You are on page 1of 377

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN


Tác giả: Nguyễn Thơ Sinh
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi rất vui lòng viết lời giới thiệu cho cuốn sách TƯ
VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN của Nguyễn Thơ Sinh. Tôi với Sinh
quen nhau trên mạng điện tử: biết tôi ở trong Hội Khoa
học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (ở dưới gọi là Hội), Sinh
gởi email cho tôi; tôi nhận thấy anh quan tâm đến Tâm lý
học và Giáo dục học nước nhà và chúng tôi đã có nhiều
cuộc trao đổi với nhau. Như vậy là cuộc làm quen có chủ
đích, chứ không phải ngẫu nhiên: hai người đều có lòng
nhiệt tâm với nền khoa học này của nước nhà. Cuối năm
2005 đầu năm 2006, Hội có cuộc Hội thảo về Tư vấn tâm
lý tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi báo tin này và mời
Sinh về tham dự, anh nhận lời với cả một báo cáo Khoa
học dài đến hơn 20 trang giấy khổ A4.
… Sau đó tôi bảo anh: Nếu đúng là vấn đề anh quan
tâm, và nếu có điều kiện, anh nên viết một cuốn sách về
tư vấn tâm lý. Kết quả đến quá nhanh, hôm nay mới giữa
tháng 8 năm 2006, tức là trong có vài tháng, cuốn sách
đã viết xong, dày tới gần 300 trang. Theo tôi, đây là một
cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt về tư vấn tâm lý. Tất
nhiên, mới là đề cập đến những vấn đề cơ bản. Nhưng
cũng có thể nói ngay rằng chữ “cơ bản” ở đây không phải
chỉ là các vấn đề lý luận cơ bản mà phần lớn lại là các
(hay một số) vấn đề thực hành cơ bản - đúng là cái chúng
ta đang cần, cần biết cả lý thuyết cơ bản nhưng rất cần
biết những điều chỉ dẫn tiến hành công việc tư vấn, từ mở
đầu đến kết thúc một cuộc (có thể nhiều buổi) tư vấn tâm
lý.
Thật vậy, các bạn thấy tác giả đã trình bày sự vận
dụng một loạt học thuyết (lý thuyết) tâm lý vào công việc
tư vấn tâm lý: từ học thuyết Freud rồi Anna Freud (con gái
của Freud); thuyết tâm lý học phân cách của Adler, Roger,
thuyết hiện sinh của May và Frankl trong tâm lý học; tiếp
theo là tâm lý học hành vi, tâm lý học hình thái, thuyết
nhận thức trị liệu, thuyết hệ thống gia đình của Bower,
v.v. Phần nhiều các lí thuyết này đã được giới thiệu ở ta,
nhưng đều ở tâm lý học đại cương, lịch sử tâm lý học,
nhập môn tâm lý học. Còn ở đây mỗi thuyết chỉ trình bày
rất tóm tắt, có khi chỉ trong vài dòng, phần lớn dành nói
về lý thuyết này tiến hành công việc tư vấn tâm lý như
thế nào? Cuốn sách này thật sự có ý nghĩa rất thiết thực
cho những nhà tư vấn tâm lý, và cả các cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu tâm lý xem cũng rất bổ ích.
Ý nghĩa thiết thực của cuốn sách còn được thể hiện
rất rõ trong tất cả các loại hình tư vấn tâm lý được đề cập
ở trong sách, như tư vấn tâm lý về sức khỏe tâm thần, các
dạng bệnh lý, trong đó có Stress khác: các vấn đề này
ngày càng đi vào công nghiệp và hiện đại càng nảy sinh
nhiều; tư vấn hôn nhân mà hiện nay đang chiếm tỷ trọng
hàng đầu trong các cuộc tư vấn tâm lý ở ta; tư vấn gia
đình cũng là một phạm vi ngày càng bức xúc hơn; tư vấn
nghề nghiệp, tư vấn học đường… là những lĩnh vực rất
cần quan tâm và phải mau chóng tăng cường. Các bạn
còn thấy có cả tư vấn tâm lý cho người bị ma tuý nên làm
những gì. Đúng là những cái chúng ta đang cần.
Trong tất cả các loại hình tư vấn tâm lí được đề cập
trong cuốn sách này đều nêu rất cụ thể các công việc mà
người tư vấn phải làm. Tôi đặc biệt thích thú với các mục
giới thiệu kỹ năng tư vấn như:
- Kỹ năng thuyết phục,
- Kỹ năng đồng cảm,
- Kỹ năng chia sẻ,
- Kỹ năng kịp thời,
- Kỹ năng hài hước,
- Kỹ năng hợp đồng, v.v…
Mặt khác, cuốn sách nói trong tư vấn tâm lý có 3 yếu
tố quan trọng là: (1) tính chuyên nghiệp, (2) sức thu hút
thấp dẫn, (3) được hỏi tên. Công việc gì đề cập trong sách
đều đưa ra quy trình, từ làm một bản hợp đồng như thế
nào? cách giải quyết khó khăn, chẳng hạn như thấy người
hỏi lưỡng lự khi nghe tư vấn, cho đến việc đào tạo, tự đào
tạo… đều nêu rõ quy trình: một, hai, ba bốn… phải làm gì,
rõ ràng, rành mạch. Tất nhiên, từ chỗ đọc đến chỗ hiểu,
tiếp thu và vận dụng… nhất là vào từng trường hợp cụ
thể, còn nhiều chuyện phức tạp đòi hỏi người tư vấn phải
rất linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo… cho đến việc chấm
dứt cuộc tư vấn cũng vậy, cuốn sách cũng bày cách làm
rất cụ thể, rất chi tiết.
Đọc cuốn sách này, chúng ta còn có dịp làm quen với
một số thông tin về tư vấn tâm lý ở Mỹ, tuy còn sơ sài
nhưng cũng thấy được chủ trương thúc đẩy công tác này
là phù hợp với yêu cầu đào tạo cán bộ tư vấn tâm lý ngày
càng cao, chúng ta còn thiếu quá nhiều, có lẽ tính đến
nay từ mọi nguồn số cán bộ này ở ta chỉ đếm được hàng
chục (ở Mỹ đã lên đến hàng vạn và còn phân ngành Tư
vấn tâm lý chuyên sâu), như trong sách cho hay. Đặc biệt,
sách này còn cung cấp cho ta một vốn thuật ngữ Anh -
Việt với khoảng 300 từ, với khoảng cách rất cần cho
những ai tư vấn tâm lý.
Tóm lại, đây là một cuốn sách đọc rất dễ hiểu, cụ thể,
nhiều điều có thể đem áp dụng vào công việc rất thiết
thực bổ ích.
Nhân dịp này tôi nhiệt liệt chúc mừng và bày tỏ lời
cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh đã có tác phẩm đóng
góp xây dựng và phát triển khoa học Tâm lý nước nhà,
nhấn mạnh hướng ứng dụng, thực hành, phục vụ con
người, phục vụ xã hội.
Chúc tác giả có những thành công mới trong nghiên
cứu và hành nghề Tâm lý học. Mong anh tiếp tục hợp tác
nhiều hơn với các bạn đồng nghiệp trong nước. Anh thật
xứng đáng với câu “Tôi tự hào là người Việt Nam” mà anh
đã lấy câu đó làm tiêu đề trong máy điện tử của mình.
Hà Nội 16.8.2006
GS.TSKH PHẠM MINH HẠC
Chủ tịch Hội các khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt
Nam
 
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG BAN ĐẦU
PHẦN HAI. TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG
PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN
TẢNG BAN ĐẦU
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Chương 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH TƯ VẤN


Chương 2. MÔ HÌNH CỦA MỘT TƯ VẤN VIÊN LÀM VlỆC CÓ HIỆU QUẢ
Chương 3. ĐẠO ĐỨC VÀ TÍNH PHÁP LÝ TRONG TƯ VẤN
Chương 4. TƯ VẤN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI PHONG PHÚ

Created by AM Word2CHM
Chương 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ XU HƯỚNG
CỦA NGÀNH TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG BAN ĐẦU
1. Dẫn nhập
Tư vấn, không giống những ngành phục vụ sức khoẻ
tâm thần khác ở chỗ, tư vấn bao gồm chức năng giúp
thân chủ phát triển khả năng thăng tiến của bản thân và
chức năng trị liệu ở mức độ rối loạn hệ thống tư duy.
Tư vấn viên làm việc với cá nhân, nhóm, gia đình,
hoặc những tổ chức với những nan đề ngắn hạn và những
nan đề lâu dài. Công tác tư vấn nhằm vào mục tiêu giáo
dục (education) mang tính năng phát triển đời sống lành
mạnh, ngăn ngừa tệ nạn và điều trị những rối loạn do
thiếu khung tư duy trưởng thành, nên ngành này đã đóng
một vai trò quan trọng tích cực với an toàn và phát triển
của xã hội.
Tư vấn trong những bước khởi đầu lịch sử của ngành
không có tổ chức bài bản mà thường là những tập hợp rời
rạc, thiếu đồng bộ. Theo thời gian, ngành này không
ngừng lớn mạnh và tự hoàn thiện thêm. Tuy thế, nhiều
người nhầm lẫn tư vấn với những loại hình giúp đỡ và
hướng dẫn khác. Vì thế, tư vấn là một công việc đã mang
trong nó nhiều danh xưng và cả những hiểu lầm không
nhỏ, thành ra người trong nghề và cả dư luận xã hội vẫn
có vài ngộ nhận lẫn về chức năng công tác nghiệp vụ.
Có chút kiến thức về lịch sử của ngành tư vấn sẽ giúp
tư vấn viên hiểu kỹ hơn về ngành nghề mà họ đảm trách.
2. Định nghĩa ngành Tư vấn
Nói theo truyền thống, tư vấn viên – là người lắng
nghe và giúp đỡ người khác giải quyết một nan đề. Tuy
nhiên, nhiều chức năng và danh xưng đã gây nên những
hiểu lầm khi danh từ tư vấn viên được gắn với những sản
phẩm, dịch vụ, dẫn đến những lẫn lộn vẫn thường nghe
thấy như: tư vấn tài chính, tư vấn hôn nhân, tư vấn tiêu
dùng, tư vấn pháp luật, tư vấn du lịch, tư vấn mua sắm…
Tư vấn, tại các nước phát triển, bắt nguồn từ hệ
thống hướng dẫn, (guidance systems) và ngược hẳn với
tâm lý liệu pháp (psychotherapy). Đấy là chuyện cũ. Hôm
may, tư vấn gần như có mặt ở khắp nơi, được sử dụng
trong những trung tâm có chức năng lâm sàng và chức
năng giáo dục sức khoẻ công cộng, các trung tâm tư nhân
và có sự hỗ trợ của Chính phủ, các hội đoàn, các tổ chức
kinh doanh có lãi, các trung tâm tôn giáo, hội từ thiện…
Ngành này không chỉ chú trọng đến quá trình thăng
tiến và phát triển lối sống lành mạnh, mà còn góp phần
trong trị liệu với sức khoẻ tâm thần. Để hiểu rõ hơn về
chức năng tư vấn, thiết nghĩ hiểu biết về hệ thống hướng
dẫn trong nhà trường (guidance) và tâm lý liệu pháp
(psychotherapy) sẽ giúp chúng ta hiểu được về ngành tư
vấn một cách sáng tỏ hơn.
Hướng dẫn giáo dục trong học đường
(Guidance): Là một quá trình giúp đỡ người trẻ chọn ra
một giải pháp thích hợp cho một vấn đề cần được giải
quyết bằng cách đề nghị những việc cần làm rất cụ thể.
Tính thiết yếu này đã đi vào hoạt động tư vấn qua ngả tìm
ra quyết định cụ thể cho một vấn đề. Tuy nhiên, cách giúp
trong hướng dẫn rất khác với cách giúp trong tư vấn.
Điểm khác biệt căn bản ở đây: hướng dẫn cho lời khuyên,
còn tư vấn chỉ mang tính đề nghị và gợi ý một giải pháp
cho thân chủ.
Nói khác đi, hướng dẫn giúp người khác tìm ra một
chọn lựa cụ thể thích hợp bằng cách người được giúp đỡ
sẽ nghe theo đề nghị của người khuyên. Tư vấn, khác hơn
và nhiệm vụ của nó là giúp thân chủ tạo ra một sự thay
đổi bằng chính khả năng của họ.
Hướng dẫn, thường gặp trong môi trường học đường
(ở các nước phương Tây phát triển), khi người trưởng
thành làm công tác hướng dẫn, giúp trẻ em chọn lựa giải
pháp như chọn nghề, chọn môn học. Quan hệ giữa hai
bên là một quan hệ không đối xứng. Ở đây, người có kinh
nghiệm sẽ truyền đạt kinh nghiệm cho người thiếu kinh
nghiệm. Rất giống như trường hợp vai trò của cha mẹ,
người lớn trong gia đình hướng dẫn con cái những việc
cần phải làm.
Vì thế, hướng dẫn là một hình thái giúp đỡ không bao
giờ cũ đi, nó cũng không biến mất trong lịch sử phát triển
văn minh của con người. Bất cứ ở lứa tuổi nào, chúng ta
cũng cần đến quá trình chọn giải pháp cho những nan đề.
Vì thế con người vẫn cần đến giúp đỡ. Từ lâu là ngành có
xuất thân từ hướng dẫn, nên nó chịu ảnh hưởng từ hướng
dẫn rất nhiều. Giống như hướng dẫn không bao giờ cũ đi,
tư vấn trong bối cảnh hôm nay đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu của mọi người cũng không bao giờ trở thành già
cỗi.
Tâm lý trị liệu (psychotherapy): Khác với tư vấn
thông thường, tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp)
được áp dụng với những trường hợp nghiêm trọng hơn,
liên quan đến những lĩnh vực nội tâm, xung đột tư duy,
trạng thái tâm thần, mà mục đích nhắm đến là chữa lành
hoặc làm giảm nhẹ những rối loạn thiên về thái cực lâm
sàng.
Tâm lý trị liệu tập trung nhiều vào những vấn đề
nhức nhối của quá khứ, những hành vi bệnh lý cần can
thiệp bởi những phương pháp chữa trị như thuốc men,
chăm sóc y tế… Sự can thiệp của chuyên viên như bác sĩ
là cần thiết. Kỹ thuật chuyên môn của chuyên viên tâm lý
trị liệu cao, song họ thường không chú trọng nhiều đến
việc tìm hiểu và khám phá cảm xúc, tư duy, và hành vi
của thân chủ - họ thường thiên về những triệu chứng
(symptoms) của thân chủ.
Bác sĩ tâm thần học (psychiatrist) và tâm lý gia lâm
sàng (clinical psychologist) thường là những người có
nhiều gắn bó với tâm lý trị liệu.
Tuy nhiên, nhiều học thuyết trong tư vấn có nguồn
gốc từ tâm lý học, nên ứng dụng của chúng có thể được
sử dụng cả trong môi tường tư vấn lẫn môi trường tâm lý
trị liệu.
Hai tiêu chuẩn đặc trưng giúp phân biệt sự khác
nhau giữa tư vấn và tâm lý trị liệu là:
1. Thời gian kéo dài của quá trình giúp đỡ. Với tâm lý
trị liệu, thời gian kéo dài hơn (20 - 40 cuộc hẹn, xấp xỉ từ
6 tháng đến 2 năm), tập trung vào việc thay đổi lại hệ
thống tư duy, vốn dẫn đến những rối loạn cá tính. Tư vấn
cần ít thời gian hơn (8 đến 12 cuộc hẹn, dưới sáu tháng),
tập trung vào quá trình xử lý một vấn đề mang tính tức
thời trong sinh hoạt.
2. Địa điểm: tâm lý trị liệu xảy ra trong điều kiện nội
trú (ở bệnh viện có đội ngũ y tá, (bác sĩ chuyên môn), và
tư vấn là ở môi trường ngoại trú.
Tư vấn (counseling): Là một ngành chuyên môn vẫn
đang gây những bàn cãi về một định nghĩa chuẩn của nó.
Tuy nhiên vài điểm sau đây sẽ giúp cho trong quá trình
tìm đến một định nghĩa đầy đủ, dựa theo Gladding
(2000).
- Tư vấn là một nghề chuyên nghiệp, đòi hỏi phải có
đào tạo bài bản, có trường lớp.
- Tư vấn tập trung vào trợ giúp về vấn đề sống lành
mạnh, thăng tiến đời sống quan hệ cá nhân, nghề nghiệp,
và những quan tâm thuộc lĩnh vực bệnh lý tinh thần.
- Tư vấn áp dụng với người có khả năng xử lý tốt và
cả những người có vấn đề về rồi loạn tâm thần dạng nhẹ.
- Tư vấn phải dựa trên hệ thống lý thuyết về tư vấn.
- Tư vấn là một quá trình phát triển trên bình diện
ngăn ngừa (prevention) và can thiệp (intervention).
Tư vấn bao gồm nhiều chuyên môn (specialty) khác
nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thân chủ.
3. Lịch sử ngành Tư vấn
Dựa vào lịch sử hiện có, ngành Tư vấn ở các nước
phát triển là một ngành tương đối trẻ. Trước những năm
1900, tư vấn chủ yếu là cho ý kiến, tập trung vào việc
cung cấp những phúc lợi nhân đạo căn bản cho những
người kém may mắn trong thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp (Industrial Revolution).
Ban đầu, nó được dành riêng cho người trẻ, liên quan
đến những chương trình hướng nghiệp và những bài học
đạo đức căn bản, như làm điều đúng, sống tốt, tránh điều
sai, xa lánh điều xấu. Tư vấn thời gian đầu chủ yếu là
cung cấp thông tin và hướng dẫn giáo dục.
Cần biết, tư vấn và hoạt động của nó là một quá
trình (process) bao gồm những thao tác căn bản cần thiết,
vì thế luôn có những thay đổi, tự điều chỉnh, nhằm thích
nghi với những yêu cần căn bản của đời sống xã hội vốn
luôn có những phát sinh biến chuyển không ngừng.
Năm 19007, Jesse B. Davis là người đầu tiên thiết lập
một cơ sở hướng dẫn có hệ thống ở tiểu bang Michigan,
Hoa Kỳ. Frank Parson, người cho xuất bản cuốn Chọn
Nghề (1909), một năm sau khi ông qua đời. Cứ thế, tư vấn
từ từ phát triển, trở thành một nghề có mặt khắp nơi,
đóng góp những công việc thầm lặng của mình, cống hiến
cho xã hội những hy sinh âm thầm trong công việc giúp
đỡ những con người mệt mỏi và quá tải về mặt đời sống
tinh thần.
Riêng ở Việt Nam, chưa có một thông tin cụ thể nào
về điểm khởi đầu hoạt động chính thức của ngành Tư vấn.
Lịch sử phát triển của ngành Tư vấn ở Việt Nam chưa có
một tài liệu nào công bố rõ ràng về từng bước, từng giai
đoạn.
Ngày 18 tháng 2 năm 2006, Hội thảo khoa học quốc
gia: Tư vấn tâm lý - giáo dục lý luận, thực tiễn và định
hướng phát triển đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh. Đây có thể nói là một hoạt động tích cực, rất có ý
nghĩa đối với những yêu cầu cơ bản, rất bức xúc của đời
sống xã hội hiện nay. Tất cả có hơn 60 bài tham luận được
gửi về đã trình bày rất nhiều ý kiến sôi động, phản ánh
được nhu cầu cấp bách của tư vấn trong bối cảnh bức
tranh toàn cảnh.
Dựa vào báo cáo của Hội thảo khoa học quốc gia
(2006), tư vấn tâm lý - giáo dục đã được thực hiện trong
nhiều năm gần đây, trên các địa bàn, đặc biệt là ở các
thành phố. (Đinh Phương Duy, 2006). Rồi con số các trung
tâm tư vấn cứ lớn dần lên và việc có một cuộc hội thảo
cấp quốc gia như thế có thể nói là một bước nhảy vọt rất
đáng khích lệ.
Một điều đáng chú ý, tư vấn (hay còn gọi là tư vấn
tâm lý) là một ngành phục vụ, đối tượng chủ yếu là con
người trong bối cảnh phát triển của xã hội. Ngành Tư vấn
luôn có mặt, bám sát với những thay đổi và phát triển
trên mọi bình diện của tất cả những hoạt động của xã hội.
Đơn cử, theo kết quả nghiên cứu của TS.Trần Thị
Giồng, Th.S Đỗ Văn Bình và 11 đồng nghiệp, ở thành phố
Hồ Chí Minh (2003) có hơn 50 cơ sở tư vấn tâm lý, hoạt
động trên các lĩnh vực: Tình yêu - hôn nhân - gia đình, trẻ
em và cha mẹ trong gia đình, sức khỏe, HIV/AIDS, hướng
nghiệp, trong đó hơn 60% do cơ quan Nhà nước hay ban
ngành thành lập, phần còn lại do các hội, tư nhân, tổ chức
tôn giáo… Điều này đã phản ánh được một thực tế: nhu
cầu tư vấn là một nhu cầu rất thực của xã hội Việt Nam
ta.
Đây chỉ là một ví dụ lấy từ thực tiền được báo cáo.
Còn chuyện tư vấn ngoài luồng hoặc tư vấn nghiệp dư
luôn tồn tại trong xã hội là điều tất yếu. Vì tính chuyên
môn cao của tư vấn, trong lúc điều kiện đào tạo đội ngũ
tư vấn chưa được phát triển ở Việt Nam, tình trạng tư vấn
mạnh ai nấy làm tất nhiên là khó tránh khỏi. Nhưng
không mấy ai nhận thức được rằng, tư vấn nếu làm sai,
đôi khi gây hại nhiều hơn làm lợi, có thể gây ra những tác
hại hệ lụy lâu dài.
TS Đinh Phương Duy (2006) đã nêu lên những câu
hỏi nóng bỏng trong hội thảo là:
- Chuyên viên tư vấn và tham vấn có cần được đào
tạo bài bản hay chỉ cần có kinh nghiệm hay một tấm lòng
vì người khác?
- Có cần xây dựng một hệ thống lý luận riêng cho tư
vấn, tham vấn tâm lý ở Việt Nam?
Đặc biệt với tổng kết của PGS, TS. Bùi Ngọc Oánh
(2006), những vấn đề được nêu ra đã tạo nên hướng suy
nghĩ cho công tác tư vấn nước nhà:
1. Xây dựng lý luận về công tác tư vấn, khái niệm tư
vấn, tham vấn, tâm lý trị liệu… và sự phối hợp giữa các
hình thức trên.
2. Quy trình cơ bản của một ca tư vấn.
3. Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên viên tư
vấn.
- Xây dựng các quy định về hoạt động tư vấn.
- Xây dựng các quy chế, quy định về việc thành lập
các trung tâm tư vấn.
- Biên soạn các tài liệu, giáo trình, tài liệu về tư vấn.
- Nghiên cứu việc quảng bá tuyên truyền cho hoạt
động tư vấn.
- Nghiên cứu việc định hướng, dự báo kế hoạch phát
triển hoạt động tư vấn trong tương lai, đặc biệt là tư vấn
học đường.
Cho đến nay, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có hệ thống
đào tạo và có bằng cấp (mang tính đồng bộ) và cấp giấp
phép trong lĩnh vực hoạt động tư vấn. Điều này cũng dễ
hiểu, nhất là khi so sánh với các nước âu Mỹ. Điển hình
như ở Hoa Kỳ, mãi đến những năm giữa thập ký 70 họ mới
có hệ thống đào tạo có bằng cấp hoạt động của tiểu
bang.
Virginia là tiểu bang đầu tiên (1976) bắt buộc phải có
giấy phép hành nghề tư vấn. Đến năm 1981, ở Hoa Kỳ
mới chính thức có một hệ thống tiêu chuẩn đào tạo
chuyên viên tư vấn có bài bản. Điều này cho phép chúng
ta lạc quan khi nhận định rằng ở Việt Nam, vấn đề tổ chức
và sắp xếp để tư vấn trở thành một ngành chuyên nghiệp
chỉ là vấn đề nhanh hay chậm của thời gian.
4. Những thử thách và xu hướng hiện thời của
ngành Tư vấn
Tư vấn là ngành không ngừng phát triển và tự điều
chỉnh để phù hợp với yêu cầu của xã hội. Hơn lúc nào hết,
xã hội đang đối diện với những thay đổi lớn lao, như tiến
trình toàn cầu hóa, bùng nổ các dịch vụ tư nhân, sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, đóng góp và ảnh hưởng của kỹ
nghệ thông tin, đời sống công nghiệp hóa, và cả những
vấn đề đạo đức và nhân sinh quan nóng bỏng khác của xã
hội, vốn khó phán đoán trước, chẳng hạn như đô thị hóa,
dân số, sức khỏe, lương bổng, và những nhu cầu khác
ngày càng cao của xã hội…
Theo GS, TS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học
Tâm lý giáo dục Việt Nam: “Giáo dục là phạm trù đi liền
với lịch sử tồn tại và phát triển của loài người, tâm lý nói
riêng, tinh thần nói chung là tiêu chí đặc trưng của từng
con người và toàn nhân loại. Ngày nay, nhất là mấy thập
kỷ cuối thế kỷ trước giáo dục và tâm lí con người được coi
là hạ tầng xã hội - hai yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần
tạo nên sự tiến bộ xã hội”.
Như thế, đội ngũ tư vấn viên có thể nói đã nhìn ra
được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước
và xã hội. Nhất là khi GS, TS Phạm Minh Hạc vạch ra: "Tư
vấn tâm lý - giáo dục ở nước ta có sứ mệnh vẻ vang là
động viên mọi người và toàn xã hội, tạo nên một vốn xã
hội - vốn người tốt cùng nhau đoàn kết, bảo đảm an sinh
xã hội, ổn định xã hội, góp phần tiếp tục đổi mới đất
nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập, phồn vinh, mọi
người được hưởng các quyền của con người, của mọi công
dân."
5. Kết luận
Với trách nhiệm của một tư vấn viên; chúng ta,
những con người góp phần sức lực khiêm tốn của mình
nhưng rất có ý nghĩa với xã hội. Chỉ khi tìm được ý nghĩa
cao cả của công việc hàng ngày mà mình đang tìm, tư
vấn vấn mới có thể bám trụ được với nghề thầm lặng đầy
khó khăn này. Hy vọng mỗi chúng ta sẽ làm tốt, làm
đúng, để xã hội càng ngày càng thêm tin tưởng nhiều hơn
vào đóng góp và tinh thần phục vụ của chúng ta - qua
chất lượng huy chương vàng của nghiệp vụ tư vấn với xã
hội.
Xã hội luôn luôn có những vấn đề đặc trưng muôn
thuở. Con người là một sinh thể có liên đới mật thiết trong
bức tranh tổng thể quan hệ trong xã hội. Không ai sống
một mình được. Hành vi của một người luôn có ảnh hưởng
đến người khác. Tất nhiên hành vi tiêu cực sẽ gây ảnh
hưởng tiêu cực. Hành vi là kết quả của tư duy và cảm xúc.
Tư vấn viên là người giúp đỡ thân chủ tìm ra chìa
khóa trong ứng xử lành mạnh, tìm đến những hành vi lành
mạnh nhất. Chúng ta được mời gọi vào tiến trình phát
triển của lịch sử dân tộc, trong nghiệp vụ tư vấn của
mình, ở một thời điểm đất nước đang đối diện với những
thay đổi rất lớn trong bức tranh toàn cảnh của xã hội toàn
cầu.
 
 

