You are on page 1of 27

3 dạng bài tập về Glucozơ, Fructozơ trong đề thi Đại học có giải chi tiết

 Monosaccarit:
   + Glucozơ: C6H12O6
   + Fructozơ: C6H12O6
Dạng 1: Phản ứng tráng bạc của glucozơ, fructozơ
Phương pháp :

⇒ Cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc


1 mol glucozơ ( fructozơ) → 2mol Ag
Chú ý :
Với phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 tạo Cu2O đều xảy ra trong môi
trường kiềm, do đó fructozơ tham gia 2 phản ứng này giống glucozơ
Để phân biệt glucozơ và fructozơ sử dụng tính khử của nhóm –CHO chỉ có glucozơ
có ( mất màu dung dịch Br2, mất màu dung dịch KMnO4)
Ví dụ 1 : Thủy phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường
axit ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được
khối lượng bạc là:
A. 13,5g    B. 6,75    C. 3,375g    D. 1,68g
Hướng dẫn giải :
nsac = (62,5.17,1%)/342 = 0,03125

Cả glu và fruc đều tham gia phản ứng tráng bạc


⇒ nAg = 4 nsac = 0,125 ⇒ mAg = 13,5g
→ Đáp án A
Ví dụ 2 : Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3 trong
amoniac. Gỉa sử hiệu suất phản ứng 75% thấy bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc
kim loại thu được là:
A. 24,3g    B. 16,2g    C. 32,4g    D. 21,6g
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án A
Dạng 2: Lên men glucozơ
Phương pháp :

Bài toán thường gắn với dạng dẫn khí CO2 vào bình đừng Ca(OH)2 để tính được
CO2 từ đó tính ngược lại glucozơ
Ví dụ 1 : Lên men 15g glucozơ, lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào dung dịch
nước vôi trong thu được 10g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,40g. Hiệu suất
của phản ứng lên men là:
A. 75%    B. 80%    C. 90%    D. 95%
Hướng dẫn giải :
→ Đáp án C
Ví dụ 2 : Để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 40° (d = 0,8g/ml), hiệu suất của
H=80% thì khối lượng glucozơ cần dùng là:
A. 720,50g B. 654,00g C.782,61g D. 800,00g
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ
lượng CO2 sinh ta hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550g kết tủa và
dung dịch X. Đun nóng X lại thu được 100g kết tủa nữa. Gía trị của m là:
A. 550    B. 810    C. 750    D. 607,5
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án C
Dạng 3: Khử glucozơ bằng H2
Phương pháp :
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
(glucozơ)      (sobitol)
Ví dụ 1 : Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82g sobitol với hiệu suất 80% là:
A. 2,25g    B. 1,80g    C. 1,82g    D. 1,44g
Hướng dẫn giải :
C6H12O6 + H2 → C6H14O6 1,82. 180/182 : 80% = 2,25g ← 1,82 g
180 ← 182 (gam) → Đáp án A
6 dạng bài tập Saccarozo, Tinh bột, Xenlulozo
- Đisaccarit:
   + Saccarozơ: C12H22O11 gồm gốc α-glucozơ và gốc β-fructozơ liên kết với nhau,
không có tính khử ( Không tác dụng với AgNO3/NH3; Cu(OH)2 đun nóng)
   + Mantozơ: C12H22O11 gồm 2 gốc α-glucozơ liên kết với nhau; có tính khử ( tác
dụng với AgNO3/NH3; Cu(OH)2 đun nóng)
- Polisaccarozơ:
   + Tinh bột: (C6H10O5)n là hỗn hợp 2 polisaccarozơ: amilozơ ( không nhánh) và
amilopectin ( phân nhánh). Mắt xích là α-glucozơ
   + Xenlulozơ: (C6H10O5)n, mắt xích là β- glucozơ, không nhánh, không xoắn
Dạng 1: Thủy phân saccarozơ và mantozơ
Phương pháp :

Ví dụ 1 : Thủy phân hoàn toàn 6,48g Saccarozơ rồi chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3/NH3 thu được a g kết tủa
Phần 2: Cho tác dụng với nước brom thấy b mol brom phản ứng.
Gía trị của a, b lần lượt là:
A. 4,32 và 0,02    B. 2,16 và 0,04    C. 2,16 và 0,02    D. 4,32 và 0,04
Hướng dẫn giải :
nSaccarozơ = 0,02 mol

