You are on page 1of 15

THAM KHẢO LUẬN VĂN https://www.maihuong.gov.

vn/vi/chuong-
trinh-phcn.htm ( quan trọng: nguyên nhân gây ra tâm thần)

Phỏng vấn sâu (Depth Interview)


Định nghĩa
Phỏng vấn sâu trong tiếng Anh là Depth Interview. Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp
đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và
nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Đặc trưng của phương pháp phỏng vấn sâu
Một số điểm mấu chốt
- Sự lặp lại của các cuộc đối thoại: Thời gian
- Cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: Bình đẳng
- Tìm hiểu quan điểm của đối tượng
- Tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ
Những điểm hạn chế
- Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa
- Phỏng vấn viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm dễ gây áp lực cho người cung cấp thông tin
- Việc phân tích tốn nhiều thời gian
Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu?
- Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ
- Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số
- Khi cần tìm hiểu sâu
- Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số
Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu?
- Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu
- Người được huấn luyện tốt
- Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau
- Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác.
Kĩ thuật phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn không cấu trúc
- Phỏng vấn bán cấu trúc
Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu
- Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Được
sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ
động.
- Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào.
- Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó.
- Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về
những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó.
- Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng.
- Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về
những điều đó.
- Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy... Người
được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng.
- Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng.
(Tài liệu tham khảo: Phương pháp nghiên cứu khóa học, Tổ hợp giáo dục Topica)

PHƯƠNG PHÁP BẢNG HỎI


Trong nghiên cứu khoa học ở các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn thường dùng một hệ thống các phương pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (điều tra viết) là một phương pháp phổ biến.
Trong nghiên cứu khoa học ở các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn thường dùng một hệ thống các phương pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (điều tra viết) là một phương pháp phổ biến. Chúng tôi xin được
chia sẻ với bạn đọc những nội dung cơ bản cũng như kỹ thuật xây dựng và sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong
nghiên cứu Tâm lý học.

1. Định nghĩa

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc
với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo
một quy ước nào đó.

2. Cấu trúc của bảng hỏi

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho ai…)

* Mở đầu:

– Ý nghĩa, vai trò của vấn đề nghiên cứu.

– Hướng dẫn trả lời.

* Nội dung: Hệ thống câu hỏi.

* Vài nét về người điều tra.

* Lời cảm ơn!

3. Hệ thống câu hỏi

* Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời phải tự điền ý kiến của mình vào đó.

Ví dụ : Tại sao bạn thi vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân?

* Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có đáp án trả lời sẵn mà người trả lời chỉ đọc và đánh dấu vào những ý kiến, mức độ phù hợp
với cá nhân (để cách một số dòng).

Ví dụ : Trong những lý do sau đây, lý do nào khiến bạn thi vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân? Trả lời bằng cách đánh dấu
(+) vào những ý kiến phù hợp với bản thân:

– Nghề có ý nghĩa xã hội sâu sắc £

– Nghề có truyền thống gia đình £

– Nghề mà bản thân mơ ước từ nhỏ £

– Nghề mà học xong, ra trường có việc làm ngay £

– Nghề được bao cấp trong quá trình học tập, rèn luyện £
* Ưu điểm:

– Câu hỏi mở: Khai thác được hết ý kiến của người trả lời.

– Câu hỏi đóng: Dễ xử lý, dễ khái quát hóa vấn đề.

* Hạn chế:

– Câu hỏi mở: Khó xử lý, khó khái quát hóa vấn đề.

– Câu hỏi đóng: Ép người trả lời theo ý kiến của nhà nghiên cứu, độ khách quan không cao.

* Các loại câu hỏi đóng:

a) Theo mức độ trả lời, gồm có 4 loại sau:

– Câu hỏi đóng có 2 mức độ trả lời: (có hoặc không).

+ Ví dụ: Trước khi phạm tội, anh (chị) có xác định rằng mình có thể bị bắt không?

+ Cách xử lý: Tính phần trăm (%).

– Câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Thường người ta ghép câu hỏi.

+ Ví dụ: Hứng thú của bạn như thế nào với các môn học dưới đây? Trả lời bằng cách đánh dấu (+) vào
các mức độ phù hợp với từng môn học theo ý kiến của bạn.

S Môn học Mức độ

TT Thích Bình thường Không thích

1 Tâm lý đại cương x

2 Luật TTHS x

3 Chiến thuật ĐTHS x


+ Cách xử lý:

@ Xử lý từng ý một.

@ Cho điểm: Thích cho 3 điểm; bình thường cho 2 điểm; không thích cho 1 điểm.

@ Công thức tính:

(n1 x 3) + (n2 x 2) + (n3 x 1)

n   =

– Câu hỏi đóng 4 mức độ trả lời : (rất thích, thích, bình thường, không thích).

+ Xử lý từng câu một.

+ Cho điểm tương ứng các mức độ: 4; 3; 2; 1 và tính như trên.

– Câu hỏi đóng có 5 mức độ trả lời: (rất thích, thích, bình thường, không thích, chán ghét).

+ Xử lý từng câu một.

+ Cho điểm tương ứng các mức độ: + 2; + 1; 0; – 1; – 2.

+ Tính theo công thức trên, kết quả có thể là âm hoặc dương.

@ Sau dấu âm càng lớn bao nhiêu thì càng ghét bấy nhiêu.

@ Sau dấu dương càng lớn thì càng thích bấy nhiêu.
Loại câu hỏi này, dải tần lựa chọn nhiều hơn, cho phép ta có thể kết luận ngược chiều.

b) Theo nội dung trả lời:

Một câu hỏi có 5 câu trả lời, nhưng trong 5 câu trả lời chỉ có 01 câu đúng, lựa chọn 01 câu đúng. Câu hỏi đóng loại này là câu
hỏi chủ yếu để nắm bắt mức độ nắm vững tri thức của người được điều tra. Trong hai loại câu hỏi trên thì thường sử dụng loại
câu hỏi đóng theo mức độ.

4. Ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

– Ưu điểm:

+ Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.

+ Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát.

+ Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng.

+ Mang tính chủ động cao.

– Hạn chế:

+ Phương pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con người dưới góc độ nhận thức luận, tức là thông qua câu trả lời để suy ra về
mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.

+ Tốn kém về mặt kinh phí.

5. Một số lưu ý khi xây dựng bảng hỏi và sử dụng .

– Các câu hỏi phải rõ ý, không được mập mờ, không gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, cách hiểu nước đôi.

– Với câu hỏi nhị phân (thang trả lời “có” hoặc “không”) thì nhất thiết không được đặt dưới dạng phủ định.

– Trong các câu hỏi tuyển, các phương án trả lời không được giao nhau.

– Với các câu hỏi có sắp xếp thứ tự ưu tiên, cần chú ý không nên đưa ra nhiều có thể sẽ gây khó khăn và người trả lời dễ có thái
độ “qua quít”, trả lời cho xong, kết quả khó đảm bảo chính xác.

– Trong phiếu điều tra có thể sử dụng câu hỏi mở nhằm thu thập tối đa ý kiến riêng của người trả lời, giúp cho việc xử lý kết
quả có chiều sâu tâm lý.

– Phải lựa chọn biến đổi nội dung câu hỏi cho phù hợp với khách thể nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu.

– Hình thức phải đẹp, độ dài của phiếu vừa phải, thường khoảng 30 câu.

– Đảm bảo sự cân đối giữa câu hỏi đóng và mở (thường trong một bảng hỏi có khoảng 80% câu hỏi đóng và 20% câu hỏi mở.