 
Created by AM Word2CHM
Chương 2. MÔ HÌNH CỦA MỘT TƯ VẤN VIÊN
LÀM VlỆC CÓ HIỆU QUẢ
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG BAN ĐẦU
Dẫn nhập
Trong tư vấn, yếu tố thành công và chất lượng của
quá trình trợ giúp nằm ở nơi bản thân tư vấn viên là việc
rất lớn. Nói khác đi, không có một tư vấn viên làm việc có
hiệu quả, có trách nhiệm, dịch vụ tư vấn sẽ chẳng đem lại
bất cứ một tiến bộ khả quan nào.
Không chỉ hạn chế tác dụng hữu ích của tư vấn, một
tư vấn viên yếu nghiệp vụ có thể sẽ gây ra những tác hại
nghiêm trọng, về lâu dài cho thân chủ. Vì thế với người
muốn bước vào nghề tư vấn cần suy nghĩ xem nghề này
có thật sự là chọn lựa đúng đắn cho mình? Riêng với
những tư vấn viên đã bước vào nghề, việc duy trì để giữ
mình mãi là một tư vấn viên có hiệu quả là một trong
những sứ mệnh đòi hỏi của nghề.
Để trở thành một tư vấn viên tốt, thiết nghĩ mình
phải rõ ràng với bản thân của mình. Theo TS. Trần Thị
Giồng (2006): “Chúng ta không thể cho những gì mình
không có”. Cũng thế, tư vấn viên không thể giúp cho thân
chủ một cách có hiệu quả nếu họ không chuẩn bị và được
đào tạo cẩn thận.
1. Nhân cách và vốn sống của một tư vấn viên
Tư vấn là một nghề đòi hỏi phải thành tâm và có tấm
lòng cao cả. Nó thu hút những tâm hồn biết quan tâm,
tâm tình cởi mở, thân thiện và nhạy cảm với nhu cầu giúp
đỡ con người. (Myrick, 1997). Tuy nhiên động cơ và duyên
may đến với nghề này của nhiều tư vấn viên đang hành
nghề trong xã hội rất khác nhau. Những ai muốn gắn bó
cuộc đời mình với công tác tư vấn phải tự hỏi nếu họ có
đủ tố chất và đam mê; đủ vững mạnh để đối diện với thử
thách rất thực tế của nghề này.
Tóm lại, để trở thành một tư vấn viên tốt, những yêu
cầu sau đây thường được nhắc đến, theo Gladding (2000):
- Nhân cách và vốn sống.
- Giáo dục căn bản của tư vấn viên.
- Học thuyết áp dụng và kiến thức về hệ thống tư duy
được sử dụng trong công tác tư vấn.
- Khả năng tham gia vào những hoạt động liên quan
đến công tác tư vấn (như tham gia hội thảo, diễn đàn, là
ủng hộ viên đắc lực cho ngành, tham gia đào tạo thế hệ
tư vấn viên mới, và không ngừng tiếp tục bồi dưỡng kiến
thức nghiệp vụ) - không ngừng tiếp tục học hỏi.
Theo Carkhuff (1969) tư vấn viên và quá trình tư vấn
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một cá nhân, vì thế nếu tư
vấn không hiệu quả, tất sẽ có ảnh hưởng tai hại lâu dài
đến thân chủ.
Gladding (2000) đã nói đến nhân cách của một tư
vấn viên. Theo ông, chúng ta nên nhắm đến những tiêu
chí căn bản từ một tư vấn viên: (1) Trưởng thành (2) Biết
thông cảm (3) Cởi mở (4) Thành thực (5) Điềm đạm,
không dễ nổi nóng.
Tất nhiên không phải ai cũng có những đức tính này.
Vì thế tư vấn không phải là nghề giành cho tất cả mọi
người.
2. Những động cơ tiêu cực lôi kéo người ta vào
nghề Tư vấn
Nhiều người muốn trở thành tư vấn viên với động cơ
không lành mạnh. Họ không hẳn là người xấu, tuy nhiên
quyết định đi vào nghề của họ có ảnh hưởng tiêu cực đến
thân chủ và xã hội. Witmer và Young (1996) nêu ra những
động cơ tiêu cực hoặc sai lệch của một tư vấn viên đã
mắc phải trong quá trình muốn trở thành một tư vấn viên:
- Có vấn đề trục trặc về mặt tình cảm. Khi họ có
những khúc mắc tình cảm chưa được giải quyết từ thời
thơ ấu hay trong quá khứ.
- Họ cô đơn và sống thiếu liên đới với xã hội. Họ
không có bạn bè và thường mượn quá trình tư vấn như
một thay thế cho nhu cầu có bạn bè.
- Tham vọng có quyền lực. Họ là người không thành
công trong cuộc sống (không nhất thiết phải chỉ có nhiều
tiền mới là có thành công), vì thế họ mong được kiểm
soát người khác.
- Có nhu cầu tình yêu. Họ là những người quá yêu
bản thân, có thái độ tự hào thái quá, tin tưởng rằng mọi
khó khăn đều có thể giải quyết được bằng tình yêu và do
chính khả năng của họ. Đây là hội chứng muốn mình là
anh hùng cứu vớt được cả thế giới.
- Họ có thái độ vùng vằng, muốn chống đối cuộc đời
một cách gián tiếp. Họ là người có vấn đề về quan hệ cá
nhân nào đó, giải quyết không thoả đáng, nay muốn đem
ra để áp đặt lên thân chủ trong quá trình tư vấn.
- Tìm đến sự an nhàn. Họ nghĩ rằng nghề tư vấn là
nghề chỉ ngồi văn phòng nói chuyện và đếm tiền.
- Tìm danh vọng. Họ tin rằng, làm nghề Tư vấn được
xếp vào một danh mục nghề nghiệp quan trọng, cao quý,
lịch sự.
Hiểu sai như thế sẽ hoàn toàn thất hại. Đơn giản vì
trở thành tư vấn nên sẽ không đáp ứng được những khát
khao của họ như vừa nêu trên. Trái lại, tác hại của sự thất
vọng sẽ trở thành chất độc, phá huỷ cuộc sống chỉ vì họ
có chọn lựa sai lầm. Vì thế, tư vấn cần được coi như là
một tiếng gọi (calling) nhiều hơn là một hứa hẹn vật chất,
địa vị, hay cho những phần thưởng tinh thần, xã hội.
Trước khi quyết định chọn vào nghề Tư vấn, nhiều
bạn trẻ đã băn khoăn nếu như mình có đủ những điều
kiện tố chất để vào nghề. Thật khó xác định cụ thể được
điều này. Song, một điều căn bản là bạn có đặt tiêu chí
muốn giúp người khác làm tiêu chí hàng đầu hay không?
Nếu bạn chọn nó vì nghề này cũng hay hay, lúc ấy bạn
nên cân nhắc kỹ hơn.
Con người luôn phát triển qua kinh nghiệm sống nên
tư duy thay đổi là lẽ tất nhiên. Không hẳn là nhân cách
(personality) của chúng ta là bất biến. Nhân quan
(personal view) và quan niệm về quan hệ giữa người với
người sẽ thay đổi khi chúng ta sống nhiều hơn. Tuy nhiên,
nhân tố bẩm sinh muốn giúp người vẫn là điều đáng quý
nhất.
Nếu hiểu ở một góc cạnh trong tinh thần nhân văn,
chúng ta có thể tin rằng cụ Nguyễn Du đã rất có lý khi
nêu lên quan điểm của ông: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài (Truyện Kiều). Nói thế, ta đủ thấy tầm quan trọng của
ý nghĩa nhân văn trong nghề tư vấn.
Dưới đây là những đặc tính cần có của một tư vấn
viên hiệu quả, dựa theo Foster (1996) và Guy (1987):
- Hiếu kỳ (curiosity and inquisitiveness): bộc lộ tinh
thần quan tâm một cách tự nhiên đối với người khác.
- Khả năng biết lắng nghe (ability to listen): biết tập
trung theo dõi một cách sát sao, chú ý đến người khác.
Đây là một vốn quý hết sức cần thiết, vì nó kích thích
thân chủ trong việc tham gia tích cực vào quá trình tư
vấn. Thân chủ sẽ chán nản khi tư vấn viên không có khả
năng lắng nghe tốt.
- Tự nhiên với đối thoại (comfort with conversation):
khả năng tạo sự cởi mở thoải mái, giúp thân chủ tự tin và
giảm thiểu căng thẳng vốn ảnh hưởng đến chất lượng tư
vấn.
- Đồng cảm và hiểu biết (empathy and
understanding): khả năng liên hệ mình vào hoàn cảnh của
người khác, ngay cả chuyện thân chủ là người khác phái,
khác văn hóa, khác biệt về điều kiện sống, hoàn cảnh
sống.
- Hiểu biết về tình cảm (emotional insightfulness):
khả năng kiềm chế bản thân, có thể đối diện một cách tự
tin với những mức độ cảm xúc khác nhau từ quá trình tư
vấn, trưởng thành vững vàng về mặt cảm xúc.
- Phản tỉnh táo nội tâm (introspection): khả năng tĩnh
tâm để tự đánh giá bản thân, suy xét nội tâm, từ đó có
thể tự phục thiện, hoàn thiện bản thân.
- Khả năng biết quên mình (capacity for self-denial):
nghĩ đến lợi ích của người khác trước, ngay cả trường hợp
lợi ích người khác ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân
mình.
- Không sa ngã trong tình cảm (tolerance of
intimacy): khả năng kiềm chế trong khi tư vấn với thân
chủ khác phái, tránh những cảm xúc thiên về nhục thể
thiếu lành mạnh.
- An tâm với năng lực của thân chủ (comfort with
power): khả năng chấp nhận năng lực của thân chủ ở một
giới hạn nào đó khi không tiếp cận trực tiếp. Tư vấn viên
sẽ không lạm dụng vị trí của mình để lấn lướt, chỉ thị,
hướng dẫn sai lệch.
- Khả năng biết cười (ability to laugh): cần có tính
khôi hài trong những huống trạng éo le của cuộc sống,
biết lạc quan và không quá gò bó. Ứng dụng tính khôi hài
để giảm căng thẳng và khơi dậy tinh thần lạc quan trong
cuộc sống.
Ngoài ra, một tư vấn viên làm việc có hiệu quả cũng
cần đến những khả năng ứng dụng các khám phá khoa
học kỹ thuật trong công tác của mình. Họ cần có kiến
thức để duy trì cho mình một sự quân bình về tình cảm.
Chính sự cân bằng trong cuộc sống ấy sẽ giúp họ trở
thành tư vấn viên làm việc tốt. Cũng dễ hiểu, một tư vấn
viên không có cuộc sống ổn định, anh ta sẽ không thể
công tác tốt trong quá trình tư vấn với thân chủ. Cormiers
(1989) đề xuất những tiêu chuẩn rất cần thiết của một tư
vấn viên làm việc có hiệu quả như sau.
- Năng lực thông minh (intellecture competence):
khả năng và tinh thần ham học hỏi, lối suy nghĩ nhanh
chóng, nhạy bén, sáng tạo.
- Sức làm việc (energy): khả năng duy trì hoạt động
một cách nhanh nhẹn, tỉnh táo trong suốt các ca tư vấn
và với cơ quan mình công tác.
- Khả năng co giãn (flexibility): có thể điều tiết và học
hỏi khi công tác tư vấn yêu cầu.
- Tinh thần động viên (support): khả năng giúp đỡ,
động viên thân chủ trong việc họ tự quyết định và tin
tưởng, hy vọng vào cuộc sống.
- Lòng thiện (goodwill): luôn muốn làm việc vì lợi ích
của thân chủ, với tinh thần xây dựng, nhằm giúp thân chủ
trong việc duy trì khả năng độc lập.
- Tinh thần cảnh giác (self-awareness): kiến thức về
bản thân, bao gồm thái độ với cuộc sống, nghề nghiệp,
cảm xúc và khả năng phân biệt là kiểm soát được những
nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực trên bản thân.
Tất nhiên tư vấn viên còn cần có những đức tính
khác, tuy nhỏ bé hơn như trung thành với những tiêu
chuẩn cơ bản của phép xử thế. Song, đế trở thành một tư
vấn viên có hiệu quả, bạn cần liên tục và không ngừng
hoàn thiện bản thân. Can đảm nhìn nhận những mặt yếu
kém để khắc phục. Ý thức được những giới hạn của bản
thân cũng là một đặc trưng quan trọng của một tư vấn
viên có trách nhiệm. Vì khi ta nhận thức được hạn chế, ta
sẽ dễ dàng hơn trong tiến trình tự hoàn thiện, gạt bỏ
những thiếu sót chủ quan hạn hẹp của mình.
3. Duy trì để giữ mình là một tư vấn viên làm
việc có hiệu quả
Một tư vấn viên luôn có những khó khăn đời thường
như tất cả mọi người trong xã hội. Họ có những trăn trở,
đôi khi rất bức xúc và nan giải. Cuộc sống của họ không
hẳn là một cuộc sống bằng phẳng. Họ cũng vật lộn với
những vấn đề gay cấn như: bệnh tật: cuộc sống, nghề
nghiệp, tình cảm, tài chính, gia đình…
Tất nhiên những nan đề này, khôi hài một chút, lại là
chất liệu giúp một tư vấn viên xây dựng khả năng đồng
cảm với thân chủ tốt hơn. Nói khác đi, kinh nghiệm song
sẽ giúp họ đồng cảm hơn với những nan đề trong cuộc đời
của những thân chủ. Nói thế, không có nghĩa là kinh
nghiệm xử lý của tư vấn viên sẽ áp dụng được cho mọi cá
nhân khác. Nên nhớ, kinh nghiệm của tư vấn viên chỉ
mang tính chia sẻ, tham khảo, hoàn toàn không phải là cơ
sở cho lời khuyên hay cung cấp giải pháp cho thân chủ.
Một tư vấn viên tốt luôn đón nhận những khó khăn
trong cuộc sống như bài học kinh nghiệm. Họ giữ vững lập
trường, sống khách quan và đối diện khó khăn với tinh
thần trách nhiệm. Với họ, thất bại và thành công đều có
tính giáo dục trong đó. Vì thế họ có thể nhìn thấy, đồng
cảm và giúp thân chủ tìm ra những giá trị tích cực trong
cuộc sống.
Một bạn trẻ muốn trở thành một tư vấn viên, trước
hết bạn cần phải hiểu rõ bạn cần từ bỏ và đón nhận một
cách có chọn lọc để giữ cho bản thân được trong sáng,
trung lập.
Với tư vấn viên, thân chủ hoàn toàn có lý do riêng
của họ về những hành vi và ứng xử. Tư vấn viên có nhiệm
vụ chí rõ ra những hành vi và ứng xứ của thân chủ sẽ có
những ảnh hưởng nào đến người khác. Như thế, thân chủ
sẽ nhìn thấy hành vi và ứng xử của họ cần được thay đổi
để họ biết chấp nhận bản thân họ và tiếp cận với người
khác một cách có hiệu quả hơn.
Để giữ cho mình luôn cân bằng, những biện pháp
phòng ngừa xem ra rất cần thiết. Tình trạng quá tải
thường (overload) là một vấn đề phổ biến. Tình trạng quá
tải có thể hiểu rằng như những mệt mỏi về cả mặt tinh
thần và thể xác. Khi quá tải, tư vấn viên sẽ không còn
tỉnh táo và minh mẫn trong công tác nữa. Để tránh tình
trạng này, tư vấn viên cần có những thú vui trong sáng
lành mạnh khác ngoài phạm vi nghề nghiệp của mình.
Tìm cho mình những giải trí lành mạnh. Các tác giả Bay
và Pine (1980), Pines và Aronson (1989), Savicki và
Cooley (1982), Watkins (1983) có vài gợi ý dưới đây giúp
tư vấn viên tránh tình trạng quá tải:
- Quan hệ với những cá nhân khác (bạn bè, đồng
nghiệp…) có đời sống lành mạnh.
- Công tác và quan hệ với những cơ quan tổ chức có
tiêu chí làm việc tích cực.
- Luôn giữ chừng mực tương đối với những học thuyết
trong tư vấn mình áp dụng. Tránh lún ngập quá sâu trong
lý thuyết.
- Tận dụng tập thể dục để giảm căng thẳng (chạy bộ,
tập yoga, dưỡng sinh…).
- Cố gắng điều tiết bản thân sao cho phù hợp với môi
trường gây ra căng thẳng, tránh những môi trường gây ra
căng thẳng.
- Tự đánh giá bản thân, nhằm tìm nguồn tác nhân
gây ra những căng thẳng, để có biện pháp thích hợp.
- Thường xuyên đánh giá lại quan điểm nghiệp vụ,
vai trò nghiệp vụ, mong đợi của chính mình, niềm tin và
triết lý của mình trong quá trình theo nghề.
- Tìm đến tư vấn viên khác, nếu có nhu cầu.
- Giữ gìn khoảng cách, không nên liên hệ quá sâu với
nan đề của thân chủ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
thần của tư vấn viên. Tránh đem nan đề của thân chủ về
nhà.
- Luôn giữ thái độ lạc quan, yêu mến cuộc sống.
Một tư vấn viên hiệu quả sẽ giữ cho hệ tình cảm của
mình được ổn định, cân bằng, và khách quan. Họ cần
cảnh giác và luôn sống với những mặt mạnh và cả những
hạn chế của mình một cách thực tế. Đó là lời khuyên của
Auvenshine và Noffsinger (1984).
4. Đào tạo căn bản cho một tư vấn viên
Ta vẫn thấy nhiều tư vấn viên làm việc có hiệu quả
mà không qua đào tạo trường lớp kiến thức về quá trình
phát triển của con người và kiến thức về tư vấn. Để quyết
định xem mức độ cần thiết về đào tạo như thế nào là đủ,
thiết nghĩ nên xem đến mức độ quan hệ giữa hai người
trong quá trình tư vấn.
Tạm thời, ba cấp độ của quan hệ trợ giúp gồm:
không chuyên - bán chuyên nghiệp - chuyên nghiệp. Mỗi
cấp độ đòi hỏi một trình độ đào tạo khác nhau.
Với cấp độ chuyên nghiệp, ca tư vấn thường được
hẹn trước, chủ yếu là tìm giải pháp cho nan đề. Thân chủ
trong tư vấn chuyên nghiệp rõ ràng mong đợi kết quả từ
quá trình tư vấn.
Với cấp độ không chuyên, ca tư vấn thường không có
giờ hẹn nhất định, quan hệ tư vấn chỉ là quan hệ phụ,
thân chủ thường không có mong đợi kết quả cụ thể. Nói
chung tư vấn theo kiểu tiện đâu làm đó.
Cấp độ bán chuyên, các điểm vừa nêu trên nằm ở
khoảng giữa.
Không chuyên: ở cấp độ không chuyên, người cung
cấp tư vấn thường là bạn bè, đồng nghiệp, những người
không qua đào tạo căn bản trường lớp, những người thiện
nguyện, hoặc những người có lòng vì người khác. Họ cũng
có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định - nhưng
thiếu hẳn kinh nghiệm tư vấn và kiến thức tư vấn. Cần
biết có kinh nghiệm sống và khả năng tư vấn là hai lĩnh
vực rất khác nhau.
Bán chuyên nghiệp: Ở cấp độ này, người cung cấp
tư vấn có những kiến thức được huấn luyện về đặc điểm
tính năng trong quan hệ giữa con người. Họ là những
người làm việc như cảnh sát, y tá, thầy cô giáo, nam nữ tu
sĩ… Họ thường làm việc như: một bộ phận liên ngành,
không hoạt động riêng biệt, hoặc độc lập như một tư vấn
viên. Họ thường làm việc trong những môi trường có liên
hệ đến dịch vụ tư vấn, song họ làm việc dưới sự giám sát
bởi chuyên viên cao hơn.
Chuyên nghiệp: Ở cấp này, chuyên viên được đào
tạo chuyên môn về cả hướng dẫn đề phòng và can thiệp
trị liệu. Họ là những người có chuyên môn và học vị tùy
theo chuyên ngành. Họ là bác sĩ tâm thần, tâm lý gia,
chuyên viên tâm lý nhân viên cộng đồng, linh mục, sư
ni… Thông thường trong quá trình đào tạo, những chuyên
gia này trải qua thời gian thực tập sinh hoặc có kinh
nghiệm thu thập được trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Những chuyên môn riêng trong tư vấn
Mỗi chuyên ngành trong xã hội đều có riêng những
chương trình đào tạo chuyên biệt. Tư vấn là một ngành
độc lập cũng có những đào tạo nhằm giúp các tư vấn viên
trao đổi, liên lạc, và cộng tác trên bình diện phục vụ mục
đích chung trong ngành. Thường thì tư vấn viên liên hệ
nhiều nhất với bác sĩ tâm lý học, tâm lý gia, và nhân viên
cộng đồng.
Bác sĩ tâm thần học (psychiatrist): Là người có học
vị bác sĩ, họ trải qua đào tạo có thực tập trong bệnh viện
tại khoa tâm thần học. Họ làm việc với những bệnh nhân
có vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Họ có quyền ghi toa thuốc
và thực hiện những phương pháp trị liệu trong bệnh viện.
Thân chủ của họ được gọi là bệnh nhân. Ở Hoa Kỳ, họ
phải có giấy phép hành nghề của quốc gia và tiểu bang.
Tâm lý gia (psychologist): Hay còn gọi nhà tâm lý,
họ tốt nghiệp với học vị tiến sĩ (Ph.D). Quá trình đào tạo
với chương trình thực tập có thể ở nhưng trung tâm trị
liệu, trường học, hay những trung tâm trị liệu ngoại trú. Ở
Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang có những quy chê riêng đối với việc
cấp giấy phép hành nghề cao tâm lý gia. Trong quá trình
đào tạo, chương trình học chú trọng đến những khối môn
học: khoa học cơ bản, đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu,
phương pháp, thống kê, tâm lý thử nghiệm, sinh học trong
hành vi, hành vi với tư duy – cảm xúc, hành vi từ xã hội,
hành vi cá nhân, căn nguyên bệnh lý, những vấn đề liên
quan.
Nhân viên cộng đồng xã hội (social worker):
Thường tốt nghiệp cao học (Master's Degree), hoặc cử
nhân (Bachelor). Họ thực tập chủ yếu ở những trung tâm
cộng đồng xã hội. Một số làm việc tại những trung tâm
của ban ngành trực thuộc nhà nước. Phần còn lại, họ công
tác như những tư vấn viên.
Giáo dục bắt buộc trong tư vấn chuyên nghiệp
Để trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp, những
sinh viên ở Hoa Kỳ phải hoàn tất chương trình cao học 2
năm với ít nhất 48 tín chỉ (semester hours). Nhân viên tư
vấn sức khỏe tâm thần được yêu cầu hoàn thành 60 tín
chỉ, cũng giống như các tư vấn chuyên môn khác như, tư
vấn hôn nhân gia đình, tư vấn cho người nghiện…
Theo ủy ban tiêu chuẩn đào tạo cho tư vấn và giáo
dục Hoa Kỳ (CACREP, 1994), giáo dục đào tạo bắt buộc
cho tư vấn viên bao gồm:
1. Chương trình học cho cao học (master's degreee)
tư vấn bắt buộc gồm 8 khối môn học:
(1) Tiến trình phát triển của con người.
(2) Căn bản về văn hóa và xã hội.
(3) Quan hệ trong tư vấn.
(4) Tư vấn cho nhóm.
(5) Thúc đẩy lối sống lành mạnh và tư vấn nghề
nghiệp.
(6) Đánh giá chất lượng chương trình.
(7) Nghiên cứu và thẩm định chương trình.
(8) Căn bản chuyên nghiệp trong nghề Tư vấn.
2. Thực tập (practicum) trong môi trường có giám sát
trực tiếp 1 giờ trên tuần và 1.5 giờ với giáo sư, tổng cộng
100 giờ.
3. Thực tập sinh (internship) yêu cầu 600 giờ dưới sự
giám sát của chuyên viên, ngay sau khi hoàn tất thực tập
100 giờ (practicum), như nêu ở trên.
4. Mỗi trường đại học cung cấp đào tạo tư vấn viên
cần có ít nhất 3 giáo sư thường trực tại Ban tư vấn giáo
dục khoa Tư vấn.
5. Lý thuyết và hệ thống căn bản áp dụng bởi
tư vấn viên
Học thuyết (theory), theo định nghĩa, là một mô hình,
giải thích cặn kẽ nghiệp vụ và thao tác của một tư vấn
viên trong quá trình đặt giả thiết về nguồn gốc của một
vấn đề và từ đó có giải pháp cho vấn đề đó. Nói chung
học thuyết trong tư vấn sẽ giúp tư vấn viên liên hệ được
nan đề của thân chủ trong bối cảnh đa diện của cuộc
sống.
Một tư vấn viên làm việc hiệu quả sẽ trang bị cho
mình một học thuyết cơ bản, như một sườn chính (main
frame) trong quá trình đào tạo. Sau đó, học thuyết sẽ trở
thành kim chỉ nam và triết lý nghiệp vụ cho công tác tư
vấn sau này. Học thuyết cũng sẽ giúp tư vấn viên xác định
được nhu cầu của thân chủ.
Tương tự, một hệ thống khung tư duy căn bản (basic
thinking system) cũng không kém phần quan trọng. Tư
vấn viên cần tập trung cho mình một hệ thống căn bản
bao gồm những tư tưởng, nguyên tắc, và hành vi phù hợp
với nghiệp vụ tư vấn. Hệ thống tư duy căn bản này giúp
tư vấn viên áp dụng hoàn cảnh cụ thể của thân chủ vào
học thuyết mà tư vấn viên đã sử dụng, nhằm xây dựng
những kế hoạch tư vấn mục tiêu và quá trình tư vấn cho
thân chủ.
Học thuyết được thành lập bởi những chuyên viên ưu
việt, người đã xây dựng tư tưởng dựa trên kinh nghiệm
làm việc của họ. Các nhà sáng lập học thuyết liên tục
theo dõi tính thực tế và khả thi của những tư tưởng mà họ
sử dụng để xây dựng học thuyết của mình. Tuy nhiên,
những nhà học thuyết đều công nhận rằng không có một
học thuyết nào có thể áp dụng và đáp ứng được nhu cầu
đa dạng và phức tạp của thân chủ. Tất nhiên có những
học thuyết được xây dựng kỹ lưỡng và đầy đủ hơn những
học thuyết khác.
Tính chất đặc trưng của một học thuyết
Một học thuyết tốt bao gồm 5 đặc tính sau, theo
Hansen, Stevic, và Waner (1986):
1. Rõ ràng, dễ hiểu và có thể trao đổi được với mọi
người. Đấy là một tổng thể hợp nhất và không có các
điểm mâu thuẫn trong cùng một học thuyết.
2. Toàn diện, đặc tính này cho phép học thuyết có
thể áp dụng được vào tất cả những hiện tượng khả dĩ có
thể xảy ra trong thực tế.
3. Thiết thực, có tính được khám phá, dựa trên mẫu
thiết kế của học thuyết, áp dụng và thể nghiệm được.
4. Cụ thể trong liên hệ với kết quả mong đợi, vì học
thuyết cho phép người sử dụng để tìm ra kết quả khá
quan trong quá trình áp dụng. Tính khả thi và ứng dụng
của học thuyết.
5. Hữu ích cho người sử dụng, cung cấp hướng dẫn
cần thiết cho người muốn kiểm nghiệm và áp dụng.
Ngoài ra, một học thuyết tốt cần phải phù hợp với
triết lý sống và nhân sinh quan của một cá nhân. Shertzer
và Stone (1974) đề nghị một tư vấn viên nên thật sự thoải
mái với một học thuyết như chuyện mặc quần áo vừa vặn.
Giống như quần áo, nó có thể sửa đổi, cát xén sao cho
thật vừa vặn. Họ khuyến cáo tư vấn viên nên sử dụng học
thuyết một cách uyển chuyển, linh động.
Auvenshine và Noffsirger (1984) cũng khuyên, một
tư vấn viên làm việc hiệu quả là người biết tổng hợp, chọn
lọc, áp dụng nhiều học thuyết khác nhau một cách thích
hợp với những trường hợp khác nhau, tuy nhiên cần tôn
trọng những đường lối căn bản của những học thuyết
đang được sử dụng.
Tầm quan trọng của học thuyết
Học thuyết là nền tảng quan trọng cho tư vấn có hiệu
quả. Nó mời gọi tư vấn viên trong việc tận dụng một cách
có quan tâm và sáng tạo ở khuôn khổ của học thuyết,
giúp thăng tiến mối quan hệ trong tư vấn, phát triển
hướng giải quyết và thông cảm giữa hai bên.
Học thuyết còn cung cấp phương tiện cho quan hệ
hai bên được nảy nở. Nó cũng giúp để những nan đề của
thân chủ được phơi bày. Nó còn giúp tư vấn viên trung
thành với đạo đức nghiệp vụ và xác định được vị trí của tư
vấn viên trong bức tranh toàn cảnh, trong suốt quá trình
tư vấn.
Học thuyết cũng giúp giải thích những gì đang xảy ra
trong quan hệ tư vấn. Vì thế, tư vấn viên có thể dự đoán,
đánh giá, điều chỉnh, nhằm tăng tính hiệu quả của kết
quả tư vấn. Học thuyết cho phép ứng dụng khoa học được
áp dụng trong tư vấn. Nó cho phép tư vấn viên quan sát.
Học thuyết cũng tạo cơ hội cho tư vấn viên áp dụng
những tư tưởng mới của mình vào hệ thống tư tưởng của
học thuyết, tạo nên tính năng động trong sáng tạo. Vì thế
học thuyết giúp giải thích và đem lại sự hòa hợp giữa
những gì tư vấn viên quan sát từ thực tế và hệ tư tưởng
trong học thuyết.
Nói khác đi, học thuyết giải thích tại sao về những
thao tác của khách hàng, vì thế trong quá trình giúp đỡ,
tư vấn viên sẽ biết làm như thế nào khi trợ giúp thân chủ.
Price và Boy (1983) đã nêu ra tại sao một học thuyết
tốt sẽ hữu ích cho một tư vấn viên:
1. Học thuyết giúp tư vấn viên liên hệ và nắm bắt
được tính đa dạng của những nan đề trong cuộc sống.
2. Học thuyết yêu cầu tư vấn viên giám sát quan hệ
trong tư vấn như một nhắc nhở bắt buộc.
3. Học thuyết cung cấp tư vấn viên những hướng dẫn
xử lý tình huống để họ có cơ sở đánh giá quá trình phát
triển khả năng chuyên nghiệp của mình.
4. Học thuyết giúp tư vấn viên nắm bắt dữ kiện, và vì
thế có thể biết trước loại dữ kiện nào cần tìm, chủ động
hơn trong tác nghiệp.
5. Học thuyết giúp tư vấn viên làm việc hiệu quả hơn
với thân chủ trong quá trình điều chỉnh những hành vi
tiêu cực
6. Học thuyết giúp tư vấn viên đánh giá lối tiếp cận
cũ và mới trong quá trình tư duy. Nói khác đi, một học
thuyết tốt sẽ cung cấp nền tảng cho những lối tiếp cận
mới với nan đề trong quá trình tư vấn.
6. Học thuyết nguyên thủy và tổng hợp các học
thuyết
Ban đầu, trong tư vấn, những học thuyết được sử
đụng dưới hình thái nguyên dạng, và tư vấn viên được
yêu cầu phải trung thành với một học thuyết. Tuy nhiên,
càng gần về sau, ý tưởng vận dụng một cách có chọn lọc
và áp dụng các học thuyết khác nhau đang trở nên càng
phổ thông hơn.
Lazareus và Beuler (1993) cho biết hiện nay ở Hoa
Kỳ, từ 60 - 70 phần trăm các tư vấn viên tự nhận họ thuộc
phái tổng hợp học thuyết (eclectism). Họ chủ trương sử
dụng nhiều học thuyết và áp dụng nhiều kỹ năng khác
nhau để áp dụng sao cho phù hợp với từng nhu cầu cá
biệt của mỗi thân chủ. Một điều cần lưu ý khi sử dụng
những học thuyết khác nhau, tư vấn viên cần sử dụng học
thuyết sao cho gần gũi và phù hợp với khả năng tiếp nhận
và sự lĩnh hội của thân chủ nhất.
Một trở ngại lớn cho những tư vấn viên mới vào nghề
là chuyện họ không nắm vững các thao tác của mỗi học
thuyết. Để tránh tình trạng trên, tư vấn viên cần kiên
nhẫn với một vài học thuyết căn bản trước, sau đó từ từ
triển khai áp dụng sang những học thuyết khác.
7. Hệ thống khung tư duy trong tư vấn
Hệ thống khung tư duy (thinking system) trong tư
vấn được quy định dựa trên hai cơ sở chính: (1) Tập trung
vào tiêu chí của tư vấn là phát triển đời sống lành mạnh;
(2) Mục tiêu của tư vấn là tập trung vào can thiệp, trị liệu
đối với rối loạn tâm lý và rối loạn chức năng.
Để có hiệu quả, tư vấn viên cần đứng ở vị trí trung
lập giữa hai hệ khung tư tưởng trong tư vấn vừa kể ra.
Đây là việc rất cần, giống như việc họ cần trung thành với
một học thuyết (đã nêu ở phần trên). Nói rõ hơn, hiệu quả
tư vấn tùy thuộc vào mức độ tập trung của một tư vấn
viên đối với quá trình áp dụng thao tác nghiệp vụ vào hệ
thống khung tư tưởng trong tư vấn - đảm bảo thường
xuyên tính trung lập của mình - nghĩa là tránh có thành
kiến với lối suy nghĩ của người khác.
Thiếu hệ thống khung tư duy tư vấn: Nhiều tư
vấn viên không đi theo một hệ thống khung tư duy trong
tư vấn thường lạc lối và hiệu quả tư vấn, chất lượng tư
vấn cũng không cao. Họ giống người cỡi ngựa chạy lang
thang trên cánh đồng, không có định hướng.
Hệ thống tư duy tư vấn phát triển / đời sống
lành mạnh: Tư vấn viên đi theo hệ thống tư duy này
thường tin tưởng vào kinh nghiệm sống và sự phát triển
của con người trong bối cảnh của những ứng xử và hành
động. Với họ, những nan đề trong cuộc sống là vấn đề
thuộc về mức độ phát triển của một giai đoạn trong tiến
trình phát triển của con người. Và như thế, hành vi của cá
nhân ở một thời điểm có thể sẽ không phù hợp ở một thời
điểm khác. Nhiệm vụ của tư vấn viên là giúp thân chủ có
hành vi thích hợp với giai đoạn phát triển phù hợp với tuổi
tác của cá nhân.
Vì thế, khi phỏng vấn lần đầu (initial interview), tư
vấn viên cần xem xét nếu thân chủ đã phát triển đến giai
đoạn nào và như thế những biện pháp ứng dụng sẽ phù
hợp với giai đoạn phát triển của thân chủ.
Với hệ thống tư duy nhắm đến phát triển thăng tiến
đời sống lành mạnh, tư vấn viên phải ý thức được rằng
con người vốn sẵn có bản năng tích cực. Nhiệm vụ của họ
là khơi dậy trong thân chủ những nhân tố tích cực, khả
năng sống tốt, và các mặt mạnh của họ. Như thế thân chủ
sẽ có thêm niềm tin vào bản thân cũng như niềm tin vào
cuộc sống. Sau đó thân chủ sẽ tự tin hơn và có thể tự giải
quyết được những vấn đề của bản thân. Nan đề không
còn là điều bí hiểm khó hiểu, song đó là vấn đề cần được
khắc phục.
Với hệ thống tư duy con người phát triển: Thân chủ
được hướng dẫn để hiểu rõ vấn đề trong hoàn cảnh hiện
tại. Họ được cung cấp những kỹ năng cần thiết để xử lý
những vấn đề đó. Kết quả nhắm tới là họ không chỉ giải
quyết vướng mắc trong hiện tại, nhưng có cả khả năng
đối phó với những vấn đề tương tự trong tương lai.
Tóm lại, hệ thống tư duy tư vấn phát triển đời sống
lành mạnh mang tính ngăn chặn đề phòng, mang tính
giáo dục. Tư vấn viên giúp thân chủ hiểu được những
mảng liên quan của đời sống con người. Thân chủ vì thế
sẽ chủ động hơn nhiều trong quá trình tư vấn, nhất là khi
họ xác định được tai trò hoàn cảnh của họ nằm ở đâu
trong bức tranh toàn cảnh của cuộc sống.
Hệ thống tư duy tư vấn theo mô hình y học /
bệnh lý: Đối ngược với hệ thống tư tưởng phát triển/ đời
sống lành mạnh, hệ thống mô hình y học/ bệnh lý yêu cầu
thân chủ phải được điều trị dựa trên chẩn đoán lâm sàng.
(Dựa vào bảng phân loại: Diagnostic anh Statistical
manual 4th edition DSM IVÒ. Đây là một cẩm nang chỉ rõ
tiêu chuẩn chẩn đoán những rối loạn tâm thần.
Nhiều học giả vẫn có nhiều ý kiến khác nhau mặc dù
DSM IVÒ là một cẩm nang được sư dụng rất rộng rãi. Theo
họ, cuốn cẩm nang trên không dựa vào một học thuyết
nào, chỉ nhắm vào những chẩn đoán cá nhân, hoàn toàn
bỏ qua những mảng quan hệ khác của đời sống con
người, như văn hóa, xã hội, môi trường…
Một lợi thế của DSM IVÒ là, nó cho phép tư vấn viên
ghi nhận một cách cụ thể hiện trạng của thân chủ. Nhất
là lối chẩn đoán 5 trục (axis) bao gồm những khu vực
chức năng hoạt động và tên gọi của rối loạn tâm thần của
thân chủ, điều đó cho phép các chuyên gia khác nắm bắt
được tình trạng hiện thời của một thân chủ một cách có
hệ thống, mỗi khi họ có nhu cầu thảo luận và trao đổi về
bệnh án của thân chủ.
Tư vấn theo hệ thống tư tưởng này dễ rơi vào tình
trạng gào tên bệnh cho thân chủ. Tất nhiên, một khi đã
được chẩn đoán, nhất là chẩn đoán về một rối loạn tâm lý
nào đó, thân chủ sẽ chịu một ảnh hưởng tâm lý khó tránh
khỏi do việc mình đã bị/ được chẩn đoán và bị gán cho là
có bệnh tâm thần. Đây là điều hoàn toàn nên tránh, chỉ
áp dụng khi thật cần thiết mà thôi.
8. Tham gia những hoạt động liên quan đến tư
vấn chuyên nghiệp
Trở thành tư vấn viên là một quá trình phát triển tiếp
diễn gắn liền với đời sống và nghiệp vụ, không dừng lại
sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo. Được cấp chứng chỉ, đấy
mới là khởi đầu của một hành trình phấn đấu không
ngừng trong nghề nghiệp. Tư vấn viên bắt buộc phải
tham gia những chương trình giáo dục tiếp diễn
(continuing education). Thiết nghĩ một hệ thống như thế
sẽ giúp tư vấn viên có được những đơn vị giờ học (tối
thiểu để giúp cho nghề này được bảo đảm cập nhật), từ
những chương trình giáo dục tiếp diễn. Tư vấn viên cần
được yêu cầu giám sát. Việc này sẽ giúp tư vấn viên cập
nhật hóa, đồng thời bảo đảm tính chuyên môn của ngành
Tư vấn cũng như tăng thêm chất lượng phục vụ cho thân
chủ.
Giáo dục tiếp diễn: Một bắt buộc cho tất cả tư vấn
viên hành nghề ở Hoa Kỳ. Lý do chính là vì ý tưởng và ứng
dụng trong phương pháp điều trị luôn thay đổi và biến
hóa. Tư vấn viên không chịu đọc, tham khảo, tham gia
những chương trình hội thảo sẽ chóng bị lạc hậu về mặt
kiến thức chuyên môn. Vì thế tham gia giáo dục tiếp diễn
sẽ giúp tư vấn viên nhạy bén với những bổ sung trong
nghề và hiệu quả hơn trong công tác; tránh tình trạng tụt
hậu.
Vai trò của giám sát: Là tiến trình người có kinh
nghiệm giám sát và giúp người ít kinh nghiệm hơn về
những mặt liên quan đến hoạt động tư vấn. Người giám
sát không chỉ cung cấp những chia sẻ mang tính giáo dục
mà cả những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác và
cuộc sống. Hầu hết những trường đại học có chương trình
đào tạo tư vấn tâm lý cần chú trọng đến công tác giám
sát. Đây là cách tốt nhất để đào tạo những thế hệ tư vấn
tâm lý có chuyên môn và kỹ năng vững vàng để phục vụ.
Các tư vấn viên được cấp chứng chỉ cần nỗ lực và hăng
hái trong việc nhận thực tập sinh mới. Đây cần được xem
như là một nghĩa vụ cao cả chứ không nên là một chọn
lựa, càng không phải là một ơn huệ, giành cho những thực
tập sinh đang cần có thêm kinh nghiệm.
Ủng hộ viên: Là những hoạt động tư vấn viên giành
thời gian cho công cuộc tư vấn ở cấp địa phương cũng
như cấp liên tỉnh, cấp quốc gia. Điều này không chỉ có tác
động tích cực cho ngành Tư vấn mà còn có lợi ích cho xã
hội nói chung. Ủng hộ có nhiều hình thức như: mua sách
báo liên quan đến ngành, tham gia viết bài chia sẻ kinh
nghiệm của mình, đóng góp và tham gia các chương trình
phúc lợi công cộng, nhằm tạo một hình ảnh tích cực của
dịch vụ tư vấn với xã hội.
9. Kết luận
Tóm lại, một tư vấn viên làm việc có hiệu quả là một
nhân tố then chốt trong công tác tư vấn. Ngoài những đức
tính thiên phú sẵn có, họ còn phải trang bị cho mình kiến
thức và được đào tạo hẳn hoi. Họ cần tiếp tục quá trình
giáo dục và phát triển nghề nghiệp. Tư vấn viên cần trang
bị cho mình một học thuyết và sử dụng một hệ thống tư
vấn căn bản.
Điều quan trọng nhất mà một tư vấn viên cần ghi
nhớ là đào tạo công tác tư vấn không kết thúc sau khi tốt
nghiệp và nhận việc. Trái lại, đấy chính là khởi đầu của
một quá trình lao động nghiêm túc với một nghề cao quý.
Tư vấn viên có kinh nghiệm cần giúp đỡ giám sát những
thực tập viên, vì đây không phải là một việc làm dựa trên
cơ sở thích thì làm.
Tư vấn là một ngành giúp đỡ thật sự. Người yêu nghề
nhất định không thể ngồi im để thấy ngành phục vụ của
mình không phát triển. Giám sát thực tập sinh là nghĩa vụ
của tư vấn viên.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 3. ĐẠO ĐỨC VÀ TÍNH PHÁP LÝ TRONG
TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG BAN ĐẦU
1. Dẫn nhập
Đạo đức trong nghề nghiệp là làm đúng, làm có trách
nhiệm, làm hết mình vì công việc. Đạo đức trong nghề
nghiệp là không tạo ra những dịch vụ và sản phẩm có hại
cho người tiêu dùng. Trong nghề tư vấn, tính đạo đức
cũng thế, nó đòi hỏi người tư vấn viên phải luôn chú ý đến
nghiệp vụ của mình, sử dụng mọi kỹ năng và kinh nghiệm
cần thiết để bảo đảm tính đạo đức trong nghiệp vụ tư
vấn.
Theo TS.Trần Thị Giồng (2006): lĩnh vực công việc
nào cũng đều có những đòi hỏi của đạo đức nghề nghiệp,
làm việc với “con người”, một sinh linh quý giá nhất,
chúng ta lại càng phải trân trọng tối đa. Để giúp cho
những ai đang phải mang trách nhiệm giúp đỡ những con
người đang có vấn đề, nghĩa là họ đang ở trong giai đoạn
mong manh yếu mềm, thì chúng ta lại cần sự hướng dẫn
hơn cả. "Đạo đức trong Tư Vấn là Trị Liệu" chính là những
điều giúp chúng ta thực hiện công tác phục vụ “con
người’”" một cách hữu hiệu?
Từ tinh thần đó, tư vấn viên cần suy nghĩ và lĩnh hội
được cái chất nhân văn trong nghề, để từ đó mỗi khi tư
vấn cho thân chủ, họ cần nghiêm túc cân nhắc xem
những trợ giúp của mình có thật sự đem lại lợi ích cho họ
không? Đây không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ mà đó là
trách nhiệm của chúng ta, những người đã tình nguyện
đến với nghề Tư vấn.
2. Khái niệm về đạo đức trong tư vấn
Đối với một quan hệ tư vấn, tính đạo đức trong quá
trình tư vấn là một điều quan trọng hàng đầu không thể
thiếu được. Nguyên tắc của tư vấn là trợ giúp và giải
quyết một vấn đề. Đây là điểm then chốt không thể lơ là
đối tới bất cứ một tư vấn viên nào. Để giúp tư vấn viên có
một khái niệm rõ hơn về tính đạo đức trong tư vấn, khái
niệm tính đạo đức được giới thiệu dưới đây như một tham
khảo cần thiết.
Đạo đức (ethics): Trong tư vấn là thước đo quyết
định xem hành vi của tư vấn viên trong quá trình tư vấn
có đúng, có tốt, có làm sai, làm hại đến thân chủ hay
không. Nói khác đi, trong quan hệ tư vấn tâm lý, người
nhận dịch vụ tư vấn tâm lý có được đối xử công bằng và
hợp lý hay không? Họ có đạt được hiệu quả trị liệu hay
không?
Một tư vấn viên có kỹ năng và kiến thức chuyên
môn, song anh ta không có tính đạo đức trong công việc.
Với một tư vấn viên như thế, chúng ta không thể không
dừng lại để hỏi một câu: Anh ta sẽ làm được gì chứ? Tính
đạo đức trong tư vấn, một lần nữa, tinh thần của cụ
Nguyễn Du trở nên rất cần thiết để chúng ta suy gẫm:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Truyện Kiều). Không có
tâm, kỹ thuật (tài) có khi gây ra tác hại khôn lường, vì thế
cụ còn dạy thêm:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Truyện Kiều)
Đạo đức trong tư vấn khác hơn đạo đức thông
thường. Tính đạo đức trong tư vấn đi xa hơn. Có thể nói,
nó không chỉ ngừng lại không làm điều xấu cho thân chủ
mà câu hỏi được đặt ra ở đây cho tư vấn viên đã làm hết
sức vì lợi ích của thân chủ hay chưa?
Tính bảo mật (confidentiality): Trước hết tư vấn viên
phải được xác định rõ tư vấn là một ngành dịch vụ rất đặc
trưng. Thông tin được trao đổi giữa tư vấn viên và thân
chủ là một vấn đề hết sức tế nhị, và cần được giữ đến độ
bảo mật tối đa trong những khuôn khổ cho phép. TS.Trần
Thị Giồng (2006) nhận định rằng, bí mật là nguyên tắc
trong tư vấn.
Tư vấn viên luôn đặt an toàn và lợi ích của thân chủ
lên mức quan trọng hàng đầu. Thân chủ hoàn toàn có
quyền được biết mọi dự tính và kế hoạch ứng xử của tư
vấn viên trong những tình huống khi luật pháp xảy ra và
quyền lợi của thân chủ có mâu thuẫn, đối ngược với yêu
cầu của luật pháp.
Trong trường hợp thân chủ phạm pháp, tư vấn viên
phải tôn trọng quyền của thân chủ trước. Không chần chừ,
tư vấn viên phải thông báo cho thân chủ biết rằng giải
pháp hữu hiệu nhất là cộng tác với cơ quan có trách
nhiệm. Điều này cần được xúc tiến trong tinh thần đầy
trách nhiệm của tư vấn viên. Tư vấn viên phải nêu cao
tinh thần tự giác. Thân chủ cần được tư vấn viên giúp để
nhận thức được tinh thần tôn trọng công lý. Tư vấn viên
cần làm cho thân chủ nhìn rõ rằng tự giác là quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi công dân.
Nguy hiểm đến tính mạng thân chủ và tính
mạng người khác (risk and danger to self and others):
Đôi khi thân chủ tiết lộ những ý tưởng và kế hoạch hành
động gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mình (và
người khác), tư vấn viên có nhiệm vụ cất tiếng với những
cơ quan hữu trách. Tốt nhất, ngay buổi đầu của quá trình
tư vấn (initial interview), tư vấn viên cần giải thích rõ đây
là nhiệm vụ nghề nghiệp, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính
mạng của thân chủ và người khác.
Quan hệ riêng tư (intimacy): Đôi lúc vấn đề trở nên
thật tế nhị và rắc rối khi tư vấn viên rơi vào tình trạng tiến
thoái lưỡng nan. Vấn đề càng trở nên gay cấn và căng
thẳng hơn khi thân chủ và tư vấn viên đã có những liên
hệ gần gũi, do quá trình tư vấn đã được xây dựng sau một
khoảng thời gian nhất định nào đó. Quan hệ tình cảm giữa
tư vấn viên và thân chủ là một vi phạm đạo đức trong
dịch vụ tư vấn. Vì nó có ảnh hưởng tiêu cực, thiếu lành
mạnh đến hiệu quả tư vấn. Đây là vấn đề được nghiêm
cấm trong dịch vụ tư vấn ở Hoa Kỳ.
Với tư vấn nhóm (group works): Vấn đề đạo đức
trong tư vấn nhóm là một vấn đề rất tế nhị. Vẫn biết khi
tư vấn nhóm, việc giữ cho thông tin và chia sẻ trong quá
trình tư vấn ở một nhóm là một điều gần như bất khả
kháng. Tuy nhiên, tư vấn viên trong trường hợp tư vấn
nhóm, tư vấn viên có thể rõ ràng trình bày ngay buổi họp
nhóm đầu tiên về vấn đề tế nhị này. Hai người nói chuyện
trao đổi với nhau đôi khi đã khó giữ kín thông tin. Với
nhiều người tham gia, nội dung chuyển sẽ càng khó giữ.
Vấn đề nhiều người ở một nhóm chia sẻ, trong quá trình
tư vấn, nhất định khó tránh khói xác xuất cao hơn khi
thông tin bị rò rỉ, lọt ra khỏi nhóm.
Những hành vi thiếu tính đạo đức trong tư vấn xảy ra
dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung, ngoài xã hội
có những khó khăn thử thách nào, đội ngũ tư vấn viên
đều vấp phải những thử thách cám dỗ ấy. Có người vượt
qua được, có người không kiềm chế được những yếu đuối
cố hữu của bản thân, cuối cùng sa ngã, tự đánh mất
mình.
Tư vấn viên cũng là một con người như bao nhiêu cá
nhân khác. Họ cũng có những nhu cầu, nguyện vọng, (và
tham vọng). Hoàn cảnh cuộc sống đôi lúc vẫn bày ra
những cám dỗ trước mặt tư vấn viên, chăng hạn như
những rung cảm có thể chuyển sang vụ lợi trong tình
cảm. Nhiều tư vấn viên có những hành vi gây ra bóng gió
xa gần của dư luận có hại. Nhất là những những nguồn tin
được sử dụng ngoài mục đích lương thiện, nhằm phục vụ
cho những mưu toan phi đạo đức của những nhóm viên.
Quan hệ sai tuyến (dual relationship): Là một vấn
đề thuộc lĩnh vực cần quan tâm. Dịch vụ tư vấn là dịch vụ
có tính quan hệ trị liệu (therapeutic relationship). Vì thế
bất cứ quan hệ nào không dựa trên căn bản quan hệ trị
liệu sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Tư vấn viên
cần tránh những quan hệ ngoài tuyến như: trao đổi hai
chiều các dịch vụ, quan hệ tình cảm trái nguyên tắc (dù
không phạm pháp) song lại phạm đến tính đạo đức nghề
nghiệp. Tư vấn viên sẽ không làm tư vấn cho người nhà,
hay tư vấn cho thân chủ có quan hệ làm ăn ngoài xã hội
với người nhà của mình. Tư vấn viên không được tư vấn
cho bạn bè của mình.
Nhiều hành vi phi đạo đức trong tư vấn tâm lý rất
xấu và tồi tệ. Nhiều hành vi phạm lỗi nhẹ nhàng kín đáo
hơn. Dưới đây là một vài ví dụ của những hành vi phi đạo
đức điển hình do Levenson (1986), Pope và Vetter (1992),
và Swanson (1983) đã vạch ra:
- Vi phạm quyền kín đáo, lộ bí mật thông tin của thân
chủ.
- Nhận những ca tư vấn vượt ngoài khả năng tư vấn
của mình.
- Cẩu thả và vô trách nhiệm đối với thân chủ.
- Quảng bá liều lĩnh, quáng cáo sai nội dung, tự đánh
bóng chuyên môn của mình.
- Gán ghép và chèo kéo thân chủ tin theo giá trị và
triết lý sống riêng của tư vấn viên.
- Cố tình tạo điều kiện để thân chủ phải lệ thuộc vào
tư vấn viên.
- Không tận tình giúp thân chủ giải quyết nan đề, câu
giờ, kéo dài quá trình tư vấn không cần thiết, mong kiếm
thêm thu nhập.
- Có hành vi và quan hệ tình cảm trái pháp luật với
thân chủ, như ngủ chung chẳng hạn.
- Rủ rê và mê hoặc thân chủ vào những phiêu lưu
tình cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả tư vấn,
đề nghị những hành vi thiếu lành mạnh.
- Vấn đề mâu thuẫn trong lợi ích, khi quan hệ tư vấn
đi sai tuyến.
- Phí tư vấn quá cao.
3. Nội quy và tiêu chuẩn đạo đức đối với tư vấn
chuyên nghiệp
Thật sự rất cần thiết khi chúng ta phải có một bản
điều lệ (codes of conduct) trong đó những nội quy và tiêu
chuẩn đạo đức cần được ghi ra thật rõ. Bản điều lệ này
phải được đưa vào chương trình đào tạo, được đưa ra
trong các kỳ thi tốt nghiệp cấp chứng chỉ. Bản điều lệ nên
được khuyến khích rộng rãi, phải được cả tư vấn viên và
công chúng dư luận cùng đọc. Đây là tài liệu nên được
mọi giới tiếp cận. Tính công khai của bản điều lệ sẽ giúp
tư vấn viên theo sát hơn. Thân chủ cũng an tâm hơn và
tinh thần cộng tác sẽ cao hơn.
Kottler và Van Hoose (1985) đề nghị một bảng điều
lệ như thế sẽ giúp ngành Tư vấn, thân chủ và tư vấn viên
trên các mặt sau:
- Bản điều lệ xây dựng ngành Tư vấn trở thành một
ngành có tổ chức.
- Bản điều lệ sẽ cung cấp hướng dẫn cần thiết khi nội
bộ ngành sử dụng như một hướng dẫn khi xử lý những vụ
vi phạm.
- Giúp bảo vệ tư vấn viên vì họ biết đến những phạm
trù nào có thể và không có thể phạm đến.
- Giúp bảo vệ thân chủ vì tư vấn viên sẽ cảnh giác
hơn khi họ có một bản điều lệ.
- Giúp thân chủ đánh giá khả năng của một tư vấn
viên, vì họ dựa vào bảng điều lệ.
Hướng dẫn của bản điều lệ được xây dựng và xuất
phát từ nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác
nhau. Tư vấn viên trước phải hết tuân thủ những điều lệ
nói trên một cách triệt để, vì nó là bản đồ, là kim chỉ nam,
là những hướng dẫn cần thiết giúp họ không sa ngã, vấp
váp vào những sai phạm đáng tiếc trong nghiệp vụ tư
vấn. Tư vấn viên không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ bản
điều lệ, họ cần tự hào và quý trọng bản điều lệ đó, vì đó
là văn bản chính thức giúp bản thân và những đồng
nghiệp khác làm tốt trách nhiệm của một tư vấn viên tốt.
Những gợi ý của một bản điều lệ nên tập trung vào
những tiêu chuẩn sau:
- Tư cách nghề nghiệp và lợi ích của thân chủ.
- Trách nhiệm của tư vấn viên, những hành vi được
làm và những điều cấm.
- Cân nhắc về quyền giữ kín thông tin giữa thân chủ
và tư vấn viên.
- Những quyền của thân chủ được bảo vệ trong quá
trình tư vấn.
- Quan hệ trong tư vấn, những nền tảng quan hệ cho
phép và không cho phép.
- Quyền của những chức năng ban ngành khác, có
liên quan đến thân chủ (như cảnh sát, tư pháp, ban ngành
khác).
- Vấn đề các bộ thử nghiệm (test, battery) dùng
trong đánh giá, trong quá trình tư vấn.
- Vấn đề liên quan đến đào tạo căn bản và những
yêu cầu cần thiết từ tư vấn viên (chứng chỉ, giấy phép
hành nghề, văn bằng…).
- Vấn đề liên quan đến nghiên cứu, đào tạo, giám sát
- Thủ tục giải quyết những tranh chấp giữa tư vấn
viên, thân chủ, và những bộ phận thứ ba có liên quan
khác.
4. Những giới hạn của của bản điều lệ
Như bao nhiêu hệ thống luật lệ và những quy tắc
hướng dẫn khác, một bản điều lệ luôn luôn có những
ngoại lệ, xuất phát từ những trường hợp đặc biệt nằm
ngoài tầm kiểm soát, từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách
quan.
Trong nhiều trường hợp, bản điều lệ đóng vai trò như
một hướng dẫn chung, do đó khó có thể trả lời được
những câu hỏi, nảy sinh từ những trường hợp cá biệt. Rất
nhiều lúc, tư vấn viên sẽ vấp phải những tình huống
không nằm trong bản điều lệ. Hoặc đôi lúc một tư vấn
viên phải lưỡng lự trước hai chọn lựa gay cấn, hóc búa…
Beymer (1971), Corey và Callanan (1988), Mabe và
Rollin (1986) Tallbutt (1981) đã liệt ra dưới đây là những
trường hợp đặc biệt khi bản điều lệ không thể hoặc khó
áp dụng được trong quá trình tư vấn:
- Những trường hợp không thể giải quyết bằng bản
điều lệ.
- Quá khó khăn khi áp dụng bản điều lệ.
- Mâu thuẫn giữa hai điều lệ trong một bản điều lệ
với một ca tư vấn đặc biệt.
- Bản điều lệ không liệt kê nhưng trường hợp hi hữu.
- Luật pháp thay đổi nhưng bản điều lệ vẫn chưa sửa
đổi kịp.
- Thiếu những điều luật cho nhiều trường hợp có thể
xảy ra.
- Khó có thể dung hòa, hoặc đáp ứng nguyện vọng
của nhiều bên có liên quan.
- Điều khoản mập mờ, không rõ ràng.
Tất nhiên bản điều lệ là một hướng dẫn căn bản và
tư vấn viên đôi lúc sẽ phải tự quyết định trong những
trường hợp mơ hồ hoặc không rõ ràng vì tính chất đặc
biệt của một ca tư vấn.
Thật không dễ khi phải đi đến một quyết định về mặt
đạo đức trong tư vấn cho những ca đặc biệt, hi hữu. Đây
là một trong những phạm trù nhức đầu của nghề tư vấn.
Điều này thường liên quan đến tư cách đạo đức, tính quả
cảm liêm chính, lòng can đảm của từng cá nhân một. Ví
dụ, cùng một vụ việc, nhiều tư vấn viên sẽ có nhiều quyết
định, cắt nghĩa khác nhau, và sẽ có những lối xử lý, cách
tiếp cận khác nhau.
Để giúp tư vấn viên tránh được những đau đầu không
cần thiết, dưới đây là vài gợi ý của Tennyson và Strom (1
986) khi đi đến một quyết định là đối diện với nhưng ngã
ba khó xử này:
- Lợi ích cho thân chủ (beneficence): làm điều ích và
ngăn chặn điều có hại.
- Không làm hại (nonmaleficence): không cố ý gây
hại.
- Tự giác (autonomy): tôn trọng tự do lựa chọn và
phương châm sống của thân chủ.
- Công bằng (justice): công bằng, bình đẳng, hợp
pháp luật.
- Tin cậy (fidelity): tin cậy và trung thành với những
cam kết của mình.
Như thế, tư vấn viên nên nhớ rằng mình có nhiệm vụ
không chỉ tránh những điều có hại mà còn phải chủ động
trong việc ngăn chặn những tác hại, không cho chúng xảy
ra trong tương lai với thân chủ.
Trước khi bắt tay vào quá trình tư vấn, tư vấn viên
cần thông báo cho thân chủ biết rằng, trong trường hợp
thông tin cung cấp bởi thân chủ, tiết lộ cho thấy nguy
hiểm sẽ xảy ra đối với một nhân vật thứ ba nào đó.
Trường hợp này, tư vấn viên sẽ thông báo đến những cơ
quan có chức năng nhằm bảo vệ người có khả năng sắp bị
hại bởi thân chủ.
Trong nhiều trường hợp, nếu đồng nghiệp làm sai, tư
vấn viên có nhiệm vụ ngăn chặn đồng nghiệp bằng cách
động viên tư vấn viên đồng nghiệp hãy tự giác giải quyết,
xử lý nội vụ một cách thỏa đáng. Một tư vấn viên có trách
nhiệm sẽ luôn nhắc nhở đồng nghiệp hãy tôn trọng an
toàn và lợi ích của thân chủ trước tiên.
Ngoài những điều lệ ghi rõ trong bản điều lệ, những
gợi ý sau đây giúp tư vấn viên hướng những cố gắng để
xác định được bước phải làm khi gặp phải những ca tư
vấn hóc búa. Tiêu chí căn bản ở đây vẫn là tính kỷ luật với
bản thân và của nguyên tắc làm việc phải thật thà. Tư
vấn viên cần:
- Trung thực tìm đến với đồng nghiệp, vì họ sẽ giúp ta
tháo gỡ những khó khăn.
- Thao tác với tiêu chí lợi ích của thân chủ là trên hết.
- Tránh lợi dụng cho bản thân hoặc gây hại cho người
khác.
- Công bằng trong mọi ứng xử.
Giáo dục và đào tạo tư vấn viên về tính đạo đức
trong tư vấn, giáo dục về tính đạo đức là một khâu then
chốt đối với các trung tâm đào tạo tư vấn viên. Có thể nói
đây là cách quảng bá tinh thần đạo đức trong nghiệp vụ
tư vấn có hiệu quả nhất đối với đội ngũ tư vấn viên.
Việc sử dụng những hoạt cảnh (vignette) hoặc những
ca tư vấn hóc búa như những tư liệu giảng dạy trong lớp
để học sinh thảo luận sẽ có tác dụng như những lần thực
tập thực tế có ý nghĩa. Nhất là đóng kịch từ những hoạt
cảnh (role playing) hóc búa.
Mỗi tư vấn viên cũng nên biết rằng nơi mỗi cá nhân,
quá trình phát triển tư duy đạo đức là một nhân tố có ảnh
hưởng đáng kể vào những quyết định mang tính đạo đức.
Van Hoose và Paradise (1979) đã đề cập đến quá trình
phát triển tư duy đạo đức qua 5 giai đoạn:
1. Sự trừng phạt (punishement orientation): giai đoạn
này, tư vấn viên tin rằng họ và thân chủ nếu vi phạm luật
xã hội sẽ bị trừng phạt.
2. Luật phục vụ cơ quan (institusional orientation): tư
vấn viên tin rằng luật trong cơ quan là bất biến, và anh sẽ
triệt để tuân thủ theo luật của cơ quan anh làm việc.
3. Luật phục vụ xã hội (societal orientiation): giai
đoạn này, tư vấn viên coi luật của xã hội là quan trọng.
Khi đứng giữa xã hội và thân chủ, tư vấn viên sẽ chọn giải
pháp phù hợp với luật xã hội.
4. Luật phục vụ cá nhân (individual orientation): tư
vấn viên dù vẫn quan tâm đến luật xã hội nhưng anh ta
đặt lợi ích của cá nhân (thân chủ, hoặc tư vấn viên) lên
trên luật xã hội.
5. Luật phục vụ lương tâm (principle [conscience]
orientation): tư vấn viên tin rằng giải pháp trong hệ thống
tư duy (tư tưởng) của họ quan trọng hơn luật xã hội.
Đây là một điểm cần chú ý, vì quá trình tư duy đạo
đức này có thể dẫn đến những chủ quan trong quá trình
tư vấn. Và vì thế, có thể sẽ gây ra những sai sót đáng tiếc,
rất có thể xảy ra trong nghiệp vụ. Khi cảnh giác được tiến
trình phát triển trên, tư vấn viên có thể sẽ tự điều tiết
hoặc bản thân hoặc để cảnh giác với đồng nghiệp.
Vài câu hỏi sau đây sẽ giúp tránh được những sai sót
không cần thiết:
- Tại sao tôi chọn quyết định ấy?
- Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định ấy của tôi?
- Cái gì đã khiến tôi chọn giải pháp ấy?
- Giải pháp ấy ảnh hưởng đến ca tư vấn ra sao?
- Tôi đã tận dụng các nguồn giải pháp chưa?
- Khi nào là lúc thuận tiện thực hiện giải pháp?
Welfel (1998) đã đề nghị chín bước dẫn đến quyết
định đạo đức trong tư vấn như sau:
1. Thiết lập hệ thống nhạy cảm về tính đạo đức trong
tư vấn (tinh thần cảnh giác).
2. Vạch rõ chân dung nan đề và những giải pháp khả
thi nhất.
3. Tìm trợ giúp trong tiểu chuẩn chuyền nghiệp, hay
từ bản điều lệ.
4. Tìm thêm dữ liệu về đạo đức trong nguồn học vấn,
thư viện, sách vở, đồng nghiệp.
5. Áp dụng tiêu chuẩn đạo đức vào trường hợp cụ
thể, có cân nhắc.
6. Tham khảo với người có nhiều kinh nghiệm trong
nghiệp vụ tư vấn (nếu là thực tập sinh)
7. Suy nghĩ, cân nhắc, sau đó quyết định cẩn thận.
8. Thông báo cho người giám thị của mình (nếu là
thực tập sinh), thực hiện quyết định; lưu lại báo cáo.
9. Suy nghĩ và lưu trữ quá trình xử lý như một kinh
nghiệm nghề nghiệp.
Những trường hợp cá biệt trong tư vấn liên quan đến
đạo đức thường xảy ra trong những môi trường sau:
Trường học (tư vấn viên học đường bênh vực quyền
cho nhà trường, thay vì bênh vực cho học sinh).
Máy vi tính (khi thông tin về thân chủ có thể bị người
khác đọc được).
Hôn nhân - gia đình (khi vợ chồng có mâu thuẫn về
mục đích và động cơ trong quá trình tìm giải pháp - tư
vấn viên sẽ dễ thiên vị, đánh mất tính vô tư và vai trò
trung lập của mình).
Với nhóm đối tượng thân chủ đặc biệt (người già,
người nghiện, người tàn tật… vốn không có nhiều uy tín
trước mặt mọi người, nhàm chán, lú lẫn).
5. Quan hệ ngoài tuyến (dual relationship)
Đây là một điều rất tai hại và là một tập quán không
phải hiếm trong nhiều ca tư vấn khi tư vấn viên và thân
chủ không tuân thủ những quy định lành mạnh trong việc
không xác định được một quan hệ thuần tuý lành mạnh
và chuyên nghiệp trong quá trình tư vấn.
Quan hệ ngoài tuyến có thể coi như là một hoạt động
thiếu tính đạo đức trong đó quan hệ giữa tư vấn viên và
thân chủ không chỉ dừng lại ở giới hạn chuyên môn mà đi
xa, lan lấn qua những quan hệ khác. Dù được hai bên
thoả thuận và không nhất thiết là phạm pháp - quan hệ
ngoài tuyến sẽ giảm thiểu danh dự và uy tín của tư vấn
viên rất nhiều.
Vấn đề được đặt ra, nếu hai bên đã thỏa thuận; có gì
là không ổn khi họ tự nguyện, hoàn toàn không gây ảnh
hưởng gì đến người khác? Đúng - quan hệ ngoài tuyến
không ảnh hưởng đến người khác, nhưng có ảnh hưởng
tiêu cực đến tiên trình tư vấn. Vì thế sẽ có tác hại đối với
thân chủ.
Tuy thế, khi xem xét kỹ, ta nhận thấy tác dụng của tư
vấn là tìm ra giải pháp. Ta biết, những quan hệ ngoài
tuyến không dính dáng, liên quan gì đến quá trình tư vấn
có thể ảnh hưởng đến quan hệ chính trong tư vấn.
Nhiều khi, quá trình tư vấn tìm giải pháp chưa đạt
kết quả, việc quan hệ ngoài tuyến sẽ trực tiếp ảnh hưởng
đến tiến trình tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề. Nhiều
lúc, tác hại của quan hệ ngoài tuyến còn gây tác hại ảnh
hưởng về lâu về dài. Tư vấn viên sẽ quen với lối làm việc
không hiệu quả, thiếu tôn trọng thân chủ, lỏng lẻo với kỷ
luật bản thân. Phía thân chủ thì họ mất niềm tin nơi dịch
vụ tư vấn.
Vì thế, một quan hệ trong quá trình tư vấn, trước hết
phải là một quan hệ hết sức chuyên nghiệp (professional).
Hoàn toàn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Không
thể là một quan hệ chồng chéo, sai tuyến, lệch lạc, vặn
vẹo, khúc xạ.
Quan hệ ngoài tuyến có thể xuất hiện dưới nhiều
hình thái. Đôi khi nhìn vào, những quan hệ này tưởng như
rất vô hại: bình thường, chẳng hạn như trao đổi hai chiều
hay quan hệ giữa trai đơn gái chiếc, không ràng buộc bởi
luật hôn nhân gia đình - hoàn toàn hợp pháp nhé.
Khi quan hệ trong quá trình tư vấn không còn thuần
túy dựa trên căn bản trợ giúp và mục đích hoạt động
không còn chú trọng đến việc tìm ra giải pháp cho nan
đề. Phần nhiều, những quan hệ ngoài tuyến thường là
quan hệ tình cảm nam nữ giữa tư vấn viên và thân chủ.
Ngoài ra những quan hệ khác như vừa tư vấn vừa trở
thành bạn bè, làm ăn chung, trao đổi dịch vụ, giới thiệu tư
vấn viên với gia đình (hoặc ngược lại)…
Nhiều người cho rằng những quan hệ ngoài tuyến có
vẻ vô hại, hoặc tệ hại hơn, người ta cho rằng những qua
lại nho nhỏ ấy có thể tăng thêm tinh thần gắn bó giữa hai
bên. Đấy thật ra là những sai lầm nghiêm trọng, mặc dầu
bên ngoài là có vẻ vô hại, nhưng bên trong, quá trình tư
vấn đã bị ảnh hưởng, ở một mức độ rất sâu, khó nhận ra.
6. Làm việc với đồng nghiệp có những dấu hiệu
không đạo đức
Khi một tư vấn viên phát hiện ra đồng nghiệp có
những biểu hiện không lành mạnh, thiếu đạo đức trong
chuyên môn nhiệm vụ của tư vấn viên là tiếp cận đồng
nghiệp và yêu cầu họ có những hành động cụ thể xoá bỏ
và chấm dứt ngay những hành vi không phù hợp với tiêu
chí nghiệp vụ tư vấn.
Tại sao phải hành động như thế? Thứ nhất, nếu tư
vấn viên làm ngơ với đồng nghiệp, tự động tư vấn viên ấy
đã để cho kỷ luật nghề nghiệp của họ những cơ hội bị xói
mòn. Và từ đó họ càng dễ dãi với những hành vi của đồng
nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, tư cách của một tư vấn
viên thường được phản ảnh qua đồng nghiệp. Chúng ta có
trách nhiệm lên tiếng, bảo vệ đồng nghiệp trước khi họ đi
quá xa. Chưa kể những trường hợp đồng nghiệp không có
những kiến thức căn bản về tính đạo đức trong nghiệp vụ
tư vấn. Hoặc nhiều lúc vô ý, đồng nghiệp không nhìn thấy
việc họ làm là vi phạm tính đạo đức. Vì thế, ta càng cần
nên có trách nhiệm giúp đỡ bạn đồng nghiệp nhiều hơn.
Sau đây là vài gợi ý khi tiếp cận với đồng nghiệp có
biểu hiện sai lạc trong tư cách đạo đức.
1. Cẩn thận thu gom đầy đủ dữ kiện một cách kín
đáo, tế nhị.
2. Trao đổi với đồng nghiệp một cách khách quan
những gì bạn thấy, nghĩ.
3. Sử dụng những văn bản hiện hành để giới thiệu
cho đồng nghiệp về những sai phạm.
4. Luôn thể hiện tinh thần tôn trọng và mối quan tâm
thật sự.
5. Bình tĩnh, từ tốn, những dứt khoát trong quan
điểm đạo đức nghề nghiệp.
6. Để ý, quan sát nếu như bạn đồng nghiệp có những
biểu hiện cải thiện - khích lệ họ khi những biến chuyển
tích cực xảy ra.
7. Có biện pháp hành động tùy theo phản ứng của
bạn đồng nghiệp.
7. Kết luận
Tính đạo đức trong tư vấn là một yếu tố quan trọng,
then chốt trong công tác tư vấn. Có thể nói, đạo đức trong
tư vấn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một tư vấn
viên. Thân chủ không ngẫu nhiên tìm đến dịch vụ tư vấn,
họ là những người gặp khó khăn thật sự, vì thế, không
giúp đỡ họ tận tình đã là một thiếu sót. Lợi dụng họ hoặc
làm điều có hại lại càng là một sai phạm lớn hơn.
Tất nhiên những thử thách và cám dỗ không hẳn là
không tấn công đội ngũ tư vấn viên, vì thế, chúng ta cần
cảnh giác với những cám dỗ ấy, có hành động ngăn chặn
kịp thời và chủ động. Và sau cùng, quan tâm đến đồng
nghiệp là một điều chúng ta nên cố gắng. Vì chúng ta
không đến với xã hội bằng mỗi cá nhân, mà chúng ta làm
việc với một đội ngũ những tư vấn viên.
Bảo vệ tính đạo đức trong ngành Tư vấn không chỉ là
trách nhiệm, mà còn là nghĩa vụ. Một nghĩa vụ không thể
sao nhãng, lơi lỏng được.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 4. TƯ VẤN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI
PHONG PHÚ
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN MỘT. LỊCH SỬ NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG BAN ĐẦU
1. Dẫn nhập
Con người luôn có những đòi hỏi liên đới mật thiết với
những cá nhân khác trong xã hội. Không phải cứ sống
trong một xã hội đa chủng như Hoa Kỳ hay nước Úc chúng
ta mới trải nghiệm được những khác biệt rất đa dạng của
cuộc sống đa văn hoá.
Trong bất cứ xã hội nào, tính đa văn hoá cũng tồn tại
và phát triển. Chúng ta sẽ luôn thấy có những đại diện
khác nhau trong một xã hội. Đây cũng chính là tính đa
dạng và phong phú của xã hội. Với Việt Nam, một đất
nước trải dài 3620 km bờ biển và 1650 km đường chim
bay từ cực bắc đến cực nam; có những phong tục tập
quán rất khác biệt giữa vùng cao và vùng xuôi, miền
Nam, Trung, Bắc, nhiều sắc dân. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện tại, nước nhà mở cửa ra với thế giới, những giá
trị văn hoá khác du nhập vào, càng làm cho tính đa văn
hoá trở nên phong phú, muôn màu sắc.
Công tác tư vấn là một công tác đem dịch vụ trợ giúp
đến xã hội, thông qua làm việc với từng cá nhân riêng
biệt. Điều này cho chúng ta thấy, tư vấn viên tất nhiên
phải tiếp cận với xã hội, đòi hỏi họ phải có một não trạng
và chuẩn bị sẵn sàng làm việc với từng cá nhân, hoặc
nhóm riêng biệt. Tất nhiên trong bối cảnh xã hội phong
phú, tư vấn viên cần chủ động trên mặt trận văn hóa
trong công tác tư vấn đối với từng cá nhân, nhóm có hoàn
cảnh văn hóa xã hội khác nhau - vì phần lớn những ứng
xứ và nhận thức của con người đến từ văn hóa..
Xã hội luôn có những nhóm người và họ thuộc những
tầng lớp khác nhau. Từ đó, một tư vấn viên cần có những
khái niệm căn bản về tính đa dạng ở mặt văn hoá của xã
hội là điều không thể xem nhẹ.
Thiết tưởng khái niệm văn hóa rất cần được thảo
luận rõ ràng.
2. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có thể định nghĩa qua
nhiều khía cạnh khác nhau. Nó bao gồm những đại lượng
thuộc về chủng học, như nhân học, dân tộc học, tôn giáo,
ngôn ngữ, phong tục. Những đại lượng thuộc nhân khẩu
học, như tuổi tác giới tính, nơi sống. Ngoài ra còn có
những đại lượng xã hội, như nghề nghiệp, trình độ giáo
dục, sức khỏe, thu nhập kinh tế…
Định Nghĩa: Từ đó, một định nghĩa thật rộng về một
nền văn hóa, có thể được gọi là: Bất cứ một nhóm những
cá nhân liên kết với nhau, có chung một bối cảnh xã hội,
chung mục đích, và cùng có chung những nhu cầu tương
tự.
Ngoài ra trong một xã hội sẽ có những nhóm văn hóa
đem theo những kinh nghiệm rất đặc trưng rất khác nhau
của những con người trong các nhóm này như: niềm tin,
triết lý sống, nhân sinh quan, giá trị sống. Ví dụ, một
người thuộc giới dân cư lao động nghèo sẽ có những não
trạng rất khác với một người thuộc nhóm trong giới trí
thức, quân đội, kinh doanh thương mại, hay giới công
nhân viên chức.
Đa văn hóa: Vì tính đa dạng nhiều mặt của văn hóa,
từ ngữ đa văn hoá trở thành một từ khá phổ biến trong
thuật ngữ xã hội học hiện đại. Khó có một khái niệm
thống nhất về đa văn hoá. Và có thể hiểu, đa văn hoá là
nhiều nhóm văn hoá nhỏ cùng tồn lại song song với nhau
trong một nền văn hoá của một dân tộc, đất nước.
Một tư vấn viên, nếu không có não trạng cần thiết về
khái niệm đa văn hoá, anh ta sẽ dễ rơi vào lúng túng khi
tiếp cận với những thân chủ có quá nhiều điểm khác biệt
với tư vấn viên; xét trên bình diện văn hóa.
Ý thức sâu sắc được mỗi cá nhân sẽ thuộc về một
nhóm văn hóa nhất định trong xã hội (gồm nhiều thành
phần - đa văn hóa) sẽ giúp tư vấn viên cảnh giác khi tiếp
cận những thân chủ. Như thế quá trình tư vấn sẽ đạt được
những hiệu quả thiết thực và đáp ứng được chính xác nhu
cầu tư vấn của từng thân chủ.
Với kiến thức về đa văn hoá, tư vấn viên có thể mạnh
dạn thẩm định khả năng của mình trong việc đem đến
những dịch vụ tư vấn bổ ích cho thân chủ. Như đã trình
bày trong chương 3 về tính đạo đức trong tư vấn, một tư
vấn viên phải chú trọng đến lợi ích của thân chủ, không
được làm hại đến thân chủ. Nên biết, khác biệt về văn
hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ và chất lượng
tư vấn. Đôi khi có ảnh hưởng của đối chọi trong hệ văn
hoá tư tưởng sẽ có những phản tác dụng với mục tiêu tư
vấn.
Ví dụ, nếu như một tư vấn viên hoàn toàn có thành
kiến với quan niệm đồng tình luyến ái. (Dù đây là một
điều hoàn toàn có thể chấp nhận được trong não trạng
của mình), tư vấn viên này nhất định không nên cung cấp
dịch vụ tư vấn cho thân chủ đã trình bày rõ ràng anh ta là
người đồng tình luyến ái.
Một thân chủ sẽ mạnh dạn tự nhiên hơn khi tư vấn
viên có cùng một hoàn cảnh văn hoá như họ. Điều này sẽ
giúp tư vấn viên ứng xử sao để sự đồng cảm có thể đạt
hiệu quả cao nhất.
Tư vấn viên cần chủ động trong mảng văn hoá khi
thực hiện tư vấn. Hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu
tư vấn viên từ chối làm việc với một thân chủ vì lý do
khác nhau về văn hóa tư tưởng. Nhiệm vụ của tư vấn viên
là mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề tế
nhị này. Nếu thân chủ vẫn yêu cầu tiếp tục được tư vấn,
tư vấn viên có thể thử một lần. Tuy nhiên, khi phát hiện ra
hiệu quả không đạt được, tư vấn viên sẽ giới thiệu thân
chủ với một tư vấn viên khác, thích hợp với thân chủ hơn.
3. Những khó khăn trong công tác tư vấn đa
văn hoá
Một vấn đề nóng bỏng đến từ hiện thực đa văn hoá
là tư vấn viên đánh giá không chính xác về điều kiện cụ
thể và não trạng của thân chủ đến từ những hoàn cảnh xã
hội khác nhau.
Con người vốn hay có một lối đánh giá chung hay có
thành kiến (stereotype). Ví dụ, họ nghĩ người giàu sẽ keo
kiệt và người nghèo sẽ tiêu hoang khi họ có tiền. Hay là
phụ nữ thì nhiều chuyện và đàn ông thì thích hảo ngọt.
Điều này hoàn toàn không hẳn như thế. Chính vì vậy,
thành kiến với những đặc điểm bên ngoài về mặt văn hóa
xã hội dễ dẫn đến những hiểu lầm chủ quan, vốn rất dễ
xảy ra. Những sai sót này, nếu như tư vấn viên được trang
bị và có cảnh giác trong quá trình tư vấn, họ có thể tránh
được.
Ngôn ngữ là một khó khăn không nhỏ. Ta biết, mỗi
một nhóm người trong xã hội có một nhóm từ vựng ngôn
ngữ riêng. Đôi lúc ta vẫn nghe thấy người ta bảo:
Ông ấy ăn nói nghe chính trị lắm.
Bà ấy nói chuyện sặc mùi tiền.
Anh ta dân võ biền, ăn nói chắc như đinh đóng cột.
Cậu phải để ý, họ dùng toàn thuật ngữ chuyên
môn…
Như thế, tuy rằng ngôn ngữ chung là tiếng Việt,
nhưng ngôn ngữ văn hóa của một nhóm nào đó lại có
những từ vựng và não trạng riêng. Nắm bắt được điều
này, tư vấn viên sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp, để những
chia sẻ trong quá sinh tư vấn sẽ vận hành nhịp nhàng
thuận lợi, tạo ra những hiểu biết cần thiết.
Đối xử phân biệt với thân chủ (discrimination): Là
một thách thức nhức nhối đối với những người làm công
tác tư vấn. Nhiều lúc chúng ta bắt gặp những đối tượng
thân chủ hoàn toàn không hợp với cảm giác làm việc; thật
đáng buồn, do chủ yếu chỉ vì họ không được giống như
chúng ta.
Tư vấn viên không đối xứ với thân chủ một cách bình
đẳng, không có tôn trọng là phạm đến lỗi đối xử phân biệt
với khách. Chẳng hạn, khi tiếp một thân chủ nghèo, cao
tuổi, chậm chạp, nếu không có cái tâm, tận tụy với nghề,
nhiều tư vấn viên sẽ lộ vẻ không hào hứng, ngán ngẩm ra
mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn; như
chuyện họ sẽ tư vấn cho xong, gay gắt, thiếu thân thiện,
dè bỉu.
Một điểm khác cần quan tâm đến là quá trình hội
nhập của một cá nhân trong xã hội. Ví dụ, một thân chủ
gốc miền Bắc, sau một thời gian sống ở miền Nam, rất có
thể não trạng của anh đã miền Nam hóa. Nếu tư vấn viên
cẩn thận, khéo léo thăm dò, sẽ tránh được những hiểu
lầm, đôi khi không đáng xảy ra. Đừng vì giọng anh ta nói
nghe Bắc quá rồi đóng kịch cho Bắc hóa là thiếu tôn
trọng. Văn hóa trong tư vấn phải chân thành, trung thực,
hợp với tinh thần tôn trọng tối thiểu.
4. Vấn đề cần chú ý trong tư vấn đa văn hóa
Một vấn đề thường gặp với tư vấn viên là họ luôn coi
mọi đối tượng thân chủ đều giống nhau. Từ đó những
khuôn mẫu được áp dụng cho mọi đối tượng. Tư vấn vì
thế mà công thức, sáo và tẻ ngắt. Điều này sẽ tạo ra
những hạn chế nhất định. Khi thân chủ không nhận ra sự
đồng cảm nơi tư vấn viên, họ sẽ không nhiệt tình cộng
tác. Như thế hiệu quả tư vấn sẽ không cao.
Nên nhớ, chất lượng tư vấn chủ yếu phụ thuộc vào sự
cộng tác của thân chủ. Nói khác đi, không có sự cộng tác
của thân chủ, tư vấn viên sẽ không thật sự sử dụng hết
khả năng tư vấn của họ được. Tư vấn phải là một nỗ lực
cộng tác hai chiều.
Quá nhạy cảm (oversensitive) một cách không cần
thiết cũng là một vấn đề trong tư vấn đa văn hóa. Khi
thân chủ hiểu lầm thiện ý của tư vấn, có thể họ sẽ khựng
lại vì ngộ nhận tư vấn viên đã có một thái độ vồ vập.
Thông thường các thân chủ muốn mình được tiếp đón, đối
xử một cách công bằng. Họ không muốn được đối xử gần
như được thương hại. Vì thế, tư vấn viên rất cần quan tâm
đến khía cạnh tế nhị này.
Trang bị kiến thức về đa văn hóa, tư vấn viên sử
dụng nó như dụng cụ sẽ giúp họ công tác hiệu quả hơn.
Tất nhiên thân chủ không nhất thiết phủ nhận ra điều này
nơi tư vấn viên. Kiến thức về đa văn hóa trong tư vấn phải
được áp dụng khéo léo, vì tính chất tế nhị của vấn đề.
Để thật sự tạo ra sự đồng cảm với một thân chủ về
những khác biệt trong văn hóa, Peterson (1977) đã đề
nghị một tư vấn viên chỉ nên đi vào những mảng văn hóa
sau khi đã thăm dò một thân chủ về những điểm sau:
- Nhắc lại nan đề của thân chủ bằng ngôn ngữ văn
hóa của thân chủ.
- Thăm dò xem thân chủ có phản ứng tiêu cực nào
không?
- Nếu thân chủ không tỏ thái độ bảo vệ quan điểm
văn hóa.
- Rút tỉa kinh nghiệm với thân chủ, tùy theo phản ứng
của thân chủ.
Tư vấn viên cũng nên luôn cảnh giác những tín hiệu
thuộc phạm trù văn hóa, được gửi đi bởi thân chủ. Những
tín hiệu này có thể là tín hiệu thăm dò mà thân chủ
thường dùng để xác định năng lực chuyên môn của tư vấn
viên. Vì thế, thái độ khách quan và trung lập luôn là lựa
chọn an toàn, thích hợp. Nhất là những vấn đề thuộc
phạm trù luân lý, tín lý, tôn giáo, đạo đức…
Nwachula và Ivey (1991) đề cao việc tư vấn viên nên
có một kiến thức cơ bản về tập tục (customs) văn hóa của
thân chủ. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ sự liên kết khi tư
vấn viên và thân chủ cùng ngồi xuống. Sự gần gũi đôi khi
nảy sinh một cách thuận lợi khi thân chủ biết tư vấn viên
có một kinh nghiệm cá nhân với những gì họ đã trải
nghiệm. Hai tác giả này đề nghị tư vấn viên, nếu có thể,
nên xem qua những tư liệu về quê hương, tập tục của
thân chủ. Điều này sẽ giúp thân chủ và tư vấn viên có
được những nhịp cầu gần gũi.
Ví dụ khi tư vấn viên nói: Ô! Quê anh ở gần chùa
Hương à. Tôi đã đến đấy. Một kỷ niệm thật là khó quên.
Tôi thích lắm, nhất là đi vào thăm động Hương Tích. Sau
khi nghe thế, thân chủ nhất định sẽ cảm thấy gần gũi
hơn.
Tuy nhiên những vấn đề khác, tế nhị như việc bình
luận về một trận đấu bóng, bình phẩm về một cuốn phim,
khen chê về một ca sĩ nổi tiếng nào đó… tư vấn viên cần
đứng ở vị trí trung lập, tránh hăng say quá đà, vô tình sẽ
tạo ra một chân dung thích bè phái… Tất nhiên đứng về
phía thân chủ trong việc ủng hộ một đội bóng không phải
là sai, nhưng tránh quá khích, dễ để cho cảm xúc lèo lái
đến những nơi không cần thiết
Học tập từ đồng nghiệp (colleague): Một điểm cần
bàn là trách nhiệm học tập về những nhóm văn hóa khác
nhau từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Cố gắng
tham khảo với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Họ sẽ
cung cấp cho những tư vấn viên trẻ những lời khuyên bổ
ích. Nên nhớ, đôi khi, chỉ năm mười phút tham khảo, một
tư vấn viên có thể có được những thông tin cần thiết,
tương đương với kết quả đọc hẳn một cuốn sách 300
trang.
Một tư vấn viên muốn có những kiến thức nhất định
về một tập tục sinh hoạt của một nhóm thân chủ cần có
những tham khảo cụ thể. Để làm tốt điều này, các tư vấn
viên nên tạo được một mạng lưới, để khi cần thiết, những
tham khảo ấy sẽ cung cấp cho họ những kiến thức có thể
áp dụng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian. Cần biết,
trong nghiệp vụ tư vấn, thói quen có mạng lưới đội ngũ tư
vấn viên để tham khảo là một điều không thể xem nhẹ
được.
Sue (1978) đã đề nghị 5 hướng dẫn khi làm việc với
thân chủ từ các nhóm văn hóa khác:
1. Tư vấn viên cần xác định được giá trị văn hóa và
nhân sinh quan của mình. Chỉ áp dụng những tình cảm và
hành vi chấp nhận được bởi xã hội và sử dụng chúng một
cách thích hợp trong những tình huống đặc biệt. Nên giữ
thái độ trung lập.
2. Tư vấn viên cần quan tâm đến tính phổ thông của
những học thuyết và kỹ thuật tư vấn. Nên nhớ, không một
học thuyết hay kỹ thuật tư vấn nào an toàn tuyệt đối khi
tiếp cận với vấn đề văn hóa trong tư vấn.
3. Tư vấn viên cần nắm bắt những diễn biến xã hội
có ảnh hưởng đến nhóm xã hội của thân chủ, vì con người
là sản phẩm của những diễn biến xảy ra trong một xã hội.
Tránh chủ quan và thành kiến cứng nhắc.
4. Tư vấn viên cần có thái độ tôn trọng, nếu như họ
không có quan điểm đồng nhất với thế giới quan của thân
chủ, không nhất thiết phải chất vấn về thế giới quan của
thân chủ.
5. Tư vấn viên cần sử dụng tính tổng hợp (eclectic)
trong kỹ năng tư vấn để đáp ứng nhu cầu văn hóa lớn
rộng của toàn bộ các nhóm đối tượng thân chủ.
Nhiều tư vấn viên xuất thân từ những nhóm văn hóa
xã hội thiểu số khác, có thể không được trang bị hoặc
thiếu những trải nghiệm cá nhân về nền văn hóa chung.
Điều này cần được các tư vấn viên quán triệt. Như thế, họ
sẽ không có lý do để dễ dãi với mình. Cần biết, nỗ lực học
hỏi về văn hóa là một yêu cầu với tư vấn viên có trách
nhiệm.
Cần biết, làm một tư vấn viên trung bình không khó.
Rất dễ dàng nếu hành nghề như một tư vấn viên yếu
nghiệp vụ, cẩu thả, bừa bãi. Để trở thành một tư vấn viên
có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm,
am tường về văn hóa xã hội mới là một việc làm khó khăn
hơn rất nhiều.
5. Những đề nghị cho ca tư vấn với nhóm đối
tượng đặc biệt
Vừa nêu trên là những nhóm xã hội tương đối chung.
Tư vấn viên nên ý thức rằng, còn có những thân chủ trong
một nhóm xã hội nào đó, có những nhu cầu còn khác biệt
hơn vì hoàn cảnh đặc trưng của nan đề cũng như điều
kiện của thân chủ. Vì thế, mỗi tư vấn viên phải cảnh giác
rằng mỗi thân chủ là một cá nhân độc nhất, và mỗi ca tư
vấn đều đặc biệt.
Đôi khi, có thể ngạc nhiên, khác biệt bên trong một
nhóm xã hội còn lớn hơn khác biệt giữa các nhóm xã hội
khác. Vì thế, tiếp cận mỗi thân chủ như một cá nhân đặc
biệt là điều cần được quan tâm, chú trọng. Hay nói khác
đi, một xã hội đa văn hóa sẽ có nhiều nhóm xã hội văn
hóa khác nhau. Trong mỗi nhóm văn hóa ấy, là tập hợp
những cá nhân rất khác nhau.
Với người già: Nhóm thân chủ vào tuổi về hưu, tư
vấn viên cần chú ý đến kinh nghiệm sống, đóng góp của
họ trong xã hội. Tư vấn viên cần có những kiến thức căn
bản về quá trình phát triển của người già. Những tâm tư
và khát vọng, những nhu cầu bức xúc. Tư vấn viên cũng
nên bỏ chút thời gian trong việc tìm hiểu về điều kiện sinh
hoạt của họ, như tình trạng gia đình về vợ chồng, con
cháu… Yếu tố văn hoá trong tư vấn với người già vẫn phải
được chú trọng một cách thoả đáng.
Cần biết, với người già, bệnh tật và tình trạng sức
khỏe, đối diện với cái chết, luôn là những vấn đề tế nhị,
những bức xúc… Vì thế tư vấn viên cần tham khảo kỹ và
luôn đánh giá những vấn đề này trong một bối cảnh thích
hợp, nhằm cung cấp những gợi ý chính xác, có ích với
người già.
Cũng nên nhớ, tư vấn viên tránh đối xử thiếu ý thức
như coi việc phản ứng chậm của thân chủ lớn tuổi như là
những dấu hiệu của lão hóa. Tất nhiên càng lớn tuổi,
những ứng xứ của con người có chậm hơn, song họ vẫn
hoàn toàn có thể xử lý được những vấn đề trong cuộc
sống nếu như họ có đủ thời gian. Vì thế, khi làm việc với
thân chủ nhiều tuổi, tư vấn viên cần kiên nhẫn, giải thích
rõ ràng, chậm, cẩn thận, để thân chủ lớn tuổi có thể nắm
bắt được những thông tin cần thiết.
Với thân chủ khác giới: Phụ nữ và nam giới là
những cá thể chịu ảnh trưởng bởi điều kiện và áp lực của
xã hội khác nhau, vì họ có những chức năng và vai trò
khác phau trong xã hội. Từ đó cảm nghiệm và não trạng
của họ cũng rất khác nhau.
Tư vấn viên nghèo nàn kiến thức về giới tính thường
rơi vào những sai lầm về quan điểm giới tính, sẽ dễ dẫn
đến những phân biệt trong đối xử, có thành kiến sai lạc,
ưa đòi hỏi vô lý, áp đặt thiếu cơ sở, kỳ vọng thiếu thực
tế… những điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng tư vấn.
Một điều cần chú ý khi tư vấn cho phụ nữ và nam
giới là ở mỗi phái, quá trình phát triển cơ thể và khả năng
nhận thức rất khác nhau. Phụ nữ thường có nhu cầu nội
tâm nhiều hơn nam giới. Một số chị em vẫn sống thụ động
và ngần ngại với những thay đổi mang tính bước ngoặt.
Cũng nên biết, phụ nữ thường có nhu cầu tư vấn cao
hơn nam giới. Điều này không nên coi như một lẽ tất
nhiên đơn giản, khai thác bừa bãi. Trái lại, tư vấn viên
phải tôn trọng nhu cầu này ở nơi họ. Luôn cố gắng phấn
đấu trong nghiệp vụ để đem đến cho họ những dịch vụ tư
vấn có chất lượng. Vai trò của phụ nữ trong xã hội rất lớn.
Tư vấn viên nên thông qua họ để những đóng góp tích
cực của họ sẽ đến với sinh hoạt xã hội.
Xét về những phương diện sinh hoạt, nhất là trong
điều kiện công nghiệp hóa hiện tại, chị em phụ nữ hiện
nay, ngoài những vai trò truyền thống đối với gia đình và
xã hội như làm vợ, làm mẹ, họ còn có những nhiệm vụ và
trọng trách mới trong xã hội. Điều này không chỉ đặt ra
cho họ những khó khăn mới, mà còn là một thử thách cho
đội ngũ tư vấn trong quá trình tìm ra những tháo gỡ hiệu
quả với những vấn đề mang tính thời sự nêu trên với chị
em phụ nữ.
Một điều cần biết, phụ nữ có nhu cầu và các mối
quan hệ rất cao. Vì thế, những vấn đề liên quan đến quan
hệ tình cảm, gia đình, công tác, nghề nghiệp…luôn là
những yêu cầu bức xúc. Tư vấn viên nên mạnh dạn và
khách quan khi đề cập đến vấn đề quan hệ. Không nói lời
dễ nghe khi thân chủ nữ muốn nghe. Tư vấn viên cần
trung thực. Luôn cố gắng tạo ra những suy nghĩ lành
mạnh tích cực, để chị em tìm thấy sự cân bằng thực tiễn
và có những quyết định phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt
của họ.
Vai trò của phụ nữ toàn cầu nói chung, và phụ nữ
Việt Nam nói riêng, đang càng ngày càng thay đổi. Rất
tiếc, nhiều tư vấn viên vẫn chưa theo kịp với đà tiến hóa
này, vẫn chậm chạp, tụt hậu. Đây là một vấn đề cần được
khắc phục. Hình ảnh người phụ nữ hôm nay đã khác hình
ảnh người phụ nữ trong quá khứ. Tư vấn viên vì thế cũng
phải nắm bắt được vai trò mới của họ trong xã hội.
Với nam giới, tư vấn viên cần biết là họ không nhiệt
tình lắm trong quá trình tìm đến dịch vụ tư vấn. Nam giới
thường tìm ra giải pháp bằng chính nỗ lực của bản thân
họ.
Riêng với nam giới, họ có những bức xúc về làn sóng
vai trò của phụ nữ đang có những thay đổi lớn lao trong
bức tranh toàn cục xã hội. Vai trò truyền thống của nam
giới là người đem cơm về nhà đã không còn chiếm vị trí
quan trọng độc tôn như xưa. Họ hiện nay phải đối phó
cạnh tranh nghề nghiệp với phụ nữ gần như trong mọi
ngành nghề. Bình đẳng trong xã hội giữa hai phái nam và
nữ đã có những ảnh hưởng lớn lao đến não trạng của nam
giới.
Đặc biệt với nam giới, họ gặp trở ngại không nhỏ khi
đề cập đến những vấn đề thuộc phạm trù nội tâm. Hình
như với nam giới, nhìn nhận hoặc nói đến những khó khăn
nan đề là dấu hiệu của suy yếu và thiếu năng lực. Vì thế,
tư vấn viên cần hết sức khéo léo, tế nhị trong vấn đề. Để
khắc phục tình trạng này, tư vấn viên phải tạo ra một môi
trường thật an toàn, thoải mái, để nam giới an tâm hơn
trong quá trình cộng tác với tư vấn viên.
Scher (1981) đã đưa ra vài gợi ý khi làm việc với thân
chủ nam giới, như:
1. Nhấn mạnh đến những thay đổi mà người đàn ông
trải qua - cả vi mô lẫn vĩ mô.
2. Những gai góc trong vấn đề thành kiến về vai trò
trong gia đình và xã hội.
3. Tầm quan trọng của việc đề nghị những giải pháp
tháo gỡ.
4. Sự cần thiết trong quá trình xác định rõ vai trò của
họ trong gia đình và công việc.
Đặc biệt, tư vấn nhóm với nam giới sẽ có khó khăn
hơn vì họ thường không đề cập đến những nan đề thực.
Nên nhớ, nam giới thường nói nhiều và nói rất dễ dàng với
những vấn đề ngoài lề, nhưng khi đối diện với những vấn
đề gai góc, họ thường không có khả năng nói chuyện và
chuyển tải một cách có hiệu quả.
Nhiều thân chủ nam giới không hoàn toàn tự giác
hoặc tự nguyện đến với tư vấn. Họ đến tư vấn với một
thái độ dè chừng, thăm dò, đôi khi hoài nghi. Tư vấn viên,
nắm bắt được vấn đề này, cần kiên nhẫn với họ.
Lối sống (lifestyle): Những vấn đề khác như đồng
tính luyến ái, sống thử, ly dị, tình yêu phóng khoáng…
luôn là những vấn đề tế nhị. Đòi hỏi phải có kinh nghiệm
và kiến thức. Tư vấn viên khi đối diện với những vấn đề
trên, cần mạnh dạn trình bày quan điểm và khả năng
nghiệp vụ của họ. Luôn tôn trọng thân chủ đã cho tư vấn
viên cơ hội làm việc với họ. Đánh giá cao những kinh
nghiệm trong quá trình tư vấn. Nếu cần, săn sàng giới
thiệu thân chủ đến những tư vấn viên có kinh nghiệm hơn
trong những vấn đề nêu trên.
Vấn đề tâm linh (spirituality): Với mảng đời sống
tâm linh, tư vấn viên cần để tâm đến vấn đề hết sức tế
nhị nói trên. Thái độ trung lập là một thái độ cần thiết. Đời
sống tâm linh và tôn giáo luôn là những vấn đề nóng, dễ
có những phát sinh ngoài dự đoán, đôi khi có ảnh hưởng
không có lợi đến chất lượng tư vấn.
Thái độ khôn ngoan nhất vẫn là tôn trọng suy nghĩ
và chủ kiến chọn lựa của thân chủ. Không phải là vuốt
đuôi, song tư vấn viên nên lắng nghe để hiểu kỹ ảnh
hưởng của tôn giáo hay đời sống tâm linh đã ảnh hưởng
đến thân chủ như thế nào.
Tuyệt đối không chất vấn, đôi co, hơn thua trong lĩnh
vực tôn giáo. Tư vấn viên có thái độ điềm tĩnh trong vấn
đề này thường được coi là đức tính trưởng thành. Thái độ
vô tư là cần thiết. Cần nhớ, trong tôn giáo, không có xấu
tốt đúng sai. Chỉ có sự khác biệt và tất cả đều được tôn
trọng một cách xứng đáng.
6. Kết luận
Tư vấn là một dịch vụ phục vụ lợi ích con người. Như
thế, nó là dịch vụ phải đến đúng người, mổ xẻ đúng vấn
đề, tìm ra giải pháp thích hợp đúng đắn nhất. Để làm
được điều đó tư vấn viên cần hiểu rõ đối tượng thân chủ
và hoàn cảnh văn hóa xã hội của họ.
Vì tính chất rộng lớn và bao quát của khái niệm văn
hóa xã hội, tư vấn viên phải coi việc thu thập và trang bị
những kỹ năng và kiến thức văn hóa xã hội là nhiệm vụ
cơ bản. Chất lượng tư vấn luôn đến trực tiếp từ sự cộng
tác nhiệt tình của thân chủ, vì thế hiểu rõ được hoàn cảnh
văn hóa xã hội của thân chủ sẽ giúp tư vấn viên phát huy
hết khả năng tư vấn của mình.
Nên nhớ, thành kiến là một cái bẫy đã gây ra không
biết bao nhiêu là bất ngờ đôi khi dẫn đến những sai lầm
hết sức đáng tiếc. Cảnh giác về nhưng khác biệt văn hóa
sẽ giúp cho quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ tránh
được những cọ xát va vấp không cần thiết. Vì thế, tư vấn
viên cần đầu tư thỏa đáng để hiểu được thân chủ của
mình - có như thế, chất lượng tư vấn mới cao và thân chủ
sẽ tìm được những kết quả tích cực từ dịch vụ tư vấn.
 
