You are on page 1of 136

Tröôøng ñaïi hoïc

ngoaïi thöông MUÏC LUÏC


taïp chí
kinh teá Kinh teá vaø hoäi nhaäp

ñoái ngoaïi 1. Kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng 3


Soá 55/2013 cho 2013
ISSN 1859 - 4050 TS Nguyễn Tú Anh
PGS, TS Nguyễn Thu Thủy
Toång Bieân taäp
GS, TS, Hoaøng Vaên Chaâu 2. Thương mại quốc tế về hàng hóa của Việt 9
Nam năm 2012
Trôï lyù Toång bieân taäp
TS Đào Ngọc Tiến
PGS, TSKH Nguyeãn Vaên Minh 3. Một số nét chính về đầu tư trực tiếp nước 15
ngoài năm 2013
Ban thö kyù toøa soaïn ThS Phan Thị Vân
TS Nguyeãn Vaên Thoan
TS Ñaøo Ngoïc Tieán
4. Một số quan điểm về tự do hóa thương mại 27
Ñinh Mai Lieân và sự vận dụng trong thực tiễn ở một số quốc
Nguyeãn Ngoïc Bích gia Đông Nam Á
Hoäi ñoàng Bieân taäp
ThS Đậu Xuân Đạt
GS, TS Nguyeãn Thò Mô 5. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc vượt 38
PGS, TS Nguyeãn Thò Quy
qua các rào cản kiểm dịch động thực vật tại
PGS, TS Nguyeãn Vaên Hoàng
PGS, TS Vuõ Chí Loäc
thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản
PGS, TS Buøi Ngoïc Sôn TS Hồ Thúy Ngọc,
TS Ñaøo Thò Thu Giang
PGS, TS Nguyeãn Ñình Thoï
ThS Võ Sỹ Mạnh, ThS Hà Công Anh Bảo
PGS, TS Phaïm Duy Lieân 6. Đầu tư của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Nam 48
PGS, TS Nguyeãn Thò Bích Haø
PGS, TS Ñoaøn Vaên Khaùi
Á - cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế
PGS, TS Taêng Vaên Nghóa Việt Nam
PGS, TS Buøi Thò Lyù ThS Nguyễn Ngọc Lan
PGS, TS Ñaëng Thò Nhaøn
TS Phaïm Thò Hoàng Yeán 7. Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn 59
TS Leâ Thò Thu Thuûy ở nước ta hiện nay
TS Nguyeãn Thu Thuûy
PGS, TS Trònh Thò Thu Höông ThS Nguyễn Mai Phương
PGS, TS Töø Thuùy Anh
8. Những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển 65
dịch vụ vận tải biển của Việt Nam trong bối
giaáy pheùp xuaát baûn
180/GP-BVHTT caáp ngaøy 22/04/2002
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
In 1000 baûn taïi Xí nghieäp In TS Lê Thị Việt Nga
Nhaø xuaát baûn Lao ñoäng - Xaõ hoäi
Noäp löu chieåu thaùng 3/2013
9. Những xu hướng mới trong liên kết kinh tế 75
tại châu Á - Thái Bình Dương
Toøa soaïn vaø trò söï ThS Phùng Mạnh Hùng
91 Phoá Chuøa Laùng
Ñoáng Ña, Haø Noäi
Tel: (84-4) 38356800 (ext 331) 10 Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong 82
Fax: (84-4) 38343605 hiệp định TPP
Email: tapchi@ftu.edu.vn
Website: tapchiktdn.ftu.edu.vn
PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 1


Giaùo duïc vaø ñaøo taïo

11. Quy trình và giải pháp quản lý rủi ro hoạt động cho vay học bổng tại Trường 88
Đại học Ngoại thương
TS Phạm Thu Hương
12. Nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương 96
PGS, TS Nguyễn Xuân Minh
ThS Trần Quốc Trung
13 Một số đề xuất về tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo Đại học tại 104
trường Đại học Ngoại thương
PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương
TS Phan Thị Thu Hiền

tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa Nhaø tröôøng

Tin hoạt động trường 112


Giới thiệu sách giáo trình 125

TIN Toång hôïp

Tin tức 126


Số liệu thống kê 128

Chuyeân muïc hoûi ñaùp

Câu chuyện về một vụ kiện 131

2 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

kinh teá Vieät Nam naêm 2012


vaø trieån voïng cho 2013
Nguyễn Tú Anh*
Nguyễn Thu Thủy**

Tóm tắt
Bài viết này trình bày tổng quan về thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 với
những thành công và những mục tiêu chưa đạt được. Thành công của nền kinh tế Việt Nam
có thể được ghi nhận qua quá trình kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tỷ giá ổn định, dự trữ
ngoại hối tăng, xuất nhập khẩu giữ tốc độ tăng trưởng tốt. Những mục tiêu kinh tế mà Việt
Nam chưa đạt được trong năm 2012 bao gồm tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, dư nợ
tín dụng còn thấp, vốn đầu tư giảm, và tình trạng thâm hụt ngân sách khá cao. Trên cơ sở
phân tích bối cảnh thế giới và trong nước, bài viết chỉ ra các rủi ro thách thức và các cơ hội,
đồng thời đưa ra những dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Từ khóa: Kinh tế Việt Nam 2012, Triển vọng kinh tế, Dự báo kinh tế 2013

Q
uá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế
trong hai năm qua đã làm bộc lộ
những khuyết tật lớn của nền kinh
tế: hệ thống quản lý các tổ chức tín dụng còn
nhiều lỗ hổng; dòng tiền đầu cơ vào bất động
sản từ hệ thống tín dụng lớn hơn nhiều so với
dự báo; quản trị các doanh nghiệp nhà nước
còn lỏng lẻo gây thất thoát lớn vốn và tài sản
của nhà nước; đầu tư công chưa đạt được hiệu
quả như mong muốn, thâm hụt ngân sách ngày
càng tăng, v.v… Khắc phục các khuyết tật đó
trong ngắn hạn sẽ gây ra những tổn thất cho
Chính phủ đã từng bước thận trọng nhưng
những nhóm lợi ích khác nhau và làm giảm
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, do đó đòi quyết liệt thực hiện các quyết sách tái cấu
hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn, kiên quyết trúc lại nền kinh tế như: thực hiện đề án tái
và kiên định. cấu trúc các tổ chức tín dụng mà trọng tâm
Trong hai năm thực hiện kế hoạch phát là các ngân hàng thương mại, đề án tái cấu
triển kinh tế xã hội năm 2011-2012, Đảng và trúc doanh nghiệp nhà nước, đề án tái cấu

*
TS, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
**
PGS, TS,Trường Đại học Ngoại thương

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 3


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

trúc đầu tư công, v.v… những chính sách này năm 2012. Cả năm nhập khẩu khoảng 14,3 tỷ
bước đầu đã mang lại những chuyển biến tích USD tăng khoảng 7,1% so với năm 2011.
cực cho nền kinh tế. Đáng chú ý là mặc dù xuất khẩu tăng mạnh,
1. Những thành quả đạt được đáng ghi nhập khẩu tăng khá nhưng thu ngân sách từ
nhận hoạt động xuất nhập khẩu trong 11 tháng đầu
Lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, lãi năm lại giảm 18,55% so với năm 2011. Thực
suất giảm dần về mức thông thường tế là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu
dựa trên thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng
Từ đầu năm 2012 đến nay lạm phát luôn
nguyên liệu đầu vào hầu như không chịu thuế
giảm từ mức 17,27% tháng 1/2012 đến tháng
hoặc có mức thuế suất rất thấp. Do đó sự sụt
12/2012 còn 0,27% và cả năm 2012 là 6,81%.
giảm của thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam
thể ngụ ý rằng tốc độ nhập khẩu giảm trong
duy trì lạm phát trong khoảng 5% - 9% là cần
năm 2012 chủ yếu là giảm nhập khẩu hàng
thiết vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vừa
tiêu dùng và xa xỉ phẩm. Xu hướng thắt chặt
đảm bảo kích thích cầu thúc đẩy tăng trưởng.
chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhập khẩu là đặc
Lãi suất huy động những tháng đầu năm biệt cần thiết trong thời kỳ khó khăn này để
2011 tăng nhanh từ mức 14 -15,5% lên đỉnh có thể tăng tích lũy và tăng cầu nội địa. Lưu ý
cao 18,5% vào tháng 5 và trong một số trường rằng tốc độ tăng cầu tiêu dùng (đã loại trừ yếu
hợp lãi suất còn tăng cao hơn 21%. Bắt đầu tố tăng giá) trong suốt cả năm 2012 vẫn luôn
từ tháng 6/2011 trước những chính sách quyết tăng và cao hơn tốc độ của năm 2011.
liệt của ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động
Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng
đi vào ổn định ở mức 18,5% (kỳ hạn 1 tháng)
mạnh
cho đến tháng 8/2011. Kể từ tháng 9/2011 đến
nay lãi suất huy động từng bước giảm dần, Cán cân thương mại được cải thiện, niềm
từ mức 18,5% xuống đạt mức 9% vào tháng tin vào đồng VNĐ được phục hồi, tạo điều
6/2012 và ổn định cho đến nay. Thanh khoản kiện để NHNN tăng dự trữ ngoại hối. Cho đến
của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện. hết tháng 9 năm 2012 dự trữ ngoại hối tăng,
đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán
Hoạt động xuất nhập khẩu vượt mức kế
quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.
hoạch
Tỷ giá được sự hỗ trợ của việc tăng mạnh
Đà tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 có
dự trữ ngoại hối, cầu nhập khẩu tăng chậm,
giảm sút so với năm 2011 nhưng vẫn giữ
lạm phát giảm mạnh nên gần như ổn định
ở mức khá cao, ước đạt 114,5 tỷ USD tăng
trong suốt năm 2012.
18,2% so với năm 2011. Tuy nhiên, xuất khẩu
tăng chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước 2. Những mục tiêu chưa đạt
ngoài (kể cả dầu thô) dẫn dắt với mức tăng Tăng trưởng kinh tế tăng thấp hơn dự
31,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó khu vực kiến
kinh tế trong nước chỉ tăng 0,9%. Quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế trong
Cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và tài ngắn hạn có thể làm cho tốc độ tăng trưởng
khóa, đà nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh trong kinh tế chậm lại. Từ năm 2011 tốc độ tăng

4 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại và xu Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và
hướng sút giảm này vẫn tiếp tục duy trì trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu
năm 2012. Theo ước tính của chúng tôi, GDP hướng giảm xuống
năm 2012 tăng khoảng 5,1% trong đó ngành Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm
Nông-Lâm-Ngư nghiệp tăng khoảng 2,8%, 2012 ước đạt 29,5% GDP giảm nhiều so
công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,41% với mức bằng 34,6% GDP trong năm 2011.
và ngành dịch vụ tăng khoảng 6,02%. Cũng Trong 9 tháng đầu năm khu vực có vốn đầu tư
cần phải nói thêm rằng năm 2012 là một khó nước ngoài chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm
khăn chung đối với kinh tế thế giới và đặc 2011, khu vực ngoài nhà nước cũng chỉ ước
biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á: tăng 11,8%. Để bù đắp xu hướng này đầu tư
Trung Quốc ước tăng 7,8% (9,2%); Ấn Độ khu vực nhà nước đã tăng mạnh đạt mức tăng
ước tăng 4,9% (6,8%); Ma-lay-xia ước tăng trong 9 tháng đầu năm khoảng 10,4% cao hơn
4,4% (5,1%); Singapore ước tăng 1,5% (4,9); rất nhiều mức tăng 2% trong cả năm 2011.
Hàn Quốc 2,4% (3,6), Đài Loan 1,05% (4%)1 Thâm hụt ngân sách có khả năng vượt chỉ
(Nguồn: IMF). Dự báo kinh tế thế giới năm tiêu 4,8% GDP
2012 tăng trưởng vào khoảng 3,3% giảm 0,5 Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm
điểm phần trăm so với năm 2011. Như vậy, đến 15/11/2012 ước tính đạt  593,4  nghìn tỷ
kinh tế Việt Nam suy giảm cũng có một phần đồng, bằng 80,1% dự toán năm. Tổng chi ngân
tác động của sự suy giảm tốc độ tăng trưởng sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2012 ước
của kinh tế thế giới và khu vực. tính đạt 747,2 nghìn tỷ đồng, bằng 82,7% dự
Dư nợ tín dụng thấp hơn dự kiến toán năm. Thâm hụt ngân sách có khả năng
Tổng phương tiện thanh toán tăng đều đặn vượt quá chỉ tiêu 4,8% GDP do so với dự toán
tốc độ tăng chi nhanh hơn tốc độ tăng thu và
từ tháng 5 đến nay, tính đến 20/11/2012 mức
tốc độ tăng GDP năm nay dự chỉ ước đạt 5,2%
tăng ước đạt  15,33% so với tháng 12/2011.
thấp hơn nhiều so với kế hoạch là 6 – 6,5%.
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các
Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính
tổ chức tín dụng ước tăng 15,98%. Dư nợ tín
quốc gia thâm hụt ngân sách trong 9 tháng đầu
dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu
năm đã lên tới 6,2% GDP.
tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) ước
tăng  4,15% so với cuối năm 2011. Như vậy 3. Dự báo cho năm 2013
mục tiêu tăng dư nợ tín dụng từ 13-16% chắc Bối cảnh kinh tế thế giới
chắn là không đạt được trong năm 2012. Số dư Tình hình kinh tế thế giới 2013 được dự
tiền gửi tăng mạnh cho thấy niềm tin vào đồng báo sẽ có nhiều gam màu sáng hơn năm 2012.
VNĐ đang tiếp tục hồi phục, đồng thời thanh Tốc độ tăng trường kinh tế của thế giới nói
khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện, tuy chung và của các nước đối tác thương mại và
nhiên nó cũng cho thấy có sự bế tắc trong việc đầu tư chính của Việt Nam nói riêng (trừ Nhật
tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Bản) như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, các

1
Số trong ngoặc là số của năm 2011

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 5


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nước ASEAN v.v… đều được dự báo có tốc tới sẽ có nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng
độ tăng trường cao hơn năm 20122. cũng đầy bất định. Những yếu tố rủi ro nêu
Dòng vốn ròng chảy vào các nước đang trên nếu xảy ra sẽ tác động tai hại đối với nền
phát triển thuộc Đông Á, Đông Nam Á và các kinh tế Việt Nam nếu chúng ta không kịp thời
đảo quốc trên Thái Bình Dương dự báo có tốc khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế để
độ tăng khoảng 3,4% cao hơn mức ước lượng khôi phục lại niềm tin của giới đầu tư toàn cầu
cho năm 2012 là 3,3%3. và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Thương mại thế giới được dự báo sẽ phục
hồi và có mức tăng trưởng khoảng 4,5%, tăng Bối cảnh trong nước
1,3 điểm phần trăm so với năm 2012. Giá Mặc dù hai năm qua đã đặt ra một số tiền đề
các đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế trên thị cơ bản cho quá trình tái cấu trúc lại nền kinh
trường thế giới được dự báo giảm so với năm tế. Tuy nhiên một số cân đối lớn chưa vững
2011: giá dầu thô giảm nhẹ từ mức 106,18USD chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại. Nợ
trong năm 2012, xuống còn khoảng 103 – xấu gia tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó
105,1 USD trong năm 2013; giá các hàng phi khăn. Lãi suất tín dụng còn cao so với hiệu
nhiên liệu được dự báo giảm khoảng 2,2% - quả sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng huy
2,9% so với năm 20124. động vốn cao hơn nhiều so với tăng trưởng
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn còn tín dụng cho vay; chênh lệch lãi suất huy động
đầy bất định. Kinh tế Trung Quốc có khả và lãi suất cho vay còn lớn. Doanh nghiệp còn
năng quay lại thời kỳ tăng trưởng cao mới hay nhiều khó khăn, khó tiếp cận được nguồn vốn,
không vẫn là một câu hỏi lớn. Kinh tế Châu tồn kho lớn. Số lượng doanh nghiệp phải giải
Âu vẫn còn rất dễ tổn thương trước các vấn đề thể, ngừng hoạt động còn nhiều. Thị trường
nợ công của các nước thành viên. Những ảnh bất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục
hưởng của “vách đá tài khóa” tại Mỹ lên nền hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số tập
kinh tế Mỹ vẫn chưa ước lượng được rõ ràng. đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động sản
Những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc xuất kinh doanh hiệu quả thấp, vi phạm pháp
với các nước láng giềng và sự cam kết trở lại luật, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước.
mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực Đông và Đông Những khó khăn trong năm 2012 cho thấy
Nam Á là những rủi ro tiềm tàng cho sự phục quá trình tái cấu trúc nền kinh tế có thể phải
hồi lại của nền kinh tế Châu Á. Bong bóng bất kéo dài hơn dự kiến. Một số nhóm lợi ích buộc
động sản tại Ấn Độ đang là mối nguy cơ tiềm phải hi sinh vì lợi ích chung của cả nước. Đây
tàng đối với nền kinh tế của nước này trong là thời điểm có tính quyết định cần kiên định
năm 2013. Kinh tế Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó đổi mới về chất của mô hình tăng trưởng,
khăn hơn trong năm 2013. cương quyết từ bỏ mô hình kinh tế kém hiệu
Do đó, bối cảnh kinh tế thế giới trong năm quả, mạnh dạn đổi mới quản lý nhà nước và

2
Dự báo của IMF và của Ngân hàng thế giới
3
Dự báo vào tháng 6/2011 của Ngân hàng thế giới
4
Dự báo vào tháng 6/2011 của Ngân hàng thế giới

6 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

cải tổ quản trị doanh nghiệp nhà nước. Mọi sự sách bị thu hẹp. Do đó khả năng can thiệp hỗ
nhượng bộ vào thời điểm này càng làm cho trợ của chính phủ trong việc giảm nhẹ thiệt hại
chi phí của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là rất hạn hẹp. Sức ép của xã hội lên bộ máy
thêm cao. chính trị ngày càng lớn, nguy cơ Chính phủ
Do đó năm 2013 là năm bản lề của quá trình chọn giải pháp thỏa hiệp tăng lên. Cái giá phải
tái cấu trúc lại nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta trả cho quá trình tái cấu trúc do đó cũng tăng
chỉ có hai lựa chọn hoặc quyết tâm tái cấu trúc lên. Giải pháp thỏa hiệp như nới lỏng tiền tệ
lại nền kinh tế bằng những chính sách thực và tài khóa có nguy cơ đẩy đất nước đến chu
chất có tính đột phá hoặc thỏa hiệp chấp nhận kỳ bất ổn mới và những thành tựu của chúng
“bản sắc” của nền kinh tế Việt Nam với những ta trong hai năm 2011 và 2012 về kiềm chế
yếu kém và khuyết tật của nó. Trong bối cảnh lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ trở nên
đó, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 có vô nghĩa.
những cơ hội và thách thức không nhỏ.
Rủi ro thứ ba xuất phát từ nợ xấu trong hệ
Rủi ro thống ngân hàng và của các doanh nghiệp.
Rủi ro lớn nhất của nền kinh tế trong năm Nếu không giải quyết quyết liệt nền kinh tế sẽ
tới là đánh mất niềm tin rất mong manh của thị phải đối mặt với rủi ro thứ nhất là mất niềm
trường đối với quyết tâm tái cấu trúc của chính tin. Nếu giải quyết quyết liệt trong khi khả
phủ. Nếu chúng ta đánh mất niềm tin này, thì năng hỗ trợ của nhà nước bị hạn chế về năng
nhà đầu tư sẽ quay lưng, còn người tiêu dùng lực và thể chế đòi hỏi một số doanh nghiệp và
sẽ áp dụng chính sách phòng thủ bằng cách ngân hàng phải chịu thiệt hại và có thể phải
thắt chặt chi tiêu, tăng tích lũy dự phòng. Nền phá sản. Hệ thống kinh tế của chúng ta hiện
kinh tế sẽ vừa suy thoái vừa bất ổn. nay có quá nhiều những mối quan hệ đan chéo
Rủi ro thứ hai là thâm hụt ngân sách đã chằng chịt, do đó sự phá sản của một bộ phận
vượt qua mức chỉ tiêu cho phép, trong điều ngân hàng, doanh nghiệp có nguy cơ gây bất
kiện kinh tế suy giảm khả năng tăng thu ngân ổn cho cả nền kinh tế trong một thời gian dài.
Bảng 1: Kinh tế Việt Nam 2012 và dự báo cho năm 2013 - Tốc độ tăng (%)
2012
Dự báo 2013
Q1 Q2 Q3 Ước Q4
GDP 4,00 4,38 4,73 5,10 5,8
Lạm phát 14,15 6,9 6,48 7,50 7,00
Lãi suất huy động 13,80 11.3 9,00 9,00 8,00
Cầu tiêu dùng 5,00 6,5 6,70 6,80 7,00
Xuất khẩu 25,37 22,88 18,35 18,2 18,00
Nhập khẩu 5,96 5,82 4,93 7,70 10,00
CDS (điểm cơ bản) 284,3 305,1 333
Credit -1,96 0,1 2,35 5,1 10,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê và ước tính của các tác giả

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 7


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Cơ hội và ngoài nước. Do đó khi kinh tế vĩ mô ổn


Khu vực xuất khẩu và khu vực có vốn đầu định bền vững, quá trình tái cấu trúc nền kinh
tư nước ngoài đang hoạt động tốt trong bối tế được định hình rõ ràng hơn thì khả năng
cảnh hiện nay. Năm 2013 kinh tế thế giới và dòng tiền nhàn rỗi trong và ngoài nước lại tiếp
các nền kinh tế đối tác chính của Việt Nam tục đổ vào nền kinh tế.
được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn năm Đối mặt với những cơ hội và thách thức
2012, cơ hội cho hai khu vực này cũng sẽ lớn như trên, cả bộ máy chính trị đều đã cho thấy
hơn năm nay. Tiềm năng kinh tế Việt Nam về quyết tâm tái cấu trúc lại nền kinh tế lấy ổn
trung hạn vẫn được đánh giá cao. Các nhà đầu định kinh tế vĩ mô làm nền tảng. Quyết tâm
tư nước ngoài đã cam kết đầu tư vào trong này cần phải được chuyển tải một cách rõ
nước vẫn không giảm tốc độ giải ngân. Dòng ràng tới nền kinh tế thông qua các hành động
tiền nhàn rỗi trong dân cư còn lớn. Giá tài sản cụ thể. Chúng tôi tin rằng năm 2013 vẫn còn
tại Việt Nam đang rẻ và có thể còn rẻ nữa là cơ nhiều khó khăn nhưng chúng ta hoàn toàn có
hội đầu tư lớn cho rất nhiều nhà đầu tư trong thể đạt vượt mức các chỉ tiêu đề ra.q

Tài liệu tham khảo


1. ADB, Asian development: Outlook 2012 update - Services and Asia’s future growth,
September 2012
2. IMF, World Economic Outlook, October 2012
3. World Bank, East Asia and Pacific Data Monitor, October 2012
4. World Bank, Global Economic Prospects: Managing growth in a volatile world, Volume
5, June 2012
5. Báo cáo của Chính phủ về “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013”,
10/2012
6. Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tháng
11/2012
7. Số liệu của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

8 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ VEÀ HAØNG HOÙA


CUÛA VIEÄT NAM NAÊM 2012*
Đào Ngọc Tiến**

Tóm tắt
Năm 2012 là một năm mà kinh tế thế giới có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, kinh tế
Việt Nam nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng có nhiều nét chú ý. Những
khác biệt đó bao hàm cả những điểm bình thường, theo xu hướng và chu kỳ như các năm trước
nhưng cũng có nhiều điểm không bình thường, đặt ra những vấn đề mang tính nội tại và sẽ
ảnh hưởng đến nền kinh tế trong một thời gian dài tiếp theo. Bài viết này nhằm nhìn lại một
năm vừa qua của hoạt động thương mại quốc tế và đưa ra một số nhận xét, gợi ý chính sách.
Từ khóa: Thương mại quốc tế, thương mại hàng hóa.
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%
so với năm 2011. So với các năm trước thì
mức tăng trưởng 18% chỉ đạt mức trung bình
nhưng trên thực tế, tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2007-2012 dao động khá
lớn (từ -8,9% đến 34,2%). Bên cạnh đó, với
mức tăng GDP chỉ đạt 5,03% thì có thể coi
đây là một điểm sáng rõ nét nhất trong hoạt
động thương mại quốc tế của Việt Nam khi khẩu của Việt Nam, khi vẫn chỉ thiên về gia
tốc độ tăng trương xuất khẩu cao gấp hơn 3 tăng số lượng chứ chưa gia tăng hàm lượng
lần tốc độ tăng GDP. chế biến để có được giá xuất khẩu cao hơn.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012
hóa xuất khẩu năm 2012 tăng 18,9%. Đây là đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước.
nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay giảm
bối cảnh khủng hoảng đã đẩy mạnh xuất khẩu mạnh và đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại
(về lượng) để duy trì đà tăng trưởng của kim đây (không tính đến năm 2009). Đây là dấu
ngạch. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện việc hiệu cho thấy sự trì trệ về kinh tế và lượng
thiếu bền vững trong mô hình tăng trưởng xuất hàng tồn kho trong nước lớn nên không có nhu

*
Bài báo được thực hiện trong khuôn khổ đề tài NCKH cấp trường ĐHNT: "Tình hình kinh tế, thương mại quốc
tế 2012 và triển vọng trong thời gian tới", Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Văn Minh.
**
TS, Đại học Ngoại Thương

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 9


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu


Năm Tăng Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất
trưởng Kim Tăng Tăng do Kim Tăng Tăng do siêu
GDP ngạch lượng ngạch lượng
2007 8,5% 48,6 22,1% 14,8% 62,8 39,8% 36,0% -14,2
2008 6,18% 62,7 29,0% 4,2% 80,7 28,6% 23,5% -18.0
2009 5,32% 57,1 -8,9% 3,0% 69,9 -23,3% -41,5% -12.8
2010 6,78% 72,2 26,4% 19,2% 84,8 21,2% 15,6% -12,6
2011 5,89% 96,9 34,2% 14,6% 105,8 24,7% 4,5% -9,5
2012 5,03% 114,6 18,3% 18,9% 114,3 7,1% 7,4% 0,2
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn
cầu nhập khẩu. Sự suy giảm nhập khẩu này sẽ nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài. Đối với xuất
còn có thể gây ra những ảnh hưởng trong các khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ
năm tiếp theo khi không có đủ đầu vào phục USD, chỉ tăng 1,3% trong khi khu vực có vốn
vụ sản xuất và xuất khẩu (xem bảng 1). đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3
Do xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhập tỷ USD, tăng 31,2%. Nếu không kể dầu thô
khẩu tăng chậm nên năm 2012, Việt Nam thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 63,9 tỷ
xuất siêu 284 triệu USD. Đây là năm đầu tiên
USD, tăng 33,5% so với năm trước. Mức tăng
Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993.
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực
Trong năm 2012 chỉ có ba tháng nhập siêu
có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,7 điểm
ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu,
phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó
đặc biệt là các tháng cuối năm. Đây là một
khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6
điều không bình thường vì các năm trước, kim
điểm phần trăm. Tương tự như vậy, đối với
ngạch nhập khẩu các tháng cuối năm đều tăng
nhập khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 54
mạnh, dẫn đến hiện tượng nhập siêu có xu
tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư
hướng gia tăng vào cuối năm. Và có thể việc
nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%.
này sẽ có những ảnh hưởng mang tính dài hạn
đến hoạt động sản xuất và thương mại trong Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm
năm 2013 và các năm tiếp theo. nay đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu năm nay với các mặt hàng như:
Xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có
điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các
vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt
loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Đã
gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia
xuất hiện những tập đoàn đa quốc gia, với kim
công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong
ngạch xuất khẩu lớn như Công ty Samsung
nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.
Electronics Việt Nam (SEV) với kim ngạch
2. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia 6,1 tỷ USD năm 2011 (dự kiến năm 2012 đạt
xuất nhập khẩu 10 tỷ USD), Công ty Canon Việt Nam hơn 1,5
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 vẫn tỷ USD, Intel Việt Nam 462 triệu USD (năm
bị chi phối bởi hoạt động của khu vực doanh 2011)… Kỳ vọng đẩy nhanh kim ngạch xuất

10 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 2: Đóng góp của các thành phần kinh tế vào hoạt động xuất nhập khẩu
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
DN trong nước DN FDI *
DN trong nước DN FDI
2007 42,8% 57,2% 65,4% 34,6%
2008 44,9% 55,1% 65,5% 34,5%
2009 46,8% 53,2% 62,7% 37,3%
2010 45,9% 54,1% 56,4% 43,6%
2011 43,4% 56,6% 54,8% 45,2%
2012 36,9% 63,1% 47,2% 52,8%
* Bao gồm cả xuất khẩu dầu thô
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn

khẩu các mặt hàng công nghệ cao càng lớn nghiệp FDI là điều khó tránh khỏi nhưng
hơn, khi nhà máy điện thoại di động của Nokia nó đặt ra cho chúng ta bài toán khó trong
dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2013. việc kết nối các doanh nghiệp trong nước với
Ngoài ra, còn không ít nhà đầu tư công nghệ doanh nghiệp nước ngoài.
cao khác cũng đang tiếp tục mở rộng sản xuất, 3. Cơ cấu mặt hàng
đầu tư tại Việt Nam, như Wintek, Kyocera…
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
Đây là một động thái rất tích cực, chứng tỏ
năm 2012 dường như có sự thay đổi so với
rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng. Ngay từ
năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp
khi bắt đầu thu hút FDI, chúng ta đã đặt ra mục
nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD,
tiêu tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là
hàng chế tạo, công nghệ cao. Và nó cũng giúp 35,6%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu
cho Việt Nam có tên trong chuỗi giá trị toàn thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương
cầu của các tập đoàn đa quốc gia. năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm
Tuy nhiên, hiệu quả xuất khẩu của khu 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng
vực này chưa cao và lượng ngoại tệ thực thu nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so
thấp. Chẳng hạn, SEV cũng mới chỉ đạt được với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với
tỷ lệ nội địa hóa 20% sau 2 năm hoạt động. 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD,
Hai loại linh kiện là bán dẫn và màn hình xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm
LCD cho điện thoại di động, mà SEV phải 2011 xuống 5,4% năm 2012. Tuy nhiên, trên
nhập khẩu hoàn toàn, đã chiếm tới 50% giá thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
trị của một chiếc điện thoại1. Trong bối cảnh chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và
công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát linh kiện, tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%) của
triển, việc nhập khẩu đầu vào của các doanh các doanh nghiệp FDI.

1
Nguyên Đức, 2012, Kỳ tích xuất khẩu của doanh nghiệp FDI: Phía sau tấm huy chương, http://vafie.org.vn/index.
php?mod=article&cat=tintucsukien&article=623

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 11


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu


Năm Công nghiệp nặng và Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ Nông lâm thủy sản
khoáng sản công nghiệp
2007 34,4% 42,6% 23,0%
2008 37,0% 39,8% 22,6%
2009 30,9% 44,8% 22,9%
2010 27,8% 45,1% 23,0%
2011 35,6% 40,3% 21,7%
2012 45,1% 34,1% 20,8%
Chú thích: Tổng tỷ trọng không đủ 10% do nhập khẩu vàng phi tiền tệ
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn

Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu


Máy móc thiết bị, dụng cụ,
Năm Nguyên, nhiên, vật liệu Hàng tiêu dùng
phụ tùng
2007 29,2 63,2 7,6
2008 28,9 63,0 8,0
2009 29,4 61,2 9,3
2010 29,6 61,5 8,9
2011 29,0 61,6 7,6
2012 36,9 56,3 6,8
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trên phản ánh nhu cầu của sản xuất và tiêu
năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, dùng trong nước thấp.
nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm
USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng 2012, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập
so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do khẩu chiếm tỷ trọng xấp xỉ 87,9%; nhóm hàng
tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tỷ trọng 3,9%;
cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng nhóm hàng hạn chế nhập khẩu chiếm tỷ trọng
xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng 4,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên,
nguyên nhiên vật liệu chiếm 56,3%, giảm so đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một
với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng số mặt hàng có năng lực sản xuất trong nước
tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau
so với mức 7,6% của năm 2011. Thực trạng quả tăng 14%; giấy tăng 8,9%2.

2
Báo cáo tổng kết 11 tháng năm 2012 của Bộ Công Thương, http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/
Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=52

12 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

4. Cơ cấu thị trường Về nhập khẩu, cơ cấu thị trường không


Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước có sự thay đổi về vị trí. Năm 2012, những
ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thị trường nhập khẩu lớn vẫn là Trung Quốc,
thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên,
tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kim ngạch
17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. của thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc tăng
Việc gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu sang mạnh với con số lần lượt là 17,6% và 18,4%.
thị trường EU là điểm duy nhất làm thay đổi Việc gia tăng mạnh nhập khẩu từ Hàn Quốc có
cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta sau thể là do kim ngạch nhập khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc như SEV
nhiều năm Hoa Kỳ giữ vững vị trí số 1. Một số
hay Samsung Vina. Còn đối với thị trường
mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU
Trung Quốc thì vấn đề nhập siêu tồn tại từ các
chiếm tỷ trọng cao là: Điện thoại chiếm 43%
năm trước vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.
tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu; giày dép
chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt Hình 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu
may chiếm 16%. Bên cạnh đó, thị trường các năm 2012
nước ASEAN cũng có sự gia tăng mạnh mẽ
(27,2%) đưa kim ngạch xuất khẩu lên 17,3 tỷ
USD và chiếm tỷ trọng 15,1%. Các thị trường
khác vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng như Hoa
Kỳ 19,6 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 17,1%;
Nhật Bản 13,1 tỷ USD, tăng 21,4% và chiếm
11,4%; Trung Quốc 12,2 tỷ USD, tăng 10% và
chiếm 10,7%.
Hình 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu
năm 2012

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục


Thống kê, www.gso.gov.vn
5. Nhận xét chung
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm
2012 của Việt Nam dường như đạt được các
mục tiêu kế hoạch về kim ngạch xuất khẩu và
kiềm chế nhập siêu. Tuy nhiên, trên thực tế,
hoạt động xuất nhập khẩu hàng bị ảnh hưởng
lớn của sự đình trệ của sản xuất trong nước.
Do đó, kiểm soát nhập siêu không phải là một
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thành công mà chỉ là hệ quả của sự giảm sút
Thống kê, www.gso.gov.vn nhập khẩu do khủng hoảng kinh tế và thạm

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 13


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

chí, có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nghiệp FDI đối với các sản phẩm điện thoại
sản xuất trong năm 2013 và tiếp sau đó. Khó và điện tử. Việc này đã góp phần tăng kim
có thể trông đợi một sự phát triển nào của ngạch xuất khẩu của nước ta (bù đắp sự suy
thương mại quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế giảm của khu vực doanh nghiệp trong nước)
Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng và tác động đến chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
kinh tế. Cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ và thị trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dấu
hiệu khởi đầu và đòi hỏi những nỗ lực tiếp
doanh nghiệp trong nước phục hồi sản xuất,
theo của chúng ta khi hoạt động của khu vực
tạo ra động lực nhập khẩu và nguồn lực tăng
này vẫn mang tính chất gia công là chủ yếu.
trưởng xuất khẩu.
Việc cấp bách trong năm tới là cần nỗ lực phát
Dấu hiệu khởi sắc duy nhất trong hoạt động triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, kết nối
thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2012 các doanh nghiệp Việt nam xung quanh các
nằm ở hoạt động xuất khẩu của một số doanh “hạt nhân” này.q

Tài liệu tham khảo


1. Tổng cục thống kê, 2012, Tình hình kinh tế- xã hội năm 2012, http://gso.gov.vn/default.
aspx?tabid=621
2. Bộ Công Thương, 2012, Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành Công nghiệp và
Thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2012, http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.
aspx?Machuyende=TK&ChudeID=52

14 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

MOÄT SOÁ NEÙT CHÍNH VEÀ ÑAÀU TÖ


TRÖÏC TIEÁP NÖÔÙC NGOAØI NAÊM 2012
Phan Thị Vân*

Tóm tắt
Bài viết này có mục đích là tóm tắt tình hình FDI trên thế giới căn cứ vào Báo cáo Đầu
tư Thế giới năm 2012 của UNCTAD. Theo đó, năm 2011, dòng vốn FDI thế giới đạt khoảng
1,5 tỷ USD và triển vọng còn tăng trong tương lai. Dòng vốn FDI vào các nhóm nền kinh tế
chính đều tăng trừ Châu Phi. Các nước phát triển vẫn là những chủ đầu tư quan trọng nhất,
trong khi dòng FDI ra của những nước đang phát triển lại giảm trong năm 2011. Hình thức
M&A qua biên giới có tăng lên nhưng dòng vốn đầu tư mới vẫn cao hơn. FDI năm 2011 đã
quay trở lại với lĩnh vực cơ bản và dịch vụ. Bên cạnh các chủ đầu tư chính là các TNCs, hiện
nay còn nổi lên hai nhóm chủ đầu tư FDI khác là các Quỹ đầu tư Quốc gia và các Quỹ Cổ
phần Tư nhân. Các nước tiếp tục tự do hóa và xúc tiến đầu tư. Các BITs có xu hướng giảm
và các IIAs khu vực có xu hướng tăng lên. Năm 2012, lần đầu tiên UNCTAD đưa ra Chỉ số
Đóng góp của FDI. Khung chính sách Đầu tư về Phát triển bền vững cũng đã được đề xuất.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Công ty xuyên quốc gia, Chỉ số Đóng góp của
FDI, Chính sách Đầu tư

Xu hướng và triển vọng FDI1 toàn cầu trên toàn thế giới (FDI) năm 2011 đã vượt mức
bình quân trước khủng hoảng, đạt 1,5 nghìn tỉ
Quy mô vốn
USD, tăng 16% so với năm 2010. Tuy nhiên,
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu còn nhiều biến dòng vốn này vẫn thấp hơn khoảng 23% so
động, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với đỉnh cao năm 2007.

* ThS, Trường Đại học Ngoại thương


1
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài – Foreign Direct Investment (theo IMF) là dạng đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của
một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm có được mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một doanh nghiệp cư trú
tại một nền kinh tế khác. (Thực thể này là nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.)
Mối quan tâm (lợi ích) lâu dài ngụ ý là tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp
và một mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp không chỉ
bao gồm những giao dịch ban đầu thiết lập nên mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp mà còn cả những
giao dịch tiếp theo giữa họ và giữa các doanh nghiệp, dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân.
(...) Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là (...) một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp
nhân trong đó một nhà đầu tư trực tiếp, cư trú tại một nền kinh tế khác, sở hữu 10% hoặc hơn cổ phiếu thường hoặc
quyền biểu quyết (đối với một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) hoặc mức tương đương (đối với một doanh
nghiệp không có tư cách pháp nhân).
Các nhà đầu tư trực tiếp có thể là các cá nhân; các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước có tư cách
pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân; một nhóm các cá nhân hoặc doanh nghiệp; chính phủ hoặc các cơ
quan của chính phủ; hoặc tập đoàn, tờ-rớt; hoặc các tổ chức khác sở hữu (...) các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp tại
các nền kinh tế khác ngoài nền kinh tế mà các nhà đầu tư trực tiếp cư trú. Thành viên của các nhóm liên kết các
cá nhân hoặc doanh nghiệp, thông qua mức sở hữu kết hợp 10% hoặc hơn, được coi là có ảnh hưởng đến quản lý
tương đương với ảnh hưởng của một cá nhân với mức sở hữu tương tự.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 15


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Tổ chức UNCTAD dự đoán tốc độ tăng FDI vững, giúp giá trị FDI toàn cầu có thể đạt 1,8
năm 2012 sẽ giảm đi, chỉ đạt khoảng 1,6 nghìn nghìn tỉ USD năm 2013 và khoảng 1,9 nghìn
tỷ $ do những bất ổn về kinh tế và rủi ro về tốc tỷ USD năm 2014 cho dù có gặp bất kỳ cú sốc
độ tăng trưởng chậm lại của những nền kinh tế kinh tế vĩ mô nào.
mới nổi. Giá trị của các hình thức đầu tư M&A Khu vực nhận đầu tư
qua biên giới và đầu tư mới giảm trong năm Dòng vốn FDI vào tất cả các nhóm nền
tháng đầu năm 2012. Báo cáo về các thương kinh tế năm 2011 đều tăng. Các dòng vốn vào
vụ M&A không nhiều cho thấy tình hình FDI các nước phát triển tăng 21%, đạt 748 tỷ USD.
sẽ tăng chậm trong các tháng cuối năm. Các Tuy nhiên, lượng vốn này vẫn thấp hơn một
dự án đầu tư dài hạn không nhiều nhưng tăng phần tư so với mức trung bình ba năm trước
Hình 1: Dòng vốn FDI toàn cầu, 2002-2011, và triển vọng 2012-2014 (tỷ USD)

Kịch bản thông thường

Nếu có cú sốc về kinh tế vĩ mô

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 17

Hình 2: Dòng FDI vào theo các nhóm nước, 1990-2011 (triệu USD)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, annex table 1

16 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

khủng hoảng. Các dòng vốn vào những nước Hình 3: Những địa điểm đầu tư triển vọng
đang phát triển tăng 11%, đạt kỷ lục 684 tỷ nhất giai đoạn 2012-2014 theo khảo sát
USD. FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi2 TNCs năm 2011 (% TNCs lựa chọn là điểm
tăng 25% đạt 92 tỷ USD. Indonesia lần đầu đến hấp dẫn nhất)
tiên lọt vào tốp năm các điểm đến hấp dẫn
nhất về đầu tư trên toàn thế giới theo điều tra
của UNCTAD. Các nền kinh tế đang phát triển
và chuyển đổi chiếm hơn một nửa tổng dòng
vốn FDI toàn thế giới, lần lượt chiếm 45% và
6% tổng vốn FDI toàn cầu. Các nghiên cứu
của UNCTAD chỉ ra rằng những nước này vẫn
duy trì mức vốn đầu tư cao trong ba năm tới,
và ngày càng trở thành những điểm đến quan
trọng đối với TNCs (xem hình 2).
Châu Phi và các nước kém phát triển nhất
có dòng vốn FDI vào giảm trong năm thứ ba
liên tiếp. Nhưng xu hướng trong tương lai của
những nước này sẽ sáng sủa hơn. Dòng vốn
FDI vào khu vực này năm 2011 giảm chủ yếu Các nền kinh tế phát triển
là do việc giảm đầu tư ở Bắc Phi. Ngược lại, Các nền kinh tế đang
dòng vốn vào khu vực Sa mạc Sahara Châu Phi phát triển và chuyển đổi

lại khởi sắc, đạt 37 triệu $, gần đạt được mức


cao nhất của những nước này trong lịch sử.
Đông Nam Á đã bắt kịp Đông Á về dòng
vốn FDI vào. Việt Nam nằm trong top 20 nước
Ghi chú: theo trả lời của 174 TNCs
có triển vọng thu hút FDI nhất trên thế giới
(xem hình 3). FDI vào Nam Á được vực dậy Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards
bởi hoạt động M&A qua biên giới vào ngành a new generation of investment policies,
annex table 1
khai khoáng. Khủng hoảng khu vực và toàn
cầu vẫn ảnh hưởng đến FDI vào Tây Á. Các ba nhóm nền kinh tế EU, Bắc Mỹ và Nhật.
nước Mỹ La tinh và Caribbean chuyển hướng Theo đó, 82% tổng dòng vốn FDI từ Mỹ là
sang chính sách công nghiệp. từ lợi nhuận tái đầu tư, FDI từ EU chủ yếu
Các nước chủ đầu tư là qua các hoạt động M&A và từ Nhật Bản
Các nền kinh tế phát triển vẫn giữ vai trò lại chủ yếu do sức mua của đồng Yên tăng.
chi phối dòng vốn FDI ra năm 2011, tăng Dòng vốn FDI ra từ các nhóm nền kinh tế
25% so với năm 2010, đạt 1,24 nghìn tỷ $ đang phát triển đều giảm vì những lý do khác
(xem hình 4). Tuy nhiên, dòng vốn FDI ra nhau trong đó có thay đổi tỉ giá và lãi suất.
này tăng bởi các thành phần khác nhau giữa Chỉ riêng FDI ra từ những nước Tây Á tăng.

Bao gồm các nước Đông – Nam Âu và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
2

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 17


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Khảo sát 62 cơ quan xúc tiến đầu tư do 2014 bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh,
UNCTAD thực hiện cho thấy những nền kinh Pháp, Nhật, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Canada,
tế chủ đầu tư triển vọng nhất giai đoạn 2012- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và
Hình 4: Dòng FDI ra theo các nhóm nước, 1990-2011 (triệu USD)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies,
annex table 2
Hình 5: Dòng vốn FDI vào các nước phát triển phân theo thành phần, 2005-2011

Ghi chú: Các nước trong hình bao gồm:Australia, Austria, Belgium, Bulgaria, Canada, Cyprus, the Czech
Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Israel, Italy, Japan, Latvia,
Lithuania, Luxembourg, Malta, the Netherlands, New Zealand, Norway, Poland, Portugal, Romania, Slovakia,
Siovenia, Spain, Sweden, Switzerland, the United Kingdom and the United States.

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 4

18 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Brazil. TNCs ở các nền kinh tế phát triển bày Hình thức đầu tư
tỏ sự bi quan về nền kinh tế toàn cầu ít hơn so Hình thức đầu tư M&A qua biên giới có
với đồng sự của họ ở các nền kinh tế đang phát nhiều khởi sắc, tuy đầu tư mới vẫn chiếm vị
triển và chuyển đổi (tỉ lệ bi quan ở các nước trí dẫn đầu. M&A qua biên giới đạt 526 triệu $
phát triển là 9% năm 2013 và 4% năm 2014, tăng 53% năm 2011, do sự tăng lên của những
tỉ lệ tương tự ở các nước đang phát triển và thương vụ lớn. Điều này cho thấy giá trị các
chuyển đổi lần lượt là 20% và 14%). Những tài sản trên thị trường chứng khoán đã tăng lên
và năng lực tài chính của các bên mua lại cũng
nhà đầu tư không chắc chắn về tình hình kinh
tăng. Các dự án đầu tư mới duy trì ở mức 904
tế thế giới những năm tiếp theo chiếm tới 57%
tỷ USD năm 2011 sau hai năm giảm liên tiếp.
ở những nước đang phát triển và chuyển đổi. Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu tăng lên năm
Ngân quỹ dành cho FDI hứa hẹn sẽ tăng lên ở 2011 nhờ hình thức M&A qua biên giới nhưng
hầu hết các nước chủ đầu tư. Tuy vậy, nhóm tổng giá trị của các dự án đầu tư mới vẫn cao
nước đang phát triển và chuyển đổi sẽ dành hơn M&A qua biên giới do hậu quả của khủng
một lượng vốn khiêm tốn cho FDI. hoảng (xem hình 6).
Hình 6: Giá trị các dự án FDI M&As qua biên giới và đầu tư mới, 2003- 2011 (triệu USD)

.
Ghi chú: Tổng giá trị M&As và đầu tư mới không nhất thiết bằng FDI
Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies,
annex table 9 and annex table 13
Kết quả khảo sát 174 TNCs cho thấy họ nước phát triển và đang phát triển. Các hình
vẫn tiếp tục duy trì phương thức thâm nhập thị thức thâm nhập khác là nhượng quyền thương
trường nước ngoài dưới hình thức góp vốn chủ mại hoặc cấp giấy phép công nghệ cũng khá
sở hữu (bao gồm cả M&A qua biên giới và đầu quan trọng. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu
tư mới), trong đó M&A qua biên giới trở nên sẽ giảm tầm quan trọng trong giai đoạn 2012-
quan trọng hơn trong trung hạn ở cả những 2014.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 19


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Hình 7: Mức độ quan trọng của các hình thức thâm nhập góp vốn và không góp vốn,
giai đoạn 2012-2014 (% trả lời “rất quan trọng” và “cực kỳ quan trọng”)

Ghi chú: Dựa trên kết quả khảo sát 174 TNCs
Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation
of investment policies, trang 20

Hình 8: FDI thế giới phân theo ngành, 2005-2011 (triệu USD)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 9

20 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Lĩnh vực đầu tư vốn FDI của các Quỹ này vẫn tương đối nhỏ
FDI quay trở lại với các ngành cơ bản và dịch so với lượng tài sản khổng lồ là 5 nghìn tỷ USD
vụ sau hai năm giảm liên tiếp là năm 2009 và
3 mà các Quỹ này đang quản lý. Lượng FDI lũy
2010, lần lượt đạt 200 tỷ USD và 570 USD. Năm kế của các Quỹ này đạt khoảng 125 triệu USD
ngành đóng góp vào tăng dòng vốn FDI nhiều năm 2011, với khoảng một phần tư đầu tư vào
nhất bao gồm công nghiệp khai khoáng, hóa các nước đang phát triển. SWFs có thể phối hợp
chất, năng lượng, vận tải và viễn thông. Trong với chính phủ nước nhận đầu tư, các cơ quan
tương lai gần, dòng vốn FDI sẽ tăng ở hầu hết tài chính phát triển, hoặc những nhà đầu tư tư
các lĩnh vực. Nhưng trong trung hạn, dòng vốn nhân để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nông nghiệp
FDI chủ yếu sẽ tập trung vào lĩnh vực cơ bản. và phát triển công nghiệp, bao gồm cả việc xây
Các chủ đầu tư đặc biệt dựng các ngành công nghiệp tăng trưởng xanh.
Các Quỹ Đầu tư Quốc gia Các Quỹ Cổ phần Tư nhân5
Các Quỹ Đầu tư Quốc gia (SWF)4 đầu tư FDI của các Quỹ Cổ phần Tư nhân đã tăng
một lượng vốn đáng kể cho phát triển. Dòng năm 2011 là 18% tương đương 77 tỷ USD, tuy
Hình 9: Giá trị FDI hàng năm và tích lũy của SWF, 2000-2011 (tỉ USD)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation


of investment policies, trang 14

3
Nền kinh tế được chia thành 3 lĩnh vực cơ bản, lĩnh vực khai thác (primary) là các lĩnh vực như khai khoáng, nông
nghiệp nơi giá trị gia tăng tạo ra là thấp nhất, lĩnh vực chế tạo (manufacturing) và lĩnh vực dịch vụ (service)
4
Sovereign wealth funds (SWFs) là các quỹ đầu tư của các chính phủ. Thuật ngữ này được nhà báo Andrew Rozanov
dùng đầu tiên vào năm 2005. Khi đó tổng tài sản của SWFs chỉ đạt 1 500 tỷ USD và chủ yếu đầu tư vào trái phiếu
chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tài sản của các SWFs tăng, họ bắt đầu thay đổi chiến lược,
đầu tư vào các công ty then chốt ở nước ngoài, mua lại các tài sản của nước ngoài. Việc làm này khiến tài sản của
SWFs tăng vọt và còn có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị của nước nhận đầu tư, khiến chúng bị rơi vào tầm
ngắm của giới quan sát quốc tế. Một số người cho rằng SWFs là vì cứu tinh trong tình hình khủng hoảng tài chính
toàn cầu, tuy vậy một số khác lại cho rằng đây là mối lo ngại cho nền kinh tế và chính trị của nhiều nước.
5
Private Equity Fund: là quỹ đầu tư cổ phần vào các công ty chưa niêm yết, có cử người tham gia hội đồng quản trị,
và thường trong thời gian khoảng 10 năm. Các quỹ này có thể thu lại tiền qua ba cách là phát hành cổ phiếu lần đầu
IPO, mua bán hoặc sáp nhập công ty họ quản lý hoặc tái cấu trúc vốn.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 21


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

vẫn còn rất thấp so với dòng vốn FDI của chúng xuyên quốc gia (TNCs) có những bước tiến,
trước khủng hoảng. Dòng vốn FDI này tăng tuy nhiên họ vẫn giữ lại lượng tiền mặt lớn
trong lĩnh vực dịch vụ và kéo theo cả hai lĩnh từ hoạt động đầu tư. Năm 2011, các công ty
vực là cơ bản và sản xuất. Các Quỹ này đang con nước ngoài của TNCs tạo ra khoảng 69
chú ý tới các vấn đề phát triển bền vững trong triệu việc làm, đóng góp tổng doanh thu 28
dài hạn, minh bạch và quản lý doanh nghiệp. nghìn tỷ USD và 7 nghìn tỷ USD giá trị gia
Mặc dù lĩnh vực Quỹ Cổ phần chủ yếu tăng, tăng thêm khoảng 9% so với năm 2010.
phổ biến ở Mỹ và Anh, tuy nhiên hoạt động Theo điều tra hàng năm của UNCTAD đối
của chúng đang mở rộng sang các quốc gia với 100 TNCs lớn nhất, sản xuất quốc tế của
đang phát triển và chuyển đổi, ví dụ các Quỹ các TNCs này có xu hướng đi lên, với doanh
Asia Capital, Dubai International Capital và thu và việc làm tạo ra ở các công ty con nước
H&Q Asia Pacific. Quỹ Cổ phần Tư nhân ngoài tăng nhanh hơn rất nhiều so với công ty
mẹ. Các TNC đang chiếm một lượng tiền mặt
trước kia chủ yếu hoạt động ở trong nước,
kỷ lục, khoảng 5 nghìn tỷ USD bao gồm cả
nhưng hiện nay rất nhiều Quỹ đã hoạt động
lợi nhuận giữ lại ở nước ngoài, chỉ tính riêng
qua biên giới thông qua FDI và cạnh tranh
100 TNCs lớn nhất đã giữ tới 1,03 nghìn tỷ
mua lại các công ty với đối thủ truyền thống
USD tiền mặt. Tuy nhiên, lượng tiền đó chưa
về FDI là các TNCs.
chuyển thành lượng đầu tư tăng trưởng bền
Các công ty xuyên quốc gia vững. Lượng tiền mặt này có thể giúp tăng
Hoạt động sản xuất quốc tế của các công ty FDI trong tương lai.