⇒ Mỗi phần có 0,01mol glucozơ và 0,01 mol Fructozơ


Phần 1: nAg = 2(nGlucozơ + nFructozơ) = 0,04 mol ⇒ a = 0,04.108 = 4,32g
Phần 2: Cho tác dụng với Br2 chỉ có glucozơ tham gia phản ứng
nglucozơ = nBr2 = 0,02 mol = b → Đáp án A
Ví dụ 2 : Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một
thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%).
Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản
ứng số mol Ag thu được là:
A. 0,90 mol    B. 1,00 mol    C. 0,85 mol    D. 1,05 mol
Hướng dẫn giải :
Có nsaccarozo = 0,1 mol , nmantozo = 0,2 mol
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ Mantozơ → 2Glucozơ
0,1 mol 0,2 mol
Với H= 75% thì dung dịch X thu được chứa:
nGlucozơ = 0,1.0,75 + 2.0,2.0,75 = 0,375 mol
nFructozơ = 0,1.0,75 = 0,075 mol
nSaccarozơ dư = 0,025 mol
nMantozơ dư = 0,05 mol
Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
⇒ nAg = 2nGlucozo + 2nfructozo + 2nmantozo dư = 2. ( 0,375+ 0,075 + 0,05) = 1 mol → Đáp
án B
Ví dụ 3 : Đun nóng 34,2 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng. Trung
hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn
toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất của
phản ứng thủy phân mantozơ
A. 87,5%    B. 69,27%    C. 62,5%    D. 75,0%
Hướng dẫn giải :
H% = a (%) ⇒ nGlu = 2a.0,1=0,2a;
nmantozơ = 0,1(1 – a) = 0,1 – 0,1a
nAg = 2(nGlu + nman) = 2.( 0,1 + 0,1a) = 0,35 ⇒ a = 0,75
⇒ H% = 75%
→ Đáp án D
Dạng 2: Thủy phân tinh bột, xenlulozơ
Phương pháp :

Ví dụ 1 : Đem thủy phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu
hiệu suất phản ứng là 75% thì lượng glucozơ thu được là:
A. 166,67g B. 145,70g C. 210,00g D. 123,45g
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án A
Ví dụ 2 : Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần bằng nhau.
Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch
AgNO3 dư/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch
H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm
tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có % khối lượng glucozơ và tinh bột lần lượt

