You are on page 1of 65

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
HỆ THỐNG ĐIỆN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ETAP TÍNH TOÁN


NGẮN MẠCH LƯỚI ĐIỆN
110kV THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SV THỰC HIỆN:


ThS. Trần Anh Nguyện Võ Ngọc Thuỳ Trang; MSSV: B1703218
Ngành: Kỹ Thuật Điện – Khóa: 43

Tháng 12/2020
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................................... i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI...........................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................................vii

CHƯƠNG I....................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN....................................................................................................................1
1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................1
1.2. Hiện trạng lưới điện 110kV của Thành phố Cần Thơ.........................................2
1.3. Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 110kV Thành phố Cần Thơ..................3
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh............................................................................4

CHƯƠNG II...................................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGẮN MẠCH.......................................................................6
2.1. Khái niệm............................................................................................................ 6
2.1.1. Nguyên nhân, hậu quả ngắn mạch................................................................7
2.1.2. Mục đích tính toán ngắn mạch......................................................................8
2.2. Độ lớn và sự biến thiên theo thời gian................................................................9
2.2.1. Ngắn mạch xung kích...................................................................................9
2.2.2. Giá trị hiệu dụng của dòng ngắn mạch.......................................................10
2.2.3. Công suất ngắn mạch..................................................................................11
2.3. Các cách tính ngắn mạch..................................................................................11
2.3.1. Tính theo hệ có tên.....................................................................................11
2.3.2. Phương pháp phần trăm..............................................................................12
2.3.3. Hệ đơn vị tương đối....................................................................................12
2.3.4. Sơ đồ thay thế các thành phần trong hệ tương đối......................................14
2.4. Tính ngắn mạch bất đối xứng............................................................................16
2.4.1. Khái niệm...................................................................................................16
2.4.2. Cơ sở phương pháp thành phần đối xứng...................................................16
2.4.3. Tính toán ngắn mạch bất đối xứng..............................................................18
2.4.4. Hệ phương trình cơ bản đối với dòng điện và điện áp tại điểm ngắn mạch 18

CHƯƠNG III..................................................................................................................19
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ETAP TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH LƯỚI ĐIỆN
110KV THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................................................................................20
3.1. Thiết lập sơ đồ đơn tuyến..................................................................................20
3.2. Thiết lập thông số cho các phần tử...................................................................22
3.2.1. Nguồn lưới (Power Grid)............................................................................22
3.2.2. Bus.............................................................................................................. 24
3.2.3. Đường dây (Transmission line)..................................................................25
3.2.4. Máy biến áp 3 cuộn dây..............................................................................30
3.2.5. Tải (Static Load).........................................................................................33
3.3. Thanh công cụ IEC Short Circuit......................................................................35
3.4. Hộp thoại Short Circuit Study Case..................................................................36
3.5. Chạy tính toán ngắn mạch................................................................................39
3.6. Xuất báo cáo.....................................................................................................40
3.6.1. Kết quả chạy ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909..................................41
3.7. Xuất đồ thị dòng điện theo tiêu cuẩn IEC 61363..............................................45

CHƯƠNG IV................................................................................................................... 53
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 53
4.1. Kết luận............................................................................................................. 53

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................55


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................56
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hệ thống điện thực hiện công việc chuyển đổi năng lượng từ các nhà máy điện
đến các phụ tải. Về đặc điểm, hệ thống điện có sự cân bằng về công suất, công suất tạo
ra các nhà máy điện sẽ cân bằng với tổng công suất tiêu thụ tại các phụ tải với công
suất tổn hao trên đường dây và thiết bị. Nhưng tại một thời điểm nào đó có một số dao
động trên hệ thống dẫn đến dao động toàn hệ thống gây sự cố nguy hiểm. Chính vì thế
trong quá trình vận hành phải tiến hành các công tác tính toán mô phỏng hệ thống và
tính toán các quá trình vận hành để đảm bảo cho sự vận hành tối ưu, an toàn, liên tục
của hệ thống, Nội dung chính của đề tài đề cập đến việc tính toán, mô phỏng lưới điện
phân phối tại huyện Hoà Bình – Bạc Liêu, đây là phần mềm ứng dụng phổ biến trong
mô phỏng, tính toán lưới điện trong hệ thống điện. Đề tài chủ yêu hướng dẫn cơ bản về
việc sử dụng phần mềm ETAP, cũng như cách nhập các thông số vào phần mềm. Ở
đây, khi tính toán lưới điện đã đưa vào vận hành thì ở chế độ làm việc bình thường, hệ
thống sẽ tương đối ổn định. Đồ án chỉ tập trung phân tích vấn đề dòng điện khi có sự
cố ngắn mạch trên lưới điện.
Nội dung chính của đồ án:
- Tổng quan về lưới điện 110kV Thành phố Cần Thơ.
- Cơ sở lý thuyết về ngắn mạch.
- Sử dụng ETAP tính toán lưới điện 110kV Thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2020


Sinh viên thực hiện

Võ Ngọc Thuỳ Trang


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
MBA: Máy biến áp
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các khu vực tiếp giáp Thành phố Cần Thơ..............................................2
Hình 1.2. Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của Thành phố Cần Thơ.....................2
Hình 2.1: Dòng điện ngắn mạch theo thời gian.........................................................6
Hình 2.2: Các dạng ngắn mạch...................................................................................7
Hình 2.3: Trường hợp xuất hiện lớn nhất của dòng xung kích................................9
Hình 2.4: Sự phụ thuộc của hệ số xung kích vào Ta................................................10
Hình 2.5: Đường dây trong hệ tương đối.................................................................14
Hình 2.6: Sơ đồ máy biến áp hai cuộn dây...............................................................14
Hình 2.7: Phụ tải điện................................................................................................15
Hình 2.8: Hệ thống vector thành phần.....................................................................17
Hình 2.9: Ngắn mạch với pha A là pha đặc biệt......................................................18
Hình 2.10: Sơ đồ Kirchoff II cho điện kháng thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ
tự không...................................................................................................................... 19
Hình 3.1. Thông tin ban đầu khi tạo dự án mới......................................................20
Hình 3.2. Cửa sổ chính sau khi khởi tạo dự án........................................................20
Hình 3.3. Kết nối các phần tử...................................................................................21
Hình 3.4. Thao tác xoay các phần tử........................................................................22
Hình 3.5. Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của thành phố Cần Thơ....................22
Hình 3.2. Trang Info trong hộp thoại Power Grid..................................................23
Hình 3.3. Trang Short Circuit trong hộp thoại Power Grid...................................24
Hình 3.4. Trang Info trong hộp thoại Bus Editor....................................................25
Hình 3.5. Trang Info trong hộp thoại Transmission line........................................26
Hình 3.6. Trang Parameter trong hộp thoại Transmission line.............................27
Hình 3.7. Hộp thoại Library.....................................................................................28
Hình 3.8. Trang Configuration trong hộp thoại Transmission line.......................29
Hình 3.9. Trang Info của máy biến áp.....................................................................30
Hình 3.10. Trang Rating trong hộp thoại máy biến áp...........................................31
Hình 3.11. Trang Impedance trong hộp thoại của MBA........................................32
Hình 3.12. Trang Grounding của máy biến áp – Tổ đấu dây và kiểu nối đất MBA
..................................................................................................................................... 33
Hình 3.13. Trang Info của tải....................................................................................34
Hình 3.14. Trang Loading của tải.............................................................................35
Hình 3.15. Các chức năng của thanh công cụ IEC Short Circuit...........................36
Hình 3.16. Thanh công cụ Short Circuit Study Case..............................................36
Hình 3.17. Trang Info của hộp thoại Study Case....................................................37
Hình 3.18. Trang Standard hộp thoại Short Circuit Study Case...........................38
Hình 3.19. Lưới điện 110kV thành phố Cần Thơ được mô phỏng bằng ETAP....39
Hình 3.20. Chọn nút cần ngắn mạch........................................................................40
Hình 3.21. Ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909..................................................40
Hình 3.22. Chọn xuất file báo cáo theo tiêu chuẩn IEC 60909...............................40
Hình 3.23. Hộp thoại Report Manager.....................................................................41
Hình 3.24. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch 3-Phase..............................42
Hình 3.25. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-G....................................42
Hình 3.26. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-L.....................................43
Hình 3.27. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-L-G.................................43
Hình 3.27. Bảng kết quả các trường hợp ngắn mạch..............................................44
Hình 3.28. Chọn vẽ đồ thị tiêu chuẩn IEC 61363....................................................45
Hình 3.29. Hộp thoại Plot Selection..........................................................................45
Hình 3.30. AC Component of Fault Current (rms) Bus dưới máy biến áp...........46
Hình 3.31. DC Component of Fault Current Bus dưới máy biến áp.....................46
Hình 3.32. Total Fault Current Bus dưới máy biến áp...........................................47
Hình 3.33. Đồ thị tổng hợp Bus dưới máy biến áp..................................................47
Hình 3.34. AC Component of Fault Current (rms) Bus trung gian.......................48
Hình 3.35. DC Component of Fault Current Bus trung gian.................................48
Hình 3.36. Total Fault Current Bus trung gian.......................................................49
Hình 3.37. Đồ thị tổng hợp Bus 16............................................................................49
Hình 3.38. Đồ thị tổng hợp Bus 12............................................................................50
Hình 3.39. AC Component of Fault Current (rms) Bus trên phụ tải.....................50
Hình 3.40. DC Component of Fault Current Bus trên phụ tải...............................51
Hình 3.41. Total Fault Current Bus phụ tải.............................................................51
Hình 3.42. Đồ thị tổng hợp Bus 6..............................................................................52
Hình 3.43. Đồ thị tổng hợp Bus 14............................................................................52
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 110kV Thành phố Cần Thơ....4
Bảng 1.2. Tỷ trọng và tốc độ tăng thương phẩm các thành phần............................5
Bảng 3.1. Thông số nguồn lưới..................................................................................22
Bảng 3.2. Thông số %Z và X/R của MBA Thốt Nốt và Ô Môn.............................33
Bảng 3.3. Thông số %Z và X/R của MBA Trà Nóc.................................................33
Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm ở trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm đồng
bằng sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên
1.401,61 km2, chiếm 3,49 % diện tích toàn vùng. Cần Thơ nằm toàn bộ trên khu vực
bồi tụ phù sa lâu đời của sông Mê Kông với địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ
trung bình phổ biến từ 0,2m đến 1m so với mực nước biển, một vài nơi có độ cao từ
1,5m đến 2m, địa hình thấp dần từ đất trồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ về phía nội
đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới
sông, kênh, rạch khá dày. Thêm vào đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông
Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với
với các đặc điểm chung như nền nhiệt cao và ổn định, biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ;
khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ
tháng năm đến tháng mười, mùa khô từ tháng mười một đến tháng tư năm sau. Nhiệt
độ trung bình trong năm là 27oC, lượng mưa trung bình là 1.500 - 1.800 mm/năm, tổng
số giờ nắng trong năm là 2.300 - 2.500 giờ, độ ẩm trung bình đạt 83%. Gió có 2 hướng
chính là hướng Đông Bắc (mùa khô) và hướng Tây Nam (mùa mưa), tốc độ gió bình
quân 1,8 m/s, thành phố Cần Thơ ít gặp gió bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa
mưa.
Dù chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng Cần Thơ có lợi thế về nền
nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các
lợi thế này rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng
suất cao, với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh
hưởng tới nhiều diện tích của thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước
tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn,
phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đồng đều giữa
các mùa của sản xuất nông nghiệp.
SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 1 –
Chương I: Tổng quan

