You are on page 1of 55

1

CHỖ KÝ CỦA ADMIN

2
Lời nói đầu!
Chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng hệ điều hành Mac của các bạn có chút khó khăn khi
chuyển từ Windows qua MacOS, do đó chúng tôi biên soạn, chắt lọc những vấn đề các bạn
gặp phải trong quá trình sử dụng và cách xử lý cơ bản khi gặp phải chúng,

Lời đầu tiên, thay mặt team tôi muốn cho các bạn hiểu rằng cuốn này chỉ dùng để bổ sung
kiến thức cho người dùng và tôi nghĩ có nhiều cách xử lí mà các bạn có thể tìm ra, bí quá
mới nên dùng đến vì tôi không muốn các bạn bị gò bó trí tưởng tượng khi tìm kiếm thông
tin, chắt lọc thông tin, xem xét phân biệt đúng sai của các bạn, mong các bạn hiểu điều đó.

Thứ hai, tôi muốn nhấn mạnh rằng quyển này KHÔNG PHẢI ĐỂ KINH DOANH vì nó còn
dính đến quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và nước ngoài, nếu các bạn có in ấn để cho tặng,
team chúng tôi cám ơn vì bạn lan truyền cho những người chưa biết đến macOS cũng như
chưa biết cách khắc phục nó, nếu bạn dùng vào mục đích thương mại, kinh doanh, làm ơn
dừng lại.

Một lần nữa, team chúng tôi cám ơn các bạn.

Maclife Team

Mục lục: Trang


103. ĐẶT TOUCHBAR VỀ TRẠNG THÁI MẶC ĐỊNH………………………………………...6
104. BỎ GẠCH CHÂN CHÍNH TẢ MÀU ĐỎ TRÊN MAC…………………………………….6
105. LỖI USERS ĐĂNG NHẬP 2 LẦN…………………………………………………………..6
106. LỖI “move to trash” KHI CÀI ỨNG DỤNG NGOÀI DÙ ĐÃ TẮT SHIP VÀ
GATEKEEPER……………………………………………………………………………………6
107. LỖI CRASH APP…………………………………………………………………………….6
108. CÀI wine x HOẶC WinonX – CHẠY NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA WINDOWS TRÊN
MAC………………………………………………………………………………………………7
109. LỖI “Mojave An error occurred while validating the installer data. Download is damaged or
incomplete. Reload the installer and try again.”…………………….……………………………7
110. ĐƯA MÁY VỀ LÚC XUẤT XƯỞNG…………………………..…………………………..7
111. ĐỔI ĐUÔI FILE………………………………………..…………………………………….7
112. HACK PASS MACOS……………………………………………………………………….7
113. TẮT AUTO OPEN KHI MỞ MÀN HÌNH MACBOOK……………………………………7
114. CÀI ĐẶT MÁY IN CHO MAC………………………………………………………………8
115. MÀN HÌNH BỊ NHÁY KHI TẮT..………………………………………………………….8
116. LỖI CHẠY 99% KHI CÀI ỨNG DỤNG. …………………………………………………..8
117. CHỤP THANH TOUCHBAR. ………………………………………………………………8
118. ĐỔI MÀU FOLDER MACOS. ……………………………………………………………...8
119. GỢI Ý TỪ…………………………………………………………………………………….8
120. CÀI MACOS PHIÊN BẢN CAO CHO ĐỜI MÁY NGƯNG HỖ TRỢ. ……………………8
121. SPOD (Spinning Pinwheel of Death). ……………………………………………………….9
122. TẮT CHROME REMOTE DESKTOP (ICON ỐNG NHÒM GẦN ICON PIN). …………11
123. CÀI ITUNES. ………………………………………………………………………………11
124. LỖI “The Disk You Inserted Was Not Readable by This Computer”. ……………………..12

3
125. MỞ/TẮT TIẾNG BẬT MÁY………….…………………………………………………..14
126. BẬT/TẮT HỎI MẬT KHẨU LOGIN. ……………………………………………………15
127. TẮT MÀN HÌNH MACBOOK KHÔNG TẮT MÀN NGOÀI……………………………..15
128. CÁCH ĐẶT LẠI SMC MÁY MAC CỦA BẠN…………………………………………...15
129. THÊM NÚT CHUYỂN DARKMODE CHO MACOS CHỈ VỚI MỘT CÁI CHẠM TRÊN
MACOS MOJAVE VÀ CATALINA. …………………………………………………………….17
130. HƯỚNG DẪN HẠ CẤP TỪ CATALINA 10.15 XUỐNG MOJAVE 10.14 HOẶC
CÁC PHIÊN BẢN MACOS THẤP HƠN………….………………………………………...17
131. CÁCH ĐẶT LẠI SMC MÁY MAC CỦA BẠN..…………………………………………..19
132. THAY HÌNH NỀN KHÓA MÁY..………………………………………………………….19
133. CÁCH THAY ĐỔI TRÌNH XEM ẢNH MẶC ĐỊNH TRÊN MAC. ………………………20
134. LỖI YAHOO SEARCH.……………………………………………………………………21
135. TẮT CHỮ ¶.…………………………………………...……………………………………21
136. CÁCH CÀI WINDOWS 7 TRÊN DÒNG MÁY ĐỜI 2011 TRỞ XUỐNG. ………………21
137. GỠ SẠCH ADOBE..………………………………………………………………………..21
138. LỖI BLUETOOTH..………………………………………………………………………..22
139. LỖI KẾT NỐI IPHONE….…………………………………………………………………22
140. FIX LỖI PARALLELS HAY BỊ DỪNG...………………………………………………….22
141. BẢO DƯỠNG PIN MACBOOK THẾ NÀO CHO BỀN NHẤT? .…………………………23
142. MÁY MAC LOGIN IMESS VẪN NHẮN TIN BÌNH THƯỜNG ĐƯỢC, TRÌNH DUYỆT
WEB KHÔNG VÀO ĐƯỢC MẠNG. ………………………………….……………………….23
143. TẮT AUTO UPDATE ACROBAT. .………………………………………………………23
144. “The disk “Macintosh HD” can’t be unlocked.”. .………………………………………….23
145. LỖI HIỆN NETWORK LOCATIONS TRONG FINDER. .…………………………23
146. BẬT TIME MACHINE ĐỂ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU KHI MÁY CÓ VẤN ĐỀ. .…24
147. ĐỔI ĐƯỜNG DẪN LƯU ẢNH CHỤP MÀN HÌNH. .…………………………………….24
148. TẠO QUICK ACTION TỰ ĐỘNG ĐỔI TÊN FILE THEO QUY TẮC. .…………………26
149. LỖI “Unable to connect to Parallels Service của parallels”. .………………………………28
150. ĐỔI NGÔN NGỮ ADOBE PHOTOSHOP CHO MAC. .………………………………….29
151. QUIRKS ẨN RIÊNG…...…………………………………………………………………..29
152. GỠ TRIỆT ĐỂ AVAST…...……………………...……………………...…………………30
153. ĐỔI TÊN MÁY KHÔNG CẦN CÀI LẠI..…...……………………...…………………….30
154. KHÔNG THỂ UPDATE SOFTWARE……………………………………………………30
155. TEST MÁY………………………………………………………………………………..31
156. PHÍM TẲT HIỆN/ ẨN FILE……………………………………………………………….31
157. ĐỔI MÀU TERMINAL…………………………………………………………………….34
158. ĐỔI HÌNH FOLDER, DISK. ……………………………………………………………...34
159. DÙNG APPLE WATCH ĐỂ MỞ KHÓA MÁY. …………………………………………34
160. DÙNG MAC NGHE ĐIỆN THOẠI. ………………………………………………………34
161. CHỤP ẢNH MÀN HÌNH KHÔNG LƯU TRONG MÁY. …………………………………34
162. TUỲ BIẾN THANH DOCK BẰNG TERMINAL. ………………………………………...35
163. LỖI KHÔNG THAO TÁC ĐƯỢC CHUỘT VÀ BÀN PHÍM. ……………………………..36
164. “If you continue having a problem installing macOS, the installation log may help you
diagnose the problem. To save the log, click Save log. To start installing macOS again, click
Restart. To start up your computer using a different disk, choose Startup Disk from the Utilities
menu.” ……………………………………………………………….…………………………..36

4
165. LỖI ACCOUNTSD CHIẾM 100% CPU, MÁY NÓNG, QUẠT QUAY NHANH MẶC DÙ
KHÔNG CHẠY ỨNG DỤNG GÌ….…………………………………………………………….37
166. CÁCH TEST Ổ CỨNG. ……………………………………………………………………37
167. LỖI SHOW PREVIEW RECTANGLE WHEN ZOOMED OUT. (TẠM DỊCH: HIỂN THỊ
HÌNH CHỮ NHẬT XEM TRƯỚC KHI THU NHỎ.)…………………………………………..38
168. LỖI HAO PIN.……………………………………………………………………………...38
169. LỖI KHÔNG GHI ĐƯỢC TRÊN PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA. …………………………………38
170. LỖI MỞ YOUTUBE KHÔNG HOẠT ĐỘNG VỚI SAFARI TRÊN MAC. ………………38
171. CÁCH TRUY CẬP CÁC MÁY TRONG MẠNG LAN GIỮA MÁY MAC VÀ WIN…….39
172. CÁCH GỠ SẠCH MỘT SỐ PHẦN MỀM KHÓ GỠ (KHÔNG THỂ GỠ THEO CÁCH
THÔNG THƯỜNG.) .………………………………………………………………………...…39
173. TRIM..……………………………………………………………...………………………39
174. HƯỚNG DẪN BẬT VÀ SỬ DỤNG AUTO SAVE OFFICE……………………………..39
175. CÀI PARALLELS CHO MAC ĐỂ CHẠY MÁY ẢO. .…………………………………..40
176. BACKUP 2 PHÂN VÙNG TRÊN CÙNG MỘT Ổ ĐĨA………………………………….42
177. LỖI “need 64-bit windows 10 or later ISO file.”………………………………………….42
178. LỖI “Kernel Panic: fix the "Mac keeps restarting" issue”………………………………….42
179. XÓA DNS CACHE TRÊN MÁY MAC..………………………………………………….43
180. LỖI SAFE MODE TRÊN MAC. ………………………………………………………….44
181. FINDER BỊ ẨN THANH SIDE BAR………………………………………………….…..44
182. CHỤP MÀN KHÔNG LẤY NỀN. ………………………………………………………..44
183. ĐẠT GIỚI HẠN VÂN TAY. ………………………………………………………………44
184. CÁCH CÀI TEAMVIEW CŨ CHO NHỮNG MÁY KHÔNG MUỐN LÊN MAC OS CAO
HƠN. …………………………………………………………………………………………….45
185. PIN TRÊN BIGSUR KHÔNG ĐƯỢC SẠC ĐẦY 100%.…………………………………46
186. ĐỔI ĐƯỜNG DẪN LƯU TỆP, FILE DOWNLOAD. ……………………………………46
187. CÁCH TẮT VOICE OVER CONTROL..…………………………………………………47
188. XEM LẠI MẬT KHẨU ĐÃ LƯU. ………………………………………………………..48
189. CÁCH XÓA PARALLELS. ……………………………………………………………….48
190. CHỈNH CỠ CHỮ TRONG MAC OS BIG SUR. …………………………………………49
191. CÁCH LẤY LẠI ICON SPORTLIGHT. ………………………………………………….49
192. CÁCH TẠO USB BOOT WINDOWS 10 NGAY TRÊN MAC. …………………………49
193. FIX LỖI End Note DÙNG MỘT THỜI GIAN TỰ MẤT KHỎI WORD………………….52
194. ĐỔI NGÔN NGỮ APP. …………………………………………………………………….52
195. CHỈNH SELL TERMINAL VỀ MẶC ĐỊNH NHƯ CŨ TRÊN MAC OS BIG SUR………53
196. DELAY PHÍM VỚI CHUỘT TRÊN IMAC………………………………………………..54
197. XEM VIDEO KHÔNG CẦN MỞ FILE…………………………………………………….54
198. HIỂN THỊ LỊCH ÂM TRÊN MAC. ………………………………………………………..54
199. BẬT HEY SIRI TRÊN BIG SUR. ………………………………………………………….54
200. CHUYỂN NHIỆT ĐỘ F THÀNH C TRONG MACS FAN CONTROL…………………..55
201. lỗi "Unable to resume "windows 7" máy ảo ………….……………………………………55
202. LỖI “installation on case-sensitive volumes is not supported.Please choose a different
volume for installation.” Khi cài adobe………………………………………………………….55

5
103. ĐẶT TOUCHBAR VỀ TRẠNG THÁI MẶC ĐỊNH.
Quả táo->System Preferences-> Extensions-> Touch Bar -> Customize control strip…..-> Default
set kéo xuống thanh touchbar là xong
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
104. BỎ GẠCH CHÂN CHÍNH TẢ MÀU ĐỎ TRÊN MAC.
Quả táo->system preferences -> keyboard -> text-> spelling -> setup -> bỏ tick tất cả chừa lại
Polski-> Nhấp Done, trở về tab cũ check “Automatic by language”
Nếu vẫn bị thì khởi động lại máy
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
105. LỖI USERS ĐĂNG NHẬP 2 LẦN.
Đi đến Users & Groups chọn system preferences.
Click mở ổ khoá xác thực màu vàng bên dưới nhập mật khẩu để ổ mở ra.
Đảm bảo rằng tài khoản này được cấp quản trị viên.
Đăng nhập tài khoản đó và hạ cấp tài khoản của bạn thành Standard.
Khởi động lại hệ thống của bạn để những thay đổi này có hiệu lực, nếu được nhắc.
Đăng nhập vào tài khoản quản trị viên thứ hai của bạn và kích hoạt lại trạng thái quản trị viên cho
tài khoản chính của bạn
Tắt máy mac của bạn,và sau đó khởi động nó để kiểm tra cửa sổ đăng nhập của bạn
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
106. LỖI “move to trash” KHI CÀI ỨNG DỤNG NGOÀI DÙ ĐÃ TẮT SHIP VÀ
GATEKEEPER.
Trường hợp tắt gatekeeper và ship rồi mà mở File vẫn báo đòi Move to Trash. Các bạn làm tiếp
theo hướng dẫn sau: (rất hiếm, thường làm theo 1 và 2 là đã cài ứng dụng thoải mái rồi)
– Mở Terminal
– Nhập dòng lệnh sau:
xattr -cr /đường dẫn/ tới ứng dụng \bị \lỗi.app
Ở dòng lệnh trên, các bạn chỉ cần gõ:
xattr -cr [khoảng trắng]
sau đó kéo ứng dụng vào cửa sổ Terminal rồi Enter là được
Sau đó các bạn mở lại ứng dụng xem ứng dụng trước đó đã được chưa?
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
107. LỖI CRASH APP.
Mở Terminal và chạy các dòng code sau:
1. Lệnh cài command line tools. Lệnh này chỉ chạy 1 lần nếu bạn nào trước đó đã chạy câu lệnh
này rồi thì thôi nha
xcode-select --install
2. Tiếp theo chạy thêm câu lệnh sau:
sudo codesign --force --deep --sign - /Applications/Tên Ứng dụng bị lỗi.app
Từ chỗ /Applications/Tên Ứng dụng bị lỗi.app các bạn có thể khỏi gõ mà chỉ cần vô thư mục
Application và kéo file cần sửa lỗi vào cửa sổ Terminal, đường dẫn sẽ tự hiện. Ví dụ mình muốn
sửa lỗi iThoughtsX thì mình sẽ làm như sau:
Mở terminal copy dòng sau:
sudo codesign --force --deep --sign -