– Trong những trường hợp cần thiết, phải giữ bí mật cho người trả lời.

– Nên có hình thức thưởng, phạt vật chất cho người trả lời.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu Tâm lý học. Xin trao đổi cùng
bạn đọc./.

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM https://www.academia.edu/18073665/Ph


%C6%B0%C6%A1ng_phap_Th%E1%BA%A3o_Lu%E1%BA%ADn_Nhom
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÀI LIỆU
Thu thập thông tin và xử lý thông tin
By xahoihoc January 18, 2013
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÔNG TIN

1.1. Tầm quan trọng của thông tin

Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trong nghiên cứu khoa học vì:
- Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu.

- Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể dẫn giải cho đề tài của mình đồng thời
tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì không phải đi nghiên cứu lại.

- Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là bổ sung thêm vào lý thuyết đã có. ...
Tuy nhiên cũng có những bất lợi khi sử dụng thông tin như:
- Tính thiên lệch vì mục đích cá nhân, không tuân theo mục đích nghiên cứu.
- Tính tuyển chọn: nhà nghiên cứu thường hay sử dụng tài liệu của những tác giả nổi tiếng, có vị trí cao trong xã hội…
Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin cần thiết trong tất cả các trường hợp sau:
- Tìm kiếm chủ đề nghiên cứu.
- Xác nhận lý do nghiên cứu.
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu nghiên cứu.
- Nhận dạng vấn đề nghiên cứu.
- Đặt giả thiết nghiên cứu.
- Tìm hiểu luận cứ để chứng minh giả thuyết.
1.2. Các phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau để thu thập thông tin:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phi thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm.
Trên thực tế, nhiều trường hợp nhà nghiên cứu không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát, ví dụ như:
núi lửa đã tắt, trận động đất đã ngưng…Khi đó nhà nghiên cứu phải thu thập thông tin gián tiếp qua những người trung
gian. Người ta gọi chung đó là phương pháp chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia gồm có:
- Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về khoa học sự kiện.
- Gửi phiếu điều tra ( thiết lập bảng câu hỏi) để thu thập thông tin liên quan đến sự kiện khoa học.
- Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng
khảo sát.
Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác
động lên đối tượng khảo sát.
Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, có tác động gây biến đổi đối tượng khảo sát và
môi trường xung quanh đối tượng khảo sát.
Phương pháp trắc nghiệm: trong nghiên cứu công nghệ gọi là thử nghiệm. Là phương pháp thu thập thông tin có tác
động gây biến đổi các biến của môi trường khảo sát. Không gây tác động nào làm biến đổi các thông số trạng thái của
bản thân đối tượng khảo sát.
2. XỬ LÝ THÔN GTIN
Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sát hoẵ thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:
- Thông tin định tính.
- Thông tin định lượng.
Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết
khoa học. Có hai phương hướng xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng,
diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
2.1. Xử lý thông tin định tính
Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản
ứng và các quan hệ kinh tế…
Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài
liệu,…Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tích các thông tin trên.
Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chúng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã
thu thập đuợc.
Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện
những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
2.2. Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định luợng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Nhà nghiên cứu không
thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu
thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao:
- Những con số rời rạc.
- Bảng số liệu.
- Biểu đồ.
- Đồ thị.
- Phân tích chỉ số trung bình.
Nguồn:
http://khcn.tvu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=114:thu-thp-thong-tin-va-x-ly-thong-tin-trong-
nckh&catid=67:tai-liu-ppnckh&Itemid=308

Bà Lesley Miller, Quyền Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef)
chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng phát hiện từ cuộc điều tra này sẽ giúp Việt Nam đáp ứng các yêu
cầu về số liệu khuyết tật của các mục tiêu phát triển bền vững, cung cấp thông tin để hỗ trợ quá
trình hoạch định chính sách về các dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội cho cả người lớn và trẻ em
khuyết tật. Unicef, cùng với các cơ quan Liên hợp quốc khác, các cơ quan quốc tế và các đối
tác quốc gia, cam kết hỗ trợ quốc gia thực hiện quyền của từng người khuyết tật Việt Nam”.
Trong mô hình về công tác xã hội với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, mô hình
công tác xã hội với người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt ở các quốc gia phát triển, nơi
công tác xã hội có quá trình phát triển lâu dài và có nền tảng phúc lợi vững chắc (Watts, Elliott & Mayadas
1995). Với tỷ lệ người khuyết tật chiếm tới 10% dân số thế giới, nghĩa là có tới gần 30% dân số thế giới
hàng ngày có mối quan hệ trực tiếp với người khuyết tật, việc có được các mô hình trợ giúp cho người
khuyết tật không chỉ là mối quan tâm trực tiếp đối với người khuyết tật, mà còn là những cách thức điều
chỉnh và tác động đến đời sống của xã hội (World Health Organisation & The World Bank 2011). Đó cũng
chính là mô hình và cách tiếp cận đến các hoạt động công tác xã hội theo định hướng hòa nhập, hiện đang
được triển khai và áp dụng ở các quốc gia phát triển như Úc, Canada, các nước bắc Âu, Mỹ…

Là một quốc gia phát triển, công tác xã hội ở Úc được du nhập và phát triển đầu những năm 30 ở thế kỷ trước,
khởi đầu ở ba thành phố lớn là Sydney, Melbourne và Adelaide. Mô hình công tác xã hội ở Úc, qua quá trình phát
triển cho tới ngày nay là sự tổng hòa, chắt lọc các mô hình của Anh và Mỹ, trong đó nhấn mạnh các mô hình lấy
dịch vụ xã hội làm nền tảng và giá trị hòa nhập xã hội làm cốt lõi. Lịch sử công tác xã hội Úc chứng kiến được sự
chuyển đổi và nổi trội của các mô hình công tác xã hội với người khuyết tật, nhất là những năm cuối thế kỷ 20 đầu
thế kỷ 21 khi mô hình hòa nhập xã hội nói chung được xem là định hướng về mặt phúc lợi xã hội, xây dựng xã hội
hòa đồng và tăng cường sức mạnh nội tại. Định hướng về mặt hòa nhập xã hội được lồng ghép vào trong tất cả
các chương trình lập pháp, các chính sách xã hội và dịch vụ xã hội ở cấp liên bang và các tiểu bang (Watts, Elliott
& Mayadas 1995, tr.364; Napier & George 2001).

Với những chính sách phúc lợi xã hội cởi mở, việc xác định người khuyết tật nằm trong mô hình được trợ giúp và
được tác động bởi dịch vụ xã hội ngày càng được mở rộng. Điều này đã được thể hiện qua tỷ lệ người khuyết tật
được công nhận bởi hệ thống phúc lợi, hiện nước Úc có khoảng 20% dân số là người khuyết tật, là quốc gia có tỷ
lệ người khuyết tật lớn nhất trên thế giới (Greg & Phillips 2001; Phillips 2008; The United Nations Economic and
Social Commission for Asia and the Pacific 2010). Nước Úc cũng là quốc gia đi đầu trong việc cam kết và phê
chuẩn các công ước quốc tế với các nội dung liên quan đến vấn đề người khuyết tật, chính điều này đã có những
tác động mạnh mẽ đến việc đưa mô hình công tác xã hội với người khuyết tật gần hơn với nhu cầu của đời sống
xã hội.