Hình 1.1: Các khu vực tiếp giáp Thành phố Cần Thơ

1.2. Hiện trạng lưới điện 110kV của Thành phố Cần Thơ

Hình 1.2. Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của Thành phố Cần Thơ

Đến cuối tháng 12/2015, Thành phố Cần Thơ được cấp điện từ 9 trạm biến áp
110kV tổng dung lượng là 524MVA, gồm các trạm sau:
- Trạm biến áp 100/22kV Cần Thơ công suất (63+63) MVA, đặt tại phường
Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, cấp điện cho quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và một bộ

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 2 –


Chương I: Tổng quan
phận 2 huyện Châu Thành, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang). Trạm hiện có 12 lộ ra
22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV KCN Hưng Phú, công suất 40MVA đặt tại phường
Phú Thứ, quận Cái Răng, cấp điện cho quận Cái Răng (trong đó có KCN Hưng Phú)
và một bộ phận huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Trạm hiện có 5 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV Bình Thuỷ, công suất 40 MVA đặt tại phường Trà
Nóc, quận Bình Thuỷ, cấp điện cho quận Bình Thuỷ (trong đó có KCN Trà Nóc 1).
Trạm hiện có 6 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV Long Hoà, công suất 40 MVA đặt tại phường Long
Hoà, quận Bình Thuỷ, cấp điện cho quận Bình Thuỷ, quận Ninh Kiều, huyện Phong
Điền và một bộ phận huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Trạm hiện có 5 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV KCN Cần Thơ, công suất (40+63) MVA đặt tại
phường Phước Thới, quận Ô Môn, cấp điện cho quận Ô Môn (trong đó có KCN Trà
Nóc 2), quận Bình Thuỷ, một phần huyện Phong Điền, 2 huyện Thới Lai và Cờ Đỏ.
Trạm hiện có 10 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/11kV Đài Phát thanh Nam Bộ, công suất 2x16 MVA đặt tại
xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, là trạm chuyên dùng chỉ cấp điện cho Đài Phát thanh
Nam Bộ.
- Trạm biến áp 110/22kV Thốt Nốt, công suất 40 MVA đặt tại phường Thới
Thuận, quận Thốt Nốt, cấp điện cho quận Thốt Nốt và một phần huyện Vĩnh Thạnh,
huyện Cờ Đỏ. Trạm hiện có 4 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV Thới Thuận, công suất 63 MVA đặt tại phường Thới
Thuận, quận Thốt Nốt, cấp điện cho quận Thốt Nốt (trong đó có KCN Thốt Nốt giai
đoạn 1), huyện Vĩnh Thạnh. Trạm hiện có 6 lộ ra 22kV.
- Trạm biến áp 110/22kV Vĩnh Thạnh, công suất 40 MVA đặt tại huyện Vĩnh
Thạnh, cấp điện cho huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, quận Thốt
Nốt. Trạm hiện có 4 lộ ra 22kV.
Ngoài các trạm nguồn nêu trên, lưới điện Thành phố Cần Thơ còn có các nguồn
nhận điện từ trạm 110/22kV từ các tỉnh lân cận như: Trạm 110kV Thạnh Đông (PC
Kiên Giang) đấu nối vào lưới 22kV cung cấp điện một phần của huyện Vĩnh Thạnh và
trạm 110kV Châu Thành (PC Hậu Giang) cung cấp điện một phần huyện Phong Điền.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 3 –


Chương I: Tổng quan
1.3. Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 110kV Thành phố Cần Thơ
STT Tên đường dây Dây dẫn Số mạch/chiều dài
(km)
1 Ô Môn – Sông Hậu – Sa Đéc (trên ACSR 240 1x31,5
địa bàn TP có 5,333km)
2 Ô Môn – KCN Cần Thơ – Trà Nóc ACSR 240 1x10,2 + 2x0,26
và nhánh rẽ KCN Cần Thơ
3 Ô Môn – Trà Nóc ACSR 240 1x10,4
4 Ô Môn – Thốt Nốt 2 và nhánh rẽ ACSR 240 1x23,7 + 2x10,8
Đài Phát thanh Nam Bộ
5 Thốt Nốt 2 – Long Xuyên 2xACSR 240 1x22,15
6 Nhánh rẽ Thới Thuận ACSR 185 2x0,4
7 Nhánh rẽ Thốt Nốt ACSR 185 1x0,015
8 Trà Nóc – Long Hoà – Cần Thơ – ACSR 185 & 1x24,1 + 2x0,275
nhánh rẽ Long Hoà ACSR 240
9 Nhánh rẽ Cần Thơ 2x ACSR 185 1x4,98
10 Trà Nóc – Châu Thành và nhánh rẽ ACSR 240 1x49,3 + 2x6,4
Hưng Phú
11 Trà Nóc – Bình Thuỷ ACSR 240 1x0,1
12 Thạnh Đông – An Châu và nhánh rẽ 1x0,1 1x43 + 2x6,05
Vĩnh Thạnh
Tổng chiều dài đường dây 110kV (đầu - cuối) 244,5km
Tính trên địa bàn thành phố 150km
Bảng 1.1. Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 110kV Thành phố Cần Thơ
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
- Tính đến tháng 12/2018, Công ty Điện lực Thành phố Cần Thơ có tổng số
363.979 khách hàng sử dụng điện, tăng 9.635 khách hàng sử dụng điện so với cuối
năm 2017 ứng với tốc độ tăng là 2,72%.
- Thương phẩm năm 2018 đạt 2.218.412.733 kWh, tốc độ tăng trưởng 5,0%.
Trong đó tỷ trọng và tốc độ tăng thương phẩm các thành phần như sau:
ST Các thành phần thương Sản lượng Tỷ trọng Tốc độ phát
T phẩm (kWh) (%) triển (%)
1 Nông, lâm, thuỷ sản 43.113.555 1,94 13,30
2 Công nghiệp xây dựng 1.141.041.025 51,44 5,82
3 Thương nghiệp, khách sạn 185.351.412 8,36 8,20
4 Quản lý, dân cư 744.118.396 33,54 2,94
5 Các thành phần khác 104.788.345 4,72 2,47
Bảng 1.2. Tỷ trọng và tốc độ tăng thương phẩm các thành phần

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 4 –


Chương I: Tổng quan

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 5 –


Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGẮN MẠCH


2.1. Khái niệm
Phân tích ngắn mạch là một phần quan trọng trong giải tích hệ thống điện. Bài
toán ngắn mạch bao gồm việc xác định điện áp tại các nút và dòng điện chạy trên các
nhánh trong quá trình xảy ra ngắn mạch. Ngắn mạch trong hệ thống điện được chia
thành ngắn mạch 3 pha đối xứng (balanced faults) và ngắn mạch không đối xứng
(unbalanced faults). Ngắn mạch không đối xứng gồm ngắn mạch một pha chạm đất,
ngắn mạch hai pha không chạm đất, ngắn mạch hai pha chạm đất. Các thông tin có
được từ bài toán ngắn mạch sẽ phục vụ cho công việc chỉnh định rơle và chọn lựa thiết
bị bảo vệ. Biên độ của dòng điện ngắn mạch phụ thuộc vào tổng trở của khép kín qua
điểm xảy ra ngắn mạch và điện áp của mạng điện. Tổng trở trong bài toán ngắn mạch
bao gồm cả tổng trở quá độ của các máy phát trong lưới (bao gồm thành phần siêu quá
độ, quá độ và ở trạng thái tĩnh). Chính vì vậy một trong những vấn đề khó của bài toán
ngắn mạch là thành lập ma trận tổng trở hay tổng dẫn.

