You are on page 1of 5

Họ Tên: Trần Thị Hoài Thương

MSV: 2520250664
Lớp: DL25.13
BÀI KT (môn CNXHKH)
HN,Thứ hai,ngày 14 tháng 6 năm 2021
Câu 1: Anh,chị hãy trình bày những điều kiện khách quan và tiền đề lý luận cho
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
1.1Những điều kiện kinh tế -xã hội cho sự ra đời của CNXHKH
1.1.1.Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản
Vào những năm 40 thế kỉ XIX ,CNTB ở các nước phương tây đã có một bước
phát triển mạnh mẽ .Nước Anh đã thành công cuộc cách mạng công nghiệp
,tạo nên nền sản xuất bằng máy móc cơ khí hiện đại.Nước Pháp đang tiến hành
mạnh mẽ công nghiệp hóa .Quá trình CNH tư bản chủ nghĩa là quá trình đầm
mồ hôi ,nước mắt kể cả máu người lao động ,trong đó có giai cấp công nhân
.Đến những năm này sự phân cực giàu nghèo cũng diễn ra mạnh mẽ .Rõ ràng
bản chất của chủ nghĩa tư bản đã đén lúc bộc lộ sự rõ ràng ,những mâu thuẫn
PTSX TBCN đã trở lên gay gắt,QHXH TBCN với sở hữu tư nhân về TLSX đã không
còn phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của TLSX ứng với nền sản xuất bằng
máy móc cơ khí hiện đại,nó kìm hãm sự phát triển của LLSX nói riêng ,nền sản
xuất bằng máy móc cơ khí nói chung .với tình hình đó ,tất yếu cần phải giải
quyết mâu thuẫn tức là xóa bỏ QHSX TBCN để xóa bỏ PTSX TBCN lỗi thời ,thiết
lập QHSX XHCN ứng với PTSX XHCN-PTSX mới ,tiến bộ hơn ,phù hợp với nền
sản xuất bằng máy móc cơ khí hiện đại.
1.1.2.Sự phát triển của giai cấp công nhân :
Sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí hiện đại của các nước Tây Âu đã đẻ ra
giai cấp công nhân hiện đại.Vào những năm 40 thế khỉ XIX ,cùng với sự thành
công của của cuộc cách mạng công nghiệp TBCN,giai cấp công nhân ở các nước
tư bản Tây Âu cũng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng
và dần tách ra khỏi khối những người lao động để bước lên vũ đài chính trị
.Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã diễn ra với quy mô ngày càng rộng
lớn ,ngày càng có tổ chức như : Cuộc đấu tranh của thành phố LI-ông ở Pháp
(1831-1834),cuộc đấu tranh của công nhân dệt SI-lê-di ở Đức (1844) và phong
trào hiến chương ở Anh đòi thay đổi chế độ tuyển cử (1838-1848).Rõ ràng
,phong trào công nhân ở Tây âu lúc này đang có yêu cầu chuyển từ tự phát
sang tự giác , nghĩa là yêu cầu phải có một hệ thống lý luận phục vụ cho cuộc
đấu tranh của họ.
Đáp ứng những nhu cầu đó”chủ nghĩa xã hội khoa học “ (CNXHKH) đã xuất
hiện.Như vậy sự ra đời (CNHXKH) là một tất yếu khách quan.
1.2.Những tiền đền lý luận
1.2.1.CNHX không tưởng-phê phán thế khỉ XIX:
Để xây dựng CNXH,thật ra C.mác & PH.Ăng ghen đã kế thừa tư tưởng CNXH KT
của nhân loại suốt hơn 2000 năm ,nhưng trực tiếp là CNXHKT-Phê phán thế kỷ
XIX.
Các học thuyết CNXHKT nói chung đều phê phán những tệ nạn,những hạn chế
của những xã hội có phân chia giai cấp và bóc lột giai cấp,học thuyết nào cũng
mơ ước về một xã hội tốt đẹp,trong đó không còn bất bình đẳng ,không còn áp
bức bóc lột,họ còn cố gắng lý giải những nguyên nhân tệ nạn đó .