Trong bài viết này, qua việc tìm hiểu mô hình và tiến trình về công tác với trẻ khuyết tật ở Úc, xem xét một vài
trường hợp can thiệp trực tiếp (công tác xã hội cá nhân), từ đó có đề cập một số vấn đề đặt ra đối với công tác xã
hội với người khuyết tật ở Việt Nam ở trên các góc độ: xây dựng mô hình lý luận, quy điều thực hành, hệ thống
dịch vụ, cũng như công tác đào tạo và tạo nguồn nhân lực công tác xã hội trong lĩnh vực khuyết tật.
1. Người khuyết tật ở Úc và các mô hình trợ giúp
1.1. Người khuyết tật ở Úc
Nước Úc là một quốc gia phát triển với 6 tiểu bang  (New South Wales, Queensland, South Australia, Victoria,
Tasmania và Western Australia), và hai khu vực có sự quản lý trực tiếp từ nhà nước (Australian Capital Territory và
Northern Territory). Hiến pháp năm 1901 của Úc đã xác định quyền lực được phân quyền rõ ràng giữa nhà nước
trung ương và các tiểu bang (Barbara & Frances 2010). Là quốc gia có diện tích khoảng 7.6 triệu km2 và nguồn
dân số khoảng 23 triệu dân  (Barbara & Frances 2010, pp:258-261). Trong những số liệu gần nhất, hiện có khoảng
20% dân số là người khuyết tật (Greg & Phillips 2001; Phillips 2008; The United Nations Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific 2010)-là một quốc gia có tỷ lệ người khuyết tật lớn nhất trên thế giới.  Thuật
ngữ khuyết tật-người khuyết tật ở Úc dựa trên các quan điểm chung của quốc tế và có áp dụng mở rộng trong điều
kiện của Úc với một số cách tiếp cận sau:

(1) “người khuyết tật”  được đề cập đến những ai có quá trình thương tật, khó khăn về vận động hoặc là rào cản
cho sự tham gia vào các hoạt động chung của xã hội kéo dài quá 6 tháng.
(2) “hạn chế về hoạt động do tình trạng nặng/nghiêm trọng” được đề cập nhằm xác định xem ai cần có sự trợ giúp
trong cuộc sống hàng ngày: đi lại, tự chăm sóc, và giao tiếp.

(Australian Bureau of Statistics 2003; Australian Institute of Health and Welfare 2009)

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng người khuyết tật ở Úc  trên một số phương diện sau:

- Tỷ lệ khuyết tật khác nhau ở các nhóm tuổi: Tỷ lệ khuyết tật tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, ở độ tuổi 20-30, chỉ có
khoảng 10% trong khi ở độ tuổi 50-60, tỷ lệ này lên tới 33% (Australian Bureau of Statistics 2003)

- Mặc dù có sự gia tăng về tỷ lệ khuyết tật trong những năm qua, các nghiên cứu ước tính tỷ lệ người khuyết tật
nặng sẽ đạt ở mức trên 2 triệu người vào năm 2030 (Australian Bureau of Statistics 2009; Australian Institute of
Health and Welfare 2009, p.145) điều này đòi hỏi các hoạt động trợ giúp và các mô hình trợ giúp cụ thể với đối
tượng này.

Quan điểm trợ giúp và thúc đẩy vai trò người khuyết ở Úc là nhằm hướng đến đẩy mạnh việc tham gia xã hội, hòa
nhập xã hội và quyền bình đẳng của mọi công dân. Các quy định và định hướng này được thể chế hóa trong các
bộ luật của liên bang và các bang với quá trình biện hộ mạnh mẽ của người khuyết tật (Michailakis 1997; Phillips
2008). Qua việc xem xét hệ thống chính sách và dịch vụ cho người khuyết tật, có thể thấy rằng các cách tiếp cận
nhằm thay đổi và nâng cao cuộc sống người khuyết tật ở Úc dựa trên cách tiếp cận về dịch vụ, cách tiếp cận lấy
người khuyết tật làm trung tâm, và cách thức triển khai các dịch vụ đó không chỉ dựa trên thuần túy sự vận hành
của nhà nước mà còn từ các tổ chức được nhà nước cho phép. Các cách tiếp cận này đã thể hiện được định
hướng phát triển cộng đồng là hướng đi bền vững cho chính người khuyết tật và xã hội.
1.2. Trẻ khuyết tật ở Úc
Nửa đầu thế kỷ trước, trẻ khuyết tật hầu như vắng bóng trong các chương trình xã hội và dịch vụ xã hội. Các điều
kiện kinh tế xã hội thời kỳ này có những tác động không nhỏ đối với việc tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật có được hình
ảnh rõ trong xã hội. Tuy nhiên, những nỗ lực về giáo dục cho trẻ khuyết tật đã được đầu tư và làm nền tảng cho sự
hòa nhập và các chương trình hòa nhập cho người khuyết tật cũng như cho trẻ khuyết tật ở Úc. Với mục tiêu giáo
dục cho mọi người, thời gian này mô hình giáo dục cho trẻ khuyết tật được vận hành chủ yếu ở các trung tâm giáo
dục đặc biệt hoặc các tổ chức từ thiện tư nhân có sự trợ giúp của chính phủ.

Những năm 1960-1970, các chương trình xã hội hướng đến thay đổi nhận thức về người khuyết tật đã được khởi
xướng ở nhiều nơi bằng các mô hình cụ thể như phong trào nhân quyền, các nghiên cứu về bình thường hóa điều
này cũng thúc đẩy khả năng độc lập và tham gia của người khuyết tật và trẻ khuyết tật. Đặc biệt khi Úc ký cam kết
tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của người tâm thần  (1971) và Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền
của người khuyết tật (1975). Qua đó, trẻ khuyết tật được hưởng các chương trình, dịch vụ về giáo dục hòa nhập,
cũng thời kỳ này mô hình chuyên biệt hóa trong giáo dục được chuyển sang hướng hòa nhập hóa ở các cơ sở giáo
dục từ cấp tiểu học, tuy nhiên các mô hình chuyên biệt trong hòa nhập vẫn tồn tại và được chính quyền các bang
đầu tư (Australian Institute of Health and Welfare. 2004, tr.65-66).

Năm 1981, Năm quốc tế về người khuyết tật cùng với việc hưởng ứng thập kỷ đầu tiên về người khuyết tật, nước
Úc đã xây dựng một chiến lược hành động với tên gọi “Phá bỏ những rào cản”, đây là nền tảng cho vấn đề hòa
nhập trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng các mô hình và các chương trình dịch vụ cho người khuyết tật nói
chung, đặc biệt là các dịch vụ về học tập cho trẻ khuyết tật.

Với việc được ghi nhận các quyền và hưởng dịch vụ xã hội ở hầu hết các văn bản của Liên bang và tiểu bang , trẻ
khuyết tật ở Úc luôn được bảo vệ và được nâng cao các cơ hội để tăng cường khả năng tiếp cận xã hội, tiếp cận
các chương trình dịch vụ, các hoạt động bảo trợ, chăm sóc tại cơ sở và tại cộng đồng cũng như được hưởng đầy
đủ mô hình giáo dục hòa nhập ở các cấp học. Chính điều này làm tăng quá trình “giải thiết chế hóa” các cơ sở
chuyên biệt cho người khuyết tật. Điều này cũng có nghĩa ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được sống trong cộng
đồng hơn là phải sống trong các cơ sở bảo trợ. Nếu năm 1981, có khoảng 15.9% những người khuyết tật nặng
dưới 30 tuổi  phải sống trong các cơ sở bảo trợ, thì cho tới đầu những năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn 3.1% (Australian
Bureau of Statistics 2009).

