You are on page 1of 8

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊ NIN

Ngày kiểm tra: 21/06/2021


MÃ ĐỀ: 01
Họ tên sinh viên: Đinh Bảo Trung
Mã số sinh viên : 2021008380
Mã lớp học phần: 2021101113535
Bài làm gồm: ……08….. trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1:
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều
loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh
tranh bình đẳng và ổn định.(trích “Kinh tế thị trường là gì?”, ThuKyLuat.vn)
- Ngoài ra ở Việt Nam thì còn có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường là quy luật giá trị. Nơi nào có trao đổi
hàng hóa và sản xuất hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật giá trị.
* Nội dung của quy luật giá trị:
+ Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên quy luật giá
trị của nó tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.

Đinh Bảo Trung_2021008380


2

+ Trong sản xuất nếu muốn thu được lợi nhuận thì hao phí lao động cá biệt phải
thấp hơn hoặc bằng với hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong trao đổi cần thực hiện quy tắc ngang giá.
- Về cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị : Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện
qua sự biến đổi của giá cả dựa vào giá trị dưới tác động của quan hệ cung cầu hàng
hóa trên thị trường.
- Trong trường hợp sức mua không đổi, không có sự điều tiết của nhà nước hay
độc quyền thì có thể xảy ra 3 trường hợp :
+ Khi cung bằng với cầu thì giá cả bằng giá trị
+ Khi cung bé hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị
+ Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả bé hơn giá trị
+ Khi xét tổng thế thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị
* Về tác động thì quy luật giá trị tác động đến nền sản xuất hàng hóa một cách vừa
tích cực vừa tiêu cực: điều tiết sản xuất và lưu thông hóa hóa, kích thích tiến bộ,
nâng cao năng suất lao động và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, người nghèo.
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Là điều hòa, phân bố nguồn lực về các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế dưới tác động của quy luật cung cầu thông qua việc biến đổi
của giá cả.
+ Trong trường hợp cung bằng với cầu thì giá cả bằng giá trị lúc này nền kinh tế sẽ
trở nên cân bằng.
+ Trong trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả bé hơn giá trị, lúc này giá cả thấp
hơn giá trị, sản phẩm bị dư thừa dẫn tới hàng hóa bị trì trệ, khó bán ra thị trường.
Người sản xuất sẽ giảm giá cả và hạn chế sản xuất
+ Trường hợp cung bé hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị, sản phẩm sản xuất ra sẽ
dễ dàng bán được đồng thời cho lãi cao hơn. Người sản xuất sẽ mở rộng quy mô và
tăng sản xuất để thu lợi nhuận.

Đinh Bảo Trung_2021008380


3

Vd: Trước đây khi giá tiêu tăng cao mọi người đổ xô đi trồng tiêu nhưng giá cả
ngày càng giảm và họ đã không trồng tiêu nữa mà chuyển sang một loại khác có
lời hơn như: bơ, xầu riêng, mít, …
=> quy luật giá trị tác động đến nền kinh tế dẫn tới việc thay đổi giá cả, sức lao
động và cả tư liệu sản xuất
- Kích thích tiến bộ và nâng cao năng suất lao động : quy luật giá trị thúc đẩy việc
thay đổi kĩ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian sản xuất để tăng năng suất lao
động.
+ Mỗi người sản xuất đều có những điều kiện sản xuất khác nhau vì thế hao phí lao
động cá biệt của mỗi người sản xuất là một khác. Mà thị trường sẽ trao đổi thông
qua hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá
biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Dưới sự tác động này để giảm thiểu hao phí lao động cá biệt các nhà sản xuất
thường sẽ tập trung cải thiện chất lượng, kĩ thuật sản xuất, chọn lựa quy trình sản
xuất phù hợp, quản lý, … để nâng cao năng sao lao động, giảm thiểu được chi phí
sản xuất.
VD: Ở một khu phố có rất nhiều tiệm trà sữa thì các tiệm này phải cạnh tranh với
nhau, để thu hút khách hàng hơn thì các tiệm trà sữa này thường cải thiện chất
lượng của họ, thêm cách dịch vụ khuyến mãi, đổi mới bao bì đẹp hơn, tập trung
vào các yếu tố như an toàn thực phẩm, chất lượng trà sữa, hay là cải thiện không
gian quán.
=> Dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà sản xuất cần phải tăng cường
cải tiến nhằm lấy lợi thế chính điều này đã thúc đẩy rất nhiều đến việc phát triển,
nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất xã hội.
- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các người sản xuất: bên cạnh những tác động tích
cực của quy luật giá trị thì cũng tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
+ Những người sản xuất nắm được kĩ thuật tốt hơn, chi phí sản xuất ít hơn thì có
hao phí lao động cá biệt thấp hơp hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được
nhiêu lợi nhuận hơn trong kinh doanh dần dần họ trở nên giàu có hơn. Điều này lại
tăng thêm cho họ điều kiện để tiếp tục cải tiến và mở rộng quy mô sản xuất .
Đinh Bảo Trung_2021008380
4