Hình 10: M&As qua biên giới của các Quỹ Cổ phần Tư nhân, theo lĩnh vực và ngành công
nghiệp chính, năm 2005-2011 (%)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation


of investment policies, trang 13

22 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Chỉ số Hấp dẫn6 và Đóng góp của FDI Một điểm đến hấp dẫn mới xuất hiện năm 2011
là Mongolia. Có rất nhiều nước có sự tiến bộ
Chỉ số Hấp dẫn và Đóng góp của FDI7
đáng kể về thứ hạng ngoài tốp mười trong đó
do UNCTAD xây dựng cho thấy các nước
phải kể đến Ghana, Mozambuque và Nigeria. So
đang phát triển có thứ hạng tốt hơn. Trong
sánh với Chỉ số Tiềm năng FDI8 và Chỉ số Hấp
tốp mười nền kinh tế hấp dẫn FDI nhất, (bao dẫn FDI, một số nước có khả năng thu hút FDI
gồm Hồng-Kông, Trung Quốc, Bỉ, Singapore, nhiều hơn kỳ vọng bao gồm Albania, Cambodia,
Luxembourg, Ai-len, Chi-lê, Kazakhstan, Madagascar và Mongolia. Những nền kinh tế
Mongolia, Turmenistan, Lebanon và Congo), đo khác lại cho thấy lượng FDI thu được thấp hơn
bằng tổng dòng FDI vào và FDI vào trên GDP, kỳ vọng như Argentina, Philippines, Slovenia và
các nước đang phát triển và chuyển đổi đã có Nam Phi. Việt Nam đứng ở vị trí tương đương
8 nước, so với chỉ 4 nước trong thập kỷ trước. với kỳ vọng (xem ma trận).
Ma trận Chỉ số Hấp dẫn FDI và Chỉ số Triển vọng FDI, 2011 (tứ phân vị)
Cao

Trên mức kỳ vọng Đúng mức kỳ vọng Dưới mức kỳ vọng


Australia, Belarus, Belgium, Brazil,
Tứ phân vị thứ nhất

Albania, Bahamas, Congo,


Chile, China, Colombia, Hong Kong
Congo (Democratic Republic Bulgaria, Ghana, Ireland, Israel,
(China), Kazakhstan, Ma-lay-xia,
Chad, Liberia, Madagascar, Niger of), Equatorial Guinea, Jordan, Nigeria, Norway, Panama,
Peru, Poland, Russian Federation,
Lebanon, Luxembourg, Mongolia, Turkmenistan, Uruguay
Saudi Arabia, Singapore, Switzerland,
Mozambique, Zambia
Ukraine, United Kingdom, Viet Nam
Chỉ số Hấp dẫn FDI

Costa Rica, Georgia, Honduras, Austria, Canada, Czech Republic,


Tứ phân vị thứ hai

Brunei Darussalam, Croatia,


Armenia, Cambodia, Guinea, Kyrgyzstan, Libya, Maldives, France, Germany, Hungary, India,
Dominican Republic, Egypt,
Nicaragua, Saint Vincent and the Malta, Namibia, Seychelles, Indonesia, Mexico, Netherlands,
Estonia, Iraq, Portugal, Qatar,
Grenadines, Solomon Islands Sudan, United Republic of Romania, Spain, Thailand, Turkey,
Serbia, Tunisia, Uzbekistan
Tanzania United Arab Emirates, United States
Barbados, Botswana, Cameroon, Algeria, Azerbaijan, Bolivia,
Antigua and Barbuda, Belize, Cape
Tứ phân vị thứ ba

Lao People’s Democratic Denmark, Gabon, Guatemala,


Verde, Central African Republic, Argentina, Finland, Iran (Islamic
Republic, the former Yugoslav Iceland, Jamaica, Latvia,
Djibouti, Dominica, Fiji, Grenada, Republic of), Italy, Japan, Korea
Republic of Macedonia, Morocco, Oman, Pakistan,
Guyana, Mali, São Tomé and Principe, (Republic of), South Africa, Sweden
Mauritius, Moldova, Myanmar, Syrian Arab Republic, Trinidad
Vanuatu
Uganda, Zimbabwe and Tobago
Afghanistan, Benin, Bhutan, Burkina
Angola, Bangladesh, Bosnia
Tứ phân vị thứ tư

Faso, Burundi, Comoros, Côte d’Ivoire, Bahrain, Ecuador, Greece,


and Herzegovina, El Salvador,
Eritrea, Gambia, Guinea- Bissau, Haiti, Kuwait, Lithuania, New
Ethiopia, Kenya, Papua New Venezuela (Bolivarian Republic of)
Kiribati, Lesotho, Malawi, Mauritania, Zealand, Philippines, Slovakia,
Guinea, Paraguay, Senegal,
Nepal, Rwanda, Samoa, Sierra Leone, Slovenia, Sri Lanka
Tajikistan, Yemen
Suriname, Swaziland, Togo, Tonga
Thấp

Tứ phân vị thứ tư Tứ phân vị thứ ba Tứ phân vị thứ hai Tứ phân vị thứ nhất

Thấp Chỉ số Triển vọng FDI Cao

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 32
6
FDI Attraction Index: đo bằng tổng dòng FDI vào và FDI vào trên GDP, có thể dùng dữ liệu dòng FDI hoặc lượng
FDI lũy kế
7
FDI Contribution Index – Chỉ số Đóng góp FDI đo bằng sự đóng góp của FDI và các công ty con nước ngoài cho
nền kinh tế bao gồm giá trị gia tăng, việc làm, lương, thuế, xuất khẩu, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), vốn.
8
FDI Potential Index: Được đo bằng mức độ hấp dẫn của thị trường (dung lượng thị trường, sức mua bình quân
đầu người, tốc độ tăng GDP thực tế), sự sẵn có của thị trường lao động giá rẻ (chi phí lao động đơn vị, lực lượng
lao động trong sản xuất), sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên (nhiên liệu, kim loại, đất trồng), cơ sở hạ tầng (giao
thông, năng lượng, viễn thông)

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 23


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Chỉ số về Đóng góp của FDI là chỉ số mới Hungary, Bỉ và Cộng hòa Séc. So sánh Chỉ số
được giới thiệu trong WIR 2012, đo bằng sự Đóng góp của FDI với tỉ trọng lượng FDI lũy
đóng góp của FDI và các công ty con nước kế9 trên GDP cho thấy có nhiều nền kinh tế
ngoài cho nền kinh tế bao gồm giá trị gia phát triển và chuyển đổi có được tác động tích
tăng, việc làm, lương, thuế, xuất khẩu, chi phí cực tới nền kinh tế “trên một đồng FDI” hơn
nghiên cứu và phát triển (R&D), vốn. Chỉ số các nền kinh tế khác như Argentina, Bolivia,
này cho thấy sự đóng góp tương đối lớn của các Colombia, Brazin, Trung Quốc và Romania.
công ty con nước ngoài cho nền kinh tế nước Bảng xếp loại này cũng cho thấy các quốc gia
nhận đầu tư ở những nước đang phát triển ở có lượng đóng góp của FDI thấp hơn kỳ vọng
Châu Phi, bao gồm giá trị gia tăng, việc làm, và đưa ra những vấn đề về chính sách giúp tối
lương, thuế, xuất khẩu và vốn. Những nước đa hóa những ảnh hưởng tích cực cũng như
nhận được nhiều lợi ích của FDI nhất bao gồm tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực của FDI.
Bảng 1: Chỉ số Đóng góp FDI của UNCTAD, theo nước nhận đầu tư, 2009
(phần trăm trên tổng của mỗi nhóm nước)
Giá Lương và
Việc Xuất Thu Chi phí Chi phí
Các nền kinh tế trị gia thu nhập
làm khẩu thuế R&D vốn
tăng khác
Toàn thế giới              
Các nước phát triển 12.7 7.5 19.3 13.9 14.6 24.2 10.5
Các nền kinh tế
đang phát triển 12.2 7.9 17.3 14.6 15.4 24.1 11.6
Các nền kinh tế
chuyển đổi 21.7 3 .. .. 11.2 15.4 25.7
Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 33
Xu hướng về Chính sách Đầu tư ngành khai khoáng, bao gồm quốc hữu hóa
Năm 2011, rất nhiều nước tiếp tục tự do và các yêu cầu về chấm dứt đầu tư; và trong
hóa và xúc tiến đầu tư nước ngoài trong nhiều những cách tiếp cận đặc biệt khác đối với
ngành khác nhau để góp phần tăng trưởng. lượng FDI ra nước ngoài.
Cũng trong năm này, những quy định và các Việc hoạch định chính sách đầu tư quốc tế
phương thức hạn chế mới tiếp tục được đưa ra, trở nên phổ biến. Số các hiệp định đầu tư song
trong đó có cả những lý do chính sách ngành. phương mới hàng năm (BITs) tiếp tục giảm,
Chúng trở thành những biểu hiện ban đầu của trong khi việc hoạch định các chính sách đầu
việc điều chỉnh chính sách thâm nhập đối với tư khu vực lại tăng lên. Phát triển bền vững là
các nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ trong các nội dung được nhắc đến nhiều trong các chính
ngành nông nghiệp, dược phẩm); trong các sách đầu tư quốc tế. Hàng loạt các ý tưởng để

9
FDI stock – Lượng FDI lũy kế: là giá trị tích lũy của các tài sản là kết quả của các dòng vốn FDI. Dòng vốn FDI
là giá trị của tất cả các giao dịch vốn giữa các nhà đầu tư trực tiếp (các công ty mẹ) và các công ty con nước ngoài
của chúng trong một thời kỳ nhất định, bao gồm ba thành phần: Vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tư, tín dụng nội
bộ công ty

24 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Hình: Những thay đổi trong quy định quốc gia về đầu tư, 2000-2011 (%)

Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 76
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa nhà và phức tạp hơn, trong khi đang xây dựng và
đầu tư và Quốc gia cũng xuất hiện, nhưng chỉ duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn.
một số trong đó được thực thi. “Thế hệ mới” các chính sách đầu tư đặt vấn
Các nhà cung cấp cần cung cấp mã về trách đề tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mình làm trọng tâm cho các nỗ lực thu hút và có được
một cách phù hợp. Mã CSR của các TNCs đặt lợi ích từ đầu tư. Điều này dẫn đến các thách
ra thách thức cho các nhà cung cấp ở các nước thức khác nhau đối với chính sách đầu tư ở cấp
đang phát triển (đặc biệt là các công ty vừa độ quốc gia và cấp độ quốc tế. Ở cấp độ quốc
và nhỏ) phải tuân theo và báo cáo theo nhiều gia, vấn đề này bao gồm kết hợp chính sách đầu
tiêu chuẩn phức tạp. Các nhà làm chính sách tư và các chiến lược phát triển và các mục tiêu
có thể giảm bớt những khó khăn này và tạo ra phát triển bền vững trong các chính sách đầu tư
những cơ hội mới cho các nhà cung cấp bằng và đảm bảo rằng các chính sách đầu tư vẫn phù
cách kết hợp CSR vào chương trình phát triển hợp và hiệu quả. Ở mực độ quốc tế, vấn đề này
cần được củng cố trong xu hướng phát triển của
và xây dựng năng lực của doanh nghiệp. Các
các thỏa thuận đầu tư quốc tế (IIAs), cân bằng
TNC cũng có thể hài hòa các tiêu chuẩn và các
giữa quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũng như
quy định về báo cáo ở cấp độ ngành.
các nhà đầu tư, và kiểm soát được tính phức tạp
Khung chính sách đầu tư của UNCTAD trong hệ thống các IIA.
về phát triển bền vững
Để mô tả những thách thức này, UNCTAD
Huy động đầu tư và đảm bảo những dòng đã xây dựng một Khung Chính sách Đầu tư
vốn đầu tư này góp phần và phát triển bền về Phát triển Bền vững (IPFSD), bao gồm (i)
vững là một ưu tiên đối với tất cả các quốc các nguyên tắc cốt lõi cho việc lập chính sách
gia. Một thế hệ các chính sách đầu tư mới đầu tư, (ii) hướng dẫn cho các chính sách đầu
đang nổi lên, như các chính phủ theo đuổi một tư quốc gia và (iii) các lựa chọn cho việc thiết
lịch trình các chính sách phát triển rộng hơn kế và sử dụng IIAs.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 25


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 2. Các thách thức đối với chính sách đầu tư quốc gia
Tích hợp chính sách đầu Kết nối đầu tư với những lĩnh vực chính tạo ra năng lực sản xuất
tư trong chiến lược phát và cạnh tranh quốc tế
triển Đảm bảo sự gắn kết giữa các chính sách chính và mục tiêu phát
triển toàn diện
Kết hợp các mục tiêu Tối đa hoá tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của
phát triển bền vững đầu tư
trong chính sách đầu tư Tăng cường khả năng tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư
Đảm bảo chính sách đầu Xây dựng thể chế mạnh mẽ hơn để thực hiện chính sách đầu tư
tư phù hợp và hiệu quả Đo lường tác động phát triển bền vững của đầu tư
Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 102

Bảng 3. Thách thức đối với chính sách đầu tư quốc tế


Tăng cường khía cạnh Bảo vệ không gian chính sách cho các nhu cầu phát triển bền vững
phát triển trong các Quy định về khuyến khích đầu tư cụ thể hơn và phù hợp với mục tiêu
quy định của IIAs phát triển bền vững
Cân bằng quyền và Phản ánh trách nhiệm của nhà đầu tư trong IIAs
nghĩa vụ giữa các quốc Học và xây dựng dựa trên các nguyên tắc CSR
gia và các nhà đầu tư
Quản lý sự phức tạp Đối phó với những lỗ hổng, sự chồng chéo và không nhất quán trong
trong hệ thống IIA nội dung và phạm vi của IIA và giải quyết các vấn đề thể chế và giải
quyết tranh chấp
Đảm bảo việc tương tác hiệu quả và sự gắn kết với các chính sách
công (ví dụ như biến đổi khí hậu, lao động) và hệ thống khác (ví dụ
như thương mại, tài chính)
Nguồn: UNCTAD (2012), WIR 2012: Towards a new generation of investment policies, trang 103
IPFSD của UNCTAD có thể giúp các nhà làm liệu sống” và kết hợp với phiên bản trực tuyến để
chính sách trong việc xây dựng các chính sách có thể xây dựng một cơ chế tương tác và nguồn
đầu tư quốc gia và đàm phán hoặc rà soát IIAs. mở, mời cộng đồng đầu tư trao đổi các ý kiến,
Nó còn cung cấp tiếng nói chung cho việc thỏa khuyến nghị và kinh nghiệm liên quan tới IPFSD
thuận và hợp tác giữa các chính sách đầu tư quốc giúp cho việc phát triển toàn bộ hoặc một phần
gia và quốc tế. Nó được thiết kế theo dạng “tài các chính sách đầu tư trong tương lai.q

Tài liệu tham khảo


1. UNCTAD, 2012, WIR 2012: Toward a new generation of investment policies, United Nations
2. UNCTAD, 2010, Virtual institute teaching material on Economic and Legal Aspects of
Foreign Direct Investment, United Nations

26 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Moät soá quan ñieåm veà töï do hoùa thöông maïi vaø söï vaän duïng
trong thöïc tieãn ôû moät soá quoác gia Ñoâng AÙ
Đậu Xuân Đạt*

Tóm tắt
Tự do hóa thương mại đang và sẽ là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Các
lý thuyết cổ điển về thương mại của Adam Smith hay D.Ricacdo ngày nay vẫn còn rất giá
trị. Tuy thực tế nhiều quốc gia vẫn đang có nhiều chính sách bảo hộ thông qua thuế quan,
hạn ngạch,… song không thể phủ nhận được vai trò của tự do hóa thương mại đã giúp nhiều
nền kinh tế từ nghèo nàn lạc hậu đến rất phát triển như hiện nay. Bài viết sẽ tập hợp, hệ
thống một số cơ sở lý luận về thương mại tự do của Ricardo, M.Porter và Krugman và vận
dụng trong thực tiễn của Nhật Bản và Trung Quốc để thấy họ đã vận dụng như thế nào để
phát triển kinh tế.
Từ khóa: Tự do hóa thương mại, chính sách thương mại, Nhật Bản, Trung Quốc, xuất
khẩu, nhập khẩu.

1. Một số quan điểm lý thuyết về


thương mại tự do
1.1 Lý thuyết thương mại tự do của
Ricardo
Thời đó, Ricardo đã nhìn thấy hai hướng đi
cho tương lai nước Anh. Thứ nhất, với tư cách
là những người thiển cận, hòn đảo của những
người theo phái bảo hộ tự cô lập mình, tách ra
khỏi hàng hoá của thế giới. Và nếu nước Anh
lựa chọn con đường thứ nhất, thì nền kinh tế
sẽ sụp đổ. Hãy nhớ lại lý thuyết lợi thế tuyệt
đối của Adam Smith, khi hàng hoá của nước môn hoá các hoạt động sản xuất để nâng cao
khác sản xuất rẻ hơn hàng hoá cùng loại của năng lực cạnh tranh. Chuyên môn hoá bất cứ
mình thì nên mua hàng hoá của họ và bản thân
cái gì nếu như phải đầu tư các nguồn lực ít
mình hãy dùng các nguồn lực để sản xuất ra
nhất, và sự hy sinh mà nhà sản xuất phải chịu
các hàng hoá khác có lợi thế hơn. Thứ hai, với
tư cách là một nhà buôn hướng ngoại, nước đựng do không sản xuất ra một loại hàng hoá
Anh hãy hành động như một công xưởng của nào đó chính là chi phí cơ hội của họ. Do đó,
thế giới. Theo ông, nước Anh cần phải chuyên chuyên môn hoá được quyết định bởi ai có

*
ThS,Ban Quản lý dự án thành lập trường Đại học Công Nghiệp Vinh

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 27


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

được chi phí cơ hội thấp hơn. Theo Ricardo thì Về bản chất lý thuyết thương mại tự do của
thương mại tự do là hoàn toàn có thể thực hiện Ricardo không hề có luận điểm nào chứng
được với những gia đình tiêu dùng nhiều hàng minh rằng thuế quan lúc nào cũng sai. Đơn
hoá hơn, bất chấp việc những đối tác buôn bán giản theo ông thuế quan ảnh hưởng tiêu cực
tiến bộ hoặc kém hơn mình về kinh tế. tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, những lời khẩn
Ricardo hàm ý rằng chủ nghĩa bảo hộ ở cầu của ông về việc giúp đỡ người tiêu dùng,
các quốc gia giàu có có thể làm cho các nước tăng thêm công ăn việc làm là dựa vào quan
điểm thương mại tự do. Mặc dầu vậy, một
nghèo hơn đi vào con đường trì trệ. Điều đó
quốc gia chỉ có thể sử dụng một cách thận
ngược với việc hỗ trợ hàng trăm triệu đô la
trọng chính sách bảo hộ của mình vì mục tiêu
dưới hình thức các khoản vay hoặc viện trợ
an ninh, ổn định chính trị trong những thời
nước ngoài, trong khi lại dựng lên những hàng
điểm cụ thể nào đó.
rào thuế quan trong thương mại với người
dân. Chẳng hạn như dưới sức ép của các nhà Thông qua lợi thế so sánh, Ricardo đã nhìn
sản xuất đường trong nước, Quốc hội Mỹ đã thấy nước nước Anh nổi lên như là một công
bác bỏ các chương trình hỗ trợ phát triển cho xưởng của thế giới. Bất chấp những lạc quan
các nước vùng Caribê. Hạn ngạch nhập khẩu về quan điểm tự do thương mại, một vài nhà
đường bị thắt chặt từ 6 triệu tấn năm 1977 kinh tế vẫn phác hoạ chân dung của Ricardo
xuống còn 1,2 triệu tấn năm 1998. Và liệu như một nhà phân tích và suy diễn bi quan.
rằng các chủ trang trại tại vùng phía Nam biên Nhưng tương lai về tự do hoá thương mại đó
giới Mỹ có trả đũa bằng việc buôn lậu các sản đã có sức mạnh nền tảng tạo ra lối mòn, làm
phẩm cacao và ma tuý, những hàng hoá thu cho các nhà chính trị phải quyết định đi theo
con đường đó. Con đường thứ hai là khi chấp
lợi nhuận cao với khả năng tiêu thụ lớn tại thị
nhận học thuyết dân số của Malthus (xem Todd
trường của Mỹ không?
G. Buchholz, 1999), Ricardo nhận thấy rằng
Câu hỏi được đặt ra là liệu người giàu có bị dân số tăng dẫn tới cầu về lương thực tăng,
tổn hại khi làm ăn với người nghèo không, nếu dẫn đến việc mở rộng canh tác những vùng
không thì tại sao Châu Âu, Mỹ lại bị tổn hại đất xấu với chi phí canh tác cao hơn. Hậu quả
khi mua giầy của các nước đang phát triển? là chi phí canh tác cao mà hiệu quả thấp. Nếu
Trên thế giới đã có quốc gia nào giàu lên nhờ cứ tiếp tục mở rộng canh tác ở những vùng đất
tự cung, tự cấp? Liệu tất cả các quốc gia khu xấu thì chủ đất được lợi từ thu địa tô còn nhà
vực trên thế giới có dựng lên các hàng rào tư bản lại bị thiệt hại. Đất đai cạn kiệt nhưng
thương mại? Câu trả lời là không. Sau chiến người dân vẫn đói. Không đồng tình với quan
tranh thế giới thứ II, nhiều quốc gia đã tham điểm của Malthus là hạn chế mức tăng dân số
gia Hiệp định chung về thuế quan và thương bằng các biện pháp kiểm soát sinh, Ricardo
mại (GATT) được xây dựng nhằm thúc đẩy tự vẫn tiếp tục đấu tranh cho thương mại tự do.
do thương mại. Các vòng đàm phán thương Khi giá lương thực ở Anh tăng cao do mức cầu
mại đa phương sau đó đã được triển khai cao thì nên để cho các hàng hoá đó được nhập
nhằm cắt giảm hàng rào thuế quan trên toàn khẩu từ nước ngoài. Các nhà kinh tế, các nhà
thế giới. Tuy nhiên, nguy cơ về chủ nghĩa biệt công nghiệp và kinh doanh cần tập trung phát
lập trong bảo hộ vẫn tồn tại. triển những lĩnh vực có lợi thế so sánh cao hơn

28 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

và xuất khẩu các hàng hoá đó ra bên ngoài. phải luôn duy trì năng suất cao. Do đó, mỗi
Dựa vào luận điểm này mà các lý thuyết cạnh nước có thể tập trung vào một ngành nào đó
tranh kinh tế được thiết lập, tiêu biểu hơn cả là mà doanh nghiệp của mình có lợi thế và nhập
lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter. khẩu những hàng hoá và dịch vụ của các đối
Mặc dầu lý thuyết của Ricardo được truyền thủ cạnh tranh nước ngoài sản xuất nếu năng
bá khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng những suất sản xuất trong nước thấp hơn. Porter đã
tổng hợp phương pháp nghiên cứu của mình
quốc gia Châu Âu là nơi kiểm chứng tốt nhất
và xây dựng mô hình lý luận bốn nhân tố có
lý thuyết của ông. Họ đã hoàn thành cam kết
vai trò chủ chốt ban đầu cho cạnh tranh thành
vào năm 1992, bãi bỏ tất cả những rào cản
công ở một ngành là kết hợp các yếu tố sản
thương mại còn lại, mang lại thắng lợi cục bộ
xuất, nhu cầu trong nước, cạnh tranh trong
cho học thuyết Ricardo tại Châu Âu. Cho tới
nước và công nghiệp hỗ trợ. Theo Porter nếu
nay, nông dân Đức, Pháp vẫn còn được bảo
cạnh tranh trong nước quyết liệt thì cạnh tranh
hộ, Hà Lan vẫn chống nhập khẩu hoa từ Nam
quốc tế sẽ thành công.
Phi, đó là các trường hợp cá biệt.
Lý luận của Porter cũng đã xét tới vai trò
1.2 Lợi thế cạnh tranh quốc gia của
của chính phủ trong việc nâng cao năng lực
M.E.Porter
cạnh tranh quốc tế. Đối với chính phủ thì
M.E.Porter đã dựa vào kinh tế Mỹ, lợi thế nhiệm vụ quan trọng nhất là tích cực tạo ra
cạnh tranh của các ngành công nghiệp để xây môi trường nâng cao năng suất, giảm bớt các
dựng lý thuyết hình kim cương, hay còn gọi là can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh
lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của mình. Môi và loại bỏ các rào cản thương mại, bảo hộ.
trường cạnh tranh theo ông được sinh ra trong Ngoài ra chính phủ cũng cần tích cực đầu tư
một khung cảnh nào đó, giống như hình kim phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở kinh
cương bốn đỉnh. Theo lý luận này, thông tin, tế - xã hội. Nói khác đi là chính phủ cần tạo
nhân tố kích thích, sức ép cạnh tranh, doanh ra môi trường thuận lợi cho cạnh tranh chứ
nghiệp chủ lực, thể chế, hạ tầng cơ sở, năng không tham gia trực tiếp vào cạnh tranh. Đối
lực công nghệ... đều có tác động tích cực tới với các doanh nghiệp, Porter chỉ ra rằng nhiều
việc nâng cao năng suất của nền kinh tế quốc lợi thế cạnh tranh nằm bên ngoài. Hơn nữa
gia. Việc nâng cao năng suất một cách bền việc tập trung ngành giúp cho các công ty có
vững đòi hỏi bản thân nền kinh tế của mỗi thể xây dựng được chuỗi cung ứng, bổ sung
quốc gia phải nâng cấp không ngừng. Điều đó cho nhau về sản phẩm. Như vậy, vị trí địa lý
đồng nghĩa với các doanh nghiệp phải nỗ lực chiếm vai trò quan trọng trong tư duy chiến
nâng cao năng suất, bằng cách nâng cao chất lược của các công ty theo quan điểm tập trung
lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ và hạ giá ngành, để mở rộng mạng lưới sản xuất và tiêu
thành. Chỉ có bằng con đường đó các doanh thụ nhờ vào chính sách tự do hoá thương mại
nghiệp mới có thể tham gia vào thị trường và đầu tư.
cạnh tranh. Thị trường thương mại và đầu Tại một thị trường không có các khoản
tư theo hướng tự do hoá đã tạo ra các cơ hội chi phí về xuất nhập khẩu, nếu công ty nào
nâng cao năng suất của tất cả các quốc gia, đó (hoặc một quốc gia nào đó) không có phản
đồng thời cũng gây sức ép buộc các công ty ứng đối với những nhân tố kích thích thì chắc

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 29


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

chắn sẽ có những công ty khác với các sản cực đào tạo hàng loạt kỹ sư công nghệ, và đầu
phẩm giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn sẽ tư nhiều cho các hoạt động R&D. Bốn công ty
tham gia vào thị trường và gây thiệt hại cho lớn là Fujitsu, NEC, Hitachi, IBM là bốn công
các công ty bản địa. Giả sử các điều kiện khác ty mạnh nhất trên thị trường Nhật Bản về đồ
không thay đổi, nếu như rào cản thương mại điện gia dụng và máy tính. Đồng thời năng lực
không cao thì động cơ khuyến khích sản xuất cạnh tranh của các công ty này trên thị trường
và xuất khẩu sẽ nằm ở những nơi có chi phí máy tính Châu Âu không có công ty nào sánh
thấp và năng suất cao nhất. Trên thị trường thế kịp. Hàng hoá điện tử gia dụng của Nhật Bản
giới có nhiều công ty tham gia cạnh tranh thì tràn ngập thị trường thế giới.
lợi thế cạnh tranh của các công ty thường dựa Ở những nước công nghiệp hoá mới châu
vào lợi thế so sánh từ sự dư thừa các yếu tố Á (NICs), đằng sau lợi thế cạnh tranh có được
sản xuất tại nước mình để đảm bảo khả năng do mở cửa thị trường, một mặt họ tiếp thu công
phản ứng một cách tích cực tại thị trường mới. nghệ nhập khẩu hiện đại, mặt khác họ thúc
Trước khi tham gia vào thị trường quốc tế, các đẩy xuất khẩu hàng hoá giá rẻ có lợi thế cạnh
công ty đã đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường tranh cao. Mặc dầu NICs phụ thuộc vào Mỹ
nội địa, hơn thế họ còn đi trước các đối thủ và Nhật Bản về công nghệ chế tạo bộ vi xử lý,
cạnh tranh quốc tế. Do vậy, mặc dầu phải đối màn hình tinh thể lỏng... nhưng các quốc gia
mặt với các công ty xuyên quốc gia, nhưng này cũng rất mạnh dạn sản xuất các linh kiện
các công ty này vẫn tạo ra được lợi thế trong điện tử, chế tạo bộ nhớ động ngẫu nhiên kích
môi trường kinh doanh mới. thước lớn (DRAM). Về sau DRAM của Hàn
Lý thuyết của Porter cũng chú ý đặc biệt tới Quốc với kích thước 2 Megabyte trở thành sản
những điều kiện bất lợi như thiếu tài nguyên phẩm cạnh tranh có sức mạnh trên thị trường
thiên nhiên, thị trường trong nước bão hoà đã thế giới không hề thua kém các sản phẩm
kích thích hoạt động xuất khẩu. Đối với sự trỗi cùng loại của Mỹ và Nhật Bản. Đóng góp của
dậy của Đông Á, nếu dùng lý luận cạnh tranh Porter về khía cạnh quản lý ở chỗ ông nhấn
của Porter để giải thích thường có sức thuyết mạnh chính phủ cũng như tư nhân cần đầu tư
phục hơn dựa vào lý thuyết thương mại truyền vào các công trình thuộc khu vực công, hai
thống. Tại sao Đông Á lại thực hiện chính bên đều phải có trách nhiệm phối hợp, loại bỏ
sách kinh tế hướng về xuất khẩu? Porter cho những bất đồng và chi phí thương mại không
rằng, cạnh tranh của công ty trong nước được đáng có để nâng cao năng lực cạnh tranh của
quyết định bởi mức độ dư thừa các yếu tố sản công ty và quốc gia.
xuất tiên tiến, mức cầu trong nước, mức độ Năng lực cạnh tranh của Porter cũng phù
cạnh tranh trong ngành. Lấy Nhật Bản làm thí hợp với quan điểm của Diễn đàn kinh tế thế
dụ, nhu cầu về máy tính của Nhật Bản tăng rất giới (WEF), được quyết định bởi tám yếu tố.
nhanh, hơn nữa nhiều công nghệ cao hàng đầu Đó là, mức độ mở cửa của nền kinh tế (bao
thế giới được phổ biến và ứng dụng ở Nhật gồm mức độ tự do hoá thương mại và đầu tư),
Bản. Ngành máy tính của Nhật Bản được lợi vai trò chính phủ, năng lực tài chính, kết cấu
trực tiếp nhờ sự phồn vinh của các ngành liên hạ tầng, trình độ công nghệ, trình độ quản lý
quan như đồ điện gia dụng, linh kiện điện tử, của doanh nghiệp, chất lượng lao động, thể
máy in, máy chữ. Chính phủ Nhật Bản tích chế kinh tế và chính trị. Nhưng mức độ mở

30 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới là rất những mặt khác kém lợi thế hơn. Càng ngày
quan trọng. Nó được xác định bởi chính sách người ta càng nhận thấy các lý thuyết này
xuất nhập khẩu, thu hút FDI, dịch vụ tài chính không thể giải thích được những hiện tượng
bảo hiểm... Porter cũng cho rằng năng lực trong thương mại quốc tế đang diễn ra khắp
cạnh tranh của nền kinh tế tỷ lệ thuận với mức nơi. Một trong những hiện tượng đó là thương
độ mở của của nền kinh tế. Tuy nhiên, xoá bỏ mại nội ngành (intra-industry trade) như việc
"thương lợi" đối với một nhóm lợi ích nào đó Mỹ xuất khẩu ô tô sang Nhật Bản và Châu
là công việc rất khó khăn. Bởi vì nó liên quan Âu, nhưng cũng nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản
tới việc làm của người lao động. Do đó quá và Châu Âu. Nếu dựa vào lợi thế so sánh thì
trình chuyển đổi từ một nền kinh tế "thương trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp
lợi" sang một nền kinh tế tự do cạnh tranh là này không thể xảy ra, bởi vì một mặt hàng chỉ
một quá trình dài, có trật tự giành được sự có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế đến
đồng thuận của cả ba bên: nhà nước, doanh nơi không có lợi thế để sản xuất mặt hàng đó.
nghiệp và người lao động. Lý thuyết về lợi thế so sánh cũng không thể
giải thích được tại sao Đài Loan, Hàn Quốc
1.3. Lý thuyết mới về thương mại của
lại thành công trong việc chuyển xuất khẩu
Paul Krugman.
quần áo, giầy dép vào thập niên 1960 sang
Trong kinh tế học Krugman nổi tiếng hơn xuất khẩu máy tính, ô tô sang thị trường Mỹ
cả với tư cách là người sáng lập ra lý thuyết như ngày nay.
mới về thương mại quốc tế hiện nay. Đây
Năm 1976, trong một lần nghe bài giảng
được xem là một cuộc cách mạng trong tư
của Solow người được giải thưởng Nobel
duy thương mại quốc tế. Bởi vì trong suốt cả
kinh tế năm 1956, Krugman đã hiểu được khái
một thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ 19 đến thập kỷ
niệm cạnh tranh độc quyền đó là sự cạnh tranh
1970, lý thuyết thương mại quốc tế được xây
xảy ra khi những nhà sản xuất có được lợi thế
dựng dựa trên ý tưởng của Ricardo về lợi thế
cạnh tranh độc quyền và những nhãn hiệu, sản
so sánh và sau đó được phát triển thông qua lý
phẩm nhất định. Ý tưởng vận dụng khái niệm
thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter.
cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc
Công trình giúp ông được nhận giải thưởng tế chợt nảy ra và ông đã trình bày các ý tưởng
Nobel kinh tế năm 2008 là sự phân tích của mới nhưng đã bị các báo chí từ chối đăng tải.
ông về vai trò của lý thuyết thương mại mới Mãi tới năm 1979 bài báo 10 trang của ông
trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong được đăng trên tạp chí kinh tế quốc tế, lập tức
thương mại quốc tế và địa lý kinh tế. Các lý gây được sự chú ý đặc biệt của giới học thuật
thuyết trước đây cho rằng thương mại quốc trong ngành và Paul Krugman trở thành cha
tế diễn ra trên cơ sở các điều kiện khác biệt đẻ của lý thuyết thương mại mới khi ông mới
giữa các quốc gia về yếu tố sản xuất. Một số 26 tuổi. Trong bài báo, Krugman (1979) đã
nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới về thương mại
trong khi một số nước khác lại nhiều vốn quốc tế, giải thích rằng quan hệ thương mại
nhưng thiếu lao động. Kết quả là những nước nội bộ ngành dựa trên giả định về lợi thế theo
chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu, quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn
được cho là có lợi thế so sánh và nhập khẩu đã làm cho chi phí sản xuất giảm. Bên cạnh

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 31


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

lợi thế quy mô sản xuất, ông còn dựa trên giả Đông Á. Cuối thập niên 1990, ông đã đưa ra
thiết người tiêu dùng cũng quan tâm tới tính một loạt cảnh báo trong các bài viết của ông về
đa dạng của sản phẩm. Do hai đặc tính này, mà kinh tế Nhật Bản, kinh tế Hàn Quốc giải thích
lợi thế theo quy mô của các nhà sản xuất và sự sự suy thoái kinh tế của các quốc gia này là
ưa thích về tính đa dạng của người tiêu dùng do tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và lao
tạo điều kiện cho người sản xuất trở thành các động, trong khi năng suất lại thấp và các chính
nhà sản xuất độc quyền đối với các nhãn hiệu sách tiền tệ không hiệu quả.
sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu áp lực 2. Thực tiễn ở một số quốc gia Đông Á
cạnh tranh từ các nhãn hiệu hàng hoá khác.
2.1 Nhật Bản tích cực mở cửa và hội nhập
Lý thuyết của Krugman cũng giải thích tại
để phát triển kinh tế - thương mại
sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa
những nước có lợi thế tương đối về công nghệ Trong hơn 100 năm phát triển kinh tế, thì
và các yếu tố sản xuất tương tự nhau. Thí dụ, giai đoạn 1955-1973 là một giai đoạn rất đặc
Mỹ và Châu Âu, cùng lợi thế tương đối về vốn biệt đối với Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng
và công nghệ nhưng Mỹ xuất khẩu xe ô tô Ford trung bình hàng năm trong thời kỳ này là 10%,
và nhập khẩu xe BMW của Châu Âu. Xảy ra đây là một hiện tượng xảy ra chưa từng có đối
điều này là vì sự ưa thích tính đa dạng nhãn với lịch sử của bất cứ quốc gia nào. Trước khi
hiệu của người tiêu dùng, cho phép cả hai cũng bước vào thời kỳ phát triển cao, Nhật Bản
có lợi thế tương đương nhau, sản xuất những đã chọn lựa một chiến lược phát triển, theo
hàng hoá của mình. Ngoài ra Paul Krugman đó góp phần quan trọng vào tiến trình công
còn là người đi tiên phong trong lý thuyết địa nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thành công.
kinh tế. Luận điểm quan trọng của lý thuyết Chiến lược phát triển đó tập trung ở ba khía
này là các hãng có xu hướng xác định vị trí sản cạnh. Thứ nhất, mở cửa như thế nào để hàng
xuất của mình tại những nơi trung tâm đông nhập khẩu không cản trở sự phát triển của các
đúc dân cư và dồi dào vốn, tham gia sản xuất ngành công nghiệp nội địa. Thứ hai, mở cửa
vừa là người tiêu dùng, hàng hoá sẽ đa dạng và thực hiện tự do hoá thương mại hết hợp với
hơn và rẻ hơn. Chi phí vận chuyển sẽ tăng cao các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh
nếu trung tâm sản xuất tập trung tại một khu tranh của các ngành công nghiệp của Nhật Bản
vực nhất định nào đó. Muốn giảm chi phí vận trên thị trường trong nước và thế giới. Thứ ba,
chuyển hàng hoá phải lập ra nhiều trung tâm hội nhập có hiệu quả, tranh thủ cơ hội của thị
sản xuất, đó là nguyên nhân đẩy nhanh quá trường thế giới, trước hết là ưu tiên đẩy mạnh
trình đô thị hoá và tập trung hoá sản xuất. hoạt động xuất khẩu.
Lý thuyết thương mại mới của Krugman Kinh tế Nhật bản bị tàn phá nặng nề trong
đã trở thành một bộ phận chính trong các lý chiến tranh thế giới lần thứ II. Gần 35% thiết
thuyết thương mại quốc tế, bổ sung cho các lý bị máy móc sản xuất bị tàn phá, lạm phát phi
thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. mã và thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng
Ngoài ra ông còn là một nhà dự báo xuất sắc 36% so với thời kỳ trước chiến tranh. Với
về nguy cơ khủng hoảng tài chính. Trước khi những nỗ lực của chính phủ và doanh nhân
xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á, hầu hết Nhật Bản, cùng với sự viện trợ của Mỹ, kinh
các nhà kinh tế đều ca ngợi về sự thần kỳ của tế Nhật Bản đã ổn định vào năm 1949, sau đó

32 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

sức sản xuất phục hồi vào năm 1956. Mặc dầu học giả thì có hai loại ý kiến khác nhau, gây
kinh tế hồi phục, nhưng vẫn còn non kém hơn nên tranh luận sôi nổi, tuy nhiên Chính phủ
so với Mỹ và Châu Âu, năm 1955 GDP của Nhật Bản thấy rằng không có con đường nào
Nhật bằng một nửa của Anh, xuất khẩu của khác, chỉ có cách chấp nhận hội nhập và mở
Nhật Bản ra thị trường thế giới chỉ chiếm tỷ cửa tự do hoá thương mại mới giúp cho Nhật
trọng 2,4%. Tại thị trường Mỹ, các mặt hàng Bản có vị thế mới. Để tránh những tổn thất có
xuất khẩu của Nhật Bản là những mặt hàng thể xảy ra thì quá trình này cần phải có các
chất lượng thấp. bước đi tuần tự (hội nhập từng bước) và đưa
Thái độ chung của các nhà lãnh đạo, doanh ra các chiến lược phát triển các ngành công
nhân lúc đó là phải gia nhập Tổ chức Thương nghiệp mà Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh.
mại Thế giới để phát triển kinh tế. Phải gia Tháng 8/1952, cùng với việc gia nhập
nhập các tổ chức kinh tế thế giới là quyết Ngân hàng thế giới, Nhật Bản gia nhập Quỹ
định đúng đắn, nhưng gia nhập như thế nào tiền tệ quốc tế và sau đó tham gia GATT. Nước
(lộ trình, lợi thế so sánh) là các khía cạnh cầnthành viên của GATT phải tiến hành tự do hoá
cân nhắc kỹ lưỡng. Nhật Bản là nước thiếu tài thương mại. Tuy nhiên, Nhật gia nhập GATT
nguyên thiên nhiên, thì ngoại thương là yếu tố vào tháng 12/1955 nhưng xin hoãn thực hiện
quan trọng giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi cam kết tự do hóa theo điều 111. Đến năm
nhanh. Ngoài ra, thị trường Nhật bản không 1963 thì Nhật trở thành thành viên đẩy đủ
nhỏ, nhưng muốn đạt được hiệu quả quy mô của GATT. Trong thời gian sau đó, Nhật Bản
kinh tế cần phải tiếp cận các thị trường rộng đã đưa ra một chương trình tự do hoá nhập
lớn bên ngoài. Rõ ràng là việc gia nhập các khẩu tương ứng bắt đầu từ những ngành có
tổ chức quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới lợi thế cạnh tranh cao, sau đó mở rộng cho các
cho kinh tế Nhật Bản phát triển, một mặt tăng ngành khác. Chẳng hạn xe hơi là ngành quan
cường lợi thế của Nhật Bản trên thế giới. trọng nhất của Nhật Bản, tự do hoá vào tháng
Tuy nhiên việc gia nhập thị trường thế giới 10/1965, máy móc công cụ và máy phát điện
đã đẩy mạnh xuất khẩu thì phải mở cửa thị vào tháng 4/1970, và đến năm 1972 chỉ còn 33
trường trong nước đối với hàng ngoại nhập mặt hàng vẫn bị hạn chế nhập khẩu. Mức độ tự
và vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Vì do hoá đã tăng từ 40% năm 1960 lên 95% vào
trình độ phát triển của Nhật còn kém hơn so với năm 1972 (Takatoshi, 1993)
Mỹ, Châu Âu, do đó nhiều nhà sản xuất Nhật Song song với chương trình tự do hoá, Nhật
Bản lo sợ hàng ngoại thống trị thị trường Nhật Bản cải cách luật thuế quan năm 1961 và tích
Bản. Trong khi các chủ doanh nghiệp nêu ý cực dùng thuế quan làm công cụ bảo hộ các
kiến trì hoãn việc mở cửa hội nhập, thì công ty ngành công nghiệp non trẻ. Mức thuế quan
xe hơi và một số chính khách Nhật Bản lại cho được áp dụng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh
rằng không nên lo âu, mà phải lấy thị trường tranh của từng ngành. Tuy nhiên, biện pháp
thế giới làm mục tiêu kinh doanh và do đó, đổi này chỉ áp dụng trong thời gian ngắn đối với
lại là không bảo hộ thị trường trong nước. Các từng ngành công nghiệp, ép buộc các doanh

1
Điều 11 GATT: các nước thành viên không được hạn chế nhập khẩu vì lý do cán cân thương mại bị nhập siêu

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 33


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cho các ngành. Nhưng các chính sách ưu tiên
mà không cần bảo hộ. Năm 1963, tổng thống hỗ trợ cũng chỉ có giới hạn và thay đổi theo
Mỹ Kennedy kêu gọi mở cuộc đàm phán đa ngành.
phương để cùng giảm thuế quan, lúc đầu Nhật Thứ ba, các chính sách, chiến lược phát
Bản có thái độ dè chừng, nhưng sau vòng đàm triển công nghiệp có sự tham gia rộng rãi của
phán này Nhật Bản liên tiếp tạo được năng lực nhiều tầng lớp xã hội đặc biệt có sự liên kết
cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp quan giữa chính phủ, doanh nghiệp và các học giả.
trọng. Từ năm 1968-1975 thuế quan của Nhật Qua hình thức này, thông tin được lan truyền
Bản giảm nhanh, thấp nhất so với các nước rộng rãi, công khai có tác động tích cực đối
công nghiệp phát triển khác. với các doanh nghiệp ở chỗ giảm chi phí thu
Ngoài tự do hoá thương mại, một khía cạnh thập thông tin, dễ đưa chiến lược khả thi, hiệu
khác của chính sách mở cửa là tự do hoá đầu quả. Chính sách của chính phủ cũng được
tư. Điều kiện để gia nhập OECD là không được thông suốt, nên các doanh nghiệp dễ thực hiện
hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhật rất lo các dự án đầu tư.
sợ các công ty xuyên quốc gia của Mỹ chi phối Thứ tư, để nhanh chóng tăng khả năng cạnh
nền kinh tế, do đó việc gia nhập OECD cũng tranh trên thị trường quốc tế, đối phó với tình
được chính phủ Nhật tiến hành từng bước (cụ hình xâm nhập thị trường nội địa của các công
thể là 5 bước trong thời kỳ 1967-1975). Cho tới ty xuyên quốc gia theo chương trình tự do hoá
năm 1975 còn lại 22 ngành không được tự do từng bước nêu trên, Bộ công nghiệp và thương
hoá đầu tư, và danh sách vốn đầu tư cũng được mại quốc tế đã tích cực khuyến khích, dàn
loại bỏ dần. Các doanh nghiệp Nhật Bản hiểu xếp, kết nối các doanh nghiệp lại tạo thành các
rằng tự do hoá thương mại chỉ có kết quả nếu công ty lớn. Nhiều công ty nổi tiếng hiện nay
như các ngành công nghiệp của Nhật Bản nâng chính là sự sáp nhập của hai hoặc ba công ty
cao được năng lực cạnh tranh. Chiến lược phát khác, chẳng hạn như Mitsui, Misubishi, Kobe
triển và tăng sức cạnh tranh các ngành công Steel, Nissan, Nippon Steel...
nghiệp đã được chính phủ và doanh nghiệp
Tự do hoá thương mại và hội nhập của Nhật
đồng tình ủng hộ. Chiến lược phát triển đó được
Bản thành công một phần chờ chính sách đẩy
thể hiện bằng những nội dung chính:
mạnh xuất khẩu của chính phủ. Chính sách
Thứ nhất, chọn ngành mà Nhật Bản có lợi này gồm ba phần: miễn giảm thuế, thiết lập
thế nhất, đặc biệt là lợi thế động (lợi thế so các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu và cách thức tổ
sánh có khả năng phát triển trong dài hạn). chức xuất khẩu. Các chính sách này được thực
Đó là những ngành mà Nhật dễ tiếp thu công hiện chủ yếu trong suốt thời kỳ 1950-1970 và
nghệ, những ngành có nhu cầu lớn đồng thời kết thúc khi Nhật trở thành cường quốc kinh
có lợi thế cao. Nhật Bản đã chọn hầu hết các tế xuất siêu. Các chế độ thừa nhận sự cống
ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế hiến của doanh nghiệp xuất khẩu, lập các ngân
tạo để phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu. hàng hỗ trợ xuất khẩu, tổ chức chiến lược mậu
Thứ hai, sau khi đưa ra cơ cấu công nghiệp dịch (JETRO) để hỗ trợ tiếp thị và thu thập
cần phải được ưu tiên phát triển, chính phủ đã thông tin, kiểm tra chất lượng sản phẩm... đã
ban hành các quy định hỗ trợ thuế, tín dụng thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng về xuất

34 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

khẩu của Nhật Bản phát triển nhanh, đồng thời trưởng 20,3%; nhập khẩu đạt 1.743,5 tỉ USD,
hàng hoá của Nhật bản có khả năng cạnh tranh tăng trưởng 24,9%2 . Trung Quốc đã thực hiện
cao trên các thị trường của thế giới. một chính sách tự do hoá thương mại đầu tư,
2.2. Trung Quốc cải cách mở cửa để phát mở cửa cho các hàng hoá nước ngoài thâm
triển thương mại nhập vào thị trường rộng lớn Trung Quốc.
Cùng với tự do hoá thương mại được thúc đẩy,
Triết lý chung về con đường cải cách mở
xuất siêu của Trung Quốc luôn tăng lên tại thị
cửa của Trung Quốc kể từ kỳ họp thứ 3 của
trường Mỹ. Trung Quốc có điều kiện nhập
Ban bí thư trung ương khoá 11 của Đảng cộng
khẩu các thiết bị máy móc hiện đại, thành lập
sản Trung Quốc vào năm 1978. Đường lối
các khu chế xuất quy mô lớn tại các đặc khu
cải cách mở cửa bắt đầu từ quá trình cải cách
kinh tế ven biển của Trung Quốc. Trung Quốc
nông thôn trong một thời kỳ dài. Nó chỉ hoàn
thành khi cao trào khoán sản phẩm tới hộ gia cũng đã trở thành tiêu điểm đầu tư lớn nhất
đình lan ra cả nước vào năm 1983. Kết quả cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổng lượng
của cải cách nông thôn đã chỉ ra con đường FDI vào lục địa là 359 tỷ USD vào năm 2001
cải cách tiếp theo của Trung Quốc và Đặng và vào đặc khu hành chính Hồng Kông là 452
Tiểu Bình là nhân vật quan trọng nhất trong tỷ USD, tổng cộng là 847 tỷ USD. Những năm
quá trình này. tiếp theo FDI có xu hướng giảm, nhưng Trung
Quốc luôn thu hút được hơn một nửa FDI vào
Kết quả của chiến lược cải cách của Trung
các nước đang phát triển. Các học giả phương
Quốc do Đặng Tiểu Bình đề xướng là thời
Tây cho rằng cuộc cách mạng lần thứ 2 do
kỳ bùng nổ và bền vững nhất của quá trình
Đặng Tiểu Bình đề xướng đã thành công ở cả
phát triển kinh tế Trung Quốc được cả thế giới
hai mặt kinh tế và xã hội.
chứng kiến. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu
Á 1997-1998 không hề làm chậm bước tiến Hàng loạt các xí nghiệp hương trấn đã
của Trung Quốc, hơn nữa tỷ lệ tăng trưởng được hình thành, tại đó đã thu hút một lượng
luôn luôn duy trì ở mức cao trong suốt cả một lao động lớn, sản xuất ra những mặt hàng
thời kỳ dài với tốc độ tăng trưởng trung bình tiêu dùng chất lượng không cao, sử dụng các
8,2% một năm trong thời kỳ 1978-2005. Xuất công nghệ đơn giản nhưng lại phục vụ cho
khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 18,1 tỷ USD nhu cầu tiêu dùng nội địa đang tăng ở nông
năm 1978 lên 266 tỷ USD năm 2001 và năm thôn. Đồng thời xí nghiệp hương trấn đã đóng
2010 là hơn 1.500 tỷ USD với mức tăng trưởng góp tỷ lệ tương đối cho tổng giá trị xuất khẩu
hàng năm là 15% trong thời kỳ 1978 – 2010. của Trung Quốc. Để cạnh tranh trong khuôn
Trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu thì tỷ khổ của chuỗi giá trị toàn cầu, Trung Quốc đã
trọng hàng xuất khẩu chế tạo tăng từ 50% tích cực mở rộng quy mô các khu chế xuất,
năm 1978 lên 90% vào năm 2010. Năm 2011 thu hút FDI và công nghệ hiện đại sản xuất
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.642,1 tỉ ra các hàng hoá chất lượng cao, thâm nhập
USD, tăng 22,5% so với năm 2010. Trong đó, các thị trường lớn của thế giới như Mỹ, EU
kim ngạch xuất khẩu đạt 1.898,6 tỉ USD, tăng và các quốc gia Châu Á khác. Muốn đạt được

2
http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=320

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 35


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

mục tiêu đó phải gia nhập WTO, mở cửa thị các tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc khi
trường cho các công ty xuyên quốc gia vào tiến hành mở cửa thị trường bằng các chính
đầu và chuyển giao công nghệ, để nâng cao sách phát triển công nghiệp chủ lực để nâng
năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. cao năng lực cạnh tranh với các hãng nước
Sau 16 năm liên tục đàm phán với các nước ngoài xâm nhập vào Trung Quốc. Các chính
thì tháng 12/2001, Trung Quốc đã gia nhập sách ưu tiên đó gồm thuế quan, hàng rào phi
WTO và cam kết mở cửa thị trường, mở cửa thuế quan, chuyển giao công nghệ, những
lĩnh vực ngân hàng tài chính nội địa. Trung khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước
Quốc là một trong những nền kinh tế lưu (giống như chính sách phát triển các ngành
hành tiền tệ nhiều nhất thế giới, cạnh tranh công nghiệp của Nhật Bản trước đây). Công
với các ngân hàng của các quốc gia khác trên nghệ mới và vốn đã giúp cho Trung Quốc
thị trường nội địa là khó khăn lớn đối với chuyển đổi các ngành công nghiệp sử dụng
các ngân hàng Trung Quốc. Chính phủ Trung nhiều lao động như dệt may, giầy dép sang
Quốc đã ép buộc các ngân hàng lớn cải cách các ngành có giá trị gia tăng cao như công
hệ thống quản lý ngân hàng, cho phép các nghiệp điện tử, ô tô đặc biệt là linh kiện điện
ngân hàng hoạt động độc lập và loại bỏ dần tử. Các mặt hàng điện tử như TV, máy ảnh
các cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, bán các kỹ thuật số, máy tính, điện thoại di động...
cổ phần cho tư nhân. Được sự trợ giúp của có mặt ở khắp nơi trên thế giới có năng lực
chính phủ bốn ngân hàng lớn nhất của Trung cạnh tranh cao nhờ giá rẻ. Tuy nhiên, công
Quốc đã phát triển vững chắc sau khi Trung nghiệp Trung Quốc lại phụ thuộc rất nhiều
Quốc gia nhập WTO. vào nguồn năng lượng (than, dầu, khí), trong
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã khi xu thế sáp nhập và mua lại giữa các công
chủ động đề xuất thành lập khu mậu dịch ty đang diễn ra, đặt biệt trong ngành hoá dầu
thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Bởi thì việc cạnh tranh với các công ty toàn cầu
lẽ, ASEAN là khu vực kinh tế năng động, của nước ngoài là thách thức rất lớn đối với
với sức mua của khoảng 500 triệu dân đang các công ty hoá dầu của Trung Quốc. Ngoài
tăng lên, mặt khác Trung Quốc muốn cạnh năng lượng, cạnh tranh trong lĩnh vực hàng
tranh ảnh hưởng với Nhật Bản tại khu vực không, tài chính, bảo hiểm cũng là những
này. Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc thách thức rất lớn mà Trung Quốc phải đối
với sáu nước ASEAN đã bắt đầu có hiệu mặt. Đó là chưa kể đến tình trạng phân hoá
lực từ 01/01/2010. Sáu nước đó là Brunei, giàu nghèo gia tăng rất nhanh đang là mối đe
Indonexia, Malayxia, Singapore, Philipin và doạ bất ổn về chính trị.
Thái Lan, các nước này đều hy vọng có thể * * *
mua linh kiện với giá rẻ sản xuất tại Trung Từ thực tiễn của Nhật Bản và Trung Quốc,
Quốc, chế tạo thành phẩm để xuất khẩu sang có thể thấy lợi ích của tự do hoá thương mại
các thị trường Châu Âu và Mỹ. Đồng thời là không phải bàn cãi nữa. Vấn đề lợi ích đó
Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc nhập có đạt được một cách công bằng, tuân theo các
khẩu tài nguyên rẻ từ các nước ASEAN. cam kết thương mại tự do song phương hay đa
Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ phương, có là nguyên nhân gây nên những vụ