6
Sau đó vào thư mục Application, kéo file iThoughtsX vào cửa sổ Terminal sau dấu – rồi nhấn
Enter.
Sau đó nhập mật khẩu đăng nhập máy và Enter (Lúc nhập ko hiện **** gì đâu, cứ nhập đúng là
được). Sau đó bạn có thể mở lại ứng dụng trước đó. Lỗi Crash đã được sửa
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
108. CÀI wine x HOẶC WinonX – CHẠY NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA WINDOWS TRÊN
MAC.
wine X: https://brew.sh download về máy, mở terminal nhập “wine” (không dấu nháy) và Enter,
tiếp đến mở file download và kéo file vào terminal đang mở, nhấn enter để hiện ra mục cài đặt,
nhấn OK để tiếp tục, tới đây nó hiện ra font cài như trên windows nhấn next cho đến khi xong.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
109. LỖI “Mojave An error occurred while validating the installer data. Download is damaged or
incomplete. Reload the installer and try again.”.
Lý do báo lỗi: kiểu như nó không tìm thấy file gốc của một hoặc một số ứng dụng gốc để update
lên phiên bản mới nhất,
Xử lý, khắc phục: bằng cách tạo lại bộ cài bản cũ hơn, sau đó update lên ver mới nhất
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
110. ĐƯA MÁY VỀ LÚC XUẤT XƯỞNG
Shift + Option/Alt + Command R (nếu máy bạn chạy Sierra 10.12.4 hoặc cao hơn) sẽ cài đặt phiên
bản macOS nó đã cài trên máy mac của bạn, hoặc một phiên bản gần nhất mà nó vẫn hoạt động.
Lưu ý điều đó nếu máy bạn có chip T2 điều đó có thể đơn giản hơn nếu một lý do đơn giản rằng
tại sao Command + R không hoạt động cho bạn. trong trường hợp đó bạn thử:
Option/Alt + Command + R sẽ cài bản thấp nhất trên máy mac của bạn nếu máy bạn có một chip
T2.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
111. ĐỔI ĐUÔI FILE.
Đuôi khác nếu đọc được thì dùng website https://www.clipconverter.cc/vi/ tải video lên xong đổi
sang đuôi .mp4 hay đuôi .MOV, hoặc thường xuyên xài thì dùng hẳn QuickTime player chuyển
nhưng lúc không có mạng luôn bằng cách open with QuickTime player xong mục Menu File ẩn
xổ xuống chọn Export. Xong phần Export As chọn xoá .AVI đi đổi thành .MP4 là xong.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
112. HACK PASS MACOS.
Vô màn hình chính nếu quên pass thì cmd R chọn utilities mở terminal sau đó gõ resetpassworld
nhấn enter, một hộp thoại hiện ra làm theo mục 10, tiếp đến vô người dùng và nhóm mở khoá vàng
bên dưới thay tên người dùng với từ “root” không dấu nháy, không cần nhập pass nhấn enter, sau
đó tạo 1 mục người dùng mới, setting nó lên làm quản trị viên cao nhất, sign out ra ngoài rồi sign
in lại tài khoản mới tạo, xoá hết tất cả các nick kia đi, nếu file vault không được bật thì ta xem
iCloud thoát hết chưa? Nếu chưa thì bẻ khoá iCloud sau đó tắt máy, mở lại đè command Option R
cho chạy về lại bản gốc của macOS tiếp đến thiết lập như máy mới.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
113. TẮT AUTO OPEN KHI MỞ MÀN HÌNH MACBOOK.
Bước 1: Mở ứng dụng Terminal lên.
Bước 2: Gõ dòng lệnh sau vào:
sudo nvram AutoBoot=%00
Bước 3: Nhập mật khẩu máy vào và bấm Enter để hoàn tất nhé.
Cuối cùng là khởi động lại máy một lần để có hiệu quả nhé.

7
Trong trường hợp bạn muốn trả lại tính năng này như cũ thì bạn hãy làm lại tương tự như trên
nhưng bước 2 sẽ nhập dòng lệnh sau nhé:
sudo nvram AutoBoot=%03
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
114. CÀI ĐẶT MÁY IN CHO MAC.
Có dây cho iMac hoặc macbook để một chỗ
Cắm nguồn vào máy, kết nối cabe ở máy in với máy tính, chạy driver máy lên và bật máy in, đợi
complete là xong.
Không dây cho MacBook xách đi chỗ khác có phạm vi R.
Tải về driver bộ cài đặt máy in tùy theo từng dòng máy
Thêm máy in vào macbook sau khi đã cài driver
Bạn truy cập vào System Preference (biểu tượng hình bánh răng)
Chọn tiếp “Print”
Tại cửa sổ print, bạn click vào “+”,Tiếp đến, khi cắm USB máy in vào, tên máy in sẽ hiển thị tại
đây. Tại mục “Use“, các bạn click chọn.
Tại đây sẽ hiển thị những driver mà bạn đã cài đặt ở bước 1. Các bạn chọn driver của máy in tương
ứng.
Sau khi đã chọn driver cho máy in, các bạn nhấn “Add” và chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
115. MÀN HÌNH BỊ NHÁY KHI TẮT.
Dùng first aid trong MacOS utilities hoặc command D khi mở máy để xử lí, nếu vẫn bị nháy màn
khi tắt máy, thì chỉnh trong Sysstem Preferences-> Eneergy Saver-> bỏ tick automatic graphics
switching (Nôm na nó giống như một cái tự động chuyển hoá đồ họa cho máy để máy xử lý đỡ
hao tổn hơn).
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
116. LỖI CHẠY 99% KHI CÀI ỨNG DỤNG.
System preferences-> security and privacy -> privacy-> mở khoá vàng nhập pass admininstration-
> tick ứng dụng đó rồi thử lại.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
117. CHỤP THANH TOUCHBAR.
Shift + command + 6.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
118. ĐỔI MÀU FOLDER MACOS.
Tạo một folder bất kỳ (nên làm vậy để tránh mất dữ liệu), chuột phải vô folder chọn get info, click
chuột phải vô icon thư mục chọn copy, mở trình preview gốc máy ra chọn file-> new from
clipboard (command N)-> edit (icon đầu bút trong chấm tròn) -> Adjust color -> dòng tint có cây
lấy màu nhấn mở -> click thẳng vô folder lớn nhất (mặc định sẽ có 2 folder bên tay trái, chọn
folder số 1) edit -> select all-> edit -> copy, quay ra infor chọn edit -> pase.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
119. GỢI Ý TỪ.
Hãy nhấn Fn + F5 khi bạn đang nhập một từ nào đó. Nó sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các
từ tương tự bắt đầu bằng những chữ cái bạn đã nhập, kiểu nó giống như trợ giúp và gợi ý từ để
người dùng nhập liệu nhanh hơn.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
120. CÀI MACOS PHIÊN BẢN CAO CHO ĐỜI MÁY NGƯNG HỖ TRỢ.

8
Các thiết bị điện tử của Apple nói chung cũng như mac nói riêng thì đều có một điểm chung rằng
nó sẽ ngưng hỗ trợ với đời máy cũ quá cũ, để về lại macOS gốc hoặc đời thấp trên mac thì mình
đã có tip’s hướng dẫn các bạn cài rồi, bây giờ hãy nói về update.
Update nó cũng sẽ có hạn chứ không riêng gì về support phần cứng (hardware), việc lên bản mới
sẽ giúp máy chạy trơn tru hay giật lag thì đều nhờ độ may rủi của chủ.
Mình không khuyến các bạn nên lên để có trải nghiệm tốt, bạn nên tham khảo các YouTuber để
xem sau một tuần, một tháng, sáu tháng, một năm..... họ trải nghiệm xem như thế nào rồi hẵng
quyết định nhé, bắt tay làm thôi.
đầu tiên: xác định máy bạn là dòng nào bằng cách click vào quả táo chọn about this mac-> xem
máy dòng nào, nếu có hỗ trợ, bạn thích thì update, nhớ backup lại dữ liệu.
Nếu không hỗ trợ, bạn làm như sau: ví dụ dưới đây cho bản cattalina
đầu tiên: vô trang chủ của dosdude 1 tìm MacOS catalina patcher tìm phần System Compatibility
đọc kỹ xem bản mac của mình có được hỗ trợ hay không? Nếu không, bạn dừng ở đây được rồi,
còn nếu có, tiếp tục đọc .
Download
https://ipfs.io/ipfs/Qmdw4cRrrzBWGJXNhMpBx1QfVZ3kiUbKk1eWLPnw9XxZXt/macOS%2
0Catalina%20Patcher.dmg về, mở lên cài bình thường
Chạy lên, nhấn continue, continue, ở mục “To begin, you will first need to either browse for, or
downioad a new copy of the macos Catalina Instaler app.” chọn browse for a copy nếu đã có file
dmg hoặc download and copy nếu chưa có file-> start download đợi preparing installer
application... -> install to this machine (cài đặt trên máy này), create a bootable installer (tạo một
usb boot để cài) , create an iso image (tạo một file iso để ghost) chọn 1 trong ba cái đó, lấy ví dụ
nếu chọn create a bootable installer bước tiếp theo bạn cắm usb vào máy tính của bạn, mở disk
utility lên, tìm usb của mình và nhấn format (chỉ thay đổi tên dòng name nếu muốn còn lại thông
số không được thay đổi vì sẽ lỗi), tiếp nhấn done sau khi xong.
Quay lại catalina patcher chọn usb nãy đã format nhấn start và cảnh báo hiện ra, nói rằng mọi
thông tin của bạn sẽ bị xoá, nhấn Yes để xác nhận , nhập pas admininstration khi khung admin
hiện ra, đợi một chút nó chạy, khung success hiện ra là xong, nhấn quit để thoát.
Quả táo chọn restart nhấn restart lần nữa rồi giữ phím option trên máy, chọn đúng dòng nãy format
nó sẽ ra macOS utilities chọn disk utility -> unmount ổ cài MacOS , chọn edit-> convert to APFS-
> eraser ổ bạn muốn cài, done -> tắt hộp thoại disk utility
Chọn restore macOS (lúc này đã là bản mới) nhấn continue, agree, chọn ổ nãy eraser chọn install
rồi kệ nó chạy một loạt chữ xong nó sẽ chạy quả táo có line đen rồi ra bảng bắt mình chọn ổ, cứ
chọn ổ có đĩa catalina thôi -> chạy xong sẽ load lại macOS utilities chọn dòng macOS post install
, nhấn change..... chọn model máy, volume chọn bản cài đặt, sau khi nó khởi động lại thì nó tự
boot lại máy và cài như chiếc máy khui seal, patch uploader cứ cài bình thường, nó hỗ trợ night
mode thôi, link video https://youtu.be/wxFzZWqoCng
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
121. SPOD (Spinning Pinwheel of Death).
là hiện tượng con trỏ chuột hình tròn nhiều màu biểu thị độ trễ tạm thời trong khi máy Mac cố
gắng tìm ra thứ gì đó. Trong trường hợp này, máy Mac của bạn đang cố gắng “suy nghĩ” nhưng
không có gì xảy ra cả, do đó, vòng tròn này cứ tiếp tục quay, quay và quay. May mắn thay, SPOD
hiếm khi là một dấu hiệu cho thấy máy Mac bị “đóng băng”, mà nhiều khả năng chỉ là một ứng
dụng bị đình trệ hoặc dừng hoạt động. Nếu đó là trường hợp bạn gặp phải, việc chuyển sang một
ứng dụng khác hoặc nhấp vào desktop có thể sẽ đưa Mac trở lại tầm kiểm soát của bạn. Sau đó,

9
bạn có thể buộc thoát ứng dụng gặp vấn đề.Tuy nhiên, rất có thể trong lần tới khi bạn thử khởi
chạy ứng dụng gây ra lỗi SPOD, bạn sẽ lại thấy vòng tròn tiếp tục quay tròn.
Sửa đổi quyền:
Một trong những điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là sửa đổi các quyền để đảm bảo ứng
dụng và mọi file liên quan mà nó cần, có đúng những quyền cần thiết để chạy. Quyền truy cập file
đôi khi có thể bị “chập mạch”, do đó việc sửa đổi quyền hạn là một phương pháp xử lý sự cố đa
năng rất hữu hiệu.
Sửa đổi quyền sẽ là bước khắc phục vấn đề hiệu quả trước tiên, miễn là bạn đang sử dụng OS X
Yosemite hoặc phiên bản trước đó. Với việc phát hành OS X El Capitan, Apple đã thêm một tính
năng mới khiến việc sửa đổi quyền truy cập file không còn cần thiết nữa. Bây giờ quyền truy cập
file được tự động sửa chữa bất cứ khi nào cập nhật phần mềm.
Do đó, nếu đang sử dụng OS X El Capitan trở lên, bạn có thể bỏ qua việc sửa chữa quyền truy cập
file và chuyển sang bước hai.
Dynamic Link Editor
Điều thứ hai cần làm là xóa cache của Dynamic Link Editor (trình chỉnh sửa liên kết động - dyld).
Dynamic Link Editor là cách để OS X load và liên kết chương trình với các thư viện dùng chung.
Nếu ứng dụng được đề cập bình thường sử dụng thư viện chia sẻ trong OS X (và hầu hết các ứng
dụng đều sử dụng thư viện dùng chung), thì công việc của Dynamic Link Editor là giúp ứng dụng
và thư viện dùng chung có thể “hợp tác” với nhau.
Dynamic Link Editor giữ cache cho các entry point của thư viện được sử dụng gần đây. Đây là
cache dữ liệu. Nếu nó bị hỏng, thì có thể gây ra SPOD. Không rõ điều gì khiến cache bị hỏng,
nhưng việc xóa bộ nhớ cache thường sẽ loại bỏ lỗi SPOD.

Xóa bộ nhớ cache dyld


1. Khởi chạy Terminal, đặt tại /Applications/Utilities/.
2. Tại dấu nhắc Terminal, nhập lệnh sau:

Lưu ý: Ví dụ này chỉ có một dòng duy nhất, nhưng một số trình duyệt có thể hiển thị lệnh này kéo
dài nhiều dòng.

sudo update_dyld_shared_cache -force


3. Nhấn Enter hoặc Return.
4. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản admin.

10
5. Khi mật khẩu được chấp nhận, Terminal có thể hiển thị một số thông báo cảnh báo về điểm
không phù hợp trong cache dlyd. Đừng lo lắng. Đây là những cảnh báo về nội dung đang bị xóa
và sau đó được cập nhật bằng lệnh.
6. Việc xóa bộ nhớ cache dyld có thể mất một vài phút. Khi hoàn thành, dấu nhắc Terminal bình
thường sẽ trở lại.

7. Bây giờ bạn có thể sử dụng ứng dụng đó mà không gặp lỗi SPOD.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
122. TẮT CHROME REMOTE DESKTOP (ICON ỐNG NHÒM GẦN ICON PIN).
- Chrome remote desktop yêu cầu quyền screen recording, xoá nó bằng cách vào chrome mục
extentions chọn chrome remote desktop nhấn details sau đó nhấn remove, khởi động lại hoặc
không cần
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
123. CÀI ITUNES.

 Như các bạn đã biết thì macOS Mojave đã không cho phép cài đặt iTunes phiên bản cũ hơn.
Tuy nhiên, bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm điều đó để có thể đem App Store quay trở
lại iTunes bằng cách sử dụng iTunes 12.6.5.
Bước 1: Tắt System Integrity Protection (gọi tắt là SIP)
Khởi động lại máy -> Giữ Command + R để vào chế độ recovery trong khi khởi động -> Chọn
Terminal -> Gõ csrutil disable để tắt SIP.
Bây giờ khởi động lại máy để quay trở lại macOS Mojave.

Bước 2: Tải iTunes 12.6.5 tại đây. (Lưu ý sau khi tải về bạn cứ để nguyên trong thư mục
Downloads)

Bước 3: Mở Terminal lên và chạy thứ tự các lệnh sau (nếu bắt nhập pass thì bạn điền pass của máy
bạn)
3.1: Xóa iTunes.
sudo rm-rf /Applications/iTunes.app
3.2: Mount dmg và triển khai pkg.
hdiutil mount ~/Downloads/iTunes12.6.5.dmg
pkgutil --expand /Volumes/iTunes/Install\ iTunes.pkg ~/tmp
3.3: Viết lại tập lệnh cài đặt.
sed -i '' 's/18A1/14F2511/g' ~/tmp/Distribution
sed -i '' 's/gt/lt/g' ~/tmp/Distribution
3.4: Đóng gói lại và ngắt kết nối, xóa tmp.

