You are on page 1of 87

Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS.

Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ x
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG.......................................................................................................................... 1
1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G)...............................................2
1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G).................................................3
1.3 Hệ thống thông tin di động 2,5G.......................................................................5
1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G)..................................................7
1.5 Hệ thống thông tin di động tiền 4G (pre-4G)....................................................9
1.6 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G)................................................11
1.7 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).............................................12
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G...............15
2.1 Kiến trúc hệ thống 5G.....................................................................................15
2.1.1 Mạng truy nhập vô tuyến đám mây C-RAN.............................................16
2.1.2 Mạng di chuyển MN.................................................................................18
2.1.3 Truyền thông D2D....................................................................................19
2.2 Mạng lõi Nano................................................................................................21
2.2.1 Công nghệ Nano.......................................................................................22
2.2.2 Điện toán đám mây...................................................................................30
2.2.3 Mạng All IP..............................................................................................32

SV: Đặng Anh Khoa i Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

2.3 Các lớp mạng..................................................................................................33


2.3.1 Lớp Kiến trúc không dây mở (OWA – Open Wireless Architecture).......34
2.3.2 Lớp mạng (Network Layer)......................................................................34
2.3.3 Lớp Giao thức vận chuyển mở (OTP – Open Transport Protocol)...........35
2.3.4 Lớp ứng dụng (Application layer)............................................................36
2.4 Kỹ thuật truyền dẫn.........................................................................................36
2.4.1 Dạng sóng.................................................................................................36
2.4.2 Điều chế....................................................................................................39
2.4.3 Ghép kênh................................................................................................40
2.4.4 Đa truy nhập.............................................................................................42
2.4.5 Anten........................................................................................................47
2.5 An ninh mạng trong hệ thống thông tin di động 5G........................................51
2.5.1 Thiết bị người sử dụng UE.......................................................................51
2.5.2 Mạng truy nhập........................................................................................54
2.5.3 Mạng lõi...................................................................................................59
2.5.4 Các mạng IP bên ngoài.............................................................................61
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
5G............................................................................................................................... 63
3.1 Mạng không dây “thực sự”..............................................................................63
3.2 Triển khai hệ thống thông tin di động 5G........................................................66
3.2.1 Những thách thức phải đối mặt.................................................................66
3.2.2 Thực tế triển khai hệ thống thông tin di động 5G.....................................67
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................xii

SV: Đặng Anh Khoa ii Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu Tên hình ảnh Trang


1.1 Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động. 1
1.2 Khối khả năng của hệ thống 5G trong tương lai. 13
2.1 Kiến trúc hệ thống 5G (Nguồn: METIS). 15
2.2 Sự thay đổi từ RAN sang C-RAN. 17
2.3 Mạng di chuyển MN. 18
2.4 Mạng cực kỳ dày đặc UDN. 19
2.5 Các trường hợp can thiệp lẫn nhau trong truyền thông D2D. 21
2.6 Mạng lõi Nano trong hệ thống 5G. 22
2.7 Điện thoại Nano “trong suốt”. 24
2.8 Morph – Khái niệm công nghệ cho tương lai. 24
2.9 Cảm biến Nano. 25
2.10 Qubit. 27
2.11 Nanodot. 28
2.12 Mật mã lượng tử. 29
2.13 Điện toán đám mây. 31
2.14 Các lớp mạng trong hệ thống 5G. 34
2.15 Lớp mạng (Network Layer). 35
2.16 Lịch sử quá trình kết nối (Nguồn: Cisco). 37
2.17 So sánh giữa công nghệ milimeter-wave và công nghệ hiện tại. 38
2.18 So sánh các phương thức điều chế. 42
2.19 Đa truy nhập phân chia theo búp sóng BDMA. 43
2.20 Nguyên lý hoạt động của BDMA. 44
2.21 Cấu trúc khung của TDD-BDMA. 45
2.22 Cấu trúc khung của FDD-BDMA. 45

SV: Đặng Anh Khoa iii Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

2.23 Đa truy nhập không trực giao NOMA. 46


2.24 So sánh giữa OFDMA và NOMA. 47
2.25 Mô hình kênh MIMO cơ bản với N t Anten phát và N r Anten thu. 48
2.26 Anten Massive MIMO. 49
2.27 Mô hình Cell sử dụng Anten Massive MIMO. 50
2.28 Phần mềm độc hại (Malware). 52
2.29 Hệ thống botnet. 54
2.30 Ví dụ về tấn công MITM. 58
3.1 Internet of Everything. 63
3.2 Ngôi nhà thông minh. 64
3.3 Thành phố thông minh. 65
3.4 Địa điểm thử nghiệm tại Thành Đô (Trung Quốc). 68
SK Telecom và Nokia hợp tác thành lập “Trung tâm nghiên cứu
3.5 69
5G”
3.6 Một địa điểm triển lãm của Verizon tại MWC 2015. 69

SV: Đặng Anh Khoa iv Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt English Tiếng Việt


#
3GPP 3rd Generation Partnership Project Dự án đối tác thế hệ thứ 3
A
ACL Access Control List Danh sách điều khiển truy cập
AMPS Advanced Mobile Phone System Dịch vụ điện thoại di động cao
cấp
B
BDMA Beam Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo búp
sóng
BS Base Station Trạm gốc
BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc
C
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
C-RAN Cloud Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến đám
mây
C-RNTI Cell Radio Network Temporary Số nhận dạng mạng vô tuyến
Identifier Cell tạm thời
D
D2D Divice to Divice Communication Truyền thông Thiết bị - Thiết bị
DoS Denial of Service Từ chối dịch vụ
DDoS Distributed Denial of Service Từ chối dịch vụ phân tán
DPC Dirty Paper Coding Mã hóa “tờ giấy bẩn”
DRX Discontinuous Reception Thu nhận không liên tục
DSP Digital Signal Processing Xử lý tín hiệu số
DUE D2D User Equipment Thiết bị người sử dụng dùng
truyền thông D2D

SV: Đặng Anh Khoa v Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

E
EDGE Enhanced Data Rates for GSM Cải tiến tốc độ dữ liệu cho sự
Evolution phát triển GSM
F
FBMC Filter Bank Multi-Carrier Đa sóng mang lọc băng tần
FDD Frequency Division Duplex Ghép song công phân chia theo
tần số
FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo tần
Access số
G
GFDM Generalised Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần số
Multiplexing tiêu chuẩn
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
GSM Global System for Mobile Hệ thống thông tin di động toàn
Communication cầu
H
HSDPA High Speed Downlink Packet Truy nhập gói đường xuống tốc
Access độ cao
HSS Home Subscriber Server Máy chủ thuê bao nội trú
HSUPA High Speed Uplink Packet Access Truy nhập gói đường lên tốc độ
cao
I
IEEE Institute of Electrical and Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử
Electronics Engineers
IMT International Mobile Viễn thông di động quốc tế
Telecommunications
IoE Internet of Everything Internet của mọi thứ
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IS Interim Standard Tiêu chuẩn tạm thời
ISDN Integrated Services Digital Mạng số tích hợp đa dịch vụ
Network

SV: Đặng Anh Khoa vi Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

ITU International Telecommunication Liên minh viễn thông quốc tế


Union
L
LOS Line Of Sight Tầm nhìn thẳng
LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn
M
MAC Medium Access Control Lớp điều khiển truy cập môi
trường
METIS Mobile and wireless Thông tin di động và truyền
communications Enablers for thông không dây ứng dụng vào
Twenty-twenty (2020) Information năm 2020
Society
MIMO Multi-input Multi-output Đa đầu vào – Đa đầu ra
MITM Man In The Middle Tấn công man-in-the-middle
MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
MN Moving Network Mạng di chuyển
MS Mobile Station Trạm di động
MRN Moving Relay Node Điểm chuyển tiếp di động
N
NOMA Non-Orthogonal Multiple Access Đa truy nhập không trực giao
O
OFDM Orthogonal Frequency Ghép kênh phân chia theo tần số
Division Multiplexing trực giao
OFDMA Orthogonal Frequency Division Đa truy nhập phân chia theo tần
Multiple Access số trực giao
OSI Open Systems Interconnection Mô hình tham chiếu kết nối các
Reference Model hệ thống mở
OTP Open Transport Protocol Giao thức vận chuyển mở
OWA Open Wireless Architecture Kiến trúc không dây mở
P
PAPR Peak-to-Average Power Ratio Tỉ số công suất đỉnh trung bình

SV: Đặng Anh Khoa vii Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

PHY Physical Layer Lớp vật lý


Q
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
S
SDMA Space Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
không gian
SIC Successive Interference Hủy bỏ sự can thiệp liên tục
Cancellation
SIM Subcriber Indentification Module Mô-đun nhật thực thuê bao
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn ngắn
T
TACS Total Access Communications Hệ thống thông tin truy nhập
System toàn bộ
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền vận
TDD Time Division Duplex Ghép song công phân chia theo
thời gian
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời
gian
U
UDN Ultra-Dense Network Mạng cực kì dày đặc
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng
UFMC Universal Filtered Multi-Carrier Đa sóng mang lọc toàn bộ
UMB Ultra Mobile Broadband Băng thông rộng siêu di động
UMTS Universal Mobile Hệ thống viễn thông di động
Telecommunications System toàn cầu
W
WAM WAve Modulation Điều chế sóng
WCDMA Wideband Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã
Access băng rộng
WiMax Worldwide Interoperability for Tương tác toàn cầu bằng truy

SV: Đặng Anh Khoa viii Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Microwave Access nhập viba

SV: Đặng Anh Khoa ix Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

LỜI NÓI ĐẦU

Thời điểm hiện tại, mạng 4G mới bắt đầu được đưa vào sử dụng, nhưng đến năm
2020, các nhà phân tích cho rằng, sẽ liên tục xảy ra tình trạng quá tải thông tin.
Nguyên nhân, cho dù sự tăng vọt về doanh số bán hàng của các loại điện thoại thông
minh (smartphone) và máy tính bảng (tablet) đồng nghĩa với khối lượng dữ liệu ngày
càng lớn, nhưng chỉ có một phần nhỏ là do lượng truy cập của các thiết bị này, còn lại
phần lớn là do lượng thông tin từ việc kết nối các “vật thể” với nhau, ví dụ như tivi,
đồng hồ, đồ gia dụng, máy điều nhiệt và thậm chí cả khóa cửa..., tất cả đều sẽ được số
hóa, người sử dụng có thể thực hiện kết nối, giao tiếp, điều khiển chúng mọi lúc mọi
nơi.

Ưu điểm của mạng 4G là tải được khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp hơn so với các
hệ thống di động trước, tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như hiện
nay thì chỉ vài năm nữa, công nghệ 4G cũng không thể đáp ứng được. Tại Đại hội thế
giới di động 2012 - Mobile World Congress 2012 (MWC 2012) được tổ chức ở
Barcelona - Tây Ban Nha vào tháng 2 vừa qua, chủ tịch Google, Eric Schmidt đã vẽ ra
một viễn cảnh, các robot sẽ đi dự các hội nghị và truyền về video HD qua mạng không
dây, AT&T, Qualcomm, Sony và Intel sẽ tạo ra một "ngôi nhà kết nối", nơi mà thậm
chí cả quần áo cũng có thể truyền các tín hiệu. Vì thế mạng không dây cần phải hiểu
được tính năng của từng loại thiết bị và biết phải đáp ứng nó như thế nào.

Đây là một khó khăn thực sự cho các nhà mạng, điều này đòi hỏi ngành công
nghiệp di động thế giới cần phát triển một mạng thông minh có thể xử lý được hàng tỉ
kết nối mà vẫn ổn định và có chất lượng dịch vụ tốt, đáng được mong đợi hơn. Chính
vì vậy việc ra đời một thế hệ thông tin di động mới 5G là điều sẽ diễn ra trong tương
lai không xa. Và đây cũng lý do mà em chọn đề tài “TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ 5G
VÀ ỨNG DỤNG” làm đề tài cho bài báo cáo tốt nghiệp. Bài báo cáo sẽ nêu ra những
yêu cầu đặt ra của một hệ thống thông tin di động 5G cùng với đó là những kỹ thuật

SV: Đặng Anh Khoa x Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

tiên tiến mới được xem là ứng viên sáng giá trong việc xây dựng và triển khai cho hệ
thống này trong tương lai.

Nội dung đồ án gồm:

Chương 1: Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động

Chương 2: Kiến trúc của hệ thống thông tin di động 5G

Chương 3: Ứng dụng và triển khai hệ thống thông tin di động 5G

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp
ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kỹ thuật và Công nghệ đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và trang bị cho em những kiến thức quý báu. Em cũng xin chân
thành cảm ơn thầy TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ
em hoàn thành tốt đồ án đúng thời hạn.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực bản thân nên nội dung
của đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thấy cô giáo và các bạn quan
tâm và đóng góp ý kiến thêm để đồ án này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quy nhơn, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Đặng Anh Khoa

SV: Đặng Anh Khoa xi Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG

Giới thiệu chương: Chương này sẽ trình bày lịch sử phát triển của hệ thống
thông tin di động trên thế giới. Cho cái nhìn tổng quan tiêu chuẩn, ưu nhược điểm của
các thế hệ thông tin di động hiện đã được phát triển trên thế giới. Đồng thời chương
này cũng đề cập cập đến các yêu cầu đặt ra của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ
5 (5G).

Hệ thống thông tin di động là hệ thống liên lạc thông qua sóng điện từ, tại đó người
dùng có thể vừa liên lạc, vừa di chuyển được. Các dịch vụ điện thoại di động xuất hiện
vào đầu những năm 1960 và phát triển không ngừng cho đến thời điểm hiện tại. Cứ
trung bình một thập kỷ, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một thế hệ thông tin
di động mới. Thế hệ đầu tiên (1G) khởi đầu từ những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu
thập kỷ 80, đây là thệ thống thông tin di động tương tự cung cấp các dịch vụ thoại. Thế
hệ thứ 2 (2G) bắt đầu nổi lên từ những năm đầu của thập kỷ 90, thế hệ thứ 2 là công
nghệ di động kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ thoại và cả dữ liệu. Thế hệ thứ 3 (3G) bắt
đầu xuất hiện từ năm 2001 tại Nhật Bản, đặc trưng bởi việc cung cấp dịch vụ thoại, dữ
liệu và đa phương tiện với tốc độ cao. Thế hệ 4G được thương mại hóa vào những năm
2012 trở đi, cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn thế hệ 3G rất
nhiều.

SV: Đặng Anh Khoa 1 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 1.1. Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động.

Trên thế giới, ở những khu vực khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau cho từng
thế hệ thông tin di động, được thể hiện qua hình 1.1.

Ở Việt Nam, hệ thống thông tin di động được phát triển theo hướng:

1G → GSM (2G) → GPRS (2.5G) → EDGE (2.75G) → UMTS (3G) → LTE (4G).

1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G)

Hệ thống thông tin di động 1G là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại,
được khơi mào ở Nhật vào năm 1979. Hệ thống thông tin di động 1G ứng dụng các
công nghệ truyền dẫn tương tự để truyền tín hiệu thoại, sử dụng phương thức đa truy
nhập phân chia theo tần số (FDMA) và điều chế tần số (FM).

 Đặc điểm:
- Băng tần khoảng 150 MHz.

- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch tương tự.

- Dịch vụ đơn thuần là thoại.

- Mỗi máy di động được cấp phát đôi kênh liên lạc suốt thời gian thông tuyến.

- Nhiễu giao thoa do tần số các kênh lân cận là đáng kể.

- Trạm thu phát gốc phải có bộ thu phát riêng làm việc với mỗi máy di động.

 Một số hệ thống thông tin di động 1G điển hình:

 NMT (Nordic Mobile Telephone): được phát triển ở một số nước Bắc Âu vào
năm 1982. Có hai tiêu chuẩn khác nhau là NMT-450 và NMT-900. NMT-450 là hệ
thống được phát triển trước, sử dụng dải tần 450MHz và NMT-900 được phát triển sau
với dải tần 900MHz.

 TACS (Total Access Communications System): được triển khai đầu tiên tại
Anh vào năm 1985 và được phát triển ở một số nước Trung Âu và Nam Âu, TACS sử
dụng dải tần 900MHz.

SV: Đặng Anh Khoa 2 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

 AMPS (Advanced Mobile Phone System): được triển khai đầu tiên ở Bắc Mỹ
vào năm 1978 và phát triển ở một số quốc gia Nam Mỹ, Úc và New Zealand, AMPS
sử dụng dải tần 800MHz.

 Những hạn chế của hệ thống thông tin di động 1G:


- Phân bố tần số rất hạn chế, dung lượng nhỏ.

- Gây tiếng ồn khó chịu và nhiễu xảy ra khi máy di động dịch chuyển.

- Không đảm bảo tính bí mật cuộc gọi.

- Không đáp ứng được các dịch vụ mới hấp dẫn đối với khách hàng.

- Không tương thích giữa các hệ thống khác nhau.

- Chất lượng thấp và vùng phủ sóng hẹp.

- Kích thước thiết bị di động lớn.

1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G)

Hệ thống thông tin di động 2G được đặc trưng bởi công nghệ chuyển mạch kỹ thuật
số. Thông tin di động 2G sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian
TDMA và đa truy nhập phân chia theo mã CDMA. Các kỹ thuật này cho phép sử dụng
tài nguyên băng thông hiệu quả hơn nhiều so với 1G. Hầu hết thuê bao di động hiện
nay vẫn còn sử dụng công nghệ 2G này.

 Đặc điểm:
- Phương thức đa truy nhập: Sử dụng đa truy nhập TDMA và CDMA băng hẹp.

- Sử dụng chuyển mạch kênh.

- Dung lượng tăng, chất lượng thoại tốt hơn, hỗ trợ các dịch vụ truyền dữ liệu.

 Một số hệ thống thông tin di động 2G điển hình:

 GSM (Global System for Mobile Communication): được triển khai đầu tiên tại
Châu Âu vào năm 1990. GSM sử dụng kỹ thuật đa truy nhập TDMA có tốc độ từ 6,5 –
13 kb/s.

SV: Đặng Anh Khoa 3 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

 Các hệ thống GSM phổ biến:

- GSM 900: có dải tần cơ bản (890 – 960)MHz. Trong đó:

+ Đường lên: (890 – 915)MHz.

+ Đường xuống: (935 – 960)MHz.

Hệ thống này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu và nhiều nước Châu Á.

- GSM 1800: có dải tần cơ bản (1.710 – 1.880)MHz. Trong đó:

+ Đường lên: (1.710 – 1.785)MHz.

