You are on page 1of 12

Giày bảo hộ , tối thiểu giày ba ta

Giày bảo hộ lao động  là một thiết bị bảo vệ cá nhân để bảo vệ bàn chân của người dùng
tại môi trường làm việc nhất định. Giày bảo hộ có công dụng tránh bị trơn trượt, vật
năng rơi vào chân, vật sắc nhọn, vật nóng, cách điện, hóa chất hoặc thời tiết xấu
Giày mang đến cảm giá thoải mái khi di chuyển chống lại những tác động của môi
trường như: nắng, lạnh, nước, bụi bẩn,…
Với những môi trường làm việc chuyên biệt như cơ khí, luyện kim, dầu khí,… đây là
những môi truyền hay tiếp xúc với nhiều kim loại, dung môi,… vì vậy để đảm bảo an
toàn thì cần trang bị những đôi giày chuyên biệt chính là giày bảo hộ lao động.
Bảo vệ chân trước môi trường xung quanh
– Với nhiều công việc, cần làm việc trong môi trường khắc nghiệp phải tiếp xúc với nhiệt
độ cao, nắng, gió, mưa,… thì cần trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết. Và đôi
giày là 1 trong những món đồ không thể thiếu có tác dụng bảo vệ bàn chân khỏi môi
trường xung quanh.
– Việc bảo vệ lòng bàn chân tránh tiếp xúc trực tiếp với những môi trường bụi bẩn, nắng
gió thì những đôi giày thông thường vẫn có thể làm được. Nên nhiều khách hàng vẫn
thắc mắc tại sao nên mang giày bảo hộ lao động, cùng xem những lợi ích khác của giày
bảo hộ.
Tác dụng giày bảo hộ bảo vệ lòng bàn chân của bạn tránh các vật sắc nhọn
– Với những môi trường làm việc như xưởng cơ khí, công trình đang thi công sẽ phải
tiếp xúc với rất nhiều vật nhọn, sắc có trên mặt đất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
lòng bàn chân. Giày bảo hộ lao động được trang bị phần đế chắc chắn cùng phần lót
thép chống đinh xuyên thủng sẽ bảo vệ đôi chân trong điều kiện làm việc như vậy.
– Cần cân nhắc khi lựa chọn giày để làm việc trong những môi trường nguy hiểm.
Công dụng bảo vệ chân trước những nguy cơ dập ngón, vật nặng đè– Với nhiều công
việc yêu cầu phải mang vác nhiều vật nặng. Việc bị các vật nặng rơi vào chân có thể xảy
ra thì mũi thép trên giày sẽ bảo vệ các ngón chân không bị dập, đè.– Nếu xe nâng vô tình
cáng ngang qua phần chân thì mũi thép có thể chịu được lực nén lên đến 15000
newtos(tương đương xe có trọng tải 1,5 tấn). Trừ trường hợp xe lu, nếu không mũi thép
sẽ bao vệ bàn chân bạn tránh khỏi những nguy cơ phổ biến.
Công dụng bảo vệ khỏi các vật sắc nhọn cắt vào chân
– Với một số công việc như dùng máy cưa, dao, vật dụng có thể cắt có thể ảnh hưởng
đến đôi chân người lao động. Hậu quả sẽ thật nghiêm trọng nếu vô tình đễ lưỡi cưa hay
những vật sắt tiếp xúc với chân. Vì vậy nên chọn giày bảo hộ phù hợp khi làm việc trong
những môi trường nguy hiểm như vậy.
Giày bảo vệ có tác dụng bảo vệ trước các rủi ro liên quan đến điện
– Có những đôi giày bảo hộ có khả năng cách điện sẽ giúp người dùng an tâm lamfvieecj
trong những môi trường có thể bị điện giật bất cứ lúc nào. Mà hậu quả việc bị điện giật
thì hầu hết ai cũng biết.
– Có những đôi giày bảo hộ có tính năng chống tĩnh điện. Loại giày này không phải loại
giày cách điện, chúng chỉ có thể bảo vệ những đồ vật mà người mang giày chạm vào
khỏi dòng điện có thể truyền từ người sang vật. Với môi trường làm việc chế tạo bộ xử
lý, bộ vi xử lý điều này rất quan trọng.
– Giày có khả năng chống tĩnh điện sẽ không cách điện và giày có khả năng cách điện sẽ
không có tính chống tĩnh điện. Bởi 2 tính năng này có cơ chế hoạt động trái ngược nhau.
Giày bảo hộ chống trơn trượt, vấp ngã
– Nhiều tai nạn liên quan đến việt trượt, ngã có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường làm việc
nào. Để có thể hạn chế các rủi ro trượt ngã chúng ta đều có thể sử dụng thảm chống
trơn trượt hoặc thêm trang bị giày bảo hộ chống trơn trượt phù hợp.
– Không chỉ có thể tăng độ bám dính trong khi di chuyển ở bề mặt trơn.Giày chống
trượt còn giúp tăng độ bám khi leo thang.
Bảo vệ chân trước những hóa chất – dung môi
– Có những đôi giày, ủng có cấu tạo phù hợp giúp bảo vệ người dùng trước những rủi ro
vị hóa chất bắn trúng. Bỏng xi măng là 1 trong những loại bỏng được nhiều người đánh
giá thấp nhưng rất dễ bị nếu bạn đang làm công trình. Vì vậy cần bảo vệ chân tránh
những dung môi hóa chất bằng cách mang giày bảo hộ đặc dụng.
Giày là loại bao kín cả bàn chân, phần đế có khả năng chống trơn trượt.