11
pkgutil --flatten ~/tmp ~/Desktop/iTunes.pkg
hdiutil unmount /Volumes/iTunes/
rm -rf ~/tmp
3.5: Chạy file pkg đã được đóng gói lại.
open ~/Desktop/iTunes.pkg
3.6: Bây giờ bạn tiến hành cài đặt iTunes như bình thường.
Sau khi cài đặt xong iTunes 12.6.5 bạn tiếp tục chạy các lệnh bên dưới (lưu ý chưa mở iTunes lúc
này)
3.7: Thay đổi phiên bản iTunes trong file Info.plist để lừa macOS
sudo sed -i '' 's/12.6.5/12.9.4/g' /Applications/iTunes.app/Contents/Info.plist
3.8: Xóa Library.itl cũ.
rm ~/Music/iTunes/iTunes\ Library.itl
Bây giờ bạn có thể mở iTunes lên để thưởng thức.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
124. LỖI “The Disk You Inserted Was Not Readable by This Computer”.
Một số người dùng đang nhìn thấy đĩa đĩa mà bạn đã chèn không thể đọc được do lỗi máy tính này
ngay khi họ kết nối ổ đĩa ngoài. Một số người dùng bị ảnh hưởng báo cáo rằng sự cố xảy ra với
mọi thiết bị USB mà họ kết nối trong khi những người khác nói rằng lời nhắc chỉ xuất hiện với
một ổ đĩa. Hầu hết thời gian, sự cố được báo cáo xảy ra với MacOS High Sierra, nhưng có báo
cáo về sự cố xảy ra trên các phiên bản MacOS X khác nhau.
Điều gì khiến cho Đĩa không thể đọc được?
Chúng tôi đã điều tra vấn đề đặc biệt này bằng cách xem xét các báo cáo người dùng khác nhau
và các chiến lược sửa chữa mà họ đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Chúng tôi cũng đã cố gắng tái
tạo vấn đề ở một mức độ nhỏ trên các máy thử nghiệm của mình. Dựa trên những gì chúng tôi thu
thập được, có một số tình huống khá phổ biến sẽ kích hoạt thông báo lỗi cụ thể này:
- Lỗi ổ đĩa - Có thể là chính ổ đĩa hoặc chỉ giao diện USB của nó đã bị lỗi. Trong trường hợp này,
một giải pháp phục hồi dữ liệu được khuyến khích.
- Đĩa không được định dạng - Lỗi cụ thể này cũng có thể xảy ra nếu đĩa bạn vừa chèn không được
định dạng hoặc được định dạng với hệ thống tệp không được MacOS hỗ trợ.
- Lỗi phần mềm WD - Sự cố có thể xảy ra với các ổ đĩa cứng WD do tình trạng đua trên xe buýt
1394 khiến mục lục của VCD bị hỏng do thiết lập lại bus khác.
- Đĩa không được định dạng theo định dạng MACOS X được hỗ trợ - Nếu trước đây bạn đã sử
dụng cùng một ổ đĩa ngoài cho máy tính Windows, rất có thể nó đã được định dạng thành định
dạng hệ thống tệp mà máy tính Mac không hỗ trợ.
Phương pháp 1: Loại bỏ khả năng ổ đĩa ngoài bị lỗi (nếu có)
Để giúp bạn không phải thử rất nhiều bản sửa lỗi tiềm năng, chúng tôi khuyến khích bạn bắt đầu
bằng cách đảm bảo rằng bạn không xử lý ổ đĩa bị lỗi.

Bạn có thể loại trừ khả năng ổ đĩa bị lỗi chỉ bằng cách cắm một ổ cứng ngoài khác vào máy tính
Mac của bạn. Nó có thể là bất cứ thứ gì từ ổ đĩa flash sang ổ đĩa ngoài khác, chỉ cần đảm bảo rằng
ổ đĩa thứ hai có cùng hệ thống tệp giống như ổ đĩa hiển thị lỗi.

Nếu bạn không nhận được lỗi tương tự với ổ đĩa khác và nó xuất hiện bên trong ứng dụng Finder,
bạn có thể kết luận rằng sự cố không phải do MAC của bạn gây ra. Bạn có thể xử lý một vấn đề
cụ thể đối với ổ đĩa ngoài đang hiển thị lỗi.

12
Trong trường hợp bạn chỉ gặp phải thông báo lỗi tương tự với mọi ổ đĩa ngoài mà bạn cắm vào,
hãy nhảy thẳng đến Phương thức 4 (nếu có). Trong trường hợp bạn chỉ thấy lời nhắc với một ổ
đĩa cụ thể, hãy tiếp tục với phương pháp tiếp theo bên dưới.
Phương pháp 2: Sửa chữa ổ đĩa không thể đọc được với Disk Utility
Nếu bạn thấy thông báo lỗi này ngay khi bạn chèn USB drive / external hard drive / SD card into
your Mac computer, bạn có thể sửa chữa nó bằng cách sử dụng Disk Utility. Điều này được đảm
bảo để hoạt động, nhưng một số người dùng gặp phải thông báo lỗi tương tự đã báo cáo rằng sự
cố đã được giải quyết sau khi thực hiện các bước bên dưới.
Đây là những gì bạn cần làm:
•Khi lời nhắc ban đầu xuất hiện, bấm Bỏ qua để loại bỏ nó.
Khi lỗi đã được loại bỏ, nhấp vào Launchpad và tìm kiếm ‘đĩa, sau đó nhấp vào Disk Utility.
Bên trong Disk Utility, chọn đĩa hiển thị lỗi và nhấp vào nút First aids từ ruy băng ở trên cùng.
Đợi đến khi thủ tục hoàn tất. Nếu bạn nhận được thông báo nói rằng quy trình đã thành công, hãy
khởi động lại máy của bạn và xem đĩa có khả dụng ở lần khởi động tiếp theo không.
Lưu ý: Nếu một thông báo khác bật lên nói rằng quy trình Sơ cứu ban đầu đã thất bại, hãy nhảy
thẳng vào Phương thức 2.
Phương pháp 3: Định dạng lại thành Fat32
Một lý do phổ biến khác khiến bạn có thể thấy đĩa đĩa mà bạn đã chèn không thể đọc được bởi lỗi
máy tính này là do hệ thống tệp được định dạng ở dạng NTFS.
Rất nhiều người dùng đã gặp phải thông báo lỗi cụ thể này với các ổ đĩa ngoài được định dạng
với định dạng NTFS vì OS X sẽ không hoạt động với NTFS. Nếu đó là trường hợp khác, rất có
thể bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề bằng cách chuyển đổi định dạng hệ thống tệp thành FAT32.
Tình trạng này khá phổ biến nếu ổ đĩa ngoài trước đây được sử dụng trên máy tính Windows.
Cảnh báo: Hãy nhớ rằng mọi hoạt động thuộc loại này (định dạng đĩa), cuối cùng sẽ xóa tất cả dữ
liệu có trên đĩa.
Method 4: Resolving the MacOS High Sierra
Nếu bạn đã sẵn sàng để vượt qua nó, hãy làm theo các bước dưới đây để định dạng lại đĩa đang
hiển thị đĩa đĩa mà bạn đã chèn không thể đọc được bởi lỗi máy tính này đối với Fat32:
Khi lỗi đã được loại bỏ, nhấp vào Launchpad và tìm kiếm ‘đĩa, sau đó nhấp vào Disk Utility.
Bên trong Disk Utility, chọn ổ đĩa đang hiển thị thông báo lỗi, sau đó nhấp vào Phân vùng từ
thanh ruy băng. Tiếp theo, chọn số lượng phân vùng bạn muốn bằng menu thả xuống Phân vùng
(bên dưới Lược đồ âm lượng), sau đó nhấp vào Định dạng (bên dưới Thông tin âm lượng) và nhấp
vào MS-DOS (FAT).
Để xác nhận quy trình, nhấp vào Áp dụng và sau đó nhấp vào Phân vùng để bắt đầu quy trình.
Đợi đến khi quá trình kết thúc. Khi đã có, hãy xem ổ đĩa ngoài đã hiển thị chưa.
Nếu nó không được hay, nó hiển thị cùng một thông báo lỗi, hãy chuyển xuống phương thức tiếp
theo bên dưới.
– lỗi clover Bootloader (nếu có)
Nếu bạn gặp phải lỗi mà đĩa mà bạn đã chèn không thể đọc được do lỗi máy tính này khi chạy
Hackffy MacOS 10.13.x High Sierra kết hợp với Trình tải khởi động clover, bạn chỉ đang xử lý
một lỗi cực kỳ phổ biến mà nhiều người dùng khác Đã phải đối mặt.
Rất nhiều người dùng sử dụng cùng một phiên bản Mac đã báo cáo rằng vấn đề đã được giải quyết
sau khi họ áp dụng một bản vá có khả năng khắc phục lỗi. Nhưng hãy nhớ rằng nó được phát triển
bởi các nhà phát triển độc lập không liên quan đến Apple.

13
Cảnh báo: Lỗi này sẽ chỉ xảy ra nếu bạn sử dụng Hackffy MacOS 10.13.x High Sierra với Bộ tải
khởi động clover. Nếu bạn gặp phải vấn đề này trên MacOS (sạch) khác, đừng làm theo các bước
dưới đây vì họ đã thắng được áp dụng cho tình huống hiện tại của bạn.
Truy cập liên kết này (tại đây) và tải về các bản vá.
Khi bản vá đã được tải xuống, hãy mở ứng dụng tìm và điều hướng đến vị trí sau: MacOS>
System> Tiện ích mở rộng. Khi bạn đến đó, chỉ cần kéo và thả tệp .kext có trong thư mục vá bên
trong thư mục Tiện ích mở rộng.
Khi tiện ích mở rộng đã được thay thế, hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm để tìm và mở ứng dụng
Terminal.
Trong thiết bị đầu cuối, chạy lệnh sau:
sudo chown -R 0:0 /Library/Extensions/AppleAHCIPort.kext && sudo chmod -R 755
/Library/Extensions/AppleAHCIPort.kext
sudo touch /System/Library/Extensions && sudo kextcache -u /
Sau khi lệnh chạy thành công, hãy khởi động lại máy của bạn và xem sự cố có được giải
quyết ở lần khởi động tiếp theo không.
Nếu không có phương pháp nào ở trên giúp bạn giải quyết vấn đề, thì rất có thể bạn đã xử lý một
ổ đĩa bị lỗi. Nếu trường hợp đó, bạn nên bắt đầu tìm kiếm giải pháp khôi phục nếu bạn có bất kỳ
dữ liệu quan trọng nào trên ổ đĩa đó.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
125. MỞ/TẮT TIẾNG BẬT MÁY.
Những chiếc máy đời mới, mặc định Apple họ giấu đi tiếng phát âm thanh đó để tránh làm phiền.
Chúng ta vẫn có thể bật lại nó bằng cách làm như sau:
Bật:

Dòng máy Mac có một đặc trưng là khi bạn nhấn nút Power để khởi động máy, bạn sẽ nghe thấy
một âm thanh phát ra từ máy ngay trước khi logo quả táo và nền trắng xuất hiện. Đây là dấu hiệu
cho thấy phần cứng máy Mac của bạn đạt trạng thái tốt và sẳn sàng để khởi động vào hệ điều hành.
Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta sẽ không muốn nghe thấy âm thanh này, ví dụ như là lúc đêm khuya,
ở thư viện hay đơn giản là không muốn nghe tiếng này.
Trong bài viết mình sẽ hướng dẫn với các bạn 3 cách để các bạn có thể tắt được âm thanh khi khởi
động máy Mac.

1. Nhấn phím tắt tiếng trên bàn phím (F10)


-Khi bạn tắt tiếng trên máy Mac, thì lúc khởi động âm thanh cũng sẽ được tắt theo. Nhưng khi
khởi động máy và muốn sử dụng loa thì bạn phải nhấn phím F10 thêm một lần nữa cho loa có thể
làm việc trở lại.

2. Sử dụng Terminal để tắt âm


Bằng cách sử dụng Terminal (giao diện dòng lệnh Mac) mà bạn có thể tìm thấy trong Utilities
(Others) của thư mục Applications hoặc search trong spotlight. Tại màn hình dòng lệnh Terminal,
các bạn gõ hoặc copy dòng lệnh sau:
sudo nvram SystemAudioVolume=%80
Sau khi muốn kích hoạt trở lại, bạn chỉ cần mở terminal và gõ:
sudo nvram SystemAudioVolume
Máy Mac sẽ báo âm thanh lại như lúc đầu.

14
3. Sử dụng phần mềm từ bên thứ 3:
Nếu 2 cách trên khiến bạn thấy phiền toái, hãy sử dụng ứng dụng StartNinja, đi kèm với tính năng
bật/tắt (On/Off) âm thanh khởi động. Rất dễ dàng và bạn có thể tải về tại đây. Ứng dụng tương
thích với MacOS X Lion, Mountain Lion và cả Mavericks.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
126. BẬT/TẮT HỎI MẬT KHẨU LOGIN.
*bật*
System preperences-> security & privacy-> tab general-> tick

- require password 5 minutes after sleep or screen saver begins.


disable automatic login.
*tắt*
- bỏ tick hai cái đó
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
127. TẮT MÀN HÌNH MACBOOK KHÔNG TẮT MÀN NGOÀI.

Bật chết độ một màn chỗ Mirror Mirror Displays (Trong mục DisplaysDisplays) Rồi mọi
người giảm hết độ sáng màn hình của macbook là được.

hoặc có thể cắm điện rồi đóng màn hình


-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
128. CÁCH ĐẶT LẠI SMC MÁY MAC CỦA BẠN.
1.4. Cách Reset SMC
1.4.1. Reset SMC cho MacBook dùng chip T2
Như MacBook Pro 2018, MacBook Air 2018
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu ( ) > Shut Down
Giữ nút nguồn trong 10 giây
Thả nút nguồn ra và đợi vài giây
Ấn nút nguồn để bật máy
Nếu không được, hãy thử theo cách sau:
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu ( ) > Shut Down
Giữ nút Shift phải, Option trái và Control trái trong 7 giây. Tiếp tục giữ các nút này và giữ thêm
nút nguồn trong 7 giây nữa
Thả tất cả các nút ra và chờ vài giây
Ấn nút nguồn để bật máy
Còn theo thử nghiệm thực tế sẽ là
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu ( ) > Shut Down
Dùng tay ấn liên tục vào TrackPad để cảm nhận
Giữ 4 phím Shift phải, Option trái, Control trái và nút nguồn
Màn hình táo sẽ sáng lên, sau đó tự tắt, TrackPad cứng đơ
Sau đó Trackpad sẽ mềm ra, rồi lại cứng đơ trong khoảng 1-2 giây (màn hình không hiện gì)
Thả tay khỏi các nút sau khi thấy TrackPad mềm trở lại
1.4.2. Reset SMC cho Mac máy bàn
Như Mac Mini, iMac, Mac Pro
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down
Giữ nút nguồn trong 10 giây

15
Thả nút nguồn ra và đợi vài giây
Ấn nút nguồn để bật máy
Nếu không được, hãy thử theo cách sau:
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down
Sau khi máy đã Shutdown, rút điện
Chờ 15 giây
Cắm điện trở lại
Chờ 5 giây sau đó ấn nút nguồn để bật máy
1.4.3. Reset SMC cho Macbook không tháo pin được
Như MacBook Pro (2009 trở lên), Macbook Air, MacBook 12 inch (2015 trở lên), MacBook (late
2009)
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down
Giữ nút Shift trái, Option trái và Control trái và nút nguồn trong vòng 10 giây
Thả tất cả các nút ra (trên sạc MagSafe, MagSafe 2 bạn sẽ thấy đèn từ cam, đổi sang xanh rồi lại
cam)
Ấn nút nguồn để bật máy
Thử nghiệm thực tế với các dòng MacBook không dùng sạc MagSafe và chip T2 (12 inch, Pro
2016 và 2017)
Bật tối đa âm lượng
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down
Giữ nút Shift trái, Option trái và Control trái và ấn nút nguồn 1 lần rồi thả nút nguồn ra
Khi nghe thấy tiếng "tưng" (giống tiếng cắm sạc) hoặc thấy màn hình hiển thị phần trăm pin, thả
tay khỏi các nút còn lại
Bạn đã hoàn thành quá trình reset SMC
1.4.4. Reset SMC cho Macbook tháo pin được
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down
Tháo pin
Giữ nút nguồn trong 5 giây
Lắp lại pin
Ấn nút nguồn để bật máy
Reset SMC không làm thay đổi dữ liệu trong bộ nhớ NVRAM hoặc PRAM
2. Hướng dẫn reset NVRAM hoặc PRAM trên máy Mac
2.1. Tác dụng của NVRAM và PRAM
NVRAM (nonvolatile random-access memory) và PRAM (Parameter RAM) là một phần nhỏ bộ
nhớ mà Mac dùng để lưu các cài đặt, cấu hình để truy cập lại một cách nhanh chóng khi cần
Những thông tin được lưu trong NVRAM bao gồm: mức âm lượng, độ phân giải màn hình, lựa
chọn ổ đĩa khởi động, múi giờ và các thông báo lỗi hệ thống trong quá trình sử dụng (Kernel Panic)
Nếu vấn đề bạn đang gặp phải có liên quan đến những thứ trên thì reset NVRAM có thể có tác
dụng. Ví dụ như nếu lựa chọn ổ đĩa khởi động bị lỗi, lúc bật máy sẽ lên hình dấu hỏi chấm
2.2. Cách Reset NVRAM
Shutdown máy bằng cách chọn Apple menu > Shut Down. Sau đó ấn nút nguồn 1 lần (không
giữ) và giữ 4 nút trên đồng thời: Option, Command, P và R.
Bạn có thể thả tay sau 20 giây hoặc khi thấy máy tự khởi động lại
Ở các máy Mac có chip T2, bạn có thể thả tay sau khi thấy logo táo biến mất, rồi lại hiện lên
Ở các máy không dùng sạc MagSafe và chip T2 (12 inch, Pro 2016 và 2017), bạn có thể thả tay
sau khi thấy đèn màn hình sáng lên - tắt đi rồi lại sáng lên (lúc này không hiện logo táo)

16
Ở các máy Mac có tiếng "ting" khi khởi động (và dùng sạc Mag Safe), bạn có thể thả tay ra sau
khi nghe thấy tiếng "ting" thứ hai
Nếu máy đang bị khóa firmware, tổ hợp phím này sẽ đưa máy vào chế độ Recovery. Để reset
NVRAM, hay gỡ pass firmware ra trước.
Sau khi máy khởi động lại xong, bạn hãy vào System Preference và cài đặt lại những thứ đã bị
thay đổi
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
129. THÊM NÚT CHUYỂN DARKMODE CHO MACOS CHỈ VỚI MỘT CÁI CHẠM TRÊN
MACOS MOJAVE VÀ CATALINA.