+ Đường xuống: (1.805 – 1.880)MHz.

Hệ thống này cũng được sử dụng ở Châu Âu và nhiều nước Châu Á, tuy nhiên phổ
biến nhất là ở Châu Mỹ và Canada.

- GSM 1900: có dải tần cơ bản (1.850 – 1.990)MHz. Trong đó:

+ Đường lên: (1.850 – 1.910)MHz.

+ Đường xuống: (1.930 – 1.990)MHz.

Hệ thống này được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ.

 IS-136 (Interim Standard – 136): Do AT&T (American Telephone and Telegraph


Corporation) đề xuất vào năm 1990. Chuẩn IS-136, được biết đến với cái tên khác là
D-AMPS (Digital – Advanced Mobile Phone System), sử dụng kỹ thuật đa truy nhập
phân chia theo thời gian (TDMA), có tốc độ dữ liệu lên đến 30 kb/s.

IS-136 được nâng cấp từ hạ tầng mạng AMPS hoạt động ở băng tần 1900MHz,
trong đó:

+ Đường lên: (1.850 – 1.910)MHz.

+ Đường xuống: (1.930 – 1.990)MHz.

 CdmaOne hay IS-95 (Interim Standard – 95A): là tiêu chuẩn thông tin di động
CDMA băng hẹp của Mỹ do Qualcomm đề xuất và được chuẩn hóa vào năm 1993.

SV: Đặng Anh Khoa 4 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

IS-95 sử dụng dải tần (869 – 894)MHz và độ rộng kênh là 1,25MHz cho mỗi
hướng lên và xuống. Tốc độ dữ liệu tối đa của IS-95A là 14,4 kb/s.

Hệ thống này được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,
Singapore và một số nước Đông Á.

 Ưu điểm của hệ thống thông tin di động 2G:


Hệ thống thông tin di động 2G ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của hệ thống
thông tin di động 1G. Hệ thống thông tin di động 2G co những ưu điểm sau:

- Sử dụng kỹ thuật điều chế số tiên tiến nên hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn.

- Hệ thống số chống nhiễu kênh cùng tần số (CCI: Co-Channel Interference) và


chống nhiễu kênh kề (ACI: Adjacent Channel Interference) hiệu quả hơn, làm tăng
dung lượng hệ thống, đảm bảo chất lượng thông tin.

- Điều khiển động việc cấp phát kênh một cách liên tục giúp cho việc sử dụng tần
số hiệu quả hơn.

- Điều khiển truy nhập và chuyển giao hoàn hảo hơn, dung lượng tăng, báo hiệu
dễ dàng xử lý bằng phương pháp số.

- Có nhiều dịch vụ mới nhận thực hơn (kết nối với ISDN).

 Nhược điểm của hệ thống thông tin di động 2G:


- Độ rộng dải thông băng tần của hệ thống còn nhỏ nên các dịch vụ ứng dụng
cũng bị hạn chế (không đáp ứng được các yêu cầu phát triển cho các dịch vụ thông tin
di động đa phương tiện cho tương lai).

- Tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động 2G là không thống nhất, do đó việc
chuyển giao toàn cầu khó thực hiện được.

1.3 Hệ thống thông tin di động 2,5G

Hệ thống thông tin di động 2,5G được nâng cấp từ hệ thống thông tin di động 2G.
Sự nâng cấp này đôi khi được coi là sự chuẩn bị để tiến tới hệ thống thông tin di động
thế hệ thứ 3 (3G).

SV: Đặng Anh Khoa 5 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

 Đặc điểm của hệ thống thông tin 2,5G:


- Các dịch vụ số liệu được cải tiến:

+ Tốc độ bit cao hơn.

+ Hỗ trợ kết nối Internet.

- Hỗ trợ thêm phương thức chuyển mạch gói.

 Một số hệ thống thông tin di động 2,5G điển hình:

 GPRS (General Packet Radio Service)

GPRS là bước phát triển tiếp theo của GSM và IS-136 để cung cấp dịch vụ dữ liệu
tốc độ cao cho người dùng do Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ETSI (European
Telecommunications Standards Institute) đưa ra vào năm 1999. GPRS có tốc độ dữ
liệu từ 14,4 kb/s đến 115 kb/s nhưng theo lý thuyết thì GPRS có thể cung ứng tốc độ
dữ liệu lên đến 171,2 kb/s. GPRS là một giải pháp chuyển mạch gói. Đây cũng là một
bước đệm trong quá trình chuyển từ thế hệ 2G lên 3G của nhà cung cấp dịch vụ
GSM/IS-136.

 EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution)

Được triển khai tại Mỹ vào năm 2003, EDGE là một công nghệ di động được nâng
cấp từ GPRS cho phép truyền dữ liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kb/s cho người
dùng cố định hoặc di chuyển chậm và 144 kb/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao.
Trên quá trình tiến đến 3G, EDGE được biết đến như một công nghệ 2.75G.

 IS-95B

IS-95B là hệ thống thông tin di động 2,5G được nâng cấp từ IS-95A và triển khai
rộng rãi vào năm 1999. IS-95B là một tiêu chuẩn khá linh hoạt cho phép cung cấp dịch
vụ số liệu tốc độ cao lên đến 115 kb/s.

 CDMA2000 1xRTT

CDMA2000 1xRTT là giai đoạn đầu của CDMA2000, được nâng cấp từ IS-95B và
được triển khai từ năm 2000 nhằm cải thiện dung lượng thoại của IS-95B và hỗ trợ

SV: Đặng Anh Khoa 6 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

khả năng truyền số liệu ở tốc độ đỉnh lên tới 307,2 kb/s. Tuy nhiên, các thiết bị đầu
cuối thương mại của 1x mới chỉ cho phép tốc độ đỉnh lên tới 153,6 kb/s. Cũng giống
như EDGE, CDMA2000 1xRTT được xem như hệ thống 2,75G.

 Ưu điểm của hệ thống thông tin di động 2,5G:


- Cung cấp các dịch vụ mạng mới và cải thiện các dịch vụ liên quan đến truyền
số liệu như nén số liệu của người sử dụng, số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao, dịch
vụ vô tuyến gói đa năng.

- Cung cấp các dịch vụ bổ sung như: chuyển hướng cuộc gọi, hiển thị tên chủ
gọi, chuyển giao cuộc gọi và các dịch vụ cấm gọi mới.

- Cải thiện các dich vụ liên quan đến SMS (Short Message Service) như: mở rộng
bản chữ cái, mở rộng tương tác giữa các SMS.

- Tăng cường công nghệ SIM (Subcriber Indentification Module).

- Hỗ trợ các dịch vụ mạng thông minh.

- Cải thiện các dịch vụ chung như: dịch vụ định vị, tương tác với các hệ thống
thông tin di động vệ tinh và hỗ trợ định tuyến tối ưu.

1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G)

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin di động ngày càng tăng cả về số lượng, tốc
độ lẫn chất lượng của người sử dụng, Liên minh viễn thông quốc tế ITU (International
Telecommunication Union) đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa thông tin di động thế hệ thứ
ba (3G) với tên gọi IMT-2000 (International Mobile Telecommunications for the Year
2000) nhằm nâng cao tốc độ truy nhập, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, đồng thời
tương thích với các hệ thống thông tin di động hiện có để đảm bảo sự phát triển liên
tục của thông tin di động.

Nhiều tiêu chuẩn cho IMT-2000 đã được đề xuất, trong đó có hai hệ thống
WCDMA và CDMA-2000 đã được ITU chấp nhận và được đưa vào hoạt động vào
những năm đầu của thập kỷ 2000. Các hệ thống này đều sử dụng công nghệ Đa truy
nhập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access). Điều này cho phép

SV: Đặng Anh Khoa 7 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

thực hiện tiêu chuẩn toàn cầu cho giao diện vô tuyến của hệ thống thông tin di động
3G.

 Một số hệ thống thông tin di động 3G điển hình:

 UMTS (Universal Mobile Telecommunications System)

UMTS (đôi khi còn được gọi là 3GSM) sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia
theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access). UMTS
được chuẩn hóa bởi 3GPP (3rd Generation Partnership Project). WCDMA UMTS là
công nghệ 3G được lựa chọn bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ GSM/GPRS để đi
lên 3G. Tốc độ dữ liệu tối đa UMTS cung cấp là 1920 kb/s, tuy nhiên thông thực tế tốc
độ này chỉ khoảng 384 kb/s. Để cải tiến tốc độ dữ liệu của 3G, hai kỹ thuật HSDPA và
HSUPA đã được đề xuất. Khi cả hai kỹ thuật này được triển khai, người ta gọi chung
là HSDPA. HSDPA thường được biết đến như là hệ thống thông tin di động 3,5G.

- HSDPA (High Speed Downlink Packet Access): Tăng tốc độ đường xuống
(Downlink) lên tốc độ tối đa trên lý thuyết là 14,4 Mb/s, nhưng trong thực tế nó chỉ đạt
tầm 1,8 Mb/s đến 3,6 Mb/s.

- HSUPA (High Speed Uplink Packet Access): Tăng tốc độ đường lên (Uplink)
đồng thời cải tiến QoS (Quality of Service). Kỹ thuật này cho phép người dùng Upload
thông tin với tốc độ lên tới 5,8 Mb/s về mặt lý thuyết.

 CDMA2000

CDMA2000 được triển khai trên cơ sở CDMA2000 1xRTT, đại diện cho họ công
nghệ cao gồm các chuẩn: CDMA2000 EV-DO (Evolution – Data Optimized) và
CDMA2000 EV-DV (Evolution – Data and Voice). CDMA2000 được chuẩn hóa bởi
3GPP2. CDMA2000 là công nghệ 3G được lữa chọn bởi các nhà cung cấp mạng sử
dụng CdmaOne.

- CDMA2000 EV-DO: sử dụng một kênh dữ liệu 1,25MHz chuyên biệt và có


thể cho tốc độ dữ liệu lên đến 2,4 Mb/s cho đường xuống và 153 Kb/s cho đường lên.
1xEV-DO Rev A hỗ trợ truyền thông gói IP, tăng tốc độ đường xuống đến 3,1 Mb/s và

SV: Đặng Anh Khoa 8 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

đặc biệt có thể đẩy tốc độ đường lên đến 1,2 Mb/s. Bên cạnh đó, 1xEV-DO Rev B cho
phép ghép 15 kênh 1,25MHz lại để truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 73,5 Mb/s.

- CDMA2000 EV-DV: tích hợp thoại và dữ liệu trên cùng một kênh 1,25MHz.
CDMA2000 EV-DV cung cấp tốc độ đỉnh lên đến 4,8 Mb/s cho đường xuống và 307
Kb/s cho đường lên. Tuy nhiên từ năm 2005, Qualcomm đã dừng vô thời hạn việc phát
triển của 1xEV-DV vì đa phần các nhà cung cấp mạng CDMA như Verizon Wireless
hay Sprint đều đã chọn EV-DO.

 TD-SCDMA (Time Division – Synchronous Code Division Multiple Access)

TD-SCDMA là chuẩn di động được đề nghị bởi CCSA (China Communications


Standards Accociation) và được ITU duyệt vào năm 1999. Đây là chuẩn 3G của Trung
Quốc, dùng kỹ thuật song công TDD (Time Division Duplex). TD-SCDMA có thể
hoạt động trên một dải tần hẹp 1,6MHz (cho tốc độ 2 Mb/s) hay 5MHz (cho tốc độ 6
Mb/s).

1.5 Hệ thống thông tin di động tiền 4G (pre-4G)

Công nghệ tiền 4G là bước chuẩn bị để nâng cấp từ công nghệ 3G lên 4G, ở một số
nơi, người ta còn gọi đây là mạng 3,9G. Một số công nghệ tiền 4G có thể kể đến là:
LTE (Long Term Evolution), WiMax (Worldwide Interoperability for Microwave
Access), UMB (Ultra Mobile Broadband).

 3GPP LTE

3GPP LTE là hệ thống tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng không dây 3G
dựa trên công nghẹ di động GSM/UMTS, và là một trong những công nghệ tiềm năng
nhất cho truyền thông di động thế hệ thứ tư (4G).

3GPP LTE có khả năng cấp phát phổ tần linh động và hỗ trợ các dịch vụ đa phương
tiện với tốc độ trên 100 Mb/s khi di chuyển với tốc độ 3km/h, và đạt 30 Mb/s khi di
chuyển với tốc độ cao khoảng 120km/h, tốc độ này nhanh hơn gấp 7 lần so với tốc độ
truyền dữ liệu của công nghệ HDSPA. Do đó công nghệ này cho phép sử dụng các
dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao trong khi di chuyển.

SV: Đặng Anh Khoa 9 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

3GPP LTE sử dụng công nghệ Đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao
OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access) và kỹ thuật MIMO
(Multi-input Multi-output).

- Ưu điểm nổi bật:

+ Dung lượng truyền trên kênh đường xuống có thể đạt 100 Mb/s và trên kênh
đường lên có thể đạt 50 Mb/s.

+ Tăng tốc độ truyền trên cả người sử dụng và các mặt phẳng điều khiển.

+ Sẽ không còn chuyển mạch kênh. Tất cả sẽ dựa trên IP. VoIP sẽ được sử
dụng cho dịch vụ thoại.

+ Kiến trúc mạng sẽ đơn giản hơn so với mạng 3G hiện tại. Tuy nhiên, mạng
LTE vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và 2G sẵn có. Điều này hết
sức quan trọng cho nhà cung cấp mạng triển khai 3GPP LTE vì không cần thay đổi
toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng.

 WiMax

WiMax là hệ thống truy nhập vi ba có tính tương thích toàn cầu dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn IEEE 802.16 do Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE (Institute of Electrical and
Electronics Engineers) đề xuất. Tiêu chuẩn IEEE 802.16 đưa ra những yêu cầu, chỉ
tiêu kỹ thuật nhằm tập trung giải quyết các vấn đề trong mạng vô tuyến băng rộng
điểm – đa điểm PMP (Point – MultiPoint) về giao diện vô tuyến bao gồm: Lớp điều
khiển truy cập môi trường MAC (Medium Access Control) và lớp vật lý PHY
(Physical Layer).

WiMax là một chuẩn không dây tạo ra khả năng kết nối băng thông rộng tốc độ cao
cho cả mạng cố định lẫn mạng không dây di động.

 UMB

Chuẩn UMB được phát triển bởi 3GPP2 nhằm hỗ trợ cho mạng CDMA2000.

- Một số đặc điểm kỹ thuật:

SV: Đặng Anh Khoa 10 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

+ Có các kỹ thuật Multiple Radio và Anten tiên tiến.

+ Sử dụng kỹ thuật MIMO, Đa truy nhập phân chia theo không gian SDMA
(Space Division Multiple Access).

+ Sử dụng các kỹ thuật quản lý nhiễu tiên tiến.

+ Tốc độ dữ liệu cao nhất có thể lên tới 288 Mb/s đối với đường lên và 75
Mb/s đối với đường xuống.

 Nhược điểm của hệ thống thông tin di động 3G:

- Việc đạt được tốc độ truyền số liệu cao là rất khó đối với công nghệ CDMA do
can nhiễu giữa các dịch vụ.

- Khó có thể tạo ra một dải đầy đủ các dịch vụ đa tốc độ với yêu cầu về hiệu năng
và QoS khác nhau do những hạn chế đối với mạng lõi gây ra bởi tiêu chuẩn giao diện
vô tuyến.

- Yêu cầu băng thông lớn.

- Phí dịch vụ tương đối cao.

1.6 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G)

Vào tháng 3 năm 2008, tổ chức ITU-R đã đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn cho hệ
thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G) với tên gọi IMT – Advanced. Theo IMT –
Advanced, hệ thống thông tin di động 4G phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Xây dựng dựa hệ thống mạng IP chuyển mạch gói.

- Đáp ứng được tốc độ dữ liệu đỉnh lên đến 100 Mb/s khi di chuyển với tốc độ
nhanh, và 1 Gb/s khi di chuyển với tốc độ chậm (hoặc đứng yên).

- Có thể linh hoạt trong việc sử dụng và chia sẽ tài nguyên mạng để hỗ trợ số
lượng lớn người sử dụng đồng thời trong một Cell.

- Độ rộng băng thông có thể thay đổi được một cách linh hoạt, phạm vi thay đổi
có thể lên đến 40 MHz.

SV: Đặng Anh Khoa 11 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Có hiệu suất sử dụng phổ tần đỉnh lên đến 15 b/s/Hz đối với đường xuống và
6,75 b/s/Hz đối với đường lên (tức nếu đường xuống đạt tốc độ 1Gb/s thì chỉ chiếm
dụng khoảng 67 MHz băng thông).

- Hiệu suất sử dụng phổ tần của hệ thống, trường hợp trong nhà, là 3 b/s/Hz/cell
cho đường xuống và 2,25 b/s/Hz/cell cho đường lên.

- Dễ dàng thực hiện chuyển giao giữa những mạng phức tạp.

- Khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho thế hệ đa phương tiện tiếp
theo.

Hiện nay, chỉ có hai hệ thống đáp ứng được các yêu cầu trên và được ITU công
nhận là hệ thống thông tin di động 4G, đó là: LTE-Advanced (được phát triển bởi
3GPP) và WirelessMAN-Advanced (được phát triển bởi IEEE).

4G cung cấp QoS và tốc độ phát triển hơn nhiều so với 3G đang tồn tại, không chỉ
là truy cập băng rộng, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), chat video, TV di động
mà còn các dịch vụ HDTV, các dịch vụ tối thiểu như thoại, dữ liệu và các dịch vụ
khác. Nó cho phép chuyển giao giữa các mạng vô tuyến trong khu vực cục bộ và có
thể kết nối với hệ thống quảng bá video số.

 Nhược điểm của hệ thống thông tin di động 4G:


- Yêu cầu thiết bị tương thích để có thể kết nối với mạng 4G.

- Thiết bị di động tiêu hao năng lượng hơn.

- Yêu cầu thành phần hệ thống phức tạp.

- Chi phí dịch vụ và giá thành thiết bị tương đối cao.

1.7 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ năm (5G)

Để đảm bảo cho sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động, vào tháng 2
năm 2013, ba tổ chức của Trung Quốc là: Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin
MIIT, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia NDRC và Bộ Khoa học và Công nghệ
MOST đã cùng nhau hợp tác thành lập nhóm “IMT-2020 (5G) Promotion” dựa trên

SV: Đặng Anh Khoa 12 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

nền tảng của nhóm “IMT-Advanced Promotion” nhằm hướng đến việc xây dựng và
phát triển hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G).