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN HAI. TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG
HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Chương 5. XÂY DỰNG QUAN HỆ TÍCH CỰC TRONG TƯ VẤN


Chương 6. XÂY DỰNG QUAN HỆ TRONG TƯ VẤN
Chương 7. KẾT THÚC MỘT QUAN HỆ TƯ VẤN

Created by AM Word2CHM
Chương 5. XÂY DỰNG QUAN HỆ TÍCH CỰC
TRONG TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN HAI. TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG
1. Dẫn nhập
Quá trình tư vấn cần thiết được xác định rõ từng
bước để đạt được hiệu quả tư vấn tối ưu. Tư vấn viên
không thể xem nhẹ công tác này vì tiến trình tư vấn với
những bước cụ thể sẽ giúp cho tư vấn viên thẩm định
được quá trình tư vấn. Như một lịch trình cụ thể, từng giai
đoạn của quá trình tư vấn giúp tư vấn viên xem xét mục
tiêu của quá trình tư vấn đã đặt ra có đạt những tiến bộ
cần thiết. Từ đó, tư vấn viên sẽ áp dụng vai trò của mình
một cách triệt để vào việc xây dựng một quan hệ lành
mạnh với thân chủ.
Việc có một tiến trình được phân chia rõ từng giai
đoạn sẽ như một bản đồ, một hệ thống bảng chỉ đường,
giúp tư vấn viên thao tác dễ dàng và làm việc có hiệu quả
hơn. Tư vấn viên vì thế có thể chủ động và thân chủ có
thể nhận ra những tiến bộ trong tư vấn.
Mô hình các giai đoạn trong quá trình tư vấn không
khiến cho quá trình tư vấn trở nên công thức, gò bó. Trái
lại tiến trình này sẽ giúp cho tư vấn viên an tâm hơn khi
họ đi đúng hướng. Hơn nữa, tiến trình tư vấn sẽ trở thành
có bài bản, đáp ứng được tính có tổ chức trong nghiệp vụ
tư vấn.
Nếu như các yếu tố như địa điểm thoải mái, giờ giấc
thuận lợi, kỹ năng của tư vấn viên xuất sắc, và sự cộng
tác của thân chủ có quyết định đến chất lượng tư vấn;
cũng như thế, mối quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ
là một trong những quyết định có tính chiến lược trong
nghiệp vụ tư vấn khi và chỉ khi quan hệ ấy có một lịch
làm việc cụ thể.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình tư vấn
Những vấn đề căn bản có ảnh hưởng thiết yếu trong
tiến trình tư vấn bao gồm:
- Cấu trúc thiết kế quan hệ giữa hai phía.
- Sự chủ động của tư vấn viên.
- Cơ sở hạ tầng.
- Khả năng tham gia đóng góp và nhận thức của thân
chủ.
- Kỹ thuật và năng lực của tư vấn viên.
Cấu trúc thiết kế (structural design): Hay còn gọi là
bản hợp đồng (contract) là sườn hoạt động cho toàn bộ
quá trình tư vấn. Thông thường thân chủ và tư vấn viên
trường không nhìn thấy trước mắt cùng một mục đích
(same goal) của tư vấn cũng như cùng kết quả (same
result) của quá trình tư vấn.
Có thể nói, tìm đến dịch vụ tư vấn là chọn lựa sau
cùng của thân chủ, sau khi đã tận dụng những nguồn trợ
giúp khác từ gia đình, bạn bè… nên nhiều thân chủ hết
sức hoang mang, đắn đo, có người kỳ vọng quá nhiều, có
người không dám đặt nhiều hy vọng vào dịch vụ tư vấn.
Tư vấn viên lại chưa hiểu rõ hoàn cảnh và khả năng thân
chủ. Hai bên vì thế rất cần có một nhịp cầu để hai phía
hiểu nhau.
Một cách cụ thể, bản hợp đồng cấu trúc thiết kế,
theo Day và Sparacio (1980) là một sự hiểu biết từ hai
phía về tính chất đặc trưng của dịch vụ tư vấn, những
điều kiện được áp dụng cho hai phía, các thủ tục thao tác,
và những vấn đề nảy sinh xung quanh quá trình tư vấn.
Cấu trúc thiết kế (bản hợp đồng) trong tư vấn sẽ
giúp:
- Giải thích rõ, cụ thể về quan hệ giữa tư vấn viên và
thân chủ.
- Vai trò của mỗi bên.
- Hướng làm việc.
- Bảo vệ quyền lợi của hai bên.
- Những yêu cầu về trách nhiệm của mỗi bên trong
suốt quá trình tư vấn.
Vì thế, nó có quyết định then chốt trong quá trình
xác định thành công hay thất bại của tư vấn. Một cách
khác, không có bản hợp đồng cấu trúc thiết kế, quá trình
tư vấn có thể nói không thể thực hiện được.
Bản hợp đồng phải ghi ra thật rõ ràng cụ thể. Ví dụ,
thời gian cho mỗi ca tư vấn là 50 phút, hành vi của hai
bên phải có giới hạn, ngôn ngữ phải trong sáng, lịch sự,
và những yêu cầu mà thân chủ phải tuân thủ. Nói khác đi,
bản hợp đồng cấu trúc thiết kế là những hướng dẫn cụ thể
cho từng khâu, từng bộ phận trong suốt quá trình tư vấn
hoạt động có tổ chức, có trật tự.
Cấu trúc thiết kế quan có một tầm quan trọng trong
mọi giai đoạn của suốt quá trình tư vấn, tuy nhiên nó
quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn đầu tiên (initial
interview). Tại sao, theo Dorn (1984) thân chủ đến với tư
vấn khi họ gặp những nan đề và đang trong tình trạng
hỗn mang. Vì thế cấu trúc thiết kế cho họ một cảm giác là
họ đã phần nào tìm ra cái họ đang cần. Họ tìm thấy ý
nghĩa của hướng đi. Ồ! Thì ra họ có một kế hoạch và một
chiến lược hẳn hoi.
Cần biết, nếu quá cẩn thận và quá đặt nặng vào bản
hợp đồng, quá nhiều yêu cầu trong cấu trúc thiết kế, có
thể có những hậu quả ngược lại mong muốn vì thân chủ
có thể sẽ bị ngộp. Hay nhất là nên điểm qua những điểm
mấu chốt, sau đó đưa những tài liệu in sẵn (printout) để
thân chủ đem về đọc thêm ở nhà.
Cấu trúc thiết kế trong tư vấn rất cần thiết trong
trường hợp những thân chủ có những kỳ vọng quá lớn,
không tưởng. Nhờ cấu trúc thiết kế, tư vấn viên có thể
trình bày trực tiếp với thân chủ về lề lối, cách thức làm
việc, những thao tác cần được tuân thủ, những khả năng
giới hạn của quá trình tư vấn, kết quả nhất định, hợp
đồng ký kết trên tinh thần cộng tác… Như thế, nói khác
đi, cấu trúc thiết kế được nêu ra rõ ràng trong bản hợp
đồng, được ký bởi hai bên.
Một trung tâm tư vấn, dù qua điện thoại, trên mạng
online, hay trong văn phòng, nhất định bước đầu tiên là
bản hợp đồng (contract) được đọc kỹ, hiểu rõ, và có chữ
ký của hai bên.
Một bản hợp đồng cơ bản sẽ bao gồm những nội
dung thiết yếu như:
- Địa chỉ của văn phòng trung tâm tư vấn, số điện
thoại.
- Giới thiệu ngắn gọn về mục đích của bản hợp đồng.
- Kinh nghiệm và chức năng của tư vấn viên.
- Hình thức vận hành và các bước thao tác trong suốt
quá trình tư vấn.
- Điều kiện để trở thành thân chủ trong quá trình tư
vấn.
- Trách nhiệm và quyền lợi của thân chủ.
- Giờ giấc hẹn và địa điểm ca tư vấn. (Lịch hẹn ca tư
vấn hàng tuần hay mỗi nửa tháng).
- Thời gian của suốt quá trình tư vấn. (3 tháng hay 6
tháng).
- Thủ tục giới thiệu tư vấn viên mới hay dịch vụ khác
nếu cần thiết.
- Giá biểu và phương thức thanh toán.
- Hồ sơ thân chủ và việc quản lý hồ sơ thân chủ.
- Vấn đề bảo mật tin tức.
- Trường hợp nguy hiểm xảy ra với sức khỏe của thân
chủ và của người khác.
- Những điều ngoài ý muốn có thế xảy ra như kết quả
không đạt được.
- Thủ tục khiếu nại, nếu có.
- Phải có chữ ký của hai bên.
Yếu tố chủ động của thân chủ (initiality): Là một
nhân tố quyết định trong quá trình tư vấn tâm lý. Một thân
chủ không có thiện chí sẽ không có kết quả khả quan
trong quá trình tư vấn.
Tư vấn viên cần hiểu rằng, không phải thân chủ nào
cũng hăng hái cộng tác. Nhiều thân chủ trái lại rất thụ
động, đắn đo và lưỡng lự trong việc cộng tác với tư vấn
viên. Trong những trường hợp thân chủ không quyết đoán
lắm về mục đích của tư vấn. Vì thế, tư vấn viên sẽ gặp
khó khăn trong việc xác định được kết quả đặt ra và
những bước thực hiện cần nhắm đến. Điều này có ảnh
hưởng tiêu cực đến tiến trình tư vấn, nếu không muốn nói
là sớm muộn gì quan hệ tư vấn sẽ kết thúc non.
Nhiều thân chủ lưỡng lự, có thân chủ chống lại, nếu
như đây là trường hợp bị gia đình ép buộc đến với dịch vụ
tư vấn. Tư vấn viên có thể tạm thời đánh giá nếu thân chủ
không có tinh thần hợp tác. Theo Otani (1989) họ sẽ có
biểu hiện dưới đây nếu họ chưa có tinh thần cộng tác:
- Nói ít và có dấu hiệu không muốn nói chuyện, nói
rời rạc, chia trí.
- Nội dung của những đối thoại, có vẻ chống đối, bài
xích, thiếu hợp tác.
- Kiểu đối thoại nhát gừng, không tập trung.
- Thái độ tiêu cực đối với tư vấn viên.
Tuy nhiên, một tư vấn viên có kinh nghiệp sẽ xử lý
bằng cách:
- Nhập cuộc với thân chủ, mặc dầu thân chủ khó
chịu, nóng nảy, bất nhã.
- Luôn coi đây là những phản ứng tự nhiên của thân
chủ, nên có thể giữ được thái độ điềm tĩnh.
- Bày tỏ thái độ thông cảm, chấp nhận, sẽ gây được
thiện cảm trong tương lai.
- Khéo léo thuyết phục, tuy nhiên tư vấn viên phải
chủ động và bình tĩnh.
- Thẳng thắn nêu lên sự cần thiết của tư vấn trong
điều kiện của thân chủ. Cần bình tĩnh và thành thật.
Để thuyết phục thân chủ, tư vấn viên tránh những lời
nói khiêu khích, tỏ thái độ bất cần, hoặc có ý xem nhẹ
hoặc hạ thấp họ. Điều này rất tai hại, vì nó trực tiếp đẩy
xa thân chủ của mình.
Hạ tầng cơ sở (physical settings): Là trung tâm tư
vấn hoặc địa điểm nơi phần lớn mọi hoạt động tư vấn diễn
ra, như phòng ốc, ánh sáng, nhiệt độ căn phòng, ngăn
kéo có khóa để bảo vệ hồ sơ… Tư vấn có thể xảy ra ở hầu
hết bất cứ địa điểm nào được thỏa thuận trước, nhưng
những điểm sau đây cần được cân nhắc kỹ như:
- Phòng phải yên lặng, đèn mờ vừa phải, ánh sáng dễ
chịu.
- Không có tiếng động ồn ào, không quá nóng, quá
lạnh.
- Tạo không khí thoải mái, trang trí ấm áp, nhưng
không quá lòe loẹt.
- Tường đủ dày để âm thanh không nghe thấu qua
được.
- Phòng không nên có những pha quấy rối cắt ngang
như điện thoại reo, hoặc gõ cửa bởi đồng nghiệp.
Nên nhớ, một khi thân chủ đã đến với một ca tư vấn,
nhiệm vụ của tư vấn viên là chứng minh cho thân chủ biết
là họ giành 100% thời gian cho thân chủ. Tắt điện thoại di
động, đóng cửa văn phòng… Có thể nói, một ca tư vấn là
một cuộc họp cao cấp, tránh tất cả những hoạt động khác
từ bên ngoài.
Ấn tượng ban đầu (first impression): Thiện cảm của
thân chủ, cũng là một nhân tố tích cực trong chất lượng
tư vấn ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Phần lớn chúng
ta đánh giá người đối tác qua lần đầu tiên gặp gỡ. Đối với
những tư vấn viên không có ngoại hình tốt, không hẳn là
một cái gì xấu hay đáng ngại. Bạn cần chú ý thêm về
những nỗ lực để tạo ra một ấn tượng tốt. Thông thường
thân chủ sẽ dễ chấp nhận một tư vấn viên trẻ, đẹp, nói
chuyện thu hút, có kiến thức và nhìn có vẻ thành công.
Tuy nhiên, với một nét mặt tự tin, một nụ cười thông
cảm, thành thật, một cái bắt tay thân thiện, một câu chào
lịch sự, tôn trọng, ánh mắt quan tâm trìu mến, những cái
gật đầu cần thiết, sẽ tạo nên một ấn tượng khó quên.
Những kỹ năng này sẽ tạo nên một nét chào đón chủ
động, không bao giờ thừa thãi.
Khi một thân chủ có thiện cảm với tư vấn viên, mức
độ tham gia vào quá trình tư vấn của khách hàng cũng sẽ
trở nên tích cực, năng động hơn. Điều đó có thể nói như
một bước thắng lợi quan trọng, như câu tục ngữ Việt ta:
Đầu xuôi đuôi lọt.
Tư vấn viên có thể dựa vào những phản ứng của thân
chủ như là thước đo về ấn tượng ban đầu về mình qua
những cử chỉ như: thế ngồi, ánh mắt, nét mặt, giọng nói.
Ngay cả nội dung câu nói cũng cần được đánh giá. Nên
nhớ, ngay cả chuyện một thân chủ bày tỏ thiện cảm, tư
vấn viên vẫn luôn luôn giữ thái độ tôn trọng và nghiêm
túc. Không nên có thái độ bằng lòng tự toại. Cần biết,
thân chủ sẽ tinh ý nhận ra, và ấn tượng ban đầu sẽ mất
hết, nếu như tư vấn viên ngủ quên trên chiến thắng quá
sớm. Luôn coi việc tiếp cận thân chủ là một trách nhiệm
thuộc về phạm trù chất lượng, không nên đơn giản coi đó
là chuyện chinh phục người mới; đạt được rồi thì thôi.
Ngược lại, khi tư vấn viên tiếp đón một thân chủ
không có nét thu hút hấp dẫn, hoặc có những khiếm
khuyết, bất lợi về ngoại hình, hạn chế về khả năng giao
tiếp. Tư vấn viên vẫn phải cố gắng với nỗ lực tạo ấn tượng
chào đón và coi họ là những người bình thường. Khi tư
vấn viên có thiện chí như thế, thân chủ sẽ nhìn ra thái độ
nghiêm túc và tư cách phục vụ của tư vấn viên. Điều này
sẽ có lợi trong quá trình tư vấn sau này.
Tư cách và ngoại diện của tư vấn viên rất quan trọng
trong việc thiết kế một ấn tượng ban đầu tốt. Kỹ năng và
chuyên môn nghiệp vu, tâm huyết với nghề là điều tốt,
cần có. Song một bề ngoài không được chăm sóc, hoặc bỏ
bê nhìn vào quá lôi thôi nhếch nhác sẽ phần nào gửi
nhầm đi tín hiệu trên thân chủ rằng tư vấn viên đã thật sự
không chú ý và chẳng nghiêm túc trong công việc.
Trang phục và tác phong thể hiện được cá tính và
phong cách làm việc. Quá xuề xòa, dễ dãi với bản thân
của tư vấn viên sẽ làm cho thân chủ dễ cụt hứng, đôi khi
tỏ vẻ thất vọng. Điều này sẽ có tác hại lớn đến quan hệ tư
vấn, nếu không nói đến sự kết thúc tư vấn non.
Strong (1968) nêu ra ba yếu tố quan trọng khi tư vấn
viên tiếp cận thân chủ. Theo tác giả, đó là:
1. Tính chuyên nghiệp (khi tư vấn viên tỏ ra tự tin với
phong thái khoan thái, điềm tĩnh, có bằng cấp gắn trên
tường, văn phòng thiết kế trang nhã, lịch sự).
2. Sức thu hút (khi tư vấn viên ăn nói nhã nhặn, lịch
sự, đứng đắn, tôn trọng, cởi mở).
3. Tạo niềm tin (không vồ vập, bỗ bã, tư vấn viên
duy trì thái độ trung dung, không chê bai hoặc nêu những
nhận định tiêu cực, không nói to, không xoi mói, chất vấn,
hạch sách quá đáng).
Điều quan trọng tư vấn viên cần nhớ là hãy tạo mọi
điều kiện để thân chủ tự do phát biểu trong lần gặp gỡ.
Nếu thân chủ càng cảm thấy thoải mái, điều đó cho ta cơ
hội tin nhiều hơn rằng họ sẽ an tâm và tín nhiệm nơi
người tư vấn viên. Như thế, mối quan hệ sẽ trở nên êm ả,
thuận lơi hơn.
3. Các phương pháp phỏng vấn lần đầu
Phỏng vấn lần đầu (initial interview): Là một công
tác rất quan trọng, có thể nói đây là ca phỏng vấn chứ
không phải là ca tư vấn.
Lần đầu gặp gỡ này, cả tư vấn viên và thân chủ sẽ
xoay quanh việc có dữ kiện để quyết định xem tư vấn có
nên tiếp tục hay không. Trong lần gặp gỡ này, tư vấn viên
sẽ có một cái nhìn khái quát về vấn đề từ đó phác thảo ra
một chương trình làm việc khả thi với thân chủ. Trong lần
gặp gỡ quyết định này, thân chủ cũng có thể quyết định
xem tư vấn viên có thể giúp họ xử lý nan đề. Nếu nan đề
vượt ngoài khả năng của tư vấn viên. Lúc ấy tư vấn viên
sẽ giới thiệu thân chủ đến một tư vấn viên khác có năng
lực hơn.
Phỏng vấn lần đầu do thân chủ chủ động tìm đến và
yêu cầu dịch vụ tư vấn: Tư vấn viên phải chú ý lắng nghe
thật tốt. Họ cần tập trung để biết được tâm nguyện và
mong đợi của thân chủ. Trong trường hợp này tư vấn viên
cần tỉnh táo, thu thập mọi dữ kiện cần thiết, từ đó sẽ có
một chương trình hành động thích hợp.
Thông thường một thân chủ đến dịch vụ tư vấn, họ
luôn có những lo lắng nhất định nào đó. Vì thế tư vấn viên
cố gắng trao đổi với thân chủ về khả năng chuyên môn và
năng lực của mình. Tư vấn viên có thể giới thiệu với thân
chủ qua những cách khác nhau về cơ quan nơi họ làm
việc, như nói chuyện, gửi họ băng CD, tài liệu in sẵn,
trang web… để giúp thân chủ có niềm tin vào nghiệp vụ
của dịch vụ tư vấn.
Mục đích của phỏng vấn lần đầu là tìm thông tin khi
tư vấn viên đạt được hai mục đích (1) thu thập dữ kiện và
(2) có một ý niệm về quan hệ tư vấn (counseling
relationship) ngay lần đầu. Để làm tốt nhiệm vụ này, tư
vấn viên cần có kỹ năng thăm dò bằng cách đặt câu hỏi
sao cho thân chủ có cơ hội trả lời để cung cấp thật nhiều
thông tin. Có hai loại câu hỏi là câu hỏi mở (opening
question) và câu hỏi đóng (close question), ví dụ tư vấn
viên sẽ hỏi:
Câu hỏi mở:
Kể tôi nghe bạn khó chịu khi gặp anh ta như thế nào?
Bạn muốn nói thêm về anh ta à, hãy kể tôi nghe, nếu
bạn muốn?
Tôi nghĩ bạn muốn nói thêm về chuyện ấy?
Ai khiến bạn bực thế?
Cái gì làm bạn bực dọc vậy?
Ở những đâu cho bạn cảm giác khó chịu ấy?
Tại sao bạn nghĩ thế?
Chuyện ấy có tác động như thế nào đến bạn?
Những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ cái gì đã, sẽ
(what), kể cho tôi nghe xem (tell me of), ai đã (who,
whom), có ảnh hưởng/ tác động như thế nào đến bạn
(how…), tôi nghĩ là có thể… (I think may be…) là những
câu hỏi tạo điều kiện cho thân chủ cung cấp dữ kiện.
Thay vì những câu hỏi đóng (close question), giới hạn
khả năng cung cấp thông tin, thường kết thúc câu bằng
ngữ phải không, như:
Câu hỏi đóng:
Bạn khó chịu khi gặp anh ta phải không?
Bạn muốn kể về anh ta phải không?
Bạn muốn nói về chuyện ấy phải không?
Chồng khiến chị bực phải không?
Anh ấy về khuya khiến chị bực dọc phải không?
Đi thăm mẹ chồng cho chị cảm giác khó chịu phải
không?
Bạn nghĩ anh ta xem thường bạn phải không?
Những câu hỏi mở cho thân chủ cơ hội trình bày
thêm dữ kiện cần thiết nhưng những câu hỏi đóng (close
question) thường dẫn đến câu trả lời của thân chủ bằng
cách trả lời không hoặc có. Trong tư vấn, nhưng câu hỏi
đóng (close question) thường cần được hạn chế đến mức
tối đa.
Một lối dò hỏi để làm sáng tỏ hơn một vấn đề là: Xin
nói cho tôi biết thêm về… Và thân chủ sẽ có cơ hội trình
bày suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Thường thì, một buổi phỏng vấn đầu tiên nên tập
trung vào nhưng loại thông tin như sau:
- Lý lịch thân chủ: tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, trình độ, gia đình.
- Vấn đề nan giải: xảy ra bao lâu, nguyên do, ảnh
hưởng của vấn đề, nặng hơn hay có phần thuyên giảm,
tại sao thân chủ tìm đến dịch vụ tư vấn.
- An toàn: thân chủ có an toàn không, có ý định tự
tử, gây hại đến bản thân và người khác, cuộc sống hiện
tại, giải trí…
- Lịch sử gia đình: thông tin về cha mẹ, nếu họ ly
dị, lịch sử bệnh tâm thần của người thân, những dữ kiện
quan trọng về gia đình.
- Thông tin về thân chủ: lịch sử bệnh tâm thần,
bệnh tật, nghề nghiệp, giáo dục, tình cảm và hôn nhân,
đã bao giờ có kinh nghiệm tư vấn, kế hoạch trong cuộc
sống, hiện có nghiện ma túy, sử dụng các loại thuốc tây,
sử dụng chất có men…
- Kết luận: những ý niệm căn bản của quá trình tư
vấn viên về thân chủ, dưới dạng báo cáo sơ bộ.
- Thảo luận về bản hợp đồng: điểm qua những
điểm chính trong bản hợp đồng.
4. Thực hiện một cuộc phỏng vấn
Không có một bài bản nào nhất định, tuy nhiên các
chuyên gia thống nhất với nhau rằng phỏng vấn lần đầu
rất quan trọng khi tư vấn viên tạo được không khí thoải
mái, cởi mở giữa tư vấn viên với thân chủ.
Tư vấn viên phải gác lại hết những chuyện khác,
giành trọn vẹn thời gian cho thân chủ, qua việc lắng nghe
chăm chú câu chuyện của thân chủ.
Sau đây là vài khái niệm trong quá trình phỏng vấn,
giới thiệu của Hackney và Corminer (1994), sẽ giúp rất
nhiều cho tư vấn viên thu thập dữ kiện:
- Nhắc lại: chủ yếu tìm đến sự xác quyết những gì
đã được nói, được nghe.
- Phản tỉnh cảm xúc: có thể bằng lời nói hay bằng
cử chỉ quan tâm. Tỏ vẻ theo dõi, quan tâm.
- Tổng kết lại cảm xúc: tư vấn viên khéo léo trình
bày các cảm xúc của thân chủ bằng cách nhắc lại những
ghi nhận, theo cách nhìn của mình - tìm dữ kiện một cách
trung lập, chính xác.
- Chỉ ra những cử chỉ của thân chủ: hỏi xem có
phải những cử chỉ, hành vi của thân chủ là do những
nguyên nhân nào. Có phải những cử chỉ này là dấu hiệu
của những ưu tư trăn trở khác. (Vặn người, lắc đầu, cắn
răng, trợn mắt, khóc, im lặng…)
Tư vấn viên cần tạo bầu không khí cởi mở: kể
cho tôi nghe tại sao bạn đến đây được không? Bạn có vẻ
bất bình, chuyện gì đã xảy ra thế? Bạn có vẻ rất bức xúc,
có thể kể ra cho tôi được cùng chia sẻ không?
Vấn đề then chốt ở đây là tư vấn viên tạo cho thân
chủ một cảm giác tin tưởng, gần gũi, và lượng thông tin
họ tạo ra sẽ rất cần thiết cho quá trình tư vấn sau này.
Đồng cảm: là một khái niệm tối cần thiết trong
nghiệp vụ tư vấn. Trong lúc phỏng vấn, kỹ năng này càng
quan trọng hơn. Rogers (1961) đã định nghĩa đồng cảm
có nghĩa là “bạn sẽ đi vào thế giới của thân chủ và cảm
nghiệm, nhưng vẫn giữ được tính không đổi sau khi bạn
rời thế giới của thân chủ”.
Đồng cảm thường được trình bày qua cử chỉ nhiều
hơn là lời nói. Những gật đầu, lắc đầu, nét mặt, tiếng thở,
mỉm cười… và những tiếng Ô, thế sao, vậy à… thường có
tác dụng rất cao, nhất là khi thân chủ đang bộc bạch nỗi
lòng. Hơn nữa cảm xúc thường không hiệu quả lắm khi chỉ
dùng đến ngôn ngữ lời nói không mà thôi.
Lời nói cũng thể hiện được đồng cảm nhưng không
nên quá dài. Chỉ nên kiệm lời, chẳng hạn: Tôi nghĩ thế!
Cực vậy sao? Nhất định là bạn đã thất vọng!... nói chung
là những câu cảm thán.
Cử chỉ điệu bộ chuyển tải được đồng cảm khi tư vấn
viên tỏ thái độ quan tâm, theo dõi. Lắng nghe, mắt tập
trung vừa phải, không xoi mói, nhắm mắt để cảm nhận,
nghiêng người về phía trước bày tỏ sự quan tâm, lắc đầu
phản đối, gật đầu đồng ý… những động tác này phải trở
thành một phản xạ do tư vấn viên đã thấm nhuần và sử
dụng một cách khéo léo.
Tuy nhiên, tư vấn viên cũng nên cảnh giác, nhất là
những lúc thân chủ quá xúc động. Nên có khăn giấy để
cho thân chủ lau nước mắt. Tránh đụng chạm. Và đôi khi
im lặng cũng là một thái độ biểu cảm rất có ý nghĩa. Cần
để cho cảm xúc của thân chủ lắng xuống mỗi khí có cao
trào xúc động.
Ngoài những việc cần làm, tư vấn viên cũng cần biết
có những sai phạm họ cần phải tránh xa. Bởi lẽ những
hành động này sẽ gây cho thân chủ những cảm giác khó
chịu, cụt hứng. Và họ nhất định giảm niềm tin nơi những
tư vấn viên. Welfel (1994) đã khuyên tư vấn viên nên
tránh ngăn cản quá trình chia sẻ giữa thân chủ và tư vấn
viên, như:
- Cho lời khuyên ngay lập tức.
- Lên lớp, hoặc giảng dạy.
- Hỏi quá nhiều nhưng câu hỏi không liên quan, ngoài
lề.
- Kể chuyện cá nhân, đời riêng của tư vấn viên.
Nên nhớ, lần gặp gỡ đầu tiên để phỏng vấn chứ
không phải để tư vấn!
Dưới đây là những thao tác cần tránh khi phỏng vấn:
Ngắt câu thân chủ.
Trông ngang, trông ngửa.
Cho lời khuyên.
Ngồi quá xa.
Dạy đời.
Hắt, xỉ mũi.
Vuốt đuôi.
Liếc mắt, xếch mé.
Chê bai.
Nhăn mặt.
Đùa giỡn khiếm nhã.
Mắng mỏ.
Vào hùa.
Cắn môi.
Xăm xoi, quá nhiều câu: tại sao.
Chỉ trỏ không ngớt.
Ra lệnh, cửa quyền.
Trả lời điện thoại.
Ra truyện người ban ơn.
Cắn hạt dưa.
Nghĩ quá xa, đọc quá sâu ý người khác.
Dùng tiếng lóng.
Ngáp vặt.
Đi lạc đề, huyên thuyên.
Nhắm mắt.
Ra điều mình thông minh, uyên bác.
Làm ra vẻ hối hả.
Phân tích quá mức cần thiết.
Kể chuyện bản thân quá nhiều.
Xem nhẹ hoặc gạt bừa chuyện của thân chủ.
5. Đề ra những giải pháp khả thi cho nan đề
Phần cuối của quá trình xây dựng một quan hệ tốt
trong tư vấn là cùng nhau phác họa ra những giải pháp
khả thi. Đây phải là một nỗ lực chung giữa tư vấn viên và
thân chủ. Nỗ lực chung này phải là một nỗ lực đòi hỏi cả
hai bên phải tôn trọng lẫn nhau.
Đây là quá trình giúp hai bên đề ra kế hoạch và mục
đích của tiến trình tư vấn. Không cần giải thích nhiều, tư
vấn mà không có mục đích xem ra không phải là hành
động lãng phí và vô lý hay chăng? Tư vấn viên sau khi
lắng nghe và ghi nhận những yếu tố liên quan đến nan
đề, sau đó đề ra những kế hoạch và mục đích. Tất nhiên
cần phải đề nghị đầy đủ tất cả những giải pháp khá dĩ
(possible solutions) để thân chủ chọn lựa ra một giải pháp
khả thi phù hợp nhất (most appropriate solution).
Mục tiêu đề ra phải khả thi. Một mục tiêu thiếu thực
tế (unrealistic) không những không thực hiện được còn
ảnh hưởng đến tín nhiệm của thân chủ vào tư vấn viên,
hoặc tư vấn viên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của
thân chủ. Những hứa hẹn quá tay như mọi ưu phiền sẽ
biến mất, hạnh phúc tuyệt đỉnh vào tháng sau, bạn sẽ vui
vẻ trong tuần tới… là những ví dụ cần tránh.
Mục tiêu khi đặt ra một chiều đơn phương cũng
không đem lại hiệu quả trong công tác tư vấn. Chẳng hạn,
mục tiêu đặt ra bởi tư vấn viên khi thân chủ không ủng hộ
hoặc thân chủ bỏ ngang mục tiêu của hai người. Hoặc
chuyện tư vấn viên đã đặt ra mục tiêu nhưng thân chủ có
những thay đổi trong quá trình tư vấn.
Để tránh những tình trạng trên, khi đề ra mục tiêu
của quá trình tư vấn, chúng ta nên cân nhắc và tuân thủ
những đề nghị sau đây, dựa theo Dyer và Vriend (1971):
- Mục tiêu phải có sự thoả thuận từ hai phía.
- Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
- Mục tiêu đem lại tính trị liệu cao nhất.
- Mục tiêu phản ánh được thành quả sẽ đạt được, có
tính thành công.
- Mục tiêu có thể đánh giá được, cảm nhận rõ ràng,
kết quả cụ thể, đo được.
- Mục tiêu đưa đến những hành vi và có thể quan sát
được.
- Mục tiêu dễ hiểu với thân chủ và họ có thể nhắc lại
được quá trình thực hiện tư vấn.
Tầm quan trọng của quá trình đặt ra mục tiêu rất
lớn. Nên cần phải có đủ thời gian và rõ ràng để thân chủ
hiểu được cố gắng của tư vấn viên, và phần họ cũng cần
có những đóng góp tích cực đáng kể. Vì thế, khi đề ra
mục tiêu, nên tránh:
Bàn quá nhanh.
Quá sơ lược.
Quá khẩn trương.
Quá quan trọng hóa vấn đề.
Hoặc quá hời hợt, thiếu quyết tâm, thiện chí.
6. Kết luận
Xây dựng một mối quan hệ tốt trong tư vấn là một
khâu quan trọng then chốt. Nói một cách so sánh, thân
chủ và tư vấn viên là hai ốc đảo. Nếu không có một quan
hệ tốt, đóng vai trò như cây cầu, thông tin và trách nhiệm
giữa hai bên không thể trao đổi được. Vấn đề không phải
chỉ có một cây cầu, mà phải là một cây cầu tốt.
Một quan hệ tốt không tự nhiên mà có, đó phải là
một quá trình kiến tạo, đòi hỏi tinh thần nghiệp vụ
nghiêm túc. Mặc dù đòi hỏi những cố gắng, nhưng khi một
quan hệ tốt được thành lập, nó sẽ giúp tiết kiệm được thời
gian và công sức trong quá trình tư vấn lâu dài.
Có thể nói, thành công của quá trình tư vấn xây nền
tảng trên quan hệ giữa thân chủ và tư vấn viên. Thiết
nghĩ, đầu tư vào khâu này là một quyết định quan trọng,
phải làm. Và để đạt được những yêu cầu trên, tư vấn viên
nhất định phải có một bản hợp đồng thật tốt, thật đầy đủ,
ghi rõ các điều kiện cần thiết - cũng như phải biết cách
tiếp cận với thân chủ. Có như thế, tư vấn viên và thân chủ
mới hoạt động cùng một vận tốc, và đây chính là điều cực
kỳ quan trọng trong tiến trình tư vấn.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 6. XÂY DỰNG QUAN HỆ TRONG TƯ
VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN HAI. TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG
1. Dẫn nhập
Thành công trong quá trình tư vấn phần lớn dựa vào
sự cộng tác từ hai phía giữa thân chủ và tư vấn viên. Đây
phải được coi như là một cố gắng mang tính đồng đội
(team work) rất cao. Nói khác đi, hai bên phải hòa hợp và
cố gắng, như hai chiếc đũa phải so thẳng và đều, sử dụng
nhịp nhàng để gắp được thức ăn.
Những cố gắng đơn phương của tư vấn viên sẽ không
đem lại hiệu quả nếu như thân chủ không ủng hộ và cộng
tác, hay ngược lại. Quan hệ giữa hai bên phải là một quan
hệ bình đẳng hai chiều.
Khi đã thiết lập một quan hệ, điều kế tiếp là bồi
dưỡng và phát triển để quan hệ ấy ngày càng được thăng
tiến và phát triển. Giống như xây cầu xong, người ta phải
bảo trì và chăm sóc cầu. Y như thế, tư vấn viên phải nỗ
lực trong khả năng nghiệp vụ của mình để mời gọi thân
chủ cùng đóng góp nhất là trong phạm trù cùng nhau tích
cực bồi dưỡng quan hệ. Nói khác đi, họ rất cần đi sát với
bản hợp đồng mà hai bên đã ký.
2. Kỹ năng của tư vấn viên trong giai đoạn tìm
hiểu và các giai đoạn hành động
Tư vấn viên phải năng động trong việc giúp thân chủ
thay đổi. Sau khi đã có niềm tin và tự nguyện cộng tác
của thân chủ, bước kế tiếp tư vấn viên cần thực hiện là:
giúp thân chủ có một cái nhìn mới về đời sống của họ, lối
tư duy mới, cách nghĩ mới, cảm xúc mới, từ đó dẫn đến
hành vi mới, lành mạnh và tích cực.
Thay đổi cách nhìn (new view): Là một bước thay đổi
lớn đối với thân chủ. Trước khi đến với dịch vụ tư vấn, họ
thường không có một cái nhìn rõ ràng. Họ thường có cái
nhìn cố định, thiếu tính uyển chuyển. Họ nhìn đời qua
lăng kính đã bị khúc xạ, nên thế giới quan (world view)
của họ không phản ánh được thực tế cuộc sống (reality).
Qua việc thay đổi cách nhìn, thân chủ sẽ nhìn thấy cuộc
sống bằng nhãn quan mới. Một tư vấn viên có hiệu quả sẽ
giúp thân chủ xây dựng lại hệ thống cấu trúc khung tư
duy (thinking system) mới và những trật tự mới cho cuộc
sống.
Thay đổi cách nhìn thường bắt đầu trong quá trình
thiết kế lại khung tư duy. Đây là một quá trình thay đổi
cách nhìn. Những suy nghĩ và hành vi trong quá khứ
thường được coi như là một phản ứng tiêu cực, nặng về
phần cảm tính, đến từ những bức xúc dễ dãi của thân
chủ. Tư vấn viên sẽ giúp thân chủ nhìn lại vấn đề một
cách tích cực, xác định những suy nghĩ và hành vi mới,
bình tĩnh trưởng thành và có trách nhiệm hơn.
Thân chủ sẽ có cơ hội nhìn thấy thực tế cuộc sống
(reality) qua một lăng kính mới (new lenses), trong đó
những suy nghĩ và hành vi của họ thật sự có thay đổi, ảnh
hưởng tích cực đến đời sống cá nhân của mình. Từ đó,
thân chủ sẽ có thêm tự tin và chủ động hơn cho việc xử lý
những nan đề tương tự trong cuộc sống.
Tất nhiên quá trình thiết kế (construct) lại khung tư
duy không phải là một quá trình phủi tay, đổ thừa hoàn
cảnh. Đây là quá trình vạch rõ cho thân chủ thấy được
những suy nghĩ cũ, dẫn đến hành vi cũ của họ đã đem lại
những hệ quả tiêu cực trong cuộc sống.
Khi nhận ra những suy nghĩ và hành vi cũ, thiếu lành
mạnh (unhealthy) của mình đã tạo nên những hệ quả tiêu
cực (negative) trong sinh hoạt cá nhân, thân chủ được
khuyến khích thay đổi hành vi và suy nghĩ, từ đó những tư
duy mới (new thinking system) được hình thành.
Thiết kế khung tư duy là một mô hình mà hầu hết
các tư vấn viên sẽ sử dụng đối với thân chủ của họ trong
tư vấn.
Thuyết phục thân chủ (persuasiveness): Hay còn
gọi là dẫn đường - một khâu quan trọng trong quá trình
thiết kế lại khung tư duy. Quá trình thuyết phục bao gồm
những hướng dẫn có chọn lọc, có trọng tâm, và những
điều cần làm, nên làm. Nếu thao tác khéo léo, có kỹ
thuật: tư vấn viên sẽ đóng hai vai trò cùng lúc như một
người huấn luyện viên (coach) và như một người bạn song
hành (friend).
Mục đích của thuyết phục thân chủ không phải là áp
đặt những tư duy của tư vấn viên. Thuyết phục ở đây có ý
nghĩa khác, nó có tác dụng như việc kích thích (simulate)
và động viên (encourage) thân chủ làm theo những thao
tác đúng hướng trên hành trình thiết kế lại không tít duy
cũ (om thinking system). Nói khác đi, quá trình thuyết
phục là quá trình động viên làm chuyện nên làm, và gạt
bỏ những thói quen trong tư duy và hành vi cũ trong quá
khứ.
Tất nhiên liều lượng thuyết phục nên tăng dần, bắt
đầu chỉ là những động viên nho nhỏ, sau tăng dần thành
những đối chiếu nghiêm túc hơn. Sở dĩ cần làm thế vì
thân chủ cần có thời gian để thích nghi với hoàn cảnh và
lịch hoạt động (new schedule) mới. Thân chủ cần lĩnh hội
được những hướng dẫn. Vì thế khâu này không thể hấp
tấp, nôn nóng, vội vàng được.
Sau đây là những kỹ năng trong khâu thuyết phục:
- Im lặng: khi thân chủ làm tốt.
- Chấp nhận: khi thân chủ có biểu hiện đúng hướng.
- Nhắc lại: khi thân chủ có vẻ bán tín, bán nghi,
chưa xác quyết về một hành vi đúng đắn.
- Nhấn mạnh: nhắc lại những gì thân chủ đã làm
đúng.
- Đồng ý: bật đèn xanh cho những tư tưởng lành
mạnh.
- Nhắc nhở thông thường: động viên thân chủ tiếp
tục sửa đổi.
- Cắt nghĩa: giúp thân chủ hiểu được những căn
nguyên tâm lý dẫn đến tư duy và hành vi trong một
khoảnh khắc nhất thời.
- Phản đối: ngăn cản thân chủ khi họ có những suy
nghĩ không phù hợp với tiến trình thiết kế lại khung tư
duy.
- Trấn an: động viên thân chủ rằng tư duy và hành vi
của họ đang đi đúng hướng.
- Giới thiệu ý tưởng mới: cấy xen vào trong hệ tư
duy của thân chủ những ý tưởng mới mẻ, tích cực.
- Phản hồi nhiều mặt (feedback): là một trong
những kỹ năng cần thiết. Con người có 5 giác quan và
những thông tin luôn được con người tiếp nhận qua những
kênh giác quan khác nhau này. Ở một số thân chủ, một số
kênh giác quan này hoạt động mạnh hơn những thân chủ
khác. Nói khác đi, các cá nhân tiếp thu và lĩnh hội qua
những kênh giác quan khác nhau ở mức độ và vận tốc
khác nhau. Có người học nhanh hơn qua cách nghe, người
tiếp thu nhanh qua cách nhìn, có người tự đọc tài liệu…
Nắm được điểm này, tư vấn viên sẽ tận dụng mọi thế
mạnh, tìm ra chìa khóa, giúp thân chủ thăng tiến. Cần
biết, con người sẽ tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn, nếu
như cùng một khối lượng thông tin được học qua nhiều
kênh giác quan khác nhau trong cùng một lúc.
Đồng cảm chính xác (empathy): Là một yếu tố
thành công mà hầu hết các chuyên gia công nhận. Một
điều quan trọng cần biết khi sử dụng đồng cảm là chuyện
tư vấn viên đi vào thế giới của thân chủ, nhưng vẫn có thể
bước ra mà không bị xốc (ảnh hưởng). Nói khác đi, tư vấn
viên chỉ liên hệ (relate) mình vào hoàn cảnh của đương
sự, hoàn toàn không bị câu chuyện của đương sự cuốn lấy
(affected), và kéo xuống.
Nói thế, có nghĩa tư vấn viên cần có khả năng phản
ánh một cách trung thực những gì họ cảm nhận được nơi
thân chủ. Ví dụ như:
Thân chủ: Tôi không thiết gì nữa, tôi chán cả sống.
Bỏ hết mọi sự.
Tư vấn viên: Có vẻ như bạn đang rất mệt mỏi.
Đôi khi lời nói không đi đôi với cử chỉ, với những
trường hợp này, lúc ấy tư vấn viên nên tìm thêm dữ kiện
trước khi bắt tay vào việc đồng cảm với thân chủ. Chẳng
hạn khi:
Thân chủ (cười sằng sặc): Tôi ghét mọi thứ trên đời.
Tư vấn viên: Xin lỗi, sao bạn lại cười. Tôi không theo
kịp bạn.
Đồng cảm chính xác phải là một quá trình thao tác
có chọn lọc. Nên nhớ, tư vấn viên không thể đồng cảm với
thân chủ trong mọi cảm xúc. Chỉ có những cảm xúc tích
cực, phục vụ cho tiến trình thiết kế lại khung tư duy là
nên được đồng cảm. Như thế, thân chủ sẽ càng bộc lộ
những cảm xúc tích cực mà họ biết tư vấn viên sẽ ủng hộ.
Như thế một hướng đi tích cực sẽ được dần dần thiết lập.
Chia sẻ kinh nghiệm (self-disclosure): Là một kỹ
năng đòi hỏi phải được sử dụng một cách rất có chọn lọc
và cẩn thận. Đây là thủ thuật do tư vấn viên sử dụng để
chia sẻ những thông tin cá nhân của tư vấn viên. Khi
những thông tin này liên hệ với hoàn cảnh hiện tại của
thân chủ. Đây là một cách thường được sử dụng trong quá
trình tạo sự gần gũi.
Chia sẻ kinh nghiệm, theo Egan (1998) phục vụ hai
tiêu chí: (1) tạo sườn mẫu tích cực và (2) giúp kiến tạo
nên cách nghĩ mới. Điều này xảy ra khi tư vấn viên liên hệ
hoàn cảnh hiện tại của thân chủ với kinh nghiệm quá khứ
của tư vấn viên. Trong đó, tư vấn viên kể lại cách thức họ
đã đối phó và xử lý hoàn cảnh đó một cách có hiệu quả
như thế nào.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng khéo léo và lạm dụng,
thao tác này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực ngược lại.
Nhất là khi tư vấn viên sử dụng quá nhiều chia sẻ kinh
nghiệm (overshare), điều này sẽ dẫn đến hiểu lầm khi
thân chủ ngộ nhận rằng tư vấn viên không nghiêm túc và
xem nhẹ vấn đề của họ.
Thân chủ có thể lầm tưởng rằng tư vấn viên đang
huênh hoang, nên thiện cảm có thể bị tổn thương. Tưởng
ổng giúp mình. Ai dè bỏ tiền ra nghe chuyện của ổng!
Nên nhớ, trong suốt quá trình tư vấn, mục tiêu của tư vấn
là tất cả vì thân chủ thân yêu. Vì thế tư vấn viên luôn
giành thời gian thỏa đáng cho thân chủ. Nói quá nhiều về
tư vấn viên trong một ca tư vấn là điều không nên lạm
dụng.
Nắm hắt kịp thời (immediacy): Là một kỹ năng cần
thiết trong tư vấn. Điều này cho thân tư vấn viên luôn
quan tâm đến từng diễn biến của những vấn đề liên quan
đến thân chủ trong suốt quá trình tư vấn. Thân chủ luôn
kỳ vọng tư vấn viên trong khả năng nắm bắt kịp thời
những thảo luận về nan đề của thân chủ. Sẽ là một thiếu
sót nếu tư vấn viên không đáp ứng được nhu cầu này.
Để đảm bảo tính hiệu quả của kỹ năng này, Turock
(1980) đã nhấn mạnh rằng, tư vấn viên cần:
- Nắm bắt kịp thời và phải bao quát được bức tranh
toàn cảnh, tổng quát, chúng từ đang ở đâu và tiến trình tư
vấn đang phát triển như thế nào?
- Nắm bắt kịp thời phải có tính tập trung ở thời điểm
tức thì, chuyện gì chúng ta tập trung vào mổ xẻ ngay
trong lúc này, chúng ta đang làng gì.
- Phản ảnh được diễn biến của những bước ngoặt
mang tính trị liệu, giúp thân chủ dễ dàng nhận ra những
điểm mấu chốt trong quá trình tư vấn. À đến nay chúng ta
đã đạt được những thu hoạch sau đây, chúng ta đã đạt
được điều gì?
Tất nhiên rất nhiều tư vấn viên sẽ không sử dụng kỹ
thuật nắm bắt kịp thời (immediacy) vì họ sợ nhận định
của họ có thể không đúng lúc, hoặc họ sợ nhầm lẫn, họ
tránh định vị sai sự kiện này không quan trọng bằng sự
kiện khác. Trong hệ tư duy của thân chủ, giá trị và sức
nặng của một sự kiện có thể sẽ khác với tư vấn viên. Hơn
nữa kỹ năng này thường đem lại những kết quả khó kiểm
soát, vì vậy, ít được sử dụng bởi những tư vấn viên thiếu
kinh nghiệm nghiệp vụ.
Tính hài hước (humor): Là một kỹ năng tương đối
phổ thông. Tác dụng chính của nó là tạo nên nhịp cầu
thông cảm khi tư vấn viên cảm thấy là cần thiết để giảm
thiểu những tình huống căng thẳng. Tính hài hước trong
tư vấn giúp sửa chữa những sơ xuất nho nhỏ trong quá
trình xử lý những vấn đề gai góc và tế nhị.
Nên nhớ, dù ngay cả trong những ca tư vấn có quan
hệ tốt đẹp, những đối đầu và nhưng mổ xẻ nghiêm túc rất
có thể đưa đến những căng thẳng. Chính kỹ năng hài
hước sẽ được áp dụng vào những tình huống trên như một
thứ dầu bôi trơn cần thiết để giảm lực ma sát trong quá
trình tư vấn.
Hài hước còn có tác dụng giúp cho ánh sáng tạo thể
hiện bởi tính năng căn bản đặc trưng về tinh thần lạc
quan trong yếu tố hài hước, vốn rất cần thiết cho quá
trình kiến tạo khung tư duy mới. Tuy nhiên, tư vấn viên
nên tránh sử dụng kỹ năng hài hước trong những vấn đề
có chủ ý nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, hoặc đánh mất
vẻ đẹp của cuộc sống. Làm thế kỹ năng hài hước đã
không bảo đảm được tính năng hiệu quả của nó.
Chất vấn trong tinh thần xây dựng (constructive
confrontation): Trong tư vấn là một kỹ năng khó khăn thực
hiện nhưng cần thiết. Kỹ năng này nếu sử dụng đúng sẽ
giúp thân chủ có can đảm nhìn lại, phản tỉnh, hiểu được
những tư duy, hành vi cũ của họ là sai tuyến và không
lành mạnh. Chất vấn và đối đầu trong tinh thần xây dựng
giúp thân chủ nhìn rõ hơn những gì đang xảy ra trong bức
tranh lớn, họ có cơ hội hiểu được rõ hơn về hậu quả của
những hành vi trật đường ray (off-trail) của họ.
Kỹ năng chất vấn khi sử dụng tốt sẽ gửi đến thân chủ
những thông điệp rằng những hành vi và tư duy không
lành mạnh cần được sửa đổi và khắc phục. Đôi khi kỹ
năng này còn thể hiện được sự quan tâm (chung) của tư
vấn viên qua lối suy nghĩ thuốc đắng dã tật. Khi tư vấn
viên sử dụng kỹ năng này, điều này cũng góp phần phản
ánh được mối quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ.
Kỹ năng này nên được sử dụng như một lời mời.
Ngôn ngữ phải khách quan (objective language) và thái
độ (attitude) của tư vấn viên phải bình tĩnh, tránh không
để cho cảm xúc lấn át, nhất là trong những trường hợp tư
vấn viên phải đối diện với những cảm xúc vượt ngoài khả
năng kiềm chế của họ.
Kỹ năng này nên được sử dụng chỉ khi nào những tư
duy và hành động có mâu thuẫn với kế hoạch và mục tiêu
đề ra trong tiến trình tư vấn. Như thế, thân chủ sẽ thấy
được tính liên đới và chủ ý của tư vấn viên. Chất vấn cần
được sử dụng như một hệ thống bảng chỉ dẫn đi đường
mà thôi.
Vì kỹ năng này cũng có những hạn chế nếu không
được áp dụng một cách đúng đắn. Nên nhiều khi nó bị
hiểu lầm như là một sự tấn công, xem thường, hạ thấp vai
trò đóng góp của thân chủ. Nhất là khi chất vấn trong tinh
thần xây dựng bị hiểu sai như là một van xả mà thân chủ
nghĩ rằng tư vấn viên đã sử dụng họ để băm vằm một
cách thiếu tôn trọng. Lại bực bội với công việc rồi trút hết
lên đầu tôi hay sao vậy cha nội? Nhất là khi tư vấn viên
đụng đâu là chất vấn đó, điều này rất dễ gây ra những
ngộ nhận tai hại không cần thiết.
Hợp đồng (contract): Trong tư vấn là một kỹ năng
phục vụ đắc lực trong tiến trình tìm ra giải pháp cho nan
đề. Hợp đồng có nhiệm vụ giúp cho tiến trình tư vấn đi
đứng hướng nhằm thẳng mục tiêu cần đạt được. Tư vấn
nên sử dụng kỹ năng này như một nền tảng căn bản
(template) cho những cảm xúc, tư duy, hành vi của thân
chủ được thể nghiệm và thực tập trong quá trình đạt được
nhận thức.
Nói một cách khác, quá trình tuân thủ kỹ năng hợp
đồng giúp cả hai bên cùng tập trung vào những đề mục
nằm trong khuôn khổ kế hoạch được đặt ra. Nhiều lúc, kỹ
năng này còn giúp tăng cường sự gắn kết của quan hệ
trong tư vấn. Điều này dễ hiểu vì đơn giản là các quan hệ
đều được xây dựng trên tinh thần tôn trọng một bản hợp
đồng chung, vì trách nhiệm cũng được phân chia rõ ràng,
cụ thể, minh bạch. Nói khác đi, tư vấn viên và thân chủ sẽ
tôn trọng nhau qua một hình thức thoả thuận đồng ý
(agreement).
Thomas và Ezell (1972) liệt kê những thuận lợi của
hợp đồng như:
- Bản hợp đồng kết ra với cam kết trách nhiệm của
cả hai bên.
- Thân chủ sẽ tránh ỷ lại vì hợp đồng phục vụ như
một thời khóa biểu.
- Bản hợp đồng có thể phân ra làm nhiêu tiểu bộ
phận, giúp thân chủ theo dõi và thực hiện phần trách
nhiệm của họ mà cách khít khao, kịp thời.
- Hợp đồng quy trách nhiệm cụ thể cho mỗi bên.
- Hợp đồng sẽ lập ra một thời khóa biểu, giúp tiến
trình tư vấn có kế hoạch và nâng cao tính khả thi của kế
hoạch đã đề ra.
Vài gợi ý sau đây do Goodyear và Bradley (1980) cho
thấy tại sao hợp đồng là cần thiết:
- Thân chủ có trách nhiệm như quá trình tư vấn là
một quá trình làm việc nghiêm túc.
- Thân chủ sẽ thay đổi tốt hơn, khác với tình trạng
tiêu cực hiện thời, vì hợp đồng chú trọng đến hành vi cụ
thể cần thiết được xúc tiến.
- Liệt kê những hành động để thân chủ có trách
nhiệm tham gia đóng góp cụ thể vào nỗ lực tư vấn.
- Có thời hạn nhất định như một thời khóa biểu.
- Liệt kê cụ thể những thay đổi đã tiến bộ, tốt hơn mà
thân chủ mong muốn nay đã đạt được.
- Hợp đồng tập trung vào mục tiêu của tiến trình tư
vấn là thay đổi tình trạng hiện thời. Ví dụ: Chúng ta sẽ bỏ
hẳn hút thuốc lá trong vòng ba tuần nữa.
Một vấn đề cần chú ý là tư vấn viên cần theo dõi và
luôn cổ động thân chủ gắn bó với hợp đồng. Nếu không,
mục đích và ý nghĩa của hợp đồng coi như lãng phí, vô bổ.
Một ứng dụng quan trọng khác của hợp đồng khi
thân chủ có ý định tự tử. Trong bản hợp đồng này, tư vấn
viên sẽ có hợp đồng miệng (verbal contract) hay hợp
đồng viết có chữ ký (written contract), trong đó thân chủ
sẽ cam kết không được làm bất cứ hành động nào trước
khi liên lạc với tư vấn viên. Làm gì thì làm, anh phải nói
chuyện với tôi trước.
Nhắc lại tiến trình (rehearsal): Là một kỹ năng mỗi
tư vấn viên cần thực hiện trong một chu kỳ lịch trình. Việc
làm này giúp hai phía tiếp tục đáp ứng những yêu cầu mà
bản hợp đồng đã ghi rõ ra. Kỹ năng này cho phép tư vấn
viên huấn luyện thân chủ nói ra những điều ghi trong hợp
đồng, vì thế, giúp thân chủ sẽ có thêm quyết tâm, đi sát
với kế hoạch thực hiện mục tiêu đã ghi ra trong bản hợp
đồng (contract).
Hơn nữa, chuyện nhắc lại về hợp đồng sẽ giúp thân
chủ có một ý tường rằng họ đã đạt được những tiến bộ
nào trong toàn bộ tiến trình tư vấn. À mình đã bỏ được cái
thói cằn nhằn ông xã được hai tuần rồi!
Đặc biệt là với những bài tập (homework) yêu cầu sử
dụng ngôn ngữ, tư vấn viên cần áp dụng kỹ năng ôn lại
(rehearsal) nhiều hơn đối với thân chủ. Ví dụ trường hợp
một cô gái cần mạnh dạn phát biểu trước đám đông (như
nghề của cô yêu cầu). Quá trình ôn lại sẽ giúp cô tự tin
nhiều hơn trong việc mạnh dạn khi trực tiếp đối diện với
công việc của mình.
Thuận lợi của kỹ năng nhắc lại đến trình này giúp
thân chủ:
- Tập trung vào những hành vi thích ứng liên quan,
cần được thực hiện giữa các ca tư vấn. Mình đã thảo luận
về việc phải giữ im lặng khi ông xã bạn gắt lên trong vòng
hai mươi giây.
- Giúp họ nhìn rõ những tiến bộ của quá trình tư vấn.
À, mình đã dám gọi di động cho thủ trưởng rồi.
- Động viên họ nhiều hơn trong việc cải sửa những
hành vi cần thay đổi. Bạn đã làm rất tốt công tác là tránh
dồn việc cho mỗi cuối tuần.
- Giúp họ đánh giá và sửa đổi những hoạt động cho
phù hợp. Bạn phải gặp thẳng giám đốc, thay vì nhét thư
qua gầm cửa văn phòng.
- Khuyến khích họ chuyên cần và có trách nhiệm với
những hành vi, liệt kê trong hợp đồng. Bạn đã quên rằng
mỗi tuần bạn nên bỏ vào quỹ hai trăm ngàn rồi sao?
Chúng ta đã thỏa thuận như thế kia mà.
- Giúp họ phấn khởi hơn mỗi khi họ vượt qua một giai
đoạn được đặt ra trong tiến trình tư vấn. Ồ! Bạn đã làm
được chuyện mà cách đây 3 tháng bạn đã không có can
đảm để làm.
 
