You are on page 1of 4

Tên: Vo Huy Hoang Lớp: 10Anh1

Đề: Thuyết minh về khẩu trang y tế.


Bài làm
Khẩu trang – một vật dụng quá đỗi phổ biến đối với mỗi người dân Việt
Nam, phổ biến đến mức ta chỉ cần chưa đến năm phút quan sát ở một con đường
nhộn nhịp ta đã có thể bắt gặp nhiều hơn 1 chiếc khẩu trang. Khẩu trang cũng có
rất nhiều chủng loại, chúng được phân loại chủ yếu vào công dụng và chất liệu
hay đôi khi là tiêu chuẩn lọc khí. Dù đa dạng về mặt chủng loại và hình thức,
khẩu trang y tế chính là một trong những loại khẩu trang quen thuộc nhất. Tuy
nhiên, có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao một đồ vật ngày thường không được
quá trân trọng dùng đề lọc bụi bẩn cho người đeo, đột nhiên lại trở nên khan
hiếm và có giá trị cao đến thế trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đăng ngày
càng căng thẳng.
Theo như các tư liệu lịch sử y học nước ngoài, chiếc khẩu trang đầu tiên
xuất hiện vào những năm của thế kỉ XVII, khi dịch Hạch đang hoành hành tại
châu Âu. Từ đó, khẩu trang liên tục được cải tiến, phát triển theo thời gian nhằm
ngăn chặn dịch bệnh như thủy đậu hay đại dịch Cúm 1918 lây lan. Và rồi dần
được hoàn thiện và có hình dạng như ngày nay vào những năm 1930. Cho đến
năm 1942, khi “sợi không dệt” ra đời, khẩu trang mới được làm từ vật liệu như
ngày nay. Dựa vào chất liệu cũng như mục đích sử dụng, người ta thường phân
loại khẩu trang thành hai nhóm, đó là khẩu trang y tế, được làm bằng sợi không
dệt và khẩu trang phổ thông, thường làm bằng vải nhằm dùng cho việc che nắng
hay bụi có kích thước lớn. Ngày nay, độ phổ biến của khẩu trang y tế không chỉ
giới hạn trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Nhờ vào giá thành rẻ, khá thoáng và
thoải mái mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn lọc khí, loại khẩu trang y tế dùng 1 lần đã
trở nên quá quen thuộc với người tham giao thông ở Việt Nam.
Theo định nghĩa Hán-Việt, từ “trang” trong “khẩu trang” mang nghĩa là
“thứ mang trên người”, trong khi từ “khẩu” được hiểu là “cái miệng”. Vậy theo
nghĩa đen, ta có thể hiểu được rằng khẩu trang là một vật được mang ở trước
miệng. Vì vậy khi nhắc đến “khẩu trang y tế”, ta có thể hiểu đơn giản đó là một
vật dụng đeo trước miệng để phục vụ cho mục đính y tế. Khẩu trang y tế có
dạng là một hình chữ nhật với kích thước hai cạnh lần lượt là 15cm và 10cm,
thường được ép cố định ở mỗi cạnh hình chữ nhật. Mỗi cạnh của hình chữ nhật
phải được ép lại vì cần phải cố định 3-4 lớp cùng với một đôi dây đeo bằng sợi
thun vải cắt mỏng. Thông thường, khẩu trang y tế tiêu chuẩn có 4 lớp, với cấu
trúc và chất liệu tương đương nhau, đều làm từ vải không dệt. Vải không dệt là
một chất liệu có tính mềm và xốp, có cấu trúc tấm hoặc mạng lưới liên kết với
nhau vì vậy mang tính chất lọc, được sử dụng như một hàng rào lọc vi khuẩn và
vô trùng. Bên cạnh đó, mỗi chiếc khẩu trang y tế còn được trang bị một thanh
kim loại khoảng 10cm, nhằm để người đeo điều chỉnh sao cho ôm sát phần sống
mũi. Ngoài ra, khẩu trang y tế được thiết kế để phù hợp với mọi kích thước
khuôn mặt (vì chỉ được sản xuất số lượng với một kích cỡ duy nhất). Với hình
dạng gấp khúc của các lớp vải, cùng với hai dây đeo có tính chất co dãn của sợi
thun, khẩu trang y tế có thể là một miếng vải chữ nhật tương đối nhỏ nhưng
cũng có thể trở thành một lớp bảo vệ cho cả mũi và miệng của một khuôn mặt
lớn. Chính vì những tính tiện lợi, cùng với chất liệu, cấu tạo đơn giản và giá
thành rẻ, khẩu trang y tế đã trở nên một vật dụng không thể phù hợp hơn cho
mục đích lọc vi khuẩn và bụi bẩn, tuy chỉ dùng được 1 lần. Dù vậy, so với các
khẩu trang có chuẩn lọc khí cao như N95 (lọc được 95% bụi bẩn và vi khuẩn),
khẩu trang y tế lại không kín bằng và cũng không lọc được các loại bụi mịn gây
hại cho đường hô hấp.
