You are on page 1of 9

ÔN TẬP DLS 1 – ĐH DƯỢC 12BC

DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Phân biệt dược động học và dược lực học.


Dược động học: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ (cơ thể lên thuốc)
Dược lực học: hiệu ứng dược lý, cơ chế tác động (thuốc lên cơ thể)
2. Các thông số đặc trưng cho quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, hiệu ứng
vượt qua lần đầu.
Hấp thu:
Phân bố: Vđ thể tích phân bố (L hoặc L/Kg) tổng lượng thuốc đưa vào cơ thể/ nồng độ thuốc
trong huyết tương
Chuyển hóa:
Thải trừ: t ½ (thời gian bán thải) , CL ml/min (hệ số thanh thải)
Hiệu ứng vượt qua lần đầu: (sự mất đi một lượng thuốc do các Enzym của một cơ quản chuyển
hóa ngày khi thuốc tiếp xúc với cơ quan này) hệ số ly trích ER
3. Đặc điểm các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ:
- Đường dùng cho sinh khả dụng cao nhất.
Tiêm tĩnh mạch
- Đặc điểm dạng thuốc tự do và phức hợp liên kết với protein.
Dạng tự do: có khả năng phát sinh hiệu ứng dược lý
Dạng phức hợp: không sinh tác động dược lực, không bị chuyển hóa và đào thải.
- Lưu ý về thể tích phân bố Vd.
Vđ < 1 L/Kg: thuốc phân bố ở huyết tương, ngoại tế bào
Vđ > 5 L/Kg: thuốc phân bố nhiều ở mô
- Các phản ứng chuyển hóa qua pha I, pha II.
Pha 1 (không liên hợp): oxy hóa khử, thủy phân
Pha 2 (pha liên hợp): acid glucuronic, gluthathion, glycin, slfat.
- Đặc tính lý hoá, thuốc được thải trừ qua các đường khác nhau.
Những chất tan trong nước: thải đường tiểu
Khó tan: thải theo phân
Dễ bay hơi: đường phổi
- Ứng dụng của thời gian bán thải.
Xác định nhịp (số lần) sử dụng thuốc hay khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
TƯƠNG TÁC THUỐC

1. Tương tác giữa clarithromycin + simvastatin, erythromycin + chloramphenicol,


omeprazole + clopidogrel, cholestyramin + digoxin, sulfonylurea + aspirin theo cơ chế nào,
hệ quả?
Gây phản ứng có hại trên bệnh nhân: clarithromycin + simvastatin (ức chế enzym chuyển hóa
Statin)  tiêu cơ vân
Nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong: Digoxin + calciclorid IV  rối loạn nhịp tim nghiêm trọng
Nhập viện kéo dài thời gian nằm viện: Ciproflozacin + antacid (tạo phức)  giảm hiệu quả
điều trị Ciproflozacin
erythromycin + chloramphenicol: tương tác xảy ra trên cùng receptor  mất tác dụng
omeprazole + clopidogrel: tương tác do cản trở bề mặt hấp thu  giảm hiệu quả của
clopidogrel
cholestyramin + digoxin: cholestyramine tạo phức và cản trở hấp thu digoxin
sulfonylurea + aspirin: tương tác đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương hạ đường huyết

2. Định nghĩa tương tác hiệp đồng, đối kháng. Cho ví dụ.
Hiệp đồng: kết quả dẫn đến tăng tác dụng (hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức)
Vd: lợi tiểu + hạ áp
PH Kháng sinh trong điều trị lao
Kháng sinh với PPI trị viêm loét dạ dày
Đối kháng: dẫn đến hậu quả làm giảm hoặc mất tác dụng
Vd: Atropin + pilocarpin
Morphin + nalophin
ứng dụng để giải độc thuốc

