You are on page 1of 675

HỌC VIỆN CNBCVT

THÔNG TIN DI ĐỘNG

TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

- 6/2013 -
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi ra đời cho đến nay thông tin di động đã trở thành một ngành công
nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất. Để đáp ứng các nhu cầu về chất lượng và
dịch vụ ngày càng nâng cao, thông tin di động không ngừng được cải tiến. Đến
nay thông tin di động đã trải qua nhiều thế hệ. Thế hệ thứ nhất là thế hệ thống
thông tin di động tương tự sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo tần số
(FDMA). Tiếp theo là thế hệ hai và hiện nay thế hệ ba đã được đưa vào hoạt động.
Thế hệ bốn đã được tích cực nghiên cứu và chuẩn bị đưa vào hoạt động. Thông tin
di động thế hệ hai sử dụng kĩ thuật số với các công nghệ đa truy nhập phân chia
theo thời gian (TDMA) và mã (CDMA). Đây là các hệ thống thông tin di động
băng hẹp với tốc độ bit thông tin của người sử dụng là 8-13kbit/s. Hai thông số
quan trọng đặc trưng cho các hệ thống thông tin di động số là tốc độ bit thông tin
của người sử dụng và tính di động. Ở các thế hệ tiếp theo thế hệ hai các thông số
này ngày càng được cải thiện. Thông tin di động thế hệ ba sử dụng công nghệ đa
truy nhập CDMA có tốc độ bit lên tới hàng chục Mbit/s. Thế hệ bốn sử dụng công
nghệ OFDMA có tốc độ lên tới 100Mbit/s và cao hơn nữa.
Các hệ thống thông tin di động thế mới phải đạt được các mục tiêu chính
sau đây:
 Tốc độ truy nhập cao để đảm bảo các dịch vụ băng rộng như truy nhập
internet nhanh hoặc các ứng dụng đa phương tiện, do yêu cầu ngày càng
tăng về các dịch vụ này.
 Linh hoạt để đảm bảo các dịch vụ mới như đánh số cá nhân toàn cầu và
điện thoại vệ tinh. Các tính năng này sẽ cho phép mở rộng đáng kể tầm phủ
của các hệ thống thông tin di động.
 Tương thích với các hệ thống thông tin di động hiện có để đảm bảo sự phát
triển liên tục của thông tin di động .
Các mạng 3G đã được triển khai trên nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên
thậm chí trước khi chúng được triển khai, các hoạt động nâng cấp chúng cũng đã
được tiến hành trong 3GPP (the Third Generation Partnership Project: đề án cộng
tác thế hệ ba). Ngoài ra rất nhiều hội thảo và bàn luận về 4G cho những năm của
thập niên 2010 đã được tích cực tiến hành trong các tổ chức quốc tế và diễn đàn
như: ITU và WWRF (Wireless World Research Forum). Các trường đại học, các
viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm trên thế giới cũng đã và đang tích cực
tiến hành các hoạt động nghiên cứu của mình trong lĩnh vực này. Các hoạt động
nghiên cứu sôi động này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thông
tin di động.

1
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HSDPA (High Speech Downlink Packet Access: truy nhập gói đường
xuống tốc độ cao) là một mở rộng của các hệ thống 3G UMTS đã có thể cung cấp
tốc độ lên đến 10 Mbps trên đường xuống. HSDPA là một chuẩn tăng cường của
3GPP-3G nhằm tăng dung lượng đường xuống bằng cách thay thế điều chế QPSK
trong 3G UMTS bằng 16QAM trong HSDPA. HSDPA hoạt động trên cơ sở kết
hợp ghép kênh theo thời gian (TDM) với ghép kênh theo mã và sử dụng AMC
(Adaptive Modulation and Coding: mã hóa kênh và điều chế thích ứng). Nó cũng
đưa ra một kênh điều khiển riêng để đảm bảo tốc độ truyền dẫn số liệu. Các kỹ
thuật tương tự cũng được áp dụng cho đường lên trong chuẩn HSUPA (High
Speech Uplink Packet Access). Hai công nghệ truy nhập HSDPA và HSUPA được
gọi chung là HSPA (High Speed Packet Data). Để làm cho công nghệ 3GPP
UTRA/UTRAN mang tính cạnh tranh hơn nữa (chủ yếu là để cạnh tranh với các
công nghệ mới của 3GPP2 và WiMAX), 3GPP quyết định phát triển E-UTRA và
E-UTRAN (E: Elvolved ký hiệu cho phát triển) còn được gọi là siêu 3G (Super-
3G) hay LTE (Long Term Evolution) mà thực chất là giai đoạn đầu 4G. Công
việc phát triển sẽ tiến hành trong 10 năm và sau đó như là sự phát triển dài hạn
(LTE: Long Term Evolution) của công nghệ truy nhập vô tuyến 3GPP. Trong giai
đoạn này tốc độ số liệu đạt được 30-100Mbps với băng thông 20MHz. Tiếp sau
LTE, IMT-Adv (IMT tiên tiến) sẽ được phát triển, đây sẽ là thời kỳ phát triển của
4G với tốc độ từ 100 đến 1000 Mbps và băng thông 100MHz.
Môn học "Thông tin di động" là môn học chính được giảng cho sinh viên
viễn thông năm cuối của Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Giáo trình
"Thông tin di động" sẽ cung cấp các kiến thức của các hệ thống thông tin di động
từ thế hệ hai cho đến thế hệ bốn. Giáo trình này được giảng sau khi sinh viên đã
học các giáo trình như: "Truyền dẫn vô tuyến số" và "Lý thuyết trải phổ và đa truy
nhập vô tuyến".
Giáo trình bao gồm 12 chương. Chương đầu trình bày khái quát chung về
sự phát triển của các hệ thống thông tin di động, kiến trúc của các hệ thống thông
tin di động và ứng dụng IP cho các hệ thống thông tin di động. Chương 2 nghiên
cứu về các công nghệ tạo nội dung và truyền các nội dung này cho các dịch vụ
thông tin di động như: tiếng, hình ảnh, truyền đa phương tiện. Chương 3 trình bày
hệ thống thông tin di động 2G GSM/GPRS. Chương 4 và 5 trình bày các vấn đề
liên quan đến hệ thống thông tin di động 3G WCDMA UMTS như: giao diện vô
tuyến và miền chuyển mạch gói của mạng lõi. Chương sáu và bảy có nội dung
tương tự như các chương ba và bốn nhưng dành cho cdma2000 1x/1xEVDO.
Chương 8 và chương 9 đề cập đến giao diện vô tuyến của 3G+ HSPA và 4G LTE.
Chương 10 đề cập đến LTE Advanced. Chương 11 trình bày kiến trúc mạng và
các giao thức của 4G LTE. Chương cuối cùng, chương 12, trình bày tổng quan hệ
thống khai thác và bảo dưỡng cho các mạng di động.

2
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các chương của tài liệu này đều được kết cấu hợp lý để sinh viên có thể tự
học. Mỗi chương đều có phần giới thiệu chung, nội dung, tổng kết, câu hỏi vài bài
tập. Cuối tài liệu là đáp án cho các bài tập.

3
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MỤC LỤC

Chương 1. Tổng quan thông tin di động 9


1.1. Giới thiệu chung 9
1.2. Quá trình phát triển thông tin di động 9
1.3. Kiến trúc chung của một hệ thống thông tin di động 12
1.4. Chuyển mạch kênh (CS), chuyển mạch gói (PS), Dịch vụ chuyển 14
mạch kênh và dịch vụ chuyển mạch gói
1.5. Kiến trúc GSM 17
1.6. Kiến trúc GPRS 19
1.7. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R3 21
1.8. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R4 29
1.9. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R5 31
1.10. Kiến trúc 3G cdma2000 32
1.11. Đánh địa chỉ IP 43
1.12. Truyền tunnel IP trong IP 56
1.13. IP di động (MIP) 58
1.14. Kiến trúc mạng 4G LTE/SAE 70
1.15. IMS 75
1.16. Cấu hình địa lý của hệ thống thông tin di động 67
1.17. Tổng kết 88
1.18. Câu hỏi 89

Chương 2. Các sơ đồ xử lý tín hiệu đa phương tiện và dịch vụ 90


trong các hệ thống thông tin di động
2.1. Giới thiệu chung 90
2.2. Mở đầu 90
2.3. Xử lý ảnh 91
2.4. Xử lý tiếng và âm thanh 97
2.5. Các CODEC tiếng 104
2.6. Các hệ thống xử lý tín hiệu đa phương tiện 112
2.7. Các phương pháp cung cấp dịch vụ đa phương tiện 116
2.8. Các phương pháp phân bố thông tin đa phương tiện 120
2.9. Các giao thức ứng dụng vô tuyến (WAP) 123
2.10. Các phương pháp truyền bản tin đa phương tiện 124
2.11. Tổng kết 128
2.12. Câu hỏi 129

4
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 3. Hệ thống thông tin di động GSM/GPRS 130


3.1. Giới thiệu chung 130
3.2. Mở đầu 130
3.3. Kiến trúc giao thức của GSM và GPRS 131
3.4. Các kênh vật lý cuả GSM 137
3.5. Các kênh logic của GSM 151
3.6. Giao diện vô tuyến của GPRS 159
3.7. Điều khiển tài nguyên vô tuyến 165
3.8. Truyền dẫn trong GSM 176
3.9. Truy nhập mạng số liệu từ GSM 185
3.10. Các sơ đồ truyền số liệu qua GSM 188
3.11. Một số trường hợp định tuyến lưu lượng 196
3.12. Truyền số liệu trong mạng GRRS 201
3.13. Mô hình an ninh GSM 210
3.14. Tổng kết 211
3.15. Câu hỏi 211

Chương 4. Giao diện vô tuyến của WCDMA UMTS 213


4.1. Giới thiệu chung 213
4.2. Mở đầu 213
4.3. Kiến trúc giao diện vô tuyến WCDMA/FDD 214
4.4. Các kênh của WCDMA 216
4.5. Sơ đồ kênh vật lý WCDMA/FDD 225
4.6. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế 229
4.7. Sơ đồ xử lý tín hiệu số 237
4.8. Cấu trúc khung kênh DPCH 241
4.9. Các trẹng thái 3G UMTS RRC của UE 244
4.10. Điều khiển tài nguyên vô tuyến và quản lý di động 248
4.11. Các hủ tục lớp vật lý 260
4.12. Phân tập phát 266
4.13. Tổng kết 268
4.14. Câu hỏi 269

Chương 5. Miền chuyển mạch gói của UMTS 271


5.1. Giới thiệu chung 271
5.2. Các kênh mang (Bearer) 271
5.3. Kết nối báo hiệu và lưu lượng 272
5.4. Các bước để UE truy nhập vào các dịch vụ chuyển mạch gói UMTS 273
5.5. Định tuyến các gói của người sử dụng và truyền tải trong UMTS 274

5
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5.6. Các số nhận dạng kênh mang và chuyển đổi giữa các nhận dạng này 277
5.7. Lập cấu hình địa chỉ trong UE 278
5.8. Thủ tục đăng nhập GPRS (chế độ Iu) 279
5.9. Các thủ tục tích cực PDP context 280
5.10. Các trạng thái PDP context và chuyển đổi trạng thái PPM Context 286
5.11. Các thủ tục ấn định kênh mang truy nhập vô tuyến 289
5.12. Kiến trúc ngăn xếp giao thức miền chuyển mạch gói 290
5.13. Truy nhập các mạng IP thông qua miền PS 300
5.14. Mô hình an ninh WCDMA UMTS 309
5.15. Tổng kết 310
5.16. Câu hỏi 311

Chương 6. Giao diện vô tuyến cdma2000 1x và 1xEVDO 312


6.1. Giới thiệu chung 312
6.2. Mở đầu 312
6.3. Kiến trúc giao diện vô tuyến cdma2000 1x 313
6.4. Các kênh của cdma2000 1x 315
6.5. Sơ đồ kênh vật lý 327
6.6. Mã trải phổ định kênh và mã ngẫu nhiên nhận dạng nguồn phát 331
6.7. Mã hóa kênh 335
6.8. Điều khiển tài nguyên vô tuyến 336
6.9. Giao diện vô tuyến 1xEVDO 337
6.10. Phân tập phát 346
6.11. Tổng kết 347
6.12. Câu hỏi 347

Chương 7. Miền chuyển mạch gói của cdma2000 1x 349


7.1. Giới thiệu chung 349
7.2. Mô hình chức năng 349
7.3. Thủ tục để MS truy nhập vào các dịch vụ chuyển mạch gói của 351
cdma2000 1x
7.4. Định tuyến gói số liệu và truyền tải 353
7.5. Kiến trúc giao thức cho các dịch vụ số liệu gói 355
7.6. Kiến trúc giao thức giữa MS và PDSN 362
7.7. Mô hình an ninh cdma2000 1x 363
7.8. Tổng kết 365
7.9. Câu hỏi 366

6
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 8. Giao diện vô tuyến 3G+ HSPA 367


8.1. Giới thiệu chung 367
8.2. Tổng quan 367
8.3. Các giao thức trên giao diện vô tuyến 3G+ HSPA 371
8.4. Các trạng thái 3G UMTS RRC với HSDPA/HSUPA của UE 373
8.5. Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA) 375
8.6. Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA) 388
8.7. Trải phổ và điều chế cho HSPA 397
8.8. Cấu trúc MAC-hs, MAC-2 và lớp vật lý 399
8.9. Quản lý di động trong HSDPA 403
8.10. Tổng kết 410
8.11. Câu hỏi 411

Chương 9. Giao diện vô tuyến LTE 413


9.1. Giới thiệu chung 423
9.2. Tổng quan 413
9.3. Các giao thức trên giao diện vô tuyến LTE 416
9.4. Các trạng thái LTE UE 419
9.5. Các kênh trên giao diện vô tuyến LTE 424
9.6. Quản lý di động trong LTE 438
9.7. Cấu trúc tài nguyên truyền dẫn trong LTE 438
9.8. Các tín hiệu tham chuẩn trong LTE 446
9.9. Các sơ đồ điều chế và dung lượng truy nhập vô tuyến của LTE 456
9.10. Truyền dẫn đường xuống 458
9.11. Truyền dẫn đường lên 476
9.12. Các thủ tục lớp vật lý 489
9.13. Tổng kết 510
9.14. Câu hỏi

Chương 10. LTE Advanced 512


10.1. Giới thiệu chung 512
10.2. Mở đầu 512
10.3. Các phần tử công nghệ 516
10.4. Đánh giá hiệu năng 537
10.5 Tổng kết 538
10.6. Câu hỏi 538

Chương 11. Kiến trúc mạng và các giao thức của 4G LTE 539
11.1. Giới thiệu chung 539
11.2. Mở đầu 540

7
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.3. Kiến trúc mạng cơ sở chỉ có mạng truy nhập E-UTRAN 541
11.4. Mạng truy nhập E-UTRAN 553
11.5. Kiến trúc chuyển mạng và tương tác giữa các mạng 556
11.6. Các trạng thái di động và kết nối LTE 563
11.7. Kiến trúc giao thức LTE/SAE 567
11.8. Chất lượng dịch vụ và kênh mang EPS 571
11,9. Nhập mạng 576
11.10. Các phiên thông tin 582
11.11. Quản lý di động 587
11.12. An ninh trong LTE 606
11.13. Điều khiển chính sách, tính cước (PCC) và QoS 616
11.14. Tổng kết 619
11.16. Câu hỏi 620

Chương 12. Hệ thống khai thác và bảo dưỡng 622


11.1. Giới thiệu chung 622
11.2. Tổng quan 622
11.3. Giám sát mạng 629
11.4. Điều khiển mạng 633
11.5. Giám sát NE 638
11.6. Quản lý phần tử mạng (NE) 642
11.7. Mạng tự tổ chức (SON) 647
11.8. Tổng kết 663
11.9. Câu hỏi 664

Thuật ngữ 665


Tài liệu tham khảo 673

8
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 1

TỔNG QUAN THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Quá trình phát triển các hệ thống thông tin di động tử 1G đến 3G và lộ trình
phát triển lên 4G
 Các kiến trúc cuả các hệ thống thông tin di động 2G, 3G và 4G
 Các vấn đề nối mạng thông tin di động trên cơ sở IP: đánh địa chỉ, truyền
tunnel và MIP
 Phân chia vùng địa lý trong các mạng thông tin di động

1.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

1.1.3. Mục đích chương

 Hiểu tổng quan các hệ thống thông tin di động của các thế hệ khác nhau từ
1G đến 4G
 Hiểu được các kiến trúc mạng 2G , 3G và 4G
 Hiểu các vấn đề chính trong nối mạng thông tin di động trên cơ sở IP
 Hiểu được cách phân chia vùng địa lý trong các mạng thông tin di động.

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG

Các công nghệ TTDĐ được chia thành ba thế hệ: thứ nhất, thứ hai, thứ ba
và thứ tư được viết tắt là 1G, 2G, 3G và 4G.
Các hệ thống 1G đảm bảo truyền dẫn tương tự dựa trên FDM với kết nối
mạng lõi dựa trên TDM. Thí dụ về 1G là AMPS (Advanced Mobile Phone
System: hệ thống điện thoại di động tiên tiến) được sử dụng trên toàn nước Mỹ và
NMT (Nordic Mobile Telephone System: hệ thống điện thoại di động Bắc Âu).
Thông thường các công nghệ 1G được triển khai tại một nước hoặc nhóm các

9
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

nước, không được tiêu chuẩn hóa bởi các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế và không có
ý định dành cho sử dụng quốc tế.
Khác với 1G, các công nghệ 2G được thiết kế để triển khai quốc tế. Thiết
kế 2G nhấn mạnh hơn lên tính tương thích, khả năng chuyển mạng phức tạp và sử
dụng truyền dẫn tiếng số hóa trên vô tuyến. Tính năng cuối cùng chính là yêu cầu
đối với 2G. Các thí dụ điển hình về các hệ thống 2G là: GSM (Global System for
Mobile Communications: thông tin di động toàn cầu) và cdmaOne (dựa trên tiêu
chuẩn TIA IS95).
Có thể coi một hệ thống TTDĐ là 3G nếu nó đáp ứng một số các yêu cầu
được ITU đề ra:
 Hoạt động trong một trong số các tần số được ấn định cho các dịch vụ 3G
 Phải cung cấp dẫy các dịch vụ số liệu mới cho người sử dụng bao gồm cả đa
phương tiện, độc lập với công nghệ giao diện vô tuyến
 Phải hỗ trợ truyền dẫn số liệu di động tại 144 kbps cho các người sử dụng di
động tốc độ cao và truyền dẫn số liệu lên đến 2Mbps (ít nhất là lý thuyết) cho các
người sử dụng cố định hoặc di động tốc độ thấp
 Phải cung cấp các dịch vụ số liệu gói (các dịch vụ không dựa trên kết nối CS
đến mạng số liệu mà dựa trên dịch vụ mang dựa trên gói bẩm sinh)
 Phải đảm bảo tính độc lập của mạng lõi với giao diện vô tuyến
Một số hệ thống 2G đang tiến hóa đến ít nhất một phần các yêu cầu trên.
Điều này dẫn đến một hậu quả không mong muốn: làm sai lệch thuật ngữ "các thế
hệ". Chẳng hạn GSM với hỗ trợ số liệu kênh đươc phân loại như hệ thống 2G
thuần túy. Khi tăng cường thêm GPRS (General Packet Radio Service), nó trở nên
phù hợp với nhiều tiêu chuẩn 3G. Dẫn đến nó không hẳn là 2G cũng như 3G mà là
loại "giữa các thế hệ", vì thế hệ thống GSM được tăng cường GPRS hiện nay được
gọi là hệ thống 2,5G, trong khi thực tế vẫn thuộc loại 2G, ít nhất là từ phương diện
công nghệ truyền dẫn vô tuyến.
Quá trình nghiên cứu phát triển UMTS lên 3G phát triển và tiến dần đến 4G
là việc đưa ra công nghệ HSPA (High Speed Packet Access: đa truy nhập gói tốc
độ cao) và LTE (Long term Evolution: phát triển dài hạn) cho phần vô tuyến và
SAE (System Architecture Evolution: phát triển kiến trúc hệ thống) cho phần
mạng.
Hình 1.1 tổng kết các vấn đề trình bầy ở trên bằng cách minh họa các hệ
thống TTD Đ chính và quá trình phát triển của chúng từ thế hệ 1 lên thế hệ 3 và
hình 1.2 cho thấy lộ trình phát triển lên thế hệ 4.

10
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3G
1G 2G 2,5G ETSI UMTS/W-CDMA
GSM+ WCDMA/HSPA
NMT GSM
GPRS
TD-SCDMA
TDMA TDMA
TACS
(IS-136) IS136+GPRS
WCDMA/TDD
cdmaOne EDGE/
AMPS WCDMA/FDD
(IS95-A) GPRS
CDMA
CDPD EDGE tăng cường/GPRS
(IS95-B)
PDC/
PDC-P cdma20003x(5MHz)

cdma20001x(1,25MHz)

cdma20001xEV-DO

cdma20001xEV-DV

ARIB WCDMA (Nhật)

1989 1995 2001 2003 2004+


1985

Ký hiệu:
AMPS: Advanced Mobile Phone Service , TACS: Total Access Communication
System
NMT: Nodic Mobile Telephone, PDC: Personal Digital Cellular: hệ thông tổ ong
số các nhân.
PDC-P: PDC-Packet, GSM: Global System for Mobile Telecommunications
CDPD: Cellular Digital Packet Data, GPRS: General Radio Packet Service
EDGE: Enhanced Data Rate for GSM Evolution, WCDMA: Wideband Code
Division Multiple Access
HSPA: High Speed Paket Access, UMTS: Universal Mobile Telecommunications
System
cdma20001xEV-DO: cdma20001xEvolution-Data Only (Optimized),
cdma20001xEV-DV: cdma20001xEvolution-Data and Voice
FDD: Frequency Division Duplex. TDD: Time Division Duplex
Hình 1.1. Quá trình phát triển các hệ thống thông tin di động từ thế hệ 1 (1G)
lên thế hệ 3 (3G).

11
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khả năng di động

1985 1995 2000 2005 2010 2015 Thời gian

HSPA
LTE/UMB
GSM
1xEVDO IMT-Advanced
Cao cdmaOne
Triển khai E3G 4G
3G 3G + LTE

2G
1G
Trung bình

WCDMA
AMPS cdma20001x
WiMAX/ IEEE
TACS 802.16e

Thấp WIFI/
IEEE802.11
Tốc độ số liệu

<10kbps <200kbps 300kbps- 10Mbps <100Mbps 100Mbps-1Gbps

Ký hiệu:
E3G: Enhanced 3G: 3G tăng cường; LTE: Long Term Evolution: Phát triển dài
hạn
UMB: Ultrra Mobile Band: Băng siêu rộng, WiFi: Wireless Fidelity: Hệ thống
không dây tin cậy; WiMAX: Worldwide Interoperability for Microwave Access:
Khả năng tương hợp toàn cầu đối với truy nhập vi ba; IEEE: Institute of Electrical
and Electronics Engineers: Học viện kỹ thuật điện và điện tử.
Hình 1.2. Lộ trình phát triển thông tin di động lên 4G

1.3. KIẾN TRÚC CHUNG CỦA MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Mạng thông tin di động (TTDĐ) lúc đầu sẽ là mạng chỉ có chuyển mạch
kênh, sau đó là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển mạch gói (PS) và chuyển
mạch kênh (CS) để truyền số liệu gói và tiếng. Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ
là các chuyển mạch sử dụng công nghệ ATM. Trên đường phát triển đến mạng
toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần được thay thế bằng chuyển mạch gói. Các dịch
vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền
trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói. Hình 1.3 dưới đây cho
thấy thí dụ về một kiến trúc tổng quát của TTDĐ kết hợp cả CS và PS trong mạng
lõi.

12
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đầu cuối số
Điều khiển dịch Thông tin
vụ tiên tiến
liệu vị trí
Interrnet
Thiết bị
RAN SMS
Server
Mạng báo hiệu
BTS/ BSC/
nút B RNC Intranet

Thiết bị cổng
Chức năng Chức năng
dịch vụ CS dịch vụ CS
Chức năng Chức năng
dịch vụ PS Dịch vụ PS
PSTN/PLMN
Thiết bị chuyển Thiết bị chuyển
Đầu cuối tiếng mạch nội hạt mạch cổng
Nút kết hợp dịch vụ CS và dịch vụ
PS

RAN: Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến


BTS: Base Transceiver Station: trạm thu phát gốc
BSC: Base Station Controller: bộ điều khiển trạm gốc
RNC: Rado Network Controller: bộ điều khiển trạm gốc
CS: Circuit Switch: chuyển mạch kênh
PS: Packet Switch: chuyển mạch gói
SMS: Short Message Servive: dịch vụ nhắn tin
Server: máy chủ
PSTN: Public Switched Telephone Network: mạng điện thoại chuyển mạch công
cộng
PLMN: Public Land Mobile Network: mang di động công cộng mặt đất
Hình 1.3. Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp cả CS và PS

Các miền chuyển mạch kênh (CS) và chuyển mạch gói (PS) được thể hiện
bằng một nhóm các đơn vị chức năng lôgic: trong thực hiện thực tế các miền chức
năng này được đặt vào các thiết bị và các nút vật lý. Chẳng hạn có thể thực hiện
chức năng chuyển mạch kênh CS (MSC/GMSC) và chức năng chuyển mạch gói
(SGSN/GGSN) trong một nút duy nhất để được một hệ thống tích hợp cho phép
chuyển mạch và truyền dẫn các kiểu phương tiện khác nhau: từ lưu lượng tiếng
đến lưu lượng số liệu dung lượng lớn.
3G UMTS (Universal Mobile Telecommunications System: Hệ thống thông
tin di động toàn cầu) có thể sử dụng hai kiểu RAN. Kiểu thứ nhất sử dụng công
nghệ đa truy nhập WCDMA (Wide Band Code Devision Multiple Acces: đa truy
nhập phân chia theo mã băng rộng) được gọi là UTRAN (UMTS Terrestrial
Radio Network: mạng truy nhập vô tuyến mặt đất của UMTS). Kiểu thứ hai sử
dụng công nghệ đa truy nhập TDMA được gọi là GERAN (GSM EDGE Radio
Access Network: mạng truy nhập vô tuyến dưa trên công nghệ EDGE của GSM).

13
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tài liệu chỉ xét đề cập đến công nghệ duy nhất trong đó UMTS đựơc gọi là 3G
WCDMA UMTS.

1.4. CHUYỂN MẠCH KÊNH (CS), CHUYỂN MẠCH GÓI (PS), DỊCH VỤ
CHUYỂN MẠCH KÊNH VÀ DỊCH VỤ CHUYỂN MẠCH GÓI.

Hệ thông thông tin di động có thể cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh
như tiếng, video và các dịch vụ chuyển mạch gói chủ yếu để truy nhập internet.
Chuyển mạch kênh (CS: Circuit Switch) là sơ đồ chuyển mạch trong đó
thiết bị chuyển mạch thực hiện các cuộc truyền tin bằng cách thiết lập kết nối
chiếm một tài nguyên mạng nhất định trong toàn bộ cuộc truyền tin. Kết nối này là
tạm thời, liên tục và dành riêng. Tạm thời vì nó chỉ đựơc duy trì trong thời gian
cuộc gọi. Liên tục vì nó đựơc cung cấp liên tục một tài nguyên nhất định (băng
thông hay dung lượng và công suất) trong suốt thời gian cuộc gọi. Dành riêng vì
kết nối này và tài nguyên chỉ dành riêng cho cuộc gọi này. Thiết bị chuyển mạch
sử dụng cho CS trong các tổng đài của TTDĐ 2G thực hiện chuyển mạch kênh
trên trên cơ sở ghép kênh theo thời gian trong đó mỗi kênh có tốc độ 64 kbps và vì
thế phù hợp cho việc truyền các ứng dụng làm việc tại tốc độ cố định 64 kbps
(chẳng hạn tiếng được mã hoá PCM).
Chuyển mạch gói (PS: Packet Switch) là sơ đồ chuyển mạch thực hiện
phân chia số liệu của một kết nối thành các gói có độ dài nhất định và chuyển
mạch các gói này theo thông tin về nơi nhận được gắn với từng gói và ở PS tài
nguyên mạng chỉ bị chiếm dụng khi có gói cần truyền. Chuyển mạch gói cho phép
nhóm tất cả các số liệu của nhiều kết nối khác nhau phụ thuộc vào nội dung, kiểu
hay cấu trúc số liệu thành các gói có kích thước phù hợp và truyền chúng trên một
kênh chia sẻ. Việc nhóm các số liệu cần truyền được thực hiện bằng ghép kênh
thống kê với ấn định tài nguyên động. Các công nghệ sử dụng cho chuyển mach
gói có thể là Frame Relay, ATM hoặc IP.
Hình 1.4. cho thấy cấu trúc của CS và PS.

14
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) ChuyÓn m¹ch kªnh (CS)


ChuyÓn m¹ch ChuyÓn m¹ch

b) ChuyÓn m¹ch gãi (PS)


R outer R outer

Bé nhí Bé nhí

Hình 1.4. Chuyển mạch kênh (CS) và chuyển mạch gói (PS).

Dịch vụ chuyển mạch kênh (CS Service) là dịch vụ trong đó mỗi đầu cuối
được cấp phát một kênh riêng và nó toàn quyển sử dụng tài nguyên của kênh này
trong thời gian cuộc gọi tuy nhiên phải trả tiền cho toàn bộ thời gian này dù có
truyền tin hay không. Dịch vụ chuyển mạch kênh có thể đựơc thực hiện trên
chuyển mạch kênh (CS) hoặc chuyển mạch gói (PS). Thông thường dịch vụ này
được áp dụng cho các dịch vụ thời gian thực (thoại).
Dịch vụ chuyển mạch gói (PS Service) là dịch vụ trong đó nhiều đầu cuối
cùng chia sẻ một kênh và mỗi đầu cuối chỉ chiếm dụng tài nguyên của kênh này
khi có thông tin cần truyền và nó chỉ phải trả tiền theo lượng tin đựơc truyền trên
kênh. Dịch vụ chuyển mạch gói chỉ có thể đựơc thực hiện trên chuyển mạch gói
(PS). Dịch vụ này rất rất phù hợp cho các dịch vụ phi thời gian thực (truyền số
liệu), tuy nhiên nhờ sự phát triển của công nghệ dịch vụ này cũng được áp dụng
cho các dịch vụ thời gian thực (VoIP).
Chuyển mạch gói có thể thực hiện trên cơ sở ATM hoặc IP.
ATM (Asynchronous Transfer Mode: chế độ truyền dị bộ) là công nghệ
thực hiện phân chia thông tin cần phát thành các tế bào 53 byte để truyền dẫn và
chuyển mạch. Một tế bào ATM gồm 5 byte tiêu đề (có chứa thông tin định tuyến)
và 48 byte tải tin (chứa số liệu của người sử dụng). Thiết bị chuyển mạch ATM
cho phép chuyển mạch nhanh trên cơ sở chuyển mạch phần cứng tham chuẩn theo
thông tin định tuyến tiêu đề mà không thực hiện phát hiện lỗi trong từng tế bào.
Thông tin định tuyến trong tiêu đề gồm: đường dẫn ảo (VP) và kênh ảo (VC).

15
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Điều khiển kết nối bằng VC (tương ứng với kênh của người sử dụng) và VP (là
một bó các VC) cho phép khai thác và quản lý có khả năng mở rộng và có độ linh
hoạt cao. Thông thường VP được thiết lập trên cơ sở số liệu của hệ thống tại thời
điểm xây dựng mạng.Việc sử dụng ATM trong mạng lõi cho ta nhiều cái lợi: có
thể quản lý lưu lượng kết hợp với RAN, cho phép thực hiện các chức năng CS và
PS trong cùng một kiến trúc và thực hiện khai thác cũng như điều khiển chất
lượng liên kết.
Chuyển mạch hay Router IP (Internet Protocol) cũng là một công nghệ
thực hiện phân chia thông tin phát thành các gói đựơc gọi là tải tin (Payload). Sau
đó mỗi gói đựơc gán một tiêu đề chứa các thông tin địa chỉ cần thiết cho chuyển
mạch. Trong thông tin di động do vị trí của đầu cuối di động thay đổi nên cần phải
có thêm tiêu đề bổ sung để định tuyến theo vị trí hiện thời của máy di động. Quá
trình định tuyến này đựơc gọi là truyền đường hầm (Tunnel). Có hai cơ chế để
thực hiện điều này: MIP (Mobile IP: IP di động) và GTP (GPRS Tunnel Protocol:
giao thức đường hầm GPRS). Tunnel là một đường truyền mà tại đầu vào của nó
gói IP được đóng bao vào một tiêu đề mang địa chỉ nơi nhận (trong trường hợp
này là địa chỉ hiện thời của máy di động) và tại đầu ra gói IP được tháo bao bằng
cách loại bỏ tiêu đề bọc ngoài (hình 1.5).

Gói IP
Header1 Payload Header2 Header1 Payload

Đóng bao Tháo bao


Header2 Header1 Payload
Header1 Payload
Tunnel
Gói IP
Header1: Tiêu đề gói IP Đầu tunnel Cuối tunnel
Header2: Tiêu đề đóng bao mang địa chỉ hiện thời của máy di động
Payload: Tải tin

Hình 1.5. Đóng bao và tháo bao cho gói IP trong quá trình truyền tunnel

Hình 1.6 cho thấy quá trình định tuyến tunnel (chuyển mạch tunnel) trong
hệ thống 3G UMTS từ tổng đài gói cổng (GGSN) cho một máy di động (UE) khi
nó chuyển từ vùng phục vụ của một tổng đài gói nội hạt (SGSN1) này sang một
vùng phục vụ của một tổng đài gói nội hạt khác (SGSN2) thông qua giao thức
GTP.

16
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Số liệu của người Số liệu của người


sử dụng (các gói IP) sử dụng (các gói IP)
Mạng thông tin di Mạng thông tin di
Kết nối logic động (CN) động (CN) Kết nối logic
(truyền tunnel) GGSN GGSN (truyền tunnel)
Số liệu của Số liệu của
người sử dụng Thay đổi vị trí người sử dụng
(các gói IP) (các gói IP)
Tiêu đề truyền
ThiÕt lËp l¹i kÕt Tiêu đề truyền
tunnel
nèi logic tunnel

SGSN2 SGSN1 SGSN2


SGSN1

Vùng UE chuyển đến

Hình 1.6. Thiết lập kết nối tunnel trong chuyển mạch tunnel

Vì 3G WCDMA UMTS đựơc phát triển từ những năm 1999 khi mà ATM
là công nghệ chuyển mạch gói còn ngự trị nên các tiêu chuẩn cũng được xây dựng
trên công nghệ này. Tuy nhiên hiện nay và tương lai mạng viễn thông sẽ đựơc xây
dựng trên cơ sở internet vì thế các chuyển mạch gói sẽ là chuyển mạch hoặc router
IP.

1.5. KIẾN TRÚC GSM

GSM là mạng thông tin di động số đầu tiên được xây dựng trên phương
pháp đa truy nhập TDMA. Một hệ thống GSM được tổ chức thành ba phần tử
chính: MS, hệ thống con trạm gốc (BSS: base station subsystem) và hệ thống con
chuyển mạch (SS: switching subsystem ) như trên hình 1.7.

17
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trạm di động Hệ thống con trạm gốc Hệ thống con chuyển mạch
(MS) (BSS) (SS)
Um Abis A
VLR HLR AuC EIR

SIM BTS
BSC Mạng báo
hiệu số 7
BTS
BSS PTSN
MSC GMSC ISDN
ME BTS
INTERNET
SMS-GMSC
BSC SMS-IWMSC
BTS SS
BSS

Hình 1.7. Kiến trúc mạng GSM

MS chứa đầu cuối di động với SIM card. SIM là một thiết bị an ninh chứa
tất cả các thông tin cần thiết và các giải thuật để nhận thực thuê bao cho mạng. Để
nhận thực thuê bao cho mạng, SIM chứa một máy vi tính gồm CPU và ba kiểu
nhớ. ROM được lập trình chứa hệ điều hành, chương trình cho ứng dụng GSM và
các giải thuật an ninh A3 và A8. RAM được sử dụng để thực hiện các giải thuật và
nhớ đệm cho truyền dẫn số liệu. Các số liệu nhậy cảm như Ki (khóa bí mật), IMSI
(international mobile station identity: số nhận dạng thuê bao di động), các số để
quay, các bản tin ngắn, thông tin về mạng và về thuê bao như TMSI (temporary
mobile station identity: số nhận dạng thuê bao tạm thời), LAI (location area
identity: nhận dạng vùng định vị) được lưu trong bộ nhớ ROM xóa được bằng
điện và khả lập trình (EEPROM).
SMS-GMSC là cổng vào GSM PLMN để truyền SM. SMS-GMSC hỏi
HLR để xác định vị trí thuê bao. SMS-IWMSC là MSC nối đến SM-SC. Nó
chuyển SM từ MS khởi xướng trong GSM PLMN đến SM-SC. Chức năng SMS-
IWMSC có thể được đặt cùng với SMS-GMSC trong cùng một MSC. Các tín
nhắn (SM: Short Message) từ MS được gửi đến SMS-IWMSC, sau đó được MSC
định tuyến đến SMS-C.

Hệ thống con trạm gốc (BSS) bao gồm một số trạm thu phát gốc (BTS:
base transceiver station: trạm thu phát gốc) và một bộ điều khiển trạm gốc (BSC:
base station controller). BTS điều khiển lưu lượng vô tuyến giữa MS và chính nó
thông qua giao diện vô tuyến Um.
Hệ thống con mạng chứa trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động
(MSC: mobile switching center) thực hiện tất cả các ứng dụng cần thiết để định
tuyến cuộc gọi đến hoặc từ các người sử dụng và các mạng điện thọai khác nhau

18
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

như: ISDN, PSTN hoặc mạng Internet. HLR (home location register: bộ ghi định
vị thường trú) mang tất cả các thông tin về thuê bao trong vùng của GMSC
(gateway MSC: MSC cổng) tương ứng. VLR (visitor location register: bộ ghi định
vị tạm trú) chứa các chi tiết tạm thời về MS làm khách tại MSC hiện thời. Nó
cũng chứa TMSI. Trung tâm nhận thực (AuC: authentication center) được đặt tại
HLR và là một trong những nơi phát đi các thông số an ninh quan trọng nhất vì nó
đảm bảo tất cả các thông số cần thiết cho nhận thực và mật mã hóa giữa MS và
BTS. TMSI cho phép từ chối một kẻ xấu tìm cách lấy trộm thông tin về các tài
nguyên được người sử dụng sử dụng và không cho kẻ xấu theo dõi vị trí người sử
dụng. Mục đích của EIR (equipment identity register: bộ ghi nhận dạng thiết bị) là
để ghi lại nhận dạng số máy của thiết bị di động để chống mất cắp máy. Nói một
cách khác EIR chứa các số seri máy của tất cả các máy di động và đánh dấu dấu số
máy bị mất hoặc bị ăn cắp mà hệ thống sẽ không cho phép. Các người sử dụng sẽ
được nhận dạng là đen (không hợp lệ) trắng (hợp lệ ) hay xám (bị nghi ngờ).

1.6. KIẾN TRÚC GPRS

GPRS sử dụng lại mạng truy nhập vô tuyến của GSM để truyền số liệu gói
bằng cách ghép nhiều khe thời gian vào một kênh truyền. Kiến trúc của GPRS
được cho trên hình 1.8.

MSC/ SMS-GMSC HLR/


EIR
VLR SMS-IWMSC AuC

Gf Gs Gd Gr Gc

Um Gb
Gn Gi Internet
TE MT BSS SGSN GGSN

Gp

Mạng lõi
SGSN

Hình 1.8. Kiến trúc GPRS

MS gồm thiết bị đầu cuối (TE:Terminal Equipment) (máy tính PC cầm tay
chẳng hạn) và đầu cuối di động (MT). MS có thể hoạt động trong ba chế độ phụ
thuộc vào khả năng của mạng và máy di động.

19
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Chế độ A, có thể xử lý đồng thời cả khai thác chuyển mạch kênh lẫn chuyển
mạch gói
 Chế độ B, cho phép MS hoặc ở chế độ PS hoặc ở chế độ CS nhưng không
đồng thời ở cả hai chế độ. Khi MS phát các gói, nếu kết nối CS được yêu cầu
thỡ truyến dẫn PS tự động được đặt vào chế độ treo
 Chế độ C, cho phép MS thực hiện mỗi lần một dịch vụ. Nếu MS chỉ hỗ trợ lưu
lượng PS (GPRS) thì nó hoạt động ở chế độ C.

Trong BSS, BTS xử lý cả lưu lượng CS và PS. Nó chuyển số liệu PS đến


SGSN và CS đến MSC. Ngoài các tính năng GSM, HLR cũng được sử dụng để
xác định xem thuê bao GPRS có địa chỉ IP tĩnh hay động và điểm truy nhập nào sử
dụng để nối đến mạng ngoài.
Đối với GPRS, các thông tin về thuê bao được trao đổi giữa HLR với SGSN.
Ngoài ra một thực thể logic được đưa vào để quản lý các chức năng RLC/MAC
(Radio Link Contrrol/MAC: Medium Access Control: điều khiển liên kết vô
tuyến/ điều khiển truy nhập môi trường) được gọi là PCU (Packet Contrrol Unit:
khối điều khiển gói). Phần tử này trong BSC.
SGSN xử lý lưu lượng các gói IP đến và từ MS đó đăng nhập vào vùng
phục vụ của nó và nó cũng đảm bảo định tuyến gói nhận được và gửi đi từ nó.
GGSN đảm bảo kết nối với các mạng chuyển mạch gói bên ngoài như
Internet hay các mạng riêng khác. Nút kết nối với mạng đường trục GPRS dựa
trên IP. Nó cũng chuyển đi tất cả các gói IP và được sử dụng trong quá trình nhận
thực và trong các thủ tục mật mã hóa..
AuC hoạt động giống như mạng GSM. Cụ thể là nó chứa thông tin để nhận
dạng các người được phép sử dung mạng GPRS và vì thế ngăn chặn việc sự sử
dụng trái phép mạng.

3GUMTS đựơc xây dựng theo ba phát hành chính được gọi là R3, R4, R5.
Trong đó mạng lõi R3 và R4 bao gồm hai miền: miền CS (Circuit Switch: chuyển
mạch kênh) và miền PS (Packet Switch: chuyển mạch gói). Việc kết hợp này phù
hợp cho giai đoạn đầu khi PS chưa đáp ứng tốt các dịch vụ thới gian thực như
thoại và hình ảnh. Khi này miền CS sẽ đảm nhiệmcác dịc vụ thọai còn số liệu
được truyền trên miền PS. R4 phát triển hơn R3 ở chỗ miền CS chuyển sang
chuyển mạch mềm vì thế toàn bộ mạng truyền tải giữa các nút chuyển mạch đều
trên IP. Mạng truy nhập của UMTS có thể là TDMA hoặc CDMA. Trong chương
này ta chỉ xét mạng truy nhập CDMA cho UMTS.
Dưới đây ta xét ba kiến trúc 3GUMTS nói trên.

20
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.7. KIẾN TRÚC 3G WCDMA UMTS R3

UMTS R3 hỗ trợ cả kết nối chuyển mạch kênh lẫn chuyển mạch gói: đến
384 Mbps trong miền CS và 2Mbps trong miền PS. Các kết nối tốc độ cao này
đảm bảo cung cấp một tập các dich vụ mới cho người sử dụng di động giống như
trong các mạng điện thoại cố định và Internet. Các dịch vụ này gồm: điện thoại có
hình (Hội nghị video), âm thanh chất lượng cao (CD) và tốc độ truyền cao tại đầu
cuối. Một tính năng khác cũng được đưa ra cùng với GPRS là "luôn luôn kết nối"
đến Internet. UMTS cũng cung cấp thông tin vị trí tốt hơn và vì thế hỗ trợ tốt hơn
các dịch vụ dựa trên vị trí.
Một mạng UMTS bao gồm ba phần: thiết bị di động (UE: User
Equipment), mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN: UMTS
Terrestrrial Radio Network), mạng lõi (CN: Core Network) (xem hình 1.9). UE
bao gồm ba thiết bị: thiết bị đầu cuối, thiết bị di động và module nhận dạng thuê
bao UMTS (USIM: UMTS Subsscriber Identity Module). UTRAN gồm các hệ
thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network System) và mỗi RNS bao gồm RNC
(Radio Network Controller: bộ điều khiển mạng vô tuyến) và các BTS nối với nó.
Mạng lõi CN bao gồm miền chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói và HE (Home
Environment: Môi trường nhà). HE bao gồm các cơ sở dữ liệu: AuC
(Authentication Center: Trung tâm nhận thực), HLR (Home Location Register: Bộ
ghi định vị thường trú) và EIR (Equipment Identity Register: Bộ ghi nhận dạng
thiết bị).

UE Uu UTRAN Iu CN

Iub
Miền CS PSTN
E ISDN
TE Nút B RNC MSC/VLR GMSC

F D C
R Nút B
Iur
EIR HE HLR/AuC
ME
Cu Nút B Gf Gc
Gr
Internet
USIM Nút B RNC SGSN GGSN
Gn Miền PS Gi

Hình 1.9. Kiến trúc UMTS

21
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.7.1. Thiết bị người sử dụng

UE (User Equipment: thiết bị người sử dụng) là đầu cuối mạng UMTS của
người sử dụng. Có thể nói đây là phần hệ thống có nhiều thiết bị nhất và sự phát
triển của nó sẽ ảnh hưởng lớn lên các ứng dụng và các dịch vụ khả dụng. Giá
thành giảm nhanh chóng sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng mua thiết bị của
UMTS. Điều này đạt được nhờ tiêu chuẩn hóa giao diện vô tuyến và cài đặt mọi trí
tuệ tại các card thông minh.

1.7.1.1. Các đầu cuối

Vì máy đầu cuối bây giờ không chỉ đơn thuần dành cho điện thoại mà còn
cung cấp các dịch vụ số liệu mới, nên tên cuả nó được chuyển thành đầu cuối. Các
nhà sản xuất chính đã đưa ra rất nhiều đầu cuối dựa trên các khái niệm mới, nhưng
trong thực tế chỉ một số ít là được đưa vào sản xuất. Mặc dù các đầu cuối dự kiến
khác nhau về kích thước và thiết kế, tất cả chúng đều có màn hình lớn và ít phím
hơn so với 2G. Lý do chính là để tăng cường sử dụng đầu cuối cho nhiều dịch vụ
số liệu hơn và vì thế đầu cuối trở thành tổ hợp cuả máy thoại di động, modem và
máy tính bàn tay.
Đầu cuối hỗ trợ hai giao diện. Giao diện Uu định nghĩa liên kết vô tuyến
(giao diện WCDMA). Nó đảm nhiệm toàn bộ kết nối vật lý với mạng UMTS. Giao
diện thứ hai là giao diện Cu giữa UMTS IC card (UICC) và đầu cuối. Giao diện
này tuân theo tiêu chuẩn cho các card thông minh.
Mặc dù các nhà sản xuất đầu cuối có rất nhiều ý tưởng về thiết bị, họ phải
tuân theo một tập tối thiểu các định nghĩa tiêu chuẩn để các người sử dụng bằng
các đầu cuối khác nhau có thể truy nhập đến một số các chức năng cơ sở theo
cùng một cách.
Các tiêu chuẩn này gồm:
 Bàn phím (các phím vật lý hay các phím ảo trên màn hình)
 Đăng ký mật khẩu mới
 Thay đổi mã PIN
 Giải chặn PIN/PIN2
 Trình bầy IMEI
 Điều khiển cuộc gọi

Các phần còn lại cuả giao diện sẽ dành riêng cho nhà thiết kế và người sử dụng
sẽ chọn cho mình đầu cuối dựa trên hai tiêu chuẩn (nếu xu thế 2G còn kéo dài) là
thiết kế và giao diện. Giao diện là kết hợp của kích cỡ và thông tin do màn hình
cung cấp (màn hình nút chạm), các phím và menu.

22
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.7.1.2. UICC

UMTS IC card là một card thông minh. Điều mà ta quan tâm đến nó là
dung lượng nhớ và tốc độ bộ xử lý do nó cung cấp. Ứng dụng USIM chạy trên
UICC.

1.7.1.3. USIM

Trong hệ thống GSM, SIM card lưu giữ thông tin cá nhân (đăng ký thuê
bao) cài cứng trên card. Điều này đã thay đổi trong UMTS, Modul nhận dạng thuê
bao UMTS được cài như một ứng dụng trên UICC. Điều này cho phép lưu nhiều
ứng dụng hơn và nhiều chữ ký (khóa) điện tử hơn cùng với USIM cho các mục
đích khác (các mã truy nhập giao dịch ngân hàng an ninh). Ngoài ra có thể có
nhiều USIM trên cùng một UICC để hỗ trợ truy nhập đến nhiều mạng.
USIM chứa các hàm và số liệu cần để nhận dạng và nhận thực thuê bao
trong mạng UMTS. Nó có thể lưu cả bản sao hồ sơ của thuê bao.
Người sử dụng phải tự mình nhận thực đối với USIM bằng cách nhập mã
PIN. Điểu này đảm bảo rằng chỉ người sử dụng đích thực mới được truy nhập
mạng UMTS. Mạng sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ cho người nào sử dụng đầu cuối
dựa trên nhận dạng USIM được đăng ký.

1.7.2. Mạng truy nhập vô tuyến UMTS

UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô


tuyến mặt đất UMTS) là liên kết giữa người sử dụng và CN. Nó gồm các phần tử
đảm bảo các cuộc truyền thông UMTS trên vô tuyến và điều khiển chúng.
UTRAN được định nghĩa giữa hai giao diện. Giao diện Iu giữa UTRAN và
CN, gồm hai phần: IuPS cho miền chuyển mạch gói và IuCS cho miền chuyển
mạch kênh; giao diện Uu giữa UTRAN và thiết bị người sử dụng. Giữa hai giao
diện này là hai nút, RNC và nút B.

1.7.2.1. RNC

RNC (Radio Network Controller) chịu trách nhiệm cho một hay nhiều trạm
gốc và điều khiển các tài nguyên của chúng. Đây cũng chính là điểm truy nhập
dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối đến CN bằng hai kết nối, một
cho miền chuyển mạch gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch kênh
(MSC).

23
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một nhiệm vụ quan trọng nữa của RNC là bảo vệ sự bí mật và toàn vẹn.
Sau thủ tục nhận thực và thỏa thuận khóa, các khoá bảo mật và toàn vẹn được đặt
vào RNC. Sau đó các khóa này được sử dụng bởi các hàm an ninh f8 và f9.
RNC có nhiều chức năng logic tùy thuộc và việc nó phục vụ nút nào. Người
sử dụng được kết nối vào một RNC phục vụ (SRNC: Serving RNC). Khi người sử
dụng chuyển vùng đến một RNC khác nhưng vẫn kết nối với RNC cũ, một RNC
trôi (DRNC: Drift RNC) sẽ cung cấp tài nguyên vô tuyến cho người sử dụng,
nhưng RNC phục vụ vẫn quản lý kết nối của người sử dụng đến CN. Chức năng
cuối cùng của RNC là RNC điều khiển (CRNC: Control RNC). Mỗi nút B có một
RNC điều khiển chịu trách nhiệm cho các tài nguyên vô tuyến của nó.

1.7.2.2. Nút B

Trong UMTS trạm gốc được gọi là nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện
kết nối vô tuyến vật lý giữa đầu cuối với nó. Nó nhận tín hiệu trên giao diện Iub từ
RNC và chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu. Nó cũng thực hiện
một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như "điều khiển công suất vòng
trong". Tính năng này để phòng ngừa vấn đề gần xa; nghĩa là nếu tất cả các đầu
cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu cuối gần nút B nhất sẽ che lấp tín
hiệu từ các đầu cuối ở xa. Nút B kiểm tra công suất thu từ các đầu cuối khác
nhau và thông báo cho chúng giảm công suất hoặc tăng công suất sao cho nút B
luôn thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu cuối.

1.7.3. Mạng lõi

Mạng lõi (CN) được chia thành ba phần, miền PS, miền CS và HE. Miền
PS đảm bảo các dịch vụ số liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến Internet và
các mạng số liệu khác và miền CS đảm bảo các dịch vụ điện thọai đến các mạng
khác bằng các kết nối TDM. Các nút B trong CN được kết nối với nhau bằng
đường trục của nhà khai thác, thường sử dụng các công nghệ mạng tốc độ cao như
ATM và IP. Mạng đường trục trong miền CS sử dụng TDM còn trong miền PS sử
dụng IP.

1.7.3.1. SGSN

SGSN (SGSN: Serving GPRS Support Node: nút hỗ trợ GPRS phục vụ) là
nút chính của miền chuyển mạch gói. Nó nối đến UTRAN thông qua giao diện
IuPS và đến GGSN thông quan giao diện Gn. SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả
kết nối PS của tất cả các thuê bao. Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao: thông tin
đăng ký thuê bao và thông tin vị trí thuê bao.

24
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Số liệu thuê bao lưu trong SGSN gồm:


 IMSI (International Mobile Subsscriber Identity: số nhận dạng thuê bao di
động quóc tế)
 Các nhận dạng tạm thời (P-TMSI: Packet- Temporary Mobile Subsscriber
Identity: số nhận dạng thuê bao di động tạm thời gói)
 Các địa chỉ PDP (Packet Data Protocol: Giao thức số liệu gói)

Số liệu vị trí lưu trên SGSN:


 Vùng định tuyến thuê bao (RA: Routing Area)
 Số VLR
 Các địa chỉ GGSN của từng GGSN có kết nối tích cực

1.7.3.2. GGSN

GGSN (Gateway GPRS Support Node: Nút hỗ trợ GPRS cổng) là một
SGSN kết nối với các mạng số liệu khác. Tất cả các cuộc truyền thông số liệu từ
thuê bao đến các mạng ngoài đều qua GGSN. Cũng như SGSN, nó lưu cả hai kiểu
số liệu: thông tin thuê bao và thông tin vị trí.

Số liệu thuê bao lưu trong GGSN:


 IMSI
 Các địa chỉ PDP

Số liệu vị trí lưu trong GGSN:


 Địa chỉ SGSN hiện thuê bao đang nối đến

GGSN nối đến Internet thông qua giao diện Gi và đến BG thông qua Gp.

1.7.3.3. BG

BG (Border Gatway: Cổng biên giới) là một cổng giữa miền PS của PLMN
với các mạng khác. Chức năng cuả nút này giống như tường lửa của Internet: để
đảm bảo mạng an ninh chống lại các tấn công bên ngoài.

1.7.3.4. VLR

VLR (Visitor Locatoin Register: bộ ghi định vị tạm trú) là bản sao cuả HLR
cho mạng phục vụ (SN: Serving Network). Dữ liệu thuê bao cần thiết để cung cấp

25
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

các dịch vụ thuê bao được copy từ HLR và lưu ở đây. Cả MSC và SGSN đều có
VLR nối với chúng.

Số liệu sau đây được lưu trong VLR:


 IMSI
 MSISDN
 TMSI (nếu có)
 LA hiện thời của thuê bao
 MSC/SGSN hiện thời mà thuê bao nối đến

Ngoài ra VLR có thể lưu giữ thông về các dịch vụ mà thuê bao được cung
cấp.
Cả SGSN và MSC đều được thực hiện trên cùng một nút vật lý với VLR vì thế
được gọi là VLR/SGSN và VLR/MSC.

1.7.3.5. MSC

MSC thực hiện các kết nối CS giữa đầu cuối và mạng. Nó thực hiện các
chức năng báo hiệu và chuyển mạch cho các thuê bao trong vùng quản lý của
mình. Chức năng của MSC trong UMTS giống chức năng MSC trong GSM,
nhưng nó có nhiều khả năng hơn. Các kết nối CS được thực hiện trên giao diện
CS giữa UTRAN và MSC. Các MSC được nối đến các mạng ngoài qua GMSC.

1.7.3.6. GMSC

GMSC có thể là một trong số các MSC. GMSC chịu trách nhiệm thực hiện
các chức năng định tuyến đến vùng có MS. Khi mạng ngoài tìm cách kết nối đến
PLMN cuả một nhà khai thác, GMSC nhận yêu cầu thiết lập kết nối và hỏi HLR
về MSC hiện thời quản lý MS.

1.7.3.7. Môi trường nhà

Môi trường nhà (HE: Home Environment) lưu các hồ sơ thuê bao cuả hãng
khai thác. Nó cũng cung cấp cho các mạng phục vụ (SN: Serving Network) các
thông tin về thuê bao và về cước cần thiết để nhận thực người sử dụng và tính
cước cho các dịch vụ cung cấp. Trong phần này ta sẽ liệt kê các dịch vụ được cung
cấp và các dịch vụ bị cấm.

Thanh ghi định vị thường trú (HLR)

26
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HLR là một cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ quản lý các thuê bao di động. Một
mạng di động có thể chứa nhiều HLR tùy thuộc vào số lượng thuê bao, dung
lượng của từng HLR và tổ chức bên trong mạng.
Cơ sở dữ liệu này chứa IMSI (International Mobile Subsscribern Identity:
số nhận dạng thuê bao di động), ít nhất một MSISDN (Mobile Station ISDN: số
thuê bao cso trong danh bạ điện thọai) và ít nhất một địa chỉ PDP(Packet Data
Protocol: Giao thức số liệu gói). Cả IMSI và MSISDN có thể sử dụng làm khoá để
truy nhập đến các thông tin được lưu khác. Để định tuyến và tính cước các cuộc
gọi, HLR còn lưu giữ thông tin về SGSN và VLR nào hiện đang chịu trách nhiệm
thuê bao. Các dịch vụ khác như chuyển hướng cuộc gọi, tốc độ số liệu và thư thoại
cũng có trong danh sách cùng với các hạn chế dịch vụ như các hạn chế chuyển
mạng.
HLR và AuC là hai nút mạng logic, nhưng thường được thực hiện trong
cùng một nút vật lý. HLR lưu giữ mọi thông tin về người sử dụng và đăng ký thuê
bao. Như: thông tin tính cước, các dịch vụ nào được cung cấp và các dịch vụ nào
bị từ chối và thông tin chuyển hướng cuộc gọi. Nhưng thông tin quan trong nhất là
hiện VLR và SGSN nào đang phụ trách người sử dụng.

Trung tâm nhận thực (AuC)

AUC (Authentication Center) lưu giữ toàn bộ số liệu cần thiết để nhận thực,
mật mã hóa và bảo vệ sự toàn vẹn thông tin cho người sử dụng. Nó liên kết với
HLR và được thực hiện cùng với HLR trong cùng một nút vật lý. Tuy nhiên cần
đảm bảo rằng AuC chỉ cung cấp thông tin về các vectơ nhận thực (AV:
Authetication Vector) cho HLR.
AuC lưu giữ khóa bí mật chia sẻ K cho từng thuê bao cùng với tất cả các
hàm tạo khóa từ f0 đến f5. Nó tạo ra các AV, cả trong thời gian thực khi
SGSN/VLR yêu cầu hay khi tải xử lý thấp, lẫn các AV dự trữ.

Bộ ghi nhận thực thiết bị (EIR)

EIR (Equipment Identity Register) chịu trách nhiệm lưu các số nhận dạng
thiết bị di động quốc tế (IMEI: International Mobile Equipment Identity). Đây là
số nhận dạng duy nhất cho thiết bị đầu cuối. Cơ sở dữ liệu này được chia thành ba
danh mục: danh mục trắng, xám và đen. Danh mục trắng chứa các số IMEI được
phép truy nhập mạng. Danh mục xám chứa IMEI của các đầu cuối đang bị theo
dõi còn danh mục đen chứa các số IMEI cuả các đầu cuối bị cấm truy nhập mạng.
Khi một đầu cuối được thông báo là bị mất cắp, IMEI của nó sẽ bị đặt vào danh
mục đen vì thế nó bị cấm truy nhập mạng. Danh mục này cũng có thể được sử

27
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dụng để cấm các seri máy đặc biệt không được truy nhập mạng khi chúng không
hoạt động theo tiêu chuẩn.

1.7.4. Các mạng ngoài

Các mạng ngoài không phải là bộ phận của hệ thống UMTS, nhưng chúng
cần thiết để đảm bảo truyền thông giữa các nhà khai thác. Các mạng ngoài có thể
là các mạng điện thoại như: PLMN (Public Land Mobile Network: mạng di động
mặt đất công cộng), PSTN (Public Switched Telephone Network: Mạng điện thoại
chuyển mạch công cộng), ISDN hay các mạng số liệu như Internet. Miền PS kết
nối đến các mạng số liệu còn miền CS nối đến các mạng điện thoại.

1.7.5. Các giao diện

Vai trò các các nút khác nhau cuả mạng chỉ được định nghĩa thông qua các
giao diện khác nhau. Các giao diện này được định nghiã chặt chẽ để các nhà sản
xuất có thể kết nối các phần cứng khác nhau của họ.

1.7.5.1. Uu

Giao diện Uu là WCDMA, giao diện vô tuyến được định nghĩa cho UMTS.
Giao diện này nằm giữa nút B và đầu cuối.

1.7.5.2. Iu

Giao diện Iu kết nối CN và UTRAN. Nó gồm ba phần, IuPS cho miền
chuyển mạch gói, IuCS cho miền chuyển mạch kênh và IuBC cho miền quảng bá.
CN có thể kết nối đến nhiều UTRAN cho cả giao diện IuCS và IuPS. Nhưng một
UTRAN chỉ có thể kết nối đến một điểm truy nhập CN.

1.8. KIẾN TRÚC 3G WCDMA UMTS R4.

Hình 1.10 cho thấy kiến trúc cơ sở của 3G UMTS R4. Sự khác nhau cơ bản
giữa R3 và R4 là ở chỗ khi này mạng lõi là mạng phân bố và chuyển mạch mềm.
Thay cho việc có các MSC chuyển mạch kênh truyền thống như ở kiến trúc trước,
kiến trúc chuyển mạch phân bố và chuyển mạch mềm được đưa vào.
Về căn bản, MSC được chia thành MSC server và cổng các phương tiện
(MGW: Media Gateway). MSC chứa tất cả các phần mềm điều khiển cuộc gọi,
quản lý di động có ở một MSC tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó không chứa ma trận

28
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

chuyển mạch. Ma trận chuyển mạch nằm trong MGW được MSC Server điều
khiển và có thể đặt xa MSC Server.

Hình 1.10. Kiến trúc mạng phân bố của phát hành 3GPP Release 4

Báo hiệu điều khiển các cuộc gọi chuyển mạch kênh được thực hiện giữa
RNC và MSC Server. Đường truyền cho các cuộc gọi chuyển mạch kênh đựơc
thực hiện giữa RNC và MGW. Thông thường MGW nhận các cuộc gọi từ RNC và
định tuyến các cuộc gọi này đến nơi nhận trên các đường trục gói. Trong nhiều
trường hợp đường trục gói sử dụng Giao thức truyền tải thời gian thực (RTP: Real
Time Transport Protocol) trên Giao thức Internet (IP). Từ hình 1.5 ta thấy lưu
lượng số liệu gói từ RNC đi qua SGSN và từ SGSN đến GGSN trên mạng đường
trục IP. Cả số liệu và tiếng đều có thể sử dụng truyền tải IP bên trong mạng lõi.
Đây là mạng truyền tai hoàn toàn IP.
Tại nơi mà một cuộc gọi cần chuyển đến một mạng khác, PSTN chẳng hạn,
sẽ có một cổng các phương tiện khác (MGW) được điều khiển bởi MSC Server
cổng (GMSC server). MGW này sẽ chuyển tiếng thoại được đóng gói thành PCM
tiêu chuẩn để đưa đến PSTN. Như vậy chuyển đổi mã chỉ cần thực hiện tại điểm
này. Để thí dụ, ta giả thiết rằng nếu tiếng ở giao diện vô tuyến được truyền tại tốc
độ 12,2 kbps, thì tốc độ này chỉ phải chuyển vào 64 kbps ở MGW giao tiếp với

29
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PSTN. Truyền tải kiểu này cho phép tiết kiệm đáng kể độ rộng băng tần nhất là
khi các MGW cách xa nhau.
Giao thức điều khiển giữa MSC Server hoặc GMSC Server với MGW là
giao thức ITU H.248. Giao thức này được ITU và IETF cộng tác phát triển. Nó có
tên là điều khiển cổng các phương tiện (MEGACO: Media Gateway Control).
Giao thức điều khiển cuộc gọi giữa MSC Server và GMSC Server có thể là một
giao thức điều khiển cuộc gọi bất kỳ. 3GPP đề nghị sử dụng (không bắt buộc) giao
thức Điều khiển cuộc gọi độc lập vật mang (BICC: Bearer Independent Call
Control) được xây dựng trên cơ sở khuyến nghị Q.1902 của ITU.
Trong nhiều trường hợp MSC Server hỗ trợ cả các chức năng của GMSC
Server. Ngoài ra MGW có khả năng giao diện với cả RAN và PSTN. Khi này cuộc
gọi đến hoặc từ PSTN có thể chuyển nội hạt, nhờ vậy có thể tiết kiệm đáng kể đầu
tư.
Để làm thí dụ ta xét trường hợp khi một RNC được đặt tại thành phố A và
được điều khiển bởi một MSC đặt tại thành phố B. Giả sử thuê bao thành phố A
thực hiện cuộc gọi nội hạt. Nếu không có cấu trúc phân bố, cuộc gọi cần chuyển từ
thành phố A đến thành phố B (nơi có MSC) để đấu nối với thuê bao PSTN tại
chính thành phố A. Với cấu trúc phân bố, cuộc gọi có thể được điều khiển tại
MSC Server ở thành phố B nhưng đường truyền các phương tiện thực tế có thể
vẫn ở thành phố A, nhờ vậy giảm đáng kể yêu cầu truyền dẫn và giá thành khai
thác mạng.
Từ hình 1.10 ta cũng thấy rằng HLR cũng có thể được gọi là Server thuê bao
tại nhà (HSS: Home Subscriber Server). HSS và HLR có chức năng tương đương,
ngọai trừ giao diện với HSS là giao diện trên cơ sở truyền tải gói (IP chẳng hạn)
trong khi HLR sử dụng giao diện trên cơ sở báo hiệu số 7. Ngoài ra còn có các
giao diện (không có trên hình vẽ) giữa SGSN với HLR/HSS và giữa GGSN với
HLR/HSS.
Rất nhiều giao thức được sử dụng bên trong mạng lõi là các giao thức trên cơ
sở gói sử dụng hoặc IP hoặc ATM. Tuy nhiên mạng phải giao diện với các mạng
truyền thống qua việc sử dụng các cổng các phương tiện. Ngoài ra mạng cũng phải
giao diện với các mạng SS7 tiêu chuẩn. Giao diện này được thực hiện thông qua
cổng SS7 (SS7 GW). Đây là cổng mà ở một phía nó hỗ trợ truyền tải bản tin SS7
trên đường truyền tải SS7 tiêu chuẩn, ở phía kia nó truyền tải các bản tin ứng dụng
SS7 trên mạng gói ( IP chẳng hạn). Các thực thể như MSC Server, GMSC Server
và HSS liên lạc với cổng SS7 bằng cách sử dụng các giao thức truyền tải được
thiết kế đặc biệt để mang các bản tin SS7 ở mạng IP. Bộ giao thức này được gọi là
Sigtran.

30
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.9. KIẾN TRÚC 3G WCDMA UMTS R5

Bước phát triển tiếp theo của UMTS là đưa ra kiến trúc mạng đa phương
tiện IP (hình 1.11). Bước phát triển này thể hiện sự thay đổi toàn bộ mô hình cuộc
gọi. ở đây cả tiếng và số liệu được xử lý giống nhau trên toàn bộ đường truyền từ
đầu cuối của người sử dụng đến nơi nhận cuối cùng. Có thể coi kiến trúc này là sự
hội tụ toàn diện của tiếng và số liệu.
CSCF
R-SGW SS7
Sniffer Server
monitoring/analysis

Chức năng điều khiển Chức năng điều khiển


trạng thái cuộc gọi môi trường
(CSCF) (MGCF)
Cx

Mg
Sniffer Server
monitoring/analysis

RNC Cx
HSS/ T-SGW
HLR
Mr
SS7
Iur Sniffer Server
monitoring/analysis

Node B Gr
MRF Mc
Iub Gi

Iu Gn Gi
Sniffer Server
monitoring/analysis

PCM PSTN
Iub MGW
RNC
Node B SGSN GGSN

Gi Internet

Hình 1.11. Kiến trúc mạng đa phương tiện IP của 3GPP

Từ hình 1.11 ta thấy tiếng và số liệu không cần các giao diện cách biệt; chỉ
có một giao diện Iu duy nhất mang tất cả phương tiện. Trong mạng lõi giao diện
này kết cuối tại SGSN và không có MGW riêng.
Ta cũng thấy có một số phần tử mạng mới như: Chức năng điều khiển trạng
thái kết nối (CSCF: Connection State Control Function), Chức năng tài nguyên đa
phương tiện (MRF: Multimedia Resource Function), chức năng điều khiển cổng
các phương tiện (MGCF: Media Gateway Control Function), Cổng báo hiệu
truyền tải (T-SGW: Transport Signalling Gateway) và Cổng báo hiệu chuyển
mạng (R-SGW: Roaming Signalling Gateway).
Một nét quan trọng của kiến trúc toàn IP là thiết bị của người sử dụng được
tăng cường rất nhiều. Nhiều phần mềm được cài đặt ở UE. Trong thực tế, UE hỗ
trợ giao thức khởi đầu phiên (SIP: Session Initiation Protocol). UE trở thành một

31
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tác nhân của người sử dụng SIP. Như vậy, UE có khả năng điều khiển các dịch vụ
lớn hơn trước rất nhiều.
CSCF quản lý việc thiết lập , duy trì và giải phóng các phiên đa phương tiện
đến và từ người sử dụng. Nó bao gồm các chức năng như: phiên dịch và định
tuyến. CSCF hoạt động như một đại diện Server /hộ tịch viên.
SGSN và GGSN là các phiên bản tăng cường của các nút được sử dụng ở
GPRS và UMTS R3 và R4. Điểm khác nhau duy nhất là ở chỗ các nút này không
chỉ hỗ trợ dịch vụ số liệu gói mà cả dịch vụ chuyển mạch kênh (tiếng chẳng hạn).
Vì thế cần hỗ trợ các khả năng chất lượng dịch vụ (QoS) hoặc bên trong SGSN và
GGSN hoặc ít nhất ở các Router kết nối trực tiếp với chúng.
Chức năng tài nguyên đa phương tiện (MRF) là chức năng lập cầu hội nghi
được sử dụng để hỗ trợ các tính năng như tổ chức cuộc gọi nhiều phía và dịch vụ
hội nghị .
Cổng báo hiệu truyền tải (T-SGW) là một cổng báo hiệu SS7 để đảm bảo
tương tác SS7 với các mạng tiêu chuẩn ngoài như PSTN. T-SGW hỗ trợ các giao
thức Sigtran. Cổng báo hiệu chuyển mạng (R-SGW) là một nút đảm bảo tương tác
báo hiệu với các mạng di động hiện có sử dụng SS7 tiêu chuẩn. Trong nhiều
trường hợp T-SGW và R-SGW cùng tồn tại trên cùng một nền tảng.
MGW thực hiện tương tác với các mạng ngoài ở mức đường truyền đa
phương tiện. MGW ở kiến trúc mạng của UMTS R5 có chức năng giống như ở
R4. MGW được điều khiển bởi Chức năng cổng điều khiển các phương tiện
(MGCF). Giao thức điều khiển giữa các thực thể này là ITU-T H.248.
MGCF cũng liên lạc với CSCF. Giao thức được chọn cho giao diện này là
SIP.
Cần lưu ý rằng phát hành cấu trúc toàn IP của R5 là một tăng cường của
mạng ở R3 hoặc R4. Nó đưa thêm vào một vùng mới trong mạng đó là vùng đa
phương tiện IP (IM: IP Multimedia). Vùng mới này cho phép mang cả tiếng và số
liệu trên IP trên toàn tuyến nối đến máy cầm tay. Vùng này sử dụng vùng chuyển
mạch gói PS cho mục đích truyền tải: sử dụng SGSN, GGSN, Gn, Gi ... là các nút
và giao diện thuộc vùng PS.

1.10. KIẾN TRÚC CDMA2000

Mạng gói của cdma2000 là mạng kết hợp với mạng chuyển mạch kênh
cdma2000 sử dụng báo hiệu IS-41. Mạng IP bao gồm PCF (Packet Control
Function: Chức năng điều khiển gói), PDSN (Packet Data Serving Node: Nút phục
vụ số liệu gói), HA và các server AAA (Authentication, Authorization and
Account: Nhân thực, trao quyền và thanh toán). Đối với dịch vụ IP đơn giản
(Simple IP), việc người sử dụng chuyển từ vùng phục vụ của một PDSN này sang

32
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

vùng phục vụ của một PDSN khác sẽ dẫn đến sự thay đổi phiên số liệu vì địa chỉ
IP mới sẽ được ấn định bởi PDSN mới. Đối với dịch vụ MIP (Mobile IP), phiên số
liệu có thể kéo dài trên nhiều PDSN chừng nào người sử dụng vẫn duy trì các ràng
buộc di động tại HA và chưa hết thời hạn hiêu lực của đăng ký (hoặc tái đăng ký)
(địa chỉ IP này vẫn không đổi).
Kiến trúc của cdma 2000 được cho ở hình 1.12. Kiến trúc 1.12 được trình
bày cho trường hợp MIP. Đối với dịch vụ IP đơn giản, kiến trúc trên hình 1.12 sẽ
không có HA và FA..

Giao diện
MS vô tuyến RAN Mạng cung cấp dịch vụ truy nhập khách
Abis A1/A2 E
TE BTS PCF (giao diện A)
MSC/VLR GMSC
A8/A9
PTSN
R BTS BSC F D c

EIR HLR/AuC
ME A3/A7

BTS BSC
Ur Ui HA
A8/A9 Pi
UIM BTS PCF PDSN/FA Internet

AAA nhà
A10/A11
(Giao diện R-P)
RN: Radio Network= Mạng vô tuyến RADIUS/
R-P: Radio Packet= gói vô tuyến AAA môi
AAA khách DIAMETER
giới

Hình 1.12. Kiến trúc của cdma 2000

1.10.1. MS

MS thực hiện cả dịch vụ CS lẫn MIP. Đối với MIP MS phải:

 Hỗ trợ PPP
 Có thể hoạt động như một MIP MN, hỗ trợ hô lệnh FA và NAI
 Tương tác với RAN và mạng lõi để nhận được các tài nguyên mạng cho việc
trao đổi gói
 Ghi nhớ trạng thái của các tài nguyên vô tuyến (tích cực, chờ, ngủ)

33
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.10.2. Mạng truy nhập vô tuyến RAN

Mạng truy nhập vô tuyến RAN gồm các BTS và các BSC. BTS điều
khiển lưu lượng vô tuyến giữa MS và chính nó thông qua giao diện vô tuyến.
Nhiều BTS và có thể nối đến một BSC. Tổ hợp các BTS cùng vời một BSC mà
chúng nối đến được goị là BSS (Base station Subsystem: hệ thống con trạm gốc).
Các BSS cho phép truy nhập cả dịch vụ CS và PS. Để hỗ trợ truy nhập dịchvụ PS,
BSS có thêm khối chức điều khiển gói: PCF (Packet Control Function: Chức năng
điều khiển gói). Khi các gói được gửi đến một MS, nhưng chưa thể nối đến MS,
PCF nhớ đệm các gói này và yêu cầu RAN tìm gọi MS. Nó cũng thu thập và gửi
thông tin thanh toán đến PDSN. PCF nối BSC với PDSN để thực hiện chuyển
giao. Trong tiêu chuẩn tương tác (IOS: Inter-Operability Standards) 3GPP2
A.S00001, PCF nối đến BSC thông qua giao diện mở A8/A9. Thông thường trong
các sản phẩm thương mại, PCF đựơc thực hiện như là một bộ phận của BSC với
giao diện riêng.
Cdma2000 BSC có quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource
Management), quản lý di động (MM: Mobility Management) và các kết nối đến
MSC. Nó đảm bảo truyền các gói số liệu không qua codec tiếng.
Ngoài các nhiệm vụ hỗ trợ dịch vụ CS thông thường, RAN còn hỗ trợ các dịch
vụ PS sau:
 Chuyển đổi tham khảo nhận dạng client di động vào một nhận dạng liên kết
duy nhất để thông tin với PDSN
 Nhận thực MS để cho phép truy nhập dịch vụ
 Quản lý kết nối lớp vật lý đến client di động
 Duy trì trạng thái cho phép kết nối đối với dịch vụ gói giữa mạng truy nhập vô
tuyến và MS
 Nhớ đệm các gói đến từ PDSN, khi các tài nguyên vô tuyến chưa có hoặc
chưa đủ để hỗ trợ dòng gói từ PDSN
 Chuyển tiếp các gói giữa MS và PDSN

1.10.3. Mạng nhà cung cấp dịch truy nhập khách

Mạng nhà cung cấp dịch vụ truy nhập khách bao gồm các phần tử mạng lõi
để thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch kênh như: MSC/VLR và các phần tử mạng lõi
để thực chuyển mạch gói như: PDSN. MSC sử dụng IS-41 MSC và được nối đến
BSC thông qua giao diện A1 (cho báo hiệu) và giao diện A2 (cho lưu lượng).
MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch thoại và các chức năng di động của hệ
thống. PDSN thực hiện các chức năng chuyển mạch gói và các chức năng di động
của hệ thống. PDSN nối đến PCF thông qua các giao diện mở A8/A9. Ngoài ra để

34
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hỗ trợ dịch vụ PS mạng này có chứa một AAA server địa phương làm nhiệm vụ
nhận thực.
VLR chứa các chi tiết tạm thời về MS làm khách tại MSC hiện thời. Nó
cũng chứa TMSI.

1.10.3.1. HLR/AuC

HLR mang tất cả các thông tin về thuê bao trong vùng của GMSC tương
ứng.
Trung tâm nhận thực (AuC) được đặt tại HLR và là một trong những nơi
phát đi thông số an ninh quan trọng nhất vì nó đảm bảo tất cả các thông số cần
thiết cho nhận thực và mật mã hóa giữa MS và BTS.

 Nhớ đệm các gói khi tài nguyên vô tuyến chưa có hoặc không đủ để hỗ trợ
dòng gói đến mạng

1.10.3.2. Các server AAA nhà, khách và môi giới

Các dịch vụ nhận thực, trao quyền và thanh toán (AAA: Authentication,
Authorization and Account) có thể được đảm bảo bởi giao thức RADIUS (Remote
Authentication Dial-in Uer Service: Dịch vụ người sử dụng quay số nhận thực từ
xa) hoặc giao thức DIAMETER. Lúc đầu mạng cdma2000 chọn giao thức
RADIUS, nên giao thức này được sử dụng rộng rãi. Trong chương này ta chỉ xét
các dịch vụ AAA sử dụng RADIUS.
Các AAA Server đảm bảo chuyển vùng. AAA server đặt trong mạng IP nhà
được gọi là AAA server nhà. AAA server trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ
khách đựơc gọi là AAA server khách. AAA server nhà chứa hồ sơ thuê bao cuả
người sử dụng, còn AAA server khách chỉ chứa thông tin tạm thời liên quan đến
các phiên đang được sử dụng bởi người sử dụng. Hồ sơ có thể chứa thông tin về
đăng ký QoS và thông tin này được truyền đến PDSN. PDSN có thể sử dụng thông
tin này để trao quyền truy nhập đến một số dịch vụ hoặc cấp phát các tài nguyên
dựa trên các yêu cầu về QoS. AAA server môi giới là một server trung gian, nó có
các quan hệ an ninh với các AAA server khách và nhà. Nó được sử dụng để
chuyển tiếp các bản tin AAA một cách an ninh giữa mạng nhà cung cấp dịch vụ
truy nhập trung gian và mạng IP nhà. Một mạng có thể có hoặc không có AAA
server môi giới.
Có thể tổng kết các yêu cầu đối với AAA như sau:

35
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nhận thực và trao quyền cho một NAI của người sử dụng trong môi trường
chuyển vùng. NAI nhận được qua CHAP (đối với dịch vụ PPP truyền thống)
hay FAC (FA Challenge: hô lệnh FA) (đối với dịch vụ MIP). FAC thường
được tính toán phù hợp với CHAP
 Truyền tải các thuộc tính số liệu vô tuyến từ mạng nhà đến mạng phục vụ
(thường ở dạng hồ sơ người sử dụng)
 Mật mã hóa hoặc ký một hay nhiều AVP (Attribute-Value Pair: cặp giá trị
thuộc ngữ) trong các bản tin AAA giữa mạng nhà, mạng khách hay một môi
giới qua nhiều chặng AAA server
 Hỗ trợ một cơ chế truyền tải AAA tin cậy:
 Cơ chế này có thể chỉ cho một ứng dụng AAA rằng bản tin đã được chuyển

đến ứng dụng đồng cấp tiếp theo hay rằng đã xẩy ra một thời gian tạm
ngưng
 Phát lại được điều khiển bởi cơ chế truyền tải AAA tin cậy này chứ không

phải các giao thức thấp hơn (TCP chẳng hạn)


 Ngay cả khi bản tin cần chuyển hay các tùy chọn hoặc ngữ nghĩa của bản
tin không phù hợp với giao thức AAA, cơ chế truyền tải vẫn báo nhận rằng
phía đồng cấp đã nhận được bản tin. Tuy nhiên nếu bản tin không qua được
nhận thực, nó sẽ không được báo nhận
 Báo nhận có thể được gửi cùng với các bản tin AAA

 Cơ chế truyền tải tin cậy phải có khả năng phát hiện các sự cố im lặng của
đồng cấp AAA hay đường truyền đến đồng cấp AAA này để quản lý sự cố
 Truyền tải một chứng nhận số trong một bản tin AAA để giảm thiểu số lần
truyền vòng liên quan đến các giao dịch AAA. Lưu ý: yêu cầu này chỉ áp
dụng cho các ứng dụng AAA chứ không cho các MS
 Hỗ trợ chống phát lại và các khả năng chống từ chối cho tất cả các bản tin
trao quyền và thanh toán. Giao thức AAA phải đảm bảo khả năng cho các
bản tin thanh toán phù hợp với các bản tin trao quyền trước đó
 Hỗ trợ thanh toán thông qua dàn xếp hai phía và thông qua các server môi

giới để đảm bảo cách viết thanh toán khác nhau giữa mạng phục vụ và
mạng nhà. Đây là một thỏa thuận rõ ràng rằng nếu mạng riêng hay ISP nhà
nhận thực MS yêu cầu dịch vụ, thì mạng riêng hay mạng ISP nhà này cũng
chấp nhận các tính cước với nhà cung cấp dịch vụ nhà hay môi giới. Phải
đảm bảo thanh toán thời gian thực
 Đảm bảo an ninh giữa các AAA server, giữa AAA server và PDSN hay

HA thông qua an ninh IP.

36
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.10.3.3. Nút phục vụ số liệu gói

Nút phục vụ số liệu gói (PDSN: Packet Data Serving Node) là một phần tử
mạng neo nằm bên trong mạng khách và thực hiện nhiều chức năng cho vai trò
neo này. Đối với dịch vụ MIP, nó đảm bảo chức năng FA theo đặc tả RFC 2002.
FA là một router và nó đảm bảo các dịch vụ định tuyến đến một MS trong mạng
khách. Đối với cả MIP và IP đơn giản, PDSN đảm bảo kết nối lớp liên kết số liệu
đến MS bằng cách sử dụng giao thức điểm đến điểm (PPP: Point-to-Point
Protocol). PDSN được nối đến PCF thông qua giao diện A10/A11 (giao diện R-P),
A10 sử dụng cho số liệu của người sử dụng còn A11 sử dụng cho các bản tin điều
khiển. Nó cung cấp một liên kết giữa địa chỉ lớp liên kết TTDĐ với địa chỉ IP của
một MS. Địa chỉ lớp liên kết bao gồm số nhận dạng MS (IMSI chẳng hạn) và nhận
dạng kết nối MS (một thông số để phân biệt các phiên trên một MS). PDSN cũng
hoạt động như một RADIUS client và nó truyền thông tin nhận thực đến AAA
server khách. Nó cũng thu thập số liệu thanh tóan từ PCF, lập tương quan cho số
liệu này, tạo ra thông tin thanh toán và chuyển nó đến AAA server khách.
Có thể tổng kết các yêu cầu đối với PDSN như sau:
 Thiết lập, duy trì và kết cuối lớp liên kết đến client di động
 Khởi đầu nhận thực, trao quyền và thanh tóan cho client di động
 Truyền tunnel (an ninh tùy chọn) sử dụng an ninh IP đến tác nhận nhà
 Nhận các thông số dịch vụ từ AAA cho client di động
 Thu thập số liệu về mức độ sử dụng cho mục đích thanh toán để chuyển các
số liệu nhà đến AAA
 Định tuyền các gói đến các mạng số liệu ngoài hay đến HA trong trường hợp
truyền tunnel ngược
 Chuyển đổi địa chỉ nhà và địa chỉ HA đến một nhận dạng lớp liên kết duy
nhất để thông tin với mạng vô tuyến

1.10.3.4. Tác nhân nhà

MIP HA là một router đặt tại mạng IP nhà của MS. Nó đăng ký PDSN /FA
cho một MS. Đăng ký PDSN cho MS được thực hiện bằng CoA, đây là một địa
chỉ IP cuả PDSN. Khi MS không nằm trong mạng nhà, HA nhận các gói gửi đến
MS trên liên kết nhà, đóng bao chúng vào một tiêu đề IP khác và truyền tunnel
chúng đến PDSN. Các yêu cầu đối với HA:
 Duy trì đăng ký của người sử dụng và chuyển các gói đến PDSN
 Thiết lập tunnel (an ninh IP tùy chọn) đến PDSN/FA
 Hỗ trợ ấn định địa chỉ HA động

37
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Ấn định địa chỉ nhà động (tùy chọn) cho MS. Ấn định địa chỉ nhà có thể được
thực hiện từ các pun (tổ hợp) địa chỉ được lập cấu hình tại chỗ, thông qua
DHCP server hay từ AAA server

1.10.4. Các dịch vụ số liệu gói trong cdma2000

1.10.4.1. IP đơn giản

Đặc điểm của IP đơn giản là nó không hỗ trợ di động bên ngoài PDSN phục
vụ. Mạng này chỉ đảm bảo dịch vụ định tuyến IP đến điểm nhập mạng hiện thời
(PDSN). Điều này giống như dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ Internet quay số.
Một MS có thể chuyển vùng từ một RAN này đến một RAN khác sử dụng thủ tục
cập nhật vị trí, nhưng khi một phiên đã được thiết lập với một PDSN, MS không
thể chuyển giao phiên này đến một PDSN khác. PPP được sử dụng để đảm bảo
giao thức liên kết số liệu giữa người sử dụng và PDSN. PDSN ấn định một địa chỉ
IP động cho cho MS trong giai đoạn IPCP (IP Coltrol Protocol) của PPP. Giao
diện A10/A11 được sử dụng để đảm bảo truyền tunnel lưu lượng và chuyển giao
nội PDSN. Người sử dụng duy trì địa chỉ IP của mình và sử dụng kết nối IP chừng
nào vẫn còn nằm trong vùng phục vụ của PDSN phục vụ. Mạng cũng có thể hỗ trợ
dịch vụ mạng riêng ảo (VPN: Virtual Private Network) khi bổ sung thêm phần
mềm cho MS.

Nhận thực người sử dụng được thực hiện bằng giao thức nhận thực mật
khẩu (PAP: Password Authentication Protocol) và giao thức nhận thực bắt tay hô
lênh (CHAP: Challenge Handshake Authentication Protocol). PDSN họat động
như một AAA (RADIUS) client, nó truyền đi thông tin nhận thực người sử dụng
CHAP hay PAP. PAP là dạng nhận thực cơ sở nhất, trong đó tên người sử dụng và
mật khẩu được người này gửi đi và được mạng so sánh với một bảng chứa cặp tên-
mật khẩu. Điểm yếu của PAP là cả tên người sử dụng và mật khẩu đều truyền ở
dạng không được mật mã. CHAP loại bỏ được điểm yếu này bằng cách gửi đến
MS một khoá để mật mã hóa tên người sử dụng và mật khẩu. Trong CHAP, trước
hết mạng gửi đi một bản tin hô lệnh đến MS. MS trả lời bằng một giá trị nhận
được bằng cách sử dụng khóa nói trên. Nếu các giá trị này trùng nhau, thì người sử
dụng được nhận thực. Nhận thực người sử dụng chỉ là tùy chọn trong IP đơn giản.
Một người sử dụng có thể được lập cấu hình cho phép MS nhận được dịch vụ IP
đơn giản mà không cần CHAP hoặc PAP.
IP đơn giản hỗ trợ nén tiêu đề và tải tin theo tiêu chuẩn TIA/EIA/IS-835.
Nén tiêu đề TCP/IP Van Jacobson cũng được hỗ trợ theo tiêu chuẩn RFC 1144.
Giao thức điều khiển nén PPP cũng được tùy chọn hỗ trợ. Giao thức này được sử
dụng để đàm phán một giải thuật nén tải tin PPP.

38
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.10.4.2. MIP

Dịch vụ MIP đảm bảo di động hoàn toàn cho một người sử dụng. PDSN
hoạt động như một FA. Mỗi người sử dụng được ấn định một HA trong mạng nhà
của mình. MS được ấn định một địa chỉ IP được gọi là địa chỉ nhà trong cùng một
mạng con như HA. MS sử dụng CoA (địa chỉ IP cuả FA) để đăng ký với HA.
Đăng ký này buộc HA phải thực hiện ARP (Address Resolution Protocol: Giao
thức phân giải địa chỉ) ủy thác trên mạng con nhà và bắt đầu nhận tất cả các gói
đựơc chuyển đến theo địa chỉ nhà cuả MS. HA cũng tạo lập một ràng buộc giữa
địa chỉ nhà của MS và CoA được quy định trong yêu cầu đăng ký. Khi HA nhận
được số liệu giửi đến cho MS, nó hướng số liệu này đến FA theo CoA và FA
chuyển số liệu này đến MS. Các gói hướng đến MS đựơc truyền tunnel bằng cách
sử dụng truyền tunnel IP trong IP đến địa chỉ CoA. Truyền tunnel IP trong IP được
đặc tả trong RFC 2003. MIP cho phép nối đến MS không phụ thuộc vào việc nó
đang ở đâu trong mạng công cộng hoặc mạng riêng. Điều duy nhất cần thiết là
CoA và HA phải có địa chỉ định tuyến toàn cầu. Trong trường hợp truy nhập mạng
riêng, MS sử dụng truyền tunnel ngược qua FA để gửi số liệu đến mạng riêng.
Giống như IP đơn giản, giao thức liên kết số liệu giữa MS và PDSN đựơc
đảm bảo bởi PPP. Nếu PDSN nhận được một gói cho MS khi phiên PPP không
được thiết lập, PDSN loại bỏ gói này và gửi đi một gói thông báo không thể gửi
đến nơi nhận ICMP (Internet Control Message Protocol: Giao thức bản tin điều
khiển). Một phiên PPP có thể hỗ trợ nhiều địa chỉ nhà IP vì thế chó phép nhiều
ứng dụng trên một MS.
Báo hiệu MIP được trao đổi trên các kênh lưu lượng trên giao diện vô tuyến
vì thế không sử dụng hiệu quả tài nguyên quý giá của vô tuyến. Một số cải thiện
đựơc áp dụng so với giao thức MIP cơ sở để truyền báo hiệu hiệu xuất hơn. Một
trong các cải thiện này là PDSN sẽ không phát quảng bá các bản tin quảng cáo tác
nhân thường xuyên và định kỳ đến tất cả các MS. Thay vào đó chúng chỉ được
phát đến một MS sau khi đã thiết lập phiên. Một cải thiện khác là PDSN chỉ lặp lại
các quảng cáo theo một số lần đã được lập cấu hình đối với một MS. Ngoài ra
PDSN dừng phát đi các quảng cáo đến MS ngay sau khi nó nhận được yêu cầu
đăng ký từ MS này. Khi MIP hoạt động trên kết nối PPP, thời hạn hiệu lực đăng
ký MIP phải nhỏ hơn đồng hồ thời gian không tích cực PPP.
MIP cung cấp tập các thủ tục an ninh giữa client di động (MS) và các tác
nhân di động và giữa các tác nhân di động. Điều quan trọng là phải có một kênh
giữa MS và HA cho các bản tin đăng ký. Liên kết an ninh này có thể được thiết lập
bằng cách trang bị cố định (tại thời điểm đăng ký) các khóa giữa MS và HA. MIP
không yêu cầu cơ chế nhận thực giữa FA và HA. Tuy nhiên trong môi trường kinh
doanh như các mạng thông tin di động, cần nhận thực tất cả các bản tin giữa FA và

39
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HA để chống lại sự xâm hại các dịch vụ và thiết lập cơ chế tính cước tin cậy giữa
mạng nhà và mạng khách. Tiêu chuẩn (TIA/EIA/IS-835) hỗ trợ các tùy chọn sau
đây để phân phối khóa giữa FA và HA:
 IKE và chứng nhận công cộng (X.509)
 Khóa bí mật IKE quy định chia sẻ động được phân phối bởi AAA server nhà

 Khóa chia sẻ IKE quy định lập cấu hình tĩnh

Thủ tục an ninh MS-FA được đảm bảo bởi cơ chế hô lệnh/trả lời được mô tả
trong RFC 3012. PDSN khởi đầu nhận thực người sử dụng trong miền khách khi
đăng ký người sử dụng. PDSN đưa phần mở rộng hô lệnh MS-FA trong quảng
cáo tác nhân. Vì các quảng cáo được phát không thường xuyên, PDSN đưa hô
lệnh tiếp theo vào trả lời đăng ký. MS sử dụng hô lệnh tiếp theo này trong đăng
ký tiếp theo với PDSN. PDSN truyền thông tin trả lời hô lệnh FA nhận được từ
MS đến AAA server nhà thông qua AAA server khách.

1.10.5. Nhận thực ở cdma2000

MS sử dụng dịch vụ thoại chỉ cần nhận thực một lần trên giao diện vô
tuyến.
MS yêu cầu dịch vụ số liệu trong các hệ thống cdma2000 sẽ bị nhận thực
hai lần: trên lớp giao diện vô tuyến và nhận thực mạng. Nhận thực ở giao diện vô
tuyến được thực hiện bởi hạ tầng HLR/AuC và VLR. Quá trình này dựa trên IMSI
được định nghĩa trong IS2000. Nhận thực trạm di động lớp liên kết cdma2000 hay
truy nhập mạng truyền số liệu gói, được thực hiện bởi các cơ sở hạ tầng của các
server AAA và các client, trong đó các client dược đặt trong các PDSN và các HA.
Quá trình này dựa trên NAI (Network Access Identifier được định nghĩa bởi IETF
trong [RFC2486]. Đây là số nhận dang có dạng user@homedomain (người sử
dụng@miền nhà) cho phép mạng khách nhận dạng AAA server mạng nhà bằng
cách chuyển nhãn "homedomain" thành địa chỉ AAA IP. Hô lệnh từ PDSN cũng
cho phép bảo vệ chống các tấn công theo cách phát lại.
Ngoài ra, NAI cho phép phân phát liên kết an ninh MIP đặc thù để hỗ trợ
nhận thực PDSN/HA trong thời gian đăng ký di động, ấn định HA và chuyển giao
giữa các PDSN. Lưu ý rằng AAA của mạng số liệu nhận thực người sử dụng và
không như nhận thực lớp vật lý chỉ nhận thực MS. Vì thế người sử dụng muốn
truy nhập đến các mạng số liệu công cộng hay riêng phải thực hiện đăng nhập và
mật khẩu giống như các người sử dụng truy nhập số liệu từ xa, ngoài việc nhận
thực thiết bị di động xẩy ra trong giai đoạn đăng ký, điều này dẫn đến tạm dừng
khi khởi đầu điện thoại như thường thấy đối với hầu hết các người sử dụng máy
thoại di động.

40
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hệ thống số liệu cdma2000 đảm bảo hai cơ chế nhận thực khi sử dụng các
phương pháp truy nhập IP đơn giản và MIP như định nghĩa trong [IS835] và
[RFC3141]. Đối với chế độ truy nhập IP đơn giản, nhận thực dựa trên CHAP, đây
là một bô phận của đàm phán PPP. Trong CHAP, PDSN hỏi hô lệnh MS bằng một
giá trị ngẫu nhiên. MS phải trả lới bằng một chữ ký dựa trên tóm tắt hô lệnh MD-
5, một tên người sử dụng và một mật khẩu. PDSN chuyển cặp hô lệnh/trả lời đến
AAA server nhà để nhận thực người sử dụng.
Đối với MIP, PDSN gửi đi một hô lệnh tương tự cùng trong bản tin quảng
cáo tác nhân. Tương tự, MS phải trả lời hô lệnh này bằng một chữ ký và NAI
(được kiểm tra bởi mạng nhà), nhưng lần này trả lời được gửi đi cùng với yêu cầu
đăng ký chứ không phải trong khi thiết lập phiên PPP. Cả hai cơ chế này đều dựa
trên các bí mật dùng chung liên kết với NAI được lưu tại mạng nhà và cả hai được
hỗ trợ bởi cùng một hạ tầng AAA server. Trong cả hai trường hợp, số liệu thanh
toán được thu thập trong PDSN và được truyền đến AAA server. PDSN thu thập
thống kê mức độ sử dụng số liệu cho từng người sử dụng, kết hợp chúng với các
bản ghi thanh toán truy nhập vô tuyến do PCF gửi đến và gửi chúng đến AAA
server địa phương. Lưu ý rằng thông tin thanh toán được thu thập bởi cả hai PCF
và PDSN. Đối với các người sử dụng chuyển mạng, AAA server có thể được lập
cấu hình để chuyển một bản sao của tất cả các bản tin thanh toán RADIUS đến
AAA server nhà ngoài việc giữ bản sao này tại AAA server khách. Trong quá
trình trao đổi các bản tin báo hiệu giữa AAA nhà và AAA khách, nếu cần có thể
sử dụng thêm AAA môi giới.

1.10.6. Các phần tử mới cho cdma20001xEV-DO

Qualcomm đã đề xuất tiêu chuẩn cdma20001xEV-DO ( Evolution for


Data Optimized: phát triển cho số liệu tối ưu) vào tháng 3 năm 2000 để hỗ trợ các
dịch vụ sốliệu cao.. cdma1xEV-DO là một hệ thống lai ghép CDMA/TDM và có
hai lợi điểm khi hỗ trợ các dịch vụ tốc độ số liệu cao..Trước hết nó có thể hỗ trợ
tốc độ số liệu lên đến 2,4576 Mbps với băng thông 1,25MHz, trong khi đó
cdma20001x thuần túy chỉ có thể hỗ trợ tốc độ số liệu 2,0736 Mbps với băng
thông gấp 3 lần (3,75 MHz).

1.10.6.1. Mạng truy nhập, AN

Bao gồm các thiết bị mạng đảm bảo kết nối số liệu giữa mạng chuyển mạch
số liệu (thường là internet) và thiết bi đầu cuối (AT). Mạng truy nhập tương đương
với BTS trong cdma 2000

41
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.10.6.2. Thiết bị truy nhập (AT)

Thiết bị truy nhập (AT) đảm bảo kết nối của người sử dụng. AT có thể
được nối đến đến thiết bị tính như máy tính xách tay hay có thể là thiết bị có chứa
máy tính như PDA. AT tương đương với MS trong cdma2000

1.10.6.3. AAA cuả mạng truy nhập (AN AAA)

Là phần từ thực hiện các chức năng nhận thực và trao quyền cho mạng truy
nhập

1.10.6.4. Kết nối

Kết nối là một trạng thái của đường vô tuyến trong đó AT được ấn định
một kênh lưu lượng đường xuống, một kênh lưu lượng đường lên và các kênh
MAC đi kèm. Trong một phiên HRPD (High Rate Packet Data) AT và AN có thể
mở và đóng kết nối nhiều lần.

1.10.6.5. MS/AT lai ghép

MS/AT lai ghép là một thiết bị có khả năng làm việc cả ở mạng cdma2000
và ở các mạng HRPD AN.

1.10.6.6. Luồng dịch vụ

Luồng HRPD (High Rate Packet Data: số liệu gói tốc độ cao) đựơc sử dụng
để trao đổi số liệu giữa cdma2000 và PDSN.

1.10.6.7. Phiên HRPD

Phiên HRPD (1xEVDO) được coi là một trạng thái chung giữa AT và AN.
Trạng thái này lưu giữ các giao thức và các cấu hình giao thức đã được đàm phán
và được sử dụng để thông tin giữa AT và AN. Nếu không mở phiên AT không thể
thông tin với AN khi AN không mở phiên.

1.10.6.8. PCF

PCF có thêm thêm chức năng năng SC/MM và đảm bảo hoạt động đặc thù
HRPD.

42
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.10.6.9. Phiên số liệu gói

Là trường hợp sử dụng dịch vụ số liệu gói của người sử dụng. Phiên số liệu
gói được bắt đầu khi người sử dụng yêu cầu dịch vụ số liệu gói và kết thúc khi
người sử dụng hoặc mạng kết thúc dịch vụ số liệu gói. Trong thời gian phiên,
người sử dụng có thể thay đổi vị trí nhưng vẫn duy trì địa chỉ IP không đổi.

1.10.6.10. Chức năng SC/MM

SC/MM (Session Control and Mobility Management: điều khiển phiên và


quản lý di động) được đặt tại PDF và bao gồm các chức năng sau:
 Lưu giữ các thông tin liên quan đến phiên HRPD: duy trì đồng hồ thời
gian tồn tại, MNID, chuyển đổi giữa MNID và UATI cho một AT) đối
với các AT ngủ
 Ấn định UATI (Unicast AT Identifier: nhận dạng AT đơn phương) cho
AT
 Nhận thực đầu cuối. Chức năng này thực hiện thủ tục nhận thực đầu
cuối. Nó quyết định AT có phải nhận thực hay không khi AT truy nhập
HRDP RAN.
 Quản lý di động. Chức năng này quản lý vị trí của AT. Thông tin về vị
trí của AT nhận được thông qua đăng ký dựa trên khoảng cách. Chức
năng này có thể thực hiện thủ tục tìm gọi dựa trên thông tin trên.

1.10.6.11. Nhận thực đầu cuối

Là thủ tục trong đó AT được nhận thực bởi AN-AAA.

Mạng thông tin di động đang tiến tới một mạng toàn IP, trong các phần
dưới đây ta sẽ xét các .một số vấn đề quan trọng liên quan đến kết nối mạng thông
tin di động trên cơ sở IP.

1.11. ĐÁNH ĐỊA CHỈ IP

1.11.1. Đánh địa chỉ IP trong IPv4

Kích thước của địa chỉ IPv4 là 32 bit (4 byte). Không gian địa chỉ được chia
thành hai phần, một phần nhận dạng mạng và một phần nhận dạng máy trong
mạng. Trong khi địa chỉ thực tế để thể hiện máy tính là 32 bit nhị phân, thì địa chỉ
IP được viết ở dạng sau:. 32 bit địa chỉ được chia thành bốn đoạn tám bit phân
cách với nhau bởi dấu chấm, trong đó mỗi đoạn được thể hiện bằng một số thập

43
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phân nằm trong dải từ 0 đến 255, thí dụ:

152.226.86.23

Vì có 4 byte, nên dải địa chỉ trải rộng từ 0.0.0.0 đến 255.255.255.255 với
tới tổng số địa chỉ lên đến hơn 4 tỷ. Tuy nhiên do cách cấp phát địa chỉ trong thực
tế, không gian dịa chỉ nhỏ hơn không gian nói trên. Có bốn loại địa chỉ như cho
trong bảng 1.1. Mỗi lọai cho phép đánh địa chỉ cho một số lượng mạng và số
lượng máy nhất định. Địa chỉ loại A có 8 bit nhận dạng mạng và 24 bit nhận dạng
máy. Bit đầu tiên của loại A luôn bằng không để router nhận dạng loại A. Các địa
chỉ loại B sử dụng 16 bit cho nhận dạng mạng và 16 bit cho nhận dạng máy. Bit
đầu tiên cuả nó luôn luôn bằng 10 để router nhận ra loại địa chỉ này. Địa chỉ loại C
có 24 bit dành cho địa chỉ mạng và 8 bit dành cho địa chỉ máy, bit đầu của nó luôn
luôn bằng 110 để router có thể nhận dạng được địa chỉ này. Địa chỉ loại D dành
cho phát đa phương, địa chỉ này gồm 8 bit đầu là địa chỉ mạng và 24 bit còn lại là
địa chỉ cho nhóm đa phương, ba bit đầu tiên cuả điạ chỉ này là 110. Các địa chỉ
lọai E để dự phòng và chưa được chuẩn hóa. Các địa chỉ loại A bắt đầu bằng 1-
126, các địa chỉ loại B bắt đầu bằng 128-191, các địa chỉ loại C bắt đầu bằng 192-
223 và các địa chỉ loại D (truyền đa phương) bắt đầu bằng 224-239. Các địa chỉ
loại E bắt đầu từ 240-247. Chẳng hạn, 152.266.0.0 là địa chỉ loại B và vì thế nó hỗ
trợ các địa chỉ trong dải từ 152.266.0.0 đến 152.226.255.255.
Mặt nạ địa chỉ mạng được sử dụng như một bộ lọc để lấy ra địa chỉ mạng.
Chẳng hạn sử dụng mặt nạ cho trong bảng 2.2 ta có thể tính ra địa chỉ mạng cho
một địa chỉ loại B: 152.226.86.23 bằng cách nhân logic từng bit địa chỉ IP với mặt
nạ. Trong trường hợp này vì địa chỉ IP là loại B nên mặt nạ cuả nó là 255.255.0.0.
Kết quả nhân cho ta địa chỉ mạng: 152.226.0.0. Đây là địa chỉ mà router cần để
định tuyến.
Trong không gian địa chỉ máy có hai địa chỉ đựợc sử dụng cho việc khác
(mặt nạ và quảng bá) vì thế tổng số địa chỉ dành cho máy sẽ được tính như sau:

2(số bit địa chỉ máy)-2

Chẳng hạn đối với địa chỉ loại C, không gian dành cho địa chỉ máy là 8 bit nên số
địa chỉ máy có thể có sẽ là:

28-2=254 địa chỉ

44
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 1.1. Các khuôn dạng địa chỉ IPv4


Loại Ý nghĩa Kích th- Kích thước Tổng số Tổng số Phần đầu tiên Mặt nạ
ước trường địa địa chỉ địa chỉ của các bit địa mặc định
trường chỉ máy mạng máy chỉ IP/dải địa mạng
địa chỉ chỉ
mạng
A 1 byte 7 24 126 16.777.21 0/1.0.0.0- 255.0.0.0
nhận 44 126.255.255.255
dạng
mạng, 3
byte nhận
dạng máy
B 2 byte 14 16 16384 65.534 10/128.0.0.0- 255.255.0.
nhận 191.255.255.255 0
dạng
mạng, 2
byte nhận
dạng máy
C 3 byte 21 8 2097152 254 110/192.0.0.0- 255.255.2
nhận 223.255.255.255 55.0
dạng
mạng, 1
byte nhận
dạng máy
D Địa chỉ 4 bit 24 (nhóm 1110/224 .0.0.0-
đa quảng bá) 239.255.255.255
phương
E Dự trữ 11110/240.0.0.0
cho tương -
lai 247.255.255.255
Địa chỉ 127.x.x.x
hồi tiếp-
máy địa
phương

Một mạng thường được chia thành các mạng con có số máy ít hơn. Để chia
mạng con ta có thể sử dụng một phần 32 bit địa chỉ để chỉ thị mạng con và phần
còn lại để chỉ địa chỉ cuả máy trong mạng con. Chẳng hạn sử dụng loại C ta có thể
có 6 mạng con mỗi mạng có 30 máy. Hình 1.13 cho thấy cách tăng số mạng con
đồng thời với giảm số máy trong mỗi mạng con. Bảng 1.2 cho thấy ta có thể tăng

45
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

số số 1 trong mặt nạ để tạo ra một mạng con (thí dụ được xét cho loại B).

Bảng 1.2. Tăng số mạng con bằng cách tăng số số 1 trong mặt nạ

Mặt nạ mạng con Dạng bit Số mạng con Số trạm


255.255.0.0 11111111.11111111.00000000. 0 65534
00000000
255.255.192.0 11111111.11111111.11000000. 2 16382
00000000
255.255.224.0 11111111.11111111.11100000. 6 8190
00000000
255.255.240.0 11111111.11111111.11110000. 14 4094
00000000
255.255.248.0 11111111.11111111.11111000. 30 2046
00000000
255.255.252.0 11111111.11111111.11111100. 62 1022
00000000
255.255.254.0 11111111.11111111.11111110. 126 510
00000000
255.255.255.0 11111111.11111111.11111111. 254 254
00000000

Phương pháp sử dụng các mặt nạ mạng con khác nhau để nhận dạng các
mang con được gọi là tạo mặt nạ mạng có độ dài khả biến (VLSNM: Variable
Length Subnet Masking). Hình 2.10 cho thấy phương pháp này.

Địa chỉ mạng Địa chỉ mạng con Địa chỉ trạm

Hình 1.13. Điều chỉnh số bit 1 trong mặt nạ để điều chỉnh số mạng con con và
số máy trong mỗi mạng con.

Vì loại A chỉ có 126 địa chỉ mạng, nên các địa chỉ mạng này lúc đầu được
được cấp phát cho các tổ chức có các mạng nội bộ rất lớn. Loại B dành 14 bit để
đánh địa chỉ mạng, vì thế nó đảm bảo nhiều mạng hơn với không gian địa chỉ máy
nhỏ hơn (chỉ có 65 534 máy trên một mạng). Loại C có không gian địa chỉ máy
nhỏ nhất: 254 địa chỉ máy, nhưng lại có số địa chỉ mạng lớn nhất. Vì nhiểu tổ chức
có nhiều hơn 254 máy nên nhu cầu lọai B rất cao. Điều này dẫn đến thiếu hụt điạ

46
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

chỉ. vì thề cần phải tìm ra phương cách ấn định địa chỉ phù hợp cho các tổ chức có
kích cỡ trung bình (số máy lớn hơn 254). Các vấn đề này và các vấn đề khác nữa
sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng NAT (sẽ xét phần sau) hoặc triệt để hơn
bằng cách sử dụng IPv6. IPv6 sử dụng 128 bit địa chỉ và vì thế đảm bảo nguồn địa
chỉ rất lớn.
Cần lưu ý rằng, có một số địa chỉ đặc biệt không được dùng. Công thức
chung dùng để tính toán số địa chị mạng con và số máy khi biết mặt nạ mạng con
như sau:
Số mạng con có thể có= 2(số bit mặt nạ)-2
Số máy có thể có = 2(số bit không thuộc măt nạ)-2

Để làm thí dụ ta xét mạng loại B sử dụng mặt nạ mạng con 255.255.240.0.
Mặt nạ loại B trong trường hợp này có thêm bốn bit 1 (thể hiện bằng 240) để tạo
nên mặt nạ mạng con, vì thế
Số mạng con = 24-2 = 14
Số máy trong mỗi mạng con = 212-2 = 4029

Trong thí dụ trên địa chỉ mạng lọai B được mở rộng thêm 4 bít để từ một
địa chỉ loại B được cấp phát cho mạng tổ chức khai thác có thể tạo ra từ địa chỉ
này 4029 địa chỉ mạng con khác nhau.
Để mở rộng một địa chỉ mạng B thêm 10 bit để tạo ra các địa mạng con, ta
sử dụng mặt nạ sau: 255.255.255.192 . Trong trường hợp này ta có:

Số mạng con = 210-2= 1022


Số máy trong mỗi mạng con = 26-2=62

Trong trường hợp này nếu ta đánh địa chỉ IP cho một máy bằng
172.16.2.160 có byte ở dạng nhị phân là:1010000, thì địa chỉ mạng con tương ứng
của nó sẽ là: 172.16.2.128.

Bảng 1.3 liệt kê các địa chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong giao thức IP và không
được sử dụng để ấn định địa chỉ.

47
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 1.3. Các điạ chỉ có ý nghĩa đặc biệt


Địa chỉ Hàm
0.0.0.0 Để nói rằng đây là mạng mặc định
127.0.0.0 Dành cho đấu vòng. Thông thường
127.0.0.1 được sử dụng cho mục đích
thử nghiệm
Địa chỉ có địa chỉ mạng toàn các bit Để nói rằng đây chính là mạng, chẳng
không hạn 135.34.0.0 nói rằng mạng là 135.34.
Địa chỉ này được sử dụng trong các bản
định tuyến
Địa chỉ mạng hay địa chỉ máy có toàn Để nói về “tất cả các máy"
các bit 1
255.255.255.255 Địa chỉ quảng bá

Ngoài ra IETF đã định nghĩa các địa chỉ chỉ dành để sự dụng làm địa chỉ
riêng nội bộ trong các mạng riêng chứ không được sử dụng trong internet (cho ở
bảng 1.4)

Bảng 1.4. Các địa chỉ riêng có thể sử dụng lại


Loại A 10.0.0.0
Loại B 172.16.0.0-172.31.0.0
Loại C 192.168.0.0-192.168.255.0

Vì các địa chỉ IPv4 chỉ có 32 bit, nên không gian địa chỉ lý thuyết chỉ cho
phép đánh địa chỉ cho 4 294 967 296 máy. Cấu trúc phân lọai nói trên giảm không
gian này xuống còn 3,7 tỷ. Ngoài ra không gian này bị giảm tiếp do lãng phí
không gian địa chỉ không sử dụng trong không gian loại B.
Đối với đa phần các tổ chức, không gian loại A với 16 triệu địa chỉ quá lớn,
trong khi đó không gian loại C với điạ chỉ 254 lại quá nhỏ. Vì thế hầu hết các tổ
chức mong muốn có được không gian loại B . Điều này có nghĩa rằng một tổ chức
chỉ có 2000 máy sử dụng không gian loại B với 65 534 địa chỉ, không gian này
vẫn quá lớn so với yêu cấu. Trong trường hợp này 97% không gian địa chỉ được
cấp phát bị lãng phí. Một vấn đề khác này sinh là chỉ có 16 383 địa chỉ mạng khả
dụng cho loại B. Vì thế nếu mỗi tổ chức đều yêu cầu một địa chỉ mạng không gian
loại B thì các địa chỉ này sẽ nhanh chóng hết. Để giải quyết vấn đề này ta có thể
ấn định tám địa chỉ không gian loại C cho tổ chức có 2000 máy này. Giải pháp này
có thể giải quyết được vấn đề cấp phát địa chỉ nhưng lại làm cho các bảng định
tuyến quá lớn. Khi này thay vì chỉ cần một mục trong bảng định tuyến cho không
gian địa chỉ loại B, tổ chức này cần phải có tám mục trong bảng định tuyến cho
tám địa chỉ mạng không gian loại C.

48
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.11.2. Một số giải pháp thiếu hụt địa chỉ cho thông tin di dộng

Cũng với sự ra đời của các hệ thống thông tin di động thế hệ sau cũng sự
phát triển mạnh các ứng dụng IP trong thông tin di động và thực tế là số thuê bao
di động toàn cầu lên đến trên một tỷ đã tạo ra một áp lực mới đối với không gian
địa chỉ có hạn của IPv4. Hiện nay một số lượng lớn các địa chỉ IP đã được cấp
phát cho các nhà cung cấp dịch vụ internet chính (ISP) và chỉ còn lại không gian
địa chỉ không lớn dành cho tương lai. Tất nhiên khi đưa ra sử dụng IPv6 vấn đề
này sẽ được giải quyết triệt để, tuy nhiên cho đến khi đó ta cần tìm ra giải pháp
khắc phục thiếu hụt địa chỉ cho IPv4. Hiện nay hai giải pháp được sử dụng cho các
tổ chức để thực hiện kết nối cho các người sử dụng mạng intranet đó là: giao thức
lập cấu hình máy tự động (DHCP: Dynamic Host Configuration Protocol) và biên
dịch địa chỉ mạng (NAT: Network Address Translator).

1. Giao thức lập cấu hình máy tự động (DHCP)

Sử dụng DHCP để tiết kiệm không gian địa chỉ dựa trên triết lý là không
phải tất cả các UE đều sử dụng các dịch vụ IP tại một thời điểm cho trước. ISP hay
nhà khai thác khởi đầu với một tổ hợp các địa chỉ. Khi một người sử dụng yêu cầu
kết nối đến dịch vụ IP, người này sẽ được cấp phát tạm thời một địa chỉ IP từ tổ
hợp. Quá trình này được gọi là thuê một địa chỉ. Phương pháp này cũng rất giống
như cách thức mà PABX hỗ trợ nhiều người sử dụng bằng một số trung kế ngoài
hữu hạn. Giao thức hỗ trợ lập cấu hình máy động được gọi là DHCP, nó được các
ISP sử dụng toàn cầu để ấn định các địa chỉ IP cho các người sử dụng cuả họ.
DHCP cũng ấn định các địa chỉ quan trọng khác cho máy như DNS server mặc
định và cổng mặc định. DHCP được sử dụng trong các hệ thống 3G để cấp phát
động một địa chỉ IP cho thiết bị di động khi thiết bị này yêu cầu tích cực PDP
context. Nó được sử dụng cho các UE khi các UE này không có chuyển đổi tĩnh
trong HLR đối với một điểm truy nhập nhất định. Nếu người sử dụng nối đến một
mạng ngoài, thì ấn định DHCP được thực hiện trong đường trục GPRS IP. Thông
thường DHCP được đặt bên trong GGSN. Phương pháp ấn định này được gói là
chế độ trong suốt. Tuy nhiên nếu người sử dụng nối đến mạng intranet hãng, thì
địa chỉ IP có thể được ấn định bên trong mạng này. Phương pháp này được gọi là
chế độ không trong suốt.

2. Biên dịch địa chỉ mạng (NAT)

DHCP chỉ hoạt động tốt khi ấn định một tổ hợp hữu hạn các địa chỉ cho

49
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

một số người sử dụng nhưng không thể mở rộng toàn bộ không gian địa chỉ khả
dụng. Để ấn định địa chỉ PDP cho UE, địa chỉ IP công cộng của IPv4 là không đủ,
vì thế người ta phải sử dụng địa chỉ riêng. Để sử dụng địa chỉ riêng cần có NAT để
phiên dịch địa chỉ công cộng vào địa chỉ riêng. NAT cho phép một mạng nội bộ
intranet có thể sử dụng các điạ chỉ riêng với không gian địa chỉ lớn mà không sợ
chồng lấn các địa chỉ này lên các địa chỉ IP định tuyến toàn cầu. Có thể coi NAT
là một router nối giữa hai mạng: mạng nội bộ intranet và mạng ngoài internet. Đối
với mạng internet NAT phát đi địa chỉ IP định tuyến toàn cầu còn đối với mạng
nội bộ intranet NAT phát đi địa chỉ riêng. Vì thế bên trong một mạng di động, nhà
quản lý có thể đánh địa chỉ riêng cho các trạm di động (MS: Mobile Station) khác
nhau. Nhiều địa chỉ riêng cuả các MS có thể được sắp xếp lên một hay nhiều địa
chỉ toàn cầu khi phát ra mạng internet. Để phân biệt các MS, số cửa được sử dụng.
Như vậy trên mạng internet mỗi MS được nhận dạng bởi hai số nhận dạng: địa chỉ
internet toàn cầu (chung với nhiều MS khác) và số cửa (riêng cho mỗi internet).
Một gói từ một MS trứơc khi đưa ra mạng internet ngoài được NAT phiên dịch địa
chỉ riêng cuả MS vào một địa chỉ IP định tuyến toàn cầu và một số cửa. Ngược lại
một gói được gửi từ mạng internet ngoài vào cho MS được NAT phiên dịch vào
địa chỉ riêng dựa trên địa chỉ định tuyến toàn cầu và số cửa. Chức năng NAT cũng
thường được kết hợp trong tường lửa mà nhà quản lý mạng sử dụng để bảo vệ an
ninh mạng.
Thông thường một nhà khai thác hoạt động với địa chỉ mạng loại C chỉ có
thể hỗ trợ 254 địa chỉ IP. Mạng UMTS cần phục vụ một số lượng lớn UE nối đến
internet mà không cần số lượng lớn các địa chỉ IP công cộng. Dải địa chỉ được
dành riêng cho việc sử dụng nội bộ được cho trong bảng 1.4.
Các địa chỉ trong bảng 1.4 có thể được chọn để sử dụng nội bộ trong mạng
riêng cuả một nhà khai thác.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt địa chỉ, nhà khai thác phải ấn định các địa
chỉ IP nội bộ riêng cho UE khi tích cực PDP context (thường điều này đựơc thực
hiện bởi DHCP). Khi người sử dụng nối đến Internet, NAT thực hiện chuyển đổi
địa chỉ riêng này thành địa chỉ công cộng để có thể định tuyến được trong mạng
Internet. Dạng NAT đơn giản nhất là phiên dịch cố định: tồn tại quy định chuyển
đổi cố định giữa địa chỉ IP riêng và địa chỉ IP công cộng. Dạng này thường được
sử dụng cho các server truy nhập công cộng (cổng WAP chẳng hạn). Các server
này được đặt cố định, tiếp nhận các kết nối đến nó và chuyển đổi địa chỉ nội bộ
thành địa chỉ ngoài. Tuy nhiên dạng này không phù hợp với các UE vì các UE này
chỉ được ấn định địa chỉ khi nó cần kết nối đến internet. Trong trường hợp này
người ta sử dụng phiên dịch động, trong đó các UE chia sẻ chung một địa chỉ
ngoài (địa chỉ IP công cộng) bằng cách sử dụng địa chỉ riêng. Trong trường hợp
này để đảm bảo phiên dịch địa chỉ đúng, các địa chỉ IP nội bộ khác nhau đựơc
chuyển đổi vào các số cửa khác nhau trong router. NAT này thường đựơc đặt bên

50
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trong GGSN, nhưng nó cũng có thể đựơc đặt riêng hay có thể kết hợp với tường
lửa. Phiên dịch động đôi khi đựơc gọi là NAPT (Network Address and Port
Translation), nhưng cách gọi phổ biến hơn vẫn là NAT. Các gói TCP hay UDP có
giá trị cửa 16 bit cho phép tạo ra 216=65 536 cửa trên một đại chỉ IP. Các cửa thấp
hơn 1024 được gọi là các cửa biết rõ và được sử dụng cho các dịch vụ đặc thù.
Các cửa cao hơn dải này được sử dụng cho NAT. Ta xét thí dụ trên hình 1.14. Nhà
khai thác sử dụng địa chỉ riêng loại A 10.0.0.0 làm địa chỉ nội bộ và có địa chỉ
công cộng loại C là 212.56.65.0 và UE được ấn định địa chỉ IP 10.1.1.102 bởi
DHCP. Người sử dụng nối đến web server ngoài có địa chỉ 135.237.78.6:80, trong
đó 80 để nhận dạng dịch vụ HTTP. UE gửi đi yêu cầu truy nhập HTTP trên web
server theo địa chỉ được cấp phát là 10.1.1.102:1345, trong đó 1345 là số cửa. Tại
NAT, địa chỉ trong cuả yêu cầu đựơc dịch thành địa chỉ ngoài loại C 212.56.65.10
với số cửa 16456. Web server sẻ trả lời theo địa chỉ loại C này và NAT phiên dịch
nó vào địa chỉ trong 10.1.1.102:1345.
Mỗi khi một kết nối TCP được thiết lập, mục chuyển đổi cửa được tạo ra
trong bảng tra cứu và khi kết thúc kết nối TCP mục này sẽ bị xóa. Còn có một
dạng NAT nữa là phiên dịch cân bằng tải, trong đó một router co thể mở rộng các
kết nối của một server quá bận đến một số server cùng chức năng khác và mỗi
server này có địa chỉ duy nhất. Trường hợp này thường xẩy ra khi truy nhập đến
một web server bận trên internet. Router sẽ kiểm tra xem server nào ít bận nhất và
đặt phiên dịch IP cho server này. Cần lưu ý rằng cân bằng tải thường được xây
dựng theo phương pháp riêng và các server cần thông tin về mức độ khả dụng của
chúng cho router trong khuôn dạng mà router hiểu được.
Một mạng sử dụng NAT có thể đảm bảo đánh địa chỉ cho trên 16 triệu UE.
Hạn chế lớn nhất của dịch vụ NAT là công suất xử lý nhất là khi dịch vụ này
được đặt trong thiết bị phải thực hiện các dịch vụ khác chẳng hạn GGSN này
tường lửa. Ngoài ra sử dụng NAT cho UDP cũng dẫn đến vấn đề cần xử lý. Vì
UDP không theo nối thông, NAT không có một thông tin nào về phiên để thông
báo cho nó xóa mục phiên dịch. Trong trường hợp UDP, người ta phải sử dụng cơ
chế tạm ngưng để xác định khi nào kết thúc và loại bỏ phiên dịch.

51
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GGSN
UTRAN SGSN Đường trục IP Internet
NAT `

Web Server
DHCP: Ấn định địa chỉ IP riêng 10.1.1.102 135.237.78.6:80

Yêu cầu Web Server


Từ: 10.1.1.102:1345
Đến: 135.237.78.6:80 Yêu cầu Web Sever được biên dịch
Từ: 212.56.65.10:16456
Đến: 135.237.78.6:80

Web Sever trả lời


Web Sever trả lời được biên dịch Từ: 135.237.78.6:80
Từ: 135.237.78.6:80 Đến: 212.56.65.10:16456
Đến: 10.1.1.102:1345

Hình 1.14. Mô tả hoạt động của NAT

1.11.3. Đánh địa chỉ IP trong IPv6

Trường địa chỉ nguồn và nhận trong trong IPv6 là một trường 128 bit để
nhận dạng nguồn phát gói và để nhận dạng nơi thu gói.
Địa chỉ IPv4 thường được biểu diễn bởi các số thập phân được phân cách
bằng dấu chấm. 32 bit địa chỉ được chia thành bốn đoạn tám bit phân cách với
nhau bởi dấu chấm, trong đó mỗi đoạn được thể hiện bằng một số thập phân nằm
trong dải từ 0 đến 255, chẳng hạn: 152.226.51.126. Cách trình bầy này không
thích hợp cho IPv6 vì các địa chỉ IP của nó dài 128 bit, nên IPv6 sử dụng cách
trình bày địa chỉ khác (RFC 2373). Phương pháp trình bày thích hợp nhất là:
x:x:x:x:x:x:x:x
Trong đó x là một đoạn 16 bit được thể hiện ở cơ số 16. Thí dụ địa chỉ IPv6 có
dạng sau:
DEFC:A9BE:1236:DE89:D7FE:4535:908A:4DEF
Ta thấy rằng các đoạn 16 bit được phân cách nhau bởi dấu hai chấm và mỗi
đoạn được thể hiện bằng bốn chữ số cơ số 16. Nếu có các đoạn chứa các số đầu
bằng không thì các số không này có thể bỏ qua, thí dụ:
DEC5:0000:0000:0000:0009:0600:3EDC:AB41
có thể trình bày đơn giản là:
DEC5:0:0:0:9:600:3EDC:AB41
Nếu có nhiều đoạn liên tiếp chỉ chứa toàn không thì có thể biểu diễn đơn
giản các đoạn bằng bằng dấu hai chấm kép “::”, thí dụ:
DEC5::9:600:3EDC:AB41

52
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chỉ được sử dụng dấu hai chấm kép một lần trong một địa chỉ mặc dù có
thể xuất hiện các xâu không trước và sau trong địa chỉ. Thí dụ địa chỉ sau:
0:0:0:0:0:0:0:1
Có thể viết đơn giản là: ::1
Không gian địa chỉ của IPv6 cho phép giải quyết vấn đề thiếu hụt địa chỉ
trong IPv4. Tuy nhiên do hiện nay trên thế giới còn có quá nhiều IPv4 router nên
việc thay thế IPv4 băng IPv6 đòi hỏi thời gian. Trong giai đoạn quá độ này cần có
các giải pháp để chuyển đổi giữa IPv4 và IPv6. Một số giải pháp chuyển đổi được
sử dụng như: lớp IP kép (trong đó một trạm hỗ trợ cả IPv4 lẫn IPv6), truyền tunnel
(trong đó gói IPv4 khi truyền trong miền IPv6 được đóng bao vào tiêu đề IPv6 và
ngược lại)

1.11.4. Hệ thống tên miền (DNS)

DNS (Domain Name System) chuyển đổi các tên ở dạng văn bản vào các
địa chỉ IP và ngược lại. Nó tránh cho người sử dụng không phải nhớ địa chỉ IP khi
truy nhập đến một dịch vụ nhất định bằng cách cung cấp tra cứu chuyển đổi giữa
tên văn bản và địa chỉ IP. Phương pháp này giống như phương pháp trong thông
tin di động, trong đó các người sử dụng có thể tìm đến đối tác của họ theo tên cuả
các đối tác này còn sổ tay thoại lưu trong thiết bị sẽ đảm bảo việc chuyển đổi tên
này vào số máy di động của đối tác. Chẳng hạn sử dụng DNS, tên website của
một hãng có thể được tìm theo tên nằm giữa “www” và “com”. Người sử dụng chỉ
việc đánh www.tên hãng.com vào bộ trình duyệt. Sau đó địa chỉ này được đưa đến
DNS server và server này có nhiệm vụ chuyển nó vào địa chỉ IP.
Các tên miền được tổ chức và quản lý theo hình cây phân cấp. Hình 1.15
cho thấy một tập nhỏ của không gian đặt tên DNS. Không gian tên đối với DNS
được chia nhỏ và được quản lý theo hình cây. Đây là tên miền. Quá trình dịch từ
phía phải tên miền sang phía trái tên miền tương ứng với dịch từ phía trên cuả cây
xuống các nhánh dưới. Thí dụ trên hình 1.9 ta thấy tên miền cam.ac.uk. Đây là
miền của trường đại học Cambrridge và vì thế chịu sự quản trị của hệ thống quản
trị mạng của trường đại học Cambridge. Miền này nằm bên trong ac.uk, ac.uk là
miền được ấn định cho tất cả các cơ sở đại học trong nước Anh. Đến lượt mình
ac.uk lại nằm trong miền uk, miền uk là miền dành cho tất cả các tên miền trong
nước Anh. Việc phân đoạn không gian địa chỉ cho phép một nhà khai thác có thể
ấn định các tên DNS mới mà không sợ gây ra chồng lấn các tên này (hai tổ chức
có cùng một tên web server), vì không gian tên cuả họ được phân biệt bởi phần
cuối của các địa chỉ DNS. Chẳng hạn trường đại học Cambrridge có thể tin chắc
rằng địa chỉ của họ luôn khác với địa chỉ của trường đại học Oxford.

53
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Gốc

com my sg th uk

3com ac

ox cam

Hình 1.15. Phân cấp không gian tên miền của DNS

Khi chuyển tên DNS vào địa chỉ IP, client phải tham khảo DNS server. Hầu
hết các client đều có địa chỉ DNS server mặc định được ấn định theo cấu hình.
Nếu DNS server điạ phương không có quy định chuyển đổi cho địa chỉ DNS, nó
sẽ sử dụng tên DNS để tìm ra nơi tra cứu quy định chuyển đổi này. Chẳng hạn khi
cần chuyển đổi địa chỉ DNS www.3com.com, trước hết DNS server địa phương
phải hỏi server gốc DNS của internet về địa chỉ của server có tên .com xử lý miền
.com. Sau khi nhận được địa chỉ này, client hỏi server tên .com về địa chỉ về địa
chỉ cuả server có tên .3com. Sau khi tìm được server có tên .3com, client hỏi nó về
địa chỉ www.3com.com. Quá trình này được thực hiện từ gốc cây cho tất cả các
tên và thực hiện quá trình này có thể là client hoặc là một server khác đại diện cho
nó. Khi một server tên ngoài thực hiện tất cả các công việc này đaị diện cho client,
quá trình này được gọi là tra cứu DNS đệ quy. Tra cứu DNS đệ quy có lợi cho
client bởi vì client không phải thực hiện quá nhiều việc và giảm lưu lượng nối
vòng địa phương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các client sử dụng đường
truyền vô tuyến. Lưu ý rằng mọi server tên đều biết địa chỉ của server con (server
phía dưới) nhưng không nhất thiết phải biết địa chỉ của server con của con của nó.
Ngoài ra server tên phải biết địa chỉ của của server mẹ cuả mình (server phía trên)
để nó có thể gửi các yêu cầu chưa hiểu đến cấp bậc DNS cao hơn.
Trong GPRS, DNS được sử dụng để phân giải tên điểm truy nhập (APN:
Access Point Name). APN xác định giao diện của GGSN với mạng ngoài mà
người sử dụng sẽ nối đến. Quá trình tích cực ngữ cảnh giao thức gói số liệu (PDP
context) sẽ thông báo cho mạng về APN yêu cầu và APN này được chuyển đổi
vào địa chỉ IP của GGSN.

54
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.11.5. Giao thức phân giải địa chỉ (ARP)

Giao thức ARP (Address Resolution Protocol) chịu trách nhiệm chuyển đổi
các địa chỉ IP thành các địa chỉ MAC (Media Access Control: điều khiển truy
nhập phương tiện). Chuyển đổi này rất quan trọng trong IP vì thực tế các khung
được định tuyến đến nơi nhận trong mạng LAN chỉ sử dụng địa chỉ MAC thay vì
địa chỉ IP. Địa chỉ MAC là một địa chỉ bao gồm 48 bit (6 byte) cài trong phần
cứng của giao diện mạng, vì thế hai card giao diện không thể có chung một địa
chỉ. Ba byte đầu của địa chỉ này chỉ thị nhà sản xuất và ba byte còn lại do nhà sản
xuất quy đinh khi sản xuất ra card mới. Chẳng hạn, khi gửi đi một gói trên mạng
ethernet, ta phải biết được cả địa chỉ MAC lẫn địa chỉ IP của nơi nhận. Hoạt động
của giao thức này như sau. Một gói yêu cầu ARP được phát trên LAN trong đó
địa chỉ MAC được đặt vào quảng bá (Broadcast). Bản tin quảng bá cũng chứa cả
địa chỉ IP ra mạng ngoài cần thiết cho chuyển đổi. Địa chỉ quảng bá MAC bao
gồm địa chỉ nơi nhận được đặt tất cả là 1 (FFFFFFFFFFFF). Tất cả các trạm trong
LAN sẽ nhận và phân tích khung này nhưng chỉ một trạm nhận ra địa chỉ IP cuả
nó trong yêu cầu và trạm này gửi đi trả lời đến phía phát. Trong trả lời, phía thu
đặt vào đó địa chỉ MAC của chính mình. Khi đã có bản sao địa chỉ cứng (địa chỉ
MAC), phía phát có thể gửi các gói trực tiếp đến địa chỉ IP này. Thực tế, ARP
hoạt động cùng với bộ nhớ địa phương lưu các bản sao chuyển đổi ARP mới
nhận. Bộ nhớ này cho phép giảm lưu lượng mạng và tăng hiệu năng.
Hình 1.16 cho thấy một Ethernet nối đến Internet. Nếu một trạm có địa chỉ
IP là 192.10.1.100 cần gửi một gói đến địa chỉ 192.10.1.1, gói sẽ được gửi như chỉ
dẫn trong bảng 1.5.
Nếu trạm 192.10.1.100 cần gửi một gói đến địa chỉ 166.10.10.1, địa chỉ này
không nằm cùng mạng con. Gói này phải gửi qua router tại 192.10.1.254, vì thế
yêu cầu ARP sẽ dành cho địa chỉ Ethernet cuả router. Các bản tin được cho trong
bảng 1.6. Khi này trạm sẽ gửi gói đến Ethernet theo địa chỉ 00800123ABDF. Lưu
ý rằng khi máy có địa chỉ 192.10.1.100 gửi gói đến nơi nhận, mặc dù nó gửi gói
theo địa chỉ Ethernet cuả router, địa chỉ IP sẽ được đặt vào 166.10.10.1 (địa chỉ
nhận cuối cùng) chứ không phải địa chỉ IP của router.

55
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

192.10.1.101 Router
00AF01234567 192.10.1.254
008001234ABDF

internet
ethernet

192.10.1.100
008001234567
Hình 1.16. Mô tả thí dụ về ARP và địa chỉ MAC: (1) nối giưã hai trạm bên
trong ethernet, (2) nối với một trạm ngoài ethernet

Bảng 1.5. Thí dụ ARP (1)


Kiểu gói Địa chỉ IP Điạ chỉ MAC Địa chỉ IP Địa chỉ MAC
nhận nhận nguồn nguồn
Yêu cầu 192.10.1.101 FFFFFFFFFFFF 192.10.1.100 008001234567
ARP 192.10.1.100 008001234567 192.10.1.101 00AF01234567
Trả lời ARP

Bảng 1.6. Thí dụ ARP (2)


Kiểu gói Địa chỉ IP Điạ chỉ MAC Địa chỉ IP Địa chỉ MAC
nhận nhận nguồn nguồn
Yêu cầu 192.10.1.254 FFFFFFFFFFFF 192.10.1.100 008001234567
ARP 192.10.1.100 008001234567 192.10.1.254 008001234ABD
Trả lời ARP

1.12. TRUYỀN TUNNEL IP TRONG IP

IP in IP còn được ký hiệu là IPIP, là dịch vụ tunnel phổ biến nhất. Nó đóng
bao các gói IP và một gói IP khác. Phương pháp đóng bao này được đặc tả trong
[RFC2003] được phát triển cùng với [RFC2002] (tiêu chuẩn MIPv4 đầu tiên).
Trong IPIP, tiêu đề ngoài của gói IP nhận dạng các địa chỉ của các điểm cuối

56
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tunnel, trong đó địa chỉ nguồn là điạ chỉ của nơi đóng bao còn địa chỉ nhận là địa
chỉ cuả nơi tháo bao (xem hình 1.17).
Gói IP
Header1 Payload Header2 Header1 Payload

Tháo bao
Header2 Header1 Payload
Header1 Payload
Tunnel
Gói IP
Đầu tunnel Cuối tunnel
Header: Tiêu đề
Payload: Tải tin

Hình 1.17. Đóng bao và tháo bao cho gói IP trong quá trình truyền tunnel

Vì đôi khi việc đóng bao một gói IP vào một gói IP khác dẫn đến chi phí quá
lớn, nhất là khi tải tin của các gói IP cần truyền tunnel quá nhỏ, nên cần định nghĩa
thêm cách nén thông tin liên quan đến tiêu đề cuả gói IP bên trong.
Cả hai giao thức IP in IP và đóng bao tối thiểu cho IP tunneling đều dựa trên
các giao thức khác (chẳng hạn MIP) hay cung cấp phần tử mạng để thiết lập
tunnel. IP in IP tự mình không an toàn và đòi hỏi IPsec cho chức năng này. Tổ hợp
cả hai chức năng trên được gọi là chế độ tunnel IPsec.

Giao thức truyền tunnel GPRS (GTP)

Trong GPRS và UMTS để truyền các gói trên IP người ta sử dụng giao thức
truỳen tunnel GTP (GPRS Tunneling Protcol). GTP được sử dụng cho các thủ tục
báo hiệu trong mặt phẳng điều khiển (GTP-c) và truyền số liệu trong mặt phẳng
người sử dụng(GTP-u) giữa các GSN. Nó cung cấp một tiêu đề và tiêu đề này
cùng với tiêu đề TCP/UDP và IP cho phép nhận dạng nút hỗ trợ GPRS (GSN:
GPRS Support Node) nhận và xử lý gói tại nơi nhận. Còn có một GTP khác được
gọi là GTP' sử dụng cho giao thức tính cước. GTP' được sử dụng giữa các GSN và
CGF.
Trong mặt phẳng báo hiệu, GTP-c là một giao thức quản lý và điều khiển
tunnel đươc sử dụng để tạo lập, thay đổi và xoá các tunnel giữa các GSN. Các thủ
tục báo hiệu này bao gồm: yêu cầu PDP context, cập nhật PDP Context và xoá
PDP Context. Các thủ tục này được sử dụng như là một bộ phận cuả thiết lập
phiên hay quản lý di động giữa SGSN và MS. Trong mặt phẳng người sử dụng,
GTP-u cung cấp một tiêu đề để để truyền tunnel. Ngoài truyền tunnel, GTP-u cung
cấp các tính năng như: truyền theo thứ tự và ghép các luồng.

57
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.13. IP DI ĐỘNG (MIP)

1.13.1. Nguyên lý MIP

MIP (Mobile Internet Protocol) cho phép giả quyết vấn đề người sử dụng
trong mạng di động di chuyển ra khỏi mạng nhà nơi người này đăng ký địa chỉ IP.
Vì nhiều người sử dụng internet di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cần
đảm bảo truy nhập các tài nguyên mạng và các dịch vụ thuận tiện cho họ khi di
chuyển. Lý tưởng, một người sử dụng có thể nối đến một điểm truy nhập bất kỳ tại
nơi mà ngừơi này đến hay sử dụng một kết nối di động một cách trong suốt đến
mạng nhà của mình qua internet.
Trở ngại ở đây là việc đánh địa chỉ. Ta biết rằng địa chỉ của internet bao
gồm 4 byte, chẳng hạn 152.226.23.45. Trong thí dụ này 152.226 nhận dạng mạng
nhà của người sử dụng; tất cả các gói được gửi theo địa chỉ này được các router
hướng đến mạng này. Nếu người sử dụng đang trực thuộc mạng này thì sẽ không
có vấn đề gì. Tuy nhiên nếu người sử dụng di chuyển đến một mạng khác, chẳng
hạn 145.67, thì các gói sẽ không bao giờ đến được người này. Sử dụng DHCP
(Dynamic Host Configuration Protocol: giao thức lập cấu hình máy động), một
người sử dụng khi đăng nhập vào một mạng mới có thể nhận được một địa chỉ IP
mới nhưng cũng không giải quyết được vấn đề này, vì địa chỉ này chỉ cho phép
truy nhập đến mạng khách mà không cho phép truy nhập đến mạng nhà (và thực tế
đối tác chỉ biết địa chỉ mạng nhà của anh ta).
Vậy trong thực tế vấn đề này đã được giải quyết MIP như thế nào?. Hình
1.18 cho thấy cách giải quyết của MIP. Mạng nhà phải có một tác nhân nhà (HA:
Home Agent) và mạng khách phải có một tác nhân ngoài (FA: Foreign Agent).
Khi máy tính đăng nhập đến mạng khách, nó sẽ tiếp xúc với FA bằng cách phát đi
bản tin khẩn nài yêu cầu quảng cáo từ phía FA (hay đợi cho đến khi FA tự phát đi
quảng cáo). Trong quảng cáo của mình, FA sẽ cung cấp một danh sách các chăm
sóc địa chỉ (CoA: Care of Address), các CoA này sẽ được nút di động sử dụng khi
nó nằm trong mạng ngoài.

58
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Gói tin IP Node Gói tin IP


7 đối tác 4
Đích Nguồn Đích Nguồn
165.5.5.2 128.4.5.6 128.4.5.6 165.5.5.2
165.5.2.2

Mạng khách Router


Internet
192.4.5.0
Router
Mạng nhà
128.4.0.0
192.4.5.6 128.4.255.254
Tác nhân
Tác nhân
Node di động nhà
ngoài
128.4.5.6

Quảng cáo
1
CoA= 192.4.5.6

Yêu cầu đăng ký


CoA= 192.4.5.6
2 Địa chỉ nhà= 128.4.5.6 Yêu cầu đăng ký
Tác nhân nhà= CoA= 192.4.5.6
128.4.255.254 Địa chỉ nhà= 128.4.5.6
3
Số liệu nhận thực Tác nhân nhà=
128.4.255.254
Số liệu nhận thực

Gói tin IP
5
Tiêu đề đường hầm Tiêu đề trong
Đích Nguồn Đích Nguồn
192.4.5.6 128.4.255.254 128.4.5.6 165.5.2.2

Gói tin IP
6
Đích Nguồn
128.4.5.6 165.5.2.2

Hình 1.18. Hoạt động của MIP.

1.13.2. Định tuyến MIP

Trong MIP, mỗi người sử dụng khi di chuyển vào mạng khách sẽ đăng ký
CoA với HA của mình. Liên kết giữa CoA với người sử dụng được gọi là ràng
buộc (binding) địa chỉ nhà người sử dụng. Khi các gói được gửi đến máy của
người sử dụng, HA sẽ nhận chúng, sau đó chuyển chúng đến FA theo CoA. Mỗi
gói sau đó được đóng bao vào một tiêu đề IP ngoài và được truyền tunnel từ HA
đến FA. Bằng cách này gói gốc không bị thay đổi và quá trình di động trở nên

59
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trong suốt đối với các máy đầu cuối. Khi FA nhận được gói tại đầu cuối tunnel, nó
loại bỏ tiêu đề ngoài và chuyển nội dung thẳng đến người sử dụng. Tại phương
ngược lại, các gói có thể được gửi thẳng đến máy đối tác và không cần phải truyền
qua mạng nhà của người sử dụng.
Hình 1.18 mô tả chi tiết các bước nói trên trong MIP như sau:
1. Khi di chuyển vào mạng khách, máy di động nhận được quảng cáo chứa địa
chỉ CoA 192.4.5.6
2. Máy di động phát yêu cầu đăng ký CoA, địa chỉ HA (128.4.255.254), địa chỉ
nhà của máy (128.4.5.6) và số liệu nhận thực đến FA. Bản tin này chứa cả
thời hạn hiệu lực của ràng buôc (không chỉ ra trên hình vẽ)
3. FA chuyển yêu cầu đăng ký đến HA. Sau đó HA sử dụng thông tin này để tạo
lập ràng buộc giữa địa chỉ nhà của nút di động (128.4.5.6) và CoA (192.4.5.6)
4. Gói được gửi từ nút đối tác đến nút di động theo địa chỉ nhà của nút này
(128.4.5.6) và được HA thu nhận
5. HA truyền tunnel gói này đến FA theo CoA đăng ký
6. FA nhận gói, loại bỏ tiêu đề ngoài rồi chuyển nó đến nút di động theo địa chỉ
192.4.5.6)
7. Máy di động gửi gói trả lời trực tiếp đến máy đối tác.

Vì các yêu cầu đăng ký MIP được sử dụng để thay đổi định tuyền các gói di
động, nên các đăng ký lừa đảo (từ các người sử dụng không được phép) có thể
được sử dụng để dẫn đến tấn công từ chối dịch vụ (DoS) trên mạng. Vì thế các bản
tin đăng ký MIP đều chứa một trường nhận thực. Trường này được tạo ra bằng
cách sử dụng một bí mật chia sẻ giữa ngừơi sử dụng di động và HA của họ. Khi
HA nhận được một bản tin đăng ký, nó phải kiểm tra trường nhận thực, nếu nhận
thấy trường này sai, yêu cầu bị lọai.

1.13.3. Định tuyến truyền tunnel ngược

Từ hình 1.18 ta thấy nút di động gửi thẳng gói của mình đến đối tác theo
địa chỉ nguồn không hợp lệ. Tiền tố mạng của gói này là 128.4 vì đây là địa chỉ
mạng nhà của máy. Tuy nhiên hiện nay máy đang nằm tại mạng có tiền tố 192.4.5
và vì thế các địa chỉ này không giống nhau. Các thiết bị an ninh thông thường
(tường lửa chẳng hạn) sẽ loại bỏ các gói có các địa chỉ nguồn IP không hợp lệ.
Biện pháp này nhằm bảo vệ mạng khỏi một nguồn phát tấn công DoS. Để tránh
vấn đề này, người ta đưa ra sơ đồ định tuyến truyền tunnel ngược. Trong sơ đồ
này, các gói theo chiều ngược từ máy di động đến máy đối tác sẽ được truyền
tunnel từ FA đến HA. HA loại bỏ tiêu đề tunnel sau đó chuyển chúng đến nơi
nhận cuối cùng.

60
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.13.4. Định tuyến tối ưu

Từ hình 1.19 ta thấy rằng tuyến truyền các gói từ nút đối tác đến nút di
động là không tối ưu. Lý do vì nút đối tác không biết được CoA của nút di động.
Vì thế sơ đồ định tuyến tối ưu đã được đề xuất. Sơ đồ này cho phép nút di động
cập nhật trực tiếp ràng buộc CoA của mình cho nút đối tác. Các bước định tuyến
tối ưu được mô tả trên hình 1.13.

Node tương ứng


2) Cập nhật ràng buộc
CoA= 192.4.5.6
Địa chỉ nhà= 128.4.5.6

1) Gói gửi qua tác nhân nhà


3) Gói gửi trực tiếp

Tác nhân
1) Gói gửi qua tác nhân nhà nhà
Node di động
192.4.5.6

Hình 1.19. Định tuyến tối ưu trong MIP

Các bước định tuyến tối ưu trên hình 2.45 như sau:
1. Gói đầu tiên được gửi từ máy đối tác đến HA sau đó HA chuyển nó qua FA
đến nút di động
2. Nút di động phát cập nhật ràng buộc đến máy đối tác chứa ràng buộc giữa
CoA và địa chỉ nhà của nó
3. Máy đối tác gửi các gói thẳng đến CoA của người sử dụng

Tuy nhiên việc sử dụng định tuyến tối ưu gập trở ngại về các vấn đề nhận
thực. Cần nhận thực cập nhật ràng buộc (để chống lại các tấn công DoS). Nếu ta
không nhận thực các cập nhật này, kẻ tấn công có thể gửi đến các ràng buộc giả
mạo để đánh lừa máy đối tác và máy này sẽ gửi các gói đến địa chỉ sai. Việc nhận
thực giưã nút di động và HA là rất đơn giản: hai nút này chỉ cần được lập cấu hình
để có chung một bí mật chia sẻ. Nhận thực giữa nút di động mà máy đối tác khó

61
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hơn nhiều, vì đối tác có thể là một máy bất kỳ trên mạng. Lập cấu hình để hai nút
này cùng có một bí mật chia sẻ là điều không thực tế. Hiện nay IETF đang nghiên
cứu để khắc phục được an ninh cho định tuyến tối ưu.

1.13.5. MIP cho IPv6

Trong MIPv6 không cần sử dụng FA và chăm sóc địa chỉ đồng vị trí
(CCOA) tại máy di động được sử dụng thay cho COA. MIPv6 sử dụng ba bản tin
sau: cập nhật ràng buộc, báo nhận ràng buộc và yêu cầu ràng buộc.
Cập nhật ràng buộc có mục đích giống như yêu cầu đăng ký nhưng không
chứa trường nhân thực. Lý do vì bản thân IPv6 đã hỗ trợ nhận thực bằng cách sử
dụng IPSec trong tiêu đề mở rộng (AH hay ESP). Cập nhật ràng buộc được gửi
đến các tác nhân nhà của người sử dụng và chúng cũng có thể được gửi thẳng đến
máy đối tác (để đạt được định tuyến tối ưu). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề nhận
thực cho định tuyến tối ưu. Lý do vì một nút di động chỉ có thể gửi các cập nhật
ràng buộc đến các máy đối tác khi chúng có thể tạo lập một liên kết an ninh IPSec.
Mỗi cập nhật ràng buộc được đáp lại bằng một báo nhận ràng buộc để đảm bảo sự
tin cậy. Cuối cùng, yêu cầu ràng buộc được máy đối tác gửi đi để yêu cầu một cập
nhật mới, thí dụ, khi máy đối tác có một CCOA cho nút di động sắp hết hạn. Nút
di động sẽ đáp lại bằng bằng một cập nhật ràng buộc mới.
Tóm lại, MIPv6 đơn giản và rễ mở rộng hơn MIPv4. Nó sử dụng các cơ chế
an ninh có sẵn bên trong của IPv6 (IPSec) và chứa tiêu chuẩn định tuyến tối ưu
bên trong nó.

1.13.6. Chuyển giao FA và MIP

Khi một nút di động trong mạng thông tin di động di chuyển từ một FA này
sang một FA khác, nó phải tiếp xúc với FA này và kết nối đến HA phải được thiết
lập lại. Tuy nhiên lúc đầu các gói có thể vẫn có thể được chuyển đến FA cũ vì
chúng chưa biết được CoA của FA mới. Để đảm bảo chuyển đổi êm ả không mất
gói ta cần có hệ thống chuyển giao. Để tránh mất gói cần phải có một thời gian
chuyển đổi để HA có thể hỗ trợ các đăng ký đồng thời cho cả hai FA. (xem hình
1.20).

62
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tác nhân Bảng ràng buộc


ngoài Địa chỉ nhà CoA
128.0.1.2 192.6.7.8
128.0.1.2 192.9.5.4
Node di động
128.0.1.2 Tác nhân
nhà

Tác nhân Tác nhân nhà có nhiều


ngoài ràng buộc và sẽ gửi các
gói tới tác nhân ngoài phục
vụ cả 2 ô.

Hình 1.20. Chuyển giao MIP

Cờ S trong yêu cầu đăng ký cho phép HA hỗ trợ đồng thời nhiều ràng buộc.
Cờ S được lập bằng 1 để chỉ thị cho HA bổ sung thêm một ràng buộc mới nhưng
vẫn duy trì ràng buộc hiện có. Thủ tục chuyển giao êm ả như sau:
1. Tiếp xúc với FA mới để nhận được địa chỉ CoA mới trước khi chuyển giao
xẩy ra
2. Đăng ký COA mới với HA bằng cách đặt bit S bằng 1. Sau đăng ký, HA sẽ
chuyển các gói đến cả hai tế bào
3. Sau khoảng thời gian quá độ để chuyển giao đến tế bào mới, nút di động
đăng ký lại CoA mới với bit S đặt bằng 0 để loại bỏ ràng buộc cũ.

1.13.7. MIP cho cdma2000

MIP được sử dụng trong cdma2000. FA được đặt tại PDSN và hỗ trợ các
chức năng chính sau:
 Định tuyến đến MS từ HA
 Định tuyến ngược đến HA
 Chuyển giao giữa các PDSN không cần sự tham gia của mạng nhà
 Thiết lập liên kết an ninh IPSec với tác nhân nhà
 Ấn định địa chỉ nhà động
 Dịch vụ AAA cho các người sử dụng khách

MIP trong cdma2000 cung cấp chức năng giống như GTP trong UMTS. Cả
hai đều hỗ trợ chuyển dịch người sử dụng trong RAN mà không cần thay đổi địa
chỉ IP. Điểm khác biệt là ở chỗ MIP cho phép người sử dụng chuyển dịch ra ngoài
mạng TTDĐ nhưng vẫn duy trì khả năng kết nối. Trái lại GTP tunnel chỉ tồn tại
trong mạng của nhà khai thác và vì thế không thể hỗ trợ định tuyến di động khi
người sử dụng đăng nhập mạng bằng phương pháp khác với GPRS.

63
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.13.8. MIP cho UMTS

Nghiên cứu tính khả thi khi sử dụng MIP trong UMTS để hỗ trợ truyền
tunnel và quản lý di động được thể hiện trong TS23.923 của 3GPP. Khuyến nghị
này mô tả hai kiến trúc. Kiến trúc thứ nhất xếp chồng MIP lên mạng GPRS hiện
thời để hỗ trợ di động rộng khắp. Kiến trúc này cho phép luôn luôn nối được đến
người sử dụng cho dù người này sử dụng kết nối bằng GPRS hay các phương tiện
khác. Đây là một kiến trúc MIP thông thường trong đó chức năng FA được đặt
trong GGSN. Trong trường hợp này, GGSN phát đi quảng cáo khi nhận được yêu
cầu PDP context. Vì không phải mọi GGSN đều hỗ trợ di động IP nên việc chọn
dịch vụ này dựa trên APN của yêu cầu gốc.
Kiến trúc thứ hai thay thế toàn bộ GTP bằng MIP. Trong trường hợp này
SGSN và GGSN được kết hợp vào một nút hỗ trợ Internet GPRS (IGSN). IGSN sẽ
hoạt động như một FA cung cấp tunnel để chuyển gói giữa nó và HA của người
sử dụng. TS 23.923 chỉ là một nghiên cứu khả thi chứ chưa phải là một yêu cầu
bắt buộc đối với UMTS.

1.13.9. PMIP

1.13.9.1. Mở đầu

MIP là giao thức hỗ trợ di động IP được biết rộng rãi. Nó có hai phiên
bản: MIPv4 và MIPv6. MIP hỗ trợ di động cho máy chủ IP bằng cách cho phép
chúng sử dụng hai địa chỉ HoA (địa chỉ nhà) là một địa chỉ cố định của MN và
CoA là địa chỉ thay đổi theo mạng con mà MN đăng nhập. Xét về các khía cạnh
kiến trúc nền tảng, cả hai chuẩn này đều tuân thủ cùng một khái niệm. Tuy nhiên
về chi tiết vẫn có những nét khác nhau. MIPv6 gồm ba phần tử: HA (tác nhân
nhà), MN (nút di động và CN (nút đối tác), trong khi đó MIPv4 ngoài ba phần tử
nói trên còn có thêm một phần tử nữa là FA (tác nhân ngoài). Vai trò của FA được
thay bằng AR (Router truy nhập) trong MIPv6. Ngoài ra mặc dù có thêm các mở
rộng tối ưu hóa định tuyến cho MIPv4 và MIPv6, nhưng các mở rộng này chỉ
được chuẩn hóa trong MIPv6.
Mặc dù MIPv6 là một chuẩn chín muồi để hỗ trợ di động IP và giải quyết
nhiều vấn đề như định tuyển tam giác, an ninh và không gian có địa chỉ có hạn
(MIMv4), nó vẫn còn có một số vấn đề như trễ chuyển giao, tồn thất gói và chi phi
báo hiệu. Ngoài các trễ chuyển giao MIPv4/v6 không đảm bảo chất lượng dịch vu
yêu cầu trong các ứng dụng thời gian thực. Vì thế rất nhiều các tăng cừơng MIPv6
đã được đưa ra trong nhiều năm gần đây như MIPv6 phân cấp (HMIPv6), MIPv6
chuyển giao nhanh (FMIPv6). Tuy nhiên MIPv6 và các tăng cường này đòi hỏi

64
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thay đổi ngăn xếp của MN để hỗ trợ chúng. Các đòi hỏi thay đổi ngăn xếp này là
nguyên nhân làm tăng thêm tính phức tạp của MN.
Quản lý di động dựa trên mạng có cùng chức năng như MIP nhưng không
thay đổi ngăn xếp giao thức TCP/IP. Với PMIP máy chủ có thể thay đổi điểm
nhập mạng internet của mình mà vẫn không cần thay đổi địa chỉ IP. Khác với cách
tiếp cận của MIP, chức năng này được thực hiện bởi mạng và mạng chịu trách
nhiệu theo bám các chuyển động của máy chủ cũng như khởi xướng báo hiệu di
đông cần thiết thay cho MN. Tuy nhiên trong trường hợp di độ liên quan đến
nhiều giao diện mạng khác nhau, máy chủ cần các thay đổi giống như trong MIP
để duy trì cùng môt địa chỉ trên các giao diện káhc nhau.

Trong cách tiếp cận quản lý di động dựa trên mạng ở PMIPv6, mạng phục
vụ sẽ xử lý quản lý di động thay cho MN, vì thế MN không phải tham gia vào bất
kỳ một báo hiệu nào liên quan đến di động. So với cách quản lý di động dựa trên
máy chủ trong MIPv6 và các tăng cường của nó, cách quản lý di động dựa trên
mạng có các tính năng và ưu điểm nổi bật sau đây:
Triển vọng triển khai. Không như quản lý di động dựa trên máy, quản lý di động
dựa trên mạng không yêu cầu bất cứ một thay đổi nào đối với MN. Yêu cầu thay
đổi MN là một lý do mà MIPv6 không được triển khai rông rãi trong thực tiễn mặc
dù có nhiều tăng cừơng cho nó trong những năm gần đây. Vì thế có thể kỳ vong là
việc không cần thay đổi MN sẽ đẩy nhanh tiến trình triển khải PMIPv5.

Nền tảng của PMIPv6 đựơc xây dựng trên cơ sở MIP 6. PMIPv6 mở rộng
báo hiệu MIP6 và sử dụng lại nhiều khai niệm như HA. Tuy nhiên PMIP được
thiết kế để đảm bảo hỗ trợ quản lý di động dựa trên mạng cho nút di động (MN)
trong miền được khoanh vùng theo topo. Trong cách tiếp cận dựa trên mạng cuả
PMIP6, mạng đang phục vụ điều khiển quản lý di động thay mặt cho MN, vì thế
MN không cần thiết phải tham dự vào bất kỳ một báo hiệu nào liên quan đến di
động. Mục đích thiết kế PMIP để đạt đựơc các tính năng sau:
 Hỗ trợ các MN mà không phải thay đổi nó. Khác với cách tiếp cận dựa
trên máy chủ, cách tiếp cận dựa trên mạng không yêu cầu cập nhật phần
mềm để hỗ trợ di động cho MN
 Hỗ trợ IPv4 và IPv6. Mặc dù thiết kế ban đầu của cách tiếp cận dựa trên
mạng sử dụng máy chủ IPv6, nhưng nó cũng dự kiến để làm việc với máy
chủ IPv4 hoặc máy chủ hai ngăn xếp
 Sử dụng hiệu quả tài nguyên vô tuyến. Cách tiếp cận dựa trên mạng tránh
được chi phí bổ sung cho truyền tunnel trên một liên kết vô tyuến; vì thế nó
giảm thiểu chi phí bổ sụng trong mạng truy nhập vô tuyến
 Không cần biết công nghệ liên kết. Cách tiếp cận dựa trên mạng sẽ không
sử dụng bất cứ thông tin đặc thù nào về liên kết vô tuyến để quản lý định
tuyến cơ sở và sẽ hỗ trợ mọi kiểu công nghệ không dây
 Cải thiện hiệu năng chuyền giao. Cách tiếp cận dựa trên mạng sẽ giảm
thiểu thời gian cần thiết để chuyển giao.

65
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.13.9.2. Nguyên lý PMIP

Tiêu chuẩn định nghĩa hai phần tử mạng tham gia vào quá trình quản lý di
động: (1) LMA (Local Mobility Anchor: neo di động địa phương) và (2) MAG
(Mobile Access Gateway: cổng truy nhập di động).
MAG là một chức năng trên router truy nhập có nhiệm vụ quản lý báo hiệu
liên quan đến di động cho nút di động (MN: Mobile Node) khi nó đăng nhập vào
liên kết truy nhập của nó.
LMA là HA (Home Agent: tác nhân nhà) đối với MN trong miền PMIPv6
còn MAG đóng vai trò như PMA (Proxy Mobile Agent: tác nhân di động đại
diện).
Hình 1.21 cho thấy miền PMIPv6 với mạng lõi di động không phụ thuộc
vào truy nhập.

LMA (neo: PDN Gateway)

LTE LTE CDMA WiMAX WLAN

MAG MAG MAG MAG MAG

MN

Hình 1.21. Miền PMIPv6 với mạng lõi di động không phụ thộc truy nhập

Như đã nói ở trên nền tảng PMIP6 dựa trên MIP6 ở khía cạnh nó mở rộng
báo hiệu của MIP6 và sử dụng lại nhiều khái niệm chẳng hạn chức năng HA. Tuy
nhiên PMIP6 đựơc thiết kế để hỗ trợ quản lý di động dựa trên mạng cho MN trong
miền đựơc khoanh vùng theo topo, vì thế MN không phải tham gia vào bất kỳ báo
hiệu nào liên quan đến di động, một tác nhân đại diện trong mạng phục vu sẽ thực
hiện báo hiệu liên quan đến di động nhân danh nó. Khi một MN đi vào miền
PMIP6 và thực hiện nhận thực truy nhập, mạng phục vụ sẽ đảm bảo rằng MN này
luôn ở mạng nhà của nó và có thể nhận được HoA của nó tại mọi mạng truy nhập.
Nghiã là mạng phục vụ ấn định một tiền tố mạng nhà duy nhất cho từng MN và

66
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tiền tố này luôn đi kèm MN trong khi nó di chuyển trong miền PMIPv6. Xét từ
góc độ MN, toàn bộ miền PMIPv6 thể hiện như mạng nhà của nó. Vì thế không
cần lập cấu hình CoA tại MN.
Các thực thể chức năng mới của PMIPv6 là MAG (Mobile Access
Gateway: cổng truy nhập di động) và LMA (Local Mobile Anchor: neo di động
địa phương). MAG thường hoạt đông trên AR (Access Router). Nhiệm vụ chính
của MAG là phát hiện chuyển động của MN và khởi động báo hiệu liên quan đến
di động với LMA của MN nhân danh MN. Ngoài ra MAG cũng thiết lập tunnel
với LMA để cho phép MN sử dụng một địa chỉ từ tiền tố mang nhà của nó và giải
phóng mạng nhà của MN tại mạng truy nhập cho từng MN. Tuy vậy nó còn có các
khả năng khác cần thiết để hỗ trợ PMIPv6. Chức năng chủ yếu của LMA là duy trì
khả năng đạt được địa chỉ MN khi nó di chuyển trong miền PMIPv6. LMA bao
gồm mục nhớ (Cache Entry) ràng buộc cho từng MN hiện được đăng ký. Mục nhớ
ràng buộc đựơc duy trì ở LMA dài hơn mục của HA trong MIP6 với một số
trường bổ sung như: số nhận dạng MN, tiền tố mạng nhà của MN, cờ chỉ thị đăng
ký dại diện và số nhận dạng giao diện của tunnel hai chiều giữa MAG và LMA.
Thông tin này sẽ liên kết MN với MAG phục vụ và cho phép duy trì quan hệ giữa
MAG và LMA.

Giao thức PMIP hoạt động như sau:


 Máy chủ di dộng đi vào miền PMIP
 Cổng truy nhập di động trên liên kế này kiểm tra quyền máy di động
 Máy chủ di động nhận được địa chỉ IP
 Cổng truy nhập di động cập nhật LMA về vị trí hiện thời của máy chủ
 MAG và LMA tạo lập một tunnel hai chiều

Hình 1.22 mô tả nguyên lý hoạt động của PMIv6 trong miền được phân
vùng.

67
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

IP tunnel
IP-in-IP tunnel giữa LMA và MAG

LMA Mạng nhà


Mạng nhà của MN
(điểm neo topo)
MAG

Địa chỉ LMA (LMAA)


Là điểm vào tunnel

Miền NETLMM Công nhận ràng buộc


MAG (Miền quản lý di động đại diện (PBA)
Chuyển động Bản tin điều khiển được
được khoanh vùng
dựa trên mạng) LMA gửi đến MAG

Bản tin cập nhật ràng buộc đại diện (PBU)


Địa chỉ nhà của MN (MN-HoA) Bản tin điều khiển được MAG gửi đến LMA để
MN tiếp tục sử dụng nó chừng nào thiết lập ràng buộc giữa MN-HoA và Proxy-CoA
còn chuyển động trong cùng một miền
Chăm sóc địa chỉ đại diện (Proxy-CoA)
Địa chỉ của MAG,
Là điểm cuối tunnel

Hình 1.22. Nguyên lý PMIPv6

Trao đổi bản tin trong PMIPv6

Hình 1.23 cho thấy trao đổi bản tin trong PMIPv6. Các bước trao đổi trên
hình 1.23 như sau:
Bước 1và 2. Khi MN lần đầu nhập mạng truy nhập được kết nối đến MAG, thủ
tục nhật thực truy nhập được thực hiện bằng cách sử dụng nhận dạng MN (số nhận
dạng MN) thông qua các giao thức an ninh truy nhập được triển khai trên mạng
truy nhập,
Bước 3. Sau khi nhận thực truy nhập thành công, MAG nhận được hồ sơ MN gồm
số nhận dạng MN, địa chỉ LMA được hỗ trợ bởi chế độ cấu hình địa chỉ …. từ kho
lưu chính sách (AAA: Authentication, Authorization and Accounting server)
Bước 4. MAG gửi cập nhật ràng buộc đại diện (PBU: Proxy Binding Update)
chứa số nhận dạng MN đến LMA của MN nhân danh MN
Bước 5 và 6. Khi LMA nhận được PBU, nó kiểm tra kho lưu chính sách để đảm
bảo rằng phia gửi được quyền gửi PBU. Nếu phía gửi là MAG tin tưởng, LMA
tiếp nhận bản tin PBU
Bước 7. LMA gửi công nhận ràng buộc đại diện (PBA: Proxy Binding
Acknoledgment) chứa tùy chọn tiền tố mạng nhà của MN và thiết lập một tuyến
cho tiền tố mạng nhà MN trên tunnel đến MAG,

68
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MN MAG AAA server LMA CN

(1) MN nhập mạng


(2) Hỏi AAA với MN-ID

(3) AAA trả lời với hồ sơ

(4) PBU với MN-ID

(5) Hỏi AAA với MN-ID

(6) AAA trả lời

(7) PBA với MN-ID, tùy chọn tiền tố mạng nhà


Thiết lập tunnel hai chiều
Quảng cáo Router
Các gói số liệu
Các gói số liệu được truyền tunnel
Các gói số liệu

Hình 1.23. Trao đổi bản tin trong PMIPv6

Không giống MIPv6, tunnel trong PMIPv6 được thiết lập giữa: LMA và
MAG chứ không phải MN. Điều này là cần thiết vì truyền tunel làm tăng băng
thông trên liên kết không dây và tăng tải xử lý trên MN. Khi MAG nhận được
PBA từ LMA, nó đã nhận được tất cả các thông tin cần thiết để giả lập mạng nhà
của MN trên mạng truy nhập và sau đó nó phát quảng cáo router (RA: Router
Advertisement) đến MN. Cần lưu ý rằng bản tin RA chứa tiền tố mạng nhà của
MN. Sau khi nhận được bản tin RA, MN lập cấu hình địa chỉ nhà của nó bằng
cách kết hợp tiền tố mạng nhà có trong bản tin RA và địa chỉ giao diện của nó dựa
trên chế độ lập cấu hình địa chỉ được hỗ trợ từ kho lưu chính sách. Cần lưu ý rằng
vì PMIPv6 chỉ hỗ trợ mô hình tiền tố cho một MN chứ không phải mô hình tiền tố
chia sẻ, nên một tiền tố mạng nhà duy nhất dược gán cho từng MN. Vì thế không
giống như MIPv6 và các tăng cường của nó, MN luôn nhận đơực tiền tố mạng nhà
duy nhất khi nó di động trong miền PMIPv6.
Sau khi tunnel hai chiều được thiết lập thành công, tất cả lưu lượng được
phát đi từ MN đều được định tuyến đến LMA của nó qua tunnel. LMA nhận được
các gói số liệu gửi đi từ CN (nút đối tác) đến MN. LMA chuyển gói thu được đến
MAG thông qua tunnel. Sau khi thu được các gói, MAG tại đầu kia của tunnel lọai
bỏ tiêu đề bên ngoài và chuyển chúng đến MN.

69
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.14. KIẾN TRÚC MẠNG 4G LTE/SAE

1.14.1. Cấu hình kiến trúc hệ thống cơ sở

Hình 1.24 mô tả kiến trúc và các phần tử mạng 4G LTE/SAE trong đó chỉ
có phần truy nhập vô tuyến E-UTRAN. Các nút lôgic và các kết nối trên hình vẽ
thể hiện cấu hình kiến trúc hệ thống cơ sở.
LTE-Uu

PCRF
Gxc Gx Rx Mạng
TE ngoài: các
S1-U
eNodeB S-GW P-GW dịch vụ của
R nhà khai
S5/S8 SGi
SAE GW thác (IMS)
ME X2
S11 và Internet
Cu eNodeB MME HSS
USIM S1-MME S6a
S10
UE E-UTRAN EPC Các dịch vụ
Lớp kết nối IP
Lớp kết nối các dịch vụ

E-UTRAN: Evolved UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến UMTS phát triển,
EPC: Evolved Packet Core: Lõi gói phát triển, MME: Mobility Management Entity: Thực thể quản lý di động,
SAE: System Architecture Evolution: Phát triển kiến trúc hệ thống, PCRF: Policy and Charging Rules
Function: chức năng các quy tắc tính cước và chính sách, HSS: Home Subsscriber Server: Server thuê bao
nhà, S-GW: Serving Gateway: Cổng phục vụ, P-GW: Packet Data Network Gateway: Cổng mạng số liệu gói,
SAE-GW: SAE Gateway: Cổng SAE, IMS: IP Multimedia Subbsystem: Phân hệ đa phương tiên IP
Hình 1.24. Kiến trúc hệ thống cho mạng 4G LTE/SAE chỉ cho EUTRAN của
LTE.

Hình 1.24 cho thấy kiến trúc bao gồm bốn miền chính: (1) thiết bị người sử
dụng (UE: User Equipment), (2) mạng truy nhập vô tuyến UMTS phát triển (E-
UTRAN), (3) mạng lõi gói phát triển (EPC) và (4) miền các dịch vụ.
Các miền kiến trúc mức cao có chức năng giống như các chức năng hiện
có trong các hệ thống 3GPP. Phát triển kiến trúc mới chủ yếu tập trung lên mạng
truy nhập vô tuyến và mạng lõi: E-UTRAN và EPC. Các miền UE và dịch vụ
không đổi về mặt kiến trúc.
UE, E-UTRAN và EPC cùng nhau thể hiện lớp kết nối giao thức internet
(IP). Phần này cũng còn được gọi là Hệ thống gói phát triển (EPS: Evolved Packet
System). Chức năng chính của lớp này là cung cấp kết nối dựa trên IP. Tất cả các
dịch vụ đều được cung cấp trên đỉnh IP. Các công nghệ IP cũng là các công nghệ
ngự trị trong truyền tải, tại đây tất cả đều được thiết kế để hoạt động trên đỉnh của
truyền tài IP.

70
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Phân hệ đa phương tiện IP (IMS: IP Multimedia Sub-System) là thí dụ rõ


ràng nhất về bộ máy dịch vụ được sử dụng trong lớp kết nối dịch vụ để cung cấp
các dịch vụ trên đỉnh kết nối IP do các lớp thấp hơn cung cấp. Thí dụ, để hỗ trợ
dịch vụ thoại, IMS có thể cung cấp thoại trên IP (VoIP) và kết nối với các mạng
chuyển mạch dịch vụ kênh PSTN và ISDN thông qua các cổng phương tiện
(MGW) mà nó điều khiển.
Nghiên cứu phát triển trong E-UTRAN tập trung lên một nút, nút B phát
triển (eNodeB: Evolved Node B). eNodeB là điểm kết cuối cho tất cả các giao
thức vô tuyến. E-UTRA đơn giản là một lưới các eNodeB được nối với nhau qua
giao diện X2.
Một trong số các thay đổi lớn của kiến trúc trong vùng mang lõi là EPC
không chứa miền chuyển mạch kênh. Về mặt chức năng, EPC tương đương như
như miền chuyển mạch gói của các mạng 3GPP hiện có. Tuy nhiên có các thay đổi
đáng kể trong việc tổ chức các chức năng và hầu hết các nút và có thể coi rằng
kiến trúc của phần này là hoàn toàn mới.
Cổng SAE GW bao gồm hai cổng: (1) cổng phục vụ (Serving Gateway) và
cổng mạng số liệu gói (P-GW) được định nghĩa để xử lý mặt phẳng người sử dụng
(UP) trong EPC. Cũng có thể thực hiện chúng chung như là một SAE-GW, nhưng
chúng cũng có thể hoạt động tách biệt và nối với nhau qua một giao diện chuẩn.

1.14.2. Các phần tử logic trong cấu hình kiến trúc hệ thống cơ sở

Dưới đây ta sẽ giới thiệu các phần tử mạng logic cho cấu hình kiến trúc hệ
thống cơ sở.

1.14.2.1. Thiết bị người sử dụng, UE

UE là thiết bị mà người sử dụng đầu cuối sử dụng để thông tin. UE chứa


USIM. USIM là một ứng dụng được đặt trong một thẻ thông minh tháo rời được
và được gọi là UICC (Universal IC Card: thẻ vi mạch vạn năng). USIM được sử
dụng để nhận dạng và nhận thực người sử dụng cũng như để rút ra các khóa an
ninh để bảo vệ truyền dẫn trên giao diện vô tuyến.
Về mặt chức năng, UE là một nền tảng cho các ứng dụng thông tin như báo
hiệu với mạng về thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết thông tin mà người
sử dụng đầu cuối cần. Báo hiệu bao gồm cả các chức năng quản lý di động như
chuyển giao và báo cáo vị tri máy đầu cuối và thực hiện các chức năng theo chỉ thị
từ mạng. Các giao thức hoạt động giữa UE và mạng lõi được gọi là các giao thức
tầng không truy nhập (NAS: Non-Access Stratum).

71
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.14.2.2. eNodeB

Nút duy nhất trong E-UTRAN là eNodeB (evolved Node B: Nút B phát
triển). eNodeB là trạm gốc vô tuyến chịu trách nhiệm điều khiển tất cả các chức
năng liên quan đến vô tuyến trong phần cố định của hệ thống. eNodeB thông
thường được phân bố trên các vùng phủ sóng của mạng, eNodeB được đặt gần các
anten vô tuyến thực tế.
Về mặt chức năng eNodeB hoạt động như một cầu nối lớp 2 giữa UE và
EPC và là điểm kết cuối của tất cả các giao thức vô tuyến hướng đến UE và
chuyển tiếp số liệu giữa kết nối vô tuyến và kết nối dựa trên IP tương ứng đến
EPC. Trong vai trò này, eNodeB thực hiện mật mã hóa/giải mật mã hóa số liệu và
đồng thời nén/giải nén tiêu đề IP.
eNodeB cũng chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng của mặt phẳng điều
khiển (CP). eNodeB chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio
Resource Management), nghĩa là điều khiển mức độ sử dụng giao diện vô tuyến
bao gồm: ấn định các tài nguyên vô tuyến theo yêu cầu, đặt mức ưu tiên và lập
biểu lưu lượng theo chất lượng dịch vụ (QoS) yêu cầu và thường xuyên giám sát
tình trạng sử dụng tài nguyên.
Ngoài ra, eNodeB còn có một vai trò quan trọng trong quản lý di động
(MM: Mobility Management). eNodeB điều khiển và phân tích các đo đạc mức tín
hiệu vô tuyến do UE thực hiện, tự mình thực hiện đo đạc tương tự và dựa trên các
kết quả đo đạc này đưa ra quyết định chuyển giao UE giữa các ô. Quá trình này
bao gồm trao đổi báo hiệu giữa các eNodeB và MME. Khi một UE mới tích cực
trong một eNodeB và yêu cầu kết nối đến mạng, eNodeB cũng chịu trách nhiệm
định tuyến yêu cầu này đến MME trước đây đã phục vụ UE này hoặc chọn một
MME mới nếu không có tuyến đến MME trước đây hoặc không có thông tin định
tuyến.

1.14.2.3. Thực thể quản lý di động (MME)

MME là một nút điều khiển để xử lý quá trình báo hiệu giữa UE và mạng
lõi, nó chịu trách nhiêm cho tất cả các chức năng của mặt phẳng điều khiển liên
quan đến quản lý thuê bao và quản lý phiên. Xét cề chức năng nhiệm vụ, MME
hỗ trợ các quá trình sau:
 Các thủ tục an ninh. Liên quan đến nhận thực người sử dụng đầu cuối
cũng như khởi đầu các giải thuật mật mã và bảo vệ tính toàn vẹn
 Xử lý phiên giữa UE đến mạng. Liên quan đến tất cả các thủ tục báo
hiệu để thiết lập ngữ cảnh số liệu gói (Packet Data Context) và đàm phán
các thông số liên quan như QoS

72
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Quản lý di động khi UE rỗi. Liên quan đến quá trình cập nhật vùng theo
bám (TA) để có thể tìm gọi đầu cuối cho các phiên vào

Có thể phân lọai các chức năng chính mà MME hỗ trợ như sau:
 Các chức năng liên quan đến quản lý kênh mang. Bao gồm thiết
lập, duy trì và giải phóng các kênh mang và được xử lý bởi lớp quản
lý phiên trong giao thức NAS
 Các chức năng liên quan đến quản lý kết nối và di động. Bao gồm
thiết lập kết nối, an ninh giữa mạng và UE và di động, đựơc xử lý bởi
lớp quản lý kết nối hay di động trong lớp giao thức NAS.

1.14.2.4. Cổng phục vụ, S-GW

S-GW. Xét về chức năng thì S-GW là điểm kết cuối của giao diện số liệu gói tới
E-UTRAN. S-GW đóng vai trò như một neo di động nội hạt cho các kênh mang
số liệu khi UE chuyển động giữa các eNodeB. Điều này có nghĩa là tất cả các gói
IP của người sử dụng đều được chuyển qua S-GW cho di động nội E-UTRAN và
di động với các công nghệ 3GPP khác như 2G GPRS và 3G UMTS . Nó cũng giữ
lại thông tin về các kênh mang nói trên khi UE trong trạng thái rỗi (được gọi là
ECM-IDLE) và nhớ đệm tạm thời số liệu đường xuống khi MME khởi xướng tìm
gọi UE để thiết lập các kênh mang. Ngoài ra S-GW thực hiện một số chức năng
quan trọng trong mạng khách như thu thập thông tin tính cứơc (khối lượng số liệu
được phát hay được nhận tại UE) và chặn theo luật.

1.14.2.5. Cổng mạng số liệu gói, P-GW

Giống như S-GW, P-GW là điểm kết cuối của giao diện số liệu gói đến
mạng số liệu gói (PDN). Với vai trò là một điểm neo cho các phiến đến các mạng
số liệu gói bên ngoài, P-GW cũng hỗ trợ các tính năng thực thi chính sách (thực
hiện các quy tắc được nhà khai thác định nghĩa để ấn định tài nguyên và mức độ
sử dụng) cũng như lọc (giảm sát gói để phát hiện chữ ký virus) và hỗ trợ tính cước
phát triển như tính cứơc cho từng URL (Uniform Resource Locator: định vị tài
nguyên đồng nhất, dùng để nhận dạng một tài nguyên internet khả dụng chẳng hạn
như địa chỉ của các trang WEB).

1.14.2.6. Chức năng các quy tắc chính sách và tính cước , PCRF.

Chịu trách nhiệm quyết định điều khiển chính sách cũng như điều khiển các
chức năng tính cước theo luồng trong PCEF (Chức năng thực thi điều khiển chính

73
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

sách) nằm trong P-GW. PCRF đảm bảo trao quyền QoS (nhận dạng loại QoS và
tốc độ bit), nó quyết định cách thức xử lý một luồng số liệu trong PCEF và đảm
bảo rằng điều này phù hợp với hồ sơ thuê bao của người sử dụng

1.14.2.7. Server thuê bao nhà, HSS.

HSS chứa số liệu đăng ký thuê bao của người sử dụng như: hồ sơ QoS
đăng ký bởi EPS và các hạn chế truy nhập đối với chuyển mạng. Ngoài ra nó cũng
chứa thông tin về các PDN (mạng số liệu gói) mà UE có thể kết nối. Đây có thể là
APN (Access Point Name: điểm truy nhập mạng) (được đánh nhãn theo các quy
ước đặt tên DNS để mô tả điểm truy nhập đến PDN) hay một địa chỉ PDN (chỉ thị
địa chỉ IP được đăng ký). Ngoài ra HSS có lưu thông tin động như số nhận dạng
MME mà hiện thời UE đang đăng nhập hay đăng ký. HSS cũng có thể liên kết với
trung tâm nhận thực (AuC) nơi tạo ra các vectơ cho nhận thực và các khóa an ninh

1.14.3. Miền phục vụ.

Miền phục vụ có thể bao gồm các phân hệ khác nhau, mỗi phân hệ này
chứa một số nút logic. Dưới đây ta sẽ phân loại các kiểu dịch vụ có thể có và mô
tả ngắn gọn kiểu hạ tần cần có để cung cấp các dịch vụ này:
 Các dịch vụ dựa trên IMS. Phân hệ đa phương tiện IP (IMS) là một bộ
máy dịch vụ mà người sử dụng có thể sử dụng để cung cấp các dịch vụ sử
dụng Giao thức khởi đầu phiên (SIP). IMS có kiến trúc được 3GPP định
nghĩa
 Các dịch vụ không dựa trên IMS. Kiến trúc cho các dịch vụ của nhà khai
thác không dựa trên IMS không được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Nhà khai
thác có thể đơn giản đặt một server và mạng của mình và các UE nối đến
server này thông qua một giao thức được thỏa thuận nào đó và được hỗ trợ
bởi ứng dụng trong UE. Dịch vụ luồng video do một server luồng cung cấp
là một thí dụ
 Các dịch vụ khác không do nhà khai thác di động cung cấp. Các dịch vụ
được cung cấp qua internet chẳng hạn. Các chuẩn 3GPP không đề cập đến
kiến trúc này và kiến trúc này phụ thuộc vào yêu cầu dịch vụ. Cấu hình
điển hình là một UE nối đến một server trong internet chẳng hạn đến một
web-server cho dịch vụ trình duyệt hay tới một SIP server cho điện thoại
internet (VoIP).

74
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.15. IMS

1.15.1. Tổng quan

Phân hệ các dịch vụ đa phương tiện IP (IMS: IP Multimedia Services Sub-


System) là bộ máy dịch vụ thích hợp cho LTE/SAE. Đầu tiên IMS được đưa ra
trong R5 và được định nghĩa cụ thể để tương tác với các mạng hiện có, nhưng hiện
nay R8 IMS có thể được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho cả truy nhập vô tuyến
và cố định. IMS cung cấp tất cả các thực thể mạng và các thủ tục để hỗ trợ thoại
thời gian thực và các ứng dụng IP đa phương tiện. Nó sử dụng SIP để hỗ trợ báo
hiệu và điều khiển cho các dịch vụ thời gian thực. Hình 1.25 mô tả kiến trúc tổng
quát của IMS. Hình 1.25 cho thấy IMS được đặt trên đỉnh của lớp kết nối IP do
EPS cung cấp. Đường đậm trên hình này cho thấy kết nối UE đến P-GW và đây là
kết nối IP của UE đến IMS và các mạng ngòai thông quan RAN và EPC. Các giao
diện báo hiệu Gm và Ut được thực hiện trên đỉnh của kết nối này và chúng thường
sử dụng kênh mang mặc định mà một UE luôn có khi đã nhập mạng LTE/SAE.
Các dịch vụ có thể yêu cầu thêm các kênh mang riêng được thiết lập qua mạng
EPC. Các luồng số liệu của dịch vụ có thể được xử lý bởi một trong số các phần tử
dịch vụ hay tương tác mạng.

75
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các mạng
IMS khác
Các phần tử dịch vụ
AS MRFC MRFP
Mp Mb
ISC Mr
Quản lý phiên và Các phần tử tương tác Mm
ISC, định tuyến
Dh Sh, Si Ma Ici
Serving IBCF TrGW
CSCF
HSS Mx Ix Mb
Cx Mw Mx
Mk Izi
I-CSCF BGCF
Mi Miền CS
Dx
SLF Mj CS
Mw
Các cơ sở Proxy IMS
dữ liệu Mg MGCF
CSCF MGW
Mn Mb
AF
Ut Gm Rx

SGi
EPC
PCRF P-GW

Lớp kết nối IP


Gx

EPS
Mạng truy nhập vô tuyến

Thiết bị người sử dụng

UE

S-CSCH (Serving CSCF: CSCF phục vụ), I-CSCF (Intrrogating-CSCF: CSCF hỏi),
P-CSCF (Proxy CSCF: CSCF đại diện), HSS (Home Subscriber Server: Server thuê bao
nhà), MRFC (Media Resource Function Controller: Bộ điều khiển chức năng tài nguyên),
BGCF (Breakout Gateway Control Function: Chức năng điều khiển cổng nối xuyên),
IBCF ( Interconnection Border Control Function: Chức năng điều khiển biên giới kết
nối), TrGW (Transition Gateway: Cổng chuyển tiếp), MGCF (Multimedia Gate Control
Function: Chức năng điều khiển cổng đa phương tiện), IMS-MGW (IMS Multimedia
Gate), AS (Application Server: server ứng dụng), AF (Application Function: chức năng
ứng dụng), SLF (Subscription Locator Function: Chức năng định vị thuê bao).

Hình 1.25. Kiến trúc IMS

76
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Về nguyên tắc, IMS độc lập với lớp kết nối và nó đòi hỏi các thủ tục đăng
ký cũng như quản lý phiên riêng, nhưng nó cũng được thiết kế đặc biệt để hoạt
động với các mạng truy nhập của 3GPP và có thể làm việc xuôn sẻ với điều khiển
chính sách và tính cứơc (PCC) trong LTE/SAE. IMS sử dụng giao thức SIP
(Session Initiation Protocol) để đăng ký và điều khiển các phiên dịch vụ. SIP
được sử dụng giữa đầu cuối và IMS (giao diện Gm) cũng như giữa các nút IMS
(các giao diện ISC, Mw, Mg, Mi, Mx, Mk, Mr và Mm). Các giao thức khác cũng
được sử dụng trong IMS như: Diameter (các giao diện Cx, Dx, Dh và Sh) và
H.248 (Mp).
Đầu tiên UE báo hiệu với các CSCF cho các dịch vụ mà nó muốn sử dụng,
ngoài ra một số báo hiệu đặc thù dịch vụ cũng có thể thực hiện trực tiếp với các
server ứng dụng. Các chức năng quản lý phiên và định tuyến có thể được xử lý bởi
các CSCF có nhiệm vụ điều khiển đăng ký UE trong IMS. Để thực hiện điều này,
các CSCF báo hiệu với các sở dữ liệu để nhận được các thông tin tương ứng. Các
CSCF cũng điều khiển các phiên dịch vụ của UE trong IMS, để vậy chúng cần báo
hiệu với một hay nhiều các phần tử dịch vụ để biết được loại kết nối nào là cần
thiết đối với dịch vụ được yêu cầu và sau đó bằng lớp kết nối thông qua giao diện
Rx đưa ra các yêu cầu đối với các tài nguyên kênh mang. Cuối cùng các CSCF cần
báo hiệu với một hay nhiều phần tử tương tác để điều khiển kết nối giữa các
mạng. Khi luồng UP được định tuyến qua một hay nhiều phần tử IMS, định tuyến
này được thực hiện quan giao diện Mb kết nối IMS đến các mạng IP.
Hầu hết các phần tử chịu trách nhiệm cho quản lý phiên và định tuyến hoặc
tương tác đều thu tập thông tin tính cước. Các giao diện Rf và Ro là các giao diện
tính cước chính của IMS. Để đơn giản các nút liên quan đến tích cước không được
trình bày trên hình 1.

