You are on page 1of 51

Mục Lục

TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIÊU
̣ TỔNG QUAN VỀ VNPT – TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN,
VIỄN THÔNG QUẢNG NAM...................................................................................................................5
1.1 Giới thiêụ tâ ̣p đoàn VNPT........................................................................................................5
1.2 Cơ cấu tổ chức............................................................................................................................6
1.2.1 Bộ phận Kinh Doanh.........................................................................................................6
1.2.2 Bộ phận Kỹ Thuật..............................................................................................................7
1.2.3 Trung Tâm Điều Hành Thông Tin...................................................................................7
1.3 Kết luâ ̣n........................................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HÊ ̣ THỐNG MẠNG MAN-E:......................................................................9
2.1 GIới thiệu mạng MAN-E...........................................................................................................9
2.2 Sơ đồ cấu trúc mạng MAN-E tại Quảng Nam.......................................................................10
2.3 Các thiết bị trong mạng MAN-E.............................................................................................11
2.3.1 Lớp đầu cuối.....................................................................................................................11
2.3.2 Lớp truy nhập..................................................................................................................11
2.3.2 Lớp mạng lõi Backbone...................................................................................................12
2.4 Sơ đồ hệ thống nguồn điện tại Trung Tâm Điều Hành Thông Tin......................................12
2.4.1 Tủ nguồn AC....................................................................................................................14
2.4.2 Acquy................................................................................................................................15
2.4.3 Tủ rack.............................................................................................................................15
2.4.4 Cắt lọc sét chính...............................................................................................................17
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHÊ.̣ ....................................................................................................................18
3.1 Giới thiêụ công nghê ̣ IPTV và Ethernet.................................................................................18
3.2 IPTV.........................................................................................................................................18
3.3 Ethernet....................................................................................................................................21
3.4 Gigabit Enthernet....................................................................................................................21
3.5 Kết luận....................................................................................................................................23
CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ MẠNG LÕI........................................................................................................25
4.1 Giới thiêụ các thiết bị vừa được đưa vào sử dụng.................................................................25
4.2 UPE – Juniper MX960............................................................................................................26
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
4.2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t..................................................................................................................26
4.2.2. Lắp đă ̣t và cấu hình...............................................................................................................27
4.3 AGG – Juniper MX2010.........................................................................................................33
4.3.1 Thông số kỹ thuâ ̣t............................................................................................................33
4.3.2 Lắp đă ̣t và cấu hình.........................................................................................................33
4.4 Kết Luâ ̣n...................................................................................................................................41
CHƯƠNG 5: NHƯỢC ĐIỂM VÀ SỰ CỐ HÊ ̣ THỐNG...........................................................................42
5.1 Sơ lược sự cố hê ̣ thống.............................................................................................................42
5.2 Sự cố mạng MAN-E.................................................................................................................42
5.3 Sự cố đường truyền..................................................................................................................42
5.3.1 Sự cố tại vùng thuê bao....................................................................................................42
5.3.2 Sự cố tại vùng MAN-E và truyền dẫn............................................................................42
5.4 Các công cụ hổ trợ khắc phục sự cố vùng thuê bao..............................................................43
5.4.1 Hê ̣thống quản lý các dịch vụ VNN – VISA...................................................................43
5.4.2 CSS (Customer Service System)– Quản lí IT.................................................................43
5.4.3 GPON_ONE-CLICK_6_2017.........................................................................................44
5.4.4 Công cụ quản lý thiết bị băng rô ̣ng.................................................................................45
5.4.5 AXE 810............................................................................................................................47
5.4.6 Config-Services.................................................................................................................47
5.4.7 5520 AMS.........................................................................................................................48
5.4.8 Remote Desktop Connection...........................................................................................49
5.4.9 Config DSL.......................................................................................................................50
5.4.10 SecureCRT.......................................................................................................................51
5.5 Sự cố thiết bị đầu cuối.............................................................................................................51
5.6 Kết luâ ̣n chương.......................................................................................................................52
TỔNG KẾT...............................................................................................................................................54
TÀI LIÊ ̣U THAM KHẢO.........................................................................................................................55

Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

TỪ VIẾT TẮT

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line


BRAS Broadband Remote Access Server
DSLAM Digital Subsciber Line Access Multiplexer
IMS IP Multimedia Subsystem
IP Internet Protocol
LAN Local Area Network
MAN Metro Area Network
MPLS MultiProtocol Label Switching
PON Passive Optical Network
VNPT Vietnam Posts And Telecommunications Group
WAN Wide Area Network

Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội trong môi trường đô thị
và thành phố lớn đã dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin là rất lớn, đa dạng cả về loại hình
dịch vụ, tốc độ. Đồng thời, với sự bùng nổ các khu công nghiệp, công nghệ cao, các khu
chung cư... và thêm vào đó là các dự án phát triển thông tin của chính phủ, các các cơ
quan, công ty, làm cho nhu cầu trao đổi thông tin như tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh... tăng
đột biến. Để đáp ứng những nhu cầu trao đổi thông tin đó, công nghệ MAN-E đã được ra
đời.
Công nghệ ngày càng cao, đòi hòi yếu tố con người trong việc vận hành, khai thác và
giám sát, xử lý sự cố ngày càng quan trọng. Hiện tại, em được phân công thử việc tại Đài
OMC thuộc Trung Tâm Điều Hành Thông Tin – VNPT Quảng Nam. Vì là một trong
những Trung Tâm nòng cốt trong việc vận hành, khai thác, xử lý sự cố tại VNPT - Quảng
Nam nên tất cả công việc ở đây đều mang tính chất cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người trực
cần phải hội tụ nhiều yếu tố, không những phải vững vàng trong kiến thức chuyên môn
mà còn cần phải tỉ mỉ, cẩn thận, tỉnh táo xử lý sự cố trong mọi tình huống.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Đài OMC cũng như các anh chị
khác trong Trung Tâm Điều Hành Thông Tin, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong
khoảng thời gian thử việc vừa qua. Trong quá trình thử việc em đã học hỏi được rất nhiều
kinh nghiệm thực tế quý báu trong việc vận hành, khai thác, giám sát và xử lý sự cố.
Nhưng vì kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thử việc khó tránh khỏi những sai sót
nhất thời. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành từ mọi người !

Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1: GIỚI THIÊU


̣ TỔNG QUAN VỀ VNPT – TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH
THÔNG TIN, VIỄN THÔNG QUẢNG NAM

1.1 Giới thiêụ tâ ̣p đoàn VNPT


VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Với những
đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ
Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009.
Kế thừa 70 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt
Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của
ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc
đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông
nhanh nhất toàn cầu.
Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ công nhân viên,
hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành
trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt
Nam, phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định
và khoảng  hàng chục triệu người sử dụng Internet.
Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của
Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn
thông - CNTT là nòng cốt.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển
đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức VNPT Quảng Nam

Hiện nay, mô hình tổ chức VNPT Quảng Nam gồm hai bộ phận chính: bộ phận Kinh
Doanh và bộ phận Kỹ Thuật
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Bộ phận Kinh Doanh
Gồm các phòng ban sau:
 Ban Giám Đốc Viễn Thông Tỉnh
 Phòng Kỹ Thuật – Đầu Tư
 Phòng Kế Hoạch – Kế Toán
 Phòng Nhân Sự - Tổng Hợp
 Các Trung Tâm Kinh Doanh – Hỗ Trợ Khách Hàng

Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
1.2.2 Bộ phận Kỹ Thuật
Gồm các trung tâm:
 TTDHTT -Trung Tâm Điều Hành Thông Tin
 TTCNTT - Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin
 TTVT 1 – Trung Tâm Viễn Thông 1
 TTVT 2 – Trung Tâm Viễn Thông 2
 TTVT 3 – Trung Tâm Viễn Thông 3
 TTVT 4 – Trung Tâm Viễn Thông 4
Trong đó Trung Tâm Điều Hành Thông Tin ở bộ phận Kỹ Thuật là một trong những
ban có vai trò cốt yếu của VNPT Quảng Nam!
1.2.3 Trung Tâm Điều Hành Thông Tin
Trung Tâm Điều Hành Thông Tin – VNPT Quảng Nam gồm 3 bộ phận. Mỗi bộ phận
thực hiện một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng đồng thời hỗ trợ lẫn nhau khi cần
thiết. 3 bộ phận đó là:
1.2.3.1 Tổ bảo dưỡng, lắp đặt và ứng cứu thông tin Nam Quảng Nam
- Thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì thiết bị mạng, hệ thống định kỳ.
- Lắp đặt mới thiết bị, sửa chữa thiết bị mạng, tủ nguồn, tủ rack…
- Ứng cứu trạm thông tin khi xảy ra xự cố tức thời do chập điện, ảnh hưởng thời tiết…
1.2.3.2 Đài OMC
- Thực hiện nhiệm vụ vận hành, khai thác, xử lý sự cố từ người dùng đầu cuối, thừa
lệnh Giám Đốc Viễn Thông Tỉnh điều hành – xử lí sự cố!
- Điều hành, xử lý sự cố các trạm trong khu vực Quảng Nam
1.2.3.3 Tổ Kỹ thuật – Tổng hợp
- Kết hợp với các bộ phận khác, tham gia trực tiếp xử lý sự cố
- Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, văn bản…
- Tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Trung Tâm Điều Hành Thông Tin về giải pháp, quy
hoạch mạng lưới!
1.3 Kết luâ ̣n
Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Internet, MyTV… do VNPT –
Quảng Nam cung cấp ngày một tăng nhanh, đòi hỏi cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng
rộng lớn cũng như áp dụng những công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
hàng sử dụng dịch vụ. Và giải pháp công nghệ MAN-E hiện tại đã được rất nhiều nhà

Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
cung cấp dịch vụ Viễn Thông lựa chọn và áp dụng triển khai, trong đó có VNPT – Quảng
Nam. Công nghệ này sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG MẠNG MAN-E:


2.1 GIới thiệu mạng MAN-E
Mạng đô thị MAN là một mạng cung cấp đa dịch vụ trong phạm vi một thành phố,
đô thị. Vai trò của nó tương tự như vai trò của một nhà cung cấp dịch vụ Internet
nhưng có một điểm khác là được xây dựng để hướng tới đối tượng phục vụ chủ yếu
là trao đổi lưu lượng giữa các mạng cục bộ LAN có dung lượng và kích cỡ mạng lớn.
Quy mô của MAN có thể bao phủ toàn bộ một thành phố hoặc chỉ là một mạng để
liên kết một vài khu nhà (chung cư, khu công nghệ/công nghiệp, các cơ quan tổ chức,
các trường đại học, viện nghiên cứu) với nhau. Thiết bị MAN có thể được xây dựng
và quản lý bởi nhiều tổ chức khác nhau hoặc chỉ với một nhà cung cấp dịch vụ MAN
duy nhất. Các công nghệ được lựa chọn áp dụng để xây dựng MAN chủ yếu tập
trung vào 3 loại công nghệ chính là:
 IP
 Ethernet/Giagabit Ethernet
 Chuyển mạch kết nối MPLS
Các công nghệ này được xây dựng khác nhau cả phạm vi và các phương thức mà chúng
sẽ được sử dụng. Mạng MAN-E được định nghĩa là mạng sử dụng công nghệ
Ethernet, kết nối các mạng cục bộ với một mạng diện rộng WAN hay Internet, có
chức năng thu gom lưu lượng và truyền tải lưu lượng cho các thiết bị mạng truy nhập
(IP DSLAM, MSAN…)!

Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
2.2 Sơ đồ cấu trúc mạng MAN-E tại Quảng Nam

MẠNG
QUỐC TẾ
PE

AGG

UPE UPE UPE UPE


HỘ I AN THĂNG BÌNH ĐẠI LỘ C TAM KỲ

SWITCH SWITCH SWITCH SWITCH

DSLAM/ DSLAM/ DSLAM/ DSLAM/


GPON GPON GPON GPON

Hình 2.1 Mạng MAN-E tại Quảng Nam


Mạng MAN-E được triển khai trên toàn quốc, mỗi tỉnh thành sẽ có một mạng MAN-E!

Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ chính của MAN-E là thu gom lưu lượng từ lớp truy nhập tới lớp biên rồi
chuyển lên lớp core. Lớp Core thông qua BRAS truyền tải lưu lượng đến mạng trục
VTN!
Mạng lưới MAN-E tại tỉnh Quảng Nam bao gồm 3 lớp:
 Lớp core: Gồm 4 thiết bị PE-AGG đặt tại Tam Kỳ, Thăng Bình, Đại Lộc, Hội An.
Đầu dưới kết nối với các UPE ở lớp biên, đầu trên kết nối với BRAS chuyển tải tín
hiệu ra mạng trục VTN (PE-AGG Thăng Bình và Tam Kỳ), các PE-AGG này có
nhiệm vụ thu gom lưu lượng từ các lớp dưới và truyền tải tín hiệu ra mạng ngoài!
 Lớp biên: Gồm … thiết bị UPE đấu nối với nhau và tập trung về 4 PE-AGG lớp core.
Các UPE này có nhiệm vụ thu gom lưu lượng từ lớp truy nhập
 Lớp truy nhập: Gồm nhiều Switch đấu nối về các UPE, tín hiệu trên mỗi Switch chạy
song song trên hai đường (chia tải) hoặc chạy trên 1 đường ( đường còn lại là đường
dự phòng ). Đầu dưới các Switch được kết nối với các DSLAM, PON OLT hoặc nối
trực tiếp với các thuê bao (thường là các đại lý lớn)!
Ví dụ:
- QNM.TBH.BSA.L2S.FU.1.1 đấu nối về UPE QNM03TBH thông qua một đường
chính và đường dự phòng!
- QNM.TBH.BQY.L2S.FU.11 đấu nối về UPE QNM03TBH trên hai đường chia tải
chạy song song!
2.3 Các thiết bị trong mạng MAN-E
Các thiết bị nằm trong các lớp
2.3.1 Lớp đầu cuối
2.3.1.1Modem quang Igate Gw040
Là loại thiết bị đầu cuối sử dụng cáp quang, trực tiếp chia sẻ Internet với người dùng
thông qua một hay nhiều anten (Wifi) hoặc cổng RJ-45 (cổng mạng)!
2.3.1.2Modem ADSL
Là loại thiết bị đầu cuối sử dụng cáp đồng, trực tiếp chia sẻ Internet với người dùng
thông qua cổng RJ-45 (cáp đồng)!
2.3.1.3Set top box
Là loại thiết bị đầu cuối, thu nhận tín hiệu IP và giải mã thành tín hiệu Audio và
Video hiển thị trên tivi!
2.3.2 Lớp truy nhập
2.3.2.1DSLAM
Thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối xDSL
Các loại DSLAM đang sử dụng:

Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
 ATM DSLAM
 IP DSLAM
2.3.2.2PON OLT
Là điểm cuối kết nối FTTx, chứa vô số các model FTTx
2.3.2 Lớp mạng lõi Backbone
Lớp mạng lõi Backbone gồm các UPE và PE-AGG
2.3.2.1UPE
Các UPE có chức năng thu gom lưu lượng từ các lớp dưới đồng thời chuyển tiếp lưu
lượng lên các PE-AGG
2.3.2.2PE-AGG
Router biên mạng lõi do VTN quản lý, nhiệm vụ chính là định tuyến cho các dịch vụ
IPTV, megawan, IP Conference, thu gom lưu lượng tổng hợp gửi đến BRAS

Các loại thiết bị trong hệ thống mạng tại Trung Tâm Điều Hành Thông Tin - VNPT
Quảng Nam hoạt động ổn định và chính xác là nhờ vào hệ thống nguồn điện được đảm
bảo và an toàn tuyệt đối. Được sự cho phép của Trưởng Đài OMC cùng với sự giúp đỡ
tận tình của các anh chị trong Đài. Chúng em được phép trực tiếp quan sát và tìm hiểu về
các thiết bị trong hệ thống nguồn điện tại Trung Tâm Điều Hành Thông Tin – VNPT
Quảng Nam và được trình bày dưới đây
2.4 Sơ đồ hệ thống nguồn điện tại Trung Tâm Điều Hành Thông Tin
Các thiết bị tại Trung Tâm Điều Hành Thông Tin – VNPT Quảng Nam hầu hết hoạt
động ở nguồn (0v -48v )!

Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống nguồn trung tâm Điều Hành Thông Tin
2.4.1 Tủ nguồn AC

Hình 2.3 Tủ nguồn AC


Cấp nguồn AC từ mạng lưới, qua bộ chuyển đổi điện áp thành nguồn DC, cung
cấp cho thiết bị mạng.

Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
2.4.2 Acquy

Hình 2.4 Nguồn acquy


Hệ thống nguồn Trung Tâm Điều Hành Thông Tin gồm hai tổ hợp acquy, mỗi tổ hợp
acquy gồm 24 acquy, mỗi acquy có điện áp 2v!

Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
2.4.3 Tủ rack

Hình 2.5 Tủ rack


Hay còn gọi là tủ mạng, được sử dụng để chứa các thiết bị mạng. Có nhiều thiết bị mạng
khác nhau nên cần lựa chọn tủ rack có kích thước thích hợp.

Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Các thành phần cơ bản trong một tủ rack bao gồm: nguồn điện, máy chủ, bộ lưu điện ups,
thiết bị mạng, thiết bị chống sét, dây cable mạng…
2.4.4 Cắt lọc sét chính

Hình 2.6 Cắt lọc sét

Có tác dụng lọc sét tránh hư hỏng thiết bị

Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ

3.1 Giới thiêụ công nghê ̣ IPTV và Ethernet


IPTV là một hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ vào giao
thức Internet thông qua một hạ tầng mạng, mà hạ tầng mạng này có thể bao gồm việc
truyền thông qua một kết nối băng thông rộng. Một định nghĩa chung của IPTV là
truyền hình, nhưng thay vì qua hình thức phát hình vô tuyến hay truyền hình cáp thì
lại được truyền phát hình đến người xem thông qua các công nghệ sử dụng cho các
mạng máy tính
Ethernet là một họ các công nghệ mạng máy tính thường dùng trong các mạng local
area network (LAN), metropolitan area network (MAN) và wide area network
(WAN). Tên Ethernet xuất phát từ khái niệm Ête trong ngành vật lý học. Nó được
giới thiệu thương mại vào năm 1980 và lần đầu tiên được tiêu chuẩn hóa vào năm
1983 thành IEEE 802.3, kể từ đó nó được chỉnh sửa để hỗ trợ bit rate cao hơn và
khoảng cách kết nối dài hơn. Theo thời gian, Ethernet đã thay thế hoàn toàn các công
nghệ LAN nối dây như token ring, FDDI và ARCNET.
3.2 IPTV
IPTV là gì? 
IPTV là viết tắt của cụm từ “Internet Protocol TV” và được dịch ra là “Truyền hình
Internet”. Đây là công nghệ cho phép truyền tải các chương trình truyền hình thông qua
mạng Internet băng thông rộng. 
Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống hoặc tín hiệu vệ tinh hoặc qua
cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường mạng Internet của gia đình
thu tín hiệu. Có thể thấy dịch vụ truyền hình đã được tích hợp trực tiếp với dịch vụ kết
nối mạng Internet. 
Hiện có hai phương pháp chính thu tín hiệu truyền hình Internet. Thứ nhất, sử dụng
máy tính kết nối với dịch vụ truyền hình IPTV để nhận tín hiệu sau đó chuyển đổi thành
tín hiệu truyền hình truyền thống trên những chiếc TV chuẩn. Thứ hai, sử dụng một bộ
chuyển đổi tín hiệu (set top box). Thực chất bộ chuyển đổi tín hiệu này cũng chỉ đóng
vai trò như một chiếc PC như ở phương pháp thứ nhất. Tất nhiên cùng với sự phát triển
của công nghệ chắc chắn sẽ có những sản phẩm TV có thể kết nối và thu nhận tín hiệu
truyền hình trực tiếp từ đường truyền Internet. 
Bên cạnh đó người dùng còn có thể còn được chứng kiến sự phát triển của truyền
hình IPTV không dây. Đây không còn là chuyện dự báo tương lai mà đã trở thành hiện
thực đơn giản kết nối Internet không dây được thì IPTV cũng không dây được. 

Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Ưu điểm của IPTV 

Tích hợp đa dịch vụ. Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có thể được
sử dụng cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet, truyền hình,
điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol)...mang lại cho
người dùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. 
Tính tương tác cao. IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem truyền hình
có tính tương tác và cá nhân hóa rất cao. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể tích
hợp một chương trình hướng dẫn tương tác cho phép người xem có thể tìm kiếm nội
dung chương trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên. Hoặc nhà cung cấp dịch
vụ có thể triển khai chứng năng “hình-trong-hình” (picture-in-picture) cho phép người
dùng xem nhiều kênh cùng một lúc. Người dùng cũng có thể sử dụng TV để truy cập
đến các nội dung đa phương tiện khác trên PC như hình ảnh hay video hoặc sử dụng
điện thoại di động để điều khiển TV ở nhà ghi lại một chương trình ưa thích nào đó ... 
Một phương thức tương tác khác mà nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể triển khai là
cung cấp các thông tin mà người xem yêu cầu trực tiếp trong quá trình xem chương
trình. Ví dụ người dùng có thể nhận thông tin về đội bóng mà họ đang xem thi đấu trên
màn hình chẳng hạn. 
Trên thực tế tính tương cao hoàn toàn có thể xuất hiện ở các loại hình truyền hình số
khác như truyền hình vệ tinh hay cáp. Song để triển khai được thì cần phải có sự kết
nối tương tác giữa đầu phát sóng và bộ thu sóng. Đây là điều mà truyền hình vệ tinh và
cáp không có được. Muốn triển khai thì hai hình thức truyền hình này buộc phải kết
hợp với các hạ tầng mạng khác như Internet hoặc điện thoại di động. 
Công nghệ chuyển mạch IP. Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền hình
cáp và vệ tinh thường gửi đi tất tả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc cùng một thời
điểm nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy.
Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết. 
IPTV sử dụng công nghệ chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ liệu
chương trình truyền hình được lưu trữ tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ liệu kênh
mà người dùng yêu cầu xem là được truyền tải đi. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp
dịch vụ có thể bổ sung thêm được nhiều dịch vụ cho IPTV hơn vì băng thông không
còn phải là vấn đề quá khó giải quyết nữa. 
Mạng gia đình. Kết nối vào mạng Internet trong gia đình không chỉ có TV mà còn
có các PC khác. Điều này sẽ cho phép người dùng có thể sử dụng TV để truy cập đến
những nội dung đa phương tiện trên PC như ảnh số, video, lướt web, nghe nhạc...
Không những thế một số màn hình TV giờ đây còn được tích hợp khả năng vận hành

Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
như một chiếc TV bình thường. Tất cả liên kết sẽ trở thành một mạng giải trí gia đình
hoàn hảo. 

Video theo yêu cầu - Video on Demand (VOD). VOD là tính năng tương tác có thể
nói là được mong đợi nhất ở IPTV. Tính năng này cho phép người xem có thể yêu cầu
xem bất kỳ một chương trình truyền hình nào đó mà họ ưa thích. Ví dụ, người xem
muốn xem một bộ phim đã có cách đây vài năm thì chỉ cần thực hiện tìm kiếm và dành
thời gian để xem hoặc ghi ra đĩa xem sau. 
Kiểm soát tối đa chương trình TV. VOD nói chính xác cũng là một phần lợi thế này.
Đây là tính năng mà người dùng sẽ cảm thấy thích thú nhất ở IPTV bởi nó cho phép họ
có thể kiểm soát tối đa chương trình truyền hình. 
Không còn thụ động phải xem những gì mà nhà cung cấp dịch vụ phát đi như ở truyền
hình truyền thống hay vệ tinh mà giờ đây người dùng sẽ được trải nghiệm khả năng
kiểm soát tối đa những nội dung mà họ muốn xem. Với VOD người dùng có thể chọn
lựa những chương trình thích hoặc ghi nó ra đĩa để xem về sau này. 
Nhờ đó mà thiết bị điều khiển từ xa của IPTV sẽ có đầy đủ tính năng như điều khiển
một chiếc đầu đĩa. Khi đang xem chương trình nếu gặp phải một đoạn nào hay người
dùng có thể tua để xem lại, dừng phát chương trình hoặc tua nhanh về phía trước ...
Điều này cũng đơn giản bởi nội dung được cung cấp duy nhất theo yêu cầu của người
xem chứ không cung cấp rộng cho tất cả mọi người dùng như truyền hình truyền thống. 
Truyền hình chất lượng cao HD. Xu hướng nội dung chất lượng cao hiện đã hiển
hiện thực tế. Nhờ kết nối băng thông rộng nên có thể nói chỉ trong tương lai không xa
IPTV sẽ chỉ phát truyền hình chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng
sẽ thưởng thức các chương trình có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao. 
Nhược điểm 
Nhược điểm “chí mạng” của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rất cao và sự chậm
trễ truyền tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không thật sự tốt cũng
như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất dễ bị giật hay việc
chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải về. Thêm vào nữa nếu máy chủ của
nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi số lượng người xem truy cập vào đông thì
chuyện chất lượng dịch vụ bị giảm sút cũng là một chuyện rất dễ hiểu. Đây không hẳn
là nhược điểm của IPTV mà của cả thế giới web. 
Song một thế giới mà ở đó mọi người mọi thiết bị đều có thể được kết nối mạng là một
trong những mục tiêu mà thế giới đang hướng tới. Truyền hình IPTV cũng là một phần
trong xu hướng này. Công nghệ mạng Internet càng ngày càng phát triển mạnh mẽ đẩy
băng thông kết nối lên cao hơn góp phần giúp IPTV khắc phục nhược điểm nói trên và
biến nó trở thành công nghệ truyền hình của tương lai. 

Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
3.3 Ethernet
Ethernet là một họ lớn và đa dạng gồm các công nghệ mạng dựa khung dữ liệu
(frame-based) dành cho mạng LAN. Tên Ethernet xuất phát từ khái niệm Ête trong
ngành vật lý học. Ethernet định nghĩa một loạt các chuẩn nối dây và phát tín hiệu cho
tầng vật lý, hai phương tiện để truy nhập mạng tại phần MAC (điều khiển truy nhập
môi trường truyền dẫn) của tầng liên kết dữ liệu, và một định dạng chung cho việc
đánh địa chỉ
Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3. Cấu trúc mạng hình sao, hình thức
nối dây cáp xoắn (twisted pair) của Ethernet đã trở thành công nghệ LAN được sử
dụng rộng rãi nhất từ thập kỷ 1990 cho tới nay, nó đã thay thế các chuẩn LAN cạnh
tranh khác như Ethernet cáp đồng trục (coaxial cable), token ring, FDDI, và ARCNET.
Trong những năm gần đây, Wi-Fi, dạng LAN không dây đã được chuẩn hóa bởi IEEE
802.11, đã được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế cho Ethernet trong nhiều cấu hình
mạng
Cáp Ethernet là một trong những công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế
giới. Nó hoạt động bằng cách chia sẻ thông tin liên lạc thông qua cáp. Một khi thiết bị
được gắn vào dây cáp, nó có thể giao tiếp với bất kỳ thiết bị nào khác đó
Ví dụ, hai máy tính có thể được kết nối với nhau với một máy in duy nhất họ có thể
vừa có văn bản gửi và chia sẻ dữ liệu với nhau cũng như là in ấn đều được
  Hầu hết thời gian, khi chúng tôi thảo luận về các loại cáp Ethernet chúng ta đang
nói về việc kết nối với Internet. Bạn có thể nhận ra cáp của bạn bằng cách tìm các dây
màu xanh mà đi từ modem của bạn vào máy tính của bạn hoặc router không dây.
3.4 Gigabit Enthernet
Ta có thể mở rộng Ethernet về mặt độ lớn với Gigabit Ethernet (hỗ trợ 1000 Mbps
hay 1 Gbps) sử dụng cùng định dạng frame IEEE 802.3 Ethernet trước đó. Khả năng
mở rộng này cho phép các nhà thiết kế và quản lý network nâng tầm về kiến thức và
công nghệ sẵn có để cài đặt, di chuyển, quản lý, và bảo hành mạng Gigabit Ethernet!

