You are on page 1of 5

CHUỖI BÌNH LUẬN SỰ KIỆN KINH TẾ KQM

Câu 1: Trong 4 gói hỗ trợ mà Chính phủ và Ngân hàng trung ương đã thực hiện
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid -19 trong năm 2020 thì chỉ có gói
hỗ trợ tiền tệ - tín dụng đạt kết quả khả quan, các gói còn lại tiến độ rất chậm và còn
nhiều vướng mắc. Theo bạn, nguyên cớ gì dẫn đến tình trạng trên và nêu hướng giải
quyết? 

Trả lời:

Trong 4 gói hỗ trợ mà Chính phủ và Ngân hàng trung ương đã thực hiện nhằm giảm thiểu
tác động tiêu cực của dịch Covid -19 trong năm 2020 bao gồm Gói hỗ trợ tiền tệ-tín
dụng; Gói hỗ trợ tài khóa; Gói hỗ trợ an sinh xã hội; Gói hỗ trợ khác thì chỉ có Gói hỗ trợ
tiền tệ - tín dụng đạt kết quả khả quan, các gói còn lại tiến độ rất chậm và còn nhiều
vướng mắc. Theo em, những nguyên cớ dẫn đến tình trạng trên:

Gói hỗ trợ tài khóa với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,2% GDP) theo Nghị quyết
41 (tháng 4/2020): Gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (khoảng
69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (khoảng 180 nghìn tỷ đồng trong
5 tháng). Tổng số tiền đã thực hiện tính đến ngày 31/7/2020 khoảng 56.200 tỷ đồng,
chiếm khoảng 31,2% quy mô gói hỗ trợ.

Nguyên nhân tiếp cận hỗ trợ còn chậm là do: (i) Các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ,
không có doanh thu, hoạt động cầm chừng; (ii) một số doanh nghiệp đã nộp tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2019 ngay trong quý I/2020; (iii) một số doanh nghiệp
đã trả tiền thuê đất từ đầu năm nên số tiền còn phải nộp không nhiều hoặc không có nhu
cầu giãn, hoãn; (iv) tâm lý e ngại thủ tục rườm rà.

Gói an sinh - xã hội: Thực tế có giá trị khoảng 45,8 nghìn tỷ đồng (0,8% GDP), chứ
không phải 62 nghìn tỷ đồng (do chi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương về bản chất chỉ
là phần tiền lãi không tính do lãi suất là 0% khoảng 390 tỷ đồng); đến hạn, doanh nghiệp
vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay. Tính đến ngày 13/7/2020, đã thực hiện giải ngân
khoảng 12 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 11,5 triệu người và 12.000 hộ kinh doanh. Nhìn
chung, công tác chi trả về cơ bản đã đảm bảo đúng đối tượng, song tiến độ còn rất chậm,
trong đó, gói 16.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ trả lương chưa giải ngân được do: (i) Điều
kiện đặt ra còn chưa phù hợp, chưa sát thực tiễn, (ii) qui trình, thủ tục còn phức tạp, xử lý
lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại; (iii) nhiều doanh nghiệp tự xoay sở.

*Hướng giải quyết

Một là, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu

quả các gói hỗ trợ hiện tại, như đã nhận diện trong thời gian qua.

Hai là, Chính phủ cũng cần sớm xây dựng một số chính sách, gói hỗ trợ bổ sung (giai
đoạn 2) với 4 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, quy mô đủ lớn và thời gian phù hợp (có thể từ
quý IV/2020 đến hết năm 2021) mới có thể giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó. Theo
tính toán sơ bộ, chúng tôi nhận thấy các gói hỗ trợ giai đoạn 2 có thể tương đương các gói
giai đoạn 1, khoảng 2,5% GDP; như vậy tổng các gói hỗ trợ cả hai giai đoạn khoảng
5,5% GDP; Thứ hai, cần đảm bảo độ bao phủ đến cả lao động không chính thức (tự do)
vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đến cả doanh nghiệp nhỏ và lớn vì cả hai đều
chịu tác động tiêu cực; Thứ ba, cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ
sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có
điều kiện, tiêu chí cụ thể; Thứ tư, phải triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng, chuyển hỗ
trợ bằng nhiều kênh khác nhau (trong đó, hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ thông
tin như: Dịch vụ mobile money, ví điện tử…) mới đảm bảo chính sách nhân văn sớm đi
vào cuộc sống. Đồng thời, cần đề xuất có cơ chế, phân quyền đặc thù cho Thủ tướng
Chính phủ và Chính phủ để có thể ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.

Ba là, về lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực để ưu tiên hỗ trợ; qua đánh giá tác động của dịch
COVID-19 đối với các ngành nghề trong 8 tháng đầu năm 2020, chúng tôi nhận thấy
những ngành nghề chịu tác động tiêu cực theo thứ tự giảm dần, đó là: du lịch; vận tải; dệt
may, da giày; bán lẻ; giáo dục – đào tạo.
Về điều kiện/tiêu chí doanh nghiệp nhận hỗ trợ; Chính phủ có thể căn cứ ít nhất vào 5
tiêu chí chủ yếu, bao gồm: (i) tính lan tỏa (tác động tích cực tới các ngành, lĩnh vực
khác), (ii) lao động (tạo nhiều công ăn việc làm), (iii) có khả năng áp dụng công nghệ và
năng lượng sạch, (iv) có khả năng phục hồi, và (v) cam kết không sa thải nhân viên (hoặc
không quá 10%).