Hình 2.1: Dòng điện ngắn mạch theo thời gian

Với mạng điện ba pha sẽ tồn tại các dạng ngắn mạch như sau:
- Ngắn mạch ba pha (3 pha chập nhau), ký hiệu N(3).
- Ngắn mạch hai pha (2 pha chập nhau), ký hiệu N(2).
- Ngắn mạch một pha (1 pha chập đất hoặc chập dây trung tính), ký hiệu N(1).
- Ngắn mạch hai pha chạm nhau, chạm đất (2 pha chạm nhau đồng thời chạm
đất), ký hiệu N(1,1).

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 6 –


Chương I: Tổng quan

Hình 2.2: Các dạng ngắn mạch

Hai dạng ngắn mạch N(1) và N(1,1) chỉ tồn tại ở các mạng điện có trung tính nối
đất hoặc có dây trung tính. Trong các loại ngắn mạch trên thì ngắn mạch ba pha được
coi là ngắn mạch đối xứng vì sau khi ngắn mạch thì các thông số của mạng điện vẫn
đối xứng. Các dạng ngắn mạch còn lại là ngắn mạch bất đối xứng.
Khả năng xảy ra ngắn mạch của các dạng là không giống nhau. Ngắn mạch một
pha xảy ra với xác suất là 65% và ít nhất là ngắn mạch ba pha với chỉ 5%. Nhưng ngắn
mạch ba pha lại được quan tâm nhiều nhất vì đây là dạng ngắn mạch nặng nề nhất và
ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.

2.1.1. Nguyên nhân, hậu quả ngắn mạch


a. Nguyên nhân
Ngắn mạch xảy ra chủ yếu là do cách điện bị hỏng. Cách điện bị hỏng có thể do
cách điện bị già cỗi khi làm việc lâu ngày, chịu tác động cơ học gây vỡ nát, do nhiệt độ
làm phá huỷ môi chất, xuất hiện điện trường mạnh làm phóng điện chọc thủng vỏ
bọc… Những nguyên nhân tác động mặt cơ học có thể do con người như đào đất, thả
diều…, do loài vật (rắn, chim…) hoặc do tự nhiên như gió, bão làm đổ cột, gãy cột,
dây dẫn chập nhau… Sét đánh gây ra phóng điện cũng là nguyên nhân tạo nên ngắn
mạch (tạo hồ quang dẫn điện giữa các dây dẫn).

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 7 –


Chương I: Tổng quan
b. Hậu quả
- Lúc ngắn mạch dòng điện tăng cao, gây ra phát nóng cục bộ các phần có dòng
điện đi qua dù trong thời gian rất ngắn.
- Sinh ra lực điện động giữa các bộ phận do dòng xung kích, có thể làm hỏng
khí cụ điện và dây dẫn.
- Điện áp giảm và mất đối xứng: làm ảnh hưởng đến phụ tải, điện áp giảm 30
đến 40% trong vòng một giây làm động cơ điện có thể ngừng quay, sản xuất đình trệ,
có thể làm hỏng sản phẩm.
- Gây nhiễu đối với đường dây thông tin ở gần do dòng thứ tự không sinh ra khi
ngắn mạch chạm đất.
- Có thể phá hoại sự làm việc đồng bộ của các máy phát điện trong hệ thống
điện, gây mất ổn định và dẫn đến tan rã hệ thống.
- Lúc ngắn mạch 1 pha hay 2 pha chạm đất sinh ra dòng thứ tự không làm nhiễu
các đường dây ở gần.

2.1.2. Mục đích tính toán ngắn mạch


Khi thiết kế và vận hành các hệ thống điện, nhằm giải quyết nhiều vấn đề kỹ
thuật yêu cầu tiến hành hàng loạt các tính toán sơ bộ, trong đó có tính toán ngắn mạch.
Tính toán ngắn mạch thường là những tính toán dòng, áp lúc xảy ra ngắn mạch
tại một số điểm hay một số nhánh của sơ đồ đang xét. Tuỳ thuộc mục đích tính toán
mà các đại lượng trên có thể được tính ở một thời điểm nào đó hay diễn biến của
chúng trong suốt cả quá trình quá độ. Những tính toán như vậy cần thiết để giải quyết
các vấn đề sau:
- So sánh, đánh giá, chọn lựa sơ đồ nối điện.
- Chọn các khí cụ, dây dẫn, thiết bị điện.
- Thiết kế và chỉnh định các loại bảo vệ.
- Nghiên cứu phụ tải, phân tích sự cố, xác định phân bố dòng,…
Trong hệ thống điện phức tạp, việc tính toán ngắn mạch một cách chính xác rất
khó khăn. Do vậy tuỳ thuộc yêu cầu tính toán mà trong thực tế thường dùng các
phương pháp thực nghiệm, gần đúng với các điều kiện đầu khác nhau để tính toán
ngắn mạch.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 8 –


Chương I: Tổng quan
Chẳng hạn để tính chọn máy cắt điện, theo điều kiện làm việc của nó khi ngắn
mạch cần xác định dòng ngắn mạch lớn nhất có thể có. Muốn vậy, người ta giả thiết
rằng ngắn mạch xảy ra lúc hệ thống điện có số lượng máy phát làm việc nhiều nhất,
dạng ngắn mạch gây nên dòng lớn nhất, ngắn mạch là trực tiếp, ngắn mạch xảy ra
ngay đầu cực máy cắt,…
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn và chỉnh định thiết bị bảo
vệ rơle thường phải tìm dòng ngắn mạch nhỏ nhất. Lúc ấy tất nhiên cần phải sử dụng
những điều kiện tính toán hoàn toàn khác với những điều kiện nêu trên.

2.2. Độ lớn và sự biến thiên theo thời gian

2.2.1. Ngắn mạch xung kích


Luôn tồn tại một giá trị ngắn mạch cực đại của chỉ số tức thời của dòng ngắn
mạch gọi là dòng chỉ số xung kích của dòng ngắn mạch hay còn gọi là dòng điện ngắn
mạch xung kích.

Hình 2.3: Trường hợp xuất hiện lớn nhất của dòng xung kích

Dòng ngắn mạch xung kích gắn liền với thành phần dòng điện tự do, thành
phần tự do đạt cực đại thì dòng xung kích có giá trị cực đại.
Trị số dòng xung kích ixk ứng với trường hợp thành phần tự do lớn nhất, với ia0
= iamax = iCXmax (ngắn mạch lúc không tải) với t=0,01s:
−0,01 −0,01
ixk = iCK (0,01) + ia0.e Ta = ICKm (1 + e Ta )
−0,01
Người ta đặt hệ số kxk = (1 + e Ta )

Tuỳ theo giá trị Ta mà ta có thể chọn 1  kxk  2

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 9 –


Chương I: Tổng quan
kxk lớn nhất có thể lấy bằng 2 với R = 0

Hình 2.4: Sự phụ thuộc của hệ số xung kích vào Ta

Trị số xung kích rất cần thiết khi kiểm tra tác dụng lực của dòng điện lên các
trang thiết bị lúc sự cố xảy ra.
Các giá trị kxk có thể lấy như sau:
- Ngắn mạch xa nguồn với cấp điện áp > 1kV thì ta chọn kxk = 1,8
- Ngắn mạch gần nguồn chọn kxk = 1,9
- Ngắn mạch phía thứ cấp các máy giảm áp  1kVA thì lấy kxk = 1,3

2.2.2. Giá trị hiệu dụng của dòng ngắn mạch


Như trình bày từ trước giá trị dòng điện ngắn mạch được chia thành 2 thành
phần: thành phần tự do và thành phần cưỡng bức với biên độ là I CKm. Vì vậy ta có công
thức tính trị số hiệu dụng của hàm chu kỳ như sau:
It = √ I 2CK + I 2at
ICK = ICKm/2: Chỉ số hiệu dụng dòng ngắn mạch chu kỳ
Iat = ia(t): Chỉ số hiệu dụng thành phần tự do
Chỉ số hiệu dụng lớn nhất của dòng điện ngắn mạch được xác định tại thời điểm
t = 0,01s
Lúc này ta được giá trị dòng điện hiệu dụng lớn nhất là:

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 10 –


Chương I: Tổng quan
It = I 2CK + [ ( k xk −1 ) √ 2 I CK ]

Người ta ký hiệu chỉ số này là Ixk để hiểu đây là chỉ số hiệu dụng xung kích của
dòng ngắn mạch với: 1  kxk  2
I xk
1  √3
I CK

2.2.3. Công suất ngắn mạch


Công suất ngắn mạch được định nghĩa là:
SNt = √ 3 Utb x INt
Với:
Utb: Điện áp dây trung bình của phần mang điện có dòng ngắn mạch trước khi
xảy ra sự cố.
INt: Trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch tại thời điểm t

Ý nghĩa công suất ngắn mạch:


Khi tính cho dòng ngắn mạch qua máy cắt ta sẽ nhận được công suất lớn nhất
sinh ra tại 2 tiếp điểm của máy cắt. Do đó máy cắt phải được chế tạo sao cho S cắt ≥ SNt.
Khi tính cho dòng ngắn mạch tổng thì chỉ số công suất sẽ là tổng công suất hệ
thống cung cấp cho điểm ngắn mạch.
U 2tb
SNt = √ 3 Utb x INt =
Z HT

2.3. Các cách tính ngắn mạch


Để tính toán ngắn mạch điều quan trọng nhất cần xác định ở đây là thành phần
giá trị tổng trở của các phần tử khác nhau trong sơ đồ từ nhãn máy, sổ tay hay
catalogue… các giá trị này có thể tính theo ohm, phần trăm hay đơn vị tương đối.