Theo IMT 2020, hệ thống 5G phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

- Tốc độ dữ liệu cao hơn hệ thống hiện tại từ 10 đến 100 lần.

- Độ trễ gần như bằng 0.

Hình 1.2. Khối khả năng của hệ thống 5G trong tương lai.

- Đáp ứng phục vụ được số lượng lớn thiết bị (hàng triệu thiết bị trên 1 km2).

- Đáp ứng được Thông lượng cao hơn, khoảng vài chục Tbps/km2 .

- Đảm bảo kết nối liên tục với các thiết bị di chuyển với tốc độ cực nhanh, lên tới
hơn 500 km/h.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng phổ lên từ 5 đến 15 lần.

- Giảm chi phí tiêu hao trên mỗi bit dữ liệu khoảng 100 lần.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng lên hơn 100 lần.

SV: Đặng Anh Khoa 13 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Để làm được điều này, cần phải có những nền tảng kỹ thuật mới để nâng cấp quá
trình xử lý và truyền dữ liệu của hệ thống di động hiện nay. Đã có nhiều kỹ thuật được
đề xuất, ví dụ như:

- Công nghệ truyền dẫn không dây:

o Massive MIMO.

o Đa truy nhập: NOMA, BDMA…

o Nâng cao kỹ thuật đa sóng mang: FBMC, UBMC…

o Các kỹ thuật điều chế và mã hóa tiên tiến: WAN, tiền mã hóa…

- Công nghệ mạng không dây:

o Mạng truy cập vô tuyến đám mây C-RAN.

o Mạng di động MN.

o Truyền thông D2D.

Kết luận chương: Hệ thống 5G trong tương lai sẽ đem lại cho người sử dụng
những trải nghiệm hoàn toàn mới về chất lượng dịch vụ, nơi mà chúng ta có thể kết
nối với mọi vật xung quanh mọi lúc, mọi nơi. Mạng 5G sẽ là một mạng lưới hoàn
chỉnh cho mạng di động không dây, hướng đến một thế giới không dây “thực sự”, một
thế giới Internet of Everything (IoE).

SV: Đặng Anh Khoa 14 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

CHƯƠNG 2
KIẾN TRÚC CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G

Giới thiệu chương: Chương này sẽ đề cập đến kiến trúc của hệ thống thông tin
di động thế hệ thứ 5 (5G) và các công nghệ, kỹ thuật truyền dẫn mới được cho là ứng
viên cho việc phát triển hệ thống này. Đồng thời, chương này cũng đề cập đến những
vấn đề về an ninh mạng mà hệ thống 5G trong tương lai có thể phải đối mặt.

2.1 Kiến trúc hệ thống 5G

Hình 2.1. Kiến trúc hệ thống 5G (Nguồn: METIS).

Năm 2012, Ủy ban Châu Âu (European Commission) đã chi ra 50.000.000 triệu


Euro để đầu tư vào nghiên cứu việc triển khai hệ thống thông tin di động 5G vào năm

SV: Đặng Anh Khoa 15 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

2020. Đã có nhiều dự án được đề xuất, nhưng trong đó, nổi bật nhất là dự án METIS
(Mobile and wireless communications Enablers for Twenty-twenty (2020) Information
Society). Mục tiêu của dự án là xây dựng nền tảng cho một hệ thống thông tin di động
và không dây trong tương lai. METIS đã cung cấp kiến trúc cùng với những công nghệ
cần thiết để có thể triển khai hệ thống 5G.

Theo dự án METIS, hệ thống 5G sẽ được xây dựng dựa trên kiến trúc Mạng truy
nhập vô tuyến đám mây C-RAN (Cloud Radio Access Network). Kiến trúc hệ thống
5G vẫn sử dụng phủ sóng phân chia theo các Cell, bao gồm các trạm gốc (BS) được
trang bị Anten Massive MIMO để quản lý các MacroCell, trong các MacroCell sẽ
được phân chia ra nhiều Cell nhỏ được quản lý thông qua các Node mạng. Bên cạnh
đó, hệ thống 5G còn phát triển một số công nghệ mới như Mạng di chuyển MN
(Moving Network), Truyền thông D2D (Divice to Divice Communication),…

Các trạm BS với Anten Massive MIMO đóng vai trò như các điểm truy nhập hỗ trợ
cho mạng C-RAN giao tiếp với các mạng truy nhập cơ bản (2G/3G/4G). Hơn nữa,
trong hệ thống 5G, các User còn có thể phối hợp với nhau tạo thành các mảng của
Anten Massive MIMO ảo, các mảng Anten Massive MIMO ảo này kết hợp với Anten
tại các Node truy nhập ở các Cell nhỏ tạo ra những liên kết Massive MIMO, làm tăng
hiệu quả truyền dữ liệu của hệ thống.

2.1.1 Mạng truy nhập vô tuyến đám mây C-RAN

C-RAN là một kiến trúc được đề xuất cho các mạng di động trong tương lai. Nó lần
đầu tiên được giới thiệu bởi Viện nghiên cứu di động Trung Quốc (China Mobile
Research Institute) vào tháng 4 năm 2010 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Một cách dễ
hiểu, C-RAN là một kiến trúc mạng truy cập vô tuyến được xây dựng dựa trên điện
toán đám mây để hỗ trợ cho 2G, 3G, 4G và các chuẩn truyền thông không dây khác
trong tương lai.

Kiến trúc mạng truy cập vô tuyến thông thường được xây dựng dựa trên các trạm
thu phát gốc BTS (Base Tranceiver Station). Mỗi trạm BTS sẽ quản lý một khu vực
nhỏ, và một nhóm BTS sẽ đảm bảo phủ sóng liên tục trong một khu vực. Do hạn chế

SV: Đặng Anh Khoa 16 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

về tài nguyên phổ, các nhà cung cấp mạng đã “tái sử dụng” các tần số giữa các BTS
khác nhau, vì vậy gây ra hiện tượng can nhiễu giữa các Cell lân cận. Bên cạnh đó, kiến
trúc này còn có nhiều nhược điểm khác như:

- Việc xây dựng và vận hành các trạm BTS khá tốn kém.

- Khó nâng cao dung lượng hệ thống: khi đưa thêm nhiều BTS vào hệ thống để
gia tăng dung lượng, sự can nhiễu giữa các BTS còn nghiêm trọng hơn trường hợp “tái
sử dụng” tần số.

- Khả năng xử lý của mỗi BTS không thể chia sẽ cho các BTS khác, vì vậy mà
BTS chỉ đáp ứng được khả năng xử lý lưu lượng tối đa chứ không đáp ứng được khả
năng xử lý lưu lượng trung bình của hệ thống, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên xử lý
và năng lượng trong thời gian rỗi của các BTS.

Tuy nhiên, hệ thống BTS trong C-RAN lại khác. Các BTS trong C-RAN là sự áp
dụng những kỹ thuật tiên tiến trong hệ thống thông tin không dây, thông tin quang và
công nghệ thông tin như: sử dụng loại Anten thông minh mới, các công nghệ điều chế,
ghép kênh đạt hiệu quả cao, sử dụng sóng milimet trong quá trình truyền dẫn… BTS
trong C-RAN còn tận dụng được nền tảng mở và công nghệ ảo hóa thời gian thực của
điện toán đám mây để đạt được khả năng phân bổ tài nguyên một cách linh động hỗ
trợ không nhỏ cho các nhà cung cấp, các môi trường đa công nghệ.

SV: Đặng Anh Khoa 17 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.2. Sự thay đổi từ RAN sang C-RAN.

2.1.2 Mạng di chuyển MN

Trong các mạng thông tin không dây tương lai, một số lượng lớn truy cập của người
sử dụng sẽ đến từ các phương tiện đi lại (như ô tô, xe bus, tàu lửa,…). Vì vậy, một giải
pháp đã được đề ra, đó là triển khai một hoặc một vài Điểm chuyển tiếp di động MRN
(Moving Relay Node) trên các phương tiện đi lại để hình thành một Cell di động riêng
của phương tiện đó, đây gọi là mạng di chuyển MN.

Bằng việc sử dụng Anten thích hợp, một MRN có thể giảm hoặc thậm chí là loại bỏ
được suy hao xuyên qua (penetration loss) xe cộ, loại suy hao mà ảnh hưởng tương đối
lớn đến quá trình giao tiếp của hệ thống. Hơn nữa, các điểm MRN có thể khai thác tốt
các công nghệ Anten thông minh cũng như phương thức xử lý tín hiệu tiên tiến khác
nhau, vì chúng ít bị hạn chế về kích thước và năng lượng so với các thiết bị người sử
dụng thường xuyên kết nối với các trạm gốc vĩ mô.

Hình 2.3. Mạng di chuyển MN.

Các MRN cũng có khả năng được sử dụng để phục vụ người dùng bên ngoài
phương tiện di chuyển, do đó nó cũng có thể trở thành một trạm gốc nhỏ có khả năng
di chuyển trong mạng. Vì vậy, phương tiện di chuyển và hệ thống giao thông sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong mạng di động không dây trong tương lai. Những phương

SV: Đặng Anh Khoa 18 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

tiện này sẽ cung cấp thêm dung lượng thông tin và mở rộng vùng phủ của hệ thống
truyền thông di động.

Tuy nhiên, việc triển khai các MRN cũng gặp không ít những khó khăn như phải có
hệ thống đường trục hiệu quả, yêu cầu công nghệ phân bố tài nguyên và quản lý can
thiệp phức tạp, phải có phương thức quản lý di động thích hợp…

2.1.3 Truyền thông D2D

Mạng cực kì dày đặc UDN (Ultra-Dense Network) không chỉ xuất hiện khi mà số
lượng người sử dụng mạng thông tin tăng lên, các liên kết ngắn lại mà còn xuất hiện
khi có quá nhiều cấu trúc liên kết được phát triển (chẳng hạn như tín hiệu đến từ các
dải quang phổ khác nhau). Mạng UDM cho khả năng cung cấp dung lượng nhiều hơn
trong những khu vực có số lượng lớn người sử dụng truy nhập mạng như ở các sự kiện
thể thao lớn, sân bay, trường học, các trung tâm, những nơi mà sự mất mác thông tin
do bị hấp thụ bởi chướng ngại vật là rất lớn. Sự ra đời của UDN đã làm giảm đi vai trò
của hệ thống Cell truyền thống, các thiết bị cầm tay ở trong các khu vực lân cận nhau
có thể giao tiếp với nhau thông qua truyền thông D2D (Divive-to-Divice
Communication).

Hình 2.4. Mạng cực kỳ dày đặc UDN.

Truyền thông D2D là một cách rất hiệu quả để nâng cao dung lượng hệ thống và
hiệu quả phổ vì các thiết bị có thể trực tiếp giao tiếp với nhau bằng cách chia sẽ nguồn
tài nguyên tần số của mạng. Bên cạnh đó, các DUE (D2D UE – thiết bị người sử dụng

SV: Đặng Anh Khoa 19 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

dùng truyền thông D2D) có thể thực hiện quá trình chuyển tiếp truyền dẫn để tạo ra
liên kết truyền thông nhiều bước (multi-hop). Khả năng này đã cho phép cải thiện và
mở rộng phạm vi bao phủ của truyền thông D2D. Lợi ích đạt được của truyền thông
D2D phụ thuộc vào số lượng các cặp DUE sẵn sàng cho các trường hợp ứng dụng
khác nhau.

Trong mạng 5G, nơi mà số lượng thiết bị thông minh tham gia vào mạng thông tin
tăng lên rất nhiều, truyền thông D2D sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để có
thể đưa truyền thông D2D vào trong mạng 5G, cần phải giải quyết được các vấn đề
sau:

 Phát hiện trực tiếp (Direct Discovery): Thiết bị người sử dụng cần phải xác
định được những thiết bị “hàng xóm” trước khi thực hiện truyền thông. Vì thế, việc
phát hiện thiết bị và phát hiện dịch vụ là 2 vấn đề quan trọng trong truyền thông D2D.
Phát hiện trực tiếp sẽ có 2 chế độ: chế độ A (“Tôi ở đây”) và chế độ B (“Ai đang ở
đấy?”/”Bạn có ở đấy không?”). Trong chế độ A, các UE “được phát hiện” sẽ thông
báo sự tồn tại của nó với một số thông tin về bản thân (có khả năng đáp ứng được gì?),
các UE “đi phát hiện” sẽ đọc và xử lý thông tin chỉ khi nó quan tâm. Trong chế độ B,
các UE “đi phát kiện” sẽ gửi yêu cầu kết nối với một số thông tin của bản thân (cần
được đáp ứng vấn đề gì?), các UE “được phát hiện” sẽ trả lời nếu nó có khả năng đáp
ứng nhu cầu. Quá trình này yêu cầu các thiết bị đầu cuối phải báo cáo thông tin vị trí
trước khi thực hiện quá trình “phát hiện”, việc này làm tăng độ trễ và tính phức tạp của
hệ thống.

 Quản lý can thiệp: Việc chia sẽ tài nguyên trong truyền thông D2D cũng gây ra
sự can thiệp giữa các UE với nhau. Các trường hợp can thiệp lẫn nhau được thể hiện ở
Hình 2.5. Có thể thấy rằng, các cặp D2D phải giữ một khoảng cách nhất định so với
trạm gốc BS và các UE đơn khác để tránh sự can thiệp lẫn nhau. Chính vì vậy mà việc
quản lý can thiệp là rất quan trọng trong truyền thông D2D. Quản lý can thiệp bao gồm
lựa chọn chế độ, phân bố tài nguyên và điều khiển công suất.

SV: Đặng Anh Khoa 20 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

 Quản lý can thiệp có thể hoạt động ở 3 chế độ: chế độ tái sử dụng, chế độ
trưng dụng và chế độ Cell.

- Chế độ tái sử dụng: các thiết bị truyền thông D2D (DUE – D2D User
Equipment) chia sẽ chung nguồn tài nguyên tần số của mạng, điều này sẽ tăng hiệu
quả phổ nhưng gây một ít vấn đề về can thiệp.

- Chế độ trưng dụng: các DUE sẽ sử dụng một phần tài nguyên có sẵn của
các UE đơn (không tham gia vào D2D), điều này sẽ hạn chế được sự can thiệp giữa
DUE và các UE đơn nhưng lại tăng khả năng can thiệp giữa các DUE với nhau.

Hình 2.5. Các trường hợp can thiệp lẫn nhau trong truyền thông D2D.

- Chế độ Cell: cặp DUE thực hiện truyền thông với các thiết bị khác thông
qua BS như các thiết bị trong hệ thống Cell truyền thống.

 Truyền thông trực tiếp: Làm sao có thể tận dụng được một cách linh hoạt và
triệt để nguồn tài nguyên tần số trong hệ thống 5G để thiết kế được liên kết truyền

SV: Đặng Anh Khoa 21 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

thông trực tiếp D2D vẫn là một vấn đề cần quan tâm. Đã có nhiều đề xuất về các công
nghệ đa sóng mang như FBMC, UFMC,…, tất cả đều được dự đoán là có khả năng
đáp ứng tốt được yêu cầu này.

2.2 Mạng lõi Nano

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra cho hệ thống 5G không phải là điều dễ dàng,
ngoài những phương thức mới trong truyền dẫn, cần phải có một công nghệ mới làm
nền tảng để thiết kế, xây dựng các thiết bị trong hệ thống. Và xây dựng mạng lõi Nano
làm cốt lõi cho hệ thống 5G chính là một giải pháp được xem là tối ưu nhất có thể đáp
ứng yêu cầu này.

Mạng lõi Nano được định nghĩa một cách đơn giản là sự hội tụ của 3 công nghệ:

- Công nghệ Nano.

- Điện toán đám mây.

- Mạng All IP (AIPN).

Hình 2.6. Mạng lõi Nano trong hệ thống 5G.

SV: Đặng Anh Khoa 22 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

2.2.1 Công nghệ Nano

Các tiêu chuẩn của Công nghệ Nano đã được giới thiệu bởi Nori Taniguchi tại Hội
nghị Quốc tế về kỹ thuật sản xuất Tokyo vào năm 1974. Công nghệ Nano là việc ứng
dụng kỹ thuật Nano để điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống trên đơn vị diện
tích được tính bằng nanomet (từ 0,1 – 100 nm). Lĩnh vực này còn được biết đến với
cái tên Công nghệ Nano phân tử MNT (Molecular NanoTechnology).

Công nghệ Nano đã trở thành một cuộc cách mạng công nghệ, là mục tiêu hướng
tới của các hệ thống viễn thông trong thời gian tới. Công nghệ Nano đã cho thấy sự tác
động của nó trên cả mạng di động và mạng lõi. Đồng thời, công nghệ Nano còn tác
động không nhỏ đến các thiết bị cảm biến cũng như vấn đề an ninh trong mạng. Công
nghệ Nano đã trở thành một khái niệm quan trọng trong việc phát triển của ngành viễn
thông.

Các cấu trúc Nano có tiềm năng ứng dụng làm thành phần chủ chốt trong những
dụng cụ thông tin kỹ thuật có những chức năng mà truớc kia chưa có. Chúng có thể
được lắp ráp trong những vật liệu trung tâm cho điện từ và quang. Những vi cấu trúc
này là một trạng thái độc nhất của vật chất có những hứa hẹn đặc biệt cho những sản
phẩm mới và rất hữu dụng.

Nhờ vào kích thuớc nhỏ, những cấu trúc Nano có thể đóng gói chặt lại và do đó làm
tăng tỉ trọng gói (packing density). Tỉ trọng gói cao có nhiều lợi điểm: tốc độ xử lý dữ
liệu và khả năng chứa thông tin gia tăng. Tỉ trọng gói cao là nguyên nhân cho những
tương tác điện và từ phức tạp giữa những vi cấu trúc kế cận nhau. Đối với nhiều vi cấu
trúc, đặc biệt là những phân tử hữu cơ lớn, những khác biệt nhỏ về năng lượng giữa
những cấu hình khác nhau có thể tạo được các thay đổi đáng kể từ những tương tác đó.
Vì vậy mà chúng có nhiều tiềm năng cho việc điều chế những vật liệu với tỉ trọng cao
và tỉ số của diện tích bề mặt trên thể tích cao, chẳng hạn như bộ nhớ (memory).