1.15.2. Quản lý phiên và định tuyến

Chức năng điều khiển trạng thái kết nối (CSCF: Connection State Control
Function) là phần tử trung tâm trong báo hiệu SIP giữa UE và IMS, nó có nhiệm
vụ đăng ký của UE với IMS và quản lý phiên dịch vụ. Đăng ký bao gồm cả nhận
thức. Phương pháp nhận thực thường được sử dụng là IMS-AKA (Authentication
and Key Agreement: nhận thực và thỏa thuận khóa), nhưng http digest cũng có thể
được sử dụng. CSCF được định nghĩa với ba vai trò và các vai trò này có thể đựơc
đặt trong cùng một nút hoăc trong ba nút riêng biệt nối với nhau qua giao diện
Mw. Tất cả các vai trò này đều tham gia và các giao dịch báo hiệu SIP liên quan
đến UE:
 S-CSCH (Serving CSCF: CSCF phục vụ) được đặt trong mạng nhà của
người sử dụng, chịu trách nhiệm đăng ký UE và duy trì trạng thái phiên.
Khi đăng ký, nó giao tiếp với HSS để nhận hồ sơ thuê bao gồm cả thông tin
nhận thực và nhận thực UE. Đối với các phiên dịch vụ, S-CSCF báo hiệu
với UE thông qua các CSCF khác và cũng có thể tương tác với các AS

77
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Application Server: server ứng dụng) khác hay với MRFC (Media
Resource Function Controller) để thiết lập phiên dịch vụ. Nó cũng chịu
trách nhiệm chính cho điều khiển các phần tử tương tác. S-CSCF cũng cần
tương tác với MGCF để kết nối với các mạng CS hay với các mạng đa
phương tiện khác cho các dịch vụ mà UE yêu cầu.
S-CSCF là bộ não của IMS. Nó được đặt ở mạng nhà. Nghĩa là báo hiệu
cuộc gọi khởi xướng từ máy di động được định tuyến qua mạng nhà của
người sử dụng. Chẳng hạn một thuê bao Việt Nam chuyển mạng vào Trung
Quốc sau đó gọi đến một thuê bao tại Úc, báo hiệu cuộc gọi này sẽ phải đi
qua mạng của thuê bao nhà của nó tại Việt Nam. Cách thực hiện này cho
phép nhà khai thác mạng có thể thỏa thuận các bản tin tính cước với nhà
khai thác mạng khách cho từng thuê bao. Tất nhiên điều này chỉ liên quan
đến báo hiệu, còn lưu lượng cuộc gọi vẫn được định tuyến IP giữa các P-
GW của các mạng Trung Quốc và Úc Nó thực hiện các dịch vụ điều khiển
phiên và đăng ký cho các UE. Khi UE tham gia một phiên, S-CSCF duy trì
trạng thái cuả phiên này và tương tác với các nền tảng dịch vụ khác và các
chức năng tính cước mà nhà khai thác mạng cần thiết để hỗ trợ dịch vụ. Có
thể có nhiều S-CSCF và các S-CSCF này có thể có các chức năng khác
nhau trong mạng nhà khai thác. S-CSCF có các chức năng chính sau:
 Đăng ký: S-CSCF có thể hoạt động như một bộ đăng ký SIP (SIP
Registrar) để tiếp nhận các yêu cầu đăng ký SIP, thực hiện đăng ký
cho người sử dụng và cung cấp thông tin vị trí cho các server vị trí
như Server thuê bao nhà (HSS: Home Subscriber Server)
 Nhận thực: các người sử dụng bằng sơ đồ nhận thực và thỏa thuận
khóa của IMS (IMS AKA: IMS Authentication and Key Agreement)
 Tải xuống từ HSS: các thông tin về người sử dụng và số liệu liên quan
đế dịch vụ trong quá trình đăng ký hoặc xử lý yêu cầu của một người
sử dụng không có đăng ký
 Điều khiển phiên: S-CSCF có thể thực hiện các chức năng điều khiển
phiên cho người sử dụng có đăng ký. Nó có thể hoạt động như một
server đại diện (Proxy Server) hoặc một UA (User Agent) để chuyển
tiếp các yêu cầu SIP giữa chủ gọi và bị gọi
 Tương tác với các Server ứng dụng: S-CSCF hoạt đông như một giao
diện giữa các server ứng dụng hay các nền tảng dịch vụ hợp lệ. Nó có
thể quyết định khi nào cần định tuyến các yêu cầu và trả lời đến một
AS đặc thù để xử lý tiếp
 Biên dịch số E.164 vào SIP URI bằng cơ chế cách sử dụng tên miền
có khuôn dạng được đặc tả trong [Draft-ietf-enum-rfc2916bis]. Biên
dịch này là cần thiết bởi vì định tuyến định tuyến báo hiệu SIP trong
IMS chỉ sử dụng SIP URI.
 Giám sát các định thời đăng ký đăng ký có thể hủy bỏ đăng ký khi cần
thiết

78
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Chọn lựa một trung tâm báo khẩn khi nhà khai thác hỗ trợ các phiên
báo khẩn IMS. Đây là tính năng của R6
 Thực hiện kiểm soát phương tiện. S-CSCF có khả năng kiểm tra nội
dung tải tin cuả của SDP và kiểm tra xem nó có chứa các kiểu phương
tiện hay các CODEC không đựơc phép đối với người sử dụng hay
không. Khi đề nghị SDP không phù hợp với chính sách hay đăng ký
thuê bao cuả người sử dụng, S-CSCF từ chối yêu cầu và gửi báo lỗi
SIP 488
 Duy trì các bộ định thời phiên. R5 không cung cấp phương tiện này
cho đại diện trạng thái về trạng thái của phiên. R6 sửa chữa khiểm
khuyết này bằng cách đưa ra các bộ định thời phiên. Nó cho phép S-
CSCF phát hiện và giải phóng các tài nguyên đã sử dụng hết bằng
cách treo các phiên
 Tạo lâp CDR (Call Detail Record: bản ghi chi tiết cuộc gọi). Gửi
thông tin liên quan đến tích cước cho CCF để tính cước không trực
tuyến và đến các hệ thống tính cước trực tuyến (OCS) để tính cước
trực tuyến

 I-CSCF (Intrrogating-CSCF: CSCF hỏi) được đặt tại biên của mạng nhà,
chịu trách nhiệm tìm trạng thái đăng ký của UE và hoặc ấn định một S-
CSCF mới hoặc định tuyến đến S-CSCF hiện có. Yêu cầu này có thể đến từ
P-CSCF (Proxy CSCF: CSCF đại diện), từ các mạng đa phương tiện khác
hay từ các mạng CS thông qua MGCF (Media Gateway Control Function:
chức năng cổng điều khiển đa phương tiện). Ngoài ra I-CSCF cũng cần
tương tác với các AS (Application Server: server ứng dụng) để xử lý dịch
vụ. Giao diện Ma được sử dụng khi PSI (Public Service Identity: nhận dạng
dịch vụ công cộng) được sử dụng để nhận dạng dịch vụ, I-CSCF có thể
định tuyến trực tiếp yêu cầu này đến AS.
I-CSCF là một điểm tiếp xúc trong mạng cuả nhà khai thác cho tất cả các
kết nối đến thuê bao của mạng này. Nó đóng vai trò như một điểm tiếp xúc
trung tâm trong mạng nhà khai thác dành cho một thuê bao của mạng này
hay một người sử dụng hiện đang làm khách ở mạng này đối với tất cả các
phiên. Có thể có nhiều I-CSCF trong một mạng của nhà khai thác. I-CSCF
thực hiện các chức năng sau:
 Chọn lựa S-CSCF cho phiên của người sử dụng dựa trên các thông tin
sau: (1) các khả năng mà người sử dụng yêu cầu, (2) các khả năng và
sự khả dụng của các S-CSCF, (3) thông tin về cấu hình topo như vị trí
của S-CSCF và vị trí của các P-CSCF nếu chúng nằm trong cùng một
mạng của nhà khai thác với các S-CSCF
 Chuyển các yêu cầu hay các trả lời SIP đến S-CSCF được chọn
 Gửi các thông tin liên quan đến thanh toán đến CCF

79
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Chứa chức năng: cổng tương tác mạng che dấu cấu hình (THIG:
Topology Hiding Inter-network Gateway). THIG đựơc sử dụng để che
dấu cấu hình, dung lượng và topo mạng đối với mạng ngoài.

 P-CSCF (Proxy CSCF: CSCF đại diện) là nút IMS gần nhất mà UE tương
tác, chịu trách nhiệm cho tất các chức năng liên quan đến điều khiển lớp kết
nối IP (EPS). Để vậy, P-CSCF chứa AF (Application Function: chức năng
ứng dụng), đây là một phần tử logic cho khái niệm PCC. P-CSCF thường
được đặt trong cùng mạng với EPS, tuy nhiên R8 chứa khái niệm xuyên
thủng tại chỗ (Local Breakout) cho phép P-CSCF vẫn nằm trong mang nhà
trong đó PCRF trong mạng khách vẫn đựơc sử dụng.
P-CSCF là điểm tiếp xúc đầu tiên của máy di động trong IMS tại chỗ hay
khách. Nói một cách khác, P-CSCF tiếp nhận các yêu cầu SIP từ các máy di
động và hoặc tự mình thực hiện các yêu cầu này hoặc chuyển chúng đến
các server khác. P-CSCF chứa chức PCC (trong AF) để điều khiển chính
sách và tính cước. P-CSCF thực hiện các chức năng cụ thể sau:
 Chuyển yêu cầu SIP REGISTER (đăng ký SIP) từ máy di động đến
mạng nhà của máy di động. Nếu mạng nhà có sử dụng I-CSCF, thì P-
CSCF sẽ gửi yêu cầu SIP này đến I-CSCF. Trái lại nó sẽ gửi yêu cầu
này đến S-CSCF trong mạng nhà cuả máy di động. P-CSCF xác định
nơi gửi yêu cầu SIP REGISTER dựa trên tên miền nhà trong yêu cầu
SIP REGISTER mà nó nhận đựơc từ máy di động
 Chuyển các yêu cầu SIP khác từ máy di động đến một SIP server
(chẳng hạn S-CSCF trong mạng nhà của máy di động). P-CSCF xác
định SIP server mà nó sẽ chuyển các bản tin đến dựa trên kết quả của
quá trình đăng ký SIP
 Chuyển các bản tin SIP từ mạng đến máy di động
 Thực hiện các thay đổi cần thiết đối với các yêu cầu SIP trước khi
chuyển chúng đến các phần tử mạng khác
 Duy trì liên kết an ninh với máy di động. Bảo vệ toàn vẹn các báo hiệu
SIP và duy trì liên kết an ninh giữa UE và P-CSCF. Bảo vệ tính toàn
vẹn đựơc cung cấp bởi IPSec ESP. R6 cũng có thể đảm bảo cả tính bảo
mật.
 Phát hiện các yêu cầu phiên khẩn. Trong R5, P-CSCF gửi trả lời bằng
bản tin lỗi 380 để thông báo rằng UE cần thử yêu cầu này ở mạng lõi
CS. Trong R6 P-CSCF sẽ chọn một S-CSCF để xử lý phiên khẩn. Lý
do lựa chọn là vì trong trường hợp chuyển mạng IMS S-CSCF được ấn
định trong mạng nhà và S-CSCF mạng nhà không thể định tuyến yêu
cầu đến trung tâm khẩn
 Tạo lập các CDR cho các cuộc gọi khởi xướng từ máy di động. Gửi các
thông tin liên quan thanh toán đến CCF.

80
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nén và giải nén các bản tin SIP từ UE


 Thực hiện kiểm tra phương tiện. P-CSCF có khả năng kiểm tra nội
dung cuả tải tin SDP va kiểm tra xem nó có chứa các kiểu phương tiện
và CODEC không được phép đối với người sử dụng hay không. Khi
SDP đề nghị không phù hợp với chính sách của khai thác, P-CSCF từ
chối yêu cầu và gửi bản tin SIP lỗi, 488, đến UE. Nhà khai thác có thể
muốn sử dụng tính năng này cho các người sử dụng chuyển mạng do
hạn chế băng thông.

Ngoài ba CSCF nói trên, có có thêm E-CSCF (Emegency-CSCF: CSCF


khẩn) đóng vai trò thứ tư. E-CSCF đựơc dành riêng cho xử lý dịch vụ gọi khẩn
trong IMS. E-CSCF được nối đến P-CSCF qua giao diện Mw và các nút này luôn
nằm trong cùng một mạng. E-CSCF cũng nối đến LRF (Location Retrieval
Function: chức năng thu vị trí) qua giao diện Mi. LRF có thể cung cấp vị trí cuả
UE và thông tin định tuyến để định tuyến cuộc gọi khẩn. Để đơn giản E-CSCF và
LRF không được trình bày trên hình 1.
Các CSCF nối với nhau qua giao diện Mw và nối đến các mang khác qua
giao diện Mm. Kết nối các CSCF trong các mạng của các nhà khai thác khác nhau
có thể được định tuyến qua một điểm chung được gọi là IBCF (Interconnection
Border Control Function: chức năng điều khiển biên giới kết nối).

1.15.3. Các cơ sở dữ liệu

HSS (Home Subscriber Server: Server thuê bao nhà) là cơ sở dữ liệu chính
đựơc sử dụng trong IMS. HSS chứa bản sao số liệu thuê bao chính và đựơc sử
dụng rất giống như trong lớp kết nối IP. Nó cung cấp thông tin vị trí và nhận thực
theo yêu cầu từ I- hay S-CSCF hay AS. Giao diện giữa HSS và các phần tử dịch
vụ có thể là Sh hoặc là Si tuy thuộc vào kiểu phần tử dịch vụ. Giao diện Sh được
sử dụng trong trường hợp server có khả năng dịch vụ SIP hay OSA còn Si được sử
dụng trong trường hợp Camel AS.
Khi có nhiều HSS được sử dụng với các địa chỉ khác nhau, SLF được sử
dụng để tìm HSS.

1.15.4. Các phần tử dịch vụ

Logic dịch vụ thực sự được đặt trong các AS (server ứng dụng). Các AS
khác nhau có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, nhưng chuẩn không định bao
phủ tất cả các dịch vụ có thể có. Chuẩn chỉ đưa ra một số dịch vụ chính để tạo điều
kiện nối mạng giữa các nhà mạng khi chuyển mạng. Một thí dụ về AS chuẩn là
Server ứng dụng điện thoại (TAS: Telephone Application Server) được sử dung để
cung cấp dịch vụ IMS VoIP.

81
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chức năng tài nguyên đa phương tiện (MRF: Multimedia Resource


Function) chịu trách nhiệm xử lý phần tử dịch vụ đa phương tiện. Nó bao gồm bộ
điều khiển MRFC (MRFC: Multimedia Resource Function Controller) và bộ xử lý
MRFP (MRFP: Multimedia Resource Function Processor). UP có thể được định
tuyến qua MRFP để phát các thông báo cũng như cho hội nghị hoặc chuyển đổi
mã. Đối với các mục đích kết hợp, MRFC có thể được nối đến AS liên quan.

1.15.5. Các phần tử tương tác

Các phần tử kết nối các mạng cần thiết khi IMS hoạt động với nhiều mạng
chẳng hạn với các mạng IMS khác hoặc với các mạng CS khác. Dưới đây là các
chức năng chính của các phần tử nối các mạng đã được chuẩn hóa:
 Chức năng điều khiển cổng nối xuyên (BGCF: Breakout Gateway
Control Function) được sử dụng để nối với mạng CS khi cần thiết và nó
chiu trách nhiệm chọn vị tri kết nối. Nó có thể chọn Chức năng điều khiển
cổng đa phương tiện (MGCF: Multimedia Gateway Control Function) nếu
nối xuyên xẩy ra trong cùng mạng hay nó có thể chuyển yêu cầu đến một
BGCF trong mạng khác. Tương tác này có thể đựơc định tuyến qua IBCF
(chức năng điều hiển biên giới kết nối).
 Chức năng điều khiển biên giới kết nối (IBCF: Interconnection Border
Control Function) được sử dụng khi kết nối các mạng của các nhà khai
thác cần đựơc định tuyến qua các điểm được quy định (cho phép che dấu
cấu hình tôpo trong mạng). IBCF có thể được sử dụng để kết nối giữa các
CSCF hay các BGCF và để điều khiển của Cổng chuyển tiếp (TrGW:
Transition Gateway). TrGW được sử dụng cho chức năng tương tự trong
UP.
Lưu ý rằng giao diện IBCF-TrGW không đựơc định nghĩa đầy đủ trong
Rel-8. Các IBCF và TRGW trong các mạng của các nhà khai thác khác
nhau có thể được nối với nhau qua các giao diện Ici và Izi và cũng với nhau
chúng tạ nên giao diện giữa mạng với mạng của IMS (II-NNI: Inter IMS
Network to Network)
 Chức năng điều khiển cổng đa phương tiện (MGCF) và Cổng đa phương
tiện IMS (IMS-MGW) là các nút CP và UP để nối mạng với các mạng CS
như miền CS của GERAN hay UTRAN, hoặc PSTN/ISDN. Cả cuộc gọi
IMS VoIP vào và ra đều đựơc hỗ trợ với nối giữa các mạng báo hiệu và
chuyển đổi mã giữa các sơ đồ mã hóa tiếng khác nhau. MGCF hoạt động
dưới sự điều khiển hoặc của CSCF hoặc của BGCF.

82
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1.15.6. Điều khiển chính sách và tính cước

Điều khiển chính sách và tính cước (PCC: Policy and Charging Control)
đóng vai trò chủ chốt trong cách thức xử lý các dịch vụ trong hệ thống 3G và 4G.
Nó cung cấp cách quản lý các kết nối liên quan đến dịch vụ theo cách cố định hay
được điều khiển. Nó xác định cách thức ấn định các tài nguyên kênh mang bao
gồm: (1) cách phân chia các luồng dịch vụ trong các kênh mang (2) các kênh
mang có các đặc tính QoS gì và (3) kiểu thanh toán và tính cước nào đựơc áp
dụng. Nếu nhà khai thác chỉ sử dụng mô hình QoS hết sức đơn giản thì cấu hình
tĩnh của các thông số này có thể đủ, nhưng R8 PCC cho phép nhà khai thác thiết
lập động các thông số này cho từng dịch vụ và thậm chí từng người sử dụng riêng
rẽ.

1.16. CẤU HÌNH ĐỊA LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Do tính chất di động của thuê bao di động nên mạng di động phải được tổ
chức theo một cấu trúc địa lý nhất định để mạng có thể theo dõi được vị trí của
thuê bao.

1.16.1. Phân chia theo vùng mạng

Trong một quốc gia có thể có nhiều vùng mạng viễn thông, việc gọi vào
một vùng mạng nào đó phải được thực hiện thông qua tổng đài cổng. Các vùng
mạng di động được đại diện bằng tổng đài cổng GMSC/GGSN/P-GW. Tất cả các
cuộc gọi đến một mạng di động từ một mạng khác đều được định tuyến đến
GMSC/GGSN/P-GW. Tổng đài này làm việc như một tổng đài trung kế vào cho
mạng thông tin di động mặt đất (PLMN). Đây là nơi thực hiện chức năng hỏi để
định tuyến cuộc gọi kết cuối ở trạm di động. Tổng đài cổng (GMSC /GGSN/P-
GW) cho phép hệ thống định tuyến các cuộc gọi vào từ mạng ngoài đến nơi nhận
cuối cùng: các tram di động bị gọi.

1.16.2. Phân chia theo vùng phục vụ MSC/VLR

Một mạng thông tin di động được phân chia thành nhiều vùng nhỏ hơn, mỗi vùng
nhỏ này được phục vụ bởi một MSC/VLR hoặc SGSN/VLR hoặc S-GW/MME
(hình 1.26). Ta gọi đây là vùng phục vụ của MSC/VLR MSC/VLR hoặc
SGSN/VLR hoặc S-GW/MME.

83
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

I II

VLR1 VLR2
MSC1* MSC2*

III IV

VLR3 VLR4
MSC3* MSC4*

* Hoặc SGSN/VLR, S-GW/MME


Hình 1.26. Phân chia mạng thành các vùng phục vụ của MSC/VLR
(SGSN/VLR hoặc S-GW/MME)

Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua
mạng sẽ được nối đến MSC (SGSN hoặc S-GW) đang phục vụ thuê bao di động
cần gọi. Ở mỗi vùng phục vụ MSC/VLR thông tin về thuê bao được ghi lại tạm
thời ở VLR (hoặc MME). Thông tin này bao gồm hai loại:
 Thông tin về đăng ký và các dịch vụ của thuê bao.
 Thông tin về vị trí của thuê bao (thuê bao đang ở vùng định vị nào).

1.16.3. Phân chia theo vùng theo bám đầu cuối di động

Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR (SGSN/VLR hoặc S-GW/MME) được chia


thành một số vùng theo bám đầu cuối di động: LA (Location Area: vùng định vị)
trong miền CS hoặc RA (Routing Area: vùng định tuyến) trong vùng CS của 3G
UMTS hoặc TA (Tracking Area: vùng theo bám) của 4G LTE (hình 1.27).

84
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LA1** LA2 LA3

VLR
MSC*

LA4 LA5 LA6

* Hoặc SGSN/VLR, S-GW/MME


** Hoặc RA, TA
Hình 1.27. Phân chia vùng phục vụ của MSC/VLR thành các vùng định
vị/định tuyến/theo bám (LA/RA/TA)

Vùng định vị LA (hay RA, TA) là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR
(hay SGSN/VLR, S-GW/MME) mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự
do và không cần cập nhật thông tin về vị trí cho MSC/VLR ((hay SGSN/VLR, S-
GW/MME)) quản lý vị trí này. Có thể nói vùng định vị (hay RA, TA) là vị trí cụ
thể nhất của trạm di động mà mạng cần biết để định tuyến cho một cuộc gọi đến
nó. Ở vùng định vị này thông báo tìm sẽ được phát quảng bá để tìm thuê bao di
động bị gọi. Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận
dạng vùng định vị (LAI: Location Area Identity, hay RAI, TAI). Vùng định vị có
thể bao gồm một số ô và thuộc một hay nhiều BSC(RNC), nhưng chỉ thuộc một
MSC (SGSN hay S-GW).

1.16.4. Phân chia theo ô

Vùng định vị được chia thành một số ô (hình 1.28).

85
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LA1** LA2 LA3

VLR
MSC*
LA6
LA4** LA5
ô1
ô2 ô3
ô4 ô5 ô6

* Hoặc SGSN/VLR, S-GW/MME


** Hoặc RA, TA
Hình 1.28. Phân chia LA/RA/LA thành các ô

Ô là một vùng phủ vô tuyến được mạng nhận dạng bằng nhận dạng ô toàn
cầu (CGI: Cell Global Identity). Trạm di động nhận dạng ô bằng mã nhận dạng
trạm gốc (BSIC: Base Station Identity Code). Vùng phủ của các ô thường được
mô phỏng bằng hình lục giác để tiện cho việc tính toán thiết kế.

1.16.5. Mẫu ô

Mẫu ô có hai kiểu: vô hướng ngang (omnidirectional) và phân đoạn


(sectorized). Các mẫu này được cho trên hình 1.29.
a) Ô vô hướng ngang b) Ô phân đoạn

b a

Hình 1.29. Các kiểu mẫu ô

Ô vô hướng ngang (hình 1.29a) nhận được từ phát xạ cuả một anten có búp
sóng tròn trong mặt ngang (mặt phẳng song song với mặt đất) và búp sóng có

86
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hướng chúc xuống mặt đất trong mặt đứng (mặt phẳng vuông góc với mặt đất) Ô
phân đoạn (hình 1.29b) là ô nhận được từ phát xạ của ba anten với hướng phát xạ
cực đại lệch nhau 1200. Các anten này có búp sóng dạng nửa số 8 trong mặt ngang
và trong mặt đứng búp sóng của chúng chúc xuống mặt đất. Trong một số trường
hợp ô phân đoạn có thể được tạo ra từ phát xạ của nhiều hơn ba anten. Trong thực
tế mẫu ô có thể rất đa dạng tùy vào địa hình cần phủ sóng. Tuy nhiên các mẫu ô
như trên hình 1.18 thường được sử dụng để thiết kế cho sơ đồ phủ sóng chuẩn.

1.16.6. Tổng kết các khái niệm vùng tìm gọi trong các hệ thống thông tin di
động

Trong các kiến trúc mạng bao gồm cả miền chuyển mạch kênh và miền
chuyển mạch gói, để tìm gọi đầu cuối di động khi có cuộc gọi đến nó vùng phục
mạng không chỉ được phân chia thành các vùng định vị (LA) hoặc vùng định
tuyến (RA: Routing Area) hoặc vùng theo bám (TA: Tracking Area). Trong 3G
UMTS các vùng định vị (LA: Location Area) là khái niệm quản lý di động cuả
miền CS kế thừa từ mạng GSM. Trong 3G UTMS các vùng định tuyến (RA:
Routing Area) là các thực thể của miền PS. Trong hệ thống 4G LTE vùng tìm gọi
đựơc chia thành các TA (Tracking Area: vùng theo bám) thuôc S-GW. Nhận dạng
thuê bao P-TMSI (Packet- Temporary Mobile Subsscriber Identity: Nhận dạng
thuê bao di động gói tạm thời) là duy nhất trong một RA. Trong 4G LTE: Nhận
dạng thuê bao di động tạm thời SAE (S-TMSI) được sử dụng trong một TA.
Trong mạng truy nhập vô tuyến của 3G UMTS, RA lại được chia tiếp thành
các vùng đăng ký UTRAN (URA: UTRAN Registration Area). Tìm gọi khởi
xướng UTRAN sử dụng URA khi kênh báo hiệu đầu cuối đã được thiết lập. URA
không thể nhìn thấy được ở bên ngoài UTRAN.
LA thuộc 3G MSC và RA thuộc 3G SGSN. URA thuộc RNC. Theo dõi vị
trí theo URA và ô trong UTRAN được thực hiện khi có kết nối RRC (Radio
Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến) cho kênh báo hiệu đầu cuối.
Nếu không có kết nối RRC, 3G SGSN thực hiện tìm gọi và cập nhật thông tin vị
trí được thực hiện theo RA. TA thuộc một S-GW trong mạng 4G-LTE
Quan hệ giữa các vùng được phân cấp như cho ở hình 1.30 (ô không được
thể hiện).

87
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LA1 LA2 LA3

RA1 RA2 RA3 RA4 RA5

LA RA/TA URA
LA (các LA) được xử lý bởi một MSC
RA/TA (các RA/TA) được xử lý bởi một SGSN/MME

Hình 1.29. Các khái niệm vùng theo bám trong 3G UMTS và 4G TE.

1.17. TỔNG KẾT

Chương này trước hết xét quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di
động từ 1G đến 3G và đến 4G. Các hệ thống 1G là các hệ thống tương tự dựa trên
đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) được thiết kế để truyền thoại với tốc
độ thấp. 1G có dung lượng thấp. Các hệ thống TTD Đ 2G được thiết kế trước hết
là để giải quyết vấn đề dung lượng thấp của 1G. Các hệ thống 2G là các hệ thống
số dựa trên các phương thức đa truy nhập tiên tiến hơn như TDMA và CDMA. 2G
được thiết kế cho thoại tốc độ cao hơn (13 kbps) và cho phép truyền số liệu với sử
dụng modem. Nhu cầu phát triển các dịch vụ IP trong thông tin di động đã dẫn đến
sự ra đời cuả các hệ thống TTDĐ 3G. Các hệ thống 3G đều sử dụng công nghệ đa
truy nhập CDMA và cho tốc độ truyền số liệu cao lên đến 384kbps. Các cải tiến
của các hệ thống này cho tốc độ lên đến trên 10 Mbps. Để đạt được truy nhập băng
rộng lên đến 1 Gbps người ta đang nghiên cứu 4G.
Tiếp theo chương này đề cập đến các kiến trúc của các hệ thống thông tin di
động 2G và 3G như: GSM, GPRS, UMTS và cdma20001x. Nếu 2G chỉ dựa trên
chuyển mạch kênh (CS), thì để đáp ứng truyền số liệu gói cho các dịch vụ IP, 3G
đưa thêm miền chuyển mạch gói (PS) trong giai đoạn đầu và sau đó toàn bộ
chuyển mạch sẽ là gói.
Các phần sau trình bày đến các vấn đề liên quan đến nối mang di động dựa
trên IP. Các vấn đề chính được xét trong các phần này là: đánh địa chỉ IP, truyền
tunnel và giao thức internet di động (MIP).
Phần tiếp sau trình bày kiến trúc cơ sở của hẹ thống 4G LTE/SAE. Khác
với các hệ thống trước 4G LTE/SAE không có miền chuyển mạch kênh và được
xây dựng trên cơ sở hoàn toàn IP. IMS là phân hệ hỗ trợ cho truyền IP đa phương
tiện rất thích hợp cho hệ thống 3G và 4G được trình bày tiếp sau kiến trúc 4G
LTE/SAE.

88
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Phần cuối của chương này xét phân chia vùng địa lý trong các mạng thông
tin di động. Khác với các máy cố định các máy di động thường xuyên thay đổi vị
trí vì thế mỗi vị trí cần được đánh số để mạng có thể dễ ràng tìm gọi máy di động.
Phân chia vùng địa lý giúp cho việc đánh số các vị trí trong mạng di động đựơc
thuận tiện.

1.14. CÂU HỎI

1. Trình bày quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di động từ 1G đến 3G.
2. Trình bày kiến trúc mạng GSM.
3. Trình bày kiến trúc mạng GPRS.
4. Trình bày kiến trúc mạng 3G UMTS R3
5. Trình bày kiến trúc mạng 3G UMTS R4
6. Trình bày kiến trúc mạng 3G UMTS R5
7. Trình bày kiến trúc mạng 3G cdma20001x
8. Trình bày các điểm mới của kiến trúc mạng cdma2000 1xEVDO
9. Trình bày đánh địa chỉ IP trong IPv4
10. Trình bày đánh địa chỉ IP trong IPv6 và các biện pháp chuyển đổi địa chỉa giữa
IPv4 và IPv6
11. Trình bày kỹ thuật truyền tunnel IP trong IP
12. Trình bày chức năng giao thức GTP trong GPRS và UMTS
13. Trình bày MIP
14. Trình bày ứng dụng MIP trong 3G UMTS
15. Trình bày ứng dụng MIP trong cdma20001x
16. Trình bày PMIP
17. Trình bày cấu hình kiến trúc cơ sở của hệ thông 4G LTE/SAE và các phần tử
của nó.

89
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 2

CÁC SƠ ĐỒ XỬ LÝ TÍN HIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN VÀ DỊCH VỤ


TRONG CÁC HỆ THÔNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Xử lý ảnh và tiếng nói, âm thanh cho các HTTTDĐ (hệ thống thông tin di động)
 Các CODEC tiếng được sử dụng trong các HTTTDĐ
 Sơ đồ xử lý tín hiệu đa phương tiện trong các HTTTDĐ
 Các phương pháp cung cấp dịch vụ thông tin di động
 Các phương pháp phân bố dịch vụ IP đa phương tiện,
 Truyền bản tin đa phương tiện (MMS) .

2.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

2.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được các công nghệ xử lý ảnh, tiếng và âm thanh trong thông tin di động
 Hiểu được các công nghệ tạo lập và phân bố nội dung trong các hệ thống thông tin
di động
 Hiểu được các sơ đồ cung cấp dịch vụ IP đa phương tiện trong thông tin di động

2.2. MỞ ĐẦU

Các hệ thống thông tin di động thế hệ sau cho phép truyền dẫn số liệu tốc độ cao
đặt nền tảng cho thông tin đa phương tiện trong các môi trường di động. Để xử lý đa
phương tiện phù hợp với thông tin di động cần xét đến các đặc tính và hạn chế của truy
nhập vô tuyến.
Trong chương này trước hết ta xét công nghệ cơ sở xử lý tín hiệu để thực hiện
thông tin đa phương tiện. Phần đầu bao gồm mô tả công nghệ, các đặc tính và khuynh
hướng phương pháp mã hoá ảnh của nhóm chuyên gia hình ảnh động (MPEG-4: Moving
Picture Experts Group-4), mã hoá tiếng đa tốc độ thích ứng (AMR: Adaptive MultiRate)
và 3G-324. MPEG-4 được coi như là công nghệ then chốt đối với các hệ thống thông tin
di động thế hệ sau được phát triển để sử dụng trong thông tin di động và được tiêu chuẩn
hoá trên cơ sở các phương pháp mã hoá hiện có khác nhau. AMR có chất lượng cao được
thiết kế để sử dụng cho các điều kiện khác nhau như trong nhà và di động. 3G-324M
90
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

được 3GPP tiếp nhận như là một công nghệ của hệ thống đầu cuối để thực hiện các dịch
vụ nghe nhìn.

2.3. XỬ LÝ ẢNH

Phương pháp mã hoá ảnh MPEG-4 được sử dụng trong các dịch vụ 3G khác nhau
như điện thoại có hình và phân phối truyền hình. MPEG-4 được xây dựng trên quan điểm
kết hợp các công nghệ mã hoá ảnh hiện có. Phần này sẽ giải thích các công nghệ phần tử
và các đặc trưng khác nhau cuả các phương pháp mã hoá ảnh được phát triển trước
MPEG-4.

2.3.1. Các công nghệ thành phần của mã hoá ảnh

Thông thường tín hiệu ảnh chứa khoảng 100Mbps thông tin. Để xử lý các tín hiệu
ảnh, các phương pháp mã hoá ảnh hiệu suất khác nhau đã được nghiên cứu trên cơ sở sử
dụng các đặc tính có lợi của hình ảnh. Các công nghệ thành phần của các phương pháp
này bao gồm dự đoán chuyển động giữa các khung, biến đổi Cosin rời rạc (DCT:
Discrete Cosin Transform) và mã hoá độ dài khả biến.

Dự đoán nén chuyển động giữa các khung

Dự đoán nén chuyển động giữa các khung là một kỹ thuật sử dụng để xác định
tần suất và phương mà một bộ phận đặc thù của ảnh có thể di chuyển trên cơ sở tham
khảo các ảnh trước và sau đó thay cho việc phải mã hoá từng ảnh (hình 2.1). Phương và
đại lượng chuyển động (vectơ chuyển động) thay đổi phụ thuộc vào khối của từng khung.
Vì thế một khung được chia thành khối có kích thước 16x16 pixel (được gọi là khối vĩ
mô) để nhận được vectơ chuyển động cho từng khối. Sự khác nhau giữa các khối vĩ mô
của khung xét và khung trước được gọi là sai số dự dáo. DCT được xét dứơi đây áp
dụng cho sai số này.

Khung hiÖn t¹i Khung tiÕp theo


(Sù chuyÓn ®éng cña m¸y bay kh¸c nhau
trong hai khung)
Hình 2.1. Ý tưởng cơ bản của dự đoán nén chuyển động giữa các khung DCT

91
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mỗi khung trong video được biểu diễn bằng tổng các trọng lượng của tập hợp các
phần tử ảnh từ đơn giản (các phần tử tần số thấp) đến các phức tạp (các phần tử tần số
cao) (hình 2.2).

 a1  a2  a3 

a4  a5  a7 

Hình 2.2. Khái niệm phân chia màn hình thành các phần tử tần số

Ta biết rằng thông tin chủ yếu tập trung ở miền tần số thấp và miền này đóng vai
trò rất quan trọng. Mục đích của DCT là chỉ lấy ra các phần tử tần số quan trọng để thực
hiện nén hình. Phương pháp này được tiếp nhận rộng rãi vì chuyển đổi vào miền tần số
không gian cho phép truyền dẫn hiệu quả hơn.
Trong thực tế DCT được áp dụng cho từng khối của khung với kích thước của mỗi
khối là 8x8 pixel. Trên hình 2.2. "ai" ký hiệu cho hệ số DCT. Hệ số này lại được lượng
tử hoá tiếp và làm tròn đến mức lượng tử và sau đó áp dụng mã hoá độ dài khả biến.

Mã hoá độ dài khả biến

Mã hoá độ dài khả biến được sử dụng để nén thông tin dựa trên cơ sở tính chất
không giống nhau cuả các tín hiệu đầu vào. Phương pháp này gán các mã ngắn cho các
giá trị tín hiệu thường xẩy ra và mã dài cho các giá trị tín hiệu ít xẩy ra.
Như đã nói ở phần trước, nhiều hệ số của các thành phần tần số cao bằng không
trong quá trình làm tròn đến mức lượng tử thể hiện nó. Vì thế có rất nhiều trường hợp
trong đó "tất cả các giá trị tiếp theo bằng không (EOB: End of Block= kết thúc khối)"
hay " giá trị L đi sau một số các giá trị không". Cũng có thể nén thông tin bằng cách gán
mã ngắn cho các tổ hợp thường xẩy ra của các số không (đoạn chạy không) và giá trị L
(mức). Các phương pháp được giải thích ở trên là các sơ đồ gán một mã cho một tổ hợp
hai giá trị. Phương pháp này được gọi là mã hoá độ dài khả biến hai kích thứơc.

92
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.3.2. Các lĩnh vực áp dụng cho các phương pháp mã hoá video khác nhau

Các phương pháp mã hoá video được tiêu chuẩn hoá quốc tế bao gồm H.261,
MPEG-1, MPEG-2, H263 và MPEG-4. Hình 2.3 cho thấy các lĩnh vực có thể áp dụng
được của từng sơ đồ. Các phần tiếp theo sẽ trình bầy cách thức mà các phương pháp này
sử dụng các công nghệ thành phần nói trên để cải thiện hiệu suất nén và sự khác biệt về
mặt chức năng cuả các phương pháp này.

Cao

G -2
PE
M
ChÊt l-îng

MPEG-1

4
EG-
P 3
M H.26

1
H.26

ThÊp
10K 100K 1M 10M
Tèc ®é truyÒn dÉn
Hình 2.3. Quan hệ giữa mã hoá video MPEG-4 và các tiêu chuẩn khác.

Mã hoá video H.261

Phương pháp này là một tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho mã hoá video, được thiết
kế để sử dụng trong điện thoại có hình và hội nghị video ISDN, được ITU-T tiêu chuẩn
hoá vào năm 1990. Nội dung cuả phương pháp này như sau:
1. Dự đoán vectơ chuyển động của khối vĩ mô gồm 16x16 pixel theo đơn vị pixel để
thực hiện dự đoán nén chuyển động giữa các khung.
2. Áp dụng DCT cho sai lỗi dự đoán so với khung trước với kích thứơc 8x8pixel. Đối
với các vùng chuyển động nhanh vượi quá một đại lượng sai lỗi dự đoán nhất định,
không thực hiện dự đoán nén chuyển động giữa các khung. Thay vào đó 8x8 pixel
DCT được áp dụng trong khung để tăng hiệu suất mã hoá.
3. Thực hiện mã hoá độ dài khả biến cho vectơ chuyển động nhận được từ nén chuyển
động giưã các khung và kết quả xử lý DCT. Mã hoá độ dài khả biến hai kích thước
được sử dụng cho kết quả xử lý DCT.

93
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

H.261 giả thiết rằng sử dụng camera TV và monitor thông thường. Khuôn dạng tín
hiệu TV (số các khung và số các dòng quét) tuy nhiên thay đổi phụ thuộc vào các vùng
khác nhau trên thế giới. Để phù hợp với thông tin quốc tế, các khuôn dạng này phải biến
đổi vào một khuôn dạng chung trung gian. Khuôn dạng này được gọi là khuôn dạng trung
gian chung (CIF: Common Intermediate Format) được xác định như sau: 352 (ngang)
nhân 288 (đứng) pixel, cực đại 30 khung trong một giây và không đan xen. CIF một phần
tư (QCIF: Quater CIF) có kích thước bằng 1/4 kích thước CIF cũng đã được định nghĩa
tại cùng thời điểm và được sử dụng cho các ứng dụng mã hoá video.

Mã hoá video MPEG-1/MPEG-2

MPEG-1 được tiêu chuẩn hoá bởi ISO/IEC (International Organization for
Standardization/ International Electrotechnical Commission) vào năm 1993 để sử dụng
cho các phương tiện lưu giữ như CD-ROM. Phương pháp mã hoá này được thiết kế để xử
lý số liệu hình ảnh vào khỏang 1,5Mbps. Vì đây là sơ đồ mã hoá cho các phương tiện lưu
giữ, nên các yêu cầu xử lý thời gian thực không được coi trọng như H.261, nên nó tăng
thêm khả năng tiếp nhận các công nghệ mới đòi hỏi các khả năng như tìm kiếm ngẫu
nhiên. Trong khi căn bản vẫn sử dụng cùng các công nghệ thành phần tử như H.261,
MPEG-1 được bổ sung thêm các khả năng sau:
1. Định kỳ chèn thêm ảnh trong cùng một khung để phát lại bằng truy nhập ngẫu nhiên
2. Nếu H.261 chỉ dự đoán vectơ chuyển động từ ảnh quá khứ để dự đoán nén chuyển
động giữa các khung (được gọi là dự đoán thuận), thì MPEG-1 còn cho phép dự
đoán từ hình ảnh tương lai (được gọi là dự đoán ngược) trên cơ sở các đặc tính cuả
phương tiện lưu giữ. Ngoài ra MPEG-1 ước tính dự đoán thuận, dự đoán ngược và
lấy trung bình dự đoán ngược và dự đoán thuận và sau đó chọn một dự đoán có sai
số dự đoán nhỏ nhất trong số ba giá trị này để cải thiện tỷ lệ nén.
3. Trong khi H.261 dự đoán vectơ chuyển động theo đơn vị 1 pixel, thì MPEG-1 đưa ra
dự đoán theo dơn vị 0,5 pixel. Để đạt được điều này nó tạo ra một ảnh nội suy bằng
cách lấy trung bình các pixel lân cận để tăng cường tỷ lệ nén.

Với ba khả năng bổ sung, MPEG-1 được sử dụng rộng rãi như một bộ mã hoá video
và phát lại cho các máy tính cá nhân.
MPEG-2 là một phương pháp mã hoá video được phát triển có xét đến các yêu cầu
cho viễn thông, quảng bá và lưu giữ. MPEG-2 được ISO/IEC tiêu chuẩn hoá vào năm
1996 và có cùng văn bản với ITUT H.262. MPEG-2 là sơ đồ mã hoá cho video từ 3 đến
20Mbps được sử dụng rộng rãi cho TV quảng bá, truyền hình độ phân giải cao (HDTV)
và đĩa số đa năng số (DVD: Digital Versatile Disk). MPEG-2 thừa hưởng các công nghệ
thành phần của MPEG-1 và có các tính năng sau:
1. Khả năng mã hoá hiệu qủa các ảnh đan xen trong các tín hiệu TV thông thường.

94
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Chức năng điều chỉnh kích thước màn hình và chất lượng (được gọi là khả năng
định cỡ không gian và định cỡ SNR) khi yêu cầu bằng cách chỉ thu nhận phần số
liệu được mã hoá.

Vì các khả năng được bổ sung cho các sử dụng khác nhau, nên cần đặc biệt lưu ý để
đảm bảo tính tương thích của số liệu được mã hoá. Để đảm bảo vấn đề này, MPEG-2 đã
đưa ra các khái niệm mới như "hồ sơ" và "mức" để phân loại sự khác nhau cuả các khả
năng và độ phức tạp xử lý. Các khái niệm này cũng được sử dụng trong MPEG-4.

Mã hoá video H.263

Đây là phương pháp mã hoá video tốc độ cực thấp cho điện thoại có hình trên các
mạng tương tự do ITU-T tiêu chuẩn váo năm 1992. Phương pháp này sử dụng modem
28,8 kbps và tiếp nhận một phần các công nghệ mới được phát triển cho MPEG-1. Dự
đoán nén chuyển động giữa các khung theo đơn vị 0,5pixel là chức năng cơ sở bắt buộc.
Một chức năng cơ sở khác là mã hoá ba kích thước gồm cả EOB cho phép mở rộng mã
hoá độ dài khả biến hai kích thước thông thường (đoạn chạy và mức).Ngoài ra, dự đoán
nén chuyển động giưã các khung theo đơn vị các khối 8x8 pixel và xử lý giảm méo khối
trong các ảnh được bổ sung thêm như là các tuỳ chọn.
Với các chức năng bổ sung này, H.263 hiện nay được sử dụng trong một số thiết
bị cho điện thoại có hình và hội nghị truyền hình ISDN.

2.3.3. Mã hoá video MPEG-4

Mã hoá video MPEG-4 được phát triển trên cở sở rất nhiều cải thiện cho mã hoá
H.263 bao gồm cả tăng cường chống lỗi. Phương pháp mã hoá này tương thích ngược với
chức năng cơ sở của H263.
Nếu MPEG-2 được thiết kế chủ yếu để xử lý ảnh trên máy tính, phát quảng bá số
và thông tin tốc độ cao, thì ngoài các dịch vụ này, MPEG-4 được tiêu chuẩn với tập trung
chủ yếu lên các ứng dụng viễn thông, nhất là thông tin di động. Năm 1999, MPEG-4 thiết
lập một phương pháp mã hoá video rất tổng quát như là tiêu chuẩn ISO/IEC. Vì thế
MPEG-4 được công nhận như là một công nghệ then chốt cho các dịch vụ đa phương
tiện trên cơ sở hình ảnh bao gồm thư video, phân phối video và điện thoại có hình trong
3G (hình 2.4).

95
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Th«ng tin
* §iÖn tho¹i cã h×nh di ®éng
* Héi nghÞ video di ®éng

Th«ng tin

M¸y tÝnh Qu¶ng b¸


* Th- video * TV di ®éng
* §a ph-¬ng tiÖn theo yªu cÇu * Ph©n phèi th«ng tin di ®éng
* Internet di ®éng (video vµ ©m thanh)
MPEG-4

M¸y tÝnh Qu¶ng b¸

Hình 2.4. Phạm vi ứng dụng của MPEG-4.

Hồ sơ và mức

Để đảm báo tính trao đổi và tương tác của số liệu sau mã hoá, các chức năng cuả
MPEG-4 được phân loại theo hồ sơ, còn mức độ phức tạp được phân lọai theo mức
giống như ở MPEG-2. Các hồ sơ được định nghĩa gồm: đơn giản, lõi, chính và khả định
cỡ đơn giản, trong đó hồ sơ đơn giản định nghĩa các chức năng chung. Dự đoán nén di
động giữa các khung bằng 8x8pixel (được định nghĩa như là tuỳ chọn trong H.263) được
coi như là hồ sơ đơn giản.
Với hồ sơ đơn giản, các ảnh QCIF được xử lý theo mức 0 và 1 và CIF được xử lý
theo mức 2.
Các hồ sơ lõi và chính định nghĩa một vùng bất kỳ trong video như là một 'đối
tượng" để cải thiện chất lượng ảnh hoặc kết hợp đối tượng này và số liệu được mã hoá
khác. MPEG-4 cũng cung cấp các hồ sơ khác, chẳng hạn các hồ sơ được soạn thảo bằng
các ảnh do máy tính tạo ra ( CG: Computer Generated).

2.3.4. Các tiêu chuẩn cho 3G

Tiêu chuẩn điện thoại có hình 3GPP 3G-324M đòi hỏi chức năng cơ sở H.263 như
là sơ đồ mã hoá video bắt buộc và đặc biệt coi trọng việc sử dụng hồ sơ đơn giản của
MPEG-4 mức 0. Hồ sơ đơn giản chứa công cụ chống lỗi sau:
1. Đồng bộ lại: định vị các lỗi truyền dẫn bằng cách chèn mã đồng bộ lại vào số liệu
được mã hoá độ dài khả biến và đặt nó vào vị trí tương ứng trong khung. Vì thông
tin tiêu đề đi sau mã đồng bộ lại để đặc tả các thông số mã hoá, nên nó cho phép
khôi phục nhanh trạng thái lỗi giải mã. Đoạn chèn mã đồng bộ lại có thể được tối

96
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

ưu khi xét đến phần bổ sung của thông tin tiêu đề, cảnh hình ảnh trong kiểu đầu
vào và các đặc tính truyền dẫn.
2. Phân cách số liệu: cho phép che đậy lỗi bằng cách chèn mã đồng bộ (SC) tại biên
giới các kiểu số liệu được mã hoá khác nhau. Chẳng hạn bằng cách chèn SC giữa
vectơ chuyển động và hệ số DCT, có thể truyền vectơ chuyển động đúng ngay cả
khi xẩy ra lỗi bit trong hệ số DCT, nhờ vậy che dấu lỗi một cách tự nhiên hơn.
3. Mã hoá độ dài khả biến ngược (RVLC: Reversible Variable Length Code): như thấy
ở hình 2.5, đây là một mã độ dài khả biến có thể được giải mã theo chiều ngược lại.
Điều này được thực hiện cho hệ số DCT. Với công cụ này, tất cả các khối vĩ mô có
thể được giải mã ngoại trừ khối chứa các lỗi bit.
4. Làm tươi lại bên trong thích ứng: công cụ này ngăn cản sự truyền lan lỗi bằng cách
thực hiện mã hoá trong khung ở các vùng chuyển động nhanh.

Giải mã Không được giải mã ® Loại bỏ

x
Lỗi
(a) Giải mã đơn hướng với mã độ dài khả biến thông thường

Giải mã Không được giải mã ® Loại bỏ

x x
Lỗi Lỗi Giải mã ngược
(b) Giải mã hai hướng với RVLC
Hình 2.5. Thí dụ mã độ dài khả biến ngược (RVLC).

Từ trình bầy ở trên ta thấy, hồ sơ đơn giản MPEG-4 mức 0 tạo nên một CODEC
đơn giản phù hợp cho thông tin di động.

2.4. XỬ LÝ TIẾNG VÀ ÂM THANH

Có ba phương pháp mã hoá tiếng là: mã hoá dạng sóng, mã hoá phát âm và mã
hoá lai ghép. Giống như điều chế PCM hoặc điều chế PCM vi sai thích ứng (APCM),
mã hoá dạng sóng thực hiện mã hoá dạng sóng cho các tín hiệu ở mức độ chính xác nhất
mà không phụ thuộc và bản chất của tín hiệu. Vì thế nếu tốc độ bit đủ cao, có thể đạt
được chất lượng cao. Tuy nhiên nếu tốc độ bit thấp, chất lượng giảm đột ngột. Trái lại bộ
mã hoá theo cơ quan phát âm giả định một mô hình tạo tiếng, rồi phân tích và mã hoá các
thông số cuả mô hình này. Mặc dù phương pháp này có thể duy trì tốc độ bit thấp, nhưng
khó cải thiện chất lượng ngay cả khi tăng tốc độ bit vì chất lượng tiếng chủ yếu phụ thuộc
vào mô hình tạo tiếng được giả định. Mã hoá lai ghép là phương pháp kết hợp mã hoá
dạng sóng và mã hoá theo cơ quan phát âm. Phương pháp này giả định một mô hình tạo

97
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tiếng, phân tích và mã hoá các thông số của nó sau đó thực hiện mã hoá dạng sóng cho
thông tin còn lại (các tín hiệu dư) không được biểu diễn bằng các thông số. Một số
phương pháp lai ghép điển hình là CELP và RPE-LTP. Các phương pháp này được sử
dụng rộng rãi cho mã hoá tiếng của thông tin di động như là các giải thuật chung để thực
hiện mã hoá tiếng chất lượng cao và hiệu suất cao.

2.4.1. Nguyên lý công nghệ mã hóa tiếng

1. Mô hình tạo tiếng nói

Hình 2.6 cho ta thấy mô hình cơ sở tạo tiếng nói. Trong mô hình này, âm thanh
được tạo ra từ một dẫy xung đều tượng trưng cho sự rung động của thanh quản và một
nguồn nhiễu ngẫu nhiên tượng trưng cho phụ âm không kêu được tạo ra bởi môi và lưỡi.
Các âm này đựơc điều chế bởi bộ lọc tổng hợp thực hiện các chỉnh lý mịn cho âm
sắc tùy theo tình trạng cuả cơ quan phát âm (hàm, lưỡi, mồm...).
Các nguồn âm thanh và bộ lọc tổng hợp cả hai đều biến đổi theo thời gian nhưng
có thể coi như hằng số trong các chu kỳ 20-30ms.

Phæ tiÕng

C«ng suÊt
Ph¸t ©m râ rµng TÇn sè
R ung cña thanh
qu¶n t¹o ra tiÕng... (hèc miÖng vµ c¬
quan ph¸t ©m) D¹ng sãng tiÕng

Nguån ©m kªu Th«ng tin


(©m h÷u thanh) vÒ phæ
Bé läc tæng hîp
Th«ng tin kÝch thÝch
Nguån ©m kh«ng kªu
(©m v« thanh gièng nh- t¹p ©m)

Hình 2.6. Mô hình tạo tiếng được sử dụng khi mã hoá CELP.

2.Phân tích dự đoán tuyến tính

Vì các tín hiệu tiếng thường ít thay đổi theo thời gian nên có thể sự dụng các tín
hiệu hiện thời và quá khứ để dự đoán các tín hiệu trong tương lai với độ chính xác khá
cao. Hệ số sử dụng để dự đoán tín hiệu trong tương lai được gọi là "hệ số dự đoán" và
mạch tạo ra các hệ số này được gọi là "bộ lọc dự đoán". Sự khác nhau giữa giá trị dự
đoán và tín hiệu tiếng nói được gọi là "số dư dự đoán".

98
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Như thấy ở hình 2.7, phân tích dự đoán tuyến tính sử dụng tương quan thời gian
của các tín hiệu tiếng nói và dự đoán tín hiệu hiện thời (tại thời điểm t) từ các đầu vào
quá khứ. Sự khác nhau giữa tín hiệu gốc và tín hiệu dự đoán được gọi là độ dư dự đoán
(  t ).

Hµm truyÒn ®¹t


Bé läc tuyÕn tÝnh:
P
F(z)    i .z
i
t
i 1
Bé läc ®¶o:
ˆ
t  Xt  X t Bé läc tæng hîp:
1 .X t 1
 2 .X t  2 Số dư dự đoán 1 1

 3 .X t 3 A(z) p
 4 .X t 4 1    i .z
i

ˆ ) i 1
các hệ số dự đoán Giá trị dự đoán (X t

 p .X t p

Hình 2.7. Phân tích dự đoán tuyến tính

2.4.2. Thuật toán dự đoán dài hạn kích thích xung đều (RPE-LTP)

Sơ đồ khối của bộ mã hoá dựa trên thuật toán dự đoán dài hạn kích thích xung đều
(RPE-LTP: Regular Pulse Excitation- Long Term Prediction) được cho ở hình 2.8. Tín
hiệu mã hoá PCM đồng đều 13bit/8000mẫu/s được nhấn mạnh trước (Pre-emphsis) rồi
được phân đoạn thành các đoạn 20ms/160mẫu/13bit đưa vào đầu vào của bộ mã hoá.
Nguyên lý chung của bộ mã hoá dựa trên cơ sở là để tiết kiệm băng thông, người ta sẽ chỉ
gửi đi các thông số cần thiết nhất để có thể khôi phục lại được tiếng nói ở đầu thu: thông
số về cơ quan phát âm và xung kích thích bộ phận này.
Các thông số
PCM mã hóa đồng đều

LPC LTP RPE xung kích thích


13bit/8000 mẫu/s

Phân Bộ lọc phân Bộ lọc Chọn


đoạn tích LPC thông thấp lưới RPE
Phần dư Ba mẫu chọn một 13 kbps
Ghép
Bộ lọc phân kênh
Thông số LTP
tích LTP
Phân Thông số LPC
tích LPC

Hình 2.8. Bộ mã hóa dựa trên giải thuật RPE-LTP

99
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để vậy người ta sử dụng hai kiểu mã hoá kết hợp: mã hoá kiểu phát âm (Vocoder)
và mã hoá dạng sóng (PCM đồng đều). Để thực hiện mã hoá kiểu phát âm các đoạn tiếng
20 ms nói trên được đưa qua bộ lọc LPC (Linear Prediction Coding: bộ lọc mã hoá dự
đoán tuyến tính) có đặc tính đảo so với cơ quan phát âm của con người để nhận được các
xung kích thích . Trong quá trình này các thông số của bộ lọc LPC cũng được phân tích
và được giửi đi. Bộ lọc phân tích LPC là bộ lọc tuyến tính bậc n thực hiện tổ hợp tín hiệu
hiện thời với tín hiệu được trễ 1,2,3...n mẫu ở tần số 8kHz để mô phỏng cơ quan phát âm.
Các thông số của bộ lọc này thay đổi từ khối này đến khối khác và được gửi đi ở khung
tiếng. Do các đoạn liên tiếp của tiếng nói khá giống nhau, nên trong thực tế ta chỉ cần gửi
đi sự khác nhau (tín hiệu dư) giữa các đoạn liên tiếp này mà thôi. Quá trình lấy ra tín
hiệu dư như sau. Sau LPC chuỗi kích thích được chia thành các khối 5ms/40mẫu đưa qua
bộ lọc LTP (Long Term Prediction: bộ lọc dự đoán dài hạn). Bộ lọc này thực hiện trừ
đoạn tín hiệu hiện thời với đoạn được trễ Nr mẫu và được nhân với hệ số br. Các giá trị
của Nr và br được truyền trong khung tiếng cứ 5 ms một lần. Trễ Nr phải vào khoảng 40
đến 120 mẫu (5 đến 15 ms) để có thể tương ứng với tần số cơ bản của tiếng nói (tuỳ
thuộc vào người nói). Sau LTP ta được tín hiệu dư giống với xung kích thích hơn. Để lấy
ra chuỗi kích thích, tín hiệu dư sau LTP được đưa qua bộ lọc thông thấp và được lấy
mẫu đều (RPE: Regular Pulse Excitation) với tần số lấy mẫu là 8/3KHz. Quá trình này
giống như mã hoá dạng sóng. Theo lý thuyết xử lý tín hiệu thì chỉ có thông tin của chuỗi
kích thích có tần số thấp hơn 1,3 kHz là được gửi đi. Tương ứng ta có 13 mẫu trong các
khoảng 5ms. Pha của các mẫu 8/3kHz được gửi đi trong khung tiếng 5ms một lần. Các
mẫu được mã hoá điều xung mã thích ứng APCM. Ở mã hoá này biên độ cực đại và tỷ số
giữa mẫu với biên độ cực đại được mã hoá riêng biệt. Đầu ra của bộ ma hóa ta được
luồng số có tốc độ 13 kbps, trong đó:
 Các thông số LPC+ LTP= 3,6kbps
 Các thông số RPE: 9,4 kbps.

Giải mã tiếng trong kỹ thuật RPE-LTP bao gồm các giai đoạn sau (xem hình 2.9):
 Tạo lại các mẫu 8kHz bằng cách bổ xung 27 mẫu không vào 13 mẫu tiếng trong
các khối 5ms.
 Lọc LTP (đảo so với phía phát) bao gồm các mẫu của khối 5ms hiện thời và ba
khối trước đó.
 Lọc LPC (đảo so với phía phát) theo các thông số được truyền.
 Khử nhấn mạnh.
PCM mã hóa đồng đều
Chuỗi kích thích 13bit/8000 mẫu/s
Khử nhấn
Lọc LTP Lọc LPC
mạnh Đến bộ biến đổi số
vào tương tự
Hình 2.9. Sơ đồ khối mô tả quá trình giải mã tiếng theo RPE-LTP.

100
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.4.3. Thuật toán dự đoán tuyến tính kích thích theo mã (CELP)

Bộ mã hoá CELP (Code Excited linear Prediction) tính toán tự tương quan của
các tín hiệu tiếng nói và nhận được các hệ số dự đoán tuyến tính  i bằng cách sử dụng
phương pháp Levinson-Dervin-Itakura. Nhóm hệ số dự đoán tuyến tính trong mã hoá
băng tần điện thoại thường là mười hệ số. Vì rất khó xác định được độ ổn định cuả bộ
lọc, nên các hệ số dự đoán tuyến tính được chuyển đổi vào các hệ số tương đương và ổn
định được như: các hệ số phản xạ hay các hệ số cặp phổ vạch (LSP: Line Spectrum Pair)
và sau đó được lượng tử hoá. Bộ giải mã gồm bộ lọc tổng hợp có các  i thu được và bộ
lọc này được kích thích bởi số dư dự đoán (  t ) để nhận được tiếng sau giải mã. Đặc tính
tần số cuả bộ lọc tổng hợp tương ứng với hình bao phổ tiếng nói.

1. Mô hình

Hình 2.10 cho thấy mô hình tạo tiếng được sử dụng trong mã hoá CELP. Bộ mã
hoá CELP có cùng cấu trúc bên trong như bộ giải mã. Bộ giải mã CELP gồm bộ lọc tổng
hợp dự đoán tuyến tính và hai bảng mã (Bảng mã thích ứng và bảng mã ngẫu nhiên) để
tạo ra tín hiệu kích thích cho bộ lọc. Bộ lọc tổng hợp dự đoán thể hiện đặc tính đường
bao phổ của tín hiệu tiếng và các tín hiệu kích thích được tạo ra từ các bảng mã tương
ứng với sự rung của thanh quản (âm hữu thanh) và và luồng khí ào qua phần co lại cuả
cơ quan phát âm (âm vô thanh).
Bảng mã thích ứng Tiếng đầu vào
(Thàng phần cao độ) Khuyếch đại

Bảng mã ngẫu nhiên


Bộ lọc tổng hợp
#1

Chuyển mạch Khuyếch đại


#2
bảng mã

Bộ lọc đánh trong số theo


#N độ thụ cảm

Hình 2.10. Mô hình bộ mã hóa CELP

Các phần dưới đây sẽ giải thích các công nghệ cơ sở được sử dụng để mã hoá
CELP.

101
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Bộ lọc đánh trọng lượng theo độ thụ cảm

Bộ mã hoá CELP có cùng cấu trúc như bộ giải mã. Nó mã hoá tín hiệu bằng
cách: tìm các mẫu trong bảng mã và khuyếch đại chúng để đạt được sai lỗi giữa tín hiệu
tiếng sau tổ hợp và tín hiệu tiếng đầu vào nhỏ nhất. Các kỹ thuât nàỳ được gọi là phân
tích bằng cách tổng hợp (A-b-S: Analysis by Synthesis), đây là một trong các đặc tính
cuả CELP.
A-b-S tính toán sai số bằng cách sử dụng sai lỗi được đánh trọng số trên cơ sở đặc
tính thụ cảm của con người. Bộ lọc đánh trọng số thụ cảm được biểu diễn như là một bộ
lọc kiểu ARMA (Auto Regressive Moving Average: lấy trung bình dịch lùi tự động) sử
dụng hệ số nhận được từ phân tích dự đoán tuyến tính. Bộ lọc này giảm thiểu sai số lượng
tử của các vùng phổ trũng dễ bị nghe thấy bằng cách sử dụng đặc tính tần số có với
đường bao phổ tiếng nói đảo theo chiều đứng.
Mặc dù sử dụng hệ số dự đoán tuyến tính không lượng tử cho phép cải thiện các
đặc tính, nhưng mức độ phức tạp tính toán tăng. Vì lý do này trong một số trường hợp
trước đây để giảm độ phức tạp tính toán người ta dịch hệ số dự đoán tuyến tính sau
lượng tử so với bộ lọc tổng hợp với trả giá bằng chất lượng. Hiện nay, việc tính toán chủ
yếu được thực hiện bằng cách sử dụng đáp ứng xung kim cuả bộ lọc tổng hợp và bộ lọc
tổng hợp đánh trọng số thụ cảm.

3. Bảng mã thích ứng

Bảng mã thích ứng lưu giữ các tín hiệu kích thích quá khứ và thay đổi động. Nếu
tín hiêụ kích thích có chu trình, giống như âm thanh, thì có thể biểu diễn nó một cách
hiệu quả bằng cách sử dụng bảng mã thích ứng, vì tín hiệu kích thích lặp lại tại chu kỳ
cao độ tương ứng với cao dộ của tiếng nói. Chu kỳ cao độ được chọn là một chu kỳ mà
trong đó sự khác nhau giữa giọng nói nguồn và đầu ra của vectơ bảng mã nhận được từ
bộ lọc tổng hợp là nhỏ nhất trong vùng đánh trọng số thụ cảm. Đối với đầu vào lấy mẫu
8kHz chu kỳ cao độ tiếng nói khoảng từ 16 đến 144 mẫu.
Vì độ phức tạp tính toán sai số khá lớn, nên thông thường tự tương quan tiếng
được tính toán trước để nhận được chu kỳ cao độ tương đối, sau đó mới tính toán sai số.

4. Bảng mã ngẫu nhiên

Bảng mã ngẫu nhiên biểu diễn các tín hiệu dư còn lại không thể biểu diễn được
bằng bảng mã thích ứng và vì thê nó có các mẫu không tuần hoàn. Thông thường bảng
mã này chứa các tín hiệu tạp âm và tạp âm Gauss. Nhưng hiện nay người ta thường sử
dụng bảng mã đại số biểu diễn các tín hiệu dư này bằng các xung phân tán, vì thế có thể
giảm đáng kể: bộ nhớ cần thiết để lưu giữ các vectơ tạp âm, thuật toán trực giao với
bảng mã thích ứng và khối lượng tính toán sai số.

102
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5. Bộ lọc sau

Bộ lọc sau dược sử dụng ở tầng cuối cùng của bộ giải mã để cải thiện chất lượng
chủ quan của tiếng sau giải mã bằng cách tạo lại dạng tiếng. Bộ lọc này thường là bộ lọc
nhấn mạnh Formant có dạng ARMA và có đặc tính đảo so với bộ lọc đánh trọng lượng
theo thụ cảm. Bộ lọc này có khả năng triệt các vùng phổ thấp để giảm bớt ảnh hưởng của
sai số lượng tử. Thông thường bộ lọc này được bổ sung thêm một bộ lọc để hiệu chỉnh độ
nghiêng phổ của tín hiệu ra.

2.4.4. Các công nghệ ngoại vi cho mã hóa tiếng trong thông tin di động

Để đảm bảo các điều kiện đặc thù của thông tin di động ở các đường truyền vô
tuyến, các công nghệ ngoại vi cho mã hóa tiếng khác nhau được sử dụng cho môi trường
ngoài nhà và di động. Phần này sẽ tổng quan các công nghệ ngoại vi này.

Công nghệ hiệu chỉnh lỗi

Mã hiệu chỉnh lỗi được sử dụng để hiệu chỉnh lỗi truyền dẫn xẩy ra trong các
kênh vô tuyến. Hiểu chỉnh lỗi trước chọn lựa bit (BS-FEC) hay bảo vệ chống lỗi không
cân bằng (UEP) được sử dụng để hiệu chỉnh lỗi hiệu quả vì chúng sử dụng các mã hiệu
chỉnh với các khả năng khác nhau phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm lỗi của thông tin mã
hoá tiếng (kích cỡ méo gây ra đối với tiếng sau giải mã khi bit bị lỗi).

Công nghệ che dấu lỗi

Nếu không sửa được lỗi bằng mã hiệu chỉnh lỗi nói trên hay thông tin bị mất, giải
mã thông tin thu sẽ bị sai. Trong trường hợp này các tín hiệu tiếng của phần mắc lỗi sẽ
được tạo ra bằng cách nội suy thông số trên cơ sở sử dụng thông tin tiếng nói quá khứ để
giảm thiểu sự giảm cấp chất lượng tiếng. Quá trình này được gọi là công nghệ che dấu
lỗi. Các thông số được nội suy bao gồm hệ số dự đoán tuyến tính, chu kỳ cao độ và
khuyếch đại vì chúng có tương quan thời gian cao.

Phát không liên tục

Phát không liên tục (DTX: Discontinous Transmission) là quá trình trong đó MS
không phát hoặc phát rất ít khi không có tiếng. Quá trình này cho phép tiết kiệm dung
lượng acqui của MS và giảm nhiễu. Bộ phát hiện tích cực tiếng (VAD: Voice Activity
Detector) sử dụng các thông số tiếng để xác định xem có tiếng hay không. Trong các
khoảng thời gian im lặng, tạp âm nền được tạo ra trên cơ sở thông tin tạp âm nền chứa

103
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

một lượng tin tin nhỏ hơn nhiều so với tiếng để giảm sự khó chịu đối với người nghe do
DTX gây ra.

Triệt tiếng ồn

Như đã nói trong phần 2.3.1, vì giải thuật CELP sử dụng mô hình phát âm của con
người, các đặc trưng của các âm thanh khác như tiếng ồn ngòai phố sẽ gây ra giảm chất
lượng. Vì thế việc triệt bỏ tiếng ồn khác với tiếng nói con người trong khi hội thoại sẽ cải
thiện chất lượng tiếng.

2.5. CÁC CODEC TIẾNG

2.4.1. Quá trình mã hóa và giải mã tiếng trong thông tin di động

Quá trình mã hóa và giải mã tiếng trong thông tin di động được cho trên hình 2.11.
Tín hiệu tiếng ở MS được đưa qua bộ lọc thông thấp, qua bộ biến đổi ADC để được mã
hoá PCM đồng đều sau đó tín hiệu này được đưa lên bộ mã hóa. Ở đầu ra của bộ ADC ta
được luồng số phân đoạn thành các khối 20ms. Nếu tín hiệu đầu vào mạng thông tin di
động lấy từ mạng PSTN thì trước hết tín hiệu 8 bit PCM luật A đựơc biến đổi thành
luồng bit được mã hóa đồng đều như trên sau đó đưa các đoạn 20 ms lên bộ mã hoá.
Ở phía thu quá trình được thực hiện theo hướng ngược lại .

Bộ mã Bộ giải
1 LPF ADC DAC LPF 3
hóa mã

8 bit luật A và 12 Bộ mã Bộ giải 8 bit luật A và 12


2 LPF 4
bit đồng đều hóa mã bit đồng đều

Ký hiệu:
1: Micro; 2: Mã PCM luật A, 8000 mẫu /bit (từ mạng PSTN); 3: Loa; 4: Mã PCM luật A (vào mạng PSTN)
LPF: Bộ lọc thông thấp, ADC: Bộ biến đổi tương /tự số; DAC bộ biến đổ số/tương tự

Hình 2.11. Quá trình mã hóa và giải mã tiếng trong thông tin di động

2.5. 1. CODEC tiếng trong GSM

1. Bộ mã hóa toán tốc (FRC)

Mã hoá tiếng ở GSM có thể thực hiện ở tốc độ 13kbit/s (toàn tốc) hoặc ở 6,5kbit/s
(bán tốc). Trong phần này ta xét mã hoá toàn tốc (FRC: Full Rate Codec). Sơ đồ mã hoá
tiếng GSM FRC ở tốc độ 13kbit/s dựa trên giải thuật RPE-LTP (Regular Pulse
Excitation-Long Term Prediction: kích thích xung đều - dự đoán dài hạn) (hình 2.8). Mã

104
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hoá này cho phép nhận được chất lượng như mạng cố định nhưng đòi hỏi độ rộng phổ tần
vô tuyến hẹp hơn. Tín hiệu tiếng ở MS được đưa qua bộ lọc thông thấp, qua bộ biến đổi
ADC để được mã hoá PCM đồng đều với tần số lấy mẫu 8kHz và 13bit mã hoá cho một
mẫu sau đó tín hiệu này được đưa lên bộ mã hóa. Ở đầu ra của bộ phân đoạn ta được các
khối 20ms mã hoá 260 bit tương ứng với tốc độ của luồng ra là 13kbps. Nếu tín hiệu đấu
vào mạng GSM lấy từ mạng PSTN thì trước hết tín hiệu 8 bit PCM luật A đựơc biến đổi
thành 13 bit PCM đồng đều và được phân đoạn 260bit/20ms để biến đổi thành 13kbps
sau đó đưa lên bộ mã hoá.
Ở phía thu quá trình được thực hiện theo hướng ngược lại .
Các thông số được phát đi trong khung tiếng 20 ms được cho ở bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Các thông số được phát đi ở khung tiếng


Số bit Số bit
trong 5ms trong 20ms
Bộ lọc LPC 8 thông số 36
Bộ lọc LTP Nr (thông số trễ) 7 28
br (thông số khuyếch đại) 2 8
Tín hiệu kích thích pha lấy mẫu (8/3kHz) 2 8
Biên độ cực đại 6 24
13 mẫu 39 156
Tổng 260

2. CODEC toàn tốc tăng cường (EFRC)

Codec GSM EFRC (Enhanced Full Rate Codec) được xây dựng trên cơ sở thuật
toán ACELP (Algebraic Code Excited Linear Prediction: Dự đoán tuyến tính kích thích
theo mã đại số). Vì tốc độ mã hoá của codec này là 12,2kbps nên có thể dành thêm 0,8
kbps để mã hoá chống lỗi so với codec 13 kbps trước đây. EFR codec hoạt động với các
khung 20 ms được chia thành bốn khung con 5 ms. Ở bộ mã hoá tín hiệu tiếng được phân
tích và các thông số của mô hình tổng hợp tiếng CELP được rút ra. Hai tập các hệ số của
các bộ lọc dự đoán tuyến tính được tính toán cho từng khung. Các chỉ số bảng mã thích
ứng (ACB: Adaptive Code Book) và cố định (FCB: Fixed Code Book) được tìm cho từng
khung con. Các thông số phát trong khung tiếng được cho ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các thông số được phát đi ở khung tiếng của codec EFR
Thông số Khung 1 và 3 Khung 2 và 4 Số bit trong
khung 20 ms
2 bộ LSP 38
Chỉ số ACB 9 6 30
Khuyếch đại ACB 4 4 16
105
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các xung FCB 35 35 140


Khuyếch đại FCB 5 5 20
Tổng 244
Tốc độ, kbps 12,2

2.5.2. CODEC tiếng cuả cdma 2000

1. CODEC tốc độ bit khả biến (VRC)

cdma 2000 sử dụng bộ mã hóa tiếng VRC (Variable Bit Rate) tiếng dựa trên dự
đoán tuyến tính kích thích theo mã (CELP: Code Excited Linear Prediction). Trong kỹ
thụât này bộ giải mã CELP sử dụng bảng để tạo ra đầu vào cho bộ tổng hợp tần số. Bảng
mã được đặc trưng bởi chỉ số bảng mã I và khuyếch đại G. Bộ lọc phổ được đặc trưng
bởi tập ba thông số: các vạch phổ cao độ cao (pitch) i, trễ độ cao L và khuyếch đại độ cao
b. Đầu ra của bộ lọc được xử lý bởi bộ lọc sau và điều chỉnh khuyếch đại.
Bộ mã hóa CELP đòi hỏi ba bước thực hiện (hình 2.12). Trước hết cần xác định
mã LSP: giá trị i của các cặp phổ vạch (LSP: Line Spectral Pair). Sau đó giá trị i của LSP
được sử dụng để phân tích bởi tổng hợp (AbS) để xác định các giá trị trễ cao độ (L) và
khuyếch đại cao độ (b). Cuối cùng các giá trị i, b và L được sử dụng ở bước AbS thứ hai
để xác định chỉ số bảng mã (I) và khuyếch đại bảng mã (G). Sau đó các thông số này
được đưa lên các hàm tính toán lỗi để thực hiện dự đoán tuyến tính. Kết quả đầu ra được
các thông số: L (trễ cao độ), b (khuyếch đại cao độ), chỉ số bảng mã (I), khuyếch đại bảng
mã (G)
Tính toán Chọn L và b để Đầu ra
Chuyển đổi các tần số
LSP vào các mã LSP

hàm lỗi giảm thiểu lỗi Trễ (L)


Chuyển đổi hệ số
Xác định hệ

LPC vào LSP

i (mã LSP) Khuyếch đại (b)


số LPC

PCM
đồngđều

Tính toán Chọn G và I để Đầu ra


hàm lỗi giảm thiểu lỗi Bảng mã (I)
Khuyếch đại (G)

Các giá trị L và b

Các giá trị I và G

Hình 2.12. Bộ mã hóa tiếng CELP

cdma 2000 sử dụng bộ mã tốc độ khả biến cho phép thay đổi tốc độ tùy theo tần
suất nói (nói nhiều thì tốc độ mã hóa cao còn nói ít thì tốc độ mã hóa thấp). Bộ mã hóa
này hỗ trợ bốn tốc độ sau: 8,55 kbps (tỷ lệ 1 ), 4,2 kbps (tỷ lệ 1/2), 2,4 kbps (tỷ lệ 1/4) và
0,8kbps (tỷ lệ 1/8). Mỗi tỷ lệ sử dụng ít bit hơn để mã hoá I,G,L,b.

106
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khung cơ sở của cdma 2000 là 20 ms. Ở tỷ lệ 1, 160 bit được phát để mã hoá số
liệu cộng với trường chẵn lẻ 11 bit. Ở các tốc độ bit thấp hơn số bit được sử dụng ít hơn
(xem bảng 2.3).

Bảng 2.3. Các thông số CELP đối với các tỷ lệ mã hoá khác nhau

Các thông số CELP Tỷ lệ 1 Tỷ lệ Tỷ lệ1/4 Tỷ lệ


1/2 1/8
Các bit i của cặp phổ vạch 40 20 10 10
Sô lần cập nhật bit i trên một khung 1 1 1 1
Tổng số bit i trên khung 40 20 10 10
Các bit trễ độ cao L 7 7 7 0
Số lần cập nhật L trên một khung 4 2 1 0
Tổng số bit L trên khung 28 14 7 0
Các bit khuyếch đại độ cao b 3 3 3 0
Số lần cập nhật b trên một khung 4 2 1 0
Tổng số bit b trên khung 12 6 3 0
Các bit chỉ số bảng mã I 7 7 7 0
Số lần cập nhật I trên một khung 8 4 2 _
Tổng số các bit I trên khung 56 28 14 0
Các bit khuyếch đại bảng mã G 3 3 3 2
Số lần cập nhật G trên một khung 8 4 2 1
Tổng số các bit G trên một khung 24 12 6 2
Các bit hạt giống bảng mã CBSEED 0 0 0 4
Số lần cập nhật CBSEED trên khung _ _ _ 1
Tổng số các bit CBSEED _ _ _ 4
Các bit chẵn lẻ trên khung 11 0 0 0
Tổng số các bit trên khung 171+1* 80 40 16
Tốc độ bit (kbps) 8,6 4 2 0,8
* bit dự trữ

Sơ đồ giải mã CELP trong cdma 2000 được cho trên hình 2.13. Ở tỷ lệ 1/8 các bit
chỉ số I không có và một bộ tạo mã giả ngẫu nhiên được sử dụng để đưa vào các bit
CBSEED (Codebook Seed: hạt giống của bảng mã).

107
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bộ lọc tổng hợp Bộ lọc sau và điều


Bảng mã
cao độ khiển khuyếch đại

Chỉ số Khuyếch đại


Trễ cao độ (L)
bảng mã (I) bảng mã (G)
Khuyếch đại cao độ (b)
Các vạch phổ cao độ

Các đầu vào bộ giải mã CELP

Hinh 2.13. Bộ giải mã CELP.

2. CODEC tốc độ khả biến chất lượng tuyệt hảo (EVRC)

EVRC (Excellent Voice Quality Variable Bit Rate) cho phép giảm số bit cần thiết
cho các hệ số dự đoán tuyến tính và tổng hợp độ cao cho phép bảng mã đại số tạo ra kích
thích. Nhờ vậy EVRC cho chất lượng tiếng cao hơn. Khác với các codec CELP, EVRC
không có ý định thích ứng tín hiệu tiếng một cách chính xác. Nó sử dụng thuật toán dự
đoán tuyến tính kích thích theo mã nới lỏng (RCELP). Phương pháp này cho phép giảm
tốc độ số bit trên khung cần để thể hiện độ cao và cho phép bổ sung các bit cho kích thích
ngẫu nhiên và bảo vệ kênh. Thuật toán EVRC phân loại tiếng thành các khung 20 ms:
toàn tốc (8,6 kbps), tốc độ 1/2 (4 kbps) và tốc độ 1/8 (0,8 kbps). Thuật toán EVRC cho
phép cải thiện đáng kể chất lượng tiếng. Bảng 2.4 cho thấy phân bổ vị trí các bit theo gói
ở EVRC.

Bảng 2.4. Phân bổ vị trí bit theo kiểu gói ở EVRC

Trường Kiểu gói


Tốc độ 1 Tốc độ 1/2 Tốc độ1/8 Để trống
Chỉ thị chuyển đổi phổ 1
LSP 28 22 8
Trễ độ cao 7 7
Trễ Delta 5
Khuyếch đại ACB 9 9
Dạng FCB 105 30
Khuyếch đại FCB 15 12
Năng lượng khung 8
Tổng số các bit được mã hoá 171+1 80 16
Tốc độ (kbps) 8,6 4 1,2

108
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.5.3. CODEC tiếng của W-CDMA UMTS

Vì có rất nhiều sơ đồ mã hoá tiếng được đề xuất, các tổ chức quốc tế như TIA,
TTC, ETSI , ARIB... đã tiến hành lựa chọn công nghệ mã hoá tiêng phù hợp nhất cho
TTDĐ 3G. Mã hoá tiếng đa tốc độ thích ứng (AMR: Adaptive Multirate) được coi là
công nghệ vượt trội các công nghệ mã hoá tiếng khác. Vì thế nó được chọn là sơ đồ mã
hoá tiếng cho 3GW-CDMA UMTS.

1. CODEC đa tốc độ khả biến (AMR)

AMR là phương pháp mã hoá tiếng được phát triển trên cơ sở CELP đại số
(ACELP: Algebrraic CELP) đã được tiếp nhận cho phương pháp mã hoá tiếng của GSM
vào năm 1998. Nó cung cấp 8 chế độ mã hoá từ 12,2 bps đến 4,75kbps. Trong số các chế
độ này, 12,2kbps, 7,4 kbps và 6,7 kbps có chung một giải thuật với các sơ đồ mã hoá
tiếng được tiêu chuẩn hoá ở các tiêu chuẩn của các vùng khác trên thế giới.
Giải thuật mã hoá tiếng này cơ bản giống như G.729 với một số cải tiến cho đa
tốc độ. Độ dài khung cố định bằng 20 ms trong tất cả các chế độ. Khả năng đa tốc độ đạt
được bằng cách thay đổi số số bit lượng tử cho các thông số trong các khung con (xem
bảng 2.5).
Ở tốc độ 12,2kbps các hệ số dự đoán tuyến tính được phân tích hai lần trên một
khung trong vùng LSP trên cơ sở các nhóm hai phần tử và sau đó sai số (số dư) được
lượng tử hoá vectơ. Ở tốc độ thấp hơn dự đoán được thực hiện một lần trong một khung
cho một phần tửcủa LSP.
Bảng mã đại số gồm từ 2 đến 10 xung khác không và có kích thước bằng 1. Ngoài
ra còn sử dụng bộ tiền lọc cao độ để khám phá cao độ và một bộ lọc có cùng hiệu quả
như PSI (Pitch Synchrronous Innovation: Phương pháp đồng bộ cao độ mới). Ở các chế
độ 12,2 kbps và 7,95 kbps, khuyếch đại bảng mã được lượng tử hoá riêng cho bản mã
thích ứng và bản mã cố định. Ở các chế độ khác chúng được lượng tử vectơ. Bộ giải mã
áp dụng bộ lọc sau Formant và bộ lọc bù trừ độ nghiêng tần số cho tiếng sau tổng hợp để
nhận được tiếng cuối cùng.
AMR cũng quy định các công nghệ ngoại vi cần thiết cho thông tin di động. Hai
tuỳ chọn được cung cấp là giải thuật VAD và DTX. Thông tin tạp âm nền (SID: mô tả
chèn im lặng) được phát tại một khoảng thời gian nhất định cùng với hệ số dự đoán ngắn
hạn và công suất khung được lượng tử hoá 35 bit. Ngoài ra cũng định nghĩa các yêu cầu
cho che dấu lỗi khi xẩy ra lỗi. Chẳng hạn nội suy các thông số mã hoá như khuếch đại
bảng mã, hệ số dự đoán ngắn hạn cũng được định nghĩa theo sự chuyển đổi trạng thái do
lỗi gây ra.

109
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 2.5. Phân bổ bit AMR

Chế Thông số Khung Khung Khung Khung Tổng


độ con thứ con thứ con thứ con thứ khung
nhất hai ba tư

LSPx2 38
Trễ cao độ 9 6 9 6 30
12,2kbps

Khuyếch đại cao độ 4 4 4 4 16


Mã hoá đại số 35 35 35 35 140
Khuyếch đại bảng mã 5 5 5 5 20
Tổng 244
LSP 26
10,2 kbps

Trễ cao độ 8 5 8 5 26
Mã hoá đại số 31 31 31 31 124
Khuyếch đại 7 7 7 7 28
Tổng 204
LSP 27
Trễ cao độ 8 6 8 6 28
7,95 kbps

Khuyếch đại cao độ 4 4 4 4 16


Mã hoá đại số 17 17 17 17 68
Khuyếch đại bảng mã 5 5 5 5 20
Tổng 159
LSP 26
7,40 kbps

Trễ cao độ 8 5 8 5 26
Mã hoá đại số 17 17 17 17 68
Khuyếch đại 7 7 7 7 28
Tổng 148
LSP 26
6,70 kbps

Trễ cao độ 8 4 8 4 24
Mã hoá đại số 14 14 14 14 56
Khuyếch đại 7 7 7 7 28
Tổng 134
LSP 26
5,90 kbps

Trễ cao độ 8 4 8 4 24
Mã hoá đại số 11 11 11 11 44
Khuyếch đại 6 6 6 6 24
Tổng 118

110
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LSP 23
5,15 kbps Trễ cao độ 8 4 4 4 20
Mã hoá đại số 9 9 9 9 36
Khuyếch đại 6 6 6 6 24
Tổng 103
LSP 23
4,75 kbps

Trễ cao độ 8 4 4 4 20
Mã hoá đại số 9 9 9 9 36
Khuyếch đại 8 8 16
Tổng 95

2. CODEC đa tốc độ thích ứng băng rộng (AMR-BR)

Tháng 3 năm 2000 3GPP đã tiếp nhận bộ mã hoá băng rộng đa tốc độ thích ứng
(AMR-WB: AMR-Broadband) với các thông số được cho ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các tốc độ bit codec nguồn cho AMR-WB codec.

Chế độ Codec Tốc độ bit codec nguồn

AMR-WB_23.85 23,85 kbit/s


AMR-WB_23.05 23,05 kbit/s
AMR-WB_19.85 19,85 kbit/s
AMR-WB_18.25 18,25 kbit/s
AMR-WB_15.85 15,85 kbit/s
AMR-WB_14.25 14,25 kbit/s
AMR-WB_12.65 12,65 kbit/s
AMR-WB_8.85 8,85 kbit/s
AMR-WB_12.60 6,60 kbit/s
AMR-WB_SID 1,75 kbit/s *

(*) Coi rằng các khung SID được phát liên tục

Hiện nay ITU-T đang tiêu chuẩn hoá giải thuật mã hoá tiếng 4kbps có chất lượng
tương đương với các đường thoại chuyển mạch công cộng.
Ngoài ra VoIP hay mã hoá tiếng cho các dịch vụ luồng cũng được áp dụng để đảm
bảo các dịch vụ điện thoại ở các mạng IP tương đương như ở các mạng chuyển mạch
kênh để đáp ứng được xu thế hướng đến IP của mạng viễn thông.

111
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.6. CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ TÍN HIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN

2.6.1. Quá trình tiêu chuẩn hoá

Hình 2.14 cho thấy quá trình tiêu chuẩn hoá các đầu cuối nghe nhìn. H.320 được
ITU-T khuyến nghị cho các đầu cuối nghe nhìn đối với N-ISDN vào năm 1990. Khuyến
nghị này đã rất thành công vì nó đảm bảo tính kết nối giưã các thiết bị của các nhà sản
xuất khác nhau và nó đã đóng góp cho việc phát triển các dịch vụ video hội nghị cũng
như điện thoại có hình. Sau đó người ta đã tiến hành nghiên cứu các đầu cuối cho B-
ISDN, cho mạng điện thọai cố định (PSTN) và cho mạng IP để đưa ra các khuyến nghị
H.310, H324 và H323 vào năm 1996.

1G 2G 3G?

ATM
H.310
ISDN (1996)
H.320
PSTN M¹ng TTD§ §Çu cuèi chung
(1990)
H.324 H.324 phô lôc C H.32L
(1996) (1998) (§ang quyÕt)

LAN, IP
H.323
(1996

3GPP IMT-2000
3G-324M
(1999)

Hình 2.14. Quá trình tiêu chuẩn hoá đầu cuối nghe nhìn.

Cùng với sự bùng phát của thông tin di động và tiến bộ cuả hoạt động tiêu chuẩn hoá
hệ thống thông tin di động thế hệ ba, ITU-T bắt đầu nghiên cứu các đầu cuối nghe nhìn
cho các mạng thông tin di động vào năm 1995. Các nghiên cứu thực hiện mở rộng
khuyến nghị H.324 cho PSTN đã dẫn đến sự phát triển H.324 phụ lục C vào tháng hai
năm 1998. H.324 phụ lục C tăng cường khả năng chống lỗi trên đường truyền vô tuyến.
Vì H.234 phụ lục C được thiết kế cho mục địch chung chứ không đặc thù cho
phương pháp thông tin di động và được địch nghĩa như là mở rộng cuả H.234 nên nó
không thích hợp cho 3G. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu 3GPP CODEC đã
chọn mã hoá tiếng, mã hoá video và chế độ hoạt động tối ưu cho 3G dẫn đến sự ra đời
của khuyến nghị 3G-324M vào tháng 12 năm 1999. Các CODEC tối ưu cho 3G được lựa
chọn trong quá trình này không chỉ giới hạn ở tiêu chuẩn ITU-T. Các điện thoại có hình
được sử dụng cho W-CDMA tuân theo 3G-324M.

112
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.6.2. Cấu hình đầu cuối 3G-324M

3G-324M định nghĩa các đặc tả cho đầu cuối thiết bị thông tin nghe nhìn của W-
CDMA UMTS trên cơ sở kết hợp tối ưu các khuyến nghị của ITU-T và các tiêu chuẩn
quốc tế khác. Nó quy định các phần tử chức năng để đảm bảo thông tin nghe nhìn cũng
như các giao thức thông tin cho toàn bộ luồng thông tin.
H.223 và H.245 được sử dụng để ghép tiếng và video vào kênh thông tin di động để
truyền dẫn. 3G-324M cũng quy định các phương pháp hiệu suất để truyền các bản tin
điều khiển khi xẩy ra lỗi truyền dẫn.
Hình 2.15 cho thấy cấu hình của đầu cuối 3G-324M. Tiêu chuẩn 3G-324M được áp
dụng cho CODEC tiếng/video, khối điều khiển thông tin và khối ghép kênh đa phương
tiện. CODEC tiếng đòi hỏi sự hỗ trợ AMR như là một chức năng bắt buộc và CODEC
video đòi hỏi chức năng cơ sở của H.263 với khả năng hỗ trợ MPEG-4 bắt buộc. Khối
ghép kênh đa phương tiện đòi hỏi sư hỗ trợ cuả H223 phụ lục B để đảm bảo cải thiện
chống lỗi.

Ph¹m vi cã thÓ ¸p dông cho 3G-324

§Çu vµo/ V ideoCODEC


ra video H.263, MPEG-4

§Çu vµo/ CODEC tiÕng TrÔ ®-êng GhÐp kªnh


ra tiÕng A MR thu ®a ph-¬ng
tiÖn
M¹ng IMT-
øng dông/ TruyÒn sè liÖu H.223 phô
2000
sè liÖu V .14, LA PM lôc B

§iÒu khiÓn §iÒu khiÓn ®Çu Ph©n ®o¹n/ §iÒu khiÓn ph¸t
l¾p r¸p l¹i l¹i
hÖ thèng cuèi, H.245 CCSR L NSR P/LA PM

§iÒu khiÓn
cuéc gäi

Hình 2.15. Cấu hình đầu cuối 3G-234M.

2.6.3. Mã hoá các phương tiện

Mặc dù có thể sử dụng các sơ đồ mã hoá các phương tiện khác nhau trong 3G-324M
trên cơ sở trao đổi khả năng đầu cuối thông qua việc sử dụng các thủ tục điều khiển (sẽ
được trình bầy dưới đây) và thay đổi thiết lập CODEC trên cơ sở thiết lập các kênh logic,
nhưng 3G-324M cũng định nghĩa một tập các CODEC tối thiểu bắt buộc để đảm bảo khả
năng tương hợp giưã các đầu cuối khác nhau.
Đối với CODEC tiếng, 3G-324M đặc tả đa tốc độ thích ứng (AMR) cho CODEC
dịch vụ tiếng cơ sở có xét đến một yêu cầu bắt buộc để ràng thực hiện đầu cuối và

113
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

khuyến nghị G.723 như là CODEC tuỳ chọn (được định nghiã như là CODEC bắt buộc
trong H.234).
Đối với video CODEC, 3G-324M đặc tả chức năng cơ sở H.263 (loại bỏ các khả
năng tuỳ chọn) như là CODEC bắt buộc giống như trường hợp H.324. Nó cũng đặc tả
chi tiết và khuyến nghi việc sử dụng MPEG-4 để đảm bảo lỗi truyền dẫn phù hợp cho
thông tin di động.

2.6.4. Ghép kênh đa phương tiện

Tiếng, video, số liệu của người sử dụng và các bản tin điều khiển được sắp xếp
chung lên một luồng bit nhờ bộ ghép kênh đa phương tiện (sau đây sẽ gọi là MUX) trước
khi phát. Phía thu cần phân luồng phương tiện chính xác thông tin từ chuỗi bit thu. MUX
cũng có vai trò cung cấp các dịch vụ truyền dẫn theo kiểu thông tin (chẳng hạn chất
lượng dịch vụ, QoS và lập khung).
H.223, sơ đồ ghép các phương tiện cho H.234, phù hợp cho các yêu cầu nói trên khi
sử dụng cấu trúc hai lớp gồm: lớp thích ứng và lớp ghép kênh. Trong thông tin di động
ngòai các yêu cầu kể trên, yêu cầu chống lỗi là yêu cầu quan trọng đối với ghép đa
phương tiện. Vì thế H.234 phụ lục C bao gồm các mở rộng của H.223 để hỗ trợ thông tin
di động.
Mở rộng này cho phép chọn các mức chống lỗi tuỳ theo các đặc tính truyền dẫn
bằng cách bổ sung thêm các công cụ chống lỗi cho H.232. Hiện nay bốn mức từ 0 đến 3
đã được định nghiã trong H.232 phụ lục A, B và C. Để đảm bảo tính tương hợp, đầu cuối
hỗ trợ một mức nào đó cũng phải hỗ trợ mức thấp nhất. Trong 3G-324M, hỗ trợ lớp 2 là
yêu cầu bắt buộc. Phần dưới đây trình bầy các đặc tính cuả các lớp từ 0 đến 2.

Mức 0

H.232

Ba lớp thích ứng được định nghiã tương ứng với kiểu cuả các lớp cao hơn:
1. AL1: Cho thông tin cuả người sử dung và thông tin điều khiển. Kiểm soát lỗi được
thực hiện ở lớp cao hơn.
2. AL2: Cho video. Có thể bổ sung thêm phát hiện lỗi và số trình tự.
3. AL3: Cho video. Có thể bổ sung thêm phát hiện lỗi và số trình tự. Có khả năng áp
dụng phát lại tự động (ARQ).

Lớp ghép kênh kết hợp ghép theo thời gian và ghép theo gói để đạt được hiệu suất
và trễ nhỏ. Ghép kênh gói được sử dụng cho các phương tiện có tốc độ bit thay đổi như
video. Ghép kênh thời gian được sử dụng cho các phương tiện đòi hỏi trễ thấp như tiếng.
Một cờ 8 bit HDLC (High Level Data Link Control) được sử dụng làm cờ đồng bộ
trong khung ghép kênh. Các bit "0" được chèn vào số liệu thông tin để tránh xẩy ra mẫu

114
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cờ này trong luồng thông tin. Vì không thể đảm bảo sự chính xác của byte, tìm động bộ
được thực hiện theo so sánh bit.

Mức 1
Để cải thiện các đặc tính đồng bộ trong lớp ghép, cờ đồng bộ của khung được thay đổi từ
cờ 8 bit HDLC thành chuỗi 16 bit PN (Pseudo Noise: giả ngẫu nhiên). Vì chuỗi PN chỉ có
độ dài 15 bit, nên bit "0" được chèn để đảm bảo khung có độ dài theo bute và cho phép
tìm dồng bộ theo đơn vị byte.

Mức 2
Là cải tiến của mức 1 để cải thiện các đặc tính đồng bộ và chống lỗi của thông tin tiêu đề
bằng cách bổ sung trường độ dài trường tải tin và áp dụng mã sửa lỗi trong tiêu đề khung.
Ngoài ra có thể bổ sung các trường tuỳ chọn để cải thiện chống lỗi cụm đối với thông tin
tiêu đề.

2.6.5. Điều khiển đầu cuối

3G-324M sử dụng H.245 làm giao thức điều khiển đầu cuối giống như ở H.324.
H.245 được sử dụng rộng rãi trong các tiêu chuẩn đầu cuối đa phương tiện cuả ITU-T
cho các mạng khác nhau như trong 3G-H.324M và H.324. Việc khá dễ ràng thực hiện các
cổng giưã các kiểu mạng khác nhau cũng là một lợi điểm của H.245.
Các chức năng do H.245 cung cấp bao hàm:
1. Quyết định chủ và tớ: Chủ và tớ được quyết định tại khởi đầu của thông tin
2. Đàm phán khả năng: Đàm phán các khả năng của đầu cuối để thu nhận thông tin
trong chế độ truyền dẫn và chế độ mã hoá mà đầu đối tác có thể thu và giải mã.
3. Báo hiệu kênh logic: Mở, đóng các kênh logic và thiết lập các thông số cần sử dụng.
Cũng có thể thiết lập quan hệ giưã các kênh logic.
4. Khởi đầu và thay đổi bảng ghép kênh: Bổ sung và xoá các mục trong bảng ghép
kênh.
5. Yêu cầu thiết lập chế độ cho tiếng, video và số liệu người sử dụng: Điều khiển chế
độ truyền dẫn cho đầu cuối phía xa.
6. Quyết định trễ toàn trình: Cho phép đo trễ toàn trình. Có thể sử dụng để khẳng định
hoạt động của đầu cuối phía kia.
7. Kiểm tra đấu vòng
8. Lệnh và thông báo: Các yêu cầu về chế độ thông tin và điều khiển luồng và các báo
cáo về trạng thái cuả giao thức.

Để đảm bảo các chức năng trên, H.245 định nghiã các bản tin cần phát và đặc tả giao
thức điều khiển sử dụng cho các bản tin này.

115
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các bản tin được định nghiã bằng cách sử dụng ASN 1(Abstract Syntax Notation 1)
(ASN.1, ITU-T X.680) (ISSO/IEC IS 8824-1) là một phương pháp trình bầy rất dễ đọc và
mở rộng. Để truyền hiệu quả, các bản tin được biến đổi vào khuôn dạng nhị phân sử
dụng quy tắc mã hoá gói (PER: Packeted Encoding Rules), PER, ITU-T X.69) (ISO/IEC
IS 8825-2). Ngôn ngữ đặc tả và mô tả (SDL: Specfication and Description Language)
được sử dụng cho giao thức điều khiển để quy định sự chuyển đổi trạng thái.

2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG

2.7.1. Các dịch vụ ISP

2.7.1.1. Mở đầu

Khi truy nhập Internet từ các mạng điện thoại cố định như PSTN hoặc ISDN,
thông thường truy nhập được thực hiện bằng cách thiết lập kết nối đến ISP (Internet
Service Provider: Nhà cung cấp dịch vụ internet) từ mạng điện thọai cố định. Tương tự,
khi truy nhập Internet từ một mạng di động, cơ chế truy nhập căn bản cũng giống như
trường hợp thiết lập kết nối qua ISP. Trong cả hai trường hợp, các ISP cung cấp các dịch
vụ thông tin khác nhau cho người sử dụng để trao đổi thư điện tử hoặc thông tin do các
ứng dụng Internet cung cấp như: các Web site giưã các máy di động hay các máy tính PC
và Internet. Các phần dưới đây sẽ trình bầy chi tiết các kiểu dịch vụ do các ISP cung cấp
(gọi tắt là các dịch vụ ISP) để kết nối đến Internet thông qua mạng di động cũng như cấu
hình và các chức năng được sử dụng để cung cấp các dịch vụ này.

2.7.1.2. Các dịch vụ do các ISP di động cung cấp

Dịch vụ cửa chính (Portal) là một phần các dịch vụ do các ISP di động cung cấp,
nó đóng vai trò như môt cổng để truy nhập Internet và tìm các Web Site. Nói chung, một
số ISP tự mình cung cấp dịch vụ cửa chính còn một số ISP sử dụng các site độc lập như
Yahoo. Tuy nhiên hiện nay có rất ít các site cửa chính độc lập được thiết kế riêng cho các
đầu cuối di động. Vì thế việc cung cấp các dịch vụ cửa chính như là bộ phận của ISP có
tầm quan trọng tăng mức tiện lợi cho các người sử dụng điện thọai di động.
Một dịch vụ thông tin khác được các ISP di động cung cấp là thư điện tử. Dịch vụ
thư điện tử do các ISP cung cấp cho phép trao đổi thư điện tử giưã các đầu cuối di động
hay giưã một đầu cuối di động với máy tính PC có trang bị kỹ thuật gói ở mạng cố định.
Dịch vụ thư kiểu này bao hàm cả các chức năng đựơc thiết kế để tăng thêm tiện lợi.
Chẳng hạn khi một ISP di động nhận được một thư điện tử từ người gửi, nó tìm gọi máy
di động. Nếu máy di động sẵn sàng nhận thư, nó sẽ tự động chuyển thư đến máy di động.
Dịch vụ thứ ba là kết nối với Internet. Dịch vụ này cho phép người sử dụng truy
nhập đến các Web site chung được xác đinh bởi URL (Universal Resource Locator: Số
định vị tài nguyên vạn năng) mà không cần truy nhập đến cửa chính nói trên.

116
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Dịch vụ thứ tư là dịch vụ thu thập thông tin tính cước cho nội dung đặc biệt. Dịch vụ
này quản lý các thuê bao nối vào hoặc rời bỏ các Web site đặc biệt và thu thập cước sử
dụng thay mặt các nhà cung cấp các Web site đặc biệt.

2.7.1.3. Cấu hình ISP di động

Hình 2.16 cho thấy cấu hình của ISP di động bao gồm các phần tử sau:

Tường lửa
 Tường lưả cho các đường thuê riêng: thực hiện kiểm soát truy nhập từ Web site nếu
kết nối đến nhà cung cấp qua đường thuê riêng. Nó có chức năng tàng trữ truy nhập
đến các Web site từ ISP di động.
 Tường lửa cho Internet: Thực hiện kiểm soát từ Internet. Tường lửa này cũng có
chức năng cho qua thư điện tử đến từ Internet.

WWW Server
Hiển thị thực đơn để truy nhập các Web site khác nhau. WWW Server cũng cung cấp
tính năng cửa chính của tôi (My portal) cho phép người sử dụng khách hàng hoá các Web
site để hiển thị thực đơn.

Mail Server
Quản lý các account thư. Gán giá trị mặc định cho các account thư và tiếp nhận các yêu
cầu thay đổi account thư.

Message Server (Server bản tin).


Hộp bản tin cho thư và bản tin push (sẽ nói sau). Gửi một thông báo thư đến cho đầu
cuối di động khi server thu được một thư, xoá các bản tin tích luỹ sau một khỏang thời
gian nhất định hoặc sau khi phát thư đã được báo nhận.

Server phân phối thông tin push


Khi thông tin từ nhà cung cấp Web site được phân phối đồng thời đến nhiều người sử
dụng như bản tin push (sẽ xét sau), mỗi bản tin thu được từ nhà cung cấp Web site được
viết vào các hộp bản tin của các người sử dụng vì thế giảm khối lượng xử lý.

Đầu cuối bảo dưỡng


Gửi và nhận thông tin cần thiết để giám sát và bảo dưỡng từng server trong ISP di động.

Server quản lý thuê bao


Quản lý thông tin thuê bao của ISP di động. Server này cũng quản lý hợp đồng và huỷ
thông tin của các Web site đặc biệt.

117
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Server quản lý nhật ký


Quản lý nhật ký hệ thống của từng server để quản lý khai thác.

Trung t©m th«ng tin ISP di ®éng


§-êng thuª Internet
riªng hay LA N
WWW Server Server Server
th«ng tin
Giao diÖn kªnh
Server th- b¶n tin push
M¹ng TTD§ T-êng
3G löa

§iÓm truy
nhËp
T-êng
Server Server Server sè Nhµ cung
qu¶n lý löa
qu¶n lý liÖu cÊp W eb site
thuª bao nhËt ký marketing
§Çu cuèi b¶o d-ìng
§-êng
thuª riªng
Hình 2.16. Cấu hình ISP di động

2.7.1.4. Các chức năng cuả ISP di động

(1) Chức năng thiết lập pliên kết giưã dịch vụ cửa chính và các Web site.
Chức năng này cho phép thiết lập các liên kết đến các Web site khác nhau từ màn
hình cửa chính do ISP di động cung cấp.
Chức năng này ghi lại tên của Web site và các URL cần kết nối trong menu của
cửa chính được lưu giữ ở WWW server của ISP.

(2) Chức năng kết nối đến Web site


Chức năng này hiển thị các trang cuả site cửa chính do ISP cung cấp và cho phép
người sử dụng truy nhập đến các Web site khác nhau nối đến site cửa chính.
Yêu cầu Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP: Hyper Text Transfer Protocol)
được gửi đi từ đầu cuối di động và được WWW server thu qua giao diện kênh, WWW
Server gửi trả lời HTTP đến đầu cuối di động để hiển thị trang của site cửa chính. Nếu
đường nối đến Web site được chọn trên trang của site cửa chính, thì Web site được truy
nhập qua một đường thuê riêng hay Internet dựa trên URL.

(3) Chức năng đăng ký cửa chính của tôi (My Portal)
Chức năng này cho phép người sử dụng khách hàng hoá các Web site dược hiện
thị trên trang cửa chính. Trong trường hợp các Web site đặc biệt, nó cũng hỗ trợ dăng ký
Cưả chính cuả tôi cùng với hợp đồng thuê bao và quản lý các site cần thu thập cước thay
cho nhà cung cấp. Ngòai ra nó cũng đăng ký các điều kiện để phân bổ bản tin push (sẽ đề
cập muộn hơn).

118
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sau khi truy nhập đến các Web site được thiết lập thông qua các thủ tục kết nối
như đã xét ở phần trên, Web site đảm bảo hướng dẫn cách đăng ký site trong trường hợp
Cửa chính cuả tôi (My Portal). (trong trường hợp các site đặc biệt, các điều kiện hợp
đồng được trình bày tại đây). Sau đó tại cùng một thời điểm. một mặt yêu cầu mật khẩu
để nhận thực người người sử dụng, mặt khác truy nhập lại được thực hiện một lần nữa
đến WWW server của ISP di động. Sau khi nhập, mật khẩu được chuyển đến server quản
lý thuê bao thông qua WWW server. Server quản lý thuê bao thực hiện nhận thực người
sử dụng và các kiểm tra khác. Nếu số liệu xác thực, thông báo hoàn thành nhận thực được
gửi đến đầu cuối di động qua WWW server và giao tiếp kênh và đồng thời tại thời điểm
này nhận thực được báo cáo đến Web site.

2.7.1.5. Các chức năng thư điện tử

(1) Chuyển thư giữa các đầu cuối di động


Đầu cuối di động gửi yêu cầu phát thư đến ISP di động. Server quản lý thuê bao thực
hiện nhận thực yêu cầu này. Sau khi Server thư khẳng định account thư của nơi nhận,
bản tin được lưu giữ ở server bản tin. Server bản tin thông báo cho đầu cuối di động nhận
về việc thu được bản tin và nếu đầu cuối di động này sẵn sàng, bản tin sẽ được truyền.
Khi phiá thu gửi thông báo khẳng định nhận, bản tin này được xoá khỏi server bản tin.
Nếu đầu cuối chưa sẵn sàng nhận bản tin, server bản tin lưu giữ tạm thời bản tin và lần
sau nó gửi bản tin này cùng với các bản tin khác đến đầu cuối di dộng yêu cầu nhận.

(2) Phát thư đến Internet từ các đầu cuối di động.


Chức năng này chuyển các bản tin thư đến các đầu cuối di động đến Internet thông
qua giao diện kênh và tường lửa (tường lửa cho Internet).

(3) Nhận thư từ Internet bởi các đầu cuối di động.


Chức năng này cho phép server thư kiểm tra thông tin về account thư của các bản
tin thư gửi đến từ Internet qua tường lửa (tưởng lửa cho Internet) và lưu chúng trong
server thư. Xử lý tiếp theo giống như trường hợp "Chuyển thư giữa các đầu cuối di
động".

(4) Phân phối bản tin push (phân phối bản tin theo điều kiện đặt trước)
Chức năng này chỉ phân phối các bản tin đáp ứng các điều kiện đã được người sử
dụng đăng ký trước đó.
Server quản lý thuê bao kiểm tra nơi nhận các bản tin đến từ Internet, sau đó các
bản tin này được server phân phối thông tin push phân phối đến hộp bản tin tương ứng.

119
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.7.1.6. Các vấn đề đặt ra đối với các ISP di động

Trong phần này ta sẽ xét đến các vấn đề đăt ra khi thực hiện dịch vụ cửa chính
(Portal), đây là một trong các vấn đề mà ISP di động phải giải quyết trong tương lai.
Một trong các vấn đề cần xem xét khi sử dụng các dịch vụ cửa chính do ISP di
động cung cấp là đảm bảo các người sử dung truy nhập đến các Web site khác nhau một
cách thuận lợi, ngay cả khi màn hình của máy di động có kích thước nhỏ. Trong khi các
dịch vụ cửa chính đối với Internet trên cơ sở PC cung cấp các chức năng để hiện thị danh
sách các Web site thông qua việc tìm kiếm từ khoá, thì màn hình của đầu cuối di động
quả nhỏ để hiển thị tất cả các kết quả được tìm. Vì thế, i-mode chẳng hạn, hiển thị thực
đơn theo cấu trúc phân cấp thay cho việc tìm kiếm từ khoá để truy nhập các Web site.
Tuy nhiên nếu số lượng các Web site liên kết với thực đơn quá lớn, cấu trúc phân
cấp cuả thực đơn trở nên quá phức tạp để người sử dụng có thể tìm được Web site mong
muốn. Vì thế cần nghiên cứu các chức năng thích hợp cho các máy đầu cuối để người sử
dụng có thể tìm thấy Web site mong muốn một cách dễ ràng và nhanh chóng.

2.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỐ THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN

2.8.1. Tổng quan Server phân bố thông tin đa phương tiện

Khác với tiếng và văn bản trong thông tin thông thường chỉ có lượng tin khá nhỏ,
thông tin đa phương tiện như hình ảnh và âm thanh có lượng tin số rất lớn. Khi thông tin
đa phương tiện bao gồm văn bản, hình ảnh và âm thanh được tổ chức lại và được cung
cấp ở dạng một đơn vị kết hợp, nó được gọi là nội dung.
Nội dung được tạo lập và được cung cấp như cho ở hình 2.17. Phần dứơi đây sẽ
xét chi tiết vấn đề này.
Bước đầu tiên là sử dụng hệ thống sản xuất nội dung để tạo lập và cung cấp nội
dung. Hệ thống này bao gồm bộ mã hoá để số hoá và mã hoá hình ảnh, âm thanh. Hệ
thống này cũng có công cụ trao quyền có khả năng tạo lập các nội dung bằng cách kết
hợp hình ảnh và âm thanh. Các phương pháp mã hoá cho hình ảnh và âm thanh đã được
ta xét trong phần 2.2 và 2.3. Ngôn ngữ đánh dấu (ML: Mark Language) chỉ thị cách tổ
chức thông tin đa phương tiện và biểu diễn chúng như là các nội dung.
Bước tiếp theo là lưu giữ các file đầu ra của bộ mã hoá và công cụ trao quyền
trong server của phân phối thông tin đa phương tiện và phân phối chúng đến các đầu
cuối theo các yêu cầu từ các đầu cuối này.
Khi nhận được nội dung, đầu cuối thực hiện giải mã để phát lại hình ảnh và âm
thanh theo khuôn dạng trước khi mã hoá. Sau đó các nội dung được cấu trúc lại và phát
lại.

120
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Ng«n ng÷ ®¸nh d¸u ... ¶ nh


CÊu tróc l¹i
Trao néi dung vµ Néi dung
quyÒn HTML ... ph¸t l¹i ¢ m
camera thanh
¶ nh
Bé m·
Gi¶i m·
ho¸
¢ m
thanh
Khu«n d¹ng file X ö lý Giao thøc X ö lý
File MP4 truyÒn tin * HTTP/TCP/IP truyÒn tin
HÖ thèng s¶n ch¼ng h¹n Server ph©n phèi * R TSP/R TP/UDP/IP M¸y di ®éng,
PhÇn mÒm
xuÊt néi dung ®a ph-¬ng tiÖn ... ®Çu cuèi

Hình 2.17. Cấu hình Server phân phối thông tin đa phương tiện.

2.8.2. Phương pháp phân phối thông tin đa phượng tiện

Có hai phương pháp phân phối giữa server phân phối thông tin đa phương tiện và
máy di động là: phương pháp tải xuống và phương pháp tạo luồng. Phương pháp tạo
luồng phát lại nội dung ngay khi nó được gửi đến máy di động. Từ hình 2.18 ta thấy
phương pháp tải xuống mất nhiều thời gian đợi hơn, vì nó phải tải tất cả nội dung xuống
trước khi phát lại chúng. Ngoài ra, vì sự hạn chế của kích thước bộ nhớ, độ dài nội dung
có thể được phân bố cũng sẽ bị giới hạn. Vì toàn bộ nội dung được lưu lại, nên có thể tái
tạo lại nó nếu không áp dụng bảo vệ bản quyền. Trái lại, phương pháp tạo luồng mất ít
thời gian thời gian để phát lại hơn vì nội dung được chia nhỏ, được gửi đi ở các đơn vị
nhỏ và được phát lại ngay. Thời gian đợi là tổng của thời gian truyền dẫn và thời gian
nhớ đệm cho từng đơn vị. Tuy vậy phương pháp này không phù hợp cho việc lưu gữ và
tái tạo lại các nội dung được phân bố.
(1) T¶i xuèng (2) T¹o luång

B¾t ®Çu ph¸t l¹i t¹i ®Çu cuèi 1 2 3 Ph¸t ngay 1 2 3


Nhí ®Öm

Thu t¹i ®Çu cuèi 1 2 3 KÕt thóc thu 1 2 3


Thu t¹i ®Çu cuèi

Göi ®Õn Server Thêi gian Göi ®Õn Server Thêi gian

Néi dung ®-îc 1 2 3 Néi dung ®-îc 1 2 3


ph©n phèi ph©n phèi
Hình 2.18. Tải xuống và tạo luồng.

Phương pháp tải xuống đòi hỏi giao thức thông tin tin cậy giữa server phân phối
thông tin và đầu cuối tuy nhiên cho phép trễ lớn hơn. Các thủ tục thông tin đáp ứng yêu
cầu này bao gồm HTTP trên TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol)
và giao thức truyền file (FTP: File Transfer Protocol) hiện đang được sử dụng rộng rãi
trong Internet.
Hình 2.19 cho thấy giao thức HTTP có cấu trúc thực hiện trên TCP/IP. Sau khi
TCP/IP sửa chữa tổn thất số liệu gây ra do truyền dẫn, tải xuống được thực hiện bởi chức

121
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

năng HTTP. File tải xuống cho đầu cuối từ server theo thủ tục giưã đầu cuối và server
như sau: đầu cuối gửi yêu cầu bằng lệnh HTTP GET và server trả lời bằng lệnh HTTP
RES.
(1) CÊu tróc giao thøc (2) ThÝ dô thñ tôc
Server ph©n phèi th«ng
§Çu cuèi ng-êi sö dông
tin ®a ph-¬ng tiÖn

HTTP
HTTP GET
TCP (yªu cÇu t¶i xuèng)

IP HTTP R ES
(T¶i xuèng)
Líp 2

Líp 1

Hình 2.19. Cấu trúc giao thức HTTP và thí dụ thủ tục

Đối với phương pháp tạo luổng, các nhà sản xuất khác nhau đưa ra các giải pháp
cạnh tranh khác nhau như: công nghệ các phương tiện Windows và hệ thống thời gian
thực cuả Realnetwork. IETF đưa ra RFC (Request for Comment: yêu cầu bình luận) cho
giao thức tạo luồng thời gian thực (RTSP: Real-Time Streaming Protocol) cho phương
pháp tạo luồng.
RTSP được sử dụng cùng với cấu trúc giao thức được cho trong hình 2.20. Tạo
luồng đòi hỏi trễ truyền dẫn thấp, nhưng cho phép dung sai mất gói cao hơn. Để thoả
mãn điều này, RTSP được thực hiện trên giao thức UDP (User Data Protocol) cho phép
truyền nhanh hơn các gói mà không cần đảm bảo độ tin cậy cao và RTP cho phép truyền
thời gian thực cho hình ảnh, âm thanh ... Giao thức điều khiển RTP (RTCP: Real Time
Control Protocol) được đặc tả bổ sung cho RTP để kiểm sóat chất lượng trên cơ sở báo
cáo cho phía giửi về trạng thái thu hình ảnh và âm thanh được phát bởi RTP. RTSP là
một thủ tục thông tin để điều khiển các phiên đa phương tiện. Bằng RTSP, ta có thể thực
hiện các yêu cầu khác nhau như tạm dừng phát lại luồng hình ảnh Và âm thanh, hay phát
nhanh về phái trứơc hoặc phát với chuyển động chậm. Truyền luồng trên cơ sở RTSP sử
dụng chuỗi các lệnh như sau: đầu cuối phát SET UP để Server chuẩn bị phát, khởi đầu
phát luồng bằng lệnh PLAY và kết thúc phát luồng bằng lệnh TEARDOWN.

122
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(1) C¸u tróc giao thøc (2) Chuçi lÖnh

§Çu cuèi cña Server ph©n bè th«ng tin


ng-êi sö dông ®a ph-¬ng tiÖn
SETUP
R TSP (ChuÈn bÞ ph¸t luång)
R TP/R TCP
UDP TCP
PLA Y
IP (Khëi ®Çu ph¸t luång)

Líp 2

Líp 1 R TCP

TEA R DOW N
(KÕt thóc ph¸t luång

Hình 2.20. Cấu trúc RTSP/RTP và thí dụ về chuỗi lệnh.

2.9. CÁC GIAO THỨC ỨNG DỤNG VÔ TUYẾN (WAP)

2.9.1. Mở đầu

WAP Forum (WAP: Wireless Aplication Protcol) được thiết lập vào tháng riêng
năm 1998 bởi bốn hãng: Phone.com (nay là Openwave), Nokia, Mototola và Ericssion.
Đến tháng riêng năm 2001 số thành viên đã tăng lên 641 (trong đó 251 thành viên chính
thức và 390 thành viên cộng tác). Mục đích đầu tiên cuả diễn đàn này là tạo ra một tập
đặc tả tiêu chuẩn hoá toàn cầu và mở để sử dụng các dịch vụ Internet từ mạng vô tuyến.
WAP Forum cộng tác cùng với các cơ quan tiêu chuẩn cho Internet và điện thoại khác
như: W3C, IETF, ECMA (European Computer Mannufacturers Association), 3GPP1/2,
ETSI và MITF (Mobile Internet Access Forum) để phát triển các đặc tả.
Việc đưa ra GPRS và các dịch vụ của W-CDMA UMTS dẫn đến cần thiết phải
phát triển một phiên bản các đặc tả WAP mới tương thích với các mạng di động thế hệ
tiếp theo. Để đáp ứng yêu cầu này, WAP Forum bắt đầu phát triển các đặc tả mới cho
WAP thế hệ sau tương thích với các mạng di động thế hệ sau (WAP-NG: WAP next
generation) với mục đính chính là đạt được sự hội tụ với Internet.
Phần này sẽ giới thiệu các đặc tả của WAP hiện thời (WAP 1.X) và các khả năng
mới dự kiến cho WAP tương lai. Sau đó sẽ tổng kết các yêu cầu cho mạng thế hệ sau và
tiếp theo là tiến bộ của việc phát triển các đặc tả WAP thế hệ sau.

123
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.9.2. Tổng quan WAP hiện có

WAP 1.0 được phát hành vào tháng 6 năm1998. Với công bố WAP 1.1 cấu trúc cơ
sở của WAP đã được xác định. Từ đó cho đến nay các tiêu chuẩn này đã được cập nhật
hai lần. Để phân biệt các đặc tả WAP hiện có này với WAP thế hệ sau, ta gọi WAP hiện
nay là WAP 1.X. Hình 2 .21 mô tả cấu trúc của mô hình WAP 1.X.
WAP 1.0 gồm các phần tử cơ sở như các giao thức, ngôn ngữ đánh dấu và script
(kịch bản). WAP 1.1 đưa thêm một số cải thiện so với phiên bản cũ như tính tương tác và
sửa lỗi. Phiên bản được nhiều MS sử dụng hiện nay là WAP1.1. WAP1.2 được phát hành
tháng riêng năm 2000 đã đưa thêm vào các khả năng mới như push (bản tin theo điều
kiện đặt trước) và module nhận dạng vô tuyến (WIM: Wireless Identity Module). Sau
phiên bản này là hai phiên bản được phát hành trong năm (tháng sáu và tháng mười hai)
và biên bản mới nhất hiện nay là WAP 2.0. Các đặc tả này được công bố trên Web site
của WAP Forum. Kiến trúc WAP 1.X có hai đặc tính: (1) tối ưu các giao thức vô tuyến
và (2) sử dụng WML (Wireless Mark Language: Ngôn ngữ đánh dâu không dây).

Kh¸ch hµng
Cæng W A P Server Gèc
WAP
Y ªu cÇu ®-îc m· ho¸ Y ªu cÇu
CGI
script ...
Bé tr×nh duyÖt BiÕn ®æi giao thøc Giao th-c
W ML WAP Internet
vµo c¬ sè hai

Tr¶ lêi ®-îc m· ho¸ C¸c néi


Tr¶ lêi
dung

CGI: Common Gateway Interface= Giao diÖn cæng chung


W A P: W ireless A pplication Protocol= Giao thøc øng dông v« tuyÕn
W ML: W ireless Marup Language= Ng«n ng÷ ®¸nh dÊu v« tuyÕn
Hình 2.21. Mô hình kiến trúc WAP 1.X

2.10. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN BẢN TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (MM)

2.10.1. Tổng quan

Truyền bản tin đa phương tiện (MM: Multimedia Messaging) là một công nghệ
để truyền thông tin đa phương tiện sử dụng công nghệ truyển dẫn kiểu lưu và chuyển
được gọi là Messaging. Công nghệ này khác với các công nghệ thông tin thời gian thực
như điện thọai có hình và hội nghị từ xa về tính tức thời cuả thông tin. Thông tin đa
phương tiện tích hợp thông tin cuả nhiều phương tiện khác nhau như: văn bản, video,
hình ảnh và tiếng trong một đơn vị tuỳ theo khuôn dạng đặc thù. Khuôn dạng MIME
124
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Multipurpose Internet Mail Extensions: các mở rộng thư điện tử internet đa năng) là
khuôn dạng điển hình.Tiêu chuẩn hoá dịch vụ truyền bản tin đa phương tiện (MMS:
Multimedia Messaging Service) ở mạng thông tin di động hế hệ sau đang được 3GPP và
WAP Forum nghiên cứu.

2.10.2. Mô hình khái niệm

Kiến trúc mô hình khái niệm MMS được cho ở hình 2.22. Toàn bộ các phần tử
chức năng cần thiết để cung cấp dịch vụ MMS được gọi là môi trường MMS (MMSE:
MMS Environment). Các phần tử chính của MMSE gồm: MMS Server để lưu giữ và xử
lý các bản tin đa phương tiện, MMS Relay để chuyển tiếp các bản tin giưã các hệ thống
truyền bản tin và cơ sở dữ liệu của người sử dụng để nhận được các thông tin liên quan
đến người sử dụng như: hồ sơ của từng người sử dụng và vùng hiện người này đang có
mặt. Một ứng dụng có tên là tác nhân người sử dụng MMS (MMS User Agent) được cài
vào từng máy di động hay thiết bị nối với máy di động để cung cấp cho ngừơi sử dụng
các khả năng liên quan đến gửi, nhận và xoá các bản tin đa phương tiện.

T¸c nh©n ng-êi L-u gi÷


sö dông MMS b¶n tin
Server C¬ së d÷ liÖu ng-êi
MMS sö dông, l-u lý lÞch
thuª bao, HLR
MMS
M¹ng di R elay
®éng A 2G

Hép th-

M¹ng Internet
Kh¸c hµng th-
®iÖn tö h÷u tuyÕn
M¹ng di
®éng A 3G

M¹ng di
T¸c nh©n ng-êi ®éng B MMSE
sö dông MMS

T¸c nh©n ng-êi


sö dông MMS
chuyÓn m¹ng
MMSE: Nhãm phÇn tö chøc n¨ng ®Ó cung cÊp c¸c dÞch vô MMS
MMS Server: X ö lý vµ l-u gi÷ b¶n tin ®a ph-¬ng tiÖn
MMS R elay: ChuyÓn tiÕp b¶n tin gi÷a c¸c hÖ thèng
T¸c nh©n ng-êi sö dông MMS: øng dông ë m¸y di ®éng
Hình 2.22. Mô hình khái niệm của kiến trúc MMS

125
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.10. 3. Mô hình thực hiện dựa trên công nghệ IP

Mô hình dựa trên công nghệ IP được xây dựng trên cơ sở các giao thức tiêu chuẩn
Internet do IETF đặc tả. Mô hình này đòi hỏi cửa trên cơ sở IP để thực hiện chuyển đổi
giao thức vô tuyến và giao thức mạng hữu tuyến như cho ở hình 2.23. Các giao thức như
giao thức truyền thư đơn giản (SMTP: Simple Mail Transfer Protocol), POP3 (Post
Office Protocol 3), IMAP4 (Internet Messsage Protocol 4) và HTTP được đặc tả để sử
dụng cho việc truyền giưã tác nhân người sử dụng MMS và MMS Relay tuỳ theo từng
dịch vụ.

2.10.4. Mô hình thực hiện dựa trên WAP

Giao thức bản tin cho mô hình thực hiện dựa trên WAP được cho ở hình 2.24 là giao
thức được xây dựng trên các tiêu chuẩn do WAP Forum và IETF đặc tả. Giao thức phiên
vô tuyến (WSP: Wireless Session Protocol) được sử dụng làm giao thức truyền giữa tác
nhân người sử dụng MMS và cổng WAP. HTTP được sử dụng làm giao thức giữa cổng
WAP và MMS Relay.

126
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 2.23. Mô hình thực hiện dựa trên IP.

127
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 2.24. Mô hình MMS dựa trên WAP

2.11. TỔNG KẾT

Chương này trước hết xét tổng quan các công nghệ xử lý ảnh và trình bày công
nghệ xử lý ảnh được sử dụng cho thông tin di động (MPEG4).
Sau đó các công nghệ xử lý tiếng và âm thanh được trình bày. Hai kỹ thuật xử lý
tiếng chủ yếu xử dụng cho thông tin di động đựơc xét: RPE-LTP và CELP. Sau đó các
CODEC tiếng sử dụng trong GSM, các hệ thống 3 G đựơc trình bày. Các CODEC GSM
cho tốc độ cố định còn các CODEC 3G cho tốc độ thay đổi. Điểm khác nhau giữa các
CODEC 3G ở chỗ: CODEC AMR trong UMTS là tập hợp cuả nhiều CODEC có tốc độ
khác nhau và các tốc độ này được lựa chọn tùy theo trạng thái tôt xấu của kênh truyền,
còn CODEC EVRC của cdma20001x có tốc độ thay đổi tùy theo tần suất nói để giảm
công suất nhiễu khi người dùng nói ít.
Tiếp theo các hệ thống xử lý tín hiệu đa phương tiện được trình bày với xem xét
cụ thể sơ đồ 3G-324M .
Cuối chương các vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ IP đa phượng tiện trong
thông tin di động như: các phương pháp cung cấp dịch vụ thông tin di động, phân bố dịch
vụ IP đa phương tiện, truyền bản tin đa phương tiện (MMS) được trình bày.

128
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2.12. CÂU HỎI

1. Trình bầy các kỹ thuật xử lý ảnh


2. Trình bày các kỹ thuật xử lý tiếng và âm thanh
3. Trình bày phương pháp truyền tiếng trong các HTTTDĐ
4. Trình bày CODEC tiếng của GSM
5. Trình bày CODEC tiếng AMR của 3G UMTS
6. Trình bày CODEC tiếng VRC của cdma2000 1x
7. Trình bày các dịch vụ do ISP cung cấp
8. Trình bày cấu hình ISP di động
9. Trình bày các chức năng cuả ISP di động
10. Trình bày các chức năng thư điện tử
11. Trình bày server phân bố thông tin đa phương tiện
12. Trình bày phương pháp phân bố thông tin đa phương tiện
13. Trình bày WAP
14. Trình bày phương pháp truyền bản tin đa phương tiện (MM)

129
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 3
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM/GPRS

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG

3.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương


 Giao diện vô tuyến của GSM
 Giao diện vô tuyến của GPRS
 Điều khiển tài nguyên vô tuyến
 Truyền dẫn trong GSM
 Các sơ đồ truyền dẫn số liệu qua GSM
 Các sơ đồ truyền số liệu qua GPRS
 Một số trường hợp định tuyến lưu lượng
 An ninh GSM

3.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

3.1.3. Mục đích chương


 Hiểu các giao diện vô tuyến của GSM và GPRS
 Hiểu được điều khiển tài nguyên vô tuyến và truyền dẫn trong các mạng GSM và
GPRS
 Hiểu các sơ đồ truyền dẫn số liệu qua các mạng GSM và GPRS
 Hiểu được các cách định tuyến lưu lượng
 Hiểu được mô hình an ninh cho giao diện vô tuyến.

3.2. MỞ ĐẦU

GSM là hệ thống thông tin di động 2G được thiết kế chủ yếu cho truyền dẫn thoại.
GSM (Global System For Mobile Telecommunications) sử dụng kết hợp phương pháp đa
truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) và phân chia theo tần số (FDMA), trong đó mỗi
trạm di động để truy nhập vào mạng được cấp phát một cặp tần số và một khe thời gian.

130
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GSM là hệ thống thông tin di động 2G được thiết kế chủ yếu cho truyền dẫn thoại. GSM chỉ
cho phép truyền liệu qua modem với tốc độ 12 kbp.
GPRS được thiết kế để cung cấp các dịch vụ gói tốc độ cao hơn so với tốc độ truyền
số liệu được cung cấp bởi các dịch vụ số liệu chuyển mạch kênh của GSM. Về mặt lý thuyết
GPRS có thể cung cấp tốc độ số liệu lên đến 171 kbps ở giao diện vô tuyến, mặc dù ở các
mạng thực tế không bao giờ có thể đạt được tốc độ này (do cần phải dành một phần dung
lượng cho việc hiệu chỉnh lỗi trên đường truyền vô tuyến). Trong thực tế giá trị cực đại của
tốc độ thực tế chỉ cao hơn 100 kbps một chút với tốc độ khả thi thường vào khoảng 40 kbps
hoặc 50 kbps. Tuy nhiên các tốc độ nói trên cũng lớn hơn nhiều so với tốc độ cực đại ở
GSM.
Tất nhiên ưu điểm lớn nhất của GPRS không chỉ đơn giản là ở chỗ nó cho phép tốc độ số
liệu cao hơn. Ưu điểm lớn nhất của GPRS là nó sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Điều
này có nghĩa là một người sử dụng chỉ tiêu phí tài nguyên khi người này cần phát hoặc thu
số liệu. Nếu một người sử dụng không phát số liệu ở một thời điểm, thì các khe thời gian ở
giao diện vô tuyến tại thời điểm này sẽ được dành cho các người sử dụng khác.
Giao diện vô tuyến của GSM được xây dựng trên hai kiểu kênh: kênh logic và kênh vật
lý. Kênh logic được hình thành trên cơ sở đóng gói các thông tin từ lớp cao trước khi sắp
xếp vào kênh vật lý. Kênh vật lý được xây dựng trên công nghệ đa truy nhập TDMA kết hợp
với FDMA/FDD. Mỗi kênh vật lý được đặc trưng bởi một cặp tần số và một khe thời gian.
Trong phần dưới đây ta sẽ xét các kênh này.

3.3. CÁC KIẾN TRÚC GIAO THỨC CỦA GSM VÀ GPRS

Trong phần này ta sẽ xét các kiến trúc giao thức của GSM và GPRS.

3.3.1. Kiến trúc giao thức báo hiệu của GSM

Kiến trúc giao thức báo hiệu cuả GSM được được xây dựng trên cơ sơ báo hiệu kênh
chung số 7 cho mạng lõi và báo hiệu thuê bao số DSS1 cho truy nhập chô tuyến (hình 3.1).
Báo hiệu trong mạng lõi ngoài ISUP còn có thể MAP để truyền báo hiệu đặc thù di động
không liên quan đến kết nối.
Ngăn xếp giao thức trong MS bao gồm ba lớp trong đó lớp 3 lại được chia thành ba lớp
con (CM, MM và RR) trong đó hai lớp con trên cùng (CM và MM) đựơc liên kết logic trực
tiếp với MSC. Vai trò ba lớp con này như sau:

131
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Quản lý tài nguyên vô tuyến (RR: Radio Resource): Lớp con quản lý tài nguyên vô
tuyến bao gồm các chức năng cần thiết để thiết lập duy trì và giải phóng đấu nối các
tài nguyên trên các kênh điều khiển riêng. Các chức năng được lớp con này thực hiện
bao gồm:
a) Thiết lập chế độ mật mã.
b) Thay đổi kênh dành riêng khi vẫn ở ô cũ như: từ SDCCH đến kênh lưu lượng.
c) Chuyển giao từ một ô này đến ô khác.
d) Định nghĩa lại tần số (sử dụng cho nhẩy tần)
 Quản lý di động (MM: Mobility Management): Lớp con này chứa các chức năng liên
quan đến di động của thuê bao như:
a) Nhận thực.
b) Ấn định lại TMSI (Temporary Mobile Subscriber Identity: số nhận dạng thuê bao di
động tạm thời).
c) Nhận dạng trạm di động bằng cách yêu cầu IMSI (International Mobile Subscriber
Identity: số nhận dạng thuê bao di động quốc tế) hay IMEI (International Mobile
Equipment Identity: số nhận dạng thiết bị di động quốc tế)
 Quản lý kết nối (CM: Connection Management): Lớp con CM bao gồm ba phần tử:
a) Điều khiển cuộc gọi (CC: Call Control): cung cấp các chức năng và các thủ tục để
điều khiển cuộc gọi ISDN, các chức năng và các thủ tục này đã được cải tiến để phù
hợp với môi trường truyền dẫn vô tuyến. Việc thiết lập lại cuộc gọi hay thay đổi trong
quá trình gọi các dịch vụ mang chẳng hạn thay đổi từ tiếng sang số liệu là hai thủ tục
đặc biệt mới trong CC. CC cũng chứa các chức năng cho các dịch vụ bổ sung đặc
biệt như: báo hiệu giữa các người sử dụng.
b) Các dich vụ bổ sung (SS: Supplemetary Services) xử lý các dịch vụ bổ sung không
liên quan đến cuộc gọi như: chuyển hướng cuộc gọi khi không có trả lời, đợi gọi, ..
c) Dịch vụ bản tin ngắn (SMS: Short Message Service): cung cấp các giao thức để
truyền các bản tin ngắn giữa mạng và một trạm di động.

132
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MSC /
VLR, HLR, GMSC
OSI MS BTS BSC MSC PSTN OSI

CM
CM I líp 7
S
MM MM MAP U
P
líp 3 TCAP /
BSSAP
BSSAP T líp 4-6
RR RR
U
SCCP SCCP SCCP P
RR' BTSM líp 3
BTSM
MTP líp 3 MTP líp 3 MTP líp 3
líp 2 LAPDm LAPD LAPD LAPD
MTP líp 2 MTP líp 2 MTP líp 2 líp 2
m m m
B¸o hiÖu B¸o hiÖu B¸o hiÖu B¸o hiÖu MT
líp 1 MTP líp MTP líp 1 MTP líp 1 líp 1
líp 1 líp 1 líp 1 líp 1 P
1

Radio A-bis A

Ký hiÖu:
*CM: Connection management = qu¶n quảnlýlýnèi
kếtth«ng;
nối MM: Mobility management = qu¶n lý di ®éng
*RR: Radio resource management = qu¶n lý tµi nguyªn v« tuyÕn;
*LAPDm: Link access procedures on Dm-channel = c¸c thñ tôc th©m nhËp ®-êng truyÒn ë kªnh Dm;
*LAPD: Link access procedures on D-channel = c¸c cácthñ
thủtôc
tụcth©m
đa truy nhập
nhËp đường
®-êng truyền
truyÒn trên D;
ë kªnh kênh D
*BSTM: BTS management = qu¶n lý tr¹m gèc;
*BSSAP: Base station system application part : phÇn øng dông hÖ thèng tr¹m gèc;
*SCCP: Signalling connection control part: phÇn ®iÒu khiÓn nèi th«ng b¸o hiÖu;
*MTP: Message transfer part = phÇn truyÒn b¶n tin;
*MAP:: Mobile application part = phÇn øng dông di ®éng;
*TCAP: Transaction capabilities application part = phÇn øng dông c¸c kh¶ n¨ng trao ®æi;
*ISUP: ISDN user part = phÇn ng-êi sö dông ISDN;
*TUP: Telephone user part = phÇn ng-êi sö dông ®iÖn tho¹i.

HìnhM«
H×nh 4.43. 3.1. Kiến
h×nh trúc
b¸o giao
hiÖu thức ®-îc
ë GSM báo hiệu
s¾p của
xÕpGSM
theo OSI 7 líp

3.3.2. Kiến trúc giao thức của GPRS

Kiến trúc giao thức của GPRS đựơc chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng người sử dụng
(viết tắt là U) để truyền lưu lượng của người sử dụng và mặt phẳng điều khiển (viết tắt là C)
để truyền báo hiệu.

133
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. Kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng

Kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng được cho trên hình 3.2.

App

IP/X.25 IP/X.25

SNDC Relay GTP-


P SNDCP GTP-u u
LLC LLC UDP/ UDP/
TCP TCP
Relay
RLC BSSG BSSG IP IP
RLC
P P
MAC MAC NS NS Líp 2 Líp 2

GSM GSM Líp 1 Líp 1


Líp 1 Líp 1
RF RF bis bis
GGS
MS BSS SGSN
Um Gb Gn N Gl
Relay: ChuyÓn tiÕp NS: DÞch vô m¹ng

Hình 3.2. Kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng

Đây là một cấu trúc giao thức phân lớp để truyền thông tin của người sử dụng và thực
hiện các thủ tục liên quan đến điều khiển như: điều khiển luồng, phát hiện lỗi, sửa lỗi và
phục hồi gói bị lỗi. Các gói được truyền từ GGSN đến SGSN bằng giao thức truyền tunnel
GPRS (GTP-u). Các gói GTP hoặc được truyền bởi TCP có công nhận hoặc bởi UDP không
công nhận. Như vậy các các nút mạng IP (các bộ định tuyến) giữa GGSN và SGSN sẽ coi
các gói GTP này là ứng dụng và vì thế các bộ định tuyến này không kiểm tra nội dung của
lớp GTP. Tại SGSN, bao gói được loại bỏ và gói được chuyển đến MS bằng cách sử dụng
SNDCP, LLC và các lớp thấp hơn. Đối với các gói từ MS đến mạng ngoài (Internet chẳng
hạn), GGSN loại bỏ bao gói và chuyển đi các gói IP. Giao thức điều khiển truyền tải (TCP)
mang các GTP PDU trong mạng đường trục của GPRS cho các giao thức cần liên kết số
liệu tin cậy như X.25. Giao thức bó số liệu của người sử dụng (UDP) mang các GTP PDU
cho các giao thức không cần liên kết tin cậy như IP chẳng hạn. TCP đảm bảo điều khiển
luồng và bảo vệ chống mất cũng như hỏng các GTP PDU. Giao thức mạng đường trục của
GPRS là IP được sử dụng để định tuyến số liệu và báo hiệu của người sử dụng. Giao thức

134
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hội tụ phụ thuộc mạng con (SNDCP: Subnetwork Dependent Convergence Protocol)
chuyển đổi các đặc tính lớp mạng khác nhau vào mạng lớp dưới. Tại MS giao thức này nằm
giữa LLC và lớp mạng (IP hoặc X-25). Nhiệm vụ của SNDCP là đảm bảo sự hỗ trợ cho
nhiều giao thức mạng mà không cần thay đổi các lớp dưới, chẳng hạn LLC (Logical Link
Control: điều khiển liên kết logic). SNDCP không chỉ cung cấp một bộ đệm giữa lớp trên và
lớp dưới nó mà còn đảm bảo việc ghép một số luồng gói vào một đoạn nối logic giữa MS và
SGSN. Một cách tuỳ chọn, nó cũng thực hiện nén (chẳng hạn nén đầu đề TCP/IP và (hoặc)
nén số liệu. Việc nén nàycó thể làm thay đổi đáng kể thông lượng. Các gói sau phân doạn
và nén được xử lý bởi LLC (Logical Link Control). LLC đảm bảo liên kết có dộ tin cậy cao
và được mật mã hoá. Chức năng này đảm bảo một liên kết logic và đóng khung cấu trúc để
thông tin giữa SGSN và MS. Số liệu giữa SGSN và MS được gửi đi ở các khối số liệu giao
thức liên kết vô tuyến (LLC PDU). LLC hỗ trợ việc quản lý quá trình truyền này bao gồm:
cơ chế phát hiện và phục hồi các LLC-PDU bị mất hoặc bị hỏng, mật mã hoá và điều khiển
dòng. Cũng cần lưu ý rằng mật mã ở SGSN mạnh hơn mật mã ở GSM. Trong GSM tiêu
chuẩn mật mã chỉ được thực hiện ở liên kết vô tuyến giữa MS và BTS. Trong GPRS mật mã
được áp dụng giữa MS và SGSN, như vậy thông tin được bảo mật ở giao diện vô tuyến, giao
diện Abis và giao diện Gb. LLC không phụ thuộc vào các giao thức của giao diện vô tuyến.
Tại BSS, chức năng chuyển tiếp (Relay) thực hiện chuyển tiếp các LLC-PDU từ giao
diện Gb đến giao diện vô tuyến (giao diện Um). Tương tự tại SGSN, chức năng chuyển tiếp
thực hiện chuyển tiếp PDP PDU giữa giao diện Gb và Gn. Các gói GSSGP PDU được
truyền bằng kết nối dựa trên chuyển tiếp khung được gọi là giao thức BSS GRPS (BSSGP:
Base Station System GPRS Protocol)). BSSGP chuyển thông tin định tuyến và chất lượng
dịch vụ (QoS) giữa BSS và SGSN. Nó không thông báo lỗi. Lớp dịch vụ mạng (NS:
Network Service) đảm bảo kết nối trên cơ sở chuyển tiếp khung để truyền tải các BSSGP
PDU. Điều khiển liên kết vô tuyến (RLC: Radio Link Control) đảm bảo phân đoạn và lắp
ráp các khối vô tuyến vào các khung LLC. Ngoài ra nó cũng đảm bảo liên kết tin cậy. Còn
lớp điều khiển truy nhập môi trường MAC (Medium Access Control) thực hiện chuyển đổi
(sắp xếp) các khung LLC vào các kênh vật lý của GSM thông qua các kênh logic được tạo
lập. RF là lớp vật lý của GSM.

2. Kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển

Kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển đựơc cho trên hình 3.3.

135
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Relay
GMM/SM GMM/SM GTP-c GTP-c

LLC LLC UDP UDP


Relay

RLC RLC BSSGP BSSGP IP IP

MAC MAC NS NS L2 L2

GSM RF GSM RF L1 bis L1 bis L1 L1

MS BSS SGSN GGSN


Um Gb Gn Gi

Hình 3.3. Kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển

Mặt phẳng điều khiển bao gồm các giao thức điều khiển và hỗ trợ các chức năng của
mặt phẳng người sử dụng. GGSN và SGSN trao đổi các thông tin điều khiển để quản lý GTP
bằng cách sử dụng GTP-c truyền trên UDP/IP. Để thiết lập và quản lý một phiên số liệu gói,
SGSN và MS sử dụng giao thức quản lý phiên (SM: Session Management). Để quản lý di
động cho MS, SGSN và MS sử dụng giao thức quản lý di động GPRS (GMM: GPRS
Mobility Management). GMM định nghĩa các thủ tục để đăng ký và nhận thực MS trong
mạng GPRS khách. Như vậy các lớp cao có giao thức quản lý phiên và quản lý tính di động
GPRS (GMM/SM: GPRS Mobility Management/ Session Management) thay cho SNDCP.
Đây là giao thức được sử dụng cho cập nhật vùng định tuyến, các chức năng an ninh (nhận
thực chẳng hạn), thiết lập, thay đổi và thôi tích cực phiên (PDP Context). LLC đảm bảo liên
kết logic được mật mã hoá tin cậy trên đường vô tuyến cho mặt phẳng báo hiệu. SGSN và
BSS sử dụng BSSGP để quản lý kết nối báo hiệu giữa chúng. BSSGP được sử dụng để
chuyển thông tin định tuyến và QoS (Quality of Service) giữa BSS và SGSN. RLC được sử
dụng trên giao diện vô tuyến để đảm bảo đường truyền tin cập tuỳ theo môi trường vô
tuyến. Lớp MAC điều khiển các thủ tục báo hiệu truy nhập. Ngoài ra nó cũng điều khiển
ghép kênh: cách thức để nhiều MS có thể truy nhập cùng một kênh vật lý (cùng một khe
thời gian của các khung liên tiếp).

Luồng số liệu và phân đoạn giữa các lớp giao thức tại MS được cho trên hình 3.4.

136
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tiêu đề Tải tin Gói IP

Đoạn Đoạn Lớp SNDCP

Tiêu đề FCS Khung LLC Lớp LLC

Đoạn Đoạn
Lớp RLC/MAC

Tiêu đề Các bit thông tin BCS


Khối RLC/MAC

FCS: Frame Check Sequence: chuỗi kiểm tra khung, BCS: Block Check Sequence: chuỗi kiểm tra khối

Hình 3.4. Luồng số liệu và phân đoạn giữa các lớp giao thức trong MS

3.4. CÁC KÊNH VẬT LÝ CỦA GSM

Kênh vật lý được xây dựng trên công nghệ đa truy nhập TDMA kết hợp với FDMA/FDD
và được đặc trưng bởi một cặp tần số và một khe thời gian.

3.4.1. Các kênh tần số được sử dụng ở GSM

Phân bố tần số ở GSM được quy định nằm trong dải tần 890-960 MHz với bố tri các
kênh tần số như sau:
fn = 890MHz + (0,2MHz)n, n=0,1,2,....124
f'n = fn+45 MHz (3.1)

bao gồm 125 kênh đánh số từ 0 đến 124, kênh 0 dành cho khoảng bảo vệ nên không được sử
dụng, trong đó: fn là tần số ở bán băng tần thấp dành cho đường lên (từ trạm di động đến
trạm BTS), f'n là tần số ở bán băng tần cao dành cho đường xuống (từ BTS đến trạm di
động).
Hệ thống GSM mở rộng (E-GSM) có băng tần rộng thêm 10 MHz ở cả hai phía nhờ vậy
số kênh sẽ tăng thêm 50 kênh. Phân bố tần số trong trường hợp này như sau:
fn = 890MHz + (0,2MHz)n, 0n124
và fn = 890MHz + (0,2MHz).(n-1024) , 974n1023

137
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

f'n = fn+45MHz (3.2)


các kênh bổ sung được đánh số từ 974 đến 1023 và kênh thấp nhất 974 để làm khoảng bảo
vệ nên không sử dụng.
Đối với hệ thống DCS-1800 băng tần công tác 1710-1880 MHz, phân bổ tần số cho các
kênh như sau:
fn = 1.710MHz + (0,2MHz)(n-511) 512n885
f'n = fn +95 MHz (3.3)
gồm 374 kênh đánh số từ 512 đến 885
Để cho các kênh lân cận không gây nhiễu cho nhau mỗi BTS phủ một tế bào của mạng
phải sử dụng các tần số cách xa nhau và các ô sử dụng các tần số giống nhau hoặc gần nhau
cũng phải xa nhau.

3.4.2.Tổ chức đa truy nhập kết hợp FDMA và TDMA

Truyền dẫn vô truyến ở GSM được chia thành các cụm (BURST) chứa hàng trăm bit đã
được điều chế. Mỗi cụm được phát đi trong một khe thời gian có độ rộng là 15/26 ms (577
ms ) ở một trong kênh tần số có độ rộng 200 KHz nói trên. Sơ đồ mô tả cách kết hợp FDMA
và TDMA được cho ở hình 3.5.
Mỗi một kênh tần số với băng thông 200 KHz cho phép tổ chức các khung truy nhập theo
thời gian, trong đó mỗi khung bao gồm 8 khe thời gian từ 0 đến 7 (TS0,TS1....,TS7).
GSM sử dụng băng tần 900 MHz sau:
890-915 MHz cho đường lên (MS phát)
935-960 MHz cho đường xuống (BTS phát)
khoảng cách giữa các sóng mang là 200kHz.
Mở rộng đến hệ thống DCS1800 băng tần được sử dụng sẽ là:
1710-1785 MHz đường lên
1805-1880 đường xuống
Để đảm bảo các quy định về tần số bên ngoài băng phải có một khoảng bảo vệ giữa các
biên của băng (200kHz). Vì thế ở GSM900 ta có 124 kênh tần số vô tuyến bắt đầu từ 890,2
và ở DCS1800 ta có 374 kênh tần số vô tuyến bắt đầu từ 1710,2MHz. Mỗi một kênh tần số
vô tuyến được tổ chức thành các khung TDMA có 8 khe thời gian. Một khe thời gian có độ
dài 15/26ms  577s. 8 khe thời gian của một khung TDMA có độ dài gần băng 4,62ms.

138
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tần số
(FDMA

200 kHz 7 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3

Thời gian
Khe thời gian (TS)
(TDMA)
16/26ms
Hình 3.5. Đa truy nhập TDMA kết hợp FDMA trong GSM

Tại BTS các khung TDMA ở tất cả các kênh tần số trên đường xuống được đồng bộ.
Đồng bộ cũng được áp dụng như vậy với đường lên. Tuy nhiên khởi đầu của khung TDMA
đường lên trễ một khoảng thời gian cố định 3 khe. Lý do trễ để cho phép MS sử dụng cùng
một khe thời gian ở cả đường lên lẫn đường xuống mà không phải thu phát đồng thời.

3.4.3. Tổ chức đa khung, siêu khung, siêu siêu khung

Về mặt thời gian các kênh vật lý ở một kênh tần số được tổ chức theo cấu trúc khung, đa
khung, siêu khung, siêu siêu khung (hình 3.6). Một siêu siêu khung có độ dài là 3 giờ 28
phút 53 giây 760 ms. Các khung TDMA được đánh số FN (Frame Number: số khung) trong
siêu siêu khung từ 0 đến 2 715 647. Một siêu siêu khung được chia thành 2048 siêu khung,
mỗi siêu khung có độ dài là 5,12 giây. Mỗi siêu khung được chia thành các đa khung. Có
hai loại đa khung:
 Đa khung 26 khung (51siêu khung trên một siêu siêu khung) có độ dài 120 ms và
chứa 26 khung. Các đa khung này được sử dụng cho các kênh TCH, SACCH và
FACCH.
 Đa khung 51 khung (26 siêu khung trên một siêu siêu khung) có độ dài 235,4ms và
chứa 51 khung TDMA. Đa khung naỳ sử dụng cho các kênh BCCH, CCCH và
SACCH.

139
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1 Siªu siªu khung = 2048 siªu khung = 2715648 khung TDMA (3 h 28 m 53 s 760ms)

0 1 2 3 4 2044
204 20475
204 2046
204 2047
204

1 siªu khung = 1326 khung TDMA (6,12 s)

0 1 2 3 47 48 49 50
0 1 24 25

Đa khung (26 khung) 1 ®a khung (51 khung) = 51 khung TDMA (3060/13ms)

0 1 2 3 22 23 24 25 0 1 2 3 47 48 49 50

1 khung TDMA = 8 khe thêi gian (120/264.615ms)

0 1 2 3 4 5 6 7

1 khe thêi gian = 156,25 bit (15/26  0,577ms)

TB 57 bit F Chuỗi
Chuçi hướng
h-íng F 57 bit TB GP
3 ®-îc mËt m· ho¸ 1 dẫn
26(26
bit bit) 1 ®-îc mËt m· ho¸ 3 8,25
Côm b×nh th-êng (cê F chØ t-¬ng øng víi TCH)

TB 142 bit cè ®Þnh TB GP


3 3 8,25
Côm hiÖu chØnh tÇn sè (FC)

TB 39 bit Chuçi ®ång bé 39 bit TB GP


3 ®-îc mËt m· ho¸ 64 bit ®-îc mËt m· ho¸ 3 8,25
Côm ®ång bé (SB)

TB Chuçi ®ång bé C¸cCác bit được


bit ®-îc mËt TB GP
3 41 mật mã
36 (36 bit) 3 68,25
Côm th©m nhËp (AB)

TB C¸c bit hçn hîp Chuỗi


Chuçi hướng
h-íng C¸c bit hçn hîp TB GP
3 58 dẫn
26(26
bitbit) 58 3 8,25
Côm gi¶ (DB)
Ký hiÖu:
TB (tail
TB:bit): bit đuôi,
Bit ®u«i; F: cêF lÊy
(flag): cờGP:
trém; lấy §o¹n
trộm, GP
b¶o (Guard
vÖ. Period): khoảng bảo vệ

Hình 3.6. Tổ chức


Hinhđa
4.4.khung, siêukhung
Tæ chøc khungvµvàcôm.
siêu siêu khung

140
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.4.4. Cấu trúc cụm

Khe thời gian 577s tương ứng với độ dài của 156,25 bit là nội dung vật lý của một cụm.
Tồn tại bốn dạng cụm khác nhau trong hệ thống. Sơ đồ tổ chức các cụm này được cho ở hình
3.6. Ý nghĩa của các cụm này như sau:
 Cụm bình thường (NB: Normal Burst) : cụm này được sử dụng để mang các thông tin
về các kênh lưu lượng và các kênh kiểm tra. đối với kênh lưu lượng TCH cụm này
chứa 114 bit được mật mã, ba bit đuôi (0,0,0) đầu và cuối, 2 bit cờ lấy cắp (chỉ cho
TCH), 26 bit hướng dẫn và khoảng thời gian bảo vệ có độ rộng bằng 8,25 bit. NB
được sử dụng cho TCH và các kênh điều khiển trừ RACH, SCH và FCCH.
 Cụm hiệu chỉnh tần số (FB: Frequency Correction Burst): cụm này được sử dụng để
đồng bộ tần số cho trạm di động. Cụm chứa 142 bit cố định bằng 0 để tạo ra dịch
tần số +67,7 kHz trên tần số danh định, ba bit đuôi (0,0,0) đầu và cuối) và khoảng
bảo vệ 8,25 bit. FB được sử dụng cho FCCH
 Cụm đồng bộ (SB: Synchronization Burst): cụm này được sử dụng để đồng bộ thời
gian cho trạm di động. Cụm chứa 78 bit được mật mã hoá để mang thông tin về FN
của TDMA và BSIC (Base Station Identity Code: mã nhận dạng trạm gốc), ba bit
đuôi đầu và cuối, chuỗi hướng dẫn kéo dài 64 bit và khoảng bảo vệ 8,25 bit. SB
được sử dụng cho SCH.
 Cụm truy nhập (AB: Access Burst): cụm này được sử dụng để truy nhập ngẫu
nhiên và truy nhập chuyển giao (Handover). Cụm chứa 36 bit thông tin, 41 bit
đồng bộ (bit hướng dẫn, 8 bit đuôi đầu, 3 bit đuôi cuối và khoảng bảo vệ 68,25 bit
(252s). Sở dĩ cần khoảng bảo vệ dài vì khi MS truy nhập lần đầu (hay sau chuyển
giao) nó không biết đinh trước thời gian, khoảng này dành cho khoảng cách 35km.
AB được sử dụng cho RACH và TCH.
 Cụm giả (DB: Dummy Burst) Cụm giả được phát đi từ BTS trong một số trường
hợp. Cụm không mang thông tin. Cụm có cấu trúc giống như NB nhưng các bit mật
mã được thay thế bằng các bit hỗn hợp.

3.4.5. Sơ đồ kênh vật lý của GSM

Tiếng trong GSM đựơc truyền theo hai tốc độ: 13 kbps và 6,5kbps. Trường hợp thứ nhất
được gọi là toàn tốc (FR: Full Rate) còn trường hợp thứ hai được gọi là bán tốc (HR: Half
Rate). Hiện nay chỉ có trường hợp thứ nhất được sử dụng trong GSM. nên ta sẽ xét kênh vật
lý cho trường hợp này.

141
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sơ đồ kênh vật lý truyền tiếng tòan tốc trong GSM được cho trên hình 3.7.
Đầu phát

Mã hóa Mật mã Lập khuôn


ADC Phân đoạn Mã hóa kênh Đan xen Điều chế
tiếng hóa cụm

3kHz 8000 mẫu 160 mẫu 260 bit/20 ms 456 bit/20 ms 270,8 kbps/TS
13 bit 13 bit 13 kbps 22,8 kbps

Đầu thu
Giải mã Giải mã Giải đan Cân bằng Máy thu/giải
DAC Giải mật mã
tiêng Viterbi xen Viterbi điều chế

Hình 3.7. Sơ đồ kênh vật lý của GSM

3.4.5.1. Quá trình xử lý tín hiệu tại đầu phát

1. Mã hóa tiếng, mã hóa kênh và đan xen

Mã hóa tiếng
Trước hết tiếng được mã hóa. Quá trình mã hóa và giải mã tiếng đựơc thực hiện trên
nguyên lý RPE-LTP như đã xét trong chương 2.
Mã hóa kênh
Sau mã hóa tiếng các khung tiếng 260bit/20ms được đưa đến bộ mã hoá kênh. Mã hoá
kênh được sử dụng để phát hiện và hiệu chỉnh lỗi trong luồng bit thu để giảm tỷ số bit lỗi
BER. Trong các hệ thống thông tin di động người ta sử dụng hai dạng mã kênh khác nhau:
mã khối tuyến tính (Linear Block Code) và mã xoắn (Convolutional Code). Các mã khối
được sử dụng để phát hiện lỗi còn các mã hoá xoắn được sử dụng để sửa lỗi. Quá trình mã
hoá kênh tiếng được cho ở hình 3.8.
Tại bộ mã hóa kênh khung tiếng 260bit/20ms được chia thành ba loại theo tầm quan
trong nhận được từ các thí nghiệm chủ quan: lọai quan trọng nhất Ia với 50 bit, loại quan
trọng vừa Ib với 132 bit và loại không quan trọng II với 78 bit. Chỉ có hai loại đầu là được
mã hóa kênh kiểm soát lỗi. Trước hết 50 bit của loại Ia được mã hóa phát hiện lỗi bằng mã
khối tuyến tính với đa thức tạo mã g(x) = x3 + x +1. Kết quả cho ta 53 bit bao gồm 50 bit
thông tin cộng với 3 bit kiểm tra chẵn lẻ CRC. Sau đó 50 bit thông tin được chia đôi thành
hai đoạn 25 bit kết hợp với 3 bit CRC được đan xen với hai đoạn 66 bit cuả loại Ib để đựơc
đoạn 185 bit trước khi đưa lên mã hóa xoắn. Trong quá trình mã hóa xoắn 4 bit đuôi dược
chèn vào 185 bit này để được 189 bit. Vì mã hóa xoắn có tỷ lệ mã r=1/2 nên đầu ra ta đựơc

142
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2x189=378 bit. Cuối cùng 378 bit này đựơc ghép với 78 bit còn lại không được mã hóa để
được đầu ra 456 bit. Tốc độ bit đầu ra bộ mã hóa là 22,8 kbps.
Ia Ib II
50 132 78
260
Ia CRC Ib II
50 3 132 78
53
Ia Ib CRC Ib Ia Đuôi II
25 66 3 66 25 4 78
189
Loại I (a và b) được mã hóa xoắn tỷ lệ r=1/2 II
2x189=376 78
456
Hình 3.8. Quá trình mã hóa kênh cho kênh tiếng toàn tốc

Đan xen
Các bit sau mã hoá được tổ chức lại và được đan xen. Đan xen được thực hiện theo hai
mức. Tai mức thứ nhất chuỗi 456 bit đầu ra mã hóa kênh được viết vào mảng nhớ 8x57 theo
hàng và được đọc ra theo cột (xem hình 3.9). Chuỗi xáo trộn đầu ra đựơc phân thành 8 đoạn
57 bit đựơc gọi là bán cụm (các bán cụm này sẽ đựa đặt vào các cụm như trên hình 3.2).

143
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

T: TCH; S: SACCH; I: IDLE


1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31 32
5 7 b it
| | | | | | | |
| | | | | | | |
| Hình
| | Sơ đồ| kênh vật
3.3. | lý của
| GSMI |
| | | | | | I |
| | | | | | I |
| | | | | | I |
449 450 451 452 453 454 455 456

88 kđoạn
hung

H ×n h Hình
4 .2 23.9.
Hình .3.5.
§ Đan
aĐan
n xe n mức
xen
xen tiÕ
mứcn1g1cho
to
choµtiếng
ntiếng
tètoàn
c toàn
(mtốc
øtốc
c 1)

Sau đó các bán cụm nói trên lại được đan xen ở mức thứ hai (hình 3.10). Trước hết
luồng bit đầu ra bộ đan xen mức 1 được nhóm thành các khối bốn khung tiễng với ký hiệu
tương ứng là A, B, C, D . Mỗi khung tiếng bao gồm 8 bán cụm được đánh chỉ số từ 1 đến 8.
Các bán cụm được đan xen với nhau. Sau đó các bit trong từng cặp bán cụm lại được đan
xen một làn nữa như trên hình 3.6. Sau đan xen tốc độ bit kHông đổi và bằng 22,8 kbps.

Chia thành các đoạn 4 khối A, B, C, D

Khối A: 8x57 Khối B: 8x57 Khối C: 8x57 Khối D: 8x57

D A A A A A A A A B B B B B B B B C C C C C C C C D D D D D D D D
8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8

Đan xen bán cụm


A D A D A D A D B A B A B A B A C B C B C B C B D C D C D C D C
1 5 2 6 3 7 4 8 1 5 2 6 3 7 4 8 1 5 2 6 3 7 4 8 1 5 2 6 3 7 4 8

b1 b9 b17 b25 b33 b41 ....... a5 a13 a21 a29 a37 a45 ......
Đan xen các bit trong cặp bán cụm

b1 a5 b17 a21 b33 a37 ....... b9 a13 b25 a29 b41 a45 ......

Hình 3.10. Đan xen mức 2 cho tiếng toàn tốc

144
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Mật mã và lập khuôn cụm

Mật mã
Một trong các ưu điểm lớn của hệ thống truyền dẫn số là dễ dàng bảo vệ tín hiệu này
khỏi sự can thiệp của người thứ ba không được phép bằng cách mật mã hoá tín hiệu số. Ở
GSM phương pháp mật mã hoá không phụ thuộc vào dạng số liệu được phát, nhưng chỉ áp
dụng cho các cụm bình thường.
Sau đan xen cặp bán cụm được đan xen bit sẽ được đưa lên mật mã hóa. Mật mã hoá tín
hiệu đạt được bằng thao tác hoặc loại trừ (XOR) giữa một chuỗi ngẫu nhiên với 114 bitcủa
hai bán cụm (bảng 3.1). Để giải mật mã người ta thực hiện thao tác hoặc loại trừ (XOR) giữa
tín hiệu thu với chuỗi ngẫu nhiên.

Bảng 3.1. Nguyên lý mật mã và giải mật mã tín hiệu số


Tín hiệu số 0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0 1 . .
Chuỗi mật mã 0 0 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 . .
Tín hiệu đã mật mã hoá 0 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 . ,

Chuỗi ngẫu nhiên được tạo ra từ số khung và khoá mật mã Kc theo thuật toán A5 (xem
hình 3.11). Khoá mật mã Kc giống nhau giữa thu và phát, số khung thay đổi từ cụm này đến
cụm khác, vậy mỗi cụm của một cuộc thông tin trong một hướng (đường lên hoặc đường
xuống) sẽ sử dụng chuỗi mật mã khác nhau. Thuật toán A5 như nhau cho mạng GSM toàn
cầu vì phải đảm bảo khả năng chuyển vùng (Roaming) của MS. 22 bit số khung kết hợp với
64 bit Kc theo thuật toán A5 để tạo ra chuỗi ngẫu nhiên 144 bit.

145
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sè khung Sè khung
K c (6 4 b it) K c (6 4 b it)
(2 2 b it) (2 2 b it)

A5 A5
S1 S2 S1 S2
(1 1 4 b it) (1 1 4 b it) (1 1 4 b it) (1 1 4 b it)

M Ët m · G i¶ i m Ë t m ·

G i¶ i m Ë t m · MS M Ët m · BTS

H ×n h Hình . N g uMật
4 .2 43.11. y ª nmã
lý và
m Ëgiải
t mmật
· v µmã trong
g i¶ i m ËGSM
t m ·.

Lập khuôn cụm

Sau mật mã hóa, hai nửa bán cụm được đặt vào cụm như trên hình 3.12. Giữa hai nửa bán
cụm là 26 bit hướng dẫn và 2 bit cờ. Hai đầu bán cụm đựơc giới hạn mỗi đầu là 3 bit đuôi.
Như vậy toàn bộ cụm sẽ có 148 bit. 26 bit hướng dẫn để hướng dẫn cho bộ cân bằng Viterbi
tại máy thu làm việc (sẽ xét sau). Hai bit cờ để báo hiệu cụm là kênh lưu lượng TCH (Traffic
Channel) hay kênh báo hiệu lấy cắp từ kênh lưu lượng FACCH (Fast Associated Control
Channel: kênh điều khiển liên kết nhanh). Nếu hai bit này bằng không thì cụm dành cho
kênh TCH, ngược lại cụm được dành cho kênh FACCH.

Đuôi 57 bit thông tin đã mật mã Cờ Cờ 57 bit thông tin đã mật mã Đuôi
26 bit hướng dẫn
(3bit) của bán cụm B1 1 bit 1 bit của bán cụm A5 (3bit)

Hình 3.12. Khuôn dạng cụm bình thường dành cho kênh TCH.

Sau lập khuôn cụm, các cụm đựơc đặt vào khe thời gian TS với khoảng bảo vệ có độ dài
8,25 bit vì thế độ rộng của TS là 156,25 bit/0,577ms (xem hình 3.13). Kết quả ta được tốc độ
bit phát vào không trung là 270,8kbps.

146
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

TS: 156,25bit/0,577ms

Đuôi 57 bit thông tin đã mật mã Cờ Cờ 57 bit thông tin đã mật mã Đuôi 8,25 bit để
26 bit hướng dẫn
(3bit) của bán cụm B1 1 bit 1 bit của bán cụm A5 (3bit) trống (GP)

GP: Guard Period: khoảng bảo vệ

Hình 3.13. Khe thời gian TS của cụm bình thường dành cho TCH.

3. Điều chế

GSM sử dụng phương pháp điều chế khoá chuyển pha cực tiểu Gauss GMSK (Gausian
Minimum Shift Keying). Đây là phương pháp điều chế băng hẹp dựa trên kỹ thuật điều chế
dịch pha. Để giải thích GMSK, trước hết ta xét MSK. Ta có thể trình bầy sóng mang đã
được điều chế đối MSK như sau:

S(t) = A cos (ct + (t) +0) (3.4)

trong đó: A là biên độ không thay đổi


c = 2 fc [rad/s] là tần số góc của sóng mang
(t)t là góc pha phụ thuộc vào luồng số đưa lên điều chế
0 là góc pha ban đầu
(t)=  k i  i (t  iT) (3.5)
i

trong đó: nếu chuỗi bit đưa lên điều chế là {.... di-1 , di , di+1 }
ki = 1 nếu di = di-1
ki = -1 nếu di  di-1

i (t) = t , T là khoảng thời gian của bit .
2T

Ta thấy ở MSK nếu bit điều chế ở thời điểm xét giống như bit ở thời điểm trước đó (t)
sẽ thay đổi tuyến tính từ 0 đến /2 , ngược lại nếu bit điều chế ở thời điểm xét khác với bit
trước đó thì (t) sẽ thay đổi tuyến tính từ 0 đến - /2 .
Sự thay đổi góc pha ở điều chế MSK cũng dẫn đến thay đổi tần số theo quan hệ sau:

 = d(t)/dt (3.6)
trong đó: (t) = ct +(t) +0
Nếu chuỗi bit đưa lên điều chế không đổi (toàn số 1 hoặc toàn số 0 ) ta có tần số sau:

147
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng


1 = 2 f1 = c +
2T
1
hay f 1 = f c+ (3.7)
4T

Nếu chuỗi bit đưa lên điều chế thay đổi luân phiên (1,0,1,0..) thì ta có tần số:


2 = 2 f2 = c -
2T
1
hay f2=fc- (3.8)
4T
Để thu hẹp phổ tần của tín hiệu điều chế luồng bit đưa lên điều chế được đưa qua bộ lọc
Gauss.
Quan hệ giữa các bit số liệu vào di, di-1 với các bit X ở đầu ra bộ XOR và các bit Y đầu ra
bộ biến đổi đơn cực vào lưỡng cực được cho ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Quan hệ giữa các bit di và X, Y


di di-1 X Y
0 0 0 +1
0 1 1 -1
1 0 1 -1
1 1 0 +1

Sơ đồ bộ điều chế GMSK được cho trên hình 3.14.

148
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

COS
Sè liÖu vµo di - sin( ct )
XOR Y=1-2X GF Ph©n kªnh
S(t)
TrÔ Tb di-1 X Y /2

Ký hiÖu: SIN
* Y=1-2X: m¹ch biÕn ®æi ®¬n cùc vµo l-ìng cùc cos( c t
* GF: Bé läc Gaus¬ th«ng thÊp )
VCO
* VCO: Bé dao ®éng ®iÒu khiÓn b»ng ®iÖn ¸p
* COS: Bé t¹o d¹ng COS
* SIN: Bé t¹o d¹ng SIN

Hình
H×nh S¬Sơ
3.14.
4.25. ®åđồ bộ bé
khèi điều chếchÕ
®iÒu GMSK
GMSK

Phổ của tín hiệu điều chế trong GSM được vẽ trên hình 3.15. Phổ có BTb=0,3 tại 3dB,
trong đó B là độ rộng băng tần, vì thế độ rộng băng tần ở 3dB có ở thể tính như sau:

B.T = 0,3 hay B = 0,3/T = 0,3/ (1/271*103) = 81kHz

Ở tần số 200 kHz so với tần số danh định mức công suất phổ vào khoảng -38dBm đối với
GMSK. Từ hình 3.11 ta thấy rằng khi lựa chọn phân cách kênh bằng 200kHz, chồng lấn phổ
của hai kênh lân cận là đáng kể, vì thế để giảm nhiễu ở các kênh lân cận cần lưu ý khi quy
hoạch tần số

149
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dB
0

-10

-20

-30

-40
-50

-60

-70

-600 -500 -400 -300 -200 -100 0 100 200 300 400 500 600 f-fc [kHz]

Hình 3.15. Phổ của tín hiệu điều chế GMSK trong GSM

3.4.5.2. Quá trình xử lý tín hiệu tại đầu thu

Quá trình xử lý tín hiệu tại đầu thu là quá trình xử lý tín hiệu ngược lại với phía phát để
truy hoàn lại tín hiệu tiếng trước khi cho ra loa. Duy nhất chỉ có cân bằng Viterbi là không
có xử lý tín hiệu tương ứng tại đầu phát, vì thế dưới đây ta sẽ xét bộ cân bằng này.

Bộ cân bằng Viterbi

Ở đường truyền dẫn vô tuyến do ảnh hường phản xạ từ nhiều vật khác nhau (phađinh
nhiều tia) dẫn đến giao thoa giữa các ký hiệu ISI (Inter Symbol Interference) gây ra lỗi bit.
Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng nguyên lý của máy thu tối ưu: đây là một máy thu
thông minh có khả năng xây dựng được mô hình kênh truyền sóng ở mọi thời điểm. Trong
GSM máy thu này được thực hiện ở bộ cân bằng Viterbi (hình 3.16). Để bộ cân bằng có thể
xây dựng được mô hình kênh ở các thời điểm khác nhau, chuỗi bit hướng dẫn (S=26) được
phát đi ở giữa cụm, chuỗi này sẽ phản ảnh tương đối đúng tình trạng truyền sóng cho máy
thu. Do chuỗi này được máy thu biết trước nên dựa trên sự sai lệch của chuỗi này máy thu có
thể xây dựng được mô hình kênh ở thời điểm đang xét. Sau đó máy thu sẽ cho các tổ hợp bit
khác nhau có thể có qua mô hình kênh và chọn tổ hợp nào cho đầu ra mô hình kênh giống tổ

150
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hợp thu được nhất. Để việc lựa chọn tổ hợp nhanh nhất người ta sử dụng thuật toán Viterbi.
Nguyên lý của thuật toán này là trong khi tính toán ta loại bỏ các tổ hợp vào có xác suất thấp
nhờ vậy giảm được số lượng tính tóan cần thiết. Bộ cân bằng Viterbi ở GSM cho phép xử lý
các tín hiệu phản xạ trễ tới 15s. Bộ cân bằng cũng đưa ra thông tin mềm (SOFT INFO)
đến bộ giải mã kênh để tạo điều kiện cho bộ này hiệu chỉnh lỗi được tốt hơn.

Côm thu
Sè liÖu S Sè liÖu VITERBI

Chän sao cho


Bé t-¬ng
Kh¸c ? Kh¸c nhau
quan
Th«ng tin Ýt nhÊt
mÒm

Côm lý t-ëng
M« h×nh
? S ? kªnh

4.26 Bộ
H×nh 3.16.
Hình . Bécân
c©nbằng
b»ngViterbi
Viterbi.

3.5. CÁC KÊNH LOGIC CỦA GSM

3.5.1. Tổng kết các kênh logic

Tổng kết các kênh lôgic ở giao diện vô tuyến được cho ở hình 3.17.

151
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Logical Channel

TCH CCH

Thoại Số liệu BCH CCCH DCCH

FR HR 3,6kbps 12kbps BCCH SCH PCH RACH SDCCH FACCH

6kbps FCCH AGCH


SACCH

Ký hiệu
Logical Channel: kênh logic; TCH; Traffic Channel: Kênh lưu lượng; CCH: Control Channel: Kênh điều
khiển; BCH: Broadcast Channel: Kênh quảng bá; CCCH: Common Control Channel: Kênh điều khiển
chung;
DCCH: Dedicated Control Channel: Kênh điều khiển riêng; FR: Full Rate: Toàn tốc; HF: Half Rate: Bán
tốc; BCCH: Broadcast Control Channel: Kênh điều khiển quảng bá; FCCH: Frequency Correction
Channel: Kênh hiệu chỉnh tần số; SCH: Synchronization Channel: Kênh đồng bộ; PCH: Paging
Channel: Kênh tìm gọi; AGCH: Access Grant Control Channel: Kênh cho phép truy nhập; RACH:
Random Access Channel: Kênh truy nhập ngẫu nhiên; SDCCH: Stand Alone Dedicated Control
Channel: Kênh điều khiển riêng đứng một mình; SACCH: Slow Associated Control Channel : Kênh điều
khiển liên kết chậm; FACCH: Fast Associated Control Channel: Kênh điều liển liên kết nhanh
Ký hiệu cho đường xuống (đường từ BTS đến
MS)
Ký hiệu cho đường lên (đường từ MS đến BTS)
Ký hiệu cho đường hai chiều

Hình 3.17. Tổng kết các kênh logic của GSM

Các kênh lôgic được đặc trưng bởi thông tin truyền giữa BTS và MS. Các kênh lôgic này
được đặt vào các kênh vật lý được xét ở trên. Có thể chia các kênh lôgic thành hai loại tổng
quát: các kênh lưu lượng (TCH: Traffic Channel) và các kênh báo hiệu điều khiển (CCH:
Control Channel). Dưới đây ta trình bày tóm tắt vai trò của các kênh logic.

3.5.2. Kênh lưu lượng (TCH)

Các kênh lưu lượng gồm hai loại được định nghĩa như sau:
 Tiếng thoại: TCH toàn tốc (TCH/F), kênh này mang thông tin tiếng hoặc số liệu ở tốc độ
13 kbit/s; TCH bán tốc (TCH/H), kênh này mang thông tin ở tốc độ vào khoảng 6,5
kbit/s.
 Số liệu: 12 kbit/s (cho tốc độ luồng cơ sở 9600 bit/s); 6kbit/s (cho tốc độ luồng cơ sở
4800 bit/s); 3,6 kbit/s (cho tốc độ luồng cơ sở 2400 bit/s).

152
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.5.3. Kênh điều khiển (CCH)

Các kênh điều khiển được chia thành ba loại: các kênh quảng bá (BCH), kênh điều khiển
chung (CCCH) và kênh điều khiển riêng (DCCH). Chức năng của các kênh điều khiển được
mô tả dưới đây.

1. Kênh quảng bá (BCH)

 Các kênh hiệu chỉnh tần số (FCCH: Frequency Correction Channel): các kênh này mang
thông tin hiệu chỉnh tần số cho các trạm MS. FCCH chỉ được sử dụng ở đường xuống.
 Kênh đồng bộ (SCH: Synchronization Channel): kênh này mang thông tin để đồng bộ
khung cho trạm di động MS và nhận dạng BTS. SCH chỉ sử dụng cho đường xuống.
 Kênh điều khiển quảng bá (BCCH: Broadcasting Control Channel): kênh này phát
quảng bá các thông tin chung về ô, thông tin về vùng định vị (LA: Lôcatin Area). Các
bản tin này được gọi là thông tin hệ thống. BCCH chỉ sử dụng cho đường xuống.

2. Các kênh điều khiển chung (CCCH: Common Control Channel)

 Kênh tìm gọi (PCH: Paging Channel): kênh này được sử dụng cho đường xuống để tìm
gọi thuê bao động.
 Kênh truy nhập ngẫu nhiên (RACH: Random Access Channel): kênh này được MS sử
dụng để yêu cầu được dành một kênh SDCCH. Kênh này thường đựơc dùng để trả lời
kênh PCH.
 Kênh cho phép truy nhập (AGCH: Access Grant Channel): kênh này chỉ được sử dụng ở
đường xuống để chỉ định một kênh SDCCH cho MS. Kênh này được dùng để trả lời
kênh RACH.

3. Các kênh điều khiển riêng (DCCH: Dedicated Control Channel)

 Kênh điều khiển riêng đứng một mình (SDCCH): kênh này chỉ được sử dụng dành
riêng cho báo hiệu với một MS. SDCCH được sử dụng cho các thủ tục cập nhật và
trong quá trình thiết lập cuộc gọi trước khi ấn định kênh TCH. SDCCH được sử dụng
cho cả đường xuống lẫn đường lên.
 Kênh điều khiển liên kết chậm (SACCH: Slow Associated Control Channel): kênh này
liên kết với một TCH hay một SDCCH. Đây là một kênh số liệu liên tục để mang các

153
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thông tin liên tục như: các bản báo cáo đo lường, định trước thời gian và điều khiển
công suất. SACCH được sử dụng cho cả đường lên lẫn đường xuống.
 Kênh điều khiển liên kết nhanh (FACCH: Fast Associated Control Channel): kênh này
liên kết với một TCH. FACCH làm việc ở chế đô lấy cắp bằng cách thay đổi lưu lượng
tiếng hay số liệu bằng báo hiệu.

4. Kênh quảng bá ô (CBCH: Cell Broadcasting Channel)

Kênh CBCH (không có trên hình 3.12) chỉ được sử dụng ở đường xuống để phát quảng bá
ô cho các bản tin ngắn (SMSCB: Short Message Service Cell Broadcast). CBCH sử dụng
cùng kênh vật lý như kênh SDCCH.

5. Thí dụ về thiết lập kết nối cho cuộc gọi vào

Hình 3.18 cho thấy thí dụ thiết lập kết nối cho cuộc gọi vào với việc sử dụng các kênh
logic khác nhau. MS được gọi trên kênh PCH và nó trả lời bằng cách phát đi kênh RACH để
yêu cầu một kênh báo hiệu. Nó nhận được kênh SDCCH qua lệnh "Ấn định tức thì". Sau khi
được nhận thực, bắt đầu quá trình mật mã hóa và thiết lập trên kênh SDCCH. Bản tin "Lệnh
ấn định" được phát trên kênh FACCH ấn định một kênh TCH cho MS. MS phát kênh
FACCH để công nhận đã nhận được lệnh này. FACCH cũng đơực sử dụng để tiếp tục quá
trình thiết lập cuộc gọi.

154
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MS BSS MSC

Yªu cÇu kªnh


Bước 1:
RACH
ThiÕt lËp kÕt nèi RR Ên ®Þnh kªnh lËp tøc AGCH
SDCCH Yªu cÇu dÞch vô CM
Bước 2: Yªu cÇu dÞch vô
Yªu cÇu nhËn thùc
SDCCH
Bước 3: NhËn thùc Tr¶ lêi nhËn thùc
SDCCH
LÖnh chÕ ®é m.m·
Bước 4: SDCCH
B¾t ®Çu mËt m· Hoµn thµnh chÕ ®é mËt m·
SDCCH
SDCCH ThiÕt lËp
Bước 5: B¾t ®Çu gäi §ang gäi
SDCCH
Bước 6: B¸o chu«ng
C«ng nhËn cuéc gäi
SDCCH
LÖnh Ên ®Þnh
SDCCH
Bước 7: Ên ®Þnh kªnh Hoµn thµnh Ên ®Þnh
FACCH
KÕt nèi FACCH
C«ng nhËn kÕt nèi
FACCH

Pha 8: TiÕp nhËn cuéc Sè liÖu Sè liÖu


TCH
gäi, chuyÓn m¹ch

RR: Radio Resource: tài nguyên vô tuyến; CM: Call Management: quản lý cuộc gọi
Hình 3.18. Thí dụ về sử dụng các kênh logic cho báo hiệu thiết lập cuộc gọi vào.

3.5.4. Các tổ hợp kênh

Theo khuyến nghị GSM chỉ được phép tổ hợp một số kênh nhất định. Tổ hợp các kênh
vật lý cơ sở như sau (các chữ số trong ngoặc biểu thị số của các kênh con):
a) TCH/F + FACCH/F + SACCH/TF
b) TCH/H(0,1) + FACCH/H(0,1) + SACCH/H(0,1)
c) TCH/H(0) + FACCH/H(0) + SACCH/H(0) + TCH/H(1)
d) FCCH + SCH + BCCH + CCCH
e) FCCH + SCH + BCCH + CCCH + SDCCH/4(0...3) + SACCH/C4(0..3)
f/) BCCH + CCCH
l) SDCCH/8(0..7) + SACCH/C8(0..7)
trong đó: CCCH = PCH + AGCH + RACH.
SACCH/T nghĩa là kênh liên kết với kênh lưu lượng TCH, còn SACCH/C nghĩa là kênh
liên kết với kênh điều khiển. Khi SMSCB được cung cấp, CBCH sẽ thay thế kênh con 2 của
SDCCH trong các trường hợp (e) và (l). Chỉ có thể sử dụng tổ hợp CCCH/ SDCCH (trường
hợp e) khi không có kênh CCCH nào khác được sử dụng. Sự khác nhau giữa các tổ hợp

155
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

kênh (b) và (c) liên quan đến hai loại MS khác nhau. Trong tổ hợp (b) MS chỉ sử dụng một
kênh lưu lượng, còn trong tổ hợp (c) một MS sử dụng cả hai kênh lưu lượng.

3.5. 5. Sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý

Trong phần này ta sẽ xét một số trường hợp sắp xếp điển hình.

3.5.5.1. Sắp xếp tổ hợp (d) (FCCH+SCH+BCCH+CCCH)

Để hiểu được cách sắp xếp tổ hợp (d), ta xét kịch bản sau. Giả sử trong một ô ta sử dụng
ba kênh tần số với các ký hiệu C0, C1 và C2. Vì mỗi kênh tần số cho phép truyền 8 khe thời
gian khác nhau, nên tổng số kênh GSM sẽ là: 8x3=24. Trong số 24 kênh này ta sẽ sử dụng
TS0 trên kênh C0 để truyền tổ hợp (d). Sắp xếp tổ hợp (d) lên kênh vật lý trong trường hợp
này được cho trên hình 3.19. Chu kỳ lặp của ghép kênh là 51 khung TDMA , trong đó ở mỗi
khung chỉ có khe TS0 được sử dụng MS sẽ tìm kênh hiệu chỉnh tần số FCCH. Khi tìm được
kênh này nó biết được đây là khe thời gian 0. Lưu ý rằng C0 mang BCCH của một ô không
nhất thiết phải bằng tần số C0 ở ô khác, C0 chỉ để ký hiệu kênh tần số mang BCCH ở một ô.
C0 cũng không nhất thiết có tần số nhỏ nhất được sử dụng ở ô.

Các khung TDMA


0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7
đường xuống

F S B C F S C C F S C C F S C C F S C C I

F: FCCH, B: BCCH; C: CCCH (PCH hay AGCH; I: IDLE (để trống)

Hình 3.19. Sắp xếp tổ hợp (d) lên khe TS0 của kênh vô tuyến C0

Ở đường xuống BTS phải phát ở tất cả các khe thời gian của tất cả các khung TDMA của
C0 để MS có thể đo được cường độ trường từ BTS và quyết định nhập mạng ở BTS nào
hoặc chuyển sang BTS nào. Để đạt được điều này khuyến nghi GSM cho phép sử dụng các
cụm tìm gọi giả và các cụm giả. CCCH được thay thế bằng các cụm tìm gọi giả khi không
phát tìm gọi và các cụm giả với các bit định trước được đặt vào tất cả các khe thời gian rỗng.
FCCH, SCH, BCCH luôn luôn được phát đi ở các khung tương ứng.

156
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

TS0 ở đường lên của C0 không chứa các kênh trên. MS sử dụng khe này để truy nhập. Vậy
chỉ có RACCH được sử dụng khe thời gian này của C0.
Do các khe C dùng chung cho cả PCH và AGCH vì thế phải có cơ chế để phân giải xung
đột cho các các kênh này. Chẳng hạn ta có thể dành riêng một C cho kênh AGCH, còn các C
còn lại dùng chung cho PCH và AGCH nhưng ưu tiên cho PCH.
Các kênh PCH được chia thành các nhóm tìm gọi. Nỗi MS trực thuộc một nhóm tìm
gọi. BCCH phát số các đa khung (51 khung) giữa các nhóm tìm gọi. Dựa trên thông tin này
MS sẽ tính toán khe thời gian CCCH mà nó đợi tìm gọi và chỉ chờ khe thời gian này mà thôi.
Trong các khoảng thời gian còn lại MS nghỉ.

3.5.5.2. Sắp xếp tổ hợp (l) ( SDCCH+ SACCH)

Để hiểu được cách sắp xếp tổ hợp (l) ta sử dụng kịch bản giống như đã xét trong phấn
trên nhưng trong trường hợp này ta dành khe TS1 của C0 để truyền tổ hợp (l). Sắp xếp tổ hợp
(l) lên kênh vật lý được cho trên hình 3.20.

a) Đường xuống

Các khung TDMA


0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7
đường xuống

D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 A0 A1 A2 A3 I I I

D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 A4 A5 A6 A7 I I I

b) Đường lên

Các khung TDMA


0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7
đường lên

A5 A6 A7 I I I D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 A0

A1 A2 A3 I I I D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 A4

Dx: SDCCH; Ax: SACCH; I: IDLE: Để trống

Hình 3.20. Sắp xếp tổ hợp (l) lên khe TS1 của kênh tần số C0

Trong trường hợp mặc định tổ hợp này được đặt ở TS1 của C0. Vì tốc độ bit trong khi
đăng ký và thiết lập cuộc gọi khá chậm, nên có thể cho phép 8 MS chia sẻ một khe thời gian

157
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cho báo hiệu, nghĩa là sắp xếp 8 SDCCH trên một khe thời gian để sử dụng kênh vật lý hiệu
quả hơn. 8 kênh này được gọi là các kênh con. Bốn TS1 đầu ở cấu trúc đa khung 51 được sử
dụng để báo hiệu cho MS thứ nhất, 4 TS1 tiếp theo cho báo hiệu MS thứ hai ... . Cấu trúc này
được lặp lại định kỳ trên 102 khung TDMA. Lưu ý rằng đường lên và đường xuống dịch
nhau về thời gian, để kênh con SDCCH số 0 ở đường xuống được phát ở các khung 0-3 còn
ở đường lên ở các khung 15-18. Nhờ vậy MS có đủ thời gian để tính toán trả lời cho
SDCCH đường xuống.

3.5.5.3. Sắp xếp tổ hợp (a) (TCH/F + FACCH/F + SACCH/TF)

Để hiểu được cách sắp xếp tổ hợp (a) ta tiếp tục sử dụng kịch bản đã xét trong các phần
trên, trong đó các khe thời gian TS0, TS1 của C0 được dành cho các kênh lôgic điều khiển,
chỉ còn lại các khe TS2 đến TS7 được dành cho các kênh lưu lượng C0 và các tất cả các khe
TS trên C1, C2 (tổng số 22 khe) được sử dụng để truyền tổ hợp (a). Sắp xếp tổ hợp (a) lên
TS2 của C0 được cho trên hình 3.21. Trên hình này ta thấy chu kỳ lặp là 26 khung/120ms.

0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7 Các khung TDMA

T T T T T T T T T T T T AT T T T T T T T T T T T T

T: TCH; S: SACCH; I: IDLE

Hình 3.21. Sắp xếp tổ hợp (a) lên khe TS2 của kênh tần số C0

FACCH cũng được sử dụng cùng với kênh lưu lượng nhưng nó làm việc ở chế độ lấy cắp
và khi này tiếng được thay thế bằng báo hiệu.

3.5.5.4. Một số cấu hình BTS

Dướ đây ta sẽ xét một số cấu hình BTS sử dụng các tổ hợp kênh logic khác nhau, trong
đó TRX ký hiệu cho tổ hợp phát thu.
 BTS dung lượng nhỏ (3xTRX):
-TS0 : tổ hơp (e): FCCH+SCH+BCCH+CCCH+SDCCH/4(0..3) +SACCH/C4(0..3)
- TS1 đến TS7: tổ hợp (a): TCH/F+FACCH/F+SACCH/TF.
 BTS dung lượng trung bình ( 4xTRX chẳng hạn)

158
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

- TS0/C0 : tổ hợp (d): FCCH+SCH+BCCH+CCCH


- TS1/Co : tổ hợp (l): SDCCH/8(0..7)+SACCH/C8(0..7).
- 6xTS/C0 + 8xTSx3/C1,C2,C3 : 32 tổ hợp (a): TCH/F+FACCH/F+SACCH/TF
 BTS dung lượng cao ( chẳng hạn 12xTRX)
- TS0/C0: tổ hợp(a): FCCH+SCH+BCCH+CCCH
- TS1,TS3/C0 : tổ hợp (l): SDCCH/8(0..7)+SACCH/C8(0..7)
- TS2,TS4/C0 : tổ hợp (f): BCCH+CCCH
- 3xTS/C0 + 8xTSx11/C1-11 : 91 tổ hợp (a): TCH/F+FACCH/F+SACCH/TF.

3.6. GIAO DIỆN VÔ TUYẾN CỦA GPRS

GPRS đảm bảo tốc độ số liệu cao hơn nhưng vẫn sử dụng giao diện vô tuyến giống
như GSM (cùng kênh tần số 200 kHz được chia thành 8 khe thời gian). Tuy nhiên bằng
GPRS, MS có thể truy nhập đến nhiều khe thời gian hơn. Ngoài ra mã hoá kênh ở GPRS
cũng hơi khác với mã hoá kênh của GSM. GPRS định nghĩa một số sơ đồ mã hoá kênh khác
nhau. Sơ đồ mã hoá kênh thường được sử dụng nhất cho truyền số liệu gói là Sơ đồ mã hoá
2 (CS-2). Sơ đồ mã hoá này cho phép một khe thời gian có thể mang số liệu ở tốc độ 13,4
kbps. Nếu một ngừơi sử dụng truy nhập đến nhiều khe thời gian, thì tốc độ 40,2 hay 53,6 là
khả dụng đối với người này. Bảng 3.3 liệt kê các sơ đồ mã hoá khác nhau và các tốc độ số
liệu tương ứng đối với một khe thời gian. Hình 3.22 cho thấy quá trình mã hóa, đan xen và
tạo các cụm.
Bảng 3.3. Các sơ đồ mã hoá và tốc độ số liệu cho một khe thời gian của GPRS
Sơ Số Tiêu đề Tốc USF* BSC* Các Tổng Tỷ lệ Đục Các
đồ liệu RLC/MA độ số (Cờ (kiểm bit số bit mã lỗ bit
mã và C và số liệu trạng tra đuôi sau
hóa tiêu liệu kbps thái chuỗi mã
đề đường khối) hóa
RLC lên)
CS-1 22 181 bit 9,05 3 40 4 228 1/2 0 456
byte
CS-2 32 268 bit 13,4 6 16 4 294 1/2 132 456
byte

CS-3 38 312 bit 15,6 6 16 4 338 1/2 220 456


byte
CS-4 52 426 bit 21,4 12 16 0 456 1 0 456
byte

159
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

USF: Uplink Status Flag: cờ trạng thái đường lên, BSC: Block Sequence Check: kiểm tra
chuỗi khối.

Các tiêu đề RLC, Độ dài phụ thuộc vào sơ đồ mã


Khối RLC/MAC USF BCS
MAC và số liệu hóa
Mã hóa xoắn

456, 588 hay 676 bit

Đục lỗ

Khối vô tuyến (456 bit)

Phân đoạn và đan xen

Cụm bình thường Cụm Cụm Cụm Cụm

Hình 3.22. Quá trình mã hóa, đan xen và tạo các cụm.