Tuy nhiên, lớp vật lý đã được biến đổi lại để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. 2 công
nghệ đã được nhập chung để có cả ưu điểm của cả 2: chuẩn IEEE 802.3 Ethernet và
chuẩn ANSI X3T11 FibreChannel (Cáp quang chuẩn X3T11 của Tổ chức Tiêu chuẩn
Quốc gia Mỹ). IEEE 802.3 gồm cơ sở định dạng frame, CSMA/CD, song công, và các
đặc trưng khác của Ethernet. Cáp sợi quang cung cấp nền tảng ASIC tốc độ cao, vật
liệu quang, và cơ cấu mã hóa/giải mã cùng tuần tự hóa. Chúng cho ra giao thức cuối
cùng được định nghĩa là IEEE 802.3z Gigabit Ethernet!

Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Gigabit Ethernet cho phép mạng truyền số liệu tới tốc độ 1000Mbps mà sử dụng dây
cable theo tiêu chuẩn Cat 5 UTP (Unshielded Twisted Pair) Dây cable Ethernet Cat 5
có 4 cặp dây (Four pairs), nhưng theo tiêu chuẩn truyền số liệu 10BaseT và 100BaseT
chỉ sử dụng 4 dây (hai cặp dây ) Một cặp dây được dùng để truyền số liệu và một cặp
dây khác được dùng để nhận số liệu.
 Ưu điểm của công nghệ
Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet có những ưu điểm nổi bật là:
Công nghệ Ethernet có khả năng hỗ trợ rất tốt cho ứng dụng truyền tải dữ liệu ở tốc độ
cao và có đặc tính lưu lượng mạng tính đột biến và tính “bùng nổ”!
 Cơ cấu truy nhập CSMA/CD công nghệ Ethernet cho phép truyền tải lưu lượng với hiệu
xuất băng thông và thông lượng truyền tải lớn!
Thuận lợi trong việc kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Không đòi hỏi khách hàng
phải thay đổi công nghệ, thay đổi hoặc nâng cấp mạng nội bộ, giao diện kết nối!
 Theo thống kê, có tới 95% lưu lượng phát sinh bởi các ứng dụng truyền tải dữ liệu là lưu
lượng Etheret. Điều này xuất phát từ thực tế là hấu hết các mạng truyền dữ liệu của các
cơ quan, tổ chức (mạng LAN, MAN, mạng Intranet) hiện tại đều được xây dựng trên cơ
sở công nghệ Ethernet!
Sự phổ biến của công nghệ Ethernet tại lớp truy nhập sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho
việc kết nối hệ thống với độ tương thích cao nếu như xây dựng một mạng dựa trên cơ sở
công nghệ Ethernet. Điều này sẽ dẫn tới việc giảm đáng kể chi phí đầu tư xây dựng
mạng!
Mạng xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet có khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng
do đặc tính của công nghệ này là chia sẻ chung tiện ích băng thôngtruyền dẫn và không
thực hiện cơ cấu ghép kênh phân cấp!
Hầu hết các giao thức, giao diện truyền tải ứng dụng trong công nghệ Ethernet đã được
chuẩn hoá (họ giao thức IEEE.802.3). Phần lớn các thiết bị mạng Ethernet của các nhà
sản xuất đều tuân theo các tiêu chuẩn trong họ tiêu chuẩn nói trên. Việc chuẩn hoá này
tạo điều kiện kết nối dễ dàng, độ tương thích kết nối cao giữa các thiết bị của các nhà sản
xuất khác nhau.    
Quản lý mạng đơn giản 
 Nhược điểm của công nghệ  
Nếu chỉ xét công nghệ Ethernet một cách độc lập, bản thân công nghệ này tồn tại một số
nhược điểm sau đây:

Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Công nghệ Ethernet phù hợp với cấu trúc mạng theu kiểu cấu trúc tô - pô hình cây mà
không phù hợp với cấu trúc mạng ring (dạng vòng). Điều này xuất phát từ việc công nghệ
Ethernet thực hiện chức năng định tuyến trên cơ sở thuật toán định tuyến phân đoạn hình
cây (Spanning-Tree-Algorithm); là một trong những thuật toán định tuyến quan trọng áp
dụng trong mạng Ethernet.  Cụ thể là thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây trong
nhiều trường hợp sẽ thực hiện chặn một vài phân đoạn tuyến trong ring, điều này sẽ làm
giảm dung lượng băng thông làm việc của vòng ring!
Thời gian thực hiện bảo vệ phục hồi lớn. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân là thuật
toán định tuyến phân đoạn hình cây có thời gian hội tụ dài hơn nhiều so với thời gian hồi
phục đối với cơ chế bảo vệ của vòng ring (tiêu chuẩn là 50 ms)!
Không phù hợp cho việc truyền tải loại hình ứng dụng có đặc tính lưu lượng nhạy cảm
với sự thay đổi về trễ truyền tải (jitter) và có độ ì (latency) lớn!
Chưa thực hiện chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho những dịch vụ cần
truyền tải có yêu cầu về QoS
 
 Khả năng áp dụng
Công nghệ Ethernet có thể phù hợp triển khai cho việc xây dựng lớp mạng lõi truy nhập,
đảm bảo thực hiện chức năng “thu gom” dịch vụ, tích hợp dịch vụ tại phân lớp truy nhập
của mạng. Điều này tính khả thi do do tính tương thích cao về giao diện kết nối và công
nghệ đối với khách hàng vì như đã nói ở trên, mạng Ethernet được triển khai hầu hết đối
với các mạng nội bộ. Việc áp dụng công nghệ Ethernet ở phân lớp mạng nào còn phụ
thuộc vào qui mô, phạm vi của mạng cần xây dựng và còn phụ thuôc vào cấu trúc tô-pô
mạng được lựa chọn phù hợp với mạng cần xây dựng!
 
3.5 Kết luận
Với các yêu cầu dịch vụ điển hình như là dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truy cập
Intrernet, dịch vụ kết nối mạng, liên kết cơ sở dữ liệu, dịch vụ lưu trữ dữ liệu, thương
mại điện tử và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng. Cơ sở hạ tầng mạng viễn
thông và công nghệ hiện tại khó có khả năng đáp ứng những yêu cầu nói trên kể cả về
loại hình dịch vụ và khả năng truyền tải lưu lượng. Do vậy, đã nhiều công nghệ mạng
đa dịch vụ được phát triển. Tuy nhiên mỗi công nghệ lại có những mặt tích cực và hạn
chế riêng của nó. Việc lựa chọn công nghệ nào phụ thuộc nhiều vào tính kinh tế cho cả
hai phía nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng

Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ MẠNG LÕI

4.1 Giới thiêụ các thiết bị vừa được đưa vào sử dụng
Hiê ̣n nay VNPT Quảng Nam vừa hoàn thành chuyển đổi thay thế hê ̣ thống
mạng lõi. Với viê ̣c thay thế các dòng sản phầm Huawei và Cisco bằng 2 dòng
Juniper MX960 và MX2010 đã giúp VNPT hoạch định chiến lược lâu dài trong xu
thế công nghê ̣ hiê ̣n nay và cả tương lai.
Thiết bị định tuyến băng rộng đa năng MX2010 của Juniper là một nền tảng
định tuyến hiệu suất cao và hiệu năng cao, giúp các nhà cung cấp dịch vụ và nhà
khai thác điện toán đám mây giải quyết được sự tăng trưởng dài hạn với dung
lượng hệ thống 40 Tbps và mật độ giao diện hàng đầu.
Ngày nay với sự hỗ trợ lên đến 16 Tbps của dữ liệu hai chiều, MX2010 hỗ
trợ giao diê ̣n 10GbE cho dòng 960, 40GbE cho dòng 240, hoặc 100GbE cho dòng
160 đối với khung đơn. Hiệu suất và mật độ cực kỳ cao này làm cho nó trở nên lý
tưởng cho nhiều ứng dụng cốt lõi, bao gồm VPN doanh nghiệp, mạng băng rộng
thế hệ tiếp theo và datacenter networking. Ngoài ra, MX2010 hỗ trợ timing và khả
năng ảo hóa đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các dịch vụ di động.
Bộ định tuyến toàn cầu đa năng MX960 Juniper cung cấp hiệu suất, độ tin
cậy và quy mô cao cho các nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng doanh nghiệp rộng
nhất. Nó cung cấp 10,56 Tbps dung lượng hệ thống trong một phần ba của chuẩn
viễn thông tiêu chuẩn, hỗ trợ giao diện 10GbE, 40GbE và 100GbE mật độ cao,
cũng như các kết nối SONET / SDH, ATM và PDH cũ.
MX960 hiệu năng cao được đóng gói với các tính năng định tuyến, chuyển
mạch, bảo mật và dịch vụ có khả năng mở rộng cao cho phép tạo ra doanh thu, kết
hợp mạng và hội tụ dịch vụ. Các tính năng chính bao gồm hỗ trợ một loạt các dịch
vụ VPN L2 / L3 và các chức năng cổng mạng băng thông rộng tiên tiến, cùng với
các dịch vụ định tuyến, chuyển mạch và bảo mật tích hợp.

Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

4.2 UPE – Juniper MX960

Hình 4.1 Router Juniper MX960


4.2.1. Thông số kỹ thuâ ̣t
Đường truyền tối đa : 10.56Tbps
Đường truyền định tuyến cho mỗi khe: 480Gbps
DPC hoă ̣c MPC trên mỗi khung : 11 hoặc 12
Khung cho mỗi rack : 3
Kích thước: 17.37 x 27.75 x 28 in (44.11 x 70.49 x
71.1 cm)
Khối lượng: 344 lbs / 151.6 kg
Giá: Giá trước hoặc sau
Điê ̣n áp: AC / DC: -40 đến -72 VDC 100-240
VAC
Nhiê ̣t đô ̣ hoạt đô ̣ng: 32° đến 104°F (0° đến 40°C)
Đô ̣ ẩm: 5 đến 90%
Đô ̣ cao hiê ̣u quả(so với mực nước biển): Lên đến 13.000ft/4.000m

Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

4.2.2. Lắp đă ̣t và cấu hình


4.2.2.1 Lắp đă ̣t
a) Chuẩn bị
 Xác định yếu tố môi trường yêu cầu (Nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩm…)
 - Độ cao : Không đạt hiệu quả ở độ cao 10000ft(4038m)
- Đô ̣ ẩm đảm bảo vâ ̣n hành bình thường từ 5 – 90% trong điều kiê ̣n không ngưng tụ.
- Nhiê ̣t đô ̣ hoạt động bình thường được đảm bảo ở nhiệt độ 32°F(0°C) đến 104°F
(40°C)
- Nhiệt độ không vận hành trong thùng chứa: -40°F(-40°C) đến 158°F(70°C)
- Được thiết kế đáp ứng hoạt đô ̣ng trong vùng đô ̣ng đất Telcordia Technologies
Zone 4
- Nhiê ̣t đô ̣ đầu ra tối đa:
AC input power: 27,007 BTU/hour(7920W)
DC input power:18,987 BTU/hour(5568W)

 Đảm bảo kế hoạch lắp đă ̣t đảm bảo các yêu cầu an toàn
 Xác định vị trí xây dựng hạ tầng
 Xác định điê ̣n năng tiêu thụ

Hình 4.2 Bảng yêu cầu công suất


 Lên chiến lược phân rack đảm bảo vị trí và không gian
- Yêu cầu kích thước gầm và quản lý tiêu chuẩn cáp

 Kiểm tra chiến lược lắp đă ̣t đáp ứng hướng dẫn về an toàn điê ̣n

Trang 25
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
 Kiểm tra các yêu cầu về rack đảm bảo đáp ứng tối thiểu cho viê ̣c lắp đă ̣t router
 Chuẩn bị cáp và cổng kết nối
- Tính ngân sách điện cho cáp quang
Để đảm bảo rằng các kết nối cáp quang có đủ năng lượng để hoạt động chính xác,
cần phải tính ngân sách điện năng của liên kết, tức là lượng điện tối đa mà nó có
thể truyền. Khi tính toán ngân sách về điện, sử dụng phân tích trường hợp xấu nhất
để cung cấp sai số, dù tất cả các bộ phận của một hệ thống thực tế không hoạt
động ở mức độ xấu nhất. Để tính toán dự toán ngân sách điện năng xấu nhất (PB),
công suất phát tối thiểu (PT) và độ nhạy máy thu tối thiểu (PR):
PB = PT – PR (4.1)
Phương trình ngân quỹ điện toán giả định sau đây sử dụng các giá trị đo bằng
decibel (dB) và decibel cho một milliwatt.
PB = PT – PR
PB = –15 dBm – (–28 dBm)
PB = 13 dB
- Tính mức chênh lệch về điện cho cáp quang
Sau khi tính toán ngân sách điện của liên kết, bạn có thể tính toán biên điện
(PM  ), đại diện cho lượng điện năng có sẵn sau khi trừ đi sự suy giảm hoặc mất
liên kết (LL) khỏi ngân sách điện (PB ). Ước tính trường hợp xấu nhất của PM giả
định LL tối đa:
PM  = PB  - LL (4.2)
PM lớn hơn không chỉ ra rằng ngân sách điện năng là đủ để vận hành máy
thu.
 Lên chiến lượt định tuyến và quản lý cáp
- Mở hô ̣p Router và các bô ̣ phâ ̣n
- Lắp đă ̣t phần cứng
- Lắp đă ̣t Cage Nuts
Xác định các lỗ sau đó đưa các hạt lồng, nếu cần, vào các tương ứng. Các
khoảng cách lỗ ứng với bộ phận U tiêu chuẩn trên giá đỡ được gắn với đáy giá
treo

Trang 26
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

Hình 4.3 Kích thướt các lỗ quy định trên case
- Lắp đă ̣t khây kê ̣ 4 trạm
- Một kệ lắp đặt là cần thiết để lắp đặt router trong một giá đỡ bốn tủ hoặc cabin. Kê ̣
không yêu cầu lắp đă ̣t router trong 1 rack mở chung
o Trượt kệ giữa các thanh ray ra, để lại phần dưới cùng của kệ trên giá đỡ ray. Kệ
cài đặt ở mặt trước của thanh ray phía sau, mở rộng về phía trước của giá đỡ
o Lắp một phần các ốc vít vào lỗ hở ở mặt bích phía sau của kệ lắp bốn nắp
o Vă ̣n chă ̣c các ốc và tiếp tục với các lỗ còn lại

Hình 4.4 Khung sườn chuẩn bị lắp đă ̣t


- Lắp đă ̣t các thành phần vào trong khung
- Lắp đă ̣t Router vào giá đỡ
- Nối đất
- Hoàn thành lắp đă ̣t các bô ̣ phâ ̣n
- Kết nối Router với thiết bị quản lý và cảnh báo

Trang 27
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
- Nối cáp nguồn
- Bâ ̣t Router và cấu hình lần đầu cho hê ̣ thống
4.2.2.2 Cấu hình
a) Các thông tin cần thiết trước khi cấu hình router
- Tên router sẽ sử dụng trên mạng
- Tên miền router sẽ sử dụng
- Địa chỉ IP và thông tin về độ dài tiền tố cho giao diện Ethernet
- Địa chỉ IP của một bộ định tuyến mặc định
- Địa chỉ IP của máy chủ DNS
- Mật khẩu cho người dùng gốc
b) Cấu hình trên Junos OS
- Bâ ̣t Router và Login (Không có password)
- Khởi động CLI.
root# cli
root@>
- Nhập chế độ cấu hình.
cli> configure
root@#
- Cấu hình tên của router. Nếu tên bao gồm dấu cách, hãy đặt tên trong dấu ngoặc
kép ("").
root@# set system host-name host-name
- Tạo tài khoản người dùng quản lý bảng điều khiển.
root@# set system login user user-name authentication plain-text-password
New password: password
Retype new password: password
- Đặt lớp tài khoản người dùng thành siêu người dùng.
root@# set system login user user-name class super-user
- Định cấu hình tên miền của router.
root@# set system domain-name domain-name
- Cấu hình địa chỉ IP và độ dài tiền tố cho giao diện Ethernet của router.
root@# set interfaces fxp0 unit 0 family inet address address/prefix-length
- Cấu hình địa chỉ IP của một router sao lưu, chỉ được sử dụng trong khi giao thức
định tuyến không chạy.
root@# set system backup-router address
- Cấu hình địa chỉ IP của máy chủ DNS.
root@# set system name-server address

Trang 28
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
- Đặt mật khẩu xác thực gốc bằng cách nhập mật khẩu văn bản thuần, mật khẩu
được mật mã hoặc chuỗi khóa công khai SSH (DSA hoặc RSA).
root@# set system root-authentication plain-text-password
New password: password
Retype new password: password
or

root@# set system root-authentication encrypted-password encrypted-


password
or

root@# set system root-authentication ssh-dsa public-key


or

root@# set system root-authentication ssh-rsa public-key


- Cấu hình các tuyến tĩnh đến các mạng con từ xa với quyền truy cập vào cổng quản
lý. Truy cập vào cổng quản lý được giới hạn trong mạng cục bộ. Để truy cập vào
cổng quản lý từ một subnet từ xa, bạn cần phải thêm một tuyến tĩnh vào subnet đó
trong bảng định tuyến
root@# set routing-options static route remote-subnet next-hop destination-
IP retain no-readvertise
- Định cấu hình dịch vụ Telnet ở cấp bậc hệ thống
root@# set system services telnet
- (Tùy chọn) Hiển thị cấu hình để xác minh rằng nó là chính xác.
root@# show
system {
host-name host-name;
domain-name domain-name;
backup-router address;
root-authentication {
authentication-method (password | public-key);
}
name-server {
address;
}
}
interfaces {

Trang 29
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
fxp0 {
unit 0 {
family inet {
address address/prefix-length;
}
}
}
}
- Cam kết cấu hình để kích hoạt nó trên router.
root@# commit
- (Tùy chọn) Cấu hình các thuộc tính bổ sung bằng cách thêm các câu lệnh cấu hình
cần thiết. Sau đó thực hiện các thay đổi để kích hoạt chúng trên router.
root@host# commit
- Khi kết thúc quá trình cấu hình router, thoát chế độ cấu hình.
root@host# exit
root@host>

4.3 AGG – Juniper MX2010

Trang 30
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Hình 4.5 Router Juniper MX 2010
4.3.1 Thông số kỹ thuâ ̣t
Đường truyền tối đa : 40Tbps
Đường truyền định tuyến cho mỗi khe: 2Tbps
DPC hoă ̣c MPC trên mỗi khung : 20
Khung cho mỗi rack : 1
Kích thước: 19.0 x 59.50 x 36.20 in (48.26 x 151.13 x 91.95 cm)
Khối lượng: 1,000 lbs / 453.6 kg
Giá: 4 Ngăn
Điê ̣n áp: AC / DC: -40 đến -72 VDC 100-240 VAC
Nhiê ̣t đô ̣ hoạt đô ̣ng: 32° đến 104°F (0° đến 40°C)
Đô ̣ ẩm: 5 đến 90%
Đô ̣ cao hiê ̣u quả(so với mực nước biển): Lên đến 13.000ft/4.000m