1: set phím
Mở Quick Action bằng cách vào System Preference - chọn Extensions - Kéo xuống chọn
Touch Bar - chọn Customize Control Strip, nó sẽ hiển thị bảng điều khiển show tất cả các
phím cảm ứng trên touchbar , kéo chọn icon Quick Actions xuống Touch Bar là được.

2: set tự động hóa


bạn vào ứng dụng Automator, muốn tìm nhanh thì bấm tổ hợp phím Command + space - gõ
Automator. Từ Automator bạn nhấn File - New - chọn vào icon Quick Actions.
Từ Quick Actions bạn chọn vào Run AppleScript bên trái
Bạn sẽ được yêu cầu nhập một đoạn Script vào đó, hãy copy đoạn Script dưới đây và paste
vào chỗ "*Your Script Goes here*".

Đoạn script:

tell application "System Events"


tell appearance preferences
set dark mode to not dark mode
end tell
end tell

Xong rồi bạn hãy nhấp vào icon cái búa ở phía trên để nó chạy đoạn script đó
Như vậy là xong rồi, bạn có thể test bằng cách nhấp vào nút Run, nếu nó chuyển sang Dark
Mode là đã thành công. Sau đó nhớ Save cái Automator đó lại và đặt tên là Dark Mode hay
Light Mode gì đó (tuỳ bạn) là được.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
130. HƯỚNG DẪN HẠ CẤP TỪ CATALINA 10.15 XUỐNG MOJAVE 10.14 HOẶC
CÁC PHIÊN BẢN MACOS THẤP HƠN.
macOS Catalina 10.15 là phiên bản macOS m ới nhất của Apple tới thời điểm hiện tại, mình
cũng thích dùng cái gì mới nhất nên cũng đua đòi nâng cấp lên phiên bản này. Nhưng thực
sự, nếu không có việc gì bắt buộc phải cài macOS Catalina m ới có thể làm việc được thì
mình nghĩ chẳng có lý do gì để up lên phiên bản này, từ tốc độ, độ ổn định… đều thua
Mojave. Đánh giá cá nhân thì Mojave vẫn là phiên bản macOS ổn nhất dành cho Macbook,
iMac hay Macmin từ 2014 – 2015 trở lên.

Mấy hôm trước trên hội người dùng macOS có bạn bị lỗi khi hạ cấp phiên bản macOS của
mình từ Catalina xuống Mojave và mình có nhận được yêu cầu bài hướng dẫn chi tiết hạ cấp

17
từ macOS Catalina 10.15 xuống macOS Mojave 10.14 hoặc các phiên bản thấp hơn cũng
tương tự. Các bạn đọc thật kỹ các chú ý và làm đúng chắc chắn hoàn toàn có thể tự làm tại
nhà mà không phải vác máy Mac của mình ra cửa hàng nhờ cài. Nhớ phải đọc kĩ và làm
đúng,
không đọc kỹ đã Comment hỏi mình không duyệt Comment đâu
I. Lưu ý:
– Việc hạ cấp đồng nghĩa với việc bạn phải cài lại macOS, tức là bạn sẽ mất hoàn toàn dữ
liệu phân vùng đang chạy macOS (bên Win hay gọi là ổ C). Nếu bạn nào trước đó có chia
ổ cứng thành 2 phân vùng thì backup dữ liệu cần thiết qua phân vùng còn lại (tạm gọi là
phân vùng DATA). Bạn nào chỉ có 1 phân vùng duy nhất muốn cài lại thì cần phải chép dữ
liệu cần thiết ra ổ cứng ngoài.
– Bạn nào đang dùng Macbook , iMac, Mac Mini từ đời 2018 trở đi thì phải Disable Secure
Boot như hướng dẫn dưới đây. Kể cả không cài macOS mình cũng khuyên các bạn nên
disable chức năng này đi, đề phòng các rắc rối về sau nếu máy có vấn đề gì đó cần cài lại.

– Trong bài hướng dẫn mình đang có sẵn 2 phân vùng 1 phân vùng macOS (tên là
MACLIFE) và phân vùng chứa dữ liệu tên DATA. Bạn nào chỉ có 1 phân vùng thì đọc bài
và linh động để làm theo, mình sẽ cố gắng ghi chú trong quá trình làm.
II. Chi tiết các bước hạ cấp macOS Catalina 10.15 xuống Mojave 10.14
Đương nhiên để cài đặt bạn cần 1 USB (dung lượng từ 16gb) có chứa bộ cài macOS Mojave.
Bạn có thể tạo bộ cài Mojave theo hướng dẫn chi tiết ở link dưới đây:
Sau khi có bộ cài, các bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Tắt máy, cắm USB sau đó nhấn nút khởi động và đè phím Option để Boot từ USB
Chọn Boot từ USB (lúc này icon vuông của usb hoặc ổ cứng chuyển thành dạng đĩa cài
đặt MacOS).
Bước 2: Đợi 1 lúc sẽ có màn hình macOS Utilities. Các bạn chọn Disk Utility.
Bước 3. Xoá phân vùng macOS Catalina 10.15 hiện tại.
Hầu hết các bạn hạ cấp macOS từ Catalina sẽ vướng ở bước này, do sau khi các bạn up từ
Mojave lên Catalina thì ngoài phân vùng chạy macOS các bạn sẽ có thêm phân vùng macOS
– Data, 2 phân vùng này thực ra là 1, đọc tài liệu thì đây là cơ chế bảo mật mới của Apple
(từ Catalina trở lên), nhưng mình cũng chưa thực sự hiểu rõ. Do bạn cần xoá cả 2 phân vùng
này đi thì mới có thể cài lại Mojave mà không phát sinh lỗi.
Chi tiết như sau:
Để tắt Macbook từ menu Apple
Cách 1: đầu tiên chúng ta m ở menu Apple, sau đó nhấn và giữ phím Option. Khi nhấn và
giữ phím Option, các hình elip sau tùy chọn Restart (khởi động lại) và Shut Down (tắt máy)
đều biến mất. Tiếp tục nhấn và giữ phím Option, sau đó click chọn Restart hoặc Shut down
để khởi động lại hoặc tắt Macbook mà không hiển thị bất kỳ lời nhắc nào cả.
Cách 2: Bỏ qua lời nhắc tắt Macbook thông qua phím tắt
Để tắt Macbook thông qua phím tắt mà không hiển thị lời nhắc trên màn hình, chúng ta sử
dụng phím tắt:
Command + Option + Control + Eject
Phím Eject nằm góc trên cùng, cùng với các phím kiểm soát phát đa phương tiện khác.
Tuy nhiên trên m ột số bàn phím Macbook không có phím này. Trong trường hợp này
chúng ta sẽ sử dụng nút Nguồn thay cho phím Eject, bằng cách sử dụng phím tắt dưới đây:
Command + Option + Control + Power

18
Nút Nguồn được sử dụng để bật tắt Macbook.
Trường hợp nếu muốn khởi động lại Macbook bằng cách sử dụng phím tắt, nhưng muốn bỏ
qua lời nhắc, bạn sử dụng phím tắt dưới đây:
Control + Command + Eject
Nếu phím Eject không có sẵn trên bàn phím, bạn sử dụng phím tắt dưới đây: Control +
Command + Power
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
131. CÁCH ĐẶT LẠI SMC MÁY MAC CỦA BẠN.
Đặt lại bộ điều khiển quản lý hệ thống (SMC) có thể giải quyết một số vấn đề liên quan đến
nguồn điện, pin và các tính năng
khác.

SMC chịu trách nhiệm quản lý các hành vi liên quan đến các tính năng sau. Nếu bạn gặp
vấn
đề với bất kỳ vấn đề nào trong số này, bạn có thể cần phải đặt lại SMC.

* Nguồn, bao gồm nút nguồn và cấp nguồn cho các cổng USB
* Pin và sạc.
* Quạt và các tính năng quản lý nhiệt khác.
* Các chỉ báo hoặc cảm biến như đèn báo trạng thái (trạng thái ngủ, trạng thái sạc pin và
các loại khác), cảm biến chuyển động đột
ngột, cảm biến ánh sáng xung quanh và đèn nền bàn phím. * Hành vi khi mở và đóng nắp
máy tính xách tay.

· Đặt lại SMC trên các máy tính có chip T2


Nếu máy Mac của bạn có Chip bảo mật Apple T2, hãy làm theo các bước sau. Máy tính xách
tay có chip T2 Trước khi đặt lại SMC, hãy thử các bước sau:
- Bước 1: Tắt máy mac của bạn.
- Bước 2: Nhấn và giữ phím nguồn trong 10 giây, sau đó nhả nút.
- Bước 3: chờ một chút, sau đó nhấn nút nguồn để bật máy mac của bạn.

Nếu sự cố vẫn còn, hãy làm theo các bước sau để đặt lại SMC:
- Bước 1: tắt máy mac của bạn.
- Bước 2: Trên bàn phím hãy nhấn và giữ tất cả các phím sau. Máy Mac của bạn có thể bật.
- Control ở bên trái bàn phím của bạn
- Option (Alt) ở bên trái bàn phím của bạn
- Shift ở bên phải bàn phím của bạn
- Bước 3: Tiếp tục giữ cả ba phím trong 7 giây, sau đó nhấn và giữ nút nguồn. Nếu máy
Mac của bạn được bật, nó sẽ tắt khi
bạn giữ các phím.
- Bước 4: Tiếp tục giữ tất cả bốn phím trong 7 giây nữa, sau đó thả chúng ra.
- Bước 5: Đợi vài giây, sau đó nhấn nút nguồn để bật máy Mac của bạn.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
132. THAY HÌNH NỀN KHÓA MÁY.
Tùy theo từng loại máy Mac mà màn hình sẽ có độ phân giải khác nhau. Vì vậy, người dùng cần
chuẩn bị hình nền có độ phân giải trùng với độ phân giải của màn hình MacBook.

19
Bước 1:
Để kiểm tra độ phân giải màn hình MacBook, chúng ta nhấn vào biểu tượng Apple góc trái trên
cùng màn hình, sau đó chọn About This Mac > tab Displays.
Bạn đọc có thể tham khảo một số độ phân giải màn hình cho dòng máy MacBook và iMac dưới
đây:
MacBook Pro Retina display (13-inch): 2560 x 1600.
MacBook Pro Retina display (15-inch): 2880 x 1800.
MacBook Pro: 1280 x 800.
MacBook Air (11-inch): 1366 x 768.
MacBook Air (13-inch): 1280 x 800.
iMac (21-inch): 1920 x 1080.
iMac (27-inch): 2560 x 1440.
iMac Retina 5K display: 5120 x 2880.
Bước 2:
Tiếp đến, người dùng cần chuyển đổi ảnh về định dạng PNG. Mở Preview duyệt ảnh, sau đó chúng
ta bấm chọn File ở thanh menu và chọn Save As > PNG để lưu ảnh dưới dạng PNG.
Bước 3:
Sau khi đã đổi được định dạng ảnh thành PNG, chúng ta đổi tên toàn bộ file đó
thành com.apple.desktop.admin.png và nhấn Save để lưu lại.

Bước 4:
Tiếp tục thực hiện Finder > gõ Go > Go to Folder > nhập đường dẫn /Library/Caches > Go.

Ngay sau đó, chúng ta sẽ được đưa tới thư mục Caches. Bạn chỉ cần kéo hình ảnh muốn đặt làm
màn hình khóa trên MacBook rồi nhấn Replace là xong. Như vậy, màn hình khóa trên Macbook
đã được thay đổi.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
133. CÁCH THAY ĐỔI TRÌNH XEM ẢNH MẶC ĐỊNH TRÊN MAC.

20
May mắn thay, bạn có thể dễ dàng thay đổi trình xem ảnh mặc định trên máy mac của mình.
Đây là cách để làm điều đó.
Cách ngừng sử dụng Xem trước làm trình xem ảnh mặc định

Bước 1: Nhấp để chọn tệp hình ảnh bạn muốn mở bằng trình xem hoặc trình chỉnh sửa ảnh khác.
Khi nó được chọn, nhấn Command + I trên bàn phím của bạn để hiển thị bảng Info. Ngoài ra, bạn
có thể chỉ cần nhấp chuột phải vào file và chọn Get Info.

Bước 2: Bảng Info sẽ mở ra với nhiều chi tiết khác nhau về hình ảnh. Trong menu open with, chọn
ứng dụng bạn muốn sử dụng làm mặc định. Nó có thể là Photoshop, hoặc trong trường hợp của
tôi, nó là Pixelmator. Giả sử bạn muốn áp dụng thay đổi cho tất cả các loại tệp tương tự, hãy bấm
Change All để mở tất cả các tài liệu như tài liệu này với ứng dụng đã chọn trong tương lai.

Bước 3: Bạn sẽ được yêu cầu xác nhận thay đổi. Nhấp vào Continue.

Bước 4: Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể phải lặp lại quy trình với các loại tệp khác
nhau. Trong ví dụ của chúng tôi ở trên, chúng tôi chỉ đang chuyển đổi trình xem hình ảnh mặc
định cho các tệp JPG, nhưng tất nhiên bạn sẽ cần phải lặp lại quy trình cho các tệp khác như GIF,
PNG, PDF, v.v., tùy thuộc vào tùy chọn của bạn.
Bạn có thể dễ dàng hoàn nguyên về Xem trước nếu bạn muốn bằng cách thực hiện lại các bước ở
trên một lần nữa.

Các bước mô tả ở trên phù hợp với mọi loại tệp và ứng dụng. Bạn có thể dễ dàng mở các loại tệp
cụ thể trong các ứng dụng cụ thể.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
134. LỖI YAHOO SEARCH.
- nếu bạn tự nhiên bị đổi từ Google sang Yahoo mà không một ai làm thì bạn tải Malwarebytes về,
cài nó lên máy, mở lên và quét sau đó khởi động lại là hết.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
135. TẮT CHỮ ¶.
- home -> biểu tượng ¶ nằm ô số 3 phía trên gần cạnh formatting.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
136. CÁCH CÀI WINDOWS 7 TRÊN DÒNG MÁY ĐỜI 2011 TRỞ XUỐNG.
* chuẩn bị:
- 1 file windows 7 64bit
- 1 usb trống, mức dung lượng từ 16gb trở lên.
- máy phải chạy hệ điều hành từ 10.11 đến 10.13
- 1 file bootcamp được tải trực tiếp từ apple (file đó phải phụ thuộc vô model máy hiện tại).
Tất cả download phải lưu trên desktop của mac.
Khi cài bootcamp lưu ý chỉ tick mục 1 create a windows 7 và mục 3 install windows 7.
Tạo một thư mục mới đặt tên bootcamp, giải nén ra, Copy hoặc nắm kéo mục bootcamp vào ổ
windows nếu không thể copy thì cài thêm tuxera ntfs để mac đọc hiểu phân vùng bên windows.
Cài xong máy sẽ tự khởi động, NHỚ ĐÈ OPTION chọn macOS.
Giải nén và copy file bootcamp vô phân vùng bootcap

21
Mở lại máy đè option chọn windows để vô win, chạy file bootcamp installing chờ chạy xong nhấn
finish.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
137. GỠ SẠCH ADOBE.
- Dùng Adobe cleaner tool gỡ
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
138. LỖI BLUETOOTH.
- Vô đường dẫn Macintosh HD -> Library -> Preferences-> tìm tập có tên
com.apple.Bluetooth.plist xoá đi, khởi động lại máy để máy tính tự động tạo lại file đó.Macintosh
HD là ổ chứa hệ điều hành macOS tuỳ tên các bạn đặt lúc xoá ổ macOS cũ và cài lại máy.

