You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI SME.EDU - Mẫu 6.

a rev1
VIỆN CƠ KHÍ Học kỳ: II
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Năm học: 2020-2021

ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Mã HP: ME3205
Thời gian làm bài: 75 phút Mã đề thi: 01 Ngày thi: 12/09/2021
Họ và tên sv:…………….………………… MSSV: ………… Mã lớp: ………… Chữ ký sv: ……….

Ngày 10/09/2021
ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ

TS. Nguyễn Ngọc Kiên TM nhóm chuyên môn


Câu 1. (2.5 điểm)
Giải thích lý do tại sao khi phay mặt phẳng dùng dao phay trụ trên máy phay vạn năng thì phương pháp phay
nghịch thường dùng với phay thô và phương pháp phay thuận dùng với phay tinh. So sánh biện pháp phay mặt
phẳng dùng dao phay trụ và dùng dao phay mặt đầu (năng suất, chất lượng v.v.)
Câu 2. (5 điểm)
Hình 1 mô tả sơ đồ gá đặt gia công mặt vấu A với dạng sản xuất hàng loạt lớn
a) Phân tích sơ đồ định vị ở hình dưới (hay đặt trục toạ độ trên chi tiết và chỉ rõ các bậc tự do đã khống chế
tương ứng với các mặt). Sơ đồ đó đã đủ bậc định vị để gia công lỗ d2 hay chưa, nếu chưa đủ hãy bổ
sung. (1 điểm)
b) Tính sai số chuẩn cho kích thước L1 (từ mặt A tới tâm lỗ D2) và kích thước L2 (từ mặt A tới tâm lỗ
d2) biết khoảng cách giữa hai tâm lỗ L±0.1. Giả sử lỗ D2 và mặt ngoài D1 có độ lệch tâm e. (2 điểm)
c) Kích thước L1 và L2 có sai số kẹp chặt không? Giải thích lý do (0.5 điểm)
d) Sơ đồ này dùng phương pháp đạt độ chính xác gia công nào để đạt các yêu cầu kỹ thuật (dung sai khoảng
cách từ mặt gia công tới các lỗ)? Hãy nêu đặc điểm cơ bản của phương pháp (1.5 điểm)
Câu 3. (2.5 điểm).
a) Cho chi tiết như Hình 2. Giả sử các bề mặt khác đã gia công, thiết lập sơ đồ gá đặt, chỉ rõ các bậc tự do
đã được khống chế tương ứng với các mặt và giải thích lí do đưa ra phương án gá đặt để gia công mặt B
đảm bảo độ nhám Ra=2.5m cùng các yêu cầu sau (1.5 điểm)
+ Khoảng cách H từ mặt B tới tâm lỗ E đạt cấp chính xác 8.
+ Độ không vuông góc của mặt B và mặt A là 0.05.
b) Giả sử kích thước L=10mm. Lựa chọn phương pháp gia công mặt B để đạt được yêu cầu kể trên (chỉ rõ
các bước/nguyên công, loại máy, loại dụng cụ cắt) (1 điểm)
W A

ØD1±D1
Ød2±d2

Ød1±d1

ØD2±D2
L L2
L1

Hình 1 Hình 2
Ghi chú: Sinh viên được phép dùng tài liệu và không được phép trao đổi bài dưới mọi hình thức

You might also like