You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ - NĂM 2007

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC CỦA CÁC
ĐƠN VỊ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA TỔNG THẦU EPCM CÁC
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
Ký hiệu: 95-07RD/HĐ-KHCN

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu Cơ khí


Chủ nhiệm đề tài : Lê Xuân Quý

6863
16/5/2008

Hà Nội – 2007

1
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ - NĂM 2007

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC CỦA CÁC
ĐƠN VỊ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA TỔNG THẦU EPCM CÁC
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
Ký hiệu: 95-07RD/HĐ-KHCN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Xuân Quý

TS. Phan Thạch Hổ

Hà Nội – 2007

2
MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 4
Chương I: Tổng quan về tổng thầu EPCM 6
I.1. Một số khái niệm và phân loại các hoạt động đấu thầu: 6
I.2. Tình hình hoạt động tổng thầu EPCM của một số công trình công 18
nghiệp điển hình trong nước
I.3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong hoạt 26
động tổng thầu EPCM
I.4. Ý nghĩa của hoạt động tổng thầu EPCM đối với sự phát triển của 37
ngành công nghiệp.
Chương II: Thùc tr¹ng tiÒm lùc cña mét sè ®¬n vÞ trong n−íc cã 45
kh¶ n¨ng lµm tæng thÇu EPCM.
II.1. Xác định các tiêu chí khảo sát đánh giá năng lực của đơn vị có 45
khả năng tổng thầu EPCM.
II.2. Phân tích lựa chọn các đơn vị có khả năng đảm nhiệm tổng thầu 51
EPCM
II.3. Kết quả khảo sát một số đơn vị lựa chọn 54
II.4. Đánh giá chung 65
Chương III: Tiêu chuẩn đánh giá và điều kiện cần thiết của tổng 71
thầu EPCM
III.1. Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện đánh giá 71
III.2. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn đánh giá 81
III.3. Kết quả hội thảo thông qua tiêu chuẩn đánh giá 88
Chương IV: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện 88
IV.1. Đánh giá về hoạt động tổng thầu EPCM tại Việt Nam. 88
IV.2. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện 96
IV.3. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy tổng thầu EPCM 100
Kết luận và kiến nghị 109
Phụ lục: Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Biên bản Hội thảo,
Ý kiến nhận xét các phản biện.
Tµi liÖu tham kh¶o

3
MỞ ĐẦU

Tổng thầu EPCM (Engineering: Tư vấn thiết kế, Procurement: Mua


sắm trang thiết bị, Construction: Xây lắp & Management: Quản lý, điều hành
dự án) trong lĩnh vực xây dựng các công trình thiết bị đồng bộ là hình thức
tổng thầu thực hiện công trình, trong đó doanh nghiệp hoặc liên doanh làm
nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện trọn gói công trình từ khâu lập dự án tiền
khả thi, dự án khả thi, tư vấn thiết kế, cung cấp, mua sắm trang thiết bị, xây
lắp toàn bộ công trình đến quản lý điều hành dự án và nghiệm thu bàn giao
toàn bộ công trình cho chủ đầu tư. Đây là một hình thức đấu thầu thực hiện
các công trình đã khá phổ biến ở các nước đã công nghiệp hóa thành công
như các nước G7, Hàn Quốc, Australia... Việc thực hiện công trình bằng hình
thức này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của các tập
đoàn công nghiệp lớn. Nó thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ,
năng lực kỹ thuật, quản lý và điều hành của nhà cung cấp và thông thường
mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế trong việc thực hiện trọn gói các công
trình thiết bị đồng bộ, không chỉ cho nhà thầu mà còn giúp cho chủ đàutư
vượt qua được những khoảng cách kỹ thuật nhất định.
Với chúng ta, tổng thầu EPCM còn là khái niệm khá mới mẻ đối với
nhiều doanh nghiệp trong nước. Sở dĩ như vậy là vì nước ta mới đang trong
giai đoạn đầu của giai đoạn phát triển công nghiệp, trình độ khoa học công
nghệ, trình độ quản lý dự án còn non kém. Trong bối cảnh nước ta đang phát
triển, nhu cầu xây dựng các công trình thiết bị đồng bộ như xi măng, nhiệt
điện, thủy điện… là rất lớn. Hiện mới chỉ có số ít các tổng công ty như
Lilama, Sông Đà, MIE … cố gắng đứng ra làm tổng thầu EPC trong xây dựng
một số công trình, công việc quản lý dự án thường phải thuê nước ngoài.
Song đây cũng là một bước đệm khá quan trọng để các doanh nghiệp trong
nước dần dần làm quen và làm chủ được việc xây dựng các công trình thiết bị
đồng bộ lớn. Qua quá trình các chuyên gia trong nước có điều kiện cùng làm
việc với các chuyên gia nước ngoài, qua chuyển giao công nghệ, đội ngũ lao
động trong nước có điều kiện tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án và
có điều kiện tiến tới làm chủ được yếu tố “M” trong hoạt động tổng thầu.
Ở góc độ chủ quan, nếu doanh nghiệp muốn vươn lên làm tổng thầu
EPCM các công trình thiết bị đồng bộ thì họ không chỉ cần có bề dày về thời
gian, về kinh nghiệm trong vai trò làm tổng thầu EPCM mà họ còn phải lực

