You are on page 1of 7

Sổ tay Hướng dẫn

Vòng Sơ tuyển TRƯỜNG TEEN 2021


MỤC LỤC

1. Luật thi đấu Trường Teen 3


1.1 Kiến nghị tranh biện 3
1.2 Đội tranh biện 3
1.3 Lượt nói 3
1.4 Nhiệm vụ mỗi lượt nói 3
2. Các yêu cầu của Ban Chuyên môn đối với thí sinh tham gia Trường Teen 4
2.1. Yêu cầu về nội dung 4
2.2. Yêu cầu về phong cách 4
2.3. Yêu cầu về chiến thuật 4
2.4. Yêu cầu về tác phong 4
3. Thể lệ Vòng Sơ tuyển Trường Teen 2021 5
3.1 Thông tin chung 5
3.2 Tiêu chí chấm điểm Vòng Sơ tuyển 6
3.3 Nội quy giải đấu 6
Lịch trình thi đấu (theo ngày) 7
Thông tin liên hệ (BTC) 7

2
1. LUẬT THI ĐẤU TRƯỜNG TEEN
1.1 Kiến nghị tranh biện
Mỗi trận tranh biện xoay quanh một kiến nghị do Ban chuyên môn đưa ra. Trong đó, đội Ủng hộ có nhiệm vụ chứng minh kiến nghị
này là đúng, và đội Phản đối có nhiệm vụ chứng minh kiến nghị này là không đúng.

Có hai dạng kiến nghị thường gặp:


Kiến nghị chính sách: trong dạng kiến nghị này, một đối tượng sẽ thi hành một chính sách cụ thể (chủ yếu để giải quyết một vấn
đề trong bối cảnh trận đấu). Các kiến nghị này thường dưới dạng "Chúng tôi sẽ" cấm/cho phép/ưu tiên, v.v.. Đội Ủng hộ có nghĩa
vụ làm rõ cách thực thi chính sách này. Đội Phản đối có thể yêu cầu giữ nguyên hiện trạng hoặc đưa ra một chính sách khác không
trùng với chính sách đội Ủng hộ đề ra và chứng minh chính sách của họ tốt hơn. Ví dụ: "Chúng tôi cho phép học sinh nam để tóc
dài khi đến trường."
Kiến nghị giá trị: trong dạng kiến nghị này, hai đội sẽ không cần tập trung vào cách thực hiện mà vào tính đúng-sai của đối tượng
được nêu ra trong kiến nghị. Các kiến nghị này thường dưới dạng "Chúng tôi ủng hộ/phản đối…". Đội Ủng hộ sẽ chứng minh đối
tượng này là đúng. Đội Phản đối sẽ chứng minh đối tượng này là sai. Cần chú ý rằng, do bản chất của mỗi đối tượng đều có nhiều
mặt, trận tranh biện sẽ tập trung vào so sánh tính đúng-sai, lợi-hại của đối tượng này. Ví dụ: "Chúng tôi phản đối quan niệm “Con
nhà người ta”.

Ngoài hai dạng kiến nghị trên, có một vài hình thức đặt kiến nghị đặc biệt như sau:
Kiến nghị giả tưởng: trong dạng kiến nghị này, bối cảnh trận tranh biện sẽ được giả định nhằm cho phép thí sinh tranh biện về bản
chất của những vấn đề. Các kiến nghị này thường bắt đầu bằng "Giả sử thực hiện được" hoặc những cụm từ tương đương. Vì bối
cảnh giả tưởng nên thí sinh không nên tranh biện về khả năng thực thi của kiến nghị. Tuy nhiên, thí sinh vẫn nên áp dụng những ví
dụ, kiến thức thực tế vào phần tranh biện của mình.
Kiến nghị "Hối tiếc": trong dạng kiến nghị này, hai đội có nghĩa vụ so sánh bối cảnh hiện tại và bối cảnh quá khứ (khi đối tượng
tranh biện chưa xuất hiện). Đội Ủng hộ sẽ chứng minh bối cảnh quá khứ tốt hơn, trong khi đội Phản đối sẽ chứng minh bối cảnh
hiện tại tốt hơn.
Kiến nghị nhập vai: trong dạng kiến nghị này, hai đội Ủng hộ và Phản đối sẽ nhập vai vào một đối tượng được kiến nghị đưa ra.
Các kiến nghị này thường dưới dạng "Chúng tôi, với tư cách là…". Nhiệm vụ của hai đội là mang lại nhiều lợi ích và ít thiệt hại
nhất cho đối tượng mình nhập vai.