A. 35,29 và 64,71.    B. 64,71 và 35,29. C. 64,29 và 35,71.    D. 35,71 và 64,29.
Hướng dẫn giải :
Gọi số mol glucozơ và tinh bột trong mỗi phần là:
nglucozơ = a mol; ntinh bột = b mol.
- Phần 1: 1glucozơ → 2Ag - Phần 2:
nAg = 2nglucozơ = 2a = 0,02 mol ⇒ a =
0,01mol
⇒ nGucozơ sinh ra = nb mol
Σnglucozơ = 0,01+nb (mol)
nAg = 2nglucozơ = 2 × (0,01 + nb)= 0,06 mol.
⇒ nb = 0,02 ⇒ b = 0,02/n
mglucozơ = 0,01 × 180 = 1,8 gam; ntinh bột = 0,02/n × 162n = 3,24 gam.
%mglucozơ = 1,8 : ( 1,8 + 3,34).100% = 35,71%
%mtinh bột = 100% - 35,71% = 64,29%
→ Đáp án D
Ví dụ 3 : Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào
từ gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình
là 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là:
A. 2000kg    B. 4200kg    C. 5000kg    D. 5300kg
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án C
Dạng 3: Xenlulozơ tác dụng với HNO3 tạo xenlulozơ nitrat
Phương pháp :
[C6H7O2(OH3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3H2O
162n       3n.63       297n
Ví dụ 1 : Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác
axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng m kg axit, hiệu
suất 90%. Gía trị của m là:
A. 42kg    B. 30kg    C.10kg    D. 21kg
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được 26,73 tấn xenlulozơ trinitrat.
Hiệu suất của phản ứng là:
A. 75%    B. 80%    C. 85%    D. 90%
Hướng dẫn giải :
[C6H7O2(OH)3]n → [C6H7O2(ONO2)3]n
162n → 297n (tấn)
16,20 → 16,20. 297n/162n = 29,7
H% = 26,73/29,7 .100% = 90%
→ Đáp án D
Dạng 4: Xác định số mắt xích của polisaccarit
Phương pháp :
n = Phân tử khối trung bình : MC6H10O5
Ví dụ 1 : Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 đvc. Số mắt xích trong
phân tử tinh bột ở vào khoảng:
A. Từ 2000 đến 6000 B. Từ 600 đến 2000
C. Từ 1000 đến 5500 D. Từ 1000 đến 6000
Hướng dẫn giải :
(C6H10O5)n Khoảng của n: 200000/162 đến 1000000/162 ⇒ 1000 đến 6000
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Biết khối lượng phân tử trung bình của PVC và xenlululozơ lần lượt là
250000 và 1620000. Hệ số polimehoá của chúng lần lượt là:
A. 6200và 4000 B.4000 và 2000 C. 400và 10000 D. 4000 và 10000
Hướng dẫn giải :
(CH2 –CHCl)n ⇒ n = 250000 : 62,5 = 4000
(C6H10O5)n ⇒ n = 1620000 : 162 = 10000
→ Đáp án D
Dạng 5: Tổng hợp đường glucozơ và tinh bột ở cây xanh
Ví dụ 1 : Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng
2813 kJ cho mỗi mol Glucozo tạo thành 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + O2
Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời
nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo . Với 1 ngày nắng
(từ 6h - 17h) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng Glucozo tổng hợp được là bao nhiêu ?
A. 88,26 gam     B. 88,32 gam    C. 90,26 gam    D. 90,32 gam
Hướng dẫn giải :
6h -17h = 11h = 660p
1 phút mỗi cm2 nhận 2,09J năng lượng từ mặt trời
⇒ Trong 660p, 1m2 lá xanh nhận được: 2,09. 104. 660 = 13794000J = 13794KJ
Mà chỉ có 10% sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ
⇒ Năng lượng nhận được cho phản ứng tổng hợp glucozơ:
13794 . 10% = 1379,4KJ
Để tổng hợp 1 mol glucozơ cần 2813 KJ
⇒ m glucozơ = (1379,4 : 2813).180 = 88,26g → Đáp án A
Ví dụ 2 : Để quang hợp được 162g tinh bột cần bao nhiêu thể tích không khí ( ở
đktc). Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí
A.224m3    B.448m3     C.672m3    D.896m3
Hướng dẫn giải :

→ Đáp án B
Dạng 6: Hiệu suất điều chế các hợp chất từ saccarit
Phương pháp :
Ví dụ 1 : Có thể tổng hợp ancol etylic từ CO2 theo sơ đồ sau:
CO2 → Tinh bột → Glucozơ → ancol etylic
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành ancol etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là
1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.
A. 373,3 lít     B. 280,0 lít    C. 149,3 lít    D. 112,0 lít
Hướng dẫn giải :
Ta có sơ đồ phản

ứng: 
H% chung = 50%.75%.80% = 30%
Nhìn vào sơ đồ phản ứng ta thấy : nCO2 ban đầu = 3nC2H5OH = 3nCO2 sinh ra
⇒VCO2 = 1/3 .1120 .30% =112 lít
→ Đáp án D
Ví dụ 2 : Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam
ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên
men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch
NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20%.    B. 10%.    C. 80%.    D. 90%.
Hướng dẫn giải :