Hiện tại có khoảng 317,900 trẻ em khuyết tật ở Úc, cũng có nghĩa là cứ 12 trẻ em có một trẻ khuyết tật, tỷ lệ này
chiếm 8.9% trong độ tuổi. Trong đó hơn 1/3 là trẻ em khuyết tật nặng (Australian Bureau of Statistics 2003). Dựa
theo cách đo lường của WHO, thời gian qua trẻ khuyết tật ở Úc được chia ở các dạng giao tiếp, vận đông, tự chăm
sóc và ở bốn cấp độ: Rất nặng, Nặng, Bình thường và Nhẹ (2003). Từ năm 2006, việc phân loại khuyết tật được
thực hiện ở các dạng nhận thức/học tập, tâm thần, nghe/nhìn/nói, vận động.  Trong đó, đa phần trẻ khuyết tật ở
trạng thái nhận thức/học tập và vận động. Tỷ lệ trẻ khuyết tật trong độ tuổi 5-14 được đến trường với tỷ lệ rất cao
(97%), trong đó 89% ở các trường hòa nhập (Australian Government 2011).
1.3. Các mốc thời gian về dịch vụ và sự trợ giúp người khuyết tật ở Úc
- 1908: Lần đầu tiên đề cập các hoạt động giúp đỡ người tàn tật

- 1940s: Dịch vụ về phục hồi chức năng được hình thành nhằm giúp đỡ các thương binh và nạn nhân chiến tranh,
tiếp sau là hàng loạt các mô hình dịch vụ về nhà ở được các tổ chức từ thiện và tình nguyện thực hiện.

- 1960s, 1970s: Nhà nước gia tăng nguồn quỹ trợ giúp người khuyết tật ở các lĩnh vực nhà ở, việc làm và các dịch
vụ trợ giúp.

- 1981: Các hoạt động tăng cường nhận thức về khuyết tật hưởng ứng năm quốc tế về người khuyết tật. Tiếp theo
là các sáng kiến và xu hướng làm giảm các mô hình chuyên biệt cho người khuyết tật và xây dựng Đạo luật về dịch
vụ khuyết tậtvào năm 1986.

- Gói các chương trình cải cách vấn đề khuyết tật năm 1991 được chính phủ đưa ra nhằm điều chỉnh lại việc trợ
giúp thu nhập của người khuyết tật, đây là hoạt động nhằm hướng đến quá trình hội nhập của người khuyết tật vào
lực lượng lao động chung của xã hội.

- 1991: Văn bản cam kết giữa Liên bang và Tiểu bang về người khuyết tật đầu tiên được ký kết, sự kiện này hướng
đến xác định rõ vai trò và trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức chức năng.

- 1992: Đạo luật chống phân biệt đối xử khuyết tật được ra đời nhằm xóa bỏ thái độ kỳ thị đối với người khuyết tật
cũng như tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và đảm bảo các quyền cơ bản cho người khuyết tật.

- Chiến lược sức khỏe tâm thần quốc gia năm 1992 hướng đến triển khai các trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cho
người khuyết tật ở lĩnh vực tâm thần (Australian Government 1992).

- Chiến lược quốc gia về khuyết tật năm 1994 với kế hoach 10 năm nhằm đảm bảo người khuyết tật có quyền và
cơ hội tiếp cận bình đẳng các chương trình và dịch vụ của nhà nước.

- 1997: Cam kết lần thứ hai giữa liên bang và các tiểu bang nhằm tiếp tục triển khai các mô hình giúp đỡ về mặt
dịch vụ cho người khuyết tật và phát triển các chương trình hành động cụ thể của từng tiểu bang. (Greg & Phillips
2001; Phillips 2008). Cam kết lần thứ 3 được thực hiện năm 2002.

- 2008: Úc ký kết công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và các nghị định thư đi kèm.

- 2009 cam kết lần thứ tư giữa liên bang và tiểu bang được ký kết và được hình thành với tên gọi khác Cam kết
quốc gia về khuyết tật với 5 nội dung chính về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chung của xã hội, tăng cường
sự gắn kết giữa các bộ máy của chính quyền, tăng cường sức mạnh của cá nhân, gia đình và nhân viên xã hội,
cảm thiện các chương trình dài hạn nhằm đáp ứng và quản lý các nhu cầu ở các dịch vụ khuyết tật cụ thể và cản
thiện khả năng lượng giá, đánh giá và quản lý mô hình dịch vụ cho người khuyết tật (Australian Government
2009a)
2. Công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc
Theo những đánh giá của Bộ chăm sóc gia đình, khoảng 94% trẻ khuyết tật nặng ở Úc nhận được các dịch vụ trợ
giúp chính thức. Trong số đó, có tới 69% nhận được các mô hình trợ giúp chính thức và không chính thức. Ở đây,
mô hình trợ giúp chín thức là các hoạt động trợ giúp từ chính phủ, còn mô hình trợ giúp không chính thức là hoạt
động chăm sóc, giúp đỡ của các gia đình.

Với tỷ lệ trẻ khuyết tật cao trong xã hội, các hoạt động trợ giúp cũng như lực lượng thực hiện sự trợ giúp luôn là
những vấn đề được quan tâm trong hoạt động với người khuyết tật. Hiện có khoảng 54.600 người đảm nhận nhiệm
vụ chăm sóc ban đầu cho trẻ khuyết tật nặng, trong số đó đa phần là các bậc cha mẹ (91%), trong đó 48% có nhu
cầu được trợ giúp về tài chính và các hoạt động trợ giúp chuyên môn của các tổ chức nghiệp vụ (công tác xã hội,
tham vấn, tư vấn…)
Các mô hình trợ giúp cho trẻ khuyết tật ở Úc được thể hiện ở 5 mô hình: Tự chăm sóc, Vận động, Giao tiếp, Sức
khỏe và giao thông đi lại. Trong các hoạt động không chính thức, mô hình tự chăm sóc và giao thông đi lại được
thực hiện là phổ biến, trong khi các hoạt động chính thức từ chính phủ chủ yếu ở các hoạt động vận động và giao
tiếp.

Ngoài các mô hình công tác xã hội này, từ Cam kết quyền và trách nhiệm giữa liên bang và các bang, 5 mô hình
trợ giúp khác được thực hiện:

(i) Trợ giúp về chỗ ở: Mô hình này cung cấp các dịch vụ về nhà ở cho người khuyết tật cũng như các hoạt động
nhằm giúp người khuyết tật duy trì cuộc sống ở nơi ở mới này hoặc hướng đến nơi ở phù hợp. Các hoạt động ở
mô hình này bao gồm việc tạo chỗ ở ở các khu nhà tập trung, hoạt động chăm sóc tại nơi ở, hoặc tìm kiếm nơi ở,
gia đình phù hợp nhất là cho đối tượng trẻ khuyết tật và người khuyết tật không nơi nương tựa;

(ii) Trợ giúp cộng đồng: Bao gồm các dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật như trị liệu, can thiệp thời kỳ trẻ thơ,
can thiệp hành vi, tham vấn (cá nhân, gia đình và nhóm). Các hoạt động này được vận hành bởi các bộ phận và
nhân viên công tác xã hội khu vực, các nhà quản lý ca, các chương trình hợp tác và phát triển của từng cộng đồng.