-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
139. LỖI KẾT NỐI IPHONE.
mở terminal xong gõ lệnh
sudo killall -STOP -c usbd
Ấn enter xong nhập mật khẩu máy.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
140. FIX LỖI PARALLELS HAY BỊ DỪNG.
Khi dùng Parallels đề cài Windows thì khi chạy Windows thì MacOS bị dừng, khởi động lại. (Fix
lỗi bằng cách: Control Center --> Configuration --> CPU & Memory --> Advance Setting -->
Chọn Hypervisor từ Paralles sang Apple).
Liên quan xử lý MDM cho cataline, do bảo mật hơn bản trước mọi người dùng command xoá nhé.

Full steps were:


• Restart into recovery
• Terminal command: csrutil disable
• Restart into normal user mode
Terminal command: sudo mount -uw /Terminal command: sudo mkdir
/System/Library/LaunchAgentsDisabled; sudo mkdir /System/Library/LaunchDaemonsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchAgents/com.apple.ManagedClientAgent.agent.plist
/System/Library/LaunchAgentsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchAgents/com.apple.ManagedClientAgent.enrollagent.plist
/System/Library/LaunchAgentsDisabled; sudo mv
/System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.cloudconfigurationd.plist
/System/Library/LaunchDaemonsDisabled; sudo mv

22
/System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.enroll.plist
/System/Library/LaunchDaemonsDisabled; sudo mv
/System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.plist
/System/Library/LaunchDaemonsDisabled; sudo mv
/System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.startup.plist
/System/Library/LaunchDaemonsDisabled
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
141. BẢO DƯỠNG PIN MACBOOK THẾ NÀO CHO BỀN NHẤT?
Nhiều bạn cho rằng phương án tối ưu là KHÔNG NÊN cắm sạc liên tục, như thế sẽ pin sẽ bị chai,
và dung lượng sẽ bị giảm.
Cũng có ý kiến cho rằng khi sạc đầy rồi thì nên RÚT sạc ra tránh bị overcharged > chết pin
Một vài ý kiến khác thì cho rằng, nên rút máy sạc mỗi tháng một lần và dùng đến gần hết để xả
pin (calibration) nhằm hạn chế chai pin, giảm dung lượng.
Nếu có bạn nào có ý nghĩ như bên trên thì không sai, nhưng đó là kiến thức của rất nhiều năm
trước rồi. Thực tế giờ công nghệ pin và sạc khác rất nhiều rồi. Ví dụ, từ các Macbook từ năm 2009
trở đi đều dùng loại pin pre-calibrated, có nghĩa là không cần xả sạc nữa, pin thông minh đó có cơ
chế nội tại để tự xả sạc trong quá trình sử dụng. Việc bạn xả sạc lại có tác dụng ngược lại, bạn sẽ
mất power-cycle và tất nhiên pin của bạn chóng phải thay hơn.
Còn việc ngồi canh cho xạc đầy rồi rút điện ra cho đỡ bị overcharged thì lại càng cũ kĩ, các
Macbook hiện có đều có khả năng tự nhận biết dừng sạc lúc nào pin đầy. Thậm chí tụi nó còn làm
được hơn thế, tụi nó dựa vào % pin còn lại để quyết định phương án charged tối ưu (có nghĩa là
dòng sạc sẽ thay đổi chứ không cố định như ngày xưa) và khi nào cần sạc (nhiều bạn thắc mắc là
Macbook của em còn 95% mà sao không thấy nó sạc:v). Bạn có thể hỏi tại sao mỗi chuyện sạc
thôi mà Macbook lại thông minh đến thế. Đó chính là lý do bạn bản trả gấp đôi số tiền cho Macbook
so với một Laptop cùng hiệu năng. Vì thế bạn không biết các tính năng thông minh này, bạn đang
lãng phí tiền của chính mình.

Nói thì dài nhưng tóm lại một câu như thế này: phương án tối ưu là cắm sạc càng nhiều càng tốt
và ngay khi có thể, làm ngược lại chỉ pin chóng chết hơn thôi.
Kiến thức tuy rất cũ nhưng đăng lại cho những bạn chưa biết, bạn nào biết rồi chém nhẹ nhàng
nhé
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
142. MÁY MAC LOGIN IMESS VẪN NHẮN TIN BÌNH THƯỜNG ĐƯỢC, TRÌNH DUYỆT
WEB KHÔNG VÀO ĐƯỢC MẠNG.
Deselect các proxies mà đã chọn trước đó là được
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
143. TẮT AUTO UPDATE ACROBAT.
Edit > Preferences > updates chọn " do not update...."
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
144. “The disk “Macintosh HD” can’t be unlocked.”.
Nếu bạn vẫn có thể khởi động vào Recovery hoặc Internet Recovery, vui lòng mở ứng dụng
Terminal từ thư mục Tiện ích và sao chép kết quả của du -f và diskutil apfs list Có khả năng đã
xảy ra sự cố với cài đặt / di chuyển và tùy thuộc vào không gian trống, bạn có thể phải xóa và cài
đặt lại HĐH (để làm theo hướng dẫn của Apple tại https:// support.apple.com/ guide/mac-help /
reinstall-macos-mchlp1599 /mac) Chỉnh sửa tên của các ổ đĩa sao cho chúng là duy nhất sẽ giúp
bạn biết đó là ổ đĩa nào.

23
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
145. LỖI HIỆN NETWORK LOCATIONS TRONG FINDER
- Mở System Preferences.
- chọn Sharing.
- mở khóa vàng phía dưới.
- Bỏ chọn Internet Sharing.
- Nhấn cái khóa vàng lúc nãy.
- Đóng cửa sổ System Preferences.
- Nhớ khởi động lại máy.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
146. BẬT TIME MACHINE ĐỂ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU KHI MÁY CÓ VẤN ĐỀ.
Tìm một ổ cứng gắn ngoài, trường hợp đầu đọc không tương thích có thể dùng cổng đổi, sau đó,
kết nối ổ vào máy tính, bật time Machine lên để tiến hành tạo backup, hiểu nôm na nó
giống như một bản ghost tạo sẵn trên windows của bạn vậy, bạn cài office, Photoshop, canon
LBP2900.......... và nén nó lại thành một bản setup để boot lại ổ C khi máy có vấn đề, virus,.... Thì
bản backup đó cũng vậy, nó cho phép cài lại từ bản backup khi máy lỗi hệ điều hành. Sau khi máy
chạy xong bạn có thể ngắt ổ tháo ra, nếu máy hư, bạn làm lại tips 11,6,7. Lần lượt nếu đã chia ổ
thì bỏ tips 11.
Nên backup định kỳ 3 tháng/ lần hoặc 6 tháng/lần.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
147. ĐỔI ĐƯỜNG DẪN LƯU ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
MOJAVE 10.14.x Trở lên
Bước 1: Nhấn Command + Shift + 5.
Bước 2: Tiếp theo click chọn Options.
Bước 3: Chọn một thư mục được liệt kê trong danh sách hoặc chọn Other Location.
Bước 4: Nếu chọn Other Locaiton, bạn có thể điều hướng đến thư mục bất kỳ mà bạn muốn sử
dụng để lưu trữ ảnh chụp màn hình, hoặc tạo thư mục mới.
Bước 5: Sau khi thay đổi vị trí lưu trữ ảnh chụp màn hình, từ giờ tất cả ảnh chụp màn hình sẽ được
lưu trữ trong vị trí, thư mục bạn đã chọn.

MOJAVE 10.14.x Trở xuống


Bước 1: Click chọn Finder để mở cửa sổ Finder.
Bước 2: Tạo một thư mục mới trong Finder bằng cách kích chuột phải vào cửa sổ Finder, đặt tên
thư mục là Ảnh chụp màn hình hoặc tên gọi bất kỳ mà bạn muốn.
Bước 3: Tiếp theo mở Terminal bằng cách nhấn Command + Space, sau đó nhập Terminal vào
khung tìm kiếm, click chọn biểu tượng để mở ứng dụng.
Bước 4: Trên cửa sổ Terminal, bạn nhập lệnh dưới đây vào:
defaults write com.apple.screencapture location
(Lưu ý phải có khoảng trống sau từ location nếu không lệnh sẽ không hoạt động).
Bước 5: Bây giờ kéo và thả thư mục Ảnh chụp màn hình của bạn lên góc trên cùng cửa sổ Terminal,
nó sẽ tự động thêm vào đường dẫn thư mục.

24
Bước 6: Nhấn Enter.
Bước 7: Nhập lệnh dưới đây vào để áp dụng thay đổi:
killall SystemUIServer
Bước 8: Trên màn hình sẽ hiển thị cảnh báo nói rằng không được xóa thư mục mà bạn đã tạo.
Bước 9: Nếu vẫn muốn truy cập ảnh chụp màn hình trên màn hình desktop, bạn có thể tạo bí danh.
Chỉ cần tìm thư mục mà bạn đã tạo trong Finder, kích chuột phải vào thư mục đó.
Bước 10: Chọn Create Alias.
Bước 11: Tiếp theo kéo và thả thư mục Alias ra màn hình desktop.
Bước 12: Thử chụp một vài ảnh màn hình để kiểm tra xem nó có hoạt động hay không.

25
Nếu muốn hoàn nguyên về vị trí lưu trữ ảnh màn hình mặc định, chỉ cần mở lại cửa sổ Terminal,
nhập lệnh dưới đây vào, rồi nhấn Enter:
defaults write com.apple.screencapture location -/Desktop
Tiếp theo nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter lần nữa là xong:
killall SystemUIServer

Lưu Ảnh Chụp Màn Hình Trên Pasteboard


Chức năng Print Screen trên máy tính Windows hoạt động hơi khác so với Mac.
Thay vì lưu ảnh chụp màn hình trực tiếp trên màn hình desktop, trên Windows ảnh chụp màn hình
sẽ được lưu vào pasteboard. Sau đó người dùng chỉ cần mở ứng dụng, trình chỉnh sửa ảnh bất kỳ
như Photoshop hoặc Paint và dán ảnh chụp màn hình vào đó là xong.
Trên Mac bạn cũng có thể thực hiện được điều này bằng cách sử dụng tổ hợp phím Command +
Shift + 4 để mở biểu tượng dấu chữ thập phân, sau đó nhấn và giữ phím Ctrl đồng thời kéo con trỏ
chuột qua khu vực mà bạn muốn chụp ảnh màn hình.
Các ảnh chụp màn hình sẽ được sao chép và lưu vào paste, nói cách khác tức là bạn có thể dán ảnh
chụp màn hình này vào các ứng dụng hoặc trình chỉnh sửa ảnh như Photoshop, ... .
Trên macOS Mojave, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấn phím Command+Shift+4 để mở biểu tượng dấu chữ thập.
Bước 2: Nhấn và giữ phím Ctrl, đồng thời kéo biểu tượng dấu chữ thập ra khu vực màn hình mà
bạn muốn chụp.
Bước 3: Ảnh chụp màn hình sẽ được lưu vào pasteboard.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
148. TẠO QUICK ACTION TỰ ĐỘNG ĐỔI TÊN FILE THEO QUY TẮC.

26
Nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc đặt tên file mỗi lần lại đặt tên file theo cách khác nhau thì
trong bài hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một thủ thuật nhỏ giúp chúng ta có thể tự động đổi
tên file theo một quy tắc nhất định. Thủ thuật hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng tới Automator
trên Mac. Đồng thời chia sẻ thêm cho các bạn một chút về quy trình lưu trữ file của mình. Các bạn
có thể tham khảo một số bài trước về Automator của mình tại đây:

[Mac] Quick Actions siêu nhanh, chuyển ảnh sang JPG, thay đổi kích thước, đóng dấu đăng lên
MXH

Với Quick Action này mình sẽ có thể nhanh chóng thực hiện một số tác vụ sau:

Tên FILE.xxx → 20200815_tên_file.xxx

- Thêm ngày tháng tạo file vào đầu: tên file.xxx → 20200815_tên file.xxx
- Đổi các chữ cái viết hoa thành chữ thường: Tên File.xxx → tên file.xxx
- Thay thế khoảng trống bằng dấu gạch ngang: tên file.xxx → tên_file.xxx
- Chuyển vào một Folder có tên là T-B-F (ready to be filed) để tiến hành lưu trữ vào các Folder
khác.

Cách thực hiện:


Vào Automator trên Mac -> Chọn new Document -> Quick Action
Trong phần Actions chọn tới Files & Folder
Kéo Action Rename Finder Items vào khu vực Workflow và thiết lập 1 số thông số để phù hợp
với quy tắc đặt tên mà các bạn mong muốn.

Dưới đây là một số tuỳ chỉnh của mình các bạn có thể tham khảo:

27
Rename Finder Items: Add Date or Time
Mình dùng cái này để thêm ngày tháng năm tạo file vào đầu. Năm/tháng/ngày - liên kết với tên
file bằng dấu cách và viết liền nhau.

Rename Finder Items: Change Case


Action này giúp mình đổi các chữ cái viết hoa thành viết thường. Nếu chẳng may mình có viết hoa
tên file thì Action này sẽ tự động đổi lại giúp mình.

Rename Finder Items: Replace Text


Action này giúp thay thế những khoảng trống thành dấu "_" giúp file có định dạng đồng nhất và
các phần mềm tìm kiếm file trong máy truy xuất file nhanh hơn.

Move Finder Items


Action cuối mình sử dụng là chuyển file đó vào một Folder mình tạo sẵn trên Desktop có tên là T-
B-F (ready to be filed). Folder này sẽ chứa tất cả những file mà mình đã làm việc xong và có thể
sẽ cần sử dụng trong những lần sắp tới. Khoảng 3-4 ngày mình sẽ vào Folder này một lần để di
chuyển những file trong đây đến những khu vực lưu trữ của mình (iCloud, Onedrive,...).

Sau đó vào File → Save… lưu lại dưới cái tên bạn mong muốn là được nhé!
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
149. LỖI “Unable to connect to Parallels Service của parallels”

28
A: Khi dùng parallels thi thoảng bạn gặp trường hợp bị lỗi
“Unable to connect to Parallels Service. Make sure that the prl_disp_service process is active and
it is not blocked by Firewall. For details, please refer to http://kb.parallels.com/en/8089. If the
problem persists, contact the Parallels support team for assistance.”
có thể bởi
prl_disp_service bị tường lửa chặn
prl_disp_service không thể bắt đầu do không đủ quyền
cách giải quyết
khởi động lại mac. Thử mở Parallels Desktop cho Mac lần nữa.
nếu nó không thể giúp đỡ, chạy Terminal.app (nằm trong Applications > Utilities).
Paste vô command bên dưới vào trong Terminal, sau đó nhấn Return:
sudo launchctl stop com.parallels.desktop.launchdaemon
Bạn có thể cần nhập mật khẩu máy mac của bạn và nhấn Return (bạn sẽ không thấy ký tự màu
trắng khi nhập)
Copy và paste lệnh sau, sau đó nhấn Return để bắt đầu Parallels Service:
sudo launchctl start com.parallels.desktop.launchdaemon
Thử mở Parallels Desktop ứng dụng hoặc máy ảo
Nếu vấn đề chưa được giải quyết...
Uninstall Parallels Desktop và cài đặt lại nó.
Ghi chú: máy ảo của bạn sẽ không thể bị ảnh hưởng.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
150. ĐỔI NGÔN NGỮ ADOBE PHOTOSHOP CHO MAC.
Cách 1: Thay đổi ngôn ngữ từ Adobe Creative Cloud
Bước 1: đơn giả, nhấn mở Adobe Creative Cloud icon từ máy của bạn, nếu không thấy, vô đường
link sau Go > Applications > Adobe Creative Cloud > Adobe Creative Cloud
Để đổi lại ngôn ngữ bạn nhấn ba chấm thẳng đứng góc trên tay phải, chọn preferences
Bước 2: mở Preferences bằng cách nhấn dấu ba chấm thẳng đứng góc trên, tay phải, chọn
Preferences.
Bước 3: Mở bảng Creative Cloud
Chuyển từ tab General tới tab Creative Cloud.
Bước 4: Mở App tab, chọn ngôn ngữ mà bạn muốn.
Trong Apps tab, bạn sẽ thấy một menu thả xuống cho App Language. Click menu thả xuống, và
chọn ngôn ngữ mà bạn muốn.
Bước 5: tải apps Adobe CC.
Điều bạn cần làm bây giờ là tải lại app Adobe Creative Cloud mà bạn cần. mỗi lần tải xuống,
những phiên bản mới này sẽ tải xuống ngôn ngữ như bạn đã chọn.