3. Một quan hệ đúng nghĩa trong tư vấn
Chúng ta đã mổ xẻ những kỹ năng cần thiết trong
quá trình tư vấn. Trong đó những kỹ năng này phục vụ
như là những thao tác nhằm củng cố quan hệ giữa thân
chủ và tư vấn viên. Khi những kỹ năng này áp dụng đúng,
quan hệ giữa thân chủ và tư vấn viên sẽ trở thành một
quan hệ hai chiều, tạo ra một kinh nghiệm đồng đội rất có
ý nghĩa.
Một quan hệ tư vấn đúng nghĩa (real relationship) là
một quan hệ có tổ chức, có tinh thần tôn trọng, và có tính
trung thực xuất phát từ cả hai phía: tư vấn viên thực sự
muốn giúp và tận tâm với trách nhiệm. Đáp lại tinh thần
trách nhiệm đó, thân chủ cũng thật sự đóng góp vào tiến
trình tư vấn một cách tích cực và thiết thực. Thế mạnh
của một quan hệ tư vấn đúng nghĩa bao gồm những thao
tác đi sát với hợp đồng, luôn gặt hái và đạt được mục tiêu
đề ra, đáp ứng yêu cầu xử lý nan đề một cách có hiệu
quả.
Tuy nhiên, có hạn chế, là nhiều lúc một quan hệ đúng
nghĩa, song khi mức độ gắn kết giữa thân chủ và tư vấn
viên quá sâu, cứng chắc, có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng
không lành mạnh. Nhất là trong tương lai khi quá trình tư
vấn sắp kết thúc, nhiều tư vấn viên và thân chủ sẽ phải
đối diện với cảm giác khó tách ra. Tất nhiên đây không
phải là một điều tích cực, mặc dù điều này có vẻ rất tự
nhiên với bản năng cảm xúc của con người. Tuy nhiên đây
cũng là mặt trái của nghề này.
4. Kết luận
Trong tư vấn, một quan hệ tốt giữa thân chủ và tư
vấn viên sau khi được thiết lập, bước kế tiếp là đưa quan
hệ ấy vào hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình sửa đổi và
cải tiến hệ tư duy và hành vi của thân chủ. Trong tiến
trình tư vấn, cốt lõi chủ yếu là đạt được mục tiêu đề ra
trong kế hoạch.
Con đường đưa từ điểm thân chủ cần sửa chữa đến
điểm thân chủ bằng lòng với kết quả trị liệu – đạt được
nếp suy nghĩ lành mạnh, có những biểu hiện hành vi tích
cực trong cuộc sống – là một quá trình phấn đấu. Quá
trình phấn đấu ấy không thể đạt được kết quả nếu giữa tư
vấn viên và thân chủ không biết duy trì quan hệ ấy để có
những xử lý thích hợp.
Trong toàn bộ quá trình tư vấn, những thao tác (kỹ
năng) được áp dụng với từng giai đoạn một cách thoả
đáng sẽ đem đến những thành công quyết định. Nếu áp
dụng có hiệu quả, quan hệ giữa thân chủ và tư vấn viên
sẽ trở thành một quan hệ đúng nghĩa, đây là một quan hệ
lý tưởng mà mỗi tư vấn viên cần suy nghĩ, coi đó như một
mô hình tích cực để họ nhắm đến; mỗi khi họ tiếp nhận
một thân chủ mới.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 7. KẾT THÚC MỘT QUAN HỆ TƯ VẤN

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN HAI. TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG
1. Dẫn nhập
Burke (1989) định nghĩ việc kết thúc một quá trình tư
vấn là một quyết định, có thể là đơn phương, từ phía thân
chủ hay từ phía tư vấn viên. Hoặc đây là một quyết định
có sự đồng ý của hai bên.
Không phải bất cứ sự kết thúc của một quá trình tư
vấn nào cũng diễn ra một cách tự nhiên. Trái lại, có rất
nhiều lý do khác nhau dẫn đến kết thúc dịch vụ tư vấn.
Nhiều lúc cuộc tư vấn kết thúc đem lại sự mãn nguyện,
bằng lòng cho hai phía. Tất nhiên, không phải trường hợp
nào cũng được may mắn như thế.
Ngay cả trong những trường hợp kết thúc một ca tư
vấn khi nan đề đã được giải quyết thoả đáng, thân chủ đã
tìm ra giải pháp; ta vẫn thấy có cảm giác buồn khi chia
tay sau bao nhiêu ngày tháng cộng tác với những nỗ lực
vượt khó giữa hai phía. Với những tình trạng này, không
thể chối được một thực tế rằng đây là một cảm giác pha
trộn giữa những lấn cấn và lo lắng. Phần nhiều những
thân chủ sẽ có những băn khoăn nếu họ có thể tự giải
quyết được những nan đề trong thời gian tới do một mình
họ.
Tình cảm đồng đội (team work) phát triển, trở thành
gắn bó sẽ gây ra những bịn rịn khi chia tay. Ảnh hưởng
của việc kết thúc một quá trình tư vấn không chỉ ảnh
hưởng đến thân chủ, mà nó còn ảnh hưởng đến tư vấn
viên. Từ đó, tham khảo về vấn đề này là một điều cần
thiết cho mỗi tư vấn viên, những người thường xuyên đối
diện với cảm giác chia tay này.
2. Chức năng khi chấm dứt một dịch vụ tư vấn
Giống như bao nhiêu dịch vụ khác, khi giải pháp và
điều kiện thỏa thuận bởi hai bên đã đạt được, những đối
tác liên quan đến dịch vụ đó sẽ đi đến kết thúc. Dịch vụ tư
vấn cũng không phải là một ngoại lệ. Khi thân chủ đã tự
giải quyết được nan đề, bước kế tiếp là chuyện kết thúc
dịch vụ tư vấn.
Kết thúc dịch vụ tư vấn phục vụ ba chức năng chính:
(1) báo hiệu dịch vụ tư vấn đã kết thúc; (2) thời điểm một
thân chủ tự điều tiết và duy trì khả năng làm chú hành đi
của mình; (3) khẳng định được khả năng xử lý nan đề
chuẩn xác của thân chủ, sau khi đã được trang bị bằng
một khung tư duy mới.
Mặc dù ở bước khởi điểm, cả thân chủ lẫn tư vấn viên
rất mong đến giây phút cả hai bằng lòng với kết quả, khi
thân chủ chính thức đạt được những thay đổi (hoặc ít nhất
đã có thể tự giải quyết một nan đề). Tuy nhiên khi gần
đến thời điểm ấy, bịn rịn là một cảm giác hết sức phổ
thông, nếu không nói là khó tránh khỏi.
Với trường hợp thân chủ chưa được trang bị đầy đủ,
khi chấm dứt dịch vụ tư vấn, thân chủ đó có khả năng sẽ
đánh mất những gì đã học được. Vì kết quả tư vấn chỉ thật
sự có ý nghĩa khi thân chủ chính thức vượt qua được cái ải
tự bản thân họ giải quyết được những xung đột từ một
nan đề nhất định, và khả năng áp dụng với những nan đề
trong tương lai.
Với một số dịch vụ tư vấn, bằng nhiều lý do khách
quan và chủ quan, vấn đề thông báo về chấm đứt dịch vụ
với thân chủ đã không được tư vấn viên đề cập đến, vì
thế, thân chủ có thể nói là bị rơi vào tình trạng lệ thuộc
vào sự quyết định của tư vấn viên. Đây là một lối thực
hành rất thiếu tinh thần đạo đức nghề nghiệp, vì tư vấn
viên đã ăn cắp của thân chủ một cơ hội được sống độc lập
một mình.
Xuất phát từ những vấn đề vừa nêu, việc kết thúc
dịch vụ tư vấn khi cần thiết là điều bất cứ một tư vấn viên
nào cũng cần thông báo cho thân chủ của mình. Vấn đề
then chốt còn lại là khi nào (when) mới là thời điểm thích
hợp khi cả hai bên cùng thỏa thuận. Những tư vấn viên có
kinh nghiệm thường nhận ra thời điểm thích hợp để
ngừng dịch vụ tư vấn. Song, những tư vấn viên còn mới
trong nghiệp vụ thường gặp những trở ngại trong vấn đề
này. Hackney và Cormier (1994) đã nêu ra thời điểm thích
hợp để kết thúc một dịch vụ tư vấn khi: - Thân chủ đã đạt
được những mục tiêu về tư duy, cảm xúc và hành vi liệt
kê rõ trong bản hợp đồng đã được thỏa thuận trước bởi
hai phía.
- Khi thân chủ có thể chỉ rõ ra những tiến bộ mà họ
phấn đấu và thật sự mãn nguyện với những tiến bộ ấy.
- Nếu như quan hệ giữa thân chủ và tư vấn viên thật
sự không có hiệu quả và thân chủ đã không gặt hái được
những thành quả nhất định - trong trường hợp này - chấm
dứt dịch vụ tư vấn là hiển nhiên.
- Những thay đổi mới nhất (phát sinh ngoài dự đoán)
ảnh hưởng đến hợp đồng ban đầu - vượt khả năng nghiệp
vụ của tư vấn viên.
3. Những vấn đề liên quan đến kết thúc dịch vụ
tư vấn
Chấm dứt một ca hẹn tư vấn (termination
sessions): Là điều khoản thường ghi rõ trong hợp đồng,
trong đó thân chủ và tư vấn viên sẽ tự động chấm dứt khi
thời gian ấn định cho mỗi ca tư vấn, chẳng hạn như 45,
50 phút. Vì thế, tư vấn viên cần chú ý đến yếu tố thời
gian, ít nhất là 10 phút trước khi thời gian ngưng ca tư
vấn, tư vấn viên nên chuẩn bị, khéo léo (nhưng tránh hấp
tấp), trong việc kết thúc ca tư vấn. Quy định thời gian cụ
thể sẽ tránh được những trường hợp một ca tư vấn quá
ngắn (30 phút) hoặc quá lâu (90 phút). Trong cả hai
trường hợp, hiệu quả tư vấn sẽ không cao.
Cần biết, rất quan trọng nếu như thân chủ không
cảm thấy tư vấn viên hấp táp, muốn đẩy họ ra khỏi văn
phòng. Để tránh điều này tư vấn viên cần tế nhị, khéo léo,
tránh không để thân chủ có cam giác bị tổn thương: bị
tống ra khỏi văn phòng.
Một điều cần lưu ý là khi chấm dứt ca tư vấn, thân
chủ luôn được nhắc nhở và được lấy hẹn cho ca tư vấn đợt
tới.
Chấm dứt quan hệ tư vấn (termination
counseling): Là kết thúc dịch vụ tư vấn. Điều này rất khác
nhau giữa những dịch vụ tư vấn nơi những cá nhân khác
nhau. Có khi ở một dịch vụ kết thúc đến sớm, có khi đúng
thời điểm, và có khi quá chậm. Một điều đáng nhớ là sau
một thời gian chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân và cả
những tâm tư sâu kín nhất, cảm giác buồn bởi phải chia
tay là điều xảy ra rất tự nhiên và dễ hiểu.
Lý tưởng nhất khi chấm dứt tư vấn là lúc cả hai bên
đều nhận ra ý nghĩa tích cực của nó và đồng ý chấm dứt
tư vấn vì họ bằng lòng với kết quả thu lượm được trong
quá trình tư vấn. Hackney và Cormier (1994) khuyên: sau
khi tư vấn đã thực hiện được 3 - 4 tháng, đó là lúc hai bên
cần bàn thảo đến vấn đề kết thúc dịch vụ tư vấn. Điều
này sẽ có tác dụng tích cực khi cả hai bên cùng có thời
gian để thích hợp quen dần với cảm giác chia tay này.
Maholick và Turner (1979) đề nghị những điểm cần
lưu ý khi hai bên quyết định đi đến chấm dứt dịch vụ tư
vấn:
- Nên kiểm tra nếu vấn đề cần tháo gỡ đã được xử lý
hay đã được kiểm soát.
- Những nhân tố gây căng thẳng cho đời sống cá
nhân của thân chủ đã được xóa hẳn.
- Kiểm tra xem nếu khả năng sinh hoạt độc lập của
thân chủ và khả năng hòa nhập vào đời sống đã đạt đến
mức khả quan cần thiết.
- Thẩm định xem nếu thân chủ có thể ứng xử tốt, có
khả năng duy trì tình cảm trong đời sống hàng ngày.
- Kiểm tra xem nếu thân chủ có thể độc lập để tính
toán, dự định và có kế hoạch làm việc một mình.
- Thẩm định xem nếu thân chủ có thể tìm thấy ý
nghĩa trong cuộc sống (vui chơi và giải trí) lành mạnh.
Nói khác đi, tư vấn viên khi quyết định chấm dứt một
quá trình tư vấn, cần trả lời những câu hỏi được đặt ra:
Nếu như thân chủ có thể sống và sinh hoạt độc lập, bình
thường, mà không cần đến sự trợ giúp của một tư vấn
viên.
Một hình thức chấm dứt khác gọi là nhạt dần đi
(fading away), với hình thức này, thân chủ càng ngày
càng cảm thấy không nhất thiết phải cần đến tư vấn viên
nữa. Các cuộc hẹn thưa dần và đến một lúc nào đó hai
bên không còn gặp nhau nữa. Đây không hẳn là một cách
kết thúc tư vấn tích cực, song nhiều lúc nó vẫn xảy ra như
thế.
Trong các dịch vụ tư vấn, thân chủ thường có tư
tưởng lo lắng về vấn đề kết thúc dịch vụ tư vấn. Họ
thường không nhận thức rằng mục tiêu chính trong việc
kết thúc tư vấn là tạo cơ hội cho thân chủ có những cơ hội
(opportunity) áp dụng những kỹ năng xử lý nan đề qua
việc sử dụng khung tư duy mới với những nan đề tương tự
xảy ra trong tương lai.
Điều này không dễ dàng với nhiều thân chủ, nhưng
với sự cổ vũ của tư vấn viên, đồng thời với việc có một
chương trình chăm sóc, quan sát sau khi kết thúc dịch vụ
tư vấn (follow-up) sẽ có nhiều cơ hội hơn để thân chủ thật
sự an tâm, sẵn sàng làm chủ cuộc sống của họ.
4. Những cản trở thường gặp trong quá trình
kết thúc dịch vụ tư vấn
Thân chủ không muốn chấm dứt (resistance from
client): Thường xảy ra ở mỗi cuối ca tư vấn và sau khi
mục tiêu đã hoàn thành, họ vẫn tiếp tục kì kèo, năn nỉ
thêm những cuộc hẹn, tiếp tục mong được duy trì dịch vụ
tư vấn tâm lý. Càng xa hơn, có người còn cố tình tạo ra
những nan đề và khó khăn mới, nhằm giữ chân tư vấn
viên để họ tiếp tục giúp mình.
Mặc dù xuất phát với bất cứ động cơ và chiến lược
nào của thân chủ, điều nên làm đối với tư vấn viên là
quyết tâm chấm dứt dịch vụ tư vấn vì lợi ích của thân chủ.
Tất nhiên với những thân chủ quá lệ thuộc (attached);
điều này nên thực hiện chậm, và đều. Tránh quá gấp, như
thế sẽ tạo những cảm giác hẫng, phanh gấp, không có lợi
cho thân chủ.
Vickio (1990) đã đề nghị vài cách giúp quá trình
chấm dứt dịch vụ tư vấn một cách êm ái, nhẹ nhàng:
- Tìm cách lái dịch vụ tư vấn chuyển sang hướng
giảm dần về cả mặt thao tác và nội dung tư vấn.
- Giúp thân chủ tìm ra những hành động giải trí lành
mạnh khác trong cuộc sống để họ từ từ hòa nhập vào
cuộc sống sinh hoạt bình thường.
- Mô tả và giúp thân chủ hiểu được chấm dứt tư vấn
là một bước phát triển tốt, thành công.
- Giúp thân chủ biết trân quý những gì họ đã thâu
lượm, sẵn sàng tiếp tục nhắm về tương lai phía trước. Tư
vấn không thể là một quá trình hãm chân mà phải là một
quá trình ứng dụng những kỹ năng học được.
- Vạch ra và nhấn mạnh đến những máng khác của
đời sống, cần được khai thác và tận hưởng bởi thân chủ -
không nên chỉ chú tâm quá nhiều đến nan đề.
Và tư vấn viên giúp thân chủ tránh những hành vi thụ
động, tiêu cực sau đây:
- Đừng quá chủ quan xem chuyện mất mát sau khi
chấm dứt dịch vụ tư vấn là không có. Tất nhiên là sẽ buồn
khi phải ngưng làm việc với nhau. Đây là một cảm xúc rất
tự nhiên, khó tránh, nhưng hoàn toàn bình thường.
- Đừng xem dịch vụ tư vấn là một quan hệ quá lý
tưởng, ầm ĩ hóa quan hệ tư vấn. Đây là quan hệ làm việc
mang tính trị liệu thuần túy. Cuộc sống vẫn cứ phải tiếp
diễn.
- Đừng bôi xấu, bôi nhọ sau khi chấm dứt dịch vụ
tâm lý. Vì chấm dứt quan hệ tư vấn là một điều tốt, đáng
quý, đáng ghi nhớ.
- Đừng tránh né suy nghĩ đến chuyện chia tay. Hãy
đối diện với nó trong tinh thần chủ động và trưởng thành.
- Đừng buông tay, bỏ cuộc tất cả những hành vi lành
mạnh, thu hoạch được từ dịch vụ tâm lý. Hãy tiếp tục ứng
dụng để tìm ra những kinh nghiệm mới mẻ, lành mạnh.
Leners (1983) nêu ra rằng, thân chủ không muốn
chấm dứt dịch vụ tư vấn vì họ sợ phải đối diện với thay
đổi. Đây là một cảm giác rất thật, đáng được cảm thông.
Tâm lý này không tiêu cực, song cũng không lành mạnh
xảy ra khi họ lo lắng vào khả năng xử lý của họ. Thân chủ
thường hoài nghi khả năng sinh hoạt của họ trong môi
trường một khi quan hệ tư vấn được chấm dứt. Tư vấn
viên cần trấn an và khơi dậy tinh thần lạc quan của họ.
Tư vấn viên không muốn kết thúc (resistance
from counselor) trong việc chấm dứt dịch vụ tư vấn là có
thực. Mặc dù họ đã vạch rõ chương trình kế hoạch tư vấn
và mục tiêu đề ra đã đạt được cho thân chủ, nhiều tư vấn
viên vẫn cảm thấy khó khăn, lúng túng trong việc kết
thúc quá trình tư vấn. Goodyear (1981) đã liệt kê ra
những khó khăn sẽ đến với tư vấn viên, như sau: - Khi tư
vấn viên có những băn khoăn quan ngại về khả năng sinh
hoạt độc lập của thân chủ.
- Khi tư vấn viên có mặc cảm vì mình đã chưa hết
mình với thân chủ.
- Khi tự ái nghề nghiệp nổi dậy, trường hợp thân chủ
bước đi quá vội vàng. Vậy mà đi như không biết mang ơn
là gì? Tệ thiệt.
- Khi việc chấm dứt dịch vụ tư vấn lấy đi từ tư vấn
viên những kinh nghiệm họ đang có được từ quá trình tư
vấn với thân chủ. Mình học hỏi ở cô ấy nhiều quá.
- Khi những kinh nghiệm gián tiếp liên quan đến đời
sống thân chủ không còn nữa. Đây là một suy nghĩ rất ích
kỷ.
- Khi chia tay trong chấm dứt tư vấn gợi lại những vết
thương tình cảm cũ trong cuộc sống quá khứ của tư vấn
viên.
- Khi mâu thuẫn cá nhân đến với tư vấn viên. Tại sao
phải ngưng dịch vụ này vậy?
Cần nhớ, chia tay với thân chủ là một vấn đề thuộc
phạm trù tình cảm, rất phổ thông. Song nó cũng là vấn đề
thuộc phạm trù đạo đức trong tư vấn. Tư vấn viên cần
sáng suốt cảnh giác rằng, sẽ có nhiều thân chủ rất khó
khăn khi chấm dứt dịch vụ tư vấn.
Trong trường hợp tư vấn viên có những vấn đề dính
líu đến ký ức chia tay đau khổ trong quá khứ, họ cần tìm
đến những tư vấn viên khác, xử lý những vấn đề riêng của
mình cho thỏa đáng. Bởi lẽ, sớm muộn gì họ cũng phải
ngưng dịch vụ tư vấn với thân chủ.
5. Ngưng tư vấn nửa chừng bởi thân chủ
Không thể nói được là trong bao nhiêu cuộc hẹn về
các ca tư vấn, sau đó dịch vụ tư vấn bị cắt ngang bởi thân
chủ là có quá vội vã hay không?
Nên nhớ, cắt ngang dịch vụ tư vấn tâm lý có thể xảy
ra từ hai phía. Thân chủ có thể tự động cắt ngang. Tuy
nhiên, nếu dịch vụ tư vấn cắt ngang từ phía tư vấn viên,
thủ tục chăm sóc sau kết thúc dịch vụ tư vấn (follow-up)
sẽ khác đi vì liên quan đến nghiệp vụ. Trường hợp thân
chủ ngưng ngang dịch vụ tư vấn, việc áp dụng chăm sóc
sau tư vấn (follow-up) thường là rất khó khăn.
Nhiều thân chủ tự giác và chủ động ngưng dịch vụ tư
vấn khi họ đạt được mục tiêu.
Khi thân chủ không quay lại với cuộc hẹn với tư vấn
viên. Trách nhiệm của tư vấn viên là liên lạc với họ. Nếu
như thân chủ có chủ ý ngưng dịch vụ tư vấn; họ nên được
tư vấn viên mời đến, làm một cuộc phỏng vấn tổng kết
trước khi ngưng tư vấn (exit interview), Ward (1984) đã
nêu ra tầm quan trọng của một cuộc phỏng vấn trước khi
ngưng tư vấn: - Giúp giải tỏa những căng thẳng, hiểu lầm
trong quá trình tư vấn giữa hai phía.
- Tiếp tục dịch vụ tư vấn, nếu thân chủ ý thức được
họ chưa trưởng thành và chủ động trong việc xử lý nan đề
trong thời gian này.
- Đề nghị phương pháp trị liệu mới, hoặc tư vấn viên
mới được giới thiệu, thu xếp thỏa đáng.
- Đề nghị thân chủ, trong tương lai, khi cần dịch vụ tư
vấn họ sẽ luôn được hoan nghênh trở lại.
Cavanagh (1990) vạch ra, khi tư vấn bị cắt ngang do
thân chủ, tư vấn viên thường tự khiển trách nghiệp vụ của
mình hoặc do thừa cho thái độ thiếu trưởng thành của
thân chủ. Dù là quy trách nhiệm về phía mình hay cho
thân chủ, tư vấn viên đều khó tránh được tính tiêu cực
trong quan hệ bị cắt ngang này. Vì thế, thái độ không quy
trách nhiệm cho bất cứ ai là thái độ lành mạnh nhất.
Nhiều tư vấn viên có thái độ bất cần, cho rằng sẽ là thiệt
hại cho thân chủ nếu họ tự ý cắt ngang tư vấn. Đây cũng
không phải là một biện hộ tốt. Tác giả Cavanagh (1990)
đề nghị tư vấn viên nên xem xét có phải thân chủ đã
quyết định ngưng tư vấn vì: - Tư vấn viên không quan tâm
đủ đến nan đề của họ.
- Thân chủ không tiếp thu được những tư tưởng tích
cực của tư vấn viên.
- Thân chủ muốn trả đũa và phá tư vấn viên do tư
tưởng thiếu trưởng thành.
- Thân chủ tránh cảm giác như lo lắng khi phải đối
diện nan đề, đôi khi bị phanh phui bởi tư vấn viên - được
diễn ra trong tiến trình tư vấn.
- Thân chủ đã tìm ra một cách giải quyết nan đề mới,
hữu hiệu hơn.
- Thân chủ đã lĩnh hội được những tư tưởng cần được
hấp thụ và cảm thấy họ tự xử lý được vấn đề một mình.
Cần lưu ý, tư vấn viên nên chủ động chấp nhận
chuyện sẽ có một số thân chủ tự ý cắt ngang dịch vụ tư
vấn. Khi nắm bắt được thực tế này, tư vấn viên sẽ tránh
được những băn khoăn, bức xúc không cần thiết. Tại sao
họ bỏ tư vấn ngang, hay là mình tư vấn dở quá! Vấn đề
không hoàn toàn bởi nghiệp vụ yếu hay họ không có
duyên may với nghề. Ngay cả những tư vấn viên giỏi, tận
tâm, có trách nhiệm, đôi lúc vẫn vấp những trường hợp
này. Nói khác đi, đây là một mặt trái, rất bình thường của
nghề tư vấn.
Tuy nhiên, nếu như tỷ lệ thân chủ cắt ngang quá
nhiều, tư vấn viên cần bỏ chút thời gian để phản tỉnh xem
xét đâu đó trong quá trình tư vấn họ đã làm thiếu, làm sai
một khâu then chốt nào đó. Rồi từ đó tìm cách khắc phục
và phát huy.
Có tâm lý chuẩn bị về chuyện một số thân chủ sẽ cắt
ngang dịch vụ tư vấn, sẽ giúp cho tư vấn viên đối diện với
nghề một cách thực tế hơn, lành mạnh hơn trong cách
suy nghĩ, một khi những vấn đề bất ngờ ấy xảy ra.
Nhiều thân chủ phát huy sớm những kỹ năng đối phó
với nan đề do tư vấn viên cung cấp, nên chuyện ngưng
dịch vụ tư vấn có thể được coi là cần thiết này không hẳn
là cắt ngang không có lợi.
Tư vấn viên không thể kiểm soát toàn bộ những tác
nhân ảnh hưởng đến việc thân chủ cắt ngang dịch vụ tư
vấn. Tuy nhiên, Young (1918) có vài đề nghị khuyên tư
vấn viên nên điều chỉnh: - Có khoảng cách giữa các cuộc
hẹn, càng xa, càng thưa, thân chủ càng dễ lỡ hẹn. Chờ
lâu quá nên họ quên, hoặc làm biếng, nản lòng.
- Nên cắt nghĩa và giải thích cặn kẽ về quá trình tư
vấn. Thân chủ càng hiểu về cách thức và tác dụng tư vấn,
họ sẽ thiết tha hơn với việc giữ các cuộc hẹn.
- Tư vấn viên trọn gói (whole pack) từ đầu đến cuối,
không nên để thân chủ gặp nhiều tư vấn viên khác nhau,
trường hợp này hay thấy trong những trung tâm tư vấn
công cộng, miễn phí. Ủa sao tui gặp toàn là tư vấn viên
mới không là sao vậy?
- Nhắc nhở thân chủ hãy giữ những cuộc hẹn bằng
các cuộc điện thoại, email… động viên họ giữ hẹn, vì đây
là một điều cần thiết.
6. Ngưng tư vấn bởi tư vấn viên
Ngược với cắt ngang tư vấn bởi thân chủ, kết thúc
dịch vụ tư vấn bởi tư vấn viên thường là một việc làm
đúng hướng trong dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên, một vài
trường hợp bất khả kháng xảy ra, khi tư vấn viên buộc
phải ngưng làm việc hoặc rời nghiệp vụ tư vấn (nghỉ việc)
với nhiều lý do khác nhau, đây là những điều đáng tiếc đã
xảy ra, tuy có thể chấp nhận được. Đây là điều ngoài ý
muốn của tất cả mọi người.
Tất nhiên, có lúc tư vấn viên chấm dứt tư vấn vì thân
chủ quá nhàm chán, chậm thiếp thu, thiếu cộng tác, hoặc
tư vấn viên nóng náy, bực dọc, sốt ruột, mất kiên nhẫn…
Nếu cắt ngang tư vấn như thế, thân chủ sẽ có cảm giác bị
xem thường, bị hất hủi. Cavanagh (1990) khuyên, mặc dù
có những cảm giác không lành mạnh với thân chủ, tư vấn
viên vẫn có thể thảo luận với thân chủ để tạo thêm thông
cảm và ủng hộ. Nhiều lúc, thân chủ đã không ý thức được
họ cần phải công tác, nên khi ý thức được vai trò của
mình, họ sẽ trở nên chủ động hơn.
Khi chuẩn bị rời nghề, tư vấn viên nên có sự chuẩn
bị, càng chu đáo càng tốt trong việc giúp thân chủ hiểu
được phương pháp vận hành trong tư vấn. Thân chủ cần
được thông báo và giải thích về những sự cố bất ngờ xảy
ra với tư vấn viên khi họ nghỉ việc. Họ cần hiểu rằng việc
thay đổi tư vấn viên sẽ không gây quá nhiều tác hại (vì
những tư vấn viên khác sẽ cung cấp những dịch vụ tư vấn
có chất lượng giống như của tư vấn viên nghỉ việc) và đây
là điều ngoài ý muốn.
Lý tưởng nhất, trước khi chia tay, tư vấn viên nên có
một đánh giá xem thân chủ đang ở giai đoạn phát triển
nào trong tiến trình tư vấn. Tình hình của thân chủ đã có
phát triển khả quan hay chưa gặt hái nhiều, và đã gặt hái
được bao nhiêu. Tư vấn viên cần lên những kế hoạch
hành động cho sau này, nếu cần thiết; được vạch ra và
bàn bạc cụ thể. Những cảm xúc chân thành (tích cực lẫn
tiêu cực) cần được ghi nhận và tư vấn viên cần cảm ơn
thân chủ về kinh nghiệm tích cực được làm việc chung với
nhau.
Khi thân chủ hoàn toàn thông cảm và hiểu được
nguyên do của việc chấm dứt dịch vụ tư vấn, điều này sẽ
có ảnh hưởng thuận lợi đến tiến trình tư vấn. Họ tôn trọng
và tin tưởng vào dịch vụ tư vấn nhiều hơn. Có thể nói,
không giống những dịch vụ khác, dịch vụ tư vấn là một
dịch vụ đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải đặt lợi ích của
thân chủ lên hàng đầu. Những bước kế hoạch lo cho thân
chủ qua việc thu xếp tiếp tục tư vấn (với một tư vấn viên
mới) cần được bàn thảo rõ ràng. Tuyệt đối tránh tình trạng
đem con bỏ chợ, gây những khó khăn đến cho thân chủ.
7. Kết thúc dịch vụ tư vấn với ấn tượng tốt
Quá trình chấm dứt tư vấn cần được coi như một việc
làm cần được quan tâm thích đáng. Đây là khâu chuẩn bị
quan trọng. Nên nhớ, kết thúc dịch vụ tư vấn không nên
chỉ hiểu một cách đơn giản như kết thúc một quá trình
làm việc dẫn đến những thay đổi và giác ngộ. Giống như
đi máy bay vậy, kết thúc dịch vụ tư vấn chính là quá trình
hạ cánh - đòi hỏi phải được bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Chấm dứt hoạt động tư vấn với một thân chủ cần
phải được coi như một bước mở đầu sang một giai đoạn
mới của thân chủ - giai đoạn áp dụng những kinh nghiệm
họ đã thu thập được vào đời sống thực tế. Vì thế phải có
chuẩn bị và họ cần được hướng dẫn những việc cần làm
sau khi dịch vụ tư vấn kết thúc.
Cần nhất, nếu có thể được, kết thúc dịch vụ tư vấn
khi hai bên cùng thỏa thuận và nhất trí. Những kinh
nghiệm tích cực được ghi nhận, cả hai đều đồng ý rằng họ
đã đạt được những mục tiêu đề ra trong hợp đồng. Nếu
những cuộc tư vấn đã kết thúc trong lạc quan như mong
muốn, điều tư vấn viên nên làm, dựa theo Patterson và
Welfel (1994) là: - Vạch rõ và ghi nhận nhu cầu của thân
chủ và những mong muốn của họ đã đạt được.
- Ghi nhận rằng quan hệ tư vấn là quan hệ hai chiều,
phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của cả hai bên, khi
kết thúc, cả hai phía đều mãn nguyện.
- Chia sẻ rằng tư vấn viên thật ra cũng có những xúc
cảm hỉ, nộ, ái, ố.
- Mời gọi thân chủ cùng chia sẻ kinh nghiệm cộng tác
và cảm xúc chia tay.
- Chia sẻ kinh nghiệm của tư vấn viên với thân chủ.
- Ôn và điểm lại những khúc quanh, vận dụng những
giác ngộ và kỹ năng mới vào thực tế.
- Chỉ rõ những thành tựu cá nhân thân chủ đã đạt
được.
- Động viên thân chủ tiếp tục phát huy và phấn đấu
trong thời gian tới.
8. Chăm sóc nhắc nhở sau kết thúc và thủ tục
giới thiệu tư vấn mới nếu cần
Một tư vấn viên có trách nhiệm sẽ không phủi tay,
giũ bỏ tất cả quan tâm sau khi quan hệ tư vấn đã được
chấm dứt. Việc tiếp tục nâng đỡ thân chủ phải là một
phần quan trọng trong quá trình tư vấn, nó được xem như
là quá trình kiểm tra xem thân chủ có thực sự tiếp tục áp
dụng những kỹ năng học hỏi được vào đời sống hiện tại.
Nó thể hiện được sự quan tâm của tư vấn viên đối với
thân chủ. Ngoài ra nó cũng là một dụng cụ giám sát hữu
hiệu. Nói khác đi, quá trình tư vấn là học hỏi. Hành động
theo dõi để nâng đỡ thân chủ là việc đánh giá kết quả của
quá trình học hỏi đó xem có hiệu quả không?
Kế hoạch chăm sóc sau dịch vụ (follow-up): là
kiểm tra sau khi tư vấn chấm dứt được sau 3 đến 6 tháng,
tính từ khi tư vấn viên hoàn tất cuộc hẹn sau cùng với
thân chủ. Coemiers (1998) giới thiệu 4 cách chăm sóc
nhắc nhở sau kết thúc tư vấn qua cách: 1. Mời thân chủ
đến để thảo luận về những tiến bộ áp dụng sau khi đã kết
thúc quá trình tư vấn.
2. Gọi điện thoại, tuy nhiên cách này chỉ cho phép
nói chuyện, sẽ có hạn chế nhất định vì tư vấn viên không
nhìn thấy hết bức tranh toàn cảnh (nhìn xem thân chủ có
vui vẻ không, cách ăn mặc…) 3. Viết thư, hỏi thăm về
hiện trạng sinh hoạt và những tiến bộ mà thân chủ đạt
được.
4. Gửi bản trắc nghiệm đến thân chủ, hỏi về những
vấn đề liên quan, tuy cách này dường như không có vẻ
gần gũi cho lắm.
Dù bằng cách nào cũng thế, việc chăm sóc nhắc nhở
(follow-up) sau khi kết thúc dịch vụ tư vấn sẽ giúp thân
chủ kiểm chứng xem họ có thật sự tiến bộ hay không. Đây
là một việc làm rất có ý nghĩa, vì thân chủ có được cơ hội
đối chiếu và phản tỉnh. Thân chủ cung cấp những thông
tin sẽ giúp tư vấn viên có thêm nhiều khái niệm tích cực
của quá trình tư vấn. Và tư vấn viên sẽ sử dụng những
kinh nghiệm này trong tương lai với những thân chủ khác.
Giới thiệu tư vấn viên mới (refer client to new
counselor): Khi cần là một việc làm không thể xem nhẹ.
Đây là một việc làm thể hiện tinh thần có trách nhiệm của
một tự vấn viên. Có thể việc làm này ngay sau buổi
phỏng vấn đầu tiên (initial interview), nhưng nó cũng có
thể xảy ra bất cứ lúc nào sau này trong suốt quá trình tư
vấn, bởi vì khi tác dụng trị liệu của tư vấn không đạt được,
tư vấn viên cần giới thiệu thân chủ với một tư vấn viên
mới.
Việc giới thiệu tư vấn mới này được thực hiện bởi
những lý do chính sau đây, dựa theo Goldstein (1971):
- Thân chủ có những nan đề mà tư vấn viên không có
cách giải quyết thỏa đáng.
- Tư vấn viên không có kinh nghiệm chuyên môn
trong lĩnh vực thân chủ cần.
- Tư vấn viên biết về một tư vấn viên khác có chuyên
môn nghiệp vụ cao hơn.
- Thân chủ và tư vấn viên có quá nhiều điểm khác
biệt về nhân cách, cá tính, văn hóa xã hội.
- Quan hệ giữa hai bên bế tắc, không phát triển ngay
trong lần đầu tư vấn.
Việc giới thiệu thân chủ với tư vấn viên mới cần chú
trọng đến hai yếu tố then chốt: (1) giới thiệu như thế nào
và (2) giới thiệu khi nào. Yếu tố giới thiệu như thế nào là
việc tư vấn viên phải trình bày được lý do cần thiết của
quyết định này, xuất phát từ quan điểm và tính đạo đức
trong nghề. Như thế, thân chủ sẽ dễ chấp nhận và việc
giới thiệu sẽ giúp họ có một ý tưởng tích cực giành cho
những tư vấn viên đồng nghiệp trong tương lai.
Yếu tố giới thiệu khi nào được thực hiện một cách
cẩn thận [không căn cứ dựa vào thời gian lâu hay mau
trong quan hệ tư vấn giữa hai bên]. Khi tư vấn viên cảm
thấy quá trình giới thiệu thân chủ với tư vấn viên mới là
cần thiết, anh ta nên xúc tiến ngay. Tuy nhiên anh ta cần
cân nhắc vài điều.
Quan hệ tư vấn càng lâu, thân chủ càng gặp phải
những cảm xúc lưỡng lự, thiếu dứt khoát. Nên nhớ, vì mục
đích của giới thiệu tư vấn mới dựa trên nền tảng tư lợi ích
của thân chủ, nên đây là việc cần làm, kể từ khi tư vấn
viên nhận ra khả năng không phù hợp của mình. Song,
với những thân chủ đã có một thời gian làm việc chung,
tư vấn viên nên thu xếp một khoảng thời gian để thân chủ
quen dần với bước ngoặt này trong kinh nghiệm tiến trình
tư vấn. Tránh họ không bị sốc hay bất ngờ.
Ngoài ra, khi tư vấn viên có đủ bằng chứng kết luận
rằng quan hệ tư vấn và tiến độ tư vấn không phát triển,
hoặc phát triển quá chậm chạp, hai bên cần ngồi xuống,
cùng tìm ra những lỗ hổng. Sau đó những phương hướng
thực hiện khắc phục được soạn thảo và kế hoạch thực
hiện những bước sẽ đề ra sau đó. Nếu cố gắng thứ hai
vẫn không có kết quả, nhất định giới thiệu thân chủ với tư
vấn viên mới là rất cần thiết.
9. Kết luận
Giống như bao nhiêu tiến trình khác, tư vấn là một
tiến trình có mở đầu và có kết thúc. Song, không giống
những tiến trình khác, tiến trình tư vấn có những kết thúc
nhanh hoặc chậm, bởi nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh rất
khác nhau. Đây cũng là một nét đặc trưng của nghề Tư
vấn. Từ tính đa dạng của vấn đề, tư vấn viên cần có
những kỹ năng và hành động thỏa đáng đối với từng
trường hợp cụ thể.
Trong tư vấn, kết thúc một quan hệ giữa thân chủ và
tư vấn viên luôn đặt ra những cảm xúc gai góc. Tuy nhiên,
vì lợi ích của thân chủ, tư vấn viên có trách nhiệm cần cẩn
thận, khéo léo, nhưng cương quyết thực hiện để việc kết
thúc một quá trình tư vấn đem lại hiệu quả cao nhất, cho
cá nhân tư vấn viên và cho cả thân chủ các thân chủ.
Chăm sóc nhắc nhở cho thân chủ là một khâu quan trọng
không thể xem nhẹ - đây là khâu sẽ giúp tư vấn viên xác
định xem thân chủ có áp dụng được kỹ năng mới trong
cuộc sống.
Kết thúc dịch vụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ cả
hai phía. Dù với hình thức nào đi chăng nữa, vì trách
nhiệm nghề nghiệp, tư vấn viên cần động viên thân chủ
hãy áp dụng những kỹ năng vào đời sống. Thân chủ cần
được nhắc nhở rằng, kinh nghiệm học được trong tư vấn
phải là một kinh nghiệm được sử dụng bởi thân chủ cho
cuộc đời sắp tới của họ.
 
 
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG
TRONG TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Chương 8. THUYẾT PHÂN TÍCH TÂM LÝ VÀ THUYẾT ADLERIAN TRONG TƯ


VẤN
Chương 9. THUYẾT TƯ VẤN TẬP TRUNG - CON NGƯỜI THUYẾT HIỆN SINH
VÀ THUYẾT TÂM LÝ HỌC HÌNH THÁI
Chương 10. THUYẾT HÀNH VI – TÌNH CẢM – HỢP LÝ VÀ THUYẾT PHÂN TÍCH
THỎA HIỆP
Chương 11. LIỆU PHÁP HÀNH VI, LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI VÀ LIỆU
PHÁP THỰC TIỄN

