You are on page 1of 38

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và pha M
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là
A. G1, G2, S, pha M
B. G1, S, G2, pha M
C. S, G1, G2, pha M
D. G2, G1, S, pha M
Câu 3: Trong 1 chu kì tế bào, kỳ trung gian được chia làm
A. 1 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 4 pha
Câu 4: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kì tế bào là
A. G1, S, G2
B. G2, G2, S
C. S, G2, G1
D. S, G1, G2
Câu 5: Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là
A. pha S
B. pha G1
C. pha M
D. pha G2
Câu 6: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là
A. kì trung gian.
B. kì đầu.
C. kì giữa.
D. kì cuối.
Câu 7: Trong chu kì tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là
A. phân chia NST và phân chia tế bào chất
B. nhân đôi và phân chia NST
C. nguyên phân và giảm phân
D. nhân đôi NST và tổng hợp các chất
Câu 8: Trong chu kì tế bào, pha M còn được gọi là pha
A. tổng hợp các chất
B. nhân đôi
C. phân chia NST
D. phân bào
Câu 9: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi
A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất.
B. NST hoàn thành nhân đôi.
C. có tín hiệu phân bào.
D. kích thước tế bào đủ lớn
Câu 10: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào
A. sinh tổng hợp các chất.
B. nhân đôi NST.
C. ngừng hoạt động.
D. phân chia tế bào
Câu 11: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân chia liên
tiếp được gọi là
A. quá trình phân bào
B. chu kì tế bào
C. phát triển tế bào
D. phân chia tế bào
Câu 12: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng
A. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. thời gian kì trung gian
C. thời gian của quá trình nguyên phân
D. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Câu 13: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là
A. chu kì tế bào
B. phân chia tế bào
C. phân cắt tế bào
D. phân đôi tế bào
Câu 14: Nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Câu 15: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào.
(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là 
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 16: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Phân chia tế bào chất
(2) Thời gian dài nhất trong chu kì tế bào. 
(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 17: Trong chu kì tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1.
B. G2.
C. S.
D. Pha M
Câu 18: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
Câu 19: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. Tế bào cơ niêm mạc miệng.
B. Tế bào gan.
C. Bạch cầu.
D. Tế bào thần kinh.
Câu 20: Chu kì tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất
A. Tế bào ruột
B. Tế bào gan
C. Tế bào phôi
D. Tế bào cơ
Câu 21: Tế bào nào ở người có chu kì ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào phôi
C. Tế bào sinh dục
D. Tế bào giao tử
Câu 22: Ở người, loại tế bào nào không bao giờ phân chia
A. Tế bào da.
B. Tế bào gan.
C. Đại thực bào.
D. Tế bào thận.
Câu 23: Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?
A. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi
B. Vì không có tế bào trẻ thay thế
C. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ
D. Cả A, B, C
Câu 24: Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới?
A. Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ
B. Người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ
C. Người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn
D. Cả B, C
Câu 25: Bệnh ung thư là ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 26: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới
A. Bệnh đãng trí
B. Các bệnh, tật di truyền
C. Bệnh ung thư
D. Cả A, B và C
Câu 27: Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình 
I. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc.
II. Hình thành thêm các bào quan.
III. Nhân đôi trung thể.
IV. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn.
V. Tăng nhanh tế bào chất.
VI. Hình thành thoi phân bào.
A. I, VI
B. II, V.
C. II, III, VI
D. I, III, V.
Câu 28: Pha M xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào hợp tử
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 29: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:
A. Vi khuẩn và vi rút
B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng
C. Giao tử
D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 30: Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra pha M?  
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh giao tử
D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 31: Gia đoạn phân chia tế bào (pha M) là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau
đây?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào động vật
D. Tế bào nấm
Câu 32: Trong pha M, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?
A. 3 giai đoạn
B. 4 giai đoạn
C. 2 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Câu 33: Có mấy điểm kiểm soát chu kì tế bào?
A. Một
B. Ba
C. Hai
D. Bốn
Câu 34: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào?
A. Điểm G1, Điểm G2/M, Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa-kì sau
B. Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa-kì sau, Điểm G2/M, Điểm G1
C. Điểm G1, Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa-kì sau, Điểm G2/M
D. Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa-kì sau, Điểm G1, Điểm G2/M
Câu 35: Quá trình phân chia tế bào không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Câu 36: Kì trung gian không thuộc quá trình phân chia tế bào có hoạt động nào xảy ra?
A. Sinh tổng hợp các chất
B. Nhân đôi NST
C. Hình thành thoi vô sắc
D. Cả A và B
Câu 37: Cơ chế hình thành khối u ác tính gồm bao nhiêu giai đoạn
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 38: Nguyên nhân gây ra ung thư là do
A. Tế bào chết theo chương trình
B. Tế bào phân chia mất kiểm soát
C. Tế bào không phân chia
D. Tế bào dừng phân chia
Câu 39: Trong pha S, nhiễm sắc thể có hình thái như thế nào?
A. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh
B. Nhiễm sắc thể dính với nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép
C. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại
D. Nhiễm sắc thể phân chia về hai cực
Câu 40: Trong pha G2, nhiễm sắc thể có dạng như thế nào?
A. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh
B. Nhiễm sắc thể dính với nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép
C. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại
D. Nhiễm sắc thể phân chia về hai cực
Câu 41: Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào:
A. Gồm 2 giai đoạn
B. Tương tự như tế bào nhân thực
C. Bao gồm pha M
D. Là quá trình trực phân
Câu 42: Trong chu kì tế bào, pha tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng tế bào và chuẩn bị nhân đôi
là pha:
A. G1
B. S
C. G2
D. M
Câu 43:  Kết thúc quá trình phân chia tế bào, từ 1 tế bào mẹ sẽ cho ra bao nhiêu tế bào con?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 44: Loại ung thư nào sau đây chiếm tỉ lệ hơn so với các loại còn lại (Việt Nam 2020)
A. Ung thư gan
B. Ung thư phổi
C. Ung thư vú
D. Ung thư dạ dày
Câu 45: Các nguyên gây ung thư là:
(1): Nhiễm trùng
(2): Ăn uống không lành mạnh
(3): Di truyền
(4): Ít vận động
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 46: Điểm kiểm soát G1 còn gọi là?
A. Điểm kiểm soát giới hạn
B. Điểm kiếm soát sự nhân đôi của các nhiễm sắc thể
C. Điểm kiểm soát thoi phân bào
D. Điểm kiểm soát giữa
Câu 47: Nếu các sai hỏng không được khắc phục, các điểm kiểm soát vẫn hoạt động tốt, thì:
A. Tế bào sẽ tiếp tục phân chia
B. Tế bào sẽ chết theo chương trình
C. Tế bào phân chia nhiều hơn
D. Tế bào sẽ hoạt động bình thường
Câu 48: Đâu là các phương pháp điều trị ung thư:
A. Phẫu thuật
B. Xạ trị
C. Hóa trị
D. Tất cả đáp án trên
Câu 49: Ung thư là nhóm bệnh liên quan đến:
A. Các tế bào chết theo chương trình
B. Các tế bào không chịu phân chia
C. Các tế bào phân chia mất kiểm soát
D. Các tế bào khỏe mạnh
Câu 50: Nếu tế bào không qua được điểm kiểm soát G1, nó sẽ
A. Vẫn tiếp tục phân chia
B. Tiến vào trạng thái “nghỉ” ở pha G0
C. Tiến vào pha S
D. Tiến vào pha G2
Câu 1.  Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng: 
A. NST co ngắn và hiện rõ dần.
B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. màng nhân phồng lên và biến mất.
D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.
Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
(a) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I.
(b) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian.
(c) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
(d) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc.
Những phương án trả lời đúng là
A. (a), (b).
B. (a), (c).
C. (a), (b), (c).
D. (a), (b), (c), (d).
Câu 3: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân.
B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n.
C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội.
D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo.
B. Có sự phân chia của tế bào chất.
C. Có sự phân chia nhân.
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép.
Câu 5: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được
hình thành?
A. x.
B. 2x.    
C. 3x.    
D. 4x.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân? 
A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.
D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn.
Câu 7: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. Các NST đều ở trạng thái đơn.
B. Các NST đều ở trạng thái kép.
C. Có sự dãn xoắn của các NST.
D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào.
Câu 8: Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiêm vì nguyên nhân nào sau đây? 
A. Ở kì cuối cùng, bộ nhiễm sắc thể có dạng sợi kép, nhả xoắn.
B. Mỗi tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ.
D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con bằng một nửa so với tế bào mẹ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn.
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động.
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào.
D. Tách tâm động rồi mới phân li.
Câu 10: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm
phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là: 
A. 24.
B. 48.
C. 36.
D. 12.
Câu 11: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?
A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào.
B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào.
C. Mỗi chiếc về một cực tế bào.
D. Đều nằm ở giữa tế bào.
Câu 12: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần.
B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục.
D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất.
Câu 13: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra
hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào
sau đây? 
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân 1.
C. Giảm phân 2.
D. Trực phân.
Câu 14: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là
A. tương tự như quá trình nguyên phân.
B. thể hiện bản chất giảm phân.
C. số NST trong tế bào là n ở mỗi kì.
D. có xảy ra tiếp hợp NST.
Câu 15: Cho các phát biểu sau: 
1. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp.
2. Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính.
3. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST.
4. Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử? 
A. 1, 2, 3.
B. 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 16: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào.
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học.
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2? 
A. Màng nhân xuất hiện.
B. Thoi tơ vô sắc biến mất.
C. NST ở dạng sợi đơn.
D. Các NST ở dạng sợi kép.
Câu 18: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân
1 sẽ tạo ra: 
A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn.
B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép.
C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép.
D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn.
Câu 19: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là
A. 20.
B. 10.   
C. 5.    
D. 1.
Câu 20: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có
A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động.
B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động.
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động.
D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động.
Câu 21: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu
tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
    A. Kì đầu.
    B. Kì giữa.
    C. Kì sau.
    D. Kì cuối.
Câu 22: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
    A. Kì trung gian.
    B. Kì đầu.
    C. Kì giữa.
    D. Kì sau.
Câu 23: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
   A. 1 hàng.
    B. 2 hàng.
    C. 3 hàng.
    D. 4 hàng.
Câu 24: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào?
    A. Đóng xoắn cực đại.
    B. Bắt đầu đóng xoắn.
    C. Dãn xoắn.
    D. Bắt đầu tháo xoắn.
Câu 25: Kết thúc quá trình Nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
    A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn.
    B. Lưỡng bội ở trạng thái kép.
    C. Đơn bội ở trạng thái đơn.
    D. Đơn bội ở trạng thái kép.
Câu 26: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
    A. 12.
    B. 48.
    C. 46.
    D. 45.
Câu 27: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
    A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
    B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
    C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
    D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 28: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó
bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
    A. 4.
    B. 8.
    C. 16.
    D. 32.
Câu 29: Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
    A. Tế bào sinh dưỡng.
    B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín.
    C. Tế bào mầm sinh dục.
    D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng.
Câu 30: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
    A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.
    B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.
    C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.
    D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.
Câu 31: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
    A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn.
    B. Đơn bội ở trạng thái đơn.
    C. Lưỡng bội ở trạng thái kép.
    D. Đơn bội ở trạng thái kép.
Câu 32: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
    A. Kì trung gian của lần phân bào I.
    B. Kì giữa của lần phân bào I.
    C. Kì trung gian của lần phân bào II.
   D. Kì giữa của lần phân bào II.
Câu 33: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
    A. Nhân đôi NST.
    B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
    C. Phân li NST về hai cực của tế bào.
    D. Co xoắn và tháo xoắn NST.
Câu 34: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo.
B. Có sự phân chia của tế bào chất.
C. Có sự phân chia nhân.
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép.
Câu 35: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Hợp tử.
Câu 36: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I và kì sau I .
B. kì giữa II và kì sau II.
C. kì giữa I và kì giữa II.
D. cả A và C.
Câu 37: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?
A. kì đầu I.
B. kì giữa I.
C. kì đầu II.
D. kì giữa II.
Câu 1. Người ta thường quan sát vi sinh vật bằng
A. mắt thường. B. kính lúp. C. kính hiển vi. D. kính thiên văn.
Câu 2. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc
A. đơn bào. B. đa bào.
C. tập đoàn đa bào. D. không có cấu trúc tế bào.
Câu 3. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc tế bào
(1) nhân sơ. (2) nhân thực
Phát biểu đúng là
A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (2) đúng.
C. Cả (1) và (2) đều đúng. D. Cả (1) và (2) đều sai.
Câu 4. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc
(1) đơn bào. (2) đa bào. (3) tập đoàn đơn bào. (4) tập đoàn đa bào.
Phát biểu đúng là
A. Chỉ (1) đúng. B. Chỉ (1) và (3) đúng.
C. Chỉ (1) và (2) đúng. D. Cả (1), (2), (3) và (4) đều đúng.
Câu 5. Vi sinh vật có mặt ở nơi nào trong các nơi sau đây?
(1) Trong nước. (2) Trong đất. (3) Trong không khí. (4) Trên cơ thể sinh vật.
Số phát biểu ĐÚNG là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Vi sinh vật có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng nên chúng
A. sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
B. sinh trưởng và sinh sản rất chậm.
C. sinh trưởng rất nhanh nhưng sinh sản rất chậm.
D. sinh sản rất nhanh nhưng sinh trưởng rất chậm.
Câu 7. Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản rất nhanh vì chúng
A. có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng.
B. có kích thước rất nhỏ bé.
C. có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong cơ thể sinh vật.
D. có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.
Câu 8. Vi sinh vật có khả năng (1)……….và (2)……….. nhanh các chất dinh dưỡng nên chúng sinh trưởng
và sinh sản rất nhanh. Cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống là
A. (1) hấp thu, (2) chuyển hóa.
B. (1) phân giải, (2) chuyển hóa.
C. (1) phân giải, (2) tái hấp thu.
D. (1) hấp thu, (2) tái hấp thu.
Câu 9. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ.
(2) Tất cả vi sinh vật đều có cấu trúc đơn bào.
(3) Vi sinh vật chỉ tồn tại được trong cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có thể quan sát bằng mắt thường
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoài trừ trên cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có kích thước trung bình hoặc lớn.
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đơn bào, một số khác là tập đoàn đa bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trên cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất nhanh nhưng sinh sản rất chậm.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ.
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đa bào, một số khác là tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoại trừ môi trường nước.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất chậm nhưng sinh sản rất nhanh.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường được quan sát bằng kính hiển vi.
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đơn bào, một số khác là tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng hấp thu nhanh nhưng chuyển hóa chậm các chất.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Quan sát hình dưới đây:

Trong các phát biểu sau đây về hình trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ.
(2) Vi sinh vật thường được quan sát bằng kính hiển vi.
(3) Vi sinh vật có thể quang sát bằng mắt thường.
(4) Vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn cả tế bào của động, thực vật.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là vi sinh vật?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Tảo biển. D. Đồng vật nguyên sinh.
Câu 16. Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là vi sinh vật?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Nấm. D. Vi nấm.
Câu 17. Cho các nhóm sinh vật dưới đây:
(1) Vi khuẩn cổ. (2) Vi khuẩn. (3) Vi nấm. (4) Vi tảo.
Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Cho các nhóm sinh vật dưới đây:
(1) Động vật nguyên sinh (2) Vi khuẩn cổ. (3) Nấm. (4) Tảo biển.
Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Nhóm vi sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân sơ?
A. Vi nấm. B. Vi tảo.
C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh.
Câu 20. Cho các vi sinh vật dưới đây:
(1) Vi nấm. (2) Vi tảo. (3) Vi khuẩn cổ. (3) Vi khuẩn.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. (1) thuộc nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực.
B. Chỉ có 2 vi sinh vật thuộc nhóm đơn bào nhân sơ.
C. (3) thuộc nhóm đơn bào nhân sơ.
D. (4) thuộc nhóm đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực.
Câu 21. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Tảo biển. D. Vi nấm.
Câu 22. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Nấm. D. Vi tảo.
Câu 23. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Nấm. D. Động vật nguyên sinh.
Câu 24. Dựa vào cấu tạo tế bào có thể phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đó là
A. đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực.
B. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
C. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân sơ.
D. đơn bào nhân thực và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
Câu 25. Cho các phát biểu sau về các nhóm vi sinh vật:
(1) Sự tồn tại của các vi sinh vật được tiên đoán trong nhiều thế kỉ trước khi chúng được quan sát thấy lần
đầu tiên.
(2) Vi khuẩn là vi sinh vật thuộc nhóm đơn bào nhân thưc.
(3) Vi nấm và vi tảo thuộc cùng một nhóm trong phân loại vi sinh vật.
(4) Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật được phân chia thành ba nhóm gồm đơn bào nhân sơ, đơn
bào nhân thực và tập đoàn đơn bào nhân thực.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Dựa vào đâu để phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn
bào nhân thực?
Nguồn ảnh: Sách giáo khoa Sinh 10 - Chân trời sáng tạo
A. Cách hấp thu chất dinh dưỡng. B. Môi trường sống.
C. Cách chuyển hóa chất dinh dưỡng. D. Cấu tạo tế bào.
Câu 27. Cho các kiểu dinh dưỡng sau đây:
(1) Quang tự dưỡng. (2) Hóa tự dưỡng. (3) Quang dị dưỡng. (4) Hóa dị dưỡng
Trong kiểu dinh dưỡng trên, có bao nhiêu kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được phân loại là dựa vào đâu?
A. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon và chất hữu cơ của vi sinh vật.
B. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon dioxide và chất hữu cơ của vi sinh vật.
C. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon dioxide và năng lượng của vi sinh vật.
D. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật.
Câu 29. Trùng roi xanh có kiểu dinh dưỡng là……… sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn
carbon là CO2. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 30. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2 có kiểu dinh dưỡng
nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 31. Nấm men là vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là……… sử dụng nguồn năng lượng từ từ chất hữu cơ
và nguồn carbon là chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 32. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ có kiểu dinh
dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 33. Ghép các kiểu dinh dưỡng ở cột A với nguồn năng lượng tương ứng với nó ở cột B.
Cột A: Kiểu dinh dưỡng Cột B: Nguồn năng lượng

