You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ


MÔN:

TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI: 09

Nhóm: 01
Lớp: N03-TL1
LỚP : N06-TL4
NHÓM : 03
I. Mở đầu:
Trong đời sống xã hội tồn tại rất nhiều các loại quan hệ xã hội khác nhau. Và
để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, nhiều loại chuẩn mực khác nhau đã ra đời như
chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị…Và nếu như mọi
các nhân, cơ quan, tổ chức đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc, yêu cầu của các
chuẩn mực xã hội thì sẽ góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào các chuẩn mực xã hội cũng luôn
được tuân thủ ở mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi sai lệch dù là vô tình hay cố
ý làm phá vỡ hiệu lực, tính ổn định.
Vậy hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (hành vi lệch chuẩn) được hiểu như thế nào
là đúng và phương pháp trị liệu của nó ra sao? Nhóm 1 chọn đề số 9: “Hành vi lệch
chuẩn và phương pháp điều trị” để làm rõ vấn đề này.

II. Phân tích hành vi lệch chuẩn:


1. Khái niệm:
Hành vi lệch chuẩn là một hiện tượng xã hội xảy ra trong nhiều lĩnh vực đời
sống. Đó là những hành vi của con người sai lệch so với những chuẩn mực xã hội
thông thường; không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá, pháp luật, vi phạm
những quy định chung và không được xã hội chấp nhận.

Các trường hợp sai lệch với chuẩn mực được hiện rõ trên những tình huống
trong cuộc sống, những sự kiện đã diễn ra trong những mối quan hệ giữa cá nhân
với cá nhân, các nhân với tập thể hay giữa tập thể với tập thể.

Hành vi lệch chuẩn còn đc chia thành 2 hành vi đó là lệch chuẩn tích cực và
lệch chuẩn tiêu cực:
Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý ) vi phạm
phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp
với thực tế xã hội  hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.

Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (có thể cố ý hoặc vô ý) vi phạm,
phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội hiện hành, có nội
dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà
nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
2. Biểu hiện của hành vi lệch chuẩn:
2.1:Sự sai lệch hành vi cá nhân

Trong tâm lý học chuẩn mực hành vi của con người là một trong những vấn đề
phức tạp. Khi nghiên cứu vấn đề này phải xem xét trên ba phương diện:

Thứ nhất, chuẩn mực xét về mặt thống kê: đại đa số các thành viên trong
cộng đồng có hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì
hành vi đó được xem xét như là chuẩn mực.

Thứ hai, chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt
ra. Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng
đối với từng thành viên..

Thứ ba, chuẩn mực chức năng, loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá
nhân, mỗi cá nhân khi hành động đều đặt ra mục đích cho hành động của mình

Từ đó chúng ta thấy sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do
cá nhân phán xét mà phải xem xét hành vi có được môi trường chấp nhận hay
không.

Có nhiều căn cứ để phân loại các sai lệch hành vi về mặt tâm lý. Căn cứ vào mức
độ nhận thức và chấp nhận các chuẩn mực đạo đức có thể chia làm hai loại sai lệch
hành vi:
Sự sai lệch thụ động:

Những cá nhân có hành vi sai lệch do không nhận thức đầy đủ hoc nhận
thức sai cái chuẩn mực đạo đức nên có những hành vì không bình thường so với
chuẩn mực chung của cộng đồng.

Đặc trưng của loạt sai lệch hành vi thụ động là người có hành vi sai lệch
không biết hành vì của mình là sai lệch.

Nguyên nhân là do họ chưa nắm vững chuẩn mực hoặc hiểu sai chuẩn mực
một cách tự nhiên. Sự hiểu sai có thể do họ có quan điểm riêng trong khi tiếp thu
cái chuẩn mực hoặc bước đầu biểu hiện một số rối loạn có tính chất bệnh lý

Sai lệch chủ động:

Những cá nhân có sự sai lệch hành vi do họ cố ý làm khác so với người khác.
Họ có thể nhận thức được yêu cầu của chuẩn mực đạo đức xã hội, cộng đồng
nhưng họ cứ hành động theo ý muốn của họ mặc dù biết là không phù hợp.

2.2. Sự sai lệch hành vi xã hội

Chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu trong quản lý xã hội, là một trong
những phương tiện định hướng hành vi, kiểm tra hành vi xã hội của một cá nhân
hay một nhóm người. Có thể phân chia chuẩn mực xã hội thành các loại như sau:

- Luật pháp là một loại chuẩn mực tổng hợp mang tính phổ cập. Đây là một
hệ thống các quy tắc chỉ đạo hành vi cá nhân có tính khách quan được ghi thành
văn bản.

