You are on page 1of 7

LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2022


BÀI THI KHTN, MÔN THI: SINH HỌC-PHẦN DI TRUYỀN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề - Ngày 23/9/2021
(Đề gồm 04 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh: ................................................................... Số báo danh: ...................... ĐỀ SỐ 01_DT
Câu 1. Côđon nào sau đây mã hóa axit amin?
A. 5’UAA3’. B. 5’UAG 3’. C. 5’AAG3’. D. 5’UGA3’.
Câu 2. Kiểu gen nào sau đây đồng hợp 1 cặp gen?
A. Ab/Ab B. AB/aB. C. AB/ab D. AB/AB.
Câu 3. Quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số alen a bé nhất?
A. 0,4Aa : 0,6aa. B. 0,2AA : 0,8Aa. C. 100%Aa. D. 100%aa.
Câu 4. Hoạt tính của enzim amilaza ở lúa Đại Mạch tăng lên là ứng dụng của loại đột biến NST nào sau đây?
A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 5. Sự tác động của 1 gen đến sự biểu hiện kiểu hình của nhiều tính trạng được gọi là:
A. hoán vị gen. B. tương tác gen. C. gen đa hiệu D. liên kết gen.
Câu 6. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây không tạo ra giao tử Ab?
A. AABB. B. AaBb. C. Aabb. D. AAbb.
Câu 7: Nuclêôxôm là đơn vị cấu trúc của thành phần nào sau đây?
A. ADN. B. ARN. C. NST. D. Protein.
Câu 8: Ở thực vật lưỡng bội, hợp tử mang bộ NST 2n -1 có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 9. Một cơ thể giảm phân đã sinh ra giao tử ab với tỉ lệ 18%. Kiểu gen của cơ thể là
A. AB/ab . B. Ab/aB . C. Ab/ab . D. AB/aB .
Câu 10. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
có số kiểu gen bằng số kiểu hình?
A. AaBb × AaBb. B. AaBB × aabb. C. AaBB × AABb. D. AaBb × aaBb
Câu 11. Đột biến điểm làm thay thế 1 nucleotit ở vị trí bất kỳ của triplet nào sau đây đều không xuất hiện codon
mở đầu?
A. 3’GAX5’ B. 3’TGX5’ C. 3’TAG5’ D. 3’XGX5’ -- > mARN: 5’GXG3’
Câu 12. Trong nhân bản vô tính, cừu cho nhân có kiểu gen aa; cừu cho trứng có kiểu gen AA, cừu mang thai có
kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, cừu con được chuyển nhân có kiểu gen là
A. AA. B. AAaa. C. aa. D. Aa.
Câu 13. Hai kiểu hình nào sau đây thuộc 2 tính trạng khác nhau?
A. Thân cao và quả ngắn. B. Quả màu lục và quả màu đỏ.
C. Hạt trơn và hạt không trơn. D. Hạt có vỏ trắng và hạt có vỏ xám.
Câu 14. Gen nằm trên 1 phân tử ADN dạng vòng trong tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm 2 mạch polinucleotit. B. Biểu hiện không đều ở 2 giới.
C. Không chia đều có các tế bào con. D. Di truyền theo dòng mẹ.
Câu 15. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho
đời con có tối đa 24 kiểu gen, 12 kiểu hình?
A. AaBbXDXd × aaBbXDY. B. AaBbXDXd × AaBbXDY.
D d D
C. AaBBX X × aabbX Y. D. AaBBXDXD × aabbXdY.
Câu 16. Theo lí thuyết, các gen nào sau đây của tế bào nhân thực phân li độc lập trong quá trình giảm phân?
A. Các gen alen của cùng 1 cặp gen. B. Các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
C. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST. D. Các gen nằm trong tế bào chất.
Câu 17. Cho 500 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Ab/aB thực hiện giảm phân, trong đó có 400 tế bào giảm
phân không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử AB và aB lần lượt chiếm tỉ lệ là
F = 100/(2*500) = 0,1
A. 10% và 40%. B. 40% và 10%. C. 20% và 30%. D. 5% và 45%.
Câu 18. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình phiên mã dịch mã diễn ra gần như đồng thời .
B. Trong các cơ chế phân tử, chỉ có nhân đôi mới theo nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Khi 1 gen bị đột biến điểm, có thể sai khác gen sau đột biến 1 nucleotit.
GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 1 of 7
LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC
D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T thành G-X không thể biến đổi bộ ba đang mã hóa thành bộ ba kết thúc.
Câu 19. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
B. Đột biến lặp đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
C. Đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng cường phiên mã của 1 gen.
D. Ở các đột biến đa bội lẻ, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số lẻ.
Câu 20: Có bao nhiêu thành tựu sau đây là của công nghệ tế bào?
I. Tạo giống dưa hấu tam bội không hạt. II. Tạo giống dâu tằm tam bội.
III. Nhân bản vô tính tạo cửu Dolly. IV. Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 21. Khi nói về hiên tượng hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
B. Có tần số không vượt quá 50%, tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen.
C. Làm thay đổi vị trí của các lôcut trên NST, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống.
D. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, làm phát sinh nhiều biến dị mới cung cấp cho tiến hoá.
Câu 22. Trên 1 đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí, trong đó các gen
II, III, IV, V cùng thuộc 1 operon. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau
đây sai?

A. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.
B. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.
C. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí c thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
D. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì gen sau đột biến sẽ tăng 1 liên kết hidro
Câu 23. Một loài thực vật (2n = 8), các cặp NST được kí hiệu lần lượt là I, II, III, IV. Khi phân tích bộ NST của các
thể đột biến, thu được kết quả như sau:

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?


A. Thể đột biến A có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân
B. Thể đột biến B thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Thể đột biến C và D có thể được hình thành do rối loạn phân bào của một bên bố hoặc mẹ.
D. Thể đột biến B có thể được hình thành qua phân bào nguyên phân.
Câu 24. Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số
nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T
ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là
Giải: T1 = 20%; X1 = 40%.; X2 = G1 = 15%.
Ta có: A1 + T1 + G1 + X1 = 100%
Suy ra: A1 + 20% + 15% + 40% = 100% ---- > A1 = T2 = 25%
A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 25%.
Câu 25. Hai tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa Bd/bD giảm phân bình thường tạo giao tử. Trong số giao
tử được tạo ra có 12,5% số giao tử mang 3 alen trội. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội có thể là trường
hợp nào sau đây?
LỜI GIẢI:
1 tế bào: Aa Bd/bD ---LKG -- > 2ABd + 2abD (1) Hoặc 2AbD + 2aBd (2)
---- HVG -- > 1ABd + 1abD + 1ABD + abd (3)
CƠ THỂ CÓ 3 ALEN TRỘI
+ % giao tử có 2 alen trội = %giao tử có 1 alen trội
+ %giao tử có 3 alen trội = %giao tử có alen trội = 12,5%
---- > % giao tử có 2 alen trội = %giao tử có 1 alen trội = (100% - 12,5%*2)/2 = 37,5%
A. 6,25% B. 37,50% C. 50,00% D. 18,75%.

GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 2 of 7


LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC
Câu 26. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen(A,a và B,b) phân li độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội
hoàn toàn. Tiến hành 1 phép lai giữa 2 cây, thu được F1. Theo lí thuyết, kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F1 không
thể chiếm tỉ lệ nào sau đây?
LỜI GIẢI:
P: Cây (X) x Cây (Y)
F1: A-B-
A. 25%. VD: AaBb x aabb B. 12,5%.
C. 50%. VD: AABb x AAbb D. 37,5%. VD: AaBb x Aabb
Câu 27. Một loài thực vật, hình dạng quả do 2 cặp gen A, a; B,b cùng quy định. Phép lai P: 2 cây giao phấn với
nhau, thu được F1 có tỉ lệ 56,25% cây quả dẹt : 37,5% cây quả tròn : 6,25% cây quả dài. Cho 1 cây quả dẹt ở F1 tự
thụ phấn, thu được F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là trường hợp nào sau đây?
F1 có tỉ lệ 56,25% cây quả dẹt : 37,5% cây quả tròn : 6,25% cây quả dài
Suy ra,
+ A-B-: Dẹt; A-bb+ aaB-: tròn; aabb: dài.
+ P: AaBb x AaBb.
A. 3 : 4 : 1 B. 3 : 1. AaBB x AaBB ---- > 3 Dẹt : 1 tròn
C. 1 : 2 : 1 D. 5 : 3.
Câu 28. Một loài thực vật, alen A (thân cao) > alen a (thân thấp). Phép lai P: AAAa × Aaaa, thu được F1. Cho F1 ×
Aaaa, thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình:
LỜI GIẢI
Phép lai P: AAAa × Aaaa, thu được F1
G: (1/2AA, 1/2Aa) (1/2Aa, 1/2aa)
F1: (1/4AAAa; 2/4AAaa, 1/4Aaaa) x Aaaa
G: aa = 2/4*1/6 + ¼*1/2 = 5/24 aa = ½
F2: %thấp = 5/24*1/2 = 5/48
A. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp. B. 5 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C. 8 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 43 cây thân cao : 5 cây thân thấp.
Câu 29. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (P) cùng loài đều dị hợp
tử về 2 cặp gen giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F1 có bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình sau đây không thể xuất hiện?
(P) (Aa,Bb) x (Aa,Bb)
F1: A-B- = 0,5 + aabb
A-bb = aaB- = 0,25 - aabb
I. 1:2:1, Ab/aB (lk) x Ab/aB [AB/ab] (f)
II. 20 (A-B-) :6 (aabb) :1 (aaB-) :1 (A-bb);
+ Tổng phần : 28 (phần) ---- > 50%: 14 (phần); 25%: 7 (phần)
+ aabb = 6 (phần) --- > A-bb = aaB- = 7 – 6 = 1 (phần)
A-B- = 14 + 6 = 20 (phần)
III. 8:6:1:1
+ Tổng phần : 16 (phần) ---- > 50%: 8 (phần); 25%: 4 (phần)
+ aabb = 6 (phần) --- > A-bb = aaB- = 4 – 6 = -2 (loại)
IV. 8:2:1:1
+ Tổng phần : 12 (phần) ---- > 50%: 6 (phần); 25%: 3 (phần)
+ aabb = 2 (phần) --- > A-bb = aaB- = 3 – 2 = 1 (phần)
A-B- = 6 + 2 = 8 (phần)
V. 12:7: 3:3.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 30. Một loài thực vật: cây G có kiểu gen AB/ab , giao phấn với cây H dị hợp về 2 cặp gen đang xét, thu được
F1. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây
đúng?
LỜI GIẢI:
P: AB/ab (f1) x AB/ab [Ab/aB] (f2)
A. Nếu giao tử của cây G có tỉ lệ 2: 2: 3: 3 thì khoảng cách giữa các gen trên là 20cM.
f = (2+2)/10 = 0,4
B. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 luôn có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1.
GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 3 of 7
LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC
AB/ab x AB/ab --- > TLKH: 3:1
C. Cây H tự thụ phấn có thể thu được 9 loại kiểu gen ở đời con.
F1:
+ 3KG --- > LKG
+ 4 KG --- > LKG : AB/ab x Ab/aB
+ 7 KG ---- > HVG 1 bên.
+ 10 KG --- > HVG 2 bên
D. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì cây H có kiểu gen giống cây G.
P: AB/ab x AB/ab
Câu 31. Một loài thú, cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ (P), thu được F1 100% mắt đỏ. Cho F1
giao phối tự do với nhau, thu được F2 có tỉ lệ: 3 con đực, mắt đỏ: 4 con đực, mắt vàng: 1 con đực, mắt trắng: 6 con
cái, mắt đỏ: 2 con cái, mắt vàng. Nếu cho các cá thể mắt đỏ F2 giao phối với nhau thì kiểu hình mắt đỏ ở F3 có tỉ lệ:
F2: 9 Đỏ: 6 vàng : 1 trắng
+ A-B-: Đỏ; A-bb + aaB-: vàng; aabb: trắng.
+ F1 x F1: AaBb x AaBb
* DẤU HIỆU: Tỉ lệ KH ko đều 2 giới.
---- > Aa (hoặc Bb) lk với X
F1 x F1: AaXBXb x AaXBY
F2: A-XBX- x A-XBY
G: (2/3A, 1/3a)(3/4XB, 1/4Xb) (2/3A, 1/3a) XBY
F3: A-B- = (1 – 1/3*1/3)(1 – ¼*1/2) =
A. 24/41. B. 19/54. C. 31/54. D. 7/9.
Câu 32. Một loài thực vật, A (hoa đỏ) > a (hoa trắng); B (quả to) > b (quả nhỏ); Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST
khác nhau. Cho cây hoa đỏ, quả to lai với cây hoa đỏ, quả to (P), thu được F1 có 100% số cây hoa đỏ, quả to. Cho F1
giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây hoa trắng, quả nhỏ ở F2 có thể chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
P: A-B- x A-B-
F1: 100%A-B-
F2: A-B- + A-bb + aaB- + aabb
Suy ra, P: AABB x AaBb --- > A= (1 + ½)/2 = ¾; a = ¼; B = ¾; b = 1/4
F1
F2: aabb = (1/4)2*(1/4)2
A. 1/8. B. 1/16. C. 1/256. D. 1/36.
Câu 33: Ở ruồi giấm, gen quy định về màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên NST thường; alen A quy định
thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy
định cánh cụt. Gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, alen D quy định mắt
đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: lai giữa 2 cá thể đều có kiểu hình trội về 2 trong 3
tính trạng trên, thu được F1 có số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (aabbD-) chiếm 10,375%; các con đực F1 đều có
mắt trắng (XdY). Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
GIẢI:
P: A-B-XdXd x A-bb (aaB-)XDY
F1: aabbXDXd = ab♀*ab♂*XDXd = 0,10375
< ---- > ab♀*1/2*1/2 = 0,10375 ---- > ab♀ = 0,415 > 0,25
P: AB/abXdXd (f=0,17) x Ab/ab XDY
I. Số loại kiểu gen ở F1 là 14. = 7*2
II. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống mẹ chiếm 10%. AB/abXdXd = 0,415*1/2*0 = 0%
III. Ở F1, trong số thân xám, cánh dài, mắt đỏ, tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội chiếm 100/183.
[(AB/ab + Ab/aB)XDXd ]/[A-B-D-] = [(0,415*1/2 + 0,085*1/2)*1/2]/[(0,415*1 + 0,085*1/2)*1/2]
IV. Ở F1, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm 183/800.

GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 4 of 7


LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC
A-B-XdY = (0,415*1 + 0,085*1/2)*1/2
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 34: Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các côđon mã
hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg;
5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’,
5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông
tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng
sức sống của thể đột biến.
TAA ---- > TAG
B. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào
cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
GXA ----- > mARN : 5’XGU3’ (Arg)
C. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện
bộ ba kết thúc sớm.
GXA---- > AXA --- > mARN : UGU
D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ bị không
thay đổi axit amin của chuỗi polipeptit.
GGG --- > mARN : XXX (pro)
AGG --- > mARN : UXX (Ser)
Câu 35. Một loài thực vật, alen A (thân cao) > alen a (thân thấp), alen B (hoa đỏ) > alen b (hoa trắng), các gen này
phân li độc lập. Tiến hành lai giữa cây thân cao, hoa đỏ (cây M) với các cây khác thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cây M × cây P, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 25%.
---- > AaBb x aabb Hoặc Aabb x aaBb
- Phép lai 2: Cây M × cây Q, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng (A-bb) chiếm
50%.
AaBb (P) x AAbb
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phép lai 2 thu được đời con có 3 loại kiểu gen.
B. Kiểu gen của cây P, cây Q lần lượt là aabb, AAbb.
C. Cây P giao phấn với cây Q, thu được đời con có 4 loại kiểu hình.
D. Cây M tự thụ phấn, thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3: 3: 1: 1.
Câu 36. Một loài thực vật, alen A (lá nguyên) > alen a (lá xẻ); alen B (hoa đỏ) > alen b (hoa trắng). Cho cây lá
nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá
nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Theo lí thuyết, phát biểu sau đây là sai?
P: A-B- x A-bb
F1: A-B- + A-bb + aaB- + aabb
Suy ra, P: ♂AB/ab [Ab/aB] (f) x ♀ Ab/ab
G: AB=ab = x Ab = ab = 1/2
Ab=aB = 0,5 – x
F1: A-B- = AB♂*♀ + aB♂*Ab♀ = 0,4
---> x*1 + (0,5-x)*1/2 = 0,4 --- > x = 0,3
Suy ra, P: AB/ab (f=0,4) x Ab/ab
A. Ở F1, số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
Ab/Ab = 0,2*1/2 = 0,1
B. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.
C. Ở F1, số cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 10%.
aaB- = 0,2*1/2 = 0,1
D. Ở đời F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng. Chỉ có 2 KG
Câu 37. Một loài thực vật, xét 4 cặp gen A,a; B,b; D,d và E,e nằm trên 4 cặp NST cùng quy định tính trạng màu
hoa. Trong đó, khi có mặt đầy đủ 4 alen trội A, B, D, E thì quy định hoa tím; Chỉ có A, B và D thì quy định hoa đỏ;
Chỉ có A và B thì quy định hoa vàng; các trường hợp còn lại quy định hoa trắng. Trong quần thể xuất hiện các dạng
thể ba khác nhau về 4 cặp NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các thể ba mang kiểu hình hoa tím (A-B-D-E-) có tối đa 96 loại kiểu gen.
A--B-D-E- = 3*2*2*2*4C1 = 96
GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 5 of 7
LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC
B. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ có tối đa 52 loại kiểu gen.
+ 2n: A-B-D-ee = 2*2*2*1 = 8
+ 2n+1: A-- B-D-ee… + A-B-D-eee = 3*2*2*3C1 + 2*2*2 = 44
C. Các thể ba mang kiểu hình hoa trắng có tối đa 270 loại kiểu gen.