1. Quang tự dưỡng a. CO2

2. Hóa tự dưỡng b. Chất vô cơ

3. Quang dị dưỡng c. Chất hữu cơ

4. Hóa dị dưỡng d. Ánh sáng

A. 1-d, 2b, 3-d, 4-c. B. 1-a, 2-a, 3-c, 4-c. C. 1-d, 2b, 3-a, 4-c. D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
Câu 34. Ghép các kiểu dinh dưỡng ở cột A với nguồn carbon tương ứng với nó ở cột B.
Cột A: Kiểu dinh dưỡng Cột B: Nguồn carbon

1. Quang tự dưỡng a. CO2

2. Hóa tự dưỡng b. Chất vô cơ

3. Quang dị dưỡng c. Chất hữu cơ

4. Hóa dị dưỡng d. Ánh sáng

A. 1-d, 2b, 3-d, 4-c. B. 1-a, 2-a, 3-c, 4-c. C. 1-d, 2b, 3-a, 4-c. D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
Câu 35. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng.
(2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất vô cơ.
(3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
(4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon giống nhau.
(2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ.
(3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.
(4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là CO2.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây dùng để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một
số nhóm vi sinh vật?
A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 38. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật này nhằm mục đích tách riêng các vi sinh vật từ quần thể ban
đầu tạo thành các dòng thuần khiết để khảo sát và định loại. Đây là phương pháp nào?
A. Phương pháp quang sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 39. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí
của vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo ra?
A. Phương pháp quang sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 40. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây là mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời?
A. Phương pháp quang sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 1. Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glycogen cần hợp chất mở đầu là
A. Glucose. B. ATP. C. ADP - Glucose. D. ATP - Glucose.
Câu 2. Trong quá trình tổng hợp carbohydrate, các phân tử polysaccharide được tạo ra nhờ sự liên kết các
phân tử glucose bằng liên kết
A. glycosid. B. peptide. C. ion. D. liên kết hidro.
Câu 3. Sản phẩm của quá trình tổng hợp carbohydrate ở đa số vi sinh vật là
A. monopeptide. B. polysaccharide. C. polypeptide. D. monosaccharide.
Câu 4. Phương trình tổng hợp carbohydrate ở vi sinh vật nào sau đây là đúng?
A. [Glucose]n+1 + [ADP-glucose]  [Glucose]n + ADP.
B. [Glucose]n + ADP  [Glucose]n+1 + [ADP-glucose].
C. [Glucose]n + [ADP-glucose]  [Glucose]n+1 + ADP.
D. [Glucose]n+1 + ADP  [Glucose]n + [ADP-glucose].
Câu 5. Một số loại polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường gọi là gôm. Các phát biểu sau đây nói
về vai trò của gôm:
(1) Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.
(2) Gôm giúp ngăn cản sự tiếp xúc với virus.
(3) Gôm là nguồn dự trữ carbon cho vi sinh vật.
(4) Gôm là nguồn dự trữ năng lượng cho vi sinh vật.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Cho các phát biểu sau về quá trình tổng hợp carbohydrate ở vi sinh vật:
(1) Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glycogen không cần hợp chất mở đầu.
(2) Sản phẩm của quá trình tổng hợp carbohydrate là polypeptide.
(3) Một số vi sinh vật còn tổng hợp chitin và cellulose.
(4) Gôm bản chất là một loại polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Cho các phát biểu sau về quá trình tổng hợp carbohydrate ở vi sinh vật:
(1) Sản phẩm của quá trình tổng hợp carbohydrate ở tất cả sinh vật luôn là tinh bột hoặc glycogen.
(2) Trong quá trình tổng hợp carbohydrate, các phân tử polysaccharide được tạo ra nhờ sự liên kết các phân
tử glucose bằng liên kết glycosid.
(3) Gôm là một loại vũ khí gây bệnh của vi sinh vật.
(4) Gôm ngoài có vai trò đối với bản thân vi sinh vật, nó còn được con người ứng dụng trong một số ngành
công nghiệp.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của gôm sinh học trong đời
sống con người?
(1) Dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh.
(2) Làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa.
(3) Làm chất thay thế huyết tương trong y học.
(4) Trong sinh hóa dùng làm chất tách chiếc enzyme.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về sự tổng hợp protein của vi sinh vật?
A. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại amino acid.
B. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp protein.
C. Protein tổng hợp được khi liên kết các amino acid với nhau bằng liên kết glycosid.
D. Phương trình tổng hợp protein là: (Amino acid)n  Protein.
Câu 10. Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách
A. liên kết glycerol và glutamic acid. B. liên kết lysine và acid béo.
C. liên kết glycerol và acid béo. D. liên kết lysine và glutamic acid.
Câu 11. Glycerol trong quá trình tổng hợp lipid ở vi sinh vật là dẫn xuất từ………(trong đường phân). Cụm
từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. nitrogenous base. B. dihydroaceton - P.
C. phosphoric acid. D. acetyl-CoA.
Câu 12. Các acid béo trong quá trình tổng hợp lipid ở vi sinh vật là tạo thành nhờ sự kết nối liên tục với
nhau của các phân tử
A. nitrogenous base. B. dihydroaceton - P.
C. phosphoric acid. D. acetyl-CoA.
Câu 13. DNA, RNA và protein được tổng hợp ở vi sinh vật (1)………ở mọi tế bào sinh vật và là biểu hiện
của (2)………từ nhân đến tế bào chất. Các cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống là
A. (1) khác nhau, (2) dòng xung điện. B. (1) tương tự, (2) dòng thông tin di truyền.
C. (1) khác nhau, (2) dòng thông tin di truyền. D. (1) tương tự, (2) dòng thông tin di truyền.
Câu 14. Trong quá trình tổng hợp nucleic acid ở vi sinh vật, các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên
kết của các
A. nucleotide. B. dihydroaceton - P.
C. phosphoric acid. D. acetyl-CoA.
Câu 15. Cho sơ đồ dưới đây về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.

Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo.
Trong các phát biểu sau đây về sơ đồ trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tổng hợp là quá trình tạo ra phân tử hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản.
(2) Quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải chất hữu cơ.
(3) Carbohydrate có thể tổng hợp từ N-acetyl glucosamin.
(4) Amino acid là nguyên liệu để tổng hợp lipid.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở
A. bên trong nhân tế bào vi sinh vật. B. bên ngoài cơ thể vi sinh vật.
C. bên trong tế bào chất tế bào vi sinh vật. D. tại ti thể của tế bào vi sinh vật.
Câu 17. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở bên ngoài cơ thể vi sinh vật
nhờ các……….. polisaccharide do chúng tiết ra. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. acid phân giải. B. acid tổng hợp.
C. enzym phân giải. D. enzym tổng hợp.
Câu 18. Sản phẩm được tạo ra sau quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là
A. đường đơn. B. đường đôi.
C. cellulose. D. tinh bột.
Câu 19. Đường đơn được tạo ra sau quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật được chúng
hấp thụ và phân giải theo con đường
(1) hiếu khí. (2) kị khí. (3) lên men.
Trong các con đường trên, con đường đúng là
A. Chỉ (3) đúng. B. Chỉ (1) và (2) đúng
C. Chỉ (1) và (3) đúng. D. Cả (1), (2) và (3) đều đúng.
Câu 20. Có hai hình thức lên men, đó là
A. lên men rượu và lên men lactic. B. lên men hiếu khí và lên men kị khí.
C. lên men lactic và lên men hiếu khí. D. lên men rượu và lên men kị khí.
Câu 21. Sản phẩm nào sau đây luôn xuất hiện sau quá trình lên men lactic?
A. CO2. B. Ethanol.
C. Lactic acid. D. Acetic acid.
Câu 22. Sơ đồ quá trình lên men lactic nào sau đây viết đúng?
A. Glucose Vi k h u ẩ n lactic

d ị hì n h Lactic acid

B. Glucose Vi k h u ẩ n lactic đ ồ ng hì n h Lactic acid + CO2 + Ethanol + Acetic acid.



C. Glucose Vi k h u ẩ n lactic

d ị hì n h Lactic acid + CO2 + Ethanol + Acetic acid.