Bằng cấu tạo chính là 4 lớp màng mang tính lọc, tuy không cho được sự
bảo vệ tuyệt đối, khẩu trang đóng vai trò là một loại hàng rào vật lý ngăn chặn
các tác nhân gây hại cho chính bản thân người đeo và những người xung quanh.
Với khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với mọi kích cỡ của khuôn mặt, khẩu
trang trở thành một bức tường bảo vệ người đeo phổ thông khỏi những hạt bụi
có kích thước lớn hay khỏi các tia tử ngoại gây ung thư da của mặt trời. Bên
cạnh đó, nhờ có 4 lớp màng dạng lưới siêu nhỏ, khẩu trang trở nên vô cùng hữu
hiệu trong việc ngăn chặn các giọt hô hấp. Theo một nghiên cứu ở Viện công
nghệ Massachusetts của Mĩ, các giọt nước li ti khi chúng ta ho hoặc hắt hơi
trung bình có thể văng xa từ 6 đến 8 mét và có khả năng lơ lửng trong không khí
tới 10 phút. Khi một người bị nhiễm các bệnh về hô hấp, các giọt hô hấp này
chính là tác nhân gây bệnh, vì mỗi giọt mang hàng triệu các mầm bệnh vi khuẩn
hay virus. Và trái ngược với lầm tưởng của nhiều người, khẩu trang y tế hoàn
toàn không thể ngăn chặn được các loại virus hay vi khuẩn (vì chúng vốn dĩ nhỏ
hơn các lỗ của màng lọc). Tuy vậy, chúng ngặn chặn các giọt nước như đã nói ở
trên, từ đó ngăn chặn được mầm bệnh lây lan. Nhờ vào khả năng đó, khẩu trang
y tế có thể ngăn mầm bệnh khỏi việc lây từ người đeo đến người khác hoặc
ngược lại. Và đây chính là lý do mà các bác sĩ, y tá ở các cơ sở y tế thường đeo
khẩu trang, vì điều đó bảo các bác sĩ trực tiếp khám với các bệnh nhân mang
mầm bệnh cũng như các bệnh nhân với hệ miễn dịch đang yếu cần hạn chế tuyệt
đối tiếp xúc với virus hay vi khuẩn.
Và gần đây, nhờ có đại dịch toàn cầu gây bệnh hô hấp COVID-19, chúng
ta lại có thể thấy được một tác dụng tuyệt vời mà chiếc khẩu trang y tế nhỏ bé có
thể đem lại, đó là ngăn dịch bệnh lây lan. Khẩu trang cùng với các biện pháp y
tế là cách li - giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên, chúng tạo nên một tấm
khiên chắc chắn, bảo vệ không chỉ cho một người mà cả những người xung
quanh. Để hiểu rõ hơn lý do khẩu trang lại đóng vai trò lớn đến vậy, hiểu được
cách mà dịch bệnh lây lan là điều cần thiết. Dịch này do virus SARS-CoV-2 gây
ra được truyền theo 2 cách. Cách lây nhiễm thứ nhất là thông qua việc tay của
chúng ta chạm vào các bệ mặt chứa mầm bệnh và rồi chạm đến các vùng trên
mặt của ta như mắt, mũi, miệng, v.v... Đối với cách này, rửa tay thường xuyên
đã là một biện pháp hữu hiệu chống lại virus, tuy nhiên khẩu trang y tế cũng
đóng góp 1 phần. Thực tế là, khẩu trang chính là thứ giảm thiểu khả năng ta
chạm tay lên các vùng mặt như mũi và miệng để nhiễm bệnh. Cách lây nhiễm
thứ hai là lây nhiễm trực tiếp, tức là người khỏe mạnh trực tiếp tiếp qua các giọt
nước (từ người bệnh) trong không khí chứ hàng triệu virus gây bệnh. Khi đó,
giãn cách/cách li xã hội lại có vai trò lớn trong việc ngăn cho dịch lây trong
cộng đồng, nhưng không có nghĩa là khẩu trang hoàn toàn không có vai trò.