Nếu vì lý do nào đó mà ngôn ngữ không thay đổi, hãy gỡ cài đặt các ứng dụng Adobe CC, sau đó
cài đặt lại. Điều đó sẽ chăm sóc của bất kỳ vấn đề.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
151. QUIRKS ẨN RIÊNG.
Mỗi hệ điều hành đều có những quirks ẩn riêng mà ban đầu không rõ ràng, cách duy nhất để tìm
thấy chúng là đọc hướng dẫn nhưng thực sự không ai đọc kỹ hướng dẫn. Khi bạn mua máy Mac,
bạn thậm chí không được cung cấp hướng dẫn sử dụng trong hộp, bạn phải tìm nó trên trang web
hỗ trợ của Apple.

29
Mac luôn có một số thủ thuật tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số điều không
rõ ràng, bạn có thể làm với máy Mac của bạn.
1. Ctrl + Cmd + Phím cách hiển thị bàn phím biểu tượng cảm xúc đầy đủ.
2. Cmd + ~ cho phép bạn nhanh chóng chuyển qua các cửa sổ trên ứng dụng hiện tại bạn đang bật.
3. Shift + Tùy chọn sẽ cung cấp cho bạn khả năng điều chỉnh âm lượng tốt hơn.
4. Giữ phím Shift khi thay đổi âm lượng sẽ tắt tiếng clicker âm lượng.
5. Cmd + L sẽ làm nổi bật thanh URL trong trình duyệt của bạn.
6. Cmd + Shift + 3 sẽ chụp ảnh màn hình.
7. Cmd + Shift + 4 sẽ cho phép bạn chụp ảnh màn hình đã cắt.
8. Cmd + Shift + 4 + Spacebar sẽ cho phép bạn chụp ảnh màn hình của một cửa sổ cụ thể.
9. Sử dụng 'Xem trước', bạn có thể ký điện tử các tài liệu.
10. Cmd + Tùy chọn + Shift + V sẽ cung cấp cho bạn khả năng dán văn bản với định dạng.
11. Tùy chọn + Nhấp chuột phải vào một số thứ sẽ hiển thị thêm một menu ngữ cảnh.
12. Tùy chọn + nhấn vào bất kỳ phím nào phía trên các số như độ sáng hoặc âm lượng sẽ hiển thị
các cài đặt cho chức năng đó.
13. Cmd + Spacebar sẽ cho phép bạn truy cập nhanh vào đèn.
14. OS X được tích hợp sẵn trong từ điển. Chỉ cần tô sáng một từ, nhấp chuột phải rồi nhấn 'Tra
cứu'. Người dùng trackpad có thể làm điều đó bằng cách chạm vào một từ bằng ba ngón tay.
15. Đánh dấu nhiều mục sau đó nhấn Spacebar và nó sẽ hiển thị chúng trong Quick Look.
16. Cmd + H sẽ nhanh chóng ẩn các cửa sổ cho ứng dụng hiện tại bạn đang bật.
17. Alt + backspace xóa toàn bộ từ thay vì xóa các chữ cái đơn.
18. Giữ phím Shift trong khi thu nhỏ cửa sổ sẽ thu nhỏ cửa sổ trong chuyển động chậm.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
152. GỠ TRIỆT ĐỂ AVAST
- Nếu bạn chưa gỡ thủ công avast trước đó thì chạy avast lên -> chọn Avast Uninstall Avast
Security
- nếu trước đó bạn đã gỡ thủ công nhưng chưa sạch, bạn vào activity monitor tìm Avast đang chạy
ngầm, double click vào avast đang chạy chọn quit sau đó thử restart máy xem còn không.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
153. ĐỔI TÊN MÁY KHÔNG CẦN CÀI LẠI
- System preferences -> Sharing-> mục Computer Name sửa lại tên mong muốn, back ra hoặc
thoát để máy lưu lại
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
154. KHÔNG THỂ UPDATE SOFTWARE.
. vào trong phần Advance tạm thời uncheck nó đi, lên Mojave rồi tính sau
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
155. TEST MÁY
- Ghi lại kinh nghiệm test máy dạo cho mọi người:
Ngoài những cái mắt thấy,tai nghe. Chẳng hạn cấn vỡ,loa 🔈rè hay ko? Wifi,bluetooth nối được
ko? Camera có thấy hình không? Phím gõ cấn lỗi không? Gập lên xuống và lần con màn hình và
cáp lỗi không? Kiểm tra pin còn bao nhiêu so với dung tích thật.
Bật thêm option + D cho kết nối mạng chạy thêm chẩn đoán.
Thêm 1 dòng lệnh này để check máy có MDM hay không là ok. Yêu cầu nối mạng,mở terminal
lên gõ hoặc copy vào : sudo profiles renew -type enrollment
Enter và nhập mật khẩu máy. Máy có mdm nó sẽ hiển thị góc trên bên phải.
Cái này chỉ nói lên 1 phần sơ khi test máy.

30
Quan trọng ai là người bán và cam kết bảo hành mới là cái quan trọng. Chúc các bạn vui vẻ khi
mua được máy như mong muốn.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
156. PHÍM TẲT HIỆN/ ẨN FILE.
Command shift và dấu chấm
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
157. ĐỔI MÀU TERMINAL.
chọn edit-> show color hoặc nhấn shift command C, tiếp đến một vòng hoà sắc hiện ra giúp bạn
tuỳ chỉnh màu cho hợp mắt, sau khi tìm thấy màu ưng ý, nắm ô màu ở gần cây lấy mẫu màu nắm
và kéo vào trong terminal, thả ra là xong.
nhấn hai ngón tay vô trackpad trong terminal chọn show inspector rồi chọn một trong những cái
đó

hoặc bạn có thể chèn hình vào làm themes cho đỡ nhàm chán, nhưng lưu ý chọn hình có font màu,
không nên lấy font trong suốt bằng cách nhấn hai ngón tay vô trackpad trong terminal chọn show
inspector , nhấn dúp vào 1 ô themes bất kỳ, sau khi xuất hiện Profiles bạn nhấn dấu cộng bên dưới
cùng tay trái-> đặt tên xong nhấn enter, nhìn qua đối diện bạn sẽ thấy khoảng text chỉnh mục
background thành màu mà bạn muốn hoặc phần image: No Background image bạn nhấn vào, chọn
choose… và chọn đường dẫn tới khu chứa ảnh của bạn, nhấn

Phần nâng cao:


TEXT*
+Background :
có hai phần: Color & Effects (màu sắc và )và images
+ Font
font bạn nhấn change… để thay đổi font chữ cho terminal
trong đó có các cột như sau:
colection: bộ sưu tập ==> chứa các bộ font tiếng anh (English)
Family: chứa các nhóm font lại với nhau
TypeFace: chứa các kiểu chữ đang có sẵn trong
size: dĩ nhiên rồi, kích thước chữ bao nhiêu
hai dòng dưới là khoảng cách ký tự (character spacing) và line spacing (dãn dòng) nếu có khó khăn
khi nhìn, bạn có thể chỉnh hai dòng này sao cho vừa mắt xem sau đó tắt bảng nhỏ đi, ta qua các
tab khác lần lượt là:

31

+TEXT
về cột text bên trái từ trên xuống dưới bao gồm:
Antialias text : Em google dịch ra là văn bản antialias :(
Use bold fonts : Sử dụng kiểu chữ in đậm
allow blinking text : Cho phép nhấp nháy văn bản
Display ANSI colors : Màn hình màu ANSI
Use bright colors for bold text : Sử dụng màu sáng cho văn bản in đậm
về cột text bên phải từ trên xuống dưới bao gồm:
Text : màu chữ
Bold Text: màu chữ khi in đậm (giống command B hay control B trong word bên windows vậy
đó)
Selection: màu khi bạn bôi dòng terminal bằng chuột

+ANSI Colors

có hai dạng là thường (Normal) và sáng (Bright)

+Cursor: con trỏ


bạn có thể chọn shape (hình dạng) cho con trỏ chuột của mình khi đưa vào terminal
Block: hình khối
Underline: dòng gạch dưới
Vertical Bar: thanh dọc
Ngoài ra còn Blink cursor : làm nhấp nháy con trỏ như trong văn bản work hay excel đại loại vậy.

*WINDOW*

32
Cột trái
Title: tiêu đề bạn đặt gì cũng được
- Working directory of document: Thư mục làm việc của tài liệu: chọn đường dẫn lưu sau khi save
as terminal
- Path tick ô này sẽ hiện đường dẫn sau khi làm xong terminal
- Active proccess name : đường dẫn Tên truy cập hoạt động
Arguments: đối số
shell command name: tên lệnh shell
Profile name: tên hồ sơ
TTY name: tên TTY
Dimensions: kích thước
Command key: phím command
Windows size: kích thước cửa sổ: ở đây có 2 ô là : Columns: đại diện cho cột và Rows là dại diện
cho hàng, mặc định của Columns là 80 và Rows là 24

Scrollback: cuộn trở lại


ở đây có hai giới hạn cho bạn chọn một trong hai

33
Limit to available memory: Giới hạn bộ nhớ khả dụng
Limit number of rows to: Giới hạn số lượng hàng tới (trong ô đang có sẵn 10,000 tức là bạn code
một lần tối đa được đến 10,000 dòng là đầy, lưu lại và mở terminal mới)
Resume:
Restore text when reopening windows 10,000 : Khôi phục văn bản khi mở lại cửa sổ giới hạn là
10,000
Insert bookmark after restored text : Chèn dấu trang sau khi văn bản được khôi phục
Minimized Windows
Display status and current contents in the Dock: Hiển thị trạng thái và nội dung hiện tại trong Dock

sơ sơ vậy thôi vì mình nghĩ các chức năng khác vọc rất tốn thời gian và có thể mình sẽ vọc rồi ghi
thêm nếu các bạn muốn.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
158. ĐỔI HÌNH FOLDER, DISK.
- mở hình xem chọn view -> edit -> copy, chọn folder cần đổi hình chọn chuột phải chọn get
info -> để con trỏ vô hình thư mục nhấn command v.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
159. DÙNG APPLE WATCH ĐỂ MỞ KHÓA MÁY.
- Mở System Preferences -> Security & Privacy -> Tick Use your Apple Watch to unlock apps
and your Mac
Lưu ý, máy tính phải bật bluetooth mọi lúc, điều này gây tốn pin máy nhưng cũng không đáng
kể, nếu máy bạn hết pin hoặc gần hết pin thì nên cắm sạc, hạn chế dùng pin máy vì sạc xả càng
nhiều, pin càng mau hư, nên để máy đầy pin sau đó dùng luôn, bí quá mới dùng pin, nên dùng
nguồn mọi nơi mọi lúc.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-
160. DÙNG MAC NGHE ĐIỆN THOẠI.
Yêu cầu duy nhất là bạn phải có một cái iphone (ipod, ipad mình chưa thử nên cũng không dám
nói các bạn, các bạn thử xem sao)
Nếu bạn bật cuộc gọi Wi-Fi trên iPhone, thì khi bạn mở FaceTime trên máy Mac, bạn có thể thấy
các hướng dẫn cách bật cuộc gọi Wi-Fi trên máy Mac trên màn hình. Nếu bạn không được hỏi,
hãy làm như sau.
Mở FaceTime, rồi chọn FaceTime > Tùy chọn.
Chọn “Cuộc gọi từ iPhone”.
Nếu bạn không thấy tùy chọn này, hãy bảo đảm rằng máy Mac của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu
ở trên, rồi mở tùy chọn FaceTime lần nữa.
Nếu nút Nâng cấp lên Cuộc gọi Wi-Fi xuất hiện, hãy bấm vào đó, rồi làm theo các hướng dẫn trên
màn hình.
Nút này xuất hiện nếu nhà cung cấp của bạn hỗ trợ cuộc gọi Wi-Fi khi iPhone của bạn bị tắt hoặc
được kết nối với mạng Wi-Fi khác.
Để tắt cuộc gọi điện thoại, hãy bỏ chọn “Cuộc gọi từ iPhone”.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
161. CHỤP ẢNH MÀN HÌNH KHÔNG LƯU TRONG MÁY
Command shift 4 kéo chụp, sau đó command C bức ảnh đó, click chuột vô ô nhắn tin nhấn
command V nhấn enter để gửi.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.

34
162. TUỲ BIẾN THANH DOCK BẰNG TERMINAL.
- Đầu tiên để mở Terminal bạn thao tác theo các bước sau:
Vào Launchpad > Chọn mục Other > Terminal
Chỉ hiển thị các ứng dụng đang chạy
Nếu bạn muốn sử dụng thanh dock tren macOS như thanh tác vụ trên Windows, và bạn đã quen
với việc mở ứng dụng thông qua Spotlight, Launchpad thì bạn có thể tùy biến thanh dock chỉ hiển
thọ các ứng dụng đang chạy.
Khi bạn thoát khỏi ứng dụng, biểu tượng sẽ biến mất từ dock của bạn; vì vậy nếu bạn đang sau
một cái nhìn nhỏ gọn này có thể được tinh chỉnh cho bạn. Nhập sau trong Terminal để kích hoạt
tính năng:
defaults write com.apple.dock static-only -bool TRUE; killall Dock
Để thay đổi thanh dock lại như ban đầu, bạn chỉ cần thay thế "TRUE" thành "FALSE" trong câu
lệnh trên. Lưu ý là đoạn lệnh "killall Dock" là để khởi động lại dock và áp dụng tùy chỉnh. Và nếu
bạn đã bật tính năng này lên thì cũng nên tắt Show indicators for open applications trong System
Preferences > Dock (tắt dấu chấm hiển thị dưới các ứng dụng).
Kích hoạt chế độ "Single App"
Khi sử dụng máy tính chúng ta thường mở nhiều cửa sổ ứng dụng cùng 1 lúc, và với việc làm này
cũng làm cho hiệu suất của máy bị giảm đi. Nếu bạn muốn tập trung vào một công việc duy nhất
và không quan tâm đến các công việc khác thì bạn nên kích hoat chế độ Single App. Lúc này máy
sẽ hiển thị chỉ một cửa sổ và thu nhỏ hết các cửa sổ khác xuống dock. Để kích hoạt nó, nhập lệnh
sau vào Terminal:
defaults write com.apple.dock single-app -bool TRUE; killall Dock
Khi được kích hoạt, nhấp vào một ứng dụng trong dock các cửa sổ khác sẽ ẩn đi. Và vấn đề khó
khan khi sử dụng tính năng này đó là khi bạn không thể kéo các tập tin từ một cửa sổ Finder vào
một ứng dụng khác, như một trình duyệt. Để vô hiệu hóa nó, bạn chỉ cần thay đổi "TRUE"
thành"FALSE"trong câu lệnh trên.
Thêm một Stack tùy biến trên dock để chứa các tập tin, ứng dụng, …
Nói một cách đơn giản là chúng ta có thể thêm 1 stack tương tự nhự stack hiển thị các file khi tải
về trên dock. Để mở stack ẩn này, các bạn nhập vào Terminal dòng lệnh:
defaults write com.apple.dock persistent-others -array-add '{"tile-data" = {"list-type" = 1;}; "tile-
type" = "recents-tile";}'; killall Dock
Khi bạn nhập xong, stack sẽ hiển thị ngay cuối thanh dock và hiển thị các ứng dụng bạn vừa dung
gần đây. Nếu muốn chỉnh cho stack này hiện các mục khác, các bạn có thể click chuột phải (hoặc
control + click) để chuyển đổi qua chế độ hiển thị khác. Và bạn cũng có thể tạo thêm các stack
khác với câu lệnh trên. Ngược lại, các bạn chỉ cần click chuột phải và chọn Remove from Dock để
xóa khỏi dock nhé.
Thêm khoảng trắng trên dock
Nếu bạn muốn chia thanh dock thành từng phần, chia thành các lớp ứng dụng khác nhau thì việc
thêm khoảng trắng giữa các ứng dụng là một ý kiến không tồi. Để thêm khoảng trắng bạn nhập
vào Terminal đoạn lệnh sau:
defaults write com.apple.dock persistent-apps -array-add '{"tile-type"="spacer-tile";}'; killall
Dock
Với mỗi lần nhập lệnh trên là trên dock lại xuất hiện thêm 1 khoảng trắng. Nếu muốn loại bỏ nó
thì các bạn chỉ cần kéo khoảng trắng ra khỏi dock, hoặc chuột phải > Remove from Dock.
Nhận biết các ứng dụng đang có cửa sổ ẩn

