You are on page 1of 42

§1.

Khái niệm về tải trọng động


1.1. Khái niệm
-Tải trọng tĩnh là loại tải trọng tăng từ từ, không làm xuất
hiện lực quán tính trên hệ.
-Tải trọng động là tải trọng gây ra lực quán tính trên hệ
đang xét
● Loại tải trọng biến đổi theo thời gian
●Loại tải trọng biến đổi một cách đột ngột
1.2. Phương pháp tính
Sđ = kđ.St
Sđ là các đại lượng động (ứng suất, chuyển vị,…) do tải trọng
động gây ra.
St là các đại lượng tĩnh (ứng suất, chuyển vị,…) do tải trọng
tĩnh ứng với tải trọng động gây ra.
kđ là hệ số động trong bài toán động.
§2. Khái niệm chung về dao động
2.1. Định nghĩa về bậc tự do của một hệ đàn hồi
Bậc tự do của một hệ đàn hồi khi dao động là số thông số
độc lập để xác định vị trí của hệ.

A m B

y
Bậc tự do của một hệ đàn hồi
§2. Khái niệm chung về dao động
2.2. Phân loại dao động
- Dao động cưỡng bức là dao động của hệ đàn hồi dưới tác dụng của
ngoại lực biến đổi theo thời gian (lực kích thích). Ví dụ một môtơ điện
đặt trên một dầm, phần rôto của nó có một khối lượng lệch tâm. Khi
quay rô to sẽ gây ra lực ly tâm mà các thành phần của nó tác dụng lên
dầm biến đổi theo thời gian. Lực này được gọi là lực kích thích, nó làm
cho dầm dao động .
- Dao động tự do là dao động không có lực kích thích. Ví dụ dầm chịu
một xung lực do tác dụng của một sự va chạm nào đó. Sau khi va chạm,
dầm tiếp tục dao động mà không chịu tác dụng của một lực kích thích
nào trong khi dao động.
- Dao động tham số là loại dao động mà các tham số vật lý của hệ thống
biến đổi theo thời gian gây nên. Ví dụ các trục truyền động có mô men
quán tính theo các phương khác nhau do đó độ cứng của trục truyền
biến đổi theo thời gian và khi truyền động ở trục xuất hiện dao động.
- Dao động tự dao động là loại dao động do sự tác dụng qua lại giữa các
bộ phận trong hệ thống gây nên dao động.
2.3. Một số khái niệm liên quan đến dao động
- Ta gọi hệ đã thực hiện một dao động khi hệ từ vị trí cân
bằng này đến vị trí cân bằng tiếp theo sau khi hệ đã qua mọi vị
trí được xác định bởi quy luật dao động của hệ.
- Chu kỳ của dao động (ký hiệu là T) là khoảng thời gian hệ
thực hiện một dao động. Chu kỳ được đo bằng giây (s).
- Tần số của dao động ( ký hiệu là f) là số dao động trong một
giây. 1
f  (Hz )
T
- Trong kỹ thuật, thường dùng tần số vòng, là số dao động mà
hệ thực hiện được trong 2 giây, ký hiệu là .
2
  2 f  (Hz )
T
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.1. Phương trình vi phân tổng quát của dao động.
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.1. Phương trình vi phân tổng quát của dao động.
Ta xét một dầm mang khối lượng m, bỏ qua trọng lượng của dầm thì ta
được một hệ đàn hồi có một bậc tự do. Lực kích thích P(t) biến đổi theo
thời gian tác dụng vào hệ tại mặt cắt ngang có hoành độ b.
Gọi y(t) là chuyển vị của khối lượng m ở thời điểm t. Ta chọn chiều dương
của y(t) hướng xuống dưới, gốc toạ độ là vị trí cân bằng tĩnh ban đầu của
khối lượng m.
Khi đó vận tốc và gia tốc của khối lượng m lần lượt sẽ là
Những lực gây ra chuyển vị y(t) gồm:
● Lực kích thích P(t) : Nếu gọi b là chuyển vị tại mặt cắt ngang đặt khối
lượng m do một lực đơn vị đặt ở vị trí của lực kích thích P(t) gây ra (hình
14.4b) thì độ võng do lực kích thích P(t) gây ra sẽ bằng : b.P(t).
3.1. Phương trình vi phân tổng quát của dao động.
● Lực kích thích P(t) : Nếu gọi b là chuyển vị tại mặt cắt ngang đặt khối
lượng m do một lực đơn vị đặt ở vị trí của lực kích thích P(t) gây ra (hình
14.4b) thì độ võng do lực kích thích P(t) gây ra sẽ bằng : b.P(t).
● Lực cản của môi trường khi m chuyển động: Lực cản có chiều ngược
với chiều chuyển động, xét trường hợp lực cản này tỷ lệ thuận với vận tốc
chuyển động. Giá trị lực cản này bằng với  là một hệ số tỷ lệ. Nếu
gọi a là chuyển vị tại mặt cắt ngang đặt khối lượng m do một lực đơn vị
cũng đặt tại đó gây ra thì chuyển vị ở mặt cắt ngang đặt khối lượng m do
lực cản gây ra sẽ bằng : (ở đây có dấu - vì lực cản hướng lên,
ngược với chiều chuyển động).
● Lực quán tính: Lực quán tính tác dụng lên hệ do khối lượng m chuyển
động gây ra bằng (dấu - bởi vì lực quán tính ngược chiều với
gia tốc). Chuyển vị của điểm đặt khối lượng m do lực quán tinh gây ra
bằng:
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.1. Phương trình vi phân tổng quát của dao động.