36 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

kiện tranh chấp thương mại hay không mới là cơ hội thuận lợi đặc biệt là chú ý tới tiếp nhận
vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Nhật Bản và FDI và công nghệ mới để phát triển các ngành
Trung Quốc là những quốc gia Châu Á khôn công nghiệp. Và do đó, thương mại thực sự đã
ngoan, đã thực hiện chính sách thương mại tự giúp cho các quốc gia này đạt được thành quả
do trong từng thời đoạn khi nhận thấy có nhiều kinh tế - xã hội to lớn trong thời gian gần đây.q

Tài liệu tham khảo


1. Trần Văn Tùng, Đậu Xuân Đạt( 2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ hợp tác Việt
Nam – Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số 09(73).
2. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations, New York.
3. Michael E. Porter (2002), The Global competitiveness Report 2001-2002, Oxford
University Press.
4. Farrukh Iqbal, Jong-Il You (2002), Democracy, Market Economic and Development: An
Asian Pesspective, World Bank
5. Paul Krugman (1999) Increasing returns monopolistics competition and international
Trade, Journal of International Economic, 9-1979.
6. Milton Fridman (1962), Capitalison and Freedom, Chicago Univversity, Press.
7. Muscatelli V.A (1996), Economic Institutions and Politics in Economic Polycoes,
Manchester Press.
8. Okita Subuno (1989), Japan in the world Economy of the 1980s, Tokyo University Press.
9. Takatoshi (1993), Trade and Protectionison, Chicago University Press.
10. Yamazawa Ippel (1990), Econonic Development and Unternational Trade, The Japanese
Model, East-West Center Hawaii
11. Petor Nolan (2004), China at the crossroad, Polity Press Cambridge.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 37


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Kinh nghieäm cuûa Thaùi Lan trong vieäc vöôït qua


caùc raøo caûn kieåm dòch ñoäng thöïc vaät taïi
thò tröôøng Hoa Kyø, EU vaø Nhaät Baûn*
Hồ Thúy Ngọc**,
Võ Sỹ Mạnh***, Hà Công Anh Bảo****

Tóm tắt
Biện pháp kiểm dịch động thực vật (sau đây gọi tắt là SPS) thực sự đã trở thành một biện
pháp hữu hiệu cho các quốc gia phát triển trong việc bảo hộ thị trường trong nước. Học hỏi kinh
nghiệm của các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam và thành công
trong việc vượt qua các biện pháp kiểm dịch động thực vật là một trong những phương pháp hữu
hiệu giúp Việt Nam chinh phục các thị trường nhập khẩu nông sản khó tính. Thái Lan là một mô
hình xuất khẩu nông sản động thực vật thành công không chỉ ở lĩnh vực kim ngạch xuất khẩu mà
còn ở các giải pháp vượt qua những quy định kiểm dịch động thực vật khắt khe. Những giải pháp
mà Thái Lan áp dụng để vượt qua hàng rào các quy định kiểm dịch động thực vật của các thị
trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ khóa: kiểm dịch động thực vật, xuất khẩu nông sản, bảo hộ thị trường trong nước

Đặt vấn đề
Tự do hóa thương mại quốc tế là xu thế
khách quan của thương mại thế giới. Tuy
nhiên, dù tự do hóa đến mức nào đi chăng nữa
thì ở mỗi quốc gia luôn tồn tại nhu cầu bảo
hộ nền sản xuất trong nước. Khi hàng rào thuế
quan phải dỡ bỏ theo quy định của các điều
ước quốc tế, các quốc gia lại dựng lên các hàng
rào phi thuế quan ngày một dày đặc, tinh vi
hơn, trong đó phải kể đến một biện pháp đang
được sử dụng rất phổ biến trong thời gian gần
Kỳ, EU, Nhật Bản đều sở hữu một hệ thống
đây đối với nông sản là Biện pháp kiểm dịch
các quy định về kiểm dịch động thực vật khắt
động thực vật (sau đây gọi tắt là SPS). Có thể
khe, thách thức các nhà xuất khẩu thế giới.
nói, SPS thực sự đã trở thành một biện pháp
hữu hiệu cho các quốc gia trong việc bảo hộ Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở
thị trường trong nước. Thực tế là các thị trường thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới như Hoa mại Thế giới (WTO), đồng nghĩa với nhiều

*
Bài viết nằm trong khôn khổ dự án WTI/SECO "Xây dựng trung tâm năng lực khu vực về luật và chính sách
thương mại Nam Phi, Peru và Việt Nam" của ĐH Ngoại thương và Viện Thương mại Thế giới.
**
TS, Đại học Ngoại Thương
***,****
ThS, Đại học Ngoại Thương

38 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

cơ hội tiếp cận những thị trường lớn, đặc biệt Hoa Kỳ ngày càng thắt chặt hơn nữa vấn
là thị trường nhập khẩu mặt hàng nông sản- đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bằng chứng rõ
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. rệt nhất là Hoa Kỳ mới ban hành Luật hiện
Tuy nhiên, tiếp cận được chưa đồng nghĩa với đại hóa an toàn thực phẩm (FDA Food Safety
việc là chinh phục được những thị trường này. Modernization Act - FSMA) năm 2011. Luật
Việt Nam không còn lo ngại về hàng rào thuế này dựa trên bốn nguyên tắc là (i) phòng ngừa;
quan nhưng vẫn còn hàng rào phi thuế quan (ii) kiểm tra, tuân thủ, phản hồi; (iii) an toàn
mà cụ thể là các biện pháp kiểm dịch động nhập khẩu và (iv) tăng cường quan hệ đối tác
thực vật. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc (công nhận kết quả kiểm tra của các cơ quan
gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng khác, bao gồm của chính phủ nước ngoài). Cơ
với Việt Nam và thành công trong việc vượt quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của
qua các biện pháp kiểm dịch động thực vật là Hoa Kỳ là Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và
một trong những phương pháp hữu hiệu giúp Dược Phẩm (FDA). Cơ quan này thực hiện
Việt Nam chinh phục các thị trường nhập khẩu việc giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối
nông sản khó tính. Thái Lan là một mô hình với tất cả mặt hàng nông sản. FDA được giao
xuất khẩu nông sản động thực vật thành công nhiều trọng trách, quyền hạn và chuyển từ cách
không chỉ ở lĩnh vực kim ngạch xuất khẩu mà tiếp cận phản ứng đối với vi phạm an toàn thực
còn ở các giải pháp vượt qua những quy định phẩm sang hướng phòng ngừa các bệnh do thực
kiểm dịch động thực vật khắt khe. Bài viết phẩm gây ra. Ví dụ FDA được quyền lưu giữ
nghiên cứu những giải pháp mà Thái Lan áp hàng hóa trong 30 ngày nếu nghi ngờ trong sản
dụng để vượt qua hàng rào các quy định kiểm phẩm có tạp chất hoặc dán nhãn sai quy định1.
dịch động thực vật của các thị trường Hoa Kỳ, Hoặc như các nhà sản xuất thực phẩm phải lưu
EU và Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học hồ sơ an toàn thực phẩm chi tiết và xuất trình
kinh nghiệm cho Việt Nam. cho FDA kiểm tra khi có yêu cầu2.
1. Tóm tắt về các quy định kiểm dịch Bên cạnh FDA, các quy định về an toàn
động thực vật của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thực phẩm của Hoa Kỳ còn do các cơ quan
đối với nông sản khác đề ra và thực hi ện như Cơ quan thanh
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là những thị tra và an toàn thực phẩm (FSIS) và Cơ quan
trường nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới. thanh tra độ an toàn, sức khoẻ thực vật, động
Các quốc gia này cũng là khu vực có nhiều vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp và Cục
quy định kiểm dịch khắt khe đối với hàng nhập bảo vệ môi trường (EPA).
khẩu. Nhìn chung, hệ thống các biện pháp Những quy định về nhập khẩu rau quả,
kiểm dịch động thực vật mà những thị trường động vật và các sản phẩm có nguồn gốc tương
này dựng lên phổ biến thể hiện ở ba nhóm quy tự vào lãnh thổ sẽ do APHIS đưa ra dựa trên
định: Nhóm quy định về an toàn thực phẩm, “những nguy cơ bệnh tật có liên quan tới vùng
Nhóm quy định về truy xuất nguồn gốc sản xuất khẩu động vật và các sản phẩm từ động
phẩm và Nhóm quy định về kiểm dịch. vật” thay vì những tiêu chí về thực phẩm
1.1. Quy định về an toàn thực phẩm “không chứa mầm bệnh” do mỗi nước khác

1
Xem Điều 207, 208 Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm
2
Xem Điều 303 Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 39


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nhau quy định. Các quy định này tập trung Tương tự, EU cũng xây dựng các hệ thống
hướng dẫn việc đánh giá và nhận dạng những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực
khu vực như thế nào thì được gọi là nguồn phẩm như Hệ thống cảnh báo nhanh đối với
nhập khẩu an toàn. Quá trình đánh giá này mặt hàng thực phẩm (RASFF), Hệ thống quy
thường bao gồm các chuyến đi của các chuyên định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Những
gia của APHIS tới các vùng xuất khẩu đó, sau hệ thống này một mặt ngăn chặn ngay lập tức
đó tổ chức này sẽ lập ra danh sách các quốc những mặt hàng không an toàn khi bị phát
gia, khu vực được cho là không có gia súc, gia hiện ở bất kỳ quốc gia thành viên nào, một
cầm bệnh. mặt đòi hỏi thực phẩm phải an toàn từ khâu
Nhìn chung, việc nhập khẩu rau quả, động đầu tiên của quá trình sản xuất cho đến lúc
vật và các sản phẩm có nguồn gốc tương tự xuất khẩu3. Ví dụ: Các nước trong Liên minh
phải có sự đồng ý của APHIS. Sự chấp thuận châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa
này sẽ tạo điều kiện cơ bản cho hàng hoá thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản
được nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Các nhà phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật
nhập khẩu phải đệ trình một bản xin cấp phép hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng
trực tuyến qua Hệ thống uỷ quyền nhập khẩu. cho toàn bộ quốc gia thành viên. Hoặc như
Các nhà nhập khẩu cũng sẽ sử dụng hệ thống các quy định về cảnh báo liên quan đến việc
này để kiểm tra bản xin cấp phép trước đó và kiểm soát chính thức trên thị trường EU và
thông báo những thay đổi nếu có. Quá trình tại biên giới. Tuy nhiên, nếu có than phiền từ
chờ APHIS quyết định, đánh giá những rủi ro người tiêu dùng, kết quả kiểm tra an toàn của
của sản phẩm được nhập khẩu cho tới khi sản các công ty, áp lực từ truyền thông hoặc cảnh
phẩm đó được cấp giấy phép có thể kéo dài báo từ nước thứ 3 thì EU sẽ ngay lập tức thực
vài năm, phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu về hiện cảnh báo.
đánh giá rủi ro và một số yếu tố khác. Ngoài ra, EU xác định quy định về hàm
Các quy định về độ an toàn của các loại thịt lượng thuốc trừ sâu thuộc nhóm quy định về
gia súc, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm có an toàn thực phẩm của EU. Mục đích của quy
nguồn gốc tương tự do FSIS phụ trách. FSIS định này còn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi
còn đánh giá hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trường vì mục đích sức khỏe cộng đồng. Việc
về thịt gia súc, gia cầm, trứng của quốc gia sử dụng thuốc trừ sâu trong giới hạn an toàn
xuất khẩu này có giống như ở Hoa Kỳ không. sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường
Ngoài ra FSIS còn thực hiện đánh giá hệ thống không khí, nguồn nước và đảm bảo sức khỏe
chất lượng thịt gia súc, gia cầm của các nước nông dân cũng như người tiêu dùng. Quy định
khác và giữa các nước khác. này không những góp phần bảo vệ sức khỏe
Quá trình tương tự được sử dụng để đánh con người ở nước sản xuất mà còn bảo vệ
giá hệ thống kiểm định sản phẩm từ trứng của người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu. Dư
một nước. Để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, lượng thuốc trừ sâu không phân hủy là một
các sản phẩm từ thịt, gia cầm nhập khẩu cũng trong những vấn đề nhạy cảm trong hoạt động
như hệ thống kiểm dịch được kiểm tra định kì. bảo vệ môi trường mà EU đặc biệt quan tâm.

3
Phạm Thị Hồng Yến (2011), An toàn thực phẩm và việc thực thi Hiệp định SPS/TBT: kinh nghiệm quốc tế và
giải pháp đối với Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, tr 42-47

40 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Theo Chỉ thị 76/895/EEC các sản phẩm quy định chặt chẽ về nguồn gốc sản phẩm. Chính
nông nghiệp của các nước muốn vào thị trường phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh
EU phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm học năm học 2002, Luật này yêu cầu tất cả các
lượng tối đa cho phép trong quá trình trồng nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản
trọt và chăm sóc cây trồng phải theo đúng quy lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và đưa ra
định. Nếu nước xuất khẩu nào mà sử dụng các thông báo trước khi sản phẩm đến Hoa Kỳ.
loại thuốc trừ sâu không đúng, dư lượng thuốc Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ
vượt quá quy định của EU sẽ bị tạm dừng nhập (COOL) yêu cầu từ ngày 30 tháng 9 năm 2008
khẩu, trả lại hoặc tiêu hủy lô hàng. tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn
Nếu như các quy định về an toàn thực của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông
phẩm ở Hoa Kỳ và EU nằm rải rác tại các sản. COOL sẽ có ảnh hưởng đến các qui định
văn bản pháp luật khác nhau thì Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các
lại ban hành riêng Luật vệ sinh thực phẩm nước cung cấp4.
năm 1947. Luật này áp dụng cho tất cả các
Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về
hàng hóa liên quan đến thực phẩm, các gia
truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ
vị, dụng cụ chưa thực phẩm đóng gói, máy
tháng 1 năm 2005. Các nhà nhập khẩu EU phải
móc chế biến thực phẩm và đồ chơi trẻ em.
xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm kể
Hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu
cả trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các
đều phải tuân thủ những quy định của pháp
nước đối tác thương mại theo thỏa thuận không
luật như nhau. Khi xuất khẩu hàng sang Nhật
đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất
Bản, các nhà xuất khẩu nước ngoài vấp phải
nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu5.
một vấn đề cực kỳ khó khăn là phải hiểu được
các quy định về luật pháp phức tạp liên quan 1.3. Qui định kiểm dịch
đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì Hoa Kỳ quy định tất cả các lô hàng trước
vậy, các nông sản như chân giò lợn, xúc xích, khi khai báo Hải quan phải được Cơ quan
thịt lợn nuôi và thịt bì nuôi đưa vào bán tại Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ
thị trường Nhật Bản phải được khử trùng ở quan thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ) kiểm tra và
nhiệt độ theo quy định sản xuất tại Nhật Bản. chứng nhận. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc
Trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị
về các quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả
nên các sản phẩm của các nhà xuất khẩu đã bị lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy6.
cấm không được đưa vào Nhật Bản, điều này
Tương tự, để xuất khẩu sang EU, các nhà sản
gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế.
xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về
1.2. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm sức khỏe thực vật của EU. Các quy định được
Ngoại trừ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đều có áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu7.

4
Thông tin chung về chương trình này có thể tìm thấy tại địa chỉ:www.ams.usda.gov/cool/
5
Thông tin chung về truy xuất nguồn gốc có thể tìm thấy tại địa chỉ sau: www.europa.eu.int.comm/food/food/
foodlaw/guidance/guidance_rev_7_en_pdf ;
6
Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ có thể tìm kiếm tại: www.aphis.usda.gov/ppq/permits
7
Xem nội dung cụ thể về các quy định về kiểm dịch thực vật của EU www.europa.eu.int/eurlex/en/consleg/pdf/
2000/en_2000L0029_do_ 001.pdf

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 41


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước - Sản phẩm có “rủi ro”, là sản phẩm có thể
cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực đem lại cho người sử dụng kết quả khác với
vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh mục đích sử dụng và gây ra hậu quả nghiêm
Thực phẩm. Những quy định được thi hành trọng. Để hạn chế những sản phẩm mang rủi
bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông ro này, các nước thường áp dụng các biện pháp
nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF)8. quy định bảo đảm an toàn thực phẩm (food
2. Đánh giá chung về các quy định về kiểm safety measures) và bảo đảm an toàn động
dịch thực vật ở Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thực vật (Animal and Plant Health Protection
Measures). Những biện pháp cụ thể của từng
Các quy định về kiểm dịch thực vật thường
nước thì rất khác nhau do sự khác biệt về nhân
được thể hiện trong các chính sách thương
tố rủi ro, khả năng xảy ra, và khả năng chấp
mại và các cơ chế quản lý trong tổng thể hệ
nhận rủi ro.Tuy nhiên, “rủi ro” là việc chưa xảy
thống pháp luật của một quốc gia. Các biện
ra nên nó phụ thuộc rất nhiều vào nhận định chủ
pháp này có những đặc điểm chủ yếu như sau:
quan của chuyên gia về khả năng và hậu quả
- Các biện pháp kiểm dịch thực vật được nếu xảy ra, do đó, cũng sẽ rất khó khăn cho các
dựng lên ngày càng nhiều, gây khó khăn trong nhà xuất khẩu trong việc dự đoán về rủi ro để
việc hệ thống hóa cũng như đánh giá sự gia đưa ra những phương án chuẩn bị hợp lý.
tăng và ảnh hưởng của chúng đối với thương
Như vậy, các biện pháp kiểm dịch động
mại quốc tế. Hiện nay có rất nhiều quy định
thực vật không được định danh một cách chính
và hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng mà các
thức và rõ ràng trong hệ thống các điều ước
nước cho là phù hợp. Song lại có rất ít tiêu
hay luật pháp quốc tế. Trong hệ thống pháp
chuẩn quốc tế mà các nước đều công nhận hợp
luật quốc gia cũng không có quy định chính
chuẩn. Do còn có sự khác biệt như vậy nên
thức hoặc một hệ thống luật pháp riêng có liên
chính điều đó đã trở thành rào cản một cách vô
quan đến rào cản mà chúng nằm rải rác trong
tình hay cố ý trong thương mại quốc tế.
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
- Khi hàng hóa nhập khẩu bị phát hiện hoặc 3. Kinh nghiệm vượt qua các quy định
có nghi ngờ kém về chất lượng, không rõ về kiểm dịch thực vật của Thái Lan tại thị
nguồn gốc xuất xứ, thì chính phủ thường dùng trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
đến SPS dựa trên công cụ chính sách để giải
quyết những vướng mắc trên. Những SPS này Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng
sẽ tồn tại dưới hình thức các lệnh cấm, các 13% vào tổng GDP của Thái Lan và Thái Lan
quy định kiểm dịch mang tính chất bắt buộc là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản
hoặc những yêu cầu về thông tin đối với sản lớn trên thế giới. Ví dụ, đối với mặt hàng gạo,
phẩm nhập khẩu. Sản phẩm nước ngoài muốn Thái Lan xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ
thâm nhập một nước phải đáp ứng đầy đủ năm 1962. Do đó, Thái Lan luôn ý thức được
những yêu cầu này tại thị trường nội địa. Tuy vai trò của xuất khẩu nông sản đối với kinh tế
nhiên, nếu yêu cầu của nước nhập khẩu quá quốc gia. Thái Lan cũng rất thành công trong
khắt khe sẽ làm chi phí của sản phẩm xuất việc vượt qua hàng rào phi thuế quan cũng
khẩu tăng cao. như các biện pháp kiểm dịch thực vật của các

8
Xem nội dung cụ thể tại www.pps.go.jp/english/

42 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

thị trường nhập khẩu. Những kinh nghiệm mà nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices-
Việt Nam có thể học tập từ Thái Lan là: GAP). Nông sản Thái Lan được sản xuất theo
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm dịch động thực quy trình GAP nên được người tiêu dùng
vật đối với thị trường trong nước. trong và ngoài nước ưa chuộng. Ở Thái Lan,
đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã
và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu
thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với
chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến
hàng nông sản. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản
Thái Lan đã xây dựng Tiêu chuẩn thực phẩm
sau thu hoạch. Trong khâu tiêu thụ tại đây có
và nông sản. Tiêu chuẩn này áp dụng cho ba
sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống
nhóm nông sản và thực phẩm bao gồm thực
siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại
vật, động vật nuôi và cá. Tiêu chuẩn này được
xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và hướng lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản
dẫn quốc tế của nhóm các tổ chức Chương xuất. Một số nơi còn cử nhân viên đến giám
trình tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO sát và thẩm tra thường xuyên quá trình sản
(FAO/WHO Food Standards Programme xuất, ghi chép vào sổ sách và xem xét xem
(Codex)), Công ước quốc tế về bảo vệ thực quy trình sản xuất đó có an toàn và phù hợp
vật (International Plant Protection Convention với tiêu chuẩn đề ra hay không. Nghiên cứu
(IPPC)) và Văn phòng quốc tế về bệnh dịch 8 bước xây dựng quy trình, tiêu chuẩn của
động vật (Office International des Epizootic ACFS có thể hiểu vì sao các quy trình này có
(OIE)). Ngoài ra, nội dung của Bộ tiêu chuẩn tính thực tiễn rất cao, đó là (i) Xác định thứ
cũng tương thích với các thông số khoa học, tư ưu tiên của đối tượng cần xây dựng tiêu
các tiêu chuẩn và quy định của các quốc gia chuẩn; (ii) Thành lập một ủy ban kỹ thuật để
nhập khẩu. soạn thảo; (iii) Soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn;
(iv) Thành lập ủy ban đánh giá; (v) Lấy ý
Với Thái Lan, nhờ duy trì những quy định
kiến của tất cả các bên có liên quan; (vi)
chặt chẽ về kiểm dịch động thực vật ở thị
Trình ủy ban kiểm soát và Hội đồng ACFS;
trường trong nước nên việc vượt các rào cản
(vii) Thông báo với WTO và các nước thành
nói trên không phải là thách thức quá lớn.
viên (đối với những tiêu chuẩn bắt buộc phải
Tiêu chuẩn đối với hàng nông sản thuộc sự
thông báo); (viii) Đăng công báo.
quản lý của Cục tiêu chuẩn thực phẩm và
hàng nông sản (ACFS). Trước khi ban hành - Thiết lập nhiều điểm hỏi đáp về các quy
bất kỳ một quy định kiểm dịch động thực định SPS và thực sự vận hành chúng hiệu quả.
vật nào, ACFS cũng lấy ý kiến của tất cả các Hiện nay Việt Nam đã xây dựng các điểm hỏi
bên có liên quan. Bất kỳ một tiêu chuẩn nào đáp tương tự nhưng việc vận hành các điểm
của ACFS đều bao trùm mọi yếu tố về an này chưa thực sự phát huy tác dụng. Ví dụ
toàn và vệ sinh dịch tễ đối với sức khỏe của website của Văn phòng quốc gia SPS Việt
con người, động vật và thực vật. Một trong Nam tính đến hết tháng 12/2012, mới chỉ có
những ví dụ thành công nhất là Thực hành 18 lượt hỏi9.

9
Xem chi tiết tại địa chỉ http://www.spsvietnam.gov.vn/Lists/Hi%20p/AllItems.aspx

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 43


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

- Phát động các chiến dịch về an toàn thực năm 200410. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả
phẩm. các công đoạn từ mức độ sản xuất, dây chuyển
Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu một lượng sản xuất, sản phẩm, thị trường… Thậm chí,
lớn nông sản cho thế giới. Với những tiêu Chính phủ Thái Lan còn thành lập lực lượng
chuẩn chặt chẽ về kiểm dịch động thực vật, kiểm tra đặc biệt nhằm giám sát việc thực thi.
Thái Lan đã góp phẩn nâng cao chất lượng Hoạt động của lực lượng này góp phần không
nông sản và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nhỏ vào việc nâng cao an toàn thực phẩm quốc
trên thị trường xuất khẩu.Thậm chí, năm 2004 gia và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
còn là năm chính phủ Thái Lan phát động là Thái Lan trên thị trường quốc tế.
“năm an toàn thực phẩm”. - Xây dựng hệ thống “một cửa”
- Triển khai áp dụng triệt để các tiêu chuẩn Với mục tiêu xây dựng hệ thống “một cửa”
và quy trình về kiểm dịch động thực vật để kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả, Sở
Để tạo điều kiện cho nông dân và tổ chức Nông nghiệp đã thành lập Trung tâm dịch vụ
xuất khẩu, Sở Nông nghiệp, bộ Nông nghiệp kỹ thuật một cửa”11 năm 2004 để hỗ trợ các
và Hợp tác xã đã cung cấp dịch vụ kiểm tra nhà xuất khẩu như kiểm tra mẫu ngẫu nhiên,
chất lượng và chứng nhận các sản phẩm xuất phân tích mẫu, cấp chứng nhận và đăng ký
khẩu chủ yếu là cho hoa quả tươi và rau tươi. xuất khẩu. Trung tâm này đã rút ngắn thời gian
Sở kiểm soát tất cả các khâu, từ nông trại cho hỗ trợ các dịch vụ này cho các doanh nghiệp
đến bàn ăn, đề cao tiêu chuẩn an toàn thực xuất khẩu từ 3-4 ngày xuống còn 1 ngày. Thái
phẩm. Ngoài ra, kiểm dịch thực vật và chứng Lan đã phát động chiến dịch “Bếp thế giới”12
nhận nông sản xuất khẩu từ nơi đóng gói, lưu nhằm quảng bá hàng xuất khẩu Thái Lan trên
trữ, đến các điểm kiểm dịch. Bên cạnh đó, các thế giới. Thái Lan đã xây dựng một hệ thống
nguyên liệu đầu vào cũng chịu sự kiểm soát kiểm soát nhập khẩu hiệu quả, tập trung vào dư
hóa chất, bệnh dịch thực vật và khuyến khích
ngặt nghèo như kiểm tra đất, nước, phân bón
sử dụng HACCP (tiêu chuẩn sức khoẻ và an
và các hóa chất kích thích. Sở Nông nghiệp
toàn cho hàng thực phẩm của Mỹ) trong nông
cũng có những hướng dẫn cụ thể về cách sử
nghiệp. Nhờ vậy, các nhà xuất khẩu có thể
dụng và quản lý đúng cách nguyên liệu đầu
lấy được các chứng chỉ, giấy phép nhập khẩu
vào. Sở cũng yêu cầu nông dân đăng ký sử
từ các quốc gia nhập khẩu. Tất nhiên, doanh
dụng phân bón hóa học và các chất độc hại cho
nghiệp xuất khẩu sẽ mất thời gian và tiền của
nông nghiệp nhằm giúp Sở có thể kiểm soát
để có được các giấy tờ trên. Tuy nhiên, những
và hướng dẫn việc sử dụng phù hợp và đúng.
giấy tờ này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua rủi
Sở cũng khuyến khích các doanh nghiệp xuất
ro bị trả hàng khi hàng tới biên giới.
khẩu đăng ký các sản phẩm xuất khẩu chính
của mình như rau, quả, hoa nhằm giúp Sở có - Xây dựng chính sách vượt rào riêng cho
thể trợ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu từng thị trường lớn
cầu khắt khe của nước nhập khẩu. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực nhưng Thái Lan
Chính phủ Thái Lan cũng thông qua cái gọi không thể đáp ứng tất cả các quy định về kiểm
là Hướng dẫn an toàn thực phẩm ngày 4 tháng 3 dịch động thực vật của mọi thị trường. Do đó,

10
The “Road Map of Food Safety”
11
Technical One Stop Services Centre
12
“The Kitchen of the World”

44 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

bên cạnh những chiến dịch, hoạt động nhằm Bên cạnh những hỗ trợ cho doanh nghiệp, các
hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan nói chế tài cũng được Chính phủ Thái Lan áp dụng
chung, Chính phủ Thái Lan cũng xây dựng triệt để. Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn ngân
những chính sách riêng nhằm thâm nhập những sách đặc biệt cho các cơ quan quản lý nhà nước
thị trường lớn, đặc thù. Thứ nhất, khi một sản nhằm thắt chặt việc kiểm tra. Ví dụ như Cục
phẩm bị cấm vì không đáp ứng các quy định về chăn nuôi và Cục nghề cá tương ứng được nhận
kiểm dịch, Thái Lan sẽ ngay lập tức dừng xuất một khoản ngân sách là 119 và 169 triệu Baht.
khẩu sản phẩm đó và tiến hành kiểm tra. Lãnh Ngay sau đó, các đoàn thanh tra đã tăng cường
sự quán của Thái Lan tại nước nhập khẩu sẽ thu công tác kiểm tra kiểm dịch và tịch thu 45.000
thập các thông tin và dữ liệu từ những nước này tấn sản phẩm có tồn dư hoá chất cấm sử dụng.
và đồng thời yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Thái
tự kiểm tra sản phẩm của mình trước13. Nhiều Lan đã ban hành lệnh cấm sử dụng 16 loại hoá
trường hợp, các lệnh cấm là do thông tin sai chất trong đó có cloramfenikon và nitrofuran
lệch hoặc do các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu cách đây 2 năm. Tuy nhiên, vẫn còn 26 công ty
khắt khe hơn bình thường. Căn cứ vào thông tin nhập khẩu nitrofuran để sử dụng trong các thực
từ nước nhập khẩu, chính phủ Thái Lan sẽ tiến phẩm dành cho con người. Cục chăn nuôi đã chỉ
hành đàm phán song phương và yêu cầu nước thị tất cả các trang trại nuôi tôm và gà phải tuân
nhập khẩu tiến hành kiểm tra tại các vùng sản thủ theo đúng tiêu chuẩn chăn nuôi và chỉ được
xuất của Thái Lan. Nếu các cuộc đàm phán bất sử dụng các loại hoá chất dược phẩm được Mỹ
thành, nhiều trường hợp Thái Lan phải sử dụng cho phép. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị
đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Ví tịch thu giấy phép sản xuất và xuất khẩu.
dụ như Thái Lan đã tạm thời dừng xuất khẩu rau Bộ Tài chính Thái Lan đã duyệt ngân sách
vào thị trường EU từ ngày 1/2/2011 vì những mua thiết bị kiểm tra hoá chất cho 30 trung
lo lắng của EU đối với an toàn thực phẩm. Nhờ tâm nuôi trồng và hợp tác xã. Các thiết bị trị
vậy, Chính phủ Thái Lan đã đơn phương chặn giá 23 USD được lắp đặt để phát hiện tồn dư
trước được nguy cơ EU ban hành lệnh cấm nhập hoá chất cấp độ trang trại. Chương trình kiểm
khẩu ớt ngọt, húng quế và cà tím14. Các nhà xuất tra thực phẩm cũng sẽ được áp dụng đối với
khẩu Thái Lan cũng kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ tất cả các sản phẩm thịt và hoa quả xuất khẩu
giữa các nhà sản xuất và chính phủ để thúc đẩy sang thị trường EU. Chính phủ Thái Lan hy
sự tuân thủ các tiêu chuẩn GLOBALGAP15 vọng Uỷ ban châu Âu sẽ chấp nhận chương
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trình này. Vấn đề hàng đầu hiện nay là yêu

13
Thông tin được thu thập từ các nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn – Thái Lan năm 2001; Bộ Thương mại
Thái Lan, FAO Corporate Document Repository, xem chi tiết Economic and Social Development Department,
WTO Agreement on Agriculture: The Implementation Experience, tại địa chỉ http://www.fao.org/DOCREP/005/
Y4632E/y4632e0w.htm, tr. 12
14
Agritrade, Food concerns bring temporary halt to Thai agriculture exports, available at: http://agritrade.cta.int/
en/layout/set/print/Agriculture/Topics/SPS-Food-safety/Food-safety-concerns-bring-temporary-halt-to-Thai-
vegetable-exports
15
Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây
dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Là tiêu
chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Bộ tiêu chuẩn
GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông
sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà
quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 45


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Hộp 1: Quy trình thanh kiểm tra tồn dư hoá chất của Thái Lan

Thanh tra
- Thanh tra tất cả các hoá chất cấm sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm ở các
nhà máy và kiểm tra hệ thống báo cáo dự trữ.
- Thực hiện thanh tra tất cả các loại hợp chất thức ăn chăn nuôi và dược phẩm ở trang
trại và tiến hành kiểm tra phát hiện tồn dư hoá chất những sản phẩm có nghi ngờ chứa
nitrofurans và cloramfenikon và sưu tập mẫu cho kết luận thí nghiệm.
Kiểm tra
- Kiểm tra nitrofuran trong thức ăn chăn nuôi và dược phẩm bằng kiểm tra màu ở 10 ppm.
- Dùng máy LCMS/MS đối với quá trình trao đổi nitrofurans trong mô.
- Trên máy LCMS và HPLC đối với nitrofuran trong thức ăn, dược phẩm và nước.

Hình 1: Vị trí của Cục tiêu chuẩn thực phẩm và hàng hoá nông sản (ACFS)

cầu EU giảm bớt kiểm tra, kiểm dịch từ 100% chi phí áp dụng công nghệ mới. Về dài hạn,
xuống còn kiểm tra mẫu ngẫu nhiên. bất kỳ doanh nghiệp nào nâng cao chất lượng
Kết luận do các nước phát triển áp đặt sẽ phát triển bền
vững. Đầu tư đổi mới và cải tiến quy trình sản
Thực tiễn của Thái Lan đã chứng minh rằng
xuất đem lại lợi ích lớn trong tương lai.
các biện pháp kiểm dịch động thực vật là một
rào cản thâm nhập thị trường nhưng chỉ gây bất Tương lai của ngành nông nghiệp sản xuất
lợi cho xuất khẩu nông sản của Thái Lan trong ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn với giá
ngắn hạn. Để khắc phục, Chính phủ Thái Lan cả cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào khả năng
đã triển khai trợ giúp và bản thân các nhà xuất và sự linh hoạt của doanh nghiệp tư nhân chứ
khẩu nhạy bén năng động, điều chỉnh kịp thời không phải là doanh nghiệp nhà nước. Về lâu

46 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

dài, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch có ảnh các hiệp hội phải là nơi thải loại những doanh
hưởng gián tiếp tới cơ cấu xuất khẩu ngành nghiệp vi phạm đầu tiên. Phí thông tin rất cao
nông nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp xuất nên chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu thuộc
khẩu lớn và hiệu quả mới có đủ khả năng vượt các hiệp hội mạnh, được tổ chức tốt mới đủ
qua những cuộc kiểm tra khắt khe. sức lấy lòng tin của các nhà nhập khẩu. Ngoài
ra, các hiệp hội sản xuất và xuất khẩu dễ hợp
Hiệp hội những nhà xuất khẩu đóng vai trò tác chặt với các tổ chức của chính phủ để có
quan trọng đối với quyết định và hiệu quả ứng thông tin cần thiết cho ngành. Những thông tin
dụng tiêu chuẩn an toàn cho hàng nông sản. quan trọng nhất là chính sách mới hoặc đàm
Hiệp hội chịu trách nhiệm giám sát và kiểm phán thương mại quốc tế. Đây là một trong
tra, ngăn không để một số doanh nghiệp vì lợi những yếu tố quyết định triển vọng sản xuất
trước mắt mà làm mất uy tín của ngành. Chính kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.q
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Quang Diệu, Đối mặt với hàng rào vệ sinh dịch tễ SPS: Kinh nghiệm xuất khẩu thực
phẩm chế biến của Thái Lan, ICARD.
2. Lưu Thanh Tâm, 2003, Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đinh Văn Thành, 2005, Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê.
4. Trung tâm thương mại mại quốc tế UNCTAD/WTO, Business Guide to The World Trading
System, 1999.
5. Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, 2007, Các thoả thuận loại bỏ các rào cản phi
thuế quan trong ASEAN, APEC và WTO.
6. Workshop on WTO Sanitary and Phytosanitary (SPS) Measures; Asian Development Bank
Institute (ADBI), Tokyo, Japan (December 2008), Organized by ADBI in Co-operation with FAO.
7. Economic and Social Development Department, WTO Agreement on Agriculture: The
Implementation Experience, available at: http://www.fao.org/DOCREP/005/Y4632E/
y4632e0w.htm.
8. Peter Warr and Archanun Kohpaiboon, Distortions to Agricultural Incentives in Thailand,
Agricultural Distortions Working Paper 25, December 2007.
9. Country Profile Cambodia, Laos and Thailand, The Australian Centre for International
Agricultural Research (ACIAR), November 2005.\
10. SPS Information Management System, World Trade Organization, available at: http://
spsims.wto.org/.
11. Agritrade, Food concerns bring temporary halt to Thai agriculture exports, available
at: http://agritrade.cta.int/en/layout/set/print/Agriculture/Topics/SPS-Food-safety/Food-
safety-concerns-bring-temporary-halt-to-Thai-vegetable-exports.
12. Zamroni, 2006, Thailand’s Agricultural Sector and Free Trade Agreements.
13. Jetro, 2010, Handbook for Agricultural and Fishery Products Import Regulations 2009.
14. Wyn Ellis, Vitoon Panyakul, Daniel Vildozo and Dr Alexander Kasterine; Strengthening the
Export Capacity Of Thailand’s Organic Agriculture.
15. Pongsuthee Iamsirisaengthong, EU White Paper on Food Safety and Thailand’s Exports.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 47


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

ÑAÀU TÖ CUÛA HOA KYØ VAØO KHU VÖÏC ÑOÂNG NAM AÙ


CÔ HOÄI VAØ THAÙCH THÖÙC ÑOÁI VÔÙI
KINH TEÁ VIEÄT NAM
Nguyễn Ngọc Lan*

Tóm tắt
Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Hoa Kỳ
ở khu vực ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay nhằm tìm hiểu bản chất, nguyên
nhân và mức độ đầu tư của Hoa Kỳ vào khu vực ASEAN; đồng thời so sánh đầu tư của Hoa
kỳ vào các nước trong khu vực ASEAN, chỉ ra những cơ hội và thách thức của nền kinh tế
Việt Nam hiện nay trong việc thu hút dòng vốn đầu tư của Hoa Kỳ.
Việc giải quyết những thách thức này đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước một cuộc cải
tổ lớn trong cơ cấu đầu tư, trong hệ thống tài chính, ngân hàng và trong hệ thống doanh
nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Kết quả của cuộc cải tổ nền kinh tế hiện nay sẽ
là câu trả lời liệu Việt Nam có thực sự thu hút mạnh mẽ và giữ chân được các nhà đầu tư
lâu dài hay không?
Từ khóa: Khu vực Đông Nam Á; Đầu tư của Hoa Kỳ; Thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

1. Đầu tư của Hoa Kỳ vào khu vực Đông


Nam Á
1.1. Vai trò của các nước Đông Nam Á
trong chiến lược của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến Đông Á -
Thái Bình Dương từ Chiến tranh thế giới thứ
hai. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX, Đông Nam Á (ASEAN), với những
biến đổi to lớn, đã trở thành nhân tố quan trọng
trong tính toán chiến lược của Hoa Kỳ ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước hết, đó
là do các nước ASEA đẩy mạnh sự hợp tác và đã thống nhất thành lập Diễn đàn an ninh khu
đối thoại song phương và đa phương về vấn vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của hầu
đề an ninh1. Bằng chứng là Tháng 7-1993, Hội hết các nước lớn và nội dung thảo luận không
nghị Ngoại trưởng ASEAN họp ở Xin-ga-po chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các vấn đề an ninh

*
Đại học ngoại thương
1
Luận Thùy Dương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Ngoại giao

48 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

ở Đông Nam Á mà còn thảo luận các vấn đề tố mấu chốt trong quan hệ, nhưng được nhìn
an ninh ở các khu vực khác rộng lớn hơn như nhiều hơn dưới khía cạnh “an ninh kinh tế”.
Đông Bắc Á và châu Á - Thái Bình Dương Từ năm 2009, trong quan hệ đối ngoại với
khiến Hoa Kỳ không thể không quan tâm. Về khu vực Châu Á, chính quyền của Tổng thống
kinh tế, sang thập niên 90, ASEAN với tiềm B.Obama vẫn coi Đông Bắc Á là trọng tâm
năng phát triển kinh tế cao, đã trở thành một chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng đã thể hiện sự
khu vực có sức hấp dẫn mạnh mẽ về thương quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á.
mại và đầu tư với nước ngoài (Tốc độ tăng Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 25-9-2009,
trưởng GDP của Xin-ga-po 10,1%, Việt Nam Tổng thống Mỹ đã đồng ý tổ chức hội nghị
9,5%, In-đô-nê-xia 7,8%, Ma-lay-xia 7,4%, ASEAN - Hoa Kỳ lần đầu tiên tại Sin-ga-po
Thái Lan 6,8%). vào tháng 11-2009. Theo các nhà phân tích, sau
Với sự thay đổi đến từ các nước ASEAN nhiều năm chờ đợi, việc Hoa Kỳ lần đầu tiên
trong các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế, chấp nhận tổ chức hội nghị cấp cao đã đánh
chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này dấu giai đoạn mới trong chính sách của Hoa Kỳ
cũng có sự thay đổi lớn. Từ sau năm 2001, đối với Đông Nam Á. Hoa Kỳ thúc đẩy liên kết
Hoa Kỳ đã quan tâm nhiều hơn đến khu vực ASEAN theo hướng thể chế hóa, coi việc thực
ASEAN ở khía cạnh an ninh và quân sự, trong hiện Hiến chương ASEAN, xây dựng cơ chế
đó an ninh quân sự nổi lên như một lĩnh vực nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết
hợp tác quan trọng, kinh tế tiếp tục là nhân tranh chấp của ASEAN là các điều kiện tiến tới
Biểu đồ 1: FDI của các quốc gia/khu vực vào ASEAN giai đoạn 1995-2008

Nguồn: ASEAN economic community chartbook 2009

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 49


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

việc nâng tầm đối tác quan hệ đối tác Hoa Kỳ sút trong thời gian này. Tuy nhiên, thời gian
-ASEAN2 gần đây, với sự nỗ lực cải cách mạnh mẽ theo
1.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại thông điệp “Cởi mở và thông thoáng nền kinh
Đông Nam Á tế”, cộng với sự bình ổn về chính trị và tăng
trưởng ổn định về kinh tế đã khiến khu vực
1.2.1. Đầu tư của Hoa Kỳ vào khu vực
ASEAN là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
Đông Nam Á tư Hoa Kỳ và cuả các quốc gia/khu vực khác.
Do khủng hoảng tài chính năm 1997, sau Theo nhận định của Ernest Bower và Karen
đó lại bị tấn công bởi chủ nghĩa khủng bố và Brooks, hai chuyên gia về ASEAN của Mỹ thì
dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), điều này khiến nhiều công ty đa quốc gia Mỹ
xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ vào khu vực lẫn các công ty cỡ vừa và nhỏ đang tính tới
ASEAN có chiều hướng đóng băng và giảm việc “bơm” thêm đầu tư vào khu vực này3
Bảng 1: Dòng vốn FDI vào ASEAN từ các quốc gia/khu vực giai đoạn 2008-2010
Tên quốc gia/ Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Thay đổi năm (%)
khu vực
2008- 2008- 2009-
2008 2009 2010 2008-2010 2008 2009 2010
2010 2009 2010
ASEAN 9,449.3 5,270.7 12,279.2 26,999.3 20.1 13.8 16.1 16.7 -44.2 133.0
Mỹ 3,517.5 4,086.7 8,578.1 16,182.4 7.5 10.7 11.3 10.0 16.2 109.9
Nhật Bản 4,129.4 3,762.7 8,386.3 16,278.3 8.8 9.8 11.0 10.1 -8.9 122.9
EU 7,010.1 9,132.4 17,025.0 33,167.5 14.9 23.9 22.3 20.5 30.3 86.4
Trung Quốc 1,874.0 4,157.7 2,861.3 8,893.0 4.0 10.9 3.8 5.5 121.9 -31.2
Hàn Quốc 1,595.7 1,346.9 3,769.5 6,712.2 3.4 3.5 4.9 4.2 -15.6 179.9
Úc 787.3 775.9 1,765.1 3,328.4 1.7 2.0 2.3 2.1 -1.4 127.5
Ấn Độ 547.3 811.3 2,584.3 3,942.9 1.2 2.1 3.4 2.4 48.2 218.5
Canađa 661.1 503.9 1,641.0 2,806.0 1.4 1.3 2.2 1.7 -23.8 225.7
Nga 81.3 156.9 60.8 299.1 0.2 0.4 0.1 0.2 93.1 -61.2
Niu Di Lân -82.2 262.9 93.1 273.7 -0.2 0.7 0.1 0.2 -419.7 -64.6
Pakistan 6.2 9.1 30.6 46.0 0.0 0.0 0.0 0.0 45.9 236.5
Các nước khác 15,490.6 7,988,8 17,133.5 40,612.9 32.9 20.9 22.5 25.1 -48.4 114.5
Tổng số FDI vào 47,075.6 38,266.0 76,207.9 161,549.6 100.0 100.0 100.0 100.0 -18.7 99.2
ASEAN

Nguồn: Forein direct investment statistics (ASEAN forein direct investments net inflow from seleted
partner countries/regions. Annual:  2008 - 2010; Cumulative annual:  2008 – 2010)

2
Như trên
3
Ông Bower - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN, và ông Brooks, Cựu quan chức phụ trách về
châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, đã tham gia thành lập Công ty dịch vụ tư vấn để thúc đẩy hợp
tác thương mại Mỹ - Á

50 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Biểu đồ 1 và Bảng 1 cho thấy dẫn đầu các chương trình đầu tư liên kết giữa các nước
dòng vốn FDI đầu tư vào ASEAN giai đoạn trong khu vực, Mustapa Mohamed, Bộ trưởng
1995- 2008 và 2008-2010 luôn là khu vực Bộ công thương quốc tế của Ma-lay-xia phát
EU, sau đó là ASEAN. Xét về quốc gia đầu biểu. “Chúng ta chưa phát huy hết mình trong
tư vào ASEAN, Nhật và Mỹ có vốn đầu tư lớn lĩnh vực thương mại nội khối ASEAN”. Các
nhất. Xét riêng về dòng vốn FDI của Mỹ vào lãnh đạo của ASEAN muốn nước Mỹ “hiểu
ASEAN giai đoạn 1995-2008 thì mặc dù năm được tại sao chúng tôi có thể thành công và tại
2000 và 2005 có sự tăng trưởng đáng kể nhưng sao chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những chính
đến năm 2008 thì lại giảm sút mạnh, thậm chí sách đảm bảo rằng sự phục hồi kinh tế không
còn thấp hơn năm 1995 do tác động tiêu cực chỉ là một sự ăn may tình cờ”, ông Pangestu
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; giai nói. “Chúng tôi thực sự đã đi xa hơn mức các
đoạn 2008-2010 đã có sự tăng trưởng trở lại ông nghĩ và cơ hội vẫn còn ở phía trước.”4
với tốc độ tăng 10%. Mặc dù vậy, so sánh với 1.2.2. Đầu tư của Hoa Kỳ vào các nước
khu vực EU và ASEAN thì tốc độ tăng trưởng ASEAN
FDI vào ASEAN của Mỹ vẫn còn thấp (giai
đoạn 2008-2010: EU tăng 20,5% và ASEAN Bảng 2: FDI của Hoa Kỳ vào các nước
tăng 16,7%). ASEAN giai đoạn 1995-2005

Như vậy, có thể thấy vốn FDI của Hoa Kỳ Quốc gia Giá trị FDI Tỷ lệ (%)
vào ASEAN là tương đối lớn và dòng vốn có (triệu USD)
sự gia tăng tuy vẫn còn chưa cao.(năm 1995: Bru-nei 58.10 0,11
4,318.42 triệu USD, năm 2010: 8,578.1 triệu Cam-pu-chia 17.95 0,036
USD). Theo đánh giá của các nước thành viên In-đô-nê-xia 675.72 1,38
ASEAN, với lợi thế là khu vực có trữ lượng Lào 4.66 0,009
lớn than, dầu mỏ, kim loại qúi; có các tuyến Ma-lay-xia 12,228.54 24,97
đường hàng hải quan trọng đối với thương My-a-ma 406.17 0,82
mại quốc tế; đồng thời ASEAN đang tiến tới Phi-lip-pin 3,203.50 6,54
hình thành một cộng đồng kinh tế vào năm Xin-ga-po 27,559.00 56,28
2015 và đã ký các hiệp ước mậu dịch tự do với
Thái Lan 3,937.23 8,04
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia
Việt Nam 872.78 1,78
và New Zealand thì tiềm năng của ASEAN
Tổng số 48,963.65 100%
là rất lớn. Bộ trưởng Thương mại Indonesia
Mari Pangestu đã phát biểu trong buổi phỏng Nguồn: Statistics of FDI in ASEAN Eighth
vấn ở Putrajaya, Ma-lay-xia: “Xin nói rằng Edition, 2006
trên thực tế vai trò của Đông Nam Á đối với Bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 1995-
Mỹ vẫn chưa xứng tầm”, “Chúng ta cần tiếp 2005, đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào ba nền kinh
tục đà phát triển để mở rộng hợp tác” “Có rất tế mạnh nhất khu vực gồm: Xin-ga-po, Thái
nhiều tiềm năng chưa được khai thác” đối với Lan, Ma-lay-xia chiếm hơn 80% vốn đầu tư

4
Đông Nam Á muốn được Mỹ chú ý hơn

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 51


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á. Sáu Sự cởi mở gần đây về chính trị của quốc gia
thành viên còn lại chiếm khoảng 20%, trong này đã khiến EU và Hoa Kỳ từng bước dỡ bỏ
đó Việt Nam chỉ chiếm 1,78%. lệnh cấm vận và giúp họ tăng khả năng thu hút
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây Việt mạnh vốn FDI của các nước. Điều này có tác
Nam và In-đô-nê-xia được đánh giá là hai động tiêu cực không nhỏ tới việc thu hút FDI
quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc thu của các nước trong khu vực trong đó có Việt
hút vốn FDI. Theo một báo cáo được công bố Nam. So với Việt Nam, My-a-ma có nhiều lợi
bởi Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại thế cạnh tranh hơn về nguồn tài nguyên giầu
và Phát triển (UNCTAD), các công ty xuyên có, về lực lượng lao động nói tiếng Anh hơn
quốc gia cho rằng Việt Nam và In-đô-nê-xia là hẳn Việt Nam và tiền công rất thấp, về lợi thế
điểm đến ưa thích cho vốn đầu tư nước ngoài về tinh thần xây dựng và thực thi luật pháp6.
trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2011 2. Cơ hội và thách thức đối với kinh tế
và 2012. Điều này cũng phù hợp với quan Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư của
điểm của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Hoa Kỳ
Business Mornitor International (BMI) cho
2.1. Cơ hội
rằng Indonesia và Việt Nam sẽ làm tốt hơn các
quốc gia trong khu vực về tăng trưởng kinh tế Với chiến lược của Mỹ đẩy mạnh hợp
do hai quốc gia này có lợi thế về nhân khẩu học tác song phương và đa phương với khu vực
và nhu cầu trong nước mạnh mẽ5. Cũng theo Đông Nam Á trên các lĩnh vực, Việt Nam –
đánh giá của BMI, Xin-ga-po vẫn là một lựa một quốc gia có nhiều tiềm năng trong một
chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài khu vực năng động, đang có cơ hội rất lớn
chủ yếu là do lợi thế về công nghệ, cơ sở hạ trong việc thu hút dòng vốn đầu tư của Mỹ.
tầng và vị trí địa lý trong khu vực. Đối với Thái Mặt khác, theo ông Herb Cochran - Giám
Lan, mặc dù dữ liệu kinh tế trong những tháng đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại
gần đây cho thấy rằng nhu cầu nội địa và xuất Việt Nam (AmCham), gần đây, nhiều doanh
khẩu vẫn còn mạnh mẽ nhưng vẫn còn những nghiệp Mỹ có một chiến lược “Trung Quốc
rủi ro chính trị. Đối với Ma-lay-xia, FDI trong cộng một” hoặc “Trung Quốc và Ấn Độ cộng
những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh một”. Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ vốn đã
(giảm tới 81%, xuống chỉ còn 1,4 tỷ USD năm có một vài nhà máy ở Trung Quốc và một ít
2009) do quốc gia này đánh mất vị thế cạnh nhà máy ở Ấn Độ, vì thế họ muốn có thêm
tranh vào các đối thủ khác. Tuy nhiên, với việc nhà máy ở các nước thuộc ASEAN, và Việt
công bố Chương trình chuyển đổi kinh tế 10 Nam được xem là nước tối ưu cho đầu tư ở
năm, Ma-lay-xia có thể tăng sức hấp dẫn đối ASEAN7. Đặc biệt với việc trở thành thành
với các nhà đầu tư nước ngoài trong những viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác
năm tới. My-a-ma đang trở thành một đối xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã
thủ trong việc thu hút FDI của khu vực này. gửi những tín hiệu cam kết mạnh mẽ trong

