You are on page 1of 3

KIỂM TRA THỬ CHƯƠNG CACBOHIDRAT,VER1

Câu 1. Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là
75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam
kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối
thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 75,6 gam B. 64,8 gam C. 84,0 gam D. 59,4 gam
Câu 2: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
A. Glucozơ, axit fomic, anđehit axetic B. Fructozơ, glixerol, anđehit axetic.
C. Glucozơ, glixerol, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
Câu 3: Đun nóng m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Giá
trị của m là
A. 25,20. B. 12,74. C. 12,60. D. 6,30.
Câu 4. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ
lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết tủa và dung
dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m
là A. 48,0.          B. 24,3.              C. 43,2.                D. 27,0.
Câu 5. Lên men m gam glucozơ tạo ancol etylic với hiệu suất 70% rồi hấp thụ toàn bộ khí thoát ra vào 4 lit
dung dịch NaOH 0,5M (D=1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng nồng độ là 3,211%. Giá trị của
m là A. 270. B. 384,7. C. 192,9. D. 135.
Câu 6. Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A. 7,20. B. 2,16. C. 10,8. D. 21,6.
Câu 7. Các hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây được mô tả đúng
A. Cho dd iot vào hồ tinh bột : màu xanh xuất hiện; đun nóng,màu xanh mất; để nguội,màu xanh xuất hiện.
B. Cho fructozơ vào ống nghiệm chứa dd AgNO3/NH3 rồi đun nóng không có Ag tạo ra,cho tiếp vài giọt axit
sunfuric vào rồi đun nóng,có Ag xuất hiện.
C. Nhỏ dd iot lên mẩu chuối chín :không có màu xanh.Cho mẩu chuối đó vào dd axit sunfuric rất loãng đun
nóng một lúc,để nguội rồi nhỏ dd iot vào: màu xanh xuất hiện.
D. Cho Cu(OH)2 vào dd glucozơ: Cu(OH)2 tan tạo thành dd xanh lam,đun nóng hổn hợp : màu xanh mất đi và
có kết tủa đỏ gạch.Làm lạnh hh kết tủa tan và màu xanh xuất hiện trở lại.
Câu 8. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra
vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,0 gam. B. 22,5 gam. C. 11.25 gam. D. 14,4 gam.
Câu 9. Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa
lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO 3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất
hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 38,88 B. 53,23 C. 32,40 D. 25,92
Câu 10. Điểm giống nhau giữa các phân tử amilozơ và amilopectin là
A. đều chứa gốc  -glucozơ C. mạch glucozơ đều là mạch thẳng
B. có cùng hệ số trùng hợp n D. có M trung bình bắng nhau
Câu 11: Gluxit nà o sau đây đươc goị là đường mía?
A. Saccarozơ. B. Tinh bôṭ . C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 12: Loại đường nào sau đây có nhiều trong cây mía:
A. mantozơ B. glucozơ C. saccarozơ D. fructozơ
Câu 13. Lên men hoàn toàn m gam glucozo thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình
này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Giá trị m là :
A. 64,8 B. 72 C. 144 D. 36
Câu 14. Tinh bột có thể bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit hay enzim đến cùng tạo glucozơ .Tuy nhiên, quá trình
thuỷ phân này phải qua các giai đoạn trung gian là
A. Dextrin và Saccarozơ B. Dextrin và mantozơ
C. Dextrin và xenlulozơ D. Dextrin và fructozơ
Câu 15. Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?
A. Đun nóng với Cu(OH) 2 có kết tủa đỏ gạch.
B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
C. Đều tác dụng với dung AgNO 3/NH3 tạo kết tủa Ag.
D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Xenlulozơ là polime được tạo thành bởi các liên kết  -[1,4 ] glicozit
B. Amilozơ là polime được tạo thành bởi các liên kết  -[1,6 ] glicozit
C. Amilopectin là polime được tạo thành bởi các liên kết  -[1,4 ] và  -[1,6 ] glicozit
D. Amilozơ là polime được tạo thành bởi các liên kết  -[1,4 ] và  -[1,6 ] glicozit
Câu 17: Lên men hoàn toàn 23,4 gam glucozơ, thu được ancol etylic và V lít CO 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,912. B. 7,280. C. 17,472. D. 5,824.
Câu 18. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđric axetic (CH3CO)2O với H2SO4 đặc thu được 6,6 gam axit axetic
và 11,1 gam hỗn hợp X gỗm xelulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat.% khối lượng mỗi chất xelulozơ triaxetat
và xenlulozơ điaxetat lần lượt là:
A.70%, 30% B.77%, 23% C.77,84%, 22,16% D.60%, 40%
Câu 19. Tinh bột và xenlulozơ đều là poli saccarit có CTPT (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo thành sợi,
còn tinh bột thì không. Cách giải thích nào sau đây là đúng.
A.Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài dể xoắn lại thành sợi.
B. Phân tử xenlulozơ ko phân nhánh, các phân tử rất dài sắp xếp song song với nhau theo một trục xoắn lại
thành sợi.
C. Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozơ và amilopectin, mạch phân tử của chúng xếp song song với
nhau làm cho tinh bột ở dạng hạt.
D. amilozơ và amilopectin xoắn lại thành vòng xoắn, các vòng xoắn đó cuộn lại làm cho tinh bột ở dạng bột.
Câu 20. Dựa vào t/c nào mà ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime có CT (C6H10O5 )n
A.tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho nCO2 : nH2O=6:5
B.tinh bột và xenlulozơ đều làm thức ăn cho người và gia súc
C.tinh bột và xenlulozơ đều ko tan trong nước
D.thuỷ phân tinh bột và xenlulozơ đến cùng trong môi trường H2SO4 ta đều thu được C6H12O6 (glucozơ)
Câu 21: Cho m gam glucozo lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra
vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là (H=1; O=16; Ca=40; C=12)
A. 45 B. 22,5 C. 11,25 D. 14,4
Câu 22. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1 750 000 đvC. Số gốc glucozơ
C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là
A.10 802 gốc B.1 621 gốc C. 422 gốc D. 21 604 gốc
Câu 23. Cho 200 gam dung dịch glucozơ 14,4% vào dung dịch AgNO3dư, đun nóng sau phản ứngthu được a
gam Ag. Giá trị của a là
A. 42,12. B. 36,42. C. 30,66. D. 34,56.
Câu 24. So sánh tính chất của glucozơ, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ:
1. Cả 4 chất đều dễ tan trong nước do đều có các nhóm -OH
2. Trừ xenlulozơ, còn glucozơ, fructozơ, saccarozơ có thể tham gia phản ứng tráng gương.
3. Cả 3 chất đều có thể tác dụng với Na vì đều có nhóm -OH
4. Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và hơi nước bằng nhau.
Hãy chọn các so sánh sai
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 25. Phát biểu không đúng là:
A.Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B.Thuỷ phân (xúc tác H+,t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit.
C.Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác H+,t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D.Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
Câu 26. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 27. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính
theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
Câu 28. Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được
dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là
A. 36,94 g B. 19,44 g C. 15,50 g D. 9,72 g
Câu 29. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là không đúng:
(1)Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng và tan trong nước nguội
(2) Trong nước nóng từ  650,tinh bột chuyển thành dd keo nhớt gọi là hồ tinh bột
(3) Tinh bột có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc
(4) Tinh bột là hh của 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin
(5) Là một loại polisaccarit có cấu trúc vòng xoắn,tinh bột thể hiện tính chất của poliol và andehyt rất mạnh
A. 1,5 B. 1,4,5 C. 2,3,5 D. 1,2,4

You might also like