You are on page 1of 8

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN
Môn học: TÀU BAY

Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang Nhung


Mã số SV: 2011150007
Lớp : 20CDTM01

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021

1
Mục lục:
PHẦN 1: CẤU TRÚC TÀU BAY .................................................................................... 3
1. THÂN MÁY BAY .................................................................................................. 3
2. CÁNH TÀU BAY ................................................................................................... 4
3. ĐUÔI MÁY BAY ................................................................................................... 4
4. CÀNG ĐÁP ............................................................................................................ 5
5. ĐỘNG CƠ ............................................................................................................... 5
PHẦN 2: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH ......................................................................... 5
1. Công thức tính lực nâng: ......................................................................................... 5
2. Công thức tính lực cản: ........................................................................................... 5
3. Công thức tính lực đẩy: ........................................................................................... 6
4. Hộp ghi dữ liệu chuyến bay được trang bị những gì và hoạt động như thế nào? ... 6
5. Thời gian và tần số hoạt động của thiết bị định vị khẩn cấp ELT ((Emergency
Locator Transmitter) ................................................................................................... 7
6. Hoạt đông của hệ thống điều khiển bay. ................................................................. 7
7. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 8

Chú thích:
A: Gia tốc
CD: Hệ số lực cản
CL: Hệ số lực nâng
D: Lực cản
F: Lực
L: Lực nâng
m: Khối lượng
S: Diện tích bề mặt cánh
V: Vận tốc dòng khí
ρ: Mật độ không khí

2
PHẦN 1: CẤU TRÚC TÀU BAY
Tàu bay bao gồm các bộ phận chính sau:

1. Thân
2. Cánh
3. Đuôi
4. Càng đáp
5. Động cơ

1. THÂN MÁY BAY


1.1 Công dụng

• Chứa hành khách, hàng hoá, tổ lái, các thiết bị.


• Ngoài ra còn để lắp ráp các bộ phận khác như cánh, đuôi, động cơ, và lắp
đạt các hệ thống đảm bảo cho máy bay hoạt động.

1.2 Phân loại thân

- Thân được thiết kế dạng hình trụ

- Thân máy bay nhỏ

- Thân máy bay loại lớn

1.3 Phân bố các khoang trong thân máy bay

- Khoang lái: là nơi lắp đặt các ghế ngồi của phi công và các thiết bị phục vụ cho hoạt
động điều khiển bay.

- Khoang hành khách:

• Bố trí các ghế của hành khách


• Thiết bị thoát hiểm trong khoang khách
• Thiết bị bếp trong khoang khách: Lò điện, Bộ sưởi nước nóng, Các ly, bình làm
nóng, Máy pha café, Xe đầy, Thùng chứa.
3
• Hệ thống ghế ngồi: ghế hành khách, ghế tiếp viên

- Khoang hàng hóa: thường được chia thành 3 phần chính:

• Khoang hàng trước


• Khoang hàng sau
• Khoang hàng rời

1.4. Cửa trên tầu bay: Có 5 loại cửa

- Cửa chính: có hai cửa chính, mỗi cửa đếu được trang bị một cầu trượt.

- Cửa thoát hiểm: có thể lắp đặt phía trên cánh hoặc hai bên thân máy bay.

- Cửa khoang hàng hoá: được lắp đặt phía trước và sau phần bên phải thân dưới

- Cửa khoang điện – điện tử: Có bốn cửa khoang điện tử

- Cửa buồng lái: ngăn cách khoang lái và khoang hành khách, cửa được bọc thép
chống đạn. Cửa luôn khoá khi máy bay hoạt động.

2. CÁNH TÀU BAY


Phân loại cánh:

+ Cánh cố định

+ Cánh quay

Một số kiểu bố trí cánh:

• Cánh cao, cánh trên thân


• Cánh thấp, cánh dưới thân
• Cánh giữa thân
• Cánh lọng

3. ĐUÔI MÁY BAY


Đảm bảo tính ổn định và điều khiển của máy bay.
4
• Đuôi ngang để tạo lực nâng ở phần đuôi máy bay
• Đuôi đứng: đảm bảo tính ổn định và điều khiển hướng.

4. CÀNG ĐÁP
Đảm bảo cho máy bay chạy đà khi cất cánh, hãm đà khi hạ cánh và cho phép máy bay
di chuyển trên mặt đất, giúp máy bay có thể hạ cánh xuống mặt đất hoặc mặt nước (
thủy phi cơ) an toàn.

Phân loại càng

+ Càng cố định: là loại càng không thu được vào thân máy bay, nhược điểm của loại
càng này là làm tăng thêm lực cản trong khi bay.

+ Càng có thể thu –thả: để khắc phục nhược điểm của loại càng cố định, người ta chế
tạo ra loại càng có thể thu lên trong khi bay, việc thu thả được thực hiện bằng điện,
hoặc bằng áp suất thủy lực

5. ĐỘNG CƠ
Dùng để tạo lực đẩy, có hai loại động cơ chính:

• Động cơ tua bin khí


• Động cơ piston

PHẦN 2: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH


1. Công thức tính lực nâng:

2. Công thức tính lực cản:


D= 1/2 ρ S V^2 CD

5
3. Công thức tính lực đẩy:
F = m.a

4. Hộp ghi dữ liệu chuyến bay được trang bị những gì và hoạt động như thế nào?
Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400 Gs), và tồn tại được
dưới sức ép (227 kg/6,5 cm2), nhiệt độ (1.100oC) mà không hư hại, chịu được nước
muối (dưới đáy biển) 24-30 ngày không gỉ. Hộp đen gồm 2 phần chính: thiết bị ghi dữ
liệu chuyến bay (FDR) và thiết bị ghi âm buồng lái (CVR). Các thông tin hành trình
mà hộp đen ghi lại bao gồm tất cả hoạt động các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh.
FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay cung cấp các
thông số thay đổi theo thời gian về hướng di chuyển, về tốc độ, về độ cao của máy
bay, chênh lệch áp suất, điều khiển của tay lái, tình trạng nhiên liệu...

