You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN CÁ NHÂN

MÔN PHÂN TÍCH KINH DOANH – CAO HỌC KDQT-TM

Dự án bao gồm các phần sau:

GIỚI THIỆU

• Trang bìa (Title Page): Bao gồm trang bìa ngoài và trang bìa trong: thể hiện tên dự án, tên
học viên, lớp, ngành, khóa và giảng viên phụ trách.

• Cam kết (Endorsement): Dự án này do một mình học viên xây dựng, xử lý, không sao chép
từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khác..

• Nhận xét của Giáo Viên hướng dẫn

• Tóm lược (Executive Summary)

• Mục lục (Table of Contents)

• Mục lục bảng

• Mục lục biểu

• Mục lục đồ thị

• Danh mục từ viết tắt

NỘI DUNG CHÍNH (MAIN TEXT) PHẦN CHÍNH CỦA DỰ ÁN BAO GỒM: (KHOẢNG
40 TRANG +-10%)

PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH

I. Mở đầu (Introduction): (Bối cảnh tình huống: 1-3 trang)

1
Dựa vào các tình huống đã học trong chương 2, 3 và 5, bạn hãy xây dựng 1 tình huống
tương tự trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giới thiệu bối cảnh của tình
huống này.
II. Cơ sở lý luận (1-3 trang): Bạn cần xác định và giải thích các khái niệm liên quan đến:
1. Lập trình tuyến tính là gì?
2. Các mô hình lập trình tuyến tính trong hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp
III.Ứng dụng thực tiễn (6-12 trang):
1. Giới thiệu mô hình lập trình tuyến tính ứng dụng trong tình huống mà bạn xây dựng
2. Xác định vấn đề.
3. Thiết lập mô hình đại số tuyến tính cho tình huống.
4. Xây dựng mô hình lập trình tuyến tính trên Excel Solver và QM for Windows
5. Trình bày và giải thích kết quả/ giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for
Windows
6. Trình bày kết quả bằng đồ thị
7. Phân tích độ nhạy- Nếu thì (What- If Analysis) trên Excel Solver và QM for Windows:
a. Xác định vùng giá trị min-max (range) của các biến trong hàm mục tiêu không
làm thay đổi giải pháp tối ưu (optimal solution) khi:
i. Từng biến trong hàm mục tiêu thay đổi.
ii. Các biến trong hàm mục tiêu thay đổi đồng thời. Giải thích quy luật
100% trong trường hợp này.
b. Dự báo mức thay đổi giá trị mục tiêu (objective cell) khi:
i. Số liệu trong từng vế trái của các hàm giới hạn thay đổi.
ii. Số liệu trong tất cả các vế trái của các hàm giới hạn thay đổi đồng thời.
Giải thích quy luật 100% trong trường hợp này.
IV. Kết luận

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH

1. Mở đầu (Introduction): (Bối cảnh tình huống: 1-3 trang)

2
Dựa vào các tình huống đã học trong chương 9, bạn hãy xây dựng 1 tình huống tương tự
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giới thiệu bối cảnh của tình huống này.

2. Cơ sở lý luận (1-3 trang): Bạn cần:


a. Xác định các yếu tố liên quan đến việc phân tích ra quyết định trong môi
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Mô tả tính lô-gic trong việc phân tích ra quyết định trong hoạt động kinh doanh
của tình huống.
3. Ứng dụng thực tiễn (6-12 trang):
a. Giới thiệu mô hình phân tích ra quyết định ứng dụng trong tình huống mà bạn
xây dựng.
b. Thiết lập bảng “thu hồi” (Payoff Table) của tình huống.
c. Áp dụng quy luật ra quyết định Bayes để giải quyết bài toán ra quyết định, xây
dựng cây quyết định trên QM for Windows và giải thích kết quả thu được
d. Xác định giá trị của thông tin hoàn hảo
e. Xác định giá trị (chi phí) cho việc khảo sát để có thêm thông tin giúp hỗ trợ việc
ra quyết định.
f. Áp dụng quy luật ra quyết định Bayes để giải quyết bài toán ra quyết định), xây
dựng cây quyết định trên QM for Windows khi sử dụng thông tin mới và giải
thích kết quả thu được
4. Kết luận

PHẦN 3: DỰ BÁO VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH

1. Mở đầu (Introduction): (Bối cảnh tình huống: 1-3 trang)

Dựa vào tình huống đã học trong chương 10, bạn hãy xây dựng 1 tình huống tương tự trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giới thiệu bối cảnh của tình huống này.

2. Cơ sở lý luận (1-3 trang): Bạn cần:

3
a. Giới thiệu và mô tả 3 mô hình dự báo: Last-Value forecasting method; Averaging
forecasting method, Moving-Average Forecasting Method trong môi trường hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

b. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean square error (often
abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo.

c. Yếu tố thời vụ (Seasonal factor) và cách tính.

3. Ứng dụng thực tiễn (6-12 trang):


a. Áp dụng 3 mô hình dự báo trong phần 2.a. áp dụng vào tình huống mà bạn xây
dựng để dự báo.
b. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean square error (often
abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo tình huống mà bạn xây dựng .
c. Áp dụng 3 mô hình dự báo trong phần 2.a. áp dụng vào tình huống mà bạn xây
dựng để dự báo có tính đến yếu tố thời vụ.
d. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean square error (often
abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo tình huống mà bạn xây dựng có tính
đến yếu tố thời vụ.
e. Chọn mô hình dự báo tốt nhất và lý giải tại sao.
4. Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

THI CUỐI KHÓA - DỰ ÁN CÁ NHÂN:


NỘP QUA MAIL CỦA CÔ : hthu@ueh.edu.vn - subject: THI CUỐI KHÓA - DỰ ÁN CÁ NHÂN - BA-T7
CÔ CHÚC CÁC EM NHIỀU SỨC KHỎE VÀ  LÀM BÀI TỐT.

You might also like