Các tốc độ giao diên vô tuyến ở bảng 3.3 đảm bảo các tốc độ số liệu khác nhau của
người sử dụng ở giao diện này. Tuy nhiên nhiều lớp cao hơn giao diện vô tuyến cũng tham
dự vào việc truyền dẫn số liệu ở GPRS. Mỗi lớp bổ sung thêm thông tin vào số liệu nhận
được từ lớp trên. Lượng thông tin bổ sung do từng lớp tạo ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố dễ nhận thấy nhất là kích cỡ của gói ứng dụng cần truyền. Đối với một lượng
số liệu cần truyền cho trước, các kích cỡ của gói số liệu ứng dụng nhỏ hơn sẽ dẫn đến thông
tin bổ sung lớn hơn các kích cỡ của gói số liệu lớn hơn. Kết quả là tốc độ số liệu có thể sử
dụng được thấp hơn tốc độ số liệu giao diện vô tuyến từ 20 đến 30 phần trăm.
Như đã nói ở trên sơ đồ mã hoá thường được sử dụng nhiều nhất cho truyền số liệu của
người sử dụng là CS-2. Sơ đồ này đảm bảo hiệu chỉnh lỗi khá tốt ở giao diện vô tuyến. Mặc
dù CS-3 và CS-4 cung cấp thông lượng cao hơn, nhưng chúng nhậy cảm cao với lỗi ở giao
diện vô tuyến. Thực ra CS-4 hoàn toàn không đảm bảo hiệu chỉnh lỗi ở giao diện vô tuyến.
CS-3 và đặc biệt CS-4 đòi hỏi phát lại nhiều hơn ở giao diện vô tuyến, vì thế thông lượng
thực sự hầu như không tốt hơn CS-2.
Mặc dù GPRS sử dụng cùng cơ sở hạ tầng như GSM, việc đưa vào GPRS cũng có
nghĩa rằng phải đưa thêm một số kiểu kênh logic mới và các sơ đồ mã hoá kênh mới áp
dụng cho các kênh logic này (hình 3.23a). Khe thời gian dùng để mang lưu lượng số liệu
hay báo hiệu liên quan đến GPRS được gọi là kênh số liệu gói (PDCH: Packet Data
Channel). Hình 3.23b cho thấy các kênh này sử dụng cấu trúc đa khung 52 khung cho cả báo
hiệu và điều khiển đối lập với cấu trúc đa khung 26 khung cho lưu lượng và 51 khung cho

160
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đièu khiển của GSM. Như vậy đối với một khe cho trước, tại một thời điểm nhất định thông
tin được mang trong khe phụ thuộc vào vị trí của khung trong cấu trúc đa khung 52 khung.
Trong số 52 khung ở cấu trúc đa khung, có 12 khối vô tuyến mang số liệu của người sử
dụng, hai khung để trống và hai khung dành cho hai kênh điều khiển định thời gói (PTCCH:
Packet Timing Control Channel). Các khe thời gian tương ứng của một PDCH của bốn
khung liên tiếp tạo nên một khối vô tuyến. Bằng cách ấn định các khối vô tuyến khác nhau
của một PDCH cho các người sử dung khác nhau nhiều MS có thể chia sẻ một khe thời gian
trên đường xuống và đường lên. MAC chịu trách nhiệm cho việc ấn định này. MS có thể sử
dụng các khung để trống ở cấu trúc đa khung để đo tín hiệu.
Hình 3.23c cho thấy khối vô tuyến bao gồm:
 USF (Uplink Status Flag: cờ trạng thí đường lên): được truyền trong tiêu đề
RLC/MAC trong khối RLC đường xuống để thông báo cho MS tài nguyên đường
lên nào sẽ được sử dụng. Nhiều người sử dụng sẽ được ghép chung trên cùng một
khe thời gian và chỉ được phát khi USF chỉ thị họ đến lượt. MS theo dõi USF trên
kênh PDCH được ấn định và phát các khối vô tuyến trên khối mang giá trị USF
dành cho nó
 Các tiêu đề RLC, MAC và số liệu
 BSC (Block Sequence Check: kiểm tra chuỗi khối): được sử dụng để phát hiện lỗi
của khối số liệu

161
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

c) Khối vô tuyến

USF Các tiêu đề RLC, MAC và số liệu BSC

X: để trống, T: khung sử dụng cho PTCCH, USF: Uplink State Flag: cờ trạng thái đường lên,
BSC: Block Sequence Check: Kiểm tra chuỗi khối

Hình 3.23. Cấu trúc kênh logic và đa khung của giao diện vô tuyến GPRS

Cũng như GSM, GPRS đòi hỏi một số kênh điều khiển.

1. Kênh điều khiển quảng bá gói (PBCCH: Packet Broadcast Control Channel):
PBCCH phát quảng bá ở đường xuống để thông báo cho các MS về thông tin đặc thù cuả
số liệu gói. Nếu kênh PBCCH không được ấn định, thông tin này có thể được truyền ở kênh
BCCH.

2. Kênh điều khiển chung gói (PCCCH: Packet Common Control Channel).
Giống như kênh CCCH ở GSM, kênh này bao gồm nhiều kênh logic. Các kênh logic của
PCCCH gồm:
 Kênh tìm gọi gói (PPCH: Packet Paging Channel): Chỉ sử dụng ở đường xuống,
mạng sử dụng kênh này để tìm gọi MS trước khi tải gói xuống
 Kênh cho phép truy nhập gói (PAGCH: Packet Access Grant Channel): Kênh
đường xuống, được sử dụng để ấn định các tài nguyên cho MS trước khi truyền gói

162
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Kênh thông báo gói (PNCH: Packet Notification Channel): Kênh này đựơc sử dụng
để thông báo đa phương điểm- đa điểm (PTM-M: Point-Multiple Multicast) cho một
nhóm các MS rằng sắp xẩy ra một cuộc truyền gói PTM-M.
 Kênh truy nhập ngẫu nhiên gói (PRACH: Packet Random Access Channel): Chỉ sử
dụng ở đường lên, MS sử dụng kênh này để khởi xướng truyền số liệu hoặc báo hiệu gói

3. Các kênh lưu lượng số liệu gói (PDTCH: Packet Data Traffic Channel)

PDTCH là kênh được sử dụng để truyền số liệu thực sự của người sử dụng trên giao diện
vô tuyến. Nó được ấn định tạm thời cho một MS (hay một nhóm MS trong trường hợp
PTM-M). Tất cả các kênh PDTCH là kênh đơn hướng: hoặc đường lên hoặc đừơng xuống.
Điều này đảm bảo khả năng không đối xứng của GPRS. Một PDTCH chiếm một khe thời
gian và một MS với khả năng sử dụng đa khe có thể sử dụng nhiều kênh PDTCH tại một
thời điểm. Ngoài ra một MS có thể sử dụng số lượng các kênh PDTCH khác nhau ở đừơng
xuống và đừơng lên. Một MS có thể được ấn định nhiều kênh PDTCH ở một hướng truyền
còn ở hướng kia số kênh này có thể bằng không.

4. Các kênh điều khiển dành riêng gói (PDCCH: Packet Dedicated Control Channel)

Giống như GSM, GPRS hỗ trợ một số kênh điều khiển riêng (PDCCH: Packet Dedicated
Control Channel). Trong GPRS, các kênh PDCCH là:
 Kênh điều khiển liên kết nhanh gói (PACCH: Packet Associated Control
Channel). PACCH là một kênh hai chiều dùng để chuyển báo hiệu và các thông tin
giữa MS và mạng trong khi truyền gói. Kiểu thông tin được truyền bởi kênh này là: các
công nhận, điều khiển công suất, ấn định và ấn dịnh lại tài nguyên. Kênh này được liên
kết với một kênh lưu lượng số liệu gói (PDTCH: Packet Data Traffic Channel).
PACCH không được ấn định cố định một tài nguyên. Khi cần gửi thông tin ở kênh
PACCH, một phần số liệu gói của người sử dụng sẽ bị ngừng truyền, rất giống như
trường hợp xẩy ra ở kênh FACCH của GSM. Nếu một MS được ấn định một PDTCH ở
đừơng lên, nó vẫn phải nghe ở khe thời gian tương ứng trên đừơng xuống (kênh
PDTCH đừơng xuống), thậm chí cả khi khe này không được ấn định cho MS. Đặc hiệt
nó phải nghe mọi cuộc truyền PACCH ở đường xuống. Lý do là ở chỗ PACCH có tính
song phương: ở đừơng xuống kênh này được sử dụng để mang báo hiệu cũng như các
công nhận từ mạng.

163
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Kênh điều khiển định thời gói (PTCCH: Packet Timing Control Channel). Kênh
PTCCH được sử dụng để định thời trước cho các MS. Kênh PTCCH/U đường lên
mang thông tin trong các cụm truy nhập ngẫu nhiên để cho phép mang rút ra định thời
trước cho việc truyền dẫn gói từ MS. Kênh PTCCH/D để cập nhật thông tin định thời
trước cho MS.

PCCCH có thể được đặt vào các tài nguyên vô tuyến khác nhau (các khe thời gian khác
nhau) của kênh CCCH. Tuy nhiên việc sử dụng kênh PCCCH là tuỳ chọn. Nếu kênh này
không được sử dụng thì các chức năng liên quan đến GPRS được thực hiện ở kênh CCCH.
Khi một khe nào đó được sử dụng để mang các kênh điều khiển (PBCCH hay PCCCH),
thì khối vô tuyến 0 được sử dụng để mang các kênh điều khiển PBCCH (Packet Broadcast
Control Channel: Kênh điều khiển quảng bá gói) cùng với tối đa ba khối vô tuyến bổ sung
dành cho kênh này. Các khối còn lại được ấn định cho các kênh logic khác như: PPCH hay
PAGCH. Trên dường lên các khối này có thể mang PRACH. Việc sắp xếp các kênh lên các
đa khung được điều khiển bởi phát quang bá các thông số trên kênh PBCCH.

5. Thí dụ về truyền gói khởi xướng từ MS

MS khởi xướng truy nhập bằng cách phát đi một bản tin yêu cầu kênh gói trên PRACH.
PRACH được sử dụng khi PCCH được cung cấp trong một ô. Nếu chỉ có CCH, MS có thể
phát bản tin yêu cầu kênh GSM định kỳ trên RACH để khởi xướng truy nhập gói. GPRS
đảm bảo hai phương pháp truy nhập mạng (hình 3.24):
1. Truy nhập một pha
2. Truy nhập hai pha
MS cần yêu cầu tài nguyên từ BSS. Để truyền số liệu, MS thực hiện yêu cầu truyền số
liệu trên kênh PRACH (hoặc RACH) với chỉ thị TLLI (Temporary Logic Link Identity: nhận
dạng liên kết logic tam thời) và số lượng tài nguyên yêu cầu. Mạng trả lời bằng kênh
PAGCH (hoặc AGCH). Nếu trong trả lời chưá TLLI, thì MS hiểu rằng mạng đã công nhận
yêu cầu.
Trong truy nhập một pha, mạng trả lời truy nhập gói bằng ấn định kênh đường lên để
dành trước tài nguyên cho một hoặc nhiều kênh PDCH cho truyền một số khối vô tuyến
đường lên với TFI_UL (chỉ thị luồng tạm thời đường lên). Tài nguyên dành trước được ấn
định theo yêu cầu tài nguyên trong yêu cầu tài nguyên.
Trong truy nhập hai pha, trước hết MS gửi đi yêu cầu kênh gói, tuy nhiên không chỉ ra số
lượng tài nguyên yêu cầu. BTS gửi trả lời “ ấn định tài nguyên” chỉ thị rằng chỉ một khối
được ấn định. MS gửi “yêu cầu tài nguyên gói” chứa TTLI và số lượng tài nguyên yêu cầu.
Cuối cùng mạng ấn định tài nguyên theo yêu cầu với chỉ thị TFI-UL.

164
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Truy nhập một pha b) Truy nhập hai pha

PCU PCU
Yêu cầu kênh gói Yêu cầu kênh gói
PRACH PRACH
(Packet Channel Request), (TLLI) (Packet Channel Request)
Ấn định kênh gói Yêu cầu kênh gói
PAGCH PAGCH
(Packet Uplink Assignment), (TFI_UL) (Packet Uplink Assignment), (một khối)

Yêu cầu kênh gói


PACCH
(Packet Channel Request), (TLLI)
Ấn định kênh gói
PACCH
(Packet Uplink Assignment), (TFI_UL)

PCU: Packet Contrrol Unit: đơn vị điều khiển số liệu gói,


TLLI: Temporary Logic Link Identity
TFI_UL: Temporary Flow Identity_Uplink: nhận dạng luồng tạm thời đường lên

TFI-UL: Temporary Flow Identity-Up Link: nhận dạng số liệu tạm thời đường lên.
Hình 3.24. Truy nhập và ấn định kênh gói để truyền gói từ MS

3.7. ĐIỀU KHIỂN TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN

3.7.1. Đo
MS phai luôn luôn thực hiện đo. Bình thường khi không có cuộc gọi, MS phải đo
cường độ tín hiệu cũng như chất lượng tín hiệu từ các BTS lân cận để chọn lại ô. Trong quá
trình của một cuộc gọi MS cũng phải đo và liên tục báo cáo kết quả đo cho hệ thống để phục
vụ cho chuyển ô. Đo cường độ tín hiệu và chất lượng thu từ các BTS lân cận được trạm di
động thực hiện khi nó không bận làm các công việc khác, nghĩa là trong khoảng thời gian
giữa phát và thu ở khe thời gian dành cho nó (hình 3.23). Cường độ tín hiệu và chất lượng
thu từ BTS phục vụ trạm di động được đo khi thu ở khe thời gian dành cho MS. MS được
thông báo phải đo các sóng mang BCCH nào thông qua thông tin hệ thống ở SACCH. Để
đảm báo đo đúng BTS cần thiết MS phải xác định được nhận dạng của BTS này. Nhận dạng
của BTS được cho bởi giá trị BSIC đặt trong kênh logic SCH.

165
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

C¸c khung TDMA


§Ó
24 25
trèng
§êng
xuèng 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2
45 MHz

1 1 3 1
3
2 2 2

§êng 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2
lªn
§Ó
24 25
trèng
C¸c khung TDMA

Hình 3.25. Nguyên lý đo trong GSM

được phát trên SCH ở TS0/C0. Vì thế trong thời gian khung rỗi ở đa khung cho TCH (26
khung TDMA), MS phải kiểm tra BSIC (Base Station Identity Code: mã nhận dạng trạm
gốc) của các BTS lân cận. MS chỉ đo cường độ tín hiệu tương ứng với 6 BSIC của các BTS
lân cận.
Các hoạt động khác nhau của MS được ký hiệu ở hình 4.12 như sau: 1) MS thu và đo tín
hiệu ở BTS đang phục vụ nó (TS2); 2) MS phát; 3) MS tín hiệu ở một trong số các ô lân cận;
4) MS đọc BSIC trên SCH (TS0) cho một trong số các ô mạnh nhất. Nếu MS không đồng bộ
với ô mà nó muốn nhận dạng, thì nó không tìm được TS0 mang BCCH. Vì thế nó phải đo ở
khoảng thời gian ít nhất là 8 khe thời gian để đảm bảo xác định chắc chắn TS0 mang BCCH.
MS chỉ đọc TS0 chưa đủ, nó phải tìm được SCH ở khe này. Nhắc lại rằng đa khung chứa
SCH được tổ chức sao cho cứ 10 khung thì có một SCH, vì vậy xác suất MS thu được khung
đúng chứa BSIC chỉ là 10%. Để giải quyết vấn đề này các đa khung TCH trượt so với các đa
khung mang thông tin điều khiển. Để vậy các đa khung TCH chứa 26 khung cần đa khung
điều khiển chứa 51 khung. Điều này có nghĩa là khung IDLE sẽ trượt trên tất cả các kênh
điều khiẻn ở TS0 và cuối cùng nó sẽ gập được SCH.
Các MS phải báo các kết quả đo BTS phục vụ và các BTS lân cận (tới 6 ô) ít nhất là một
lần trong một giây. Báo cáo được thực hiện ở tốc độ ít nhất 130bit/s ở các kênh SACCH.
Kết quả đo được thể hiện ở RXLEV (Received strength Level: mức tín hiệu thu) và
RXQAL (Received Quality: chất lượng thu). Các giá trị đó được đánh số như trong các bảng
3.4 và 3.5.

166
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 3.4 các giá trị đo của RXLEV


RXLEV Dải dBm
1 Thấp hơn -110 dBm
2 -110 đến -109
3 -109 đến -108
4
... …
61 -50 đến 49
62 -49 đến -46
63 Lớn hơn -48

Bảng 3.5. Các giá trị đo RXQUAL

RXQUAL Dải BER (%)


0 Thấp hơn 0,1
1 0,26 đến 0,30
2 0,51 đến 0,64
3 1,0 đến 1,3
4 1,9 đến 2,7
5 3,8 đến 5,4
6 7,6 đến 11,0
7 Lớn hơn 15,0

3.7.2. Điều khiển công suất và TA (Timing Advance: định trước thời gian)

3.7.2.1. Điều khiển công suất

Điều khiển công suất để giảm nhiễu và tăng thời gian làm biệc của acqui (pin) trong MS.
Điều khiển công suất là bắt buộc đối với MS và tùy chọn đối với BTS. BSC yêu cầu điều
khiển công suất tùy theo chất lượng đường truyền. Điều khiển công suất được thực hiện trên
kênh SACCH cứ 460ms một lần. BTS điều khiển công suất trong dải 30 dB với mỗi nấc
điều khiển là 2dB. Công suất MS được thiết lập theo giá trị tuyệt đối đo bằng dBm.

3.7.2.2. TA (định thời trước)

GMS sử dụng sơ đồ đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), vì thế BTS phải thu
các tín hiệu từ các MS ở gần. Đối với các MS ở xa, do trễ truyền sóng các cụm số liệu được
phát đi trong các khe thời gian từ các MS tại các vị trí khác nhau trong ô có thể bị trễ khác
nhau nên chúng có thể chồng lấn lên nhau. Để tránh được điều này cần định thời trước thời
gian (Timung Advance) sao cho các MS ở xa BTS phát sớm hơn các MS gần BTS. Giá trị

167
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cuả TA thường nằm trong khoảng từ 0 đến 63 với mỗi nấc thể hiện định trước một chu kỳ bit
(Tb=1/(270.833.103) 3,69s). Với tốc độ ánh sáng c=300m/s (3.108m/s), một bước TA
tương ứng với thay đổi trong khoảng giữa MS và BTS:
2d TA
TA  d .c  d(TA )  3,69.300 / 2  554m .
c 2
Như vậy các MS nằm trong cự ly nhỏ hơn 554 m không cần TA và cự ly xa nhất cho phép
giữa MS và BTS bị giới hạn bằng 63x554m=34,9km.
Khi kênh dành riêng đã được thiết lập, MS liên tục đo dịch thời giữa cụm được nó phát
đi và cụm được nó thu về và dựa trên đó để đưa ra giá trị điều chỉnh TA trên kênh SACCH
với tốc độ hai lần trong một giây.

3.7.3. Chọn ô (Cell Selection) và chọn lại ô (Cell Reselection)

Chọn ô được thực hiên khi MS lần đầu đăng ký với mạng (bật nguồn hoặc chuyển mạng).
Chọn lại ô là quá trình mà trong đó MS chọn một ô mới để giám sát khi nó đã đăng ký với
mạng và đã cắm trại vào một ô. Cấn lưu ý rằng chọn ô và chọn lại ô do MS tự thực hiện mà
không có sự điều khiển của mạng. Mạng chỉ thực hiện điều này khi MS đã có kênh TCH.
Khi MS chọn một ô mới, nó không thông báo với mạng trừ phi ô mới này thuộc một LA
(vùng định vị) mới.
Có nhiều thông số liên quan đến chọn và chọn lại ô. MS phải đảm bảo rằng nó sẽ nhận
được tín hiệu tốt nhất nhưng không gây ra căng thẳng cho mạng do phải chuyển ô không cần
thiết và không mong muốn.

3.7.3.1. C1

C1 là thông số tổn hao đường truyền được sử dụng để xác định ô mạnh nhất cho chọn ô.
MS sẽ tính toán C1 cho từng BTS và MS chọn BTS có C1 lớn nhất. Các thông số cho trong
bảng 3.4 được sử dụng để tính toán C1.

Bảng 3.4. Các thông số được sử dụng để tính toán C1

RXLEV Cừơng độ tín hiệu thu từ BTS tại MS


RLAM (Receive Level Access Đây là mức thu tối thiểu từ BTS mà MS
Minimum: truy nhập mức thu tối thiểu) cần để có thể truy nhập mạng tại BTS
này
MS Transmit Power Max CCH (Công Đây là công suất cực đại mà MS cần
suất phát MS kênh CCH cực đại) tiếp xúc với mạng
Max RF Output of MS (cống suất phát Đây là công suất cực đại ma MS có thể
cực đại của MS) phát

Công thức để tính toán C1 như sau:

168
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

C1= (A)-Max(B,0) (3.9)


A= RXLEV-RLAM
B=MS Transmit Power Max CCH- Max RF Output of MS

A là giá trị đo bằng dB, thể hiện hiệu số giữa cừơng độ tín hiệu thu và cường độ tín hiệu
tối thiểu cần thiết để MS chọn ô. Nếu RLAM bằng -110 dBm và MS thu được tín hiệu
-90dBm thì A bằng 20dB. A càng lớn thì BTS càng có khả năng được MS chon.
B cần thiết vì MS thu được tín hiệu từ BTS không có nghĩa là nó có đù công suất để phát
tín hiệu đến BTS này. BTS thông báo trên kênh BCCH về công suất cực đại mà MS có thể
sử dụng để phát đến BTS. Nếu MS có thể phát tại công suất này thì không có vấn đề gì. MS
có thể không đủ công suất để đạt đến BTS. Mọi thiếu hụt công suất này của MS phải được
xét đến khi tính toán C1. B là hiệu số giữa công suất cực đại mà MS cần phát để đạt đến
BTS và công suất cực đại mà MS có thể phát. Chẳng hạn nếu công suất mà MS cần để phát
được đến BTS là 27dBm và công suất cực đại mà MS có thể phát là 23dBm, thì B=4dB và
giá trị này làm giàm C1 đi 4dBm.
Tóm lại hai nhân tố ảnh hưởng lên C1 là cường độ tín hiệu thu được tại MS và và khả
năng phát công suất của MS. C1 chỉ được sử dụng để chọn ô.

3.7.3.2. C2.

C2 là thông số được sử dụng để chọn lại ô. Sau khi BTS đã cắm trại tại một ô, nó liên tục
giám sát các ô lân cận. BCCH của ô phát đi một danh sách BA (BCCH Allocation: ấn định
BCCH) cho biết các ô lân cận (các ARFCN: A b s o l u t e R F C h a n n e l N u m b e r ) mà
MS cần giám sat. MS sẽ giám sát cừơng độ tín hiệu của các ARFCN này và chỉ chọn lại một
ô trong danh sách này. MS sẽ tính toán C2 cho từng ô lân cận trong danh sách BA và
chuyển đến ô có C2 cao nhất. Cần nhớ rằng MS tính toán C2 và tự quyết định cắm trại tại ô
nào. Ô mà tại đó MS cắm trại được gọi là ô phục vụ. Nếu ô mới được chọn vẫn nằm trong
cùng LA với ô cũ thì MS không cần thông báo cho mạng. Trái lại MS phải thông báo cho
mạng và thực hiện quá trình cập nhật vị trí (Location Update).
Bảng 3.5 cho thấy các thông số được sử dụng để tính C2.

Bảng 3.5. Các thông số được sử dụng để tính C2.

C1 C1 được tính toán bằng cách sử dụng


RXLEV, RLAM, MS Transmit Power
Max CCH và Max RF Output of MS
CRO (Cell Selection Offset: khoảng Giá trị từ 0 đến 63. Mỗi bước là 2dBm
dịch chọn ô) 90 đến 126 dBm). Giá trị này được cộng
vào C1. CRO càng cao thì BTS càng
hấp dẫn
Penalty Time (Thời gian phạt) Giá trị từ 0 đến 63. Mỗi bứơc là 20 giây
trong thời gian của đồng hồ này,

169
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Temporary Offset sẽ trừ vào C1. Vì thế


thời gian định thời làm giảm hấp dẫn
của BTS
Temporary Offset (dịch trễ) Giá trị từ 0 đến 7. Mỗi bước là 10 dBm
(0 đến -70 dBm). Gia trị này được trừ
vào C1.

Công thức để tinh C2 như sau:

C2=C1+CRO-(Temp_OffsetH) (3.10)

H= 1 nếu MS giám sát một ô trong thời gian ngắn hơn Penalty Time
H=0 nếu MS giám sát một ô trong thời gian dài hơn Penalty Time
H=0 nếu ô là ô phục vụ (ô mà MS hiện đang cắm trại).

CRO càng cao thì BTS càng hấp dẫn. Mạng có thể gán giá trị CRO cho một ô mà nó
muốn khuyến khích MS chọn lại. Mạng làm như vậy để giảm tải lên các ô khác trong thời
gian lưu lượng cao hoặc buộc MS vào một băng tần nào đó. Danh sách ô lân cận là danh
sách của 6 ô mạnh nhất mà MS có thể thấy. MS sẽ phát RXLEV đo được từ các ô này đến
BTS phục vụ trên kênh SACCH đi kèm với SDCCH hay TCH. BSC sử dụng các kết quả đo
này để quyết định chuyển giao
Thông số Temp_Offset (dịch trễ) làm trễ chọn lại ô để đảm bảo răng MS đã chắc chắn
nằm trong vùng phủ của ô mới nhằm tánh hiện tương ping-pong (bật đi bạt lại). Để hiểu
được vai trò của Temp_Offset ta xét thí dụ sau cho hai ô A và B, trong đó ô A là ô đang
phục vụ con ô B là ô mà MS dự định chọn lại. Các bảng 3.6 và 3.7 cho thấy thí dụ tính toán
C1 và C2 cho hai BTS A và B. Theo thời gian, MS dịch chuyển ngày càng xa ô A và tiến
gần đến ô B. Để đơn giản ta giả thiết rằng MS có thê phát công suất cực đại và không ô nào
sử dụng CRO.

Bảng 3.6. Tính C1 và C2 cho ô A


ÔA
Thời gian RXLEV RLAM C1 Thời gian Temp-Offset C2
(s) (dBm) (dBm) (dBm) phạt (s) (dBm) (dBm)
0 -72 -110 38 0 áp dụng 0 áp dụng 38
10 -78 -110 32 0 áp dụng 0 áp dụng 32
20 -85 -110 25 0 áp dụng 0 áp dụng 25
30 -69 -110 21 0 áp dụng 0 áp dụng 21
40 -92 -110 18 0 áp dụng 0 áp dụng 18
50 -100 -110 10 0 áp dụng 0 áp dụng 10
60 -110 -110 0 0 áp dụng 0 áp dụng 0

Bảng 3.7. Tính C1 và C2 cho ô B

170
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

ÔB
Thời gian RXLEV RLAM C1 Thời gian Temp- C2
(s) (dBm) (dBm) (dBm) phạt (s) Offset (dBm)
0 -120 -110 -10 … … …
10 -110 -110 0 40 20 -20
20 -102 -110 8 30 20 -12
30 -95 -110 15 20 20 -5
40 -87 -110 23 10 20 +3
50 -83 -110 27 0 0 27
60 -75 -110 35 0 0 35

Dưới đây ta sẽ phấ tích các kết quả tính C1 và C2 trong các bảng trên dẫn đến ô B được MS
chọn lại thay cho ô A.

Giây 0. MS cắm trại tại ô A. MS tính toán giá trị C2=32 dBm. Vì RXLEV đối với ô B
không vượt quá RLAM, C1 (và C2) đối với ô B đều thấp hơn 0. MS sẽ không chọn lại ô có
C2 thấp hơn 0
Giây 10. RXLEV đối với ô B đạt đến RLAM. MS khởi động định thời và đặt B vào danh
sách ô lân cận mạnh nhất. Thời gian phạt cho ô B là 40s, vì thế trong 40 s đầu tiên này B
nằm trong danh sách ô lân cận mạnh nhất và MS sẽ tính toán cho C2 cho ô B với
Temp_Offset=20dBm. Khi này ta được C2=-20dBm
Giây 20. C2 cho ô A giảm còn 25 dBm trong khi đó C2 cho ô B chỉ tăng đến -12dBm. Ô A
vẫn còn hấp dẫn
Giây 30. C2 cho ô A giảm còn 21 dBm, C2 cho ô B tăng đến -5dBm.Ô A vẫn hấp dẫn
Giây 40. C2 cho ô A giảm còn 18 dBm, C2 cho ô B tăng đến +3 dBm. Ô A vẫn hấp dẫn.
Lưu ý rằng nếu không sử dụng Temp_Offset, C2 cho ô B sẽ là 23dBm.
Giây 50. Tại thời điểm nay thời gian phạt cho ô B đã hết (bằng 0). C2 cho ô A giảm còn 10
dBm, C2 cho ô B tăng lên 27 dBm và MS sẽ chọn lại ô B.
Temp_Offset (dịch thời) được sử dụng để ngăn không cho MS chọn lại một ô ngay khi
nhìn thấy nó. Điều này thường gập trong các ô pico. Dịch thời buộc MS phải nằm trong
vùng phủ của một ô trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chọn lại nó, hay phải đủ
gần BTS này sao cho mức RXLEV vượt quá một giá trị dịch âm.

Dưới đây ta xét một số thông số khác được sử dụng cho chọn ô và chọn lại ô.

CRH (Cell Reselection Hysteresis: trễ chọn lại ô). Khi CRH chọn lại một ô mới, nó không
cần thông báo cho mạng trừ phi thay đổi vùng định vị (LA). Khi MS chuyển vào một vùng
định vị mới, nó phải thực hiện cập nhật vùng định vị (LA). Tuy nhiên khi MS chuyển dịch
dọc biên hai LA, nếu nó chọn ngay một ô mới trong LA mới, có thể xẩy ra trường hợp bật
đi bật lại (ping pong) giữa hai LA và điều này tiêu phí băng thông do báo hiệu quá nhiều.

171
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để tránh hiện tượng này, CRH được sử dụng. Cũng giống như Temp_Offset, CRH sử dụng
cho tính toán C2 khi ô mong muốn nằm trong một LA khác.
CBA (Cell Bar Access: cấm truy nhập ô). CBA có gía trị bằng 0 hoặc 1 được phát trên
kenh BCCH. Nếu CBA được đặt bằng 1 thì MS không được chọn ô này. CBA được sử dụng
cho ô dạng dù đê dùng cho trường hơp lưu lương cao. Chỉ có mạng mới có quyền điều khiển
truy nhập đến ô này.
CBQ (Cell Bar Qualifier: phân loại cấm ô). Giá trị này giống như CBA nhưng áp dụng
cho chọn lại. CBQ được đặt vào 1 khi ô này không được phép chọn lại. Nếu CBQ được đặt
bằng 0 có nghĩa là ô này được phép chọn lại.

3.7.4. Chuyển giao

Chuyển giao là quá trình xẩy ra khi MS đang có cuộc gọi hoặc đang tiến hành cuộc gọi ở
một kênh lưu lượng hoặc kênh riêng trong dó lưu lượng cần chuyển sang một kênh khác.

3.7.4.1. Nguyên nhân chuyển giao

Tồn tại các nguyên nhân chuyển giao sau đây:


1. Chất lượng thu giảm đáng kể do MS rời xa vùng phủ sóng của ô phục vụ, chuyển
giao này được gọi là chuyển giao cứu hộ (Rescue Handover).
2. Mặc dù ô đang phục vụ vẫn đảm bảo thông tin nhưng chuyển giao sang ô tốt hơn để
tối ưu mức nhiễu, chuyển giao này được gọi là chuyển giao giới hạn (Confinement
Handover).
3. Chuyển giao được thực hiện khi lưu lượng ở ô đang phục vụ đã ứ nghẽn tuy nhiên các
ô lân cận còn cho phép lưu lượng, chuyển giao này được gọi là chuyển giao lưu lượng
(Traffic Handover).

3.7.2.2. Các tiêu chuẩn chuyển giao

Các tiêu chuẩn chuyển giao phụ thuộc vào các nguyên nhân chuyển giao nói trên, ngoài ra
các tiêu chuẩn này cũng chứa một số thông tin để dự đoán điều gì sẽ xẩy ra khi có hoặc
không có chuyển giao tới ô đích.
Chuyển giao cứu hộ được thực hiện dựa trên ba tiêu chuẩn: tỷ số lỗi truyền dẫn, tổn hao
đường truyền và trễ đường truyền (xuất hiện ở vùng nông thôn khi sử dụng ô kích thước
lớn). Cả trạm di động lẫn BTS thường xuyên đo chất lượng truyền dẫn và mức thu. Trạm di
động phát các kết quả đo đến BTS với tốc độ một hoặc hai lần trong một giây.

172
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tiêu chuẩn cơ bản cho chuyển giao giới hạn là chất lượng truyền dẫn so với các ô lân
cận. Do rất khó nhận được thông tin này nên thường thì chuyển giao dựa trên tổn hao đường
truyền so vơí các ô lân cận. Trong thực tế chỉ có tổn hao đường xuống là được đo và nó
được coi như là tương đương với tổn hao đường lên.
Tiêu chuẩn cho chuyển giao lưu lượng là thông tin về tải của các BTS, (thông tin này
được MSC và BSC biết). Chuyển giao lưu lượng chỉ nói lên số lượng MS cần chuyển giao
còn MS nào phải chuyển giao thì lại phụ thuộc vào các tiêu chuẩn nói trên dựa trên các kết
quả đo.
Dưới đây là các thông số được xét đến trong quá trình quyết định chuyển giao:
 Công suất cực đại của:
- trạm di động,
- trạm BTS phục vụ
- các trạm BTS của các ô lân cận.
 Các số liệu đo ở thời gian thực do MS thực hiện:
- chất lượng truyền dẫn đường xuống (tỷ số bit lỗi ),
- mức thu đường xuống ở kênh hiện thời,
- các mức thu đường xuống từ các ô lân cận.
 Các số liệu đo ở thời gian thực do BTS thực hiện:
- chất lượng truyền dẫn đường lên (tỷ số bit lỗi)
- mức thu đường lên ở kênh hiện thời,
- định trước thời gian.
 Lưu lượng: dung lượng ô và tải.

3.7.4.3. Các tiêu chí để chuẩn bị chuyển giao

Chuyển giao trong GSM được tiến hành theo ba bước sau:
1. Xử lý các kết quả đo tại BSS và phân tích ngưỡng
2. Giải thuật quyết đinh chuyển giao của BSS
3. Giải thuật chọn MSC
dựa trên kết quả đo do MS cung cấp trên kênh SACCH và trên kết quả đo được chính BTS
thực hiện bao gồm:
1. Các giá trị đo tại MS trên đường xuống: RXLEV, RXQUAL, của BCCH lân cận
2. Các giá trị đo của BTS trên đường lên: RXLEV, RXQUAL, khoảng cách và nhiễu
trong các khe không bị chiếm

173
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đo thực hiện tại BTS (trường hợp BTS đã phát công suất cực đại)

1. Tín hiệu thu đường lên từ MS thấp hơn ngưỡng:


RXLEV_UL<L_RXLEV_UL_H
2. Chất lượng tín hiệu thu đường lên từ MS thấp hơn ngưỡng
RXQUAL_UL<L_RXQUAL_UL_H
3. Khoảng cách giữa MS và BTS
Thông số định thời trước thích ứng > MAX_MS_RANGE

Đo thực hiện tại MS (trường hợp MS đã phát công suất cực đại)

1. Mức tín hiệu đường xuống thu từ ô phục vụ thấp hơn ngưỡng
RXLEV_DL<L_RXLEV_DL_H
2. Chất lượng tín hiệu đường xuống thu từ ô phục vụ thấp hơn ngưỡng
RXQUAL_DL<L_RXQUAL_DL_H
3. Mức tín hiệu đường xuống thu được từ ô lân cận n
RXLEV_NCELL(n)>RXLEV _MIN(n)

Trong đó:
RXLEV_UL là mức tín hiệu thu đường lên
RXLEV_DL là mức tín hiệu thu đường xuống
RXQUAL_UL là chất lượng thu đường lên
RXQUAL_DL là chất lượng thu đường xuống
RXLEV_NCELL(n) là mức tín hiệu thu từ ô lân cận n (MS có thể đo tín hiệu thu từ 16 ô lân
cận)
L_RXLEV_DL_H là ngưỡng RXLEV trên đường xuống để bắt đầu quá trình chuyển giao.
Thường nằm trong giải từ -100 đến -73 dBm
L_RXLEV_UL_H là ngưỡng RXLEV trên đường lên để bắt đầu quá trình chuyển giao.
Thường nằm trong giải từ -100 đến -73 dBm
L_RXQUAL_DL_H là ngưỡng RXQUAL trên đường xuống để bắt đầu quá trình chuyển
giao.
L_RXQUAL_UL_H là ngưỡng RXQUAL trên đường lên để bắt đầu quá trình chuyển giao
RXLEV _MIN(n) là mức tín hiệu thu tối thiểu của một ô lân cận mà tại đó chuyển giao đến
ô lân cận được phép.
MAX_MS_RANGE là khoảng cách cực đại giữa MS nằm trong dải từ 2km đến 35km

Để tranh hiên tượng ping-pong (bật đi bật lại) phải trễ quyết định chuyển giao bằng cách
sử dụng giá trị dự trữ chuyên giao HO_MAGIN= 3-10dB trong hoạt động bình thường và
lên đến 30dB trong thành phố để chống che tối.

174
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.7.5. Nhẩy tần

Khả năng nhẩy tần được người khai thác mạng sử dụng hoặc trên toàn bộ mạng hoặc một
phần mạng. Mục đích chính của tính năng này là đảm bảo sự phân tập ở đường truyền dẫn
(đặc biệt tăng hiệu qủa của mã hoá kênh và ghép xen đói với MS chuyển động chậm) và
trung bình hoá tỷ số tín hiệu trên nhiễu (C/I) để dảm bảo tỷ số này lớn hơn mức ngưỡng.
Nguyên lý nhẩy tần như sau, ở một khe thời gian trạm di động phát ở một tần số, sau đó nó
chuyển sang phát ở tần số khác ở khe thời gian sau ... Nhẩy tần số xẩy ra giữa các khe thời
gian với tốc độ 217 lần trong một giây. Các tần số phát và thu luôn luôn song công (chẳng
hạn cách nhau 45 MHz cho dải tần 900 MHz) nghĩa là các đường lên và đường xuống sử
dụng cùng một chuỗi nhẩy tần. Chuỗi nhẩy tần trong một ô hoàn toàn trực giao nghĩa là
không xẩy ra va chạm giữa các thông tin. Các chuỗi này cũng độc lập đối với các ô đồng
kênh (sử dụng cùng tập tần số).
Lưu ý rằng kênh vật lý chứa BCCH không nhẩy và các khe khác nhau nhẩy khác nhau.
Kịch bản nhẩy tần được minh hoạ ở hình 3.26 như sau. Giả sử ô sử dụng ba kênh tần số
trong băng tần 900 MHz: 1) C0 với cặp tần số đường xuống và đường lên là f1 và
f'1=f1+45MHz; 2) C1 với cặp tần số đường xuống và đường lên là f4 và f'4=f4+45MHz; 3)
C2 với cặp tần số đường xuống lên là là f7 và f'7=f7+45MHz. Đầu tiên BTS thu khe TS3 trên
tần số đường lên của C0: f1=f1. Sau đó BTS phát tại tần số đường xuống của C0: f'=
f1+45MHz. MS sau khi thu tại khe TS3 trên tần số f'1 nó thực hiện đo công suất tại các ô lân
cận (điều chỉnh lên kênh tần số D0 chứa BCCH và SCH của kênh lên cận). Sau đó MS phát
trên khe TS3 nhưng của kênh tần số C2 tại tần số f7. BTS thu tại TS3 của tần số này rồi phát
xuống trên khe TS3 của kênh tần số tại tần số f'7=f7+45 MHz. Sau khi thu tại khe TS3 của
tần số này, MS chuyển sang đo công suất kênh lân cận tại kênh E0 chứa BCCH và SCH. Sau
đó nó phát tại TS3 của kênh tần số C2 trên tần số f7 .....

175
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đường xuống (Ô đang phục vụ)


RX
C0(f’1) 0 1 2 3 4 5 6 7

C1(f’4)
RX RX
C2(f’7) 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3

Đường lên (Ô đang phục vụ)


TX
C0(f1) 0 1 2 3 4 5 6 7

C1(f4)
TX
C2(f7) 0 1 2 3 4 5 6 7

Đường xuống (Các ô lân cận)

D0

E0

Hình 3.26. Nhẩy tần (nhìn từ MS)

3.8. TRUYỀN DẪN TRONG GSM

Có thể coi truyền dẫn bên trong GSM được giới hạn giữa nơi mà tiếng là một tín hiệu âm
thanh và mạng ngoài hay giữa TAF (Terminal Adaptation Function: chức năng thích ứng
đầu cuối và IWF (Interworking Function: chức năng tương tác) đối với truyền số liệu hay.
IWF là tập hợp các chức năng thực hiện các thích ứng cần thiết giữa GSM và các mạng bên
ngoài. Chức năng IWF rất hạn chế đối với đấu nối tiếng với PSTN hoặc các số liệu cơ bản
với ISDN. Tuy nhiên ở các trường hợp khác, chẳng hạn FAX chức năng này rất phát triển.
IWF là một chức năng nằm ở một nơi nào đó giữa MSC và mạng bên ngoài. IWF có thể là
một bộ phận nằm trong MSC hoặc nằm riêng

3.8.1. Các dịch vụ kênh mang và các dịch vị xa trong GSM

Mạng thông tin di động phải có khả năng cung cấp các dịch vụ giống như mạng cố định. Có
thể chia các dịch vụ này thành 3 loại: các dịch vụ xa (Teleservice), các dịch vụ kênh mang
176
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Bearer Service) và các dịch vụ bổ sung (Supplementary Service). Dịch vụ xa đảm bảo
truyền dẫn đầu cuối đầu cuối bao gồm cả thiết bị đầu cuối còn dịch vụ kênh mang đảm bảo
truyền dẫn tín hiệu giữa hai giao diện mạng (xem hình 3.27).
Trong phần này ta xét các dịch vụ kênh mang và các dịch vụ xa.

Dịch vụ xa

Dịch vụ kênh mang

Mạng quá Mạng kết


GSM PLMN
giang cuối
TE TE

Hình 3.27. Các dịch vụ kênh mang và dịch vụ xa trong GSM

3.8.1. Cấu trúc các trạm di động

Cấu hình tham khảo của MS được cho ở hình 3.28. MS được chia thành MT (đầu cuối di
động) và các tổ hợp khác nhau của bộ thích ứng tốc độ (TA) và thiết bị đầu cuối (TE) phụ
thuộc vào hình loại dịch vụ được cung cấp. MT0 là thiết bị di động kết hợp cả đầu cuối số
liệu và tiếng. MT1 cho phép thiết bị đầu cuối hoặc đầu trực tiếp (TE1) hoặc qua TA (TE2:
không phải là thiết bị ISDN) thông qua giao diện ISDN S.
MT2 kết hợp chung TA và MT vào một khối. Các dịch vụ mang được cung cấp tại điểm
tham khảo S hay R (qua điểm 1 và 2 trên hình 3.28), còn các dịch vụ xa được cung cấp tại
các giao diện của TE (qua điểm 3 trên hình 3.28).

177
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tr¹m di ®éng (MS)

KÕt hîp ®Çu cuèi


sè liÖu vµ tiÕng 3 MT0

§Çu cuèi sè liÖu TE1 MT1


3
vµ di ®éng tiÕng
1
DTE seri ITU-T
V. hay X. víi bé TE2 TA MT1
3
thÝch øng ®Çu
cuèi di ®éng
2
S

DTE seri ITU TE2 MT2


V. hay X. 3

R Um
Ký hiÖu:
MT: Mobile Terminal = §Çu cuèi di ®éng
TE1: Terminal Equipment 1 = ThiÕt bÞ ®Çu cuèi giao diÖn ISDN
TE2: Terminal Equipment 2 = ThiÕt bÞ ®Çu cuèi kh«ng cã giao diÖn ISDN (V., X.)
TA: Terminal Adapter = Bé thÝch øng ®Çu cuèi
Um: Giao diÖn v« tuyÕn, ®iÓm tham kh¶o
R/S: §iÓm tham kh¶o ISDN/ kh«ng ISDN

Hình 3.28. Cấu hình tham khảo của MS

3.8.2 Truyền dẫn bên trong GSM

Có thể chia đường truyền dẫn bên trong GSM thành các đoạn sau đây ((hình 3.29):
 Trạm di động
 Từ trạm di động đến trạm gốc.
 Từ trạm gốc BTS đến bộ chuyển đổi mã (TRAU: Transcoder Rate Adaptation Unit)
 Từ TRAU đến MSC (hay IWF).
Trong đó TRAU có thể được đặt ở các vị trí khác nhau (hình 3.30). TRAU là một đơn vị
chuyển đổi tóc độ số liệu. Các chuyển mạch MSC chuyển mạch tại tốc độ 64kbps, trong khi
đó một kênh thoại toàn tốc trong GSM chỉ sử dụng tốc độ 13 kbps vì thế cần TRAU để
chuyển đổi tóc đọ giữa phái MSC và phía MS. TRAU thực hiện chuyển đổi tốc độ 16 kbps
(bao gòm tốc độ thoại MS và tốc độ tín hiệu điều khiển) vào tốc độ 64kbps phía MSC.

178
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HLR AuC
PSTN
SMS-SC Mạng GSM GMSC ISDN
PDN
PLMN
CBC
EIR

MSC VLR

TRAU: Transcoder Rate Adaptation Unit:, SMS-


TRAU SC: Short Message Service Center, CBC: Cell
Broadcast Center

BSC

MS

MS BTS BTS

MS

Hình 3.29. Mô hình truyền dẫn trong GSM

3.8.2.1. Truyền dẫn tiếng trên đoạn từ BTS đến TRAU

Trên đoạn này nếu TRAU đặt xa (đặt ở BSC chẳng hạn) sẽ có thêm báo hiệu bổ sung vào
tiếng (báo hiệu trong băng) để truyền các thông tin điều khiển TRAU từ bộ điều khiền
chuyển đổi mã từ xa RTH (Remote Transcoder Handler) đặt ở BTS đến TRAU ở BSC. Sẽ
có 60 bit bổ sung vào 260 bit tiếng trong 20ms, nâng tổng số bit trong 20ms lên 320bit và
tốc độ của luồng số cho mỗi kênh sẽ đạt 16 Kbit/s. Trong số 60 bit bổ sung sẽ có 4 bit để
trống để phân cách giữa các khung 20ms, như vậy trong một khung 20ms chỉ có 316 bit
mang thông tin.

179
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

BSC
BSC MSC
BTS TRAU
VLR

MSC
BTS BSC TRAU
VLR

TRAU MSC
BTS BSC
VLR

Giao diện Abis Giao diện A Phía hạ tầng

Truyền dẫn 16 kbps


Truyền dẫn 64 kbps

Hình 3.30. Các vị trí đặt TRAU

Nội dung của một khối 20ms/316bit trong trường hợp được cho ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Nội dung của mỗi khối 20ms ở luồng 16 Kbit/s
Số lượng bit Số lượng bit
ở khung của ở khung của
đường lên đường xuống
Đồng bộ khung 35 35
Phân biệt giữa tiếng số liệu, toàn tốc và 5 5
bán tốc
Đồng bộ thời gian 6 6
Chỉ thị khung xấu 1
Chế độ DTX 1 (ở pha 1
không có)
Các thông tin khác 3 (SID+TAF) 1 (SP)
Khối tiếng 260 260
Dự trữ 5 (6 ở pha 1) 9

180
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Lưu ý đường lên là đường theo chiều truyền dẫn xuất phát từ trạm di động MS, còn
đường xuống là đường theo chiều truyền dẫn đến MS. Vậy ở bảng trên đường lên là đường
từ BTS đến BSC, còn đường xuống theo chiều ngược lại. Ta xét một số các thông tin bổ
sung ở bảng trên.

Đồng bộ
Đồng bộ khung để xác định khởi đầu của mỗi khung 20ms.

Đồng bộ thời gian


Để đồng bộ pha giữa BTS và TRAU.

Chất lượng thu


Khi một khung được thu xấu hay bị lấy cắp bởi FACCH, TRAU thay khung này bằng
khung trước đó, chỉ thị khung xấu BFI (Bad Frame Indicator) được sử dụng cho mục đích
này. Nếu bộ giải mã kênh phát hiện lỗi trong khung quá lớn (khung tồi) BTS sẽ gửi chỉ thị
khung xấu BFI= 1 đến TRAU và thay cho khung xấu này TRAU sẽ phát lại khung trước đó.
Trường hợp mất nhiều khung liên tiếp phải dừng phát để báo cho người sử dụng truyền dẫn
bị gián đoạn.
Các bit thông tin SID (Silence Description: chỉ thị im lặng) và SP (Speech Flag: cờ tiếng)
liên quan đến chế độ phát không liên tục DTX (Discontinuos Transmission), dưới đây ta xét
chế độ này.

Phát không liên tục DTX


Trong một cuộc hội thoại bình thường hai người sử dụng nói luân phiên nhau, vì vậy mỗi
phía truyền dẫn chỉ chiếm 50 % thời gian. DTX cho phép chỉ bật máy phát cho các khung
chứa thông tin hữu ích, nhờ vậy:
 Có thể kéo dài thời hạn sử dụng acqui hoặc sử dụng acqui nhỏ hơn ở MS.
 Giảm được mức nhiễu gây ra ở cả đường lên lẫn đường xuống.
Hoạt động DTX được thực hiện ở các bộ điều khiển DTX và bao gồm các chức năng sau:
 Bộ phát hiện tích cực tiếng VAD (Voice Activity Detector) ở phía phát.
 Đánh giá tạp âm nền ở phía phát để gửi các thông số đặc trưng đến phía thu.
 Tạo ra tạp âm dễ chịu ở phía thu khi ngừng phát.

181
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Vì các đường truyền từ phía BTS đến TRAU chỉ đòi hỏi tốc độ 16kbps, nên có thể sử
dụng các bộ ghép kênh con để ghép 4 kênh thoại vào một khe thời gian 64kbps của luòng
2Mbps. Như vậy tối đa một luồng 2Mbps có thể truyền được 4x30=120 kênh thoại (nếu
không xét đến việc phải sử dụng một số khe cho các tín hiệu điều khiển).

3.8.2.2. Truyền dẫn số liệu

Đối với truyền dẫn số liệu bên trong mạng GSM có thể coi mạng này như là một DTE
phân bố, còn mạng bên ngoài như là DCE (hình 3.31) . Các giao tiếp DTE/DCE được thực
hiện ở các TAF và TRAU và IWF.

MAP
PLMN khác HLR AuC EIR
MA

MSC cổng PSTN/PDN


P
P

A
M

A IWF

MSC
VLR

BSC
BSC Ab
is

BTS BTS BTS BTS

Um

S R

TAF DTE
MS
MS

PLMN: Public Land Mobile Network: Mạng di động công cộng mặt đất
PSTN: Public Switched Telephone Network: Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
PDN: Packet Data Network: Mạng số liệu gói
Hình 3.31. Mô hình truyền số liệu trong GSM

182
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong GSM PLMN, lưu lượng số liệu đi qua các giao diện khác nhau có các tốc độ bit
cho qua khác nhau. Chẳng hạn giao diện không gian hỗ trợ tốc độ đến 12,0 kbps, giao diện
A hỗ trợ đến 64 kbps. Thích ứng tốc độ (RA) đảm bảo thích ứng tốc độ cho các giao diện
khác nhau. Để xây dựng các giao diện này GSM đã cải tiến khuyến nghị ITU-T V.110 thành
các đặc tả trong GSM TS 04-21. Phần dưới đây ta sẽ trình bầy các chức năng RA.

1. Chức năng thích ứng tốc độ (RA)

Sơ đồ thích ứng tốc độ cho đấu nối số liệu trong suốt (T: Transparent) và không trong
suốt (NT: Nontransparent) được cho ở các hình 3.32 và 3.33. Trong trường hợp thứ hai,
thông tin được phát lại mỗi khi đầu cuối phía kia thu được số liệu sai.

S
RA2 RA1'/RA1 F F RA1'/RA1 RA2
64 8 6 E 6 8 64
E RA2
64 16 12 C 12 16 64
C
DTE 1 TAF/MS BSS
Synch MSC
RA1' F F RA1'/RA1 RA2
£ 2,4 3,6 3,6 8 64
E E
4,8 6 6 8 64
C
9,6 12 C 12 16 64
DTE 2 TAF/MS BSS
Asynch MSC
F 3,6RA1'/RA1 RA2
£ 2,4 2,4 3,6 F 8 64
4,8 E E 6 8
4,8 6 64
9,6 12 C C 12 8 64
9,6
DTE 3 TAF/MS BSS
MSC

FEC: Forward Error Code: Mã sửa lỗi trước


Hình 3.32. RA cho kết nối số liệu trong suốt

183
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S
RA2 RA1 R RA1' F F RA1'/RA1 RA2
64 8 4,8 L 4,8 6 E E 6 8 64
9,6
64 16 P 9,6 12 C C 12 16 64
DTE 1 TAF/MS BSS MSC
Synch
£ 2,4 2,4 R RA1' F F RA1'/RA1 RA2
4,8 4,8 L 4,8 6 E E 6 8 64
9,6 9,6 P 9,6 12 C C 12 16 64
DTE 2 TAF/MS BSS
Asynch MSC
£ 2,4 2,4 R RA1' F F RA1'/RA1 RA2
4,8 4,8 L 4,8 6 E E 6 8 64
9,6 9,6 P 9,6 12 C C 12 16 64
DTE 3 TAF/MS BSS
MSC

Hình 3.33. RA cho kết nối số liệu không trong suốt (NT: Non Trasparent)

RA0
RA0 được sử dụng để biến đổi só liệu dị bộ từ TE và số liệu đồng bộ và ngược lại. Truyền
dẫn đồng bộ cần thiết vì bản chất của chuyển mạch kênh ở giao diện không gian và PLMN.
RA1
RA1 là chức năng thích ứng tốc độ trung gian để chuyển đổi vào tốc độ đầu ra của RA0
hoặc luồng số đồng bộ của người sử dụng vào 8 hoặc 16 kbps bằng cách lặp bit và bổ sung
khung và ngược lại.

RA2
RA2 biến dổi các tốc độ trung gian 8 hoặc 16 kbps vào 64 kbps và ngược lại. Đây là tốc độ
biến đổi cuối cùng. Số liệu sau biến đổi được đưa đến thiết bị đầu cuối hoặc giao diện A.
RA2 thường được thực hiện bằng cách ghép vài luồng 8 hay 16 kbps.
RA1'
RA1' chuyển đổi các tốc độ luồng số liệu người sử dụng đồng bộ hay đầu ra của RA0 vào
các tốc độ cho giao diện không gian đồng thời bổ sung thêm một số bit điều khiển và chuyển
đổi ngược lại. Các tốc độ số liệu đồng bộ gồm 2,4; 4,8 và 9,6 kbps trở thành 3,6; 6 và 12
kbps.

2. Giao thức chuyển tiếp lớp 2 (L2R)

L2R (Layer 2 Relay) đóng vai trò chuyển tiếp giữa giao thức không trong suốt của người
sử dụng (NTP: Nontransparent Protocol) và giao thức liên kết vô tuyến (RLP: Radio Link

184
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Protcocol) của GSM (hình 3.34). L2R sử dụng các dịch vụ do RLP cung cấp để truyền thông
tin về giao thức này giữa MS và IWF. L2P được đặt trong TAF và IWF.

L2R L2R

NTP RLP RLP NTP

PHY PHY

TAF IWF

Hình 3.34. Giao thức L2R.

GSM đặc tả giao thức L2R cho hai giao thức sau. L2RBOP cho LAPB (LAPB. Link
Access Procedure Balanced: thủ tục truy nhập liên kết cân bằng sử dụng cho X.25
DTE) và fax không trong suốt và L2RCOP (L2R Character Oriented Protocol) cho giao
thức khởi/dừng.

3.9. TRUY NHẬP MẠNG SỐ LIỆU TỪ GSM

Trong hầu hết các trường hợp, đầu cuối số liệu GSM cần có một phiên số liệu với mạng
khác. Để đạt được kết nối này, GSM PLMN đảm bảo truy nhập đến các mạng gói như:
CSPDN (Circuit Switched Public Data Network: Mạng số liệu công cộng chuyển mạch
kênh), PSPDN (Packet Switched Public Data Network: Mạng số liệu công cộng chuyển
mạch gói) và ISDN. GSM PLMN là một mạng khác với các mạng chuyển mạch gói này
và để kết nối với nó cũng cần có IWF. GSM đã đặc tả các trường hợp truy nhập sau:
d) GSM PLMN đến/từ PSPDN
e) GSM PLMN đến/từ ISDN
f) GSM PLMN đến/từ CSPDN

Trong phần này ta sẽ chỉ xét trường hợp đầu (GSM PLMN đến PSPDN) được sử dụng
phổ biến hiện nay.
PSPDN là một mạng gói như: mạng Internet công cộng hoặc X.25. Đặc tả GSM định
nghĩa truy nhập đến PSPDN trong GSM TS 09.05. Truy nhập có thể thực hiện qua PAD
(Packet Assembler Disassembler: Bộ đóng tháo gói) hoặc PH (Packet Handler: Bộ xử lý
gói). PAD được sử dụng cho các đầu cuối không hỗ trợ giao thức gói hoặc chỉ được hỗ trợ ở

185
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phương khởi xướng di dộng. PAD nhận các luồng ASCII từ các đầu cuối và chuyển đổi
chúng và các giao thức PSPDN (chẳng hạn IP hay X.25). ITI-X.28 định nghĩa các thủ tục
điều khiển để thiết lập các kết nối đến PAD và có thể sử dụng để thiết lâp kết nối dị bộ. Mặt
khác PH được truy nhập bởi đầu cuối có giao thức gói như ITU-T X.32. Ưu điểm của truy
nhập PH là cuộc gọi có thể khởi xưởng cả bởi di động lẫn kết cuối ở di động.
GSM định nghĩa hai kiểu truy nhập cho cả PAD lẫn PH để làm truy nhập cơ sở để nhà
khai thác lựa chọn.

1. Truy nhập cơ sở

Truy nhập cơ sở là truy nhập vào cửa quay số (Dial-in) trong PSPDN. Cửa Dial-in có địa
chỉ E.164, thuê bao phải quay số cửa này để truy nhập. Vì thế một thuê bao GSM phải là
thuê bao của mạng PSPDN để truy nhập nó. Thuê bao phải quay số cửa truy nhập PSPDN
tiếp sau số của phía bị gọi. PAD/PH sử dụng số phiá bị gọi để khởi xướng cuộc gọi cho đầu
cuối bị gọi. Như vậy, người sử dụng phải quay hai số cho một cuộc gọi cơ sở. Việc quay số
kép có nghĩa là cả hai mạng sẽ thu thập thông tin tính cước. Sự khác nhau giữa truy nhập cơ
sở PAD và truy nhập cơ sở PH là giao thức giữa cửa quay số và đầu cuối. trong trường hợp
PAD là giao thức ITU-T X28 và trong trường hợp PH là giao thức ITU-T X,32 (Hình 3.35).

PDN
GSM PLMN PAD
`
Cửa với địa chỉ
E.164
DTE
X.28
Máy tính

PDN
GSM PLMN PH
`
Cửa với địa chỉ
E.164
DTE
X.32
Máy tính
Hình 3.35. Truy nhập cơ sở PAD và PH đến PSPDN.

186
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Truy nhập cơ sở qua các mạng quá giang

Trong trường hợp này, truy nhập đến cửa dial-in trong PSPDN qua mạng quá giang (hình
3.36). Mạng quá giang có thể là PSTN hoặc ISDN. Ta có thể coi đây là trường hợp đặc biệt
của truy nhập cơ sở. Trong trường hợp PSTN, truyền thông tin được thực hiện qua modem
và thuộc ngữ kênh mang (Bearer) là đường tiếng 3,4 kHz. Truyền thông tin trong trường hợp
ISDN được thực hiện bằng các đường số 64 kbps.
Đường tiếng
3,1 KHz

GSM PLMN PSTN PDN


PAD `
Modem Modem
tiếng tiếng
X.28

Đường tiếng
Máy tính
3,1 KHz

PSTN PDN
PH
Modem Modem `
tiếng tiếng

X.32
Máy tính

Hình 3.36. Truy nhập cơ sở PAD hoặc PH qua mạng quá giang PSTN đến PSPDN.

3. Truy nhập đường riêng

Truy nhập PAD đường riêng đảm bảo đường truyền riêng trực tiếp từ GSM PLMN (hình
3.37).

187
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GSM PLMN PDN


PAD
Modem Modem `

DTE
X.28
Máy tính

GSM PLMN PDN


PH
Modem Modem `

DTE
X.32
Máy tính
Hình 3.37. Truy nhập PAD hay PH đường riêng đến PSPDN

Truy nhập này không cần có cửa dial-in ở PDN. Ưu điểm chính so với truy nhập cơ sở là
không cần đánh số kép. Máy di động chỉ sử dụng số phía bị gọi, nó không cần bất cứ địa chỉ
E.164 nào để truy nhập PAD. Thuê bao di động chỉ cần đăng ký dịch vụ kênh mang truy
nhập PAD riêng. Ưu điểm khác là thuê bao nhận được thông tin tính cước từ một nhà khai
thác, nhà khai thác GSM PLMN nhà.

3.10. CÁC SƠ ĐỒ TRUYỀN SỐ LIỆU QUA GSM

Trong phần này ta sẽ xét chi tiết hơn về các chức năng mang số liệu trên các kênh lưu
lượng. Ta xét một số ứng dụng số liệu trong GSM PLMN.

3.10.1. Truyền dẫn FAX

Công nghệ GSM cung cấp hai kiểu dịch vụ xa cho FAX: tiếng/ fax nhóm ba luân phiên
(TS 61) và fax nhóm ba tự động (TS 62). TS 61 được sử dụng khi người sử dụng muốn
chuyển mạch giữa cuộc gọi tiếng và fax. Nó sử dụng thủ tục thay đổi trong cuộc gọi qua
giao diện người sử dụng. Có thể cung cấp dịch vụ fax cả ở kết nối trong suốt lẫn không
trong suốt. Có thể hỗ trợ cả fax khởi xướng di dộng lẫn kết cuối di động. Chế dộ truyền tin
của dịch vụ kênh mang cho fax là: kênh đồng bộ và đối xứng.

188
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đối với GSM, dịch vụ fax nhóm 3 được sửa đổi thích ứng từ đặc tả của mạng cố định
được định nghĩa trong ITU-T F.160. Đặc tả dịch vụ gồm hai phần: giao thức điều khiển
trong ITU-T T.30 và mã hoá truyền dẫn tư liệu trong ITU-T T.4.
Thiết bị đầu cuối GSM có thể nối đến máy fax cơ sở hai dây bằng việc sử dụng chức năng
thích ứng fax. Chức năng thích ứng fax chuyển đổi tín hiệu tương tự đến từ máy fax hai dây
và một kuồng số có giao diện R đặc thù cho ISDN ở đầu ra. Đầu ra giao diện R này cần một
TAF (GSM 07.03) để nối đến GSM MS. Máy tính cá nhân PC mô phỏng fax có thể nối trực
tiếp đến GSM MS bằng một card PCMCIA fax có bán trên thị trường cho máy di động
GSM. Trong card này TAF và chức năng thích ứng fax đã được kết hợp.
Hình 3.38 cho thấy fax hoặc khởi xướng từ máy PC hoặc từ máy fax hai dây được phát
qua BSS đến MSC.

FAX
GD vô tuyến

PSTN

Bộ thích TAF FAX


ứng Fax
PLMN

BSC MSC/IWF
BTS
ISDN
PCM/CIA

Hình 3.38. Truyền dẫn fax sử dụng GSM PLMN

Hình 3.39 cho thấy các giao thức và thích ứng tốc độ được sử dụng để truyền fax không
trong suốt qua PLMN. Cần lưu ý rằng tuỳ thuộc vào thực hiện, có thể không có điểm tham
khảo R tường minh. Trong trường hợp này, giao thức LAPB và các phần tử LAPB ở giao
diện này có thể bỏ qua. Các ngăn xếp giao thức L2RBOP và RLP được sử dụng tại giao
diện vô tuyến. Vì số liệu fax là đồng bộ, RA1' được sử dụng đển chuyển đổi các tốc độ số
liệu đồng bộ của fax vào các tốc độ số liệu ở giao diện không gian. Tốc độ số liệu giao diện
không gian có thể là: 3,6; 6 hoặc 12 kbps. Số liệu được phát vào không gian với FEC. Tại
BSS, số liệu fax được chuyển đổi vào tốc độ trung gian 8 hoặc 16 kbps bằng chức năng
RA1. Tốc độ số liệu trung gian này được chuyển đổi vào 64 kbps tại giao diện A bằng chức
năng RA2. Kết nối fax trong suốt có sơ đồ truyền dẫn tương tự ngoại trừ hai phần tử L2R và
RLP.

189
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Fax
Fax
Fax
Adaptor Fax
Adaptor
T.30
BTS BSC MSC/IWF

L2RBOP L2RBOP
Lớp liên kết LAPB LAPB RLP RA1
RA1' RA1' RA1 RLP
Lớp vật lý
FEC FEC RA2 RA2

Giao diện Giao diện Giao diện


R vô tuyến A

L2RBOP: Layer2 Relay Bit Oriented Protocol: giao thức chuyển tiếp lớp 2 định hướng theo bit
LAPB: Link Access Procedure: thủ tục truy nhập liên kết B
Hình 3.39. Các giao thức và thích ứng tốc độ để truyền fax qua GSM.

3.10.2. Kết nối Internet

GSM PLMN có thể cung cấp kết nối chuyển mạch kênh đến mạng IP hay Internet (hình
3.40).

Laptop
Server

TAF
X.28 PAD
(IP) X.28 IP

IP BTS BSC MSC/IWF


IP
X.28 X.28

L2RCOP L2RCOP
Lớp liên kết
CONT CONT RLP RA1
RA1' RA1' RA1 RLP
Lớp vật lý FEC FEC RA2 RA2

Giao diện R Giao diện


vô tuyến Giao diện A

CON: Character Oriented Non Transparent: không trong suốt định hướng theo ký tự: không trong
suốt định hướng theo ký tự, L2RCOP: Layer 2 Relay Character Oriented Protocol: giao thức chuyển
tiếp lớp 2 định hướng theo ký tự
Hình 3.40. Kết nối Internet.

190
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Giao diện chuyển tiếp lớp (L2R: Layer 2 Relay) ) được sử dụng trong trường hợp này là
giao thức chuyển tiếp lớp 2 định hướng theo ký tự (L2RCOP: L2R Character Oriented
Protocol). Giao thức không trong suốt (NTP: Non Transparent Protcol) dưới L2R được sử
dụng trong trường hợp này là giao thức không trong suốt định hướng theo ký tự (CONT:
Character Oriented non Transparent). Giao thức liên kết vô tuyến (RLP: Radio link Protcol)
đmả bảo kiểm soát lỗi và cơ chế phát lại để tăng độ tin cậy trên đường truyền vô tuyến. RLP
được đặt trong TAF và IWF.
Các đặc tả GSM không định nghĩa dịch vụ xa hay dịch vụ mang cho kết nối Internet.
Nhưng MS có thể truy nhập dến Internet bằng cách đăng ký đến một dịch vụ mang số liệu
bất kỳ (chẳng hạn truy nhập PAD dị bô tại 9,6 kbps). Có thể sử dụng cả kết nối trong suốt
lẫn không trong suốt. Kết nối không trong suốt đảm bảo bảo vệ tốt hơn tại giao diện không
gian so với kết nối trong suốt. Trong mô tả ở đây, ta sẽ xét kết nối không trong suốt dị bộ
đến PAD trong mạng IP. Ta sẽ xét cả truy nhập PAD cơ sở và dành riêng đến mạng IP.
Trong cả hai trường hợp, GSM PLMN đảm bảo kênh mang chuyển mạch kênh đến PAD và
giao thức IP thực hiện trong suốt trên vật mang này.
Cũng như các đầu cuối số liệu khác của GSM PLMN, máy IP (máy xách tay chẳng hạn)
cần nối đến chức năng TAF của MS. Chức năng TAF có trong card PCMCIA cho phép kết
nối trực tiếp một máy IP đến MS.
Trong trường hợp truy nhập PAD cơ sở, IWF gồm một tập các modem cho phép trông tin
theo modem qua mạng. Tập các modem này cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc gọi
đến nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Người sử dụng trước hết phải quay số theo địa chỉ
E.164 của cửa thuê bao. Có thể lập cấu hình địa chỉ này trong chương trình quay số để người
sử dụng không phải nhập nó mỗi lần truy nhập. Người sử dụng gửi PAD đến thực thể cần
trao đổi trong mạng IP (địa chỉ server thư điện tử chẳng hạn). PAD sẽ thay mặt người sử
dụng nối đến thực thể này của mạng IP. Trường hợp này trình được bày trên hình 3.30 với
một modem.
Một số nhà cung cấp dịch vụ dành riêng các đường trung kế để nối GSM PLMN đến
mạng IP. Đây là trường hợp truy nhập PAD dành riêng. Trong thí dụ truy nhập thư điện tử
cuả chúng ta, người sử dụng chỉ cần gửi các địa chỉ của server thư điện tử để kết nối đến
server này. Người sử dụng không cần quay số địa chỉ cửa trong mạng IP. Trường hợp này
cũng đã được trình bầy ở hình 3.36, modem trong trường hợp này là modem số được sử
dụng để truy nhập đường số.
Để hiểu tổng quan giao thức và chức năng, ta xét trường hợp phổ biến nhất với truyền số
liệu không trong suốt như cho trên hình 3.39 . GSM PLMN đảm bảo các chức năng L2R và

191
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

RLP để mang các bó số liệu IP trên giao diện vô tuyến. Đối với truyền số liệu không trong
suốt không cần các chức năng này.

3.10.3. Các sơ đồ dịch vụ số liệu trên các kênh báo hiệu/quảng bá: SMS

Công nghệ GSM là công nghệ đầu tiên cung cấp các dịch vụ trên các kênh báo hiệu và
quảng bá. Các dịch vụ này thường được hiểu chung là SMS (Short Message Service: dịch
vụ bản tin ngắn). Có hai kiểu MS: SMS điểm đến điểm và SMS quảng bá. Trong phần này ta
sẽ xét cả hai dịch vụ này. Các dịch vụ SMS cũng được cung cấp ở công nghệ 2G khác.
SMS điểm đến điểm là dịch vụ số liệu sử dụng kênh báo hiệu (SDCCH) để truyền tải số
liệu trên giao diện vô tuyến. Trong SMS, một xâu ngắn ký tự của văn bản (cực đại 126 ký
tự) được truyền từ thuê bao này đến thuê bao khác. Một kiểu dịch vụ SMS khác được gọi là
SMS quảng bá. Đây là dịch vụ số liệu sử dụng kênh quảng bá CBCH (Cell Broadcast
Channel). Với dịch vụ này người sử dụng chỉ có thể nhận được số liệu phát quảng bá từ
mạng. Dịch vụ này cũng chỉ hạn chế ở xâu văn bản ngắn phụ thuộc vào dung lượng của
CBCH. Dịch vụ này có thể được dành trước cho các ứng dụng số liệu quảng bá như các báo
cáo về lưu lượng giao thông và cảnh báo về thời tiết. Các nhà cung cấp dịch vụ ít quan tâm
đến dịch vụ này bởi vì nó không cung cấp mô hình mạng lại doanh thu tốt.

3.10.3.1. SMS điểm đến điểm

SMS điểm đến điểm (SMS p-p) là dịch vụ riêng giữa hai người sử dụng. GSM đã định
nghĩa các dịch vụ xa cho SMS như: SMS-MO (khởi xướng từ máy di động) và SMS-MT
(kết cuối ở máy di động). Bằng dịch vụ này người sử dụng phát đi một xâu các ký tự chữ và
số đến người sử dụng khác. Các nhà khai thác cũng có thể sử dụng SMS để thông báo cho
người sử dụng về một trạng thái nào đó (số lượng các bản tin đang đợi trong hộp thư tiếng).
SMS dưa trên khái niệm là có thể sử dụng dung lượng của kênh báo hiệu để mang một số
byte số liệu của người sử dụng. SMS cũng mở ra khả năng GSM PLMN đảm bảo viễn tin.
Chẳng hạn bằng một thiết bị của người sử dụng thu nhỏ, máy bán hàng có thể trở thành một
thực thể gửi bản tin ngắn để gửi bản tin đến người bán hàng khi cần cung cấp hàng.
SMS được định nghĩa với cơ chế lưu-gửi. Với cơ chế này, bản tin đựơc lưu trong trừơng
hợp không thể nối đến người nhận và sau đó được chuyển đến người này khi người này đã
sẵn sàng. Thuê bao phải đăng ký dịch vụ này để có được nó và thông tin đăng ký được lưu
trong hồ sơ thuê bao ở HLR.

192
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. Sơ đồ mạng

Để hiểu được hoạt động cuả SMS, ta xét các phần tử mạng tham gia vào SMS P-P (hình
3.41). Thực thể phát/thu bản tin SMS được gọi là SME (Short Message Entity). SME có thể
là một GSM MS hay một máy tính. SMS đưa vào một phần tử mạng mới là SM-SC (Short
Message Service Center: Trung tâm dịch vụ nhắn tin). SM-SC xử lý tất cả các chức năng
liên quan đến SMS p-p. Nó nhận bản tin và gửi nó đến người nhận.
SME được nối đến SM-SC qua giao thức truyền tải nhắn tin (SM-TP). SM-SC cho phép
kết nối đến một máy tính để có thể thực hiện SMS từ thư điện tử hoặc các trang Web. Khi
SME là một GSM-MS, nó sử dụng giao thức chuyển tiếp nhắn tin (SM-RP: SM-Relay
Protocol) và giao thức điều khiển bản tin (SM-CP: SM-Control Protocol) để chuyển các
nhắn tin đến MSC/VLR.
SMS-GMSC là cổng vào GSM PLMN để truyền SM. SMS-GMSC hỏi HLR để xác định
vị trí thuê bao. Giao thức hỏi là một giao thức chung cũng được sử dụng cho các thủ tục điều
khiển cuộc gọi để định vị phía bị gọi. HLR thông báo về vi trí hiện thời của MSC/VLR
được SMS-GMSC (Short Message Service- Gatway MSC) sử dụng để chuyển tin nhắn đến
MS. Trường hợp không thể nối đến MS, HLR trả lời SMS-GMSC.
SMS-GMSC có thể nối đến các server ngoài để cung cấp các dịch vụ ứng dụng SMS như:
thư điện tử, giá cổ phiểu, lộ phí cao tốc. Có thể quản lý các dịch vụ này bằng hệ thống quản
lý dữ liệu (DBMS). Rất nhiều nhà khai thác cung cấp giao diện Web để gửi các SMS đến
các thuê bao di động.

193
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

DBMS
HLR Server
Quản lý các chức năng như:
MAP/D MAP/C Thư điện tử
Giá cổ phiếu
Lệ phí xa lộ
Mạng hữu tuyến Lịch bay
MAP/H Internet/Intranet Thông tin thời tiết

MSC/VLR SMS-GMSC
SM-RP, SMS-IWMSC
SM-CP
`
SM-TP
Bàn khai thác
Quản lý các chức năng như:
MS/SME SM-SC tìm gọi TAP

Kết nối vật lý


Kết nối logic SME

Hình 3.41. Kiến trúc mạng cho SMS P-P

SMS-IWMSC (Short Message- Interworking MSC: MSC liên kết nối cho nhắn tin) là
MSC nối đến SM-SC. Nó chuyển SM từ MS trong GSM PLMN đến SM-SC. Chức năng
SMS-IWMSC có thể được đặt cùng với SMS-GMSC trong cùng một MSC.
Trong mạng GPRS, SMS-GMSC cùng với SMS-IWMSC được nối đến SGSN để cho
phép các GPRS MS gửi bản các tín nhắn SMS trên miền số. SMS-GSMC có thể nhận các tin
nhắn từ SM-SC, yêu cầu thông tin định tuyến và thông tin SMS từ HLR và chuyển các tin
nhắn đến đến SGSN đang phục vụ MS.

2. Mô tả hoạt động mạng

Giao dịch SMS gồm hai phần. Một SME khởi đầu một SM để chuyển nó đến SC. SC
khởi đầu một phiên để chuyển SM đế nơi nhận. Trong thủ tục được trình bầy dưới đây, ta sẽ
xét trường hợp tổng quát để chuyển nhắn tin từ MS đến MS. Trường hơp này gồm hai phần:
SMS-MO (SMS khởi xướng từ MS) và SMS-MT (SMS kết cuốitại MS) như sau:
1. MS khởi đầu nhắn tin với số danh bạ của SM-SC và sử dung các giao thức SM-CP
và SM-RP để chuyển bản tin này đến MSC/VLR
2. MSC/VLR xem xét số danh bạ của SM-SC và chuyển bản tin này đến SM-IWMSC,
và phần tử này giao tiếp với SM-SC và chuyển SM

194
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3. SM-SC trên cơ sở địa chỉ phía kết cuối giao tiếp với SMS-GMSC. Nó thông báo cho
SMS-GMSC rằng có một nhắn tin đang đợi cho một MS trong mạng của người nhận.
4. SMS-GSMC hỏi HLR về vị trí hiện thời của người nhận (vị trí của MSC/VLR
khách)
5. Nếu có thể nối đến MS nhận, HLR gửi thông tin về MSC/VLR của MS nhận đến
SMS-GMSC. SMS-GMSC chuyển SM đến MSC này
6. Nếu chưa thể nối đến MS nhận, HLR gửi trạng thái này đến SM-SC. Nó cũng lập
một cờ để lưu thông tin rằng ý định chuyển không thành công. Khi đã có thể nối đến
MS nhận, HLR thông báo MS này về ý định chuyển. MS có thể giao tiếp với SM-
SC để nhận các bản tin đang đợi.
7. MSC/VLR tìm gọi MS qua các BTS trong vùng định vị được đăng ký của nó. BTS
này thiết lập một kênh vô tuyến và chuyển bản tin đến MS nhận.

3.10.3.2. SMS quảng bá ô

SMS quảng bá ô (SMSCB: SMS Cell Broadcast) cung cấp cơ chế để phát quảng bá bản
tinh ngắn từ một mạng vô tuyến đến các MS trong một vùng phủ của ô (hình 3.42).

BTS

CBE

CBC BSC
BTS

CBE
BTS

Hình 3.42. Kiến trúc mạng SMS quảng bá ô

Nguồn của SMSCB có thể là: các báo cáo về lưu lượng giao thông và thời tiết. Bản tin bị
giới hạn bởi dung lượng của kênh quảng bá mang nó. Một bản tin CB đơn có thể mang đến
88 byte. Dịch vụ này chỉ quảng bá trong ô vì SMS-CB sử dung một kênh được định nghĩa
đặc biệt gọi là CBCH. Sự có mặt cuả kênh CBCH được chỉ thị bởi thông tin hệ thống phát

195
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

quảng bá trên kênh BCCH cho từng ô. Thông tin hệ thống này sẽ thông báo cho các MS
trong ô về tần số và kênh CB.
Bản tin CB có một tiêu đề và tải tin. Tiêu đề bản tin CB có một nhận dạng để nhận dạng
nguồn và đề tài của bản tin SMSCB. Nó cũng có số trình tự để MS có thể xác định bản tin
mới trong số các bản tin khả dụng. Các bản tin SMS-CB không được MS công nhận. MS chỉ
có thể thu các bản tin SMS-CB trong trạng thái rỗi.
Dịch vụ SMS-CB được thiết kế để tiết kiệm tối đa công suất acqui cho MS. MS có thể
đọc phần đầu của bản tin CB và sau đó quyết định có nên đọc phần còn lại cảu bản tin này
hay không. Ngoài ra mạng có thể phát quảng bá danh sách bản tin để cung cấp thông tin
trước về các bản tin CB sẽ được phát. MS có thể sử dụng thông tin này để chỉ thu các bản tin
mà khách hàng muốn.
Các bản tin CB được tạo ra trong phần tử CBE (Cell Broadcast Entity: thực thể quảng bá
ô). Các tiêu chuẩn GSM không đặc tả chức năng cuả CBE. Có thể hiểu CBE như là nguồn
của SMS-CB (như trung tâm thông tin thời tiết chẳng hạn). Nó gồm tất cả các tính năng lập
khuôn dạng các bản tin CB đến, phân chia chúng thành các đoạn rồi lần lượt truyền chúng
trên một kênh.
CBC xử lý các chức năng của SMS-CB liên quan đến GSM. Nó có thể nhận đầu vào từ
nhiều CBE và có thể nối đến một hay nhiều BSC. CBC điều phối việc tạo khuôn và tổ chức
các bản tin mà nó nhận được từ CBE vào dạng GSM. Nó thực hiện các chức năng như xác
định tốc độ cần truyền một bản tin cụ thể, đặt ngôn ngữ và xác định vùng cần phát bản tin.
BSS đảm nhiệm phần vô tuyến để phát các bản tin CB. BSC thực hiện các chức năng như
lưu các bản tin trong thời gian phát chúng, định tuyến các bản tin đến các BTS tương ứng và
lập biểu các bản tin theo tốc độ lặp. BTS đặt các bản tin này lên CBCH theo thời gian do
BSC quy định.

3.11. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐỊNH TUYẾN LƯU LƯỢNG TRONG GSM

3.11.1. Cập nhật vị trí

Cập nhật vị trí xẩy ra khi trạm di động đang ở trạng thái rỗi nhưng nó di chuyển từ một
vùng định vị này sang vùng định vị khác. Khi này trạm di động phải thông báo cho mạng về
vị trí mới của nó để mạng ghi lại vị trí mới này vào VLR hoặc nếu cần thiết vào HLR (nếu
chuyển vùng định vị xẩy ra đồng thời với chuyển sang MSC mới) (hình 3.43).

196
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thông tin để thực hiện cập nhật vị trí dựa trên LAI được thông báo thường xuyên từ
BCCH của mỗi ô.

BSC VLR
LA2 MSC

Ô3
BSC
LA1
Ô2

LA3
Ô1 Ô5
Ô4 VLR
MSC

BSC

Hình 3.43. Các trường hợp cập nhật vị trí khác nhau

Tồn tại hai dạng cập nhật vị trí:


1. MS chuyển từ ô 3 thuộc LA2 sang ô 4 thuộc LA1. Cả hai ô này đều trực thuộc cùng
một MSC/VLR. trong trường hợp này cập nhật vị trí không cần thông báo đến HLR
vì HLR chỉ quản lý vị trí MS đến tổng đài MSC đang phục vụ nó
2. MS chuyển từ ô 3 sang ô 5 có LA3. Hai ô này trực thuộc hai tổng đài MSC khác
nhau, vì thế cập nhật vị trí phải được thông báo cho HLR để nó ghi lại vị trí của
MSC/VLR mới. Ngoài ra thông tin về thuê bao cũng được ghi lại ở VLR mới và xoá
đi ở VLR cũ.

3.11.2. Định tuyến cuộc gọi đến MS

Quá trình định tuyến cuộc gọi đến MS được cho trên hình 3.44 như sau. Giả sử một thuê
bao nào đó từ mạng ngoài cần gọi đến MS, trứơc hết nó quay số MSISDN. Tổng đài phụ
trách thuê bao này phân tích số MSISDN và nhận thấy rằng thuê bao bị gọi là một thuê bao
di động và vì thế nó hướng cuộc gọi này đến GMSC của mạng PLMN của thuê bao (1). Bây
giờ GMSC có thể yêu cầu MSRN cho thuê bao di động từ HLR (2,3). Dựa trên MSRN,

197
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cuộc gọi được định tuyến đến MSC (4). MSC quyết định TMSI (số nhận dạng thuê bao di
động tạm thời) cho MS (5,6) và thực tiện thủ tục tìm gọi trong vùng định vị liên quan (7).
Sau khi MS trả lời tìm gọi (8), kết nối được hoàn tất.
MSISDN
1
ISDN
MS
MSRN
4
LA2 BSC
MSISDN
GMSC
BTS 2
MSRN
3
MSC

TMSI 7

TMSI
7 EIR
AUC
BSC HLR
BTS 6 VLR
5
7
LA1 TMSI TMSI MSRN
MS 8
TMSI
BTS

Hình 3.44. Nguyên lý định tuyến đến MS

3.11.3. Chuyển mạng quốc tế

Chuyển mạng (Roaming) là quá trình trong đó một thuê bao di động có thể sử dụng SIM-
Card của mình ở mạng khác. Hình 3.47 mô tả quá trình chuyển mạng quốc tế liên quan đến
ba mạng thuộc ba nước: nước nơi thuê ba di động khởi xướng cuộc gọi, nước có mạng nhà
của thuê bao (H-PLMN) và nước nơi thuê bao được gọi đang làm khách trong mạng V-
PLMN. Lưu lượng giữa các nước được định tuyến qua các chuyển mạch quốc tế IS. Phụ
thuộc vào khả năng của IS, có nhiều cách định tuyến các cuộc gọi quốc tế đến các thuê bao
di động. Điểm khác biệt giữa các cách này là thực thể nào thực hiện hỏi HLR.
Nếu IS thực hiện hỏi HLR, định tuyến đến MSC được thực hiện hoặc bởi IS nơi khởi
xướng cuộc gọi hoặc IS của nước có mạng di động nhà (H-PLMN) (hình 3.45). Nếu không
IS nào có khả năng xử lý định tuyến, thì GMSC phải tham gia và quá trình này: hoặc một
GMSC tại nước nơi cuộc gọi khởi xướng hoặc GMSC của mạng nhà H-PLMN (hình 3.46).

198
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đối với các thủ tục định tuyến nói trên, không quan trọng là loại thuê bao nào là thuê bao
chủ gọi, nghĩa là thuê bao chủ gọi có thể là cố định hoặc di động. Tuy nhiên nếu cuộc gọi từ
thuê bao di động, hỏi HLR thường được thực hiện từ GMSC.

LS IS IS ISDN

HLR
IS H-PLMN

MSC ISDN
1
LS: ChuyÓn m¹ch néi h¹t
V-PLMN IS: ChuyÓn m¹ch quèc tÕ
V-PLMN: M¹ng di ®éng kh¸ch
H-PLMN: M¹ng di ®éng nhµ
Hình 3.45. Định tuyến cho MSISDN quốc tế (IS hỏi HLR)

ISDN
LS IS IS

GMSC
IS
H-PLMN
GMSC
IS
HLR
MSC ISDN
1
V-PLMN LS: ChuyÓn m¹ch néi h¹t
IS: ChuyÓn m¹ch quèc tÕ
V-PLMN: M¹ng di ®éng kh¸ch
H-PLMN: M¹ng di ®éng nhµ

Hình 3.46. Định tuyến qua GMSC cho MSISDN quốc tế (GMSC hỏi HLR)

199
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.11.4. Chuyển giao

Chuyển giao là quá trình xẩy ra khi lưu lượng của MS được chuyển từ một kênh TCH này
sang một kênh TCH khác. Chuyển giao có thể xẩy ra trong cùng một ô hoặc giữa các ô khác
nhau. Định tuyến khi xẩy ra chuyển giao giữa các ô được phân loại như sau (xem hình 3.47):
1. Chuyển giao trong trong BSC
2. Chuyển giao giữa hai BSC thuộc cùng một MSC
3. Chuyển giao giữa hai BSC thuộc hai MSC lần thứ nhất
4. Chuyển giao giữa hai BSC thuộc hai MSC lần thứ hai.

Trong trường hợp 1, chuyển mạch chỉ cần thực hiện trong BSC. Trong trường hợp thứ 2
chuyển mạch cần thực hiện trong MSC1 mà các BSC trực thuộc. Trong trường hợp thứ 3
chuyển mạch cần thực hiên giữa MSC1 và MSC2. Trương hợp thứ tư giống như trường hợp
thứ 3 nhưng MSC 1 sẽ nối với MSC 3 qua đường trục;

Đường trục
1a
1 1
BSC1 (1)
1b
MSC1
2 (2)

2a (3)
2 VLR1
2b BSC2
3

3a
3b 3
BSC3
MSC2

4a
4b 4 VLR2
4 BSC4

5a
5b 5
BSC5
MSC3
6a
6b VLR3
BSC6 6

Hình 3.47. Các kiểu chuyển giao trong GSM

200
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.12. TRUYÊN SỐ LIỆU TRONG MẠNG GPRS

3.12.1. Các thủ tục

3.12.1.1. Thủ tục nhập mạng

Khi MS bật nguồn (hoặc chuyển mạng), thủ tục nhập mạng được thực hiện. Thủ tục nhập
mạng luôn được khởi xướng bởi MS. Yêu cầu nhập mạng được MS chuyển đến SGSN
(trong suốt đối với BSS). Trước tiên MS thông báo cho SGSN IMSI của nó (hoặc P-TMSI).
Sau đó nó gửi đi nhận dạng vùng định tuyến cũ (RAI), nhãn thiết bị và CKSN và kiểu nhập
mạng mong muốn. Kiểu nhập mạng này nói cho SGSN rằng MS muốn nhập mạng như một
thiết bị GSM hay GPRS hay cả hai. SGSN sẽ nhập mạng cho MS và thông báo cho HLR nếu
xẩy ra thay đổi RAI. Nếu nhập mang mong muốn gồm cả hai kiểu GPRS và GSM, SGSN
cũng sẽ cập nhật VLR (nếu có giao diện với nó).
Sau nhập mạng, SGSN sẽ cung cấp Context quản lý di động (MM: Mobile Management
Context: ngữ cảnh quản lý di động). Lưu ý rằng nhập mạng GPRS không cho phép MS phát
hoặc thu số liệu. MS chỉ có thể phát và thu số liệu sau khi tích cực PDP Context. Khi này
MS được cung cấp Context quản lý phiên (Session Mangement Context: ngữ cảnh quản lý
phiên) và mới có thể truyền và thu số liệu.

3.12.1.2. Tích cực PDP Context khởi xướng từ MS

PDP Context tích cực phiên thông tin gói với SGSN. Trong thủ tục tích cực PDP
Context, MS hoặc phải đưa ra địa chỉ IP tĩnh hoặc yêu cầu một địa chỉ IP động từ mạng để
sử dụng tạm thời. Nó cũng đặc tả tên điểm truy nhập (APN: Access Point Name) để chỉ ra
mạng mà nó muốn nối đến (Internet hay nhà cung cấp dịch vụ ISP). MS yêu cầu QoS và
NSAPI (nhận dạng điểm truy nhập dịch vụ mạng). Do GPRS có thể thiết lập đồng thời
nhiều phiên PDP Context cho các ứng dụng khác nhau, nên NSAPI được sử dụng để nhận
dạng các gói cho một ứng dụng đặc thù. Khi nhận được thông tin từ MS, SGSN xác định
GGSN nối đến APN và gửi đi yêu cầu. SGSN cũng cung cấp một QoS đã đàm phán dựa
trên thông tin đăng ký thuê bao của người sử dụng và sự khả dụng của các dịch vụ.
Nếu MS có địa chỉ tĩnh, GGSN trực tiếp kết nối MS đến điểm truy nhập mong muốn. Trái
lại MS nhận được địa chỉ tạm thời.
Sau khi thủ tục tích cực thành công, thông báo chuyển số liệu tương ứng được chuyển đến
MS.

3.12.1.3. Thủ tục yêu cầu và tích cực PDP Context khởi xướng từ mạng

Máy từ mạng ngoài yêu cầu kết nối với MS thông qua một địa chỉ IP tĩnh hay một địa
chỉ động. Trong trường hợp thứ hai máy mạng ngoài hỏi DNS để được địa chỉ của MS. DNS
chuyển tên của client vào một điạ chỉ IP được ấn định trước đó bới DHCP server. GGSN
chuyển đổi địa chỉ tĩnh hay động vào IMSI. GGSN yêu cầu thông tin định vị từ HLR để định
201
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tuyến đến SGSN phục vụ MS. SGSN yêu cầu tích cực PDP Context đối với MS. Nếu tiếp
nhận, MS va thủ tục tích cực PDP Context với GGSN.

3.12.2. Các sơ dồ đánh địa chỉ IP cho MS

MS có thể được đánh địa chỉ IP tĩnh (địa chỉ cố định) hay địa chỉ động. Địa chỉ động
cho phép giải quyết được vấn đề thiếu hụt địa chỉ. Đối với địa chỉ động, mỗi thiết bị di động
chỉ được gán địa chỉ IP trong một khoảng thời gian phiên. Sử dụng địa chỉ động cho phép
giải quyết vấn đề thiếu hụt địa chỉ tĩnh, tuy nhiên nó gây khó cho các ứng dụng kết cuối tại
MS, vì ứng dụng này đòi hòi địa chỉ cố định cho nơi nhận.
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol: giao thức lập cấu hình tự động) cho phép
giải quyết vấn đề thay đổi địa chỉ động trong các ứng dụng đòi hỏi kết cuối tại MS. DHCP
được sử dụng trong GPRS để ấn định một địa chỉ IP cho MS khi nó yêu cầu tích cực một
PDP Context. Nó được sử dụng cho mọi MS không có chuyển đổi chỉ tĩnh được lưu trong
HLR cho một điểm truy nhập. Nếu người sử dụng cần nối đến mạng ngoài (chẳng hạn mạng
internet), ấn định DCPH được thực hiện trên đường trục IP của GPRS. Nếu dịch vụ DHCP
được đặt tại GGSN, thì chế độ ấn định này được gọi là trong suốt. Nếu ấn định được thực
hiện từ một DHCP server ngoài thuộc một mạng intranet, thì chế độ này được gọi là không
trong suốt. Trong trường hợp này GGSN có thể hỏi DHCP hay RADIUS server (RADIUS:
Remote Authentication in User Service: dịch vụ quay số người sử dụng từ xa) của mạng
intranet nhà của người sử dụng để yêu cầu địa chỉ cho MS.
Hình 3.48 cho thấy các chế độ ấn định địa chỉ IP cho MS trong suốt và không trong suốt.

BSS

MS1

địa
c ác S
ận M Mạng
N n h cá c ngoài
S ch o
Đường trục GPRS
GG ỉ IP Corp 1
BSC ch
BTS

MS4 SGSN GGSN Tại GGSN


Corp 2
Bảng IP của GGSN
Thiết bị di Điểm truy nhập Địa chỉ IP cho MS
động
MS1 Corp1 Nhận được từ ngoài
MS2 Corp2 173.34.56.8
MS3 Corp2 173.34.56.9
MS4 Corp2 173.34.56.10
….. …. ...

Hình 3.48. Các chế độ ấn định địa chỉ IP cho MS trong suốt và không trong suốt.

202
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.12.3. Điểm truy nhập mạng (APN)

Các mạng GPRS sử dụng một cơ chế được gọi là APN (Acccss Point Name: tên điểm truy
nhập) để chỉ cách thức mà một MS kết nối đến một site (cách thức để mạng chuyển lưu
lượng đến mạng Host). APN có thể được dùng cho nhiều mục đích và khả dụng cho nhiều
khác hàng hoặc có thể dành riêng cho một số khác hàng đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu duy
nhất. Mỗi khi cần tích cực một PDP Context, MS phải được lập cấu hình với một APN để
trình bày cho mạng (hình 3.49).

Có cùng địa chỉ


MS PDP (IP) và APN
GGSN
ISP X

PDP Context X1 (APN X, Địa chỉ IP X, QoS1)

APN X
PDP Context X2 (APN X, Địa chỉ IP X, QoS2)

Chọn PDP Context ISP Y


SGSN
dựa trên TFT
GGSN APN Y

PDP Context Y (APN Y, Địa chỉ IP Y, QoS)


APN Z

PDP
PDPContext
ContextZ Z(APN
(APNZ,Z,Địa
Địachỉ
chỉIPIPZ,Z,QoS)
QoS) ISP Z

Hình 3.49. APN


APN thực chất là tên của cổng giữa mạng thông tin di động GPRS (hay 3G) và mạng
internet. Trong GPRS, APN là một cái tên logic để chỉ GGSN. Ngữ nghĩa của APN tương
ứng với tên miền của DNS. Khi tích cực một PDP Context (một phiên IP), SGSN hỏi DNS
để tìm ra GGSN (hay các GGSN) phục vụ APN mà MS yêu cầu.
APN đặc tả mạng số liệu gói (PDN) mà MS muốn nối đến. Ngoài việc nhận dạng mọt
PDN, APN cũng được sử dụng để định nghĩa kiểu dịch vụ, chẳng hạn kết nối đến một WAP
Server (WAP: Wireless Application Protocol), dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS:
Multimedia Messaging Service) của các ISP (Internet Service Provider).

203
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

APN bao gồm hai phần:


 Nhận dạng mạng: định nghĩa mạng ngoài được GPRS nối đến. Tùy chọn nó nó có
thể chứa cả dịch vụ mà người sử dụng yêu cầu. Đây là phần bắt buộc của APN. Phần
này phải hợp chuẩn với đánh tên của DNS. Chẳng hạn Corp1.com
 Nhận dạng nhà khai thác: định nghĩa miền mạng gói của nhà khai thác di động đặc
thù chứa GGSN. Đây là phần tùy chọn, nó phải tuân theo quy ước tên miền được
phân loai dầy đủ (FQDN: Fully Qualified Domain. Đặc tả được các mức miền bao
gồm cả mức gốc). Số nhận dạng này bao gồm: MCC (mã nước di động) và MNC (mã
mạng di động) và kết thúc bởi gprs. Chẳng hạn MCCVietnam.MMCOperator.gprs.
Như vậy APN dầy đủ sẽ là Corp1.com .MCCVietnam.MMCOperator.gprs

Trong hầu hết các trường hợp, khi một thuê bao muốn kết nối từ mạng GPRS đến mạng
ngòai nó sẽ chọn một APN từ một danh sách có trong thiết bị di động. Qua một DSN, SGSN
có thể hỏi và chuyển APN đến địa chỉ IP của GGSN. Nhờ sử dụng DSN nên APN chỉ cần có
dạng văn bản.

TFT (Traffic Flow Template: Khuôn dạng luồng tạm thời) được sử dụng để phân biệt
các gói đến GGSN từ cùng một mạng ngoài trên nhiều PDP Context nhưng chia sẻ cùng một
địa chỉ IP. TFT cũng đảm bảo rằng các gói này được định tuyến đến thiết bị di động theo
đúng tunnel đối với PDP Context. TFT cho phép mạng ấn định hồ sơ khác nhau cho từng
tunnel để đảm bảo các mức QoS hoặc an ninh khác nhau. Chẳng hạn như thấy trên hình 2,
đến từ cùng một mạng internet các gói X1 (cho phiên duyệt web tương tác chẳng hạn) có ưu
tiên cao hơn các gói X2 (của phiên tải xuống chẳng hạn), vì thế chúng có TFT khác nhau.
TFT được định nghĩa bằng cách sử dụng từ một đến tám bộ lọc gói trong trường tiêu đề của
IP.

3.12.4. Truyền tunnel trên đường trục GPRS

Các gói của người sử dụng đường truyền trong mạng GPTS được truyền theo tunnel.
Giao thức thực hiện truyền tunnel trong đường trục của mạng GPRS là GTP (GPRS
Tunnelling Protocol). Vì thế các gói này được gọi là các gói GTP. Trên đường trục IP được
sử dụng để truyền các gói GTP. Thi dụ về truyền tunnel trong mạng GPRS cho một ứng
dụng kết cuối tại MS (email, tải xuống, lướt web …) được cho trên hình 3.50. Ứng dụng từ
mạng ngoài (email chẳng hạn) cùng với các tiêu để TCP/UDP/IP được GGSN đóng bao
vào một tiêu đề GTP chứa IMSI của người sử dụng và gửi đi theo tiêu đề TCP/UDP/IP chứa
địa chỉ của SGSN phục vụ MS.
Tất cả các phần tử mạng (các GSN, cổng tính cước, …) phải có một địa chỉ IP. Địa
chỉ IP được sử dụng cho đường trục là địa chỉ không thể nhận biết được ỏ MS cũng như
mạng ngoài. Các đia chỉ này là các địa chỉ IP riêng.

204
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HLR
MSC/
VLR
BTS BSC
SS7

Các tunnel
SGSN

Mạng
Mạnglõi
lõi
GPRS
GPRS SERVER
GGSN Internet

IP (+TCP/UDP)
Gói GTP APP
Địa chỉ Tải tin người Tải trọng được
IMSI Gói của người sử dụng TCP/UDP
GSN sử dụng truyền tunnel
IP
GTP L2
UDP L1
Gói mangTCP/IP IP
Nối đến Của người sử L2
mang thông tin gì:
GSN nào dung nào L1
email, tải xuống...

Hình 3.50. Truyền tunnel trong mạng GPRS cho một ứng dụng kết cuối tại MS (email,
tải xuống, lướt web …).

Các tiêu để GTP chứa các TID (Tunnel ID) để chỉ cho GSN thu người sử dụng là ngừơi
nào. TID chứa IMSI (và các số đặc thù khác).
Tunnel GTP được định nghĩa bởi hai PDP Context liên kết trong các nút GSN và
được nhận dạng bởi TID (Tunnel ID). TID nhận dạng các MM và PDP Context (MM
Context ID và NASAPI).
Nguyên lý của GTP được thể hiện trên hình 3.51.

TID#1 TID#1 TID#1 TID#1 TID#1 TID#1

GTP GTP
UDP UDP
Internet

IP IP IP

L2 L2 L2

L1 L1 L1

SGSN GGSN

Hình 3.51. Nguyên lý GTP

205
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3.12.5. Gán địa chỉ nhận dạng cho các lớp giao thức

Một thuê bao có thể có nhiều PDP context tại lớp SNDCP (lớp nối giữa SGSN và BSS) vì
thế cần gán cho một PDP Context một NSAPI (network services access point identifier: số
nhận dạng diểm truy nhập dịch vụ mạng) (hình 3.52). Nếu nhiều PDP Context có cùng một
QoS, chúng có thể có các NSAPI khác nhau nhưng chúng có thể liên kết với cùng một SAPI
(Services access point identifier: số nhận dạng diểm truy nhập dịch vụ) tại lớp LLC. TLLI
(Temporary Logical Link Identifier: số nhận dạng liên kết logic tạm thời) được sử dụng
trong một phiên PDP để nhận dạng MS trên giao diện Um và Gb. Trong khi NSAPI được sử
dụng tại SNDCP thì TLLI được sử dụng tại lớp RLC/MAC trên giao diện Um và tại lớp
BSSGP tại giao diện Gb.

Điều khiển phiên và Lưu lượng Số liệu người sử dụng Số liệu người sử dụng
di động SMS cho PDP Contetx 1 cho PDP Context 2

Báo hiệu SMS Số liệu gói Số liệu gói

NSAPI
SNDCP
SAPI
LLC
TLLI
RLC trên BSS hay BSSGP trên Gb

SMS: Short Message Service: dịch vụ nhắn tin, NSAPI: NSAPI: network services access
point identifier: số nhận dạng diểm truy nhập dịch vụ mạng,SAPI: Servive Access Point Identifier: Số
nhận dạng điểm truy nhập, LLC: Logical Link Contrrol: Điều khiển liên kết logic, TLLI: Temporary
Logical Link Identifier: Số nhận dạng liên kết logic tạm thời, RLC: Radio Link Control: Điều khiển liên
kết vô tuyến, BSSGP: BSS GPRS Protocol: Giao thức GPRS của BSS.
Hình 3.52. Gán các số nhận dạng cho các lớp giao thức

3.12.6. Định tuyến và chuyển đổi địa chỉ

Hình 3.53 mô tả định tuyến và chuyển đổi địa chỉ cho một ứng dụng kết cuối tại MS.

206
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chuyển đổi địa chỉ IP (từ PDP


Chuyển dổi địa chỉ (từ PDP Context):
Context):
TID ® TLLI + NSAPI (+CI)
Địa chỉ IP nhận ® TID+ Địa chỉ SGSN
SGSN

SGSN
GTP (Địa chỉ IP Internet
BSC SGSN, TID, Gói IP) GGSN

SNDCP Gói IP
(TLLI, NSAPI, gói IP) (Địa chỉ IP nguồn, Địa
BTS
MS chỉ IP nhận)
Gói IP
Các địa chỉ:
Địa chỉ IP nhận, TID (Tunnel Identifier: nhận dạng tunnel), Địa chỉ IP SGSN, TLLI: Temporary Logical
Link Identity: Nhận dạng liên kết logic tạm thời, NSAPI: Network Layer Service Access Identifier: Số
nhận dạng truy nhập dịch vụ lớp mạng, CI: Cell Identifier: Số nhận dạng ô
Hình 3.53. Định tuyến và chuyển đổi địa chỉ cho một ứng dụng kết cuối tại MS.

Gói IP từ mạng ngòi đi vào GGSN, được định tuyến qua đường trục GPRS đến SGSN và
cuối cùng đến MS. Từ PDP Context, GGSN xác định đơ]cj địa chỉ IP nơi nhận và TID
(Tunnel Identifier: nhạn dạng tunnel) và địa chỉ IP của SGSN tương ứng. Giap thức GTP
được sử dụng giữa GGSN và SGSN. SGSN rút ra TLLI (Temporary Logical Link Identity:
nhận dạng liên kết logic tạm thời)và chuyển gói đến MS. NSAPI (Network Service Access
Point Identity: nhận dạng điểm ttruy nhập dịch vụ mạng) được chứa trong TID.

Hình 3.54. cho thấy định tuyến và chuyển đổi địa chỉ cho ứng dụng khởi xướng từ MS.

Chuyển dổi địa chỉ (từ PDP Context):


TLLI + NSAPI ® TID

SGSN

SGSN
GTP (Địa chỉ IP Internet
BSC GGSN, TID, Gói IP)
SNDCP GGSN
Gói IP
(TLLI, NSAPI, gói IP)

BTS Chuyển đổi địa chỉ IP nguồn:


(từ PDP Context):
MS
Địa chỉ IP nguồn ® TLLI+
Gói IP NSAPI
(Địa chỉ IP nguồn, Địa chỉ IP nhận)
Hình 3.54. Định tuyến và chuyển đổi địa chỉ cho ứng dụng khởi xướng từ MS.

3.12.7. Kết nối mạng GPRS với các mạng IP

Hình 3,55 cho thấy kết nối mạng GPRS với mạng internet. Như đã nói ở các phần trên,
sau tich cực PDP Context, mỗi MS nhận được mội địa chỉ IP trong suốt thời gian phiên. Nhà

207
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

khai thcá mạng GPRS có thể dành một số địac hỉ IP và ấn định động cho các MS tích cực.
Để vậy, nhà mạng có thể lắp một DHCP Server (Dynamic Host Configuration Protocol: giao
thức lập cấu hình máy tự động) trong mạng. Servẻ này tự động quản lý không gian địa chỉ.
Phân giải giữa địa chỉ IP và địa chỉ GSM (IMSI) được thực hiện tại GPRS bằng cách sử
dụng PDP Context thích hợp. Định tuyến các gói IP và truyền đường hầm qua mạng đường
trúc GPRS (GTP) đã được xét trong phần trên. Ngoài ra DNS (Domain Name Server: Servẻ
tên miền) cũng được sử dụng để chuyển đổi giữa các địa chỉ IP và tên máy. Để bảo vệ mạng
GPRS, tường lửa được sử dụng giữa mạng GPRS và mạng ngoài.
Trong cấu hình này ta thấy các mạng số liệu coi GPRS như một mạng con, trong đó GGSN
đóng vai trò như một router.
Thuê bao di động có thể có địa chỉ mạng số liệu cố định (địa chỉ tĩnh) hay địa chỉ mạng
số liệu động và lưu lượng số liệu luôn luôn sử dụng cổng được chỉ thị bởi địa chỉ này (hình
3.55). Tuy nhiên nhà khai thác GPRS có thể buộc lưu lượng sử dụng GGSN nhà vì lý do an
ninh.

DSN
DHCP

Máy
155.222.33.55
Mạng GPRS
Mạng con
155.222.33.x
xx
Router
Mạng con
Firewall Mạng con
191.200.44.xxx
131.44.15.xxx

Hãng 1 Hãng 2
Router
Router internet

LAN LAN Máy


Máy
131.44.15.3
191.200.44.21

DSN: Domain Name Server: Server dịch vụ tên miền, DHCP Dynamic Host Configuration Protocol: giao
thức lập cấu hình máy tự động, Firewwall: tường lửaLAN: Local Area Network: mạng vùng nội hat

Hình 3.55. Kết nối mạng GPRS với Internet

Vì địa chỉ tính được ấn định vĩnh viễn cho một thuê bao và nó sẽ chỉ đến cổng của
mạng nhà, nên các gói số liệu sẽ luôn luôn định tuyến qua mạng nhà. Hình 6 minh họa
trường hợp trong đó người sử dụng đang ở mạng nhà (trường hợp 1) và đang ở mạng khách
(trường hợp 3.56).

208
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mỗi mạng cũng có thể có một tổ hợp các địa chỉ khả dụng và nó sẽ ấn định động địa chỉ
này cho một người sử dụng trong khoảng thời gian kết nối. Để tránh phải định tuyến gói qua
mạng nhà, địa chỉ động có thể được ấn định bởi GGSN khách (trường hợp 3 trên hình 7).
Lưu lượng vào, ra có thể được tính cước trên cơ sở khối lượng số liệu đựơc truyền hoặc
thời gian kết nối.

BTS BSC BSC BTS Trường


hợp 2
Mạng đường
trục liên kết Trường
Trường hợp 3
các hãng
hợp 1

SGSN SGSN
IP Mạng
IP
Router Router đường trục
Mạng GPRS (IP)
đường trục
GPRS (IP)
Mạng số
GGSN liệu gói
GGSN
Mạng Mạng
GPRS nhà GPRSkhách
Hãng
Server

IP
Router
LAN
Hình 3.56. Định tuyến: (1) người sử dụng đang ở mạng nhà, (2) người sử dụng
đang ở mạng khách, định tuyến qua GGSN nhà, (3) người sử dụng đang ở mạng
khác, định tuyến qua GGSN mạng khách.

3.12.8. Chuyển mạng (Roaming) GPRS

Để hiểu được quá trình chuyển mạng GPRS ta xét một kịch bản sau đây ( xem hình
3.57). Một doanh nhân hãng sơn Việt Nam đang có chuyển công tác tại Singapore. Người
này muốn gửi email theo địa chỉ son.corp.vn về hãng. MS của người này sẽ làm thủ tục tích
cực trong đó gửi APN với son.corp.vn đến SGSN khách (Singapore), SGSN này kiểm tra
trong cơ sở dữ liệu của mình không thấy son.corp.vn. Nó gửi tên miền này đến DNS tại
Singapore để hói. DNS Singapore cũng không biết tên miền này nên nó chuyển câu hỏi dến
DNS mức cao hơn (GPRS DSN). DSN này cũng không lưu địa chỉ IP của APN (hay
GGSN), vì thế nó chỉ trả lời bằng một danh sách các DNS của mạng nhà tại Việt Nam. DNS
Singapore chọn một DSN trong danh sách này và chuyển câu hỏi gốc đến DNS này. DSN
của nhà khai thác GSM tại Việt Nam sẽ trả lời nó bằng điạ chỉ của GGSN có tên điểm truy
nhập là son.corp.vn. DNS Singapore chuyển địa chỉ GGSN mạng GSM Việt Nam đến SGSN

209
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Singapore. SGSN Singapore gửi yêu cầu tích cực PDP Context đến GGSN của nhà khai thác
GSM Việt Nam cùng với APN. PDP Context được tích cực và SGSN gửi thông báo đến MS.
Bây giờ doanh nhân này có thể tải xuống email từ email server trong mạng Corp Intranet
Việt Nam.

Mạng khách, Singapore DNS

Đường trục
GPRS GPRS
Singapore DSN
SGSN

BTS
Đường trục liên
mạng GPRS

Đường trục
GPRS nhà Corp.intranet
MS GGSN
DSN
nhà Mạng GSM, Việt Nam

Hình 3.57. Mô tả quá trình gửi email từ mạng GPRS Singapore mà MS làm
khách đến mạng GPRS của GSM Việt Nam (mạng nhà của MS)

3.13. MÔ HÌNH AN NINH GSM

Môi trường an ninh trên giao diện vô tuyến GSM được đảm bảo bởi hai quá trình:
nhận thực và bảo mật (xem hình 3.58). Ở GSM chỉ có mạng nhận thực MS. Để nhận thực
MS, mạng gửi đến nó hô lệnh RAND. SIM nhận RAND và sử dụng nó cùng với khóa nhận
thực thuê bao Ki được lưu làm đầu vào cho giải thuật A3 để tạo ra SRES (trả lời được ký).
Sau đó MS gửi SRES gửi trở lại mạng để mạng kiểm tra bằng cách so sánh nó với SRES
tương ứng được tạo ra ở AuC, nếu trùng nhau thì nhận thực thành công và MS hợp lệ. Sau
khi nhận thực người sử dụng thành công, giải thuật A8 sử dụng khóa nhận thực Ki cùng với
số ngẫu nhiên RAND để tạo ra khóa mật mã Kc. Giải thuật A5 sử dụng khoá này để mật mã
tín hiệu thoại phát trên đường vô tuyến và giải mật mã tín hiệu thoại thu được. Ở phía mạng
ba thông số (dược gọi là triplet) an ninh (RAND, SRES và Kc) đựơc tạo ra tại AUC dựa trên
giải huật A3 và A8. Sau đó thông qua HLR các thông số này đựơc phân phối xuống VLR.

210
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Còn ở phía MS hai thông số an ninh SRES và Kc được tạo ra bởi các giải thuật tương ứng
trong SIM.
IMSI
TMSI SIM
LAI CARD
Ki

MS BTS BSC VLR HLR AuC


SRES SRES
?
Ki
A3 A3 Ki
RAND RAND

A8 A8
SIM
Kc
Kc
Thoại Thọai được Thoại
A5 mât mã A5 MSC

Hình 3.58. Mô hình an ninh GSM

3.14. TỔNG KẾT

Chương này trước xét các giao diện vô tuyến của GSM. Các kênh logic và các kênh vật lý
đựơc trình bày. Sau đó giao diện vô tuyến của GPRS được xét. Nếu kênh vật lý trong giao
diện vô tuyến của GSM chỉ sử dụng một khe thời gian và dựa trên cơ chế chuyển mạch
kênh, thì kênh vật lý trong giao diện vô tuyến của GPRS sử dụng nhiều khe thời gian kết
hợp và dựa trên cơ chế chuyển mạch gói vì thế nó cho dung lượng truyền dẫn cao hơn. Tiếp
theo điều khiển tài nguyên vô tuyến được xem xét. Các vấn đề như đo, chuyển giao và nhẩy
tần được trình bày. Sau các phần này các vấn đề truyền dẫn trong GSM và trong GPRS được
nghiên cứu. Trong các phần này vấn đề truyền tiếng và số liệu được trình bày. GSM sử dụng
truyền tiếng theo modem vì thế cần các biến đổi để thích ứng tốc độ (RA: Rate Adptation).
Sau đó các sơ đồ truyền dẫn số liệu qua mạng GSM/GPRS được trình bày. Nhiều sơ đồ đảm
bảo các dịch vụ số liệu quan trọng như SMS, kết nối internet được xem xét trong các phần
này. Tiếp theo các trường hợp định tuyến lưu lượng quan trọng như: cập nhật vị trí, chuyển
mạng và chuyển giao được nghiên cứu. Tiếp sau một vấn đề rất quan trong trong các mạng
thông tin di động: vấn đề an ninh trong mạng di động đựơc trình bày. Cuối cùng các kiến
trúc giao thức của GSM và GPRS được trình bày tóm tắt.

3.15. CÂU HỎI

1. Trình bày các kênh logic của GSM


211
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Trình bày các kênh vật lý của GSM


3. Trình bày sử dụng các kênh logic của GSM cho báo hiệu thiết lập cuộc gọi vào
4. Trình bày giao diện vô tuyến của GPRS
5. Trình bày sử dụng các kênh logic của GPRS để thiết lập kênh gói cho truyền gói từ MS
6. Trình bày đo và chuyển giao trên giao diện vô tuyến
7. Trình bày phương pháp nhảy tần trong GSM
8. Trình bày khái niệm dịch vụ kênh mang và dịch vụ xa
9. Trình bày cấu trúc trạm di động
10. Trình bày mô hình truyền dẫn trong GSM
11. Vai trò của TRAU và các vị trí đặt TRAU
12. Trình bày truyền dẫn tiếng từ BTS đến TRAU
13. Trình bày mô hình truyền dẫn số liệu trong GSM
14. Trình bày quá trình thích ứng tốc độ (RA)
15. Trình bày giao thức chuyển tiếp lớp 2 (L2R)
16. Trình bày truy nhập cơ sở từ GSM đến mạng số liệu
17. Trình bày truy nhập cơ sở từ GSM đến mạng số liệu qua mạng quá giang
18. Trình bày truy nhập từ GSM đến mạng số liệu bằng mạng riêng
19. Trình bày truyền dẫn FAX qua mạng GSM
20. Trình bày kết nối internet qua mạng GSM
21. Trình bày SMS điểm đến điểm
22. Trình bày SMS quảng bá ô
23. Trình bày sơ đồ truyền số liệu qua GPRS
24. Trình bày cập nhật vị trí
25. Trình bày chuyển mạng quốc tế
26. Trình bày quá trình định tuyến cho cuộc gọi đến MS
27. Trình bày các sơ đồ định tuyến cho chuyển giao
28. Trình bày mô hình an ninh của GSM.
29. Trình bày kiến trúc giao thức báo hiệu của GSM
30. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng của GPRS
31. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển của GPRS

212
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 4
GIAO DIỆN VÔ TUYẾN CỦA WCDMA UMTS

4.1. GIỚI THIỆU CHUNG

4.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Kiến trúc giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD


 Các kênh của WCDMA/FDD
 Sơ đồ kênh vật lý WCDMA/FDD
 Sơ đồ trải phổ định kênh, ngẫu nhiên hóa và điều chế
 Cấu trúc khung DPCH
 Điều khiển tài nguyên vô tuyến và các thủ tục lớp vật lý
 Các kỹ thuật phân tập phát

4.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

4.1.3. Mục đích chương

 Hiểu giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD


 Hiểu được sơ đồ kênh vật lý
 Hiểu được cấu trúc khung kênh DPCH
 Hiểu được điều khiển tài nguyên vô tuyến và các thủ tục lớp vật lý
 Hiểu được giao diện vô tuyến HSPA
 Hiểu được các kỹ thuât phân tập phát

4.2. MỞ ĐẦU

WCDMA UMTS là một trong các tiêu chuẩn của IMT-2000 nhằm phát triển
GSM để cung cấp các khả năng cho thế hệ ba. WCDMA UMTS sử dụng mạng đa truy
nhập vô tuyến trên cơ sở W-CDMA và mạng lõi được phát triển từ GSM/GPRS. W-
CDMA có thể có hai giải pháp cho giao diện vô tuyến: ghép song công phân chia theo
tần số (FDD: Frequency Division Duplex) và ghép song công phân chia theo thời gian

213
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(TDD: Time Division Duplex). Cả hai giao diện này đều sử dụng trải phổ chuỗi trực tiếp
(DS-CDMA). Giải pháp thứ nhất sẽ được triển khai rộng rãi còn giải pháp thứ hai chủ
yếu sẽ được triển khai cho các ô nhỏ (Micro và Pico).
Giải pháp FDD sử dụng hai băng tần 5 MHz với hai sóng mang phân cách nhau
190 MHz: đường lên có băng tần nằm trong dải phổ từ 1920 MHz đến 1980 MHz, đường
xuống có băng tần nằm trong dải phổ từ 2110 MHz đến 2170 Mhz. Mặc dù 5 MHz là độ
rộng băng danh định, ta cũng có thể chọn độ rộng băng từ 4,4 MHz đến 5 MHz với nấc
tăng là 200 KHz. Việc chọn độ rộng băng đúng đắn cho phép ta tránh được nhiễu giao
thoa nhất là khi khối 5 MHz tiếp theo thuộc nhà khai thác khác.
Giải pháp TDD sử dụng các tần số nằm trong dải 1900 đến 1920 MHz và từ 2010
MHz đến 2025 MHz; ở đây đường lên và đường xuống sử dụng chung một băng tần.
Giao diện vô tuyến của W-CDMA hoàn toàn khác với GSM và GPRS, W-CDMA
sử dung phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp với tốc độ chip là 3,84 Mcps. Trong
WCDMA mạng truy nhập vô tuyến được gọi là UTRAN (UMTS Terrestrial Radio
Access Network). Các phần tử của UTRAN rất khác với các phần tử ở mạng truy nhập vô
tuyến của GSM. Vì thế khả năng sử dụng lại các BTS và BSC của GSM là rất hạn chế.
Một số nhà sản xuất cũng đã có kế hoạch nâng cấp các GSM BTS cho WCDMA. Đối
với các nhà sản suất này có thể chỉ tháo ra một số bộ thu phát GSM từ BTS và thay vào
đó các bộ thu phát mới cho WCDMA. Một số rất ít nhà sản suất còn lập kế hoạch xa hơn.
Họ chế tạo các BSC đồng thời cho cả GSM và WCDMA. Tuy nhiên đa phần các nhà sản
suất phải thay thế GSM BSC bằng RNC mới cho WCDMA.
W-CDMA sử dụng rất nhiều kiến trúc của mạng GSM, GPRS hiện có cho mạng
của mình. Các phần tử như MSC, HLR, SGSN, GGSN có thể được nâng cấp từ mạng
hiện có để hỗ trợ đồng thời WCDMA và GSM.
Giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD được xây dựng trên ba kiểu kênh: kênh
logic, kênh truyền tải và kênh vật lý. Kênh logic được hình thành trên cơ sở đóng gói các
thông tin từ lớp cao trước khi sắp xếp vào kênh truyền tải. Nhiều kênh truyền tải được
ghép chúng vào kênh vật lý.. Kênh vật lý được xây dựng trên công nghệ đa truy nhập
CDMA kết hợp với FDMA/FDD. Mỗi kênh vật lý được đặc trưng bởi một cặp tần số và
một mã trải phổ. Ngoài ra kênh vật lý đường lên còn được đặc trưng bởi góc pha. Trong
phần dưới đây ta trước hết ta xét kiến trúc giao thức của giao diện vô tuyến sau đó ta sẽ
xét giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD, sau đó sẽ xét các kênh này.

4.3. KIẾN TRÚC GIAO DIỆN VÔ TUYẾN WCDMA/FDD

Kiến trúc giao diện vô tuyến của WCDMA được cho trên hình 4.1.

214
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CC, MM, GMM, SM, SS Các giao thức UP


Các lớp con cao hơn của L3/ NAS
Báo hiệu CP Thông tin UP

RRC L3
PDCP L2/PDCP
PDCP

BMC L2/BMC

RLC RLC
RLC L2/RLC
RLC RLC
RLC RLC RLC

Các kênh lôgic

MAC L2/MAC
Các kênh truyền tải

PHY L1/WCDMA

Điều khiển Điểm truy nhập dịch vụ (SAP) cho thông tin đồng cấp

UP: Mặt phẳng người sử dụng


CP: Mặt phẳng điều khiển
Hình 4.1. Kiến trúc giao thức của giao diện vô tuyến WCDMA

Giao diện vô tuyến được phân thành 3 lớp giao thức:


 Lớp vật lý (L1)
 Lớp liên kết nối số liệu (L2)
 Lớp mạng (L3)
Lớp 2 được chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control: Điều khiển
truy nhập môi trường) và RLC (Radio link Control: điều khiển liên kết), PDCP (Packet
Data Convergence Protocol: Giao thức hội tụ số liệu gói) và BMC (Broadcast/Multicast
Control: Điều khiển quảng bá/đa phương ).
Lớp 3 và RLC đựơc chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển (C) và mặt
phẳng người sử dụng (U). PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U.
Trong mặt phẳng C lớp 3 được chia thành các lớp con: “tránh lặp" (TBD) nằm ở
tầng truy nhập nhưng kết cuối ở mạng lõi (CN: Core Network) và lớp RRC (Radio
Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến). Báo hiệu ở các lớp cao hơn: MM
(Mobility Management) và CC (Connection Management) được coi là ở tầng không truy
nhập.
Lớp vật lý là lớp thấp nhất ở giao diện vô tuyến. Lớp vật lý được sử dụng để
truyền dẫn ở giao diện vô tuyến. Mỗi kênh vật lý ở lớp này được xác định bằng một tổ
hợp tần số, mã ngẫu nhiên hoá (mã định kênh) và pha (chỉ cho đường lên). Các kênh

215
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

được sử dụng vật lý để truyền thông tin cuả các lớp cao trên giao diện vô tuyến, tuy
nhiên cũng có một số kênh vật lý chỉ được dành cho hoạt động của lớp vật lý.
Để truyền thông tin ở giao diện vô tuyến, các lớp cao phải chuyển các thông tin
này qua lớp MAC đến lớp vật lý bằng cách sử dụng các kênh logic. MAC sắp xếp các
kênh này lên các kênh truyền tải trước khi đưa đến lớp vật lý để lớp này sắp xếp chúng
lên các kênh vật lý.

4.4. CÁC KÊNH CỦA WCDMA

4.4.1. Các kênh logic

Nói chung các kênh logic được chia thành hai nhóm: các kênh điều khiển (CCH:
Control Channel) để truyền thông tin điều khiển và các kênh lưu lượng (Traffic Channel)
để truyền thông tin của người sử dụng. Các kênh logic và ứng dụng của chúng được tổng
kết trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Danh sách các kênh logic


Nhóm kênh Kênh logic ứng dụng
BCCH (Broadcast Control Kênh đường xuống để phát quảng bá
CCH (Control Channel: Kênh điều khiển thông tin hệ thống
Channel: Kênh quảng bá)
điều khiển) PCCH (Paging Control Kênh đường xuống để phát quảng bá
Channel: Kênh điều khiển tìm thông tin tìm gọi
gọi)
CCCH (Common Control Kênh hai chiều để phát thông tin điều
Channel: Kênh điều khiển khiển giữa mạng và các UE. Được sử
chung) dụng khi không có kết nối RRC hoặc
khi truy nhập một ô mới
DCCH (Dedicated Control Kênh hai chiều điểm đến điểm để
Channel: Kênh điều khiển phát thông tin điều khiển riêng giữa
riêng). UE và mạng. Được thiết lập bởi thiết
lập kết nối của RRC
DTCH (Dedicated Traffic Kênh hai chiều điểm đến điểm riêng
TCH (Traffic Channel: Kênh lưu lượng cho một UE để truyền thông tin của
Channel: Kênh riêng) người sử dụng. DTCH có thể tồn tại
lưu lượng) cả ở đường lên lẫn đường xuống

216
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CTCH (Common Traffic Kênh một chiều điểm đa điểm để


Channel: Kênh lưu lượng truyền thông tin của một người sử
chung) dụng cho tất cả hay một nhóm người
sử dụng quy định hoặc chỉ cho một
người sử dụng. Kênh này chỉ có ở
đường xuống.

4.4.2. Các kênh truyền tải

Các kênh lôgic được lớp MAC chuyển đổi thành các kênh truyền tải. Tồn tại hai
kiểu kênh truyền tải: các kênh riêng và các kênh chung. Điểm khác nhau giữa chúng là:
kênh chung là tài nguyên được chia sẻ cho tất cả hoặc một nhóm các người sử dụng
trong ô, còn kênh kênh riêng được ấn định riêng cho một ngừơi sử dụng duy nhất. Các
kênh truyền tải chung bao gồm: BCH (Broadcast channel: Kênh quảng bá), FACH (Fast
Access Channel: Kênh truy nhập nhanh), PCH (Paging Channel: Kênh tìm gọi), DSCH
(Down Link Shared Channel: Kênh chia sẻ đường xuống), CPCH (Common Packet
Channel: Kênh gói chung). Kênh riêng chỉ có một kênh duy nhất là DCH (Dedicated
Channel: Kênh riêng). Kênh truyền tải chung có thể được áp dụng cho tất cả các người
sử dụng trong ô hoặc cho một người hoặc nhiều người đặc thù. Khi kênh truyền tải chung
được sử dụng để phát thông tin cho tất cả các ngừơi sử dụng thì kênh này không cần có
địa chỉ. Chẳng hạn kênh BCH để phát thông tin quảng bá cho tất cả các người sử dụng
trong ô. Khi kênh truyền tải chung áp dụng cho một người sử dụng đặc thù, thì cần phát
nhận dạng người sử dụng trong băng (trong bản tin sẽ được phát). Kênh PCH là kênh
truyền tải chung được sử dụng để tìm gọi một UE đặc thù sẽ chứa thông tin nhận dạng
người sử dụng bên trong bản tin phát.
Mỗi kênh truyền tải đều đi kèm với một chỉ thị khuôn dạng truyền tải (TFI:
Transport Format Indicator) tại mọi thời điểm mà các kênh truyền tải sẽ nhận được số
liệu từ các mức cao hơn. Lớp vật lý kết hợp thông tin TFI từ các kênh truyền tải khác
nhau vào chỉ thị kết hợp khuôn dạng truyền tải (TFCI= Transport Format Combination
Indicator). TFCI được phát trên kênh điều khiển để thông báo cho máy thu rằng kênh nào
đang tích cực ở khung hiện thời. Thông báo này không cần thiết khi sử dụng cơ chế phát
hiện khuôn dạng kênh truyền tải mù (DTFD= Blind Transport Format Detection) được
thực hiện bằng kết nối với các kênh riêng đường xuống. Máy thu giải mã TFCI để nhận
được các TFI. Sau đó các TFI này đựơc chuyển đến các lớp cao hơn cho các kênh truyền
tải tích cực ở kết nối.

217
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Danh sách các kênh truyền tải và ứng dụng của chúng dược cho ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Danh sách các kênh truyền tải


Kênh vật lý ứng dụng
DCH (Dedicated Kênh hai chiều được sử dụng để phát số liệu của người sử
Channel: Kênh riêng) dụng. Được ấn định riêng cho người sử dụng. Có khả năng
thay đổi tốc độ và điều khiển công suất nhanh
BCH (Broadcast Kênh chung đường xuống để phát thông tin quảng bá (chẳng
Channel: Kênh quảng hạn thông tin hệ thống, thông tin ô)
bá)
FACH (Forward Kênh chung đường xuống để phát thông tin điều khiển và số
Access Channel: Kênh liệu của người sử dụng. Kênh chia sẻ chung cho nhiều UE.
truy nhập đường Được sử dụng để truyền số liệu tốc độ thấp cho lớp cao hơn
xuống)
PCH (Paging Channel: Kênh chung đường xuống để phát các tín hiệu tìm gọi
Kênh tìm gọi)
RACH (Random Kênh chung đường lên để phát thông tin điều khiển và số liệu
Access Channel: Kênh người sử dụng. áp dụng trong truy nhập ngẫu nhiên và được
truy nhập ngẫu nhiên) sử dụng để truyền số liệu thấp cuả người sử dụng
CPCH (Common Kênh chung đường lên để phát số liệu người sử dụng. áp dụng
Packet Channel: Kênh trong truy nhập ngẫu nhiên và được sử dụng trước hết để
gói chung) truyền số liệu cụm.
DSCH (Dowlink Kênh chung đường xuống để phát số liệu gói. Chia sẻ cho
Shared Channel: Kênh nhiều UE. Sử dụng trước hết cho truyền dẫn số liệu tốc độ
chia sẻ đường xuống) cao.

Các kênh logic được sắp xếp lên các kênh truyền tải như cho trên hình 4.2.

218
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đường lên Đường xuống

Các kênh CCCH DTCH/DCCH BCCH PCCH CCCH CTCH DTCH/DCCH


logic Các MAC SAP

Các kênh Các PHY SAP


truyền tải RACH CPCH DCH BCH PCH FACH DCH DSCH

BCCH: Broadcast Control Channel: kênh điều khiển quảng bá


BCH: Broadcast Channel: kênh quảng bá
CCCH: Common Control Channel: kênh điều khiển chung
CCH: Common Channel: kênh điều khiển
CTCH: Common Packet Channel: kênh gói chung
DCCH: Dedicated Control Channel: kênh điều khiển riêng
DCH: Dedicated Channel: kênh riêng
DSCH: Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ đường xuống
DTCH: Dedicated Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng
FACH: Forward Access Channel: kênh truy nhập đường xuống
PCH: Paging Channel: kênh tìm gọi
PCCH: Paging Control Channel: kênh điều khiển tìm gọi
RACH: Random Access Channel: kênh truy nhập ngẫu nhiên

Hình 4.2. Các kênh LoCH, TrCH và sắp xếp các kênh LoCH lên các kênh TrCH

4.4.3. Các kênh vật lý

Một kênh vật lý được coi là tổ hợp của tần số, mã ngẫu nhiên, mã định kênh và cả
pha tương đối (đối với đường lên). Kênh vật lý (Physical Channel) bao gồm các kênh vật
lý riêng (DPCH: Dedicated Physical channel) và kênh vật lý chung (CPCH: Common
Physical Channel). Các kênh vật lý được tổng kết ở hình 4.3 và bảng 4.3. .

219
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đường lên Đường xuống


RACH CPCH DCH BCH PCH FACH DCH DSCH
Các PHY SAP

Lớp vật lý

PRACH PCPCH DPDCH P-CCPCH S-CCPCH DPDCH PDSCH CPICH


Các kênh chỉ SCH
DPCCH DPCCH
được tạo ra ở lớp AICH
(được tạo ra (được tạo ra
vật lý PICH
ở lớp vật lý) ở lớp vật lý) CSICH
CD/CA-ICH
AICH: Acquisition Channel: kênh chỉ thị bắt
BCH: Broadcast Channel: kênh quảng bá
CD/CA-ICH: CPCH Collision Detection/Channel Asignment- Indicator Channel: kênh chỉ thị phát
hiện va chạm CPCH/ấn định kênh
CPCH: Common Packet Channel: kênh gói chung
CPICH: Common Pilot Channel: kênh hoa tiêu chung
CSICH: CPCH Status Indicator Channel: kênh trạng thái CPCH
DCH: Dedicated Channel: kênh riêng
DPDCH: Dedicated Physycal Data Channel: kênh vật lý số liệu riêng
DPCCH: Dedicated Physical Control Channel: kênh vật lý điều khiển riêng
DSCH: Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ đường xuống
PDSCH: Physical Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ đường xuống vật lý
FACH: Forward Access Channel: kênh truy nhập đường xuống
PCH: Paging Channel: kênh tìm gọi
P-CCPCH: Primary Common Control Physical Channel: kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp
PCPCH: Physical Common Packet Channel: kênh vật lý gói chung
PRACH: Physical Random Access Channel: kênh vật lý truy nhập ngẫu nhiên
RACH: Random Access Channel: kênh truy nhập ngẫu nhiên
SCH: Synchrronization Channel: kênh đồng bộ
S-CCPCH: Secondary Common Control Physical Channel: kênh vật lý điều khiển chung thứ cấp

Hình 4.3. Các kênh PhCH và sắp xếp các kênh TrCH lên các kênh PhCH.

Bảng 4.3. Danh sách các kênh vật lý


Tên kênh ứng dụng
DPCH (Dedicated Kênh hai chiều đường xuống/đường lên được ấn định riêng
Physical Channel: Kênh cho UE. Gồm DPDCH (Dedicated Physical Data Channel:
vật lý riêng) Kênh vật lý số liệu riêng) và DPCCH (Dedicated Physical
Control Channel: Kênh vật lý điều khiển riêng). Trên
đường xuống DPDCH và DPCCH được ghép theo thời
gian còn trên đường lên được ghép theo pha kênh I và pha
kênh Q sau điều chế BPSK
DPDCH (Dedicated Khi sử dụng DPCH, mỗi UE được ấn định ít nhất một
Physical Data Channel: DPDCH. Kênh được sử dụng để phát số liệu người sử dụng
Kênh vật lý số liệu riêng) từ lớp cao hơn
DPCCH (Dedicated Khi sử dụng DPCH, mỗi UE chỉ được ấn định một
Physical Control DPCCH. Kênh được sử dụng để điều khiển lớp vật lý của
Channel: Kênh vật lý DPCH. DPCCH là kênh đi kèm với DPDCH chứa: các ký
điều khiển riêng) hiệu hoa tiêu, các ký hiệu điều khiển công suất phát (TPC:
Transmission Power Control), chỉ thị kết hợp khuôn dạng
220
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

truyền tải (TFCI: Transport Format Combination Identity).


Các ký hiệu Pitot cho phép máy thu đánh giá đáp ứng
xung kim của kênh vô tuyến và thực hiện tách sóng nhất
quán. Các ký hiệu này cũng cần cho hoạt động của anten
thích ứng (hay anten thông minh) có búp sóng hẹp. TPC
để điều khiển công suất vòng kín nhanh cho cả đường lên
và đường xuống. TFCI thông tin cho máy thu về các thông
số tức thời của các kênh truyền tải: các tốc độ số liệu hiện
thời trên các kênh số liệu khi nhiều dịch vụ được sử dụng
đồng thời. Ngoài ra TFCI có thể bị bỏ qua nếu tốc dộ số
liệu cố định. Kênh cũng chứa thông tin hồi tiếp hồi tiếp
(FBI: Feeback Information) ở đường lên để đảm bảo vòng
hồi tiếp cho phân tập phát và phân tập chọn lựa.

PRACH (Physical Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang kênh
Random Access Channel: truyền tải RACH
Kênh vật lý truy nhập
ngẫu nhiên)
PCPCH (Physical Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang kênh
Common Packet truyền tải CPCH
Channel: Kênh vật lý gói
chung)
CPICH (Common Pilot Kênh chung đường xuống. Có hai kiểu kênh CPICH: P-
Channel: Kênh hoa tiêu CPICH (Primary CPICH: CPICH sơ cấp) và S-CPICH
chung) (Secondary CPICH: CPICH thứ cấp). P-CPICH đảm bảo
tham chuẩn nhất quán cho toàn bộ ô để UE thu được SCH,
P-CCPCH, AICH và PICHvì các kênh nay không có hoa
tiêu riêng như ở các trường hợp kênh DPCH. Kênh S-
CPICH đảm bảo tham chuẩn nhất quán chung trong một
phần ô hoặc đoạn ô cho trường hợp sử dụng anten thông
minh có búp sóng hẹp. Chẳng hạn có thể sử dụng S-CPICH
làm tham chuẩn cho S-CCPCH (kênh mang các bản tin tìm
gọi) và các kênh DPCH đường xuống.

P-CCPCH (Primary Kênh chung đường xuống. Mỗi ô có một kênh để truyền
Common Control BCH
Physical Channel: Kênh

221
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

vật lý điều khiển chung


sơ cấp)
S-CCPCH (Secondary Kênh chung đường xuống. Một ô có thể có một hay nhiệu
Common Control S-CCPCH. Được sử dụng để truyền PCH và FACH
Physical Channel: Kênh
vật lý điều khiển chung
sơ cấp)
SCH (Synchrronization Kênh chung đường xuống. Có hai kiểu kênh SCH: SCH sơ
Channel: Kênh đồng bộ) cấp và SCH thứ cấp. Mỗi ô chỉ có một SCH sơ cấp và thứ
cấp. Được sử dụng để tìm ô
PDSCH (Physical Kênh chung đường xuống. Mỗi ô có nhiều PDSCH (hoặc
Downlink Shared không có) . Được sử dụng để mang kênh truyền tải DSCH
Channel: Kênh vật lý chia
sẻ đường xuống)
AICH (Acquisition Kênh chung đường xuống đi cặp với PRACH. Được sử
Indication Channel: Kênh dụng để điều khiển truy nhập ngẫu nhiên của PRACH.
chỉ thị bắt)
PICH (Page Indi cation Kênh chung đường xuống đi cặp với S-CCPCH (khi kênh
Channel: Kênh chỉ thị tìm này mang PCH) để phát thông tin kết cuối cuộc gọi cho
gọi) từng nhóm cuộc gọi kết cuối. Khi nhận được thông báo
này, UE thuộc nhóm kết cuối cuộc gọi thứ n sẽ thu khung
vô tuyến trên S-CCPCH
AP-AICH (Access Kênh chung đường xuống đi cặp với PCPCH để điều khiển
Preamble Acquisition truy nhập ngẫu nhiên cho PCPCH
Indicator Channel: Kênh
chỉ thị bắt tiền tố truy
nhập)
CD/CA-ICH (CPCH Kênh chung đường xuống đi cặp với PCPCH. Được sử
Collision Detection/ dụng để điều khiển va chạm PCPCH
Channel Assignment
Indicator Channel: Kênh
chỉ thị phát hiện va chạm
CPCH/ấn định kênh)
CSICH (CPCH Status Kênh chung đường xuống liên kết với AP-AICH để phát
Indicator Channel: Kênh thông tin về trạng thái kết nối của PCPCH
chỉ thị trạng thái CPCH)

222
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 4.4 tổng kết các kênh trong hai mặt phẳng CP và UP.

Măt phẳng điều khiển (CP) Mặt phẳng người sử dụng (UP)

RRC PDCP

RLC

BCCH PCCH CCCH DCCH CTCH DTCH

MAC

BCH PCH FACH RACH CPCH DCH DSCH

PHY
PCCPCH SCCPCH PRACH PCPCH DPDCH PDSCH
PICH AICH CSICH CD/CA-ICH DPCCH CPICH SCH

và ký hiệu cho SAP (Service Access Point: điểm truy nhập dịch vụ)

Hình 4.4. Tổng kết các kênh trong hai mặt phẳng CP và UP

Hình 4.5 cho thấy việc ghép hai kênh truyền tải lên một kênh vật lý và cung cấp
chỉ thị lỗi cho từng khối truyền tải tại phía thu.
Kªnh truyÒn t¶i 1 Kªnh truyÒn t¶i 2

Khèi Khèi Khèi truyÒn t¶i Khèi truyÒn t¶i


truyÒn t¶i truyÒn t¶i vµ chØ thÞ lçi vµ chØ thÞ lçi

Khèi Khèi Khèi truyÒn t¶i Khèi truyÒn t¶i


TFI truyÒn t¶i TFI truyÒn t¶i TFI vµ chØ thÞ lçi TFI vµ chØ thÞ lçi
C¸c líp cao h¬n

M· ho¸ vµ ghÐp Líp vËt lý


TFCI Gi¶i m· vµ gi¶i
kªnh Gi¶i TFCI
ghÐp kªnh

Kªnh ®iÒu C¸c kªnh sè Kªnh ®iÒu C¸c kªnh sè


khiÓn vËt lý liÖu vËt lý khiÓn vËt lý liÖu vËt lý
M¸y ph¸t M¸y thu

TFI: Transport Format Indicator: chỉ thị khuôn dạng truyền tải, TFCI= Transport
Format Combination Indicator: chỉ thị kết hợp khuôn dạng truyền tả
Hình 4.5. Ghép các kênh truyền tải lên kênh vật lý

223
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

4.4.4. Báo hiệu thiết lập cuộc gọi sử dụng các kênh logic và truyền tải

Hình 4.6 cho thấy báo hiệu thiết lập lập cuộc gọi sử dụng kênh logic và kênh
truyền tải. Đầu tiên UE sử dụng kênh logic CCCH truyền trên kênh truyền tải RACH để
yêu cầu đường truyền báo hiệu (RRC). RNC trả lời bằng kênh logic CCCH trên kênh
truyền tải FACH. SAu khi có kết nối RRC, UE sẽ trao đổi báo hiệu với RNC qua kênh
logic DCCH trên kênh truyền tải DCH. Sau khi nhận đựơc lệnh "truyền trực tiếp" từ UE,
RNC phát lệnh yêu cầu dịch vụ CM (Connection Management: quản lý kết nối) trên giao
thức RANAP (Radio Access Application Part: phần ứng dụng truy nhập mạng vô tuyến)
để khởi đầu báo hiệu thiết lập kênh mang lưu lượng Tùy thuộc vào yêu cầu của UE lệnh
báo hiệu này có thể được chuyển đến MSC hoặc SGSN (trong trường hợp xét là MSC).
Sau khi thực hiện các thủ tục an ninh, các thủ tục thiết lập kênh mang được thực hiện.

224
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MSC/
UE R NC V LR
CCCH(R A CH): R R C Connection R equest
(Y ªu cÇu kÕt nèi R R C)
CCCH(FA CH): R R C Connection Setup
(ThiÕt lËp kÕt nèi R R C)
DCCH(DCH): R R C Connection Complete
(KÕt nèi R R C ®· hoµn thµnh)
DCCH (DCH):Initial Direct Transfer
(TruyÒn trùc tiÕp khëi ®Çu) R A NA P: Initial UE Message (CM Service R equest)
(B¶n tin UE khëi ®Çu (Y ªu cÇu dÞch vô CM))
R A NA P: Direct Transfer (A uthentication R equest)
DCCH (DCH): Direct Transfer (A uthentication R equest) (TruyÒn trùc tiÕp (Y ªu cÇu nhËn thùc))
(TruyÒn trùc tiÕp (Y ªu cÇu nhËn thùc))
DCCH(DCH): Direct Transfer (A uthentication R esponse)
(TruyÒn trùc tiÕp (tr¶ lêi nhËn thùc) R A NA P: Direct Transfer (A uthentication R esponse)
(TruyÒn trùc tiÕp (Tr¶ lêi nhËn thùc))
R A NA P: Security Mode Command
DCCH(DCH): Security Mode Command
(LÖnh chÕ ®é an ninh)
(LÖnh chÕ ®é an ninh)
DCCH(DCH): Security Mode Commplete
(ChÕ ®é an ninh ®· hoµn thµnh) R A NA P: Security Mode Commplete
(Hoµn thµnh chÕ ®é an ninh)
DCCH(DCH): Direct Transfer (Setup)
(TruyÒn trùc tiÕp (thiÕt lËp))
R A NA P: Direct Transfer (Setup)
(TruyÒn trùc tiÕp (ThiÕt lËp))

R A NA P: Direct Transfer (Call Proceeding)


(TruyÒn trùc tiÕp (TiÕp tôc cuéc gäi))
DCCH(DCH): Direct Transfer (Call Proceeding)
(TruyÒn trùc tiÕp (TiÕp tôc cuéc gäi)) R A NA P: R A B A ssignment R equest
(Y ªu cÇu Ên ®Þnh R A B)
DCCH(DCH): R adio Bearer Setup or R econfiguration
(ThiÕt lËp vËt mang hay lËp l¹i cÊu h×nh)
DCCH: R adio Bearer Setup or R econfiguration Complete
( V Ët mang v« tuyÕn ®· ®îc thiÕt lËp hay lËp l¹i cÊu h×nh R A NA P: R A B A ssignment Complete
®· hoµn thµnh ) (Hoµn thµnhÊn ®Þnh R A B)
R A NA P: Direct Transfer (A lerting)
DCCH(DCH): Direct Transfer (A lerting) (TruyÒn trùc tiÕp (b¸o chu«ng))
(TruyÒn trùc tiÕp (b¸o chu«ng)) R A NA P: Direct Transfer (Connect)
(TruyÒn trùc tiÕp (KÕt nèi))
DCCH(DCH) : Direct Transfer (Connect)
(TruyÒn trùc trùc tiÕp (KÕt nèi))
DCCH(DCH): Direct Transfer (Connect A cknowledge)
(TruyÒn trùc tiÕp (C«ng nhËn kÕt nèi) R A NA P: Direct Transfer (Connect A cknowledge)
(TruyÒn trùc tiÕp (C«ng nhËn kÕt nèi))
Hình 4.6. Báo hiệu thiết lập cuộc gọi.

4.5. SƠ ĐỒ KÊNH VẬT LÝ WCDMA/FDD

4.5.1. Các thông số kênh vật lý

Bảng 4.4 tổng kết các thông số kênh vật lý của giao diện vô tuyến WCDMA/FDD.

225
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 4.4. Các thông số kênh vật lý của giao diện vô tuyến WCDMA.

Sơ đồ đa truy nhập DS-CDMA băng rộng


Băng thông (MHz) 5/10/15/20
Tốc độ chip (Mcps) (1,28)/3,84/7,68/11,52/15,36
Độ dài khung 10 ms
Mã hóa sửa lỗi Mã turbo, mã xoắn
Đồng bộ giữa các BTS Dị bộ/đồng bộ
Điều chế ĐX/ĐL QPSK/BPSK
Trải phổ ĐX/ĐL QPSK/OCQPSK (HPSK)
Vocoder CS-ACELP/(AMR)
OCQPSK (HPSK): Orthogonal Complex Quadrature Phase Shift Keying (Hybrid PSK)
: khoá chuyển pha vuông góc phức trực giao
CS-ACELP: Conjugate Structure-Algebraic Code Excited Linear Prediction
: Dự báo tuyến tính kích thích theo mã đại số- cấu trúc phức hợp
AMR: Adaptive Multirate: đa tốc độ thích ứng

4.5.2. Phân bố tần số

Các băng tần sử dụng cho WCDMA trên toàn cầu được cho trên hình 7.7a.
WCDMA sử dụng phân bố tần số quy định cho IMT-2000 (International Mobile
Telecommunications-2000) như sau (hình 4.7b). Ở châu Âu và hầu hết các nước châu Á
băng tần IMT-2000 là 260 MHz (1920-1980 MHz cộng với 2110-2170 MHz) có thể sử
dụng cho WCDMA FDD. Băng tần sử dụng cho TDD ở châu Âu thay đổi, băng tần được
cấp theo giấy phép có thể là 25 MHz cho sử dụng TDD ở 1900-1920 và 2020-2025
MHz. Băng tần cho các ứng dụng TDD không cần xin phép (SPA= Self Provided
Application: ứng dụng tự cấp) có thể là 2010-2020 MHz. Các hệ thống FDD sử dụng
các băng tần khác nhau cho đường lên và đường xuống với phân cách là khoảng cách
song công, còn các hệ thống TDD sử dụng cùng tần số cho cả đường lên và đường
xuống.

226
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Các băng tần có thể sử dụng cho WCDMA toàn cầu


Đường lên Đường xuống
Băng công tác Tên Tổng phổ [MHz] [MHz]
Băng VII 2600 2x70 MHz 2500-2570 2620-2690 Băng 3G mới
Băng I 2100 2x60 MHz 1920-1980 2110-2170 Băng IMT2000 (Băng WCDMA chủ đạo)
Băng II 1900 2x60 MHz 1850-1910 1930-1990 Băng PCS tại Mỹ và châu Mỹ La tinh
Băng IV 1720/2110 2x45 MHz 1710-1755 2110-2155 Băng 3G mới tại Mỹ và châu Mỹ Latinh
Băng III 1800 2x75 MHz 1710-1785 1805-1880 Châu Âu, châu Á và Brazil
Băng IX 1700 2x35 MHz 1750-1785 1845-1880 Nhật

Băng VIII 900 2x35 MHz 880-915 925-960 Châu Âu và châu Á


Băng V 850 2x25 MHz 824-849 869-894 USA, châu Mỹ và châu Á
Băng VI 800 2x10 MHz 830-840 875-885 Nhật

b) Băng IMT-2000

IMT-2000 MSS IMT-2000 MSS

f, MHz 1885 1980 2010 2025 2110 2170 2200


IMT-2000: International Mobile Telecommunications-2000;
MSS: Mobile Sattelite Service: dịch vụ thông tin di động vệ
tinh
Tần phổ cho IMT- Tần phổ cho
2000 MSS
Hình 4.7. Phân bố tần số cho WCDMA. a) Các băng có thể dùng cho WCDMA toàn
cầu; b) Băng tần IMT-2000.

Bảng 4.5 cho thấy cấp phát tần số tại Việt Nam.

Bảng 4.5. Cấp phát tần số 3G tại Việt Nam


Khe tần số FDD TDD
BSTx* BSRx** BSTx/BSRx
A 2110-2125 MHz 1920-1935 MHz 1915-1920 MHz
B 2125-2140 MHz 1935-1950 MHz 1910-1915 MHz
C 2140-2155 MHz 1950-1965 MHz 1905-1910 MHz
D 2155-2170 MHz 1965-1980 MHz 1900-1905 MHz
* BSTx: máy phát trạm gốc
** BSRx: máy thu trạm gốc

4.5.3. Sơ đồ tổng quát máy phát và máy thu

Hình 4.8 cho thấy sơ đồ khối của máy phát vô tuyến (4.8a) và máy thu vô tuyến
(4.8b) trong W-CDMA. Lớp 1 (lớp vật lý) bổ sung CRC cho từng khối truyền tải (TB:
Transport Block) là đơn vị số liệu gốc cần xử lý nhận được từ lớp MAC để phát hiện lỗi
ở phía thu. Sau đó số liệu được mã hoá kênh và đan xen. Số liệu sau đan xen được bổ

227
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

sung thêm các bit hoa tiêu và các bit điều khiển công suất phát (TPC: Transmit Power
Control)), được sắp xếp lên các nhánh I và Q của QPSK và được trải phổ hai lớp (trải phổ
và ngẫu nhiên hoá). Chuỗi chip sau ngẫu nhiên hoá được giới hạn trong băng tần 5 MHz
bằng bộ lọc Niquist cosin tăng căn hai (hệ số dốc bằng 0,22) và được biến đổi vào tương
tự bằng bộ biến đổi số vào tương tự (D/A) để đưa lên điều chế vuông góc cho sóng
mang. Tín hiệu trung tần (IF) sau điều chế được biến đổi nâng tần vào sóng vô tuyến
(RF) trong băng tần 2 GHz, sau đó được đưa lên khuếch đại trước khi chuyển đến anten
để phát vào không gian.
Tại phía thu, tín hiệu thu được bộ khuyếch đại đại tạp âm thấp (LNA) khuếch đại,
được biến đổi vào trung tần (IF) thu rồi được khuếch đại tuyến tính bởi bộ khuyếch đại
AGC (tự điều khuếch). Sau khuyếch dại AGC tín hiệu được giải điều chế để được các
thành phần I và Q. Các tín hiệu tương tự cuả các thành phần này được biến đổi vào số tại
bộ biến đổi A/D, được lọc bởi bộ lọc Nyquist cosine tăng căn hai và được phân chia theo
thời gian vào một số thành phần đừơng truyền có các thời gian trễ truyền sóng khác nhau.
Máy thu RAKE chọn các thành phần lớn hơn một ngưỡng cho trước). Sau giải trải phổ
cho các thành phần này, chúng được kết hợp bởi bộ kết hợp máy thu RAKE, tín hiệu tổng
được giải đan xen, giải mã kênh (giải mã sưả lỗi), được phân kênh thành các khối truyền
tải TB và được phát hiện lỗi. Cuối cùng chúng được đưa đến lớp cao hơn.

228
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các bit
a) Máy phát hoa tiêu
Kênh truyền tải B
Kênh truyên tải A
Số liẹu phát Cộng Phân đọan Mã hoá Phối hợp Đan xen Ghép
CRC khối mã kênh tốc độ

TCP

Anten
Sắp xếp số Bộ lọc Niquist cosin Điều chế Biến đổi Bộ khuếch
liệu (QPSK) Trải phô tăng căn hai D/A vuông góc nâng tần đại phát

b) Máy thu
Bộ tạo
Đo SIR
Anten lệnh TPC

Bộ khuếch đại Biến đổi Khuếch đại Bô lọc Niquist Bộ kết hợp
A/D cosin tăng Ngân hàng
tạp âm thấp hạ tần AGC căn hai giải điều chế RAKE nhất quán

Bộ tìm
đường truyền

Số liệu được
Kênh truyền tải B khôi phục
Kênh truyền tải A
Giải đan xen Ghép khối
Giải mã kênh

Phát hiện
lỗi khối

Hình 4.8. Sơ đồ khối máy phát tuyến (a) và máy thu vô tuyến (b)

4.6. SƠ ĐỐ TRẢI PHỔ NGẪU NHIÊN HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ

4.6.1. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế kênh vật lý đường xuống DPCH

Sơ đồ mô tả qua trình trải phổ, ngẫu nhiên hóa tổng quát kênh vật lý
DPDCH/DPCCH đường xuống ở WCDMA được cho ở hình 4.9.

229
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thao tác ngẫu nhiên hóa


phức để phân biệt nguồn
phát (nút B)

cos(wt)

I
S dl,n
DPDCH/DPCCH S
/ C ch,SF,m I
P S Q
Q I + jQ

j -sin(wt)

Thao thác trải phổ bằng Phân chia phần


mã định kênh để phân thực và phần ảo
biệt kênh

S/P: Serial to Parallel: chuyển đổi từ nối tiếp vào song song

Hình 4.9. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế kênh vật lý DPDCH/DPCCH
đường xuống

Trước hết luồng số cần truyền bi(t) với tốc độ bit Rb được đưa qua bộ xử lý tín
hiệu số để mã hoá khối tuyến tính, mã hoá xoắn hoặc turbo, đan xen và phối hợp tốc độ.
Đầu ra cuả bộ xử lý tín hiệu số ta được luồng số có tốc độ bit kênh R’b. Thông thường
tốc độ bit kênh R’b lớn hơn Rb khoảng hai lần. Sau đó luồng số này được đưa lên bộ biến
(I)
đổi nối tiếp vào song song (S/P) để chuyển thành hai luồng độc lập di (t) và
(Q)
di (t) cho nhánh I và nhánh Q với tốc độ ký hiệu R=1/2R’b cho mỗi luồng. Tiếp theo
hai luồng này được trải phổ bằng cùng một mã định kênh Ci(t) có tốc độ chip Rc=3,84
Mcps. Sau mã hoá định kênh và trải phổ hai luồng nhánh I và Q được đưa lên ngẫu
nhiên hoá (để đơn giản ta gọi là trải phổ mức hai) bằng cách nhân phức với mã nhận dạng
BTS (hay nút B theo thật ngữ của WCDMA) phức SD,n(t). Sau trải phổ mức hai, luồng
phức được chia thành hai luồng: thành phần thực vào nhánh I và thành phần ảo vào
nhánh Q. Hai luồng này được qua bộ tạo dạng xung và nhân với hai sóng mang trực giao:
cos(ct) ở nhánh I và -sin(ct) ở nhánh Q rồi cộng với nhau để được tín hiệu sau điều
chế QPSK: S(t).
Tổng quát ta có thể biểu diễn tín hiệu S(t) dạng phức sau điều chế QPSK như sau:
S(t)= di(t).Ci(t).SD,n(t)ejct (4.1)
trong đó di(t) và SD,n(t) là các tín hiệu phức được biểu diễn như sau:

230
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(I) (Q)
di (t)  di (t)  jdi (t) (4.2)

(I) (Q)
SD,n (t)  SD,n (t)  jSD,n (t) (4.3)
Để tăng dung lượng kênh ta có thể sử dụng sơ đồ ghép kênh đa mã cho DPDCH như cho
ở hình 4.10.

DPDCH1
S/P C ch ,1
I

DPDCH2 S D ,n
S/P C ch , 2
I+jQ

Đến điều
chế QPSK


DPDCH3 S/P C ch , N Q
j

Hình 4.10. Truyền dẫn đa mã cho đường xuống

4.6.2. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế kênh vật lý DPCH đường lên

Sơ đồ kênh mô tả trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế kênh vật lý đường lên
DPDCH ở WCDMA được cho ở hình 4.11.

231
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thao thác trải phổ


bằng mã định kênh để Điều chỉnh hệ số
phân biệt kênh khuyếch đại

Thao tác ngẫu nhiên hóa phức để


C d,1 bd
phân biệt nguồn phát (UE) và giảm tỷ
DPDCH 1 số công suất đỉnh trên công suất trung
bd bình
C d,3
DPDCH 3 I

C d,5 bd S cos(wt)

DPDCH5
S dpch,n
Ghép mã I/Q (điều chế C d,2 bd I+jQ
QPSK cho hai kênh) để I
DPDCH 2
tránh nhiễu âm nếu số liệu S Q
UL không được truyền C d,4 bd
DPDCH 4
Q

S
C d,6 bd -sin(wt)
DPDCH 6 Phân chia phần
thực phần ảo
Cc bc j
DPCCH

Hình 4.11. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế kênh vật lý đường lên

Trước hết luồng số i cần truyền bi(t) với tốc độ bit Rb được đưa qua bộ xử lý tín
hiệu số (không có trên hình vẽ) để mã hoá khối tuyến tính, mã hoá xoắn hoặc turbo, đan
xen và phối hợp tốc độ. Đầu ra cuả bộ xử lý tín hiệu số ta được luồng số có tốc độ bit
kênh R. Thông thường tốc độ R lớn hơn Rb khoảng hai lần. Vì sơ đồ sử dụng điều chế
BPSK nên tốc độ bit kênh cũng bằng tốc độ ký hiệu: Rs=Rb. Tiếp theo luồng này được
trải phổ bằng cùng một mã định kênh Ci(t) có tốc độ chip Rc=3,84 Mcps. Sau đó các
luồng được cộng tuyến tính với nhau ở nhánh I và nhánh Q. Sau đó hai luồng nhánh I và
Q được đưa lên ngẫu nhiên hoá (để đơn giản ta gọi là trải phổ mức hai) bằng cách nhân
phức với mã nhận dạng BTS (hay nút B theo thuật ngữ của WCDMA) phức bởi mã dài
đường lên SU,n(t). Sau trải phổ mức hai, luồng phức được chia thành hai luồng: thành
phần thực vào nhánh I và thành phần ảo vào nhánh Q. Hai luồng này được qua bộ tạo
dạng xung và nhân với hai sóng mang trực giao: cos(ct) ở nhánh I và -sin(ct) ở nhánh
Q để điều chế BPSK rồi cộng với nhau để được tín hiệu : S(t).
Tổng quát ta có thể biểu diễn tín hiệu S(t) ở dạng phức như sau:

jc t
S(t)  (I  jQ)e (4.4)
Trong đó

 k m  
I  Re   di (t)Ci (t)  j  d i (t)Ci (t)   SU,n (t)  (4.5)
  i 1 i  k 1  
232
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 k m  
Q  Im   di (t)Ci (t)  j  d i (t)Ci (t)   SU,n (t)  (4.6)
  i 1 i  k 1  
(I) (Q)
SU,n (t)  SU,n (t)  jSU,n (4.7)

k<m, trên hình vẽ k, m được chọn tùy theo tốc độ các luồng số kênh vật lý và kênh
m luôn là kênh DPCCH. m-1 kênh còn lại được dành cho kênh DPDCH
Quá trình ghép chung kênh I và Q ở bộ cộng phức được gọi là ghép mã I/Q. Về
mặt lý thuyết ta có thể đưa riêng hai nhánh I và Q lên ngẫu nhiên hóa rổi điều chế BPSK
bằng hai sóng mang trực giao cosct và sinct. Tuy nhiên việc ghép mã I/Q cho phép
tránh được âm thanh gây ra do gián đoạn kênh DPDCH (như trường hợp nhiễu tần số
217Hz=1/4,615ms thường gập ở GSM).
Các mã trải phổ phức được tạo ra sao cho góc quay giữa hai chip liên tiếp trong
một ký hiệu giới hạn ở 900 . Góc quay 1800 chỉ xẩy ra giữa hai ký hiệu liên tiếp. Phương
pháp này giảm tỷ số giữa giá trị đỉnh và trung bình của tín hiệu truyền và cho phép giá trị
đường bao của tín hiệu giống như truyền dẫn QPSK thông thường đối với mọi tỷ số G
giữa tín hiệu kênh DPDCH và DPCCH (xem hình vẽ 4.12). Nhờ vậy đạt được độ lùi đầu
ra bộ khuyếch đại giống như trường hợp đối với một tín hiệu QPSK.
a) Trước khi ngẫu nhiên hóa phức (phát song song)
b) Sau ngẫu nhiên hóa phức
G=1 G=0,5
I I I
G=0,5 G=1

Q Q Q

Hình 4.12. Các chùm tín hiệu trước và sau ngẫu nhiên hóa phức

4.6.3. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế cho tất cả các kênh vật lý đường
xuống

Sơ đồ trải phổ và ngẫu nhiên hóa chung cho tất cả các kênh vật lý đường xuống
được cho trên hình 4.13. Sau khi ngẫu nhiên hóa các kênh vật lý đường xuống trừ các
kênh SCH được đánh trong số bằng các hệ số khuyếch đai Gi. Các kênh P-SCH và S-
SCH giá trị phức được đánh trong số riêng bằng các hệ số GP và GS. Tất cả các kênh vật

233
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

lý đường xuống được kết hợp bằng cộng phức rồi sau đó được đưa lên bộ phân tách phần
thực và phần ảo để điều chế QPSK.

Điều chỉnh hệ số
khuyếch đại
Thao tác ngẫu nhiên P-SCH
hóa phức để phân biệt
nguồn phát (nút B)
Gp
S-SCH cos(t)

I
Kênh vật S dl,n GS
lý đường S
xuống bất
kỳ trừ
/
P
Cch,SF,m
S
S I
Q
SCH Q I + jQ
G1

j -sin(t)

Thao thác trải phổ Phân chia phần


bằng mã định kênh G2 thực và phần ảo
để phân biệt kênh

S/P: Serial to Parallel: chuyển đổi từ nối tiếp và song song

Hình 4.13. Sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế chung cho các kênh vật lý
đường xuống.

4.6.4. Mã trải phổ định kênh

Các mã trải phổ định kênh là các mã OVSF (Orthogonal Variable Spreading
Factor: Hệ số trải phổ khả biến trực giao). Về căn bản đây là các mã Walsh có độ dài
khác nhau để đảm bảo tính trực giao giữa các kênh thậm chí cả khi chúng hoạt động ở
các tốc độ số liệu khác nhau. OVSF đựơc tính theo phương trình (4.8) và được tổ chức
theo dạng hình cây như cho ở hình 4.14. Trên hình 4.14 và phương trình (4.8), C ch,SF,i ký
hiệu cho mã trải phổ định kên (ch: Channel)), có hệ số trải phổ SF (Spreading Factor),
thứ i, trong đó SF bằng tỷ số giữa tốc độ chip (Rc) với tốc độ ký hiệu (Rs) đưa lên trải
phổ: SF=Rc/Rs. Từ (4.8) đối với hệ số trải phổ SF=1, sẽ chỉ có một mã định kênh
Cch,1,0=(1), nghĩa là một từ với một bit ở mức logic 1. Đối với SF=2, sẽ có hai mã
Cch,2,0=(1,1) và Cch,2,1=(1,-1). Đối với SF=4 ta có bốn mã Cch,4,0=(1,1,1,1), Cch,4,1(1,1,-1,-
1), Cch,4,2=(1,-1,1,-1) và Cch,4,3(1,-1,-1,1). ...

C ch,1,0  1 ,

234
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

C ch , 2 , 0  C ch ,1, 0 C ch ,1, 0  1 1 
C  
 C ch ,1, 0  1  1
 ch , 2 ,1  C ch ,1, 0

 C ch , 2  n 1 , 0   C ch , 2 n , 0 C ch , 2 n , 0 
 C  n 1    C n  C ch , 2 n , 0 
 ch , 2 ,1
  ch , 2 , 0 
 C ch , 2  n 1 , 2   C ch , 2 n ,1 C ch , 2 n ,1 
   
 C ch , 2  n 1 , 3    C ch , 2 n ,1  C ch , 2 n ,1  (4.8)
 :   : : 
   
C ch , 2  n 1 , 2  n 1  2  C ch , 2 n , 2 n 1 C ch , 2 n , 2 n 1 
 C ch , 2  n 1 , 2  n 1 1  C ch , 2 n , 2 n 1  C ch , 2 n , 2 n 1 
   

C ch , 4 , 0  (1,1,1,1)
C ch , 2 , 0  (1,1)
C ch , 4 ,1  (1,1,1,1)
C ch ,1, 0  (1)
C ch , 4 ,1  (1,1,1,1)
C ch , 2 ,1  (1,1)
C ch , 4 ,1  (1,1,1,1)

SF=1 SF=2 SF=4

Hình 4.14. Cây mã OVSF


Để sử dụng thêm một mã định kênh trong một ô ta phải tuân theo quy định sau:
chưa sử dụng mã nào trên đường nối từ mã định chọn đến gốc cây và chưa có mã nào
được sử dụng trong các nhánh cây ở phía trên mã định chọn.

4.6.5. Mã ngẫu nhiên hóa nhận dạng nguồn phát

Mã ngẫu nhiên hoá ở W-CDMA/FDD là một đoạn 38400 chip/10 ms của mã


Gold có độ dài 218-1 cho đường xuống và 224 cho đường lên khi mã dài được sử dụng.
Mã ngẫu nhiên hóa đường lên đựơc xác định theo hai đa thức tạo mã sau: g1(x)=x25+x3+1
và g2(x)=x25+x3+x2+1, còn mã ngẫu nhiên hóa đường xuống được xác định theo hai đa
thức tạo mã sau: g1(x)=x18+x7+1 và g2(x)=x18+x10+x7+ x5+1.

235
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Vì tổng số mã ngẫu nhiên khả dụng để nhận dạng nút B là 8192, nên để dễ ràng
tìm ô người ta chia các mã này thành 512 tập, mỗi tập có 16 mã. 16 mã trong một tập lại
gồm một mã sơ cấp và 15 mã thứ cấp. 8 tập (với 816 mã) họp thành một nhóm tạo nên
tổng số 64 nhóm. Mỗi ô được ấn định một mã ngẫu nhiên duy nhất để nhận dạng ô (mã
sơ cấp). Phân cấp mã ngẫu nhiên được cho ở hình 4.15.

Tìm ô
Việc tìm ô ở chế độ dị bộ khá phức tạp so với ở chế độ đồng bộ. Hệ thống W-
CDMA sử dụng tìm tốc độ cao theo ba bước, nên đã giảm được thời gian UE tìm ô như
sau:
1. Tìm SCH sơ cấp để thiết lập đồng bộ khe và đồng bộ ký hiệu
2. Tìm SCH thứ cấp để thiết lập đồng bộ khung và nhận dạng nhóm mã ngẫu nhiên
3. Nhận dạng mã ngẫu nhiên hoá sơ cấp để nhận dạng ô.

Nhãm Nhãm Nhãm Nhãm Nhãm Nhãm


1 2 3 62 63 64

TËp TËp TËp TËp TËp TËp TËp TËp


1 2 3 4 5 6 7 8

Mã ngẫu nhiên
hóa sơ cấp

Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên


hóa thứ cấp 1 hóa thứ cấp 6 hóa thứ cấp 11

Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên


hóa thứ cấp 2 hóa thứ cấp 7 hóa thứ cấp 12

Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên


hóa thứ cấp 3 hóa thứ cấp 8 hóa thứ cấp 13

Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên


hóa thứ cấp 4 hóa thứ cấp 9 hóa thứ cấp 14

Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên Mã ngẫu nhiên


hóa thứ cấp 5 hóa thứ cấp 10 hóa thứ cấp 15

Hình 4.15. Phân cấp mã ngẫu nhiên hoá

236
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

4.7. SƠ ĐỒ XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ

4.7.1. Sơ đồ ghép kênh truyền tải và xử lý tín hiệu số

Yêu cầu đối với thế hệ 3 là phải cung cấp các dịch vụ đa phương tiện chất lượng
cao. Mã hoá kênh FEC (Forward Error Correction: Sửa lỗi trước) là một công nghệ quan
trọng để đảm bảo truyền dẫn chất lượng cao. Mã hoá kênh thường được kết hợp với đan
xen (Interleaving) để tăng thêm hiệu quả chống lỗi trong môi trường phađing. Ngoài ra
đối với các dịch vụ đa phương tiện cần ghép các kênh truyền tải có các QoS (Quality of
Service: Chất lượng dịch vụ) khác nhau lên cùng một kênh vật lý. Bộ đan xen đa tầng
(MIL: Multistage Interleaver) được sử dụng để tăng hiệu suất đan xen và thích ứng với
ghép kênh truyền tải. Số liệu được đưa đến khối mã hóa và ghép kênh ở dạng các tập
khối truyền tải trong các khoảng TTI (10ms, 20 ms, 40 ms, 80 ms)
Hình 4.16 cho thấy sơ đồ xử lý tín hiệu số ở lớp vật lý của W-CDMA.

237
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Kênh đường lên b) Kênh đường xuống

Gắn CRC Gắn CRC

Móc nối TrBk/phân đoạn khối Móc nối TrBk/phân đoạn khối
mã mã

Mã hóa kênh Mã hóa kênh

Phối hợp
Cân bằng khung vô tuyến Phối hơp tốc độ
tốc độ

Đan xen lần thứ nhất


Chèn chỉ thị DTX lần thứ nhất
(20, 40 hay 80 ms)

Đan xen lần thứ nhất


Phân đoạn khung vô tuyến
(20, 40 hay 80 ms)

Phối hợp
Phối hơp tốc độ Phân đoạn khung vô tuyến
tốc đô

Ghép TrCH Ghép TrCH


CCTrrCH
Phân đoạn kênh vật lý Chèn chỉ thị DTX lần hai

Đan xen lần hai (10 ms) Phân đoạn kênh vật lý

Chuyển đổi vào kênh vật lý Đan xen lần hai (10 ms)

Chuyển đổi vào kênh vật lý


PhCH #1
PhCH #2

PhCH #1
PhCH #2

TrBk: Khối truyền tải


TrCH: Kênh truyền tải
CCTrCH: Kênh truyền tải đa hợp
DTX: Phát không liên tục

Hình 4.16. Sơ đồ xử lý tín hiệu số ở lớp vật lý

Một UE chỉ có thể phát mỗi lần một CTrCH, nhưng có thể thu đồng thời nhiều
CCTrCH trên đường xuống. Trên đường lên một TFCI thể hiện các TF hiện thời của tất
cả các DCH của CCTrCH. Các RACH được sắp xếp một một lên các kênh kênh lý (các
PRACH), nghĩa là không có ghép kênh lớp vật lý cho các RACH. Ngoài ra chỉ có một
kênh CPCH của một tập CPCH là được sắp xếp lên một PCPCH và PCPCH này sử dụng
một tập con cuả các TFC được rút ra từ TFC của tập CPCH. Một tập CPCH được đặc

238
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trưng bởi một mã ngẫu nhiên hóa đặc thù tập cho tiền tố truy nhập và phát hiện xung đột
và tập này được ấn định cho đầu cuối khi lập cấu hình cho truyền dẫn CPCH.
Trên đường xuống quá trình sắp xếp các DCH lên các luồng số liệu số liệu kênh
vật lý được thưc hiện tương tự như đường lên. Cấu hình hiện thời cuả khối mã hóa và
ghép kênh được thông báo hoặc bằng TFCI cho đầu cuối hoặc không thông báo nếu sử
dụng phát hiện mù (BTFD). Mỗi CCtrCH hoặc không có hoặc có một TFCI (10 ms một
lần) được đặt trên cùng một kênh DPCCH trong một kết nối. Một PCH và một hoặc
nhiều FACH có thể được mã hóa và ghép chung để tạo thành môt CCtrCH với một TFCI
để chỉ thị các TF được sử dụng trên từng FACH và PCH được mang trên cùng một kênh
S-CCPCH. PCH luôn luôn liên kết với PICH (Paging Indicator Channel: kênh chỉ thị tìm
gọi), kênh này có nhiệm vụ phát động UE thu S-CCPCH chứa PCH. FACH và PCH cũng
có thể được sắp xếp riêng rẽ trên kênh vật lý. BCH luôn được sắp xếp lên kênh P-CCPCH
mà không ghép chung với các kênh truyền tải khác.
Các bước mã hoá và ghép kênh bao gồm:
 Gắn CRC cho từng khối truyền tải
 Móc nối các khối truyền tải và phân đoạn khối mã
 Mã hoá kênh
 Cân bằng kích cỡ khung vô tuyến
 Đan xen (Hai bước)
 Phân đoạn khung vô tuyến
 Phối hợp tốc độ
 Ghép các kênh truyền tải
 Phân đoạn kênh vật lý

Luồng số từ các lớp cao hơn được đưa đến khối mã hoá và ghép kênh ở dạng các
tập khối kênh truyền tải. Khoảng thời gian truyền dẫn phụ thuộc vào kênh truyền tải và
nằm trong tập sau: {10 ms, 20 ms, 40 ms, 80 ms}.
Sau khi nhận được khối truyền tải từ các lớp cao hơn, thao tác đầu tiên là gắn
CRC. CRC được sử dụng để kiểm tra lỗi ở phía thu. CRC có thể có bốn độ dài khác nhau:
0, 8, 16 và 24 bit. Số bit của CRC càng nhiều thì xác suất của các lỗi không bị phát hiện ở
máy thu càng thấp. Lớp vật lý sẽ cung cấp khối truyền tải cho các lớp cao hơn cùng với
chỉ thị lỗi từ kiểm tra CRC. Sau khi gắn CRC, các khối truyển tải hoặc được móc nối
hoặc được phân đoạn cho các khối mã khác nhau. Điều này phụ thuộc vào việc các khối
có lắp vừa vào các kích cỡ khối mã khác nhau đã được định nghĩa cho phương pháp mã
hoá kênh hay không. Cái lợi của móc nối là hiệu quả hoạt động tốt hơn vì phần bổ sung
cho các bit đuôi mã hoá ít hơn và trong một số trường hợp vì kích cỡ của khối lớn hơn.
Mặt khác việc phân đoạn cho phép tránh được các khối mã quá lớn sẽ gây ra các vấn đề
239
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phức tạp. Nếu khối truyền tải cùng với CRC được gắn thêm không lắp vừa khối mã cực
đại, nó sẽ được chia thành nhiều khối mã.
Sau khi móc nối hoặc phân đoạn, mã hoá kênh được thực hiện. Đối với một số
dịch vụ hoặc một số loại bit, mã hoá kênh không đựơc áp dụng. Chẳng hạn đối với của
AMR loại c các bit được phát không mã hoá. Trong trường hợp này sẽ không có giới hạn
đối với kích cỡ khối mã hoá kênh vì thực tế không thực hiện mã hoá kênh ở lớp vật lý.
Chức năng của cân bằng khung là để đảm bảo rằng số liệu có thể được chia thành
các khối đồng kích cỡ khi được phát ở nhiều khung 10 ms. Điều này được thực hiện bằng
đệm thêm một số bit để số liệu có thể đựơc đặt vào các khối đồng kích cỡ cho mỗi khung.
Đan xen lần một hay đan xen giưã các khung được sử dụng khi quỹ trễ cho phép
của đan xen lớn hơn 10 ms. Độ dài giưã các lớp của đan xen lần một được định nghĩa là
10, 40 và 80 ms. Chu kỳ của đan xen này liên quan trực tiếp với khoảng thời gian truyền
dẫn (TTI: Transmission Time Interval): khoảng này chỉ ra tần suất suất số liệu chuyển từ
các lớp cao hơn đến lớp vật lý. Đối với các kênh truyền tải khác nhau được ghép với nhau
trên một kết nối duy nhất, các vị trí khởi đầu của TTI của các kênh này được đồng bộ.
Các TTI có một điểm khởi đầu chung, chẳng hạn TTI 40 ms xẩy ra hai lần so với một
TTI 80 ms trên cùng một kết nối. Nếu đan xen lần thứ nhất được sử dụng, phân đoạn
khung sẽ phân bố số liệu từ đan xen lần một này lên 2, 4, hoặc 8 khung liên tiếp tuỳ theo
độ dàì đan xen.

4.7.2. Mã hóa kênh

WCDMA sử dụng ba dạng mã kiểm soát lỗi sau:


 Mã khối tuyến tính hay cụ thể là mã vòng
 Mã xoắn
 Mã turbo
Trong đó mã vòng được sử dụng để phát hiện lỗi, còn hai mã còn lại được sử dụng
để sửa lỗi và hai mã này thường được gọi là mã kênh. Mã turbo chỉ được sử dụng ở các
hệ thống thông tin di động thế hệ ba khi tốc độ bit cao. Trong phần này ta sẽ xét các
nguyên lý căn bản của các dạng mã trên và các sơ đồ của chúng được áp dụng cho hệ
thống thông tin di động thế hệ thứ ba.
Các đa thức tạo mã được WCDMA sử dụng để tính toán CRC là:

gCRC24(x) = x24 + x23 + x6 + x5 + x + 1 (4.9)

gCRC16(x) = x16 + x12 + x5 + 1 (4.10)

gCRC12(x) = x12 + x11 + x3 + x2 + x + 1 (4.11)

240
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

gCRC8(x) = x8 + x7 + x4 + x3 + x + 1 (4.12)

W-CDMA sử dụng các bộ tạo mã xoắn sau:


Bộ mã xoắn r=1/2, K=9, g0 = [561], g1 = [753] (4.13)
Bộ mã xoắn r=1/3, K=9, g0 = [557], g1 = [663], g2 = [711] (4.14)

Sơ đồ tổng quát cuả bộ mã hoá và giải mã turbo của WCDMA được cho ở hình 4.17.
(a) Bé m· ho¸ turbo (b) Bé gi¶i m· turbo Sau m
lÇn lÆp
x1 Bé gi¶i ®an
bi Bé
y1 xen y3
R SC1 x2 Bé gi¶i
Bé gi¶i ®an m· 2
gi¶i b̂i
y2 m· 1 Le xen
Bé ®an Le
xen Bé ®an xen

R SC2 x3

Hình 4.17. Sơ đồ khối bộ mã hoá turbo và bộ giải mã turbo.

Bộ mã hoá turbo gồm hai bộ mã hoá xoắn hệ thống hồi quy (RSC: Recursive
Systematic Convolutional): RSC1, RSC2 và một bộ đan xen bên trong.
Tại máy thu tín hiệu nhận được sau giải đan xen và máy thu RAKE [y1, y2,y3]
được đưa vào bộ giải mã turbo. Giải thuật giải mã lặp của bộ giải mã turbo , bộ giải mã
đầu ra mềm tính toán thông tin vòng ngoài Le với tham chuẩn y1 và y2. Sau đó bộ giải mã
2 đầu vào mềm, đầu ra mềm cập nhật Le cùng với các tham chuẩn y1, y2 và y3 và Le được
hồi tiếp đến bộ giải mã 1 để lặp lại quá trình trên. Sau m lần lặp, chuỗi phát được khôi
phục bởi quyết định cứng của log tỷ lệ khả năng giống (LLR= log likelihood Ratio) L(b i).
LLR đối với bit bk sau giải mã, L(bi) được thể hiện bằng phương trình sau:

 P  bi  1 
L(bi)= ln   (4.15)
 P  bi  1 
Trong phương trình (4.15), P(bi=+1) và P(bi=-1) là xác suất bk=+1 và bi=-1. Bộ giải mã
đầu vào mềm, đầu ra mềm được sử dụng có thể là MAP (Max-a-Posteriori).

4.8. CẤU TRÚC KHUNG KÊNH DPCH

4.8.1. Cấu trúc khung kênh DPCH đường lên

Kênh DPCH đường lên bao gồm kênh DPDCH và kênh DPCCH được ghép theo
mã I và Q để mang kênh truyền tải riêng DCH, nó có cấu trúc khung vô tuyến như cho ở

241
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hình 4.18 và bảng 4.6. Ngoài cấu trúc khung như trên hình vẽ các kênh nay còn có cấu
trúc siêu khung trong dó mỗi siêu khung gồm 72 khung với độ dài 720ms. Kênh DPDCH
được mang ở nhánh điều chế BPSK đồng pha (nhánh I) còn kênh DPCCH được mang ở
nhánh điều chế BPSK pha vuông góc (nhánh Q). Trên hình 4.4 kênh DPCH mang số liệu
của người sử dụng còn kênh DPCCH mang thông tin điều khiển của lớp vật lý. Hai kênh
này sử dụng hai mã định kênh riêng. Các thống tin điều khiển lớp vật lý đựơc mang bởi
DPCCH bao gồm:(1) các bit hoa tiêu để nút B có thể đánh giá công suất MS , giải điều
chế nhất quán và nhận dạng biên giới khung cũng như vị trí hiện thời trong một khung,
(2) TFCI (Transport Format Combination Identity: nhận dạng tổ hợp khuôn dạng truyến
tải) để nhận dạng các khối truyền tải được ghép, (3) FBI (Feeback Information) để điều
khiển phân tập phát vòng kín và (4) TPC (Transmit Power Control) để điều khiển công
suất phát của BTS
Kênh truyền tải riêng đường lên (DCH) là kênh riêng duy nhất ở đường lên. Kênh
truyền tải riêng mang thông tin từ các lớp trên lớp vật lý và dành riêng cho một ngừơi sử
dụng, bao gồm số liệu cho dịch vụ hiện thời cũng như thông tin điều khiển lớp cao. Lớp
vật lý không thể nhận biết nội dung thông tin được mang ở kênh DCH, vì thế thông tin
điều khiển lớp cao và số liệu của ngừơi sử dụng được xử lý như nhau. Các thông số của
lớp vật lý do UTRAN thiết lập có thể thay đổi giữa số liệu và điều khiển.
Sè liÖu
DPDCH Ndata bit

Hoa tiªu TFCI FBI TPC


DPCCH Npilot bit NTFCI bit NFBI bit NTPC bit

Tkhe = 2560 chip, 10*2k bit (k=0..6)

Khe #0 Khe #1 Khe #i Khe #14

1 khung v« tuyÕn: Tf = 10 ms

Hình 4.18. Cấu trúc khung vô tuyến DPCH (DPDCH/DPCCH).

242
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 4.6 Các trường của DPDCH đường lên

Khuôn dạng Tốc độ bit Tốc độ ký SF Số Số Ndata


khe #i kênh (kbps) hiệu kênh bit/khung bit/khe
(ksps)
0 15 15 256 150 10 10
1 30 30 128 300 20 20
2 60 60 64 600 40 40
3 120 120 32 1200 80 80
4 240 240 16 2400 160 160
5 480 480 8 4800 320 320
6 960 960 4 9600 640 640
6 mã song 5760 5760 4 9600 640 640
song
Lưu ý: Tốc độ số liệu cực đại cuả người sử dụng với tỷ lệ mã hoá kênh bằng 1/2 xấp xỉ
bằng 1/2 giá trị của tốc độ bit kênh.

4.8.2. Cấu trúc khung kênh DPCH đường xuống

Kênh vật lý riêng đừơng xuống (DPCH) bao gồm hai kênh DPDCH và DPCCH
đường xuống ghép theo thời gian để mang kênh riêng đường xuống (DCH). Trong một
kênh DPCH đường xuống, số liệu riêng được tạo ra bởi lớp 2 và các lớp trên, nghĩa là
kênh truyền tải riêng (DCH) được ghép kênh theo thời gian với thông tin điều khiển được
tạo ra ở lớp một (các bit hoa tiêu, các lệnh điều khiển công suất phát TPC và một TFCI
tuỳ chọn). UTRAN sẽ quyết định có phát TFCI hay không và nếu đựơc quyết định thì tất
cả các UE phải hỗ trợ việc sử dụng TFCI ở đường xuống. Hình 4.19 cho thấy cấu trúc
khung của DPCH đường xuống. Mỗi khung dài 10 ms được chia thành 15 khe, mỗi khe
dài Tslot = 2560 chip tương ứng với một chu kỳ điều khiển công suất.

243
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

DPDCH DPCCH DPDCH DPCCH


Sè liÖu 1 TPC TFCI Sè liÖu 2 Hoa tiªu
Ndata1 bit NTPC bit NTFCI bit Ndata2 bit Npilot bit
Tslot = 2560 chip, 10x2k bit (k=0..7)

Khe #0 Khe #1 Khe #i Khe #14

Mét khung v« tuyÕn, Tf = 10 ms

Hình 4.19. Cấu trúc khung cho DPCH đường xuống

Thông số k ở hình 4.19 xác định tổng số bit trên một khe của DPCH đường xuống.
Quan hệ của nó với hệ số trải phổ như sau: SF = 512/2k. Vì k=0,1,...,7 nên hệ số trải phổ
có thể thay đổi từ 512 đến 4. Phần bổ sung cho DPCCH phải được đàm phán khi thiết lập
kết nối và đàm phán lại trong quá trình thông tin để thích ứng với các điều kiện truyền
khác nhau.

4.9. CÁC TRẠNG THÁI 3G UMTS RRC của UE

Máy trạng thái RRC của UE có hai chế độ: chế độ rối (IDLE) và chế độ kết nối
(hình 4.20).
Trong chế độ rỗi, sau khi UE bật nguồn, nó chọn một mạng di động để kết nối. UE
chọn một ô thích hợp của mạng này để nhận được các dịch vụ từ nó và điều chỉnh đến
kênh điều khiển và cắm trại tại ô này. Sau khi đã cắm trại đến một ô trong trạng thái rỗi,
UE có thể nhận đươc thông tin hệ thống và các bản tin CB (Cell Broadcast: quảng bá ô)
từ ô này. UE sẽ nằm tại trạng thái rỗi cho đến khi nó phát đi một yêu cầu thiết lập kết nối
RRC. Trong chế độ rỗi, UE được nhận dạng bởi các số nhận dạng NAS như: IMSI (số
nhận dạng thuê bao di động quốc tế), TMSI (số nhận dạng thuê bao di động tạm thời) hay
P-TMSI (TMSI gói). Trong trạng thái rỗi UTRAN không thông tin về vị trí UE, mạng
chỉ có thể tìm được UE qua tìm gọi và UE phải giám sát tìm gọi.
Trong chế độ kết nối ,UE có bốn trạng thái. Cell_DCH là trạng thái được sử dụng
khi truyền dẫn số liệu từ/đến UE tích cực trên kênh DCH. Trong trạng thái này cả máy
thu và máy phát đều làm việc liên tục nên tiêu thụ công suất cao, RNC có thể biết vị trí
cuả UE tại mức ô. UE thực hiện đo và gửi báo cáo các kết quả đo đến RNC. DSCH cũng
có thể được sử dụng trong trạng thái này. UE cũng có khả năng giám sát thông tin hệ
thống trên kênh FACH. Từ trạng thái Cell_DCH, UE có thể chuyển sang trạng thái
Cell_FACH hay các trang thái khác sau khi giải phóng kênh DCH.
Trong chế độ CELL_FACH, UE không được ấn định DCH, nhưng các kênh
RACH và FACH được sử dụng để truyển báo hiệu và các khối nhỏ số liệu trong mặt
phẳng người sử dụng. Trong trạng thái này UE có thể thu BCH để nhận được thông tin hệ
thống. CPCH có thể được sử dụng theo hướng dẫn của UTRAN. Trong chế độ này UE
244
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thưc hiện chọn lại ô (Cell Reselection) và sau khi chọn lại ô nó luôn luôn gửi bản tin cập
nhât ô đến RNC, vì thế RNC biết được vị trí của UE tại mức ô. Để nhận dạng UE, mỗi
UE được gán một C-RNTI (Cell-Radio Network Temporary Identifier: nhận dạng tạm
thời mạng đối với ô) trong tiêu đề MAC PDU. Khi UE thực hiện chọn lại ô (Cell
Reselection) nó sử dụng U-RNTI (UTRAN RNTI) khi gửi bản tin cập nhật ô để UTRAN
có thể định tuyến bản tin này đến S-RNC. U-RNTI là một bộ phận của bản tin RRC,
không có trong tiêu đề MAC-PDU. Nếu ô mới thuộc hệ thống truy nhập vô tuyến khác
(GPRS chẳng hạn), UE chuyển vào trạng thái IDLE và truy nhập đến hệ thống này theo
thủ tục truy nhập của nó.
Trong chế độ CELL_PCH, SRNC vẫn biết được vị trí UE tại mức ô, nhưng để đạt
đến UE mạng phải tìm gọi. Trong chế độ này UE tiêu thụ công suất ít hơn trong chế độ
CELL-FACH, vì giám sát PCH có chức năng DRX (thu không liên tục). UE cũng thu
thông tin hệ thống trên kênh BCH. UE hỗ trợ dịch vụ CBS (dịch vụ phát quảng bá ô) có
thể thu các bản tin BMC (Broadcast/ Multicast Control Protocol: giao thức điều khiển
quảng bá đa phương). Nếu UE thực hiện chọn lại ô, thì nó phải chuyển vào chế độ CELL-
FACH để thực hiện thủ tục cập nhật ô. Sau đó nó quay trở lạit rạng thái CELL-PCH nếu
không xẩy ra một hoạt động nào trong quá trình thủ tục cập nhật ô. Nếu ô được chọn lại
thuộc một hệ thống truy nhập khác, UE chuyển vào trạng thái IDLE, thực hiện truy nhập
theo thủ tục truy nhật của hệ thống này sau đó trở lại chế độ CELL-PCH.
Trạng thái URA_PCH rất giống với CELL-PCH, ngoại trừ việc UE không thực
hiện thủ tục cập nhật ô sau khi chọn lại ô mà đọc BCH xem URA (UTRAN Registration
Area: vùng đăng ký UTRAN) có thay đổi hay không. Nếu sau chọn lại ô URA thay đổi,
UE chỉ cần thông báo vị trí mới của nó cho SRNC bằng thủ tục cập nhật URA. Cũng
giống như thủ tục cập nhật ô, UE chuyển vào chế độ CELL_FACH, thực hiện thủ tục
cập nhật URA rồi quay lại chế độ URA_PCH. Một ô có thể thuộc một hay nhiểu URA,
nếu UE tìm được nhận dạng URA mới nhất của nó từ danh sách các URA của một ô, nó
mới phải thực hiện thủ tục cập nhật URA .
Khu kết nối RRC được giải phóng hoặc bị sự cố, UE rời bỏ chế độ kết nối
và chuyển vào IDLE.

Cần tìm gọi để


DCH ấn định tích cực
Chế độ kết nối
(Connected Mode)

Cell_DCH
Cell_PCH
Chế độ rỗi
(IDLE MODE)
Cell_FACH URA_PCH

FACH và RACH
được sử dụng
Hình 4.20. Các trạng thái RRC với WCDMA

245
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

4.9.2.2. Quản lý vị trí UE trong 3G WCDMA

Vị trí của UE trong mạng 3G WCDMA được quản lý tại hai mức: (1) mức mạng
lõi và (2) mức mạng truy nhâp (UTRAN) (hình 1). Tại mức mạng lõi, mạng chuyển mạch
kênh (dựa trên các MSC) được chia thành các LA (Location Area: vùng định vị), còn
mạng chuyển mạch gói (dựa trên các SGSN) được chia thành các RA (Routing Area:
vùng định tuyến). Tại mức mạng truy nhập (UTRAN) mạng truy nhập được chia thành
vùng đăng ký và ô. Hình 4.21 minh họa sơ đồ phân vùng địa lý cho quản lý vị trí của UE
trong mạng 3G WCDMA.

