD » 86, 4 m.

Câu 5. Hai chiếc tàu thủy cùng xuất phát từ vị trí A, đi thẳng theo hai hướng
hợp với nhau một góc 60. Tàu thứ nhất chạy với tốc độ 30km/h, tàu thứ hai
chạy với tốc độ 40km/h. Hỏi sau 2 giờ hai tàu cách nhau bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 5200km. B. 20 13 km.

C. 10 13 km. D. 1300km.

Câu 6. Một ô tô muốn đi từ A đến C nhưng giữa A và C là một ngọn núi cao
nên ô tô phải đi thành hai đoạn từ A đến B rồi từ B đến C, các đoạn đường tạo
·
thành tam giác ABC có AB = 15 km, BC = 20 km và ABC = 120° . Giả sử ô tô
chạy 5km tốn một lít xăng. Nếu người ta làm một đoạn đường hầm xuyên núi
chạy thẳng từ A đến C. Biết rằng giá 1 lít xăng có giá 20000 đồng, khi đó ô tô
chạy trên con đường này sẽ tiết kiệm được số tiền so với chạy trên đường cũ là
A. 92000 đồng. B. 140000 đồng.
C. 18400 đồng. D. 121600 đồng.

Câu 7. Trong khi khai quật một ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ học đã tìm được một chiếc đĩa cổ hình tròn bị
vỡ, các nhà khảo cổ muốn khôi phục lại hình dạng chiếc đĩa này. Để xác định bán kính của chiếc đĩa, các nhà
khảo cổ lấy 3 điểm trên chiếc đĩa và tiến hành đo đạc thu được kết quả như hình vẽ ( AB  4,3 cm; BC  3, 7
cm; CA  7,5 cm). Bán kính của chiếc đĩa này bằng (kết quả làm tròn tới hai chữ số sau dấu phẩy).

A. 5,73 cm. B. 6,01cm. C. 5,85cm. D. 4,57cm.

Câu 8. Muốn đo chiều cao của tháp chàm Por Klong Garai ở Ninh Thuận người ta lấy hai điểm A và B trên
mặt đất có khoảng cách AB  12 m cùng thẳng hàng với chân C của tháp để đặt hai giác kế. Chân của giác
kế có chiều cao h  1,3 m . Gọi D là đỉnh tháp và hai điểm A1 , B1 cùng thẳng hàng với C1 thuộc chiều cao
 
CD của tháp. Người ta đo được góc DA1C1  49 và DB1C1  35 . Tính chiều cao CD của tháp.
A. 22, 77 m . B. 21, 47 m . C. 20, 47 m . D. 21, 77 m .

You might also like