(12.4)

(12.5)

Phương trình (12.5) là phương trình vi phân dao động tổng


quát của hệ đàn hồi một bậc tự do. Hệ số  biểu thị ảnh
hưởng của lực cản của môi trường xung quanh đến dao động
và có thứ nguyên là (1/s).
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.2. Dao động tự do không có lực cản
Dao động tự do là dao động không có lực kích thích, nghĩa là: P(t) = 0 và vì
không có lực cản nên  = 0. Khi đó (14.5) sẽ có dạng:

Nghiệm:

(12.6)
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.2. Dao động tự do không có lực cản
Chu kỳ dao động của hệ

Như vậy  đặt theo (12.4) là tần


số vòng của dao động tự do
không có lực cản (gọi tắt là tần số
riêng của hệ đàn hồi)

(12.8)
§3. Dao động của hệ đàn hồi có một bậc tự do
3.2. Dao động tự do không có lực cản
Gọi P là một lực đặt tại mặt cắt dao
động của hệ, có phương trùng với
phương dao động và có giá trị P = mg,
khi đó tích số Pa chính là chuyển vị
tĩnh t tại mặt cắt dao động theo
phương dao động do lực P đặt tại mặt
cắt đặt khối lượng m gây ra.

(12.8)

Từ (12.7) hay (12.8) ta thấy nếu m càng


lớn hay t càng lớn (dầm có độ cứng
càng nhỏ) thì tần số của dao động tự do
 càng nhỏ
Ví dụ 14.1: Trên một dầm thép mặt cắt ngang chữ I số hiệu 24 ta đặt
một mô tơ điện trọng lượng G = 20000N. Xác định tần số riêng của dầm
 (hình 14.6). Bỏ qua trọng lượng bản thân dầm. Biết a = 2m; b = 3m.
Dầm làm bằng vật liệu có E = 2.107 N/cm2.
Giải:
Tra bảng số liệu thép chữ I số
hiệu 24 ta có : Jx = 3460 cm4.
Biểu đồ mô men đơn vị
như hình vẽ 14.6c. Chuyển vị
tĩnh a được xác định bằng
phương pháp nhân biểu đồ.
3.3. Dao động tự do có kể đến lực cản.
Vì là dao động tự do nên lực kích thích P(t) = 0. Khi đó (12.5) sẽ có
dạng:

Khi  <  nghiệm:


3.3. Dao động tự do có kể đến lực cản.
Chu kỳ dao động:

Ta thấy chu kỳ T1 > chu kỳ T của dao động


tự do không có lực cản. Tuy nhiên nếu 
nhỏ hơn nhiều so với  thì ta có thể coi
lực cản đó không ảnh hưởng đến chu kỳ
của dao động, nghĩa là T1  T.
Dạng dao động được biểu diễn trên hình
14.7. Qua đồ thị của phương trình dao
động (12.9) ta thấy biên độ dao động
giảm dần theo thời gian. Bởi vậy dao
động theo (12.9) được gọi là “dao động
tự do tắt dần”. Lực cản càng lớn ( càng
lớn) thì sự tắt dần càng nhanh. Sau mỗi
chu kỳ T1, biên độ dao động sẽ giảm đi
theo tỷ số :
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
1. Xét lực kích thích P(t) tác dụng vào
hệ đàn hồi biến thiên tuần hoàn theo
thời gian, chẳng hạn P(t) có dạng hàm
sin: P(t) = Psin t với P là biên độ và
 là tần số vòng của lực kích thích.
Ví dụ như một dầm chịu tác dụng của
lực quán tính do khối lượng lệch tâm
của rôto của một động cơ điện đặt
trên dầm gây nên (hình 14.8).
Lấy thời điểm t = 0 khi lực quán tính P
nằm ngang (khối lượng lệch tâm ở vị
trí nằm ngang).
Sau thời gian t, khối lượng đó quay được một góc t và lực quán tính
cũng tác dụng theo phương đó. Thành phần thẳng đứng của lực quán
tính tác dụng lên dầm (thành phần gây ra độ võng y(t)) bằng: P(t) =
Psint
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Với lực kích thích đó, phương trình vi phân của dao động (12.5) có
dạng sau đây:

(11)

Phương trình (11) là một phương trình vi phân không thuần nhất.
Nghiệm tổng quát của phương trình này gồm hai số hạng sau đây:

(12)
Số hạng đầu của nghiệm (12) biểu diễn dao động tắt dần. Số hạng thứ
hai biểu diễn dao động cưỡng bức do lực kích thích P(t) gây ra. Dao
động tắt dần sẽ mất đi sau một thời gian quá độ, khi đó hệ sẽ dao
động theo tần số  của lực kích thích. Vậy phương trình dao động
cưỡng bức của hệ là:
(12.10)
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng

Vậy phương trình dao động cưỡng bức của hệ là:


(12.10)
trong đó A,  lần lượt là biên độ dao động của hệ và góc lệch pha.
Chúng được xác định theo các công thức sau đây:

(12.11)

(12.12)
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
2) Tải trọng động lớn nhất (Pđmax) :
Khi độ võng y(t) đạt giá trị lớn nhất max [y(t)], lúc đó ta coi là lúc tải
trọng động lớn nhất Pđmax của lực kích thích P(t) tác dụng (hình 14.9).
Từ hình vẽ 14.9 ta có thể viết:
max [y(t)] = Pđmax .b (13)
Mặt khác theo (12.10) và (12.11) thì ta có:

(14)
Từ (13), (14) ta rút ra :
Pđmax = kđ.P (14.13)
Ở đây:
(14.14)
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Pđmax = kđ.P (14.13)
Ở đây:
(12.14)

kđ được gọi là hệ số động lực (hệ số động) trong dao động cưỡng bức
của hệ đàn hồi một bậc tự do với P(t) = Psint, nó biểu diễn số lần
tải trọng động lớn nhất lớn hơn biên độ của lực kích thích.
 = 2/ được gọi là hệ số giảm chấn (do  <  nên  < 2)
3) Để so sánh ảnh hưởng của tải trọng động và tải trọng tĩnh, ta sẽ
khảo sát hệ số động kđ tính theo công thức (12.14).
Khảo sát biểu thức trong căn số của mẫu số công thức (12.14). Ta
có:
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
3) Để so sánh ảnh hưởng của tải trọng động và tải trọng tĩnh, ta sẽ
khảo sát hệ số động kđ tính theo công thức (12.14).
Khảo sát biểu thức trong căn số của mẫu số công thức (12.14).