35
Mặc định MacOS cho phép bạn ẩn nhanh cửa sổ của một ứng dụng nào đó bằng cách
nhấn Command + H (hoặc nhấn Cmd + Option + H để ẩn toàn bộ cửa sổ). Khi đó, cửa sổ đó vẫn
chạy nhưng ẩn khỏi màn hình. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ không còn nhớ là mình đã ẩn ứng dụng
nào. Và Apple cũng cung cấp cho chúng ta tùy chọn giúp nhận biết được ứng dụng nào đang ẩn
bằng cách làm cho biểu tượng của ứng dụng mờ đi. Để kích hoạt, bạn nhập dòng sau vào Terminal
nhập
defaults write com.apple.dock showhidden -bool TRUE; killall Dock
Và để tắt tính năng này nếu muốn, các bạn chỉ đơn giản là thay "TRUE" bằng"FALSE" trong câu
lệnh trên.
Thay đổi độ trễ khi thanh dock tự ẩn/hiện
Để tận dụng tối đa diện tích màn hình bạn có thể vào System Preferences > Dock để bật tính năng
tự động ẩn hiện thanh dock. Và hạn chế là hệ thống không cung cấp tùy chọn có sẵn để tùy chỉnh
thời gian ẩn hiện của thanh dock.
defaults write com.apple.dock autohide-time-modifier -float 1; killall Dock
May mắn thay, bạn có thể thay đổi điều này với một lệnh đơn giản. Câu lệnh dưới đây sẽ thay đổi
tốc độ ẩn hiện, như "1" là giá trị mặc định, "0" sẽ không có độ trễ, trong khi "2" sẽ tăng gấp độ trễ
gấp đôi so với thông thường. Và bạn hãy chọn độ trễ phù hợp với sơ thích của bản thân.
Sử dụng thao tác cuộn
MacOS cho phép người dung sử dụng bánh xe trên chuột hoặc touchpad để tương tác với những
gì xuất hiện trên thanh dock. Khi tính năng cuộn được kích hoạt bạn có thể sử dụng cử chỉ như di
chuyển lên để mở stack hoặc di chuyển lên để xem hết toàn bộ các cửa sổ đang chạy của ứng dụng
nào đó rồi. Để kích hoạt bạn vào Terminal nhập
defaults write com.apple.dock scroll-to-open -bool TRUE; killall Dock
Để tắt tính năng này bạn chỉ cần thay "TRUE" bằng "FALSE" trong câu lệnh trên.
Bật hiệu ứng "Suck" khi thu nhỏ cửa sổ
Trên MacOS còn có một hiệu ứng khác khi chúng ta thu nhỏ hay phóng to cửa sổ với tên là Suck.
Khi kích hoạt tính năng này chúng ta sẽ thấy cửa sổ như đang bị hút vào ứng dụng. Để kích hoạt
tính năng này bạn vào Terminal nhập:
defaults write com.apple.dock mineffect suck; killall Dock
Nếu muốn tắt, các bạn chỉ cần thay từ "suck" trong câu lệnh thành "genie" hoặc "scale" và nhập
lại vào Terminal.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
163. LỖI KHÔNG THAO TÁC ĐƯỢC CHUỘT VÀ BÀN PHÍM.
- Giữ tổ hợp phím control shift option rồi nhấn nút nguồn 1 cái, xong mở lại bình thường.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
164. “If you continue having a problem installing macOS, the installation log may help you
diagnose the problem. To save the log, click Save log. To start installing macOS again, click
Restart. To start up your computer using a different disk, choose Startup Disk from the Utilities
menu.”

Điều đầu tiên bạn nên thử là khởi động máy Mac ở chế độ safe mode. Bạn có thể thực hiện dễ
dàng: Chỉ cần khởi động lại máy tính của bạn và ngay sau khi máy tính của bạn bắt đầu restart lại,
hãy nhấn và giữ phím Shift cho đến khi bạn nhìn thấy logo Apple. Điều này sẽ giúp máy tính của
bạn an toàn hơn. Hãy thử cập nhật hoặc nâng cấp máy Mac của bạn ngay bây giờ. Nếu điều này
không hiệu quả, hãy đọc tiếp.

36
Điều tiếp theo bạn nên thử là khởi động máy Mac của mình bằng Startup Manager. Đây là cách:
shut down máy Mac của bạn Bật máy Mac của bạn Ngay sau khi bật máy Mac, hãy nhấn và giữ
phím Option (Alt) Bạn sẽ thấy cửa sổ bật lên Trình quản lý khởi động, bây giờ bạn có thể nhả
phím Tùy chọn regular/standard (thường là Macintosh HD) của bạn và nhấp vào biểu tượng mũi
tên bên dưới nó và nhấn Enter.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
165. LỖI ACCOUNTSD CHIẾM 100% CPU, MÁY NÓNG, QUẠT QUAY NHANH MẶC DÙ
KHÔNG CHẠY ỨNG DỤNG GÌ.

Vì nhiều anh em bị lỗi này nên mình viết nhanh cho anh em có phương hướng.

Bạn nào không có phần mềm theo dõi chỉ biết là máy nóng lên rất ghê gớm và dù không mở ứng
dụng nào mà máy rất lag, nếu mở Activity Mointor ra thì accountsd chiếm 400-500% CPU. Hầu
như không có khả năng chạy thêm ứng dụng nào nữa.

Accountsd là dịch vụ cơ bản (core) liên quan đến Mail và keychain. Vì thế các bạn có gọi lên
Apple Support thì cũng được hướng dẫn là tạm thời tắt Mail (trong phần Internet Account) hoặc
Keychain trong phần iCloud đi. Trong quá khứ, làm như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.

Hôm nay có nhiều bạn kêu bị như thế quá nên mình thử teamviewer vào máy của 01 bạn trên group
này, kết quả như sau:

• Đã tắt Mail

• Đã tắt Keychain.

• Khởi động lại máy.

Dù không làm gì khoảng 10-15p sau dịch vụ accountsd tự chiếm 400% CPU, máy nóng lên.
Sau đó mình có bật console thì phát hiện hệ thống báo lỗi liên tục liên quan đến Danh bạ (Contact)
của iCloud. Nôm na việc đồng bộ Danh bạ với iCloud gặp vấn đề, máy thử lại liên tục khiến dịch
vụ accountsd treo cứng. Lỗi xả vào console chóng cả mặt.

Sau khi tắt dịch vụ Danh bạ (contact) thì máy trở lại bình thường, mát rượi.
Đây là mấy thứ 3 mình gặp trong tuần này.
Bạn nào nếu gặp lỗi này có thể thử thoát khỏi iCloud rồi lại đăng nhập lại. Lý do: có máy lỗi danh
bạ (Contact), có máy lỗi Mail, lỗi Keychain... vì nếu bạn không quen đọc lỗi trong Console thì
cách này là đơn giản nhất rồi.
Đây là một lỗi (bug) liên quan đến lặp vô hạn của dịch vụ accountsd nên nếu anh em nào mà cài
lại OS thì cũng giải quyết được vấn đề này. Nhưng hoàn toàn có thể bị lại, nhất là khi anh em vừa
upgrade lên version mới của OS, vì thế việc cài lại mới không phải là phương án tối ưu.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
166. CÁCH TEST Ổ CỨNG.
Cắm usb windows mini vô mac
Mở lại máy đè option chọn usb

37
Chọn số đầu tiên
Nhấn enter đợi load
Gắn chuột
Mở hard disk sentinel cho chạy
Mở disk crystal cho chạy
so sánh sức khoẻ của mấy cái trên, >90 là tốt.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
167. LỖI SHOW PREVIEW RECTANGLE WHEN ZOOMED OUT. (TẠM DỊCH: HIỂN THỊ
HÌNH CHỮ NHẬT XEM TRƯỚC KHI THU NHỎ.)
- Logo apple > System Preferences, click Accessibility, then click Zoom-> Options-> BỎ TICK
show preview rectangle when zoomed out.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
168. LỖI HAO PIN.
Hao pin có nhiều khả năng lắm:
1. Máy tinh chạy lâu, trình quản lý pin bị lỗi, vụ này reset SMC/PRAM là khỏi bệnh.
2. Có một phần mềm bị lỗi khiến máy không sleep được như mong muốn.
3. Có thể bạn đang bật tính năng Enable Power Nap cho phép máy tinh trong khi ngủ thỉnh thoảng
có thể thức dậy để tiến hành backup hoặc check email định kỳ.
4. Bạn đang cắm ra màn hình ngoài và phím chuột, như thế máy sẽ hoạt động ở chế độ clamshell
mode, cho phép máy vẫn hoạt động như thường ở chế độ gập màn hình.
5. Phần cache hệ thống bị lỗi (khiến sleep, hibernate mode hoạt động không tốt. Cái này reset lại
cache hệ thống là khỏi bệnh.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
169. LỖI KHÔNG GHI ĐƯỢC TRÊN PHÂN VÙNG Ổ ĐĨA.
- Các bác giúp em với.
Em cài lại macos, sau khi cài xong thì ổ DATA (em chia 2 ổ) của em bị thành như vậy, làm cho
các file trong này của em cũng như thế này, em cần sử dụng file đều phải Get info rồi chỉnh lại
Permissions của từng file mà cực quá.
Em đã thử chỉnh Permissions ở ổ DATA và chọn Apply to Enclosed items nhưng vẫn không giải
quyết được.
Hội mình có bác nào có cách để em chỉnh được toàn bộ Permissions cho các file và thư mục trong
ổ DATA, xin chỉ giúp em ạ. Em cảm ơn nhiều.
Ps: Em dùng os 10.13.6.
Cách fix:
Thanks bác Andy Pham đã nhiệt tình giúp đỡ em giải quyết vấn đề.
Cách làm tạm thời như sau ạ:
Mở Terminal, nhập các lệnh
sudo -i (nhập mật khẩu)
cd /volumes/Data (ổ của em tên Data, các bác có ổ tên gì thì thay vào đó là được ạ)
chmod -R 777 Thưmục (Các bác đổi tên Thưmục thành tên các folder trong ổ của mình là được-
nhớ đúng chữ hoa và thường. Làm lần lượt cho tất cả các thư mục ạ. Thư mục nào có dấu cách
trong tên thì tạm thời đổi tên không có dấu cách, nhập xong lệnh thì đổi lại)
Xong, tận hưởng thành quả ạ.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
170. LỖI MỞ YOUTUBE KHÔNG HOẠT ĐỘNG VỚI SAFARI TRÊN MAC.

38
- Develop > Experimental Features > tắt VP9 decoder đi rồi mở lại safari bằng cách thoát hoàn
toàn rồi sau đó mở lại.
- Nếu bạn không thấy menu Develop trong bảng menu bar, chọn Safari > Preferences, click
Advanced, sau đó chọn “Show Develop menu in menu bar”
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
171. CÁCH TRUY CẬP CÁC MÁY TRONG MẠNG LAN GIỮA MÁY MAC VÀ WIN.
- Cùng lớp mạng.
Nhấn Command k.
Gõ Ip của máy win cần liên kết.
Nhập user và pass của máy win nếu có.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
172. CÁCH GỠ SẠCH MỘT SỐ PHẦN MỀM KHÓ GỠ (KHÔNG THỂ GỠ THEO CÁCH
THÔNG THƯỜNG.)
- Bạn chạy chương trình đó lên, tiếp đến nhấn vô tên chương trình (sát quả táo) bấm vô chọn
Uninstall… một cửa sổ xác nhận hiện ra, bạn nhấn Uninstall, tiếp theo bạn cần nhập pass máy
cho sự xác thực đó là đúng, bạn chờ cho đến khi ứng dụng đư ợc gỡ sạch sẽ.
- Hoặc bạn có thể dùng sensei để uninstall sạch thư mục ứng dụng.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
173. TRIM.

- đôi chút về Trim: https://bitly.com.vn/GPYjs

- bật/tắt Trim bằng terminal:


vào Terminal gõ trimforce
Sau đó có 3 lựa chọn cho bạn bao gồm:
- trimforce enable
- trimforce disable
- trimforce help
bạn gõ lại 1 trong 3 lệnh đã show đi kèm sudo rồi gõ lại lệnh đó ra, ví dụ
“sudo trimforce disable ”
nhấn enter, máy sẽ hỏi bạn là có chắc chắn? nhấn Y là yes, N là no, bạn nhấn Y, tiếp đến máy
hỏi bạn có muốn reboot máy không? nhấn y tiếp lần nữa là được.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
174. HƯỚNG DẪN BẬT VÀ SỬ DỤNG AUTO SAVE OFFICE.
Bật Auto save:
1 - Trên menu Word hoặc PowerPoint, bấm vào Preferences(Tùy chọn).
2 - Nhấp vào Save(Lưu).
3 - Trong Save AutoRecover info(hộp thông tin Lưu Tự động Phục hồi), hãy nhập tần suất bạn
muốn chương trình lưu tài liệu.
Lưu ý: Ở mục 3, tần suất ở đây là sau bao nhiêu phút thì tự động lưu 1 lần. Mặc định của nó là 10,
nhưng bạn có thể chỉnh tuỳ theo cá nhân.
Khôi phục từ Auto save:
1 - Trên menu Word hoặc PowerPoint, bấm vào Preferences(Tùy chọn).
2 - Trong Authoring and Proofing Tools(Công cụ Tác giả và Kiểm lỗi), hãy bấm vào biểu
tượng General (Chung).

39
3 - Đảm bảo rằng Confirm file format conversion at Open(hộp kiểm Xác nhận chuyển đổi định
dạng tệp tại Mở được chọn), sau đó đóng hộp thoại General(Chung).
4 - Chọn File, Open.
5 - Trên menu Open (Mở) về phía dưới cùng bên phải, chọn Recover Text(Khôi phục Văn bản)-
(xem ảnh dưới).
6 - Chọn Open
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
175. CÀI PARALLELS CHO MAC ĐỂ CHẠY MÁY ẢO.
Parallels Desktop

File tải về ở bản mới nhất bao gồm:


Parallels Desktop Business Edition v16.0.1-48919
Parallels Toolbox v4.0.1-3447
Trang chủ: Parallel Desktop 16
Tương thích: macOS 10.13.6 trở lên
Parallels_Desktop_16.0.0-48916__Toolbox_4.0.0-3231
www.fshare.vn/file/4NMWHBU4OUXV
Parallels_Desktop_16.0.1-48919 _Toolbox_4.0.1-3447
www.fshare.vn/file/RMHD2VYWDW7X
Lưu ý: Lúc chạy file cài nếu gặp yêu cầu update thì bạn đóng lại, và chọn No, use current
Cài xong nhớ vô Parallel Desktop > Preference> bỏ dấu stick Download updates
automatically đi

40
Hướng dẫn cài Windows trên Mac bằng Parallel Desktop các bạn tham khảo tại đây
Sửa lỗi “Network initialization failed” trên Big Sur 11

Vào Terminal gõ

sudo -b /Applications/Parallels\

Desktop.app/Contents/MacOS/prl_client_app

Parallels sẽ mở ra, bấm OPEN và chọn file hệ điều hành ảo (Vì cái này mở ở thư mục Root).
Mở và chạy
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.

41
176. BACKUP 2 PHÂN VÙNG TRÊN CÙNG MỘT Ổ ĐĨA.
- 2 ổ đĩa thì e dùng cacbon copy clone, e có 2 hệ điều hành tương ứng 2 ổ đĩa. Time machine ko
hoạt động trên cơ chế 2 ổ đĩa. Backup lại thì dùng phần mềm trên.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
177. LỖI “need 64-bit windows 10 or later ISO file.”
- “Need 64 – bit windows 10 or later ISO file.
Boot Camp only supports 64-bit windows 10 or later installation on this platform. Please use and
ISO file for 64-bit windows 10 or later installation”
Lỗi này đa phần các bạn tải bản windows 10 32-bit nên máy báo như vậy, move to trash bản cũ đi
và tải bản 64-bit về.