2.2.1.1 Thiết bị Nano

Điện thoại di động hiện nay không chỉ đơn thuần dùng để liên lạc. Có hàng trăm,
hàng ngàn ứng dụng được phát triển phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của người sử

SV: Đặng Anh Khoa 23 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

dụng, từ việc giải trí cho đến việc kiểm tra, giám sát sức khỏe, giám sát an ninh từ xa,
… Điện thoại di động đã dần trở thành một thiết bị thể hiện cá tính của mỗi người sử
dụng. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động, cũng như sự tăng cao
trong nhu cầu của người sử dụng, công nghệ điện tử - viễn thông bắt buộc phải phát
triển theo để đáp ứng được những vấn đề đó. Và đây chính là lúc mà các thiết bị sử
dụng Công nghệ Nano xuất hiện và trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết. Những chiếc
điện thoại được sử dụng trong hệ thống 5G lõi Nano đươc gọi là Thiết bị Nano (NE –
NanoEquipment).

Những đặc tính nổi bật của NE:

- Nguồn năng lượng tự nhiên: Nguồn năng lượng có thể là năng lượng mặt trời,
nước, không khí,…

- Khả năng cảm biến môi trường: cảm biến được sự thay đổi của môi trường, dự
báo thời tiết, đánh giá mức độ ô nhiễm …

- Thiết kế dễ uốn dẻo, linh động, khó bị phá vỡ.

- Trong suốt, có khả năng “nhìn xuyên” qua được.

- Khả năng tự làm sạch bề mặt.

SV: Đặng Anh Khoa 24 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.7. Điện thoại Nano “trong suốt”.

Gần đây, hãng điện thoại nổi tiếng Nokia đã hợp tác cùng với Trường Đại học
Cambridge (Anh) và đưa ra được một khái niệm công nghệ mới, đó là Morph.

Hình 2.8. Morph – Khái niệm công nghệ cho tương lai.

Morph trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là định hình, hình thức. Morph là một khái
niệm về công nghệ mà ở đó, việc ứng dụng công nghệ Nano đã giúp cho các thiết bị di
động trong tương lai có khả năng co giãn linh hoạt, cho phép người sử dụng có thể
chuyển đổi thiết bị di động của họ thành các hình dạng khác nhau.

2.2.1.2 Cảm biến Nano

Cảm biến Nano là bất kỳ loại cảm biến nào (sinh học, hóa học,…) cung cấp khả
năng truyền tải những thông tin cảm biến ở quy mô Nano đến với thế giới vĩ mô. Cảm
biến Nano cho phép ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, xây dựng, y tế, bảo hiểm, an ninh quốc gia…

Hầu hết các cảm biến này đều dựa trên công nghệ Nano thuần túy, sau đây là một số
ứng dụng mà cảm biến Nano có thể làm được:

- Cảm biến Vật lý: phương pháp này cho phép đo đạc được các đặc tính riêng của
hầu hết các phân tử sinh học

- Cảm biến hóa học: cảm biến khí gas dựa trên ống Nano …

SV: Đặng Anh Khoa 25 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Cảm biến sinh học: Cho khả năng xác định DNA bằng việc sử dụng hạt Nano
được mã hóa.

Với kích thước siêu nhỏ, cùng với khả năng cảm biến chính xác, cảm biến Nano có
thể được tích hợp với bất kì hệ thống hay thiết bị nào mà không sợ tốn diện tích. Thậm
chí, nó có thể được thiết kế như một robot Nano, cho phép đi vào và cung cấp các
thông tin bên trong cơ thể của con người.

Hình 2.9. Cảm biến Nano.

2.2.1.3 Công nghệ Nano trong mạng lõi Nano

Một cách rõ ràng, hệ thông 5G yêu cầu tốc độ dữ liệu cao và cung cấp một lưu
lượng đáng tin cậy để có thể thao tác những công việc khổng lồ chỉ như làm việc với
một đối tượng duy nhất mà vẫn đảm bảo được những vấn đề về an ninh mạng. Các
mạng lõi hiện nay (LTE, WiMAX) vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu này, nhưng
mạng lõi Nano sử dụng công nghệ Nano thì hoàn toàn có thể.

Để tạo được một nền tảng vững chắc nhằm hỗ trợ cho các yếu tố cần thiết trong
mạng lõi Nano, cần xây dựng được hệ thống phần cứng và phần mềm trong cơ sở hạ
tầng mạng đảm bảo được hiệu suất, có tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Ta có thể
sử dụng hệ thống Xử lý tín hiệu số DSP để đám ứng những yêu cầu này. Hệ thống sẽ
đảm nhận nhiệm vụ biến đổi và chuyển mã cho các thiết bị, trong khi bộ vi xử lý máy
tính với hiệu suất cao nhất sẽ làm nhiệm vụ điều khiển và báo hiệu.

Một yêu cầu khác được đặt ra đó là phải kết hợp được những chức năng trên với hệ
thống mạng có khả năng sẵn sàng đáp ứng dịch vụ cao, và Kiến trúc Điện toán Viễn
thông Nâng cao ATCA (Advanced Telecommunications Computing Architecture) có

SV: Đặng Anh Khoa 26 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

thể xem là giải pháp tối ưu để thực hiện yêu cầu này. ATCA cho phép thiết lập hệ
thống kết nối cũng như cơ sở hạ tầng riêng biệt để hỗ trợ cho những card DSP mật độ
cao.

Hiện nay, công nghệ Nano đã được ứng dụng trong việc chế tạo DSP. Hơn nữa,
Công nghệ Nano sẽ mở đầu cho giai đoạn DSP được thiết kế có khả năng tăng tốc độ
cũng như hiệu suất làm việc của toàn hệ thống.

2.2.1.4 Tính toán lượng tử

Tính toán lượng tử là lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào việc phát triển công nghệ
máy tính dựa trên các nguyên tắc của lý thuyết lượng tử, qua đó giải thích được bản
chất và trạng thái của năng lượng và vật chất ở cấp độ lượng tử (nguyên tử và hạ
nguyên tử).

Với những yêu cầu đặt ra, các hệ thống trong mạng 5G cũng phải đảm bảo được khả
năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao cũng như xử lý được một lượng dữ liệu khổng lồ
trong thời gian ngắn.

Trong các máy tính kỹ thuật số hiện đại, thông tin được truyền đi thông qua các
dòng điện dưới dạng các hạt hạ nguyên tử mạng điện tích âm. Các transistor trong máy
tính chính là những thiết bị chuyển mạch dùng để lưu trữ trạng thái dữ liệu dưới dạng
“bit”, trong đó, các trạng thái “đóng” và “mở” của transistor đại diện cho giá trị của
các bit dữ liệu là: 1 và 0. Ví dụ, với 3 bit, ta có tổng cộng 8 trạng thái dữ liệu: 0-0-0, 0-
0-1, 0-1-0, 0-1-1, 1-0-0, 1-0-1, 1-1-0, 1-1-1. Tuy nhiên, chỉ có 1 trong các trạng thái
trên là được lưu trữ lại trong 3 bit của máy tính ở tại một thời điểm. Nhược điểm này
sẽ gây cản trở trong việc thao tác với các luồng dữ liệu trong hệ thống 5G.

Mặc dù chỉ tồn tại ở mặt lý thuyết nhưng máy tính lượng tử được xem là một giải
pháp để lưu trữ nhiều trạng thái dữ liệu trên máy tính tại cùng một thời điểm. Máy tính
lượng tử là một thiết bị tính toán sử dụng những lý thuyết về tính toán lượng tử để thực
hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào.

Tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) để mã hóa trạng thái dữ liệu,
đặc biệt, các qubit có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử. Điều này xảy ra khi

SV: Đặng Anh Khoa 27 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

một hệ lượng tử có cùng lúc nhiều giá trị có thể đo được cho một tính chất vật lý, tức
là qubit có thể lưu trữ cùng lúc hai trạng thái 0 và 1 tại cùng một thời điểm (nếu dữ
liệu được mã hóa về dạng nhị phân). Máy tính hiện nay có thể thực hiện tính toán 64
bits dữ liệu tại một thời điểm, nếu nó là một máy tính lượng tử, con số này sẽ tăng lên
gấp khoảng 264 lần.

Hình 2.10. Qubit.

2.2.1.5 Mở rộng khả năng lưu trữ

Một trong những yêu cầu chính của mạng lõi Nano đó là khả năng lưu trữ số lượng
lớn dữ liệu. Các thiết bị hiện đại ngày càng cần một bộ nhớ lớn, nhưng với công nghệ
hiện tại, rất khó đề đáp ứng điều này, khi đó, công nghệ nano chính là giải pháp. Bằng
việc sử dụng các Chấm lượng tử Nano (Nanodot), bộ nhớ của các thiết bị có thể được
mở rộng một cách đáng kể.

Chấm lượng tử Nano là một tinh thể nano được làm từ vật liệu chất bán dẫn mà kích
thước của nó đủ nhỏ để làm xuất hiện các đặc tính cơ học lượng tử. Chấm lượng tử có
dạng hình cầu, bao dồm hàng trăm nguyên tử bán dẫn và chúng có thể được tích từ
tính, điều này cho phép chúng có thể lưu trữ dữ liệu ở trạng thái nhị phân (0 hoặc 1).
Trong hệ thống ổ cứng hiện tại, các thiết bị lưu trữ bit thông tin phải được đặt đủ xa
nhau đề tránh sự can thiệp lẫn nhau. Tuy nhiên đối với chấm lượng tử Nano thì khác,
chấm lượng tử nano thực hiện các hoạt động tính toán mà không theo bất kì cấu trúc

SV: Đặng Anh Khoa 28 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

liên kết nào, chính vì vậy mà chúng có thể được sắp xếp gần nhau hơn. Với ưu điểm
này, chúng ta có thể xây dụng được bộ nhớ lên tới 5 TB dữ liệu chỉ trong khoảng
không gian kích thước của một con tem.

Hình 2.11. Nanodot.

Chấm lượng tử Nano có thể được sử dụng cho các Thiết bị Nano cũng như cho hệ
thống mạng lõi Nano, và chúng cũng có thể trở thành các hạt qubit trong tương lai.

2.2.1.6 Nâng cao cơ chế bảo mật

Khi mạng 5G được triển khai, mạng lõi Nano trở thành một máy chủ toàn cầu, nơi
mà người dùng có thể truy cập bất cứ ứng dụng thời gian thực nào họ muốn, đó chính
là lúc mà vấn đề an ninh mạng được đặt lên hàng đầu. Được xem là hệ mã an toàn nhất
cho đến thời điểm hiện tại, mật mã lượng tử (Quantum Cryptography) có thể xem là
một giải pháp lý tưởng cho vấn đề an ninh mạng của hệ thống 5G.

SV: Đặng Anh Khoa 29 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.12. Mật mã lượng tử.

Mật mã lượng tử là một ngành khoa học nghiên cứu về bảo mật thông tin dựa trên
các tính chất của vật lý lượng tử. Trong khi mật mã truyền thống khai thác chủ yếu các
kết quả toán học của ngành độ phức tạp tính toán nhằm vô hiệu hoá kẻ tấn công thì
mật mã lượng tử khai thác chính bản chất vật lý của các đối tượng mang thông tin mà
ở đây là các trạng thái lượng tử, ví dụ như các photon ánh sáng. Mật mã lượng tử cho
phép bảo mật thông tin truyền đi bằng truyền thông quang (FSO - Free Space Optical
Communications). Nó cho phép thông tin được bảo mật "tuyệt đối", không phụ thuộc
vào độ mạnh của máy tính, độ tối tân của dụng cụ hay sự xảo quyệt của kẻ tấn công.
Sự bảo mật của mật mã lượng tử bắt nguồn từ những quy luật không thể phá bỏ của tự
nhiên, do đó nó được xem như là một sự bảo vệ mạnh mẽ nhất có thể cho dữ liệu cho
đến hiện nay.

Quá trình truyền chìa khóa lượng tử sử dụng cơ học lượng tử để đảm bảo an toàn
thông tin. Nó cho phép hai bên tham gia trong quá trình truyền tin tạo ra một chìa khóa
bí mật ngẫu nhiên chỉ mình họ biết. Những chìa khóa này tạo nên từ các trạng thái
lượng tử, những photon truyền đi được đặt trong một trạng thái riêng biệt bởi người
gửi và được quan sát, đối chiếu bởi người nhận. Dựa vào những thỏa thuận trước về hệ

SV: Đặng Anh Khoa 30 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

quan sát, trạng thái lượng tử mà người gửi và người nhận có thể đảm bảo được an toàn
thông tin trong qua trình trao đổi. Trường hợp có xâm phạm, người hai bên sẽ dễ dàng
nhận biết được nhờ vào sự thay đổi trạng thái lượng tử, qua đó có thể dừng quá trình
trao đổi hoặc thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm phạm.

Tuy nhiên, việc sử dụng mật mã lượng tử có những yêu cầu nhất định về độ phức
tạp của thiết bị để có thể phát và nhận dạng các trạng thái lượng tử. Vì vậy, việc đưa
mật mã lượng tử vào hệ thống 5G như một phương pháp bảo mật cơ bản cho mọi
người là một vấn đề cần phải giải quyết.

2.2.2 Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô
hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet
nhằm cung cấp dữ liệu và các ứng dụng cho người sử dụng. Thuật ngữ "đám mây" ở
đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ
mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa
trong nó. Điện toán đám mây cho phép người sử dụng và các doanh nghiệp có thể sử
dụng các ứng dụng mà không cần cài đặt và truy cập các thông tin cá nhân trên bất kỳ
máy tính nào được kết nối Internet.

Đại bộ phận cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những
dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu được xây dựng
trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những
dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó “Đám mây” là
một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu. Các dịch vụ thương
mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều
đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ, Các tiêu chuẩn mở và phần mềm mã nguồn
mở cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo.

Mô hình điện toán đám mây đem lại những lợi ích cơ bản sau:

- Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho
doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc

SV: Đặng Anh Khoa 31 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu
máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu và “Đám mây” sẽ tự tìm kiếm tài
nguyên rỗi để cung cấp.

Hình 2.13. Điện toán đám mây.

- Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài
đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ,
cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định
chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.

- Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Giảm chi phí lắp đặt, vận
hành và bảo trì máy chủ, đơn giản hóa quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về chất
lượng.

- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu
của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư
như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Mọi vấn đề này đều
không phải quan tâm nữa khi sử dụng tài nguyên của mô hình Điện toán đám mây.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ theo ba mô hình
cơ bản:

- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)

- Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

SV: Đặng Anh Khoa 32 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Trong đó IaaS là cơ bản nhất và mỗi mô hình cao hơn tóm tắt từ các chi tiết của
những mô hình thấp hơn. Trong năm 2012, mạng lưới như một dịch vụ (NaaS) và giao
tiếp như một dịch vụ (CaaS) đã chính thức thêm vào bởi Hiệp hội viễn thông quốc tế
(International Telecommunication Union) như là một phần của các mô hình điện toán
đám mây cơ bản.

Nhìn chung, sự phát triển của điện toán đám mây cung cấp cho các doanh nghiệp
khai thác mạng những cơ hội rất lớn. Kể từ khi điện toán đám mây được triển khai, nó
đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó đối với hệ thống mạng cũng như
thúc đẩy hệ thống mạng phát triển. Các nhà khai thác mạng có thể truy cập vào thị
trường điện toán đám mây và tạo ra những dịch vụ giá trị gia tăng mới bằng cách kết
hợp những yêu cầu của ngành công nghiệp với những ứng dụng trong mô hình siêu thị
kỹ thuật số. Điều này giúp cho người sử dụng sở hữu được nhiều hơn nữa các ứng
dụng thời gian thực, qua đó đáp ứng được những yêu cầu về dịch vụ mà hệ thống 5G
đặt ra.

2.2.3 Mạng All IP

Không kém phần quan trọng, mạng All IP là một trong những công nghệ cấu thành
nên hệ thống mạng lõi Nano. Mạng AIPN có thể xem là chìa khóa để xây dựng và đưa
hệ thống 5G đi vào thực tế. Kiến trúc mạng IP phẳng có thế đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của người sử dụng trong việc truyền nhận dữ liệu đảm bảo thời gian
thực.

Mạng All IP (AIPN) được phát triển từ hệ thống 3GPP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường viễn thông. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với
những ứng dụng thời gian thực trên hệ thống mạng di động băng thông rộng, các nhà
cung cấp dịch vụ mạng không dây đang dần chuyển qua sử dụng kiến trúc mạng IP
phẳng. IP phẳng loại bỏ việc phân cấp trên mạng, thay vì xếp chồng các dữ liệu trong
mạng, kiến trúc dữ liệu được đơn giản hóa và chia nhỏ để có thể thực hiện việc loại bỏ
các thành phần phức tạp.

SV: Đặng Anh Khoa 33 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Các ưu điểm cơ bản của kiến trúc mạng IP phẳng:

- Chi phí thấp hơn.

- Truy cập liên tục.

- Giảm độ trễ hệ thống.

- Tách riêng truy cập vô tuyến và phát triển mạng lõi.

Những khía cạnh quan trọng của mạng All IP:

- Hỗ trợ cho nhiều hệ thống truy cập khác nhau.

- Hiệu suất quản lý di động cao.

- Có khả năng thích ứng và chuyển đổi phiên giữa các thiết bị đầu cuối.

- Có khả năng lựa chọn hệ thống truy cập thích hợp dựa trên các dải tiêu chuẩn.

- Cung cấp các dịch vụ ứng dụng tiên tiến, liên tục và ở khắp mọi nơi.

- Có khả năng xử lý hiệu quả và định tuyến tối ưu các loại hình tuyến IP khác
nhau như người dùng đến người dùng, người dùng đến nhóm người dùng, …

- Đảm bảo được các tiêu chí về QoS.

Mạng 5G sử dụng kiến trúc IP phẳng để làm nền tảng nâng cấp mạng vô tuyến
thành mạng lõi Nano (NanoCore). Đồng thời, mạng 5G sử dụng công nghệ Nano như
một công cụ bảo vệ trước những vẫn đề an ninh có thể nảy sinh khi sử dụng mạng IP
phẳng.

2.3 Các lớp mạng

Để đảm bảo các thiết bị đầu cuối trong mạng kết nối truyền thông được với nhau, hệ
thống 5G cũng sử dụng nền tảng mô hình OSI để xây dựng các lớp mạng.

SV: Đặng Anh Khoa 34 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.14. Các lớp mạng trong hệ thống 5G.

