You are on page 1of 4

Contents

XẾP HÀNG CHỮA BỆNH ............................................................................................. 1


ĐẤU GIÁ NGƯỢC ......................................................................................................... 2
ĐƯỜNG CHÉO LỚN NHẤT .......................................................................................... 2
TÌM ĐIỂM ...................................................................................................................... 3
CẶP DÃY CON .............................................................................................................. 3

XẾP HÀNG CHỮA BỆNH


Bệnh viện có 𝑚 phòng khám. Tại mỗi sáng số thứ tự khám chữa bệnh tại các phòng này đều
được khởi động về 0. Có 𝑛 bệnh nhân tới bệnh viện khám bệnh xếp hàng theo thứ tự. Bệnh
nhân thứ 𝑖 đề xuất nguyện vọng muốn vào phòng khám 𝑎𝑖 . Hãy cho biết số thứ tự 𝑡𝑖 của bệnh
nhân thứ 𝑖 tại phòng khám họ muốn vào. Biết rằng bệnh nhân đầu tiên được khám ở mỗi
phòng bắt đầu từ 1, mỗi bệnh nhân tiếp theo có số thứ tự khám tại phòng là số thứ tự của
người trước khám tại phòng đó cộng thêm 1.
Dữ liệu: vào từ file văn bản ORDER.INP
 Dòng đầu chứa 2 số nguyên 𝑛, 𝑚 (0 < 𝑛 ≤ 105 , 𝑚 ≤ 100)
 Dòng thứ 2 chứa 𝑛 số nguyên không dương 𝑎0 , 𝑎1 , … , 𝑎𝑛−1 (𝑎𝑖 ≤ 105 )
Kết quả: Ghi ra file văn bản ORDER.OUT ghi ra 𝑛 số 𝑡0 , 𝑡1 , … , 𝑡𝑛−1 với 𝑡𝑖 là số thứ tự khám
của người thứ 𝑖.
Ví dụ:
ORDER.INP ORDER.OUT
7 3 1 1 2 2 1 3 2
1 3 1 3 2 1 2
ĐẤU GIÁ NGƯỢC
Có 𝑛 người tham gia trò chơi đấu giá ngược để mua chiếc ZPHONE 101 của công ty ABC.
Người thứ 𝑖 đưa ra mức giá 𝑎𝑖 ( 𝑎𝑖 ≤ 105 ). Ban tổ chức muốn chọn ra một người đã đưa ra
mức giá nhỏ nhất và duy nhất để trao giải. Hỏi người nhận giải thưởng đã phải trả số tiền bao
nhiêu?

Dữ liệu: Vào từ file văn bản REVERSE.INP

 Dòng đầu tiên chứa số tự nhiên 𝑛 (𝑛 ≤ 105 )


 Dòng thứ hai chứa 𝑁 số 𝑎0 , 𝑎1 , … . , 𝑎𝑛−1 (𝑎𝑖 ≤ 105 ).
Kết quả: Ghi ra file văn bản REVERSE.OUT một số nguyên duy nhất là giá mà người thắng
cuộc đưa ra. Nếu không tồn tại người thắng cuộc, đưa ra -1.

Ví dụ:

REVERSE.INP REVERSE.OUT
6 3
4 3 2 1 2 1

ĐƯỜNG CHÉO LỚN NHẤT


Cho bảng gồm 𝑚 dòng, 𝑛 cột chia thành 𝑚 × 𝑛 ô vuông, ô thứ 𝑗 trên hàng 𝑖 ta gọi là ô (𝑖, 𝑗).
Mỗi ô có chứa một số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1000. Ta xét một số khái niệm:
 Một đường chéo của bảng là tập hợp các ô có tâm nằm trên một đường thẳng (xem
hình vẽ dưới).
 Đường chéo chính là đường thẳng đi qua các ô (𝑖, 𝑖) (chỉ số hàng bằng chỉ số cột).
 Tổng đường chéo là tổng các ô trên đường chéo đó.
Yêu cầu: Xét tất cả các đường chéo song song với đường chéo chính, tìm đường chéo có tổng
lớn nhất.

