You are on page 1of 5

BÀI TẬP VỀ AXIT – BAZƠ – MUỐI

Bài 1. Cho biết gốc axit và tính hóa trị của gốc axit trong các axit sau:

H2S: ………..………………… HNO3: ……………………… H2CO3: ……………………………

H2SiO3: ………………………. H3PO4: …………………….. H3PO3: ……………………………

HClO4: ……………………….. H2SO4: …………………….. HF: ……………………………….

Bài 2. Viết công thức của các hiđroxit tương ứng với các kim loại sau:

Natri: …………… Bạc: ……………… Đồng (II): ………………. Sắt (II): ………………………

Kẽm: ……………. Nhôm: ……………. Canxi: …………………… Liti: ………………………….

Bari; …………….. Sắt (III): …………. Magie: ………………….. Crom (III): …………………..

Bài 3. Gọi tên các hợp chất sau:

KNO3: ………………… MgO: ………………… HNO3: ………………. HBr: ………………..

Al2(SO4)3: …………….. FeCl2: ……………….. H2SiO3: …………….. H2S: ………………..

AgS: …………………. Cu(NO3)2: …………… NaNO2: ……………... LiOH: ………………

Cu2O: ………………... Al2S3: ……………….. H2SO4: ……………… H3PO4: ……………..

N2O5: ………………… AgCl: ……………….. CaCO3: ……………… Fe2(SO4)3: ………….

Bài 4. Viết công thức hóa học của các hợp chất sau và phân loại các hợp chất này:

Đồng (II) oxit: ……………….. Natri hiđroxit: ……………… Bạc oxit:


…………………….

Axit clohiđric: ……………….. Đồng (II) sunfat: …………… Silic đioxit: …………………

Kẽm clorua: …………………. Sắt từ oxit: …………………. Axit sunfuhiđric: …………….

Canxi photphat: …………….. Natri hiđrophotphat: ……….. Magie sunfua: ……………….

Kali hiđrocacbonat: ………… Bari cacbonat: ……………… Đinitơ oxit: ………………….

Canxi hiđrocacbonat:……….. Kali sunfit: ……………………. Nhôm hiđroxit: ………………

Sắt (III) clorua: …………….. Lưu huỳnh trioxit: ……………. Bạc nitrat: ……………………

Natri silicat: ………………… Cacbon oxit: ………………….. Bari hiđroxit: ……….………..

Bài 5. Lập các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

a. Kali oxit + nước  kali hiđroxit

b. Kẽm + axit sunfuric  kẽm sunfat + hiđro

c. Magie oxit + axit nitric  magie nitrat + nước

d. Canxi + axit photphoric  canxi photphat + hiđro


BÀI TẬP VỀ HIDRO

A: Trắc nghiệm
Câu 1. Cho các oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, FeO, PbO, Ag2O. Số oxit có phản ứng với H2 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Tính chấ vật lí nào sau đây không phải là tính chất của khí hidro?
A. Là khí nhẹ nhất. B. Duy trì sự cháy và sự sống.
C. Rất ít tan trong nước. D. Không màu, không mùi, không vị.
Câu 3. Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí hidro đi qua bột đồng II oxit nung nóng là:
A. Chất rắn (đồng II oxit) chuyển từ màu đỏ sang đen.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Chất rắn (đồng II oxit) chuyển từ màu đen sang đỏ, có hơi nước tạo thành.
D. Chất rắn (đồng II oxit) chuyển từ màu đen sang xanh, có hơi nước tạo thành.
Câu 4. Hỗn hợp khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ thể tích O2 : H2 là:
A. 2: 1 B. 1: 2. C. 1: 1. D. 1: 3.
Câu 5. Hỗn hợp khí O2 và H2 là hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ khối lượng của H2 và O2 là:
A. 1:8. B. 8: 1. C. 1:2. D. 2: 1.
Câu 6. Trong các phương trình phản ứng sau. Phương trình phản ứng nào viết sai?
0 0
A. 2H2 + O2 t→ H2O B. K2O + H2 t→ 2K + H2O
0 0
C. HgO + H2 t→ Hg + H2O D. 2KClO3 t→ 2KCl + 3O2