2.3.1 Lớp Kiến trúc không dây mở (OWA – Open Wireless


Architecture)

Lớp OWA được xây dụng dựa trên lớp 1 (lớp Vật lý) và lớp 2 (lớp Liên kết dữ liệu)
trong mô hình OSI.

Lớp OWA cung cấp các giải pháp để các ứng dụng và hệ điều hành trở nên độc lập
với lớp truyền thông không dây. OWA sẽ khai báo những module truyền thông không
dây trên giao diện vô tuyến tương ứng với các công nghệ truyền dẫn vô tuyến vật lý
(RTTs), tạo điều kiện cho các hệ điều hành khách có thể hoạt động trên hệ điều hành
máy chủ của các thiết bị đầu cuối di động để hỗ trợ chuyển giao giữa các nền tảng hệ
điều hành khác nhau.

Với kiến trúc không dây mở, chúng ta có thể truy cập vào các hệ thống mạng không
dây của các thế hệ di động khác nhau mà không cần phải thay đổi thiết bị đầu cuối di
động.

2.3.2 Lớp mạng (Network Layer)

Lớp mạng được xây dựng dựa trên nền tảng IP. Hiện nay, IPv4 đã trở nên phổ biến
trên toàn thế giới, nó đã trở thành chuẩn giao thức mạng cơ bản cho bất kỳ thiết bị kết
nối nào. Mặc dù vậy, IPv4 lại tồn tại một số những hạn chế như giới hạn về số lượng

SV: Đặng Anh Khoa 35 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

địa chỉ và khó có khả năng thực hiện hỗ trợ QoS chi mỗi luồng dữ liệu. Những vấn đề
này đều được giải quyết trong giao thức IPv6, đổi lại, kích thước phần mào đầu của
bản tin sẽ tăng lên đáng kể.

Các hệ thống mạng trong hệ thống 5G sẽ sử dụng IPv6 di động MIPv6 (Mobile
Internet Protocol Version 6). MIPv6 là một chuẩn nhằm giúp các thiêt bị di động có
thể di chuyển giữa các mạng khác nhau mà vẫn có thể duy trì được kết nối mà không
cần phải thay đổi địa chỉ IP của thiết bị, nói cách khác, các thiết bị di động có thể kết
nối vào Internet ở bất cứ địa điểm nào trên thế giới. MIPv6 giải quyết được đồng thời
hai vấn đề: chuyển giao liên tục mà không cần thay đổi địa chỉ IP máy và tăng cường
khả năng nhận dạng gói tin của các địa chỉ IP.

Các điện thoai 5G sẽ duy trì trạng thái kết nối mạng đa không dây ảo (virtual multii-
wireless network). Để làm được điều này, lớp mạng của hệ thống 5G sẽ được chia
thành hai lớp con: lớp mạng thấp (dùng cho các giao diện) và lớp mạng cao (dùng cho
các thiết bị đầu cuối).

Hình 2.15. Lớp mạng (Network Layer).

2.3.3 Lớp Giao thức vận chuyển mở (OTP – Open Transport


Protocol)

Vai trò của lớp Vận chuyển đối với mạng di động vô tuyến và mạng hữu tuyến là
khác nhau. Đối với tất cả các phiên bản hệ thống TCP, việc mất phân đoạn bản tin là
do hiện tượng nghẽn mạng, trong khi đối với mạng vô tuyến, việc tổn thất thường là
do số lượng bit gây lỗi xuất hiện quá nhiều khi phân đoạn được truyền qua giao diện

SV: Đặng Anh Khoa 36 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

vô tuyến. Vì vậy, việc cải tiến giao thức TCP là điều cần thiết để có thể truyền lại
những phân đoạn TCP bị mất trên đường truyền không dây.

Đối với điện thoại 5G, lớp Vận chuyển còn có khả năng tải và cài đặt dữ liệu. Với
khả năng này, điện thoại di động có khả năng tải các phiên bản mới của giao thức Vận
chuyển để có thể cài đặt các công nghệ không dây đặc biệt. Đây đươc gọi là Giao thức
Vận chuyển mở OTP.

2.3.4 Lớp ứng dụng (Application layer)

Lớp ứng dụng trong hệ thống 5G được xây dựng dựa trên Lớp ứng dụng và Lớp
Trình diễn trong mô hình OSI.

Đối với các ứng dụng, yêu cầu quan trọng nhất đến từ thiết bị di động 5G là cung
cấp khả năng giám sát thông minh các tham số QoS. Ngày nay, điện thoại di động có
thể tự động chọn giao diện không dây để kết nối Internet nhưng lại không có khả năng
lựa chọn ra kết nối tốt nhất cho một dịch vụ nhất địch dựa trên lịch sử QoS, điều này
sẽ được khắc phục ở điện thoại di động 5G.

Điện thoại di động 5G sẽ cung cấp khả năng thử nghiệm chất lượng dịch vụ (QoS),
các tham số của QoS như Độ trễ, Jitter, băng thông, tổn thất, độ tin cậy … sẽ được lưu
trữ lại đầy đủ trong cơ sở dữ liệu của nó và dựa vào những thông tin này, kết hợp với
các thuật toán thông minh được cài đặt sẵn trong bộ xử lý của thiết bị, những chiếc
điện thoại này có thể chọn ra được kết nối không dây tốt nhất đảm bảo được QoS và
hạn chế tối đa mức chi phí tổn thất.

2.4 Kỹ thuật truyền dẫn

2.4.1 Dạng sóng

Trong thực tế hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thường dùng các sóng
có bước sóng centimet (tần số vài trăm MHz) để truyền dẫn vì chúng có khả năng dâm
xuyên, dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật… Nhưng theo dự báo của Cisco, tới năm
2020 sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị được kết nối vào mạng di động. Đây là một con số khổng
lồ so với tài nguyên về phổ tần khi sử dụng bước sóng centimet. Rất may là có một dải

SV: Đặng Anh Khoa 37 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

tần cực rộng với tần số trên 3 GHz mà trước giờ ít được chú ý, đó là những tần số có
bước sóng trong khoảng milimet, thường được gọi là sóng milimet (millimeter wave).

Hình 2.16. Lịch sử quá trình kết nối (Nguồn: Cisco).

Thực ra, việc sử dụng sóng milimet không phải là mới, WiGig (Wireless Gigabit
Alliance) là một chuẩn không dây trong nhà sử dụng dạng sóng này. Có những lý do
khiến cho sóng milimet ít được quan tâm, đó là khả năng dâm xuyên kém, tốn năng
lượng, khoảng cách truyền ngắn, dễ bị hấp thu bởi môi trường… Với những nhược
điểm này, sóng milimet được đánh giá chỉ phù hợp với truyền dẫn không dây trong
nhà, hoặc cự ly ngắn.

Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2011, Theodore S. Rappaport – người sáng lập và điều
hành trung tâm nghiên cứu công nghệ không dây Đại học New York – cùng các sinh
viên đã tiến hành một cuộc nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính của sóng milimet trong
khu vực đô thị. Quá trình nghiên cứu cho thấy đối với sóng milimet được phát với
công suất thấp, khả năng mất tín hiệu bắt đầu khi thiết bị thu đi xa thiết bị phát khoảng
tầm 200m. Đây quả là một nhược điểm lớn đối với các thế hệ di động đời đầu, khi mà
bán kính của các Cell thường lên đên hàng km. Nhưng trong khoảng một thập kỉ qua,
các công ty viễn thông đang có xu hướng thu nhỏ bán kính Cell nhằm tăng dung lượng
dữ liệu. Trong các trung tâm đô thị đông đúc như Seoul (Hàn Quốc), họ đã bắt đầu
triển khai mô hình Cell thu phát nhỏ (Small Cell) – các trạm thu phát nhỏ có thể được

SV: Đặng Anh Khoa 38 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

lắp đặt ở các trụ đèn hay các trạm xe bus – với tầm bao phủ không quá 100m. Như
vậy, vấn đề về cự ly sẽ được giải quyết trong các hệ thống di động tương lai.

Quá trình nghiên cứu này còn đem lai một ngạc nhiên lớn khác. Đó là việc thiết bị
di động không nhất thiết phải trong trạng thái LOS để kết nối với trạm thu phát khi sử
dụng sóng milimet. Tính phản xạ cao của tín hiệu ở tần số này hóa ra lại là một điểm
mạnh. Khi bị phản xạ trong môi trường đô thị (nhà cửa, bảng hiệu, con người…), các
tín hiệu sẽ lan tỏa khắp không gian, làm tăng cơ hội nhận được tín hiệu tới máy thu,
miễn là bộ thu và bộ phát được hướng theo các hướng thích hợp.

Hình 2.17. So sánh giữa công nghệ milimeter-wave và công nghệ hiện tại.

Tại Anh, đã có 3 băng tần đã được phân bổ cho việc sử dụng sóng Millimetre với
mục đích thương mại, cụ thể như sau:

- 57 - 66GHz: Dải tần sóng Millimetre 60GHz (hay Băng tần V) được quản lý
bởi OFCOM cho việc cấp phép sử dụng. Lượng lớn tín hiệu hấp thụ bởi đi qua oxy khí
quyển cùng các qui định chặt chẽ làm băng tần này chỉ phù hợp với phạm vi ngắn,
cùng các giải pháp sóng Millimetre điểm - điểm, điểm - đa điểm. Dãi sóng từ 57 -
64Ghz được qui định và cấp phép, song dãi 64-66GHz không cần cấp phép và tự kết
hợp. 

- 71 - 76GHz và 81 - 86GHz: Những dải tần 70GHz và 80GHz (hay Băng tần
E), được quản lý bởi OFCOM cho duy nhất hoạt động cấp phép và được xem như là

SV: Đặng Anh Khoa 39 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

băng tần phù hợp nhất cho mạng vô tuyến sóng Millimetre, kết nối đểm - điểm, điểm -
đa điểm và truyền dẫn thông tin. Mỗi băng có phạm vi phổ 5GHz sẵn dụng mà tổng số
thì nhiều hơn tất cả các băng tần được giao khác cộng với nhau. Mỗi dải 5GHz có thể
hoạt động như một kênh truyền dẫn vô tuyến lân cận duy nhất cho phép sử dụng rất
hiệu quả toàn bộ băng và lần lượt dẫn đến kết quả là tốc độ thông lượng cao tới 1 - 3
Gbps. Những tốc độ thông lượng này cao hơn đáng kể so với những tốc độ thông
lượng khác trong các tần số thấp hơn. Như vậy, những tốc độ thông lượng cao hơn có
thể đạt được với các thiết bị sóng millimetre khi cùng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến.
Nhu cầu hàng đầu của thị trường với các thiết bị này chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Ở Mĩ , cùng với 3 dải tần trên còn có dải tần 92 – 95 GHz: Dải tần 94GHz (Băng
tần W) được quản lý bởi FCC Part 15 cho cả việc hoạt động không cấp phép, nhưng
chỉ để sử dụng trong nhà. Dải tần này cũng được dùng cho các ứng dụng kết nối điểm
– điểm ngoài trời theo qui định của FCC Part 101, nhưng do dải tần từ 94 - 94.1 GHZ
bị loại bỏ nên dải tần 92GHz - 95GHz ít có hiệu quả phổ như các dải tần khác

Như vậy, sóng milimet đã mở ra một tương lai mới cho hệ thống truyền thông, bằng
việc kết hợp sóng milimet này với các hệ thống Anten tiên tiến, tinh vi hơn (ví dụ như
Anten Massive MIMO), ta có thể dễ dàng mở rộng phạm vi phủ sóng, đồng thời hạn
chế được những suy hao do môi trường, làm nền tang cho việc thông tin trong hệ
thống thông tin di động 5G.

2.4.2 Điều chế

Hiện nay, hầu hết các mạng viễn thông tiên tiến đều sử dụng phương pháp điều chế
QAM. QAM là phương thức điều chế biên độ cầu phương, là sự kết hợp giữa ASK và
PSK, vừa điều chế về biên độ, vừa điều chế về phase. Trong phương thức điều chế
này, ta thực hiện điều chế biên độ nhiều mức 2 sóng mang mà 2 sóng mang này được
dịch pha 1 góc 90 o. QAM giúp tăng hiệu suất phổ tần, giảm khả năng mắc lỗi, đáp ứng
được nhu cầu về truyền dẫn các dòng dữ liệu có tốc độ bit cao với độ rộng băng thông
tần có giới hạn.

SV: Đặng Anh Khoa 40 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tương lai, gần đây, công ty MagnaCom đã đề xuất
một phương thức điều chế mới, đó là Điều chế sóng WAM (WAve Modulation).
WAM là một phương thức điều chế thuần tín hiệu số mới sử dụng kỹ thuật nén phổ để
cải thiện hiệu quả phổ. Kỹ thuật nén phổ cho phép tăng tốc độ tín hiệu, giảm độ phức
tạp về ký tự trong bản tin. WAM còn sử dụng tín hiệu phi tuyến được xử lý bằng kỹ
thuật số ở phía thu, cho phép giảm được chi phí và công suất phát trong thiết vế máy
phát.

Theo MagnaCom, WAM dự kiến sẽ có những cải tiến đáng kể so với QAM:

- Độ lợi hệ thống tăng hơn 10dB.

- Khoảng cách truyền tín hiệu tăng gấp 4 lần.

- Giảm ½ lượng năng lượng tiêu thụ.

- Tăng 50% hiệu năng sử dụng phổ.

- Có khả năng chống nhiễu tốt hơn.

- Tốc độ bit cao hơn.

- Chi phí thấp hơn, thiết kế đơn giản hơn.

- Có khả năng thích ứng với các hệ thống khác.

Với những ưu điểm này, WAM sẽ là ứng cử viên sáng giá cho công nghệ điều chế
trong hệ thống thông tin 5G.

2.4.3 Ghép kênh

Hiện nay, hầu hết các hệ thống mạng đều ghép kênh bằng việc sử dụng kỹ thuật
OFDM. Kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là một trường
hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó các sóng mang phụ
trực giao với nhau, nhờ vậy phổ tính hiệu ở các sóng mang phụ cho phép chồng lấn lên
nhau mà phía thu vẫn có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ tín hiệu
làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với kỹ thuật điều
chế thông thường.

SV: Đặng Anh Khoa 41 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Tuy nhiên, OFDM vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng chú ý:

- Tính linh hoạt: Tiền tố lặp CP làm giảm hiệu quả phổ ngăn cản khả năng xử lý
linh hoạt của định dạng khung.

- Đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng. Điều này gây ra méo
phi tuyến ở các bộ khuếch đại công suất ở máy phát và máy thu.

- Khả năng mở rộng: Phạm vi phổ nhỏ, với phổ hẹp chỉ chứa được khoảng 4-6
sóng con với các dạng sóng khác nhau.

- Độ tin cậy: OFDM dễ bị tác động cả trong miền thời gian lẫn tần số do biến đổi
Fourier nhanh FFT.

- Tốc độ: khó khăn trong việc hỗ trợ các ký tự ngắn do hiện tượng trải trễ kênh.

Đã có một số phương pháp ghép kênh mới được đề xuất để xem xét ứng dụng cho
hệ thống 5G, trong đó bao gồm:

- Đa sóng mang lọc băng tần FBMC (Filter Bank Multi-Carrier): FBMC là 1
trong những dạng sóng mới được cho là có khả năng ứng dụng cho hệ thống 5G. Thay
vì lọc toàn bộ băng tần, bộ điều biến của FBMC lọc từng sóng mang con riêng trên
băng tần đó. Vì vậy, thay vì có dạng hình sin, các sóng mang con sẽ có nhiều hình
dạng phù hợp hơn theo thiết kế của bộ lọc và làm giảm các búp sóng phụ. Các bộ lọc
sóng mang con có khoảng tần số rất hẹp, do đó yêu cầu độ dài lọc phải dài hơn. FBMC
có thể đạt được trực giao bằng việc thực hiện bù QAM (O-QAM). FBMC có những ưu
điểm nổi bật:

 Cung cấp phổ hiệu quả, phù hợp với nhiều hệ thống.

 Không sử dụng CP (tiền tố lặp) => hiệu suất sử dụng phổ cao hơn.

 Hạn chế các búp sóng phụ.

 Có khả năng chống nhiễu tốt.

Tuy nhiên, FBMC cũng tồn tại một số hạn chế như tính toán phức tạp, độ dài
khung dữ liệu có thể cao hơn đáng kể nên khó đáp ứng được yêu cầu độ trễ.

SV: Đặng Anh Khoa 42 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Đa sóng mang lọc toàn bộ UFMC (Universal Filtered Multi-Carrier): UFMC là


dạng sóng kết hợp được những ưu điểm của CP-OFDM và FBMC đồng thời khắc
phục được những hạn chế của chúng. Khác với FBMC, UFMC chia tín hiệu thành
nhiều băng tần nhỏ và sau đó sẽ tiến hành quá trình lọc từng băng tần con đó, nhờ vậy
mà các búp sóng phụ và độ dài bộ lọc nguyên mẫu giảm đáng kể. FBMC cũng không
cần sử dụng tiền tố lặp CP.

- Ghép kênh phân chia theo tần số tiêu chuẩn GFDM (Generalised Frequency
Division Multiplexing): GFDM là một kỹ thuật ghép kênh linh hoạt, các sóng mang
không nhất thiết phải trực giao với nhau. GFDM cung cấp khả năng đáp ứng được yêu
cầu về độ trễ nhờ cấu trúc khung linh hoạt của nó. Khung GFDM có thể được thiết kế
phù hợp với giới hạn thời gian là 100ms; thậm chí trong trường hợp phải tăng các
thành phần trong khung, sự sắp xếp không liên tục hoặc phân bố không theo tỉ lệ của
các sóng mang con có thể sử dụng để chứa những thành phần dữ liệu thêm này. Bên
cạnh đó, GFDM cho khả năng kiểm soát tốt hơn hiện tượng bức xạ ngoài băng tần
(OOB) và làm giảm Tỉ số công suất đỉnh trung bình PAPR.

Hình 2.18. So sánh các phương thức điều chế.

2.4.4 Đa truy nhập

Mục tiêu của một hệ thống thông tin di động là cung cấp các dịch vụ hoàn thiện và
linh hoạt đến một số lượng lớn người sử dụng, vì vậy yêu cầu về khả năng đa truy

SV: Đặng Anh Khoa 43 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

nhập là điều bắt buộc. Hiện nay, có rất nhiều phương thức đa truy nhập, chẳng hạn
như: FDMA, TDMA, CDMA, OFDMA,…

Tuy nhiên, trong hệ thống thông tin di động, tài nguyên về tần số và thời gian là có
giới hạn, và công suất của hệ thống cũng bị hạn chế phụ thuộc vào số lượng tài nguyên
tần số và thời gian đã cấp phát. Chính vì lí do này, nhiều phương thức đã truy nhập sử
dụng tài nguyên mới đã được đề xuất, chẳng hạn:

- Đa truy nhập phân chia theo búp sóng BDMA (Beam Division Multiple
Access).