2.3.1. Tính theo hệ có tên


Trong phương pháp này các đại lượng như dòng điện, điện áp, công suất, tổng
trở đều phải được biểu diễn đúng đơn vị của chúng và đồng thời phải cùng một cấp
điện áp. Ví dụ mạng có 3 cấp điện áp thì ta phải quy về 3 cấp để tính toán.
Các công thức cơ bản:
Công thức quy về cấp áp thứ nhất:

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 11 –


Chương I: Tổng quan
2
' x'd % V đmI
- Trở kháng máy phát: X =
d x
100 Sđm

xT % V 2đmI
- Trở kháng máy biến áp: XT = x
100 Sđm
VI
- Tổng trở đường dây: XLI = XLII ( )
V II
(công thức này dùng khi đường dây nằm

phía thứ cấp).


Công thức quy về cấp áp thứ hai tương tự, chỉ cần thay đổi các giá trị V đm để
quy về cấp áp tương ứng sẽ có được giá trị tổng trở tương ứng:
2
' x'd % V đmII
- Trở kháng máy phát: X =
d x
100 S đm

xT % V 2đmII
- Trở kháng máy biến áp: XT = x
100 S đm
V II
- Tổng trở đường dây: XLII = XLI ( )
VI

Từ đó, với cách tính này xuất hiện một bất cập là khi hệ thống có nhiều cấp áp
thì ta phải thực hiện việc tính toán này theo nhiều lần như vậy (Nguyễn Hoàng Việt,
Phan Thị Thanh Bình 2010).

2.3.2. Phương pháp phần trăm


Phương pháp phần trăm là một phương pháp tính toán tương đối khác với
phương pháp tính trong hệ tương đối bởi hệ số 100 (giá trị % = 100 x giá trị đơn vị
tương đối).
Ở đây có thể hiểu đơn giản như 50%I x 100%R = 50%V

2.3.3. Hệ đơn vị tương đối


Khi sử dụng phương pháp trong hệ đơn vị có tên để tính hệ thống điện nhiều
cấp điện áp, ta phải biến đổi các giá trị tổng trở về cùng một cấp điện áp. Các giá trị
dòng điện tính toán khi đó cũng thuộc cùng một cấp điện áp đó và cần được quy đổi
ngược lại về cấp áp chưa biến đổi để lấy giá trị đúng. Vì thế trong hệ thống điện người
ta sử dụng hệ đơn vị tương đối cho các đại lượng khác nhau như công suất, dòng điện,
điện áp và tổng trở dưới dạng số thập phân của các đại lượng cơ bản. Trong mạng điện
như vậy các cấp điện áp khác nhau, các thành phần của mạng điện như máy phát,

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 12 –


Chương I: Tổng quan
đường dây, trạm biến áp sẽ không xuất hiện mà thay vào đó là một hệ thống tổng trở
không đơn vị.
Các giá trị tương đối được xác định như sau:
U E I S P
U ¿(cb ) = E I S P
U cb ; ¿(cb) = U cb ; ¿(cb) = I cb ; ¿(cb) = S cb ; ¿(cb) = S cb ;
Q Z R X
Q ¿(cb) = ; Z¿(cb) = ; R¿(cb) = ; X ¿(cb) =
S cb Z cb Z cb Z cb .

Ở đây các Ucb, Icb, Scb, Zcb là các đại lượng cơ bản, còn U, E, I, S, X, R, Z là các
đại lượng trong đơn vị có tên cần chuyển sang hệ tương đối, ký hiệu “ * ” thể hiện đại
lượng đó thuộc hệ tương đối.
Ta có thể tự chọn các giá trị S cb tuỳ ý như 100MVA, 1000MVA hoặc bằng với
S hệ thống và Ucb có thể chọn tương ứng: 500; 230; 115; 37; 22; 18; 15,5; 13,8, 10,5;
6,3kV.
Ngoài ra 2 giá trị Icb và Zcb sẽ được tính nhờ vào Scb và Ucb:
S cb U 2cb
I cb = ; Z cb =
√ 3 U cb S cb
Lưu ý: Công suất được tính là MVA, điện áp là kV, dòng điện là kA và tổng trở
là Ohm.
Tuy việc chọn các chỉ số cơ bản không ảnh hưởng đến các kết quả cuối cùng,
nhưng việc chọn các giá trị này phải làm sao cho việc thực hiện các phép tính là ít nhất
(trùng với nhiều đại lượng cần tính) và chỉ số tương đối phải nằm trong phạm vi biểu
diễn từ 0,01 – 10.
Khi hoàn thành việc tính toán ta cần đổi lại theo hệ có tên với các công thức
ngược như sau:
U = U ¿(cb ).U cb
E = E¿(cb) . U cb
S cb
I = I ¿(cb). I cb = I ¿(cb).
√ 3 U cb
U 2cb
Z = Z¿(cb). Z cb = Z¿(cb).
S cb
Công thức chuyển các đơn vị qua hệ tương đối:

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 13 –


Chương I: Tổng quan
U đm
U ¿(cb ) = U ¿(đm).
U cb
U đm
E¿(cb ) = E¿(đm).
U cb
I đm S đm U cb
I ¿(cb) = I ¿(đm ). = I ¿(đm ). .
I cb S cb U đm
S đm
S¿(cb) = S¿(đm).
S cb

U đm 2 Scb
Z¿(cb) = Z¿(đm). ( )
.
U cb S đm

Trong hệ tương đối các giá trị điện áp pha, điện áp dây, công suất 3 pha và công
suất 1 pha cùng trị số ta có:
U cb
U cbpha = ;
√3
S cb
Scbpha = ;
3

2.3.4. Sơ đồ thay thế các thành phần trong hệ tương đối


a. Đường dây
Sơ đồ thay thế đường dây tải điện phụ thuộc vào cấp điện áp và loại đường dây:
Xét đường dây có điện áp dưới 35kV:

Hình 2.5: Đường dây trong hệ tương đối

Mỗi đoạn đường dây được xem như một tổng trở và được bỏ qua điện dung ký
sinh đồng thời coi đường dây như một phần tử có thông số tập trung.
Trong hệ có tên ta được:
R = r0l (Ω) ;
X = x0 l (Ω) ;
Z = R + jX (Ω) .
Trong hệ tương đối được quy đổi thành:
Với U cb cần được lấy đúng theo hệ đang xét.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 14 –


Chương I: Tổng quan
Db. Máy biến áp

Hình 2.6: Sơ đồ máy biến áp hai cuộn dây

Trong hệ có tên các máy biến áp 2 cuộn dây được biểu diễn theo một trong hai
sơ đồ, sơ đồ r hoặc T. Về cơ bản sơ đồ r có thể nằm ở phía điện áp bất kì của máy biến
áp. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc tính toán trong sơ đồ này thì thường được quy về
phía sơ cấp do các thông số định mức của máy được cho ở phía điện áp cao.
Các thông số máy trong hệ có tên:
U N % U 2đm
XB = . (Ω)
100 S đm
2
U đm
RB = ∆PCU. ( )
S đm

U 2đm 100 U 2
X0 = ; Z0 = I % . đm ; R0 = √ Z 20 −X 20
∆ QFe 0 S đm
Tuy nhiên khi tính ngắn mạch các giá trị R B , R0 và X0 được bỏ qua vì nó không
ảnh hưởng nhiều đến dòng ngắn mạch. Điện kháng X B trong hệ có thể được tính như
sau:
U N % U 2đm S cb
2
U N % U đm S cb
X ¿ B (cb) = . .
100 S đm ( U (I)
cb )
2 =
( )
. (I ) .
100 U cb S đm

c. Phụ tải điện

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 15 –


Chương I: Tổng quan

Hình 2.7: Phụ tải điện

Phụ tải được thay thế bằng tổng trở cố định với đơn vị tương đối như sau:
Khi không có số liệu phụ tải người ta thường chọn công suất định mức của phụ
tải khi đó Scb ≈ Sđm, Ucb ≈ Uđm.
Ta được:
2 S
Z¿(cb) = U (cosφ + jsinφ) cb2
S U cb
Z¿(đm t ) = cosφ + jsinφ
d. Điện kháng hệ thống
Trong một số bài toán ngắn mạch kết quả quan tâm chỉ nằm trong khoảng lưới
điện vì thế thông số hệ thống rất quan trọng để xác định các giá trị ngắn mạch tại các
điểm khác.
Giá trị XHT trong hệ có tên:
U 2tb
XHT(Ω) =
SN
Trong hệ tương đối XHT được xác định:
S cb
X HT∗(cb )=
SN
Khi có được điện kháng ngắn mạch tương đối của hệ thống X ¿ N và công suất hệ
thống SHT thì ta có thể tính bằng biểu thức:
S cb
X HT∗(cb) = X ¿ N .
S HT

