You are on page 1of 51

Sách về khối lượng của trader-tác giả Mark Leibovit

Nguyễn Quang Hòa lược dịch


Mục lục

Chương 1: Cái nhìn của nhà giao dịch về khối lượng .....................................................................................3
Tình huống cơ bản của khối lượng .............................................................................................................3
Hành động khối lượng liên kết với chuyển động giá .................................................................................3
Hiệu ứng động của khối lượng ...................................................................................................................4
Thước đo cảm xúc và sự quan tâm ............................................................................................................4
Khối lượng đo lường cung cầu ...................................................................................................................4
Theo dõi những tay chơi lớn trên thị trường .............................................................................................4
Chương 2: Hướng phân tích khối lượng trong những môi trường khác nhau ..............................................5
Nhận biết 6 mối quan hệ giữa giá và khối lượng .......................................................................................5
Mô hình giá trong thị trường có xu hướng: Mô hình tiếp diễn .................................................................9
Thiếu quyết đoán hoặc nghỉ ngơi: Các mô hình tích lũy ..........................................................................11
Mô hình khối lượng trong thị trường sideway.........................................................................................13
Mô hình đỉnh khối lượng tại đỉnh giá cao và đỉnh giá thấp trên thị trường. ...........................................15
Phân kỳ giữa giá và khối lượng.................................................................................................................17
Tóm lược ..................................................................................................................................................18
Chương 3: Cách đánh giá khối lượng đi sâu vào chi tiết ..............................................................................18
Thị trường không có xu hướng: khối lượng ở mức kháng cự và hỗ trợ ..................................................19
Khối lượng trong hành động xu hướng tích lũy/tiếp diễn .......................................................................22
Khối lượng xác nhận mô hình tiếp diễn xu hướng ...................................................................................28
Tóm lược ..................................................................................................................................................30
Chương 4: Lời cảnh báo từ khối lượng tín hiệu đảo chiều ..........................................................................31
Ba ví dụ đầu tiên.......................................................................................................................................31
Hành vi khối lượng trong các mô hình đảo chiều ....................................................................................34
Mô hình nến đảo chiều ............................................................................................................................39
Gap kiệt sức ..............................................................................................................................................42
Thổi tắt đỉnh ( Blow off Tops) ...................................................................................................................43
Mô hình Parabola .....................................................................................................................................44
Đảo chiều đáy/đỉnh đôi và ba ..................................................................................................................45
Tóm lược ..................................................................................................................................................50
Chương 1: Cái nhìn của nhà giao dịch về khối lượng

“Có phải khối lượng gây ra thay đổi giá hay là thay đổi giá gây ra khối lượng. Con gà và quả trứng cái nào
có đầu tiên?” H. M. Gartley, Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Trở lại năm 1934 R. w. Schabacker đã nhận xét trong cuốn sách của ông “Lợi nhuận trên thị trường
chứng khoán” dài 300 trang: “Trong toàn bộ nghiên cứu của chúng tôi ở bản thứ 5 chúng tôi đã không
xem xét đến khối lượng giao dịch, mặc dù đây là một góc độ rất quan trọng và có giá trị của phân tích kỹ
thuật trong giao dịch ngắn hạn”.

Khi nhận ra giá trị của khối lượng ông dành ra 3 đoạn để thảo luận về điều rất quan trọng này. Tại sao lại
có quá ít thảo luận về khối lượng trong cuốn sách giá trị đó? Một lời giải thích là dữ liệu khối lượng tại
thời điểm đó không có sẵn, và nó chỉ dành riêng cho một nhóm người “ưu tú” tham gia thị trường nó là
một câu lạc bộ của những người trong cuộc bao gồm: Nhà giao dịch trên sàn, nhà tạo lập thị trường và
các nhà đầu tư tổ chức.

Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện giao dịch như máy tính ngày càng tinh vi với dữ liệu khối
lượng có sẵn nhà giao dịch có thể truy cập dữ liệu khối lượng vốn trước đây chỉ dành cho những người
trong CLB. Luồng dữ liệu này đã mở ra cánh cửa phân tích khối lượng và triển khai chiến lược dựa trên
nó. Trong chương này tôi thử thách bạn suy nghĩ lại về bất kỳ quan niệm nào về giá cả và khối lượng bạn
đã có từ trước vì chúng sẽ liên quan đến chiến lược của bạn.

Tình huống cơ bản của khối lượng


Phân tích khối lượng cung cấp cho nhà giao dịch cái nhìn rõ ràng và tập chung về hành vi tập thể của
những người tham gia giao dịch tài chính. Đã có quá nhiều chỉ bảo chỉ dựa trên giá cả bạn hãy tự hỏi điều
gì xảy ra bên dưới mui xe của bạn điều gì đã xảy ra nếu vào cuối ngày hành vi giá được tiết lộ bằng khối
lượng là do nhiên liệu có chỉ số Octan cao tạo ra sự tăng tốc hoặc giảm tốc các điều kiện thị trường.

Chúng ta biết rằng thị trường được tạo ra là do có sự đồng thuận khi giá cổ phiếu di chuyển lên mức cao
hoặc thấp hơn của những người tham gia thị trường. Khi phân tích khối lượng chúng ta xem xét sự phát
triển của xu hướng thị trường là một quá trình năng động không thể đơn giản được giải thích bằng hành
động giá đơn thuần. Phán đoán việc thay đổi xu hướng nên kết hợp hành động giá và khối lượng. Trong
suốt quá trình khám phá cách phân tích khối lượng chúng ta sẽ giữ cho mọi việc đơn giản.

Hành động khối lượng liên kết với chuyển động giá
Hầu hết trader đều hiểu rằng sự di chuyển giá kèm theo khối lượng “nặng” thì giá có thể tiếp tục đi theo
xu hướng của nó hoặc ngược lại khối lượng “nhẹ” thì có thể nghi ngờ xu hướng. Chúng tôi tin rằng khối
lượng là một thành phần thiết yếu của mọi biến động giá và mô hình giá. Nếu một nhà giao dịch không
thể đọc và dịch thông tin khối lượng và hiểu biết nó hạn chế thì anh ta sẽ tham gia vào các chiến lược
giao dịch và nhận sự hướng dẫn phục vụ cho lợi ích của đám đông nhà đầu tư có tổ chức. Chúng tôi hi
vọng bạn khám phá và có cái nhìn sâu sắc hơn phục vụ cho cái nhìn về xu hướng và đảo chiều xu hướng
từ đó xây dựng cho bạn chiến lược phòng thủ của riêng mình.
Hiệu ứng động của khối lượng
Có nhiều điểm tương đồng mô tả hiệu ứng động của khối lượng đối với xu hướng giá. Thông thường để
dễ hình dung chúng ta liên tưởng tới động cơ xe hơi, nếu bình xăng ít xăng tức khối lượng thấp xu hướng
giá cuối cùng sẽ chùn bước và chòng chành. Nếu bình xăng đã đầy và chiếc xe sẽ băng băng trên đường
đi. Tuy nhiên nếu quá nhiều nhiên liệu thì sao? Quá nhiều nhiên liệu được ví như sự tăng vọt của xăng
làm ngập động cơ biểu thị có quá nhiều cảm xúc thì báo hiệu động cơ có thể ngừng hoạt động trong hiện
tại nghĩa là thay đổi xu hướng đang gần kề. Hãy nhớ hành động của khối lượng liên kết chặt chẽ với
chuyển động giá của xu hướng.

Thước đo cảm xúc và sự quan tâm


Khối lượng như một thước đo cảm xúc và sự quan tâm của trader. Khi ta nhìn vào thước đo bình nhiên
liệu chúng ta cảm nhận được khả năng đi được quãng đường bao xa. Tương tự như vậy một thước đo
khối lượng của cổ phiếu, chỉ số khi cao hơn bình thường sẽ thể hiện rõ thời điểm và mức độ di chuyển
giá tiềm năng. Khối lượng “bình thường” thể hiện ở việc đo tùy vào khung thời gian thời gian giao dịch.
Một khi “bình thường” được xác định thì bấy kỳ sự “khác thường” nào sẽ mang đến một sự khởi hành
đáng kể nào đó.

Một ví dụ cụ thể: sử dụng trung bình khối lượng nhà giao dịch có thể xác định khối lượng cao hơn bình
thường với sự dao động giá nhỏ cho thấy cổ phiếu hay chỉ số đang được tích lũy hoặc phân phối. Khối
lượng dưới mức bình thường với dao động giá lớn trong một thị trường có xu hướng cho thấy sự thay
đổi xu hướng sắp xảy ra.

Khối lượng đo lường cung cầu


Vào bấy kỳ ngày nào khối lượng và giá cả liên tục điều chỉnh phản ánh chính xác môi trường hiện tại. Nếu
có sự mất cân bằng của người mua giá sẽ điều chỉnh lên cao hơn để lôi kéo những người nắm giữ bán ra
đáp ứng nhu cầu hoặc áp lực mua. Nếu có sự mất cân bằng của người bán giá điều chỉnh xuống để lôi
kéo người mua mới bù đắp áp lực bán.

Khi nhiều nhà giao dịch xếp hàng để thực hiện ý định của họ ở bên mua hoặc bên bán hoạt động tăng lên
biểu thị dưới dạng khối lượng. Cách khối lượng tương tác với giá vào bất kỳ ngày nào cho thấy mức độ
cung và cầu trên thị trường và chính hành vi khối lượng là bằng chứng sự mất cân bằng giữa người mua
và kẻ bán đang được giải quyết.

Theo dõi những tay chơi lớn trên thị trường


Điểm mạnh của phân tích khối lượng là bạn theo dõi được những hành động giao dịch của người chơi
lớn trên thị trường ví dụ quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ, tổ chức… những người chơi ưu tú này thường cố
tình ngụy trang vị thế của họ, bằng cách phân tích bạn nhận ra các mô hình khối lượng khám phá ra dấu
vết bạn có một thông tin tuyệt vời để điều chỉnh và tham gia cùng họ.
Chương 2: Hướng phân tích khối lượng trong những môi trường khác nhau

Nhận biết 6 mối quan hệ giữa giá và khối lượng


Nhận biết mô hình giữa giá và khối lượng cho phép nhà giao dịch phối hợp để dự đoán xu hướng trong
tương lai. Dưới đây là 6 mẫu hình cơ bản mà nhà giao dịch nên biết. 2 mô hình đầu liên quan đến việc
mở rộng khối lượng, hai mô hình sau liên quan đến khối lượng hợp đồng, 2 mô hình cuối liên quan đến
khối lượng tĩnh hoặc không đổi.

1. Mở rộng khối lượng với giá di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng đặc trưng bởi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước hoặc trong một xu
hướng giảm ( đáy sau thấp hơn đáy trước) chúng ta thấy sự thuyết phục nhất quán của các nhà giao dịch
thể hiện khối lượng mở rộng theo xu hướng điều này làm tăng tỉ lệ cược giá theo xu hướng sẽ tiếp tục.
Biểu đồ 3.1 cho thấy mối quan hệ giữa giá/khối lượng trong thị trường tăng.