- Đa truy nhập không trực giao NOMA (Non-Orthogonal Multiple Access).

2.4.4.1 Đa truy nhập phân chia theo búp sóng BDMA

Khi một trạm gốc (BS) giao tiếp với các trạm di động (MS), một búp sóng trực giao
(orthogonal beam) sẽ được phân bố cho mỗi MS. Kỹ thuật BDMA được xây dựng dựa
trên nguyên tắc này. BDMA sẽ cấp phát một búp sóng Antenna tùy theo vị trí của MS,
cho phép các MS thực hiên quá trình truy nhập vào mạng, qua đó làm tăng đáng kể
dung lượng của hệ thống. Khi MS và BS đang trong trạng thái LOS (Line of Sight –
Tầm nhìn thẳng), chúng có thể truyền tải các búp sóng điều hướng tới những vị trí
khác nhau để thực hiện giao tiếp mà không gây can thiệp đến các MS ở rìa mỗi Cell.

SV: Đặng Anh Khoa 44 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.19. Đa truy nhập phân chia theo búp sóng BDMA.

 Đặc điểm của BDMA:

- Mỗi MS không sử dụng một búp sóng riêng, các MS ở vị trí cùng một góc so
với BS sẽ dùng chung một búp sóng để kết nối với BS.

- Các MS sử dụng chung 1 búp sóng sẽ sử dụng chung nguồn tài nguyên tần
số/thời gian.

- BS có thể thay đổi hướng, số lượng và độ rộng của búp sóng để dễ dàng thích
nghi với các môi trường thông tin di động khác nhau.

 Nguyên lý hoạt động:

- Khi bắt đầu giao tiếp, vì BS và MS không biết vị trí của nhau, nên MS sẽ tự xác
định vị trí và tốc độ di chuyển của mình, sau đó các MS sẽ phát xạ đẳng hướng để
truyền thông tin về vị trí và tốc độ đến BS.

- Dựa vào thông tin này mà BS tính toán hướng đi, chiều rộng búp sóng
downlink để cấp phát cho MS.

SV: Đặng Anh Khoa 45 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- MS sẽ dựa vào búp sóng này để thực hiện giao tiếp, thiết lập búp sóng uplink
đến BS.

- Sau khi búp sóng uplink được thiết lập, một búp sóng cập nhật sẽ được thực
hiện định kỳ giữa MS và BS.

Hình 2.20. Nguyên lý hoạt động của BDMA.

 Ưu điểm của BDMA:

- Các hệ thống thông tin di động có thể tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên
tần số, thời gian và công suất hệ thống, bằng việc phân chia hiệu quả nguồn tài nguyên
không gian cũng như tần số và thời gian kết hợp với việc cấp phát các búp sóng trực
giao đến các MS.

- Phương thức này phần nào đã giải quyết được các vấn đề về nhiễu xuyên Cell.

- Giảm được Tỉ số công suất đỉnh trung bình PAPR.

BDMA cho phép hỗ trợ 2 chế độ song công: FDD-BDMA và TDD-BDMA

SV: Đặng Anh Khoa 46 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.21. Cấu trúc khung của TDD-BDMA.

Hình 2.22. Cấu trúc khung của FDD-BDMA.

2.4.4.2 Đa truy nhập không trực giao NOMA

Để nâng cao hiệu suất sử dụng phổ, phương thức đa truy nhập không trực giao
NOMA đã được đề xuất. Theo dự đoán, NOMA sẽ sử dụng những kỹ thuật truyền –
nhận tiên tiến như SIC (Successive Interference Cancellation) hay DPC (Dirty Paper
Coding).

- Hủy bỏ sự can thiệp liên tục SIC là một kỹ thuật ở lớp vật lý, SIC cho phép thu
nhận được hai hay nhiều tín hiệu đồng thời ở máy thu mà không gây ra va chạm giữa
các tín hiệu này. Trong khi các thiết bị thu khác, chỉ có những tín hiệu mạnh nhất mới

SV: Đặng Anh Khoa 47 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

được giải mã và khôi phục, thiết bị thu sử dụng SIC lại cung cấp khả năng phục hồi tín
hiệu thậm chí nó là một tín hiệu yếu. SIC sẽ vẫn giải mã những bit thông tin của tín
hiệu mạnh trước. Các tín hiệu gốc tương ứng với các bit này sẽ được tái cấu trúc lại và
loại bỏ ra khỏi tập hợp các tín hiệu tới, và tín hiệu mạnh nhất tiếp theo sẽ được giải
mã. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục, và nhờ đó mà SIC có thể khôi phục được tất
cả tín hiệu.

- DPC là một kỹ thuật truyền tải dữ liệu kỹ thuật số hiệu quả qua kênh truyền
chịu tác động của nhiễu. Mục tiêu của nó là gửi càng nhiều thông tin có thể đọc được
trên kênh truyền càng tốt. DPC sử dụng kỹ thuật tiền mã hóa (precoding) dữ liệu, vì
vậy mà dữ liệu sẽ ít bị nhiễu hơn. Quá trình tiền mã hóa được sử dụng ở cả người gửi
và người nhận.

Hình 2.23. Đa truy nhập không trực giao NOMA.

NOMA sử dụng ghép kênh trong một tên miền mới chưa được sử dụng trong các hệ
thống trước đó, đó là miền năng lượng. Thuật ngữ “Không trực giao” một phần ám chỉ
việc sử dụng miền năng lượng để thực hiện ghép kênh này.

Ở ghép kênh trực giao (tiêu biểu là OFDMA), độ lợi kênh (channel gain) khác nhau
sẽ quyết định cách sắp xếp vị trí các user khác nhau trong miền tần số. Còn đối với
NOMA, độ lợi kênh khác nhau sẽ quyết định vị trí chồng lặp của user trong miền điện.

Trong NOMA, các UE sẽ bị mất một ít năng lượng, tuy nhiên, kỹ thuật này lại đạt
được hiệu suất băng thông đáng kể. Việc này cũng góp phần làm tăng số lượng truy
user tham gia vào quá trình truy nhập trong một Cell.

SV: Đặng Anh Khoa 48 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Có hai phương pháp phân bố điện năng trong NOMA, đó là: Phân bổ điện năng dựa
trên cây tìm kiếm (TTPA) và Phân bổ năng lượng truyền từng phần (FTPA).

Hình 2.24. So sánh giữa OFDMA và NOMA.

2.4.5 Anten

Cùng với sự phát triển của thông tin di động, nhu cầu về thông tin mọi lúc mọi nơi
đang ngày càng trở nên cần thiết. Từ những nhu cầu đơn giản về thông tin thoại hay
điện báo ban đầu, đến nay nhu cầu truy cập và trao đổi các nguồn thông tin đa phương
tiện, hình ảnh video chất lượng cao đang ngày càng trở nên bức thiết. Bên cạnh nhu
cầu về tốc độ truy cập, tính di động cho phép truy cập mọi lúc, mọi nơi cũng là một
yêu cầu không thể thiếu. Để đáp ứng được nhu cầu này, công nghệ truyền dẫn đa đầu
vào đa đầu ra (MIMO – Multiple Input Multiple Output) ra đời. MIMO là kỹ thuật
truyền dẫn sử dụng đồng thời nhiều Anten phát và thu.

SV: Đặng Anh Khoa 49 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.25. Mô hình kênh MIMO cơ bản với N t Anten phát và N r Anten thu.

MIMO có những ưu điểm:

- Nhiều Anten phát/thu có thể được sử dụng để phân tập, chống fading kênh vô
tuyến.

- Có khả năng tối đa hóa độ lợi anten theo hướng nhất định.

- Có thể tạo ra nhiều kênh truyền song song, nhờ đó mà tận dụng tốt được băng
thông mà không cần giảm thông tin.

- Tăng dung lượng người sử dụng trong một Cell, tăng vùng phủ của Cell.

- Tăng khả năng cung cấp các dịch vụ đến người sử dụng.

Mặc dù có những ưu điểm nổi bật như vây, nhưng để đáp ứng cho hệ thống thông
tin di động 5G trong tương lai, những nghiên cứu về việc nâng cấp kỹ thuật MIMO
đang được triển khai. Một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi lên trong truyền thông MIMO
đa người dùng, đó là hệ thống Massive MIMO (có thể hiểu là MIMO quy mô lớn).

Hệ thống truyền thông Massive MIMO được đề suất vào năm 2010 và nó đã thu hút
sự quan tâm của giới viễn thông. Vào năm 2013, một số đặc biệt của tạp chí IEEE đã

SV: Đặng Anh Khoa 50 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

được dành riêng để nói về hệ thống Massive MIMO và tầm quan trọng của nó trong
việc nâng cao hiệu quả năng lượng của truyền thông trong năm 2015 trở đi.

Hình 2.26. Anten Massive MIMO.

Hệ thống Massive MIMO đã vượt mặt những hệ thống hiện tại bằng việc sử dụng
một số lượng cực kỳ lớn (hàng trăm, có thể lên đến hàng ngàn) các Anten dịch vụ. Các
Anten được bổ sung này sẽ tập trung truyền tải và thu nhận năng lượng tín hiệu vào
một vùng không gian rất nhỏ. Điều này đưa đến một sự cải tiến lớn về hiệu quả thông
lượng và năng lượng, đặc biệt là khi kết hợp với đồng thời một số lượng lớn thiết bị
đầu cuối người sử dụng.

Massive MIMO có các ưu điểm:

- Công suất: Gọi nt và nr lần lượt là số lượng Anten phát và thu, γ là tỉ số SNR
(Signal-to-Noise Ratio). Dung lượng C của Anten MIMO đước xác định bởi:

γ .max ( nt , nr )
(
log 2 ( 1+γ nr ) ≤ C ≤ min ( nt , nr ) . log 2 1+
nt )
Rõ ràng, dung lượng sẽ tăng ở cả uplink và downlink khi ta sử dụng Massive
MIMO.

SV: Đặng Anh Khoa 51 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 2.27. Mô hình Cell sử dụng Anten Massive MIMO.

- Độ trễ: Độ trễ của đường truyền vô tuyến bị ảnh hưởng mạnh của fading. Bằng
việc sử dụng Massive MIMO kết hợp với các kỹ thuật như tiền mã hóa, kỹ thuật
Beamforming, ta có thể hạn chế được ảnh hưởng của hiện tượng fading.

- Chi phí và năng lượng: Bằng việc giới hạn tín hiệu trong một vùng không gian
vô cùng nhỏ, Massive MIMO có thể đạt được độ lợi cao hơn với năng lượng thấp hơn
trên mỗi anten. Thực sự, tổng năng lượng của Massive MIMO thấp hơn nhiều so với
MIMO truyền thống, điều này đồng nghĩa với việc chi phí thấp hơn, khuếch đại năng
lượng với hệ số thấp hơn (MiliWatt thay cho hàng chục Watt).

Hệ thống Massive MIMO thường hoạt động trong chế độ truyền dẫn song công
phân chia theo thời gian TDD, nơi mà các kênh truyền dẫn uplink và downlink có tần
số giống nhau nhưng lại khác nhau về thời gian. Các kênh truyền vật lý trong hệ thống
này được xem là đối xứng, tức là sự truyền dẫn diễn ra đồng thời ở cả 2 hướng.

Cũng như bất kỳ công nghệ nào, Massive MIMO cũng có những nhược điểm và
thách thức riêng của nó:

- Nâng cao thuật toán xử lý tín hiệu: Phối hợp hàng trăm (có thể hàng ngàn)
Anten để tạo ra tín hiệu Beamforming hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng. Bên
cạnh đó, mặc dù mức năng lượng phát xạ được hạ xuống, nhưng việc tiêu thụ năng
lượng của tín hiệu băng cơ sở lại tăng lên do phải thực hiện nhiều quá trình xử lý hơn.

SV: Đặng Anh Khoa 52 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Đã có một vài thuật toán tuyến tính hoặc cận tuyến tính quá trình xử lý với thời gian
thực đã được đề xuất, nhưng đây vẫn là một thách thức đối với Massive MIMO.

- Ước lượng kênh truyền: Việc ước lượng kênh truyền có thể được thực hiện bởi
các tín hiệu giám sát của các UE trên uplink. Tuy nhiên, việc ước lượng cho tuyến
downlink lại phức tạp hơn nhiều. Nó yêu cầu downlink phải có số lượng tín hiệu giám
sát trực giao tương ứng với số lượng hàng trăm (hàng ngàn) Anten, việc này có thể gây
ra hiện tượng lây nhiễm tín hiệu giám sát (pilot contamination).

- Triển khai phần cứng: Mỗi anten đơn trong Massive MIMO được thiết kế đơn
giản với chi phí thấp, nhưng vẫn phải đáp ứng được khả năng chống nhiễu và cân bằng
2 nhánh I/Q. Đặc biệt trong điều chế bậc cao, tạp âm phase gây ra bởi sự phi tuyến của
bộ khuếch đại sẽ là chủ yếu, thay thế cho Tạp âm cộng trắng Gaussian (AWGN). Cần
phải thiết kế phần cứng sao cho có thể hạn chế được những loại tạp âm phức tạp này.

- Khả năng thích ứng: Massive MIMO vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, việc
triển khai sao cho có khả năng thích ứng với các công nghệ tiên tiến khác trong hệ
thống 5G vẫn còn là một câu hỏi.

2.5 An ninh mạng trong hệ thống thông tin di động 5G

Trong hệ thống 5G, mục tiêu của những kẻ tấn công sẽ là các thiết bị người sử dụng
UE, hệ thống mạng truy nhập, mạng lõi và có thể là các mạng IP bên ngoài. Phần này
sẽ trình bày các ví dụ đại diện cho các mối đe dọa có thể xảy ra và những thách thức
gặp phải trong việc đảm bảo an ninh mạng trong hệ thống 5G.

2.5.1 Thiết bị người sử dụng UE

Trong thời đại truyền thông 5G, thiết bị người sử dụng, ví dụ như điện thoại thông
minh hay máy tính bảng, trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng
ngày. Các trang thiết bị này cung cấp một loạt các tính năng hấp dẫn cho phép người
sử dụng có thể truy cập vào các ứng dụng dịch vụ cá nhân chất lượng cao. Tuy nhiên,
chính sự phổ biến của các UE, kết hợp với khả năng truyền tải dữ liệu vô cùng lớn của
mạng 5G, và việc áp dụng rộng rãi các hệ điều hành mở đã làm cho UE trở thành mục
tiêu hàng đầu của những kẻ tấn công mạng. Ngoài việc sử dụng tấn công từ chối dịch

SV: Đặng Anh Khoa 53 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

vụ DoS, tương lai, các UE còn phải đối mặt với dạng tấn công tinh vi hơn bắt nguồn từ
các phần mềm độc hại (worm, virus, trojan…), cái mà có thể dễ dàng xâm nhập vào
UE theo nhiều cách.

Hình 2.28. Phần mềm độc hại (Malware).

Các hệ điều hành mở cho phép người sử dụng có thể cài đặt các ứng dụng trên thiết
bị của họ, những ứng dụng này có thể đến từ bất kỳ nguồn nào, thậm chí là những
nguồn không đáng tin cậy. Do đó, bằng việc tích hợp các phần mềm độc hại vào các
ứng dụng có vẻ như “vô tội” (ví dụ trò chơi, video…), kẻ tấn công đã có thể dễ dàng
tấn công vào các UE. Các phần mềm độc hại này có thể được thiết kế cho phép kẻ tấn
công khai thác các dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên các UE, hoặc đơn giản là dùng để
khởi động các cuộc tấn công (ví dụ như DoS) đến các mục tiêu khác như UE khác,
mạng truy nhập di động, mạng lõi… Điều này cho thấy, trong tương lai, việc các UE
bị tấn công sẽ không chỉ làm tổn hại đến người sử dụng nó mà còn gây nguy hiểm đến
toàn bộ hệ thống mạng di động 5G.

2.5.1.1 Tấn công bằng phần mềm độc hại nhắm vào các UE

Trong tương lai, hầu hết người sử dụng sẽ lưu trữ các thông tin của mình trên các
UE, có thể là danh bạ, thư từ, thậm chí là thông tin tài khoản ngân hàng, các thông tin
mang tính cá nhân cao như hình ảnh, GPS,… Như vậy, ta dễ dàng thấy được mức độ

SV: Đặng Anh Khoa 54 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

nguy hiểm của các phần mềm độc hại khi chúng xâm nhập vào các UE, kẻ tấn công có
thể dễ dàng lấy toàn bộ thông tin cá nhân, thông tin tài chính, thậm chí là định vị được
vị trí (thông qua GPS) của người sử dụng.

Không chỉ có vậy, các cuộc tấn công còn có thể được thực hiện bởi các botnet di
động để nhắm đến số lượng lớn người sử dụng thiết bị di động tại cùng một thời điểm
theo một cách tự động. Botnet là các mạng được tạo lập từ các thiết bị mà kẻ tấn công
có thể điều khiển từ xa. Nếu thiết bị của bạn là 1 thành phần trong mạng botnet, có
nghĩa là nó đã bị nhiễm 1 trong số các loại phần mềm độc hại (như virus, worm...). Kẻ
tấn công tạo ra mạng này sẽ sử dụng, điều khiển hàng trăm ngàn máy tính của nạn
nhân để phục vụ cho mục đích riêng của chúng.

2.5.1.2 Botnet di động 5G

Trong hệ thống 5G, các UE được hỗ trợ các tùy chọn kết nối khác nhau, được tăng
băng thông Uplink và có xu hướng luôn luôn trong trạng thái kết nối với Internet. Do
đó, những kẻ tấn công mạng trong tương lai sẽ dễ dàng kích hoạt Botnet hơn.