Bốn là, song song đó, Chính phủ cũng cần thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp khác
mang tính bổ trợ và dài hạn khác, cụ thể: (i) Nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ khẩn cấp
(cho cả thiên tai và dịch bệnh với cơ chế đặc thù, đảm bảo nhanh, kịp thời, hiệu quả); (ii)
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất hơn nữa nhằm tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về thủ tục hành chính (kể cả đối với các gói hỗ trợ),
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng tốc độ xử lý công việc; (iii) Ban
hành chính sách và giải pháp cụ thể để thu hút dòng vốn FDI trong bối cảnh dịch chuyển
chuỗi sản xuất (nhất là các giải pháp về thủ tục hành chính, hạ tầng khu công nghiệp,
nguồn nhân lực và phân cấp ủy quyền trong tiếp cận, thu hút có chọn lọc các dự án
FDI…); (iv) Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công như là một giải pháp bù
đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2020-2021 và cũng là động lực tăng trưởng
dài hạn, với điều kiện không hình thức, không giải ngân bằng mọi giá mà vẫn đảm bảo
yêu cầu chất lượng; (v) Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các thị trường còn nhiều dư địa ngay
sau khi dịch bệnh được kiểm soát như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Hoa
Kỳ và EU, và tận dụng tốt hơn nữa các hiệp định CPTPP và EVFTA; (vi) Đẩy nhanh tiến
trình phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử và thanh toán, giao dịch điện tử; vừa là để
tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương
tác trực tiếp.

Câu 2: Chuyên gia các nước thường đánh giá cao hơn về chính sách hỗ trợ của Chính
phủ Việt Nam so với các chuyên gia và những người đứng đầu doanh nghiệp trong
nước? Giả sử bạn là một chuyên gia kinh tế, bạn có cái nhìn như thế nào về các chính
sách của Chính phủ Việt Nam.

Trả lời:
Trong bối cảnh đại dịch Covid_19 bùng mạnh, diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng rất
lớn đến con người, đời sống người dân thiếu thốn, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bất
trắc, bị đình truệ,…Ngay tại thời điểm này Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ
người dân, những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Việc đưa ra các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho thấy được vai trò trách nhiệm của người đúng đầu,
nắm bắt, bám sát thực tiễn tình hình thực tế để đưa ra những chính sách phù hợp với hoàn
cảnh nhất, góp phần quan trọng trong việc tiếp thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp để
có thể duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn do Covid_19 gây ra.
Chính sách của chính phủ quả là một quyết sách kịp thời đúng lúc, có tác dụng hỗ trợ cho
người lao động và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trước đại dịch.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay trả lương ngừng việc và cho vay trả
lương phục hồi sản xuất. Đây là biện pháp góp phần giúp doanh nghiệp được vay ngân
hàng với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người phải ngừng việc và hỗ trợ vốn tín dụng
khi quay lại sản xuất kinh doanh. Nghị quyết 68 cũng đưa ra chính sách hỗ trợ đào tạo
duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/ người lao
động/ tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Có thể nói, các chính sách rất thiết thực và
phù hợp nêu trên không chỉ giúp người lao động và doanh nghiệp có thêm nguồn lực để
chống đỡ dịch bệnh mà quan trọng hơn là sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất kinh
doanh, đủ sức tự đứng vững vượt qua tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Việc ban hành một quyết sách không chỉ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mà còn tạo điều
kiện, tiền đề để chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống có hiệu quả. Do vậy, bên cạnh
các chính sách hỗ trợ cụ thể, Nghị quyết 68 đã quy định rõ các nguyên tắc trong quá trình
thực hiện, đó là: Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không
để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao
động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu
quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện; phân cấp trách nhiệm hỗ trợ giữa ngân
sách nhà nước Trung ương và ngân sách nhà nước địa phương (tỉnh, thành phố).

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và quán triệt quan điểm thực hiện “mục tiêu
kép” của Chính phủ, sự ra đời của Nghị quyết góp phần tạo thêm niềm tin, động lực và
khả năng chống chịu của người lao động và doanh nghiệp với đại dịch.

Tuy nhiên những chính sách, nhiều nghị quyết Chính phủ ban hành còn mắc nhiều hạn
chế:

 Các thủ tục đăng ký và nhận hỗ trợ và huy động các tổ chức xã hội hỗ trợ người
dân làm thủ tục xin đăng ký hỗ trợ còn nhiều phức tạp, rườm rà, Điều kiện tiếp cận
của người lao động đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch gặp nhiều khó khăn cần
được xét tới theo hướng đảm bảo đơn giản hóa thủ tục trong bối cảnh diễn biến
phức tạp của dịch bệnh.
 Chưa mở rộng và bao phủ tới tất cả các nhóm việc làm khác nhau cho nhóm lao
động tự do và lao động chính thức ở nông thôn và thành thị.

 Chưa thể hiện việc thành lập các tổ chức giám sát chặt chẽ đến các chính sách hỗ
trợ, chưa tăng cường truyền thông nhiều về các chính sách để tạo thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. Bởi trong các
đối tượng được nhận gói hỗ trợ thì những người nghèo mà phần lớn là người lao
động tự do, là đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương lớn nhất, nhưng lại khó tiếp cận
kịp thời và đầy đủ gói cứu trợ. Đây cũng là một hạn chế của đợt triển khai gói hỗ
trợ năm 2020, do người lao động tự do luôn di chuyển ở các địa phương, công tác
lấy xác nhận địa phương của người lao động với chi trả ở địa phương khác rất khó
kiểm soát, từ đó dẫn tới tình trạng người lao động không được hỗ trợ kịp thời.
 Cần có các chính sách hỗ trợ cần có thời gian dài hơn, dài hạn để tiếp tục hỗ trợ
cho những người bị ảnh hưởng trong làn sóng COVID mới.

You might also like