3. Cho ví dụ các tương tương tác theo cơ chế:


- Thay đổi pH dịch vị
Tăng pH là các thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng như các antacid (muối nhôm, magie,..) hoặc
các thuốc giảm tiết HCl (PPI, kháng H2) một số thuốc hấp thu kém hơn
Thuốc làm pH dịch vị giữ mức độ acid lâu hơn là vitamin C  tăng phân hủy ampicillin,
cephalexin, erythromycin  giảm sinh khả dụng kháng sinh
- Thay đổi nhu động đường tiêu hóa
Thuốc nhuận tràng, thuốc tác động trên hệ TKTV (propranolol, phyostigmin,..) làm mất tác
dụng của thuốc dùng chung
- Tạo phức chelat khó hấp thu
Khi sử dụng thuốc có chứa các ion kim loại đa hóa trị như Al3+/Mg2+ (antacid) Ca2+ (sữa) Fe2+
Fe3+ kết hợp với kháng sinh nhóm fluoroquinolon/ tetracyclin  tạo phức chelat hóa, giảm hấp
thu kháng sinh
Cholestyramine (tạo tủa muối mật)  tạo phức với một số thuốc và cản trở hấp thu như digoxin
- Cản trở cơ học
Thuốc bao niêm mạc, Kaolin, smecta, sucralfat .. ngăn cản sự vẩn chuyển thuốc qua niêm mạc
ống tiêu hóa và giảm nồng độ phối hợp
- Cạnh tranh liên kết với protein huyết tương
Thuốc điều trị đái tháo đường uống nhóm sulfonylurea (glibeclamid, gliclazid, glimeprid) +
aspirin
- Cạnh tranh đào thải qua ống thận
Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều là những thuốc thải trừ qua ống thận theo cơ chế vận chuyển tích
cực
4. Ví dụ về các phối hợp thuốc gây tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, tăng độc tính trên
thận và trên tai.
Corticoid + NSAID: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
Furosemid + gentamicin: tăng độc tính trên tai và thận
5. Các lưu ý về thuốc nên uống vào bữa ăn, cách xa bữa ăn, uống vào thời điểm tùy ý.
Uống vào bữa ăn
Các thuốc kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa nên uống tước khi ăn 10 -15 phút
Thuốc kich thích đường tiêu hóa (kháng sinh, muối kali) uống vào lúc ăn
Thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói (lovodopa, diazepam,..)
Thuốc tăng hấp thu nhờ thức ăn (vitamin, muối khoáng)
Uống cách xa bữa ăn
Các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn
Các thuốc ít lưu lại trong dạ dày, thuốc kém bền trong môi trường acid,..
Theo cơ chế tác dụng
 Succrafat nên uống 1 giờ trước ăn
 Antacid nên uống 1 giờ sau ăn
Thuốc có thể uống vào thời điểm tùy ý
Các thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn
Hoặc có thể làm thức ăn làm chậm hấp thu với những thuốc này có thể cho uống vào bữa ăn
nếu thuốc kích ứng đường tiêu hóa hoặc khi muốn sử dụng thức ăn để giữ nồng độ thuốc trong
máu ổn định.

DỊ ỨNG THUỐC

1. Các nhóm hoạt chất có thể xảy ra phản ứng chéo.


Codein, morphine, fentanyl, methadone, tramadol
2. Đặc điểm dị ứng thuốc.
Tỉ lệ rất thấp
Không liên quan đến tác dụng dược lý
Không phụ thuộc vào liều sử dụng
Hiếm khi xuất hiện trong lần điều trị đầu tiên
Phản ứng chéo
Tăng bạch cầu ưa acid
Chuyên biệt với một số loại thuốc
Phản ứng dị ứng biến mất khi ngưng thuốc
3. Đặc điểm các type dị ứng thuốc theo Gell & Coombs (slide 16-23).
4. Định nghĩa sốc phản vệ, thuốc điều trị sốc phản vệ.
Phản vệ là hiện tượng “không được bảo vệ” hay ngược lại với bảo vệ
Phản ứng này được chứng minh là có cơ chế miễn dịch sinh ra kháng thể đặc hiệu IgE
Thuốc trị sốc phản vệ
Adrenalin
NGỘ ĐỘC THUỐC