Tương tự như Botnet trong hệ thống di động hiện tại, các Botnet trong hệ thống 5G
có thể cũng sẽ xâm nhập vào mạng các thiết bị dưới sự điều khiển của một đối tượng
chính, được gọi là bot-master. Hệ thống botnet di động 5G sẽ bao gồm các đối tượng:

- Bot-master: là đối tượng có thể truy cập và quản lý botnet từ xa thông qua máy
chủ bot-proxy (cụ thể là máy chủ trung tâm Ra lệnh và Điều khiển C&C – Command
and Control). Bot-master sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn các thiết bị sẽ bị nhiễm phần
mềm độc hại và biến chúng thành các bot. Cụ thể, bot-master sẽ khai thác lỗ hổng bảo
mật của thiết bị để đưa phần mềm độc hại vào. Trong các mạng di động hiện nay, bot-
master có thể sử dụng các kỹ thuật tương tự như http để phân phối các mã lệnh nhằm
phục vụ mục đích của kẻ tấn công, điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong hệ thống
mạng 5G.

- Máy chủ bot-proxy: là phương tiện truyền thông cho phép bot-master ra lệnh và
điều khiển các bot.

SV: Đặng Anh Khoa 55 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Bot: sẽ được lập trình và điều khiển bởi bot-master nhằm thực hiện một loạt các
hoạt động tấn công vào các phần tử mạng di động, lấy cắp dữ liệu cũng như gián tiếp
cài đặt phần mềm độc hại lên các thiết bị khác.

Hình 2.29. Hệ thống botnet.

2.5.2 Mạng truy nhập

Trong truyền thông 5G, mạng truy nhập dự kiến sẽ mang tính không đồng nhất và
phức tạp hơn, bao gồm nhiều công nghệ truy cập vô truyến khác nhau (2G/3G/4G) và
các phương thức truy nhập tiên tiến khác (ví dụ như Femtocell), nhờ đó mà có thể đảm
bảo được quá trình phục vụ luôn luôn sẵn sàng. Chẳng hạn như trong trường hợp mạng
4G không được phủ sóng, các UE tại khu vực đó sẽ tự thiết lập kết nối qua mạng 2G
hoặc 3G. Tuy nhiên, cũng chính vì việc hỗ trợ nhiều mạng truy nhập khác nhau như
thế này mà hệ thống 5G cũng “thừa hưởng” luôn các vấn đề về an ninh mạng của các
mạng truy nhập này.

SV: Đặng Anh Khoa 56 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Phần này sẽ tập trung vào các kiểu tấn công trong mạng 4G và các Femtocell
HeNB, khả năng cao sẽ xuất hiện trong hệ thống thông tin di động 5G.

2.5.2.1 Tấn công trong mạng truy nhập 4G

 Định vị vị trí UE:


Định vị UE đang hiện diện trong một Cell cụ thể hoặc trên nhiều Cell là một vấn đề
về an ninh trong mạng LTE, nó có thể ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sự riêng
tư của các thuê bao. Kẻ tấn công có thể định vị được vị trí các UE trong mạng truy
nhập bằng việc sử dụng các kỹ thuật dựa trên Số nhận dạng mạng vô tuyến Cell tạm
thời C-RNTI (Cell Radio Network Temporary Identifier) hoặc số thứ tự các gói tin.

 Định vị vị trí UE dựa trên C-RNTI: C-RNTI cung cấp một số nhận dạng UE
(UEID) duy nhất và tạm thời ở cấp độ Cell. Nó được ấn định bởi mạng thông qua một
tín hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến RRC (Radio Resource Control) khi có một UE
liên kết với Cell. Kẻ tấn công có thể tận dụng thông tin C-RNTI để có thể xác định
được UE có hiện đang ở trong Cell hay không, qua đó có thể tiến đến định vị vị trí của
UE. Một giải pháp đã được đề xuất để giải quyết vấn đề này, đó là tái phân bổ định kì
C-RNTI. Tái phân bổ định kì C-RNTI cho các UE ở trong cùng một Cell trong một
thời gian dài sẽ gây khó khăn cho những kẻ tấn công để có thể lấy được những thông
tin liên quan đến sự hiện diện của UE trong Cell. Không những thế, nó còn làm cho
những kẻ tấn công không thể phân biệt được các UE đã di chuyển đến Cell khác hay là
các UE này đã chuyển sang C-RNTI khác.

 Định vị vị trí UE dựa trên số thứ tự các gói tin: Việc sử dụng số thứ tự các
gói tin liên tục cho các user hay các gói tin điều khiển trước hoặc sau khi chuyển giao
có thể tạo điều kiện cho kẻ tấn công xác định được phép ánh xạ giữa các C-RNTI cũ
và mới. Định vị vị trí UE dựa trên số thứ tự các gói tin cũng có thể được áp dụng đối
với quá trình chuyển đổi chế độ từ nhàn rỗi sang hoạt động nếu các số thứ tự gói tin
được giữ một cách liên tục. Qua đó, kẻ tấn công có thể theo dõi các UE dựa trên các số
thứ tự gói tin liên tục trong dòng gói tin. Để giải quyết vấn đề này, các số thứ tự gói tin

SV: Đặng Anh Khoa 57 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

không nên được đánh liên tục trong quá trình chuyển giao hay quá trình chuyển đổi
chế độ.

 Tấn công dựa trên báo cáo trạng thái Bộ đệm giả:
Trong các mạng LTE, báo cáo trạng thái bộ đệm được dùng như thông tin đầu vào
để lập danh sách các gói tin, cân bằng tải và truyền các thuật toán điều khiển, kẻ tấn
công có thể tận dụng đối tượng này để đạt được ý đồ của mình. Những kẻ tấn công có
thể gửi các báo cáo trạng thái bộ đệm giả thay cho các UE để thay đổi chế độ của các
thuật toán ở các eNB và gây ra các vấn đề về dịch vụ lên các UE.

Bằng cách thay đổi chế độ của các thuật toán lập danh sách gói tin, kẻ tấn công có
thể dễ dàng ăn cắp tài nguyên băng thông, từ đó tiến tới tấn công DoS. Bên cạnh đó,
bằng cách thay đổi chế độ cân bằng tải và thuật toán điều khiển tại eNB, kẻ tấn công
có thể gây DoS lên cả những UE mới tiến vào Cell, ngăn cản không cho những UE
truy nhập vào mạng trong Cell.

Để giải quyết kiểu tấn công này, việc sử dụng “vé” truy nhập một lần với bản tin
báo cáo trạng thái bộ đệm đã được đề xuất. Các UE sẽ phải xuất trình những “vé” này
cho các eNB để được cấp phép truy nhập. Các “vé” sẽ khác nhau đối với mỗi báo cáo
trạng thái bộ đệm được gửi đi trong một chu kỳ Thu nhận không liên tục DRX
(Discontinuous Reception).

 Tấn công chèn bản tin:


Trong các mạng LTE, UE được phép vẫn duy trì chế độ hoạt động trong khi bộ
phận thu vô tuyến tắt để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Điều này được thực hiện thông
qua chu kỳ DRX. Tuy nhiên, trong một chu kỳ DRX dài, các UE vẫn được phép
truyền tải các gói tin bằng cách sử dụng đường truyền khẩn cấp. Tính năng này chính
là một lỗ thủng an ninh. Kẻ tấn công có thể đưa các đơn vị dữ liệu giao thức điều khiển
C-PDU (Control Protocol Data Unit) vào hệ thống trong chu kỳ DRX để gây tấn công
DoS lên các UE mới vào. Một giải pháp đã được đề xuất để giảm thiểu tình trạng này,
đó là gửi yêu cầu dung lượng thông qua báo cáo trạng thái bộ đệm Uplink.

SV: Đặng Anh Khoa 58 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

2.5.2.2 Tấn công HeNB của các FemtoCell

Trong viễn thông, Femtocell là một trạm gốc nhỏ với công suất thấp, thường được
lắp đặt ở các microCell hoặc picoCell như hộ gia đình, các doanh nghiệp… HeNB là
cụm từ ghi tắt của Home eNodeB, HeNB có chức năng giống như eNB, nhưng được
triển khai ở quy mô nhỏ hơn như ở các BS của các Cell nhỏ, FemtoCell…

Phần này sẽ đề cập đến các cuộc tấn công liên quan đến HeNB của các FemtoCell
cùng với một số biện pháp đối phó với các cuộc tấn công đó.

 Tấn công vật lý trên HeNB:


Tấn công vật lý trên HeNB là dạng tấn công mà kẻ tấn công có thể sửa đổi hoặc
thậm chí là thay thế các thành phần trong HeNB. Kiểu tấn công này sẽ gây ảnh hưởng
đến cả người sử dụng lẫn nhà khai thác mạng di động. Ví dụ, việc sửa đổi các thành
phần RF của một HeNB có thể can thiệp đến các thiết bị không dây khác và làm chúng
hoạt động sai lệch. Đặc biệt trong trường hợp giám sát tình trạng bệnh nhân thông qua
các thiết bị truy nhập mạng, việc sai lệch về thông số thiết bị có thể gây ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Còn về phía nhà khai thác mạng,
một HeNB có RF bị biến đổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng MacroCell xung
quanh.

Như vậy, rõ ràng là HeNB cần phải được đảm bảo về an ninh vật lý để có thể ngăn
chặn các cuộc tấn công này. Đồng thời, các kỹ thuật điện toán đáng tin cậy cũng nên
được sử dụng để phát hiện khi có sự thay đổi các thành phần quan trọng trong HeNB
xảy ra.

 Tấn công cấu hình trên HeNB:


Kiểu tấn công dạng này sẽ làm sai lệch cấu hình của Danh sách điều khiển truy cập
ACL (Access Control List) của HeNB. Đầu tiên, kẻ tấn công sẽ truy cập vào ACL, bao
gồm cả các danh sách Nhóm thuê bao khép kín CSG (Closed Subscriber Group). Sau
đó, hắn sẽ thay đổi ACL, nhờ đó mà các thiết bị bất hợp pháp có thể truy cập vào
mạng. Ngoài ra, kẻ tấn công còn có thể thay đổi ACL để các thiết bị hợp pháp không
thể truy cập vào mạng, cũng như thay đổi mức độ truy cập của các thiết bị. Kết quả là,

SV: Đặng Anh Khoa 59 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

các thiết bị hợp pháp sẽ chịu ảnh hưởng của DoS, còn các thiết bị bất hợp pháp thì có
thể sử dụng miễn phí các dịch vụ. Vì vậy, cần phải đảm bảo được an ninh trong việc
xây dựng, bảo trì và lưu trữ các ACL.

 Tấn công giao thức trên HeNB:


Một trong những kiểu tấn công giao thức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử
dụng đầu cuối đó là tấn công Man-in-the-middle. Man-in-the-middle (MITM) là hình
thức tấn công mà trong đó, kẻ tấn công nằm vùng trên đường kết nối với vai trò là máy
trung gian trong việc trao đổi thông tin giữa hai thiết bị nhằm nghe trộm, đánh cắp
thông tin, hoặc thay đổi luồng dữ liệu.

Hình 2.30. Ví dụ về tấn công MITM.

Có khá nhiều hình thức tấn công MITM phổ biến, chẳng hạn như: tấn công giả mạo
ARP Cache, Tấn công giả mạo DNS,… Các HeNB rất dễ bị tấn công theo dạng này
khi không có bản tin xác thực duy nhất.

Để giải quyết tấn công MITM, các HeNB nên được xác thực trong lần kết nối đầu
tiên với mạng. Việc sử dụng thẻ mạch tích hợp toàn cầu UICC (Universal Integrated
Circuit Card) hay các bản tin xác thực có thể là giải pháp để hạn chế các cuộc tấn công
này.

 Tấn công dữ liệu người dùng và nhận dạng bảo mật:

SV: Đặng Anh Khoa 60 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Nghe lén dữ liệu người sử dụng trên mạng E-UTRAN của các thiết bị là một kiểu
tấn công nguy hiểm của loại tấn công này. Những kẻ tấn công có thể cài đặt những
HeNB của riêng chúng và cấu hình nó vào chế độ truy cập mở. Sau đó, các thiết bị
mục tiêu sẽ sử dụng các HeNB bất chính này để gửi yêu cầu truy nhập vào mạng lõi
mà không hề hay biết. Kết quả là kẻ tấn công có thể dễ dàng nghe lén toàn bộ dòng dữ
liệu giữa người sử dụng và mạng. Kiểu tấn công này chủ yếu khai thác vào các tuyến
dữ liệu cho người sử dụng không được bảo vệ trong các HeNB. Vì lý do này, dữ liệu
không được bảo vệ không nên được để lại ở những khu vực an toàn bên trong HeNB
để tránh những cuộc tấn công nghe lén. Hơn nữa, người sử dụng đầu cuối nên được
khai báo khi họ kết nối với một HeNB kiểu đóng hoặc mở.

 Tấn công chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến RRM:


Làm xáo trộn chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến RRM là một kiểu tấn công mà
tại đó, HeNB sẽ cung cấp sai lệch các thông tin về tài nguyên vô tuyến. Để đạt được
điều này, kẻ tấn công sẽ truy nhập vào HeNB và thay đổi các phương diện quản lý tài
nguyên của nó. Hậu quả là có thể gây ra hiện tượng gia tăng quá mức về số lượng thiết
bị chuyển giao. Như vậy, cần phải tăng cường an ninh cho giao diện cấu hình của các
HeNB để tránh kiểu tấn công này.

2.5.3 Mạng lõi

Do việc sử dụng kiến trức mở dựa trên IP nên hệ thống di động 5G phải đối mặt với
nguy cơ cao bị tấn công IP, một dạng tấn công rất phổ biến trên Internet. Các cuộc tấn
công dạng này có thể bao gồm:

 Tấn công DDoS nhằm vào mạng lõi:


Tấn công DDoS đã trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với các hệ thống
mạng hiện tại. Khi mạng di động 5G được đưa vào hoạt động, hàng triệu người sẽ kết
nối, sự ảnh hưởng của tấn công DoS và DDoS đối với mạng lõi càng gia tăng. Trong
truyền thông 5G, các cuộc tấn công DDoS có thế được gây ra bởi các botnet với một
số lượng lớn các thiết bị nhiễm mã độc. Sau đây là hai ví dụ về các cuộc tấn công có
thể được mở rộng trên mạng lõi 5G:

SV: Đặng Anh Khoa 61 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

 Khuếch đại tín hiệu:

Kiểu tấn công này có thể được gây ra bởi botnet của một số lượng lớn các thiết bị
nhiễm mã độc trong cùng một Cell, qua đó làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mạng của
Cell đó.

Kiểu tấn công này lợi dụng phần mào đầu của tín hiệu để gửi yêu cầu thiết lập và
giải phóng kênh dữ liệu vô tuyến riêng trong mạng. Do đó, một lượng lớn các kênh dữ
liệu riêng sẽ được khởi động đồng thời, buộc các thành phần mạng khác phải xử lý
một khối lượng lớn tín hiệu để đáp ứng được nhu cầu cho từng kênh dữ liệu này. Sau
khi chiếm được kênh dữ liệu riêng, các bot sẽ không sử dụng nó, và sau một thời gian
không hoạt động, các kênh dữ liệu sẽ bị vô hiệu hóa kèm theo là các thủ tục vô hiệu
hóa kênh dữ liệu.

Các thiết bị độc hại trong botnet sẽ tiến hành lặp đi lặp lại các bước tương tự để
khuếch đại các cuộc tấn công, qua đó làm giảm hiệu suất mạng.

 Bão hòa máy chủ thuê bao thường trú HSS:

HSS là một nút quan trọng trong Lõi gói tiến hóa EPC, nó bao gồm các cơ sở dữ
liệu chủ chốt của các User và đồng thời nó còn chứa các thông tin liên quan đến các
thuê bao nhằm hỗ trợ cho quá trình xử lý cuộc gọi hoặc chuyển giao. HSS còn cung
cấp các chức năng hỗ trợ cho việc xác thực và cấp quyền truy cập. Một mạng bất kỳ có
thể có một hoặc nhiều HSS dựa trên số lượng các thuê bao di động, năng suất của thiết
bị và tổ chức mạng. Dễ dàng thấy được việc tấn công DDoS vào các HSS sẽ gây hậu
quả như thế nào. Nếu HSS bị bão hòa, nó sẽ mất khả năng cập nhật và lưu trữ, thậm
chí còn có khả năng làm sai lệch thông tin của các thuê bao, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mạng lõi di động.

 Tấn công DDoS nhằm vào các thực thể bên ngoài mạng lõi:
Trong tương lai, mạng di động 5G sẽ trở thành một cánh của mở để những kẻ tấn
công thiết lập các cuộc tấn công DDoS vào các thực thể mạng bên ngoài khác như:
mạng ở các doanh nghiệp, công ty, bệnh viện… Vì các mạng ngoài này đều được kết

SV: Đặng Anh Khoa 62 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

nối với mạng lõi nên dù không trực tiếp nhằm vào mạng lõi, các cuộc tấn công DDoS
này vẫn có khả năng làm giảm hiệu suất của nó.

2.5.4 Các mạng IP bên ngoài

Trong thời đại truyền thông 5G, các mạng IP bên ngoài (như mạng của các doanh
nghiệp) cũng có thể là mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS hoặc của của các cuộc
tấn công bằng phần mềm độc hại. Phần này sẽ tập trung vào cách thức mà một mạng
doanh nghiệp bị nhiễm phần mềm độc hại thông qua các thiết bị di động trong hệ
thống và giải pháp để giảm thiểu vấn đề này.

Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh hiện nay đã giúp cho ai cũng có
thể sở hữu cho riêng mình một chiếc. Những chiếc điện thoại thông minh này không
chỉ giúp họ trong các lĩnh vực cá nhân mà còn giúp họ hoàn thành tốt công việc của
mình. Đã có không ít doanh nghiệp thiết kế ra những phần mềm riêng phục vụ cho
mục đích kinh doanh của họ, giúp họ dễ dàng quản lý được các quá trình sản xuất, giao
dịch… Với tiềm năng của hệ thống 5G, việc sử dụng các điện thoại thông minh được
cài đặt các phần mềm này càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, việc truy cập vào
mạng doanh nghiệp bằng những chiếc điện thoại thông minh cũng ẩn chứa nhiều nguy
cơ về an ninh mạng. Những chiếc điện thoại thông minh này hoàn toàn có khả năng
nhiễm các phần mềm độc hại, nhờ đó mà kẻ tấn công có thể khai thác được dữ liệu của
các doanh nghiệp. Một ví dụ, gần đây, ứng dụng DreamDroid được đưa vào thị trường
Android và thu hút được nhiều sự chú ý của người sử dụng. Vậy, chỉ cần kẻ tấn công
cài đặt mã độc vào ứng dụng này và đưa lên thị trường, khi người dùng thuộc một
doanh nghiệp nào đó tải và cài đặt, thiết bị của họ sẽ vô tình bị nhiễm các phần mềm
độc hại, nhờ đó mà kẻ tấn công có thể xâm nhập trái phép vào mạng doanh nghiệp
này.