4.3.2 Lắp đă ̣t và cấu hình


4.3.2.1 Lắp đă ̣t phần cứng
a)Chuẩn bị
 Xác định yếu tố môi trường yêu cầu (Nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩm…)
- Đô ̣ ẩm đảm bảo vâ ̣n hành bình thường từ 5 – 90% trong điều kiê ̣n không ngưng tụ.
- Nhiê ̣t đô ̣ hoạt động bình thường được đảm bảo ở nhiệt độ 32°F(0°C) đến 104°F
(40°C)
- Nhiệt độ không vận hành trong thùng chứa: -40°F(-40°C) đến 158°F(70°C)
- Được thiết kế đáp ứng hoạt đô ̣ng trong vùng đô ̣ng đất Telcordia Technologies Zone
4
- Nhiê ̣t đô ̣ đầu ra tối đa:
AC input power: 129,280 BTU/hour
DC input power: 129,280 BTU/hour

 Đảm bảo kế hoạch lắp đă ̣t đảm bảo các yêu cầu an toàn
 Xác định vị trí xây dựng hạ tầng
 Xác định điê ̣n năng tiêu thụ
- AC
o Hệ thống cơ sở (không bao gồm MPCs, ADCs, và MICs) bao gồm 7 SFBs, một
máy chủ lưu trữ (Control Board và Routing Engine [CB-RE], hai khay quạt, một
giao diện đồ họa, bốn PSM và hai PDM.
9,439 W (55° C)2,142 W
- DC

Trang 31
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
o Đối với các PDM với nguồn cấp dữ liệu 60 A, nên chọn công cụ chuyển đổi 60 A
@ -48 VDC cho mỗi đầu vào.
o Đối với các PDM với 80 nguồn cấp A, nên chọn công cụ 80 A @ -48 VDC cho
mỗi đầu vào.

Hình 4.6 Bảng kích thươc mă ̣t bằng yêu cầu


 Lên chiến lược phân rack đảm bảo vị trí và không gian
- Yêu cầu kích thước gầm và quản lý tiêu chuẩn cáp
 Kiểm tra chiến lược lắp đă ̣t đáp ứng hướng dẫn về an toàn điê ̣n
 Kiểm tra các yêu cầu về rack đảm bảo đáp ứng tối thiểu cho viê ̣c lắp đă ̣t router
 Chuẩn bị cáp và cổng kết nối
- Tính ngân sách cho cáp quang
Để đảm bảo rằng các kết nối cáp quang có đủ năng lượng để hoạt động chính xác,
cần phải tính ngân sách điện năng của liên kết, tức là lượng điện tối đa mà nó có
thể truyền. Khi tính toán ngân sách về điện, sử dụng phân tích trường hợp xấu nhất
để cung cấp sai số, dù tất cả các bộ phận của một hệ thống thực tế không hoạt động
ở mức độ xấu nhất. Để tính toán dự toán ngân sách điện năng xấu nhất (PB), công
suất phát tối thiểu (PT) và độ nhạy máy thu tối thiểu (PR):
PB = PT – PR (4.3)
Phương trình ngân quỹ điện toán giả định sau đây sử dụng các giá trị đo bằng
decibel (dB) và decibel cho một milliwatt.
PB = PT – PR
PB = –15 dBm – (–28 dBm)
PB = 13 dB

Trang 32
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

Hình 4.7 Hướng quy hoạch cáp trong router


 Lên chiến lượt định tuyến và quản lý cáp
- Hô ̣p cáp tiêu chuẩn bao gồm
o Bộ quản lý cáp lồng và bộ lọc không khí-MX2000-CBL-MID
o Quản lý cáp thấp hơn-MX2000-CBL-BTM-S
o Bộ quản lý dây cáp DC-MX2010-DC-CBL-MGR-S
- Bô ̣ quản lý cáp tiêu chuẩn

Hình 4.8 Bô ̣ quy hoạch cáp tiêu chuẩn


- Quản lý cáp tầng dưới
- Card-Cage Cable Manager

Trang 33
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

Hình 4.9 Khay quản lý cáp


- Các module khác như
o Tấm lọc gió
o Bô ̣ phân mở rô ̣ng
- Mở hô ̣p Router và các bô ̣ phâ ̣n
- Lắp đă ̣t phần cứng
- Lắp đă ̣t Cage Nuts
Lắp hạt lồng, nếu cần, vào các tương ứng. Các khoảng cách lỗ ứng với bộ phận U
tiêu chuẩn trên giá đỡ được gắn với đáy giá treo

Hình 4.10 Kích thướt lỗ tiêu chuẩn trên case


- Lắp đă ̣t khây kê ̣ 4 trạm
- Một kệ lắp đặt là cần thiết để lắp đặt router trong một giá đỡ bốn tủ hoặc cabin. Kê ̣
không yêu cầu lắp đă ̣t router trong 1 rack mở chung
- Trượt kệ giữa các thanh ray ra, để lại phần dưới cùng của kệ trên giá đỡ ray. Kệ cài
đặt ở mặt trước của thanh ray phía sau, mở rộng về phía trước của giá đỡ

Trang 34
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
- Lắp một phần các ốc vít vào lỗ hở ở mặt bích phía sau của kệ lắp bốn nắp
- Vă ̣n chă ̣c các ốc và tiếp tục với các lỗ còn lại

Hình 4.11 Tra ốc víc vào khung


-Lắp đă ̣t các thành phần vào trong khung
-Lắp đă ̣t Router vào giá đỡ
-Nối đất
-Hoàn thành lắp đă ̣t các bô ̣ phâ ̣n
-Lắp đặt thẻ bộ tiếp hợp MX2010
-Lắp đặt bô ̣ lọc không khí MX2010 Air Filte
-Lắp đặt Giao diện Thủ công MX2010
-Lắp đặt bô ̣ quản lý Cáp DC chuẩn DCMA2010
-Lắp đặt một mô-đun nguồn DC2010 DC
-Lắp đặt môđun phân phối nguồn DC2010 DC
-Lắp đặt micrô đôi rộng MX2010
-Lắp đặt vỏ EMI chuẩn MX2010
-Lắp đặt Bản mở rộng MX2010 EMI
-Lắp đặt khay chứa MX2010
-Lắp đặt bộ phận chống trượt MX2010
-Lắp đặt hô ̣p quản lý Cáp Chuẩn MX2010
-Lắp đặt hô ̣p mở rô ̣ng cáp MX2010
-Lắp đặt MIC MX2010
-Lắp đặt SFB MX2000
-Lắp đặt MX2010 CB-RE

Trang 35
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
-Lắp đặt Module Nguồn AC MX2010
-Lắp đặt mô-đun phân phối nguồn AC Delta ba pha MX2000 của MX2000
-Lắp đặt mô-đun phân phối nguồn Wye AC ba pha Phase MX2000
-Lắp đặt mô-đun phân phối điện AC một pha MX2000
-Lắp đặt SFP hoặc XFP vào MX2000 MPC hoặc MIC
-Kết nối Router với thiết bị quản lý và cảnh báo
-Nối cáp nguồn
-Bâ ̣t Router và cấu hình lần đầu cho hê ̣ thống
4.1.1.1.3.2.2 Cấu hình
a) Các thông tin cần thiết trước khi cấu hình router
- Tên router sẽ sử dụng trên mạng
- Tên miền router sẽ sử dụng
- Địa chỉ IP và thông tin về độ dài tiền tố cho giao diện Ethernet
- Địa chỉ IP của một bộ định tuyến mặc định
- Địa chỉ IP của máy chủ DNS
- Mật khẩu cho người dùng gốc
b) Cấu hình trên Junos OS
- Bâ ̣t Router và Login (Không có password)
- Khởi động CLI.
root# cli
root@>
- Nhập chế độ cấu hình.
cli> configure
root@#
- Cấu hình tên của router. Nếu tên bao gồm dấu cách, hãy đặt tên trong dấu ngoặc
kép ("").
root@# set system host-name host-name
- Tạo tài khoản người dùng quản lý bảng điều khiển.
root@# set system login user user-name authentication plain-text-password
New password: password
Retype new password: password
- Đặt lớp tài khoản người dùng thành siêu người dùng.
root@# set system login user user-name class super-user
- Định cấu hình tên miền của router.
root@# set system domain-name domain-name
- Cấu hình địa chỉ IP và độ dài tiền tố cho giao diện Ethernet của router.