Mạng lõi Các LA Vị trí


LA1 LA2
CS mức
mạng
lõi
Mạng lõi
Các RA RA1 RA2 RA3 RA4
PS

Các UTRAN Reg Area 1 Reg Area 3


Reg Area 2 Reg Area 4 Vị trí
Reg Area
mức
mạng
Các nhận Cell1 Cell6 Cell7
Cell4 Cell10 Cell12 truy
dạng ô
Cell2 Cell5 Cell8 Cell11 nhập
Cell3 Cell9

LA: Location Area: vùng định vị, RA: Routing Area: vùng định tuyến, Reg Area: vùng đăng ký, Cell: ô

Hình 4.21. Quản lý vị trí trong 3G WCDMA

Quản lý vị trí tại mức mạng lõi được thực hiện khi UE trong chế độ RRC-Idle, LA
được lưu tại MSC/VLR còn RA được lưu tại SGSN. Thông tin về các vị trí này được
mạng sử dụng để định tuyến các bản tin tìm gọi đến vùng được yêu cầu. Khi mạng lõi cần
tìm gọi UE nó thường sử dụng TMSI (số nhận dạng thuế bao di động tạm thời). Khi UE ở
trạng thái rỗi, mỗi lần chuyển dịch từ một LA/RA (Location Area/ Routing Area: vùng
định vị/vùng định tuyến) này sang một LA/RA khác nó phải thực hiện thủ tục LAU/RAU
(Location Area Update/ Routing Area Update: cập nhật vùng định vị/ cập nhật vùng định
tuyến) để thông báo cho MSC/VLR/SGSN về LA/RA mới. Kích thước LA/RA phải
được chọn hợp lý để không bị lớn quá (để giảm tải báo hiệu tìm gọi) và không bị nhỏ quá
(đến tránh thường xuyên báo hiệu cập nhật vị trí).
Quản lý vị trí tại mức mạng truy nhập (UTRAN) chỉ đựơc thực hiện khi UE nằm
trong chế độ RRC-Connected và vị trí UE chỉ được mạng UTRAN biết. Trong chế độ này
khi UE không nằm trong trạng thái CELL-DCH, trong trạng thái CELL-FACH hoặc
CELL-PCH UE không có kết nối vô tuyến với NodeB, vì thế nó phải thông báo cho
NodeB về vị trí ô mới mỗi lần chọn lại ô. Trong trường hợp này tìm gọi chỉ cần thực hiện
trong một ô. Nếu UE chuyển động với tốc độ cao, UTRAN có thể lệnh cho UE vào
trạng thái URA-PCH. Trong trạng thái này UE chỉ phải khởi xướng đăng ký vị trí khi
chuyển động đến một ô mới thuộc URA (UTRAN Registration Area: vùng đăng ký

246
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

UTRAN) khác và nhờ vậy giảm báo hiệu khi cập nhật vùng ô. Tuy nhiên nhược điểm của
cách làm này là tìm gọi phải được phát quảng bá trên toàn bộ URA bao gồm nhiều ô. UE
trong các trạng thái CELL-FACH và CELL_PCH phải làm thủ tục chuyển ô khi chuyển
vào một ô mới, tương tự trong trạng thái URA-PCH, UE phải làm thụ tục chuyển URA
khi chuyển vào một URA mới (hình 4.22).
UE UTRAN
RRC RRC

Cell_Update/ URA_Update
(cập nhật ô/ cập nhật URA)

Cell_Update Confirm/ URA_Update Confirm


(khẳng định cập nhật ô/ khẳng định cập nhật URA)

Hình 4.22. Cập nhật ô/ URA

Thủ tục đăng ký vị trí UTRAN có thể bao gồm cả ấn định lại nhận dạng UE tạm
thời: RNTI (Radio Network Temporary Identity: nhận dạng tạm thời mạng truy nhập vô
tuyến). Bản tin khẳng định cập nhật ô/ khẳng định cập nhậ URA có thể chứa nhận dang
này. RNTI được sử dụng để đánh địa chỉ cho UE trên kênh chung. Kênh dành riêng
không dùng nhận dạng này. Bản tin tìm gọi trong chế độ RRC-Connected thường chuyển
đến đến UE theo địa chỉ này. Có hai dạng RNTI: (1) C-RNTI (Cell-RNTI: nhận dạng tạm
thời mạng truy nhập vô tuyến trong ô) và (2) U-RNTI (UTRAN-RNTI: nhận dạng RNTI
trong UTRAN). C-RNTI nhận dạng UE trong một ô và được sử dụng trong các bản tin
tìm gọi khi vị trí UE đã được biết (trong trạng thái CELL-PCH). Điều này cũng có nghĩa
rằng mỗi khi chuyển vào một ô mới, UE sẽ được gán một C-RNTI mới. U-RNTI là nhận
dạng diện rộng trong UTRAN (vị trí UE chỉ được biết tại mức URA). Lưu ý rằng U-
RNTI không phải là số nhận dạng URA, mà nó nhận dạng UE trong toàn bộ UTRAN. U-
RNTI có thể được sử dụng tùy chọn cho tìm gọi khởi xướng từ mạng lõi.

4.9.2.3. Quản lý di động

Có thể chia các thủ tục di động thành chế độ RRC-IDLE(RRC-rỗi) và chế độ
RRC-CONNECTED (RRC- kết nối) đối với UE đã đăng nhập . Di động chế độ RRC-
IDLE) được xây dựng trên cơ sở UE tự quyết chọn lại ô theo các thông số được cung cấp
bởi mạng. Chuyển đổi chế độ của UE giữa chế độ RRC-CONNECTED và RRC-IDLE
được mạng điều khiển tùy theo trạng thái tích cực và di động của UE.
. Sau khi nhập mạng UE có thể nằm trong hai trạng thái: RRC-IDLE và chế độ
RRC-CONNECTED. Trong trạng thái thứ nhất mạng chỉ biết UE tại mức LA/RA

247
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Loction Area/Routing Area: vùng định tuyến) trong chế độ thứ hai mạng biết được vị trí
UE tại mức ô. Di động trong chế độ thứ nhất được thực hiện bằng cách UE chọn lại ô
(Cell Reselection). Trong chế độ thứ hai, mạng biết được vị trí của UE tại mức ô và
URA. Nếu UE trong trạng thái CELL_DCH, di động sẽ được thực hiện bằng chuyển giao
mềm (thay đổi tập tích cực) hoặc chuyển giao cứng.do mạng điều khiển. Trong chế độ
CELL_FACH/PCH/URA_PCH, di động sẽ dược thực hiện bằng cách chọn lại ô. Để đưa
ra quyết định chọn ô, chọn lại ô và chuyển giao, UE phải thực hiện đo.

4.10. ĐIỀU KHIỂN TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN VÀ QUẢN LÝ DI ĐỘNG

4.10.1. Điều khiển công suất

Điều khiển công suất nhanh và nghiêm ngặt là nét quan trọng nhất ở các hệ thống
thông tin di động CDMA, nhất là ở đường lên. Thiếu điều khiển công suất, một MS phát
công suất lớn sẽ chặn toàn bộ ô. Hình 4.23 cho thấy vấn đề nẩy sinh và giải pháp điều
khiển công suất vòng kín.
Các MS1 và MS2 làm việc ở cùng một tần số nhưng sử dụng các mã trải phổ khác
nhau ở BS. MS1 ở xa BS hơn so với MS2. Vì thế suy hao đường truyền đối với MS1 sẽ
cao hơn đối với MS2 (70 dB chẳng hạn). Nếu không có biện pháp điều khiển công suất
để hai MS tạo ra mức thu như nhau ở BS thì MS2 có thể gây nhiễu lớn cho MS1 và như
vậy có thể chặn một bộ phận lớn ô dẫn đến hiện tượng xa gần ở CDMA làm giảm dung
lượng hệ thống như đã đề cập ở trên. Như vậy để đạt được công suất cực đại cần điều
khiển công suất cuả tất cả các MS trong một ô sao cho mức công suất mà chúng tạo ra ở
BS sẽ bằng nhau.
Duy tr× c¸c møc
c«ng suÊt P1 vµ P1
P2 b»ng nhau UE1
C¸c lÖnh ®iÒu khiÓn
c«ng suÊt ®Õn c¸c MS

P2
UE2

Hình 4.23. Điều khiển công suất ở CDMA

WCDMA sử dụng các phương pháp điều chỉnh công suất sau đây:

248
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Điều khiển công suất vòng hở: được thực hiện khi MS bắt đầu truy nhập mạng và
chưa có kết nối với BTS
 Điều khiển công suất vòng kín: khi MS đã có kết nối với BTS bao gồm: (1) điều
chỉnh công suất nhan vòng trong khi MS, MS và BTS đánh giá SIR (Signal to
Interference Ratio: tỷ số tín hiệu trên nhiễu) để đưa ra kết luận điều khiển công
suất cho đường lên và đường xuống; (2) điều khiển công suất vòng ngoài, MS và
RNC dựa trên tỷ lệ lỗi khối (BLER) đưa ra quyết SIR đích cho điều khiển công
suất vòng trong
Điều khiển công suất vòng hở thực hiện đánh giá gần đúng công suất đường xuống
của tín hiệu kênh hoa tiêu dựa trên tổn hao truyền sóng của tín hiệu này. Nhược điểm của
phương pháp này là do điều kiện truyền sóng của đừơng xuống khác với đừơng lên nhất
là do pha đinh nhanh nên sự đánh giá sẽ thiếu chính xác. ở hệ thống CDMA trước đây
người ta sử dụng phương pháp này kết hợp với điều khiển công suất vòng kín, còn ở hệ
thống W-CDMA phương pháp điều khiển công suất này chỉ được sử dụng để thiết lập
công suất gần đúng khi truy nhập mạng lần đầu.
Phương pháp điều khiển công suất nhanh vòng kín như sau (xem hình 4.24).
Trong phương pháp này BS (hoặc MS) thường xuyên ước tính tỷ số tín hiệu trên can
nhiễu thu được (SIR= Signal to Interference Ratio) và so sánh nó với tỷ số SIR đích
(SIRđích). Nếu SIRướctính cao hơn SIRđích thì BS (MS) thiết lập bit điều khiển công suất để
lệnh cho MS (BS) hạ thấp công suất, trái lại nó ra lệnh MS (BS) tăng công suất. Chu kỳ
đo-lệnh-phản ứng này được thực hiện 1500 lần trong một giây (1,5 KHz) ở W-CDMA.
Tốc độ này sẽ cao hơn mọi sự thay đổi tổn hao đừơng truyền và thậm chí có thể nhanh
hơn phađinh nhanh khi MS chuyển động tốc độ thấp.

249
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Vßng ngoµi
Tín hiệu băng
gốc thu Đo chất
Giải trải Thu lượng công
phổ RAKE suất dài hạn

Vòng trong

So sánh và Chất lượng


Đo SIR quyết định đích

So sánh
SIR
và quyết
đích
định

Tạo bit điều khiển


Ghép bit điều khiển công
công suất
suất vào luồng phát

Hình 4.24. Nguyên lý điều khiển công suất vòng kín

Kỹ thuật điều khiển công suất vòng kín như vậy được gọi là vòng trong cũng
được sử dụng cho đường xuống mặc dù ở đây không có hiện tượng gần xa vì tất cả các
tín hiệu đến các MS trong cùng một ô đều bắt đầu từ một BS. Tuy nhiên lý do điều khiển
công suất ở đây như sau. Khi MS tiến đến gần biên giới ô, nó bắt đầu chịu ảnh hưởng
ngày càng tăng của nhiễu từ các ô khác. Điều khiển công suất đường xuống trong trường
hợp này để tạo một lượng dự trữ công suất cho các MS trong trường hợp nói trên. Ngoài
ra điều khiển công suất đường xuống cho phép bảo vệ các tín hiệu yếu do phađinh
Rayleigh gây ra, nhất là khi các mã sưả lỗi làm việc không hiệu quả.
Điều khiển công suất vòng ngoài thực hiện đánh giá dài hạn chất lượng đường
truyền trên cơ sở BLER (Block Error Rate: tỷ lệ lỗi khối) hoặc BER để quyết định SIRđích
cho điều khiển công suất vòng trong.
Điều khiển công suất vòng ngòai thực hiện điều chỉnh giá trị SIRđích ở BS (MS)
cho phù hợp với yêu cầu của từng đừơng truyền vô tuyến để đạt được chất lượng các
đường truyền vô tuyến như nhau. Chất lượng của các đường truyền vô tuyến thường
được đánh giá bằng tỷ số bit lỗi (BER: Bit Error Rate) hay tỷ số khung lỗi (FER= Frame
Error Rate). Lý do cần đặt lại SIRđích như sau. SIR yêu cầu (tỷ lệ với Ec/N0) chẳng hạn là
BLER=1% phụ thuộc vào tốc độ của MS và đặc điểm truyền nhiều đường. Nếu ta đặt
SIRđích đích cho trường hợp xấu nhất (cho tốc cao độ nhất) thì sẽ lãng phí dung lượng
cho các kết nối ở tốc độ thấp. Như vậy tốt nhất là để SIRđích thả nổi xung quanh giá trị tối

250
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thiểu đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Để thực hiện điều khiển công suất vòng ngoài,
mỗi khung số liệu của người sử dụng được gắn chỉ thị chất lượng khung là CRC. Việc
kiểm tra chỉ thị chất lượng này sẽ thông báo cho RNC về việc giảm chất lượng và RNC
sẽ lệnh cho BS tăng SIRđích. Lý do đặt điều khiển vòng ngoài ở RNC vì chức năng này
thực hiện sau khi thực hiện kết hợp các tín hiệu ở chuyển giao mềm.

4.10.2. Quản lý di động và đo của UE

Trong hệ thống tổ ong, trong nhập mạng đầu tiên và khi chuyển động từ ô này đến
ô khác, UE thực hiện chọn ô, chọn lại ô và chuyển giao tùy thuộc vào trạng thái RRC rỗi
hay kết nối. Trong 3G WCDMA có các kiểu chọn ô, chọn lại ô và chuyển giao sau:
 Trong cùng một tần số
 Giữa các tần số
 Giữa các RAT (Radio Access Technology: công nghệ truy nhập vô tuyến): chẳng
hạn giữa WCDMA và GSM
 Giữa các chế độ truy nhập khác nhau: giữa FDD và TDD
 Chuyển giao mềm, mềm hơn
 Chuyển giao cứng

Để làm chọn ô, chọn lại ô và chuyển giao, UE phải đo cường độ tín hiệu cũng như
chất lượng tín hiệu của các mà nó dự định cắm trại hay các ô lân cận với ô nó đang cắm
trại. Trong 3G UMTS, UE đo Carrier RSSI (Carrier Signal Strength Indicator: chỉ thị
cường độ tín hiệu thu, CPICH RSCP (Common Pilot Channel Received Signal Code
Power: công suất mã tín hiệu thu kênh hoa tiêu chung) và Ec/I0.

4.10.2.1. Các thông số đo của UE

RSCP (Received Signal Code Power: công suất mã tín hiệu thu) là năng lượng vô
tuyến đo bằng dBm nhận được sau khi giải trải phổ và giải ngẫu nhiên cho một mã đặc
thù.

CPICH RSCP (Common Pilot Channel Received Signal Code Power: công suất mã
tín hiệu thu kênh hoa tiêu chung) là công suất mã được đo cho kênh hoa tiêu chung có
mã trải phổ 0 với hệ số trải phổ 256 (Cch,256,0). CPICH RSCP được sử dụng làm tiêu
chuẩn cho cho chọn ô, lại ô và chuyển giao.
RRSI (Received Signal Strength Indicator: chỉ số cường độ tín hiệu thu) là toàn bộ
công suất băng rộng thu được tại UE bao gồm công suất số liệu, công suất nhiễu và công
suất tạp âm trong băng thông 3,84 MHz [dBm/3,84MHz]. RSSI được sử dụng để xét đến
cả RSCP và Ec/I0: RSSI [dBm]= RSCP [dBm] –Ec/I0 [dB]
Tỷ số năng lượng chip trên mật độ công suất nhiễu Ec/I0 được đo bằng dB. Ecđược đo
như là mật độ phổ công suất kênh mã trong băng thông 3,84MHz [dBm/3,64MHz] vì thế

251
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thực chất là RSCP. I0 là toàn bộ công suất băng rộng thu được tại UE bao gồm công suất
số liệu, công suất nhiễu và công suất tạp âm trong băng thông 3,84 MHz
[dBm/3,84MHz], vì thế thực chất là RRSI, CPICH Ec/Io là Ec/I0 cho kênh CPICH được sử
dụng làm tiêu chuẩn cho chọn lại ô và chuyển giao.

4.10.2. Quản lý di động trong chế độ RRC-IDLE

4.10.2.2. Chọn ô (Cell Selection) và chọn lại ô (Cell Reselection)

UE chọn một ô phù hợp của PLMN (mạng thông tin di động) được chọn dựa trên
các kết quả đo. Thủ tục này được gọi là chọn ô (Cell Selection). UE bắt đầu thu các kênh
quảng bá của ô này và tìm xem có ô nào phù hợp để ‘cắm trại’ với yêu cầu là ô này
không bị cấm và có chất lượng vô tuyến đủ tốt. Sau chọn ô, UE phải đăng ký với mạng
để nâng cấp PLMN được chọn thành PLMN được đăng ký. Nếu UE có thể tìm thấy một
ô là ứng cử tốt nhất để chọn lại (Cell Reselection) theo tiêu chuẩn chọn lại, nó chọn lại ô
này và cắm trại tại ô này sau đó lại kiểm tra xem ô này có phù hợp cho cắm trại hay
không.

4.10.2.2.1. Chọn ô (Cell Selection)

Tiêu chuẩn chọn lại ô dựa trên các thông số Srxlev>0 và Squq\al>0 theo các phương trình
sau:
Srxlev = Qrxlevmeas – Qrxlevmin – Pcompensation (4.16)
Squal = Qqualmeas – Qqualmin (4.17)
Trong đó :
Qrxlevmeas [dBm] là CPICH RSCP được đo bởi UE
Qqualmeas [dB] là CPICH Eo/I0 được đo bởi UE
Qrxlevmin[dBm] được thông báo bởi kênh BCH (-18dBm).
Pcompensation = max (PEMAX-PUMAX,0), PEMAX là giá trị công suất cực đại đo bằng dBm mà
UE được phép sử dụng trong ô (24dBm), PUMAX[dBm] là công suất phát cực đại cuả UE
được quy định theo thể loại UE. Chẳng hạn UE loại 3 có PUMAX=23dBm. PEMAX được
định nghĩa bởi lớp cao hơn và được thông báo bởi kênh BCH

4.10.2.2.2. Chọn lại ô (Cell Reselection)

Chọn lại đô xẩy ra khi E\UE đang cắm trại bình thường tại một ô nhưng phát hiện
một ô mới tốt hơn. Để chọn lại ô, các ô để cắm trại được phân hạng theo tiêu chí R:
Rs = Qmeas,s + Qhyst,s (4.18)
Rn = Qmeas,n – Qoffset,s,n (4.19)
Trong đó Qmeas có thể là CPICH RSCP[dBm] hoặc Ec/I0 [dB],
Qhyst,s là trễ công suất hoặc trê chất lượng cho ô đang phục vụ [dBm/dB] , Qoffset,n là
dịch công suất hoặc chất lượng giữa đang phục vụ và ô lân cận khi đánh giá
[dBm/dB], s là ô đang phục vụ và n là ô lân cận.
Q1,hyst,s dựa trên CPICH RSCP, Q2,hyst,s dựa trên CPICH Ec/I0

252
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Q1,offset, s/n dựa trên CPICH RSCP


Q2, offset,s/n dựa trên CPICH Ec/I0
Treselection trễ chọn lại ô: UE chỉ chọn lại một ô khi ô này có cấp hạng tốt hơn ô đang
phục vụ trong khoảng thời gian Treselection.

Tiêu chuẩn chọn lại ô phải đạt được tiêu chí S và hạng của ô lân cận phải cao hơn
hạng cuả ô đang phục vụ và các ô khác sau một khỏng thời gian trễ chọn lại ô Treselection:

Sn >0 (4.20)
Qn>Qs+Qoffsets,sn+Qhyst.s (4.21)
TTreseletion (4.22)
Sn là tiêu chí chọn ô
Qn và Qs là CPICH RSCP hoặc Ec/I0 của ô lân cận và ô đang phục vụ.
Treselection trễ chọn lại ô: UE chỉ chọn lại một ô khi ô này có cấp hạng tốt hơn ô đang
phục vụ trong khoảng thời gian Treselection.

Hình 4.25 mô tả quá trình đo, phân hạng và chọn lại ô. Lúc đầu ô đang phục vụ
được phân hạng 1 còn các ô lân cận 1 và 2 lần lượt được phân hạng 2 và 3. Tại thời
điêm ô lân cận 1 đạt được tiêu chí chọn lại ô, ô này được phân hạng 1, ô đang phục
vụ bị tụt xuống hạng 2 dẫn đến ô lân cận 1 được chọn lại và UE cắm trại vào ô này.

Phân Phân Phân


hạng hạng Cắm trại
Qmeas hạng
vào ô 1

Ô đang
phục vụ 1
1 Q1,hyst,s

Ô lân 2
1
cận 1 2
Q1,offset,sn
Ô lân 2
cận 2
3 3

Treslection
Hình 2.25. Đo và chọn lại ô

253
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

4.10.2.3. Quản lý di động trong trạng thái CELL-DCH của chế độ RRC-
CONNECTED: chuyển giao

4.10.2.3.1. Chuyển giao

Trong chế độ trạng thái Cell-DCH của chế độ RRC-Connected di động sẽ được thực
hiện bằng chuyển giao mềm (thay đổi tập tích cực) hoặc chuyển giao cứng.do mạng điều
khiển.
Trong khi GSM chỉ có thể thực hiện chuyển giao cứng thì WCDMA có thể thực
hiện ba kiểu chuyển giao: (1) chuyển giao mềm, (2) chuyển giao mềm hơn và (3) chuyển
giao cứng. Hai kiểu chuyển giao đầu được thực hiện trong một ô hoặc trong một đoạn ô
trên cùng một tần số. Chuyển giao thứ ba thực hiện trên hai tần số khác nhau hoặc giữa
hai hệ thống khác nhau. Cũng như điều khiển công suất chuyển giao mềm và mềm hơn
cần phải có ở các hệ thống thông tin di động CDMA vì lý do sau: để tránh hiện tượng
gần xa xẩy ra. Khi MS tiến sâu vào vùng phủ sóng của ô lân cận mà không được BS của
ô này điều khiển công suất, nó sẽ gây nhiễu rất lớn cho các MS khác trong ô này. Chuyển
giao cứng thường xuyên và nhanh có thể tránh được điều này, nhưng chuyển giao này chỉ
có thể thực hiện được với một thời gian trễ nhất định, trong khoảng thời gian này có thể
xẩy ra hiện tượng gần xa. Vì thế cùng với điều khiển công suất, các chuyển giao mềm và
mềm hơn là công cụ quan trọng để giảm nhiễu ở CDMA.
Trong chuyển giao mềm hơn, MS ở vùng chồng lấn giữa hai vùng phủ của hai
đoạn ô của BS. Thông tin giữa MS và BS xẩy ra đồng thời trên hai kênh của giao diện vô
tuyến. Vì thế cần sử dụng hai mã khác nhau ở đừơng xuống để MS có thể phân biệt được
hai tín hiệu. Máy thu của MS nhận hai tín hiệu này bằng phương pháp xử lý RAKE rất
giống như thu đa đường, chỉ khác là các ngón cần tạo ra mã tương ứng đối với từng đoạn
để thực hiện giải trải phổ. Hình 4.26 cho thấy trường hợp chuyển giao mềm hơn.
Trên đường lên cũng xẩy ra quá trình tương tự ở BS: BS thu được kênh mã của
MS ở từng đoạn ô, sau đó chuyển chúng đến đến cùng máy thu RAKE và kết hợp chúng
để nhận được tín hiệu tốt nhất. Trong quá trình chuyển giao mềm hơn ở mỗi kết nối chỉ
có một vòng điều khiển công suất là tích cực. Thông thường chuyển giao mềm hơn chỉ
xẩy ra ở 5-15% kết nối.

254
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Cùng một tín hiệu


được phát từ hai đoạn Đoạn 1
ô đến MS

Đoạn 2
RNC

nút B

Hình 4.26. Chuyển giao mềm hơn.

Hình 4.27 cho thấy chuyển giao mềm. Trong khi chuyển giao mềm, MS ở vùng
chồng lấn vùng phủ của hai đoạn ô thuộc hai trạm gốc khác nhau. Cũng như ở chuyển
giao mềm hơn, thông tin giữa MS và BS xẩy ra đồng thời ở hai kênh của giao diện vô
tuyến từ hai BS khác nhau.
Cũng như ở chuyển giao mềm hơn, cả hai kênh (cả hai tín hiệu) đựơc thu tại MS bởi
quá trình RAKE. Nhìn từ phía MS ta thấy rất ít khác biệt giưã chuyển giao mềm hơn và
chuyển giao mềm.
Tuy nhiên ở đường lên chuyển giao mềm khác chuyển giao mềm hơn rất lớn: kênh
mã thu được từ cả hai BS nhưng được gửi đến RNC đề kết hợp. Thông thường quá trình
này đựơc thực hiện như sau. Chỉ thị độ tin cậy khung (được cung cấp cho điều khiển
vòng ngoài) được sử dụng để chọn khung tốt hơn trong số hai khung của hai kênh nói
trên ở RNC. Chọn được thực hiện sau mỗi chu kỳ đan xen: 10-80ms một lần.
Lưu ý rằng khi chuyển giao mềm, trên một kết nối có hai vòng điều khiển công
suất tích cực, mỗi vòng cho mỗi trạm. Chuyển giao mềm xẩy ra ở vào khoảng 10-40%
kết nối. Để phục vụ cho các kết nối chuyển giao mềm trong giai đoạn quy họach mạng
cần xem xét để hệ thống đảm bảo các tài nguyên bổ sung sau:
 Các kênh máy thu RAKE bổ sung ở BS
 Các đường truyền dẫn bổ sung giữa BS và RNC
 Các ngón RAKE bổ sung ở MS
Cũng cần lưu ý rằng chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn cũng có thể xẩy ra
đồng thời ở một kết nối.

255
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Cùng một tín hiệu được phát


từ hai nút B đến UE trừ lệnh
điều khiển công suất

Nút B1

RNC

Nút B2

Hình 4.27. Chuyển giao mềm

Trong chuyển giao mềm hoặc mềm hơn, MS kết nối cùng một lúc với nhiều BTS
(vì thế còn được gọi là phân tập vĩ mô).. Để quản lý chuyển giao mềm (hoặc mềm hơn)
UE có bộ nhớ duy trì tập các hoa tiêu của BTS như sau:
 Tập tích cực: là tập các hoa tiêu cuả các BTS đang kết nối với MS
 Tập ứng cử: là tập các hoa tiêu của các BTS khác không có mặt trong kết nối với
MS nhưng tỷ số SIR (Ec/I0) hoa tiêu của chúng đủ mạnh để được bổ sung vào tập
tích cực.
 Tập lân cận hay tập được giám sát: là danh sách các hoa tiêu đực MS đo liên tục
nhưng SIR chưa đủ mạnh để được kết nạp vào tập tích cực
Các thành viên của các tập dưới có thể được chuyển vào các tập trên và vào tập
tích cực khi công suất của hoa tiêu chúng đủ mạnh.
Như vậy chuyển giao mềm ở WCDMA thực chất là quá trình trong đó một hoa
tiêu mới được kết nạp vào tập tích cực và một hoa tiêu trong tập tíc cực bị khai trừ ra
khỏi tập này.
Sự liên quan chủ yếu của chuyển giao đến lớp vật lý là việc xác định cái gì phải đo
cho các tiêu chuẩn chuyển giao và cách nhận được các kết quả đo.
Trong phần này ta sẽ chỉ xét chuyển giao trong cùng một chế độ

256
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chuyển giao trong cùng một chế độ của UTRA FDD dựa trên việc đo CPICH
EC/I0. được thực hiện từ kênh hoa tiêu chung (CPICH). Các đại lượng quy định cho UE
đo ở kênh CPICH như sau:
 Công suất của mã tín hiệu thu (RSCP= Received Signal Code Power), đây là công
suất thu ở một mã sau giải trải phổ được quy định cho các ký hiệu hoa tiêu
 Chỉ thị cường độ tín hiệu thu (RSSI= Received Signal Strength Indicator), đây là
công suất thu băng rộng trong băng tần kênh.
 CPICH EC/I0 thể hiện công suất mã tín hiệu hoa tiêu thu được chia cho tổng công
suất thu trong băng tần thu và được định nghĩa là: RSCP/RSSI
Ngoài ra còn có các vấn đề khác là cơ sở cho các quyết định chuyển giao, các
quyết định về thuật toán chuyển giao được dành cho các vấn đề thực hiện.

4.10.2.3.1. Giải thuât đo chuyển giao mềm

Hình 4.28 cho thấy giải thuật đo chuyển giao mềm.

P-CPICH TTT TTT TTT


Ec/Io P-CPICH1
Cửa sổ bổ sung
(R1a-H1a/2)
Cửa sổ loại
P-CPICH2 (R1b+H1b)
R1b
R1a

H1b/2

H1a/2 Cửa sổ thay


P-CPICH3 thế (H1c/2 )

P-CPICH4

Thời gian
Khởi đầu ô 1 và ô 2 nằm Sự kiện 1A Sự kiện 1C Sự kiện 1B
trong tập tích cực Þ Bổ sung ô 3 Þ Thay ô 2 bằng ô 4 Þ Loại ô 1

Hình 4.28. Thí dụ về giải thuật đo chuyển giao mềm


Từ hình 4.28 ta thấy:
 Lúc đầu. Chỉ có ô 1 và ô 2 nằm trong tập tích cực.
 Tại sự kiện 1A. (Ec/I0)P-CPICH3 > (Ec/I0)P-CPICH1- (R1a-H1a/2) trong đó (Ec/I0)P-CPICH1
là tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh hoa tiêu của ô 1 mạnh nhất, (Ec/I0)P-CPICH3 là tỷ số
tín hiệu trên nhiễu kênh hoa tiêu của ô 3 nằm ngoài tập tích cực, R 1a là hằng số
257
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dải báo cáo (do RNC thiết lập), H1a/2 là thông số trễ sự kiện và (R1b-H1a/2) 1à cửa
sổ kết nạp (Window_add) cho sự kiện 1A. Cửa sổ kết nạp thường có giá trị bằng
1-3dB. Nếu bất đẳng thức này tồn tại trong khoảng thời gian TTT (Time to
Triger: thời gian khởi động) thì ô 3 được kết nạp vào tập tích cực.
 Tại sự kiện C với ô hai có CPICH2 kém nhất trong tập tích cực. (Ec/I0)P-CPICH4 >
(Ec/I0)P-CPICH2 +H1c/2, trong đó (Ec/I0)P-CPICH4 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu của ô 4
nằm ngoài tập tích cực và (Ec/I0)P-CPICH2 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu của ô 2 tồi nhất
trong tập tích cực, H1c/2 là thông số trễ sự kiện 1C. H1c/2 thường có giá trị 2dB.
Nếu quan hệ này tồn tại trong thời gian TTT và tập tích cực đã đầy thì ô 2 bị loại
ra khỏi tập tich cực và ô 4 sẽ thế chỗ của nó trong tập tích cực
 Tại sự kiện B. (Ec/I0)P-CPICH1 < (Ec/I0)P-CPICH3+ (R1b+H1b/2) trong đó (Ec/I0)P-CPICH1
là tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh hoa tiêu của ô 1 yếu nhất trong tập tích cực,
(Ec/I0)P-CPICH3 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu của ô 3 mạnh nhất trong tập tích cực và
R1b là hằng số dải báo cáo (do RNC thiết lập), H1b/2 là thông số số trễ và
(R1b+H1b/2) là cửa sổ loại cho sự kiện 1C. Cửa sổ loại thường có giá trị bằng 2-5
dB. Nếu quan hệ này tồn tại trong khoảng thời gian TTT thì ô 3 bị loại ra khỏi tập
tích cực

Thông tin bổ sung quan trọng cho chuyển giao là thông tin định thời tương đối
giưã các ô. Vì là mạng dị bộ, cần phải điều chỉnh định thời phát ở chuyển giao mềm để
có thể thực hiện kết hợp nhất quán ở máy thu RAKE và đặc biệt là hoạt động điều khiển
công suất ở chuyển giao mềm sẽ bị trễ bổ sung. Việc đo định thời liên quan đến hoạt
động chuyển giao được cho ở hình 4.29. Nút B mới điều khiển định thời đường xuống ở
các nấc 256 chip theo thông tin nhận được từ RNC.

CPICH CPICH

KÕt qu¶ ®o hiÖu sè


thêi gian 1 ¤ ®Ých
¤ phôc vô

RNC Th«ng tin ®iÒu chØnh


®Þnh thêi DCH

Hình 4.29. Đo định thời cho chuyển giao mềm

258
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khi ô đã ở cửa sổ 10 ms, có thể tìm thời gian tương đối từ pha của mã ngẫu nhiên
sơ cấp, vì chu kỳ của mã này là 10 ms. Nếu sai số của đồng bộ thời gian lớn hơn, UE cần
giải mã số khung hệ thống (SFN) từ CCPCH sơ cấp. Quá trình này đòi hỏi thời gian và có
thể bị lỗi nên cần kiểm tra CRC cho SFN. Không cần thiết cửa sổ 10 ms khi thông tin
đồng bộ được cung cấp bởi danh mục các ô lân cận. Trong trường hợp này chỉ cần hiệu
số pha cuả các mã ngẫu nhiên, nếu các nút B chưa đồng bộ ở mức chip.
Đối với chuyển giao cứng giữa các tần số không cần thiết thông tin đồng bộ chính
xác đến mức chip. Việc nhận đựơc các kết quả đo khác cũng khó hơn, vì UE phải thực
hiện đo ở một tần số khác. Thông thường quá trình này được thực hiện với sự hỗ trợ của
chế độ nén (chế độ trong đó một số khe thời gian cuả kênh lưu lượng bị lấy cắp để đo).

4.10.2.3.3. Giải thuật đo.chuyển giao cứng

Chuyển giao cứng được thực hiện khi phải chuyển giao:
 Giữa các tần số
 Giữa các RAT (Radio Access Technology: công nghệ truy nhập vô tuyến): chẳng
hạn giữa WCDMA và GSM
 Giữa các chế độ truy nhập khác nhau: giữa FDD và TDD

Kịch bản chuyển giao cứng được cho trên hình 4.30. UE đang kết nối vào NodeB1, nó
đo chất lượng thu (E0/I0)P-CPICH từ NodeB phục vụ và từ các NodeB lân cận (NodeB2 và
NodeB3). Nếu (Ec/I0)P-CPICH2 > (Ec/I0)P-CPICH1- Hyteresis trong một thời gian TTT, trong
đó Hysteresis là trễ công suất và TTT (Time to Triger: thời gian khởi động), thì UE sẽ
phát báo cáo kết quả đo về NodeB1 nguồn để bắt đầu quá trình chuyển giao đến NodeB2
đích.

259
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

P-CPICH TTT
Ec/Io
P-CPICH1

P-CPICH2

Hysteresis
Gửi báo cáo kêt quả đo

P-CPICH3

Thời gian
TTT: Time to Triger: thời gian khỏi động,
Hysteresis: trễ công suất

Hình 4.30. Kịch bản chuyển giao cứng

4.11. CÁC THỦ TỤC LỚP VẬT LÝ

4.11.1.Thủ tục tìm gọi

Kênh tìm gọi (PCH) được tổ chức như sau. Một thiết bị đầu cuối (UE) sau khi đã
đăng ký với mạng sẽ được ấn định một nhóm tìm gọi. Đối với nhóm tìm gọi này, các chỉ
thị tìm gọi (PI: Paging Indicator) sẽ xuất hiện định kỳ ở kênh chỉ thị tìm gọi (PICH) khi
có các bản tin tìm gọi cho một UE trực thuộc nhóm.
Khi phát hiện PI, UE giải mã khung PCH tiếp theo được phát ở kênh S-CCPCH,
để xem có bản tin tìm gọi gửi cho nó hay không. UE cần giải mã PCH trong trường hợp
thu PI cho thấy độ tin cậy thấp của quyết đinh. Khoảng tìm gọi được cho ở hình 4.31.

PICH Các chỉ thị tìm gọi

S-CCPCH Bản tin tìm gọi

7680 chip

Hình 4.31. Quan hệ PICH với PCH

260
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PI càng ít xuất hiện, thì UE càng ít phải thức từ chế độ ngủ và tuổi thọ của acqui
càng cao. Tất nhiên thời gian đáp ứng với cuộc gọi khởi xướng từ mạng là việc cân nhắc
lựa chọn.

4.11.2. Thủ tục RACH

Thủ tục truy nhập ngẫu nhiên ở hệ thống CDMA phải đáp ứng đựơc vấn đề gần
xa, vì khi khởi đầu truyền dẫn UE chưa biết chính xác về công suất phát cần thiết. Điều
khiển công suất vòng hở có độ không chính xác lớn về các giá trị công suất tuyệt đối
nhận được từ việc đo công suất thu suất phát cho đến giá trị thiết lập mức công suất phát
như ta đã đề cập khi trình bầy vòng hở ở trên. Khi truy nhập UTRA (UMTS Terretrial
Radio Access) thủ tục RACH có các pha sau:
 UE giải mã BCH để tìm ra các kênh con RACH, các mã ngẫu nhiên hoá và các chữ
ký của chúng.
 UE chọn ngẫu nhiên một kênh con RACH từ nhóm mà loại truy nhập của nó cho
phép sử dụng. Ngoài ra chữ ký cũng được chọn ngẫu nhiên trong số các chữ ký khả
dụng.
 Mức công suất đường xuống được đo và mức công suất RACH khởi đầu được thiết
lập với độ dự trữ thích hợp do sự không chính xác của vòng hở
 Tiền tố RACH 1ms được phát cùng với chữ ký được chọn
 Đầu cuối giải mã AICH để xem nút B đã phát hiện được tiền tố hay chưa
 Trường hợp không phát hiện được tiền tố nào, UE tăng công suất phát thêm một nấc
(là bội số của 1 dB) theo quy định của nút B. Tiền tố được phát lại ở khe truy nhập
tiếp theo
 Khi một truyền dẫn AICH từ nút được phát hiện, UE phát phần bản tin 10 ms hay
20 ms của RACH.

Thủ tục RACH được cho ở hình 4.32, trong đó đầu cuối phát tiền tố đến khi nhận
được AICH và sau đó là phần bản tin của RACH.

261
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Từ NodeB

AICH

Từ UE

RACH

Tiền tố Tiền tố Bản tin


RACH AICH RACH

Hình 4.32. Quá trình tăng công suất PRACH từng nấc và phát bản tin

Trường hợp truyền số liệu trên RACH, hệ số trải phổ và tốc độ số liệu có thể thay
đổi cùng với TFCI trên DPCCH cho PRACH. Theo quy định có thể có các hệ số trải phổ
từ 256 xuống 32, như vậy một khung của RACH có thể chứa đến 1200 ký hiệu kênh và
phụ thuộc vào mã hoá kênh có thể truyền đựơc 600 hoặc 400 bit. Đối với số bit cực đại
cự ly đạt được tất nhiên sẽ gần hơn cự ly đạt được đối với các tốc độ bit thấp, đặc biệt là
các bản tin RACH không sử dụng các phương pháp như phân tập vĩ mô giống như ở các
kênh riêng.

4.11.3. Hoạt động CPCH

Các kênh vật lý đặc thù CPCH được định nghĩa cho thủ tục truy nhập CPCH. Các
kênh này không mang các kênh truyền tải nhưng là thông tin cần thiết cho thủ tục truy
nhập CPCH. Các kênh này là:
 Kênh chỉ thị trạng thái CPCH (CSICH)
 Kênh chỉ thị phát hiện va chạm CPCH (CD-ICH)
 Kênh chỉ thị ấn định kênh CPCH (CA-ICH)
 Kênh bắt tiền tố truy nhập CPCH (AP-AICH)
CSICH sử dụng phần kênh AICH không được sử dụng (xem hình 4.33). Các bit
CSICH chỉ thị sự khả dụng của từng kênh vật lý CPCH và được sử dụng không chỉ để
thông báo cho đầu cuối chỉ truy nhập các kênh rỗi mà còn để nhận lệnh phân bổ kênh đến
một kênh chưa sử dụng. CSICH chia sẻ tài nguyên mã định kênh với AP-AICH

262
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CD-ICH mang thông tin phát hiện va chạm đến UE. Khi CA-ICH được sử dụng,
CD-ICH và CA-ICH được phát đồng thời đến UE. Cả hai đều có các mẫu 16 bit quy định
khác nhau.
AP-AICH giống như AICH được sử dụng cho RACH và có thể dùng chung mã
định kênh khi chia sẻ các tài nguyên truy nhập với RACH. Trong trường hợp này CSICH
cũng sử dụng mã định kênh như CPCH và các kênh RACH AICH.
Hoạt động kênh gói chung đường lên (CPCH) khá giống hoạt động của RACH. Sự
khác nhau căn bản là phát hiện va chạm lớp 1 (CD) trên cơ sở cấu trúc tín hiệu giống như
tiền tố của RACH. Hoạt động này giống như RACH cho đến khi phát hiện được AP-
AICH. Sau đó tiền tố CD cùng mức công suất vẫn được phát trở lại với một chữ ký khác
được chọn ngẫu nhiên từ tập cho trước. Sau đó UE đợi trả lời bằng chữ ký này ở kênh
chỉ thị CD (CD-ICH) nhờ vậy giảm thiểu được xác suất va chạm ở lớp 1. Sau khi nút B
phát tiền tố đúng ở thủ tục phát hiện va chạm, UE bắt đầu phát (thời gian gồm nhiều
khung). Thời gian truyền dẫn lâu hơn nhấn mạnh sự cần thiết cơ chế phát hiện va chạm.
Ở hoạt động RACH chỉ một bản tin RACH bị mất do va chạm, còn với hoạt động CPCH
việc không phát hiện va chạm có thể dẫn đến nhiều khung được phát và gây thêm nhiễu.
Điều khiển công suất nhanh trên CPCH cho phép giảm nhiễu do truyền số liệu,
điều này càng nhấn mạng tầm quan trọng của việc bổ sung phát hiện va chạm. UE phát số
liệu trên một số khung. Ở thời điềm bắt đầu phát CPCH, một tiền tố điều khiển công suất
có thể được phát trước khi phát số liệu thực sự. Điều này cho phép hội tụ điều khiển công
suất, vì trễ gữa công nhận tiền tố và truyền số liệu thực sự ở CPCH lớn hơn RACH. Tiền
tố 8 khe điều khiển công suất sử dụng kích cỡ nấc 2 dB để đước hội tụ điều khiển công
suất nhanh. Hoạt động của thủ tục truy nhập CPCH được cho ở hình 4.33.
Thời gian truyền dẫn cực đại CPCH cũng cần được hạn chế, vì CPCH không hỗ
trợ chuyển giao mềm cũng như chế độ nén để cho phép đo giữa các ô và giữa các tần số.
UTRAN thiết lập truyền dẫn CPCH cực đại trong quá trình đàm phán dịch vụ.
Một bổ sung mới nhất cho hoạt động của CPCH là chức năng ấn định kênh và
giám sát trạng thái. Kênh chỉ thị trạng thái CPCH (CSICH= CPCH Status Indicator
Channel) từ NodeB chứa các bit chỉ thị trạng thái dể chỉ thị trạng thái của các kênh
CPCH khác nhau. Nhờ vậy tránh được các lần thử truy nhập CPCH khi tất cả các kênh
này bận. Chức năng ấn định kênh là một tuỳ chọn của hệ thống. Ở dạng bản in CA
(Channel Asignment), chức năng này có thể hướng dẫn UE đến một kênh khác chưa đựơc
sử dụng cho thủ tục truy nhập. Bản tin CA đựơc phát song song với bản tin CD.

263
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

NodeB CPCH
CD/CA-
ICH

NodeB

CPCH
AP-
AICH

UE

CPCH

Tiền tố AP- CPCH CPCH


Bản tin
CPCH AICH CD CAI
CPCH
Hình 4.33. Thủ tục truy nhập CPCH

4.11.4. Thủ tục đồng bộ thời gian

Thủ tục tìm ô sử dụng kênh đồng bộ gồm ba bước cơ bản, mặc dù từ quan điểm
tiêu chuẩn không có yêu cầu nào đối với việc thực hiện các bước nào và khi nào. Tiêu
chuẩn chỉ đặt ra yêu cầu về thời gian tìm cực đại so với các điều kiện kiểm tra. Các bước
điển hình đối với tìm ô ban đầu như sau:
1. UE tìm mã đồng bộ sơ cấp 256 chip giống nhau cho tất cả các ô. Vì mã đồng bộ sơ
cấp như nhau cho tất cả các khe, giá trị đỉnh tương quan nhận được sẽ tương ứng
với biên giới khe
2. Trên cơ sở tìm được mã đồng bộ sơ cấp, UE tìm đỉnh tương quan lớn nhất từ SCH
thứ cấp. Có tất cả 64 khả năng cho từ SCH thứ cấp. UE cần kiểm tra 15 vị trí, chưa
thể có biên giới khung khi chưa phát hiện được từ mã của SCH thứ cấp (xem hình
4.34).
3. Khi đã tìm được SCH thứ cấp, UE biết được đồng bộ khung. Khi này UE tìm mã
ngẫu nhiên sơ cấp thuộc một nhóm nhất định dựa trên CPICH. Mỗi nhóm gồm 8 mã

264
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

ngẫu nhiên sơ cấp. UE chỉ cần kiểm tra một vị trí của các mã này vì điểm khởi đầu
đã biết (xem mục 4.6.5).

Hình 4.34 cho thấy cấu trúc kênh đồng bộ sơ cấp và thứ cấp.
Kênh đồng bộ cơ cấp (P-SCH: Primary Synchronization Channel) bao gồm một mã
được điều chế 256 chip. Mã đồng bộ sơ cấp (PSC: Primary Sychronization Code) được
phát trên mỗi khe. PSC (mã đồng bộ sơ cấp) được ký hệu là acp như nhau đối với tất cả
các ô trong hệ thống.
Kênh đồng bộ sơ cấp (S-SCH: Secondary Synchronization Channel) bao gồm một
chuỗi phát lặp của các mã được điều chế có độ dài 256 chip được phát đồng thời với kênh
SCH sơ cấp. Các mã đồng bộ thứ cấp (SSC: Secondary Synchronization Code) được ký
hiệu là csi,k, trong đó k=0,1,…,14 là số khe còn i=0,1,…,63 là số nhóm mã ngẫu nhiên.
Chuỗi mã đồng bộ sơ cấp cho phép phát hiện đầu khung và mã ngẫu nhiên hóa đường
xuống thuộc nhóm nào

Khe 1 Khe 14
Khe 0

acp acp acp


SCH sơ cấp

256 chip

SCH thứ cấp


acsi,0 acsi,1 acsi,14

2560 chip

10 ms

Hình 4.34. Cấu trúc kênh đồng bộ sơ cấp và thứ cấp

Khi thiết lập các thông số của mạng, cần lưu ý đến các thuộc tính của sơ đồ đồng bộ
để đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu. Đối với tìm ô ban đầu, điều này sẽ hầu như không
có ảnh hưởng, nhưng điều này có thể cho phép tối ưu quá trình tìm ô đích để chuyển
giao. Về mặt nguyên lý vì có rất nhiều nhóm mã, nên khi quy hoạch thực tế, trong nhiều
trường hợp ta có thể thực hiện danh sách các ô lân cận đối với một ô thuộc một nhóm mã
khác. Như vậy UE có thể tìm ô đích và hoàn toàn bỏ bước 3 bằng cách chỉ khẳng định
phát hiện chứ không cần so sánh các mã ngẫu nhiên khác nhau cho bước này.
Các biện pháp tiếp theo để cải thiện hiệu năng tìm ô gồm khả năng cung cấp thông
tin lên quan đến định thời tương đối giữa các ô. Nói chung loại thông tin này được UE đo
265
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cho mục đích chuyển giao và nó có thể được sử dụng để cải thiện đặc biệu hiệu năng của
bước hai. Nếu thông tin định thời tương đối càng chính xác thì càng cần kiểm tra ít vị trí
hơn đối với mã SCH thứ cấp và xác suất phát hiện đúng càng tốt hơn.

4.12. PHÂN TẬP PHÁT

Khi nhiều anten thu được sử dụng, ta nói máy thu sử dụng phân tập anten thu
(Rx). Phân tập Rx có thể được sử dụng tại BTS để tăng dung lượng đường lên và vùng
phủ sóng. Do giá thành và không gian chiếm lớn, phân tập anten thu không phổ biến tại
máy đầu cuối. Để khắc phục nhược điểm này W-CDMA sử dụng phân tập phát cho máy
đầu cuối. Tồn tại hai kỹ thuật phân tập phát ở W-CDMA: Phân tập vòng hở và phân tập
vòng kín.

4.12.1. Phân tập vòng hở

Phân tập phát vòng hở sử dụng bộ mã hóa được gọi là STTD (Space time
Transmit Diversity: phân tập phát không gian thời gian). Phương án mã Alamouti được
sử dụng trong STTD như sau:

 x  x 
X(x1 , x 2 )   
1 2
(4.23)
x x  
 2 1 

Trong đó cột 1 chứa các ký hiệu được phát đi từ anten 1 còn cột 2 chứa các ký
hiệu được phát đi từ anten 2. Các ký hiệu này là các ký hiệu điều chế QPSK. Sơ đồ phân
tập phát O-STBC (Orthogonal- Space Time Block Code: mã khối không gian thời gian
trực giao) được mô tả trên hình 4.35 và cấu trúc máy phát được cho trên hinh 4.36.

Hình 4.35. Bộ điều chế STTD sử dụng mã khối không gian thời gian trực giao (O-
STBC) 2x2.
266
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Máy phát NodeB

CPICH cho ANT1


ANT2 Tín hiệu phát
Hoa tiªu
TFCI Ghép cho ANT1
Sè liÖu ph¸t TPC Mã hóa Ghép
Xử lý số
STTD Tín hiệu phát
cho ANT2
Ghép
Bộ tạo mã trải phổ

b) Máy thu UE Số liệu


được khôi
Tín hiệu thu MF cho
Bô kết hợp Bộ giải mã phục
DPCH Xử lý số
RAKE STTD
Bô ước tính
cho ANT1 Bộ kết hợp
RAKE

MF cho Bộ ước tính


CPICH cho ANT2

MF: Matched Filter: Bộ lọc phối hợp


Hình 4.36. Phân tập phát vòng hở của WCDMA

4.12.2. Chế độ vòng kín

R3 và R4 sử dụng hai khái niệm phân tập phát vòng kín. Trong cả hai chế độ này,
thông tin đồng chỉnh pha được phát trên một kênh hồi tiếp nhanh (tốc độ 1500 bps) cho
phép chọn 4 hoặc 16 khả năng trọng số búp sóng. Cả hai khái niệm này đều có thể coi là
truyền dẫn nhất quán (tạo búp thích ứng kênh) với sử dụng cân bằng kênh và các chiến
lược báo hiệu hồi tiếp khác nhau. Kiến trúc máy phát được cho trên hình 4.37.

267
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Máy phát NodeB


CPICH cho ANT1
ANT2

Hoa tiêu
TFCI
Số liệu phát TPC Ghép Ghép Tín hiệu phát cho
Xử lý số ANT1
W1,n
Tín hiệu phát cho
Ghép
ANT2
W2 ,n
Bộ đánh trọng Bộ tạo mã
Bit FBI từ UE trải phổ
số ANT

b) Máy thu NodeB


Số liệu được
Bộ kết khôi phục
MF cho Xử lý số
DPCH hợp RAKE

Ước tính kênh


cho ANT1 Bộ kết
hợp RAKE
Ước tính kênh
cho ANT2

Kiểm tra
ANT

MF cho
Tách pha/biên và so sánh Tạo FBI bit FBI bit
CPICH

Hình 4.37. Phân tập phát vòng kín của WCDMA

Trong cả hai chế độ trọng số phát được lựa chọn theo thủ tục dưới đây:
 Đầu cuối đo các kênh hoa tiêu chung CPICH1 và CPICH2 đựơc phát trên anten 1
và anten 2.
 Đầu cuối nhận được ước tính kênh cho đường truyền h1 và h2
 Vectơ trọng số phát cần thiết W(w1, w2) được xác định, được lượng tử và được gửi
đến BTS trong trường FBI của kênh DCCH.

4.13. TỔNG KẾT

Trước hết chương này trình bày giao diện vô tuyến và các kênh logic, truyền tải,
vật lý được tạo nên ở giao diện này. Tiếp theo cấu trúc của các kênh này được trình bày
cụ thể. Tiếp theo sơ đồ thực hiện kênh vật lý được xét. Hai phần quan trong của sơ đồ này
là: (1) trải phổ, ngẫu nhiên hóa và định kênh, (2) xử lý tín hiệu số được xét khá chi tiết.
WCDMA/FDD sử dụng hai lớp trải phổ: trải phổ định kênh để ấn định kênh mang thông
tin và ngẫu nhiên hóa để nhận dạng nguồn phát (nút B và UE). Phần tiếp theo trình bày
các vấn đề về điều khiển tài nguyên vô tuyến và các thủ tục đặc thù lớp vật lý được trình

268
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

bày. Tiếp sau chương này HSPA được xét. Đây là một kỹ thuật mới được triển khai trên
nền hệ thống WCDMA để cho phép truyền tốc độ cao hơn. Phần cuối cùng của chương
xét các kỹ thuật phân tập phát đựơc áp dụng cho WCDMA. Áp dung các kỹ thuật phân
tập phát cho phép tăng đáng kể dung lượng đường truyền vô tuyến.

4.13. CÂU HỎI

1. Trình bày kiến trúc giao thức của giao diện vô tuyến
2. Trình bày khái niệm kênh logic, kênh truyền tải và kênh vật lý
3. Nêu tên các kênh logic và chức năng cuả từng kênh
4. Nêu tên các kênh truyền tải, chức năng từng kênh và sắp xếp kênh logic lên kênh
truyền tải
5. Nêu tên các kênh vật lý, chức năng từng kênh và sắp xếp kênh truyền tải lên kênh
kênh vật lý
6. Trình bày thủ tục thiết lập cuộc gọi sử dụng các kênh logic cho báo hiệu
7. Trình bày các thông số của kênh vật lý WCDMA/FDD
8. Trình bày phân bố tần số cho WCDMA
9. Trình bày sơ đồ khối chung phát thu vô tuyến
10. Trình bày sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế đường xuống
11. Trình bày sơ đồ trải phổ, ngẫu nhiên hóa và điều chế đường lên
12. Trình bày mã trải phổ định kênh
13. Trình bày mã ngẫu nhiên hóa nhận dạng nút B và UE
14. Trình bày sơ đồ xử lý tín hiêu số
15. Trình bày mã hóa kênh
16. Trình bày cấu trúc khung kênh DPCH đường lên
17. Trình bày cấu trúc khung DPCH đường xuống
18. Trình bày các trạng thái RRC
19. Trình bày điều khiển công suất
20. Trình bày quản lý di động trong chế độ RRC-IDLE
21. Trình bày quản lý di động trong chế độ RRC-CONNECTED
20. Trình bày thủ tục tìm gọi
21. Trình bày thủ tục RACH
22. Trình bày thủ tục CPCH
23. Trình bày thủ tục tìm ô
24. Trình bày thủ tục đo chuyển giao
29. Trình bày các kỹ thuật phân tập phát

269
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

30. Vẽ cấu trúc khung kênh DPDCH/DPCCH đường xuống. Nếu cho k=5, (1) tính
tốc độ bit kênh, (2) tính SF, (3) tìm các mã OVSF Cch,SF,i, trong đó i là số thứ tự
mã, (4) vẽ sơ đồ điều chế và trải phổ cho trường hợp chỉ sử dụng một kênh cho
đường xuống: Cd,1=Cch,SF,1 (5) vẽ sơ đồ điều chế và trải phổ cho trường hợp sử dụng
4 kênh. Tính tốc độ bit kênh tối đa cho trường hợp này.

31. Vẽ cấu trúc khung kênh DPDCH/DPCCH đường lên. Nếu cho k=6, (1) tính tốc
độ bit , (2) tính SF, (3) tìm mã OVSF Cch,SF,I, trong đó i là số tứ tự của mã (4) vẽ sơ
đồ điều chế và trải phổ cho trường hợp chỉ sử dụng một kênh cho đường
lên:Cd,1=Cch,SF,i lưu ý i=SF/4 (5) vẽ sơ đồ điều chế và trải phổ.

270
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 5

MIỀN CHUYỂN MẠCH GÓI CỦA UMTS

5.1. GIỚI THIỆU CHUNG

5.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Các loại kênh mang (Bearer)


 Kết nối báo hiệu và lưu lượng
 Các bước để một UE truy nhập vào dịch vụ chuyển mạch gói của UMTS
 Các số nhận dạng kênh mang
 Các thủ tục đăng nhập GPRS và các thủ tục tích cực PDP context
 Các trạng thái PDP context và chuyển đổi trạng thái
 Các thủ tục ấn định kênh mang truy nhập vô tuyến (RAB)
 Các ngăn xếp giao thức miền chuyển mạch gói
 Truy nhập các mạng IP qua miền chuyển mạch gói
 Mô hình an ninh WCDMA UMTS

5.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

5.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được tổ chức các kênh mang trong miền PS của UMTS
 Hiểu các thủ tục cần thiết để UE có thể truy nhập đến dịch vụ chuyển mạch gói
 Hiểu các kiến trúc giao thức trong miền PS
 Hiểu được cách thức truy nhập mạng IP qua miền chuyển mạch gói
 Hiểu được mô hình an ninh giao diện vô tuyến của WCDMA UMTS

5.2. CÁC KÊNH MANG (BEARER)

Các loại kênh mang trong UMTS được cho trên hình 5.1.
UE sử dụng giao thức số liệu gói (PDP: Packet Data Protocol) để trao đổi số liệu trên
miền UMTS PS. Các đơn vị giao thức số liệu gói (PDU) (các gói của người sử dụng)
được truyền bên trong mạng UMTS trên các kênh mang. Kênh mang lưu lượng là một tập
các tài nguyên mạng và các hàm truyền đạt được sử dụng để truyền lưu lượng giữa các
thực thể mạng. Kênh mang lưu lượng là một đường truyền (đường dẫn), một kết nối logic
hay một kết nối vật lý giữa các nút mạng.
271
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Máy di động RNC SGSN GGSN

Kênh mang UMTS

Kênh mang truy nhập vô tuyến (RAB) Kênh mang CN

Kênh mang Kênh mang


vô tuyến (RB) Iu
Kênh mang
lớp dưới
Kênh mang Kênh mang
lớp dưới lớp dưới

Hình 5.1. Các loại kênh mang trong mạng UMTS

Tồn tại các loại kênh mang sau:


 Kênh mang vô tuyến (RB: Radio Bearer) và kênh mang Iu (Iu Bearer). Kênh mang vô
tuyến là một kết nối logic do lớp giao thức nằm ngay dưới lớp PDP cung cấp để
truyền tải các gói của người sử dụng giữa UE và RNC. Kênh mang Iu là một kết nối
logic nằm ngay dưới lớp PDP cung cấp để truyền tải các gói của người sử dụng giữa
RNC và SGSN.
 Kênh mang truy nhập vô tuyến (RAB: Radio Access Bearer): là một kết nối logic từ
một kênh mang vô tuyến (Radio Bearer) và một kênh mang Iu (Iu Bearer)
 Kênh mang CN (CN Bearer): là một kết nối logic do lớp giao thức ngay dưới lớp
PDP cung cấp để truyền tải các gói cuả người sử dụng giữa SGSN và GGSN.
 Kênh mang UMTS (UMTS Bearer): được kết cấu bằng cách lồng ghép kênh mang
truy nhập vô tuyến (RAB) nối giữa đầu vào mạng lõi (SGSN) và kênh mang mạng lõi
(CN Bearer) nối giữa đầu ra SGSN và GGSN.

Các kênh mang vô tuyến, kênh mang Iu, RAB và kênh mang mạng lõi được quản lý
bởi các giao thức và các thủ tục khác nhau.

5.3. KẾT NỐI BÁO HIỆU VÀ LƯU LƯỢNG

Trước khi ấn định các tài nguyên mạng trong RAN hay trong mạng lõi chuyển
mạch gói (viết tắt là PS CN) cho UE, mạng cần phải thiết lập một kết nối logic riêng gữa
UE và SGSN. Chẳng hạn, UE có thể sử dụng kết nối báo hiệu này để: đăng ký với miền
PS CN, yêu cầu SGSN thiết lập các kênh mang CN và thiết lập các RAB.
Hình 5.2 mô tả kết nối báo hiệu giữa UE và SGSN dựa trên việc móc nối kênh
mang báo hiệu vô tuyến (giữa UE và RNC) và kênh mang Iu (giữa RNC và SGSN).
Tập hợp giữa các kênh mang báo hiệu vô tuyến và các kênh mang vô tuyến lưu
lượng được gọi là một kết nối RRC (Radio Resource Control: điều khiển kết nối). Giao

272
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thức RRC được sử dụng để thiết lập, duy trì và giải phóng các kênh mang này. UE sẽ sử
dụng một kết nối RRC chung để mang báo hiệu và lưu lượng cuả người sử dụng cho cả
dịch vụ chuyển mạch gói lẫn chuyển mạch kênh.
Tập hợp giữa các kênh mang báo hiệu Iu và các kênh mang lưu lượng Iu cho một
UE được gọi là một kết nối RANAP. Giao thức RANAP (Radio Access Network
Application Part) được sử dụng để: thiết lập, duy trì và giải phóng các kênh mang này.
RNC chịu trách nhiệm để liên kết kết nối RRC cuả người sử dụng với kết nối
RANAP cuả người sử dụng nhằm tạo nên một kết nối báo hiệu hay một RAB báo hiệu
giữa UE và SGSN. Nói một cách khác, RNC hoạt động như một bộ chuyển đổi giao thức
để chuyển đổi các giao thức sử dụng trong RAN và các giao thức sử dụng trong CN.

Máy di động RNC SGSN


Kết nối
Kết nối RRC RANAP Kênh mang
Kênh mang Kết nối báo
vô tuyến báo hiệu Iu
hiệu di
báo hiệu động-SGSN

Kênh mang
Kênh mang truy nhập vô Kênh mang
vô tuyến tuyến (RAB) lưu lượng Iu

Hình 5.2. Các kết nối báo hiệu và lưu lượng giữa UE và SGSN

5.4. CÁC BƯỚC ĐỂ UE TRUY NHẬP VÀO CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN MẠCH
GÓI UMTS

Quá trình truy nhập UE vào các dịch vụ PS cuả UMTS chia làm ba bước sau (xem
hình 5.3):

1. UE đăng ký với mạng lõi thông qua quá trình đăng nhập GPRS (GPRS Attach)
2. Tích cực một ngữ cảnh PDP (PDP context) và RAB
3. Đăng ký dịch vụ gói (chẳng hạn đăng ký IMS khi nó muốn các dịch vụ do IMS cung
cấp trong R5)

273
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HLR

UE GPRS Attach SGSN

(a) Giai đoạn 1: UE đăng ký với mạng lõi gói (PSCN) thông qua GPRS Attach

Yêu cầu ngữ cảnh PDP tích cực

Thiết lập kênh mang vô tuyến


UE SGSN Tích cực ngữ cảnh PDP
GGSN
Chấp nhận ngữ cảnh PDP tích cực

(b) Giai đoạn 2: Tích cực PDP Context và thiết lập RAB (Kênh mang truy nhập vô tuyến)

UE Đăng ký với IMS IMS

(c) Giai đoạn 3: Đăng ký với IMS (Chỉ khi UE muốn các dịch vụ do IMS cung cấp)

Hình 5.3. Các giai đoạn truy nhập của UE vào dịch vụ chuyển mạch gói của UMTS

5.4.1 Đăng nhập GPRS

UE sử dụng các thủ tục đăng nhập GPRS để đăng ký với SGSN. Trong quá trình
đăng nhập SGSN, UE cung cấp nhận dạng của mình và các yêu cầu dịch vụ cho SGSN,
UE được nhận thực và đựơc cho trao quyền. Ngoài việc đăng ký, một đăng nhập thành
công còn phải thực hiện:
 Thiết lập quản lý di động trong RNC và trong SGSN để hai phần tử này có thể theo
dõi được vị trí của UE
 Thiết lập một kết nối báo hiệu giữa UE và SGSN. UE và SGSN sử dụng kết nối báo
hiệu này để trao đổi báo hiệu và các bản tin điều khiển cần thiết cho việc thực hiện
thủ tục đăng nhập GPRS. Sau khi hoàn thành đăng nhập GPRS, UE có thể tiếp tục sử
dụng kết nối báo hiệu này để trao đổi các bản tin báo hiệu với SGSN, chẳng hạn để
thực hiện tích cực PDP context
 Cho phép UE truy nhập đến một số các dịch vụ do SGSN cung cấp như: các bản tin
SMS (dịch vụ bản tin ngắn) và được tìm gọi bởi SGSN. Các bản tin SMS được
truyền trên các kết nối báo hiệu bằng cách sử dụng giao thức báo hiệu MAP

274
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5.4.2. Tích cực PDP context và thiết lập RAB

Trước khi một UE có thể sử dụng một địa chỉ PDP để gửi và nhận các gói cuả
người sử dụng trên mạng lõi PS của UMTS, cần thiết lập một PDP context và tích cực nó
trên UE và trong mạng lõi PS cho địa chỉ này. UE chỉ có thể yêu cầu mạng thiết lập và
tích cực một PDP context cho địa chỉ PDP sau khi nó đã thực hiện thành công GPRS
attach. Việc tích cực PDP context thành công cũng khởi động miền mạng lõi PS để thiết
lập kênh mang CN và RAB (gồm kênh mang Iu và kênh mang vô tuyến) cần thiết để
truyền tải các gói của người sử dụng đến và đi từ trạm di động. Vì thế sau khi tích cực
PDP context thành công, UE sẽ có khả năng gửi và nhận các gói của người sử dụng trên
miền PS CN

5.4.3. Đăng ký dịch vụ gói (chẳng hạn IMS)

Khi một UE muốn sử dụng thoại thời gian thực theo IP hay các dịch vụ đa
phương tiện do IMS cung cấp, UE cần thực hiện đăng ký với IMS. Vì SIP là một giao
thức báo hiệu cho các dịch vụ thời gian thực do IMS cung cấp, nên thủ tục đăng ký của
SIP sẽ được sử dụng để đăng ký với IMS.

5.5. ĐỊNH TUYẾN CÁC GÓI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG VÀ TRUYỀN TẢI TRONG
UMTS

Định tuyến các gói của người sử dụng giữa SGSN và GGSN dựa trên các giao
thức đặc thù của GPRS và các thủ tục sau:
 GGSN hoạt động như một điểm trung tâm để định tuyến tất cả các gói của các người
sử dụng. Tất cả các gói đến và đi từ UE trước hết đều được chuyển đến GGSN sau đó
mới chuyển đến nơi nhận cuối cùng. Điều này đựơc minh họa trên hình 5.4. Hình
này cho thấy các UE phát và thu được nối đến các GGSN khác nhau. Ngay cả khi các
UE phát và thu đấu đến cùng một GGSN, thì trước hết các gói của người sử dụng
phải đựơc chuyển đến GGSN rồi sau đó mới chuyển các gói này đến nơi nhận.
 Các gói của người sử dụng đựơc truyền theo tunnel giữa RNC và SGSN, giữa SGSN
và GGSN, giữa hai GGSN. Để truyền tunnel, trước hết gói được đặt vào một gói
khác (được gọi là đóng bao gói) sau đó định tuyến gói được đóng bao theo thông tin
có trong tiêu đề của gói đựơc đóng bao. Truyền tunnel trong miền gói của UMTS
được thực hiện bằng cách sử dụng giao thức truyền tunnel GPRS (GTP). Giao thức
GTP đựơc sử dụng để truyền tải các gói của UE giữa SGSN và GGSN tạo thành một
kênh mang mạng lõi (CN Bearer) cho UE. Việc sử dụng truyền tunnel nhằm đạt
được hai mục đích sau:
1. Truyền tunnel giữa SGSN và GGSN cho phép sử dụng các giao thức GPRS (chứ
không phải các giao thức định tuyến IP và quản lý di động IP) bên trong miền PS
để định tuyến và quản lý di động

275
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Truyền tunnel làm cho truyền tải các gói cuả người sử dụng bên trong miền PS CN
độc lập với các giao thức được sử dụng bên ngoài mạng UMTS. Vì thế mạng
UMTS không cần biết các giao thức số liệu bên ngoài và có thể phát triển các giao
thức UMTS một cách độc lập với các giao thức do UE và mạng ngoài sử dụng.
 Định tuyến đặc thù máy được sử dụng để chuyển các gói giữa UE và GGSN. SGSN
và GGSN duy trì một mục định tuyến riêng trong PDP context cho từng UE (máy) có
PDP context tích cực, đây là lý do sử dụng thuật ngữ các tuyến đặc thù máy. Đối với
từng UE có PDP context tích cực mục định tuyến chứa trong GGSN sẽ xác định
SGSN hiện phục vụ UE. Khi UE chuyển từ SGSN này sang SGSN khác, các thủ tục
quản lý di động GPRS sẽ đảm bảo cập nhật các mục định tuyến trên SGSN và
GGSN. (Các giao thức định tuyến IP thông thường không sử dụng định tuyến đặc thù
máy, thay vào đó chúng sử dụng định tuyến dựa trên tiền tố).
 Các PDP context trong SGSN và GGSN chứa các thông tin sau:
1. Địa chỉ PDP: địa chỉ PDP được máy di động sử dụng để phát và nhận các gói
2. Thông tin định tuyến: thông tin được nút mạng sử dụng để xác định nơi chuyển gói.
Thông tin này bao gồm các số nhận dạng của các tunnel được thiết lập giữa SGSN
và GGSN cho PDP context này và tên điểm truy nhập (APN)
3. APN (Access Point Name: tên điểm truy nhập): là một tên logic cho phép: (1)
SGSN sử dụng để xác định GGSN nào sẽ được sử dụng cho UE, (2) GGSN xác
định địa chỉ truy nhập các dịch vụ mà người sử dụng yêu cầu, (3) địa chỉ truy nhập
vào mạng ngoài nơi các gói của người sử dụng cần gửi đến
4. Các hồ sơ về chất lượng dịch vụ (QoS). Ba lọai hồ sơ QoS được định nghĩa:
 Hồ sơ QoS theo đăng ký: mô tả các đặc tính QoS được người sử dụng đăng

 Hồ sơ QoS yêu cầu: mô tả QoS hiện đang được UE yêu cầu
 Hồ sơ QoS theo đàm phán: mô tả QoS thực tế được mạng cung cấp cho UE
tại thời điểm hiện tại
SGSN chứa cả ba kiểu hồ sơ QoS nói trên. Nhưng GGSN chỉ chứa hồ sơ QoS
được đàm phán.

276
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng IP

Gi Gi

GGSN GGSN

Gn Gn
Đường hầm Đường hầm
GTP GTP

SGSN SGSN

Iu Iu
Đường hầm Đường hầm
GTP GTP

RNC RNC

Kênh mang Kênh mang


Gói tin người dùng
vô tuyến vô tuyến

UE phát UE thu

Hình 5.4. Mô tả định tuyến giữa hai UE thuộc hai mạng di động khác nhau

5.6. CÁC SỐ NHẬN DẠNG KÊNH MANG VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC NHẬN
DẠNG NÀY

Các số nhận dạng kênh mang được mô tả trên hình 5.5 như sau:
 Địa chỉ IP: trong lớp IP
 Số nhận dạng điểm truy nhập dịch vụ mạng (NSAPI: Network ServiceAccess Point ):
NSAPI được cung cấp bởi lớp giao thức nằm ngay dưới lớp IP để truyển các gói IP
của người sử dụng
 Số nhận dạng điểm cuối tunnel (TEID: Tunnel End Identity): nhận dạng đầu thu của
một tunnel GTP. TEID được tạo ra từ IMSI và NSAPI liên kết với PDP context liên

277
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

quan đến GTP tunnel được thiết lập. Các TEID của một GTP tunnel được trao đổi
giữa các đầu thu và đầu phát của tunnel trong quá trình thiết lập tunnel
 Số nhận dạng RAB (RAB ID): nhận dạng RAB trong UE, RNC và SGSN
 Số nhận dạng kênh mang vô tuyến (RB ID): nhận dạng RB trong UE và RNC

UE RNC SGSN GGSN

PDP Context PDP Context


PDP Addrress PDP Addrress
IP
Address
IMSI IMSI
P-TMSI P-TMSI
......... .........

NSAPI NSAPI NSAPI

RABID RABID RABID TEID TEID

Radio Access Bearer GTP Tunnel

RBID RBID TEID TEID

Radio Bearer Iu Bearer

Chuyển đổi
X Y

Hình 5.5. Mô tả các số nhận dạng kênh mang

5.7. LẬP CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ TRONG UE

Để phát và thu các gói trong mạng UMTS, UE nhận được một địa chỉ PDP (địa
chỉ IP) theo các cách sau:
 Sử dụng địa chỉ tĩnh do mạng UMTS khách ấn định (mạng UMTS mà UE đăng nhập
hiện thời). Trong trường hợp này mạng UMTS khách phải đảm bảo rằng các gói của
người sử dụng đựơc gửi theo đia chỉ PDP tĩnh luôn luôn được định tuyến đến GGSN
đang phục vụ UE (ngược lại GGSN chuyển các gói này đến UE). UE thông báo cho
mạng UMTS khách về địa chỉ PDP tĩnh trong quá trình tích cực PDP context
 Sử dụng địa chỉ PDP tĩnh do mạng IP bên ngoài ấn định. Trong trường hợp này mạng
IP có thể là một mạng IP bất kỳ bên ngoài miền PS khách. Chẳng hạn một mạng IP
bên ngoài có thể là một mạng IP trực thuộc nhà khai thác của miền PS khách, một
mạng của nhà cung cấp dịch vụ (ISP), hay mạng IP nhà của UE. Trong trường hợp
này địa chỉ PDP của UE có thể không phải là một bộ phận cuả không gian đánh địa
chỉ IP của mạng UMTS khách. Mạng UMTS khách và mạng IP ngoài phải cùng nhau
đảm bảo rằng các gói của người sử dụng được gửi theo điạ chỉ PDP tĩnh của UE có
thể định tuyến đến GGSN đang phục vụ UE. UE sẽ thông báo cho mạng UMTS
khách về địa chỉ PDP tĩnh của mình trong quá trình tích cực PDP context.
278
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nhận địa chỉ PDP động từ mạng UMTS khách. Trong trường hợp này GGSN đang
phục vụ UE trong mạng UMTS khách sẽ chịu trách nhiệm ấn định một địa chỉ PDP từ
không gian địa chỉ PDP của nó cho UE trong quá trình tích cực PDP context
 Nhận địa chỉ PDP động từ một mạng IP ngoài. UE sẽ thông báo cho mạng khách về
việc muốn có địa chỉ động trong quá trình tích cực PDP context. Điều này sẽ khởi
động miền PS khách trước hết tích cực một PDP context mà không có địa chỉ PDP
cho UE. PDP context này sẽ cho phép UE chuyển yêu cầu đến các mạng ngoài để
nhận được các địa chỉ PDP và nhận các trả lời từ các server địa chỉ PDP trong mạng
ngoài. GGSN đang phục vụ UE trong mạng khách phải hiểu được địa chỉ PDP do
mạng ngoài ấn định cho UE để có thể gửi các gói theo địa chỉ PDP của UE.

Khi một UE sử dụng địa chỉ PDP ấn định động, địa chỉ PDP này có thể thay đổi
khi nó di động. Vì thế các máy đối tác có thể không biết được địa chỉ PDP hiện thời
của UE và vì thế nó không thể khởi đầu thông tin với UE kết cuối. Thay vào đó nó có
thể phải đợi được tiếp xúc với UE rồi mới có thể gửi các gói đến UE.

5.8. THỦ TỤC ĐĂNG NHẬP GPRS (CHO CHẾ ĐỘ Iu)

Thủ tục đăng nhập GPRS được cho ở hình 5.6.


1. Bản tin yêu cầu đăng nhập cung cấp các thông tin quan trọng sau đây cho SGSN:
a) Các số nhận dạng UE: UE chỉ đưa vào bản tin yêu cầu đăng nhập GPRS một
trong hai nhận dạng P-TMSI hoặc IMSI. Điều này cho phép ngăn ngừa kẻ phá
hoại chặn bắt bản tin này và biết cách chuyển đổi giữa P-TMSI và IMSI từ bản tin
này.
b) Chữ ký P-TMSI: Chữ ký P-TMSI là một số ba byte được SGSN ấn định cho UE
để nhận thực P-TMSI. UE cũng có thể sử dụng chữ ký này để nhận thực nút mạng
ấn định P-TMSI
c) Kiểu đăng nhập: Kiểu đăng nhập cho thấy yêu cầu đăng nhập chỉ nhằm đăng nhập
GPRS (vì đã đang nhập IMSI rồi) hay kết hợp cả đăng nhập GPRS/IMSI
d) Thông tin vị trí: Sau khi đăng nhập thành công, SGSN sẽ bắt đầu theo dõi vị trí
cuả UE. Vì thế bản tin yêu cầu đăng nhập phải cung cấp nhận dạng vùng định
tuyến (RAI: Routing Area Identity) của vùng định tuyến hiện thời của UE. Vùng
định tuyến gồm một hay nhiều RNC kết nối đến cùng một SGSN. SGSN sử dụng
vùng định tuyến để theo dõi vị trí của UE
2. Sau khi nhận đựơc bản tin đăng nhập từ UE, SGSN thực hiện hai chức năng chính
sau đây:
a) Nhận thực UE
b) Thực hiện cập nhật vị trí nếu cần
3. Để hoàn thành đăng nhập GPRS thành công, SGSN phát bản tin tiếp nhận đăng nhập
đến UE

279
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

SGSN
UE SGSN cũ EIR GGSN HLR
mới
Yêu cầu đăng nhập
Yêu cầu nhận dạng
Trả lời trả lời nhận dạng
(IMSI)

Yêu cầu nhận dạng


Trả lời nhận dạng

Nhận thực và trao quyền Nhận thực và trao quyền

Kiểm tra IMEI Kiểm tra IMEI

Cập nhật vị trí


Hủy bỏ vị trí
Công nhận hủy bỏ vị trí

Yêu cầu xóa PDP Context


Trả lời xóa PDP Context

Nhập số liệu thuê bao


Công nhận nhập số liệu thuê bao
Chấp nhận đăng nhập
Hoàn thành đăng nhập

Hình 5.6. Thủ tục đăng nhập GPRS

5.9. CÁC THỦ TỤC TÍCH CỰC PDP CONTEXT

Tích cực PDP context bao gồm các chức năng chính sau đây:
1. Cấp phát địa chỉ PDP: Mạng cấp phát địa chỉ IP cho UE nếu cần
2. Thiết lập kênh mang CN: Mạng tạo lập và tích cực PDP context trong GGSN và
SGSN; mạng thiết lập tất cả các kênh mang cần thiết giữa SGSN và GGSN
3. Ấn định RAB: Mạng thiết lập các kênh mang truy nhập vô tuyến (RAB) để truyền
tải lưu lương người sử dụng và báo hiệu cho PDP con text được tích cực

5.9.1. Tích cực PDP context khởi xướng từ UE

Thủ tục tích cực PDP context cho phiên khởi xướng từ UE được cho trên hình 5.7
gồm các bước sau:

280
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

UE RNC SGSN GGSN


Tích cực PDP Context
Yêu cầu tạo lập PDP Context
Trả lời tạo lập PDP Context

Thiết lập hoặc thay đổi RAB

Invoke Trace
Yêu cầu cập nhật PDP Context
Trả lời cập nhật PDP Context
Chấp nhận tích cực PDP Context

Hình 5.7. Thủ tục tích cực PDP context

 Yêu cầu tích cực PDP context: UE khởi xướng tích cực PDP context bằng cách gửi
đi yêu cầu này đến SGSN với các thông tin sau:
a. Địa chỉ PDP: Trường địa chỉ PDP có thể hoặc là địa chỉ PDP do UE đặc tả
hoặc 0.0.0.0 để chỉ thị cho mạng rằng UE muốn nhận địa chỉ từ mạng IP
ngoài.
b. Số nhận dạng điểm truy nhập dịch vụ lớp mạng (NSAPI): UE sử dụng
NSAPI để gửi đi các gói khởi xướng từ địa chỉ PDP và nhận các gói gửi
cho điạ chỉ PDP này.
c. Kiểu PDP: Chỉ thị kiểu PDP được UE sử dụng là: (1) giao thức điểm đến
điểm (PPP) hay X.25.
d. Tên điểm truy nhập (APN): Chứa APN mà UE yêu cầu
e. QoS yêu cầu: Chứa hồ sơ QoS được UE yêu cầu
f. Các tuỳ chọn cấu hình PDP: UE sử dụng để thông tin trực tiếp các thông số
tùy chọn với GGSN (SGSN không thể diễn giải được các thông số này).

 UE sử dụng một APN để chọn một dịch vụ (hay một GGSN) trong miền PS hay một
điểm giao tiếp trong một mạng gói ngoài. Một APN có hai phần chính:
1. Số nhận dạng mạng APN: đây là phần bắt buộc. Phần này nhận xác định
GGSN sẽ nối đến mạng ngoài nào hay UE yêu cầu dịch vụ miền PS nào.
2. Số nhận dạng nhà khai thác APN: đây là phần tùy chọn. Phần này xác định
GGSN nằm trong mạng PLMN nào.
SGSN sử dụng APN nhận được từ UE và thông tin cấu hình lưu trong SGSN để chọn
một GGSN phục vụ UE.
 Bản tin yêu cầu tạo lập PDP context: Sau khi đã đã chọn đựơc GGSN, SGSN gửi đi
bản tin này để yêu cầu GGSN thiết lập PDP context cho UE và GTP tunnel để truyền
tải các gói của người sử dụng cho PDP context này. Bản tin chứa các phần tử thông
tin chính sau:

281
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. NSAPI: được copy từ trường tương tự trong bản tin yêu cầu PDP context
nhận được từ UE.
2. Kiểu PDP: được copy từ trường tương tự trong bản tin yêu cầu tích cực
PDP context nhận được từ UE.
3. Địa chỉ PDP: địa chỉ PDP nhận được từ bản tin yêu cầu tích cực PDP
context nhận được từ UE.
4. APN: chứa nhận dạng mạng APN của APN được SGSN lựa chọn cho UE.
5. QoS đàm phán: Hồ sơ QoS mà SGSN đồng ý hỗ trợ UE.
6. Điểm cuối tunnel (TEID): TEID được tạo lập bởi SGSN dựa trên IMSI của
UE và trên NSAPI trong bản tin yêu cầu tích cực PDP context nhận được từ
UE. TEID xác định đầu SGSN của GTP tunnel giữa SGSN và GGSN đối
với UE. GGSN sẽ sử dụng TEID này để truyền các gói PDP trên tunnel
GTP đến SGSN.
7. Chế độ chọn: Chỉ thị APN được mang trong yêu cầu tích cực PDP context
là APN do thuê bao đăng ký hay do SGSN lựa chọn.
8. Các đặc trưng tính cước: Chỉ thị kiểu tính cước PDP context nào có khả
năng thực hiện.
9. Các tùy chọn cấu hình PDP: được copy lại từ bản tin yêu cầu tích cực PDP
context nhận được từ UE.
 GGSN tạo lập một PDP context mới và đặt nó vào bảng PDP context của mình.
GGSN cũng sẽ thiết lập một kênh mang CN (tunnel GTP) giữa GGSN và SGSN cho
PDP context.
 Bản tin trả lời tạo lập PDP context mang các thông tin sau:
1. TEID: TEID được GGSN tạo ra để nhận dạng đầu GGSN của GTP tunnel
được tạo ra cho một PDP context. SGSN sử dụng TEID để truyền tunnel
các gói của người sử dụng trên GTP tunnel đến GGSN
2. Địa chỉ PDP: trường địa chỉ PDP chứa địa chỉ PDP do GGSN ấn định cho
UE hay 0.0.0.0 nếu UE yêu cầu nhận địa chỉ từ một mạng ngoài.
3. QoS đàm phán: chứa hồ sơ QoS được GGSN chấp thuận
4. Các cấu hình tùy chọn PDP: phần tử thông tin này được truyền trong suốt
đến UE qua các nút trung gian như: SGSN, RAN. Các nút trung gian không
thể diễn giải đựơc thông tin này.

 Sau khi nhận được trả lời tạo lập PDP context, SGSN sẽ khởi đầu quá trình thiết lập
RAB cho UE.
 Invoke Trace: yêu cầu RAN thu thập thông tin thống kê và tài nguyên mạng được sử
dụng cho PDP Context
 SGSN gửi bản tin truy nguyên (Trace) đến RNC(Invoke Trace) để yêu cầu RAN bắt
đầu thu thập thông kê các tài nguyên mạng được sử dụng cho PDP context.

282
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Bản tin yêu cầu cập nhật PDP context: Nếu các thuộc tính QoS của một RAB bất kỳ
được thiết lập tồi hơn hồ sơ QoS trong PDP context được lưu tại GGSN, SGSN sẽ
giửi bản này để thông báo cho GGSN.
 Trả lời cập nhật PDP context (bản tin đồng ý): Khi nhận đựơc bản tin yêu cầu cập
nhật, GGSN sẽ gửi bản tin này cho SGSN để thông báo đồng ý cập nhật
 Tiếp nhận tích cực PDP context : SGSN sẽ gửi bản tin này để thông báo cho UE về
việc tích cực thành công PDP context.

5.9.2. Đàm phán QOS

Quá trình đàm phán QoS cho dịch dịch vụ trong UMTS được mô tả trên hình 5.8.
Trước hết UE gửi yêu cầu về QoS cho một dịch vụ GPRS (yêu cầu PDP context ) đến
SGSN. Trong thí dụ này yêu cầu là loại dịch vụ luồng có tốc độ số liệu 192 kbps. Yêu
cầu này đựơc chuyển trong suốt đến SGSN bằng cách sử dụng các bản tin truyền trực tiếp
của RRC (điều khiển tài nguyên vô tuyến) và RANAP (phần ứng dụng truy nhập vô
tuyến). Tiếp theo SGSN quyết định xem nó có đảm bảo yêu cầu QoS hay không và sau
đó nó gửi yêu cầu tạo lập PDP context đến GGSN. Khi này GGSN giảm tốc độ của yêu
cầu QoS từ 192 kbps xuống còn 128 kbps do thiếu băng thông và trả lời SGSN bằng trả
lời tạo lập PDP context chứa QoS đã bị điều chỉnh.

UE RNC SGSN GGSN

Yêu cầu tích cực PDP Context


Yêu cầu tạo lập PDP Context
Các tham số QoS
Tốc độ số liệu =192kbps Các tham số QoS
Lớp lưu lượng =lớp luồng Tốc độ số liệu =192kbps
Lớp lưu lượng =lớp luồng

Trả lời tạo lập PDP Context


Yêu cầu gán RAB
Các tham số QoS
Tốc độ số liệu =128kbps
Thiết lập kênh mang Lớp lưu lượng =lớp luồng
vô tuyến RRC
Đáp ứng gán RAB
Tốc độ bit =64kbps
Lớp lưu lượng =lớp luồng

Chấp nhận tích cực PDP Context

Các tham số QoS


Tốc độ số liệu =64kbps
Lớp lưu lượng =lớp luồng

Hình 5.8. Mô tả quá trình đàm phán QoS


283
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khi này QoS đã được đàm phán cho đường trục và cho kết nối GGSN đến nơi
nhận cuối cùng. Tuy nhiên như ta thấy trên hình 5.9, chính SGSN chịu trách nhiệm cho
QoS của mạng lõi chuyển mạch gói và dựa trên tài nguyên khả dụng của nó, nó lại quyết
định hạ thấp băng thông xuống còn 64 kbps.
Để chuyển số liệu giữa SGSN và UE cần cung cấp RAB. SGSN gửi yêu cầu ấn
định RAB đến RNC. RNC sẽ xác định xem có đủ tài nguyên trên giao diện Uu và trong
UTRAN cho yêu cầu hay không. Nó thực hiện điều này thông qua các thủ tục điều khiển
tải và lập biểu cuả quản lý tài nguyên vô tuyến. Nếu đủ, nó lệnh cho node B sử dụng
NBAP (phần ứng dụng node B) để lập lại cấu hình cho liên kết vô tuyến để hỗ trợ kênh
mang mới và sau đó gửi bản tin thiết lập kênh mang vô tuyến đến UE thông qua kết nối
báo hiệu hiện có. UE khẳng định với RNC rằng nó đã ấn định kênh mang thu mới (hoàn
thành ấn định kênh mang vô tuyến) và sau đó RNC kẳng định ấn định RAB với SGSN
(trả lời ấn định RAB). Lúc này SGSN trả lời cho UE rằng PDP context đã được tích cực
với tốc độ số liệu mới 64 kbps.
Trong toàn bộ quá trình trên, từng phần tử chịu trách nhiệm điều khiển các bộ
phận khác nhau của tài nguyên mạng có thể tái đàm phán các thông số QoS. Chẳng hạn
nếu RNC không có đủ tài nguyên vô tuyến trong ô đích để đảm bảo tốc độ số liệu yêu
cầu, thì nó có thể tự do đàm phán lại với phía dưới.

5.9.3. Tích cực PDP context theo yêu cầu từ mạng

Khi GGSN cần gửi các gói của người sử dụng đến một địa chỉ PDP nhưng chưa có
PDP context được tích cực cho đạ chỉ này, nó thể sử dụng thủ tục tích cực PDP context
theo yêu cầu mạng để tích cực PDP context cho việc truyền các gói này. Để hỗ trợ tích
cực PDP context theo yêu cầu từ phía mạng, GGSN phải có thông tin cố định về địa chỉ
PDP. Chẳng hạn GGSN phải biết được IMSI của UE hỏi HLR về SGSN nào đang phục
vụ UE kết cuối, thông tin cố định gì được lưu cho địa chỉ PDP, nơi lưu nó.
Thủ tục tích cực PDP context từ phía mạng được cho trên hình 5.9.

284
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HLR

3. Chấp nhận thông tin 2. Gửi thông tin định


định tuyến cho GPRS tuyến cho GPRS

UE SGSN GGSN
1. Gói tin người sử dụng
4. Yêu cầu thông báo PDP
5. Trả lời thông báo PDP
6. Yêu cầu tích cực PDP Context

7. Tích cực khởi đầu từ di động

Hình 5.9. Thủ tục tích cực PDP context theo yêu cầu từ mạng

 Quá trình tích cực PDP context khởi xướng từ phía mạng mang được khởi xứơng bởi
một yêu cầu hãy gửi thông tin định tuyến cho GPRS chứa thông tin định tuyến IMSI
đến HLR. HLR sử dụng thông tin này để quyết định có cho phép yêu cầu này hay
không và tìm thông tin được yêu cầu liên quan đến UE trong cơ sở dữ liệu của HLR.

 Nếu HLR đồng ý cho phép, nó gửi bản tin công nhận yêu cầu hãy gửi thông tin định
tuyến cho GPRS chứa địa chỉ của SGSN phục vụ UE cho SGSN, trái lại bản tin này
chứa nguyên nhân lỗi
 GGSN gửi bản tin yêu cầu thông báo PDP đến SGSN phục vụ UE, ra lệnh SGSN
này yêu cầu UE khởi xướng PDP context. Bản tin này chứa IMSI cuả UE, kiểu PDP,
địa chỉ PDP (PDP context cần tích cực cho địa chỉ này), APN (SGSN cần xác định
GGSN mà nó sẽ nối tới theo APN này).
 SGSN gửi ngược bản tin trả lời thông báo PDP đến GGSN rằng nó tiếp nhận yêu cầu
của GGSN
 SGSN gửi bản tin yêu cầu tích cực PDP context đến UE, ra lệnh UE khởi đầu thủ tục
tích cực PDP context theo địa chỉ PDP được đặc tả trong bản tin này. Bản tin này
cũng chứa APN mà SGSN nhận được từ GGSN. APN này sau đó sẽ được UE sử
dụng trong thủ tục tích cực PDP context.

285
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5.10. CÁC TRẠNG THÁI PDP CONTEXT VÀ CÁC TRẠNG THÁI PMM
CONTEXT

5.10.1. Các trạng thái PDP context và các chuyển đổi trạng thái

5.10.1.1. Các trạng thái PDP Context

PDP context có thể nằm trong trạng thái tích cực (Active) hoặc không tích cực
(Inactive):
 Trạng thái tích cực: Trong trạng thái tích cực, PDP context chứa thông tin cập nhật
để chuyển gói giữa UE và GGSN. Tuy nhiên việc PDP context nằm ở trạng thái tích
cực không có nghĩa là các RAB cần để truyền tải các gói cuả người sử dụng trên
RAN đã được thiết lập. Các RAB chỉ có thể được thiết lập khi UE có các gói để gửi
đến mạng hay mạng có các gói để gửi đến UE
 Trạng thái không tích cực: PDP context trong trạng thái không tích cực có thể chứa
một địa chỉ PDP hợp lệ, nhưng nó không chứa định tuyến hợp lệ và thông tin chuyển
đổi cần thiết để xác định các xử lý gói. Không thể truyền số liệu giữa UE và mạng.
Sự thay đổi vị trí của UE không gây ra cập nhật PDP context.

5.10.1.2. Các chuyển đổi trạng thái PDP context

Hình 5.10 cho thấy các chuyển đổi trạng thái PDP context.

Thay đổi PDP Context

Tích cực PDP Context

Thôi tích cực PDP


Context hoặc thay đổi
trạng thái quán lý di Tích cực PDP Context
động thành PMM-IDLE
hoặc PMM-DETACHED

Thôi tích cực PDP Context

Hình 5.10. Các chuyển đổi trạng thái PDP context

286
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 5.10 mô tả các hành động có thể thực hiện trong một PDP context và các
hành động này dẫn đến chuyển đổi giữa các trạng thái tích cực và không tích cực như thế
nào.
 Tích cực PDP context: Tích cực PDP context sẽ tạo lập và tích cực một PDP context
PDP Context. Tích cực PDP context thành công sẽ chuyển PDP context từ trạng thái
không tích cực vào trạng thái tích cực. UE hay GGSN có thể khởi xứơng thủ tục tích
cực PDP context. Tuy nhiên GGSN chỉ có thể khởi xứơng tích cực PDP context
trong một số điều kiện hạn chế.
 Thay đổi PDP context: hành động này dẫn đến thay đổi các đặc tính của một PDP
context tích cực. Chẳng hạn nó có thể được sử dụng để thay đổi điạ chỉ PDP hay các
thuộc tính của hồ sơ QoS đựơc mạng hỗ trợ. UE, UTRAN, SGSN hay GGSN đều có
thể khởi xướng thủ tục thay đổi PDP context. Tuy nhiên Các quy định của phát hành
UMTS R5 chỉ cho phép GGSN được khởi xướng thay thủ tục đổi này để thay đổi địa
chỉ PDP.
 Thôi tích cực PDP context: Hành động này loại bỏ một PDP context hiện có. Thủ tục
này chuyển một PDP context từ trạng thái tích cực vào trạng thái không tích cực.
Trạng thái của một PDP context cũng có thể chuyển đổi từ tích cực vào không tích
cực khi trạng thái quản lý di động gói (PMM: Packet Mobility Management) của UE
chuyển vào PMM-IDLE (PMM rỗi) hay PMM-DETACHED (Hủy đăng nhập PMM)

5.10.1.3. Thay đổi PDP context

Phát hành R5 chỉ cho phép GGSN khởi xướng quá trình thay đổi địa chỉ PDP
trong một PDP contex tích cực. Tuy nhiên UE, GGSN, SGSN và RAN đều có thể khởi
xướng thay đổi hồ sơ QoS. Hình 5.11 cho thấy thủ tục thay đổi PDP context được khởi
xướng bởi GGSN.

2. Yêu cầu sửa đổi 1. Yêu cầu cập nhật


RNC SGSN GGSN
PDP Context PDP Context

3. Chấp nhận sửa


đổi PDP Context

Máy di động
4. Thủ tục gán RAB (sửa đổi RAB hiện thời)
5. Trả lời cập nhật
PDP Context

Hình 5.11. Thủ tục thay đổi PDP context được khởi xứơng bởi GGSN

287
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 GGSN khởi xướng thủ tục thay đổi PDP context bằng cách phát đi bản tin yêu cầu
cập nhật PDP context đến SGSN. Bản tin này mang các phần tử thông tin sau:

a) TEID: Chứa TEID để nhận dạng đầu SGSN của GTP tunnel liên quan đến PDP
context cần thay đổi.
b) NSAPI: Chứa NSAPI để nhận dạng PDP context cần thay đổi.
c) Địa chỉ PDP: Chứa địa chỉ PDP mới nếu GGSN muốn thay đổi địa chỉ này. Đây
là trường tùy chọn.
d) QoS yêu cầu: Chứa hồ sơ QoS mới do GGSN đề xuất.QoS Requested: Contains
the new QoS profile suggested by the GGSN.

 SGSN gửi bản tin yêu cầu sử đổi PDP context: Sửa đổi địa chỉ PDP và QoS theo yêu
cầu cuả GGSN
 MS gửi bản tin chấp nhận sửa đổi
 SGSN khởi xướng thít lập RAB mới nếu cần thay đổi QoS
 Bản tin trả lời cập nhật PDP context mang các phần tử thông tin sau:
a) TEID: Chứa TEID để nhận dạng đầu GGSN của GTP tunnel liên quan đến PDP
context cần thay
b) QoS đàm phán: Chứa hồ sơ QoS mới đã được SGSN và UE đồng ý.

5.10.2. Các PMM Context và các thay đổi trạng thái PMM Context

5.10.2.1. Các trạng thái PMM Context

PMM-Context (Packet Mobility Management Context: ngữ cảnh quản lý di động


gói) là tập các thông tin được mạng sử dụng để theo dõi vị trí máy di động. Trạng thái
PMM-Context của máy di động xác định cần duy trì các kết nối (các kênh mang nào
giữa UE và SGSN cho UE. Nó cũng xác định cách thức mà mạng theo dõi vị trí UE.
PMM-Context tại UE và SGSN có một trong các trạng thái sau:
 PMM-Detach. Trong trạng thái này không có liên lạc giữa UE và SGSN. SGSN
không có thông tin vị trí cũng như định tuyến đối với UE
 PMM-Connected. Trong trạng thái này PMM-Context kết nối báo hiệu được thiết
lập giữa UE và SGSN. Kết nối báo hiệu bao gồm: kết nối RRC giữa UE với RAN,
trên giao diện Iu giữa RAN và SGSN. Trong trạng thái này RNC có thể theo dõi vị
trí của UE tai mức ô và SGSN có thể theo dõi UE tại mức RNC.
 PMM-Idle. Trong trạng thái này PMM-Context đã được thiết lập giữa UE và
SGSN. SGSN theo dõi vị trí của UE tại mức vùng định tuyến. Chỉ có thể nối đến
UE qua thông tin tìm gọi

Trong cả hai trạng thái PMM-Connected và PMM-Idle quản lý phiên có thể có hoặc
không có PDP Context tích cực.

288
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5.10.2.2. Chuyển đổi trạng thái PMM Context

Chuyển đổi trạng thái PMM-Context tại UE và SGSN được thể hiện trên hình 5.12
như sau:
 Từ PMM-Detached đến PMM-Connected. Khi UE thực hiện GPRS Attach. Để
thực hiện thủ tục GPRS Attach cần có kết nối báo hiệu giữa UE và SGSN
 Từ PMM-Connected đến PMM-Idle. Khi giải phóng kết nối báo hiệu (chẳng han
khi kết thúc quá trình GPRS Attach)
 Từ PMM-Connected đến PMM-Detached. Khi yêu cầu GPRS Attach hay RAU
(Routing Area Update: cập nhật định tuyến) bị SGSN từ chối
 Từ PMM-Idle đến PMM-Detached. Khi: (1) USIM hay pin bị tháo ra khỏi máy
hay (2) thời hạn trạng thái PMM tại SGSN đã hết

a) Các trạng thái PMM tại UE b) Các trạng thái PMM tại SGSN

PMM- PMM-
Detached Detached
PS Detach hay PS Detach hay
PS từ chối PS Attach PS từ chối PS Attach
Detach PS Attach hay từ chối RAU Detach PS Attach hay từ chối RAU

Báo hiệu Báo hiệu


Thiết lập kết nối Thiết lập kết nối
PMM- PMM-
PMM-Idle PMM-Idle
Connected Connected
Báo hiệu Báo hiệu
Giải phóng kết nối Giải phóng kết nối
Đặt lai RNS phục vụ
Hình 5.12. Chuyển đổi trạng thái PMM-Context: a) tại UE, b) tại SGSN.

5.11. CÁC THỦ TỤC ẤN ĐỊNH KÊNH MANG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN (RAB)

Ấn định, thay đổi và giải phóng RAB được thực hiện bằng cách sử dụng thủ tục ấn
định RAB. Theo phát hành R5, UE không thể khởi đầu thủ tục ấn định RAB và, chỉ mạng
được phép khởi đầu thủ tục này. Chẳng hạn, SGSN khởi xướng ấn định RAB cho các
dịch vụ chuyển mạch gói dưới sự khởi động bởi các phần tử khác trong CN hoặc trong
RAN. Chẳng hạn SGSN có thể khởi đầu thủ tục ấn định RAB khi nhận được bản tin trả
lời tạo lập PDP context từ GGSN để thông báo cho nó rằng quá trình tạo lập PDP
context đã thành công. Như mô tả của hình 5.13. SGSN khởi đầu thủ tục ấn định RAB
bằng cách gửi đi bản tin yêu cầu ấn định RAB trên giao diện Iu đến RNC để yêu cầu
thiết lập, thay đổi hay giải phóng một hay nhiều RAB. Khi nhận được yêu cầu ấn định
RAB, RNC khởi đầu quá trình thiết lập thay đổi hay giải phóng các kênh mang vô tuyến
(RB) cho các RAB được chỉ ra trong bản tin yêu cầu định RAB. RB được thiết lập bằng

289
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cách sử dụng các thủ tục đặc thù từng hệ thống vô tuyến. Chẳng hạn, trong GERAN hay
trong UTRAN, giao thức điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC) sẽ được sử dụng để thiết
lập, duy trì và giải phóng các RB. RNC sử dụng các trả lời ấn định RAB để thông báo
cho SGSN về kết quả yêu cầu ấn định RAB. Nhiều trả lời ấn định RAB có thể được gửi
đến SGSN cho từng yêu cầu ấn định RAB để báo cáo tiến trình và trạng thái cuả các hành
đọng được thực hiện bởi RNC để thỏa mãn yêu cầu ấn định RAB. Chẳng hạn yêu cấu
thiết lập RAB có thể được RNC đặt và hàng đợi vì nó đang xử lý các RAB khác. Trong
trường hợp này, RNC có thể gửi trả lời ấn định RAB thứ nhất để thông báo rằng yêu cầu
này nằm trong hàng đợi và sau đó gửi đi trả lời ấn định RAB thứ hai khi RB được thiết
lập thành công cho RAB yêu cầu.
Trong quá trình ấn định RAB, SGSN đàm phán với RAN về hồ sơ QoS cho UE.
Chẳng hạn nếu các trả lời ấn định RAB chỉ thị rằng không thể thiết lập RAB vì mạng vô
tuyến không thể hỗ trợ hồ sơ QOS yêu cầu, SGSN có thể gửi đi yêu cầu ấn định RAB
mới với một hồ sơ QoS khác để thử thiết lập lại RAB này. Nhà khai thác mạng có thể
điều khiển số lần SGSN thử thiết lập lại một RAB và cách thức thay đổi hồ sơ QoS cho
mỗi thử lại (việc thực hiện quá trình này là độc lập và có thể lập lại cấu hình thông số).

RNC 1. Yêu cầu gán RAB SGSN

2. Thiết lập, sửa đổi và giải phóng


sóng mang vô tuyến
3. Trả lời gán RAB
Máy di động

Hình 5.13. Mô tả thủ tục ấn định RAB

5.12. KIẾN TRÚC NGĂN XẾP GIAO THỨC MIỀN CHUYỂN MẠCH GÓI

Các giao thức chính trong miền chuyển mạch gói của UMTS gồm Gn, Gp, Iu,
Gi, Gs, Gc, và Gr. Trong phần này ta sẽ xét các giao thức này.

5.12.1. Các giao diện Gn, Gp và giao thức truyền tunnel GPRS.

Giao diện Gn được sử dụng giữa SGSN và GGSN cũng như giữa các SGSN trong
cùng một mạng. Giao diện Gp được sử dụng giữa SGSN và GGSN trong các mạng khác
nhau. Từ hình 5.14a và 5.14b ta thấy giao thức cho giao diện Gn (GP) của hai mặt phẳng
điều khiển và người sử dụng đều là giao thức giao thức truyền tunnel GTP. GTP cũng
được sử dụng để truyền tunnel giữa RAN và SGSN.

290
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GTP-U GTP-U GTP-C GTP-C

UDP UDP UDP UDP

IP IP IP IP

Lớp 2 Lớp 2 Lớp 2 Lớp 2

Lớp 1 Lớp 1 Lớp 1 Lớp 1

SGSN GGSN SGSN GGSN


(a) Mặt phẳng giao diện người (a) Mặt phẳng giao diện điều
sử dụng Gn và Gp khiển Gn và Gp
Hình 5.14. Kiến trúc ngăn xếp giao thức của giao diện Gn và Gp

IETF đã định nghĩa một số giao thức truyền tunnel trên các mạng IP. Các giao
thức này gổm: giao thức đóng bao định tuyến chung (GRE: Generic Routing
Encapsulation ) và giao thức IP trong IP (IP-in-IP). Tuy nhiên khi thay thế các giao thức
tiêu chuẩn này cho GTP cần lưu ý rằng giao thức GTP còn được sử dụng để truyền báo
hiệu cho: tích cực, thôi tích cực hoặc thay đổi PDPcontext. Vì thế nó không chỉ đơn thuần
là một giao thức truyền tunnel. GTP được sử dụng cho quản lý di động bên trong miền
PS CN (giữa SGSN và GGSN để duy trì các tuyến CN đặc thù máy cho UE khi nó di
động). Vì thế khi thay GTP bằng giao thức truyền tunnel tiêu chuẩn theo IETF, quản lý di
động phải được hỗ trợ bằng phương pháp khác. Có một số giải pháp quản lý di động sau
đây:
 Tiếp tục sử dụng các PPD context: có thể tiếp tục sử dụng các PDP context khi một
giao thức truyền tunnel tiêu chuẩn được sử dụng để truyền tunnel các gói giữa SGSN
và GGSN và giữa các SGSN. Phần giao thức GTP được sử dụng để xử lý các PDP
context vẫn tiếp tục được sử dụng để xử lý các PDP context trong SGSN và GGSN.
Tuy nhiên cách này có vẻ như không hiệu quả lắm so với cách sử dụng GTP hiện thời
 Không sử dụng các PDP context: nếu các PDP context không còn được sử dụng nữa,
cần phải có một giao thức để hỗ trợ quản lý di động trong miền PS CN. Thí dụ, giao
thức này phải đảm bảo rằng GGSN luôn luôn biết được SGSN phục vụ UE. Thí dụ về
giao thức này là MIP và HAWAII.

GTP bao gồm hai tập bản tin và thủ tục. Một tập bản tin và thủ tục tạo nên mặt phẳng
điều khiển: GTP-C. GTP-C được sử dụng để quản lý (tạo lập, thay đổi và giải phóng) các
tunnel GTP-U (GTP cho mặt phẳng người sử dụng để truyền tunnel các gói của người sử
dụng), để quản lý các PDP context, để quản lý vị trí và để quản lý di động. Tập bản tin và
thủ tục thứ hai của GTP tạo nên GTP mặt phẳng người sử dụng (GTP-U). GTP-U được
sử dụng để thiết lập và quản lý các tunnel GTP cho việc truyền tunnel các gói của người
sử dụng. Đối với mỗi PDP context tích cực cần thiết lập một tunnel GTP-U giữa SGSN

291
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

và GGSN. Tuy nhiên nhiều PDP context với cùng một địa chỉ PDP sẽ chia sẻ chung một
tunnel GTP-C.
Có thể chia chức năng chính cũng như các bản tin của GTP thành các loại sau:

 Quản lý tunnel: Các bản tin quản lý tunnel của GTP được sử dụng để tích cực, thay
đổi và giải phóng các PDP context cũng như các tunnel giữa SGSN và GGSN liên
quan đến nó.
 Quản lý vị trí: Các bản tin quản lý vị của GTP được GGSN sử dụng để thu nhận
thông tin vị trí từ HLR. Tuy nhiên HLR hiện thời chủ yếu đựơc thiết kế cho các mạng
di động chuyển mạch kênh và vì thế chúng sử dụng giao thức MAP (Mobile
Application Part) lúc đầu được thiết kế cho các mạng di động chuyển mạch kênh. Vì
thế cần phải có một chuyển đổi giao thức để chuyển đổi giữa các bản tin quản lý di vị
tri cuả GTP và các bản tin MAP.
 Quản lý di động: Các bản tin quản lý di động của GTP được sử dụng để truyền thông
tin liên quan đến di động giữa các SGSN, Chẳng hạn thông tin này được truyền từ
một SGSN này đến một SGSN khác khi một UE thực hiện một đăng nhập GPRS,
thực hiện cập nhật định tuyến với một SGSN mới, hay thực hiện chuyển giao giữa
các SGSN.
 Quản lý tuyến: Các bản tin quản lý tuyến được một nút sử dụng để xác định xem của
một nút đồng cấp có còn hiệu lực hay không và thông báo cho nó rằng cần hỗ trợ các
mở rộng tiêu đề nào.

Tiếp theo ta sẽ trình bày các bản tin quản lý tunnel của GTP. Các bản tin này bao
gồm:
 Yêu cầu/trả lời tạo lập PDP context: SGSN gửi yêu cầu tích cực PDP context đến
GGSN trong thủ tục tích cực PDP context để yêu cầu thiết lập PDP context. Trả lời
tạo lập PDP context được GGSN phát để trả lời yêu cầu tạo lập PDP context mà nó
nhận được.
 Yêu cầu/trả lời cập nhật PDP context: GGSN có thể giửi yêu cầu cập nhật PDP
context đến SGSN để thay đổi PDP context. Chẳng hạn GGSN có thể biết được địa
chỉ PDP sau khi PDP context được tích cực và nó sử dụng yêu cầu cập nhật PDP
context để thông báo cho SGSN về PDP context này. GGSN cũng có thể sử dụng yêu
cầu cập nhật PDP context để yêu cầu SGSN thay đổi PDP context. Bản tin trả lời cập
nhật PDP context là bản tin được gửi từ SGSN đến GGSN để trả lời yêu cầu cập nhật
PDP context
 Yêu cầu/trả lời xoá PDP context: SGSN gửi bản tin xóa PDP context đến GGSN
trong thủ tục rời GPRS hay thủ tuc thôi tích cực GPRS khởi xứơng từ GGSN để yêu
cầu xóa một PDP context. Bản tin trả lời xóa PDP context được sử dụng để trả lời bản
tin yêu cầu này
 Yêu cầu/trả lời thông báo PDP: Yêu cầu thông báo PDP được GGSN gửi đến SGSN
trong thủ tục tích cực PDP context khởi xướng từ mạng để yêu cầu SGSN khởi đầu

292
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thủ tục tích cực PDP context khởi xướng từ mạng. Trả lời thông báo PDP là bản tin
để trả lời yêu cầu này
 Yêu cầu/trả lời từ chối thông báo PDP: Nếu nhận được yêu cầu thông báo PDP từ
GGSN, nhưng SGSN không thể thực hiện được yêu cầu này, nó sẽ gửi bản tin yêu
cầu từ chối thông báo PDP đến GGSN. Bản tin trả lời từ chối thông báo PDP là trả lời
của GGSN
 Chỉ thị lỗi: Khi GSN nhận được một gói cuả người sử dụng mà chưa có PDP context
tích cực hoặc RAB, GSN này sẽ gửi trả lời bản tin chỉ thị lỗi đến phần tử mạng gửi
gói này cho nó.

GTP-C và GTP-U sử dụng cùng một tiêu đề (hình 5.15).


8 7 6 5 4 3 2 1

Phiên bản PT (*) E S PN

Kiểu bản tin

Chiều dài (byte 1)

Chiều dài (byte 2)

Số nhận dạng điểm cuối Tunnel (byte 1)

Số nhận dạng điểm cuối Tunnel (byte 2)

Số nhận dạng điểm cuối Tunnel (byte 3)

Số nhận dạng điểm cuối Tunnel (byte 4)

Số trình tự (tùy chọn) (byte 1)

Số trình tự (tùy chọn) (byte 2)

Số N-PDU (tùy chọn)

Loại tiêu đề mở rộng tiếp theo (tùy chọn)

Hình 5.15. Khuôn dạng tiêu đề GTP,

Khuôn dạng cuả tiêu đề này chứa các trường và các cờ sau đây:

 Phiên bản (Version): Chứa phiên bản GTP và được đặt bằng 1 đối với phiên bản hiện
thời
 Kiểu giao thức (PT: Protocol Type): Chỉ thị giao thức GTP giao thức được định nhĩa
cho UMTS hay GSM

293
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Cờ mở rộng tiêu đề (E: Extension Header Flag): Chỉ thị sẽ có tiêu đề mở trộng tiếp
theo hay không. Tiêu đề mở rộng cho phép mở rộng khuôn dạng bản tin để mang
thông tin không được định nghĩa trong khuôn dạng cơ sở.
 Cờ số trình tự (S: Sequebce Number Flag): Chỉ thị sự có mặt cuả trường số trình tự
 Cờ số N-PDU (PN: N-PDU Number Flag): Chỉ thị sự có mặt cuả trường số N-PDU.
Trường này được sử dụng trong thủ tục cập nhật định tuyến giữa các SGSN và một số
thủ tục chuyển giao giữa các hệ thống để phối hợp truyền dẫn số liệu giữa UE và
SGSN
 Kiểu bản tin (Message Type): Chỉ thị kiểu bản tin GTP
 Độ dài (length): Chỉ thị độ dài theo Byte của tải tin. Tải tin được coi là phần bắt đầu
ngay sau tám byte đầu tiên của tiêu đề GTP
 Số nhận dạng điểm cuối tunnel (TEID): TEID xác định đơn trị điểm cuối tunnel tại
đầu thu của tunnel. Đầu thu tunnel ấn định một giá trị TEI tại chỗ. Sau đó TEID này
được gửi đến đầu phát tunnel qua GTP-C (hay RANAP trên giao diện Iu-PS) để đầu
này sử dụng truyền các bản tin trong tunnel
 Số trình tự (Sequence Number): GTP-C so sánh số này của bản tin trả lời với bản tin
yêu cầu để đảm bảo thứ tự truyền dẫn gói (GTP-U cũng sử dụng số này cho mục đích
đó)

5.12. 2. Giao diện Iu-PS

Giao diện Iu-PS nối RAN với miền PS CN. Ngăn xếp giao thức của Iu-PS cho mặt
phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển được cho trên hình 5.16.

GTP-U GTP-U RANAP RANAP

UDP UDP SCCP SCCP


Kênh Kênh
IP IP mang báo mang báo
hiệu hiệu
Lớp 2 Lớp 2 AAL5 AAL5

Lớp 1 Lớp 1 ATM ATM

RNC SGSN RNC SGSN


(a) Mặt phẳng người sử dụng (a) Mặt phẳng điều khiển
Iu-PS Iu-PS
Hình 5.16. Ngăn xếp giao thức của giao diện Iu-PS

Giao diện Iu-PS cho phép:


 Quản lý tunnel: Giao diện Iu-PS cung cấp các thủ tục để: thiết lập, duy trì và giải
phóng các GTP tunnel giữa RNC và SGSN (các GTP tunnel này dùng để truyền tải
các gói giữa RNC và SGSN)

294
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Quản lý RAB: Giao diện Iu-PS cung cấp các thủ tục: thiết lập, duy trì và giải phóng
các RAB. Nhắc lại rằng RAB là một kết nối giữa các UE và CN sử dụng các tài
nguyên vô tuyến được ấn định để truyền số liệu người sử dụng và báo hiệu giữa UE
và SGSN. SGSN điều khiển RAN để thiết lập thay đổi và giải phóng các RAB
 Quản lý tài nguyên vô tuyến: Khi RNC thông qua giao diện Iu-PS nhận được một yêu
cầu từ CN về thiết lập hay thay đổi một RAB, RNC sẽ phân tích các tài nguyên vô
tuyến hiện khả dụng trong RAN để quyết định có nên tiếp nhận yêu cầu hay từ chối
nó. Quá trình này được gọi là điều khiển tiếp nhận tài nguyên vô tuyến trong UMTS
 Quản lý di động: Giao diện Iu-PS đảm bảo các thủ tục hỗ trợ chuyển giao giữa các
RNC. Chẳng hạn giao diện Iu-PS cung cấp các thủ tục để đặt lại RNS phục vụ. Thủ
tục này sẽ chuyển phía RNS của một kết nối RANAP từ RNS này đến RNS khác.
Thủ tục này cần thiết để hỗ trợ chuyển giao giữa các RNS. Iu-PS cũng đảm bảo các
chức năng tìm gọi. Ngoài ra giao diện này cũng đảm bảo các chức năng báo cáo vị trí
địa lý của UE cho CN để mạng hỗ trợ các dịch vụ định vị.

Phần ứng dung mạng truy nhập vô tuyến (RANAP) được sử dụng làm giao thức báo
hiệu để hỗ trợ các chức năng trên giao diện Iu-CS. Ngoài các chức năng được trình bầy ở
trên, giao thức RANAP còn đóng bao các bản tin báo hiệu lớp cao để truyền chúng trong
suốt qua giao diện Iu-CS. RANAP sử dụng SCCP (Signaling Connection Control Part)
của SS7. SCCP là giao thức lớp truyền tải, nó cung cấp các khả năng giống như UDP và
TCP của mạng IP. Nhưng SCCP sử dụng AAL5 của ATM. Mỗi UE sử dụng một kết nối
SCCP riêng để truyền tải các bản tin RANAP liên quan đến UE.
Trên mặt phẳng người sử dụng, các tunnel GTP-U được sử dụng để truyền tải các gói
cuả người sử dụng. Các tunnel GTP này được thực hiện trên UDP/IP. UDP/IP trong
trường hợp này có thể sử dụng các công nghệ lớp dưới bất kỳ. Điều cần lưu ý là mặc dù
GTP-C có thể đảm bảo các khả năng báo hiệu để thiết lập và quản lý các GTP-U tunnel,
R5 vẫn sử dụng giao thức RANAP thay vì GTP-C để điều khiển các GTP-U trên giao
diện Iu-PS.

5.12.3. Các giao diện Gi, Gr, Gc và Gs

GGSN sử dụng giao diện Gi để kết nối đến mạng IP bên ngoài trong cùng một
miền quản trị hoặc trong miền quản trị khác. Giao thức định tuyến IP tiêu chẩn tại giao
diện Gi được mô tả trên hình 5.17.

295
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Gi

IP IP

Lớp 2 Lớp 2

Lớp 1 Lớp 1

GGSN Mạng IP ngoài

Hình 5.17. Ngăn xếp giao thức Gi tiêu chuẩn

Vì giao thức IP tiêu chuẩn được sử dụng nên các mặt phẳng người sử dụng và mặt
phẳng điều khiển giống nhau.
Giao diện Gr là giao diện giữa SGSN và HLR, con giao diện Gc là giao diện giữa
GGSN và HLR. Ngăn xếp giao thức tại các giao diện này giống nhau và nằm trong mặt
phẳng điều khiển (xem hình 5.18).

Gr hoặc Gc
MAP MAP

TCAP TCAP

SCCP SCCP
Kênh Kênh
mang báo mang báo
hiệu hiệu
SGSN hoặc GGSN HLR

Hình 5.18. Ngăn xếp giao thức tại giao diện Gr và Gc

Giao thức MAP được sử dụng cho báo hiệu trên các giao diện Gr và Gc. MAP
được đặt trên giao thức TCAP của báo hiệu S7. TCAP được truyền tải trên SS7 SCCP
còn SCCP sử dụng các kết nối ATM.
GGSN cũng có thể sử dụng GTP-C để tương tác với HLR. Trong trường hợp này
cần có một giao thức chuyển đổi giữa GTP-C và MAP vì hầu hết các HLR hiện nay đều
không hiểu GTP-C. Hình 5.19 mô tả ngăn xếp giao thức chuyển đổi này.

296
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Gn Gc

MAP MAP
GTP-C GTP-C
TCAP TCAP

UDP UDP SCCP SCCP

IP IP MTP3 MTP3

Lớp 2 Lớp 2 MTP2 MTP2

Lớp 1 Lớp 1 Lớp 1 Lớp 1

SGSN GSN đóng vai trò là bộ HLR


chuyển đổi giao thức
Hình 5.19 Mô tả ngăn xếp giao thức chuyển đổi giữa GTP-C và MAP tại giao diện
Gc
Gs là giao diện giữa SGSN và MSC/VLR. Giao diện này cũng sử dụng các giao
thức báo hiệu SS7. Hình 5.20 mô tả ngăn xếp giao thức tại Gs.

Gs

BSSAP+ BSSAP+

SCCP SCCP
Vật mang Vật mang
báo hiệu báo hiệu

SGSN MSC

Hình 5.20. Ngăn xếp giao thức tại giao diện Gs giữa SGSN và MSC

SS7 BSSAP+ (Base Station System Application Part) được sử dụng làm giao thức
báo hiệu giữa SGSN và MSC. BSSAP+ được truyền tải bởi giao thức SS7 SCCP.

5.12.4. Kiến trúc giao thức từ UE đến GGSN

1. Kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng giữa UE và GGSN

Hình 5.21 cho thấy các ngăn xếp báo hiệu trong mặt phẳng người sử dụng giữa
UE và GGSN.
Tại giao diện vô tuyến (giao diện Uu), giao thức hội tụ số liệu gói (PDCP: Packet
Data Convergence Protocol) được sử dụng để truyền tải các gói của các lớp cao hơn.

297
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Phiên bản hiện thời của PDCP hỗ trợ giao thức PPP (giao thức điểm đến điểm), IPv4,
IPv6 ở lớp cao hơn.

UE Uu Nút B RNC IuPS SGSN Gn GGSN Gi

Ứng dụng

PDP PDP
(IP, PPP) (IP, PPP)
Chuyển tiếp Chuyển tiếp

PDCP PDCP GTP-U GTP-U GTP-U GTP-U

RLC RLC UDP/IP UDP/IP UDP/IP UDP/IP

MAC MAC AAL5 AAL5 Lớp2 Lớp2

RF RF ATM ATM Lớp1 Lớp1

RNS
Hình 5.21. Kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng giữa UE và GGSN

PDCP thực hiện các chức năng chính sau đây:


 Nén tiêu đề cho các luồng số liệu lớp cao hơn
 Sắp xếp số liệu lớp cao hơn vào các giao thức của giao diện vô tuyến phía dưới
 Duy trì thứ tự truyền dẫn số liệu cho các giao thức lớp cao hơn có nhu cầu này

Trong số ba chức năng trên, nén tiêu đề là chức năng đầu tiên của PDCP vì các giao
thức IP có thể đưa ra các tiêu đề lớn dẫn đến lãng phí băng tần vô tuyến khan hiếm.
Chẳng hạn số liệu thoại cho điện thoại IP thường được truyền bởi giao thức truyền tải
thời gian thực (RTP) chạy trên UDP/IP. Vì thế một gói có tiêu đề IP (20 byte cho IPv4
và 40 byte cho IPv6), một tiêu đề UDP (8 byte) và một tiêu đề RTP (12 byte). Kết quả là
tiêu đề của một gói trong IPv4 và IPv6 chiếm từ 40 đến 60 byte, trong khi tải trọng của
của gói này thông thường chỉ chiếm từ 15 đến 20 byte tùy thuộc và quá trình mã hóa
tiếng và các kích thước khung được sử dụng tại các lớp thấp hơn. PDCP dựa trên các cơ
chế và các giao thức do IETF định nghĩa cho nén tiêu đề . Chẳng hạn IPHC ( nén tiêu đề
IP) có thể sử dụng để nén các tiêu đề IP, UDP và TCP. Giao thức ROHC (Robust Header
Compression: nén tiêu đề bền chắc) mới được đưa ra có thể sử dụng để nén tiêu đề
RTP/UDP/IP, UDP/IP và ESP/IP (ESP: Encapsulation Security Payload) .

Giao thức điều khiển liên kết vô tuyến (RLC: Radio Link Control) đảm bảo điều
khiển liên kết logic trên các giao diện vô tuyến. Một UE có thể có nhiều kết nối RLC.
Giao thức truy nhập môi trường (MAC: Medium Access Control) điều khiển truy nhập
các kênh vô tuyến.

298
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2. Kiến trúc ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển giữa UE và GGSN

Hình 5.22 cho thấy kiến trúc ngăn xếp trong mặt phẳng điều khiển giữa UE và
GGSN.

a)
Uu Iub Iu-PS
UE Nút B RNC SGSN

GMM/SM/ GMM/SM/
SMS SMS
Chuyển tiếp
RRC RANAP
RRC RANAP
RLC RLC SCCP SCCP
Kênh mang Kênh mang
MAC MAC
báo hiệu báo hiệu
RF RF AAL5/ATM AAL5/ATM

RNS
b)
Gn
SGSN GGSN
GTP-C GTP-C

UDP UDP

IP IP

L2 L2

L1 L1

Hình 5.22. Kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển giữa UE và GGSN

Hình 5.22a và b cho thấy các ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển giữa
UE và GGSN. Giao thức điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC) là giao thức báo hiệu để
điều khiển cấp phát tài nguyên vô tuyến trên giao diện vô tuyến. Giao thức RRC hộ trợ
các chức năng quan trọng sau:
 Phát quảng bá thông tin liên quan đến RAN và CN cho UE
 Thiết lập, duy trì và giải phóng các kết nối RRC giữa UE và RAN. Lưu ý rằng kết
nối RRC là tập các kênh báo hiệu và lưu lượng riêng giữa UE và RAN. (RNC trong
UTRAN)
 Thiết lập và giải phóng các kênh mang vô tuyến để truyền các gói của người sử dụng
 Tìm gói

299
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Điều khiển công suất vô tuyến


 Điều khiển đo vô tuyến và báo cáo kết quả đo do UE thực hiện
 Điều khiển tắt bật quá trình mật mã giữa UE và RAN

Nằm trên lớp RRC là các ứng dụng đặc thù GPRS. Các ứng dụng này được sử dụng
để: hỗ trợ quản lý di động, quản lý phiên và các dịch vụ bản tin ngắn (SMS):
 Quản lý di động GPRS (GMM: GPRS Mobility Management): GMM hỗ trợ các chức
năng quản lý di động như: đăng nhập GPRS và rời GPRS, an ninh và thủ tục cập nhật
vùng định tuyến.
 Quản lý phiên (SM: Session Management): SM hỗ trợ tích cực, thay đổi và thôi tích
cực phiên
 SMS (Short Message Service): SMS hỗ trợ các bản tin ngắn đến và đi từ UE

Các ứng dụng này liên lạc trực tiếp với các ứng dụng đồng cấp trong SGSN.

5.13. TRUY NHẬP CÁC MẠNG IP THÔNG QUA MIỀN PS

UE có thể sử dụng miền PS của UMTS như là mạng truy nhập để truy nhập đến
mạng IP. Khi này mạng IP ngoài được hiểu là mạng IP không nằm trong miền PS của
UMTS. Chẳng hạn nó có thể là IP intranet trực thuộc nhà cung cấp dịch vụ internet ISP
(ISP này cũng có thể chính là nhà khai thác miền PS của UMTS), mạng của ISP, hay
mạng IP của xí nghiệp mà UE trực thuộc.
Để UE có thể truy nhập đến mạng IP ngoài, cần thực hiện một số tương tác sau
đây giữa UE và mạng IP:
 Đăng ký người sử dụng (nhận thực và trao quyền) với mạng IP ngoài
 Ấn định các địa chỉ IP động cho UE bởi mạng IP ngoài
 Mật mã số liệu của người sử dụng được truyền giữa UE và mạng IP ngoài.

Như đã trình bầy ở chương 1 miền PS của UMTS nối đến mạng IP ngoài thông qua
giao diện Gi. Hình 5.23 mô tả truy nhập của UE đến mạng IP ngoài thông qua miền PS
của UMTS.

Lưu lượng
người sử dụng
Mạng IP
RNC SGSN GGSN Router
Gi ngoài

RAN Vùng PS UMTS


Máy di động

Hình 5.23. UE truy nhập đến mạng IP ngoài thông qua miền PS của UMTS

300
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tùy thuộc vào việc GGSN có tham gia hay không vào tương tác giữa UE với
mạng ngoài, UMTS định nghĩa hai cách truy nhập cơ bản đến mạng IP ngoài qua miền
PS:
 Truy nhập trong suốt: GGSN không tham gia vào bất kỳ một tương tác nào giữa UE
và mạng IP ngoài ngoài trừ truyền tải các gói IP của người sử dụng
 Truy nhập không trong suốt: GGSN tham dự ít nhất một trong số các tương tác giữa
UE và mạng IP ngoài.

Dưới đây ta sẽ xét các vấn đề sau:


 Truy nhập trong suốt
 Truy nhập không trong suốt sử dụng MIP
 Nhận địa chỉ IP động từ các mạng ngoài
 Quay số qua miền PS đến mạng IP ngoài (tương tác không trong suốt)

5.13.1. Truy nhập trong suốt

Trong phương thức truy nhập trong suốt, trước hết UE tìm cách truy nhập đến
GGSN trong PS CN địa phương (khách) để nó có thể gửi và nhận các gói IP cuả người sử
dụng thông qua PS CN đến và đi từ mạng IP ngoài. Để vậy nó phải đăng nhập GPRS, sau
đó tích cực PDP context.
UE cũng cần nhận được một địa chỉ IP từ miền PS địa phương. Nó sẽ sử dụng địa
chỉ này làm địa chỉ PDP để giửi và nhận các gói trong PS CN. Địa chỉ IP địa phương này
có thể được lập cấu hình tĩnh (tại thời điểm đăng ký dịch vụ với mạng UMTS địa
phương). Tuy nhiên địa chỉ này có thể được ấn định động bởi miền PS CN địa phương
trong quá trình tích cực PDP context.
Sau khi UE đã có thể gửi và nhận các gói IP trên miền PS CN, nó tiến hành đăng
ký với mạng IP ngoài để có thể truy nhập đến mạng này. Đăng ký với mạng IP ngoài có
thể được thực hiện bằng một giao thức IP bất kỳ. Miền PS CN sẽ không tham dự vào bất
kỳ một tương tác nào giữa UE và mạng IP ngoài ngoại trừ truyền tải các gói IP cuả người
sử dụng giữa UE và mạng này.
Cần lưu ý rằng đối với truy nhập trong suốt, miền PS cần quyết định (mà không
trao đổi với mạng IP ngoài) xem có nên cho phép UE truy nhâp mạng và ấn định địa chỉ
IP cho nó trong quá trình tích cực PDP context hay không. Để làm được việc này, miền
PS phải có được thông tin đăng ký thuê bao đủ để nhận thực và trao quyền UE.
Hình 5.24 mô tả ngăn xếp giao thức cho truy nhập trong suốt.

301
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các giao Các giao


thức IP lớp thức IP lớp
cao (như: cao (như:
MIP, MIP,
IPsec,...) IPsec,...)

UDP/ UDP/
TCP TCP
IP IP IP IP

Lớp 2 Lớp 2
Kênh mang vùng PS của
3GPP
Lớp 1 Lớp 1

Đầu cuối Gc
GGSN Mạng IP ngoài
di động
Hình 5.24. Ngăn xếp giao thức truy nhập trong suốt

IP được sử dụng làm PDP trên miền PS giữa UE và GGSN. IP cũng được sử dụng
làm giao thức định tuyến lớp mạng giữa GGSN và mạng IP ngoài. Mọi giao thức IP đều
có thể sử dụng để UE đăng ký với mạng IP ngoài và để đảm bảo an ninh lưu lượng IP của
người sử dụng. Chẳng hạn IPsec có thể được sử dụng để nhận thực và đển đảm bảo an
ninh lưu lượng giữa UE và mạng IP ngoài.
Để truy nhập trong suốt, mỗi UE phải có một địa chỉ IP duy nhất trong miền PS
địa phương vì thế cần phải có một số lượng địa chỉ IP rất lớn khi mạng UMTS phát triển.
Tuy nhiên nếu ta sử dụng IPv4 thì không gian địa chỉ cuả nó rất hạn chế và không gian
này không thể hỗ trợ đánh địa chỉ cho một số lượng lớn các UE trong tương lai. Truy
nhập không trong suốt cho phép khắc phục được nhược điểm này.

5.13.2. Truy nhập không trong suốt

Truy nhập không trong suốt sử dụng MIPv4. Trong phương pháp này, UE sử dụng
địa chỉ MIP nhà của mình làm dịa chỉ PDP để gửi và nhận các gói IP trên miền PS địa
phương. Mỗi GGSN đóng vai trò như một MIPv4 FA. UE sử dụng địa chỉ IP của GGSN
phục vụ nó như là CoA bên trong miền PS địa phương. Vì thế miền này không ấn định
bất kỳ địa chỉ nào cho các UE làm khách ngoài trừ việc đưa ra địa chỉ của chính nó cho
UE để UE sử dụng địa chỉ này như là CoA. UE sử dụng các bản tin chuẩn của MIPv4 để
đăng ký địa chỉ FA CoA với MIPv4 HA của mình trong mạng nhà của thuê bao (mạng
này có thể là mạng ngoài).
Các gói IP gửi đến địa chỉ nhà MIPv4 của UE sẽ được định tuyến đến HA của UE
theo chuẩn MIP. Sau đó HA của UE sẽ truyền tunnel các gói này đến CoA hiện thời của
UE. Trong trường hợp này các gói này được chuyển đến MIPv4 FA nằm trong GGSN.

302
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GGSN lấy ra gói IP trong tải tin từ MIPv4 tunnel và gửi các gói tải trọng này đến UE
theo tuyến được nhận dạng bởi PDP context của UE.
Hình 5.25 cho thấy ngăn xếp giao thức cho trường hợp truy nhập không trong suốt
sử dụng MIPv4. Hình 5.26 mô tả luồng các bản tin báo hiệu cho trường hợp này.

MIPv4 Tác nhân ngoài MIPv4 MIPv4

UDP UDP UDP UDP

IP IP IP IP

Lớp 2 Lớp 2
Kênh mang vùng PS của
3GPP
Lớp 1 Lớp 1

Đầu cuối Gi
GGSN Mạng IP ngoài
di động
Hình 5.25. Ngăn xếp giao thức cho phương pháp truy nhập không trong suốt đến
mạng IP thông qua miền PS

Máy di động SGSN GGSN với MIP FA MIP HA


Yêu cầu tích cực PDP Context
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0 Yêu cầu tạo lập PDP Context
APN=MIPv4FA ) (Địa chỉ PDP=0.0.0.0
APN=MIPv4FA )

Trả lời tạo lập PDP Context


Chấp nhận tích cực PDP Context (Địa chỉ PDP=0.0.0.0)
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0)

Quảng cáo tác nhân MIP


Yêu cầu đăng ký MIP
(CoA=FA CoA=địa chỉ của GGSN) Yêu cầu đăng ký MIP
(CoA=FA CoA=địa chỉ của GGSN)

Trả lời đăng ký MIP

Lấy địa chỉ nhà của


máy di động và đưa
vào PDP Context

Trả lời đăng ký MIP

Thay đổi PDP Context khởi đầu bởi GGSN

Hình 5.26. Luồng bản tin báo hiệu cho truy nhập không trong suốt sử dụng MIPv4.

303
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

SGSN và GGSN trong miền PS địa phương không dựa trên UE để cung cấp địa
chỉ nhà cho nó trong quá trình tích cực PDP context. Lý do là vì UE có thể không luôn
luôn có địa chỉ nhà hợp lệ trong quá trình tích cực PDP context. Chẳng hạn trong trường
hợp UE sử dụng địa chỉ nhà động do mạng nhà cuả nó ấn định. Vì thế GGSN sẽ nhận biết
địa chỉ nhà của UE bằng cách chặn bắt và kiểm tra các bản tin báo hiệu gửi đến UE từ
MIP HA của UE. Để chặn bắt các bản tin báo hiệu từ HA, GGSN cần có một MIP FA. Vì
mỗi UE chỉ sử dụng một FA CoA, nên các bản tin báo hiệu MIP và các gói của người sử
dụng gửi đến cho nó trước hết phải qua FA trong GGSN.
 Trước hết UE phải đạt được truy nhập đến GGSN dựa trên thủ tục tích cực PDP
context khởi xướng từ UE. Khi khởi đầu quá trình tích cực PDP context, UE thiết lập
trường địa chỉ PDP trong yêu cầu tích cực PDP context vào không, ngay cả khi nó đã
có một địa chỉ nhà MIP cố định. SGSN sẽ sử dụng APN trong yêu cầu tích cực PDP
context để chọn ra một GGSN có MIPv4 FA theo cầu hình mạng được thiết lập bởi
nhà khai thác và hỗ trợ ấn định địa chỉ IP động từ mạng IP ngoài theo MIPv4.
 Sau đó SGSN gửi yêu cầu tạo lập PDP context đến GGSN được chọn để yêu cầu thiết
lập PDP context cho UE. Trường địa chỉ PDP của yêu cầu tạo lập PDP context cũng
sẽ được đặt rằng không để chỉ thị cho GGSN rằng địa chỉ nhà của UE phải do HA
đặt lại sau khi PDP context đã được tích cực. GGSN sẽ thiết lập PDP context cho UE
mà không ấn định địa chỉ PDP cho nó.
 Sau đó GGSN gửi trả lời tạo lập PDP context đến SGSN để báo nhận yêu cầu tạo lập
PDP context.
 SGSN cũng gửi bản tin tiếp nhận tích cực PDP context đến UE để báo nhận yêu cầu
tạo lập PDP context.
 Sau khi đã tích cực PDP context cho UE, FA trên GGSN sẽ gửi các bản tin quảng
cáo tác nhân MIPv4 cho UE. Các bản tin này được mang trong các gói quảng bá IP
hạn chế (các gói IP này sử dụng địa chỉ nhận quảng bá hạn chế 254.254.254.255).
Tuy nhiên các bản tin này không được phát quảng bá trong vô tuyến mà được phát
trong tunnel điểm đến điểm từ GGSN đến UE.
 Sau khi nhận được các bản tin quảng bá tác nhân MIPv4, UE sử dụng địa chỉ IP cuả
FA làm CoA và thực hiện đăng ký MIPv4 CoA với HA bằng cách gửi đi yêu cầu
đăng ký MIPv4 đến HA. Nếu UE có địa chỉ nhà cố định hoặc NAI (Network Access
Identifier: nhận dạng truy nhập mạng), bản tin đăng ký MIPv4 sẽ mang địa chỉ nhà
hay NAI của UE (đóng vai trò là số nhận dạng cho UE). Nếu UE muốn nhận địa chỉ
nhà động từ MIPv4 HA, yêu cầu đăng ký MIPv4 sẽ mang địa chỉ không và mang
NAI đóng vai trò nhận dạng UE để đăng ký MIPv4.
 Khi nhận được yêu cầu đăng ký MIPv4, GGSN sẽ ghi lại địa chỉ nhà của UE hoặc
NAI (hay cả hai) và chuyển đổi chúng thành TEID của GTU-U tunnel dể truyền các
gói cuả người sử dụng nhận được từ HA đến UE. Sau đó FA trong GGSN sẽ chuyển
yêu cầu đăng ký MIPv4 đến HA của UE
 Sau khi nhận được yêu cầu đăng ký MIPv4, HA gửi trả lời đăng ký MIPv4 đến
GGSN theo địa chỉ CoA của UE. FA trong GGSN sẽ chặn bắt trả lời đăng ký MIPv4

304
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

và lấy ra địa chỉ nhà từ trả lời này trước khi chuyển nó đến đến UE. Sau đó GGSN sẽ
chèn địa chỉ nhà UE vào PDP context và khởi động thủ tục thay đổi PDP context để
cập nhật địa chỉ PDP trong SGSN

5.13.3. Nhận địa chỉ động từ mạng IP ngoài bằng cách sử dụng DHCP

Để nhận địa chỉ IP từ mạng IP ngoài bằng cách sử dụng giao thức lập cấu hình
động (DHCP: Dynamic Host Configuration Protocol), UE cần liên hệ với DHCP server
trong mạng IP ngoài. Vì thế UE cần gửi số liệu người sử dụng trên PS CN địa phương
trước khi PDP context cuả nó có được một địa chỉ PDP hợp lệ. Vì vậy, lúc đầu một PDP
context cần được tích cực mà không có địa chỉ IP.
Sau khi PDP context đã được tích cực, UE có thể liên lạc với DHCP để nhận một
địa chỉ IP. Để vậy cần thực hiện các điểm sau đây:
 Trước khi ấn định địa chỉ IP cho UE từ mạng IP ngoài, cần cần đảm bảo khả năng
truyền các bản tin DHCP giữa UE và DHCP server ngoài
 Khi mạng ngoài đã ấn định một địa chỉ IP cho UE, cần cập nhật PDP context và địa
chỉ IP của UE cho SGSN và GGSN.

Để truyền tải các bản tin DHCP trên miền PS CN giữa UE và DHCP server trong
mạng IP ngoài trước khi PDP context cuả UE có được địa chỉ PDP, GGSN cần hoạt động
như một tác nhân chuyển tiếp DHCP. Tác nhân này có thể chuyển tiếp các bản tin DHCP
giữa DHCP client trên UE và DHCP server khi hai phần tử này nằm trong các mạng con
khác nhau. GGSN có thể nhận biết được các địa chỉ của các DHCP server ngoài dựa trên
APN nhận được từ SGSN trong quá trình tích cực PDP context. Tác nhân chuyển tiếp
DHCP sẽ quyết định gửi các bản tin DHCP nhận được từ một DHCP server đến UE nào
dựa trên địa chỉ cứng của UE (địa chỉ lớp 2) được mang trong các bản tin DHCP này.
Cần lưu ý rằng theo các tiêu chuẩn hiện này của UMTS, chỉ GGSN là được khởi
xướng quá trình cập nhật địa chỉ trong các PDP context trong GGSN và SGSN. Vì thế để
hỗ trợ ấn định địa chỉ IP động bởi mạng IP ngoài thông qua DHCP, GGSN phải hiểu
được địa chỉ IP do mạng ngoài ấn định cho UE và sau đó khởi đầu thủ tục cập nhật địa
chỉ PDP trong PDP context của UE trong GGSN và SGSN. Để hiểu được địa chỉ IP ấn
định cho UE bởi DHCP server ngoài, tác nhân chuyển tiếp DHCP trong GGSN phải diễn
giải và kiểm tra các bản tin DHCP gửi từ DHCP server đến UE.
Hình 5.27 mô tả các ngăn xếp giao thức để hỗ trợ cấp phát địa chỉ IP động từ
mạng IP ngoài sử dụng DHCP.

305
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Xử lý của Xử lý của
Tác nhân chuyển tiếp
DHCP DHCP
DHCP
Client Server

UDP UDP UDP UDP

IP IP IP IP
Các lớp Các lớp Các lớp Các lớp
dưới dưới dưới dưới

Máy di động Mạng IP ngoài


GGSN

Hình 5.27. Ngăn xếp giao thức để ấn định địa chỉ IP động từ mạng IP ngoài sử
dụng DHCP.

Hình 5.28 mô tả luồng báo hiệu để ấn định địa chỉ IP động từ mạng ngoài sử dụng
DHCP.

GGSN với tác nhân DHCP Server ở


Máy di động SGSN chuyển tiếp DHCP mạng IP ngoài

Yêu cầu tích cực PDP Context


(Địa chỉ PDP=0.0.0.0) Yêu cầu tạo lập PDP Context
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0)

Trả lời tạo lập PDP Context


Chấp nhận tích cực PDP Context (Địa chỉ PDP=0.0.0.0)
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0)

DHCPDISCOVER
DHCPDISCOVER

DHCPOFFER
DHCPOFFER

DHCPREQUEST
DHCPREQUEST

DHCPACK

Lấy địa chỉ IP được


gán cho máy di đông
DHCPACK

Thay đổi PDP Context khởi đầu bởi GGSN

Hình 5.28. Luồng báo hiệu để ấn định địa chỉ IP động từ mạng IP ngoài sử dụng
DHCP

 Trước hết UE cần đạt được truy nhập đến GGSN bằng thủ tục tích cực PDP context
khởi xướng từ UE.

306
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Khi khởi đầu quá trình tích cực PDP context, UE đặt địa chỉ PDP trong yêu cầu tích
cực PDP context bằng không. Dựa trên APN trong bản tin yêu cầu tích cực PDP
context nhận được và thông tin về cấu hình của GGSN , SGSN chọn một GGSN để
hỗ trợ ấn định địa chỉ IP từ mạng ngoài sử dụng DHCP
 Sau đó SGSN gửi bản tin yêu cầu tạo lập PDP context đến GGSN vừa được chọn
 Nhận được bản tin yêu cầu tạo lập PDP context từ SGSN, GGSN tạo lập một PDP
context cho UE với địa chỉ PDP bằng không.
 Sau đó GGSN gửi bản tin trả lời tạo lập PDP context đến SGSN chỉ thị rằng đã hoàn
tất tích cực PDP context.
 Tiếp theo SGSN gửi đến UE bản tin tiếp nhận tích cực PDP context để thông báo cho
nó về sự hoàn thành thủ tục tích cực PDP context Khi này PDP context tích cực sẽ
cho phép UE gửi số liệu của người sử dụng đến DHCP theo APN trong PDP context
của UE tại GGSN. Điều này cho phép UE tiếp xúc với DHCP server ngoài để nhận
địa chỉ IP.
 UE gửi bản tin DHCPDISCOVER theo địa chỉ quảng bá hạn chế (toàn số 1) đến
DHCP server qua tác nhân chuyển tiếp DHCP trong GGSN
 Nhận được bản tin này, tác nhân chuyển tiếp DHCP sẽ chuyển nó đến DHCP server
ngoài theo APN trong PDP context
 Nhận được DHCPDISCOVER, DHCP server ngoài gửi bản tin trả lời
DISCOVEROFFER mang theo địa chỉ IP ấn định cho UE đến UE.
 Tác nhân chuyển tiếp DHCP trong GGSN gửi bản tin này đến UE
 UE có thể nhận được nhiều bản tin DHCPOFFER từ nhiều DHCP server. Tuy vậy nó
chỉ chọn một địa chỉ và gửi bản tin DHCPREQUEST đến các DHCP server để khẳng
định rằng nó đã tiếp nhận địa chỉ IP được chọn.
 Bản tin này lại được tác nhân chuyển tiếp DHCP trong GGSN chuyển đến các DHCP
server
 Nhận bản tin DHCPREQUEST chỉ thị rằng UE đã tiếp nhận địa chỉ IP do DHCP
server cung cấp, DHCP server này gửi bản tin trả lời DHCPACK chứa các thông số
cấu hình ấn định cho UE
 Tác nhận chuyển tiếp DHCP lấy ra địa chỉ IP ấn định cho UE từ bản tin DHCPACK
trước khi gửi bản tin này đến UE. Sau đó tác nhân chuyển tiếp DHCP sẽ chuyển địa
chỉ này đến GGSN. GGSN chèn địa chỉ này vào PDP context của UE và khởi đầu thủ
tục thay đổi PDP context khởi xướng bởi GGSN để cập nhật địa PDP context trong
SGSN.

5.13.4. Truy nhập bằng quay số sử dụng PPP

Miền PS có thể hỗ trợ các kết nối quay số để kết nối UE đến một mạng IP ngoài.
Quay số là quá trình thiết lập một kết nối lớp liên kết đến một mạng IP. Sau khi kết nối
quay số đã được thiết lập, IP có thể hoạt động trên kết nối này giống như UE được kết
nối đến mạng ngoài qua mạng IP nội hạt.

307
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Có thể thực hiện một kết nối quay số lớp liên kết đầu cuối đầu cuối bằng các giao
thức khác nhau trong các mạng trung gian khác nhau mà kết nối này đi qua. PPP (Point to
Point Protocol: giao thức điểm đến điểm) là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để thiết
lập một kết nối lớp liên kết dọc theo một liên kết điểm đến điểm trên một mạng không
phải IP. Giao thức truyền tunnel lớp 2 (L2TP: L2 Tunneling Protocol) có thể được sử
dụng để mở rộng kết nối PPP trên một mạng IP đến một server truy nhập mạng trong
mạng IP.
Như đã nói, PS không sử dụng các giao thức IP tiêu chuẩn để định tuyến các gói
của người sử dụng giữa UE và GGSN, mà thay vào đó nó sử dụng các tuyến đặc thù máy
được thiết lập và duy trì bởi các giao thức GPRS. Vì thế kết nối PPP là chọn lựa tất yếu
để thực hiện kết nối quay số trong miền PS (giữa UE và GGSN phục vụ nó). Khi này ta
có thể sử dụng L2TP đẻ mở rộng kết nối PPP từ GGSN đến điểm tiếp xúc UE với mạng
IP ngoài. Điểm cuối của L2TP ở phía mạng IP được gọi là server mạng của L2TP (LNS:
L2TP Network Server). Điểm cuối của L2TP tại phía người sử dụng được gọi là bộ tập
trung truy nhập L2TP (LAC: L2TP Access Concentrator). Vì thế để sử dụng L2TP mở
rộng kết nối PPP từ GGSN đến điểm tiếp xúc của UE với mạng ngoài, GGSN phải chứa
LAC và điểm tiếp xúc của UE với mạng ngoài phải là LNS.
Hình 5.29 và 5.30 cho thấy thí dụ về ngăn xếp giao thứcvà luồng báo hiệu cho truy
nhập quay số đến mạng IP ngoài qua miền PS.

Các giao Các giao


thức thức
tunneling tunneling
qua mạng qua mạng
IP (như: IP (như:
PPP PPP L2TP) L2TP)

UDP UDP

IP IP
Các lớp Các lớp Các lớp Các lớp
dưới dưới dưới dưới

Máy di động Mạng IP ngoài


GGSN

Hình 5.29. Thí dụ ngăn xếp giao thức cho truy nhập quay số đến mạng IP ngoài qua
miền PS

308
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng khách

1. Yêu cầu tích cực PDP Context


SGSN GGSN
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0 ) 2. Yêu cầu tạo lập PDP Context Mạng IP ngoài
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0 )
4. Chấp nhận tích cực PDP Context 3. Trả lời tạo lập PDP Context
(Địa chỉ PDP=0.0.0.0 ) (Địa chỉ PDP=0.0.0.0 ) Đàm phán L2TP LNS
UE
5. Thiết lập PPP và thiết lập cấu hình IP qua PPP

Hình 5.30. Thí dụ luồng báo hiệu cho truy nhập quay số đến mạng IP ngòai qua
miền PS.

Để mô tả quá trình truy nhập quay số, hình 5.30 giả thiết là L2TP được sử dụng để
thực hiện kết nối lớp 2 giữa GGSN và mạng IP ngoài.
 Trước hết UE cần đạt được truy nhập đến GGSN thông qua thủ tục tích cực PDP
context khởi xướng từ UE. Khi UE sử dụng tunnel lớp 2 trên miền PS để kết nối đến
mạng IP ngoài, nó phải nhận địa chỉ do mạng IP ngoài cung cấp. UE có thể sử dụng
địa chỉ tĩnh hay địa chỉ động. Nếu sử dụng địa chỉ tĩnh, UE phải cung cấp địa chỉ này
trong trường địa chỉ PPP của bản tin yêu cầu tích cực PDP context mà nó gửi đến
SGSN. Trái lại trường này được đặt vào không. Trên hình 5.30, UE gửi đến SGSN
bản tin yêu cầu tích cực PDP context với địa chỉ PDP đặt bằng không.
 Sau đó SGSN gửi bản tin yêu cầu tạo lập PDP context đến GGSN
 Nhận được bản tin này, GGSN lấy ra APN và từ APN nó rút ra địa chỉ của LNS trong
mạng IP ngoài.
 GGSN tích cực PDP context và gửi bản tin trả lời tạo lập PDP context đến SGSN.
 SGSN gửi bản tin tiếp nhận tích cực PDP context đến UE để kết thúc quá trình tích
cực PDP context
 Sau thủ tục tích cực PDP context UE có thể khởi xứơng quá trình thiết lập kết nối
giữa UE và GGSN và lập cấu hình IP ở dạng giao thức lớp mạng trên kết nối PPP
 Sau khi đã lập cấu hình cho kết nối PPP, GGSN sẽ thiết lập tunnel L2TP đến LNS
trong mạng IP ngoài để hoàn tất kết nối quay số đến mạng IP ngoài.

5.14. MÔ HÌNH AN NINH WCDMA UMTS

Mô hình an ninh tổng quát cho giao diện vô tuyến ở WCDMA UMTS được cho ở
hình 5.31. An ninh trong WCDMA được thực hiện trên cơ sở khóa bí mật chia sẽ (K)
được nạp trong USIM và lưu tại AuC
Nhận thực ở UMTS được thực hiện cả hai chiều: Mạng nhận thực người sử dụng
cho mạng và người sử dụng nhận thực mạng. Để được nhận thực, mạng phải đóng dấu
bản tin gửi đến UE bằng mã MAC-A và USIM sẽ tính toán con dấu kiểm tra nhận thực
XMAC-A để kiểm tra.

309
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mật mã các bản tin được thực hiện ở các hai chiều bằng KS (KeyStream: Luồng
khóa). KS này đựơc tạo ra ở RNC từ CK (CK: Ciphering Key: Khóa mật mã) trong AV
(Authentication Vector: vectơ nhận thực) do AuC gửi xuống và ở USIM từ CK được tính
toán từ RAND và AUTN do mạng gửi đến.
Báo vệ toàn vẹn được thực hiện ở cả hai chiều bằng nhận thực toàn vẹn bản tin
được truyền giữa RNC và UE. Để được nhận thực, bản tin phát (UE hoặc RNC) phải
đựơc đóng dấu bằng mã MAC-I. Phía thu (RNC hoặc UE) tính toán con dấu kiểm tra
toàn vẹn XMAC-I để kiểm tra.
Các thành phần quan trọng nhất liên quan đến an ninh là K và một số thông số khác được
lưu trong USIM, AuC không bao giờ được truyền ra ngoài hai vị trí này. Cũng cần đảm
bảo rằng các thông số nói trên đồng bộ với nhau ở cả hai phía.

UE Giao diện vô tuyến


VLR/SGSN HLR AuC
RNC
RAND,
AUTN (MAC-A,....) AV AV AV
USIM Sản xuất AV(1...n),
Tính toán Tính toán KS, trong đó
RES, MAC-I, MAC-I MAC-I và AV=RAND||XRES||CK||I
XMAC-I, XMAC-I K
XMAC-A, KS RES từ AV ||AUTN
RAND do AuC tạo ra,
MAC-A MAC-I MAC-I RES XRES=f2(RAND||K)
CK=f3(RAND||K)
=? =? =? =? IK = f4(RAND||K)
AUTN=SQNÅAK||AMF
XMAC-I XRES ||MAC
XMAC-A XMAC-I MAC=f1(SQN||RAND
KS KS MSC/SGSN ||AMF||K)

Số liệu hay Số liệu hay thoại Số liệu hay


thoại thô đã mật mã thoại thô

Hình 5.31. Mô hình an ninh WCDMA UMTS

5.15. TỔNG KẾT

Miền chuyển mạch gói (PS) của UMTS có trong cả ba phát hành R3, R4 và R5
của UMTS. Trong hai phát hành đầu nó hỗ trợ cho UMTS để truyền các dịch vụ số liệu
ngày càng ra tăng, trong khi đó miền chuyển mạch kênh của UMTS hỗ trợ các dịch vụ
thời gian thực (thoại). Trong phát hành R5 miền chuyển mạch kênh không còn nữa vì thế
miền chuyển mạch gói ngoài truyền số liệu nó còn hỗ trợ cả các dịch vụ thời gian thực.
Chương này trước hết trình bày các kiểu kênh mang trong miền PS của UMTS. Mỗi kênh
mang có số nhận dạng và hồ sơ QoS riêng. Để truyền số liệu gói các kênh mang này phải
đựơc thiết lập với hồ sơ QoS đáp ứng tốt nhất QoS của dịch vụ gói cần truyền. Có thể coi
các kênh mang này là các tunnel. Để điều hành các tunnel này trên các đoạn từ RNC đến
SGSN và từ SGSN đến GGSN các giao thức truyền tunnel GTP được áp dụng. Để truyền
gói, UE phải thực hiện ba bứơc: đăng nhập GPRS, tạo lập PDP context và đăng ký dịch
vụ chuyển mạch gói để có đựơc các kênh mang cần thiết cho việc truyền các gói theo
QoS cho trước. Việc truyền báo hiệu cũng như lưu lượng của người sử dụng đựơc thực
310
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hiện trên cớ sở các ngăn xếp giao thức. Kiến trúc giao thức đựơc chia thành hai mặt
phẳng: mặt phẳng điều khiển (viết tắt là c) dành cho các giao thức báo hiệu và mặt phẳng
người sử dụng (viết tắt là u) dành cho lưu lượng của người sử dụng. Các kiến trúc này
được xây dựng trên ATM và IP, tuy nhiên xu thế sẽ chỉ còn IP. Sau khi trình bày các giao
thức, chương này trình bày các vấn đề truy nhập mạng IP qua miền chuyển mạch gói của
UMTS. Để thực hiện quá trình này UE phải thực hiện một số tương tác sau đây dối với
mạng IP ngoài: (1) đăng ký người sử dụng (nhận thực và trao quyền) với mạng IP ngoài,
(2) ấn định các địa chỉ IP động cho UE bởi mạng IP ngoài (nếu UE không có địa chỉ
tĩnh), (3) Mật mã số liệu của người sử dụng được truyền giữa UE và mạng IP ngoài. Phần
cuối cùng của chương này dành cho mô hình an ninh của WCDMA UMTS. Mô hình an
ninh của WCDMA dựa trên cơ chế mật mã hóa đối xứng. Nghĩa là cả UE (USIM) và
mạng đều có chung một khóa bí mật chia sẻ để từ khoá này sản xuất ra các thông số an
ninh khác. Khác với GSM, nhận thực trong UMTS được thực hiện từ cả hai phía: phía
UE và phía mạng. Ngoài ra cơ chế an ninh ở đây còn được bổ sung thêm bảo vệ tính toàn
vẹn cho các bản tin báo hiệu.

5.16. CÂU HỎI

1. Trình bày các kiểu kênh mang


2. Trình bày khái niệm kết nối lưu lượng và báo hiệu
3. Trình bày các số nhận dạng kênh mang
4. Trình bày các bước để một UE truy nhập dịch vụ chuyển mạch gói
5. Trình bày quá trình đăng nhập GPRS
6. Trình bày các thủ tục tích cực PDP context khởi xướng từ UE
7. Trình bày các thủ tục đàm phán QoS
8. Trình bày các thủ tục tích cực PDP context theo yêu cầu mạng
9. Trình bày các trạng thái PDP context và chuyển đổi trạng thái
10. Trình bày các thủ tục ấn định RAB
11. Trình bày ngăn xếp giao thức trên giao diện IuCS
12. Trình bày ngăn xếp giao thức trên giao diện Gn
13. Trình bày giao thức truyền tunnel GTP
14. Trình bày ngăn xếp giao thức trên giao diện Gs, Gc
15. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng giữa UE đến GGSN
16. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển giữa UE đến GGSN
17. Trình bày tổng quan truy nhập UE đến mạng IP qua miền PS
18. Trình bày truy nhập trong suốt đến mạng IP
19. Trình bày truy nhập không trong suốt đến mạng IP
20. Trình bày quá trình UE nhận địa chỉ động qua DHCP
21. Trình bày truy nhập quay số sử dụng PPP
22. Trình bày mô hình an ninh của WCDMA UMTS

311
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 6
GIAO DIỆN VÔ TUYẾN CỦA CDMA 2000 1x VÀ 1X EVDO

6.1. GIỚI THIỆU CHUNG

6.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Kiến trúc giao diện vô tuyến của cdma2000 1x


 Các kênh của cdma20001x
 Sơ đồ kênh vật lý cdma2000 1x
 Mã trải phổ định kênh, mã ngấu nhiên hóa nhận dạng nguồn phát
 Điều khiển tài nguyên vô tuyến
 Kiến trúc giao diện vô tuyến 1xEVDO
 Các kỹ thuật phân tập phát

6.1.2. Hướng dẫn

 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương


 Tham khảo thêm [5],[6].

6.1.3. Mục đích chương

 Hiểu giao diện vô tuyến của cdma2000 1x


 Hiểu giao diện vô tuyến của cdma2000 1x
 Hiểu được sơ đồ kênh vật lý
 Hiểu được điều khiển tài nguyên vô tuyến
 Hiểu được các kỹ thuât phân tập phát

6.2. MỞ ĐẦU

cdma2000 là một trong các tiêu chuẩn mạng truy nhập vô tuyến của IMT-2000
cho thế hệ ba. cdma2000 được tiểu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn IS-2000, tiêu chuẩn này
tương thích ngược IS-95A và IS-95 B (cdmaOne).
Vì cdma2000 tương thích ngược với các mạng cdmaOne hiện có nên việc nâng
cấp hoặc chuyển đổi từ các phần tử cố định của mạng cdmaOne có thể thực hiện theo

312
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
từng giai đoạn. Việc nâng cấp hay chuyển đổi này bao gồm: BTS có các phiến phần tử
kênh đa chế độ, BSC có các khả năng dịnh tuyến IP và đưa vào PDSN. cdma2000 1x có
độ rộng băng tần giống như cdmaOne (1,25 MHz), vì thế việc nâng cấp từ cdmaOne đến
hệ thống này hoàn toàn thuận lợi. Để tăng tốc độ truyền dữ liệu cdma2000 1x EVDO đã
được phát triển và cho tốc độ truyền số liệu cao hon 2Mbps
cdma2000 3x sử dụng băng tần gấp ba lần băng tần cdmaOne: 31,25MHz= 3,75
Mhz. Việc chuyển từ 1x sang 3x cũng hoàn toàn thuận lợi, chỉ đòi hỏi việc ấn định lại
băng tần. Một nét đặc biệt quan trọng của cdma2000 là nó không chỉ hộ trợ kết nối hệ
thống của IS-41 hiện được IS-95 sử dụng mà hỗ trợ cả các yêu cầu kết nối của GSM-
MAP. Điều này cho phép một nhà khai thác đồng thời hai hệ thống W-CDMA và
cdma2000 tiến tới kết hợp hoặc phát triển một hệ thống kép.
Hiện nay cdma2000 1x đã được triển khai rộng khắp trên thế giới. Chương này sẽ
xét giao diện vô tuyến cdma20001x và 1xEVDO.

6.3. KIẾN TRÚC GIAO DIỆN VÔ TUYẾN CDMA 2000 1x

Kiến trúc của giao diện vô tuyến được cho trên hình 6.1.

6.3.1. Các lớp cao (lớp 3)

Các lớp cao chứa các dịch vụ sau:


 Các dịch vụ thoại tiếng. Các dịch vụ thoại tiếng gồm truy nhập PSTN, các dịch vụ
thoại di động-di động và thoại internet.
 Các dịch vụ mang số liệu người sử dụng-đầu cuối. Các dịch vụ chuyển số liệu cho
người sử dụng đầu cuối di động gồm: số liệu gói (IP chẳng hạn), các dịch vụ số liệu
kênh (chẳng hạn các dịch vụ mô phỏng B-ISDN) và SMS. Các dịch vụ gói phù hợp
với số liệu gói hướng theo kết nối (CO: Connection Oriented) và không hướng theo
kết nối (CLO: Connectionless Oriented) theo tiêu chuẩn công nghiệp bao gồm các
giao thức trên cở sở IP (chẳng hạn TCP và UDP) và giao thức nối mạng không theo
kết nối (CLIP) của ISO/OSI. Các dịch vị số liệu kênh mô phỏng các dịch vụ hướng
theo kết nối được định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế như: truy nhập quay số dị bộ,
fax, ISDN thích ứng tốc độ V.120 và các dịch vụ B-ISDN.
 Báo hiệu. Các dịch vụ điều khiển toàn bộ hoạt động của máy di động.

313
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Báo hiệu đến giao diện lớp vật lý

Cụm
Lớp 3 số liệu

Tiếng

LAC
PDU

Lớp 2
RLP
SDU

f/r-csch f/r-dtch f/r-dsch f/r-dtch

F- F-CACH F- F/R- F/R- F/R-


F-SYNC R-EACH CPCCH CCCH R-ACH F-PCH F/R-FCH
BCCH DCCH SCH

Lớp 1

Hình 6.1. Kiến trúc giao diện vô tuyến cdma2000

6.3.2. Lớp liên kết (lớp 2)

Lớp liên kết đảm bảo thay đổi các mức độ tin cậy và các đặc tính của QoS theo
yêu cầu dịch vụ của các lớp cao hơn. Lớp này cung cấp hỗ trợ giao thức và cơ chế điều
khiển cho các dịch vụ truyền tải số liệu và thực hiện tất cả các chức năng cần thiết để sắp
xếp các nhu cầu của các lớp cao hơn vào các khả năng đặc thù và các đặc tính của lớp vật
lý. Lớp liên kết nối được chia thành các lớp con sau:
 Lớp con điều khiển truy nhập liên kết (LAC: Link Access Control)
 Lớp con điều khiển truy nhập môi trường (MAC: Medium Access Control).
314
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. LAC
Lớp con LAC quản lý các kênh thông tin điểm đến điểm giữa các phần tử đồng cấp
lớp cao và đảm bảo hỗ trợ nhiều giao thức lớp liên kết tin cậy đầu cuối-đầu cuối.

2. MAC
MAC được chia thành:
1. Chức năng hội tụ độc lập với lớp vật lý (PLICF: Physical Layer Independent
Convergence Function)
2. Chức năng hội tụ phụ thuộc lớp vật lý (PLDCF: Physical Layer Dependent
Convergence Function).PLDCF thực hiện sắp xếp các kênh logic từ PLICF vào các
kênh logic được hỗ trợ bởi lớp vật lý đặc thù.

Đối với cdma2000 1x, bốn PLDCF được định nghĩa.


1. Giao thức liên kết vô tuyến (RLP: Radio Link Protocol). Giao thức này đảm bảo tạo
luồng dịch vụ hiệu suất cao để thực hiện tốt nhất việc truyền số liệu giữa các thực thể
PLICF đồng cấp. RLP đảm bảo cả chế độ hoạt động trong suốt lẫn không trong suốt.
Ở chế độ không trong suốt, RLP sử dụng giao thức ARQ để phát lại các đoạn số liệu
không được lớp vật lý truyền đúng, ở chế độ này RLP có thể đưa vào một trễ nhất
định. Ở chế độ trong suốt, RLP không phát lại các đoạn số liệu bị mất. Tuy nhiên RLP
duy trì đồng bộ byte giữa phát và thu và thông báo cho thu về các phần bị mất của
dòng số liệu. RLP trong suốt không gây ra bất kỳ trễ truyền dẫn nào và rất lợi cho
việc thực hiện các dịch vụ tiếng ở RLP.
2. Giao thức cụm vô tuyến (RBP: Radio Burst Protocol). Giao thức này đảm bảo cơ chế
để truyền các đoạn số liệu tương đối ngắn với truyền nỗ lực nhất trên kênh lưu lượng
chung (ctch). Khả năng này có lợi khi truyền một lượng nhỏ số liệu không cần đền
thông tin bổ sung để thiết lập kênh lưu lượng riêng (dtch).
3. Giao thức liên kết vô tuyến báo hiệu (SRLP: Signalling Radio Link Protocol). Giao
thức này đảm bảo tạo luồng dịch vụ tốt nhất cho thông tin báo hiệu tương tự như RLP,
nhưng tối ưu cho kênh báo hiệu riêng (dsch).
4. Giao thức cụm vô tuyến báo hiệu (SRBP: Signalling Radio Burst Protocol). Giao thức
này đảm bảo cơ chế để truyền các bản tin báo hiệu tương tự như RBP một cách nỗ lực
nhất, nhưng tối ưu cho thông tin báo hiệu và kênh báo hiệu chung (csch).

6.4. CÁC KÊNH CỦA CDMA 2000 1x

Các kênh của cdma 2000 1x được chia thành các kênh logic và các kênh truyền
tải. Để truyền thông tin ở giao diện vô tuyến, các lớp cao phải chuyển các thông tin này
315
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
đến lớp LAC để nó sắp xếp và các kênh logic. Sau đó các kênh logic được chuyển đến
lớp MAC để nó sắp xếp vào các kênh vât lý.

6.4.1. Các kênh logic

Kênh lôgic được ký hiệu bằng các chữ thường, trong đó chữ đầu tiên cùng với
gạch ngang là f- cho đường xuống hoặc r- cho đường lên và chữ cuối cùng là "ch" (kênh).
Danh sách các kênh logic được cho trong bảng 6.1.

Bảng 6.1. Các kênh logic


Kênh đường xuống Kênh đường lên
Ký Tên kênh Ký Tên kênh
hiệu hiệu
f-csch Forward Common Signalling r-csch Reverse Common Signalling
Channel (Kênh báo hiệu chung Channel (Kênh báo hiệu chung
đường xuống) đường lên)
f-dsch Forward Dedicated Signalling r-dsch Reverse Dedicated Signalling
Channel (Kênh báo hiệu riêng Channel (Kênh báo hiệu riêng
đường xuống) đường lên)
f-dtch Forward Dedicated Traffic r-dtch Reverse Dedicated Traffic
Channel (Kênh lưu lượng riêng Channel (Kênh lưu lượng riêng
đường xuống) đường lên

6.4.2. Các kênh vật lý

1. Các kiểu kênh vật lý

Kênh vật lý được ký hiệu bằng các chữ hoa. Giống như kênh logic chữ đầu chỉ thị
phương của kênh (xuống hay lên) còn hai chữ cuối cùng ký hiệu kênh (CH). Bảng 6.2
tổng kết các kênh vật lý.

316
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Bảng 6.2. Các kênh vật lý
Kênh đường xuống Kênh đường lên
Ký hiệu Tên kênh Ký hiệu Tên kênh
R-SCH Forward Supplemental Channel R-SCH Reversed Supplemental
(Kênh bổ sung đường xuống) Channel (Kênh bổ sung đường
lên)

F-SCCH Forward Supplemental Code R-SCCH Reverse Supplemental Code


Channel ( Kênh mã bổ sung Channel ( Kênh mã bổ sung
đường xuống ) mã đường lên)
F-FCH Forward Fundamental Channel R-FCH Reverse Fundamental Channel
(Kênh cơ bản đường xuống) (Kênh cơ bản đường lên)
F-DCCH Forward Dedicated Control R-DCCH Reverse Dedicated Control
Channel (Kênh điều khiển riêng Channel (Kênh điều khiển
đường xuống) riêng đường lên)
F-PCH Forward Paging Channel (Kênh
tìm gọi đường xuống)
F-QPCH Forward Quick Paging Channel
(Kênh tìm gọi nhanh đường
xuống)
R-ACH Reverse Access Channel (kênh
truy nhập đường lên)
R-EACH Reverse Enhanced Access
Channel (kênh truy nhập tăng
cường đường lên)
F-CCCH Forward Common Control R-CCCH Reverse Common Control
Channel (Kênh điều khiển Channel (Kênh điều khiển
chung đường xuống) chung đường lên)

F-BCCH Forward Broadcast Control


Channel (Kênh điều khiển
quảng bá đường xuống)
F-CPCCH Forward Common Power
Control Channe (Kênh điều
khiển công suất chung đường
xuống )l
F-CACH Forward Common Assignment
Channel (Kênh ấn định chung
đường xuống)
F-SYNCH Forward Sync Channel (Kênh

317
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
đồng bộ đường xuống)
F-PICH Forward Pilot Channel (Kênh R-PICH Reverse Pilot Channel (Kênh
hoa tiêu đường xuống/lên) hoa tiêu đường lên)
F-TDPICH Forward Transmit Diversity
Pilot Channel (Kênh phân tập
phát đường xuống)
F-APICH Forward Auxiliary Pilot
Channel (Kênh hoa tiêu phụ
đường xuống)
F- Forward Auxiliary Transmit
ATDPICH Diversity Pilot Channel Kênh
hoa tiêu phân tập phát bổ sung
đường xuống)

Các kênh vật lý đường xuống được phân loại thành các kênh báo hiệu và kênh
người sử dụng như trên hình 6.2.
DCCH F-DCCH DCCH: Dedicated Control Channel:
kênh điều khiển riêng
F-PCH CCCH; Common Control Channel:
SIGNALLING kênh điều khiển chung
F-QPCH
CHANNEL
F-CCCH
(Kênh báo hiệu)
F-BCCH
F-CACH
CCCH F-CPCCH
F-SYNCH
F-PICH
F-TDPICH
F-APICH
F-ATDPICH

b) Kênh người sử dụng


F-FCH
USER
F-SCH
CHANNEL
(Kênh người sử dụng)
F-SCCH

Hình 6.2. Phân loại các kênh vật lý đường xuống

Các kênh vật lý đường lên được phân loại thành các kênh báo hiệu và các kênh
người sử dụng như trên hình 6.3.

318
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Kênh báo hiệu


R-PICH
DCCH
R-DCCH
SIGNALLING
CHANNEL
(Kênh báo hiệu)
R-ACH

CCCH R-EACH

R-CCCH

b) Kênh người sử dụng


R-FCH
USER
R-SCH
CHANNEL
(Kênh người sử dụng) R-SCCH

Hình 6.3. Phân loại kênh đường lên

3. Chức năng các kênh vật lý

Chức năng của các các kênh vật lý đường xuống và đường lên được cho trong
bảng 6.3 và 6.4.

Bảng 6.3. Mô tả chức năng các kênh vật lý đường xuống


Tên kênh Chức năng
F-DCCH Kênh riêng cho một người sử dụng. Bình thường mang báo hiệu, bit điều
khiên công suất nhưng có thể được sử dụng để truyền số liệu tốc độ thấp
(SMS chẳng hạn) trong khi cuộc gọi tích cực.
F-PCH* Kênh tìm gọi mang thông tin tìm gọi MS để thiết lập cuộc gọi đến MS,
ngoài ra nó còn mang các bản tin ấn định kênh, các bản tin hệ thống phát
quảng bá. và các thông số truy nhập. Giống như cdmaOne nó có hai chế
độ: liên tục và chia khe. Trong chế độ 2, MS chỉ "nghe" kênh này ở khe
thời gian quy định (80 ms) vì thế tiết kiệm công suất. Tuy nhiên đối với
một số bản tìm gọi đặc biệt do phải đợi khe nên tìm gọi không được
chuyển tức thì. Ngoài ra phải nghe 80ms cũng không tiết kiệm công suất
F-QPCH Kênh tìm gọi nhanh cho phép khắc phục nhược điểm nêu trên của kênh
F-PCH. Kênh này sử dụng chỉ thị tìm gọi để "đánh thức" MS khi có tìm
gọi đặc biệt (chẳng hạn 2 chỉ thị tìm gọi trong khe tìm gọi 80 ms) . Ngòai

319
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
ra nó còn có chỉ thị quảng bá và chỉ thị thay đổi cấu hình. Chỉ thị đầu
thông báo cho MS giám sát các bản tin quảng bá trên kênh F-CCCH
trong khe được ấn định, còn chỉ thị thứ hai thông báo cho MS về sự thay
đổi cấu hình (danh sách ô lân cận chẳng hạn)
F-BCCH Kênh này truyền quảng bá thông tin hệ thống và các thông số truy nhập
cho tất cả các MS trong ô để cho phép truyền các thông tin này nhanh
hơn kênh tìm gọi.
F-CCCH Kênh này truyền thông tin đặc thù cho một số MS đặc thù (chẳng hạn ấn
định kênh giống như PCH) để cho phép truyền thông tin này nhanh hơn.
so với kênh tìm gọi. Để truyền báo hiệu khi các kênh: F-FCH.. F-SCH,
F-SCCH và F-DCCH không tích cực
F-CACH Kênh này cho phép BS nhanh chóng ấn định kênh các tài nguyên R-
CCCH cho các MS.
F-CPCCH Kênh này mang các kênh con (một bit trên một kênh con) điều khiển
công suất chung để điều khiển công suất cho nhiều kênh đường lên: R-
CCCH và R-EACH
F-PICH* Kênh này giống như kênh hoa tiêu của IS-95 không mang thông tin (tất
cả bằng 1) và được trải phổ bởi mã Walsh w128
0 . Kênh này cung cấp
tham chuẩn thời gian và pha cho MS. Hỗ trợ MS đánh giá công suất BTS
để điều khiển công suất đường lên và đồng bộ sóng mang để giải điều
chế nhát quán
F-TDPICH Kênh này không mang thông tin (tất cả bằng 1) và được trải phổ bởi mã
Walsh w128
16 . Cùng với F-PICH nó hỗ trợ phân tập phát cho đường xuống

F-APICH Kênh này không mang thông tin và được trải phổ bởi mã Walsh hay hàm
tựa trực giao. Kênh này hỗ trợ cho việc tạo búp và búp hẹp cho đường
xuống.
F- Kênh này hỗ trợ phân tập phát cho trường hợp tạo búp va búp hẹp
ATDPICH đường xuống
F-FCH* Giống như IS-95, kênh này truyền: (1) lưu lượng tiếng, (2) lưu lượng số
liệu tốc độ thấp, (3) báo hiệu hoặc báo hiệu ghép xen với lưu lượng, (4)
các bit điều khiển công suất cho đường lên. Trong cdma2000 1x, do F-
DCCH có khả năng truyền báo hiệu, nên kênh này được giải phóng chức
năng truyền báo hiệu
F-SCH* Kênh này để truyền số liệu tốc độ cao dạng cụm. Vì nó không truyền báo
hiệu nên nó phải đồng tồn tại với các kênh: F-DCCH hoặc F-FCH. Trong
trường hợp thứ hai F-FCH mang lưu lượng và báo hiệu

320
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
F-SCCH* Kênh lưu lượng để truyền lưu lượng bổ sung cho kênh F-FCH (giống
như IS-95). Vì không trryền báo hiệu nên nó phải đi kèm với F-FCH.
F- Cung cấp thông tin định thời và đồng bộ khung cho MS
SYNCH*

Bảng 6.4. Mô tả chức năng các kênh vật lý đường lên


Tên kênh Chức năng
R-DCCH Kênh riêng cho một người sử dung để truyền báo hiệu đường lên khi cuộc
gọi tích cực.
R-FCH* Để truyền số liệu người sử dụng và báo hiệu khi cuộc gọi tích cực .
R-CCCH Để truyền báo hiệu và số liệu người sử dụng tốc độ thấp khi các kênh: F-
FCH, F-SCCH, F-SCH và F-DCCH không tích cực. R-CCCH có thể làm
việc ở chế độ truy nhập dành trước hay truy nhập ấn định, được điều
khiển công suất và hỗ trợ chuyển giao mềm. Khác với R-ACH ở chỗ nó
cung cấp nhiều tùy chọn hơn và là kênh truy nhập theo lập biểu vì thế có
thể phát bản tin dài hơn mà không bị va vhạm.
R-PICH Kênh này gồm hai phần: (1) phần không mang thông tin để hỗ trợ BTS
phát hiện phát từ MS, giải điều chế nhất quán và đánh giá công suất
đường lên cho điều khiển công suất đường lên; (2) phần mang thông tin
điều khiển công suất đường xuống.
R-ACH* Để khởi đầu thông tin với BTS, chẳng hạn phát các bản tin ngắn cho khởi
đầu truy nhập, trả lời tìm gọi, đăng ký. Đây là kênh truy nhập ngẫu nhiên.
R-EACH Để khởi đầu thông tin với BTS, chẳng hạn khởi đầu truy nhập hoặc trả lời
tìm gọi. Kênh này cho phép phát số liệu truy nhập cơ sở hoặc chế độ điều
khiển công suất còn số liệu ở chế độ truy nhập dành trước được phát trên
kênh R-CCCH. Đây là kênh truy nhập ngẫu nhiên như R-ACH nhưng
ngắn hơn vì thế khả năng xẩy ra va chạm thấp hơn
R-SCH Để truyền số liệu ngừơi sử dụng tốc độ cao khi cuộc gọi tích cực.
R-SCCH* Để truyền số liệu người sử dụng khi cuộc gọi tích cực. .
* Các kênh này giống như các kênh ở IS-95

3. Thí dụ về thiết lập phiên truyền gói từ MS

Hình 6.4 cho thấy thí dụ về thiết lập phiên truyền gói với sử dụng các kênh vật lý.
1. MS phát "bản tin khởi xướng" trên kênh R-ACH hoặc R-EACH: Bản tin này đặc tùy
chọn dịch vụ cho phiên số liệu gói.
2. BTS trả lời bằng bản tin "Lệnh công nhận của BTS" trên kênh F-PCH hoặc F-CCCH

321
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
3. BTS khởi xướng thiết lập tài nguyên PSDN
4. BTS phát "bản tin ấn định kênh" hay "bản tin ấn định kênh mở rộng" trên kênh F-
PCH hay F-CCCH
5. MS thiết lập kênh lưu lượng theo thông tin thu được
6. MS phát tiền tố và số liệu kênh lưu lượng rống trên kênh R-PICH
7. BTS phát "Lệnh công nhận của BTS trên kênh F-PCH hoặc F-CCCH
8. BTS phát "bản tin kết nối dịch vụ" trên kênh F-PCH hoặc F-CCCH
9. MS phát "bản tin hoàn thành kết nối dịch vụ trên kênh R-PCH hoặc R-CCCH
10. Số liệu được truyền trên các kênh F-FCH và R-FCH hoặc F-DCCH và R-DCCH
11. (A) Ấn định kênh bổ sung để truyền số liệu gói tốc độ cao từ BTS

BTS MS
R-ACH/R-EACH: Original Message Ấn định kênh bổ sung để truyền số liệu gói tốc độ cao từ BTS
(Bản tin khởi xướng)
F-PCH/F-CCCH: BTS Acknolegdment Order A
(Lệnh công nhận của BTS)
F-PCH/F-CCCH: Null Traffic Channel Data MS
(Số liệu kênh lưu lượng rỗng) BTS
Thiết lập tài
nguyên PDSNF-PCH/F-CCCH: Channel Assignment Message or F-FCH/FDCCH: Extended supplemental channel assignment message
Extended Channel Assignment Message or Extended ( Bản tin ấn định kênh bổ sung mở rộng)
(Bản tin ấn định kênh hay Bản tin ấn định kênh mở rộng)
Thiết lập kênh F-SCH và (hoặc) R-SCH:High-rate user packet data
lưu lượng liệu gói của người sử dụng tốc độ cao)
R-PICH: Traffic Channel Preamble and Null Traffic Channel Data
(Tiền tố kênh lưu lượng và số liệu kênh lưu lượng rỗng)
Nhận được kênh lưu
lượng dành trước
F-PCH/F-CCCH: BTS Acknolegdment Order
(Lệnh công nhận của BTS) F-FCH/F-DCCH: Bản tin ngắn ấn định F-SCH
F-PCH/F-CCCH: Service Connect Message và (hoặc) bản tin ngắn ấn định R-SCH
(Bản tin kết nối dịch vụ)
F-SCH và (hoặc) R-SCH: High-rate user packet data
F-PCH/F-CCCH: Service Connect Complete (Số liệu gói của người sử dụng tốc độ cao)
Message (Bản tin hoàn thành kết nối dịch vụ)
F-FCH và R-FCH hay F-DCCH và R-DCCH: User Packet Data
(Số liệu gói của người sử dụng

Hình 6.4. Thiết lập kênh truyền gói từ MS và ấn định kênh bổ sung để truyền số liệu
gói tốc độ cao

4. Sắp xếp các kênh lô gic lên các kênh vật lý

Hình 6.5 cho thấy sắp xếp các kênh lo gic lên các kênh vật lý.

322
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Đường xuống
f-csch f-dsch f-dtch

F-SYNCH F-PCH F-CCCH F-BCCH F-CPCCH F-CACH F-DCCH F-FCH F-SCCH F-SCH

b) Đường lên
r-csch r-dsch r-dtch

R-ACH R-EACH R-CCCH R-DCCH R-FCH R-SCCH R-SCH

Hình 6.5. Sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý.

5. Các thông số kênh vật lý cdma 2000 và cấu hình vô tuyến cdma2000 1x

Các thông số kênh vật lý được cho trong bảng 6.5.


Bảng 6.5. Các thông số kênh vật lý cdma 2000
Sơ đồ đa truy nhập MC CDMA (CDMA đa sóng mang)
Độ rộng băng tần (MHz) 1,25/5/10/15/20
Tốc độ chip (Mcps) 1,2288/3,6864/7,2738/11,0592/14,7456
Độ dài khung 5/20ms
Đồng bộ giữa các BTS Đồng bộ
Điều chế ĐX/ĐL QPSK/BPSK
Trải phổ ĐX/ĐL QPSK/OCQPSK (HPSK)
Vocoder EVRC, QCELP (13kbps)
Tổ chức tiêu chuẩn 3GPP2/TIA/TTA/ARIB
OCQPSK (HPSK): Orthogonal Complex Quadrature Phase Shift Keying
(Hybrid PSK) : khoá chuyển pha vuông góc phức trực giao
EVRC: Enhanced Variable Rate Coder = Bộ mã hoá tốc độ thay đổi tăng
cường
QCELP: Qualcom Code Excited linear Prediction

Trong giáo trình này ta chỉ xét cdma2000 1x với tốc độ chip R c=1,2288 Mcps hay
SR1 (Spreading Rate 1: tốc độ trải phổ 1).

323
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Cấu hình vô tuyến cho đường xuống và đường lên cho cdma2000 1x được cho
trong các bảng 6.6 và 6.7.

Bảng 6.6. Cấu hình vô tuyến đường xuống


Cấu hình vô tuyến Tỷ lệ mã hóa Điều chế Tốc độ số liệu cực đại (kbps)
(RC)
1 1/2 BPSK 9,6
2 1/2 BPSK 14,4
3 1/4 QPSK 153,6
4 1/2 QPSK 307,2
5 1/4 QPSK 230,4

Bảng 6.7. Cấu hình vô tuyến đường lên


Cấu hình Tỷ lệ Điều chế Tốc độ số liệu cực
vô tuyến mã hóa đại (kbps)
(RC)
1 1/3 BPSK không nhất quán kết hợp điều 9,6
chế trực giao cơ số 64*
2 1/2 BPSK không nhất quán kết hợp điều 14,4
chế trực giao 64
3 1/4 BPSK 153,6
1/2 BPSK 307,2
4 1/4 BPSK 230,4
* Điều chế trực giao cơ số 64 giống như ở cdmaOne, trong đó 6 ký hiệu sau đan xen khối
được mã hóa bằng một mã Walsh 64 chip

Các cấu hình vô tuyến 1 và 2 của đường xuống và đường lên hoàn toàn tương
thích với cdmaOne (IS-95).

6. Phân bố tần số

Phân bô tần số cho cdma2000 1x trong các băng tần loại 0 và loại 1 được cho
trong các bảng 6.8 và 6.9.

324
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Bảng 6.8. Số kênh CDMA và các tần số tương ứng đối với băng loại 0
Băng tần phát (MHz)

Phân bố hệ Cho phép kênh Số kênh CDMA


CDMA MS BS
thống
A" Không hợp lệ 9911012 824.040824.670 869.040869.670
(1 MHz) Hợp lệ 10131023 824.700825.000 869.700870.000
A Hợp lệ 1311 825.030834.330 870.030879.330
(10 MHz) Không hợp lệ 312333 834.360834.990 879.360879.990
B Không hợp lệ 334355 835.020835.650 880.020880.650
(10 MHz) Hợp lệ 356644 835.680844.320 880.680889.320
Không hợp lệ 645666 844.350844.980 889.350889.980
A' Không hợp lệ 667688 845.010845.640 890.010890.640
(1.5 MHz) Hợp lệ 689694 845.670845.820 890.670890.820
Không hợp lệ 695716 845.850846.480 890.850891.480
B' Không hợp lệ 717738 846.510847.140 891.510892.140
(2.5 MHz) Hợp lệ 739777 847.170848.310 892.170893.310
Không hợp lệ 778799 848.340848.970 893.340893.970

Bảng 6.9. Số kênh CDMA và các tần số tương ứng đối với băng loại 1
Băng tần phát (MHz)
Phân bổ khối Cho phép kênh Số kênh CDMA
CDMA MS BS
A Không hợp lệ 024 1850.0001851.200 1930.0001931.200
(15 MHz) Hợp lệ 25275 1851.2501863.750 1931.2501943.750
Hợp lệ điều kiện 276299 1863.8001864.950 1943.8001944.950
D Hợp lệ điều kiện 300324 1865.0001866.200 1945.0001946.200
(5 MHz) Hợp lệ 325375 1866.2501868.750 1946.2501948.750
Hợp lệ điều kiện 376399 1868.8001869.950 1948.8001949.950
B Hợp lệ điều kiện 400424 1870.0001871.200 1950.0001951.200
(15 MHz) Hợp lệ 425675 1871.2501883.750 1951.2501963.750
Hợp lệ điều kiện 676699 1883.8001884.950 1963.8001964.950
E Hợp lệ điều kiện 700724 1885.0001886.200 1965.0001966.200
(5 MHz) Hợp lệ 725775 1886.2501888.750 1966.2501968.750
Hợp lệ điều kiện 776799 1888.8001889.950 1968.8001969.950
F Hợp lệ điều kiện 800824 1890.0001891.200 1970.0001971.200
(5 MHz) Hợp lệ 825875 1891.2501893.750 1971.2501973.750
Hợp lệ điều kiện 876899 1893.8001894.950 1973.8001974.950
C Hợp lệ điều kiện 900924 1895.0001896.200 1975.0001976.200
(15 MHz) Hợp lệ 9251175 1896.2501908.750 1976.2501988.750
Hợp lệ điều kiện 11761199 1908.8001909.950 1988.8001989.950

Các bảng trên sử dụng đánh số kênh theo hệ thống AMPS trước đây trong đó mỗi
kênh có băng thông 30 kHz. Băng thông cdma2000 1x phải bằng 1,23MHz, vì thế số
kênh AMPS nó chiếm sẽ là: 41x0,03MHz=1,23MHz. Ngoài ra cần hai băng con (9 kênh
AMPS) bảo vệ tại hai biên băng tần của mỗi nhà khai thác. Quy hoach băng tần cho
cdma 2000 1x được cho trên hình 6.6.

325
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9 41 9 9 41 41 9
0,27 1,23 0,27 0,27 1,23 1,23 0,27

1,77 MHz 3,0 MHz


59 kênh 30 KHz 100 kênh 30 KHz

Hình 6.6. Băng tần cdma2000 1: (a) một kênh cdma2000 1 đơn; (b) hai kênh
cdma2000 1

7. Tổng kết kiến trúc kênh vật lý

Hình 6.7 và 6.8 tổng kết kiến trúc kênh vật lý đường xuống và đường lên..

FORWARD PHYSICAL
CHANNEL

F- F- F-
F-CACH PILOT F-CCCH TCH F-PCH F-QPICH
CPCCH SYNCH BCCH

F-PICH F-TDPICH F-APICH F-ATDPICH

PC 0-7 F-SCCH (RC 1- 0-2 F-SCH (RF 3-


0-1 F-DCCH 0-1 F-FCH
Suchannel 2) 5)
FORWARD PHYSICAL CHANNEL: kênh vật lý đường xuống
PILOT: hoa tiêu
TCH: kênh lưu lượng
PC Subchannel: kênh con điều khiển công suất
Hình 6.7. Kiến trúc kênh vật lý đường xuống cdma2000 1x

326
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

REVERSE PHYSICAL CHANNEL

TCH Khai thác Khai thác Khai thác


R-ACH (RC 1 hay kênh R- kênh kênh TCH
2) R-CCCH (RC 3 -4)
EACH

R-FCH R-PICH R-PICH R-PICH

R-SCCH
R-EACH R-CCCH R-DCCH 0 hoặc 1
7

REVERSED PHYSICAL CHANNEL: kênh vật lý đường R-FCH 0 hoặc 1


lên
TCH: kênh lưu lượng
PC Subchannel: kênh con điều khiển công suất R-SCH 0 hoặc 2

PC Subchannel

Hình 6.8. Kiến trúc kênh vật lý đường lên cdma2000 1x

6.5. SƠ ĐỒ KÊNH VẬT LÝ

6.5.1. Sơ đồ kênh vật lý đường xuống

Trong phần này ta sẽ xét sơ đồ kênh vật lý đường xuống cho cdma2000 1x: phần
xử lý tín hiệu số trên hình 6.9 cho các kênh F-FCH và F-SCH ở cấu hình RC3 và phần
trải phổ và điều chế trên hình 6.10.
1. Phần xử lý số thực hiện:
 Cộng CRC để phát hiện lỗi
 Mã hóa xoắn hoặc turbo để sửa lỗi
 Lặp và chích bỏ để điều chỉnh tốc độ ký hiệu
 Đan xen để tránh lỗi cụm do pha đinh.
2. Phần trải phổ và điều chế thực hiện:
 Trải phổ mã Walsh Wi hoặc hàm trực giao (QOF) để định kênh (trải phổ lần thứ
nhất
 Phân chia thành hai luồng độc lập (DEMUX)
 Nhân phức hay ngẫu nhiên hóa với chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q (PNI và PNQ)
để nhận dạng BTS (trải phổ lần 2).
327
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Điều chế QPSK.


