You are on page 1of 11

CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH


SẢN PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG
DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Tên sản phẩm đăng ký: C-WIN


Dạng sản phẩm: Bột

Hình thức đăng ký:


- Đăng ký lần đầu: X
- Đăng ký lại:

ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN THỦY SẢN VÀO DANH MỤC


TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2017
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 04/2017/HT-ĐKLH TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2017

ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG


DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH
TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

- Tên cơ sở đăng ký: Công Ty TNHH Hải Thiên


- Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782
Đề nghị đăng ký thức ăn bổ sung dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại
Việt Nam như sau:

Số tiếp Ngày Cơ quan


Ký mã hiệu Ký hiệu nhận tiếp tiếp
Tên thức ăn
TT (tên thương tiêu chuẩn công bố nhận nhận
chăn nuôi
mại) cơ sở hợp công bố công bố
quy hợp quy hợp quy
Tăng sức đề
TCCS
1 kháng, chống C-WIN
04:2017/HT
stress

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên
quan về thức ăn chăn nuôi.

Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TCCS 04:2017/HT Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2017

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 04:2017/HT
Sản phẩm: C-WIN
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh áp dụng cho sản
phẩm thức ăn bổ sung dùng trong nuôi trồng thủy sản C-WIN của nhà sản xuất Công Ty
TNHH Hải Thiên.
2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết
quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng
thực tiễn của cơ sở.
2.1. Acid citric
Thí nghiệm đánh giá tác động của Acid Citric và Acid Acetic đến sự phát triển và tồn
tại của Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ được thực hiện khi nhúng mẫu tôm thẻ trong
Acid Citric 5% và 10% và Acid Acetic 4% và 8% trong 5, 15, 30, 60 phút và 24 giờ. Kết quả
cho thấy, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong tôm đã hoàn toàn bị ức chế trong 30 phút
(Amani M. Salem and Reham A. Amin, 2012). Ở nồng độ Acid Citric 10% khi bổ sung vào
nước ao nuôi liều 0,5-1 ppm làm giảm pH trong trường hợp tảo trong ao nuôi phát triển quá
mức, giúp ổn định pH và môi trường ao nuôi.
Bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn thủy sản là một trong những biện pháp hiệu quả để
phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm FCR. Khi bổ sung 0,5% acid citric cho thức ăn cá
hồi thấy hàm lượng phospho trong phân giảm đi 50%. Sử dụng acid citric sẽ làm tăng khả
năng hòa tan của chất khoáng, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu khoáng chất (Vũ Huy
Giảng, 2016).
2.2. Ascorbic acid
Hardie et al (1991) cho rằng acid Ascorbic có vai trò quan trọng trong trao đổi chất,
tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen, tăng
cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng của tôm cá, tổng hợp corticosteroids là chất
có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá với sự thay đổi của môi trường. Thức ăn có
hàm lượng Vitamin C cao được đề xuất là có lợi ích cho việc giảm sốc của cá (trích dẫn bởi
Trần Thị Thanh Hiền, 2004)
Tùy theo mỗi loài, kích thước, tốc độ tăng trưởng và điều kiện nuôi khác nhau mà mức
Acid ascorbic cũng khác nhau.
Theo Milliken (1982), Đề nghị mức Acid Ascorbic trong thức ăn tôm nói chung khoảng
50 mg/kg thức ăn được xem là đủ. Nhưng Guary et al (1976) cho rằng, đối với tôm he (P.
japonicus) hàm lượng Ascorbic acid phải từ 10.000-20.000 mg/kg. Deshimaru và Kuroki
(1976) tìm thấy mức độ Ascorbic Acid ít nhất 3.000 mg/kg thức ăn là cần thiết để ngăn chặn
tử vong trên tôm. Lightner et al (1979) nhận thấy mức 1.000-2.000 mg/kg thức ăn là đủ cho
Penaeus californiensis và Penaeus stylirostris.
Shiau và Hsu (1994) đề nghị nên bổ sung L-Ascorbic acid vào thức ăn cho tôm