nC6H12O6 = 180/180 = 1 mol


⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol = a
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia phản ứng lên men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
        0,16 →             0,16 (mol)
Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M
nCH3COOH thực tế = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol
H% = 0,144/0,16 .100% = 90%
→ Đáp án D
Ví dụ 3 : Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để
tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị
hao hụt là 20%)
A. 55 lít.    B. 81 lít.    C. 49 lít.    D. 70 lít.
Hướng dẫn giải :
Ta có hiệu suất phản ứng: H% = 100 - 20 =80 %
⇒ mHNO3 = 70875 (g) ⇒ mdung dịch = 70875 : 67,5% = 105000 ml
Vdung dịch = 105000 : 1,5 = 70000(ml) = 70 (lít)
→ Đáp án D
Cách giải bài tập về các phản ứng hóa học của glucozơ, saccarozơ, tinh bột,
xenlulozơ
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
    Nắm chắc các kiến thức về tính chất hóa học của cacbohidrat:
    - Glucozo: Tính chất của ancol đa chức: tác dụng với Cu(OH)2, phản ứng tạo este.
Tính chất của andehit đơn chức: oxi hóa glucozo bằng AgNO3 trong amoniac, oxi hóa
bằng Cu(OH)2, khử bằng H2. Phản ứng lên men
    - Saccarozo: phản ứng của ancol đa chức với Cu(OH)2, phản ứng thủy phân
    - Tinh bột: Phản ứng thủy phân, phản ứng màu với iot
    - Xenlulozo: phản ứng thủy phân, phản ứng est hóa vói axit nitric
Ví dụ minh họa
Bài 1: Viết các phản ứng theo sơ đồ chuyển đổi sau:
    Saccarozo → caxi saccarat → saccarozo → glucozo → rượu etylic → axit axetic
→ natri axetat → metan → anđehit fomic.
Hướng dẫn:
    C12H22O11 + Ca(OH)2 → C12H22O11.CaO.H2O
    C12H22O11.CaO.H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3 + H2O

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Bài 2: Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau
đây:

Hướng dẫn:

Bài 3: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện quá trình chuyển đổi
sau và ghi điều kiện phản ứng.
Hướng dẫn:

Bài 4: Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi sau đây:
    Xenlulozo → glucozo → rượu etylic → axit axetic → canxi axetat → axeton.
Hướng dẫn:

B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Cho dãy phản ứng hoá học sau:

    Các giai đoạn có thể thực hiện nhờ xúc tác axit là
    A. (1), (2), (3).     B. (2), (3).     C. (2), (3), (4).     D. (1), (2), (4).
Hiển thị đáp án
Bài 2: Có các phản ứng sau: phản ứng tráng gương (1); phản ứng với I2 (2); phản ứng
với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam (3); phản ứng thuỷ phân (4); phản ứng este hóa
(5); phản ứng với Cu(OH)2 tạo Cu2O (6). Tinh bột có phản ứng nào trong các phản
ứng trên?
   
A. (2), (4).     B. (1), (2), (4).     C. (2), (4), (5).     D. (2), (3), (4).
Hiển thị đáp án
Bài 3: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:

    Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
   
A. Glucozơ     B. Fructozơ     C. Saccarozơ     D. Mantozơ
Bài 4: Cho sơ đồ : Tinh bột → A1 → A2 → A3 → A4 → CH3COOC2H5. A1, A2, A3,
A4 có CTCT thu gọn lần luợt là
    A. C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
    B. C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
    C. glicozen, C6H12O6 , CH3CHO , CH3COOH.
    D. C12H22O11 , C2H5OH , CH3CHO, CH3COOH.
Bài 5: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số
chất đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)3/OH- thành Cu2O là.
    A. 4     B. 2     C. 3     D. 5
Bài 6: Cho sơ đồ:

    Tên gọi của phản ứng nào sau đây là không đúng:
   