Các bit
Các bit kênh Cộng chỉ thị Cộng 8 Bộ mã hóa
Lăp ký Chích bỏ Bộ đan điều chế
chất lượng bit đuôi xoắn hay
hiệu ký hiệu xen khối W
khung (CRC) mã hóa turbo

Số bit trên Tốc độ Tỷ lệ Tốc độ


chu kỳ đan xen Số bit (kbps) mã r Thừa số Chích bỏ Số ký hiệu (kbps)
172 bit/20ms 12 9,6 1/4 1x không 768 38,4
3048 bit/20ms 16 138,6 1/4 1x không 12288 614,4

Rs=38,4 ksps cho F-FCH Sắp xếp ký


Rs= 614,4 ksps cho F-SCH hiệu
 Khuyếch đại
W Ghép
 kênh
kênh
Rc=38,4 kcpc cho F-FCH con diều X
Rc= 614,4 kcpc cho F-SCH khiển
Khuyếch đại công
Các bit điều khiển kênh con suất
Bộ lấy ra bit công suất 1 điều khiển
ngẫu nhiên hóa 16 bit trên khung công suất
20 ms
Điều khiển định
thời chích bỏ
(800 Hz)

Măt nạ
mã dài Bộ lấy ra xung
Bộ tạo mã dài
cho Bộ chia ghép kênh điều
(Rc=1,2288 Mcps)
người sử khiển công suất
dụng m
Chích bỏ ký hiệu cho điều khiển công suất chỉ thực hiện trên kênh F-FCH

Hình 6.9. Xử lý tín hiệu số cho các kênh F-FCH và F-SCH cấu hình RC3
Bô nhân phức

Iin +
YI I Bô lọc
 băng gốc

cos(2fct)
X Wi hoặc
DEMUX QOF  s(t)

QOF Qin +
Q Bộ lọc
n  băng gốc
YQ +

-sin(2fct)
PNI
PN Q
Wi và QOF = 1 là các mã định kênh
PNI và PNQ = 1 là các chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q để nhận dạng BTS
Phần đường không liền nét là phần không đựơc sử dụng trong cấu hình RC1 và RC2

Hình 6.10. Trải phổ (hai mức) và điều chế kênh vật lý đường xuống (không xét bộ
quay dấu).
328
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Đối với cấu hình RC1 và RC2 phần đường không liền nét trên hình 6.9 không
đựơc sử dụng.
Quá trình nhân phức có thể được giải thích như sau.
I  jQ  (Iin  jQin )(PNI  jPNQ )
 Iin PNI  Qin PNQ  j(Iin PNQ  Qin PNI ) (6.1)

Quá trình nhân phức này giống như quá trình ngẫu nhiên hóa trong sơ đồ kênh vật
lý đường xuống của WCDMA (xem hình 4.9 chương 4).

6.5.2. Sơ đồ kênh vật lý đường lên

Sơ đồ kênh vật lý đường lên cho kênh R--FCH và R-SCCH cấu hình RC1 được
cho trên hình 6.11. Hoạt động của sơ đồ này như sau.
1. Xử lý số: (1) Luồng số tốc độ khả biến (từ codec QCELP) được mã hóa khối tuyến
tính để cộng thêm các bit CRC, (2) được bổ sung 8 bit đuôi cho mã hóa xoắn, (3) được
lặp ký hiệu để đồng hóa tốc độ, (4) được đan xen khối, (5) Được điều chế trực giao cơ số
64 (cứ 6 ký hiệu thì được điều chế bằng một mã Walsh 64 chip có chỉ số bằng giá trị thập
phân của 6 ký hiệu này), (6) được ngẫu nhiên hóa cụm số liệu để đảm bảo rằng mỗi ký
hiệu được đưa vào bộ lặp chỉ được phát đúng một lần.
2. Trải phổ và điều chế: (1) sau xử lý số luồng ký hiệu được đồng thời đưa lên nhánh I và
nhánh Q, (2) được trải phổ định kênh và nhận dạng nguồn phát bằng mã dài, (3) luồng Q
trễ 1/2 chip để hỗ trợ điều chế OQPSK/BPSK, (4) được sắp xếp cho điều chế
QPSK/BPSK, (5) được điều chế BPSK riêng cho luồng I và luồng Q.

329
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Các bit
kênh lưu
lượng Cộng chỉ thị Bộ mã hóa
chất lượng Cộng 8 bit
xoắn Lặp ký hiệu
khung đuôi mã hóa 28,8 ksps
(CRC) R = 1/3, K = 9
Tốc độ số liệu
Số bit/Khung Số bit (kbps) Thừa số
16 Bits/20 ms 0 1,2 8
40 Bits/20 ms 0 2,4 4
80 Bits/20 ms 8 4,8 2
172 Bits/20 ms 12 9,6 1

Bộ đan xen Bộ điều chế Bộ ngẫu


khối (576 ký trực giao cơ nhiên hóa
hiệu) 28,8 ksps số 64 307,2 kcps cụm số liệu

Mặt nạ mã
dài cho Bộ tạo mã
người sử dài 1,2288 Mcps
dụng m

Chuỗi PN
kênh I cos(2fct )

Săp xếp
I điểm tín hiệu Khuyếch đại Bộ lọc băng
0  +1 kênh gôc
1-1
s(t)

Săp xếp
Q Trễ 1/2 PN điểm tín hiệu Khuyếch đại Bộ lọc băng
Chip 0  +1 kênh gốc
1-1

Chuỗi PN -sin(2fct )
kênh Q

Hình 6.11. Sơ đồ kênh vật lý R-FCH và R-SCCH cấu hình RC1.

Sơ đồ xử lý tín hiệu số kênh vật lý đường xuống cho R-FCH và R-SCH cấu hình
RC4 được cho trên hình 6.12.
Cộng các
Cộng các bit chỉ thị Công 8 bit Bộ mã hóa
Các bit chất lượng đuôi mã Lặp ký Chích bỏ Bộ đan xen
bit dành xoắn hay C
kênh khung hóa hiệu ký hiệu khối
trước (CRC Turbo

Số bit trên Tốc độ số liệu Tỷ lệ mã


Chu kỳ đan xen Số bit Số bit (kbps) r Thừa số Chích bỏ¸ Số ký hiệu Tốc độ (ksps)
267 bit/20 ms 1 12 14,4 1/4 2 8 từ 12 1.536 76,8
4.584 bit/20 ms 0 16 230,4 1/4 1 4 từ 12 12.288 614,4

Hình 6.12. Sơ đồ xử lý số kênh R-FCH và R-SCH cấu hình RC4.

Sơ đồ trải phổ hai mức và điều chế cho cấu hình RC4-6 được cho trên hình 6.13
Hoạt dộng của sơ đồ 6.12 và 6.13 như sau.
330
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
1. Xử lý số: (1) các bit kênh được mã hóa khối tuyến tính để cộng thêm các bit CRC, (2)
được chèn 8 bit đuôi cho mã hóa xoắn hoặc turbo, (3) được lặp ký hiệu để đồng hóa tốc
độ, (4) được đan xen để tránh lỗi cụm do phađinh.
2. Trải phổ hai mức và điều chế: (1)Các kênh sau xử lý số, được trải phổ bằng mã Walsh
định kênh Wi tương ứng, (2) được cộng tuyến tính để ghép chung, (3) Được nhân phức
hay ngẫu nhiên hóa phức (trải phổ mức hai) bởi hai mã ngẫu nhiên dài có tốc độ chip
bằng 1,2288 Mcps kênh I (Si) và kênh Q (SQ) để nhận dạng nguồn phát, (4) được điều chế
BPSK ở hai nhánh I và Q.
R-PICH
Wi cho R-DCCH Bộ nhân phức

Khuyếch đại
R-DCCH C tương đối
+
Bộ lọc băng
Wi cho R-SCH2   gốc
_
Khuyếch đại
R-SCH 2 C cos(2fct)
tương đối
s(t)
Wi cho R-FCH 
Khuyếch đại
R-FCH C tương đối
+ Bộ lọc băng
  gốc
+
R-EACH, R-CCCH Khuyếch đại
hay R-SCH 1 C tương đối
-sin(2fct)

Wi cho R-EACH, R-CCCH,


Bộ tạo SQ
Bộ tạo SI

hay R-SCH

Mặt nạ mã Bộ tạo mã dài


dài m Rc=1,2288Mcps

Hình 6.13. Sơ đồ trải phổ hai lớp và điều chế BPSK cho các cấu hình RC3, RC4
đường lên

6.6. MÃ TRẢI PHỔ ĐỊNH KÊNH VÀ MÃ NGẪU NHIÊN NHẬN DẠNG


NGUỒN PHÁT

6.6.1. Tạo mã Walsh

Các hàm Walsh được tạo ra bằng các ma trận vuông đặc biệt được gọi là các ma
trận Hadamard. Các ma trận này chứa một hàng toàn số "0" và các hàng còn lại có số số
"1" và số số "0" bằng nhau. Hàm Walsh được cấu trúc cho độ dài khối N=2j trong đó j là
một số nguyên dương.
Các tổ hợp mã ở các hàng của ma trận là các hàm trực giao được xác định như
theo ma trận Hadamard như sau:

331
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
0 0 0 0
0 0 0 1 0 1 HN HN
H1  0 , H2  , H4  , H 2N  ; (6.1)
0 1 0 0 1 1 HN HN
0 1 1 0

trong đó N =2J, j là một số nguyên dương và HN là đảo cơ số hai của HN .


cdma2000 1x cấu hình RC1 và RC2 chỉ sử dụng một ma trận H64. Các mã này
được đánh chỉ số từ W0 đến W63 . Đối với các cấu hình còn lại cdma2000 1x sử dụng các
ma trận Hadamard khác nhau để tạo ra các mã Walsh WiN, trong đó N  128 và 1iN/2-
1, để nhận dạng các kênh cho đường xuống và đường lên. Lưu ý chỉ số N ở đây tương
ứng với chỉ số ma trận còn i tương ứng với chỉ số của mã, chẳng hạn W32128 là mã nhận
được từ hàng 33 của ma trận H128.
Thí dụ các mã Walsh nhận được từ ma trận H4 như sau (xem phương trình (6.1)):
w04 = [0 0 0 0] ; w14 = [0 1 0 1] ; w 42 = [0 0 1 1] ; w04 = [0 1 1 0]

6.6.2. Mã định kênh đường xuống

1. Mã Walsh định kênh

Vì cdma2000 1x hỗ trợ đồng thời nhiều tốc độ số liệu và tốc độ chip cố định
(Rc=1,2288Mcps) nên các mã Walsh được sử dụng đồng thời phải có độ dài khác nhau.
Độ dài chip được xác định theo hệ số trải phổ SF và bằng tỷ số giữa tốc độ chip và tốc độ
ký hiệu đưa lên trải phổ (Rc/Rs). Chẳng hạn một người sử dụng có thể được cấp phát
đồng thời hai kênh đường xuống F-DCCH và F-SCH cấu hình RC2 với tốc độ ký hiệu
đưa lên trải phổ là (xem hình 6.8): RS,F-DCCH=38,4/2=19,2kbps và RS,F-SCH=614,4/2=307,2.
Khi này ta cần các mã Walsh có độ dài như sau: 1228,2/19,2=64 và 1228,2/307,2=4 cho
F-DCCH và F-SCH tương ứng. Bảng 6.10 liệt kê các độ dài mã Walsh khác nhau cho các
kênh đường xuống khác nhau.

Bảng 6.10. Các độ dài mã Walsh được sử dụng cho kênh đường xuống

Kênh Độ dài
F-SCH 128, 64, 32, 16, 8, hoặc 4
F-FCH 128, 64, 32, 16, 8, hoặc 4
F-DCCH 128 hoặc 64
F-CCCH 128, 64, 32 hoặc 16
F-BCCH 64 hoặc 32
F-CACH 128 hoặc 64

332
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
F-CPCCH 128 hoặc 64
F-SCCH 64
F-PCH 64
F-SYNCH 64

Để không xẩy ra nhiễu giữa các kênh càn đảm bảo các mã Walsh đựơc sử trực
gioa với nhau. Vì cdma2000 1x sử dụng các mã Walsh với độ dài khác nhau, nên hệ
thống cũng cần đảm bảo các mã Walsh tích cực có độ dài khác nhau này trực giao với
nhau. Chẳng hạn nếu một mã Walsh có độ dài bằng 4 (Rs=307,2ksps) đang được sử dụng
cho F-SCH1 và MS yêu cầu thêm một kênh F-SCH2 với tốc độ bằng một nửa kênh trước
(Rs=153,6kbps) thì nó sẽ được cấp một mã Walsh dài 8 chip. Giả sử mã Walsh dài 4 chip
cho F-SCH1 là [0101] thì mã Walsh cho F-SCH2 không được là [01010101] và
[01011010]. Vì thế phải chọn má Walsh mới trong số các mã sau: [00001111],
[00110011], [00111100], [01100110] hay [01101001]. Ngoài ra cũng cần lưu ý hệ thống
có thể ấn định trước một số mã Walsh.

2. Hàm tựa trực giao (QOF)

QOF (Quasi Orthogonal Function: hàm tựa trực giao) cho phép giải quyết vấn đề
thiếu hụt mã. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt mã mã Walsh được nhân với một hàm mặt
nạ và và tập mã mới này được gọi là tập mã QOF. Chẳng hạn nếu hệ thống có 256 mã
Walsh gốc thì sử dụng quá trình trên ta được thêm 512 mã định kênh. BTS sẽ sử dụng các
mã Walsh để định kênh cho đến khi hết mã. Khi này sẽ tạo ra tập QOF và chọn mã định
kênh từ tập này. Nếu thiếu nó có thể tạo ra tập QOF mới bằng cách nhân mã Walsh gốc
với hàm mặt nạ khác. cdma2000 1x định nghĩa 3 kiểu hàm mặt nạ khác nhau. mã QOF
được sử dụng cho các kênh sau: F-DCCH, F-FCH và F-SCH.

6.6.3. Mã định kênh đường lên

Trong trường hợp này mã Walsh được sử dụng làm mã định và được quy định
trước như cho trong bảng 6.11.

Bảng 6.11. Các mã được sử dụng cho đường lên cho R3 và R4


Kênh Mã Walsh Độ dài
4 2
R-SCH1 w = [0 011] hay w = [0 1] 4 hay 2
2 1

R-SCH2 w86 = [0 0 11110 0] hay w42 = [0 0 11] 8 hay 4

333
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
R-FCH w164 = [0 0 0 0111100001111] 16
R-DCCH w168 = [0 0 0 0000011111111] 16
R-EACH w82 = [0 0 110 011] 8
R-CCCH w82 = [0 0 110 011] 8

6.6.4. Mã ngẫu nhiên nhận dạng nguồn phát

cdma 2000 1x sử dụng các mã khác nhau nhân dạng nguồn phát: BTS và MS. Các
mã này đều có tốc độ chip là: Rc=1,2288Mcps với độ rộng chip bằng: Tc= 0,814 s.
Dưới đây ta xét các mã nói trên.

1. Mã PN dài (Long PN Code)

Mã PN dài là một chuỗi mã có chu kỳ lặp 242 - 1 chip được tạo ra trên cơ sở đa
thức tạo mã sau:
g(x) = x42 + x35 + x33 + x31 + x27 + x26 + x25 + x22 + x21 + x19
+ x18 + x17 + x16 + x10 + x7 + x6 + x5 + x 3 + x2 + x + 1 (6.2)
Trên đường xuống mã dài được sử dụng để nhận dạng người sử dụng. Trên đường lên mã
dài được sử dụng để nhận dạng nguồn phát (MS). Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được
quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra bộ tạo mã là '1' đi sau 41 số '0' liên tiếp.

2. Mã PN ngắn (Short PN Code

. Các mã PN ngắn còn được gọi là các chuỗi PN hoa tiêu kênh I và kênh Q được tạo bởi
các bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên xác định theo các đa thức sau:

gI(x)= x15 + x13 + x9 +x8 + x7 + x5 + 1 (6.3)


gQ(x)= x15 + x12 + x11 + x10 + x6 + x5 + x4 + x3 + 1 (6.4)

trong đó gI(x) và gQ(x) là các bộ tạo mã cho chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q tương ứng.
Các chuỗi được tạo bởi các đa thức tạo mã nói trên có độ dài 215-1= 32767. Đoạn
14 số 0 liên tiếp trong các chuỗi được bổ sung thêm một số 0 để được một dẫy 15 số 0 và
chuỗi này sẽ có độ dài 32768. Trên đường xuống mã ngắn (với các dịch thời khác nhau
được tạo ra từ mặt chắn) được sử dụng để nhận dạng BTS. Trạng thái ban đầu của bộ tạo
mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra của bộ tạo mà là '1' đi sau 15 số '0'
liên tiếp. Các mã ngắn liền kề được dịch thời 64 chip vì thế có 512 mã nhận dạng BTS.
334
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

6.7. MÃ HÓA KÊNH

cdma2000 1x sử dụng ba dạng mã kiểm soát lỗi sau:


 Mã khối tuyến tính hay cụ thể là mã vòng
 Mã xoắn
 Mã turbo
Trong đó mã vòng được sử dụng để phát hiện lỗi, còn hai mã còn lại được sử dụng
để sửa lỗi và hai mã này thường được gọi là mã kênh. Mã turbo chỉ được sử dụng ở các
hệ thống thông tin di động thế hệ ba khi tốc độ bit cao. Trong phần này ta sẽ xét các
nguyên lý căn bản của các dạng mã trên và các sơ đồ của chúng được áp dụng cho hệ
thống thông tin di động thế hệ thứ ba. Các đa thức tạo mã được cdma2000 1x sử dụng để
tính toán CRC là:

gCRC16(x) = x16 + x15 + x14 + x11 + x6 + x5 + x2 + x+ 1 (6.5)

gCRC12(x) = x12 + x11 + x10 + x9 + x8 + x4 + x + 1 (6.6)

gCRC8(x) = x8 + x7 + x4 + x3 + x + 1 (6.7)

gCRC6(x) = x6 + x5 + x2 + x + 1 (6.8)

gCRC6(x) = x6 + x2 + x + 1 (6.9)

cdma2000 1x sử dụng các bộ tạo mã xoắn sau:

Bộ mã xoắn r=1/2, K=9, g0 = [753], g1 [561]


Bộ mã xoắn r=1/3, K=9, g0 = [557], g1 = [663], g2 = [711]
Bộ mã xoắn r=1/4, K=9, g0 = [765], g1 = [671], g2 = [513], g3 = [473]
Bộ mã hoá xoắn r=1/6, K=9, g0 = [457], g1= [755];
g2 = [625], g4 = [727], g5=[637]
cdma2000 1x sử dụng bộ tạo mã turbo sau:
 g (x) g1 (x) 
G(x)  1 0  (6.10)
 Q(x) Q(x) 
trong đó: Q(x) = 1+x2+x3, g0(x)=1+x+x3 và g1(x)=1+x+x2+x3.
Bộ mã hóa turbo kết hợp với chích bỏ có thể cho các tỷ lệ mã: 1/2, 1/3 và 1/4.

335
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

6.8. ĐIỀU KHIỂN TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN

Cũng như WCDMA, cdma2000 1x sử dụng các phương pháp điều chỉnh công suất
sau đây:
 Điều khiển công suất vòng hở: được thực hiện khi MS bắt đầu truy nhập mạng và
chưa có kết nối với BTS. MS điều khiển công suất dựa trên công suất thu được từ
hoa tiêu của MS.
 Điều khiển công suất vòng kín: khi MS đã có kết nối với BTS bao gồm: (1) điều
chỉnh công suất nhanh vòng trong đó MS và BTS đánh giá SNR để đưa ra kết
luận điều khiển công suất cho đường xuống và đường lên; (2) điều khiển công suất
vòng ngoài, MS và RNC dựa trên tỷ lệ lỗi khung (FER) đưa ra quyết định ngưỡng
SNR cho điều khiển công suất vòng trong.

cdma2000 thực hiện điều khiển công suất vòng trong nhanh với tốc độ 800 lần
trong một giây.
Cũng như WCDMA, cdma2000 1x có thể thực hiện ba kiểu chuyển giao: (1)
chuyển giao mềm, (2) chuyển giao mềm hơn và (3) chuyển giao cứng. Hai kiểu chuyển
giao đầu được thực hiện trong một ô hoặc trong một đoạn ô trên cùng một tần số.
Để quản lý chuyển giao mềm (hoặc mềm hơn) MS có bộ nhớ duy trì tập các hoa
tiêu của BTS như sau:
 Tập tích cực: là tập các hoa tiêu cuả các BTS đang kết nối với MS (cực đại 6 hoa
tiêu)
 Tập ứng cử: là tập các hoa tiêu của các BTS khác không có mặt trong kết nối với
MS nhưng tỷ số SIR (Ec/I0) hoa tiêu của chúng đủ mạnh để được bổ sung và tập
tích cực (cực đại 10 hoa tiêu)
 Tập lân cận: là danh sách các hoa tiêu đựơc của các BTS có thể là đối thủ tham
gia chuyển giao mềm (cực đại 40 hoa tiêu)
 Tập còn lại: là danh sách tất cả các hoa tiêu không thuộc các tập trên trên cùng
tần số sóng mang CDMA.

Các thành viên của các tập dưới có thể được chuyển vào các tập trên và vào tập
tích cực khi công suất của hoa tiêu chúng đủ mạnh.

336
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

6.9. GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 1XEVDO

6.9.1. Mở đầu

1xEVDO là phát triển của cdma2000 1x để cho phép truyền số liệu gói tốc độ cao.
Sử dụng băng thông 1,25 MHz 1xEVDO có thể hỗ trợ tốc độ số liệu đường xuống
2,4576 Mbps và đường lên 153,6kbps. 1xEVDO sử dụng sơ đồ lai ghép CDMA/TDM.
Trong phần này ta sẽ xét kiến trúc vô tuyến của 1xEVDO, lớp MAC và lớp vật lý.
Kiến trúc giao thức của 1xEVDO được cho trên hình 6.14.

Ứng dụng báo hiệu Ứng dụng gói mặc định


mặc định
Giao thức điều
Giao thức mạng khiển luồng Lớp ứng dụng
báo hiệu
Giao thức liên Giao thức liên Giao thức cập
kết báo hiệu kết vô tuyến nhật vị trí

Giao thức luồng Lớp luồng

Giao thức quản Giao thức quản Giao thức lập


Lớp phiên
lý phiên lý địa chỉ cấu hình phiên

Giao thức quản lý Giao thức trạng Giao thức trạng Giao thức trạng
liên kết không gian thái khởi đầu thái rối thái kết nối
Lớp kết nối
Giao thức hợp Giao thức cập Giao thức các
nhất gói nhật tuyến bản tin bổ sung

Giao thức an Giao thức trao Giao thức nhận Giao thức mật Lớp an ninh
ninh đổi khóa thực mã

Giao thức MAC Giao thức MAC Giao thức MAC Giao thức MAC Lớp MAC
kênh lưu lượng kênh lưu lượng
kênh điều khiển đường xuống kênh truy nhập đường lên

Giao thức lớp


Lớp vật lý
vật lý

Hình 6.14. Kiến trúc giao thức 1xEVDO

337
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.9.2. Giao diện vô tuyến đường xuống

Một số đặc điểm của giao diện vô tuyến đường xuống:


 Không có điều khiển công suất đường xuống.
 Có thể truyên tốc độ số liệu khác nhau dựa trên yêu cầu thay đổi tốc độ của AT
 Sử dụng ghép kênh theo thời gian (TDM)
 Không thực hiện chuyển giao mềm đường xuống: AT thu truyền dẫn từ một BTS.

6.9.2. 1. Lớp MAC

Lớp MAC sử dụng hai giao thức sau:


1. Giao thức MAC kênh lưu lượng đường xuống: làm việc ở hai chế độ:
 Trạng thái tốc độ khả biến: tốc độ truyền dẫn có thể thay đổi từ 38,4 kbps
đến 2,4576 Mbps
 Trạng thái tốc độ cố định: tốc độ không đổi trong dải từ 38,4 kbps đến
2,4576 Mbps
2. Giao thức MAC kênh điều khiển đường xuống: quản lý phát và thu báo hiệu trên
kênh điều khiển.

Hình 6.15 cho thấy quá trình đóng bao gói trong lớp MAC và lớp vật lý (cho kênh
lưu lượng đường
Lớp an ninh

Gói lớp an
ninh
Lớp MAC

Tiêu đề lớp Gói lớp


Tải tin lớp MAC
MAC MAC
Lớp vật lý

Tiêu đề lớp Gói lớp vật


Tải tin lớp vật lý
vật lý lý

1024 bit
xuống).
Hình 6.15. Quá trình đóng bao gói trong lớp MAC và lớp vật lý (cho kênh lưu
lượng)

338
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

6.9.2.2. Lớp vật lý

Tổ chức kênh vật lý được cho trên hình 6.16.


Kênh vật lý đường xuống

Kênh hoa tiêu Kênh MAC Kênh điều khiển Kênh lưu lượng

Kênh tích cực Kênh điều khiển công Kênh khóa điều khiển
đường lên (RA) suất đường lên (RPC) tốc độ số liệu (DRC)

Hình 6.16. Tổ chức kênh vật lý đường xuống

Khi truyền gói kênh lưu lượng đường xuống, lớp vật lý có thể sử dụng các sơ dồ
điều chế khác nhau (QPSK, 8PSK hoặc 16-QAM) tùy theo khối lượng số liệu cần truyền.
Sử dụng điều chế bậc cao 64-QAM cho phép 1xEVDO truyền số liệu lên đến
2,4567Mbps. Bảng 6.12 cho thấy các sơ đồ điều chế và kích thước của các gói lớp vật lý.

Bảng 6.12. Các sơ đồ điều chế và các tốc độ kênh lưu lượng đường xuống
Độ dài Tốc độ số liệu (kbps) Tỷ lệ mã Sơ đồ điều chế
gói lớp
vật lý
(bit)
1024 38,4*; 76,8*; 153,6; 307,2; 614,4 1/5** QPSK
2048 307,2; 614,4; 1228,8 1/3 QPSK
3072 921,6; 1832,2 1/3 8PSK
4096 1228,8; 2457,6 1/3 16-QAM
* Cũng sử dụng cho kênh điều khiển
** Đối với tốc độ số liệu 614,4 kbps và độ dài gói 1024, tỷ lệ mã là 1/3

6.9.2.3. Sơ đồ kênh vật lý đường xuống

Sơ đồ xử lý tín hiệu số kênh lưu lượng và điều khiển lớp vật lý được cho trên hình
6.17. Sơ đồ ghép kênh TDM, ngẫu nhiên hóa (trải phổ mức 2) nhận dạng BTS và điều
chế sóng mang dược cho trên hình 6.18.

339
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

I
Điều chế
Gói lớp Mã hóa Ngẫu Lặp/chích
Đan xen (QPSK/8PSK/
vật lý kênh nhiên hóa Q bỏ
16-QAM)

16
w0
Khuyếch
đại 1/4

Phân luống
1 thành 16
Đến TDM (I)

16
w15
16 luồng con å
Khuyếch
đại 1/4

Khuyếch
đại 1/4
Phân luống
1 thành 16

Đến TDM (Q)

16
w15
16 luồng con å
Khuyếch
đại 1/4

Hình 6.17. Sơ đồ xử lý tín hiệu số kênh lưu lượng và kênh điều khiển
I
Kênh hoa tiêu
W0
I Bô nhân phức
Tiền tố
TDM
(I)
Kênh lưu lượng/ I +
kênh điều khiển I Bô lọc
 băng gốc
I 
Kênh RA/kênh
RPC và kênh cos(2fct)
khóa DRC s(t)

Q
Kênh hoa tiêu 0

Q +
Q Bộ lọc
Tiền tố 0  băng gốc
TDM +
(Q)
Kênh lưu lượng/ Q -sin(2fct)
kênh điều khiển PNI
PN Q
Kênh RA/kênh Q
RPC và kênh
khóa DRC

Hình 6.18. Sơ đồ ghép kênh TDM, ngẫu nhiên hóa nhận dạng BTS và điều chế sóng
mang
340
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hoạt động của các sơ đồ trên hình 6.18 và 6.19 như sau.
1. Phần xử lý số thực hiện:
 Cộng CRC để phát hiện lỗi
 Mã hóa xoắn hoặc turbo để sửa lỗi
 Lặp và chích bỏ để điều chỉnh tốc độ ký hiệu
 Đan xen để tránh lỗi cụm do pha đinh.
 Điều chế (QPSK, 8PSK, 16-QAM) để sắp xếp ký hiệu phù hợp cho từng phương
thức điều chế
16
 Phân thành 16 luồng con và trải phổ cho mỗi luồng con băng một mã trải phổ w i
tương ứng
 Khuyếch đại 1/4 cho mỗi luồng và cộng tuyến tính 16 luồng con
2. Phần ghép kênh TDM, ngẫu nhiên hóa nhận dạng nguồn phát (BTS) và điều chế sóng
mang thực hiện:
 Ghép kênh lưu lượng/ kênh điều khiển với các kênh khác theo thời gian
 ngẫu nhiên hóa
 Điều chế sóng mang.

Hình 6.19 cho thấy quá trình xử lý tín hiệu số gói số liệu lưu lượng và ghép kênh
TDM.

341
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Gói lớp vật 1024 bit


Mã hóa 1/5

5120 ký
Các ký hiệu mã
hiệu

Điều chế QPSK

Các ký hiệu điều chế 2560 ký


hiệu

Tiền tố
128 chip

Hình 6.19. Quá trình xử lý tín hiệu số gói số liệu lưu lượng và ghép kênh lưu lượng.

6.9.3. Giao diện vô tuyến đường lên

Một số đặc điểm của giao diện vô tuyến đường lên:


 Có có điều khiển công suất đường lên.
 Có chuyển giao mềm đường lên: nhiều BTS có thể thu truyền dẫn của AT
 Không sử dụng ghép kênh theo thời gian (TDM)

6.9.3. 1. Lớp MAC

Lớp MAC sử dụng hai giao thức sau:


3. Giao thức MAC kênh lưu lượng đường lên: điều khiển phát và thu gói trên kênh
lưu lượng, đàm phán tốc độ truyền dẫn đường lên và xem xét điều khiển công
suất đường lên. Có hai chế độ
 Chế độ thiết lập: AT chuẩn bị thiết lập truyền dẫn số liệu trên kênh đường lên
342
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Chế độ mở: AT truyền số liệu với các tốc độ bit được thiết lập.
4. Giao thức MAC kênh điều khiển đường xuống: Chịu trách nhiệm phát và thu các
gói số liệu trên kênh truy nhập.

Hình 6.20 cho thấy quá trình đóng bao gói trong lớp MAC và lớp vật lý (cho kênh
lưu lượng đường lên).
Lớp an ninh

Gói lớp an
ninh
Lớp MAC

Tiêu đề lớp Gói lớp


Tải tin lớp MAC
MAC MAC
Lớp vật lý

Tiêu đề lớp Gói lớp vật


Tải tin lớp vật lý
vật lý lý

Hình 6.20. Quá trình đóng bao gói trong lớp MAC và lớp vật lý (cho kênh lưu lượng
đường lên).

6.9.3.2. Lớp vật lý

Tổ chức kênh vật lý đường lên được cho trên hình 6.21.
Kênh vật lý đường lên

Kênh truy nhập Kênh lưu lượng

Kênh hoa tiêu Kênh số liệu Kênh hoa tiêu Kênh MAC Kênh công nhận Kênh số liệu

Kênh chỉ thị tốc độ Kênh điều khiển tốc


đường xuống (RRI) độ số liệu (DRC)

Hình 6.21. Tổ chức kênh vật lý đường lên

343
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
Kênh truy nhập đường lên gồm một kênh hoa tiêu và một kênh số liệu. Kênh lưu
lượng đừơng lên gồm một kênh hoa tiêu, một kênh chỉ thị tốc độ đường lên (RRI:
Reverse Rate Indicator), một kênh điều khiển tốc độ số liệu (DRC: Data Rate Control),
một kênh công nhận (ACK) và một kênh số liệu. Kênh RRI được sử dụng để chỉ thị tốc
độ số liệu của kênh số liệu đang được phát trên kênh lưu lượng đừơng lên. Kênh DRC
được sử dụng để biểu thị tốc độ số liệu kênh lưu lượng đường xuống mà AT yêu cầu và
đoạn ô phục vụ được chọn ở kênh đường xuống. Kênh ACK được đầu cuối truy nhập sử
dụng để thông báo cho mạng truy nhập rằng gói kênh vật lý có được phát thành công hay
không.
Độ dài của các gói số liệu lớp vật lý và các tốc độ số liệu được cho ở bảng 6.13.

Bảng 6.13. Độ dài gói số liệu và tốc độ số liệu


Độ dài gói Tốc độ số liệu Tỷ lệ mã Sơ đồ điều chế
lớp vật lý (bit) (kbps)
256 9,6 1/4 BPSK
512 19,2 1/4 BPSK
1028 38,4 1/4 BPSK
2056 76,8 1/4 BPSK
4096 153,6 1/2 BPSK

Nhận xét bảng 6.13 ta thấy các gói đều có cùng độ dai thời gian và bằng tốc độ số
liệu/số bit gói=26,67ms.

6.9.4. Điều khiển công suất

Trong 1xEVDO điều khiển công suất đường lên được thực hiện cho các kênh sau:
 Kênh hoa tiêu
 Kênh số liệu
 Kênh DRC
 Kênh công nhận

AT thực hiện điều khiển công suất vòng hở và vòng kín theo nguyên lý chung của
CDMA.

344
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
6.9.5. Sơ đồ kênh vật lý đường lên

Sơ đồ phần xư lý tín hiệu số và ghép chung cho kênh số liệu và kênh DRC được
cho trên hình 6.22. Sơ đồ ngẫu nhiên hóa phức và điều chế sóng mang cho hai kênh số
liệu và DRC được cho trên hình 6.23.
4
w2
Các gói số
Sắp xếp
liệu lớp vật Mã hóa Đan xen Lặp 0  +1
lý 1  -1

Gói số liệu lớp vật lý


Số bit Tốc độ (kbps)Tỷ lệ mã r Số bit Tốc độ (ksps) Tốc độ (ksps) Đến
9,6
256 1/4 512 38,4 307,2 ngẫu
19,2 1/4 1024 76,8 307,2
512 nhiên
38,4 1/4 2048 153,6 307,2
1024 hóa và
76,8
2048 1/4 4096 307,2 307,2 điều chế

å
153, 1/2 8192 307,2 307,2
4096 16
6 w8
Các ký hiệu DRC
một ký hiệu 4 bit Mã hóa trực Sắp xếp
giao hai Lặp 2 0  +1 B
trên một khe tích 1  -1
cực chiều
8 ký hiệu 16 ký hiệu
nhị phân nhi phân

Nắp đậy DRC Sắp xếp mã Mã Walsh


8
một ký hiệu ba bit Walsh w i ,i  0,1,..., 7

Hình 6.22. Xử lý tín hiệu số kênh số liệu và DRC.


Bô nhân phức
Kênh hoa tiêu/
Kênh RRI/
Kênh công nhận
+
I Bô lọc
 băng gốc

cos(2fct)
s(t)

+
Q Bộ lọc
 băng gốc
Kênh số liệu/ +
Kênh DRC
-sin(2fct)
PNI
PN Q

Hình 6.23. Sơ đồ ghép ngẫu nhiên hóa nhận dạng BTS và điều chế sóng mang

345
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

6.10. PHÂN TẬP PHÁT

Cdma2000 1x sử dụng hai kỹ thuật phân tập phát: phân tập phát trực giao (OTD:
Orthogonal Transmit Diversity) và trải phổ không gian thời gian (STS: Space Time
Spreading). Dưới đây ta sẽ xét hai kỹ thuật này.

6.10.1. Phân tập phát trực giao (OTD)

Trong sơ đồ này tín hiệu sau phần xử lý tín hiệu số được phân thành hai cặp luồng
và mỗi cặp luồng đựơc đưa lên một bộ ngẫu nhiên hóa và điều chế (hình 6.24). Để phân
64
biệt tín hiệu s1(t) được liên kết với hoa tiêu F-PICH với mã Walsh w 0 còn s2(t) được
128
liên kết với hoa tiêu F-TDPICH với mã Walsh w 16 .
64
F-PICH w 0
Bộ ngẫu nhiên S1(t)
å và điều chế 1
Đến anten 1
x I1
x I2
Xử lý tín hiệu X
Phân luồng x Q1
số
xQ2

å Bộ ngẫu nhiên S2(t)


và điều chế 2
Đến anten 2
F-TDPICH 1 w 128
16

Hình 6.24. Phân tập phát trực giao (OTD).

6.10.2. Phân tập trải phổ không gian thời gian

Trong sơ đồ này luồng số sau bộ phân luồng được đưa đồng thời lên cả hai bộ
ngẫu nhiên hóa và điều chế (hình 6.25). Các bộ ngẫu nhiên và điều chế sử dụng các mã
Walsh bù nhau.

346
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

å Bộ ngẫu nhiên
và điều chế 1
S1(t)
Đến anten 1

xI
Xử lý tín hiệu X
Phân luồng
số xQ

å Bộ ngẫu nhiên
và điều chế 1
S2(t)
Đến anten 2

Hình 6.25. Phân tập phát STS.

6.11. TỔNG KẾT

Chương này xét những vấn đề căn bản nhất của giao diện vô tuyến cdma2000 1x
và 1xEVDO. Trước hết giao diện vô tuyến cdma2000 1x được xét, Trong phần này kiến
trúc giao thức của giao diện vô tuyến cdma2000 1x được trình bày. Tiếp theo các giao
thức của lớp MAC được khảo sát, các kênh logic và các kênh vật lý được xét. Trong phần
kênh vật lý các sơ đồ kênh vật lý đường xuống và sơ đồ kênh vật lý đường lên được trình
bày. Tiếp theo mã định kênh Walsh và mã ngẫu nhiên hóa được trình bày. Sau đó các vấn
đề về điều khiển tài nguyên vô tuyến như: điều khiển công suất và chuyển giao được đề
cập. Sau giao diện vô tuyến cdma2000 1x, các vấn đề liên quan đến giao diện vô tuyến
1x EVDO được trình bày. Kiến trúc giao thức của 1xEVDO được đề cập trước tiên. Sau
đó là lớp MAC và các kênh vật lý được trình bày. Cuối cùng vấn đề điều khiển công suất
cho đường lên của 1xEVDO được đề cập. Cuối chương các kỹ thuật phân tập phát như:
OTD và STS được trình bày.

6.12. CÂU HỎI

1. Trình bày mô hình kiến trúc giao diện vô tuyến cdma2000 1x


2. Trình bày lớp MAC
3. Nêu tên các kênh logic
4. Nêu tên các kênh vật lý
5. Phân lọai các kênh vật lý đường xuống
6. Phân loại các kênh vật lý đường lên
7. Mô tả chức năng các kênh vật lý đường xuống
8. Mô tả chức năng các kênh vật lý đường lên
347
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
9. Trình bày thiết lập kênh truyền gói từ MS
10. Trình bày các thông số kênh vật lý cdma 2000 và cấu hình vô tuyến cdma2000 1x
11. Trình bày phân bố tần số cho cdma2000 1x
12. Trình bày sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý
13. Trình bày tổng kết kiến trúc các kênh vật lý
14. Trình bày sơ đồ xử lý tín hiệu số cho các kênh F-FCH và F-SCH cấu hình RC3
15. Trình bày sơ đồ trải phổ hai mức và điều chế kênh vật lý đường xuống
16. Trình bày sơ đồ kênh vật lý R-FCH và R-SCCH cấu hình RC1
17. Trình bày sơ đồ xử lý số kênh R-FCH và R-SCH cấu hình RC4
18. Trình bày sơ đồ trải phổ hai mức và điều chế BPSK cho các cấu hình RC3, RC4
đường lên
19. Trình bày mã định kênh Walsh
20. Trình bày mã định kênh đường xuống
21. Trình bày mã định kênh đường lên
22. Trình bày mã ngẫu nhiên nhận dạng nguồn phát
23. Trình bày điều khiển tài nguyên vô tuyến
24. Trình bày kiến trúc giao thức 1xEVDO
25. Trình bày lớp MAC đường xuống 1xEVDO
26. Trình bày lớp vật lý đường xuống 1xEVDO
27. Trình bày sơ đồ kênh vật lý 1xEVDO
28. Trình bày lớp MAC đường lên 1xEVDO
29. Trình bày lớp vật lý đường lên 1xEVDO
30. Trình bày sơ đồ kênh vật lý đường lên 1xEVDO
31. Trình bày các kỹ thuật phân tập phát

348
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 7
MIỀN CHUYỂN MẠCH GÓI CỦA CDMA2000 1X

7.1. GIỚI THIỆU CHUNG

7.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Mô hình chức năng miền PS của cdma2000 1x


 Truy nhập các dịch vụ chuyển mạch gói cdma2000 1x
 Định tuyến số liệu và truyền tải
 Kiến trúc giao thức cho các dịch vụ gói
 Kiến trúc giao thức giứa MS và PDSN
 Mô hình an ninh cdma2000 1x

7.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [5],[6].

7.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được chưc năng cuả các giao diện của cdma20001x
 Hiểu các thủ tục cần thiết để MS có thể truy nhập đến dịch vụ chuyển mạch
gói
 Hiểu được định tuyến và truyền tải gói số liệu người sử dụng trong
cdma2000 1x
 Hiểu các kiến trúc giao thức trong miền PS của cdma2000 1x
 Hiểu được mô hình an ninh giao diện vô tuyến của cdma2000 1x

7.2. MÔ HÌNH CHỨC NĂNG

Mô hình chức năng tham khảo của cdma 2000 được cho trên hình 7.1.

349
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 7.1. Mô hình chức năng tham khảo miền chuyển mạch gói của
cdma2000 1x

PDSN là nút mạng chính để hỗ trợ các dịch vụ số liệu gói. PDSN dmả bảo
các chức năng chính sau đây:
 Định truyến các gói IP giữa cdma2000 1x và mạng IP bên ngoài
 Định tuyến các gói IP giữa các MS trong cùng một mạng cdma2000 1x
 Đóng vai trò như một server địa chỉ IP để ấn định địa chỉ IP cho các MS
 Đóng vai trò như một server PPP cho các MS (thiết lập, duy trì và kết thúc
các phiên PPP đối với MS)
 Cung cấp các chức năng quản lý di động. PDSN có thể hỗ trợ chức năng
MIPv4 FA để cho phép MS di động trong mạng cdma2000 1x
 Thực hiện các chức năng AAA (nhận thực, trao quyền và thanh toán) cho
các MS. Để nhận thực và trao quyền cho một người sử dụng di động PDSN
có thể cần phải liên lạc với AAA server.

Chức năng PCF (Packet Control Function: chức năng điều khiển gói) hỗ trợ
kết nối giữa mạng vô tuyến và PDSN. PCF thực hiện các chức năng đặc thù sau
đây:
 Thiết lập, duy trì và kết thúc các kết nối lớp 2 đến PDSN
 Duy trì thông tin về khả năng có thể nối đến mạng đượccho MS
 Chuyển tiếp các gói giữa RN (Radio Network: mạng vô tuyến) và PDSN
 Theo dõi các tài nguyên vô tuyến
 Thông tin với chức năng RRC (Radio Resouce Control: điều khiển tài
nguyên vô tuyến) trên BSC để quản lý các tài nguyên vô tuyến.

350
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chức năng RRC là một bộ phận của RN và thường được đặt trong BSC.
RRC có các chức năng chính sau:
 Thiết lập duy trì và kết thúc các kết nối vô tuyến đến MS, và quản lý tài
nguyên vô tuyến cấp phát cho các kết nối này
 Phát quảng bá thông tin hệ thống đến các MS
 Duy trì trạng thái của các MS (tích cực, ngủ...)

Không cần có MIPv4 HA trong mạng khách. Nhưng nhà cung cấp mạng có
thể sử dụng nó để cho phép MS duy trì địa chỉ nhà không phụ thuộc vào vị trí hiện
thời.
MS bao gồm UIM (User Identity Module: môđun nhận dạng người sử
dụng) và ME (Mobile Equipmet: thiết bị di động).

7.3. THỦ TỤC ĐỂ MS TRUY NHẬP VÀO CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN


MẠCH GÓI CDMA2000 1X

Hình 7.2 cho thấy thủ tục để một MS truy nhập mạng số liệu gói của
cdma2000 1x.
AAA Server AAA Server
MS BSC ngoài nhà MIP HA
MSC PCF PDSN
Khởi xướng

ACK Yêu cầu dịch vụ CM


Yêu cáu ấn định
Thiết lập kênh
Bước 1

vô tuyến lưu
lượng A9-thiết lập-A8
Tthiết lập A10
A9-thiết lập-A8

Thiết lập kết nối PPP

Quảng cáo MIP FA

Yêu cầu đăng ký MIP Yêu cầu trao quyền


Yêu cầu trao quyền

Trả lời trao quyền Trả lời trao quyền


Bước 2

Yêu cầu đăng ký MIP


Trả lơi đăng ký MIP
Trả lời yêu cầu đăng ký MIP
Yêu cầu thanh toán
Trả lời thanh toán
Các gói của người sử dụng trên PPP

Hình 7.2. Thụ tục để MS truy nhập mạng số liệu gói của cdma 2000 1x

351
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thủ tục này gồm các bước chính sau:


 Bước 1: Nhận được truy nhập PDSN. Bước này gồm ba bước con sau:
1. Bước 1-A: Nhận được truy nhập đến mạng vô tuyến. MS khởi đầu quá
trình tích cực dịch vụ bằng cách phát đi "bản tin khởi xướng"
(Origination Message) đến BSC để chỉ thị rằng nó yêu cầu dịch vụ số
liệu gói và nó đã có gói cần gửi. BSC báo nhận bản tin khởi xướng bằng
"lệnh công nhận của BS" (BS Acknowledge Order). BSC phát "bản tin
yêu cầu dịch vụ quản lý kết nối" (Connection Management (CM)
Service Request Message) đến MSC để yêu cấu thiết lập kênh vô tuyến
lưu lượng cho MS. Sau khi kiểm tra rằng người sử dụng được phép truy
nhập mạng, MSC phát "bản tin yêu cầu ấn định (Assignment Request
Message) đến BSC để hướng dẫn BSC thiết lập các kênh vô tuyến cần
thiết cho MS. Nhận được bản tin này, BSC khởi đầu qúa trình thiết lập
các kênh vô tuyến cho MS.
2. Bước 2-A: Thiết lập các tài nguyên giữa BSC và PDSN. Sau khi các
kênh vô tuyến đã được thiết lập theo bước 1, BSC khởi đầu quá trình
thiết lập kết nối lưu lượng giữa BSC và PCF (kết nối A8) bằng cách
phát "bản tin yêu cầu A9-Thiết lập-A8" (A9-Setup-A8 Request
Message). Nhận được bản tin này, trước hết PCF khởi đầu quá trình
thiết lập kết nối lưu lượng người sử dụng giữa PCF và PDSN (kết nối
A10). Sau khi kết nối A10 thành công BSC thiết lập kết nối A8 cho MS.
Đôi khi để quản lý di động, BSC có thể không muốn thiết lập kết nối
A8, mà muốn khởi động PCF để thiết lập kết nối A10 cho MS. Chẳng
hạn khi MS chuyển động đến một PCF mới và chưa có số liệu để
truyền, vẫn cần có kết nối giữa PCF và PDSN để PDSN biết được PCF
nào là PCF hiện đang phục vụ MS. Bản tin A9-Thiết lập-A8 tương tự
cũng được sử dụng cho mục đích này. BSC thông báo cho PCF rằng nó
chỉ yêu cầu thiết lập A10 mà không thiết lập A8 bằng cách đặt trường
"số liệu sẵn sàng phát" (Data-Ready-to-Send) vào không để biểu thị
rằng chưa có số liệu cần gửi tại thời điểm này.
3. Bước 1-C: Thiết lập kết nối PPP giữa MS và PDSN. Để truyền các gói
IP của người sử dụng, PPP được sử dụng làm giao thức lớp liên kết số
liệu giữa MS và PDSN. Sau khi đã thiết lập các kết nối A8 và A10, MS
thiết lập kết nối PPP với PDSN trên cơ sở các tài nguyên được mạng ấn
định, bao gồm: kênh vô tuyến lưu lượng đến BSC, kết nối A8 giữa BSC

352
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

và PCF, kết nối A10 giữa PCF và PDSN. Bằng kết nối PPP, MS bắt đầu
phát các gói số liệu đến các máy IP khác qua PDSN.
 Bước 2: Đăng ký MIPv4. Sau khi kết nối PPP được thiết lập, MS phải sử
dụng MIPv4 để nhận được CoA tạm thời từ mạng khách và đăng ký CoA
mới này với HA (trong mạng IP nhà của MS) để HA có thể truyền tunnel
các gói nhận được theo điạ chỉ nhà của MS đến vị trí hiện thời của MS.
Để hỗ trợ MIPv4, PDSN đóng vai trò như một MIPv4FA. Ngay sau khi
kết nối PPP được thiết lập, PDSN bắt đầu phát một số các "bản tin quảng
cáo tác nhân MIPv4" (MIPv4 Agent Advertisement Message). Các bản tin
này cho phép MS hiểu đựơc địa chỉ IP của MIPv4FA và cho phép MS lập
cấu hình CoA địa phương. Để giảm thiểu số bản tin quảng cáo tác nhân
cần phát trên giao diện vô tuyến, PDSN sẽ dừng phát bản tin quảng cáo
sau khi số bản tin được phát đã đạt được số quy định trước. Khi MS cần
các bản tin quảng cáo tác nhân từ mạng, nó có thể gửi đi các "bản tin khẩn
nài tác nhân" (Agent Solicitation Message) đến PDSN để khởi động FA
trên PDSN để nó phát một bản tin quảng cáo tác nhân.

7.4. ĐỊNH TUYẾN GÓI SỐ LIỆU VÀ TRUYỀN TẢI

Giống như UMTS, cdma2000 1x cũng sử dụng các tuyến đặc thù máy để
chuyển các gói số liệu giữa MS và mạng lõi chuyển mạch gói (PDSN). Mỗi MS
duy trì một kết nối đến một PDSN phục vụ nó. Không phụ thuộc vào nơi nhận gói,
trước hết các gói của người sử dụng phải được gửi đến PDSN phục vụ MS. PDSN
này sẽ chịu trách nhiệm gửi các gói này đến nơi nhận cuối cùng. Tất cả các gói gửi
cho MS trước hết cũng được định tuyến đến PDSN phục vụ MS, sau đó PDSN này
truyền tải các gói đến MS trên kết nối PPP.
Hình 7.3 mô tả luồng lưu lượng giữa hai MS.
MS phát gửi các gói IP trên kết nối PPP đến PDSN 1 phục vụ nó. Các
khung PPP được truyền tunnel trên kết nối A8 giữa BSC1 và PCF1, sau đó trên
kết nối A10 giữa PCF1 và PDSN1. Các IP tunnel trên A8 và A10 sử dụng giao
thức đóng bao định tuyến tổng quát (GRE: Generic Routing Encapsulation) được
định nghĩa bởi IETF. Các PDSN1 và PDSN 2 được nối với nhau qua mạng IP. Vì
thế sau khi nhận được gói IP gửi đến MS thu, PDSN1 định tuyến các gói này đến
PDSN2 phục vụ MS thu bằng định tuyến IP thông thường với sự hỗ trợ của giao
thức quản lý dị động thuộc lớp IP (MIP). Sau đó PDSN 2 chuyển các gói IP này
trên kết nối PPP đến MS thu. Các khung PPP được truyền tunnel trên kết nối A10

353
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

giữa PDSN2 và PCF 2, trên kết nối A8 giữa PCF2 và BSC2. Cuối cùng các gói
này được truyển trên giao diện vô tuyến đến MS thu.
Chỉ có một kết nối duy nhất giữa MS và PDSN phục vụ nó. Nếu MS sử
dụng MIPv4 để truy nhập các dịch vụ IP, có thể có nhiều địa chỉ được sử dụng cho
một MS trên một kết nối PPP. Tuy nhiên trong trường hợp IP đơn giản được sử
dụng, sẽ chỉ có một địa chỉ được sử dụng cho một MS trên một kết nối PPP.

Mạng IP

IP IP

PDSN PSDN
1 2

A10/A11 A10/A11
Đường hầm Đường hầm
GRE GRE

PCF1 PCF2

Đường hầm Đường hầm


GTP GTP
A8/A9 A8/A9
Kết nối PPP

BSC1 BSC2

Kênh mang Kênh mang


Gói tin người dùng
vô tuyến vô tuyến

MS phát MS thu

Hình 7.3. Định tuyến và truyền tải gói trong miền chuyển mạch gói của
cdma2000 1x

354
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

7.5. KIẾN TRÚC GIAO THỨC CHO CÁC DỊCH VỤ SỐ LIỆU GÓI

Các điểm tham khảo giao thức chính cuả cdma2000 1x gồm (xem hình 1.7
chương 1):
 Điểm tham khảo A: Điểm tham khảo A bao gồm các các giao diện giữa
BSC và MSC. Nó bao gồm A1, A2, A5. Trong đó A1 để mang báo hiệu
còn A4 và A5 để mang các kiểu lưu lượng khác nhau. giữa BSC và MSC
 Điểm tham khảo Ater: Điểm tham khảo Ater gồm giao diện giữa các BSC.
Nó bao gồm hai giao diện A3 và A7 chủ yếu để hỗ trợ chuyển giao mềm
giữa các BSC. A3 bao gồm hai phần: báo hiệu và lưu lượng. để mang báo
hiệu còn A7 để mang báo hiệu không được mang bởi A3.
 Điểm tham khảo Aquinter: Điển tham khảo này bao gồm các giao diện A8 và
A9 để mang báo hiệu và lưu lượng giữa BSC và PCF.
 Điểm tham khảo Aquater (Giao diện R-F): Điểm tham khảo này bao gồm các
giao diện A10 và A11 để mang lưu lượng và báo hiệu giữa PCF và PDSN.
 Giao diện P-P (tùy chọn): Đây là giao diện giữa PDSN để hỗ trợ chuyển
giao nhanh giữa các PDSN.

7.5.1. Ngăn xếp giao thức trên các giao diện A9 và A11

Hình 7.4 cho thấy các ngăn xếp giao thức trên các giao diện A9 và A11.

Báo hiệu A9 Báo hiệu A9 Báo hiệu A11 Báo hiệu A11

TCP/UDP TCP/UDP UDP UDP

IP IP IP IP

Lớp liên kết Lớp liên kết Lớp liên kết Lớp liên kết

Lớp vật lý Lớp vật lý Lớp vật lý Lớp vật lý

BSC PCF PDSN


A9 A11
Hình 7.4. Các ngăn xếp giao thức trên các giao diện A9 và A11

355
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Giao thức báo hiệu A9 có các bản tin chính sau đây:
 A9-Thiết lập-A8 và A9-Kết nối-A8 (A9-Setup-A8 và A9-Connect-A8): Bản
tin A9-Thiết lập-A8 được BSC gửi đến PCF để thiết lập kết nối A8 hay để
khởi động PCF thiết lập kết nối A10. Bản tin A9-Kết nối-A8 được PCF gửi
đến BSC để trả lời bản tin A9-Thiết lập-A8 mà nó nhận được từ BSC
 A9-Giải phóng-A8 và A9-Giải phóng A8 hoàn thành (A9-Release-A8 và A9-
Release-A8 Complete): Được trao đổi giữa BSC và PCF để yêu cầu và trả
lời giải phóng kêt nối A8
 A9-Tháo gỡ-A8 (A9-Disconnect-A8): Được PCF gửi đến BSC để yêu cầu
giải phóng kết nối A8
 A9-Cập nhật-A8 và Báo nhận A9-Cập nhật-A8 (A9-Update-A8 và A9-
Update-A8 Ack): Được trao đổi giữa BSC và PDF cho thông tin trạng thái
và thanh tóan.
 A9-Liên kết vô tuyến đã kết nối và Báo nhận A-9-Liên kết vô tuyền đã kết
nối (A9-Air Link (AL) Connected and A9-Air Link (AL) Connected Ack):
Được trao đổi giữa BSC và PCF để thông báo về kết nối thành công liên kết
vô tuyến giữa BSC và MS.
 A9-Liên kết vô tuyến đã được tháo gỡ và Báo nhận A9-Liên kết vô tuyến đã
được tháo gỡ (A9-Air Link (AL) Disconnected and A9-Air Link (AL)
Disconnected Ack): Được trao đổi giữa BSC và PCF về việc liên kết vô
tuyến giữa BSC và MS đã được tháo gỡ

Giao diện A11 được PCF và sử dụng để thiết lập và tháo gỡ các kết nối
A10. Kết nối A10 là một tunnel được thiết lập bằng cách sử dụng giao thức GRE
của IETF để mang các gói IP của người sử dụng giữa PDSN và PCF. Giao thức
báo hiệu A11 được lập mô hình theo MIPv4. Trong đó PDSN đóng vai trò như
MIPv4 HA còn PCF đóng vai trò như MIPv4 FA. Giao thức báo hiệu A11 sử dụng
các bản tin sau:
 Yêu cầu đăng ký A11 và Trả lời đăng ký A11 (A11 Registration
Request và A11 Registration Reply) : Được trao đổi giữa PCF và PDSN
để thiết lập kết nối A10
 Cập nhật đăng ký A11 và Báo nhận cập nhật đăng ký A11 (A11
Registration Update và A11 Registration Update Acknowledge): Được
trao đổi giữa PDSN và PCF để cắt kết nối.

356
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khi một MS kết nối đến PCF, PCF gửi bản tin "yêu cầu đăng ký A11" đến
PSDN được chọn để yêu cầu PDSN này thiết lập một kết nối A10 đến PCF. Khi
nhận được yêu cầu này PDSN thiết lập tunnel GRE đến PCF và trả lời yêu cầu kết
nối A11 bằng bản "tin trả lời kết nối A11". Các thực hiện quá trình này giống như
MS sử dụng bản tin "yêu cầu đăng ký MIPv4" để thông báo cho MIPv4 HA của
nói về CoA hiện thời và khởi động HA thiết lập tunnel MIPv4 đến CoA hiện thời
của MS.
Vì thế các bảo tin "yêu cầu đăng ký A11" và "trả lời đăng ký A11" có cùng
khuôn dạng như các bản tin "yêu cầu đăng ký MIPv4" và "trả lời đăng ký MIPv4".
Giao thức UDP được sử dụng là giao thức truyền tải cho các bản tin báo
hiệu A11 vì các bản tin báo hiệu MIPv4 được truyền tải trên UDP.
PDSN sử dụng "trạng thái mềm" để duy trì kết nối A11. Trạng thái mềm sẽ
kết thúc sau một khoảng thời gian quy định trước. Vì thế PCF phải làm tươi lại kết
nối A10 bằng cách định kỳ gửi đi các bản tin "yêu cầu đăng ký A11" đến PDSN.
A9 và A11 có thể sử dụng mọi lớp vật lý. Các lớp liên kết có thể sử dụng
mọi giao thức phù hợp với lớp vật lý được sử dụng và có thể truyền các gói IP.

7.5.2. Ngăn xếp giao thức trên các giao diện A8 và A10

Hình 7.5 cho thấy các ngăn xếp giao thức để mang lưu lượng người sử
dụng trên các giao diện A8 và A10.

GRE GRE GRE GRE

IP IP IP IP

Lớp liên kết Lớp liên kết Lớp liên kết Lớp liên kết

Lớp vật lý Lớp vật lý Lớp vật lý Lớp vật lý

BSC PCF PDSN


A8 A10
Hình 7.5. Các ngăn xếp giao thứctrên các giao diện A8 và A10

357
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các gói IP của người sử dụng được đóng bao bằng giao thức IP và đường
truyền trong các tunnel của các kết nối A8 (giữa PCF và BSC) và A10 (Giữa
PDSN và PCF). Dưới đây ta sẽ xét hoạt động của GRE.
GRE đóng bao gói IP của người sử dụng bằng cách bổ sung một tiêu đề cho
gói này. Hình 7.6a cho thấy tiêu đề GRE và hình 7.6b cho thấy cách sử dụng tiêu
đề này để đóng bao gói IP của người sử dụng.
a) Khuôn dạng tiêu đề GRE

b) Sử dụng tiêu đề GRE để truyền tunnel giưa PDSN và PCF (hay giữa PCF và BSC)

Hình 7.6. Tiêu đề GRE

Tiêu đề GRE có các trường sau:


 C: chỉ thi có trường kiểm tra tổng hay không
 R: chỉ thị có trường định tuyến hay không
 K: chỉ thị có trường khóa hay không
 S: chỉ thị có trường số trình tự hay không
 s: chỉ thị có tuyến nguồn chặt chẽ (Strict Source Route) hay không; (tuyến
nguồn chặt chẽ là một tuyến nguồn đặc biệt)

358
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Recur: dự phòng cho tương lai và hiện thời được đặt bằng không
 Flags: sử dụng cho các cờ sẽ dùng trong tương lai
 Ver: chứa số phiên bản của giao thức GRE, đối với phiên bản hiện thời cần
đặt bằng không
 Protocol Type: chưa kiểu giao thức của gói tải tin
 Checksum: chứa kiểm tra tổng của tiêu đề GRE và gói tải tin bất kỳ
 Offset: chứa số byte tính từ bắt đầu trường Routing Field đến byte đầu tiên
của Source Route Entry tích cực
 Key: chứa một số bốn byte được chèn bởi bộ đóng bao
 Sequence Number: chứa một số nguyên 32 bit không dấu được bộ đóng bao
chèn vào. Nó có thể được sử dụng để thiết lập thứ tự cần truyền các gói từ
bộ đóng bao
 Routing: chứa danh sách các Source Route Entry (mục ghi tuyến nguồn);
mỗi mục ghi nhận dang một tuyến nguồn đến nơi nhận.

Đóng bao GRE trên các giao diện A8 và A10 sử dụng trường Key và
trường Sequency Number trong tiêu đề GRE. Trường Sequency Number được sử
dụng để đảm bảo các gói được truyền đúng thứ tự trong trường hợp giao thức
đóng bao đòi hỏi các gói phải được truyền theo thứ tự. Trường Key được sử dụng
để nhận dạng các gói IP được truyền đến/đi từ MS.

7.5.3. Các ngăn xếp giao thức trên giao diện P-P

Giao diện P-P là một giao diện tùy chọn để hỗ trợ chuyển giao nhanh giữa
các PDSN. Để làm thí dụ ta xét trường hợp chuyển giao giữa PDSN S và PDSN T.
Giả sử PDSN S là PDSN phục vụ MS trước khi chuyển giao. Ta gọi PDSN T là
PDSN đích. Khi không có chuyển giao nhanh giữa các PDSN, PDSN S cần được
thay thế bằng PDSN T trong quá trình chuyển giao. Để vậy MS cần thiết lập một
kết nối PPP mới đến PDSN T trong quá trình chuyển giao. Việc thiết lâp kết nối
PPP mới và lập cấu hình mạng (IPv4 hay IPv6) trên kết nối PPP này đòi hỏi nhiều
thời gian dẫn đến trễ chuyển giao lớn. Ngoài ra việc thay đổi PDSN cũng có nghĩa
là MS phải nhận được địa chỉ IP mới để nhận các gói IP từ PDSN phục vụ mới.
Khi sử dụng MIP để quản lý di động cũng có nghĩa là MS phải đăng ký địa chỉ
mới của nó với MIP HA và lại tăng thêm trễ.

359
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Với chuyển giao nhanh, PDSN phục vụ MS vẫn giữ nguyên không đổi
trong quá trình chuyển giao thậm chí cả sau chuyển giao. MS vẫn tiếp tục sử dụng
kết nối PPP hiện có (kết cuối trên PDSN S) để phát và thu các gói IP trên mạng
lõi, trong khi nó đang được chuyển giao sang PDSN T và thậm chí sau khi đã
được chuyển giao cho PDSN T. Chừng nào MS vẫn sử dụng kết nối cũ, nó không
cần thay đổi địa chỉ IP cuả mình. Kết quả là MS không phải thực hiện đăng ký
MIP với HA của mình.
Trước hết các gói được gửi cho MS sẽ tiếp tục được định tuyến đến PDSN
S. PDSN S chuyển các gói IP này trên kết nối PPP của nó đến MS. Trước hết các
khung PPP được truyền tunnel bởi PDSN S đến PDSN T. PDSN T tháo bao các
khung PPP thu được và truyền tunnel chúng trên một kết nối A10 đến PCF đích
được nối đến PDSN F và đang phục vụ MS. Sau đó PCF đích truyền tunnel các
gói trên một kết nối A8 đến BSC đích được kết nối với nó và hiện đang phục vụ
MS. BSC này tháo bao khung PPP và chuyển chúng đến MS trên kênh mang vô
tuyến. Truyền tunnel giữa PDSN phục vụ đến MS qua PDSN đích cho phép MS
duy trì kết nối PPP đến PDSN phục vụ ngay cả khi MS chuyển sang PDSN đích
và PDSN này sử dụng không gian địa chỉ IP khác.
Giao diện P-P đảm bảo các giao thức và các thủ tục cho báo hiệu và cho
phép truyền tunnel lưu lượng người sử dụng giữa các PDSN để hỗ trợ chuyển giao
giữa các PDSN nhanh. Giao diện P-P bao gồm hai giao diện riêng:
 Giao diện kênh mang P-P: thực hiện các kết nối lưu lượng P-P (các kênh
mang) để truyền các gói giữa các PDSN. Kết nối này được thực hiện như
một tunnel GRE
 Giao diện báo hiệu PP: cung cấp các bản tin báo hiệu và các thủ tục để
quản lý các kết nối lưu lượng P-P.

Giao thức báo hiệu P-P giống như giao thức báo hiệu A11 (giữa PCF và
PDSN) được lập mô hình theo báo hiệu của MIPv4. PDSN phục vụ đóng vai trò
như MIPv4 HA còn PDSN đích đóng vai trò như đại diện của MS. Giao thức P-P
sử dụng bốn bản tin sau (có cùng khuôn dạng như A11):
 Yêu cầu đăng ký P-P và Trả lời đăng ký P-P (P-P Registration Request và
P-P Registration Reply) : Được trao đổi giữa PDSN đích và PDSN phục vụ
để thiết lập kết nối lưu lượng P-P đến PDSN đích.
 Cập nhật đăng ký A11 và Báo nhận cập nhật đăng ký A11 (A11
Registration Update và A11 Registration Update Acknowledge): Được trao
đổi giữa PDSN phục vụ và PDSN đích để PCF để cắt kết nối.

360
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 7.7 cho thấy các ngăn xếp mặt phẳng báo hiệu và mặt phẳng người sử
dụng cho giao diện P-P.
a) Ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển

Báo hiệu P-P Báo hiệu P-P

UDP UDP

IP, IPsec IP, IPsec

Lớp liên kết Lớp liên kết

Lớp vật lý Lớp vật lý

PDSN đích PDSN phục vụ

a) Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người sử dụng

GRE GRE

IP, IPsec IP, IPsec

Lớp liên kết Lớp liên kết

Lớp vật lý Lớp vật lý

PDSN đích PDSN phục vụ


Hình 7.7. Các ngăn xếp giao thức cho giao diện P-P

IPsec có thể được sử dụng để thiết lập kết nối an ninh giữa PDSN đích và
PDSN phục vụ để truyền tải báo hiệu và các gói của người sử dụng. Các bản
tin báo hiệu được truyền trên giao thức UDP giống như các bản tin báo hiệu
MIPv4 được truyền trên UDP.

361
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

7.6. KIẾN TRÚC GIAO THỨC GIỮA MS VÀ PDSN

Bây giờ ta sẽ xếp chung các giao thức đã xét ở trên để được kiến trúc giao thức
cho việc truyền tải đầu cuối đầu cuối các gói số liệu của người sử dụng giữa MS
và một máy đối tác (CH: Correspondent Host). Máy đối tác này có thể được đặt
trong một mạng IP bất kỳ và được nối đến mạng cdma2000 1x qua IP. Ta cũng mô
tả các giao thức ngăn xếp cho báo hiệu giữa MS và PDSN phục vụ nó.
Trước hết ta xét kịch bản trong đó MS không nằm trong quá trình chuyển giao
nhanh giữa các PDSN. Các giao thức ngăn xếp để truyền tải gói số liệu của người
sử dụng giữa MS và máy đối tác (CH) được cho trên hình 7.8. Trên hình này giao
thức LAC (Link Access Control: điều khiển truy nhập liên kêt) quản lý thiết lập,
sử dụng, thay đổi và loại bỏ các liên kết vô tuyến.
IP IP IP IP

PPP PPP

GRE GRE GRE GRE


LAC LAC Liên kết Liên kết
IP IP IP IP

Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết

PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY

MS BSC A8 PCF A10 (R-P) PDSN phục vụ CH

Hình 7.8. Kiến trúc giao thức cdma2000 1x để truyền gói số liệu giữa MS
và CH (không có giao diện P-P)

Bây giờ ta xét trường hợp giao diện P-P được sử dụng bởi PDSN phục vụ để
truyền tunnel lưu lượng của người sử dụng qua PDSN đích đến MS. Hình 7.9 cho
thấy kiến trúc giao thức để truyền tải đầu cuối đầu cuối lưu lượng giữa người sử
dụng và máy đối tác (CN).
Tiếp theo ta xét kiến trúc giao thức bao hiệu giữa MS và PDSN phục vụ. MS
cần trao đổi báo hiệu với PDSN phục vụ để thiết lập kết nối PPP và tiến hành các
đăng ký MIPv4. Các bản tin báo hiệu giữa MS và PDSN phục vụ được truyền tải
trên các kênh mang (các kết nối) qua RAN và mạng lõi (hình 7.10). MS kết nối
với PDSN thông qua giao thức PPP. MS kết nối với BSC thông qua giao thức
LAC.

362
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

IP IP IP IP

PPP PPP

GRE GRE GRE GRE GRE GRE


Liên Liên
LAC LAC
kết kết
IP IP IP IP IP IP

Liên Liên Liên Liên Liên Liên Liên Liên


kết kết kết kết kết kết kết kết

PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY

A8 A10 (R-P) P-P


MS BSC PCF PDSN đích PDSN phục vụ CH
Hình 7.9. Kiến trúc giao thức để truyền tải đầu cuối đầu cuối lưu lượng
khi giao diện P-P được sử dụng
MIPv4
MIPv4 FA
Client

UDP UDP

IP IP IP

PPP PPP

GRE GRE GRE GRE


LAC LAC Liên kết
IP IP IP IP

Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết

PHY PHY PHY PHY PHY PHY PHY

A8 A10
MS BSC PCF PDSN phục vụ
Hình 7.10. Kiến trúc giao thức báo hiệu giữa MS và PDSN

7.7. MÔ HÌNH AN NINH CDMA2000 1X

Mô hình an ninh tổng quát cho giao diện vô tuyến ở cdma2000 1x được cho
trên hình 7.11.

363
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Giao diện vô tuyến


HLR/AuC
MS Bộ tạo
ESN A-Key
RAND SSD (32bit)
VLR RAND SSD A-Key
ESN

CAVE CAVE
Bộ tạo
RAND
SSD_B SSD_A SSD_A SSD_B
BROADCAST RAND (32bit)
CAVE CAVE CAVE CAVE

AUTHR
PLCM RANDC COUNT XAUTHR
(18 bit) PLCM
RANDC, COUNT, AUTHR
=?
Mã dài Mã dài

Tiếng Tiếng được ngẫu nhiên hóa Tiếng


Khóa Khóa
số liệu số liệu
Số liệu Số liệu được mật mã Số liệu
ORYX ORYX

Khóa CMEA Khóa CMEA


Báo hiệu Báo hiệu được mật mã Báo hiệu
E-CMEA E-CMEA

BSS

Hình 7.11. Mô hình tổng quát của an ninh giao diện vô tuyến trong cdma2000
1x

Mô hình trên hình (7.11) cho thấy quá trình AKA (Authentication and Key
Agreement: thỏa thuận khóa và nhận thực) và mật mã ở cdma2000. An ninh trong
cdma20001x được thực hiện trên cơ sở khóa bí mật chia sẻ (A-Key) được nạp
trong UIM và lưu tại AuC.Quá trình này như sau:
 AuC tạo số ngẫu nhiên RANDSSD 32 bit và các số liệu bí mật chia sẻ theo
giải thuật CAVE:SSD_A/B= CAVE(RANDSSD, A_Key, ESN)
 AuC gửi RANDSSD cùng SSA_A/B được tạo ra từ số ngẫu nhiên này qua
HLR đến VLR
 Qua giao diện vô tuyến, VLR gửi RANDSSD đến MS
 Nhận được RANDSSD, MS tạo ra các số liệu bí mật chia sẻ tương ứng bằng
giải thuật CAVE:
SSD_A/B= CAVE(RANGSD, A_Key, ESN,…)
 Bô tạo RAND ở VLR tạo ra BROADCAST RAND 32 bit để nhận thực toàn
cục
 VLR gửi BROADCAST RAND qua giao diện vô tuyến cho MS
 Nhận được BROADCAST RAND, MS tạo ra chữ ký nhận thực 18 bit bằng
giải thuật CAVE: AUTHR= CAVE(BROADCAST RAND, SSD_A,…)

364
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 MS gửi chữ ký nhận thực AUTHR cùng với RANDC (8 bit cao của
BROADCAST RAND và COUNT đến VLR qua giao diện vô tuyến
 VLR tính toán chữ ký nhận thực kỳ vọng bằng giải thuật CAVE:
XAUTHR= CAVE (BROADCAST RAND, SSD_A,…)
 VLR so sánh RANDC, COUNT chữ ký nhận thực kỳ vọng XAUTHR của nó
với các thông số tương ứng mà nó nhận được từ VLR
 Nếu cả ba so sánh nói trên đều thành công, thì nhận thực MS thành công. MS
và BSS chuyển vào chế độ mật mã
 Nếu một trong ba so sánh nói trên thất bại, VLR yêu cầu nhật thực duy nhất
 Chế độ mật mã được thực hiện ở MS và BSS
 Để mật mã cho tiếng thoại, số liệu và báo hiệu ba khóa tương ứng được tạo ra
bằng giải thuật CAVE với thông số đầu vào SSD_B: (1) PLCM (Private Long
Code Mask: mặt nạ mã dài riêng), (2) khóa số liệu, (3) E-CMEA (Enhanced
Cellular Message Encryption Algorithm: Giải thuật mật mã hóa di động tăng
cường)
 Mật mã tiếng thoại không được thực hiện trực tiếp mà thông qua việc ngẫu
nhiên hóa số liệu tiếng bằng mặt nạ mã dài được tạo ra trên cơ sở mặt nạ
PLCM
 Mật mã số liệu được thực hiện bằng giải thuật ORYX dựa trên khóa số liệu
 Mật mã hóa báo hiệu được thực hiện bằng giải thuật CMEA dựa trên khóa E-
CMEA.

7.8. TỔNG KẾT

Mạng lõi cdma2000 1x được xây dựng trên hai miền: miền chuyển mạch
kênh (CS) và miền chuyển mạch gói (PS). Ban đầu miền PS chỉ hỗ trợ mạng để
truyền các dịch vụ số liệu gói còn miền CS vẫn đảm bảo truyền các dịch vụ thời
gian thực. Cùng với sự tiến hoá của mạng cdma 20001x, miền PS dần đảm nhiệm
cả các dịch vụ thời gian thực của miền CS. Chương này tập trung lên xét miền PS
của cdma2000 1x. Trước hết các chức năng và các giao diện của miền PS được
xét. Các giao diện được chia thành hai giao diện riêng biệt: giao diện cho báo hiệu
và giao diện cho lưu lượng. Điều này hoàn toàn giống như ở WCDMA UMTS
trong đó các ngăn xếp giao thức được chia thành mặt phẳng điều khiển và mặt
phẳng báo hiệu. Định tuyến giữa một MS với một đối tác luôn đi qua PDSN phục
vụ nó. Để truy nhập vào các dịch vụ chuyển mạch gói của cdma 20001x, MS phải
tiến hành hai bước sau: (1) nhận được truy nhập đến PDSN, và (2) đăng ký

365
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MIPv4. Các giao thức trên các giao diện giữa BSC và PCF (A8/A9), giữa PCF và
PDSN (A10/A11) đều được xây dựng trên cơ sở IP. Báo hiệu và lưu lượng truyền
giữa các phần tử này được đóng bao bởi giao thức GRE và được truyền tunnel.
Giao thức báo hiêu A11 được xây dựng giống như báo hiệu MIPv4: cả hai đều sử
dụng UDP. Ngoài các giao diện bắt buộc nói trên còn có giao diện tuỳ chọn P-P
giữa PDSN phục vụ MS và PDSN đích mà MS này sẽ chuyển sang. Giao diện này
cho phép MS vẫn duy trì địa chỉ IP cũ của nó với PDSN cũ và vì thế chuyển giao
được thực hiện nhanh hơn. Phần cuối chương này được dành cho mô hình an ninh
giao diện vô tuyến của cdma2000. Giống như WCDMA, mô hình an ninh của
cdma2000 1x dựa trên cơ chế mật mã hóa đối xứng. Nghĩa là cả MS (UIM) và
mạng đều có chung một khóa bí mật chia sẻ để từ khoá này sản xuất ra các thông
số an ninh khác. Nếu ở WCDMA an ninh được quản lý tập trung tại HLR thì ở
cdma20001x an ninh đựơc quản lý phân bố tại các VLR.

7.9. CÂU HỎI

1. Trình bày mô hình chức năng miền PS của cdma2000 1x


2. Trình bày các bước trong thủ tục truy nhập miền PS cdma2000 1x
3. Trình bày định tuyến và truyền tải gói số liệu trong miền PS cdma2000 1x
4. Trình bày các điểm tham khảo giao thức chính cuả cdma2000 1x
5. Trình bày ngăn xếp giao thức trên các giao diện A9 và A11
6. Trình bày ngăn xếp giao thức trên các giao diện A8 và A10
7. Trình bày các ngăn xếp giao thức trên giao diện P-P
8. Trình bày kiến trúc giao thức để truyền tải số liệu gói từ một MS đến máy đối
tác (CN) khi không có giao diện P-P.
9. Trình bày kiến trúc giao thức để truyền tải số liệu gói từ một MS đến máy đối
tác (CN) khi có giao diện P-P.
10. Trình bày kỉến trúc giao thức báo hiệu giữa MS và PDSN

366
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 8

GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 3G+ HSPA

8.1. GIỚI THIỆU CHUNG

8.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Các giao thức trên giao diện vô tuyến 3G+ HSPA


 Các trạng thái 3G UMTS RRC với HSDPA/HSUPA của LTE
 Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA)
 Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)
 Trải phổ và điều chế cho HSPA
 Cấu trúc MAC-hs, MAC-2 và lớp vật lý
 Quản lý di động trong HSDPA

8.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [23],[25].

8.1.3. Mục đích chương

 Nắm đựơc các giao thức và các trạng thái khác nhau của HSPA
 Nắm được các kênh trong HSPA
 Nắm đựơc các vấn đề quan lý di động trong HSPA

8.2. TỔNG QUAN

Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA: High Speed Down Link Packet
Access) được 3GPP chuẩn hóa ra trong R5 với phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên vào
năm 2002. Truy nhập gói đường lên tốc độ cao (HSUPA) được 3GPP chuẩn hóa
trong R6 và tháng 12 năm 2004. Cả hai HSDPA và HSUPA được gọi chung là
HSPA. Các mạng HSDPA đầu tiên được đưa vào thương mại vào năm 2005 và
HSUPA được đưa vào thương mại vào năm 2006. Các thông số tốc độ đỉnh của

367
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HSPA được cho trong bảng 8.1. Nếu tốc độ số liệu lý thuyết của WCDMA là
2Mbps (nhưng thực tế là 384 Mbps), thì HSPA R6 đưa tốc độ đỉnh lên 14,4 Mbit/s
cho đường xuống và 5,7Mbps cho đường lên. HSPA R7 đưa tốc độ này lên 28
Mbps cho dường xuống và 11 Mbps cho đường lên và HSPA R8 với cấu hình
MIMO 2x2 đưa tốc độ này lên 42 Mbps cho đường xuống.

Bảng 8.1. Các thông số tốc độ đỉnh HSPA


Tôc độ số liệu Tốc độ số liệu
dỉnh HSDPA đỉnh HSUPA
(Mbps) (Mbps)
3GPP R6 14,4 5,7
3GPP R7 28 11
3GPP R8 42 (với sơ đồ -
MIMO 2x2)

HSPA được triển khai trên WCDMA hoặc trên cùng một sóng mang hoặc
sử dụng một sóng mang khác để đạt được dung lượng cao (xem hình 8.1).

f2
f1

Nút B GGSN
RNC SGSN
Hình 8.1. Triển khai HSPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang
với WCDMA (f1).

HSPA chia sẻ chung hạ tầng mạng với WCDMA. Để nâng cấp WCDMA
lên HSPA chỉ cần bổ sung phần mềm và một vài phần cứng nút B và RNC.
Lúc đầu HSPA được thiết kế cho các dịch vụ tốc độ cao phi thời gian thực,
tuy nhiên R6 và R7 cải thiện hiệu suất cuả HSPA cho VoIP và các ứng dụng tương
tự khác.
Khác với WCDMA trong đó tốc độ số liệu trên các giao diện như nhau
(384 kbps cho tốc độ cực đại chẳng hạn), tốc độ số liệu HSPA trên các giao diện
khác nhau. Hình 8.2 minh họa điều này cho HSDPA. Tốc độ đỉnh (14,4Mbps trên

368
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2 ms) tại đầu cuối chỉ xẩy ra trong thời điểm điều kiện kênh truyền tốt vì thế tốc
độ trung bình có thể không quá 3Mbps. Để đảm bảo truyền lưu lượng mang tính
cụm này, nút cần có bộ đệm để lưu lại lưu lượng và bộ lập biểu để truyền lưu
lượng này trên hạ tầng mạng.
HSDPA R5

Iub Iu-cs Số liệu từ


GGSN
Đầu cuối Nút B RNC SGSN

Tốc độ HS-DSCH đỉnh Tốc độ bit Iub Thông số QoS: tốc độ


14,4 Mbps trên 2ms 0-3 Mbps bit cực đại: 3Mbps

Hình 8.2. Tốc độ số liệu khác nhau trên các giao diện (trường hợp HSDPA
R5)

Hình 8.3 cho thấy các chức năng mới trong các phần tử của WCDMA khi
đưa vào HSPA.

369
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Các chức năng mới do HSDPA b) Các chức năng mới do HSUPA
RNC
Quản lý di động và tài nguyên Quản lý di động và tài nguyên
vô tuyến HSDPA vô tuyến HSUPA
Quản lý lưu lượng HSDPA Iub Ấn định dung lượng HSUPA Iub
Thể tích số liệu lớn hơn Thể tích số liệu UL lớn hơn
Sắp xếp lại thứ tự gói

Nút B
Nhớ đệm số liệu Xử lý HARQ bằng bộ nhớ giá
Xử lý HARQ trị mềm
Giải mã phản hồi Mã hóa phản hồi
Điều khiển luồng Lập biểu đường lên phụ thuộc
Lập biểu đường xuống vào nhiễu/băng gốc/dung
Điều chế 16QAM lượng Iub

UE
Xử lý HARQ bằng bộ Xử lý HARQ
nhớ đệm giá trị mềm Tạo thông tin phản hồi về trạng
Tạo tín hiệu phản hồi và phát thái bộ đệm và công suất phát
Giải điều chế 16QAM Truyền dẫn đa mã
Lập biểu đường lên

Hình 8.3. Các chức năng mới trong các phần tử của WCDMA khi đưa vào
HSPA.

Mặc dù sử dụng các công nghệ giống HSDPA, HSUPA cũng có một số
khác biệt căn bản so với HSDPA và các khác biệt này ảnh hưởng lên việc thực
hiện chi tiết các tính năng:
 Trên đường xuống, các tài nguyên chia sẻ là công suất và mã đều được đặt
trong một nút trung tâm (nút B). Trên đường lên, tài nguyên chia sẻ là đại
lượng nhiễu đường lên cho phép, đại lượng này phụ thuộc vào công suất
của nhiều nút nằm phân tán (các nút UE)
 Trên đường xuống bộ lập biểu và các bộ đệm phát được đặt trong cùng
một nút, còn trên đường lên bộ lập biểu được đặt trong nút B trong khi đó
các bộ đệm số liệu được phân tán trong các UE. Vì thế các UE phải thông
báo thông tin về tình trạng bộ đệm cho bộ lập biểu

370
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Đường lên WCDMA và HSUPA không trực giao và vì thế xẩy ra nhiễu
giữa các truyền dẫn trong cùng một ô. Trái lại trên đường xuống các kênh
được phát trực giao. Vì thế điều khiển công suất quan trọng đối với đường
lên để xử lý vấn đề gần xa. E-DCH được phát với khoảng dịch công suất
tương đối so với kênh điều khiển đường lên được điều khiển công suất và
bằng cách điều chỉnh dịch công suất cho phép cực đại, bộ lập biểu có thể
điều khiển tốc độ số liệu E-DCH. Trái lại đối với HSDPA, công suất phát
không đổi (ở mức độ nhất định) cùng với sử dụng thích ứng tốc độ số liệu.
 Chuyển giao được E-DCH hỗ trợ. Việc thu số liệu từ đầu cuối tại nhiều ô
là có lợi vì nó đảm bảo tính phân tập, trong khi đó phát số liệu từ nhiều ô
trong HSDPA là phức tạp và chưa chắc có lợi lắm. Chuyển giao mềm còn
có nghĩa là điều khiển công suất bởi nhiều ô để giảm nhiễu gây ra trong
các ô lân cận và duy trì tương tích ngược với UE không sử dụng E-DCH
 Trên đường xuống, điều chế bậc cao hơn (có xét đến hiệu quả công suất
đối với hiệu quả băng thông) được sử dụng để cung cấp các tốc độ số liệu
cao trong một số trường hợp, chẳng hạn khi bộ lập biểu ấn định số lượng
mã định kênh ít cho truyền dẫn nhưng đại lượng công suất truyền dẫn khả
dụng lại khá cao. Đối với đường lên tình hình lại khác; không cần thiết
phải chia sẻ các mã định kênh đối với các người sử dụng khác và vì thể
thông thường tỷ lệ mã hóa kênh thấp hơn đối với đường lên. Như vậy khác
với đường lên điều chế bậc cao ít hữu ích hơn trên đường lên trong các ô vĩ
mô và vì thế không đựơc xem xét trong phát hành đầu của HSUPA.
 Trong khi HSDPA chỉ hỗ trợ một TTI (2ms), thì HSUPA có thể hỗ trợ hai
độ dài TTI (2 ms và 10 ms). TTI 2ms được hỗ trợ để giảm trễ còn TTI 10
ms được hỗ trợ để đảm bảo hoạt động tại biên ô. TTI 10 ms sẽ là giá trị
ban đầu khi mới triển khai hệ thống

8.3. CÁC GIAO THỨC TRÊN GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 3G+ HSPA

Giao diện vô tuyến của HSPA cũng giống như WCDMA nằm trên đường
kết nối giữa UE vớiNodeB và được ký hiệu là Uu (hình 8.4).

371
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đường truyền
vô tuyến
UE Node B RNC CN
Uu Iub

UE: User Equipement - thiết bị người sử dụng


Node B: Nút B
CN: Core Network= mạng lõi
RNC: Radio Network Controller - bộ điều khiển mạng vô tuyến
Hình 8.4. Giao diện vô tuyến của HSPA: Uu

Hình 8.5 cho thấy ngăn xếp giao thức 3G HSPA UMTS trong mặt phẳng
người sử dụng (UP). HSPA (High Speed Packet Access: truy nhập gói tốc độ cao)
bao gồm HSDPA (High Speed Downlink Packet Access: truy nhập gói tốc độ cao
đường xuống) và HSUPA (High Speed Uplink Packet Access: truy nhập gói tốc
độ cao đường lên). HSDPA cho phép truyền lưu lượng gói trên kênh chia sẻ riêng
HS-DCH (High Speed Dedicated Channel) cho đường xuống, còn HSUPA cho
phép truyền lưu lượng gói trên kênh tăng cừơng riêng E-DCH (Enhanced
Dedicated Channel). Cả hai giao diện này đều đựơc phát triển từ 3G WCDMA
UMTS tuy nhiên lớp MAC đựơc bổ sung thêm một số lớp con để phục vụ hai
kênh gói tốc độ cao nói trên. MAC-hs được bổ sung cho HSDPA để điều khiển lập
biểu nhanh, HARQ (Hybrid Automatic Repeat Request: yêu cầu phát lại tự động
lai ghép) và ưu tiên. MAC-e đựơc bổ sung cho HSUPA, trong đó MAC-e trong ô
phục vụ để điều khiển lập biểu nhanh, HARQ (Hybrid Automatic Repeat Request:
yêu cầu phát lại tự động lai ghép) và ưu tiên, còn MAC-e trong ô không phục vụ
chỉ để xử lý HARQ. Ngoài ra lớp con MAC-es được bổ sung cho HSUPA để sắp
xếp lại các gói đúng thứ tự do chuyển giao mềm.

372
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến HSDPA trong UP


UE Node B RNC
PDCP PDCP
RLC-U RLC-U
MAC-d
MAC MAC-hs
FP FP
WCDMA L1 WCDMA L1
Truyền tải Truyền tải

Uu Iub
b) Ngăn xếp giao thứcgiao diện vô tuyến HSUPA trong UP
UE Node B RNC
PDCP
PDCP RLC-U
RLC-U MAC-d
MAC MAC-es
MAC-es/e MAC-e FP FP
WCDMA L1 WCDMA L1 Truyền tải Truyền tải

Uu Iub

MAC-hs (hs: High Speed= tốc độ cao): lớp con bổ sung cho HSDPA để điều khiển lập biểu HARQ và ưu tiên
MAC-d (d: Dedicated= kênh riêng): để xử lý kênh lưu lượng
MAC-e (e: enhanced): lớp con bổ sung cho HSUPA để điều khiển lập biểu và HARQ
MAC-es (s: in sequence delivery): để đảm bảo sắp xếp các gói đúng thứ tự do chuyển mạch mềm và phát lại

Hình 8.8. Các ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến của 3G HSPA UMTS
trong mặt phẳng người sử dụng.

8.4. CÁC TRẠNG THÁI 3G UMTS RRC VỚI HSDPA/ HSUPA CỦA UE

Máy trạng thái RRC của UE có hai chế độ: chế độ rối (IDLE) và chế độ kết
nối (hình 8.6).
Trong chế độ rỗi, sau khi UE bật nguồn, nó chọn một mạng di động để kết
nối. UE chọn một ô thích hợp của mạng này để nhận được các dịch vụ từ nó và
điều chỉnh đến kênh điều khiển và cắm trại tại ô này. Sau khi đã cắm trại đến một
ô trong trạng thái rỗi, UE có thể nhận đươc thông tin hệ thống và các bản tin CB
(Cell Broadcast: quảng bá ô) từ ô này. UE sẽ nằm tại trạng thái rỗi cho đến khi nó
phát đi một yêu cầu thiết lập kết nối RRC. Trong chế độ rỗi, UE được nhận dạng
bởi các số nhận dạng NAS như: IMSI (số nhận dạng thuê bao di động quốc tế),
TMSI (số nhận dạng thuê bao di động tạm thời) hay P-TMSI (TMSI gói). Trong
trạng thái rỗi UTRAN không thông tin về UE, mạng chỉ có thể tìm được UE qua
tìm gọi và UE phải giám sát tìm gọi.
Trong chế độ kết nối ,UE có bốn trạng thái. Cell_DCH là trạng thái được sử
dụng khi truyền dẫn số liệu từ/đến UE tích cực trên kênh DCH hay
HSDPA/HSUPA. Trong trạng thái này cả máy thu và máy phát đều làm việc liên
tục nên tiêu thụ công suất cao. Tuy nhiên UE sẽ phải chuyển vào trạng thái

373
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CELL_FACH nếu không xẩy ra truyền dẫn (có số liệu trong bộ đệm) trong một
khoảng thời gian nhất định. Điều này xẩy ra sau vài giây phụ thuộc vào các cài đặt
bộ định thời. Trong trạng thái này chỉ máy thu làm việc (để giải mã FACH) nên
tiêu thụ công suất thấp. Khi UE nằm trong trạng thái CELL_FACH, cần có báo
hiệu trên kênh truy nhập đường xuống (FACH ) để chuyển UE trở lại CELL_DCH
trước khi thực hiện trao đổi số liệu trên HS-DSCH và E-DCH. FACH là một kênh
truyền tải đường xuống tốc độ thấp. Các tài nguyên vật lý để mang kênh FACH
được lập cấu hình bán vĩnh cửu bởi RNC và để cực đại hoá các tài nguyên khả
dụng cho HS-DSCH và các kênh khác đường xuống, khối lượng tài nguyên cho
FACH (và tốc độ số liệu FACH tương ứng) thường là nhỏ, vào khoảng vài chục
kbps.
Từ trạng thái Cell_DCH, UE có thể chuyển sang trạng thái Cell_FACH hay
các trang thái khác hoặc trực tiếp từ trạng thái Cell_DCH hay qua trạng thái
Cell_FACH nếu không có số liệu truyền. Các chuyển đổi đòi hỏi thời gian do cần
lập lại cấu hình và các quá trình thiết lập. Dành trước tài nguyên HSDPA/HSUPA
khi không có số liệu truyền là lãng phí dung lượng hệ thống hay tài nguyên BTS.
Thời gian có điện của acqui UE cũng bị ảnh hưởng vì phải duy trì UE tích cực khi
không truyền số liệu và điều này dẫn đến acqui nhanh hết điện.
DCH hay HS- Cần tìm gọi
DSCH/E-DCH để tích cực
được ấn định Chế độ kết nối
(Connected Mode)

Cell_DCH
Cell_PCH
Chế độ rỗi
(IDLE MODE)
Cell_FACH
URA_PCH

FACH tiếp tục


được giải mã
Hình 8.6. Các trạng thái RRC với HSDPA/HSUPA

Nếu thời gian rỗi trong truyền dẫn số liệu vẫn tiếp tục trong các khoảng
thời gian dài, UE có thể chuyển sang trạng thái Cell_PCH hay URA_PCH. Trong
các trạng thái này, UTRAN có thể biết vị trí của UE tại mức ô nhưng nó chỉ có thể
nối đến UE qua tìm gọi. Trong trạng thái này UE ở chế độ ngủ và chỉ thức giấc khi
giải mã kênh tìm gọi vì thế các trạng thái này là hiệu suất nhất cho tiêu thụ điện
acqui. Về bản chất, việc sử dụng thu không liên tục chu kỳ (DRX) với thao tác tìm
gọi sẽ dẫn đến trễ bổ sung khi trở lại truyền dẫn số liệu vì trước tiên cần tìm gọi
đầu cuối. Điều này xẩy ra trong một ô (vị trí được biết tại mức ô trong trạng thái
Cell_PCH) hay tại mức vùng đăng ký (trạng thái URA_PCH). Trong trạng thái
Cell_PCH, mỗi khi UE chuyển vào một ô mới nó phải chuyển vào Cell_FACH để

374
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

làm thủ tục cập nhật ô. Trong URA_PCH UE không phải làm thủ tục này mà nó
chỉ cần đọc các số nhận dạng URA (UTRAN Regítration Area: vùng đăng ký
UTRAN) trên BCH (kênh quảng bá) và sau khi vào một ô mới (chọn lại ô) UE chỉ
cần thông báo thay đổi này cho SRNC (Serving RNC: RNC phục vụ). Vì thế
URA_PCH có lợi cho các UE di động cao. Các UE di động cao trong mạng mật
độ cao cần nhiều cập nhật ô, dẫn đến tăng tải RACH, nhưng cần được tìm gọi
trong nhiều ô trong trường hợp tích cực được khởi xướng từ đường xuống.
Nếu không có các vấn đề đặc thù HSDPA/HSUPA trong chế độ rỗi, thao
tác này lại sử dụng DCH. Đặc tả R6 chỉ ra vị trí trong thông tin quảng bá chứa
thông báo về việc có hay không HSDPA/HSUPA, nhưng đây chỉ là thông tin của
người sử dụng. và không gây ảnh hưởng lên mạng hiện thời cũng như tính cách
chọn ô. Rõ ràng răng lý do quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource
Management) sẽ quyết định ấn dịnh HSDPA/HSUPA hay không.

8.5. TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO ĐƯỜNG XUỐNG (HSDPA)

HSDPA được thiết kế để tăng thông lượng số liệu gói đường xuống bằng
cách kết hợp các công nghệ lớp vật lý: truyền dẫn kết hợp phát lại nhanh và thích
ứng nhanh được truyền theo sự điều khiển của nút B.

8.5.1. Truyền dẫn kênh chia sẻ

Đặc điểm chủ yếu cuả HSDPA là truyền dẫn kênh chia sẻ. Trong truyền
dẫn kênh chia sẻ, một bộ phận của tổng tài nguyên vô tuyến đường xuống khả
dụng trong ô (công suất phát và mã định kênh trong WCDMA) đựơc coi là tài
nguyên chung được chia sẻ động theo thời gian giữa các người sử dụng. Truyền
dẫn kênh chia sẻ được thực hiện thông qua kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao
(HS-DSCH: High-Speed Dowlink Shared Channel). HS-DSCH cho phép cấp phát
nhanh một bộ phận tài nguyên đường xuống để truyền số liệu cho một người sử
dụng đặc thù. Phương pháp này phù hợp cho các ứng dụng số liệu gói thường
đựơc truyền theo dạng cụm và vì thể có các yêu cầu về tài nguyên thay đổi nhanh.
Cấu trúc cơ sở thời gian và mã của HS-DSCH được cho trên hình 8.8. Tài
nguyên mã cho HS-DSCH bao gồm một tập mã định kênh có hệ số trải phổ 16
(xem phần trên của hình 8.7), trong đó số mã có thể sử dụng để lập cấu hình cho
HS-DSCH nằm trong khoảng từ 1 đến 18. Các mã không dành cho HS-DSCH
được sử dụng cho mục đích khác, chẳng hạn cho báo hiệu điều khiển, các dịch vụ
MBMS hay các dịch vụ chuyển mạch kênh.

375
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

SF=1
SF=2
SF=4
SF=8
SF=16

Các mã định kênh được sử dụng cho truyền


dẫn HS-DSCH (10 trong thí dụ này)
HS-DSCH TTI
2ms
Các mã định kênh

Người sử dụng 1
Người sử dụng 2
Người sử dụng 3
Người sử dụng 4

Thời gian

Hình 8.8. Cấu trúc thời gian-mã của HS-DSCH

Phần dưới của hình 8.7 mô tả ấn định tài nguyên mã HS-DSCH cho từng
người sử dụng trên cở sở TTI=2ms (TTI: Transmit Time Interval: Khoảng thời
gian truyền dẫn). HSPDA sử dụng TTI ngắn để giảm trễ và cải thiện quá trình bám
theo các thay đổi của kênh cho mục đích điều khiển tốc độ và lập biểu phụ thuộc
kênh (sẽ xét trong phần dưới).
Ngoài việc được ấn định một bộ phận cuả tổng tài nguyên mã khả dụng,
một phần tổng công suất khả dụng của ô phải được ấn định cho truyền dẫn HS-
DSCH. Lưu ý rằng HS-DSCH không được điều khiển công suất mà được điều
khiển tốc độ. Trong trường hợp sử dụng chung tần số với WCDMA, sau khi phục
vụ các kênh WCDMA, phần công suất còn lại có thể được sử dụng cho HS-
DSCH, điều này cho phép khai thác hiệu quả tổng tài nguyên công suất khả dụng.

8.5.2. Lập biểu phụ thuộc kênh

Lập biểu (Scheduler) điều khiển việc dành kênh chia sẻ cho người sử dụng
nào tại một thời điểm cho trước. Bộ lập biểu này là một phần tử then chốt và quyết
định rất lớn đến tổng hiệu năng của hệ thống, đặc biệt khi mạng có tải cao. Trong
mỗi TTI, Bộ lập biểu quyết định HS-DSCH sẽ được phát đến người (hoặc các

376
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

người) sử dụng nào kết hợp chặt chẽ với cơ chế điều khiển tốc độ (tại tốc độ số
liệu nào).
Dung lượng hệ thống có thể được tăng đáng kể khi có xét đến các điều kiện
kênh trong quyết định lập biểu: lập biểu phụ thuộc kênh. Vì trong một ô, các điều
kiện của các đường truyền vô tuyến đối với các UE khác nhau thay đổi độc lập,
nên tại từng thời điểm luôn luôn tồn tại một đường truyền vô tuyến có chất lượng
kênh gần với đỉnh của nó (hình 8.8). Vì thế có thể truyền tốc độ số liệu cao đối với
đường truyền vô tuyến này. Giải pháp này cho phép hệ thống đạt được dung lượng
cao. Độ lợi nhận được khi truyền dẫn dành cho các người sử dụng có các điều kiện
đường truyền vô tuyến thuận lợi thường đựơc gọi là phân tập đa người sử dụng và
độ lợi này càng lớn khi thay đổi kênh càng lớn và số người sử dụng trong một ô
càng lớn. Vì thế trái với quan điểm truyền thống rằng phađinh nhanh là hiệu ứng
không mong muốn và rằng cần chống lại nó, bằng cách lập biểu phụ thuộc kênh
phađinh có lợi và cần khai thác nó.
Chiến lược cuả bộ lập biểu thực tế là khai thác các thay đổi ngắn hạn (do
phađinh đa đường) và các thay đổi nhiễu nhanh nhưng vẫn duy trì được tính công
bằng dài hạn giữa các người sử dụng. Về nguyên tắc, sự mất công bằng dài hạn
càng lớn thì dung lượng càng cao. Vì thế cần cân đối giữa tính công bằng và dung
lượng.

Các thay đổi kênh hiệu


dụng nhìn từ nút B
Chất lượng kênh

Người sử dụng #1
Người sử dụng #2
Người sử dụng #3

#1 #3 #2 #3 #1

Hình 8.8. Lập biểu phụ thuộc kênh cho HSDPA

Ngoài các điều kiện kênh, bộ lập biểu cũng cần xét đến các điều kiện lưu
lượng. Chẳng hạn, sẽ vô nghiã nếu lập biểu cho một người sử dụng không có số
liệu đợi truyền dẫn cho dù điều kiện kênh cuả người sử dụng này tốt. Ngoài ra một
số dịch vụ cần được cho mức ưu tiên cao hơn. Chẳng hạn các dịch vụ luồng đòi

377
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hỏi đựơc đảm bảo tốc độ số liệu tương đối không đổi dài hạn, trong khi các dịch
vụ nền như tải xuống không có yêu cầu gắt gao về tốc độ số liệu không đổi dài
hạn.
Nguyên lý lập biểu của HSDPA được cho trên hình 8.9. Nút B đánh giá
chất lượng kênh của từng người sử dụng HSDPA tích cực dựa trên thông tin phản
hồi nhận được từ đường lên. Sau đó lập biểu và thích ứng đường truyền được tiến
hành theo giải thuật lập biểu và sơ đồ ưu tiên người sử dụng.

Phản hồi L1
Lập biểu nhanh Nút B
dựa trên:
Số liệu 1. Phản hồi chất lượng
2. Khả năng UE
3. Khả dụng tài nguyên
Phản hồi L1
4. Trạng thái bộ đệm
Đầu cuối 1 5. QoS và mức ưu tiên
Số liệu

Đầu cuối 2

Hình 8.9. Nguyên lý lập biểu HSDPA của nút B

8.5.3. Điều khiển tốc độ và điều chế bậc cao

Điều khiển tốc độ đã được coi là phương tiện thích ứng đường truyền cho
các dịch vụ truyền số liệu hiệu quả hơn so với điều khiển công suất thường đựơc
sử dụng trong CDMA, đặc biệt là khi nó được sử dụng cùng với lập biểu phụ
thuộc kênh.
Đối với HSDPA, điều khiển tốc độ được thực hiện bằng cách điều chỉnh
động tỷ lệ mã hóa kênh và chọn lựa động giữa điều chế QPSK,16QAM và
64QAM. Điều chế bậc cao như 64 QAM và 64 QAM cho phép đạt được mức độ
sử dụng băng thông cao hơn QPSK nhưng đòi hỏi tỷ số tín hiệu trên tạp âm
(Eb/N0) cao hơn. Vì thế 64 QAM và 16 QAM chủ yếu chỉ hữu ích trong các điều

378
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

kiện kênh thuận lơi. Nút B lựa chọn tốc độ số liệu độc lập cho từng TTI 2ms và cơ
chế điều điều khiển tốc độ có thể bám theo các thay đổi kênh nhanh.

8.5.3.1. Mã hóa kênh HS-DSCH

Do mã hóa turbo có hiệu năng vượt trội mã hóa xơắn nên HS-DSCH chỉ sử
dụng mã hóa turbo. Nguyên lý tổng quát của bộ mã hóa turbo như sau (hình
8.10a). Luồng số đưa vào bộ mã hóa turbo đựơc chia thành ba nhánh, nhánh thứ
nhất không đựơc mã hóa và các bit ra của nhánh này đựơc gọi là các bit hệ thống,
nhánh thứ hai và thứ ba đựơc mã hóa và các bit ra của chúng được gọi là các bit
chẵn lẻ 1 và 2. Như vậy cứ một bit vào thì có ba bit ra, nên bộ mã hóa turbo này có
tỷ lệ mã là r=1/3. Tỷ lệ này có thể giảm nếu ta bỏ bớt một số bit chẵn lẻ và quá
trình này đựơc gọi là đục lỗ (hình 4.8b).
a) Bộ mã hóa turbo và đục lỗ
d

Luồng vào Bộ mã P1 Luồng ra


hóa 1
Bộ đục lỗ

Bộ mã P2
hóa 2
Bộ mã hóa turbo

b) Các bit đầu ra bộ mã hóa turbo Ký hiệu:


d: bit hệ thống (không đựơc mã hóa)
d P1: bit chẵn lẻ 1
Tỷ lệ mã P2: bit chẵn lẻ 2
P1
r=1/3
P2

Đục lỗ

d
P1 Tỷ lệ mã
P2 r=3/4

Hình 8.10. Mã hóa turbo và đục lỗ

8.5.3.2. Điều chế HS-DSCH

HS-DSCH có thể sử dụng điều chế QPSK và 16-QAM. Chùm tín hiệu
QPSK và 16QAM được cho trên hình 8.11.
Điều chế QPSK chỉ cho phép mỗi ký hiệu điều chế truyền đựơc hai bit,
trong khi đó điều chế 16QAM cho phép mỗi ký hiệu điều chế truyền được bốn bit

379
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

vì thế 16QAM cho phép truyền tốc độ số liệu cao hơn. Tuy nhiên từ hình 4.9 ta
thấy khoảng cách giữa hai điểm tín hiệu trong chùm tín hiệu 16QAM lại ngắn hơn
khoảng cách này trong chùm tín hiệu QPSK và vì thế khả năng chịu nhiễu và tạp
âm của 16QAM kém hơn QPSK.

Khoảng cách
cực tiểu giữa
hai điểm của
chùm tín hiệu

QPSK 16-QAM

Hình 8.11. Chùm tín hiệu điều chế QPSK, 16-QAM và khoảng cách cực tiểu
giữa hai điểm tín hiệu

8.5.3.3. Truyền dẫn thích ứng trên cơ sở điều chế và mã hóa kênh thích ứng

Truyển dẫn thích ứng là quá trình truyền dẫn trong đó tốc độ số liệu đựơc
thay đổi tùy thuộc vào chất lượng đường truyền: tốc độ đường truyền được tăng
khi chất lượng đường truyền tốt hơn, ngược lại tốc độ đường truyền bị giảm. Để
thay đổi tốc độ truyền phù hợp với chất lượng kênh, hệ thống thực hiện thay đổi sơ
đồ điều chế và tỷ lệ mã nên phương pháp này đựơc gọi là điều chế và mã hóa thích
ứng (AMC: Adaptive Modulation and Coding). Chẳng hạn khi chất lượng đường
truyền tốt hơn, hệ thống có thể tăng tốc độ truyền dẫn số liệu bằng cách chọn sơ
đồ điều chế 16QAM và tăng tỷ lệ mã bằng 3/4 bằng cách đục lỗ, trái lại khi chất
lượng truyền dẫn tồi hơn hệ thống có thể giảm tốc độ truyền dẫn bằng cách sử
dụng sơ đồ điều chế QPSK và không đục lỗ để giảm tỷ lệ bằng 1/3.

380
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.5.4. HARQ với kết hợp mềm

HARQ với kết hợp mềm (Soft Combining) cho phép đầu cuối yêu cầu phát
lại các khối thu mắc lỗi, đồng thời điều chỉnh mịn tỷ lệ mã hiệu dụng và bù trừ các
lỗi gây ra do cơ chế thích ứng đường truyền. Đầu cuối giải mã từng khối truyền tải
mã nó nhận được rồi báo cáo về nút B về việc giải mã thành công hay thất bại cứ
5ms một lần sau khi thu đựơc khối này. Cách làm này cho phép phát lại nhanh
chóng các khối số liệu thu không thành công và giảm đáng kể trễ liên quan đế phát
lại so với phát hành R3.
Nguyên lý xử lý phát lại HSDPA đựơc minh họa trên hình 8.12. Đầu tiên
gói được nhận vào bộ nhớ đệm của nút B. Ngay cả khi gói đã được gửi đi nút B
vẫn giữ gói này. Nếu UE giải mã thất bại nó lưu gói nhận được vào bộ nhớ đệm và
gửi lệnh không công nhận (NAK) đến nút B. Nút B phát lại cả gói hoặc chỉ phần
sửa lỗi của gói tùy thuộc vào giải thuật kết hợp gói tại UE. UE kết hợp gói phát
trước với gói được phát lại và giải mã. Trong trường hợp giải mã phía thu thất bại,
nút B thực hiện phát lại mà không cần RNC tham gia. Máy di động thực hiện kết
hợp các phát lại. Phát theo RNC chỉ thực hiện khi xẩy ra sự cố hoạt động lớp vật
lý (lỗi báo hiệu chẳng hạn). Phát lại theo RNC sử dụng chế độ công nhận RLC,
phát lại RLC không thường xuyên xẩy ra.
RNC
6. RLC ACK

1. Gói vào bộ
đệm

Nút B

4. Phát lại
2. Phát
gói lần đầu

5. Kết hợp phát


3. NAK lại

Đầu cuối

Hình 8.12. Nguyên lý xử lý phát lại của nút B

381
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Không như HARQ truyền thống, trong kết hợp mềm, đầu cuối không loại
bỏ thông tin mềm trong trường hợp nó không thể giải mã đựơc khối truyền tải mà
kết hợp thông tin mềm từ các lần phát trước đó với phát lại hiện thời để tăng xác
suất giải mã thành công. Tăng phần dư (IR) được sử dụng làm cơ sở cho kết hợp
mềm trong HSDPA, nghiã là các lần phát lại có thể chứa các bit chẵn lẻ không có
trong các lần phát trước. IR có thể cung cấp độ lợi đáng kể khi tỷ lệ mã đối với lần
phát đầu cao vì các bit chẵn lẻ bổ sung làm giảm tổng tỷ lệ mã. Vì thế IR chủ yếu
hữu ích trong tình trạng giới hạn băng thông khi đầu cuối ở gần trạm gốc và số
lượng các mã định kênh chứ không phải công suất hạn chế tốc độ số liệu khả
dụng. Nút B điều khiển tập các bit đựơc mã hóa sẽ sử dụng để phát lại có xét đến
dung lượng nhớ khả dụng của UE.
Các hình 8.13 cho thấy thí dụ về sử dụng HARQ sử dụng mã turbo cơ sở
tỷ lệ mã r=1/3 cho kết hợp phần dư tăng. Trong lần phát đầu gói bao gồm tất cả
các bit thông tin cùng với một số bit chẵn lẻ được phát. Đến lần phát lại chỉ các bit
chẵn lẻ khác với các bit chẵn lẻ đựơc phát trong gói trước là được phát. Kết hợp
gói phát trước và gói phát sau cho ra một gói có nhiều bit dư để sửa lỗi hơn và vì
thế đây là sơ đồ kết hợp phần dư tăng.

Bộ mã hóa Turbo

Hệ thống
chẵn lẻ 1 r=1/3
Chẵn lẻ 2

Phối hợp tốc độ (đục lỗ)


Phát lần thứ nhất Phát lại
Hệ thống
chẵn lẻ 1
Chẵn lẻ 2

r=3/4 Chỉ phát các bit chẵn lẻ


Kết hợp phần dư tăng (tại máy thu

Hệ thống
chẵn lẻ 1 r=3/7
Chẵn lẻ 2

Hình 8.13. HARQ kết hợp phần dư tăng sử dụng mã turbo

382
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.5.5 Các kênh của HSDPA

Tương tự như 3G WCDMA UMTS, 3G HSPA UMTS cũng có các kênh


LoCH, TrCH và PhCH. Vì được phát triển trên nền WCDMA, nên ngoài các
kênh đã có của WCDMA, HSPA còn có thể một số kênh mới.
Hình 8.14 cho thấy các kênh mới của 3G HSDPA UMTS trong UP.
b) Đường xuống

PDCP
SAP
RLC
SAP Các DTCH

a) Đường lên MAC-d

SAP Các luồng MAC-d

MAC-hs MAC-hs

SAP SAP HS-DSCH


L1 L1 L1
HS-DCCH HS-SCCH (HS-PDSCH)

DTCH: Dedicated Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng


DCH: Dedicated Channel: kênh riêng
HS-DSCH: High Speed Dowlink Shared Channel: kênh đường xuống chia sẻ tốc độ cao
HS-SCCH: High Speed Shared Control Channel: kênh điều khiển chia sẻ tốc độ cao
HS-PDSCH: High Speed Physical Downlink Shared Channel: kênh vật lý đường xuống chia sẻ tốc độ cao
HS-DPCCH: High Speed Dedicated Physical Channel
L1: Lớp 1
HS-DSCH là kênh lưu lượng gói chia sẻ cho nhiều người sử dụng
HS-PDSCH là kênh vật lý để mang HS-DSCH
HS-SCCH kênh đi kèm với HS-DSCH để mang thông tin điều khiển lập biểu,
thích ứng đường truyền và HARQ
HS-DPCCH là kênh phản hổi đường lên điều khiển lập biểu, thích ứng đường
truyền và HARQ

Hình 8.14. Các kênh mới của 3G HSDPA UMTS trong UP

Cấu trúc kênh tổng thể của các kênh HSDPA kết hợp các WCDMA được
cho trên hình 8.18.

383
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kênh chia sẻ, cho một ô Kênh riêng, cho một UE

HS-DSCH HS-SCCH (F-)DPCH DPDCH DPCCH HS-DPCCH


Số liệu người Báo hiệu Các lệnh Số liệu người Báo hiệu
sử dụng Báo hiệu
điều khiển cho điều khiển sử dụng đườngđiều khiển cho
đường xuống điều khiển
HS-DSCH công suất lên DPDCH liên quan đến
HS-DSCH

Hình 8.18. Cấu trúc kênh HSDPA kết hợp WCDMA

Dưới đây ta tổng kết chức năng của các kênh trong HSDPA:
1. HS-DSCH (High Speed- Downlink Shared Channel) là kênh truyền tải được
sắp xếp lên nhiều kênh vật lý HS-PDSCH để truyền tải lưu lượng gói chia sẻ
cho nhiều người sử dụng, trong đó mỗi HS-PDSCH có hệ số trải phổ không đổi
và bằng 16. Cấu hình cực đại của HS-DSCH là 15SF16 (tương ứng với tốc độ
đỉnh khi điều chế 16QAM và tỷ lệ mã 1/1 là 14,4Mbps). Các người sử dụng
chia sẻ HS-DSCH theo số kênh vật lý HS-PDSCH (số mã với SF=16) và
khoảng thời gian truyền dẫn TTI=2ms.
2. HS-SCCH (High Speed-Shared Control Channel) sử dụng hệ số trải phổ 128
và có cấu trúc thời gian dựa trên một khung con có độ dài 2ms bằng độ dài cuả
HS-DSCH. Các thông tin sau đây đựơc mang trên HS-SCCH:
 Số mã định kênh
 Sơ đồ điều chế
 Kích thước khối truyền tải
 Gói được phát là gói mới hay phát lại (HARQ) hoặc HARQ theo RNC
RLC
 Phiên bản dư
 Phiên bản chùm tín hiệu
Khi HSDPA hoạt động trong chế độ ghép theo thời gian, chỉ cần lập cấu hình
một HS-SCCH, nhưng khi HSDPA hoạt động trong chế độ ghép theo mã thì
cần có nhiều HS-SCCH hơn. Một UE có thể xem xét được nhiều nhất là 4 HS-
SCCH tùy vào cấu hình đựơc lập bởi hệ thống.

384
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3. HS-DPCCH (High Speed- Dedicated Physical Control Channel) đường lên


có hệ số trải phổ 256 và cấu trúc từ 3 khe 2ms chứa các thông tin sau đây:
 Thông tin phản hồi (CQI: Channel Quality Indicator: chỉ thị chất lượng
kênh) để báo cho bộ lập biểu nút B về tôc độ số liệu mà UE mong muốn
 ACK/NAK (công nhận và phủ nhận) cho HARQ
4. DPCCH (Dedicated Physical Control Channel) đi cùng với HS-DPCCH
đường lên chưá các thông tin giống như ở R3.
5. F-DPCH (Fractional- Dedicated Physical Channel) đường xuống có hệ số
trải phổ 256 chứa thông tin điều khiển công suất cho 10 người sử dụng để tiết
kiệm tài nguyên mã trong truyền dẫn gói

Từ các phần trên ta thấy rằng các kỹ thuật HSDPA dựa trên thích ứng
nhanh đối với các thay đổi nhanh trong các điều kiện kênh. Vì thế các kỹ thuật này
phải đựơc đặt gần với giao diện vô tuyến tại phía mạng, nghĩa là tại nút B. Ngoài
ra một mục tiêu quan trọng của HSDPA là duy trì tối đa sự phân chia chức năng
giữa các lớp và các nút của R3. Cần giảm thiểu sự thay đổi kiến trúc, vì điều này
sẽ đơn giản hóa việc đưa HSDPA vào các mạng đã triển khai cũng như đảm bảo
hoạt động trong các môi trường mà ở đó không phải tất cả các ô đều được nâng
cấp bằng chức năng HSDPA. Vì thế HSDPA đưa vào nút B một lớp con MAC
mới, MA-hs, chịu trách nhiệm cho lập biểu, điều khiển tốc độ và khai thác giao
thức HARQ. Do vậy ngoại trừ các tăng cường cho RNC như điều khiển cho phép
HSDPA đối với các người sử dụng, HSDPA chủ yếu tác động lên nút B (hình
8.16).

385
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đến mạnh lõi

RNC RNC

Đến các Đến các nút


nút B khác B khác

Chức năng MAC-hs (F-) DPCH trên DL


- Lập biểu DCH trên UL
- Thích ứng tốc độ

Tr
- HARQ

u
yề
n
dẫ
n
H
Nút B

SD
PA
Ô phục vụ Ô không phục vụ

Hình 8.16. Kiến trúc HSDPA

Mỗi UE sử dụng HSDPA sẽ thu truyền dẫn HS-DSCH từ một ô (ô phục


vụ). Ô phục vụ chịu trách nhiệm lập biểu, điều khiển tốc độ, HARQ và các chức
năng MAC-hs khác cho HSDPA. Chuyển giao mềm đường lên được hỗ trợ trong
đó truyền dẫn số liệu đường lên sẽ thu được từ nhiều ô và UE sẽ nhận được các
lệnh điều khiển công suất từ nhiều ô.
Di động từ một ô hỗ trợ HSDPA đến một ô không hỗ trợ HSDPA được xử
lý dễ ràng. Có thể đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn cho người sử dụng (mặc dù
tại tốc độ số liệu thấp hơn) bằng chuyển mạch kênh trong RNC trong đó người sử
dụng được chuyển mạch đến kênh dành riêng (DCH) trong ô không có HSDPA.
Tương tự, một người sử dụng được trang bị đầu cuối có HSDPA có thể chuyển
mạch từ kênh riêng sang HSDPA khi người này chuyển vào ô có hỗ trợ HSDPA.

8.5.6. HSDPA MIMO

MIMO là một trong tính năng mới được đưa vào R7 để tăng các tốc độ số
liệu đỉnh thông qua truyền dẫn luồng. Nói một cách chặt chẽ, MIMO (Multiple
Input Multiple Output) là một cách thể hiện tổng quát sự sử dụng nhiều anten ở
cảc phía phát và phía thu. Nhiều anten có thể được sử dụng để tăng độ lợi phân tập
và vì thế tăng tỷ số sóng mang trên nhiễu tại máy thu. Tuy nhiên thuật ngữ này
thường đựơc sử dụng để biểu thị truyền dẫn nhiều lớp hay nhiều luồng như là một

386
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phương tiện để tăng tốc độ số liệu đến mức cực đại có thể trong một kênh cho
trước. Vì thế MIMO hay ghép kênh không gian có thể nhìn nhận như là một công
cụ để cải thiện thông lượng của người sử dụng đầu cuối giống như một ‘bộ khuếch
đại tốc độ số liệu’. Về bản chất, cải thiện thông lượng của người sử dụng đầu cuối
ở một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tăng thông lượng hệ thống.
Các sơ đồ MIMO được thiết kế để khai thác một số thuộc tính của môi
trường truyền sóng vô tuyến nhằm đạt được các tốc độ số liệu cao bằng cách phát
đi nhiều luồng số liệu song song. Tuy nhiên để đạt được các tốc độ số liệu cao như
vậy, cần đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao tương ứng tại máy thu. Vì thế ghép
kênh không gian chủ yếu được áp dụng cho các ô nhỏ hơn hay vùng gần với nút B,
nơi mà thông thường tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao. Trong trường hợp không thể
đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu đủ cao, nhiều anten thu mà UE có năng lực
MIMO được trang bị có thể được sử dụng cho phân tập thu cho một luồng phát
đơn. Vì thế một UE có năng lực MIMO sẽ đảm bảo tốc độ số liệu cao hơn tại
biên ô trong các ô lớn so với một UE tương ứng chỉ có một anten.
HSDPA MIMO hỗ trợ truyền dẫn hai luồng. Mỗi luồng được xử lý lớp vật
lý như nhau (mã hóa, trải phổ và điều chế giống như trường hợp HSDPA một lớp).
Sau mã hóa, trải phổ và điều chế, tiền mã hóa tuyến tính dựa trên các trọng số
phản hồi từ UE đựơc sử dụng trước khi luồng số được sắp xếp lên hai anten (hình
8.17).
Các trọng số
phản hồi từ UE
Nút B UE

Mã hóa và
trải phổ
Phân
luồng
Mã hóa và
trải phổ

Máy phát hai anten Máy thu hai anten và


trên một đoạn ô có khả năng MIMO

Hình 8.18. Sơ đồ MIMO 2x2

Sơ đồ trên cũng có thể hoạt động trong chế độ truyền dẫn một luồng. Trong
trường hợp này chỉ có một luồng số liệu là đựơc mã hóa và được truyền đồng thời
trên cả hai anten giống như trường hợp phân tập phát vòng kín của WCDMA. Sơ
đồ MIMO với hai chế độ này đựơc gọi là D-TxAA (Dual Transmit Adaptive

387
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Array: dàn thích ứng phát kép). Trong môi trường di động thực tế chế độ hai luồng
đựơc sử dụng khi UE gần trạm gốc (đường truyền có chất lượng tốt) và một luồng
đựơc sử dụng khi UE xa trạm gốc (đường truyền có chất lượng xấu).
Việc đưa vào MIMO sẽ ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình xử lý lớp vật lý;
ảnh hưởng lên lớp giao thức là nhỏ và các lớp trên chủ yếu nhìn MIMO như là
một tốc độ số liệu cao hơn.
Bảng 8.2 cho thấy quá trình tăng tốc độ đỉnh HSDPA bằng việc sử dụng
MIMO kết hợp với điều chế bậc cao 16QAM/64QAM đối với các loại đầu cuối
UE khác nhau.

Bảng 8.2. Các loại đầu cuối HSDPA khác nhau


Thể loại Số mã Điều chế MIMO Tỷ lệ mã Tốc độ Phát hành
hóa bit đỉnh của 3GPP
(Mbps)
12 5 QPSK - 3/4 1,8 R5
5/6 5 16QAM - 3/4 3,6 R5
7/8 10 16QAM - 3/4 7,2 R5
9 15 16QAM - 3/4 10,1 R5
10 15 16QAM - Gần 1/1 14,0 R5
13 15 64QAM - 5/6 17,4 R7
14 15 64QAM - Gần 1/1 21,1 R7
15 15 16QAM 2x2 5/6 23,4 R7
16 15 16QAM 2x2 Gần 1/1 28 R7

8.6. TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO ĐƯỜNG LÊN (HSUPA)

Cốt lõi của HSUPA cũng sử dụng hai công nghệ cơ sở như HSDPA: lập
biểu nhanh và HARQ nhanh với kết hợp mềm. Cũng giống như HSDPA, HSUPA
sử dụng khoảng thời gian ngắn 2ms cho TTI đường lên. Các tăng cường này được
thực hiện trong WCDMA thông qua một kênh truyền tải mới, E-DCH (Enhanced
Dedicated Channel: kênh riêng tăng cường).

388
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.6.1. Lập biểu

Đối với HSUPA, bộ lập biểu là phần tử then chốt để điểu khiển khi nào và
tại tốc độ số liệu nào một UE được phép phát. Đầu cuối sử dụng tốc độ càng cao,
thì công suất thu từ đầu cuối tại nút B cũng phải càng cao để đảm bảo tỷ số Eb/N0
(Eb=Pr/Rb, Pr là công suất thu tại nút B còn Rb là tốc độ bit được phát đi từ UE)
cần thiết cho giải điều chế. Bằng cách tăng công suất phát, UE có thể phát tốc độ
số liệu cao hơn. Tuy nhiên do đường lên không trực giao, nên công suất thu từ một
UE sẽ gây nhiễu đối với các đầu cuối khác. Vì thế tài nguyên chia sẻ đối với
HSUPA là đại lượng công suất nhiễu cho phép trong ô. Nếu nhiễu quá cao, một số
truyền dẫn trong ô, các kênh điều khiển và các truyền dẫn đường lên không được
lập biểu có thể bị thu sai. Trái lại mức nhiễu quá thấp cho thấy rằng các UE đã bị
điều chỉnh thái quá và không khai thác hết toàn bộ dung lượng hệ thống. Vì thế
HSUPA sử dụng bộ lập biểu để cho phép các người sử dụng có số liệu cần phát
đựơc phép sử dụng tốc độ số liệu cao đến mức có thể nhưng vấn đảm bảo không
vượt quá mức nhiễu cực đại cho phép trong ô.
Nguyên lý lập biểu HSUPA được cho trên hình 8.18.

Số liệu+ phản
hồi (L1/MAC) Điều khiển lập biểu
nhanh đường lên nút B
dựa trên:
Điều khiển 1. Phản hồi chất lượng
lập biểu 2. Khả năng UE
Số liệu+ phản 3. Khả dụng tài nguyên
hồi (L1/MAC) 4. Trạng thái bộ đệm
Đầu cuối 1 5. QoS và mức ưu tiên
Điều khiển
lập biểu

Đầu cuối 2

Hình 8.18. Nguyên lý lập biểu HSUPA của nút B

Khác với HSDPA, bộ lập biểu và các bộ đệm phát đều được đặt tại nút B,
số liệu cần phát được đặt tại các UE đối với đường lên. Tại cùng một thời điểm bộ
lập biểu đặt tại nút B điều phối các tích cực phát của các UE trong ô. Vì thế cần
có một cơ chế để thông báo các quyết định lập biểu cho các UE và cung cấp thông

389
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tin về bộ đệm từ các UE đến bộ lập biểu. Chương trình khung HSUPA sử dụng
các cho phép lập biểu phát đi từ bộ lập biểu của nút B để điều khiển tích cực phát
của UE và các yêu cầu lập biểu phát đi từ UE để yêu cầu tài nguyên. Các cho
phép lập biểu điều khiển tỷ số công suất giữa E-DCH và hoa tiêu được phép mà
đầu cuối có thể sử dụng; cho phép lớn hơn có nghĩa là đầu cuối có thể sử dụng tốc
độ số liệu cao hơn nhưng cũng gây nhiễu nhiều hơn trong ô. Dựa trên các kết quả
đo đạc mức nhiễu tức thời, bộ lập biểu điều khiển cho phép lập biểu trong từng
đầu cuối để duy trì mức nhiễu trong ô tại mức quy định (hình 4.19).
Trong HSDPA, thông thường một người sử dụng được xử lý trong một
TTI. Đối với HSUPA, trong hầu hết các trường hợp chiến lược lập biểu đường lên
đặc thù thực hiên lập biểu đồng thời cho nhiều người sử dụng. Lý do vì một đầu
cuối có công suất nhỏ hơn nhiều so với công suất nút B: một đầu cuối không thể
sử dụng toàn bộ dung lượng ô một mình.
Ô không phục vụ
Ô phục vụ

ầu
Chỉ t uc
hị qu Yê ép
á tải o ph
Ch

Hình 8.19. Chương trình khung lập biểu của HSUPA

Nhiễu giữa các ô cũng cần được điều khiển. Thậm chí nếu bộ lập biểu đã
cho phép một UE phát tại tốc độ số liệu cao trên cơ sở mức nhiễu nội ô chấp
thuận được, nhưng vẫn có thể gây nhiễu không chấp nhận được đối với các ô lân
cận. Vì thế trong chuyển giao mềm, ô phục vụ chịu trách nhiệm chính cho họat
động lập biểu, nhưng UE giám sát thông tin lập biểu từ tất cả các ô mà UE nằm
trong chuyển giao mềm. Các ô không phục vụ có thể yêu cầu tất cả các người sử
dụng mà nó không phục vụ hạ tốc độ số liệu E-DCH bằng cách phát đi chỉ thị quá
tải trên đường xuống. Cơ chế này đảm bảo hoạt động ổn định cho mạng.
Lập biểu nhanh cung cấp một chiến lược cho phép kết nối mềm dẻo hơn. Vì
cơ chế lập biểu cho phép xử lý tình trạng trong đó nhiều người sử dụng cần phát
đồng thời, nên số người sử dụng số liệu gói tốc độ cao mang tính cụm được cho

390
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

phép lớn hơn. Nếu điều này gây ra mức nhiễu cao không thể chấp nhận được
trong hệ thống, thì bộ lập biểu có thể phản ứng nhanh chóng để hạn chế các tốc độ
số liệu mà các UE có thể sử dụng. Không có lập biểu nhanh, điều khiển cho phép
có thể chậm trễ hơn và phải dành một dự trữ nhiễu trong hệ thống trong trường
hợp nhiều người sử dụng hoạt động đồng thời.

8.6.2. HARQ với kết hợp mềm

HARQ nhanh với kết hợp mềm được HSUPA sử dụng với mục đích cơ bản
giống như HSDPA: để đảm bảo tính bền vững chống lại các sai lỗi truyền dẫn
ngẫu nhiên. Sơ đồ đựơc sử dụng giống như đối với HSDPA. Đối với từng khối
truyền tải đựơc phát trên đường lên, một bit được phát từ nút B đến UE để thông
báo giải mã thành công (ACK) hay yêu cầu phát lại khối truyền tải thu bị mắc lỗi
(NAK).
Điểm khác biệt chính so với HSDPA bắt nguồn từ việc sử dụng chuyển
giao mềm trên đường lên. Khi UE nằm trong chuyển giao mềm, nghĩa là giao thức
HARQ kết cuối tại nhiều ô. Vì thế trong nhiều trường hợp số liệu truyền dẫn có
thể đựơc thu thành công tại một số nút B nhưng lại thất bại tại các nút B khác.
Nhìn từ phía UE, điều này là đủ, vì ít nhất một nút B thu thành công số liệu. Vì thế
trong chuyển giao mềm tất cả các nút B liên quan đều giải mã số liệu và phát ACK
hoặc NAK. Nếu UE nhận đựơc ACK ít nhất từ một nút B, UE coi rằng số liệu đã
đựơc thu thành công.
HARQ với kết hợp mềm có thể được khai thác không chỉ để đàm bảo tính
bền vững chống lại nhiễu không dự báo được mà còn cải thiện hiệu suất đường
truyền để tăng dung lượng và (hoặc) vùng phủ. Các bit được mã hóa bổ sung chỉ
được phát khi cần thiết. Vì thế tỷ lệ mã sau các lần phát lại đựơc xác định theo tỷ
lệ mã cần thiết cho điều kiện kênh tức thời. Đây cũng chính là mục tiêu mà thích
ứng tốc độ cố gắng đạt được, điểm khác chính là thích ứng tốc độ cố gắng tìm ra
tỷ lệ mã phù hợp trứơc khi phát.

8.6.3. Các kênh của HSUPA

Hình 8.20 cho thấy các kênh mới của 3G HSUPA UMTS trong UP.

391
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Các kênh đường lên

PDCP
SAP
RLC
SAP Các DTCH

MAC-d b) Các kênh đường xuống


SAP Các luồng MAC-d
MAC-e
MAC-e/es

SAP E-DCH SAP


L1 L1
L1 L1 E-HICH/E-RGCH (E-AGCH)
F-DPCH
E-DPCCH (E-DPCH)

DTCH: Dedicated Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng


E-AGCH: E-DCH Absolute Grant Channel: kênh cho phép tuyệt đối E-DCH
E-DCH: Enhanced Dedicated Channel: kênh riêng tăng cừơng
E-DPCCH: Enhanced Dedicated Physical Control Channel: kênh vật lý riêng tăng cường
E-DPCH: E-DCH Dedicated Physical Channel: kênh vật lý riêng E-DCH
E-HICH: E-DCH Hybrid Indicator Channel: kênh chỉ thị lai ghép E-DCH
E-RGCH: E-DCH Relative Grant Channel: kênh cho phép tương đối E-DCH
F-DPCH: Fractional Dedicated Physical Channel: kênh vật lý dành riêng một đoạn)
E-DCH là kênh gói riêng hỗ trợ lập biểu và HARQ
E-DPCCH để mang thông tin về lập biểu và HARQ
E-HICH là kênh mang công nhận HARQ
E-AGCH là kênh điều khiển thiết lập ỷ số công suất giữa các kênh DPDCH, DPCCH và cho phép HARQ
E-RGCH là kênh điều khiển thiết lập công suất tương đối (tăng, giảm hoặc không thay đôi công suất)
F-DPCH là kênh để điều khiển công suất đường lên

Hình 8.20. Các kênh mới của 3G HSUPA UMTS trong UP

Tổng kết các kênh đường lên cần thiết cho hoạt động của E-DCH được
minh họa trên hình 8.21 cùng với các kênh sử dụng cho HSDPA.

Chia sẻ, ô phục vụ Riêng, trên một UE

HS-DSCH HS-SCCH E-AGCH E-RGCH E-HICH (F-)DPCH E-DPDCH E-DPCCH DPCCH HS-DPCCH
UE Số liệu Báo hiệu Cho phép Cho phép HARQ Các lệnh Số liệu Báo hiệu Báo hiệu Báo hiệu
người sử điều khiển tuyệt đối tương đối ACK/NAK điều khiển người sử điều khiển điều khiển điều khiển
dụng cho HS- công suất dụng cho liên quan
đường DSCH đường lên (E-)DPDCH đến HS-
xuống DSCH

Các kênh mới được đưa vào cho HSUPA được thể hiện bằng các đường đứt nét
Hình 8.21. Cấu trúc kênh tổng thể với HSDPA và HSUPA.

392
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Vì đường lên không trực giao theo thiết kế, nên cần thiết điều khiển công
suất nhanh để xử lý vấn đề gần xa. E-DCH không khác với mọi kênh đường lên
khác và vì thế công suất được điều khiển theo cách giống như các kênh đường lên
khác. Nút B đo tỷ số tín hiệu trên nhiễu và phát đi các lệnh điều khiển công suất
trên đường xuống đến UE để điều chỉnh công suất phát của UE. Các lệnh điều
khiển công suất có thể được phát bằng cách sử dụng DPCH hay để tiết kiệm các
mã định kênh bằng F-DPCH.
Dưới đây ta tổng kết các kênh của HSUPA:
1. E-DPCH bao gồm hai kênh truyền đồng thời: E-DPDCH và E-DPCCH. E-
DPCH có hệ số trải phổ khả biến từ 2 đến 256 với cấu hình cực đại
2xSF2+2SF4 (tốc độ số liệu đỉnh bằng 5,76 Mbps với tỷ lệ mã hóa 1/1).
Khoảng thời gian truyền dẫn (TTI) của E-DPDCH có thể là 2ms (tốc độ số liệu
lớn hơn 2Mbps) hoặc 10ms (tốc độ số liệu bằng hoặc dưới 2Mbps). E-DPCCH
truyền đồng thời với E-DPDCH chứa các thông tin hoa tiêu và điều khiển công
suất (TPC).
2. E-DPCCH là kênh vật lý mới đường lên tồn tại song song với E-DPDCH để
truyền thông tin ngoài băng liên quan đến truyền dẫn E-DPDCH. E-DPCCH có
hệ số trải phổ 256 chứa các thông tin sau:
 E-TFCI (Enhanced-Transport Format Combination Indicator: chỉ thị kết
hợp khuôn dạng truyền tải) để thông báo cho máy thu nút B về kích thước
khối truyền tải được mang trên các E-DPDCH. Từ thông tin này máy thu
rút ra số kênh E-DPDCH và hệ số trải phổ đựơc sử dụng
 Số thứ tự phát lại (RSN: Retransmission Sequence Number) để thông báo
về số thứ tự của khối truyền tải hiện thời đựơc phát trong chuỗi HARQ.
 Bit hạnh phúc để thông báo rằng UE có hài lòng với tốc độ hiện thời (công
suất tương đối ấn định cho nó) hay không và nó có thể sử dụng được ấn
định công suất cao hơn hay không.
3. E-HICH (HARQ Indicator Channel: kênh chỉ thị HARQ) là kênh vật lý
đường xuống để truyền ACK hoặc NAK cho HARQ. Được ghép chung với E-
RGCH vào một DPDCH có mã định kênh với hệ số trải phổ 128
4. E-RGCH (E-DCH Relative Grant Channel: kênh cho phép tương đối E-
DCH) là kênh vật lý đường xuống mới để phát lệnh tăng/giảm một nấc công
suất của lập biểu (thường chỉ 1dB) so với giá trị tuyệt đối được ấn định bởi
kênh E-AGCH. E-RGCH được sử dụng cho các điều chỉnh nhỏ trong khi đang

393
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

xẩy ra truyền số liệu. 20 E-RGCH được ghép chung với 20 E-HICH trên cơ sở
chuỗi chữ ký 40 bit nhận dạng UE vào một DPDCH có mã định kênh với hệ số
trải phổ 128.
5. E-AGCH (E-DCH Absolute Grant Channel: kênh cho phép tuyệt đối) là kênh
vật lý đường xuống mới có mã định kênh với hệ số trải phổ 256 để chỉ thị mức
công suất chính xác của E-DPDCH so với DPCCH. E-AGCH chứa:
 Giá trị cho phép tuyệt đối chỉ thị tỷ số công suất E-DPDCH/DPCCH mà
UE có thể sử dụng
 Phạm vi cho phép tuyệt đối để cho phép hoặc cấm UE phát theo HARQ
 Số nhận dạng UE sơ/thứ cấp cho phép UE xác định kênh E-AGCH này có
dành cho nó hay không
Để hoạt đồng hiệu quả, bộ lập biểu phải có khả năng khai thác các thay đổi
nhanh theo mức nhiễu và các điều kiện đường truyền. HARQ với kết hợp mềm
cũng cho lợi từ các phát lại nhanh và điều này giảm chi phí cho các phát lại. Vì thế
hai chức năng này phải được đặt gần giao diện vô tuyến. Vì thế cũng giống như
HSDPA, các chức năng lập biểu và HARQ của HSUPA được đặt tại nút B. Ngoài
ra cũng giống như đối với HSDPA, cũng cần đảm bảo giữ nguyên các lớp cao hơn
lớp MAC. Vì thế mật mã, điều khiển cho phép … vẫn đặt dưới quyền điều khiển
của RNC. Điều này cho phép đưa HSUPA êm ả vào các vùng đựơc chọn lựa;
trong các ô không hỗ trợ truyền dẫn E-DCH, có thể sử dụng chuyển mạch kênh để
sắp xếp luồng số của người sử dụng lên DCH.
Giống như triết lý thiết kế HSDPA, một thực thể MAC mới (MAC-e) được
đưa vào UE và nút B. Trong nút B, MAC-e chịu trách nhiệm truyền tải các phát lại
HARQ và lập biểu, còn trong UE, chiu trách nhiệm chọn lựa tốc độ số liệu trong
các giới hạn do bộ lập biểu trong MAC-e của nút B đặt ra.
Khi UE nằm trong chuyển giao mềm với nhiều nút B, các khối truyền tải
khác nhau có thể đựơc giải mã đúng tại các nút B khác nhau. Kết quả là một khối
truyền tải có thể được thu đúng tại một nút B, trong khi đó một nút B khác vẫn
tham gia và các phát lại của một khối truyền tải đựơc phát sớm hơn. Vì thế để đảm
bảo chuyển các khối truyền tải đúng trình tự đến giao thức RLC, cần có chức năng
sắp xếp lại thứ tự trong RNC ở dạng một thực thể mới: MAC-es. Trong chuyển
giao mềm, nhiều thực thể MAC-e được sử dụng cho một UE vì số liệu được thu từ
nhiều ô. Tuy nhiên MAC-e trong ô phục vụ chịu trách nhiệm chính cho lập biểu;
MAC-e trong ô không phục vụ chủ yếu xử lý giao thức HARQ (hình 8.22).

394
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đến mạng lõi

RNC RNC
Chức năng MAC-es
* Sắp đặt lại thứ tự
Đến các nút B Đến các nút B
khác khác
Chức năng MAC-e
Chức năng MAC-e *HARQ

E-
* Lập biểu

D
H

C
*HARQ E-DC

H
H
S-
D
SC
H
Nút B

Ô phục vụ Ô (các ô) không phục


vụ khi UE nằm trong
chuyển giao mềm

Hình 8.22. Kiến trúc mạng được lập cấu hình E-DCH (và HS-DSCH).

Hình 8.23. cho thấy các kênh cần thiết cho HSUPA. E-DCH được sắp xếp
lên một tập các mã định kênh đường lên được gọi là các kênh số liệu vật lý riêng
của E-DCH (E-DPDCH). Phụ thuộc vào tốc độ số liệu tức thời, số các E-DPDCH
và các hệ số trải phổ có thể thay đổi. Ngoài kênh số liệu E-DCH còn có các kênh
báo hiệu cho nó như sau. Các kênh E-AGCH (E-DCH Absolute Grant Channel:
kênh cho phép tuyệt đối của E-DCH) và E-RGCH (E-DCH Relative Grant
Channel: kênh cho phép tương đối của E-DCH) là các kênh hỗ trợ cho điều khiển
lập biểu. Kênh E-HICH (E-DCH HARQ Indicator Channel: kênh chỉ thị HARQ
của E-DCH) là kênh hỗ trợ cho phát lại sử dụng cơ chế HARQ.

CH
C H/E-RG
E-HI
CH
E-AG
CCH
E-DP
DCH
E-DP PD C
H)
C H/ D Nút B
(D PC
DCH
UE

Hình 8.23. Các kênh cần thiết cho một UE có khả năng HSUPA

395
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Không như HSDPA, HSUPA không hỗ trợ điều chế thích ứng vì nó không
hỗ trợ các sơ đồ điều chế bậc cao. Lý do là các sơ đồ điều chế bậc cao phức tạp
hơn và đòi hỏi phát nhiều năng lượng trên một bit hơn, vì thể để đơn giản đừơng
lên sử dụng sơ đồ điều chế BPSK kết hợp với truyền dẫn nhiều mã định kênh song
song.

8.6.4. Các loại đầu cuối HSUPA

Có sáu loại đầu cuối HSUPA trong R6 với tốc độ đỉnh từ 0,72Mbps đến
8.76Mbps. Bảng liệt kê các khả năng của các loại đầu cuối HSUPA trong R6.

Bảng 8.3. Các loại đầu cuối R6 HSUPA


Thể Số mã cực đại sử TTI được Hệ số trải Tốc độ số Tốc độ số
loại dụng đồng thơi hỗ trợ phổ E- liệu đỉnh liệu đỉnh
cho E-DPCH DPCH thấp lớp 1 với lớp 1 với
nhất TTI=10ms TTI=2ms
1 1 10 4 0,72 N/A*
2 2 2,10 4 1,45 1,45
3 2 10 4 1,45 N/A
4 2 2, 10 2 2 2,91
5 2 10 2 2 N/A
6 4 (2SF4+2SF2) 2,10 2 2 5,76
* N/A: không áp dụng
Như vậy R6 có thể có ba loại thiết bị:
 Thiết bị chỉ cho DCH
 Thiết bị có khả năng cả DCH và HSDPA
 Thiết bị có khả năng cả DCH, HSDPA và HSUPA

396
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.7. TRẢI PHỔ VÀ ĐIỀU CHẾ CHO HSPA

8.7.1. Trải phổ và điều chế cho HSDPA

Khác với WCDMA, HSDPA sử dụng hệ số trải phổ SF cố định bằng 16,
trong đó mỗi mã cho phép tốc độ số liệu Rs=Rc/16= 3,84Mcps/16= 240 ksps (klô
ký hiệu trên giây). HSDPA làm việc với nhiều mã. Phụ thuộc vào khả năng của
đầu cuối số mã có thể bằng 5,10,15 cho một kết nối tương ứng với tốc độ ký hiệu
1,2Msps; 1,4Msps và 3,6Msps (hình 8.24).

SF = 1 SF = 2 SF = 4 SF = 8 SF = 16 …. SF = 256
C16,0 =[………]
C8,0=[11111111]
C16,1 =[………]
C4,0=[1111]
C16,2 =[………]
C8,1=[1111-1-1-1-1]
C16,3 =[………]
C2,0=[11]
C16,4 =[………]
C8,2=[11-1-111-1-1]
C16,5 =[………]
C4,1=[11-1-1]
C16,6 =[………]
C8,3=[11-1-1-1-111]
C16,7 =[………] SF  16  240ksps
C1,0=[1]
C8,4=[1-11-11-11-1]
C16,8 =[………] 5 m·  1,2 Msps
C16,9 =[………]
C4,2=[1-11-1]
C16,10 =[………] 10 m·  2,4 Msps
C8,5=[1-11-1-11-11]
C2,1=[1-1]
C16,11 =[………] 15 m·  3,6 Msps
C16,12 =[………]
C8,6=[1-1-111-1-11]
C16,13 =[………]
C4,3=[1-1-11]
C16,14 =[………]
C8,7=[1-1-11-111-1]
C16,15 =[………]

Hình 8.24. Mã trải phổ trong HSDPA

Khác với WCDMA phiên bản R5 HSDPA sử dụng hai loại điều chế QPSK
và 16QAM tùy thuộc và điều kiện truyền sóng, tuy nhiên HSUPA vẫn giữ nguyên
sơ đồ điều chế BPSK. Các sơ đồ điều chế trong HSDPA phát triển có thể là
QPSK, 16QAM và 64 QAM, còn các sơ đồ điều chế trong HSUP phát triển có thể
là QPSK và 16QAM (hình 8.25).

QPSK 16QAM 64QAM


2bit/ký hiệu 4bit/ký hiệu 6bit/ký hiệu

Hình 8.28. Các chùm tín hiệu cho các sơ đồ điều chế

397
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trường hợp sử dụng điều chế 64 QAM, tốc độ bit bằng 6 lần tốc độ ký
hiệu vì thế HSDPA có thể cho tốc độ đỉnh lên đến 5,76 Mspsx3,6=21,6 Mbps. Nếu
sử dụng cấu hình MIMO2x2 với điều chế 64QAM thì tốc độ đỉnh lên đến
21,6Mbpsx2= 43,2Mbps.

8.7.2. Trải phổ và điều chế cho HSUPA

Các cấu hình kênh vật lý có thể có khác nhau được liệt kê trong bảng 8.4 và
hình 8.26 minh họa ấn định kênh vật lý đồng thời với HS-DPCCH.
Bảng 8.2. Các cấu hình kênh vật lý có thể có. Tốc độ số liệu của E-DCH là tốc độ số
liệu thô, tốc độ số liệu của E-DCH cực đại có thể thấp hơn do mã hóa và các hạn chế quy
định bởi các loại UE.
#DPCCH #DPDCH #HS-DPCCH #E-DPCCH #E-DPDCH Chú thích
1 1-6 0 hay 1 - - Các cấu hình R5
1 0 hay 1 0 hay 1 1 1xSF4 Tốc độ thô E-
DPDCH 0,96Mbps
1 0 hay 1 0 hay 1 1 2xSF4 Tốc độ thô E-
DPDCH 1,92Mbps
1 0 hay 1 0 hay 1 1 2xSF4 Tốc độ thô E-
DPDCH 3,84Mbps
1 0 0 hay 1 1 2xSF2+2xSF4 Tốc độ thô E-
DPDCH 5,76Mbps

398
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Không có DCH trong cấu hình

I Q I Q
E-DPCCH DPCCH DPCCH
HS-DPCCH E-DPCCH
HS-DPCCH
E-DPDCH1 E-DPCH1 E-DPDCH2

I Q I Q
DPCCH DPCCH
E-DPCCH E-DPCCH HS-DPCCH
HS-DPCCH
E-DPDCH3 E-DPDCH 4

E-DPDCH1 E-DPDCH2 E-DPDCH1 E-DPDCH2

Có DCH trong cấu hình


I Q I Q
E-DPCCH DPCCH E-DPCCH DPCCH
DPDCH HS-DPCCH DPDCH HS-DPCCH
E-DPDCH1 E-DPDCH1 E-DPDCH2

I Q
E-DPCCH DPCCH
DPDCH HS-DPCCH

E-DPDCH1 E-DPDCH 2

Hình 8.26. Cấp phát mã trải phổ trong trừơng hợp khai thác đồng thời E-DCH và
HS-DCCH (lưu ý rằng trong trường hợp HS-DCCH không được lập cấu hình cấp phát
mã sẽ hơi khác). Hình vẽ minh họa cho nhánh SF=4 với các kênh với SF>4.
HSUPA sử dụng điều chế BPSK/QPSK vì tế tốc độ bit bằng tốc độ ký hiệu:
Rb=Rc/SF, ngoài ra nhờ ghép kênh I và Q của QPSK nên một mã định kênh có thể
được sử dụng chung cho hai kênh E-DPDCH.

8.8. CẤU TRÚC MAC-hs, MAC-e VÀ LỚP VẬT LÝ

8.8.1. Cấu trúc MAC-hs và lớp vật lý

MAC-hs là một lớp con mới được đặt trong nút B chịu trách nhiệm để lập
biểu DS-DSCH, điều khiển tốc độ và hoạt động của giao thức HARQ. Để hỗ trợ
các tính năng này, lớp vật lý cũng đã được tăng cường bằng các tính năng tương

399
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

ứng chẳng hạn hỗ trợ kết hợp mềm trong HARQ. Hình 8.27 mô tả MAC-hs và quá
trình xử lý lớp vật lý.
MAC-hs bao gồm lập biểu, xử lý ưu tiên, chọn khuôn dạng truyền tải (điều
khiển tốc độ) và các bộ phận của HARQ. Số liệu có dạng một khối truyền tải với
kích thước động được đưa từ MAC-hs thông qua kênh truyền tải HS-DSCH đến
xử lý lớp vật lý HS-DSCH.
Các luồng MAC-d

Lập biểu và
Xử lý
thích ứng tốc độ
ưu tiên
(cho một ô)

Thực thể HARQ


(cho một người
sử dụng) MAC-hs
Lớp 2

HS-DSCH Lớp 1

Gắn CRC

Ngẫu nhiên hóa


bit

Mã hóa turbo

Phối hợp tốc độ


HARQ

Phân đoạn kênh


vật lý

Đan xen

Sắp xếp chùm tín


hiệu

Hình 8.28. MAC-hs và quá trình xử lý lớp vật lý

400
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Quá trình xử lý lớp vật lý HS-DSCH như sau. 24 bit CRC được gắn vào
từng khối truyền tải. CRC được UE sử dụng để phát hiện lỗi trong khối truyền tải
thu. Để giải điều chế 16QAM (một kiểu sơ đồ điều chế được hỗ trợ bởi HS-
DSCH), máy thu cần biết được biên độ để tạo ra giá trị mềm chính xác trước khi
giải mã turbo. Điều này khác với QPSK, trong đó không cần biết biên độ vì tất cả
thông tin được chứa trong pha của tín hiệu thu. Để dễ dàng đánh giá tham chuẩn
biên độ, sau khi gắn CRC các bit được ngẫu nhiên hóa. Kết quả là chuỗi ra của bộ
mã hóa turbo được ngẫu nhiên trước khi đưa lên điều chế 16QAM và điều này hỗ
trợ cho UE để ước tính chuẩn biên độ. Lưu ý rằng ngẫu nhiên hóa được thực hiện
cho tất cả các sơ đồ điều chế, mặc dù nói một cách chặt chẽ nó chỉ cần thiết cho
16QAM.
Sơ đồ mã hóa căn bản trong HSDPA là mã hóa turbo tỷ lệ 1/3. Để đạt được
tỷ lệ mã hóa do quá trình điều khiển tốc độ lựa chọn, đục lỗ và lặp được sử dụng
để phối hợp số bit được mã hóa với số bit khả dụng của kênh vật lý. Cơ chế phối
hợp tốc độ cũng là một bộ phận của HARQ lớp vật lý và nó được sử dụng để tạo
ra các phiên bản dư khác nhau cho sơ đồ dư tăng. Điều này được thực hiện thông
qua các mẫu đục lỗ khác nhau; các bit khác nhau được đục lỗ cho lần phát đầu và
các lần phát lại.
Phân đoạn kênh vật lý thực hiện phân bố các bit đến các mã định kênh khác
nhau được sử dụng cho truyền dẫn, sau đó là đan xen.
Sắp xếp chùm tín hiệu chỉ được sử dụng cho 16QAM.

8.8.2. Cấu trúc MAC-e và xử lý lớp vật lý

Giống như HSDPA, trễ nhỏ và thích ứng nhanh là các nét quan trọng của
HSUPA. Để thực hiện điều này một thực thể mới chịu trách nhiệm lập biểu và
khai thác giao thức HARQ được đưa vào nút B, đó là MAC-e. Lớp vật lý cũng
được tăng cường để đảm bảo hỗ trợ cần thiết cho TTI ngắn và cho kết hợp mềm
trong HARQ.
Để thực hiện xử lý HSUPA trong UE, cũng cần có thực thể MAC-e trong
UE.
Hình 8.28 cho thấy quá trình xử lý cụ thể HSUPA trong UE. MAC-e trong
UE bao gồm ghép kênh MAC-e, chọn khuôn dạng truyền tải và các bộ phận của
cơ chế HARQ.

401
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các luồng MAC-d

Ghép kênh Chọn TFC

Giao thức
HARQ MAC-e
Lớp 2

E-DCH Lớp 1

Gắn CRC

Mã hóa turbo

Phối hợp tốc độ


HARQ

Phân đoạn kênh


vật lý

Đan xen

Sắp xếp chùm tín


hiệu

TFC: Transport Format Combination: Tổ hợp khuôn dạng truyền tải (quyết định
tốc độ bit truyền dẫn
Hình 8.28. MAC-e và xử lý lớp vật lý

Hỗn hợp các dịch vụ như tải file đường lên đồng thời với VoIP cũng được
hỗ trợ. Vì chỉ có một kênh truyền tải E-DCH, nên số liệu từ nhiều luồng MAC-d
có thể được ghép chung thông qua ghép kênh MAC-e. Trong trường hợp này các
dịch vụ khác nhau thường được phát trên các luồng MAC-d khác nhau vì chúng có
thể có các yêu cầu chất lượng phục vụ khác nhau.

402
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

8.9. QUẢN LÝ DI ĐỘNG TRONG HSDPA

HSDPA không sử dụng chuyển mạch mềm, vì truyền dẫn HS-DSCH và


HS-SCCH chỉ xẩy ra trong một ô được gọi là ‘ô phục vụ HS-DSCH’. RNC quyết
định ô phục vụ HS-DSCH cho HSDPA UE. Ô phục vụ là một ô trong tập tích cực
của UE. Thay đổi ô phục vụ một cách đồng bộ được hỗ trợ giữa UTRAN và UE.
Tính năng này cho phép đảm bảo phủ hoàn toàn và di động hoàn toàn cho
HSDPA. Ô phục vụ có thể thay đổi mà không cần cập nhật tập tích cực của người
sử dụng đối với các kênh riêng R3 hoặc kết hợp với thiết lập, giải phóng hay lập
lại cấu hình các kênh DCH. Thông thường việc thay đổi ô phục vụ HSDPA được
thực hiện dựa trên báo cáo kết quả đo từ UE. 3GPP R5 chứa một thủ tục đo mới để
thông báo cho RNC về ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất.
Trong mục dưới đây ta sẽ xét ngắn gọn các sự kiện đo mới của UE để hỗ
trợ di động cho các người sử dụng HSDPA cũng như các thủ tục chuyển giao nội
nút B và giữa các nút B đối với HS-DSCH. Cuối cùng ta sẽ xét chuyển giao từ
HS-DSCH đến R3 DCH. Chuyển giao với chế độ nén cũng được hỗ trợ cho các
người sử dụng HSDPA nhưng không xét trong mục này.

8.9.1. Sự kiện đo cho ô phục vụ HS-DSCH tốt nhất

RNC quyết định các ô nào sẽ có mặt trong tập tích cực để truyền dẫn các
DCH. RNC phục vụ đưa ra quyết định chuyển giao dựa trên các báo cáo đo kênh
CPCH từ UE. Sự kiện đo ‘1d’ được định nghĩa cho HSDPA, nghĩa là thay đổi ô
phục vụ HS-DSCH tốt nhất. Báo cáo kết quả đo về CPICH Ec/N0 của ô tốt nhất
được khởi động khi ô tốt nhất thay đổi (hình 8.29). Có thể lập cấu hình sự kiện đo
này sao cho tất cả các ô trong tập ứng cử của người sử dụng đều được xét hay chỉ
giới hạn sự kiện đo sao cho chỉ có các ô trong tập tích cực đối với các DCH của
người sử dụng là được xét. Cũng có thể sử dụng ngưỡng trễ để tránh thay đổi
nhanh trong ô phục vụ HS-DSCH đối với sự kiện đo này, cũng như đặc tả dịch ô
để ưu tiên cho một số ô chẳng hạn để mở rộng vùng phủ HSDPA của các ô này.

403
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CPICH Ec /I 0 DT = thời gian khởi động


DD = trễ chuyển giao
H = trễ mức

Ec /I0 của ô 1
Ec /I0 của ô 2

DT DD
Thời gian

HS-DSCH từ ô 1 HS-DSCH từ ô 2

Hình 8.29. Minh họa đo ô HS-DSCH tốt nhất từ UE

Mặc dù các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH thường được khởi động bởi các
kết quả đo đường xuống của UE, nhưng chúng cũng có thể được khởi động bởi
các kết quả đo đường lên của nút B. Các kết quả đo đường lên của nút B cũng có
thể được sử dụng để đảm bảo rằng số liệu không bị mất do phủ sóng đường lên
cho ô phục vụ quá tồi. Ô phục vụ phải nhận được kênh điều khiển vật lý riêng tốc
độ cao vì nó mang thông tin chất lượng kênh (CQI) và các bản tin ACK/NAK.
HS-PDCCH không thể sử dụng phân tập vĩ mô và vì thế mức công suất cao hơn
cũng như lặp được sử dụng trên HS-DPCCH trong chuyển giao mềm để cải thiện
độ tin cậy của báo hiệu. Nếu chất lượng kết nối đường lên đến ô phục vụ trở nên
tồi, thì cần thay đổi ô phục vụ HS-DSCH để duy trì báo hiệu đường lên tin cậy.
Kết quả đo SIRerror được chuẩn hóa của nút B là một thí dụ đo đường lên có thể
sử dụng để khởi động các thay đổi ô phục vụ HS-DSCH. SIRerror là đo hiệu số
giữa tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) trên và SIR đích sử dụng cho điều khiển công
suất vòng kín. Vì thế nếu SIRerror quá cao, thì có nghĩa là chất lượng báo hiệu
đường lên quá kém trong ô được xét.

8.9.2. Chuyển giao từ HS-DSCH đến HS-DSCH giữa các nút B

HSDPA hỗ trợ di dộng cả giữa các đoạn ô của cùng một nút B và giữa hai
nút B khác nhau. Chuyển giao giữa các nút B được minh họa trên hình 8.30, trong
đó UE chuẩn bị thay đổi ô phục vụ HS-DSCH từ một ô nguồn sang một ô đích.
Thủ tục và trễ chuyển giao đối với trường hợp giữa các nút B được minh
họa trên hình 8.31.

404
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Nút B #1 Nút B #2

RNC phục vụ

Ô nguồn tại Ô đích tại


nút B #1 nút B #

UE chuyển từ nút B #1
sang nút B #2

Hình 8.30. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B.

UE Nút B #1 Nút B #2 RNC

t1 “Báo cáo đo”

t2
Lập lại cấu hình đường truyền vô tuyến
và thiết lập AAL2 đến nút B #2
“Lập lại cấu hình kênh mang vô tuyến”
A
t3
“RLC ACK”
HS-DSCH từ nút B #1
Định lại tuyến số liệu từ nút B #1
B HS-DSCH từ nút B #2 sang nút B #2
t4
“Hoàn thành lập lại cấu hình kênh mang
vô tuyến”

Hình 8.31. Thủ tục chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B

Trước khi thay đổi ô phục vụ HS-DSCH, có thể có một số PDU đối với
người sử dụng được nhớ đệm trong MAC-hs nguồn, đây là các PDU chưa từng

405
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

được phát đến người sử dụng và các PDU treo trong bộ quản lý HARQ hoặc đang
đợi ACK/NACK trên HS-DPCCH đường lên hoặc đang đợi phát lại. Các PDU
được nhớ đệm trong ô nguồn sẽ bị xóa và chúng có thể được phục hồi bởi các phát
lại RLC (điều khiển liên kết vô tuyến) nếu RLC chế độ có công nhận được sử
dụng. Khi giao thức RLC nhận thấy rằng các PDU gốc được gửi đến ô nguồn
nhưng không được công nhận, nó sẽ khởi đầu phát lại và các phát lại này sẽ
chuyển chúng đến ô đích mới. Để giảm trễ truyền dẫn PDU trong giai đoạn khôi
phục này, giao thức RLC tại UE có thể được lập cấu hình để gửi trạng thái RLC
đến RNC ngay sau khi ô phục vụ HS-DSCH thay đổi. Điều này có nghĩa là giao
thức RLC trong RNC có thể ngay lập tức bắt đầu chuyển các PDU đã bị xoá trong
ô nguồn trước khi thay đổi ô phục vụ HA-DSCH.
Có các ứng dụng không sử dụng các phát lại lớp cao, chẳng hạn các ứng
dụng sử dụng giao thức bó số liệu (UDP) và sử dụng chế độ RLC trong suốt hay
không công nhận. Các ứng dụng chạy trên chế độ RLC trong suốt và không công
nhận như vậy thường là các ứng dụng trễ thấp, như VoIP và chúng chỉ sử dụng
nhớ đệm rất ngắn trong nút B. Vì thế, số lượng các PDU bị xóa rất nhỏ hoặc bằng
không. Các đặc tả 3GPP cũng cho phép truyền kép các PDU từ RNC đến cả hai
nút B trong thời gian thay đổi ô để đảm bảo không bị mất gói.

8.9.3. Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B

Chuyển giao từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B giữa hai đoạn ô cũng
được hỗ trợ (hình 8.32). Thủ tục chuyển giao này cũng giống như chuyển giao
giữa các nút B, ngoại trừ việc chuyển các gói được nhớ đệm và việc thu HS-
DPCCH đường lên.
Giả thiết rằng nút B hỗ trợ duy trì MAC-hs, tất cả các gói PDU cho người
sử dụng được chuyển từ MAC-hs trong ô nguồn đến MAC-hs trong ô đích trong
khi chuyển giao HS-DSCH. Điều này có nghĩa là trạng thái của bộ quản lý HARQ
cũng được giữ nguyên không khởi động bất kỳ phát lại nào trong khi chuyển giao
từ HS-DSCH sang HS-DSCH nội nút B.
DPCH đường lên sử dụng chuyển giao mềm khi chuyển giao HS-DSCH
sang HS-DSCH nội nút B. Trong các điều kiện này, cũng có thể coi HS-DPCCH
đường lên đang ở chuyển giao mềm hơn hai đường, vì thế các ngón RAKE để giải
điều chế HS-DPCCH được đặt tại cả hai ô trong tập tích cực của người sử dụng.
điều này có nghĩa là phủ sóng đường lên của HS-DPCCH được cải thiện đối với
các người sử dụng trong chuyển giao mềm hơn.

406
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

RNC phục vụ

Nút B

Đoạn ô
nguồn #1 Đoạn ô
đích #2

UE chuyển từ đoạn ô #1 sang


đoạn ô #2 trong cùng một nút B

Hình 8.32. Chuyển giao HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các đoạn ô trong nút
B.

8.9.4. Chuyển giao HS-DSCH giữa hai các ô (đoạn ô) thuộc hai RNC khác
nhau

Quá trình chuyển giao HS-DSCH giữa hai ô (đoạn ô) thuộc hai RNC khác
nhau đựơc minh họa trên hình 4.33. Sau khi SRNC đã quyết định chuyển giao, nó
gửi bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến đã đựơc đồng bộ đến các nút B liên
quan và đồng thời gửi bản tin RRC đặt lại cấu hình kênh vật lý đến UE để thực
hiện chuyển giao. Trong trường hợp này bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến
đựơc SRNC gửi đến nút B đích thông qua DRNC.

407
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Iur
SRNC DRNC

Iub Iub

Nút B gồm Nút B gồm


ba đoạn ba đoạn
Chuyển giao từ một đoạn
thuộc nút B này sang
1 2 3 đoạn ô thuộc nút B khác 1 2 3

Đoạn đích

Hình 4.33. Chuyển giao HS-DSCH giữa các đoạn ô thuộc hai RNC khác nhau

8.9.5. Chuyển giao HS-DSCH sang ô chỉ có DCH

Hình 8.34 minh họa quá trình chuyển giao HS-DSCH từ ô (đoạn ô) có HS-
DSCH sang một nút B chỉ có DCH. Sau khi SRNC đã quyết định chuyển giao, nó
gửi bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến đã đựơc đồng bộ đến các nút B liên
quan và đồng thời gửi bản tin RRC về đặt lại cấu hình kênh vật lý đến người sử
dụng để chúng thực hiện chuyển giao. Trong trường hợp này bản tin đặt lại cấu
hình liên kết vô tuyến đựơc SRNC gửi đến nút B đích thông qua DRNC

408
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Iur
SRNC DRNC

Iub Iub

Nút B gồm ba
đoạn không có
Chuyển giao từ một đoạn
HS-DSCH
thuộc nút B có HS-DSCH
1 sang đoạn ô thuộc nút B 1 2 3
2 3
khác không có HS-DSCH
Đoạn đích chỉ
Đoạn nguồn có có DCH
HS-DSCH

UE

Hình 8.34. Chuyển giao HS-DSCH từ nút B có HS-DSCH sang một nút B chỉ
có DCH.

Sau khi RNC phục vụ quyết định khởi xướng chuyển giao này, bản tin
chuẩn bị lập lại cấu hình đường truyền vô tuyến được gửi đến các nút B tham gia,
đồng thời bản tin lập lại cấu hình kênh vật lý RRC được gửi đến người sử dụng.
Tương tự như đối với chuyển giao HS-DSCH sang HS-DSCH giữa các nút B,
chuyển giao HS-DSCH sang DCH dẫn đến khởi tạo lại các PDU trong MAC-hs
trong ô nguồn, sau đó các PDU này được khôi phục lại thông qua phát lại của các
lớp cao hơn, chẳng hạn các phát lại RLC.
R5 cũng hỗ trợ thực hiện chuyển giao từ DCH sang HS-DSCH. Kiểu
chuyển giao này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khi người sử dụng
chuyển dịch từ một ô không có khả năng HSDPA sang một ô có khả năng
HSDPA.
Bảng 8.5 tổng kết các kiểu chuyển giao và các đặc tính của chúng.

409
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 8.8. Các kiểu chuyển giao HSDPA và các đặc tính của chúng
HS-DSCH sang HS-DSCH sang
HS-DSCH sang
HS-DSCH nội HS-DSCH giữa
DCH
nút B các nút B
Đo cho chuyển
Thường là UE nhưng cũng có thể nút B
giao
Quyết định chuyển
Bởi RNC phục vụ
giao
Các gói được Các gói không được
Các phát lại RLC
chuyển từ MAC- chuyển. Các phát lại
Các phát lại gói từ SRNC được sử
hs nguồn sang RLC từ SRNC được
dụng
MAC-hs đích sử dụng
Không, khi chế độ
RLC có công nhận Không, khi chế
được sử dụng hoặc độ RLC công
Các mất gói Không
khi phát kép gói nhận được sử
trên chế độ RLC dụng
không công nhận
HS-DPCCH có thể
HS-DPCCH HS-DPCCH chỉ
sử dụng chuyển
đường lên được thu bởi một ô
giao mềm hơn

8.10. TỔNG KẾT

HSPA là công nghệ tăng cường cho 3G WCDMA còn được gọi là 3G+.
HSPA là công nghệ truyền dẫn gói phù hợp cho truyền thông đa phương tiện IP
băng rộng. HSDPA sử dụng kênh chia sẻ đường xuống trên cơ sở ghép nhiều kênh
mã với hệ số trải phổ SF=16, trong đó tối đa số kênh mã dành cho lưu lượng lên
đến 15 và một kênh mã đựơc dành cho báo hiệu và điều khiển. HSUPA sử dụng
kênh tăng cường E-DCH để truyền lưu lượng. Cả HSDPA và HSUPA đều sử dụng
truyền dẫn thích ứng trên cở sở lập biểu và HARQ. Truyền dẫn thích ứng là công
nghệ trong đó tài nguyên vô tuyến dược phân bổ cho người sử dụng dựa trên tình
trạng của kênh truyền sóng tức thời đến người sử dụng này: (1) nếu điều kiện
truyền sóng tốt người sử dụng được phân phối nhiều tài nguyên hơn, ngược lại
người này đựơc phân phối ít tài nguyên. HSDPA sử dụng phân phối tài nguyên
theo mã hoặc thời gian trong đó công suất truyền dẫn không đổi và tốc độ truyền

410
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dẫn có thể thay đổi số lượng mã, số khe được cấp phát hoặc bằng cách thay đổi sơ
đồ truyền dẫn (AMC: Adaptive Modulation and Coding: mã hóa và điều chế thích
ứng), còn HSUPA sử dụng phân phối tài nguyên theo công suất với điều kiện công
suất đựơc cấp phát cho mỗi máy di động không gây nhiễu cho các máy khác. Khi
đựơc cấp phát công suất cao hơn máy di động có thể truyền dẫn tốc độ cao hơn
bằng cách sử dụng nhiều mã hơn cho kênh E-DCH hay giảm hệ số trải phổ SF
nhưng không thay đổi sơ đồ truyền dẫn (điều chế luôn là BPSK). Cả hai HSDPA
và HSUPA đều sử dụng HARQ, trong đó bản tin được yêu cầu phát lại được lưu
trong bộ nhớ đệm để sau đó kết hợp với bản tin đựơc phát lại tạo thành một bản tin
tốt hơn trước khi xử lý lỗi. Cơ chế phát lại với phần dư tăng cho phép mỗi lần phát
lại chỉ cần phát lại một bộ phần của phần dư chưa được phát vì thế tiết kiệm được
dung lượng đường truyền. Điểm khác biệt giữa HSDPA và HSUPA là HSDPA
không sử dụng điều khiển công suất và chuyển giao mềm trái lại HSUPA sử dụng
cả hai kỹ thuật này, ngoài ra HSUPA chỉ sử dụng một kiểu điều chế BPSK vì thế
nó không áp dụng kỹ thuật điều chế mà mã hóa thích ứng (AMC: Adaptive
Modulation and Coding). Cuối chương chuyển giao cứng cho HSDPA đựơc trình
bày cho. Trong HSDPA chỉ có chuyển giao cứng. Để thực hiện chuyển giao, UE
phải đo tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh P-CPICH của tất cả các ô hoặc các đoạn ô
nằm trong tập tích cực (thậm chí có thể cả trong tập ứng cử). Từ kết quả đo nó gửi
báo cáo về ô tốt nhất đến SRNC. SRNC sẽ quyết định chuyển giao.

8.11. CÂU HỎI

1. Trình bày các điểm mới trong HSPA so với WCDMA


2. Trình bày các giao thức trên giao diện vô tuyến của HSPA
3. Trình bày các trạng thái RRC của HSPA UE
4. Trình bày truyền dẫn kênh chia sẻ trong HSDPA
5. Trình bày lập biểu phụ thuộc kênh trong HSDPA
6. Trình bày điều khiển tốc độ và điều chế bậc cao trong HSDPA
7. Trình bày mã hóa kênh và điều chế cho kênh HS-DSCH
8. Trình bày truyền dẫn thích ứng dựa trên điều chế và mã hóa kênh
9. Trình bày HARQ với kết hợp mềm trong HSDPA
10. Trình bày các kênh của HSDPA
11. Trình bày HSDPA MIMO
12. Trình bày lập biểu trong HSUPA
13. Trình bàyHARQ với kết hợp mềm trong HSUPA
14. Trình bày các kênh của HSUPA
15. Trình bày các loại HSPA UE
16. Trình bày trải phổ và điều chế trong HSDPA

411
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

17. Trình bày trải phổ và diều chế trong HSUPA


18. Trình bày cấu trúc MAC-hs và lớp vật lỳ
19. Trình bày cấu trúc MAC-e và lớp vật lý
20. Trình bày quản lý di động trong HSDPA

412
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 9
GIAO DIỆN VÔ TUYẾN LTE

9.1. GIỚI THIỆU CHUNG

9.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương


 Các giao thức trên giao diện vô tuyến LTE
 Các trạng thái LTE UE
 Các kênh trên giao diện vô tuyến LTE
 Quản lý di động trong LTE
 Cấu trúc tài nguyên truyền dẫn trong LTE
 Các tín hiệu tham chuẩn trong LTE
 Các sơ đồ điều chế và dung lượng truy nhập vô tuyến của LTE
 Truyền dẫn đường xuống
 Truyền dẫn đường lên
 Các thủ tục lớp vật lý

9.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [25],[26], [27]. [28], [29].

9.1.3. Mục đích chương

 Nắm đựơc các giao thức và các trạng thái khác nhau của LTE
 Nắm được các kênh trong LTE
 Nắm được cấu trúc tài nguyên trong LTE
 Nắm đựơc các vấn đề quản lý di động trong LTE
 Nắm được các sơ đồ điều chế và dung lượng vô tuyến của LTE
 Nắm đựơc các thủ tục quản lý lớp vật lý trong LTE

9.2. TỔNG QUAN

LTE (Long Term Evolution: phát triển dài hạn) là tên dành cho tiêu chuẩn
mới do 3GPP phát triển để đáp ứng các yêu cầu không ngừng tăng về tốc độ số
liệu để đáp ứng các dịch vụ đa phương tiện IP. LTE là bước phát triển tiếp sau của
các hệ thống 2G và 3G để tiến đến cung cấp mức độ chất lượng tương tự như các
mạng hữa tuyển hiện nay.

413
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các mục tiêu thiết kế chính của LTE bao gồm:


 Hệ thống phải hỗ trợ tốc độ đỉnh đường xuống là 100Mbps và đường lên là
50Mbps trong băng thông 20 MHz hay tương đương với các giá trị hiệu suất
phổ tần đỉnh là 5bps/Hz đường xuống và 2,5bps/Hz đường lên. Hệ thống
tham chuẩn có 2 anten trong UE cho đừơng xuống và 1 anten trong UE cho
đường lên
 Tại điểm 5% CDF (xác suất 5% mất thông tin), thông lượng trung bình của
người sử dụng trên 1 MHz gấp 2 đến 3 lần R6 HSPA
 Hiệu suất phổ tần đường xuống gấp 3 đến 4 lần R6 HSPA và đường lên gấp
2 đến 3 lần R6 HSPA trong mạng có tải
 Di động lên đến 350km/giờ
 Sử dụng phổ linh hoạt, đồng tồn tại với các công nghệ trước và giảm độ phức
tạp cũng như giá thành.

Các yêu cầu đối với LTE phiên bản đầu được tổng kết trong bảng 9.1 có so
sánh với HSPA.

HSPA R6 LTE
Trễ Mặt CP <100 ms
Măt UP <5ms
Tốc độ đỉnh [Mbps] DL 14,4 100
UL 5,7 50
Hiệu suất phổ trung DL 0,53 (HSDPA) 2,5 (4x4)
bình [bps/Hz] UL 0,332 (HSUPA) 0,73 (1x2)
Hiệu suất phổ biên ô DL 0,02 (HSDPA) 0,05 (4x4)
[bps/Hz] UL 0,009 (HSUPA) 0,02 (1x2)
Tinh di động Đến 350 km/giờ
Băng thông Đến 20 MHz

Các công nghệ quan trọng nhất trong mạng truy nhập vô tuyến của LTE là
OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplex), ấn định tài nguyên động đa
kích thứơc (thời gian, tần số) và thích ứng đường truyền, truyền dẫn MIMO
(Multiple Input Multiple Output), mã hóa turbo và HARQ (Hybrid Automatic
Repeat Request) với kết hợp mềm.
Trong chế độ FDD, trên đường xuống LTE sử dụng OFDMA với truyền
dẫn OFDM còn trên đường lên LTE sử dụng SC-FDMA với truyền dẫn DFTS-
OFDM. Mỗi ký hiệu OFDM được phát trên các sóng mang con có băng thông 15
hoặc 7,5MHz. Mỗi khung dài 1ms được chia thành hai khe dài 0,5ms và chứa một
số ký hiệu OFDM (14 chế độ 15 KHz và và 12 cho chế độ 7,5kHz …).

414
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong LTE, cả sơ đồ truyền dẫn đường lên và đường xuống đều có thể ấn
định các băng tần khác nhau cho các người sử dụng theo nguyên lý FDMA. Ấn
định này có thể được điều chỉnh động theo thời gian dựa trên lập biểu. Kiểu ấn
định này được gọi là ấn định tài nguyên động đa kích thứơc (thời gian, tần số). Để
ấn định tài nguyên thuận tiện, tài nguyên LTE có thể được trình bày ở dạng lưới
thời gian-tần số. Phần tử nhỏ nhất của lưới thời gian tần số được gọi là phần tử tài
nguyên gồm một sóng mang con trong khoảng thời gian một ký hiệu. Đơn vị ấn
định tài nguyên LTE nhỏ nhất là khối tài nguyên gồm 12 sóng mang con trong
thời gian một khe.
Truyền dẫn đa anten là một trong số các công nghệ quan trọng nhất để đạt
đựơc các mục tiêu tốc độ cao cho LTE. Trên đường xuống LTE phiên bản đầu hỗ
trợ một, hai hay bốn anten phát trong eNodeB và một, hai hay bốn anten thu trong
UE. Đa anten có thể được sử dụng theo nhiều cách: để nhận được phân tập
phát/thu hay để nhận được ghép kênh không gian nhằm tăng tốc độ số liệu bằng
cách tạo ra nhiều kênh con song khi điều kiện cho phép. Tuy nhiên trong giai đoạn
đầu trên đường lên LTE chỉ hỗ trợ một anten phát tai UE và một, hai hay bốn
anten thu tại eNodeB. Vì thế trên đường lên đa anten chỉ được sử dụng cho phân
tập thu. Để đạt được các mục tiêu khác nhau.
LTE sử dụng đa anten với các công nghệ MIMO khác nhau bao gồm SU-
MIMO (Single-User MIMO: MIMO đơn người sử dụng), MU-MIMO (Multi-User
MIMO: MIMO đa người sử dụng, tiền mã hóa cấp hạng 1 (Rank-1) vòng kín và
tạo búp dành riêng. Các sơ đồ SU-MIMO được đặc tả cho cấu hình hai hay bốn
anten phát trên đường xuống để hỗ trợ truyền dẫn nhiều lớp không gian (lên đến
bốn lớp) cho một UE. Sơ đồ phân tập phát được đặc tả cho bốn anten phát trên
đường xuống và hai anten phát trên đường lên (phiên bản cải tiến). Sơ đồ MU-
MIMO cho phép ấn định các lớp không gian khác nhau cho các người sử dụng
khác nhau trong cùng một tài nguyên thời gian-tần số. và được hỗ trợ cả ở đường
lên lẫn đường xuống. Sơ đồ tiền mã hóa vòng kín rank-1 được sử dụng để cải thiện
vùng phủ sóng sử dụng công nghệ SU-MIMO dựa trên tín hiệu tham chuẩn chung
đặc thù ô với việc sử dụng một bản tin báo hiệu điều khiển thông lượng thấp để
giảm chi phí băng thông bổ sung. Sơ đồ tạo búp dành riêng được sử dụng để mở
rộng vùng phủ số liệu khi tách sóng số liệu dựa trên tín hiệu tham chuẩn riêng
được hỗ trợ bởi UE.

LTE sử dụng mã hóa turbo để hiệu chỉnh lỗi cho kênh số liệu. Trong trường
hợp kênh chia sẻ đường xuống (DL-SCH) bộ mã hóa turbo với tỷ lệ mã 1/3 được
sử dụng cùng với phối hợp tốc độ để thích ứng tỷ lệ mã với mức mong muốn.
Trong mỗi khung 1ms, một hoặc hai từ mã (với MIMO đa từ mã) được mã hóa và
được phát.

415
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LTE hỗ trợ HARQ với kết hợp mềm. Trong sơ đồ HARQ, máy thu sử dụng
mã phát hiện lỗi (CRC) để kiểm tra xem gói thu sau sửa lỗi có chứa lỗi hay không.
Trong trường hợp NACK, gói được phát lại. Gói mắc lỗi được lưu trong bộ nhớ
đệm, sau đó được kết hợp với phát lại (hay các phát) lại để tạo nên một gói tin cậy
hơn. LTE sử dụng kết hợp tăng phần dư (IR: Incremental Redundancy) trong đó
phát lại là các phiên bản phần dư khác nhau của mã turbo.

9.3. CÁC GIAO THỨC TRÊN GIAO DIỆN VÔ TUYẾN LTE

Giao diện vô tuyến được ký hiệu là LTE Uu (hình 9.1). Khác với kiến trúc
3G UMTS, LTE LTE không sử dụng RNC vì thế nó “phẳng” hơn. Các chức năng
trước đây của RNC được đặt ngay trong eNodeB để có thể xử lý nhanh hơn các
thay đổi trên đừơng truyền vô tuyến nhanh hơn. Ngoài ra mạng lõi là mạng lõi gói
phát triển được xây dựng trên nền IP. Giao diện vô tuyến giữa UE và eNodeB
được ký hiệu là LTE Uu.

Đường truyền
vô tuyến
UE eNodB EPC

LTE Uu
UE: User Equipment: thiết bị người sử dụng
eNodeB: Evolved NodeB: nút B phát triển
EPC: Evolved Packet Core: Lõi gói phát triển

Hình 9.1. Kiến trúc mạng LTE

Hình 9.2 cho thấy các ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến trong các UP
(User Plane: mặt phẳng người sử dụng) và CP (Control Plane: mặt phẳng điều
khiển). Khác với 3G UMTS, LTE không có RNC nên tất cả các giao thức đều
được đặt tại eNodeB. Như thấy trên hình 9.2, kiến trúc ngăn xếp giao thức vô
tuyến trong các mặt phẳng điều khiển (CP: Control Plane) từ trên xuống dưới bao
gồm các lớp: RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến),
PDCP (Packet Data Convergence Protocol: giao thức hội tụ số liệu gói), RLC
(Radio Link Control: điều khiển liên kết vô tuyến), MAC (Medium Access
Control: điều khiển truy nhập môi trường) và PHY (Physical: vật lý). Ngoài ra tại
UE còn có thêm NAS (Non Access Stratum: tầng không truy nhập) là tầng xử lý
báo hiệu liên kết trực tiếp giữa UE và EPC (Evolved Packet Core: lõi gói phát
triển) như: SM (Session Management: quản lý phiên), EMM (Evolved Mobility

416
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Management: quản lý di động tăng cường). Kiến trúc giao thức mặt phẳng người
sử dụng (User Plane) có cấu trúc tương tự như CP, chỉ khác là không có lớp RRC.
So sánh với mô hình OSI (Open System Interconnection: kết nối hệ thống
mở) ta thấy RRC nằm trong OSI L3 (L3: Layer 3); PDCP, RLC và MAC là ba lớp
con của OSI L2 và PHY nằm trong OSI L1.
a) Ngăn xếp giao thức trong CP b) Ngăn xếp giao thức trong UP
UE eNode B MME UE eNode B
OSI OSI
NAS NAS
L3 RRC L3
RRC
PDCP PDCP PDCP PDCP
L2 RLC RLC L2 RLC RLC
MAC MAC MAC MAC
L1 PHY PHY L1 PHY PHY

LTE Uu LTE Uu

Hình 9.2. Ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyền của LTE

Hình 9.3 mô tả ngắn gọn các chức năng cơ bản của các lớp khác nhau và
cách thức tương tác giữa các lớp tại phía eNodeB. Cần lưu ý rằng cấu trúc giao
thức phân lớp trong UE cũng tương tự.

417
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mặp phẳng người sử dụng (UP) Mặp phẳng điều khiển (CP)

Các gói IP của các người sử dụng


Quảng ba Tìm gọi RRC
t/t hệ thống RRC

ROHC ROHC ROHC Mật mã


PDCP Mật mã
Mật mã Mật mã Toàn vẹn

Các kênh mang

Phân đoạn Phân đoạn Phân đoạn Phân đoạn


RLC ARQ BCCH PCCH
ARQ ARQ ARQ

Các kênh logic

Xử lý lập biểu/ưu tiên

MAC Ghép kênh

HARQ HARQ HARQ

Các kênh truyền tải

MHK, ĐC, sắp MHK, ĐC, sắp MHK, ĐC, sắp MHK, ĐC, sắp MHK, ĐC, sắp
PHY xếp anten và xếp anten và xếp anten và xếp anten và xếp anten và
tài nguyên tài nguyên tài nguyên tài nguyên tài nguyên

Các kênh vật lý


ARQ: Automatic Repeate Request: yêu cầu phát lại tự động
HARQ: Hybride Automatic Repeate Request: yêu cầu phát lại tự động lai ghép
MHK: mã hóa kênh
ĐC: điều chế
ROCH: Robust Header Compression: nến tiêu đề bền chắc

Hình 9.3. Cấu trúc giao thức phân lớp đường xuống trong eNodeB
Lớp trên RRC trên đỉnh hình 9.3 có nhiệm vụ hỗ trợ tất cả các thủ tục báo
hiệu giữa UE và eNodeB bao gồm các thủ tục quản lý di động và quản lý kết nối.
Các báo hiệu từ mặt phẳng điều khiển của EPC (Evolved Packet Core: lỗi gói tăng
cường), chẳng hạn đăng ký UE và nhận thực, được chuyển đến UE qua giao thức
SM, MM thông qua RRC một cách trong suốt.
Vai trò chính của lớp PDCP là nén tiêu đề IP dựa trên cơ chế ROHC
(Robust Header Compression: nến tiêu đề bền chắc) và mật mã hóa để cung cấp
các kênh mang (RB: Radio Bearer) cho lớp thấp hơn. Mỗi kênh mang tương ứng
với một luồng thông tin đặc thù của mặt phẳng người sử dụng (chẳng hạn: các
khung tiếng, số liệu truyền theo luồng, báo hiệu IMS …) hay báo hiệu mặt phẳng
điều khiển (chẳng hạn RRC hay báo hiệu NAS [Non Access Stratum: tầng không
truy nhập] đến từ EPC). Do tính chất đặc biệt, các luồng tin được tạo bởi các chức
năng ‘phát quảng bá thông tin hệ thống’ và ‘tìm gọi’ không được xử lý tại lớp
PDCP.
RLC cung cấp dịch vụ lớp 2 giống như OSI (mô hình kết nối hệ thống mở)
cho lớp PDCP như: phân đoạn số liệu gói và ARQ (Automatic Repeate Request:

418
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

yêu cầu phát lại tự động) và cơ chế sửa lỗi. Tại đây RLC thực hiện chuyển đổi một
một từng luồng RRC vào các kênh logic của lớp MAC.
Lớp MAC có nhiệm vụ ghép các kênh logic vào các kênh truyền tải sau khi
đã xử lý lập biểu/ưu tiên đối với các luồng số liệu nhận được từ lớp RLC. Các
luồng đựơc ghép vào một kênh truyền tải có thể xuất sứ từ một người sử dụng
(một hay nhiều trường hợp của DCCH và DTCH) hay nhiều người sử dụng (một
số DTCH từ các người sử dụng). MAC cũng hỗ trợ HARQ. Cuối cùng MAC cung
cấp các luồng truyền tải cho lớp PHY.
Lớp PHY thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu như mã hóa kênh, điều chế
và sắp xếp các luồng tín hiệu lên các anten và các phần tử tài nguyên.

9.4. CÁC TRẠNG THÁI LTE UE

Trong LTE UE có thể có hai bộ máy trạng thái đầu cuối, các bộ máy trạng
thái này không chỉ được duy trì trong UE mà cả trong mạng (hình 9.4). Bộ máy
thứ nhất được đặt tại lớp RRC và được duy trì trong eNodeB, bộ máy thứ hai
đựơc đặt tại lớp MM (Mobility Management: quản lý di động) và được duy trì tại
S-GW trong mạng lõi.
Tại lớp RRC có hai trạng thái RRC-CONNECTED (RRC kết nối) và RRC-
IDLE (RRC rỗi) tùy thuộc vào kết nối RRC có được thiết lập hay không.
Trong trạng thái RRC-IDLE, UE giám sát kênh tìm gọi và phát hiện các
cuộc gọi vào, nhận thông tin hệ thông và thực hiện đo đạc các ô lân cận cũng
như chọn/chọn lại ô. Trong trạng thái này lớp trên có thể lập cấu hình DTX đặc
thù UE và UE điều khiển di động
Trong trạng thái RRC-CONNECTED, UE truyền/nhận số liệu đến/từ mạng.
Để vậy, UE giám sát các kênh điều khiển liên kết với kênh số liệu chia sẻ để xác
định số liệu có được lập biểu hay không và cung cấp chất lượng kênh và thông tin
phản hồi cho eNodeB. Ngoài ra cũng trong trạng thái này, UE thực hiện đo đạc
các ô lân cận và gửi báo cáo đo theo cấu hình quy định bởi eNodeB, Khác với
WCDMA, có thể nhận thông tin hệ thống từ BCCH trong trạng thái RRC-
CONNECTED. Tại các lớp thấp hơn, UE có thể được lập cấu hình DTX đặc thù
UE và được điều khiển chuyển giao bởi mạng.

Tại mức mạng lõi, bộ máy trạng thái MM quản lý ba trạng thái LTE: Rời
mạng (LTE-Detached), tích cực (LTE-Active) và rỗi (LTE-Idle):

 LTE-Detached. Là trạng thái trong đó UE hoặc tắt nguồn hoặc đã bật


nguồn nhưng không đăng ký với mạng. Lý do có thể là chưa đăng ký hoặc
đăng ký thất bại do không có mạng thích hợp

419
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 LTE-Idle:
 Đầu cuối đã đăng ký với mạng, nhưng không tích cực.
 Tương ứng với chế độ tiêu thụ công suất thấp.
 Mạng lõi biết vị trí của UE tại mức TA (vùng đeo bám).
 Trong trường hợp thiết lập dịch vụ hoặc dịch vụ được tái tích cực, UE có
thể nhanh chóng chuyển vào chế độ tích cực (LTE-Active) mà không cần:
o Thiết lập các kênh mang EPC
o Đàm phán lại các thuộc ngữ QoS liên quan
 Di động của UE tuân theo giải thuật chọn lại ô và vì thế không chịu sự điều
khiển của mạng.
 LTE-Active:
 Là trạng thái trong đó UE thực sự tích cực và đang trao đổi số liệu cũng
như báo hiệu với mạng
 UE có một kết nối RRC được thiết lập
 Vị trí đầu cuối được mạng biết cụ thể hơn tại mức ô hiện thời và di động
tuân theo giải thuật chuyển giao do mạng điều khiển.

Về nguyên tắc, UE có thể hủy đăng ký từ bất kỳ trạng thái nào nói trên.
Trong trạng thái LTE-Idle, hủy đăng ký có thể tường minh khi UE tắt nguồn
hoặc hết điện, hoặc ẩn tàng do UE nằm ngoài vùng phủ sóng (do không nhận
được cập nhật vị trí định kỳ).