Từ biểu thức của kđ ta thấy kđ = kđmax khi R đạt giá trị nhỏ nhất
khi:

Trị số ch ở trên được gọi là tần số cộng hưởng. Ứng với ch ta có
kđmax có trị số là:

(12.15)

Thực tế có thể coi tần số  =  là tần số cộng hưởng và ta có:


3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Khảo sát mối liên hệ giữa kđ và đối với mỗi trị số nhất định của .
● Nếu thì xuất hiện hiện tượng cộng hưởng (kđ đạt trị số lớn nhất).
Song khi trong một khoảng nào đó lân cận 1 thì kđ đã tăng rõ rệt vì vậy
hình thành một miền cộng hưởng. Miền cộng hưởng thường được quy định

● Nếu ta có miền trước cộng hưởng. Hệ số động kđ = 1  2,5.


Nếu nhiều thì kđ  1 khi đó ta coi lực kích thích tác dụng một cách
tĩnh lên hệ.
● Nếu ta có miền sau cộng hưởng ( kđ < 2 và giảm nhanh theo sự
tăng của tỷ số khá nhiều thì kđ < 1 có nghĩa là Pđmax < P. Khi đó ta tính
theo lực tĩnh.
Những đường cong của hệ số kđ khác nhau nhiều trong miền cộng hưởng,
nhưng nếu tỷ số có trị số ở ngoài khoảng 0,5 đến 2 thì những đường
cong kđ gần trùng nhau. Khi đó có thể tính kđ theo công thức (14.14) với  = 0:

(12.16)
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Khi tính được kđ thì ta giải bài toán động bằng cách giải bài toán tĩnh rồi
nhân với hệ số động kđ. Như vậy ứng suất và chuyển vị trong hệ sẽ là :

(12.17)

trong đó: đ, yđ lần lượt là ứng suất động và chuyển vị động do tải
trọng động gây ra.
t, yt lần lượt là ứng suất tĩnh và chuyển vị tĩnh do biên độ
của lực kích thích tác dụng tĩnh lên hệ gây ra.
Nếu ngoài lực kích thích ra, trên hệ còn có tải trọng tĩnh tác dụng thì
ứng suất toàn phần trên một mặt cắt nào đó sẽ là tổng ứng suất do tải
trọng tĩnh đó gây ra và ứng suất động tính theo công thức (14.17).
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Ví dụ 14.2: Cho dầm AB có chiều dài là l có khối lượng
không đáng kể, dầm có độ cứng chống uốn EJx =
const và mặt cắt ngang dầm có mô men chống uốn Wx
= const. Trên dầm có đặt một khối lượng m và chịu tác
dụng của lực kích thích tuần hoàn vuông góc với trục
dầm P(t) = Psint tại mặt cắt đặt khối lượng m. Biết
tần số của lực tuần hoàn  = 0,5 với  là tần số dao
động riêng của hệ. Giả thiết rằng hệ số giảm chấn  =
0.
1) Tính ứng suất động max phát sinh trong dầm.
2) Tính tần số  của lực kích thích tuần hoàn.
Giải:
1) Dầm AB và khối lượng m chính là hệ đàn hồi một
bậc tự do dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực
tuần hoàn. Áp dụng công thức uốn phẳng ta có:
3.3. Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng
Theo giả thiết  = 0,5;  = 0 nên
theo công thức (12.16) ta có:

Vậy ta có:

2) Tần số riêng của hệ đàn hồi được


xác định theo công thức sau :

a chính là độ võng tại mặt cắt giữa dầm do


lực đơn vị đặt tại đó gây ra (hình 14.10).