(iii) Trợ giúp việc tiếp cận cộng đồng: Các dịch vụ ở mô hình này được hình thằm nhằm tạo cơ hội cho người
khuyết tật sử dụng và đạt được những khả năng riêng của bản thân nhằm tăng sự độc lập trong cuộc sống. Với
những trẻ khuyết tật không có cơ hội đến trường, những người không được làm việc đều có thể sử dụng dịch vụ
này của cộng đồng. Các hoạt động rất đa dạng từ việc học tập (định hướng học tập suốt đời), đến việc giải trí, vui
chơi ở cộng đồng, các sự kiện văn hóa; từ việc được hưởng dịch vụ tại gia đình hoặc tại các cơ sở chung của cộng
đồng.

(iv) Các dịch vụ nghỉ ngơi: Đây là mô hình về các hoạt động trong thời gian ngắn hoặc giải tỏa những căng thẳng
cho gia đình của người khuyết tật. Mô hình này giúp đỡ công việc chăm sóc trẻ khuyết tật của các thành viên trong
gia đình. Các hoạt động có thể được thực hiện tại gia đình hoặc các trung tâm của cộng đồng.

(v) Các dịch vụ về việc làm: Các hoạt động được hình thành nhằm trợ giúp người khuyết tật khi tham gia vào lực
lượng lao động của xã hội, bao gồm các dịch vụ về giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, cũng như các dịch vụ trợ giúp
người tuyển dụng lao động trong việc sử dụng nguồn nhân lực là khuyết tật và trợ giúp đồng nghiệp của người
khuyết tật để tạo dựng một môi trường làm việc hòa đồng, không rào cản cho cả người khuyết tật và người không
khuyết tật.

(Australian Institute of Health and Welfare., 2004)

Trong 5 mô hình công tác xã hội này, mô hình trợ giúp cộng đồng được xem là mô hình đem lại nhiều hoạt động và
hiệu quả nhất với hàng loạt các giải pháp và hoạt động cụ thể. Các hoạt động công tác xã hội được triển khai từ
mô hình này bình quân thu hút được khoảng gần 40.000 lượt người tham gia hàng năm, thu hút khoảng 42% trẻ
khuyết tật tham gia (Australian Institute of Health and Welfare. 2004; Australian Government 2011)

Với các mô hình trợ giúp (cá nhân, nhóm và cộng đồng) đa dạng, sự tham gia xã hội của trẻ khuyết tật ở Úc ngày
càng được mở rộng và xã hội Úc được xem là xã hội mang tính hòa nhập cao. 89% số trẻ khuyết tật trong độ tuổi
5-14 tham gia vào trường học hòa nhập, chỉ 9% tham gia học tập ở môi trường chuyên biệt và 3% không theo học
(Australian Government 2011).

Thông qua các mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc, một trong những điểm nổi bật mà các hoạt động đó
định hướng đến chính là cách tiếp cận hòa nhập xã hội. Hòa nhập xã hội được xem như một giá trị và một định
hướng mới của thực hành công tác xã hội, điều này đã được thể hiện trong hàng loạt các nghiên cứu gần đây về
đổi mới thực hành công tác xã hội trong thế kỷ 21 (một bộ sách gồm 36 ấn phẩm về đổi mới thực hành công tác xã
hội do Nhà xuất bản Learning Matters thực hiện từ năm 2001 đến nay). Đồng thời, ở Úc hòa nhập xã hội đã trở
thành một định hướng cho các chương trình và dịch vụ xã hội nói chung cho các đối tượng yếu thế, và là mô hình
vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội ở các tiểu bang và ở liên bang.
2. 1. Hòa nhập xã hội như một định hướng cho công tác xã hội
Ở Úc, quan điểm về xã hội hòa nhập đã được chính quyền bang Nam Úc khởi xướng từ năm 2002 qua việc hình
thành bộ phận “các sáng kiến về hòa nhập xã hội” (Government of South Australia 2009). Hoạt động này cũng có
chút tương đồng với các sáng kiến của Anh Quốc thời gian đó, chỉ có sự khác biệt về cách tiếp cận và tên gọi của
các chương trình hành động. Trong thực tế, việc hướng đến mô hình hòa nhập xã hội đã đem lại cách nhìn tích
cực hơn về vấn đề này, Silver và Daly cho rằng  hình thức này đã thay đổi từ việc mô tả vấn đề sang việc xác định
mục tiêu cần đạt được, đồng thời hòa nhập xã hội hướng đến tạo dựng các cơ hội trong khi đó loại trừ hàm ý các
cơ chế của một xã hội trong việc phòng ngừa các vấn đề của nó (Daly & Silver 2008). Cách tiếp cận hòa nhập đã
được nhiều học giả cổ súy và đề xuất áp dụng thay cho tên gọi về loại trừ xã hội. Từ sáng kiến đó của Nam Úc,
Chính phủ Úc đã thành lập một bộ phận hòa nhập xã hội (phó Thủ tướng phụ trách chính) vào năm 2007
(Ministerial Advisory Committee: Student with Disabilities 2005).

Các lĩnh vực mà hoạt động hòa nhập xã hội hướng đến can thiệp bao gồm các vấn đề vô gia cư, sức khỏe tâm
thần, giáo dục, khuyết tật, việc làm, người thổ dân, vấn đề nhập cư. Các lĩnh vực này được thực hiện dựa trên 11
nguyên tắc: Làm giảm sự bất lợi (đảm bảo mọi công dân có được lợi ích từ việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế, giáo
dục và các dịch vụ phúc lợi khác); tăng cường sự tham gia xã hội, kinh tế và dân sự (trợ giúp mọi người có được
các kỹ năng và nhu cầu để có thể làm việc, liên kết với cộng đồng); tăng cường tiếng nói và trách nhiệm (chính phủ
và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho các thành viên được thể hiện tiếng nói về các dịch vụ mà người dân cần
cũng như biểu hiện các trách nhiệm của mình trong cuộc sống); tạo dựng sức mạnh cá nhân và cộng đồng (giúp
các cá nhân nâng cao năng lực, kể cả người thiểu số và những người thuộc các nền văn hóa khác nhau); tạo dựng
mối quan hệ hợp tác với các đối tượng hưởng lợi; phát triển các dịch vụ đa dạng; can thiệp/phòng ngừa sớm; tạo
dựng các dịch vụ gắn kết và các giải pháp đồng bộ của nhà nước (huy động sự tham gia giải quyết vấn đề của các
tổ chức khác nhau ở các cấp quản lý khác nhau để tạo ra dịch vụ xã hội cho đúng đối tượng); sử dụng các dữ liệu
thống nhất để tạo dựng chính sách; sử dụng cách tiếp cận vị trí (tập trung vào địa bàn có nhiều đối tượng cần tác
động về mặt chính sách); và lập kế hoạch vì sự phát triển bền vững (Australian Government 2008, 2009b).