Hộp đen cho máy bay là hộp lưu trữ thông tin của chuyến bay nhằm nâng cao độ an
toàn của máy bay. Để hộp đen có thể tồn tại, nguyên vẹn trong trường hợp có sự cố
xảy ra với máy bay, vỏ thiết bị được làm bằng vật liệu siêu cứng chống va đập, không
bắt lửa. Nó có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20 cm x 30 cm, được đặt ở một nơi
an toàn nhất trên máy bay và thường là ở đuôi máy bay để giảm thiểu các tác động khi
máy bay rơi. Trong điều kiện hoạt động bình thường, hộp đen giúp người quản lý bay
rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến bay thông qua thông tin hành trình thu thập được. Có
tên gọi "hộp đen" vì ban đầu thiết bị này thường được sơn màu đen. Ngày nay nó
được sơn các màu sáng, thường là màu cam để dễ tìm kiếm. Ngoài ra, hộp đen còn
được trang bị một hệ thống dẫn giúp xác định vị trí của nó, rất cần khi nó bị rơi xuống
nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết bị sẽ
phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày. Ngày
nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện khác
như xe hơi, tàu lửa...

Khi có tai nạn máy bay, hộp đen sẽ là vật người ta tìm kiếm đầu tiên để phục vụ công
tác thu thập thông tin, dữ liệu trước thời điểm xảy ra tai nạn. Buồng lái của phi công
6
trên máy bay cũng có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi
âm này và hộp đen, giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ngay cả khi chuyến bay
không còn một ai sống sót.

5. Thời gian và tần số hoạt động của thiết bị định vị khẩn cấp ELT ((Emergency
Locator Transmitter)
Thời gian 2 năm phải làm mới dữ liệu phao. Thiết bị phát tín hiệu vị trí khẩn cấp sử
dụng sóng vô tuyến điện trên tần số 406 MHz chuyên dùng trên tàu bay. (phao ELT)

6. Hoạt đông của hệ thống điều khiển bay.


- Khái quát: Các cơ cấu điều khiển bay của máy bay để thực hiện các chuyển động
bay: cất cánh, hạ cánh; vòng trái, phải; nghiêng cánh; nâng, hạ độ cao khi bay bằng;
hướng mũi bay lên trên, xuống dưới.

Các trục chuyển động của máy bay:

• Trục dọc
• Trục ngang
• Trục thẳng đứng

Để thực hiện điều khiển bay có các cơ cấu cánh điều khiển sau:

• Hệ thống cánh điều khiển chính


• Hệ thống cánh điều khiển thứ cấp

- Hệ thống điều khiển bay chính

• Cánh lái liệng: Nằm mép sau cánh nhưng ở phía xa thân, có thể cụp xuống
hoặc vểnh lên. Cánh liệng 2 bên khi chuyển động thì sẽ chuyển động ngược
chiều nhau nhằm tạo ra một moment xoay làm máy bay xoay quanh trục dọc
(rolling).( khi đó lực nâng 2 bên cánh khác nhau)
• Cánh lái lên – xuống: Nằm ở phía mép sau đuôi ngang. Có thể vểnh lên hoặc
cụp xuống để thay đổi lực nâng cánh đuôi, tạo môment xoay quanh trục ngang.
7
Hai cánh lái độ cao luôn được điều khiển chuyển động cùng chiều, cùng góc
lệch.
• Cánh lái hướng: Được gắn trên đuôi đứng. Khi chuyển động sang phải hoặc trái
sẽ sinh lực tác dụng vào đuôi. Lực này làm máy bay xoay quanh trục thẳng
đứng.

- Hệ thống điều khiển bay phụ:

Cánh tà trước: Được bố trí ở mép trước cánh máy bay, khi bay ở các chế độ bình
thường thì không dùng tới, nhưng khi bay ở các góc tấn lớn nó được thả ra để uốn
dòng khí thổi lớp biên, đẩy lùi điểm tách dòng về phía sau biên dạng (profin) cánh và
do đó tăng góc tấn tới hạn.

Cánh tà sau: Được lắp đặt phía sau cánh nâng chính, gần thân máy bay có thể thu vào
trong cánh chính hoặc đẩy dài ra, ngoài ra còn có thể chúc xuống phía dưới. Chuyển
động chúc xuống hoặc kéo dài ra của cánh tà nhằm tăng lực nâng (đồng thời làm tăng
lực cản) khi máy bay cất hạ cánh.

Tấm cản dòng

Phanh khí động ( spoiler):Nằm trên lưng cánh chính về phía sau, chỉ có thể ngóc lên,
hướng về phía sau. Spoiler có tác dụng hỗ trợ cánh liệng (aileron) trong quá trình
nghiêng máy bay. Khi spoiler bên nào ngóc lên, lực nâng cánh đó giảm xuống, máy
bay nghiêng về phía đó. Khi hạ cánh các spoiler hai bên cánh sẽ dựng lên tạo ra lực
cản nhằm giảm khoảng cánh xả đà của máy bay.

7. Tài liệu tham khảo


“https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_bay”
“https://drive.google.com/drive/folders/1--LYypgS8-
C0nErvW5KUTyaVjahMDa3Q?fbclid=IwAR3bm46gSl0ybfidrVgdZjTRrejHCTu_5n
Zk2zVvu9hg0-eeIPT7x21Fqic”

You might also like