A. (3): Phản ứng lên men ancol.     C. (2): Phản ứng thủy phân.
    B. (4): Phản ứng lên men giấm.     D. (1): Phản ứng cộng hợp.
Bài 7: Mantozơ có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau: (1) H2 (Ni, to); (2)
Cu(OH)4; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) (CH3O)2O/H2SO4 đặc; (5) CH3OH/HCl; (6) dung
dịch H2SO4 loãng, to.
    A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).     C. (2), (3), (4), (5).
    B. (2), (3), (6).     D. (1), (2), (3), (6).
Bài 8: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
    A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
    B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
    C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
    D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
Cách nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
    a. Glucozơ
        + Có tính chất của rượu đa (làm tan Cu(OH)2)
        + Có tính chất của andehit (có thể nhâ ̣n biết bằng phản ứng tráng bạc,...)
    b. Fructozơ
        + Có tính chất của rượu đa ⇒ dùng Cu(OH)2 để nhâ ̣n biết
        + Ngoài ra trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên fructozơ
bị oxi hóa bởi phức bạc – amoniac (phản ứng tráng bạc) hay Cu(OH)2 đun nóng.
    c. Saccarozơ
        + Có tính chất của rượu đa chức (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh
lam).
        + Không tham gia phản ứng tráng bạc (nên gọi là đường không khử).
        + Tuy nhiên saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fructozơ nên sản phẩm
thủy phân tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/to
    d. Mantozơ
        + Có tính chất của rượu đa (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam)
        + Có tính khử tương tự glucozơ (phản ứng tráng bạc; tác dụng với Cu(OH)2/to).
        + Bị thủy phân tạo ra glucozơ
Ví dụ minh họa
Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và
saccarozo.
Hướng dẫn:
    Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng
với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất
còn lại là saccarozo.
Bài 2: Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa
học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.
Hướng dẫn:
Bài 3: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng
phương pháp hóa học.
    a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.
    b) Fructozo, glixerol, etanol.
    c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.
Hướng dẫn:
    a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
    Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.
    - Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
    - Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.
    Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
    - Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
        +) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
        +) Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
    b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
    Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.
    - Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.
    - Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là
fructozo.
    c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu
quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
    - Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.
    - Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
    A. Dung dịch AgNO3 trong NH3     C. Dung dịch nước brom
    B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm     D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc
Bài 2: Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao(CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi
(CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
    A. Dung dịch HCl     C. Dung dịch I2 (cồn iot)
    B. Dung dịch NaOH     D. Dung dịch quì tím
Bài 3: Cho bốn ống nghiê ̣m mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol.
Có thể dùng mô ̣t thuốc thử duy nhất nào sau đây nhâ ̣n biết chúng?
    A. Cu(OH)2 trong kiềm đun nóng.     C. Kim loại natri
    B. Dung dịch AgNO3/NH3     D. Dung dịch nước brom
Bài 4: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có
thể dùng hóa chất nào sau đây để nhâ ̣n biết các lọ trên?
    A. Qùy tím và AgNO3/NH3 B. CaCO3/Cu(OH)2
    C. CuO và dd Br2 D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
Bài 5: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biê ̣t tất cả các dung dịch nào sau đây?
    A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, andehit axetic.
    B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancoletylic
    C. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
    D. Saccarozơ, glixerol, andehit axetic, ancol etylic
Bài 6: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhâ ̣n biết tinh bô ̣t?
    A. Cu(OH)2     B. AgNO3/NH3     C. Br2     D. I2
Bài 7: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biêṭ được căp̣ chất nào sau đây?
    A. Glucozơ và mantozơ B. Glucozơ và glixerol
    C. Saccarozơ và glixerol D. Glucozơ và fructozơ
Bài 8: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccarozo,
mantozo, etanol và formalin.
    A. Cu(OH)2/OH- B. AgNO3/NH3 C. Br2     D. Dd NaOH
Phản ứng tráng bạc của glucozo
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
    Phản ứng tráng bạc của glucozo:

    Do phân tử glucozo có một nhóm CHO ⇒ tỉ lệ 1 glucozo → 2Ag


    - Trong môi trường bazo Fructozo chuyển thành glucozo nên fructozo cũng bị oxi
hóa bởi phức bạc – ammoniac (phản ứng tráng bạc).
    Tương tự mantozo cũng tạo Ag với tỉ lệ 1 : 2 tương ứng.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung
dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng,
biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hướng dẫn:
    C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
    nAg = 2nglucozo = 2.18/180 = 0,2 (mol)
    ⇒ mAg 0,2.108 = 21,6 (gam)
Bài 2: Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3|NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch
glucozo đã dùng.
Hướng dẫn:

    Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)


    Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M
Bài 3: Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3|NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8
gam Br2 trong dung dịch nước. hãy tính số mol của glucozo và fructozo trong hỗn
hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
    Phản ứng:

    Ta có: nAg = 4,32/108=0,04(mol)


    CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
    ⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)
    nfructozo = 0,04/2 - 0,005 = 0,015 (mol)
Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường
axit ta thu được dung dịch X. cho AgNO3|NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được
khối lượng bạc là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

    Cả glucozo và fructozo đều tráng bạc ⇒ nAg = 2(a + a) = 4a

    ⇒ mAg = 0,125.108 = 13,5(gam)


Bài 5: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3|NH3 thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của saccarozo và mantozo trong
hỗn hợp đầu?
Hướng dẫn:
    Chỉ có mantozo tham gia phản ứng tráng gương.