Đồng thời, Chính phủ Úc cũng đề xuất các chỉ báo về hòa nhập xã hội ở các khía cạnh sau:

Áp lực xã hội: về thu nhập gia đình thấp, về giá thuê nhà ở, áp lực về mua sắm đồ dùng gia đình, về các hộ gia
đình đơn thân
Sức khỏe: sinh nhẹ cân, thương tật thời ấu thơ, tiêm chủng, trợ giúp khuyết tật/ đau yếu, tuổi thọ, số lượng bệnh
nhân tâm thần, bệnh viện, tự sát
Sự an toàn cộng đồng: số vụ ngược đãi trẻ, tội phạm, số lượng bị bỏ tù, số vụ bạo lực gia đình
Kinh tế: số lượng nhân công không có kỹ năng, thất nghiệp, thất nghiệp triền miên, tỷ lệ người sống phụ thuộc, thu
nhập thấp, hạn chế tiếp cận thông tin/internet
Giáo dục: không tham gia bậc mẫu giáo, không hoàn thành chương trình học, rời bỏ trường học sớm, trình độ sau
bậc học phổ thông
Sự tham gia vào cộng đồng: với hàng loạt các khía cạnh về tham gia các hoạt động ở cộng đồng (Silver 2010).
Với các tiếp cận này, hòa nhập xã hội được xem là một tiến trình về mặt quan hệ năng động, nó hướng đến xây
dựng các mối quan hệ xã hội, sự tham gia của mọi công dân trong việc xây dựng, điều hành và giám sát các chính
sách, đó là điều tiên quyết của hòa nhập xã hội. Đồng thời, cách tiếp cận hòa nhập xã hội ở đây đang hướng đến
các vấn đề về dịch vụ xã hội và dịch vụ dựa trên cộng đồng.

Có thể nhận thấy, quan điểm hòa nhập xã hội đã hướng gần với quan điểm trao quyền trong công tác xã hội,
nhưng nó nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò của hệ thống dịch vụ và phúc lợi xã hội. Hòa nhập xã hội là các hoạt
động không chỉ tập trung vào đối tượng được tác động và còn có các hoạt động tác động đến hệ thống xã hội và
môi trường xã hội mà các nhân được tác động sinh sống, làm việc. Cách làm này đã thể hiện tính bền vững và lấy
nguồn lực của cộng đồng làm nền tảng cho các mô hình tác động và vận hành của công tác xã hội, đồng thời cũng
là định hướng làm thay đổi hệ thống dịch vụ xã hội, từ chỗ thuần túy hoạt động trợ giúp tài chính sang hoạt động
đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ và trao quyền, tăng khả năng độc lập của đối tượng tác động. Định hướng hòa
nhập ở Úc còn mang sắc thái văn hóa đậm nét trong một xã hội đa văn hóa, đa cộng đồng người, các hoạt động
can thiệp ngoài vấn đề giúp thân chủ tự và tìm cách thức giải quyết vấn đề còn quan tâm đến khía cạnh hài hòa
văn hóa giữa cộng đồng của thân chủ, của thân chủ và của xã hội rộng lớn hơn.
2.2. Tiến trình công tác xã hội với người khuyết tật ở Úc
Trong hệ thống quy chuẩn nghề của nhân viên xã hội ở Úc, nhân viên xã hội trong lĩnh vực khuyết tật được Hội
công tác xã hội Úc hết sức coi trọng và xây dựng một hệ chuẩn mực riêng cho đối tượng này (AASW 2011). Theo
ước tính của Hội nhân viên xã hội Úc, hiện có khoảng gần 15 ngàn nhân viên xã hội  làm việc trong lĩnh vực khuyết
tật, ở các mô hình công tác xã hội của chính phủ, của các tiểu bang và các tổ chức xã hội, phi chính phủ và từ
thiện khác nhau (Bland, Renouf & Tullgren 2009).

Qua 4 năm làm việc tại tổ chức Định hướng hòa nhập trong việc trợ giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập tại các cơ sở
nhà trẻ, trường học, tôi có tìm hiểu và tóm lược một số nguyên tắc cơ bản làm định hướng cho tiến trình công tác
xã hội với đối tượng trẻ em khuyết tật ở các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, nhân viên xã hội luôn phải thừa nhận quan điểm cho rằng thân chủ là người luôn có khả năng, năng lực
và có tiềm năng để phát triển. Khi một thân chủ được xem là thiếu thông tin, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống,
trách nhiệm của nhân viên xã hội là phải hướng đến giúp thân chủ hướng đến đạt được và tìm ra cách thức đạt
được những điều đó. Nhân viên xã hội thường xuyên phải lượng giá năng lực và khả năng của thân chủ để qua đó
luôn tìm cách để tối đa hóa những tiềm năng của họ.
Thứ hai, nhân viên xã hội trong lĩnh vực khuyết tật thường xuyên phải vượt qua quan điểm cho rằng vấn đề khuyết
tật nằm ở cá nhân người khuyết tật và rằng người khuyết tật luôn phải thay đổi và cần được phù hợp trước khi họ
thực hiện được chức năng theo yêu cầu trong xã hội. Công tác xã hội khuyết tật luôn phản đối quan điểm về bệnh
học, khi lý giải về vấn đề khuyết tật.
Thứ ba, nhân viên xã hội luôn tin rằng mọi mô hình thực hành phải luôn cho thấy khuyết tật là sản phẩn của xã hội
do đó vấn đề quan tâm đầu tiên là sự can thiệp phải được nhìn nhận trong bối cảnh xã hội cụ thể. Người khuyết tật
tạo nên một nhóm xã hội cụ thể với sự đóng góp và trải nghiệm nhất định đối với sự phát triển của xã hội. Tuy
nhiên, họ cũng là một nhóm thiểu số đang đối mặt những rào cản xã hội như những nhóm dễ bị tổn thương khác
trong xã hội. Giải pháp cho các vấn đề của người khuyết tật chính là ở khía cạnh tiếp cận vào các nguồn lực và đời
sống chung của xã hội. Các rào cản về môi trường, thái độ và chính sách về vấn đề tham gia xã hội cần phải được
xóa bỏ.
Thứ tư, nhân viên xã hội cần hiểu được lịch sử khuyết tật và vấn đề văn hóa của khuyết tật. Người khuyết tật khác
nhau có các vấn đề khuyết tật khác nhau nhưng họ đều có điểm chung hơn là có những điểm khác biệt. Bởi vì họ
cùng trải nghiệm được những khó khăn trong xã hội, đó chính là vấn đề mà nhân viên xã hội cần nhận thức và hiểu
về quá trình những rào cản mà nhóm dân cư này đang trải nghiệm. Hơn nữa, nhân viên xã hội cũng cần có cách
hiểu và am tường về vấn đề xây dựng chính sách, biện hộ chính sách trong vấn đề người khuyết tật.
Thứ năm, mặc dù người khuyết tật đang phải đối mặt với những rào cản, nhân viên xã hội cũng luôn phải tin rằng
có nhiều điều đáng quan tâm trong cuộc sống của người khuyết tật. Các mô hình thực hành phải xem xét khuyết
tật là sự khác biệt chứ không phải là vấn đề mất chức năng, rối loạn chức năng, nhân viên xã hội cần nhìn thấy
khía cạnh tích cực trong vấn đề khuyết tật: người khuyết tật cũng luôn cảm thấy hài lòng với bản thân và cuộc sống
của họ.
Thứ sáu, nhân viên xã hội cần tôn trọng các quyết định của thân chủ, nhất là giai đoạn bắt đầu tiếp cận và can
thiệp. Có thể thân chủ chấp nhận hoặc phản đối một phần hay toàn bộ công việc, đó là vấn đề quyền kiểm soát
cuộc sống của họ. Điều quan trọng, nhân viên xã hội giúp người khuyết tật hiểu rõ đâu là điều tốt nhất cho họ trong
việc tự kiểm soát cuộc sống, tạo dựng cuộc sống độc lập… Vấn đề đạo đức thực hành và đạo đức nghiên cứu luôn
được đề cao trong xã hội Úc, nhất là trong vấn đề khuyết tật và vấn đề trẻ em.
Từ những vấn đề về mặt nguyên tắc như vậy, một tiến trình công tác xã hội với trẻ khuyết tật cũng bao gồm các nội
dung sau như một tiến trình công tác xã hội khác: Lượng giá-quá trình thu thập thông tin về thân chủ; Phác họa
việc lượng giá khía cạnh tâm lý xã hội;  Xây dựng các mối quan hệ trợ giúp;  Đánh giá hiệu quả hoạt động can
thiệp; Và đánh giá mức độ thay đổi của thân chủ và kết thúc hoặc xác định các hoạt động tiếp theo (Bland, Renouf
& Tullgren 2009).