- Đạo đức là loại chuẩn mực được phần lớn mọi người thừa nhận, nhưng
phần lớn không được ghi vào văn bản. Sự tác động thông qua cơ chế tâm lý bên
trong của con người.
- Phong tục và truyền thống Chủ yếu là những quy tắc sinh hoạt công cộng
của con người đã hình thành trong lịch sử.

- Chuẩn thẩm mỹ cũng quan niệm mục trong sáng tạo nghệ thuật trong hành
vi đạo đức, trong sinh hoạt.

- Chuẩn mực chính trị: đều tiết hành vi của các chủ thể đời sống chính trị,
điều tiết các quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, giữa các cộng đồng xã hội.

Những hành vi xã hội phù hợp với chuẩn mực xã hội được gọi là hành vi chuẩn
mực, còn những hành vi không phù hợp chuẩn mực được gọi là các hành vi sai
lệch. Các hành vi sai lệch hết sức đa dạng. Một hành vi có thể không phù hợp với
chuẩn mực theo những tiêu chuẩn khách quan hoặc chủ quan, theo mục đích và
động cơ, theo những kết quả của hành vi.

Khi xét sự sai lệch hành vi xã hội không quy vào một hành vi mà thường xem xét
hệ thống những hành vi cụ thể. Người ta xem xét hành vi của chủ thể có thể sai
lệch chuẩn mực xã hội về:

- Số lượng những hành vi nào đó không phù hợp với các chuẩn đã định.

- Động cơ, thái độ, mức độ, mức độ mạnh mẽ của hành vi;

- Sự không thích hợp với tình huống trong đó diễn ra hành vi.

3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC


XÃ HỘI.
3.1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội.
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu do các cá
nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu
kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu
của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức…do đó họ đã thực hiện những
hành vi sai lệch nhất định.
Ví dụ: Trên đường có biển báo đường một chiều, nhưng do thiếu kiến thức và
hiểu biết về luật giao thông đường bộ, nên người tham gia giao thông vẫn thực hiện
hành vi đi vào đường một chiều. Như vậy, người đó đã thực hiện hành vi sai lệch,
vi phạm pháp luật giao thông.
3.2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một
số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi
logic…
Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội,
do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cố
ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do đó đã vi phạm một
số chuẩn mực nào đó.
Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. A sang nhà B chơi, khi A về thì B kêu
mất 1 triệu đồng trong nhà; B nghi cho A ăn trộm tiền của mình và chạy sang nhà A
tự ý khám xét nhà A để tìm tiền. Ở đây thì B đã thực hiện hành vi sai lệch, vi phạm
pháp luật.
3.3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn
khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.
Tức là trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức,
chuẩn mực phong tục, tập quán…được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòa
các quan hệ xã hội nhất định; thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó. Tuy nhiên
cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội,
có những chuẩn mực dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc đạo đức, pháp
luật đang phổ biến, thịnh hành trong xã hội hiện nay. Vậy nhưng vẫn có những cá
nhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng
các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành
trong xã hội.
Ví dụ: Việc đốt pháo vào dịp lễ tết ngày xưa là việc làm thường xuyên và được
coi là tục lệ. Nhưng nhận thức được sự nguy hiểm nên đã được Nhà nước cấm. Tuy
nhiên nhiều cá nhân vẫn thực hiện hành vi sai lệch đó là buôn bán, vận chuyển,
tàng trữ và sử dụng trái phép pháo, thuốc nổ.
3.4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch. 
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan
niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây; còn
trong xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi như là quan niệm sai
lệch về cả nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội
nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội
hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.
Chẳng hạn trong xã hội nông thôn truyền thống có quan niệm “phép vua thua
lệ làng”. Quan niệm này chỉ phù hợp với trong điều kiện xã hội phong kiến trước
đây, còn trong xã hội hiện nay, quan niệm này bị coi là quan niệm sai lệch cả về nội
dung và tính chất. Một mặt, quan niệm này đề cao vị trí của “lệ làng” (trong khi
nhiều quy định của “lệ làng”không phù hợp với đạo đức hiện nay, trái với quy định
của pháp luật hiện hành). Mặt khác, quan niệm “phép vua thua lệ làng” hạ thấp uy
tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành; cản trở công tác thực thi,
đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức pháp
luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng làng xã nào đó vận dụng quan niệm
“phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay thì rất có thể
điều đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật.
3.5. Những khuyết tật về tâm - sinh lí của con người dẫn tới hành vi sai lệch.
Trong xã hội có những cá nhân do bị di tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắc phải
(tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mạng trên mình những
khuyết tật nhất định về tâm - sinh lí. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thể như
biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại hình
khác…Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những người bị
mắc chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc các chứng bệnh
tâm thần…Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết tật bị mất đi
một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của
chuẩn mực xã hội, khiến họ vi phạm các chuẩn mực xã hội mà không biết hoặc
không tự kiềm chế được hành vi của bản thân.
Ví dụ: Một người tâm thần trong khi phát bệnh thì đã gây thương tích cho một
người bình thường. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật nhưng nó là một
hành vi sai lệch.
3.6. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch. 
Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực
hiện một hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có thể không
biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi
là nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp. 
Ví dụ: Việc nghiện hút, sử dụng chất ma túy là một hành vi sai lệch, vi phạm
pháp luật. Từ hành vi sai lệch đó một người nghiện có thể thực hiện hành vi trộm
cướp để có tiền sử dụng chất ma túy. Đây lại tiếp tục một hành vi sai lệch xuất phát
từ hành vi sai lệch ban đầu là sử dụng chất ma túy.