1.2.
- Đội tranh biện
- Mỗi trận Tranh biện sẽ gồm 02 đội thi đấu, mỗi đội gồm 03 thành viên đến từ cùng 1 trường THPT.
- Hai đội được chia ngẫu nhiên thành hai phe Ủng Hộ và Phản đối. Đội không được chọn hoặc đổi phe. Cả ba thành viên đều phải
tham gia thi đấu.
- Nhiệm vụ của mỗi đội bao gồm (1) đưa ra lập luận chặt chẽ chứng minh kiến nghị đúng/không đúng (tùy theo phe Ủng hộ hoặc
Phản đối) và (2) chứng minh đội đối phương không đúng (phản biện).

- Lượt nói
1.3.
- Mỗi thành viên lần lượt thực hiện lượt nói, bắt đầu từ đội Ủng hộ.
- Lượt thứ nhất kéo dài 03 phút, lượt thứ hai và lượt thứ ba kéo dài 04 phút mỗi lượt nói.
- Giữa các lượt nói của một phe, phe còn lại có thể đưa ra ý kiến phản đối hoặc câu hỏi (gọi tắt là POI) nếu được phe đang trình bày
chấp thuận. Mỗi POI không quá 15 giây.
- Trong cả 03 lượt, đội Ủng hộ là đội thực hiện lượt nói trước rồi đến đội Phản đối.
- Sau khi hoàn thành ba lượt nói chính thức, hai đội tiếp tục với lượt phản hồi kéo dài 02 phút. Ở lượt phản hồi, đội Phản đối là đội
thực hiện trước.
- Không được đưa ra ý kiến hoặc câu hỏi cho đối phương khi đối phương thực hiện lượt phản hồi.
- Sau trận Tranh biện, Giám khảo sẽ quyết định kết quả thắng - thua của trận đấu.
- Đội thắng sẽ có tổng số điểm cá nhân cao hơn.

1.4. Nhiệm vụ mỗi lượt nói


Dưới đây là những nhiệm vụ cơ bản của mỗi lượt nói, tùy vào trận đấu, thí sinh có thể điều chỉnh
sao cho phù hợp với khả năng của. đội nhà,

3
4
2. CÁC YÊU CẦU CỦA BAN CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI THÍ SINH THAM GIA TRƯỜNG TEEN
2.1. Yêu cầu về nội dung
- Định nghĩa: mỗi đội cần đưa ra định nghĩa và bối cảnh dựa theo kiến nghị, rõ ràng và công bằng để trận tranh biện có thể diễn ra.
- Lập luận: cần đầy đủ ba yếu tố (i) liên quan trực tiếp đến kiến nghị và phe tranh biện, (ii) được giải thích đầy đủ, logic với ví
dụ/dẫn chứng phù hợp và (iii) giá trị của lập luận được làm rõ.
- Phản biện: cần chỉ ra và chứng minh lỗi lập luận của đối phương, phản biện giá trị của lập luận đó. Đưa ra những POI hoặc hồi
đáp, POI có chất lượng tốt.
- So sánh: tìm ra các mâu thuẫn trong trận đấu (những điểm then chốt hai đội đang có lập luận đối lập nhau) và chứng minh đội
mình đúng hơn và mang lại nhiều giá trị to lớn hơn đội đối phương.

