You are on page 1of 4

Thủ công nghiệp

a) Thủ công nghiệp trong nhân dân:


- Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất
lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

- Nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy nhuộm vải... được phát triển

- Việc khai thác các tài nguyên trong lòng đất cũng ngày càng phát triển hơn

- Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải
Dương), Huê Cầu (Hưng Yên):

+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.

+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát
triển.

b) Thủ công nghiệp nhà nước:


- Nhà nước được thành lập các quan xưởng ( Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất:
tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Thời Lê Sơ, quan xưởng được mở rộng

* Nhận xét:  Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát
triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: đúc súng, đóng thuyền.
* Mục đích:  phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Chất lượng sản phẩm tốt.
Ý nghĩa của các làng nghề thủ công
Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thủ công
nghiệp:

- Thủ công nghiệp phát triển, được tập trung trong các làng nghề, thu hút được nhiều thợ thủ công
giỏi.

- Các làng nghề có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

- Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)
- Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống đưa quân sang xâm lược nước ta.

- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh
đạo kháng chiến.

- Năm 981, Lê Hoàn lãnh đạo quan quân đánh tan quân xâm lược ở vùng Đông Bắc

- Quan hệ Việt-Tống trở lại bình thường

* Nguyên nhân thắng lợi:


- Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của Lê Hoàn.
- Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)


- Nguyên nhân: thế kỉ 16, Đại Việt phát triển, nhà Tống suy yếu (bị Liêu, Hạ xâm chiểm, khởi nghĩa
nông dân)

=> Quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt để nếu chiến thắng, thế tống sẽ tăng, quân Liêu Hạ sẽ
phải kiềng nể

- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt
chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt chỉ huy quan quân đánh sang đất Tống, thực hiện chủ trương "tiên
phát chế nhân"
- Năm 1075, Thái uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh
sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.


- Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến
hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Mục a
a) Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII
- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh
giặc giữ nước.

- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
+ Lần 3: Trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của
nhân dân ta.
Mục b
b) Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân
chống xâm lược.

- Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình,  nhân dân đoàn kết xung
quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

Mục 1
1. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách của nhà Hồ chưa
đạt được kết quả mong muốn thì quân Minh ồ ạt tiến sang xâm lược.

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị
của nhà Minh.

- Năm 1418, Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải
phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo
chạy về nước.
Mục 2
* Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:
- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

- Có đại bản doanh, căn cứ địa.

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:
- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ
cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn
Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức
mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam


- Thế kỉ XVI-XVIII, các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ
tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc

- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi

Phong trào Tây Sơn


I-Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thể kỉ
XVIII

- Giữa thế kỉ 18, chế độ phong kiến Đàng Trong - Đàng Ngoài suy yếu và khủng hoàng sâu sắc ->
Phong trào nông dân bùng nổ

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng nổ lên ở Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em họ Nguyễn lãnh
đạo

- Từ 1776 - 1783, khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Từ năm 1786 - 1788, nghĩa quân ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê-Trịnh, thống nhất đất nước

* Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến
Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

You might also like