Bộ máy RRC quản lý hai trạng thái :


 RRC-Idle:
 UE không có kết nối RRC với eNodeB (không có kết nối báo hiệu giữa
UE và eNodeB)
 UE thu và giải mã thông tin hệ thống, chờ và giải mã các bản tin tìm gọi
 Di động dựa trên chọn lại ô do UE thực hiện (dựa trên thông tin hệ thống)
 Không có ngữ cảnh RRC lưu trong eNodeB
 Thủ tục kênh truy nhập ngẫu nhiên (RACH) được sử dụng khi thiết lập kết
nối RRC.
 RRC-Connected:
 UE có kết nối E-UTRAN RRC
 UE có ngữ cảnh trong E-UTRAN (C-RNTI: Cell Radio Network Identtity
được ấn định)
 eNodeB biết UE thuộc ô nào
 Mạng có thể phát hoặc thu số liệu từ UE
 Di động dựa trên chuyển giao với sự hỗ trợ của UE
 UE đo các ô lân cận
 UE báo cáo kết quả đo các ô lân cận

420
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Tương ứng với trạng thái LTE-Active.

Các trạng thái rời mạng/tích cực/rỗi


Lớp MM
(LTE Detached/Active/Idle States)

Các trạng thái RRC- Rỗi/Kết nối


Lớp RRC
(RRC-Idle/Connected States)
S1

aGW
eNodeB (S-GW+MME+P-GW)
UE

Hình 9.4. Các bộ máy trạng thái RRC và MM

Thí dụ về một chuỗi chuyển đổi các trạng thái MM được mô tả trên hình
9.5.
Bật nguồn hoặc Phát hiện Truyền dẫn Phát hiện
đăng ký không tích cực MMS Không tích cực

LTE
DETACHED LTE ACTIVE LTE IDLE LTE ACTIVE LTE IDLE

Giai đoạn tích cực truyền


dẫn vô tuyến

Hình 9.5. Thí dụ về một chuỗi chuyển đổi các trạng thái MM

Hình 9.5 cho thấy một chuỗi chuyển đổi trạng thái MM bắt đầu từ việc UE
bật nguồn hoặc quyết định đăng ký với mạng sau khi đã tìm được một ô thích hợp.
Cho đến khi chưa đạt được đăng ký, đầu cuối nằm trong trạng thái LTE-
DETACHED. Sau khi đăng ký thành công nó có thể tích cực một kênh mang EPS
(hoặc sử dụng kênh mặc định) để đăng ký IMS. Và lưu tại trạng thái này cho đến
khi xẩy ra phát hiện không tích cực. Khi này UE chuyển vào trạng thái LTE-IDLE
và giải phóng kết nối RRC cùng với các tài nguyên vô tuyến, tuy nhiên tất cả các

421
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

kênh mang EPS được thiết lập giữa UE và MME vẫn giữ nguyên để UE có thể trở
lại các phiên tích cực trước đây mà không phải đàm phán lại các thông số phiên
cùng với các thuộc ngữ QoS. Khi ở trạng thái LTE-IDLE, UE có thể khởi động
tích cực để truyền MMS: nó khởi động chuyển đổi vào trạng thái LTE-ACTIVE.
Sau khi đã truyền song số liệu, UE có thể trở lại trạng tháy LTE-ACTIVE dựa trên
tiêu chuẩn phát hiện không tích cực. Trong mọi trường hợp, sau khi đã đăng ký,
UE có thể nhận được một phiên kết cuối tại người sử dụng hoặc chuyển vào trạng
thái LTE- IDLE.
Trong trạng thái RRC-IDLE: vi trí của UE chỉ biết tại mức vùng theo bám (TA),
mạng chỉ có thể kết nối đến UE dựa trên tìm gọi trong vùng TA được điều khiển
bởi EPC và chọn lại ô được thực hiện bởi UE.
Trong trạng thái RRC-Connected: vị trí của UE được biết tại mức ô, có ngữ cảnh
trong eNodeB, UE có thể truyền số liệu đơn phương, chế độ thu không liên tục
được sử dụng để tiết kiệm công suất và di động được quản lý bởi mạng (chuyển
giao).
Chuyển đổi các trạng thái RRC được cho trên hình 9.9.
Ø Kết thúc dịch vụ
Ø Không tích cực

RRC_IDLE RRC_CONNECTED

Ø Người sử dụng tích cực dịch vụ


Ø Trả lời tìm gọi (trên vùng TA)

Hình 9.9. Chuyển đổi trạng thái RRC

Hình 9.7 cho thấy kết hợp giữa chuyển đổi các trạng thái MM và RRC.
Không tích cực Đăng ký
RRC-IDLE RRC-CONNECTED

LTE-IDLE Lưu lượng vào LTE-ACTIVE Hủy đăng ký LTE-DETACHED


Hoặc ra
Hủy đăng ký tương minh hay tự động
khi không có cập nhật vị trí định kỳ

Hình 9.7. Kết hợp giữa chuyển đổi các trạng thái RRC và MM

422
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các yêu cầu trễ được chia thành các yêu cầu trong mặt phẳng điều và các
yêu cầu trong mặt phẳng người sử dụng. Các yêu cầu trễ trong mặt phẳng người
điều khiển để cập đến trễ chuyển đổi từ trạng thái đầu cuối không tích cực sang
trạng thái đầu cuối tích cực, tại đây đầu cuối di động có thể phát hoặc thu số liệu.
Có hai số đo trễ. Trễ thứ nhất để biểu thị thời gian chuyển đổi từ trạng thái cắm
trại (RRC-IDLE), trạng thái trong đó đầu cuối không được biết tại mức mạng truy
nhập vô tuyến, không có ngữ cảnh và không được ấn định tài nguyên vô tuyến.
Mạng chỉ nối đến đầu cuối di động thông qua tìm gọi trên vùng TA (Tracking
Area: vùng theo bám), trễ này bằng 100ms. Trễ thứ hai biểu thị thời gian chuyển
đổi từ trạng thái ngủ vào trạng thái tích cực giống như Cell_PCH (RRC-Connected,
trong trạng thái này vị trí đầu cuối được biết tại mức ô và đầu cuối trong trạng thái
ngủ không được ấn định tài nguyên vô tuyến, nó chỉ nghe tìm gọi tại một thời gian
quy định trước).
Hình 9.8 cho thấy các yêu cầu thời gian chuyển đổi trạng thái liên quan đến
hoạt động bắt buộc của E-UTRAN:
 Chuyển đổi từ trạng thái IDLE sang trạng thái tích cực không lâu hơn
100ms (thời gian này không bao gồm thời gian cho các thủ tục tìm gọi
trong trường hợp các phiên kết cuối tại máy di động). Tất nhiên đây không
phải toàn bộ thời gian để thiết lập cuộc gọi, mà chỉ là thời gian cần thiết để
mạng và UE chuyển từ trạng thái IDLE và trạng thái ACTIVE trong đó một
tài nguyên dành riêng được ấn định cho truyền dẫn báo hiệu hay số liệu của
người sử dụng
 Thời gian chuyển đổi giữa trạng thái ACTIVE (tích cực) và Dormant (ngủ)
không quá 50 ms (không bao hàm các thủ tục tìm gọi nếu cần thiết)
Kết nối

Tích cực <50ms Ngủ


(Active) (Dormant)
Không kết nối

<100ms

Rỗi
(Idle)

Hình 9.9. Các yêu cầu thời gian chuyển đổi trạng thái

423
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.5. CÁC KÊNH TRÊN GIAO DIỆN VÔ TUYẾN LTE

Hình 9.9 cho thấy các kênh logic, các kênh truyền tải, các kênh vật lý và
sắp xếp các kênh logic lên các kênh truyền tải, các kênh truyền tải lên các kênh vật
lý. Từ hình 9.9 ta thấy cấu trúc các kênh của LTE được đơn giản hóa so với 3G.
Trừ các kênh điều khiển RACH và BCH được sắp xếp các kênh vật lý riêng
(PRACH/PBCH), tất cả các kênh còn lại đều đựơc sắp xếp lên kênh vật lý chia sẻ:
PDSCH/PUSCH.
Các kênh điều khiển trong mặt phẳng CP bao gồm:
 BCCH (Broadcast Control Channel: kênh điều khiển quảng bá)
 PCCH (Paging Control Channel: kênh điều khiển tìm gọi)
 CCCH (Common Control Channel: kênh điều khiển chung)
 MCCH (Multicast Control Channel: kênh điều khiển đa phương)
 DCCH (Dedicated Control Channel: kênh điều khiển riêng)
Các kênh lưu lượng trong mặt phẳng UP bao gồm:
 DTCH (Dedicated Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng)
 MTCH (Multicast Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng)

424
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Các kênh đường lên b) Các kênh đường xuống


CCCH DCCH DTCH PCCH BCCH CCCH DCCH DTCH MCCH MTCH
Các kênh MAC SAP
Logic

Các kênh RACH UL-SCH PHY SAP PCH BCH DL-SCH MCH
truyền tải

Các kênh
vật lý PRACH PUSCH PUCCH PDSCH PBCH PDCCH PHICH PCFICH PMCH

BCCH: Broadcast Control Channel: kênh điều khiển quảng bá


BCH: Broadcast Channel: kênh quảng bá
DCCH: Dedicated Control Channel: kênh điều khiển riêng
DL-SCH: Dowlink Shared Channel: kênh chia sẻ đường xuống
MCH: Multicast Channel: kênh đa phương
MCCH: Multicast Control Channel: kênh điều khiển đa phương
MTCH: Multicast Traffic Channel: kênh lưu lượng đa phương
UL-SCH: Uplink Shared Channel: kênh chia sẻ đường lên
DTCH: Dedicated Traffic Channel: kênh lưu lượng riêng
PBCH: Physical Broadcast Channel: kênh vật lý quảng bá
PCH: Paging Channel: kênh tìm gọi
PCCH: Paging Control Channel: kênh điều khiển tìm gọi
PCFICH: Physical Control Format Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị
khuôn dạng truyền tải
PDCCH: Physical Dedicated Control Channel: kênh vật lý điều khiển riêng
PDSCH: Physical Downlink Shared Channel: kênh vật lý chai sẻ đường xuống
PHICH: Physical HARQ Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị HARQ
PMCH: Physical Multicast Channel: kênh vật lý đa phương
PRACH: Physical Random Access Channel: kênh vật lý truy nhập ngẫu nhiên
PUCCH: Physical Uplink Control Channel: kênh vật lý điều khiển đường lên
PUSCH: Physical Uplink Shared Channel: kênh vật lý chia sẻ đường lên

Hình 9.9. Các kênh logic, các kênh truyền tải, các kênh vật lý và sắp xếp các
kênh logic lên các kênh truyền tải, các kênh truyền tải lên các kênh vật lý.

Các bảng 9.1, 9.2, 9.3 tổng kết các chức năng của các kênh logic, truyền tải
và lật lý trong LTE.

Bảng 9.1. Danh sách các kênh logic


Nhóm kênh Kênh logic ứng dụng
BCCH (Broadcast Control Kênh đường xuống để phát quảng
CCH (Control Channel: Kênh điều khiển bá thông tin hệ thống. Từ thông tin
Channel: quảng bá) này UE biết được: nhà khai thác
Kênh điều của ô phục vụ, cấu hình các kênh
khiển) chung của ô, cách truy nhập
mạng…

425
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PCCH (Paging Control Kênh đường xuống để phát quảng


Channel: Kênh điều khiển bá thông tin tìm gọi
tìm gọi) Kênh này được sử dụng để tìm gọi
UE cho phiên thông tin kết cuối tại
UE.
CCCH (Common Control Kênh hai chiều để phát thông tin
Channel: Kênh điều khiển điều khiển giữa mạng và các UE.
chung) Được sử dụng khi không có kết
nối RRC hoặc khi truy nhập một ô
mới. Thông thường kênh này đựơc
sử dụng trong giai đoạn sớm nhất
của quá trình thiết lập thông tin
DCCH (Dedicated Control Kênh hai chiều điểm đến điểm để
Channel: Kênh điều khiển phát thông tin điều khiển riêng
riêng). giữa UE và mạng. Được thiết lập
bởi thiết lập kết nối của RRC.
Trong ngữ cảnh DCCH, thông tin
điều khiển chỉ chứa báo hiệu RRC
và NAS. Các báo hiệu lớp ứng
dụng(SIP và RTCP) không đựơc
xử lý bởi DCCH.
DTCH (Dedicated Traffic Kênh điểm đến điểm riêng cho
TCH (Traffic Channel: Kênh lưu lượng một UE để truyền số liệu của
Channel: riêng) người sử dụng cũng như báo hiệu
Kênh lưu lớp ứng dụng liên quan đến luồng
lượng) số liệu. DTCH có thể tồn tại cả ở
đường lên lẫn đường xuống

MCCH (Multicast Control Kênh đường xuống điểm đa điểm


Channel: Kênh điều khiển được sử dụng để phát thông tin
khiển đa phương) điều khiển MBMS.
Kênh này chỉ được UE sử dụng để
thu MBMS

MTCH Kênh đường xuống điểm đa điểm


được mạng sử dụng để phát lưu
lượng từ mạng đến UE
Kênh này chỉ được UE sử dụng để
thu MBMS

426
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 9.2. Danh sách các kênh truyền tải


Tên kênh ứng dụng
BCH (Broadcast Khuôn dạng truyền tải cố định và được quy định trước
Channel: Kênh quảng Phát quảng bá thông tin hệ thống E –UTRAN trong toàn
bá) bộ ô
PCH (Paging Hỗ trợ thu không liên tục (DRX: Discontinuos Receive:
Channel: Kênh tìm thu không liên tục) cho UE để tiết kiệm nguồn diện
gọi) Phát quảng bá trong toàn bộ ô
Được sắp xếp lên các tài nguyên vật lý mà các tài nguyên
này có thể được sử dụng cho các kênh điều khiển hoặc
lưu lượng
MCH (Multicast Phát trên toàn ô
Channel: Kênh đa Hỗ trợ MBSFN* kết hợp với phát MBMS trên nhiều ô
phương) Hỗ trợ ấn định tài nguyên bán cố định
DL-SCH (Dowlink Để truyền tải thông tin điều khiển và lưu lượng
Shared Channel: Hỗ trợ HARQ
Kênh chia sẻ đường Hỗ trợ thích ứng đường truyền động bằng cách thay đổi
xuống) sơ đồ điều chế và mã hóa kênh và thay đổi công suất
Có thể hỗ trợ phát quảng bá trên toàn bộ ô
Có thể hỗ trợ tạo búp
Hỗ trợ cả ấn định tài nguyên động lẫn bán cố định
Hỗ trợ thu không liên tục (DRX) cho UE để tiết kiệm
nguồn điện
Hỗ trợ phát MBMS**
RACH (Random Kênh chung đường lên
Access Channel: kênh Kênh mang thông tin tối thiểu
truy nhập ngẫu nhiên) Có thể mất kênh này do va chạm
UL-SCH (Uplink Kênh đường lên có chức năng giống DL-SCH
Shared Channel: kênh Có thể hỗ trợ tạo búp
chia se đường lên) Hỗ trợ thích ứng đường truyền động bằng cách thay đổi
công suất và có khả năng cả thay đổi sơ đồ điều chế và
mã hóa kênh
* MBSFN: Multicast Broadcast Single Frequency Network: mạng đa phương
quảng bá đơn tần.
** MBMS: Multimedia Broadcast Multicast Service: dịch vụ quảng bá, đa phương
đa phương tiện.

427
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 9.3. Danh sách các kênh vật lý


Tên kênh ứng dụng
PDSCH (Physical Kênh đường xuống
Downlink Shared Mang thông tin DL-SCH, PCHvà báo hiệu lớp cao hơn
Channel: kênh vật lý Điều chế QPSK, 16QAM và 64QAM
chia sẻ đường xuống)
PDCCH (Physical Kênh đường xuống
Downlink Control Thông tin cho UE về ấn định tài nguyên của PCH và
Channel: kênh vật lý DL-SCH, và thông tin HARQ liên quan đến DL-SCH
điều khiển đường Mang thông tin cho phép lập biểu đường lên
xuống) Điều chế QPSK
PCFICH (Physical Kênh đường xuống
Control Format Chỉ thị số lượng các ký hiệu OFDM sử dụng cho
Channel: kênh vật lý chỉ PDCCH
thị khuôn dạng điều Điều chế QPSK
khiển)
PHICH (Physical Kênh đường xuống
HARQ Indicator Mang HARQ ACK/NACK để trả lời cho các truyền
Channel: kênh vật lý chỉ dẫn đường lên
thị HARQ) Điều chế QPSK
PBCH (Physical Kênh đường xuống
Broadcast Channel: Khối truyền tải BCH được sắp xếp lên bốn khung con
kênh vật lý quảng bá) trong khoảng thời gian 40ms. Định thời 40 ms được
phát hiện mù (không có báo hiệu chỉ ra định thời 40 ms
này
Mỗi khung con có thể tự được giải mã (Có thể tách
được BCH từ một lần thu nếu điều kiện truyền sóng tốt)
Điều chế QPSK
PMCH (Physical Kênh đường xuống
Multicast Channel: kênh Mang MCH
vật lý đa phương) Điều chế QPSK, 16QAM và 64QAM
PRACH (Physical Kênh đường lên
Random Access Mang tiền tố truy nhập ngẫu nhiên
Channel: kênh vật lý Các tiền tố truy nhập ngẫu nhiên được tạo ra từ các
truy nhập ngẫu nhiên) chuỗi Zadoff-Chu với vùng tương quan không, được
tạo ra từ một hoặc nhiều chuỗi Zadoff-Chu gốc
PUSCH (Physical Kênh đường lên
Uplink Shared Channel: Mang UL-SCH
kênh vật lý chia sẻ Điều chế QPSK, 16QAM và 64QAM
đường lên)

428
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PUCCH (Physical Kênh đường lên


Uplink Control Channel: Mang HARQ ACK/NACK để trả lời cho các truyền
kênh vật lý điều khiển dẫn đường xuống
đường lên) Mang yêu cầu lập biểu (SR: Scheduling Request)
Mang các báo cáo CQI
Điều chế BPSK và QPSK

9.6. QUẢN LÝ DI ĐỘNG LTE UE

9.6.1. Mở đầu

Di động đem lại các lợi ích rõ ràng cho các người sử dung đầu cuối: các
dịch vụ trễ thấp như các kết nối thọai và video thời gian thực có thể được duy tri
ngay cả khi di chuyển trên các tàu điện tốc độ cao. Di động cũng rất cần thiết cho
các dịch vụ di chuyển chậm như kết nối máy tính cầm tay vì nó đàm bảo duy trì
kết nối giữa hai ô khi ô phục vụ tốt nhất thay đổi. Tất nhiên di động cũng phải trả
giá bằng mức độ phức tạp của mạng: các giải thuật mạng và quản lý mạng trở nên
phức tạp. Mục tiêu của LTE là đảm bảo di động xuôn sẻ trong khi vẫn duy trì quản
lý mạng đơn giản.
Có thể chia các thủ tục di động thành chế độ RRC-IDLE/LTE-IDLE (RRC-
rỗi/ LTE-rỗi) và chế độ RRC-CONNECTED/ LTE-ACTIVE (RRC- kết nối/ LTE-
tích cực) đối với UE đã đăng nhập (hình 11.29). Di động chế độ RRC-IDLE) được
xây dựng trên cơ sở UE tự quyết chọn lại ô theo các thông số được cung cấp bởi
mạng (giống như trong 3G UMTS). Chuyển đổi chế độ của UE giữa chế độ RRC-
CONNECTED và RRC-IDLE được mạng điều khiển tùy theo trạng thái tích cực
và di động của UE.

RRC- IDLE/ RRC CONNETED/


LTE -IDLE LTE -ACTIVE

Ø UE tự quyết chọn lại ô Ø Chuyển giao theo điều khiển của


Ø Dựa trên các đo đạc của UE mạng
Ø Được điều khiển bởi các thông số phát Ø Dựa trên các kết quả đo của UE
quảng bá
Ø Có thể ấn định các mức ưu tiên khác
nhau cho các lớp tần số

Hình 9.10. Di động chế độ RRC-IDLE (LTE- IDLE) và RRC-CONNECTED


(LTE/ACTIVE).

429
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trong trạng thái LTE DETACH, UE phải thực hiện nhập mạng và chọn ô
(Cell Selection) phù hợp rối cắm trại tại ô này. Sau khi nhập mạng UE có thể nằm
trong hai trạng thái: RRC-IDLE/LTE-IDLE (RRC-rỗi/ LTE-rỗi) và chế độ RRC-
CONNECTED/ LTE-ACTIVE (RRC- kết nối/ LTE- tích cực). Trong trạng thái
thứ nhất mạng chỉ biết UE tại mức TA (theo bám) trong chế độ thứ hai mạng biết
được vị trí UE tại mức ô. Di động trong chế độ thứ nhất được thực hiện bằng cách
UE chọn lại ô (Cell Reselection). Trong chế độ thứ hai, mạng biết được vị trí của
UE tại mức ô và di động sẽ được thực hiện bằng chuyển giao (Handover) do mạng
điều khiển. Để đưa ra quyết định chọn ô, chọn lại ô và chuyển giao, UE phải thực
hiện đo.

9.6.2. Đo của UE

Trong hệ thống tổ ong, MS chuyển động từ ô này đến ô khác và thực hiện
chọn ô/ chọn lại ô và chuyển giao, nó phải đo cường độ tín hiệu cũng như chất
lượng tín hiệu của các ô lân cận.
Trong 3G UMTS, UE đo Carrier RSSI (Received Signal Strength
Indicator: chỉ thị cường độ tín hiệu thu), CPICH RSCP (Common Pilot Channel
Received Signal Code Power: công suất mã tín hiệu thu kênh hao tiêu chung) và
Ec/I0.
Trong mạng LTE UE đo hai thông số trên tín hiệu tham chuần: RSRP
(Reference Signal Receive Power: công suất thu tín hiệu tham chuẩn) và RSRQ
(Reference Signal Quality: chất lượng thu tín hiệu tham chuẩn).

RSRP (Reference Signal Received Power) được định nghĩa là trung bình tuyến
tính của toàn bộ công suất đo bằng dBm của tất cả các phần tử tài nguyên mang
các tín hiệu RS (Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn) trong băng tần đo được
xét. Để xác định RSRP, các tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô R0 [TS 36211] được
sử dụng. Nếu UE có thể phát hiện chắc chắn rằng R1 khả dụng thì nó có thể sử
dụng bổ sung R1 (R0 và R1 tương ứng với các mẫu tín hiệu tham chuẩn trên anten
cửa 0 và cửa 1 trên hình 9.23) để xác định RSRP. Điểm tham chuẩn cho RSRP là
conectơ anten của UE. Nếu UE sử dụng phân tập thu, giá trị được báo cáo không
được thấp hơn RSRP của từng nhánh phân tập. RSRP được sử dụng cho:
 RRC_IDLE intra-frequency (RRC-IDLE nội tần),
 RRC_IDLE inter-frequency (RRC-IDLE giữa các tần số,
 RRC_CONNECTED intra-frequency (RRC Connected nội tần),
 RRC_CONNECTED inter-frequency (RRC-Connected giữa các tàn số)
Để có thể phát hiện được môt ô nội tần số, yêu cầu RSRP-124dBm cho các bằng
1,4,6,10, 11, 18, 19, 21, 33, 34, 35, 36, 37, 39 và 40.
RSRQ (Reference Receive Quality: chất lượng thu tín hiệu tham chuẩn) được
định nghĩa là tỷ số giữa NxRSRP/ E-UTRA Carrier RSSI, trong đó N là số lượng

430
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

RB (khối tài nguyên) của băng thông đo RSSI của sóng mang E-UTRA, trong đó
tử số và mẫu số đều được đo trên cùng tập khối tài nguyên.
E-UTRA Carier RSSI (Received Signal Strength Indicator: chỉ thị cường độ
tín hiệu thu), bao gồm trung bình tuyến tính của toàn bộ công suất thu đo bằng
dBm được quan trắc trên các ký hiệu OFDM chứa các ký hiệu tham chuẩn đối với
cửa anten 0 trong băng tần đo trên N khối tài nguyên được đo bởi UE từ tất cả các
nguồn bao gồm cả các ô phục vụ đồng kênh và không phục vụ, nhiễu kênh lân cận
tạp âm v.v…
Điểm tham chuẩn đo RSRQ là connectơ anten UE. Nếu UE sử dụng phân tập
thu, giá trị báo cáo không được thấp hơn RSRQ của từng nhánh phân tập. RSRQ
được sử dụng cho:
 RRC_IDLE intra-frequency (RRC-IDLE nội tần),
 RRC_IDLE inter-frequency (RRC-IDLE giữa các tần số,
 RRC_CONNECTED intra-frequency (RRC Connected nội tần),
 RRC_CONNECTED inter-frequency (RRC-Connected giữa các tàn số)
RSRQ cung cấp thông tin bổ sung khi RSRP không đủ để quyết định chuyển giao
hoặc chọn lại ô tin cậy. Trong các thủ tục chuyển giao đặc tả LTE cho phép sử
dụng linh hoạt RSRP, RSRQ hoặc cả hai.
Thí dụ:
Nếu kết quả đo tại hiện trường: RSSI=-79dBm, RSRP= -93dBm.
Sử dụng công thức (Số RB trong băng)x(RSRP/RSSI). Xét chobăng thông kênh
20MHz, từ bảng 9.4 ta có N=100. Vậy: RSRQ=10lg100 +(-93+79)=6dB

9.6.2. Quản lý di động trong chế độ RRC-IDLE

9.6.2.1. Tổng quan

UE chọn một ô phù hợp của PLMN (mạng thông tin di động) được chọn
dựa trên các kết quả đo. Thủ tục này được gọi là chọn ô (Cell Selection). UE bắt
đầu thu các kênh quảng bá của ô này và tìm xem có ô nào phù hợp để ‘cắm trại’
với yêu cầu là ô này không bị cấm và có chất lượng vô tuyến đủ tốt. Sau chọn ô,
UE phải đăng ký với mạng để nâng cấp PLMN được chọn thành PLMN được
đăng ký. Nếu UE có thể tìm thấy một ô là ứng cử tốt nhất để chọn lại (Cell
Reselection) theo tiêu chuẩn chọn lại, nó chọn lại ô này và cắm trại tại ô này sau
đó lại kiểm tra xem ô này có phù hợp cho cắm trại hay không. Nếu ô mà UE cắm
trại không thuộc ít nhất một trong số các vùng theo bám (TA) mà nó đăng ký,
đăng ký vị trí được thực hiện. Tổng quan quá trình này được trình bày trên hình
11.30.

431
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trả lời đăng


ký vị trí
Chọn PLMN Đăng ký vị trí

PLMN được chọn PLMN khả dụng Thay đổi vùng đăng ký

Chọn ô và chọn lại ô

Các đo đạc vô tuyến


Hình 9.12. Tổng quan di động trong chế độ rỗi

9.6.2.2. Chọn ô (Cell Selection)

Khi UE bật nguồn lần đầu, nó sẽ khởi đầu thủ tục chọn ô theo hai cách.
Trong cách thứ nhất, UE thực hiện thủ tục chọn ô lần đầu (Initial Cell
Selection) bằng cách quét các kênh tần số vô tuyến trong các băng tần của E-
UTRA theo khả năng của nó để tìm một ô thích hợp. Trên mỗi tần số sóng mang,
UE chỉ cần tìm ô mạnh nhất, Chọn ô lần đầu được sử dụng để đảm bảo rằng UE
nhận được sự phục vụ (hay trở lại vùng phục vụ) nhanh nhất.
Trong cách thứ hai, UE cũng có thể đã lưu thông tin về các tần số sóng
mang khả dụng và các ô lân cận, Thông tin này có thể nằm trong thông tin hệ
thống hoặc mọi loại thông tin khác mà UE đã nhận được trong quá khứ. Nếu UE
không thể tìm được một ô thích hợp theo thông tin đã lưu, thủ tục chọn ô lần đầu
(Initial Cell Selection) được khởi động để đảm bảo tìm đựơc ô thích hợp.
Ta xét thủ tục chọn ô theo cách thứ nhất. Trong cách này S là tiêu chuẩn
được định nghĩa để quyết định xem ô có thích hợp hay không. Tiêu chuẩn này
được thực hiện khi Srxlev>0, và Squal>0. Srxlev.
Srxlev và Squal được tính toán theo các phương trình sau:
Srxlev = Qrxlevmeas – (Qrxmin+Qrxminoffset) -Pcompensation [dB] (9.1)
Squal = Qqualmeas – (Qqualmin+Qqualminoffset) [dB] (9.2)
Trong đó
Pcompensation = max (PEMAX-PUMAX,0) (9.3)

Qrxlevmeas là giá trị công suất thu đo được được trong ô và là RSRP (Reference
Signal Receive Power : công suất thu tín hiệu tham chuẩn). Đây là giá trị trung
bình tuyến tính của công suất các phần tử tài nguyên mang các tín hiệu tham
chuẩn đặc thù ô trên băng thông đo được xét (phụ thuộc và độ rộng băng tín hiệu
được lập cấu hình). Trong trường hợp phân tập thu, giá trị được báo cáo sẽ là trung
bình tuyến tính của các giá trị công suất cuả tất cả các nhánh phân tập.

432
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Qrxmin là mức công suất thu yêu cầu tối thiểu trong ô được đo bằng dBm. Giá trị
này được thông báo bởi các mức cao hơn trong một phần của SIB type 1 (System
Information Block Type 1 : khối thông tin hệ thống kiểu 1). Qrxmin được tính toán
dựa trên phần tử thông tin (-70 và -20) nhân 2 và được đo bằng dB.
Qrxlevminoffset là một giá trị dịch của Qrxlevmin để xét đến kết quả tìm kiếm định kỳ đối
với PLMN ưu tiên cao hơn trong khi UE đang cắm trại trong VPLMN (PLMN
khách). Giá trị dịch này dựa trên phần tử thông tin (IE : Information Element)
chứa trong SIB type 1, nhận các giá trị là các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 8
nhân 2 đo bằng dB. Offset được định nghĩa để tránh « ping-pong » (đập đi đập lại)
giữa các PLMN khác nhau. Nếu không có, ta có thể coi rằng Qrxlevminoffset=0 dB.
Pcompensation là hàm cực đại nhận giá trị cao hơn giữa PEMAX-PUMAX và 0. PEMAX là
giá trị công suất cực đại đo bằng dBm mà UE được phép sử dụng trong ô.
PUMAX[dBm] là công suất phát cực đại cuả UE được quy định theo thể loại UE.
Chẳng hạn UE loại 3 có PUMAX=23dBm. PEMAX được định nghĩa bởi lớp cao hơn
bằng thông số P-MAX nằm trong IE (phần tử thông tin) của SIB type 1 hoặc SIB
type 2. PEMAX có thể nhận giá trị từ -30 đến 30 dBm. Khi PEMAX>23 dBm, ta
không cần xét Pcompensation khi tính toán Srxlev.
Squalmin là mức chất lượng yêu cầu tối thiểu đo bằng dB nhận được từ SIB type 1
Squalminoffset là một giá trị dịch của Qqualmin để xét đến kết quả tìm kiếm định kỳ đối
với PLMN ưu tiên cao hơn trong khi UE cắm trại thông thường trong VPLMN
(PLMN khách) nhận được từ SIB type 1.
UE chỉ có thể biết ô có thuộc nhà khai thác của mình hay không thông qua
nhận dạng mạng PLMN mà nó đọc được từ SIB type 1. Vì thế trước hết nó tìm ô
mạnh có sóng mang nhất, đọc SIB type 1 xác định xem nhận dạng PLMN có thuộc
nhà khai thác của mình hay không. Sau đó nó tính toán tiêu chuẩn S để quyết định
ô này có phù hợp hay không.
Hình 9.13 cho thấy kịch bản tìm ô trong một mạng thực tế. Giả thiết UE
thuộc nhà khai thác 1 với các eNode(1)). Có hai nhà khai thác làm việc trên hai tàn
số khác nhau với các eNodeB(2) và eNode(3) tương ứng. UE thu tín hiệu từ tất cả
các BTS với các công suất khác nhau. UE sẻ chọn ô mạnh nhất đối với từng nhà
khai thác. Giả sử ban đầu UE chọn nhà khai thác 3 và và sau khi giải mã SIB type
1 để tìm ra nhận dạng PLMN nó nhận thấy rằng nhận dạng này khác với nhận
dạng nhà khai của nó được lưu trong SIM. Nó chuyển sang nhà khai thác 2. Nó
cũng nhận tháy nhận dạng PLMN không phù hơp. Cuối cùng nó chuyển sang nhà
khai thác 1.và tìm được nhà khai thác của mình. Nó sử dụng các thông tin trong
SIB type 1 và SIB type 2 để tính toán tiêu chuẩn S cho eNode(1)1, giả sử không
thỏa mãn tiêu chuản S.0. UE chuyển sang eNode(1)2. tiêu chuẩn S>0 thỏa mãn. UE
cắm trại vào ô này.

433
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodB(1)1
eNodB(2)2
eNodB(3)2

eNodB(3)1
eNodB(2)1

eNodB(1)2
Hình 9.13. Kịch bản chọn ô

9.6.2.3. Chọn lại ô (Cell Reselection)

Sau khi UE đã cắm trại tại một ô, UE sẽ tiếp tục tìm một ô tốt hơn như là
ứng cử cho chọn lại theo tiêu chuẩn chọn lại. Giống như trong các hệ thống thông
tin di động trước đây, mục đích của chọn lại ô là để đảm bảo rằng đầu cuối trong
chế độ IDLE (không tích cực và không liên quan đến một dịch vụ đang xẩy ra)
cắm trại tại ô có cường độ tín hiệu và chất lượng tốt nhất. Trong các mạng không
dây, chọn lại ô là một quá trình cần thiết chủ yếu để đảm bảo tính di động của UE
nhưng cũng vì sự thay đổi của môi trường truyền dẫn vô tuyến dẫn đến thay đổi
cường độ tín hiệu và mức nhiễu thậm chí đối với UE chuyển động chậm hoặc bất
động. Chọn lại ô trên cùng một tần số được xây dựng trên tiêu chuẩn phân hạng.
Để làm điều này, UE cần đo các ô lân cận nằm trong danh mục ô lân cận của ô
đang phục vụ. Mạng có thể cấm UE xem xét một số ô cho chọn lại, các ô này nằm
trong danh sách các ô đen. Để hạn chế các đo đạc chọn lại ô, chuẩn đưa ra quy
định là nếu Sservingcell (công suất thu từ ô phục vụ) đủ lớn, UE không cần thiết phải
thực hiện bất kỳ một đo đạc nào trên cùng tần số, giữa các tần số hoặc giữa các hệ

434
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thống. Đo trên cùng một tần số được khởi động khi Sservingcell  Sintrasearch
(intrasearch: tìm ô trên cùng tần số). Các đo đạc trên các tần số khác nhau được
khởi động khi Sservingcell  Sintersearch.

9.6.2.3.1. Chọn lại trên cùng tần số và đồng mức ưu tiên

Hạng của ô được sử dụng để tìm ra ô tốt nhất cho UE cắm trại đối với chọn
ô trên cùng một tần số và đồng mức ưu tiên.
Xếp hạng được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Rs đối với ô phục vụ và Rn đối
với ô lân cận:

Rs= Qmeas,s+Qhyst (9.4)


Rn= Qmeas,n+Qoffset (9.5)

Trong đó Qmeas là RSRP (Reference Symbol Received Power: công suất ký hiệu
tham chuẩn), Qhyst là trễ miền công suất để tránh bật đi bật lại và Qoffset là một giá
trị dịch để điều chỉnh các đặc tính đặc thù tần số khác nhau (các thuộc tính truyền
sóng của các tần số khác nhau) hay các đặc tính đặc thù của ô. Trong miền thời
gian, Treselection được sử dụng để hạn chế việc chọn lại quá thường xuyên. Chọn lại
để tiến đến ô lân cận có hạng tốt nhất xẩy ra khi ô này là ô có hạng tốt hơn ô phục
vụ trong khoảng thời gian dài hơn Treselection. Qhyst đảm bảo công suất cần thiết để
một ô lân cận trở thành ô tốt hơn ô phục vụ theo một đại lượng khả lập cấu hình
RRC trước khi xẩy ra chọn lại. Qoffset,n và Qoffsetfrequency cho phép dịch chọn lại đến
các ô và (hay các tần số) đặc biệt, Các thông số chọn lại ô được minh họa trên hình
9.14.
-50
-60 20 40 60 80

-70
Sintrasearch
-80
RSRP (dBm)

-90 Ô1
Treselect
-100 Ô2

-110
Qhyst
-120
-130 Bắt đầu đo các ô Chọn lại từ ô 1
lân cận sang ô 2
-140
Thời gian (s)
Hình 9.14. Giải thuật chọn lại ô trên cùng một tần số

435
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.6.2.3.2. Chọn lại ô giữa các tần số hoặc RAT

Trong 3G UMTS. Chọn lại ô giữa các tần số và giữa các RAT (công nghệ
truy nhập vô tuyến) dựa trên cùng một phân hạng như chọn lại ô trong cùng một
tần số. Vì thế mạng khó điều khiển vì các đại lượng đo của các RAT khác nhau
không giống nhau và mạng phải có khả năng điều khiển chọn ô giữa nhiều 3GPP
RAT (thậm chí giữa các RAT không phải 3GPP). Để các nhà khai thác có thể điều
khiển được cách thức UE ưu tiên cắm trại trên các RAT hay các tần số khác nhau
(được gọi là các lớp) một phương thức chọn lại ô mới được lựa chọn. Phương
pháp này được gọi là ưu tiên tuyệt đối dựa trên chọn lại ô. Mỗi lớp được gán một
mức ưu tiên và dựa trên thông tin này, UE sẽ tìm cách cắm trại trên RAT hay tần
số có mức ưu tiên cao nhất nếu có thể đảm bảo chất lượng tốt. Để UE có thể quyết
định xem có thể đảm bảo chất lượng tốt hay không mạng ấn định cho mỗi tần số
hoặc RAT một mức ngưỡng (Threshx,high) cần được đảm bảo trước khi thực hiện
chọn lại lớp này. Cũng giống như Treselect được sử dụng trong chọn lại cùng tần số,
lớp mới cần đảm bảo ngưỡng trong khoảng thời gian Treselect trước khi chọn lại
được thực hiện. Điều này để tránh việc chọn lại nhiều lần do xẩy ra phađinh trên
tần số được xét. Nếu lớp ưu tiên cao thấp hơn ngưỡng chọn lại và lớp ưu tiên thấp
hơn cao hơn ngưỡng chọn lai (Threshx,low) thì lớp ưu tiên thấp hơn sẽ được chọn.

9.6.3.2.3. Vùng theo bám, TA

Vị trí của được MME nhận biết với độ chính xác đến vùng theo bám (TA:
Tracking Area). Khi UE ở trạng thái rỗi, mỗi lần chọn lại ô nó chuyển dịch từ một
TA này sang một TA khác và thực hiện thủ tục TA để thông báo cho MME về TA
mới. Kích thước TA phải được chọn hợp lý để không bị lớn quá (dể giảm tải báo
hiệu tìm gọi) và không bị nhỏ quá (đến tránh thường xuyên báo hiệu cập nhật vị
trí). Cũng giống như vùng định tuyến (RA: Routing Area) trong WCDMA/HSPA,
TA trong LTE thông thường bao phủ vài trăm BTS. Khái niệm TA được thể hiện
trên hình 9.15.

436
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MME

Vùng theo bám 1 Vùng theo bám 2

Hình 9.15. Vùng theo bám (TA)

9.6.4. Đo chuyển giao

Trước khi UE có thể gửi báo cáo kết quả đo, nó phải nhận dạng được ô đích
bằng cách sử dụng các tín hiệu đồng bộ. UE đo mức tín hiệu dựa trên các tín hiệu
tham chuẩn. Trong khi WCDMA UE cần đọc kênh quảng bá để tìm số khung hệ
thống nhằm đồng bộ truyền dẫn của chuyển giao mềm thì LTE UE không cần đọc
kênh này khi đo chuyển giao vì trong LTE không có chuyển giao mềm.
Khi đo chuyển giao (UE trong chế độ RRC_Connected), UE đo
RSRP/RSRQ. Nếu kết quả đo đảm bảo điều kiện chuyển giao, nó sẽ khởi động báo
cáo kết quả đo đến mạng. Dựa trên báo cáo kết quả đo nàymạng sẽ đưa ra quyết
định chuyển giao.
Hình 9.16. cho thấy quá trình khởi động báo cáo kết quả đo cho chuyển
giao. UE đo RSRP/RSRQ của ô đang phục vụ (ô nguồn), nếu đại lượng đo được
từ ô này thấp hơn một lượng trễ (Hysteresis) trong miền công suất so với ô đích
trong một khoảng thời gian trễ TTT (Time to Triger: thời khởi động), nó sẽ phát
báo cáo kết quả đo về eNodeB nguồn để bắt đầu quá trình chuyển giao đến
eNodeB đích.

437
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Điều kiện báo cáo đo:


Kết quả đo RSRP/RSRQđích- RSRP/RSRQphục vụ > Hyterisis
Trong khoảng thời gian TTT (Time to Triger)

TTT
RSRP/RSRQ (dBm/dB)

eNodeB nguồn
Hysterisis eNodeB đích
(trễ công suất)

Gửi báo cáo kêt quả đo

Sự kiện khởi đầu


báo cáo đo .
Hình 9.16. Quá trình khởi động báo cáo kết quả đo chuyển giao

9.7 CẤU TRÚC TÀI NGUYÊN TRUYỀN DẪN TRONG LTE

9.7.1. Lưới tài nguyên truyền dẫn trong LTE

Các tài nguyên trong LTE có các kích thước thời gian, tần số và không gian.
Kích thước không gian được đo bằng ‘lớp’ và đựơc truy nhập bởi nhiều anten phát
và nhiều anten thu.
Hình 9.17 thể hiện cấu trúc tài nguyên truyền dẫn không gian thời gian của
LTE trong một lớp (đối với đường truyền dẫn từ một anten) cho trường hợp CP
bình thường.

438
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một khung vô tuyến (10ms)

Khung con 0 Khung con 9

Khe 0 Khe 19
N UL/DL
symb
Tần số đo bằng số sóng mang con

Khối tài nguyên vật lý, PRB


= N UL/DL
symb
RB
N SC c¸c phÇn
tö tµi nguyª n (RE)

Phần tử tài nguyên (RE:


Resource Element) là một
RB sóng mang con có độ dài
N(UL / DL )
NSC RB
NSC
RB
bằng một ký hiệu OFDM
= 12 symb: ký hiệu
PRB: Physical Resource Block = khối tài
nguyên
SC: Subcarrier = sóng mang con
RE: Resource Element = phần tử tài nguyên
UL: đường lên, DL: đường xuống
N UL/DL là số ký hiệu OFDM trong một khe
symb
thời gian 0,5 ms cho UL hoặc DL
RB
NSC là số sóng mang con trong một PRB
N UL/DL
RB là số PRB ấn định cho UL hoặc DL

Thời gian đo bằng số ký hiệu OFDM/DFTS-OFDM

Hình 9.17. Cấu trúc tài nguyên truyền dẫn không gian thời gian của LTE
trong một lớp cho trường hợp CP bình thường

Trong miền tần số, đơn vị tài nguyên nhỏ nhất là phần tử tài nguyên (RE:
Resource Element) gồm một sóng mang con trong thời gian một ký hiệu
OFDM/DFTS-OFDM. Mỗi sóng mang con có độ rộng băng tần bình thường là 15
kHz hoặc 7,5KHz. Trong miền thời gian các tài nguyên được chia nhỏ thành cấu
trúc sau: đơn vị lớn nhất của thời gian là khung vô tuyến (Frame) 10ms, đến lượt
mình khung vô tuyến lại được chia thành 10 khung con (Subframe) 1ms và mỗi
khung con đựơc chia thành hai khe (Time Slot) 0,5 ms. Tại mức cao, mỗi khung
được đánh số bởi SFN (System Frame Number: số khung hệ thống). SFN được sử
dụng để điều khiển các chu kỳ truyền dẫn khác nhau có thời gian lớn hơn một
khung như các chu kỳ chế độ ngủ của tìm gọi và các chu kỳ để báo cáo trạng thái
kênh.
Một khối tài nguyên (RB: Resource Block) được định nghĩa là NSC RB
các
UL
sóng mang con liên tiếp trong miền tần số và Nsymb ký hiệu DFTS-OFDM trên
đường lên hay DL
Nsymb ký hiệu OFDM trên đường xuống trong miền thời gian. Vì

439
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thế một khối tài nguyên bao gồm Nsymb


UL
 NSC
RB
 các phần tử tài nguyên trên đường
lên và Nsymb
DL
 NSC
RB
 các phần tử tài nguyên trên đường xuống trong miền thời gian
tần số. Tổng quát cho một khối tài nguyên vật lý đường lên (UL) hoặc đường
xuống bao gồm  Nsymb SC  , trong đó Nsymb
 NRB
UL / DL UL / DL
ký hiệu cho số ký hiệu DFTS-
OFDM đường lên (UL) hoặc số ký hiệu OFDM đường xuống(DL) trong một khe
thời gian có độ dài bằng 0,5 ms.
Các thông số của khối tài nguyên RB được cho trong bảng 9.4. Từ bảng 9.4
RB
ta thấy số các sóng mang trong một khối tài nguyên NSC là 12 hoặc 24 đối với các
trường hợp băng thông sóng mang con bằng 15 kHz và 7,5KHz. Băng thông sóng
mang con 7,5kHz chỉ được sử dụng cho truyền dẫn MBSFN (MB Single
Frequency Network). Mỗi khe bao gồm 7 ký hiệu OFDM trong trường hợp độ dài
CP bình thường hoặc 6 ký hiệu OFDM trong trường hợp độ dài CP mở rộng và
được lập cấu hình theo đặc điểm của ô.
Bảng 9.4. Các thông số của khối tài nguyên vật lý (RB)
Cấu hình RB
NSC DL
Nsymb (0,5ms) UL
Nsymb
Đường xuống Đường lên
CP bình f=15kHz 12 7 7
thường
CP mở rộng f=15kHz 12 6 6
f=7,5kHz 24 3 Không áp
dụng

Theo quy định số RB tối thiểu trong miền tần số là 6 (tương ứng với 6x12=
72 sóng mang con và băng thông truyền dẫn là 1,08MHz) và số RB cực đại trong
trong miền tần số là 100 (tương ứng với 100x12=1200 sóng mang con và băng
thông truyền dẫn là 18MHz).
Hình 9.18 cho thấy cấu trúc tài nguyên không gian thời gian-tần số của
LTE cho trường hợp độ dài tiền tố (CP) bình thường với nhiều lớp không gian
(truyền dẫn từ nhiều anten).

440
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một khung vô tuyến = 10ms

72 sóng mang con (min LTE BW)

Một khung con (2 khe) (1ms)


Các lớp
không gian
12 sóng mang con
Tần số

1 phần tử tài nguyên


(RE)
Thời gian

1 khối tài nguyên.RB


(7 ký hiệu OFDM hoặc DFTS-OFDMA)
min LTE BW: băng thông tối thiểu của LTE= 1,08MHz

Hình 9.18. Lưới tài nguyên không gian thời gian-tần số cơ sở của LTE (độ
dài CP bình thường) với nhiều lớp không gian.

Từ hình 9.17 ta thấy, trong miền thời gian các tài nguyên được chia nhỏ
thành cấu trúc sau: đơn vị lớn nhất của thời gian là khung vô tuyến (Frame) 10ms,
đến lượt mình khung vô tuyến lại được chia thành 10 khung con (Subframe) 1ms
và mỗi khung con đựơc chia thành hai khe (Time Slot) 0,5 ms. Trong miền
tần số, các RE được nhóm thành các đơn vị 12 sóng mang con có băng tần 180
kHz để tạo nên một khối tài nguyên trong miền tần số. Trong miền không gian tần
số, một đơn vị 12 sóng mang con nói trên trong thời gian một khe độ dài 0,5ms
hợp thành một khối tài nguyên (RB) trong lưới tài nguyên không gian-thời gian.
Để có thể ấn định khối tài nguyên theo các phân bố cho các truyền dẫn
phân bố, khái niệm VRB (Virtual Resource Block: khối tài nguyên ảo) được sử

441
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dụng cho LTE. Theo khái niệm này các VRB được sắp xếp phân bố lên các khối
tài nguyên (RB) thực sự cho truyền dẫn được gọi là PRB (Physical Resource
Block: khối tài nguyên vật lý).

Các thông số truyền dẫn OFDM/DFTS-OFDM của LTE được tổng kết
trong bảng 9.5.

Bảng 9.5. Các thông số truyền dẫn OFDM /DFTS-OFDM của LTE .
Băng thông kênh 1,4 3 5 10 15 20
[MHz]
Số khối tài nguyên 6 15 25 50 75 100
(RB) trong miền tần số
Số sóng mang con 72 180 300 600 900 1200
được chiểm
Kích thước IFFT/FFT, 128 256 512 1024 1536 2048
N
Tần số lấy mẫu, fs 1,92 3,84 7,68 15,36 23,04 30,72
[MHz]
Số mẫu trên một khe 960 1920 3840 7680 11520 15360
Số ký hiệu OFDM trên 7/6
khe (CP ngắn/dài)
Độ dài CP Bình (4,7/9)x6 (4,7/18)x6 (4,7/36)x6 (4,7/72)x6 (4,7/108)x6 (4,7/144)x6
((f= thường (5,2/10)x1 (5,2/20)x1 (5,2/40)x1 (5,2/80)x1 (5,2/120)x1 (5,2/160)x1
15kHz) * Mở rộng (16,67/32) (16,67/64) (16,67/128) (16,7/256) (16,67/384) (16,67/512)
Độ dài CP Mở rộng (33.33/1024)x3
(f=
7,5kHz)
* (x/y)z: x là độ dài CP (s), y là số mẫu trong một CP và z là số ký hiệu ký hiệu
OFDM; thí dụ: (4,7/144)x6 và (5,2/160)x1 nghĩa là trong một khe của băng thông
kênh 20MHz có 6 ký hiệu có độ dài CP=4,7s với144 mẫu và một ký hiệu ký hiệu
có độ dài CP=5,2 s với 160 mẫu.
Quan hệ giữa tần số lấy mẫy (fs), kích thước FFT (N), băng thông sóng
mang con (f) và thời gian lấy mẫu Ts như sau:
fs= Nxf =Nx(1/TFFT); Ts=1/ fs (9.1)
Hình 9.19 cho thấy cấu trúc tài nguyên trong một khe thời gian cho băng
thông kênh 20MHz với tần số lấy mẫu fs=30,72MHz, Ts=0,0326s và f=15 KHz.

442
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khe LTE: 0,5ms


15360 mẫu
(giả thiết tần số lấy mẫu f s=30,72 MHz)
5,21 ms 4,69 ms
Df=15kHz 160 mẫu 144 mẫu
CP bình thường CP CP CP
CP CP CP CP

Ký hiệu OFDM đặc biệt: 66,67 ms Ký hiệu OFDM


71,88 ms 2048 mẫu 71,36 ms
2208 mẫu 2192 mẫu
16,67 ms
512 mẫu
CP mở rộng
CP CP CP CP CP CP
Df=15kHz
66,67 ms
Ký hiệu OFDM
2048 mẫu 83,34 ms
2560 mẫu
33,3 ms
1024 mẫu
Df=7,5kHz CP CP CP

133,33 ms
4096 mẫu Ký hiệu OFDM
166,66 ms
5120 mẫu

TCP=160.Ts5,21s (ký hiệu OFDM thứ nhất), 144.Ts4,69s (các ký hiệu OFDMA
còn lại), TCP-e=512Ts16,69s (Tcp-e ký hiệu cho thời gian CP mở rộng).
Hình 9.19. Cấu trúc khe: Một khung con bao gồm hai khe độ dài bằng nhau. Mỗi
khe bao gồm sáu hoặc bảy khối OFDM (đường xuống) hoặc DFTS-OFDM (đường
lên) cho trường hợp CP bình thường và CP mở rộng.

9.7.2. Quy hoạch tần số cho LTE LTE

Bảng 9.6 liệt kê các băng tần hiện thời được quy định cho LTE. Hiện thời
có 17 băng cho FDD và 8 băng cho TDD. Mỗi khi có thể, các quy định vô tuyến
cho FDD và TDD được duy trì như nhau để đảm bảo sự tương đồng tối đa giữa hai
chế độ này.
Nói chung các đặc tả lớp vật lý và rất nhiều các quy định vô tuyến giống
nhau đối với các băng tần nói trên, nhưng cũng có một số ngoại lệ đối với các đặc
tả vô tuyến của UE. Các quy định vô tuyến đối với eNodeB trong một băng tần
được định nghĩa không rõ ràng vì các quy định cho việc thực hiện trạm gốc ít hơn.
Nếu xuất hiện nhu cầu, các băng tần khác có thể dễ ràng bổ sung và chỉ ảnh hưởng
đến các bộ phận đã đựơc tách riêng của các đặc tả vô tuyến. Ngoài ra các phương
án tần số của LTE không phụ thuộc vào nội dung tính năng phát hành của LTE cơ
sở (phát hành R8, R9…). Các phương án tần số này sẽ được bổ sung trong chương

443
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trình khung của phát hành R9 và vẫn có thể được thực hiện với việc sử dụng các
tính năng của R9.
Các băng số 15 và 16 không sử dụng cho LTE vì chúng được sử dụng trong
các đặc tả của ETSI.

Bảng 9.9. Các băng tần LTE


Băng Đường lên Đường xuống Chế độ
LTE song công
1 1920MHz-1980 MHz 2110 MHz – 2170 MHz FDD
2 1850 MHz – 1910 MHz 1930 MHz – 1990 MHz FDD
3 1710 MHz – 1785 MHz 1805 MHz – 1880 MHz FDD
4 1710 MHz – 1755 MHz 2110 MHz – 2155 MHz FDD
5 824 MHz – 849 MHz 869 MHz – 894 MHz FDD
6 830 MHz – 840 MHz 875 MHz – 885 MHz FDD
7 2500 MHz – 2570 MHz 2620 MHz – 2690 MHz FDD
8 880 MHz – 915 MHz 925 MHz – 960 MHz FDD
9 1749,9 MHz – 1784,9 Hz 1844,9 MHz – 1879,9 MHz FDD
10 1710 MHz – 1770 MHz 2110 MHz – 2170 MHz FDD
11 1427,9 MHz – 1452,9 1475,9 MHz – 1500,9 MHz FDD
MHz
12 698 MHz – 716 MHz 728 MHz – 746 MHz FDD
13 777 MHz – 787 MHz 746 MHz – 756 MHz FDD
14 788 MHz – 798 MHz 758 MHz – 768 MHz FDD
17 704 MHz – 716 MHz 734 MHz – 746 MHz FDD
18 815 MHz – 830 MHz 860 MHz – 875 MHz FDD
19 830 MHz – 845 MHz 875 MHz – 890 MHz FDD

33 1900 MHz – 1920 MHz 1900 MHz – 1920 MHz TDD
34 2010 MHz – 2025 MHz 2010 MHz – 2025 MHz TDD
35 1850 MHz – 1910 MHz 1850 MHz – 1910 MHz TDD
36 1930 MHz – 1990 MHz 1930 MHz – 1990 MHz TDD
37 1910 MHz – 1930 MHz 1910 MHz – 1930 MHz TDD
38 2570 MHz – 2620 MHz 2570 MHz – 2620 MHz TDD
39 1880 MHz – 1920 MHz 1880 MHz – 1920 MHz TDD
40 2300 MHz – 2400 MHz 2300 MHz – 2400 MHz TDD

444
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.7.3. Tổ chức kênh tần số trong LTE

9.7.3.1. Băng thông kênh và cấu hình băng thông truyền dẫn

Độ rộng sóng mang LTE được định nghĩa bằng các khái niệm băng thông
kênh (Bchannel) và cấu hình băng thông truyền dẫn (Bconfig ) như trên hình 9.20 và
quan hệ giữa chúng được thể hiện trong bảng 9.7.
Bchannel [MHz]=1,4/3/5/10/20

Bconfig (RB)  6 /15 / 25 / 50 / 75 /100

Băng thông truyền dẫn


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

R R R R R R R R R R R R R R R
B B B B B B B B B B B B B B B

Các RB tích cực


Sóng mang con DC
(chỉ cho đường xuống)
Hình 9.20. Định nghĩa băng thông kênh Bchannel và cấu hình băng thông
truyền dẫn Bconfig

Bảng 9.7. Cấu hình băng thông truyền dẫn Bconfig trong LTE
Băng thông kênh Cấu hình băng thông Cấu hình băng thông
Bchannel, truyền dẫn, NRB truyền dẫn Bconfig,
(MHz) (MHz)
1,4 6 1,08
3 15 2,7
5 25 4,5
50 9
15 75 13,5
20 100 18

445
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Băng thông kênh là thông số liên quan đến tần số vô tuyền để quy đinh phát
xạ ngoài băng (OOB: Out of Band), (chẳng hạn mặt nạ phát xạ phổ, tỷ lệ rò kênh
lân cận: ACLR: Adjacent Channel Leakage Ratio). Các biên của kênh vô tuyến
được định nghĩa là các tần số thấp nhất và cao nhất của kênh mang được phân
cách bởi băng thông kênh: fcBchannel.

9.7.3.2. Sắp xếp kênh tần số

Các kênh của LTE được sắp xếp theo mành phổ 100 KHz, nghĩa là tần số
trung tâm phải là một số nguyên lần 100 kHz. So sánh với UMTS sắp xếp kênh
theo mành 200 KHz.
Khoảng cách giữa các sóng mang sẽ phụ thuộc vào kịch bản triển khai, kích
thước của khối tần số khả dụng và các băng thông kênh. Khoảng cách kênh chuẩn
giữa hai sóng mang LTE được xác định như sau:

Khoảng cách kênh chuẩn= (Bchannel1+Bchannel2)/2 (9.2)

Trong đó Bchannel1 và Bchannel2 là các băng thông của hai sóng mang tương ứng.
Cũng có thể điều chỉnh băng thông chuẩn để tối ưu hiệu năng trong một
kịch bản triển khai cụ thể, nghĩa là phối hợp hoạt động với các sóng mang LTE lân
cận.

9.8. CÁC TÍN HIỆU THAM CHUẨN TRONG LTE

Để thực hiện giải điều chế nhất quán các kênh vật lý máy thu cần ước tính
kênh. Các hệ thống thông tin di động sau 3G và LTE đều sử dụng ước tính kênh
dựa trên hoa tiêu hay tín hiệu tham chuẩn được phát trong luồng ghép chung với
các ký hiệu số liệu điều chế.

9.8.1. Tín hiệu tham chuẩn đường xuống

Trong đường xuống LTE , các kiểu tín hiệu tham chuẩn sau đây được cung
cấp:
 Các RS đặc thù ô (thường được gọi là các RS ‘chung’ vì chúng khả dụng
đối với tất cả MS trong một ô)

446
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Các RS đặc thù MS, đựơc sử dụng nhúng trong số liệu cho các MS đặc thù
 Các RS đặc thù MBSFN, chúng chỉ đựơc sử dụng cho mạng phát quảng bá
đa phương tiện đơn tần (MBSFN: Multimedia Broadcast Single Frequency
Network)

Tất cả các RS đều được điều chế QPSK để đảm bảo PAPR (tỷ số công suất
đình trên công suát trung bình) thấp.

9.8.1.1. Các tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô (CRS)

Các tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô (CRS: Cell Specific Reference Signal)
có đặc điểm sau:
 Khác nhau trong các ô lân cận (các chuỗi tín hiệu tham chuẩn khác nhau
hoặc các dịch tần tín hiệu tham chuẩn khác nhau)
 Như nhau cho tất cả các UE tong một ô, vì thế các UE có thể sử dụng các
tín hiệu tham chuẩn để ước tính kênh cho các cửa anten khác nhau và sau
đó sử dụng các ước tính này để giải điều chế nhất quán.

9.8.1.1.1. Các xem xét khi ghép tín hiệu tham chuẩn vào miền thời gian tần số

Trong LTE, các ký hiệu cấu thành các RS đặc thù ô trong không gian hai
chiều thời gian-tần số phải tuân theo nguyên tắc: đựơc tổ chức đồng khoảng cách
để đạt được ước tính sai lỗi trung bình quan phương tối thiểu.
Khoảng cách cần thiết theo thời gian giữa hai ký hiệu có thể nhận được dựa
trên trải Doppler cực đại (tốc độ cao nhất) cần hỗ trợ. Trong LTE tốc độ này là
500km/giờ. Dịch Doppler là fD=(fcv/c) trong đó fc là tần số sóng mang đo bằng Hz,
v là tốc độ UE đo bằng m/s và c là tốc độ ánh sáng (3.108m/s). Nếu coi rằng
fc=2GHz và tốc độ v=500 km/giờ, thì fD 950Hz. Theo định lý lấy mẫu của
Nyquist thì tần số lấy mẫu tối thiểu đảm bảo khôi phục đựơc kênh phải đảm bảo
khoảng cách thời gian:
1 1
 2f D  N symb  (9.3)
N symbT 2T  f D

Trong đó Nt là khỏang cách tính theo số ký hiệu trong miền thời gian, fD là dịch
Doppler cực đại và T là thời gian ký hiệu OFDM. Nếu xét T=71,3 s cho trường
hợp CP bình thường trong LTE thì :

1 1
Nsymb    7,3 ký hiệu (9.4)
2T  f D 2.71, 4.106.950

447
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hay nói một cách khác cần một ký hiệu tham chuẩn trong một khe (một khe có 7
ký hiệu).
Theo phương tần số cứ sáu sóng mang con trên một ký hiệu OFDM thì có
một ký hiệu tham chuẩn, nhưng mẫu này đựơc dịch sao cho trong một khối tài
nguyên (RB) cứ ba sóng mang con thì có một ký hiệu tham chuẩn . Trong LTE,
khoảng cách giữa hai ký hiệu trong miền tần số trong một RB là 45 kHz vì thế có
thể phân giải được các thay đổi miền tần số kỳ vọng. Khoảng cách này liên quan
đến băng thông nhất quán kỳ vọng của kênh, đến lượt mình băng thông này lại liên
quan đến trải trễ của kênh. Trong thực tế băng thông nhất quán 90% và 50% được
xác định theo Bc,90%=1/50 và Bc,50%=1/5, trong đó  là trải trễ trung bình quân
phương. Các tài liệu đưa ra trải trễ trung bình quân phương là 991ns, tương ứng
với Bc,90%=kKHz và Bc,50%=200 kHz.
Hình 9.21 cho thấy sắp xếp ký hiệu tham chuẩn đối với độ dài CP bình
thường cho truyền dẫn đường xuống sử dụng một anten.
Tần số

Băng thông sóng


mang con =15 KHz

Thời gian
Một khe thời
gian (0,5 ms)
Ký hiệu tham chuẩn

Hình 9.21. Cấu trúc tín hiệu tham chuẩn đường xuống trong trường hợp CP
bình thường (7 ký hiệu OFDM trong một khe).

Khi đánh giá kênh cho một RB (khối tài nguyên) UE không chỉ sử dụng
các RS trong RB hiện thời trong miền tần số mà còn sử dụng các RB lân cận cũng
như các ký hiệu tham chuẩn của các khe/khung thu được trước đó. Chuỗi ngẫu
nhiên cho RS được tạo ra như sau:

448
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1  1 
r ,ns (m)   1  2.c(2m)  j (1  2.c(2m  1)  ,m  0,1,....,2N R B  1
max ,DL

2 2 
Trong đó  là số thứ tự ký hiệu OFDM trong khe, ns là số thứ tự khe trong khung,
c(i) là chuỗi Gold có độ dài 31 với khởi đầu bằng một hạt giống (seed) dựa trên số
khe, số ký hiệu, nhận dạng ô và kiểu CP.
Đường xuống LTE được thiết kế đặc biệt để làm việc với nhiều anten phát.
Vì thế các mẫu RS được định nghĩa cho nhiều ‘cửa anten’ tại nút B.
Các chuỗi RS cũng mang một trong số 504 số nhận dạng khác nhau Ncell ID
.
Tập vị trí RS trên hình 9.21 chỉ là một trong số sáu dịch tần có thể có của các ký
hiệu tham chuẩn (hình 9.22). Dịch tần trong từng ô được phụ thuộc vào số nhận
dang ô vật lý. Vì mỗi dịch tần tương ứng với 84 số nhận dạng ô, nên sáu dịch tần
phủ toàn bộ 504 số nhận dạng ô. Dịch tần cho phép tránh được va chạm giữa các
RS từ sáu ô lân cận. Việc tránh các va chạm đặc biệt quan trọng trong các trường
hợp khi công suất phát của RS được tăng cao (có thể xẩy ra trong LTE) có thể lên
đến 6 dB so với các ký hiệu số liệu xung quanh. Tăng cao công suất RS để cải
thiện việc ước tính kênh trong ô, nhưng nếu các ô lân cận cũng phát RS công suất
cao trên cùng một RE thì nhiễu giữa các ô sẽ cản trở lợi ích nhận được.

Ký hiệu tham chuẩn


Hình 9.22. Sáu dịch tần tín hiệu tham chuẩn khác nhau.

9.8.1.1.2. Các tín hiệu tham chuẩn cho truyền dẫn nhiều anten

Trong trường hợp phát đường xuống nhiều anten, đầu cuối di động phải có
khả năng ước tính kênh đường xuống tương ứng với từng anten phát. Để làm được
điều này, sẽ có một tín hiệu tham chuẩn phát từ từng anten. Cần lưu ý rằng thay vì
nói về anten, các đặc tả truy nhập vô tuyến của LTE thường nói về cửa anten để
nhấn mạnh rằng đặc tả không nhất thiết chỉ tương ứng với một anten. Thực chất,
một cửa anten được định nghĩa bởi sự tồn tại một tín hiệu tham chuẩn đặc thù cửa
anten. Vì thế nếu các tín hiệu tham chuẩn như nhau được phát đi từ một số anten,

449
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đầu cuối di động không thể phân giải được các anten này và các anten này có thể
được coi như một cửa anten. Tuy nhiên để đơn giản hóa ở đây ta vẫn sử dụng thuật
ngữ anten. Hình 9.23 cho thấy sắp xếp các ký hiệu tham chuẩn lên lưới tài nguyên
cho trường hợp CP bình thường đối với : (a) hai cửa anten và (b) bốn cửa anten :
 Trong trường hợp hai anten phát (hình 9.21a), các ký hiệu tham chuẩn của
anten thứ hai được ghép tần số với các ký hiệu tham chuẩn của anten thứ
nhất với dịch tần trong miền tần số là ba sóng mang.
 Trong trường hợp bốn anten phát (hình 9.21b), các ký hiệu tham chuẩn cho
anten thứ ba và anten thứ tư được ghép tần số với ký hiệu OFDM thứ hai
trong khe thời gian. Lưu ý rằng các ký hiệu tham chuẩn cho anten ba hay
anten bốn chỉ được phát trong một ký hiệu OFDM của từng khe.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu một phần tử tài nguyên mang ký hiệu tham
chuẩn cho một cửa anten nào đó, thì phần tử tải nguyên này sẽ không được phát tại
các cửa anten khác. Vì thế, các ký hiệu tham chuẩn của cửa anten này sẽ không bị
nhiễu bởi phát từ các cửa anten khác trong cùng một ô.
Rõ ràng rằng trong trường hợp bốn cửa anten mật độ ký hiệu tham chuẩn
trong miền thời gian của cửa anten thứ ba và thứ tư giảm so với cửa anten thứ nhất
và thứ hai. Lý do giảm là để hạn chế chi phí tín hiệu tham chuẩn trong trường hợp
bốn cửa anten. Đồng thời điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng theo
dõi các biến đổi kênh nhanh. Tuy nhiên có thể kỳ vọng rằng ghép kênh không gian
bốn cửa anten chủ yếu được áp dụng cho các kịch bản có tốc độ thấp. Lý do duy
trì mật độ ký hiệu cao hơn cho cửa anten thứ nhất và thứ hai trong trường hợp bốn
cửa anten là các tín hiệu tham chuẩn này sẽ được sử dụng như là một bộ phận của
tìm ô ban đầu, vì trong quá trình này đầu cuối di động vẫn chưa nhận được thông
tin đầy đủ về số lượng anten phát trong một ô. Vì thế cấu hình của các tín hiệu
tham chuẩn của cửa anten thứ nhất và cửa anten thứ hai phải như nhau không phụ
thuộc vào số cửa anten.

450
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Hai cửa anten


Cửa anten 0 Cửa anten 1
Tần số
Df=15 KHz

Một khe thời


gian (0,5 ms)

Thời gian
b) Bốn cửa anten
Cửa anten 0 Cửa anten 1
Tần số
Df=15 KHz

Một khe thời


gian (0,5 ms)

Thời gian
Cửa anten 2 Cửa anten 3
Tần số
Df=15 KHz

Một khe thời


gian (0,5 ms)

Thời gian
RE cho ký hiệu tham chuẩn RE không dùng để tránh gây nhiễu cho
ký hiệu tham chuẩn

Hình 9.23. Cấu trúc tín hiệu tham chuẩn trong trường hợp phát đường xuống
nhiều anten: (a) hai cửa anten phát, (b) bốn cửa anten phát

451
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.8.1.2. Các tín hiệu tham chuẩn đặc thù UE (UE-Specific Reference Signal)

Các tín hiệu tham chuẩn đặc thù UE được sử dụng cho truyền dẫn được tạo
búp đối với từng UE đặc thù. Truyền dẫn này được gọi là truyền dẫn sử dụng cửa
5. Để tránh va chạm với các RS đặc thù ô, các RS đặc thù UE được truyền trên
các khối tài nguyên ấn định cho số liệu và không được truyền ở các vị trí dành cho
RS đặc thù ô. Hình 9.24 cho thấy cấu trúc tài nguyên dành cho tín hiệu tham
chuẩn đặc thù UE trong một cặp RB (CP bình thường).

Ký hiệu tham chuẩn


Hình 9.24. Cấu trúc vị trí tín hiệu tham chuẩn đặc thù UE (trường hợp CP
bình thường).

9.8.2. Các tín hiệu tham chuẩn đường lên

Các thuộc tính quan trọng nhất của các chuỗi ký hiệu tham chuẩn trên
đường lên là:
 Các thuộc tính tự tương quan và tương quan chéo thuận lợi
 Số các chuỗi đủ dùng
 Thể hiện miền tần số phẳng tiện lợi cho ước tính kênh hiệu quả
 Số đo lập phương thấp so với số đo lập phương của điều chế QPSK

Các chuỗi này cũng phải phù hợp cho việc hỗ trợ nhiều tùy chọn băng
thông khi ấn định đường lên. Nghĩa là các chuỗi này phải có các độ dài khác nhau
(bội số của 12). Nhiều chuỗi phù hợp cho các tiêu chí này, tuy nhiên chuỗi Zadoff-
Chu được lựa chọn cho LTE. Các chuỗi này có độ dài nguyên tố là 12 và 24.

452
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các chuỗi dài hơn được rút ra từ các chuỗi có độ dài nguyên tố này. Các chuỗi
khác nhau nhận được từ dịch vòng các chuỗi Zadoff-Chu và được gọi là các chuỗi
Zadoff-Chu mở rộng. Kết quả nhận được 30 chuỗi tín hiệu tham chuẩn cho các
chiều dài 12, 24 và 36 và số lượng chuỗi lớn hơn đối với các chiều dài dài hơn.
Các chuỗi RS không có biên độ cố định trong miền thời gian, tuy nhiên chúng có
số đo lập phương và tự tương quan bằng không chấp nhận được và vì thế có thể
coi chúng là các chuỗi tương quan bằng không (ZAC: Zero Autocorrelation). Các
dịch vòng của chuỗi (hình 9.25) trực giao với nhau vì thế thuận tiện cho việc rút ra
các chuỗi trực giao từ một chuối RS đơn sử dụng trong LTE để ghép nhiều UE.
Tuy nhiên để duy trì tính trực giao hiệu số thời gian giưã các chuỗi đến BTS phải
không được vượt quá khoảng thời gian tương ứng với phân cách dịch vòng. Để xử
lý vấn đề trải trễ đa đường, phân cách thời gian giữa các dịch dịch vòng trong
LTE là 5,56s đối với DRS (tín hiệu tham chuẩn điều chế) và 4,17s đối với SRS
(tín hiệu tham chuẩn thăm dò). Như vậy sẽ có 12 và 16 dịch vòng cho DRS và
SRS với phân cách thời gian cố định giữa các dịch vòng không phụ thuộc vào
băng thông tín hiệu tham chuẩn.

Các phần
tử chuỗi

Chuỗi gốc #0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9 #10 #11

CS1
#11 #0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9 #10

CS2 #10 #11 #0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9

5,55s
TFFT= 66,61s
CS: Cyclic Shift: dịch vòng t
Hình 9.25. Dịch vòng chuỗi

9.8.2.1. Các tín hiệu tham chuẩn giải điều chế (DRS)

Trước hết DRS (Demodulation Reference Signal) được sử dụng để ước tính
kênh cho giải điều chế nhất quán và nó có băng thông bằng băng thông truyền dẫn
đường lên. DMS được ghép theo thời gian với PUSCH và PDCCH. Mỗi khe 0,5
ms trên PUSCH có một DRS và mỗi khe 0,5ms trên PUCCH có 2 đến 3 DRS. Đối
với PUSCH, DRS chiếm ký hiệu DFTS-OFDM thứ tư trong khe và độ dài chuỗi
RS bằng số sóng mang con được ấn định. Băng thông tín hiệu DRS bằng băng
thông của tín hiệu PUSCH/PUCCH. Hình 9.26 mô tả quá trình tạo tín hiệu tham
chuẩn DRS và ghép theo thời gian với PUSCH.

453
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chuỗi DRS
DFT IFFT Chèn CP Tín hiệu tham chuẩn

N khối tài nguyên


Khe thời gian 0,5 ms

Hình 9.26. Tạo tín hiệu DRS và ghép vào ký hiệu DFTS-OFDM thứ tư trong
khe thời gian với PUSCH.

PUCCH luôn luôn được truyền trong một RB (12 sóng mang con), nên
băng thông DRS tương ứng với nó cũng chỉ bằng 12 sóng mang con.

9.8.2.2. Các ký hiệu tham chuẩn thăm dò (SRS)

Các ký hiệu tham chuẩn thăm dò được thiết kế để cung cấp thông tin về
chất lượng kênh đường lên trên băng thông rộng hơn băng thông tức thời của
truyền dẫn kênh PUSCH ngay cả khi UE không có truyền dẫn trên PUSCH. Thông
tin nhận được từ ước tính kênh dựa trên SRS tại eNodeB được sử dụng để tối ưu
hóa lập biểu đường lên. Vì thế SRS đồng hành với báo cáo CQI của kênh đường
xuống. SRS cũng được sử dụng cho các mục đích khác để hỗ trợ ước tính định
thời đường lên cho UE với các truyền dẫn đường lên ngắn hoặc không thường
xuyên
Trong miền tần số, các truyền dẫn SRS phải phủ băng tần cần thiết thiết để
lập biểu miền tần số. Để vậy có hai cách sau (hình 9.27):
 Truyền dẫn SRS với băng tần đủ để thăm dò toàn bộ băng băng tần cần
thiết bằng một truyền dẫn duy nhất (hình 9.27a)
 Truyền dẫn nhiều SRS băng hẹp nhảy tần sao cho chuỗi các truyền dẫn
SRS này liên kết phủ toàn bộ băng thông cần thiết thăm dò (hình 9.27b).

454
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Truyền dẫn SRS liên tục b) Truyền dẫn SRS nhảy tần

Băng thông cần thiết thăm dò


Băng thông cần thiết thăm dò

Khung con Khung con

Hình 9.27. Truyền dẫn SRS liên tục và truyền dẫn SRS nhảy tần.

UE có thể được lập cấu hình để truyền SRS định kỳ trong các khoảng thời
gian mau từ 2 ms (hai khung con một lần) hoặc thưa một lần trong 160 ms (16
khung một lần). Khi SRS được truyền trong một khung con, SRS được phát trên
ký hiệu DFTS-OFDM cuối cùng của khung con như trên hình 9.28. Cần lưu ý rằng
truyền dẫn SRS có thể được thực hiện trong mọi vùng tần số ngay cả khi không
truyền số liệu trên kênh PUSCH.

Ký hiệu eNodeB
X
tham chuẩn U ET
thăm dò

Lập biểu
miền tần số
đường lên

Khung con 1ms để truyền dẫn từ UE

UE

Hình 9.28. Truyền dẫn tín hiệu tham chuẩn thăm dò trong khung

Truyền dẫn SRS sử dụng SC-FDMA phân bố, có nghĩa là UE sử dụng sóng
mang thứ hai trong từng cặp sóng mang để phát tín hiệu tham chuẩn (hình 9.29).
Như vậy bổ sung cho các dịch vòng, truyền dẫn kiểu răng lược cung cấp thêm một
phương thức ghép kênh nữa cho các tín hiệu tham chuẩn của UE dựa trên dịch
sóng mang con.

455
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chuỗi SRS Chèn


DFT IFFT
CP

Hình 9.29. Sắp xếp sóng mang con cho SRS

Nếu một UE phát SRS trong một khung nào đó, thì truyền dẫn SRS này có
thể chồng lấn trong miền tần số lên các truyền dẫn các truyền dẫn PUSCH của các
UE khác trong ô. Để tránh va chạm giữa truyền dẫn SRS và PUSCH từ các UE
khác, tất cả các UE phải biết các UE khác trong ô có thể phát tập khung con chứa
SRS nào. Trong các khung con này, ký hiệu DFTS-OFDM cuối cùng của khung
con không được sử dụng cho truyền dẫn PUSCH đối với mọi UE trong ô.

9.9. CÁC SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ VÀ DUNG LƯỢNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN


CỦA UE

9.9.1. Điều chế trong LTE

Tập các sơ đồ điều chế được LTE hỗ trợ cho đường xuống và đường lên
gồm QPSK, 16QAM và 64QAM, tương ứng với hai, bốn và sáu bit trên một ký
hiệu điều chế. Tất cả các sơ đồ điều chế này đều có thể áp dụng cho trường hợp
truyền dẫn kênh lưu lượng (DL-SCH). Đối với các kênh truyền tải khác có thể có
một số quy định hạn chế. Chẳng hạn, chỉ điều chế QPSK là có thể được áp dụng
cho truyền dẫn quảng bá (BCH). Chùm tín hiệu cho các sơ đồ điều chế khác nhau
được thể hiện trên hình 9.30.

456
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

QPSK 16QAM 64QAM


2bit/ký hiệu 4bit/ký hiệu 6bit/ký hiệu

Hình 9.30. Các chùm tín hiệu cho các sơ đồ điều chế khác nhau của LTE

9.9.2. Dung lượng truy nhập vô tuyến của LTE

Hệ thống LTE hỗ trợ 5 loại UE chủ yếu với các khả năng truy nhập vô
tuyến khác nhau được tổng kết trong các bảng 9.18 và 9.19. Kích thước bộ đệm
lớp 2 được định nghĩa là tổng số byte mà UE có khả năng nhớ trong các cửa sổ
phát RLC, các cửa sổ thu RLC và sắp xếp lại cho tất cả các kênh mang. Bốn thông
số được định nghĩa cho đường xuống gồm số bit cực đại trên một TTI, số bit cực
đai trên một khối truyền tải trên một TTI , tổng số bit kênh mềm trên một TTI và
số lớp MIMO cực đại. Số bit cực đại trên một TTI là số bit của các khối truyền tải
cực đại mà UE có thể thu trong một DL-SCH TTI. Với TTI là 1ms, các tốc độ
đỉnh đường xuống đối với các UE loại 4 và 5 là 150 Mbps và 300 Mbps. Số bit
cực đại trên một khối truyền tải trên một TTI là số bit cực đại của khối truyền tải
DL-SCH mà UE có thể thu trong một khối truyền tải trên một DL-SCH TTI. Một
khối truyền tải đơn được sử dụng cho truyền dẫn một lớp MIMO. UE loại 1 chỉ
hỗ trợ một khối truyền tải nên tốc độ đường xuống thấp nhất bằng 10Mbps. Tốc
độ bit kênh mềm được định nghĩa cho tổng các bit kênh mềm khả dụng cho xử lý
HARQ. Thông số này đựơc sử dụng để quyết định xem nên sử dụng HARQ với
kết hợp săn bắt hay kết hợp phần dư tăng.
Tốc độ đỉnh phát kênh UL-SCH đối với UE loại 4 và 5 là 50 và 75 Mbps.
Trên đường lên chỉ UE loại 5 là sử dụng điều chế 64QAM. Cần lưu ý rằng trong
phát hành đầu tiên của LTE ghép kênh không gian MIMO không được hỗ trợ trên
đường lên.

457
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 9.19. Các thông số về khả năng của UE đường xuống


Loại Kích Số bit Số bit Số bit Điều Số Sơ đồ Tốc
UE thước cực đại kênh cực đại chế lớp MIM độ
bộ đệm của mềm của các MIM O đỉnh.
lớp 2. một khối O cực Mbps
kByte khối truyền đại
truyền tải DL-
tải DL- SCH
SCH trên
trên một
một TTI
TTI
Loại 150 10296 230368 10296 QPSK/ 1 2x2 10
1 16QA
Loại 700 51024 123724 51024 M/64Q 2 2x2 50
2 8 AM
Loại 1400 75376 123724 102048 2 2x2 100
3 8
Loại 1900 75376 182707 150752 2 2x2 150
4 2
Loại 3500 149776 366720 299522 4 4x4 300
5 0

Bảng 9.19. Các thông số về khả năng của UE đường lên


Loại UE Số bit cực đại của Điều chế Tốc độ đỉnh
khối truyền tải Mbit/s
UL-SCH trên một
TTI
Loại 1 5160 QPSK/16QAM 5
Loại 2 25456 QPSK/16QAM 25
Loại 3 51024 QPSK/16QAM 50
Loại 4 51024 QPSK/16QAM 50
Loại 5 75376 QPSK/16QAM/64QAM 75

9.10. TRUYỀN DẪN ĐƯỜNG XUỐNG

9.10.1. Truyền dẫn số liệu đường xuống

Số liệu của người sử dụng trên đường xuống được mang bởi kênh vật lý
PDSCH. Đường xuống sử dụng ấn định tài nguyên trong một TTI=1 ms. Các sóng
mang được ấn định cho một đơn vị tài nguyên 12 sóng mang con tạo nên một PRB

458
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

có băng thông bằng 180 KHz. Tuy nhiên với PDSCH đa truy nhập là OFDMA vì
thế các ký hiệu điều chế được phát đồng thời trên toàn bộ các sóng mang con
15kHz được ấn định cho kênh. eNodeB thực hiện ấn định tài nguyên dựa trên CQI
(Channel Quality Indicator: chỉ thị chất lượng kênh) nhận được từ UE. Tương tự
như đường lên các tài nguyên được ấn định trong cả miền thời gian và miền tần số
(hình 9.31).
CQI mang thông
tin miền tần số
TX
uống
g x
ờn
UE1 Đư eNodeB
Tần số

TTI n+1

Số liệu UE2 Số liệu UE1

CQI
TTI n
UE2

Số liệu UE1 Số liệu UE2

Hình 9.31. Ấn định tài nguyên đường xuống tại eNodeB

PDCCH thông báo cho UE các PRB nào đựơc ấn định cho nó (các PRB
được ấn định động với đơn vị là khung con 1ms). Trong khung con 1ms, vùng
điều khiển chứa PDCCH (báo hiệu lớp 1) cùng với các báo hiệu lớp 1 (L1) và lớp
2 (L2) khác chỉ được truyền dẫn trong khe đầu 0,5 ms còn khe thứ hai chỉ chứa số
liệu (cho PDSCH). Mỗi khe 0,5 ms chứa 6 ký hiệu OFDM đối với tiền tố (CP) kéo
dài và 7 ký hiệu OFDM đối với CP bình thường. Số ký hiệu dành cho cho vùng
điều khiển trong một khung con có thể thay đổi từ 1 đến 3 đối với băng thông
kênh lớn hơn 1,4MHz (2 đến 4 đối với băng thông kênh 1,4 MHz). Hình 9.32 cho
thấy ghép kênh các ký hiệu điều khiển L1/L2 với PDSCH trong một khung con
trong đó giả thiết là số ký hiệu dành cho báo hiệu L1/L2 là 3.

459
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khung vô tuyến 10 ms

Khung con 1ms

0 1 2 3 17 18 19

Các ký hiệu điều khiển Các ký hiệu số liệu Các ký hiệu số liệu

Các sóng
mang con

Khe thứ nhất Khe thứ hai

Hình 9.32. Ghép kênh các ký hiệu điều khiển L1/L2 và PDSCH trong một
khung con 1ms
Cần lưu ý rằng ngoài các ký hiệu điều khiển, không gian cho số liệu của
người sử dụng còn bị giới hạn bởi các tín hiệu tham chuẩn, các tín hiệu đồng bộ
và số liệu phát quảng bá. Điều này cho phép giảm chi phí bổ sung, nhưng cần có
các quy tắc để cả phía phát và phía thu biết được cách sắp đặt các tài nguyên. Hình
9.33 cho thấy sắp xếp vùng điều khiển và PDSCH lên lưới tài nguyên thời gian tần
số với hai ký hiệu điều khiển trong một khung con.
Vùng điều khiển PDSCH
Các sóng mang con

Các ký hiệu OFDM

Các tín hiệu tham chuẩn Các tín hiệu điều khiển L1/L2
Hình 9.33. Thí dụ về sắp xếp các ký hiệu điều khiển và PDSCH lên lưới tài
nguyên thời gian tần số

460
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Quá trình xử lý tín hiệu tại lớp vật lý cho DL-SCH được trình bày trên hình
9.34 với ghép kênh không gian bởi hai anten (tối đa có thể bốn anten). Lớp vật lý
chịu trách nhiệm mã hóa, xử lý HARQ lớp vật lý, điều chế, xử lý đa anten và sắp
xếp tín hiệu đến các tài nguyên thời gian-tần số vật lý tương ứng. Trên hình 9.32,
các khối lớp vật lý được điều khiển động bởi lớp MAC có mầu xám, còn các khối
vật lý được lập cấu hình bán tĩnh có mầu trắng.
Khi một đầu cuối di động được lập biểu trong một TTI lên DL-SCH, lớp
vật lý nhận được khối truyền tải (hai khối truyền tải trong trường hợp ghép kênh
không gian bằng hai anten trong trường hợp được xét)) của số liệu cần phát. Đối
với mỗi khối truyền tải, CRC được gắn thêm và mỗi khối truyền tải với CRC gắn
thêm này được mã hóa riêng.
Mã hóa kênh cho số liệu người sử dụng trên đường xuống là mã hóa turbo
tỷ lệ 1/3 với đan xen QPP. Để giảm tải xử lý, kích thước khối lớn nhất cho mã hóa
turbo là 6144 bit. Các khối truyền tải có kích thước lớn hơn được phân đoạn thành
nhiều khối mã và được gắn thêm CRC.
Sau mã hóa turbo, chức năng phối hợp tốc độ và chức năng HARQ lớp vật
lý có nhiệm vụ lấy ra tập bit chính xác từ các khối mã được mã hóa để phát trong
TTI cho trước. Đường xuống sử dụng HARQ với cùng phương pháp kết hợp mềm
(phiên bản dư). Tỷ lệ mã hóa bao gồm cả phối hợp tốc độ nếu cần, được xác định
ẩn tàng bởi kích thước khối truyền tải, sơ đồ điều chế và khối lượng tài nguyên
được ấn định cho bộ lập biểu đường xuống. Tất cả các đại lượng này được lựa
chọn bởi bộ lập biểu đường xuống. Phiên bản dư sẽ sử dụng được điều khiển bởi
giao thức HARQ và nó sẽ ảnh hưởng lên xử lý phối hợp tốc độ để tạo ra tập các
bit được mã hóa đúng.
Sau xử lý HARQ lớp vật lý và phối hợp tốc độ các từ mã được móc nối và
ngẫu nhiên hóa mức bit bằng cách trộn theo từng bit với chuỗi ngẫu nhiên hóa.
Ngẫu nhiên hóa số liệu sau mã hóa cho phép giải mã phía thu nhận được tối đa độ
lợi xử lý do mã hóa kênh cung cấp. Bằng cách sử dụng các chuỗi ngẫu nhiên hóa
khác nhau cho các ô gần nhau, các tín hiệu nhiễu sau giải ngẫu nhiên sẽ bị ngẫu
nhiên hóa và nhờ vậy tận dụng đựơc toàn bộ độ lợi xử lý do mã hóa kênh đem lại.
Sau ngẫu nhiên hóa số liệu được sắp xếp điều chế. Sắp xếp điều chế áp
dụng cho điều chế được chọn (QPSK, 16QAM hay 64QAM) theo lập biểu. Sau đó
trong trường hợp ghép kênh không gian, các ký hiệu được sắp xếp lên các lớp và
được tiền mã hóa. Sắp xếp anten cũng được điều khiển bởi bộ lập biểu đường

461
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

xuống. Đối với đa anten phát (2 hoặc 4), số liệu được chia thành nhiều luồng khác
nhau và đựơc sắp xếp lên các phần từ tài nguyên dành cho PDSCH và cuối cùng
tín hiệu OFDM đựơc tạo ra. Hình 9.32 xét cho thí dụ hai anten (tối đa đường
xuống có thể có 4 anten).
Tốc độ số liệu tức thời đường xuống phụ thuộc:
 Sơ đồ điều chế
 Số lượng sóng mang được ấn định. Lưu ý rằng các tài nguyên đường
xuống không nhất thiết phải có ấn định liên tục trong miền tần số. Dải ấn
định giống như đường lên từ 12 sóng mang con (180kHz) đến băng thông
hệ thống 1200 sóng mang con (trường hợp băng thông kênh 20MHz).
 Tỷ lệ mã
 Số anten phát trong trường hợp ghép kênh không gian
Đầu cuối di động thu tín hiệu được phát và thực hiện xử lý lớp vật lý ngược
với phía phát. Lớp vật lý tại đầu cuối di động cũng thông báo cho giao thức
HARQ về việc truyền dẫn có được giải mã thành công hay không. Thông tin này
được phần chức năng HARQ của MAC trong đầu cuối di động sử dụng đề quyết
định có nên yêu cầu phát lại hay không.

462
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một (hoặc hai) khối truyền tải


kích thước động trên một TTI

HARQ
HARQ

Chỉ thị lỗi


MAC MAC

Thông tin HARQ


PHY

ACK/NAK
PHY
Thông tin HARQ

Phiên bản dư
ACK/NAK

Phiên bản dư
Gắn CRC cho Kiểm tra CRC khối
khối truyền tải truyền tải
Bộ lập biểu MAC

Phân đoạn khối Kiểm tra CRC khối


mã và gắn CRC mã và lắp ráp

Mã hóa turbo Giải mã turbo

Giải phối hợp tốc


Phối hợp tốc độ + HARQ độ+HARQ

Móc nối khối mã, ngẫu Giải giải ngẫu nhiên hóa,
nhiên hóa giải móc nối khối mã
Sơ đồ
điều chế Sơ đồ
Sắp xếp điều chế Giải sắp xếp điều chế
điều chế

Ấn đinh anten Sắp xếp lớp Giải giải tiền mã hóa


và tiền mã hóa và giải sắp xếp lớp
Ấn định
tài nguyên
Sắp xếp lài nguyên Giải sắp xếp tài nguyên

Tạo tín hiệu OFDM Giải tín hiệu OFDM

eNodeB Đầu cuối di động


(UE)

Hình 9.34. Quá trình xử lý tín hiệu lớp vật lý cho DL-SCH

9.10.2. Truyền dẫn báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống

Để hỗ trợ truyền dẫn các kênh truyền tải đường xuống và đường lên, cần
phải có báo hiệu điều khiển đường xuống liên kết. Báo hiệu này thường được gọi
là báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống để biểu thị rằng thông tin này một phần
bắt nguồn từ chính lớp vật lý (lớp 1) và một phần từ lớp 2 (MAC). Báo hiệu điều
khiển L1/L2 gồm: (1) các ấn định lập biểu đường xuống chứa thông tin cần thiết
để UE có thể thu, giải điều chế và giải mã DL-SCH, (2) các cho phép đường lên để
UE biết được các tài nguyên và khuôn dạng điều chế được sử dụng cho truyền dẫn
đường lên (UL-SCH) và (3) các công nhận HARQ đối với các truyền dẫn đường
lên. Ngoài ra báo hiệu điều khiển đường xuống cũng được sử dụng để điều khiển
công suất các kênh vật lý đường lên.
Các báo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống được truyền trên ba kênh vật
lý sau:

463
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 PCFICH (Physical Control Format Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị
khuôn dạng điều khiển đường xuống). Thông báo cho UE về kích thước
vùng điều khiển. Mỗi ô chỉ có một PCFICH
 PDCCH (Physical Downlink Control Channel: kênh vật lý điều khiển
đường xuống). Thông báo về các ấn định lập biểu đường xuống và các cho
phép đường lên. Mỗi PDCCH mang báo hiệu cho một UE (hay một nhóm
UE)
 PHICH (Physical HARQ Indicator Channel: kênh vật lý chỉ thị HARQ).
Thông báo về các công nhận HARQ để trả lời cho các truyền dẫn đường
lên.

Thông tin điều khiển đường xuống được mang trên các kiểu bản tin khác
nhau:
 CFI (Control Format Indicator chỉ thị khuôn dạng truyền tải). Để chỉ thị
khối lượng tài nguyên dành cho kênh điều khiển. CFI được sắp xếp lên
PCFICH
 HI (HARQ Indication: chỉ thị HARQ). Để thông báo thành công thu các
gói đường lên. HI được sắp xếp lên kênh PHICH
 DCI (Downlink Control Information: thông tin điều khiển đường xuống).
Để điều khiển với các khuôn dạng khác nhau tất cả tài nguyên lớp vật lý
trên cả đường xuống lẫn đường lên, có nhiều khuôn dạng cho các nhu
cầu khác nhau. DCI được sắp xếp lên PDCCH

9.10.2.1. PCFICH

Mục đích duy nhất của PCFICH (Physical Control Format Indicator
Channel: kênh vật lý chỉ thị khuôn dạng điều khiển) để chỉ thị động kích thước
miền điều khiển theo số ký hiệu OFDM dành cho thông tin điều khiển. PCFICH
bao gồm hai bit thông tin để chỉ thị số ký hiệu từ 1 đến 3 trong một khung con
1ms đối với băng thông kênh lớn hơn 1,4MHz (2 đến 4 đối với băng thông kênh
1,4 MHz). Từ PCFICH, UE biết được các ký hiệu nào mang thông tin điều khiển.
Vị trí và điều chế PCFICH là cố định. Sử dụng khả năng báo hiệu động cho phép
hệ thống hỗ trợ số lượng lớn các người sử dụng tốc độ số liệu thấp (VoIP chẳng
hạn) cũng như đảm bảo chi phí báo hiệu đủ thấp cho các tốc độ số liệu cao hơn đối
với một số lượng ít hơn các người sử dụng. Hình 9.35 minh họa thí dụ điều chỉnh
tài nguyên vùng điều khiển động thông qua PCFICH.

464
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Điều chỉnh tài nguyên vùng


điều khiển từ PCFICH

Các sóng mang con

Các ký hiệu

Các ký hiệu tham chuẩn Các ký hiệu điều khiển L1/L2

Hình 9.35. Điều chỉnh tài nguyên vùng điều khiển từ PCFICH cho băng thông
lớn hơn 1,4 MHz (Đối với băng thông 1,4 MHz số ký hiệu OFDM có thể thay
đổi từ 2 đến 4).

Hình 9.36 cho thấy quá trình xử lý tín hiệu FCFICH. Hai bit thông tin của
PCFICH được mã hóa khối tỷ lệ 1/16 để được 32 bit mã. 32 bit mã được ngẫu
nhiên hóa bởi mã ngẫu nhiên đặc thù ô và khung con để ngẫu nhiên hóa nhiễu các
ô lân cận. Sau đó 32 bit này được sắp xếp lên 16 ký hiệu điều chế QPSK trước khi
đưa lên IFFT để được sắp xếp lên 16 sóng mang con (16 RE) trong bốn nhóm RE.

2 bit Mã khối 32 bit 32 bit Sắp xếp 16 ký hiệu


Ngẫu nhiên IFFT Bốn nhóm
tỷ lệ 1/16 hóa đ/c QPSK RE

Hình 9.36. Quá trình xử lý tín hiệu PCFICH

Vì chỉ sau khi đã giải mã được PCFICH mới biết được vùng điều khiển,
nên PCFICH luôn luôn được sắp xếp lên ký hiệu OFDM đầu tiên của khung con.
Sắp xếp PCFICH lên các phần tử tài nguyên trên ký hiệu OFDM đầu tiên trong
khung con được thực hiện theo các nhóm bốn phần tử tài nguyên trong đó bốn
nhóm này được đặt cách nhau khá xa theo tần số để đạt được phân tập tốt. Ngoài

465
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

ra để tránh va chạm giữa các PCFICH trong các ô lân cận, vị trí của bốn nhóm
trong miền tần số phụ thuộc vào nhận dạng ô lớp vật lý. Hình 9.37 cho thấy thí dụ
sắp xếp PCFICH trong miền tần số lên ký hiệu OFDM đầu tiên cho ba nhận dạng
ô lớp vật lý (CellID) cho trường hợp hai anten.

Số nhóm RE
CellID 0
0 4 8 12

1 CellID 1 5 9 13

2 CellID 2 6 10 14

RB0 RB1 RB2 RB3 RB4 RB5 RB6 RB7


Băng thông hệ thống đường xuống (tám RB)

Vị trí tín hiệu tham chuẩn

Vị trí để trống để không trùng với tín hiệu tham chuẩn phát từ anten thứ hai

Vị trí PCFICH

Hình 9.37. Thí dụ sắp xếp PCFICH lên các ký hiệu OFDM đầu tiên cho
trường hợp ba nhận dạng ô (CellID) và hai anten phát (trong miền tần số).

9.10.2.2. PDCCH

9.10.2.2.1. Thông tin điều khiển đường xuống (DCI)

Từ PDCCH, UE nhận đựơc thông tin DCI (Dowlink Control Information:


thông tin điều khiển đường xuống) chứa các quyết định lập biểu đường xuống,
đường lên và các lệnh điều khiển công suất. Tổng quát DCI bao gồm:
 Các ấn định lập biểu đường xuống. Chỉ thị tài nguyên PDSCH, khuôn
dạng truyền tải, thông tin HARQ, thông tin điều khiển liên quan đến ghép
kênh không gian (nếu có) và lệnh điều khiển công suất cho PUCCH
 Các cho phép lập biểu đường lên. Chỉ thị tài nguyên PUSCH, khuôn dạng
truyền tải, thông tin HARQ và lệnh điều khiển công suất cho PUSCH
 Các lệnh điều khiển công suất cho một tập UE. Bổ sung cho các lệnh
trong ấn định/cho phép lập biểu

UE trong ô kiểm tra PCFICH để tìm số tài nguyên dành cho PDCCH sau đó
tách sóng mù PDCCH để tìm xem kênh điều khiển nào (nếu có) dành cho nó.
Nhận dạng UE được thực hiện bằng cách lấy mặt nạ CRC bằng C-RNTI (cộng

466
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

mođul 2 CRC với C-RNTI). Mã hóa kênh PDCCH được thực hiện bằng mã xoắn
cắt đuôi tỷ lệ 1/3. Chuỗi mã hóa PDCCH được thể hiện trên hình 9.38.

Thông tin điều khiển Thông tin điều khiển Thông tin điều khiển

Tính toán CRC Tính toán CRC Tính toán CRC

UE ID Lấy mặt nạ UE ID Lấy mặt nạ UE ID Lấy mặt nạ


(C-RNTI) CRC bằng Cell ID (C-RNTI) CRC bằng Cell ID (C-RNTI) CRC bằng Cell ID

Mã hóa xoắn cắt đuôi Mã hóa xoắn cắt đuôi Mã hóa xoắn cắt đuôi
r = 1/3 r = 1/3 r = 1/3

Phối hợp Phối hợp Phối hợp


tốc độ tốc độ tốc độ
PDCCH PDCCH PDCCH

Ghép kênh PDCCH và tổ hợp CCE

Ngẫu nhiên hóa

QPSK

Đan xen

Dịch vòng
đặc thù ô

Hình 9.38. Chuỗi xử lý tín hiệu PDCCH

Để đơn giản xử lý hiệu quả các kênh điều khiển tại UE, các PDCCH được
sắp xếp đến các phần tử tài nguyên theo các CCE (Control Channel Element:
phần tử kênh điều khiển). Một CCE gồm 36 phần tử tài nguyên được chia thành 9
nhóm. Mỗi nhóm lại gồm 4 phần tử tài nguyên. PDCCH sử dụng điều chế QPSK
với mỗi phần tử tài nguyên mang 2 bit, nên có 8 bit trong mỗi nhóm phần tử. 8 bit
trong mỗi nhóm phần tử tài nguyên này hợp thành 4 ký hiệu điều chế QPSK và
thường được gọi là bộ bốn ký hiệu. Các khuôn dạng PDCCH khác nhau được cho
trong bảng 9.20. Khuôn dạng PDCCH cần thiết phụ thuộc vào kích thước tải tin
(tải tin DCI) và tỷ lệ mã hóa kênh và thay đổi theo thích ứng đường truyền đối với
PDCCH: nếu điều kiện kênh không thuận tiện đối với UE, cần sử dụng số CCE
lớn hơn, tái lại sử dụng số CCE nhỏ hơn.
Số CCE khả dụng cho các PDCCH phụ thuộc vào kích thước của vùng điều
khiển, băng thông của ô, số cửa anten đường xuống và khối lượng tài nguyên bị
PHICH chiếm. Kích thước vùng điều khiển thay đổi theo từng khung được chỉ thị
bởi PCFICH.

467
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 9.20. Khuôn dạng PDCCH và kích thước của nó


Khuôn dạng Số CCE Số nhóm tài Số bit PDCCH
PDCCH nguyên
0 1 9 72
1 2 18 144
2 4 36 288
3 8 72 576

9.10.2.2.2. Ấn định lập biểu đường xuống

PDCCH chứa thông tin liên quan đến PDSCH và thường được gọi là ấn
định lập biểu đường xuống. Các thông tin dưới đây được mang trên PDCCH để
cung cấp thông tin cho ấn định lập biểu đường xuống PDSCH:
 Thông tin ấn định khối tài nguyên. Chỉ thị vị trí của các tài nguyên được
ấn định cho người sử dụng trong miền khối tài nguyên. Ấn định tài
nguyên có thể được xây dựng trên cơ sở bản đồ bit chỉ ra các PRB hay
chỉ số của PRB đầu tiên và số lượng các PRB được ấn định liên tục
 Sơ đồ điều chế và mã hoá sử dụng cho số liệu của người sử dụng đường
xuống. Báo hiệu 5 bit để chỉ thị bậc điều chế và kích thước khối truyền tải.
Dựa trên các thông số này có thể rút ra số các khối truyền tải được ấn định
và tỷ lệ mã hóa
 Số lượng xử lý HARQ đồng thời
 Chỉ thị số liệu mới để thông báo rằng truyền dẫn của một xử lý có phải là
phát lại hay không.
 Phiên bản dư. Thông số HARQ được sử dụng trong kết hợp phần dư
 Chỉ thị số liệu mới. Được sử dụng để xóa bộ đệm cho các truyền dẫn lần
đầu
 Thông tin tiền mã hóa
 Số lớp truyền dẫn
 Các lệnh điều khiển công suất cho PUCCH. Lệnh điều khiển công suất
có 2 bit và có thê sử dụng cho hai bước tăng và hai bước giảm để điều
chỉnh công suất
 C-RNTI (nhận dạng UE). Chỉ thị PDSCH cho UE nào

Ân định lập biểu đường xuống có thể sử dụng các khuôn dạng 1C, 1A, 1B,
1 và 2 được sắp đặt theo thứ tự tăng kích thước bản tin. Khuôn dạng 1C đơn giản
nhất: chỉ hỗ trợ điều chế QPSK, không hỗ trợ phát lại HARQ và ghép kênh không
gian. Các khuôn dạng 1A, 1B, 1 và 2 được tổng kết trong bảng 9.21.

468
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 9.21. Tổng quan các khuôn dạng DCI cho lập biểu đường xuống

Khuôn dạng
Khuôn dạng 1A Khuôn dạng 1B Khuôn dạng 1
Khuôn dạng 2
Ấn định khối tài Ấn định khối tài Ấn định khối tài
Ấn định khối tài
nguyên (kiểu 2*) nguyên (kiểu 2) nguyên (kiểu 0
nguyên (kiểu 0
Thông tin cho ấn định lập biểu

hoặc 1) hoặc 1**)


Sơ đồ mã hóa Sơ đồ mã hóa Sơ đồ mã hóa
Sơ đồ mã hóa
kênh và điều chế kênh và điều chế kênh và điều chế
kênh và điều chế
Phiên bản dư Phiên bản dư
Phiên bản dư Phiên bản dư
Chỉ thị số liệu mới Chỉ thị số liệu Chỉ thị số liệu
Chỉ thị số liệu
mới
mới mới
Số xử lý HARQ Số xử lý HARQ Số xử lý HARQ
Số xử lý HARQ
Thông tin tiền Thông tin tiền
Thông tin tiền mã
mã hóa
hóa mã hóa
Số lớp truyền dẫn
Điều khiển công Điều khiển công Điều khiển công Điều khiển công
suất PUCCH suất PUCCH suất PUCCH suất PUCCH
C-RNTI C-RNTI C-RNTI C-RNTI
* Ấn định tài nguyên liên tục
** Ấn định tài nguyên không liên tục

9.10.2.2.3. Ấn định tài nguyên liên tục và không liên tục

Để ấn định tài nguyên liên tục, thông tin ấn định lập biểu chỉ cần thông báo
khởi đầu và độ dài của tài nguyên được ấn định (hình 9.39a).
Để ấn định tài nguyên không liên tục kiểu 0, thông tin ấn định lập biều cần
một trường báo hiệu gồm kiểu và bản đồ bit (hình 9.39b). Trường kiểu thông báo
đây là kiểu 0. Bản đồ bit thông báo các RB đựơc ấn định (bit 1) và các RB không
đựơc ấn định (bit 0). Vì băng thông hệ thống 20 MHz có 100 RB, nên để giảm
kích thước bản đồ bit, các RB đựơc nhóm thành các nhóm RB liên tục với kích
thước bằng 4 cho hệ thống băng rộng 100 RB (bản đồ bit chỉ cần 25 bit) và kích
thứơc nhỏ hơn cho hệ thống băng nhỏ (chẳng hạn 2 cho trường hợp 25 RB như
trên hình 38b với bản đồ bit gồm 13 bit).
Để ấn định tài nguyên không liên tục kiểu 1, toàn bộ các RB của hệ thống
đựơc phân loại thành tập trái (L: left) hoặc tập phải (R: Right). Đến lượt mình các
tập này lại đựơc chia thành các tập con 0 (Subset 0) và 1 (Subset 1) như trên hình
9.39c.

469
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Ấn định tài nguyên kiểu 2

Start Length
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

b) Ấn định tài nguyên kiểu 0


1 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0
Type Bitmap
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

c) Ấn định tài nguyên kiểu 1 1 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0


Subset 0
L
Subset 1
Type Subset L/R Bitmap 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

1 0 0 1 1 1 0 1 0 0 0
Subset 0
R
Subset 1
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 9.39. Các kiểu ấn định tài nguyên đường xuống (thí dụ cho băng thông ô
25 RB).

9.10.2.2.4. Ấn định lập biểu đường lên

PDCCH chứa thông tin liên quan đến PUSCH thường được gọi là cho phép
lập biểu đường lên. Các thông tin sau đây được mang trên cho phép lập biểu
đường lên:
 Cờ nhảy, ấn định khối tài nguyên và ấn định tài nguyên nhảy. Số bit
phụ thuộc vào băng thông được sử dụng. Ấn định tài nguyên đường lên
luôn luôn liên tục và được báo hiệu bằng cách chỉ thị khối tài nguyên đầu,
kích thước ấn định
 Sơ đồ điều chế, mã hóa và phiên bản dư
 Chỉ thị số liệu mới. Để đồng bộ các lệnh lập biểu với trạng thái của bản
tin HARQ ACK/NACK, được sử dụng để xóa bộ đệm cho các truyền dẫn
lần đầu
 Lệnh TPC (điều khiển công suất phát) cho PUSCH được lập biểu gồm
bốn giá trị
 Dịch vòng cho các ký hiệu tham chuẩn điều chế - 3 bit
 Yêu cầu báo cáo CQI không theo chu kỳ.

Các lập biểu đường lên sử dụng khuôn dạng DCI 0 (giống như 1A): không
ấn định khối tài nguyên không liên tục, không ghép kênh không gian. Các trường
thông tin của khuôn dạng DCI 0 gồm:
 Chỉ thị khuôn dạng DCI 0/1A (1bit). Để phân biệt khuôn dạng 0 và 1A
 Cờ nhảy (1 bit). Chỉ thị có áp dụng nhảy tần đường lên cho truyền dẫn
PUSCH hay không

470
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Ấn định khối tài nguyên. Chỉ thị UE phải truyền PUSCH trên các RB nào.
Ấn định các RB này mang tính liên tục kiểu 2 và được báo hiệu bằng cách
chỉ thị khối tài nguyên đầu, kích thước ấn định.
 Sơ đồ điều chế và mã hóa kênh cùng với kiểu dư (5bit). Thông tin về sơ
đồ điều chế, tỷ lệ mã và kích thước khối truyền tải
 Chỉ thị số liệu mới (1 bit). Để đồng bộ các lệnh lập biểu với trạng thái của
bản tin HARQ ACK/NACK, được sử dụng để xóa bộ đệm cho các truyền
dẫn lần đầu
 Lệnh TPC (điều khiển công suất phát) (2bit). Cho PUSCH được lập
biểu gồm bốn giá trị
 Dịch vòng cho các ký hiệu tham chuẩn điều chế (3 bit)
 Cờ yêu cầu báo cáo trạng thái kênh không theo chu kỳ (1 bit).
 Nhận dạng UE đích của truyền dẫn PDSCH (C-RNTI) (16bit). Nhận
dạng này thực hiện lấy mặt nạ CRC.

9.10.2.2.5. Nhảy tần PUSCH

Có hai kiểu nhẩy tần được định nghĩa cho PUSCH:


 Nhảy dựa trên băng con theo các mẫu nhảy/phản chiếu (Mirroring)
 Nhảy dựa trên thông tin nhảy tường minh trong cho phép lập biểu.

1. Nhảy dựa trên băng con

Trong trường hợp nhảy dựa trên băng con, các khối tài nguyên được quy
định trong cho phép lập biểu thực chất là các khối tài nguyên ảo. Các khối tài
nguyên vật lý được sử dụng để truyền dẫn các là các khối tài nguyên quy định
trong cho phép lập biểu được dịch đi một số lượng băng con theo mẫu nhảy tần
đặc thù ô.
Hình 9.40 mô tả nhảy theo mẫu nhảy được quy định trước cho trường hợp
băng thông đường lên 50 RB được tổ chức với băng thông nhảy gồm bốn băng con
11 RB và 6 RB được dành cho PUCCH. Trên hình 9.38, UE được ấn định các
VRB 27, 28 và 29. Trong khe thứ nhất giá trị nảy HP=1 chỉ ra rằng các VBR được
đặt vào các PRB dịch đi một băng con so với nó, nghĩa là các PRB 38, 39 và 40.
Trong khe thứ hai giá trị nhảy HP=3 chỉ ra rằng các VBR được dịch vòng 3 băng
con để được đặt vào băng con 1 (theo thứ tự các băng con đựơc đánh số từ 0 đến
3), nghĩa và các PRB 16, 17, 19.

471
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tổng băng thông đường lên (50 khối tài nguyên)


Băng thông nhảy (4x11 khối tài nguyên)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Các khối tài nguyên ảo (VRB)


Các khối tài nguyên vật lý (PRB)
HP=1

HP=3
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Hình 9.40. Nhảy tần theo mẫu nhảy tần quy định trước

Hình 9.41 cho thấy nhảy theo mẫu nhảy/ phản chiếu (Hopping/Mirroring)
được quy định trước cho trường hợp tổ chức băng thông nhảy giống như hình 9.38.
Mẫu phản chiếu được điều khiển theo khe. Trong trường hợp này chỉ khe thứ hai
thực hiện phản chiếu (MP=YES) còn khe thứ nhất không thực hiện phản chiếu
(MP=NO) nên nhảy giống như hình 9.38.

Tổng băng thông đường lên (50 khối tài nguyên)


Băng thông nhảy (4x11 khối tài nguyên)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Các khối tài nguyên ảo (VRB)


Các khối tài nguyên vật lý (PRB)
MP=NO

MP=YES
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Hình 9.41. Nhảy theo mẫu nhảy/phản chiếu quy định trước

Cả hai mẫu nhảy nói trên đều phụ thuộc vào số nhận dạng ô lớp vật lý (C-
RNTI) và khác nhau trong các ô lân cận. Ngoài ra chu kỳ của mẫu nhảy là một
khung.

2. Nhảy theo thông tin nhảy tường minh

Trong trường hợp này cho phép lập biểu chứa các thông tin sau:
 Thông tin về tài nguyên sử dụng để truyền dẫn đường lên trong khe thứ
nhất giống như trường hợp không nhảy
 Thông tin bổ sung về dịch tài nguyên sử dung cho truyền dẫn đường lên
trong khe thứ hai so vố tài nguyên trong khe thứ nhất.

472
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 9.42 cho thấy thí dụ về nhảy tần theo thông tin nhảy tường minh.
Trong trường hợp này, trong khung con n, vì giá trị dịch tài nguyên hop=+1/2, nên
tài nguyên truyền dẫn trong khe thứ hai đựơc dịch 1/2 băng thông nhảy so với tài
nguyên trong khe thứ nhất (vào băng con thứ 2). Trong khung con n+1, vì
hop=+1/4 nên tài nguyên trong khe thứ hai dịch vòng 1/4 băng thông nhảy vào
băng con 0. Trong khung con n+2, vì hop=-1/4, nên tài nguyên trong khe thứ hai
dịch vòng lùi 1/ 4 băng thông nhảy vào băng con thứ hai.

Tổng băng thông đường lên (50 khối tài nguyên)


Băng thông nhảy (4x11 khối tài nguyên)

Khung con n
hop=+1/2

Khung con n+1


hop=+1/4

Khung con n+2


hop=-1/4

Hình 9.42. Nhảy theo thông tin nhảy tường minh

9.10.2.3. PHICH (kênh vật lý chỉ thị HARQ)

PHICH được sử dụng để truyền các công nhận HARQ (ACK/NACK) cho
trả lời truyền dẫn UL-SCH.
Các PHICH được nhóm theo nhóm và mỗi nhóm được sắp xếp lên cùng
một tập các RE. Các PHICH trong cùng một nhóm được phân biệt bởi các chuỗi
Walsh trực giao khác nhau có độ dài bằng bốn. Hình 9.43 cho thấy quá trình xử lý
tín hiệu PHICH cho trường hợp CP bình thường. Thông tin ACK/NACK 1 bit
được lặp ba lần, được sắp xếp điều chế BPSK (nhánh I hoặc nhánh Q) và được trải
phổ bằng một chuỗi trải phổ trực giao bốn chip. Tín hiệu nhận được sau kết hợp
nhóm được ngẫu nhiên hóa phức để được 12 ký hiệu và được sắp xếp lên ba nhóm
tài nguyên liên tiếp với mỗi nhóm gồm bốn RE.

473
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Một nhóm PHICH


ACK/
NACK
1 bit 3 bit
Lặp 3x Sắp xếp BPSK
4
Mã trực 12 ký hiệu
giao 4 IFFT
ACK/
NACK 4
1 bit 3 bit Ngẫu
Lặp 3x Sắp xếp BPSK nhiên hóa

Mã trực
giao
Hình 9.43. Quá trình xử lý tín hiệu PHICH cho CP bình thường

Ngoài việc phân biệt các PHICH trong mỗi nhóm, trải phổ 4 chip còn cho
phép giảm khác biệt công suất giữa các khối tài nguyên do kênh PHICH mang
ACK phải truyền với công suất cao hơn kênh PHICH mang NACK để đảm bảo tỷ
số lỗi ACK trên NACK (bằng 10-3 đến 10-4) cao hơn tỷ số lỗi NACK trên ACK
(bằng 10-2).
UE có thể tìm đựơc các thông tin về PHICH như: số nhóm PHICH, chuỗi
trực giao và nhánh I/Q theo số thứ tự của khối đầu tiên mà tại đó xẩy ra truyền dẫn
PUSCH hiện thời.
Mỗi nhóm PHICH được sắp xếp lên ba nhóm tài nguyên cách nhau khoảng
1/3 băng thông ô đường xuống. Trong ký hiệu OFDM đầu tiên của vùng điều
khiển, trước hết các tài nguyên được ấn định cho PCFICH, sau đó các RE không
sử dụng cho PCHICH được ấn định cho PHICH, cuối cùng các RE còn lại được ấn
định cho PDCCH.

9.10.3. Các chế độ truyền dẫn đường xuống

Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tin cậy, UE cần biết trước kiểu truyền
dẫn. Nếu chế độ truyền dẫn có thể thay đổi động từ khung con này sang khung con
khác, UE cần giám sát đồng thời tất cả các khuôn dạng DCI (thông tin điều khiển
đường xuống) vì thế dẫn đến tăng dang kể số tách sóng mù và độ phức tạp máy
thu (kể cả số lỗi báo hiệu). Ngoài ra UE sẽ không thể cung cấp phản hỗi kênh ý
nghĩa, vì giá trị CQI phụ thuộc vào chế độ truyền dẫn được sử dụng.
Vì thế UE được lập cấu hình bán tĩnh thông qua báo hiệu RRC cho một chế
độ truyền dẫn. Chế độ truyền dẫn quy đinh loại các truyền dẫn đường xuống nào
đến UE, chẳng hạn phân tập phát hay ghép kênh không gian vòng kín và giới hạn
phản hồi kênh để các chế độ tương ứng với khai thác mong muốn. Trong LTE R8,
bẩy chế độ truyền dẫn được định nghiã:
1. Một cửa anten: cửa 0. Đây là chế độ đơn giản nhất không có tiền mã hóa
2. Phân tập phát. Phân tập phát với hai anten sử dụng SFBC
3. Ghép kênh không gian vòng hở. Đây là chế độ vòng hở có khả năng thích ứng
cấp hạng dựa trên phản hồi RI (RI: Rank Indicator: chỉ thị cấp hạng) . Trường

474
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hợp cấp hạng=1 , phân tập phát được áp dụng giống như truyền dẫn chế độ 2.
Với cấp hạng cao hơn, ghép kênh không gian đến 4 lớp với trễ lớn (CDD)
được sử dụng
4. Ghép kênh không gian vòng kín. Đây là chế độ ghép kênh không gian với
phản hồi tiền mã hóa hỗ trợ thích ứng cấp hạng động
5. MIMO đa người sử dụng. Chế độ truyền dẫn cho khai thác MU-MIMO
6. Tiền mã hóa cấp hạng=1 vòng kín. Tiền mã hóa vòng kín giống như chế độ
truyền dẫn 5 không có khả năng ghép kênh không gian, nghĩa là cấp hạng cố
định bằng 1
7. Cửa anten đơn: cửa 5. Chế độ này có thể được sử dụng cho khai thác tạo búp
khi các tín hiệu tham khảo đặc thù UE đựơc sử dụng

9.10.4. PBCH

PBCH (kênh vật lý quảng bá) mang thông tin hệ thống cần thiết để truy
nhấp hệ thống, chẳng hạn các thông số RACH. Kênh này luôn có băng thông
1,08MHz (hình 9.44). PBCH được mã hóa xoắn vì tốc độ số liệu không cao. Phần
thông tin quảng bá được phát trên kênh này là khối thông tin chủ (MIB: Master
Information Block), còn khối thông tin hệ thống thực sự (SIB: System Information
Block) được phát trên DL-SCH.

10 ms = 10 khung con
10 MHz, 600 sóng mang con

PBCH

1,08MHz

Các tín hiệu


đồng bộ

Hình 9.44. PBCH được đặt tại tần số trung tâm của băng thông kênh

475
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.10.5. Tín hiệu đồng bộ

Có 504 giá trị nhận dạng ô vật lý (PCI: Physical Cell Identity) trong hệ
thống LTE (WCDMA có 512 mã nhận dạng). Các tín hiệu đồng bộ sơ cấp (PSS:
Primary Synchronization Signal) và các tín hiệu đồng bộ thứ cấp (SSS: Secondary
Synchronization Signal) luôn được phát với băng thông 1,08MHz và được đặt cuối
các khe đầu tiên và khe thứ 11 (khe 0 và 10) của khung 10 ms như trên hình 9.45.
PSS và SSS kết hợp để chỉ ra không gian 504 nhận dạng ô lớp vật lý (PCI)
duy nhất. PCI gồm 168 nhóm, mỗi nhóm có 3 PCI. Vị trí và cấu trúc của các PCI
cho phép lấy mẫu từ tần số trung tâm (với băng thông 1,08MHz) trong thời gian
cực đại 5ms chứa thông tin cần thiết để nhận dạng ô.

PSS

SSS
1,08MHz

10 ms = 10 khung con = 20 khe

PSS/SSS
Hình 9.45. Tín hiệu đồng bộ trong khung

9.11. TRUYỀN DẪN ĐƯỜNG LÊN

9.11.1. Truyền dẫn số liệu đường lên

Sắp xếp tài nguyên trong SC-FDMA được trình bày trên hình 9.46.

476
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các tín hiệu tham chuẩn

Nx12 sóng
12 sóng mang con của
mang con
khối tài nguyên (RB)
Tín hiệu tham chuẩn

Các ký hiệu Tạo tín hiệu


điều chế miền thời gian

Khe thời gian 0,5 ms

01 234 5 6
Các ký hiệu
OFDM
Hình 9.46. Sắp xếp tài nguyên trong SC-FDMA

Vì SC-FDMA truyền dẫn lần lượt ký hiệu điều chế trong miền thời gian
nên mỗi ký hiệu điều chế được truyền đồng thời trên tất cả các sóng mang con
đựơc ấn định cho UE trong khoảng thời gian dành cho nó. Truyền dẫn lần lượt
theo thời gian tương tự như truyền dẫn đơn sóng mang, nên hệ thống đảm bảo
PAPR không cao và điều này cho phép đạt được hiệu suất nguồn đối với các bộ
khuếch đại công suất. Các máy phát LTE UE lúc đầu dự kiến sử dụng điều chế
BPSK hoặc QPSK, tuy nhiên do chỉ có thể đảm bảo yêu cầu hiệu năng đối với
trường hợp phát toàn bộ công suất (23dBm) với sử dụng QPSK nên BPSK cuối
cùng không đựơc sử dụng.
Số liệu của người sử dụng được mang trên đường lên (UL) bởi kênh
PUSCH. Kênh có cấu trúc khung 10 ms và được xây dựng trên cơ sở ấn đinh tài
nguyên miền tần số và miền thời gian với độ phân giải 2 PRB (hai khối tài nguyên
vật lý) với thời gian 1 ms và 12 sóng mang con có băng thông bằng 180 MHz. Bộ
lập biểu trong eNodeB thực hiện ấn định tài nguyên (hình 9.47). Vì không có tài
nguyên cố định cho các UE và không có báo hiệu trước từ eNodeB, nên có thể
truy nhập tài nguyên ngẫu nhiên. Để vậy, UE cần cung cấp thông tin cho bộ lập
biểu đường lên về yêu cầu truyền dẫn (trạng thái bộ đệm) và về tài nguyên công
suất khả dụng. Báo hiệu này được thực hiện trong lớp MAC.

477
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Điều khiển đường lên


Máy phát UE 1

eNodeB với bộ lập biểu

Tần số Tín hiệu tại máy


thu eNodeB

Máy phát UE 2
Tần số

Tần số
Hình 9.47. Ấn định tài nguyên đường lên dưới sự điều khiển của bộ lập biểu
eNodeB.

Điều chỉnh băng thông khe giữa hai TTI liên tiếp được minh họa trên hình
9.48 cho trường hợp tốc độ số liệu tăng gấp đôi dẫn đến băng thông sử dụng tăng
gấp đôi. Các tín hiệu tham chuẩn luôn chiếm cùng một không gian trong miền thời
gian và vì thế tốc độ số liệu ký hiệu tham chuẩn cũng tăng gấp đôi .
Các tín hiệu tham
chuẩn
Thời gian một ký
hiệu DFTS-OFDM

Tốc độ số liệu
Tốc độ số liệu
gấp đôi
bằng không

Hình 9.48. Thay đôi tốc độ số liệu giữa các TTI trên đường lên

Tốc độ số liệu tức thời trên một khung con 1 ms phụ thuộc vào sơ đồ điều
chế, số các khối tài nguyên được ấn định và lượng chi phí bổ sung cũng như tỷ lệ
mã hóa kênh đựơc sử dụng. Dải tốc độ tức thời số liệu đỉnh đường lên tính theo
các tài nguyên lớp vật lý nằm trong dải từ 700 kbps đến 86Mbps. Trong phát hành
R8 không sử dụng truyền dẫn đường lên đa anten do giá thành và sự phức tạp. Tốc
độ số liệu tức thời đường lên của UE phụ thuộc vào:

478
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Sơ đồ điều chế được sử dụng với 2, 4 hay 6 bit cho một ký hiệu điều chế
phụ thuộc vào điều chế QPSK, 16QAM hay 64QAM
 Băng thông được sử dụng. Đối với 1,4MHz, chi phí bổ sung cho các kênh
chung và các tín hiệu đồng bộ là lớn nhất. Băng thông tức thời có thể thay
đổi giữa ấn định tối thiểu 12 sóng mang con (một khối tài nguyên) và
băng thông hệ thống đến 1200 sóng mang con trong băng thông kênh 20
MHz
 Tỷ lệ mã được sử dụng
 Tốc độ số liệu trung bình cũng phụ thuộc vào ấn định tài nguyên trong
miền thời gian
Có thể tăng thông lượng số liệu tổng cực đại đặc thù ô hoặc đoạn ô bằng
cách sử dụng V-MIMO (Virtual Multi Input Multi Output: MIMO ảo). Trong V-
MIMO, eNodeB sẽ xử lý truyền dẫn từ hai UE khác nhau (mỗi UE có một anten)
như một truyền dẫn MIMO và tách riêng các luồng số liệu từ từng UE dựa trên các
chuỗi ký hiệu tham chuẩn đường lên đặc thù UE. Vì thế V-MIMO không đóng
góp cho tốc độ số liệu cực đại của một người sử dụng đơn.
Mã hóa kênh cho số liệu của người sử dụng trong LTE là mã turbo. Bộ mã
hóa kênh turbo trong LTE hoàn toàn giống bộ mã hóa kênh turbo trong
WCDMA/HSPA. Bộ đan xen của WCDMA được cải tiển để phù hợp hơn đối với
các tính chất và các cấu trúc khe của LTE đồng thời linh hoạt hơn trong việc thực
hiện các xử lý tín hiệu song song với tốc độ số liệu cao hơn.
LTE cũng sử dụng kết hợp các phát lại lớp vật lý (HARQ). Khi khai thác
HARQ lớp vật lý máy thu lưu lại các gói không qua được kiểm tra CRC và kết
hợp với các gói thu sau phát lại. Cả hai kiểu kết hợp mềm ‘săn bắt’ và ‘phần dư
tăng’ đều có thể được sử dụng.
Quá trình xử lý tín hiệu cho kênh truyền tải UL-SCH được trình bày trên
hình 9.49:
 Gắn CRC cho một khối truyền tải. Tính toán CRC 24 bit và gắn nó cho
khối truyền tải
 Phân đoạn khối mã và gắn CRC cho từng khối mã. Phân đoạn khối mã đối
với các khối truyền tải có kích thước lớn hơn 6144 bit và gắn CRC cho
từng
 Mã hóa turbo. Mã hóa turbo tỷ lệ 1/3 với đan xen QPP
 Phối hợp tốc độ và chức năng HARQ lớp vật lý. HARQ lớp vật lý đường
lên LTE về cơ bản giống như chức năng tương ứng đường xuống
 Ngẫu nhiên hóa mức bit. Giống như đường xuống, ngẫu nhiên hóa được
thực hiện để giảm nhiễu và đạt đựơc độ lợi mã hóa kênh đầy đủ. Ngẫu
nhiên hóa được thực hiện bới các chuỗi ngẫu nhiên đặc thù đầu cuối di
động khác nhau.
 Sắp xếp điều chế. Giống như đường lên các điều chế QPSK, 16QAM và 64
QAM được sử dụng
 Truyền dẫn DFTS-OFDM được sử dụng cho đường lên

479
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trên hình 9.47, các khối lớp vật lý được điều khiển động bởi lớp MAC có
mầu xám, còn các khối vật lý được lập cấu hình bán tĩnh có mầu trắng.

Một khối truyền tải kích thước


động trên một TTI

HARQ
HARQ
Chỉ thị lỗi MAC MAC

Thông tin HARQ


PHY

ACK/NAK
PHY
Thông tin HARQ

Phiên bản dư
Phiên bản dư
ACK/NAK

Gắn CRC cho


Bộ lập biểu MAC eNodeB

Kiểm tra CRC khối


truyền tải khối truyền tải

Kiểm tra CRC khối Phân đoạn khối


mã và lắp ráp mã và gắn CRC

Giải mã turbo Mã hóa turbo

Giải phối hợp tốc Phối hợp tốc độ + HARQ


độ+HARQ

Móc nối khối mã, ngẫu


Giải giải ngẫu nhiên hóa, nhiên hóa
giải móc nối khối mã
Sơ đồ
Sơ đồ điều chế
điều chế Giải sắp xếp điều chế Sắp xếp điều chế
Từ bộ lập
biểu
Ấn định eNođeB Ấn định tài nguyên
tài nguyên Sắp xếp lài nguyên
Giải sắp xếp tài nguyên

Tạo tín hiệu


Giải tín hiệu DFTS-OFDM
DFTS-OFDM

Đầu cuối di động


eNodeB (UE)

Hình 9.49. Quá trình xử lý tín hiệu UL-SCH

Số liệu và thông tin điều khiển được ghép theo thời gian tại mức phần tử tài
nguyên (RE). Điều khiển không được phân bố đều mà được sắp xếp gần các ký
hiệu tham chuẩn nhất trong miền thời gian hoặc lấp kín các hàng trên của hình
9.50 trong miền thời gian phụ thuộc vào kiểu thông tin điều khiển. Số liệu được
điều chế độc lập điều khiển nhưng sơ đồ điều chế giống nhau trong một TTI 1ms.

480
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các tín hiệu tham chuẩn

Các phần tử thông


Các ký hiệu điều tin diều khiển
chế cho số liệu Các RE

Khối tài nguyên (RB)


Các sóng mang con Tín hiệu tham chuẩn

Các ký hiệu điều Tạo tín hiệu


chế cho điều khiển miền thời gian

Khe thời gian 0,5 ms

Các phần tử thông tin điều khiển


(chỉ một bộ phận các RE)
Hình 9.50. Ghép điều khiển đường lên và số liệu

Chuỗi mã hóa kênh được trình bày trên hình 9.51. Số liệu và thông tin điều
khiển được mã hóa riêng sau đó được sắp xếp lên các ký hiệu riêng trước khi phát.
Vì thông tin điều khiển được đặt tại các vị trí đặc biệt xung quanh các ký hiệu
tham chuẩn, nên thông tin lớp điều khiển được mã hóa riêng và được đặt vào tập
các ký hiệu điều chế được chỉ định trước với cùng sơ đồ điều chế như số liệu. Bộ
đan xen trên hình 9.50 không thể hiện chính xác đan xen kết hợp giữa thông tin
điều khiển và số liệu mà chỉ thể hiện rằng cùng một sơ đồ điều chế áp dụng cho
thông tin điều khiển và số liệu trong TTI 1ms. (xem chi tiết hơn về ghép số liệu
với báo hiệu lên PUSCH trên hình 9.54).

481
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Số liệu (UL-SCH)
Gắn CRC
Điều khiển

Phân đoạn khối mã


và gắn CRC Mã hóa kênh

Mã hóa kênh Ghép số liệu và điều


khiển

Phối hợp tốc độ Đan xen kênh

Móc nối khối mã

Hình 9.51. Ghép số liệu và báo hiệu điều khiển lên PUSCH

9.11.2. Truyền dẫn báo hiệu lớp1/ lớp 2 đường lên

9.11.2.1. Tổng quan

Báo hiệu điều khiển lớp 1/lớp 2 (L1/L2) đường lên trong hệ thống LTE
được chia thành hai loại phụ thuộc vào UE có được ấn định tài nguyên đường lên
cho truyền dẫn UL-SCH hay không:
 Báo hiệu điều khiển khi UE không có cho phép lập biểu, nghĩa là không
có ấn định tài nguyên cho UL-SCH trong khung con hiện thời. Một kênh
kênh PUCCH (Physical Uplink Control Channel: kênh điều khiển vật lý
đường lên) riêng được sử dụng để truyền báo hiệu điều khiển đường lên
L1/L2
 Báo hiệu điều khiển khi UE có cho phép lập biểu, nghĩa là có ấn định tài
nguyên cho UL-SCH trong khung con hiện thời. Báo hiệu điều khiển
đường lên L1/L2 được ghép theo thời gian với UL-SCH trên kênh
PUSCH trước khi điều chế DFTS-OFDM. Vì đầu cuối đã được ấn định tài
nguyên, nên không cần truyền yêu cầu lập biểu.

Do hạn chế của đơn sóng mang, nên không thể truyền đồng thời PUCCH và
PUSCH. Vì thế các tài nguyên khác nhau được quy định cho các trường hợp có và
không có số liệu đường lên.

482
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PUCCH là một tài nguyên tần số/thời gian được dành trước chỉ để truyền
báo hiệu L1/L2 của UE. PUCCH được tối ưu hóa cho một khối lượng lớn đồng
thời các UE có khối lượng bit báo hiệu trên mỗi UE rất nhỏ.
PUSCH mang các báo hiệu điều khiển L1/L2 đường lên khi UE được lập
biểu để truyền báo hiệu. PUSCH có khả năng truyền các báo hiệu điều khiển với
nhiều kích thước khác nhau. Số liệu và các trường điều khiển khác nhau như
ACK/NACK (các công nhận/phủ định HARQ) và CQI (chỉ thị chất lượng kênh)
được ghép kênh theo thời gian (TDM) bằng cách được sắp xếp lên các ký hiệu
điều chế khác nhau trước khi thực hiện biến đổi Fourier rời rạc (DFT). Để đạt
được tỷ lệ mã hóa khác nhau mỗi trường điều khiển nhận các số lượng ký hiệu
khác nhau.
Tồn tại hai kiểu thông tin điều khiển L1 và L2 đường lên khác nhau:
 Báo hiệu liên kết số liệu (khuôn dạng truyền tải và thông tin HARQ) đi
kèm với truyền dẫn số liệu đường lên
 Báo hiệu không liên kết với số liệu (ACK/NACK do truyền dẫn đường
xuống, CQI đường xuống và các yêu cầu lập biểu đối với truyền dẫn
đường lên)

9.11.2.2. PUCCH

9.11.2.2.1. Tổng quan

PUCCH được sử dụng để mang báo hiệu không liên kết khi UE không đựơc
ấn định tài nguyên cho truyền dẫn UL-SCH. Từ góc độ một UE, PUCCH bao gồm
tài nguyên tần số của một khối tài nguyên (12 sóng mang) và tài nguyên thời gian
của một khung con. Để xử lý tình trạng hạn chế vùng phủ sóng, truyền dẫn
ACK/NACK trải rộng trên toàn bộ khung con 1ms. Ngoài ra để hỗ trợ các tình
trạng khi vùng phủ sóng rất hạn chế, ACK/NACK được lặp lại trên đường lên.
Nhảy tần theo khe tại biên băng đối xứng với tần số trung tâm được sử dụng cho
PUCCH (hình 9.52). Để đảm bảo phân tập tần số cần thiết cho báo hiệu điều khiển
bị tác động trễ quá lớn, nhẩy tần được sử dụng trên biên giới khe. Nghĩa là, một
‘tài nguyên tần số’ gồm 12 sóng mang tại biên trên băng thông hệ thống đường lên
trong khe thứ nhất và một tài nguyên cùng kích thước tại biên dưới băng thông
này trong khe thứ hai của khung con hoặc ngược lại được sử dụng cho PUCCH .

483
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khối tài nguyên (RB)


Băng thông hệ thống
đường lên

PUCCH

Khe
Hình 9.52. Tài nguyên PUCCH

Các kênh PUCCH cho các UE khác nhau được phân cách bằng ghép kênh
theo tần số (FDM: Frequency Division Multiplex) và ghép kênh theo mã (CDM:
Code Division Multiplex). FDM chỉ được sử dụng giữa các khối tài nguyên còn
CDMA được sử dụng trong cùng một khối tài nguyên.
Có hai cách để thực hiện CDMA trong khối tài nguyên PUCCH là:
 CDM bằng cách dịch vòng chuỗi CAZAC (Constant Amplitude Zero
Code: mã tự tương quan không biên độ không đổi)
 CDM bằng cách trải phổ theo khối với các chuỗi phủ trực giao.

Vấn đề chính của CDM là vấn đề gần-xa. Các thuộc tính trực giao của các
kỹ thuật CDM đã được nghiên cứu kỹ trong quá trình chuẩn hóa LTE. Cần lưu ý
rằng:
 Trải trễ kênh hạn chế tính trực giao giữa các chuỗi CAZAC dịch vòng
 Trải Doppler kênh hạn chế tính trực giao giữa các chuỗi trải phổ theo khối

9.11.2.2.2. Khuôn dạng 1 của PUCCH

Khuôn dạng 1 của PUCCH sử dụng trải phổ theo khối. Sử dụng trải phổ
theo khối cho phép tăng dung lượng ghép kênh PUCCH lên số lần bằng hệ số trải
phổ được sử dụng. Hình 9.53 cho thấy nguyên lý trải phổ theo khối trong đó trải
phổ theo khối đựơc thực hiện cho truyền dẫn chuỗi số liệu ACK/NACK trên
PUCCH.
Có bẩy ký hiệu OFDM trên một khe đối với CP bình thường (sáu ký hiệu
trong trường hợp CP mở rộng). Từng ký hiệu OFDM được điều chế bởi một chuỗi
dài 12 chip nhận được từ quay pha chuỗi đặc thù ô. Ba ký hiệu được sử dụng cho
tín hiệu tham chuẩn (RS), bốn ký hiệu còn lại được điều chế BPSK/QPSK và được

484
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

sử dụng cho ACK/NACK (viết tắt A/N). Các ký hiệu A/K đựơc nhân với chuỗi
phủ trực giao dài bốn chip. Nhiều đầu cuối có thể truyền trên cùng một tài nguyên
sử dụng cùng một chuỗi quay pha nhưng phân cách với nhau bởi mã phủ. Để có
thể ước tính các kênh cho các UE, các tín hiệu tham chuẩn (RS) cũng sử dụng một
chuỗi phủ trực giao nhưng với độ dài khác 3 cho trường hợp CP bình thừơng. Như
vậy mỗi chuỗi đặc thù ô có thể được sử dụng cho 3x12 UE (với giả thiết sử dụng
12 quay pha; thông thường chỉ sử dụng 6 quay pha). Các chuỗi phủ là 3 chuỗi
Walsh độ dài bằng bốn cho phần số liệu và ba chuỗi DFT độ dài bằng ba cho các
RS đối với CP bình thường.
Trải phổ theo khối được thực hiện riêng rẽ cho tín hiệu tham chuẩn RS và
số liệu ACK/NACK, để đơn giản trải phổ cho RS không được minh họa trên hình
vẽ.
Để thực hiện nhảy tần, xử lý tín hiệu ACK/NACK trên hình 9.37 thực hiện
tương tự cho hai khe của cùng một khung tại hai đầu biên tần của băng thông hệ
thống đường lên.

Một/hai bit công nhận HARQ

BPSK/QPSK

Một ký hiệu BPSK/QPSK

y y y y
Xử lý tương tự cho khe thứ
hai tại biên tần kia của
W0 W1 W0 W1 W2 W2 W3 băng thông hệ thống
đường lên

IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT

CP CP CP CP CP CP CP

A/N A/N RS RS RS A/N A/N

Khe thứ nhất tại biên tần của băng thông hệ thống đường lên
Y: chuỗi quay pha đặc thù ô dài 12
Wi: Mã phủ dài 4 cho ACK/NACK, RS: ký hiệu tham chuẩn
Wi : Mã phủ dài 3 cho RS, CP: tiền tố chu trình
: CP

Hình 9.53. Quá trình xử lý tín hiệu ACK/NACK cho HARQ dựa trên trải
phổ theo khối

Do các chuỗi đặc thù ô của của các ô cạnh nhau không trực giao dẫn đến
nhiễu giữa các ô, Để ngẫu nhiên hóa nhiễu PUCCH giữa các ô, nhẩy khe cũng
được áp dụng cho mã phủ trực giao vào quay pha. Nhẩy quay pha và mã phủ tại
mức ô được mô tả trên hình 9.54 đối với CP bình thường trong đó 6 trong số 12
quay pha được sử dụng cho một chuỗi phủ. Thí dụ được xét cho trường hợp các

485
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

khối tài nguyên 3 và 11 đựơc sử dụng cho các UE trong hai ô A và B. Trong ô A,
người sử dụng đựơc cấp phát khối tài nguyên 3 có quay pha và mã phủ như sau:
trong khe thứ nhất quay pha 6, mã phủ 0 (6,0) còn trong khe thứ hai quay pha 11,
mã phủ 1 (11,1). Cũng trong ô A người sử dụng được cấp phát khối tài nguyên 11
có quay pha và mã phủ như sau: trong khe chẵn quay pha 11, mã phủ 1 (11,1) còn
trong khe lẻ quay pha 8 và mã phủ 2 (8,2). Trong ô B các quay pha và mã phủ là:
(7,0) và (0,1) đối với khối tài nguyên 3 và (0,1), (9,2) đối với khối tài nguyên 11.

Quay Khe thứ nhất Khe thứ hai Quay Khe thứ nhất Khe thứ hai
pha Số thứ tự mã phủ Số thứ tự mã phủ pha Số thứ tự mã phủ Số thứ tự mã phủ
0 1 2 0 1 2 0 1 2 0 1 2
0 0 12 12 16 0 11 3
1 6 14 1 0 12 12 16
2 1 13 6 10 2 6 14
3 7 8 3 1 13 6 10
4 2 14 0 4 4 7 8
5 8 2 5 2 14 0 4
6 3 15 13 17 6 8 2
7 9 15 7 3 15 13 17
8 4 16 7 11 8 9 15
9 10 9 9 4 16 7 11
10 5 17 1 5 10 10 9
11 11 3 11 5 17 1 5
ÔA ÔB

Hình 9.54. Thí dụ về nhảy quay pha và mã phủ cho PUCCH trong hai ô khác
nhau

Sơ đồ hình 5.54 đựơc sử dụng để truyền cả HARQ ACK và yêu cầu lập
biểu đường lên. Trong trường hợp này một phần tài nguyên được dành cho trường
hợp truyền yêu cầu lập biểu đường lên không tường minh. Khi không có yêu cầu
lập biểu đường lên, PUCCH không sử dụng tài nguyên này. Khi có yêu cầu lập
biểu đường lên phần tài nguyên này cũng đựơc sử dụng để truyền HARQ ACK
khiến công suất thu được của PUCCH tại eNodeB tăng chứng tỏ rằng có yêu cầu
lập biểu đường lên.
.

9.11.2.2.3. Khuôn dạng 2 của PUCCH

Khuôn dạng 2 của PUCCH sử dụng điều chế chuỗi. Các chuỗi CAZAC
dịch vòng vừa thực hiện CDM vừa mang thông tin điều khiển. Sơ đồ khối của bộ
điều chế chuỗi được lập cấu hình để phát CQI định kỳ trên PUCCH được trình bầy
trên hình 9.55. Sau mã hóa khối và sắp xếp điều chế QPSK cho thông tin trạng
thái kênh sẽ có 10 ký hiệu QPSK phát trên một khung con, trong đó 5 ký hiệu

486
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

được phát tại khe thứ nhất và 5 ký hiệu đựơc phát tại khe thứ hai tại hai biên của
băng thông ô đường lên.
Các chuỗi CAZAC dài 12 ký hiệu (một khối tài nguyên) được điều chế
BPSK hoặc QPSK, vì thế mang một hoặc hai bit thông tin trên một chuỗi. Các UE
khác nhau có thể được ghép theo tài nguyên tần số/thời gian cho trứơc bằng cách
ấn định dịch vòng chuỗi CAZAC. Có thể ghép sáu kênh trên một khối tài nguyên
với giả thiết sử dụng dịch vòng thứ hai trong từng cặp dịch vòng.
Trạng thái kênh
(CQI: chất lượng kênh)

Mã hóa khối

QPSK

10 ký hiệu QPSK
b0 b1 b2 b3 b4 b5 b6 b7 b8 b9

y y
y y y

IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT IFFT


Xử lý giống như khe thứ nhất
CP CP CP CP CP CP CP

CQI RS CQI CQI CQI RS CQI


Băng thông ô đường lên

Khe thứ nhất

CQI RS CQI CQI CQI RS CQI

Khe thứ hai

Khung con 1ms

Hình 9.55. Sơ đồ khối bộ điều chế chuỗi CAZAC áp dụng cho CQI

9.11.2.3. Báo hiệu điều khiển trên PUSCH

PUSCH mang các báo hiệu điều khiển khi có UE được ấn định tài nguyên
đường lên cho truyền dẫn UL-SCH. Báo hiệu điều khiển được đặt lên tài nguyên
điều khiển dành riêng chỉ tồn tại trong thời gian khung con đường lên được lập
biểu để truyền dẫn số liệu trên PUSCH. Các vấn đề chính liên quan đến thiết kế
báo hiệu trên PUSCH là:
 Cách thức tổ chức ghép kênh giữa số liệu đường lên và các trường điều
khiển
 Cách thức điều chỉnh chất lượng kênh của các báo hiệu L1/L2 phát trên
PUSCH

487
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 9.56 cho thấy nguyên lý ghép số liệu và điều khiển trong một ký hiệu
SC-FDMA (khối). Để duy trì các thuộc tính đơn sóng mang, số liệu và các ký
hiệu điều khiển được ghép trước khi DFT. Số liệu và các trường điều khiển khác
nhau (ACK/NACK, CQI/PMI [Pre-coding Matrix Indicator: chỉ thị ma trận tiền
mã hóa], RI [Rank Indicator: chỉ thị bậc]) được mã hóa và điều chế riêng biệt.
Việc sử dụng sơ đồ ghép kênh theo ký hiệu cho phép điều chỉnh chính xác tỷ lệ
các ký hiệu số liệu và các ký hiệu điều khiển trong một khối SC-FDMA. Trả lời
HARQ được truyền bằng cách đục lỗ luồng bit UL-SCH.

Mã hóa Phối hợp


UL-SCH
turbo Tốc độ
Ghép kênh DFTS-OFDM

Mã hóa Phối hợp QPSK/

Sắp xếp
tần số
CQI, PMI 16QAM/ DFT IFFT Chèn CP
xoắn Tốc độ
64QAM
Đục lỗ
Mã hóa Phối hợp
RI khối Tốc độ

Trả lời
Mã hóa
HARQ QPSK
khối
(ACK/NACK
Hình 9.56. Nguyên lý ghép số liệu và điều khiển

Hình 9.57 cho thấy ghép số liệu và các trường điều khiển lên lưới tài
nguyên. Trong thực tế trộn các báo hiệu điều khiển L1/L2 và kích thước của chúng
thay đổi theo từng khung con. Cả UE và eNodeB phải biết số lượng các ký hiệu
được dành trước cho phần điều khiển. Phần số liệu của PUSCH được đục lỗ theo
số các ký hiệu điều khiển được ấn định trong khung con cho trước.

488
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khe Ký hiệu DTFS-OFDM

Sóng mang
con (ảo)

Số liệu CQI/PMI ACK/NACK

RS RI
Hình 9.57. Số liệu và các trừơng điều khiển trên lưới tài nguyên kênh PUSCH

9.12. CÁC THỦ TỤC LỚP VẬT LÝ

Các thủ tục quan trọng lớp vật ký trong LTE là điều khiển công suất,
HARQ, định trước thời gian và truy nhập ngẫu nhiên. Định trước thời gian dựa
trên báo hiệu trong lớp MAC, nhưng nó liên quan trực tiếp đến lớp vật lý. Trái hẳn
với WCDMA, trong LTE không có các vấn đề lớp vật lý liên quan đến phân tập vĩ
mô vì tại một thời điểm UE chỉ được kết nối đến một eNodeB và sử dụng chuyển
giao cứng. Ngoài ra LTE cũng không cần các phương tiện đặc biệt để xử lý đo
giữa các hệ thống và giữa các tần số như chế độ nén trong WCDMA vì với bản
chất hoạt động không liên tục, các đo đạc này có thể đựơc thực hiện bằng quá
trình lập biểu.

9.12.1. Thủ tục HARQ

HARQ trong LTE được xây dựng dựa trên thủ tục HARQ dừng-đợi. Sau
khi gói được phát đi từ eNodeB, UE giải mã nó và cung cấp phản hồi trên kênh
PUCCH. Nếu nhận được NACK (phủ nhận) eNodeB sẽ phát lại. UE sẽ kết hợp
phát lại này với phát gốc và lại thực hiện giải mã turbo. Nếu giải mã thành công
(dựa trên kiểm tra CRC), UE sẽ phát công nhận (ACK) đến eNodeB. Sau đó
eNodeB sẽ phát gói mới cho quá trình xử lý HARQ. Do phương pháp hoạt động

489
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

của dừng-đợi, để đảm bảo luồng số liệu liên tục cần phải có nhiều quá trình xử lý
HARQ. Trong LTE số lượng xử lý HARQ cố định bằng 8 cho cả đường lên và
đường xuống (hình 9.58). Đối với nhiều người sử dụng, thời điểm phát lại đường
lên và đường xuống phụ thuộc vào ấn định tài nguyên của bộ lập biểu.

Từ bộ đệm của
bộ lập biểu

PUSCH/PDSCH 1 2 3 4 5 6 6 8 1 2

Phát (gói mới)


lần 1
Phát
lần 1
Phát CK K Phát
lần 1 NA AC
lần 2

Kết quả kiểm


tra CRC Hỏng Đạt
Lớp RLC
Hình 9.58. HARQ trong LTE với 8 xử lý

Trong LTE, HARQ hỗ trợ cả kết hợp mềm kiểu săn bắt (chase) lẫn kết hợp
phần dư tăng (IR: Incremential Redundancy). Sử dụng kết hợp săn bắt có nghĩa là
phát lại có cùng số ký hiệu như phát gốc. Đối với IR, phát lại có thể có các thông
số phối hợp tốc độ khác với phát gốc. Trễ tối thiểu giữa kết thúc gói và phát lại là
7ms. UE sẽ phát ACK/NACK cho một gói trong khung n trên khung đường lên
n+4. Điều này có nghĩa là thời gian cho quá trình xử lý đối với UE vào khoảng
3ms phụ thuộc vào điều chỉnh dịch thời đường xuống/đường lên của thủ tục định
trước thời gian. Định thời đường xuống cho một gói đơn đường xuống được thể
hiện trên hình 9.59. Thời điểm phát lại trên đường xuống phụ thuộc vào bộ lập
biểu và vì thé định thời trên hình 9.59 là thời điểm phát lại sớm nhất.

Gói mới hay


phát lại
PDSCH PUCCH hay PUSCH PDSCH
Gói ACK/NACK
Thời gian xử lý của UE 3ms Thời gian xử lý của eNodeB 3ms
1ms 1ms
Hình 9.59. Định thời HARQ cho một gói đơn đường xuống

490
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.12.2. Định thời trước

Thủ tục điều khiển định thời cần thiết để các truyền dẫn đường lên từ các
UE khác nhau đến eNodeB theo một chu trình cố định. Như vậy đồng bộ đường
lên để tránh nhiễu giữa truyền dẫn của các người sử dụng được lập biểu trên cùng
một khung con. eNodeB liên tục đo định thời từ tín hiệu đường lên của UE và điều
chỉnh định thời truyền dẫn đường lên. Các lệnh định thời trước chỉ được phát khi
thực sự cần thiết điều chỉnh định thời. Độ phân giải định thời đường lên là 0,52s
và định thời trước được xác định tương đối so với khung vô tuyến đường xuống
thu được tại UE.
Giá trị định thời trước được đo từ truyền dẫn RACH khi UE chưa có định
thời trước đúng, nghĩa là đường lên của UE chưa được đồng bộ. Đây là trường hợp
của truy nhập hệ thống khi UE nằm trong trạng thái RRC-IDLE hay UE có thời
gian không tích cực vượt quá bộ định thời liên quan, chuyển giao không đồng bộ
và sau sự cố đường vô tuyến. Ngoài ra eNodeB có thể ấn định cho UE một tiền tố
riêng (không va chạm) trên RACH để đo định thời đường lên khi eNodeB muốn
thiết lập đồng bộ đường lên. Các tình trạng này gập phải khi chuyển giao hay khi
số liệu đường xuống đến UE không đồng bộ.

Hình 8.60 a cho thấy nguyên lý định thời trước và hình 8.59b cho thấy
định thời trước trong LTE.
b) Nguyên lý định thời trước

t1

UE

t2

eNodeB
t3

b) Điều khiển định thời đường lên

Số liệu đường lên hay RACH

Định thời đường lên ( n 0,52 s)


UE eNodeB
Hình 9.60. Điều khiển định thời đường lên

491
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Định thời trước là khoảng thời gian ước tính để truyền một khung con
đường lên đến anten thu của BTS. Điều này được mô tả trên hình 9.59 a trong đó
các UE khác nhau được lập biẻu khác nhau cho cùng mọt khung con trong miền
thời gian nhưng có khoảngcách đến BTS khác nhau (tín hiệu từ UE3 cần gấp 3 lần
thời gian so với tín hiệu từ UE1 để đạt được máy thu BTS). Lệnh định thời trước
được phát trong giá trị TA. TA=nx16Ts, trong đó, n là số nguyên dương xác định
bước định thời còn Ts là thời gian cơ sở của LTE được xác định như sau:
Ts = 1/(15000×2048)s=1/30720000s=32552083ns
Vì thế một bước định thời trước (T A ) sẽ là
T A=16Ts=1632552083ns=0,52μs
Nếu coi rằng tốc độ ánh là 300 000 km/s và r là bán kinh ô tương đương với
một bước định thời trước thì:
r=c×16Ts=3 0 0 m ×0,52=1 5 6 m
Trong lệnh định thời đầu tiên,lệnh định thời trước được phát trong giá
trị TA 11 bit cùng với trả lời tìm gọi thể hiẹn các giá trị TA=0,1,…,1282. N g h ĩ a
là cự ly cực đại của ô trong đó còn điều chỉnh được thời
g i a n l à 1282×1 5 6 m =199992m (khoảng 200km).
Sau khi đã thiết lập kết nối RRC, giá trị định thời được gửi đi
trong MAC chỉ có 6 bit thể hiện các bước định thời từ 0 đến 63.Vì
thế khi cuộc gọi tích cực, giá trị định thời được gửi đi tương ứng với
định thời đường lên không tương ứng với tổng khoảng cách giữa UE
và ô mà chỉ thể hiệ sự thay đổi khoảng cách so với lện định thời cuối
cùng.
Vì thế khi UE nhận được lệnh định thời trước từ eNodeB nó cần
tính toán định thời mới theo công thức sau:
NTA,new=NTA,old+(TA−31)×16
Vậy pham vi điều chỉnh sẽ là -31x156m= -4836m (TA=0) và 33x156m=5148m
(TA=64)
Lệnh định thời được phát tốt nhất trong khoảng thời gian 500ms (tần suất
2Hz).
Sử dụng chỉ số 64 bit ta có thể tính được cự ly điều chỉnh cực
đại bằng 64x156m=9984m (gần bằng 10km) tương đương với 5km
trong khoảng thời gian 500ms.

9.12.3. Điều khiển công suất

Trong LTE, điều khiển công suất chậm đựơc sử dụng cho đường lên.
Đường xuống không có điều khiển công suất. Vì băng thông thay đổi thay đổi theo
tốc độ số liệu, nên công suất tuyệt đối của UE cũng thay đổi. Điều khiển công suất
thực tế không phải là điều khiển công suất tuyệt đối mà là điều khiển mật độ phổ

492
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

công suất (PSD) cho một thiết bị cụ thể. Điều này tạo điều kiện cho việc sử dụng
các tài nguyên trực giao trên đường lên của UE. Động cơ chủ yếu cho điều khiển
công suất là giảm tiêu thụ công suất đầu cuối và đồng thời tránh dải động quá lớn
cuả máy thu eNodeB chứ không hẳn là loại bỏ nhiễu. Trong máy thu, các PSD của
các người sử dụng khác nhau phải gần nhau một cách hợp lý để bộ chuyển đổi
A/D của máy thu có yêu cầu hợp lý và nhiễu do dạng phổ không lý tưởng của máy
phát UE có thể được kiểm soát. Nguyên lý điều khiển công suất đường lên của
LTE được minh họa trên hình 9.61 trong đó khi tốc độ số liệu thay đổi PSD giữ
nguyên không đổi dẫn đến tổng công suất phát được điều chỉnh tương ứng với
thay đổi tốc độ số liệu.

Mật độ phổ công suất


(Công suất/Hz) không đổi

PSD

Tốc độ số liệu
tăng gấp đôi

Tần số Tần số
TTI n TTI n+1

Hình 9.61. Công suất đường lên LTE với thay đổi tốc độ

Điều khiển công suất thực tế dựa trên ước tính tổn hao đường truyền có xét
đến các thông số đặc thù ô và áp dụng giá trị (được tích lũy) của hệ số hiệu chỉnh
nhận được từ eNodeB. Phụ thuộc vào thiết lập thông số của lớp cao hơn, lệnh điều
khiển công suất sẽ là tăng hoặc giảm 1dB hay là tập của [-1dB, 0dB, +1dB, +3dB].
Dải động của điều khiển công suất hơi nhỏ hơn WCDMA với công suất tối thiểu
-41dB so với -50dB trong WCDMA.

9.12.4. Thủ tục truy nhập ngẫu nhiên

9.12.4.1. Tổng quan

Yêu cầu căn bản đối với mọi hệ thống tổ ong là khả năng đầu cuối có thể
yêu cầu thiết lập kết nối. Điều này thường được gọi là truy nhập ngẫu nhiên và nó
phục vụ hai mục đích chính trong LTE, đó là thiết lập đồng bộ đường lên và thiết
lập một nhận dạng đầu cuối duy nhất (C-RNTI), trong đó mạng và đầu cuối đều
biết nhận dạng này. Vì thế truy nhập ngẫu nhiên không chỉ được sử dụng cho truy
nhập lần đầu, khi chuyển từ LTE_DETACHED hay LTE-IDLE vào

493
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

LTE_ACTIVE mà còn cả sau các chu kỳ không tích cực khi đồng bộ đường lên bị
mất trong LTE_ACTIVE. Vì thế các kịch bản sử dụng RACH như sau:
1. Chuyển đối trạng thái RRC_IDLE sang trạng thái RRC_CONNECTED. Chẳng
hạn để truy nhập lần đầu hay cập nhật TA
2. Phục hồi từ sự cố đường truyền
3. UE trong trạng thái RRC_CONNECTED, cần phát số liệu mới đường lên và
thông tin điều khiển nhưng không được đồng bộ đường lên (báo cáo đo được
khởi xướng bởi sự kiện)
4. UE trong trạng thái RRC_CONNECTED cần thu số liệu mới đường xuống và
vì thế cần phát ACK/NACK trên đường lên nhưng không được đồng bộ đường
lên
5. UE trong trạng thái RRC_CONNECTED thực hiện chuyển giao từ ô này sang
ô khác
Thiết lập đồng bộ đường lên là mục đích chính cho tất cả các trường hợp
nói trên. Ngoài ra khi thiết lập đường truyền vô tuyến ban đầu (khi chuyển từ
trạng thái RRC_IDLE và trạng thái RRC_CONNECTED), thủ tục ngẫu nhiên còn
có mục đích gán một nhận dạng duy nhất: C-RNTI (Cell-RNTI: Cell-Radio
Network Temporary Identity: nhận dang tạm thời mạng vô tuyến của ô đối với
UE) cho đầu cuối.
Hoạt động truy nhập ngẫu nhiên (RACH) của LTE giống như WCDMA, cả
hai đều sử dụng tiền tố và tăng công suất từng bước giống nhau. Công suất ban
đầu dựa trên tổn hao đường xuống và tăng công suất từng nấc là cần thiết vì: độ
chính xác đo tổn hao đừơng truyền tại UE không cao, phải bù tổn hao pha đinh và
thiết lập công suất tuyệt đối. Mặc dù các tài nguyên của LTE PRACH riêng biệt
so với PUSCH và PUCCH, tăng công suất từng nấc cần thiết để tách sóng đồng
thời các chuỗi tiền tố khác nhau và để giảm thiểu nhiễu do truyền dẫn PRACH tại
các tài nguyên PUCCH và PUSCH lân cận. Các bước của thủ tục lớp vật lý như
sau:
 Phát một tiền tố trên tài nguyên PRACH, chuỗi tiền tố và công suất được
chọn bởi MAC
 Đợi trả lời RACH bằng cách so sánh thông tin tiền tố (tài nguyên PRACH
và chuỗi tiền tố). Ngoài thông tin tiền tố, trả lời cũng chứa thông tin về tài
nguyên đường lên sử dụng cho trao đổi thông tin tiếp theo cùng như định
thời đường lên cần sử dụng. Trong thủ tục WCDMA RACH, sau khi công
nhận một tiền tố, UE tiếp tục phát tiếp số liệu trong thời gian một khung
10ms hoặc 20ms hay thậm chí dài hơn. Trong LTE hoàn toàn khác hẳn,
UE sẽ chuyển sang trực tiếp sử dụng UL-SCH để thu trả lời truy nhập
ngẫu nhiên.

494
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nếu thu được trả lời truy nhập ngẫu nhiên không phù hợp, UE sẽ phát
tiên tố lại trên tài nguyên PRACH khả dụng tiếp theo theo các hướng dẫn
của MAC như trên hình 9.62.

Trả lời PRACH Trên tài nguyên


Đường xuống/eNodeB theo chỉ dẫn của
Không phát hiện trả lời PRACH

Tài nguyên
PRACH PUSCH
tiếp theo
Đường lên/UE
Tiền tố Số liệu đặc thù UE
Hình 9.62. Tăng công suất trong thủ tục truy nhập ngẫu nhiên

Chuẩn cho LTE đặc tả hai thủ tục truy nhập ngẫu nhiên: thủ tục dựa trên và
chạm và thủ tục dựa trên không va chạm. Thủ tục dựa trên va chạm với đúng
nghĩa truy nhập ngẫu nhiên: các UE phát ngẫu nhiên các tiên tố được chọn trên
một tài nguyên chung để thiết lập kết nối mạng hay yêu cầu các tài nguyên cho
truyền dẫn đường lên. Thủ tục không dựa trên va chạm được khởi xứơng bởi
mạng để đồng bộ truyền dẫn đường lên của các UE. Trong trường hợp này mạng
có thể nhận dạng UE ngay tại truyền dẫn đường lên đầu tiên. Thủ tục này cũng sử
dụng kênh PRACH.

9.12.4.2. Truy nhập ngẫu nhiên dựa trên va chạm

Lưu đồ bản tin báo hiệu cho thủ tục dựa trên va chạm được thể hiện trên
hình 9.63a bao gồm bốn bước sau:
1. Bước một. UE phát một chuỗi tiền tố truy nhập ngẫu nhiên trên PRACH để
cho phép eNodeB ước tính định thời truyền dẫn của đầu cuối và gán tài
nguyên đường lên cho nó. Đồng bộ đường lên cần thiết vì không có nó đầu
cuối không thể phát số liệu đường lên. Đối với mỗi ô, có 64 chuỗi và các
chuỗi này được phân nhóm cho các thủ tục dựa trên và chạm và không dựa
trên va chạm. Nhóm dành cho các thủ tục dựa trên va chạm được chia thành
hai: bằng cách chọm nhóm thích hợp, UE phát một bit thông tin về kích thước
khối truyền tải mã nó muốn phát trên PUSCH trong bước 3. Thiết lập công
suất tiên tố ban đầu dựa trên ước tính tổn hao đường truyền bằng cách lấy
trung bình kết quả đo RSRP (Reference Signal Received Power: công suất tín
hiệu tham chuẩn thu) công thêm hiệu chỉnh theo tỷ số tín hiệu trên tạp âm
cộng nhiễu. Thiết kế này đảm bảo công suất thu của các tiền tố hầu như
không phụ thuộc và tổn hao đường truyền và cho phép eNodeB tách sóng

495
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đồng thời nhiều tiền tố được phát trên cùng một tài nguyên thời gian tần số
PRACH
2. Bước 2. Trả lời trên tài nguyên được eNodeB gửi trên DL-SCH (PDSCH)
được đánh địa chỉ bởi một nhận dạng RA-RNTI (Random Access Radio
Network Temporary Identity: nhận dạng tạm thời mạng truy nhập vô tuyến
cho truy nhập ngẫu nhiên) chỉ ra rằng UE được ấn định tài nguyên trên
PDCCH. RA-RNTI được sử dụng để nhận dạng tài nguyên thời gian tần số
được UE sử dụng để phát tiền tố. Điều này cho phép kết hợp nhiều trả lời cho
các tiền tố được phát trên cùng một tài nguyên tần số, thời gian của PRACH
và vì thế tiết kiệm được tài nguyên PDCCH. eNodeB phát trả lời trong cửa sổ
thời gian có thể được lập cấu hình đến 10ms. Cửa số linh hoạt sẽ cho phép tự
do định cỡ máy thu RACH và cho lập biểu đối với các trả lời. Các trả lời liệt
kê các số chuỗi của các tiền tố đựơc quan trắc và các thông tin sau cho mỗi
tiền tố được công nhận:
 Cho phép truyền dẫn lần đầu trên PUSCH bao gồm cả thông tin về sự cần
thiết nhẩy tần, lệnh điều khiển công suất cho đường lên và thông tin để
truyền CQI và có phải trễ một khung con so với giá trị bình thường hay
không
 Lệnh đồng bộ định thời trước để UE điều chỉnh kết quả đo định thời của
bước 1
 Ấn định TC-RNTI (Temporary C-RNTI: C-RNTI tạm thời) để đánh địa
chỉ cho các cho phép PUSCH và các ấn định DL-SCH trong các bước 3 và
4 của thủ tục.
Nếu UE không nhận được trả lời truy nhập ngẫu nhiên trong cửa sổ thời gian
được lập cấu hình, nó phát lại tiền tố. Trễ tối thiểu cho phát lại tiền tố sau cửa
số truy nhập ngẫu nhiên là 3ms
3. Bước ba. UE phát nhận dạng đầu cuối di động đến mạng bằng kênh PUSCH
giống như số liệu được lập biểu thông thường để kỳ vọng nhận được công
nhận tử eNodeB sau phân giải va chạm. Xác suất va chạm tiền tố (hai hay
nhiều UE phát cùng một chuỗi tiền tố trên cùng một tài nguyên tần số và thời
gian) được kỳ vọng vào khoảng 0,1%. Các va chạm này được phân giải trong
các bước 3 và 4: trong bước 3 UE UE phát bản tin đầu tiên trên PUSCH chứa
nhận dạng của nó và kỳ vọng rằng trong bước 4 sẽ nhận được công nhận rằng
eNodeB đã nhận được nhận dạng này. Trong bước 3, HARQ được sử dụng
không có khác biệt so với HARQ thông thường. Bản tin được UE phát đi trong
bứơc 3 là bản tin của truy nhập ngẫu nhiên thực sự bao gồm: (1) yêu cầu kết
nối RRC, cập nhật TA hay yêu cầu lập biểu. Nó chứa cả C-RNTI tạm thời (TC-
RNTI) nhận được trong bước 2, hoặc C-NRTI đã có (các UE trong trạng thái
RRC_CONNECTED) và nhận dạng duy nhất của UE (48 bit). Trong trường

496
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hợp các UE va chạm trong bước 1, chúng nhận đựơc cùng C-RNTI trong bước
2 và và sẽ lại va chạm trên cùng tài nguyên đường lên khi phát bản tin L2/L3
trong bước 3. Điều này có thể dẫn đến nhiễu đến nỗi không giải mã được đối
với UE va chạm và các UE này phải khởi đầu lại thủ tục truy nhập ngẫu nhiên
sau số lần phát lại HARQ cực đại. Tuy nhiên, nếu một UE được giải mã thành
công, vấn đề va chạm vẫn chưa đựơc giải quyết cho các UE còn lại. Bản tin
trong bước 4 sẽ giải quyết vấn đề này
4. Bước 4. Bản tin phân giải xung đột được gửi theo địa chỉ C-RNTI hoặc TC-
RNTI cùng với nhận dạng UE. Trường hợp đầu được áp dụng cho các UE đã
được kết nối RRC, còn trường hợp thứ hai được áp dụng cho các UE tìm cách
kết nối hay tái kết nối RRC. Truyền dẫn bản tin hỗ trợ HARQ. Trường hợp xảy
ra va chạm, sau khi giải mã thành công bản tin L2/L3, UE tìm được nhận dạng
của mình (hay C-RNTI) sẽ phát phản hồi HARQ. Các UE còn lại hiểu rằng
đã xẩy ra va chạm nên không phát phản hồi HARQ, nhanh chóng ra khỏi thủ
tục truy nhập ngẫu nhiên hiện thời và khởi động một thủ tục mới. Vì thế sẽ có
ba khả năng thể hiện của UE sau khi thu đựơc bản tin phân giải va chạm:
 UE giải mã đúng bản tin và phát hiện được số nhận dạng của mình. UE gửi
phản hồi ‘ACK’
 UE giải mã đúng bản tin nhưng thấy nó chứa nhận dạng của UE khác
(phân giải va chạm). UE không gửi phản hồi (phát không liên tục: DTX)
 UE giải mã bản tin thất bại hay không nhận được cho phép DL (đường
xuống). UE không gửi phản hồi (DTX)
HARQ được sử dụng trong bước 4 khác với HARQ thông thường ở chỗ UE
không bao giờ gửi đi NACK và ACK chỉ được gửi khi UE thắng lợi trong phân
giải va chạm. Nếu thất bại trong phân giải va chạm, UE chỉ đơn giản phát lại
tiền tố giống như sau khi thất bại trong việc nhận trả lời tiền tố

Mạng LTE có thể nhanh chóng điều khiển tải RACH. Nếu UE không nhận
được công nhận cho tiền tố của mình trong bước 2 hay cho nhận dạng của mình
trong bước 4, UE sẽ phát lại tiền tố với công suất cao hơn nếu tăng công suất từng
nấc được lập cấu hình. Thông thường các phát lại được thực hiện ngay sau khi UE
sẵn sàng, nhưng mạng có thể được lập cấu hình bằng một thông số lùi để buộc UE
phải bổ sung một trễ ngẫu nhiên trước khi phát lại. Nếu cần, thông số lùi có thể
đựơc đựa vào bản tin trả lời và tất cả các UE phải tuân theo thiết lập này khi giải
mã bản tin. Điều này cho phép điều khiển tải nhanh hơn trong WCDMA vì
WCDMA sử dụng cùng một thông số điều khiển tải phát quảng bá trong thông tin
hệ thống.

497
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) Thủ tục dựa trên va chạm b) Thủ tục dựa trên không va chạm

1. Tiền tố trên PRACH 1. Tiền tố trên PRACH

2. Trả lời tiền tố trên PDCCH+DL-SCH 2. Trả lời tiền tố trên PDCCH+DL-SCH

3.Truyền dẫn PUSCH chứa nhận


dạng phân giải va chạm

4. Bản tin phân giải va chạm

Hinh 9.63. Các thủ tục truy nhập ngẫu nhiên dựa trên va chạm và không va
chạm

9.12.4.3. Truy nhập ngẫu nhiên dựa trên không va chạm

Thủ tục dưạ trên không va chạm được thể hiện trên hình 9.63b. Thủ tục này
đựơc sử dụng để đồng bộ thời gian khi chuyển giao và UE đã kết nối RRC cần
được đồng bộ với đường xuống. UE nhận được trong lệnh chuyển giao hay qua
báo hiệu kênh PDCCH một chỉ số về chuỗi tiền tố dành riêng cho nó để phát trên
PRACH. Ngoài chỉ số chuỗi, nó cũng được thông báo các quy định đối với tài
nguyên thời gian tần số để cùng một chuỗi có thể được sử dụng đồng thời cho
nhiều UE trên các khung con PRACH khác nhau. Các trả lời tiền tố trong các thủ
tục có và chạm và không va chạm đều giống nhau và chúng có thể được kết hợp
trên cùng một bản tin trả lời. eNodeB biết được nhận dạng cuả UE phát tiền tố
dành riêng vì thế không cần thiết phân giải va chạm bằng các bước 3 và 4.
Thủ tục không va chạm giảm trễ và tăng dung lương so với thủ tục va chạm.
Vì không có các va chạm tiền tố và không cần phân giải va chạm nên trễ ngắn hơn
và điều này đặc biệt quan trọng đối với chuyển giao. Để sử dụng hiệu quả tài
nguyên, UE chỉ được ấn định tài nguyên khi cần và giải phóng tài nguyên ngay
sau khi eNodeB phát hiện UE đã nhận được trả lời tiền tố.

9.12.4. Thủ tục và các kiểu báo cáo phản hồi kênh

9.12.4.1. Thủ tục báo cáo phản hồi kênh

Mục đích của báo cáo phản hồi kênh là để cung cấp cho eNodeB thông tin
về trạng thái kênh đường xuống để hỗ trợ tối ưu hóa quyết định lập biểu gói.
Nguyên lý của phản hồi kênh được trình bày trên hình 9.64. UE ước tính trạng thái

498
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

kênh dựa trên các truyền dẫn đường xuống (các ký hiệu tham chuẩn…) và báo cáo
eNodeB bằng cách sử dụng PUCCH hay PUSCH. Các báo cáo phản hồi kênh chứa
thông tin về lập biểu và thích ứng đường truyền như: MTS/TBS (Modulation and
Coding Scheme/ Transport Block Size: sơ đồ mã hóa và điều chế/kích thước khối
truyền tải) và MIMO liên quan đến các thông số mà UE có thể hỗ trợ. eNodeB có
thể sử dụng thông tin hồi tiếp này khi quyết định lập biểu để tối ưu hóa việc sử
dụng tài nguyên tần số.

4. Lập biểu đường


xuống miền tần của
eNodeB
1. eNodeB phát

2. Các đo đạc CSI eNodeB


của UE
3. Phản hồi từ UE

UE

Hình 9.64. Thủ tục báo cáo thông tin trạng thái kênh (CSI: State Channel
Information)

Nói chung báo cáo phản hồi từ UE chỉ là khuyến nghị và eNodeB không
nhất thiêt phải sử dụng nó khi lập biểu đường xuống. Trong LTE, báo cáo phản
hồi hoàn toàn được điều khiển bởi eNodeB và UE không thể gửi đi bất kỳ báo cáo
phản hồi nào về trạng thái kênh mà eNodeB không biết trước. Một thủ tục khác để
cung cấp thông tin về trạng thái kênh là thăm dò kênh và nó dược thực hiện dựa
trên các tín hiệu tham chuẩn thăm dò (SRS).
Khác biệt chính của thông tin trạng thái kênh LTE so với WCDMA/HSPA
là tính chọn lọc tần số của các báo cáo (thông tin liên quan đến phân bố trạng thái
kênh trên các tần số khác nhau cũng được cung cấp). Thông tin này hỗ trợ cho lập
biểu gói trong miền tần số (FDPS: Frequency Domain Packet Scheduling). FDPS
cho phép phân chia tài nguyên trong miền tần số cho các người sử dụng khác nhau
để tối ưu hóa hiệu năng.

9.12.4.2. Các kiểu báo cáo phản hồi kênh trong LTE

Trong LTE, UE có thể phát ba kiểu thông tin phản hồi:


 CQI (Channel Quality Indicator: chỉ thị chất lượng kênh)

499
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 RI (Rank Indicator: chỉ thị cấp hạng)


 PMI (Pre-coding Matrix Indicator: chỉ thị ma trận tiền mã hóa)

Phần quan trong nhất của phản hồi thông tin kênh là CQI (chỉ thị chất
lượng kênh). CQI cung cấp cho eNodeB thông tin về các thông số thích ứng
đường truyền mà UE có thể hỗ trợ tại thời điểm xét (có xét đến chế độ truyền dẫn,
kiểu máy thu UE, số lượng anten và tình trạng nhiễu mà UE trải nghiệm tại thời
điểm xét). Chỉ số CQI được định nghĩa theosơ đồ điều chế và tỷ lệ mã hóa được
cho trong bảng 9.22.

Bảng 9.22. Bảng CQI 4 bit


Chỉ số CQI Điều chế Tỷ lệ mã Hiệu suất
(bit thông tin/một ký
hiệu)
0 Ngoài dải
1 QPSK 78/1024 0,1523
2 QPSK 120/1024 0,2344
3 QPSK 193/1024 0,3770
4 QPSK 308/1024 0,6016
5 QPSK 449/1024 0,8770
6 QPSK 602/1024 1,1758
7 16QAM 378/1024 1,4766
8 16QAM 490/1024 1,9141
9 16QAM 616/1024 2,4063
10 64QAM 466/1024 2,7305
11 64QAM 567/1024 3,3223
12 64QAM 666/1024 3,9023
13 64QAM 772/1024 4,5234
14 64QAM 873/1024 5,1152
15 64QAM 948/1024 5,5547

RI (Chỉ thị cấp hạng) là khuyến nghị của UE về số lớp, hay số luồng cần
được sử dụng trong ghép kênh không gian. RI chỉ được báo cáo khi UE hoạt động
trong chế độ MIMO với ghép kênh không gian (chế độ truyền dẫn 3 và 4). RI có
thể có các giá trị 1 hay 2 với cấu hình 2x2 anten và 1 đến 4 với cấu hình 4x4 anten.
Vì cấp hạng thay đổi chậm hơn CRQ nên RI được báo cáo thưa hơn. RI luôn luôn
mô tả cấp hạng cho toàn bộ băng hệ thống, vì thế không thể báo cáo RI theo chọn
lọc tần số.
PMI (chỉ thị ma trân tiền mã hóa) cung cấp thông tin về ma trận tiền mã
hóa trong bảng mã dựa trên tiền mã hóa. Như RI, PRI chỉ liên quan đến hoạt động
MIMO. Hoạt động MIMO cùng với phản hồi PMI được gọi là MIMO vòng kín.

500
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PMI giới hạn cho các chế độ truyền dẫn 4, 5 và 9. Số các ma trận tiền mã hóa
trong bảng mã phụ thuộc vào số các cưả anten của eNodeB: trường hợp 2 cửa
anten chỉ có thể chọn được sàu ma trận, còn trường hợp bốn cửa anten có thể chọn
đến 64 ma trận tùy thuộc vào RI và khả năng UE. Báo cáo PMI có thể băng rộng
hoặc chọn lọc tần số phụ thuộc vào chế độ phản hồi CSI.

9.12.4.3. Báo cáo phản hồi trạng thái kênh định kỳ và không định kỳ

Mặc dù về nguyên tắc UE phải cập nhật thông tin về sự thay đổi trạng thái
kênh, nhưng báo cáo phản hồi kênh do UE khởi xướng gây ra một số vấn đề. Thứ
nhất để lấy ra báo cáo, cần thực hiện giải mã mù tại eNodeB dẫn đến phức tạp máy
thu. Thứ hai, vì eNodeB luôn bận bịu với các quyết định lập biểu, các báo cáo do
UE khởi xướng sẽ không thường xuyên cần thiết. Ngoài ra các báo cáo do UE
khởi xướng sẽ làm phức tạp hóa việc ấn định tài nguyên đường lên dẫn đến tăng
chi phí báo hiệu. Vì thế trong LTE eNodeB hoàn toàn kiểm soát quá trình báo cáo
phản hồi, nghĩa là UE không thể gửi bất kỳ báo cáo phản hổi trạng thái kênh nào
mà eNodeB không biết trước.
Để khai thác triệt để các lợi ích từ lập biểu gói chọn lọc tần số, cần có báo
cáo CSI chi tiết. Tuy nhiên khi số lượng các UE báo cáo CSI tăng, chi phí báo hiệu
đường lên trở nên đáng kể. Ngoài ra PUCCH mang thông tin điều khiển lại có
dung lượng hạn chế: kích thước tải tin lớn nhất là 11bit/khung con. PUSCH có
kích thước tải tin lớn, nhưng nó lại là tài nguyên dành riêng chỉ có thể lập biểu cho
một người sử dụng tại một phần phổ.
Để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đường lên, LTE sử dụng hai sơ đồ
báo cáo phản hồi trạng thái kênh: định kỳ và không định kỳ.
Sơ đồ báo cáo định kỳ sử dụng PUCCH được coi là chế độ chuẩn cho báo
cáo phản hồi CSI. eNodeB lập cấu hình các thông số về tính định kỳ và các tài
nguyên PUCCH thông qua báo liệu lớp cao hơn. Kích thước của một báo cáo giới
hạn ở 11 bit tùy thuộc vào chế độ báo cáo và các báo cáo này chưá ít hoặc không
có thông tin về hành vi miền tần số của kênh truyền sóng. Các báo cáo định kỳ
thường được phát trên PUCCH. Tuy nhiên nếu UE được lập biểu trên đường lên,
báo cáo định kỳ chguyển sang PUSCH. Chu kỳ báo cáo của RI là bội số của chu
kỳ báo cáo CQI/PMI.
Khi eNodeB cần thông tin phản hồi trạng thái kênh chính xác hơn, nó có
thể yêu cầu UE gửi báo cáo phản hồi trạng thái kênh không định kỳ trên PUSCH.
Các báo cáo này có thể đi kèm với số liệu hoặc được gửi riêng trên PUSCH. Khi
các báo cáo định kỳ và không định kỳ va chạm nhau, UE chỉ gửi báo cáo không
định kỳ.

501
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

9.12.5. Tìm gọi

Tìm gọi được sử dụng để thiết lập một cuộc kết nối khởi xướng từ mạng.
Một thủ tục tìm gọi hiệu quả phải cho phép UE ‘ngủ’ trong phần lớn thời gian và
chỉ ‘thức dậy’ trong một thời gian ngắn tại các khoảng thời gian quy định trước để
giám sát thông tin tìm gọi.
Để có thể tìm gọi, UE được ấn định một khoảng thời gian tìm gọi và một
khung con riêng trong khoảng thời gian này để có thể phát tìm gọi cho nó. Tìm gọi
được cung cấp trên PDSCH (với thông tin ấn định trên PDCCH). Tiêu chuẩn thiết
kế chủ yếu trong tìm gọi là phải đảm bảo đủ chu kỳ DRX (thu không liên tục) để
tiết kiệm nguồn điện và đồng thời để đảm bảo thời gian trả lời nhanh cho cuộc gọi
vào.
Chu kỳ tìm gọi được trình bày trên hình 9.65.

Có thể tìm gọi đầu cuối

Máy thu UE tắt Máy thu UE tắt


Khung con

Chu ký DRX

Hình 9.65. DRX cho tìm gọi

Các chu kỳ DRX được quy định trước, vì thế đầu cuối có thể ngủ hầu hết
thời gian và chỉ tỉnh giấc trong khoảng thời gian ngắn để giám sát báo hiệu điều
khiển L1/L2. Nếu đầu cuối di động phát hiện nhận dạng nhóm được sử dụng để
tìm gọi khi nó thức giấc, nó sẽ xử lý bản tin tương ứng được phát trên đường
xuống này. Bản tin tìm gọi bao gồm nhận dạng đầu cuối (các đầu cuối) đang được
tìm gọi và đầu cuối không tìm thấy nhận dạng của mình sẽ xoá thông tin nhận
được và ngủ theo chu kỳ DRX. Rõ ràng rằng, vì định thời đường lên không được
biết trong các chu kỳ DRX, nên không thể thực hiện báo hiệu ACK/NAK và vì thế
không thể sử dụng HARQ với kết hợp mềm cho các bản tin tìm gọi. Do đó, để trả
lời tìm gọi đầu cuối phải thực hiện thủ tục truy nhập ngẫu nhiên như đã xét ở trên.

9.12.9. Thủ tục tìm ô và đồng bộ

Hành động đầu tiên của một LTE UE sau khi bật nguồn là tìm ô. Trong
LTE thủ tục tìm ô dựa trên việc sử dụng các tín hiệu đồng bộ sơ cấp (PSS) và thứ
cấp (SSS).
Tìm ô của LTE bao gồm các phần cơ bản sau đây:

502
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Bắt tần số và đồng bộ tín hiệu đối với một ô


 Bắt đồng bộ khung: xác định khởi đầu khung đường xuống
 Xác định nhận dạng ô vật lý (PCI) của ô

Tóm lại có thể chia quá trình tìm ô thành các bước sau:
 UE tìm kiếm PSS tại các tần số trung tâm trong băng tần quan tâm. Tồn tại
ba khả năng đối với tín hiệu đồng bộ sơ cấp tương ứng với nhận dạng ô
trong một nhóm nhận dạng ô
 Sau khi tìm được PSS, UE sẽ tìm SSS
 Sau khi tìm đựơc một trong số 168 SSS, UE tìm giá trị PCI từ không gian
địa chỉ gồm 504 ID

Từ PCI UE có thông tin về các thông số được sử dụng cho các tín hiệu
tham chuẩn đường xuống và nhờ thế UE có thể giải mã được PBCH. Tất cả các
hoạt động này đầu độc lập với băng thông hệ thống.
Các thông tin n được thu thập tại từng bước của thủ tục đồng bộ và tìm ô
được tổng kết trên hình 9.66.

Tìm PSS Tìm được đồng bộ khe


ID lớp vật lý

Tìm được đồng bộ khung


Tìm SSS ID ô
Tìm được độ dài CP
Tìm được TDD/FDD Đồng bộ ban đầu
Nhận dạng ô mới (UE bật nguồn hoặc khôi phục
(UE trong trạng thái đường truyền vô tuyến sau sự
RRC_CONNECTED) cố)

Đo RSRP/RSRQ Tìm đồng bộ PBCH


Tìm RS Giải mã PBCH
Và báo cáo Truy nhập thông tin hệ thống

Hình 9.66. Thu thập thông tin tại từng bước của thủ tục tìm ô

Trong miền tần số, PSS và SSS luôn có băng thông 1,08MHz (72 sóng
mang con). Trong miền thời gian, PSS và SSS là các chuỗi đặc biệt được chèn vào
hai ký hiệu OFDM cuối cùng trong khe đầu tiên của khung con không và năm như
minh họa trên hình 9.67. Ngoài các tín hiệu đồng bộ, thủ tục tìm ô cũng có thể sử
dụng các tín hiệu tham khảo.

503
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khung vô tuyến 10 ms

Khung con 1ms

#0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9

Khe 0,5ms Khe 0,5ms Khe 0,5ms Khe 0,5ms

Băng thông hệ thống


72 sóng mang con
0 12 34 56 0 12 34 56 0 12 34 56 0 12 34 56

SSS1 PSS Ký hiệu SSS2 PSS


OFDM

Hình 9.67. Các tín hiệu đồng bộ sơ cấp và thứ cấp (giả thiết độ dài CP bình
thường)

Trong một ô, hai PSS trong một khung giống nhau. Ngoài ra PSS của một ô
có thể nhận ba giá trị khác nhau phụ thuộc vào PCI của ô. Nói một cách chặt chẽ
hơn, ba nhận dạng ô trong một nhóm nhận dạng ô luôn luôn tương ứng với PSS
khác nhau. Vì thế sau khi UE phát hiện và nhận dạng được PSS của một ô, nó đã
tìm được:
 Định thời 5 ms của ô và vì thế cả vị trí của SSS (dịch thời tương đối so với
PSS)
 Nhận dạng ô trong nhóm nhận dạng ô. Tuy nhiên UE vẫn chưa xác định
được chính nhóm nhận ô, vì thế số nhận dạng ô có thể có giảm từ 504
xuống 168

Từ SSS UE phải tìm:


 Đồng bộ khung (hai khả năng từ vị trí của SSS1, PSS và SSS2, PSS trong
khung con 0 và 5 của khung)
 Nhóm nhận dạng ô (168 khả năng)

Cấu trúc PSS

Ba PSS là ba chuỗi ZC (Zadoff-CHU) dài 63 được mở rộng bằng năm số


không tại các biên và được sắp xếp lên 73 sóng mang con như trên hình 9.68. Cần
lưu ý rằng sóng mang con trung tâm không đựơc truyền vì nó trùng với sóng mang
con DC. Vì thế thực chất chỉ có 62 phần tử của các chuỗi ZC dài 63 là được truyền

504
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

PSS
(phần tử X 12 không được truyền). Như vậy PSS chiếm 72 phần tử tài nguyên
(không kể sóng mang con DC) trong các khung con 0 và 5. Các phần tử tài nguyên
này không được sử dụng cho truyền dẫn DL-SCH

0
5 số không
0 62 sóng mang con (không có sóng mang con DC)
Chuỗi ZC dài 63

X 0PSS

X 1PSS
IFFT Chèn CP 72 sóng mang con (không có sóng mang con DC)
PSS
X 62
0
5 số không
0

Hình 9.68. Cấu trúc PSS

Cấu trúc SSS

Giống như PSS, SSS chiếm 72 phần tử tài nguyên (không kể sóng mang
con DC) trong các khung con 0 và 5. SSS được thiết kế sao cho:
 SSS1 và SSS2 nhận các giá trị từ các tập gồm 168 giá trị tương ứng 168
nhóm nhận dạng ô lhác nhau
 Tập các giá trị áp dụng cho SSS2 phải khác với tập các giá trị áp dụng cho
SSS1 để tìm đồng bộ khung khi thu được một SSS

Câú trúc của hai SSS được trình bày trên hình 9.69. SSS được xây dựng
trên cơ sở đan xen tần số hai chuỗi m dài 31: X và Y, mỗi chuỗi có thể nhận 31
giá trị khác nhau (thực chất là 31 dịch vòng của cùng một chuỗi m). Trong một ô,
SSS2 cũng được xây dựng trên cơ sở hai chuỗi giống như SSS1. Tuy nhiên hai
chuỗi này hoán đổi với nhau như trên hình 9.67. Khi này tập các tổ hợp hợp lệ
của X và Y cho SSS1 được chọn sao cho hoán đổi hai chuỗi này trong miền tần số
không dẫn đến một tổ hợp hợp lệ đối với SSS1. Như vậy nếu thực hiện các yêu
cầu trên:
 Tập các tổ hợp hợp lệ của X và Y cho SSS1 (cũng như cho SSS2) là 168 sẽ
cho phép tìm được nhận dạng ô lớp vật lý (PCI)
 Vì các chuỗi X và Y được hoán đổi giữa SSS1 và SS2, nên có thể tìm được
định thời khung.

505
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

62 sóng mang con (không kể sóng mang con DC)


SSS1 trong
khung con 0

X0 0 SSS2 trong
0 khung con 5
X1
Chuỗi X
72 sóng mang con (không kể sóng mang con DC)
X30
IFFT Chèn CP
Y0
Chuỗi Y Y1
0
Y30 0

Hình 9.69. Cấu trúc SSS

9.12.7. Thông tin hệ thống

Sau thủ tục đồng bộ và tìm ô cơ sở nói trên, UE được đồng bộ với ô, nhận
được nhận dạng lớp vật lý của ô và tìm được đồng bộ khung vô tuyến của ô. Sau
đó để có thể truy nhập và hoạt động bình thường UE phải bắt được thong tin hệ
thống. Thông tin này được mạng quảng bá lặp nhiều lần. Thông tin hệ thống chứa
băng thông ô đường xuống và đường lên, cấu hình đường lên đường xuống
(trường hợp TDD), các thông số chi tiết liên quan đến truyền dẫn truy nhập ngẫu
nhiên và điều khiển công suất đường lên …

Thông tin hệ thống được truyền theo hai cách khác nhau trên hai kênh
truyền tải:
 MIB (Main Inforrmation Block: khối thông tin chính). Chỉ chứa một lượng
hạn chế thông tin và được truyền trên BCH
 SIB (System Information Block: khối thông tin hệ thông). Phần chính của
thông tin hệ thống được truyền trên kênh DL-SCH.

9.12.7.1. MIB và truyền dẫn BCH

MIB bao gồm các thông tin sau:


 4 bit thông tin để chỉ thị băng thông đường xuống của ô. Như vậy có thể
chỉ thị 16 băng thông theo các khối tài nguyên khác nhau cho từng băng
tần
 3 bit thông tin về cấu hình kênh PHICH. Vì thế UE có thể nhận được cấu
hình PHICH mà không cần thu kênh PDCCH trước tiên
 Thông tin về số khung hệ thống (SFN: System Frame Number).