2.4. Tính ngắn mạch bất đối xứng

2.4.1. Khái niệm

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 16 –


Chương I: Tổng quan
Ngắn mạch bất đối xứng bao gồm các dạng ngắn mạch 1 pha, 2 pha, 2 pha
chạm đất. Khi ngắn mạch bất đối xứng các thông số đường dây như điện áp, dòng
điện, góc lệch pha cũng không còn đối xứng. Do đó không thể tách riêng 1 pha để tính
toán như ngắn mạch 3 pha được.
Hiện nay để đơn giản tính toán người ta dùng phương pháp thành phần đối
xứng. Thực chất phương pháp này là đưa các dạng ngắn mạch không đối xứng về dạng
ngắn mạch 3 pha đối xứng thành phần. Sau khi tính toán kết quả sẽ được tổng hợp lại.
Ngoài ngắn mạch, trong hệ thống còn tồn tại các dạng sự cố khác như đứt dây 1
pha hoặc 2 pha, lúc này người ta gọi đây là chế độ không đối xứng dọc.
Có thể xảy ra vừa ngắn mạch, vừa đứt dây ở một vài nơi. Lúc này sự cố được
gọi là sự cố phức tạp.

2.4.2. Cơ sở phương pháp thành phần đối xứng


Phương pháp các thành phần đối xứng dựa trên cơ sở toán học về sự phân tích
một hệ thống vector 3 thành phần trong hệ thống 3 pha thành phần Ḟ a, Ḟ b, Ḟ c. Chúng
được phân tích thành 3 hệ thống thành phần:
- Hệ thống thành phần thứ tự thuận: Ḟ a 1, Ḟ b 1, Ḟ c1.
- Hệ thống thành phần thứ tự nghịch: Ḟ a 2, Ḟ b 2, Ḟ c2.
- Hệ thống thành phần thứ tự không: Ḟ a 0, Ḟ b 0, Ḟ c0 .

Hình 2.8: Hệ thống vector thành phần

Ý nghĩa phân tích được thể hiện là:


Ḟ a = Ḟ a 1 + Ḟ a 2 + Ḟ a 0
Ḟ b = Ḟ b 1 + Ḟ b 2 + Ḟ b 0
Ḟ c = Ḟ c1 + Ḟ c2 + Ḟ c0

Ta dùng toán tử quay (số phức) để đưa từ 9 ẩn thành 3 ẩn:

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 17 –


Chương I: Tổng quan
3
+ j√
2n −1
a = ej 3 =
2 2
Viết lại ta được:
Ḟ a = Ḟ a 1 + Ḟ a 2 + Ḟ a 0
Ḟ b = a 2 Ḟ a 1 + a Ḟ a 2 + Ḟ a 0

Ḟ c = a Ḟ a 1 + a 2 Ḟ a 2 + Ḟ a 0

Giải hệ ta được:
1
Ḟ a 1 = ¿ + a Ḟ b + a 2 Ḟ c)
3
1
Ḟ a 2 = ¿ + a 2 Ḟ b + a Ḟ c)
3
1
Ḟ a 0 = ¿ + Ḟ b + Ḟ c)
3
Đây là kết quả của việc phân tích các vector ban đầu Ḟ a, Ḟ b, Ḟ c thành các thành
phần đối xứng. Các vector còn lại có thể được suy ra theo quan hệ góc pha:
Ḟ a 0 = Ḟ b 0 = Ḟ c0

Ḟ b 1=a2 Ḟa 1
Ḟ c1=a Ḟ a 1
Ḟ b 2=a Ḟ a 2

Ḟ c2=a2 Ḟ a 2
Khi hệ cân bằng ta được:
Ḟ a + Ḟ b + Ḟ c = 0

Hệ số cân bằng là:


Fa0
k0 =
Fa 1
Nếu hệ cân bằng thì ta được k 0 = 0
Hệ số đối xứng:
Fa2
k2 =
Fa1
Khi k 2 = 0 thì hệ thống 3 pha là đối xứng. Như vậy hệ thống thành phần thứ tự
thuận là trường hợp riêng của hệ thống đối xứng cân bằng. Hệ thống thứ tự không là
hệ thống đối xứng nhưng không cân bằng.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 18 –


Chương I: Tổng quan
2.4.3. Tính toán ngắn mạch bất đối xứng
Ta quy ước pha A là pha bị ngắn mạch 1 pha và là pha không bị ngắn mạch
trong ngắn mạch 2 pha và 2 pha chạm đất và đồng thời chỉ có nguồn thứ tự thuận.
Dòng ngắn mạch I NB = - I NA và pha không ngắn mạch có dòng điện tại điểm
ngắn mạch bằng 0.

Hình 2.9: Ngắn mạch với pha A là pha đặc biệt

2.4.4. Hệ phương trình cơ bản đối với dòng điện và điện áp tại điểm ngắn mạch
Đặt phương trình điện kháng tổng hợp tại điểm ngắn mạch:
U̇ Na1 = Ėa ∑ - j İ Na1 Ẋ 1 ∑
U̇ Na2 = -j İ Na2 Ẋ 2 ∑
U̇ Na0 = -j İ Na0 Ẋ 0 ∑

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 19 –


Chương I: Tổng quan

Hình 2.10: Sơ đồ Kirchoff II cho điện kháng thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không

Đồng thời ta có các phương trình:


N(1) N(2) N(1,1)
İ Nb = 0 İ Na = 0 İ Na = 0
İ Nc = 0 İ Nb = - İ Nc U̇ Nb = 0
U̇ Na = 0 U̇ Nb = U̇ Nc U̇ Nb = 0

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 20 –


Chương I: Tổng quan
CHƯƠNG III

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ETAP TÍNH TOÁN NGẮN


MẠCH LƯỚI ĐIỆN 110KV THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Thiết lập sơ đồ đơn tuyến
Sau khi khởi động Etap, chọn New để tạo 1 project mới:
Ta thiết lập sơ đồ đơn tuyến gồm các thiết bị điện, thanh cái, nguồn lưới, máy
biến áp, tải…

Hình 3.1. Thông tin ban đầu khi tạo dự án mới

Cửa sổ chính:

Hình 3.2. Cửa sổ chính sau khi khởi tạo dự án

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 21 –


Chương I: Tổng quan
Muốn chọn phần tử nào ta nhấp vào phần tử đó sau đó kéo thả vào cửa sổ thiết
kế.

Hình 3.3. Kết nối các phần tử

Mỗi phần tử có đầu để kết nối, ta nhấp vào đầu kết nối đó và rê chuột đến phần
tử muốn kết nối với nó.
Xoay các phần tử: chọn phần tử muốn xoay, vào Tools trên thanh Menu, chọn
Rotate và góc cần xoay.

Hình 3.4. Thao tác xoay các phần tử

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 22 –


Chương I: Tổng quan
Bắt đầu xây dựng sơ đồ đơn tuyến như hình.

Hình 3.5. Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của thành phố Cần Thơ

3.2. Thiết lập thông số cho các phần tử


Từ mô hình thực tế ta mô hình hoá các phần tử trên hệ thống thành một mạch
điện cơ bản gồm những phần tử như: nguồn, thanh cái, dây dẫn, phụ tải.

3.2.1. Nguồn lưới (Power Grid)

Để chọn nguồn ta nhấp vào biểu tượng trên thanh Mode Toolbar, ta nhập
các thông số cho nguồn cung cấp: điện áp, công suất ngắn mạch và tỷ số X/R.
Với lưới điện 110kV Cần Thơ gồm có 3 nguồn lưới như sau:
Công suất ngắn mạch
ID Nguồn Điện áp nguồn Tỷ số X/R
(MVAsc)
Thốt Nốt 220kV 2500MVAsc 10000
Ô Môn 220kV 2500MVAsc 10000
Trà Nóc 220kV 2250MVAsc 10000
Bảng 3.1. Thông số nguồn lưới

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 23 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.2. Trang Info trong hộp thoại Power Grid

- ID: Tên của nguồn (hệ thống).


- Bus: Kết nối với bus nào (Kèm điện áp định mức).
- Mode: Chọn chức năng của nguồn.
- Swing: Nút cân bằng.
- Voltage Control: Điều chỉnh điện áp.
- Mvar Control: Điều chỉnh công suất.
- PF Control: Điều chỉnh hệ số công suất.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 24 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.3. Trang Short Circuit trong hộp thoại Power Grid

- SC Rating: Công suất ngắn mạch và trở kháng hệ thống


- SC Imp (100MVA base): Trở kháng hệ thống ở công suất cơ bản 100MVA.