5
BMI View on FDI Attractiveness of Vietnam in year 2011
6
Đầu tư nước ngoài: Trước viễn cảnh cạnh tranh với Myanmar
7
Amcham: Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu ở ASEAN

52 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

việc mở cửa nền kinh tế và trở thành điểm hấp đây các hãng này mới tăng vốn mở rộng hoạt
dẫn thu hút đầu tư. động ở Việt Nam sau hơn một thập niên xâm
Các nhà đầu tư Mỹ cho rằng đang có một nhập thị trường.
“làn sóng thứ ba” của Mỹ đầu tư vào Việt Một đại công ty khác của Mỹ là GE cũng
Nam bắt đầu từ năm 2006, 2007 diễn ra trong đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm
các ngành công nghiệp sản xuất hiện đại, dịch 1993. Sau 10 năm mới chuyển thành công ty
vụ và ghi dấu ấn với dự án của Intel. Năm nhưng cũng chủ yếu cung cấp dịch vụ bảo trì,
2009, các nhà đầu tư Mỹ vượt lên vị trí số 1 bảo hành cho trang thiết bị, máy móc trong
với số vốn đăng ký 9,8 tỉ USD trong số 43 lĩnh vực y tế. 15 năm sau, GE mới đầu tư 61
quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam sau triệu USD xây dựng một nhà máy sản xuất,
nhiều năm đứng ở vị trí thứ 38. Mới đây, vào lắp ráp phụ kiện và linh kiện cho máy móc
tháng 2/2012,   đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ thiết bị của hệ thống phát điện tại Hải Phòng10.
gồm lãnh đạo các Tập đoàn, các công ty lớn Các ví dụ trên cho thấy những tập đoàn sản
hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng, xuất lớn của Mỹ phải mất trên một thập niên
xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, viễn thông, tìm hiểu, thăm dò trước khi quyết định xây
tin học… đã đến Việt Nam và được Thủ tướng nhà máy ở Việt Nam và vốn đầu tư hiếm khi
Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp. Các doanh nghiệp lên tới hàng trăm triệu USD.
đều đánh giá cao sự phát triển năng động của Gần đây bắt đầu xuất hiện những siêu dự
nền kinh tế Việt Nam; các chính sách cởi mở, án mới nhất đến từ Mỹ trong lĩnh vực bất động
thông thoáng của Việt Nam đã tạo điều kiện sản như: Trung tâm hội nghị triển lãm du lịch
thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn cho nhà quốc tế Dragon Sea của Tập đoàn Sky Bridge
đầu tư nước ngoài. Intercontinental Development Corporation tại
Cơ hội rất lớn nhưng thách thức cũng thành phố Vũng Tàu có số vốn đầu tư của dự
không nhỏ đối với Việt Nam. Mặc dù các nhà án hơn 900 triệu USD được chia thành tám
đầu tư Hoa Kỳ đã vượt lên vị trí số 1 nhưng vị giai đoạn, hoàn tất trong tối đa 10 năm; Dự án
trí này chỉ mới dừng lại ở những con số9. thành phố Sáng tạo ở Phú Yên của Tập đoàn
Galileo có vốn đầu tư giai đoạn một là 1,68 tỉ
2.2. Thách thức USD/tổng vốn 11,4 tỉ USD!; Dự án bãi biển
Điểm lại các dự án lớn của các nhà đầu Rồng ở Quảng Nam cũng vừa được cấp phép
tư Hoa Kỳ như P&G hay Colgate. Dù đã có với số vốn khổng lồ 4 tỉ USD11. Tuy nhiên,
mặt ở Việt Nam từ năm 1996 nhưng tập đoàn một chuyên gia tư vấn đầu tư nhận xét kể từ
sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới này sau khi Intel xây nhà máy ở Việt Nam, chưa
cũng chỉ mới sản xuất một vài mặt hàng ở Việt có dự án sản xuất nào của các công ty Mỹ có
Nam, phần lớn sản phẩm đắt tiền của hãng này quy mô tương tự và được triển khai nhanh.
bán ở Việt Nam đều là hàng nhập khẩu. Gần Hơn nữa đầu tư vào những siêu dự án kể trên

8
Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu ở ASEAN
9
Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Nhiều dự án vẫn nằm trên giấy
10
Như trên
11
Như trên

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 53


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

đều không thấy tên tuổi của một đại công ty đã khiến cho nền kinh tế tăng trưởng quá
Mỹ nào mà hầu hết đều là những công ty, tập nóng, lạm phát tăng cao, tiền tệ mất ổn định
đoàn mới được lập ra để thực hiện dự án ở và hệ thống ngân hàng đứng trước nguy cơ
Việt Nam. khủng hoảng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các dự Lạm phát tăng nhanh khiến các chủ doanh
án đầu tư của Mỹ đã được triển khai trong thời nghiệp phải đối mặt với sức ép tiền lương liên
gian qua diễn ra hết sức chậm chạp và quy tục tăng. Bên cạnh đó, trình độ người lao động
mô còn nhỏ. Những dự án lớn đang trong giai lại chưa tăng tương xứng khiến hiệu quả của
đoạn triển khai bước đầu và chưa thấy nhiều đồng vốn thấp.
nhà đầu tư tầm cỡ. Điều đó cho thấy môi Bên cạnh lạm phát thì lãi suất tăng nhanh
trường đầu tư của Việt Nam còn tồn tại nhiều khiến việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn đã
vấn đề bất cập, khiến cho tính cạnh tranh của làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua
nền kinh tế nước ta còn rất thấp so với các lỗ, làm ăn cầm chừng, thậm chí là phá sản. 
nước trong khu vực trong việc thu hút vốn đầu
Bên cạnh tốc độ lạm phát tăng cao, sự bất
tư nước ngoài.
ổn của nền kinh tế còn thể hiện ở việc tỷ giá
2.3. Nguyên nhân hạn chế đầu tư của Mỹ tăng cao và không ổn định.
vào Việt Nam
Nhìn lại diễn biến cuối năm 2010, tỷ giá
Thứ nhất: Môi trường vĩ mô còn nhiều bất trên thị trường tự do thường xuyên cao hơn
ổn, lạm phát và tỷ giá tăng cao tỷ giá trên thị trường chính thức, có lúc lên
Trong giai đoạn 2005-2010, với mục tiêu tới gần 10% tạo ra sức ép lên tỷ giá thị trường
của Chính phủ tập trung thúc đẩy tăng trưởng chính thức và làm rối loạn thị trường ngoại
Biểu đồ 2: So sánh tốc độ lạm phát của Việt Nam với các nước ASEAN

Tốc độ tăng lạm phát hàng năm của Việt Nam (đường xẫm)
so với các nước ASEAN(đường nhạt).
Nguồn: Financial Times: Môi trường đầu tư Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn

54 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

tệ. Sang năm 2011, việc quản lý ngoại hối và lý: Cước điện thoại quốc tế của VN cao gấp
điều hành tỷ giá đã thu được những kết quả khoảng 2 đến 7 lần so với khu vực; Chi phí
khả quan hơn, tính chung lại, năm 2011, tỷ lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container
giá VND/USD tăng 2,24%, thấp hơn nhiều so thì cao gần gấp 2 đến 3 lần so với ASEAN,
với 3 năm trước (năm 2008 tăng 6,31%, năm Trung Quốc; Giá điện cao hơn 50%, giá nước
2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%). Sự cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc;
ổn định của tỷ giá đã góp phần làm cho cán Giá thuê đất TP.HCM gấp 4-6 lần Thái Lan,
cân thanh toán năm 2011 được cải thiện một Trung Quốc12.
bước quan trọng và dự trữ ngoại tệ tăng mạnh Với những yếu kém về cơ sở hạ tầng, Ông
so với 2 năm trước. Tỷ giá ổn định cũng góp Jeff Puchalski - Chủ tịch Phòng Thương mại
phần kiềm chế lạm phát, do giúp giá nhập Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh, những hạn chế
khẩu không còn bị tăng kép, giảm sự khuếch về cơ sở hạ tầng vật chất ở Việt Nam đang bắt
đại lạm phát ở trong nước , đồng thời giảm áp đầu đe dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
lực đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát. Mặc dù sản xuất và cả xuất khẩu trong tương lai.
vậy, việc điều hành tỷ giá năm 2011vẫn còn Thứ ba: Công nghiệp hỗ trợ chưa phát
có những biến động khó lường (5 tháng tỷ giá triển
giảm, 7 tháng tăng) đã làm ảnh hưởng tới tâm
Cuối năm 2010, Công ty Ford Motor (Mỹ)
lý của các nhà đầu tư kinh doanh. Năm 2012
đã quyết định đầu tư 450 triệu USD xây dựng
được dự báo tỷ giá sẽ vẫn tiếp tục tăng nhưng
nhà máy ô tô hiện đại mới ở Thái Lan. Ông
không vượt quá 5%.
Michael Pease, lúc đó đang là Tổng giám đốc
Thứ hai: Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu Ford Việt Nam, nói về lý do Ford Motor chọn
Theo một báo cáo tại Diễn đàn Doanh Thái Lan, mà không phải Việt Nam cho biết:
nghiệp Việt Nam ngày 01/12/2009, cho thấy nguồn cung cấp linh phụ kiện tại Thái Lan rất
có đến 96% công ty thương mại nước ngoài phát triển; Cơ quan Xúc tiến đầu tư Thái Lan
cho rằng tình trạng cơ sở hạ tầng của Việt (BOI) rất tích cực tạo điều kiện cho doanh
Nam ‘’yếu kém’’ hoặc ‘’rất là yếu kém’’. Cụ nghiệp, cùng hàng loạt chính sách thông
thể là: điện năng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, thoáng; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất
chi phí cho điện năng và viễn thông rất đắt khẩu của Thái Lan rất tốt. Đầu tư tại Thái Lan
đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều, tình cũng có thể xuất khẩu cho cả khu vực. Theo
trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh kế hoạch đầu tư mới, Ford sẽ có 3 nhà máy ô
hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa, chưa tô tại Thái Lan với tổng vốn trên 1 tỷ USD. Dù
có đường sắt tốc độ cao, chưa có hải cảng và thời gian gần những bất ổn về chính trị, nhưng
sân bay hiện đại nên chưa đáp ứng được nhu vẫn thu hút được rất nhiều đại gia trong ngành
cầu vận tải đa phương thức, hệ thống giao ô tô đầu tư.
thông yếu kém đã làm cho chi phí của dịch vụ Tại Việt Nam, các đại gia có tiếng trong
logistics cao lên, kém cạnh tranh so với các ngành ô tô thế giới cũng đầu tư nhưng rất nhỏ
nước trong khu vực. Chính sách giá chưa hợp giọt.Trong 15 năm qua hơn 10 đại gia ô tô

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Tồn tại và kiến nghị
12

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 55


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nước ngoài chỉ đầu tư vào Việt Nam khoảng lượng nguồn nhân lực nước ta chỉ đạt 3,79/10
1 tỷ USD13. điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á. Ngoài ra,
Theo các chuyên gia, khi ngành công các nước trong khu vực ASEAN có một lực
nghiệp hỗ trợ quá yếu, sẽ không hấp dẫn các lượng lao động nói tiếng Anh hơn hẳn chúng
công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp sản xuất ta. Đặc biệt là những người lao động trí óc và
tại Việt Nam, nhất là với các sản phẩm điện tử cấp quản lý trung gian được đào tạo có trình
gia dụng, công nghệ thông tin, ô tô...Giáo sư độ chuyên môn cao và có ngoại ngữ tốt rất cần
Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản cho thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài14.
biết, công nghiệp phụ trợ phải phát triển mới Kết quả khảo sát của Hội Liên hiệp Sinh
thu hút được FDI trong các ngành sản xuất viên Việt Nam cho thấy, khoảng 50% sinh
máy móc, là những ngành đang phát triển viên ra trường không tìm được việc làm đúng
mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt lĩnh vực chuyên môn, tỷ lệ sinh viên ra trường
Nam có lợi thế so sánh. phải đào tạo lại tại doanh nghiệp chiếm trên
Thứ tư: Chất lượng nguồn nhân lực yếu, 50%. Khoảng 65% lực lượng lao động không
thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng…
Qua cuộc trao đổi ngày 23/2/2012 giữa Thủ Công ty Intel khi tuyển kỹ sư làm việc cho
tướng Nguyễn Tấn Dũng với Hội đồng Kinh nhà máy tại TP.HCM, khi kiểm tra đánh giá
doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho thấy thời gian tiêu chuẩn đối với sinh viên công nghệ thông
sắp tới, các doanh nghiệp Mỹ mong muốn tin, chỉ có 90/2.000 sinh viên vượt qua được
hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh kiểm tra, trong đó có 40 ứng viên đạt yêu cầu
vực như năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, về trình độ tiếng Anh.
ngân hàng, bảo hiểm, tin học… Tuy nhiên đây Trên đây là những vấn đề tồn tại đang đặt
là một thách thức không nhỏ cho nền kinh tế ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế
Việt Nam trong trước mắt cũng như lâu dài nước ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước
vì những ngành này đòi hỏi chất lượng nguồn ngoài. Ông Hank Tomlinson - Chủ tịch Phòng
nhân lực cao mà ngành giáo dục của Việt Nam thương mại Hoa Kỳ, trong Diễn đàn Doanh
chưa thể đáp ứng trong thời gian ngắn. nghiệp Việt Nam mới đây đã nhấn mạnh đến
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong 48,8 việc tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh
triệu lao động đang làm việc, chỉ có 8,4 triệu của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước
người có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo trong ngoài: “Bởi vì các nguồn đầu tư chất lượng
và ngoài nước. Tình trạng thể lực của người cao thường chảy về các nước có điều kiện tối
lao động ở mức trung bình kém về độ dẻo ưu, chúng tôi kêu gọi Chính phủ tiếp tục hợp
dai, cường độ làm việc. Thêm vào đó là một tác với các doanh nghiệp cũng như các nhà
năng suất bình quân lao động thuộc vào hàng đầu tư trong nước và nước ngoài để góp phần
thấp nhất khu vực (thấp hơn từ 10 đến 30 lần). giải quyết các thách thức và để bảo đảm rằng
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất môi trường kinh doanh ở Việt Nam có khả

14
Nguồn nhân lực chất lượng cao – vừa thiếu vừa yếu
13
Nhiều dự án triệu đô “bỏ rơi” Việt Nam

56 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

năng cạnh tranh hữu hiệu với các nước láng Kỳ - ASEAN dẫn đầu, Thủ tướng Nguyễn
giềng”. Tấn Dũng nhấn mạnh chính sách nhất quán
3. Cải cách nền kinh tế Việt Nam đón của Chính phủ Việt Nam luôn tạo các điều
nhận làn sóng đầu tư của Mỹ kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
nói chung và các nhà đầu tư của Hoa Kỳ nói
Đứng trước cơ hội to lớn đón nhận làn
riêng sang hợp tác đầu tư và làm ăn lâu dài
sóng đầu tư của Mỹ vào khu vực ASEAN nói
tại Việt Nam vì lợi ích của cả 2 bên; coi sự
chung, vào Việt Nam nói riêng, Chính phủ
thành công của các doanh nghiệp nước ngoài
Việt Nam đã khẳng định với các nhà đầu tư
đầu tư vào Việt Nam cũng là sự phát triển
nước ngoài đường lối “tiếp tục cải cách nền
kinh tế để thu hút đầu tư”. Đây là khẳng định của Việt Nam. Thủ tướng cũng mong muốn,
của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác
nghị kinh tế đối ngoại Việt Nam với chủ đề đầu tư gặp những khó khăn, vướng mắc trực
“hành trình vào thế giới mới” do Bộ Ngoại tiếp trao đổi thẳng thắn với các cơ quan chức
giao phối hợp với Tập đoàn Economist năng của Việt Nam để hai bên từng bước tháo
Conference tổ chức ngày 11/1/2012. Phó gỡ, nhằm đảm bảo cho hoạt động hợp tác đầu
Thủ tướng cho biết, năm 2012, Việt Nam tư đạt hiệu quả cao nhất.
xác định thống nhất chủ trương tái cấu trúc Như vậy, có thể thấy quyết tâm rất lớn của
nền kinh tế với 3 khâu đột phá: Tái cơ cấu Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục cải
đầu tư, tái cơ cấu về tài chính, ngân hàng và cách nền kinh tế nhằm thu hút mạnh dòng
tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó đặt trọng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt dòng vốn
tâm là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục triển của Mỹ. Nếu cuộc cải cách này thành công
khai nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát
vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giải quyết các triển đột phá mạnh như thời kỳ đổi mới nền
vấn đề xã hội và đặc biệt là chú trọng lĩnh kinh tế năm 1986 đã được thực hiện thành
vực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh công ở nước ta. Tuy nhiên, từ ý chí đến hiện
và phúc lợi xã hội. Tập trung nguồn lực tạo thực có đem lại một nền kinh tế được cải
chuyển biến căn bản mang tính đột phá theo cách thực sự hay không đòi hỏi một quyết
3 trọng tâm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị tâm chính trị rất cao và vì lợi ích của đa số
trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình người dân và đa số doanh nghiệp chứ không
đẳng, cải cách hành chính, tạo môi trường bao giờ là vì lợi ích của một nhóm- vấn đề
thông thoáng hơn cho phát triển kinh tế, đang tồn tại rất lớn trong nền kinh tế nước
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ta đang làm suy yếu nền kinh tế và cản trở
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất công cuộc cải tổ như Hội nghị Trung ương 3,
nước và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Khoá XI đã chỉ ra.
Ngày 23/2/2012, tiếp đón Đoàn doanh
nghiệp Hoa Kỳ gồm lãnh đạo các tập đoàn, 4. Kết luận
các công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực Chiến lược của Mỹ hợp tác mạnh mẽ với
như năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo khu vực Đông Nam Á kéo theo làn sóng đầu
hiểm, viễn thông, tin học do ông Alexander tư của các nhà doanh nghiệp Mỹ đang hướng
Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa mạnh đến khu vực Đông Nam Á nói chung,

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 57


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

đến Việt Nam nói riêng đang là một cơ hội lớn cơ cấu đầu tư, trong hệ thống tài chính, ngân
đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên bên hàng và trong hệ thống doanh nghiệp đặc biệt
cạnh cơ hội thì cũng có nhiều thách thức lớn là doanh nghiệp nhà nước. Kết quả của cuộc cải
đang đặt ra với nền kinh tế nước ta. Việc giải tổ nền kinh tế hiện nay sẽ là câu trả lời liệu Việt
quyết những thách thức này đang đặt nền kinh Nam có thực sự thu hút mạnh mẽ và giữ chân
tế Việt Nam trước một cuộc cải tổ lớn trong được các nhà đầu tư lâu dài hay không?q

Tài liệu tham khảo


1. ASEAN economic community chartbook 2009
2. Statistics of FDI in ASEAN Eighth Edition, 2006
3. World investment report 2010
4. Website:
5. Amcham: Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu ở ASEAN:http://www.cafef.vn, ngày
22/02/2010
6. BMI View on FDI Attractiveness of Vietnam in year 2011: http://www.vietpartners.com
7. Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích: http://www.tienphong.vn,
ngày 03/01/2012
8. Đầu tư nước ngoài: Trước viễn cảnh cạnh tranh với Myanmar: http://www.vietnamnet.
vn, ngày 02/02/2012
9. Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Nhiều dự án vẫn nằm trên giấy: http://www.tuoitre.vn, ngày
14/04/2010
10. Đầu tư Mỹ vào Việt Nam lên đến 4,4 tỷ USD: http://www.vietbao.vn, ngày 29/11/2006
11. Đông Nam Á đón nhận làn sóng đầu tư mới từ Mỹ: http://www.vst.vista.gov.vn
12. Đông Nam Á muốn được Mỹ chú ý hơn: http://www.vnexpress.net, ngày 2/3/2010
13. Giới doanh nghiệp ngoại quốc cảnh báo: cơ sở hạ tầng yếu kém tại Việt Nam gây cản trở
cho đầu tư: http://www.rfi.fr, ngày 01/12/2009
14. Financial Times: Môi trường đầu tư Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn: http://www.dvt.
vn, ngày 27/11/2011
15. Nhiều dự án triệu đô ‘bỏ rơi’ Việt Nam http://www.vietnamnet.vn, ngày 6/9/2011
16. Nguồn nhân lực chất lượng cao: Vừa thiếu vừa yếu! http://www.phunu.com.vn, ngày
23/9/2011
17. Việt Nam là tâm điểm đầu tư của Mỹ tại châu Á :vietstok.vn, ngày 12/08/2011
18. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Tồn tại và kiến nghị, http://www.
vysajp.org
19. Sáu yếu tố có thể khiến tỷ giá tăng trong 2012: http://www.infotv.vn, ngày 08/02/2012

58 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG


NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Mai Phương*

Tóm tắt
Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở nước ta trong
những năm gần đây đã dẫn đến tình trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông dân
ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng, nhường chỗ cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng,
khu công nghiệp, khu đô thị… Vậy, làm thế nào để người nông dân có được việc làm, có một
cuộc sống ổn định, bền vững, khi tư liệu sản xuất chủ yếu của họ không còn nữa? Bài viết
này, luận giải sự cần thiết phải quan tâm đúng mức việc đào tạo nghề cho lao động ở nông
thôn nước ta hiện nay; đồng thời, trình bày một số ý kiến về công tác đào tạo nghề nhằm
góp phần thực hiện tốt hơn công tác này ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Đào tạo nghề, lao động nông thôn

T
rong những năm gần đây, quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh
chóng. Quá trình này đã dẫn tới sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến ngày
càng nhiều diện tích đất nông nghiệp phải
chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các
dự án kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp,
khu đô thị… Điều này đã làm cho nông dân
ở nhiều địa phương lâm vào tình trạng thiếu 1. Sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao
việc làm hoặc không có việc làm, đời sống động ở nông thôn nước ta hiện nay
khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định Việt Nam là một quốc gia đông dân số với
chính trị - xã hội ở nông thôn và sự phát triển nguồn lao động khá dồi dào, trong đó có khoảng
bền vững của đất nước. Vì vậy, đào tạo nghề 70% dân số sống ở khu vực nông thôn với lực
cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông
thực sự đang là một vấn đề cấp bách, cần được nghiệp khoảng 25 triệu người, chiếm khoảng
quan tâm giải quyết đúng mức. 56% lao động của cả nước1. Đây là một nguồn

*
ThS Đại học ngoại thương
1
Tổng cục Thống kê, 2009

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 59


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

lực to lớn góp phần trực tiếp vào tăng trưởng Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và thúc kinh tế toàn cầu, sản phẩm của các làng nghề
đẩy kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Tuy truyền thống tiêu thụ chậm, giá bán giảm sút,
nhiên, quá trình phát triển kinh tế của đất nước sản xuất gặp khó khăn khi thị trường bị thu hẹp.
gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô Hiện có 9 làng nghề tại 38 tỉnh, thành đã phá
thị hoá đang làm cho diện tích đất nông nghiệp sản và 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất.
ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Các khu đất Tác động của suy thoát kinh tế toàn cầu cũng
bờ xôi, ruộng mật được chuyển đổi mục đích dẫn tới tình trạng cắt giảm nhân công khá phổ
sử dụng thành các khu công nghiệp, khu đô thị, biến trong các khu công nghiệp do các doanh
sân gôn… Từ năm 2001 đến năm 2010, bình nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản. Theo số liệu
quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2005-
nghìn ha, riêng năm 2007 giảm 120 nghìn ha. 2010, mỗi năm bình quân có khoảng 5 nghìn
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, cứ doanh nghiệp tuyên bố giải thể, ngừng hoạt
1 ha đất nông nghiệp mất đi sẽ làm cho 4 lao động. Số lượng doanh nghiệp phá sản ngày
động nông nghiệp bị mất việc làm. Vậy thì, với càng có chiều hướng tăng lên, trong năm 2011
gần một triệu ha đất nông nghiệp mất đi từ năm có tới 79 nghìn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
2001 đến năm 2010 đã làm cho số lao động mất dẫn tới phá sản, và cũng chỉ trong quý I/2012
việc làm tăng lên tới hàng triệu người. Trong số số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể
lao động của các hộ nông dân bị mất đất nông tăng đến 57% so với cùng kỳ năm 20113. Hậu
nghiệp, chỉ có khoảng 13% tìm được việc làm quả là, phần lớn lao động thất nghiệp từ các
phi nông nghiệp tại địa bàn, 20% thất nghiệp khu công nghiệp đã bị đẩy về khu vực nông
hoàn toàn, 67% thất nghiệp từng phần, chỉ có thôn, từ đó làm chậm lại quá trình chuyển dịch
việc làm nông nghiệp vào thời vụ2. Người nông lao động, đồng thời tạo thêm sức ép nặng nề
dân bị mất đi tư liệu sản xuất, không có việc
cho khu vực nông thôn vốn đang thiếu việc
làm, họ buộc phải di cư ra các thành phố lớn
làm, nơi hàng năm có tới trên nửa triệu người
để tìm kiếm việc làm. Hàng năm, dòng người
ở bước vào tuổi lao động.
di cư từ nông thôn ra thành thị lên tới hàng
triệu người, trong đó riêng thành phố Hà Nội Ngoài ra, tỷ lệ lao động nông thôn đã qua
có khoảng 500 nghìn người, Thành phố Hồ Chí đào tạo rất thấp, chất lượng lại rất hạn chế.
Minh có trên 1 triệu người với đủ mọi ngành Theo kết quả điều tra gần đây cho thấy, chỉ
nghề để kiếm sống, từ đó đã phát sinh nhiều tệ có khoảng 10% lao động nông thôn được đào
nạn xã hội khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp tạo nghề. Trong đó, lao động có trình độ sơ
tới sự phát triển của đất nước. Như vậy, việc cấp: 1,8%; trung cấp: 3,5%; cao đẳng: 1,2%;
thu hồi đất đang vô tình đẩy nhiều nông dân đại học: 1,5%4, số lao động này lại chủ yếu
phải đối mặt với kinh tế thị trường trong thế làm việc ở khu vực gián tiếp. Như vậy, phần
yếu và thế không thể tự vệ. lớn lao động nông thôn là lao động giản đơn,

2
Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb ĐHQG, Hà Nội,
2010 tr.77.
3
http://nong nghiep.vn
4
Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb ĐHQG, Hà Nội,
2010 tr.282.

60 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

chưa qua đào tạo, sản xuất theo kinh nghiệm lao động kỹ thuật hợp lý là: 1 đại học, 4 trung
và học hỏi nhau là chủ yếu. Chất lượng nguồn học chuyên nghiệp và 15- 20 công nhân kỹ
lao động thấp là nguyên nhân chính dẫn tới thuật. Theo tính toán của chuyên gia Trung
đói nghèo và cản trở quá trình chuyển dịch cơ tâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội quốc
cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn; đồng gia (NCEIF) vào năm 2009 cho thấy, nếu tiếp
thời làm giảm khả năng cạnh tranh của lao tục đào tạo theo hệ thống hiện hành, đến năm
động nước ta khi tham gia vào thị trường xuất 2015 Việt Nam sẽ thiếu từ 3,8 triệu đến 5,12
khẩu lao động. Theo báo cáo của Cục Việc làm triệu lao động kỹ thuật, thiếu từ 3,14 đến 3,4
(Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong triệu trung học chuyên nghiệp5. Nếu tính riêng
những năm qua Việt Nam đưa được 459.000 khu vực nông thôn, thì nhu cầu lao động có tay
lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng chỉ nghề ở trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp
có 30% trong số đó là lao động được đào tạo nghề càng lớn hơn.
nghề. Do chưa được đào tạo nghề và tay nghề Tình hình trên cho thấy, lao động nông
thấp nên lao động xuất khẩu của Việt Nam chỉ thôn thiếu việc làm trong thời gian tới sẽ gia
vào được các thị trường cần lao động giản đơn tăng và nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, việc
với thu nhập thấp như Đài Loan, Ma-lay-xia, làm, do đó cũng tăng theo. Vì vậy, việc đào
Trung Đông. Còn các thị trường lao động đòi tạo nghề cho lao động nông thôn đang là một
hỏi có trình độ tay nghề với nguồn thu nhập yêu cầu hết sức bức thiết để giúp người dân
cao như Mỹ, Australia, Canada, một số nước có được một cuộc sống ổn định, thoát khỏi
Đông Âu… thì lao động Việt Nam đến được đói nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy
với các thị trường này rất ít do sự hạn chế về sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông
trình độ chuyên môn. Như vậy, chất lượng thôn. Để đáp ứng yêu cầu trên, Hội nghị Trung
nguồn lao động thấp là một trong các rào cản, ương 7, khoá X đã ban hành Nghị quyết 26/
làm hạn chế các cơ hội tìm kiếm việc làm của NQ/TW, ngày 5/8/2009, về nông nghiệp, nông
lao động nước ta ở thị trường lao động trong dân, nông thôn. Nghị quyết xác định: “Giải
nước và ngoài nước. quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu
Hệ thống các trường đào tạo nghề hiện tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát
nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài
nghề cho xã hội. Tỷ lệ đào tạo nghề so tương hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát
quan với các bậc đào tạo khác vẫn chưa hợp triển giữa các vùng nông thôn và thành thị.
lý, cả nước hiện có 345 trường đại học, cao Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính
đẳng, 273 trường trung học chuyên nghiệp, sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở
300 cơ sở dạy nghề; mỗi năm đào tạo được các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
từ 85 nghìn đến 90 nghìn lao động. Hệ thống Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về
đào tạo này cung cấp cho nền kinh tế một cơ đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo
cấu lao động với 1 đại học, 0,8 trung học và đảm hằng năm đào tạo khoảng một triệu lao
3,7 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, cơ cấu động nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 lao

5
Tạp chí Lao động- Xã hội, số 386, tr.29

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 61


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động Thứ nhất, ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết
xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo việc làm cho nông dân ở những vùng bị thu
trên 50%”6. hồi đất nông nghiệp. Trong quá trình công
Để cụ thể hoá chủ trương trên của Đảng, nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, nông
ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã dân là đối tượng chịu thiệt thòi khi họ bị mất
phê duyệt: “Đề án dạy nghề cho lao động đi đất nông nghiệp vốn là tư liệu sản xuất chủ
nông thôn đến năm 2020”, với tổng kinh phí yếu của họ và trở thành những người không có
dự tính thực hiện Đề án khoảng 25.980 tỷ nghề. Để đảm bảo cho người dân có được một
đồng. Trong đó, tập trung đào tạo nghề cho cuộc sống ổn định, các địa phương trong diện
các nhóm đối tượng sau: Nhóm lao động là thu hồi đất nông nghiệp phải tích cực triển
nông dân được đào tạo để trở thành những khai xây dựng các chương trình đào tạo nghề,
nông dân làm nông nghiệp hiện đại; nhóm lao gắn với tạo việc làm cho nông dân. Các địa
động là nông dân được đào tạo để chuyển nghề phương nên giành một khoản kinh phí nhất
thành lao động phi nông nghiệp ở nông thôn; định để xây dựng trường dạy nghề, trung tâm
nhóm lao động là nông dân được đào tạo để hướng nghiệp, đồng thời đào tạo nghề miễn
phục vụ xuất khẩu lao động; nhóm lao động phí để thu hút lao động nông thôn tham gia
là nông dân được đào tạo để trở thành các nhà các lớp học nghề. Cùng với đó, cần xây dựng
quản lý sản xuất ở nông thôn hoặc trở thành các chương trình đào tạo nghề linh hoạt, hợp
các cán bộ thôn, xã. Mục tiêu của Đề án là, từ lý với mọi đối tượng học nghề. Sự linh hoạt
nay đến năm 2020 sẽ tổ chức dạy nghề cho về chương trình đào tạo nghề sẽ là một trong
176.000 lao động nông thôn và đào tạo, bồi các yếu tố dẫn tới thành công cho quá trình
dưỡng khoảng 10.500 lượt cán bộ, công chức chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm
cấp xã. Như vậy, bình quân mỗi năm thực hiện cho những người nông dân khi mất đi đất
đào tạo nghề cho 17.000 lao động nông thôn, nông nghiệp.
bồi dưỡng 1000 cán bộ, công chức cấp xã7.
Thứ hai, nâng cao nhận thức cho nông dân
2. Mấy ý kiến về công tác đào tạo nghề cho về sự cần thiết phải học nghề và đào tạo nghề.
lao động ở nông thôn trong thời gian tới Công tác đào tạo nghề chỉ thực sự hiệu quả khi
Nghị quyết số 26 NQ/TW, ngày 5/8/2009, người dân nhận thức được vai trò, tầm quan
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và “Đề trọng của việc học nghề. Hiện nay, có một
án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm bộ phận giới trẻ chưa thấy được ý nghĩa của
2020” thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà công tác đào tạo nghề, tâm lý vẫn còn nặng
nước đối với nông dân. Để góp phần thực hiện về khoa cử, nhận thức về học nghề còn thấp,
có hiệu quả, thiết thực Nghị quyết và Đề án chưa xác định được học nghề là con đường để
nói trên, trong thời gian tới nên chú ý một số lập thân, lập nghiệp và phù hợp với khả năng,
vấn đề sau: điều kiện của mình nên chưa tích cực tham

6
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_
topic=700&id=BT1780839004
7
http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/54407/seo/Day-manh-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-
thon-theo-phuong-cham-xay-dung-nong-thon-moi/language/vi-VN/Default.aspx

62 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

gia học nghề. Cũng do chưa nhận thức rõ tầm người dân tham gia các lớp học nghề với nghề
quan trọng của việc học nghề và đào tạo nghề, được đào tạo như: khảm trai, sơn mài, khảm
nên nhiều thanh niên ở khu vực nông thôn khi trai, thêu, dệt may, mây tre đan và trồng trọt,
bước vào độ tuổi lao động, thay vì lựa chọn chăn nuôi, chế biến nông sản, trồng rừng… .
theo học một ngành nghề nhất định thì lại tìm Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
đến các công việc tạm thời để nhanh chóng viên tham gia công tác đào tạo nghề, xây
có được thu nhập. Kết quả điều tra cho thấy,
dựng một hệ thống giáo trình chuẩn, hợp lý.
hiện nay công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút
Đội ngũ giáo viên giảng dạy trong các trường
được 25% số lao động trẻ ở nông thôn tham
dạy nghề là một trong các yếu tố đóng vai trò
gia. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nhóm lao
quyết định chất lượng của công tác đào tạo
động trên 35 tuổi8. Để công tác đào tạo nghề
nghề. Để đào tạo được một đội ngũ công nhân
mang lại hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực, trong
lành nghề có năng lực thực tiễn thì người
thời gian tới cần phải tuyên truyền để người
giáo viên phải có trình độ tốt về chuyên môn,
lao động nhận thức được rằng: sự hạn chế về
nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế. Chính vì
trình độ học vấn, về chuyên môn kỹ thuật, sự
vậy, cần phải có chính sách để thu hút các nhà
thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật là những
khoa học, trí thức, chuyên gia ở các trường
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo và
đại học, các viện nghiên cứu, các nghệ nhân ở
chậm phát triển. Vì vậy, để thoát khỏi đói
nghèo, có được một cuộc sống ổn định thì các làng nghề tham gia công tác đào tạo nghề
trước hết cần phải học nghề, nâng cao trình với các chế độ đãi ngộ thoả đáng, trong đó đặc
độ chuyên môn, kỹ thuật gắn với một ngành biệt chú ý đến khuyến khích lợi ích vật chất
nghề nhất định. và tinh thần, cải thiện đời sống để người giáo
viên yên tâm gắn bó với công việc của mình.
Thứ ba, xây dựng các chương trình đào tạo
Mặt khác, để nâng cao chất lượng của công
nghề gắn với phát huy thế mạnh của các địa
tác đào tạo nghề cần xây dựng hệ thống giáo
phương. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thực tế
trình chuẩn, có đủ các phương tiện dạy và học,
tại các địa phương, lắng nghe ý kiến, nguyện
áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp
vọng của người dân để từ đó có thể phát huy
với khả năng tiếp nhận của người học.
tối đa lợi thế của các địa phương về phát triển
ngành nghề. Công tác đào tạo nghề chỉ thực sự Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực và dạy
mang lại hiệu quả, khi mỗi ngành nghề đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phù hợp Đây là mục tiêu cần được nhấn mạnh trong
với nhu cầu của người lao động trong từng địa phương hướng phát triển hệ thống các trường
phương. Điều này đòi hỏi các địa phương cần nghề và đào tạo nghề ở mỗi địa phương. Các
căn cứ vào đặc điểm kinh tế của địa phương trường nghề phải tiến hành khảo sát nhu cầu
mình để phát triển các ngành nghề phù hợp. đào tạo ngành nghề thông qua: Ban quản lý
Hiện nay, một số nơi đã biết phát huy thế khu công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, các
mạnh của địa phương, thu hút được đông đảo tổ chức xúc tiến đầu tư, nhu cầu nhân lực của

8
Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb ĐHQG, Hà Nội,
2010, tr.286.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 63


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

từng loại hình doanh nghiệp... Từ đó mà có sự nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ tìm
phối hợp ngay từ khâu chọn ngành nghề đào được nguồn lao động phù hợp với nhu cầu phát
tạo, xây dựng chương trình đào tạo cho đến triển của doanh nghiệp, thay vì phải tìm kiếm
khâu tuyển sinh, tổ chức đào tạo. Cần tăng lao động trên thị trường tự do, mất thời gian và
cường đào tạo theo địa chỉ bằng cách các doanh chi phí để đào tạo lại. Còn về phía người lao
nghiệp nêu ra các tiêu chí về kiến thức và kỹ động, sẽ giải quyết được một vấn đề căn bản đó
năng nghề của công nhân cho từng nghề, sau là có được việc làm khi hoàn tất chương trình
đó trường triển khai đào tạo nghề theo nội dung học nghề.
chương trình mà nhà trường và doanh nghiệp Tóm lại, trong quá trình phát triển để trở
đó thống nhất thông qua. Trong quá trình đào thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
tạo nghề theo cách trên, các doanh nghiệp có đại, việc người nông dân bị mất đất vốn là tư
trách nhiệm tạo điều kiện cho học viên thực tập liệu sản xuất chủ yếu của họ là hiện tượng tất
tại doanh nghiệp, đồng thời tham gia giám sát, yếu. Vì vậy, đào tạo nghề, giải quyết việc làm
đánh giá chất lượng đào tạo. Có thể nói, đào tạo cho nông dân là một vấn đề lớn, cấp bách,
nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp là một một nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm
hướng đi đúng đắn, mang lại lợi ích, hiệu quả đúng mức để bảo đảm an sinh xã hội và tạo
thiết thực cho cả doanh nghiệp và người lao điều kiện hướng tới sự phát triển bền vững
động. Đây chính là chiếc cầu nối giữa doanh cho đất nước.q

Tài liệu tham khảo


1. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 386, tr.29
2. Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2010.
3. http://chinhphu.vn
4. http:///dangcongsan.vn
5. http://www.mpi.gov.vn
6. http://www.molisa.gov.vn
7. http://nongnghiep.vn
8. http://www.gos.gov.vn

64 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

NHÖÕNG ÑIEÀU KIEÄN ÑAÛM BAÛO CHO SÖÏ PHAÙT TRIEÅN DÒCH VUÏ
VAÄN TAÛI BIEÅN CUÛA VIEÄT NAM TRONG BOÁI CAÛNH HOÄI NHAÄP
KINH TEÁ QUOÁC TEÁ
Lê Thị Việt Nga*

Tóm tắt
Theo cách phân loại của WTO, dịch vụ vận tải biển được chia thành 3 phân ngành chủ yếu
là dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và dịch vụ
tại cảng biển. [6] Hàng năm, từ 80 – 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới và
khoảng 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng tàu biển.
[3] Tuy nhiên, đội tàu biển của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 15% - 18% nhu cầu
trong nước về dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, các dịch vụ hỗ trợ vận tải
biển và các dịch vụ tại cảng biển cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển, môi
trường kinh doanh trong nước và quốc tế có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, áp lực cạnh
tranh đối với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam ngày càng gay gắt, việc xác định những
điều kiện bảo đảm cho sự phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt Nam là hết sức cần thiết.
Bài viết này phân tích 5 điều kiện đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt
Nam, bao gồm điều kiện về khung pháp luật, điều kiện về đội tàu, điều kiện về cảng biển, điều
kiện về nguồn hàng và điều kiện về nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển. Đây
chính là các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của các phân ngành dịch vụ vận tải biển.
Từ khóa: Dịch vụ vận tải, điều kiện đảm bảo, hội nhập quốc tế.

1. Điều kiện về khung pháp luật


Trong thời gian từ năm 2000 đến nay, khung
pháp luật điều chỉnh dịch vụ vận tải biển,
bao gồm những văn bản pháp luật chung và
những văn bản pháp luật chuyên ngành, đang
dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với
quy định của luật pháp quốc tế và những cam
kết quốc tế của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam,
từ đó thúc đẩy dịch vụ vận tải biển của Việt
Nam phát triển. Có thể kể ra một số văn bản

*
TS. Đại học Thương mại

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 65


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

pháp luật điển hình được điều chỉnh, bổ sung luồng hàng hải theo đó cơ chế, thủ tục liên
trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về quan việc quản lý cảng biển và luồng hàng hải
dịch vụ vận tải biển của Việt Nam như Bộ luật được quy định theo hướng đơn giản hóa thủ
Hàng hải Việt Nam năm 2005 có hiệu lực từ tục và giảm bớt những giấy tờ cần xuất trình.
1/1/2006, thay thế Bộ luật Hàng hải năm 1990. Cùng với quá trình tham gia vào các tổ
Sự ra đời của Bộ luật Hàng hải năm 2005 đã chức kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia
tạo cơ sở pháp lý cho lĩnh vực dịch vụ vận tải Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 1984.
biển nói chung và dịch vụ chuyên chở hàng Tính đến 31/10/2011, Việt Nam đã phê chuẩn
hóa bằng đường biển nói riêng phát triển phù 19 trong tổng số 62 Công ước của IMO về
hợp xu thế phát triển của pháp luật Hàng hải hàng hải (IMO 2011), trong đó đáng kể là
quốc tế. Để quy định về điều kiện kinh doanh Công ước quốc tế về tạo thuận lợi cho giao
vận tải biển và dịch vụ hàng hải, Chính phủ đã thông hàng hải (FAL – 65), Công ước quốc
ban hành Nghị định số 115/2007/NĐ-CP của tế tìm kiếm cứu nạn hàng hải (SAR 1979),
Chính phủ ngày 5/7/2007 về điều kiện kinh Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp
doanh dịch vụ vận tải biển. Dịch vụ vận tải chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW
biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 78/95),… Việc tham gia các Công ước quốc
số 115 bao gồm: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch tế này chính là cơ sở để Việt Nam hoàn thiện
vụ lai dắt hỗ trợ tại cảng biển Việt Nam và khung pháp luật trong nước nhằm tạo thuận
các dịch vụ vận tải biển khác. Thực chất, Nghị lợi cho sự phát triển dịch vụ vận tải biển của
định số 115 là luật hóa những cam kết của Việt Nam phù hợp xu hướng phát triển trên
Việt Nam trong WTO và các Điều ước quốc tế thế giới.
mà Việt Nam là thành viên về điều kiện kinh Như vậy, cùng với quá trình hội nhập kinh
doanh dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam và tế quốc tế của Việt Nam là quá trình liên tục
quy định bổ sung điều kiện kinh doanh đối sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khung pháp
với dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt luật về dịch vụ vận tải biển theo hướng đảm
tại cảng biển, theo đó Nhà nước Việt Nam cho bảo rõ ràng, minh bạch, phù hợp với pháp luật
phép mở cửa đối với dịch vụ đại lý tàu biển quốc tế về dịch vụ vận tải biển. Mặc dù vậy,
và dịch vụ lai dắt so với trước đây. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về dịch vụ vận tải biển
nhằm điều tiết hệ thống cảng biển phù hợp với của Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lợi ích kinh tế định, đó là thiếu tính cụ thể, thiếu tính rõ ràng,
của vùng, miền và của đất nước, Thủ trướng thậm chí có những văn bản luật chưa đảm bảo
Chính phủ đã ký Quyết định số 16/QĐ – Ttg tính thống nhất, từ đó khiến việc áp dụng gặp
ngày 28/1/2008 công bố phân loại hệ thống không ít khó khăn. Ví dụ liên quan đăng kiểm
cảng biển Việt Nam bao gồm 49 cảng được tàu biển Việt Nam, Điều 23 Bộ luật Hàng hải
phân thành 3 loại và 166 bến cảng. Điều đó 2005 của Việt Nam quy định “Tàu biển Việt
khẳng định Việt Nam có một hệ thống cảng Nam phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam
biển với vị trí, vai trò cụ thể trong chiến lược hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được
phát triển hệ thống cảng biển quốc gia. Ngày Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải ủy quyền
25/7/2006, Chính phủ ban hành Nghị định kiểm tra, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận
số 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng

66 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng
quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước hải…”. Qua đó chứng tỏ tính không thống
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nhất giữa các văn bản luật về người ủy quyền
Nam là thành viên”. Tổ chức đăng kiểm Việt cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài.
Nam chính là Cục đăng kiểm Việt Nam vì Bộ Như vậy, để đảm bảo sự phát triển bền
Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định vững của dịch vụ vận tải biển Việt Nam trong
số 26/2008/QĐ-BGTVT ngày 4/12/2008 về thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện khung
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ pháp luật về dịch vụ vận tải biển theo hướng
chức của Cục đăng kiểm Việt Nam, trong đó tạo thông thoáng, thuận lợi cho việc phát triển
Điều 1 của Quyết định quy định rõ vị trí chức đội tàu biển, hệ thống cảng biển cũng như các
năng của Cục, đó là “Cục Đăng kiểm Việt dịch vụ tại cảng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải
Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận biển, đảm bảo môi trường cạnh tranh công
tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bằng, bình đẳng và phù hợp những quy định
đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và của luật pháp quốc tế và những cam kết quốc
phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên tế mà Việt Nam tham gia. Chẳng hạn, để đảm
dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực bảo đội tàu biển Việt Nam được phát triển
sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, theo hướng hiện đại hóa, tình trạng kỹ thuật
đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải trong của tàu biển Việt Nam không bị lạc hậu và tụt
phạm vi cả nước (sau đây gọi tắt là phương hậu so với tiêu chuẩn quốc tế, Nhà nước cần
tiện, thiết bị giao thông vận tải); tổ chức thực xây dựng những văn bản pháp lý cập nhật, rõ
hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn ràng về tiêu chuẩn đối với tàu biển phù hợp
kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao tiêu chuẩn quốc tế, về quy trình đăng ký, đăng
thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, kiểm, kiểm tra, thanh tra đối với tàu biển, đội
khai thác dầu khí trên biển theo qui định của ngũ thuyền viên nhằm đảm bảo an toàn, an
pháp luật”. Như vậy, từ Quyết định này cho ninh và bảo vệ môi trường trong hành trình đi
thấy Cục đăng kiểm Việt Nam vừa thực hiện biển, cũng như những quy định về biện pháp
chức năng quản lý Nhà nước về đăng kiểm xử lý nghiêm minh những chủ tàu và người
vừa tổ chức thực hiện đăng kiểm. Điều này, của cơ quan chức năng trong trường hợp vi
theo tác giả, sẽ khó có thể đảm bảo tốt kết phạm những quy định về đăng kiểm, đăng ký
quả việc thực hiện cả hai chức năng trên. Mặt tàu biển, những quy định về an toàn, an ninh
khác, cũng theo Điều 23 của Bộ luật Hàng hàng hải. Theo tác giả, đối với những tàu có
hải 2005, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là nguy cơ bị lưu giữ hoặc đã bị lưu giữ khi kiểm
người ủy quyền tổ chức đăng kiểm nước ngoài tra PSC ở cảng nước ngoài cần phải được kiên
để tiến hành kiểm tra, phân cấp và cấp chứng quyết giải quyết, xử lý để quyết tâm đưa Việt
nhận kỹ thuật về an toàn, an ninh hàng hải Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo - MOU
song tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 51/2005/ và xây dựng uy tín cho đội tàu quốc gia. Để
QĐ-BGTVT ngày 12/10/2005 của Bộ Giao thực hiện tốt chức năng của một tổ chức đăng
thông vận tải lại quy định “Cục trưởng Cục kiểm nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đối với
đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc ủy quyền tàu biển và những yêu cầu khác để đảm bảo
cho tổ chức nước ngoài kiểm tra, phân cấp và an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường, tác giả

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 67


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

nghĩ rằng Nhà nước cần xem xét và quy định tương ứng là 73 và 78 trong danh sách 100 đội
về chức năng, nhiệm vụ của Cục đăng kiểm tàu container của thế giới về số tàu và tổng
Việt Nam, theo đó Cục này chỉ nên chuyên về trọng tải, theo đó Vinalines hiện có 15 tàu
công tác đăng kiểm, chức năng quản lý Nhà container vận tải tuyến quốc tế với tổng trọng
nước về đăng kiểm, ban hành văn bản pháp tải trên 9000 TEU, trong khi Công ty vận tải
luật và giám sát thực thi văn bản pháp luật biển Đông cũng có 15 tàu container nhưng
cũng như ủy quyền cho tổ chức nước ngoài tổng trọng tải chỉ đạt 7.820 TEU. Đến tháng
kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận 3/2011, đội tàu của Vinalines và Gemadept
nên dành cho Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục đứng vị trí thứ 74 và 91 trong danh sách đó.
Hàng hải để tránh tình trạng Cục đăng kiểm Đặc biệt, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21,
vừa là người làm luật vừa là người thực hiện, mặc dù có nhiều biến động của nền kinh tế
vừa là người giám sát thực thi vừa là người thế giới và thị trường tàu biển thế giới, đội tàu
có quyền ủy quyền cơ quan đăng kiểm nước biển Việt Nam vẫn khẳng định sự phát triển
ngoài. về quy mô, sự đa dạng về chủng loại, sự trẻ
2. Điều kiện về đội tàu biển hóa về tuổi tàu. Mặc dù vậy, phần nhiều đội
tàu biển của Việt Nam vẫn là những tàu nhỏ
Tàu biển là phương tiện được sử dụng để
và chủ yếu hoạt động theo các tuyến trong khu
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển vực, thiếu những tàu hiện đại có dung tích và
vận chuyển hàng hóa trong những hành trình trọng tải lớn để đáp ứng việc vận chuyển hàng
được thực hiện trên toàn bộ hay một phần của hóa các tuyến xa. Theo Báo cáo hàng năm về
đường biển. Vì vậy, để phát triển dịch vụ vận vận tải biển của UNCTAD từ năm 2001 đến
tải biển, đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển năm 2010, mặc dù tổng trọng tải đội tàu biển
đội tàu biển đảm bảo việc vận chuyển hàng Việt Nam tăng theo thời gian về cả tuyệt đối
hóa trên các tuyến vận tải biển nhằm đáp ứng và tương đối, song trọng tải đội tàu dầu và đội
nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. tàu container còn rất khiêm tốn, đặc biệt đội
Trong thời gian qua, đội tàu biển Việt Nam tàu container chiếm chưa đến 0,1% tổng trọng
không ngừng phát triển về số lượng, quy mô, tải đội tàu biển thế giới. Trong khi đó, một
chủng loại và được củng cố về chất lượng quốc đảo nhỏ như Singapore có tổng trọng tải
nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đội tàu biển chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng
quốc tế. Thị phần dịch vụ vận tải biển của đội trọng tải đội tàu thế giới và mạnh về đội tàu
tàu Việt Nam có sự cải thiện theo thời gian. dầu và đội tàu container. Tổng trọng tải đội tàu
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam là một trong dầu của Singapore tăng đều theo các năm và
5 nước ASEAN luôn có tên trong danh sách hiện đang chiếm tỷ trọng gần 10% tổng trọng
35 quốc gia và vùng lãnh thổ kiểm soát đội tải đội tàu dầu của thế giới, đội tàu container
tàu biển nhiều nhất thế giới theo thống kê của Singapore cũng chiếm tỷ trọng trên dưới
của UNCTAD. Ngoài ra, theo thống kê của 5% tổng trọng tải đội tàu container thế giới.
Alphaliner, vào tháng 12/2009, Vinalines Trung Quốc cũng là nước có đội tàu biển phát
và công ty vận tải biển Đông (vốn là thuộc triển và đóng góp hơn 3% tổng trọng tải vào
Vinashin, nay thuộc Vinalines) là hai chủ tàu đội tàu biển thế giới, thậm chí tổng trọng tải
Việt Nam có đội tàu container đứng thứ tự đội tàu biển treo cờ Trung Quốc tăng dần theo