Tùy thuộc vào vấn đề của trẻ khuyết tật, mô hình thực hành với đối tượng này sẽ được triển khai theo bốn mô hình
tiêu biểu như sau: Tiếp cận về điểm mạnh của thân chủ và tâm lý học thực chứng, tiếp cận về trao quyền,tiếp cận
về quản lý trường hợp, và mô hình sống độc lập (Rothman 2002; Bland, Renouf & Tullgren 2009; Depoy & Gilson
2009; Mackelprang & Salsgiver 2009).
2.3. Một số trường hợp can thiệp trẻ khuyết tật từ mô hình Định hướng hòa nhập tại Nam Úc
Tổ chức Định hướng hòa nhập là một mô hình hoạt động công tác xã hội tại Nam Úc được hình thành từ sáng kiến
hòa nhập và xây dựng các mô hình trợ giúp chuyên môn của chính quyền bang Nam Úc (đây là sáng kiến đầu tiên
ở Úc về vấn đề hòa nhập xã hội). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận triển khai các hoạt động trợ giúp quá trình hòa
nhập ban đầu cho trẻ em, chủ yếu được triển khai ở hệ thống các nhà trẻ. Trẻ khuyết tật là một trong 4 đối tượng
chủ yếu mà tổ chức này triển khai các dịch vụ trợ giúp. Mô hình trợ giúp được thực hiện qua các hoạt động tại nhà
trẻ, sau thời gian ở nhà trẻ, trợ giúp tại gia đình và trợ giúp tại trung tâm chuyên biệt.

Chỉ trong năm 2009-2010, tổ chức này đã triển khai hoạt động trợ giúp cho hơn 4500 trẻ em, xây dựng mô hình
hoạt động trợ giúp thông tin cho cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ, tạo dựng được các hoạt động trợ giúp ở dạng tư vấn
tại 13 trung tâm chăm sóc trẻ em. Mô hình trợ giúp đa văn hóa tổ chức giúp đỡ được  2018 giờ, đáp ứng được 380
yêu cầu về trợ giúp các thiết bị đặc biệt. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động của tổ chức này chủ yếu từ nguồn
ngân sách của hệ thống phúc lợi xã hội và nguồn trợ giúp của các tổ chức và cá nhân hoạt động từ thiện (Inclusive
Directions 2011).

Mô hình công tác xã hội được thực hiện qua hệ thống nhân viên xã hội dưới sự quản lý của điều phối viên công tác
xã hội (người kiểm huấn, giám sát các hoạt động trợ giúp). Khi Tổ chức định hướng hòa nhập nhận được yêu cầu
cần trợ giúp của nhà trẻ, gia đình trẻ có nhu cầu trợ giúp, người điều phối có nhiệm vụ xuống cơ sở/gia đình để
đánh giá nhanh, cùng nhân viên xã hội xây dựng định hướng can thiệp. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ đánh giá sâu
về các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật (khó khăn trong cuộc sống, khó khăn trong hòa nhập tại nhà trẻ, khó
khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa…) cũng như những vấn đề của nhà trẻ, của gia đình trẻ khuyết tật.
Sau khi xác định được những vấn đề mấu chốt của trẻ khuyết tật, tiến trình can thiệp được thực hiện ở nhà trẻ, ở
gia đình trẻ hoặc ở các hoạt động có sự tham gia của trẻ khuyết tật. Các hoạt động can thiệp và trợ giúp cha mẹ trẻ
khuyết tật, nhân viên ở các nhà trẻ cũng được tổ chức này quan tâm và triển khai thực hiện hàng tháng qua việc
triển khai các mô hình về đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục hồi chức năng,
kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật, kỹ năng giúp trẻ khuyết tật học qua hình ảnh… Các chương trình
mang tính đào tạo này được thực hiện bởi chính các nhân viên xã hội.

Qua hai ví dụ can thiệp với trẻ khuyết tật ở tổ chức Định hướng Hòa nhập, việc tiến hành tổ chức các hoạt động
can thiệp cần có thời gian dài và cần lặp đi lặp lại. Các hoạt động can thiệp cũng được dựa trên những khác biệt
của thân chủ, gia đình thân chủ cũng như những yếu tố văn hóa của gia đình và thân chủ. Các hoạt động can thiệp
đã dựa trên cách tiếp cận về môi trường sinh thái, hệ thống, trao quyền, định hướng có được cuộc sống độc lập.
Trong nhận thức chung của xã hội, mô hình hiểu về khuyết tật đã chuyển sang mô hình xã hội, không còn thuần túy
hiểu khuyết tật ở trên những vấn đề cá nhân. Do đó, quá trình can thiệp không phải quá chú trọng vào vấn đề thay
đổi nhận thức của thân chủ, người thân của thân chủ hay của xã hội mà chú ý nhiều hơn đến việc tổ chức các can
thiệp trực tiếp, cũng như làm đầu mối điều tiết các dịch vụ hiện có của xã hội liên quan đến vấn đề mà thân chủ
đang bắt gặp. Trong thực tế của xã hội Úc, định hướng hòa nhập đã được biểu hiện trong toàn bộ các chính sách
và các dịch vụ xã hội, đồng thời vấn đề dịch vụ xã hội đa dạng đã trở thành các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển
và triển khai các hoạt động thực hành cho người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Bên cạnh những
vấn đề thuận lợi từ hệ thống chính sách và dịch vụ xã hội,
3. Kết luận và một số đề xuất với công tác xã hội với người khuyết tật ở Việt Nam
Công tác xã hội với người khuyết tật nói chung và với trẻ khuyết tật nói riêng ở Úc được phát triển theo đúng định
hướng nghề chuyên môn ở quốc gia này, và dựa trên các định hướng chung về công tác xã hội trên thế giới. Các
điều kiện về mặt chính sách xã hội, dịch vụ xã hội, lịch sử phát triển nghề công tác xã hội và cách nhìn nhận vấn đề
khuyết tật là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp này. Ngoài ra, định hướng xây dựng một xã hội
hòa nhập là điều kiện hết sức quan trọng có tác động trở lại với phát triển nghề công tác xã hội nói chung và phát
triển công tác xã hội nói riêng.