3.2.2. Bus

Để chọn Bus ta nhấp vào biểu tượng và nhập tên Bus, giá trị điện áp tại
thanh cái và loại kết nối.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 25 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.4. Trang Info trong hộp thoại Bus Editor

- ID: Tên của Bus.


- Nominal kV: Điện áp định mức.
- Bus Voltage: Giá trị ban đầu của vòng lặp trong tính toán.

3.2.3. Đường dây (Transmission line)

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 26 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.5. Trang Info trong hộp thoại Transmission line

- ID: Tên đường dây.


- From/to: Dây nối từ Bus/đến Bus.
- Length: Chiều dài dây, chọn đơn vị thích hợp.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 27 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.6. Trang Parameter trong hộp thoại Transmission line

- Conductor Type: Loại dây đồng hay nhôm.


- R-T1: Điện trở ở nhiệt độ T1.
- R-T2: Điện trở ở nhiệt độ T2 (R-T1 và R-T2 là 2 điểm để Etap nội suy ra điện
trở đường dây ở các nhiệt độ khác).
- Outside Diameter: Đường kính ngoài của dây.
- GMR: Bán kính trung bình nhân giữa các nhóm dây dây cùng pha (Dm).
- Xa: Trở kháng của dây pha trên 1 đơn vị chiều dài (Etap tự tính).
- Xa’: Dung dẫn của dây pha (với khoảng cách trung bình hình học giữa các
dây pha là 1 ft) trên 1 đơn vị chiều dài.
Ngoài ra Etap còn cung cấp 1 thư viện dây phổ biến với đầy đủ các thông số rất
tiện lợi. Thư viện này có thể tuỳ biến theo điều chỉnh của người dùng.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 28 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.7. Hộp thoại Library

Ở Hộp thoại này dây dẫn sử dụng là dây Nhôm lõi thép 185 nên ta chọn size là
183 với lõi gồm 19 sợi.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 29 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.8. Trang Configuration trong hộp thoại Transmission line

Thông số chiều cao cột:


- Chiều cao cột: 20m
- Khoảng cách đoạn AB: 3m
- Khoảng cách đoạn BC: 3m
- Khoảng cách đoạn CA: 3m
Trong hộp thoại bao gồm:
- Configuration: Cách bố trí dây (thẳng đứng, nằm ngang, tam giác, mạch
kép).
- GMD: Khoảng cách trung bình nhân giữa các dây pha (Dm).
- Phase: Khoảng cách giữa các dây pha, các dây pha với đất.
- Transposed: Chọn nếu dây dẫn có hoán vị đầy đủ.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 30 –


Chương I: Tổng quan
- Separation: Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây (trường hợp phân
pha).
- Conductors/phase: Số dây trong cùng một pha (trường hợp phân pha).
- Ground wires: Dây chống sét.
Với các thông số trên Etap sẽ tự tính ra trở kháng đường dây.

3.2.4. Máy biến áp 3 cuộn dây

Hình 3.9. Trang Info của máy biến áp

- ID: tên MBA.


- Prim: Tên bus kết nối phía cao áp, điện áp phía cao áp.
- Sec: Tên bus kết nối phía trung áp, điện áp phía trung áp.
- Ter: Tên bus kết nối phía hạ áp, điện áp phía hạ áp.
- Connection: Loại biến áp 3 pha hay 1 pha.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 31 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.10. Trang Rating trong hộp thoại máy biến áp

- kV: Điện áp định mức.


- MVA: Công suất định mức.
- FLA: Dòng định mức.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 32 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.11. Trang Impedance trong hộp thoại của MBA

- Impedance:
+ %Z: Giá trị phần trăm của tổng trở MBA so với Zcb được tính dựa trên
điện áp định mức MBA và công suất định mức MBA.
+ X/R: Tỷ số trở kháng/điện trở MBA.
- Z variation: Tổng trở khi điều chỉnh đầu phân áp MBA.
Thông số %Z và X/R được tính toán và có kết quả như sau:
MBA Thốt Nốt/ Ô Môn
%ZPS 12.5% XPS/RPS 327.027
%ZPT 35% XPT/RPT 457.839
%ZST 22.5% XST/RST 588.649
Bảng 3.2. Thông số %Z và X/R của MBA Thốt Nốt và Ô Môn
MBA Trà Nóc
%ZPS 12.5% XPS/RPS 295.484
SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 33 –
Chương I: Tổng quan
%ZPT 35% XPT/RPT 413.676
%ZST 22.5% XST/RST 513.868
Bảng 3.3. Thông số %Z và X/R của MBA Trà Nóc

Hình 3.12. Trang Grounding của máy biến áp – Tổ đấu dây và kiểu nối đất MBA

Kiểu đấu nối MBA 3 cuộn dây của lưới 110kV Cần Thơ là kiểu Y/Y/ ∆ có nối
đất.

3.2.5. Tải (Static Load)

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 34 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.13. Trang Info của tải

- ID: Tên tải.


- Bus: Kết nối với Bus nào (Kèm điện áp định mức).
- Connection: 3 pha hay 1 pha, nếu 1 pha thì pha A, B hay C.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 35 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.14. Trang Loading của tải

- kV: Điện áp định mức.


- MVA: Công suất định mức.

3.3. Thanh công cụ IEC Short Circuit


Thanh công cụ này cung cấp cho ta những tuỳ chọn khi phân tích
ngắn mạch như: Ngắn mạch 3 pha, ngắn mạch 1 pha chạm đất, ngắn mạch
theo tiêu chuẩn 60909 và tiêu chuẩn 61363…và tuỳ chọn khác để theo dõi
kết quả của quá trình phân tích.

Kiểm tra thiết bị bảo


vệ ngắn mạch 3 pha
cho thiết bị 3 pha
Kiểm tra thiết bị bảo
vệ ngắn mạch cho
thiết bị 1 pha
Tính theo tiêu chuẩn
IEC 6099
Tính theo tiêu chuẩn
IEC 61363

Chọn các thông số


cần hiển thị

Các cảnh báo thiết bị


Báo cáo chi tiết dạng
văn bản
SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 36 –
Chương I: Tổng quan

Hình 3.15. Các chức năng của thanh công cụ IEC Short Circuit

Khi phân tích ngán mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909, ETAP sẽ tính toán hết các
trường hợp ngắn mạch nhưng ta tuỳ chọn hiển thị trên màn hình chính. ETAP mặc
định sẽ hiển thị dòng ngắn mạch ba pha trên màn hình.

3.4. Hộp thoại Short Circuit Study Case


Trang Info của hộp thoại này cung cấp cho ta thông tin về cách tính ngắn mạch
và chọn phân tích các điểm ngắn mạch.

Hình 3.16. Thanh công cụ Short Circuit Study Case

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 37 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.17. Trang Info của hộp thoại Study Case

- Bus Selection: Chọn bus bị sự cố để đưa vào phân tích. Chọn bus muốn phân
tích ngắn mạch rồi nhấn Fault để đưa vào phân tích ngắn mạch.
- Motor Contribution Based On: Tuỳ chọn cách đóng góp vào dòng ngắn
mạch của các động cơ có trong hệ thống.
+ Motor Status: Các động cơ chạy ở chế độ continuous (liên tục) hoặc
intermittent (gián đoạn) thì sẽ kết hợp với dòng ngắn mạch của hệ thống. Còn động cơ
chạy ở chế độ Spare (không tải) thì khôgn tham gia vào ngắn mạch của hệ thống.
+ Loading Category: Dòng điện ngắn mạch của hệ thống khi các tải khác
không, khi tải bằng không thì không tham gia vào ngắn mạch.
+ Both: Là kết hợp của hai trường hợp trên.
- Report: Chọn chế độ hiển thị báo cáo. Contribution Level: Tuỳ chọn cách
đóng góp vào dòng điện ngắn mạch theo khoảng cách của bus. Mặc định là 1 không
nên đặt quá 3.
- Transformer Tap: Tuỳ chọn cách điện áp sử dụng cho quá trình tính toán
ngắn mạch.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 38 –


Chương I: Tổng quan
+ Adjust Base kV: Sử dụng tỷ số biến thế của máy biến áp.
+ Use Nominal Tab: Tính toán điện áp khi sử dụng đầu phân áp của
MBA.
- Cable & OL Heater: Xét đến cáp nối thiết bị và ảnh hưởng của nhiệt độ.

Hình 3.18. Trang Standard hộp thoại Short Circuit Study Case

- Standard: Tuỳ chọn cách tính ngắn mạch theo tiêu chuẩn nào, gồm có 2 tiêu
chuẩn IEC, ANSI, GOST.
- Short Circuit Current: Hệ số nhân điện áp nguồn (trường hợp min là trường
hợp xét đến yếu tố tích cực ở sai số thiết bị, 2 trường hợp còn lại là xét ở tiêu cực của
sai số thiết bị).
- Cmax for Z Adjustment: Hiệu chỉnh tổng trở khi thay đổi điện áp so với
định mức của thiết bị (máy biến áp, máy phát).
- Zero Sequence Mdl: Xét đến điện dung của dây dẫn và tụ bù khi tính toán
(đưa vào trở kháng thứ tự không).