Tuy nhiên các ông đã kế thừa trực tiếp tư tưởng của CNXH không tưởng-phê
phán thế kỷ XIX.ĂNG ghen đã khẳng định :CNXHKH “là sự tiếp nối H.Xanh –xi-
mông,S.Phu-ri-ê,R.O-oen”.
C.Mác & Ph.Ăng ghen đã kế thừa trực tiếp tư tưởng của những nhà CNXHKT-PP
thế XIX vì :
-Các nhà CNXHKT-PP đã trực tiếp phê phán CNTB:
+S.Phu-ri-ê phê CNTB là “trạng thái vô chính phủ của công nghiệp”, là xã hội
làm “què quặt con người”.Đàn áp tư tưởng,ước vọng
1.2.2.Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
Đầy đủ thì phải quan niệm toàn bộ triêt học Mác-Lê nin là cơ sở lý luận của
CNXHKH,tuy nhiên ,CNDVLS là một bộ phận của THM-L,trong đó bao gồm một
hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng về xã hội (hay lịch sử )lại đóng
vai trò tiền đề lý luận trực tiếp để hình thành hện thống quan điểm của
CNXHKH.
CNXHKH hình thành vào khoảng 1844 đến 1848 thì từ 1845 đến 1846,trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ăng ghen đã trình bày một hệ thống các quan
điểm duy vật về lịch sử như :
+SX vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
+Mối quan hệ biện chứng giữa “tồn tại XH” và “ý thức XH”
+Quy luật “QH SX phải phù hợp với trình độ phát triển LLSX”
+Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
+Lý luận về “hình thái kinh tế -xã hội”và sự phát triển hình thái kinh tế-xã hội là
quá trình lịch sử tự nhiên.
+Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp,cách mạng XH
+Lý luận là con người và xã hội….
Những quan điểm trên là cơ sở để nghiên cứu CNTB,luận chứng về cách mạng
XHCN,về xã hội XHCN và quá độ lên CNXH,nói khác đó là cơ sở ,tiền đề lý luận
để xây dựng hệ thống lý luận về CNXHKH.
1.2.3 Học thuyết về giá trị thặng dư Trong bộ " tư bản", một tác phẩm vĩ đại
nhất của Mác và Ăng ghen, các ông đã vận dụng sáng tạo triết học duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lĩnh vực kinh tế- chính trị
của CNTB. Một trong những phát kiến khoa học vĩ đại của các ông là từ đây đã
xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư. Từ học thuyết này các ông đã bóc
trần toàn bộ bí mật của CNTB, đó là CNTB chỉ tồn tại và phát triển trên cơ sở sự
bóc lột giá trị thặng dư, mà giá trị thặng dư lại được sinh ra từ lao động của
giai cấp công nhân. Học thuyết này đã bác bỏ đanh thép sự xuyên tạc về CNTB
của các nhà tư tưởng tư sản cho " vốn sinh ra lãi" và CNTB là công bằng, không
có sự bóc lột. Rõ ràng, theo học thuyết giá trị thặng dư, sự sung túc của CNTB
là sản phẩm lao động của giai cấp công nhân, sự giàu có của giai cấp tư bản là
kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư do giai cấp công nhân làm ra của giai cấp
nay. Sâu sắc hơn, Mác còn chỉ rõ: mọi chi phí sản xuất, lợi tức trả ngân hàng,
tiền thuê đất, nhà xưởng... tiền lương công nhân cũng lấy từ giá thặng dư do
lao động quá khứ của giai cấp công nhân mang lại, nghĩa là giai cấp tư bản
không mất gì trong quá trình này. Hơn thế, Mác còn khẳng định quy luật vận
động cơ bản của CNTB là sự bóc lột giá trị thặng dư ngày càng tăng. Theo các
ông, quy luật này ngày càng tạo ra mâu thuẫn và làm cho các mâu thuẫn xã hội
nói chung, mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng
trở nên gay gắt. Những mâu thuẫn đó đến một mức độ nào đó tất yếu phải
được giải quyết, cách mạng XHCN phải diễn ra kết thúc CNTB và xã hội loài
người sẽ chuyển sang hình thái kinh tế-xã hội XHCN cao hơn, tiến bộ hơn. Rõ
ràng học thuyết "giá trị thặng dư " là một trong những cơ sở lý luận, một trong
những tiền đề lý luận cho "Chủ nghĩa xã hội khoa học".