68 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

thời gian và vượt đội tàu của Nhật Bản. Bên không có tàu trọng tải lớn để đáp ứng nhu cầu
cạnh đó, tuổi bình quân của đội tàu biển Việt của khách hàng, khách hàng không tin tưởng
Nam vẫn ở mức cao, cơ cấu đội tàu chưa hợp vào chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
lý, thiếu những tàu chuyên dùng như tàu dầu, Vì vậy, để phát triển dịch vụ vận chuyển
tàu chở khí lỏng, ga hóa lỏng, tàu hóa chất hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong trong
và đặc biệt là tàu container,… Điều này khiến thời gian tới, tiếp tục khẳng định sự đóng góp
dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của Việt và vị thế của đội tàu biển Việt Nam trong đội
Nam chưa đáp ứng được số lượng lớn khách tàu biển thế giới, các doanh nghiệp vận tải biển
hàng trong nước và quốc tế, thị phần vận tải Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư phát triển đội
của đội tàu Việt Nam trong nhiều năm vẫn chỉ tàu theo hướng đa dạng hóa về chủng loại, cỡ
ở mức trên dưới 20%. tàu, hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu, đảm bảo
Nguyên nhân cơ bản của những bất cập nêu cho hoạt động kinh doanh khai thác không chỉ
trên là hạn chế về nguồn lực tài chính của các có lợi nhuận trước mắt mà còn có sức phát triển
doanh nghiệp, thêm vào đó là sự khan hiếm bền vững về lâu về dài và bảo vệ môi trường.
nguồn hàng để đảm bảo hoạt động của đội tàu. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào Quy hoạch
Lý do của sự khan hiếm nguồn hàng đối với tổng thể của Nhà nước để xây dựng chiến lược,
kế hoạch phát triển cụ thể cho đội tàu biển của
đội tàu trong nước là các doanh nghiệp xuất
doanh nghiệp, kiên quyết thanh lý những tàu
khẩu, nhập khẩu Việt Nam vẫn có thói quen
cũ không còn khả năng đáp ứng những yêu cầu
mua C&F hoặc CIF và bán FCA hoặc FOB,
của việc vận chuyển hàng hóa tuyến quốc tế,
một phần vì họ chưa thực sự tin vào dịch vụ
tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để
của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước
đảm bảo không bị lạc hậu, tụt hậu so với xu
nên chưa mạnh dạn thay đổi thói quen mua
hướng phát triển trên thế giới, đảm bảo khả
bán như vậy. Ngoài ra, các doanh nghiệp vận
năng đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm
tải biển Việt Nam cũng chưa khai thác được
bảo an toàn trên các hành trình chuyên chở.
nhiều nguồn hàng từ nước ngoài. Ngoài việc
vận chuyển hàng xuất khẩu từ thị trường 3. Điều kiện về hệ thống cảng biển và hạ
Việt Nam đến thị trường nước ngoài, khi trở tầng cơ sở
về Việt Nam, tàu biển của các doanh nghiệp Cảng biển là đầu mối giao thông quan
vận tải biển Việt Nam dường như không thể trọng phục vụ hoạt động của tàu biển. Cảng
khai thác được nguồn hàng từ thị trường nước biển cũng là điểm kết nối giữa vận tải đường
ngoài đó để thực hiện việc vận chuyển trong biển với vận tải đường bộ, đường sắt, đường
chiều ngược lại. Nguồn hàng từ các nước lân hàng không. Phát triển cảng biển và dịch vụ
cận như Lào, Campuchia cũng chưa được các tại cảng biển chính là tạo thuận lợi cho dịch
doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả. vụ vận tải biển phát triển. Vì lẽ như vậy, ở
Qua đó cho thấy các doanh nghiệp vận tải biển những quốc gia có điều kiện phát triển cảng
Việt Nam đang nằm trong vòng luẩn quẩn của biển, trong đó có Việt Nam, cảng biển là điều
hai vấn đề là tàu và hàng. Các doanh nghiệp kiện quan trọng nếu muốn phát triển dịch vụ
muốn đầu tư phát triển đội tàu thì lo không vận tải biển.
có nguồn hàng để chở, muốn phát triển nguồn Trong 5 năm gần đây, hệ thống cảng biển
hàng thì các doanh nghiệp gặp khó khăn của Việt Nam trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 69


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

đã đảm nhiệm việc thông qua trên 200 triệu tấn chưa có chuẩn giao tiếp kết nối cũng là những
hàng hóa, gần 7 triệu TEU hàng container mỗi tồn tại và làm cản trở quá trình trao đổi dữ liệu
năm. Dịch vụ tại cảng cũng được đầu tư phát điện tử giữa các bên liên quan, khiến công tác
triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. quản lý và việc kinh doanh dịch vụ vận tải
Mặt khác, sự phát triển của hệ thống cảng biển biển chưa được thuận lợi và hiệu quả. Thêm
không chỉ tạo thuận lợi cho các hãng tàu nước vào đó, tình trạng ùn tắc, mất trộm hàng hóa
ngoài mà còn tạo thuận lợi cho các hãng tàu vẫn xảy ra tại các cảng biển Việt Nam. Điều
trong nước trong việc thực hiện các tuyến vận này khiến các khách hàng Việt Nam và khách
tải trực tiếp mà không phải chuyển tải qua các hàng nước ngoài thiếu tin tưởng vào các dịch
cảng trong khu vực, giúp tiết kiệm thời gian, vụ do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
chi phí vận chuyển. Vì vậy, đó là cơ sở thúc vận tải biển Việt Nam cung cấp.
đẩy sự phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng
Nguyên nhân cơ bản của những bất cập trên
hóa quốc tế của các doanh nghiệp vận tải biển
là thiếu sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt của Bộ
Việt Nam.
Giao thông vận tải trong việc quy hoạch xây
Tuy nhiên, hệ thống cảng biển của Việt dựng các cảng chuyên dùng trong đó có cảng
Nam vẫn tồn tại một số bất cập. Hệ thống container, trong việc xây dựng và phát triển hệ
luồng lạch và giao thông kết nối cảng biển thống giao thông liên cảng một cách đồng bộ
chưa được hoàn thiện, hàng được vận chuyển với việc xây dựng cảng, cũng như thiếu quyết
đến cảng chủ yếu bằng đường bộ và thủy nội liệt trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên
địa, trong khi hệ thống đường bộ vào cảng vừa ngành chung và ứng dụng công nghệ thông tin
chật hẹp, vừa nhanh xuống cấp, dễ ùn tắc và để đẩy mạnh quá trình trao đổi dữ liệu điện tử.
tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn, thậm chí ở một Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do nhiều
số khu vực cảng ô tô chở hàng chỉ được phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển
hoạt động về đêm, điều đó góp phần cản trở của Việt Nam chưa có tầm nhìn chiến lược đối
việc lưu thông hàng hóa ra vào cảng. Bên cạnh với việc phát triển dịch vụ vận tải biển. Do
đó, cảng container chưa phát triển mạnh trong đó, để phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt
khi xu hướng vận tải chủ yếu hiện nay là vận Nam, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư
tải container. Hệ thống kho bãi của cảng chưa phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, máy móc
phát triển, mức độ ứng dụng công nghệ thông trang thiết bị tại cảng biển theo hướng phù
tin vẫn còn hạn chế và việc trao đổi dữ liệu hợp xu thế phát triển trên thế giới, đẩy mạnh
điện tử chưa được thực hiện một cách mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện mã
mẽ, rộng khắp. Việt Nam cũng chưa có một hệ hóa cảng biển, hàng hóa và chuẩn hóa cơ sở
thống mã số cảng biển mang tính thống nhất dữ liệu, giao tiếp kết nối, cũng như quy trình
và được sử dụng trong quá trình trao đổi dữ
trao đổi dữ liệu điện tử nhằm tạo thuận lợi và
liệu điện tử giữa các cảng với nhau, giữa cảng
tăng cường hiệu quả cho quá trình cung cấp
với các cơ quan liên quan và với các hãng tàu,
dịch vụ vận tải biển.
cảng biển nước ngoài. Ngoài ra, chưa có cơ
sở dữ liệu chuyên ngành chung, chưa có sự 4. Điều kiện về nguồn hàng
đồng bộ và thống nhất về các phần mềm quản Nguồn hàng chính là điều kiện góp phần
lý hoạt động kinh doanh, khai thác của cảng, duy trì và đảm bảo sự phát triển của dịch vụ

70 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

vận tải biển. Bởi lẽ dịch vụ vận tải biển, mà chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển khoảng 20%,
cụ thể là dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng phần còn lại do tàu của nước ngoài chuyên
đường biển, được cung cấp cho những chủ chở. Trong khi mỗi năm có khoảng trên một
hàng khi họ có nhu cầu vận chuyển. Thương trăm triệu tấn hàng thông qua hệ thống cảng
mại quốc tế càng phát triển, nhu cầu vận biển Việt Nam, khoảng 80% khối lượng hàng
chuyển hàng hóa càng cao, mang lại cơ hội hóa đó được vận chuyển bởi tàu của nước
phát triển cho các doanh nghiệp cung cấp ngoài. Việc này làm thất thu hàng tỷ đô la Mỹ
dịch vụ vận tải biển. Vì vậy, phát triển đội của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận
tàu biển, phát triển hệ thống cảng biển, phát tải biển trong nước.
triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển là quan trọng Nguyên nhân khiến thị phần vận tải biển
và cần thiết, song đó chỉ là điều kiện cần đối của đội tàu biển Việt Nam còn khá khiêm tốn
với doanh nghiệp để phát triển dịch vụ vận tải trong những năm vừa qua xuất phát từ cả hai
biển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. phía. Về phía chủ quan, đội tàu biển của các
Điều kiện đủ để đảm bảo phát triển dịch vụ doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam vẫn thiếu
vận tải biển một cách lâu dài và bền vững là những tàu trọng tải lớn và hiện đại để có thể
phải phát triển nguồn hàng cho doanh nghiệp. tham gia vận chuyển các tuyến xa, tỷ trọng
Nếu nguồn hàng hạn chế, thiếu ổn định sẽ ảnh về số lượng và trọng tải của đội tàu container
hưởng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải và đội tàu chở hàng lỏng còn rất khiêm tốn
biển của các doanh nghiệp. Ngược lại, nguồn trong tổng số lượng và tổng trọng tải của đội
hàng ổn định và phát triển là điều kiện thuận tàu của các doanh nghiệp vận tải biển Việt
lợi để doanh nghiệp tồn tại. Hơn nữa, khi đội Nam, trong khi phương thức vận tải container
tàu của doanh nghiệp hay rộng hơn nữa là đội bằng đường biển vẫn là phương thức vận tải
tàu của quốc gia có khả năng đáp ứng nhu cầu chủ yếu. Bên cạnh đó, tình trạng kỹ thuật của
vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa của các tàu biển Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo
chủ hàng trong và ngoài nước, chiếm thị phần ổn định mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực
đáng kể trên thị trường trong nước và thế giới, đầu tư trẻ hóa, hiện đại hóa đội tàu trong thời
điều đó giúp khẳng định thêm vị thế, hình ảnh gian qua. Chính những điều đó khiến chưa
của đội tàu trên thị trường. Do vậy, phát triển có nhiều chủ hàng trong nước và ngoài nước
nguồn hàng là điều kiện, là cơ sở giúp đảm tin tưởng, an tâm và mạnh dạn sử dụng dịch
bảo phát triển dịch vụ vận tải biển của các vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
doanh nghiệp. biển của các doanh nghiệp vận tải biển Việt
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức Nam. Ngoài ra, về phía khách quan, hầu hết
của ngành về thị phần vận tải của các doanh các hợp đồng xuất/ nhập khẩu hàng hóa, các
nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển Việt Nam chủ hàng Việt Nam vẫn quen với việc ký các
theo từng nhóm hàng cụ thể qua các năm. Tuy hợp đồng mua theo điều kiện CFR hoặc CIF
nhiên, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt và bán theo điều kiện FCA hoặc FOB, bởi
Nam, trong khoảng 80% khối lượng hàng họ không muốn chịu thêm chi phí, rủi ro liên
hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận quan hàng hóa trong hành trình vận chuyển,
chuyển bằng đường biển, các doanh nghiệp hoặc cũng có khi bởi họ không có ưu thế
kinh doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam mới trong việc giành quyền thuê phương tiện vận

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 71


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

tải. Tất cả những nguyên nhân chủ quan và 5. Điều kiện về nguồn nhân lực
khách quan đó khiến các doanh nghiệp kinh Nguồn nhân lực được đánh giá là tài sản
doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam đang quý báu của các doanh nghiệp, là yếu tố quyết
phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
hàng để vận chuyển và phải chứng kiến tình Vì vậy, để phát triển dịch vụ vận tải biển,
trạng hàng nội đi tàu ngoại. không thể không quan tâm đến một điều kiện
Để phát triển nguồn hàng cho các doanh quan trọng, đó là phát triển nguồn nhân lực,
nghiệp vận tải biển của Việt Nam, Bộ giao bao gồm đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, nhân
thông vận tải cần chỉ đạo đối với các chủ tàu viên, kỹ thuật viên, nhà quản lý làm việc tại
Việt Nam thực hiện việc tăng thị phần và sản các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải
lượng vận tải biển quốc tế qua từng năm trong biển, nhằm đảm bảo các dịch vụ được cung
sự phù hợp bối cảnh kinh tế của đất nước, khu cấp có chất lượng, uy tín, đáp ứng yêu cầu
vực và thế giới để có thể đạt được những mục của thực tế. Để phát triển dịch vụ vận tải biển
tiêu theo quy hoạch đề ra. Đồng thời, Nhà đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc
nước nên có chính sách khen thưởng kịp thời tế, nguồn nhân lực cần phải được phát triển
dưới các hình thức khác nhau, chẳng hạn được không chỉ về số lượng mà cả về chuyên môn,
ưu đãi trong thủ tục được cấp vốn vay, thời nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, sự am hiểu thị
hạn vay vốn, chính sách phát triển nguồn nhân trường và luật pháp quốc tế, khả năng thích
lực, danh hiệu, giải thưởng,… đối với những ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ
doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu trước thời cũng như điều kiện làm việc và cả đạo đức
hạn. Đối với các doanh nghiệp vận tải biển, cần nghề nghiệp.
chủ động, tích cực trong việc liên doanh, liên
Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê
kết, hợp tác với các doanh nghiệp vận tải nước
chính thức về số lượng cung và cầu thuyền
ngoài, phát triển hệ thống đại lý, văn phòng
viên nhưng Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện
đại diện, chi nhánh,... ở nước ngoài để tăng
Bộ luật Hàng hải 2005 của Cục Hàng hải Việt
dần độ bao phủ trên toàn cầu nhằm phục vụ
Nam cho thấy tính đến cuối năm 2010, Việt
khách hàng một cách tốt hơn, góp phần tăng
sản lượng vận tải biển cho các doanh nghiệp. Nam có 39.691 thuyền viên, trong đó 2.766
Ngoài ra,các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuyền trưởng, 2.344 máy trưởng, 5.122 sĩ
vận tải biển cần phát triển mối quan hệ hợp quan boong, 4.677 sĩ quan máy… Trong khi
tác với các cơ quan chức năng, Bộ ngành và tính đến hết năm 2005, lực lượng thuyền viên
các bên liên quan như ngân hàng, bảo hiểm, gồm 38.084 người, trong đó sỹ quan quản lý
hải quan, khách hàng,… để tạo thuận lợi trong boong, máy là 10.018 người, sỹ quan vận hành
công việc của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp là 4.412 người, sỹ quan điện tàu biển là 208
cần chú trọng nghiệp vụ marketing dịch vụ, người. Như vậy, sau 5 năm, số lượng thuyền
thực hiện những biện pháp để giới thiệu, xây viên của Việt Nam có tăng về số lượng. Mặc
dựng và khẳng định uy tín, tên tuổi của mình dù vậy, theo ước tính của Cục Hàng hải Việt
đối với khách hàng, bao gồm cả khách hàng Nam, Việt Nam đang nằm trong nguy cơ thiếu
trong nước và quốc tế, giúp khách hàng có thuyền viên vừa để đảm nhiệm công việc của
niềm tin và lựa chọn doanh nghiệp. đội tàu biển Việt Nam vừa để tham gia lực

72 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

lượng lao động xuất khẩu. Mặc dù đội ngũ lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận
thuyền viên Việt Nam được đánh giá có khả tải biển vẫn không ngừng gia tăng. Vì vậy, số
năng tiếp thu nhanh, thích ứng nhanh, dễ hòa lượng lao động tại các doanh nghiệp cung cấp
đồng, cần cù chịu khó, có trách nhiệm, đặc dịch vụ vận tải biển chắc chắn cũng tăng theo.
biệt từ năm 2000 đến nay, Việt Nam là một Điển hình như Tổng công ty Hàng hải Việt
trong những quốc gia được IMO ghi nhận Nam (VINALINES) tại thời điểm mới thành
trong “Danh sách trắng”, điều đó khẳng định lập (năm 1995) chỉ có 24 doanh nghiệp thành
trình độ của thuyền viên Việt Nam đáp ứng viên, đến năm 2011 Tổng công ty này có gần
những yêu cầu của Công ước về đào tạo và 80 doanh nghiệp thành viên với lực lượng lao
cấp chứng chỉ thuyền viên (Công ước STCW động hơn 40.000 người. Hay Tổng công ty
78/95) của IMO và có thể so sánh với trình độ Tân cảng Sài Gòn trải qua hơn 20 năm phát
thuyền viên của các nước trên thế giới, song triển (từ năm 1989 đến nay) đã có 21 doanh
đội ngũ thuyền viên Việt Nam vẫn tồn tại một nghiệp thành viên với lực lượng lao động gần
số hạn chế: chưa theo kịp yêu cầu của công 5000 người. Điều đó phần nào chứng tỏ nhu
việc trong môi trường quốc tế, năng lực thực cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
hành và thao tác thiếu chuyên nghiệp, trình vận tải biển về số lượng lao động làm việc
độ tiếng Anh tuy có cải thiện nhưng chưa tại các vị trí từ nhân viên, kỹ thuật viên đến
đồng đều và chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các vị trí quản trị được đáp ứng đầy đủ từ thị
các tuyến vận tải quốc tế2. Đáng chú ý, một trường lao động. Sự phát triển của các doanh
trong những nguyên nhân của tình trạng tàu nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển của Việt
biển Việt Nam bị lưu giữ bởi Cơ quan chính Nam trong thời gian qua cũng là minh chứng
quyền cảng ở nước ngoài là những khiếm cho thấy lực lượng lao động có khả năng đáp
khuyết từ phía thuyền viên. Điều đó phần nào ứng yêu cầu của công việc, có vai trò quan
phản ánh chất lượng chưa đồng đều của đội trọng đóng góp vào sự thành công của doanh
ngũ thuyền viên của Việt Nam khi tham gia nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập
các tuyến vận tải biển quốc tế. Về đội ngũ liên quan đội ngũ nhà quản trị, đội ngũ nhân
những nhà quản trị, nhân viên, kỹ thuật viên viên, công nhân, kỹ thuật viên tại các doanh
làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển của Việt
vụ vận tải biển của Việt Nam, hiện nay cũng Nam. Đội ngũ công nhân viên, kỹ thuật viên
chưa có số liệu thống kê chính thức nào về chưa chủ động, tích cực trong việc nâng cao
số lượng lao động đó, cũng chưa có báo cáo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ,
hay công trình nghiên cứu khoa học nào đánh chưa có tác phong công nghiệp, điều này đặc
giá về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biệt phổ biến ở những doanh nghiệp có vốn
tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận Nhà nước. Do vậy, để đảm bảo dịch vụ vận tải
tải biển của Việt Nam. Số liệu thống kê của biển phát triển bền vững trong thời gian tới,
Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy hàng năm số Nhà nước và các doanh nghiệp vận tải biển

2
Ý kiến của ông Trần Công Sáng, Trưởng ban STCW, phòng Tổ chức cán bộ, Cục Hàng hải Việt Nam tại Hội nghị
Vận tải biển Việt Nam năm 2010, tổ chức tại Hải phòng tháng 7 năm 2010́

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 73


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

cần có biện pháp phát triển nguồn nhân lực vốn mạnh hơn hãng tàu trong nước về nhiều
của ngành. mặt. Nếu không tập trung phát triển đội tàu thì
Trên đây là những điều kiện đảm bảo cho Việt Nam không tận dụng được những cơ hội
sự phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt của hệ thống cảng biển Việt Nam và khó có thể
Nam. Những điều kiện cần đó là khung pháp phát triển được dịch vụ vận tải biển của nước
luật, hệ thống cảng biển, đội tàu biển. Trong nhà. Nếu tập trung ưu tiên phát triển đội tàu
đó, phát triển hệ thống cảng biển và dịch vụ thì Việt Nam lại thiếu những cảng nước sâu,
tại cảng biển nhằm khai thác triệt để lợi thế, hiện đại đáp ứng các tàu biển cỡ lớn của Việt
vị trí của Việt Nam, mang lại nguồn thu cho Nam và thế giới, bỏ qua nguồn lợi đáng kể
đất nước, cũng là để tạo dựng hạ tầng cơ sở của Việt Nam khi chúng ta có điều kiện thuận
cho việc phát triển đội tàu biển và dịch vụ vận lợi để phát triển cảng biển. Vì vậy, phát triển
tải biển Việt Nam. Vì vậy, đó là việc cần ưu đội tàu mà không phát triển cảng biển cũng
tiên trước một bước. Bên cạnh đó, điều cốt không thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
lõi vẫn là phát triển đội tàu biển theo hướng và đất nước. Ngoài ra, nếu chỉ tập trung phát
hiện đại hóa, trẻ hóa, phát triển đội tàu chuyên triển cảng và tàu mà không chú trọng phát
dùng trong đó có tàu container, tàu chở dầu, triển nguồn nhân lực và nguồn hàng thì sẽ khó
tàu hàng rời có trọng tải lớn, đáp ứng những có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung
yêu cầu của các Công ước quốc tế về tàu biển cấp, khó có thể đảm bảo nguồn hàng cho đội
nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trên biển, giảm tàu hoạt động. Do đó, tác giả cho rằng bên
thiểu tác động thiệt hại đối với môi trường, có cạnh việc đảm bảo những điều kiện về khung
hiệu quả kinh tế trong khai thác. Nếu chỉ tập pháp luật, điều kiện về đội tàu biển, hệ thống
trung phát triển cảng biển thì vô hình chung cảng biển, cần đảm bảo điều kiện về nguồn
Việt Nam chỉ mang lại cơ hội phát triển cho hàng và nguồn nhân lực để dịch vụ vận tải
các hãng tàu nước ngoài, đó là những hãng tàu biển Việt Nam phát triển bền vững.q

Tài liệu tham khảo


1. Alphaliner, Danh sách 100 hãng tàu container hàng đầu trên thế giới, http://www.
alphaliner.com/top100/index.php, cập nhật ngày 26 tháng 1 năm 2011
2. Alphaliner, Danh sách 100 hãng tàu container hàng đầu trên thế giới, http://www.
alphaliner.com/top100/index.php, cập nhật ngày 2 tháng 11 năm 2011
3. Cục hàng hải Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm (Các năm từ 2001 đến 2011), Nhà xuất
bản GTVT
4. Tokyo MOU Secretariat, Annual Report on Port - State control in the Asia – Pacific
Region, 2007-2011
5. UNCTAD, Review of maritime transport, 2001-2012
6. WTO (1998), Maritime transport services (S/C/W/62), http://www.wto.org/english/
tratop_e/serv_e/transport_e/transport_maritime_e.htm.

74 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Nhöõng xu höôùng môùi trong lieân keát kinh teá


taïi Chaâu AÙ – Thaùi Bình Döông
Phùng Mạnh Hùng*

Tóm tắt:
Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành xu hướng không chỉ mang
tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Khu vực Đông Á và rộng hơn là khu vực châu
Á – Thái Bình Dương trong những năm qua đã phát triển năng động với nhiều nền kinh tế
phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,...Hàng loạt các FTAs song phương
và đa phương giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, giữa Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc, giữa các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á với Hoa Kỳ, Australia,
Peru,...đã hình thành và phát triển, đan xen dày đặc với nhau đã làm khu vực châu Á – Thái
Bình Dương như một ”bát mỳ” của các thỏa thuận, hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên,
những liên kết kinh tế mới, mang tính mở rộng hơn như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TTP), Hiệp định
đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership –RCEP,
đã thu hút sự chú ý và tham gia của các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á trong đó có cả Việt
Nam. Bài viết này sẽ trình bày về xu hướng những liên kết này và triển vọng về Khu vực mậu
dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) qua kênh dẫn TPP và RCEP.
Từ khóa: Liên kết, hội nhập kinh tế, TPP, RCEP, FTAAP, châu Á - Thái Bình Dương

1. Bối cảnh quốc tế và khu vực châu Á-


Thái Bình Dương
Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu
Á-Thái Bình Dương có những thay đổi mang
tính căn bản: Thứ nhất, sức mạnh chính trị và
tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng
lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên
thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu
Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng
xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương
mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình
thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay
Dương và Hoa Kỳ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ
ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới; gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt diện; Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân
đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không
quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức

*
ThS. Đại học Ngoại thương

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 75


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng Hiệp định mang tính ”mở”, tuy không phải là
loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC
lửa đạn đạo của Hoa Kỳ ở khu vực này, đều nhưng các thành viên APEC đều có thể gia
có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang nhập nếu quan tâm. Singapore đã nhiều lần
ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng
gắt; Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng
không ngừng tăng làm cho khả năng xuất hiện về Khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình
nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, Dương của APEC (FTAAP).
cho dù để điều đó trở thành hiện thực còn là Hiện nay, TPP bao gồm 11 nước, 03 châu
câu chuyện của tương lai. lục với các nền kinh tế phát triển rất đa dạng:
Sự quan tâm của khu vực Đông Á đối với Australia, Brunei, Canada, Chile, Mexico,
việc hình thành các hiệp định thương mại tự New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt
do (FTAs) đã có nhiều thay đổi. Tiến triển Nam. Hiệp định được ví như như hiệp định
của các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu ”chất lượng cao”, điều khoản gia nhập mở đối
không được khả quan đã dẫn đến sự tăng đột với các thành viên mới, đặc biệt là thành viên
biến trong các FTAs ở châu Á. Các quốc gia APEC. Tính đến hết năm 2012 các nước TPP
châu Á nhận thấy FTAs như một cách để tăng đã tiến hành 15 vòng đàm phán chính thức,
cường tự do hóa thương mại và đầu tư đồng Canada và Mexico bắt đầu tham gia từ vòng 15
thời duy trì sự phục hồi kinh tế. Số lượng các tháng 12/2012. Sở dĩ Hiệp định này được coi là
FTA đã ký kết và triển khai thực hiện trong ”chất lượng cao” bởi các thỏa thuận không phải
khu vực đã tăng lên từ 3 FTAs năm 2000 lên lúc nào cũng ”tìm thấy” ở trong các hiệp định
hơn 60 vào năm 2012, làm dấy lên lo ngại về thương mại tự do, không chỉ bao gồm hàng
thực trạng ”bát mì” FTAs ở Châu Á. Cũng hóa, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ mà
có ý kiến quan ngại rằng làn sóng các FTAs còn cả các vấn đề doanh nghiệp nhà nước, lao
này sẽ làm suy yếu quá trình tự do hóa ở cấp động, môi trường,... Phạm vi của nó cũng rộng
độ đa phương nhưng đồng thời cũng làm cho và sâu hơn (bao gồm các biện pháp “sau biên
hội nhập kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình giới” và các vấn đề nhạy cảm khác), các chuẩn
Dương càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. mực và cam kết chung vượt ra ngoài các thỏa
2. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược thuận song phương và có sức hấp dẫn đối với
xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific cả các nước phát triển và đang phát triển.
Strategic Economic Partnership Agreement Cho tới nay ngoại trừ Trung Quốc, đa
- TTP) và vấn đề Trung Quốc - Hoa Kỳ số những nước Đông Á đều có ảnh hưởng
trong TPP của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Loan,...Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò điều hòa và
Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 giám sát sự vận hành của những nền kinh tế
nước Chile, New Zealand và Singapore (P 3) khác nhau trong khối TPP theo những qui định
phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp được Hoa Kỳ đề ra. Thị trường do TPP tạo ra
cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng sẽ góp phần giúp Hoa Kỳ xuất khẩu tăng gấp
4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách đôi trong vòng 5 năm. Trong TPP, Hoa Kỳ đề
thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán xuất những quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ,
cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4. Đây là về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ

76 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 1. Các vòng đàm phán Hiệp định TPP


STT Vòng đàm phán Thời gian Địa điểm
Vòng đàm phán thứ 1 15/3-18/3/2010 Australia
Vòng đàm phán thứ 2 14/6-18/6/2010 Hoa Kỳ
Vòng đàm phán thứ 3 4/9-9/9/2010 Brunei
Vòng đàm phán thứ 4 6/12-10/12/2010 New Zealand
Vòng đàm phán thứ 5 14/2-18/2/2011 Chile
Vòng đàm phán thứ 6 28/3-2/4/2011 Singapore
Vòng đàm phán thứ 7 20/6-24/6/2011 Việt Nam
Vòng đàm phán thứ 8 6/9-16/9/2011 Hoa Kỳ
Vòng đàm phán thứ 9 18/10-28/10/2011 Peru
Vòng đàm phán thứ 10 5/12-9/12/2011 Ma-lay-xia
Vòng đàm phán thứ 11 1/3-9/3/2012 Australia
Vòng đàm phán thứ 12 8/5-15/5/2012 Hoa Kỳ
Vòng đàm phán thứ 13 2/7-10/7/2012 Hoa Kỳ
Vòng đàm phán thứ 14 06/9-16/9/2012 Hoa Kỳ
Vòng đàm phán thứ 15 3/12-12/12/2012 New Zealand
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các trang web
TPP –sân chơi của Hoa Kỳ nhưng “vắng mặt” Trung Quốc
lương bổng... nhằm tạo ra hàng rào ngăn cản nhưng chẳng nên đợi là sẽ được “mời”. Thực
hàng hóa Trung Quốc vào thị trường các nước ra, Trung Quốc chưa sẵn sàng tham gia TPP.
trong khối TPP, đồng thời di chuyển những Vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc là khu
công xưởng sản xuất của Hoa Kỳ và của các vực quốc doanh sẽ bị đặt lên bàn đàm phán.
nước trong khối TPP ở Trung Quốc qua những Hoa Kỳ luôn luôn đòi hạn chế khu vực doanh
nước đang phát triển, đông nhân công cùng nghiệp nhà nước để chống bảo hộ thương mại,
trong khối như Việt Nam, Mexico...Không minh bạch hóa thủ tục tiếp cận, bảo vệ môi
còn chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,
xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bảo vệ quyền lợi người lao động, hỗ trợ các
sẽ cân bằng hơn. doanh nghiệp vừa và nhỏ...Đây là những nội
Phản ứng của Trung Quốc với TPP dung nhạy cảm đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa nhận bằng việc cầm trịch một quá trình liên kết kinh
được bất cứ lời mời nào tham gia đàm phán tế mới, đã lấy lại thế thượng phong đối với
TPP của các nền kinh tế thành viên. Tuy nhiên, Trung Quốc. Người vào cuộc ở giai đoạn đàm
Hoa Kỳ cho rằng quá trình thương lượng TPP phán này sẽ có quyền thương lượng và đàm
“không phải là một câu lạc bộ khép kín”, mà phán các điều kiện phù hợp với lợi ích của
bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xin gia nhập, mình. Kẻ đến sau thường sẽ bị áp đặt luật chơi.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 77


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Bảng 2. Các liên kết giữa các thành viên TPP


Australia Brunei Chile Ma-lay-xia New Zealand Peru Singapore Hoa Kỳ Việt Nam

Australia AANZFTA (2010) ACiFTA (2009) AANZFTA (2010) ANZCERTA (1983) SAFTA (2003) A U S F T A AANZFTA (2010)
AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) (2005)

Brunei AANZFTA (2010) P4 (2006) AFTA (1982) P4 (2006) AFTA (1982) AFTA (1982)
AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) P4 (2006) AANZFTA (2010)

Chile ACiFTA (2009) P4 (2006) MCFTA (2011) P4 (2006) Peru – Chile P4 (2006) Hoa Kỳ - Chile
(2009) (2004)

Ma-lay-xia AANZFTA (2010) AFTA (1982) MCFTA (2011) MNZFTA (2010) AFTA (1982) AFTA (1982)
AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) AANZFTA (2010)

New Zealand ANZCERTA (1983) P4 (2006) P4 (2006) MNZFTA (2010) ANZSCEP (2001) AANZFTA (2010)
AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) P4 (2006)
AANZFTA (2010)

Peru Peru – Chile (2009) PeSFTA (2009) PTPA (2009)

Singapore SAFTA (2003) AFTA (1982) P4 (2006) AFTA (1982) ANZSCEP (2001) PeSFTA (2009) U S S F T A AFTA (1982)
AANZFTA (2010) P4 (2006) AANZFTA (2010) P4 (2006) (2004) AANZFTA (2010)
AANZFTA (2010)

Hoa Kỳ AUSFTA (2005) Hoa Kỳ - Chile PTPA (2009) USSFTA (2004)


(2004)

Việt Nam AANZFTA (2010) AFTA (1982) AFTA (1982) AANZFTA AFTA (1982)
AANZFTA (2010) AANZFTA (2010) (2010) AANZFTA (2010)

Nguồn: Deborah Elms and C.L. Lim, The Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP)
Negotiations: Overview and Prospects, The RSIS Working Paper, S. Rajaratnam School of
International Studies Singapore, 1/2012
Ghi chú:
- AANZFTA: Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Australia và New Zealand
- ACiFTA: Hiệp định thương mại tự do Australia, Chile
- ANZCERTA: Hiệp định kinh tế chặt chẽ hơn Australia, New Zealand
- SAFTA: Hiệp định thương mại tự do Nam Á
- AUSFTA: Hiệp định thương mại tự do Australia, Hoa Kỳ
- AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
- MCFTA: Hiệp định thương mại tự do Ma-lay-xia, Chile
- MNZFTA: Hiệp định thương mại tự do Ma-lay-xia, New Zealand
- ANZSCEP: Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ giữa New Zealand, Singapore
- USSFTA: Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ, Singapore
- PeSFTA: Hiệp định thương mại tự do Peru, Singapore

Do đó, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Canada và Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia
Mexico nhân dịp dự APEC-2011 đã tuyên bố của Việt Nam
tham gia quá trình đàm phán TPP, đưa tổng
Tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham
số bên thương lượng lên 11. Một số quan sát
viên như Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008,
Đài Loan... sẽ cảm thấy áp lực gia tăng khi Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia
đứng ngoài cuộc chơi lớn. TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia

78 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

của Australia và Peru, đại diện các bên khẳng hàng trong nước hay hàng xuất khẩu cũng
định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong
mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có
TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay. Từ một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng
năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất trong một thị trường vô cùng rộng lớn là khối
tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. TPP. Hơn nữa, các tập đoàn hàng công nghệ
Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ tới Việt
và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này Nam đầu tư khi chắc chắn là sở hữu trí tuệ sẽ
của Singapore và chưa tham gia đàm phán vào được bảo đảm: các bằng sáng chế, phát minh
TPP. Tuy nhiên, với việc Hoa Kỳ quyết định sẽ không bị ăn cắp bản quyền như hiện nay ở
tham gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia Trung Quốc. Nhân công kỹ thuật cao cấp nhờ
TPP, Hoa Kỳ đã mời Việt Nam cùng tham gia vậy sẽ có việc làm và Việt Nam sẽ trở thành
Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc công xưởng kỹ thuật cao cấp cho các đối tác
tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm xuyên Thái Bình Dương.
2009, Việt Nam bắt đầu tham gia Hiệp định 3. Hiệp định đối tác kinh tế toàn
TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 diện khu vực (Regional Comprehensive
năm 2010, trong 3 phiên đàm phán Việt Nam Economic Partnership -RCEP)
đã chính thức tham gia đàm phán TPP. ASEAN đã thành công trong việc thuyết
Tham gia vào TPP, Việt Nam kỳ vọng thu phục các đối tác thương mại hàng đầu của
được nhóm lợi ích khai thác từ thị trường mình để khởi động các cuộc đàm phán về
nước ngoài (các nước đối tác TPP) và nhóm Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP)
các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa để tại ra các khu vực thương mại lớn nhất
(Việt Nam). Đối với thị trường nước ngoài, thế giới. Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
Việt Nam sẽ được lợi ích từ thuế quan (đối RCEP chính thức được khởi động đàm phán tại
với thương mại hàng hóa) và lợi ích tiếp cận Phnom Penh bên lề thượng định ASEAN 21,
thị trường (đối với thương mại, dịch vụ và với những ý định được ấp ủ ban đầu từ tháng 11
năm ngoái, dựa trên nguyên tắc cơ bản là mở
đầu tư). Tại thị trường nội địa, Việt Nam sẽ
rộng và đẩy mạnh hơn nữa cam kết của khối
có được lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập
10 nước ASEAN với các đối tác thương mại
khẩu từ các nước TPP, lợi ích từ những khoản
tự do khu vực. Đồng thời, RCEP cũng sẽ đánh
đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước
dấu sự quyết tâm của khối ASEAN sẽ đóng
đối tác TPP, lợi ích đến từ những thay đổi thể vai trò trung tâm và định hướng trong bản đồ
chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi kinh tế khu vực của các nền kinh tế đang nổi.
chung của TPP, lợi ích đến từ việc mở cửa thị Hiệp định này bao trùm 16 quốc gia trong khu
trường mua sắm công, lợi ích đến từ việc thực vực Châu Á – Thái Bình Dương với nòng cốt
thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường. là 10 quốc gia ASEAN cộng với Trung Quốc,
Bên cạnh đó, khi đã là thành viên của TPP, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và
Việt Nam phải tuân thủ những qui định về Australia (gọi tắt là ASEAN + 6). Hiện tại, 16
xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về quốc gia này đang chiếm khoảng 1/3 tổng lượng
bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế thương mại và GDP toàn cầu và dự tính, RCEP
độ lương bổng...Các doanh nghiệp sản xuất sẽ trở thành khu vực tự do mậu dịch lớn nhất

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 79


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

thế giới, bên cạnh WTO. RCEP sẽ “gói” năm hai đó là xây dựng một FTA hoàn toàn mới cho
FTA giữa ASEAN với sáu đối tác thương mại 16 thành viên (ASEAN+6). Như vậy với kịch
lớn, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, bản này thì phần lớn sẽ dựa trên khuôn mẫu của
Australia và New Zealand vào một hiệp ước các FTA ASEAN+1 nhưng mức độ tham vọng
kinh tế khu vực tích hợp. Hy vọng là điều này đã được xác định cao hơn ngay từ đầu. Lợi ích
sẽ cho phép hợp tác kinh tế sâu hơn so với các mà các bên đàm phán tham gia sẽ nhiều hơn
hiệp định FTA hiện có và các rào cản thương lợi ích thu được từ FTA ASEAN+1. Tuy nhiên,
mại và thuế quan sẽ ít hơn vào cuối năm 2015. điều đáng nói ở đây là sẽ mất thời gian đàm
Các quốc gia trong khối RCEP sẽ cam kết tự phán hơn, sẽ đòi hỏi các nước Đông Bắc Á phải
do hóa gần hết 100% thương mại, thông qua đàm phán riêng với nhau, đồng thời vẫn bị ảnh
hàng loạt các hiệp định thương mại tự do tuy hưởng bởi các thành viên chậm phát triển nhất
nhiên, cũng sẽ có một số hạn chế nhất định với trong nhóm kìm hãm. Ngoài ra, nếu theo kịch
những mặt hàng nhạy cảm, chẳng hạn như gạo. bản này thì có thể không đảm bảo được vai trò
Bên cạnh đó, khu vực này cũng sẽ từng bước trung tâm của ASEAN.
mở cửa các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư theo quy 4. Triển vọng Khu vực mậu dịch tự do
định của RCEP, do có sự không đồng đều về châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) qua
mức độ phát triển giữa các nền kinh tế. Vì vậy kênh dẫn TPP và RCEP
các thành viên RCEP cần tiếp tục liên kết để Các nhà lãnh đạo APEC đề ra được những
loại bỏ các rào cản để tập trung vào 3 lĩnh vực bước đi cụ thể để xây dựng tầm nhìn về một
chủ chốt: thương mại, dịch vụ và đầu tư. Vì thế, khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình
việc RCEP ra đời sẽ dọn đường cho việc thúc Dương (FTAAP) mà mục đích cuối cùng là
đẩy kinh tế châu Á và giúp cân bằng sự mở xóa bỏ rào cản thương mại ở hai bờ đại dương
rộng giữa các nước Đông và Tây Âu. đồng thời chấp nhận khung khổ tăng trưởng có
Có một số kịch bản được cho là có khả năng tính căn bản đầu tiên của khối, bao gồm các
xảy ra đối với RCEP. Kịch bản thứ nhất, đó kế hoạch hành động để thúc đẩy cải tổ cơ cấu
là RCEP được hình thành thông qua việc hợp kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và tinh thần
nhất các FTA ASEAN+1 vào với nhau. Theo doanh nghiệp, tăng trưởng xanh, nền kinh tế
đó, quá trình đàm phán sẽ rất nhanh, và những tri thức và xã hội nhân văn. Nhật Bản còn đề
mặt hàng nhạy cảm trong quá trình đàm phán nghị FTAAP phải hoàn thành các cuộc đàm
cũng sẽ ít hơn đối với đa số thành viên và đặc phán vào năm 2020. Tuy nhiên, nhìn vào thực
biệt là không đòi hỏi các nước Đông Bắc Á tế của khu vực, với những bất đồng sâu sắc về
phải đàm phán riêng với nhau mà vẫn giữ được mô hình kinh tế và sự chênh lệch về trình độ
vai trò cầm lái của ASEAN. Tuy nhiên, hạn chế phát triển của các nước thành viên, ít ai tin rằng
của kịch bản này nằm ở chỗ không mang lại mục tiêu đầy tham vọng đó sẽ đạt được. Hơn
nhiều lợi ích hơn cho các bên đàm phán so với nữa, khung khổ tăng trưởng này mới chỉ đề ra
các FTA đã có, không vượt qua phạm vi những những phương hướng, những mục tiêu, còn cơ
FTA ASEAN+1 đã ký kết trước đó. Bên cạnh chế nào để thực hiện các mục tiêu đó, để xây
đó, trong khối ASEAN có những nước phát dựng sự hợp tác cùng nhau hành động thì vẫn
triển, đang phát triển và chậm phát triển. Do còn rất mơ hồ, thậm chí chưa được đề cập tới.
đó, tiến trình này sẽ bị phụ thuộc vào những Với những đặc điểm của TPP như: Tiếp cận
thành viên phát triển chậm nhất. Kịch bản thứ thị trường toàn diện, hướng tới xóa bỏ tất cả các

80 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

rào cản thương mại và đầu tư, tính cam kết trọn thể hiện khả năng của ASEAN trong vai trò
gói, khả năng thực thi, có nhiều điều khoản, giải trung tâm, quyết tâm thúc đẩy các FTA cao hơn
quyết nhiều phương diện của quá trình hội nhập “ASEAN+” hướng tới tự do hóa toàn diện và
sâu rộng như: kết nối chuỗi cung ứng, các vấn xây dựng các điều khoản cần thiết cho hội nhập
đề “sau biên giới”, tính cạnh tranh, vấn đề sở sâu rộng hơn.
hữu trí tuệ, môi trường,…Bên cạnh đó, RCEP
Hiện tại, Việt Nam cùng 10 thành viên
có những đặc điểm nổi bật như: đảm bảo giữ
khác trong các nước vùng Thái Bình Dương
vai trò trung tâm của ASEAN, các đối tác được
và Mỹ Latin cũng đang ráo riết đàm phán
tham gia một cách tự nguyện, đặc biệt nhấn
Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương
mạnh vào hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. RCEP đặc
(TPP). Điểm khác biệt chính giữa TPP và
biệt cũng nhấn mạnh vào tính linh hoạt như có
RCEP là TPP không có Trung Quốc tham dự,
thể cam kết trọn gói không cần thiết, mức độ
trong khi quốc gia lớn thứ hai trên thế giới này
đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành
viên ASEAN do mức độ và tốc độ tự do hóa sẽ là đối tác đàm phán chính trong RCEPvà
thích ứng với nhu cầu của từng thành viên và Trung Quốc chỉ muốn tập trung vào Châu
việc một số thành viên ASEAN mong muốn Á nơi họ đang có sức ảnh hưởng lớn. Cũng
tham gia TPP cho thấy RCEP được thiết kế linh bởi có Trung Quốc tham gia trong RCEP, nên
hoạt để phù hợp với Indonesia, Cambodia, Lào nhiều ý kiến quan ngại rằng một loạt những
và Myanma. Như vậy, nhiệm vụ chính của các vụ tranh chấp lãnh hải giữa các nước tham gia
nhà đàm phán là nâng tầm TPP và RCEP thành có thể sẽ cản trở tiến trình đàm phán. Cụ thể
các kênh dẫn tới hình thành FTAAP. Với TPP, là những căng thẳng leo thang gần đây trong
có thể cải tiến các đề xuất “lấy Hoa Kỳ làm tranh chấp dãy đảo Điếu Ngư/ Senkaku giữa
trọng tâm” theo hướng phản ánh một cách cân Nhật Bản và Trung Quốc hay những xung đột
bằng tình hình và ưu tiên của tất cả các thành giữa các thành viên ASEAN như Việt Nam,
viên, đảm bảo hiệp định đáp ứng mọi trình độ Philippines, Ma-lay-xia, Brunei với Trung
phát triển và hài hòa các quan tâm thiết yếu Quốc được cho là sẽ có những tác động đến
của các thành viên khác. Với RCEP, cần phải đàm phán RCEP.q

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Thị Thanh Bình, Châu Á - Thái Bình Dương trước thềm thế kỷ XXI, http://www.
cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=447393&co_id=30066
2. Deborah Elms, Asia-Pacific landscape: The Major changes after the global crisis,
Roudtable on emerging trends of economic integration in Asia-Pacific and Implications
for Vietnam, Hanoi, 12/2012.
3. Deborah Elms and C.L. Lim, The Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP)
Negotiations: Overview and Prospects, The RSIS Working Paper, S. Rajaratnam School
of International Studies Singapore, 1/2012
4. Masahiro Kawai and Ganeshan Wignaraja, Dealing with the “noodle bowl” of Asia’s
free trade agreements, April 24, 2012, http://www.asiapathways-adbi.org/2012/04/
dealing-with-the-noodle-bowl-of-asias-free-trade-agreements/
5. www.trungtamwto.vn, WTO Hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên đề Đàm phán TPP, 2012.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 81


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ


TRONG HIỆP ĐỊNH TPP1
Phạm Thị Hồng Yến*

Tóm tắt:
Quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được dự kiến sẽ
hoàn thành trong năm 2013. Một nội dung quan trọng trong Hiệp định TPP có liên quan tới
quy định xuất xứ, đây là những quy định hàng hóa xuất khẩu cần phải được đáp ứng nếu
các doanh nghiệp muốn được hưởng mức thuế quan ưu đãi theo Hiệp định này. Bài viết này
nhằm cung cấp nội dung và cách vận dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi nhằm giúp các doanh
nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và khai thác được những lợi ích và ưu đãi của Hiệp
định này.
Từ khóa: Quy tắc xuất xứ, Hiệp định TPP

1. Thế nào là quy tắc xuất xứ và quy tắc


xuất xứ ưu đãi?
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh
thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi
thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng
đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều
nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá
trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Quy tắc xuất xứ là các quy tắc cần thiết để
xác định xuất xứ của một sản phẩm. mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu, hoặc
Quy tắc xuất xứ thường được áp dụng và phục vụ mục đích thống kê thương mại.
phân biệt thành hai loại, quy tắc xuất xứ không
Quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng để
ưu đãi (non-preferential rules of origin) và
xác định xem hàng hóa nhập khẩu từ các nước
quy tắc xuất xứ ưu đãi (preferential rules of
origin). Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được sử thành viên của Hiệp định thương mại tự do
dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập song phương hay khu vực có được hưởng mức
khẩu từ những nước mà quốc gia đó có quan thuế quan ưu đãi hay không. Lợi ích trực tiếp
hệ thương mại thông thường hoặc quan hệ tối và chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam khi tham
huệ quốc. Đây là công cụ chính để tính toán gia Hiệp định TPP là việc các nước thành viên

*
PGS, TS. Đại học Ngoại thương
1
Bài viết này nằm trong khuôn khổ của Đề tài cấp Nhà nước “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và vấn đề tham gia của Việt Nam” do GS, TS Hoàng Văn Châu, Đại học Ngoại thương làm Chủ nhiệm đề tài.

82 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

TPP dành cho hàng xuất khẩu có xuất xứ của thuế quan cho hàng hóa có xuất xứ nếu hàng
Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi hóa được xác định là đáp ứng được một trong
này, đặc biệt đó là thị trường Hoa Kỳ. Hầu các trường hợp sau đây:
hết các mức thuế quan nhập khẩu áp dụng Trường hợp thứ nhất là hàng hóa, sản
cho các FTA của Hoa Kỳ là 0%, trong khi đó phẩm được sản xuất, nuôi trồng, sinh
mức thuế quan không ưu đãi của Hoa Kỳ có trưởng hoàn toàn hoặc được sản xuất toàn
thể lên trên 32%, ví du như mặt hàng Nylon/ bộ, được lấy từ đất hoặc được thu hoạch, sản
Spandex Knit Top HTS 6109.90.10, mức thuế xuất, chế biến trong lãnh thổ của một hay của
nhập khẩu không ưu đãi là 32 %, trong khi nhiều Nước thành viên. Những hàng hóa, sản
mức thuế quan ưu đãi FTA là 0%. Đối với các phẩm như vậy được gọi là có xuất xứ toàn bộ
mặt hàng dệt và may mặc thì mức thuế quan và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp
nhập khẩu vẫn ở mức cao, cụ thể với chỉ, mức định thương mại tự do khi xuất khẩu sang các
thuế trung bình là 8 phần trăm, vải là 10 phần thị trường của nhau. Quy tắc này thường được
trăm, quần áo là 16 phần trăm2. viết tắt là WO – Wholy obtained. Theo quy
Đến hết năm 2012, khi Hiệp định TPP đã kết định của Việt Nam, quy tắc này được gọi là
thúc đàm phán vòng 15, có thể nói về cơ bản quy tắc về hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
các thành viên TPP đã nhất trí xây dựng một bộ
Sản phẩm có xuất xứ toàn bộ trong lãnh thổ
quy tắc xuất xứ chung nhằm xác định liệu một
của một hoặc các nước thành viên theo trường
sản phẩm có xuất xứ từ khu vực TPP. Tương tự
hợp này thường được các Hiệp định FTA quy
như nhiều nội dung khác trong đàm phán TPP,
định bao gồm:
nội dung về quy định xuất xứ sẽ có cách tiếp cận
như nội dung quy định xuất xứ trong các Hiệp a) Khoáng sản được khai thác tại đó;
định Thương mại Tự do FTA mà Hoa Kỳ và các b) Rau quả, những hàng hóa được xác định
nước thành viên đã ký kết và đang thực hiện trong hệ thống hài hòa HS, được trồng và thu
cho đến nay. Nhìn chung, trong tất cả 14 Hiệp hoạch tại đó;
định FTA Hoa Kỳ ký cho tới nay, Quy tắc xuất
c) Động vật sống được sinh ra và nuôi
xứ thường được thiết kế là một chương riêng
dưỡng tại đó;
và kèm theo nhiều phụ lục. Các quy tắc xuất xứ
được chia thành Quy tắc chung – đây là các quy d) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy,
tắc, quy định chung sẽ áp dụng cho tất cả các đánh bắt hoặc nuôi trồng tại đó;
hàng hóa và Quy tắc cụ thể mặt hàng – đây là e) Sản phẩm (cá, giáp xác và các loại hải
những quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa. sản khác) đánh bắt từ vùng biển bằng tàu được
2. Các quy tắc xuất xứ ưu đãi thường đăng ký hoặc ghi lại của một nước thành viên
gặp trong các FTA của Hoa Kỳ và dự kiến và treo cờ của nước thành viên đó;
của TPP trong tương lai f) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được
Quy tắc xuất xứ ưu đãi quy định việc các sản xuất từ các sản phẩm được quy định tại
bên dành cho nhau hưởng những ưu đãi về khoản e ngay trên tàu được đăng ký hoặc ghi

2
US Customs and Border Protection, Textile and Apparel Preference Rules, U.S.-Morocco FTA Technical Semi-
nar, Morocco, 2005.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 83


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

lại của một Nước thành viên và treo cờ của đã được chuyển đổi dòng thuế cơ bản hoặc
Nước thành viên đó; hàng hóa đó thỏa mãn yêu cầu về hàm lượng
g) Sản phẩm được khai thác bởi nước thành giá trị khu vực hoặc kết hợp cả hai quy tắc
viên, hoặc thể nhân của nước thành viên, từ trên, hoặc hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc
đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng khác được quy định trong hiệp định về quy
lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều tắc xuất xứ. Nhìn chung các quy tắc này phải
kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác gắn với sản phẩm xuất khẩu cụ thể để xác
vùng đáy biển đó; định chuyển đổi dòng thuế hoặc tính toán hàm
lượng giá trị khu vực.
h) Sản phẩm được khai thác từ khoảng
không, với điều kiện nó được bắt bởi nước Quy tắc chuyển đổi dòng thuế (tariff
thành viên hoặc thể nhân của nước thành viên shift) hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa
và không được chế biến trong lãnh thổ của Quy tắc chuyển đổi dòng thuế hoặc
một nước không thành viên; chuyển đổi mã số được viết dựa theo mã
i) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ: số của Hệ thống hài hòa phân loại thuế
quan (HS - Harmonized System of Tariff
(i) quá trình sản xuất tại đó; hoặc
Classification). Hệ thống phân loại HS sử
(ii) sản phẩm đã qua sử dụng được thu dụng từ 6 đến 10 con số để xác định hàng
nhặt tại đó, với điều kiện chỉ phù hợp hóa. Sáu con số đầu tiên của một số HS được
làm nguyên vật liệu thô; quy định hài hòa cho hầu hết tất cả các nước
j) Các vật phẩm thu nhặt tại đó, từ sản phẩm trên thế giới, trong đó hai số đầu tiên là tên
đã hết thời gian sử dụng, hoặc không còn sử chương HS (chapter), bốn số đầu tiên được
dụng được do lỗi hư hỏng, và được sử dụng tại gọi là mục (heading), ví dụ 1905, và sáu số
đó để sản xuất sản phẩm tái chế; hoặc đầu tiên được gọi là tiểu mục (sub-heading)
k) Sản phẩm được sản xuất tại đó từ các sản ví dụ: 1905.90. Khi chuyển đổi mã số HS
phẩm được nêu từ khoản a) đến khoản i), hoặc theo chương (2 chữ số), thường được gọi
từ các sản phẩm phái sinh của chúng, tại bất tắt là CTC hoặc CC – Change to chapter;
kỳ giai đoạn sản xuất nào. chuyển đổi theo mục, hoặc nhóm (4 chữ số),
Quy tắc xuất xứ toàn bộ được giải thích là CTH – Change to heading; chuyển đổi
một cách tuyệt đối, chỉ cần một thành phần theo tiểu mục, hoặc phân nhóm (6 chữ số) là
nhỏ của nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng CTSH – Change to subheading. Hầu hết các
nhập khẩu hoặc xuất xứ của chúng không xác quy tắc xuất xứ cụ thể cho hàng hóa theo các
định được sẽ làm cho sản phẩm và hàng hóa Hiệp định FTA của Hoa Kỳ đều sử dụng các
đó mất tính chất “xuất xứ toàn bộ”. dãy số phân loại HS này.
Trường hợp thứ hai là hàng hóa, sản phẩm Quy tắc xuất xứ ưu đãi mà Việt Nam hiện
không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nay đang áp dụng theo Hiệp định AFTA thì
một hay nhiều nước thành viên, nhưng đáp quy định tât cả nguyên liệu không có xuất xứ
ứng các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng về sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua
việc tất cả các nguyên vật liệu không có xuất quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp
xứ được dùng để sản xuất hàng hóa đó đều bốn (4) số (CTH).