D. Glucose Vi k h u ẩ n lactic đ ồ ng hì n h Lactic acid + CO2.



Câu 23. Quá trình lên men rượu còn có tên gọi khác là
A. lên men ethanol. B. lên men kị khí.
C. lên men lactic. D. lên men hiếu khí.
Câu 24. Cho sơ đồ quá trình lên men rượu sau đây:
Tinh bột N ấ m(đư ờ ng hó a) (1) ( 2 ) Ethanol + CO2.
→ →
Cụm từ thích hợp để điền vào hai vị trị (1) và (2) là
A. (1) Lactic acid, (2) Vi khuẩn lactic dị hình. B. (1) Glucose, (2) Nấm men rượu.
C. (1) Glucose, (2) Vi khuẩn lactic đồng hình. D. (1) Lactic acid, (2) Nấm men rượu.
Câu 25. Cho các phát biểu sau đây khi nói về quá trình lên men của vi sinh vật.
(1) Quá trình lên men thực chất là quá trình phân giải protein của vi sinh vật.
(2) Trong quá trình lên men lactic có sự tham gia của nấm men rượu.
(3) Quá trình lên men của vi khuẩn lactic đồng hình sinh ra nhiều chất hơn so với quá trình lên men của vi
khuẩn lactic dị hình.
(4) Sản phẩm chính yếu của quá trình lên men rượu là ethanol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Sữa chua là một chế phẩm sữa được sản xuất bằng cách lên men sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động
vật nói chung. Sữa chua là một thực phẩm rất thơm ngon và bổ dưỡng cho con người. Dựa trên thông tin và
kiến thức đã học, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây về quá trình làm sữa chua.
(1) Quá trình làm sữa chua thực chất là quá trình phân giải carbohydrate của vi sinh vật.
(2) Lên men sữa chua là lên men ethanol.
(3) Quá trình lên men sữa chua có sự tham gia của vi khuẩn lactic dị hình.
(4) Quá trình lên men sữa chua có tạo ra ethanol và acetic acid.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27. Dựa vào kiến thức đã học, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây về quy trình sản
xuất rượu:
(1) Quy trình sản xuất rượu thực chất là quá trình phân giải carbohydrate của vi sinh vật.
(2) Rượu được sản xuất nhờ quá trình lên men lactic của vi sinh vật.
(3) Quy trình sản xuất rượu có sự tham gia của nấm men rượu.
(4) Quy trình sản xuất rượu không tạo ra CO2.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật tạo ra
A. amino acid. B. ethanol. C. nucleotide. D. lactic acid.
Câu 29. Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật thành amino acid là nhờ
A. enzym nuclease. B. lipase. C. enzym protease. D. lactic acid.
Câu 30. Hình dưới đây mô tả một quá trình của vi sinh vật.

Cá Muối Ủ chượp Rút chiết nước mắm


Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo.
Đây là ứng dụng của quá trình nào ở vi sinh vật?
A. Phân giải carbohydrate. B. Phân giải protein.
C. Tổng hợp carbohydrate. D. Tổng hợp protein.
Câu 31. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào của vi sinh vật?
Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo.

A. Phân giải lipid. B. Phân giải protein.


C. Tổng hợp lipid. D. Tổng hợp protein.
Câu 32. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình phân giải nucleic acid của vi sinh vật.

Chất thích hợp điền vào dấu (?) là


A. nuclease. B. lipase. C. protease. D. lactic acid.
Câu 33. Cho sơ đồ dưới đây về quá trình phân giải ở vi sinh vật.

Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo.
Trong các phát biểu sau đây về sơ đồ trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản.
(2) Phân giải carbohydrate tạo ra sản phẩm là glucose.
(3) Phân giải lipid tạo ra sản phẩm là gycerol và acid béo.
(4) Amino acid là sản phẩm của quá trình tổng hợp protein.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người.
(2) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
(3) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong đời sống.
(4) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong sản xuất.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Mắc xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn là
A. Vi sinh vật dị dưỡng. B. Vi sinh vật tự dưỡng.
C. Vi sinh vật hiếu khí. D. Vi sinh vật kị khí.
Câu 36. Chức năng của vi sinh vật nằm ở mắc xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn là
A. Chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ. B. Chuyển hóa ánh sáng thành chất vô cơ.
C. Chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ. D. Chuyển hóa ánh sáng thành chất hữu cơ.
Câu 37. Vi sinh vật làm sạch môi trường bằng cách
A. phân giải các chất vô cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
B. phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
C. tổng hợp các chất hữu cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
D. tổng hợp các chất vô cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
Câu 38. Pseudomonas sp. Strain DO-1 là một vi sinh vật có khả năng
A. cố định đạm cải thiện chất lượng đất. B. phân giải protein ứng dụng làm nước mắm.
C. loại bỏ khí H2S và gốc CH2SH hiệu quả. D. lên men lactic ứng dụng làm sữa chua.
Câu 39. Các vi sinh vật dưới đây đều có khả năng cố định đạm, ngoại trừ
A. Beijerinckia. B. Rhizobium.
C. Azotobacter. D. Pseudomonas sp.
Câu 40. Đâu KHÔNG phải là ứng dụng của vi sinh vật trong tự nhiên?
A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. B. Cải thiện chất lượng đất.
C. Sản xuất dược phẩm. D. Làm sạch môi trường.
Câu 41. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật trong cải thiện chất lượng đất:
(1) Tăng khả năng kết dính các hạt đất.
(2) Chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
(3) Tiết ra chất có lợi cho cây trồng.
(4) Tiêu diệt sâu hại.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật trong trồng trọt:
(1) Vi sinh vật giúp cải thiện chất lượng đất.
(2) Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh.
(3) Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất ra thuốc trừ sâu sinh học.
(4) Thuốc trừ sâu sinh học mặc dù tốt nhưng có ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn so với thuốc trừ sâu hóa
học.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật trong chăn nuôi:
(1) Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi.
(2) Vi sinh vật giúp tăng sức đề kháng, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
(3) Con người đã sử dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi.
(4) Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Con người đã ứng dụng vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm như làm nước mắm từ cá,
làm nước tương tự đậu tương là dựa trên cơ sở
A. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải amino acid thành các protein.
B. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải protein thành các amino acid.
C. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleotide thành các nucleic acid.
D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleic acid thành các nucleotide.
Câu 45. Khi nói về vai trò của vi sinh vật trong y học, cho các phát biểu sau đây:
(1) Con người sử dụng một số chủng xạ khuẩn và nấm mốc để sản xuất chất kháng sinh giúp tiêu diệt mầm
bệnh.
(2) Sử dụng vi sinh vật làm suy yếu để sản xuất vaccine phòng bệnh.
(3) Sử dụng vi khuẩn có lợi để sản xuất men tiêu hóa cho người.
(4) Sử dụng vi khuẩn có lợi để sản xuất một số đồ uống nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa của người.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ vi sinh vật.
(2) Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm dùng để diệt trừ vi sinh vật.
(3) Thuốc trừ sâu sinh học ảnh hưởng tốt đến môi trường hơn so với thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Thuốc trừ sâu sinh học là một ứng dụng của vi sinh vật trong y học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 1: Thời gian thế hệ của Vi khuẩn E. coli ở 37 độ C là bao nhiêu?

A. 20 phút.
B. 2 phút.
C. 20 giây.
D. 2 tiếng.

Câu 2: Công thức tính tổng số tế bào sau n lần phân chia của vi sinh vật là?

A. N=No+ 2n.
B. N= No x 2n.
C. N= No x n2..
D. N= No x 2n.

Câu 3: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục diễn ra gồm mấy pha?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 4: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục diễn ra gồm mấy pha?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 5: Thứ tự các pha của sự sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục?

A. Tiềm phát - Lũy thừa - Cân bằng - Suy vong.


B. Tiềm phát - Cân bằng - Lũy thừa - Suy vong.
C. Tiềm phát - Lũy thừa - Suy vong - Cân bằng.
D. Tiềm phát - Cân bằng - Suy vong - Lũy thừa.

Câu 6: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, tăng cường tiết enzym trao đổi chất, chuẩn bị phân chia xảy ra
ở pha nào?

A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.

Câu 7: Tốc độ phân chia tối đa là đặc điểm của pha nào?

A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.

Câu 8: Vi sinh vật được dùng để chế tạo các môi trường sinh trưởng là?

A. Virus.
B. Nấm.
C. Tảo.
D. Vi khuẩn.

Câu 9: Số lượng vi khuẩn sinh ra bằng với số lượng vi khuẩn chết đi là đặc điểm của pha nào?

A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.

Câu 10: Số lượng vi khuẩn sinh ra ít hơn số lượng vi khuẩn chết đi là đặc điểm của pha nào?

A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong

Câu 11: Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn là?

A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Bào tử.
D. Trinh sản.

Câu 12: Sinh sản vô tính của vi sinh vật nhân thực. Ngoại trừ?

A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Bào tử.
D. Trinh sản.

Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, sinh sản bằng hình thức phân đôi, gặp chủ yếu ở loài nào?

A. Trùng roi, amip.


B. Nấm men bia.
C. Nấm sợi.
D. Mucor spp.

Câu 14: Sinh sản bằng cách tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ. Gặp ở?

A. Trùng roi.
B. Trùng giày.
C. Nấm men bia.
D. Nấm sợi.

Câu 15: Sinh sản bằng cách tiếp hợp các bào tử đơn bội tạo thành hợp tử. Gặp ở?

A. Trùng roi.
B. Trùng giày.
C. Nấm men bia.
D. Nấm sợi.

Câu 16: Các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Ngoại trừ?

A. Chất dinh dưỡng.


B. Chất sát khuẩn.
C. Chất kháng sinh.
D. Độ ẩm.

Câu 17: Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Ngoại trừ?

A. Nhiệt độ.
B. pH.
C. Áp suất thẩm thấu.
D. Chất sát khuẩn.

Câu 18: Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng?

A. Axit amin.

B. Nước.

C. Cacbohiđrat.

D. Lipid.

Câu 19: Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng. Ngoại trừ?