2.2. Yêu cầu về phong cách:


- Kiểm soát giọng nói: chú ý đến âm lượng, tốc độ nói, cao độ, trình bày có điểm nhấn. Nói to rõ, giọng địa phương sẽ không bị trừ
điểm.
- Ngôn ngữ cơ thể: sử dụng cử chỉ tay hợp lí nhằm hỗ trợ phần trình bày, hạn chế cúi người, có thể di chuyển nhưng không rời khỏi
bục thi đấu quá xa (khoảng 2 bước chân).
- Eye-contact: hạn chế xem bài nói và không đọc, vì chương trình có ghi hình, thí sinh được yêu cầu nhìn người đối diện trong suốt
phần trình bày.
- Hài hước: có thể sử dụng sự hài hước để tăng chú ý nhưng không nên lạm dụng, tránh công kích, chế giễu.

2.3. Yêu cầu về chiến thuật:


- Chiến thuật đội: bài nói các thành viên thống nhất, bổ trợ, bảo vệ cho nhau. Các bài nói cần ứng đáp với đội đối phương. Thể hiện
sự phát triển về ý tưởng qua các lượt nói, thay vì lặp lại những lập luận của đồng đội.
- Chiến thuật cá nhân: cấu trúc bài nói rõ ràng, dễ theo dõi (có giới thiệu các phần trước khi trình bày). Thí sinh ưu tiên các vấn đề
quan trọng. Quản lý thời gian tốt, không nói quá giờ. Nên đưa ra và nên nhận ít nhất 1 POI trong lượt nói.

2.4. Yêu cầu về tác phong:


- Đúng giờ.
- Tôn trọng những người tham gia chương trình, ban tổ chức, tình nguyện viên, v.v..
- Thi đấu công bằng bằng khả năng của mình.

3. THỂ LỆ VÒNG SƠ TUYỂN TRƯỜNG TEEN 2021


3.1 Thông tin chung
Tại vòng Sơ tuyển TRƯỜNG TEEN 2021, các đội thi sau khi đăng ký tham gia chương trình thành công sẽ được liên hệ để sắp xếp thời
gian tham gia vào MỘT trong tám giải đấu mini tương ứng với 08 khung giờ khác nhau trong 4 ngày 29/05, 30/05, 05/06 và 06/06 trên
nền tảng Zoom*.
- Các thí sinh sẽ tham gia vòng Sơ tuyển dưới hình thức giải đấu tranh biện nhằm chọn ra top 30 đội thi xuất sắc nhất.
- Ở mỗi giải đấu, các đội thi sẽ thi đấu tất cả HAI vòng liên tục, vòng đầu với kiến nghị cho trước (thí sinh được chuẩn bị trước ở nhà
- trước 3-4 ngày) và vòng thứ hai với kiến nghị ngẫu nhiên (thí sinh chuẩn bị trong vòng 30 phút trước khi thi đấu). Hết vòng thi
nhất, thí sinh sẽ được nghe kết quả thắng - thua và nhận xét từ giám khảo để có thể cải thiện phần thi ở vòng đấu thứ hai. Sau vòng
hai, thí sinh sẽ không được nghe nhận xét và sẽ rời phòng thi đấu rồi chờ Ban Tổ Chức thông báo kết quả qua hòm thư điện tử.
(Thí sinh sẽ thi đấu theo luật tranh biện Trường Teen. Xem mục I.1. Luật thi đấu trường Teen)

5
3.2 Tiêu chí chấm điểm Vòng Sơ tuyển
Nội dung chiếm 40%
Phong cách trình bày chiếm 40%
Chiến thuật chiếm 20%
(Các bạn xem chi tiết cho từng tiêu chí ở mục II.2. Các yêu cầu từ Ban chuyên môn đối với Thí sinh Trường Teen)

Lưu ý: Khác với format Trường Teen khi quay hình, ở giải đấu này, giám khảo sẽ không cho điểm sau từng phiên tranh biện mà sẽ lắng
nghe hết tất cả các lượt nói của toàn trận đấu và cho điểm trình bày cho từng cá nhân theo thang điểm được thiết kế riêng cho vòng sơ
tuyển nhằm đảm bảo tính công bằng cho tất cả các đội. Thang điểm này được thiết kế dựa theo các luật tranh biện quốc tế và chỉnh sửa
cho phù hợp với luật Trường Teen. Giám khảo không công bố điểm, chỉ phân định thắng/thua và đưa ra nhận xét.
30 đội thi với tổng điểm trình bày cả đội cao nhất sau tám giải đấu sẽ được lọt vào vòng loại top 30. Điều đó cũng có nghĩa nếu như đội
bạn thua trong một trận đấu nhưng lại có phần thể hiện xuất sắc với điểm trình bày cao, đội bạn vẫn có cơ hội lọt được vào top 30.