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 39 –


Chương I: Tổng quan
- Calculation Method: Sử dụng tỷ số X/R trong 3 biện pháp khác nhau để tính
giá trị biên dòng ngắn mạch ip để kiểm tra thiết bị cắt ngắn mạch.
- Protective Device Duty: Đánh giá thiết bị cắt ngắn mạch.

3.5. Chạy tính toán ngắn mạch


Sau khi vẽ sơ đồ đơn tuyến và thiết lập thông số ta sẽ được bản mô phỏng như
hình sau:

Hình 3.19. Lưới điện 110kV thành phố Cần Thơ được mô phỏng bằng ETAP

Để có thể thực hiện được việc tính toán ngắn mạch, vào mục để chuyển sang
module tính ngắn mạch, vào mục (Edit Study Case) để tuỳ chọn tính toán. Ví dụ
ta muốn tính ngắn mạch tại Bus: Bus 1, Bus 2, Bus 3,… Ta chỉ cần nhấp đúp vào nó
sau đó nhấp OK.

Hình 3.20. Chọn nút cần ngắn mạch

Vào mục để tính dòng ngắn mạch theo IEC 60909.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 40 –


Chương I: Tổng quan

Vào mục trên thanh công cụ để chọn kết quả loại dòng ngắn mạch hiện

trên sơ đồ hay vào mục để xem kết quả chi tiết.

Điện áp ngắn
mạch Dòng điện
ngắn mạch

Hình 3.21. Ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909

Các kiểu ngắn mạch còn lại tương tự ngắn mạch tiêu chuẩn IEC 60909

Chọn vào mục để tính dòng ngắn mạch 3 pha chạm đất.

Chọn vào mục để tính dòng ngắn mạch 1 pha chạm đất.

Chọn vào mục để tính dòng ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 61363.

3.6. Xuất báo cáo

Hình 3.22. Chọn xuất file báo cáo theo tiêu chuẩn IEC 60909

Chọn icon như hình 3.22 để xuất báo cáo dạng tập tin (Word, Excel, PDF,…)

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 41 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.23. Hộp thoại Report Manager

- Complete: Hiển thị tất cả các thông số thông tin của hệ thống gồm: điện áp,
dòng điện định mức, điện trở của đường dây, thiết bị,… và kết quả phân tích ngắn
mạch các dòng điện về điểm ngắn mạch. Hộp thoại chưa 4 lựa chọn: Complete,
Complete LL, LG, LLG lần lượt xuất báo cáo kết quả ngắn mạch cho tất cả các trường
hợp gồm 2 pha chạm nhau, 1 pha chạm đất, 2 pha chạm đất.
- Input: Hiển thị tất cả các thông số đầu vào của hệ thống: Cáp, tải, động cơ,…
- Result: Chỉ hiển thị kết quả của quá trì phân tích cũng có bốn trường hợp như
trên: Short Circuit report, Short Circuit LG, LL, LLG.
- Summary: Hiển thị tóm tắt kết quả của tất cả các trường hợp. Chỉ hiển thị
dòng điện tổng và trở kháng nhìn từ bus gặp sự cố.

3.6.1. Kết quả chạy ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909
a. Kết quả hiển thị trên mô hình đường dây

Hình 3.24. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch 3-Phase

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 42 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.25. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-G

Hình 3.26. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-L

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 43 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.27. Kết quả hiển thị khi phân tích ngắn mạch L-L-G

b. Trường hợp xuất báo cáo Summary

Hình 3.27. Bảng kết quả các trường hợp ngắn mạch

Nhận xét: Từ bảng 3.2 ta thấy rằng:


Khi ngắn mạch 3 pha: Giá trị lớn nhất là tại Bus 2 với dòng ngắn mạch là
15.252 kA và dòng ngắn mạch cực đại lên đến 41.080 kA. Chênh lệch rất nhiều so với
dòng ngắn mạch thấp nhất ở Bus 14 với dòng ngắn mạch là 2.778 và dòng ngắn mạch
cực đại là 5.588 kA. Điều này là dễ thấy vì Bus 2 là thanh cái của rất nhiều nhánh với

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 44 –


Chương I: Tổng quan
khá nhiều đường dây nên ngắn mạch tổng lại nó lớn hơn nhiều so với Bus 14. Giá trị
đỉnh cũng như giá trị chu kỳ của loại ngắn mạch này đa số sẽ cao hơn các loại ngắn
mạch khác. Ngắn mạch 3 pha là loại sự cố nguy hiểm và nặng nề nhất khi sự cố trên cả
ba pha, tuy vậy sự cố này rất hiếm khi xảy ra trên các đường dây truyền tải.
Khi ngắn mạch 1 pha chạm đất: Giá trị lớn nhất là tại Bus 2 với dòng ngắn
mạch là 16.809 kA và dòng ngắn mạch cực đại lên đến 45.275 kA. Dòng ngắn mạch
thấp nhất ở Bus 14 với dòng ngắn mạch là 1.668 kA và dòng ngắn mạch cực đại là
3.354 kA. Loại ngắn mạch này chiếm khoảng 70 - 80% các ngắn mạch trên các đường
dây.
Tương tự khi ngắn mạch 2 pha chạm nhau: Giá trị lớn nhất là tại Bus 2 với
dòng ngắn mạch là 13.208 kA và dòng ngắn mạch cực đại 35.576 kA. Dòng ngắn
mạch thấp nhất là tại Bus 14 với 2.406 kA và dòng ngắn mạch đỉnh tại dây là 4.839
kA.
Ngắn mạch 2 pha chạm nhau chạm đất: Giá trị lớn nhất là tại Bus 2 với dòng
ngắn mạch là 16.263 kA và dòng ngắn mạch cực đại là 43.804 kA. Tại Bus 14 có dòng
ngắn mạch thấp nhất là 2.529 kA và dòng ngắn mạch đỉnh 5.087 kA.

3.7. Xuất đồ thị dòng điện theo tiêu cuẩn IEC 61363

Hình 3.28. Chọn vẽ đồ thị tiêu chuẩn IEC 61363

Ta chọn icon như hình 3.28 để xuất đồ thị của dòng điện, sau đó chọn các phần
tử cần hiển thị thông qua hộp thoại Plot Selection.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 45 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.29. Hộp thoại Plot Selection

- Faulted Bus ID: Chọn Bus gặp sự cố muốn vẽ đồ thị dòng điện
- Plot Type: Các dòng điện muốn ETAP xuất dòng điện.
- Combine Plots: Kết hợp các dòng điện đã chọn trong một đồ thị.

Đồ thị các Bus dưới máy biến áp: 1,2,3

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 46 –


Chương I: Tổng quan
Hình 3.30. AC Component of Fault Current (rms) Bus dưới máy biến áp

Nhận xét: Dòng ngắn mạch được cung cấp từ hệ thống và các đường dây khi
ngắn mạch xảy ra. Ta thấy dòng AC của Bus 2 lớn nhất với giá trị cao nhất gần 15.65
kA do có nhiều dòng ngắn mạch từ các đường dây chạy vào, Bus 3 có dòng AC thấp
nhất với giá trị lớn nhất là 13.65 kA.

Hình 3.31. DC Component of Fault Current Bus dưới máy biến áp

Nhận xét: Ta thấy rằng dòng DC của Bus 1 và 3 gần giống nhau, độ lớn chênh
lệch không nhiều do tổng dòng ngắn mạch là gần bằng nhau. Bus 3 có độ dốc dòng
ngắn mạch DC lớn nhất khi trong 0.02s giảm từ 19.2 kA xuống 13.5 kA và tiếp tục
giảm cho đến khi 7.5 kA ở thời gian 0.1s. Dòng này sẽ tác động đến thời gian giảm từ
dòng ngắn mạch đỉnh đến khi dòng ngắn mạch điều hoà.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 47 –


Chương I: Tổng quan
Hình 3.32. Total Fault Current Bus dưới máy biến áp

Nhận xét: Do dòng DC của hai Bus 1 và 3 là gần bằng nhau nên khi só sánh
dạng ngắn mạch tổng hợp thì hai dạng này tương đương nhau, tại Bus 3 do dòng AC
thấp nhất đồng thời với dòng DC có độ dốc lớn nhất nên đồ thị tổng hợp có giá trị thấp
nhất, giá trị đỉnh của Bus 3 là 36 kA, trong khi đó dòng đỉnh của Bus 2 là lớn nhất
(khoảng 44 kA). Dạng sóng bị lệch lên trên so với trục hoành do dòng AC tạo ra.

Hình 3.33. Đồ thị tổng hợp Bus dưới máy biến áp

Nhận xét: Từ đồ thị tổng hợp ta thấy rằng các dòng ngắn mạch luôn ảnh hưởng
đến dòng ngắn mạch tổng của các Bus, khi dòng AC càng lớn sẽ làm cho dòng ngắn
mạch tổng lệch so với trục hoành càng nhiều, dòng DC là dòng sẽ làm tăng hoặc giảm
thời gian giảm từ dòng đỉnh đến dòng điều hoà của dòng ngắn mạch. Dòng DC của
Bus 3 có giá trị nhỏ nhát nên dao động giảm dần từ dòng đỉnh xuống dòng điều hoà sẽ
nhành dơn dòng ngắn mạch của 2 Bus còn lại.
Đồ thị các Bus trung gian: 10, 12, 15, 16, 17

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 48 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.34. AC Component of Fault Current (rms) Bus trung gian

Nhận xét: Bus 16 có dòng ngắn mạch AC lớn nhất với giá trị là 15 kA và dòng
ngắn mạch AC nhỏ nhất là 9.4 kA của Bus 12, giá trị chênh lệch này là do tại Bus 12
có dòng ngắn mạch lớn từ Bus 1 chạy vào khiến dòng ngắn mạch lớn hơn các giá trị
còn lại.