2. Thiếu mở rộng giá khi khối lượng di chuyển

Biểu đồ 3.2 cho thấy người mua và người bán đang vật lộn để kiểm soát hướng của thị trường. Chúng ta
thấy mô hình giá đi ngang trong ngắn hạn này trong một thị trường có xu hướng. Đó là chỉ báo cho thấy
sức mạnh ngược chiều xu hướng đang được xây dựng và chuyển động của xu hướng đang trở nên khó
khăn, khiến cho xu hướng tiếp tục gặp nguy hiểm. Thông thường giá giao dịch trong phạm vi một số ngày
trong loại mô hình này.
3. Khối lượng hợp đồng với giá di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn ( ví dụ thị trường hàng hóa)

Khối lượng hợp đồng khi giá tăng cao hơn ( xem hình 3.3) mô hình khối lượng không xác nhận xu hướng
giá. Điều này có nghĩa niềm tin đằng sau xu hướng này không đủ mạnh để thu hút những người mới. Sự
vắng mặt những người tham gia mới làm giảm tỉ lệ cược vào xu hướng đang tồn tại sẽ tiếp tục, một sự
đảo ngược là có thể.

4. Khối lượng hợp đồng với giá chuyển động tối thiểu hoặc giá không chuyển động
Thiếu chuyển động giá trên mô hình khối lượng hợp đồng. Biểu đồ 3.4 cho thấy cả người mua và kẻ bán
thiếu niềm tin vào xu hướng giá sẽ tiếp tục. Chúng ta thấy xu hướng này trong giai đoạn tích lũy, những
người tham giá mới là bắt buộc để có xu hướng mới.

5. Khối lượng phù hợp với giá di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn

Biến động giá với mô hình nhất quán cho thấy người mua và người bán đồng ý rằng xu hướng nên tiếp
tục. Bất kỳ giao dịch nào chống lại xu hướng ( bán trong xu hướng tăng hoặc cover lại vị thế bán khống
trong xu hướng giảm) đều là sản phẩm của quyết định chốt lời không nhất thiết làm thay đổi cảm xúc thị
trường. Biểu đồ 3.5 cho thấy khối lượng phù hợp khi giá di chuyển cao hơn.
6. Khối lượng nhất quán với chuyển động tối thiểu hoặc giá không di chuyển

Người mua, kẻ bán thỏa thuận rằng một cổ phiếu, một chỉ số, hay 1 loại hàng hóa có giá trị tương đối ở
phạm vi giá hiện tại của nó. Đây là 1 ví dụ về thị trường không có xu hướng. Biểu đồ 3.6 cho thấy khối
lượng phù hợp ít hoặc không có biến động giá.
Sáu mối quan hệ cơ bản với khối lượng này có thể dùng để đánh giá thị trường, tăng tỉ lệ cược cho một
hệ thống giao dịch thành công. Chúng ta sử dụng chúng như một cơ chế hướng dẫn sơ bộ và dựa vào đó
để diễn giải những mô hình giá phức tạp hơn. Trader sử dụng phân tích khối lượng nên làm quen với
những mẫu hình tương tự.

Mô hình giá trong thị trường có xu hướng: Mô hình tiếp diễn


Khối lượng xác nhận xu hướng tăng như thế nào?

Trong một xu hướng tăng giá khỏe mạnh khối lượng mở rộng theo hướng của giá di chuyển tích cực. Có
một mức giảm bình thường của mức cao cao hơn và mức thấp cao hơn. Mô hình này xảy ra bởi các
trader bán các vị thế có lợi nhuận trên xu hướng chính cho người mua mới. Chúng ta thường thấy
pullback chốt lãi đặc trưng bởi sự sụt giảm nhỏ khối lượng khi giá thấp hơn. Khi việc chốt lời diễn ra
người mua mới tham gia vào thị trường tạo ra sự mất cân bằng cung cầu ( nhiều người mua hơn người
bán) và đẩy giá cao hơn.

Sự gia tăng khối lượng khi nối lại xu hướng cho thấy xu hướng hiện hành đang có sức khỏe tốt, và có khả
năng tiếp tục. Có một số mô hình tiếp diễn xu hướng có khả năng cung cấp cho trader điểm nhảy vào xu
hướng hiện có, bây giờ tôi sẽ đưa ra ví dụ về cách khối lượng xác nhận xu hướng tăng dựa trên mô hình
cờ (flag pattern).

Hình 3.7 cổ phiếu IBM cho thấy đặc điểm của một loạt cờ tăng xảy ra trong thị trường có xu hướng
mạnh, lá cờ đại diện cho hình dạng của mô hình. Lưu ý cách khối lượng cạn dần trong quá trình pullback
sau đó nổ cao hơn trong quá trình xu hướng tiếp tục đây là thời điểm trader dự đoán xu hướng sẽ vào
lệnh nó cho thấy người mua đang kiểm soát và giá cao hơn có thể được dự đoán.
Cách khối lượng xác nhận xu hướng giảm

Các đặc điểm của mô hình tiếp diễn xu hướng giảm tương tự như tiếp diễn xu hướng tăng. Sự khác biệt
duy nhất là khối lượng gia tăng khi giá chuyển động giảm và vai trò người mua kẻ bán đảo ngược. Lưu ý
trong ví dụ cổ phiếu JPMorgan Chase biểu đồ 3.8 cách mà khối lượng giảm khi giá tăng cao và tăng tốc
khi xu hướng giảm tiếp tục. Khối lượng thấp khi giá di chuyển cao hơn có thể được coi là sự kết hợp của
những người bán khống đang khóa lợi nhuận và một số người mua đoán đáy. Tăng đột biến khối lượng
trong xu hướng giảm phổ biến hơn nhiều so với trong xu hướng tăng. Bán tháo là những sự kiện nổi bật
khi nhà đầu tư “dỡ” cổ phiếu của họ bằng các quyết định thông qua lệnh dừng lỗ nỗ lực tránh bị đau
thêm ở vị thế thua lỗ.
Thiếu quyết đoán hoặc nghỉ ngơi: Các mô hình tích lũy
Tiền đề cơ bản đằng sau những mô hình tích lũy là các nhà giao dịch đang bước vào giai đoạn thiếu quyết
đoán hoặc nghỉ ngơi điều này có thể trở thành thiếu hướng giá. Mô hình này bao gồm 2 đường ngăn
chặn giá gọi là hỗ trợ và kháng cự. Thời gian tích lũy kết thúc khi giá vượt qua 1 trong 2 đường khối
lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận hoặc bác bỏ đột phá.

Kiểu mô hình này đồng thời xảy ra với giá và khối lượng, nó xảy ra do sự góp phần của những trader đã
tham gia vào xu hướng tăng trước đó giữ vị thế của họ, cùng lúc này nó cũng không đủ sự hứng thú và
năng lượng của những người chơi mới tiếp tục xu hướng. Kết quả nó dẫn đến mô hình giá thú vị đặc biệt
là cờ và tam giác.

Mô hình cờ tích lũy

Tam giác có lẽ là mô hình dễ nhận biết nhất, xem biểu đồ 3.9 iShares COMEX Gold Trust ETF (IAU)
Đây là một ví dụ điển hình của mô hình tam giác tượng trưng cho sự thiếu quyết đoán của trader. Lưu ý
giá ở phần đầu mô hình biểu hiện xu hướng tăng mạnh, sau đó nghỉ xả hơi khi nó nén lại hinh thành mô
hình tam giác với khối lượng giảm. Điều này cho thấy sự thiếu thuyết phục người mua theo hướng của xu
hướng. Đồng thời áp lực bán vẫn yếu, khối lượng co lại khi tam giác hình thành và bùng nổ khi giá phá vỡ
xu hướng báo hiệu việc nối lại xu hướng tăng.

Mô hình cờ tích lũy

Mô hình tích lũy này của xu hướng tăng và giảm tương tự nhau. Trong hầu hết các trường hợp mô hình
này là giai đoạn nghỉ ngơi trước khi xu hướng tăng hoặc giảm tiếp tục. Biểu đồ 3.10 iShares Cohen &
Steers Realty Trust ETF (ICF).
Chúng ta thấy cờ giảm giá là một sự đảo ngược yếu trước khi xu hướng giảm tiếp tục, lưu ý cách nó phát
triển giá đã nỗ lực để cao hơn với khối lượng thấp một hành động mua yếu ớt khi hành động này kết
thúc người bán tiếp tục thống trị và xu hướng giảm tiếp tục.

Mô hình khối lượng trong thị trường sideway


Khi xu hướng thị trường là hướng tăng (tạo ra mức cao cao hơn, mức thấp cao hơn) hoặc xu hướng giảm
(tạo ra mức cao thấp hơn, mức thấp thấp hơn) bạn dễ dàng lướt qua biểu đồ để xem người mua hay
người bán đang điều khiển. Đối với những thị trường không có xu hướng chuyển động giá đi ngang nằm
trong phạm vi thì sao? Chính khối lượng sẽ đưa ra manh mối quan trọng về việc ai là người chiến thắng
trong trận chiến cung cầu. Điều này giúp chúng ta có thể dự đoán hướng phá vỡ của phạm vi giao dịch.

Một thị trường giới hạn phạm vi ( nghĩa là giao dịch trong một phạm vi khá rõ ràng) là một nơi tuyệt vời
để các thực thể lớn ví dụ quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ tích lũy cổ phiếu. Giá cổ phiếu giao dịch trong
phạm vi bởi 1 lý do: Đường ranh giới phía trên được xem là nơi phần lớn các nhà giao dịch sẵn sàng trả
điều này khuyến khích việc bán ra, đường ranh giới phía dưới được xem là nơi có giá trị tốt mang tới
nhiều người mua vào. Hành vi giá và khối lượng ở 2 đường biên cũng cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động
của những tay chơi lớn. Tại đây bạn có thể quan sát dấu chân của họ để lại trên cát như một chức năng
quan sát dòng tiền chảy vào và chảy ra của chứng khoán. Chính sự tích lũy cổ phiếu sẽ giúp dự đoán
hướng phá vỡ, ngoài ra chính trong vùng này những người giao dịch với tần số cao (high-frequency
trading) và giao dịch swing liên tục tạo ra lợi nhuận.

Mô hình tích lũy Bullish

Xem biểu đồ 3.11 Cisco Systems (CSCO)


Bạn lưu ý cách giá tăng cao hơn từ mức thấp tháng 7/2009 để thiết lập phạm vi giao dịch mới, khối lượng
trong phạm vi này cho thấy cổ phiếu đã được tích lũy khi giá tăng cao hơn từ mức thấp của phạm vi. Sự
tích lũy này lặp lại 3 lần dự đoán trước việc giá phá vỡ theo chiều tăng vào tháng 3/2010.

