You are on page 1of 3

Nhắc đến các danh nhân văn hóa ở Việt Nam, làm sao ta có

thể quên được tên tuổi của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là một
quan đại thần dưới triều Lê. Ông là người viết lên kiệt tác
Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước
ta. Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới và đại thi
hào dân tộc. Sự nghiệp văn chương ôn để lại là vô cùng đồ
sộ, trong đó phải kể đến là tập thơ Quốc Âm thi tập gồm 254
bài thơ được viết bằng chữ Nôm. Tập thơ này được nhà thơ
viết trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn, rời
xa vinh hoa phú quý đề về với thiên nhiên. Tập thơ thể hiện
tâm hồn, nhân cách cao đẹp của nhà thơ. Trong Quốc âm thi
tập, tiêu biểu phải kể đến là bài thơ số 43 thuộc mục 1 gồm
61 bài thơ mang tên Bảo Kính cảnh giới. Bài thơ ấy được
mang tên Cảnh Ngày Hè.
   Qua cảnh ngày hè ta có thể cảm nhận được phần nào vẻ đẹp
tâm hồn của Nguyễn Trãi cũng như tình yêu thiên nhiên, đất
nước tha thiết của ông. Bài thơ được viết theo thể thơ thất
ngôn xen lẫn lục ngôn và gói gọn vẻ đẹp của toàn bài thơ
này là hai câu thơ sáu chữ ở đầu và cuối bài thơ. Mở đầu
bài thơ là một hoàn cảnh hưởng nhàn bất đắc dĩ:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
  Câu thơ đầu đọc lên tạo cho ta cảm giác thư thái, yên
bình. Đây là cảnh hưởng nhàn của Nguyễn Trãi. Từ “rồi” ở
đây có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ, không có việc gì làm.
Nhịp thơ ở đây rất khác với thơ Đường. Nhịp thơ 1/2/3 chậm
rãi làm ta có thể hình dung như những bước chân khoan thai
của Nguyễn Trãi. Với 1 con người cả đời vì nước vì dân thì
một ngày để hóng mát, cảm nhận cuộc sống và cảm nhận thiên
nhiên là vô cùng quý báu và hiếm hoi.  Tuy vậy,hai chừ ngày
trường lại hiện ra bao nỗi chán chường của một ngày dài vô
vị. Hưởng nhàn mà không hề thư thái. Cổ nhân có câu thi
trung hữu họa, thi trung hữu nhạc nghĩa là trong thơ có thể
có tranh và có âm nhạc, điều này đúng với 3 câu kế tiếp của
bài thơ.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
  Câu thơ trên đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên mùa hè
rực rỡ và đầy sức sống.Ở một góc sân, một cây hòe đang xòe
những tán lá xanh mơn mởn, tán nọ tán kia chen chúc lẫn
nhau mở rộng dần ra và vương mình che rợp một khoảng sân.
Động từ mạnh “đùn đùn” thể hiện sức sống đang căng tràn
trong từng câu thơ của ông, đó là màu xanh mơn mởn của tán
cây hòe, một hình ảnh thơ tràn đầy sức sống. Đọc xong câu
thơ này chả khác gì ta vừa được xem một thước phim quay
chậm, đó là một thế giới thơ ca không hề tĩnh tại, luôn
luôn vận động và sinh sôi nảy nở. Điểm lên bức tranh của
màu lá hòe là vẻ đẹp của màu hoa đỏ, một gam màu tương
phản, tươi sáng. Một lần nữa, tác giả đã dùng động từ mạnh
“phun”. Phun có nghĩa là làm cho ngày càng đậm thêm. Màu
thạch lựu càng ngày càng trở nên đậm hơn. Bức tranh này
luôn luôn có sự chuyển động, sức sống của nó bừng bừng tỉnh
dậy trong bức tranh thiên nhiên mùa hè.Nhà thơ đã cảm nhận
thiên nhiên bằng thị giác để thấy được sự sinh động và tươi
vui của bức tranh ấy. Bên cạnh hình ảnh của tán cây hòe và
hoa thạch lựu, ta còn thấy hình ảnh một hồ sen hiện lên
cùng hương thơm lan tỏa không gian. Từ “tiễn” không chỉ mô
tả về mùi thơm của hoa sen mà còn thể hiện được những bông
hoa này đang ở độ ngào ngạt nhất. Lần này, Nguyễn Trãi đã
cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng khứu giác.Cảnh thiên
nhiên của mùa hè hiện lên đầy tươi tắn, tràn đầy sức sống,
mọi vật trở dáng khoe sắc khoe hương. Phải là một người có
tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm
giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Giữa khung cảnh
thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi
niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên đầy sức
sống. Trong thơ ca xưa, thiên nhiên được xem là chủ thể còn
con người thì nhỏ bé côi cút nhưng ở bài thơ này, tư tưởng
của NGuyễn Trãi lại tiến bộ hơn hẳn, ông đưa con người lên
làm chủ thể của bức tranh. Điều này được thể hiện ở câu thơ
thứ 5, bức tranh về con người.
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
  Bức tranh cuộc sống của con người hiện lên tràn đầy âm
thanh.Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc của
cuộc sống như: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương. Trước
nhất là âm thanh “lao xao” của chợ cá làng ngư phủ. Lao xao
là từ láy tượng thanh tạo cho ta cảm giác âm thanh vọng từ
xa tới gần, tiếng được tiếng mất. Nó thể hiện sự sung túc,
đầm ấm, vui tươi, huyên náo mặc dù trời đã “tịch dương”.
Trong cảnh chiều tà hiện lên hình ảnh của sự đoàn viên:
Cảnh những người dân làng chài đón người thân trở về từ
biển khơi sau một ngày dài kéo vó vất vả. Đây không chỉ đơn
thuần là nơi để trao đổi về hàng hóa mà còn là nơi trao đổi
cả về tình cảm. Vậy một lần nữa ta có thể khẳng định, con
người mới là chủ thể bức tranh. Cảnh và người hòa quyện
đồng điệu, ở đó còn có âm thanh “dắng dỏi” của tiếng ve kêu
cất lên như một bản đàn vui tai.Nguyễn Trãi yêu cảnh sắc
của làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn quê. Ông quan tâm đến
cuộc sống của người dân quê lam lũ thì mới có thể để tâm,
lắng nghe được những âm thanh đó. Trong thơ ca trung đại,
người ta thường có “ khuynh hướng tranh nhã và xu hướng
bình dị” . Tuy Nguyễn trãi xuất thân quyền quý nhưng ông
không hề quay lưng với dân gian, cuộc sống bình thường mà
ông lại lựa chọn chất liệu thơ ca một cách rất đơn sơ và
bình dị. Điều đó một lần nữa minh chứng ông là một con
người luôn quan tâm đến cuộc sống bình thường, đơn sơ của
người dân.Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện triết lí
sống “nhàn”: Tâm hồn thảnh thơ, nhàn tản, vô lo vô nghĩ và 
kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện tâm sự của mình :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương” 
  Còn gì giản dị, thanh cao, súc tích hơn những lời thơ mộc
mạc chân thành ấy!  Điển tích điển cố “Ngu cầm” gợi cho ta
về triều đại vua Nghiêu Thuấn - thời kì nhân dân được hưởng
ấm no, thái bình. Câu thơ 6 tiếng kết hợp với nhịp 3/3  dồn
nén cảm xúc của toàn bài thơ. Niềm vui sướng, hạnh phúc của
Nguyễn Trãi khi được sống ở quê hương với những người dân
thôn dã.Thể hiện ước muốn có được cuộc sống no đủ, hạnh
phúc, không chiến tranh, chết chóc, không sưu cao thuế nặng
trên quê hương ông. Đó là khát khao của một người con luôn
suy tư, trăn trở, một lòng hướng về quê hương. Chẳng ai
trong thơ ca xưa lại quan tâm đến con người, nhân dân.
Nguyễn Trãi là con người cả đời vì nhân dân, ông đưa cả
nhân dân vào trong thơ ca, ông quan tâm đến những con người
thấp cổ bé họng nhất. Không chỉ khát khao về cuộc sống hạnh
phúc, no đủ trên quê hương ông, Nguyễn Trãi còn mong muốn
cuộc sống ấy có ở khắp nơi trên cả nước .Đó là tấm lòng vì
nước thương dân, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Dù ở những
phút thanh nhàn hiếm có của cuộc đời nhưng Nguyễn Trãi vẫn
nặng lòng với dân với nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm.  
  Cũng như Nguyễn Trãi, NBK là một nhà thơ yêu nước thương
dân, ông cũng rũ bỏ danh lợi về ở ẩn, sống hòa đồng với
thiên nhiên.Bài thơ Cảnh Ngày Hè chứa đầy tính giáo huấn,
giáo dục. Nguyễn Trãi đã lấy cuộc sống làm thước đo của
mình, làm “gương báu răn mình”. Từ bài thơ ta thấy được vẻ
đẹp tâm hồn và tầm vóc lớn lao của con người Nguyễn Trãi.
Ông xứng đáng là một đại thi hào dân tộc, 1 nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn, là đại thi hào dân tộc Việt Nam.

You might also like