You are on page 1of 4

Ứng dụng của tỷ số lượng giác

1. Góc nghiêng lên, nghiêng xuống


Đọc nội dung sau:
Nếu tia OX là tia nhìn ngang, OA là tia nghiêng lên (nằm phía trên OX) và tia OB là tia
nghiêng xuống (nằm phía dưới OX) thì :
^
XOA gọi là góc nâng hoặc góc nghiêng lên nhìn từ O tới A.
XOB gọi là góc hạ hoặc góc nghiêng xuống nhìn từ O tới B.
^

Ví dụ: Trong hình 1, một người đứng tại bờ biển đặt mắt tại điểm O:
 Nhìn theo tia OX song song với mực nước biển.
 Nhìn một máy bay trên trời tại điểm A .
 Nhìn một chiếc thuyền tại điểm B.
Ta có: người quan sát nhìn thấy máy bay A với góc nâng 25∘, và nhìn thấy chiếc thuyền B
với góc hạ 31∘.
2. Xác định chiều cao
Đọc lần lượt các nội dung và trả lời câu hỏi hoặc trình bày lời giải:
Bài 1: Tia nắng chiếu qua ngọn một cái cây tạo với mặt đất một góc 52∘ (h. 3). Tìm chiều cao
của cây khi biết bóng của nó có chiều dài là 12 m.

Giải:

h=12⋅ tan ⁡52 ≈ 15,36( m)

Câu hỏi: Em hãy cho biết cách đo chiều cao của một vật thể rất cao?
Gợi ý: Muốn xác định chiều cao của một vật (có chiều cao rất lớn), ta cần xác định:
- Từ một điểm trên mặt đất, tính … từ điểm đó đến chân vật thể.
- Góc … nhìn từ điểm đó đến … của vật thể.
Bài 2: Cho hình bên dưới, em hãy tính chiều cao h=AB theo a , x ,t .
Gợi ý: Tính BH sau đó tính AB

Bài 3: Một người có mắt cách mặt đất 1,4 m, đứng cách tháp Eiffel 400 m nhìn thấy đỉnh
tháp với góc nâng 39∘ (h. 6). Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến mét).

Giải : Áp dụng công thức ở ví dụ 2, ta có



h=1,4+ 400⋅ tan ⁡39 ≈325 (m)
Câu hỏi: Tại sao ta không dùng mô hình đã đề ra ở Bài 1 mà phải cải tiến qua Bài 2&3?
Em hãy trả lời theo ý hiểu của mình.

Bài 4: Cho hình bên dưới, em hãy tính chiều cao h=AB theo b , x , y , t .
Gợi ý: Tính OH theo BH và x
Tính OH ’ theo BH và y
Từ O ’ H−OH =CC ’=b ta tính được BH theo b , x , y. Từ đó suy ra h.
Tiết tiếp theo
Bài 5: Tính chiều cao của một ngọn núi cho biết tại hai điểm cách nhau 1 km trên mặt đất
người ta nhìn thấy đỉnh núi với góc nâng lần lượt là 40 ∘ và 32∘ (h. 8 ).

Áp dụng bài số 4 hoặc đọc hiểu lời giải bên dưới

Ta có:
DC
BC=
tan 40 °
DC
AC=
tan 32 °
Ta có: AC−BC =AB=1
DC DC
⇔ − =1
tan 32 ° tan 40 °
1 1
⇔ DC ( −
tan 32° tan 40 °
=1 )
1
⇔ DC = ≈ 2,447( k m)
1 1

tan32 ° tan 40 °

Câu hỏi: Vẫn câu hỏi cũ, tại sao ta không dùng mô hình đã đề ra ở Bài 2&3 mà phải cải
tiến qua Bài 4&5? Em hãy trả lời theo ý hiểu của mình.

Bài 6: Để đo chiều rộng AB của một con sông mà không phải băng ngang qua nó, một người
đi từ A đến C đo được AC=50 m và từ C nhìn thấy B với góc nghiêng 62∘ với bờ sông. Tính
bề rộng của con sông.
Trình bày lời giải cho bài 6

Bài 7: Cho hình bên dưới, em hãy tính chiều cao h=AB theo a , x , y .
Gợi ý: Tính BH theo AH và x
Tính CH theo AH và y
Từ BH +CH =BC =a ta tính được AH theo a , x , y.

Bài 8: Hai ngư dân đứng ở một bên bờ sông cách nhau 250 m cùng nhìn thấy một cù lao trên
sông với các góc nâng lần lượt là 30∘ và 40 ∘ (h. 13). Tính khoảng cách d từ bờ sông đến cù
lao.

Trình bày lời giải cho bài 8


Bài 9: Lúc 6 giờ sáng, bạn An đi xe đạp từ nhà (điểm A ) đến trường (điểm B) phải leo lên và
xuống một con dốc (như hình 14). Cho biết đoạn thẳng AB dài 762 m, góc A bằng 6∘, góc B
bằng 4 ∘.

a) Tính chiều cao h của con dốc. Đáp án: 32m


b) Hỏi bạn An đến trường lúc mấy giờ ? Biết rằng tốc độ trung bình lên dốc là 4 km/h và tốc
độ trung bình xuống dốc là 19 km/h. Đáp án: 6 giờ 6 phút
Trình bày lời giải cho bài 9

You might also like