Ở Việt Nam, theo báo cáo của Ban Điều phối các hoạt động trợ giúp người khuyết tật và kết quả điều tra mức sống
hộ gia đình (2006) và tổng điều tra dân số và nhà ở (2009), hiện có khoảng 6.3% dân số Việt Nam là người khuyết
tật. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội từ thời kỳ đổi mới, sự quan tâm của xã hội trên góc độ hệ thống
chính sách xã hội và các hoạt động bảo trợ và hoạt động xã hội ngày được quan tâm và đầu từ nhằm hướng đến
nâng cao khả năng hòa nhập xã hội cho người khuyết tật (General Statistics Office 2008; Le Bach Duong, Khuat
Thu Hong & Nguyen Duc Vinh 2008). Mặc dù có những sự thay đổi rõ nét về mặt hệ thống chính sách xã hội, hệ
thống dịch vụ xã hội hướng đến trợ giúp người khuyết tật, đời sống của người khuyết tật vẫn gặp nhiều hạn chế và
rào cản, từ góc độ nhận thức xã hội, đến rào cản về cơ sở hạ tầng xã hội, đến các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp,
cũng như cơ hội phát triển và vấn đề việc làm.
Các nghiên cứu gần đây có chỉ rõ, nguyên nhân dẫn tới thực trạng của người khuyết tật chưa có nhiều chuyển biến
được thể hiện ở một số khía cạnh sau: (i) nhận thức của xã hội về quan điểm khuyết tật, người khuyết tật còn
nhiều hạn chế, hiện cách hiểu về khuyết tật đã được tập trung nhiều ở mô hình xã hội thì cách nhìn ở Việt Nam vẫn
còn đề cập nhiều đến mô hình cá nhân/y tế; (ii) hệ thống chính sách xã hội tương đối đầy đủ nhưng tính khả thi
chưa cao do nguồn lực hiện thực hóa (nguồn tài chính và nguồn nhân lực chuyên môn-đặc biệt là nguồn nhân lực
viên xã hội) còn nhiều hạn chế, và thiếu cơ chế vận hành; (iii) từ những khó khăn chung về cơ sở hạ tầng, khả
năng tiếp cận và điều kiện xã hội, người khuyết tật vẫn chưa được hưởng các mô hình trợ giúp xã hội và dịch vụ xã
hội mang tính chuyên môn điều này lại có tác động không tích cực trở lại quá trình hòa nhập xã hội của người
khuyết tật (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 2009; Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam
2010; National Coordinating Council on Disability 2010; Lap 2011).

Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn mới ở Việt Nam và là mô hình hoạt động chuyên môn hiệu quả
hướng đến trao quyền và nâng cao chất lượng sống của các đối tượng yếu thế, cùng với sự ban hành Luật người
khuyết tật (2010), định hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát triển nghề công tác xã hội, công tác xã
hội Việt Nam nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng đang đối mặt với những cơ hội và những
thách thức rất lớn (Viện KHLĐXH 2010; Vietnam National Assembly 2010). Việc xây dựng các mô hình thực hành
công tác xã hội phù hợp trong bối cảnh hệ thống phúc lợi, chính sách xã hội và dịch vụ xã hội là điều luôn được đặt
ra không chỉ ở các quốc gia mới phát triển nghề công tác xã hội mà còn ở các quốc gia có hệ thống nghề công tác
xã hội phát triển mạnh và lâu đời. Một trong những khuyến nghị về xây dựng mô hình công tác xã hội cho người
khuyết tật có tính bền vững và khả thi cao đó là cần dựa trên cách hiểu chung về vấn đề khuyết tật và hệ thống
chính sách và dịch vụ xã hội hiện hành, cũng như cần dựa trên cách tiếp cận về hòa nhập xã hội (Úc, Canada, Anh
và các quốc gia phát triển Bắc Âu). Để phát triển công tác xã hội với đối tượng khuyết tật ở Việt Nam, một số vấn
đề được đặt ra từ kinh nghiệm phát triển công tác xã hội khuyết tật ở Úc như sau:

Thứ nhất, ở góc độ vĩ mô, việc có được hệ thống các chính sách cho người khuyết tật mang tính khả thi cao là điều
hết sức quan trọng. Để tính khả thi hiện hữu trong các chính sách, chính sách xã hội phải gắn liền với khả năng
xây dựng và triển khai các dịch vụ xã hội. Việc chuyển các mô hình chính sách từ trợ cấp về mặt tài chính sang các
mô hình đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập của người
khuyết tật là hết sức cần thiết. Đồng thời, tiếng nói của người khuyết tật cần được thể hiện rõ trong tiến trình xây
dựng luật và hệ thống chính sách cho chính người khuyết tật. Các hoạt động nghiên cứu và thực hành về công tác
xã hội cũng cần thêm chức năng và nhiệm vụ đóng góp vào việc đưa tiếng nói của người khuyết tật trong các chính
sách xã hội và chương trình xã hội.
Thứ hai, tiếp cận hòa nhập cần được lồng ghép vào quá trình xây dựng các chính sách dành cho người khuyết tật.
Cách tiếp cận này là định hướng tác động toàn diện về mặt xã hội cho người khuyết tật và người không khuyết tật.
Hiện nay, các chính sách ở Việt Nam liên quan đến vấn đề người khuyết tật cũng như những đối tượng yếu thế
đang tập trung quá nhiều vào đối tượng cần tác đông mà ít quan tâm đến tác động vào các đối tượng liên quan,
vào điều kiện sống của xã hội. Hoặc có đề cập nhưng việc triển khai thực hiện các chính sách không đồng bộ.
Thứ ba, việc quan tâm tạo nguồn nhân viên xã hội cần chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh kỹ năng và khía cạnh
đạo đức nghề nghiệp. Hiện các chương trình đào tạo ở các trường đại học đã có những môn học liên quan đến
lĩnh vực khuyết tật, tuy nhiên chưa hình thành có hệ thống về mặt nội dung đào tạo và thực hành, nhất là thiếu các
môn học và nội dung đề cập đến khía cạnh kỹ năng trong thực hành công tác xã hội ở các lĩnh vực cụ thể. Đi cùng
với việc đầu tư khía cạnh kỹ năng trong vấn đề đào tạo công tác xã hội, vấn đề xây dựng hệ thống các chuẩn mực
thực hành và quy điều đạo đức trong thực hành công tác xã hội là điều rất cần thiết. Đó là những yếu tố cơ bản
trong việc triển khai các mô hình tác động ở các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là đối tượng người khuyết tật
và trẻ khuyết tật.
Thứ tư, xây dựng các mô hình, trung tâm công tác xã hội nói chung từ cấp cơ sở là một định hướng cho việc hình
thành hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam. Cơ cấu của các mô hình này vừa có thể ở trong hệ
thống quản lý của nhà nước, vừa có thể nằm trong hệ thống các tổ chức phi chính phủ nhưng tất cả đều hưởng
những tác động trực tiếp và nằm trong sự vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội nói chung. Với đối tượng khuyết
tật, nhà nước và hệ thống an sinh xã hội cần phải đầu tư nguồn kinh phí tối đa cho sự vận hành các mô hình thực
hành cũng như điều tiết các nguồn lực từ tài trợ, hoạt động từ thiện và đóng góp của xã hội. Ở Úc, mô hình công
tác xã hội được hình thành ở các cộng đồng dưới sự hỗ trợ kinh phí từ hệ thống Central Link (giống như ngành lao
động xã hội ở Việt Nam).
Thứ năm, việc hình thành chính thức hội nhân viên xã hội, hội đào tạo công tác xã hội là hết sức cần thiết. Đây là
bộ máy định hướng các quy chuẩn nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp cho người làm công tác xã hội. Có
bộ máy này vấn đề hoạt động công tác xã hội mới định hướng được tính chuyên nghiệp cũng như có xây dựng
được các cơ chế giúp công tác xã hội phát triển tốt hơn ở các khía cạnh đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng trong
thực tiễn.

You might also like