Mô hình phân phối Bearish

Mô hình này thì ngược lại, hành vi của giá và khối lượng trong phạm vi có xu hướng giảm giá hơn do
người bán áp lực lên người mua. Điều này cho thấy chứng khoán đang được phân phối nghĩa là bán tháo
bởi những tay chơi lớn nhiều hơn việc tích lũy. Mẫu hình này điển hình sau khi giá đã tăng mạnh trong
khi những trader ít tinh tế hơn vẫn hào hứng mua cổ phiếu từ những tay chơi lớn (quỹ phòng hộ, tương
hỗ…) xem biểu đồ 3.12 Euro FX Composite.
Ta thấy rằng khối lượng đã tăng cao nhất khi giá giảm trong phạm vi, sự gia tăng này cho thấy nguồn
cung mạnh hơn so với sức chịu đựng của thị trường do đó từ quan điểm cung và cầu đơn giản giá phải
điều chỉnh thấp hơn để đáp ứng mất cân đối cung cầu. Bạn lưu ý cách khối lượng bùng phát khi giá phá
vỡ phạm vi đó là dấu hiệu người bán đang nắm quyền kiểm soát và đồng Euro giảm giá.

Mô hình đỉnh khối lượng tại đỉnh giá cao và đỉnh giá thấp trên thị trường.
Tăng đột biến khối lượng là các sự kiện theo cảm xúc biểu thị rằng người mua và kẻ bán có thể đã cạn
kiệt theo hướng này hay hướng khác sau một quá trình giá di chuyển kéo dài. Tùy thuộc vào nơi nào
trong xu hướng có sự xuất hiện tăng đột biến khối lượng mà nhà giao dịch có thể xác nhận hướng hiện
tại hoặc đây là một cảnh báo về sự thay đổi hướng tiềm năng. Mặc dù khối lượng tăng thì tốt cho sức
mạnh và tính bền vững của xu hướng nhưng quá nhiều khối lượng trong một xu hướng tăng mạnh có thể
là lời cảnh báo rằng sự thay đổi sắp xảy ra.

Để một xu hướng tiếp tục cần nguồn cung liên tục ( đây là một từ chìa khóa) cho những người tham gia
mới có một vị thế theo xu hướng. Sự phong phú của những người tham gia mới xuất hiện khi tổng khối
lượng trong xu hướng được mở rộng, tuy nhiên nếu khối lượng cao hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì
được nhìn thấy trong xu hướng tăng đó là dấu hiệu cho thấy người mua đã cạn kiệt hoặc số lượng người
mua lớn hơn bình thường đổ xô mua cổ phiếu nó khiến cho ít người mua mới sẵng sàng hỗ trợ xu
hướng. Điều này làm cho thị trường dễ bị tổn thương và nó dễ điều chỉnh bởi áp lực bán tạo ra của
những người chốt lời không cân bằng với những người mới sẵn sàng mua. Xem biểu đồ 3.13 chỉ số
Nasdaq Composite.
Bạn có thể thấy chính sự tăng đột biến của khối lượng tạo ra những đỉnh ngắn hạn trên thị trường.

Tăng đột biến khối lượng (Volume spikes) cũng tốt cho việc xác định mức thấp ngắn hạn của thị trường.
Đặc biệt khi giá đã di chuyển được thời gian dài. Tăng khối lượng trên pullback cũng là dấu hiệu sớm của
sự thay đổi xu hướng nhưng việc bạn kiên nhẫn chờ phản ứng là chìa khóa để bạn có cơ hội mua tuyệt
vời. Khối lượng tăng khi bán tháo thường là tín hiệu giảm giá, trong khi đó tăng đột biến là dấu hiệu
người bán đã kiệt sức trong chiều giảm. Cả 2 trường hợp chuyển động giá có thể được dự kiến khi khối
lượng ổn định trở lại mức bình thường và thị trường được reset.

Để biết đáy hình thành khối lượng đỉnh như thế nào bạn xem biểu đồ 3.14 Energy Select SPDR Trust ETF
(XLE).
Phân kỳ giữa giá và khối lượng
Sự khác biệt giữa giá và khối lượng xảy ra khi giá có xu hướng tăng/giảm nhưng khối lượng lại giảm.
Hành vi này cho thấy khối lượng không xác nhận xu hướng, sự phân kỳ cho thấy các nhà giao dịch có
niềm tin rằng đằng sau chuyển động giá là yếu điều đó làm tăng tỉ lệ đảo chiều. Khối lượng cho các nhà
giao dịch cái nhìn nhanh về áp lực mua bán trên xu hướng khi xu hướng cao hơn/thấp hơn khối lượng
cũng sẽ được mở rộng cho thấy mức độ tham gia của nhiều nhà đầu tư.

Vì khối lượng là nhiên liệu cần thiết để định hình xu hướng, hãy nghĩ đến khối lượng như bình xăng cho
giá chuyển động. Chẳng hạn khối lượng cho thấy nhận thức rõ về sự co lại của xu hướng giảm, xem biểu
đồ 3.15 Consumer Staples Select Sector Trust ETF (XLP).
Bạn thấy rằng khối lượng của XLP đã co lại trong xu hướng giảm của năm 2008 đây là một dấu hiệu cho
thấy ngày càng ít người bán hơn, do vậy cánh cửa đã mở ra vào tháng 3/2009 người mua nắm quyền
kiểm soát và đưa XLP lên cao hơn.

Tóm lược
Có 6 mối quan hệ cơ bản giữa giá và khối lượng. Những mối quan hệ cơ bản này sẽ tạo thành một phần
hoặc một mô hình khối lượng và giá phức tạp hơn.

Về cơ bản hành động của khối lượng có thể xác nhận hay bác bỏ mô hình giá trong thị trường có xu
hướng và không có xu hướng. Khối lượng có thể được dùng để dự đoán cách hành xử theo những cách
nhất định và trong những điều kiện cụ thể. Nếu mô hình khối lượng không xác nhận mô hình giá thì tính
bền vững của mô hình giá là đáng ngờ.

Phân kỳ có thể giúp nhà giao dịch một số tín hiệu về sự thay đổi xu hướng.

Không phải tất cả các mức tăng của khối lượng đều cho thấy xu hướng giá cũng thay đổi theo cùng một
cách. Nó còn tùy thuộc vào nơi nào trong xu hướng có đột biến khối lượng một nhà giao dịch có thể
dùng nó để xác nhận hướng hiện tại hoặc cảnh báo đảo chiều trong tương lai.

Chương 3: Cách đánh giá khối lượng đi sâu vào chi tiết
Thị trường không có xu hướng: khối lượng ở mức kháng cự và hỗ trợ
Như chúng ta đã thảo luận trước đây thị trường không có xu hướng hoặc đi ngang thường di chuyển
giữa ranh giới giá trên và dưới. Các ranh giới này được gọi là hỗ trợ (ranh giới dưới), kháng cự (ranh giới
trên) đặc điểm của khối lượng ở xung quanh ranh giới giúp xác định xu hướng trong tương lai.

Khối lượng tích lũy tại hỗ trợ

Hỗ trợ có thể được coi là ranh giới thấp hơn của những gì được gọi là giá trị tốt cho sự an toàn giữa
người mua và kẻ bán, người mua sẽ tích lũy cổ phiếu hoặc áp lực bán giảm dần. Trong cả 2 trường hợp
giá được ngăn không giảm sâu hơn nữa vì giá trị được cảm nhận tại thời điểm đó. Các mức hỗ trợ dễ
dàng xác định được trên biểu đồ bằng cách kết nối các mức giá thấp hàng ngày trong một khoảng thời
gian cụ thể. Mức giá mà người mua nhảy vào thường là một vùng chặt chẽ gần mức hỗ trợ hơn là một
mức giá cụ thể.

Mặc dù động lực của vùng hỗ trợ là những mức giá tốt được nhìn thấy nhưng không có nghĩa là mức hỗ
trợ sẽ được giữ, nếu giá phá vỡ cho thấy người mua nắm quyền kiểm soát bằng cách mang nhiều nguồn
cung hơn so với mức thị trường có thể chịu đựng khiến giá điều chỉnh và đôi khi rất mạnh xuống mức
thấp hơn. Khi giá tiếp cận khu vực hỗ trợ hành vi khối lượng có thể đưa ra manh mối về hành động của
những tay chơi lớn chẳng hạn như quỹ hỗ tương, quỹ phòng hộ. Nếu khối lượng tăng và giá của khu vực
hỗ trợ được giữ điều này thể hiện sự quan tâm mua ở mức đó thường là dấu hiệu cho thấy người chơi
lớn đang tích lũy cổ phần hoặc hợp đồng.

Biểu đồ 4.13 Barrick Gold (ABX)


Khối lượng Barrick Gold (ABX) tăng lặp lại khi giá tiếp cận hỗ trợ, thực tế mỗi lần giá đảo ngược cao hơn
hỗ trợ là đủ cho thấy sự mất cân bằng nghiêng về phía cầu hơn là cung sau đó giá cao hơn. Tuy nhiên
thay vì tiếp tục mua cổ phiếu người mua bằng lòng cho giá quay trở lại để tích lũy cổ phiếu được coi là
giá trị tốt. Khi lặp lại sự tích lũy tăng giá này mô hình tích lũy không có xu hướng đã bị phá vỡ khi khối
lượng và giá tăng mạnh đến 48 sau thời gian tích lũy trong vùng 27-28.

Khi tích lũy ở khu vực hỗ trợ thất bại

Trong khi biểu đồ 4.13 cho thấy Barrick Gold (ABX) được tích lũy như thế nào khi giá bật cao hơn mức hỗ
trợ với khối lượng tăng thì biểu đồ của Citigroup 4.14 cho thấy một ví dụ khác.

Khi giá di chuyển xuống mức thấp hơn và tiếp cận đường hỗ trợ thì hành động của khối lượng khá thờ ơ
so với ví dụ trước chỉ có vài lần khối lượng bật cao nhỏ không có gì cho thấy cuộc chiến giữa người mua
kẻ bán diễn ra. Cuối cùng cuối tháng 10 khối lượng tăng khi giá giảm cho thấy nguồn cung mới gia nhập
thị trường vì không có đủ nhu cầu để hấp thụ nguồn cung mới này giá đã điều chỉnh thấp hơn bằng cách
phá vỡ mức hỗ trợ.