84 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

Một ví dụ đơn giản về quy tắc chuyển đổi phẩm đó theo đúng phân loại của bảng HS mà
dòng thuế như sau: đôi khi các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa
Quy tắc xuất xứ: “Chuyển đổi mục 1905 từ thông thạo.
bất kỳ một chương nào - Change to heading Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực
1905 from any other chapter.” (regional value content – RVC)
Sản phẩm: Bánh mì, bánh ngọt, bánh nước, Hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa được sản
bánh bích quy (HS 1905.90), nguyên liệu đầu xuất hoàn toàn trên lãnh thổ của một hoặc các
vào không có xuất xứ từ các Nước thành viên: Nước thành viên và hàng hóa đáp ứng yêu cầu
Bột mỳ (phân loại HS chương 11) được nhập về hàm lượng giá trị khu vực áp dụng cho loại
khẩu từ Trung Quốc hàng hóa đó.
Giải thích: Đối với tất cả hàng hóa được Quy tắc này ít được sử dụng một cách riêng
phân loại HS thuộc mục 1905, tất cả các rẽ mà thường kết hợp với quy tắc chuyển đổi
nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ các dòng thuế. Có hai cách để xác định RVC mà
Nước thành viên phải được phân loại trong các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và nhà sản xuất
chương HS khác so với chương HS19 để hàng có thể tính toán để đăng ký được hưởng thuế
hóa này được hưởng ưu đãi thuế quan. Và suất ưu đãi, đó là:
trong trường hợp này thì bánh mì nướng sẽ Phương pháp tính hàm lượng giá trị khu
được hưởng ưu đãi thuế quan do nguyên liệu vực theo phương pháp build-up, cách tính trực
không có xuất xứ nằm ngoài Chương HS 19. tiếp, có nghĩa là chỉ tính hàm lượng giá trị các
Tuy nhiên, nếu những hàng hóa này lại được nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên
sản xuất từ bộn trộn sẵn không có xuất xứ từ của Hiệp định. Công thức theo phương pháp
các nước Thành viên thì các sản phẩm này sẽ này như sau: RVC = VOM/AVx100%. Cách
không được hưởng mức thuế ưu đãi do bộn thứ hai là phương pháp build-down, đó là
trộn sẵn có mã chương HS 19, cùng chương cách tính gián tiếp, công thức là: RVC= (AV-
với các sản phẩm nước. VNM)/AVx100%. Trong hai công thức này
Nói một cách khác, theo quy tắc này thì RVC là hàm lượng giá trị khu vực tính theo
một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ từ một tỷ lệ phần trăm, VOM là trị giá phần nguyên
nước (sản xuất sản phẩm cuối cùng) nếu như liệu có xuất xứ sử dụng để sản xuất sản phẩm
sản phẩm đó chuyển dòng thuế từ các dòng đó, AV là giá trị hàng hóa đã được điều chỉnh
thuế của nguyên liệu (NK) để sản xuất ra nó và loại trừ các chi phí phát sinh do quá trình vận
sự thay đổi đó đáp ứng các yêu cầu nhất định tải bảo hiểm và các dịch vụ có liên quan gắp
về chuyển đổi dòng thuế (các nguyên liệu đó với vận tải quốc tế của hàng hóa từ nước xuất
phải thuộc hoặc không thuộc những dòng thuế khẩu tới địa điểm nhập khẩu (tương ứng với
nhất định). Đây là phương pháp được áp dụng giá FOB của hàng hóa), VNM là trị giá phần
phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để
ưu điểm là việc xác định đơn giản, dựa trên sản xuất ra hàng hóa đó.
phân loại của HS đã có sẵn. Nhưng phương Thông thường hàm lượng giá trị khu vực
pháp này cũng có hạn chế là phải xác định tính theo phương pháp build-up không được
đúng sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản thấp hơn 35 phần trăm, hay nói cách khác là

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 85


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

RVC phải lớn hơn 65 phần trăm, hoặc theo Nước thành viên để được hưởng ưu đãi thuế
phương pháp build-down, RVC không được quan theo Hiệp định. Nói cách khác, sợi để
thấp hơn 45 phần trăm, hay nói cách khác sản xuất ra chỉ có thể không yêu cầu phải thỏa
RVC phải lớn hơn 55 phần trăm. mãn quy tắc xuất xứ để sản phẩm cuối cùng
là áo hay quần xuất khẩu đi được hưởng mức
Ở Việt Nam, ngày 08/01/2010, Bộ Công
thuế quan ưu đãi. Các hàng dệt và quần áo
Thương cũng đã ban hành Quy định thực hiện
được phân loại từ Chương 50 đến Chương 63
Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trong hệ thống HS
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Một số các quy tắc khác cũng được quy
(CEPT) để thành lập Khu vực thương mại
định có liên quan tới yêu cầu về tính cộng dồn,
tự do ASEAN (AFTA), thì hàng hóa có hàm
quy định về bao bì hay vật liệu đóng gói, vận
lượng giá trị khu vực không dưới 40 phần
chuyển trực tiếp hay có chuyển tải.
trăm và Việt Nam quy định là tính theo công
thức gián tiếp. 3. Thủ tục thông thường để được hưởng
thuế quan ưu đãi theo FTA của Hoa Kỳ và
Kết hợp cả quy tắc chuyển đổi dòng thuế TPP trong tương lai
và hàm lượng giá trị khu vực. Hàng hóa
Khác với quy định trong Hiệp định CEPT/
được xác định là có xuất xứ trên cơ sở kết hợp
AFTA là để được hưởng ưu đãi về thuế quan,
cả 2 quy tắc nói trên.
hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ
Các quy tắc xuất xứ khác: C/O mẫu D do tổ chức có thẩm quyền của
Ngoài hai quy tắc tương đối phổ biến nói Nước thành viên xuất khẩu chỉ định cấp và
trên, các quy tắc khác cũng được đưa ra để xác thông báo với các nước thành viên khác, thì
định xuất xứ của hàng hóa, cụ thể như yêu cầu thủ tục phổ biến để được hưởng thuế quan
mức tối thiểu – De minimis, cụ thể hàng hóa ưu đãi theo các FTA của Hoa Kỳ thì là nhà
không đạt quy tắc xuất xứ về chuyển đổi mã số nhập khẩu sẽ làm chứng nhận xuất xứ dựa trên
hiểu biết và thông tin của người nhập khẩu
hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ nếu phần
về xuất xứ của hàng hóa. Quy định này cũng
giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ (sử
được dự đoán được đưa vào trong Hiệp định
dụng để sản xuất ra sản phẩm đó) chiếm không
TPP. Thêm vào đó, các Nước thành viên có
quá một tỷ lệ nhất định, thường là 10 phần
thể yêu cầu nhà nhập khẩu phải chuẩn bị một
trăm. Với quy tắc này, có một số trường hợp
báo cáo cho việc xác định xuất xứ của hàng
ngoại lệ không áp dụng với nguyên liệu không
hóa bao gồm các chi phí liên quan và thông
xuất xứ để sản xuất hàng hóa được phân loại
tin sản xuất. Trong thời gian 5 năm kể từ ngày
trong Chương 4, Chương 15, Chương 17…
nhập khẩu, các nhà nhập khẩu phải lưu trữ các
Riêng đối với hàng dệt và quần áo, quy chứng từ liên quan tới việc nhập khẩu hàng
tắc xuất xứ có thể coi là vấn đề được đặc biệt hóa và các chứng từ cần thiết để minh chứng
quan tâm trong đàm phán TPP. Quy tắc xuất rằng hàng hóa đó thỏa mãn các quy tắc xuất
xứ đối với hàng dệt thường được tính từ khâu xứ để được hưởng ưu đãi. Các chứng từ đó
nguyên liệu là sợi – thường viết tắt là yarn cần có thông tin về việc mua bán, chi phí và trị
forward (từ sợi chở đi), cụ thể cả sợi và vải giá và thanh toán tiền hàng; việc mua bán, chi
phải đáp ứng có xuất xứ từ các nước thành phí, trị giá và thanh toán cho tất cả các nguyên
viên và quần áo phải được cắt, may hay dệt tại vật liệu, bao gồm cả nguyên vật liệu gián tiếp,

86 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP

được sử dụng trong quá trình sản xuất và việc nhận xuất xứ về ưu đãi thương mại vào thời
sản xuất hàng hóa ở hình dạng hàng hóa được điểm hàng hóa này được thông quan mà nhà
xuất khẩu đi. nhập khẩu sẽ giữ những tài liệu này và chỉ nộp
Vì mục đích xác định liệu hàng hóa nhập khi Hải quan yêu cầu mà thôi.
khẩu vào lãnh thổ của Nước thành viên có Tóm lại, khi Hiệp định TPP có liệu lực, cơ
đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa hội đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam là
hay không, Nước thành viên có thể tiến hành rất lớn. Tuy nhiên, để hưởng hợp pháp những
xác minh qua một số phương pháp như yêu ưu đãi này, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần
cầu thông tin từ nhà nhập khẩu; yêu cầu cung phải nâng cao năng lực hiểu biết và thực hiện
cấp thông tin bằng văn bản cho nhà xuất khẩu theo đúng quy định của Hiệp định này. Đây
hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của Nước cũng chính là cách thức hội nhập vào nền kinh
thành viên khác; yêu cầu nhà nhập khẩu sắp tế khu vực và toàn cầu một cách hiệu quả và
xếp cho nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung bền vững nhất.q
cấp thông tin trực tiếp cho nước thành viên
tiến hành việc xác minh; hay đến khảo sát tận Tài liệu tham khảo
cơ sở của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu trong
1. Cathy Sauceda Zimmerman, Quy tắc
lãnh thổ của Nước thành viên khác … Một
xuất xứ cho hàng hóa theo FTA, Hội
Nước thành viên được quyền từ chối không
thảo Quy tắc xuất xứ hàng hóa và thủ
cho hàng hóa nhập khẩu được hưởng mức
tục hưởng ưu đãi thuế quan theo các
thuế ưu đãi nếu nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu FTA của Hoa Kỳ, 05/12/2012.
hoặc nhà sản xuất không cung cấp được thông
2. Vivian C. Jones, Michael F. Martin,
tin mà Nước đó yêu cầu khi xác minh xuất xứ
International Trade: Rules of Origin,
của hàng hóa.
Congressional Research Service,
Nói cách khác, Hoa Kỳ lựa chọn việc dùng 5/1/2012.
giấy chứng nhận xuất xứ của người nhập khẩu 3. Dorothea C. Lazzaro, Erlinda M.
vì nhà nhập khẩu có thực hiện ký quỹ với Cơ Medalla, Rules of Origin: Evolving
quan Hải quan của Hoa Kỳ. Cơ quan này hoàn best practices for RTAs/FTA,
toàn được quyền từ chối nhà nhập khẩu không Philippine Institute for Development
cho hưởng mức ưu đãi hoặc tiến hành phạt Studies, 01/2006.
nhà nhập khẩu nếu cần thiết. Chính vì vậy, 4. Kala Krishna, Understanding Rules of
các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu Origin, Pennsylvania State University
lâu dài và bền vững vào thị trường Hoa Kỳ để and NBER, 11/02/2004.
hưởng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định 5. Rajan Sudesh Ratna, Rules of
TPP thì cần phải biết rất rõ nhà nhập khẩu của Origin: Diverse treatment and future
mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng với development in the Asia and Pacific
nhà nhập khẩu trong việc xác định xuất xứ Region, Bộ Công thương Ấn Độ.
hàng hóa và lưu trữ chứng từ theo quy định 6. Thinam Jakob and Gernot Fiebiger,
để phục vụ xác minh nếu cần thiết. Trên thực Preferential Rules of Origin –
tế, để đảm bảo thuận lợi hóa thương mại hợp A Conceptual Outline, Tạp chí
pháp, Hải quan Hoa Kỳ không yêu cầu chứng Intereconomics, 05/06, 2003.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 87


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Quy trình vaø giaûi phaùp quaûn lyù ruûi ro


hoaït ñoäng cho vay hoïc boång taïi tröôøng
Ñaïi hoïc Ngoaïi thöông*
Phạm Thu Hương*

Tóm tắt
Nhận thức ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên, nhằm tạo cơ hội
cho sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo học tại trường, trường Đại học Ngoại thương
đã từng bước xây dựng chương trình cho vay học bổng (scholarship loan progam) dành cho
sinh viên của trường với khởi đầu là thỏa thuận hợp tác giữa trường và Tổ chức học bổng
quốc tế Mabuchi của Nhật bản được ký kết ngày 07/11/2011. Theo thoả thuận kí kết giữa
trường đại học Ngoại thương và tổ chức Mabuchi, mỗi bạn sinh viên được cấp vốn với hạn
mức là một triệu đồng một tháng trong tối đa bốn năm học với lãi suất là 0%. Mặc dù mới
bắt đầu thực hiện được hơn 1 năm, hoạt động cho vay học bổng tại trường đã mang lại
những kết quả nhất định đồng thời cũng cho thấy không ít rủi ro tiềm ẩn. Để quản lý rủi ro
một cách hiệu quả, nhà trường cần chú trọng tới các giải pháp như xác định hạn mức cho
vay phù hợp, nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa và mục đích của chương trình,
xác nhận thông tin sinh viên một cách cẩn trọng, theo dõi kết quả học tập của sinh viên
thường xuyên, yêu cầu sinh viên đăng ký mã số thuế TNCN, đưa ra các quy định về người
bảo lãnh, xác định vật đảm bảo cho khoản vay phù hợp. Ngoài ra, một quy trình cho vay
học bổng hợp lý và chặt chẽ từ giai đoạn huy động nguồn vốn cho vay đến giai đoạn thực
hiện cho vay và thu hồi khoản vay là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt các giải pháp quản
lý rủi ro, góp phần phát triển hoạt động cho vay học bổng tại trường Đại học Ngoại thương.
Từ khóa: Quản trị rủi ro, học bổng, cho vay học bổng, Đại học Ngoại thương
1. Đặt vấn đề
Đổi mới quản lý tài chính trong giáo dục
đại học đang là chủ đề thu hút được sự quan
tâm của nhiều giới trong xã hội. Một nền giáo
dục vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo
chất lượng luôn là mục tiêu hướng tới của giáo
dục đại học tại Việt Nam. Chính sách hỗ trợ
tài chính dành cho học sinh, sinh viên bắt đầu
được xây dựng theo quyết định số 51/1998/
QĐ-TTg, sau đó được sửa đổi bổ sung nhiều Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
lần cho phù hợp với thực tế nhu cầu vay vốn hiện được quy định tại quyết định 157/2007/
của học sinh, sinh viên nghèo trong cả nước. QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 nhằm hỗ

*
Bài báo thuộc đề tài cấp trường "Đề xuất quy trình cho vay học bổng và giải pháp quản lý rủi ro hoạt động cho
vay học bổng tại Trường Đại học Ngoại thương", mã số NT2011-23.
**
TS, Đại học Ngoại thương

88 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó cho vay học bổng tại trường Đại học Ngoại
khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học thương là hết sức cần thiết.
tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong 2. Quá trình hình thành hoạt động cho
thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền vay học bổng tại Đại học Ngoại thương
học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện
Hoạt động cho vay học bổng được hiểu là
học tập, chi phí ăn, ở và đi lại. Trải qua gần
hoạt động cho sinh viên vay với những điều
15 năm thực hiện, chính sách tín dụng dành
kiện ưu đãi như lãi suất thấp (phần lớn là phi
cho học sinh, sinh viên đã thực sự đi vào cuộc
lãi suất), thời gian hoàn trả khoản vay kéo
sống, trở thành chỗ dựa vững chắc cho hàng
dài, không cần tài sản thế chấp… nhằm trang
triệu học sinh, sinh viên nghèo trong cả nước.
trải một phần hoặc toàn bộ chi phí học tập,
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích
sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường
lệ nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều sinh viên
đại học.
chưa tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ, số
lượng sinh viên phải nghỉ học do không có Hoạt động cho vay học bổng tại Đại học
khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống Ngoại thương được khởi đầu bởi thỏa thuận
tối thiểu là không nhỏ. Theo báo cáo của 180 hợp tác giữa trường và Tổ chức học bổng quốc
trường đại học cao đẳng cho Bộ Giáo dục và tế Mabuchi của Nhật Bản ký kết ngày 07 tháng
đào tạo, năm 2012 có 1163 em phải nghỉ học 11 năm 2011. Quỹ FTU – Mabuchi được hình
do không có khả năng đóng học phí và đảm thành với “mục đích xây dựng tình hữu nghị
bảo cuộc sống tối thiểu trong đó có 556 sinh giữa Việt Nam-Nhật Bản và cao hơn là đóng
viên học hệ đại học và 607 sinh viên học hệ góp vào việc mang lại cơ hội công bằng trong
cao đẳng chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% tổng số giáo dục bằng cách cung cấp những khoản
sinh viên các trường này. vay hỗ trợ cho sinh viên của Ngoại thương có
mong mỏi được học tập mặc dù gặp khó khăn
Nhận thức ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ
về tài chính”.1
tài chính dành cho sinh viên, nhằm tạo cơ hội
cho sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo Theo thoả thuận này, mỗi bạn sinh viên được
học tại trường, trường Đại học Ngoại thương cấp vốn với hạn mức là một triệu đồng một
đã từng bước xây dựng chương trình cho vay tháng trong tối đa bốn năm học. Như vậy, tổng
học bổng (scholarship loan progam) dành cho cộng sinh viên sẽ được nhận tối đa 40 triệu đồng
sinh viên của trường. Mặc dù bước đầu đã trong cả thời gian học tại trường Đại học Ngoại
có được một số kết quả nhất định nhưng do thương. Quỹ sẽ ngừng cấp vốn nếu sinh viên
hoạt động cho vay học bổng tại trường Đại bị buộc hoặc tự thôi học hoặc vi phạm các điều
học Ngoại thương mới được hình thành 1 năm khoản của hợp đồng vay vốn. So với hạn mức
trở lại đây nên quy trình và giải pháp quản lý cho vay được thực hiện bởi ngân hàng UOB tại
rủi ro vẫn chưa được xây dựng một cách đầy trường Đại học quốc gia Hà Nội, hạn mức cho
đủ. Do đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm vay được thực hiện tại trường Đại học Ngoại
túc về hoạt động cho vay học bổng, đề xuất thương là tương đối cao và về cơ bản đáp ứng
quy trình và giải pháp quản lý rủi ro hoạt động được nhu cầu vay vốn của sinh viên.

1
Thoả thuận hợp tác giữa trường Đại học Ngoại thương và Tổ chức học bổng quốc tế Mabuchi, 2011,
Mục đích thành lập quỹ FTU – Mabuchi

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 89


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Từ tháng thứ ba sau khi tốt nghiệp, sinh Rủi ro do nguyên nhân chủ quan
viên phải bắt đầu hoàn trả lại khoản vốn vay Hạn mức tín dụng tối đa của chương trình
với mức lãi suất ưu đãi 0%. Lãi suất quá hạn là 25 sinh viên một khoá học trong khi hàng
1.25%/ tháng chỉ được áp dụng khi sinh viên năm số lượng sinh viên quan tâm và nộp hồ sơ
không đảm bảo được thời hạn trả nợ đúng theo xin vay lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, Hội đồng
quy định. So với lãi suất 0.65%/ tháng hiện xét duyệt phải căn cứ trên rất nhiều tiêu chí
nay của Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ để có thể chọn ra những sinh viên đáp ứng đủ
FTU – Mabuchi là một trong số ít tổ chức cho nhất các điều kiện vay vốn như hoàn cảnh gia
sinh viên Việt Nam vay vốn không lãi suất.
đình, kết quả học tập và thi đại học, dư nợ vay
Cho đến nay, hoạt động cho vay học bổng hiện tại của hộ gia đình. Tuy nhiên, một số
đã được thực hiện tại trường Đại học Ngoại thông tin ví dụ như thu nhập bình quân hay dư
thương 1 năm với số lượng sinh viên tham gia nợ vay của hộ gia đình do sinh viên tự cung
chương trình là 49 sinh viên của khóa 50 và 51. cấp không có giấy tờ chứng thực của các cơ
Tổng số tiền đã giải ngân của chương trình là quan có thẩm quyền nên không thể xác định
336 triệu đồng cho khoá 50 và 104 triệu đồng được độ chính xác.
cho khoá 51. Tuy chưa đáp ứng được tất cả nhu
Ngoài ra, những giấy tờ chứng thực của
cầu vay vốn sinh viên của cả trường nhưng Quỹ
Nhà nước nhiều khi còn mang tính hình thức
FTU-Mabuchi đã giúp đỡ được nhiều sinh viên
không phản ánh đúng sự thật như giấy chứng
có hoàn cảnh rất đặc biệt. Các tiêu chí xét duyệt
rõ ràng và dễ dàng đánh giá giúp cho quy trình nhận hộ nghèo và hộ cận nghèo. Điều kiện và
xét duyệt nhanh chóng và thuận lợi. Đa phần quy trình cấp giấy chứng nhận hộ nghèo ở các
các sinh viên nộp đơn xin vay vốn đều là con tỉnh khác nhau, ở một số nơi vẫn còn nhiều bất
em của các gia đình chính sách, thương binh, cập, không minh bạch làm giảm độ tin cậy của
có điều kiện tài chính khó khăn. Mỗi một năm, các loại văn bản này. Điều này có dẫn đến tình
Quỹ đã chọn ra 25 sinh viên có hoàn cảnh đặc trạng những sinh viên không thật sự có hoàn
biệt khó khăn nhất được vay vốn. Các sinh viên cảnh khó khăn lại được tiếp cận với hoạt động
đều có quyết tâm và nỗ lực thật sự vượt qua khó cho vay học bổng trong khi những sinh viên
khăn để vươn lên trong học tập. Sau một năm thật sự khó khăn lại không nhận được hỗ trợ
học tập các sinh viên vẫn giữ được tinh thần và từ Quỹ. Do đó, rủi ro về sử dụng sai mục đích
kết quả học tập rất cao, trong 24 sinh viên của của khoản vay học bổng có thể xảy ra.
khoá 50 có đến 16 sinh viên đạt loại giỏi và một Rủi ro cũng có thể đến từ việc lựa chọn sai
số sinh viên có tiến bộ vượt bậc giữa hai kì học. ngành nghề đào tạo của sinh viên hoặc sinh
3. Các loại rủi ro trong hoạt động cho viên không có đủ học lực để học đại học dẫn
vay học bổng đến kết quả học tập thấp, không thể tìm được
Bất kì hình thức tín dụng nào cũng tiềm ẩn công việc phù hợp với mình và do đó không
rủi ro, đặc biệt với cho vay tín chấp, hình thức đủ khả năng trả nợ.
cho vay không có tài sản thế chấp mà được Bên cạnh đó, rủi ro lớn nhất và được quan
bảo đảm bằng sự tín nhiệm của người vay như tâm nhiều nhất xuất phát từ ý thức của sinh
hoạt động cho vay học bổng. Điều này đòi hỏi viên về ý nghĩa, mục đích của hoạt động cho
các tổ chức cho vay học bổng phải có các biện vay học bổng cũng như trách nhiệm cá nhân
pháp quản trị rủi ro hiệu quả. đối với việc hoàn trả số tiền đã vay cho Quỹ

90 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

học bổng. Do đây là hoạt động cho vay không Để hạn chế rủi ro, nhà trường cần thực hiện
có tài sản đảm bảo nên Đại học Ngoại thương một số giải pháp trong các giai đoạn của quy
sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong giai trình cho vay như sau:
đoạn thu hồi các khoản vay. Sau khi sinh viên Thứ nhất, Quỹ cho vay học bổng cần phải
ra trường, việc kiểm soát cũng như nắm bắt xác định được hạn mức cho vay phù hợp với
được số điện thoại và địa chỉ tạm trú của người
điều kiện thực tế của sinh viên cũng như khả
vay không phải là việc đơn giản do những sinh
năng trả nợ của sinh viên trong tương lai. Một
viên này không còn chịu sự quản lý của nhà
hạn mức cho vay học bổng thấp sẽ không đáp
trường. Chính bởi vậy, nhà trường cần phải có
ứng được các chi tiêu tối thiểu cho việc học tập
biện pháp kiểm soát thông tin sinh viên sau khi
và sinh hoạt sẽ dẫn đến sinh viên không yên tâm
tốt nghiệp đồng thời chú trọng việc nâng cao
tập trung vào học tập, ảnh hưởng đến kết quả
nhận thức và ý thức của người vay về nghĩa vụ
học tập và do đó có thể hạn chế khả năng tìm
hoàn trả số tiền đã vay cho Quỹ.
kiếm một công việc tốt trong tương lai. Một hạn
Rủi ro do nguyên nhân khách quan mức cho vay học bổng cao sẽ dẫn đến rủi ro về
Rủi ro cho hoạt động cho vay học bổng khả năng trả nợ của sinh viên và đồng thời dẫn
tại trường Đại học Ngoại thương có thể xảy đến những lãng phí về nguồn lực, hạn chế ý thức
ra khi sinh viên vay vốn bị thiệt hại nặng cả về sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả
về vật chất lẫn khả năng lao động và từ đó của sinh viên vay vốn. Theo như kết quả điều
không thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ tra 49 sinh viên khóa 50, khóa 51 do phòng Kế
số tiền vốn đã vay. Nguyên nhân khách quan hoạch – Tài chính thực hiện, 75% ý kiến cho
tác động gây rủi ro trực tiếp đến hoạt động cho rằng hạn mức cho vay học bổng hiện nay của
vay học bổng là sự thiếu ổn định của nền kinh Quỹ FTU-Mabuchi là phù hợp, bản thân các
tế và của thị trường lao động. Sự bất ổn đó sẽ sinh viên này không muốn tăng thêm gánh nặng
dẫn đến việc sinh viên ra trường nhưng không trả nợ trong tương lai của mình.
tìm được việc làm hoặc tìm được việc làm với Thứ hai, Quỹ cho vay học bổng cần phải
mức lương thấp hơn mức lương mong muốn nâng cao nhận thức của sinh viên tham gia
đủ để trả nợ. Chính bởi vậy, việc xác định hạn chương trình cho vay học bổng về ý nghĩa,
mức cho vay phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro mục đích của chương trình cho vay học bổng
về khả năng trả nợ của sinh viên sau khi ra trước, trong và sau khi kết thúc thời hạn nhận
trường là hết sức quan trọng. khoản vay. Quỹ cho vay học bổng phải thực
4. Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro và hiện tuyên truyền về chương trình cho vay
quy trình hoạt động cho vay học bổng tại học bổng, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của
trường Đại học Ngoại thương chương trình là nhằm giúp sinh viên giỏi vượt
qua hoàn cảnh khó khăn đạt được ước mơ học
4.1. Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro tập. Ngoài ra, Quỹ cũng cần tuyên truyền xây
hoạt động cho vay học bổng tại trường Đại dựng ý thức trách nhiệm xã hội trong sinh viên
học Ngoại thương tham gia chương trình, giúp sinh viên thấm
Như đề cập trên đây, do những đặc thù khác nhuần về mục đích của việc hoàn trả khoản
biệt của hoạt động cho vay học bổng so với vay sau khi tốt nghiệp và có việc làm là nhằm
những hoạt động tín dụng khác, các giải pháp hỗ trợ những thế hệ sinh viên tương lai có
quản lý rủi ro cũng sẽ có những đặc thù riêng. hoàn cảnh tương tự tham gia chương trình.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 91


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Quỹ cho vay học bổng hoạt động theo nguyên Thứ năm, Quỹ cho vay học bổng ngoài việc
tắc “sinh viên thế hệ trước giúp đỡ sinh viên xác lập tài khoản riêng cho sinh viên tham gia
thế hệ sau”, bằng cách hoàn trả các khoản vay chương trình cần phải yêu cầu sinh viên tiến
của mình sau khi đã có điều kiện sinh viên hành thủ tục đăng ký mã số thuế thu nhập cá
tham gia chương trình sẽ tạo cơ hội cho sinh nhân để đảm bảo sau khi sinh viên tốt nghiệp,
viên thế hệ sau vay lại khoản vay được hoàn nhà trường vẫn có thể tìm được nơi làm việc
trả. Mỗi một sinh viên hoàn trả khoản vay học cũng như những nơi phát sinh thu nhập của
bổng sẽ có một sinh viên tương lai được tham sinh viên thông qua cơ quan thuế.
gia chương trình. Việc thấm nhuần ý nghĩa Thứ sáu, bất cứ sinh viên nào tham gia
nhân văn cũng như ý thức trách nhiệm xã hội chương trình cho vay học bổng cần có hai
của hoạt động cho vay học bổng sẽ góp phần người bảo lãnh cho khoản vay với xác nhận về
làm gia tăng ý thức hoàn trả khoản vay học thân nhân của chính quyền địa phương. Trong
bổng của sinh viên và do đó làm giảm rủi ro trường hợp sinh viên không hoàn thành nghĩa
đối với khoản vay học bổng. vụ đối với khoản vay học bổng, người bảo
Thứ ba, Quỹ cho vay học bổng cần phải lãnh sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa
thực hiện phỏng vấn trực tiếp sinh viên đăng vụ hoàn trả thay cho sinh viên được bảo lãnh.
ký tham gia chương trình nhằm làm rõ hơn
Thứ bảy, nhà trường sẽ tiến hành cấp bản
những thông tin được sinh viên đưa ra trong
sao bằng tốt nghiệp và giữ lại bản gốc bằng
hồ sơ xin vay học bổng, qua đó làm giảm thiểu
tốt nghiệp của sinh viên tham gia chương
rủi ro phát sinh trong quá trình lựa chọn đối
trình trong thời gian sinh viên chưa hoàn
tượng vay học bổng. Việc phỏng vấn trực tiếp
thành nghĩa vụ hoàn trả khoản vay học bổng.
sẽ giúp cho việc xét duyệt dễ dàng hơn và kết
Bằng tốt nghiệp được xem như là vật đảm bảo
quả xét duyệt cũng đáng tin cậy hơn.
cho khoản vay là giải pháp mà hầu hết các
Thứ tư, Quỹ cho vay học bổng cần phải chương trình tín dụng dành cho sinh viên áp
thực hiện theo dõi kết quả học tập và rèn luyện dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang
của sinh viên tham gia chương trình một cách tính hành chính và thiếu tính khuyến khích
thường xuyên. Sinh viên phải có kết quả học dành cho sinh viên tham gia chương trình và
tập hàng năm tối thiểu là trung bình khá mới do đó không phải là giải pháp lâu dài đối với
được tiếp tục tham gia chương trình cho vay chương trình.
học bổng. Điều này sẽ buộc các sinh viên phải
4.2. Đề xuất quy trình cho vay học bổng
nỗ lực học tập, hội đủ các điều kiện để có thể
tại trường Đại học Ngoại thương
tìm kiếm được công việc phù hợp trong tương
lai và do đó giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn a. Giai đoạn huy động nguồn vốn cho Quỹ
thu hồi nợ của Quỹ. Ngoài ra, việc theo dõi kết cho vay học bổng
quả học tập và rèn luyện cũng giúp cho nhà Như đã đề cập trên đây, hiện nay hoạt
trường nhìn nhận, đánh giá được mục tiêu đề động cho vay học bổng tại trường Đại học
ra của chương trình cho vay học bổng là giúp Ngoại thương được thực hiện thông qua Quỹ
sinh viên có điều kiện học tập và do đó đạt kết học bổng FTU-Mabuchi. Việc giới hạn về số
quả tốt trong thời gian học tập tại trường. lượng tối đa là 25 sinh viên và chỉ áp dụng cho

92 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

sinh viên năm thứ nhất như hiện nay chưa đáp cho vay học bổng tại trường Đại học Ngoại
ứng được nhu cầu của sinh viên trong trường. thương tới các đối tác trong và ngoài nước của
Chính bởi vậy, để coi hoạt động vay học bổng nhà trường nhằm huy động các nguồn vốn cho
như là một trong những công cụ thực sự góp quỹ cho vay học bổng;
phần giúp nhà trường thu hút được những sinh - Phòng Kế hoạch – Tài chính căn cứ trên
viên giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn, giúp nhu cầu được khảo sát, nguồn lực được huy
các sinh viên có điều kiện tiếp cận với giáo động từ các đối tác sẽ đề xuất với Nhà trường
dục đại học tại trường Đại học Ngoại thương, các phương án chi tiết về huy động nguồn
tạo nền tảng để phát triển nguồn nhân lực chất vốn cho quỹ cho vay học bổng, bao gồm cả
lượng cao việc huy động thêm các nguồn vốn từ nguồn được trích lập từ các nguồn thu của
cho Quỹ cho vay học bổng của trường là hết Nhà trường;
sức quan trọng. Quy trình huy động nguồn
- Nhà trường thực hiện phê duyệt phương
vốn cho Quỹ cho vay học bổng phải được thực
án huy động nguồn vốn cho Quỹ cho vay học
hiện với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị
bổng.
trong trường, cụ thể như sau:
Mặc dù hoạt động cho vay học bổng tại
- Phòng Kế hoạch – Tài chính thực hiện
trường Đại học Ngoại thương đã được thực
khảo sát nhu cầu vay học bổng từ phía sinh hiện được 1 năm nhưng cho đến nay vẫn chỉ bó
viên, bao gồm sinh viên năm thứ nhất và các hẹp trên cơ sở hợp tác với Quỹ học bổng của
sinh viên đang học tại trường. Việc xác định Tập đoàn Mabuchi của Nhật Bản. Để cho hoạt
nhu cầu sẽ tạo cơ sở để xác định nguồn vốn động cho vay học bổng được phát triển bền
cần thiết dành cho hoạt động cho vay học vững và trở thành hoạt động lâu dài dành cho
bổng tại trường; sinh viên Đại học Ngoại thương, việc thường
- Phòng Đối ngoại và Truyền thông phối xuyên tìm kiếm các nhà tài trợ khác cũng như
hợp với Phòng Hợp tác quốc tế và các đơn việc chính thức trích lập từ nguồn thu của nhà
vị trong trường truyền thông về chương trình trường cho quỹ là hết sức cần thiết.
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay học bổng đề xuất Giai đoạn thực hiện cho vay

Giai đoạn thực hiện


cho vay
•Khảo sát nhu cầu vay • Tiến hành thủ tục đăng
trong sinh viên ký mã số thuế TNCN
•Tìm kiếm đối tác • Lựa chọn đối tượng vay • Tiến hành thu hồi hàng
•Lập phương án huy • Thực hiện ký kết hợp tháng theo đúng hợp
động đồng và giải ngân đồng ký kết
• Theo dõi kết quả học tập • Xử lý trường hợp khó
và rèn luyện của SV hoặc không thể thu hồi
Giai đoạn huy động
nguồn vốn cho Quỹ Giai đoạn thu hồi
khoản vay

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 93


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

b. Giai đoạn thực hiện cho vay - Theo dõi kết quả học tập và rèn luyện của
- Lựa chọn đối tượng vay sinh viên qua các kỳ học tập

Để hoạt động cho vay học bổng thật sự Phòng Kế hoạch – Tài chính phối hợp với
hiệu quả và phát huy được ý nghĩa và mục Phòng Quản lý đào tạo và Phòng Công tác
tiêu đề ra, việc lựa chọn đối tượng vay phù chính trị và Sinh viên thực hiện theo dõi kết
hợp là hết sức quan trọng. Trước hết, phòng quả học tập và rèn luyện của sinh viên qua các
Kế hoạch – Tài chính phối hợp với Phòng kỳ học tập, đánh giá kết quả học tập và rèn
Quản lý đào tạo, Phòng Công tác chính trị và luyện của sinh viên để có biện pháp xử lý kịp
sinh viên thực hiện truyền thông về hoạt động thời khi sinh viên chưa thật sự nỗ lực trong
cho vay học bổng tới toàn thể sinh viên hiện học tập và rèn luyện.
theo học cũng như cho các sinh viên tương lai c. Giai đoạn thu hồi khoản vay
của trường Đại học Ngoại thương. Phòng Kế Phòng Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn và
hoạch – Tài chính xây dựng mẫu đơn đăng ký yêu cầu sinh viên tiến hành thủ tục đăng ký
và hướng dẫn lập hồ sơ xin tham gia chương mã số thuế thu nhập cá nhân nhằm theo dõi
trình cho vay học bổng với đầy đủ các thông về tiến trình công tác của sinh viên sau khi ra
tin cần thiết như: thông tin cá nhân (có xác trường.
nhận của địa phương), hoàn cảnh gia đình (có
Phòng Quản lý đào tạo tiến hành cấp bản
xác nhận của địa phương), thông tin về người
sao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và giữ lại
bảo lãnh (có xác nhận của địa phương), thông
bản gốc như vật đảm bảo cho việc thực hiện
tin về thu nhập của gia đình và số dư nợ hiện
nghĩa vụ hoàn trả khoản vay.
có của gia đình. Sau khi nhận được đơn và hồ
sơ đăng ký của sinh viên, Phòng Kế hoạch – Phòng Kế hoạch – Tài chính thực hiện thu
Tài chính phối hợp với Phòng Quản lý đào hồi khoản vay học bổng từ sinh viên sau khi
tạo tiến hành phỏng vấn sinh viên để hiểu rõ ra trường và thông báo kịp thời thông tin về
hoàn cảnh cũng như nguyện vọng của từng số dư nợ của sinh viên để Phòng Quản lý đào
sinh viên, qua đó đưa ra lựa chọn đối tượng tạo cấp bản gốc bằng tốt nghiệp cho sinh viên
vay phù hợp nhất. sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với khoản vay
học bổng.
- Thực hiện ký kết hợp đồng và giải ngân
Đối với các trường hợp sinh viên không
Phòng Kế hoạch – Tài chính chịu trách
thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả, Phòng Kế
nhiệm thực hiện giai đoạn lập và ký kết hợp
hoạch – Tài chính sẽ xác định nguyên nhân
đồng giữa sinh viên và trường Đại học Ngoại
chủ quan và khách quan, giải quyết tất toán
thương sau khi đã kiểm soát lại các thông tin
khoản vay trong trường hợp bất khả kháng
liên quan tới sinh viên. Phòng Kế hoạch – Tài
hoặc xử lý khoản vay với người bảo lãnh cho
chính phối hợp với ngân hàng phụ trách tài
sinh viên vay trong trường hợp xuất phát từ
khoản của sinh viên tiến hành mở tài khoản
nguyên nhân chủ quan của người vay.
cho các sinh viên vay học bổng và thực hiện
giải ngân hàng tháng vào tài khoản cá nhân 5. Kết luận
của từng sinh viên tham gia chương trình vay Trong bối cảnh các trường đại học tại Việt
học bổng. Nam đang từng bước nâng cao chất lượng đào

94 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

tạo theo định hướng phát triển các chương trong hệ thống các trường đại học. Nhằm tạo
trình chất lượng cao, khung học phí được thu hút các sinh viên giỏi nhưng có điều kiện
điều chỉnh qua các năm với tỷ lệ là 20%, việc kinh tế hạn chế tham gia các chương trình đào
tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm tạo cơ hội tạo tại trường việc xây dựng cơ chế hỗ trợ
để cho các sinh viên có thể tham gia học tại học phí cho sinh viên dưới hình thức cho vay
các trường đại học có uy tín và đặc biệt tham học bổng là điều hết sức cần thiết. Chính vì
gia các chương trình đào tạo chất lượng cao là vậy, mặc dù Quỹ cho vay học bổng mới được
nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học. thành lập 1 năm trở lại đây những đã bước
Trường Đại học Ngoại thương là một trong đầu đường hướng cho hoạt động hỗ trợ tài
các trường đi đầu trong phát triển và mở rộng chính cho sinh viên tại Đại học Ngoại thương,
các chương trình đào tạo và hiện nay các góp phần giúp các em sinh viên giỏi vượt qua
chương trình tiên tiến và chương trình chất được hoàn cảnh khó khăn về tài chính vươn
lượng cao của nhà trường được đánh giá cao lên trong học tập.q

Tài liệu tham khảo


1. Thỏa thuận thành lập Quỹ cho vay học bổng FTU-Mabuchi được ký kết giữa trường Đại
học Ngoại thương và Quỹ học bổng Mabuchi Nhật Bản, tháng 11 năm 2011.
2. Phòng Kế hoạch – Tài chính, Báo cáo hoạt động năm thứ nhất của Quỹ FTU-Mabuchi,
tháng 11 năm 2012.
3. Bộ Giáo dục Đào tạo, Công điện 474/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10.4.2012

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 95


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

NAÂNG CAO YÙ THÖÙC KYÛ LUAÄT CUÛA


SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NGOAÏI THÖÔNG*
Nguyễn Xuân Minh**
Trần Quốc Trung***

Tóm tắt
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện môi trường giáo dục theo
hướng thân thiện, lành mạnh, công tác giáo dục, nâng cao ý thức kỷ luật cho sinh viên là
vấn đề cấp bách đối với các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Ngoại thương. Kết
quả khảo sát 702 sinh viên và 233 cán bộ, giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương cho
thấy việc nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên có nhiều tác động tích cực. Bài viết này tập
trung làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên và phân tích về
thực trạng ý thức kỷ luật của sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương; từ đó đề xuất các
giải pháp cho Nhà trường nhằm nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên trong thời gian tới.
Từ khóa: ý thức kỷ luật, sinh viên, Đại học Ngoại thương.

1. Một số vấn đề lý luận về nâng cao ý


thức kỷ luật
1.1. Ý thức kỷ luật
Ý thức là sự phản ánh các sự vật, hiện
tượng của thế giới bên ngoài vào bộ óc của
con người trên nền tảng của hoạt động sáng
tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý
thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ óc của con người, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Tuy nhiên, đó không
phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản, máy hội. Song mỗi cá nhân còn có điều kiện sống
móc mà là sự phản ánh mang tính tích cực chủ khác nhau (hoàn cảnh gia đình, môi trường
động và sáng tạo. Ý thức cá nhân là thế giới giáo dục, quan hệ bè bạn, trình độ học vấn,
tinh thần của mỗi con người riêng biệt cụ thể, nghề nghiệp...) nên ý thức cá nhân không phải
nhưng mỗi người đều sống trong một xã hội bao giờ cũng thể hiện quan điểm tư tưởng,
nhất định nên ý thức xã hội của mỗi người đều tình cảm, phổ biến của một cộng đồng, một
mang những nội dung nhất định của ý thức xã tập đoàn xã hội, một thời đại nhất định.

*
Bài viết này nằm trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường Đại học Ngoại
thương: "Nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên trường Đại học Ngoại thương", chủ nhiệm đề tài PGS, TS
Nguyễn Xuân Minh, mã số NT2012 - 04, năm 2012.** PGS, TS Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở II
***
ThS, Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở II

96 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Kỷ luật là tổng thể những điều quy định có thương ở Cơ sở Hà Nội và Cơ sở II tại thành phố
tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các Hồ Chí Minh, tập trung vào các vấn đề: đánh
thành viên trong một tổ chức mà mọi người giá về ý thức kỷ luật của sinh viên, các yếu tố
phải tuân theo, đảm bảo sự thống nhất, chặt tác động đến ý thức kỷ luật, những hình thức vi
chẽ về ý chí và hành động để đạt chất lượng, phạm kỷ luật phổ biến, đánh giá về sự cần thiết
hiệu quả trong công việc của tổ chức ấy. nâng cao ý thức kỷ luật và nhận định về một số
Như vậy, có thể định nghĩa ý thức kỷ luật là giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức kỷ luật của
sự hiểu biết đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ sinh viên Nhà trường trong thời gian tới.
và hành động tôn trọng và thực hiện nghiêm 2.1. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và
túc những điều quy định có tính chất bắt buộc sinh viên về ý thức kỷ luật của sinh viên
đối với hoạt động của các thành viên trong
Thứ nhất, mức độ đánh giá chung về ý thức
một tổ chức.
kỷ luật của sinh viên trong thời gian qua tiếp
1.2. Nâng cao ý thức kỷ luật cận từ góc độ của cán bộ, giảng viên và từ góc
Nâng cao ý thức kỷ luật là việc tăng cường, độ của sinh viên có sự khác biệt đáng kể khi
nâng cao, bổ sung sự hiểu biết đúng đắn, từ đó phần lớn cán bộ giảng viên có xu hướng đánh
các cá nhân, tập thể biểu hiện bằng thái độ và giá ý thức kỷ luật của sinh viên chưa cao lắm;
hành động tôn trọng và thực hiện nghiêm túc trong khi đó sinh viên chưa thể hiện sự nhất trí
những điều quy định có tính chất bắt buộc đối cao về vấn đề này. Kết quả khảo sát cho thấy số
với hoạt động của các thành viên trong một lượng cán bộ, giảng viên hoàn toàn nhất trí và
tổ chức. Nâng cao ý thức kỷ luật có thể được khá nhất trí cho rằng ý thức kỷ luật sinh viên
thực hiện bằng hai phương thức: thông qua chưa cao lắm chiếm 54,5%, trong khi đó chỉ có
quá trình tự ý thức, bồi dưỡng của cá nhân, 14,8% sinh viên có cùng các đánh giá tương tự.
đơn vị hoặc quá trình tuyên truyền, giáo dục, Thứ hai, khi đánh giá về tính đa dạng trong
tác động của cá nhân hay tập thể khác hoặc các hình thức giáo dục ý thức kỷ luật và hiệu
thông qua đặc điểm văn hóa, kỷ luật của tổ quả của công tác giáo dục ý thức kỷ luật của
chức đối với cá nhân đó. Hai phương thức này sinh viên trong thời gian qua, đa số cán bộ,
có tác động qua lại với nhau: Các cá nhân, tổ giảng viên và sinh viên đều có những đánh giá
chức tự ý thức tốt sẽ giúp môi trường kỷ luật, tích cực về công tác này, trong đó cán bộ, giảng
văn hóa của tổ chức hoàn thiện thêm, tổ chức viên có mức đánh giá cao hơn mức đánh giá của
có môi trường kỷ luật, văn hóa tiến bộ sẽ giúp
sinh viên. Tỷ lệ lựa chọn tại các mức đánh giá
các cá nhân tự hoàn thiện bản thân tốt hơn
“Hoàn toàn nhất trí”, “Khá nhất trí” và “Nhất trí
hoặc môi trường bên ngoài tác động làm thay
một phần” cho rằng “Hình thức giáo dục ý thức
đổi nhận thức của cá nhân.
kỷ luật đa dạng” và “Công tác giáo dục ý thức
2. Thực trạng ý thức kỷ luật của sinh kỷ luật được quan tâm và có hiệu quả cao” của
viên trường Đại học Ngoại thương trong mẫu khảo sát cán bộ, giảng viên đều cao hơn
thời gian qua mẫu khảo sát sinh viên phổ biến từ 2% đến 5%.
Để phân tích thực trạng ý thức kỷ luật của Tỷ lệ cán bộ, giảng viên không nhất trí lắm và
sinh viên trường Đại học Ngoại thương, nhóm hoàn toàn không nhất trí chỉ chiếm 11,6% và
tác giả đã thực hiện khảo sát 702 sinh viên và 23,6%, thấp hơn so với mức tương ứng của sinh
233 cán bộ, giảng viên tại trường Đại học Ngoại viên là 24,8% và 32,9%.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 97


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Bảng 1. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên và sinh viên
đối với các khía cạnh ý thức kỷ luật của sinh viên
Đơn vị: %
Hoàn toàn nhất Không nhất trí
Nhất trí một
trí và Khá nhất lắm và hoàn toàn
phần
Các khía cạnh ý thức kỷ luật trí không nhất trí
của sinh viên  Cán bộ, Sinh Cán bộ, Sinh Cán bộ, Sinh
giảng viên giảng viên giảng viên
viên viên viên
Ý thức kỷ luật của sinh viên chưa
54,5 14,8 36,1 48,6 9,4 36,6
cao lắm
Công tác giáo dục ý thức kỷ luật
45,9 37,9 42,5 37,3 11,6 24,8
được quan tâm và có hiệu quả cao
Hình thức giáo dục ý thức kỷ luật
39,9 35,3 36,9 31,8 23,2 32,9
đa dạng
Ý thức kỷ luật của sinh viên do môi
trường giáo dục của Trường quyết 57,9 33,5 34,8 48,9 7,3 17,7
định
Ý thức kỷ luật của sinh viên do cá
48,9 63,0 36,9 27,9 14,2 9,1
nhân quyết định
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả thực hiện tháng 9/2012
Thứ ba, về tính quyết định của yếu tố cá nhân
hành kỷ luật trong nhà trường, đa số sinh viên
sinh viên và môi trường giáo dục của Trường thể hiện sự đồng tình cao đối với các yếu tố
đến ý thức kỷ luật của sinh viên, cán bộ, giảngthuộc về ý thức nội tại của cá nhân hơn là các
viên có xu hướng đánh giá cao tính quyết định yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài. Trong
của môi trường giáo dục trong khi đó mức sinh đó, sinh viên cho rằng việc tự ý thức phải
viên đánh giá cao yếu tố ý thức cá nhân. Tỷ lệ chấp hành là vấn đề quan trọng nhất với 49%
cán bộ, giảng viên thể hiện mức độ nhất trí caosinh viên hoàn toàn nhất trí, 37,9% khá nhất
đối với nhận định “Ý thức kỷ luật của sinh viêntrí và chỉ có 2,8% sinh viên bày tỏ sự không
do môi trường giáo dục của Trường quyết định” đồng tình. Yếu tố tác động đến ý thức kỷ luật
là 57,9%; sinh viên chỉ có 33,5%. Tuy nhiên, xếp thứ hai về mức độ ủng hộ của sinh viên
là quyết tâm rèn luyện của mỗi người với số
đối với ý kiến “Ý thức kỷ luật của sinh viên do
sinh viên hoàn toàn nhất trí chiếm 21,2% và
cá nhân quyết định” tỷ lệ của các ý kiến nhất trí
36,8% khá nhất trí. Tiếp đó, lo sợ bị kỷ luật là
cao ở mẫu khảo sát sinh viên chiếm đến 63,0%;
tâm lý quan trọng giúp sinh viên nâng cao ý
ở mẫu cán bộ, giảng viên chỉ có 48,9%.
thức kỷ luật với 53% số sinh viên được khảo
2.2. Các yếu tố tác động đến ý thức kỷ luật sát bày tỏ sự nhất trí cao và 30,2% thể hiện sự
Từ góc độ tiếp cận của sinh viên khi đánh nhất trí một phần. Bên cạnh đó, việc sinh viên
giá về các yếu tố tác động đến ý thức chấp biết được đầy đủ các quy định, quy chế của

98 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

nhà trường và tự ý thức được là Đoàn viên - Từ góc độ tiếp cận của cán bộ, giảng viên,
Hội viên cũng được đánh giá là tạo ra nhiều tương tự như ý kiến tự đánh giá của sinh viên
tác động tích cực đến ý thức kỷ luật của sinh về sự tác động của các yếu tố đến ý thức kỷ
viên khi có khoảng gần 16% sinh viên nhất luật của bản thân, phần lớn cán bộ, giảng viên
trí cao và 30 – 40% khá nhất trí với các yếu cũng đều đánh giá cao nền tảng nhận thức của
tố này. cá nhân và quyết tâm rèn luyện của sinh viên.
Trong số 233 cán bộ, giảng viên được khảo sát
Về sự tác động của các yếu tố môi trường, có đến 40,3% cho rằng nền tảng nhận thức có
việc nhà trường tổ chức kiểm tra chặt chẽ là mức độ tác động rất cao đến ý thức kỷ luật của
yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý thức kỷ sinh viên và 41,6% chọn mức “Khá cao”, chỉ có
luật của sinh viên với mức độ nhất trí hoàn 2,1% cho rằng tác động thấp và không có cán
toàn chiếm 14,4%, khá nhất trí là 27,9% và bộ, giảng viên nào cho rằng không tác động.
40% nhất trí một phần. Kết quả này cũng Yếu tố “Quyết tâm rèn luyện của sinh viên”
trùng hợp với tâm lý lo sợ bị kỷ luật của sinh nhận được 30% mức đánh giá “Cao” và 34,3%
viên. Công tác tuyên truyền thường xuyên của lựa chọn ở mức “Khá cao”, xếp ở vị trí thứ hai
Nhà trường và sự nhắc nhở thường xuyên của về tầm quan trọng. Kế tiếp, các quy định, quy
gia đình được xem là không có tác động nhiều chế và công tác thực thi quy định, quy chế của
đến ý thức kỷ luật khi mức độ nhất trí cao của Nhà trường cũng được đánh giá là có tác động
hai yếu tố này chỉ lần lượt ở mức 33,5% và đáng kể với tỷ lệ cán bộ, giảng viên đánh giá ở
19,4%, trong khi đó có đến 32,1% và 57,5% mức cao 26 - 27%, khá cao là 35 - 40% và mức
mẫu khảo sát thể hiện sự không đồng tình. vừa phải chiếm 25 - 35%.
Bảng 2. Ý kiến của sinh viên về các yếu tố tác động đến ý thức kỷ luật
Đơn vị: %
Hoàn
Hoàn Nhất
Khá Không toàn
Thứ toàn trí
Yếu tố nhất nhất trí không
tự nhất một
trí lắm nhất
trí phần
trí
1 Tự ý thức phải chấp hành 49,0 37,9 10,4 1,9 0,9
2 Quyết tâm rèn luyện của sinh viên 21,2 36,8 26,8 10,7 4,6
3 Lo sợ bị kỷ luật 20,8 32,2 30,2 13,0 3,8
Biết được đầy đủ quy định, quy chế của nhà 15,7 39,9 32,8 10,0 1,7
4
trường
5 Ý thức được mình là Đoàn viên – Hội viên 15,8 30,1 30,3 15,4 8,4
6 Nhà trường kiểm tra chặt chẽ 14,4 27,9 40,0 13,2 4,4
7 Được Nhà trường tuyên truyền thường xuyên 8,0 25,5 34,5 25,8 6,3
8 Sự nhắc nhở thường xuyên của gia đình 5,4 14,0 23,1 30,3 27,2
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả thực hiện tháng 9/2012

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 99


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Bảng 2. Ý kiến của sinh viên về các yếu tố tác động đến ý thức kỷ luật
Đơn vị: %
Thứ Khá Vừa Không
Yếu tố Cao Thấp
tự cao phải tác động
1 Nền tảng nhận thức cá nhân 40,3 41,6 15,9 2,1 0,0
2 Quyết tâm rèn luyện của sinh viên 30,0 34,3 29,2 6,4 0,0
Công tác thực thi quy định, quy chế của
3 Trường (kiểm tra, giám sát, khen thưởng, 27,5 39,9 27,5 5,2 0,0
kỷ luật....)
4 Quy định, quy chế 26,2 36,5 33,5 3,9 0,0
5 Quan tâm của gia đình 24,5 34,3 30,5 9,0 1,7
6 Công tác tuyên truyền 18,0 37,3 36,1 8,2 0,4
7 Hoạt động Đoàn - Hội 16,7 37,8 38,6 5,6 1,3
8 Nền kinh tế thị trường 11,2 36,5 36,9 11,6 3,9
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả thực hiện tháng 9/2012
Một điểm đáng chú ý về các yếu tố tác động phạm vì không đeo thẻ sinh viên, vi phạm về kỷ
đến ý thức kỷ luật đó là sự khác biệt về ý kiến luật phòng thi. 10,5% sinh viên được hỏi cho
của cán bộ, giảng viên so với ý kiến của sinh rằng vi phạm quy định về giữ gìn môi trường
viên đối với sự quan tâm của gia đình. Phần xanh, sạch, đẹp là “rất phổ biến”; 17,4% cho
lớn cán bộ, giảng viên đều cho rằng gia đình rằng “khá phổ biến”. Tiếp đến là vi phạm vì
có vai trò quan trọng đối với ý thức kỷ luật không đeo thẻ sinh viên với lựa chọn “rất phổ
của sinh viên với 24,5% ý kiến đánh ở mức biến” chiếm 7,4%; “khá phổ biến” là 23,6% và
“Cao” và khoảng 30% ý kiến cho mỗi mức có đến 29,1% cho rằng “tương đối phổ biến”.
đánh giá “Khá cao” và “Vừa phải”. Bên cạnh Các vi phạm về kỷ luật phòng thi có tỷ lệ lựa
đó, cán bộ, giảng viên cũng cho rằng công tác chọn ở mức “rất phổ biến” tương đương với
tuyên truyền và hoạt động Đoàn – Hội góp vi phạm về đeo thẻ sinh viên nhưng thấp hơn
phần nâng cao ý thức kỷ luật cho sinh viên với nhiều ở lựa chọn “khá phổ biến” (chỉ chiếm
trên 90% số cán bộ, giảng viên được hỏi chọn 9,4%). Các vi phạm về việc nộp học phí trễ hạn
mức đánh giá từ “Vừa phải” trở lên. Ngoài ra, mà không có lý do được chấp thuận hoặc hút
yếu tố nền kinh tế thị trường cũng được xem thuốc là trong khuôn viên trường được xem là
xét nhưng không được đánh giá cao bằng các ít hoặc không phổ biến khi tỷ lệ sinh viên chọn
yếu tố khác khi chỉ có 11,2% số cán bộ, giảng các mức đánh giá này trên 80%.
viên cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng nhiều
Kết quả khảo sát về tính phổ biến của các
đến ý thức kỷ luật của sinh viên.
hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian qua do
2.3. Những hình thức vi phạm phổ biến sinh viên cung cấp đã gợi ý rằng các biện pháp
Theo quan sát của sinh viên, trong các hình nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên trong
thức vi phạm kỷ luật của Nhà trường trong thời thời gian tới cần tập trung vào các vi phạm về
gian qua, các vi phạm phổ biến là: vi phạm quy giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và không
định về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, vi đeo thẻ sinh viên.