Khẩu trang chính là chiếc khiên lợi hại, bảo vệ cho những người không thể thực
hiện cách li xã hội khỏi các giọt hô hấp lớn mang virus, nhằm duy trì cho xã hội
vẫn được vận hành. Đó là những cảnh sát, các nhân viên thu ngân tại các cửa
hàng nhu yếu phẩm, tài xế hay những người làm vận chuyển. Đối với các giọt
nước nhỏ và di chuyển xa hơn, chúng có thể bay hơi và khiến virus lơ lửng trong
không trung. Chưa có bằng chứng thực nghiệm cho thấy tính lây nhiễm của các
giọt nước này, tuy vậy các chuyên gia tin rằng các giọt nhỏ lại là nguy cơ chính
cho các nhân viên y tế, những người tuyến đầu chống dịch và phải tiếp xúc gần
với người bệnh.
Như vậy, ta hoàn toàn có thể thấy được lợi ích to lớn mà khẩu trang y tế
mang lại cho công tác phòng chống dịch, và thực tế đã cho thấy điều đó rất rõ.
Đối với các quốc gia xem nhẹ tính lây lan của dịch như Ý, Anh hay Mĩ, họ cho
rằng COVID-19 chỉ là một căn bệnh cúm thông thường và vì thế đã dẫn đến các
quyết định thiếu tính quyết liệt của chính phủ. Có một thời điểm, các nước trên
cho rằng “chỉ có ai bệnh mới đeo khẩu trang”, nên họ kì thị và miệt thị những
người đeo khẩu trang để phòng dịch. Thực tế đã cho thấy điều ngược lại, dịch
bệnh lây lan nhanh một cách chóng mặt kiến các nước không kịp trở tay. Từ vài
trăm người nhiễm, nhanh chóng đã biến thành hơn 200.000 người và Mĩ trở
thành quốc gia dẫn đầu với hơn 1 triệu người nhiễm. Tất cả cũng chỉ vì xem nhẹ
tác dụng khẩu trang và đánh giá thấp bệnh dịch. Và khi đã nhận ra vai trò của
khẩu, khẩu trang y tế đã trở thành một vật có giá trị đến nỗi các nước mâu thuẫn
với nhau để tranh chấp các nguồn khẩu trang nhập khẩu. Và khẩu trang trở nên
khan hiếm đến nỗi chính phủ các nước phải yêu cầu người dân ở nhà, cách li
nhằm hạn chế sử dụng khẩu trang để dành cho các bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Và chỉ qua một thực tế như thế, khẩu trang y tế đã chứng minh được giá trị của
mình.
Qua tất cả những tác dụng mà khẩu trang có thể đem lại trong lĩnh vực y
tế, có một điều không thể phủ nhận được: khẩu trang sẽ mãi luôn là một vật
dụng thiết yếu và cơ bản trong công tác y tế ở tương lai. Và có một điều quan
trọng mà khẩu trang y tế đã cho chúng ta thấy trong đại dịch lần này, đeo khẩu
trang không chỉ là việc bảo vệ bản thân chúng ta, mà còn là bảo vệ những người
xung quanh mình. Và nếu mọi người đều đeo khẩu trang, điều đó có nghĩa là
chúng ta đang bảo vệ nhau.

You might also like