4
lượng lao động có hàm lượng chất xám cao, được đào tạo bài bản. Đó là đội
ngũ công trình sư, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công nghệ chuyên
ngành, công nghệ chế tạo, công nghệ tự động hóa, xây dựng và lắp đặt vận
hành...., đội ngũ chuyên gia có kiến thức tổng hợp và quản lý dự án giỏi…
Yêu cầu này đè nặng lên vai các trung tâm nghiên cứu thiết kế, các doanh
nghiệp khoa học công nghệ, những đơn vị có khả năng vươn tới đảm nhiệm
vai trò thực hiện tiêu chí “M”.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ đề cập đến khả năng thực hiện
tổng thầu EPCM của các doanh nghiệp trong nước và đề xuất các giải pháp
khả thi để các doanh nghiệp trong nước có thể làm chủ được yếu tố “M” trong
việc xây dựng các công trình công nghiệp.

5
Chương I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG THẦU EPCM

I. Tổng quan về hoạt động tổng thầu EPCM các công trình công nghiệp.
I.1. Một số khái niệm và phân loại các hoạt động đấu thầu.
I.1.1. Một số khái niệm liên quan.
a. Công trình thiết bị đồng bộ.
Thiết bị đồng bộ: Là một hệ thống thiết bị có tính tương thích với nhau về
công suất, mức độ hiện đại, thời gian và tuổi bền làm việc nhằm thực hiện
một chức năng, một công đoạn hoặc một quá trình công nghệ.
Về công suất giữa các thiết bị có thể bằng nhau hoặc có quan hệ bội số
của nhau.
Mức độ hiện đại: Nửa cơ khí, cơ khí hóa, tự động hóa (ở các mức độ
khác nhau: Cơ khí - điện; cơ khí - điện - tự động hoá; cơ - điện tử…)
Thời gian và tuổi bền một số chi tiết máy trong các dây chuyền TBĐB
khi tính toán phải căn cứ vào chu kỳ làm việc và đặc điểm công nghệ của các
thiết bị nhằm tối ưu hóa thời gian làm việc các thiết bị.
Thiết bị đồng bộ (TBĐB) có thể phục vụ cho các lĩnh vực sinh hoạt,
đời sống, song quan tâm chủ yếu với TBĐB là phục vụ cho hoạt động sản
xuất vật chất.
Dây chuyền TBĐB: Là tổng hợp các cụm TBĐB có quan hệ chặt chẽ với
nhau về công suất, công nghệ, điều khiển và vận hành. Do đó trong nhiều
trường hợp khái niệm dây chuyền TBĐB có thể trùng với TBĐB.
Công trình thiết bị đồng bộ: là một tập hợp một hoặc nhiều dây chuyền thiết
bị đồng bộ được lắp đặt và vận hành liên tục, ổn định trong một không gian
nhất phù hợp với công nghệ lựa chọn quy định trong thiết kế của dự án.
Tiến hành một công trình thiết bị đồng bộ bao gồm các phần việc sau:
- Khảo sát kỹ thuật.
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi công việc thiết kế.
- Chế tạo, mua sắm các thiết bị, máy móc, vật tư... cho xây dựng dự án.
- Xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, hướng dẫn vận hành.
- Các dịch vụ khác có liên quan đến dự án (chuyển giao công nghệ, đào
tạo...).
Công trình thiết bị đồng bộ có đặc điểm là các công trình có giá trị
lớn, được lắp đặt và vận hành trong không gian rộng, có chế độ làm việc đồng
bộ nghiêm ngặt. Một công trình thiết bị đồng bộ là sự kết hợp hoạt động của