Trong miền tần số kênh PBCH có băng thông 1,08MHz (72 sóng mang
con). Trong miền thời gian khối truyền tải BCH sau mã hóa và xử lý được sắp xếp
lên bốn ký hiệu đầu tiên của khe thứ hai của từng khung trong từng cụm bốn

506
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

khung liên tiếp (40ms) như được thể hiện trên hình 9.70. Ta thấy BCH được đặt
ngay sau các tín hiệu đồng bộ SSS và PSS ( xem hình 9.44).
4 khung vô tuyến 40 ms

Khung vô tuyến 10 ms

Khung con
1ms
#0 #1 #2 #3 #4 #5 #6 #7 #8 #9

Khe 0,5ms Khe 0,5ms

Băng thông hệ thống


72 sóng mang con
0 12 34 56 0 12 34 56

Khối truyền tại BCH


sau mã hóa và xử lý

Hình 9.69. Sắp xếp khối truyền tải BCH sau mã hóa và xử lý lên PBCH

Lý do giới hạn truyền dẫn BCH trên 72 sóng mang con, vì đây là băng
thông tối thiểu đường xuống và chỉ sau khi giải mã MIB UE mới biết được băng
thông đường xuống thực sự của ô và điều chình máy thu lên băng thông này.
Vì MIB rất quan trọng nên BCH được cài 16 bit CRC, mã hóa xoắn tỷ lệ
1/3 và điều chế QPSK.

9.12.7.2. SIB

SIB được truyền trên DL-SCH. Sự có mặt của thông tin hệ thống trên DL-
SCH được chỉ thị bởi truyền dẫn một kênh PDCCH được đánh dấu bằng SI-RNTI
(System Information RNTI: nhận dạng mạng vô tuyến cho thông tin hệ thống).
PDCCH này ngoài việc cung cấp ấn định lập biểu cho truyền dẫn DL-SCH, còn
chỉ ra khuôn dạng truyền tải và tài nguyên vật lý (tập các khối truyền tải) được sử
dụng để truyền dẫn thông tin hệ thống.
LTE định nghĩa ít nhất 8 SIB sau đây:
 SIB1 chủ yếu chứa thông tin liên quan đến cho phép UE hạ trại tại ô.
Thông tin về nhà khai thác ô, ấn định các khung con cho đường lên/đường
xuống, lập biểu thời gian cho các SIB còn lại (từ SIB2 trở đi) và cấu hình
khung con trong trường hợp TDD
 SIB2 chứa thông tin cần thiết để truy nhập ô. Thông tin về băng thông
đường lên của ô, các thông số truy nhập ngẫu nhiên và các thông số liên
quan đến điều khiển công suất
 SIB 3 chủ yếu chứa thông tin về chọn lại ô

507
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 SIB4-SIB8 chứa thông tin liên quan đến ô lân cận. Thông tin về các ô lân
cận cùng sóng mang, các ô lân cận khác sóng mang, các ô lân cận không
phải LTE (WCDMA/HSPA, GSM và cdma2000)

SIB1 được truyền 80ms một lần, trong khi đo chu kỳ truyền cho các SIB
bậc cao hơn sẽ linh hoạt và khác nhau cho các mạng khác nhau. Các SIB khác
nhau được sắp xếp lên các bản tin thông tin hệ thóng (SI: System Information)
khác nhau. Các SI là các khối truyền tải được phát trên DL-SCH. SIB1 luôn được
sắp xếp lên bản tin thông tin hệ thống thứ nhất SI-1, trong khi đó các SIB còn lại
được ghép theo nhóm trên cùng một SI theo các quy định sau:
 Các SIB được sắp xếp lên cùng một SI có cùng chu kỳ truyền dẫn. Chẳng
hạn hai SIB với chu kỳ truyền dẫn 120ms có thể được sắp xếp trên cùng
một SI, trong khi đó một SIB có chu kỳ truyền dẫn 160ms phải được sắp
xếp lên một SI khác.
 Tổng số bit thông tin sắp xếp lên một SI không được vượt quá tổng số bit
có thể có trong một khối truyền tải.

Hình 9.70 cho thấy thí dụ về sắp xếp SIB lên SI . Trong trường hợp này ta
thấy SIB2 được sắp xếp lên SI- 2 có chu kỳ truyền dẫn 160 ms, SIB3 và SIB4 bốn
được ghép chung vào SI-3 có chu kỳ truyền dẫn 320ms còn SIB5 cũng đòi hỏi chu
kỳ truyền dẫn 320ms lại đựơc sắp xếp lên SI-4. Cuối cùng các SIB6, SIB7 và
SIB8 được ghép lên SI-5 với chu kỳ truyền dẫn 640ms.

SIB1 SIB2 SIB3 SIB4 SIB5 SIB6 SIB7 SIB8

SI-1 SI-2 SI-3 SI-4 SI-5


Chu kỳ 80ms 160ms 320ms 320ms 640ms
Hình 9.70. Thí dụ về sắp xếp các SIB lên các SI

Thông tin về sắp SIB lên SI cũng như chu kỳ truyền dẫn các SI do SIB1
cung cấp.
SI-1 luôn được truyền trong khung con thứ 5. Tập các khối tài nguyên và
khuôn dạng truyền tải cho SI-1 có thể thay đổi và đựơc thông báo trên kênh
PDCCH.
Đối với các SI còn lại, lập biểu trên DL-SCH sẽ linh hoạt hơn để có thể
truyền các SI này trong một khung con bất kỳ trong cửa sổ thài gian có điểm khởi
đầu và độ dài được quy định rõ ràng. Điểm khởi đầu và thời gian của từng SI do
SIB1 cung cấp. SI không nhất thiết phải được phát trong các khung con liên tiếp
(xem hình 9.71). Trong cửa sổ thời gian, sự có mặt của thông tin hệ thống trên một
khung con đựơc chỉ thị bởi SI-RNTI trên kênh PDCCH. Ngoài ra PDCCH cũng

508
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cung cấp lập biểu miền tần số-thời gian và các thông số khác liên quan đến truyền
dẫn thông tin hệ thống.

Khởi đầu cửa sổ truyền dẫn

Độ dài cửa sổ truyền dẫn


Chu kỳ truyền dẫn (160ms chẳng hạn)
Hình 9.71. Thí dụ về cửa sổ truyền dẫn SI

9.12.9. Các đo đạc lớp vật lý

9.12.9.1. Các đo đạc của eNodeB

Vì tất cả các chức năng vô tuyên đều được đặt trong eNodeB, nen chỉ cần
ít báo cáo đo đạc eNodeB trên mọt diao diện vô tuyến. Theo đặc tả trong R8, các
đo đạc của eNodeB gồm:
 Công suất được sử dụng (đòng gói công suất) cho các phần tử tài nguyên
dùng để phát các tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô từ eNodeB (trong băng
thông hệ thống)
 Công suất nhiễu thu được trên một khối tài nguyên vật lý
 Công suất tạp âm nhiệt trên băng thông hệ thống

Mục đích của các đo đạc này là để có thể xem xét chúng trong các quyết
đinh chuyển giao liên quan đến cường độ trạm gốc cũng như để hỗ trợ cho việc
điều phối nhiễu giữa các ô. eNodeB có thể sử dụng nội bộ các kết quả đo này cho
các mục đích khác nhau bổ sung cho các thông tin khác có trong eNodeB.

9.12.9.2. Đo đạc của UE và thủ tục đo

Trong hệ thống LTE, UE thực hiện các đo đạc sau:


 RSRP (Reference Signal Received Power: công suất tín hiệu tham chuẩn
thu). Công suất trung bình đo được của các phần tử tài nguyên chứa các
tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô
 RSRQ (Reference Signal Received Quality: chất lượng tín hiệu tham
chuẩn thu). Tỷ số RSRP và RSSI (Received Signal Strength Indicator: chỉ
thị cường độ tín hiệu thu) của sóng mang E-UTRA đối với các tín hiệu
tham chuẩn
 E-UTRA RSSI. Tổng công suất băng rộng thu được trên một tần số cho
trước, bao gồm tạp âm ‘từ mọi vật trong không gian’ trên một tần số cụ
thể, có thể là từ các ô gây nhiễu hay mọi nguồn tạp âm. UE chỉ sử dụng E-
UTRA RSSI để tính toán RSRQ.

509
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Lập biểu sẽ tạo ra các khoảng trống DTX/DRX đủ để UE thực hiện đo.
Tồn tại các đo đạc sau đây giữa các hệ thống:
 RSCP (Received Signal Code Power: công suất mã tín hiệu thu) của kênh
CPICH trong FDD UTRA. Công suất đo được trên kênh mã được sử dụng
để trải phổ kênh hoa tiêu sơ cấp trong WCDMA
 RSSI sóng mang UTRA FDD (và TDD). Công suất băng rộng theo định
nghĩa trong LTE
 Ec/N0 của UTRA FDD CPICH. Chất lượng được đánh giá bằng tỷ số giữa
năng lượng chip trên mật độ phổ công suất tạp âm giống như RSRQ trong
LTE
 RSSI của sóng mang GSM. Công suất băng rộng được đo trên một sóng
mang GSM
 RSCP của UTRA TDD P-CCPCH (Primary Common Control Physical
Channel: kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp)
 Cường độ hoa tiêu cdma2000 1x và HRPD

9.13. TỔNG KẾT

Các giao thức vô tuyến LTE có cấu trúc giống như WCDMA, tuy nhiên có
khác biệt do công nghệ vô tuyến khác nhau. Điểm khác nhau lớn nhất là xử
lý mật mã trong lớp PDCP. Không sử dụng giao diện Iub cho phép giảm
báo hiệu trên các giao diện vì eNodeB trực tiếp xử lý báo hiệu giữa UE và
mạng.
Lớp vật lý được xây dựng trên nền OFDMA (đường xuống) và SC-
FDMA (đường lên). Ấn định tài nguyên được thực hiện động trong thời
gian 1ms trong miền thời gian và 180 kHz trong miền tần số vì thế phù hợp
hơn cho thông tin gói. Tốc độ số liệu cực đại trong LTE R8 là 300 Mbps
cho đường xuống và 75 Mbps cho đường lên.
Di động chế độ rỗi vẫn tuân theo các nguyên tắc như trong các
mạng 2G/3G trong đo UE tự động thực hiện chọn lại ô. Mạng biết được vị
tri của UE tại mức vùng đeo bám (TA).
Chuyển giao được thực hiện trong chế độ kết nối RRC và được điều
khiển bởi mạng. Chuyển giao nội tần được thực hiện trên cơ sở chuyển
giao cứng nhanh trên giao diện vô tuyến cùng với chuyển mạch tuyến
truyền trong mạng lõi.
Các giải thuật chính trong LTE là lập biểu gói, điều khiển cho phép,
điều khiển công suất và điều khiển nhiễu. LTE cho phép tự do hơn trong
lập biểu gói vì lập biểu có thể thực hiện cả trong miền thời gian lẫn miền
tần số.
Phát và thu không liên tục (DTX/DRX) cho phép giảm thiểu tiêu thụ
công suất của UE và tăng thời gian hoạt động cho các thiết bị cầm tay.

9.14. CẤU HỎI

510
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. Trình bày các mục tiêu thiết kế LTE


2. Trình bày giao thức trên giao diện bô tuyến LTE
3. Trình bày các trạng thái của LTE UE
4. Trình bày các kênh trên giao diện vô tuyến của LTE
5. Trình bày quản lý vùng đeo bám
6. Trình bày báo hiệu chuyển giao và đo chuyển giao
7. Trình bày chuyển giao giữa các hệ thống
8. Trình bày lưới tài nguyên truyền dẫn trong LTE
9. Trình bày quy hoạch tần số cho LTE
10. Trình bày tổ chức kênh trong LTE
11. Trình bày các tín hiệu tham chuẩn đường xuống đặc thù ô
12. Trình bày các tín hiệu tham chuẩn cho truyền dẫn nhiều anten
13. Trình bày các tín hiệu tham chuẩn đặc thù UE
14. Trình bày các vấn đề chung về các tín hiệu tham chuẩn đường lên
15. Trình bày các tín hiệu tham chuẩn điều chế (DRS)
16. Trình bày các ký hiệu tham chuẩn thăm dò
17. Trình bày các sơ đồ đièu chế và dung lượng truy nhạp vô tuyến trong LTE
18. Trình bày tổng quan truyền dẫn số liệu đường xuóng
19. Trình bày truyền dẫn váo hiệu điều khiển L1/L2 đường xuống
20. Trình bày vai trò của kênh PCFICH
21. Trình bày vai trò của kênh PDCCH
22. Trình bày vai trò của kênh PHICH
23. Trình bày vai trò của kênh PBCH
24. Trình bày truyền dẫn số liệu đường lên
25. Trình bày tổng quan truyền dẫn báo hiệu lớp vật lý đường lên
26. Trình bày vai trò kênh PUCCH
27. Trình bày báo hiệu điều khiển trên kênh PUSCH
28. Trình bày thủ tục HARQ
29. Trình bày định thời trước
30. Trình bày điều khiên công suất đường lên
31. Trình bày thủ tục truy nhập ngẫu nhiên dựa trên va chạm
32. Trình bày thủ tục ngẫu nhiên dựa trên không va chạm
33. Trình bày thủ tục và các kiểu báo cáo phản hồi kênh
34. Trình bày tìm gọi
35. Trình bày thủ tục tìm ô và đồng bộ
36. Trình bầy thông tin hệ thống
37. Trình bày các đo đạc lớp vật lý

511
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 10

LTE ADVANCED

10.1. GIỚI THIỆU CHUNG

10.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương


 Các tiêu chí của hệ thống thông tin di động 4G và của LTE Advanced
 Cách mở rộng băng thông cho LTE adv
 Các sơ đồ MIMO cho LTE adv
 Công nghệ phát thu phối hợp trong LTE adv
 Công nghệ chuyển tiếp trong LTE adv
 Công nghệ tối ưu hóa cục bộ
 Kết quả đánh giá hiệu năng LTE adv
10.1.2. Hướng dẫn
 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm [30],[31], [32], [35].

10.1.3. Mục đích chương

 Nắm được các phần tử công nghệ của LTE Advanced


 Hiểu được đánh giá hiệu năng

10.2. MỞ ĐẦU

Để đáp ứng yêu cầu không ngừng tăng về các dịch vụ viễn thông tiên tiến,
tháng 10/2005 ITU-R WP (ITU-R Working Party) bắt đầu định nghĩa hệ thống
thông tin di động thế hệ 4 (4G) còn được gọi là IMT-Advanced theo mô hình
chuẩn hóa toàn cầu được sử dụng với 3G (IMT-2000). Mục tiêu của định nghĩa
này là để đặc tả tập các yêu cầu liên quan đến dung lượng và chất lượng dịch vụ
sao cho bất cứ một công nghệ nào đáp ứng đựơc các yêu cầu này đều được ITU
đưa vào tập các tiêu chuẩn của IMT-Advanced. Cuộc chạy đua đến IMT-
Advanced chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2008 khi có thông tư (Circular Letter) về
việc đưa ra xem xét các đề xuất. Ngay trước khi có thông tư này, 3GPP đã thiết lập
hoạt động tiêu chuẩn hóa LTE như là một nhiệm vụ để xây dựng chương trình
khung tiến đến 4G. 3GPP chia chương trình này thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu
hoàn thành tiêu chuẩn LTE đầu tiên (LTE R8), giai đoạn sau cải tiến LTE cho phù
hợp với 4G thông qua một công nghệ mới được gọi là LTE Advanced trong các
phát hành 9 và 10 (R9 và R10). Theo kế hoạch này, vào tháng 12 năm 2008 3GPP
chuẩn y các đặc tả LTE R8 bao gồm E-UTRAN (Evolved-UTRAN) và EPC

512
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Evolved Packet Core). Mặt khác danh mục nghiên cứu LTE (LTE Study Item)
cũng dược khởi động vào tháng 5 năm 2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2009
theo kế hoạch cho IMT-Advanced của IMT-R.

IMT-Advanced (International Mobile Telecommunications-Advanced:


Thông tin di động quốc tế tiên tiến) là một khái niệm cho các hệ thống thông tin di
động đạt đựơc các tiêu chí của một hệ thống thông tin di động 4G. Bảng 10.1 cho
thấy một số mục tiêu của 4G.
Bảng 10.1. Mục tiêu của 4G
Tốc độ số liệu 100Mbps cho vùng rộng, 1Gbps cho vùng hẹp
Kết nối mạng Hoàn toàn IP
Thông tin Rộng khắp, di động, liên tục
Trễ Thấp hơn 3G
Trễ kết nối Thấp hơn 500ms
Trễ truyền dẫn Thấp hơn 10ms
Giá thành trên một bit 1/10-1/100 thấp hơn 3G
Giá thành cơ sở hạ tầng Thấp 3G (khoảng 1/10)

Các khả năng mới của các hệ thống IMT-Advanced được thiết kế để có thể
hỗ trợ được nhiều tốc độ số liệu tùy theo yêu cầu dịch vụ và kinh tế trong các môi
trường đa người sử dụng với tốc độ đỉnh lên tới 100 Mbps cho di động tốc độ cao
và 1Gbps cho di động tốc độ thấp.
Sau khi nhận được thông tư nói trên, 3GPP đã tổ chức hội thảo về IMT-
Advanced và đưa ra các quyết định sau cho LTE-Advanced:
 LTE-Advanced sẽ là phát triển của LTE. Vì thế nó phải tương thích ngược
với LTE R8
 Các yêu cầu của LTE Advanced sẽ đáp ứng hoặc vượt các yêu cầu của IMT-
Advanced
 LTE-Advanced phải hỗ trợ tăng đáng kể tốc độ số liệu đỉnh để đạt được các
yêu cầu của ITU. Trước tiên tập trung lên các người sử dụng di động tốc độ
thấp. Ngoài ra cần phải cải thiện hơn nữa các tốc độ số liệu tại biên ô
 Tốc độ số liệu đỉnh là 1Gbps cho đường xuống (DL) và 500 Mbps cho
đường lên (UL)

513
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Về trễ, trong mặt CP thời gian chuyển từ trạng thái rỗi sang trạng thái kết
nối nhỏ hơn 50 ms. Trong trạng thái tích cực, một người sử dụng ngủ chỉ
cần chưa đến 10 ms để đạt được đồng bộ và bộ lập biểu phải giảm tối đa trễ
mặt phẳng CP
 Hê thống phải hỗ trợ hiệu suất phổ tần đỉnh lên đến 30bps/Hz cho đừơng
xuống 15bps/Hz cho đường lên với cấu hình anten 8x8 cho đường xuống và
4x4 cho đường lên
 3GPP định nghĩa kịch bản phủ sóng cơ sở vùng đô thị với khoảng cách giữa
các site là 500m và các người sử dụng đi bộ. Theo giả thiết này, hiệu suất
phổ tần trung bình của người sử dụng trên đường xuống là 2,4bps/Hz/ô cho
cấu hình anten 2x2; 2,6bps/Hz/ô cho cấu hình anten 4x2 và 3,7bps.Hz cho
cấu hình anten 4x4 , trong khi đó trên đường lên hiệu suất phổ tần trung bình
là 1,2bps/Hz/ô cho cấu hình anten 1x2 và 2,0bps/Hz/ô cho cấu hình anten
2x4
 Trong cùng kịch bản như trên với 10 người sử dụng, hiệu suất phổ tần trung
bình của người sử dụng biên ô trên đường xuống là 0,07 bps/Hz/ô cho cấu
hình anten 2x2; 0,09 bps/Hz/ô cho cấu hình anten 4x2 và 1,2 bps/Hz/ô cho
cấu hình anten 4x4. Trên đường lên hiệu suất phổ tần trung bình sẽ là
0,04bps/Hz/ô cho cấu hình anten 1x2 và 0,07 bps/Hz/ô cho cấu hình anten
2x4.
 Các yêu cầu về tính di động và vùng phủ giống như LTE R10. Chỉ có một số
điểm khác biệt đối với triển khai trong nhà do cần thiết phải bổ sung một số
điểm cho LTE-Advanced
 LTE-Advanced phải đảm bảo tương thích ngược với LTE R8 và các hệ
thống trước đây của 3GPP
Bảng 10.2 tổng kết các yêu cầu do ITU-R và 3GPP thiết lập cho phép so
sánh 4G và LTE-Advanced.

514
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 10.2. So sánh các yêu cầu của IMT-Advanced với các yêu cầu LTE-
Advanced
Yêu cầu ITU-R Yêu cầu LTE-Advanced
M.2134 TR 36.913
Tốc độ số liệu đỉnh, 1 1 (DL)
[Gbps] 0,5 (UL)
Trễ Mặt CP <100 ms Mặt CP <50 ms
Mặt UP <10 ms Mặt UP <5 ms
Hiệu suất phổ đỉnh DL 15 (4 × 4) 30 (8 × 8)
UL 6,75 (2 × 4) 15 (4 × 4)
Hiệu suất phổ DL 2,2 (4x2) 2,4 (2 × 2)
trung bình 2,6 (4 × 2)
3,7 (4 × 4)
[bps/Hz/ô]
UL 1,4 (2x4) 1,2 (1 × 2)
2,0 (2 × 4)
Hiệu suất phổ DL 0,06 (4 × 2) 0,07 (2 × 2)
trung bình biên ô 0,09 (4 × 2)
0,12 (4 × 4)
[bps/Hz/ô]
UL 0,03 (2 × 4) 0,04 (1 × 2)
0,07 (2 × 4)
Tính di động Lên đến 350 km/giờ Lên đến 350 km/giờ
Băng thông > 40 MHz Lên đến 100 MHz

Từ bảng 10.2 ta thấy LTE-Advanced được thiết kế để trở thành một ứng cử
mạnh cho 4G vì nó không chỉ thực hiện mà còn vượt quá tất cả các yêu cầu của
IMT-Advanced. Ngoài ra nó cũng đạt được các yêu cầu bổ sung của nhà khai thác.
LTE-Advanced đựơc đưa ra trong R9 và R10 của 3GPP. Quá trình phát triển các
công nghệ 3GPP để đáp ứng được các yêu cầu của IMT được thể hiện trên hình
10.1.

515
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tính di động
Cao

IMT Phát
-2000 triển IMT-
IMT-2000 Advanced

LTE-
Thấp WCDMA HSPA LTE Advanced

1 10 100 1000 Tốc độ đỉnh


[Mbps]
Hình 10.1. Phát triển tốc độ bit và tính di động đến IMT-Advanced

LTE Advanced tương thích ngược với LTE R8 vì thế cả đầu cuối R8 cũng
như LTE Advanced đều có thể làm việc trong mạng LTE R10.

Các thành phần công nghệ được định nghĩa trong danh mục nghiên cứu
LTE Advanced bao gồm kết hợp sóng mang thành phần (CC: Component Carrier)
lên đến băng thông 100 MHz, các tùy chọn MIMO tiên tiến lên đến 8x8 trên
đường xuống và 4x4 trên đường lên, phát thu đa điểm kết hợp (CoMP), các nút
chuyển tiếp (RN: Relay Node) và chọn lựa sóng mang thành phần tự quyết
(ACCS: Autonomous Component Carrier Selection) để triển khai các ô femto
không kết hợp.

10.3. CÁC PHẦN TỬ CÔNG NGHỆ

Ngay từ 2008 đã có nhiều bàn luận trong 3GPP về LTE-Advanced và các


công nghệ cần nghiên cứu bao gồm cả:
 Các nút chuyển tiếp. Để mở rộng vùng phủ sóng bằng cách cho phép UE
cách xa eNodeB có thể gửi số liệu của mình qua các nút chuyên tiếp có
đường truyền tốt hơn đến eNodeB (chẳng hạn càc eNodeB trong nhà).
 Các giải pháp anten phát kép đối với SU-MIMO (Single User-MIMO:
MIMO) đơn người sử dụng và MIMO phân tập
 Trên đường xuống, LTE Advanced sẽ hỗ trợ cấu hình với tám anten tại
eNodeB, còn trên đường lên truyền dẫn với bốn anten được hỗ trợ. Các cấu
hình MIMO có mục tiêu đạt được hiệu suất phổ tần 30 bps/Hz đường xuống
và 15 bps/Hz đường lên (sử dụng điều chế chế 64QAM)
 Băng thông hệ thống khả mở rộng hơn 20 MHz và lên đến 100MHz. Đồng
thời với khả mở rộng băng thông hơn 20 MHz, cũng tiến hành nghiên cứu
công nghệ đa truy nhập với băng thông hệ thống lên đến 100 MHz.

516
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Các giải pháp cho tính di động và mạng di rời/nội vùng


 Sử dụng phổ linh hoạt
 Lập cấu hình và khai thác tự động và tự quyết
 Phát và thu đa điểm phối hợp (CoMP: Coordinated Multiple Point). Truyền
dẫn MIMO đựơc phối hợp giữa các máy phát khác nhau (trong các đoạn ô
kác nhau hay thậm chí giữa các site khác nhau)

Dưới đây ta sẽ xét chi tiết các phần tử công nghệ nói trên.

10.3.1. Mở rộng băng thông

Như đã nói ở trên mục tiêu của LTE-Advanced là hỗ trợ các băng thông hệ
thống lên đến 100 MHz để tăng tốc độ số liệu đỉnh cũng như dung lượng hệ thống.
Vì phân tập tần số không tăng thêm hiệu năng khi băng thông vượt qua 20 MHz,
nên tốc độ bit đỉnh sẽ hầu như tăng tuyến tính với tăng băng thông. Chẳng hạn dể
đạt được tốc độ số liệu đỉnh 1 Gbps trên đường xuống với hiệu suất sử dụng phổ
tần 30bps/Hz, với giả thiết truyền dẫn MIMO 8 lớp chỉ cần băng thông 40 MHz.
Phương pháp được chấp thuận để mở rộng băng thông trong LTE-
Advanced là kết hợp sóng mang (Carrier Aggregationt) bằng cách đặt cạnh nhau
các sóng mang tương thích LTE R8 (hay CC: Component Carrier: sóng mang
phần tử) trên cùng một lưới sóng mang để có thể sử dụng các thao tác IFFT/FFT
đơn giản. Các CC (phần tử sóng mang) có thể được kết hợp: (1) trong cùng một
băng, (2) giữa các băng khác nhau, (3) liên tục hoặc (4) không liên tục như trên
hình 10.2.

Sóng mang thành phần


Tương thích LTE R8)

Kết hợp sóng mang liên tục trong băng của năm CC (20 MHz CCx5)

Kết hợp sóng mang không liên tục trong băng của ba CC (20 MHz CCx3)

Băng x Băng y
Kết hợp sóng mang giữa các băng của hai CC (20 MHz CCx2)
Hình 10.2. Thí dụ về cách kết hơp các CC (Component Carier: sóng mang
phần tử)

517
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sơ đồ này hoàn toàn tương thích ngược với LTE R8 vì thế đầu cuối LTE
R8 hoàn toàn có thể truy nhập vào một sóng mang con thành phần.
Vì OFDM được sử dụng cho đường xuống nên phương pháp kết hợp sóng
mang nói trên chỉ đơn giản là mở rộng kích thước của FFT trong phần băng gốc.
Tuy nhiên trên đường lên sơ đồ SC-FDMA của LTE R8 không cho phép mở rộng
băng thông đơn giản, vì thế mỗi sóng mang phần tử sẽ có một DTF riêng trước
khi đến IFFT để phát. Kiểu kết hợp sóng mang này sẽ hơi tăng PAPR đường lên
so với R8 tuy nhiên vẫn duy trì nó thấp hơn OFDMA, vì vậy đảm bảo chỉ tăng tối
thiểu tiêu thụ công suất đầu cuối.
Nói chung OFDM cung cấp phương tiện đơn giản để tăng băng thông bằng
cách bổ sung thêm các sóng mang con. Do phổ dành cho IMT-Advanced không
liên tục, băng thông khả dụng cũng có thể được chia thành nhiều đoạn. Vì thế các
thiết bị của người sử dụng có thể lọc, xử lý và giải mã băng thông rộng khả biến
nói trên. Độ phức tạp của giải mã là một trong các thách thức chính của băng
thông rộng này.
Về phần ấn định tài nguyên trong eNodeB và tương thích ngược, chỉ cần
các thay đổi tối thiểu trong đặc tả nếu lập biểu, MIMO, thích ứng đường truyền và
HARQ được thực hiện trên các nhóm sóng mang 20MHz. Chẳng hạn người sử
dụng thu thông tin trong băng thông 100 MHz sẽ cần 5 máy thu với mỗi máy cho
một băng thông 20 MHz.
Kết hợp số liệu cho các sóng mang phần tử có thể được thực hiện tại lớp
MAC hoặc lớp vật lý (hình 10.3). Tuy nhiên kết hợp tại lớp vật lý đòi hỏi phải
thực hiện HARQ cho số liệu được kết hợp thay vì thực hiện HARQ cho từng
thành phần số liệu vì thế kết hợp tại lớp MAC hiệu quả và linh hoạt hơn.
a) Kết hợp số liệu lớp MAC b) Kết hợp số liệu lớp vật lý

Kết hợp số liệu MAC


HARQ

MAC MAC MAC


Kết hợp số liệu
HARQ HARQ HARQ

Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp


vật lý vật lý vật lý vật lý vật lý vật lý

Sóng mang Sóng mang Sóng mang Sóng mang Sóng mang Sóng mang
phần tử 1 phần tử 2 phần tử 3 phần tử 1 phần tử 2 phần tử 3

Hình 10.3. Các sơ đồ kết hợp số liệu tại các lớp khác nhau: a) tại MAC, b)tại
lớp vật lý.

518
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

10.3.2. Cải thiện các sơ đồ MIMO

Một phần tử quan trọng của chương trình khung LTE Advanced là truyền
dẫn MIMO nâng cao, vì theo lý thuyết thì đây là cách đơn giản để tăng hiêu suất
phổ tần.
Các sơ đồ MIMO tăng cường đang đựơc nghiên cứu cho cả đừơng xuống
và đường lên của LTE Advanced. Sự kết hợp truyền dẫn MIMO bậc cao, tạo búp
hay MU-MIMO (MultiUser MIMO: MIMO đa người sử dụng) được coi là một
trong các công nghệ then chốt của LTE Advanced.
Trong trường hợp kết hợp phổ, tương quan anten có thể khác nhau trong
từng đoạn phổ khi cấu hình anten cố định. Vì thế trong LTE-Advanced, một phần
tử kênh có thể bao gồm đồng thời cả kịch bản tương quan thấp và tương quan cao.
Vì MU-MIMO thích ứng hơn cho các kịch bản tương quan cao so với SU-MIMO
(Single-User MIMO: MIMO đa người sử dụng), nên để sử dụng hết các đặc tính
của các kịch bản tán xạ khác nhau cả SU-MIMO và MU-MIMO được sử dụng.
Để hỗ trợ hiệu suất phổ đỉnh 30 bps/Hz đường xuống và 15bps/Hz đường
lên theo yêu cầu của LTE Advanced, cấu hình ghép kênh không gian 8x8 được sử
dụng cho truyền dẫn đường xuống và 4x4 được sử dụng cho đường lên.

10.3.2.1. MIMO đường xuống

Trên đường xuống các sơ đồ MU-MIMO (Multi- User MIMO: MIMO đa


người sử dụng) được nghiên cứu để đảm bảo mức độ linh hoạt lập biểu biểu miền
tần số cao hơn và tăng cường triệt nhiễu đa người sử dụng. Các phương pháp triệt
nhiễu cũng được nghiên cứu, bao gồm cả việc làm cho cho đầu cuối biết được
nhiễu gây ra do các người sử dụng cùng chia sẻ tập tài nguyên truyền dẫn cũng
như cải thiện tiền mã hóa phía phát.
Phát triển sơ đồ MIMO lên đến tám anten phát tại eNodeB cũng dược
nghiên cứu cho đường xuống so với cực đại chỉ bốn anten phát trong LTE R10.
Việc hỗ trợ tám anten đòi hỏi nghiên cứu thiết kế mới đối với các mấu ký hiệu
tham chuẩn và phản hồi trạng thái kênh …
Khi tăng số anten phát từ bốn đến tám, hầu như không thể tăng bậc phân
tập khi xét đên các sai lỗi ước tính kênh. Vì thế các sơ đồ phân tập phát của LTE
Advanced sẽ sử dụng lại các sơ đồ dựa trên SFBC (Space Frequency Block Code)
và FSTD (Frequency Switched Transmit Diversity) từ LTE R10. Điều này được
thực hiện bằng cách sắp xếp tám anten vật lý lên bốn anten ảo với chuyển đổi
trong suốt (CDD). Đối với ghép không gian vòng hở, hiện đang nghiên cứu có cần
các sơ đồ mới so với R8 hay không vì hiện nay LTE Advanced chủ yếu tập trung
cho các kịch bản tốc độ thấp trong đó hoạt động vòng kín cho hiệu năng tốt hơn.
Ghép kênh không gian vòng kín sử dụng tám anten sẽ được hỗ trợ vì thế
cần hỗ trợ báo hiệu phản hồi mới. Ngoài ra cũng cần thiết kế tín hiệu tham chuẩn
(RS) mới để hỗ trợ khai thác vòng kín. Liên quan đến vấn đề này, các nhà nghiên

519
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cứu đã nhất chí rằng khai thác LTE Advanced 8 Tx sẽ được xây dựng trên cơ sở
chia các tín hiệu tham chuẩn thành các CSI- RS (Channel State Information RS:
RS thông tin trạng thái kênh) và RS giải điều chế, trong đó CSI-RS để đo trạng
thái kênh sẽ đựơc phát thưa để tránh tăng chi phí băng thông bổ sung. RS điều chế
đặc thù người sử dụng vì thề chí phí bổ sung sẽ thay đổi tuy theo số luồng được
phát đến người sử dụng. Khai thác này là khả thi với giả thiết tốc độ di động thấp.
Trong sơ đồ DL SU-MIMO với cấu hình 8x8, hai khối truyền tải có thể
được truyền đến UE được lập biểu. Mỗi khối truyền tải được ấn định một sơ đồ
điều chế và mã hóa riêng. Một bit ACK/NACK phản hồi đường lên được sử dụng
cho mỗi khối truyền tải. Mỗi khối truyền tải tương ứng với một từ mã. Tối đa tám
lớp được sử dụng. Đối với số lớp từ bốn trở xuống, quá trình sắp xếp từ mã lên
lớp cũng giống như ở LTE R10. Đối với số lớp lớn hơn bốn và các trường hợp sắp
xếp một từ mã lên ba hoặc bốn lớp, (để phát lại một hoặc hai từ mã cho trường
hợp phát ban đầu lớn hơn bốn lớp) quá trình sắp xếp từ mã vào lớp được thực hiện
theo bảng 10.3, trong đó dq(i) ký hiệu cho ký hiệu điều chế thứ i của từ mã thứ q,
x(i) ký hiệu cho ký hiệu thứ i của lớp thứ , Nq ký hiệu cho số ký hiệu điều chế
trên từ mã thứ q và N ký hiệu cho số ký hiệu điều chế trên lớp thứ .

520
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 10.3. Sắp xếp từ mã vào lớp cho số lớp lớn hơn bốn và trường hợp sắp
xếp một từ mã vào ba hoặc bốn lớp
Số lớp, L Số từ mã, Q Sắp xếp từ mã vào lớp
i= 0,1,…, N-1
X0(i)= d0(3i)
3 1 X1(i)= d0(3i+1) N  N0 3
X2(i)= d0(3i+2)
X0(i)= d0(4i)
X1(i)= d0(4i+1)
4 1 N  N0 4
X2(i)= d0(4i+2)
X3(i)= d0(4i+3
X0(i)= d0(2i)
X1(i)= d0(2i+1)
5 2 X2(i)= d1(3i) N  N0 2  N1 3
X3(i)= d1(3i+1)
X4(i)= d1(3i+2)
X0(i)= d0(3i)
X1(i)= d0(3i+1)
X2(i)= d0(3i+2)
6 2 N  N0 3  N1 3
X3(i)= d1(3i)
X4(i)= d1(3i+1)
X5(i)= d1(3i+2)
X0(i)= d0(3i)
X1(i)= d0(3i+1)
X2(i)= d0(3i+2)
7 2 X3(i)= d1(4i) N  N0 3  N1 4
X4(i)= d1(4i+1)
X5(i)= d1(4i+2)
X6(i)= d1(4i+3)
X0(i)= d0(4i)
X1(i)= d0(4i+1)
X2(i)= d0(4i+2)
X3(i)= d0(4i+3)
8 2 N  N0 4  N1 4
X4(i)= d1(4i)
X5(i)= d1(4i+1)
X6(i)= d1(4i+2)
X7(i)= d1(4i+3)

Tổng kết các sơ đồ sắp xếp từ mã vào lớp được cho trên hình 10.4.

521
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1 lớp 2 lớp 3 lớp 4 lớp

Tiền mã hóa
CW1

Tiền mã hóa
CW1 CW1

Tiền mã hóa

Tiền mã hóa
S/P
CW1
CW2 CW2
S/P CW2
S/P

Tiền mã hóa
Tiền mã hóa

Tiền mã hóa
Chỉ sử dụng cho
phát lại 1 từ mã CW1 CW1 CW1
S/P S/P S/P
khi phát lần đầu
gồm nhiều từ mã

5 lớp 6 lớp 7 lớp 8 lớp

CW1
Tiền mã hóa

CW1 CW1 CW1

Tiền mã hóa
S/P
Tiền mã hóa
S/P

Tiền mã hóa
S/P S/P

CW2 CW2 CW2 CW2


S/P S/P S/P S/P

CW: Code Word: từ mã


Hình 10.4. Sơ đồ sắp xếp lừ mã vào lớp.

Ngoài phân tập phát, các sơ đồ MIMO vòng hở và vòng kín, các kỹ thuật
tạo búp tăng cường cũng được nghiên cứu cho đường xuống của LTE Advanced.
Đối cấu hình với hai và bốn anten, bảng mã cho tiền mã hóa của
LTE=Advanced cũng giống như các bảng mã của LTE R10. Đối với cầu hình 8
phương pháp anten bảng mã kép được sử dụng. Trong phương pháp bảng mã kép,
tiền mã hóa nhận được bằng cách nhân các ma trận W1 với ma trận W2, trong đó
W1 là ma trận đường chéo khối phù hợp với ma trận đồng phương sai của thiết lập
cấu hình anten phân cực kép và W2 là lựa chọn anten và ma trận đồng pha. Cấu
hình này đảm bảo hiệu năng tốt chỏ cả các kênh tương quan không gian cao và
thấp. W2 nhận được từ các hệ số của chuyển đổi Fourier rời rạc (DFT) tương ứng
với các cấp hạng truyền dẫn khác nhau như trong bảng 10.4.

Bảng 10.4. Thiết kế bảng tiền mã hóa trong LTE-Advanced cho 8 anten phát
Cấp hạng phát Số búp W1 W2
Rank 1-2 32 16 (trên một rank) 16 (trên một rank)
Rank 3-4 16 4 (trên một rank) 16 (rank 3), 8 (rank 4)
Rank 5-7 1 4 1 (trên một rank)
Rank 8 1 1 1 (trên một rank)

522
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

10.3.2.1. MIMO đường lên

Trên đường lên, SU-MIMO (Single User MIMO: MIMO đơn người sử
dụng) được coi là một trong số các kỹ thuật then chốt đảm bảo cải thiện đang kể
thông lượng người sử dụng tại biên ô so với LTE R8 cũng như hiệu suất phổ đỉnh
và trung bình. Nhắc lại là UE với cấu hình 4 anten phát được đặc tả cho LTE
Advanced. Trong trường hợp này, tối đa hai khối truyền tải có thể được truyền từ
một UE được lập biểu trên một khung con trên một sóng mang phần tử. Mỗi khối
truyền tải có mức MCS (sư đồ mã hóa và điều chế) khác nhau. Tùy thuộc vào số
lớp truyền dẫn, các ký hiệu điều chế liên quan đến từng khối truyền tải sẽ được sắp
xếp lên một hoặc hai lớp theo nguyên lý giống như LTE R8 SU-MIMO đường
xuống. Cấp hạng truyền dẫn có thể được thích ứng động. Có thể lập cấu hình UL
SU-MIMO có hoặc không có chuyển dịch lớp. Trong trường hợp chuyển dịch lớp,
chuyển dịch được thực hiện trong miền thời gian.
Nếu chuyển dịch được lập cấu hình, các HARQ-ACK đựơc gộp chung vào
một HARQ-ACK. Một bit ACK/NACK được phát đến UE tùy théo các khối
truyền tải được phát thành công hay thất bại. Nếu chuyển dịch lớp không được lập
cấu hình, mỗi khối truyền tải có riêng một báo hiệu phản hồi ACK/NACK.
Tiền mã hóa được thực hiện theo bảng mã quy định trước. Nếu chuyển dịch
lớp không được lập cấu hình, tiền mã hóa được thực hiện sau sắp xếp lớp. Nếu
chuyển dịch lớp được lập cấu hình, tiền mã hóa được thực hiện sau thao tác
chuyển dịch lớp. Mỗi sóng mang phần tử được áp dụng một ma trận tiền mã hóa.
Trong trường hợp cấp hạng đầy đủ, ma trận tiền mã hóa là ma trận đơn vị.
Bảng mã tiền mã hóa cho UL SU-MIMO được cho trong các bảng
10.5 và 10.6.

523
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 10.5. Bảng mã tiền mã hóa 3 bit cho UL SU-MIMO với hai anten
Chỉ số bảng Số lớp L
mã, i 1 2
1 1 1 1 0 
0   
2 1 2 0 1 
1 1
1  
2 1
1 1 
2  
2  j
1 1 
3   -
2  j 
1 1
4  
2 0 
1 0 
5  
2 1

Bảng 10.6. bảng mã tiền mã hóa 6 bit cho UL SU-MIMO với bốn anten và
một lớp
Chỉ Bảng mã
số
bảng

Từ 0 1 1  1  1  1  1   1   1 
đến 7                
11 1 1  11 1 1  1  j 1  j 1 j  1 j 
21  2  j 2   1 2  j  2 1  2  j 2   1 2  j 
               
  1  j 1  j   j 1   j    1

Từ 8 1  1  1  1   1   1   1   1 
đến                
1   1 1   1 1   1 1   1 1  j  1  j  1  j  1  j 
15 21  2 j  2   1 2  j  2 1  2 j  2   1 2  j 
               
1  j    1  j   j    1  j   1 

Từ 16 1  1 1   1  0  0 0   0 
đến                
1 0  10 1 0  1 0  1 1  11 1 1  1 1 
23 2 1  2   1 2  j 2  j  2 0  20 2 0  2 0 
               
0  0 0   0  1    1  j  j 

524
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Điều quan trọng là các đầu cuối SU-MIMO có thể có thông lượng và vùng
phủ sóng đủ trong toàn bộ các điều kiện kênh vô tuyến đựơc hỗ trợ bởi LTE-
Advanced. Các đầu cuối SU-MIMO được xây dựng dựa trên các sơ đồ phân tập
phát vòng hở khi việc thu thập thông tin trạng thái kênh không thể hoặc không khả
thi. Vì thế hiệu năng tốt của các sơ đồ phân tập phát vòng hở trong các điều kiện
kênh khác nhau là rất quan trọng để đảm bảm đủ phủ sóng và dung lượng của
người sử dụng cho các đầu cuối SU-MIMO. Một trong các tính năng then chốt đối
với các sơ đồ phân tập phát đường lên là khi cần thiết có thể sử dụng công suất
phát từ tất cả các bộ khuếch đại công suất khả dung.
Phân tập phát vòng kín (CL) nghĩa là tiền mã hóa luồng đơn với chỉ thị
vectơ tiền mã hóa do eNodeB quyết định là một sơ đồ hấp dẫn để phát kênh số liệu
từ các đầu cuối SU-MMO có nhiều anten và nhiều bộ khuếch đại công suất của
LTE Advanced. Phân tập phát vòng kín được kỳ vòng sẽ cải thiện thông lượng
trung bình của người sử dụng, đặc biệt là tại biên ô. Nghiên cứu cho thấy phân tập
phát CL vượt trội so với phân tập phát vòng hở trong các điều kiện di động thấp và
đảm bảo phản hồi đủ nhanh.
Ghép kênh không gian đa luồng đựơc kỳ vọng là sẽ cải thiện thông lượng
trung bình của người sử dụng và tốc độ số liệu đỉnh đường lên. Tương tự như
truyền dẫn đơn luồng, các sơ đồ ghép kênh không gian đa luồng đòi hỏi các thiết
kế liên quan đến nhau đối với các ma trận tiền mã hóa và các tín hiệu tham chuẩn,
các quá trình xử lý HARQ, sắp xếp lớp và các tín hiệu điều khiển. Tuy nhiên tồn
tại một bất đồng chính giữa các sơ đồ không đựơc tiền mã hóa và các sơ đồ tiền
mã hóa. Kỳ vọng rằng tiền mã hóa trong truyền dẫn cấp hạng đầy đủ sẽ cho các
độ lợi tương đổi khá. Vì thế ghép kênh không gian không tiền mã hóa sẽ là một
tùy chọn tham chuẩn. Tùy chọn tham chuẩn sẽ có các lớp được mã hóa tách biệt
để cho phép sử dụng hiệu quả các máy thu tiên tiến tại eNodeB. Tuy nhiên vẫn cần
tiếp tục nghiên cứu truyền dẫn đa luồng có tiền mã hóa. Đặc biệt là đối với hệ
thống TDD cần tiếp tục nghiên cứu các sơ đồ tiền mã hóa không xây dựng trên
bảng mã khi xét đến các giả thiết thực tế về các giảm cấp như sự không chính xác
của tính đổi lẫn kênh.

10.3.3. Các sơ đồ phát thu phối hợp, CoMP

10.3.3.1. Mở đầu

Phát thu đa điểm phối hợp (CoMP: Co-ordinated Multipoint) được coi là
một trong các kỹ thuật hứa hẹn nhất để cải thiện các tốc độ số liệu và nhờ vậy tăng
thông lương ô trung bình. CoMP bao gồm việc phối hợp phát và thu tín hiệu
từ/đến một UE trong một số điểm phân tan theo địa lý.
Yếu tố hạn chế hiệu năng chủ yểu khi áp dụng các công nghệ OFDMA và
SC-FDMA trong LTE R8 là nhiễu giữa các ô trong khi nhiễu nội ô rất thấp (lý

525
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tưởng bằng không). Một số nghiên cứu đã đề xuất một số kỹ thuật loại trừ nhiễu
đường lên và đường xuống khi phân tích tiềm năng lý thuyết đối với các độ lợi
đáng kể của hiệu năng hệ thống. Đối với danh mục nghiên cứu LTE Advanced,
khái niệm lập biểu kết hợp và (hoặc) tạo búp BTS cũng như truyền dẫn liên kết
hiện là một bộ phận không thể thiếu của đặc tả hệ thống và đựơc gọi dưới cái tên
truyền dẫn đa điểm hợp tác (CoMP: Cooperrative Multipoint Transmission). Mục
đích chính của các giải pháp này là để tăng mạnh hiệu năng hệ thống nhưng vẫn
đảm bảo tăng tính phức tạp thấp nhất. Các đặc tả đường xuống và các yêu cầu hệ
thống đối với eNodeB và UE vẫn còn được bàn luận trong giai đoạn danh mục
nghiên cứu (Study Item) của 3GPP. Để thực hiện đường lên CoMP các sơ đồ thu
đòi hỏi chuẩn hóa ít hơn (hoặc không cần) và đây là các giải pháp đặc thù nhà sản
suất hơn. Các giải pháp phân bố và tập trung đều có thể sử dụng cho các sơ đồ
CoMP. Xét từ quan điểm triển khai hệ thống mỗi giải pháp đều có ưu và nhược
điểm riêng.
Ý tưởng chủ yêu của CoMP như sau. Khi UE nằm tại vùng biên ô, nó có
thể nhận được tín hiệu từ nhiều site và nhiều site có thể thu tín hiệu từ UE này.
Nếu ta có thể kết hợp tín hiệu được truyền dẫn từ nhiều site, hiệu năng đường
xuống sẽ tăng đáng kể. Việc kết hợp này có thể đơn giản khi chỉ tập trung lên
tránh nhiễu hoặc có thể phức tạp hơn khi cùng một số liệu được truyền từ nhiều
site. Đối với đường lên, vì có thể thu tín hiệu từ nhiều site, nếu lập biểu từ các site
khác nhau, hệ thống có thể lợi dụng thu nhiều site để cải thiện đáng kể hiệu năng
đường truyền.

Thông tin CoMP có thể được thực hiện nội site hoặc giữa các site như trên
hình 10.5.

526
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

CoMP nội site

CoMP giữa các site


Site 3 Site 2

Đoạn ô 0

Đoạn ô 1

UE1 UE2
Site 4 Site 0 Site 1

Đoạn ô 2

Site 5 Site 6

Hình 10.5. Mô tả CoMP nội site và giữa các site

Một sơ đồ CoMP đang lưu ý là sơ đồ với eNodeB phân bố như trên hình
10.6. Trong sơ đồ này, các đơn vị vô tuyến đẵt a (RRU: Remote Radio Unit) của
một eNodeB được đặt tại các vị trí khác nhau trong không gian, Với sơ đồ này,
mặc dù phối hợp CoMP được thực hiện trong một eNodeB, truyền dẫn CoMP thể
hiện như CoMP giữa các site.

527
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodeB
phân bố

Đoạn ô 0

Ô 10 Đoạn ô 1

RRU 10 Sợi quang

UE

Sợi quang

RRU 11 Sợi quang

Ô 11 RRU 12
Ô 12

Đoạn ô 2

Hình 10.6. Sơ đồ CoMP với eNodeB phân bố

10.3.3.2. Phát DL CoMP

Đối với phát CoMP đường xuống (DL CoMP Transmision) tồn tại hai cách
tiếp cận sau: (1) lập biểu và (hoặc) tạo búp phối hợp (CS/CB: Coordinated
Scheduling/ Coordinated Beamforming), (2) xử lý chung (JP-CoMP: Joint
Processing Coordinated Point).
Trong cách thứ nhất, truyền dẫn đến một UE được phát đi từ ô phục vụ
giống như trong truyền dẫn không có CoMP. Trong kỹ thuật sơ đồ lập biểu và
(hoặc) tạo búp phối hợp (CS/CB), kênh vật lý chia sẻ đường xuống (PDSCH)
được phát đến một UE chỉ từ một ô trong tài nguyên thời gian/tần số được ấn định
trong thời gian một khung con 1ms (hình 10.7a). Tuy nhiên lập biểu bao gồm cả
tạo búp được phối kết hợp động giữa các ô để điều khiển/ giảm nhiễu giữa các
truyền dẫn khác nhau (hình 10.7b). Về nguyên tắc tập người sử dụng phục vụ tốt
nhất được lựa chọn để tạo ra các búp sóng của máy phát sao cho một mặt giảm
nhiễu đến người sử dụng lân cận nhưng vẫn tăng cường độ tín hiệu cuả người sử
dụng được phục vụ. Sơ đồ này tăng SINR vì thế tăng dung lượng biên ô.

528
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a) PDSCH phát đến một UE trong một ô trong khung con đươc lập biểu

Kết hợp
2
PMI/CQI/RI
Sắp xếp lớp 3 UE

Tạo búp

PM
Một từ mã

I/C
Q
Ph ố i

I /R
hợp

I
Các vectơ tạo
búp

b) Kết hợp CS với CB để tạo búp loại bỏ nhiễu

UE UE

PMI: Precoding Matrix Index: chỉ số ma trận tiền mã hóa, CQỊ: Channel Quality
Indicator: chỉ thị chất lượng kênh, RI: Rank Index: chỉ số cấp hạng.
Hình 10.7. Sơ đồ CS/CB (lập biểu/tạo búp phối hợp)

Sơ đô xử lý chung (JP-CoMP) gồm hai kỹ thuật: (1) truyền dẫn chung (JT:
Joint Transmission) và chọn ô động (DCS: Dynamic Cell Selection). Trong các sơ
đồ này số liệu được đưa đến tất cả các eNodeB liên quan.
Đối với truyền dẫn chung (JT-CoMP), truyền dẫn đến một người sử dụng
được phát từ nhiểu điểm truyền dẫn, thực tế là từ nhiều ô (hình 10.8). Truyền dẫn
đa điểm sẽ được phối kết hợp giống như một máy phát có nhiều anten đặt cách ly
về mặt địa lý bằng cách sử dụng các tín hiệu tham chuẩn đặc thù ô. Sơ đồ này về
tiềm năng có hiệu năng cao hơn sơ với phối hợp chỉ bằng lập biểu, nhưng đòi hỏi
cao hơn về truyền dẫn đường trục. Trong sơ đồ LTE JT-CoMP kênh vật lý chia sẻ
đường xuống (PDSCH) được phát từ nhiều ô với tiền mã hóa dựa trên bảng mã sử
dụng DM-RS (Demodulation Reference Signal: tín hiệu tham chuẩn giải điều chế).
Thông lượng người sử dụng biên ô được cải thiện đáng kể nhờ sử dụng tài nguyên
công suất truyển dẫn của nhiều ô thông qua truyền dẫn nhất quán. Đánh giá cho
thấy, thông lượng truyền dẫn biên ô với cấu hình anten 2x2 tăng 53-58% so với
truyền đơn ô.

529
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kết hợp
2
PMI/CQI/RI
3 UE

Tạo búp

PM
0

I /C
Sắp xếp lớp

Ph ố i 1

Q
hợp

I/R
Một từ mã

I
2
Vectơ tạo 3
búp

Tạo búp
Vectơ tạo
búp

Hình 10.8. Sơ đồ JT-CoMP (CoMP với xử lý/truyền dẫn chung)

Trong kỹ thuật DCS, UE có thể được kết nối đến nhiều eNodeB, nhưng chỉ
một eNodeB đựơc chọn cho truyền dẫn (hình 10.9). Trong kỹ thuật này ô phát
kênh PDSCH với tổn hao thấp nhất sẽ được chọn động thông qua lập biểu nhanh
tại BTS trung tâm còn tât cả các ô đồng phối hợp khác sẽ tắt. Điều này giảm đáng
kể nhiễu từ các ô lân cận và cũng đảm bảo công suất thu cực đại tại UE.

1
Kết hợp

2
PMI/CQI/RI
3 UE
Tạo búp

PM

0
I /C
Sắp xếp lớp

Ph ố i
Q

hợp 1
I/R

Một từ mã
I

2
Vectơ tạo 3
Tạo búp

búp

Không được chọn


Vectơ tạo
búp

Hình 10.9. Chọn ô động DCS.

530
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để phát triển LTE, mạng và MIMO phối hợp đã được đề xuất. Việc áp
dụng nó phụ thuộc vào phân cách anten theo địa lý, phương pháp xử lý đa điểm
phối hợp và định nghĩa vùng phối hợp. Phụ thuộc vào việc UE có chia sẻ cùng một
số liệu hay không, MIMO phối hợp sẽ gồm xử lý anten đơn ô với phối kết hợp
nhiều ô (hình 10.7) hay xử lý anten đa ô (hình 10.8 và 10.9 ). Kỹ thuật thứ nhất
được thực hiện thông qua tiền mã hóa với xoá không nhiễu bằng cách khai thác
các mức độ tự do không gian tại site của ô. Kỹ thuật thứ hai bao gồm tiền mã hóa
kết hợp và phân tập macro vòng kín. Trong tiền mã hóa kết hợp, một site thực
hiện tiền mã đa người sử dụng (MU: Multiuser) đến nhiều UE, mỗi UE thu nhiều
luồng từ nhiều site. Trong phân tập vòng kín, mỗi site thực hiện tiền mã hóa độc
lập (SU) và các site liên kết phục vụ cùng một UE.

Hình 10.10 cho thấy một thí dụ về CoMP đường xuống từ ba ô với xử lý/
truyền dẫn chung (Joint Transmission). Cả hai trường hợp truyền dẫn MU-MIMO
(UE#1A, UE#1B, UE#1C) và truyền dẫn SU-MIMO (UE#2A) đều được trình
bày với ẫn định tài nguyên thời gian/tần số. Trong cả hai trường hợp truyền dẫn
MU và SU, nhiễu giữa các ô tại UE đều được loại trừ chủ động nhờ xử lý liên kết
trong ba ô phát.
ÔC ÔB
UE#1B

UE#1C
UE#1A
UE#2A

MU UE#1A
MU UE#1B
MU UE#1C
ÔA
SU UE#2A
Báo hiệu DL/UL
Hình 10.10. Thí dụ về CoMP với sơ đồ xử lý/truyền dẫn phối hợp cho ba ô
hợp tác.

Trong cả hai sơ đồ 3GPP CoMP nói trên, lập biểu và thông tin điều khiển
đường xuống chỉ được phát đi từ một ô, ô neo đối với UE. Phụ thuộc vào cấu hình
mạng, báo hiệu điều khiển đường lên từ các UE có thể được thu bởi nhiều ô, mặc
dù lập biểu/xử lý vẫn chỉ xẩy ra tại ô neo.

531
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các thách thức chủ yếu trong thực hiện thực tế đối với các sơ đồ truyền dẫn
CoMP đường xuống liên quan đến:
 Thiết kế tín hiệu tham chuẩn (chung/riêng) đường xuống và hỗ trợ ước tính
kênh đa ô với ảnh hưởng tối thiểu lên chi phí bổ sung báo hiệu đường xuống
 Định nghĩa phản hồi CSI và các sơ đồ báo cáo cần thiết với ảnh hưởng tối
thiểu lên chí phí bổ sung báo hiệu
 Định nghĩa, lập cấu hình và kết hợp cách cụm ô cộng tác từ phía mạng và
của tập tích cực cộng tác từ phía UE

Chính vì các lý do trên mà mặc dù độ lợi hiệu năng lý thuyết cao của các sơ
đồ truyền dẫn cộng tác, hiệu năng thực tế so với tính phức tạp của các giải pháp
3GPP CoMP khác nhau vẫn chưa được đánh giá.

10.3.3.4. Thu UL CoMP

Thu đa điểm phối hợp đường lên (UL CoMP Reception) nghĩa là thu các tín
hiệu được phát từ nhiều điểm cách biệt địa lý. Các quyết định lập biểu phối hợp
giữa nhiều ô có thể được thực hiện để điều khiển nhiễu. Cần lưu ý rằng trong các
trường hợp khác nhau, các đơn vị phối hợp có thể là các RRU (các đơn vị vô tuyến
đặt xa) của một eNodeB, các bộ chuyển tiếp v.v. Ngoài ra vì UL CoMP chủ yếu
ảnh hưởng lên bộ lập biểu và máy thu, nên thực hiện là vấn đề hàng đầu. Vì thế
cần định nghĩa báo hiệu cho thu đa điểm.
Trong thu UL CoMP, kênh vật lý chia sẻ đường lên được thu từ nhiều điểm.
Hình 10.11 cho thấy hai phương pháp thu CoMP: a) với kết hợp lọai bỏ nhiễu
(IRC: Interference Rejection Combining và b) với lập biểu phối hợp. Trong
phương pháp thứ nhất, nhiều UE phát PUSCH đồng thời sử dụng cùng khối tài
nguyên (RB). Các PUSCH thu được tại nhiều site được kết hợp bằng giải thuật
MMSE hay buộc về không.
Trong phương pháp thứ hai, chỉ một UE phát PUSCH sử dụng một RB và
lập biểu được phối hợp giữa các ô. Vì thế mức tín hiệu thu tăng dẫn đến tăng
thông lượng biên ô. Cần nhấn mạnh rằng thu CoMP không đòi hỏi thay đổi đáng
kể giao diện vô tuyến lớp vật lý.

532
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

a)
MMSE, ZF

b)
MRC

Không phát

MMSE: Minimum Mean Square Estimation: ước tính trung bình bình phương cực
tiểu, Zero Force: cưỡng bức vè không. MRC: Maximum Ratio Combining
Hình 10.11. Thu CoMP: a) với kết hợp loại bỏ nhiễu (IRC), b) với lập biểu
phối hợp (Coordinated Scheduling).

10.3.4. Các nút chuyển tiếp

Dự định sử dụng băng thông cao cho LTE Advanced có thể giảm mật độ
phổ công suất khả dụng và thậm chí phổ rộng sẽ chỉ khả dụng tại các băng tần cao
và điều này đồng nghĩa với suy hao cao. Các thuê bao yêu cầu các dịch vụ tốc độ
số liệu cao thường đựơc đặt trong nhà và phải chịu cừơng độ tín hiệu thấp vì sóng
vô tuyến phải thâm nhập qua các tường ngăn của tòa nhà. Để chống lại các ảnh
hưởng này và đảm bảo thông lượng cao ổn định trên toàn mạng, các nút phát cần
đựơc đặt gần các người sử dụng hơn để đạt đựơc các tốc độ số liệu người sử dụng
cao. Không như các ô Femto (các BTS có kích thước nhỏ và rẻ tiển đặt gần thuê
bao để hỗ trợ tốc độ số liệu cao), các nút chuyển tiếp (RN: Relay Node) rất hấp
dẫn vì chúng cho phép lắp đặt đơn giản và là giải pháp kinh tế cho các triển khai
mật độ ô cao vì không cần đường trục hữu tuyến. Có thể đạt đựơc thông lượng cao
trên các đường truy nhập vô tuyến nhờ RN ở gần và vùng phủ sóng nhỏ hơn của
nó. Đường trục từ RN đến eNodeB cũng hưởng lợi từ vị trí RN tốt hơn so với UE

533
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

được phục vụ và vì thế cho phép eNodeB thông qua RN cung cấp vùng phủ tốt
hơn với hiệu suất phổ tần cao hơn.
Có thể thực hiện chuyển tiếp theo ba mức độ phức tạp khác nhau. Chuyển
tiếp lớp 1 (AF Relay: Amplify and Forword: khuếch đại và chuyển) là đơn giản
nhất trong đó chỉ sử dụng các bô lặp. Các bộ lặp thu tín hiệu, khuyếch đại và phát
lại thông tin để chỉ phủ các lỗ đen trong các ô. Các đầu cuối có thể sử dụng tín
hiệu được phát lặp và tín hiệu trực tiếp. Tuy nhiên để kết hợp hai tín hiệu này một
cách có lợi, trễ thu giữa chúng phải nhỏ hơn thời gian CP (tiền tố). Trong chuyển
tiếp lớp 2 (DF Relay: Decode and Forward Relay: Relay giải mã mã hóa lại rồi
mới chuyển) bao gồm cả MAC và RLC, nút chuyển tiếp có khả năng điều khiển ít
nhất là một bộ phận của chức năng RRM (quản lý tài nguyên vô tuyến). Trong một
số khe, nút chuyển tiếp hoạt động như một đầu cuối của người sử dụng đóng vai
trò một BTS phát đến nhiều người sử dụng trong khe tiếp theo. Cuối cùng chuyển
tiếp lớp 3 (Self Backhauling: tự chọn đường trục) được quan niệm là sử dụng truy
nhập vô tuyến của LTE trong đường trục vô tuyến để nối một eNodeB với một
eNodeB khác. eNodeB neo này định tuyến các gói giữa đường trục hữu tuyến và
vô tuyến giống như một IP router.
Về căn bản, xét từ góc độ đầu cuối, RN lớp 2 sẽ hoạt động giống như một
eNodeB bình thường bao gồm cả lập biểu và quản lý tài nguyên, nhưng đường
trục được thực hiện bởi một đường truyền LTE đến eNodeB bằng cách sử dụng
một băng tần bổ sung (ngoài băng) hay cùng băng (trong băng) cho đường truy
nhập này (hình 10.12). Phương pháp thứ hai cũng thường đựơc sử dụng vì nó
không cần cấp phép tần số bổ sung và không cần cách ly cao đối với tự nhiễu nhờ
việc sử dụng phân cách TDMA giữa phát RN đến các đầu cuối và thu từ eNodeB
(một giải pháp đơn giản cho phân cách TDMA là RN dành trứơc một số khung
con MBSFN). Khung con MBSFN cho phép truyền dẫn không liên tục từ eNodeB.
Trước đây nó được đưa ra để hỗ trợ khai thác phát quảng bá đơn sóng mang từ
một số eNodeB, nhưng bây giờ cũng dùng để che dấu đường trục đối với các đầu
cuối R6 để đạt được khai thác RN hoàn toàn tương thích ngược.

534
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đường trục Đừơng truy nhập

Mạng

RN

eNodeB

UE
UE
RN: Relay Node: nút chuyển tiếp
Hình 10.12. Triển khai nút chuyển tiếp

10.3.5. Các tính năng tối ưu hóa cục bộ

Triển khai vùng cục bộ với các eNodeB công suất thấp như các ô femto đòi
hỏi các tính năng mới để hỗ trợ hiệu năng cao cho các lắp đặt không phối hợp. Ta
xét kịch bản trên hình 10.13 cho trường hợp trong nhà gồm bốn căn hộ. Một
eNodeB công suất thấp được đặt trong từng căn hộ mà không được quy hoạch
mạng trước và đựơc coi là triển khai không phối hợp. Trái với các mạng ô macro
được lập quy hoạch, tái sử dụng tần số đơn giản thường không đựơc coi là cấu
hình tối ưu cho các kich bản này – đặc biệt là khi xét đến các nhóm thuê bao khép
kín (CSG: Closed Subscriber Group) có các eNodeB công suất thấp riêng lẻ. Cấu
hình tần số tối ưu thay đổi lớn từ kịch bản này đến kịch bản khác, phụ thuộc vào
lưu lượng đề nghị….
Căn 1 Căn 2

20 m

Căn 3 Căn 4

20m
Hình 10.13. Kịch bản vùng cục bộ với bốn eNodeB trong tòa nhà có bốn căn
hộ

535
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để hỗ trợ triển khai vùng cục bộ hiệu năng cao, cần đề xuất ACCS
(Autonomous Component Carrier Selection) cho LTE Advanced. ACCS là một sơ
đồ hoàn toàn phân tán, trong đó từng eNodeB chọn động một số sóng mang phần
tử cho việc sử dụng của mình. Từng eNodeB chọn động theo lưu lượng được đề
nghị trong ô cũng như dựa trên việc chọn các sóng mang thành phần sẽ ảnh hưởng
như thế nào lên hiệu năng trong các ô xung quanh. Điều này có nghĩa là sơ đồ
chọn sóng mang phần tử tự quyết sẽ cung cấp một cơ chế tự động để tái sử dụng
tấn số động dựa trên độ phân giải sóng mang thành phần. Tính năng này cũng có
thể được sử dụng để quản lý nhiễu giữa vùng cục bộ và các ô macro trong môi
trường không đồng nhất.
Khái niệm cơ sở được trình bày cụ thể hơn ở một thí dụ đơn giản trên hình
10.14. Trên hình này mỗi eNodeB chọn ít nhất một sóng mang phần tử sơ cấp
(đánh dấu p) và có thể nhiều sóng mang phần tử thứ cấp (đánh dấu s) phụ thuộc và
lưu lượng được đề nghị, các điều kiện nhiễu, .v.v… Khi một eNodeB mới bật
nguồn (eNodeB#5), nó thăm dò môi trường và nhận thông tin từ các eNodeB hiện
có về các sóng mang phần tử mà chúng đã chọn. Thông tin giữa các eNodeB có
thể được thực hiện thông qua báo hiệu vô tuyến trong băng cho các trường hợp
không có X2. Dựa trên thông tin này, eNodeB mới chọn một sóng mang phần tử
sơ cấp và bắt đầu truyền lưu lượng trong ô của nó. Khi lưu lượng đề nghị tăng,
eNodeB#5 có thể chọn các sóng mang phần tử thứ cấp bổ sung.

eNodeB#5 p
mới bật
eNodeB#1 nguồn eNodeB#4 s
p s
s s

p
eNodeB#2
s s
p s
eNodeB#3
p: primary: sơ cấp
s: secondary: thứ cấp
Hình 10.14. Nguyên lý cơ sở của chọn sóng mang phần tử tự quyết

536
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

10.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG LTE-Advanced

Các bảng 10.10 và 10 .11 cho thấy thí dụ về các kết quả đáng giá hiệu suất
phổ của LTE-Advanced. Đối với đường xuống, hiệu suất phổ tần được đánh giá
với giả thiết là chi phí số ký hiệu điều chế OFDM cho kênh điều khiển L=3. Mỗi
giá trị đánh giá là giá trị trung bình của các mẫu đánh giá nhận được từ các hãng
khác nhau.
.

Bảng 10.10. Hiệu suất phổ đường xuống (FDD)


Mục tiêu Trung bình ô Biên ô
Sơ đồ và cấu 3GPP [b/s/Hz/cell] [b/s/Hz]
Số mẫu
hình anten (trung
L=3 L=3
bình/biên)
MU-MIMO 2,69 0,090
2,4 / 0.07 3
2x2
JP-CoMP 2 2,70 0,104
2,4 / 0.07 2
x2
MU-MIMO 3,43 0,118
2,6 / 0.09 6
4x2
CS/CB- 3,34 0,129
2.6 / 0.09 4
CoMP 4 x 2
JP-CoMP 4 3,87 0,162
2,6 / 0.09 2
x 2 (C)
MU-MIMO 4,69 0,203
3,7 / 0.12 5
4x4
CS/CB- 4,66 0,205
CoMP 4 x 4 3,7 / 0.12 3
(C)
JP-CoMP 4 5,19 0,269
3,7 / 0.12 2
x4

537
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 10.9. Hiệu suất phổ đường lên (FDD)

Mục tiêu
Sơ đồ và cấu 3GPP Trung bình ô Biên ô
hình anten Số mẫu
(trung [b/s/Hz/cell] [b/s/Hz]
bình/biên)

Rel-8 SIMO
1.2 / 0.04 6 1.33 0.047
1 x 2 (C)
CoMP 1 x 2
1.2 / 0.04 1 1.40 0.051
(C)
SU-MIMO 2
2.0 / 0.07 6 2.27 0.091
x 4 (C)

10.5. TỔNG KẾT

Chương này trước hết xét và so sánh các tiêu chí của hệ thống thông tin di
động 4G và của LTE Advanced. Sau đó chương xét đến các phần tử công nghệ
mới được đưa vào LTE advaced để bổ sung cho LTE R8 như: công nghệ mở rộng
băng thông cho LTE adv, các sơ đồ MIMO cho LTE adv, công nghệ phát thu phối
hợp trong LTE adv, Công nghệ chuyển tiếp trong LTE adv, công nghệ tối ưu hóa
cục bộ. Cuối cùng chưng xét kết quả đánh giá hiệu năng LTE adv

10.6. CÂU HỎI

1. Trình bày các tiêu chí của hệ thống thông tin di động 4G và của LTE
Advanced
2. Trình bày mở rộng băng thông cho LTE adv
3. Trình bày cải thiện các sơ đồ MIMO đường xuống cho LTE adv
4. Trình bày cải thiện các sơ đồ MIMO đường lên cho LTE adv
5. Trình bày tổng quan phát thu phối hợp trong LTE adv
6. Trình bày phát thu phối hợp (CoMP) đường xuống
7. Trình bày phát thu phối hợp (CoMP) đường lên
8. Trình bày công nghệ chuyển tiếp trong LTE adv
9. Trình bày công nghệ tối ưu hóa cục bộ
10. Trình bày kết quả đánh giá hiệu năng LTE adv

538
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 11

KIẾN TRÚC MẠNG VÀ CÁC GIAO THỨC CỦA 4G LTE/SAE

11.1. GIỚI THIỆU CHUNG

11.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Tổng quan kiến trúc mạng 4G LTE/SAE


 Kiến trúc giao thức trong mạng 4G LTE/SAE
 Kiến trúc giao thức của E-UTRAN
 Chất lượng dịch vụ và các kênh mang EPS
 Di động trong trạng thái rỗi và tích cực
 Kiến trúc an ninh LTE

11.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm tài liệu tham khảo [26], [27], [28], [29]

11.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được kiến trúc mạng 4G LTE/SAE và chức năng từng phần tử của nó
 Hiểu tổng quát kiến trúc giao thức của 4G LTE/SAE
 Hiểu được hoạt động của mạng truy nhập vô tuyến
 Hiểu được kiến trúc chuyển mạng giữa các mạng có cùng công nghệ truy nhập vô
tuyến LTE, chuyển mạng giữa mạng LTE với mạng di động khác có công nghệ đa
truy nhập 3GPP và chuyển mạng giữa mạng LTE với các mang di động khác có
công nghệ đa truy nhập không phải 3GPP
 Hiểu được các trạng thái di động và kết nối LTE
 Hiểu được kiến trúc giao thức trong các mặt phẳng UP và CP của E-UTRAN
 Hiểu được các quy định chất lượng dịch vụ và các kênh mang đi kèm với nó
 Hiểu đựơc các thủ tục thiết lập một kênh mang
 Hiểu di động trong trạng thái rỗi (IDLE)
 Hiểu được các thủ tục chuyển giao của di động trong trạng tích cực (ACTIVE)
như: chuyển giao với hỗ trợ X2, chuyển giao không có X2 hỗ trợ, chuyển giao với
bố trí lại các nút của EPC và chuyển giao từ E-UTRAN vào các mạng gói 2G/3G
di động
 Hiểu được cơ chế an ninh 4G LTE

539
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.2. MỞ ĐẦU

Kiến trúc mạng 4G LTE/SAE được xây dựng trên các tiêu chí chính dưới đây:
 Tối ưu hóa các dịch vụ chuyển mạch gói khi không cần hỗ trợ chế độ hoạt động
chuyển mạch kênh
 Hỗ trợ tối ưu cho thông lượng cao hơn để đáp ứng yêu cầu tốc độ bit của người sử
dụng đầu cuối cao hơn
 Cải thiện thời gian đáp ứng cho quá trình thiết lập kênh mang và tích cực
 Cải thiện trễ chuyển gói
 Đơn giản hóa tổng thể hệ thống so với các hệ thống 3GPP và các hệ thống tổ ong
khác hiện có
 Tối ưu hóa tương tác với các mạng truy nhập 3GPP khác
 Tối ưu hóa tương tác với các mạng truy nhập không dây khác.

Nghiên cứu phát triển mạng phẳng với ít nút mạng hơn để giảm trễ và tăng hiệu
năng đã bắt đầu từ R7 (Release 7: phát hành 7). Trong R7 khái niệm tunnel trực tiếp cho
phép mặt phẳng người sử dụng (UP) bỏ qua SGSN và đặt RNC trong NodeB. Quá trình
phát triển kiến trúc mạng 3GPP đến kiến trúc phẳng của 4G LTE/SAE được tổng kết trên
hình 11.1.

R7 R7 R8
Tunnel trực tiếp Tunnel trực tiếp và LTE/SAE
RNC trong NodeB

GGSN GGSN GGSN S-GW

SGSN SGSN SGSN MME

RNC RNC

NodeB eNode
NodeB NodeB B
Có chức
năng RNC
Mặt phẳng điều khiển
Mặt phẳng người sử dụng

Hình 11.1. Quá trình phát triển đến kiến trúc phẳng của 4G LTE/SAE

Với các mục tiêu nói trên, kiến trúc mạng 4G LTE/SAE được thiết kế để hỗ trợ
lưu lượng chuyển mạch gói, đảm bảo di động liên tục, chất lượng dịch vụ (QoS) và trễ tối

540
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thiểu. Chuyển mạch gói cho phép hỗ trợ tất cả các dịch vụ bao gồm cả thọai thông qua
các kết nối gói. Vì thế kiến trúc trở nên đơn giản và phẳng hơn với chỉ còn hai kiểu nút là
eNodeB (evolved Node B: Nút B phát triển) và MME/GW (Mobility Management
Entity/Gateway: Thực thể quản lý di động/Cổng). Thay đối chính trong kiến trúc mạng
là RNC bị loại bỏ khỏi đường truyền số liệu và các chức năng của nó được tích hợp vào
eNodeB. Hai trong số các lợi ích khi chỉ dụng một nút trong mang truy nhập là giảm trễ
và phân bổ tải xử lý của RNC vào nhiều eNodeB. Lý do có thể lọai bỏ RNC trong mang
truy nhập một phần là LTE không hỗ trợ phân tập vĩ mô hay chuyển giao mềm.
Chương này sẽ xét các thiết kế kiến trúc mạng cho cả lưu lượng đơn phương và đa
phương, kiến trúc QoS và quản lý di động trong mạng.

11.3. KIẾN TRÚC MẠNG CƠ SỞ CHỈ CÓ MẠNG TRUY NHẬP E-UTRAN

11.3.1. Kiến trúc tổng quát mạng 4G LTE/SAE cơ sở với chỉ mạng truy nhập E-
UTRAN

Hình 11.2 cho thấy kiến trúc tổng quan mạng bao gồm các phần tử mạng và các
giao diện chuẩn. Tại mức cao, mạng gồm mạng lõi CN (EPC: Evolved Packet Core: lõi
gói) và mạng truy nhập (E-UTRAN: Evolved UTRAN). Trong khi CN gồm nhiều nút
logic thì mạng truy nhập chỉ có một kiểu nút: eNodeB. Mỗi phần từ mạng được nối với
nhau qua các giao diện chuẩn để đảm bảo tương tác giữa các nhà bán máy. Vì thế các nhà
khai thác mạng có thể lựa chọn các phần tử mạng khác nhau từ các nhà bán máy khác
nhau.
Trong thực tế các nhà khai thác mạng có thể chọn lựa thực hiện mạng vật lý theo
cách hoặc phân chia hoặc kết hợp các phần tử mạng logíc phụ thuộc và các xem xét
thương mại. Phân chia chức năng giữa EPC và E-UTRAN được cho trên hình 11.3.

541
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các dịch vụ
Các mạng ngoài:
Các dịch vụ của nhà khai
thác (IMS) và Internet

Rx SGi

EPC
Gx SAE
PCRF P-GW GW HSS

S5/S8 S6a
Gxc
S11
(chỉ khi S5/S8

Lớp kết nối IP, EPS


S-GW MME S10

Lớp kết nối các dịch vụ


là PMIP)

S1-U S1-MME

E-UTRAN
X2
eNodeB

LTE-Uu

Thiết bị người sử dung

UE

E-UTRAN: Evolved UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến UMTS
phát triển, EPC: Evolved Packet Core: Lõi gói phát triển, MME: Mobility Management Entity:
Thực thể quản lý di động, SAE: System Architecture Evolution: Phát triển kiến trúc hệ thống,
PCRF: Policy and Charging Rules Function: chức năng các quy tắc tính cước và chính sách,
HSS: Home Subsscriber Server: Server thuê bao nhà. S-GW: Serving Gateway: Cổng phục vụ
P-GW: Packet Data Network Gateway: Cổng mạng số liệu gói, SAE-GW: SAE Gateway: Cổng
SAE. IMS: IP Multimedia Subbsystem: Phân hệ đa phương tiên IP
Hình 11.2. Kiến trúc mạng 4G LTE/SAE

542
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodeB

RRM giữa các ô

Điều khiển RB

Đ/K di động kết nối


MME
Đ/K cho phép vô tuyến
An ninh NAS
Cung cấp và lập cấu
hình đo eNodeB
Xử lý di động
trạng thái rỗi
Ấn định tài nguyên
động (Lập biểu)
Điều khiển kênh
RRC mang EPS

PDCP
S-GW P-GW
RLC
Neo di Ấn định địa
MAC động chỉ IP
S1
PHY Lọc gói
Internet

E-UTRAN EPC

RRM: Radio Resource Management: quản lý tài nguyên vô tuyến, RA: Radio Bearer: kênh mang
vô tuyến, RRC: Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến, PDCP: Packet Data
Convergence Protocol: giao thức hội tụ số liệu gói, RLC: Radio Link Control: điều khiển liên kết
vô tuyến, MAC: Medium Access Control: điều khiển truy nhập môi trường, PHY: Physical: lớp
vật lý, MME: Mobile Management Entity: thực thể quản lý di động EPS: Evolved Packet
System: hệ thống gói phát triển, S-GW: Serving Gateway: cổng phục vụ, P-GW: Packet Data
Network Gateway: cổng mạng số liệu gói, E-UTRAN: Evolved UMTS Terrestrial Radio Access
Network: mạng truy nhập vô tuyến UMTS phát triển, EPC: Evolved Packet Core: lõi gói phát
triển, eNodeB: Evolved NodeB: nút B phát triển.
Hình 11.3. Phân chia chức năng giữa E-UTRAN và EPC.

11.3.2. Các phần tử của mạng lõi

Mạng lõi (được gọi là EPC trong SAE) chịu trách nhiệm điều khiển tổng thể UE
và thiết lập các kênh mang. Các nút logic chính của mạng lõi là:
 Thực thể quản lý di động (MME)
 Cổng phục vụ (S-GW)
 Cổng mạng số liệu gói (P-SW)

Ngoài các nút trên, EPC còn có các nút logic khác và các chức năng khác như
HSS (server thuê bao nhà) và PCRF (Chức năng các quy tắc điều khiển chính sách và
tính cước). E-UTRA và EPC hợp thành EPS (Evolved Packet System: Hệ thống gói phát

543
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

triển). Vì EPS chỉ cung cấp đường truyền kênh mang của một QoS nhất dịnh, nên điều
khiển các ứng dụng đa phương tiện như VoIP được đảm bảo bởi IMS (phân hệ đa
phương tiện IP) đựơc coi là nằm ngoài EPS.
Dưới đây ta xét các chức năng của các nút EPC.

11.3.2.1. MME

Thực thể quản lý di động (MME: Mobility Management Entity) là phần tử điều
khiển chính trong EPC. Thông thường MME là một server đặt tại một vị trí an toàn ngay
tại hãng khai thác. Nó chỉ hoạt động trong mặt phẳng điều khiển (CP) và không tham gia
vào đường truyền số liệu của UP.
Ngoài các giao diện kết cuối tại MME như thấy trong cấu trúc trên hình 11.2.
MME cũng có một kết nối logic trực tiếp CP đến UE và kết nối này được sử dụng như là
kênh điều khiển sơ cấp giữa UE và mạng. Dưới đây là các chức năng chính của MME
trong cấu hình kiến trúc hệ thống cơ sở:
 An ninh và nhận thực. Khi UE đăng ký lần đầu với mạng. MME khởi xướng
nhận thực như sau: nó tìm ra một nhận dạng cố định của UE hoặc từ mạng khách
trước đó hoặc từ chính UE; nó yêu cầu HSS trong mạng nhà của UE các vectơ
nhận thực gồm: hô lệnh nhận thực- các cặp thông số trả lời; nó phát đi hô lệnh đến
UE; nó so sánh trả lời nhận được từ UE với trả lời nhận từ mạng nhà. Chức năng
này cần thiết để nhận thực rằng UE hợp lệ. MME có thể lặp lại nhận thực khi cần
thiết hoặc định kỳ. MME sẽ tính toán các khóa mật mật mã và khóa bảo vệ tính
tòan vẹn của UE từ khóa chủ nhận được từ vectơ nhận thực nhận được từ mạng
nhà và điều khiển các thiết lập liên quan trong E-UTRAN cho UP và CP. Các chức
năng này được sử dụng để bảo vệ thông tin không bị nghe trộm và thay đổi bởi
phía thứ ba không được phép. Để bảo vệ tính riêng tư của UE, MME cũng ấn định
một nhận dạng tạm thời cho từng UE với tên gọi là nhận dạng tạm thời duy nhất
toàn cầu (GUTI: Global Unique Temporary Identity) để có thể giảm thiểu việc cần
thiết phải phát nhận dạng cố định của UE (IMSI: International Mobile Subscriber
Identity: nhận dạng thuê bao di động quốc tế) trên giao diện vô tuyến. GUTI có
thể được ấn định lại (theo định kỳ chẳng hạn) để tránh sự giám sát trái phép đối
với UE.
 Quản lý di động. MME theo dõi vị trí của các UE trong vùng phục vụ của nó. Khi
UE thực hiện đăng ký lần đầu, MME sẽ tạo lập một entry (một mục) cho UE và
thông báo vị trí này cho HSS trong mạng nhà của UE. MME yêu cầu thiết lập các
tài nguyên tương ứng trong eNodeB cũng như trong S-GW mà nó lựa chọn cho
UE. Sau đó MME sẽ theo rõi vị trí của UE hoặc tại mức eNodeB nếu UE vẫn duy
trì kết nối (trong trạng thái thông tin tích cực) hoặc tại mức vùng theo bám (TA:
Tracking Area) bao gồm một tập các eNodeB trong trường hợp UE chuyển vào
chế độ rỗi và không cần thiết quy trì đường truyền số liệu kết nối. MME điều
khiển quá trình thiết lập, giải phóng các tài nguyên dựa trên các thay đổi trạng thái

544
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

tích cực của UE. MME cũng tham gia điều khiển báo hiệu để chuyển giao UE
trạng thái tích cực giữa các eNodeB, S-GW hay các MME. MME tham gia vào
mọi sự thay đổi eNodeB, vì không có RNC tách riêng để che đậy tất cả các sự kiện
này. UE rỗi sẽ báo cáo vị trí của nó hoặc định kỳ hoặc khi nó chuyển dịch đến
một vùng theo rõi (TA) khác. Nếu mạng nhận được số liệu từ mạng ngoài cho một
UE rỗi, MME sẽ được thông báo và nó sẽ yêu cầu các eNodeB trong TA nơi có
UE để các eNodeB này phát báo hiệu tìm gọi UE.
 Quản lý hồ sơ thuê bao và kết nối dịch vụ. Tại thời điểm UE đăng ký với mạng,
MME chịu trách nhiệm nhận hồ sơ thuê bao từ mạng nhà. MME sẽ lưu thông tin
này trong suốt quá trình nó phục vụ UE. Hồ sơ này sẽ xác định cần ấn định các kết
nối mạng số liệu gói nào cho UE khi nó nhập mạng. MME sẽ tự động thiết lập
kênh mang mặc định này để cấp cho UE kết nối IP cơ sở. Quá trình này bao gồm
cả báo hiệu CP với eNodeB và S-GW. Sau đó MME có thể phải tham gia vào quá
trình thiết lập các kênh mang riêng cho các dịch vụ nhận được từ xử lý cao hơn.
MME có thể nhận yêu cầu thiết lập một kênh mang riêng hoặc từ S-GW nếu yêu
cầu này xuất phát từ miền dịch vụ của nhà khai thác hay trực tiếp từ S-GW nếu UE
yêu cầu một kết nối cho một dịch vụ mà miền dịch vụ nhà khai thác không biết và
vì thế không thể khởi xướng yêu cầu từ miền này.

Hình 11.4 cho thấy các kết nối của MME với các nút logic xung quanh và tổng kết
các chức năng chính của các giao diện này. Về nguyên tắc, MME có thể kết nối đến mọi
MME khác trong hệ thống, nhưng thông thường kết nối chỉ hạn chế đến mạng của một
khai thác. Kết nối xa giữa các MME có thể được sử dụng khi một UE di rời ra xa và UE
có thể đăng ký đến một MME mới. Khi này MME nhận số nhận dạng cố định của UE,
IMSI từ MME mà nó làm khách trước đó.
Cũng cần phải hỗ trợ kết nối đến một vài HSS. HSS được đặt trong từng mạng nhà
và có thể tìm được tuyến nối đến nó dựa trên IMSI. Mỗi MME được lập cấu hình để điều
khiển một tập các S-GW và các eNodeB. Các S-GW và các eNodeB đều có thể được nối
đến các MME khác. MME có thể phụ vụ một số UE đồng thời trong khi mỗi UE chỉ nối
đến một MME tại một thời điểm.

545
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các MME khác Ø Nhận thực và


các thông số an ninh Các S-GW
Ø Quản lý vị trí
MME HSS Ø Hồ sơ người sử dụng

Ø Điều khiển các tunnel mặt phẳng


Ø Chuyển giao giữa các MME người sử dụng
Ø Di động trạng thái rỗi giữa các
MME
MME
Ø Chuyển giao giữa các eNodeB
Ø Chuyển trạng thái
Ø Quản lý kênh mang
Ø Tìm gọi

Ø Quản lý di động Các eNdeB


Ø Quản lý kênh mang do UE yêu
Các UE cầu

Hình 11.4. Các kết nối của MME đến các nút logic khác và các chức năng chính

11.3.2.2. S-GW

Trong cấu hình kiến trúc cơ sở, chức năng mức cao của S-GW là quản lý tunnel
UP và chuyển mạch. S-GW là bộ phận của hạ tầng mạng dược quản lý tập trung tại nơi
khai thác.
Khi giao diện S5/S6 được xây dựng trên cơ sở GTP, S-GW sẽ có các GTP tunnel
trên tất cả các giao diện UP. Quá trình sắp xếp các luồng dịch vụ IP vào các GTP tunnel
được thực hiện trong P-GW và S-GW không cần nối đến PCRF. Tất cả điều khiển đều
liên quan đến các GTP tunnel và đến từ MME hoặc P-GW. Khi giao diện S5/S6 sử dụng
PMIP, S-GW sẽ thực hiện sắp xếp các luồng dịch vụ IP trong S5/S6 vào các GTP tunnel
trong các giao diện S1-U và sẽ nối đến PCRF để nhận thông tin về sắp xếp.
S-GW có vai trò rất thứ yếu trong các chức năng điều khiển. Nó chỉ chịu trách
nhiệm cho các tài nguyên của chính mình và ấn định chúng dựa trên các yêu cầu từ
MME, P-GW hay PCRF. Nếu yêu cầu nhận được từ P-GW hay PCRF, S-GW sẽ chuyển
tiếp lệnh đến MME để MME điều khiển tunnel đến eNodeB. Tương tự khi yêu cầu khởi
xướng từ MME, S-GW sẽ thông báo cho hoặc P-GW hoặc PCRF phụ thuộc vào S5/S8
đựơc xây dựng trên GTP tunnel hay PMIP (Proxy Mobile IP: IP di động đại diện). Nếu
giao diện S5/S8 được xây dựng trên PMIP, số liệu trên giao diện này sẽ là các luồng IP
trong một GRE tunnel (GRE: Generic Routing Encapsulation: đóng bao định tuyến
chung). Vì thế S-GW hỗ trợ S5/S8 PMIP chiụ trách nhiệm thiết lập ràng buộc kênh
mang, nghĩa là sắp xếp các luồng IP trên giao diện S5/S8 vào các kênh mang trên giao
diện S1. Chức năng này được gọi là thiết lập ràng buộc kênh mang và báo cáo sự kiện
546
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(BBERF: Bearer Binding and Event Reporting Function). Không phụ thuộc vào việc báo
hiệu kênh mang xuất sứ từ đâu, BBERF luôn luôn nhận được thông tin ràng buộc kênh
mang từ PCRF.
Trong quá trình di động giữa các eNodeB, S-GW hoạt động như một điểm neo di
động. MME lệnh cho S-GW cung cấp các tài nguyên tunnel để chuyển hướng số liệu khi
có nhu cầu chuyển hướng số liệu từ một eNodeB đến eNodeB đích trong quá trình
chuyển giao. Kịch bản di động cũng bao gồm cả việc thay đổi từ một S-GW này đến một
S-GW khác và MME điều khiển thay đổi này bằng cách lọai bỏ các tunnel trong S-GW
cũ và thiết lập các tunnel trong S-GW mới.
Đối với tất cả các luồng số liệu thuộc một UE trong chế độ kết nối, S-GW chuyển
tiếp số liệu giữa eNodeB và P-GW. Tuy nhiên khi UE trong chế độ rỗi, các tài nguyên
trong eNodeB được giải phóng, và tuyến số liệu kết cuối tại S-GW. Nếu S-GW nhận
được gói từ P-GW trên tunnel bất kỳ, nó sẽ nhớ đệm các gói này và khi các tunnel được
nối lại các gói nhớ đệm sẽ được chuyển đi. S-GW sẽ giám sát số liệu trong các tunnel này
và có thể thu thập số liệu cần thiết cho thanh toán và tính cứơc. S-GW cũng gồm cả chức
năng chặn theo luật, nghĩa là có thể chuyển số liệu của người sử dụng bị giám sát đến các
cơ quan thẩm quyền đề điều tra tiếp.
Hình 11.5 cho thấy S-GW được nối đến các nút logic khác như thế nào và các
chức năng chính trên các giao diện kết nối này. Tất cả các giao diện đều được lập cấu
hình kiểu một đến nhiều xét từ quan điểm S-GW.

Các P-GW Các PCRF


GTP S5/S8: (PMIP S5/S8)
Ø Điều khiển các GTP tunnel
P-GW
Ø Các GTP tunnel để chuyển
số liệu UL và DL PCRF
PMIP S5/S8:
Ø Các luồng dịch vụ IP
PMIP S5/S8:
Ø Thông tin sắp xếp tunnel:
Ø Điều khiển các GTP tunnel và luồng dịch vụ IP Û GTP
các luồng dịch vụ IP S-GW
Ø Điều khiển di động S-GW
Các MME
Các S-GW
Ø Chuyển hướng gián tiếp số
MME liệu DL trong quá trình
S-GW chuyển giao (trong khuôn
Ø Các tunnel UP để chuyển số dạng S1-U), khi không có kết
liệu UL và DL nối trực tiếp giữa các
eNodeB

Các eNodeB

Hình 11.5. Các kết nối S-GW với các nút logic khác và các chức năng chính

Một S-GW có thể chỉ phục vụ một vùng địa lý cụ thể với một tập hữu hạn các
eNodeB và tương tự một tập hữu hạn các MME điều khiển vùng này. S-GW phải có khả
năng kết nối đến một P-GW bất kỳ trong toàn bộ mạng, vì P-GW sẽ không thay đổi còn
S-GW có thể được ấn định lại khi UE di chuyển. Đối với các kết nối liên quan đến một
547
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

UE, S-GW luôn luôn chỉ báo hiệu với một MME và tại một thời điểm UP chỉ ra một
eNodeB (ngoại trừ trường hợp chuyển hướng số liệu gián tiếp). Nếu một UE được phép
kết nối đế nhiều PDN (mạng số liệu gói) thông qua nhiều P-GW, thì S-GW cần kết nối
riêng đến các P-GW này. Nếu giao diện S5/S8 được xây dựng trên PMIP, S-GW sẽ nối
đến một PCRF đối với từng P-GW mà UE sử dụng.
Hình 11.4 cũng cho thấy trường hợp chuyển hướng số liệu gián tiếp trong đó số
liệu UP được chuyển hướng giữa các eNodeB thông qua các S-GW. Giao diện giữa các
S-GW không có tên đặc thù, vì khuôn dạng hoàn toàn giống như trên giao diện S1-U và
các S-GW liên quan có thể coi rằng chúng thông tin trực tiếp với một eNodeB. Đây cũng
sẽ là trường hợp khi xảy ra chuyển hướng số liệu trực tiếp với chỉ một S-GW, nghĩa là cả
hai eNodeB đều nối đến cùng một S-GW.

11.3.2.3. P-GW

Cổng mạng số liệu gói (P-GW là viết tắt của PDN-GW) là một router biên giữa
EPS và các mạng số liệu bên ngoài. Nó là một điểm neo di động mức cao nhất trong hệ
thống và thường hoạt động như một điểm nhập mạng IP đối với UE. Nó thực hiện các
chức năng mở cổng lưu lượng và lọc theo yêu cầu của dịch vụ. Tương tự như S-GW, các
P-GW có thể được khai thác ngay tại vị trí trung tâm của nhà khai thác.
Thông thường P-GW ấn định địa chỉ IP cho UE và UE sử dụng nó để thông tin với
các máy IP trong các mang ngoài (internet). Cũng có thể mạng ngoài nơi mà UE nối đến
sẽ ấn định địa chỉ IP cho UE sử dụng và P-GW truyền tunnel tất cả lưu lượng đến mạng
này. Địa chỉ IP luôn luôn được ấn định khi UE yêu cầu một kết nối PDN. Yêu cầu này
xẩy ra khi UE nhập mạng và có thể xẩy ra sau đó khi cần có một kết nối PDN mới. P-GW
thực hiện chức năng của một DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol: giao thức
lập cấu hình máy động) yêu cầu hoặc nó yêu cầu một DHCP server ngoài và chuyển địa
chỉ này đến UE. Tiêu chuẩn cũng hỗ trợ lập cấu hình tự động. Hoặc chỉ địa chỉ IPv4,
hoặc chỉ địa chỉ IPv6 hoặc cả hai được ấn định phụ thuộc vào nhu cầu và UE có thể thông
báo nó có muốn nhận địa chỉ (hoặc các địa chỉ) trong báo hiệu nhập mạng, hoặc nó có
muốn thực hiện cấu hình địa chỉ sau khi lớp liên kết đã được kết nối hay không.
P-GW bao gồm cả PCEF (Policy and Charging Enforcement Function: chức năng
thực thi chiến lược và tính cước), nghĩa là nó thực hiện các chức năng lọc và mở cổng
theo yêu cầu của các chính sách được thiết lập cho UE và dịch vụ tương ứng. Ngoài ra nó
thu thập và báo cáo thông tin tính cước liên quan.
Lưu lượng UP giữa P-GW và các mạng ngoài có dạng các gói IP thuộc các luồng
dịch vụ IP khác nhau. Nếu giao diện S5/S8 đến S-GW được xây dựng trên cơ sở GTP, thì
P-GW thực hiện sắp xếp các luồng số liệu IP lên các GTP tunnel (tương ứng với các
kênh mang). Nếu giao diện S5/S8 được xây dựng trên cơ sở PMIP, P-GW sắp xếp tất cả
các luồng dịch vụ IP thuộc UE từ mạng ngoài vào một GRE tunnel và tất cả các thông tin
điều khiển chỉ được trao đổi với PCRF. P-GW cũng có chức năng giám sát luồng số liệu
cho các mục đính thanh toán cũng như chặn theo luật.

548
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

P-GW là điểm neo di động mức cao nhất trong hệ thống. Khi UE chuyển dịch từ
một S-GW này đến một S-GW khác, các kênh mang phải được chuyển mạch bên trong P-
GW. P-GW sẽ nhận được một chỉ thị để chuyển mạch các luồng từ một S-GW mới.
Hình 11.6 cho thấy các kết nối của P-GW với các nút logic lân cận và các chức
năng chính của các giao diện này. Mỗi P-GW có thể được kết nối đến một hay nhiều
PCRF, S-GW và mạng ngoài. Đối với một UE liên kêt với P-GW cho trước, sẽ chỉ có
một S-GW nhưng có thể phải hỗ trợ nhiều kết nối đến nhiều mạng ngòai và tương ứng
đến nhiều PCRF nếu phải hỗ trợ kết nối đến nhiều PDN thông qua một P-GW.

Các mạng ngoài

Ø Các luồng IP của số liệu


người sử dụng
Các PCRF

PCRF P-GW
Ø Các yêu cầu điều khiển
chính sách và tính cước
Ø Các quy tắc PCC

Ø Điều khiển các tunnel UP


Ø Các tunnel UP để chuyển số
liệu UL và DL
PCC: Policy and Charging Control:
điều khiển chính sách và tính cước Các S-GW
S-GW

PCRF: Policy and Charging Rules Function: chức năng các quy tắc chính sách và tính cước.
Hình 11.6. Các kết nối của P-GW với các nút logic khác và các chức năng chính

11.3.2.4. PCRF

Chức năng các chính sách và tính cứơc tài nguyên (PCRF: Policy and Charging
Rules Function) là một phần tử mạng chịu trách nhiệm cho việc điều khiển chính sách và
tính cước (PCC: Plolicy and Charging Control). Nó quyết định cách xử lý các dịch vụ
theo QoS và cung cấp thông tin cho PCEF (Policy Control Enforcement Function: chức
năng điều khiển thực thi chiến lược và tính cước) trong P-GW và nếu áp dụng nó cũng
cung cấp thông tin cho BBERF (Bearer binding and event reporting function: chức năng
thiết lập ràng buộc kênh mang và báo cáo sự kiện) để có thể thiết lập các kênh mang và
chính sách tương ứng. PCRF là một bộ phận của chương trình khung PCC trong tiêu
chuẩn. PCRF là một server thường được đặt cùng với các phần tử của mạng lõi tại các
trung tâm chuyển mạch của nhà khai thác.

549
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thông tin do PCRF cung cấp cho PCEF được gọi là các quy tắc PCC. PCRF gửi
các quy tắc PCC mỗi khi cần thiết lập một kênh mang mới. Chẳng hạn khi UE khởi đầu
nhập mạng, thiết lập kênh mang được yêu cầu và một kênh mang mặc định đựơc thiết
lập. Sau đó thiết lập kênh mang được yêu cầu khi cần thiết lập một hay nhiều kênh mang
riêng. PCRF có khả năng cung cấp các quy tắc PCC theo yêu cầu hoặc từ P-GW hoặc từ
S-GW trong trường hợp PMIP giống như trong trường hợp nhập mạng. Nó cũng có thể
cung cấp các quy tắc PCC theo yêu cầu từ chức năng ứng dụng (AF: Application
Function) nằm trong miền dịch vụ. Trong kịch bản này, UE thông báo trực tiếp với Miền
dịch vụ (với IMS) và AF đẩy thông tin về QoS của dịch vụ đến PCRF, PCRF quyết định
PCC và đẩy các quy tắc PCC xuống P-GW và thông tin sắp xếp kênh mang xuống S-GW
trong trường hợp PMIP S5/S8. Sau đó các kênh mang EPC được thiết lập dựa trên các
thông tin này.
Các kết nối giữa PCRF và các nút khác được cho trên hình 11.7. Một PCRF có
thể liên kết với một hoặc nhiều AF, P-GW và S-GW. Mỗi két nối PDE của UE chỉ liên
kết với một PCRF.

Các AF

AF Các mạng ngoài

Ø Các yêu cầu điều khiển


chính sách và tính cước Các P-GW
P-GW

PCRF Ø Các yêu cầu điều khiển


chính sách và tính cước
Ø Các quy tắc PCC
Ø Các quy tắc PCC khi S5/
S8 là PMIP

Ø Các yêu cầu điều khiển QoS khi S5.S8 là PMIP Các S-GW
Ø Các quy tắc QoS để sắp xếp các luồng dịch vụ S-GW
IP vào GTP tunnel trong S1 khi S5/S8 là PMIP
Application Function: chức năng ứng dụng
Hình 11.7. Các kết nối của PCRF với các nút logic khác và các chức năng chính.

11.3.2.5. HSS

Server thuê bao nhà (HSS: Home Subscriber Server ) là một bộ lưu giữ số liệu
thuê bao cho tất cả số liệu cố định của người sử dụng (hồ sơ của người sử dụng). Nó cũng
ghi lại vị trí của người sử dụng ở mức nút điều khiển mạng nơi mà người sử dụng đang
làm khách, chẳng hạn MME. Đây là một cơ sở dữ liệu được bảo trì tại vị trí nhà khai thác
mạng nhà.

550
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HSS lưu bản sao chính của hồ sơ thuê bao chứa thông tin về các dịch vụ áp dụng
cho người sử dụng bao gồm cả thông tin về các kết nối PDN (Packet Data Network:
mạng số liệu gói) được phép và có được phép chuyển đến một mạng khác nào đó hay
không. Để hỗ trợ di động giữa các mạng truy nhập không phải 3GPP, HSS cũng lưu các
số nhận dạng của các P-GW hiện đang sử dụng. Khóa cố định được sử dụng để tính toán
các vectơ nhận thực được lưu trong trung tâm nhận thực (AuC: Authentication Center)
thường là một bộ phận của HSS. Các Vetơ nhận thực này đựơc gửi đến mạng nơi UE làm
khách để nhận thực người sử dụng và rút ra các khóa khác để mật mã và bảo vệ tính toàn
vẹn. Trong tất cả các báo hiệu liên quan đến chức năng này, HSS tương tác với MME.
HSS phải được nối đến tất cả các MME trong toàn bộ mạng nơi mà UE được quyền di
động. Đối với mỗi UE, các bản ghi của HSS sẽ chỉ ra một MME phục vụ tại một thời
điểm và ngay khi một MME mới báo cáo rằng nó sẽ phục vụ UE, HSS sẽ hủy vị trí từ
MME trước.

11.3.3. Các thủ tục tầng không truy nhập (NAS)

Các thủ tục tầng không truy nhập (NAS: Non Access Stratum) đặc biệt là các thủ
tục quản lý kết nối về cơ bản giống như UMTS. Thay đổi chính so với UMTS là EPS cho
phép móc nối một số thủ tục để thiết lập kết nối và các kênh mang nhanh hơn.
Hình 11.8 trình bày mô hình tầng truy nhập (AS: Access Stratum) và không truy
nhập (NAS: Non Access Stratum).

NAS Các thủ tục quản lý di


ESM ESM
(tầng không truy nhập) động và phiên
EMM EMM

AS
(tầng truy nhập)
LTE-Uu S1

UE eNodeB MME

AS: Access Stratum: tầng truy nhập, NAS: Non Access Stratum: tàng không truy nhập
Hình 11.8. Mô hình các tầng truy nhập (AS) và không truy nhập (NAS) .

Lớp con quản lý di động của mạng EPS (EMM: EPS Mobility Management) hỗ
trợ:
 Nhập và rời mạng của người sử dụng. Là bộ phận của quá trình đăng ký khi UE
bật hoặc tắt nguồn.
 Các thủ tục cập nhật vị trí. Thực hiện khi UE chuyển động hay định kỳ làm tươi
lại và cập nhật thông tin này trong MME

551
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Nhận thực tương hỗ giữa thuê bao và mạng


 Tích cực mật mã hóa và bảo vệ toàn vẹn
 Quản lý các trạng thái của UE: Detached (rời mạng), rỗi (Idle) và tích cực
(Active).
Lưu ý rằng thuật ngữ ‘quản lý di động’ không có nghĩa là di động vô tuyến (chuyển giao
giữa các ô) mà thực chất là quản lý vị trí thuê bao.
Lớp con quản lý phiên của EPS (ESM: EPS Session Management) hỗ trợ:
 Thiết lập kênh mang bao gồm cả đàm phán QoS
 Thay đổi và giải phóng kênh mang

MME tạo lập một UE context (ngữ cảnh UE) khi UE bật nguồn và đăng nhập
mạng. Nó ấn định một nhận dạng tạm thời duy nhất với tên gọi là Nhận dạng thuê bao di
động tạm thời SAE (S-TMSI) cho UE để nhận dạng UE context trong MME. UE context
này chứa thông tin thuê bao của người sử dụng được tải xuống từ HSS. Việc lưu giữ tại
chỗ số liệu thuê bao trong MME cho phép thực hiện các thủ tục như thiết lập kênh mang
nhanh hơn vì không cần hỏi HSS mỗi lần thực hiện các thủ tục. Ngoài ra UE context
cũng chứa thông tin động như danh sách các kênh mang được thiết lập và các khả năng
của đầu cuối.
Để giảm chi phí bổ sung trong E-UTRAN và xử lý trong UE, tất cả các thông tin
liên quan đến UE trong mạng truy nhập có thể bị giải phóng trong thời gian dài không
tích cực số liệu. Trạng thái này đựơc gọi là ECM-IDLE (EPS Connection Management
IDLE: quản lý kết nối EPS trạng thái rỗi). MME giữ lại UE context và thông tin liên quan
đến các kênh mang được thiết lập trong các thời gian rỗi nói trên.
Để mạng có thể tiếp xúc với một ECM-IDLE UE, UE cập nhật mạng vị trí mới
của nó mỗi lần nó di chuyển ra khỏi vùng theo bám (TA) hiện thời; thủ tục này được gọi
là cập nhật vùng theo bám (Tracking Area Update). MME chịu trách nhiệm theo bám vị
trí của người sử dụng khi UE trong trạng thái ECM-IDLE.
Khi cần chuyển số liệu xuống một ECM-IDLE UE, MME gửi bản tin tìm gọi đến
tất cả các eNodeB trong TA hiện thời của UE và các eNodeB sẽ tìm gọi UE trên giao
diện vô tuyến. Khi nhận được bản tin tìm gọi, UE thực hiện thủ tục yêu cầu dịch vụ và
thủ tục này chuyển UE vào trạng thái ECM-CONNECTED (ECM kết nối). Thông tin liên
quan đến UE được tạo lập trong E-UTRAN và các kênh mang được thiết lập. MME chịu
trách nhiệm để thiết lập lại các kênh mang vô tuyến và cập nhật UE context trong
eNodeB. Quá trình chuyển đổi các trạng thái này của UE được gọi là chuyển đổi rỗi sang
tích cực. Để đẩy nhanh chuyển đổi rỗi sang tích cực và thiết lập kênh mang, EPS hỗ trợ
móc nối các thủ tục NAS và AS (Access Stratum: tầng truy nhập) để tích cực kênh mang.
Giữa các giao thức NAS và AS tồn tại một quan hệ nhất định để cho phép các thủ tục này
hoạt động đồng thời chứ không lần lượt như trong UMTS. Chẳng hạn, thủ tục thiết lập
kênh mang có thể được thực hiện bởi mạng mà không đợi hoàn thành thủ tục an ninh.
MME chịu trách nhiệm cho các chức năng an ninh đối với cả báo hiệu và số liệu
người sử dụng. Khi một UE đăng nhập mạng, nhận thực tương hỗ của UE và mạng được

552
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thực hiện giữa UE và MME/HSS. Chức năng nhận thực này cũng thiết lập các khóa an
ninh sẽ sử dụng để mật mã hóa các kênh mang.

11.4. MẠNG TRUY NHẬP E-UTRAN

Mạng truy nhập của 4G LTE, E-UTRAN, chỉ có các eNodeB. Không có bộ điều
khiển chung trong E-UTRAN cho lưu lượng thông thường (không phải quảng bá) của
người sử dụng vì thế kiến trúc E-UTRAN được gọi là phẳng.
Hình 11.9 cho thấy các kết nối của eNodeB với các nút logic xung quanh và tổng
kết các chức năng chính trong các giao diện này. Trong tất cả các kết nối eNodeB có thể
nằm trong quan hệ: (1) một với nhiều hoặc (2) nhiều với nhiều. eNodeB có thể phục vụ
nhiểu UE trên vùng phủ của nó, tại một thời điểm nhưng mỗi UE chỉ được nối đến một
eNodeB. Khi cần thực hiện chuyển giao, eNodeB được nối đến các eNodeB lân cận nó.

Pun MME Pun S-GW

MME S-GW

Ø Quản lý di động
Ø Xử lý kênh mang Ø Các tunel cho UL và
Ø Thiết lập an ninh chuyển số liệu DL

Ø Quản lý tài nguyên vô tuyến


Ø Quản lý di động Ø Chuyển giao giữa các eNodeB
Ø Xử lý kênh mang Ø Chuyển hướng số liệu đường xuống
Ø Thiết lập an ninh khi chuyển giao
eNodeB
Ø Chuyển số liệu mặt phẳng
người sử dụng
Ø Đảm bảo an ninh và tối ưu hóa Các eNdeB khác
chuyển trên giao diện vô tuyến Các UE

Hình 11.11. Các kết nối của eNodeB đến các nút logic khác và các chức năng chính.

Hình 11.10 cho thấy các giao diện giữa eNodeB và các nút mạng. Thông thường
các eNodeB được nối với nhau qua giao diện X2 và nối đến EPC qua giao diện S1 trong
đó nối đến MME qua giao diện S1-MME và đến S-GW qua giao diện S1-U.

553
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MME/S-GW MME/S-GW

S1
S1

S1
S1

X2 E-UTRAN
eNodeB1 eNodeB3
X2
X2

eNodeB2

Hình 11.10. Các giao diện giữa eNodeB với các nút mạng khác.
Các MME và S-GW có thể được tổ chức thành các Pun, nghĩa là tập các nút này
sẽ được ấn định để phục vụ cho một tập các eNodeB cụ thể. Điều này có nghĩa là từ một
eNodeB có thể cần phải nối đến nhiều MME hay nhiều S-GW. Tính năng này được gọi là
tính linh hoạt của S1 (S1-flex: S1-flexity). S1-flex cho phép linh hoạt hơn khi kết nối
giữa các nút truy nhập và các nút gói (hình 11.11). Tuy nhiên tại một thời điểm, mỗi một
UE chỉ được phục vụ bởi một MME và một S-GW, và eNodeB này sẽ duy trì mối liên kết
này. Xét từ quan điểm eNodeB, mối liên kết này sẽ không bao giờ thay đổi, vì MME hay
S-GW chỉ có thể thay đổi khi xẩy ra chuyển giao giữa các eNodeB.

554
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MME MME
S-GW S-GW
Kết nối 1 S1
đến nhiều
eNodeB eNodeB eNodeB
eNodeB eNodeB

MME MME
MME MME
S-GW S-GW
S-GW S-GW
S1-flex S1

eNodeB
eNodeB eNodeB
eNodeB eNodeB eNodeB
eNodeB Vùng Pun 2
Vùng Pun 1

Hình 11.11. So sánh giữa kết nối một đến nhiều và S1-flex (kết nối nhiều đến nhiều)

Các giao thức hoạt động giữa các eNodeB và UE được gọi là các giao thức AS.
E-UTRAN chịu trách nhiệm cho tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến dưới
đây:
 Nén tiêu đề. Các tiêu đề của gói IP chiếm băng thông khá lớn nhất là đối với
VoIP, vì thế nén tiêu đề cho phép sử dụng hiệu suất giao diện vô tuyến
 An ninh. Tất cả các số liệu được phát trên giao diện vô tuyến đều phải được mật
mã hóa.
 Kết nối đến EPC. Bao gồm báo hiệu đến MME và đường truyền kênh mang đến
S-GW.
Tại phía mạng, tất cả các chức năng này đều được đặt trong eNodeB. Mỗi eNodeB
chịu trách nhiệm quản lý nhiều UE. Không như các công nghệ 2G và 3G, LTE tích hợp
chức năng của bộ điều khiển vô tuyến vào eNodeB. Điều này cho phép tương tác chặt chẽ
hơn giữa các lớp giao thức khác nhau của mạng truy nhập vô tuyến và nhờ vậy giảm
được trễ và tăng hiệu suất. Điều khiển phân tán như vậy loại bỏ được sự cần thiết phải có
một bộ điều khiển xử lý mạnh và độ sẵn sàng cao và cho phép giảm giá thành cũng như
tránh được “các điểm sự cố đơn”. Ngoài ra vì LTE không hỗ trợ chuyển giao mềm nên
không cần thiết phải có một chức năng kết hợp số liệu tập trung trong mạng.
Một hệ lụy của thiếu một nút điều khiển tập trung là khi UE chuyển dịch, mạng
phải chuyển giao tất cả các thông tin liên quan đến UE, nghĩa là UE context cùng với số
liệu được nhớ đệm từ một eNodeB này sang một eNodeB khác.
Một tính năng quan trọng của giao diện S1 liên kết mạng truy nhập với mạng lõi là
S1-flex. Đây là một khái niệm trong đó nhiều nút của mạng lõi (các MME/S-GW) có thể
phục vụ một vùng địa lý chung được kết nối bởi một mạng dạng lưới đến một tập các
eNodeB trong vùng này. Như vậy một eNodeB có thể được phục vụ bởi nhiều MME/S-

555
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

GW giống như trong trường hợp eNodeB 2 trên hình 11.3. Tập các nút MME/S-GW phục
vụ một vùng chung được gọi là vùng Pun MME/S-GW. Khái niệm này cho phép các UE
trong các ô được điều khiển bởi một eNodeB được chia sẽ giữa nhiều nút của mạng CN,
vì thế đảm bảo khả năng chia tải và đồng thời loại bỏ điểm sự cố đơn đối với các nút CN.
Thông thường UE context đựơc duy trì với cùng một MME chừng nào UE còn nằm trong
vùng Pun.

11.5. CÁC KIẾN TRÚC CHUYỂN MẠNG VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC MẠNG

Mạng được vận hành bởi một nhà khai thác trong một quốc gia đựơc gọi là mạng
di động công cộng mặt đất (PLMN: Public Land Mobile Network). Chuyển mạng là quá
trình xấy ra khi một người sử dụng được phép nối đến các PLMN khác với PLMN mà
người này trực tiếp đăng ký.

11.5.1. Chuyển mạng giữa các mạng 4G LTE/SAE

Trong kiến trúc này, người sử dụng chuyển mạng được nối đến E-UTRAN, MME
và S-GW của một mạng LTE/SAE khách. Tuy nhiên LTE/SAE cho phép sử dụng P-GW
của hoặc mạng khách hoặc mạng nhà. Sử dụng P-GW mạng nhà cho phép người sử dụng
truy nhập các dịch vụ của nhà khai thác mạng nhà thậm chí khi người này đang ở mạng
khách. P-W trong mạng khách cho phép chuyển đến Internet trong mạng khách.
Hình 11.12 cho thấy kiến trúc hỗ trợ các trường hợp chuyển mạng với P-GW
mạng nhà. Trong thí dụ này, người sử dụng đăng ký đến “mạng a” nhưng lại đang ở vùng
phủ sóng của “mạng khách b”. Trường hợp này xẩy ra khi người sử dụng đang di động
tại một nước khác hay trong trường hợp chuyển mạng trong nước giữa hai nhà khai thác.
Trong các trường hợp chuyển mạng này, một phần phiên được xử lý bởi mạng khách.
Quá trình này bao gồm sự hỗ trợ của mạng truy nhập E-UTRAN, xử lý báo hiệu phiên
bởi MME và định tuyến mặt phẳng người sử dụng thông qua các nút S-GW địa phương.
Nhờ MME và S-GW địa phương, mạng khách có thể thiết lập và gửi đi các biên lai cước
đến nhà khai thác mạng nhà của thuê bao dựa trên khối lượng số liệu được truyền và chất
lượng dịch vụ được ấn định.
Tuy nhiên vì đầu cuối không đăng ký thuê bao với mạng khách, MME phải liên
kết với HSS của mạng nhà để tối thiểu là lấy thông tin an ninh đặc thù cho thuê bao cần
thiết cho nhận thực và mật mã. Trong kiến trúc chuyển mạng này, tuyến của phiên đi qua
P-GW của mạng trên giao diện S8 để có thể áp dụng các quy tắc chính sách và tính cước
trong mạng nhà tương ứng với các thông số đăng ký cua rngười sử dụng.
S8 trong mô hình này hỗ trợ cả truyền báo hiệu và số liệu giữa S-GW khách và P-
GW mạng nhà. Quy định này thực chất được xây dựng dựa trên giao diện Gp được định
nghĩa trong kiến trúc chuyển mạng lõi 2G và 3G UMTS giữa SGSN khách và GGSN
nhà.

556
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HSS
HSS PCRF
PCRF

Gx
Rx

SGi Các dịch vụ IP


P-GW của nhà khai thác
(IMS…)
HPLMN (mạng a)

VPLMN (mạng b)

S5
MME
S11
S1-MME

LTE Uu S1-U S-GW

UE có mạng a là nhà
E-UTRAN
HPLMN: Home Public Land Mobile Network: mạng di động mặt đát công cộng nhà, VPLMN:
Visitor Public Land Mobile Network: mạng di động mặt đất công cộng khách.
Hình 11.12. Kiến trúc chuyển mạng với P-GW trong mạng nhà

Tóm lại, trong kiến trúc này mạng khách cung cấp kết nối truy nhập (bao gồm
các thủ tục báo hiệu phiên cơ sở được hỗ trợ bởi MME với hỗ trợ của HSS), còn mạng
nhà vẫn cung cấp truy nhập đến mạng ngoài kể cả đến các dịch vụ dựa trên IMS.
Trong kiến trúc này P-GW nhà đóng vai trò neo vì thế lưu lượng vẫn phải định
tuyến qua P-SW nhà. Trong trường hợp S-GW khách cách xa P-GW nhà định tuyến này
không hiệu quả, nên để tối ưu hóa định tuyến tránh truyền vòng qua mạng nhà chuẩn
3GPP cho phép định tuyến lưu lượng qua P-GW khách. Trường hợp này được gọi là
truyền xuyên tại chỗ (Local Breakout) được minh họa trên hình 11.13. Trong trường hợp
này cả P-GW VÀ S-DW đêu thuộc mạng khách. PCRF nhận chính sách QoS và thông tin
điều khiển tính cước qua giao diện S11.

557
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

HSS PCRF

HPLMN (mạng a)
S9

VPLMN (mạng b)

PCRF
S6
Gx
Rx

Các dịch vụ IP
SGi của nhà khai thác
P-GW
(IMS…)

MME
S8
S11
S1-MME

LTE Uu
S1-U
S-GW

UE có mạng
a là nhà E-UTRAN

Hình 11.13. Kiến trúc chuyển mạng với P-GW trong mạng khách

11.5.2. Tương tác và di động với các mạng khác

EPS cũng hỗ trợ tương tác và di động với các mạng sử dụng các công nghệ truy
nhập (RAT: Radio Access Technologies) khác như GSM, UMTS, cdma2000 và
WiMAX.

11.5.2.1. Kiến trúc tương tác và di động với 2G/3G

Kiến trúc tương tác với các mạng 2G và 3G GPRS/UMTS được cho trên hình
11.14. Trong kiến trúc này S-GW hoạt động như là một neo di động cho tương tác với
các công nghệ 3GPP như GSM và UMTS. Kiến trúc này đưa ra hai giao diện: S3 và S4.
Giao diện S3 hỗ trợ trao đổi thông tin về người sử dụng và kênh mang giữa SGSN và
MME, vì khi này UE đang chuyển từ một kiểu truy nhập đến một kiểu truy nhập khác.
Chẳng hạn các thông tin về ngữ cảnh người sử dụng và các kênh mang được trao đổi giữa
hai nút để MME phục vụ mới hay SGSN có thế nhận được tất cả các thông tin cần thiết
liên quan đến phiên đang xầy ra. Giao diện S3 được xây dựng dựa trên giao diện Gn
được thiết kế cho kiến trúc lõi gói 2G/3G để hỗ trợ di động giữa các nút SGSN. Giao diện
S4 liên quan đến mặt phẳng người sử dụng. S4 hỗ trợ truyền gói giữa SGSN và S-GW,

558
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

trong đó S-GW đáng vai trò điểm neo trong kiến trúc EPC. Nhì từ SGSN, S-GW có vai
trò rất giống với SGSN. Vì thế S4 được xây dựng dựa trên giao diện Gn được định
nghiữa cho các nút SGSN và GGSN của lõi gói 2G/3G.

Các mạng Các dịch vụ


ngoài
Rx SGi

EPC
Gx SAE
PCRF P-GW GW HSS

S6d (Gr)
S5/S8 S6a
Gxc S4
(chỉ khi S5/S8 S16
S-GW S11
trong PMIP)
SGSN
MME S10
S3

S1-U S1-MME S12 Iu-PS Gb/Iu-PS

UTRAN GERAN
E-UTRAN
Iur RNC
BSC
eNodeB Iub
Abis

X2 NodeB BTS

Uu Giao diện vô
LTE Uu
tuyến GERAN

UE

Hình 11.14. Kiến trúc hệ thống 4G LTE/SAE tương tác với các mạng 3GPP khác

11.5.2.2. Kiến trúc tương tác với các mạng không phải 3GPP

Hình 11.15 trình bày kiến trúc cung cấp kết nối IP đến lõi gói phát triển (EPC)
bằng cách sử dụng kiểu truy nhập không phải 3GPP. Kiến trúc này không phụ thuộc vào
công nghệ truy nhập, vì thế nó được áp dụng cho các kiểu truy nhập khác nhau như WiFi,
WiMAX và cdma 2000. Trên hình 11.15 (hình giữa và hình bên phải) ta thấy có hai mô
hình hỗ trợ các mang truy nhập không phải 3GPP: mô hình tin tưởng và mô hình không
tin tưởng. Mạng truy nhập không phải 3GPP tin tưởng là mạng truy nhập không phải
3GPP có khả năng thực hiện đặc tả kiến trúc an ninh 3GPP R8 dành cho các mạng truy

559
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

nhập không phải 3GPP. Các thủ tục an ninh này được thực hiện trên giao tiện STa. Mạng
truy nhập không tin tưởng là mạng không đáp ứng đựơc yêu cầu trên, thường là mạng
cdma2000 hoặc một mạng WLAN nội bộ của một nhà kinh doanh nào đó.
Trong kiến trúc truy nhập đến mạng không phải 3GPP được tin tưởng, P-GW phục
vụ như là một neo đảm bảo di động liên tục đến các mạng không phải 3GPP như
cdma200, WiMAX hay Wifi. P-GW cũng có thể hỗ trợ một giao diện dựa trên PMIP
(Proxy Moblie Internet Protcol: IP di động đại diện). Về phía đầu cuối, hầu như không có
thay đổi ngoại trừ phải bổ sung thêm không nhiều một số thích ứng phần mềm. Còn về
phía mạng một số nút và một số giao diện mới được bổ sung để hỗ trợ các kiểu truy nhập
không phải 3GPP. Nút AAA (Authentication, Authorization and Accounting: nhận thực,
trao quyền và thanh toán) sẽ hỗ trợ cho điều khiển nhận thực và truy nhập dựa trên các
giao thức của IETF nhưng sử dụng các thông tin được lưu trong 3GPP UICC (UMTS IC
card trong UE) để nhận thực đầu cuối đầu cuối với các đầu cuỗi không phải 3GPP
(WLAN chẳng hạn). Vì thế AAA server phải truy nhập đến HSS qua giao diện SWx để
nhận thông tin liên quan đến đăng ký thuê bao và các vectơ nhận thực. Giao diện STa
giữa 3GPP AAA server và mạng truy nhập đựơc tin tưởng được định nghĩa cho mục đích
truyền tải thông tin về nhận thực, trao quyền và tính cước một cách an ninh. Mô hình này
không cần S-GW và MME. Quản lý vị trí đầu cuối do mạng truy nhập không phải 3GPP
chịu trách nhiệm và báo hiệu phiên gói cũng không cần sự hỗ trợ của 3GPP EPC (ngoại
trừ việc cung cấp thông tin an ninh 3GPP). Đối với điểm truy nhập 802.11 Wifi, liên kết
người sử dụng (quá trình trong đó đầu cuối Wifi kết nối đến một điểm truy nhập), các
tính năng an ninh cũng như các giao thức vô tuyến được chính điểm truy nhập xử lý.
Ngoài mô hình tin tưởng, chuẩn cũng đinh nghĩa một mô hình khác cho mạng truy
nhập không tin tưởng. Mô hình này đựơc trình bầy trên hình bên phải của hình 11.13. Thí
dụ về trường hợp này có thể là một cơ sở kinh doanh nào đó triển khai một WLAN cho
sử dụng nội bộ nhưng muốn có kết nối 3GPP cho một số khách hàng. Trong trường hợp
này, để kết nối giữa WLAN và 3GPP cần đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của hạ tầng
3GPP. Đối với mô hình không tin tưởng, nút EPDG (Evolved Packet Data Gateway:
cổng số liệu gói tăng cường) được bổ sung. EPDG có nhiệm vụ thiết lập tunnel an ninh
để truyền số liệu của người sử dụng với đầu cuối sử dụng IPsec và lọc lưu lượng bất hợp
pháp.

560
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các dịch vụ
Các mạng
ngoài

SGi Rx

EPC
SAE GW S6b
SWx
P-GW
3GPP SWd
S6a Gx PCRF AAA
S5/S8 Gxb

S11
S10 Gxc SWm
MME S-GW S2b
EPDG

Gxa

S1-MME S1-U S2a STa SWn SWa

E-UTRAN Truy nhập không Truy nhập


phải 3GPP tin không phải
eNodeB tưởng 3GPP không
X2
tin tưởng

LTE Uu SWu

Người sử dụng

UE

Ký hiệu:
AAA: Authentication, Authorization and Account: Nhận thực, trao quyền và thanh toán
EPDG: Evolved Packet Data Gateway: Cổng số liệu gói phát triển.
Hình 11.15. Kiến trúc hệ thống 4G LTE/SAE tương tác với các mạng không phải
3GPP khác

11.5.2.3. EPC trong vai trò hỗ trợ các mạng truy nhập không phải 3GPP

Để hỗ trợ các mạng truy nhập không phải 3GPP, EPC có thể một số chức năng bổ
sung so với các cấu hình trước đây. Các thay đổi chính xẩy ra trong P-GW, PCRF, HSS
và cả trong S-GW cho các giao diện S8, S2a/S2b. Ngoài ra một số các phần tử mới được
bổ sung như ePDG (Evolved Packet Data Gateway: cổng số liệu gói phát triển) và AAA
(Authentication, Authorization and Accounting: Nhận thực, trao quyền và thanh toán).
Kiến trúc AAA chứa AAA server và có thể có cả các AAA đại diện (AAA Proxy) cho

561
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

các trường hợp chuyển giao. Hình 11.16 cho thấy các kết nối AAA và các chức năng
cho các mạng truy nhập không phải 3GPP.
P-GW là điểm neo di động cho các mạng truy nhập không phải 3GPP. Đối với
PMIP được xây dựng trên các giao diện S2a và S2b, P-GW điều khiển chức năng LMA
(Local Mobility Anchor: neo di động địa phương) giống như đối với các giao diện
S5/S8. Ngoài ra HA (Home Agent: tác nhân nhà) cho chế độ Client MIPv4 FA (Foreign
Agent: tác nhân ngoài) trong S2a cũng đặt trong P-GW. Quan hệ giữa P-GW và các
mạng không phải 3GPP là nhiều đến nhiều. P-GW cũng đưa ra giao diện với AAA server
và qua đó nối đến HSS. Giao diện này được sử dụng để báo cáo về P-GW đựơc lựa chọn
với HSS để P-GW này có thể đảm bảo di động giữa các mạng truy nhập không phải
3GPP. Mỗi P-GW có thể kết nối đến nhiều AAA server.

Ø Trao quyền sử dụng mạng truy nhập


Các HSS Ø Thông tin nhận thực
Ø Hồ sơ thuê bao
Ø Thông tin về mạng phục vụ và
P-GW được chọn

Ø Cập nhật địa chỉ P-GW


Ø Nhận thực và trao quyền Ø Đại diện các chức năng Các AAA Proxy
cho S2c trong các giao diện AAA
3GPP với các mạng truy nhập
AAA
Server
Ø Trao quyền sử dụng mạng
Ø Trao quyền sử dụng mạng truy nhập
truy nhập Ø Nhận thực
Ø Nhận thực Ø Nhận thực Ø Hồ sơ thuê bao
Ø Hồ sơ thuê bao (tùy chọn)

Các mạng truy nhập Các mạng truy nhập


không phải 3GPP tin không phải 3GPP Các EPDG
tưởng không tin tưởng
AAA Server: Authentication, Authorization and Accounting Server: server nhận thực,
trao quyền và tính cước, AAA Proxy: đại diện AAA., EPDG: Envolved Packet Data
Gateway: cổng số liệu gói phát triển.
Hình 11.16. Các kết nối AAA và các chức năng cho các mạng truy nhập không phải
3GPP

PCRF hỗ các giao diện PCC cho các mạng truy nhập không phải 3GPP. Gxa
được sử dụng cho giao diện đến các mạng không phải 3GPP. Chỉ Gxa là được đặc tả chi
tiết trong R8. Các chức năng của giao diện Gxa cũng giống như các chức năng trong giao
diện Gxc. Trong trường hợp này chức năng BBEF sẽ được đặt trong mạng truy nhập
không phải 3GPP và nó sẽ nhận các chỉ thị từ PCRF về cách xử lý các chức năng kênh
mang cho các luổng IP trên giao diện S2a.
EPDG là một nút riêng để điều khiển kết nối giữa các mạng và UE khi một mạng
truy nhập không phải 3GPP được nối đến EPC. Vì mạng truy nhập không đựơc tin tưởng,
nên chức năng chính là đảm bảo an ninh. EPDG thiết lập một IPsec tunnel đến UE qua

562
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

mạng truy nhập 3GPP không đựơc tin tưởng bằng báo hiệu IKEv2 (Internet Key
Exchange: giao thức trao đổi khóa được sử dụng để thiết lập liên kết an ninh trong giao
thức IPsec) trên giao diện SWn. Trong giao dịch báo hiệu này nhận thực EAP-AKA
(Extencible Authentication Protocol for UMTS Authentication and Key Agreement: giao
thức nhận thực khả mở rộng để nhận thực và thoả thuận khóa của UMTS) được thực
hiện và để thực hiện điều này EPDG báo hiệu với AAA server qua giao diện SWm.
Trong khi giao diện SWa là kết nối logic giữa UE và EDPG, thì SWn là giao diện tại lớp
thấp hơn giữa UE và EPDG và mạng truy nhập không phải 3GPP không được tin tưởng.
Các đặc tả R8 không gỉa thiết là EPDG sẽ báo hiệu với PCRF cho các chức năng PCC,
nhưng kiến trúc đã chứa giao diện giao diện Gxb cho mục đích này.
Giao diện SWa giống như STa có nhiệm vụ truyền tải thông tin về nhận thực, trao
quyền và tính cước một cách an ninh.
3GPP AAA server có thể là một AAA Proxy (AAA đại diện) trong mạng khách
thực hiện các chức năng AAA do 3GPP định nghĩa. AAA server hoạt động giữa các
mạng truy nhập HSS để tạo lập context cho UE mà nó phục vụ và có thể lưu giữ một số
thông tin của chúng cho việu sử dụng sau này. Như vậy, AAA server hợp nhất báo hiệu
từ các mạng truy nhập khác nhau vào một giao diện SWx duy nhất đến HSS và kết cuỗi
các giao diện đặc thù truy nhập A6b, STa, SWm và SWa. Vai trò quan trong nhất của
AAAserrver là nhận thực EAP-AKA thông qua các mạng truy nhập không phải 3GPP.
Nó kiểm tra tính xác thực của người sử dụng và thông báo kết quả cho mạng truy nhập.
Trong giai đoạn này trao quyền sử dụng mạng truy nhập cũng đựơc thực hiện. Phụ thuộc
vào kiểu mạng truy nhập, AAA server cũng có thể chuyển hồ sơ đăng ký thuê bao đến
mạng truy nhập để nó phục vụ UE tốt hơn. KhiUE không còn đựơc phục vụ bởi một
mạng truy nhập không phải 3GPP, AAAserrver tham gia vào quá trình lọai bỏ kiên kết
UE trong HSS.
HSS thực hiện các chức năng giống như đối với các mạng 3GPP khác. Nó lưu giữ
bản hồ sơ thuê bao chính cũng như khóa an ninh trong bộ phận AuC của nó và khi được
yêu cầu, nó cung cấp số liệu hồ sơ và các vectơ nhận thực sẽ được sử dụng trong UE
thông qua kết nối của các mạng không phải 3GPP. Một bổ sung so với các mạng truy
nhập 3GPP là các mạng truy nhập không phải 3GPP không có giao diện tại mức mạng
truy nhập nên cần lưu P-GW đựơc lựa chọn trong HSS và mỗi khi UE di động trong
mạng truy nhập không phải 3GPP thông tin này sẽ nhận được từ HSS. HSS sẽ không biết
được các kiểu mạng truy nhập vì AAA server kết cuối các giao diện đặc thù chu các
mạng này và HSS chỉ thấy được một giao diện SWx. Mặt khác hồ sơ thuê bao lưu trong
HSS phải phản ảnh được các nhu cầu của tất cả các kiểu mạng truy nhập.

11.6. CÁC TRẠNG THÁI DI ĐỘNG VÀ KẾT NỐI LTE

Có hai tập trạng thái được định nghĩa cho UE dựa trên thông tin được lưu trong
MME:
 Các trạng thái quản lý di động EPS (EMM: EPS Mobility Management)

563
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Các trạng thái quản lý kết nối EPS (ECM: EPS Connection Management)

11.6.1. Các trạng thái EMM

Các trạng thái quản lý di động EPS (EMM) bao gồm hai trạng thái sau:

 Hủy đăng ký (hoặc không đăng ký) EMM (EMM-DEREGISTERD):


 Trong trạng thái này MME không lưu giữ thông tin vị trí của UE, MME có thể lưu
giữ một vài ngữ cảnh UE khi UE chuyển vào trạng thái này (chẳng hạn để tránh
yêu cầu nhận thực và thỏa thuận khóa AKA trong các thủ tục đăng nhập)
 Nhập mạng thành công và các thủ tục cập nhật vùng theo bám (TAU: Tracking
Area Update) dẫn đến chuyển đổi vào trạng thái đăng ký EMM (EMM-
REGISTERED)

 Đăng ký EMM (EMM-REGISTERED):


 Trong trạng thái này MME lưu giữ thông tin vị trí của UE với độ chính xác ít
nhất tại mức TA
 Trong trạng thái này UE thực hiện các thủ tục TAU (Tracking Area Update: cập
nhật vùng theo bám) , trả lời các bản tin tìm gọi và thực hiện thủ tục yêu cầu dịch
vụ, nếu có số liệu đường lên để truyền
 Rời mạng (DETACH) dẫn đến chuyển vào trạng thái hủy đăng ký EMM.

Hình 11.17 cho thấy các chuyển đổi trạng thái EMM.

Nhập mạng (Attach)

Hủy đăng ký EMM (hoặc


không đăng ký) Đăng ký EMM
(EMM DEREGISTERED) (EMM REGISTERED)

Rời mạng (Detach)


Hình 11.17. Chuyển đổi các trạng thái EMM

11.6.2. Các trạng thái ECM và LTE RRC

Các trạng thái quản lý kết nối bao gồm hai trạng thái sau:
 ECM rỗi (ECM IDLE):
 Trong trạng thái này không có báo hiệu giữa UE và mạng và không có ngữ cảnh
của UE được lưu trong E-UTRAN
 Vị trí của UE được biết với độ chính xác đến mức TA
 Quản lý di động được thực hiện bằng cập nhật TA

 ECM kết nối (ECM Connected):

564
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Trong trạng thái này có báo hiệu giữa UE và MME thông qua kết nối RRC giữa
UE với E-UTRAN và kết nối S1 giữa UE và MME
 Vị trí của UE được biết đến độ chính xác mức ô
 Di động được quản lý bởi chuyển giao

Mô hình kết hợp giữa các trạng thái ECM và RRC mô tả trên hình 11.18.

Thiết lập kết nối S1


ECM ECM
IDLE giải phóng kết nối S1 CONNECTED

Thiết lập kết nối RRC


RRC RRC
IDLE giải phóng kết nối RRC CONNECTED

S1

UE eNodeB MME

Hình 11.18. Chuyển đổi giữa các trạng thái ECM và RRC.

Hình 11.19 cho thấy các chuyển đổi giữa các trạng thái ECM và EMM.

Bật nguồn Đăng ký (nhập mạng) Giải phóng do không


tích cực
Ø Ấn định C-RNTI, S_TMSI
Ø Gải phóng kết nối RRC
Ø Ấn định các địa chỉ IP
Ø Giải phóng C-RNTI
Ø Nhận thực
Ø Lập cấu hình DRX cho tìm gọi
Ø Thiết lập ngữ cảnh an ninh

EMM hủy đăng ký EMM đăng ký EMM đăng ký


(hoặc chưa đăng ký) ECM kết nối ECM rỗi
ECM rỗi

Hủy đăng ký (rời mạng) Lưu lượng mới


Thay đổi PLMN
Ø Thiết lập kết nối RRC
Ø Giải phóng C-RNTI, S-TMSI Ø Ấn định C-RNTI
Ø Giải phóng các địa chỉ IP
Ø Giải phóng S-TMSI
Ø Giải phóng các địa chỉ IP
Tạm dừng để cập nhật
TA định kỳ

Hình 11.111. Chuyển đổi giữa các trạng thái ECM và EMM

565
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 11.1 tổng kết các trạng thái EMM và ECM.

Bảng 11.1. Tổng kết các trạng thái EMM và ECM.


EMM_Deregistered Ngữ cảnh mạng: không có
+ ECM_Idle Các nhận dạng được ấn định: IMSI
Vị trí UE: mạng không biết
Di động: Chọn PLMN/ô
Tích cực vô tuyến của UE: không
EMM_Registered Ngữ cảnh mạng: tất cả các thông tin cho phát/thu đang
+ ECM_Connected tiếp diễn
Các nhận dạng được ấn định: IMSI, S-TMSI, các địa chỉ
IP, C-RNTI
Vị trí UE: mạng biết tại mức ô
Di dộng: chuyển giao được điều khiển bởi mạng
Tích cực vô tuyến của UE: đường xuống có/không có
DRX, đường lên có /không có DTX
EMM_Registered Nội dung mạng: các khóa an ninh cho phép nhanh chóng
+ ECM_Idle chuyển sang ECM-Connected
Các số nhận dạng được ấn định: IMSI, S-TMSI, các địa
chỉ IP
Vị trí UE: mạng biết tại mức TA (danh sách TA)
Di động: chọn ô
Tích cực vô tuyến của UE: đường xuống DRX cho tìm
gọi, đường lên không có.

Bảng 11.2 so sánh quản lý di động và quản lý kết nối giữa 3G UMTS và
LTE/SAE.

Bảng 11.2. So sánh quản lý di động và quản lý kết nối giữa 3G UMTS và LTE/SAE.
3G UMTS LTE/SAE
Quản lý kết nối
Nhập mạng GPRS Đăng ký EMM
Ngữ cảnh PDP Kênh mang EPS
Kênh mang truy nhập vô tuyến Kênh mang vô tuyến + kênh mang S1
Quản lý di động
Vùng định vị Không liên quan (không có CS)
Vùng định tuyến Vùng theo bám
Chuyển giao (DCH) và chọn lại ô (PCH) Chuyển giao khi RRC kết nối
khi RRC kết nối
RCN che dấu mạng lõi về di động Mạng lõi nhìn thấy tất cả các chuyển giao

566
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.7. KIẾN TRÚC GIAO THỨC LTE/SAE

Trong phần này ta sẽ xét kiến trúc giao thức của LTE/SAE.

11.7.1. Mặt phẳng người sử dụng, UP

Từ góc độ mạng không dây (bao gồm cả mạng lõi và mạng truy nhập) mặt phẳng
không chỉ gồm số liệu của người sử dụng như các gói thoại hoặc nội dung Web mà còn
cả các báo hiệu liên quan đến dịch vụ ứng dụng như SIP hay RTCP. Mặc dù được coi là
thông tin điều khiển của các lớp ứng dụng, báo hiệu mức cao được truyền qua mặt phẳng
người sử dụng.
Mặt phẳng người sử dụng đầu cuối đầu cuối được mô tả trên hình 11.20 từ thiết bị
đầu cuối đến server ứng dụng. Trên hình vẽ này ta thấy lớp ứng dụng chỉ tồn tại trong
thiết bị đầu cuối và server ứng dụng và được xây dựng dựa trên truyền tải IP. Các gói ứng
dụng được định tuyến qua P-GW trước khi đến nơi nhận. Trong thí dụ này, lớp ứng dụng
có thể bao gồm một tập lớn giao thức như các giao thức truyền tải đầu cuối đầu cuối
(chẳng hạn TCP hay UDP) và RTP (Real Time Protcol) để truyền tải số liệu cũng như
các giao thức báo hiệu mức ứng dụng (SIP, SDP, RTCP,…).

Ứng dụng Ứng dụng

IP IP IP
IP

PDCP GTP-U
PDCP GTP-U GTP-U GTP-U
L2 L2

RLC RLC UDP/IP UDP/IP UDP/IP UDP/IP

MAC MAC L2 L2 L2 L2

L1 L1
L1 L1 L1 L1 L1 L1

LTE Uu S1-U S5/S8 SGi


Server
eNodeB S-GW P-GW ứng dụng

GTP-U (GPRS Tunnelling Protocol for User Plane: giao thức truyền tunel GPRS cho mặt phẳng
người sử dụng): để truyền tunel số liệu của người sử dụng giữa eNodeB và S-GW cũng như giữa
S-GW và P-GW, MME điều khiển thiết lập tunel mặt phẳng người sử dụng và thiết lập các kênh
mang giữa eNodeB và S-GW, UDP/IP là các giao thức mạng đường trục được sử dụng để định
tuyến số liệu của người sử dụng và báo hiệu điều khiển.
Hình 11.20. Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người sử dụng

567
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

L1 và L2 trên hình vẽ tương ứng với các giao diện vật lý và liên kết số liệu của các
giao diện của mạng cố định S1, S5 và SGi. Đối với các lớp này, chuẩn EPS hoàn toàn
linh hoạt và đưa ra nhiểu tùy chọn phù hợp các mạng IP.
Trong thời gian một phiên, định tuyến gói từ P-GW đến UE có thể phải trải qua
nhiều thay đổi khi UE di động: chẳng hạn thay đổi eNodeB phục vụ, thay đổi S-GW có
thể xảy ra khi truyền luồng video hoặc duyệt Web.
Để giải quyết di động UE, có thể sử dụng MIP hoặc GTP. 3GPP chọn giải pháp
GTP. Cũng giống như MIP, mỗi khi eNodeB thay đổi nút phục vụ, các nút phục vụ hay
P-GW được cập nhật và thiết lập tunnel đến nút phục vụ mới. Tất cả các gói IP cho UE
đều được đóng bao trong một giao thức đặc thù EPC và được truyền tunnel giữa P-GW
và eNodeB đến UE. Các giao thức truyền tunnel khác nhau được sử dụng trên các giao
diện khác nhau. Giao thức truyền tunnel đặc thù 3GPP được gọi là GTP (GPRS
tunnelling Protcol: giao thức truyền tunnel GPRS) được sử dụng trên các giao diện S1 và
S5/S8.
Trong định nghĩa của 3GPP, truyền tunnel cho số liệu người sử dụng được đảm
bảo bởi lớp GTP (GPRS Tunnelling Protocol: giao thức truyền tunnel GPRS) đã có trong
chuẩn 2G GPRS. Giao thức này gồm hai phần:
 Phần mặt phẳng người sử dụng (GTP-U): đảm bảo đóng và tháo báo số liệu của
người sử dụng giữa hai nút
 Phần mặt phẳng điều khiển (GTP-C): được sử dụng trong EPC để đảm bảo tất cả
các thủ tục, các bản tin quản lý tunnel (thiết lập, thay đổi và giải phong tunnel) và
quản lý vị trí (trao đổi thông tin di động của người sử dụng giưa hai nút).

Hình 11.21 cho thấy các đóng bao của GTP. Gói IP được bổ sung thêm tiêu đề
GTP (chứa các số nhận dạng đầu cuối tunnel và số trình tự GTP PDU tùy chọn) để phía
thu có thể nhận dạng gói truyền liên quan đến tunnel nào. Gói được đóng bao GTU được
truyền giữa hai điểm cuối của tunnel bằng các sử dụng ngăn xếp UDP/IP truyền thống.

20 byte 8 byte 8 byte

Tiêu đề IP Tiêu đề UDP Tiêu đề GTP Tiêu đề IP Tải tin

Các lớp truyền tải GTP


Gói IP gốc
Hình 11.21. Quá trình đóng bao GTP (sử dụng IPv4 để truyền tải GTP)

Nếu lấy truyền số liệu VoIP làm thí dụ, ‘gói IP gốc’ có độ dài khoảng 72 byte
(gồm 20 byte tiêu đề IP, 8byte tiêu đề UDP, 12 byte tiêu đề RTP và 32 byte tiếng được
mã hóa AMR 12,2kbps). Như vậy chi phí cho truyền tunnel GTP trên các giao diện
truyền tải là 36 byte chiếm 33% toàn bộ gói: quá lớn.

568
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tuy nhiên tại phần vô tuyến bức tranh này hoàn toàn khác. Không còn truyền GTP
tunnel nữa và các tiêu đề của gói IP gốc giảm đáng kể nhờ nén tiêu đề trong giao thức
PDCP.
Thiết lập tunnel là một bộ phận của thiết lập phiên. Đối với một UE cho trước,
mạng tạo lập nhiều tập các tunnel như là các kênh mang EPS hay các PDP context. Quá
trình truyền tunnel hoàn toàn trong suốt đối với đầu cuối và server ứng dụng vì mục đích
của nó chỉ để cập nhất tuyến trung gian giữa các nút mạng EPC và mạng E-UTRAN.
Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người sử dụng trên giao diện vô tuyến của E-
UTRAN trên hình 11.21 được tô đậm. Nó bao gồm các lớp và lớp con sau đây:
 PDCP (Packet Data Convergence Protcol: giao thức hội tụ số liệu gói): đảm bảo
nén tiêu đề giao thức và thực hiện mật mã hoá số liệu
 RLC (Radio Link Control: điều khiển liên kết vô tuyến): chịu trách nhiệm truyền
số liệu tin cậy, lớp con của lớp 2
 MAC (Medium Access Control: điều khiển môi trường): chịu trách nhiệm lập biểu
và phát lại nhanh, lớp con của lớp 2
 PHY: lớp vật lý.

Các lớp con này đều kết cuối tại eNodeB.


Giống như mô hình OSI, giao diện vô tuyến của E-UTRAN bao gồm lớp 1 truyền
thống (lớp vật lý) được thực hiện bởi phần PHY, lớp 2 (hay lớp liên kết số liệu) được hỗ
trợ bởi các phần RLC và MAC.
Việc phân tách lớp 2 xuất phát từ sự cần thiết phải thiết kế một mô hình linh hoạt
và đủ chung để đáp ứng được các thay đổi và phát triển trong lớp vật lý.
Đây là lý do mà các chức năng lớp 2 thuần túy độc lập với các khía cạnh vật lý
của giao diện (chẳng hạn truyền số liệu tin cậy và truyền gói theo thứ tự) được đặt vào
lớp RLC riêng, trong khi đó các chức năng phụ thuộc môi trường (như lập biểu hay
HARQ) lại là một bộ phận của MAC.

11.7.2. Mặt phẳng điều khiển, CP

Mặt phẳng điều khiển (CP: Control Plane) tương ứng với các luổng báo hiệu của
E-UTRAN và EPC. Chẳng hạn CP bao gồm tất cả báo hiệu RRC (Radio Resource
Control) của E-UTRAN (để hỗ trợ các chức năng như quản lý kênh mang vô tuyến, di
động vô tuyến và tìm gọi người sử dụng) và báo hiệu NAS (Non Access Stratum) liên
quan đến các chức năng và các dịch vụ độc lập với công nghệ truy nhập. NAS bao gồm:
 EMM (EPS Mobility Management: quản lý di động EPS). Giao thức chịu trách
nhiệm xử lý di động UE trong hệ thống với các chức năng nhập, rời mạng và cập
nhật vị trí (TAU: Tracking Area Update) trong chế độ rỗi. Lưu ý rằng chuyển giao
trong chế độ kết nối được xử lý bởi lớp thấp hơn, nhưng EMM đóng vai trò tích
cực lại UE trong chế độ rỗi. EMM còn có các chức năng khác như nhận thực, bảo

569
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

vệ nhận dạng UE (ấn định nhận dạng tạm thời GUTI cho UE) và điều khiển các
chức năng an ninh lớp NAS như mật mã và bảo vệ toàn vẹn.
 ESM (EPS Session Management: quản lý phiên EPS). Giao thức này được sử
dụng để xử lý các kênh mang giữa UE và MME cũng như các thủ tục quản lý kênh
mang E-UTRAN.

Tóm lại EMM (EPS Mobility Management: quản lý di động EPS) và SM (Session
Management: quản lý phiên) chịu trách nhiệm các thủ tục báo hiệu giữa UE và MME của
EPC cho phiên và quản lý kênh mang, điều khiển an ninh và nhận thực EPS.
Hình 11.22a mô tả ngăn xếp giao thức CP. hình 11.22b mô tả ngăn xếp giao thức
giữa UE và MME. Ngăn xếp dừng tại MME vì các giao thức mức đỉnh kết cuối tại MME.

a) Ngăn xếp giao thức CP của LTE/SAE


eNodeB

X2-AP
MME
UE
eNodeB SCTP
NAS NAS
GTP-C
S1 IP
X2
RRC RRC -AP -AP S1-AP
L2
UDP
PDCP PDCP SCTP SCTP
L1
RLC RLC IP IP IP

MAC MAC L2 L2 L2
X2C
L1 L1 L1 L1 L1

S10

LTE Uu S1-MME

b) Ngăn xếp giao thức CP giữa UE và MME

NAS NAS
Chuyển tiếp
RRC RRC S1-AP
S1-AP
PDCP PDCP SCTP SCTP

RLC RLC IP IP

MAC MAC L2 L2

L1 L1 L1 L1

LTE Uu S1-MME
UE eNodeB MME

NAS: giao thức NAS hỗ trợ các chức năng quản lý di động và tích cực kênh mang cua rmặt
phẳng người sử dụng, SCTP: Stream Control Transmission Protocol: Giao thức truyền dẫn điều
khiển luồng.

570
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hình 11.22. Ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển.

Các giao thức tầng truy nhập trên giao diện vô tuyến được biểu thị bằng vùng tô
đậm. Các lớp thấp hơn thực hiện các chức năng giống như đối với mặt phẳng người sử
dụng với ngoại trừ là không có chức năng nén tiêu đề trong mặt phẳng điều khiển.
Giao thức RRC thuộc lớp 3 trong ngăn xếp giao thức tầng truy nhập. Đây là chức
năng điều khiển chính trong tầng truy nhập, chịu trách nhiệm thiết lập các kênh mang vô
tuyến và lập cấu hình tất cả lớp dưới bằng cách sử dụng báo hiệu RRC giữa các eNodeB
và UE. Cũng như UP, trên giao diện vô tuyến, CP sử dụng cùng ngăn xếp PDCP, RLC và
PHY để truyền tải RRC và báo hiệu NAS. RLC, MAC và PHY hỗ trợ cùng các chức
năng cho cả CP và UP.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thông tin của UP và CP được truyền như
nhau. Một số kênh mang vô tuyến có thể được thiết lập giữa UE và mạng, mỗi kênh
mang tương ứng với một sơ đồ truyền dẫn, bảo vệ vô tuyế và xử lý ưu tiên đặc thù.

11.8. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ CÁC KÊNH MANG EPS

11.8.1. Chất lượng dịch vụ và các kênh mang

Trường hợp điển hình, các ứng dụng có thể hoạt động trong UE tại mọi thời điểm,
mỗi ứng dụng có các yêu cầu QoS khác nhau. Chẳng hạn UE có thể tham gia và một cuộc
gọi VoIP trong khi đồng thời đang duyệt một trang web hay tải xuống một file FTP. VoIP
có các yêu cầu đối với QoS chặt hơn xét về trễ và Jitter trễ so với duyệt web và tải FTP,
trong khi đó các dịch vụ sau lại yêu cầu tỷ lệ thất thoát gói thấp hơn. Để hỗ trợ nhiều yêu
cầu QoS, các kênh mang khác nhau được thiết lập trong EPS, mỗi kênh liên kết với một
QoS.
Nói rộng hơn, các kênh mang có thể được phân vào hai lọai dựa trên tính chất của
QoS mà nó cần đảm bảo:
 Các kênh mang có tốc độ bit tối thiểu được đảm bảo (GBR: Guaranteed Bit
Rate). Các kênh mang này có thể được sử dụng cho các ứng dụng như VoIP. Các
kênh mang này có một giá trị GBR liên kết và tài nguyên truyền dẫn riêng được
ấn định cho nó (chẳng hạn bởi chức năng điều khiển cho phép trong eNdeB) tại
thời điểm thiết lập hoặc thay đổi kênh mang. Nếu có tài nguyên khả dụng, tốc độ
bit cao hơn có thể được cấp phát cho kênh mang GBR. Trong trường hợp này,
thông số tốc độ bit cực đại (MBR: Maximum Bit Rate) liên kết với kênh mang
GBR sẽ thiết lập giới hạn trên của tốc độ bit mà kênh mang GBR có thể cung cấp.
 Các kênh mang không phải GBR. Các kênh mang này không đảm bảo bất kỳ tốc
độ bit nào. Các kênh mang này có thể được sử dụng cho các ứng dụng như duyệt
web hay chuyển FTP. Đối với các kênh mang này, không có tài nguyên băng
thông cố định nào được ấn định cho nó. Không tốc độ bit cực đại nào được định

571
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

nghĩa cho kênh mang không phải GBR, tuy nhiên AMBR (Aggregate Maximum
Bit Rate: tốc độ bit cực đại tổng) được quy định cho tất cả các kênh mạng không
phải GBR của một UE.

Trong mạng truy nhập, trách nhiệm của eNodeB là đảm bảo QoS yêu cầu hay một
kênh mang trên giao diện vô tuyến. Mỗi kênh mang có một Số nhận dạng loại QoS liên
kết (QCI: QoS Class Identifier) và một Mức ưu tiên ấn định và sử dụng (ARP: Allocation
and Retention Priority).
Mỗi QCI được đặc trưng bởi mức ưu tiên, quỹ trễ gói và tỷ lệ mất gói cho phép.
Nhãn của QCI cho một kênh mang quyết định cách xử lý kênh trong eNodeB. Chuẩn chỉ
định nghĩa hơn chín QCI để các nhà cung cấp máy có thể hiểu được các đặc tính dịch vụ
và cung cấp xử lý tương ứng bao gồm cả quản lý hàng đợi, chiến lược kiểm soát và tạo
điều kiện. Nhờ vậy nhà khai thác LTE có thể nhận được cách xử lý lưu lượng đồng nhất
trên toàn bộ mạng không phụ thuộc vào các nhà sản xuất các thiết bị của eNodeB. Tập
các QCI chuẩn và các đặc tính của nó (PCRF trong EPS có thể lựa chọn các đặc tính này)
được cho trong bảng 11.3. Bảng QCI đặc tả các giá trị đối với xử lý ưu tiên, quỹ trễ cho
phép và tỷ lệ mất gói cho từng nhãn QCI.

Bảng 11.3. Các số nhận dạng loại QoS chuẩn đối với LTE (3GPP TS 23.203)
QCI Kiểu tài Ưu tiên Quỹ trễ Tỷ Thí dụ dịch vụ
nguyên gói (ms) lệ lỗi
gói
1 GBR 2 100 10-2 Thoại hội thoại
2 GBR 4 150 10-3 Video hội thoại (truyền luồng trực tiếp)
3 GBR 3 50 10-3 Trò chơi thời gian thực
4 GBR 5 300 10-6 Video không hội thoại (truyền luồng
nhớ đệm)
5 Không 1 100 10-6 Báo hiệu IMS
GBR
6 Không 6 300 10-6 Video (luồng nhớ đệm)
GBR Dựa trên TCP (WWW, e-mail, chat,
FTP, chia sẻ file p2p*, progressive
video**,…)
7 Không 7 100 10-3 Thoại, video (luồng trực tiếp), trò chơi
GBR tương tác

8 Không 8 Video (luồng nhớ đệm)


-6
GBR 300 10 Dựa trên TCP (WWW, e-mail, chat,
9 Không 9 FTP, chia sẻ file p2p*, progressive
GBR video**,…)

572
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

* p2p: peer to peer: đồng cấp


** video với quét dòng lần lượt (không xen dòng)
Mức ưu tiên và quỹ trễ gói (và mức độ nhất định tỷ lệ mất gói) từ nhãn QCI quyết
định cấu hình RLC và các thức bộ lập biểu xử lý gói phát trên kênh mang trong MAC
(xét về khía cạnh chính sách lập biểu, chính sách quản lý hàng đợi và chính sách tạo dạng
tốc độ). Chẳng hạn một gói có mức ưu tiên cao có thể được lập biểu trước một gói có
mức ưu tiên thấp hơn. Đối với các kênh mang có tỷ lệ mất gói thấp, chế độ công nhận
(AM: Acknowledged Mode) có thể được sử dụng trong lớp giao thức RLC để đảm bảo
rằng các gói được chuyển thành công trên giao diện vô tuyến.
ARP (Allocation and Retention Priority: Mức ưu tiên ấn định và sử dụng) của một
kênh mang được sử dụng để điều khiển cho phép cuộc gọi: để quyết định có thiết lập
kênh mang theo yêu cầu hay không trong trường hợp nghẽn vô tuyến. Nó cũng điều
khiển ưu tiên giành trước kênh mang đối với yêu cầu thiết lập kênh mang mới. Sau khi
đã được thiết lập thành công, ARP của kênh mang sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào lên
xử lý chuyển gói mức kênh mang (chẳng hạn đối với lập biểu và điều khiển tốc độ). Xử
lý chuyển gói sẽ chỉ được quyết định bởi các thông số QoS khác mức kênh mang như
QCI, GBR và MBR.
Một kênh mang EPS phải đi quan nhiều giao diện (hình 11.23) như: giao diện
S5/S8 từ P-GW đến S-GW, giao diện S1 từ S-GW đến eNodeB và giao diện vô tuyến
(giao diện LTE Uu) từ eNodeB đến UE. Trên từng giao diện, kênh mang EPS được sắp
xếp lên một kênh mang mức thấp hơn và mỗi kênh mang mức thấp này lại có một số
nhận dạng kênh mang riêng. Mỗi nút phải theo rõi ràng buộc giữa các ID kênh mang trên
các giao diện khác nhau.
Kênh mang S5/S8 truyền tải các gói của kênh mang EPS giữa P-GW và S-GW. S-
GW lưu giữ chuyển đổi một-một giữa kênh mang S1 và kênh mang S5/S8. Kênh mang
này được nhận dạng bởi ID tunnel GTP trên cả hai giao diện.

Lớp dịch vụ/ứng dụng

Các luồng dịch vụ số liệu UL Các luồng dịch vụ số liệu DL

UL-TFT DL-TFT
UL-TFT RB-ID DL-TFT S5/S8-TEID
RB-ID S1-TEID S1-TEID S5/S8-TEID

UE eNodeB S-GW P-GW


Kênh mang vô Kênh mang S1 Kênh mang S5/S8
tuyến (RB)
TFT: Traffic Flow Template: khuôn mẫu luồng lưu lượng

573
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

RB-ID: Radio Bearer ID: nhận dạng kênh mang vô tuyến


TEID: Tunnelling End ID: nhận dạng điểm cuối tunnel
UL: Uplink: đường lên; DL: Downlink: đường xuống
Hình 11.23. Các kênh mang 4G LTE/SAE trên các giao diện khác nhau

Kênh mang S1 truyền tải các gói của kênh mang EPS giữa S-GW và eNodeB.
Kênh mang vô tuyến truyền tải các gói của kênh mang EPS giữa UE và eNdeB,
eNodeB lưu giữ chuyển đổi một một giữa ID kênh mang vô tuyến và kênh mang
S1 để tạo lập chuyển đối giữa hai kênh mang này.
Các gói IP được sắp xếp (chuyển đổi) đến cùng một kênh mang EPS sẽ nhận được
cùng một xử lý chuyển gói mức kênh mang (cùng chính sách lập biểu, chính sách quản lý
hàng đợi, chính sách tạo dạng tốc độ, cấu hình RLC). Để đảm bảo QoS mức kênh mang
khác nhau, cần thiết lập kênh mang EPS riêng cho từng luồng QoS và cần lọc các gói IP
của người sử dụng vào các kênh mang EPS khác nhau.
Quá trình lọc gói và các kênh mang khác nhau được xây dựng trên cơ sở các
khuôn mẫu luồng lưu lượng (TFT: Traffic Flow Template). Các TFT sử dụng thông tin
của tiêu đề IP như các địa chỉ nguồn gửi, nơi nhận và các số cửa TCP (giao thức điều
khiển truyền dẫn) để lọc các gói như VoIP từ lưu lượng duyệt web để có thể phát đi các
kênh mang tương ứng với QoS. UL TFT (TFT đường lên) được liên kết với từng kênh
mang trong UE sẽ lọc các gói IP vào các kênh mang EPS trên đường lên. DL TFT (TFT
đường xuống) trong P-GW cũng là một tập các bộ lọc gói đường xuống tương tự.
Khi đăng nhập mạng, UE được P-GW ấn định một địa chỉ IP và ít nhất một kênh
mang được thiết lập. Kênh mang này được gọi là kênh mang mặc định, nó được thiết lập
trong suốt thời gian tồn tại kết nối PDN (mạng số liệu gói) để đảm bảo UE luôn được kết
nối IP đến PDN. MME sẽ ấn dịnh các giá trị thông số QoS mức kênh mang ban đầu của
kênh mang mặc định dựa trên số liệu thuê bao nhận được từ HSS. PCEF có thể thay đổi
các giá trị này khi tương tác với PCRF hay theo cấu hình địa phương. Các kênh mang bổ
sung được gọi là các kênh mang riêng cũng có thể được thiết lập tại một thời điểm bất kỳ
trong thủ tục nhập mạng hoặc sau khi đã hoàn thành thủ tục này. Kênh mang riêng có thể
là kênh mang GBR hoặc không GBR (kênh mang mặc định luôn luôn là kênh mang
không GBR vì nó luôn luôn được thiết lập). Sự khác biệt giữa kênh mang mặc định và
các kênh mang riêng nằm ở chỗ kênh mang này phải trong suốt đối với mang truy nhập
(E-UTRAN). Mỗi kênh mang có một QoS liên kết và nếu nhiều kênh mang được thiết
lập cho một UE, thì mỗi kênh mang cũng phải được liên kết với các TFT tương ứng. Các
kênh mang riêng phải được thiết lập bởi mạng, chẳng hạn hoặc khởi động từ IMS hoặc
theo yêu cầu của UE. Các kênh mang riêng đối với UE có thể được cung cấp bởi một hay
nhiều P-GW.
P-GW nhận các giá trị thông số QoS mức kênh mang đối với các kênh mang riêng
từ PCRF và chuyển chúng đến S-GW. MME chuyển trong suốt các giá trị nhận được từ
S-GW trên điểm tham chuẩn S11 đến E-UTRAN.

574
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.8.2. Các thủ tục thiết lập kênh mang

Phần này sẽ mô tả thí dụ về thủ tục thiết lập kênh mang đầu cuối đầu cuối trên các
nút mạng sử dụng chức năng đã được trình bầy trong các phần trước.
Luồng thiết lập kênh mang điển hình được thể hiện trên hình 11.24. Mỗi bản tin
được mô tả như sau.
Khi một kênh mang được thiết lập, các kênh mang trên mỗi giao diện được thiết
lập.
PCRF gửi đi bản tin “Cung cấp quyết định PCC” (PCC: Policy and Charging
Control: điều khiển chính sách và tính cước) đến P-GW để chỉ thị QoS yêu cầu đối với
kênh mang. P-GW sử dụng chính sách QoS này để ấn định các thông số QoS mức kênh
mang. Sau đó P-GW gửi đi bản tin “Yêu cầu tạo lập kênh mang riêng” đến S-GW, bản
tin này bao gồm QoS và UL TFT sẽ sử dụng trong UE và S-GW.
S-GW chuyển bản tin Yêu cầu tạo lập kênh mang riêng (gồm QoS, UL TFT và ID
kênh mang S1) đến MME (bản tin 3 trên hình 11.24).
Sau đó MME xây dựng một tập thông tin cấu hình quản lý phiên bao gồm UL TFT
và nhận dạng kênh mang EPS. MME đặt thông tin này vào bản tin “Yêu cầu thiết lập
kênh mang” rồi gửi đến eNodeB (bản tin 4 trên hình 11.17). Cấu hình quản lý phiên là
thông tin NAS vì thế được gửi trong suốt qua eNodeB đến UE.
Yêu cầu thiết lập kênh mang cũng cung cấp QoS của kênh mang cho eNodeB;
thông tin này được eNodeB sử dụng để điều khiển thiết lập cuộc gọi và để đảm bảo QoS
cần thiết bằng các lập biểu tương ứng các gói IP của người sử dụng. eNodeB chuyển đổi
QoS EPS vào QoS kênh mang vô tuyến. Sau đó nó gửi đi bản tin “Lập cấu hình kết nối
RRC” (gồm QoS kênh mang vô tuyến, cấu hình quản lý phiên và nhận dạng kênh mang
vô tuyến của EPS) đến UE để thiết lập kênh mang vô tuyến (bản tin 5 trên hình 11.17).
Bản tin Lập cấu hình kêt nối RRC chứa tất cả các thông số cấu hình cho giao diện vô
tuyến. Đây là các thông số chủ yếu để lập cấu hình lớp 2 (các thông số PDCP, RLC và
MAC).
Các bản tin 6 đến 10 là các bản tin trả lời tương ứng để khẳng định là các kênh
mang đã được lập cấu hình đúng.

575
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

UE eNodeB MME S-GW P-GW PCRF

1. Cung cấp quyết định PCC


(PCC Decision Provision)
(A)
2. Yêu cầu tạo lập kênh mang riêng
(Create Dedicated Beare Request)

3. Yêu cầu tạo lập kênh mang riêng


(Create Dedicated Bearer Request)

4. Yêu cầu thiết lập kênh mang


(Bearer Setup Request)

5. Lập lại cấu hình kết nối RRC


(RRC Connection Reconfiguration)
6. Hoàn thành lập lại cấu hình kết nối RRC
(RRC Connection Reconfiguration Complete)

7. Trả lời thiết lập kênh mang


(Bearer Setup Response)
8. Trả lời tạo lập kênh mang riêng
(Create Dedicated Bearer Response)

9. Trả lời tạo lập kênh mang riêng


(Create Dedicated Bearer Response)

10. Báo nhận cung cấp


(B) (Provision Ack)

Hình 11.24. Thí dụ về luồng bản tin để thiết lập một kênh mang trong 4G LTE/SAE

11.9. NHẬP MẠNG

Nhập mạng là một quá trình quan trọng trong đó đầu cuối đăng ký đến mạng để
thuê bao được phép khởi xướng hoặc thu nhận các phiên thông tin vào. Chỉ sau khi đăng
ký mạng thành công, người sử dụng mới được quyền truy nhập mạng trừ trường hợp khnr
cấp.
Nhập mạng thường được thực hiện khi đầu cuối bật nguỗn và nó dựa trên nhiều cơ
chế khác nhau trong mạng và trong đầu cuối.

11.9.1. Đăng ký

11.9.1.1. Thủ tục đăng ký

Đăng ký của người sử dụng là quá trình bắt buộc để thuê bao có thể nhận được
dịch vụ từ mạng. Khái niệm vể việc có khả năng ‘thu dịch vụ’ không chỉ đề cập đến khả
năng thuê bao thiết lập thoại hay phiên số liệu hay bất kỳ một phiện đa phương tiện hay
576
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

dịch vụ kiểu “ có mặt’ (Presence) mà còn bao hàm cả khả năng thuê bao tham gia vào
phiên kết cuối được tại người sử dụng. Ngoại trừ các cuộc gọi khẩn, chỉ sau phi qua được
đăng ký, thuê bao mới có thể trao đổi được số liệu của người sử dụng. Mặc dù là một tính
năng cần thiết, các cuộc gọi khẩn không được coi là một dịch vụ thực sự (theo thuật ngữ
của nhà khai thác) cần phải đăng ký và tính cước.
Tóm lại đăng ký phục vụ cho bốn mục đích chính sau:

 Nhận thực tương hỗ giữa người sử dụng và mạng. Để đầu cuối có thể tin tưởng
mạng mà nó nối đến và cũng để mang tin tưởng đầu cuối dx trả tiền cho các dịch
vụ àm người sử dụng sử dụng
 Ấn định nhận dạng tạm thời. Sử dụng nhận dạng tạm thời cho phép duy trì tín bảo
mật của nhận dạng riêng của người sử dụng (IMSI: International Mobile
Subscriber Identity)
 Đăng ký vị trí của người sử dụng. Để mạng biết được vị trí hiện thời cua rngười sử
dụng và có thể tìm gọi UE khi có yêu cầu phiên kết cuối tại người sử dụng (phiên
vào).
 Thiết lập một kênh mang mặc định. Để đảm bảo kết nối liên tục (đây là điểm mới
của các mạng EPS).

Hình 11.25 mô tả quá trình trao đổi báo hiệu và các thủ tục trong quá trình đăng
ký.
Quá trình đăng khi luôn đựơc khởi xướng bởi chính UE khi nó được bật nguồn
hay khi nó bị mất sóng trong một khoảng thời gian nào đó và cần đăng ký lại.
Sau thủ tục truy nhập ngẫu nhiên, UE giử yêu cầu nhập mạng đến MME (yêu cầu
này chứa nhận dạng UE). Nhận dạng này có thể là IMSI hay nhận dạng tạm thời S-TMSI
(SAE-Temporary Mobile Subscriber Identity)
Vì IMSI là nhận dạng duy nhất cho từng thuê bao, nên từ góc độ an ninh nó là
thông tin quan trọng vì thế cần tránh truyền nó trực tiếp. Bằng cách giám thính IMSI, kẻ
tấn công có thể theo dõi đựơc vị trí thuê bao, sự di chuyển và họa động của thuê bao, xác
định được nhà khai thác và nước chủ nhà của thuê bao. Đây là lý do mà các thủ tục NAS
sử dụng nhận dạng tạm thời S-TMSI tối đa thay cho IMSI. Mạng ấn định S-TMSI mỗi
khi UE chưa có nó và giá trị này thường xuyên đựơc đổi mới.
Sau khi nhận được số nhận dạng của người sử dụng, quá trình AKA
(Authethication and Key Agreeeement: nhận thực và thuả thuận khóa) đựơc thực hiện.
Vì đây là nhập mạng được thực hiện lần đầu sau khi bật nguồn, nên MME cần cập
nhật HSS để HSS đăng ký MME hiện thời tương ứng với thuê bao (được nhận dạng bởi
IMSI). Đến lượt mình HSS cung cấp cho MME thông tin thuê bao (gồm cả các quy định
QOS và giới hạn truy nhập) để MME điều khiển và giới hạn yêu cầu ngữ cảnh số liệu do
UE khởi xướng.
Một nhiệm vụ của thủ nhập mạng là MME phải tạo lập môt kênh mang mặc định
để sau khi thủ tục đăng ký này kết thúc đầu cuối có thể khởi xứơng chẳng hạn đăng ký

577
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

IMS. Khả năng đăng ký nhóm này không có trong GPRS và 3G UMTS vì hai hệ thông
này phân tách riêng hai thủ tục.
S-GW và PDW hỗ trợ kênh gói này sẽ do MME chọn (giống như trong kiến trúc
3GUMTS GGSN do SGSN chọn). Kênh mamg mặc định được thiết lập bằng cách sử
dụng thủ tục thiết lập kênh mạng vô tuyên (Radio Bearer Establishment). Để hiệu quả
hơn, eNodeB gửi bản in yêu cầu đến MME để trả lởi bản tin chấp nhận nhập mạng
(Attach Accept) từ MME. Bản tin chấp nhận nhập mạng có thể chứa S-TMSI ấn định cho
UE khi UE chưa có số nhận dạng hay cần đổi mới S-TMSI.
Kết quả của toàn bộ thủ tục đăng ký là UE nhận được địa chỉ IP (do P-GW ấn định
trong thủ tục tạo lập kênh mạng và thông báo cho UE trong thủ tục tiếp nhận nhập mạng)
và kết nối hoàn toàn với mạng IP bên ngoài hay miền IMS.

578
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S6
S1- HSS
MME MME S11
S1-U S5 Gx

UE eNodeB S-GW P-GW PCRF

EMM_Deregistered

Thủ tục truy nhập


ngẫu nhiên

RRC_Connected
Yêu cầu nhập mạng (nhận dạng người sử dụng)
Attach Request

ECM_Connected

Nhận thực
(thủ tục AKA)
Cập nhật vị trí (IMSI)

Chèn số liệu thuê bao


(IMSI, số liệu thuê bao= APN mặc định, các giới hạn vùng theo bám )

Công nhận chèn số liệu thuê bao

Công nhận cập nhật vị trí


Yêu cầu tạo lập kênh mang
(IMSI, kiểu RAT, QoS mặc định, th.tin địa chỉ PDN) Yêu cầu tạo lập kênh mang
(IMSI, …,IP/IEID của S-GW S5)
Tương tác PCRF
Trả lời tạo lập kênh mang
(địa chỉ PDN, IP/TEID của P-GW, QoS theo PCRF)
Trả lời tạo lập kênh mang
(địa chỉ PDN, IP/TEID của S-GW-S1u, QoS...)
Chấp nhận nhập mạng (S-TMSI, th.tin an ninh, địa chỉ
PDN, IP/TEID của S-GW S1u)

Yêu cầu thiết lập RB (Chấp nhận nhập mạng)

Trả lời thiết lập RB ( hoàn thành nhập mạng)


Hoàn thành nhập mạng
(IP/TEID của eNodeB cho S1U)
Yêu cầu cập nhật kênh mang
(IP/TEID của eNodeB cho S1U)
EMM_Registered Trả lời cập nhật kênh mang
ECM-Connected

Hình 11.25. Quá trình đăng ký của thuê bao

579
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.9.1.2. Lựa chọn P-GW

Lựa chọn P-GW là một quá trình quan trọng được MME hỗ trợ trong quá trình
đăng ký thuê bao. Quá trình này dựa trên khái niệm APN (Access Point Name: trên điểm
truy nhập) cũng đã được sử dụng trong 3G UMTS. Vai trò của APN là nhận dạng cổng
mà thuê bao sẽ truy nhập đến để nhận được kết nối IP. Để vậy APN là một số nhận dạng
duy nhất của P-GW đối với mạng nhà cũng như mạng khách trong trường hợp chuyển
mạng. Từ góc độ triển khai mạng, nhà khai thác có thể sử dụng khái niệm này một cách
hết sức đơn giản bằng cách định nghĩa một APN trong mạng của mình để cung cấp kết
nối cho tất cả các thuê bao của mình. Một cách khác, có thể cho phép nhiều APN tương
ứng với truy nhập đến mạng internet công cộng, đến các dịch vụ IP do nhà khai thác
cung cấp như truyền luồng hoặc thông tin dựa trên Web hay truy nhập đến một mạng
intranet an ninh.
Trong quá trình thiết lập phiên, MME chịu trách nhiệm chọn P-GW. Đây là một
quá trình phức tạp liên quan đến nhiều trường hợp và phải xét đến thông tin hay các yêu
cầu từ thuê bao cũng như thông tin đăng ký thuê bao do MME cung cấp.

11.9.2. Giải phóng S1

Sau khi nhập mạng (Attach), UE được đặt trong trạng thái EMM_Registered
(EMM đăng ký). Kênh mang mặc định được ấn định (RRC-Connected + ECM-
Connected) thậm chí có thể không phát hoặc thu số liệu. Nếu thời gian UE trong trạng
thái không tích này cực dài, các tài nguyên điều khiển cho phép cần được giải phóng để
chuyển vào (RRC_Idle+ ECM_Idle) bằng thủ tục giải phóng S1. Thủ tục giải phóng S1
này có thể được khởi động bởi eNodeB hoặc MMM (hình 11.26).

580
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S1-MME MME S11


S1-U S5

UE eNodeB S-GW P-GW

EMM-Registered
ECM-Connected

Yêu cầu giải phóng S1


Yêu cầu cập nhật kênh mang
Giải phóng các tài nguyên eNodeB S1u
Trả lời cập nhật kênh mang
Lệnh giải phóng S1
Giải phóng kết nối RRC
Công nhận giải phóng kết nối RRC
Hoàn thành giải phóng S1

EMM-Registered

ECM-Idle

Hình 11.26. Giải phóng kết nối S1

11.9.3. Hủy đăng ký

Thủ tục hủy đăng ký là quá trình ngược với thủ tục đăng ký đã xét ở trên. Sau khi
thục tục này đã được thực hiện, đầu cuối sẽ không còn truy nhập đến mạng nữa. Về cơ
bản tồn tại hai thủ tục hủy đăng ký (hay thủ tục rời mạng theo thuật ngữ của 3GPPP):
 Rời mạng tường minh. Hoặc mạng hoặc đầu cuối khởi xướng thủ tục hủy đăng
ký. Tại phía đầu cuối, thủ tục này có thể xẩy ra do tắt nguồn. Tại phía mạng thủ
tục này có thể xẩy ra do nhà khai thác loại bỏ khách hàng khỏi danh sách.
 Rời mạng ẩn tàng. Xẩy ra khi đầu cuối và mạng mất liên lạc trong một khoảng
thời gian nào đó, từng phía coi rằng đăng ký không còn hiệu lực nữa. Rời mạng ẩn
tàng là một thủ tục cần thiết để mạng không phải duy trì ngữ cảng và tài nguyên
cho các thuê bao mà đầu cuối của của họ đã biến mất khỏi mạng do không có phủ
sóng hay một nguyên nhân nào đó mà rời mạng tường minh không thể thực hiện.
Hình 11.27 mô tả thí dụ về rời mạng được khởi xướng bởi đầu cuối.

581
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S6

MME S11 HSS


S1 S5 SGi
IP

UE eNodeB S-GW P-GW

EMM_Registered

Thủ tục truy nhập


ngẫu nhiên

RRC_Connected

Yêu cầu rời mạng Yêu cầu rời mạng


Yêu cầu xóa kênh mang
Yêu cầu xóa kênh mang
Trả lời xóa kênh mang
Trả lời xóa kênh mang
Chấp nhận rời mạng
Chấp nhận rời mạng
Lệnh giải phóng S1

Giải phóng tài


nguyên vô tuyến

Hoàn thành giải phóng S1


Loại bỏ UE

Đồng ý loại bỏ UE

RRC_Idle+ECM_Idle

EMM_Deregistered

Hình 11.27. Thí dụ hủy đăng ký khởi xướng bởi UE

11.10. CÁC PHIÊN THÔNG TIN

11.10.1. Thiết lập phiên

Phần này sẽ trình bày các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết lập phiên. Giả
thiết rằng UE đã bật nguồn và đã đăng ký thành công với P-GW.
Do tính chất ‘luôn bật’ (Always-on) của EPS, phiên được thiết lập trong LTE/SAE
khác với thiết lập cuộc gọi chuyển mạch kênh. Vì thế phần này sẽ trình bày hai kiểu thủ
tục:

582
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Yêu cầu dịch vụ. Thủ tục này được UE sử dụng để yêu cầu mạng kênh mang vô
tuyến. Quá trình này tương ứng với chuyển đổi trạng thái UE từ rỗi (IDLE) vào
tích cực (ACTIVE) nghĩa là người sử dụng tiếp tục lại phiên số liệu hay tích cực
một dịch vụ mới.
 Tích cực kênh mang riêng. Tương ứng với tích cực một dịch vụ khi đầu cuối
nằm trong chế độ ACTIVE (tích cực).

11.10.2. Yêu cầu dịch vụ

Hình 11.28 mô tả các bứơc khác nhau của yêu cầu dịch vụ do người sử dụng khởi
xướng. Chuỗi bản tin này xẩy ra khi, chẳng hạn, UE trong trạng thái rỗi (IDLE) tiếp tục
lại phiên Web, khởi xướng cuộc thoại hay tích cực bất kiểu dịch vụ nào đó bao gồm cả
toàn bộ tập các dịch vụ IMS. Quá trình này dẫn đến chuyển đổi từ trạng thái IDLE sang
trạng thái ACTIVE.

583
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S6

MME S11 HSS


S1 S5 SGi
IP

UE eNodeB S-GW P-GW


Tiền tố
Trả lời

Yêu cầu kết nối RRC (yêu cầu dịch vụ)

Bản tin UE ban đầu (yêu cầu dịch vụ)


Phân giải va chạm
Lập lại cấu hình kết nối RRC

Lập lại cấu hình kết nối RRC hoàn thành

Nhận thực (thủ tục AKA)

Lệnh chế độ an ninh NAS (các giải thuật an ninh được chọn, KSIAMME)

Chế độ an ninh NAS hoàn thành

Yêu cầu thiết lập ngữ cảnh ban đầu (QoS của kênh mang EPS, Giải thuật an ninh được chọn, KeNB)

Yêu cầu thiết lập kênh mang vô tuyến (RB)

Trả lời thiết lập RB

Thiết lập ngữ cảnh ban đầu hoàn thành

Yêu cầu cập nhật kênh mang

Trả lời cập nhật kênh mang

Hình 11.28. Thí dụ về yêu cầu dịch vụ do người sử dụng khởi xướng (tiếp tục lại
phiên số liệu từ IDLE)

Yêu cầu dịch vụ khởi xướng bởi mạng cũng tương tự như trên (hình 11.29). Điểm
khác biệt duy nhất là ở chỗ yêu cầu dịch vụ được khởi động sau khi đầu cuối nhận được
tìm gọi chứa số nhận dạng của nó.

584
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S6

MME S11 HSS


S1 S5 SGi
IP

UE eNodeB S-GW P-GW


RRC_Idle+ECM_Idle

Thủ tục truy


nhập ngẫu nhiên

RRC_Connected

Yêu cầu kết nối RRC (yêu cầu dịch vụ)


(S-TMSI,TAI, kiểu dịch vụ)
Bản tin UE ban đầu (yêu cầu dịch vụ)
(S-TMSI,TAI,kểu dịch vụ)
Phân giải xung đột

Lập lại cấu hình kết nối RRC

Lập lại cấu hình kết nối RRC hoàn thành

ECM_Connected

Nhận thực (thủ tục AKA)

Lệnh chế độ an ninh NAS (các giải thuật an ninh được chọn, KSIAMME)

Chế độ an ninh NAS hoàn thành

Yêu cầu thiết lập ngữ cảnh ban đầu (QoS của kênh mang EPS,
Giải thuật an ninh được chọn: KeNB, S-GW S1 IP/TEID )
Yêu cầu thiết lập kênh mang vô tuyến (RB)

Trả lời thiết lập RB

Thiết lập ngữ cảnh ban đầu hoàn thành

Yêu cầu cập nhật kênh mang


(eNodeB S1 IP/TEID)

Trả lời cập nhật kênh mang

Hình 11.29. Yêu cầu dịch vụ khởi xướng bởi mạng (tìm gọi)

Do EPS ‘luôn bật’ nên khi UE chuyển sang chế độ IDLE tất cả các kênh mang
EPS vẫn được ‘dành trước’ trong mạng lõi cùng với các đặc tính về chất lượng dịch vụ
của chúng. Vi thế khi UE trở lại ACTIVE, không cần tái thiết các kênh mang trong S-
GW và P-GW. Khi này chỉ cần thiết lập lại phần kênh mang E-UTRRAN (kênh mang vô
tuyến).

585
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để khởi xướng dịch vụ, đầu cuối gửi đi bản tin NAS yêu cầu dịch vụ (Service
Request NAS Message) đến UE thông qua thủ tục truy nhập ngẫu nhiên, Trên giao diện
S1 giữa eNodeB và MME, bản tin này được đóng bao trong bản tin UE ban đầu (Initial
UE Message). Bản tin yêu cầu dịch vụ chứa số nhận dạng tạm thời của người sử dụng (S-
TMSI) cùng với chỉ thị về kiểu dịch vụ được yêu cầu (‘số liệu’ hoặc trả lời cho bản tin
tìm gọi).
Nếu cần, thủ tục nhận thực NAS dựa trên thủ tục AKA được thực hiện. Khi thực
hiện thủ tục AKA, đầu cuối và MME nhận thực lẫn nhau và chia sẻ một hệ thống khóa
phiên chung. Vì thế MME có thể thiết lập hay thay đổi bảo vệ mật mã và toàn vẹn báo
hiệu bằng cách sử dụng bản tin lệnh chế độ an ninh NAS (NAS security Mode Command
Message). Thông số KSASME nhận dạng tập các khóa NAS sẽ được sử dụng cho các giải
thuật này.
Sau khi đã thực hiện an ninh NAS, MME thực hiện thủ tục thiết lập ngữ cảnh ban
đàu (Initial Context Setup) để tạo lập kênh mang (hay các kênh mang) EPS và ngữ cảnh
UE trong eNodeB. Ngoài ra thủ tục này cũng có mục đích thiết lập các tài nguyên cần
thiết trên các kênh mang vô tuyến hay trên giao diện S1. Trong trường hợp này, bản tin
thiết lập ngữ cảnh ban đầu chứa các phần tử NAS như là các thuộc ngữ chất lượng dịch
vụ liên quan đến kênh mang (hay các kênh mang) EPS cũng như các giải thuật mật mã và
toàn vẹn được MME chọn và KeNB-tập các khóa sẽ được eNodeB sử dụng tại mức PDCP
cho toàn vẹn và mật mã. An ninh mức mạng truy nhập được bắt đầu như là một bộ phận
của thủ tục thiết lập kênh mang vô tuyến (RB).
Kết thúc thủ tục này, tất cả các kênh mang (bao gồm cả kênh EPS mặc định và các
kênh mang dàng riêng có thể có) đã từng được tích cực giữa mạng và UE trước khi
chuyển sang chế độ IDLE sẽ lại khả dụng và sử dụng được.
Cuối cùng MME cập nhật kênh mang liên quan đến người sử dụng cho S-GW để
có thể truyền số liệu đường xuống đến đầu cuối. Sẽ không cóa trao đổi báo hiệu giữa S-
GW và P-GW vì đây là đoạn của các kênh mang EPS đã được dành trước trong EPC khi
UE trong chế độ IDLE.
Khi toàn bộ thủ tục thủ tục đã hoàn thành, để đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng
của người sử dụng, một kênh mang bổ sung mới (hay kênh mang dảnh riêng) có thể được
tạo lập theo đặc tính QoS đặc thù.

11.10.3. Tích cực kênh mang riêng

Thủ tục tích cực kênh mang riêng được sử dụng khi đầu cuối hay mạng tích cực
một dịch vụ ứng dụng mới trong khi đang ở trong chế độ ACTIVE. Vì thế để tích cực
một kênh mang mới trong điều kiện này không cấn thiết lập kết nối RRC hoặc thực hiện
quá trình AKA.
Hình 11.28 mô tả báo hiệu mức ứng dụng được trao đổi giữa đàu cuối và đồng cấp
(có thể là một server ứng dụng hay một đầu cuối khác) có thể là SIP hay SDP.

586
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

MME S11
S1
S5 SGi IP

UE eNodeB S-GW P-GW

Báo hiệu lớp ứng dụng ( các bản tin thiết lập SIP/SDP)

Yêu cầu tạo lập kêng mang riêng (QoS của kênh mang EPS)

Yêu cầu tạo lập kêng mang riêng (QoS của kênh mang EPS)

Yêu cầu thiết lập kênh mang (QoS của kênh mang EPS)

Yêu cầu thiết lập RB (QoS của kênh mang EPS)

Trả lời thiết lập RB

Thiết lập kênh mang hoàn thành

Trả lời tạo lập kênh mang riêng

Trả lời tạo lập kênh mang riêng

Hình 11.28. Thí dụ tích cực kênh mang riêng

Tại một điểm náo đó, P-GW với với trò PCEF (chức năng thực thi chính sách và
tính cước) sẽ quyết định các đặc tính QoS cho kênh mang EPS mới và khởi xướng tạo lập
kênh mang. Hành động này có thể được khởi động bởi PCRF (chức năng chính sách và
các quy tắc tính cước).
Sau đó các tài nguyên liên quan được tạo lập trên giao diện S1 và vô tuyến bằng
cách sử dụng thủ tục yêu cầu thiết lập kênh mang (Beare Setup Request) và bản tin RRC
yêu cầu thiết lập kênh mang vô tuyến (RB Establishment Request). Các bản tin này
chuyển các thông số QoS từ MME đến đầu cuối vì thế hạnc hế được khối lượng báo hiệu.

11.11. QUẢN LÝ DI ĐỘNG

Quản lý vị trí đầu cuối là một chức năng quan trọng đối với các mạng thông tin di
động tổ ong. Trong chế độ tích cực (RRC-Connected/LTE-Active), vị trs UE được biết
chính xác đến mức ô, vì mạng cần phản ứng nhanh với sự thay đổi vị trí của đầu cuối (ấn
định các tài nguyên mới, giải phóng các tài nguyên cũ và các tài nguyên không được sử
dụng trong ô phục vụ mới). Trong trường hợp này di động của đầu cuối được quản lý bởi
các thủ tục chuyển giao.
Đối với tất cả các UE trong chế độ không tích cực (RRC- IDLE/ LTE-IDLE),
quản lý vị trí vẫn là một thành phần quan trọng vì mạng cần biết được vị trí hiện thời của
587
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đầu cuối tại mọi thời điểm cho trường hợp phiên kết cuối tại đầu cuối hoặc các dịch vụ
đẩy xuống. Tuy nhiên các thủ tục của chế độ IDLE không đòi hỏi mạng phải biết vị trí
của từng đầu cuối ở mức độ chính xác cao (mức ô). Vì thế khái niệm TA (vùng theo bám)
được sử dụng.

11.11.1. Quản lý vị trí đầu cuối di động trong chế độ RRC-IDLE (LTE-IDLE)

11.11.1.1. TA (vùng theo bám)

Về cơ bản, TA (Tracking Area: vùng theo bám) là một tập liên tục các ô. Nhận
dạng TA (TAI: Tracking Area Identity) là một bộ phận của thông tin hệ thống được phát
quảng bá trên kênh BCCH. Theo định nghĩa của 3GPP thì các TA không được chồng lấn
lên nhau. Mỗi khi mạng cần liên kết với một UE, nó phát đi bản tin tìm gọi trên tất cả các
ô thuộc TA.
Kích thước TA cần chọn tối ưu sao cho:
 Không quá nhỏ để không dẫn đến số thủ tục cập nhật TA quá lớn dẫn đển số thủ
tục cập nhật TA (TAU: Tracking Area Update) quá lớn và tải báo hiệu quá cao.
 TA không được quá lớn để tránh tải lưu lượng trên kênh tìm gọi quá cao. Vì mạng
lõi không biết vị trí UE rỗi với mức chính xác cao hơn TA, nên mỗi cuộc gọi kết
cuối tại máy di động sẽ tạo ra một bản tin tìm gọi trong từng ô của TA nơi có đầu
cuối cần tìm

Trong thực tế, TA được định cỡ theo đánh giá mật độ đầu cuối trong chế độ IDLE.
Trong vùng nóng hay tốc độ thấp, các vùng thành phố đông người, TA thường nhỏ để
hạn chế tải tìm gọi. Trái lại trong vùng nông thôn hay tốc độ cao, các vùng thưa dân, TA
có thể có kích thước lớn để giảm tải báo hiệu TAU.
Có ba trường hợp mà UE phải thông báo TA cho mạng lõi:
 Tại khởi đầu đăng ký, UE thông báo cho mạng TA hiệu thời của nó
 Khi UE thay đổi vùng do thuê bao di động trong mạng, TA mới được cập nhật
 TA được định kỳ cập nhật (hay làm tươi) thậm chí UE không thay đổi TA, để
mạng loại bỏ ngữ cảnh của UE khi không thể nối đến nó
Để tối ưu hóa báo hiệu TAU, chuẩn cũng cho phép UE đăng ký đến nhiều TA (đa
TA). Khi này đầu cuối sẽ không thực hiện TAU chừng nào vẫn còn ở trong vùng phủ của
các TA này (hình 11.29: TA1, TA2, TA3).