1.2.4 Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Từ khá sớm, vào
những năm 1845, 1846, trong tác phẩm " Hệ tư tưởng Đức", C.Mác đã phát
hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên phong đấu tranh
chống giai cấp tư sản và là đại diện của xã hội mới xã hội XHCN. Đến tác phẩm "
Tuyên ngôn Đảng cộng sản", Mác đã phân tích mối tương quan giữa các giai
cấp trong thời đại công nghiệp hiện đại phát triển, Ông rút ra kết luận là: Trong
quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp thì mọi giai cấp đều bị lụi
tàn, chỉ có 2 giai cấp còn tồn tại là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, trong
đó, giai cấp tư bản là giai cấp ngày càng bảo thủ, lỗi thời, phản động, gắn liền
với QHSX TBCN - loại QHSX đang cản trở sự phát triển của LLXH hiện đại,giai
cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho LLSX tiên tiến, cho sự tiến bộ xã hội
nhưng lại bị áp bức bóc lột thậm tệ nhất, có tinh thần cách mạng nhất. Do vậy
tất yếu giai cấp mình và giải phóng toàn nhân loại khỏi áp bức bóc lột. Sau này,
trong bộ "Tư bản", Mác còn chứng minh một cách cụ thể sinh động dưới
phương diện kinh tế- chính trị về sứ mệnh này của giai cấp công nhân. Như
vậy, rõ ràng học thuyết về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân cũng là 1 tiền đề
lý luận của CNXHKH

Câu 2: Hãy trình bày những quan điểm dự báo về xã hội tương lai –xã hội cộng
sản chủ nghĩa Mác ,Ăng ghen và Lê Nin
Ph. Ăng-ghen chỉ ra những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định một xã hội trong
tương lai là: lịch sử, lý luận, sản xuất, phân phối, nhà nước, gia đình, giáo dục.
Ông cũng đã luận chứng đầy đủ, thuyết phục sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
từ không tưởng đến khoa học, cùng C. Mác phác thảo bức tranh về xã hội xã
hội chủ nghĩa tương lai.
Với tầm nhìn xa trông rộng, Ph. Ăng-ghen không chỉ có đóng góp quan trọng
trong lý luận về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng xã hội của nhà
nước, vấn đề nhà nước tiêu vong, mà còn đưa ra các chỉ báo để giai cấp vô sản
xây dựng nhà nước vô sản với tính cách là nhà nước không nguyên nghĩa, nhà
nước “nửa nhà nước”.
Và khi đặt vấn đề xây dựng xã hội tương lai, Ph. Ăng-ghen đặc biệt lên án căn
bệnh chủ quan, duy ý chí, cho rằng xã hội mới do các ông chỉ ra mới là các
chấm phá, xã hội đó được xây dựng chi tiết như thế nào là nhiệm vụ của các
thế hệ sau, dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội của thời đại mình.
+Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê (1772 - 1837)
Ph.S. Phuriê là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, một nhà phê
phán và lên án xã hội tư sản một cách xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến gần đến
chủ nghĩa Mác.
Một trong những tư tưởng nổi bật của chủ nghĩa Phuriê là sự phê phán
và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc. Ph.S. Phuriê thẳng tay lột trần cảnh
khốn cùng, sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Ông cho
rằng, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi dào, hạnh phúc của thiểu
số người này gây ra sự khổ ải cho đa số người khác. Từ đó, Ph.S. Phuriê đòi hỏi
phải thay thế xã hội tư sản bằng một xã hội mới cao hơn. Xã hội mới, trong đó
có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi íchtập thể, mỗi con người riêng
biệt chỉ có thể tìm thấy điều có lợi cho họ trong cái lợi của toàn thể mọi người,
mọi người đều có quyền lao động và quyền sống.
Ph.S. Phuriê là người đầu tiên đã cho rằng, trình độ giải phóng phụ nữ là
mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng chung. Ông quan niệm về lịch sử
xã hội phát triển qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.

You might also like