You are on page 1of 4

2.1. Khái niệm chung.

2.1.1. “Ra quyết định”

- Là quá trình nhận thức của con người và dẫn đến quá trình đưa ra những lựa chọn hoặc
là một quá trình hoạt động với những khả năng thay thế.

- Nguyên tắc ra quyết định: Trả lời được những câu hỏi What? Why? When? Where?
Who? How? Ngoài ra còn có những nguyên tắc như:
 Quyết đoán.
 Khoa học.
 Khách quan.
 Thống nhất.
 Gắn chặt quyền lợi, hạn chế và trách nhiệm.
 Tạo ra sự sáng tạo trong tổ chức.
 Không chồng chéo.
 Kịp thời.
 Hiệu quả
2.1.2. Công cụ hỗ trợ.

- Là những phương tiện, công cụ kèm theo những phương án chính có chức năng bổ trợ,
thúc đẩy quá trình hoạt động của phương án chính diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu
quả, tốn ít thời gian, chi phí hơn.

2.1.3. Công cụ hỗ trợ ra quyết định.

- Là những phương tiện bổ trợ giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định chính
xác trong quá trình hoạch định thông qua những nguyên tắc, công thức, dữ liệu có sẵn.

2.2. Vai trò của công cụ hỗ trợ ra quyết định.

- Giúp cho người ra quyết định có thể khắc phục được những sai lầm trong quá trình
quyết định xây dựng một dự án, giảm thiểu sai số, sai sót.

- Có được cái nhìn tổng quan, tình hình chung của thị trường, từ đó áp dụng những hoạch
định phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
- Hỗ trợ ra quyết định một cách quyết đoán, khoa học, khách quan, nhất quán thông qua
việc áp dụng những phương pháp, nguyên tắc cụ thể chứ không phải dựa trên cơ sở kinh
nghiệm cá nhân như phương pháp ra quyết định “cổ điển”.

- Giải quyết được cái vấn đề 5WH-1H khi ra quyết định một cách kịp thời, nhanh chóng.

2.3. Phân loại.

2.3.1. Công cụ RAPID

- Phân tích RAPID? (R: Recommend, A: Agree, P: Perform, I: Input, D: Decide).

- Là công cụ phân tích tính hiệu quả của quyết định, tạo cho đội ngũ quản lý những
phương pháp phân công công việc cho nhân sự của mình một cách hợp lý.

2.3.2. Nguyên tắc SMART.

- Phân tích SMART? (S: Specific, M: Measureable, A: Attainable, R: Realistic, T:


Timely).

- Công cụ này hướng đến việc đề ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể để việc ra quyết định có thể
mang lại hiệu quả công việc, tránh làm mất thời giờ cho những quyết định sai, lang mang.

2.3.3. Công cụ định lượng.

- Sử dụng những ma trận để giải quyết các vấn đề đang gặp phải như:

 Ma trận kết kinh doanh.


 Cây định trong lý thuyết định.

2.3.4. Công cụ bán định lượng.

- Kỹ thuật Delphi.

- Phương pháp Delphi là một kỹ thuật hố trợ quá trình thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp
cho một vẫn đề cụ thể.

- Chúng ta có thể tóm tắt sự ứng dụng thực tế của phương pháp Delphi thành các
bước sau:
 Thứ nhất: Xây dựng một nhóm Delphi để thành lập và giám sát kế hoạch.
 Thứ hai: Nhóm Delphi phải tìm ra một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá
trình dự đoán.
 Thứ ba: Nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi.
 Thứ tư: Nhóm Delphi phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm
bảo rằng nó không gây mơ hồ.
 Thứ năm: Phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm.
 Thứ sáu: Phân tích và đưa ra các phân phối về bảng câu hỏi.
 Thứ bảy: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích bảng câu hỏi
này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận.
 Thứ tám: Đưa ra bảng câu hỏi mới cho các chuyên gia.
 Thứ chín: Phân tích các đáp án mới và tiếp tục phát triển các bảng câu hỏi
mới cho đến khi đạt được kết quả ổn định.
 Thứ mười: Nhóm Delphi chuẩn bị một bản báo cáo tóm lại những nội dung
chính trong suốt quá trình.

2.3.5. Chiến lược SWOT.

- Phân tích SWOT là gì? (S: Strengths, W: Weaknesses, O: Oppoturnites, T: Threats)

- Phân tích chiến lược SWOT sẽ giúp nhà quản trị nhìn rõ được mục tiêu, các yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực, tích cực xuyên suốt quá trình ra quyết định; có được cái nhìn tổng thể về
khung cảnh doanh nghiệp hoạt động như thế nào trong môi trường liên quan.

2.4. Tầm ảnh hưởng của công cụ hỗ trợ ra quyết định (Thực trạng).

2.5. Đánh giá tầm ảnh hưởng của công cụ hỗ trợ ra quyết định.

- Chiều hướng tốt: là những công cụ hữu hiệu đã giúp ích rất nhiều doanh nghiệp vượt
qua những khó khăn kinh tế tạm thời, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh đáng kể trong nhiều
năm qua,…

- Chiều hướng xấu: tính rập khuôn khi áp dụng các phương pháp bổ trợ trên mà không
biết suy xét tình hình cụ thể từ đó lựa chọn dựa trên những ưu, khuyết của từng công cụ
trong tình trạng nhà quản trị thiếu năng lực, thiếu sự tinh tế, khôn ngoan trong việc chọn
lọc kế hoạch ra quyết định.
- Cần phải đánh giá cao hơn vị trí, tầm ảnh hưởng của nhà quản trị khi họ phải cân nhắc
kĩ lưỡng tình hình thực quan, ưu nhược điểm của doanh nghiệp để đưa ra những phương
án hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, việc áp dụng những công cụ hỗ trợ trên còn đòi hỏi chất
lượng những nhà quản trị ngày càng cao: năng lực tốt, tầm nhìn rộng, độ tinh tế, biết ứng
phó với mọi tình huống,… sẽ là những điều kiện cần thiết để có thể sử dụng những công
cụ trên một cách tốt nhất.

You might also like