    Từ (*) ⇒ nmantozo = 0,005 (mol)


    ⇒ nsaccarozo = 6,84/342 - 0,005 = 0,015 (mol)
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Oxi hóa hoàn toàn mô ̣t dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch
AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:
    A. 40 gam     B. 62 gam     C. 59 gam     D. 51 gam
Bài 2: Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn mô ̣t ít đường mantozơ đem thực hiê ̣n
phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag.
Đô ̣ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là:
    A. 80% B. 85% C. 90% D. 99%
Bài 3: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam cacbohidrat X với mô ̣t lượng nhỏ HCl.
Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành
10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:
    A. Glucozơ B. Fructozơ C. Tinh bô ̣t D. Saccarozơ
Bài 4 Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng
AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Vâ ̣y phần trăm theo khối
lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
    A. 48,72%     B. 48,24%     C. 51,23%     D. 55,23%
Bài 5: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml
dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng
saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:
    A. 2,7 gam     B. 3,42 gam     C. 3,24 gam     D. 2,16 gam
Bài 6: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15
gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là :
    A. 5%.         B. 10%.         C. 15%.         D. 30%.
Bài 7: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời
gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi
cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag
thu được là :
    A.0,090 mol.         B. 0,095 mol.         C. 0,12 mol.         D. 0,06 mol.
Bài 8 Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá
trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml
dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi
trường kiềm với sự có mặt của NaOH và NH3 thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ
của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.
    A. 5.21         B. 3,18         C. 5,13         D. 4,34
Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozo
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
    Dựa trên phản ứng:

Ví dụ minh họa
Bài 1: Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu
suất phản ứng là 75%, thì khối lượng glucozo thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
    Ta có: mtinh bột = 1000. 20/100 = 200(gam)
    ⇒ khối lượng tinh bột phản ứng: 200. 75/100 = 150 (gam)

Bài 2: Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn
96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng
riêng D = 0,807 g/ml
Hướng dẫn:
    Ta có: m(C6H10O5)n = 10*80/100 = 8(kg) = 8000(gam)

    Vì hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:

Bài 3: Lượng mùn cưa (chứa 50% là xenlulozo) cần là bao nhiêu để sản xuất 1 tấn
C2H5OH, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%.
Hướng dẫn:
    Gọi x là số mol của xenlulozo:
    Từ tỉ lệ phản ứng ta có: nrượu = 2nglucozo = 2.n.nxenlulozo = 2n*x (mol)
    Số mol C2H5OH là :

    Suy ra khối lượng xenlulozo là : 15528/n.162n = 2515536 (gam)


    mmùn cưa = 25155,36.2 = 5031072(gam) ≈ 5,031(tấn)
Bài 4: Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ
gỗ chứa 50% xenlulozo. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là
70%, thì khối lượng nguyên liệu mà nhà máy đó cần dùng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
    Ta có : mC2H5OH lý thuyết = 1.100/70 = 100/70 (tấn)
    Sơ đồ:

B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa
50% xenlulozo để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%. Để
sản xuất 10.000 lít cồn 96o thì khối lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiều? Biết khối
lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/cm3.
    A. 38,64tấn         B. 43,28 tấn         C. 26,42 tấn         D. 51,18 tấn
Bài 2: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ
lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 350 gam
kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối
lượng tinh bột đã sử dụng?
    A. 878g         B. 779g         C. 569g         D. 692g
Bài 3: Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20% nước để làm
rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được.
    A. 516gl         B. 224l         C. 448l         D. 336l
Bài 4: Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol (rượu) etylic
40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là :
    A. 626,09 gam.         B. 782,61 gam.         C. 305,27 gam.         D. 1565,22 gam.
Bài 5: Để điều chế 45 gam axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic,
hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng
tinh bột cần dùng là :
    A. 50 gam.         B. 56,25 gam.         C. 56 gam.         D. 60 gam.
Bài 6: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được
là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
    A. 0,80 kg.         B. 0,90 kg.         C. 0,99 kg.         D. 0,89 kg.
Bài 7: Đi từ 150 gam tinh bô ̣t sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng
phương pháp lên men ancol? Cho biết hiê ̣u suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
    A. 46,875 ml.         B. 93,75 ml.         C. 21,5625 ml.         D. 187,5 ml.
Bài 8: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu
suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là :
    A. 60%.         B. 40%.         C. 80%.         D. 54%.
Cách xác định công thức phân tử cacbohidrat
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
    Thông qua các phản ứng đặc trưng để xác định nhóm chức có trong phân tử. Từ đó
xác định công thức phân tử, viết công thức của gluxit cần xác định.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,855 gam một chất đường thì thu được 1,32 gam CO2 và
0,495 gam H2O. Phân tử khối của đường trên gấp 1,9 lần phân tử khối glucozo. Tìm
công thức của đường.
Hướng dẫn:
    Ta có: mC = 3/11.mCO2 = 0,36 (gam); mH = 1/2.mH2O = 0,055 (gam)
    ⇒ mO = 0,855 - 0,055 = 0,44(gam)
    Gọi công thức tổng quát: CxHyOz (M = 1,9.180 = 342)

    Lập tỉ lệ: 


    ⇒ x = 12; y = 22; z = 11
    Vậy công thức phân tử là C12H22O11
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí
CO2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X và X thuộc loại
cacbohidrat nào đã học.
Hướng dẫn:
    Ta có: mC = 13,44/22,4.12 = 7,2 (gam); mH = 9/18.2 = 1 (gam)
    Và mO = 16,2 - (7,2 + 1) = 8(gam)

    Lập tỉ lệ: 


Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n và X thuộc loại polisaccarit.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào
nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung
dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi
làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552 gam hỗn
hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X
là :
    A. C12H22O11.         B. C6H12O6.         C. (C6H10O5)n.         D. C18H36O18.
Hướng dẫn:
    Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O         (2)


    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2         (3)
    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O         (4)
    Theo (2) : nCO2 (pư) = nCaCO3 = 0,001 mol
    Theo (3), (4): nCO2 (pư) = 2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 = 0,002 mol
    Tổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,003 mol.
    Vì khối lượng dung dịch A tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là
0,0815 gam nên ta có :
    Mặt khác X có công thức là Cn(H2O)m nên suy ra :
    12n + 18m = 342 ⇒ n = 12; m = 11.
    Vậy, công thức phân tử của X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohidrat X thu được 5,28 gam CO2 và
1,98 gam H2O.Tìm công thức phân tử của X, biết rằng tỉ lệ khối lượng H và O trong
A là: MH : mO = 0,125:1
    A. C6H10O5         B. C6H12O6 C. C12H22O11         D. C5H10O5
Bài 2: Một hợp chất hữu cơ (X) có %C = 40,0; %H = 6,7 và %O = 53,3. Xác định
công thức đơn giản nhất của X. biết rằng MX = 180. Xác định công thức phân tử của
X.
    A. C6H10O6         B. C12H22O11 C. C6H12O6         D. C6H10O5
Bài 3: Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O : mCO2 = 33:88 . Công thức phân
tử của X là
    A. C6H12O6.         B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n.         D. Cn(H2O)m.
Bài 4: Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước
nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác
dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức
hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
    A. Tinh bột         B. Saccarozơ C. Xenlulozơ         D. Mantozơ
Bài 5: Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công
thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là:
    A. C3H4O2         B. C10H14O7 C. C12H14O7         D. C12H14O5
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở
đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi
của X là A. glucozơ.         B. saccarozơ. C. fructozơ.         D. mantozơ.
III. Tính chất vật lý
    Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng
tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp
chất ion)
IV. Tính chất hóa học
1. Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:
    - x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu
    - x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh
    - x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ
2. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit: thể hiện tính chất lưỡng tính
    - Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
    H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
    - Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
    H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH
3. Phản ứng este hóa nhóm COOH