A. Axit amin.

B. Nước.

C. Vitamin.

D. Pirimidin.

Câu 20: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?

A. Nitơ.

B. Lưu huỳnh.

C. Photpho.

D. Clo.

Câu 21: Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế
nào?

A. Ôxi hóa các thành phần tế bào.

B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh.

C. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.

D. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt.

Câu 22: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A. 5 nhóm.

B. 2 nhóm.

C. 3 nhóm.

D. 4 nhóm.

Câu 23: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm?
A. Vi sinh vật ưa ấm.

B. Vi sinh vật ưa lạnh.

C. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa nhiệt.

Câu 24: Vi sinh vật ưa nhiệt sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. 20-40.
B. 85-110.
C. 55-65.
D. 75-80.

Câu 25: Vi sinh vật ưa ấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. 20-40.
B. 85-110.
C. 55-65.
D. 75-80.

Câu 26: Phần lớn vi sinh gây hư hỏng đồ ăn, thức uống hằng ngày thuộc nhóm vi sinh vật nào?

A. Ưa lạnh.
B. Ưa nhiệt.
C. Ưa ấm.
D. Ưa siêu siêu nhiệt.

Câu 27: Phần lớn các đại diện của nhóm sinh vật nào dưới đây thích nghi với môi trường có độ pH 6-8 (ưa
trung tính)?

A. Virus.

B. Nấm.

C. Động vật nguyên sinh.

D. Tảo.

Câu 28: Đa số nấm sinh trưởng tốt nhất ở độ pH nằm trong khoảng

A. 6 - 8.

B. 4 - 6.

C. 8 - 10.

D. 10 - 12.

Câu 29: Một số vi khuẩn sống trong vùng đất khai mỏ có thể sinh trưởng thích hợp ở pH bằng bao nhiêu?

A. 6-8.
B. 8 - 10.
C. 10 - 12.
D. 2 - 3.
Câu 30: Loại bức xạ nào dưới đây không có khả năng gây ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh
vật?

A. Tia UV.

B. Tia X.

C. Tia Gamma.

D. Tia Rơnghen.

Câu 31: Loại bức xạ nào được dùng để tẩy uế và khử trùng bề mặt các vật thể, các dịch lỏng trong suốt và
các khí?

A. Gamma.
B. Tia X.
C. Tia Rơnghen.
D. Tia cực tím.

Câu 32: Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người ta thường tiến hành sấy khô. Ví dụ trên cho
thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

A. Áp suất thẩm thấu.

B. Độ pH.

C. Ánh sáng.

D. Độ ẩm.

Câu 33: Để bảo quản các thực phẩm tươi sống được lâu hơn, người ta thường tiến hành ướp lạnh. Ví dụ
trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

A. Áp suất thẩm thấu.

B. Độ pH.

C. Nhiệt độ.

D. Độ ẩm.

Câu 34: Việc ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn trên một số loại rau, trái cây bằng cách ngâm nước muối
có mối liên quan mật thiết đến nhân tố nào dưới đây?

A. Nhiệt độ.

B. Độ pH.

C. Áp suất thẩm thấu.

D. Ánh sáng.

Câu 35: Chất nào dưới đây có khả năng diệt khuẩn một cách chọn lọc?

A. Hợp chất kim loại nặng.


B. Acid.

C. Hợp chất phênol.

D. Chất kháng sinh.

Câu 36: Loại vi khuẩn nào dưới đây có khả năng hình thành nội bào tử?

A. Vi khuẩn than.

B. Vi khuẩn Rhizobium.

C. Vi khuẩn lam.

D. Vi khuẩn tả.

Câu 37: Loại hóa chất nào dưới đây thường được sử dụng trong ướp xác?

A. Cloramin.

B. Natri hipoclorit.

C. Phoocmandehit.

D. Izopropanol.

Câu 38: Đối với vi sinh vật, nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển
hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim…?

A. Độ pH.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Áp suất thẩm thấu.

Câu 39: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố?

A. Độ pH.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Áp suất thẩm thấu.

Câu 40: Hình thức sinh sản nào dưới đây không tồn tại ở vi sinh vật?

A. Phân đôi.

B. Trinh sản.

C. Tạo thành bào tử.


D. Nảy chồi.

Câu 1. Công nghệ vi sinh vật là gì?


A. Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và hoặc các dẫn xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
B. Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ tế bào.
C. Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và các chất hóa học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
D. Là công nghệ sử dụng virus và các chất hóa học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.
Câu 2. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài.
B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
C. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
D. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây đúng về công nghệ vi sinh vật?
(1) Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học.
(2) Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
(3) An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
(4) Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và dẫn xuất của nó để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 4. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là gì?
A. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: kích thước lớn, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
B. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: sinh trưởng, phát triển nhanh, chỉ sống được ở một môi
trường duy nhất.
C. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: kích thước nhỏ, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
D. Dựa trên đặc điểm các chế phẩm hóa học để sản xuất các loại phân bón.
Câu 5. Vi sinh vật có những đặc điểm gì mà được dùng để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con
người?
A. Kích thước lớn, dễ quan sát.
B. Thời gian sinh trưởng, phát triển chậm.
C. Chỉ sống được ở một môi trường.
D. Có hình thức dinh dưỡng đa dạng.
Câu 6. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật
như: (1) kích thước hiển vi; (2) thời gian sinh trưởng nhanh; (3) môi trường sống khá hạn chế; (4) có hình
thức dinh dưỡng đa dạng; (5) quá trình tổng hợp và phân giải các chất; (6) khả năng trao đổi chất với môi
trường kém.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 7. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. rượu.
C. nước mắm. D. sữa chua.
Câu 8. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình phân giải các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. sản xuất acid amin.
C. nước mắm. D. sản xuất các chất xúc tác sinh học.
Câu 9. Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học.
B. Tạo sinh khối.
C. Bột giặt sinh học.
D. Sản xuất acid amin.
Câu 10. Ứng dụng nào dưới đây là từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
A. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
B. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
C. Sản xuất acid amin.
D. Cả A, B và C.
Câu 11. Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic. B. lên men rượu etylic.
C. lên men axetic. D. lên men butylic.
Câu 12. Xử lý nước thải là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong
A. y học. B. nông nghiệp.
C. bảo vệ môi trường. D. sinh hoạt.
Câu 13. Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật trong
A. sinh hoạt. B. nông nghiệp.
C. công nghiệp. D. môi trường.
Câu 14. Cho các ứng dụng sau:
1. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
2. Làm rượu, tương cà, dưa muối.
3. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
4. Sản xuất acid amin.
Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:
A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.
Câu 15. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp?
A. Kháng sinh. B. Dưa muối.
C. Nước tương. D. Phân bón.
Câu 16. Điền vào chố trống để hoàn thành câu sau: “Công nghệ vi sinh (1)… là sử dụng các (2)… để sản
xuất các loại phân bón vi sinh.”
A. (1) ứng dụng trong công nghiệp; (2) chế phẩm sinh học.
B. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm hóa học.
C. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm sinh học.
D. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm vi sinh vật.
Câu 17. Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm?
A. Baciilus thuringiensis. B. Penicillium chrysogenum.
C. Lactococcus lactics. D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 18. Đặc điểm của chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp là
A. được phối trộn với chất hữu cơ để tạo phân bón.
B. chứa một chủng vi sinh vật duy nhất.
C. không được phối trộn với chất mang để tạo phân bón.
D. chỉ chứa vi sinh vật phân giải.
Câu 19. Ứng dụng nào sau đây là của công nghệ vi sinh vật?
A. Nhân giống vô tính cừu Doly. B. Hồ (bể) nuôi cá cảnh thủy sinh.
C. Hoa lan chiết. D. Sản xuất ra giống dưa không hạt.
Câu 20. Sản xuất kháng sinh Streptomycin là ứng dụng của vi sinh vật để điều trị
A. viêm phế quản B. viêm gan.
C. viêm phổi. D. viêm thận.
Câu 21. Các ngành nghề nào sau đây liên quan đến công nghệ vi sinh vật?
(1) Y học, (2) Thực phẩm, (3) Trồng trọt, (4) Quản lí.
Nội dung đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 22. “Trong tương lai, sự kết hợp giữa (1)…, (2)…, (3)…và (4)…sẽ mở ra những triển vọng mới về các
ứng dụng trong đời sống và tạo ra những nghề nghiệp mới.”
Chỗ còn trống đó là
A. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ nano, (3) công nghệ thông tin, (4) trí tuệ nhân tạo.
B. (1) trí tuệ nhân tạo, (2) công nghệ lên men, (3) công nghệ thông tin, (4) công nghệ vi sinh.
C. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ vũ trụ, (3) công nghệ nano, (4) trí tuệ nhân tạo.
D. (1) công nghệ nano, (2) công nghệ vi sinh, (3) công nghiệp, (4) trí tuệ nhân tạo.
Câu 23. Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu không thuộc công nghệ vi sinh vật? (1)
vaccine, (2) probiotics, (3) sữa chua, (4) chất kích thích miễn dịch cytokite, (5) chiết cây giống, (6) nho
không hạt, (7) vi khuẩn E. Coly (9) kĩ thuật PCR.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 24. Bón phân vi sinh vật thường xuyên thì
A. không gây hại cho đất. B. đất bị thoái hóa.
C. đất bị bạc màu. D. kết cấu đất kém bền.
Câu 25. Loại phân bón nào dưới đây chứa vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu?
A. Phân lân hữu cơ vi sinh. B. Nitragin.
C. Phosphobacterin. D. Azogin.
Câu 26. Những ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật?
(1) giáo viên; (2) y học; (3) công nghệ sinh học; (4) tài chính ngân hàng; (5) quản lí; (6) ngôn ngữ Anh;
(7) môi trường.
A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (2); (4); (5); (6); (7).
C. (2); (3); (5); (7). D. (2); (3); (7).
Câu 27. “Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor (là sự kết hợp giữa vật liệu sinh học bioreactor và máy sục
khí nano) để xử lí nước thải bằng cách thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua việc phát
huy tối đa khả năng phân giải các chất bẩn, độc hại của các vi sinh vật sẵn có trong môi trường.” là nội dung
của
A. ứng dụng công nghệ vsv. B. ý nghĩa công nghệ vsv.
C. triển vọng công nghệ vsv. D. cơ chế của công nghệ vsv.
Câu 28. Ý nào sau đây là triển vọng của công nghệ vi sinh vật?
A. Sản xuất thuốc kháng sinh cho người và động vật, vaccine, hormone từ công nghệ vi sinh vật.
B. Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng, chỉnh sửa gene, phân
lập gene.
C. Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi.
D. Xử lí dầu loang trên biển bằng công nghệ vi sinh vật.
Câu 29. Tên nào dưới đây không phải là phân bón vi sinh?
A. Phân cố định đạm (N). B. Phân bón chứa chất giữ ẩm polysacharit.
C. Phân Supephosphat. D. Phân vsv phân giải cellulose.
Câu 30. Chất nào sau đây được sử dụng như một chất ức chế miễn dịch?
A. Cyclosporin A. B. Statin.
C. Streptokinase. D. Penicillin.
Câu 31. Chức năng nào sau đây là của pectinaza?
A. Làm sạch nước trái cây. B. Khử mùi tơ.
C. Làm sạch da sống. D. Sản xuất xà phòng.
Câu 32. Các hóa chất hoạt tính sinh học là gì?
A. Hóa chất ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống sống.
B. Hóa chất tham gia tích cực.
C. Hóa chất làm bong tróc các tế bào khác.
D. Hóa chất giúp trong cơ chế phản hồi.
Câu 33. Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho mục đích nào sau đây?
A. Làm chất bổ sung thức ăn chăn nuôi.
B. Làm thuốc.
C. Làm chất bảo quản.
D.  Để tiêu diệt vi khuẩn cần thiết.
Câu 34. Chất nào sau đây là loại kháng sinh phổ biến thu được từ địa y?
A. Penicillin. B. Axit usnic.
C. Cephalosporium. D. Clavacin.
Câu 35. Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật mà người ta có thể ứng dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi
trường?
A. Vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng đơn giản.
B. Khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật.
C. Khả năng sinh sản, phát triển nhanh.
D. Khả năng sống trong những môi trường cực đoan.
Câu 36. Người ta dùng vi khuẩn nào để phân hủy rác thải?
A. E.coli. B. Penicillin.
C. Clostridium thermos. D. Clostridium thermocellum.
Câu 37. Sản xuất men vi sinh là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực nào?
A. Trồng trọt. B. Dược học.
C. Chăn nuôi. D. Thủy sản.
Câu 38. Sản xuất pin nhiên liệu là
A. ứng dụng công nghệ vsv. B. triển vọng công nghệ vsv.
C. ý nghĩa công nghệ vsv. D. cơ chế công nghệ vsv.
Câu 39. Người ta thường không thu được chất kháng sinh từ loài nào sau đây?
A. Địa y. B. Nấm.
C. Xạ khuẩn. D. Vi khuẩn cổ.
Câu 40. Điều nào sau đây có thể là lý do cho sự phát triển của sự đề kháng với thuốc kháng sinh?
A. Gây đột biến trong mầm bệnh.
B. Kháng sinh rất hiệu quả.
C. Tác nhân gây bệnh rất yếu.
D. Không bao giờ có thể xảy ra.
Câu 41. Các loại khí ethylen oxide được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. tẩy trùng trong bệnh viện.
B. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
C. khử trùng phòng thí nghiệm.
D. thanh trùng nước máy.
Câu 42. Người ta dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vì nhiệt độ cao có tác dụng?
A. Biến tính các loại protein, acid nucleic.
B. Đốt cháy carbohydrat trong tế bào.
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
D. Làm bay hơi lipid.
Câu 43. Nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại cây trồng là
A. nấm hương. B. nấm túi.
C. nấm men. D. nấm sợi.
Câu 44. Phân vsv phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?
A. Chuyển hóa lân hữu cơ → lân vô cơ.
B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.
C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan.
D. Chuyển hóa Nito→đạm.
Câu 45. Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt?
A. Ủ chua phụ phẩm trồng trọt.
B. Ủ men làm sữa chua.
C. Bón phân hóa học cho cây trồng.
D. Trồng xen canh cây họ đậu.
Câu 46. Phân có tác dụng cải tạo đất là
A. phân hóa học. B. phân hữu cơ, phân vi sinh.
C. phân vi sinh. D. phân lân.
Câu 47. Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học
có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào?
A. Môi trường có nhiệt độ thấp.
B. Nuôi cấy ngắt quãng, có thời gian cho vsv phát triển.
C. Nuôi cấy liên tục, duy trì năng suất.
D. Môi trường có nhiệt độ cao.
Câu 48. Tác dụng của kháng sinh (ứng dụng công nghệ vsv trong y học) như thế nào?
A. Kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như ức
chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…
B. Kháng sinh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và sản sinh vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như
thúc đẩy tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…
C. Kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn theo một cơ chế là ức chế tổng hợp
thành tế bào.
D. Kháng sinh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và sản sinh vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như
thúc đẩy tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,…
Câu 49. Vi sinh vật chuyên “ăn dầu” dùng để xử lí dầu loang là
A. Alcanivorax Borkumensis. B. E.coli.
C. Interferon. D. Biosubtilis.
Câu 50. Sinh vật nào sau đây được sử dụng để phân hủy các vật liệu nguy hiểm?
A. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật cổ.
C. Sinh vật cố định đạm. D. Virus.
Câu 1. Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ?
A. Phân lân hữu cơ vi sinh. B. Nitragin.
C. Photphobacterin. D. Azogin.
Câu 2. Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ thành lân vô cơ dùng để sản xuất phân