Created by AM Word2CHM
Chương 8. THUYẾT PHÂN TÍCH TÂM LÝ VÀ
THUYẾT ADLERIAN TRONG TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Tư vấn, theo Patterson (1995) là một quan hệ giao
tiếp trợ giúp giữa hai cá nhân. Điều này cần đến sự tin
tưởng và tín thác; vì thân chủ không chia sẻ những nan
đề của họ cho bất cứ ai họ quen biết trong cuộc sống.
Bốn nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng tư
vấn bao gồm: (1) bản thân nhà tư vấn, (2) thân chủ, (3)
môi trường / hạ tầng cơ sở tư vấn, và (4) học thuyết áp
dụng trong tư vấn.
Để làm tốt nghiệp vụ tư vấn, một tư vấn viên cần
đánh giá những giá trị sống, áp dụng triết lý và nhân sinh
quan của mình để chọn lựa một học thuyết phù hợp,
nhằm ủng hộ trong quá trình tư vấn với thân chủ. Vì mỗi
học thuyết có một hệ thống bao gồm những nhãn quan
(view) đặc trưng riêng, vì thế khi áp dụng một học thuyết
vào tư vấn, tư vấn viên cần cân nhắc đến khả năng lĩnh
hội và xử lý những hệ tư duy mới trong quá trình tư vấn
của thân chủ.
Nói khác đi, một học thuyết có thể hữu dụng cho
người này nhưng lại không có lợi ích nhiều cho người
khác.
Cho đến năm 1994, trên thế giới đã có đến hơn 400
hệ thống tư tưởng trong tư vấn (Corsilli, 1995). Điều này
cho thấy việc sử dụng các học thuyết khác nhau là một
tất yếu. Phần nhiều những tư vấn viên đi theo bốn nhánh
học thuyết chính là:
Phân tích tâm lý (psychoanalytic).
Cảm xúc (affective).
Tư duy nhận thức (cognitive).
Hành vi (behavioral).
Ngoài ra còn những học thuyết khác không dược chú
ý lắm hoặc là một sự pha trộn (eclectism) có chọn lọc các
học thuyết khác, ứng dụng vào tư vấn. Những năm gần
đây, sự kết hợp hai học thuyết tư duy nhận thức và hành
vi gộp lại (cognitive- behavioral) trở thành một học thuyết
mới, được đón nhận và sử dụng một cách rộng rãi.
Chương 8, tập trung vào phân tích tâm lý và những
hệ thống học thuyết khác sẽ được bàn kỹ hơn trong ba
chương 9, 10, 11 kế tiếp.
2. Thuyết phân tích tâm lý cổ điển
Phân tích tâm lý (Psychoanalytic) là hệ thống học
thuyết đầu tiên gây được chú ý trong giới tâm lý. Sigmund
Freud là cha đẻ của học thuyết này. Những nhà tâm lý
tiên phong khác như Adler Alfred: Carl Jung, Albert Ellis,
Rolo May, Fritz Perl… đã chịu ảnh hưởng của Freud. Vì thế,
là một tư vấn viên không được trang bị những kiến thức
về khối học thuyết phân tích tâm lý này, có thể coi như là
một tư vấn viên đã thực sự không qua đào tạo có căn
bản.
Học thuyết phân tích tâm lý của Freud Sigmund được
coi là học thuyết cổ điển.
Quan điểm về con người của học thuyết này dựa
chủ yếu trên ba khái niệm của hệ thống hoạt động tâm lý
trong mỗi con người bao gồm: ý thức (conscious) tiền ý
thức (preconscious), và vô thức (unconscious). Có thể
hiểu:
Ý thức: Là trạng thái tỉnh táo, hoạt động, có thể
quản lý và xử lý tốt môi trường xung quanh. Như việc bạn
đang đọc cuốn sách này là một ví dụ.
Tiền ý thức: Nơi những kỷ niệm trong quá khứ,
những kinh nghiệm đã quên, lẩn quất trong hệ thống tư
duy, được gợi lại khi con người tiếp cận với những kích
thích, hoàn cảnh, điều kiện trong cuộc sống, trung gian
giữa ý thức và tiềm thức. Như việc bạn hầu như quên một
món ăn, cho đến một hôm nhìn thấy bà hàng bún, thế là
kỷ niệm chợt ùa về. Hay là khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ
được gợi lại những kinh nghiệm trong đâu đó.
Vô thức: là thành phần (ít được hiểu biết nhất) đóng
vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn,
thuộc bản năng, bị dồn nén, ảnh hưởng đến nhân cách
con người. Ví dụ, ai cũng thích ngồi chơi, ăn sung sướng
vậy.
Cũng theo Freud, nhân cách bao gồm 3 thành phần:
xung động vô thức (id), cái tôi, còn gọi cá tính hay là bản
ngã (ego), và siêu ngã (superego). Có thể hiểu tóm tắt:
Xung động vô thức: Thuộc vô thức, thuộc bản
năng, chú trọng vào khoái cảm, chi phối những ham
muốn của con người, ngại khó, chiều xác thịt.
Siêu ngã: Thuộc những phạm trù lý tưởng, lương
tâm, điều thiện, hoàn hảo, tốt tuyệt đối, thánh thiện.
Cái tôi: Trung gian, điều tiết hai thái cực đối lập là
xung động vô thức và tiêu ngã. Giúp cân bằng và quân
bình cuộc sống, không quá dung tục và cũng không quá
thánh thiện.
Một khái niệm trong thuyết Freud nhắc đến là những
giai đoạn phát triển tâm - tính dục (psychosexua/
developments stages) của con người. Tóm tắt những giai
đoạn ấy, gồm:
Thời kỳ miệng (Oral stages): Chú trọng đến miệng,
như bú, khóc, liếm, nói - trung tâm điểm với trẻ 1 tuổi.
Thời kỳ hậu môn (Anal stages): Chú trọng đến đi
cầu kiết, bón - trung tâm điểm từ đến 2 tuổi.
Thời kỳ bộ phận sinh dục nam (Phallic stages):
Chú trọng đến việc nhận định giới tính - từ 3 đến 5 tuổi,
trong thời kỳ này, hội chứng ghét bố và thích mẹ nơi trẻ
nam (Oedipus complex) và hội chứng thích có dương vật
nơi các trẻ em nữ (Electra complex) thường xảy ra.
Thời kỳ tiềm tàng (Latency stages): Tập trung vào
bạn bè xung quanh, tính dục không có những tập trung
gắt gao - từ 6 đến 12 tuổi. Trẻ tập trung vào học tập, kết
bạn, kỹ năng học tập.
Thời kỳ bộ phận sinh dục (Genital stages): ở thanh
niên - tỏ thái độ và thích quan hệ tính dục với người khác.
Từ tuổi dậy thì trở đi đến hết phần cuộc đời còn lai.
Theo Freud, mỗi thời kỳ cần được phát triển hoàn
thiện mới qua thời kỳ khác, cao hơn. Nếu không tuân theo
tiến trình nhịp nhàng, một cá nhân sẽ vấp phải tình trạng
liệt, dẫm chân (fixated); một trạng thái bức bí, có ảnh
hưởng đến hình thành nhân cách. Khi lớn lên các cá nhân
ấy phải vận dụng những cơ chế tự vệ (defense
mechanism) trong thời điểm họ trưởng thành. Phần nhiều,
những cơ chế tự vệ này là không lành mạnh.
Với Freud, những biểu hiện hành vi bất bình thường
(abnormal behavior) của một cá nhân là do việc họ sử
dụng những cơ chế tự vệ như những van xả trong sinh
hoạt hàng ngày. Một điều đáng buồn là những cơ chế tự
vệ này gây ra những khó khăn trong sinh hoạt cá nhân và
ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người với nhau (ảnh
hưởng đến người xung quanh)..
Cơ chế tự vệ là hậu quả khi cá nhân còn bé đã gặp
trở ngại trong quá trình phát triển bình thường các thời kỳ
phát triển tâm - tính dục (nêu trên). Dưới đây là những cơ
chế tự vệ được Anna Freud (1936) đưa ra:
- Ức chế (repression): Nguồn gốc căn bản (làm nền
móng) để những cơ chế tự vệ khác phát triển, Cá nhân
tập trung vào việc đẩy hoặc cố tình chôn giấu những cảm
xúc, kinh nghiệm đau thương vào hệ tư duy kín, không
dám dối diện với chúng. Chôn chặt nỗi đau vào lòng.
- Gạt/ gán cho người (projection): Cá nhân gán cho
người khác những cảm xúc mà cá nhân đang thực sự có.
Ví dụ. Tớ ghét chủ, nhưng nghĩ là chủ ghét mình.
- Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá
nhân từ chối cảm xúc tiêu cực, khó chịu đang có, và cố
hành xử với cảm giác ngược lại, như có vẻ tích cực, dễ
chịu với hiện tại. Ví dụ, ghét ăn khoai nhưng lại nói thích
khoai, thích anh A nhưng lại chối rằng mình không thích
anh A này lắm.
- Hoán vị (displacement): Cá nhân có thói quen giận
cá chém thớt, bực người này đổ cho người khác, ghét việc
này bỏ việc khác. Ví dụ: Bực bội với chủ, về đánh chửi con
cái ở nhà.
- Thoái lùi (regression): cá nhân thích quay về quá
khứ, hoài cổ, ngại tiến về phía trước. Ví dụ, cứ gặp khó
khăn ở phố thị là lại muốn dọn về quê để sống.
- Biện hộ, hay còn gọi hợp lý hóa
(rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những việc
làm vô lý. Ví dụ: Mượn rượu để giải sầu. Thực ra là để trốn
tránh thực tế, đánh đề như chuyện thử thời vận may mắn.
- Phủ nhận (denial): Cá nhân không chịu nhìn nhận
thực tế. Ví dụ, vợ chồng ly dị nhưng không chịu thừa nhận
họ đã hết thương nhau, nghèo nhưng vẫn xài sang, cố
tình không chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, thích giữ kẽ.
- Sắm vai (identification or sublimation)): Cá nhân
áp đụng những cái hay, tích cực của người khác với mình
để bỏ đi cảm giác sợ hãi họ. Ví dụ, trẻ ghét thầy giáo,
nhưng vẫn chịu khó học, để tránh bị phạt. Người thích bạo
lực, nên chọn nghề đấu võ đài chuyên nghiệp.
Theo Freud, tư duy và hành xử của cá nhân là sản
phẩm của tác động qua lại giữa ý thức và vô thức, giữa
xung động vô thức và siêu ngã. Những trục trặc trong giai
đoạn phát triển tâm - tính dục là nguyên do nảy sinh
những hành vi trái ngược, lập dị xảy ra.
Vì thế tư vấn viên sử dụng học thuyết của Freud cần
có một chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Họ khai thác kỷ
niệm thời thơ ấu và thường sử dụng ghế sô-pha, văn
phòng đèn mờ, thân chủ nằm nhắm mắt, kể ra tất cả
những gì họ suy nghĩ, nhiệm vụ của tư vấn viên là ghi
chép những mục đề có nội dung liên hệ quan trọng; được
đánh giá như là những dấu hiệu dẫn đến những hành vi
khác thường (abnormal behavior) của thân chủ. Vai trò
của tư vấn viên là để cắt nghĩa những nội dung đáng lưu ý
trong quá trình nói chuyện tự do ấy (free association).
Mục tiêu của phân tích tâm lý là đưa đến những
thay đổi những hành vi bằng việc chế ngự những xung
động bản năng. Thân chủ được lý giải về nguyên nhân
của những trục trặc trong quá khứ, từ đó họ hiểu được
căn nguyên, tuy không sống lại được quá khứ, họ có thể
sửa đổi nó, vẫn có thế thu lượm những điều bổ ích cần
thiết khi nguyên do của vấn đề đã được giải thích.
Kỹ thuật chủ yếu bao gồm:
Nói tự do (free association): Thân chủ nói tự do về
mọi sự, tư vấn viên ghi chép, sau đó lý giải và phân tích
các nội dung với thân chủ. Thân chủ được khích lệ nói
chuyện lan man về tất cả những gì đến trong đầu.
Phân tích giấc mơ (dream analysis): Thân chủ sẽ
kể cho tư vấn viên nghe về những giấc mơ. Tư vấn viên
sẽ giải thích nội dung giấc mơ cho thân chủ. Bởi một lý do
đơn giản, những ai theo Freud đều nghĩ rằng giấc mơ đến
từ vô thức, nên giấc mơ rất quan trọng với tư vấn viên
trong quá trình giúp đỡ thân chủ. Họ chú trọng đến nội
dung giấc mơ, hình ảnh thường gặp trong mơ, mơ thấy ai,
thấy cái gì, thấy mình làm gì, và tính lập đi lập lại của
những giấc mơ có quan hệ.
Phân tích sắm vai (analysis of transference): Thân
chủ nói chuyện với tư vấn viên như thể tư vấn viên là một
người thân trong gia đình của thân chủ, (hay bất cứ một
người nào đó) có dính líu đến những trục trặc trong quá
khứ. Từ đó tư vấn viên sẽ tìm ra mấu chốt của những
nguyên cớ.
Phân tích những chống đối (analysis of
resistance): Khi tự thân chủ tỏ thái độ bất hợp tác, như bỏ
hẹn, từ chối kể về giấc mơ, cãi lại, phá bĩnh, lớn tiếng… tư
vấn viên cần khai thác những hành vi này, để tìm ra
những cội rễ của bức xúc.
Cắt nghĩa (interpretation): Là một kỹ thuật quan
trọng. Tư vấn viên sử dụng kỹ thuật này để tạo ra sự liên
kết giữa những sự kiện trong quá khứ và hiện tại. Liên hệ
giữa mầm mống của những hành vi và biểu hiện khác
thường sẽ được giải thích. Tư vấn viên sẽ vạch ra tại sao
thân chủ ứng xử theo một lối nhất định nào đó.
Thuyết phân tích tâm lý (psychoanalytic) mặc dù có
những đóng góp lớn cho kho tàng tâm lý, song tính phổ
thông trong ứng dụng trong tư vấn của nó ngày càng có ít
người thực hiện. Cơ bản vì nó mất quá nhiều thời gian và
đòi hỏi tư vấn viên phải thật sự có kinh nghiệm chuyên
môn. Trong khi đó xu hướng hôm nay người ta đặt tư vấn
vào quan hệ văn hóa xã hội nhiều hơn: một điều mà
thuyết phân tích tâm lý đã không đào sâu.
3. Tư vấn theo phái Adlerian
Quan điểm về con người của học thuyết Adlerian
nhấn mạnh rằng: Con người luôn được cử động bằng
những quan tâm trong xã hội (social interest) trong đó
con người có nhu cầu muốn trở thành một thành viên có ý
nghĩa trong xã hội và vì thế họ có nguyện vọng đóng góp
cho xã hội.
Mỗi cá nhân, theo quan điểm của nhóm Adlerian luôn
có nhu cầu và xu hướng thăng tiến để trở thành hoàn
thiện hơn (need to be perfect). Nếu không được đáp ứng,
cá nhân sẽ trở nên nhụt và mắc phải những hội chứng
cảm thấy mình lép vế, vô dụng. Trong đời sống đã có
nhiều người đặt ra yêu cầu thăng tiến quá cao, họ thường
vấp phải hội chứng muốn trở thành siêu nhân. Trong đó,
theo Alder cá nhân đã tiểu thuyết hóa (fictionalize) mục
tiêu cuộc sống đến độ trở thành bệnh lý (neurotic fiction).
Adler tin rằng hành vi và động cơ của con người chịu
ảnh hưởng của cả quá khứ (past) và tương lai (future).
Ông cũng nhấn mạnh phần lớn cá tính của một con người
phụ thuộc rất nhiều vào thứ tự sinh ra trong gia đình
(birth order). Theo ông thì ai cũng nằm một trong những
nhóm đại diện: con đầu lòng, con thứ hai, các con giữa,
con út, và con độc nhất.
Sau đây là đặc tính của những đứa con sinh ra tùy
theo thứ tự, dựa theo Adler:
Con đầu lòng (first born): Giống như hoàng tử, nhận
được nhiều chăm sóc của cha mẹ. Họ thành công, thành
đạt, có óc dẫn đầu, hài lòng, nguyên tắc. Tuy nhiên, họ
cảm nhận được nỗi đau khi đứa trẻ thứ hai ra đời, vì bị
xuống ngôi (dethroned).
Con thứ hai (secondborns): Vật lộn với người anh
chị sinh ra trước, thường trái ngược với anh, chị cả về đủ
mọi đức tính. Họ dễ cởi mở, dễ dãi, và nhất là không lo
đến nỗi đau bị thay thế (truất phế).
Con thứ (middle children): Thường có cảm giác bị
nhồi nhét, mắc kẹt (squeezed) vào gia đình, họ cảm thấy
lép vế, cần phấn đấu, họ khéo léo trong thương lượng, vì
nhu cầu sinh tồn, mong tìm được cái họ cần.
Con út (youngest child): Là trẻ sinh ra sau cùng,
được mọi người quan tâm, dễ bị làm hư vì được chiều
chuộng. Một số cá nhân muốn thoát khỏi cảm giác mãi
mãi là bé nhất, khi họ không muốn là trẻ con nữa. Điều
này có thể gây ra những khó chịu không lành mạnh.
Con một (only child): Trẻ không có anh em hoặc trẻ
sinh ra cách anh chị khác 7 năm được coi thuộc diện này.
Họ hưởng những đặc lợi như con đầu lòng và của con út.
Không phải tranh giành. Họ có trí tưởng tượng phong phú,
do phải chơi một mình. Họ rất thoải mái với người lớn.
Nhiều em được nuông chiều quá, có thể khi lớn lên khó
hòa nhập trong xã hội.
Môi trường sống thơ ấu (living environment):
Adler cũng nhấn mạnh môi trường sống trong 5 năm đầu
tiên của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến cá tính và nhân
cách của cá nhân. Vì thế môi trường gia đình không tốt sẽ
rất có nguy hại đến tinh thần lành mạnh của một cá nhân,
chẳng hạn như môi trường độc quyền, đàn áp, hằn học,
tranh giành, cãi vã. Nếu trẻ may mắn lớn lên trong gia
đình có hòa khí, yêu thương, quan tâm, đùm bọc… em sẽ
trở thành một thành viên tốt trong xã hội khi lớn lên.
Tiểu thuyết cuộc đời (life script): Theo phái
Adlerian, hành vi và ứng xử của cá nhân thường bị chi
phối bởi những tiểu thuyết chính họ viết về họ, dựa trên
những đánh giá về bản thân và môi trường xung quanh
họ đang sống. Mosak (1995) đã kê ra 5 hình thái tiểu
thuyết cuộc đời, là:
Ba phải (overgenalizing): thái độ coi mọi hoàn cảnh
cuộc sống đều giống nhau. Cố gắng cũng chẳng ăn thua
gì. Trên thực tế đây là không đúng. Thái độ phấn đấu và
nỗ lực cá nhân sẽ cải thiện được hoàn cảnh.
Mục tiêu không thể đạt và mục tiêu ảo (False or
impossible goals of security). Họ cố gắng bằng mọi giá,
sống, để làm đẹp lòng mọi người vì muốn được ăn toàn.
Trên thực tế, điều này không có. Con người cần có tinh
thần xây dựng thông cảm, nhưng cần có thái độ yêu ghét
rõ ràng. Anh không thể luồn cúi mãi được và không thể
làm vừa lòng 2 hay nhiều người trong cùng một lúc.
Quan điểm sai lệch về cuộc sống và nhu cầu
của cuộc sống (Misperceptions of life and life's
demands): Tin rằng cuộc sống không bao giờ cho phép họ
giải lao. Trên thực tế, làm gì, là ai, chúng ta không thể mãi
vận hành như cỗ máy không nghỉ ngơi. Họ tham việc và
sợ vui chơi giải trí. Cuộc sống vì thế mà mất đi sự quân
bình.
Xem nhẹ hoặc không có tự tin về khả năng của
bản thân (minimization or denial of one’s worth): Họ tin
rằng phấn đấu của con người không bao giờ đạt kết quả.
Trên thực tế, cuộc sống luôn mỉm cười với bất cứ ai không
bỏ cuộc, chăm chỉ, yêu lao động và có tự tin. Nhiều người
bao giờ cũng nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ thành công
cả.
Giá trị sai lệch (faulty values): Cho rằng họ luôn là
người quan trọng trước nhất, bằng mọi giá. Trên thực tế,
nhiều lúc con người cần vui vẻ với trách nhiệm và vai trò
của họ, bất kể trách nhiệm và vai trò ấy đặt chúng ta ở
những địa vị khác nhau nào trong xã hội. Họ tin rằng cứ
phải xuất sắc mới là tốt. Trên thực tế, làm tốt chính là có
trách nhiệm, hoàn thành bổn phận và chu toàn công việc
của mình.
Vai trò của tư vấn viên với lối tiếp cận Adlerian khá
phong phú, họ giống như người chẩn đoán, thầy giáo, bạn
hữu, và những vai trò trợ giúp khác, với mục tiêu chủ yếu
là góp nhặt những dữ kiện về thân chủ, tìm ra những lỗ
hổng trong sai phạm, từ đó cùng với thân chủ làm việc để
khắc phục những lỗ hổng ấy.
Bài tập (homework): Là những yêu cầu từ nơi tư vấn
viên, giành cho thân chủ như là một công cụ phản tỉnh
suy nghĩ và tập áp dụng kỹ năng mới. Trong những bài tập
này, thân chủ sẽ học cách nhìn đời bằng cách khám phá
những thay đổi khi họ làm khác đi (new ways to behave).
Nếu như (as if): Là một bài tập có tính khái niệm, nó
giúp thân chủ khám phá ra cuộc sống không duy nhất chỉ
có một cách cư xử cứng nhắc. Tư vấn viên sẽ giúp họ chắt
lọc lấy giải pháp hữu hiệu nhất. Ví dụ, thân chủ sẽ tập hỏi
mình:
Nếu như… thì đã sao nào?
Nếu như thế… có gì khác hơn chứ?
Nếu như thế… tại sao mình lại không…
Mục tiêu của tư vấn theo phái Adlerian: Giúp
người ta phát triển đời sống lành mạnh và sống một cuộc
sống toàn diện. Thân chủ được giáo dục để từ bỏ những
tư duy sai lệch như tư tướng không tin vào cuộc sống,
không tín thác vào bản thân, và như thế sẽ dẫn đến như
khả năng nội tại nơi cá nhân. Tư vấn viên phái Adlerian cổ
động thân chủ sống lành mạnh và có trách nhiệm với bản
thân họ và với xã hội.
Tư vấn viên Adlerian, theo Dreikurs (1967) vạch ra,
họ cần:
- Cần tạo ra và duy trì quan hệ bình đẳng trong quan
hệ tư vấn với thân chủ.
- Giúp thân chủ phân tích đời sống và lối sống của
họ.
- Cắt nghĩa lối sống của thân chủ, từ đó giới thiệu
những áp dụng lành mạnh.
- Cải tạo và giáo dục thân chủ, song song với những
hành động lành mạnh cụ thể - đưa lý thuyết áp dụng vào
thực hành.
Kỹ thuật sử dụng chính trong tư vấn theo phái
Adlerian bao gồm:
- Chất vấn/đối đầu trong tinh thần xây dựng
(confrontation): Tư vấn viên giúp thân chủ có được cơ hội
phản tỉnh và suy nghĩ kỹ hơn về hệ tư duy cũ của họ. Và
từ đó thân chủ sẽ tránh bỏ những tư tưởng lệch lạc.
- Hỏi câu quan trọng (asking "the question"): Tư
vấn viên tranh thủ mọi lúc để hỏi thân chủ: Nếu bạn làm
khác đi và điều đó làm bạn vui vẻ, đó là điều gì? Câu hỏi
này sẽ giúp thân chủ nhận ra chân lý từ những quan sát
trong quá trình phản tỉnh (feedback).
- Cổ động thân chủ (encouragement): Cho thân
chủ thấy rằng họ cần có mềm tin vào bản thân và với xã
hội. Đây là nét chính trong tư vấn, kiến tạo và xây dựng
khung tư duy lưới, đây là bước quan trọng trong việc
hướng tới thay đổi đời sống.
- Hành động “nếu như” (acting “as if”): Cho thân
chủ cơ hội được đối chất giữa con người thực và con người
siêu thực, để họ nhận ra sự khác biệt. Từ đó rút ra chân
giá trị của cuộc sống bình dị, nhưng vui vẻ.
- Tẩy chay việc làm sai của thân chủ (Spitting in
the client’s soup): Tư vấn viên vạch rõ những hành vi sai
lạc có ảnh hưởng đến tiến trình kiến tạo đời sống hiệu quả
khi thân chủ cố đi tìm ý nghĩa cao đẹp trong cuộc sống.
Nghĩa đen là nhổ vào bát súp đang ăn của thân chủ. Anh
ẹ lắm cơ!
- Biết dừng lại (catching oneself): Tư vấn viên giúp
thân chủ tự biết kiềm chế, hãm phanh, từ bỏ những hành
vi có hại, ban đầu là lý thuyết, nhưng sau đó là những
thực hành cụ thể.
- Đặt ra việc cần làm (task setting): Thân chủ được
khuyến khích những điều tốt cần làm, bắt đầu từ những
việc nhỏ dễ làm, sau chuyển sang những việc to tát, phức
tạp khó làm hơn.
- Bấm nút (push button): Thân chủ được khuyến
khích tận dụng mọi điều kiện, hoàn cảnh, sau đó với cảm
xúc thành thật, nhiệt tình, xây dựng tinh thần cố gắng để
biến tất cả những điều kiện, cơ hội và hoàn cảnh trong
cuộc sống để thăng tiến đời sống của mình.
Thuyết Adlerian nhấn mạnh đến tính xã hội và tinh
thần vươn lên của cá nhân. Theo ông, con người tự thân
đã có ý thức vươn lên. Song vài tư tưởng lệch lạc, khúc xạ
cần được điều chỉnh lại. Thuyết này được coi là quá chung
chung, nói chuyện huề vốn. Và đôi khi thân chủ nghĩ rằng
thuyết này quá đơn giản.
4. Kết luận
Trong chương này, hai thuyết phân tích tâm lý hàng
đầu của Freud và Adlerian được giải thích và trình bày. Tất
nhiên, khi áp dụng vào nghiệp vụ tư vấn; tư vấn viên cần
chọn lọc để tìm được thân chủ thích hợp với hai học
thuyết này là điều quan trọng. Vì không phải ai cùng lĩnh
hội và nắm bắt được những tư tưởng và hướng dẫn, đôi
khi trừu tượng, xa xôi hơn với những sinh hoạt hàng ngày.
Tư vấn viên cần thiết giới thiệu sơ sơ một cách khái
quát về những giá trị và thủ pháp của từng học thuyết mà
tư vấn viên cảm thấy thích hợp với thân chủ. Khi thân chủ
có một khái niệm về những gì đang xảy ra, họ sẽ chủ
động hơn trong việc cộng tác với tư vấn viên.
Cần nhắc, chất lượng tư vấn phải là nỗ lực chung -
một phần rất lớn của chất lượng tư vấn đến từ cố gắng
của thân chủ. Hơn thế nữa, thân chủ có quyền được biết
về thủ pháp trong quá trình trợ giúp mà họ đang tìm đến.
Vì thế tư vấn viên cần giải thích cho thân chủ biết về học
thuyết mình sử dụng - như thế thân chủ sẽ có nhiều nỗ
lực đóng góp hơn.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 9. THUYẾT TƯ VẤN TẬP TRUNG - CON
NGƯỜI THUYẾT HIỆN SINH VÀ THUYẾT TÂM LÝ
TƯ VẤN TÂM LÝHỌC
CĂN BẢNHÌNH THÁI
à PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Trong Chương 8, chúng ta đã đề cập đến thuyết phân
tích tâm lý và thuyết Adlerial trong nghiệp vụ tư vấn.
Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến 3 thuyết đại
diện cho nhóm học thuyết chủ trương làm việc với thân
chủ trên mặt xúc cảm (affective).
Theo nhóm này, cảm xúc (tình cảm) là những tác
nhân quan trọng có ảnh hưởng đến tư duy nhận thức và
hành động của một cá nhân. Không ai dám quả quyết
chính xác rằng tư duy nhận thức đưa đến cảm xúc hay
cảm xúc là khởi nguồn của tư duy nhận thức. Tất nhiên
qua thời gian, nhóm học thuyết cảm xúc đã thâu lượm
được những gặt hái rất đáng kể.
Vì thế Chương 9 sẽ cung cấp cho tư tấn viên những
tham khảo như một cố gắng thiết thực, nhất là trong bối
cảnh tư vấn đa dạng, phục vụ con người - những sinh thể
có nhu cầu rất lớn về cảm xúc và những vấn đề xoay
quanh cảm xúc.
Nhóm tư vấn viên với thuyết cảm xúc này tin rằng,
khi cảm xúc của thân chủ được thay đổi, họ sẽ dễ dàng
bắt tay vào xây dựng cuộc đời họ nhiều hơn. Họ tin tưởng
cảm xúc tích cực khi nhìn vào cuộc sống sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi con người. Tuy nhiên cần chú ý,
thuyết cảm xúc cũng có những hạn chế nhất định, vì thế
khi ứng dụng, cần phải chọn thân chủ phù hợp với những
học thuyết này.
2. Thuyết tư vấn tập trung - con người
Quan điểm con người: Người khai sáng cho thuyết
này là Carl Rogers. Theo ông, con người về căn bản là tốt,
có lòng thiện. Chính xác hơn, họ là những cá nhân "tích
cực, có óc hướng tới, có tinh thần xây dựng, thực tiễn,
đáng tin cậy". Họ có khả năng thăng tiến và trở nên hoàn
thiện. Ông đề xướng con người ngay từ nhỏ đã có những
đức tính sau:
- Trẻ ấu thơ nhìn thấy cuộc sống như thực tế và cách
chúng nhìn vào cuộc sống là một quá trình nội tâm, ít có
người chú ý đến.
- Tất cả trẻ ấu thơ được sinh ra với xu hướng hoàn
thiện, và sẽ đạt được khi có hướng dẫn bằng những hành
động cụ thể của người lớn.
- Trẻ ấu thơ tiếp cận với cuộc sống như một tổng thể,
toàn diện, mọi ứng xứ của trẻ là những tác động hỗ tương
nội tại phong phú.
- Kinh nghiệm của trẻ ấu thơ về tính hướng thiện tùy
thuộc vào mức độ ảnh hưởng của những hành động
hướng đất. Ở thời kỳ còn bé, trở thành một kinh nghiệm
tích cực hay tiêu cực.
- Trẻ ấu thơ giữ kinh nghiệm hướng thiện và tránh
những tư tưởng khác.
Theo Rogers, tính hướng đến hoàn thiện là động cơ
thúc đẩy cá nhân con người tồn tại, nó giúp con người
kiểm soát tất cả những hành vi của họ để trở thành con
người toàn diện.
Cũng theo ông, điều quan trọng nhất với một cá
nhân là vũ trụ quan (world view) của họ với những hiện
tượng cuộc sống. Những sự kiện và tự bản thân chúng
thật ra không quan trọng lắm - con người mới là yếu tố
quan trọng. Ông nhấn mạnh đến khái niệm bản thân
(self). Khái niệm bản thân là kết quả của những cảm
nghiệm và trải nghiệm thu lượm được bởi những cá nhân.
Khái niệm bản thân (self): Được lớn lên và phát
triển theo chiều hướng tốt đẹp, nó cần đến những tác
động tích cực như, tình thương yêu, sự chào đón ấm áp,
thái độ quan tâm, lòng tôn trọng, và sự đón nhận chân
thành. Trẻ em và cả người lớn rất cần đến nhưng tác động
tích cực này. Song, trên thực tế, những tác động tích cực
này thường được cho đi một cách có điều kiện. Nghĩa là
cá nhân phải phấn đấu để đạt được tình thương, được
chấp nhận.
Khái niệm bản thân lý tưởng (ideal self): Là con
người lý tưởng mà mọi cá nhân khao khát muốn vươn
đến. Đây là khái niệm khác với khái niệm bản thân đời
thực (real self) là con người bình thường vẫn gặp trong
cuộc sống.
Vai trò của tư vấn viên: Theo Rogers là tạo được
một môi trường thật tốt để niềm tin của thân chủ vào
cuộc sống được bén rễ. Đây cũng là một việc làm đầy thử
thách, vì đối diện với cuộc sống hiện tại, những gì tư vấn
viên khởi xướng xem ra quá lý tưởng, khó lòng đạt được.
Vì thế, nhiệm vụ chủ yếu của tư vấn viên là người gợi ý
chứ không đóng vai trò chỉ đạo. Nói khác đi, họ là người
đồng hành. Thân chủ mới là người quyết định trong tiến
trình tự khám phá mình, dựa trên những gợi ý của tư vấn
viên.
Mục tiêu của tư vấn: Theo hướng đi của Rogers
nhắm đến là tập trung vào tổng thể con người. Hành vi
của cá nhân không là trung tâm của quá trình tư vấn. Tư
vấn viên phải tin rằng khi con người có đầu óc và tư duy
lành mạnh, hành vi của anh ta tất nhiên sẽ trở nên lành
mạnh. Để làm được việc này, thân chủ được khuyến khích
tránh sử dụng những cơ chế tự vệ (defense mechanisms -
đã bàn trong Chương 8). Họ cần ý thức được quá trình
nhìn vào bản thân, khám phá bản thân, và thăng tiến bản
thân là công tác quan trọng.
Kỹ năng sử dụng trong tư vấn tập trung vào con
người thay đổi theo lịch sử của thuyết này.
Những năm 1940 - 1950, thuyết có chủ trương không
lôi kéo - mà chỉ thuyết phục có lý lẽ, cố tình tạo ra một
môi trường đón nhận (accepting environment), một quan
hệ thân thiện và sử dụng chủ yếu là giải thích và cắt
nghĩa.
Thời điểm 1950 - 1957, tư vấn viên tiếp tục duy trì
quan hệ tốt với thân chủ, tập trung vào phản ảnh những
cảm xúc và cảm giác của thân chủ, nhắm tới tính trị liệu,
không chỉ đơn thuần là môi trường đón nhận (accepting
environment) như thập kỷ trước.
Giai đoạn 1957 - 1980 giới thiệu thêm tính đồng cảm
(empathy) với thân chủ, tinh thần quan tâm tích cực, và
cả thái độ chân thành (không phân biệt vai trò tư vấn viên
hay thân chủ).
Từ năm 1980 đến nay, phần lớn trong quan hệ tư vấn
theo thuyết này cần có:
- Hai bên xây dựng quan hệ trong bối cảnh trị liệu
tâm lý.
- Thân chủ, là người bình thường, đang gặp khó và
rất lo lắng.
- Tư vấn viên phải thành thật, hăng hái, thiết tha
muốn trợ giúp, có chuyên môn.
- Tư vấn viên phải giành tất cả những quan tâm, thật
tích cực, không điều kiện (unconditional). Thân chủ trong
mắt tư vấn viên luôn luôn là người tốt.
- Tư vấn viên phải đồng cảm (empathy) được với nội
tâm của thân chủ, sau đó truyền tải cảm nghiệm của tư
vấn viên đến với thân chủ.
- Những thảo luận phải là quan hệ hai chiều.
- Quan tâm tích cực không điều kiện (uncondition)
được khai thác triệt để, thường xuyên. Bất luận hành vi
của thân chủ như thế nào.
3. Tư vấn với thuyết hiện sinh
Người dẫn đầu thuyết này là Rolo May và Victor
Frankl.
Quan điểm về con người: Thuyết hiện sinh chủ
trương con người tạo nên cách sống của mình dựa trên
những chọn lựa (choices). Thành công hay thất bại đều
phụ thuộc vào quyết tâm xem con người có dốc hết sức
để đeo đuổi lựa chọn do mình đã đặt ra không.
Yếu tố quyết tâm (desire) trong theo đuổi lựa chọn
của mình rất cao trong thuyết hiện sinh. Thuyết này tôn
trọng chọn lựa cá nhân (personal choice). Họ quan niệm
con người chính là tác giả (author) cuốn sách của cuộc đời
họ.
Họ khẳng định con người hoàn toàn có khả năng ý
thức được trách nhiệm của những chọn lựa. Tất nhiên
trong cuộc sống, có những chọn lựa không được lành
mạnh như những chọn lựa khác. Tư vấn viên theo thuyết
này tin tưởng con người vốn có tính sáng tạo (creative),
tận tụy đến lợi ích của người khác (caring), thân thiện
(warm), và có tính hướng thiện (actualization).
Thuyết hiện sinh, theo Frankl (1962), ý nghĩa cuộc
sống luôn thay đổi - nhưng không biến mất hoàn toàn
(change but not ehminate). Đời sống có nghĩa còn vượt
qua cả giới cảnh hoàn thiện. Con người được mời gọi
trong ba cấp độ tồn tại (1) trong một trật tự ở quy luật
vận hành của vũ trụ, (2) với ý nghĩa của giây phút tức thời
trong một bối cảnh đặc biệt, và (3) trong ý nghĩa của cuộc
sống bình thường hàng ngày.
Das (1998) nêu ra rằng ý nghĩa cuộc đời có thể khám
phá theo ba cách:
- Làm một việc có ý nghĩa: đạt thành tựu ở một lĩnh
vực nào đó, chạy maratông, viết một cuốn sách, đi du lịch
châu Phi…
- Kinh qua một giá trị lớn: trong tình yêu, gương cuộc
sống, văn hóa, kỳ quan thiên nhiên.
- Trải qua đau khổ: đối diện với những mất mát
không thể cứu vãn được.
Vai trò của tư vấn viên trong thuyết hiện sinh:
Chủ yếu ghi nhận rằng mỗi một thân chủ là một cá nhân
đặc biệt, vì thế không có một tiêu chuẩn nào cố định. Vì
thế tư vấn viên cần nhạy cảm với tất cả những tình huống
khả dĩ có thể xảy ra. Tư vấn viên cần trung thực với thân
chủ ở mức tối đa. Các chia sẻ cảm nhận cá nhân được
khuyến khích để tăng cường tính khắn khít trong mối
quan hệ, nhất là khi thân chủ đang gặp những trở ngại lớn
ở cuộc sống.
Buhler và Allen (1972) khuyến khích tư vấn viên sử
dụng thuyết hiện sinh cần tập trung đầu tư nhiều cố gắng
vào quan hệ giữa hai bên, để tăng thêm tính hỗ tương,
nhắm đến mục tiêu tiến bộ, và phát triển tính nhất quán
trong tư vấn.
Das (1998) chủ trương tư vấn viên cần làm gương để
thân chủ có thể tìm được cảm nhận riêng cho họ, tìm
được khả năng xử lý, để họ áp dụng những khám phá
mới.
Mục đích của thuyết hiện sinh: Giúp thân chủ tìm
thấy giá trị của ý nghĩa cuộc sống - có tinh thần trách
nhiệm - cảnh giác và năng động - tự do cá nhân trong
chọn lựa khả năng nội tại và vốn quý trong mỗi cá nhân.
Trung tâm của tư vấn sử dụng thuyết hiện sinh nằm
trong ước muốn rằng thân chủ sẽ tìm thấy ý nghĩa của
trách nhiệm - với bản thân họ và với xã hội xung quanh.
Thân chủ được mời gọi trong tiến trình nhận ra ý nghĩa
của giá trị tồn tại trong cuộc sống. Họ được giải phóng
khỏi những quan sát và kỳ vọng của người khác
(expectation of others), hoàn toàn có khả năng tồn tại và
làm việc, đóng góp và quan tâm đến chính họ và xung
quanh.
Tính chủ động và tinh thần trách nhiệm được thân
chủ rút ra từ quá trình tư vấn có sự đóng góp lớn của tư
vấn viên. Thân chủ sẽ ý thức được giá trị của bản thân.
Bước kế tiếp xa hơn là khuyến khích thân chủ hãy tận
dụng khả năng và đóng góp những đức tính cá nhân trong
việc giúp đỡ xã hội. Đây là một điểm mạnh, cần thiết, vì
công việc có ích cho xã hội luôn đem lại những phần
thưởng tích cực (positive rewards) cho những ai quan tâm
cộng tác.
Kỹ thuật tư vấn trong thuyết hiện sinh: Rất đơn
giản, so với những thuyết khác. Đây, dù ngạc nhiên, lại là
mặt mạnh, vì nó thúc đẩy tư vấn viên trong việc vay
mượn có chọn lọc kỹ thuật từ những mô hình tư vấn khác.
Họ sợ một mô hình kỹ thuật cứng nhắc có thể gây phương
hại đến tiêu chí của thuyết hiện sinh.
Tư vấn viên được kêu mời trong việc tích cực vạch ra
những nhu cầu bức xúc của thân chủ trong bối cảnh đa
dạng, nhiều mặt của cuộc sống phong phú. Sau đó tập
trung trong bối cảnh riêng với cá nhân, giúp thân chủ rút
ra kinh nghiệm cá nhân. Tư vấn viên cần chú ý đến khả
năng nhận thức của từng thân chủ một, để có những vận
dụng thích hợp.
Nhắc nhở thân chủ rằng, trong đời sống cá nhân và
đời sống chung ở xã hội luôn có những điều tốt, đáng yêu,
đáng trân trọng, mang tính nhân văn căn bản. Đi tìm ý
nghĩa cuộc sống và chân lý đòi hỏi nỗ lực và cố gắng. Để
làm tốt việc này, tư vấn viên cần mạnh dạn chia sẻ và thổ
lộ lòng mình (self-disclosure), như một ví dụ làm gương
(model) cho thân chủ, trong việc thẩm định và đánh giá
kinh nghiệm bản thân họ.
Tư vấn viên cần làm sáng tỏ về những điểm mâu
thuẫn với tiến trình chữa lành (healing process). Thân chủ
cần luôn được nhắc nhở họ có trách nhiệm sống tốt. Đó
không phải là một lựa chọn đơn thuần mà là một lựa chọn
có tính mệnh lệnh - một nghĩa vụ, mọi người được mời gọi
tìm được ý nghĩa sung mãn trong cuộc sống.
4. Thuyết tâm lý hình thái trong tư vấn
Thuyết hình thái (gestalt theory): Có khởi điểm từ
tâm lý hình thái chú trọng đến tính hoàn thiện và tính
nhất quán trong tư duy và hành vi. Hình thái (gestalt) ở
đây có nghĩa là một tổng thể hoàn chỉnh. Fritz Perls là
người tiên phong cho học thuyết này.
Quan niệm chính của thuyết hình thái là mọi ứng xử
và hành vi của con người đều xuất phát từ tổng thể cuộc
sống của họ (bao gồm toàn diện những khía cạnh chủ
quan và khách quan). Thân chủ cần được giải thích rằng
thái độ và cư xử của họ nên được hiểu trong bối cảnh bức
tranh lớn của cuộc sống cá nhân.
Quan điểm về con người của thuyết hình thái:
Con người sống và làm việc vì mục đích muốn trở nên
hoàn thiện và tìm thấy tính nhất quán trong đời sống của
họ. Mỗi cá nhân sẵn có tính hướng đến hoàn thiện được
hình thành từ quá trình sống, tiếp cận với môi trường
xung quanh, đồng loạt xảy ra với việc khám phá chính
bản thân.
Với thuyết này, tính hoàn thiện nằm trong thời điểm
hiện tại (here and now), chứ không là một quá trình phấn
đấu (striving process) để đạt tới. Thuyết này đề cao tính
thông minh khôn ngoan nằm sẵn trong hệ tư duy của mỗi
cá nhân. Vì thế, cá nhân có thể sử dụng vốn quý của
mình, sống có tiếp cận chủ động với mọi khía cạnh của
cuộc đời, nhằm tạo ra những hiệu quả thiết thực, tìm thấy
ý nghĩa hoàn thiện ngay từng thời điểm sống.
Như thế, cá nhân không nên phân tích và chia ra
thành những mặt mạnh hoặc mặt yếu nhỏ. Mỗi cá nhân
nên được nhìn vào như một tổng thể, có tốt có xấu, tác
động hỗ tương lên nhau. Cá nhân được mời gọi ứng xử
trong tinh thần tôn trọng, trân quý và phát huy cái hay cái
đẹp, nhìn nhận và hiểu được những cái xấu, như một
phần tất yếu của cuộc sống.
Cuộc sống là một quà tặng. Đây cũng chính là quan
điểm của thuyết này, nếu nói một cách tóm lại. Như thế
cá nhân phải là người có tinh thần chủ động, chứ không
phải là người thụ động, chỉ biết phản ứng trước những
diễn biến trong xã hội. Vì thế, trong mọi lúc, họ luôn đối
phó và xử lý cuộc sống một cách chủ động, tích cực, kịp
thời.
Nan đề xảy ra khi cá nhân ỷ lại vào người khác và
không có tinh thần sử dụng sự hiểu biết và khả năng xử lý
của mình. Cá nhân vì không sử dụng khả năng hoặc chưa
nhìn thấy khả năng của mình, về mặt tình cảm và phán
đoán kém, nên họ tự hạn chế mình trong những hòa nhập
với cuộc sống sôi động.
Theo thuyết hình thái, cá nhân gặp những nan đề
trong cuộc sống thông thường vì những nguyên do như:
- Mất liên lạc với môi trường và những nguồn cung
cấp.
- Quá bận rộn với môi trường đến độ không còn thời
gian cho bản thân mình.
- Không thể gạt được những việc chưa hoàn tất qua
một bên, nên bị đắp mô, nghẽn tắc, bối rối.
- Mất hướng và lạc lối vì quá nhiều sự kiện xảy ra
cùng một lúc.
- Bị kẹt giữa cái họ nghĩ mình phải làm (topdog) và
cái họ muốn làm (underdog).
- Có khó khăn trong xử lý những vấn đề với hai vế
(như tình yêu và căm ghét, từ thiện và độc ác, thật thà và
xảo trá…) Nên họ bị tắc nghẽn.
Vai trò của tư vấn viên trong tư vấn hình thái:
Là tạo ra một môi trường để thân chủ phát hiện ra đâu là
mặt yếu để họ khắc phục. Để làm tốt, tư vấn viên cần
nghiêm túc và thật nhiệt tình với vai trò của mình. Tư vấn
viên phải thể hiện được tính năng động, xốc vác, hăm hở,
não trạng luôn tập trung vào thời điểm tức thời, nghĩa là
năng lượng chỉ dồn vào việc xử lý nan đề. Giải quyết từng
việc một, tránh lo lắng mình sẽ không đủ thời gian giải
quyết mọi việc.
Levitsky và Perls (1970) đề ra vài nguyên tắc cho tư
vấn viên thuyết hình thái, gồm:
- Nguyên tắc hiện tại (the principle of now): Chỉ sử
dụng cách nói tập trung vào hiện tại.
- Xưng hô cụ thể (I and You): Gọi và xưng hô, tôi và
bạn, tránh nhắc đến người thứ ba, cần cụ thể trong xưng
hô. Ví dụ, sẽ nói: Tôi buồn. Không nói: Cô ấy làm tôi khó
chịu.
- Nhấn mạnh đại từ nhân xưng tôi (The use of I):
Sử dụng đại từ tôi trong mọi trường hợp. Ví dụ không nói
bụng đau, mà nói: Tôi thấy đau bụng. Hoặc không nói trời
nóng quá, mà nói: Tôi thấy nóng bức.
- Tập trung vào quá trình giác ngộ (the use of an
awareness continuum): Không chú trọng đến tại sao
chuyện xảy ra; nhưng tập trung vào cái gì bị ảnh hưởng,
và bị ảnh hưởng như thế nào. Vì tại sao (why) là phạm trù
thuộc về quá khứ, trong khi cái gì (what) và như thế nào
(how) là những phạm trù của hiện tại.
- Hoán đổi câu hỏi thành câu nhận định
(conversion of questions): Yêu cầu thân chủ đổi câu hỏi
sang câu nhận định. Ví dụ: Tôi có thể ăn cái bánh này? -
được đổi thành: Tôi muốn ăn cái bánh này. Thể hiện chính
xác tính hiện tại trong tiêu chí của thuyết hình thái.
Mục đích của thuyết hình thái: Tập trung vào khái
niệm chỗ này và ngay bây giờ (here and now) và tính
nóng bỏng của kinh nghiệm tức thời (immediacy of
experience) trong bối cảnh trực tiếp với môi trường. Cá
nhân sẽ được giúp đỡ để hoàn thiện phát triển trí tuệ, tính
kết hợp các cảm xúc, tư duy nhận thức, và hành vi có
trách nhiệm trong bức tranh toàn cảnh của điêu kiện hiện
tại, từ đó cách nhìn vào thực tế được thiết lập.
Công thức tóm tắt: Hiện tại = Kinh nghiệm = Ý thức
= Thực tế được sử dụng để tóm tắt mục đích của thuyết
hình thái.
Perls (1970) nêu ra trong mỗi cá nhân có 5 lớp vỏ, là:
- Lớp vỏ giả tạo (phony layer): cá nhân không nói
thật, đùa tếu, pha trò, thiếu nghiêm túc.
- Lớp vỏ lo sợ (phobic layer): Không muốn bị nhận
diện với những điều mình không muốn, vì thế sợ đối diện
với người khác khi họ nhìn thấy chân tướng sự việc.
- Lớp bế tắc (inlpasse layer): Lo lắng không biết họ
có hội nhập được với cuộc sống.
- Lớp nổ vào (implosive layer): Cá nhân vấp vào tình
trạng sầu muộn lo âu, chán nản - tự gây khó cho bản
thân.
- Lớp nổ tung ra (explosive layer): Cá nhân phá vỡ
được lớp nổ vào trở bên bừng sức sống, vui vẻ, tràn ra
những cảm xúc buồn, lo, đau khổ, vì thế mà họ trở nên
thực tế và thành thực hơn.
Kỹ thuật trong tư vấn hình thái: Chủ yếu là bài
tập và thí nghiệm (experiment). Bài tập thường là những
hoạt cảnh đã được biên soạn. Tư vấn viên và thân chủ sẽ
thay phiên nhau sắm vai. Từ những đối thoại qua lại, dựa
trên những hoạt cảnh nói trên, thân chủ và tư vấn viên sẽ
tìm ra được ý nghĩa để thiết lập nhưng kinh nghiệm cá
nhân. Ngoài ra còn có những thí nghiệm không được soạn
sẵn; thường là những kinh nghiệm tình cờ trong giao tiếp
giữa thân chủ và tư vấn viên. Những kinh nghiệm này đến
bất ngờ, nhưng được ghi nhận và thảo luận, trở thành thí
nghiệm.
Giấc mơ của thân chủ được thảo luận nhưng không
có sự cắt nghĩa giống như thuyết phân tích tâm lý. Giấc
mơ chỉ cung cấp dữ liệu, nếu như có liên hệ quá rõ ràng
với nan đề. Quá nhiều giấc mơ về một đề tài, cho thấy, đề
tài đó có thể đã nói rõ hơn về hiện trạng của nan đề.
Một kỹ năng khác là cái ghế trống (empty chair),
trong đó có hai cái ghế, một để trống, thân chủ sẽ sắm
hai vai, một đại diện cho mặt tốt (tích cực) và một cho
mặt xấu (tiêu cực), sau đó anh ta sẽ thay đổi ghế; một cái
ghế cho vai kẻ xấu và một cái ghế cho vai người tốt.
Những đối thoại, tất nhiên thường là người tốt thắng cuộc,
như thế thân chủ sẽ rút ra được những bài học kinh
nghiệm rất tốt. Một hạn chế là thân chủ phải được khích
lệ thật nhiều. Vì đây là một cách làm bài tập có vẻ rất
khác người.
5. Kết luận
Trong Chương 8, phân tích tâm lý được khai thác, áp
dụng trong tư vấn, đem so sánh với 3 thuyết tập trung
vào cảm xúc và kinh nghiệm sống: thuyết về tập trung -
con người, thuyết hiện sinh và thuyết hình thái, ta thấy
ngay sự khác biệt.
Phân tích tâm lý và Adlerian nhấn mạnh đến thiết kế
lại những tư duy, trong khi 3 thuyết về con người, hiện
sinh, và hình thái tập trung vào yếu tố cảm xúc, với
những ảnh hưởng của cảm xúc trong tư duy và hành vi,
thông qua kinh nghiệm họ được giác ngộ trong quá trình
tư vấn.
Ba thuyết vừa nói trên đòi hỏi tư vấn viên phải luôn
nhiệt tình, gắn bó với thân chủ, coi họ là những nhân vật
có những tiềm ẩn tích cực, như có xu hướng hoàn thiện,
khả năng sống tốt, và những ưu điểm khác. Họ rất cần
được khơi dậy, nhận ra, và vận dụng những mặt mạnh ấy
trong bối cảnh xã hội hiện tại.
Tuy những thuyết này không đề ra một hệ thống kỹ
năng nào rõ ràng, ngoại trừ một nét chung là ba học
thuyết này đề cao đến bài tập. Điều này có nghĩa kinh
nghiệm là một quá trình tiếp cận thường xuyên. Nên nhớ,
đây chỉ là những học thuyết. Là tư vấn viên, chúng ta cần
ý thức mình có trách nhiệm chọn một học thuyết hay tổng
hợp một cách có chọn lọc từ nhiều học thuyết khác nhau.
Cần nhớ, tư vấn viên phải chọn học thuyết phù hợp với
khả năng tiếp thu của thân chủ; như thế hiệu quả tư vấn
đạt được mới cao.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 10. THUYẾT HÀNH VI – TÌNH CẢM –
HỢP LÝ VÀ THUYẾT PHÂN TÍCH THỎA HIỆP