Từ đó rút ra:
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.1. Đặt vấn đề
Hiện tượng va chạm là hiện
tượng tác dụng tức thời làm vận
tốc và gia tốc của hệ đàn hồi thay
đổi đột ngột.
Ta xét mô hình gồm một vật
nặng Q rơi tự do từ độ cao h
xuống va chạm với vật nặng P đặt
trên dầm. Khối tâm thuộc của Q
nằm trên đường thẳng đứng qua
khối tâm P (hình 14.14a).
Tính Pđmax phát sinh trong khi va
chạm.
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
Nếu bỏ qua trọng lượng của dầm
thì dầm AB và trọng lượng P trên
dầm chính là hệ đàn hồi một bậc tự
do. Để đơn giản hoá bài toán, ta
thừa nhận các giả thuyết sau:
1) Khi chịu va chạm, vật liệu vẫn
tuân theo định luật Húc.
2) Modun đàn hồi E của vật liệu là
hằng số trong quá trình va chạm.
Ta chia quá trình va chạm làm 2
giai đoạn:
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
a) Giai đoạn thứ nhất: Khi trọng lượng rơi
Q vừa chạm trọng lượng P đặt trên hệ đàn
hồi.
Gọi v là vận tốc của trọng lượng Q ngay
trước lúc va chạm. Giả thiết va chạm là
không đàn hồi. Khi xảy ra va chạm hai vật
nặng kết hợp lại với nhau thành (P+Q) và
có sự trao đổi tức thời về tốc độ. Gọi c là
vận tốc của (P + Q) ngay sau khi xảy ra va
chạm. Coi sự mất mát năng lượng khi va
chạm là không đáng kể. Áp dụng định luật
bảo toàn động lượng ở thời điểm va
chạm, ta có:

(1)
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
b) Giai đoạn thứ hai: Khi (P + Q) cùng
chuyển động với vận tốc c đến lúc cơ hệ
dừng lại tức thời do sức cản của hệ đàn
hồi, thực hiện chuyển vị lớn nhất yđ tại
mặt cắt va chạm (yđ = KK’) (hình 14.14b).
Bây giờ ta gọi yt, t và  lần lượt là chuyển
vị tĩnh của hệ đàn hồi tại mặt cắt va chạm
K do các lực có giá trị bằng P, Q và đơn vị
đặt tại đó gây ra. Do hệ đang xét là hệ đàn
hồi nên các đại lượng trên là các đại lượng
tỷ lệ thuận. Vì vậy ta có thể viết :

(2)
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta
có năng lượng của hệ ở vị trí K bằng năng
lượng của hệ ở vị trí K’. Quy ước thế năng
tại K’ bằng 0 khi đó ta có thể viết:
U1 + T +  = U2 (3)
Ở đây: U1 là thế năng biến dạng đàn hồi
của hệ tại vị trí K.

(4)

T là động năng của hệ tại vị trí K.

(5)
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
 là thế năng của hệ tại vị trí K, từ (1):

(6)
U2 là thế năng biến dạng đàn hồi của hệ
tại vị trí K’.

(7)

Thay (4), (5), (6), (7) vào (3) ta được:

(8)
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
(8)

Nghiệm của nó là:

Chú ý là t = Q  và yđ > 0, ta chỉ chấp nhận nghiệm dương.

(9)

Ta coi khi mặt cắt va chạm thực hiện chuyển vị động lớn nhất yđ
cũng chính là lúc tải trọng động lớn nhất Pđmax phát sinh trong khi va
chạm tác dụng. Vì vậy ta có :
yđ = Pđmax. (10)
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.2. Giải quyết vấn đề
Từ (9) và (10) ta suy ra :
(8)
Pđmax = kđ .Q (14.18)
kđ được gọi là hệ số động lực trong va chạm
đứng của hệ đàn hồi một bậc tự do.
(14.19)

Các trường hợp đặc biệt:


1) Nếu trọng lượng Q rơi tự do ở độ cao h xuống dầm ta có: v2 = 2gh.
Khi đó :
(14.20)

2) Nếu trọng lượng Q tác dụng đột ngột vào hệ, nghĩa là h = 0 thì theo
công thức (14.20) ta có : kđ = 2
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.3. Tính ứng suất động và chuyển vị động.
Ứng suất và chuyển vị động trong hệ được tính toán theo các công
thức thông thường đã học song ở đây chúng ta phải thay tác dụng của
vật nặng Q bằng Pđmax :