Khối lượng phân phối tại mức kháng cự

Kháng cự là một ranh giới ngăn cản mức giá tăng thêm, giá ở mức kháng cự được gọi là ranh giới trên
của những gì các nhà giao dịch gọi là tốt. Phương pháp phổ biến để xác định là kẻ một đường qua mức
cao tương ứng trong khung thời gian phân tích, phương pháp khác là so sánh khối lượng tại một điểm
giá nhất định với một lượng khối lượng cuối cùng khi giá đạt đến điểm đó nếu khối lượng cao hơn điểm
cuối cùng đó thì suy ra điểm kháng cự có thể được giữ.
Ngược lại nếu khối lượng ít hơn lần trước đó thì khả năng kháng cự có thể không thành công và sự phá
vỡ có thể sắp xảy ra khi giá đạt đến mức hoặc vùng kháng cự người bán có thể kiếm được lợi nhuận nếu
áp lực mua giảm đi. Phân phối ở mức kháng cự đi kèm với việc gia tăng khối lượng so với ngày hôm
trước mà giá không tăng, nếu giá đi qua vùng kháng cự thì phải tăng khối lượng để hấp thụ nguồn cung
trên cao. Nếu khối lượng không tăng thì không có đủ nhiên liệu cần thiết để vượt qua ngưỡng giá sẽ vẫn
nằm ở trong mức kháng cự và người bán tiếp quản đẩy giá thấp hơn.

Biểu đồ 4.15 cổ phiếu IBM là một ví dụ tuyệt vời về vùng kháng cự cần tăng khối lượng để vượt qua.

Bạn lưu ý khối lượng của IBM đã yếu như thế nào trong suốt thời gian mức kháng cự 77-78 được giữ.
Điều đó biểu thị không có nhiều niềm tin hay đam mê giữa người mua và kẻ bán. Khi những người mua
quyết định rằng triển vọng của IBM có giá hơn 78 họ bước vào thị trường cung cấp đủ sức mua (khối
lượng) để hấp thụ nguồn cung cổ phiếu trên cao từ đó cho phép IBM tăng cao hơn đáng kể.

Kết thúc của IBM là có hậu cho những người mua nó, nhưng ngược lại người bán lại áp đảo thì sao? Hãy
nhớ rằng một mức kháng cự được đặt ra vì có nhiều cung hơn cầu tại mức giá đó, nếu không có đủ niềm
tin của những người mua đẩy giá lên cao hơn thì cuối cùng giá phải xuống.

Biểu đồ 4.16 KLATencor (KLAC) cho thấy mức độ biến động của giá và khối lượng xung quanh vùng kháng
cự có thể đưa ranh manh mối về việc có khả năng vùng kháng cự được giữ hay không?
Bạn chú ý vào tháng 10/2009 KLA đã tạo ra một mức giá cao 37-50 trên khối lượng khá “cứng” sau khi
bán tháo một lần nữa giá tiếp cận vùng 37-50 nhưng khối lượng lần này “mềm” hơn nhiều. Nếu không có
gì thay đổi về mặt “vật chất” đối với KLA trong vài tháng trước thì cơ hội cho vùng giá 37-50 vẫn được
xem là vùng phía trên của giá trị tốt và nếu người bán sẽ xuất hiện ở vùng giá đó trong tháng 12/2009
khối lượng nhẹ hơn chính là manh mối cho thấy không có đủ nhu cầu ở mức giá 37-50 để vượt qua.

Chắc chắn sau khi đi ngang khoảng 3 tuần tháng 12 ở vùng kháng cự khối lượng đã tăng khi giá giảm. Đã
có một số bằng chứng cho thấy không có nhiều nhu cầu được chứng minh bằng khối lượng thấp. Điều
này mở ra cơ hội cho áp lực bán và một nguồn cung mới sắp tung ra thị trường để đẩy giá xuống thấp
hơn. Lưu ý cách tăng khối lượng cho thấy sự thay đổi đang diễn ra dưới hình thức bán tăng. Đây là ví dụ
tốt để diễn giải khối lượng đi trước giá.

Khối lượng trong hành động xu hướng tích lũy/tiếp diễn


Trong phần này chúng ta sẽ xem xét cách thức khối lượng hoạt động trong giai đoạn củng cố xu hướng
và phá vỡ tiếp tục xu hướng trước đó. Chúng ta sẽ khám phá mô hình khối lượng trong vài mô hình giá
phổ biến được công nhận rộng rãi ngày nay.

Hành vi khối lượng trong mô hình Cờ Đuôi Nheo (Pennants pattern)

Cờ đuôi nheo có bản chất ngắn hạn thường kéo dài 1 -12 tuần, thường nó phản ánh sự tích lũy ngắn
trước khi đi theo xu hướng trước đó. Vì mô hình này đại diện cho sự tích lũy ngắn hạn và thiếu quyết
đoán của người giao dịch nên trong trường hợp rất hiếm nó có thể đảo chiều (sẽ thảo luận sau). Nhưng
phần lớn thời gian áp dụng mô hình thì nó tiếp diễn xu hướng hiện hành. Mô hình này thường hình
thành tại điểm giữa của một chuyển động, và xảy ra khi tăng hoặc giảm giá mạnh tùy thuộc vào xu
hướng trên khối lượng lớn. Một sự phá vỡ với khối lượng lớn báo hiệu xu hướng tiếp tục.

Biểu đồ 4.17 cổ phiếu Cisco Systems (CSCO) là một ví dụ về mô hình cờ đuôi nheo.

Mô hình được hình thành khi giá trong một phạm vi và nó cần ít nhất 2 lần chạm trên mức hỗ trợ và
kháng cự để có hiệu lực, sự hình thành cờ đuôi nheo được công nhận bởi hình dạng tam giác đối xứng
của nó với hành động giá được nén lại khi mô hình đáo hạn.

Lưu ý cột của cờ là quan trọng trong quá trình hình thành mô hình đó là khoảng cách của sự phá vỡ hỗ
trợ hoặc kháng cự tùy thuộc xu hướng nối đến mức cao hay thấp của cờ đuôi nheo. Cột cờ phải được
hình thành trên khối lượng lớn để xác nhận mô hình. Khi được xác nhận chiều dài của cột cờ được sử
dụng để tính toán mục tiêu giá di chuyển. Biểu đồ 4.17 được hình thành trong một xu hướng tăng với
đặc điểm và cách tính mục tiêu giá:

Giá bắt đầu di chuyển tại mức 18 vào tháng 7/2009.

1. Giá tăng mạnh vượt qua ngưỡng kháng cự tại mức giá 20.35 và chạm mức 22.74 trước khi giai
đoạn tích lũy bắt đầu.
2. Khi mô hình hợp lệ hình thành có ít nhất 2 lần giá chạm đường biên trên khối lượng lúc này việc
tính toán độ dài của cột cờ được thực hiện như sau:
a. Đo từ điểm vượt qua mức kháng cự (20.35) đến đỉnh của đợt tăng ban đầu (22.74) ta được
2.29. Mức 2.29 này được sử dụng để tính toán mục tiêu giá khi mô hình bị phá vỡ.
b. Một khi giá phá vỡ mô hình ta cộng thêm 2.29 vào điểm phá vỡ (22.35) được mức giá mục
tiêu là 24.64.

Hành vi khối lượng trong mô hình cờ ( Flag Pattern)

Mô hình này cũng có tính chất ngắn hạn kéo dài 1-12 tuần nó là mô hình hinh chữ nhật nhỏ phát triển
theo xu hướng hiện hành. Ví dụ trong 1 xu hướng tăng nó hình thành bằng cách dốc xuống, ngược lại cho
xu hướng giảm ( cờ gấu) cũng như cờ đuôi nheo mô hình phát triển bởi 2 đường thẳng song song trong
khi đó đuôi nheo thì hội tụ.

Khối lượng là thành phần quan trọng trong việc phát triển mô hình, sự hình thành cờ cũng cần có cột, cột
cờ được hình thành phải có khối lượng tiếp theo khối lượng phải xác nhận là lớn khi mô hình bị phá vỡ.
Xem biểu đồ 4.18 iShares Barclays 20+ Year Treasury Bond Trust ETF (TLT).

Biểu đồ cho thấy sự hình thành mô hinh cờ, đặc điểm và cách tính mục tiêu giá:

1. Việc giảm giá bắt đầu ở khu vực 106 đầu tháng 4/2009.
2. Giá phá vỡ mức hỗ trợ tại mức giá 100.38 với khối lượng tăng trước khi tìm thấy mức hỗ trợ mới
94.33 đó là nơi bắt đầu giá tích lũy.
3. Giá sau đó tăng giữa 2 đường song song tạo thành một kênh hoặc cờ gấu chống lại xu hướng.
4. Sau khi nhận thấy sự hình thành cờ gấu bạn tính chiều dài cột cờ bằng cách trừ điểm thấp của cờ
(94.33) tới đường hỗ trợ vừa phá vỡ (100.38) vậy ta có chiều dài cột cờ 6.05.
5. Giá phá vỡ mô hình cờ ở 96.7 với khối lượng cao xác nhận.
6. Chiều dài cột cờ 6.05 được trừ vào điểm phá vỡ 96.7 để tính mục tiêu giá 90.65.

Sử dụng mô hình cờ và cờ đuôi nheo trong thực tế


Cũng như nhiều mô hình giá khác cờ và cờ đuôi nheo có thể gây nghi ngờ và hiểu lầm nếu bạn không
tuân theo một số quy tắc. Dưới đây là vài điểm cần ghi nhớ.

1. Hành động ra trước khi xảy ra mô hình phải mạnh mẽ với khối lượng lành mạnh. Hành động này
tạo thành cột cờ.
2. Cờ đuôi nheo tạo thành tam giác đối xứng trong khi cờ hình thành theo xu hướng trong một
kênh giữa 2 đường thẳng song song.
3. Mô hình hợp lệ khi có ít nhất 2 lần chạm biên trên và dưới.
4. Đột phá khỏi mô hình chỉ được xác nhận khi khối lượng cao.
5. Chiều dài cột cờ được tính từ sự phá vỡ của hỗ trợ/kháng cự đến điểm cao/thấp của mô hình tùy
thuộc hướng của xu hướng.
6. Chiều dài cột cờ cộng thêm vào điểm phá vỡ để tính mục tiêu giá.

Hành vi khối lượng trong mô hình tam giác

Tam giác là mô hình được tạo ra trong giai đoạn tích lũy thể hiện sự tạm dừng trước khi tiếp tục xu
hướng hiện hành. Chúng hình thành trong giai đoạn tích lũy ngang thể hiện sự quan tâm giảm dần trong
giao dịch đối với một loại chứng khoán cụ thể. Để bất kỳ mô hình tam giác nào đủ điều kiện là mô hình
tiếp diễn phải có một xu hướng tồn tại từ trước mô hình tam giác hình thành với ít nhất 2 lần chạm
đường kháng cự và hỗ trợ dần hội tụ với nhau.

Như đối với các mô hình tích lũy/tiếp diễn đã thảo luận trước đó khối lượng khá mờ nhạt khi mô hình
hình thành việc tăng khối lượng chỉ sử dụng để xác nhận sự phá vỡ. Tam giác có 3 dạng:

1. Tăng dần
2. Giảm dần
3. Đối xứng

Tam giác tăng dần

Là một mô hình tăng có đường trên cùng phẳng ( đại diện cho kháng cự) và đường dưới dốc lên ( đại
diện cho hỗ trợ). Mô hình bao gồm ít nhất 2 mức cao ở gần hoặc cùng mức giá với mức thấp cao hơn
được thực hiện mỗi lần thử tăng. Các mức thấp cao hơn trên mỗi lần giảm cho thấy nguồn cung giảm
hoặc áp lực bán trên mỗi lần đẩy xuống thấp hơn chính điều này tạo ra đường hỗ trợ dốc lên. Quan
trọng khối lượng phải thấp hơn mức trung bình hoặc giảm dần khi mô hình dần nén lại.