588
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

TA1
TA2

TA3

Hình 11.29. Thí dụ về đăng ký đa TA

11.11.1.2. Cập nhật vùng theo bám (TAU)

Hình 11.30 mô tả thí dụ về cập nhật vùng theo bám (TAU). Trong trường hợp này
UE thay đổi cả MME và S-GW. Thủ tục tương tự cũng được áp dụng khi UE di động
giữa các EPS và giữa EPS với 2G hay 3G. Trong trường hợp này UE di chuyển giữa hai
kiểu vùng khác nhau: TA phía EPS và RA phía 2G hay 3G. Tuy nhiên về nguyên tắc
không có sự khác biệt với cập nhật vùng theo bám trong cùng một EPS sẽ xét trên hình 6
dưới đây.

589
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Mạng IP

HSS
P-GW

S-GW phục Chuyển giao S-GW phục


MME cũ ngữ cảnh UE MME mới
vụ cũ vụ mới

eNodeB eNodeB

UE
Hình 11.30. Thí dụ về cập nhật vùng theo bám (TAU)

Các thao tác cần thiết phải thực hiện trong quá trình TAU như sau:
 Cập nhật đường truyền kênh mang. Khi có một kênh mang khả dung (do tính
kết nối IP luôn có), đường truyền kênh mang này trong EPC (tương ứng với kênh
mang mặc định hay bất kỳ một kênh mang nào đó do UE yêu càu trước đây) cần
được cập nhật. Nghĩa là P-GW được cập nhật thông tin về S-GW chịu trách nhiệm
TA mới và một kênh mang mới được tạo lập giữa UE và S-W phục vụ mới.
 Chuyển giao ngữ cảnh người sử dụng từ MME cũ sang MME mới. MME mới
nhận được thông tin ngữ cảnh UE từ MME cũ. Ngữ cảnh này bao gổm các thông
tin như IMSI của thuê bao và số liệu đăng ký thuê bao.
 Cập nhật cơ sở dữ liệu HSS. Cuối cùng, HSS được cập nhật nhận dạng MME
phục vụ mới và địa chỉ IP.

Hình 11.31 cho thấy các bản tin được trao đổi giữa các thực thể mạng để đạt được
các thao tác nói trên. Không phải tất cả các TAU đều tạo ra nhiều báo hiệu. Trong trường
hợp TA cũ và TA mới đều được phục vụ bởi cùng một MME và S-GW phục vụ, thủ tục
đơn giản hơn nhiều và chỉ giới hạn ở cập nhật TA giữa UE và MME mà không cần sự
tham gia của P-GW và S-GW.

590
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S10

S11 S11 S5

MME S-GW MME S-GW P-GW


UE cũ phục vụ cũ mới phục vụ mới HSS
EMM_Registered
RRC_Idle+ECM_Idle
Thủ tục truy nhập
ngẫu nhiên

ECM_Connected
Yêu cầu TAU (S-TMSI, TAI cũ)

Yêu cầu ngữ cảnh (S-TMSI/IMSI, TAI cũ)


Trả lời ngữ cảnh

AKA giữa UE và MME mới

Công nhận ngữ cảnh (S-TMSI/IMSI, TAI cũ)


Yêu cầu tạo lập kênh mang
(IMSI, ngử cảnh kênh mang) Yêu cầu cập nhật kênh mang
(S-GW S5 IP/TEID mới)
Trả lời cập nhật kênh mang
Trả lời tạo lập kênh mang (P-GW S5 IP/TEID)
(S-GW S5 IP/TEID mới)

Cập nhật vị trí (MME mới, IMSI..)

Hủy vị trí

Công nhận hủy vị trí

Công nhận cập nhật vị trí


Yêu cầu xóa kênh mang

Trả lời xóa kênh mang

Chấp nhận cập nhật TA (S-TMSI mới, TA/danh sách TA)

Cập nhật TA hoàn thành

EMM_Registered
RRC_Idle+ECM_Idle

Hình 11.31. Lưu đồ bản tin cập nhật TA giữa các MME

Tại thời điểm nào đó sau khi chọn lại ô, UE phát hiện rằng nó đã chuyển vào một
TA không thuộc danh sách của TA mà nó đăng ký. UE gửi bản tin yêu cầu cập nhật TA
(TA Update Request) đến MME mới đang phục vụ eNodeB của ô vừa đựơc chọn lại. Bản
tin này chứa hai thông số quan trọng: S-TMSI (nhận dạng tạm thời thuê bao) và TAI cũ.
Các thông số này giúp MME mới nhận dạng MME phục vụ cũ.

591
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sau đó MME mới nhận thông tin của người sử dụng từ MME cũ bằng thủ tục yêu
cầu ngữ cảnh (Context Request) chứa S-TMSI và TAI cũ. Context này chứa IMSI của
người sử dụng, thông tin đăng ký thuê bao và các vectơ nhận thực. Vì thế MME có thể
thực hiện thủ tục AKA để nhận thực và bảo vệ tất cả các trao đổi báo hiệu trên giao diện
vô tuyến.
Sau khi TAU được chấp thận bởi MME mới, cần cập nhật tuyến truyền kênh mang
mới. MME mới điều khiển thao tác này bằng bản tin yêu cầu tạo lập kênh mang (Create
Bearer Request) và chuyển nó đến P-GW thông qua S-GW.
Sau giai đoạn này, HSS đựơc cập nhật vị trí UE mới bằng thủ tục cập nhật vị trí
(Update Location) và HSS thông báo cho MME cũ rằng thuê bao đã được định vị thành
công trong MME khác. Thủ tục này đồng thời cũng giải phóng kênh mang cũ giữa S-GW
và P-GW. Sau đó MME mới thông báo cho UE về kết cục thành công của toàn bộ thủ
tục. Bản tin chấp nhận cập nhật TA (TA Update Accept) có thể chứa S-TMSI mới do
MME mới ấn định. Cuối cùng UE công nhận hoàn thành TAU bằng bản tin hoàn thành
cập nhật TA (TA Update Complete).

11.11.2. Quản lý di động trong chế độ RRC-Connected: chuyển giao

Chuyển giao được thực hiện trong chế độ RRC-Connected (hay LET Active),
trong đó mạng biết được vị trí cuả UE tại mức ô.

11.11.2.1. Tổng quan chuyển giao

11.11.2.1.1. Chuyển giao nội LTE

Di động của UE chỉ được điều khiển bởi chuyển giao khi tồn tại RRC. Vì không
có trạng thái CELL_PCH như trong UTRAN nên di động dựa trên UE chỉ có thể khi UE
nằm trong trạng thái RRC-CONNECTED. Các chuyển giao trong E-UTRAN được xây
dừng trên các nguyên tắc sau:
1. Các chuyển giao được mạng điều khiển. E-UTRAN quyết định khi nào thì
chuyển giao và chuyển giao đến ô đích nào
2. Chuyển giao theo các kết quả đo của UE. Các kết quả đo và các báo cáo đo được
điều khiển bởi các thông số do E-UTRAN cung cấp
3. Các chuyển giao trong UE với chủ đích không tổn thất bằng cách chuyển lưu
lượng giữa eNodeB nguồn và eNodeB gói.
4. Kết nối S1 của mạng lõi chỉ được cập nhật khi chuyển giao vô tuyến đã hoàn
thành. Cách làm này được gọi là chuyển mạch đường truyền muộn. Mạng lõi
không điều khiển các chuyển giao.

Các thủ tục báo hiệu được chia thành ba giai đoạn: chuẩn bị chuyển giao (hình
11.32), thực hiện chuyển giao (hình 11.33) và hoàn thành chuyển giao (hình 11.34).
592
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodeB eNodeB
UE MME S-GW
nguồn đích

1. Điều khiển đo

2. Báo cáo kết quả đo

3. Quyết định chuyển giao

4. Yêu cầu chuyển giao

5. Điều khiển cho phép

6. Công nhận yêu cầu chuyển giao

Hình 11.32. Chuẩn bị chuyển giao

eNodeB eNodeB
UE MME S-GW
nguồn đích

7. Lệnh HO

Chuyển gói đến


eNodeB đích

8. Chuyển trạng thái

Nhớ đệm các gói từ


eNodeB nguồn

9. Đồng bộ

10. Ấn định UL và định thời trước

11. Khẳng định chuyển giao

Hình 11.33. Thực hiện chuyển giao

593
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNodeB eNodeB
UE MME S-GW
nguồn đích

12. Yêu cầu chuyển mạch đường truyền

13. Yêu cầu cập nhật UP

14. Chuyển mạch đường


truyền xuống

15. Trả lời cập nhật UP

16. Công nhận chuyển mạch đường truyền


17. Giải phóng tài nguyên

18. Giải phóng tài nguyên

Hình 11.34. Hoàn thành chuyển giao

11.11.2.1.2. Chuyển giao giữa các hệ thống

Các chuyển giao giữa các RAT (Radio Access Technology: công nghệ truy nhập)
được coi là các chuyển giao giữa LTE và GERAN, UTRAN hay cdma2000 cho các dịch
vụ thời gian thực và phi thời gian thực. Chuyển giao giữa các RAT được điều khiển bởi
hệ thống truy nhập nguồn. Hệ thống này khởi đầu đo và quyết định chuyển giao. Chuyển
giao giữa các RAT là chuyển giao ngược trong đó các tài nguyên vô tuyến được dành
trước trong hệ thống đích trước khi phát lệnh chuyển giao đến UE. Vì hệ thống GERAN
không hỗ trợ chuyển giao chuyển giao gói (PHO) nên các tài nguyên không được dành
trước trước khi chuyển giao. Báo hiệu đựợc truyền qua mạng lõi vì không có giao diện
trực tiếp giữa các hệ thống truy nhập vô tuyến khác nhau. Chuyển giao giữa các RAT
giống chuyển giao nội LTE trong trường hợp nút lõi chuyển mạch gói bị thay đổi.
Tất cả các thông tin từ hệ thống đích được truyền trong suốt qua hệ thống nguồn
đến UE. Số liệu của người sử dụng có thể được truyền từ nguồn đến hệ thống đích để
tránh mất số liệu. Để đẩy nhanh thủ tục chuyển giao UE không cần thiết phải báo hiệu
đến mạng lõi. An ninh và QoS context được chuyển từ nguồn đến hệ thống đích.
S-GW có thể được sử dụng như một neo di động trong chuyển giao giữa các hệ
thống.
Tổng quan chuyển giao giữa các hệ thống được cho trên hình 11.35.

594
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

2G/3G RAN SGSN

Báo hiệu
Cập nhật chuyển giao
tuyến UP
MME
Neo di động giữa
các hệ thống
S-GW
LTE RAN
Hình 9.35. Tổng quan chuyển giao từ LTE đến UTRAN/GERAN

11.11.2. Các sơ đồ chuyển giao điển hình

11.11.2.1. Tỏng quan

Phần này sẽ trình bày cách thức mà mạng EPS hỗ trợ di động trong trường hợp
đầu cuối UE trong chế độ RRC-Connected (LTE-Active) và đang tham gia vào phiên
thông tin. Khác với chế độ RRC-Idle, chuyển giao của UE trong RRC-Connected (LTE-
Active) hoàn toàn chịu sự điều khiển của mạng. Quyết định chuyển giao cũng như chọn ô
đích và công nghệ đích (khí có thể áp dụng) được thực hiện bởi eNodeB hiện thời dựa
trên đo đạc được chính eNodeB này và UE thực hiện. Ngoài ra chuyển giao đòi hỏi các
tính năng đặc thù và do mạng thực hiện vì thế hạn chế tương tác với trải nghiệm của
người sử dụng và bảo lưu được dịch vụ đang diễn ra.
Các trường hợp chuyển giao của E-UTRAN cũng kế thừa hai nguyên tắc chính
trong các hệ thống 2G GSM và 3G UMTS:
 Chuẩn bị nối trước khi ngắt. Các tài nguyên và ngữ cảnh trong nút đích (đối với
mọi công nghệ đích) được ấn định trước khi thực hiện chuyển giao thực sự (hay
thay đổi thiết bị phục vụ đầu cuối). Điều này đảm bảo giảm thiểu thời gian gián
đoạn vì thời gian ấn định trước tài nguyên trong các nút đích không thể dự báo
(nếu không thất bại?)
 Chuyển tiếp số liệu gói. Do bản chất của giao diện vô tuyến E-UTRAN, số lượng
các gói lưu trong thiết bị vô tuyến trước khi được lập biểu truyền dẫn trên vô tuyến
có thể không nhỏ. Vì thế một số trường hợp chuyển giao (khi có thể áp dụng) sử
dụng cơ chế chuyển tiếp gói giữa các nút nguồn và nút đích để hạn chế mất gói khi
chuyển giao.

Tồn tại nhiều lý do đối với chuyển giao UE trong chế độ LTE-ACTIVE. Lý do
chung nhất là giảm chất lượng truyền sóng vô tuyến do nhiễu tăng hoặc do sự chuyển
động của đầu cuối. Trong các điều kiện này, nếu không kịp thời thực hiện chuyển giao có
thể xẩy ra rớt cuộc gọi. Tuy nhiên cũng có một số lý do cần chuyển giao khác (ít cấp thiết
595
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

hơn) phụ thuộc vào chính sách của nhà khai thác và các hạn chế kỹ thuật của mạng. Các
lý do này có thể là:
 Cân bằng tải giữa các lớp mạng sử dụng các tần số khác nhau hay các công nghệ
vô tuyến khác nhau
 Chuyển giao do các lý do dịch vụ phụ thuộc vào dịch vụ đang đựơc sử dụng hay
theo yêu cầu của người sử dụng đầu cuối
 Chia sẻ mạng. Khi các thỏa thuận địa phương được thiết lập giữa các nhà khai
thác, thuê bao chuyển mạng phải được chuyển giao đến một ô từ nhà khai thác
mạng nhà của thuê bao (nếu có thể)

Trong các phần dưới đây ta sẽ xét chi tiết một số các trường hợp điển hình nhất từ
đơn giản đến phức tạp:
 Chuyển giao nội E-UTRAN với hỗ trợ của X2. Trường hợp cơ sở
 Chuyển giao nội E-UTRAN không có hỗ trợ X2 (với hỗ trợ của S1). Cải tiến
cuả trường hợp trên khi không có đường truyền trực tiếp giữa eNodeB nguồn và
eNodeB đích
 Chuyển giao nội E-UTRAN với sắp xếp lại EPC. Trường hợp phức tạp hơn với
sự hỗ trợ nhiều hơn của các nút mạng lõi
 Chuyển giao giữa 2G/3G gói và E-UTRAN. Trường hợp kết hợp cả thay đổi
miền dịch vụ và công nghệ để đảm bảo sự tính liên tục của mạng 2G GSM hiện
có.

Nhìn chung có thể chia lưu đồ trao đổi bản tin trong chuyển giao thành hai phần:
 Giai đoạn chuẩn bị. Liên quan đến quyết định chuyển giao (do nút nguồn quyết
định) và ấn định trước tài nguyên (vô tuyến, các giao diện mặt đất và có thể cả khả
năng xử lý cũng như ngữ cảnh nhớ) trong các nút đích
 Giai đoạn thực hiện. Liên quan đến thực hiện chính chuyển giao bao gồm đồng
bộ với các nút vô tuyến đích và giải phóng các nút phục vụ cũ.

11.11.2.2. Chuyển giao nội E-UTRAN với hỗ trợ X2

Hình 11.36 cho thấy kiến trúc tổng quan của trường hợp chuyển giao nội E-
UTRAN với chuyển hướng gói số liệu trên cơ sở hỗ trợ của giao diện X2.

596
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chuẩn bị Chuyển giao Chuyển mạch


Trước chuyển giao
chuyển giao vô tuyến đường truyền muộn

S-GW S-GW S-GW S-GW

MME MME MME MME

eNodeB
eNB đích
nguồn X2

Số liệu trên vô tuyến Lưu lượng X2 Báo hiệu S1


Báo hiệu trên vô tuyến Báo hiệu X2
= GTP tunnel
= Báo hiệu GTP
Hình 11.36. Tổng quan chuyển giao nội E-UTRA với hỗ trợ X2 và không bố trí lại
EPC

Hình 11.37 cho thấy chuyển mạch mặt phẳng người sử dụng.

Trước chuyển Chuyển Chuyển mạch đường


giao tiếp gói truyền muộn

S-GW S-GW S-GW

UL UL UL
DL DL DL

DL

UL DL UL UL DL
DL

DL: Đường xuống


UL: Đường lên
Hình 11.37. Chuyển mạch mặt phẳng người sử dụng.

Trong thí dụ này toàn bộ thủ tục chuyển giao sử dụng giao diện X2 giữa eNodeB
nguồn và eNodeB đích vì thế giảm thiểu sự tham gia cuả MME và S-GW vào quá trình

597
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

chuyển giao. Ngoài ra giao diện X2 cho phép hạn chế mất gói do các gói được nhớ đệm
chuyển thẳng từ eNodeB nguồn đến eNodeB đích.
Ảnh hưởng duy nhất lên các nút EPC chỉ liên quan đến cập nhật báo hiệu và kết
nối mặt phẳng người sử dụng. Vì UE chuyển động từ nút này sang nút khác, nên eNodeB
mới cần thiết lập kết nối S1 với MME chịu trách nhiệm cho phiên của người sử dụng và
cũng cần thiết lập một tunel mới với S-GW để truyền dẫn số liệu của người sử dụng. Sau
khi hoàn thành chuyển giao, các tài nguyên và các kết nối cũ trên giao diện vô tuyến và
S1 được giải phóng. Trong mọi trừơng hợp chuyển giao hoàn toàn trong suốt đối với P-
GW (tunel truyền dẫn số liệu của người sử dụng giữa P-GW và S-GW vẫn được giữa
nguyên).

Hình 11.38 cho mô tả chi tiết các bước khác nhau và các bản tin báo hiệu trong
quá trình chuyển giao.
Trong chế độ LTE-ACTIVE, eNodeB nguồn quyết định chuyển giao dựa trên kết
quả đo được UE báo cáo và kết quả đo của chính nó.
Sau khi quyết định, eNodeB nguồn gửi đi bản tin yêu cầu chuyển giao (Handover
Request) trên giao diện X2 đến eNodeB đích. eNodeB đích ấn định các tài nguyên cần
thiết để tiếp nhận UE mới nhập và các kênh mang liên quan. Sau khi ấn định tài nguyên,
eNodeB đích trả lời eNodeB cũ bằng bản tin công nhận yêu cầu chuyển giao (Handover
Request Ack) chứa nội dung lệnh chuyển giao (Handover Command). Nhận được bản tin
công nhận yêu cấu chuyển giao, eNodeB nguồn chuyển thẳng tất cả các RLC SDU (đơn
vị số liệu dịch vụ của lớp RLC) được nhớ đệm trên đường xuống chưa được UE báo
nhận đến eNodeB đích. Các gói này sẽ được lưu lại trong eNodeB cho đến khi UE có
thể thu nhận chúng.

598
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

X2 S1
S11 S5
eNodeB nguồn
UE eNodeB đích
MME S-GW phục vụ P-GW

Quyết định
chuyển giao

Giai đoạn chuẩn bị


Yêu cầu chuyển giao

Ấn định tài nguyên

Công nhận yêu cầu chuyển giao (lệnh chuyển giao)

Bắt đầu chuyển tiếp số liệu

Lệnh chuyển giao

Khẳng định chuyển giao


Yêu cầu chuyển mạch tuyến
Yêu cầu cập nhật kênh mang

Giai đoạn thực hiện


Trả lời cập nhật kênh mang

Công nhận yêu cầu chuyển mạch tuyến

Giải phóng tài nguyên

Giải phóng tài


nguyên vô tuyến

Hình 11.38. Lưu đồ bản tin trong quá trình chuyển giao nội E-UTRAN với hỗ trợ
X2 và không bố trí lại EPC.

Sau khi UE đồng bộ với eNodeB đích, nó gửi bản tin khẳng định chuyển giao
(Handover Confirm) để khởi động truyền dẫn yêu cầu chuyển mạch tuyến (Path Switch
Request) đến MME. Vai trò của bản tin này là để thông báo cho MME rằng chuyển giao
nội E-UTRAN qua giao diện X2 đã được thực hiện thành công và yêu cầu một chuyển
mạch tuyến số liệu mặt phẳng người sử dụng đến eNodeB mới. Khi nhận được bản tin
này, MME biết được rằng UE đã thay đổi eNodeB thành công và có thể cập nhật S-GW
về tuyến số liệu mới bằng cách trao đổi các bản tin cập nhật kênh mang (Bearer Update).
Sau khi nhận được bản tin khẳng định chuyển giao (Handover Confirm), eNodeB đích có
thể phát các gói được nhớ đệm trên đường xuống.
Cuối cùng eNodeB gửi bản tin giải phóng tài nguyên (Release Resource ) đến
eNodeB nguồn để giải phóng các tài nguyên cũ trong nút này.

599
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.11.2.2. Chuyển giao nội E-UTRAN không có hỗ trợ X2

Trong một số trường hợp có thể không có giao diện X2 giữa các eNodeB. Lý do
có thể là sự cố thiết bị mang hay nhà khai thác không muốn triển khai kết nối X2 giữa các
eNodeB vì giá thành. Trong các trường hợp này, kiến trúc mạng vẫn giống như trường
hợp trước. Tuy nhiên quá trình chuyển giao phức tạp hơn nhiều vì không có đường thông
giữa eNodeB nguồn và eNodeB đích. Vì thế quá trình chuyển giao không còn trong suốt
đối với MME nữa và khi này MME phải đóng vai trò chuyển tiếp báo hiệu giữa các
eNodeB. Các thủ tục và các bản tin chuyển giao trong trường hợp này đơực mô tả trên
hình 11.39. So với trường hợp chuyển giao có X2 hỗ trợ, các nguyên tắc chính trong quá
trình chuyển giao trong trường hợp không có X2 hỗ trợ vẫn như vậy này. Tuy nhiên do
không có X2 nên thay vì chuyển trực tiếp đến eNodeB đích, yêu cầu chuyển giao được
truyền từ eNodeB nguồn đến eNodeB đích thông qua MME bằng cách sử dụng các bản
tin S1: chuyển giao được yêu cầu (Handover Required) và yêu cầu chuyển giao
(Handover Request). Tương tự, sau khi các tài nguyên đã đựơc ấn định trong eNodeB
đích, trả lời được gửi trở lại eNodeB nguồn bằng các bản tin S1: công nhận yêu cầu
chuyển giao (Handover Request Ack) và lệnh chuyển giao (Handover Command). Cũng
như trong trường hợp có X2 hỗ trợ, bản tin trả lời chữa thông tin liên quan đến tài nguyên
vô tuyến của eNodeB đích. Sau đó MME nhận được bản tin thông báo chuyển giao
(Handover Noifify) để thông báo rằng chuyển giao trong E-UTRAN đã thành công, S-
GW cập nhật tuyến (User Plane Update) mới đến eNodeB đích. Cuối cùng MME điều
khiển giải phóng các tài nguyên của eNodeB nguồn.

600
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

X2 S1
S11 S5
eNodeB nguồn
UE eNodeB đích
MME S-GW phục vụ P-GW

ECM_Connected

Quyết định
chuyển giao

Giai đoạn chuẩn bị


Chuyển giao được yêu cầu

Yêu cầu chuyển giao

Ấn định tài nguyên

Công nhận yêu cầu chuyển giao (lệnh chuyển giao)

Lệnh chuyển giao

Lệnh chuyển giao

Khẳng định chuyển giao


Thông báo chuyển giao

Yêu cầu cập nhật mặt phẳng người sử dụng

Giai đoạn thực hiện


Trả lời cập nhật mặt phẳng người sử dụng

Lệnh giải phóng ngữ cảnh UE

Giải phóng tài


nguyên vô tuyến

Trả lời giải phóng ngữ cảnh UE

Hình 11.39. Lưu đồ bản tin chuyển giao nội E-UTRAN không có X2 hỗ trợ.

Điểm khác biệt chính so với trường hợp ‘có X2 hỗ trợ’ là số liệu không đựơc
chuyển thẳng giữa hai eNodeB, vì thế tất cả RLC PDU (đơn vị số liệu gói của lớp RLC)
nhớ đệm trong eNodeB nguồn sẽ bị mất. Ảnh hưởng này lên cảm nhận của người sử dụng
sẽ phụ thuộc vào ứng dụng và ngăn xếp giao thức tương ứng được sử dụng.
Đối với các ứng dụng phi thời gian thực (duyệt Web chẳng hạn) dựa trên các lớp
truyền tải đầu cuối đầu cuối được bảo đảm như TCP, thì chuyển giao này có thể đưa thêm
trễ và truyền dẫn thông tin đầu cuối đầu cuối nhưng không gây tổn thất số liệu do cơ chế
hồi phục số liệu được thực hiện trong lớp truyền tải thứ tư của mô hình OSI. Tuy nhiên
đối với các ứng dụng thời gian thực dựa trên các lớp truyền tải không bảo đảm như UDP

601
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(chẳng hạn thoại hay truyền luồng), thì chuyển giao này sẽ dẫn đến mất các khung số liệu
và có thể ảnh hưởng lên trải nghiệm chất lượng của người sử dụng.

11.11.2.3. Chuyển giao nội E-UTRA với bố trí lại EPC

Trong trường chuyển giao này, eNodeB đích không có kết nối với MME và S-
GW hiện thời. Vì thế di động UE gắn với việc sắp xếp các nút của lõi gói phát triển
(EPC) (hình 11.40 và 11.41). Từ góc độ UE và eNodeB, chuyển giao này không khác với
trường hợp chuyển giao ‘không có X2 hỗ trợ’ trước đây. Điểm khác duy nhất là phiên
cần được chuyển giao từ MME/S-GW này sang MME/S-GW khác. Trong thực tế điều
này được thực hiện bằng cách chuyển ngữ cảnh thông tin của người sử dụng từ MME
nguồn sang MME đích qua giao diện S10. Ngoài ra P-GW cũng cần được cập nhật để
duy trì kết nối mặt phẳng người sử dụng.

SGi

P-GW

S5
S-GW S-GW
phục vụ cũ MME cũ MME mới phục vụ mới
S11 S10 S11

S1

eNodeB đích
eNodeB nguồn X2

Báo hiệu
UE
Số liệu của người sử dụng

Hình 11.40. Tổng quan chuyển giao nội E-UTRAN với bố trí lại các nút của EPC

Nếu có kết nối X2 giữa eNodeB nguồn và eNodeB nút, có thể chuyển trực tiếp gói
để hạn chế mất gói trong quá trình chuyển giao.
Phục thuộc vào chọn lựa công nghệ mạng, có thể có các trường hơp di động với
sắp xếp lại EPC đơn giản hơn. S-GW phục vụ và MME là các nút cách biệt, vì thế có thể
có trường hợp chỉ cần thay đổi MME mà không thay đổi S-GW phục vụ. Tương tự cũng
có thể cả hai eNodeB nguồn và eNodeB đích đều kết nối đến cùng một MME nhưng kết
nối đến các S-GW phục vụ khác nhau.
Mặc dù có vẻ phức tạp hơn trường hợp không có X2 hỗ trợ, trường hợp di động
này cũng sử dụng các nguyên tắc như trên. Khác biệt chính là ở chỗ MME nguồn và đích
là các nút khác nhau, vì thể cần chuyển ngữ cảnh người sử dụng (gồm IMSI người sử
dụng, thông tin đăng ký thuê bao, các vectơ nhận thực và các kênh mang đang sử dụng)

602
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

giữa hai MME bằng việc trao đổi các bản tin yêu cầu/trả lời bố trí lại chuyển tiếp
(Forward Relocation Request/Response). Ngoài ra một kênh mang mặt phẳng người sử
dụng mới được tạo lập giữa P-GW (là điểm neo mặt phẳng người sử dụng cho phiên) và
S-GW phục vụ mới.

Nguồn S10 Đích

S1 S11 S1 S11 S5
UE eNodeB MME S-GW phục vụ eNodeB MME S-GW phục vụ P-GW

Quyết định chuyển giao

Chuyển giao được yêu cầu


Yêu cầu bố trí lại chuyển tiếp

Giai đoạn chuẩn bị


Yêu cầu tạo lập kênh mang
Trả lời tạo lập kênh mang
Yêu cầu chuyển giao

Ấn định tài
nguyên vô tuyến

Công nhận yêu cầu chuyển giao (Lệnh chuyển giao)

Trả lời bố trí lại chuyển tiếp


Lệnh chuyển giao
Lệnh chuyển giao

Khẳng định chuyển giao


Thông báo chuyển giao

Bố trí lại chuyển tiếp hoàn thành

Giai đoạn thực hiện


Công nhận bố trí lại chuyển tiếp hoàn thành

Lệnh giải phóng ngữ cảnh UE Yêu cầu cập nhật kênh mang

Giải phóng tài nguyên


vô tuyến Trả lời cập nhật kênh mang

Giải phóng ngữ cảnh UE hoàn thành

Yêu cầu xóa kênh mang

Trả lời xóa kênh mang

Hình 11.41. Lưu đồ các bản tin chuyển giao nội E-UTRAN với sắp xếp lại EPC.

Trong giai đoạn thực hiện, ngay sau khi chuyển giao hoàn thành (xét từ góc độ
mạng truy nhập), MME mới thông báo cho MME cũ về kết quả thành công bằng bản tin
hoàn thành bố trí lại chuyển tiếp (Forward Relocation Complete) để có thể giải phóng
các tài nguyên vô tuyến và tuyến kênh mang cũ. Ngoài ra tuyến kênh mang cũng được
cập nhật bằng thủ tục cập nhật kênh mang (Bearer Update) để P-GW có thể truyền các
gói đường xuống đến S-GW mới.

11.11.2.4. Chuyển giao giữa E-UTRAN và mạng gói 2G/3G

Các mạng EPS có thể hỗ trợ di động xuôn sẻ đến các hệ thống di động gói 2G và
3G. Hình 11.42 mô tả thí dụ cho trường hợp di động như vậy trong đó UE chuyển động
từ E-UTRAN vào một ô của 3G UTRAN.
603
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Để đơn giản ta thể hiện 3G RNC và NodeB bằng một hộp đen được nối đến
SGSN qua giao diện Iu. Trong trường hợp di động đến hệ thống 2G GPRS, kịch bản hoàn
toàn tương tự vì SGSN tồn tại trong cả hai kiến trúc lõi gói 2G và 3G. Từ hình 11.41 ta
thấy, S-GW đóng vai trò như một điểm neo mặt phẳng người sử dụng. Mặt phẳng điều
khiển cho báo hiệu NAS (để thiết lập và điều khiển phiên) được chuyển dịch trên giao
diện S3 từ MME phục vụ đến SGSN đích, đây chính là điểm chuẩn cho kết cuối giao
thức này trong kiến trúc gói 2G và 3G. Liên quan đến mặt phẳng người sử dụng, một
tunel mới được xây dựng giữa S-GW đang phục vụ và SGSN đích trên giao diện S4 để
đảm bảo truyền dẫn gói liên tục.
Vì S-GW phục vụ vẫn được duy trì trên tuyến số liệu, nên P-GW không tham gia
vào thủ tục di động. Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ nhỏ. Do thay đổi công nghệ truy nhâp
vô tuyến, S-GW có thể thông báo cho P-GW về chuyển giao, chủ yếu cho mục đích tính
cước. Điều này cho phép hệ thống tính cước linh hoạt áp dụng các thủ tục tính cước và tỷ
giá cứơc khác nhau tùy theo công nghệ đa truy nhập và sự thể hiện của QoS đặc thù.
Sau khi hoàn thành chuyển giao, các tài nguyên và các kết nối cũ trên vô tuyến
cũng như trên giao diện S1 cho mặt phẳng người sử dụng và báo hiệu (được thể hiện
bằng các đường đứt nét) được giải phóng.
Hình 11.43 mô tả các bản tin và các thủ tục trong quá trình di động từ E-UTRAN
đến 2G/3G nói trên. Chuyển giao theo chiều ngược lại cũng diễn ra với các nguyên lý và
thủ tục tương tự.
Sau khi quyết định chuyển giao được thực hiện, ngữ cảnh phiên ( gồm các kênh
mang EPS liên quan đến phiên và các thuộc ngữ QoS) được chuyển từ MME nguồn đến
SGSN đích bằng thủ tục Bố trí lại chuyển tiếp (Forward Relocation) giống như di động
nội UTRAN với sắp xếp lại các nút EPC. Thủ tục này thực chất là mở rộng của thủ tục
sắp xếp lại trước hiện có áp dụng trong trường hợp di động giữa các SGSN trong các
mạng 2G và 3G của 3GPP.
Trong trường hợp này, MME phiên dịch các thuộc ngữ QOS vào các thuộc ngữ
tương đương 2G hay 3G ở dạng các thuộc ngữ PDP.
Di động E-UTRAN đến 2G/3G có thể hỗ trợ chuyển tiếp số liệu từ eNodeB đến
SGSN đích để tránh không phát tất cả các gói vẫn còn lưu tại eNodeB đến UE. Chuyển
tiếp số liệu luôn luôn được yêu cầu bởi eNodeB (được phản ảnh trong bản tin chuyển
giao được yêu cầu: Handover Required). 3GPP đề xuất hai kiểu chuyển tiếp số liệu:
 Chuyển tiếp trực tiếp. Số liệu lưu được chuyển trực tiếp từ eNodeB đến SGSN
đích. Tất cả các thông tin cần thiết (như địa chỉ IP và nhận dạng tunel) là bộ phận
của bản tin trả lời bố trí lại chuyển tiếp (Forward Relocation Response)
 Chuyển tiếp gián tiếp. Số liệu lưu được gửi đến SGSN quan S-GW.

Giai đoạn chuyển giao được khởi động bởi bản tin lệnh chuyển giao (Handover
Command). Bản tin này chứa tất cả các thông tin cần thết để eNodeB có thể chuyển tiếp
số liệu nhớ đệm hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngay sau khi UE đồng bộ với NodeB đích,
bản tin bố trí lại chuyển tiếp hoàn thành (Forward Relocation Complete) được gửi từ
SGSN đến MME. Báo hiệu này được sử dụng để chỉ thị rằng các tài nguyên trong
eNodeB và MME cũ không còn hữu dụng và có thể được giải phóng. Đồng thời SGSN
cập nhật tuyến kênh mang đến S-GW bằng thủ tục cập nhật kênh mang (Update Bearer).

604
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

SGi

P-GW

S5

MME S-GW phục vụ

S4
S3
S1 3G SGSN

Iu

eNodeB nguồn
RNC+NodeB đích

Báo hiệu
UE Số liệu của người sử dụng

Hình 11.42. Tổng quan chuyển giao E-UTRAN đến 2G/3G.

605
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

S4
Nguồn Đích

S1 S3 Iu S5

UE eNodeB MME SGSN RNC+NodeB S-GW phục vụ P-GW

Quyết định chuyển giao

Chuyển giao được yêu cầu

Giai đoạn chuẩn bị


Yêu cầu bố trí lại chuyển tiếp
Yêu cầu sắp xếp lại

Ấn định tài nguyên

Công nhận ấn định tài nguyên

Trả lời bố trí lại chuyển tiếp

Lệnh chuyển giao


Lệnh chuyển giao

Chuyển giao đến UTRAN hoàn thành

Bố trí lại hòan thành

Giai đoạn thực hiện


Bố trí lại chuyển tiếp hoàn thành

Công nhận bố trí lại chuyển tiếp hoàn thành


Yêu cầu cập nhật kênh mang
Lệnh giải phóng ngữ cảnh UE
Yêu cầu cập nhật kênh mang
Giải phóng tài
nguyên vô tuyến Trả lời cập nhật kênh mang

Trả lời cập nhật kênh mang


Giải phóng ngữ cảnh UE hoàn thành

Hình 11.43. Lưu đồ các bản tin trong chuyển giao từ E-UTRAN đến 2G/3G gói.

11.12. AN NINH TRONG 4G LTE/SAE

11.12.1. Tổng quan an ninh

Trong quá trình quản lý phiên thông tin EPS cần thực hiện các cơ chế an ninh
trong mạng và trong UE. Tổng quan tồn tại hai lĩnh vực an ninh:
 An ninh giữa người sử dụng và mạng. Để bảo vệ các trao đổi giữa mạng và
UE trên giao diện vô tuyến
 An ninh miền mạng. Để bảo vệ các giao diện giữa các nút mạng trong EPS
và IMS

11.12.1.1. An ninh giữa UE và mạng

Mô hình an ninh tổng quát giữa UE và mạng được cho trên hình 11.44.

606
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

IMS Nhận thực và thỏa thuận khóa S-CSCF

Mật mã/toàn vẹn cho báo hiệu SIP P-CSCF

HSS

Các vectơ nhận thực


MME
EPS

Mật mã/toàn vẹn NAS


Cung cấp khóa
Mật mã/toàn vẹn eNodeB

Hình 11.44. Mô hình tổng quan an ninh giữa người sử dụng và mạng

Tại EPS, trao đổi số liệu giữa UE và eNoeB được bảo vệ bởi các cơ chế mật mã và
toàn vẹn (cho số liệu của người sử dụng cũng như báo hiệu RRC). MME sẽ cung cấp
các khóa an ninh đựơc sử dụng làm đầu vào cho các cơ chế này cho eNodeB sau khi
USIM (trong UE ) được MME nhận thực và MME được UE nhận thực. Ngoài ra báo hiệu
NAS giữa UE và MME được mật mã hóa và được bảo vệ toàn vẹn bằng các khóa riêng
biệt (điều này không có trong 3G UMTS. 3G UMTS chỉ bào vệ an ninh trên đoạn vô
tuyến giữa UE và RNC).
Tương tự tại mức IMS, báo hiệu SIP được bảo vệ bởi các cơ chế mật mã và toàn
vẹn dựa trên các khóa do S-SCSF cung cấp sau khi đã thực hiện nhận thực tương hỗ giữa
UE và S-SCSF. Điều này xẩy ra khi báo hiệu SIP được trao đổi giữa UE và S-CSCF hay
server ứng dụng. Nếu mật mã được áp dụng tại P-SCSF, bản tin SIP được mật mã cũng
được mật mã tại eNodeB trước khi truyền trên giao diện vô tuyến.
Các cơ chế an ninh EPS và IMS đều được xây dựng trên thông tin bí mật đặc thù
người sử dụng được chia sẻ giữa mạng và USIM (hay ISIM) và sử dụng giải thuật mật
mã đối xứng, trong đó các giải thuật mật mã và giải mật mã đều giống nhau.

11.12.1.2. An ninh miền mạng

An ninh miền mạng cho IP (NDS/IP: Network Domain Service/IP) nhằm bảo vệ
số liệu của người sử dụng và báo hiệu trên các giao diện giữa các nút mạng trong EPC
hoặc trong E-UTRAN..
Từ góc độ NDS/IP, mạng có dạng như cho trên hình 11.45.
SEG (Security Gateway: cổng an ninh) được đặt tại biên giới một miền an ninh và
có nhiệm vụ tập trung tất cả lưu lượng vào và ra miền mạng. NE (Network Entity: thực
thể mạng) có thể là một nút mạng bất kỳ thuộc E-UTRAN, EPC và IMS như eNodeB,
MME, S-CSCF...

607
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Miền an Miền an
ninh A ninh B
NE NE
A-1 Zb Zb B-1

Za
Zb SEG SEG Zb
A B

Zb
NE Zb NE
A-2 B-2

Phiên IKE (Internet Key Echange)


Liên kêt an ninh EPS
Hình 11.45. Kiến trúc NDS cho các mạng dựa trên IP

Zb áp dụng giữa các NE hay giữa NE và SEG trong một miền và chịu sự điều
khiển của một nhà khai thác. Trái lại Za nối hai SEG của các miền an ninh khác nhau và
tuân thủ các thỏa thuận chuyển mạng giữa các nhà khai thác. Thí dụ E-UTRAN và EPC
có thể được quản lý bởi các nhà khai thác và vì thế thuộc các miền an ninh khác nhau. Vì
thế giao diện S1 được sắp xếp vào giao diện Za. Za cũng có thể được sử dụng giữa các
miền EPC và IMS.
Mục đích của NDS/IP là để bảo vệ an ninh cho các thông tin nhậy cảm được trao
đổi giữa các nút mạng. Thông tin này bao gồm sổ liệu cuả người sử dụng, thông tin đăng
ký thuê bao, các vectơ nhận thực và số liệu mạng như MM context, chính sách và thông
tin tính cước cũng như các thông tin liên quan đến IMS được trao đổi giữa các nút CSCF.
Chương trình khung NDS/IP đảm bảo ba loại bảo vệ sau:
 Nhận thực nguồn gốc số liệu. Bảo vệ không cho một thực thể lừa đảo truyền gói
đến thực thể thu
 Toàn vẹn số liệu. Bảo vệ số nhiệu phát không bị thay đổi
 Bảo mật số liệu. Bảo vệ chông nghe trộm (đọc trộm)

Do phải dung hòa giữa các yêu cầu an ninh và các yêu cầu xử lý, nên không phải
tất cả các yêu cầu bảo vệ đều cần thiết trong tất cả các trường hợp. Chẳng hạn bảo vệ
toàn vẹn và bảo mật cần thiết cho báo hiệu trên giao diện S1 giữa eNodeB và MME, vì
các thông tin nhạy cảm được trao đổi giữa eNodeB và MME (các khóa an ninh) và các
nhận dạng người sử dụng.Tuy nhiên bảo vệ toàn vẹn số liệu người sử dụng quá quan
trọng lắm, vì thế mặt phẳng người sử dụng trên giao diện này chỉ được mật mã hóa để
chống nghe trộm.
Các cơ chế NDS/IP áp dụng cho các giao diện EPS được tổng kết trong bảng 11.4.

608
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Bảng 11.4. Tổng kết các bảo vệ an ninh miền mạng


Toàn vẹn/nhận thực Mật mã
Mặt phẳng người sử dụng Không Có
S1
Mặt phẳng người sử dụng Không Có
X2
Mặt phẳng điều khiển S1 Có Có
Mặt phẳng điều khiển X2 Có Có
Các giao diện EPC có Tùy chọn

Từ quan điểm NDS/IP, các nút mạng được coi là các nút IP thuần túy không phụ
thuộc vào vai trò thực sự của nó trong mạng. Vì thế NDS/IP trong các mạng 3GPP sử
dụng tập các thủ tục an ninh và các cơ chế an ninh kinh điển do IETF định nghĩa.
 An ninh giữa các phần tử mạng được đảm bảo bởi các tunnel IPsec
 Nhận thực số liệu, toàn vẹn và bảo mật được đảm bảo bởi ESP (Encapsulation
Security Payload: đóng gói tải tin an ninh) trong ‘chế độ tunnel’
 Các khóa an ninh được đàm phán theo giao thức IKE (Internet Key Exchange)

11.12.1.3. ESP

ESP (Encapsulation Security Payload: đóng gói tải tin an ninh) là một cơ chế an
ninh hoàn thiện đảm bảo ba mức bảo vệ và xử lý một tập giao thức an ninh cho mỗi mức.
Hình 11.46 cho thấy ảnh hưởng của bảo vệ ESP trong chế độ tunnel cho thí dụ một gói số
liệu có tiêu đề TCP/IP. Ngoài TCP, ESP có thể đóng bao mọi lớp truyền tải kể cả UDP.
Trong chế độ tunnel, toàn bộ gói ban đầu được bảo vệ hoàn toàn trong một tiêu đề IP
mới, trái lại EPS trong chế độ truyền tải không bảo vệ tiêu đề IP ban đầu.

Gói TCP/IP ban đầu

Tiêu đề IP Tiêu đề TCP Số liệu

Tiêu đề IP mới Tiêu đề ESP Tiêu đề IP Tiêu đề TCP Số liệu Đuôi ESP Nh. thực ESP

Được mật mã

Được nhận thực

Hình 11.46. Hiệu ứng của ESP trong chế độ tunnel

Trong các mạng 3GPP, giải thuật bắt buộc cho bảo mật là AES (Advanced
Encryption Standard). Tuy nhiên cũng có thể sử dụng 3DES (Triple-DES). Có thể nhận

609
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

thực và bảo vệ tính toàn vẹn bằng giải thuật SHA-1 (bắt buộc đối với các mạng 3GPP)
hay MD5.

11.12.2. An ninh của người sử dụng trong EPS

EPS đưa ra ba loại bảo vệ an ninh rất giống với an ninh trong các mạng 3G
UMTS:
 Mật mã hóa. Đây là tính năng an ninh cơ sở của hầu hết các hệ thống không dây.
Mật mã hóa đảm bảo tính bí mật của số liệu bằng cách cung cấp thông tin được
bảo vệ chống nghe trộm. Trong EPS, mật mã hóa không chỉ áp dụng cho số liệu
của người sử dụng mã cả cho báo hiệu, sở dĩ như vậy vì trong một số trường hợp
các bản tin báo hiệu mang nhận dạng của người sử dụng hoặc các thông tin nhậy
cảm mà kẻ tấn công có thể lợi dụng để truy nhập trái phép đến mạng hay phá vỡ
các bảo vệ an ninh mạng.
 Toàn vẹn. Đây là quá trình trong đó thực thể thu có khả năng kiểm tra xem số liệu
báo hiệu có bị thay đổi một các trái phép hay không khi nó được gửi đi từ thực thể
phát. Trong EPS, toàn vẹn chỉ áp dụng cho báo hiệu RRC và NAS. Các báo hiệu
lớp ứng dụng (như RTCP, SIP và SDP) không được bảo vệ toàn vẹn vì chúng
được coi như là số liệu của người sử dụng
 Nhận thực tương hỗ. Được sử dụng để một mặt mạng có thể nhận thực nhận
dạng thuê bao mặt khác UE có thể nhận thực mạng phục vụ.

Các thủ tục an ninh EPS được xây dựng trên cở sở các thông tin và các giải thuật
an ninh được lưu trong USIM module của UE. Các thủ tục an ninh EPS được thiết kế để
tương thích ngược với USIM của 3G UMTS.

11.12.2.1. Phân cấp khóa EPS

Để áp dụng bảo vệ an ninh cho các luồng thông tin khác nhau, chuẩn đưa ra phân
cấp khóa EPS (Evolved Packet System: hệ thống gói phát triển) như trên hình 11.47.

610
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

USIM/AuC
CK/IK

UE/HSS
KASME

UE/MME
KNAS enc KNAS int

KeNB

KUP enc KRRC enc KRRC int

UE/eNodeB
Hình 11.47. Phân cấp khóa trong EPS

Các khóa trong mô hình phân cấp trên hình 11.46 như sau:
 K. Khóa an ninh đựơc lưu vĩnh viễn trong USIM và trong AuC. Được sử dụng là
cơ sở cho tất cả các giải thuật rút ra các khóa khác trong 3G UMTS và EPS
 CK (Ciphering Key: khóa mật mã), IK (Integrity Key: khóa toàn vẹn). Được
rút ra tại AuC và USIM khi thiết lập liên kết an ninh
 KASME (Access Security Management Entity Key: Khóa thực thể quản lý an
ninh truy nhập). Là một khóa trung gian được rút ra trong UE và HSS từ các
khóa CK, IK trong quá trình AKA (Authentication and Key Agreement: Nhận
thực và thoả thuận khóa). ASME là thực thể mạng chịu trách nhiệm thiết lập và
duy trì các liên kết an ninh với UE dựa trên các khóa nhận được từ HSS. Trong
EPS, MME đóng vai trò ASME.
 KeNB. Là một khóa trung gian đươc UE và MME rút ra từ K ASME. KeNB có giá trị
phụ thuộc vào nhận dạng của eNodeB. Được eNode sử dụng để rút ra các khóa
cho lưu lượng RRC và UP.

Kết quả cuối cùng, năm khóa được tạo ra để bảo vệ toàn vẹn và bảo mật cho ba
kiểu luồng: Báo hiệu NAS (giữa UE và MME), báo hiệu AS (RRC) (giữa UE và
eNodeB) và số liệu mặt phẳng người sử dụng (giữa UE và S-GW).
Hình 11.48 cho thấy sử dụng khóa cho luồng xuống (từ mạng đến UE).

611
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Từ MME

Báo hiệu NAS

KNASint Toàn vẹn


Từ S-GW
KNASenc Mật mã

Báo hiệu RRC Số liệu UP


Từ eNodeB

KRRCint Toàn vẹn

PDCP

KRRCenc Mật mã KUPenc Mật mã

Hình 11.48. Thí dụ về sử dụng khóa cho các luồng đường xuống.

Trong chuẩn GSM khóa mật mã Kc có độ dài 64 bit còn trong chuẩn 3G UMTS
các khóa mật mã CK và toàn vẹn IK có độ dài 128 bit. Khi chuyển giao từ từ GSM vào
E-UTRAN cần thiết lập lại ngữ cảnh an ninh và hệ thống E-UTRAN đích sẽ quyết định
các khóa mới. Trường hợp chuyển giao từ E-UTRAN vào GSM hoặc 3G UMTS, các
khóa cho GSM và 3GUMTS được rút ra từ các khóa của hệ thống EPS.

Trong 3G UMTS, liên kết an ninh (tương ứng với các khóa CK và IK) được nhận
dạng bởi một KSI (Key Set Identifier: nhận dạng tập khóa). KSI được ấn định bởi mạng
trong quá trình nhận thực và được lưu trong USIM. Mạng sử dụng để biết các khóa nào
được lưu trong UE và chúng có thể được sử dụng lại cho các yêu cầu kết nếu tiếp sau.
Điều này cho phép khởi đầi mật mã trên một kết nối mới mà không cần nhận thực. Trong
EPS, KSI được sử dụng để nhận dạng KASME.

11.12.2.2. Các giải thuật mật mã và toàn vẹn của E-UTRAN

Trong các phiên bản đầu tiên của 3G UMTS, 3GPPP chỉ định nghĩa một tập các
giải thuật mật mã và toàn vẹn: UEA1 (UMTS Encryption Algorithm 1: giải thuật mật mã
UMTS 1) và UIA1 (UMTS Integrity UMTS 1: giải thuật toàn vẹn UMTS 1). Cả hai giải
thuật này đều được rút ra từ giải thuật mật mã khối KASUMI được phát triển trong
3GPPP. Trong phát hành R7 của UMTS, một tập các giải thuật mới được đưa ra: UEA2
và UIA3 được rút ra từ giải thuật mật mã luồng SNOW. UEA2 và UIA2 đảm bảo giải
pháp thế cho KASUMI trong trường hợp KASUMI bị phá vỡ.
Về phần E-UTRAN, chuẩn đã quyết định sử dụng UAE2/UIA2 từ 3G UMTS để
bảo mật và bảo vệ toàn ven. Một giải pháp thế khác cũng được quyết định với sử dụng

612
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

AES (Advanced Encryption Standard: chuẩn mật mã tiên tiến) làm cơ sở cho các giải
thuật mật mã và toàn vẹn.

11.12.2.3. Thủ tục AKA

Tất cả các hoạt động cần thiết đê bảo vệ an ninh của người sử dụng (rút ra khóa an
ning và nhận thực tương hỗ) được thực hiện trong quá trình AKA (Authentication and
key Agreement: nhận thực và thỏa thuận khóa). AKA đựơc sử dụng trong EPS cũng
giống như AKA trong 3G UMTS. Quá trình này được mô tả trên hình 11.49.
Gr (S6)

UE (USIM) MME HSS

Bản tin NAS đầu tiên


(nhận dạng người sử dụng)
Yêu cầu số liệu nhận thực (IMSI)

Trả lời số liệu nhận thực


(các vectơ nhận thực)

Chọn lựa vectơ nhận thực


(RAND; XRES;IK;AUTN)

Yêu cầu nhận thực người sử dụng


(RAND,AUTN)
Kiểm tra AUTN
Tính RES
Trả lời nhận thực (RES)

So sánh RES và
Tính CK và IK
XRES

Hình 11.49. Quá trình AKA

Quá trình AKA được khởi động bởi một yêu cầu kết nối hay dịch vụ từ UE, trên
hình 11.49 bởi ‘bản tin NAS’ đầu tiên. Bản tin này có thể là một yêu cầu nhập mạng
(Attach Request) hay yêu cầu dịch vụ (Service Request). Trong phần lớn các trường hợp
yêu cầu kết nối được thực hiện khi đăng ký UE sau bật nguồn. Tuy nhiên quá trình AKA
có thể xẩy ra trong nhiểu trường hợp như thay đổi trạng thái từ rỗi (IDLE) vào tích cực

613
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(Active). Bản tin kết nối ban đầu này chứa nhận dạng người sử dụng sẽ được dùng trong
phần còn lại của thủ tục.
Theo yêu cầu kết nối của người sử dụng, MME yêu cầu thông tin nhận thực từ
HSS trên giao diện Gr (S6). HSS trả lời bằng một tập từ một đến năm vectơ nhận thực
(AV: Authentication Vector) còn đựơc gọi là ‘bộ năm’. Nỗi AV chứa:
 RAND. Hô lệnh ngẫu nhiên, là một trong số các thông số đầu vào để tạo nên bốn
phần tử của vectơ
 XRES. Expected Response (trả lời kỳ vọng) được mạng sử dụng để nhận thực
USIM
 AUTN. Authentication Token (thẻ nhận thực) được USIM sử dụng để nhận thực
mạng
 CK. Ciphering Key (Khóa mật mã)
 IK. Integrity Key (Khóa toàn vẹn)

Sử dụng một trong số các vectơ trong danh sách, MME ràng buộc thủ tục AKA
với USIM. Để vậy MME gửi đến UE yêu cầu nhận thực chứa các thông số RAND và
AUTN.
Sử dụng RAND và giá trị của khóa bí mật K đựơc lưu, USIM thực hiện nhận thực
mạng bằng cách kiểm tra thẻ nhận thực AUTN do mạng cung cấp. Sau đó USIM tạo ta
RES để MME kiểm tra bằng cách so sánh với XRES để mạng có thể nhận thực USIM.
Tại đầu UE, các khóa an ninh CK và IK đựơc tính tóan theo cách giống như trong
HSS bằng cùng các giải thuật và các giá trị bí mật đầu vào. Để đảm bảo an ninh, các giá
trị này không bao giờ đựơc trao đổi trên giao diện vô tuyến.

11.12.2.4. Thủ tục EAP-AKA

Khi đầu cuối định truy nhập mạng với truy nhập không phải 3GPP ( điểm truy
nhaapk WLAN chẳng hạn), không thể sử dụng quá trình AKA ở trên. Trong trường hợp
này đầu cuối (sử dụng USIM) sẽ nhận thực mạng thông qua AAA server sử dụng các
giao thức không được hỗ trợ bởi MME. Vì thế giao thức EAP-AKA được định nghĩa cho
mục đích này. EAP (Extencible Authentication Protocol) là một chương trình khung để
nhận thực và phân phối khóa phiên do IETF định nghĩa để hỗ trợ nhiều phương pháp
nhận thực. Bản thân giao thức EAP rất giống với UMTS AKA xét từ góc độ chức năng.
Hình 11.50 mô tả các bước khác nhau của thủ tục EAP-AKA.

614
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Wa Wx

UE (USIM) WLAN AAA server HSS

Yêu cầu EAP (số nhận dạng)


Trả lời EAP (NAI)

Trả lời EAP (NAI)

Trao đổi các vectơ nhận dạng


và số liệu thuê bao

Chọn vectơ nhận thực

Yêu cầu EAP/hô lệnh AKA (RAND, AUTN, MAC)

Kiểm tra AUTN


Tính toán RES
Trả lời EAP/hô lệnh AKA (RES, MAC)

Tính toán các khóa So sánh RES


và XRES

EAP thành công (các khóa)

Lưu các khóa


EAP thành công

Hình 11.50. Thủ tục EAP-AKA

Sau yêu cầu từ điểm truy nhập WLAN, đầu cuối gửi đi số nhận dạng của nó ở
dạng NAI (Netwwork Address Identifier: số nhận dạng địa chỉ mạng). Số nhận dạng này
được xây dựng theo khuôn dạng ‘username@realm’ của IETF bằng cách sử dụng IMSI
(International Mobile Subscriber Identity: số nhânj dạng thuê bao di động quốc tế) của
người sử dụng và các phần MCC (Mobile Country Code: mã nước di động), MNC
(Mobile Network Code: mã mạng di động) của nó.
Hình 11.51 cho thấy thí dụ của NAI. Chữ số đầu tiên không thuộc IMSI dùng để
biểu thị NAI tương ứng với EAP-AKA nếu bằng 0 hoặc SIM-AKA nếu bằng 1. SIM-
AKA dùng cho quá trình nhận thực 2G GSM sử dụng SIM.
IMSI
0 234 150 999999999@wlan.mnc150.mcc234.3gppnetwork.org

Hình 11.51. Thí dụ mã hóa NAI


615
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thông tin MNC/MCC được WLAN sử dụng để xác định 3GPP AAA server liên
quan tương ứng với người sử dung. Khi nhận được số nhận dạng EAP, AAA server tìm
một tập các vectơ nhận thực giống như quá trình UMTS-AKA và chọn một trong số
chúng.
Sau đó 3GPP AAA server gửi bản tin hô lệnh AAA (AAA Chalenge) đến đầu cuối
chứa RAND, AUTN (Authentication Token: thẻ nhận thực) và MAC (Message
Authentication Code: mã nhận thực bản tin). Trong UMTS- AKA, AUTN sẽ được USIM
sử dụng để nhận thực mạng, Nếu thành công, đầu cuối sẽ tạo ra RES (để mạng nhận thực
đầu cuối) và các khoá CK (Ciphering Code: mã mật mã), IK (Integrity Code: mã toàn
vẹn). Sau khi mạng nhận thực đầu cuối thành công, các khóa riêng của phiên được AAA
server phát đến WLAN để bảo vệ truyền dẫn sau đó giữa đầu cuối và điểm truy nhập
dịch vụ.

11.13. ĐIỀU KHIỂN CHÍNH SÁCH, TÍNH CƯỚC (PCC) VÀ QOS

Điều khiển chính sách và tính cước (PCC: Policy and Charging Control) đóng vai
trò chủ chốt trong cách thức xử lý các dịch vụ trong hệ thống LTE/SAE. Nó cung cấp
cách quản lý các kết nối liên quan đến dịch vụ theo cách cố định hay được điều khiển. Nó
xác định cách thức ấn định các tài nguyên kênh mang bao gồm: (1) cách phân chia các
luồng dịch vụ trong các kênh mang (2) các kênh mang có các đặc tính QoS gì và (3) kiểu
thanh toán và tính cước nào đựơc áp dụng. Nếu nhà khai thác chỉ sử dụng mô hình QoS
hết sức dơn giản thì cấu hình tĩnh của các thông số này có thể đủ, nhưng R8 PCC cho
phép nhà khai thác thiết lập động các thông số này cho từng dịch vụ và thậm chí từng
người sử dụng riêng rẽ.
Hình 11.52 cho thấy các chức năng PCC và các giao diện trong cấu hình cơ sở khi
PCC đựơc áp dụng cho mạng của nhà khai thác.

616
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

AF Các mạng ngoài

Rx SGi

OCS
P-GW
PCRF Gy
SPR
PCEF
Sp Gx OFCS
PMIP Gz

Gxx*
BBERF

*Gxx= Gxa, Gxb hay Gxc

PCEF: Policy Control Enforcement Function: chức năng thự thi điều khiển chính sách,
OCS: Online Charging System: hệ thống tính cước trực tuyến, OFCS: Offline Charging
System: hệ thống tính cước ngoại tuyến, PMIP: Proxy Mobile IP: IP di động đại diện.
Hình 11.52. Các chức năng cơ sở của PCC

Cách đầu tiên để thiết lập các luồng dịch vụ trong R8 (phát hành 8) là trước hết
UE thông báo yêu cầu dịch vụ trong lớp dịch vụ và AF (Application Function: chức năng
ứng dụng) nằm trong lớp này sẽ tiếp xúc với PCRF (chức năng chính sách và tính cứơc
tài nguyên) cho các tài nguyên kênh mang thích hợp. PCRF có nhiệm vụ quyết định PCC
nào sẽ sử dụng cho dịch vụ được xét. Nếu các chính sách đặc thù thuê bao đựơc sử dụng,
thì PCRF có thể yêu cầu các chính sách liên quan từ SPR (Subscriber Profile Repository:
kho lưu hồ sơ thuê bao). Dựa trên quyết định này, PCRF rạo lập các quy tắc PCC thích
hợp để quyết định xử lý trong EPS.
Nếu giao diện giữa P-GW và S-GW dựa trên GTP, PCRF đẩy các quy tắc PCF
xuống PCEF (Policy and Charging Enforcement Function: chức năng thực thi chính sách
và tính cước) đặt trong P-GW và chức năng này sẽ chịu trách nhiệm để thực thi các quy
tắc PCC như: thiết lập các kênh mang riêng hay thay đổi các kênh mang hiện có để có thể
sắp xếp các luồng dịch vụ IP lên chúng, đảm bảo chỉ cho phép có các luồng dịch vụ được
phép và các giới hạn QoS không bị vượt quá. Trong trường hợp này giao diện Gxx trên
hình 1 không đựơc áp dụng.
Nếu giao diện từ P-GW đến AN (Access Network) là PMIP (chẳng hạn giao diện
S5/S6, S2a, S2b), thì không cần báo hiệu về thông tin kênh mang từ P-GW. PCRF sẽ tạo
lập một tập các quy tắc riêng và trước tiên các quy tắc này đựơc gửi đến BBERF (Bearer
Binding and Event Reporting Function: chức năng rằng buộc kênh mang và báo cáo sự
kiện). Chức năng này sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp các luồng dịch vụ lên các kênh mang
trên AN. Phụ thuộc vào kiểu AN, BBERF có thể được đặt trong S-GW (S5PMIP), 3GPP
AN không được tin tưởng: trong HSGW (S2a) (High Rate Packet Data Serving Gateưay:

617
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

cổng phục vụ tốc độ cao của cdma2000 1x EVDO), hay trong EPDG (S2b). Ngoài ra
trong trường hợp này các quy tắc PCC cũng được gửi đến PCEF trong P-GW và chức
năng này thực hiện luồng dịch vụ và thực thi QoS.
R8 (phát hành 8) cũng hỗ trợ tích cực kênh mang được khởi xướng từ UE trong
EPS trong trường hợp không có định nghĩa dịch vụ để cả mạng và UE có thể xử lý. Vì thế
UE thông báo cho AN và BBERF (chức năng ràng buộc kênh mang và báo cáo sự kiện)
yêu cầu các tài nguyên dịch vụ từ PCRF. PCRF quyết định PCC và sau đó là quá trình
như đã trình bày ở trên.
Chuẩn PCC định nghĩa hai giao diện tính cước, Gy và Gx để sử dụng tính cước
online và offline. Giao diện Gy nối PCEF đến hệ thống tính cước online (OCS: Online
Charging System) được sử dụng cho luồng dựa trên việc chuyển thông tin tính cước và
điều khiên trực tuyến. Giao diện Gz được sử dụng giữa P-GW và hệ thống tính cước
offline (OFCS: Offline Charging System) được sử dụng khi các bản ghi tính cước được
kết hợp lại ngoại tuyến.
PCRF điều khiển PCEF/P-GW và BBERF thường được đặt trong cùng mạng của
nhà khai thác. Trong trường hợp chuyển mạng, chúng có thể được đặt tại các mạng khác
nhau và giao diện S9 giữa các PCRF đựơc sử dụng để cho phép sử dụng PCRF địa
phương.
Có hai trường hợp sử dụng giao diện S11. Trường hợp thứ nhất (hình 11.53) được
sử dụng khi giao diện chuyển mạng dựa trên PMIP và PCEF, BBERF nằm trong các
mạng khác nhau. Trong kịch bản này, lưu lượng được định tuyến đến mạng nhà. Trong
trường hợp thứ hai (hình 11.54) mô hình truyền xuyên tại chỗ được áp dụng và P-GW
được đặt tại mạng khách. AF và giao diện Rx sẽ được sử dụng trong cùng một mạng để
đảm bảo dịch vụ này. OCS được đặt tại mạng nhà. Lưu ý rằng chỉ sử dụng BBERF tách
riêng và các giao diện Gxx khi sử dụng PMIP từ P-GW trong mạng khách.

AF Các mạng ngoài

Rx SGi

OCS
PCRF P-GW
Gy
SPR nhà PCEF
Sp Gx
OFCS
S9 PMIP Gz
HPLMN
VPLMN
PCRF
Gxx*
khách BBERF
*Gxx= Gxa, Gxb hay Gxc

Hình 11.53. Các chức năng PCC trong chuyển mạng, mô hình định tuyến qua mạng
nhà

618
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

AF Các mạng ngoài


OCS

Rx

PCRF
SPR nhà Các mạng
Sp AF ngoài
Gy

S9
HPLMN SGi
Rx
VPLMN
P-GW
PCRF
khách PCEF
Gx OFCS
Gz
PMIP

Gxx*
BBERF

*Gxx= Gxa, Gxb hay Gxc


Hình 11.54. Các chức năng PCC trong chuyển mạng, mô hình truyền xuyên tại chỗ

11.14. TỔNG KẾT

Trước hết chương trình bày kiến trúc mạng 4G LTE/SAE và chức năng từng phần
tử của nó. Tiếp theo kiến trúc giao thức của 4G LTE/SAE, hoạt động của mạng truy nhập
vô tuyến đựơc trình bày. Sau đó chương trình bày kiến trúc chuyển mạng giữa các mạng
có cùng công nghệ truy nhập vô tuyến LTE, chuyển mạng giữa mạng LTE với mạng di
động khác có công nghệ đa truy nhập 3GPP và chuyển mạng giữa mạng LTE với các
mang di động khác có công nghệ đa truy nhập không phải 3GPP. Sau đó các trạng thái di
động và kết nối LTE được trình bày. Tiếp sau kiến trúc giao thức trong các mặt phẳng UP
và CP của E-UTRAN, các quy định chất lượng dịch vụ và các kênh mang đi kèm với nó,
các thủ tục thiết lập một kênh mang được xét. Sau đó chương này xét đến các vấn đề liên
quan đến quản lý di động trong chế độ rỗi và chế độ tích cực. Tiếp theo kiến trúc an ninh
cho mạng 4G LTE/SAE đựơc xét. Cuối chương điều khiển chính sách và tính cước được
xét.

619
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

11.15. CÂU HỎI

1. Trình bày các tiêu chí xây dựng mạng LTE/SAE


2. Trình bày kiến trúc mạng LTE/SAE chỉ có E-UTRAN
3. Trình bày vai trò MME
4. Trình bày vai trò S-GW
5. Trình bày vai trò P-GW
6. Trình bày vai trò PCRF
7. Trình bày vai trò HSS
8. Trình bày các thủ tục tầng không truy nhập
9. Trình bày mạng truy nhập E-UTRAN
10. Trình bày chuyển mạng giữa các mạng LTE/SAE
11. Trình bày kiến trúc tương tác và di động với 2G/3G
12. Trình bày kiến trúc tương tác với các mạng không phải 3GPP
13. Trình bày hỗ trợ EPC đối với các mạng truy nhập không phải 3GPP
14. Trình bày các trạng thái EMM
15. Trình bày các trạng thái ECM và LTE RRC
16. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng người sử dụng, UP
17. Trình bày kiến trúc giao thức mặt phẳng điều khiển, CP
18. Trình bày chất lượng dịch vụ và các kênh mang EPS
19. Trình bày các thủ tục thiết lập kênh mang
20. Trình bày thủ tục đăng ký
21. Trình bày lựa chọn P-GW
22. Trình bày thủ tục giải phóng S1
23. Trình bày thủ tục hủy đăng ký
24. Trình bày thiết lập phiên
25. Trình bày yêu cầu dịch vụ
26. Trình bày quá trình tích cực kênh mang riêng
27. Trình bày tổng quan quản lý di động
28. Trình bày tổng quan quản lý di động trong chế độ rỗi
29. Trình bày chọn ô và chọn lại ô
30. Trình bày quản lý vị trí đầu cuối di động
31. Trình bày cập nhật vùng theo bám
32. Trình bày di động trong chế độ tích cực
33. Trình bày di động nội E-UTRAN với hỗ trợ X2
34. Trình bày di động nội E-UTRAN không có hỗ trợ X2
35. Trình bày di động nội E-UTRA với bố trí lại EPC
36. Trình bày di động giữa E-UTRAN và mạng gói 2G/3G
37. Trình bày an ninh giữa UE và mạng
38. Trình bày an ninh miền mạng
39. Trình bày an ninh trên cơ sở ESP
40. Trình bày tổng quan an ninh của người sử dụng trong EPS
41. Trình bày phân cấp khóa EPS
42. Trình bày các giải thuật mật mã và toàn vẹn của E-UTRAN

620
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

43. Trình bày thủ tục AKA


44. Trình bày thủ tục EAP-AKA
45. Trình bày tổng quan điều khiển chính sách, tính cứơc và QoS

621
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Chương 12
HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG

11.1. GIỚI THIỆU CHUNG

12.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương

 Tổng quan hệ thống khai thác và bảo dưỡng mạng thông tin di động
 Giám sát mạng
 Điều khiển mạng
 Giám sát phần tử mạng (NE)
 Quản lý phần tử mạng (NE)
 Mạng tự tổ chức (SON

12.1.2. Hướng dẫn


 Học kỹ các tư liệu đựơc trình bầy trong chương
 Tham khảo thêm tài liệu tham khảo [34], [35]

12.1.3. Mục đích chương

 Hiểu được tổng quan về quản lý mạng di động


 Hiểu được vấn đề điều khiển mạng và giám sát mạng

12.2. TỔNG QUAN

Các hãng khai thác viễn thông đã lắp đặt một khối lượng lớn các thiết bị mạng, chất
lượng hoạt động của các phần tử mạng này ảnh hưởng rất lớn lên các dịch vụ thông tin. Cần
phải giám sát các thiết bị mạng liên tục ngày đêm để đảm bảo cung cấp ổn định các dịch
vụ chất lượng cao. Vì thế việc giám sát và bảo dưỡng bằng hệ thống khai thác và bảo dưỡng
mạng là rất quan trọng trong các mạng thông tin hiện nay.
Khi mạng thông tin di động được mở rộng, các hãng khai thác viễn thông đã phải có
biện pháp tốn nhiều nhân lực để duy trì chất lượng dịch vụ. Trong tương lai cần xây dựng
một cấu trúc khai thác và bảo dưỡng có thể đưa ra hành động trên cơ sở quản lý thông tin
chiến lựơc và đảm bảo chất lượng cực đại với ít nhân lực nhất. Chương này tổng quan các
chức năng và các cơ chế của hệ thống khai thác và bảo dưỡng (OAM: Operration and
Maintenance) dự tính sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi đưa ra hệ thống thông tin di động
thế hệ mới với tham khảo hệ thống thứ ba.
Để giảm thiểu chi phí khai thác mạng, trang bi các mạng tự tổ chức (SON: Self
Organizing Network) là một trong các mục tiêu then chốt của các mạng di động 4G. Chương
này giới thiệu quá tình chuẩn hóa kiến trúc SON và các thí dụ về các giải thuật SON. Chuẩn
3GPP định nghĩa các phép đo cần thiết, các thủ tục và các giao diện mở để hỗ trợ tương tác
tốt hơn trong môi trường nhiều nhà cung cấp máy. Các phần tử này tạo nên chương trình
khung SON. Liên minh NGMN (Next Generation Mobile Network: mạng di động thế hệ

622
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

sau) và 3GPP thúc đẩy các yêu cầu giảm giá thành bằng cách định nghĩa một số trường hợp
sử dụng SON. Các trừơng hợp sử dụng này có thể được đặt tại eNodeB (phân bố) hay tại hệ
thống OAM (tập trung). Tồn tại rất nhiều các trường hợp sử dụng SON khác nhau, vì thế
cần phải có kiến trúc SON lai ghép. Tóm lại mục đích của SON là giảm thểu lập cấu hình và
tối ưu hóa mạng nhân công bằng cách tự động hóa phần lớn các công việc này.

12.2.1. Mô hình hệ thống khai thác và bảo dưỡng

Các lớp được chỉ ra ở hình 12.1 cho thấy các chức năng khai thác và bảo dưỡng (viết
tắt là O&M: Operation and Maintenance) dựa trên mô hình quản lý mạng viễn thông (TMN:
Telcommunications Management Network) do ITU-T chuẩn hoá. Lớp dưới cùng trình bầy
phần tử mạng (NE: Network Element), còn lớp trên nó là lớp quản lý phần tử thực hiện quản
lý NE. Trên lớp quản lý phần tử là lớp quản lý mạng thực hiện chức năng quản lý toàn bộ
mạng gồm nhiều NE. Lớp quản lý dịch vụ trên lớp quản lý mạng có nhiệm vụ hỗ trợ các
chức năng để quản lý các dịch vụ do mạng cung cấp.

Lớp quản
lý dịch vụ

Lớp quản
lý mạng (NM)

Lớp quản
lý phần tử
(EM)

Lớp phần tử
mạng (NE)

NM: Network Management: quản lý mạng, EM: Element Management: quản lý phần tử, NE:
Network Element: phần tử mạng
H×nh 12.1. M« h×nh ph©n líp TMN cña ITU-T

Trên cơ sở của mô hình TMN này, 3GPP định nghĩa giao diện tiêu chuẩn giữa bộ
quản lý mạng (NM: Network Manager) và bộ quản lý phần tử (EM: Element Manager) và
giữa EM và NE (Network Element: phần tư mạng) như thấy ở hình 12.2.

623
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Quản lý mạng

Bộ quản lý mạng

Itf-N
Quản lý phần tử

Quản lý phần Quản lý phần


tử nút B tử RNC

itf-B itf-R
Tùy chọn chuyển mạch lưu lượng O&M qua RNC

Nút B Iub RNC


Itf: Interface: giao diện
Hình 12.2. Mô hình phân lớp quản lý của 3GPP

Định nghĩa phần tử và các chức năng của bộ quản lý và các giao diện giữa chúng cho
phép kết nối các NE từ các nhà cung cấp khác nhau và các EM cũng như sự kết hợp với NM.
Các chức năng cần thiết của các bộ quản lý này được định nghiã theo quản lý kết nối
hệ thống mở (OSI). Định nghĩa này bao gồm cả quản lý sự cố, quản lý thanh toán, quản lý
hiệu năng và quản lý an ninh. 3GPP định nghĩa các nhóm quá trình quản lý sử dụng mô hình
các khai thác viễn thông (TOM: Telecom Operations Map) của Diễn đàn quản lý viễn thông
(TM Forum) để đặc tả các chức năng này cụ thể hơn. Sử dụng các quá trình xử lý theo hình
12.3 cho phép đảm bảo khả năng tương tác giữa các nhà khai thác mạng và các nhà cung
cấp dịch vụ. Ngoài ra việc phân bố phần mềm thực hiện các chức năng quản lý cũng giảm
giá đầu tư tại thời điểm phát triển hệ thống.

624
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Khách hàng

Quá trình quản lý giao diện khách hàng

Quản lý QoS Lập hoá đơn/

Các quá trình quản lý các hệ thống thông tin


Bán hàng Xử lý đặt hàng Xử lý vấn đề
khách hàng Thu thập

Các quá trình chăm sóc khách hàng

Quy hoạch /
Lập cấu hình Phân giải vấn Quản lý chất Định cước và
phát triển dịch
dịch vụ đề dịch vụ lượng dịch vụ giảm giá
vụ

Các quá trình phát triển và khai thác dịch vụ

Quy hoạch/
Cung cấp Quản lý kiểm Bảo dưỡng và Quản lý số liệu
phát triển
mạng kê mạng phục hồi mạng mạng
mạng

Các quá trình quản lý mạng và các hệ thống

Quản lý phần tử, công nghệ liên quan


Mạng vật lý và công nghệ thông
tin

Quản lý dịch vụ

Quản lý mạng

Hình 12.3. Mô hình khai thác viễn thông cuả diễn đàn quản lý viễn thông

Để cung cấp các dịch vụ TTDĐ 3G, ngoài các công nghệ O&M tích luỹ trước đây,
mô hình cuả các quá trình xử lý nói trên cũng được tăng cường như sau:
1. Nhận dạng trạng thái mạng và tăng cường điều khiển mạng với tập trung lên cải thiện
chất lượng dịch vụ
2. Thiết lập dòng dữ liệu xuyên xuốt để sử dụng cho quy hoạch, quản lý chất lượng bảo
dưỡng và cấu trúc mạng
3. Quản lý khai thác bảo dưỡng tập trung các mạng di động thế hệ hai và các mạng di
động thế hệ ba.

625
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

12.2.2. Kiến trúc hệ thống

Hình 12.4 minh hoạ kiến trúc của hệ thống khai thác TTDĐ 3G theo các lớp TMN.
§Çu cuèi phÝa C¸c®Çucuèi thiÕt lËp
dÞch vô
Líp qu¶n
Gi¸m s¸t chÊt
lý dÞch vô Quy ho¹ch m¹ng Quy ho¹ch m¹ng
l-îng dÞch vô Qu¶n lý tiÕn b«
Kho sè liÖu truy nhËp VT chuyÓn m¹ch
l-u l-îng
OPE gi¸m s¸t ThiÕt kÕ m¹ng ThiÕt kÕ m¹ng ThiÕt kÕ m¹ng
vµ ®iÒu khiÓn truy nhËp VT truy nhËp VT truyÒn dÉn
m¹ng
Líp qu¶n Gi¸m s¸t §iÒu khiÓn
lý m¹ng m¹ng m¹ng
Qu¶n lý tuyÕn
OPE phÝa
sau Tænghîpc¶nh Tæng hîpc¶nh b¸o Qu¶n lý sè liÖu
Líp qu¶n hÖ thèng Qu¶n lý cÊu h×nh
b¸ochÝnh xö lý cuéc gäi
lý NE
NEMthiÕt bÞ NEMthiÕt bÞ NEMthiÕt bÞ
NEMHLR
truy nhËpVT chuyÓnm¹ch truyÒndÉn

NEM HLR
NE ThiÕt bÞ ThiÕt bÞ
BTS RNC RNC BTS
chuyÓnm¹ch chuyÓnm¹ch

NE:Network Element=PhÇntöm¹ng
VT:V«tuyÕn
NEM:Network Element Management=Qu¶nlý phÇntöm¹ng
OPE:OperationEquipment=ThiÕt bÞ khai th¸c
Hình 12.4. Kiến trúc hệ thống khai thác của 3G.

12.2.2.1. Lớp quản lý NE

Lớp quản lý NE có nhiệm vụ O&M cho từng NE được cấu thành từ các server sau.

(1) Hệ thống giám sát NE

Các hệ thống giám sát NE được lắp đặt để giám sát thiết bị vô tuyến, thiết bị chuyển
mạch, thiết bị truyền dẫn và các phương tiện mạng khác. Mỗi hệ thống giám sát NE quản lý
trạng thái về các sự cố của NE, hiệu năng, các file và trạng thái cập nhật số liệu hệ thống
v.v...
Ngoài ra, hệ thống giám sát NE thông báo cho server tổng hợp cảnh báo chính về
hầu hết các cảnh báo khẩn các cảnh báo chính.

(2) Server tổng hợp cảnh báo chính

Server tổng hợp cảnh báo chính thu thập và quản lý các cảnh báo chính của tất cả
các NE thông qua các hệ thống giám sát NE. Các cảnh báo chính từ server này được thông
báo cho thiết bị khai thác (OPE: Operation Equipment) phía sau (OPE này tạo nên bàn điều
khiển). Sự sắp đặt này cho phép người khai thác xác định trạng thái tích cực của tất cả các
cảng báo chính NE tại một OPE phia sau.

(3) Server cảnh báo xử lý cuộc gọi

626
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Server cảnh báo xử lý cuộc gọi thu thập và lưu giữ các nhân tố giải phóng cuộc gọi
do xử lý bất bình thường từ thiết bị vô tuyến và các chuyển mạch. Khi xử lý bất bình thường
xẩy ra thường xuyên, server cảnh báo xử lý cuộc gọi thông báo cho OPE phía sau, OPE
mạng và đầu cuối phía dịch vụ.
Ngoài ra, để trả lời các than phiền của khách hàng về các sự cố cuộc gọi, người khai
thác có thể kiểm tra các trạng thái sự cố bằng cách tham khảo cơ sở dữ liệu của server cảnh
báo xử lý cuộc gọi theo số thuê bao.

(4) Hệ thống quản lý file

Hệ thống này quản lý phiên bản của các file hệ thống của từng NE, số liệu hệ thống
và thực hiện cập nhật từ xa các file kết hợp với hệ thống giám sát NE. Số liệu hệ thống
được cập nhật theo thứ tự (hệ thống thiết kếhệ thống quản lý file NEhệ thống giám sát
NENE), và số liệu khai thác của các thiết bị của hệ thống khai thác khác nhau
(server/OPE) khác nhau được tạo lập và cập nhập theo thứ tự (hệ thống quản lý file NEhệ
thống quản lý cầu hình của hệ thống khai tháchệ thống giám sát NE/OPE).

(5) Hệ thống quản lý cấu hình hệ thống khai thác

Hệ thống lấy các file và số liệu hệ thống từ server quản lý số liệu hệ thống, tự động
tạo lập số liệu cần thiết để khai thác thiết bị của hệ thống khai thác (số liệu khai thác server
và số liệu hiển thị OPE) và tải xuống số liệu đến thiết bị hệ thống khai thác. Điều này là cần
thiết đối với nhà khai thác khi nhập các mục mới liên quan đến tạo lập số liệu cho thiết bị
của hệ thống khai thác và đảm bảo cập nhật số liệu của hệ thống khai thác đồng bộ với cập
nhật số liệu hệ thống của NE.

(6) OPE phiá sau

Đây là bàn điều khiển để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lớp quản lý NE nói
chung. Một OPE giám sát các NE khác nhau dựa trên cùng một khai thác.

12.2.2.2. Lớp quản lý mạng

Hệ thống quản lý mạng

Kết hợp với hệ thống giám sát NE và hệ thống điều khiển mạng, hệ thống giám sát
mạng thu thập các thông tin về sự cố và hiệu năng (trạng thái sử dụng tài nguyên) cuả thiết
bị vô tuyến và thiết bị chuyển mạch cần thiết để điều khiển mạng, cũng như số liệu lưu
lượng (trạng thái kết nối kênh) và trạng thái tổn thất cuộc gọi, và thông báo cho OPE giám
sát và OPE điều khiển mạng.
Điều này cho phép người khai thác đồng thời xác định trạng thái chất lượng dịch vụ
trong toàn bộ mạng (từ mạng truy nhập đến mạng chuyển mạch) và trạng thái cuả các phần
tử mạng (trạng thái mạng).

Hệ thống điều khiển mạng

627
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Hệ thống điều khiển mạng thu thập thông tin sự cố và hiệu năng ở thiết bị chuyển
mạch, phát hiện ứ nghẽn và thực hiện điều khiển bằng lệnh điều khiển hạn chế đến thiết bị
chuyển mạch và bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) theo yêu cầu cầu. Điều này cho phép
điều khiển chính xác và kịp thời để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sử dụng tối đa tài
nguyên mạng.

Kho dữ liệu lưu lượng

Kho dữ liệu lưu lượng định kỳ thu thập thông tin lưu lượng của thiết bị vô tuyến và
thiết bị chuyển mạch thông qua hệ thống giám sát NE và hệ thống điều khiển mạng. Cơ sở
dữ liệu sơ cấp để lưu giữ số liệu này được thiết kế cho các dạng không tiêu chuẩn, nghĩa là
người sử dụng có thể tự do tạo lập các khuôn dạng. Các bộ phận số liệu được lưu trong cơ sở
dữ liệu sơ cấp này được soạn thảo và xử lý tự động vào ban đêm để phù hợp với khuôn dạng
tiêu chuẩn cần cho quản lý định kỳ như: báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, các
báo cáo này được lưu trong cơ sở dữ liệu sơ cấp.
Nhân viên quản lý chất lượng áp dụng các công cụ đa năng OLA (On-line Anlytical
Process: Xử lý phân tích trực tuyến) cho số liệu lưu trong các cơ sở dữ liệu này để phân tích
kịp thời các số liệu khác nhau.

Server quản lý tuyến

Server quản lý tuyến nhận thông tin yêu cầu kênh của hệ thống thiết kế truyền dẫn, tự
động mở kênh và quản lý thông tin cấu hình tuyến truyền dẫn. Nó cũng phát hiện các sự cố
trên tuyến và thông báo cho nhà khai thác về các sự cố này.

OPE điều khiển và giám sát mạng

Đây là bàn điều khiển để truy nhập hệ thống giám sát mạng và hệ thống điều khiển
mạng để giám sát và điều khiển mạng.

12.2.2.3. Lớp quản lý dịch vụ

Hệ thống giám sát dịch vụ

Hệ thống giám sát dịch vụ cung cấp cho đầu cuối phía dịch vụ thông tin mạng để
xác định chất lượng dịch vụ gồm cả trạng thái tổn thất cuộc gọi và các cảnh báo xử lý cuộc
gọi do hệ thống giám sát mạng xác định trong lớp quản lý mạng.
Điều này cho phép đầu cuối phía dịch vụ xác định trạng thái chất lượng mạng thời
gian thực và giao dịch thích ứng với khách hàng.

Hệ thống quy hoạch


Hệ thống quy hoạch nhận thông tin lưu lượng từ kho dữ liệu lưu lượng, truy nhập
các bản ghi lưu lượng, dự báo lưu lượng và phát triển các kế hoạch cho thiết bị.

Hệ thống thiết kế

628
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Trên cơ sở thông tin quy hoạch nhận được từ hệ thống quy hoạch, hệ thống thiết kế
có nhiệm vụ thiết kế mạng logic như: phân bổ các NE và thiết kế vật lý gồm thiết kế tuyến
và thiết kế dung lượng. Nó cũng tạo lập cơ sở dữ liệu dựa trên thông tin thiết kế.
Như đã nói ở trên, hệ thống khai thác của 3G được xây dựng phù hợp cho các khai
thác phạm vi lớn bằng cách kết hợp các server và các hẹ thống khác nhau. Các phân dưới
đây sẽ giải thích giám sát mạng. điều khiển mạng, giám sát NE và quản lý NE đã đặc biệt
được tăng cừơng cho 3G.

12.3. GIÁM SÁT MẠNG

Hệ thống giám sát mạng cho thế hệ hai hiện có giám sát mạng chuyển mạch bằng
cách tính toán khối lượng cuộc gọi và mức độ kết nối giưã các chuyển mạch thông qua giám
sát báo hiệu số 7. Nói một cách khác đây là một hệ thống giám sát được xây dựng cho các
mạng chuyển mạch.
Hệ thống giám sát mạng được thực hiện dựa trên hai tiêu chí sau để xác định trạng
thái mạng và thực hiện điều khiển mạng tập trung lên cải thiện chất lượng dịch vụ:
1. Giám sát trạng thái lưu lượng của tòan bộ mạng : từ mạng truy nhập đến mạng chuyển
mạch
2. Giám sát trạng thái kết nối giưã các chuyển mạch và giám sát mất cuộc gọi. Giám sát
được thực hiện phù hợp với cảm nhận của khách hàng
Giám sát mạng chủ yếu tập trung: lên các thông tin về sự cố và hiệu năng (trạng thái
sử dụng tài nguyên) của các thiết bị vô tuyến và chuyển mạch cần thiết để điêù khiển mạng
và lên số liệu lưu lượng gồm trạng thái kết nối và trạng thái mất cuộc gọi.

12.3.1. Cấu hình các chức năng giám sát mạng

Hình 12.5 minh hoạ thí dụ về cấu hình các chức năng giám sát mạng.
Hệ thống giám sát mạng giám sát trạng thái lưu lượng và trạng thái thiết bị của toàn
bộ mạng, từ mạng truy nhập đến mạng chuyển mạch, trên cơ sở kết hợp giữa Server giám
sát mạng lõi (Network-monitoring Core Network Server), Server giám sát mạng truy nhậo
vô tuyến (Network-monitoring Radio-Access Network Server) và Server giám sát sự cố
mạng (Network-monitoring Fault Server) như cho ở hình 12.12.

Server giám sát mạng lõi

Server giám sát mạng lõi thu thập thông tin về trạng thái sử dụng tài nguyên và trạng thái
kết nối từ NE chuyển mạch trong thiết bị chuyển mạch cùng với các số liệu lưu lượng khác
nhau liên quan đến mất cuộc gọi thông qua hệ thống điều khiển. Thông tin thu thập được xử
lý theo quyết định ngưỡng và được thông báo cho bộ giám sát mạng và OPE (Operation
Equipment: Thiết bị khai thác) điều khiển.

Server giám sát mạng truy nhập vô tuyến

Server giám sát mạng vô tuyến nhận thông tin về trạng thái sử dụng tài nguyên từ NE truy
nhập cuả BS và các số liệu lưu lượng khác liên quan đến mất cuộc gọi vượt quá một
ngưỡng quy định thông qua quản lý phần tử mạng (NEM: Network Element
Management). Ngoài ra dữ liệu lưu lượng, thông tin về xử lý cuộc gọi bất bình thường vượt

629
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

quá ngưỡng trong thiết bị vô tuyến và thiết bị chuyển mạch được gửi đến từ hệ thống cảnh
báo xử lý cuộc gọi. Thông tin này được truyền từ server đến OPE giám sát và điều khiển
mạng theo thời gian thực.

Lớp quản lý mạng Lưu lượng


Server giám sát
CN (giám sát lưu Cảnh báo chính
lượng CN) Cảnh báo xử lý cuộc gọi
Lưu lượng CN Điều khiển
Server giám sát
RAN (giám sát Server giám sát sự cố mạng
Lưu lượng RAN lưu lượng RAN)
(cảnh báo chính được mạng quản lý)
Cảnh báo chính
Server điều
Điều khiển
khiển mạng
OPE giám sát và điều khiển mạng

Lớp quản lý NE Lưu lượng CN


Server cảnh báo
Server tổng hợp cảnh
xử lý cuộc gọi
báo
Lưu lượng RAN
Cảnh báo chính
NEM chuyển SPC NEM truyền
NEM vô tuyến mạch NEM dẫn

NEM: Server quản lý NE


NE

NMSPC

Thiết bị Thiết bị
BS RNC chuyển mạch chuyển mạch
Kênh truyền dẫn

SCP: Service Control Point: điểm điều khiển dịch vụ, NEM: Network Element Manager: bộ
quản lý phần tư mạng, NMSCP: SCP giám sát mạng
H×nh 12.12. CÊu h×nh c¸c chøc n¨ng gi¸m s¸t m¹ng (thÝ dô)

Server giám sát sự cố mạng


Server giám sát sự cố mạng được thông báo về sự cố nghiêm trọng trong BS, thiết bị
chuyển mạch và đường truyền dẫn thông qua server tổng hợp cảnh báo chính Sau đó thông
báo này được server gửi đến OPE giám sát và điều khiển mạng theo thời gian thực.

12.3.2. Các đặc tính cuả giám sát mạng

Hình 12.6 minh hoạ họat động giám sát mạng. Dưới đây sẽ trình bầy các đặc tính cuả
giám sát mạng.

630
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Xác định toàn bộ trạng thái


RAN-CN

LS: Local Switch: tổng đài nội hạt


TPHCM TP Hà TS: Transit Switch: tổng đài quá giang
Nội OPE: Operation Equipment: thiết bị khai thác

Giám sát chất lượng mạng lõi


Giám sát
Giám sát chất (cuộc gọi đầu cuối đầu cuối giữa
dịch vụ
lượng RAN ảnh LS khởi xướng cà LS kết cuối)
hưởng lên vùng
LS Giám sát
lưu lượng
LS
LS

OPE
giám
sát mạng
Giám sát cuộc gọi trong vùng và trạng thái kết nối

TS TS

Giám sát
mạng LS LS
Giám sát mạng RAN Giám sát mạng lõi

Sắp xếp các sự cố riêng và thông tin hiệu năng lên cấu hình mạng Giám sát
Giám sát NE
(từng NE) hiệu năng
Sự cố Hiệu năng kém
NE và
sự cố
OPE
giám
sát mạng BS RNC Thiết bị Truyền dẫn Thiết bị RNC BS
chuyển mạch chuyển mạch

H×nh 12.6. H×nh ¶nh gi¸m s¸t m¹ng

(1) Tổng giám sát: từ mạng truy nhập đến mạng chuyển mạch

Người khai thác giám sát trạng thái chất lượng dịch vụ của mạng toàn quốc từ RAN
thông qua mạng lõi. Người khai thác cũng có thể kiểm tra mức đô ảnh hưởng lên các dịch
vụ khi xẩy ra sự cố mạng truy nhập bằng cách hiển thị vùng bị ảnh hưởng trên bản đồ.

(2) Giám sát mất cuộc gọi đầu cuối đầu cuối

Mạng lõi giám sát trạng thái mất cuộc gọi từ thiết bị chuyển mạch khởi xướng cuộc
gọi đến thiết bị chuyển mạch kết cuối cuộc gọi (đầu cuối-đầu cuối). Điều này cho phép giám
sát chất lượng kết nối và xác định chẳng hạn vị trí khó thiết lập các cuộc gọi.

(3) Hiển thị thông tin hiệu năng NE và thông tin sự cố để nhận dạng các nguyên nhân sự cố
mạng theo tầng RAN và tầng CN.

631
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Người khai thác thực hiện điều khiển mạng trên cơ sở các thông tin chi tiết này.
Người khai thác cũng có thể nhận dạng ảnh hưởng của điều khiển mạng một cách định
lượng bằng cách kiểm tra trạng thái mất cuộc gọi.
Bảng 12.1 cho thấy các mục được giám sát trong lớp giám sát với tham khảo hình
12.6.
Bảng 12.1. Các lớp giám sát và các mục giám sát
Lớp Mục tiêu và Mục giám sát Người sử
giám sát tổng quan giám dụng
sát giám sát
Lớp Giám sát tập - Các mục chất lượng kết nối RAN: Điều khiển
giám sát trung lên nhận tỷ lệ bận kênh, tỷ lệ bận PCH, tỷ lệ mạng phía
dịch vụ dạng trạng thái hoàn thành cuộc gọi khởi xướng/kết dịch vụ
chất lượng dịch cuối
vụ - Các mục chất lượng kết nối CN:
Xác suất chặn, tỷ lệ hoàn thành kết
nối Điều khiển
- Cảnh báo xử lý cuộc gọi mạng
Lớp Nhận dạng trạng - Trạng thái sử dụng tài nguyên NE
giám sát thái mạng tập - Trạng thái hạn chế NE
mạng trung lên nghẽn - Các sự cố chính trong NE
và điều khiển - Trạng thái kết nối, mất cuộc gọi và
hạn chế số các cuộc gọi hoàn thành giữa NE Bảo
và NE dưỡng
- Các sự cố chính và phụ trong NE phần tử
Nhận dạng trạng - Trạng thái khai thác của NE (hệ
Lớp thái phần tử tập thống, tài nguyên và cập nhật file)
giám sát trung lên bảo
NE dưỡng các NE
riêng lẻ
Lưu ý: PCH: kênh tìm gọi.
Thông tin mà các nhân viên khai thác làm nhiệm vụ điều khiển mạng giám sát chủ
yếu liên quan đến các mục được giám sát trong lớp giám sát dịch vụ và lớp giám sát mạng.
Thông tin mà các nhân viên dịch vụ theo dõi tại đầu cuối phía dịch vụ trược hết là thông tin
trên cơ sở các mục được giám sát trong lớp giám sát dịch vụ. Cuối cùng thông tin mà các
nhân viên tham gia bảo dưỡng phần tử theo dõi chủ yếu là thông tin dựa trên các mục được
giám sát trong lớp giám sát NE.
Bằng cách sử dụng thông tin được xử lý trong các lớp giám sát nói trên, ta có thể kết
hợp các nhiệm vụ giám sát mạng và NE với nhau để có thể giám sát, phân tích và đo đạc đối
với mạng và NE một cách toàn diện.
Hình 12.7 cho thấy dòng khai thác của giám mạng và giám sát phần tử.

632
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thiết bị Thiết bị
BS RNC
chuyển mạch chuyển mạch

Tỷ lệ mất cuộc gọi đầu cuối


đầu cuối
Tỷ lệ mất cuộc gọi miền Sự cố NE
Nghẽn thiết bị Trạng thái NE
Giám sát mạng Giám sát mạng Giám sát sự cố
trong NE
Nhận dạng các nguyên
nhân sự cố mạng (mất Nhận dạng các
cuộc gọi, các nguyên Phân tích trạng thái mạng Phân tích trạng thái mạng
nhân kết nối kém và các nguyên nhân sự cố
nguyên nhân ứ nghẽn)
Khôi phục chất lượng Các giải pháp sửa chữa sự cố
dịch vụ điều khiển mạng Các gỉai pháp Các gỉai pháp
trong phần tử
 điều khiển bỏ qua, Yêu cầu các giaỉ
điều khiển hạn chế pháp cho sự cố

Các nhiệm vụ giám sát và Các nhiệm vụ bảo


điều khiển mạng dưỡng mạng

Hình 12.7. Dòng khai thác của giám sát mạng và giám sát phần tử

12.4. ĐIỀU KHIỂN MẠNG

Thông thường các phần tử của mạng viễn thông được thiết kế theo khối lượng lưu
lượng. Nếu khối lượng lưu lượng vượt quá dung lượng của các phần tử đóng góp vào lưu
lượng, thì mạng sẽ bị nghẽn và ngừng hoạt động. Các mẫu nghẽn và các thuật toán điều
khiển tự động trong mạng TTDĐ 3G được tổng kết dưới đây trên cơ sở tổng kết từ các bản
ghi liên quan đến các mẫu nghẽn và thuật toán điều khiển nghẽn của các hệ thống thông tin
di động thế hệ hai.

Các mẫu nghẽn


 Nghẽn gây ra do thảm hoạ v.v..
 Nghẽn do quá nhiều cuộc gọi kết cuối tại một số điện thoại nào đó (cố định hoặc di
động)
 Nghẽn do lưu lượng tạo ra từ các sư kiện như các cuộc gọi chúc mừng
 Nghẽn tại vùng có hoà nhạc hoặc các cuộc vui chơi
 Nghẽn gây ra do thư i-mode và các cuộc truyền tin chuyển mạch gói khối lượng lớn
 Nghẽn gây ra do các cuộc truyền tin băng rộng chẳng hạn các cuộc truyền tin nghe nhìn

Các giải thuật điều khiển nghẽn tự động

Có hai cách để thực hiện điều khiển lưu lượng khắc phục nghẽn: điều khiển tự lập do
chính nút tự điều khiển và điều khiển bởi hệ thống điều khiển mạng. Cách thứ nhất là cơ chế
tự bảo vệ chống lại sự tăng lưu lượng đột ngột, còn cách thứ hai là phương pháp điều khiển
có xét đến toàn mạng để sử dụng tối đa các tài nguyên của mạng thông tin.
Các thí dụ về các thuật toán điều khiển mạng viễn thông như sau:
 Hạn chế nhập mạng từ các máy di động, Internet v.v...

633
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Hạn chế nhập vào HLR


 Hạn chế lưu lượng ở hướng đặc thù
 Điều khiển dòng chảy của các gói trong quá trình thông tin (điều chỉnh tốc độ)

(1) Chức năng điều khiển lưu lượng của nút ATM

 Điều khiển cho phép kết nối (CAC: Connection Adminission Control), cho phép quyết
định chất lượng dịch vụ (QoS) khi thiết lập cuộc gọi và ấn định độ rộng băng tần
 Điềp khiển tạo dang, để đảm bảo dòng chẩy các tế bào ATM không vượt quá độ rông
băng tần

(2) Chức năng điều khiển lưu lượng theo quyết định tài nguyên

Chức năng này nhằm hạn chế lưu lượng từ một máy đầu cuối di động và điều khiển tự động
lưu lượng đến một tuyến đặc thù khi tài nguyên trong nút (tỷ lệ sử dụng bộ nhớ) vượt quá
ngưỡng.

12.4.1. Vị trí của hệ thống điều khiển mạng

Hệ thống điều khiển mạng là một hệ thống giám sát nghẽn trong các nút tạo nên
mạng truyền tin. Khi xẩy ra nghẽn, nút thông báo cho hệ thống điều khiển mạng về nghẽn ở
dạng thông tin cảnh báo hoặc thông tin lưu lượng. Để trả lời thông báo này, hệ thống điều
khiển mạng điều khiển các nút xung quanh đang tìm cách gửi các cuộc gọi đến nút bị nghẽn
và triệt bỏ các cuộc gọi cũng như báo hiệu chẩy vào nút bị nghẽn để giảm bớt nghẽn. Có thể
quan trắc tác dụng cuả điều khiển thông qua các thống kê về số các cuộc gọi được chuyển
đến nút bị nghẽn cần được điều khiển và và số các cuộc gọi được chuyển đến nút này sau khi
hạn chế. Hệ thống điều khiển mạng xác định khối lượng điều khiển trên cơ sở các thông tin
này và thực hiện điều chỉnh điều khiển đến từng nút cần được điều khiển.
Bằng cách lặp nhiều lần quá trình này, nghẽn trong mạng giảm bớt nhưng vẫn cho
phép nút hoạt dộng với toàn bộ dung lượng của mình.
Trong điều khiển mạng, cần nhận dạng các dấu hiệu nghẽn trước khi lưu lượng chẩy
vào mạng và có các biện pháp thích ứng dể giảm thiểu lưu lượng bất bình thường trên
mạng. Ngoài ra, cần sử dụng ít tài nguyên hơn khi xử lý cuộc gọi và báo hiệu đối với các
cuộc gọi đã bị huỷ bởi điều khiển. Đồng thời phát hiện và điều khiển hạn chế cần được
thược hiện gần nguồn gây nghẽn nhất để sử dụng tài nguyên mạng hiệu suất.
Hình 12.8 cho thấy khái niệm về hệ thống điều khiển mạng.

634
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thông tin lưu lượng Hệ thống giám sát Thông tin lưu lượng
điều khiển (số các và điều khiển lưu điều khiển (số các
Điều khiển lượng Điều khiển
cuộc gọi đựơc tạo ra, cuộc gọi đựơc tạo ra,
nghẽn nghẽn
số các hạn chế bằng số các hạn chế bằng
cách xóa cuộc gọi) Cảnh báo nghẽn cách xóa cuộc gọi)
Thông tin lưu lượng
nghẽn

Loại bỏ các cuộc

Loại bỏ các cuộc


gọi chảy vào NE

gọi chảy vào NE


Nghẽn
Các cuộc gọi Các cuộc gọi

bị nghẽn

bị nghẽn
được tạo ra NE được tạo ra
Các cuộc gọi Các cuộc gọi
Chức năng bị hạn chế
bị hạn chế điều khiển
nghẽn
NE cần điều khiển NE cần điều khiển
H×nh 12.8. Kh¸i niÖm hÖ thèng g¸m s¸t l-u lù¬ng vµ ®iÒu khiÓn nghÏn

12.4.2. Kết hợp các hệ thống có kiểu mạng khác nhau

Kết hợp này cho phép sử dụng chung mạng khai thác cho 3G và 2G. Các hệ thống
2G và 3G có thể dùng chung một HLR nối qua thiết bị chuyển mạch cổng, điều này cho
phép thực hiện điều khiển mạng kết hợp với hệ thông giám sát và điều khiển của thế hệ hai
hiện có. Hình 12.9 minh hoạ điều khiển giưã 2G và 2G.

Kho dữ liệu Sử dụng để thiết kế phần tử


Thông tin lưu lượng lưu lượng Thông tin lưu lượng
Thông tin Thông tin nghẽn NE Thông tin nghẽn NE Thông tin
lưu lượng Thông tin điều khiển NE Hê thống giám Thông tin điều khiển NE lưu lượng
sát mạng

Hệ thống giám Hệ thống giám


sát lưu lượng sát lưu lượng
và điều khiển Kết hợp và điều khiển
GSM 3G

Điều khiển Điều khiển


Thông tin lưu lượng Thông tin lưu lượng nghẽn
nghẽn
Cảnh báo nghẽn Cảnh báo nghẽn

Mạng GSM HLR Mạng 3G

CCSN7

GSM BS Chuyển mạch Chuyển mạch Chuyển mạch Chuyển mạch


3G BS
nội hạt GSM cổng GSM cổng 3G nội hạt 3G
H×nh 12.9. Minh ho¹ ®iÒu khiÓn m¹ng trªn c¬ së kÕt hîp gi÷a GSM vµ 3G.

635
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Kết hợp với hệ thống giám sát mạng

Hệ thống giám sát mạng giám sát và hiển thị trạng thái kết nối và trạng thái sự cố của
mạng toàn quốc. Hệ thống điều khiển mạng 3G cung cấp thông tin lưu lượng được thu thập
tại các nút trong mạng 3G trong các chu kỳ ngắn cũng như thông tin về trạng thái nghẽn và
trạng thái điều khiển của các nút trong mạng 3G.

Kết hợp với kho dữ liệu lưu lượng

Kho dữ liệu lưu lượng thực hiện xử lý trên cơ sở dữ liệu lưu lượng sử dụng cho thiết
kế phương tiện. Hệ thống điều khiển mạng cung cấp thông tin lưu lượng nhận được từ các
nút tại các đoạn thời gian dài cho kho dữ liệu lưu lượng.

12.4.3. Các chức năng điều khiển mạng

Phần này sẽ bàn về điều khiển hạn chế liên quan đến nghẽn HLR, đây là một chức
năng điều khiển mạng đặc biệt của hệ thống 3G. Đồng thời cũng xét các công nghệ xử lý
điều khiển hạn chế tốc độ cao.

Nghẽn HLR

Một trong các mẫu nghẽn chỉ có ở thông tin di động là nghẽn trong HLR. HLR được
nối với chuyển mạch qua báo hiệu CCSN7 và xử lý các báo hiệu MAP (Mobile Application
Part: phần ứng dụng di động). Các chức năng then chốt của HLR là xử lý số liệu cuả thuê
bao di động gồm đăng ký vị trí thuê bao, dịch số, nhận thực thuê bao ... Nghẽn HLR chỉ có ở
thông tin di động vì điện thọai cố định không cần đăng ký vị trí. HLR được sử dụng chung
cho cả 2G (GSM) và 3G. Như vậy nó xử lý MAP phù hợp với PDC, P-MAP (PDC-P) và
GSM-MAP, W-CDMA MAP. Các lý do nghẽn và các phương pháp điều khiển liên quan đến
các báo hiệu này đều giống nhau.

Các nhân tố nghẽn

Việc tập trung các báo hiệu MAP (Mobile Application Part: phần ứng dụng di động)
khác nhau từ thiết bị chuyển mạch có thể gây nghẽn HLR trong các trường hợp sau:
1. Tăng các cuộc gọi truy nhập HLR từ các thuê bao thông tin di động: nghẽn này được
coi là nghẽn gây ra do truy nhập đến HLR từ thiết dị chuyển mạch do quá nhiều
các cuộc gọi vào và gọi ra đến/từ các thuê bao di động.
2. Tăng truy nhập đến HLR từ các mạng khác: đây là nghẽn gây ra do quá nhiều truy
nhập đến HLR từ chuyển mạch cổng chẳng hạn quá nhiều cuộc gọi từ các mạng khác
dến thuê bao di động.

Phát hiện nghẽn

Có hai cách phát hiện nghẽn:

636
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

1. Liên tục thu thập thông tin lưu lượng của thiết bị chyển mạch về số lần truy nhập
HLR của chuyển mạch và phát hiện nghẽn khi số lần này vượt quá một mức nào đó
hay
2. Liên tục giám sát mức độ sử dụng đơn vị xử lý trung tâm (CPU) của HLR và phát
hiện nghẽn nếu xẩy ra cảnh báo khi tải vượt quá mức được lập.
Nếu nghẽn được phát hiện bởi một trong hai phương pháp trên, HLR bị coi là nghẽn và điều
khiển hạn chế được thực hiện đối với các thiết bị chuyển mạch xung quanh.

Phương pháp điều khiển nghẽn

Nghẽn được giảm bới bằng cách hạn chế truy nhập đến HLR từ thiết bị chuyển mạch trong
phạm vi quốc gia dựa trên tiêu chí mức điều khiển và khối lượng điều khiển dành cho HLR.
Thiết bị chuyển mạch phạm vi toàn quốc buộc phải hạn chế truy nhập đến HLR vì vị trí hiện
thời của thuê bao lưu trong HLR bị nghẽn không biết. Hình 12.10 cho thấy điều khiển hạn
chế khi nghẽn HLR.

Các vùng khác Vùng bị nghẽn


Mạng 3G 3G HLR Nghẽn

Mạng GSM

Chuyển mạch Chuyển mạch Chuyển mạch


cổng cổng cổng
Điều khiển Điều khiển Điều khiển
hạn chế hạn chế hạn chế

Chuyển mạch Chuyển mạch Chuyển mạch


thuê bao thuê bao thuê bao

Lưu Lưu
lượng Cảnh báo lượng

Hệ thống giám sát Hệ thống giám sát Hệ thống giám sát


lưu lượng và điều lưu lượng và điều lưu lượng và điều
khiển khiển khiển

Kết hợp Kết hợp


Hình 12.10. Minh hoạ điều khiển hạn chế khi xẩy ra nghẽn

12.4.4. Điều khiển nghẽn khi thông tin gói

Nghẽn được trình bày trong các mục trước đây xẩy ra trong quá trình thiết lập cuộc
gọi là nguyên nhân nghẽn chủ yếu trong các mạng thông tin di động hiện có. Trong tương
lai, các cuộc gọi liên quan đến i-mode, truy nhập Internet và thông tin băng rộng cho số liệu

637
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

video sẽ cũng là nguyên nhân gây nghẽn. Ngoài ra nghẽn xuất hiện trong GPRS do khối
lượng thuê bao thông tin số liệu lớn.
Để giải quyết vấn đề này cần bổ sung các chức năng thực hiện điều khiển hạn chế đối
với các URL đặc thù và điều khiển động các gói tham gia.

12.4.5. Để đạt được xử lý hạn chế tốc độ cao

Khi xẩy ra nghẽn nút, nút nhận được một lệnh hạn chế từ đầu cuối điều khiển của hệ
thống điều khiển mạng, Vấn đề ở đây là sẽ phải mất một thời gian nhất định để thực hiện
lệnh hạn chế bên trong nút sau khi nhận được lệnh này từ đầu cuối điều khiển. Thời gian cần
thiết để xử lý lệnh hạn chế càng lớn thì khối lượng lưu lượng chẩy vào nút càng lớn và
trường hợp tồi nhất sẽ dẫn đến nút bị đóng. Sự ngăn cản lưu lượng này có thể dẫn đến nghẽn
mạng và làm tê liệt các chức năng mạng.
Vì thế cần phải đưa ra biện pháp thực hiện các lệnh hạn chế mau lẹ để chống lại
nghẽn nút. Để giảm thời gian xử lý các lệnh hạn chế NTT Domoco đã biến đổi chúng vào
một khuôn dạng điện báo và ghép kênh năm lần. Hình 12.11 cho thấy chức năng xử lý hạn
chế nhanh này.

Chuyển mạch Chuyển mạch Chuyển mạch


1 2 n

Gần một phút đối với


100 chuyển mạch

Khuôn dạng điện báo


(lệnh hạn chế)
NE Server
Thời gian xử Ghép 5 kênh điện báo
lý hạn chế

Đầu cuối điều


khiển
Hình 12.11. Chức năng xử lý hạn chế

12.5. GIÁM SÁT NE

Để thực hiện O&M hiệu suất cho nhiều NE được xây dựng theo cấu hình cuả các nhà
sản xuất khác nhau, cần xây dựng một hệ thống giám sát NE tuỳ theo các hệ thống khác
nhau được sử dụng trong mạng (hệ thống vô tuyến, hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển
mạch, mạng thông minh) như ở hình 12.4.
Phần dưới đây sẽ trình bày hệ thống giám sát NE cho hệ thống truy nhập vô tuyến.

638
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

12.5.1. Các NE trong môi trường nhiều nhà cung cấp

Đối với cùng một thiết bị, quan điểm thiết kế cuả các nhà cung cấp khác nhau có thể
khác nhau dẫn đến cấu hình hoàn toàn khác nhau. Như vậy nói chung cần lắp đặt hệ thống
khai thác đặc thù riêng cho từng loại NE như cho ở hình 12.12. 3G có thể thực hiện tương tự
với chỉ một hệ thống khai thác như cho ở hình 12.13.
Thiết bị NEM của
HTKT

Thiết bị A của Thiết bị A của Thiết bị A của Thiết bị B của Thiết bị B của
HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà
cung cấp a cung cấp b cung cấp c cung cấp d cung cấp e

Thiết bị NE

(Sản xuất bởi (Sản xuất bởi (Sản xuất bởi (Sản xuất bởi (Sản xuất bởi
nhà cung cấp a) nhà cung cấp b) nhà cung cấp c) nhà cung cấp d) nhà cung cấp e)

Thiết bị A Thiết bị B
HTKT: hệ thống khai thác
Hình 12.12. Thiết bị khai thác đặc thù nhà cung cấp

12.5.2. Các chức năng giám sát NE

Nói chung có hai chức năng cần thiết khi khai thác NE:
1. Thực hiện giám sát và điều khiển thời gian thực để trả lời các báo cáo từ NE và nhận
dạng trạng thái khai thác của NE. Đồng thời xác định ảnh hưởng lên mạng và lên các
dịch vụ,
2. Thu thập thông tin lưu lượng khác nhau để quy hoạch lắp đặt các NE

639
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thiết bị NEM của


hệ HTKT

Thiết bị A của Thiết bị A của Thiết bị A của Thiết bị A của Thiết bị A của
HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà HTKT cho nhà
cung cấp a cung cấp a cung cấp a cung cấp a cung cấp a

Thiết bị NE

(Sản xuất bởi nhà (Sản xuất bởi nhà (Sản xuất bởi nhà (Sản xuất bởi nhà (Sản xuất bởi nhà
cung cấp a) cung cấp b) cung cấp c) cung cấp d) cung cấp e)

Thiết bị A Thiết bị B

Thiết bị NEM của Hệ thống truy nhập vô tuyến


hệ HTKT vô tuyến
Thiết bị hệ thống truy
nhập vô tuyến

Thiết bị NE

Sản xuất Sản xuất Sản xuất Sản xuất Sản xuất Sản xuất
Sản xuất Sản xuất Sản xuất bởi NCC
bởi NCC bởi NCC bởi NCC bởi NCC bởi NCC bởi NCC bởi NCC bởi NCC
a F a b d e
b G c

MPE RNC BTS


MPE: Multimedia Processing Equipment: thiết bị xử lý đa phương tiện, NCC:
nhà cung cấp
Hình 12.13. So sánh giữa cấu hình hệ thống khai thác chung (hình 12.22) và hệ thống
khai thác cho mạng truy nhập vô tuyến.

Cần cung cấp các chức năng khai thác nói trên cho số lượng rộng các NE do các hãng khác
nhau cung cấp. Tuy nhiên nếu điều kiện giám sát và thông tin được thu thập thay đổi giữa
các NE, sẽ khó giám sát được tòan bộ mạng, phân tích thông tin và xử lý kịp thời các sự cố
một cách đồng nhất. Tệ nhất là nó sẽ tăng số lượng các khối của hệ thống khai thác và các
nhiệm vụ bảo dưỡng.
Để khai thác phân tử mạng của một hệ thống truy nhập vô tuyến nhiều nhà cung cấp,
cần xét đến các vấn đề sau (gồm cả NE) để nhân viên bảo dưỡng không phải nhận biết các
sự khác nhau này ở các nhà cung cấp.

640
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

(1) Đồng nhất các điều kiện giám sát NE


Cán bộ bảo dưỡng không cần lo lắng về các nhà cung cấp khi giám sát các NE. Giám
sát đặc thù nhà khái thác chỉ hạn chế ở các phiến và các phần khác không cần thiết các khác
thác đặc thù nhà khai thác.

(2) Khuôn dạng thông tin thu thập được chuẩn hoá và danh mục hoá
Các chức năng thu thập thông tin (gồm cả dữ liệu lưu lượng) cần được chuẩn hoá để
nhân viên khai thác không phải lo lắng về sự khác biệt ở các nhà cung cấp. Ngoài ra xử lý số
liệu phải được thực hiện dễ hơn.

(3) Giao diện báo hiệu giữa NE và hệ thống quản lý được chuẩn hoá
Giao diện báo hiệu cần được chuẩn hoá cho tất cả các kiểu NE để các NE có thể
được giám sát bởi một hệ thống khai thác giám sát NE. Các tổ chức này cho phép giảm số
lượng thiết bị của hệ thống khai thác và cắt giảm giá thành.
Khi thực hiện các yêu cầu trên, nhân viên bảo dưỡng có thể thực hiện các khai thác
một cách bình thường mà không cần lo lắng về các khác biệt trong thiết bị cuả các nhà cung
cấp khác nhau.
Ngoài ra việc tiêu chuẩn hoá các khai thác màn hình cũng tránh được sai lỗi khai thác
và giảm các công việc bảo dưỡng, giá thành phát triển thiết bị hệ thống khai thác cũng giảm
vì bây giờ thiết bị này chung cho tất cả các nhà cung cấp.

12.5.3. Phát triển các khai thác phần tử

Hệ thống giám sát NE được phát triển trên cơ sở các phương pháp nhằm đưa các
khái niệm sau vào thực tế:
1. Vì phần cứng của các NE thay đổi rất lớn giữa các nhà cung cấp,cần cài đặt tại NE một
AP (ứng dụng) cho cho các nhà sản suất để đặc tả giao diện ứng dụng (API:
Application Interface). Các nhân viên khai thác có thể trao đổi thông tin qua một giao
diện chung để cán bộ bảo dưỡng có thể giám sát và điều khiển thiết bị của các nhà khai
thác khác nhau trong cùng một điều kiện (hình 12.16)
2. Các chức năng giám sát và điều khiển (được gọi là các yêu cầu chức năng khai thác và
bảo dưỡng) được tiêu chuẩn hoá như là các mục chung giữa các nhà cung cấp để đảm
bảo khai thác chung giữa các nhà cung cấp. Cách tổ chức này cho phép chuẩn hoá các
mức khối chức năng cần thiết để xác định ảnh hưởng của sự cố trong các phần tử và
trong các dịch vụ khách hàng không phụ thuộc vào thiết bị và nhà cung cấp
3. Giám sát và điều khiển đặc thù nhà cung cấp chỉ giới hạn ở khối phiến tạo nên chức
năng khai thác

641
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Cho NCC Cho NCC Cho NCC


a b c Cho NCC Cho NCC
d e
Bộ giám sát chức
năng riêng của nhà
sản xuất
Chức năng chung
của thiết bị A Chức năng chung
của thiết bị B

Máy phát/ thu báo hiêuj

AP cho
Máy phát/ thu Máy phát/ thu
các khối báo hiêuj báo hiêuj
chức AP chung cho AP chung cho
năng thiết bị A thiết bị B

Các phần
tử riêng nhà
cung cấp

Sản xuất bởi Sản xuất bởi Sản xuất bởi Sản xuất bởi Sản xuất bởi
NCC a NCC b NCC c NCC d NCC e
Thiết bị A Thiết bị B
NCC: nhà cung cấp. AP: Application Interface: giao diện ứng dụng
Hình 12.16. Thí dụ về khai thác phần tử không phân biệt khác biệt giữa các nhà cung
cấp.

12.6. QUẢN LÝ PHẦN TỬ MẠNG (NE)

12.6.1. Quản lý phần tử mạng

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, cần lắp đặt các NE khác nhau một cách chính xác và
nhanh chóng đề cung cấp dịch vụ cho khác hàng. Các thiết bị này gồm rất nhiều BS, các
thiết bị chuyển mạch khác nhau, các điểm điều khiển dịch vụ (SCP: Service Control Point),
báo hiệu số 7 (CCSN7) được thiết lập trên toàn quốc cùng với thiết bị truyền dẫn để kết nối
các chuyển mạch và thiết bị giao tiếp để kết nối chuyển mạch với BS.
Để quản lý phần tử trong các mạng phạm vi lớn như vậy cần đảm bảo ba chức năng sau:
1. Chức năng thu thập và phân tích các khối lương lớn số liệu chất lượng mạng (chức
năng quản lý chất lượng mạng)
2. Chức năng thực hiện cấu trúc phương tiện để cài đặt các phần tử bổ sung và cung cấp
các dịch vụ mới một cách nhanh chóng và hiệu suất (chức năng cập nhật file từ xa)
3. Chức năng tạo lập hiệu suất và soạn thảo số liệu đồ hoạ để thiết kế phương tiện (chức
năng thiết kế các thiết bị)

642
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Quản lý phần tử được thực hiện bằng cách kết hợp ba chức năng trên (hình 12.17).
Dưới đây ta sẽ xét chi tiết các chức năng quản lý chất lượng và cập nhật file từ xa.

Quản lý chất Thiết kế mạng


truy nhập vô ThiÕt kÕ m¹ng ThiÕt kÕ m¹ng
lượng mạng chuyÓn m¹ch truyÒn dÉn
tuyến
Giám sát Điều khiển
mạng mạng

Kho dữ liệu lưu lượng Quản lý file NE


Tổng hợp cảnh Cảnh báo xử
báo chính lý cuộc gọi Quản lý cấu
hình HTKT

Hỗ trợ Hỗ trợ Hỗ trợ Hỗ trợ


vô tuyến chuyển mạch truyền dẫn HLR

HLR

Đường
chung
Giao tiếp
BTS RNC MMS
Truyền dẫn

HTKT: Hệ thống khai thác

Hình 12.17. Kết hợp hệ thống để quản lý phần tử

12.6.2. Quản lý chất lượng mạng

Kho dữ liệu lưu lượng lưu giữ các dữ liệu lưu lượng khác nhau để quản lý chất lượng
mạng và cải thiện hiệu suất phân tích số liệu lưu lượng. Các chức năng chính cuả kho dữ liệu
lưu lượng như sau:
1. Chức năng thu thập dữ liệu lưu lượng tự động
2. Chức năng soạn thảo dữ liệu lưu lượng tự động
3. Chức năng tính toán người sử dụng đầu cuối (EUC: End User Computing) dựa trên
công cụ OLAP đơn giản.
Hãng khai thác có thể phân tích các số liệu lưu lượng khác nhau trong thời gian ngắn
bằng cách thực hiện các chức năng trên.
Hình 12.18 cho thấy thí dụ cấu hình kho dữ liệu lưu lượng.

643
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

RNC
CN
BTS

Dữ liệu lưu Dữ liệu lưu lượng


lượng vô tuyến chuyển mạch
Lấy dữ liệu từ các server khai thác khác nhau
Kho dữ liệu lưu lượng
Server
Cơ sở dữ liệu sơ cấp Cơ sở dữ liệu thứ cấp
Tổng hợp Dữ liệu tổng hợp
ban đêm
Lưu lượng 3 phút (Iu 1 tháng) Lưu lượng 1 giờ (Iu 3 tháng)
Lưu lượng 5 phút (Iu 2 tháng) Số liệu trạm Lưu lượng 1 ngày (Iu 3 tháng)
Lưu lượng 1 giờ (Iu 2 tháng) (tên trạm...) Lưu lượng 1 tháng (Iu 24 tháng)

Server tổng
hợp
Thông tin cần thiết đối với nhiệm vụ
Chức năng an ninh Thông tin ở dạng tiêu
đặc thù người sử dụng được cung
cấp như là nhiệm vụ không tiêu Chức năng giám sát từ xa chuản sử dụng chung
chuẩn trong môi trường xử lý không Chức năng phân phối phần mềm cho các người sử dụng
tiêu chuẩn

Client
Dễ ràng phân tích bằng các Dễ ràng phân tích bằng các
công cụ không tiêu chuẩn công cụ không tiêu chuẩn

Hình 12.18. Cấu hình hệ thống và dòng chẩy dữ liệu của kho dữ liệu lưu lượng.
Kho dữ liệu lưu lượng cung cấp các chức năng sau.

(1) Thu thập và tải đi dữ liệu


Dữ liệu lưu lượng được định kỳ thu thập (30 phút - một giờ) từ server cuả các hệ
thống giám sát NE khác nhau có giao diện với các NE. Sau đó dữ liệu được lưu trong cơ sở
dữ liệu sơ cấp. (Server thu thập dữ liệu từ NE trong các khoảng thời gian giữa 30 giây đến
5 phút).

(2) Chức năng tổng hợp dữ liệu


Vào ban đêm, các dữ liệu lưu lượng khác nhau lưu trong cơ sở dữ liệu sơ cấp được
tổng hợp thành các mục ghi ở dạng tiêu chẩn. Dữ liệu tổng hợp được lưu vào cơ sở dữ liệu
tổng hợp như cho ở hình 12.18.

(3 ) Chức năng tìm và tạo mẫu đầu ra

644
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tồn tại hai dạng mẫu: tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn. Dạng tiêu chuẩn được sử dụng
cho thông tin phân tích ở dạng mẫu cố định và có thể dùng chung cho nhiều người sử dụng.
Các dạng không tiêu chuẩn được tổ chức theo người sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù và có
thể phân tích chi tiết.

(4) Chứcnăng hiển thị lưu lượng đến BS trên bản đồ


Các mục ghi lưu lượng ở dạng không tiêu chuẩn có thể được hiển thi ở dạng lưu
lượng đến BS trên bản đồ theo kinh độ và vĩ độ.

(5) Các chức năng khác


Các chức năng này nhằm mô phỏng lưu lượng tương lai dựa trên xu hướng phát triển
của lưu lượng.

12.6.3. Cập nhật file từ xa

Hệ thống cập nhật file từ xa đẩy nhanh quá trình cập nhật các file NE (số liệu hệ
thống , các file hệ thống ...) khi mở rộng các NE và cải thiện hiệu suất cập nhật số liệu khai
thác của hệ thống khai thác.
Dưới đây là các chức năng trong hệ thống giám sát file NE để đẩy nhanh các nhiệm
vụ nạp xuống:
1. Trao đổi các file trực tuyến được thực hiện bởi các đội chịu trách nhiêm về các phương
tiện và phát triển
2. Nạp xuống các file NE từ xa từ hệ thống khai thác đến NE.
Ngoài ra để đơn giản nhiệm vụ nạp file NE còn có các chức năng sau được bổ sung đến
hệ thống quản lý cấu hình của hệ thống khai thác:
1. Tự động tạo dữ liệu khai thác trên cơ sở số liệu hệ thống
2. Tự động phân bố số liệu hệ thống chung
Hình 12.19 cho thấy dòng chẩy các file NE và số liệu khai thác giữa các hệ thống.
Hệ thống quản lý file NE cung cấp các chức năng sau.

645
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Đầu cuối đăng ký Đăng ký Hệ thống quản lý file NE Lệnh chuyển OPE
file HLR
Các file khác với file - Quản lý file NE - Hiển thị trạng thái NE
trạm: file hệ thống - Quản lý trạng thái - Lênh chuyển file
nạp file theo đơn vị Chuyển
Thu thập Chuyển
file file
Quản lý
file NE HLR NEM MMS
Đầu cuối thiết kế mạng
- Giám sát và
Lấy số Phân bố
- Số liệu chuyển điều khiển HLR
mạch mạng liệu cấu số liệu
- Số liệu chuyển Đăng ký số hình Chuyển Chuyển
khai thác
mạch phần tử liệu trạm Hệ thống quản lý mạch NEM file
cấu hình HTKT - Giám sát và AIN
Phân bố số
- Quản lý số liệu khai thác điều khiển MMS
- Quản lý trạng thái phân bố liệu khai thác
AIN NEM Chuyển
Đầu cuối thiết kế số liệu khai thác bởi HTKT - Giám sát và file
trạm vô tuyến Phân bố số điều khiển AIN
- Số liệu NE của Quản lý liệu khai thác NEM vô tuyến RNC/MPE/BTS
NE - Giám sát và điều Chuyển
thiết bị vô tuyến
Nhập bằng khiển thiết bị truy file
tay số liệu Phân bố số nhập vô tuyến
khai thác liệu khai thác
- Số liệu NE của Đầu cuối nhập Thiết bị HTKT khác
thiết bị vô tuyến Nhâp số liệu khai thác

AIN: Advanced Intellegent Network: mạng thông minh tiên tiến, MMS: Multimedia
Message Service: dịch vụ nhắn tin đa phương tiện, MPE: Multimedia Processing Equipment:
thiết bị xử lý đa phương tiện, NEM: Network Element Management: quản lý phần tử mạng.
Hình 12.19. Dòng chảy các file NE và số liệu khai thác

(1) Chức năng đăng ký file NE và quản lý phiên bản


Để có thể phân biệt phiên bản áp dụng cho từng đơn vị NE, cần thực hiện trên các file
NE: quản lý các phiên bản, quản lý trạng thái file theo phiên bản và đơn vị được. Điều này
cho phép tránh chọn file sai. Ngoài ra chức năng quản lý phiên bản cũng thiết lập số lượng
các phiên bản cần trong một file NE, nhờ vậy giảm không gian nhớ cần thiết.

(2) Chức năng chuyển file NE


Các file được chuyển đến NE trực tuyến kết hợp với hệ thống khai thác cho HLR,
chuyển mạch và thiết bị vô tuyến. Trạng thái chuyển file và các kết quả cập nhật cũng được
quản lý. Nhờ chức năng này, cán bộ khai thác không cần đến tận đài trạm để cài đặt file cho
NE và có thể cập nhật file NE tập trung từ xa.

(3) Chức năng quản lý số liệu khai thác


Số liệu về cấu hình từ hệ thống thiết kế số liệu hệ thống (hệ thống thiết kế chuyển
mạch, hệ thống thiết kế vô tuyến....) tạo nên bộ phận số liệu khai thác và được xếp chồng
lên số liêu hệ thống NE nhận được từ hệ thống quản lý file NE. Số liệu khác (không có trong
số liệu hệ thống NE) được nhập bằng công cụ nhập số liệu khai thác và kết hợp với số liệu
nói trên để tạo ra số liệu khai thác. Để đảm bảo sự ổn định của số liệu khai thác, số liệu khai
thác được kiểm tra trong hệ thống.

646
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

12.7. MẠNG TỰ TỔ CHỨC (SON)

Mạng tự tổ chức (SON: Self Organising Netwokr) là tập hợp của các giải thuật mạng
để đơn giản hóa lập cấu hình mạng và tối ưu hóa mạng. Mục tiêu cuả SON là đảm bảo chi
phí khai thác thấp hơn đối với các nhà khai thác và cung cấp hiệu năng tốt hơn cho khách
hàng. Nhu cầu đối với SON ngày cảng nổi bật đặc biệt là đối với LTE do có nhiều BTS và
mức độ phức tạp mạng ngày càng tăng vì phải hoạt động kết hợp với nhiều công nghệ đa
truy nhập (RAT). Các giải thuật SON có thể tập trung dựa trên các thống kê dài hạn với mục
tiêu tối ưu hóa, hay phân bố đối để tối ưu hóa nhanh và địa phương. Các giải thật SON có
thể được phân chia thành tự lập cấu hình (quản lý quan hệ các ô lân cận tự động), tự tối ưu
(cân bằng tải) và tự sửa (tối ưu vùng phủ và dung lượng). SON không chỉ giới hạn cho LTE
mà nhiều giải thuật SON có thể áp dụng cho các mạng 3G HSPA.

12.7.1. Kiến trúc SON

Có thể chia kiến trúc SON thành ba loại tùy thuộc vào vị trí cuả các giải thuật tối ưu
hóa: SON trập trung, SON phân bố và SON địa phương. Hình 12.20 mô tả khả năng ứng
dụng của các kiến trúc SON phụ thuộc vào số lượng các ô liên quan và các lần phản ứng
của mạng.

Thang thời gian khai thác nhanh

Số lượng các ô tham gia

Tập trung Phân bố Địa phương

1. ~ 2 ô liên quan
1. >2 ô liên quan 1. Phạm vi một ô
2. >2 ô nếu thay đổi các
2. Tốc độ cập nhật thấp hơn 2. Tốc độ cập nhật nhanh
Tiêu chí

thông số chỉ ảnh hưởng địa


3. các thống kê dài hạn 3. Các thống kê ngắn hạn
phương (chỉ cần thông tin ô
lân cận) sử dụng báo hiệu
X2)

1. Quan hệ ô lân cận tự động


(ANR)
Các thí dụ

1 Lập cấu hình tự động 1. MIMO thích ứng


2. Tối ưu hóa chuyển giao và 2. Thích ứng đường truyền
với tự quy hoạch động nhiễu
2. Tối ưu phủ sóng và 3. Tối ưu hóa RACH
3. Bù trử giảm dưới ngưỡng ô
dung lượng

Hình 12.20. Khả năng ứng dụng của SON tập trung, phân bố và địa phương

647
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

SON tập trung đi kèm với các cơ chế tốc độ cập nhật thấp và được xây dựng trên cớ
sở các thống kê dài hạn được thu thập từ rất nhiều ô tham gia vào quá trình tối ưu hóa. Các
chức năng của SON tập trung chủ yếu được thực hiện trong các hệ thống quản lý mạng hay
quản lý các phần tử tùy thuộc vào các yêu cầu đối với các các nhà bán máy. Tối ưu hóa vùng
phủ sóng và dung lượng (CCO : Coverage and Capcity Optimization) là một trường hợp liên
quan đến số lượng ô lớn: chẳng hạn ảnh hưởng của thay đổi độ nghiêng anten hay công suất
phát trạm gốc có thể gây ra nhiễu đến các eNodeB đặt xa (không phải là các ô lân cận).
Trong trường hợp SON tập trung, các giải thuật tối ưu được thực hiện tại hệ thống khai thác
và bảo dưỡng (OAM) thực hiện nhiệm vụ điểu khiên cấu hình của nhiều eNodeB.
SON phân bố có thể sử dụng cho các quá trình đòi hỏi phản ứng nhah và chỉ tác động
lên số ít các ô, hay các quá trình trong đó các thay đổi thông số chỉ gây ảnh hưởng địa
phương, nhưng cần có thông tin về cấu hình và trạng thái của các ô lân cận. Vì thế thông tin
của các ô lân cận có thể được trao đổi trên các giao diện X2. Trong trường hợp SON phân
bố, các giải thuật tối ưu hóa có thể được thực hiện trong eNodeB.
SON địa phương áp dụng cho các quá trình trong đó các ô khác không liên quan. Các
trường hợp cho SON địa phương đòi hỏi thời gian phản ứng nhanh và trong phạm vi một ô
(không ảnh hưởng đến các ô lân cận). Trong trường hợp này, tối ưu hóa có thể được thực
hiện bởi các chức RRM (quản lý tài nguyên vô tuyến) được thực hiện trong eNodeB.
Trong thực tế thường cần có SON lai ghép, trong đó cả ba loại nói trên đều được sử
dụng đồng thời để bao phủ được các nhu cầu khác nhau cho các trường hợp sử dụng khác
nhau. Trong SON lai ghép, phần các giải thuật tối ưu hóa được thực hiện trong hệ thống
OAM, còn các phần khác được thực hiện trong các eNodeB.
Các tùy chọn cảu kiến trúc SON được cho trên hình 12.21.

OAM OAM
OAM trung tâm trung tâm
trung tâm
Itf-N Itf-N Itf-N SON Itf-N Itf-N SON Itf-N

OAM OAM OAM OAM


OAM OAM SON
SON SON SON

SON

eNB eNB eNB eNB eNB eNB


X2 X2 SON X2 SON
SON SON

SON phân bố SON tập trung SON lai ghép

Hình 12.21. Các tùy chọn kiến trúc SON

12.7.2. Các chức năng của SON

Các trường hợp sử dụng đa SON đã được đặc tả trong 3GPP cho ba lĩnh vực: tự lập
cấu hình (bao gồm các giai đoạn triển khai mạng trước khi khai thác như quy hoạch và lập
cấu hình ban đầu), tự tối ưu hóa (tối ưu hóa trong giai đoạn khai thác) và tự sửa (bảo dưỡng,
khôi phục lại do sự cố). Các trường hợp SON khác nhau liên quan đến các thời điểm hoạt

648
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

động khác nhau của mạng chẳng hạn trong khi triển khai, các giai đoạn mới khai thác hay
trong các mạng tải cao và đã khai thác lâu. Nói chung các trường hợp sử dụng liên quan đến
tự lập cấu hình và vùng phủ là quan trọng nhất trong các giai đoạn đầu, trong khi đó các
trường hợp sử dụng dựa trên chất lượng và dung lượng trở nêm quan trọng hơn khi khối
lượng sử dụng mạng tăng.
Trong khi tự lập cấu hình chủ yếu được đặc tả trong 3GPP R8 và bao hàm cả lập cấu
hình nhận dạng ô tự động và chức năng quan hệ ô lân cận tự đông, thì tự tối ưu hóa chủ yếu
đề cập đến 3GPP R9 với tập trung lân cân bằng tải di động (MLB), độ bền di đồng và tối ưu
hóa RACH. Các tính năng tự sửa như tối ưu hóa dung lượng và vùng phủ (CCO) là bộ phận
của R10. R10 bắt đầu được nghiên cứu trong năm 2010 và cung cấp các tăng cường CCO,
MRO (Mobility Robustness Optimazation: tối ưu bền vững di động), giảm thiểu đo kiểm
trên xe (MDT) và tiết kiệm năng lượng.

Các tính năng trong các Release (phát hành) này được tổng kết trong bảng 12.2.

Bảng 12.2. Các trường hợp sử dụng SON


LTE R8 LTE R9 LTE R10
Lập cấu hình nhận Chức năng lập cấu hình
dạng ô (Cell ID) tự vô tuyến tự động
động
Chức năng quan hệ
Tự lập cấu hình

ô lân cận tự động


(ANR): thiết lập
quan lân cận dựa
trên các báo cáo của
UE
Tự lập cấu hình của
các eNodeB
Quản lý phần mềm
tự động
Cân bằng tải di Cân bằng tải di động: Giảm thiểu đo kiểm trên xe
động: báo cáo tải tổng hợp thông tin tải và Tăng cường cân bằng tải di
giữa các eNodeB đàm phán thiết lập di động
trên X2 động: cũng trao đổi Tăng cường tối ưu hóa độ
thông tin tải cơ sở giữa bền di động
các RAT Tâp trung chính của R10 là
Tự tối ưu hóa

Tối ưu độ bền di động: môi trường nhiều RAT


phát hiện sự cố liên kết Tăng cường tiết kiệm năng
vô tuyến cơ sở và báo lượng
cáo Tăng cường điều phối nhiễu
Tối ưu hóa RACH: báo để kết hợp không sóng mang
cáo thống kê RACH từ dựa trên triển khai các mạng
UE không đồng nhất cho LTE
Tiết kiệm năng lượng Điều phối các chức năng của
cho UE: thông tin trạng SON
thái ô và yêu cầu “thức Quản lý tiết kiệm năng

649
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

giấc” lượng
Quản lý tối ưu hóa cân
bằng tải, quản lý tối ưu
hóa chuyển giao

Tối ưu hóa dung lượng và


vùng phủ: phát hiện các vấn
đề dung lượng
Giảm thiểu đo kiểm trên xe:
Ghi lại và báo cáo các số
Tự sửa

liệu đo bởi UE và thu thập


số liệu tại server để giảm
thiểu các đo kiểm trên xe
của nhà khai thác
Bù trừ sự cố ô/loại bỏ

12.7.3. Tự lập cấu hình

Quá trình tự lập cấu hình cho phép tích hợp mạng các eNodeB tự động bằng cách kết
nối tự động và lập cấu hình tự động, kết nối lõi (S1) và lập cấu hình lân cận tự động (X2).
Mặc dù hầu hết quá trình tự lập cấu hình là đặc thù của nhà bán máy (gồm cả cơ chế
để đầu nối đến OAM và đảm bảo an ninh cho kết nối này) 3GPP vẫn hỗ trợ thủ tục cần thiết
để đảm bảo tính tương hợp giữa các nhà bán máy. Quá trình tự lập cấu hình hoạt động trong
trạng thái vận hành và bao gồm: lắp đặt tại site và thiết lập ban đầu của một eNodeB. Nó bao
gồm các bước sau:
1. Cung cấp eNodeB phần mềm cơ sở khởi đầu cho phép quá trình khởi động và
phần mềm cho kết nối cơ sở
2. Ấn định một địa chỉ IP cho eNodeB bởi server (Dynamic Host Configuration
Protocol: giao thức lập cấu hình máy tự động) để thiết lập đường trục IP.
3. Nhận thực lẫn nhau giữa eNodeB và trung tâm nhận thực và thiết lập an ninh cho
kết nối IP
4. Tải phần mềm và số liệu lập cấu hình từ phân hệ OAM
5. EnodeB thiết lập kết nối S1 đến mạng lõi
6. eNodeB thiết lập các két nói X2 đến các eNodeB lân cận,

650
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thủ tục tự lập cấu hình được minh họa trên hình 12.22.
Ngoài các bước nói trên, eNodeB cần danh sách số nhận dạng ô vật lý (Physical Cell
ID) và các ô lân cận. Lập cấu hình nhận dạng vật lý ô lân cận và quan hệ lân cận tự động cho
phép eNodeB hoạt động hoàn toàn. Hai chức năng này là các trường hợp sử dụng chính
được đề cập trong 3GPP R8.

lập Phân hệ OAM



m
mề
h ần đông
g p h tự
ốn
i xu u hìn
Tả cấ
4.
cô n g
n g kh ó a
i xu ố Thẩm quyền
6. Tự động thiết lập X2 và tả nhận
ậ n thực ó chứng đăng ký và
3. Nh cộng c chứng nhận

1. 2. Ấn định địa chỉ IP


Tự
đ ộn
gn DHCP server
ối
đế

ườ
5. Thiết lập S1 tự động ng
trụ
c

MME
Hình 12.22. Thủ tục tự lập cấu hình

12.7.3. 1. Lập cấu hình nhận dang ô vật lý

Lập cấu hình động bao gồm nhận dạng lớp 1 (được gọi là nhận dạng ô vật lý) , quản
lý và chuyển đổi nó vào nhận dạng ô toàn cầu (CGID: Cell Global ID) cà địa chỉ IP, Lập cấu
hình động cần thiết khi triển khai mô ô mới để đưa nó vào hoạt động. Có tất cả 504 nhận
dạng ô trong LTE.
Khi triển khai một eNodeB mới SON cần chọn cho nó một nhận dạng ô để tránh xung
đội với các eNodeB lân cận khác. Theo truyền thống, nhận dạng ô vật lý được thực hiện
trong quá trình quy hoạch mạng vô tuyến và là một phần của lập cấu hình nodeB ban đầu.
Ấn định nhận dạng ô thỏa mãn hiện các điều kiện sau:
 Không xẩy ra va chạm. Nhận dạng đo vật lý là duy nhất trong vùng ô phủ sóng
 Không bị nhầm. Không có các ô lân cận có cùng số nhận dạng ô vật lý.

651
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Các xung đột có thể xẩy ra được thể hiện trên hình 12.23.

PHY-CID PHY-CID PHY-CID PHY-CID PHY-CID PHY-CID PHY-CID PHY-CID


x x x y x x bất kỳ x

PHY-CID PHY-CID PHY-CID


x x bất kỳ

Hình 12.23. Các khả năng xẩy ra xung đột

Ấn định ID ô vật lý có thể dược thực hiện tập trung hoặc phân bố. Các thông thươnhf
để ấn định ID ô vật lý là tập trung, vì phân hệ OAM hiểu biết tổng thể và có điều khiển ấn
định các IP ô vật lý.
Một cách khác là ấn định ID ô vật lý phân bố. Phân hệ OAM thông báo danh sách các
giá trị ID ô vật lý. eNodeB sẽ hạn chế tiếp phạm vi bằng cách loại bỏ từ danh mục các giá
trị ID ô vật lý được phát hiện từ các báo cáo đo lường của UE hoặc sử dụng một máy thu
đường xuống để nhận dạng các ô chúng bằng cách thăm dò các ID ô vật lý của các ô trên
đường vô tuyến hoặc trên giao diện giữa ca eNodeB. Sau đó nó phải chọn lựa ngẫu nhiên
một ID từ các giá trị còn lại.

12.7.3. 2. Quan hệ ô lân cận tự động (ANR)

Quan hệ ô lân cận tự động (ANR : Automatic Neighbor Relation) cho phép tránh
được việc phải lập cấu hình quan hệ ô lân cận nhân công khi triển khai một eNodeB mới hay
tối ưu hóa việc lập cấu hình nó khi khai thác. Hoạt động mạng cũng được hưởng lợi từ các
danh sách cập nhât và được tối ưu hóa này. Thiết lập danh sách các ô lân cận chính xác sẽ
tăng số lượng chuyển giao thành công và giảm thiểu số lượng rơi cuộc gọi do thiểu cac quan
hệ ô lân cận.
LTE UE có thể phát hiện các ID ô vật lý mà không cần quảng cáo danh sách ô lân
cận. ID ô vật lý mà UE báo cáo phải được chuyển vào ID ô toàn cầu trước khi thực hiện
chuyển giao. Sự chuyển đổi này được mạng thực hiện bằng phần mềm thông minh và thông
tin vị trí trong OAM. Chuyển đổi cũng được thực hiện trên cơ sở UE giải mã ID của ô đích ô
toàn cầu từ kênh quảng bá. Khả năng giải mã ID ô toàn cầu là một tính năng tùy chọn của
UE. Khi một UE đã giải mã ID ô toàn cầu, thông tin này được lưu tai eNodeB và không cần
giải mã ID ô toàn cầu cho các UE khác. Cập nhật danh sách ô lân cận dựa trên đo đạc của
UE được minh họa trên hình 12.24.

652
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNB-B

6. Cập nhật các quan n X2 D =3)


hệ ô lân cận gia o diệ (PH Y-CI
iế t lập tín hiệu CH
8. Cập nhật danh 7. Th 1 . Đo từ BC
B10”
)
sách ô lân cận ID (“
4. Đ ọc G
2. Báo cáo đo RRC
eNB-A (PHY-CID=3)
3. Yêu cầu báo cáo để báo
cáo GID cho PHY-CID=3

5. Báo cáo GID=13

PHY-ID: ID ô vật lý
GID: ID ô toàn cầu
Hình 12.24. ANR trong LTE

1. UE được chỉ thị báo cáo các ô lân cận đến eNodeB phục vụ khi ở trong chế độ RRC
2. UE đo ID ô vật lý của ô mà nó phát hiện nhưng không nằm tronh danh sách các ô
được định trước và báo cáo nó cho eNodeB
3. Nếu eNodeB nhận được báo cáo bởi UE thông báo một eNodeB mà nó chứa biết, nó
lệnh cho UE đọc ID ô toàn cầu từ kênh quảng bá của ô được phát hiện
4. eNodeB yêu cầu địa chỉ IP tương ứng với ID ô toàn cầu từ MME (Mobility Entity
Management), cập nhật danh sách ô lân cận của minh, thiết lập một kết nối X2 với
eNodeB đống cấp và trao đổi số liệu cấu hình trên X2.

Thủ tục được trình bày ở trên là cho ANR phân bố. Tuy nhiên nhà khai thác mạng có thể
lập cấu hình các ô trong danh sách đen/trắng cho ANR trong hệ thống quản lý mạng. Các ô
trong danh sách đen không bao giờ là đối tượng của ANR, thậm chí được UE báo cáo là một
ô lân cận mạnh. Nhà khai thác có thẻ muốn chặn một số ứng cử chuyển giao chẳng hạn từ
các ô trong nhà đến các ô ngoài trời.
Ngoài các trường hợp trong cũng tần số, 3GPP đặc tả ANR cho LTE giữa các tần số
và giữa các RAT. Trong trường hợp này, eNodeB chỉ thị UE thựccj hiện đo và phát hiện các
ô trên các tần số khác cũng như giữa các RAT (Radio Accesss Technology : công nghệ truy
nhập vô tuyến) khác. Đo đạc giữa các tần số va giưã các RAT đòi hỏi lập biểu các khoảng
trống đo đạc cho UE.
ANR cũng loại bỏ các quan hệ ô lân cận thừa. Chức năng này hoàn toàn là đặc thù
của nhà bán máy, chẳng hạn nhãn thời gian có thể đực gán cho từng quan hệ ô lân cận được
bổ sung. Sau đó nếu ô này không được báo cáo trong một khoảng thời gian cho trước, quan
hệ tương ứng sẽ bị loại bỏ.

12.7.4. Các trường hợp sử dụng tự tối ưu hóa và tự sửa

Các trường hợp sử dụng của SON được minh họa trong TR 36.902 và được tổng kết
dưới đây :

653
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

12.7.4.1. Cân bằng tải di động (MLB)

Ý tưởng của trường hợp sử dụng MLB là cho phép các ô bị nghẽn chuyển tải đến các
ô khác đang có tài nguyền nhàn rỗi. Việc chuyển này thường bị bắt buộc trong các điều kiện
vô tuyến : một số đầu cuối buộc phải nối đến các ô không tối ưu. Vì thế các cơ chế mới phải
được chuẩn hóa.
Giải pháp cho MLB bao gồm :
 Báo cáo tải. Báo cáo này khác nhau trong các trường hợp nội LTE và giữa các
RAT
 Hành động cân bằng tải. Cân bằng tài trong R8 và R9 liên quan đến người sử dụng
tích cực và vì thế dựa trên các chuyển giao
 Sửa đổi các thông số chuyển giao để duy trì cân bằng tải.

Báo cáo về tải hay thông tin về tải cho phép các bộ điều khiển ô (các eNodeB trong
trường hợp LTE) trao đổi thông tin vể mức tải trong các ô và về dung lượng khả dụng.
Trong trường hợp trao đổi thông tin tải giữa các ô LTE, báo cáo được khởi xướng bởi một
eNodeB đến một eNodeB đồng cấp bằng thủ tục X2 : khởi đầu báo cáo trạng thái tài nguyên.
Yêu cầu này được chuyển trong bản tin X2 AP: Resource Status Request. (yêu cầu trạng thái
tài nguyên), chứa thông tin cần báo cáo và chu kỳ báo cáo. Nếu eNodeB đồng cấp chấp nhận
yêu cầu này, nó bắt đầu báo cáo bằng cách sử dụng thủ tục X2 AP : Resource Status
Reporting (báo cáo trạng thái tài nguyên), bản tin X2AP : Resource Status Update (cập nhật
trạng thái tài nguyên) được gửi đi cùng với chu kỳ được yêu cầu và chứa thông tin được yêu
cầu.
Chu kỳ báo cáo có thể được yêu cầu trong dải từ 1 đến 10 giây. Thông tin cần báo cáo
có thể là :
1. Tải phần cứng : bốn mức được báo cáo riêng rẽ cho đường lên và đường xuống
2. Tải mạng truyền tải S1 : bốn mức được báo cáo riêng rẽ cho đường lên và đường
xuống
3. Trạng thái tài nguyên vô tuyến : phần trăm các loại tài nguyên sơ cấp (PRB) đã được
ấn định, riêng rẽ cho đường lên và đường xuống :
 tổng ấn định
 Lưu lượng tốc độ bit được đảm bảo
 Lưu lượng tốc độ bit không được đảm bảo
 Thông tin tổng hợp về dung lượng khả dụng : phần trăm các PRB khả dụng cho cân
bằng tải, riêng biệt cho đường lên và đường xuống

Trong danh sách nói trên, dung lượng khả dụng tổng thể là đáng quan tâm. Vấn đề là ở
chỗ thông tin này kết hợp tất cả hạn chế mà một ô trải nghiệm. Ngoài ra thông tin này dược
biểu thị trong dạng các tài nguyên vô tuyến nói chung dễ hiểu : các PRB. Thậm chí nó được
thể hiện ở dạng phần trăm, nhưng do máy thu biết được băng thông của ô được báo cáo từ
giai đoạn thiết lập X2, nên nó có thể trực tiếp chuyển phần trăm này vào số lượng các PRB
thực tế có thể cung cấp cho các mục đích cân bằng tải.

Thí dụ, nếu một ô không có nhiều tải trên giao diện vô tuyến nhưng vì lý do gì đó no
bị tải lớn trên phần cứng, nó chi cần báo cáo cần bao nhiêu PRB là có thể xử lý được phần
cứng bị nghẽn. Các nguồn hạn chế khác của các hạn chế như vậy có thể là dung lượng

654
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

đường truc chẳng hạn dung lượng của kết nối giữa trạm chuyển tiếp và một trạm eNodeB
neo) hay chính sách của nhà khai thác (cấu hình OAM). Cần lưu ý rằng chuẩn không buộc
phải báo cáo về các PRB khả dụng thực sự (nói chung giá trị này có thể tính được từ thông
tin trạng thái tài nguyên). Vì dung lượng khả biến tổng hợp không liên liên hệ trực tiếp với
trạng thái thực sự của ô, điều khiển cho phép trong ô có thể thay đổi tiếp giá trị được báo cáo
này: đưa ra nhiều tài nguyên hơn tài nguyên khả dụng thực chất tại thời điểm này, nếu nó
biết một số dịch vụ đang diễn ra có thể giảm hoặc ít hơn nếu nó muốn giữ một số tài nguyên
để bảo vệ lưu lơngj hiện có. Thực hiện điều này là đặc thù của nhà khai thác.
Trong trường hợp báo cáo tải giữa các RAT, thông tin này không thể được báo cáo
định kỳ và có thể chỉ liên quan đến một ô. Vì các RAT khác nhau sử dụng thông tin tải khác
nhau, tải được báo cáo trong mộ contenơ đăc biệt có thể mang thông tin tải
UTRAN/GERAN hay dung lượng khả dụng tổng hợp của E-UTRRAN. Contenơ được vận
tải bằng cách sử dụng giao thức RIM (RAN Information Management Protocol : giao thức
quản lý thông tin RAN). Dung lượng khả dụng tổng hợp được báo cáo từ LTE tuân theo
cùng một các nguyên tắc như trong trường hợp báo cáo tải nội LTE. Thông tin tải phát đi từ
GSM hay UMTS chứa các số liệu sau tách biệt cho đường lên và đường xuống :
 Tải trải nghiệm bởi ô ở dạng phần trăm
 Tải trong ô tương ứng với lưu lượng thời gian thực ở dạng phần trăm
 Tải trong ô tương ứng với lưu lượng phi thời gian thực với bốn mức

Ngoài ra, để cho phép do sánh các phần trăm trong các RAT khác nhau, các giá trị thể
loại lưu lượng ô được bổ sung cho cả hai, dung lượng khả dụng tổng hợp LTE và thông tin
tải UMTS/GSM. Giá trị thể loại dung lượng ô được nhà khai thác thiết lập cho từng ô,
nhưng thông thường như nhau cho cùng một băng thông của cùng một RAT. Chẳng hạn nếu
UTRAN có giá trị thể loại 20 và LTE được đặt bằng 50, thì khi một ô của UMTS báo cáo tải
bằng 40% thì có thể coi rằng 60% tài nguyên là rỗi, ô LTE nhận giá trị này có thể tính toán
tải tương ứng có thể chuyền đến ô UMTS như sau :

Class UMTS 20
Load LTE  Load UMTS  60%  24%
Class LTE 50
Có nghĩa là 60% dung lượng khả dụng trong ô UMTS tương ứng với 24% dung lượng trong
ô LTE. Theo chiều ngược lại, 60% tài nguyên khả dụng được báo cáo ở dạng dung lượng
tổng hợp khả dụng có nghĩa là 150% dung lượng của một ô UMTS.
Báo cáo tải cần thiết để đánh giá khối lượng lưu lượng có thể chuyển đến ô báo cáo.
Trong kịch bản nội LTE, eNodeB điều khiển ô bị nghẽn phải chọn các người sử dụng có thể
chuyển giao (các người báo cáo kết nối đủ tốt đến đích tiềm năng). Nghĩa là eNodeB phải
đánh giá ấn định tài nguyên trong ô đích : không nhất thiết phải giống như trong ô bị nghẽn
– điều kiện truyền sóng khác và thực hiện lập biểu và cấu hình có thể khác, vì thế số PRB
cần thiết cho một dịch vụ có thể thay đổi. Thực hiện điều này là các giải thuật đặc thù của
nhà bán máy.
Khi eNodeB tìm được một người sử dụng có thể chuyển sang một ô có đủ tài nguyên,
hành động cân bằng tải thực tế sẽ được thực hiện. Trong thực tế đây là một chuyển giao bình
thường, nhưng không được khởi động vì điều kiện vô tuyến mà vì tình trạng tải. Để phân
biệt chuyển giao này, eNodeB khởi xướng nó có thể đặt một giá trị nguyên nhân tương ứng.
Chẳng hạn giá trị chuyển giao cân bằng tải có thể là ‘giảm tải trong ô phục vụ’ hay ‘cân
bằng tải’.

655
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Sau khi đã chuyển giao người sử dụng, cần sửa đổi các thông số chuyển giao để
người sử dụng không quay trở lại ô bị nghẽn vì điều kiện vô tuyến. Sửa đổi phải được thực
hiện trong cả hai ô, sao cho các thiết lập chuyển giao trong hai ô phải nhất quán. Để vậy thủ
tục X2 : Mobility Settings Change (thay đổi các thiết lập chuyển giao) được định nghĩa.
eNodeB phát hiện sự thay đổi này cần phải đánh giá cần dịch chuyển biên giới bao nhiêu để
tránh việc quay lại nhanh của người sử dụng. Dịch này được biểu diễn bằng dB và được
thông báo cho ô khác trong bản tin Mobility Change Request (yêu cầu thay đổi di động) của
X2AP. eNodeB này cũng có thể có thông tin về thay đổi ngưỡng chuyển giao của chính nó,
nhưng trong trường hợp cân bằng tải, nó thường coi rằng chuyển giao đối xứng : nếu ô bị
nghẽn dịch biên giới chuyển giao chẳng hạn một lượng bằng -2dB thì ô khác phải nới rộng
biên giới của mình +2dB. Việc diễn giải thông tin thay đổi này phụ thuộc vào giải thuật thực
hiện chuyển giao và vì thế không thể đặc tả chính xác. Tương tự diễn giải phản ảnh thay đổi
trong các thiết lập di động chế độ rỗi cũng phụ thuộc và thực hiện eNodeB. Cũng giả thiết là
eNodeB yêu cầu thay đổi thiết lập di động sẽ không thực hiện nó cho đến khi nhận được
công nhận từ eNodeB đích. Cân bằng tải di động được minh họa trên hình 12.25.
Dịch đường
biên

Chống Ping
pong

Ô bị quá tải

Hình 12.25. Các nguyên lý cân bằng tải

Cấn lưu ý rằng ô nhận được bản tin ‘yêu cầu thay đổi di động’ có thể từ chối nó, n
nếu thấy rằng không thể thực hiện được thay đổi được đề nghị. Trong trường hợp này nó có
thể cung cấp thông tin về dải thay đổi được phép.

656
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Thí dụ về trao đổi các bản tin giữa hai ô LTE tham gia vào cân bằng tải được trình
bày trên hình 12.26.

eNB1 eNB2

Resource Status Request


(yêu cầu trạng thái tài nguyên)
Resource Status Response

Báo cáo tải


(trả lời trạng thái tài nguyên)

Resource Status Update


(Cập nhật trạng thái tài nguyên)

Nghẽn được khởi động

Hành động cân bằng tải


Cân bằng tải SON:
Tìm các eNB/UE

Thủ tục chuyển giao (nguyên nhân: cân bằng tải)

Cân bằng tải SON:


Đánh giá tình trạng
chuyển giao

Mobility Change Request (cause: load balancing)


(Yêu cầu thay đổi di động (nguyên nhân: cân bằng tải))

Sửa đổi cấu hình di động


Mobility Change Falure (Allowed range)
(Sự cố thay đổi di động (Dải được phép))
Mobility Change Request (cause: load balancing)
(Yêu cầu thay đổi di động (nguyên nhân: cân bằng tải))
Mobility Change ACK
(Công nhận thay đổi di động)

Thay đổi thiết lập Thay đổi thiết lập


chuyển giao chuyển giao

Hình 12.26. Thí dụ về thủ tục X2 đẻ cân bằng tải di động

12.7.4.2. Tối ưu hóa độ bền di động (MRO)

Ý tưởng của tối ưu hóa độ bền di động (Mobility Robustness Optimization) là tự


động sửa chữa các lỗi trong cấu hình di động. Các lỗi này có thể rất khác nhau và có các hệ
quả khác nhau. Trong LTE R9, trường hợp sử dụng này chỉ được giới hạn đến các lỗi dẫn
đến sự cố liên kết vô tuyến (RLF: Radio Link Failure) và bị gây ra bởi:

657
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Chuyển giao quá muộn


 Chuyển giao quá sớm
 Chuyển giao đến ô sai.

Khi xét di động của người sử dụng, vấn đề chính là một trong số các thiết lập thông
số sai tại eNodeB. Phát hiện này dựa trên thu được bản tin RRC từ yêu cầu tái lập kết nối. Ô
phục vụ phát hiện một kết nối bị đứt nhưng không có phương tiện để tìm ra vấn đề bắt nguồn
từ di động của người sử dụng. Phát hiện chuyển giao muộn là đơn giản: yêu cầu tái thiết kết
nối chứa ID ô vật lý của ô phục vụ cuối cùng và C-RNTI (Common Radio Network
Temporary Identifier: nhận dạng tạm thời mạng vô tuyến chung) của UE trong ô này (ô
nguồn). Nếu ID ô vật lý khác với ID của ô nhận được yêu cầu này (ô đích), nó cho rằng đã
cần có chuyển giao và không được khởi đầu hoặc được khởi đầu quá muộn vì thế kết nối bị
đứt. Nên eNodeB đích điều khiển ô nơi xẩy ra ý định tái lập có thể thông báo eNodeB điều
khiển ô nguồn về sự cố liên kết vô tuyến (RLF). Vì thế bản tin X2AP: RLF Indication (chỉ
thị sự cố liên kết vô tuyến) được sử dụng. Điều này được minh họa trên hình 12.27.

3. Chỉ thị RLF

2. Tái lập RRC


eNB B eNB A
Ô A 1. RLF ÔB
Phát hiện sự cố liên
Thử tái lập RRC kết vô tuyến (RLF)

ÔC
Chỉ thị RLF

Hình 12.27. Phát hiện chuyển giao muộn.

Phát hiện chuyển giao quá sớm sẽ hơi khó hơn. Kịch bản này cho rằng chuyển giao
đến đích thành công nhưng được khởi động quá sớm khi điều kiện vô tuyến đến đích vẫn
còn tồi. Vì thế mặc dù chuyển giao được thực hiện thành công, kết nối bị đứt ngay lập tức và
UE tìm cách tái lập kết nối đến ô nguồn. Tuy nhiên ô nguồn không thể nhận biết đươc UE
vì: C-RNTI và ID ô vật lý là của ô đích. Vì thế nó coi rằng đây là chuyển giao quá muộn từ ô
đích và gửi chỉ thị sự cố liên kết vô tuyến (RLF) đến ô đích. Tuy nhiên từ số nhận dạng UE
có trong chỉ thị này, ô đích có thể nhận biết rảng chỉ thị liên quan đến một UE mà trước khi
xẩy ra sự cố đã chuyển từ ô vừa mới phát đi chỉ thị sự cố. Khi này nó gửi môt báo cáo đến ô
nguồn để ô này biết được chuyển giao quá sớm. Bản tin X2 AP: HO Report (báo cáo chuyển
giao) được sử dụng cho mục đích này. Cũng cần phải định nghĩa một bộ định thời bên trong
một eNodeB để xác định thế nào là “ngay lập tức” sau khi chuyển giao thanh công. Kịch bản
đầy đủ của chuyển giao quá sớm được thể hiện trên hình 12.28.

658
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNB B 4. Chỉ thị RLF


eNB A
3. Tái lập RRC
Thủ tục chuyển giao
2. RLF

Tstore_ue_context
Phát hiện sự cố liên ÔA ÔB
Thử tái lập RRC
kết vô tuyến (RLF)

Chỉ thị RLF


ÔC
HO Report
Báo cáo chuyển giao (Tái lập trong eNodB)

Hình 12.28. Phát hiện chuyển giao quá sớm

Kịch bản chuyển giao đến ô sai cũng giống như kịch bản chuyển giao quá sớm:
chuyển giao thành công từ ô nguồn đến ô đích và sự cố liên kết vô tuyến (RLF) xẩy ra ngay
lập tức ngay sau khi chuyển giao hoàn thành. Điểm khác biệt là UE tìm cách tái lâp kết nối
tại một ô khác với ô nguồn và ô đích: tại một ô thứ ba. Giả thiết là chuyển giao cần thực hiện
đến ô đích lại nhầm đến ô thứ ba. Vì thế phát hiện RLF cũng giống như trường hợp chuyển
giao quá sớm. Tuy nhiên ô đích nhận được chỉ thị RLF (RLF Indication) từ ô thứ ba, nó gửi
bản tin báo cáo HO (HO Report) đến ô nguồn chứ không đến ô dích. Bản tin này có ba giá
tri: ID của ô mà UE xuất sứ (ô nguồn), ID của ô (ô đích) nơi xẩy ra sự cố đường vô tuyến
(RLF) và ID của ô thứ ba nơi UE định tái lập kết nối. Nếu ID thứ ba và thứ nhất giống nhau,
thì chuyển giao được khởi động quá sơm, trái lại UE đã hướng đến ô sai. Hinh 12.29 thể
hiện toàn bộ thủ tục phát hiện chuyển giao đến ô sai.

659
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

eNB c eNB B
eNB A

Thủ tục chuyển giao

Tstore_ue_context
Phát hiện sự cố vô
Thử tái lập RRC tuyến (RLF)

Chỉ thị RLF


Báo cáo chuyển giao (HO Report)
(Tái thiết trong eNB C)

Chuyển giao
đến ô sai
ÔB

1. HO ÔA
2. RLF

4. Chỉ thị RLF


ÔC
Tái lập

Hình 12.29. Phát hiện chuyển giao đến ô sai.

Để phân biệt giữa chuyển giao quá muộn và lỗ trống phủ sóng, UE có thể được yêu
cầu cung cấp tâ[j kết quả đo mới nhất được nó lưu giữ trước khi xẩy ra sự cố. Điều nàu có
thể đực thực hiện nếu tái lập thành coongCacs báo cáo này su đó được gửi đi tring bản tin
chỉ thị RLF.
Nếu các giải thuật SON được khởi động do sai lỗi thieetslaapj di dộng và có thể sử
nó, thì cần thông báo cho các ô lân cận về thay đổi này. Cần sr dụng thủ tục sửa chữa thiết
lập di động trong MLB. Để thông báo cho ô đích về lý do thay đổi, một giá trị nguyên nhân
được thiết lập: chẳng hạn ‘tối ưu hóa chuyển giao’

12.7.4.3. Tối ưu RACH

Trường hợp này đề cập đến vấn đề lập cấu hình RACH dưới tối u dãn đến phát quá
nhiều tiền tố RACH và vì thế gây ra nhiễu cao khi truy nhập RACH. Để eNodeB có thể phát
hiện được vấn đề này và có thể tự động sa]r được nó, UE có thể thăm dò các thống kê
RACH sau khi nó đã kết nối thành công. Các thông kê đơ]cj báo cáo sẽ là:

660
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Số tiền tố RACH được phát cho đến khi kết thúc thanghf công RACH
 Chỉ thị sự cố phân giải tranh chấp

Phần tử thứ hai của giải pháp này là khả năng trao đổi cấu hình PRACH giữa các
eNodeB. Điều này có thể được thực hiện khi X2 được thiết lập hay cấu hinhfeNode Được
cập nhật. Thông tin PrACH được trao đổi bao gồm:
 Chỉ số chuỗi gốc
 Cấu hình vùng tương quan không
 Cờ tốc độ cao
 Dịch tần PRACH
 Chỉ số cấu hình PRACH (chỉ cho TDD):

12.7.4.4. Tiết kiệm năng lượng

Trường hợp sử dụng tiết kiệm năng lượng bắt nguồn từ ý tưởng tắt nguồn các ô tăng
cường dung lượng (Capcity-Booster Cell) khi thấy không cần thiết. Một phần năng lượng
được tiêu thụ bởi BTS phụ thuộc vào tải, nhưng nhiều phần khác đòi hỏi năng lượng khi
không có người cần phục vụ. để giảm chi phí cho năng lượng các nhà khai thác tắt các ô khi
không cần năng lượng bổ sung. Điểu này có thể xẩy ra, chẳng hạn, trong ô củacác siêu thị
trong các ngày đóng cửa. Có thể tắt các ô này bằng tay, nhưng các nghiên cứu được thực
hiện đẻ đưa ra giải phát tự động tắt. Lưu ý rằng giải pháp không được để xẩy ra lỗ hỏng phủ
sóng đối với các dịch vụ cơ sở.

12.7.5. Tổng kết các thủ tục khả dụng của SON

Hình 12.30 tổng kết các chức năng của SON và các trường hợp sử dụng nó.

661
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

 Báo cáo tải và dung lượng Cân bằng tải (MLB)


 Tải được ấn định
 Dung lượng khả dụng

 Đàm phán cấu hình di động


 Thông tin về thay đổi khởi động chuyển giao
trong một ô lân cận
 Yêu cầu thay đổi khởi động chuyển giao
trong ô lân cận
 Từ chố yêu câu có thể có

 Báo cáo RLF và chuyển giao (MRO) Tối ưu hóa chuyển giao
 Phát hiện nguyên nhân RLF
 Lấy các kết qủa đo của UE và chuyển đến
một ô lân cận

 Trao đổi thông tin PRACH


 Lấy các thông kê của UE
 Trao đổi cấu hình PRACH

 Thông tin trạng thái ô Tiết kiệm năng lượng


 Yêu càu bật nguồn ô

Hình 12.30. Các chức năng SON và các trường hợp sử dụng nó

12.7.6. Quản lý SON

Quản lý các chức năng SON nói trên bao gồm ba chức năng sau:
 Giám sát
 Cac hành động sửa
 Điều khiển của nhà khai thác.

Vai trò của giám sát là thu thập và kích hoạt báo cáo các kết quả đo các chỉ thi hiệu
năng then chốt (KPI: Key Performance Indicator), các cảnh báo, và giám sát sự kiện. Thông
tin do giám sát cung câp cho phép thực hiện các hảnh động sửa bao gồm: thay đổi cấu hình
hay các thông số. Mô hình tham chuẩn quản lý được thể hiện trên hình 12.31.

662
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

Tổ chức A Tổ chức B

Các hệ thống doanh nghiệp


5

3 3
Các hệ thống điều hành

NM 4 NM 5

2 2 2 2

DM DM DM Itf-P2P
2
4a 4a 5a
EM EM

1 1
Itf-P2P
NE NE NE NE EM
6 NE

Network Management: quản lý mạng


Domain Management: quản lý miền
Element Management: quản lý phần tử
NE: Network Element: phần tử mạng
Ift: Interface: giao diện
Hình 12.31. Mô hình tham chuẩn quản lý của 3GPP

Kiến trúc quản lý được chia thành các giao diện mức thấp (Itf-N: Interrface-
Northbound) được chuẩn hoá và các giao diện riêng mức cao (Itf-S: Interface-Southbound).
Itf-N kích hoạt các các chức năng nói trên trong nhiều môi trường. Các nhà sản suất có thể
tawg cường cơ chế SON chuẩn hóa bằng các tính năng riêng được quản lý quan giao diện
Itf-S. Kết hơp ‘tập trung được chuẩn hóa” và ‘phân bố được hỗ trợ bởi cac cơ chế tập trung
riêng’ dẫn đến kiến trúc SON lai ghép trong đó một số chức năng được đặt trong eNodeB và
một số chức năng khác có trong OAM.
Chuẩn hóa quản lý SON được tiến hành song sóng với việc phát triển các cơ chế SON
được quản lý. Chẳng hạn Itf-N có thể được sử dụng cho các quan hệ ô lân cận ANR, chức
năng lập cấu hình vô tuyến tự động (ARCF: automatic Radio Configuration Function), tối
ưu hóa chuyển giao và cân bằng tải tự động (LBO). Các khái niệm quản lý SON tổng thể
được định nghĩa trong TS 32,500.

12.8. TỔNG KẾT

Chương này trứơc hết xét mô hình khai thác và bảo dưỡng viễn thông nói chung và
áp dụng nó trong các hệ thông thông tin di động của 3GPP. Theo TMN, hệ thống O&M
được phân thành bốn lớp: lớp cao nhất là lớp quản lý dịch vụ, ngay dưới nó là lớp quản
mạng (NM), dưới NM là lớp quản lý phần tử (EM) và lớp cuối cùng là lớp phần tử mạng
(NE). Lần lượt các lớp nói trên đựơc xét cụ thể trong chương theo kiến trúc khai thác của

663
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

3GPP. Ngoài ra chương cũng xét việc kết hợp các hệ thống có kiểu mạng khác nhau và giám
sát NE trong môi trường nhiều nhà cung cấp thiết bị.
Cuối chương mạng tự tổ chức (SON) được xét. Các giải thật SON như tự lập cấu hình
(quản lý quan hệ các ô lân cận tự động), tự tối ưu (cân bằng tải) và tự sửa (tối ưu vùng phủ
và dung lượng) được xét trong phần này.

12.8. CÂU HỎI

1. Trình bày mô hình khai thác và bảo dưỡng viễn thông và áp dụng nó cho hệ thống
thông tin di động 3GPP
2. Trình bày kiến trúc hệ thống khai thác của 3G
3. Trình bày lớp quản lý NE
4. Trình bày lớp quản lý mạng (NM)
5. Trình bày lớp quản lý dịch vụ
6. Trình bày tiêu chí chung cho hệ thống giàm sát mạng
7. Trình bày cấu hình các chức năng giám sát mạng
8. Trình bày các đặc tính của giám sát mạng
9. Trình bày các mẫu nghẽn
10. Trình bày giai thuật điều khiển nghẽn tự động
11. Trình bày vị trí của hệ thống điều khiển mạng
12. Trình bày cách kết hợp các hệ thống có kiểu mạng khác nhau
13. Trình bày các chức năng điều khiển nghẽn
14. Trình bày điều khiển nghẽn khi thông tin gói
15. Trình bày cách đê đạt đựơc xử lý hạn chế tốc độ cao
16. Trình bày giám sát NE trong môi trường nhiều nhà cung cấp thiết bị
17. Trình bày các chức năng giám sát NE
18. Trình bày phương pháp phát triển cac phần tử khai thác
19. Trình bày quản lý phần tử mạng
20. Trình bày quản lý chất lượng mạng
21. Trình bày cập nhật file từ xa
22.Trình bày kiến trúc SON
23.Trình bày các chức năng của SON
24.Trình bày lập cấu hình ID ô vật lý
25.Trình bày lập cấu hình quan hệ ô lân cận
26.Trình bày cân bằng tải tự động
27.Trình bày tối ưu hóa độ bền di động tự động
28.Trình bày tối ưu hóa RACH
29.Trình bày tiết kiệm năng lượng
30.Tổng kết các thủ tục khả dụng SON
31.Trình bày quản lý SON

664
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT

2G Second Generation Thế hệ thứ hai


3G Third Generation Thế hệ thứ ba
4G Forth Generation Thế hệ thứ tư
3GPP 3ird Genaration Partnership Project Đề án các đối tác thế hệ thứ ba
3GPP2 3ird Generation Patnership Project 2 Đề án đối tác thế hệ thứ ba - 2
AAS Adaptive Antenna System Hệ thống anten thích ứng
ACLR Adjacent Channel Leakage Ratio Tỷ số dò kênh lân cận
ACK Acknowledgement Công nhận
AGW Access Gateway Cổng truy nhập
AM Acnoledged Mode Chế độ công nhận
AMC Adaptive Modulation and Coding Mã hóa và điều chế thích ứng
AMR Adaptive MultiRate Đa tốc độ thích ứng
ARQ Automatic Repeat-reQuest Yêu cầu phát lại tự động
AWGN Additive Gaussian Noise Tạp âm Gauss trắng cộng
BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá
BCH Broadcast Channel Kênh quảng bá
BE Best Effort Service Dịch vụ nỗ lực nhất
BER Bit Error Rate Tỷ số lỗi bit
BLER Block Error Rate Tỷ số lỗi khối
Trung tâm dịch vụ quảng bá/đa
BM-SC Broadcast/Multicast Service Center
phương
BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa chuyển pha hai trạng thái
BS Base Station Trạm gốc
BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc
Constant Amplitude Zero Auto- Tự tương quan bằng không biên độ
CAZAC
Correlation không đổi
CC Convolutional Code Mã xoắn
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
CN Core Network Mạng lõi
CP Cyclic Prefix Tiền tố chu trình
CPC Continuous Packet Connectivity Kết nối gói liên tục

665
CPICH Common Pilot Channel Kênh hoa tiêu chung
CQI Channel Quality Indicator Chỉ thị chất lượng kênh
CRC Cyclic Redundancy Check Kiểm tra vòng dư
CS Circuit Switch Chuyển mạch kênh
CTC Convolutional Turbo Code Mã hóa turbo xoắn
DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng
DCH Dedicated Channel Kênh điều khiển
DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc
DFTS- DFT-Sread OFDM
OFDM trải phổ
OFDM
DL Downlink Đường xuống
DPCCH Dedicated Physical Control Channel Kênh điều khiển vật lý riêng
DPCH Dedicated Physical Channel Kênh vật lý riêng
DPDCH Dedicated Physical Data Channel Kênh số liệu vật lý riêng
DRX Discontinuous Reception Thu không liên tục
DSCH Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống
DTX Discontinuous Transmission Phát không liên tục
Điểm chuyển mạch từ đường xuống
DUSP Switching point from downlink to uplink
sang đường lên
E-AGCH Enhanced Absolute Grant Channel Kênh cho phép tuyệt đối tăng cường
E-DCH Enhanced Dedicated Channel Kênh riêng tăng cường
E-DPCCH Enhanced Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng tăng cường
Enhanced Dedicated Data Channel
E-DPDCH Kênh số liệu riêng tăng cường

eNodeB E-UTRAN Node B Nút B của E-UTRAN


EPC Evolved Packet Core Lõi gói phát triển
EPS Evolved Packet System Hệ thống gói phát triển

EIR Equipment Identity Register Bộ ghi nhận dạng thiết bị

ESN Số Seri điện tử


Electronic Serial Number
Kênh cho phép tương đối tăng
E-RGCH Enhanced Relative Grant Channel
cường
Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
E-UTRA Evolved UTRA
phát triển
ErtPS Extended Real Time Packet Service Dịch vụ gói thời gian thực mở rộng

666
Kết hợp khuôn dạng truyền tải E-
E-TFC E-DCH Transport Format Combination
DCH
E-DCH Transport Format Combination Chỉ số kết hợp khuôn dạng truyền
E-TFCI
Index tải E-DCH
E-
Evolved UTRA/Evolved-RAN Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UTRAN/E-
UMTS phát triển
RAN
FACH Forward Access Channel Kênh truy nhập đường xuống
FBSS Fast Base Station Switching Chuyển mạch trạm gốc nhanh
FCC Federal Communication Commision Ủy ban thông tin liên bang
Ghép song công phân chia theo thời
FDD Frequency Division Duplex
gian
FDM Frequency Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo tần số
FDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần số
F-DPCH Fractional DPCH DPCH một phần (phân đoạn)
FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước
FFT Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh
Mạng truy nhập vô tuyến GSM
GERAN GSM EDGE Radio Access Network
EDGE
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS cổng
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
GPS Global Positionning System Hệ thống định vị toàn cầu
G-RAKE Generalized-RAKE RAKE tổng quát
Global System For Mobile
GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Communications
HARQ Hybrid Automatic Repeat reQuest Yêu cầu phát lại tự động linh hoạt
HCR High Chip Rate Tốc độ chip cao
HHO Hard Handover Chuyên giao cứng
HLR Home Location Register Bộ ghi định vị thường trú
Truy nhập hói đường xuống tốc độ
HSDPA High Speed Downlink Packet Access
cao
High-Speed Dedicated Physical Control Kênh điều khiển vật lý riêng tốc độ
HS-DPCCH
Channel cao
HS-DSCH High-Speed Dedicated Shared Channel Kênh chia sẻ riêng tốc độ cao
HSPA High Speed Packet Access Truy nhập gói tốc độ cao
High-Speed Physical Dedicated Shared
HS-PDSCH Kênh chia sẻ riêng vật lý tốc độ cao
Channel

667
HSS Home Subsscriber Server Server thuê bao nhà
HS-SCCH High-Speed Shared Control Channel Kênh điều khiển chia sẻ tốc độ cao
HSUPA High-Speed Uplink Packet Access Truy nhập gói đường lên tốc độ cao
IDFT Inverse Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc ngược
IFDMA Interleaved FDMA FDMA đan xen
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh ngược
IMS IP Multimedia Subsystem Phân hệ đa phương tiện IP
International Mobile Telecommunications
IMT-2000 Thông tin di động quốc tế 2000
2000
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IPv4 IP version 4 Phiên bản IP bốn
IPv6 IP version 6 Phiên bản IP sáu
IR Incremental Redundancy Phần dư tăng
IRC Interferrence Rejection Combining Kết hợp loại nhiễu
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp
ITU International Telecommunications Union Liên đoàn Viễn thông quốc tế
International Telecommunications Union- Liên đoàn Viễn thông quốc tế bộ
ITU-R
Radio Sector phận vô tuyến
Iu Giao diện được sử dụng để thông tin giữa RNC và mạng lõi
Iub Giao diện được sử dụng để thông tin giữa nút B và RNC
Iur Giao diện được sử dụng để thông tin giữa các RNC
LCR Low Chip Rate Tốc độ chip thấp
LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
Dịch vụ quảng bá đa phương đa
MBMS Multimedia Broadcast Multicast Service
phương tiện
MBS Multicast Broadcast Service Dịch vụ đa phương quảng bá
Multicast Broadcast Single Frequency Mạng đa phương quảng bá đơn tần
MBSFN
Network số
MCCH MBMS Control Channel Kênh điều khiển MBMS
MCE MBMS Coordination Entity Thực thể điều phối MBMS
MCH Multicast Control Channel Kênh điều khiên da phương
Multi Carrier- Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã đa
MC-CDMA
Access sóng mang
MC- Multi Carrier- Wide band Code Division Đa truy nhập phân chia theo mã
WCDMA Multiple Access băng rộng đa sóng mang

668
MDHO Macro Diversity Handover Chuyên giao phân tập vĩ mô
MICH MBMS Indicator Channel Kênh chỉ thị MBMS
MIMO Multi-Input Multi-Output Nhiều đầu vào nhiều đầu ra
ML Maximum Likelihood Khả giống cực đại
MLD Maximum Likelihood Detection Tách sóng khả giống cực đại
MME Mobility Management Entity Thực thể quản lý di động

MIB Cơ sở thông tin quản lý


Management Information Base
MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện
Sai số bình phương trung bình cực
MMSE Minimum Mean Square Error
tiều
MRC Maximum Ratio Combining Kết hợp tỷ lệ cực đại
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ
MSC Mobile Services Switching Center
di động
MSCH MBMS Scheduling Channel Kênh lập biểu MBMS
MTCH MBMS traffic channel Kênh lưu lượng MBMS
NACK Non-Acknowledgement Không công nhận
NodeB Nút B
nrTPS Non-Real-Time Polling Service Dịch vụ thăm dò phi thời gian thực
Orthogonal Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần số
OFDM
Multiplexing trực giao
Orthogonal Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo tần số
OFDMA
Access trực giao
OOK On-Off Keying Khóa tắt bật
OVSF Orthogonal Variable Spreading Factor Hệ số trải phổ khả biến trực giao
Tỷ số công suất đỉnh trên công suất
PAPR Peak to Average Power Ratio
trung bình
Tỷ số đỉnh trên trung bình (giống
PAR Peak to Average Ratio
như PAPR)
PARC Per-Antenna Rate Control Điểu khiển tốc độ cho một anten
PCI Precoding Control Indication Chỉ thị điều khiển tiền mã hóa
PDCCH Physical Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng vật lý
PDCP Packet-Data Convergence Protocol Giao thức hội tụ số liệu gói
PDSCH Physical Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống vật lý
PDU Packet Data Unit Khối số liệu gói
PF Proportional Fair Công bằng tỷ lệ (một kiểu lập biểu

669
PHY Physical Layer Lớp vật lý
PRB Physical Resource Block Khối tài nguyên vật lý
PS Packet Switch Chuyển mạch gói
Mạng điện thoại chuyển mạch công
PSTN Public Switched Telephone Network
cộng
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ vuông góc
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quatrature Phase Shift Keying Khóa chuyển pha vuông góc
RAB Radio Access Bearer Kênh mang truy nhập vô tuyến
RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến
RAT Radio Access Technology Công nghệ truy nhập vô tuyến
RB Resource Block Khối tài nguyên
RF Radio Frequency Tần số vô tuyến
RLC Radio Link Control Điều khiển liên kết vô tuyến
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến
RNTI Radio Network Temporary Identity Nhận dạng tạm thời mạng vô tuyến
ROHC Robust Header Compression Nén tiêu đề bền chắc
RR Round Robin Quay vòng
RRC Radio Resource Control Điều khiển tài nguyên vô tuyến
RRM Radio Resource Management Quản lý tài nguyên vô tuyến
RS Reference Symbol Ký hiệu tham khảo
RSN Retransmission Sequence Number Số trình tự phát lại
RTP Real Time Protocol Giao thức thời gian thực
rtPS Real Time Polling Service Dịch vụ thăm dò thời gian thực
RU Resource Unit Đơn vị tài nguyên
RV Redundancy Version Phiên bản dư
SA System Aspects Các khía cạnh hệ thống
SAE System Architecture Evolution Phát triển kiến trúc mạng
Single Carrier – Frequency Division Đa truy nhập phân chia theo tần số
SC-FDMA
Multiple Access đơn sóng mang
SCH Synchronization channel Kênh đồng bộ
Đa truy nhập phân chia theo không
SDMA Spatial Division Multiple Access
gian
SDU Service Data Unit Đơn vị số liệu dịch vụ

670
SF Spreading Factor Hệ số trải phổ
SFBC Space Frequency Block Code Mã khối không gian tần số
SFN Single Frequency Network Mạng tần số đơn
SGSN Serving GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS phục vụ
SIC Sucessive Interference Combining Kết hợp loại bỏ nhiễu lần lượt
SIM Subscriber Identity Module Mođun nhận dạng thuê bao
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp
SINR Signal to Interferrence plus Noise Ratio
âm
SMS Short Message Service Dịch vụ nhắn tin
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm
SOHO Soft Handover Chuyển giao mềm
SRNS Serving Radio Network Subsytem Phân hệ mạng vô tuyến phục vụ
STBC Space Time Block Code Mã khối không gian thời gian
STC Space Time Code Mã không gian thời gian
STTD Space Time Transmit Diversity Phân tập phát không gian thời gian
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn
Time Division -Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã –
TD-CDMA
Access phân chia theo thời gian
Ghép song công phân chia theo thời
TDD Time Division Duplex
gian
TDM Time Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo thời gian
Đa truy nhập phân chia theo thời
TDMA Time Division Mulptiple Access
gian
Time Division-Synhcronous Code Đa truy nhập phân chia theo mã
TD-SCDMA
Division Multiple Access đồng bộ - phân chia theo thời gian
TF Transport Format Khuôn dạng truyền tải
TFC Transport Format Combination Kết hợp khuôn dạng truyền tải
Chỉ thị kết hợp khuôn dạng truyền
TFCI Transport Format Combination Indicator
tải
TM Transparent Mode Chế độ trong suốt (cấu hình RLC)
TR Technical Report Báo cáo kỹ thuật
TrCH Transport Channel Kênh truyền tải
TS Technical Specication Đặc tả kỹ thuật
TSG Technical Specication Group Nhóm đặc tả kỹ thuật
TSN Transmission Sequence Number Số trình tự phát

671
Phân tập phát chuyển mạch theo
TSTD Time Switched Transmit Diversity
thời gian
TTI Transmission Time Interval Khoảng thời gian phát
Điểm chuyển mạch từ đường lên
UDSP Switching point from uplink to downlink
sang đường xuống
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng
UL Uplink Đường lên
Chế độ không công nhận (cấu hình
UM Unacknoledged Mode
RLC)
Universal Mobile Telecommunications
UMTS Hệ thống thông tin di động toàn cầu
System
USIM UMTS SIM
UTRA UMTS Terrestrial Radio Access Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Network
UMTS
Uu Giao diện được sử dụng để thông tin giữa nút B và UE
Đa truy nhập phân chia theo mã
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
băng rộng
WG Working Group Nhóm công tác
WLAN Wireless Local Area Network Mạng nội vùng không dây
AMR Adaptive Multirate Đa tốc độ thích ứng
AMR-WB Adaptive Multirate- Wide Band Đa tốc độ thích ứng băng rộng
VoIP Voice over IP Thoại trên IP
X2 Giao diện giữa các eNodeB
ZC Zadoff- Chu
ZF Zero Forcing Cưỡng bức về không

672
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng. Thông tin di động. 2012


2. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và ứng dụng, Giáo trình, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2000
3. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến, Giáo
trình, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2004
4. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Cơ sở truyền dẫn vi ba số, Giáo trình, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2001
5. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động GSM, Giáo trình, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 1999.
6. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ 3, Nhà xuất bản Bưu
điện, 2002.
7. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, cdmaOne và cdam2000, Nhà xuất bản Bưu điện,
2002
8. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động, Giáo trình, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2002
9. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ 3, Giáo trình, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2002
10. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Nghiên cứu hệ thống truyền dẫn
sử dụng máy thu phát thông minh trên cơ sở OFDM, Đề tài nghiên cứu khoa
học Học viện CN BCVT, Mã số: 12-HV-2005-RD-VT.
11. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng phần mềm mô phỏng
kênh phađinh cho thông tin di động, Đề tài nghiên cứu khoa học Học viện CN
BCVT, Mã số: 06-HV-2003-RD-VT.
12. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng mô hình OFDMA
MIMO và CDMA MIMO thích ứng, Đề tài nghiên cứu khoa học Học viện CN
BCVT, Mã số: 12-HV-2006-RD-VT.
13. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác viên, Xây dựng mô hình truyền dẫn
thích ứng đa lớp cho các hệ thống thông tin di động thế hệ sau, Đề tài nghiên
cứu khoa học Bộ BCVT, Mã số: 101-06-KHKT
14. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng và cộng tác, Nghiên cứu: E-UTRAN: Lộ trình
phát triển lên 4G, Đề tài nghiên cứu khoa học HVCNBCVT, mã số 08-HV-
2007-RD-VT
15. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Truyền dẫn vô tuyến số, Bài giảng, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viến thông, 2007
16. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, WiMAX, Tài liệu tham khảo, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, 2008
17. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng. Thông tin di động thế hệ ba, Giáo trình, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện, 2004

673
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
18. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng. Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G,
Giáo trình, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện,
2009
19. Hisiao-Hwa Chen & Mohsen Guizani, Next Generation Wireless System and
Networks, John Willey & Sons, Ltd, 2006
20. Che, H, Adaptive OFDM and CDMA Algorithm for SISO and MIMO Channels,
Ph.D thesis of Delft University of Technology in Delft, the Netherlands, 2005.
21. Witrisal, K, OFDM Aire Interface Design for Multimedia
Communication, Ph.D thesis of Delft University of Technology in Delft, the
Netherlands, 2002.
22. Erick Lawrey, Adaptive Techniques for Multiuser OFDM, Ph.D thesis of Jame
Cook University of Technology , 12/2001.
23. Harri Holma and Antti Toskala. WCDMA for UMTS, Willey 2004
24. Harri Holma & Anti Toscala, HSDPA/HSUPA for UMTS, John Willey and
Sons, LTD, 2006
25. Harri Holma and Antti Toskala. WCDMA for UMTS – HSPA Evolution and
LTE, Willey 2007
26. Erik Dahlman and Others. HSPA and LTE for Mobile Broadband 3G
Evolution, Academic Press is an imprint of Elsevier, 2008
27. Pierre Lescuyer and Thierry Lucidarme. Envoled Packet Stsstem (EPS), Willey
2008
28. Stefania Sesia and Others. LTE – The UMTS Long Term Evolution From
Theory to Practice, Willey 2009
29. Farooq Khan. LTE for 4G Mobile Broadband, Cambrridge University Press,
2009
30. Harri Holma and Antti Toskala. LTE for UMTS – OFDMA and SC-FDMA
Based Radio Access, Willey 2009
31. 3GPP TR 36.912 V10.0.0 (2011-03). 3rd Generation Partnership
Project;Technical Specification Group Radio Access Network;Feasibility study
forFurther Advancements for E-UTRA (LTE-Advanced) (Release 10)
32. Preben E. Mogensen and Others. LTE-Advanced: The Path towards Gigabit/s in
Wireless Mobile Communications. Nokia Siemens Networks, Aalborg
University, Denmark Nokia. 2010
33. Lionel Fuependap Metuge Reya. 4G Technology Features and Evolution
towards IMT-Advanced. Master thesis. Aalto University. 2010
34. Keiji Tachikawa. WCDMA: Mobile Communications System. Wiley, 2002
35. Harri Holma and Antti Toskala. LTE for UMTS Evolution to LTE-Advanced,
John Wiley, 2011

674

You might also like