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Khác với tư vấn liệu pháp sử dụng thuyết phân tích
tâm lý, thuyết Adlerian, thuyết tập trung- con người,
thuyết hiện sinh, và thuyết hình thái; trong Chương 10
này, thuyết Hành vi- Tình cảm hợp lý và thuyết Phân tích
Thoả hiệp là hai học thuyết áp dụng trong tâm lý sẽ được
bàn thảo.
Nhận thức (cognitive) là suy nghĩ, niềm tin và những
hình ảnh lưu lại trong hệ thống tư duy của cá nhân trong
quá trình tiếp cận với cuộc sống. Xuất phát từ niềm tin:
cái nhìn đối với thực tế xã hội được ảnh hưởng bởi đúc kết
trí tuệ qua kinh nghiệm, hai thuyết Hành vi- Tình cảm-
Hợp lý và thuyết Phân tích Thoả hiệp tập trung chủ yếu
vào tiến trình xây dựng và giúp cá nhân có một trí tuệ
lành mạnh.
2. Thuyết Hành vi - Tình cảm - Hợp lý
Một điều mà nhóm học thuyết trí tuệ, tinh thần quyết
tâm nhắm đến là chuỗi phản ứng mà họ rất tin tưởng
rằng:
Nhận thức à Cảm xúc à Hành vi
Và như thế, theo Burns (1980) nói, mọi cảm xúc tiêu
cực đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch. Họ rất tâm đắc
với câu nói của Shakespeare trong vở kịch Hamlet:
“Không có chuyện xấu hay tốt nhưng chỉ có suy nghĩ
khiến mọi chuyện trở thành xấu hay tốt.”
Vài nét chung của tư vấn dựa trên nền tảng
nhận thức
Trước hết, theo Hackney và Cormier (1996), thân chủ
có thể được áp dụng trong tư vấn nhận thức (cognitive)
tối thiểu phải có:
- Trí thông minh từ trung bình trở lên.
- Họ phải có một nan đề tương đối phức tạp, nan giải,
nhất là một hành vi không lành mạnh.
- Họ có khả năng xác định và xử lý, và áp các ý tưởng
và cảm tưởng.
- Họ không có những triệu chứng tâm lý lâm sàng
(psychotics).
- Họ có thiện chí và khả năng làm bài tập (yêu cầu
của tư vấn viên homework) có hệ thống và đòi hỏi khả
năng tư duy, lý luận.
- Họ có khả năng khéo léo trong xử thế và đối đáp.
- Họ có thể xử lý thông tin ở cấp độ nghe nhìn bình
thường.
Tư vấn nhận thức (cognitive counseling): Cho rằng
sửa đổi là quá trình điều chỉnh hệ thống suy nghĩ của cá
nhân, được phân ra làm ba loại: (a) nhận thức lạnh, (b)
nhận thức ẩm, và (c) nhận thức nóng. Để dễ liên tưởng so
sánh, ví dụ sau đây cố gắng minh họa: Một người vừa bị
thất nghiệp. Sau đây là 3 đại diện nhận thức vừa được đề
cập:
- Nhận thức lạnh: Tôi mất việc! Đã sao nào.
- Nhận thức ấm: Mình mất việc. Chắc phải đi kiếm
một việc làm mới.
- Nhận thức nóng: Á! Không thể như thế. Mất việc
chỗ ấy ư. Ta sẽ tìm một việc y như thế hoặc hơn ở những
chỗ khác. Cứ tưởng là báu lắm đấy!
Vì tư vấn nhận thức đòi hỏi những thao tác phức tạp,
một chiến lược trong quá trình tư vấn cần được chú trọng
đến. Theo Burns (1989) và Schuyler (1991), chiến lược đó
cần được xây dựng nhằm giúp thân chủ thay đổi cách
nghĩ, cần có:
- Sử dụng một hướng dẫn chuẩn xác để cá nhân tự
liệt kê ra những hành vi cụ thể trong cuộc sống.
- Ghi chép hoặc phản ảnh suy nghĩ của cá nhân về
những sự kiện trong cuộc sống một cách chính xác rõ
ràng.
- Tìm một cách giúp cá nhân dễ nhận ra những suy
nghĩ vặn vẹo, sai lạc. Cá nhân cần có khả năng hình
tượng hóa những khái niệm trừu tượng.
- Giúp cá nhân áp dụng những cách suy nghĩ mới sát
với thực tế và có hiệu quả. Chú trọng đến áp dụng vào
hành động.
3. Nhận thức trị liệu của Beck
Do Aaron Beck khởi xướng, theo ông, cá nhân có
những suy nghĩ bệnh hoạn (dysfunctional thoughts) là
những người thiếu thực tế (unrealistic) và sống không có
hiệu quả (unproductive life). Theo Beck, tư vấn viên cần
tập trung vào 6 loại hình nhận thức bị khúc xạ (cognitive
distortions), gồm:
- Suy luận một chiều (arbitrary inferences): Gò bó
trong tư duy, cứng nhắc trong cách nghĩ, mọi công việc sẽ
không có giải pháp nào khác.
- Chọn lọc lầm lẫn (selective abstractions): Có
những ý tưởng trừu tượng không phù hợp thực tế, luôn
đánh giá những diễn biến cuộc sống một cách thiếu thực
tế.
- Mọi chuyện đều thế cả (overgeneralization): Sẽ
không có cơ hội tốt hơn, ai cũng là người xấu cả, đi đâu
cũng thất bại cả.
- Thổi phồng hoá (magnification and minimization):
Coi chuyện xấu là quá lớn, và chuyện tốt lại quá nhỏ. Dẫn
đến những đánh giá sai lạc về bản thân và người khác -
tôi kém quá, chẳng có gì đặc biệt.
- Tự làm khó mình (personalization): Cho rằng mọi
chuyện tiêu cực xảy ra đều do lỗi của cá nhân, cho mình
là nguyên nhân của mọi chuyện khó chịu và những thất
bại trong cuộc sống.
- Suy nghĩ lưỡng cực (dichotomous thinking): Gò bó
trong tuy duy, nếu không tốt sẽ tự động xấu, nếu không
lỗi ở họ ắt lỗi mình. Không thành công có nghĩa là thất
bại.
4. Trị liệu qua hành vi tình cảm hợp lý (Rational
Emotive Behavioral)
Đây là cách trị liệu được khởi xướng bởi Albert Ellis.
Quan điểm về con người của thuyết này: Chủ
trương con người vốn có thể suy nghĩ hợp lý và bất hợp lý;
họ có thể tỉnh táo và sai lệch. Hai trạng thái này tồn tại
song song và hành động của cá nhân thường phản ánh
điều kiện môi trường. Môi trường thuận lợi, con người suy
nghĩ rất minh mẫn. Khi môi trường xấu, tư tưởng của họ
trở nên hạn chế cứng ngắc. Chỉ khi một khung tư duy mới
được nhận thức rõ ràng, con người mới có thể xử lý mọi
tình huống một cách hợp lý, tỉnh táo.
Niềm tin phi lý (irrational beliefs): Dẫn đến những ý
tưởng bực bội và khó chịu, gây khó cho cá nhân. Theo
Ellis, niềm tin bất hợp lý (phi lý) có dính líu đến 3 trạng
trái khó chịu trong cảm xúc.
- Tôi phải làm tốt mọi việc, vì người thân kỳ
vọng tôi như thế - trong khi tôi không thể làm được vì
tôi có quá nhiều hạn chế và việc ấy ngoài khả năng. Kết
quả là: cảm giác lo lắng, chán nản, buồn phiền, hèn kém,
càng dẫn đến những bế tắc khác.
- Người thân phải đối xử tốt với tôi - nếu không
làm thế, họ là những con người xấu, ích kỷ, nhỏ mọn…
Kết quả là: cảm giác giận dữ, bất bình, tôi phải trả đũa,
giận cá chém thớt.
- Tôi phải sống đàng hoàng tử tế - nếu không,
thật đáng sợ, đời chẳng đáng sống, tôi bị đối xử không
công bằng - ai cũng muốn tôi phải là con người gương
mẫu. Kết quả: khó chấp nhận cuộc sống, dễ nổi quạu, cáu
bẳn, xa lánh mọi người.
Ellis không đề cập đến giai đoạn phát triển nơi con
người, nhưng ông tin rằng trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng bởi
môi trường xung quanh, ông tin rằng con người vốn cả tin
và dễ bị lung lạc, và cũng dễ có xung động. Trong mỗi cá
nhân đều có những khả năng kiểm soát cảm tưởng, suy
nghĩ, và hành vi. Theo ông ý thức và nhận thức là những
yếu tố quan trọng trong hệ thống tư duy (thinking
system), có ảnh hưởng trực tiếp đến biểu hiện của mỗi cá
nhân.
Vai trò của tư vấn viên: Trong thuyết của Ellis yêu
cầu phải năng động và có tinh thần chỉ đạo. Họ là những
thầy giáo, hướng dẫn thân chủ trong việc thay đổi những
suy nghĩ sai lạc. Thân chủ thường có những phát biểu với
nội dung (content) phản ánh suy nghĩ sai lạc, nên tư vấn
viên phải biết lắng nghe để ghi chép những phát biểu ấy,
sử dụng chúng như những tư liệu cho các bài tập sau này.
Ellis (1980) đề nghị một tư vấn viên áp dụng theo
thuyết này cần có những đức tính sau: Thông minh - có
kiến thức biết đồng cảm - biết tôn trọng - thành thật - cụ
thể - có quyết tâm - có đầu óc khoa học - hứng thú trong
việc giúp đỡ người khác - tận tâm với nghề.
Vì thân chủ trong liệu pháp nhận thức đòi hỏi phải có
một tình trạng ổn định về sức khỏe tâm thần, và một mức
độ trí tuệ nhất định, tư vấn viên vì thế cũng cần có kiến
thức về chẩn đoán và thẩm định, đánh giá khả năng của
một thân chủ.
Mục tiêu của tư vấn nhận thức: Theo Ellis, giúp
thân chủ hiểu rõ rằng họ có thể sống lành mạnh hơn qua
việc suy nghĩ hợp lý, và vì thế cuộc sống của họ sẽ sung
mãn, trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa hơn. Nói khác đi, tư vấn
nhận thức giúp thân chủ điều chỉnh lại tư duy lệch lạc,
vốn dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy.
Giống như Epictetus, ở thế kỷ thứ I đã nói: "Con
người không phiền muộn vì sự việc ở đời, họ phiền muộn
vì cách họ nhìn chúng". Theo Ellis, con người tự biến mình
trở thành nạn nhân bằng cách nghiêm trọng hóa, thần
tượng hóa, lý tưởng hóa cuộc sống qua các cụm suy nghĩ
như:
Tôi phải thế này…
Tôi nên thế kia…
Ông ta đáng lẽ phải…
Bà ấy phải…
Họ nhất định cần phải…
Những cụm tư duy sai lạc này biến những nhu cầu
bình thường trở thành những đòi hỏi gay gắt - thiếu thực
tế. Sau đó nhưng việc bình thường trớ thành quá xấu,
không đủ tốt tôi thất bại, họ quá quắt… Thế là con người
trở thành yếu thế, chán nản, bực dọc, bức xúc… Họ bị
nhiễm hội chứng PHẢI (must syndrome), một hội chứng
đã vặn xoắn hệ tư duy trở thành lệch lạc, bệnh hoạn.
Vì thế, mục tiêu chính của tư vấn nhận thức là giúp
cá nhân sửa đổi, chấn chỉnh lại những cụm tư duy sai
lệch, đưa họ trở về với những lối suy nghĩ chuẩn xác, lành
mạnh.
Nhiều chuyên gia đã thống nhất với nhau rằng suy
nghĩ sẽ dẫn đến cảm xúc. Suy nghĩ về những kinh nghiệm
có thể được phân loại ra làm 4 nhóm: tích cực - tiêu cực -
trung lập - và trộn lẫn. Như thế:
- Suy nghĩ tích cực dẫn đến cảm xúc tích cực.
- Suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc tiêu cực.
- Suy nghĩ trung lập dẫn đến cảm xúc trung lập.
- Suy nghĩ lẫn lộn dẫn đến cảm xúc lẫn lộn.
Mô hình biểu diễn quan hệ sự kiện có tác động lên tư
duy và tình cảm của con người:
Sự kiện xảy ra à Quá trình tư duy à Hệ quả tình cảm
Mô hình này cho chúng ta thấy tóm tắt về quá trình
tại sao sự kiện trong cuộc sống có thể trở thành những
cảm xúc khác nhau. Những sự kiện xảy ra trong cuộc
sống luôn đi vào hệ tư duy của con người. Hệ tư duy sẽ xử
lý những thông tin vừa được thu nạp được. Ở đây có hai
trường hợp, nếu bộ xử lý tư duy đúng đắn, lành mạnh,
cảm giác được sinh ra sẽ đúng đắn, lành mạnh, và ngược
lại. Dưới đây là mô hình trình bày hai hệ xử lý tư tuy khác
nhau:
Sự kiện à Bộ xử lý tư duy tốt à Cảm xúc tốt
Sự kiện à Bộ xử lý tư duy xấu à Cảm xúc xấu
Đến lượt cảm xúc tốt sẽ dẫn đến hành vi tốt. Mô hình
có thể được miêu tả, như sau:
Sự kiện à Xử lý tốt à Cảm xúc tốt à Làm tốt
Sự kiện à Xử lý kém à Cảm xúc xấu à Làm không tốt
Kỹ thuật trong tư vấn nhận thức chủ yếu là dạy
(hướng dẫn) và tranh luận. Trước khi bắt tay vào tư vấn,
thân chủ cần được giải thích và hiểu cặn kẽ về từng khâu,
từng bước trong cả quá trình. Họ phải được giải thích sự
liên hệ giữa suy nghĩ tốt sẽ dẫn đến cảm xúc tốt, và sau
đó là hành vi tốt. Đây là liệu pháp có tính giáo dục và tính
chỉ đạo rất cao. Vì thế thân chủ cần phải tập trung cao độ
và thật sự có tinh thần cộng tác, thực hiện tất cả những
đề nghị của tư vấn viên một cách triệt để.
Tranh luận về nhận thức là quá trình tư vấn viên hỏi
thẳng (ask directly) để đánh giá những trả lời của thân
chủ. Một hình thức câu hỏi rất hiệu nghiệm là hỏi: Tại sao
(why), ví dụ:
Tại sao anh nghĩ thế?
Tại sao anh phải trốn tránh nói chuyện với con trai?
Tại sao họ cần sự trợ giúp của anh?
Tại sao anh sợ vợ của mình?
Nhờ thế, tư vấn viên sẽ đánh giá được tiến độ điều
chỉnh hệ thống tư duy của thân chủ khi họ đưa ra những
lý do tại vì (because) cho những câu hỏi tại sao (why). Tư
vấn viên sẽ phân tích từng lý do tại vì của thân chủ một
cách cụ thể. Chọn lọc những lý do tại vì tốt. Còn những lý
do tại vì sai, lệch lạc, sẽ được thay thế bởi những tại sao
không nên làm khác đi, chẳng hạn như… Đây là quá trình
thiết kế lại khung tư duy (thinking system).
Có thể sử dụng suy diễn (syllogisms) để giúp thân
chủ nhận ra chân lý, ví dụ như:
Thân chủ: Tôi ghét làm việc với người nước ngoài.
Tư vấn viên: Họ cũng là người chứ, anh có nghĩ thế
không?
Thân chủ: Nhưng họ khác lắm.
Tư vấn viên: Tôi cũng đã làm việc với người nước
ngoài, khi tôi còn là sinh viên.
Thân chủ: Rồi sao nữa?
Tư vấn viên: Tôi đã làm việc với họ. Họ cũng là người.
Và tôi nghĩ họ có thể hiểu và thông cảm được. Chỉ cần anh
cho họ và tự cho mình chút thời gian.
Có thể sử dụng tranh luận về hành vi (behavioral
disputation): Trong trường hợp thân chủ có hành vi khó
chấp nhận được. Điều này có thể thực hiện được khá
thuận lợi khi hai người đang thực tập đóng kịch, dựa trên
những hoạt cảnh đã được soạn sẵn.
Chất vấn trong tinh thần xây dựng
(confrontation): Và cổ động thân chủ cũng rất hữu hiệu.
Trong quá trình tái thiết lại hệ tư duy (lối suy nghĩ), khi
thân chủ có những hệ tư duy không lành mạnh, tư vấn
viên cần sử dụng chất vấn trong tinh thần xây dựng, cho
đến khi tư duy thích hợp (appropriate thinking) được thân
chủ nắm bắt. Trong trường hợp, thân chủ có tư duy tốt, tư
vấn viên nên cổ động và ủng hộ họ, như thế thân chủ sẽ
hứng thú hơn trong tư vấn, và họ sẽ sử dụng nó nhiều
hơn, điều này sẽ trở thành một thói quen tích cực.
Bài tập (homework): Là những câu chuyện có hoạt
cảnh (theme) do tư vấn viên đề xuất. Thân chủ sẽ đem về
nhà, suy nghĩ kỹ, cân nhắc, chọn lựa giải pháp tối ưu, sau
đó hai bên ngồi xuống, đối chiếu và đánh giá những mẩu
xử lý của thân chủ. Thao tác này sẽ giúp thân chủ có
thêm những kinh nghiệm mới, điều này có những tác
động tích cực trong việc điều chỉnh lại khung tư duy của
họ.
5. Thuyết phân tích thỏa hiệp trong tư vấn
(Transactional Analysis)
Khởi xướng bởi Eric Berne, là một thuyết xây dựng
trên nền tảng tư duy nhận thức. Theo thuyết này, quan hệ
trong cuộc sống giống như một cuộc đối thoại. Vì thế thái
độ của những người trong cuộc đối thoại sẽ có ảnh hưởng
quyết định đến sự lành mạnh của quan hệ ấy.
Quan điểm về con người của thuyết phân tích
thỏa hiệp nhắm vào tính lạc quan trong cuộc sống. Họ
tin rằng con người có thể phục hồi một quá khứ, bất kể
tình trạng của quá khứ ấy như thế nào. Họ cho rằng con
người có quyền lựa chọn. Những lựa chọn này có thể được
sửa đổi, nếu có nhu cầu. Thuyết này ủng hộ việc mỗi cá
nhân đều bình đẳng và có thể tín thác nơi bản thân họ,
suy nghĩ độc lập cho riêng họ, quyết định cho họ, và có
quyền phát biểu cảm tưởng của mình.
Có bốn phương pháp sử dụng trong thuyết phân tích
thỏa hiệp, là:
- Phân tích hệ cấu trúc (structural analysis): Tìm
hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của
thân chủ.
- Phân tích sự giao tiếp (transactional analysis):
Mô tả chính xác những gì đang xảy ra giữa hai người.
- Phân tích những bông đùa (game analysis): Tìm
hiểu những giao dịch giữa hai bên dẫn đến những cảm
xúc tiêu cực vì lạm dụng những câu nói đùa.
- Phân tích kịch bản cuộc đời (script analysis): Tìm
hiểu kế hoạch cuộc đời mà thân chủ đang sống.
Với phân tích hệ cấu trúc: Berne cho rằng cái tôi
là một quá trình lưu trữ một cách cố định với những cảm
xúc và kinh nghiệm có liên hệ khắng khít với hành vi.
Theo ông, mỗi cá nhân được coi như mang trong họ 3 cái
tôi:
- Cái tôi trẻ con (child ego): Cá tính non nớt, hiếu
kỳ, muốn được chiều, ích kỷ, ác ý, thích đùa, hay dỗi,
thích vòi vĩnh.
- Cái tôi phụ huynh (parent ego): Có tính ra lệnh, lo
xa quá mức, quan tâm quá mức cần thiết, thích lên lớp,
hay chỉ trích.
- Cái tôi người lớn (adult ego): Cá tính trung dung,
khách quan, xử lý trên bình diện thu thập tư liệu, dữ kiện,
tôn trọng, hòa đồng, trưởng thành.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết sử dụng cái tôi
thích hợp đúng lúc, đúng trường hợp, đúng đối tượng,
quan hệ giữa hai cá nhân, với những người khác sẽ diễn
ra êm xuôi tốt đẹp. Tất nhiên đây không phải là trường
hợp khả thi trong mọi tình huống, với mọi cá nhân. Rất
nhiều lúc cá nhân đã sử dụng sai cái tôi của mình và sử
dụng cái tôi không thích hợp. Điều này đưa đến những
căng thẳng trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
Với phân tích giao tiếp: có 3 hình thái giao tiếp là:
- Giao tiếp có bổ sung (complementary
transaction): Trong trường hợp này, hai cá nhân trong
quan hệ tiếp cận nhau trong cương vị tương đồng, bình
đẳng, như:
- Cái tôi trẻ con gặp cái tôi trẻ con: vui vẻ hòa nhã,
dễ dãi, thoải mái.
- Cái tôi trưởng thành gặp cái tôi trưởng thành:
nghiêm túc tôn trọng, công việc.
- Cái tôi phụ huynh gặp cái tôi phụ huynh: có thể xây
dựng và có thể chỉ trích. Tùy theo quan hệ và nội dung
trọng quan hệ.
Tất nhiên những giao tiếp theo hệ này thường dẫn
đến những diễn biến có thể tiên đoán trước được.
- Giao tiếp chéo (crossed transaction): Gây khó chịu
cho hai phía vì đây là thể loại giao tiếp không thích hợp,
thiếu bình đẳng, tôn trọng, dẫn đến:
- Cái tôi trẻ con gặp cái tôi trưởng thành: phải mất
nhiều thời gian để giải thích, vì không đồng nhất về quan
điểm, cách nghĩ.
- Cái tôi trẻ con gặp cái tôi phụ huynh: có thể gây ra
những trái ngược về yêu cầu, kỳ vọng, và quan điểm, mục
đích (giống như giữa cha mẹ và con cái).
Nói khác đi, những quan hệ này luôn gặp những căng
thẳng và trở ngại do tính hòa hợp thấp, thiếu sự cân đối
nhịp nhàng giữa hai đối tác.
- Giao tiếp hiểu ngầm (ulterior transaction): Khi hai
đối tác hoàn toàn có thể tin tưởng, gần gũi vì họ đã hiểu
ngầm với nhau rằng: chúng ta giống nhau, nên có thể làm
việc với nhau dễ dàng, thường là chỉ có hai hình thái:
- Cái tôi trẻ con gặp trẻ con: chúng ta sẽ chơi chung,
làm theo lối trẻ.
- Cái tôi trưởng thành gặp cái tôi trưởng thành: tôi hy
vọng rằng chúng ta sẽ hợp tác trên tinh thần hai bên
cùng có lợi.
Còn trường hợp 2 bên đều là cái tôi phụ huynh, có
thể sẽ có những chỉ trích, bảo thủ… (giống như hai vợ
chồng ngoài đời thực).
Phân tích những bông đùa: Nhằm tìm hiểu và
phân tích những giao tiếp vui vẻ bề mặt, nên nếu có
những lấn cấn ngầm, quan hệ không được xử lý sẽ trở
thành xấu đi. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, tất sẽ
dẫn đến những hậu quả khó chịu trong tương lai. Bông
đùa (playing) giúp con người tránh được những căng
thẳng trong chốt lát và để đạt được những mong muốn,
tìm sự an toàn, trốn tránh trách nhiệm… Về lâu dài, tất
nhiên không ai muốn mình thiệt thòi, mâu thuẫn vì thế
khó tránh khỏi. Bông đùa có 3 cấp cộ là:
- Cấp độ vô thưởng vô phạt: Những bông đùa xã
giao, vô thưởng vô phạt, với mọi người, tác hại nhẹ. Mất
mặt, giận, bực, nghỉ chơi…
- Cấp độ vừa: Xảy ra với những người thân, bạn bè,
và sự kiện ở mức trung bình, tác hại có thể từ đáng kể
đến nghiêm trọng. Không muốn nói chuyện, giận lắm.
- Cấp độ nghiêm trọng: Xảy ra với người thân, bạn
bè khi sự kiện liên quan đến những phạm trù nghiêm túc,
tác hại từ nghiêm trọng đến nguy hiểm. Bực bội, điên
loạn, căm hận, trả thù…
Phân tích kịch bản cuộc đời: Berne tin tưởng rằng
mỗi cá nhân xây dựng cho mình một kịch bản cuộc đời từ
khi còn rất trẻ, khoảng 5 tuổi. Trẻ sử dụng kịch bản này
để tiếp cận với xã hội, dựa trên nhãn quan chúng thu thập
từ môi trường sống thực tế. Nên những thông điệp tích
cực (positive message) từ người lớn hay những thông điệp
tiêu cực (negative message) sẽ có những ảnh hưởng lên
tư tưởng của trẻ. Cần biết, những thông điệp tiêu cực
thường có tác dụng lớn hơn. Ví dụ, nghe mắng sẽ nhớ lâu
hơn là được khen. Bài học cho mỗi chúng ta, khen ba lần
chỉ bằng chê một lần.
Một khái niệm khác trong tư vấn trên nền tảng giao
tiếp gọi là vuốt (stroke) là những lời khen và những ủng
hộ (vuốt tích cực). Chê trách hay phản đối cũng là một
dạng vuốt (vuốt tiêu cực). Nên nhớ, vuốt tiêu cực
(negative stroke) sẽ vẫn hơn là không có bất cứ một dạng
vuốt nào. Vì như thế sẽ dẫn đến trạng thái dồn nén. Berne
gọi đấy là nhưng con tem (stamps) giống như của người
sưu tầm tem. Để đến một lúc nào đó, khi bị dồn nén quá
mức, cá nhân sẽ quay ra phá bĩnh, suy sụp, có biếu hiện
tiêu cực thái quá.
Dưới đây là những xu hướng viết sai kịch bản (kế
hoạch dự định cho cuộc đời):
- Không bao giờ cả (never script): Cá nhân không
bao giờ có cố gắng vì không tin vào bản thân, họ bị ngăn
cản, không có ai ủng hộ, điều kiện sống quá thiếu thốn,
hạn chế. Mẹ bảo mình chẳng thể nào lấy chồng được, mẹ
nói đúng đấy.
- Chờ đến khi (until script): Là kịch bản cá nhân chờ
đến một thời điểm thuận lợi, điều đáng buồn là thời điểm
thuận lợi ấy hình như chẳng bao giờ đến cả. Mình cứ đợi
đến 35, hãy có chồng.
- Bao giờ chẳng thế (always script): Là kịch bản cá
nhân thuyết phục mình không nên thay đổi, cứ bằng lòng
với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Lấy chồng làm gì vội. Có
cố cũng không ăn thua. Đàng nào cũng khổ cả.
- Rồi sẽ có ngày (after script): Là kịch bản cá nhân
tin rằng sẽ có những biến cố xấu, tai họa, bất lợi sẽ xảy ra
ở một giai đoạn nào đó. Rồi lấy chồng được mấy năm sau
mình sẽ sinh con, xấu xí, già đi, có khi còn bị ung thư
ngực nữa.
- Mở rồi đóng (open-ended script): Cá nhân bị tắc,
không biết mình phải làm gì, kế tiếp. Ồ. Mình đã 38 rồi,
chưa có chồng, làm sao đây? Chán thật!
Vai trò của tư vấn viên trong phân tích thỏa
hiệp: Chủ yếu giống như một thầy giáo, vì họ cần phải
giải thích những khái niệm tương đối dễ nhầm lẫn, như 3
khái niệm cái tôi khái niệm giao tiếp, vuốt, kịch bản… Tư
vấn viên còn cần khéo léo trong việc thiết lập nên những
hợp đồng và lịch làm việc để thân chủ có cơ hội thực hành
càng nhiều hoạt cảnh (role playing) để giúp họ hình thành
những hệ thống và xu hướng xử lý trong quá trình giao
tiếp.
Nhiệm vụ chính của tư vấn viên là cung cấp đầy đủ
những công cụ cần thiết, như bài tập, thời gian, và những
đánh giá, nhận xét kịp thời về tiến trình tiếp thu những kỹ
năng và việc họ có thể áp dụng những kỹ năng mới mà
thân chủ đã học hỏi được.
Mục tiêu của tư vấn phân tích thỏa hiệp: Là quá
trình thay đổi cá nhân từ tiêu cực thụ động chuyển sang
lành mạnh, tích cực, hoạt bát. Tư vấn viên giúp thân chủ
nhận ra những cái tôi của họ, sử dụng chúng đúng, thích
hợp trong những bối cảnh đặc biệt, từ đó họ sẽ tìm thấy
những đồng điệu, thuận lợi, hòa hợp với những đối tác và
đối tượng trong đời sống.
Kỹ thuật sử dụng trong tư vấn phân tích thỏa
hiệp phần lớn là sử dụng 4 loại hình phân tích đã nêu ở
phần trên. Tuy nhiên những kỹ thuật dưới đây cần được
giới thiệu và tham khảo:
Hợp đồng trị liệu (treatment contract): Ghi rõ, cụ
thể về trách nhiệm từ hai phía.
Đặt câu hỏi (interrogation): Cho đến khi thân chủ
thành thạo vai trò cái tôi trưởng thành (adult ego) của họ.
Cụ thể và chính xác (specification): Vạch rõ cho
thân chủ thấy từng loại cái tôi mà họ đang sắm vai trong
những bài tập thực hành giữa hai bên.
Chất vấn (confrontation): Vạch ra những mâu thuẫn,
không ăn khớp trong lời nói của thân chủ ở quá trình làm
bài tập thực hành với tư vấn viên.
Giải thích (explanation): Cung cấp đầy đủ thông tin
để thân chủ có thể nắm bắt được các khái niệm và cách
thức tư vấn.
Minh họa (illustration): Có những ví dụ, cần khôi hài
để giảm căng thẳng, như những phần thưởng khích lệ nho
nhỏ cho thân chủ.
Khẳng định lại (confirmation): Nhắc lại những điểm
đã làm đúng, cho đến khi thân chủ thật sự thuần thục với
kỹ năng đang được huấn luyện.
Cắt nghĩa (interpretation): Giải thích tại sao cái tôi
trẻ con luôn dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp và
cái tôi trưởng thành là cái tôi cần được phát huy.
Tập trung vào giao tiếp tích cực (crystallization):
Tiếp tục thường xuyên cho đến khi thân chủ quán triệt và
vững vàng trong mô hình quan hệ giao tiếp sử dụng cái
tôi trưởng thành trong mọi trường hợp có thể.
Những câu hỏi dưới đây thường được tư vấn viên hỏi:
- Những gì tốt nhất/ xấu nhất bố mẹ đã nói về bạn?
- Chuyện gì bạn còn nhớ rõ từ độ tuổi sớm nhất?
- Gia đình kể về sự sinh ra của bạn như thể nào?
- Bài hát, chuyện cổ tích, câu chuyện nào thời còn bé
bạn thích nhất?
- Bạn miêu tả về bố và mẹ như thế nào?
- Bạn nghĩ rằng mình sẽ sống đến bao lâu đây?
Ngoài ra, tư vấn viên cần khéo léo tìm ra động cơ
(motive) của thân chủ tại sao họ sử dụng cái tôi không
thích hợp, từ đó những động cơ lành mạnh (healthy
motive) có thể được thảo luận. Cá nhân thường có khả
năng và sẵn lòng thay đổi khi họ nhìn thấy những lựa
chọn khả thi khác trong cuộc sống.
6. Kết luận
Rõ ràng hai thuyết vừa được trình bày đã tập trung
nhiều vào tiến trình thay đổi nhận thức và tư duy của cá
nhân. Một điều cần chú ý là thân chủ cho những liệu pháp
dựa trên cơ sở nhận thức phải có những tiêu chuẩn thông
minh nhất định như khả năng xử lý và hấp thụ những khái
niệm nhầm lẫn và cấu trúc tư vấn khá phức tạp.
Cần biết, khi thân chủ hoàn thành tư vấn dựa trên
căn bản nhận thức và tư duy sẽ có cơ hội sống rất hiệu
quả. Nói khác đi, sau khi thay đổi và điều chỉnh (adjust)
khung tư duy của mình, thân chủ sẽ áp dụng những kỹ
năng và kinh nghiệm của mình vào những trường hợp
trong tương lai mà họ đà gặp tương tự trong quá khứ.
Tư vấn viên cần tập trung vào kỹ năng khi tư vấn cho
thân chủ qua liệu pháp nhận thức, vì đây là khâu quan
trọng then chốt. Chẳng hạn là, nếu thân chủ có quyết
tâm, có thiện chí, song kỹ năng áp dụng không đúng,
không chính xác, hiệu quả tất nhiên sẽ không cao, nếu
không nói là không có những gặt hái nào.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 11. LIỆU PHÁP HÀNH VI, LIỆU PHÁP
NHẬN THỨC HÀNH VI VÀ LIỆU PHÁP THỰC
TƯ VẤN TÂM LÝTIỄN
CĂN BẢN à PHẦN BA. CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Như tên gọi, nhóm liệu pháp trong Chương 11 này
tập trung vào hành vi của con người. Mục tiêu của tư vấn
viên theo lối liệu pháp hành vi cố gắng giúp thân chủ thay
đổi hành vi của họ, sửa đổi những hành vi không lành
mạnh, xóa bỏ những hành vi xấu hoặc những hành vi mà
thân chủ muốn từ bỏ. Như thế, những hành vi tiêu cực sẽ
được thay thế bằng những hành vi tích cực.
Từ tính đặc trưng của nó, liệu pháp hành vi thường
được áp dụng cho những trung tâm cải huấn, trung tâm
cai nghiện, trường dạy nghề, những lớp, khóa thực hành
để từ bỏ một hành vi không được xã hội và cá nhân thân
chủ chấp nhận.
Từ những chương trước, hành vi là kết quả của
những mảng rộng lớn hơn như: ý tưởng, thực hành, và lý
thuyết. Nó được coi như sản phẩm sau cùng của mỗi một
cá nhân trong xã hội. Cá nhân có thể có nhận thức, hệ tư
duy, có kinh nghiệm, có khả năng xử lý… nhưng hành vi
của họ mới thật sự có tác động đến người xung quanh.
Đấy là lý do tại sao người ta vẫn nói: hành động thật
sự quan trọng hơn lời nói. Và trong trường hợp này, hành
động là biểu hiện, là tiếng nói quan trọng nhất.
Ban đầu, người theo phái hành vi chỉ tập trung vào
việc điều chỉnh và sửa đổi những hành vi có thể nhìn
thấy, quan sát được. Xu hướng gần đây cho thấy, Watson
đã chứng minh được ngay cả những thói quen thuộc
phạm trù tình cảm cũng có thể tập và sửa đổi được.
Dựa vào phần lớn công cuộc nghiên cứu đầy giá trị
của Pavlov với những thí nghiệm về lĩnh vực phản xạ có
điều kiện, những khoa học gia sau này đã phát huy;
những kiến thức và hiểu biết về động cơ hành vi của con
người càng ngày càng được khám phá.
Theo Hackney và Cormier (1996), những thân chủ
sau sẽ có cơ hội thành công cao khi áp dụng trị liệu trên
cơ sở hành vi:
- Là người có tinh thần theo đuổi mục đích, muốn
thấy hiệu quả và thành tích đạt được.
- Là người hiếu động, luôn cần, thích làm một cái gì
đó.
- Có hứng thú trong việc thay đổi cả những ứng xử
riêng biệt và những hành vi phụ khác, có liên quan đến
những hành vi chủ yếu.
2. Thuyết hành vi
B. F. Skinner là người có công nhiều nhất với thuyết
hành vi. Niềm tin của ông vào khả năng thay đổi của con
người dựa vào phần thường (rewards) từ những hành vi.
Với thuyết này, cội rễ của những hành vi không hoàn toàn
nằm trong, và chịu ảnh hưởng của hệ tư duy và cảm xúc
lành mạnh. Theo họ, cá nhân ứng xử, hành động chủ yếu
là vì hành vi của họ sẽ đem lại những kết quả (có cả tốt
lẫn xấu). Vì thế, họ sẽ hành xử làm sao có thể đem lại
nhiều gặt hái nhất.
Tư vấn viên và quan điểm về con người của
thuyết hành vi: Có những đặc tính căn bản sau, dựa
theo Rimm và Cunningham (1985), gồm:
- Tư vấn viên chú trọng đến tiến trình thay đổi hành
vi, và những hành vi này có thể quan sát, đánh giá được
qua kiểm chứng, đo đạc.
- Tư vấn viên tập trung vào hành vi hiện tại để làm
điểm tựa cho việc thay đổi, điều chỉnh những hành vi
muốn bỏ trong quá khứ.
- Họ tin rằng hành vi có được do học hỏi, bất kể nếu
như hành vi đó tốt hay xấu.
- Họ muốn thiết lập một kế hoạch trị liệu cụ thể,
không mập mờ, hành vi muốn bỏ phải bỏ được. Không nói
suông, phải thực hiện kế hoạch. Bắt tay vào làm.
- Họ phản đối quan niệm nhân cách được tạo nên bởi
những yếu tố thiên bẩm bất biến. Xấu tốt đều do học hỏi
mà ra.
- Họ chú trọng đến tính khoa học và thực nghiệm, với
họ cứ liệu và bằng chứng mới thật sự quan trọng, kỹ thuật
áp dụng phải mang tính khoa học, có tổ chức chặt chẽ. Họ
không lí luận suông.
Tóm lại, trong một tiêu chí rõ nhất, thuyết hành vi tin
rằng con người học tập (learn) một hành vi nào đó, và
hoàn toàn có thể xoá (unlearn) những gì đã học trước đó.
Mô hình kích thích - phản ứng (stimulation-
reaction model): Sử dụng trong hành vi trị liệu, được rút
ra từ thí nghiệm phản xạ có điều kiện, còn được gọi là mô
hình học cách phản ứng (respondent learning). Đây là mô
hình dựa trên khám phá của nhà bác học Nga nổi tiếng
Pavlov. Có thể tóm tắt thí nghiệm của ông với con chó
trong phòng thí nghiệm như sau:
1. Chuông reo suông, chó không chảy nước miếng.
2. Thức ăn, chó chảy nước miếng - Phản xạ không
điều kiện.
3. Chuông reo + thức ăn (trong một thời gian nhất
định).
4. Chuông reo suông, chó chảy nước miếng - Phản xạ
có điều kiện.
5. Chuông reo suông, không có thức ăn (trong một
khoảng thời gian nhất định).
6. Chuông reo suông, chó không chảy nước miếng
nữa.
Từ thí nghiệm này, có thể nhìn thấy quá trình chó
học tiếng chuông (learn) khi kích thích (stimulation) có
điều kiện (tiếng chuông) đi kèm với kích thích không điều
kiện (thức ăn), chó học (learn) rằng tiếng chuông đi kèm
với thức ăn. Nhưng nếu nghe tiếng chuông mà không thấy
thức ăn mãi, chó sẽ quên tiếng chuông (unlearn). Suy
diễn từ thí nghiệm này, ta có thể nhận ra một cách khái
quát, hành vi (chảy nước miếng) được học và có thể bị
xóa, tùy thuộc vào phần thưởng (thức ăn). Mô hình thí
nghiệm này được áp dụng vào động cơ và hành vi của
con người.
Phân tích hành vi áp dụng (applied behavior):
Dựa vào thuyết của Skinner. Theo đó, để hành vi phản
ứng có chọn lọc, con người phải là một chủ thể chủ động
trong tiến trình học tập hành vi đó. Ở đây, hai kết quả là
được phần thưởng (rewards) và bị trừng phạt
(punishment), hai nguồn động cơ quan trọng của tiến
trình học hỏi. Lẽ tự nhiên, cá nhân sẽ có những hành vi để
tăng thêm phần thưởng và giảm thiểu sự trừng phạt. Vì
thế, những hành động tạo ra những kết quả có lợi chính là
động lực thúc đẩy con người theo đuổi một hành vi nào đó
có lợi cho bản thân.
Thuyết nhận thức - xã hội (social cognitive): Chủ
trương những hành vi nhất định của một cá nhân là do
quá trình quan sát và bắt chước từ xã hội xung quanh của
cá nhân đó. Theo Bandura (1986) thì tiến trình học hỏi từ
xã hội của một cá nhân phụ thuộc vào ba yếu tố tách rời,
nhưng có quan hệ hỗ tương rất lớn với nhau, là:
- Kích thích bên ngoài (external stimuli): Những sự
kiện trong cuộc sống.
- Áp dụng bên ngoài (external reinforcement):
Phần thưởng hay trừng phạt của những hành vi này.
- Quá trình điều tiết nhận thức (cognitive
mediational process): Xử lý thỏa đáng những hậu quả đến
từ hành vi và động cơ của hành vi, dẫn đến quyết định
học tập một hành vi mới hoặc quên đi một hành vi không
có lợi đã học từ trước
Vai trò của tư vấn viên: Là người chủ động trong
những ca tư vấn, họ là người cung cấp những công cụ cần
thiết như ý nghĩa giá trí của từng đại lượng kết quả do
hành vi đem lại. Động cơ của hành vi đối với thân chủ thôi
vẫn không đủ, tư vấn viên cần vạch ra lợi ích của hành vi
đem đến cho thân chủ phải có ý nghĩa với bản thán cá
nhân và tới xã hội xung quanh. Vì con người vốn là một
sinh thể có nhu cầu xã hội rất cao. Nếu đem lại thật nhiều
lợi ích, nhưng sống cô độc, không liên đới với người khác,
việc lợi ích đem đến những lợi ích cho cá nhân thật ra
không còn thật sự có ý nghĩa nữa.
Tư vấn viên cần nhấn mạnh đến tính liên đới trong xã
hội và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hành vi của một
người luôn có ảnh hưởng tác động lên những cá nhân
khác, chính vì thế, đặt trọng tâm hành vi của cá nhân
trong bối cảnh xã hội là điều cần thiết.
Mục tiêu của hành vi liệu pháp: Trong tư vấn với
thân chủ nhằm giúp họ thay đổi, điều chỉnh những hành
vi để họ hòa nhập, thích nghi với điều kiện hoàn cảnh, từ
đó tăng cường những quan hệ lành mạnh, có ý nghĩa
trong sáng. Tất nhiên khâu giúp thân chủ dẹp bỏ những
hành vi tiêu cực là một vấn đề cần nhắm tới. Để đạt được
mục tiêu, từng bước được đề ra, gồm:
- Xác định được nan đề: cần cụ thể về nội dung,
thời gian, nơi chốn, mức độ nặng nhẹ…
- Xem xét quá trình phát triển: thân chủ đã xử lý
nan đề trong quá khứ như thế nào?
- Xác định mục tiêu cụ thể: chia mục tiêu thành
những mục nhỏ, dễ thực hiện hơn, nên nhưng bước cần
thực hiện có thể được học một cách dễ dàng hơn.
- Đề ra phương pháp sửa đổi hữu hiệu nhất:
chọn phương pháp khả thi nhất, cần có phương án hai,
nếu phương án một không hữu hiệu như ý muốn thì
phương án phụ sẽ được áp dụng.
Kỹ thuật trong hành vi liệu pháp: Có thể tìm thấy
qua những kỹ năng:
- Sử dụng áp dụng tích cực (use of positive
reinforcement): Phần thưởng, khích lệ một hành vi mới.
- Sử dụng áp dụng tiêu cực (reinforce of negative
reinforcement): Lấy đi những phần thưởng, nhằm kích
thích những hành vi thích hợp, để duy trì phần thưởng vẫn
được hưởng.
- Lịch áp dụng những phần thưởng và hình phạt
(schedule of reinforcement): Phải đảm bảo tính kịp thời
mới mong đạt hiệu quả cao.
- Tập dần (shaping): Là quá trình từ từ đưa một
hành vi mới học vào thực tập trong đời sống thực tế một
cách chậm, nhưng chắc.
- Ứng dụng ra môi trường (generalization): Giúp
thân chủ áp dụng hành vi mới học vào đời sống thực tế.
- Duy trì (maintenance): Yêu cầu thân chủ tự thực
hiện các thao tác áp dụng hành vi mới một mình, không
cần đến sự trợ giúp của tư vấn viên.
- Triệt tiêu (Extinction): Gạt bỏ những hành vi không
muốn giữ.
- Hình phạt (punishment): Nhằm hạn chế, làm giảm
những lành vi bằng cách giới thiệu những hậu quả khó
chịu.
3. Thuyết Nhận thức - Hành vi
Đây là một phái mới đang thu hút đông đảo dư luận.
Thuyết này chủ yếu nhắm vào liên hệ giữa nhận thức và
hành vi. Phần lớn những mô hình trong học thuyết tổng
hợp này có thể được tìm thấy cả ở hai thuyết hành vi và
nhận thức.
Với thuyết này, việc xây dựng lại khung tư duy (nhận
thức) là cần thiết, thân chủ được huấn luyện để tự xác
định và đánh giá được những tư duy sai lệch đã dẫn đến
những hành vi thiếu trưởng thành, lập dị, không được
chấp nhận bởi cá nhân, cũng như bởi xã hội.
Thân chủ cần được hướng dẫn để họ cảnh giác khi
dấu hiệu của những tư tưởng không lành mạnh nảy sinh
trong đầu. Bằng cách liên tục tự nhắc nhở mình, thân chủ
có thể ngăn chặn được những tư tưởng tiêu cực này.
Chủng ngừa căng thẳng (stress inoculation): Là
quá trình phòng ngừa, giúp thân chủ thiết lập một thói
quen lành mạnh, xử lý những căng thẳng khi chúng vừa
chớm, tạo được thế chủ động. Trong đó, thân chủ được
giáo dục về tính chất và tính năng của sự căng thẳng
(characters of stress), sau đó họ được huấn luyện các kỹ
năng xử lý căng thẳng, sau cùng là bắt tay vào thực hiện
những kỹ thuật xử lý đã được học tập.
Chặn đứng luồng tư tưởng (thought stopping): Là
quá trình thân chủ sẽ ngưng lại những suy nghĩ về những
hành vi trong quá khứ, những tư tưởng khúc xạ. Điều này
giúp họ tập trung vào những nỗ lực hiện tại, nhắm tới đời
sống lành mạnh, tích cực trong tương lai. Về cơ bản, đây
là một kỹ năng giúp thân chủ đoạn tuyệt với quá khứ tiêu
cực. Nói khác đi - kỹ năng này giúp thân chủ tránh được
bất cứ luồng tư tưởng tiêu cực khi chúng mới vừa khởi
xướng.
4. Thuyết Thực tiễn
Liệu pháp thực tiễn: Chú trọng vào lựa chọn của cá
nhân trong cuộc sống. Theo Wubbolding (1998), liệu pháp
này tập trung vào 2 điểm then chốt: (a) môi trường tư vấn
- và (b) thủ tục trong liệu pháp. Họ chủ trương mọi tiến
trình chỉ có thể xảy ra khi cá nhân cảm thấy an toàn trong
một môi trường được bảo vệ. Hiểu rõ là, liệu pháp thực tế
có một hình thái uyển chuyển, thân thiện, cởi mở, nhưng
cũng kiên định trong những hoạt động tư vấn.
Đây là liệu pháp tiên phong bởi William Glasser. Liệu
pháp này nhấn mạnh đến ý thức của con người, họ tin
rằng con người hoạt động độc lập, xử lý các tình huống
một cách có ý thức; không bị lệ thuộc bởi những xung
động vô thức (như trong thuyết phân tích tâm lý của
Freud).
Glasser (1988) cũng nêu ra niềm tin rằng con người
tự thân có khả năng vươn lên và phát triển, cả về mặt thể
lý và mặt tâm lý. Ông đưa ra hai khái niệm rất thú vị, như:
Óc cũ (old brain): hành vi xuất phát từ nhu cầu thể
lý, như cơm áo, thuốc men, nghỉ ngơi…
Óc mới (new brain): Hành vi xuất phát từ những nhu
cầu tâm lý cao hơn, trong xã hội hiện đại; như an toàn,
được yêu, địa vị trong xã hội, ý nghĩa và mục đích cuộc
sống…
Theo ông, nhu cầu tâm lý gồm:
- Được thuộc về (belonging): Được quan tâm và
được chấp nhận bởi người thân, bạn bè, được yêu
thương…
- Có quyền lực (power): Được công nhận, được thi
thố, có niềm tin, tự tin…
- Có tự do (freedom): Nhu cầu được tự do trong chọn
lựa và quyết định…
- Vui chơi, giải trí (fun): nhu cầu vui chơi, cười đùa,
học tập, giải trí…
Cũng theo ông, con người rất cần đến một nhận
dạng định vị trong xã hội (identity) - một yếu tố tâm lý
giúp khẳng định giá trị bản thân (self). Vì mọi cá nhân,
trong bất cứ tầng lớp xã hội nào cũng cần đến nhu cầu
được hòa nhập, trở thành một thành viên của một nhóm
nào đó có một ấn tượng đặc trưng riêng đại diện cho
nhóm ấy. Con người không thể tồn tại, nếu họ không
thuộc vào một nhóm đặc trưng nào đó.
Khi cá nhân hòa hợp với mọi người, anh ta có thể đã
có một khuôn mặt ấn tượng thành công (successful
identity). Tuy nhiên, nếu một nhân vật không hòa hợp với
mọi người, chán nản, xa lánh, bất cần, anh ta có thể được
coi là có một khuôn mặt ấn tượng thất bại (failure
identity).
Vai trò của tư vấn viên: Như là một thầy giáo
hướng dẫn, đón nhận thân chủ với một thái độ ân cần, cởi
mở. Quan hệ tư vấn cần được xây dựng trên cơ sở thân
thiện, kiên định, và công bằng thỏa đáng. Tư vấn viên sử
dụng những buổi tư vấn để tăng cường tính tích cực và
tính xây dựng trong hành vi.
Thân chủ cần được nhắc nhở rằng họ có quyền lựa
chọn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lựa chọn
đó. Điều này giúp họ có tinh thần trách nhiệm hơn với
cuộc sống của mình. Tư vấn viên sử dụng liệu pháp thực
tiễn không đào sâu vào quá khứ của thân chủ. Trái lại, họ
tập trung nhiều vào những nan đề trong hiện tại. Từ đó
những giải pháp tháo gỡ luôn được xử lý trong bối cảnh
hiện tại, đảm bảo được tính thực tế trong quá trình tư
vấn.
Mục tiêu của thực tiễn liệu pháp: Là giúp thân
chủ ý thức được rằng họ cần trưởng thành về mặt tâm lý,
hợp lý và thực tế trong những chọn lựa có trách nhiệm đối
với xã hội. Như thế, khi trưởng thành, họ sẽ trở nên tự
chủ, năng động, tích cực hòa nhập vào đời sống phong
phú của xã hội. Sau đó, họ sẽ trở nên có trách nhiệm,
sống lành mạnh, biết tôn trọng người khác, hòa hợp, đạt
được hạnh phúc.
Theo Glasser (1976) những biểu hiện sau đây được
coi là những hành xử lành mạnh:
- Hành vi không tranh giành, chụp giựt.
- Hành vi đơn giản, không mất quá nhiều công sức,
thời gian để hoàn tất.
- Hành vi có thể hoàn tất bởi chính cá nhân, không
cần đến người khác.
- Hành vi có giá trị ý nghĩa với cá nhân và với xã hội.
- Hành vi khiến cá nhân tin rằng họ sẽ thăng tiến nếu
họ thực hiện chúng.
- Cá nhân có thể thực hiện hành vi mà không cảm
thấy cắn rứt, khó chịu.
Tóm lại, mục tiêu của thực tiễn liệu pháp là giúp thân
chủ xây dựng cho mình một kế hoạch hành động thực tế
nhằm đạt được những nguyện vọng cá nhân. Bởi lẽ, nhiều
lúc không xác định được hướng đi, không biết mình phải
làm gì sẽ dẫn đến những bế tắc và khó khăn cản trở trong
tiến trình sống tốt, sống khỏe, sống sung mãn.
Kỹ thuật sử dụng trong thực tiễn liệu pháp: Dựa
trên nền tảng hành động để thân chủ ý thức được họ có
quyền lựa chọn. Liệu pháp này, giống như những liệu
pháp khác, sử dụng các kỹ năng như: khai thác tính khôi
hài - hướng dẫn - chất vấn nếu cần - đóng kịch - phân tích
những trao đổi qua lại - xây kế hoạch trị liệu cụ thể - triệt
để thực hiện hợp đồng đã được thỏa thuận bởi hai bên.
Glasser (1980) cũng khuyên rằng tư vấn viên không
nên chán nản khi thân chủ không đạt được kế hoạch đề
ra. Hơn thế nữa, tư vấn viên càng phải nỗ lực nhiều hơn
nữa trong quá trình tìm hiểu xem điều gì đã không làm
đúng. Điều này sẽ cho cả thân chủ và tư vấn viên những
cơ hội được làm lại từ đầu từ khâu họ làm chưa hiệu quả.
5. Kết luận
Như đã trình bày, thuyết hành vi, nhận thức-hành vi,
và thực tiễn liệu pháp nhắm đến hành vi trong đó cá nhân
có đóng góp quan trọng trong quá trình điều tiết, để chế
ngự những hành vi không tốt, và phát huy những hành vi
đáng khích lệ. Một nét chung của những thuyết này là đề
cập đến môi trường xã hội. Điều này giúp khẳng định
được tầm quan trọng của hành vi cá nhân trong bức tranh
xã hội.
Nên nhớ, con người luôn tồn tại trong bối cảnh liên
đới với môi trường xung quanh. Tư vấn viên vì thế có
nhiệm vụ mời gọi thân chủ hãy nên có những hành vi với
tinh thần trách nhiệm.
Động cơ trong hành vi được điều khiển bởi kết quả
của hành vi. Tư vấn viên là những người đầu tiên có cơ
hội giải thích để thân chủ nhìn thấy giá trị thực sự (hạnh
phúc hay tiền tài vật chất) của kết quả hành động.
Tất nhiên, cùng trong một dữ kiện kích thích từ cuộc
sống, sẽ có nhiều cách phản ứng, hành xử khác nhau.
Nhiệm vụ của chúng ta, tư vấn viên và thân chủ là chọn
ra giải pháp ứng xử tối ưu, đáp ứng được nguyện vọng
của cá nhân trong mối tương quan phù hợp với đời sống
xã hội, môi trường xung quanh.
 