Một đặc tính khác của điện thoại thông minh trong tương lai mà kẻ tấn công có thể
tận dụng để xâm nhập vào mạng doanh nghiệp, đó là khả năng kết nối đa dạng. Những
chiếc điện thoại này không chỉ hỗ trợ kết nối với các mạng di động (2G/3G/4G/5G) mà
còn hỗ trợ các kết nối như WiFi, Bluetooth, USB, NFC… Kẻ tấn công có thể làm dụng

SV: Đặng Anh Khoa 63 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

các công nghệ kết nối này để truyền phần mềm độc hại đến những chiếc điện thoại
thông minh. Nói cách khác, điện thoại thông minh của nhân viên trong doanh nghiệp
có thể vô tình trở thành cầu nối để kẻ tấn công có thể tấn công vào mạng doanh
nghiệp… Ví dụ, trường hợp điện thoại thông minh của nhân viên được kết nối với máy
tính ở văn phòng, và những chiếc máy tính này tất nhiên sẽ được kết nối với mạng nội
bộ của doanh nghiệp, các bot-master sẽ xâm nhập vào điện thoại của nhân viên thông
qua WiFi (hoặc một dạng kết nối nào khác) và qua đó dễ dàng đưa mã độc vào mạng
doanh nghiệp thông qua kết nối USB từ điện thoại đến máy tính.

Để tránh việc mạng doanh nghiệp bị nhiễm phần mềm độc hại từ điện thoại thông
minh của nhân viên, có một cách phổ biến, đó là thực hiện quét định kỳ tất cả điện
thoại thông minh của toàn bộ nhân viên bằng những phần mềm chống mã độc. Tuy
nhiên, phương pháp này quá tốn kém cho các doanh nghiệp. Có một giải pháp khác
mang hiệu quả kinh tế hơn được đề xuất, đó là lấy mẫu chiến lược (Strategic
Sampling). Lấy mẫu chiến lược là phương pháp xác thực và định kỳ lấy mẫu điện
thoại đại diện an ninh. Sau đó, những chiếc điện thoại bị lấy mẫu sẽ được kiểm tra độ
tin cậy. Mức độ đại diện an ninh của thiết bị được xác định thông qua mức độ ảnh
hưởng của nhân viên sở hữu thiết bị và lược sử Co-location của thiết bị đó.

Kết luận chương: Chương này đã trình bày những kỹ thuật truyền dẫn mới tiêu
biểu, có thể sẽ được ứng dụng vào hệ thống 5G. Những kỹ thuật này đều cung cấp
những khả năng hoàn toàn vượt trội so với các kỹ thuật hiện tại. Tuy nhiên, một nhược
điểm chung của chúng, đó là tính phức tạp trong xử lý tín hiệu và thiết kế phần cứng.
Các thiết bị xử lý tín hiệu phải xử lý được một lượng lớn thông tin với độ phức tạp cao
mà vẫn đảm bảo được chất lượng, đồng thời kích thước của chúng phải thực sự nhỏ
gọn. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho Nano trở thành công nghệ cốt lõi
trong việc xây dựng hệ thống thông tin di động 5G.

Việc nắm bắt được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến này sẽ phần nào giúp chúng
ta có thể có được cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin di dộng 5G, giúp cho việc
tiếp cận các thế hệ thông tin di động tiếp theo ở Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

SV: Đặng Anh Khoa 64 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG 5G

Giới thiệu chương: Chương này sẽ đề cập đến khả năng ứng dụng của hệ
thống 5G, bên cạnh đó còn nêu lên những thách thức cũng như tình hình triển khai hệ
thống này trong thực tế trên thế giới.

3.1 Mạng không dây “thực sự”


5G chính là thời đại của mạng không dây “thực sự”, là cánh của để hướng đến một
thế giới Internet of Everything – IoE, nơi mà, như cái tên của nó, mọi thứ (con người,
thiết bị, đồ vật, máy móc…) đều có khả năng kết nối không dây với nhau và với
Internet.

Hình 3.1. Internet of Everything.

Với việc mọi thứ được liên kết với nhau, con người gần như có thể làm mọi việc họ
muốn ở mọi nơi và trong mọi lúc. Sau đây là vài ví dụ cho khả năng của IoE:

SV: Đặng Anh Khoa 65 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Tự động hóa: ta có thể được trải nghiệm khả năng lái xe tự động của ô tô khi
tham gia giao thông. Những chiếc xe này sẽ được tích hợp rất nhiều công nghệ, từ
những chiếc camera có khả năng cho tầm nhìn 360o , những cảm biến được lắp đặt
xung quanh xe để xác định khoảng cách giữa các phương tiện, nhận dạng người cho
đến tính năng tự động lái theo lịch trình được đề ra trước. Bên cạnh đó, những chiếc xe
này còn có khả năng cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu giải trí của người trên
xe như TV, Internet… Người sử dụng chỉ việc ngồi và tận hưởng một chuyến đi hoàn
toàn tự động, thoải mái mà vẫn đảm bảo được an toàn.

- Ngôi nhà thông minh: Mọi thứ trong ngôi nhà của chúng ta đều được thông minh
hóa. Từ các vật dụng cố định (TV, tủ lạnh, máy điều hòa…) cho đến các vật dụng cá
nhân (máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng…), thậm chí là cả hệ thống an
ninh, hệ thống chiếu sáng,… tất cả đều được kết nối với nhau và với người sử dụng.
Ngôi nhà thông minh này có thể tự động quản lý lưu lượng truy cập kết nối, tăng giảm
phù hợp các thiết bị để đảm bảo tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà. Không những thế,
chủ của ngôi nhà có thể thực hiện bất kì một thao tác nào đối với các thiết bị trong nhà
thông qua di động/máy tính xách tay/máy tính bảng bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu mà
họ muốn.

SV: Đặng Anh Khoa 66 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 3.2. Ngôi nhà thông minh.

- Thành phố thông minh: là thành phố có:

o Tòa nhà thông minh: Những tòa nhà có khả năng như những ngôi nhà
thông minh quy mô lớn hơn.

o Giao thông thông minh: Tự động hóa các phương tiện giao thông, các
tuyến đường, tăng cường an toàn giao thông, giảm thiểu tắt nghẽn, hạn chế chất thải từ
các phương tiện chính là những yêu cầu đối với một hệ thống giao thông thông minh.

o Năng lượng thông minh: Có khả năng tự điều tiết nhu cầu năng lượng
đến người sử dụng để nâng cao hiệu suất năng lượng, khả năng quản lý và tiết kiệm
chi phí.

SV: Đặng Anh Khoa 67 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 3.3. Thành phố thông minh.

- Chăm sóc sức khỏe: Người bệnh không nhất thiết phải ở bênh viện, họ có thể
được đưa về nhà và được giám sát, chăm sóc từ xa thông qua những hệ thống kết nối
thông minh. Bên cạnh đó, các vật dụng cá nhận tích hợp chức năng giám sát sức khỏe
sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như một chiếc đồng hồ đeo tay có thể
được tích hợp khả năng giám sát nhịp tim của người sử dụng, và kết quả giám sát này
sẽ được truyền tải đến bác sĩ.

- Giáo dục thông minh: Việc học có thể được thực hiện ở bất kì đâu. Mọi người có
thể truy cập, kết nối với nhau hình thành một lớp học online, kết hợp với những thiết
bị, công cụ tương tác thông minh, việc học và thực hành thực sự trở nên dễ dàng và
thuận tiện hơn bao giờ hết.

3.2 Triển khai hệ thống thông tin di động 5G

3.2.1 Những thách thức phải đối mặt

Sự ra đời của hệ thống thông tin 5G có thể xem là một cuộc cách mạng lớn trong
ngành viễn thông cả về thiết bị sử dụng lẫn phương thức truyền dẫn. Không thể phủ
nhận những ưu điểm tiềm tàng của mạng 5G, tuy nhiên, việc triển khai nó vào thực
tiễn không phải chuyện dễ dàng, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những thách thức.

 Thách thức về công nghệ:

SV: Đặng Anh Khoa 68 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Nhiễu xuyên kênh: Đây chính là một trong những vấn đề chính của bất kì hệ
thống viễn thông nào, và 5G không phải là ngoại lệ. Một điều đáng nói, trong mạng
5G, số lượng kết nối sẽ gia tăng một cách khủng khiếp, việc xuất hiện nhiều hơn số
lượng kênh truyền trong một diện tích nhỏ là điều tất yếu, điều này khiến cho vấn đề
về giải quyết nhiễu xuyên kênh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

- Khả năng Điều khiển truy nhập môi trường MAC: Việc xuất hiện với mật độ dày
đặc các điểm truy cập và thiết bị đầu cuối sẽ dẫn đến thông lượng của người sử dụng
sẽ bị giảm (do giới hạn về tài nguyên), độ trễ cao. Chính vì vậy, việc ra đời của mạng
5G phải đi cùng với khả năng Điều khiển truy nhập môi trường hiệu quả, đảm bảo
được thông lượng và độ trễ cho người sử dụng.

- Quản lý lưu lượng: Việc một lượng lớn thiết bị, hệ thống liên kết, truyền thông
với nhau trong hoặc ngoài một Cell phải được đảm bảo luôn luôn sẵn sàng và không
được phép xảy ra tắc nghẽn, quả tải. Đây cũng là một thách thức lớn mà hệ thống 5G
phải giải quyết được.

 Thách thức trong triển khai:


- Đa dịch vụ: Một trong những yêu cầu cho mạng 5G đó là khả năng cung cấp đa
dịch vụ cho các mạng không đồng nhất, cho các thiết bị hoạt động ở những địa hình
khác nhau. Việc triển khai hệ thống 5G phải đi kèm với sự ra đời của các tiêu chuẩn
mới để có thể cung cấp linh hoạt, bao quát và dồi dào các dịch vụ không dây đáp ứng
được sự kỳ vọng của người sử dụng.

- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống 5G đặt ra một yêu cầu lớn về công nghệ trang thiết bị.
Anten Massive MIMO, các thiết bị hỗ trợ ghép kênh, điều chế mới, điện thoại 5G…
tất cả đều phải được thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về
chất lượng. Công nghệ NANO có thể xem là một hướng giải quyết, tuy nhiên, hiện
nay, việc phát triển công nghệ NANO vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhân loại.

- Truyền thông, hàng hải và viễn thám: Để hướng đến một mạng truyền thông
không dây “thực sự”, hệ thống 5G cũng phải đáp ứng được những khía cạnh này.

SV: Đặng Anh Khoa 69 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

- Bảo mật và an ninh mạng: Đây là vấn đề tối quan trọng của bất kì hệ thống viễn
thông nào. Hệ thống 5G cần phải đảm bảo được khả năng bảo vệ an toàn các dữ liệu cá
nhân của người sử dụng, phải phát hiện, xử lý và ngăn chặn được các mối đe dọa về an
ninh mạng trong bối cảnh mà số lượng thiết bị kết nối lên đến hàng chục tỷ.

3.2.2 Thực tế triển khai hệ thống thông tin di động 5G

Hiện nay, nhiều tổ chức, quốc gia đã tiến hành hoặc đưa ra những dự định tiến hành
các cuộc thử nghiệm cho hệ thống thông tin di động 5G trong tương lai.

Năm 2013, Samsung đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G trên tần số 28 GHz với 64
Anten truyền dẫn tín hiệu. Trong thử nghiệm này, Samsung đã đạt tới mốc download
940 MB/s (7,5 Gb/s) nếu đứng yên và 150 MB/s (1,2 Gb/s) khi di chuyển với tốc độ
khoảng 110 km/h.

Gần đây, NTT DoCoMo, nhà mạng đi động lớn nhất Nhật Bản công bố đã trở thành
nhà mạng đầu tiên trên thế giới tiến hành thử nghiệm mạng 5G trong môi trường thực
tế và đạt được tốc độ lên tới hơn 2 Gb/s. Nhà mạng này đã sử dụng các kỹ thuật
beamforming, beam-tracking và bước sóng milimet tại dải tần 70 GHz để đạt được
thành quả này. Theo DoCoMo, việc sử dụng beamforming và theo dõi thiết bị là một
sự đổi mới quan trọng để khắc phục các vấn đề về truyền sóng di động milimet và là
bước đột phá giúp mạng 5G đạt được tốc độ cao không chỉ trong môi trường phòng thí
nghiệm và cả môi trường thực tế bên ngoài.

Trong năm 2015, hãng Huawei (Trung Quốc) và DoCoMo đã kết hợp với nhau để
tiến hành thử nghiệm kết nối không dây 5G ở quy mô rộng, sử dụng băng tần 6 GHz.
Địa điểm thử nghiệm là ở Thành Đô (Trung Quốc), cuộc thử nghiệm này nhằm kiểm
thử công nghệ Massive MIMO đa người dùng đầu tiên, thực hiện kết nối đồng thời 24
thiết bị trong môi trường thông tin di động macro cell để truyền trực tiếp các hình ảnh
và video của hoạt động thử nghiệm đến gian hàng tại Triển lãm CEATEC JAPAN
2015 đang diễn ra tại Chiba (Nhật Bản). Cuộc thử nghiệm đem lại những thành công
đáng kể, tốc độ tải xuống trung bình lên đến 3,6 Gb/s trong một kênh băng tần siêu
rộng 100 MHz.

SV: Đặng Anh Khoa 70 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 3.4. Địa điểm thử nghiệm tại Thành Đô (Trung Quốc).

Cũng trong năm 2015, nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom đã hợp tác với Nokia
Networks để thử nghiệm một số công nghệ ứng viên cho 5G. Theo đó, bằng việc sử
dụng đồng thời các công nghệ truyền dẫn như điều chế biên độ cầu phương QAM
(Quadruple Amplitude Modulation), đa đầu vào – đa đầu ra (8x8 MIMO) và băng
thông 400 MHz, thử nghiệm của SK Telecom và Nokia Networks đã đạt được tốc độ
đỉnh lên đến 19,1Gbps.

Ngày 28/09/2015, tại cuộc Đối thoại Cấp cao Kinh tế - Thương mại Trung Quốc-
châu Âu lần thứ 5 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã ký
thoả thuâ ̣n hợp tác chiến lược về phát triển các tiêu chuẩn và công nghệ cho mạng di
đô ̣ng 5G.

SV: Đặng Anh Khoa 71 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Hình 3.5. SK Telecom và Nokia hợp tác thành lập “Trung tâm nghiên cứu 5G”

Verizon, nhà mạng không dây lớn nhất nước Mỹ, cũng đã lên kế hoạch thử nghiệm
công nghệ 5G trong thực tế vào năm 2016. Hiện Verizon đang xây các trạm thu phát
sóng 5G tại trung tâm nghiên cứu ở Waltham, Massachusetts và San Francisco. Tham
gia cùng Verizon trong dự án phát triển công nghệ cao này là các đối tác như Nokia,
Qualcomm, Cisco, Samsung và Alcatel-Lucent. 

Hình 3.6. Một địa điểm triển lãm của Verizon tại MWC 2015.

Hầu hết các tổ chức, quốc gia đều dự định sẽ thương mại hóa hoàn toàn hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) vào năm 2020.

SV: Đặng Anh Khoa 72 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

Kết luận chương: Hiện nay, các tổ chức, quốc gia lớn trên thế giới đều đang
ráo riết tiến hành các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm hệ thống 5G. Mặc dù phải đối mặt
với những thách thức lớn, nhưng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, việc triển khai
thành công hệ thống thông tin di động 5G trên toàn thế giới là một điều hoàn toàn có
thể trong những năm tới.

SV: Đặng Anh Khoa 73 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

KẾT LUẬN

Đồ án trình bày các yêu cầu đặt ra của một hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5
(5G) cùng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến được cho là ứng viên sáng giá trong
việc xây dựng và triển khai hệ thống này.
Đồng thời đồ án cũng đề cập đến những thách thức trong việc triển khai hệ thống
5G vào thực tế cũng như thực trạng triển khai hệ thống này ở các quốc gia lớn.
Dựa trên những kỹ thuật đã đề cập, chúng ta có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu
chuyên sâu hơn về nguyên lý, cơ chế hoạt động của chúng, từ đó định hướng được quá
trình phát triển những hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo ở Việt Nam.

SV: Đặng Anh Khoa 74 Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tiếng Việt:


[1] Trần Xuân Nam, Đinh Thế Cường, Nguyễn Tuấn Minh (Học viện Kỹ thuật Quân
sự), Nguyễn Vĩnh Hạnh (Phòng Kỹ thuật, Bộ tư lệnh Lăng), “MIMO – Công nghệ
truyền dẫn vô tuyến tốc độ cao”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 2 (42), năm
2007.
[2] Trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Giáo trình Thông tin di
động, năm 2014.
 Tài liệu tiếng Anh:
[1] Jonathan Rodriguez, Fundamentals oF 5G mobile networks, Wiley, 2015.
[2] Ma Zheng, Zhang ZhengQuan, Ding ZhiGuo, Fan PingZhi, Li HengChao, “Key
techniques for 5G wireless communications: network architecture, physical layer,
and MAC layer perspectives”, Science China Information Sciences, Vol. 58, April
2015.
[3] Asvin Gohil, Hardik Modi, Shobhit K. Patel, “5G Technology of Mobile
Communication: A Survey”, International Conference on Intelligent Systems and
Signal Processing (ISSP), 2013.
[4] Yuya Saito, Yoshihisa Kishiyama, Anass Benjebbour, Takehiro Nakamura, Anxin
Li, and Kenichi Higuchi, “Non-Orthogonal Multiple Access (NOMA) for Future
Radio Access”, Vehicular Technology Conference (VTC Spring), 2013 IEEE 77th,
2013.
 Tài liệu điện tử:
[1] www.pcworld.com.vn
[2] www.hucotu.wordpress.com
[3] www.company.nokia.com
[4] www.arxiv.org

SV: Đặng Anh Khoa xii Lớp: KT ĐT – TT K34


Đồ án tốt ngiệp GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Phương

[5] www.telecoms.com
[6] www.huawei.com
[7] www.en.wikipedia.org
[8] www.ieeexplore.ieee.org
[9] www.itu.int
Và các tài liệu khác.

SV: Đặng Anh Khoa xiii Lớp: KT ĐT – TT K34

You might also like