1. Thuốc điều trị ngộ độc paracetamol, methanol, ethanol, etylen glycol, opioid,
benzodiazepin…
Paracetamol: acetylcystein
Methanol, etylen glycol: fomepizol (4-methylpyrazol), ethanol
Ethanol: tâm thần bất thường (glucose, naloxon, thiamin), thiếu hụt dinh dưỡng (folat,
thiamin, magnesi. Vitamin tổng hợp)
Opioid: naloxon
Benzodiazepin: Flumazenil
2. Ưu nhược điểm của việc sử dụng than hoạt điều trị ngộ độc thuốc.
Ưu điểm:
Sử dụng nhanh chóng
Hiệu quả ngay khi không rõ tiền sử ngộ độc
Dễ dàng qua các môn vị đến vị trí hấp thu tại ruột non
Nhược điểm:
Có thể gây nôn
Có thể gây tắc nghẽn hô hấp
Táo bón và tắc ruột cơ học khi sử dụng nhiều liều
Trẻ em không thích sử dụng
Có thể hấp phụ thuốc giải độc đường uống
3. Chất chuyển hóa có độc tính đối với tế bào gan của paracetamol?
Napqi
Các thuốc khi sử dụng chung với paracetamol gây tăng độc tính trên gan + cơ chế gây độc.
P450 2E1 (Carbamazepin, Ethanol, Isoniazid, Rifampin
4. Bệnh não Wernicke ở người nghiện rượu là do thiếu chất nào?
Thiamin (vitamin B1)
5. Cơ chế giải độc methanol, etylen glycol của fomepizol.
Ức chế Alcohol dehydrogenase

THÔNG TIN THUỐC

1. Ví dụ về nguồn thông tin cấp 1, cấp 2, cấp 3.


Cấp 1: tạp chí khoa học
Cấp 2: internet
Cấp 3: sách chuyên khoa, sách tham khảo, các chuyên luận online
2. Chiến lược tìm kiếm thông tin theo thứ tự nào?
Nguồn thông tin cấp: 3  2  1
ADR

1. Định nghĩa ADR.


Là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng
bệnh, phỏng đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.
2. Đặc điểm phân biệt ADR type A và type B.
ADR typ A:
Tiên lượng được
Thường phụ thuộc liều dùng
Là tác dụng dược lý quá mức hoặc là một biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.
ADR typ B
Không tiên lượng được
Không liên quan đến các đặc tính dược lý đã biết của thuốc
Thường có liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, u bướu hoặc các yếu tố gây quái thai
Tiêu chuẩn so sánh A B
Tác dụng dược lý có thể dự đoán được Có Không
Phụ thuộc liều sử dụng Có không
Tỷ suất bệnh Cao Thấp
Tỷ lệ tử vong Thấp Cao
Điều trị Điều chỉnh liều Ngừng thuốc

3. Các yếu tố liên quan tới thuốc làm tăng khả năng gặp phản ứng có hại của thuốc.
Liên quan đến bào chế (cả 2 typ)
Liên quan đến sự thay đổi dược động học (nhiều typ A)
Liên quan đến sự thay đổi dược lực học do cá yếu tố về di truyền và bệnh lý ở bệnh nhân
4. Các ví dụ về ADR type A, B, C, D, E, F.
Typ A:
Sulfonylurea, Insulin: hạ đường huyết quá mức
Nitroglycerin: đau đầu do giãn mạch
Phenithiazin: hạ h/a tư thế đứng
Typ B:
Phản ứng miễn dịch như sock phản vệ với penicilin
Cloramphenicol: thiếu máu bất sản
Gây mê: tăng thân nhiệt

SD THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

1. Thuốc gây tai biến sinh ra quái thai cụt chi.


Thalodomid
2. Nguyên tắc dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Hạn chế tối đa dùng thuốc
Tránh không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
Lựa chọn thuốc đang được chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc chưa được sử dụng
rộng rãi cho PNCT

3. Các phân loại thuốc dành cho phụ nữ có thai.


Phân loại Định nghĩa
A Đã dùng rộng rãi cho PNCT
Được chứng minh không gây hại, dị tật
B Được chứng minh không gây dị dạng trên súc vật.
Đã dùng cho một số lượng có hạn PNCT không thấy làm tăng tỷ lệ gây
hại, dị tật
C Có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do tác dụng dược lý
Không gây dị tật
D Bị nghi ngờ hoặc cho rằng làm tăng tỷ lệ dị tật hay hủy hoại không hồi
phục thai nhi
X Nguy cơ cao gây dị tật, hủy hoại vĩnh viễn thai nhi

4. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của thai kỳ: tiền phôi, phôi, thai.
Thời kỳ tiền phôi: < 17 ngày
Thời kỳ phôi: 18 – 56 ngày (thời kì gây ảnh hưởng tất cả hoặc không)
Thời kỳ thai: tuần 8 – 9 trở đi
5. Thuốc ức chế sự tiết sữa, kich thích tiết sữa.
Ức chế: Estrogen
Kích thích: Metoclopramid, Domperidon, Sulpirip
6. Cách tính liều cho trẻ khi dùng những thuốc rất độc như hoá trị liệu chống ung thư.
7 Giai đoạn mà liều tính theo cân nặng của trẻ cao hơn so với người lớn do tăng tốc độ
chuyển hóa ở gan?
Trẻ từ 1 – 9 tuổi tốc độ chuyển hóa nhanh hơn người lớn do tỷ số TL gan/TL cơ thể cao hơn
50% so với người lớn.
8. Các thuốc có khả năng gây quái quai trong thời kỳ phôi.
9. Thuốc trị tăng huyết áp sử dụng được cho phụ nữ có thai.
Methyldopa, labetalol
ĐƯỜNG DÙNG THUỐC
1. Ưu nhược điểm đường uống, đường tiêm, hệ trị liệu qua da.
ĐƯỜNG UỐNG
Ưu điểm: dễ sử dụng, an toàn hơn đường tiêm, dạng bào chế sẵn có và giá thành thấp
Nhược điểm:
SKD rất dao động phụ thuộc nhiều yếu tố: yếu tố sinh lý, yếu tố do con người tạo ra
Thời gian xuất hiện tác dụng chậm hơn so với các đường đưa thuốc khác

ĐƯỜNG TIÊM
Ưu điểm:
Tránh được sự phá hủy thuốc ở đường tiêu hóa
Tránh được tác động của vòng tuần hoàn đầu
Tránh được hao hụt khi vận chuẩn trong ống tiêu hóa
Tránh độc tính lên niêm mạc tiêu hóa
Nhược điểm:
Tác dụng nhanh, có thể duy trì tác dụng liên tục
Định lượng liều chính xác, kiểm soát tốc độ đưa thuốc
Không cần phối hợp của người bệnh (ĐB người ko uống được)

TRỊ LIỆU QUA DA


Ưu điểm:
Tránh được tác động của hệ tiêu hóa
Nồng độ thuốc được duy trì phù hợp
Không phải sử dụng nhiều lần
Nhược điểm:
Chỉ áp dùng được với một số hoạt chất (tác dụng mạnh, bền vững, không gây nhạy cảm
và kích ứng da)
Giá thành cao

XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG


1. Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Ure huyết/ BUN
Creatinin huyết
Độ thanh thải creatinin
2. Đặc điểm của creatinin huyết tương.
Là sản phẩm thoái hóa của creatinin phosphat ở cơ
Lượng tạo thành không đổi, phụ thuộc khối lượng cơ
Được lọc hoàn toàn qua cầu thận
Không được tái hấp thu, được bài tiết 1 lượng nhỏ ở ống thận
3. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan:
- Đánh giá tổn thương tế bào gan.
Transaminase huyết thanh (AST < ALT)
Ferritin
- Đánh giá chức năng tổng hợp của gan.
Albumin huyết
Globulin huyết thanh (điện di protein)
Yếu tố đông máu (PT, INR, aPTTT)
- Đánh giá chức năng bài tiết của gan.
Phosphatase kiềm (ALP)
Gamma-glutamyl transferase (GGT)
Bilirubin
- Xét nghiệm giúp theo dõi, kiểm soát cai rượu.
4. Các loại lipoprotein “tốt”, “xấu”.
Tốt: HDL, Chylomicron
Xấu: LDL, VLDL
5. Ý nghĩa của xét nghiệm CRP.
Giúp phát hiện sớm các hội chứng rối loạn chuyển hóa
Đơn giản, rẻ tiền
Đái tháo đường
- Tỷ trọng
- Glucose, keton
Bệnh thận và đường tiết niệu
- Màu sắc, tỷ trọng
- Bạch cầu, nitrit, pH, glucose, protein, máu (hồng cầu / Hb)
Bệnh gan có liên quan vàng da
- Màu sắc
- Urobilinogen, bilirubin
6. Kết quả xét nghiệm nước tiểu là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu Gr (-)?
Nitrit (NIT)
Bình thường: âm tính
Nitrit tạo ra từ phản ứng khử nitrat bởi các VK E.coli, Proteus, salmonella..
Là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu (Gram -)

You might also like