You are on page 1of 4

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1. Môi trường nhân khẩu


 Tổng số dân Việt Nam là 96,2 triệu người, trong đó dân số nam chiếm 49,8% và dân số nữ
chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia
và Philipines) và thứ 15 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,14%/năm.
 Dân số ở độ tuổi 0-14 có 22,17 triệu dân (chiếm 23,1%); số người trong độ tuổi lao động 15-64
chiếm 69,2%; số người >65 tuổi chiếm 7,7%. Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%.

 Tổng số hộ dân cư trên cả nước là 26,8 nghìn hộ dân cư. Bình quân mỗi hộ có 3,6 người/hộ
 Mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, đứng thứ 3 trong khu vực sau Philipines (363
người/km2 ¿ cà Singapore (8.292 người/km2 ¿ .
 Hơn 1/3 dân số từ 15 tuổi trở lên đạt trình độ học vấn từ THPT trở lên (36,5%)
 88% dân số trong độ tuổi 25-59 tham gia lực lượng lao động. Lực lượng lao động đã tốt nghiệp
THPT trở lên chiếm 39,1%; đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) chiếm
23,1%. Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp 2,05%.
 Cơ hội: Việt Nam đang ở trong thời kì dân số vàng, tạo ra 1 môi trường tiêu thị rộng lớn cho cà
phê Highlands Coffee
 Thách thức: Tốc độ già hóa nhanh buộc doanh nghiệp phỉa chuẩn bị các phương án sẵn sàng để
thích ứng.
2. Môi trường kinh tế
 GPD năm 2019 đạt kết quả với tốc độ tăng 7,02%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các
giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và
cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2019 khá cao, tạo nhiều cơ hội cho Highlands đầu từ mở
rộng sản xuất kinh doanh.
 GDP đầu người đạt 2700 USD/người/năm
 Cơ cấu kinh tế 2019, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,69% GDP; khu
vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm từ
trợ cấp sản phẩm chiến 9,91%.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2019

10% 14%

Nông, lâm nghiệp và thủy


sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm từ trợ cấp
sản phẳm
42% 35%