III. Phương pháp điều trị tâm lý:


1, Khái quát chung về phương pháp điều trị tâm lý:

Tâm lý trị liệu trong tiếng Anh tức là Psychotherapy, là một hệ thống các các
phương pháp, cách thức, kỹ thuật được các bác sĩ, chuyên gia và nhà điều trị tâm lý
sử dụng để giải quyết những vấn đề tâm lý của người bệnh. Phương pháp này giúp
người bệnh có thể xóa bỏ những rào cản trong tâm lý, cảm xúc, hành vi bất thường
của mình, cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình.
Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều những đối tượng, không giới hạn độ
tuổi từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành đến người cao tuổi bởi nó
dường như không gây ra bất kì một nguy hiểm nào đến tính mạng của người bệnh.
Và họ, là những người mắc các bệnh tâm thần như rối loạn tinh thần, rối loạn cảm
xúc, ám ảnh, hoang tưởng, tự kỷ, trầm cảm, stress,… Sức khỏe tâm thần được xem
là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe (xem WHO, 2001),
trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn
bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực
và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.

2, Các phương pháp điều trị tâm lý:


Đối với các hành vi lệch chuẩn, cần có phương pháp điều trị tâm lý đúng với
tình hình của bệnh nhân. Trên thế giới có nhiều phương pháp trị liệu, tuy nhiên phù
hợp nhất là phương pháp tác động trực tiếp tới tâm lý bệnh nhân. Ví dụ như dùng
lời nói, thôi miên, điều trị nhóm, thư giãn…

Công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi sai lệch có ý nghĩa hết sức
quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. Đây cũng là
lĩnh vực được xã hội học, đặc biệt là xã hội học tội phạm rất quan tâm nghiên cứu.
Qua đó, các nhà xã hội học pháp luật đã đề ra một số biện pháp phòng chống các
hành vi sai lệch các chuẩn mực xã hội:

   –  Biện pháp tiếp cận thông tin: hướng tới việc cung cấp, trang bị, hướng
dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội, có tác dụng rất lớn trong việc nâng
cao tầm nhận thức, hiểu biết của con người, trong chừng mực nhất định họ biết
được những việc nên làm, những  điều nên tránh trong hành vi của mình.

    –  Biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội:  là biện pháp mang lại hiệu quả
cao, thường được đặt lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp được áp dụng,
nhằm tìm hiểu, làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi sai lệch, từ
đó đề xuất các phương pháp phòng ngừa cụ thể.

    –  Biện pháp áp dụng hình phạt: được áp dụng đối với những người có
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, do đó, bị đe dọa phải chịu
hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng có tính mạnh
mẽ và nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị kẻ phạm tội.

   –  Biện pháp tiếp cận y – sinh học: nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những
khuyết tật về thể chất (mù, câm, điếc…); những khuyết tật về trí lực (bệnh hoang
tưởng, bệnh tâm thần…) hoặc phạm tội do trong trạng thái say rượu, nghiện ma
túy,… Biện pháp nay có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân,
điều kiện của hành vi sai lệch và hành vi phạm tội, giải thích cơ chế  tâm lý của
những hành vi đó để không xử oan người vô tội, người được miễn trách nhiệm hình
sự hay để lọt lưới tội phạm, đảm bảo tính công bằng và sự nghiêm minh của pháp
luật.

– Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội: giáo dục các giá trị
văn hóa, đạo đức truyền thống, xây dựng và phổ biến lối sống lành mạnh, tiến bộ;
đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; mở rộng các hoạt động vui chơi, giải
trí lành mạnh, tiến bộ; mở rộng hơn nữa sự hợp tác đấu tranh, phòng chống trên
phạm vi quốc tế…

Có thể thấy các hành vi lệch chuẩn trong môi trường học đường: Trong các
nghiên cứu gần đây cho thấy, hành vi lệch chuẩn trong nhà trường được biểu hiện
rõ nhất là bạo lực, bắt nạt học đường gia tăng mạnh mẽ, cùng với đó là việc học
sinh sử dụng chất kích thích trong trường học như hút thuốc, uống và nghiện rượu
bia. Ngoài ra, còn các hành vi lệch chuẩn khác như: trốn học, ăn cắp, vi phạm quy
định trong trường (gian lận trong thi cử, phá hoại của công, sử dụng lời nói thô
tục…)
Những sự việc đáng tiếc liên quan tới đạo đức học đường liên tục xảy ra tại
một số trường học thời gian gần đây thật sự đang là "điểm nóng" gây bức xúc trong
dư luận xã hội. Khi truyền thống "tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc có dấu hiệu
bị xem nhẹ, môi trường giáo dục, kỷ cương nhà trường bị xâm phạm..., việc các cơ
quan chức năng và ngành giáo dục sớm vào cuộc, kiên quyết xử lý, đồng thời có
những giải pháp chấn chỉnh hợp lý, thỏa đáng và kịp thời đang trở nên hết sức cần
thiết.

Chúng ta cần có phương pháp điều trị như: nâng cao kỷ luật, tổ chức những
buổi nói chuyện giữa học sinh và những cán bộ thực thi pháp luật để sinh viên hiểu
rõ hơn các quyền mà mình được hưởng cũng như những trách nhiệm hạn chế cần
được thực thi. Nhà trường giáo viên luôn phải đảm bảo các quy tắc ứng xử công
bằng đối với tất cả học sinh. Đặc biệt tránh các tình huống học sinh có vai trò lãnh
đạo làm sai lệch các hành vi lệch chuẩn và hậu quả nhận lại khi không tuân theo lại
nhẹ hơn các học sinh không có vai trò lãnh đạo. Trong nhà trường nên tổ chức các
chương trình phòng ngừa với các hành vi lệch chuẩn. Sử dụng các nhân viên tâm lí
học đường và công tác xã hội cho công việc này.

Như vậy, phương pháp trị liệu theo định hướng thay đổi môi trường xã hội.
Việc trị liệu các hành vi lệch chuẩn nhấn mạnh trên môi trường dựa trên tiền đề sau
đây. Hành vi hiện tại của thân chủ chính là kết quả của việc học hỏi trước đây kết
hợp với những biến cố đương thời gây ra. Việc học hỏi này xảy ra trong tiến trình
xã hội hóa trong môi trường xã hội của thân chủ. Do đó, cải tạo hoặc thay đổi môi
trường xã hội có thể giúp thân chủ thay đổi hành vi lệch chuẩn”.

Sự thay đổi hành vi (sau khi đã thay đổi nhận thức) là kết quả của sự tương
tác giữa thân chủ và môi trường xã hội. Môi trường xã hội đó bao gồm hoàn cảnh
xã hội và các cá nhân và tổ chức xã hội. Sự tương tác này không được diễn ra một
cách tự nhiên, nhưng dưới sự hoạch định và can thiệp của nhân viên công tác xã hội
(NVCTXH).
KÊT LUẬN:

Có thể thấy, trong giai đoạn nền kinh tế mở như hiện nay, các hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội (hành vi lệch chuẩn) ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra
nguy hiểm cho xã hội. Do đó, nhận thức và đề ra các biện pháp phòng chống là
việc làm vô cũng cần thiết của mỗi các nhân, tổ chức để hướng tới một xã hội văn
minh, hạn chế tối thiểu các hành vi sai lệch và tội phạm. Trên cương vị là những
người phát triển xã hội, chúng ta cần nhận thức rõ hơn nữa về tâm lý nói chung và
các hành vi lệch chuẩn nói riêng, giữ gìn những giá trị nhân đạo.

Trên đây là những phân tích, đánh giá của nhóm em về vấn đề hành vi lệch
chuẩn. Vì kinh nghiệm còn thiếu nên chúng em không tránh khỏi những thiếu xót,
rất mong cô và các bạn góp ý để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1, Đặng Thanh Nga (2013), Giáo trình Tâm lý đại cương, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội.

2, Tư vấn tâm lý hành vi lệch chuẩn

https://sites.google.com/site/tuvantamlyhocduongthcs/tu-van-tam-ly/hanh-vi-
lech-chuan?fbclid=IwAR2SZ8597borCws7hi61JV4ETKx4jWwuk4-
aXdIzZmJkaBfpWXfvBhzlFL4

You might also like