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH
TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Chương 12. TƯ VẤN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: THUYẾT HỆ THỐNG


Chương 13. TƯ VẤN NHÓM
Chương 14. TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP TRONG SUỐT HÀNH TRÌNH ĐỜI
NGƯỜI
Chương 15. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG: BẬC TIỂU HỌC - TRUNG HỌC CƠ SỞ -
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chương 16. TƯ VẤN ĐẠI HỌC VÀ PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG SINH VIÊN NHỮNG
GỢI Ý SUY NGHĨ
Chương 17. TƯ VẤN SỨC KHỎE TÂM THẦN TƯ VẤN CHO NGƯỜI NGHIỆN -
TƯ VẤN PHỤC HỒI LAO ĐỘNG
Chương 18. THAM VẤN

Created by AM Word2CHM
Chương 12. TƯ VẤN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:
THUYẾT HỆ THỐNG
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Hôn nhân và gia đình hiện diện và tồn tại từ những
ngày đầu của lịch sử con người, tuy nhiên mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau, quan hệ những cá nhân gắn bó trong
gia đình, ở những góc độ nào đó, có những khác biệt. Bắt
nguồn từ nền tảng tôn giáo hay không có, hôn nhân là
một giao kèo chung sống với nhau dựa trên nền tảng căn
bản là sinh sản con cái và yêu thương vợ chồng. Nói khác
đi, hôn nhân là nền tảng gia đình.
Theo định nghĩa, thông thường, gia đình là một đơn
vị xã hội, gồm từ hai người trở liên, kết hôn, hoặc được
sinh ra, sống chung trong một hộ khẩu.
Với những thay đổi cơ bản về nhiều mặt, từ kinh tế
đến đời sống, từ văn hóa xã hội đến gia đình, môi trường
và điều kiện làm việc, giáo dục và y tế, truyền thống và
hiện đại, vai trò của giới tính thay đổi…, hôn nhân và gia
đình đang đứng trước những thử thách lớn lao.
Tất nhiên, con người có lúc không theo kịp đà phát
triển xã hội, nhiều người không xoay xở kịp dẫn đến tụt
hậu, lúng túng. Xuất phát từ những bức xúc ấy, tư vấn
hôn nhân và gia đình trở thành một nhu cầu thiết thực,
nóng bỏng.
2.Thuyết hệ thống căn bản (general system
theory)
Được sáng lập bởi Ludwig von Bertalanffy (1968), căn
bản dựa trên lý luận: gia đình, giống như bất cứ một sinh
thể sống nào (living organism), gồm những bộ phận có
những tác động hỗ tương, ảnh hưởng đến trạng thái lành
mạnh hoặc ảnh hưởng xấu đến những bộ phận khác. Nét
đặc trưng của học thuyết hệ thống căn bản ứng dụng cho
tư vấn tập trung vào ba khái niệm:
- Nguyên nhân gây ra những khó khăn
(causality) không phải đến từ một phía, nó là kết quả
(result) của tác động qua lại từ hai phía.
- Hệ thống tâm lý - xã hội (socio-psychology) được
hiểu như là những khuynh hướng tư duy và ứng xử cá
nhân lặp đi lặp lại (repetitions) giữa những người trong
một mối quan hệ, ví dụ chồng nóng tính.
- Những hành vi có vấn đề (problematic
behaviors) phải được đặt trong bối cảnh liên quan đến
mọi đối tượng trong một tổ chức quan hệ. Ví dụ chồng
nóng tính phải có nguyên nhân từ anh ta, từ vợ, hoặc từ
các con nữa.
Vì thế, thuyết hệ thống căn bản luôn cố gắng đi tìm
những sự cố, cắt nghĩa nguyên nhân sự cố, và đề nghị giải
pháp cho sự cố; tất cả đều dựa trên nền tảng quan-hệ-
liên-quan (related relationship) đến tất cả mọi thành viên
trong gia đình. Theo thuyết này, vấn đề của một người
cũng là vấn đề của cả nhà. Nói khác đi, một người có sự
cố, điều đó có nghĩa cả nhà có sự cố. Đây là một khái
niệm rất nổi cộm trong thuyết này.
Một khái niệm khác mà thuyết này đề nghị là nguyên
nhân vòng tròn (circular causality) là nguyên nhân của
những bất hòa chứ không phải là đường suy nghĩ thẳng
(linear thinking); vốn được coi như lối giải thích cũ cho
rằng nguyên nhân bất hòa đến từ một thành viên. Để giải
thích kỹ hơn, ta có thể hiểu:
Nguyên nhân dạng vòng tròn (circular causality):
Là mô hình cho thấy những vấn đề căng thẳng là do hai
phía. Ban đầu một người có ý kiến, người thứ hai phản
hồi, nếu không thỏa đáng, nhất định sẽ có thêm những
giải thích, dẫn đến tấn công, buộc tội….Cứ thế, hòn bấc
ném đi, hòn chì ném lại từ hai phía, giống như cãi nhau,
nhìn tổng quát, ta có thể minh họa câu tục ngữ: Tại anh,
tại ả, tại cả đôi bên; là rất chính xác với mô hình này.
Suy nghĩ đường thẳng (linear thinking): Trái lại,
thông thường theo lối cũ, người ta nhìn vào những vấn đề
gay cấn trong gia đình thường do một người gây ra
(identified patient). Tại anh ta tất cả. Bỏ bê vợ con nhà
cửa. Tất nhiên chúng ta thường có thói quen bênh vực
nạn nhân (victim), tuy nhiên, nhiều lúc người có vẻ là nạn
nhân lại là nguyên nhân gây khổ cho họ và cho người
khác. Thành ra suy nghĩ đường thẳng (linear thinking) đã
không giải thích bức tranh một cách khách quan, thường
là với suy nghĩ đường thẳng, một thành viên trong quan
hệ sẽ là người bị khép tội (Scapegoating).
Những gia đình mắc hội chứng tâm thần phân
liệt (Schizophrenia families - nghĩa bóng): Trong gia đình
có những biểu hiện, được đông đảo chuyên gia nghiên
cứu và đi đến những khái niệm thống nhất như: mang tính
bệnh lý được giải thích dưới đây:
- Mù mờ cả hai phía (double blind): Khi một phía
nhận được một thông điệp có 2 nghĩa nên không biết phải
theo lối nào? Ví dụ dưới đây:
Chồng: Ly dị không phải là giải pháp tệ!
Vợ: Anh ấy đề cập đến ly dị - và còn bảo không là
giải pháp tệ. Có nghĩa là sao?
- Gá tạm vào nhau (pseudomutuality): Bằng mặt
nhưng không bằng lòng. Bên ngoài vẫn vui cười bình
thường, bên trong rạn nứt, chia rẽ ngấm ngầm.
- Xung đột gia đình (marital schism): Hai hay nhiều
phía có những xung đột gay gắt, lộ liễu, công khai, không
giấu giếm. Nhà ấy hết phúc rồi. Đánh nhau suốt ngày.
- Kẻ cầm quyền (marital skewness): Khi một người
lấn lướt chèn ép, lợi dụng, áp bức người còn lại. Chồng
chúa vợ tôi. Sợ vợ một vành…
Nichols (1983) đã nhấn mạnh, với đời sống vợ chồng,
gia đình, đó là một QUAN HỆ chứ không phải là TẬP HỢP
NHỮNG CÁ NHÂN lại. Vì thế những biểu hiện không lành
mạnh của một cá nhân trong gia đình phải là kết quả
chung của nhiều người - chứ không phải duy nhất là lỗi
của một người.
Càng ngày, quá trình đô thị hóa càng ồ ạt, lấy chồng,
lấy vợ người ngoại quốc,… những điều này buộc chúng ta
phải suy nghĩ đến những cặp vợ chồng có hoàn cảnh lý
lịch rất khác nhau, trên nhiều bình diện như: kinh tế, văn
hóa, xã hội. Vì thế, yếu tố đa văn hóa (multicultural) trong
tư vấn hôn nhân gia đình là không thể xem nhẹ.
3. Tuổi thọ của một gia đình và các chu kỳ
trong tuổi thọ của một gia đình
Tuổi thọ gia đình (family life): Là giai đoạn khởi
điểm từ lúc hai, hay nhiều người gắn bó với nhau về mặt
pháp luật hay do sinh sản cho đến khi họ chính thức
không còn sống chung với nhau nữa.
Chu kỳ tuổi thọ gia đình (family life cycle): Bao
gồm những thời kỳ phát triển, tiến hóa của một gia đình
trong nhiều năm chung sống, gắn bó. Becvars (1996) đã
giới thiệu 9 thời kỳ phát triển của một gia đình như sau:
1. Còn độc thân - mọi người khác lạ với những người
độc thân khác trong xã hội.
2. Mới cưới - có những thay đổi căn bản để thích nghi
với đời sống vợ chồng.
3. Sinh con - có thêm nỗi lo, nhà thêm người, có thế
hệ khác nhau, ông, cha, cháu.
4. Con sắp đi học - phải lo nhiều hơn, tốn thời gian,
vợ chồng mất đi sự riêng tư, bận, đối phó với trẻ.
5. Con đi học - liên hệ với những mảng khác trong xã
hội, bận hơn, lo nhiều khoản, phải chia thời gian giữa con
cái và bạn đời.
6. Con cái tuổi dậy thì - lo lắng về những phát sinh
mới, đối diện với cá tính của con cái, xung đột, chi phí,
sức ép công việc, trọng trách với xã hội, gia đình.
7. Con cái lớn lên rời xa nhà - con đi học, đi làm, lấy
vợ, đối diện với những ưu tư về con cái, sắp về già, công
việc, chuyện chăn gối, mâu thuẫn về những dự định chưa
thực hiện được.
8. Trung niên - lo chăm sóc cho mình, đón nhận dâu
rể, quan tâm đến cha mẹ bây giờ đã già, lo lắng về cuộc
sống sắp về hưu, những việc thực hiện dở dang.
9. Về hưu - đối diện với cái chết của cha mẹ, anh em,
bạn bè, lo cho con và cháu, sống vì nghĩa, sao nhãng
chuyện chăn gối.
Với những gia đình thành công, việc đáp ứng và xử lý
những đòi hỏi của từng thời kỳ thường uyển chuyển nhịp
nhàng, song nhiều gia đình không được may mắn như
thế, họ va vấp với những thứ thách và không giải quyết
được, vì thế đã có những khó khăn nảy sinh.
Cần biết, dù gia đình thành công hay khó khăn, họ
đều trải qua kinh nghiệm gắn bó gia đình (family
cohesion). Những gia đình thành công thường: hạnh phúc
- vận hành nhịp nhàng - vững vàng - ổn định, họ còn:
quyết tâm - đánh giá cao những thành viên khác - giành
thời gian cho nhau - đối thoại tốt – sốt sắng trong đời
sống tâm linh - biết xử lý những xung đột một cách có
hiệu quả. Đây là khái niệm được gọi là khả năng thích ứng
của từng cá nhân trong gia đình (adaptability).
Một mô hình dựa trên mức độ gắn bó trong gia đình
(family cohesion) và khả năng thích ứng (adaptability)
cho thấy cấu trúc của gia đình lỏng lẻo hay thắt chặt:
A. Khả năng thích ứng của từng cá nhân thấp + và
tính gắn bó thấp.
à gia đình mạnh ai nấy làm - xa cách - gia đình thiếu
tính đoàn kết, ít quan tâm đến nhau.
B. Khả năng thích ứng từng người cao + nhưng tính
gắn bó thấp.
à gia đình có thể lộn xộn - xa cách - không gắn bó -
không ai đụng chạm đến nhau - sống rời rạc.
C. Khả năng thích ứng của từng người thấp + tính
gắn bó cao.
à các thành viên lệ thuộc vào nhau quá nhiều - quan
tâm đến nhau quá nhiều - cấu trúc gia đình có thể cứng
nhắc, thụ động, thiếu linh hoạt.
D. Khả năng thích ứng từng người cao + tính gắn bó
cao.
à có thể dẫn đến lệ thuộc thái quá - quan tâm nhiều
đến nhau - hoặc ở mức độ nhẹ, tạo nên một gia đình có
những liên hệ ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm với
nhau.
E. Khả năng thích ứng của từng người trung bình +
tính gắn bó vừa phải.
à Gia đình gắn bó có quy củ - họ gắn bó với nhau
trong một thể chế có co giãn - họ có khoảng cách không
gian vừa phải giữa những cá nhân - họ giữ một khoảng
cách uyển chuyển nhất định.
Lý tưởng nhất là những gia đình không rơi vào thái
cực mà chỉ ở mức trung dung (trường hợp F). Họ không
quá xa cách nhưng cũng không quá vồ vập lệ thuộc lẫn
nhau. Họ quan tâm và giành cho nhau một cách vừa phải.
Wilcoxon (1985) khuyên các tư vấn viên hôn nhân
gia đình nên tìm hiểu xem thân chủ của họ đang trong
thời kỳ phát triển nào của 9 chu kỳ đời sống gia đình, từ
đó những đồng cảm và liên hệ đến công tác tư vấn sẽ
đảm bảo được tính thời sự, đáp ứng được những nhu cầu
của thân chủ. Tất nhiên không phải gia đình nào cũng trải
qua đủ 9 thời kỳ, như những gia đình vô sinh, gia đình chỉ
có một cha hoặc mẹ, gia đình ly dị. Vì thế tư vấn viên cần
quan tâm đến từng hoàn cảnh của thân chủ một cách cụ
thể.
Bowen (1978) giới thiệu vài khái niệm mô tả tác
động qua lại hỗ tương trong quan hệ gia đình, cho thấy
nếu một gia đình hoạt động không nhịp nhàng lành mạnh
là gia đình có những bất ổn, lộn xộn:
- Kẹt trong lưới (enmeshment): là mô hình một gia
đình mà những thành viên lệ thuộc và dựa vào nhau quá
nhiều và hầu như họ dẫm chân nhau trong những vai trò
đáng ra phải được phân chia rõ ràng, cụ thể. Cá mè một
lứa. Cá đối bằng đầu.
- Kéo bè kết cánh (triangulation): xảy ra khi một
hay hai thành viên của gia đình cấu kết lại, với mục đích
tạo ra đồng minh, gây thế mạnh đối lập với một hay
những thành viên khác. Vào hùa, kéo bè.
4. Tư vấn hôn nhân gia đình đối chiếu với tư
vấn cá nhân/ tư vấn nhóm
Mặc dầu có nhiều điểm giống nhau cơ bản về học
thuyết và kỹ năng áp dụng trong tư vấn hôn nhân gia
đình và những thình thái tư vấn khác; tuy thế, tư vấn viên
có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt là tính hệ thống và
tính quan hệ trong tư vấn hôn nhân gia đình.
Mục đích của tư vấn cá nhân/ tư vấn nhóm là
đem đến sự thay đổi của cá nhân trong bối cảnh thân chủ
đối diện với chính họ và với thế giới trực hệ là những
người xung quanh. Mục đích của tư vấn hôn nhân gia đình
có điểm khác hơn mục tiêu đặt ra là giúp thân chủ thay
đổi bối cảnh đặc biệt khi họ cần phải có những nỗ lực
dung hòa với chính họ, với thế giới, và cả với đối tác của
họ trong một quan hệ rất đặc biệt - quan hệ gia đình, vợ
chồng.
Hôn nhân là một quan hệ đặc biệt nhất, trong đó hai
con người đi vào đời sống của nhau, lệ thuộc vào nhau
quá nhiều, quá sâu. Nên tư vấn viên cần ý thức sâu sắc
rằng họ đang làm việc với một quan hệ rất đặc biệt. Vì
thế họ cần nhạy cảm, tinh tế.
Trong tư vấn cá nhân/ nhóm, thân chủ được đề nghị
sống có trách nhiệm trực tiếp với bản thân và có trách
nhiệm gián tiếp với thế giới. Với tư vấn hôn nhân gia đình,
thân chủ được yêu cầu sống có trách nhiệm trực tiếp với
bản thân, trực tiếp với đối tác khác (chồng, vợ, con cái).
Đây là điều mà thân chủ phải được giải thích rõ trong suốt
quá trình tư vấn.
Tư vấn cá nhân/ tư vấn nhóm, thân chủ cần nỗ lực
làm việc, tìm giải pháp mang tính cá nhân. Ngược lại,
thân chủ trong tư vấn hôn nhân gia đình phải làm việc,
tìm giải pháp cho nan đề trên tình thần cộng tác với đối
tác của mình. Vì thế đây là cố gắng và nỗ lực chung của
cả hai người. Đây là một việc làm tương đối khó khăn,
nhất là trong điều kiện căng thẳng. Cứ tưởng tượng, nếu
tình huống không quá xấu, họ đã không tìm đến dịch vụ
tư vấn (!) Và nhiều khi phía nào cũng có vẻ có lý cả.
Bối cảnh tư vấn hôn nhân gia đình cần được mổ
xẻ và thảo luận nhiều hơn trong tư vấn cá nhân. Dù tư
vấn hôn nhân gia đình nhìn bề ngoài giống như tư vấn cho
nhóm, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt về vai trò của
những thành phần cá nhân trong gia đình, như cha mẹ,
con cái vợ chồng, anh em… Họ đúng là nhóm, song là
một nhóm rất đặc biệt.
Sau cùng, đặc tính suy nghĩ đường thẳng (linear
thinking) trong tư vấn cá nhân/ tư vấn nhóm thể hiện khá
rõ. Nhưng trong tư vấn hôn nhân gia đình, đặc tính hỗ
tương vòng tròn của nguyên nhân (circular causality) lại
là mũi nhọn cần phân tích.
Resnikoff (1981) yêu cầu tư vấn viên hãy đặt cho
mình những câu hỏi tự để thẩm định xem họ hiểu về thân
chủ của họ ở mức độ nào, qua những câu hỏi dưới đây:
- Gia đình thân chủ xuất hiện có vẻ bề ngoài như thế
nào? Gắn bó hay xa cách?
- Những hành vi dễ gây ra tiêu cực nào xuất hiện
nhiều nhất? Nói to, cãi vã, đổ lỗi…?
- Cảm giác không khí chung căn bản của gia đình? Ai
là người phát biểu nhiều nhất? Phát ngôn viên của cả nhà
có phản ánh được cảm giác chung của mọi thành viên
trong gia đình?
- Những vai trò cá nhân của người gây ra chống đối
trong gia đình? Biểu hiện nào thường xuyên nhất cho thấy
gia đình có sự đối đầu, bảo thủ?
- Các thành viên trong gia đình có khác biệt hay na
ná như nhau? Nếu có bè phái, nhóm, cá tính của nhóm
ấy?
- Gia đình thân chủ đang trong thời kỳ phát triển nào
(trong chu kỳ 9 giai đoạn)?
- Phương pháp tháo gỡ nào xem ra khả thi nhất đối
với gia đình thân chủ?
5. Tư vấn hôn nhân vợ chồng
Khác với tư vấn hôn nhân gia đình (thường liên quan
đến con cái, ông bà…), tư vấn hôn nhân vợ chồng chủ yếu
có đối tượng là hai vợ chồng; có thể lý do họ tìm đến dịch
vụ tư vấn là vì con cái, ông bà, nhưng vấn đề căng thẳng
chủ yếu chính là hai vợ chồng.
Bất luận ai là người khởi xướng dịch vụ tư vấn, một
tư vấn viên khéo léo phải sắp xếp, thiết kế một môi
trường trong đó hai người đều có trách nhiệm trong câu
chuyện đau đầu, và nhấn mạnh rằng: nếu cả hai người có
thiện chí, thành quả gặt hái được sẽ có lợi ích cho cả hai
người. Nếu tư vấn viên không thiết kế được một môi
trường như thế, nhất định cả hai người (vợ và chồng) đều
không có một cái nhìn tích cực nơi tư vấn viên.
Tư vấn viên đặc biệt tránh tư vấn hai người một cách
riêng rẽ bằng những ca tư vấn khác nhau, làm thế, nhất
định sẽ tạo ra những hiểu lầm không cần thiết, dẫn đến
hoài nghi và cả những thái độ bất hợp tác rất có thể sẽ
xảy ra. Nhất là tư vấn hôn nhân vợ chồng là để đem họ lại
gần nhau hơn.
Khi một đôi vợ chồng đến với tư vấn viên, họ cần
được giải thích rõ chuyện tư vấn riêng rẽ là điều không có
lợi cho tiến trình tư vấn. Họ cần hiểu về những khả năng
rủi ro sẽ có thể xảy ra vì điều kiện khách quan (thông
thường như thế), vấn đề tế nhị sẽ rất dễ đưa đến hiểu
lầm.
Về mặt chủ quan (khi một thành viên kể về quan hệ
mà họ chỉ sở hữu 50% và dữ kiện và được nhìn từ một
phía), từ đó những cảm giác một chiều, chụp mũ, tố khổ
có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối, có hại nhiều hơn là lợi ích –
và khi phải nghe câu chuyện từ 2 phía như thế, tư vấn
viên có thể bị lẫn lộn.
Một điều cần biết, một trong hai người (thường là
phụ nữ) có vẻ hăm hở với tư vấn và người còn lại (thường
là nam giới) không hồ hởi trong lúc đầu. Tư vấn viên nên
tránh đốc thúc người thứ hai. Có thể, nếu đủ khéo léo, tư
vấn viên sẽ hãm (slow) người nhiệt tình lại để người chậm
chạp kia theo kịp. Vận tốc của hai người phải đồng đều,
như thế hiệu quả tư vấn mới cao được.
Sau khi đôi vợ chồng đã thống nhất và đồng ý với
dịch vụ tư vấn họ có thể chọn lựa một trong 5 lối tiếp cận
tư vấn được liệt kê sau đây:
Thuyết Phân tích tâm lý (psychoanalytic theory):
Trong đó những gút mắc thường được quy về cho thân
nhân của vợ (hoặc chồng) hoặc cả hai nguồn trong quá
khứ đã tác động lên đời sống tình cảm hiện tại của họ. Có
thể chồng hoặc vợ đã luôn coi người phối ngẫu
(transference) là hình ảnh của ai đó trong thời thơ ấu, nơi
những xung đột và kinh nghiệm khó chịu đã xảy ra. Vì
thế, những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ chưa
được xử lý, nay quay trở lại gây khó khăn cho quan hệ
hiện tại. Những giấc mơ được kể cho tư vấn viên nghe, để
từ đó cả ba người, sẽ tìm ra căn nguyên của những lấn
cấn, rất có thể đã xảy ra. Theo Baruth và Huber (1984),
giải pháp tốt nhất là van xả (catharsis) để cả hai được trút
ra những bức xúc dồn nén lâu nay.
Thuyết Nhận thức - xã hội (social-cognitive
theory): Nhấn mạnh đến chủ nghĩa hành vi (behaviorism)
trong đó thân chủ đã học được từ môi trường. Gút mắc
được xem là kết quả một người học hỏi từ những hôn
nhân khuôn mẫu khác quá nhanh, nhận thức quá sâu, suy
diễn quá xa; trong khi đó người vợ (hoặc chồng) học chậm
hơn, nhận thức không sâu nên đã không theo kịp người
bạn đời. Khi đối thoại được nêu ra, có thể điểm xuất phát
là chân thành, nhưng quá trình trao đổi sẽ có những khúc
quanh phát sinh sai lạc, hiểu lầm có thể xảy ra. Nếu đôi
vợ chồng không xử lý kịp, vấn đề sẽ nảy sinh và phát
triển đến một lúc nào đó khiến quan hệ của họ gặp phải
lúng túng, lún sâu, sa lầy. Công cụ được áp dụng cho tháo
gỡ là tập trung vào đối thoại trong bối cảnh hiện tại, tránh
đào sâu quá khứ, thực hiện nhiều bài tập (homework) để
tạo một xu hướng hành vi mới, và đóng kịch (role playing)
để hai bên có những cách chọn lựa mới, tích cực hơn
trong việc xử lý những điểm nóng trong đời sống gia đình.
Mục tiêu là giáo dục để cả hai cùng có vận tốc và những
mong đợi thực tế - phù hợp với điều kiện hiện tại của hai
người.
Thuyết hệ thống gia đình theo Bowen (Bowen
family systems theory): Chủ trương mỗi thân chủ cần tách
cảm xúc (emotions) ra khỏi suy nghĩ (thought); tách bản
thân ra khỏi người phối ngẫu, ông gọi đây là quá trình
phân biệt (differentiation). Sự chênh lệch về mức độ
trưởng thành cảm xúc (emotional maturity) của hai người
là mấu chốt của khó khăn. Khi cọ xát và căng thẳng xảy
ra, người không có đủ trưởng thành cảm xúc sẽ có những
phản ứng như sau:
- Vón cục (fusion): nôi gộp lại một cách thiếu cân
nhắc, cái gì cũng dính líu đến một cảm xúc cứng nhắc, gò
bó, quạu cọ bức xúc…
- Đóng chặt, cắt đứt (cut off): họ tránh né, co cụm,
ít nói, lảng tránh.
- Kết bè với người khác (triangulation): họ tìm đến
với người thứ ba, có thể là người thân, con cái, anh em…
để tạo đồng minh.
Hướng giải quyết tập trung vào việc tách thân chủ ra
khỏi những quan hệ gia đình với anh em, bà con, người
thân, sau đó tập trung vào việc ổn định tình cảm, lấy thế
cân bằng, tự tin. Nhận thức mới cần được xây dựng bằng
cách trả lời những câu hỏi có nội dung về quan hệ gia
đình được thảo luận để thân chủ có một cách nhìn, cách
nghĩ mới. Trưởng thành về mặt tư tưởng sẽ dẫn đến
trưởng thành về mặt cảm xúc.
Thuyết Xây dựng - Chiến lược (structural-strategic
theory): Thuyết này tin rằng những khó khăn bấp bênh
trong đời sống gia đình bắt đầu từ những phản ứng thụ
động, xử lý kém khi vợ chồng trải qua những thời kỳ phát
triển của chu kỳ đời sống gia đình. Khó khăn trong đời
sống vợ chồng là nguyên nhân những khục khặc, nực
cười, đó cũng là cái gắn họ lại trong một cố gắng chống
đỡ. Tư vấn viên cần thuyết phục đôi vợ chồng thay đổi
hành vi của họ vì những hành vi cố gắng trong quá khứ đã
chứng minh là không có hiệu quả.
Vì thế một chiến lược nhắm tới những cải tổ, nhắm
thẳng vào những mảng cần sửa đổi (problematic areas) là
điều cần thiết. Để làm tốt, tư vấn viên phải năng động,
hướng dẫn, chỉ lối, khéo léo trong việc tạo ra một kế
hoạch cụ thể với từng bước nhỏ, giúp vợ chồng thân chủ
đi đúng với kế hoạch được đề ra:
- Đặt tên (relabeling) lại những hành vi cần cải thiện
với tên gọi tích cực hơn.
- Gây xốc (pardoxing) để kích thích vợ chồng thân
chủ làm điều ngược lại, và những việc làm này phục vụ
cho tiến trình chữa lành.
- Liệt kê ra những triệu chứng (prescribing the
symptoms) là việc gợi ra những hành vi tiêu cực trong
quá khứ (đánh nhau, lăng mạ…) để hai người có cơ hội
thay đổi lại những hành vi bằng cách tập những hành vi
mới thông qua bài tập (homeworks).
Thuyết Hành vi - Tình cảm hợp lý (rational
emotive behavior theory): chú trọng đến những tư duy
bất hợp lý là nguyên nhân dẫn đến những trục trặc trong
đời sống lứa đôi. Họ bức xúc vì cách họ nhìn vào những sự
kiện trong cuộc sống, chứ không phải bản thân những sự
kiện ấy làm cho họ khó chịu. Thông thường thân chủ hay
có thói quen: thổi phồng - ứng xử cứng nhắc quá mức cần
thiết, vô lý, và trở thành người theo chủ nghĩa tuyệt đối.
Họ cứng nhắc trong cách nhìn, cố tình kéo căng, nghiêm
trọng hóa, nguy hiểm hóa mọi tình huống bình thường, đã
dẫn đến những bế tắc tai hại. Tư vấn viên cần làm việc về
những vấn đề cá nhân trước, khi cả hai đã đả thông tư
tướng, bước kế đến là họ sẽ bắt tay vào giải quyết chuyện
hôn nhân, sau khi mỗi đối tác đã có một khung tư duy
mới.
6. Tư vấn gia đình
Gia đình thường tìm đến dịch vụ tư vấn bằng nhiều lý
do khác nhau. Tuy thế, điểm chung vẫn là trong mọi gia
đình luôn có một kẻ bị bệnh (identified patient), có vấn đề
cần được chữa trị.
Phần nhiều người ta quy tội cho một người. Không ai
chịu nhìn người bị bệnh kia là vấn đề chung của cả gia
đình. Họ không thấy mọi người trong nhà đều chia chung
trách nhiệm của vấn đề.
Vì thế tư vấn viên cần giúp gia đình cải tổ lại cấu trúc
và tái thiết lại quan hệ giữa các thành viên đế họ uyển
chuyển hơn trong tư duy, hành xử, có sự tôn trọng đối với
các thành viên khác trong gia đình. Tư vấn gia đình tập
trung vào khái niệm nguyên nhân của nan đề trong gia
từng dưới dạng vòng tròn (circular casuality) trong đó mọi
thành viên đều có trách nhiệm chia chung những triệu
chứng (symptoms) của nan đề.
Những khái niệm sau đây được sử dụng rộng rãi
trong tư vấn gia đình:
- Tính tổng thể (nonsummativity): nhấn mạnh đến
sức mạnh đoàn kết một khối của cả nhà sẽ mạnh hơn sức
mạnh riêng rẽ của từng người cộng lại.
- Kết quả mơ hồ (equifinality): một sự kiện có thể
dẫn đến nhiều kết quả, cũng như một hành vi xuất hiện
sẽ có nhiều động cơ khác nhau.
- Đối thoại (communication): những HÀNH VI của
mỗi thành viên là cách để họ NÓI CHUYỆN, chứ không
phải là HÀNH ĐỘNG thuần tuý.
- Luật gia đình (rule of family): trong gia đình luôn
tồn tại hai hệ thống luật: (a) luật được nói cụ thể ra và (b)
luật hiểu ngầm.
- Cách xử lý trong nhà (morphogenis): khả năng
của gia đình điều tiết chức năng để đối phó với những khó
khăn trong gia đình. Ta vẫn hay gọi là nếp nhà.
- Hằng định nội môi (homeostasis): là trạng thái
hòa hợp, ổn định, cân bằng, vốn được xem là trạng thái lý
tưởng cho mỗi gia đình.
Tư vấn viên làm việc với gia đình phải biết đặt
những triệu chứng trong gia đình vào bối cảnh toàn cục,
mời gọi mọi người cộng tác trong tinh thần trách nhiệm.
Không quy trách nhiệm, cần coi triệu chứng của một
người là của cả gia đình. Nói khác đi, chính mỗi thành
viên trong gia đình, bằng cách nào đó đã trở thành
nguyên nhân góp phần tạo ra những xung đột trong gia
đình. Tránh đổ lỗi cho một người.
Năng lực tâm lý (psychodynamic): do Ackerman
(1966) phá vỡ quan niệm truyền thống, cho rằng cá nhân
là trung tâm của nan đề trong gia đình. Ông chủ trương
những vấn đề tiêu cực nảy sinh từ quá trình bó chặt trong
hệ nội tại đến độ trở thành bệnh lý (interlocking
pathology); trong đó thân chủ vô ý đã có những hành xử
không lành mạnh.
Ông giới thiệu liệu pháp năng lực tâm lý để giúp từng
cá nhân trong gia đình sử dụng năng lực và năng lượng
của họ trong tiến trình tìm hiểu và thông cảm chấp nhận
những thành viên khác trong gia đình. Ông chủ trương
những gút mắc thời thơ ấu (object relations) đã ảnh
hưởng đến quan hệ hiện tại, nên cần được giải tỏa và
quên đi. Mục tiêu của thuyết này hướng đến việc:
- Giúp gia đình xóa đi những kỷ niệm đau đớn trong
quá khứ bằng những nhận thức mới mẻ, lành mạnh, tập
trung vào hiện tại với tinh thần chấp nhận, thông cảm.
- Giúp gia đình dẹp bớt những tư tưởng, hình ảnh vốn
đã bị bóp méo, khúc xạ.
- Giúp gia đình tái thiết lại cấu trúc vận hành của gia
đình (trách nhiệm và vai trò, đóng góp của mỗi cá nhân,
trách nhiệm chung và riêng).
- Ủng hộ tiến trình thăng tiến của mỗi cá nhân như
một đóng góp và tiến trình phát triển chung của cả nhà.
Liệu pháp kinh nghiệm gia đình (Experiential
family): Tập trung vào từng cá nhân trong bối cảnh lớn
của tổng thể gia đình. Tư vấn viên sử dụng thói quen
không lành mạnh (maladaptive behavior) của gia đình
như chất liệu để họ làm việc với gia đình. Tư vấn viên sẽ
nhìn vào nan đề xảy ra trong gia đình có nguồn gốc từ
những cá nhân không có khả năng biểu lộ cảm tình với
những người nhà khác, và thiếu tính chủ động độc lập.
Các thành viên trong nhà không chỉ tránh né với
chính họ và cả với những người khác trong gia đình. Vì
thế, họ là những người đã thật sự chết về mặt cảm xúc
(emotionally dead). Tư vấn viên có nhiệm vụ giúp họ cởi
mở hơn, từ đó tiếp cận với những tư tưởng mới, rồi rút ra
những kinh nghiệm mới mẻ. Tư vấn viên phải giúp các
thành viên gắn bó với gia đình hơn. Satir (1972) cho rằng
khi đối diện với căng thẳng, những thành viên trong gia
đình đã phản ứng qua bốn cách có hại sau:
- Lấy lòng người khác (placater).
- Chỉ trích và cửa quyền, gia trưởng (blamer).
- Xem thường, lơ là, tỏ vẻ bất cần, ra ý mình thông
minh (responsible analyzer)
- Đánh trống lảng, tránh né sang vấn đề khác
(distractor).
Satir (1972) chủ trương mỗi thành viên trong gia đình
nên sử dụng cảm xúc của họ một cách rõ ràng, có trách
nhiệm. Bà khuyến khích mọi người nên cho nhau những
phản tỉnh, trả lời chân thành (sincere feedback) cũng như
tích cực thương thảo để đạt được những thỏa hiệp lành
mạnh.
Whietaker (1989) khuyến khích các thành viên nên
tập trung vào những kinh nghiệm tích cực, nhằm xây
dựng những quan hệ có ý nghĩa giữa các thành viên trong
gia đình với nhau.
Hành vi liệu pháp trong tư vấn gia đình
(behavioral family counseling): Không chú trọng đến tính
năng hệ thống trong gia đình. Họ chủ trương mỗi thành
viên cần phải học hỏi và thực hành để có những bài học
kinh nghiệm. Họ nhấn mạnh đến cấu trúc của gia đình và
những kỹ năng đối xử, tiếp cận, trao đổi giữa các thành
viên trong gia đình. Họ nhắm tới mục tiêu rõ ràng, cụ thể,
có thể quan sát và kiểm chứng được. Họ tin rằng thay đổi
trong gia đình phải bắt đầu từ việc tăng cường những
hành vi có ích (useful deeds), có ý nghĩa, lành mạnh; và
xóa bỏ những hành vi vô ích, không hiệu quả, thiếu lành
mạnh của các thành viên trong nhà.
Tái thiết cơ cấu trong tư vấn gia đình (structural
family counseling): Được sáng lập bởi Salvador Minuchin
(1974) và ông định nghĩa cấu trúc gia đình là những cách
thức bình thường hàng ngày (formal ways) mà gia đình
vận dụng để sắp xếp lại trật tự gia đình. Họ chủ trương
thay đổi cơ cấu trong những gia đình có những dấu hiệu
trục trặc qua việc xúc tiến những thay đổi trong cách cư
xử giao tiếp với nhau. Ông chủ trương gia đình nên có
những giới hạn cụ thể rõ ràng (clear boundaries) giữa các
thành viên. Người nào nhiệm vụ nấy. Họ muốn vạch ra
những đường hướng sai phạm đã trở thành thói quen, từ
đó phá vỡ những thói quen này. Tư vấn viên sẽ tận dụng
những cơ hội một thành viên có những hành vi không
lành mạnh, sau đó một môi trường cởi mở được thiết lập
để cá nhân đó có cơ hội sửa chữa hành vi không lành
mạnh đó.
Chiến lược liệu pháp trong tư vấn (strategic
family counseling): Do Jay Haley (1973) và Cloe Macdanes
(1991) khai thác. Họ chủ trương trị liệu thật mau. Không
cần giác ngộ. Theo họ, học những kỹ năng căn bản và áp
dụng là được họ không chú trọng đến hành vi, nhưng lại
quan tâm đến quá trình của hành vi nhiều hơn. Họ thích
liệt kê ra triệu chứng không lành mạnh (prescribing the
sympyoms) một cách cụ thể và cả nhà sẽ lần lượt sử dụng
nhưng triệu chứng tiêu cực này, dưới sự giám sát của tư
vấn viên, (như những triệu chứng tiêu cực xảy ra tự nhiên
trong hàng ngày), sau đó toàn thể gia đình sẽ tẩy chay
những hành vi tiêu cực nói trên. Vì thế những thành viên
sẽ trải qua những đau đớn (ordeal) khi phải chịu sự phản
đối của cả nhà. Nhóm này còn chủ trương ra thật nhiều
bài tập (homework) xen kẽ giữa những ca tư vấn để gia
đình có cơ hội thực tập. Tóm lại, liệu pháp này rất có tính
thực dụng.
Tập trung vào giải pháp (solution-focused family
counseling): Là liệu pháp biến thể của liệu pháp chiến
lược. Phần lớn liệu pháp này từ Milton Erickson (1954) với
khái niệm sử dụng nguyên tắc gia đình (utilization
principle) trong đó những nan đề và hành vi tiêu cực xảy
ra trong những ca tư vấn được sử dụng triệt để như gợi ý
cho giải pháp. Ông tin rằng trong mỗi cá nhân, luôn ẩn
chứa một khả năng tự chữa lành và vươn lên. Ông khuyến
khích những hành động nho nhỏ sẽ dẫn đến những hành
động có ý nghĩa hơn.
f(hành vi) = (Việc nhỏ) x (n) = VIỆC LỚN
Điểm son của liệu pháp này là nan đề xuất phát từ
cách nhìn của cá nhân với người thân. Ông đề nghị giúp
đỡ thân chủ thay đổi cái nhìn với người thân trong bối
cảnh những giải pháp trong các ca tư vấn cần được thực
hiện với tinh thần nghiêm túc.
Liệu pháp kể chuyện (narrative family counse]ing):
Là liệu pháp gia đình trẻ nhất, do Michael White và David
Epston (1990). Họ áp dụng triệt để khả năng hỏi những
câu hỏi có ý nghĩa, phục vụ tiến trình thay đổi đối với thân
chủ. Thuyết này chủ trương con người sống bằng những
câu chuyện họ kể. Vì thế những mấu chuyện có ý nghĩa,
trong sáng, lành mạnh, sống động sẽ giúp hình thành một
lối sống tích cực trong thực tế. Họ ủng hộ nhiều câu
chuyện tích cực được kể ra để từ đó có những lựa chọn tốt
nhất và những chiến lược tích cực được áp dụng, từ đó cá
nhân sẽ kết lại câu chuyện cuộc đời (rewrite new stories)
như một tác giả có tinh thần lạc quan (optimistic author),
nhằm tạo tính trị liệu cho những nan đề trong cuộc sống.
Họ chủ trương mọi thành viên trong gia đình hãy tách
hành vi ra khỏi con người (externalize problem), như thế
vấn đề sẽ được tập trung để mổ xẻ, thay vì cứ tập trung
vào con người. Đây là một nét tích cực. Như là ta nói: ăn
cắp là một việc làm xấu và con người chưa hẳn tất cả là
xấu khi ăn cắp. Tính tích cực, nhân văn vẫn là thế.
7. Kết luận
Tư vấn viên khi làm việc với gia đình, hôn nhân gia
đình, hôn nhân vợ chồng… đang đứng trước những yêu
cầu rất nghiêm túc khi cơ cấu gia đình trong mọi xã hội
đang thay đổi rất nhanh.
Môi trường có tác động trực tiếp lên sinh hoạt của
mọi gia đình. Mỗi gia đình lại có những điều kiện và hoàn
cảnh rất đặc biệt. Vì thế, tư vấn viên cần xác định được
hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để quá trình can thiệp
sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Cần biết, tư vấn gia đình,
hôn nhân, vợ chồng là một hình thái đặc trưng trong đó
quan hệ giữa họ là một quan hệ vòng tròn, nghĩa là không
có ai sai, chỉ có những sự khác biệt cần được điều chỉnh
cân bằng để những hành vi lành mạnh được nảy mầm,
bén rễ và phát triển.
Những khó khăn của các thành viên trong gia đình
gặp phải thường là những hệ lụy trong quá trình tác động
hỗ tương giữa những thành viên khác nhau trong gia đình.
Như thế, tư vấn viên sẽ luôn tranh thủ mọi cơ hội để đưa
những thành viên của gia đình xích lại gần nhau hơn. Đó
cũng là tiêu chí cao nhất của tư vấn trong hôn nhân và
gia đình.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 13. TƯ VẤN NHÓM