+ Những người có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết thì sẽ bị thua lỗ hay phá sản, họ trở nên nghèo khó và có thể phải đi làm thuê
cho những người sản xuất giàu có hơn.
* Áp dụng quy luật giá trị vào doanh nghiệp :
- Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với
nhau, để tăng cường sức cạnh tranh , giành được thị trường thì doanh nghiệp cần
tính toán được chi phí sản xuất, giá cả, lợi nhuận ,…. Để kiếm được nhiều lợi
nhuận hơn thì doanh nhiệp cần phải cải thiện sản xuất, tiết kiệm chi phí và tăng
năng suất lao động .
+ Đổi mới nâng cấp các máy móc thiết bị tiên tiến hơn, tăng chất lượng sản phẩm,
mẫu mã bao bì,…
+ Đào tạo , nâng cao trình độ, sức khỏe người lao động nhằm tăng năng suất lao
động
+ Tăng quy mô sản xuất, mở rộng cơ cấu kinh doanh một cách phù hợp.
+ Đổi mới hình thức kinh doanh, sản phẩm.
Câu 2:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng trong công cuộc phát triển xây đựng đất nước. Điều này đã được Đàng
cộng sản Việt Nam thể hiện rất rõ ràng qua những chủ chương, nghị quyết, … qua
từng kì đại hội Đảng. Trong kì đại hội Đảng lần thứ 8 đã nêu ra : “ phải đặc biệt
quan trọng hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn”
- Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lượng lớn lao động xã hội lại tập
trung vào nông nghiệp, lại không có được sự hổ trợ của máy móc và công nghệ t
nên vẫn bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên: mưa, nắng, đất , nước, khí hậu,
… điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và năng suất lao động. Chính
điều này làm cho đời sống của nhiều người nông dân ở vùng nông thôn phải chịu
nhiều khó khăn. Hiện nay trên thế giới thì đã có nhiều nước đã ứng dụng khoa học
công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, với nền công nghiệp đã được cơ giới
hóa, hiện đại hóa nhờ vậy mà năng suất lao động rất cao, công việc cũng nhẹ
nhàng hơn và lợi nhuận cũng gia tăng đáng kể.
Đinh Bảo Trung_2021008380
5

- Thế giới hiện nay là một thế giới với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, các mối
quan hệ đa quốc gia được thành lập, từ đó mà các hoạt động thương mại được gia
tăng, việc giao lưu văn hóa và chuyển giao khoa học kĩ thuật cũng tăng chính vì
thế mà chúng ta cần phải tăng tốc công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nhằm
thu hút, tận dụng được các nguồn đầu tư từ nước ngoài giúp đất nước theo kịp nền
kinh tế toàn cầu, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
- Hiện đại hóa nhằm phục vụ đời sống người dân còn nhiều khó khăn ở vùng nông
thôn điều này cũng giúp giải quyết các vấn đề về dân số, phân bổ dân cư hiện nay
của nước ta
- Bên cạnh đó nước ta cũng đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ, đời sống
nhân dân cũng ngày một tăng cao chính vì thế nhu cầu về lương thực, thực phẩm
cũng được yêu cầu nhiều hơn nhằm phục vụ con người và cũng để củng cố nền an
ninh lương thực chính vì thế chúng ta cần xây dựng nên một nền nông nghiệp hiện
đại để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
=> Chính vì những lí do trên mà Đảng cộng sản đã luôn coi trọng vấn đề hiện đại
hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ hàng đầu của quá
trình phát triển đất nước.
* Những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta:
- Tập trung phát triển đồng nhất, toàn diện các ngành nông – lâm – ngư nghiệp,
thành lập các vùng chuyên canh, vùng nuôi trồng, tăng số lượng hàng hóa sản xuất,
gia tăng chất lượng, đảm bảo chất lượng để phục vụ trong nước và cả lĩnh vực xuất
khẩu.
- Thực hiện tốt việc xây dựng công trình thủy lợi, điện lực, thực hiện cơ giới hóa,
đầu tư cải tiến các công nghệ, máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào
trong sản xuất. Việc sở hữu các máy móc hiện đại giúp việc chế biến trở nên nhanh
chóng và nhẹ nhàng hơn tạo điều kiện cho việc vận chuyển lưu trữ nhằm năng cao
năng suất, cải thiện đời sống, kinh tế của người nông dân, lao động ở vùng nông
thôn.