6
nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm các phần về cơ khí, thủy lực, khí nén,
điện, điện tử... được kết hợp đồng bộ với nhau một cách chặt chẽ, nhịp nhàng
phục vụ cho các quy trình công nghệ nhất định để tạo nên một nhà máy phục
vụ chế biến các nguyên, nhiên liệu thô thành thành phẩm có giá trị sử dụng
cao. Một công trình thiết bị đồng bộ hiện đại bao hàm các thành tựu về các
ngành khoa học khác nhau như vật liệu mới, cơ khí, tự động hóa, năng lượng,
nhiệt, công nghệ môi trường, quản lý sản xuât kinh doanh ...
Việc xây dựng các công trình thiết bị đồng bộ thường do các tập đoàn
công nghiệp lớn đảm nhiệm. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của công trình,
rất ít các tập đoàn công nghiệp tự thực hiện 100% công trình, thường làm nhà
thầu chính đảm nhiệm việc cung cấp các sản phẩm chính của dây chuyền
công nghệ. Ví dụ như trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, nhà thầu
chính sẽ cung cấp các thiết bị tua bin nhiệt điện, nồi hơi, máy phát... hay trong
việc xây dựng các nhà máy hạt nhân, nhà thầu chính sẽ đảm nhiệm việc cung
cấp lò phản ứng, tua bin... còn các phần việc còn lại như cung cấp hệ thống
cung cấp nước, hệ thống phụ trợ, thậm chí cả hệ thống truyền tải điện hay các
dịch vụ khác cũng có thể do các nhà thầu phụ đảm nhiệm.
b. Tổng thẩu EPC.
Tìm hiểu tổng thầu EPCM trước hết tìm hiểu tổng thầu EPC.
Tổng thầu EPC (Engineering – thiết kế, Procurement – mua sắm trang
thiết bị hàng hóa, Construction – xây lắp) là hình thức thực hiện việc xây
dựng các công trình thiết bị toàn bộ. Tổng thầu EPC thực hiện một hợp đồng
cung cấp trọn gói một nhà máy theo hình thức “chìa khóa trao tay” tất cả các
khâu: Khảo sát, thiết kế, chế tạo thiết bị, mua sắm vật tư, xây dựng, lắp đặt,
điều hành dự án, đào tạo vận hành, chạy thử, bàn giao, bảo hành công trình.
Ở các nước đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa như các
nước G7, Nhật Bản, Hàn Quốc... luôn có những tập đoàn công nghiệp mạnh
như Siemens, Mitsubishi, Hyudai... Các tập đoàn công nghiệp nặng này đã
khẳng định vai trò của mình trong việc thực hiện tổng thầu EPC các công
trình công nghiệp quan trọng trên toàn thế giới.
Khái niệm về tổng thầu EPC được hiểu như sau: Khi thực hiện xây
dựng một công trình, chủ đầu tư tiến hành thuê đơn vị tư vấn thiết kế thực
hiện thiết kế cơ sở. Thiết kế cơ sở này bao gồm thiết kế công nghệ của dây
chuyền thiết bị, các chỉ tiêu kỹ thuật, công suất của dây chuyền thiết bị, các
tiêu chuẩn được áp dụng, các tài liệu kỹ thuật... Sau đó, đơn vị tư vấn cũng có
nhiệm vụ lập hồ sơ mời thầu cho chủ đầu tư có thể tiến hành mời thầu. Hồ sơ
mời thầu nêu lên các điều kiện về kỹ thuật và thương mại của việc thực hiện
công trình mà chủ đầu tư mong muốn. Nhà thầu nào trúng thầu sẽ được gọi là
tổng thầu EPC của công trình.
Nhiệm vụ của tổng thầu EPC bao gồm:

7
- E – Thiết kế: Sau khi trúng thầu, dựa trên hồ sơ mời thầu có bao gồm
thiết kế cơ sở và các yêu cầu của dây chuyền thiết bị, nhà thầu EPC tiến hành
thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết cho dây chuyền thiết bị. Thiết kế kỹ thuật
bao gồm các thiết kế về phần cơ khí, điện, điện điều khiển, đường ống, xây
dựng... Các thiết kế này được thực hiện phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên sự
kết hợp giữa các yếu tố cấu thành công trình. Để phục vụ cho công tác mua
sắm, thiết kế kỹ thuật cũng bao gồm cả thông số và danh mục các vật tư thiết
bị một cách tương đối đầy đủ.
- P – Mua sắm: Dựa vào danh mục thiết bị và vật tư cần mua sắm của
công trình, bộ phận mua hàng sẽ thực hiện việc mua hàng theo quy trình quy
phạm định sẵn. Các thiết bị chính thường được thực hiện sớm để phù hợp với
tiến độ cung cấp trong hợp đồng. Các vật tư thiết bị phụ phục vụ cho việc lắp
đặt, hiệu chỉnh thiết bị thường được tính toán để mua một cách linh hoạt vì
thường trong quá trình thi công công trình thường xảy ra rất nhiều trường hợp
làm thay đổi việc thi công do các yếu tố như: Sự thay đổi thiết kế, lỗi thiết kế,
sự không phù hợp về lắp đặt, điều kiện bất khả kháng...
- C – Thi công: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, tài liệu kỹ
thuật … bộ phận thi công sẽ tiến hành lập các quy trình thi công , các quy
trình này phải được trình duyệt theo đúng chức năng của từng đơn vị. Có qui
trình phải do chủ đầu tư phê duyệt, có qui trình do chủ đầu tư yêu cầu đơn vị
đăng kiểm (Third Party) phê duyệt, có quy trình chỉ do tổng thầu phê duyệt.
Để đảm bảo chất lượng công trình song song với bộ phận thi công, tổng thầu
EPC tổ chức bộ phận kiểm tra và giám sát chất lượng (Quality Control) gọi tắt
là bộ phận QC. Sau khi các công đoạn thi công hoàn thành, bộ phận QC cùng
với bộ phận thi công sẽ tổ chức nghiệm thu theo từng công đoạn đã được
thống nhất và nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tư cùng
với các hồ sơ kỹ thuật chất lượng kèm theo.
- Chạy thử và chuyển giao công nghệ: Với trách nhiệm của tổng thầu EPC
là phải chạy thử nhà máy đạt theo công suất thiết kế. Do vậy nhóm chạy thử
(Commissioning) cùng với nhóm thiết kế sẽ tiến hành lập quy trình chạy thử,
tổ chức bộ phận chạy thử. Sau khi hoàn thành việc chạy thử đạt công suất,
tổng thầu EPC sẽ bàn giao Công trình cho chủ đầu tư. Ngoài ra tổng thầu còn
có trách nhiệm lập quy trình vận hành và đào tạo kỹ thuật viên vận hành cho
chủ đầu tư.
Ở Việt Nam, Chính phủ đang có định hướng thành lập các tập đoàn
công nghiệp nặng như Lilama, Sông Đà, MIE.. và tạo điều kiện cho các tập
đoàn này đảm nhiệm vai trò làm tổng thầu EPC một số các công trình công
nghiệp như xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và xi măng lớn. Đây
là một hướng đi hết sức đúng đắn nhằm nâng vị thế của các doanh nghiệp
trong nước để có thể cạnh tranh làm tổng thầu với các tập đoàn nước ngoài
trong việc giành lấy quyền làm chủ việc xây dựng các công trình công nghiệp,
mang lại lợi ích cho quốc gia.