100 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

2.4. Đánh giá về sự cần thiết nâng cao ý công tác nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên
thức kỷ luật hơn so với các yếu tố khác.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh Từ góc độ cán bộ, giảng viên, nhìn chung
viên và cán bộ, giảng viên đều thấy được sự các cán bộ, giảng viên được khảo sát đều có
cần thiết nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên xu hướng đánh giá mức độ tác động của việc
trường Đại học Ngoại thương; tuy nhiên, mức nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên đến các
độ đánh giá về tính cần thiết của hai đối tượng vấn đề đã được liệt kê cao hơn mức đánh giá
này vẫn có sự chênh lệch đáng kể khi cán bộ, của sinh viên. Kết quả rèn luyện của sinh viên
giảng viên có xu hướng đánh giá cao hơn so vẫn được xem là sẽ được cải thiện nhiều nhất
với nhận thức của sinh viên. Tỷ lệ cán bộ, giảng khi ý thức kỷ luật của sinh viên được nâng
viên đưa ra đánh giá từ mức cần thiết đến rất cao. Tuy nhiên, khác với đánh giá của sinh
cần thiết chiếm đến 95,3% trong tổng số 233 viên, vấn đề thứ hai nhận được tác động tích
cán bộ, giảng viên được khảo sát, gấp khoảng cực chưa phải là kết quả học tập mà chính là
1,5 lần tỷ lệ của các ý kiến tương ứng của sinh môi trường học tập với tỷ lệ cán bộ, giảng
viên (67,2%). Đặc biệt, số lượng cán bộ, giảng viên chọn mức tác động cao và khá cao chiếm
viên cho rằng việc nâng cao ý thức kỷ luật là 75,6%. Sự khác nhau này có thể được lý giải
rất cần thiết là 131, chiếm tỷ lệ 56,2%; trong bởi cách tiếp cận của hai đối tượng được khảo
khi đó chỉ có 92 trong số 702 sinh viên được sát; sinh viên quan tâm nhiều đến kết quả học
hỏi (13,1%) bày tỏ ý kiến tương tự. tập của mình một cách trực tiếp còn cán bộ,
2.5. Đánh giá về tác dụng của việc nâng giảng viên quan tâm đến môi trường học tập
cao ý thức kỷ luật trước vì môi trường học tập sẽ ảnh hưởng đến
Từ góc độ sinh viên, tác dụng của việc nâng kết quả học tập của đại đa số sinh viên. Phong
cao ý thức kỷ luật được xem là tác động nhiều cách doanh nhân tương lai vẫn là vấn đề được
nhất đến kết quả rèn luyện, tiếp đến theo thứ đánh giá thấp nhất về mức độ tác động với
tự là kết quả học tập, phong cách sinh viên, 17,2% cán bộ, giảng viên chọn mức “cao” và
quan hệ thầy – trò, hình ảnh cá nhân, tâm lý, 43,3% chọn mức “khá cao”.
môi trường học tập và phong cách doanh nhân Qua những phân tích về thực trạng ý thức
tương lai. Có đến 77% số sinh viên được khảo kỷ luật của sinh viên trường Đại học Ngoại
sát cho rằng nâng cao ý thức kỷ luật sẽ có mức thương chúng ta có thể nhận thấy các vấn đề
độ tác động cao và khá cao đến kết quả rèn chủ yếu như sau:
luyện và 19% cho rằng tác động ở mức vừa
Thứ nhất, cả cán bộ, giảng viên và sinh
phải. Kết quả học tập của sinh viên là yếu
viên đều có nhận thức chung cho rằng việc
tố được sinh viên đồng tình với các con số
nâng cao ý thức kỷ luật của sinh viên nhà
tương ứng là 70,1% và 22,1%. Các vấn đề về
trường trong thời gian tới là vấn đề cấp thiết,
phong cách sinh viên, quan hệ thầy – trò và
hình ảnh cá nhân có các tỷ lệ lựa chọn ở từng có nhiều tác dụng tích cực đến quá trình học
mức đánh giá xấp xỉ nhau với tỷ lệ lựa chọn ở tập, rèn luyện của chính bản thân sinh viên và
mức cao 26 – 29%, khá cao 38 – 43% và vừa môi trường giáo dục trong nhà trường.
phải 22 - 24%. Trong khi đó, tâm lý sinh viên, Thứ hai, bản thân sinh viên, môi trường kỷ
môi trường học tập và phong cách doanh nhân luật của nhà trường và các hoạt động đoàn thể
tương lai được đánh giá là ít chịu tác động bởi là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến ý thức kỷ

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 101


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

luật của sinh viên; trong đó nền tảng nhận thức thành đội ngũ tuyên truyền viên đắc lực và là
của bản thân sinh viên là yếu tố được đánh giá kênh để thu nhận phản hồi, thắc mắc của sinh
cao nhất. viên trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ ba, các vi phạm mang tính phổ biến Ba là, các tổ chức đoàn thể của trong nhà
trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở các hành trường (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên) đẩy
vi liên quan đến quy định về việc giữ gìn môi mạnh các cuộc vận động, đợt hoạt động cao
trường xanh, sạch, đẹp và đeo thẻ sinh viên. điểm gắn với các ngày lễ trọng đại của nhà
3. Các giải pháp cần thực hiện để nâng trường như: FTU’s Day, lễ đón nhận các danh
cao ý thức kỷ luật của sinh viên Trường Đại hiệu thi đua do Nhà nước phong tặng… để
học Ngoại thương trong thời gian tới nâng cao ý thức kỷ luật thông qua bồi dưỡng
Trên cơ sở kết luật được rút ra từ quá trình lòng tự hào, trách nhiệm của sinh viên đối với
phân tích thực trạng ý thức kỷ luật của sinh nơi mình đang học tập.
viên trường Đại học Ngoại thương, nhóm tác Bốn là, tổ chức tập hợp các văn bản quy
giả đề xuất một số nhóm giải pháp đối với Nhà định của Nhà trường, in thành sách trong đó
trường nhằm khắc phục những hạn chế trong có thiết kế dạng hỏi đáp hoặc công bố trên
nhận thức của sinh viên về chấp hành kỷ luật trang web để thuận tiện cho việc tra cứu, tiếp
trong nhà trường trong thời gian tới như sau: cận thông tin của sinh viên.
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để Năm là, tuyên truyền, giáo dục thông qua
nâng cao ý thức tự giác của sinh viên blog, facebook. Các câu lạc bộ, đội nhóm có
Trong điều kiện ý thức kỷ luật còn hạn chế thể thiết lập các hình thức tuyên truyền phù hợp
và nhận thức cá nhân đóng vai trò then chốt nhưng phải đảm bảo công tác quản trị, định
quyết định ý thức kỷ luật thì công tác tuyên hướng thông tin để đảm bảo hiệu quả giáo dục.
tuyền, giáo dục cần được ưu tiên thực hiện 3.2. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
thông qua các biện pháp cụ thể: và thông báo rộng rãi để phát huy tác dụng
Một là, đa dạng hóa các kênh thông tin, răn đe đối với sinh viên
giải đáp thắc mắc cho sinh viên về quy định Tăng cường nhân sự cho Tổ Kiểm tra quy
của nhà trường, đặc biệt là quy định về giữ chế sinh viên để tổ chức kiểm tra thường xuyên
gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và đeo thẻ tình hình chấp hành quy định của sinh viên trong
sinh viên bằng hệ thống loa phát thanh, bảng toàn trường theo lịch đã ấn định trước hoặc bố
thông báo, khẩu hiệu tuyên truyền, các buổi trí nhân sự thường trực tại các khu vực trong
sinh hoạt lớp. Thông điệp tuyên truyền cần trường như: các dãy hành lang giảng đường,
tập trung nhấn mạnh lòng tự hào là sinh viên khu vực tự quản,… Cần sử dụng sinh viên tích
trường Đại học Ngoại thương gắn liền với nếp cực tham gia rộng rãi vào công tác này với sự
sống văn minh, lịch sự. chỉ đạo của Phòng/Ban Công tác chính trị - sinh
Hai là, thông báo đầy đủ, rõ ràng, nhanh viên, Ban Chấp hành Đoàn - Hội. Chính sinh
chóng các quy định do nhà trường mới ban viên tham gia các ban, đội, tổ kiểm tra, giám
hành trên trang web, qua giáo viên chủ nhiệm, sát, tuyên truyền sẽ là những nhân tố tích cực
qua ban cán sự lớp. Trong đó, giáo viên chủ đến sinh viên cùng khóa, tập thể lớp.
nhiệm cần giải thích cặn kẽ, rõ ràng với ban cán Không giới thiệu sinh viên có vi phạm kỷ
sự lớp về những thay đổi để ban cán sự lớp trở luật trong năm học cho các đối tác khi đối tác

102 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

đề nghị nhà trường giới thiệu sinh viên để tài Nhà trường đối với gia đình, phụ huynh sinh
trợ học bổng hoặc các điều kiện thuận lợi khác. viên trong công tác giáo dục.
Điều chỉnh thang điểm đánh giá kết quả rèn Tóm lại, những phân tích từ kết quả khảo sát
luyện của sinh viên theo hướng trừ nhiều điểm thực trạng ý thức kỷ luật của sinh viên trường
hơn đối với các hành vi vi phạm xuất phát từ Đại học Ngoại thương đã cho thấy việc nâng
ý thức của sinh viên để định hướng hành vi và cao ý thức kỷ luật của sinh viên có ý nghĩa quan
nỗ lực của sinh viên. trọng trên nhiều phương diện khác nhau. Cả cán
3.3. Nêu gương cá nhân, tập thể sinh viên bộ, giảng viên và sinh viên đều ý thức được sự
tích cực, nghiêm túc để sinh viên học hỏi cần thiết phải nâng cao ý thức kỷ luật của sinh
viên nhằm góp phần cải thiện kết quả học tập,
Thứ nhất, theo học kỳ Nhà trường nên tổ
rèn luyện của sinh viên và môi trường giáo dục
chức bình xét và tuyên dương các cá nhân sinh
trong nhà trường. Để nâng cao ý thức kỷ luật
viên chấp hành tốt quy định và có sức lan tỏa
của sinh viên trong thời gian tới, Nhà trường
trong sinh viên với các hành động tích cực
cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ bao gồm
như nhắc nhở, vận động sinh viên khác chấp
tác động đến nhận thức của sinh viên như tuyên
hành hoặc có những sáng kiến góp phần giúp
truyền, nêu gương và cả các biện pháp mang
sinh viên thực hiện tốt kỷ luật của Nhà trường
tính răn đe như kiểm tra, xử phạt; bên cạnh đó,
trên cơ sở đề cử của các tập thể lớp.
sự phối hợp giữa Nhà trường và gia đình cũng là
Thứ hai, tổ chức tuyên dương các tập thể giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả của công tác
lớp và ban cán sự lớp không có sinh viên vi giáo dục ý thức kỷ luật cho sinh viên.q
phạm kỷ luật trong năm học tại lễ hhai giảng
hằng năm để khuyến khích, nêu gương cho Tài liệu tham khảo
toàn thể sinh viên nhà trường.
1. Đảng bộ Trường Đại học Ngoại thương,
Thứ ba, các tổ chức đoàn thể của sinh Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu
viên cần viết bài nêu gương các cá nhân, tập lần thứ XX Đảng bộ Trường Đại học
thể điển hình để đăng tải trên trang web của Ngoại thương nhiệm kỳ 2010 – 2015,
trường, các nội sang và trang tin của Đoàn Hà Nội, 5/2010.
Thanh niên, Hội Sinh viên hoặc các câu lạc 2. Đảng ủy Trường Đại học Ngoại thương,
bộ, đội nhóm. Chương trình công tác “Xây dựng văn
3.4. Thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa hóa, văn minh Đại học Ngoại thương”,
giữa Nhà trường và gia đình trong việc giáo Hà Nội, 6/2010.
dục ý thức kỷ luật của sinh viên 3. Học viện Chính trị - Hành chính Khu
vực II, Đề cương bài giảng Môn Triết
Mặc dù sinh viên đã được xem là trưởng
học, Nhà xuất bản Chính trị hành
thành về mặc nhận thức nhưng không thể phủ
chính, Hà Nội, 2011.
nhận tác động của gia đình đến ý thức kỷ luật
4. ThS Phạm Tấn Xuân Tước- PGS, TS
của sinh viên; vì vậy sự hợp tác chặt chẽ giữa
Huỳnh Thị Gấm, Vận dụng tư tưởng
Nhà trường và gia đình là vấn đề cần thiết bằng
Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức
biện pháp khi sinh viên có hành vi vi phạm cho sinh viên ở Thành phố Hồ Chí
kỷ luật, Nhà trường nên thông báo về cho gia Minh hiện nay, Nhà xuất bản Lý luận
đình về hành vi vi phạm, số lần đã vi phạm Chính trị, Hà Nội, 2008.
kỷ luật, hình thức xử lý kèm theo đề nghị của

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 103


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

MOÄT SOÁ ÑEÀ XUAÁT VEÀ TAÊNG CÖÔØNG


TÍNH THÖÏC TIEÃN TRONG ÑAØO TAÏO ÑAÏI HOÏC
TAÏI TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NGOAÏI THÖÔNG*
Trịnh Thị Thu Hương**
Phan Thị Thu Hiền***

Tóm tắt
Một vấn đề trong giáo dục đào tạo đại học tại Việt Nam là thiếu tính gắn kết giữa đào
tạo đại học và thực tiễn, xuất phát từ thực trạng này bài viết đề cập tới những giải pháp
cấp thiết nhằm tăng cường tính thực tiễn trong công tác đào tạo tại trường Đại học Ngoại
thương. Nội dung của những giải pháp này tập trung vào việc tăng cường vai trò của trường
Đại học Ngoại Thương trong mối quan hệ mật thiết giữa sinh viên - nhà trường- doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết thực tiễn đối với sinh viên. Thực hiện thành công vai trò
này, trường Đại học Ngoại Thương cần đổi mới và hoàn thiện những công tác đang thực
hiện tại trường như: chương trình đào tạo, nội dung thực tập, chương trình hợp tác quốc tế
về trao đổi sinh viên cũng như hoạt động chuyên môn của bộ phận truyền thông, mạng lưới
thông tin nhà trường - doanh nghiệp.
Từ khóa: Đại học Ngoại Thương, đào tạo, thực tiễn, hướng nghiệp, foreign trade
university, teaching and learning, businesss network.

H
ơn 50 năm qua, trường Đại học Ngoại ngành khác nhau. Ngoài các chương trình
thương đã đào tạo và cung cấp cho đào tạo truyền thống, trường còn có 5 chương
đất nước một đội ngũ trên 50 nghìn trình chất lượng cao và 2 chương trình tiên
cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. tiến giảng dạy bằng tiếng Anh, 9 chương
Cho đến tháng 8/2012, đã có 47 khóa sinh trình liên kết đào tạo với nước ngoài ở bậc
viên đại học chính quy, 16 khóa học viên cao cử nhân và thạc sỹ. Với 3.000 sinh viên chính
học và 11 khóa nghiên cứu sinh, 27 khóa học quy hàng năm, chất lượng của sinh viên
viên vừa học vừa làm, 17 khóa văn bằng 2 tốt nhà trường luôn được đánh giá cao (Hoàng
nghiệp ra trường. Từ chỗ chỉ có một chuyên Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến, 2010). Với
ngành đào tạo là Kinh tế Đối ngoại, đến nay những thành tích trên, trường Đại học Ngoại
trường đã có 10 ngành và hàng chục chuyên thương được biết đến là một trong những môi

*
Bài viết này nằm trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường Đại học Ngoại
thương năm 2011: "Đào tạo đại học kết hợp thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương: Thực trạng và giải pháp",
chủ nhiệm đề tài PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương
**
PGS, TS Trường Đại học Ngoại thương,
***
TS Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế

104 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

trường đào tạo đại học hàng đầu tại Việt Nam 1. Rà sóat và điều chỉnh các chương
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Để trình đào tạo
đạt được kết quả này phải kể đến sự đóng góp Hiện nay, các chương trình đào tạo đại học
của các chuyên ngành đào tạo của trường, ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chương
thể hiện ở tính hàn lâm cao cũng như tính trình khung do Bộ Giáo dục và đào tạo quy
ứng dụng trong điều kiện nền kinh tế hội định, nên các chương trình này bao gồm rất
nhập quốc tế. Quá trình học tập tại trường nhiều môn bắt buộc, phần dành cho kiến thức
của sinh viên là thời gian quan trọng để sinh chuyên ngành còn rất ít. Nhưng theo tinh thần
viên tiếp thu kiến thức tổng hợp cả lý luận mới, thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ
và thực tiễn, cũng như tích lũy kỹ năng sống không khống chế chương trình khung nữa, đây
để phát triển sự nghiệp sau này. Để đạt được là một điểm hết sức tiến bộ, vì vậy trường Đại
mục tiêu này, một nội dung rất quan trọng học Ngoại thương cũng đang rà sóat lại các
trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo đại học của mình nhằm
môn học, chuyên ngành và chương trình đào điều chỉnh chương trình sao cho người học có
tạo là hiểu biết thực tiễn của đội ngũ giảng thể thu được nhiều nội dung thực tiễn hơn.
viên và các hoạt động thực tiễn cho sinh viên
Nhóm tác giả đã phỏng vấn Ban Chủ nhiệm
nhằm đạt được kết quả đào tạo cao nhất. Tuy
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cũng như
vậy theo ý kiến của nhiều cơ quan nhà nước,
các Bộ môn trong Khoa nhằm đề xuất chương
tổ chức và doanh nghiệp sử dụng lao động thì
trình chỉnh sửa cho 3 chuyên ngành đào tạo
sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
hiện tại là: Kinh tế đối ngoại, Thương mại
có kết quả học tập cao, trình độ ngoại ngữ tốt
quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Theo đó dựa
nhưng hiểu biết thực tiễn bao gồm khả năng
vào các yêu tố sau đây mà các chương trình
thích ứng môi trường làm việc và kỹ năng
được điều chỉnh:
vận dụng kiến thức để thao tác nghiệp vụ
thực tế còn rất hạn chế. Thực tế phải mất một - Chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành,
thời gian thử việc cũng như đào tạo thì sinh - Phản hồi từ phía người học (sinh viên),
viên mới có thể thực hiện được các nghiệp vụ
- Chương trình nước ngoài đang giảng dạy
chứ chưa nói đến là những chuyên viên giỏi.
tại trường,
Điều này đặt ra vấn đề phải nâng cao hơn nữa
tính thực tiễn trong chương trình đào tạo tại - Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
trường đại học để hoàn thiện chất lượng đầu Kết quả là có một số học phần xét thấy
ra đáp ứng thị trường nguồn nhân lực. Mặc không cần thiết thì nên bỏ đi, thêm vào một số
dù vấn đề kết hợp đào tạo và thực tiễn đã học phần mới, tăng số học phần tự chọn, tăng
được thực hiện thường xuyên tại trường Đại thời lượng hội thảo/tọa đàm khoa học và củng
học Ngoại thương, nhưng khi phân tích các cố vai trò của Khoa, của giáo viên chủ nhiệm
giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc kết đối với sinh viên. Đối với học phần tốt nghiệp
hợp đào tạo đại học với thực tiễn thì cần phải của sinh viên năm cuối, nhóm tác giả kiến
có cái nhìn hết sức tổng hợp. Các đề xuất nghị: vẫn duy trì hình thức bảo vệ khóa luận
giải pháp dưới đây không nằm ngòai mục tốt nghiệp của sinh viên đối với sinh viên đủ
tiêu trên. điều kiện viết khóa luận tốt nghiệp, với những

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 105


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

sinh viên phải thực hiện thực tập tốt nghiệp thì - Nội dung các hoạt động thực tiễn có tính
sau khi nộp Thu hoạch thực tập tốt nghiệp sẽ linh hoạt và phù hợp với điều kiện về giảng
học một học phần là kiến thức chuyên sâu của viên của bộ môn cũng như ý nghĩa đối với
chuyên ngành (ví dụ: Seminar những vấn đề người học. Hơn nữa, nội dung này được xây
chuyên sâu về kinh tế đối ngoại). dựng ở nhiều mức độ khác nhau tương ứng
Việc rà sóat và điều chỉnh chương trình đào với chất lượng và quy mô các lớp học. Bên
tạo nên thực hiện hàng năm thì mới tăng tính cạnh đó các hoạt động phải có tính lựa chọn
gắn kết của chương trình đào tạo với thực tiễn. và thay thế để giảng viên linh hoạt áp dụng.

2. Xây dựng nội dung về thực hành nghề - Bộ tiêu chí đánh giá kết quả họat động
nghiệp đối với từng môn học chuyên ngành thực tiễn như tỷ trọng điểm thực hành trong
tại trường Đại học Ngoại thương điểm tổng kết môn học hay điểm thưởng đối
với sinh viên về hoạt động thực tiễn. Điểm
Bên cạnh nội dung yêu cầu về hàm lượng cộng cũng không nên quá cao, chỉ nên dao
thời gian thực hành trong các môn học cũng động từ 0,5 đến 1 điểm cộng vào điểm giữa
như chương trình đào tạo hiện đang thực hiện kỳ. Vì nếu điểm cao sẽ dẫn đến hiện tượng
tại nhà trường, các bộ môn chuyên ngành cần sinh viên đăng ký lấy lệ, cốt là để được cộng
xây dựng nội dung về thực hành nghề nghiệp điểm chứ không cần biết chất lượng bài nghiên
nhằm cụ thể hóa hoạt động thực tiễn. cứu của mình.
Trên cơ sở đặc thù của môn học cũng như mục
Tuy nhiên để chương trình thực hành có tính
đích đào tạo, các môn chuyên ngành sẽ có nội
khả thi cao thì cần sự hỗ trợ về mặt tài chính
dung thực hành nghề nghiệp chi tiết và khả
từ phía nhà trường và việc đóng góp từ phía
thi. Từ đó các Khoa chuyên môn sẽ tổng hợp
sinh viên. Ví dụ sinh viên sẽ phải tự lo (hoặc
thành chương trình đào tạo kết hợp thực tiễn
thuê) phương tiện đi lại nếu đi tham quan doanh
cho từng chuyên ngành.
nghiệp trong và ngòai Hà Nội, nhà trường sẽ hỗ
Các Bộ môn sẽ xây dựng các hoạt động trợ giáo viên khi đưa sinh viên đi thực tế.
“thực tiễn“ cho các môn học mà mình quản
3. Xây dựng và phát triển mạng lưới kết
lý như sau:
nối doanh nghiệp - nhà trường
- Lịch các giờ thực hành kết hợp với giờ
Từ nghiên cứu thực trạng kết nối giữa
giảng lý thuyết. Ví dụ một môn học nghiệp vụ
doanh nghiệp/tổ chức sử dụng lao động và
tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế gồm
nhà trường, và từ kết quả nghiên cứu khảo
3 tín chỉ thì giờ giảng lý thuyết của giáo viên
sát cùng nghiên cứu kinh nghiệm của một số
là 30h, 15h còn lại là giờ thực hành. Hiểu thế
trường trên thế giới và tại Việt Nam, nhóm tác
nào về giờ thực hành? Giờ này có thể được thể
giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây
hiện dưới các hình thức khác nhau như đưa
để tăng cường tính kết nối này, đem lại lợi ích
sinh viên đi thực tiễn (tham quan khu công
cho cả nhà trường và doanh nghiệp:
nghiệp, cảng biển, doanh nghiệp,...), mời
chuyên gia nói chuyện từ một đến 2 buổi (từ 3 Thứ nhất, tăng cường sự hợp tác của doanh
đến 6h) tùy tính thời sự của chủ đề, chia nhóm nghiệp bằng các hình thức khác nhau:
làm việc với sinh viên theo chủ đề lựa chọn và * Xây dựng bài giảng/bài tọa đàm trực
do sinh viên chuẩn bị từ trước. tuyến của chuyên gia đến từ doanh nghiệp.

106 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

Trung tâm thông tin là đơn vị có thể đảm nhận sẽ đến từ doanh nghiệp, phần còn lại là các
chức năng này. chuyên gia nước ngòai. Bộ môn, giảng viên và
* Xây dựng mạng lưới trực tuyến với doanh lớp học sẽ bố trí xen kẽ buổi trao đổi, tọa đàm
nghiệp. Hệ thống này là cầu nối giữa doanh với chuyên gia đến từ các doanh nghiệp. Đây
nghiệp và nhà trường, tham gia vào hệ thống là hoạt động có tính thực tiễn cao bởi không
này các doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng và những sinh viên mà còn là giáo viên được trao
đặt hàng đào tạo đối với nhà trường. Ngược đổi trực tiếp những vấn đề nghiệp vụ và hiểu
lại nhà trường có thông tin đào tạo nhằm xây sâu hơn nội dung lý thuyết. Hiện tại, các Bộ
dựng kế hoạch, quy mô đào tạo và nội dung môn, khoa chuyên môn của trường Đại học
chương trình đào tạo phù hợp với các chuyên Ngoại thương đã thực hiện được hoạt động này
ngành khác nhau. Ngoài ra thông qua hệ thống nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thể hiện tính
trực tuyến giữa nhà trường và doanh nghiệp, chuyên nghiệp, đặc biệt hoạt động logistics
các vấn đề trong hoạt động đào tạo của nhà cho chuyên gia còn rườm rà, gây ngần ngại
trường và kinh doanh của doanh nghiệp được cho giáo các giáo viên phụ trách phần mời
hai bên trao đổi và đưa ra những đề xuất có giá chuyên gia: từ thủ tục xin phòng, đến chuẩn bị
trị khoa học và thực tiễn cao. Cụ thể, những vấn thiết bị cho phòng hội thảo đến chuẩn bị phần
đề của doanh nghiệp sẽ là bài tóan cho các Bộ thanh tóan cho chuyên gia.... Một số trường
môn, khoa chuyên ngành, thậm chí sinh viên. hợp kinh phí nhà trường duyệt không đủ để
Như vậy bài giảng của giáo viên sẽ phong phú mời các chuyên gia cao cấp, vì vậy các giáo
hơn bằng các ví dụ thực tiễn. Trong trường hợp viên của Bộ môn liên quan đã tự bỏ thêm kinh
sinh viên tham gia và giải quyết các tình huống phí để chi trả cho chuyên gia. Chính vì lẽ đó, ở
cho doanh nghiệp thì giáo viên của môn học điểm này, nhóm nghiên cứu đề xuất một trong
liên quan có thể cộng điểm cho sinh viên, còn hai cách sau đây: cách thứ nhất, nhà trường có
nếu giáo viên tham gia xử lý các tình huống thể xem xét tăng mức chi trả cho chuyên gia,
như vậy thì sẽ được ưu tiên đánh giá vào thành cách thứ hai, nhà trường có thể ký thỏa thuận
tích thi đua cuối năm. Hệ thống trực tuyến còn với doanh nghiệp theo cách: nếu giáo viên,
là nguồn thông quý báu về cộng đồng doanh sinh viên thực hiện các hoạt động tư vấn hoặc
nghiệp đối với giảng viên và sinh viên, tạo điều giải quyết các tình huống cho doanh nghiệp
kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa thì các đơn vị trên sẽ có nghĩa vụ phải tham
học và thực tập nghề nghiệp. Hệ thống này gia vào hội thảo/tọa đàm của trường mà không
cần mở rộng đối với doanh nghiệp Việt Nam nhận kinh phí.
cũng như nước ngoài. Nhà trường nên lựa chọn * Tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên tại
Trung tâm thông tin là đơn vị đảm nhận trách doanh nghiệp. Thực tập là nội dung thực tiễn
nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống trực quan trọng trong chương trình đào tạo tại nhà
tuyến. Bên cạnh đó nhà trường cần đầu tư cơ trường. Có thể nói đây là sự khởi đầu cọ xát
sở hạ tầng và vật chất để khai thác tối đa hiệu với thực tế của sinh viên, có ý nghĩa trong việc
quả sử dụng của hệ thống này đối với giảng nhìn nhận lại quá trình học tập trong trường
viên, sinh viên và doanh nghiệp. cũng như định hướng nghề nghiệp sau này.
* Tổ chức tọa đàm, trao đổi nghiệp vụ với Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt
chuyên gia. Nhóm chuyên gia này phần lớn động này, trường Đại học Ngoại thương đã

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 107


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

quy định bắt buộc đối với sinh viên năm thứ 3 trong khỏang thời gian 5 tuần, đợt thực tập
ba hệ đào tạo chính quy thực hiện đợt thực tập thứ hai là thực tập tốt nghiệp diễn ra vào giữa
5 tuần. Như đề xuất về hệ thống trực tuyến năm thứ 4 nhưng chỉ áp dụng đối với những
giữa doanh nghiệp và nhà trường, hệ thống sinh viên không đủ điều kiện viết khóa luận
này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc trao đổi thông tốt nghiệp.
tin thực tập của sinh viên, theo đó nhà trường Phần lớn sinh viên đều đánh giá cao về các
sẽ công bố kế hoạch và yêu cầu thực tập của kỳ thực tập này nhưng cũng vẫn có một số ý
sinh viên, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ thông kiến cho rằng các kỳ thực tập hiện nay vẫn còn
báo khả năng tiếp nhận sinh viên thực tập thiên về hình thức, thực tế sinh viên không đến
với các thông tin cụ thể về số lượng, bộ phận thực tập mà vẫn có báo cáo thực tập, giáo viên
nghiệp vụ, điều lệ và quy định của công ty đối hướng dẫn thực tập không sát sao và gần như
với hoạt động thực tập,vv.... Cách thức này sẽ cũng không biết sinh viên có đi thực tập hay
giúp sinh viên tiết kiệm thời gian đi tìm đơn không. Với số lượng sinh viên khỏang 1.500
vị thực tập cũng như lựa chọn đơn vị thực tập sinh viên (ở cơ sở 1) cho một đợt thực tập như
phù hợp chuyên ngành đào tạo cũng như năng hiện nay thì việc theo dõi cặn kẽ thực tập của
lực cá nhân. Ngoài ra công tác quản lý sinh từng sinh viên là điều gần như không thể làm
viên trong thời gian thực tập của nhà trường sẽ được, đó là còn chưa kể có những sinh viên
tập trung và thống nhất, đạt hiệu quả cao hơn.
về các tỉnh thực tập chứ không thực tập tại Hà
Tuy nhiên làm sao để các kỳ thực tập thực sự
Nội. Vì thế, các đề xuất sau được áp dụng cho
đạt hiệu quả là câu hỏi và trăn trở lớn của nhà
các lớp chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng
trường, các Khoa chuyên môn cũng như giáo
Anh, vì trong bối cảnh và các điều kiện nguồn
viên.
lực hiện tại việc áp dụng cho sinh viên tòan
Thứ hai, nâng cao chất lượng các kỳ thực trường là không thể thực hiện được.
tập của sinh viên.
* Nhằm giải quyết khó khăn về nơi thực
Để hoạt động thực tập của sinh viên thực tập, nhà trường cần hỗ trợ các Khoa trong
sự đạt chất lượng tốt thì cần sự trợ giúp từ việc ký các thỏa thuận với doanh nghiệp về
phía đơn vị nhận thực tập, từ phía nhà trường việc tiếp nhận sinh viên thực tập. Thực tế
cũng như từ phía giáo viên hướng dẫn. Xuất tìm hiểu thời gian qua cho thấy có rất nhiều
phát từ kết quả điều tra của nhóm tác giả, từ doanh nghiệp có quan hệ với giáo viên của
kinh nghiệm triển khai hướng dẫn thực tập tại Khoa mong muốn có được những thỏa thuận
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, từ kinh chính thức từ phía nhà trường chứ không phải
nghiệm hướng dẫn của giáo viên, nhóm tác từ phía Khoa, và càng không phải từ phía giáo
giả đề xuất các nội dung sau đây: viên của Khoa trên cơ sở quan hệ cá nhân.
a.Từ phía nhà trường: Xây dựng và quản * Về nội dung yêu cầu đối với thực tập giữa
lý chương trình thực tập và nội dung thực tập khóa: hiện nay chương trình thực tập giữa
của sinh viên. khóa có yêu cầu khá cao và đôi khi không thể
Thực tế tại trường Đại học Ngoại thương, thực hiện được tốt vì thời gian thực tập quá
sinh viên có thể có 2 đợt thực tập: đợt thực ngắn. Vì vậy nhà trường nên rà soát lại yêu
tập bắt buộc giữa khóa diễn ra vào cuối năm cầu đối với thực tập giữa khóa, cụ thể là:

108 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

+ Yêu cầu sau 5 tuần thực tập sinh viên viên được giao giúp cho đơn vị thực tập thực
có thể làm quen với môi trường thực tế, môi hiện một nội dung công việc mang lại giá trị
trường công việc sau này, gia tăng cho đơn vị thực tập thì khỏan tiền chi
+ Báo cáo thực tập phải có một nội dung trả từ phía nhà trường sẽ không có nữa.
bắt buộc về “Nhật ký thực tập“ hết sức chi tiết, b. Từ phía giáo viên hướng dẫn: Tiếp nhận
+ Nội dung còn lại của báo cáo thực tập sinh viên lúc đầu kỳ thực tập, đưa sinh viên
dành để giới thiệu về đơn vị/Phòng ban thực đến nơi thực tập và theo sát quá trình thực tập
tập, về một nội dung cụ thể nào đó phát hiện của sinh viên.
được ở nơi thực tập liên quan đến chuyên Danh sách các đơn vị thực tập cần được
ngành đào tạo (nếu có) và những nhận xét sau thống nhất giữa các Khoa trong trường để
đợt thực tập (kết quả đạt được, hạn chế còn tránh trùng lặp gây mất thiện cảm đối với đơn
tồn tại và nguyên nhân). vị nhận thực tập. Giáo viên hướng dẫn sẽ là
người thay mặt nhà trường, khoa chuyên môn
* Nhà trường cần quy định quyền lợi và
làm việc với đơn vị nhận thực tập về nội dung,
nghĩa vụ của giáo viên hướng dẫn thỏa đáng.
yêu cầu của đợt thực tập và phối kết hợp với
Giáo viên hướng dẫn nhận sinh viên đầu kỳ
đơn vị thực tập nhằm đạt kết quả cao nhất của
thực tập sẽ phải đưa sinh viên đến nơi thực
kỳ thực tập của sinh viên.
tập và phối hợp với đơn vị thực tập theo dõi
quá trình thực tập của sinh viên. Tuy nhiên với c. Từ phía đơn vị nhận thực tập:
mức chi trả cho giáo viên hiện nay thì sẽ không Trên cơ sở số lượng sinh viên mỗi đợt thực
thể khuyến khích cũng như khó bắt buộc giáo tập mà đơn vị nhận thực tập cần có chương
viên hướng dẫn thực hiện được nghiêm túc. Vì trình nội dung cụ thể cho sinh viên để giúp
thế nhóm tác giả đề xuất mức chi trả cho giáo sinh viên đạt được mục đích của kỳ thực tập.
viên hướng dẫn tương đương với mức học phí Hơn nữa khi đơn vị thực tập nhận được một
đối với 1 tín chỉ của sinh viên chất lượng cao phần chi phí cho việc giúp sinh viên trong kỳ
tiếng Anh. thực tập thì đơn vị thực tập cũng có thể tham
Ngoài ra, đối với các đơn vị nhận thực tập, gia vào việc đánh giá kỳ thực tập của sinh viên
từ kinh nghiệm của một số trường đại học như (thông qua cán bộ phụ trách hướng dẫn thực
tập cho sinh viên và theo dõi sát sao các hoạt
trường Đại học FPT hay trường Đại học Tôn
động của sinh viên trong kỳ thực tập).
Đức Thắng cho thấy nhà trường cũng phải có
cơ chế hợp lý thì mới có thể khuyến khích đơn Thứ ba, về việc tham quan các doanh
vị thực tập nhận sinh viên đến thực tập. Xuất nghiệp
phát từ chỗ sinh viên đi thực tập thì sẽ không Hiện tại sinh viên các lớp chất lượng cao
sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường trong giảng dạy bằng tiếng Anh thuộc các chương
suốt thời gian thực tập nên từ khỏan học phí trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại Thương
sinh viên đóng góp, nhà trường nên chuyển không có kinh phí cho hoạt động này, mỗi lần
lại một phần cho đơn vị thực tập. Mức chi trả giáo viên đưa sinh viên đi thực tế thì sinh viên
được đề xuất là số tiền tương đương học phí đều phải tự mình bỏ chi phí, điều này sẽ không
của 0,5 đến một tín chỉ đối với một sinh viên. khuyến khích sinh viên tham gia vì làm tăng
Tuy nhiên nếu trong quá trình thực tập, sinh khỏan chi của sinh viên. Vì thế nhà trường cần

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 109


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

trích ra một khỏan nhất định (giống như chương Từ tháng 4/2012, trường Đại học Ngoại
trình tiên tiến) cho hoạt động này hàng năm. thương đã ký thỏa thuận về chương trình thực
Song song với đó, việc giáo viên đưa sinh viên tập vơi Singapore theo đó sinh viên do nhà
đi thực tế cũng cần được hỗ trợ thêm về mặt tài trường tuyển chọn sẽ có thời gian thực tập tại
chính (150.000 đồng/ngày đối với đi trong nội Singapore 6 tháng được hưởng lương. Đây
thành Hà Nội và 250.000 đồng/ngày đối với đi chính là một mô hình mà nhà trường cần xúc
tham quan ngoài Hà Nội). Trong trường hợp tiến, nhân rộng trong tương lai.
kinh phí không thể tăng được thì có thể tính 5. Thành lập đơn vị/bộ phận chuyên
vào hoạt động nghiên cứu khoa học cho mỗi trách về đào tạo đại học kết hợp thực tiễn
giáo viên. Việc giáo viên đưa sinh viên đi thực tại trường Đại học Ngoại thương
tế cũng sẽ được tính là thành tích cuối năm của
Nhà trường nên thành lập một bộ phận
mỗi giáo viên.
chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ này cho
Thứ tư, để những kiến nghị đối với doanh Phòng truyền thông nhằm thực hiện các nội
nghiệp có tính khả thi cao hơn thì nhà trường dung cụ thể của hoạt động đào tạo đại học kết
nên xem xét đóng góp của doanh nghiệp đối hợp thực tiễn của nhà trường. Đơn vị này sẽ
với các chương trình đào tạo của nhà trường. phối hợp với các Khoa đảm nhận thực hiện
Cách thứ nhất: có thể trao kỷ niệm chương cho các nhiệm vụ sau đây:
các doanh nghiệp/chuyên gia có đóng góp lớn
- Giúp nhà trường ký kết các thỏa thuận
đối với hoạt động thực tiễn của nhà trường.
giữa nhà trường và doanh nghiệp
Cách thứ hai: doanh nghiệp có thể đặt các biển
quảng cáo trong khuôn viên, trên website của - Mời chuyên gia đến nói chuyện chuyên
trường. Nếu thực hiện được như vậy thì việc đề theo yêu cầu của các Khoa, bộ môn chuyên
hỗ trợ của doanh nghiệp đối với hoạt động môn theo từng học kỳ
thực tiễn trong các chương trình đào tạo của - Liên hệ thực tập cho sinh viên nhằm
nhà trường sẽ tốt hơn. tránh trùng lặp giữa các Khoa
4. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm - Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho
thúc đẩy hoạt động trao đổi sinh viên sinh viên như tham quan doanh nghiệp
Bên cạnh tăng cường hợp tác với cộng - Các hoạt động logistics liên quan như
đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, trường Đại thanh tóan chi trả cho chuyên gia, đưa đón
học Ngoại thương đã có nhiều chương trình sinh viên đi tham quan,...
hướng nghiệp và hợp tác trao đổi sinh viên với
- Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên
các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài. Các
chương trình này là cơ hội nâng cao vị thế của - Phối hợp thường xuyên với doanh nghiệp/
Đại học Ngoại thương trong cộng đồng giáo chuyên gia để điều chỉnh hoạt động thực tiễn
dục và xã hội. Ngoài ra các chương trình hợp trong đào tạo đại học tại trường Đại học Ngoại
tác với đối tác nước ngoài nhằm đưa sinh viên thương.
đến thực tập và làm việc thực sự tạo điều kiện Kết luận: Tóm lại đào tạo kết hợp thực
tốt để sinh viên phấn đấu rèn luyện trở thành tiễn không thể thiếu sự hợp tác và hỗ trợ của
công dân toàn cầu trong thời đại mới. cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa trong bối

110 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


giaùo duïc vaø ñaøo taïo

cảnh tự do hóa thương mại bao gồm dịch vụ trong đào tạo đại học như: phát triển hệ thống
giáo dục như hiện nay, trường Đại học Ngoại trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà trường, xây
thương cần hướng tới nhu cầu của doanh dựng chương trình chung về thực tập; xây dựng
nghiệp để đổi mới và hoàn thiện công tác đào cơ chế thực hiện và đánh giá họat động thực
tạo. Điều này góp phần nâng cao chất lượng
tập của sinh viên; tăng cường hợp tác quốc
đào tạo của nhà trường cũng như thương hiệu
tế nhằm phát huy vị thế và hỗ trợ của doanh
Đại học Ngoại thương. Để trở thành trường
nghiệp và tổ chức quốc tế,... Thực thi những
đại học tầm cỡ khu vực và quốc tế, bên cạnh
những giải pháp chung về cải cách đổi mới giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết
của giáo dục đại học Việt Nam, bài viết đã đề lý thuyết và thực tiễn của sinh viên tốt nghiệp
xuất một số giải pháp đối với trường Đại học Đại học Ngoại thương cũng như năng lực đáp
Ngoại thương nhằm tăng cường tính thực tiễn ứng yêu cầu thị trường lao động.q

Tài liệu tham khảo


1. Hoàng Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến (2010). 50 năm Đại học Ngoại Thương- Hướng
tới trường đại học đạt chuẩn thế giới, Tạp chí KTĐN số 44, 2010.
2. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Một số vấn đề về đào tạo nghề theo yêu cầu doanh nghiệp,
Hội Thảo Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáo ứng
nhu cầu doanh nghiệp.
3. Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh (2007), Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp tại
Việt Nam trong giai đoạn mới của công nghiệp hóa.
4. Nguyễn Thị Mơ (2010), Nâng cao chất lượng dạy và học trên cơ sở đổi mới phương
pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, Dự án FTU TRIP.
5. Nguyễn Văn Nam (2007), Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghẹ của
trường Đại học Kinh tế quốc dân đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp, Hội Thảo
Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáo ứng nhu cầu
doanh nghiệp.
6. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 25(2009).
7. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng số 5(40).
8. Kết quả điều tra của nhóm tác giả về tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo đại học tại
trường Đại học Ngoại thương, thực hiện năm 2011-2012.
9. B Hert, Improving Teaching and Learning in Universities, Business/Higher Education
Round Table, 2003.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 111


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Họp mặt đầu năm tại


trường Đại học Ngoại thương

T
rong không khí vui tươi, phấn khởi khăn thách thức nhưng cũng đánh dấu nhiều
của những ngày đầu năm mới, ngày thành tích lớn của trường. GS,TS Hoàng Văn
18/02/2013, trường Đại học Ngoại Châu hy vọng rằng, trong năm Quý Tỵ, toàn
thương đã tổ chức chương trình “Họp mặt đầu thể cán bộ, giảng viên và công nhân viên nhà
Xuân 2013”. trường sẽ tiếp tục chung sức chung lòng, phát
Chương trình có sự tham gia của GS, TS huy những thành tích đã đạt được trong năm
qua, quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm
Hoàng Văn Châu - Bí thư Đảng ủy, Hiệu
vụ, chiến lược nhà trường đề ra, nhằm không
trưởng Nhà trường, các thầy cô trong Ban
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần
Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn và toàn
tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
thể các cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà
đại hóa đất nước.
trường.
Chương trình đã có rất nhiều các tiết mục
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
giao lưu văn nghệ, hái lộc đầu năm, nhiều các
trường GS,TS Hoàng Văn Châu đã gửi đến
tiết mục độc đáo, được dàn dựng công phu do
toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên chính các cán bộ, giảng viên của Nhà trường
nhà trường lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an thể hiện đã mang đến những tiếng cười, không
khang thịnh vượng. khí sôi động, đầm ấm và thân thiện trong
Năm Nhâm Thìn đã đi qua với nhiều khó những ngày đầu năm.q

112 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Tröôøng ÑH Ngoaïi Thöông trôû thaønh Trung taâm


ñaøo taïo Tieáng Anh luaät quoác teá cuûa Hoäi ñoàng
khaûo thí Tieáng Anh Ñaïi hoïc Cambridge

T
iếng Anh không chỉ là ngôn ngữ không chỉ nắm chắc kiến thức chuyên môn
quốc tế mà còn là ngôn ngữ chung mà còn phải có vốn từ vựng chuyên ngành
của cộng đồng pháp luật quốc tế. sâu rộng. Đây là kỳ thi tiếng anh pháp lý quốc
Ngôn ngữ pháp lý này được tìm thấy từ lời tế đầu tiên và duy nhất trên thế giới, được
thoại tại tòa hay tại trọng tài, giữa luật sư đặt ra để đánh giá khả năng sự dụng tiếng
với các đương sự tới ngôn ngữ viết trong Anh của giới luật gia trong lĩnh vực chuyên
các văn bản pháp lý như hợp đồng, chính môn. Chứng chỉ này đặc biệt quan trọng đối
sách, điều ước quốc tế, văn bản quy phạm với sinh viên luật và những luật sư trẻ, những
pháp luật. người muốn được thử sức mình trong lĩnh
vực luật quốc tế.
Tiếng Anh trong lĩnh vực pháp lý gồm
nhiều thể loại với nhiều đặc trưng riêng biệt Hiện nay, các công ty, tổ chức luật hàng
từ từ vựng cho đến ngữ pháp, văn phong sử đầu trên thế giới bao gồm hiệp hội các công ty
dụng. Do đó, sử dụng thuần thục tiếng Anh luật sư Châu Âu, hiệp hội sinh viên luật Châu
pháp lý là nhu cầu tất yếu của mọi cá nhân Âu, hiệp hội luật gia trẻ quốc tế và các tổ chức
luật trong và ngoài nước đều công nhận và
làm các công tác liên quan đến pháp luật trong
đánh giá cao chứng chỉ ILEC.
môi trường quốc tế. Chứng chỉ quốc tế về
tiếng Anh pháp lý (International Legal English Năm 2012, Hội đồng khảo thí Tiếng Anh
Certificate – ILEC) chính là minh chứng về (Cambridge ESOL) đã công nhận Đại học
khả năng nói trên của các cá nhân. Ngoại thương chính thức trở thành Trung tâm
đào tạo (Preparation Centre) dành cho chương
Hiện nay, Hội đồng khảo thí Tiếng Anh
trình tiếng Anh pháp lý quốc tế ILEC của
(Cambridge ESOL) trực thuộc trường Đại
Cambridge ESOL tại Việt Nam. Cùng sự hỗ
học Cambridge (Vương Quốc Anh) là tổ chức
trợ của Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Khoa
uy tín hàng đầu thế giới trong việc đánh giá
Đào tạo Quốc tế của trường Đại học Ngoại
chất lượng giáo dục và cấp chứng chỉ tiếng
thương là đơn vị chính thức nhận các đăng
Anh quốc tể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả
ký dự thi ILEC và cung cấp toàn bộ thông tin
chứng chỉ tiếng Anh pháp lý quốc tế (ILEC).
về chương trình thi ILEC bao gồm các dạng
Không giống với các kỳ thi tiếng Anh thông đề thi và tài liệu hỗ trợ liên quan đến chương
thường, chứng chỉ ILEC đòi hỏi học viên trình.q

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 113


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Taäp huaán ñaøo taïo veà phöông phaùp giaùo duïc


thöïc haønh phaùp luaät taïi ÑH Ngoaïi Thöông

T
rong hai ngày 26 và 27 tháng 1 năm pháp luật (CLE), hỗ trợ tập huấn giảng viên,
2013, Trung tâm nghiên cứu và thực sinh viên, phát triển hệ thống học liệu về CLE,
hành pháp luật, Trường đại học Ngoại đồng thời giúp hình thành kênh liên kết giữa
Thương phối hợp với Tổ chức Sáng kiến giáo Đại học Ngoại thương và các chuyên gia CLE
dục pháp luật cộng đồng – Nhịp cầu nối các trong và ngoài nước.
quốc gia Đông Nam Á tổ chức khóa tập huấn: Tham gia Khóa tập huấn có đại diện của
“Đào tạo về phương pháp giáo dục thực hành BABSEA, các chuyên gia trong nước và quốc
pháp luật tại Đại học Ngoại Thương”. Khóa tập tế của BABSEA, đại diện các đối tác CLE
huấn là một trong những hoạt động trong khuôn – Mạng lưới CLE Việt Nam và các thành
khổ Bản ghi nhớ được ký kết giữa Trường Đại viên đầu tiên của nhóm CLE Đại học Ngoại
học Ngoại Thương và Tổ chức Sáng kiến giáo Thương bao gồm các giảng viên và sinh viên
dục pháp luật cộng đồng - Nhịp cầu nối các Khoa Luật.
quốc gia Đông Nam Á - Bridges Across Borders
Sự thành công của Khóa tập huấn góp phần
Southeast Asia Community- Legal Education
thực hiện mục tiêu xây dựng chương trình đào
Initiative (BABSEA CLE) và Quỹ Giáo dục tạo cử nhân Luật, chuyên ngành Luật Thương
pháp luật thực hành - Clinic Legal Education mại quốc tế có bản sắc riêng, đặc thù tại Đại
Foundation (CLE Foundation) tháng 12/2012 học Ngoại thương, thực hiện nhiệm vụ quan
vừa qua. trọng của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà
Khóa tập huấn hướng tới mục tiêu hỗ trợ trường: đào tạo phải gắn liền với thực tiễn,
Đại học Ngoại thương xây dựng năng lực về tăng cường các hoạt động thực hành trong
phương pháp, kỹ năng giảng dạy thực hành chương trình đào tạo.q

114 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Leã trao hoïc boång vaø tieán tôùi thoûa thuaän hôïp taùc toaøn dieän
giöõa Ñaïi hoïc Ngoaïi thöông vaø Toång Coâng ty Baûo hieåm BIDV (BIC)