Trang 36
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
root@# set interfaces fxp0 unit 0 family inet address address/prefix-length
- Cấu hình địa chỉ IP của một router sao lưu, chỉ được sử dụng trong khi giao thức
định tuyến không chạy.
root@# set system backup-router address
- Cấu hình địa chỉ IP của máy chủ DNS.
root@# set system name-server address
- Đặt mật khẩu xác thực gốc bằng cách nhập mật khẩu văn bản thuần, mật khẩu
được mật mã hoặc chuỗi khóa công khai SSH (DSA hoặc RSA).
root@# set system root-authentication plain-text-password
New password: password
Retype new password: password
or

root@# set system root-authentication encrypted-password encrypted-


password
or

root@# set system root-authentication ssh-dsa public-key


or

root@# set system root-authentication ssh-rsa public-key


- Cấu hình các tuyến tĩnh đến các mạng con từ xa với quyền truy cập vào cổng
quản lý. Truy cập vào cổng quản lý được giới hạn trong mạng cục bộ. Để truy
cập vào cổng quản lý từ một subnet từ xa, bạn cần phải thêm một tuyến tĩnh vào
subnet đó trong bảng định tuyến
root@# set routing-options static route remote-subnet next-hop destination-
IP retain no-readvertise
- Định cấu hình dịch vụ Telnet ở cấp bậc hệ thống
root@# set system services telnet
- (Tùy chọn) Hiển thị cấu hình để xác minh rằng nó là chính xác.
root@# show
system {
host-name host-name;
domain-name domain-name;
backup-router address;
root-authentication {
authentication-method (password | public-key);

Trang 37
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
}
name-server {
address;
}
}
interfaces {
fxp0 {
unit 0 {
family inet {
address address/prefix-length;
}
}
}
}
- Cam kết cấu hình để kích hoạt nó trên router.
root@# commit
- (Tùy chọn) Cấu hình các thuộc tính bổ sung bằng cách thêm các câu lệnh cấu
hình cần thiết. Sau đó thực hiện các thay đổi để kích hoạt chúng trên router.
root@host# commit
- Khi kết thúc quá trình cấu hình router, thoát chế độ cấu hình.
root@host# exit

4.4 Kết Luâ ̣n


Viê ̣c đầu tư chuyển đổi công nghê ̣ mang luôn có tính 2 mă ̣t. Nhưng đối với
VNPT, là mô ̣t tâ ̣p đoàn viễn thông lớn, những khó khăn trong giai đoạn đầu đã
dần được chuẩn bị từ trước khá lâu, đô ̣i ngũ kỹ thuâ ̣t được đào tạo kỹ lưỡng trước
khi tiếp câ ̣n công nghê ̣ mới. VNPT xác định tốn kém khoản đầu tư ban đầu để
định hướng phát triển xa hơn trong 10 đến 20 năm hoă ̣c có thể xa hơn nữa khi cả
thể giới đang chuyển đô ̣ng biến đổi công nghê từng ngày.

Trang 38
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 5: NHƯỢC ĐIỂM VÀ SỰ CỐ HÊ ̣ THỐNG


5.1 Sơ lược sự cố hê ̣ thống
Hiê ̣n này, ở VNPT Quảng Nam nói riêng và tâ ̣p đoàn VNPT nói chung, luôn đôi mă ̣t
với vô vàn sự cố lớn nhỏ từ vùng thuê bao với những thiết bị đầu cuối được chính tâ ̣p
đoàn sản xuất cho đến các vùng lớn hơn và trọng yếu hơn như vùng truyền dẫn và vùng
mạng lõi. Đô ̣i ngũ kỹ thuâ ̣t viên đang phát triển từng ngày để luôn sẵn sàng đối mă ̣t với
các sự cố càng ngày càng phức tạp, cam go hơn.
Giải quyết sự cố tại trung tâm điều hành thông tin VNPT được chia theo các mức đô ̣
nghiêm trọng khác nhau tùy theo từng vùng sự cố. Từ đó đô ̣i ngũ kỹ thuâ ̣t viên có thể đưa
ra quy trình giải quyết hợp lý nhất cho từng vùng.
5.2 Sự cố mạng MAN-E
Mạng lõi MAN – E là hê ̣ thông được xây dựng đạt chuẩn an toàn thông tin quốc gia.
Các sự cố tại vùng lõi này chủ yếu là sự cố nguồn và phần cứng
Để giải quyết sự cố nguồn, các trung tâm luôn đảm bảo hê ̣ thống tổ hợp acquy luôn
trong trạng thái sẵn sàng hổ trợ khi nguồn điê ̣n bị mất do thiên tai bão lũ…..
Sự cố phần cứng chủ yếu xuất phát từ các thiết bị trong mạng không được bảo trì,
bảo dưỡng đúng thời điểm. Khi sự cố xẩy ra, cần nhanh chóng khắc phục nhanh nhất, có
thể thay mới nếu cần
5.3 Sự cố đường truyền
Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở đối với tất cả các công ty viên thông không riêng gì
VNPT. Nhưng so với các công ty viễn thông khác thì VNPT vất vả hơn rất nhiều trong
viê ̣c khắc phục sự cố đường truyền. Ở đây là sự cố đứt, gãy cắp quang
5.3.1 Sự cố tại vùng thuê bao
Trong quá trình đi cáp có mô ̣t sốt doạn bị gấp, gãy gây ảnh hưởng tới sợi quang
khiên đường truyền giảm chất lượng hoă ̣c có thể mất tín hiêu.
5.3.2 Sự cố tại vùng MAN-E và truyền dẫn
Trong quá trình vâ ̣n hành, hê ̣ thống chịu ảnh hưởng từ thiên tai hoă ̣c phá hoại gây hư
hỏng 1 đoạn cáp ngầm nào đó, dẫn đến viêc̣ mất tín hiê ̣u
5.3.2.1 Sự cố tại vùng xác thực
Đây là sự cố lớn, ảnh hưởng tới không chỉ VNPT mà còn tác đô ̣ng lớn tới các nhà mạng
trong nước.
5.3.2.2 Khắc phục
Đối với vùng thuê bao. Các kỹ thuâ ̣t viên luôn được trang bị máy đo công suất, dễ dàng
tính được suy hao tại chổ, xác định nhanh được vị trí đứt, gãy và khắc phục nhanh chóng

Trang 39
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Đối với vùng MAN-E và truyền dẫn. Các kỹ thuâ ̣t viên phải nhanh chóng xuống tâ ̣n trạm
đầu cuối để lần lược bắn tín hiê ̣u, đo công xuất cũng như tính suy hao, nhanh chóng xác
định được vị trí cáp vấn đề và tiến hành đến hiê ̣n trường thi công bảo trì đoạn cáp.
Đối với vùng xác thực. Viê ̣c xác định vị trí cáp sự cố khó khăn hơn rất nhiều và cần thời
gian dài để khắc phục.

5.4 Các công cụ hổ trợ khắc phục sự cố vùng thuê bao
Đây là vùng sự cố phổ biến và cần hỗ trợ khắc phục nhanh nhất nên viê ̣c phát triển
các công cụ hổ trợ trực tiếp khách hàng là tối cần thiết.
Mô ̣t số công cụ hỗ trợ do chính anh, chị phòng OMC xây dựng:
5.4.1 Hê ̣ thống quản lý các dịch vụ VNN – VISA
Kiểm tra dịch vụ khách hàng, xem thời gian đồng bô ̣, chú thích về các thông số kỹ
thuâ ̣t tác đô ̣ng đến User

Hình 5.1 Hê ̣ thống quản lý dịch vụ VNN - VISA


5.4.2 CSS (Customer Service System)– Quản lí IT

Hệ thống dịch vụ khách hàng là một phần mềm được phát triển bởi VNPT Quảng
Nam cho phép người dùng quản lý dịch vụ xử lý báo hỏng 119, quản lý thiết bị
chuyển mạch trên mạng Viễn thông tỉnh
Một số tiện ích:
 Xem tọa độ thuê bao GPON/ADSL/Mytv: Danh mục → Danh sách Dslam – Thuê
bao
 Xem tọa độ thuê bao Switch: Danh mục → Danh sách Switch – Thuê bao
 Quản lý user GPON: Tiện ích → Thay đổi thông tin kỹ thuật(Port/Mật khẩu/ZTE-
VMP..)
 Cấp port thuê bao mới MegaVNN/FiberVNN/IPTV: Xử lý → Cấp port thuê bao
mới

Trang 40
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
 Thay đổi set top box dịch vụ MyTv: Tiện ích → Thay đổi thông tin kỹ
thuật(Port/Mật khẩu/ZTE-VMP..) → Đổi STB
Cũng như tiện ích băng rộng hay VISA, ở tiện ích quản lý thuê bao của CSS chúng
ta có thể tra cứu được thông tin của user.
Qua quá trình vận hành thực tế, lý lịch user ở CSS đáng tin cậy hơn tiện ích băng
rộng vì dữ liệu được nhập online và update thời gian thực cũng như thông tin được
cung cấp đầy đủ hơn.
5.4.3 GPON_ONE-CLICK_6_2017

Hình 5.2 Trang cấu hình nhanh GPON


Phần mềm GPON_ONE_CLICK được sử dụng rất nhiều trong công tác vận
hành, khai thác và xử lí sự cố tại đài OMC, ưu điểm của phần mềm này là tìm
kiếm và telnet vào thiết bị rất nhanh (không cần gõ mật khẩu khi login), tuy
nhiên chỉ cho phép tìm kiếm thuê bao GPON.
Một số tiện ích:
1. Cấu hình HSI /Mytv thiết bị ZTE → Config HSI + MTV (4) nếu có 1 Mytv
→ Config HSI + MTV (3,4) nếu có 2 Mytv

Trang 41
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
2. Cấu hình HSI /Mytv thiết bị ALU → Config HSI+MTV for ALU ONT
3. Xem địa chỉ IP-WAN, địa chỉ MAC → Show IP WAN/MAC
4. Xem trạng thái PON → Show PON status
5. Xem công suất thu/phát → Show TX/RX Power

5.4.4 Công cụ quản lý thiết bị băng rô ̣ng

Hình 5.3 Công cụ quản lý thiết bị băng rô ̣ng
Thiết bị chuyển mạch trong mạng viễn thông tỉnh gồm: MSAN, IP DSLAM, ATM
DSLAM, GPON, MxU, L2Sw, UPE và PE-AGG được sản xuất bởi nhiều hãng
khác nhau như Huawei, ZTE, Alacatel, Juniper…
Để thuận tiện trong công tác vận hành khai thác và xử lý sự cố khi điều hành thông
tin, quản lý thiết bị băng rộng là một trong những công cụ quan trọng để tra cứu khi
cần thiết.
VD: Tiếp nhận thông tin: reset port 7 ALU Sông Trà
Phương án xử lý : tìm địa chỉ IP của ALU Sông Trà (STA)
vào Băng rộng → Tìm kiếm thiết bị IP → chọn tìm theo Sysname → gõ STA ta
được kết quả :