Các ô cùng đường chéo


Dữ liệu: Vào từ file văn bản MAXD.INP

 Dòng đầu tiên chứa số tự nhiên 𝑚, 𝑛 (𝑚, 𝑛 ≤ 100)


 𝑚 dòng sau mỗi dòng chứa 𝑛 số nguyên là các số trong bảng
Kết quả: Ghi ra file văn bản MAXD.OUT in ra tổng đường chéo lớn nhất

Ví dụ:

MAXD.INP MAXD.OUT
3 4 15
-6 5 1 5
-1 10 5 1
-1 1 10 5
Giải thích: ta có các đường chéo {−1}, {−1,1}, {−6, 10, 10}, {5,5,5}, {1,1}, {5}

TÌM ĐIỂM
Cho 𝑛 điểm trên trục 𝑂𝑥 có các tọa độ lần lượt là 𝑎0 , 𝑎1 , … , 𝑎𝑛−1 .
Yêu cầu: Tìm một điểm trên trục 𝑂𝑥 sao cho tổng khoảng cách từ điểm đó tới 𝑛 điểm là nhỏ
nhất.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản MINDIS.INP

 Dòng đầu tiên chứa số tự nhiên 𝑛 (𝑛 ≤ 105 ) là số điểm trên mặt phẳng
 Dòng thứ hai chứa 𝑛 số 𝑎0 , 𝑎1 , … , 𝑎𝑛−1 (|𝑎𝑖 | ≤ 109 )
Kết quả: Ghi ra file văn bản MINDIS.OUT một số nguyên duy nhất là tổng khoảng cách nhỏ
nhất có thể.

Ví dụ:

MINDIS.INP MINDIS.OUT
5 10
1 8 5 6 3

CẶP DÃY CON


Cho hai dãy số nguyên 𝐴 = (𝑎0 , 𝑎1 , … , 𝑎𝑚−1 ) và 𝐵 = (𝑏0 , 𝑏1 , … , 𝑏𝑛−1 ). Người ta muốn chọn
một dãy con khác rỗng gồm các phần tử liên tiếp trong 𝐴 và một dãy con khác rỗng gồm các
phần tử liên tiếp trong 𝐵 sao cho hai dãy con được chọn này có tổng các phần tử bằng nhau.
Hai cách chọn được gọi là khác nhau nếu có phần tử (của 𝐴 hoặc của 𝐵 được chọn trong một
cách nhưng không được chọn trong cách còn lại)
Yêu cầu: Cho biết có bao nhiêu cách chọn
Dữ liệu: Vào từ file văn bản SEQPAIRS.INP
 Dòng 1 chứa hai số nguyên dương 𝑚, 𝑛 ≤ 1000
 Dòng 2 chứa 𝑚 số nguyên 𝑎0 , 𝑎1 , … , 𝑎𝑚−1 (∀𝑖: |𝑎𝑖 | ≤ 109 )
 Dòng 3 chứa 𝑛 số nguyên 𝑏0 , 𝑏1 , … , 𝑏𝑛−1 (∀𝑗: |𝑏𝑗 | ≤ 109 )
Kết quả: Ghi ra file văn bản SEQPAIRS.OUT một số nguyên duy nhất là số cách chọn tìm
được
Ví dụ
SEQPAIRS.INP SEQPAIRS.OUT
4 6 4
2 4 6 8
1 3 5 7 9 20
3 2 18
0 0 0
0 0
2 4 12
0 0
1 -1 1 -1
Giải thích ví dụ 1: 4 cách chọn có thể là

4 =1+3
8 =3+5
2+4+6 =5+7
2 + 4 + 6 + 8 = 20

You might also like