Biểu đồ 4.19 Euro EX Composite minh họa tam giác tăng dần
Lưu ý đường kháng cự phẳng, đường hỗ trợ dốc lên. Mức kháng cự được đặt ở mức $1.2359 trên mức
cao tháng 1/2006 giá giảm sau đó và quá trình tích lũy bắt đầu khi giá tạo ra một loạt các mức thấp cao
hơn mỗi lần giảm. Giá sau đó đã thực hiện một nỗ lực khác để vượt qua ngưỡng kháng cự ở mức
$1.2359 nhưng tạm thời bị từ chối, dẫn đến một chạm cuối cùng của đường hỗ trợ. Nỗ lực tiếp theo để
thoát ra đã thành công khi khối lượng tăng lên cho thấy nhu cầu tăng khiến giá “đặt lại” trên mức cao
mới và cao hơn khi xu hướng tiếp diễn.

Tam giác giảm dần

Một tam giác giảm dần là mô hình giảm giá vì nó xuất hiện chủ yếu ở các thị trường giảm giá nó ngược lại
với tam giác tăng dần. Bao gồm một đường hỗ trợ phẳng, đường kháng cự dốc xuống, mô hình bao gồm
ít nhất 2 mức thấp ở gần hoặc cùng mức giá với mức cao thấp hơn được thực hiện mỗi lần thử tăng.
Mức cao thấp hơn trên mỗi nỗ lực tăng cho thấy nhu cầu giảm dần trên mỗi lần đẩy cao hơn, do đó gây
ra đường kháng cự dốc xuống. Khối lượng nên thấp hơn mức trung bình hoặc giảm dần khi mô hình phát
triển và hành động giá được nén lại.

Biểu đồ 4.20 AMR Corp minh họa cho mô hình tam giác giảm dần
Mức thấp ban đầu của mẫu được tạo ra tại $10 vào tháng 3/2004 với một lần test mức thấp đó xảy ra
vào cuối tháng 5/2004 lần test đó đã tạo ra đường hỗ trợ phẳng ( đã có 2 lần chạm) trong khu vực $10
đây là mức bạn lưu ý để theo dõi sự phá vỡ thấp hơn. Cách mô hình hình thành: giá tạo ra mức cao thấp
hơn trên mỗi lần thử tăng, cho phép đường kháng cự dốc xuống được vẽ bằng cách kết hợp các mức
cao. Khối lượng khá mờ nhạt khi mô hình phát triển trước khi giá phá vỡ xuống, cuối cùng giá giảm xuống
với khối lượng tăng vào tháng 7 tiếp diễn xu hướng giảm.

Tam giác đối xứng

Một tam giác đối xứng rất giống với sự hình thành mô hình cờ đuôi nheo vì hình dạng cơ bản là giống
nhau. Tuy nhiên tam giác đối xứng có thời gian dài hơn, vì chúng đại diện cho một thời gian dài các
trader thiếu quyết đoán. Thời kỳ tích lũy dài này cho thấy sự thiếu thuyết phục cả người mua và kẻ bán
do đó cung cầu xuất hiện gần như cân bằng khi giá tích lũy đi ngang. Khối lượng phải thấp hơn mức trung
bình hoặc giảm dần khi mô hình phát triển giá được nén lại.

Biểu đồ 4.21 minh họa cho mô hình tam giác đối xứng được hình thành sau một đợt tăng mạnh.
Mô hình kéo dài hơn 8 tháng tuy nhiên vì thiếu nhu cầu đã phù hợp với việc thiếu nguồn cung. Bạn lưu ý
mô hình ở các mức cao thấp hơn và các mức thấp cao hơn khi 2 đường kháng cự và hỗ trợ hội tụ. Khối
lượng tăng cao hơn khi nhu cầu đối với cổ phiếu Google cuối cùng buộc giá cao hơn phá vỡ khỏi tam
giác. Sự bứt phá tăng lên tiếp tục xu hướng trước đó được xác nhận bởi khối lượng tại điểm breakout.

Khối lượng xác nhận mô hình tiếp diễn xu hướng


Những mô hình này xuất hiện ngay cả trong thị trường có xu hướng và tích lũy, chúng phản ánh sự nối lại
hoặc tiếp tục xu hướng gần đây nhất.

Gap tiếp diễn

Những khoảng trống ám chỉ một bước tiến lớn về giá, tạo thành gap xuất phát từ một vị trí trước đó trên
biểu đồ, thông thường thuật ngữ này được sử dụng với cái tên “gap mở” vì giá mở cửa cao hơn đáng kể
so với mức giá đóng cửa ngày trước đó.

Một gap tiếp diễn thường diễn ra ở giữa một sự di chuyển cùng hướng với xu hướng hiện có. Không
giống như gap kiệt sức, gap tiếp diễn tạo ra điểm vào lệnh tốt trong xu hướng hiện tại vì mô hình gap này
cho thấy sự quan tâm của bên mua hay bên bán được tăng tốc. Những gap này còn có tên khác “gap đo
lường” hoặc gap “chạy trốn”.

Biểu đồ 4.22 minh họa cổ phiếu Amazon.com (AMZN) có một gap tiếp diễn xu hướng tăng.
Lưu ý cách giá tăng cao hơn mức thấp trong tháng 11/2008 trước khi hình thành mô hình cờ tăng. Sau đó
vào ngày 30/1/2009 giá tăng cao hơn với khối lượng khổng lồ báo hiệu xu hướng tăng hình thành và tiếp
diễn.

Mô hình nến tiếp diễn

Biểu đồ 4.24 E-Mini Euro FX futures minh họa mô hình nến ” in-neck thrusting” trong xu hướng giảm tuy
nhiên mô hình nến này cũng có tác dụng trong xu hướng tăng.
Lưu ý bản chất của mô hình nến là ngắn hạn, vì vậy chúng phát triển rất nhanh. Cách diễn giải mô hình
như sau:

Ngày 1: là một cây nến đen dài phản ánh niềm tin của người bán.

Ngày 2: nến có thân màu trắng ( nghĩa là giá đóng cửa cao hơn mở cửa) người mua bước vào ngăn chặn
đà suy giảm. Cây nến này thường có đuôi dài báo hiệu rằng có một trận chiến mạnh mẽ đẩy giá xuống
thấp hơn, trong ngày này người mua đã thắng thế.

Ngày 3: người mua cố gắng đẩy giá cao hơn nhưng không thành công và người bán tiếp tục kiểm soát
điều này dẫn đến cây nến đen khác nối lại xu hướng giảm.

Khối lượng tăng trong suốt mô hình diễn tả trận chiến giành quyền kiểm soát cuối cùng người bán giành
chiến thắng.

Tóm lược
Khối lượng cho phép các nhà giao dịch cơ hội để xem mức độ thuyết phục đằng sau biến động giá. Theo
một nghĩa nào đó khối lượng xác nhận biến động giá cung cấp cái nhìn sâu sắc liệu rằng xu hướng sẽ tiếp
tục hay sẽ đổi hướng. Hãy ghi nhớ câu thần chú” Khối lượng đi trước giá”.

Như vậy khối lượng sẽ hiển thị các thay đổi đặc điểm của nó cảnh báo các nhà giao dịch đến cuối xu
hướng tăng/giảm trước khi giá thực sự đảo chiều. Ví dụ trong một xu hướng giảm khối lượng sẽ được
mở rộng trong quá trình giá di chuyển xuống ( xác nhận xu hướng) và sẽ suy giảm khi giá ngược hướng.
Khi mô hình của khối lượng bắt đầu thay đổi chúng phục vụ trader bằng cách cảnh báo xu hướng có thể
thay đổi.

Các mô hình giá được sử dụng cùng với mô hình khối lượng tương ứng của chúng đưa ra xác nhận mạnh
mẽ về hướng của một xu hướng đáng tin cậy. Việc sớm phát hiện các mô hình cờ, cờ đuôi nheo, tam
giác, gap, giúp dự đoán sự tiếp tục của xu hướng.

Chương 4: Lời cảnh báo từ khối lượng tín hiệu đảo chiều

Cho đến giờ chúng ta đã khám phá mô hình giá khác nhau để đi theo xu hướng. Vậy mô hình cho tín hiệu
đảo chiều thì như thế nào? Một mô hình đảo ngược xu hướng trong ngày có thể diễn ra kéo dài vài giờ.
Mô hình ngắn hạn diễn ra vài ngày đến vài tuần. Mô hình dài hạn kéo dài vài tháng. Việc nhận biết điểm
đảo chiều là kỹ năng quan trọng trong hộp công cụ của trader. Thông thường khi bạn dễ dàng phát hiện
và đi theo xu hướng thì càng dễ dàng hơn nữa bị “đốt cháy” nếu bỏ lỡ tín hiệu đảo chiều. Do vậy trang bị
một mức độ phân tích và hiểu biết sâu sắc là cần thiết khiến bạn khác biệt so với các nhà đầu tư trung
bình khác.

Những mô hình sẽ được thảo luận chứa hành vi của khối lượng là những mẫu quan trọng nhất của đảo
chiều dài hạn, ngắn hạn, trong ngày. Điều cần lưu ý khi xem xét là bạn chỉ cần nhớ lại câu thần chú: “Khối
lượng đi trước giá” cường độ mạnh của đảo chiều có thể gây bất ngờ nhưng bản thân sự đảo chiều thì
không hành vi của nhấp nháy tín hiệu của khối lượng sẽ cảnh báo sớm sự thay đổi cảm xúc của xu hướng
đang diễn ra.

Ba ví dụ đầu tiên
Biểu đồ 5.1 iShares Russell 2000 Trust ETF (IWM) cho thấy mô hình khối lượng đã khiến nhà giao dịch
hiểu rằng sự thay đổi về hướng giá sẽ đến vào mùa hè 2007.
Giá đã ở trong một xu hướng tăng ( đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước) từ tháng
3/2003 ( thời gian của xu hướng trong hình không hiển thị đầy đủ để có thể hiện thị các sự kiện gần đây).
Khi giá tạo ra những mức cao mới vào tháng 5,6/2007 được nhìn thấy ở khu vực A mô hình giá đã hình
thành những đỉnh nhọn (choppy) chỉ nhìn vào giá không thôi bạn cũng biết rằng nó đã vào vùng tích lũy
khi thêm khối lượng vào phân tích thì hình ảnh rõ nét hơn. Bạn lưu ý cách hành động của khối lượng
trong giai đoạn choppy này và theo một xu hướng với hành động giá choppy kết hợp với khối lượng cho
ta thấy IWM đang trong giai đoạn phân phối. Mọi người háo hức tham gia khi giá choppy chính điều này
ngăn cản giá vượt lên cao hơn.