Penaeus monodon ở giai đoạn giống là 2.000mg/kg thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường sức đề
kháng, tăng tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch, giúp cải thiện hiệu quả
sử dụng thức ăn. Chen và Chang (1994) cho biết, khi bổ sung Ascorbic acid với 209 mg/kg
thức ăn sẽ nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm. Đối với tôm càng, khả năng chống lại
Vibrio harveyi sau 18 ngày thí nghiệm khi trộn thức ăn với Ascorbic acid từ 0 - 40 mg/kg
thức ăn thì sau một tuần tôm chết từ 63-73% trong khi mức 1.500 mg/kg thì không có tôm
chết (Kontara và ctv, 1997).
Kanazawa (1985) cho biết, Ascorbic acid có ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi
khuẩn của tôm he Nhật Bản giống, sau một tuần gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio sp, ở lô
thức ăn không có Ascorbic acid tỷ lệ sống chỉ là 14%, trong khi ở lô 50 mg Ascorbic acid /kg
thức ăn tỷ lệ sống đạt 80%. Đối với tôm cá bố mẹ, khi bổ sung Ascorbic acid vào thức ăn có
khả năng làm tăng tỉ lệ nở, khả năng chịu đựng của cá bột và ấu trùng. Như vậy để đáp ứng
nhu cầu là 50 mg Ascorbic acid /kg thức ăn cho tôm nói chung thì cần trộn vào thức ăn tương
ứng 3,3g sản phẩm chứa hàm lượng 15.000 mg/kg (1,5% Ascorbic acid).
Trong khi đó D’Abramo et al., (1994) sử dụng hai loại Ascorbic acid: Ascorbyl 2
monophosphat và Ascorbyl - 6 palmitate đã ước tính nhu cầu Ascorbic acid cho tôm càng
xanh ở giai đoạn hậu ấu trùng là trên 100 mg Ascorbic acid /kg thức ăn. Tương ứng với 6,6g
sản phẩm chứa Ascorbic acid hàm lượng 15.000mg/kg (1,5% Ascorbic acid).
* Kết luận chung về việc lựa chọn công thức sản xuất:
- Về công dụng:
Căn cứ vào các kết quả đã nghiên cứu cho thấy, sản phẩm bao gồm các thành phần là Acid
citric, Ascorbic acid khi bổ sung vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng, chống stress.
- Về hàm lượng và liều lượng:
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng và liều lượng sử dụng của các chất rất
khác nhau tùy theo mỗi loài, kích thước, tốc độ tăng trưởng và điều kiện nuôi khác nhau. Bổ
sung Acid Citric 0,5% (5g/kg thức ăn) làm tăng khả năng hòa tan của chất khoáng, tăng khả
năng tiêu hóa và hấp thu khoáng chất. khi bổ sung acid Citric 10% vào nước ao nuôi liều
0,5-1 ppm giúp ổn định pH và môi trường ao nuôi. Với Ascorbic acid, tùy theo mỗi loài,
kích thước, tốc độ tăng trưởng và điều kiện nuôi khác nhau mà mức Acid ascorbic cũng
khác nhau. Hàm lượng khuyến cáo dung trong nuôi trồng thủy sản từ 50-20.000mg/kg. Như
vậy để đáp ứng nhu cầu là 50 mg Ascorbic acid /kg thức ăn cho tôm nói chung thì cần trộn
vào thức ăn tương ứng 3,3g sản phẩm chứa hàm lượng 15.000 mg/kg (1,5% Ascorbic acid).
Căn cứ kết quả của các nghiên cứu trên, Công ty chọn công thức các chất có trong sản
phẩm gồm: Acid Citric (12%), Ascorbic acid (1,5%). Với liều lượng khuyến cáo sử dụng là
3-5g/kg thức ăn và khi thời tiết xấu hay tôm cá giảm ăn thì sẽ làm giảm khả năng hấp thu các
chất dinh dưỡng vào cơ thể, nên cần tăng liều lượng sử dụng ở mức 5-7g/kg thức ăn.
3. Tài liệu viện dẫn
- TCVN 1532:1993, Thức ăn chăn nuôi- Phương pháp thử cảm quan.
- TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi- Lấy mẫu.
- TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi- Chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN 4326 :2001, Xác định độ ẩm.
- TCVN 9474:2012 (LOD = 0,005%), Xác định cát sạn.
- AOAC 996.13 (HPLC, LOD = 2ppm), Xác định Ethoxyquin.
- TCCS 019:2014/TTKNII (HPLC), Xác định Acid citric.
- TCCS 011:2014/TTKNII (HPLC), Xác định Ascorbic acid.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu về nguyên, phụ liệu đối với sản phẩm

STT Tên nguyên liệu Tiêu chuẩn


1 Acid citric Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
2 Ascorbic acid Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất
4.2. Chỉ tiêu chất lượng và phương pháp thử
Các chỉ tiêu bắt buộc công bố khi xây dựng TCCS sản phẩm này dựa theo Mục 4 và Mục 6 –
Phụ lục 1, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT.

TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử


1. Lấy mẫu TCVN 4325 : 2007
Mô tả theo
Các chỉ tiêu cảm quan
TCVN 1532 : 1993
Dạng bột, không có
2. Dạng sản phẩm - Mô tả
vật ngoại lai sắc cạnh
3. Màu sắc - Màu trắng ngà Mô tả
4. Mùi vị - Mùi đặc trưng của Mô tả
nguyên liệu phối chế,
không có mùi men
TT Chỉ tiêu ĐVT Hình thức công bố Phương pháp thử
mốc và mùi lạ khác
Các chỉ tiêu chất lượng chính
TCCS
5. Acid citric, min: % 12 019:2014/TTKNII
(HPLC)
TCCS
6. Ascorbic acid, min: % 011:2014/TTKNII
1,5 (HPLC)
Các chất khác
% TCVN 9474:2012
7. Cát sạn, max: Không có
(LOD=0,005%)
8. Độ ẩm, max: % 10 TCVN 4326 : 2001
Theo các quy định
9. Chất mang (Dextrose) kg Vừa đủ 1kg
hiện hành
Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh
AOAC 996.13
10. Ethoxyquin - Không có (HPLC,
LOD=2ppm)
Các loại hóa chất,
kháng sinh cấm sử
dụng, hạn chế sử dụng Theo các quy định
11. - Không có
theo quy định của Bộ hiện hành
Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
4.3. Các chỉ tiêu chất lượng thành phần khác

 Độ hòa tan: Dễ hòa tan trong nước.


 Độ đồng nhất: Đạt yêu cầu.
 Định tính: Sản phẩm phải cho phản ứng với các thành phần nguyên liệu có trong sản
phẩm.
 Định lượng: Hàm lượng các thành phần phải đạt mức tối thiểu hoặc đạt trong
khoảng so với hàm lượng ghi trên nhãn.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
- Sản phẩm được đóng trong lon nhựa, lon giấy, lon kim loại, túi nhựa hoặc bao giấy chì,
bao PP. Bao bì đựng bền, kín, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không làm ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
- Khối lượng tịnh: Tùy vào quy cách đóng gói: 250g; 500g; 750g, 1kg; 1,5kg; 2kg; 4kg;
5kg; 10kg; 20kg.
5.2 .Ghi nhãn

 Theo Phụ lục 2B, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ


trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và đảm bảo nội dung đúng theo Nghị định
số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
 Đảm bảo đúng quy chế ghi nhãn hàng hóa chuyên ngành thủy sản.
 Có dòng chữ: Sản phẩm không chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản theo các quy định hiện hành của BNN & PTNT.
5.3. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có
mùi lạ, không có chất độc hại và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Khi
bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh./.

GIÁM ĐỐC
NHÃN DỰ KIẾN

NHÃN MẶT TRƯỚC NHÃN MẶT SAU

C-WIN Bản chất và Công dụng sản phẩm:


Tăng sức đề kháng, chống stress Cung cấp vitamin C chống stress, giúp tăng
sức đề kháng.
Chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản
“Sản phẩm không chứa các chất cấm sử Chỉ tiêu chất lượng trong 1 kg:
dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản 1. Các chất chính:
theo các quy định hiện hành của
- Acid citric, min:…………….….…12%
BNN&PTNT”
- Ascorbic acid, min:………………1,5%
2. Các chất khác:
Định lượng: (Trên nhãn chính thức)
- Cát sạn, max: …………….….không có.
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN
- Độ ẩm, max: ……………….….. 10%
Đ/C: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, - Chất mang (Dextrose) vừa đủ: …. 1 kg
Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh.
3. Chất cấm: không có
ĐCSX: Số 26 đường 516, Ấp Bàu Chứa,
Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí - Ethoxyquin (ppm):…… ….. không có.
Minh. - Kháng sinh:………….……. không có.
ĐT: 08.62674783 – FAX: 08.62674782 Nguyên liệu chính: Acid citric, Ascorbic
Số tiêu chuẩn công bố: TCCS 04:2017/HT acid.
Hướng dẫn sử dụng:
Số lô sản xuất: (Trên nhãn chính thức). - Định kỳ: Trộn 3-5g/kg thức ăn.
Ngày sản xuất: (Trên nhãn chính thức). - Khi thời tiết xấu hay tôm cá giảm ăn: Trộn
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất 5-7g/kg thức ăn.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng
mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dabrowski, K. 1992. Ascorbate concentration in fish ontogeny. Journal of Fish
Biology 40, 273-279.
- Shiau, S Y and T.S. Hsu . 1994. Vitamin C requirement of grass shrimp, Penaeus
monodon, as determined with L-ascorbyl-2-monophosphate. Aquaculture 122, 347-
357.
- Chen, H and C. Chang. 1994. Quantification of vitamin C requirements for juvenile
shrimp (Penaeus monodon) using polyphosphorylated L-ascorbic acid. Journal of
Nutrition 124:2033-2038.
- D’ Abramo, L.R, A.M.Cynthia , P.H.Felix, J.L.Montanez and K.B.Randal. 1994.
Vitamin C requirement of the juvenile freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii.
Aquaculture 128, 269- 275.
- Dabrowski K. 1990. Absorption of ascorbic acid and ascorbic sulfate and ascorbate
metabolism in common carp (Cyprinus carpio L.) Comp. Biochem. Physiol. 160: 549–
561.
- Hardie LJ, Fletcher TC, Secombes CJ, 1991. The effect of dietary vitamin C on the
immune response of the Atlantic salmon, Salmosalar L. Aquaculture. 1991;95:201–
214.
- Dabrowski K, Hinterleitner S, Sturmbauer C, El-Fiky N, Wieser W (1988). Do carp
larvae require vitamin C. Aquaculture 72: 295–306.
- NRC (National Research Council), 1993. Nutrient Requirement of fish. National
Acdemy Press, Washington, DC, USA.
- Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy
Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
- ThS. Từ Thanh Dung, TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, ThS. Trần Thị Tuyết Hoa, 2015.
Giáo trình Bệnh Học Thủy Sản. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ. Tủ Sách Đại Học
Cần Thơ.
- Karapirar, M. & Gonul, S.A. (1992). Effects of sodium bicarbonate, vinegar, acetic
and citric aciss on growth and survival of Yersinia enterocolitica. International Journal
of Food Microbiology, 16, 343-347.
- Vũ Huy Giảng, 2016. ứng dụng acid hữu cơ trong thức ăn cá. http://www.hua.edu.vn.
- Amani M. Salem and Reham A. Amin, 2012. Evaluation of Some Organic Acids as
Potential Decontaminants of Vibrio parahaemolyticus in Fresh Shrimp. World Journal
of Dairy & Food Sciences 7 (1): 41-48, 2012 ISSN 1817-308X.
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04:2017/QĐ-TCCS TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành tiêu chuẩn chất lượng cơ sở hàng hoá chuyên ngành thủy sản

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI ngày 21/01/2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kỹ thuật - Công Ty TNHH Hải Thiên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này là Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 04:2017/HT
cho sản phẩm C-WIN của nhà sản xuất Công Ty TNHH Hải Thiên.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Kinh doanh và các cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận :
- Như điều 3;
- Lưu.
CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

Cơ sở sản xuất /kinh doanh: CÔNG TY TNHH HẢI THIÊN


Địa chỉ: 90-92 đường DC 11, Phường Sơn kỳ, Quận Tân Phú, T.P. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.62674783 – FAX: 08.62674782

CÔNG BỐ

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở số TCCS 04:2017/HT


Áp dụng cho hàng hoá (tên, kiểu, loại, mã số hàng hoá):
Tên sản phẩm : C-WIN
Dạng : Bột
Loại : 250g; 500g; 750g, 1kg; 1,5kg; 2kg; 4kg; 5kg; 10kg;
20kg.

Cơ sở cam kết sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn công bố nêu
trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm đối với những tiêu chuẩn chất
lượng đã công bố.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2017


Giám đốc

You might also like