Giày bảo hộ công trường có công dụng tránh bị trơn trượt, ngăn ngừa các vật nặng rơi vào chân, vật sắc
nhọn, vật nóng, cách điện, hóa chất hoặc thời tiết xấu
Phần mũi giày: phần mũi giày là phần quan trọng nhất nhằm bảo vệ đầu ngón chân khỏi bị va đập
hoặc bị các vật cứng rơi vào nên thường được làm bằng thép hoặc composite ( có khả năng triệt tiêu
lực va đập lên đến 200J theo tiêu chuẩn EN20345)
Phần bề mặt ngoài giày: được thiết kế với cấu tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy nhu cầu sử
dụng như da (giả da PU hoặc da thật 100%), vải Canvas, sợi Cordura, các dạng vải sợi và vật liệu tổng
hợp khác. Phần bề mặt giày tùy từng cấu tạo mà có tác dụng khác nhau như chống trơn trượt, chống
chịu nhiệt, chống tĩnh điện, chống cháy, có thể chống thấm nước. Dây giày làm bằng chất liệu có khả
năng đàn hồi nhanh chóng và dễ dàng ôm chặt chân, giúp giữ giày chắc chắn, không bị tuột khi làm
việc, hơn nữa cũng hạn chế được rủi ro bàn chân bị sưng tấy khi bị quá chặt hay áp lực cao. Ngoài ra
mẫu dây giày truyền thống cũng vẫn được sử dụng trong một số loại giày bảo hộ.
Phần đế giày: giày bảo hộ có nhiều loại khác nhau nên cấu tạo của đế giày cũng khác nhau tùy vào
từng ngành nghề. Phần lớn đế giày bảo hộ thường được làm bằng chất liệu cao su có độ đàn hồi cao
nhằm tăng cường độ ma sát và giảm thiểu tối đa sự mài mòn khi sử dụng. Chính vì thế những mẫu
giày bảo hộ tốt thường có các rãnh sâu ở đế để tăng độ bám, đồng thời được lót thêm tấm lót bằng
kim loại hoặc composite để chống đâm xuyên khi làm việc vô tình dẫm phải đinh hoặc vật nhọn.
Phần lót giày: là phần nằm bên trong giày, có tác dụng giữ thăng bằng và bảo vệ lòng bàn chân
không bị tổn thương khi tiếp xúc với phần đế giày lót thép. Lót giày thường làm bằng chất liệu da, vải
sợi, sợi điều hòa…có khả năng hút ẩm tốt, không gây mùi, điều hòa nhiệt độ, khả năng khô nhanh,
chống mài mòn. Phần lót giày này có thể tháo rời để dế dàng vệ sinh hoặc thay mới khi sử dụng.
Phần lưỡi giày: là bộ phận tiếp giáp với mũi giày được dính chặt vào phần mũi giày và hai bên má
giày để bảo vệ toàn diện mu bàn chân của người lao động được thông thoáng, hơn nữa phần lưỡi giày
có thể co giãn giúp giày ôm sát bàn chân tốt hơn, tạo sự chắc chắn và thoải mái cho người sử dụng.
Phần cổ giày: là phần nằm ôm sát cổ chân người dùng, phần này được thiết kế bằng
vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt có đệm dày phía sau để giảm tối đa sự cọ xát khi tiếp xúc
giày với cổ chân khiến người dùng thoải mái hơn, không bị xước hay đau khi dùng trong thời
gian dài.
Phần gót giày: chính là phần sau cùng của đôi giày, có tác dụng bảo vệ mắt cá chân
và phía sau cổ chân của người dùng tránh những thương tổn khi làm việc. Thông thường
phần gót giày được cấu tạo rất chắc chắn và cứng.
Găng tay bảo hộ:

Phải đeo găng tay trong quá trình thực tập để tránh tổn thương khi thao tác. Tuy nhiên, không đeo găng tay khi
làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể
kẹt vào vật quay và làm bị thương bàn tay.

 Găng tay bảo hộ vải: Giúp bảo vệ tay khỏi các chất bụi bẩn, mảnh vụn, ma sát,
độ nóng khi làm việc trong môi trường điều kiện không thuận lợi. Găng tay này
rất phù hợp cho những công việc như bế, vác, cầm, nắm, kéo…sẽ mang lại hiệu
quả công việc, cảm giác thoải mái khi làm việc.
– Găng tay bảo hộ lao động tráng bạc: Loại găng tay này rất phù hợp cho những
ngành hàn, đúc, lò sưởi, phản xạ nhiệt. Găng tay được làm từ chất liệu vải lót
tổng hợp amiang nên sẽ bảo vệ bàn tay của bạn khỏi bị nóng hoặc lạnh.

– Găng tay da: Có tác dụng để bảo vệ chống lại các tia lửa, đặc biệt làm việc với
các loại máy hàn thì cần sử dụng loại găng tay da sẽ giúp tránh mọi vật nóng
ảnh hưởng đến tay của bạn.

– Găng tay cao su: Găng tay được làm bằng cao su tự nhiên hoặc nhân tạo
nhằm bảo vệ cho người công nhân khi tham gia làm việc, hạn chế được tai nạn
nghề nghiệp như bỏng, kích thích và viêm da, đặc biệt đối với ngành nghề sản
xuất hóa chất thì rất cần thiết phải trang bị găng tay cao su làm giảm nguy cơ
hóa chất hại đến da bàn tay. Đối với những người đã từng bị dị ứng da thì găng
tay cao su có lớp bột hoặc lớp vải là giải pháp tốt nhất.

– Găng tay chống axit: Đây là các loại găng tay để chống lại chất axit nitric, acid
HF, nhiên liệu tên lửa, chống lại các loại axit ăn mòn, hóa chất, khí, hơi nước,
quá trình oxy hóa.

– Găng tay cao su chống hóa chất: Được làm từ các loại cao su tổng hợp chống
lại các chất dung dịch trong các ngành hóa chất, nếu không trang bị cho người
lao động thì hóa chất có thể ảnh hưởng đến bàn tay, gậy hại cho da, tổn thương
về da tay.
https://antoanviet.vn/tin-tuc/230/cong-ty-san-xuat-gang-tay-bao-ho.html

https://eco3d.vn/tin-tuc/Phan-loai-gang-tay-bao-ho-lao-dong-theo-chat-lieu

https://eco3d.vn/tin-tuc/phan-loai-gang-tay-bao-ho-lao-dong

You might also like