3.3 Nội quy giải đấu


Nội quy chung:
- Các đội thi phải tham gia đầy đủ cả hai vòng đấu. Các đội thi không tham gia đủ, vì bất cứ lí do gì, sẽ bị loại.
- Một đội thi phải có đủ ba thành viên. Trong trường hợp, có một thành viên của đội trong ngày thi đấu bất ngờ không thể tham gia
được, các bạn vẫn sẽ được thi đấu (một thành viên nói hộ phần của thành viên vắng mặt) nhưng không được xét vào vòng trong.

Trước khi bắt đầu trận đấu:


- Có mặt trước giờ “Điểm danh” 15 phút đề phòng các vấn đề kỹ thuật. Khi bắt đầu điểm danh, chúng tôi sẽ đóng phòng Zoom, các
bạn vào muộn sẽ không được tham gia thi đấu.
- Các đội bị thoát Zoom đột ngột trong quá trình giải đấu diễn ra cần liên hệ trực tiếp với BTC để được hỗ trợ vào lại. (Xem trong
email gửi cùng cuốn sổ tay này)
- Ngay sau khi vào Zoom, các đội phải đặt tên hiển thị theo cú pháp [Tên đội_Họ tên thí sinh (nếu nhiều tài khoản)_Tên Trường],
(Ví dụ: HOA BƯỞI_Nguyễn A_THPT Chu Văn An)
- Trong phần điểm danh, BTC sẽ kiểm tra video của các đội để đảm bảo không có thí sinh nào vi phạm quy định về camera.
- Sau khi nhận được thông báo về xếp đội và xếp phòng cho mỗi vòng đấu, thí sinh cần bổ sung thêm số phòng tương ứng với vòng
đấu đó vào tên hiển thị theo cú pháp [Số phòng_Tên đội_Họ tên (nếu nhiều tk)_Tên Trường]
(Ví dụ: Phòng 1_HOA BƯỞI_Nguyễn A_THPT Chu Văn An)
- Đảm bảo địa điểm yên tĩnh, âm thanh tốt, không được phép vang vọng/có echo (không casting ở quán cafe, tv bật);
đường truyền ổn định

Trong quá trình trận đấu:


1. Thí sinh mở camera xuyên suốt quá trình thi đấu, chỉ mở mic khi tới lượt trình bày của mình hoặc khi xin POI.
2. Yêu cầu thí sinh đứng nói, phải để GK nhìn thấy được từ bụng trở lên.
3. Mỗi người chỉ có duy nhất 01 lượt nói, không chấp nhận trình bày lại. (Nếu có sự cố, báo với BTC).
4. Thời gian nói lần lượt là 3-4-4-2 phút. Thí sinh chủ động bấm giờ, GK sẽ ra hiệu khi hết thời gian. Nói quá giờ sẽ bị trừ điểm và
không được công nhận phần trình bày bị quá giờ.
5. Cố gắng nói, trình bày rõ ràng, hạn chế đọc. Không lạm dụng tiếng Anh.

* Lịch trình thi đấu cụ thể được đính kèm ở trang sau

6
LỊCH TRÌNH THI ĐẤU (THEO NGÀY)

THÔNG TIN LIÊN HỆ (BTC):


Hồng Cẩm - 0968413985 (Trợ lý Sản xuất)
Ngọc Cẩm - 0856867393 (Trợ lý Sản xuất)
Ngọc Linh - 0961768046 (Trợ lý Sản xuất)
Minh Uyên - 0906170599 (Trợ lý Sản xuất)

You might also like