You are on page 1of 4

Tên đề tài: DẠY HỌC HỆ THỐNG ABS BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT OTO


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Viễn cảnh
sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏingành Giáo dục – Đào tạo phải
có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt. Trong đó, đặc biệt chú trọng
đến đổi mới phương pháp dạy họcvà phương tiện dạy học. Theo nghị quyết TW 2 khóa
VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”. Định hướng trên đây đã được pháp
chế trong luật giáo dục điều 24.2“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [1] (Luật giáo dục năm 2005).Vấn đề đặt ra đối
với các trường học là cần không ngừng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học
(PPDH). Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầuphát triển của đất nước, phù hợp với xu thế
thời đại. Xong nền giáo dục nước ta trong giai đoạn vừa qua chưa đáp ứng được điều đó.
Trong kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ những yếu
kém và nguyên nhân: “Hoạt động học tập trong các nhà trường ở mọi cấp học chủyếu vẫn
là hướng vào mục đích khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy, người học, người
quản lý coi trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn.Phương pháp giáo dục nặng về áp
đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưa khuy ến khích sự năng động,
sáng tạo của người học...”Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực
của học sinh được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt
Nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng. Tuy nhiên, trong sáng kiến kinh nghiệm
này, tôi đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng quan điểmdạy học giải quyết vấn đề
(DHGQVĐ). Chương “ Hệ thống ABS trên ô tô” trong. dễ hấp dẫn sinh viên tham gia tìm
hiểu và sử dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tài liệu học tập cũng
như mô hình hệ thống ABS trong nhà trường đều trang bị đầy đủ nên có thể gây hứng
thú, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của sinh viên trong quá trình dạy. Với mong muốn góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học về hệ thống ABS trên ô tô đáp ứng nhu
cầu đổi mới của giáo viên và học sinh trong dạy và học kiến thức ô tô , em viết sáng kiến
kinh nghiệm : “DẠY HỌC HỆ THỐNG ABS BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT OTO”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện dạy học hệ thống ABS b tại Trường Đại
học Sư phạm bằng phương pháp giải quyết vấn đề cho sinh viên ngàng công nghệ kỹ
thuật ô tô tại trường Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. Đề tài sẽ tìm ra những giải pháp mới
phù hợp với đặc thù của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật ôtô từ đó đề xuất áp dụng
với sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật ôtô tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long
4. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
4.1 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật ôtô tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Dạy học hệ thống ABS trên ô tô
- Cơ sở lý luận và thực tiển của dạy học giải quyết vấn đề chó sinh viên ngành công nghệ
kỹ thuật ô tô tại trường SPKT Vĩnh Long
4.3 Đối tượng khảo sát
- Quá trình đổi mới dạy học hệ thống ABS trên ô tô bằng phương pháp giải quyết vấn đề
cho sinh viên ngành CNKT ô tô Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
5. Vấn đề (câu hỏi) nghiêng cứu
6.Giả thuyết khoa học
Việc vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề chính là giảng viên tạo ra các
tình huống có vấn đền nhằm điều khiển các sinh viên giúp các phát hiện vấn đề cũng như
tự giác, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề đó một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Qua đó giúp sinh viên lĩnh hội tri thức và tự mình rèn luyện các kỹ năng cơ bản để đạt
được các mục tiêu học tập tốt nhất. Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề chính là
việc giải quyết vấn đề được nêu ra, các tình huống, tư duy chỉ bắt đầu khi có vấn đề phát
sinh mà thôi.
7. Nhiệm vụ (mục tiêu) nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy học giải quyết vấn đề.
- Phân tích “Hệ thống ABS trên ô tô” Giáo trình Hệ thống điều khiển ô tô nhằm tìm hiểu
cấu trúc nội dung và đặc điểm các kiến thức cần xây dựng
- Tìm hiểu thực tế dạy học “Hệ thống ABS trên ô tô” ở trường SPKT Vĩnh Long nhằm
làm rõ những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn ấy trong việc tổ chức HĐ
nhận thức tích cực, sáng tạo của sinh viên.
- Xây dựng tiến trình dạy học giải quyết vấn đề “Hệ thống ABS trên ô tô” theo định
hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết
kế, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm.

8. Phạm vi nghiên cứu


8.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong học tập
của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật ôtô tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long
8.2 Phạm vi không gian
Khoa cơ khí động lực trường Đại học SPKT Vĩnh Long
6.1 Phương pháp tiếp cận
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm
hệ thống cấu trúc cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện, khách quan về hiện
tượng giáo dục thấy được mối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ
thống lớn, từ đó xác định được con đường tổng hợp, tối ưu để nâng cao chất lượng
giáo dục. Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao tính tích cực trong học tập của sinh
viên ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
5
cho thấy mối quan hệ giữa tính tích cực trong học tập với đặc điểm tâm sinh lý sinh
viên tuổi 18-25, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học, động cơ thái
độ trách nhiệm với nghề nghiệp. Mối quan hệ về điều kiện, môi trường, chương trình
học, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên. Từ đó muốn nâng cao tính
tích cực trong học tập của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô tại trường đại học
Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cần phải tác động đến nhận thực làm cho sinh viên hiểu
rõ hơn về tầm quan trọng của việc học cũng như ý thức được trách nhiệm với nghề
của mình đã lựa chọn. Đồng thời cần phải cải tiến chương trình, môi trường học tập,
đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ dạy học đặc biệt cần phải có đội
ngủ giảng viên có chuyên môn cao.
- Quan điểm logic-lịch sử: Trong nghiên cứu khoa học giáo dục quan điểm logiclịch sử
chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch
sử. Tìm hiểu phát hiện sự nảy sinh phát triển của giáo dục trong những thời gian và
không gian cụ thể, với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để phát hiện cho được quy
luật tất yếu của quá trình sư phạm, quá trình giáo dục và dạy học Khi nghiên cứu
những vấn đề của khoa học giáo dục nhà nghiên cứu phải thực hiện các tác động nhận
thức, khám phá, phản ánh, sáng tạo đối tượng theo cách tiếp cận logic - lịch sử. Việc
nghiên cứu đề tài Giải pháp nâng cao tính tích cực trong học tập của sinh viên ngành
Công nghệ kỹ thuật ôtô tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long dựa trên cơ
sở vừa nghiên cứu cái mới vừa phát triển những ưu điểm của những đề tài nghiên cứu
đây liên quan đến giải pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên, khắc phục những
hạn chế, khó khăn mà những đề tài trước đây gặp phải.
- Quan điểm thực tiễn: Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục
đòi hỏi phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Thực tế
đã chứng minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi sinh viên chuyển hóa được
những “yêu cầu học tập” của nhà giáo dục thành “nhu cầu học tập” của bản thân,
chuyển “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo”, lúc này việc học mới trở
thành niềm hạnh phúc thực sự đối với sinh viên và tính nhân văn trong giáo dục được
biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Đề tài nghiên cứu những thực tế đang tồn tại từ đó
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập trong sinh viên.
9. Phương pháp nghiêng cứu
- Nghiên cứu, phân tích lí luận.
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
- Xử lí thống kê toán học.

You might also like