Hình 3.35. DC Component of Fault Current Bus trung gian

Nhận xét: Ta thấy rằng dòng DC của Bus 16 và 17 là tương tự nhau, độ lớn
chênh lệch không nhiều do tổng dòng ngắn mạch gần bằng nhau. Bus 12 có độ dốc
dòng ngắn mạch DC lớn nhất khi trong 0.02s giảm từ 14 kA xuống 4.5 kA và tiếp tục
giảm dần cho đến xấp xỉ bằng 0 kA ở thời gian 0.1s.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 49 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.36. Total Fault Current Bus trung gian

Nhận xét: Dòng ngắn mạch đỉnh cao nhất của Bus 16 với giá trị là gần 40 kA,
cao hơn giá trị đỉnh của Bus 12 là 22 kA. Do dòng DC của Bus 12 có giá trị nhỏ nhất
nên dao động giảm dần từ dòng đỉnh xuống dòng điều hoà sẽ nhanh hơn các dòng
ngắn mạch còn lại.

Hình 3.37. Đồ thị tổng hợp Bus 16

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 50 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.38. Đồ thị tổng hợp Bus 12

Nhận xét: Hình 3.37 và 3.38 là hai đồ thị tổng hợp của Bus 16 có dòng ngắn
mạch cao nhất và Bus 12 có dòng ngắn mạch thấp nhất. Ta nhận thấy rằng dòng ngắn
mạch đỉnh trên Bus 16 cao hơn khoảng 14 kA so với Bus 12 đồng thời độ lệch của đồ
thị dòng điện trên Bus 16 cũng lớn hơn. Tuy nhiên độ dốc dòng DC của Bus 12 cao
hơn, cụ thể là dòng sẽ giảm từ giá trị cao nhất đến gần giá trị 0 trong 0.09s so với Bus
16 là hơn 0.1s nhưng vẫn chưa đạt được giá trị 0.
Đồ thị các Bus trên phụ tải: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14, 18, 19

Hình 3.39. AC Component of Fault Current (rms) Bus trên phụ tải

Nhận xét: Bus 6 có dòng ngắn mạch AC lớn nhất với giá trị gần 14.4 kA và
dòng ngắn mạch AC nhỏ nhất là 0.8 kA của Bus 14.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 51 –


Chương I: Tổng quan

Hình 3.40. DC Component of Fault Current Bus trên phụ tải

Nhận xét: Ta thấy rằng dòng DC của các Bus gần như không giống nhau về cả
độ lớn và độ dốc của từng dòng ngắn mạch, do độ lớn chênh lệch tương đối nhiều giữa
các dòng ngắn mạch. Bus 18 có độ dốc dòng ngắn mạch DC lớn nhất khi trong 0.02s
giảm từ 10.6 kA xuống 2.4 kA và tiếp tục giảm dần cho đến xấp xỉ bằng 0 kA ở thời
gian chỉ trong 0.065s.

Hình 3.41. Total Fault Current Bus phụ tải

Nhận xét: Dòng ngắn mạch đỉnh cao nhất của Bus 6 với giá trị là 37 kA, cao
hơn giá trị đỉnh của Bus 14 khoảng 29 kA, các dòng ngắn mạch đều lệch so với trục
hoành và lệch nhiều nhất là Bus 6. Do dòng DC của Bus 14 có giá trị nhỏ nhất nên dao

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 52 –


Chương I: Tổng quan
động giảm dần từ dòng đỉnh xuống dòng điều hoà sẽ nhanh nhất trong các dòng ngắn
mạch.

Hình 3.42. Đồ thị tổng hợp Bus 6

Hình 3.43. Đồ thị tổng hợp Bus 14

Nhận xét: Hình 3.42 và 3.43 là hai đồ thị tổng hợp Bus 6 có dòng ngắn mạch
cao nhất và Bus 14 có dòng ngắn mạch thấp nhất. Ta nhận thấy rằng dòng ngắn mạch
đỉnh trên Bus 6 có giá trị xấp xỉ 38 kA, cao hơn nhiều so với Bus 14 có giá trị khoảng
5.7 k, đồng thời độ lệch của đồ thị dòng điện trên Bus 6 cũng lớn hơn. Tuy nhiên độ
dốc dòng DC của Bus 14 cao hơn do có dòng DC có độ dốc lớn hơn cụ thể là dòng sẽ
giảm từ giá trị cao nhất đến giá trị 0 trong khoảng 0.065s, so với Bus 6 là hơn 0.1s
nhưng chỉ đạt được giá trị xấp xỉ bằng 0.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 53 –


Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Tính toán ngắn mạch là một công cụ rất quan trọng và cũng rất cơ bản cho bất
kỳ việc phân tích nào khác trong hệ thống điện, nó là nền tảng cho các công cụ còn lại
như tính phối hợp bảo vệ, tối ưu hoá hệ thống…
Việc tính toán ngắn mạch có thể tính toán được các giá trị điện áp, dòng điện
ngắn mạch trên Bus,… Việc tính toán ngắn mạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
lựa chọn các thiết bị phù hợp, tính toán hiệu chỉnh các phần tử bảo vệ cho hệ thống,
ngoài ra việc tính toán ngắn mạch cũng giúp cho ta có thể nghiên cứu các hiện tượng
quá độ điện từ trong hệ thống, nghiênc ứu sự ổn định của hệ thôgns từ đó chọn được
phương pháp vân hành hệ thống tốt nhất.
Vì vậy, việc ứng dụng các chương trình, phần mềm vào việc tính toán ngắn
mạch là rất cần thiết, có thể rút ngắn thời gian tính toán và tăng độ chính xác cho kết
quả. Trong nội dung đề tài này, các việc tính toán ngắn mạch được dựa trên phần mềm
ETAP.
* Sau quá trình thực hiện đề tài:
- Hiểu rõ hơn về lưới điện 110kV của Thành phố Cần Thơ.
- Biết sử dụng cơ bản phần mềm ETAP.
- Biết được giá trị dòng ngắn mạch của các nút trong hệ thống.
* Một số hạn chế:
Do ở bản dùng thử, chương trình cũng xảy ra những lỗi không mong muốn làm
cho việc tính toán, mô phỏng gặp khó khăn. Song đóm khi thực hiện cũng đã khắc
phục được một số lỗi để hoàn thành đề tài.
* Một số đề xuất:
- Chương trình ETAP có khá nhiều ứng dụng, ở đè tài này chỉ mới tính toán
phân tích tính ngắn mạch của lưới 110kV, vẫn chưa áp dụng hết các tính năng khác
của chương trình như mô phỏng quá trình quá độ điện cơ, tối ưu hoá trào lưu công
suất…Do đó, ta cần thực hiện các ứng dụng còn lại của chương trình để tính toán
nghiên cứu phục vụ vận hành cũng như quy hoạch một hệ thống điện cụ thể.
SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 54 –
Chương I: Tổng quan
- Tính toán ngắn mạch cũng phần nào cho thấy sự nguy hiểm của hệ thống khi
xảy ra bất kì sự cố ngắn mạch. Chính vì thế, khi vận hành phải đảm bảo hệ thống được
bảo vệ an toàn và có phương án xử lý cụ thể, kịp thời khi có bất cứ sự cố nào xảy ra
trên hệ thống.

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 55 –


Chương I: Tổng quan

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Nguyện đã luôn quan tâm chỉ dạy,
theo dõi, giúp đỡ tận tình trong suốt khoảng thời gian em thực hiện đồ án.
Và hơn hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho em trong
thời gian vừa qua để em có đủ kiến thức, điều kiện để thực hiện đề tài này. Đồng thời,
em cũng rất biết ơn các cán bộ trực ở thư viện khoa công nghệ, trung tâm học liệu,
phòng máy... đã hỗ trợ giúp đỡ em trong thời gian qua.
Đồng cảm ơn đến các tác giả trong các quyển sách báo, internet, anh chị đi
trước đã tìm tòi, nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm làm tài liệu để em có thể tham khảo
trong quá trình thực hiện đề tài này.

Cần Thơ, ngày 26 tháng 12 năm 2020


Sinh viên thực hiện

Võ Ngọc Thuỳ Trang

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 56 –


Chương I: Tổng quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thị Bình, Nguyễn Hoàng Việt (2005), Ngắn Mạch và ổn định trong hệ thôgns
điện, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Võ Ngọc Điều (2017), ETAP và ứng dụng trong phân tích hệ thống điện, Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia.
3. Dựa vào phần mềm Help của ETAP 12.6
Tham khảo trên website:
1. Website của công ty điện lực Cần Thơ, http://pccantho.evnspc.vn
2. Website của ETAP, http://etap.com/

SVTH: Võ Ngọc Thuỳ Trang Trang – 57 –

You might also like