 Năm 2019, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3%, đạt mục tiêu đề ra của Chính
phủ.
 Mức tiêu thụ cà phê:
 Theo nghiên cứu của IAM năm 2015 về thói quen sử dụng cà phê, 65% NTD có sử dụng cà
phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về phía nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan,
có 21% NTD sử dụng từ 3-4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm NTD nữ (52%). Tỷ lệ sử
dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/51%.
 Một nghiến cứu khác của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
(IPSARD) năm 2015 chỉ ra rằng bình quân một người Việt Nam tiêu thụ chỉ khoảng 0,5 kg cà
phê/năm. Con số này rất thấp so với các nước sản xuất lớn như Brazil (5 - 6kg/người/năm),
hoặc các nước tiêu thụ cà phê nhiều như các nước Bắc Âu (10kg/người/năm).
 Cà phê được tiêu thụ phổ biến ở thành thị. Mức tiêu thụ bình quân của người thành thị gấp 2
lần so với khu vực nông thôn, cả về lượng và giá trị tiêu thụ. Khu vực nông thôn có lượng và
giá trị tiêu thụ bình quân thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ về cà phê đang tăng nhanh cả
về lượng và giá trị.
 Điều tra tần suất uống cà phê tại Hà Nội và Tp.HCM cho thấy có 48% người không bao giờ
uống cà phê, 52% người có uống cà phê. Các đối tượng có uống cà phê thì uống khá thường
xuyên và người Tp.HCM uống đều hơn so với người Hà Nội. Dùng cà phê nhiều nhất là nhóm
ở độ tuổi trung niên từ 35 - 50 tuổi là 0,45kg/người/năm và người già trên 50 tuổi là 0,43
kg/người/năm.
 Cơ hội:
 Tốc độ tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho Highlands đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,
chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn.
 Nhu cầu thị trường nội địa gia tăng.
 Thị trường nông thôn nhiều tiềm năng.
 Thách thức: Sự diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid 19 vào cuối năm 2019 gây rất nhiều
trở ngại cho ngành F&B, buộc doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp và lối đi riêng để đảm bảo
doanh thu.
3. Môi trường tự nhiên
 Theo Báo Nhân dân, tổng diện tích cà phê trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng hơn 688 ngàn
ha, năng suất bình quân 26 tạ/ha cao gấp 3 lần sản lượng cà phê thế giới, và là mặt hàng chiến
lược của ngành nông nghiệp Việt Nam, hằng năm mang về giá trị 3,4 tỷ USD.
 ICO ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam giảm 1,3% xuống 30 triệu bao do điều kiện thời
tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng trong vụ mùa 2018-2019.
 Highlands Coffee chiết xuất trực tiệp từ những hạt cà phê xanh, sạch, thuần khiết từ các vùng
đất bazan màu mỡ ở Gia Lai, Đắk Lắk, Buôn Mê Thuật và Lâm Đồng kết hợp bí quyết khác
biệt trong công nghệ rang xay hiện đại thuộc top đầu tại Việt Nam. Highlands chọn lọc những
vùng nguyên liệu ngon nhất trên thế giới: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuật nổi tiếng nhất
Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất thế giới với khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê
nguyên gốc; hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica,... Tất cả được hội tụ,
chắt lọc để nguyên liệu tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất.
 Về vấn đề môi trường, hiện nay Higlands đang vấp phải vấn đề sử dụng quá nhiều đồ nhựa
trong việc phục vụ khách hàng. Điều này làm khách hàng không cảm thấy an tâm về mặt sức
khỏe và môi trường.
 Cơ hội: Highlands có lợi thế là ở Việt Nam – quốc gia có sản lượng cà phê cao thứ 2 thế gới
nên có nguồn cung nguyên liệu sẵn có, chủ động trong khâu lựa chọn nguyên liệu.
 Thách thức: Phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đồng đều, đạt tiêu chuẩn.
4. Môi trường khoa học – công nghệ
 Là chuỗi cửa hàng đồ uống đầu tiên ở Việt Nam áp dụng hình thức “khách hàng tự phục vụ”.
Sử dụng thiết bị báo rung lấy đồ uống GP-206RT giúp quá trình phục vụ nhanh chóng, chuyên
nghiệp và hiệu quả hơn.
 Áp dụng hệ thống wifi tự phát.
 Sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông, trang mạng xã hội, internet để quảng cáo, giới thiệu
công ty, sản phẩm.
 Nghiên cứu thị trường, tạo ra sản phẩm mới Phindi – 1 thế hệ cà phê Việt Nam hoàn toàn mới,
phục vụ cho thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, độc lập và sáng tạo. Vẫn mang trong mình tinh túy chắt
lọc từ cà phê Phin Việt Nam nhưng êm chất Phin, kết hợp độc đáo cùng những vị ngon từ Kem
sữa – Hạnh nhân – Choco.
5. Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam có 1 nền chính trị ổn định rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
6. Môi trường văn hóa – xã hội
 Văn hóa uống cà phê tại Việt Nam
 60% dân số Việt Nam là những người uống cà phê với mức tiêu thụ cà phê trung bình ở mức
199 cốc trên đầu người mỗi năm, cao hơn các quốc gia khác ở châu Á như Thái Lan,
Philippines hoặc Indonesia (dữ liệu từ TNS Worldpanel Việt Nam).
 Người dân Việt Nam có thói quen ngồi hàng giờ nhâm nhi cà phê, trò chuyện về cuộc sống,
công việc ngắm nhìn thành phố. Người dân sử dụng cà phê với mục đích thưởng thức, thư giãn
thay vì tỉnh táo, giải khát.
 Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng rất khác nhau. Nam Trung Bộ,
Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất
cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, trà đã ăn sâu vào tiềm thức của
người dân nên việc thưởng thức cà phê là rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như không tiêu thụ,
bình quân chỉ 0,03 kg/người/năm. Người Tây Nguyên họ trồng cà phê nên phần lớn họ dùng cà
phê họ tự hái, tự xay và dùng chứ không dùng sản phẩm như những khu vực ở miền xuôi.
 Yếu tố xã hội ảnh hướng đến hành vi tới quán cà phê của khách hàng
 Hiện nay, mức sống của người đan Việt Nam ngày càng cao nên nhu cầu ăn, uống mặc được
chú trọng. Một trong những thói quen ưa thích của người dân Việt Nam là đi uống cà phê với
bạn bè và người thân. Cà phê không chỉ là thức uống giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe của
người tiêu dùng nếu uống ở liều lượng thích hợp. Cà phê lại thích hợp với nhiều đối tượng tiêu
dùng như học sinh, sinh viên, công nhân viên chức và các tầng lớp lao động khác. Nói vậy để
thấy rằng, từ lâu cà phê đã gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam và là 1 phần không thể
thiếu trong thói quen hằng ngày của đại đa số dân chúng.
 Theo 1 nghiên cứu, mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp đến
nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm có thu nhập cao nhiều
hơn gấp 18 lần so với lượng tiêu thụ cà phê của nhóm người có thu nhập thấp. Những người có
địa vị, thu nhập càng cao thì khả năng ảnh hưởng của họ tới người khác càng lớn. Thêm nữa,
bất kì hành vi nào của người đó cũng thường bị nhiều người khác dòm ngó, xem xét, bắt
chước,...Từ đó, xu hướng uống cà phê ngày 1 phát triển, các quán cà phê mọc lên ngày càng
nhiều.
7. Môi trường quốc tế

You might also like