Trang 42
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Huyện/ Trạm IP Type
Trung SYSNAME Hardware
STT TP VT ADDRESS Device
tâm

Trung
tâm Trạm
Hiệp 172.20.212
Viễn Sông QNM.STA.H11 MA5600 IPDSLAM
1 Đức .242
thông Trà
2

Trung
tâm Trạm
Hiệp 10.51.4.20 QNM.HDC.STA.L V2224G- L2Sw
Viễn Sông
2 Đức 7 2S.FU.1.1 OP Lightsmart
thông Trà
2

Trung
tâm Trạm
Hiệp 10.51.54.6 QNM.HDC.STA.O ISAM736 GPON
Viễn Sông
3 Đức 7 LT.AL.2.1 0 ALU
thông Trà
2

Vì thiết bị cần tìm là ALU nên IP sẽ là 10.51.54.67


Vì thiết bị cần tìm là ALU nên IP sẽ là 10.51.54.67

Trang 43
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

5.4.5 AXE 810

Hình 5.4 Phần mềm AXE 810


Phần mềm dùng để quản lý tổng đài AXE, với giao diện trực quan thay vì phải gõ
lệnh, phần mềm giúp công tác khai thác mạng băng hẹp tốt hơn.
Một số tiện ích:
1. Tra cứu trạng thái hoạt động, địa chỉ LIMA của thuê bao.
2. Chuyển địa chỉ LIMA thuê bao.
3. Tạo mới/ tạm ngưng/ tái sử dụng thuê bao.
Tạo dịch vụ cho thuê bao ( chuyển cuộc gọi, hiển thị số, chặn cuộc gọi…)
5.4.6 Config-Services

Trang 44
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Hình 5.5 Ứng dụng quản lý thuê bao IP DSLAM
Config-services là chương trình cấu hình dịch vụ băng rộng (cáp đồng, cápquang),
Vì những phần mềm khác không tra cứu được những thuê bao ADSL, xDSL nên đây
là giải pháp để tra cứu, config và reset port.
Ứng dụng hỗ trợ trên thiết bị ONT ZTE và ALU cáp đồng đời cũ.
5.4.7 5520 AMS
5520 AMS là phần mềm quản lý thiết bị OLT.ALU do nhà sản xuất cung cấp, giúp
quản lý thiết bị Alu một cách trực quan. Những công việc như update firmware, mở
port, reset port, shutdown thiết bị đều có thể thực hiện trực tiếp trên phần mềm.

Hình 5.6 Ứng dụng quản lý OLT Alcatel-Lucent

Trang 45
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
5.4.8 Remote Desktop Connection

Hình 5.7 Xóa backup

Sử dụng chức năng remote desktop connection để truy cập vào IP 10.51.105.90. Ở tab
Inventory, việc xóa backup có thể thực hiện trên nhiều trường như serial number, men
ID…Đối với những thiết bị cũ tái sử dụng, cần phải xóa backup trước khi config

Trang 46
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
5.4.9 Config DSL

Hình 5.8 Config Port DSL


Tool được sử dụng cho cáp đồng, giao diện rất dễ sử dụng. Tool cung cấp những chức
năng xem port, reset port với chỉ một click.
5.4.10 SecureCRT

Hình 5.9 Telnet vào thiết bị

Trang 47
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Thông qua các chương trình tienichbangrong, CSS, ip.vtqnam.vn…người khai thác có thể
dễ dàng tìm địa chỉ IP tương ứng với các thiết bị, trạm, user để telnet vào xử lý sự cố.
Mỗi ang sản xuất tương ứng với mỗi dòng lệnh khác nhau.
Ví dụ một số dòng lệnh cho Switch ZTE:
Xem tình trạng port: show interface-description
Xem cấu hình port: show running-config interface fei_1/1
Xem lưu lượng port: show interface fei_1/18
Xem mac: show mac interface fei_1/13
5.5 Sự cố thiết bị đầu cuối
Hiê ̣n VNPT sản xuất thành công 2 dòng sản phầm Modem Igate Gw040 và
Gw020 hổ trợ kết nối Internet HIS, ADSL và để hỗ trợ IMS voiceIP VNPT còn
lắp đă ̣t hê ̣ thống GPON (ZTE, F660w, Alacatel Alu, I240, G240..)
Sự cố ở thiết bị đầu cuối ta có theo dõi được dựa vào trạng thái đèn báo trên
Modem

Hình 5.10 Modem Igate Gw040


Các đèn trên modem: Power – PON – ENET – WLAN – LAN – WPS – LOS
- PON : Vàng : Tín hiê ̣u thông
Đỏ : Cấp nhầm PON ở GPON hoă ̣c DSLAM
Khắc phục: Cần hai báo lại GPON ở đài hoă ̣c người dùng để
đồng bô ̣ đầu cuối

Trang 48
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------
Không sáng : Modem tái sử dụng
Khắc phục: Cần liên hê ̣ với bô ̣ phâ ̣n kỹ thuâ ̣t và cung cấp
serial có dạng VNPT00xxxxxx(nằm ở phía dưới modem) để xóa
backup, cấu hình lại modem cho người dùng mới
- ENET:
- PON thông: ENET đỏ: Lỗi xác thực Visa. Luồng thông tin không
đi ra được mạng quốc tế
Phòng tiếp nhâ ̣n sự cố truy câ ̣p Visa trên trang quản lý VNN để
sửa lỗi đồng bô ̣ và khai báo dịch vụ cho những thiết bị mới
- LOS: Tín hiê ̣u suy hao
- Đỏ: Tín hiê ̣u bị suy hao
Cần đo kiểm tốc đô ̣ truyền dẫn, công suất và tính suy hao xác
định nguyên nhân gây suy hao, có thể xuất phát từ modem do
thời gian sử dụng và điều kiê ̣n, vị trí đă ̣t modem.

5.6 Kết luâ ̣n chương


 Chi phí đầu tư cực kỳ tốn kém vì phải luôn sẵn sàng đổi mới để theo kịp thời đại.
Hiê ̣n nay, các dòng Core Router và Edge Router của Huawei và Cisco đang được
VNPT thay bằng dòng Juniper MX để nâng cao tính bảo mâ ̣t cũng như đă ̣t ra tầm
nhìn chiến lượt cho tương lai.
 Đô ̣i ngũ kỹ thuâ ̣t phải luôn đảm bảo sẵn sàng trên các vùng sự cố
 Viê ̣c khắc phục sự cố có tính phân chia cấp bâ ̣c rõ ràng khiến viêc̣ tâ ̣p trung giải
quyết các vùng sự cố cấp bách hơn làm trì trê ̣ công tác tại các vùng đầu cuối. Dẫn
đến sự giảm uy tín đới với khách hàng đầu cuối và là tạo cơ hô ̣i cho những đối thủ
cạnh tranh với VNPT
 Ở các vùng hê ̣ thống trọng yếu mang tầm tỉnh thành và quốc gia. Viêc̣ đảm bảo
bảo mâ ̣t hê ̣ thống cực kỳ quan trọng, cần nhiều chi phí để phát triển, xây dựng hê ̣
thống và đào tạo đô ̣i ngũ kỹ thuâ ̣t chuyên môn cao.

Trang 49
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

TỔNG KẾT

Trong thời gian thực tâ ̣p 6 tuần tại trung tâm điều hành thông tin VNPT Quảng
Nam, chúng em đã tiếp câ ̣n thâ ̣t gần môi trường làm viê ̣c thực tế. Được quan sát anh, chị
đài OMC tâ ̣p trung xử lý các sự cố lớn nhỏ trong mạng, câ ̣p nhâ ̣t kiến thức về mạng
MAN-E của VNPT Quảng Nam. Được theo các anh đi thực tế khắp địa bàn tỉnh Quảng
Nam, đến những vùng xa xôi của tỉnh, mỗi chuyến đi là mô ̣t buổi chia sẻ kinh nghiê ̣m
thưc tế quý báu từ các anh. Điều đó vô cùng quan trong trong viê ̣c củng cố lý thuyết và
đối chiếu thực tế của chúng em
Mô ̣t lần nữa cho phép chúng em xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo
trung tâm điều hành thông tin VNPT Quảng Nam và Thầy Lê Hồng Nam đã tạo điều kiê ̣n
để chúng em có được môi trường thực tâ ̣p đầy thú vị và bổ ích. Xin cảm ơn anh Thiê ̣n,
anh Sơn và các anh chị khác đã nhiê ̣t tình hướng dẫn chúng em trong quá trình quan sát
học hỏi tại đài OMC. Xin được cảm ơn anh Anh, anh Bách đã cho chúng em những
chuyến đi thực tế rất thực tế về các huyê ̣n xa cũng như gần, được nhìn thấy những điều
mà trên ghế nhà trường chúng em không thể nhìn thấy được, được chạm tay vào những
thiết bị chuyên dụng mà cứ ngỡ chúng em chỉ được nhìn từ xa. Xin được cảm ơn anh
Minh, anh Tiến đã hỗ trợ nhóm nhiê ̣t tình khi nhóm có những thắc mắc không tiê ̣n làm
phiền các anh chị ở đài.
Xin chúc Thầy và các anh chị mạnh khỏe và luôn thành công.

Trang 50
BÁO CÁO THỰC TẬ P TỐT NGHIỆP SVTT: Phan Minh Nhân
MSSV: 106130110
--------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 MX2010 3D Universal Edge Router Hardware Guide


 MX960 3D Universal Edge Router Hardware Guide
 Báo cáo thử viê ̣c của anh Trương Ngọc Minh

Trang 51

You might also like