Với lỗi này bạn nên tải một bản iso windows 10 64 bit, sau đó chia dung lượng lại, lớn hơn phần
chứa windows một tí để máy còn tải bản windows support về cho máy nữa.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
178. LỖI “Kernel Panic: fix the "Mac keeps restarting" issue”.

Bạn có thể làm theo mục 128 của quyển này hoặc đọc luôn tip’s 178 để fix lỗi nhé

- đầu tiên: Kernel Panic là gì?


- Kernel Panic viết tắt là KP, nó là nhân của hệ điều hành, kernel có nhiệm vụ quản lý tài nguyên
của hệ thống, quản lý các tiến trình (process), giữ liên lạc giữa các tài nguyên phần cứng như Ram,
CPU, Disk, Network, … với phần mềm hay nói dễ hiểu hơn, Kernel Panic là một sự cố xảy ra khi
máy Mac của bạn liên tục khởi động lại mà không có lý do rõ ràng. Màn hình máy Mac của bạn
chuyển sang màu đen, cung cấp cho bạn nhiều thông báo cảnh báo như “bạn cần khởi động lại
máy tính của mình”. Lưu ý rằng sự hiện diện của thông báo cảnh báo là yếu tố phân biệt Kernel
Panic với các lần khởi động lại máy mac thông thường và sự cố ứng dụng. Nói cách khác, Kernel
Panic chỉ là một phiên bản Mac của “Màn hình xanh chết chóc” trên Windows, nhưng may mắn
thay, nó có thể được khắc phục. Vì vậy hãy đối diện trực tiếp với vấn đề này.

42
- LỖI KERNEL PANIC LÀ GÌ?
Kernal Panic đơn giản là kernel hiện đang sử dụng cho hệ điều hành bị lỗi đột ngột vì một lý do
nào đó như là:
Do lâu ngày không update kernel.
Do người dùng tác động (User Admin, Hacker).
Do quá trình update bị gián đoạn.
- cách khắc phục: reset nvpram mục 128 hoặc chạy lại máy, đè command R cho máy khởi động
lại ở chế độ mac os Utilities sau đó chọn disk Utilities chọn ổ chung trên cùng nhấn first ads, đợi
complete sau đó mở lại máy.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
179. XÓA DNS CACHE TRÊN MÁY MAC.
Nói hơi dài, nhưng nôm na thế này: để vào được trang của Starbuck, thì DNS server phải redirect
bạn tới trang của Starbuck. Rồi sau khi bạn nhập thông tin đúng thì Starbuck sẽ redirect một lần
nữa tới DNS đúng. Nhưng máy bạn bị lỗi DNS nên nó ghi nhận cứng giá trị DNS đúng này cho
lần tới.
Giờ giải quyết rất dễ, bạn phải flush DNS (xóa cache DNS đi). Việc này bạn có thể thực hiện bằng
cách chạy CleanMyMac (nó làm nhiều việc như có một động tác là Flush DNS)
Còn nếu thạo terminal thì vào đó 1 lệnh là xong như sau:

xóa DNS Cache trên máy Mac


Có một số lệnh khác nhau để sử dụng để xóa bộ nhớ cache DNS trên OS X và macOS tùy thuộc
vào phiên bản bạn đang chạy.

Vì quy trình giống nhau trên tất cả các phiên bản, bài viết này hướng dẫn chi tiết cách xóa DNS
trên macOS Mojave (10.14) và sau đó liệt kê các lệnh cho các phiên bản khác trong bảng.
Flush DNS trên macOS Mojave (version 10.14)
Để xóa cache DNS trên macOS Mojave, sử dụng ứng dụng Terminal :
Chạy terminal.app sử dụng phương pháp ưa thích của bạn
Bạn cần chạy app từ Applications -> Utilities hoặc nhấn Command + Space để mở spotlight sau
đó gõ Terminal.

Gõ vào sudo killall -HUP mDNSResponder và nhấn Return trên bàn phím máy mac của bạn.
Nhấn nhập administrator password cho account trong câu hỏi đó và nhấn Return.

43
Không có thông báo khi quá trình kết thúc. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một lệnh khác để thay đổi.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
180. LỖI SAFE MODE TRÊN MAC.

- Máy bị kẹt shift, kiểm tra phím shift trái phải trên bàn phím, thổi sạch bụi sau đó khởi động lại.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
181. FINDER BỊ ẨN THANH SIDE BAR
- OPTION COMMAND S Hoặc VIEW > SHOW SIDE BAR
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
182. CHỤP MÀN KHÔNG LẤY NỀN.
- Command + shift + 4 + dấu cách.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
183. ĐẠT GIỚI HẠN VÂN TAY.

44
- Ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt dữ liệu cho Touch ID. Nếu trong trường hợp Touch ID không
hoạt động hoặc bạn đã xóa vân tay đi hay đã đến giới hạn số lượng dấu vân tay thì bạn có thể cài
đặt lại Touch ID. Để xóa các đăng ký tận gốc bạn có thể thực hiện như sau:

▪ Khởi động lại máy và giữ Command + R trong khi khởi động lại để vào “Chế độ khôi phục”
▪ Mở Terminal.
▪ Nhập nội dung: “xartutil –erase-all”
▪ Nhấn Return.
▪ Nhập “yes” khi được nhắc xác nhận.
▪ Nhấn Enter.
Thoát khỏi màn hình và khởi động lại máy tính. Với những hướng dẫn cài đặt và sử dụng Touch
ID trên Macbook này chúng tôi hi vọng các bạn có thể sử dụng thành thạo tính năng bảo mật này.
Chúc các bạn thực hiện thành công.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
184. CÁCH CÀI TEAMVIEW CŨ CHO NHỮNG MÁY KHÔNG MUỐN LÊN MAC OS CAO
HƠN.
- đầu tiên, bạn vào trang https://www.teamviewer.com/en/download/previous-versions/
Tìm đến Teamviewer numbers version (số tương tự bản) như hình

45
Tải về rồi cài lên, trong trường hợp không có, bạn tìm bằng tên version, ví dụ “teamview for mac
os 10.6” chẳng hạn
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
185. PIN TRÊN BIGSUR KHÔNG ĐƯỢC SẠC ĐẦY 100%.
- Mặc định trên big sur máy sẽ không nhận 100% pin nữa vì tiến trình “battery health management”
được bật, nó ngăn dòng điện chạy qua pin một cách nhồi nhét, tuy nhiên nhiều người mắc hội
chứng hoàn thiện như mình thấy khó chịu, để tắt tính năng “thông minh” của Apple bạn vào System
Preferences -> chuyển đến mục Battery nhấn chọn Battery Healt… bỏ tick Manage battery
longevity đi là được.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
186. ĐỔI ĐƯỜNG DẪN LƯU TỆP, FILE DOWNLOAD.
- trên safari:
bạn vào phần Preferences bằng tổ hợp phím command và dấu phẩy hoặc chọn Safari->
Preferences. Tab General dòng thứ 9 từ trên xuống có phần File download location: nhấn xuống
và chọn đường lưu file, mặc định là file Downloads như hình.

- trên coccoc:
bạn cũng vào phần settings, cách nhanh nhất là nhấn vào nút download sau đó nhấn bánh răng
phía trên tay phải chọn Download and torrents phần Downloads có phần Locations nhấn vào
Change, sau đó dẫn đến thư mục lưu trữ mới.

46
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
187. CÁCH TẮT VOICE OVER CONTROL.

Biểu tượng này xuất hiện khi bạn lỡ bật voice over control như hình

47
Để tắt, bạn bỏ tick Enable Voice Control
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
188. XEM LẠI MẬT KHẨU ĐÃ LƯU.
- Các bạn muốn xem lại mật khẩu đã lưu của 1 acc nào đó chỉ cần mở Keychain Access lên, tìm

đến mục icloud có hình dạng sau đó nhấn mở 1 tên mà các bạn quên password

ví dụ cái này
Các bạn tick Show password sau đó nhập mật khẩu máy, nó sẽ show pass ra cho các bạn
Copy ra notes hay khỏi tùy các bạn.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
189. CÁCH XÓA PARALLELS.
1. Tắt máy ảo của bạn nếu đang chạy và Parallels Desktop

48
2. Mở cửa sổ Applications trên máy của bạn và kéo Parallels Desktop vào thùng rác hoặc chuột
phải chọn Move to Trash hoặc Move to Bin.

3. Làm sạch thùng rác của bạn.


4. Khởi động lại máy mac của bạn
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
190. CHỈNH CỠ CHỮ TRONG MAC OS BIG SUR.
System Preferences -> Accessibility -> Display -> Scaled
Lưu ý từ big sur trở đi khi chọn Scaled máy mới cho phép chọn độ thu phóng chữ, không còn
giống như Catalina trở về trước.

-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
191. CÁCH LẤY LẠI ICON SPORTLIGHT.

- Thông thường trên thanh menu bar phía tay phải sẽ có mặc định là chiếc kính lúp cùng một số
icon mặc định, bạn đè command để kéo icon đó qua lại để sắp xếp sao cho hợp mắt th ì bạn lỡ
tay kéo ra ngoài và buông, icon bị mất, để lấy lại trên MacOS Big Sur bạn vào “System
Preferences” “Dock and menu bar”, kéo xuống phần “Menu Bar Only” phía dưới có “Sportlight”
nhấn vô tick “Show in Menu Bar”.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
192. CÁCH TẠO USB BOOT WINDOWS 10 NGAY TRÊN MAC.

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn tạo USB Boot Windows trên Macbook. Kể từ Mojave, Boot
Camp Assistant không hỗ trợ tạo USB boot cho Windows.

49
Mình tin chắc hướng dẫn này là cần thiết để bạn sử dụng Mac có thể nhanh chóng tạo bộ cài
Windows 10 trong trường hợp hỗ trợ người thân, bạn bè.

Bạn không cần sử dụng phần mềm bên thứ ba nào để tạo USB boot. Terminal trên macOS có thể
làm điều này chỉ với vài dòng lệnh.

Bước 1. Kết nối USB và mở Terminal


Bước 2. Gõ lệnh
diskutil list

Lệnh trên sẽ hiển thị toàn bộ ổ đĩa trên Mac bạn, bao gồm cả ổ USB. Bạn sẽ cần xác định ổ mà
bạn cần format. Ở đây của mình là disk3

Bước 3. Gõ lệnh
diskutil eraseDisk MS-DOS “WINDOWS10” GPT disk#

Lệnh trên sẽ format USB và đổi tên ổ thành WINDOWS10. Thay disk# với # bằng ổ USB của
bạn.

50
Bước 4. file ISO Windows 10 của bạn hãy đặt tên nó lại là windows10.iso và copy nó vào folder
Downloads. Bước này để tiện cho bạn gõ lệnh.
Bước 5. Gõ lệnh
hdiutil mount ~/Downloads/windows10.iso

Lệnh trên sẽ mount file windows10.iso. Của mình sẽ mount thành CCCOMA_X64FRE_EN-
GB_DV9

Bước 6. Gõ lệnh
cp -rp /Volumes/CCCOMA_X64FRE_EN-GB_DV9/* /Volumes/WINDOWS10

Lệnh trên sẽ copy toàn bộ file tại CCCOMA_X64FRE_EN-GB_DV9 vào ổ WINDOWS10. Bạn
nhớ thay cho thích hợp với trường hợp của bạn.

Bạn sẽ cần đợi 1 lúc lâu để Terminal hoàn tất copy và tạo boot.

51
Bước 7. Gõ lệnh
hdiutil unmount /Volumes/CCCOMA_X64FRE_EN-GB-DV9

Lệnh trên sẽ unmount ổ CCCOMA_X64FRE_EN-GB-DV9.

Như vậy là bạn đã hoàn tất việc tạo USB boot cho Windows 10 ngay trên Mac. Bạn có thể tạo
USB boot cho Windows 7, 8 hay 8.1 tương tự theo hướng dẫn trên.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
193. FIX LỖI End Note DÙNG MỘT THỜI GIAN TỰ MẤT KHỎI WORD.
1. Mở Word lên.
2. Chọn Tools rồi chọn Templates and Add-Ins.
3. Bạn sẽ thầy file End note được liệt kê ở dưới "Global Templates and Add-ins" EndNote CWYW
Word 2016.dotm và EndNote CWYW Word 2016.bundle hoặc EndNote CWYW Word 16.bundle
4. Nếu:
+Các file đó chưa được check, thì các bạn check vào rồi bấm ok.
+Các file đó đã được check, thì các bạn uncheck rồi check lại, sau đó bấm ok.
Tắt và mở lại word, xem đã dung được end note chưa.

Bổ sung thêm 1 key end note X9


YXTJV-UDEBY-DECTY-X95UM-N78BL
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
194. ĐỔI NGÔN NGỮ APP.
- đôi khi app bạn tải về máy bị chuyển ngôn ngữ do múi giờ tự động thì bạn có thể default lại ngôn
ngữ mặng định tiếng Anh hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào mà bạn muốn bằng cách vào System
Preferences-> language & region chuyển qua tab Apps

Nhấn dấu cộng, như mình demo cho bạn chuyển Microsoft Word từ bất kỳ tiếng nào sang tiếng
anh nhé

52
Bạn chọn phần language theo tiếng ngôn ngữ bạn muốn xài như hình sau đó nhấn add là xong,
như mình muốn tiếng anh mặc định nên mình để luôn không phải đổi hehe

-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
195. CHỈNH SELL TERMINAL VỀ MẶC ĐỊNH NHƯ CŨ TRÊN MAC OS BIG SUR.

- Từ 11.0 terminal đã chuyển sang dạng mới là -zsh bạn nên chuyển về -bash để terminal
được về như cũ. Để về như cũ bạn làm như sau:
Bạn có thể thay đổi option graphically từ System Preferences nếu bạn muốn.

Đầu tiên đi đến System Preferences > Users & Groups trên máy mac của bạn. Click ổ khóa và
nhập password của bạn sau đó enter. Giữ phím Ctrl, nhấn vào tên đăng nhập trong ngăn trái, và
chọn “Advanced Options.”

53
Nhấn “Login Shell” nhấn hộp trượt và chọn “/bin/bash” để sử dụng bash với mặc định sell của bạn
hoặc “/bin/zsh” để sử dụng Zsh là sell mặc định của bạn. Click “OK” để lưu thay đổi của bạn.

Hoặc bạn chạy lệnh này trong terminal: chsh -s /bin/zsh


-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
196. DELAY PHÍM VỚI CHUỘT TRÊN IMAC.
Reset Bluetooth device theo tip’s 138
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
197. XEM VIDEO KHÔNG CẦN MỞ FILE.
- Bạn có thể xem video theo dạng media bằng cách click chuột vào nút play khi rê chuột vào file
định dạng video, lưu ý: show items as list không làm được điều này, bạn cần chuyển về định dạng
khác để sử dụng tính năng này.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
198. HIỂN THỊ LỊCH ÂM TRÊN MAC.
- để bật lịch âm bạn vào phần Calendar > preferences> mục “Show alternate calendar:” bạn nhấn
xuống chọn “Hebrew”
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
199. BẬT HEY SIRI TRÊN BIG SUR.
- System Preferences > Accessibility> Voice Control> Commands…> tick Open Siri (mặc định
để tick nên không cần làm gì cả, lỡ tắt thì bật lên), trượt xuống phần General > Siri > tick Enable
Type to Siri, quay ra ngoài phần System Preferences > Siri tick Enable Ask Siri> Enable, chọn
tiếp muốn chia sẻ với Apple hay không? (thường thì mình chọn “Not Now”).
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.

54
200. CHUYỂN NHIỆT ĐỘ F THÀNH C TRONG MACS FAN CONTROL
- Nhấn command dấu phẩy, chọn tab “To sensors” bỏ tick “Use Fahrenheit temperature scale”
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
201. lỗi "Unable to resume "windows 7" because you don't have permission to access some of
its files.
Please read this article for more information."
Trên máy ảo parallels
Nhờ anh em chẩn bệnh giúp
- *UPDATE: Mình đã fix được rồi, cách mình làm như sau:
Action > Stop
Sau đó mở lại bình thường là nó sẽ khởi động lại win từ đầu
Lý do bị lỗi này là do quá lâu chúng ta không shutdow win mà chỉ tắt ngang Parallels
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
202. LỖI “installation on case-sensitive volumes is not supported.Please choose a different
volume for installation.” Khi cài adobe.

- lỗi này xuất phát từ ổ cứng đang cài lên chứa định dạng không tương thích, format ổ theo định
dạng khác rồi thử lại.
-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.
Cái này hơi dài, mình xin phép làm vol 3

55

You might also like