(14.21)

trong đó: đ, yđ lần lượt là ứng suất động và chuyển vị động do vật
nặng Q va chạm gây ra.
t, yt lần lượt là ứng suất tĩnh và chuyển vị tĩnh do các lực
tĩnh đặt trên hệ gây ra.
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.3. Ví dụ:
Một vật nặng trọng lượng Q = 200N rơi tự do
từ độ cao H = 4cm xuống đầu C của dầm AC
có các kích thước như hình vẽ 14.15. Dầm có
mặt cắt ngang chữ I số hiệu 22. Mô đun đàn
hồi của vật liệu dầm E = 2.1011 N/m2
Tại mặt cắt C người ta đặt một lò xo có độ
cứng C = 0,1 mm/N. Trọng lượng lò xo và bộ
phận giữ lò xo trên dầm P = 200N.Tính ứng
suất lớn nhất trên dầm khi không có và có lò
xo ở C.
Giải:
Tra bảng số liệu mặt cắt ngang chữ I số hiệu 22a ta có: Jx = 2760 cm4, Wx =
251 cm3.
1) Khi trên dầm không có lò xo.
Áp dụng phương pháp nhân biểu đồ Vê-rê-sa-ghin ta có độ võng tại đầu mút
thừa C do lực Q tác dụng tĩnh tại đó gây ra:
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.3. Ví dụ:
Giải:
1) Khi trên dầm không có lò xo.
Áp dụng phương pháp nhân biểu đồ Vê-rê-
sa-ghin ta có độ võng tại đầu mút thừa C
do lực Q tác dụng tĩnh tại đó gây ra:

Áp dụng công thức (14.20) với P = 0 thì hệ số động:

Tải trọng động lớn nhất:


Ứng suất do va chạm sẽ là:
§4. Va chạm đứng của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
4.3. Ví dụ:
Giải:
2) Khi trên dầm có lò xo.
Độ lún của lò xo do Q tác dụng tĩnh là: t = Q.C = 200.0,1.10-3 = 0,02 (m)
Độ võng tĩnh của hệ (chính là độ lún của lò xo t cùng với độ võng của dầm):
t = 0,02 + 0,0008 = 2,08 .10-2 (m)
Hệ số động:

Tải trọng động lớn nhất:


Pđmax = kđ.Q = 2,7.200 = 540 (N)
Ứng suất toàn phần lớn nhất của hệ khi va chạm là:
§5. Va chạm ngang của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
5.1. Đặt vấn đề
Ta xét mô hình gồm dầm AB có trọng lượng
bản thân không đáng kể. Trên dầm có gắn
một vật nặng P. Một trọng lượng Q chuyển
động với vận tốc v = const đến va chạm vào
dầm.
Tính Pđmax phát sinh trong khi va chạm.
5.2. Phân tích bài toán:
Quá trình va chạm vẫn thực hiện qua hai
giai đoạn như trong va chạm đứng. Định
luật bảo toàn năng lượng vẫn được viết như
công thức (3) trong §4.
Tuy có trọng lượng P đặt trước trên dầm nhưng P không làm dầm
biến dạng nên U1 = 0.
§5. Va chạm ngang của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
Động năng T vẫn được tính giống như công thức
(5) trong §4:

trong đó  là chuyển vị theo phương ngang


tại mặt cắt va chạm gây ra do lực đơn vị đặt
theo phương ngang.
Vì các khối lượng đều di chuyển theo
phương ngang nên thế năng  = 0.
Khi va chạm, chuyển vị của mặt cắt va chạm là yđ nên lúc đó thế năng
biến dạng đàn hồi U2 giống như (7) trong §4 song ở đây yt = 0 nên ta có :
§5. Va chạm ngang của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
Định luật bảo toàn năng lượng được viết:

(1)

Gọi t là chuyển vị tĩnh theo phương ngang


tại mặt cắt va chạm do một lực có giá trị
bằng Q tác dụng tĩnh theo phương ngang
đặt tại đó gây ra thì t = Q.
Do đó ta có thể viết lại (1) như sau :

(2)

Do yđ có giá trị dương nên từ (2) ta có :


(3)
§5. Va chạm ngang của hệ đàn hồi 1 bậc tự do
Mặt khác ta lại có: yđ = . Pđmax (4)
Từ (3) và (4) ta rút ra:
Pđmax = kđ.Q (12.21)

(12.22)

kđ được gọi là hệ số động lực trong va chạm ngang của hệ một bậc tự
do.
Công thức (14.22) có thể áp dụng được cho mọi bài toán va chạm
ngang của hệ đàn hồi một bậc tự do.

You might also like