Tại khu vực B nguồn cung trên cao đã chứng minh quá nhiều cho thị trường gấu sắp hình thành, điều này
thúc đẩy việc bán mạnh vào tháng 8. Vào thời điểm đó sự đảo ngược xu hướng được xác định là đã hình
thành tuy nhiên bạn cần thêm bằng chứng nữa trước khi đưa ra ý kiến này. Bằng chứng là hành vi của
khối lượng trong nỗ lực phục hồi ở điểm C. Đây là nỗ lực tăng giá với khối lượng thấp nó nhỏ hơn rất
nhiều so với thời điểm giá tăng cao lập đỉnh vào mùa hè 2007 rõ ràng đã không đủ năng lượng để đẩy giá
cao hơn. Điều này đã mở ra cơ hội cho đợt bán tháo ở điểm D bạn lưu ý tại khu vực này khối lượng cao
hơn hẳn C điều này cho thấy tâm lý đã thay đổi và người bán nắm quyền kiểm soát.

Giống như một sự tăng vọt về khối lượng trong xu hướng tăng mạnh có thể cảnh báo rằng áp lực mua
trên thị trường đã cạn kiệt, tình huống tăng vọt khối lượng trong xu hướng giảm mạnh cũng là lời cảnh
báo tâm lý bán hoảng loạn đã hết. Biểu đồ 5.3 cổ phiếu IBM minh họa cho nhận định trên.
Lưu ý mô hình khối lượng của IBM giảm rất nhất quán 3 tháng từ tháng 12/2004 đến tháng 4/2005. Tuy
nhiên vào giữa tháng 4 khối lượng tăng vọt khi giá giảm mạnh tạo mức thấp mới. Khối lượng tăng mạnh
này cho thấy những người bán muốn thoát khỏi cổ phiếu như thế nào họ đã sẵn sàng bán để bảo vệ bản
thân khỏi thua lỗ hơn nữa. Loại hành vi này đánh dấu một điểm thấp trong cảm tính, bạn cũng lưu ý
thêm hành động của giá choppy trong giai đoạn sideway trước khi đảo chiều và tăng cao hơn.

Đảo ngược một xu hướng giảm mạnh

Đảo ngược một xu hướng giảm mạnh được đặc trưng bởi giá giảm với khối lượng tăng đáng chú ý. Trong
ví dụ trước bạn thấy IBM trong xu hướng giảm giá với khối lượng nhất quán dưới đây là ví dụ xu hướng
giảm mạnh với tín hiệu tiêu cực mạnh mẽ.

Biểu đồ 5.3 SPDR ETF (XLI) cho thấy một xu hướng giảm mới đang phát triển vào tháng 5 năm 2008.
Lưu ý cách khối lượng tăng trong suốt quá trình bán tháo khi giá đang tạo ra một loạt các mức thấp và
cao thấp hơn. Loại cường độ này phản ánh tâm lý tiêu cực ngày càng tăng khi các nhà giao dịch tìm cách
loại bỏ tổn thất thêm. Khối lượng cao liên tục trong tháng 10 và tháng 11/2008 đã khẳng định tâm lý tiêu
cực với XLI ngày càng mạnh mẽ, sau một đợt phục hồi ngắn từ cuối tháng 11/2008 đến đầu tháng 1/2009
giá lại một lần nữa giảm xuống và lần này tạo ra một mức thấp mới sự thay đổi trong mô hình khối lượng
này cho thấy tâm lý tiêu cực đang suy yếu dần điều này có nghĩa áp lực bán đã suy yếu cho thấy sự thay
đổi hướng sắp xảy ra.

Hành vi khối lượng trong các mô hình đảo chiều


Mỗi một mô hình đảo chiều đòi hỏi một số mô hình khối lượng trong sự phát triển của nó. Trong phân
tích khối lượng chúng ta giải thích mô hình khối lượng này để xác nhận mô hình đảo chiều hoặc bác bỏ
nó. Việc xác định này giúp ích cho trader theo xu hướng khóa lợi nhuận, trader ngắn hạn thì có thể bắt
kịp sự đảo chiều dù bằng cách nào đi chăng nữa mục đích ở đây không phải là để “bắt” hay đoán đúng
điểm đảo chiều mà là để có tín hiệu cảnh báo từ khối lượng để tránh né. Trong phần này chúng ta xem
xét những mô hình giá đảo chiều được công nhận rộng rãi.

Cái nêm

Một cái nêm là mô hình được xây dựng bởi 2 đường hội tụ kết nối một loạt các đỉnh giá (kháng cự) và
mức giá thấp (hỗ trợ). Nó giống như mô hình tam giác, cờ đuôi nheo, tam giác đối xứng ngoại trừ việc nó
xảy ra theo hướng tăng hoặc giảm không phải theo hướng ngang. Mô hình đảo chiều này bản chất là dài
hạn kéo dài từ 3 đến 6 tháng xuất hiện theo xu hướng chính thì được coi là hợp lệ. Có 2 mô hình nêm:
tăng và giảm.
Nêm giảm

Nêm giảm có ý nghĩa tăng giá vì nó thường phá vỡ ra khỏi nêm để bắt đầu xu hướng tăng. Đường biên
của mô hình này hội tụ với nhau một đặc điểm khác của nêm giảm là đường biên trên ( hoặc là đường
kháng cự) thường có độ dốc sắc nét hơn đường biên dưới ( hoặc là đường hỗ trợ) đường hỗ trợ phẳng
hơn cho thấy áp lực bán đang giảm dần vì người bán không thể đẩy giá xa hơn mỗi lần bán xuống.

Giá phải chạm từng đường hỗ trợ và kháng cự ít nhất 2 lần để hình thành mô hình và khối lượng thường
“nhẹ” cho thấy thiếu sự thuyết phục giữa người mua và người bán. Tín hiệu mua được đưa ra khi giá
vượt đường kháng cự trên sự phá vỡ cần được xác nhận bằng khối lượng “nặng” hơn nhưng giá cũng
phải xác nhận bằng cách đóng cửa trên đường kháng cự.

Biểu đồ 5.7 Starbucks (SBUX) cho thấy khối lượng giảm như thế nào khi hình thành mô hình và sau đó
bùng nổ khi đột phá giá tăng mạnh.

Nêm tăng

Một nêm tăng có tác động giảm giá vì giá thường phá vỡ theo chiều giảm và bắt đầu xu hướng giảm. Giá
chuyển động co lại ( tức là thu hẹp) khi mô hình phát triển cho thấy đà tăng đang chậm lại. Đường trên
cùng ( kháng cự) thường phẳng hơn so với đường hỗ trợ dốc lên khi giá đẩy lên cao hơn cho thấy tình
trạng mua giảm dần khi mô hình tiến triển. Tín hiệu bán được đưa ra khi giá phá vỡ bên dưới đường hỗ
trợ như một cái nêm đang rơi xuống. Khối lượng cần xác nhận “nặng” hơn. Sự phá vỡ cũng cần thêm 2
lần giá đóng của liên tiếp dưới đường hỗ trợ.

Biểu đồ 5.8 Cisco Systems (CSCO) cho thấy mô hình khối lượng thấp khi nêm tăng dần lên theo sau đó là
sự bùng nổ khối lượng khi giá phá vỡ theo chiều giảm.
Mô hình đảo chiều Vai Đầu Vai

Mô hình vai đầu vai tiêu chuẩn hình thành trong một xu hướng tăng nó báo hiệu sự đảo ngược giảm giá.
Bao gồm 3 đỉnh đầu cao hơn 2 vai còn lại, 2 vai thường nhưng không phải luôn luôn có cao bằng nhau.
Mức giá thấp của 2 đỉnh đầu tiên ( đầu và vai phải) được kết nối tạo thành đường viền cổ.

Biểu đồ 5.9 minh họa mô hình.


Mô hình vai đầu vai báo hiệu dòng năng lượng cuối cùng đến với cổ phiếu hoặc hợp đồng. Cái đầu là sự
trỗi dậy cuối cùng, vai phải đại diện cho dự gia tăng của những người đến muộn dự tiệc và cuối cùng thất
vọng, người mua đã có một nỗ lực yếu để đẩy giá cao hơn.

Khối lượng đóng vai trò rất quan trọng xác nhận khi mô hình phát triển, khối lượng ở đầu nên nhẹ hơn
so với vai trái và vai phải nên nhẹ hơn đầu. Tuy nhiên quan trọng nhất là khối lượng ở vai phải bạn nên
chú ý vì nó chỉ ra sự quan tâm đến cổ phiếu hoặc hợp đồng đang suy yếu cảm xúc đã thay đổi. Cuối cùng
khối lượng tăng mạnh khi đường viền cổ bị phá vỡ cho thấy áp lực bán tăng, sau khi đường viền cổ bị
phá vỡ thường sẽ có một đợt phục hồi trở lại lúc này đường viền cổ đóng vai trò lực cản, khối lượng đợt
phục hồi test lại này nên thấp hơn khối lượng lúc giá breakdown. Giá sau đó sẽ giảm cùng với sự gia tăng
khối lượng chính thức báo hiệu xu hướng giảm.

Biểu đồ 5.10 Diamonds Series Trust ETF (DIA) minh họa một mô hình điển hình.

Lưu ý các đỉnh riêng biệt trên đỉnh tạo thành vai trái, đầu, vai phải, mô hình này không dễ dàng xuất hiện
cho đến khi mô hình điều chỉnh từ phần đầu hình thành vai phải. Tại thời điểm này mô hình mới cần
được xem xét không cần gì hơn. Bạn lưu ý về khối lượng thấp khi vai phải hình thành biểu thị rằng không
có đủ nhu cầu đẩy giá cao trở lại phần đầu. Khi giá đẩy xuống thấp hơn từ vai phải nó phá vỡ đường viền
cổ khối lượng tăng đáng kể. Điều này cho thấy cảm xúc thay đổi và người bán nắm quyền kiểm soát, sau
đó giá rơi vào giai đoạn tích lũy 2 tháng trước khi phục hồi test lại đường viền cổ với khối lượng giảm xác
nhận tâm lý tiêu cực và khi giá chạm đường viền cổ mà không thể vượt qua lúc này khối lượng đã tăng
trở lại tiếp tục xu hướng giảm.
Tính toán mục tiêu giá với mô hình vai đầu vai

Mô hình này cho phép tạo ra các mục tiêu giá chính xác, mục tiêu giá được đo bằng khoảng cách giữa
đầu tới đường viền cổ nó thấp hơn đỉnh của vai phải xuống đường viền cổ.

Biểu đồ 5.12 DIA minh họa cho cách tính dự báo giá của mô hình.