Đinh Bảo Trung_2021008380


6

- Phát triển công nghiệp ở vùng nông thôn, kết cấu hạ tầng phát triển giao thông để
tạo mối liên kết với thành thị, phát triển dịch vụ nhằm cải thiện đời sống, phân
công lao động bên cạnh tập trung lao động trong nông nghiệp còn phải gia tăng
lượng lao động trong các ngành nghề truyền thống, các ngành tiểu công nghiệp, …
nhằm tránh việc dư thừa lao động ở nông thôn và cải thiện đời sống người dân.
- Tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực tiểu
công nghiệp, thủ công nghiệp, đề cao mô hình hợp tác xã kiểu mới, gắn công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với chương trình xây dựng nông
thôn mới.
- Tăng cường việc mở rộng thị trường ra các khu vực khác, chú trọng việc xuất
khẩu, làm tăng sức mua hàng hóa nông nghiệp, giúp củng cố hệ thống thương
nghiệp ở nông thôn, liên kết được việc sản xuất – lưu thông – tiêu thụ nông sản
* Có thể nhận thấy rằng việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn là một nhiệm vụ hết sự quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước,
dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ mặt nông thôn đang ngày càng thay đổi:
- Tích cực:
+ Nền nông nghiệp thay đổi tích cực, kinh tế vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện người nông dân không chỉ biết mỗi trồng một loại cây nhất định như lúa mà
biết tăng cường sản xuất các loại nông sản mà thị trường có nhu cầu cao.
+ Sản lượng lương thực vẫn tăng mặc dù diện tích trồng lúa giảm, từ một nước
nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
+ Đảm bảo được an ninh lương thực, đảm bảo được nhu cầu lương thực trong và
ngoài nước.
+ Từ chế biến thô sơ đã chuyển sang bảo quản và đóng gói sản phẩm
+ Công nghệ khoa học, kĩ thuật, các ứng dụng sinh học được áp dụng người nông
dân hiện nay đã có nhiều loại máy móc để trồng trọt, chăn nuôi, … giúp giảm công
sức bỏ ra, tăng năng suất, chất lượng.
+ Đời sống người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo ngày
càng giảm, tỉ lệ phủ sóng điện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng được cải thiện.

Đinh Bảo Trung_2021008380


7

+ Trẻ em nông thôn được tạo điều kiện để đi học, các trung tâm dạy nghề tạo điều
kiện để người lao động học tập và tạo công ăn việc làm. Bệnh viện, đường xá,
trường học ngày càng tăng.
+ Tỷ trọng nông nghiệp giảm, kinh tế dịch chuyển sang hướng công nghiệp và dịch
vụ. Một số nhà đầu từ đã bắt đầu rót vốn về các vùng nông thôn để phát triển hạ
tầng, xây dựng các công trường, nông trường tạo việc làm cho người lao động.
- Hạn chế:
+ Một số nơi cơ cấu nông nghiệp vẫn còn hạn chế, tốc độ phát triển chậm hơn so
với tiềm năng của khu vực, trình độ của người lao động vẫn còn thấp.
+ Nông nghiệp vẫn là nguồn kinh tế chính ở vùng nông thông trong khi dịch vụ
còn rất hạn chế.
+ Một số nơi phát triển một cách tự phát, thiếu sự giám sát, quy hoạch rõ ràng.
+ Một số sản phẩm nông sản vẫn còn chưa tốt về chất lượng, năng suất hay là về
sức cạnh tranh.
+ Cùng với sự gia tăng về mặt kinh tế thì tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng
nông thôn lại ngày càng gia tăng.

Đinh Bảo Trung_2021008380


8

Tài liệu tham khảo:


- Bài viết “ Kinh tế thị trường là gì?”, nguồn “ThuKyLuat.vn”.
- Bài viết “LÝ LUẬN QUY LUẬT GIÁ TRỊ CỦA C.MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM” , nguồn “ trang thông tin điện tử
trường chính trị tỉnh Phú Thọ”, tác giả Th.S Trần Thị Hướng.
- Bài viết “Nội dung và tác động của quy luật giá trị ?”, tác giả Nguyễn Hoàng
Thiêm, nguồn “ hoctap24h.vn”.
- Bài viết “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn -
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam”, nguồn “Tạp chí cộng sản”, tác giả PGS, Ts Vũ Văn Phúc.
- Bài viết “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành tựu và giải
pháp”, nguồn “Báo Nhân Dân”.

Đinh Bảo Trung_2021008380

You might also like