A. Azogin. B. Nitragin.
C. Photphobacterin. D. lân hữu cơ vi sinh.
Câu 3. Vi sinh vật phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân
A. Azogin. B. Nitragin.
C. Photphobacterin. D. lân hữu cơ vi sinh.
Câu 4. Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu?
A. Phân lân hữu cơ vi sinh. B. Nitragin.
C. Photphobacterin. D. Azogin.
Câu 5. Vi sinh vật cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân
A. Azogin. B. Nitragin.
C. Photphobacterin. D. lân hữu cơ vi sinh.
Câu 6. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?
A. Chuyển hóa lân hữu cơ →lân vô cơ.
B. Phân giải chất hữu cơ →chất khoáng đơn giản.
C. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan.
D. Chuyển hóa N2→ đạm.
Câu 7. Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần
A. bón phân hữu cơ.
B. làm đất, tưới tiêu hợp lí.
C. bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí.
D. làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.
Câu 8. Thành phần chính của xác thực vật là
A. lipid. B. protein.
C. phosoho. D. cellulose.
Câu 9. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là
A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do.
C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
Câu 10. Phân vi sinh vật cố định đạm là
A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.
C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
Câu 11. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. rượu.
C. nước mắm. D. sữa chua.
Câu 12. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình phân giải các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất protein đơn bào. B. sản xuất acid amin.
C. nước mắm. D. sản xuất các chất xúc tác sinh học.
Câu 13. Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học.
B. Tạo sinh khối.
C. Bột giặt sinh học.
D. Sản xuất acid amin.
Câu 14. Ứng dụng nào dưới đây là từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
A. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
B. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
C. Sản xuất acid amin.
D. Cả A, B và C.
Câu 15. Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic. B. lên men rượu etylic.
C. lên men axetic. D. lên men butylic.
Câu 16. Xử lý nước thải là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong
A. y học. B. nông nghiệp.
C. bảo vệ môi trường. D. sinh hoạt.
Câu 17. Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật trong
A. sinh hoạt. B. nông nghiệp.
C. công nghiệp. D. môi trường.
Câu 18. Cho các ứng dụng sau:
1. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
2. Làm rượu, tương cà, dưa muối.
3. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…).
4. Sản xuất acid amin.
Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:
A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.
Câu 19. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp?
A. Kháng sinh. B. Dưa muối.
C. Nước tương. D. Phân bón.
Câu 20. Điền vào chố trống để hoàn thành câu sau: “Công nghệ vi sinh (1)… là sử dụng các (2)… để sản
xuất các loại phân bón vi sinh.”
A. (1) ứng dụng trong công nghiệp; (2) chế phẩm sinh học.
B. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm hóa học.
C. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm sinh học.
D. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm vi sinh vật.
Câu 21. Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm?
A. Baciilus thuringiensis. B. Penicillium chrysogenum.
C. Lactococcus lactics. D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 22. Đặc điểm của chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp là
A. được phối trộn với chất hữu cơ để tạo phân bón.
B. chứa một chủng vi sinh vật duy nhất.
C. không được phối trộn với chất mang để tạo phân bón.
D. chỉ chứa vi sinh vật phân giải.
Câu 23. Ứng dụng nào sau đây là của công nghệ vi sinh vật?
A. Nhân giống vô tính cừu Doly.
B. Hồ (bể) nuôi cá cảnh thủy sinh.
C. Hoa lan chiết.
D. Sản xuất ra giống dưa không hạt.
Câu 24: Nhóm virut nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
A. Phago. B. Dengue.
C. Baculo. D. Polio.
Câu 25: Ý nào sau đây đúng khi nói về thuốc trừ sâu vi sinh?
A. Gây độc hại cho người và gia súc.
B. Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
C. Thường có hiệu quả lâu dài.
D. Thuốc có ưu điểm là hiệu lực nhanh.
Câu 26: Nhóm virut kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong
A. sản xuất thực phẩm. B. sản xuất thuốc kháng sinh.
C. làm sạch môi trường. D. sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 27: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ vi sinh vật?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut.
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật.
C. Là chế phẩm chứa vi sinh vật mà những vi sinh vật này ức chế, tiêu diệt một số sâu hại nhất định.
D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc
hệ gen của vi sinh vật.
Câu 28: Thuốc trừ sâu từ vi sinh vật là chế phẩm chứa
A. vi sinh vật. B. vi khuẩn. 
C. nấm. D. hợp chất protein.
Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các đặc tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học?
A. Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số nhóm sâu nhất định, không gây hại cho người, động
vật và côn trùng có ích.
B. Có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
C. Tiêu diệt nhanh, hiệu quả tất cả các loại sâu gây hại.
D. Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành thấp.
Câu 30: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các đặc tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học?
A. Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số nhóm sâu nhất định, không gây hại cho người, động
vật và côn trùng có ích.
B. Có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
C. Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành thấp.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 31: Ngành công nghệ vi sinh nào dưới đây có thể bị thiệt hại do hoạt động kí sinh của thể thực khuẩn?
A. Sản xuất thuốc trừ sâu hóa học.
B. Sản xuất thuốc kháng sinh.
C. Sản xuất mì ăn liền.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 32: Nhiều loài phagơ có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Làm bia, rượu. B. Sản xuất kháng sinh.
C. Sản xuất bột giặt. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 33. Cho các bước sau:
(1) Lên men.
(2) Sấy, nghiền sinh khối vi khuẩn.
(3) Chuẩn bị giống vi khuẩn.
(4) Li tâm để thu sinh khối.
(5) Nhân giống cấp 1, cấp 2.
(6) Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm.
Sắp xếp theo đúng quy trình sản xuất thuốc trừ sâu từ chế phẩm Bacillus thuringiensis.
A. 3, 5, 1, 4, 2, 6. B. 4, 1, 5, 3, 2, 6.
C. 3, 2, 1, 4, 6, 5. D. 2, 1, 3, 4, 6, 5.
Câu 34. Quy trình sản xuất phomat có mấy bước?
A. 2. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 35. Quy trình sản xuất phomat không có bước nào sau đây?
A. Thanh trùng. B. Lên men.
C. Tạo hình. D. Sát trùng dụng cụ.
Câu 36. Vi sinh vật tham gia vào sản xuất phomat là gì?
A. Vi khuẩn Azotobacter.
B. Vi khuẩn lactic.
C. Vi khuẩn lam.
D. Vi khuẩn phản nitrat.
Câu 37. Cho biết: Tại sao vi khuẩn lại có ích trong công nghệ sinh học và công nghệ gen? 
A. Chúng có thể sinh sản nhanh chóng. 
B. Chúng sống trong đất.
C. Chúng có thể là mầm bệnh. 
D. Chúng cần các chất dinh dưỡng phức tạp.
Câu 38. Cho biết: Hình thức đầy đủ của TPA là gì?
A. Chất hoạt hóa plasminogen mô.
B. Chất hoạt hóa huyết tương mô.
C. Vùng tuyến tụy.
D. Chất hoạt hóa tuyến ức-tuyến tụy.
Câu 39. Cho biết: Sinh vật nào sau đây được sử dụng để thu nhận Streptokinase?
A. Nấm men.
B. Vi khuẩn.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Tảo.
Câu 40. Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của Prôtêin?
A. Làm sạch da sống.
B. Tổng hợp keo.
C. Sản xuất xà phòng.
D. Độ mềm của thịt.
Câu 41. Xác định: Phương pháp nào không phải là phương pháp do kháng sinh có chức năng?
A. Phá vỡ tổng hợp vách.
B. Ức chế ribôxôm 50S.
C. Ức chế tổng hợp AND.
D. Cho phép vi khuẩn phát triển.
Câu 42. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của kháng sinh tốt?
A. Không gây hại cho vật chủ.
B. Có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.
C. Có khả năng tiêu diệt tất cả các hệ vi sinh trong ống tiêu hóa của vật chủ.
D. Có tác dụng chống lại tất cả các chủng mầm bệnh.
Câu 43. Xác định: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm công nghiệp của vi sinh vật?
A. Thuốc kháng sinh.
B. Các phân tử hoạt tính sinh học.
C. Toddy.
D. Đồ uống.
Câu 44. Xác định: Chức năng nào sau đây không phải là chức của amilozơ?
A. Sản xuất xà phòng.
B. Làm ngọt bánh mì.
C. Tách và khử cặn xơ.
D. Làm sạch độ đục liên quan đến tinh bột trong nước trái cây.
Câu 45. Acid hữu cơ nào sau đây được dùng để cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh?
A. Acid gallic.
B. Acid gluconic.
C. Acid butyric.
D. Acid lactic.
Câu 46. Vi sinh vật nào góp phần trong xử lí ô nhiễm môi trường? 
A. Bacteriarium. B. Cycloclasticus.
C. E.coli. D. Penicillin.
Câu 47. Sinh vật nào sau đây được sử dụng để phân hủy các vật liệu nguy hiểm?
A. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật cổ.
C. Sinh vật cố định đạm. D. Virus.
Câu 48. Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học
có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào?
A. Môi trường có nhiệt độ thấp.
B. Nuôi cấy ngắt quãng, có thời gian cho vsv phát triển.
C. Nuôi cấy liên tục, duy trì năng suất.
D. Môi trường có nhiệt độ cao.
Câu 49. Nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại cây trồng là
A. nấm hương. B. nấm túi.
C. nấm men. D. nấm sợi.
Câu 50. Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt?
A. Ủ chua phụ phẩm trồng trọt.
B. Ủ men làm sữa chua.
C. Bón phân hóa học cho cây trồng.
D. Trồng xen canh cây họ đậu.
Câu 1: Trong thí nghiệm của Martinus Beijerinck (1800) về virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá. Vì sao
dịch lọc (số 2) không chứa vi khuẩn?
A. Màng lọc đã lọc hết vi khuẩn.
B. Lúc chiết xuất dịch nhựa đã làm tan hết vi khuẩn.
C. Thật sự trong dịch chiết xuất không hề có vi khuẩn.
D. Thật sự dịch chiết xuất chứa vi khuẩn chứ không phải virus.
Câu 2: Tác nhân gây bệnh khảm thuốc lá là gì?
A. Vi khuẩn trong dịch chiết xuất.
B. Vi khuẩn trong dịch lọc.
C. Virus trong dịch chiết xuất.
D. Virus trong dịch lọc.
Câu 3: Dù dịch lọc không có vi khuẩn. Vì sao cây thuốc lá khoẻ mạnh trở nên bị bệnh?
A. Vì dịch lọc có virus.
B. Vì dịch lọc có vi khuẩn nhỏ hơn lỗ lọc.
C. Vì dịch lọc có virus giải phóng từ vi khuẩn.
D. Vì dịch lọc có virus lớn hơn lỗ lọc.
Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Virus có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm phần lõi là … và lớp vỏ là …”.
A. RNA, protein.
B. DNA, glycoprotein.
C. DNA/RNA, glycoprotein.
D. DNA/RNA, protein.
Câu 5: Chọn câu đúng nhất. Vì sao virus không được công nhận là thực thể sống hoàn chỉnh?
A. Do virus kí sinh nội bào.
B. Do virus không sinh trưởng và sinh sản.
C. Do virus không có bào quan.
D. Do virus có kích thước siêu nhỏ.
Câu 6: DNA virus có dạng sợi đơn hay sợi kép?
A. Chuỗi đơn.
B. Chuỗi kép.
C. Chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
D. Chuỗi đơn cùng chuỗi kép.
Câu 7: RNA virus có dạng sợi đơn hay sợi kép?
A. Chuỗi đơn.
B. Chuỗi kép.
C. Chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
D. Chuỗi đơn cùng chuỗi kép.
Câu 8: Đơn vị cấu tạo của vỏ capsid?
A. Capsomer.
B. Capasi.
C. Captomor.
D. Captoreal.
Câu 9: Lớp vỏ ngoài của virus có tên là?
A. Enternal.
B. Envelope.
C. Enino.
D. Enverlos.
Câu 10: Lớp vỏ ngoài có cấu tạo là?
A. Lớp đơn phospholipid và protein.
B. Lớp đơn phospholipid.
C. Lớp kép phospholipid.
D. Lớp kéo phospholipid và protein.
Câu 11: Các gai mang tính kháng nguyên giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện tế bào vật chủ là
A. các gai glycoprotein.
B. các gai peptidoglican.
C. các gai pepsinogen.
D. các gai amino acid.
Câu 12: Vai trò của các gai glycoprotein?
A. Giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện tế bào vật chủ.
B. Giúp vi khuẩn bám vào vật chủ, nhận diện tế bào vật chủ.
C. Giúp virus xâm nhập tế bào vật chủ, biến nạp gene virus vào gene vật chủ.
D. Giúp vi khuẩn xâm nhập tế bào vật chủ, biến nạp gene virus vào gene vật chủ.
Câu 13: Đây là loại virus nào?