4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2


    H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2–COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic
5. Phản ứng trùng ngưng
    - Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo
thành polime thuộc loại poliamit
    - Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của
nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.
V. Ứng dụng
    - Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại
protein của cơ thể sống
    - Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)
    - Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp
(nilon – 6 và nilon – 7)
    - Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
1. Khái niệm
    - Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm
amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)–
    - Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y
II. Danh pháp
    a. Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
    Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic
    HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic
    b. Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên
thông thường của axit cacboxylic tương ứng.
    Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH: axit α-aminopropionic
    H2N–[CH2]5–COOH: axit ε-aminocaproic
    H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic
    c. Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên
thường. Ví dụ: H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol
Tên gọi của một số α - amino axit
Tính chất của Peptit và Protein: Tính chất hóa học, vật lí, Đồng phân, Danh pháp chi tiết nhất

1. Khái niệm
    - Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là
liên kết peptit
    - Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau
bằng các liên kết petit

2. Phân loại
    Các peptit được phân thành hai loại:
    a) Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi
tương ứng là đipeptit, tripeptit, …
    b) Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Polipeptit là cơ
sở tạo nên protein.
II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
1. Cấu tạo
    Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit
theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn
nhóm –COOH.
2. Đồng phân
    Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit
sẽ là n!
3. Danh pháp
    Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit
bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
    Ví dụ:

    Glyxylalanyl valin (Gly – Ala – Val)


III. Tính chất vật lý
    Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng màu biure
    - Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức
chất màu tím đặc trưng
    - Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với
Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím
2. Phản ứng thủy phân
    - Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng
    - Sản phẩm: các α-amino axit

B. Protein
I. Khái niệm, phân loại
1. Đặc điểm
    - Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài
triệu.
2. Phân loại
    - Protein được phân thành 2 loại:
       + Protein đơn giản: được tạo thành chỉ từ các α-amino axit
       + Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân
tử không phải protein (phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat...
II. Tính chất vật lý
1. Hình dạng:
    - Dạng sợi: như keratin (trong tóc), miozin (trong cơ), fibroin (trong tơ tằm)
    - Dạng cầu: như anbumin (trong lòng trắng trứng), hemoglobin (trong máu)
2. Tính tan: Protein hình sợi không tan, protein hình cầu tan
3. Sự đông tụ: Là sự đông lại của protein và tách ra khỏi dung dịch khi đun nóng
hoặc thêm axit, bazơ, muối
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
    - Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim
    - Sản phẩm: các α-amino axit
2. Phản ứng màu
Protein trong lòng đỏ trứng

HNO3 đặc Kết tủa vàng (do sản phẩm có nhóm NO2)

Cu(OH)2 Phức chất màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)
IV. Enzim và axit nuclei
1. Enzim
    Hầu hết có bản chất l protein, xc tc cho cc qu trình h a học đặc biệt là trong cơ thể
sinh vật. Enzim được gọi là chất xúc tác sinh học và có đặc điểm:
       + Tính chọn lọc (đặc hiệu) cao: mỗi enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất
định.
       + Hoạt tính cao: tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất cao, gấp 109 – 1011 chất
xúc tác hóa học.
2. Axit nucleic
    Axit nucleic là một polieste của axit photphoric và pentozơ:
       + Nếu pentozơ là ribozơ, axit nucleic kí hiệu ARN.
       + Nếu pentozơ là đeoxiribozơ, axit nucleic kí hiệu ADN.
       + Phân tử khối ADN từ 4 – 8 triệu, thường tồn tại ở dạng xoắn kép.
       + Phân tử khối ARN nhỏ hơn ADN, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn.
    *Lưu ý
    Một số công thức hay dùng:
    a. Công thức phân tử của amin:
    - Amin đơn chức: CxHyN (y ≤ 2x + 3)
    - Amin đơn chức no: CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N
    - Amin đa chức: CxHyNt (y ≤ 2x + 2 + t)
    - Amin đa chức no: CnH2n+2-z(NH2)z hay CnH2n+2+zNz
    - Amin thơm (đồng đẳng của anilin): CnH2n-5N (n ≥ 6)
    b. Công thức phân tử CxHyO2N có các đồng phân cấu tạo mạch hở thường
gặp:
    - Amino axit H2N–R–COOH
    - Este của amino axit H2N–R–COOR’
    - Muối amoni của axit ankanoic RCOONH4 và RCOOH3NR’
    - Hợp chất nitro R–NO2

You might also like