Câu 7. Một chất khí A có tỉ khối so với không khí là 0,069. Tìm công thức hóa học của A?
A. O2 B. H2 C. N2 D. He
Câu 8. Về ứng dụng của hidro, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hidro dùng để sản xuất nhiên liệu. B. Hidro dùng để nạp vào kinh khí cầu.
C. Hidro dùng để sản xuất phân đạm. D. Hidro dùng để sản xuất nước.
Câu 9. Trong các trường hợp sau. Trường hợp nào chứa khối lượng hidro là nhiều nhất.
A. 18 gam H2O B. 53,5 gam NH4Cl C. 63 gam HNO3 D. 40 gam NaOH
Câu 10. Nung nóng hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO, sau đó cho luồng khí hidro đi qua để khử hoàn toàn lượng
oxit trên thu được 13,4 gam hỗn hợp B. Biết khối lượng của Fe trong 6,7 gam B là 3,5 gam. Tính thể tích khí
hidro đã tham gia phản ứng ở đktc là:
A. 6,44 lít B. 8,58 lít C. 5,88 lít D. 5,82 lít
Câu 11. Ghép nối nội dung giữa cột I và cột II sao cho thích hợp:
Cột I Cột II
Do phản ứng tỏa nhiệt mạnh nên được nạp vào khí cầu
Do H2 không tan trong nước nên được làm chất khử điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
H2 là khí nhẹ nhất nên được dùng làm nhiên liệu, dùng trong đèn xì để hàn cắt kim
loại.
H2 có tính khử nên dùng
Câu 12. Điền các từ thích hợp vào các khoảng trống sao cho thích hợp.
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn có thể kết hợp với
…………… trong 1 số …………. kim loại . Hidro cóa tính ……….. các phản ứng này đều ……………..
B: Tự luận
Bài 1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có và cho biết các phản ứng đó
thuộc loại phản ứng nào?
a. Fe + O2  ? b. Fe + HCl  FeCl2 + ?
c. Ag2O + H2  ? + ? d. KClO3  ? + ?
e. Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + ? f. Al + H2SO4  H2 + ?
g. H2O  ? +?
Bài 2. Viết phương trình phản ứng của các kim loại sau: Mg, Al, Fe, Zn với:
a. Axit HCl ( Axit clohidric)
b. Axit H2SO4 loãng ( axit sunfuric)
Bài 3. Cho mạt sắt vào 1 dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian bột sắt tan hoàn toàn người ta
thu được 1,68 lít khí hidro.
a. Viết phương trình phản ứng?
b. Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng?
c. Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên, người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với
khí hidro dư.
Bài 4. Người ta điện phân m gam nước thu được 28 lít khí oxi (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng?
b. Tính giá trị của m?
c. Lấy toàn bộ lượng thể tích khí oxi nói trên đem đốt cháy 12,8 gam lưu huỳnh. Tính khối lượng sản
phẩm thu được?

Bài 5. Cho 18 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg (trong đó khối lượng của Al gấp 1,5 lần khối lượng của Mg)
tác dụng với vừa đủ với dung dịch HCl.
a.Viết ptpư?
b. Tính thể tích khí hidro tạo thành (đktc)?
c. Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng?
Bài 6. Cho hỗn hợp 3 kim loại Al , Fe, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được
17,92 lít khí hidro (đktc). Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng?
Bài 7. Cho 15, 7 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn phản ứng vừa đủ với 34, 3 gam axit H2SO4 loãng.
a. Viết phương trình phản ứng?
b. Tính thể tích khí hidro thoát ra (đktc)?
c. Tính khối lượng 2 muối thu được sau phản ứng?
BÀI TẬP VỀ CHƯƠNG DUNG DỊCH (1)

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa về dung dịch?

A. Dd là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng. B. Dd là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.

C. Dd là hỗn hợp đồng nhất của chất lỏng và chất lỏng. D. Dd là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Câu 2. Khi hòa tan 100ml rượu eetylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là dung môi, nước là chất tan. B. Rượu là chất tan, nước là dung môi.

C. Rượu và nước đều là dung môi. D. Rượu và nước đều là chất tan.

Câu 3. Khi tăng nhiệt độ, giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng. B. Giảm. C. Có thể tăng hoặc giảm. D. Không thay đổi.

Câu 4. Câu nào đúng khi nói về độ tan.

Độ tan của của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch. B. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch.

C. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi. D. Số gam chất đó tan trong trong nước tạo ra 1 lít dung dịch.

Câu 5. Khi giảm nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng. B. Đều giảm. C. Phần lớn tăng. D. Phần lớn giảm.

Câu 6. Câu nào đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ % là nồng độ cho biết

A. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa.

C. Số gam chất tan có trong 100g nước. D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Câu 7. Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dm. B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dm.

D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dm. C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dm.

Câu 8. Với một lượng chất tan xác định thì khi tăng thể tích dung môi thì:

A. C% tăng, CM tăng. B. C% tăng, CM giảm. C. C% giảm, CM giảm. D. C% giảm, CM tăng

Câu 9. Với một lượng chất tan xác định thì khi tăng nhiệt độ thì:

A. C% tăng, CM tăng. B. C% tăng, CM giảm. C. C% giảm, CM giảm. D. C%, CM không đổi.


BÀI TẬP VỀ ĐỘ TAN

Câu 1. Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở
nhiệt độ đó là:

Câu 2. Ở 20oC hòa tan 40 gam KNO3 vào nước thu được 135 gam dung dịch bão hòa. Độ tan của KNO 3 ở 20oC là:

Câu 3. Ở 25oC người ta cho 40,8 gam đường vào nước thu được 60,8 gam dung dịch bão hòa. Tính độ tan của đường ở
25oC?

Câu 4. Hòa tan 20 gam NaCl vào 40 gam nước. Sau khi để nguội xuống 20oC thì có 5,6 gam NaCl kết tinh. Tính độ tan
của NaCl ở 20oC?

Câu 5. Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36g. Khi mới hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì phải thêm bao
nhiêu gam NaCl nữa để được dung dịch bão hòa?

Câu 6. Tính khối lượng muối Na2SO4 có thể tan trong 450 gam nước ở 20oC để tạo thành dung dịch Na2SO4 bão hòa. Biết
ở 20oC độ tan của Na2SO4 là 25 gam.

Câu 7. Tính khối lượng KCl có thể tan trong 250 gam nước ở 20oC để tạo thành dung dịch KCl bão hòa. Biết rằng ở 20oC
độ tan của KCl là 34 gam.

Câu 8. Độ tan trong nước của AgNO3 ở 20oC là 222 gam. Tính khối lượng AgNO3 có trong 80,5 gam dung dịch và nồng
độ C% của dung dịch AgNO3 bão hòa ở nhiệt độ đó.

Dặn dò: - Học thuộc bài ca hóa trị của các nguyên tố

- Học về phân loại, gọi tên của các hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối.

You might also like