A. Virus trần.
B. Virus có vỏ ngoài.
C. Thực khuẩn thể Page.
D. Thực khuẩn thể Phage.

Câu 14: Đây là loại virus nào?


A. Virus trần.
B. Virus có vỏ ngoài.
C. Thực khuẩn thể Page.
D. Thực khuẩn thể Phage.

Câu 15: Đây là loại virus nào?


A. Virus trần.
B. Virus có vỏ ngoài.
C. Thực khuẩn thể Page.
D. Thực khuẩn thể Phage.

Câu 16: Virus nào sau đây thuộc phân loại virus có cấu trúc xoắn?
A. Adenovirus.
B. Phage.
C. Virus khảm thuốc lá.
D. HIV.
Câu 17: Virus nào sau đây thuộc phân loại virus có cấu trúc khối?
A. Adenovirus.
B. Phage.
C. Virus khảm thuốc lá.
D. HIV.
Câu 18: Virus nào sau đây thuộc phân loại virus có cấu trúc hỗn hợp?
A. Adenovirus.
B. Phage.
C. Virus khảm thuốc lá.
D. HIV.
Câu 19: Virus nào sau đây thuộc phân loại virus có vật chất di truyền là RNA?
A. Adenovirus.
B. Phage.
C. Virus khảm thuốc lá.
D. HIV.
Câu 20: Dựa vào đối tượng vật chủ, virus được phân thành mấy loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 21: Dựa vào vật chất di truyền, virus được phân thành mấy loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 22: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành mấy loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 23: Dựa vào sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid, virus được phân thành mấy loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 24: Các đơn vị capsomer cấu tạo nên cấu trúc nào?
A. Vỏ Ocsil.
B. Vỏ Kuriel.
C. Vỏ Capsid.
D. Vỏ Tation.
Câu 25: Thứ tự từ ngoài vào trong của cấu tạo virus?
A. Lõi → Vỏ capsid → Vỏ ngoài.
B. Vỏ ngoài → Vỏ capsid → Lõi.
C. Vỏ capsid → Lõi → Vỏ ngoài.
D. Vỏ ngoài → Lõi → Vỏ capsid.
Câu 26: Virus nào sau đây có bao đuôi?
A. Virus khảm thuốc lá.
B. Aldenovirus.
C. Phage.
D. HIV.
Câu 27: Phage còn có tên gọi khác là gì?
A. Thực thể khuẩn.
B. Thực khuẩn thể.
C. Trực khuẩn thể.
D. Trực thể khuẩn.
Câu 28: Quá trình nhân lên của virus được chia thành mấy giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 29: Trong giai đoạn hấp phụ, phân tử bề mặt virus gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mặt tế bào theo nguyên
tắc gì?
A. 1 vs 1.
B. Chìa và khoá.
C. Ngẫu nhiên và đặc hiệu.
D. Thích hợp và chuyên biệt.
Câu 30: Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số hạn chế tế bào vật chủ nhất định.
(2) Giai đoạn tiếp theo của giai đoạn Hấp phụ là Tổng hợp.
(3) Thực khuẩn thể có các sợi lông đuôi.
(4) Quá trình cuối cùng trong sự nhân lên của virus là Tiềm tan
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 31: Mô tả sau phù hợp với loại virus nào: “Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào
vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào bên trong tế bào, để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài”.
A. Virus có vỏ ngoài.
B. Virus trần.
C. Phage.
D. Virus trần và Phage.
Câu 32: Mô tả sau phù hợp với loại virus nào: “Chúng vào bên trong tế bào nhờ vào sự dung hợp màng sinh
chất với vỏ ngoài”.
A. Virus có vỏ ngoài.
B. Virus trần.
C. Phage.
D. Virus trần và Phage.
Câu 33: Điền vào chỗ trống: “Hệ gene của … ban đầu được sử dụng làm khuôn” trong giai đoạn Tổng hợp
hệ gene của virus.
A. Vi khuẩn.
B. Virus.
C. Tế bào vật chủ.
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 34: Điền vào chỗ trống: “Lấy nguyên liệu của … để tổng hợp nên hệ gene của virus mới” trong giai
đoạn Tổng hợp hệ gene của virus.
A. Vi khuẩn.
B. Virus.
C. Tế bào vật chủ.
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 35: Trong giai đoạn Tổng hợp của quá trình nhân lên của virus có 2 quá trình xảy ra cùng lúc đó là?
A. Tổng hợp hệ gene và Tổng hợp vỏ.
B. Tổng hợp lõi và Tổng hợp vỏ.
C. Tổng hợp lõi và Tổng hợp protein,
D. Tổng hợp hệ gene và Tổng hợp protein.
Câu 36: Điền vào chỗ trống: “Lắp ráp: Các capsomer tạo thành vỏ capsid rỗng và gắn hệ gene vào một cách
…”.
A. Ngẫu nhiên.
B. Đặc hiệu.
C. Thích hợp.
D. Chuyên biệt.
Câu 37: Mô tả sau phù hợp với loại virus nào: “Tiết enzyme lysozyme phá huỷ màng tế bào và giải phóng
virus ồ ạt ra ngoài để tiếp tục chu trình nhân lên mới”.
A. Virus có vỏ ngoài.
B. Virus trần.
C. Phage.
D. Virus trần và Phage.
Câu 38: Mô tả sau phù hợp với loại virus nào: “Làm tan màng tế bào và chui ra ngoài”.
A. Virus có vỏ ngoài.
B. Virus trần.
C. Phage.
D. Virus trần và Phage.
Câu 39: Mô tả sau phù hợp với loại virus nào: “Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với
màng sinh chất”.
A. Virus có vỏ ngoài.
B. Virus trần.
C. Phage.
D. Virus trần và Phage.
Câu 40: Quá trình nhân lên của virus có thể theo bao nhiêu cách?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 41: Chu trình nhân lên nào của virus kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ?
A. Chu trình kiềm.
B. Chu trình hoạt tính.
C. Chu trình tan.
D. Chu trình tiềm tan.
Câu 42: Chu trình nhân lên nào của virus kết thúc nhưng không làm tan và giết chết tế bào vật chủ?
A. Chu trình kiềm.
B. Chu trình hoạt tính.
C. Chu trình tan.
D. Chu trình tiềm tan.
Câu 43: Vỏ ngoài của virus có vỏ ngoài có nguồn gốc từ đâu?
A. Màng sinh chất của tế bào vật chủ.
B. Màng nhân của tế bào vật chủ.
C. Do virus hướng tế bào vật chủ tổng hợp ra.
D. Do virus tự tổng hợp.
Câu 44: Virus có vỏ ngoài thoát ra khỏi tế bào vật chủ theo kiểu?
A. Xuất bào.
B. Nhập bào.
C. Ẩm bảo.
D. Tan bào.
Câu 45: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus?
A. Lượng virus.
B. Con đường xâm nhập.
C. Tốc độ nhân lên và lây lan.
D. Chất lượng virus.
Câu 46: Khi cơ thể bị nhiễm virus, giai đoạn đầu thường
A. triệu chứng nặng.
B. triệu chứng ít.
C. chưa có triệu chứng.
D. tử vong.
Câu 47: Đâu không phải là hậu quả của nhiễm virus?
A. Nhiễm trùng cấp tính.
B. Nhiễm trùng mạn tính.
C. Tử vong.
D. Nhiễm trùng nguy kịch.
Câu 48: Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương hệ cơ quan là chủ yếu nào?
A. Tim mạch.
B. Thận niệu.
C. Hô hấp.
D. Tiêu hoá.
Câu 49: Virus nhân lên theo chu trình tan gọi là?
A. Virus ôn hoà.
B. Virus độc.
C. Virus hiền.
D. Virus hoàn toàn.
Câu 50: Virus có khả năng dùng cả 2 chu trình tan và tiềm tan gọi là?
A. Virus ôn hoà.
B. Virus độc.
C. Virus hiền.
D. Virus hoàn toàn.

You might also like