8
c. Quản lý dự án.
Theo định nghĩa chung nhất, quản lý dự án là việc bố trí, theo dõi và sử
dụng các nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu trong một khoảng thời gian
cụ thể. Hình thức quản lý này tập trung vào các hoạt động đặc trưng của một
dự án, tức là một tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra kết quả nhất định và có
tính ràng buộc về thời gian, nghĩa là có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng.
Công tác quản lý dự án được phân thành năm quá trình. Đó là: Xây
dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án, thực hiện dự án, giám sát và điều
khiển quá trình thực hiện dự án và kết thúc dự án.
- Xây dựng dự án bao gồm các bước sau:
+ Lựa chọn dự án
+ Thu thập các thông tin liên quan đến dự án
+ Xác định mục tiêu của dự án
+ Xác định thuận lợi của dự án
+ Xác định các khó khăn mà dự án sẽ gặp phải
+ Xác định mức độ cần thiết phải thực hiện dự án
+ Mô tả sản phẩm
+ Xác định trách nhiệm của giám đốc dự án
+ Xác định các nhu cầu về nguồn lực
+ Viết dự án.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án bao gồm các công việc sau:
+ Biên soạn phạm vi hoạt động của dự án
+ Xây dựng đội ngũ thực hiện dự án
+ Xây dựng WBS
+ Lập danh sách nhân viên dự án
+ Xây dựng danh mục WBS
+ Xây dựng mạng lưới công việc
+ Ước lượng về thời gian và giá thành
+ Xác định khâu quan trọng của dự án
+ Lập kế hoạch giải quyết rủi ro
+ Xây dựng chương trình
+ Tạo nguồn vốn
+ Xây dựng các yêu cầu về kết nối thông tin

9
+ Đề ra các tiêu chuẩn về chất lượng
+ Lập kế hoạch nhận biết và đánh giá rủi ro
+ Xây dựng các kế hoạc quản lý khác như: Phạm vi dự án. chương trình
thực hiện, giá thành, chất lượng, nguồn nhân lực, thông tin liên lạc, mua
sắm hàng hóa...
+ Xây dựng hệ thống quản lý dự án
+ Xây dựng kế hoạch lần chót cho dự án
+ Phê duyệt dự án
+ Tổ chức hội thảo mở màn dự án.
- Quá trình thực hiện dự án bao gồm các nội dung sau:
+ Thực hiện kế hoạch dự án
+ Quản lý quá trình dự án
+ Hoàn thành các phần việc của dự án
+ Chia sẻ thông tin
+ Quản lý chất lượng
+ Xây dựng đội ngũ thực hiện dự án
+ Tổ chức các hội thảo giai đoạn
+ Xác định và đánh giá các thay đổi
+ Sử dụng hệ thống điều hành nhà nước
+ Quản lý các vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch
- Giám sát và điều khiển quá trình thực hiện dự án bao gồm các phần việc:
+ Quản lý các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án
+ Đánh giá việc thực hiện dự án
+ Xây dựng báo cáo thực hiện dự án
+ Quản lý các thay đổi về phạm vi dự án
+ Giám sát và quản lý các rủi ro
+ Điều chỉnh chương trình thực hiện
+ Quản lý chất lượng dự án
+ Điều chỉnh giá thành dự án
+ Kiểm tra phạm vi dự án
+ Đảm bảo dự án đang thực hiện đúng kế hoạch
+ Hoàn thiện kế hoạch thực hiện

10

You might also like