thể ba mang kiểu hình hoa trắng = Tổng KG thể ba – thể 3 hoa tím – thể 3 hoa đỏ
= 4*33*4C1 – 96 – 44 =
D. Trong quần thể có tối đa 513 loại kiểu gen khác nhau .
Tổng KG = kiểu gen 2n + kiểu gen (2n + 1)
= 34 + 4*33*4C1 = 513
Câu 38. Một loài thực vật, hình dạng quả được quy định bởi 2 cặp gen (Aa, Bb) phân li độc lập. Tính trạng màu sắc
hoa do căp alen D, d quy định. Cho lai cây quả tròn, hoa đỏ thuần chủng lai với lai cây quả tròn, hoa trắng thuần
chủng thu F1 100% quả dẹt, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn thu được F2 có 40,5% quả dẹt, hoa đỏ; 15,75% quả dẹt, hoa trắng
; 29,25% quả tròn, hoa đỏ ; 8,25% quả tròn, hoa trắng ; 5,25% quả dài, hoa đỏ ; 1% quả dài, hoa trắng. Biết xảy ra
hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
GIẢI:
Tách riêng từng tt ở F2:
+ Dẹt : tròn : Dài = 9:6:1 ----> A-B-: Dẹt; A-bb + aaB-: Tròn; aabb: Dài;
F1 x F1: AaBb x AaBb
+ Đỏ : Trắng = 3 : 1 ---- > D: đỏ > d: trắng
F1 x F1: Dd x Dd
* DẤU HIỆU: Có HVG ---- > Aa (hoặc Bb) lk ko hoàn toàn vs Dd
Suy ra, F1 x F1: Aa BD/bd (f) x Aa BD/bd (f) hoặc Aa Bd/bD (f) x Aa Bd/bD (f)
F2: A-B-D- (Dẹt, đỏ) = ¾*(0,5 + bbdd) = 0,405 ---- > bbdd = 0,04 --- > bd = 0,2
Suy ra, F1 x F1: Aa Bd/bD (f=0,4) x Aa Bd/bD (f=0,4)
A. Kiểu gen của P có thể là Aa BD/bd
B. Ở F2, tỉ lệ quả tròn, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp chiếm 26,25%.
Ở F2, tỉ lệ quả tròn, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp = tổng tròn, đò – tròn đỏ ĐH (AA bD/bD + aa BD/BD)
= 0,2925 – (1/4*0,3*0,3 + ¼*0,2*0,2)
C. Ở F2, tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 86%
%DH = 1 – ĐH [AB/AB + ab/ab + Ab/Ab / aB/aB]
= 1 – (0,04*2 + 0,3*0,3*2)
D. Ở F2, trong số quả dẹt, đỏ; tỉ lệ cây mang 4 alen trội chiếm 35,8%
[AA(BD/Bd + BD/bD) + Aa BD/BD] /[A-B-D-] = [1/4*(0,2*0,3*2*2) + ½*0,04]/(0,405)
Câu 39. Một loài giao phấn, alen A (thân cao) > alen a (thân thấp); alen B (hoa đỏ) > alen b (hoa trắng); hai cặp gen
này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Một quần thể đang cân bằng có tần số A là 0,8; a là 0,2 và tần số B là 0,9; b là
0,1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 95,04%. A-B- = (1 – 0,2*0,2)(1 – 0,12)
B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen chiếm 38,84%
Aa(BB,bb) + (AA,aa)Bb = (2*0,8*0,2)*(0,92 + 0,12) + (0,82 + 0,22)((2*0,9*0,1)
C. Cây thân cao, hoa trắng chiếm tỷ lệ 0,96%.
A-bb = (1 – 0,2*0,2)*0,12
D. Tỉ lệ kiểu gen mang 2 alen trội chiếm 9,64%
AAbb + aaBB + AaBb = 0,82*0,12 + 0,22*0,92 + (2*0,8*0,2)*(2*0,9*0,1)
Câu 40. Cho phả hệ sau:

GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 6 of 7


LUYỆN THI ĐH 2022 THI THỬ ĐẠI HỌC

Cho biết mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, các gen phân li độc lập, người số 9 mang alen gây
bệnh và người số 2 không mang alen gây bệnh B. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ 4,8,9,11
II. Người số 4 và người số 8 có kiểu gen giống nhau (Đúng)
III. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên của cặp 13-14 là 39,375%
(13) (2/3A, 1/3a)(7/8XB; 1/8Xb) x (7/10A, 3/10a)XBY (14)
Yêu cầu: A-XBY = (1 – 1/3*3/10)*(7/8*1/2) = …..
IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng dị hợp 1 cặp gen của cặp 13-14 là 22,5%
AaXBXB + AAXBXb = (2/3*3/10 + 1/3*7/10)*(7/8*1/2) + (2/3*7/10)*(1/8*1/2) = …..
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

------------------ HẾT -------------------

GV: HOÀNG HUY HIỆP Page 7 of 7

You might also like