Cách tính mục tiêu giá cụ thể như sau:

 Chiếu một đường thẳng từ điểm cao của phần đầu ($141.95) xuống đến mức giá của đường viền
cổ ($126.40).
 Trừ đi giá trị của đường viền cổ từ mức cao: $141.95 - $126.40 = $15.55.
 Khi đường viền cổ bị phá vỡ (sau khi vai phải hình thành) hãy trừ $15.55 khỏi đường viền cổ vào
ngày nó bị phá vỡ $128.15 - $15.55 = $112.60.
 Khi đạt đến mục tiêu giá đó là tín hiệu để thu lợi nhuận từ vị thế ngắn hạn của bạn hơn là tìm
cách mua “mù” để có vị thế dài hạn. Lưu ý sau một thời gian tích lũy ngắn giá DIA lại đi xuống
một lần nữa điều này cho thấy cảm tính thị trường vẫn còn tiêu cực.

Mô hình vai đầu vai ngược

Đây là mô hình tăng giá về cơ bản nó là phiên bản lộn ngược của mô hình vai đầu vai và nó được hình
thành ở mức giá thấp. Nó cũng đáng tin cậy như mô hình vai đầu vai ở trên cao, đặc điểm khối lượng
tương tự nên thấp ở vai phải và bùng nổ ở thời điểm phá vỡ viền cổ.
Minh họa bằng biểu đồ 5.13 Amazon.com (AMZN).

Bạn chú ý khối lượng yếu hơn từ vai trái đến đầu, và từ phần đầu sang vai phải. Khi giá tạo gap trên
đường viền cổ khối lượng bùng nổ cao hơn cho thấy tâm lý lạc quan và xu hướng tăng giá mới bắt đầu.

Cách tính mục tiêu giá như sau:

 Chiếu thẳng từ mức thấp của đầu ($34.68) đến giá trị đường viền cổ ($59.33).
 Trừ mức thấp khỏi giá trị đường viền cổ: $59.33 -$34.68 = $24.65.
 Khi đường viền cổ bị phá vỡ (sau khi vai phải hình thành) hãy cộng thêm $24.65 vào giá trị đường
viền cổ ngày nó bị phá vỡ: $57.25 + $24.65 = $81.90.

Mô hình nến đảo chiều


Spinning top

Là một mô hình nến cổ điển cho thấy sự thiếu quyết đoán của trader sau một giai đoạn tăng hoặc giảm.
Thân nhỏ cho thấy ít sự khác biệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, bóng nến dài cho thấy có hành động
đáng kể trong ngày giữa người mua và kẻ bán.

Sự hình thành spinning-top cho thấy cảm tính thị trường có thể thay đổi vì cơ bản hoạt động trong ngày
kết thúc trong bế tắc. Khối lượng đưa ra manh mối về tính hợp lệ của mô hình cho thấy cảm xúc của nhà
giao dịch.

Biểu đồ 5.14 Citigroup minh họa cho mô hình Spinning top.


Ở đây chúng ta thấy được 2 ví dụ về nến Spin một trong xu hướng tăng và một trong xu hướng giảm. Sau
xu hướng tăng vào cuối tháng 4 đỉnh xuất hiện nến Spin giống như một dấu cộng kéo dài, với khối lượng
rất thấp nó biểu thị cho không có nhiều cảm xúc tích cực hoặc sức mua để kéo dài sự tăng giá. Ngày hôm
sau giá đảo chiều và giảm trong 6 tuần vào cuối đợt giảm giá giữa tháng 7 nến Spin ở đáy hình thành lần
này có sự gia tăng đáng chú ý của khối lượng nó biểu thị cho việc người mua đang đẩy mạnh đáp ứng
người bán giảm phanh cho đà giảm. Khối lượng tăng cao cho thấy sự thay đổi ngắn hạn về cảm xúc nó
dẫn đến đợt phục hồi kéo dài 6 ngày. Tóm lại sự thay đổi về khối lượng cộng với hình dạng cây nến khi so
với hành vi giá trước đó cho thấy có khả năng đảo chiều, khối lượng yếu chính là biểu tượng cho việc
thay đổi cảm xúc trước đó. Trong khi sự gia tăng đáng kể của khối lượng cộng với nến ở đáy cho thấy
xuất hiện sự đấu tranh lớn giữa người mua kẻ bán.

Doji đảo chiều

Một Doji hình thành khi giá mở của và giá đóng cửa gần bằng nhau khiến cho thân nến giống như một
đường nằm ngang, Doji gần giống với Spin tuy nhiên bóng nến trên và dưới ngắn hơn nhiều, dao động
giá trong ngày ít hơn. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy sự thiếu quyết đoán báo hiệu rằng các lực lượng
đứng sau xu hướng hiện hành có thể đang suy yếu. Khối lượng thấp hơn cùng với Doji cho thấy những
người tham gia thị trường đã làm như vậy trong thời gian này. Mặt khác nếu khối lượng lớn cho thấy
một sự đấu tranh ngắn hạn giữa người mua và người bán. Cả 2 trường hợp Doji đều đại diện cho sự thay
đổi cảm xúc ngắn hạn và hướng giá có thể thay đổi.

Biểu đồ minh họa 5.15 Freeport-McMoRan (FCX).


Lưu ý cách Doji hình thành sau khi giá tăng cao hầu như toàn bộ tháng 11/2004. Hai nến trắng ( nến
tăng) trước khi Doji xảy ra suy giảm khối lượng đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề và sự hình thành Doji
với khối lượng lớn cho thấy khả năng đảo chiều sau một sự điều chỉnh gần đây. Giá đảo chiều giảm trong
ngày hôm sau dẫn đến 7 ngày giao dịch suy giảm 17% sau đó.

Nến búa đảo chiều

Một nến búa là mô hình đảo chiều tăng giá hình thành sau 1 đợt suy giảm, mô hình này nến có thân nhỏ
với bóng trên hoặc dưới dài nó hơi giống như cái Piton trong động cơ xe hơi. Mô hình cho thấy người
bán đã nỗ lực đẩy giá xuống thấp hơn trong phiên nhưng sau đó người mua đã thấy giá trị và đến hỗ trợ
giá. Đây có thể được gọi là một cao trào bán ( selling climax) nếu nó có khối lượng lớn. Đảo chiều được
xác nhận nếu ngày hôm sau có gap hoặc một nến trắng ( nến tăng) dài nếu khối lượng thậm chí còn
“nặng” hơn nữa thì xác nhận một xu hướng tăng mới.

Biểu đồ 5.16 chỉ số s&p 500 minh họa mô hình.


Bạn lưu ý cách giá giảm trước khi hình thành búa, sự tiêu cực là điều kiện để hình thành búa, ngày tiếp
theo là một nến trắng lớn ( tăng giá) với khối lượng lớn xác nhận hướng tăng. Cũng có mô hình búa
ngược cho thấy sự đảo chiều giảm giá cái bóng dài phía trên có ý nghĩa phản ánh có quan tâm mua mà bị
thất bại trong ngày nhường chỗ cho sự yếu kém sau đó.

Gap kiệt sức


Một gap được tao ra bằng sự phá vỡ một mô hình giá nào đó hoặc gap xuất hiện trực tiếp trên biểu đồ
biểu thị cho nơi không có giao dịch. Gap phổ biến nhất là sau phiên mở cửa trước đó có tin tức cụ thể
khiến cho một lượng lớn người mua hoặc bán tích lũy trước phiên xác định giá mở cửa. Sự tích lũy đó
gây ra chênh lệch lớn so với giá đóng cửa trước đó.

Chúng ta đã thảo luận về gap tiếp diễn, bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về gap đóng vai trò đảo chiều được
gọi là gap kiệt sức. Gap kiệt sức xảy ra sau một động thái di chuyển giá của cổ phiếu mạnh mẽ trước đó
khi nhu cầu áp đảo nguồn cung và ngược lại. Gap lớn theo hướng của xu hướng cùng với đột biến về khối
lượng cho thấy niềm tin của nhà giao dịch có thể đã cạn kiệt trong khi đó nhìn bề ngoài thì gap theo
chiều tăng có thể trông rất lạc quan, và gap theo chiều giảm nhìn có thể rất giảm. Nhận ra sự đảo chiều
của mô hình này giúp trader khóa lợi nhuận và bảo toàn vốn.

Biểu đồ 5.17 Citigroup cho thấy một gap kiệt sức vào ngày 17/12/2009 sau một xu hướng giảm dài.
Lưu ý cách giá tạo gap theo chiều giảm với khối lượng khổng lồ đó là dấu hiệu cho thấy việc bán ra đã
đỉnh điểm ở khu vực đó và rằng có đáy dự kiến trong khu vực đó. Tất nhiên Gap kiệt sức không phải lúc
nào cũng cho thấy sẽ có sự chuyển hướng nhanh chóng sang hướng khác nhưng ít nhất nó mang lại cho
ta thông tin rằng có ít hoặc không còn áp lực bán ra để tiếp tục xu hướng cũ nữa. Đối với gap tiếp diễn nó
xảy ra vì tâm lý do dự, gap kiệt sức giống như sự tăng trưởng vào cuối một xu hướng rõ ràng.

Thổi tắt đỉnh ( Blow off Tops)


Mô hình đảo chiều Blow off liên quan đến đỉnh tâm lý của nó tương tự như gap kiệt sức ở chỗ chúng đều
xảy ra ở cuối xu hướng và được đặc trưng bởi một lực đẩy cuối cùng cao hơn đưa ra một đỉnh cao “sắc
nét” trên biểu đồ giá.

Sau một lực đẩy cuối cùng của xu hướng tăng giá thường đảo chiều giảm mạnh vì tất cả áp lực mua đã
cạn kiện vì lần đẩy cuối cùng lên cao. Điều đó tạo ra một khoảng trống cho phép giá giảm rất nhanh khi
những người chốt lời và người mua muộn bán cổ phiếu.

Biểu đồ tuần 5.18 của Bạc cho thấy xu hướng đã tăng tốc vào đầu năm 2008.
Bạn lưu ý cách mà giá đạt đến mức cao nhất đó chính là khối lượng tăng rất nhanh! Nó báo hiệu một sự
thay đổi hướng sắp xảy ra. Đồng thời lưu ý thêm sự đảo ngược mạnh của giá điều này là một ví dụ “sách
giáo khoa” điển hình của mô hình Blow off. Đương nhiên chúng ta cũng có mô hình Blow off ở đáy ngược
lại với ở đỉnh.

Mô hình Parabola
Parabola là một mô hình đảo chiều cho thấy một sự tăng tốc mạnh mẽ của người mua nó thường liên kết
với đỉnh. Cách di chuyển của Parabola bắt đầu bằng việc gia tốc di chuyển cao hơn khỏi đường xu hướng
đã được thiết lập thường là kiểu Parabo hoặc cong và khi giá tăng tốc cao hơn nó không còn di chuyển
theo cách tuyến tính bình thường. Sự tiến lên của giá có hình dạng cong hoặc là Parabola, mô hình này
cho thấy hoạt động rất mạnh mẽ gần như là sự điên cuồng giữa những người mua. Parabola có sự tăng
khối lượng rõ rệt khi chúng lên cao, thường thì sẽ đạt khối lượng cao nhất khi giá di chuyển. Nếu một
trader ở lại quá lâu thường sẽ kết thúc tồi tệ với khối lượng mạnh khi giá giảm xuống.