N
gày 16/11/2012 vừa qua, tại trường được sự ủng hộ nhiệt thành từ Nhà trường và
Đại học Ngoại thương, Tổng Công ty các thầy cô giáo.
Bảo hiểm BIDV (BIC) đã trao 20 suất Trên cơ sở hợp tác đã đạt được, tại buổi
học bổng trị giá 52 triệu đồng cho các sinh viên lễ, ông Tôn Lâm Tùng- Tổng Giám đốc BIC
giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Đây là chương đã bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác lâu dài
trình học bổng thường niên của BIC và Đại với Đại học Ngoại thương. Cụ thể, BIC sẽ tiếp
học Ngoại thương kể từ năm học 2009 - 2010 tục chương trình học bổng cho sinh viên Đại
đến nay. học Ngoại thương mang tên BIC- An tâm khởi
nghiệp, hướng tới các sinh viên tốt nghiệp loại
Tới tham dự buổi lễ, về phía Tổng Công ty
giỏi, xuất sắc của nhà trường, với mục tiêu hỗ
Bảo hiểm BIDV có sự tham dự của ông Tôn
trợ và khuyến khích các em khởi nghiệp. Đồng
Lâm Tùng - Tổng Giám đốc cùng ban lãnh đạo
thời, mong muốn hai bên sẽ mở rộng hợp tác
và cán bộ của BIC. Về phía trường Đại học
toàn diện trong nhiều lĩnh vực như: nhân sự,
Ngoại thương có sự tham dự của GS,TS Hoàng đào tạo, trao đổi sản phẩm, dịch vụ, phối hợp
Văn Châu - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà tổ chức hội thảo, hợp tác hướng nghiệp cho
trường, cùng các thầy cô là Trưởng, Phó các các em sinh viên…
đơn vị trong trường.
Về phía nhà trường, GS,TS Hoàng Văn
Từ năm 2009 đến nay, theo cam kết giữa Châu đã phát biểu cảm ơn sự quan tâm và hỗ
BIC và Đại học Ngoại thương, mỗi năm BIC trợ quý báu của BIC với sinh viên Đại học
sẽ lựa chọn và trao tặng 10 suất học bổng hỗ Ngoại thương. Thay mặt ban Giám hiệu nhà
trợ các em sinh viên học giỏi, thuộc gia đình trường, GS,TS Hoàng Văn Châu hoan nghênh
chính sách, khó khăn để khuyến hích và động thiện chí hợp tác của BIC và khẳng định trường
viên tinh thần học tập của các em. Qua 03 năm Đại học Ngoại thương sẽ đồng hành cùng BIC
hợp tác, chương trình học bổng BIC đã nhận trong thời gian tới.q

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 115


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Họp mặt đầu Xuân năm 2013 tại cơ sở II


Đại học Ngoại thương

T
r ong không khí vui tươi, phấn Trong năm mới 2013, toàn thể cán bộ giảng
khởi của những ngày đầu năm viên của Cơ sở II sẽ tiếp tục phát huy các thành
mới, ngày 25/02/2013, Cơ sở II tích đạt được trong năm vừa qua, quyết tâm
trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức chương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ do Ban Giám
trình “Họp mặt đầu Xuân 2013” tại HT B11.
hiệu và Ban Giám đốc giao phó nhằm không
Chương trình có sự tham gia của GS, TS ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và lấy
Hoàng Văn Châu- Hiệu trưởng Nhà trường,
thành tích kỷ niệm 20 năm thành lập Cơ sở II.
các Thầy cô trong Ban Giám đốc, Ban chấp
hành Công đoàn và toàn thể CB-GV-CNV Trong ngày đầu xuân, Công đoàn đã tổ
đang công tác tại Cơ sở II. chức giao lưu văn nghệ, nhiều tiết mục được
Tại buổi họp mặt, GS, TS Hoàng Văn Châu dàn dựng công phu do chính các cán bộ, giảng
thay mặt cho lãnh đạo Nhà trường gửi lời chúc viên của Nhà trường thể hiện đã góp phần làm
mừng năm mới đến toàn thể CB-GV-CNV buổi gặp mặt đầu xuân thêm sôi động, đầm ấm
Nhà trường. và thân thiện.q

116 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Trường ĐH Ngoại thương - Cơ sở Quảng Ninh tổ chức gặp mặt


đầu Xuân Quý Tỵ 2013
Ngày 21 tháng 02 năm 2013, Cơ sở Quảng
Ninh tổ chức gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ
2013. TS Nguyễn Trọng Hải - Phó Giám đốc
Thường trực Cơ sở chủ trì buổi gặp mặt. Tại
buổi gặp mặt, đồng chí Phó Giám đốc Thường
trực đã thay mặt Ban Giám đốc Cơ sở chúc
mừng năm mới đối với toàn thể cán bộ, giảng
viên, nhân viên Trường ĐH Ngoại thương -
Cơ sở Quảng Ninh; đồng thời hy vọng toàn
thể cán bộ, giảng viên, nhân viên của Cơ sở
đồng tâm, nỗ lực phấn đấu xây dựng Trường
ĐH Ngoại thương năm 2012 và phát động
ĐH Ngoại thương - Cơ sở Quảng Ninh ngày
phong trào thi đua năm 2013; bàn các biện
càng phát triển.
pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch năm 2013.
Cũng tại buổi gặp mặt này, đồng chí Buổi gặp mặt đã diễn ra trong không khí vui
Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Công đoàn Cơ vẻ, phấn khởi và tràn đầy quyết tâm hoàn
sở đã quán triệt những nội dung chính của thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013 của Cơ sở
Hội nghị đại biểu cán bộ viên chức Trường Quảng Ninh.q

Chương trình hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn


nhân dịp Tết Nguyên đán 2013

N
gày 28/01/2013, Cơ sở II Trường Kinh tế đối ngoại, đạt 8,67 hay sinh viên
Đại học Ngoại thương tổ chức trao Nguyễn Nhựt Trường – lớp 50C Kinh tế đối
tiền mặt hỗ trợ cho 27 sinh viên ngoại, đạt 8,57. Tất cả sinh viên nhận hỗ trợ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp dịp này đếu có hoàn cảnh gia đình đặc biệt
Tết Quý Tỵ 2013. Mỗi suất hỗ trợ trị giá khó khăn,thuộc vùng sâu, vùng xa, gia đình
700.000 đồng. neo đơn, có người thân bị ốm đau nặng hoặc
Trong 27 sinh viên được nhận hỗ trợ dịp gia đình thuộc diện chính sá ch xã hội.
này, có nhiều sinh viên đạt thành tích xuất PGS, TS Nguyễn Xuân Minh - Phó Giám
sắc trong học tập như sinh viên Nguyễn Minh đốc Thường trực Cơ sở II phát biểu chia sẻ
Trang – lớp K49A Quản trị Kinh doanh, đạt và động viên các bạn sinh viên cùng gia đình
8,46; sinh viên Lê Thanh Thủy – lớp K49E cố gắng khắc phục khó khăn. Mặc dù số tiền

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 117


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

hỗ trợ không nhiều nhưng đây là sự khích lệ Minh Trang – lớp K49A phát biểu cám ơn sự
các sinh viên vượt khó có thành tích tốt trong quan tâm, động viên và hỗ trợ kịp thời của
học tập. Ban Giám đốc Cơ sở II, các thầy cô giáo đã
Thay mặt các bạn sinh viên may mắn được tạo điều kiện cho sinh viên có một cái Tết
nhận hỗ trợ trong dịp này, sinh viên Nguyễn đầy ấm áp, đầy tình thương.q

Công đoàn Cơ sở II trao quà tết cho bà con nghèo


Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM

H
ưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt Ban vận động vì người nghèo của phường 25,
trận Tổ quốc về việc chăm lo tết cho Quận Bình thạnh, TPHCM để tổ chức thăm
người nghèo, được sự ủng hộ của hỏi, tặng quà Tết cho gia đình nghèo trên địa
Ban Chấp hành Công đoàn Trường ĐH Ngoại bàn Phường.
thương và Ban Giám đốc Cơ sở II, Công đoàn
Tham dự buổi tặng quà về phía Trường ĐH
trường Cơ sở II đã vận động cán bộ, giảng
Ngoại thương có TS. Võ Khắc Thường – Chủ
viên đóng góp 01 ngày lương để mua quà tặng
tịch Công đoàn Cơ sở II, TS. Nguyễn Thị Thu
các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp
Hà – Phó Giám đốc CSII, Bà Bùi Thị Hoàng
Tết Nguyên đán và hỗ trợ học bổng cho các
học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn phường Oanh – Phó Trưởng Ban tổ chức - Hành chính
25, Q. Bình Thạnh. Tổng số tiền quyên góp và đại diện các Tổ Công đoàn.
hơn 15 triệu đồng. Về phía phường 25 có Ông Đặng Gia Hậu
Ngày 30/1/2013 Công đoàn Trường Đại – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, bà Trần
học Ngoại thương – Cơ sở II tại TPHCM đã Thị Hồi – Chủ tịch UBMTTQ Phường 25, Bà
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trần Thị Bích Vui – Phó Chủ tịch UBND,

118 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

bà Phạm Thị Ngọc Như – Phó Chủ tịch tâm tới địa phương vừa là tình cảm, đồng
UBMTTQ và đại diện Ban công tác Mặt trận thời, là một phần trách nhiệm xã hội của Nhà
các khu phố. trường. Mặc dù phần quà không có giá trị
nhiều về mặt vật chất nhưng có ý nghĩa lớn
Trong đợt trao quà lần 1 có 17 hộ gia đình
về mặt tinh thần, hy vọng các các cô, bác, anh
có hoàn cảnh khó khăn được nhận một phần
chị hiểu được sự quan tâm của UBMTTQ và
quà trị giá 300 nghìn đồng và 200 nghìn đồng
tình cảm của cộng đồng dành cho gia đình, từ
tiền mặt.TS Võ Khắc Thường thay mặt cho
đó có thêm động lực và quyết tâm phấn đấu
Công đoàn Cơ sở II trao quà và động viên bà
vươn lên thoát nghèo để có điều kiện tốt hơn
con cố gắng vượt khó để vươn lên trong cuộc
cho con cháu học hành, tiến bộ.
sống.
Bà Trần Thị Hồi thay mặt UBMTQT và
Tại buổi trao quà TS Nguyễn Thị Thu Hà cho bà con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban
chia sẻ: thời gian qua Nhà trường đã nhận Lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương và toàn
được sự quan tâm, hỗ trợ và hợp tác rất tốt từ thể cán bộ giảng viên Cơ sở II đã chung tay
chính quyền địa phương trong các hoạt động. cùng UBMTTQ tổ chức hoạt động ý nghĩa
Các cán bộ, giảng viên và sinh viên ghi nhận này. Nhân dịp xuân về bà Trần Thị Hồi gửi
sự hợp tác này và mong đóng góp một phần lời chúc Nhà trường một năm mới nhiều
nhỏ để chia sẻ và động viên các gia đình có thành công, các thầy cô thật nhiều sức khỏe
hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của
bàn của Phường nhân dịp xuân về. Sự quan nước nhà.q

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 119


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Chuyến thăm quan và làm việc của Ban Giám Hiệu


Trường kinh doanh Niels Brock (Đan Mạch) với Cơ sở II
trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh

C
huyến thăm quan và làm việc của doanh Niels Brock tại Đan Mạch. Qua buổi
Ban Giám Hiệu Trường kinh doanh giao lưu các em sinh viên có cơ hội được nghe
Niels Brock (Đan Mạch) với Cơ sở II giới thiệu về đất nước, con người, cuộc sống
trường ĐH Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh sinh hoạt và học tập tại Đan Mạch. Đặc biệt
Ngày 04/03/2013, Ban Giám Đốc Cơ sở các bạn đã được giao lưu với các và nghe các
II trường ĐH Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí bạn sinh viên trường Niels Brock giới thiệu về
Minh đã có buổi làm việc với Ban Giám Hiệu trường, về môi trường học tập và cuộc sống
trường Kinh doanh Niels Brock (Đan Mạch), của sinh viên tại đây. Thông qua chương trình
một trong những đối tác về đào tạo chương này các bạn sinh viên chương trình liên kết
trình cử nhân liên kết với trường ĐH Ngoại cũng chia sẻ với sinh viên trường Niels Brock
Thương. Buổi họp xoay quanh vấn đề hợp tác, về cuộc sống, con người Việt Nam và Trường
và quản lý đào tạo chuyên ngành Quản lý Tài Đại học Ngoại thương.
chính & Dịch vụ giữa hai trường. Ban Giám hiệu trường Kinh doanh Niels
Trong thời gian thăm và làm việc với Brock đã tặng Cơ sở II món quà rất ý nghĩa
CSII, Ban Giám hiệu trường Kinh doanh và tượng trưng của đất nước Đan Mạch: đó là
Niels Brock đã có buổi dự giờ học của sinh bộ đèn trang trí truyền thống của Đan Mạch.
viên chương trình liên kết Cử nhân Quản lý Phó giám đốc Thường trực Cơ sở II, PGS, TS
Tài chính và Dịch vụ. Trực tiếp dự giờ và Nguyễn Xuân Minh đã vinh dự đón nhận món
chứng kiến hoạt động giảng dạy và học tập quà này từ Hiệu trưởng trường Kinh doanh
của các sinh viên, Ban Giám hiệu trường Niels Brock
Kinh doanh Niels Brock đã thể hiện sự yên Cũng nhân dịp này, các bạn sinh viên
tâm và hài lòng về trình độ chuyên môn của chương trình liên kết Niels Brock đã có vinh
đội ngũ giảng viên, đồng thời đánh giá cao dự tham gia buổi gặp gỡ giao lưu của Bộ
sự chủ động và tích cực của sinh viên trong trưởng Thương mại và Đầu tư Đan Mạch với
các buổi học. Cơ sở II vào sáng ngày 07/03. Tại buổi giao
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Ban lưu các bạn sinh viên đã có cơ hội lắng nghe
Giám hiệu trường Kinh doanh Niels Brock, chia sẻ của Bà Bộ trưởng về mối quan hệ phát
các em sinh viên chương trình liên kết cử nhân triển bền vững, tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực
Quản lý Tài chính và dịch vụ đã có buổi giao giữa hai nước Việt Nam-Đan Mạch và chụp
lưu trực tuyến với bạn sinh viên trường Kinh hình ảnh chung với Bà Bộ trưởng.q

120 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Đội tuyển FTU- đại diện duy nhất của Việt Nam
tại Cuộc thi Hult Prize 2013
5 sinh viên Trường ĐH Ngoại
thương – Cơ sở II tại TPHCM (Đội
tuyển FTU) đã vinh dự trở thành
đại diện duy nhất của Việt Nam
tranh tài tại giải thưởng kinh tế lớn
nhất thế giới Hult Prize 2013 được
trao bởi Trường Đại học Hult (Mỹ)
và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton
Hult là một giải thưởng thường
niên do Trường Đại học Hult liên
kết tổ chức với Quỹ Clinton Global
Initiative (CGI) mà đại diện là cựu
Tổng thống Bill Clinton. Giải thưởng có tổng giá trị lên đến 1 triệu đô la Mỹ và sẽ được trao cho
nhóm sinh viên có ý tưởng giải quyết xuất sắc nhất trước một tình huống thực tế do hội đồng
tuyển chọn đưa ra. Mục đích chính của giải thưởng là khuyến khích những ý tưởng kinh doanh
vì cộng đồng của các doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp. Đồng thời thông điệp của giải thưởng
này là thúc đẩy sự gắn kết phát triển giữa hoạt động kinh tế với việc chia sẻ lợi ích cộng đồng,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tình huống thực tế mà Hult 2013 đưa ra là cuộc khủng hoảng lương thực thế giới - một trong
những vấn đề xã hội nhức nhối nhất hiện nay. Cuộc thi thu hút sự tham gia của hơn 10.000 đội
tuyển đến từ hơn 150 quốc gia cũng như sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, doanh
nhân, chính trị gia trên khắp thế giới.
Trải qua vòng sơ loại trên toàn khu vực châu Á, Đội tuyển FTU đã vinh dự trở thành đại biểu
duy nhất của Việt Nam bước vào vòng chung kết khu vực Châu Á của cuộc thi sẽ diễn ra vào
đầu tháng 3-2013 tại Thượng Hải. Tại đây, đội sẽ cùng với nhiều đại diện xuất sắc khác trên toàn
châu lục bảo vệ đề án của mình để tranh nhau suất tham dự vòng chung kết thế giới Hult 2013
tại New York vào tháng 9-2013 tới. Hiện tại toàn đội đang trong giai đoạn hoàn thiện dự án để
giải quyết tình huống do Hội đồng đưa ra. Phương pháp của đội tập trung vào các mô hình kinh
tế sẵn có tại địa phương ứng dụng công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng
một kênh phân phối bền vững, với các mục tiêu cơ bản là giảm lãng phí, thất thoát thực phẩm
và kiểm soát biến động giá.q

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 121


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ QUỐC TẾ


CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2012

Tên tác giả/đồng tác Số


STT Tên bài Tên tạp chí/Tên sách Năm
giả tạp chí

Agglomeration Đinh Thị Thanh Bình FIW working paper 45 2010


economies and the series, University of
1 location choices Vienna, Austria
by foreign firms in
Vietnam

Sub-regional Nguyễn Bình Dương Journal of Social and Volume 2010


integration initiatives Trần Thị Anh Đào Policy Sciences 1,
2
in East Asia and their Number
implication for Vietnam 1

An inquiry into the Vũ Hoàng Nam, 37 2010


transformation process Tetsushi Sonobe,
of village industries: Keijiro Otsuka Journal of Comparative
3
the case of a garment Economics
cluster in northern
Vietnam

Strategic Options Lương Thị Ngọc Oanh, The new Asian Dragon: 2010
for Vietnamese Tea Olav Jull Sorensen, Internationalisation of
4 Processors in the Nguyễn Thị Hải Yến firms in Vietnam
Global Value Chain ISBN: 978-87-630-
0228-8

The Impact of Nguyễn Hoàng Ánh The new Asian Dragon: 2010
Culture on Business Nguyễn Văn Thoan Internationalisation of
5 Relationships firms in Vietnam
ISBN: 978-87-630-
0228-8

Strategies of Vietnames Henrik Schaumburg- The new Asian Dragon: 2010


firms in the global Muller, Phạm Thu Internationalisation of
6 garment value chain Hương firms in Vietnam
after the Multi-Fiber và Đào Ngọc Tiến ISBN: 978-87-630-
Arrangement 0228-8

122 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

Tên tác giả/đồng tác Số


STT Tên bài Tên tạp chí/Tên sách Năm
giả tạp chí

An explorative Phạm Song Hạnh The new Asian Dragon: 2010


Study on Functional Internationalisation of
7 Upgrading and Export firms in Vietnam
ISBN: 978-87-630-
0228-8

L’histoire et la Nguyễn Thị Minh Hằng Revue de Droit des 4 2010


philosophie du droit Affaires Internationales-
8 vietnamien des contrats International Business
Law Journal

Critical thinking and Crossing cultures: 2011


the Role of Writing Dương Bích Hằng Journeys in ESL/EFL
9 in its Development: Phan Lê Hà writing (ISBN: 978-
Perceptions of Faculty Baurain, B 085724-719-3 British
of Business Staff Library)

Exchange Rates, Từ Thúy Anh The Keizai Gaku: 2012


C o m p a r a t i v e Annual Report of the
10
Advantage and Economic Society –
Vietnam’s Exports Tohoku University

Trade Defence Lữ Thị Thu Trang Global Trade and Volume 2012
11 Instruments in Vietnam: Customs Journal 7, Issue
Reality and Solutions 7&8

Long memory
Richard Harris International Journal of
12 conditional volatility 2012
Nguyễn Thị Hoàng Anh Forecasting
and asset management

越南学生的学术研究 Quyển 3
Nguyễn Thị Thanh
13 和商业实践的中国语 国际汉语学报 tập 1 2012
Hằng
文 课程

Corruption, growth, Volume


and governance: Nguyễn Thu Thủy, Journal of Banking and 36,
14 2012
Private vs. state-owned Mathijs A. van Dijk Finance Issue 11
firms in Vietnam

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 123


thoâng tin veà caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø trÖôøng

THỐNG KÊ SƠ BỘ GIỜ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CỦA GIẢNG VIÊN NĂM HỌC 2011-2012*
% số giảng
Tổng số giờ Tổng số Số giờ NCKH
STT Khoa/Bộ môn viên được
NCKH giảng viên bình quân
thống kê
1 Bộ môn Nga 120 9 11% 120,0
2 Khoa TACN 754,5 54 46%
30,2
3 Khoa TATM 460 23 35% 57,5
4 Khoa Tiếng Nhật 502 20 20% 125,5
5 Khoa KT&KDQT 2.084,5 73 27% 104,2
6 Khoa Tiếng Trung 520,5 15 47% 74,4
7 Khoa QTKD 3.287,5 77 39% 109,6
8 Khoa Tiếng Pháp 420 8 63% 84,0
9 Khoa Cơ bản 1.352,6 25 64% 84,5
10 Khoa LLCT 1.137 21 52% 103,4
11 Khoa KTQT 2.197,5 38 45% 129,3
12 Khoa TCNH 2.782,5 40 33% 214,0
Tổng số 15.618,6 403
Trung bình 40% 103,0

Giờ NCKH bình quân giảng viên theo đơn vị năm học 2011-2012

* Thống kê được thực hiện trên dữ liệu kê khai giờ NCKH của giảng viên với P.QLKH. Thống kê sơ bộ tính đến
12/2012 với 40% số giảng viên toàn trường kê khai nên chỉ có giá trị tham khảo.

124 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


Giôùi thieäu saùch, giaùo trình

Giáo trình sách tham khảo được hỗ trợ Năm 2012


Giáo trình:
1. Pháp luật doanh nghiệp, Chủ biên: PGS,TS Bùi Ngọc Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Pháp luật sở hữu trí tuệ, Chủ biên: TS. Hồ Thúy Ngọc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
3. Pháp luật kinh doanh quốc tế, Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Hằng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đầu tư quốc tế, Chủ biên: PGS,TS Vũ Chí Lộc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Thương mại điện tử, Chủ biên: PGS,TS Nguyễn Văn Hồng – TS. Nguyễn Văn Thoan, NXB Hồng Đức.
6. Kế toán quản trị, Chủ biên: TS. Đào Thị Thu Giang, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
7. Giáo trình Dịch kinh tế thương mại Hán – Việt, Chủ biên: ThS. Nguyễn Thanh Hằng, NXB Thông
tin & Truyền thông.
8. Kinh doanh quốc tế, Chủ biên: TS. Phạm Thị Hồng Yến, NXB Thống kê.
9. Đàm phán thương mại quốc tế, Chủ biên: PGS,TS Nguyễn Văn Hồng, NXB Thống kê.
10. Giao dịch thương mại quốc tế, Chủ biên: PGS,TS Phạm Duy Liên, NXB Thống kê.
11. Quản trị chiến lược, Chủ biên: TS. Lê Thị Thu Thủy, NXB Đại học Bách Khoa.
12. Nguyên lý kế toán, Chủ biên: TS. Trần Thị Kim Anh, NXB Thống kê.
13. Nguyên lý thống kê kinh tế, Chủ biên: TS. Nguyễn Trọng Hải, NXB Thời đại,.
14. Lôgic học và phương pháp học tập NCKH, Chủ biên: PGS,TS Đoàn Văn Khái NXB Giáo dục
Việt Nam.
15. Tài trợ thương mại quốc tế, Chủ biên: PGS,TS Nguyễn Thị Quy, NXB Thống kê.
Sách tham khảo:
1. Lý thuyết toán cao cấp 1, Chủ biên: ThS. Nguyễn Thị Toàn, NXB Thông tin & Truyền thông.
2. Câu hỏi và bài tập toán cao cấp 1, Chủ biên: ThS. Phùng Duy Quang, NXB Thông tin & Truyền thông.
3. Đọc hiểu tiếng Nga chuyên ngành kinh tế đối ngoại, Chủ biên: ThS. Lê Thị Ánh Kim, NXB Lao động.
4. Câu hỏi và bài tập kế toán quản trị, Chủ biên: TS. Đào Thị Thu Giang, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
5. Nâng cao năng lưc xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản, Chủ biên: PGS,TS Bùi Ngọc Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tê, Chủ biên: PGS,TS
Trịnh Thị Thu Hương, NXB Lao động.
7. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, Chủ biên: TS. Trần Thị Ngọc Quyên, NXB Công An nhân dân.
8. Câu hỏi và bài tập kinh tế học vi mô cơ bản, Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Tường Anh, NXB Chính
trị - Hành chính.
9. Câu hỏi và bài tập kinh tế học vĩ mô cơ bản, Chủ biên: TS. Hoàng Xuân Bình NXB Thông tin &
Truyền thông.
10. Bài tập nguyên lý thống kê kinh tế, Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 125


tin toång hôïp

Cũng là một “ngón chuyển giá” cũng đang áp dụng một “ngón chuyển giá “
khác. Việc Bộ Công thương bãi bỏ quy định
Gần đây, trên các phương tiện truyền
mức thù lao cho đại lý bán hàng(9/2008)
thông đại chúng đưa tin về các doanh
đã là một tín hiệu đèn xanh cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nghiệp đầu mối thực hiện chính sách”giá
ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi nội bộ công ty”, được biết đến từ lâu trên
khác đã thực hiện “ngón chuyển giá”, thị trường thế giới. Với hình thức này, các
luôn khai báo kinh doanh lỗ để trốn doanh nghiệp đầu mối-các công ty mẹ- hy
thuế. Với thủ đoạn mua nguyên liệu của sinh lợi nhuận để các công ty con kiếm lời
công ty mẹ với giá cao so với mức giá với mức chiết khấu cao. Thực chất là các
bình thường trên thị trường và bán thành công ty mẹ đã bán với giá thấp để các công
phẩm trở lại cho công ty mẹ với mức ty con bán ra thị trường với mức giá quy
giá thấp hơn giá thành sản xuất, so với định sẽ thu lãi lớn. Các công ty mẹ nắm
giá bán thực đến 40%, như vậy làm sao trên 50% vốn cổ phần ở các công ty con
không lỗ được? Nhưng điều trớ trêu là thì khoản lãi thu được do chiết khấu cao
các công ty con này lại liên tục yêu cầu lại quay lại với công ty mẹ khi chia chác
các công ty mẹ đầu tư thêm vốn để sản lợi nhuận theo tỷ lệ mức góp vốn cổ phần.
xuất kinh doanh, chẳng có công ty nào Thử hỏi các công ty mẹ làm sao không lãi
chết cả. Theo VTV3(12/8/011) thì có tới “khủng” mà lại là “lỗ” được?
50% các công ty FDI ở thành phố Hồ Thiết nghĩ, đây cũng là một dạng
Chí Minh và 70% ở Bình Dương chuyển chuyển giá để trốn thuế, làm thất thu cho
giá cho các công ty mẹ ở Đài Loan và
ngân sách nhà nước, cần được điều tra kỹ
Hàn Quốc, các công ty kinh doanh chè
để thu hồi như đã làm với các công ty FDI
ở Lâm Đồng cũng vậy. Các công ty FDI
dùng “ngón chuyển giá” để bán lỗ sản khi dùng “ngón chuyển giá”.q
phẩm không chỉ cho các công ty mẹ, PGS, TS Lê Đình Tường
mà còn theo lệnh của công ty mẹ bán lỗ
cho các công ty con ở các nước khác, có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của
mức thuế nhập khẩu và thuế lợi tức thấp. Việt Nam tại châu Phi năm 2012
Đây là hình thức chuyển giá “Hy sinh
lợi nhuận của công ty con nhằm tối đa Dẫn nguồn tin từ Vụ Thị trường châu
lợi nhuận của công ty mẹ”. Cơ quan thuế Phi, Tây Á, Nam Á và theo số liệu thống
quan của chúng ta đã phát hiện ra ngón kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm
nghề này của các công ty FDI ở Việt 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước
Nam và đã có những biện pháp thích hợp ta sang thị trường châu Phi đạt 2,47 tỷ đô
thu hồi hàng chục tỷ đồng cho ngân sách la Mỹ (USD), tăng 20% so với năm 2011
nhà nước. Đây mới chỉ là những trường (nếu không tính nhóm hàng vàng bạc đá
hợp đã bị phát hiện. quý) trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu
Đối với việc kinh doanh xăng dầu trên của Việt Nam từ châu Phi đạt 1 tỷ USD,
thị trường trong nước, các doanh nghiệp giảm 19%.

126 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


tin toång hôïp

Trên tổng số 55 nước châu Phi, 10 thị USD (307.749 tấn), hàng dệt may 3,75
trường xuất khẩu lớn nhất (Nam Phi, Ai triệu USD.
Cập, Bờ Biển Ngà, Gha-na, An-giê-ri, An-giê-ri, với kim ngạch xuất khẩu
Ăng-gô-la, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Mô- đạt 129 triệu USD, tăng 28% so với năm
dăm-bích, Ma-rốc) chiếm khoảng 80%
2011, trong đó cà phê chiếm 58,96 triệu
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang
USD (29.196 tấn), gạo 35,61 triệu USD
toàn khu vực châu Phi. Tại 10 thị trường
(77.838 tấn).
này, nước ta đã có 7 Cơ quan đại diện
ngoại giao và 5 Cơ quan Thương vụ. Đây Kim ngạch xuất khẩu sang Ăng-gô-la
đồng thời là những thị trường mà thời đạt 115,79 triệu USD, tăng 70%, trong đó
gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực tổ gạo chiếm 54,63 triệu USD (121.693 tấn),
chức các đoàn nghiên cứu chính sách, xúc hàng dệt may 14,5 triệu USD.
tiến thương mại, các cuộc hội thảo doanh Xuất khẩu sang Ni-giê-ri-a đạt 112,68
nghiệp, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm
truyền về tiềm năng xuất khẩu, v.v... trước. Kim ngạch xuất khẩu sang Xê-nê-
Mặc dù kim ngạch sụt giảm, chỉ đạt gan đạt 91,22 triệu USD, giảm 48% so với
612,64 triệu USD, song Nam Phi vẫn là thị cùng kỳ năm 2011, trong đó gạo chiếm
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại 66,14 triệu USD (182.323 tấn) giảm 39%
châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu sang Ai về giá trị, phương tiện vận tải và phụ tùng
Cập đạt 297,82 triệu USD, tăng 26% so với đạt 14,46 triệu USD.
năm 2011. Mặt hàng thủy sản (chủ yếu là
Kim ngạch xuất khẩu sang Mô-dăm-
cá tra và tôm) tiếp tục giữ vị trí số 1 với kim
bích đạt 85,67 triệu USD, tăng 20% so
ngạch đạt 79,66 triệu USD, tiếp đến là hạt
với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu sang
tiêu 36,46 triệu USD, xơ, sợi dệt các loại
Ma-rốc đạt 81,75 triệu USD, tăng gấp đôi
37,81 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng
cụ phụ tùng đạt 22,2 triệu USD, phương so với năm 2011. Trong những năm tới,
tiện vận tải và phụ tùng 18 triệu USD, cà đây sẽ vẫn là những thị trường xuất khẩu
phê 15 triệu USD, hàng dệt may 9,5 triệu quan trọng nhất của Việt Nam do quy mô
USD, sắt thép các loại 2,1 triệu USD. Ai dân số lớn, tăng trưởng GDP cao và người
Cập tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ tiêu dùng đã quen với hàng hoá Việt Nam.
hai của Việt Nam tại châu Phi sau Nam Phi Ngoài ra, tại các nước này có hệ thống
và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại
Nam tại khu vực Bắc Phi. tương đối đông, tạo điều kiện cho việc hỗ
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối
sang Bờ Biển Ngà đạt 214,90 triệu USD, tác, làm thủ tục xin visa, v.v...
tăng 47%, trong đó gạo chiếm 203,37 Bên cạnh 10 thị trường nói trên, Việt
triệu USD (479.590 tấn), dệt may đạt 1,88 Nam còn có nhiều khả năng đẩy mạnh
triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu sang thị xuất khẩu sang các thị trường khác như
trường Gha-na đạt 203,58 triệu USD, tăng Kenya, Cameroon, Guinea, Tanzania, CH
69 %, trong đó gạo chiếm 149,62 triệu Congo, Liberia và Tuynidi.q

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 127


Soá lieäu thoáng keâ

KINH TEÁ VAØ THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ CUÛA VIEÄT NAM
QUA CAÙC CON SOÁ THOÁNG KEÂ CHUÛ YEÁU
1. Tốc độ tăng GDP (%)
(Giá so sánh 1994)

Năm Tăng GDP theo nhóm ngành


Tổng số Nông, lâm Công nghiệp, Dịch vụ
thủy sản Xây dựng
2008 6,31 4,68 5,98 7,37
2009 5,32 1,82 5,52 6,63
2010 6,78 2,78 7,70 7,52
2011 5,89 4,01 5,53 6,99
2012 5,03 2,72 4,52 6,42
Nguồn: Tổng cục thống kê
2. Cơ cấu GDP (%)

Năm Theo nhóm ngành


Tổng số Nông, lâm Công nghiệp, Dịch vụ
thủy sản Xây dựng
2008 100,00 22,21 39,84 37,95
2009 100,00 20,91 40,24 38,85
2010 100,00 20,58 41,09 38,33
2011 100,00 22,01 40,23 37,76
2012 100,00 21,65 40,65 37,70
Nguồn: Tổng cục thống kê
3. Chỉ số giá tiêu dùng (%)

CPI giai đoạn 2003-2012


(%)

125
119,9 118,6
120
115 112,6
111 109,2
109,5 108,4
110 106,6 106,5
103
105
100
95
90
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

128 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


Soá lieäu thoáng keâ

4. Các nguồn thu ngoại tệ (triệu USD)


Năm FDI đăng ký FDI ODA ODA Kiều hối
thực hiện cam kết giải ngân
2008 71.726,0 11.500,0 5.400 2.200 7.200
2009 23.107,3 10.000,0 6.114 3.600 6.283
2010 19.886,1 11.000,0 8.063 3.514 8.260
2011 15.356,0 11.000,0 7.905 3.650 9.000
2012* 13.013,0 10.460,0 7.386 3,560 9.500
*
: Ước tính
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
5. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
Năm Xuất khẩu Tốc độ Nhập khẩu Tốc độ Nhập Nhập
(triệu tăng XK (triệu tăng NK siêu siêu /
USD) (%) USD) (%) GDP (%)
2008 62.685,1 29,1 80.713,8 28,6 18.028,7 20,1
2009 57.096,3 -8,9 69.948,8 -13,3 12.852,5 14
2010 72.237,0 26,4 84.839,0 21,2 12.602,0 11,9
2011 96.905,7 34.2 106.749,9 25,8 9.844,2 7,7
2012* 114.631,0 18,3 114.347,0 7,1 -284,0 --
*Ước tính
Nguồn: Tổng cục Hải quan
6. Mặt hàng XNK chủ yếu (triệu USD)
2008 2009 2010 2011 2012*
Mặt hàng XK
Dầu thô 10356,8 6194,6 4957,6 7241,5 8395,0
Hàng điện tử, máy tính và linh 2640,3 2763,0 3590,2 4662,2 7882,0
kiện
Dệt may 9120,5 9065,6 11209,7 14043,4 15035,0
Giày dép 4769,9 4071,3 5122,3 6549,3 7246,0
Thủy sản 4510,1 4255,3 5018,0 6112,4 6156,0
Gạo 2895,9 2666,1 3247,9 3656,8 3689,0
Cà phê 2113,8 1730,6 1851,4 2752,4 3686,0
Cao su 1604,1 1227,1 2388,2 3233,8 2826,0
Gỗ và sản phẩm gỗ 2767,2 2989,27 3435,6 3956,8 4641,0
Gốm sứ 344,3 267,2 317,0 358,9 431,0

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 129


Soá lieäu thoáng keâ

2008 2009 2010 2011 2012*


Mặt hàng NK
Xăng dầu 10952,9 6507,5 6113,0 9878,1 8894,0
Sắt thép 6905,6 5357,4 6154,8 6431,1 5981,0
Phân bón 1475,0 1416,8 1217,7 1778,3 1637,0
Hàng điện tử, máy tính và linh 3714,1 3220,6 5208,6 7851,1 13098,0
kiện
Hóa chất 1797,5 1638,7 2119,0 2717,1 2781,0
Bông 466,5 394,7 674,2 1052,9 875,0
Giấy 786,2 801,3 925,2 1068,3 1164,0
Chất dẻo 2949,0 2811,7 3776,4 4761,2 4762,0
Tân dược 834,1 1099,1 1243,0 1483,1 1760,0

* Ước tính
Nguồn: Tổng Cục hải quan
7. Xuất nhập khẩu dịch vụ (triệu USD)

2008 2009 2010 2011 2012*


Xuất khẩu 7.006 5.766 7.460 8.879 9.400
Dịch vụ vận tải 2.356 2.062 2.306 2.505 2.100
Dịch vụ bưu chính, viễn thông 80 124 137 145 --
Dịch vụ du lịch 3.930 3.050 4.450 5.620 6.600
Dịch vụ tài chính 230 175 192 208 --
Dịch vụ bảo hiểm 60 65 70 81 --
Dịch vụ Chính phủ 50 100 105 110 --
Dịch vụ khác 300 190 200 210 --
Nhập khẩu 7.956 8.187 9.921 11.859 12.500
Dịch vụ vận tải 4.974 5.508 6.596 8.226 8.700
Dịch vụ bưu chính, viễn thông 54 59 79 67 --
Dịch vụ du lịch 1.300 1.100 1.470 1.710 1.900
Dịch vụ tài chính 230 153 195 217 --
Dịch vụ bảo hiểm 473 406 481 567 --
Dịch vụ Chính phủ 75 141 150 152 --
Dịch vụ khác 850 820 950 920 --
*Ước tính
Nguồn: Tống Cục thống kê

130 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


Chuyeân muïc hoûi - Ñaùp

CAÂU CHUYEÄN MOÄT VUÏ KIEÄN


Vào một ngày đẹp trời cuối tháng 9-2009, Giám đốc Cty South Shipping (SSP)- một chủ
tàu nhỏ ở TP HCM sở hữu duy nhất tàu biển S-1 trọng tải 4.000T- hết sức ngạc nhiên khi nhận
được một trát đòi nợ mấy trăm nghì Đô La Mỹ của một doanh nghiệp lạ hoắc, tên là DGM, gửi
từ Hoa Kỳ tới . Trát đòi nợ của DGM còn nhấn mạnh nếu SSP không trả nợ ngay thì tàu S-1 có
thể bị bắt giữ ở bất cứ cảng nào mà nó ghé vào, kể cả ở Việt Nam. Toàn bộ nhân viên Cty SSP
được chỉ thị lục tìm kỹ trong hồ sơ giấy tờ xem có giao dịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ
nào với DGM không. Sau 3 ngày tìm kiếm cẩn thận các phòng ban đều báo cáo không hề biết
người đòi nợ DGM là ai, vì vậy, Giám đốc Cty SSP đã thẳng thừng tứ chối khoản nợ vô lý trên.
Thực tế Cty SSP mới bắt đầu tham gia kinh doanh vận tải biển quốc tế trong vài năm trở lại
đây, đầu năm 2008, họ cho một thương nhân Hàn Quốc (TNHQ) thuê định hạn tàu này để kinh
doanh vận chuyển hàng bách hóa ở khu vực châu Á. Hợp đồng quy định TNHQ phải tự trang
trải nhiên liệu chạy máy tàu trong thời gian thuê. Sau này, qua Văn phòng luật sư D&A của
DGM, SSP mới vỡ lẽ trong thời gian thuê định hạn TNHQ có mua của công ty CEN, một doanh
nghiệp khác cũng ở Hàn Quốc chuyên kinh doanh loại nhiên liệu này, gần 250T dầu chạy máy
tàu với giá tiền trên và đã thanh toán đầy đủ. Thực tế C EN đã mua số dầu trên từ chi nhánh
DGM ở Singapore để cấp cho tàu S-1 khi ghé vào đây lấy hàng. Trong hợp đồng bán dầu, phía
DGM đơn phương ghi vào ô “ người mua” không chỉ là CEN mà còn liên đới bao gồm cả bản
thân Con tàu, Thuyền trưởng, Chủ tàu, Người quản lý tàu, Người thuê tàu và những ai thực thi
quyền chủ tàu (Disponent Owners). Sở dĩ DGM truy đòi SSP vì, trong cơn bão khủng hoảng
tài chính 2008-2009, CEN đã vỡ nợ không trả cho họ số tiền trên nên, dựa vào quy định đơn
phương trong hợp đồng giữa DGM với CEN, họ yêu cầu SSP phải thanh toán khoản nợ này.
Hợp đồng bán dầu của DGM quy định mọi tranh chấp, nếu có, sẽ do tòa án Mỹ xét xử theo luật
Mỹ. Đầu tháng 9/2009, khi biết tàu S-1 đang dỡ hàng ở một cảng Nhật, DGM đã yêu cầu tòa án
Nhật ra lệnh bắt giữ tàu và khởi kiện SSP tại tòa án Tokyo để đòi khoản tiền trên. Nhận tin này,
SSP khá ngạc nhiên và có phần bỡ ngỡ vì chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh hàng hải quốc
tế và chưa hề đối mặt với những kiểu kiện tụng xa lạ, phức tạp đầy rắc rối phát sinh từ những
chế định luật hàng hải lắt léo khó hiểu như thế này. Xuất phát từ phương châm “tránh voi chẳng
xấu mặt nào”, SSP ngỏ ý chia sẻ với DGM một phần mười của số tiền trên để họ tìm đúng đối
tượng cần kiện. SSP khẳng định đây chỉ là một cử chỉ thiện chí hữu nghị chứ không phải là một
sự thừa nhận trách nhiệm pháp lý. Rất lấy làm tiếc DGM đã bỏ qua thiện chí của SSP và nhất
quyết thúc giục tòa Tokyo khởi sự.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 131


Chuyeân muïc hoûi - Ñaùp

Hiểu rằng đây là cuộc chiến “châu chấu đá voi” song không còn lựa chọn nào khác, SSP bắt
buộc phải chỉ định một luật sư hàng hải hàng đầu của Việt nam phối hợp với luật sư Nhật để
hầu kiện. Từ tháng 10/2009 đến tháng 5/2010 lần lượt 8 phiên tòa đã được mở ra để nghe luật
sư hai bên tranh tụng. Do tính chất phức tạp, lắt léo và rắc rối của một vụ kiện về hàng hải, từ
phiên thứ tư trở đi phải thay thẩm phán khác và đến những phiên tiếp theo xuất hiện tới 3 thẩm
phán để phán xử, một hiện tượng ít khi xẩy ra trong lịch sử tố tụng dân sự của tòa án Nhật. Phía
DGM hùng hồn khẳng định vụ kiện này chỉ có thể áp dụng luật Mỹ để xét xử chứ không thể áp
dụng luật bất cứ nước nào khác. Theo luật Mỹ, DGM có quyền áp dụng chế định kiện bản thân
con tàu (Action in Rem) cũng như chế định quyền cầm giữ hàng hải (Maritime Lien) để bắt giữ
tàu và quy kết trách nhiệm cuả SSP. Dựa vào định nghĩa đơn phương của mình về “ người mua”
như trên họ khẳng định giữa họ và SSP có tồn tại hợp đồng mua bán dầu, hơn thế nữa phiếu
nhận dầu ở Singapore mà Thuyền trưởng ký vào cùng với hóa đơn đều là bằng chứng của hợp
đồng giữa họ và SSP. Ngoài ra DGM còn cho rằng thương nhân CEN là đại lý môi giới của
SSP trong việc mua dầu, một khi đại lý môi giới không trả được nợ thì người ủy thác (Principal)
phải trả nợ thay.
Đáp lại, phía SSP cho rằng theo luật Nhật (nơi tàu bị bắt), luật Singapore (nơi bán dầu cho
tàu) và luật Việt nam (luật cờ tàu), trong vụ việc này không tồn tại bất cứ một hợp đồng mua bán
dầu nào giữa DGM và SSP vì vậy không có cơ sở pháp lý để DGM thực thi quyền cầm giữ hàng
hải nhằm bắt giữ tàu đòi SSP bồi thường. Ngay cả trường hợp áp dụng luật Mỹ (luật án lệ) thì
tình hình cũng tương tự. Việc DGM liệt kê SSP cùng bản thân Con tàu cũng như Thuyền trưởng
là “người mua liên đới” trong hợp đồng giữa họ với CEN là việc làm tùy tiện, đơn phương,
một chiều và đây chỉ là thỏa thuận riêng giữa DGM và CEN, hoàn toàn không có giá trị pháp
lý ràng buộc SSP. Nếu đúng như DGM lập luận giữa họ và SSP tồn tại hợp đồng mua bán dầu
thì chí ít hai bên cũng phải có một vài chứng cứ ban đầu như Email, Fax hay điện thoại trao đi
đổi lại trước khi xác nhận chính thức. Hơn thế nữa, tại sao sau khi cấp dầu cho tàu ở Singapore
họ không hề gửi hóa đơn cho SSP để đòi tiền mà chỉ khi bị thất thu từ CEN mới quay sang yêu
cầu SSP thanh toán. Bản thân phiếu nhận dầu mà Thuyền trưởng ký vào cũng chỉ nói lên rằng
Thuyền trưởng đã nhận một số lượng dầu theo đúng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định,
không có bất cứ câu chữ nào trong chứng từ này chỉ ra rằng nó là một bộ phận không tách rời
của hợp đồng mua bán dầu. Ngay cả hóa đơn cũng không nói rằng nó là một bộ phận của hợp
đồng. Ngoài ra DGM cũng không đưa ra được bằng chứng nào nói lên rằng SSP đã ủy quyền
cho CEN làm đại lý môi giới mua dầu. Luật sư Việt nam nhấn mạnh theo Điều 37 của Bộ luật
hàng hải Việt nam khiếu nại này của DGM không phải là loại khiếu nại cho phép họ thực hiện
quyền cầm giữ hàng hải để bắt giữ tàu và quy định này trong Bộ luật hàng hải Việt nam cũng
hoàn toàn tương đồng với luật hàng hải Singapore , Anh và Mỹ.

132 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


Chuyeân muïc hoûi - Ñaùp

Tháng 2/2010, luật sư Việt nam đã cung cấp cho tòa Tokyo một án lệ năm 2009 của tòa án
Mỹ có nội dung tương đồng (Mỹ là nước áp dụng hệ thống luật án lệ). Trong án lệ này EMM
là thương nhân Mỹ bán dầu, MISC là chủ tàu nước ngoài. MISC có mua của TNK- một thương
nhân khác- một số dầu và đã trả tiền đầy đủ cho TNK. Thực tế TNK đã mua dầu của EMM và
bán lại cho MISC, sau đó vì vỡ nợ nên TNK không thanh toán lại cho EMM. EMM đã áp
dụng chế định quyền cầm giữ hàng hải trong luật Mỹ để kiện chủ tàu MICS tại một tòa sơ thẩm
Mỹ dòi bồi thường số tiền thất thu từ TNK. MISC đã bác bỏ quyền cầm giữ hàng hải của EMM
vì họ chưa bao giờ ký hợp đồng mua dầu với EMM, ngược lại họ chỉ ký hợp đồng và trả tiền
trực tiếp với TNK. Tòa sơ thẩm Mỹ chấp nhận lập luận cuả MISC và bác đơn của EMM vì họ
không chứng minh được rằng giữa họ và MISC tồn tại hợp đồng mua bán dầu, hơn thế nữa, họ
đã không gửi chứng từ đòi tiền tới tay MISC sau khi ký hợp đồng cũng như không chứng minh
được rằng MISC có biết EMM là công ty bán dầu ở Mỹ. EMM đã xin phúc thẩm song tòa phúc
thẩm Mỹ vẫn y án phán quyết của tòa sơ thẩm Mỹ1.
Từ những bằng chứng và lập luận sắc bén, đầy thuyết phục và ít có cơ sở bác bỏ của phía
SSP, các thẩm phán đã có những câu hỏi ngụ ý về sự vô lý, mâu thuẫn trong lập luận của
DGM. Có lẽ cảm thấy nếu tiếp tục hầu kiện thì phần thua là khó tránh khỏi và vì muốn rút
lui trong danh dự nên DGM lại bắn tiếng tới SSP đề nghị hai bên dừng kiện. Chẳng lẽ lại ra
về tay không nên DGM cũng đề nghị SSP bù đắp cho họ một khoản tiền lớn hơn nhiều so với
con số mà SSP đã đề xuất ban đầu. Vì cho rằng “ cãi được vạ thì má sẽ sưng” nên SSP đã
chấp nhận đề nghị của DGM nhưng chỉ giới hạn ở con số ban đầu như đã đề cập ở trên.Tất
nhiên DGM không có cơ sở nào để mặc cả thêm nên đành đồng ý và cũng phải tự mình chịu
mọi án phí ở tòa Tokyo. Rốt cục thì hai bên đã kết thúc vụ kiện theo cung cách mà các luật
sư quốc tế thường nói là “một kết quả thương lượng, dù tồi tệ đến mấy, cũng tốt gấp vạn lần
một phán quyết đẹp của tòa án”.
Trên thương trường quốc tế nhiều khi các rủi ro tai họa ập đến từ những chuyện “trời ơi đất
hỡi - không tiền khoáng hậu” như trên không phải là hiếm. Vì vậy, khi kinh doanh thương mại
và hàng hải quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các chủ tàu Việt Nam nói riêng
nếu gặp phải những trường hợp như vụ việc trên đây cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu luật pháp
quốc tế để xử lý thỏa đáng. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình vô can nên không cần hành động
gì. Nếu không biết cách xử lý thích đáng, kịp thời và đúng luật thì không ít trường hợp không
những “ không cãi được vạ mà má còn sưng to hơn” mặc dầu mình chẳng có tội tình gì.q
LS Võ Nhật Thăng

1
Nguồn: www.internationallawoffice.com/Newsletter/ 2/24/2001.

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 133


Lôøi hay yù ñeïp!
1. •“Khoâng neân daïy cho treû nhöõng gì
chuùng phaûi suy nghó, maø daïy chuùng
caùch suy nghó.”
Margaret Mead

2.•“Muïc tieâu cuûa giaùo duïc khoâng phaûi laø daïy


caùch kieám soáng hay cung caáp coâng cuï ñeå ñaït
ñöôïc söï giaøu coù, maø ñoù phaûi laø con ñöôøng daãn
loái taâm hoàn con ngöôøi vöôn ñeán caùi Chaân vaø
thöïc haønh caùi Thieän .”
Vijaya Lakshmi Pandit

3. “Nhieäm vuï cuûa moät tröôøng ñaïi hoïc tieán boä


khoâng phaûi laø cung caáp nhöõng caâu traû
lôøi thích hôïp, maø chính phaûi laø ñaët ra
caùc caâu hoûi thích hôïp.”
Cynthia Ozick

134 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)


foreign trade
university
contents
External EXTERNAL ECONOMICS AND
INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION
Economics
Review 1. Vietnam's economic development in2012 3
N 55/2013
o
and prospects for 2013
ISSN 1859 - 4050 Dr Nguyen Tu Anh
editor - in - chief Dr Nguyen Thu Thuy
Prof, Dr Hoang Van Chau
2. Vietnam's international trade in goods in 9
General Editor Assistant 2012
Assoc. Prof, Dr. Nguyen Van Minh Dr Dao Ngoc Tien
managing editor 3. Major trends of foreign direct investment in 15
Dr Nguyen Van Thoan 2012
Dr Dao Ngoc Tien
Dinh Mai Lien Phan Thi Van
Nguyen Ngoc Bich 27
4. Selected trade liberalization theories and it's
eDITOR STANDING GROUP application in East Asian Countries
Prof, Dr Nguyen Thi Mo Dau Xuan Dat
Assoc. Prof, Dr Nguyen Thi Quy
Assoc. Prof, Dr Nguyen Van Hong 5. Thailand's experience in overcoming SPS 38
Assoc. Prof, Dr Vu Chi Loc barriers in the US, EU and Japan
Assoc. Prof, Dr Bui Ngoc Son
Dr Dao Thi Thu Giang Dr Ho Thuy Ngoc,
Assoc. Prof, Dr Nguyen Dinh Tho Võ Sỹ Mạnh, Hà Công Anh Bảo
Assoc. Prof, Dr Pham Duy Lien
Assoc. Prof, Dr Nguyen Thi Bich Ha 6. US's investment in South East Asia - 48
Assoc. Prof, Dr Doan Van Khai
Opportunities and challenges to Vietnam
Assoc. Prof, Dr Tang Van Nghia
Assoc. Prof, Dr Bui Thi Ly Nguyen Ngoc Lan
Assoc. Prof, Dr Dang Thi Nhan
7. Vocational training in rural areas of Vietnam 59
Dr Pham Thi Hong Yen
Dr Le Thi Thu Thuy Nguyen Mai Phuong
Dr Nguyen Thu Thuy
Assoc. Prof, Dr Trinh Thi Thu Huong 8. Prerequisites for maritime transportation 65
Assoc. Prof, Dr Tu Thuy Anh service development in Vietnam
PUBLISHING LICENSE Dr Le Thi Viet Nga
180/GP-BVHTT
9. Recents trends of economic integration in 75
EDITORIAL OFFICE Asia - Pacific
91 Chua Lang Str., Hanoi Phung Manh Hung
Tel: (84-4) 38356800 (ext 331)
Fax: (84-4) 38343605 10 Some thoughs on rules of origin of the Trans- 82
Email: tapchi@ftu.edu.vn Pacific Partnership Agreement
Website: tapchiktdn.ftu.edu.vn
Assoc.Prof, Dr Pham Thi Hong Yen

Soá 55 (3/2013) Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi 135


Education and Training

11. Risk management of scholarship loan's programme at Foreign Trade 88


University

Dr Pham Thu Huong

12. Enhancing student's discipline awareness at Foreign Trade University 96


Assoc.Prof, Dr Nguyen Xuan Minh
Tran Quoc Trung
13 Proposals to equip students with more pratical knowledge at FTU 104
Assoc.Prof, Dr Trịnh Thị Thu Hương
Dr Phan Thị Thu Hiền

FTU'S MAJOR ACTIVITIES


NEWS... SOME NEWS ON INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION

136 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 55 (3/2013)

You might also like