Biểu đồ 5.19 iShares Silver Trust ETF (SLV) là một minh họa kinh điển cho mô hình Parabola
Bạn chú ý cách Parabola bắt đầu di chuyển gia tốc tách khỏi đường xu hướng đã được thiết lập. Khi quá
trình hoàn thành ở mức khối lượng cao nhất từ ngày giá bắt đầu di chuyển, SLV đảo ngược mạnh với
khối lượng lớn hơn báo hiệu rằng việc tăng giá đã chấm dứt.

Đảo chiều đáy/đỉnh đôi và ba


Đảo chiều đáy đôi

Đây là mô hình sẽ hình thành xu hướng tăng dài nó bao gồm 2 mức thấp liên tiếp kèm theo “đỉnh xoay”
ở giữa chúng và nó biểu thị rằng việc bán đã chạy theo xu hướng và tâm lý thị trường đã thay đổi. Mô
hình có dạng một chữ W với khối lượng ở điểm thấp thứ 2 thấp hơn điểm thấp đầu tiên. Đáy đôi thường
là tín hiệu dài hạn nghĩa là chúng hình thành trong vài ngày hoặc vài tuần.

Biểu đồ 5.20 Hewlett-Packard (HPQ) minh họa đáy đôi hình thành.
Giá đã ở trong xu hướng giảm kéo dài trước khi hình thành đáy đôi vào mùa hè và mùa thu năm 2002. Sự
đảo chiều đáy đôi được phát triển như sau:

Giá đã giảm và tạo ra mức thấp mới ở điểm A là đường đầu tiên trong mô hình chữ W.

Sau đó giá đã tăng lên để thiết lập một đỉnh cao hơn vừa phải tại điểm B tạo thành đường tiếp theo
trong chữ W.

Theo sau đỉnh tại điểm B giá quay trở lại gần với mức của điểm A tạo thành đường thứ 3 của chữ W. Bạn
lưu ý khối lượng khi giá đi xuống mức thấp tại điểm B “nhẹ” hơn rất nhiều so với khi giá đi xuống mức
thấp điểm A.

Giá sau đó tăng cao hơn từ mức thấp tại điểm C với khối lượng được tăng tốc cho thấy sự thay đổi trong
cảm xúc tạo thành đường thứ 4 của chữ W.

Sự đảo chiều và xu hướng tăng mới chưa được xác nhận cho đến khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự tại
điểm B. Lúc này các giao dịch mua nên được xem xét.

Đỉnh đôi

Đỉnh đôi ngược lại với đáy đôi, nó được hình thành theo một xu hướng tăng dài bao gồm 2 mức cao liên
tiếp với một điểm “xoay thấp” vừa phải ở giữa. Nó biểu thị rằng nhu cầu đối với cổ phiếu hoặc hợp đồng
đang suy yếu điều này mở ra cánh cửa theo hướng cảm xúc đang thay đổi. Mẫu này có dạng chữ M với
khối lượng thường thấp hơn ở đỉnh cao thứ 2. Nói chúng đây cũng là một tín hiệu dài hạn.

Chúng ta sẽ sử dụng cổ phiếu Hewlett-Packard (HPQ) làm ví dụ một lần nữa. Xin xem biểu đồ 5.21.
Giá đã ở trong một xu hướng tăng kéo dài trước khi hình thành đỉnh đôi vào mùa hè và mùa thu năm
2002. Sự đảo chiều của đỉnh đôi được phát triển như sau:

 Giá đã tạo ra một mức cao mới tại điểm A đây là đường đầu tiên của chữ M.
 Sau đó giá suy giảm tạo ra mức thấp vừa phải tại điểm B đây là đường thứ 2 của chữ M.
 Tại mức thấp tại điểm B giá tăng trở lại tạo thành đỉnh thứ 2 giá gần với đỉnh thứ nhất là điểm C
tạo thành đường thứ 3 của chữ M. Lưu ý khối lượng theo giá đi lên điểm C nhẹ hơn so với giá đi
lên đến điểm A.
 Giá sau đó di chuyển thấp hơn từ điểm C với khối lượng tăng tốc cho thấy sự thay đổi trong cảm
xúc tạo thành đường cuối cùng của chữ M.
 Sự đảo chiều của xu hướng giảm mới không được xác nhận cho đến khi giá di chuyển vượt qua
ngưỡng hỗ trợ tại điểm B. Lúc này giao dịch mua nên được thoát và bán khống nên được xem
xét.

Mô hình đảo chiều 3 đỉnh

Mô hình này bao gồm 3 đỉnh có mức giá gần nhau với 2 mức thấp dao động xen kẽ, mô hình được giải
quyết bằng cách phá vỡ đường hỗ trợ được kết nối bởi 2 mức thấp. Tương tự mô hình đỉnh đôi khối
lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mô hình và xác nhận đảo chiều. Tất nhiên 3 đỉnh
tương tự 2 đỉnh ngoại trừ việc xác nhận diễn ra sau đỉnh thứ 3.

Biểu đồ 5.22 Oracle (ORCL) cho thấy mô hình 3 đỉnh được hình thành như thế nào.
Giá đã ở trong một giai đoạn tăng kéo dài trước cuối năm 2007 khi mô hình này bắt đầu nó hình thành
như sau:

 Giá tạo ra mức cao mới tại điểm A.


 Giá sau đó giảm xuống tại điểm B tại thời điểm đó giá điều chỉnh chẳng khác gì sự kiện bình
thường trong một xu hướng tăng.
 Giá sau đó di chuyển lên cao hơn đến một mức gần điểm A nó hình thành nên điểm C. Tại điểm C
đây có thể là một đỉnh đôi nhưng nên nhớ điểm xoay thấp B cần được xác nhận là điểm đảo
chiều.
 Giá sau đó đã giảm xuống D cao hơn điểm B nên do đó không có tín hiệu đảo chiều nào được
đưa ra.
 Giá đã tăng và dừng lại tại E gần như bằng điểm C ở mức $23.50. Bạn lưu ý cách hoạt động của
khối lượng khi giá tới điểm E nó là thấp nên điều đó cho thấy thiếu hụt nhu cầu ở mức đó. Cảm
xúc đã bắt đầu thay đổi khi nỗ lực vượt $23.50 thất bại.
 Giá giảm từ điểm cao E với khối lượng tăng tốc.
 Giá phá vỡ đường hỗ trợ ( kết nối điểm B đến D) với khối lượng tăng chính điều này xác nhận
cảm xúc thay đổi và xu hướng đảo chiều. Rõ ràng nếu đỉnh đôi chưa được xác nhận thì vẫn còn
cơ hội xác nhận cho đỉnh ba, một lần nữa chìa khóa là khối lượng hãy xem xét nó khi giá tiến đến
gần mức hỗ trợ.

Đảo chiều đáy ba


Mô hình bao gồm 3 mức thấp ở đáy mức giá tương đối gần nhau, với 2 mức cao hoặc đỉnh xoay xen kẽ.
Mô hình được giải quyết bằng cách phá vỡ đường kháng cự được kẻ bằng cách kết nối 2 điểm cao.
Tương tự đáy đôi khối lượng đóng vai trò chính để xác nhận.

Biểu đồ 5.23 Yahoo! (YHOO) minh họa đáy ba được hình thành như thế nào.

Lưu ý giá đã suy giảm một thời gian trước khi hình thành mô hình, đảo chiều đáy 3 được hình thành như
sau:

 Giá chạm đến mức thấp tại điểm A mức thấp này có đặc điểm: khối lượng cao khi giá đẩy xuống
và khối lượng thấp khi giá “trôi” xuống mức thấp vì cảm xúc lúc này đã lắng xuống.
 Giá sau đó tăng đến điểm B khối lượng trên sự tăng giá là thấp cho thấy cảm xúc lúc này chưa
thay đổi.
 Giá sau đó di chuyển xuống mức thấp gần mức ở điểm A. Hình thành nên C đây là mức thấp thứ
2 của đáy đôi, nhưng mức thấp này chưa thể xác minh vì giá chưa vượt qua mức cao điểm B.
 Giá tiến đến điểm D thấp hơn điểm B do đó chưa có tín hiệu đảo chiều được đưa ra.
 Giá giảm dừng lại tại E gần với mức giá của điểm C lưu ý lúc này khối lượng gần như không có gì.
Đây là chỉ báo cho thấy thiếu hụt nguồn cung ở mức đó, cho thấy rằng một sự thay đổi trong
cảm xúc đang diễn ra khi giá thất bại.
 Giá tăng từ mức thấp tại E với khối lượng tăng tốc.
 Giá phá vỡ kháng cự ( nối điểm B đến D) khối lượng bùng nổ xác nhận cảm xúc và hướng thay
đổi.
Tóm lược
Sự kết hợp giữa mô hình giá và mô hình khối lượng tương ứng có thể báo hiệu sớm và xác nhận đảo
chiều xu hướng. Nó có thể xảy ra trên một thị trường rộng lớn hay một cổ phiếu riêng lẻ dù mô hình là
dài hạn hay ngắn hạn. Bạn luôn nhớ câu thần chú khi phân tích: “khối lượng đi trước giá”.

Các mô hình đảo chiều quan trọng bao gồm: Nêm, vai đầu vai, và nến ngắn hạn, đỉnh đáy đôi và ba, gap
kiệt sức, thổi đỉnh, Parabola. Bạn nên nhận biết sớm mô hình và dùng khối lượng xác nhận.

Mỗi một mô hình giá đảo chiều đều bao gồm mô hình khối lượng trong nó. Thành phần của khối lượng
dùng để xác minh và nếu không được xác minh nên đặt lại câu hỏi về tính hợp lệ của mô hình giá.

Hết!

Chờ đã...

Nếu bạn cảm thấy sách hay, có giúp ích thêm cho sự hiểu biết của bạn thì ủng hộ người dịch một ly café (
giá một ly café tại khu vực sinh sống của bạn bình dân chỉ từ 10k-20k) người dịch có thêm động lực dịch
nhiều sách hay phục vụ bạn. Nếu bạn không ủng hộ? không sao cả ^^quan trọng chính bạn đã góp thêm
sự hiểu biết cho mình như vậy người dịch cũng đã cảm thấy tuyệt vời rồi.

Rất nhiều sách hay mình sẽ post trong năm nay (đảm bảo là bản dịch đầu tiên tại Việt Nam). Tài khoản
post bài trên traderviet: 85quanghoa. Page facebook: facebook.com/traderso1

Ủng hộ mình ly cafe

Số tài khoản: Nguyễn Quang Hòa BIDV 64110000885838 CN Đà Lạt. Cảm ơn bạn và rất vui được biết bạn!

You might also like