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Mặc dù mỗi cá nhân là một sinh thể rất đặc biệt,
song vì sống chung trong một xã hội vốn có những khó
khăn khách quan giống nhau, nên nhiều người sẽ có cùng
một loại nan đề tương tự. Vả lại, con người là sinh thể có
tính xã hội cao, nên ít nhiều họ cũng chia chung những
trăn trở, bức xúc, nhức nhối như những người khác trong
xã hội.
Nhiều diễn biến khi xảy ra sẽ có tác động lớn lên xã
hội, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội, ví dụ thiên
tai, kinh tế đi xuống, dịch cúm gà, trào lưu văn hóa, tiến
trình công nghiệp hóa… Những sự kiện vừa đơn cử trên vô
tình tạo ra những nan đề rất chung, vì thế tư vấn nhóm là
một nhu cầu rất thực. Hơn nữa kinh nghiệm làm người
cho thấy nhiều lúc trong xã hội rộng lớn kia, sẽ có nhiều
người trải nghiệm qua những vấn đề rất chung (common
concerns) trong cuộc sống như bệnh tật, ly dị, vỡ nợ… Vì
thế tư vấn nhóm càng có cơ sở để được thảo luận.
Tại sao tư vấn nhóm? Lý do đơn giản là tư vấn nhóm
sẽ tiết kiệm tiền bạc của thân chủ, công sức và thời gian,
vốn quy ra thành những đại lượng kinh tế khác không nên
lãng phí.
Riêng với Việt Nam, trong tổng số 67 bài tham luận
trong kỷ yếu Tư vấn Tâm lý - Giáo dục, không có bài nào
viết qua về tư vấn nhóm. Chỉ có TS. Huỳnh Văn Sơn đã
viết về “Hiệu ứng lan tỏa từ chương trình tư vấn trên sóng
phát thanh” - có đề cập đến cảm giác tán thành hoan
nghênh của bạn nghe đài khi một vấn đề được mổ xẻ
ngoài phạm vi hai người: tư vấn viên và thân chủ. Tất
nhiên tư vấn nhóm, theo tiêu chuẩn được thực hiện ở Hoa
Kỳ lại khác hẳn.
Điểm quan trọng mà tư vấn nhóm đem đến xã hội
như một đáp ứng có ý nghĩa vì nó cho các thân chủ một
cơ hội được trải nghiệm sự quan tâm từ các thân chủ
khác. Họ sẽ cảm thấy mình bình thường hơn, vì những
vấn đề bức xúc của họ cũng là những vấn đề bức xúc của
bao người khác.
Có vài ngộ nhận cho rằng:
- Tư vấn nhóm không thật, chỉ là huyên thuyên bề
nổi, không đạt hiệu quả…
- Nan đề không được coi nặng, chỉ là một hình thức
trị liệu cấp hai.
- Họ xem nhẹ cá nhân, mọi người bị lột trần truồng
trên bình diện tâm lý.
- Thân chủ bị lột áo và buộc phải trải lòng mình ra.
- Tư vấn viên xốc nổi, chất vấn, nóng nảy, gần như
một cuộc tẩy não tập thể.
Thực tế chứng minh ngược lại. Trong chương này tư
vấn nhóm sẽ được đề cập và mổ xẻ kỹ hơn như một tham
khảo cần thiết, dựa trên kinh nghiệm giáo dục tâm lý ở
Hoa Kỳ.
2. Vị trí của tư vấn nhóm trong nghiệp vụ tư
vấn
Một nhóm được định nghĩa là từ 2 người hoặc hơn
trở lên, trao đổi với nhau vì có cùng mục đích và nhu cầu
chung. Trong sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có kinh
nghiệm với nhóm, nhà trường, sở làm, hàng xóm, vui chơi
nhóm, đi du lịch…
Giao tiếp là nhu cầu của con người. Chưa kể đến có
những công việc đòi hỏi phải có nhiều người mới thực
hiện được. Thế thì tạo sao lại không tư vấn theo nhóm
chứ?
Tất nhiên không phải loại nan đề nào, thân chủ nào
cũng thích hợp cho tiến trình tư vấn nhóm. Công việc của
một tư vấn viên khi nghĩ đến tư vấn nhóm là phải cẩn
thận trả lời những câu hỏi: ai là thân chủ thích hợp, nan
đề gì, khi nào, như thế nào, tại sao tư vấn nhóm. Cũng
như vài trường hợp, tư vấn nhóm không thể thực hiện
được, chẳng hạn như tư vấn nhóm cho một số học trò có
thái độ và hành vi phá phách. Gom các em lại, chúng ta
không khác nào tự hại mình và tự hại các em!
Tư vấn nhóm, xét về mặt căn bản, khác tư vấn cá
nhân về (a) mục đích, (b) khâu tổ chức, (c) thời gian kéo
dài của một ca tư vấn, (d) về kỹ thuật. Tuy nhiên tính làm
việc (work) trong tư vấn nhóm rất cao - trong suốt một ca
tư vấn lúc nào cũng có tác động và tiếp cận xảy ra giữa
các nhóm viên.
Gazda (1989) đã đánh giá cao rằng tư vấn nhóm với
đặc trưng sôi nổi, sống động đã giúp thân chủ ngăn chặn
những tư tưởng tiêu cực, sửa chữa, và thăng tiến cả về
phương diện cá nhân lẫn cả ích lợi cho cả nhóm trong
những giao tiếp rất thực tế, vì các nhóm viên cung cấp
những chia sẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Những thuận lợi của tư vấn nhóm đem đến cho cá
nhân khi họ tìm thấy đồng cảm trong quan hệ với những
cá nhân có cùng cảnh ngộ. Qua tác động với những cá
nhân khác, họ học hỏi được những bài học kinh nghiệm
trong sự tương quan xã hội. Họ có cơ hội được tiếp cận với
những kinh nghiệm phong phú từ những thế giới quan
khác nhau, và ngược lại họ cũng có cơ hội thể nghiệm và
tích lũy được nhiều thông tin và dữ kiện hơn.
Thân chủ sẽ có dịp bộc lộ nhiều phương pháp xử thế,
giải pháp cho cùng một vấn đề. Sau cùng, tư vấn nhóm
khuyến khích thân chủ vì họ học hỏi một cách gián tiếp
những kỹ năng phong phú, chia sẻ bởi những thân chủ
khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tư vấn nhóm
rất hữu hiệu cho:
- Tư vấn học đường khối lớp 9, 10 (cho các em nhút
nhát, có khó khăn trong các kỹ năng giáo tiếp xã hội).
(Hutchinson: Freeman, Quick, 1996).
- Học hỏi từ tư vấn nhóm dẫn đến chia sẻ cộng tác
kinh nghiệm giữa các thân chủ nhằm đạt đến mục tiêu kế
hoạch trong nhóm cao hơn, theo Avasthi (1990).
- Hỗ trợ trong tư vấn nhóm rất hữu ích cho những
thân chủ nữ sau ly dị (Blatter và Jacobsen, 1993).
Ngoài ra tư vấn nhóm không thể thiếu được trong
nhưng trường hợp cai nghiện, nạn nhân chiến tranh,
người bị bạo hành… vì tính giáo dục trong tư vấn nhóm
rất cao.
Tuy nhiên, tư vấn nhóm cung có những hạn chế và
nhược điểm như:
- Nó không phù hợp cho những thân chủ có nhu cầu
về nan đề thuộc nhân cách và cá tính.
- Vấn đề sâu xa của thân chủ đôi lúc không được mổ
xẻ, khai thác triệt để trong môi trường nhóm.
- Tư vấn nhóm có thể gây sức ép, buộc tư vấn chia sẻ
khi họ chưa sẵn sàng.
- Tư duy theo hùa (groupthinking) đôi khi có thể dẫn
đến những thành kiến, khuôn sáo, bảo thủ, bế tắc trong
tiến trình tư vấn có ảnh hưởng tiêu cực.
- Tính bè phái có thể xảy ra, mục tiêu và tác dụng
của tư vấn nhóm có thể bị ảnh hưởng.
- Nhiều thân chủ không có tinh thần cộng tác, chỉ
mượn tư vấn nhóm cho những hành vi và mục đích cá
nhân.
- Vấn đề thời gian và địa điểm luôn là một trở ngại
rất phổ biến.
- Nếu nhóm không xử lý và đạt mục tiêu đề ra, tất sẽ
không tránh khỏi những xung đột, hành vi thiếu tôn trọng,
có hại, như thế ảnh hưởng tiêu cực sẽ lớn hơn.
3. Các loại tư vấn nhóm
Tư vấn nhóm có nhiều hình thái, vì nhóm cần được
thiết kế để đáp ứng những nhu cầu rất riêng, phù hợp với
yêu cầu chung nhất định của một nhóm đặc biệt. Thân
chủ đến với tư vấn nhóm thật ra vẫn có những nhu cầu về
mảng tâm lý, nhu cầu được người khác chấp nhận, muốn
thăng tiến, và các vấn đề cá nhân khác.
Giáo dục/ hướng dẫn cho nhóm: Theo Brown
(1998) chủ yếu mang tính giáo dục và xây dựng về những
vấn đề gay cấn chung của xã hội như nghiện ngập ma
tuý, quan hệ tình dục tiền hôn nhân, HIV, AIDS, các giai
đoạn phát triển của tuổi dậy thì và thanh niên mới lớn.
Đây không phải là tư vấn nhóm. Vì tác động và đóng góp
của các thành viên tham gia rất hạn chế, chỉ có ban tổ
chức đưa ra thông tin là chủ yếu.
Với người lớn tuổi: Những chương trình giáo dục
này giúp trong các lĩnh vực như đối diện với tuổi già, cá
nhân người thân vừa ra đi, vấn đề sức khỏe, phúc lợi, lợi
ích cộng đồng. Ngoài ra các nhóm như phụ nữ, thanh
niên, công nhân… luôn có những nhu cầu giáo dục và
thông tin, tư vấn nhóm vì thế sẽ hữu ích. Có người cho
rằng đây là tư vấn cộng đồng, song thuật ngữ này cần
được hiểu trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Với trẻ em: Tư vấn nhóm giúp các em phát triển
những kỹ năng xã hội. Đặc biệt với sinh viên và lớp trẻ, tư
vấn nhóm cho họ để tìm đến những thông tin và giải pháp
liên quan đế những vấn đề quan trọng, nóng bỏng, như
kiềm chế nóng giận, quan hệ tình dục lành mạnh, kỹ năng
học tập, vấn đề hướng nghiệp, lao động…
Tư vấn nhóm trong giải quyết các vấn đề cá
nhân: Giúp thân chủ giải quyết những xung đột và bế tắc
trong quan hệ hàng ngày; không chỉ với những vấn đề gai
góc của hiện tại mà cả những kỹ năng cần thiết để giải
quyết những trường hợp tương tự trong tương lai. Theo
Gazda (1989) tư vấn nhóm khác với chương trình giáo dục
hướng dẫn ở chỗ:
- Tư vấn nhóm tập trung vào vấn đề tức thời, có nội
dung trọng tâm xoáy vào thân chủ, - trong khi đó chương
trình giáo dục hướng dẫn tập trung vào những vấn đề
không đổi hoặc có ảnh hưởng chung đến mọi người.
- Tư vấn nhóm có tính chỉ đạo cao, giúp thân chủ giải
quyết vấn đề thuộc phạm trù hành vi và nhận thức; nên
mang tính cải tổ nhận thức cho thân chủ nhiều hơn, điều
này không có trong giáo dục hướng dẫn.
- Tư vấn nhóm gói gọn trong khuôn khổ nhỏ hơn, gần
gũi hơn, trong khi đó giáo dục hướng dẫn mở rộng ra với
công chúng, môi trường giống như lớp học, giảng đường
vậy.
Tất nhiên, nhìn kỹ, tư vấn nhóm (nếu được tổ chức và
kết thúc nhanh chóng), sẽ không khác hướng dẫn giáo
dục mấy. Vì nhanh quá, tính cải thiện nhận thức và sửa
đổi hành vi không có điều kiện phát triển với môi trường
tư vấn nhóm. Đây chính là điểm đặc thù then chốt để tư
vấn nhóm khác với giáo dục/ hướng dẫn.
Liệu pháp tâm lý/ nhân cách cho nhóm: Được
soạn ra nhằm giúp thân chủ xử lý các vấn đề thuộc phạm
trù rối loạn về tâm lý. Vì thế, tư vấn nhóm trong khuôn
khổ này tập trung vào việc giúp từng cá nhân một - kiến
tạo và điều chỉnh lại hệ thống tâm lý sao cho lành mạnh,
hiệu quả hơn - trong tương tác bối cảnh tư vấn nhóm.
Giống tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm trong lĩnh vực
tâm lý có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên điểm nóng
của tư vấn nhóm tâm lý xoay quanh vấn đề khung tâm lý
của nhiều người, một mảng liên quan đến tình cảm và
cách nghĩ, mang tính chất hệ thống, vì thế thường kéo dài
với con số các cuộc hẹn tư vấn (sessions) nhiều hơn.
Vì tính chất tinh thần của tư vấn liệu pháp tâm lý,
loại liệu pháp này thường được tổ chức trong nhưng trung
tâm y tế bệnh viện tâm thần… với những thân chủ đang
điều trị. Tuy nhiên, với nhóm giải quyết nhu cầu cá nhân
thì sẽ được tổ chức ở những địa điểm ngoại trú bình
thường.
Nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm: Được thiết kế nhằm
giúp cá nhân áp dụng những nguyên tắc và quá trình vận
hành (liên quan đến cả một nhóm người) vào một công
tác nhất định. Con người là yếu tố rất cần thiết cho những
cơ quan, tổ chức, đơn vị, khi hoạt động của tập thể có ảnh
hưởng tác động hỗ tương trong việc sản xuất hoặc tạo ra
những sản phẩm. Tư vấn viên trong bối cảnh này nên tập
trung vào giải quyết những vấn đề nội bộ cơ quan và cả
bên ngoài, vận động mọi người tham gia đóng góp ý kiến;
để tiến trình áp dụng và thao tác giữa các bộ phận trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị đạt được hiệu quả và công việc
chung được thúc đẩy.
Ngoài ra còn có những hoạt động nhóm cho các cá
nhân với những mục đích khác như nhóm tổ chức về lịch
sử khu vực, nhóm sinh hoạt văn hóa truyền thống, hiệp
hội, ban ngành, huấn luyện. Ở Hoa Kỳ nhóm T (T-group)
là nhóm tập trung vào việc hướng dẫn nghiệp vụ.
Ngoài ra còn có cả nhóm có tiêu chí phục vụ cho
những nhu cầu đặc trưng khác, đến từ cuộc sống phong
phú và đa dạng. Trong đó các nhóm viên tự nhóm họp, tự
tổ chức, tập trung giải quyết những vấn đề có liên quan
đến sở thích, tâm nguyện, và nhu cầu riêng. Ví dụ như hội
nuôi chim, nhóm nhạc, nhóm săn bắn, nhóm thể dục…
4. Các thời kỳ trong quá trình nhóm làm việc
Giống như những cơ quan sinh thể (living organism)
khác nhóm cũng có tuổi thọ bao gồm những thời kỳ phát
triển rất đặc trưng. Khác với tư vấn cá nhân, làm việc với
nhóm cần chú trọng đến từng thời kỳ một. Đây cũng là
nét đặc trưng của quá trình làm việc với nhóm. Mặc dù cả
hai hình thái trợ giúp đều có một lịch kế hoạch, tuy nhiên
trong làm việc với nhóm, tính đi sát lịch kế hoạch (work
schedule) thể hiện rất cao. Nhiều trường hợp, mọi người
đến với nhóm và cùng hoạt động với nhóm. Vì thế tư vấn
viên cần có những kinh nghiệm và kiến thức căn bản về
các thời kỳ của nhóm, điều này sẽ giúp nhóm hoạt động
thuận lợi, nhịp nhàng, và đạt hiệu quả cao hơn.
Những tranh cãi về nội dung hoạt động (content) và
thời gian (time length) và thời điểm bắt đầu và kết thúc
(when) cho từng thời kỳ vẫn đang được thảo luận.
Tuckman (1965) đã giới thiệu một mô hình 4 thời kỳ trong
thời gian hoạt động của nhóm bao gồm: (1) tạo nhóm, (2)
bão táp/ luật chung, (3) giải quyết, (4) kết thúc. Bốn thời
kỳ này sẽ được bàn kỹ hơn dưới đây:
Thời kỳ I: Tạo nhóm (forming): là thời kỳ đầu tiên,
điểm nóng bao gồm cơ cấu làm việc, nội dung cần giải
quyết ai sẽ là người thích hợp để ở lại, hoặc sẽ phải rời
nhóm, những luật định và nguyên tắc căn bản áp dụng
cho mọi thách viên của nhóm, thông tin và giải đáp về
các câu hỏi liên quan đến nhóm. Thường thì tâm trạng
của thành viên là lo lắng, băn khoăn, họ không biết nhiều
lắm về nhóm và vì thế kỳ vọng của các cá nhân thường
rất khác nhau. Thời kỳ này, các cá nhân thường nói về
những vấn đề ngoài lề. Tư vấn viên cần tạo ra một bầu
không khí tư nhiên, cởi mở. Mời gọi mọi người cộng tác
trong tinh thần tôn trọng và lắng nghe. Mỗi cá nhân được
yêu cầu cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản như lý
lịch bản thân, vấn đề cần tháo gỡ, nguyện vọng và nhu
cầu của họ trong kinh nghiệm làm việc nhóm lần này và
những gì họ mong đợi thu hoạch được từ nhóm.
Thời kỳ II: Bão táp/ luật chung (storming / norming):
là giai đoạn căng thẳng nhất. Có thể nói đây là giai đoạn
những mâu thuẫn gay gắt và những xáo trộn không thể
tránh khỏi. Thường các cá nhân có những tranh cãi về
mức độ tác động qua lại với các cá nhân khác. Họ đùn
đẩy và chọn lựa trách nhiệm chung và riêng của mỗi cá
nhân trong tương quan vai trò trong nhóm. Họ đôi co về
tính độc lập. Có người cố gắng tìm vị trí quan trọng cao
nhất trong nhóm. Vấn đề lo lắng và ưu tư về kết quả trị
liệu của nhóm có thể bị hoài nghi. Nhiều lúc tư vấn viên
có thể bị các cá nhân đồng thanh họp lại tấn công. Tư vấn
viên trong giai đoạn này cần bình tĩnh, khách quan, kiên
nhẫn… Họ cần giữ vai trò là người điều tiết để giữ cho
nhóm không đi vào cao trào xung động, có thể vượt quá
mức an toàn, dẫn đến việc nhóm bị tổn thương không còn
cách cứu vãn. Cũng trong thời kỳ này, tính luật chung
(norming) của nhóm; giống như sau cơn bão sẽ trở lại
bình thường. Lúc này các thành viên sẽ nhìn ra sự gắn bó
sau khi trưởng thành sau trận bão (storming). Vì thế
những mục đích và kế hoạch sẽ được đặt ra. Họ chuẩn bị
cho những bước hoạt động kế tiếp.
Thời kỳ III: Làm việc (working): là giai đoạn quan
trọng nhất của nhóm. Có thể nói đây là điểm mấu chốt
của mục đích hiện diện và tồn tại của nhóm. Lúc này các
nhóm viên đã hiểu nhau, tin nhau, và có một khái niệm
tương đối định hình về các cá nhân khác. Năng lượng
(energy) và tâm trí không còn bị chi phối bởi chuyện
tranh thủ đạt được những vị trí trong nhóm, họ có nhiều
thời gian hơn cho việc tập trung vào giải quyết các vấn đề
trọng tâm của từng nhóm viên. Nhiệm vụ của tư vấn viên
là sắp xếp để cho mỗi nhóm viên cùng tham gia cộng tác.
Không thể tránh khỏi chuyện có nhiều nhóm viên hoạt
động hăng hái nhiệt tình hơn những nhóm viên khác, vì
thế tư vấn viên cần nhắm vào việc điều chỉnh, khéo léo
động viên để mức độ cộng tác của mọi nhóm viên bằng
nhau, bình đẳng.
Thời kỳ IV: Kết thúc nhóm (terminating): như tên gọi,
giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho việc kết thúc.
Giống như bao nhiêu kinh nghiệm chia tay khác, chuẩn bị
cho kế hoạch tốt nghiệp (graduation) cho các nhóm viên
là một công tác đầy cảm xúc và không dễ dàng. Nhiều
nhóm viên đã tạo được một sự gắn bó (bonding) với
những nhóm viên khác. Họ gần như là bạn bè hay chiến
hữu trong những trận đánh tấn công vào những vấn đề cá
nhân. Nhiều người mang cảm giác trân quý, biết ơn với
những nhóm viên đã có những kiến nghị, ý tưởng, giúp họ
tìm ra giải pháp chọn nan đề của họ: Trong thời gian này,
15% thời gian được sử dụng vào việc điểm lại nội dung
hoạt động, tiến trình đạt được trong kinh nghiệm làm việc
với nhóm. Tư vấn viên sử dụng thời gian này như một cơ
hội để các nhóm viên lập lại (review) những nan đề, cách
suy nghĩ cũ và lối suy nghĩ mới, những cảm nghiệm và
những giải pháp hữu ích cho họ. Tư vấn viên cũng cần
khuyến khích động viên, trấn an từng nhóm viên rằng họ
sẽ bước vào cuộc sống với những kinh nghiệm có ý nghĩa
với nhóm. Một điều quan trọng nữa là tư vấn viên cần
chúc mừng (congratulate) các nhóm viên về việc họ đã
thành công và tư vấn viên phải tỏ được cảm xúc tự hào
thực sự.
5. Những vấn đề trong các nhóm
Để vận hành một nhóm sao cho có hiệu quả, những
vấn đề căn bản về nhóm cần được tuân thủ chặt chẽ, vì
những vấn đề này sẽ có một quyết định quan trọng trong
suốt quá trình hoạt động của nhóm qua từng khâu, từng
bước, từng giai đoạn. Trước khi thành lập nhóm, tư vấn
viên phải trả lời được những câu hỏi:
Tại sao phải có nhóm này?
Nội dung hoạt động và chiến lược cho nhóm?
Mục tiêu chính của nhóm?
Ai là người thích hợp cho nhóm?
Chuẩn bị thành lập nhóm: Là giai đoạn các ứng
viên của nhóm được chọn lọc dựa trên những tiêu chuẩn
cần thiết. Đây là khâu rất quan trọng vì không thực hiện
đúng, sự chênh lệch giữa các nhóm viên sẽ là một cản trở
rất lớn cho toàn nhóm sau này (nhóm viên không thâu
lượm được kết quả và sẽ có những ảnh hưởng tai hại về
mặt tâm lý). Tư vấn viên cần phỏng vấn (interview) để
chọn lọc những ứng cử viên thích hợp cho nhóm. Những
nhóm viên tương lai của nhóm cần hội đủ những yêu cầu
căn bản:
- Cùng mức độ thông minh và có kiến thức tương
đương.
- Nội dung vấn đề mức độ khó khăn của những nan
đề có gần nhau hay không?
- Quan điểm và khả năng giao tiếp xã hội có quá
chênh lệch.
- Kinh nghiệm sống và trình độ, cũng như hoàn cảnh
văn hóa xã hội hiện tại.
- Thái độ sẵn sàng với nhóm và khả năng thích nghi
với cường độ làm việc của nhóm.
Tư vấn viên cần giải thích rõ về quá trình làm việc
của nhóm, những điều sẽ xảy ra trong quá trình làm việc
của nhóm. Nhóm viên tương lai cần được nhắc nhở về tính
đồng nhất trong nhóm là cần thiết. Sự bất đồng ý kiến và
mâu thuẫn bước đầu (khó tránh khỏi) cần được thông báo.
Tính đón nhận mạo hiểm trong làm việc với nhóm là cực
kỳ quan trọng, nên nhóm viên cần có sự chuẩn bị tinh
thần trước.
Nhóm viên cần được giải thích kỹ trước khi tham gia
nhóm về những yêu cầu của nhóm như, theo Corey
(1995), những giải thích đó bao gồm:
- Mục đích cơ bản của nhóm (nhắm đến những kết
quả cụ thể nào).
- Một văn bản mô tả rõ về điều lệ, quá trình làm việc,
và công thức tập hợp nhóm.
- Văn bản về trình độ và tư cách nghiệp vụ của tư
vấn
- Quá trình chọn lọc nhóm viên thích hợp cho nhóm.
- Tính mạo hiểm trong việc chia sẻ nội tâm với nhóm
(thông tin có thể bị rò rỉ), những trách nhiệm và quyền lợi
của nhóm viên.
- Những thảo luận căn bản về hạn chế trong việc giữ
kín thông tin (confidentiality) của cả nhóm.
Số nhóm viên và tuổi thọ của nhóm: Là điều cần
được chú ý đến. Lý tưởng nhất là nhóm có từ 6 đến 8
người (Gazda, 1989). Nếu nhiều quá, hoạt động của nhóm
sẽ cồng kềnh và những điểm nóng của từng nhóm viên sẽ
bị lẫn và khó tập trung. Với trẻ em, nhóm nên nhỏ hơn, từ
4 đến 6 em. Thời gian cho mỗi ca nhóm là 90 phút (với trẻ
em thời gian nên ngắn hơn - 50 phút). Để nhóm hoạt
động tốt, một khoảng thời gian chừng 6 tháng, họp hàng
tuần là thích hợp. Tuy nhiên không nhất thiết. Điều này
phụ thuộc tình hình hoạt động của nhóm, số người trong
nhóm, và tốc độ làm việc của từng nhóm riêng biệt. Cần
có sự thống nhất chung về thời gian làm việc của nhóm.
Tính đồng tâm rất cần thiết cho hoạt động tư vấn của
nhóm.
Nhóm đóng hay mở: nhóm đóng (closed group): Là
nhóm tính từ lúc bắt đầu đến lúc nhóm kết thúc chỉ bao
gồm những nhóm viên cố định, không kết nạp thêm nhóm
viên mới. Ngược lại, nhóm mở (open group) là nhóm mở
ra và luôn luôn có thành viên mới tham gia. Trong nhóm
mở, khi nhóm viên cảm thấy mình trưởng thành họ có thể
tự động tách nhóm. Hạn chế của nhóm mở là người mới
và người cũ luôn tạo ra những chi phối khó tránh khỏi.
Trong trường hợp một nhóm viên rời nhóm, những người
còn lại thường rơi vào những xáo trộn về tâm lý. Nhưng
điều tích cực của nhóm mở là cho phép nhóm viên có cơ
hội được ở lại lâu hơn để xử lý vấn đề của mình một cách
triệt để.
Vấn đề giữ kín (confidentiality): Là vấn đề nóng
bỏng và tế nhị. Đây là nét đặc trưng nổi cộm trong tư vấn.
Một yếu tố then chốt, có tính quyết định trong công tác tư
vấn. Theo TS. Trần Thị Giồng (2006), giữ bí mật là nguyên
tắc trong tư vấn, để chứng tỏ sự tôn trọng và tạo lòng tin
của thân chủ vào tư vấn viên. Với tư vấn nhóm, đây là
một điều cần phải được nhắc nhở (emphasize) thường
xuyên.
Cần thiết trong buổi phỏng vấn và lần nhóm mặt đầu
tiên (initial session), nhóm viên được nghe giải thích về
tính bí mật thông tin của những hoạt động lên đến nhóm.
Tư vấn viên cần nhấn mạnh đây là phạm trù đạo đức
mang tính bắt buộc. Nhóm viên được mời gọi tham gia
một cách trưởng thành trong xử thế mang tính văn hóa và
thể hiện tinh thần tôn trọng những bí mật riêng tư của
thân chủ. Tuy nhiên, nhóm viên cũng nên hiểu rằng đây là
vấn đề phức tạp và có những hạn chế chủ quan nhất
định, nên họ có thể chấp nhận tính tương đối của vấn đề
giữ bí mật.
Hạ tầng cơ sở (physical structure): Là địa điểm để
nhóm viên và người hướng dẫn thực hiện các buổi làm
việc. Nơi này cần có bầu không khí thân thiện, lành mạnh,
chuyên nghiệp. Một địa điểm sơ sài quá sẽ không tạo ấn
tượng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến niềm tin và đóng góp của
các nhóm viên. Địa điểm cần cố định, tránh thay đổi cho
khi không thật sự cần thiết. Địa điểm cần là nơi trung
tâm, tránh quá xa nơi các nhóm viên đang sinh hoạt. Địa
điểm phải tạo được những tiện nghi căn bản để khuyến
khích nhóm viên tham gia đầy đủ, thường xuyên.
Người nhóm trưởng thứ hai (co-leaders): Là người
nhóm trưởng cùng làm việc với nhóm trưởng khác trong
tư vấn nhóm. Tuy không nhất thiết phải có hai nhóm
trưởng. Tư vấn viên có thể hoạt động độc lập như nhóm
trưởng, tuy nhiên trong vài trường hợp, sự xuất hiện của
nhóm trưởng thứ hai là cần thiết, nhất là khi một nhóm
trưởng làm việc với nhóm, người thứ hai sẽ quan sát và
ghi chép phản ứng của nhóm. Nhiều tác giả đồng ý rằng,
trường hợp nhóm trưởng tay nghề yếu nên tham gia học
hỏi với cương vị nhóm trưởng thực tập với một tư vấn viên
có kinh nghiệm, trước khi họ bắt tay vào thực hiện làm
việc với nhóm một mình. Dinkmeyer và Muro (1979) đã
đề nghị hai nhóm trưởng, lý tưởng nhất, nên có:
- Chung triết lý nghiệp vụ và thống nhất trong cách
xử lý nhóm.
- Cùng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ.
- Xây dựng được nền tảng căn bản lành mạnh trong
quan hệ con người (làm gương).
- Ý thức được và khéo léo trong xử lý, khi các nhóm
viên ủng hộ một người và chống đối một người.
- Đồng ý với nhau về mục tiêu và quá trình vận hành
nhóm để đạt được hiệu quả trị liệu cho thân chủ.
Chia sẻ cảm xúc (self-disclosure): Được định nghĩa
như việc thổ lộ cảm xúc, thái độ, và niềm tin trong thời
điểm hiện tại của các nhóm viên cũng như của tư vấn
viên. Điều này phụ thuộc vào sự gắn bó của từng nhóm
viên. Đây là hiện tượng đặc biệt, có tác dụng đưa mọi
người xích lại gần nhau. Trong thời kỳ đầu, rất ít nhóm
viên chịu chia sẻ; vì thế tư vấn viên cần khơi dậy trong
nhóm viên nét tích cực này. Chia sẻ cảm xúc sẽ kích thích
tinh thần đồng đội nên thường được nhắc nhở bởi nhóm
trưởng, giúp mọi người có tinh thần trách nhiệm với nhóm
hơn. Tuy cần điều chỉnh để mọi người có cơ hội; vì nhiều
nhóm viên có xu hướng thích kể về mình.
Ý kiến phản hồi (feedback): Là những chia sẻ của
các nhóm viên sau khi suy nghĩ và cân nhắc để giúp các
nhóm viên khác có được những ý kiến từ góc nhìn khác về
vấn đề của cá nhân họ. Đây là những thông điệp mang
tính hết sức chủ quan, vì thế ý kiến phản hồi có thể có ích
nếu chân thành và có tính xây dựng. Tuy nhiên, nếu vận
dụng sai lệch, nó sẽ là những châm chọc, báng bổ, khả dĩ
có thể đem đến những tai hại khó lường. Corey (1995)
phân biệt ý kiến phản hồi trong các ca tư vấn riêng rẽ (in
sessions) (có thể rất căng thẳng) và trong thời kỳ chuẩn
bị kết thúc (termination) (thường chân thành). Theo đó, tư
vấn viên cần chọn lọc trong việc xử lý những ý kiến phản
hồi, sao cho kết quả đem lại giúp cho các nhóm viên
nhiều nhất. Để biết chắc nếu những ý kiến phản hồi có
hiệu quả hay không, Hoffman, Splete, và Pietrofesa
(1984) đề nghị chúng phải:
- Phục vụ có ích cho người nghe, không phải cho
người nói.
- Sử dụng qua diễn tả cụ thể, sát với nội dung hành
động, tránh vòng vo, xách mé.
- Sử dụng đúng lúc, ý kiến phản hồi tích cực (nói tốt)
có ảnh hưởng tốt hơn ý kiến phản hồi tiêu cực (nói xấu)
trong giai đoạn đầu mới thành lập nhóm.
- Được đưa ra ngay thức thời, gần thời gian với hành
vi của người nghe. Tránh một thời gian sau mới nhắc lại.
- Chân thành và trên tinh thần xây dựng, tránh dùng
với mục đích gây hại.
Chăm sóc nhắc nhở sau tốt nghiệp (follow-up):
Là một việc làm có tính đạo đức nghề nghiệp. Nó thể hiện
được tinh thần trách nhiệm của tư vấn viên. Điều này giúp
các nhóm viên tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm họ
thu thập được vì sự nhắc nhở của nhóm trưởng. Hơn nữa,
việc làm này sẽ giúp nhóm trưởng có thêm những kinh
nghiệm cho những lần làm việc nhóm sau này. Theo
Corey (1995), việc làm chăm sóc nhắc nhở sau tốt nghiệp
(after termination) nên được tiến hành ngay 3 tháng sau
khi tốt nghiệp tư vấn nhóm. Vì thế trong buổi sau cùng
của hoạt động nhóm, các thành viên cần được biết về một
buổi nhóm họp sau 3 tháng, như thế họ sẽ sẵn sàng và
đáp ứng nhanh chóng khi thời điểm cuộc hẹn được tổ
chức.
Một nhóm trưởng hiệu quả cần có những đức
tính thích hợp: Tất nhiên sự đóng góp tham gia của
nhóm viên có ảnh hưởng đến chất lượng của cả nhóm và
cho cá nhân họ, một nhóm trưởng hiệu quả cũng sẽ có
những đóng góp tích cực không kém. Một nhóm trưởng
cửa quyền, tính tình hung hăng, thích chất vấn, và không
trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ khiến cho nhóm viên bị
tổn thương, dẫn đến bỏ nhóm. Yalom (1995) đã nêu ra
những phẩm chất tốt của một nhóm trưởng có hiệu quả:
- Có sự quan tâm đến lợi ích của nhóm viên (càng
nhiều càng tốt).
- Có những đóng góp quan trọng trong việc giải
thích, vạch rõ những điểm cần tập trung, cung cấp chất
liệu và công cụ cho tiến trình tái thiết khung tư duy cho
các nhóm viên.
- Nguồn cảm hứng cảm xúc, khả năng tạo nên những
hoạt động gắn bó với nhóm, tạo ra cơ hội mời gọi trong
mạo hiểm, đón nhận thử thách, và cả những chia sẻ cảm
xúc trong quá trình làm việc với nhóm.
- Có chức năng chỉ đạo, giúp nhóm viên theo sát thủ
tục vận hành, tuân theo qui định và cộng tác với cơ cấu
của nhóm.
Tư vấn viên làm việc hiệu quả: Là luôn trung lập,
tránh kéo bè gây phái, mặc dù quan điểm của mình có
mâu thuẫn với một số nhóm viên khác. Kottler (1994)
nhận xét một tư vấn viên làm việc hiệu quả sẽ nhận ra
những xung lực có tính trị liệu (therapeutic forces) và
những xung lực có hại (destructive forces). Vì thế nhiệm
vụ của họ như một dụng cụ chọn lọc, giúp điều tiết những
xung lực có ích cho nhóm. Ngoài ra nhóm trưởng cần tích
cực và có tâm huyết với nhóm mới là nhóm trưởng có
hiệu quả (Yalom, 1995).
Corey (1995) cho rằng một nhóm trưởng có hiệu quả
cần có: tinh thần trách nhiệm, thái độ luôn có mặt với
nhóm, khả năng thúc đẩy người khác, can đảm, biết tự
chất vấn với chính mình, thành thật, trung thực, nhiệt
tình, có óc sáng tạo.
Quan trọng hơn cả, một nhóm trưởng phải là người
có kinh nghiệm. Họ có được đào tạo chuyên môn, có kiến
thức về vận hành nhóm, song song với những kiên thức tư
vấn khác. Họ cần có lòng tự tin và am tường những giai
đoạn phát triển của nhóm, khả năng xử lý những phát
sinh không nằm trong kế hoạch.
6. Kết luận
Tư vấn nhóm hay còn gọi là làm việc với nhóm
(group work) là một bộ phận của tư vấn. Đây là một hoạt
động phong phú, có hiệu quả thiết thực với một số đông
trong xã hội. Tất nhiên môi trường nhóm có lợi cho một số
trường hợp và có hại cho một số trường hợp khác.
Chất lượng hoạt động của nhóm tùy thuộc vào một
số điểm then chốt như bản thân các nhóm viên, sự chọn
lọc kỹ càng trước khi thành lập nhóm, và từ hiệu năng của
một nhóm trưởng.
Hoạt động nhóm có những nguyên tắc của nó, điều
này cần được thực hiện một cách có chuyên môn, càng
không thể xem nhẹ. Những vấn đề trong hoạt động nhóm
cần được các thân chủ hiểu thấu đáo và nắm rõ, để từ đó
những xử lý cần thiết được áp dụng trong tinh thần hợp
tác, sâu sát, và đạt hiệu quả cao.
Nhu cầu hoạt động nhóm trong thực tế xã hội sẽ trở
thành nhu cầu ngày càng cao, trách nhiệm của đội ngũ tư
vấn viên là tạo ra những sinh hoạt nhóm có ý nghĩa, có
chất lượng, nhằm góp phần kiến tạo những kinh nghiệm
tốt trong lòng những người tìm đến dịch vụ tư vấn qua
hoạt động nhóm.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 14. TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP TRONG
SUỐT HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƯỜI
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Chọn nghề là một hoạt động mang tính xã hội đã có
từ rất sớm trong lịch sử xã hội con người. Hẳn chúng ta đã
nghe trong tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: Nhất sĩ, nhì
nông, tam công, tứ thương, đây là một ví dụ cho thấy
ngay từ thời xưa bức xúc trong việc chọn nghề đã có. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu chọn nghề càng trở nên cấp
thiết hơn.
Thuật ngữ tư vấn hướng nghiệp được sử dụng rộng
rãi. Nhưng nó có vẻ giành riêng cho học sinh sinh viên.
Hẳn nhiên học sinh và sinh viên rất cần đến hướng
nghiệp. Song, trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, những
người đã trưởng thành cần tìm cho mình một nghề mới
không phải là hiếm, từ đó thuật ngữ tư vấn nghề nghiệp
được sử dụng trong chương này không khác về ý nghĩa,
chỉ là bao quát hơn, tránh gạt bỏ những người lớn tuổi ra
khỏi bức tranh tư vấn liên quan đến nhu cấu tìm việc làm
thích hợp của mọi giới.
Ngày nay, nghề nghiệp không còn đơn thuần là
phương tiện kiếm sống. Nghề nghiệp hôm nay được đặt
vào một bối cảnh rộng lớn hơn, chịu ảnh hưởng của
những áp lực đến từ những nhu cầu xã hội khác như giải
trí, giờ giấc, phúc lợi, khả năng tiến thân, môi trường làm
việc, ý nghĩa của công việc, và những cảm xúc tâm lý
khác. Vì thế nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến đời
sống thể lý mà còn đến cả đời sống tâm lý xã hội nữa.
Quá trình chọn nghề ở mỗi cá nhân có khác nhau,
dựa trên những cá tính của người đó, như: nhân cách, lối
sống, lý lịch bản thân và gia đình, giới tính, trình độ giáo
dục, điều kiện sống, điều kiện môi trường xung quanh…
Vì thế thu cầu tư vấn đối với cá nhân không chỉ xảy ra ở
cấp độ sinh hoạt nhóm mà nó có thể được áp dụng với
từng cá nhân một.
Trong các trường phổ thông trung học và đại học
nước ngoài luôn có những văn phòng hoặc trung tâm tư
vấn nghề nghiệp. Các tổ chức ban ngành phúc lợi công
cộng cũng vậy. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà rõ
ràng là một thực tế quan trọng đối với là những người có
quan tâm đến xã hội.
Nhất là trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa, nhu
cầu và cơ hội phát triển nghề nghiệp càng trở nên đa
dạng và phong phú. Chuẩn bị cho một nghề nghiệp liên
quan đến đầu tư vào giáo dục, vì thế chọn đúng nghề
không phải là một lựa chọn đơn thuần, mà là một quyết
định cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Thiết nghĩ, tư vấn nghề nghiệp không thể xem nhẹ,
vì nó là một công cụ quan trọng trong quá trình điều tiết,
giúp cá nhân tìm được ý nghĩa cuộc sống thông qua việc
chọn đúng nghề, làm đúng việc, hợp với khả năng và còn
giúp ổn định trật tự kinh tế xã hội.
2. Tầm quan trọng của tư vấn nghề nghiệp
Crites (1981) đã đề ra những điểm căn bản tại sao tư
vấn nghề nghiệp là quan trọng:
- Tư vấn nghề nghiệp tập trung cả vào thế giới nội
tâm và cả thế giới bên ngoài của cuộc đời, trong khi tư
vấn những mảng khác thường tập trung nhiều hơn vào
khung tư duy và hệ thống bên trong cá nhân con người.
- Kinh nghiệm thu gặt được từ tư vấn nghề nghiệp
cho cá nhân một cảm giác tự tin vì họ thật sự hiểu được
con người họ trong bối cảnh xã hội, từ đó họ an tâm và
thoải mái hơn, vì đóng góp của họ cho cuộc đời là đóng
góp có ý nghĩa. Riêng bản thân, họ tìm được những giá trị
có ý nghĩa cho cá nhân mình. Krumboltz (1994) nhận định
rằng tư vấn nghề nghiệp đề cập đến nhiều khía cạnh,
tương tự như trong tư vấn cá nhân khác, song bối cảnh xã
hội được giới thiệu vào quá trình tư vấn nghề nghiệp, nên
nó là một hình thức tư vấn toàn diện.
- Tư vấn nghề nghiệp có ích cho thân chủ vì nó
không chỉ đề cập đến nhân cách, mơ ước, sở thích,
nguyện vọng, mà thân chủ còn được biết đến những đại
lượng khác trong bức tranh nghề nghiệp rộng lớn, từ đó
họ hiểu thêm về xã hội họ đang sống. Nhất là tư vấn nghề
nghiệp cho họ một cái nhìn "từ bên trong" và họ có cơ hội
chọn lựa, an tâm với chính mình, giành hết năng lực và
công sức của bản thân một khi đã chọn ra một nghề thích
hợp cho mình.
3. Phạm vi tư vấn nghề nghiệp và các ngành
nghề
Trên thực tế, một tư vấn viên hướng nghiệp cần có
kiến thức chuyên môn phong phú, nhưng vị trí của họ
trong xã hội thường không nổi cộm, mà chỉ là những cống
hiến thầm lặng. Họ giống như người chọn áo, hóa trang
cho diễn viên, âm thầm làm việc bên trong cánh gà sân
khấu.
Họ là những người phân tích kỹ trường hợp thân chủ,
gạn lọc cẩn thận, sau cùng đem đến những gợi ý và thông
tin chính xác, giúp thân chủ tìm ra một chọn lựa thích
hợp, mang tính quyết định lâu dài cho đời sống của mình.
MacDaniels (1984) giới thiệu khái niệm giải trí vào
bức tranh nghề nghiệp với đẳng thức mới:
Nghề nghiệp = Làm việc + Giải trí
Theo ông, trong tương lai. Con người sẽ không chỉ
làm việc mà họ còn có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. Vì
thế, đây là một khái niệm không chỉ đáp ứng được yêu
cầu cuộc sống hiện tại mà còn chuẩn bị cho tư vấn viên
một não trạng tốt, sẵn sàng làm việc với tương lai.
Mọi học thuyết đề cập trong các chương 8, 9, 10, 11
đều áp dụng được trong tư vấn nghề nghiệp, tùy thuộc
vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể của khách hàng.
4. Thông tin nghề nghiệp
Ở những nước đã phát triển, thông tin nghề nghiệp
thật dễ tìm, dễ có. Chính phủ và các ngành xã hội luôn có
những tài liệu, đôi khi phát miễn phí hoặc cho mượn. Các
hệ thống thư viện luôn đầy ắp tài liệu và sách vở cho bạn
đọc về thông tin nghề nghiệp.
Riêng ở Việt Nam, thông tin nghề nghiệp rất hạn chế.
Nhiều trường cao đẳng về những ngành nghề không được
học sinh biết đến. Học trò của những trường này thường
là con cháu, bạn bè, hàng xóm của những người trong
nghề, biết được sự hiện diện của trường, và nhận thấy đó
cũng là nghề kiếm sống được, thế là họ nộp đơn, ghi
danh, dự thi, vào học… tốt nghiệp rồi đi làm.
Nhiều người đọc quảng cáo chiêu sinh, song những
phương tiện này chỉ rộng rãi ở thành phố, còn những tỉnh
với vùng sâu, vùng xa, mảng thông tin thường không
được cập nhật hoặc trưng dẫn một cách hình thức, từ đó
dẫn đến tình trạng có làm nhưng không gặt hái được
nhiều.
Sau đây là vài kiến nghị, dựa theo kinh nghiệm tư
vấn nghề nghiệp của Hoa Kỳ, thông tin nghề nghiệp cần
được phổ biến trong những dịp:
- Hội chợ nghề nghiệp định kỳ (career fair), thường
xuyên mời được đông đảo các đơn vị kinh doanh, tổ chức
kinh tế, xí nghiệp, nhà máy, các trường đại học, bệnh
viện, sở ban… tham dự.
- Hệ thống thư viện được trang bị những thông tin
nghề nghiệp để mọi người có điều kiện tiếp cận với thông
tin cập nhật.
- Kêu gọi các cơ quan hãy tạo những nỗ lực chiêu
sinh, tuyển việc đến gần hơn nữa với giới lao động và các
học sinh, sinh viên.
- Xây dựng những hệ thống máy vi tính có lưu trữ
những phần mềm có nội dung liên quan đến nghề nghiệp.
- Có những buổi nói chuyện chuyên đề bởi những
chuyên viên trong nghề trên tivi, đài, báo… về ngành
nghề, mặt trái và mặt phải.
Học thuyết của Holland (1997) được coi là học thuyết
được thiết kế với mục đích phục vụ công tác chọn nghề.
Đây là một thuyết được dựa trên cơ sở phân tích rất chặt
chẽ, tính áp dụng cao. Dưới đây là giải thích sơ lược về
học thuyết này. Sáu khái niệm cá tính trong thuyết chọn
nghề của ông, gồm 6 loại, nên cũng thường gọi là “lục
giác cá tính”:
1. Thực tế (R - realistic): là người chuộng kỹ năng, có
óc kỹ thuật, thích cụ thể, cơ khí (thích hợp với công việc
kỹ sư, thợ máy, nông dân, công nhân).
2. Thám tử (I - investigative): thích phân tích, trừu
tượng, có óc khoa học (thích hợp làm nhà nghiên cứu, lập
trình viên, nhân viên phòng thí nghiệm, địa chất, hải
dương học, bác sĩ, dược sĩ…).
3. Nghệ thuật (A - artistic): có óc tưởng tượng phong
phú, rất sáng tạo, có khiếu thẩm mỹ (thích hợp với việc
như nhạc sĩ, nhà thơ, viết lách, họa sĩ, nhà thiết kế, nhiếp
ảnh…).
4. Hoạt động xã hội (S - social): có nguyện vọng phục
vụ, yêu cái đẹp hoạt bát, quý trọng giá trị giáo dục (thích
hợp với ngành giáo dục, xã hội học, từ thiện, đi tu, bác sĩ,
y tá…).
5. Kinh doanh (E - enterprising): có khiếu thuyết
phục, ngoại giao, ăn nói lưu loát, năng động, xông xáo
(thích hợp với tiếp thị, quản lý, nhà kinh doanh, làm chủ
doanh nghiệp…).
6. Nghiêm túc (C - conventional): có tổ chức, ngăn
nắp, thực dụng, nguyên tắc (thích hợp với việc kế toán,
nhân viên chức, nhân viên nhà băng, thâu ngân…).
Holland đề nghị sắp xếp 6 nhân cách này theo thứ
tự: R-I-A-S-E-C
Thứ tự RIASEC này sau đó được chia ra làm sáu
nhóm:
RIA: tốt nhất là nhà nghiên cứu (I) - sau đó là lựa
chọn 2 để trở thành kỹ sư (R), hoặc nghệ sĩ (A).
IAS: tốt nhất là nghệ sĩ (A), kế đến là nhà nghiên cứu
(I) hoặc cô giáo (S).
ASE: tốt nhất là cô giáo (S), sau là nghệ sĩ (A) hoặc
nhà kinh doanh (E).
SEC: tốt nhất là nhà kinh doanh (E), sau là cô giáo
(S) và nhân viên chức (C).
ECR: tốt nhất là nhân viên chức (C), sau đó là nhà
kinh doanh (E) và kỹ sư (R).
CRI: tốt nhất là kỹ sư (R), sau là nhà nghiên cứu (I)
và nhân viên chức (C).
Những tư vấn viên nghề nghiệp theo thuyết này còn
đặt cho nó cái tên là thuyết yếu tố cá tính (trait-factor).
Đầu tiên, thân chủ được đưa cho một bản trắc nghiệm về
cá tính, sau đó họ được đưa cho một danh mục bao gồm
tất cả những ngành nghề, với những yêu cầu đào tạo
khác nhau và đòi hỏi những kỹ năng căn bản nào đó.
Ví dụ trong ngành y, có nhiều nghề, tuy cùng làm
trong bệnh viện, song chức năng và đào tạo có khác biệt
rất lớn. Chẳng hạn từ thấp lên cao như: trừ điều dưỡng, y
tá dược tá, y sỹ, bác sĩ, chuyên khoa trưởng… Vì thế, một
thân chủ sẽ dựa vào khả năng của mình để chọn một
hướng giải quyết của mình phù hợp với điều kiện bản
thân. Họ có thể có một vài quyết định như thi vào trung
cấp, nhắm đến đại học tại chức sau này, hoặc bỏ ra 1
năm luyện thi thật chăm chỉ…
5. Tư vấn nghề nghiệp với những nhóm đối
tượng khác nhau
Như đã trình bày, đối tượng có nhu cầu tìm việc, học
nghề đến từ mọi lứa tuổi, bao gồm học sinh phổ thông,
cán bộ chuyển ngành, bộ đội về hưu, lý do sức khỏe, giải
thể, muốn thay đổi điều kiện sống, tăng thu nhập, giảm
biên chế, về hưu… Vì thế tư vấn viên nghề nghiệp cần
đầu tư chút thời gian để hiểu sơ qua về những nét căn
bản của từng nhóm đối tượng vừa kể trên.
Với trẻ em: Xin đừng cười, trẻ em đã có ý thức nghề
nghiệp từ rất sớm. Các em biết người lớn xung quanh
mình đi làm và làm gì vì nghe cha mẹ, anh chị kể về việc
làm. Chính những câu chuyện nghề nghiệp nhất định ấy
đã có ảnh hưởng đến các em. Tuy nhiên, các em rất cần
đến một bức tranh toàn diện về các ngành nghề trong xã
hội. Vì thế, nhà trường và những người có trách nhiệm
cần tố chức những cuộc dã ngoại, tham quan (field trip),
giới thiệu với các em về những ngành nghề khác nhau,
điều này mang tính giáo dục rất cao. Những kinh nghiệm
với các hình thái công việc khác nhau sẽ cho các em
những suy nghĩ, giúp các em củng cố nhiều hơn nữa về
những quyết định nghề nghiệp sau này. Một đề nghị là
trường học nên tổ chức những buổi tham quan do các đơn
vị có tâm huyết bảo trợ, hoặc mời những công nhân viên
có tinh thần, thiện nguyện (volunteer) đến trường kể
chuyện về nghề nghiệp và việc làm của mình cho các em
nghe.
Với tuổi dậy thì: Giúp trẻ em sắp bước vào thế giới
trưởng thành xác định được điều các em cần biết, nên
biết; có liên quan đến nghề nghiệp. Không như quá khứ,
nhiều nghề cha truyền con nối và không đòi hỏi văn bằng,
chứng chỉ; xã hội hôm nay rất cần đến đào tạo chuyên
môn và chứng nhận tốt nghiệp. Vì thế, các em cần được
hướng dẫn cụ thể, xác định được nghề mình thích, sau đó
sẽ có hướng chuẩn bị thích hợp, đáp ứng tốt yêu cầu
tuyển sinh cho các khóa đào tạo phù hợp với ngành nghề
các em yêu thích.
Ngoài việc được hướng dẫn bởi một tư vấn hướng
nghiệp có chuyên môn, các em cần được đề nghị thám
hiểm về đề tài nghề nghiệp: các em được khuyến khích sẽ
trực tiếp gặp gỡ 5 đến 10 người lớn trong gia đình, hàng
xóm, bạn bè của cha mẹ, anh chị với những ngành nghề
khác nhau, từ đó các em sẽ có một khái niệm hoàn chỉnh,
đầy đủ hơn về bức tranh nghề nghiệp.
Bloch (1989) đề xuất những hướng dẫn cho một
chương trình tư vấn, đặc biệt giành cho các em đang có
nguy cơ bỏ học vì những điều kiện khác nhau:
- Các em cần hiểu biết về bức tranh hiện tại và bức
tranh trong tương lai giữa có nghề và không có nghề. Một
kế hoạch phù hợp với từng cá nhân học sinh, với sự quan
tâm thành thực, thể hiện được tinh thần quan tâm đến
các em.
- Chương trình này nên có quan hệ với những đơn vị
sản xuất, đề nghị họ tạo điều kiện giúp đỡ các em.
- Giới thiệu những chương trình huấn nghệ có cấp
chứng chỉ học nghề cho các em, và những chương trình
giáo dục thường xuyên, bổ túc, học ban đêm…
Với sinh viên: Nhiều người sau khi vào đại học, với
nhiều lý do khác nhau, đã biết mình không còn hứng thú
với môn học, ngành học do có nhiều phát sinh mới ngoài
dự đoán. Trong những trường hợp này, các sinh viên rất
lúng túng, lấn cấn với những băn khoăn giữa đi tiếp hay
chuyển hướng. Dù sao họ cũng đã đầu tư công sức và tiền
bạc. Bỏ thì vương, thương thì tội. Tư vấn viên cần giúp
sinh viên hiểu:
- Trực giác chọn nghề lần đầu tiên thường là tốt, nếu
họ đã suy nghĩ chín chắn trong chọn nghề lần trước.
- Nhiều người có khuynh hướng dễ dao động và các
em cần xem xét lại có phải đó là động lực đổi nghề.
- Nghề nào cũng có thế mạnh, điểm yếu, thuận lợi và
khó khăn, dù bề ngoài trông có vẻ không như thế, có vẻ
như nghề này hát mặt hơn nghề khác.
- Nên dứt khoát, nếu ở lại ngành học cũ, quên hẳn
những mời gọi khác. Nếu chuyển ngành học, nhất định
không nuối tiếc ngành học cũ nữa.
- Giúp các sinh viên liên hệ xem chương trình học cũ
có áp dụng được với ngành học mới, có thể đốt ngắn thời
gian đào tạo ở ngành mới, tránh lãng phí công sức, tiền
bạc.
- Giúp các bạn có kỹ năng xử lý giải quyết, tránh
những vấp phạm tương tự trong tương lai.
- Giới thiệu những kỹ năng học tập, nhiều bạn muốn
chuyển ngành học vì chương trình học quá nặng, khó
khăn. Trong trường hợp này tư vấn viên nên cho các bạn
sinh viên biết là thành quả của việc phấn đấu không chỉ
có ý nghĩa với bản thân mà còn giúp họ trưởng thành,
chín chắn hơn
Với người trưởng thành: Nhiều cá nhân do nhiều lý
do, làm đủ các việc, cuối cùng lại muốn thay đổi. Tất
nhiên nhu cầu của họ phải được coi là chính đáng, cần
thiết. Tư vấn viên phải ghi nhận cố gắng của họ, tránh
xem thường, hạ thấp, cho rằng họ có vấn đề trục trặc về
chuyện có quyết định với bản thân. Thông thường, đối
tượng tìm đến tư vấn việc làm ở độ tuổi đã lớn thường gặp
rất nhiều khó khăn. Vì thế, họ cần được trung tâm tư vấn
trợ giúp trong mọi khả năng có thể, như cần có sự phối
hợp với bên xã hội, thương binh lao động, các chương
trình hỗ trợ…
Tư vấn viên cần hiểu những cố gắng săn việc của
thân chủ là một cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp
giúp ổn định cho cuộc sống của họ. Tư vấn viên có nhiệm
vụ giúp cá nhân điểm lại kinh nghiệm lao động trong quá
khứ, giúp họ hệ thống hóa lại những kinh nghiệm và kỹ
năng sẵn có. Việc này giúp họ soạn ra một bản lịch sử
kinh nghiệm lao động (resumé), vốn không chỉ giúp họ
nhìn nhận ra giá trị đóng góp cho xã hội mà còn giúp họ
tự tin hơn trong công tác đi tìm một công việc mới, thích
nghi với hoàn cảnh hiện tại.
Tư vấn viên cần có một danh sách những ngành
nghề tạo ra cơ hội để thân chủ có thể lựa chọn và tự làm
chủ doanh nghiệp.
Những thủ tục cần thiết để huy động vốn, những
nguồn tài trợ, giúp đỡ của Chính phủ cũng như từ nhiều
nguồn khác nhau. Tất nhiên tư vấn viên cần tham khảo
với những chuyên viên có kinh nghiệm nghiệp vụ về
nhiều lĩnh vực khác như tài chính, luật pháp, xã hội… Đây
là cơ hội tốt nhất để tư vấn viên có tham vấn với các
ngành khác.
Cần nhớ, ngoài những kiến thức về phát triển tâm-
sinh- lý của con người, những kỹ năng cần thiết, một tư
vấn viên nghề nghiệp có trách nhiệm, làm việc có hiệu
quả rất cần đến những kiến thức liên ngành, nhằm đem
đến cho thân chủ những thông tin cần thiết trong một
khoảng thời gian ngắn nhất. Nên biết, khi thân chủ đến
với tư vấn viên, dịch vụ tư vấn gần như là cánh cửa sau
cùng.
Với những nhóm đối tượng khác: Như phụ nữ,
dân tộc thiểu số, người tàn tật nhưng vẫn có khả năng lao
động, và những người có hạn chế về giới tính, ngoại
hình… tư vấn viên cần tế nhị, tránh tỏ vẻ thương hại, lo
lắng. Tư vấn viên không đến với họ bằng lòng trắc ẩn.
Chúng ta cần cung cấp những dữ kiện có liên quan đến
hoàn cảnh cụ thể.
Quá nhạy cảm (oversensitive) và có những biểu hiện
quan ngại là không đúng. Những nhóm đối tượng này vẫn
được coi như bình thường. Tất nhiên việc đồng cảm với
những khó khăn họ gặp phải là có thể hiểu được. Luôn
nhắm tới để khôi phục tinh thần lạc quan, tuy không quá
xa rời thực tế. Bày tỏ ủng hộ với những trăn trở của họ
qua việc vạch ra rằng toàn bộ xã hội đều thế, ai cũng có
những nan đề cần giải quyết. Nhiệm vụ của họ là có niềm
tin vào cuộc sống. Ít nhất với thái độ này, họ sẽ có thêm
tự tin lạc quan. Tự tin và lạc quan luôn là vốn quý xã hội
rất cần đến.
6. Kết luận
Nghề nghiệp là một phần của đời sống con người. Ý
thức và phát triển nghề nghiệp có từ rất sớm. Không chỉ
dừng lại ở một độ tuổi nào đó, nhu cầu hướng nghiệp, tìm
việc làm mới là một nhu cầu rất thực, của toàn xã hội,
không phân biệt tuổi tác.
Nhà trường và đội ngũ tư vấn viên cần ý thức được
rằng đây là một bức xúc chung của xã hội, song không
phải là nan đề có thể áp dụng chung với mọi người. Vấn
đề nghề nghiệp đối với từng cá nhân có những khác biệt
rất lớn, phần nhiều tùy thuộc vào cá tính, hoàn cảnh, điều
kiện, và môi trường sống của thân chủ.
Xã hội đang thay đổi, cơ cấu nghề nghiệp và lao
động trong xã hội cũng khác. Nhu cầu sống và giải trí của
con người đang có những thay đổi về mặt cơ bản, đây
cũng là một thách thức cho đội ngũ tư vấn viên khi họ làm
việc với những thân chủ thuộc nhiều nhóm đối tượng khác
nhau trong xã hội (đa văn hóa). Hy vọng rằng với sự quan
tâm và hỗ trợ đến từ nhiều ban ngành khác, đội ngũ tư
vấn viên sẽ làm tốt hơn, góp phần ổn định xã hội qua việc
giảm thiểu những căng thẳng, nhất là về lĩnh vực hướng
đạo nghề nghiệp cho xã hội.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 15. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG: BẬC TIỂU
HỌC - TRUNG HỌC CƠ SỞ - TRUNG HỌC PHỔ
TƯ VẤN TÂM LÝTHÔNG
CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Nhu cầu tư vấn học đường ở cả ba cấp là thiết thực,
nếu không muốn nói là không thể thiếu được.
Theo kinh nghiệm các nước phát triển, trẻ em khác
nhau ở hai khía cạnh: môi trường sống và khả năng của
bản thân mỗi em.
Môi trường sống có thể là nơi cung cấp những hướng
dẫn tốt đẹp tích cực ban đầu, song không phải em nào
cũng may mắn được thế. Môi trường các em sống sẽ có
ảnh hưởng, rồi những ảnh hưởng ấy sẽ theo các em vào
lớp học, tác động không nhỏ đến quá trình học tập, tư
cách đạo đức, và những hành vi biểu hiện trong sân
trường.
Khả năng bản thân của mỗi em cũng là một nhân tố
quyết định đến quá trình tiếp thu và hòa nhập vào môi
trường học đường. Tuy cùng một độ tuổi phần nhiều các
em phát triển bình thường, song cũng có một số em kém
may mắn hơn, điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng ảnh hưởng của nó rất rõ: các em có hoàn cành
không bình thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu chung
như các em khác.
Từ hai mảng môi trường sống và khả năng bản thân,
có ảnh hưởng đến quá trình học của các em. Thiết nghĩ tư
vấn học đường là thiết thực, nếu như chúng ta thật sự tin
rằng: mọi học sinh đều được hướng dẫn, nâng đỡ để các
em trở thành công dân có ích cho tương lai đất nước.
2. Tư vấn học đường và hướng dẫn học tiểu học
Tư vấn viên học đường bậc tiểu học là những người
chiến sĩ bảo vệ đầu tiên, rất quan trọng đối với các em
học sinh. Họ là những người nhận ra những biểu hiện phát
triển (development) về tâm- sinh- lý của các em. Tất
nhiên ở Việt Nam, không phải trường học nào cũng được
trang bị một đội ngũ tư vấn học đường.
Những điều lỗi, sai phạm, học kém… bình thường
được giao cho giáo viên lớp xử lý (nếu nhẹ). Nặng hơn thì
Ban giám hiệu xử lý. Tất nhiên những nhân sự này đã cố
gắng hết mình trong khả năng có thể của họ, song vấn đề
chỉ được giải quyết ở phần cắt- cái- ngọn chứ không được
xử lý đào- tận- gốc. Vì thế tư vấn học đường ở Việt Nam
cần được quan tâm như một nỗ lực đồng bộ, áp dụng
đồng nhất trên toàn lãnh thổ đất nước.
Cố gắng xóa dần khoảng cách giữa thành phố và
nông hôn luôn gặp những khó khăn cố hữu. Điều này
không phải là ngoại lệ với những nước đang phát triển.
Ngay cả với những nước đã phát triển, đây vẫn là một bài
toán đang rất cần có đáp án thỏa đáng. Chúng ta hy
vọng, và làm tất cả trong khả năng, tận dụng mọi điều
kiện sẵn có, cố gắng trong mọi trường hợp. Chúng ta cần
trang bị với một suy nghĩ: xã hội sẽ khác đi nếu xã hội ấy
có thêm một thành viên tốt, và xã hội cũng sẽ khác đi
nếu chúng ta có thêm một thành viên không tốt. Suy nghĩ
đó sẽ giúp chúng ta cố gắng hơn trong mọi khả năng có
thể.
Gysbers và Henderson (1994) đã đề xuất tư vấn viên
học đường cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công
cuộc góp phần xây dựng chất lượng học tập của học sinh
tiểu học bằng cách:
- Thúc đẩy áp dụng hướng dẫn trong môi trường lớp
học.
- Cung cấp tư vấn nhóm cho các em, nhất là cho các
em có nhu cầu, hoàn cảnh bất thường.
- Giúp các em nhận ra khả năng và năng khiếu của
bản thân.
- Làm việc với các em có những nhu cầu đặc biệt (trẻ
chưa ngoan - tránh từ trẻ hư).
- Làm trung gian giữa nhà trường với các đơn vị tài
trợ và cơ quan địa phương, trong vai trò tham vấn viên.
- Đề xướng những chuyến tham quan nghề nghiệp
(tại các xí nghiệp, cơ quan).
- Tham vấn với thầy cô và các chuyên môn khác (bác
sĩ gia đình, cảnh sát khu vực).
- Liên lạc với gia đình và phụ huynh, trong vai trò
tham vấn.
- Là một thành viên trong hội đồng kỷ luật của
trường, đại diện như một tiếng nói đứng về phía học sinh,
đại diện cho quyền lợi của các em.
Qua kinh nghiệm được chia sẻ của hai tác giả trên, ta
có thể nhận ra ngay rằng tư vấn viên học đường phải là
một nhân viên làm việc thường trực, độc lập, và nhất định
là nên qua một khóa đào tạo có căn bản, có hệ thống, để
mô hình hoạt động trong các trường tiểu học mang tính
đồng bộ và thống nhất.
Nên biết, những tư vấn viên tham gia đội ngũ tư vấn
học đường được mời gọi làm việc như những đại diện cho
học sinh. Họ không làm việc chỉ đơn giản vì đồng lương
mà vì trách nhiệm và tình thương mến họ giành cho các
em. Cho nên, trong mọi trường hợp họ cần trình bày trước
những bộ phận chức năng khác về hiện trạng của một học
sinh cá biệt trong bối cảnh bức tranh nhiều mặt để mọi
biện pháp áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho em
học sinh đó.
Nhiệm vụ của tư vấn viên học đường bậc tiểu học là
có những hoạt động mang tính ngăn chặn và sửa chữa.
Một nhận định thú vị, nhưng rất thực tế là 1 đồng bỏ ra để
đầu tư vào biện pháp phòng ngừa sẽ tiết kiệm được 3
đồng trong tương lai khi nan đề thực sự xảy ra.
Hoạt động phòng ngừa (prevention) là hoạt động
mà tư vấn viên cần quan tâm. Họ làm việc với các bộ
phận khác, khoanh vùng những em có biểu hiện cần sự
giúp đỡ, từ đó họ có những can thiệp thỏa đáng, kịp thời,
trước khi vấn đề trở nên vượt quá khuôn khổ cho phép,
trở thành phức tạp hơn. Với tư thế chủ động và sớm phát
hiện, vụ việc thường dễ xử lý hơn, nhanh chóng hơn, đỡ
tốn kém và bớt lãng phí hơn.
Hoạt động sửa chữa (remediation) là dạng hoạt
động sau khi vấn đề đã được khoanh vùng và cần đến
một giải pháp thích hợp. Như trường hợp học sinh đánh
nhau quá nhiều lần áp dụng biện pháp sửa chữa là hoạt
động có tính hệ thống, sử dụng những chuyên môn
nghiệp vụ, liên kết với những bộ phận khác, tạo ra một
mặt trận nhiều mũi, tạo thế mạnh tổng hợp giúp đỡ một
học sinh. Trong trường hợp này, tư vấn viên sẽ song song
tiến hành công tác tư vấn với học sinh và áp dụng những
hỗ trợ từ giáo viên phụ trách và phụ huynh của các em.
Tư vấn viên có thể sử dụng trò chơi liệu pháp (play
therapy) qua đó học sinh sẽ bộc lộ cảm xúc và hành vi
của mình với những món đồ chơi hay trò chơi, từ đó tư
vấn viên sẽ tìm ra mấu chốt của những căn nguyên gây
ra bức xúc, và hướng giải quyết sẽ được xây dựng.
Một liệu pháp khác là đọc sách liệu pháp
(bibliotherapy) trong đó sách viết về những câu chuyện
có những nội dung gần gũi với hành vi của trẻ, sau đó tư
vấn viên sẽ cùng trẻ đọc những sách này, mục tiêu chính
là để cung cấp cho trẻ những kiến thức giác ngộ tích cực.
Giúp trẻ hướng đấu những hành vi tích cực lành mạnh
hơn.
3. Tư vấn học đường và hướng dẫn cho bậc
trung học cơ sở
Ở độ tuổi này, trẻ em thường có những bức xúc và
nhu cầu rất đặc trưng. Phần lớn ngoài chương trình học,
các em còn phải đối phó với những áp lực đến từ gia đình,
cộng đồng, cả thay đổi của cơ thể, và áp lực từ phía bạn
bè trang lứa. Phương tiện truyền thông đại chúng cũng là
một nhân tố không thể xem nhẹ. Ảnh hưởng của truyền
thông rất lớn, nó ảnh hưởng không chỉ đến người lớn mà
cả với các em nữa.
Với độ tuổi từ 10 đến 14, các em bắt đầu có những
nhận thức cơ bản về vị trí của các em trong bức tranh
cuộc sống, tuy chưa hẳn là đầy đủ. Tất nhiên điều này đôi
lúc gây cho các em những khó khăn trong việc định vị lại
giá trị bản thân.
Thornburg (1986) đã đề xuất những đóng góp, giúp
chúng ta hiểu được những thay đổi về 3 mặt: thể lý, trí
tuệ, và giao tiếp xã hội mà trẻ thời gian này đã phát triển,
là:
- Các em đã ý thức được về những phát triển thể lý
trên cơ thể.
- Khả năng tổ chức và áp dụng nhận thức trong khâu
xử lý các khó khăn hàng ngày.
- Khả năng chuyển đổi, liên hệ, xử lý những khái
niệm cụ thể (concrete) và những khái niệm trừu tượng
(abstract) và ngược lại.
- Các em đã học được những xử thế xã giao và nhận
thức về vai trò giới tính của mình. Tuy một số ít vẫn gặp
trở ngại (vẫn chưa biết mình thật sự là trai hay gái).
- Đã tự nhận ra mình thuộc vào một nhóm bạn đặc
trưng nhất định.
- Phát triển và xây dựng tình bạn.
- Bắt đầu phát triển tinh thần trách nhiệm.
Elkind (1986) còn nhắc đến khả năng của trẻ trong
việc có khả năng xử lý ba loại căng thẳng (stress):
- Căng thẳng loại A (type A): có thể nhìn thấy và
đoán trước được (không học thuộc bài - thi kiểm tra không
làm được).
- Căng thẳng loại B (type B): không thể thấy và
không dự đoán được (tai nạn từ nhà đến trường học).
- Căng thẳng loại C (type C): thấy được nhưng tránh
không được (không hiểu bài nhưng vẫn phải làm bài kiểm
tra).
Matthew và Burnett (1989) cho rằng trẻ ở cấp trung
học cơ sở chịu nhiều áp lực hơn trẻ bậc tiểu học và trẻ ở
bậc phổ thông trung học. Vì đây là giai đoạn phát triển
nhanh về nhiều mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương nếu như bất
cứ sai lạc nào ảnh hưởng đến trẻ. Để làm tốt công tác tư
vấn viên học đường trong giai đoạn này, với kinh nghiệm
của Schmidt (1999), tư vấn viên cần:
- Làm việc với trẻ qua cách cá nhân hay theo nhóm,
tuỳ theo tính chất/ nội dung của vấn đề.
- Làm việc với giáo viên và ban giám hiệu trong vai
trò tham vấn viên.
- Làm việc với các bộ phận khác trong khuôn khổ liên
hệ cần thiết trong vai trò tham vấn viên.
- Liên lạc với gia đình, phụ huynh, nêu rõ những vấn
đề cần giải quyết.
Tương tự như ở bậc tiểu học, hoạt động của tư vấn
viên học đường bao gồm phòng ngừa và sửa chữa. Ở
mảng phòng ngừa, trong thời khóa biểu, nên thu xếp một
tiết học cho tư vấn viên đề cập đến nhưng mối quan tâm,
giới thiệu dịch vụ tư vấn để các em biết rõ khi cần đến
giúp đỡ, các em sẽ luôn được hoan nghênh. Điểm quan
trọng ở đây là các em cần được nhắc nhở rằng mọi vấn
đề, dù ở mức độ nặng nhẹ, đều có thể giải quyết được.
Các em cần được động viên để hiểu nhiệm vụ của các em
là học tốt, mọi vấn đề khác sẽ tự chúng vận hành theo lẽ
tự nhiên. Tư vấn viên học đường phải hòa nhã, thân thiện,
tạo ấn tượng tốt với các em.
Ở mảng sửa chữa, mặc dù tốt nhất là kết hợp với
mảng phòng ngừa, tuy nhiên trong giai đoạn này, các em
cần được đối xử như một cá nhân với mức độ tôn trọng
thích hợp. Tuổi dậy thì vốn có những xung động khó kiểm
soát và khó tiên đoán, nên thái độ mềm mỏng là rất cần
thiết. Nên nhớ, trong giai đoạn này, các em rất dễ có
những phản ứng bốc nóng nhanh. Tư vấn viên cần luôn
tạo cho các em có một van xả nhất định. Tránh không để
các em có cảm giác mình bị dồn vào ngõ cụt.
4. Tư vấn học đường và hướng dẫn cho bậc
trung học phổ thông
Vào cấp ba, trẻ ở giai đoạn phát triển mạnh nhất ở
lứa tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn đặc biệt của đời người.
Lúc này sức ép căng thẳng trong quan hệ với gia đình trở
nên rất bức xúc. Đối thoại giữa trẻ với gia đình, nhất là với
phụ huynh trong nhiều gia đình trở nên tắc nghẽn. Trẻ bị
áp lực vì bị ảnh hưởng bởi bè bạn xung quanh. Trẻ còn
chịu nhiều áp lực phát triển của cơ thể.
Nhất là với học sinh lớp cuối cấp, nhiều cảm xúc và
lo lắng vì những bận rộn luyện thi, có tình cảm với bạn
khác phái, sắp sửa bước vào đời, lưỡng lự đắn đo trước
những quyết định chọn trường, chọn ngành học… Nhu
cầu tư vấn không chỉ còn giới hạn trong sách vở học
đường mà cả những như cầu khác như tư vấn giới tính,
sức khỏe, tình yêu…
Gladding (2000) đề nghị, vai trò của tư vấn học
đường giai đoạn này tập trung vào những chuyên mục:
- Cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm.
(Tùy theo mức độ và thể thức hành vi).
- Cung cấp những hướng dẫn giáo dục cho phụ
huynh rất cần thiết.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc tham vấn với thầy cô
và ban giám hiệu.
- Trung gian với những ban ngành ngoài hệ thống
trường học, phục vụ những nhu cầu đặc biệt của trẻ; vai
trò tham vấn.
- Khuyến cáo và hướng dẫn trong lĩnh vực giáo dục
khi cần thiết.
- Tư vấn nghề nghiệp.
Hoạt động chính vẫn là ngăn ngừa và can thiệp.
Riêng ở giai đoạn này, nhiều em dễ rơi vào trầm uất và
chán nản (depression), nhất là khi các em mất phương
hướng hoặc không có những biểu hiện tốt và khả năng
vào đời không thuận lợi.
Nhiều trường hợp đặc biệt như kiến thức về sinh hoạt
tình dục, AIDS và HIV, nghiện hút… là những vấn đề nóng
cần được đề cập trong những tiết học giành riêng cho tư
vấn viên học đường được đứng lớp. Vấn đề dinh dưỡng
cũng cần được quan tâm đối với những em lười ăn hoặc
ăn quá nhiều, vì cả hai thái cực đều không có lợi cho các
em.
Giai đoạn này là giai đoạn mà nhiều trẻ trải nghiệm
qua hội chứng nổi loạn (rebellion syndrome). Tình cảm trở
nên phức tạp, tuy bên ngoài có vẻ trong sáng, nhưng thật
sự những đợt sóng ngầm luôn diễn ra bên trong ở lứa tuổi
này. Các em luôn sống trong trạng thái xúc cảm lẫn lộn.
Nhìn đời qua lăng kính màu hồng nên những lời khuyên
thực dụng thường gây cho các em cảm giác khó chấp
nhận. Tư vấn viên cần trấn an các em rằng, những xung
động trong quan hệ (gia đình) sẽ là những kinh nghiệm
khó quên của một thời sôi động của tuổi mới lớn - và tình
thương của gia đình là bất biến.
Tư vấn viên cần tìm hiểu từng trường hợp cụ thể xem
những biểu hiện không lành mạnh xuất phát từ nguyên
nhân chủ quan (nơi trẻ) hay từ khách quan (gia đình, nhà
trường, bạn bè). Nếu như nguyên nhân từ mất căn bản
trong học hành hay từ những cú xốc đến từ chuyện tình
cảm, quan hệ gia đình; trong mọi trường hợp, trẻ cần
được đối xứ như người trưởng thành, tự ái của các em
tương đối cao, và khả năng đón nhận lời khuyên, dù trong
tinh thần xây dựng và quan tâm, vẫn có thể bị các em
hiểu lầm.
Ở Việt Nam, theo những con số của tác giả Lê Thị
Ngọc Dung (2006) cung cấp: năm 2000 ở thành phố Hồ
Chí Minh chỉ có 2 điểm, nhưng đến tháng 1 năm 2005 con
số đã tăng lên 31 điểm cho cả ba cấp, đây là một dấu
hiện khởi sắc đáng khích lệ.
Tác giả này cũng đã vạch ra một hiện thực bức xúc
và cho biết: "Đội ngũ tư vấn tâm lý chưa đồng đều về
nghiệp vụ chuyên môn, một số người chưa từng qua một
khóa đào tạo nào về tâm lý mà tác nghiệp chỉ dựa chủ
yếu vào kinh nghiệm. [Họ] Chưa nhận thức được sâu sắc
vai trò, tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của
người làm nghề tư vấn tâm lý".
5. Kết luận
Hệ thống tư vấn học đường còn rất mới mẻ ở Việt
Nam, tuy nhiều trường đã có những tư vấn viên học
đường như một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh
(Nguyễn Phúc Ân, 2006) và rải rác ở những nơi khác.
Chứng minh từ những nước phát triển cho thấy, vai
trò của tư vấn học đường là không thể thiếu được. Một lẽ
đơn giản là chất lượng giáo dục đến từ hai phía: thầy cô
và học sinh. Nếu chúng ta chú trọng đến đào tạo thầy cô
và có giáo trình, tài liệu tốt nhưng khả năng hấp thụ và
đón nhận của học sinh không hiệu quả, nhất định chất
lượng giáo dục sẽ bị ảnh hưởng.
Đội ngũ tư vấn học đường, có thể nói là nhịp cầu
quan trọng (important liaison) giữa thầy cô và học sinh.
Họ có chức năng trình bày tâm tư, chia sẻ, đại diện cho
tiếng nói của học sinh, vì thế giáo viên sẽ dễ đi vào não
trạng của học sinh tốt hơn.
Tư vấn học đường tự nó sẽ là một sự phát triển với
nỗ lực lớn, đáp ứng được những bức xúc của điều kiện
giáo dục hiện tại. Chúng ta có quyền hy vọng rằng tư vấn
học đường, một ngày không xa, sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong trường học như một phát triển tất yếu - đứng
về phía quyền lực chính đáng của các em.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 16. TƯ VẤN ĐẠI HỌC VÀ PHỤC VỤ ĐỜI
SỐNG SINH VIÊN NHỮNG GỢI Ý SUY NGHĨ
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Sinh viên các trường đại học và cao đẳng là rường
cột của đất nước, họ là đội ngũ công dân có chất xám,
được đào tạo nhằm góp phần xây dựng đất nước. Với cá
nhân họ, đây là một khoảng thời gian phải có nhiều nỗ lực
và cố gắng. Ngoài những lo lắng chuyện bài vở và chương
trình học, họ còn có bao ưu tư về những mảng khác rất
đời thường, môn luôn luôn là những trăn trở khó khăn của
đời sống sinh viên.
Nhất là đối với những sinh viên phải sống xa nhà, xa
quê, lặn lộn đến từ những làng quê, không dễ dàng thích
nghi ngay với đời sống thành phố lạ lẫm. Rất nhiều sinh
viên này phải làm thêm, kiếm tiền để trang trải học phí
cho đời sống và tiêu pha. Vì thế họ càng đối diện nhiều
hơn với những khó khăn trước mắt.
Nhiều sinh viên học sinh cao đẳng còn gặp những
chuyện bức xúc sau khi tốt nghiệp, khó kiếm việc, làm
việc sai ngành, ngược tuyến. Họ gặp những trở ngại trong
việc tiếp tục sinh hoạt sau tốt nghiệp, lúng túng trong
việc có kế hoạch đối phó.
Từ những bức xúc nêu trên, tư vấn cho sinh viên ở
trường đại học và cao đẳng là một việc làm thiết yếu bức
xúc. Nhiều sinh viên có học lực song nếu khâu tổ chức
yếu, hoặc chỉ đơn giản là thiếu nâng đỡ, các bạn sẽ dễ rơi
vào những sai phạm đôi khi có ảnh hưởng lớn đến tiệc
tiếp tục học. Hoàn cảnh và lý do khiến họ gặp những khó
khăn trong cuộc cũng rất đa dạng, nhưng nỗi bức xúc là
rất chung: họ muốn tốt nghiệp, muốn đi làm và có những
niềm vui đáng có của một thời là sinh viên.
Là tư vấn viên, chúng ta không thể không suy nghĩ
đến tư vấn phục vụ đời sống sinh viên.
2. Cần có tư vấn đại học và phục vụ đời sống
cho sinh viên, học sinh
Với sự bùng bổ của các trường đại học và cao đẳng,
nhu cầu nâng cao kiến thức đào tạo chuyên môn, lượng
sinh viên, học sinh đã tăng đáng kế từ những năm gần
đây. Hệ thống đại học dân lập, bán công đã góp phần tạo
ra những cơ hội được vào đại học của học sinh phổ thông.
Đây là một phát triển tất yếu, song kéo theo nó là những
nan giải khiến nhiều giới hữu trách, người có quan tâm
phải nghĩ đến nhu cầu chăm lo cho đời sống của sinh
viên, học sinh.
Theo TS. Hồ Văn Liên (2006) Trưởng khoa Tâm lí -
Giáo dục Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhu
cầu tư vấn của học sinh, sinh viên nói riêng đã đặt ra
những vấn đề bức thiết. Phần lớn những chuyên ngành
ứng dụng tâm lý học vào tư vấn tâm lý của trường đều đề
cập đến những mặt khác của xã hội như tâm lý sư phạm,
tâm lý xã hội, tâm lý phát triển, tâm lý pháp luật, tâm lý
giáo dục, tâm lý lâm sàng… song tư vấn cho học sinh,
sinh viên chưa thấy đề cập đến.
Có lẽ đây là điều dễ hiểu, tâm lý học không mới với
đất nước ta, nhưng ứng dụng của tâm lý học (nhất là
trong ngành Tư vấn tâm lý) xem ra chưa nhanh đủ. Vì thế,
ngành Tâm lý, nhất là ứng dụng của nó là ngành Tư vấn
cần phải quan tâm đến những mảng đề tài nóng trước.
Sau đó từ từ sẽ mở rộng ra những phạm trù khác của đời
sống xã hội.
Với hy vọng rằng tư vấn đại học một ngày nào đó ra
đời sẽ sẵn sàng cung cấp những dịch vụ tư vấn bổ ích cho
giới sinh viên, học sinh; thiết nghĩ rằng tham khảo và bàn
luận về vấn đề này sẽ là một bước đi phù hợp với xu thế
phát triển.
Giống như tư vấn học đường, tư vấn đại học cũng có
hai tập trung là ngăn ngừa và can thiệp. Tuy nhiên tính
hướng dẫn cao hơn vì tinh thần tự giác của sinh viên đã
trưởng thành hơn thời phổ thông rất nhiều.
Tuy không hẳn là giống tham vấn (consultation) [vốn
có cấu trúc quan hệ bình đẳng giữa hai bên; rất khác với
tư vấn (counseling) khi chuyên môn của tư vấn viên là
yếu tố quyết định trong quan hệ tư vấn], tư vấn đại học
gần như là đứng giữa tham vấn và tư vấn.
Theo Cowger (1982) tư vấn đại học tập trung vào
những mặt sau:
- Tư vấn mang tính chất chương trình học (academic)
và tính chất giáo dục, hướng dẫn (education).
- Tư vấn hướng nghiệp (vocational counseling).
- Tư vấn nghề nghiệp (cateer counseling).
- Tư vấn cá nhân (personal counseling).
- Dịch vụ trắc nghiệm (testing).
- Giám sát và huấn luyện (supervision & training).
- Nghiên cứu (research).
- Dạy học (teaching).
- Phát triển chuyên môn (professional development).
- Dịch vụ phục vụ (administration).
Trong đó 4 chuyên đề tư vấn giáo dục, tư vấn cá
nhân, và tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp chiếm
50% các hoạt động liệt kê ở phần trên.
Theo kinh nghiệm tư vấn đại học của Hoa Kỳ, thách
thức lớn nhất với tư vấn đại học là sự thay đổi từ cơ cấu
và đặc tính văn hóa thay đổi từ phía sinh viên. Vấn đề thái
độ và quan điểm văn hóa xã hội của mỗi thế hệ rất khác
nhau.
Ở Việt Nam, điều này có lẽ cũng là một phát triển
tương tự. Não trạng sinh viên Việt Nam hôm nay rất khác
với thế hệ sinh viên cha anh. Điều này như những tín hiệu
gửi đến chúng ta một lời nhắn: khi tư vấn cho sinh viên,
học sinh, tư vấn viên phải giữ cho mình luôn luôn kịp thời
với những thay đổi trong não trạng đời sống sinh viên.
Anton và Reed (1991) đề ra một bản trắc nghiệm,
bao gồm 9 điểm rất thực tế với hầu hết các quốc gia, giúp
đánh giá căng thẳng tâm lý rất chung, như:
- Lo lắng (anxiety).
- Trầm uất (depression).
- Ý định tự tử (suicidal ideation).
- Nghiện ngập (substance abuse).
- Vấn đề tự tin (self-esteem problem).
- Vấn đề quan hệ cá nhân (interpersonal problem).
- Vấn đề gia đình (family problem).
- Vấn đề chương trình học (academic problem).
- Vấn đề nghề nghiệp (career problem).
Ragle và Krone (1985) nêu ra lợi ích của việc sinh
viên nên tìm đến tư vấn nghiệp dư từ nơi bạn bè (peer
counselors). Theo hai tác giả này đến với tư vấn nghề
nghiệp dư sinh viên sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích
khi họ đều cùng là sinh viên, trải qua những kinh nghiệm
khó khăn tương tự, vả lại họ lại là người dễ đồng cảm
trong tinh thần cùng hội cùng thuyền.
Tư vấn viên đại học cần liên hệ với các hiệp hội sinh
viên, tổ chức đoàn, các nhóm sinh viên như là những
nguồn cộng tác hữu hiệu. Một điều đáng quý ở môi trường
đại học, cao đẳng là các sinh viên học sinh luôn tỏ ra
quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
Các chuyên ngành khác, các đoàn thể, cơ quan đơn
vị trong xã hội cũng có thể là những địa chỉ quen thuộc
của tư vấn viên đại học. họ cần tạo ra một hệ thống mạng
lưới trong việc tăng cường những thông tin, có sẵn trong
tay, hoặc giới thiệu sinh viên, học sinh đến thẳng những
địa chỉ ấy. Ví dụ những trung tâm cai nghiện nhất định sẽ
có những tư liệu về lạm dụng rượu và các loại thuốc gây
nghiện, nếu sinh viên có vấn đề về chất gây nghiện, họ
nhất định sẽ tìm được nhiều lời khuyên bổ ích ở những nơi
như thế.
Vai trò tham vấn của tư vấn viên với sinh viên là rất
lớn. Hãy giúp họ. Đó là trách nhiệm của tất cả những tư
vấn viên chúng ta.
3. Phục vụ đời sống sinh viên, học sinh
Đây là một nhu cầu bức xúc, ít nhất là đối với những
sinh viên xa nhà. Buổi đầu họ hội nhập với đời sống thành
phố, mọi chi tiêu không thế tránh trong một khuôn khổ
ngân sách chi tiêu có hạn. Tất nhiên họ khó tránh khỏi
những lo lắng và băn khoăn. Lạ lẫm với phương tiện giao
thông công cộng, bỡ ngỡ với mọi sinh hoạt ở phố xá, họ
nhớ nhà, nhớ nếp sống quen thuộc. Hơn lúc nào hết, họ
rất cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Không giống như những nước phát triển, khi là sinh
viên có thể vay tiền đi học, còn sinh viên Việt Nam phải tự
túc là chính và rất ít chỉ dựa vào chút tiền học bổng,
nhưng không phải ai cũng có may mắn này. Vấn đề tài
chính luôn là một bức xúc, họ phải đi làm, kiếm tiền phụ
thêm bằng đủ thứ nghề, vặt vãnh. Thời gian giành cho
việc học bị thu hẹp, nhiều bạn không còn chút thời gian
cho riêng mình.
Sức ép từ nhiều phía đã khiến cho nhiều sinh viên rơi
vào cảnh buồn chán, lo lắng. Chính vì thế, nhu cầu tư vấn
đại học đôi khi chỉ là người đồng cảm, khơi dậy trong lòng
họ những ngọn lửa nhiệt tình để vượt khó khăn mà còn là
những đáp ứng nhu cầu lắng nghe là rất cần thiết.
Con người có nhu cầu cần được quan tâm. Sự có mặt
của tư vấn đại học đôi khi là một van xả hữu hiệu. Khi làm
tốt, tiếng lành đồn xa, các sinh viên có nhu cầu sẽ tìm
đến dịch vụ tư vấn đại học. Thiết nghĩ mỗi trường đại học
nên có vài tư vấn đại học ăn lương biên chế hẳn sẽ không
phải là một ao ước xa xỉ phung phí (!)
Khi tình trạng tinh thần căng thẳng đến một mức độ
nào đó, suy nghĩ và ứng xứ của con người sẽ bị hạn chế,
bị ảnh hưởng, dẫn đến những phán quyết và hành vi
không được cân nhắc. Nhiều hành vi và quyết định có thể
lệch lạc, dẫn đến những lần sa chân trước cám dỗ, trước
là bỏ học, sau là chạy theo những mời gọi nguy hiểm. Nếu
như có một đội tư vấn tâm lý được trang bị sẵn, chỉ cần
đôi ba lần tư vấn cõi lòng trĩu nặng được trút ra, tâm thần
trở nên nhẹ nhàng, sinh viên có thể suy nghĩ tỉnh táo hơn,
họ sẽ vượt qua được khó khăn. Họ tận tụy và sẽ tốt
nghiệp đại học.
Nói khác đi, phục vụ đời sống sinh viên là một việc
làm thiết yếu, có ý nghĩa đối với xã hội. Như đã nói, 1
đồng đầu tư vào phát triển và đề phòng trước sẽ tiết kiệm
được 3 đồng để sửa lại những nan đề trong tương lai.
Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh viên vì
đây là một dạng đầu tư rất có ý nghĩa, nhất là với sinh
viên nói riêng và xã hội nói chung.
Ở nước ngoài luôn có những Hội cựu sinh viên
(alumni association), những người đã tốt nghiệp, đã thành
công trong cuộc sống, sự đóng góp của họ cho trường cũ
là một nét văn hóa đẹp bởi sự quan tâm đến thế hệ sau,
tri ân với ngôi trường đã đào tạo ra họ. Ta thử liên lạc với
họ, đề nghị cùng họ, với tinh thần đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau, ít nhất những đóng góp ấy sẽ giúp trường có một
văn phòng tư vấn cho sinh viên.
4. Kết luận
Mặc dầu tư vấn đại học, cao đẳng cho sinh viên, còn
là một khái niệm mới mẻ, ít nhất khi bàn thảo về nó sẽ là
những gợi ý thiết thực trong hoàn cảnh hiện tại. Kinh
nghiệm tư vấn đại học ở nước ngoài là một kinh nghiệm
thành công, và chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm ở họ.
Nhu cầu của sinh viên Việt Nam không nhỏ hơn nhu
cầu của học sinh, sinh viên nước ngoài. Sinh viên Việt
Nam không có nhiều thuận lợi (như vay tiền học, việc làm
từ trường do Chính phủ tài trợ (work study) như học sinh
nước ngoài). Học sinh nước ngoài thường có lựa chọn học
tại quê nhà nên chi phí có thể dựa vào gia đình. Sinh viên
chúng ta vất vả hơn, hoàn toàn không có những may mắn
như vừa liệt kê ở trên.
Ở đây, những khó khăn nhìn theo khía cạnh tích cực
sẽ là một thứ thách để họ trưởng thành hơn. Song, kéo
giãn quá mỏng, nhất định họ sẽ rạn, rách hoặc đứt đôi.
Tất nhiên chúng ta không muốn nhìn thấy những người có
trình độ và chất xám sẽ rơi vào những trường hợp khó
khăn như thế.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 17. TƯ VẤN SỨC KHỎE TÂM THẦN TƯ
VẤN CHO NGƯỜI NGHIỆN - TƯ VẤN PHỤC HỒI
TƯ VẤN TÂM LÝLAO ĐỘNG
CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Tư vấn sức khỏe tâm thần, nhất là tư vấn người
nghiện, và tư vấn phục hồi lao động là một hình thái tư
vấn thông thường bắt buộc (mandatory) đối với thân chủ,
có thể họ không muốn nhưng vì sự bắt buộc, bị thuyết
phục từ gia đình, người thân, hay các cơ quan hữu trách
đã yêu cầu nên sự có mặt của họ trong những ca tư vấn là
miễn cưỡng. Tất nhiên là vẫn có cá nhân có can đảm và
giác ngộ; tự giác đến với dịch vụ tư vấn để được giúp đỡ,
đây là những trường hợp rất đáng khích lệ, đáng biểu
dương.
Nét đặc trưng của tư vấn sức khỏe tâm thần, tư vấn
cho người nghiện, và tư vấn phục hồi lao động có 3 tính
năng lớn là can thiệp (intervention), giáo dục (didactic) và
tính liệu pháp (therapeutic).
Nhìn chung, tư vấn viên làm việc trong những môi
trường này được sự quan tâm của xã hội cũng như các
ban ngành của Chính phủ vì việc làm của họ là thiết thực.
Họ công tác và có đóng góp trực tiếp với những phần tử
rất được xã hội quan tâm đến.
Tác giá Nguyễn Hữu Chùy (2006), Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu hỗ trợ, tư vấn giáo dục cho người khuyết
tật, đã mạnh dạn đề nghị: “Trẻ khuyết tật cũng có nhu
cầu tư vấn tâm lý như vậy. Chỉ tiếc là số người nắm vững
đặc điển tâm sinh lý và phương pháp giáo dục còn rất ít,
nhưng không được ngành Giáo dục và Đào tạo trọng
dụng. Vì vậy hạn chế đến hoạt động tư vấn, giúp người
khuyết tật hòa nhập với cộng đồng”.
Tài liệu về tư vấn sức khỏe tâm thần, tư vấn cho
người nghiện, tư vấn phục hồi lao động không có nhiều
trong hội thảo Tư vấn Tâm lý - giáo dục tháng 2 năm 2006
ở Việt Nam. Mặc dù ba loại tư vấn này có liên hệ rất chặt
với tư vấn tâm lý. Chỉ có báo cáo của nhóm nghiên cứu
của TS. Trần Thị Giồng viết: “Đối tượng phục vụ của các
cơ sở tư vấn tâm lý rất đa dạng nhưng nhiều nhất là tham
vấn cho mọi người có nhu cầu, tham vấn cho người
nghiện, người sống với HIV/ AIDS”.
Có lẽ đâu đó rải rác vẫn có những tài liệu tư vấn về 3
nhóm đối tượng này, song những tư liệu về tư vấn cho họ
vẫn còn là ấp ủ của những người có quan tâm. Chia sẻ
trong chương này như một đóng góp để cùng nhau học
tập, tham khảo.
2. Tư vấn sức khỏe tâm thần (mental health
counseling)
Đây là hình thái tư vấn không nằm trong khuôn khổ
giáo dục mà được tách ra ở một phạm trù riêng, tập trung
vào sức khỏe tâm thần, thường tổ chức trong bệnh viện
hoặc những địa điểm cộng đồng. Tư vấn thể loại này thiên
về chữa trị (treatment) nên đào tạo có phần kỹ hơn, phải
đủ 60 tín chỉ (semester hours) theo hệ thống đào tạo ở
hoa Kỳ; thay vì chỉ cần 48 tín chỉ với những tư vấn viên cá
nhân bình thường. 12 tín chỉ yêu cầu thêm, tương đương
với nửa năm theo học toàn thời gian ở một trường đại học
ở Hoa Kỳ.
Theo Spruill và Fong (1990), tư vấn viên sức khỏe
tâm thần cần được trang bị kỹ năng và kiến thức chuyên
môn. Họ có một vai trò quan trọng vì tư vấn sức khỏe tâm
thần là một hoạt động liên ngành, có quan hệ rất nhiều
đến những lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Tư vấn viên sức khỏe tâm thần có cả kinh nghiệm và
kỹ năng của một tư vấn viên và những kiến thức cả
chuyên môn, liên quan đến những mảng khác về toàn bộ
hoạt động tâm lý, sinh lý, thể lý của con người. Xa hơn
nữa, Hiệp hội tư vấn sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (The
American Mental Health Counselor Association AMHCA)
còn yêu cầu các tư vấn viên sức khỏe tâm thần của họ
học thêm về thương mại, kinh tế, tâm lý người già và quá
trình phát triển nơi người lớn, các liệu pháp áp dụng cho
những rối loạn tâm thần.
AMHCA còn ra yêu cầu cấp chứng chỉ (certificate)
cho những tư vấn viên sức khỏe tâm thần cho những ai
muốn thực hiện tư vấn sức khỏe tân thần lâm sàng
(clinical counselor).
Về mặt kỹ thuật và học thuyết, tư vấn viên sức khỏe
tâm thần sử dụng từ nhiều nguồn học thuyết khác nhau.
Họ thường áp dụng nhiều học thuyết vì làm việc trong
nhiều hoàn cảnh đa dạng, tiếp cận nhiều đối tượng thân
chủ trong những môi trường khác nhau.
Triết lý làm việc của họ với mục tiêu chính là ngăn
ngừa chủ yếu (primary prevention) và khuyến khích sức
khỏe tâm thần (promoting mental health). Theo định
nghĩa, ngăn ngừa chủ yếu là ngăn chặn trước khi vấn đề
xảy ra, có tính phòng chống, chính vì thế họ luôn gắn liền
hoạt động của họ với khuyến khích sức khỏe tâm thần.
Với tiêu chí này, tư vấn viên sức khỏe tâm thần nhắm vào
khẩu hiệu: Sống lành mạnh sẽ tránh được điều phiền não.
Thân chủ của tư vấn sức khỏe tâm thần thường là đối
tượng đông đảo quần chúng với nhóm hoặc nhiều người
(có tính đại trà), thay vì tư vấn cá nhân riêng tư. Tính
ngăn ngừa chủ yếu trong tư vấn sức khỏe tâm thần chủ
yếu nằm ở chỗ chống lại nạn tự tử - nguyên nhân thứ 9
giết nhiều người nhất ở Hoa Kỳ. Diễn đạt dễ hiểu, sức
khỏe tâm thần chủ trương cổ súy lối sống lành mạnh, tinh
thần sảng khoái, biết yêu đời.
Heath (1980) đề ra những điểm chủ yếu tư vấn viên
sức khoẻ tâm thần cần nhắm tới, giúp thân chủ của họ
đạt tới trạng thái tinh thần lành mạnh:
- Động viên thân chủ tiếp tục ôn lại những thay đổi
(kinh nghiệm lành mạnh học được) áp dụng vào sinh hoạt
hàng ngày để đạt được đời sống lành mạnh.
- Khuyến khích cá nhân áp dụng kinh nghiệm kết quả
hành động vào quyết định của họ.
- Đánh giá cao cuộc sống và sức mạnh kiên định của
thân chủ. Những khen thưởng tích cực sẽ thúc đẩy tiến
trình hành động và học tập của thân chủ. Khi được đánh
giá cao, họ sẽ tự tin hơn, sẵn sàng nhập cuộc, hào hứng
hơn trong việc học hỏi những điều mới mẻ.
Tập trung vào môi trường sống của thân chủ là một
trong những quan tâm chính của tư vấn sức khỏe tâm
thần. Nhiều môi trường sống không được trong sáng, lành
mạnh. Sự gò bó tù túng, ngột ngạt của môi trường sống
sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Huber (1983)
nêu ra những việc tư vấn viên cần làm để giúp thân chủ,
là:
- Xác định được những vấn đề gai góc, khó chịu trong
những bối cảnh môi trường. Nhiều môi trường thật sự có
những nhân tố ảnh hưởng kìm hãm con người sống thoái
mái, dẫn đến kết quả làm ra những hành vi tiêu cực nhất
định.
- Tạo sự chấp nhận đồng cảm giữa thân chủ và người
thân của họ rằng vấn đề gai góc chính là ở môi trường
chứ không phải từ thân chủ, cá nhân có nhiệm vụ điều
chỉnh để phù hợp với môi trường.
- Đánh giá môi trường sống của thân chủ, xác định
xem môi trường đã có tác động lên nhu cầu và nguyện
vọng của thân chủ như thế nào.
- Giới thiệu những thay đòi quan hệ xã hội. Giúp thân
chủ áp dụng tính khoa học vào quá trình cái thiện môi
trường sống.
- Đánh giá được những thành quả cố gắng.
- Thân chủ phải đề xuất được những đặc điểm của
môi trường tốt nhất, từ đó sẽ có những mốc hướng tới
hành động để đạt được một môi trường thuận lợi nhất.
- Xử lý những rối loạn và những ứng xử thiếu lành
mạnh.
Số người cần đến tư vấn sức khỏe tâm thần luôn
nhiều hơn khả năng đáp ứng của đội ngũ tư vấn viên.
Ngăn chặn thứ yếu (secondary prevention) là dạng ngăn
ngừa khi mầm mống sự cố đã bộc lộ nhưng chưa biến
chứng. Ngăn chặn cấp ba (tertiary prevention) là lối ngăn
chặn mang tính can thiệp trị liệu nhiều nhất, trực tiếp xử
lý những ca nghiêm trọng đã xảy ra, nguy hiểm đến tính
mạng của thân chủ. Có thể giải thích qua những ví dụ,
như:
- Ngăn ngừa chủ yếu (primary prevention): giáo
dục về nguyên nhân và tác hại của trầm uất, và một
trong những biến chứng của nó là tự tử.
- Ngăn ngừa thứ yếu (seconđary prevention): giúp
cá nhân trong giai đoạn bị trầm uất, có dấu hiệu không
muốn duy trì cuộc sống, tư vấn viên giúp đỡ họ chủ yếu là
môi trường ngoại trú.
- Ngăn ngừa cấp ba (tertiary prevention): giúp cá
nhân được đưa vào cấp cứu môi trường bệnh viện) vì họ
đã thật sự tự tử và được phát hiện kịp thời.
Những rối loạn và ứng xử không lành mạnh là kết
quả của đời sống thiếu tinh thần trong sáng, thiếu đầu óc
minh mẫn, tinh thần không lành mạnh. Vì thế tư vấn viên
sức khoẻ tâm thần cần chú tâm, chuyên cần đến việc
quảng bá thay đổi cách sống để tâm trí thân chủ đạt được
những trạng thái hoạt động rộng thoáng, không tù tùng
bế tắc.
3. Tư vấn cho người nghiện
Đây là một vấn đề đau đầu xảy ra với tất cả mọi xã
hội. Con người thường đi tìm những giải pháp khác nhau
cho vấn đề cuộc sống của mình, tất nhiên nhiều giải pháp
không lành mạnh dẫn đến con đường nguy hại; nghiện
ngập là một trong những giải pháp thiếu cân nhắc ấy.
Trường hợp mượn rượu giải sầu là một ví dụ. Uống mãi
thành nghiện, nghiện rồi sẽ khó gỡ và càng lún sâu. Vấn
đề cái vòng luẩn quẩn nảy sinh ra cũng từ chỗ đó.
Nghiện là quá trình sử dụng sai và khai thác chất gây
nghiện một cách thiếu trách nhiệm. Nghiện ở đây được
hiểu trong bối cảnh rộng lớn như nghiện rượu, chất kích
thích, và những loại thuốc phiện, hoặc những chất được
nghiêm cấm bởi xã hội và luật pháp.
Nghiện có tác hại phá hủy con người cả về thể lý,
tâm lý, về mặt tình cảm và cả những chức năng xã hội
khác cũng như đời sống tinh thần. Nghiện ngập không có
mắt và không chừa ai cả. Nó tấn công vào mọi tầng lớp
trong xã hội, không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác,
tôn giáo, nghề nghiệp, hoàn cảnh địa lý…
Nghiện ngập được định nghĩa thói quen sử dụng đến
độ nghiện (không có không được) chất có men, thuốc tây
(bao gồm những chất kích thích, gây nên trạng thái trầm
uất, hoặc gây ảo giác), và thuốc lá, chất caffeine. Người
nghiện không thể tự sinh hoạt bình thường khi nồng độ
chất gây nghiện trong máu giảm xuống thấp. Họ trở
thành vật vã, yếu đuối hạn chế tất cả những chức năng
hoạt động.
Nhìn vào, người nghiện tưởng như chỉ nghiện một thứ
nào đó, song trên thực tế, nhiều người có thể nghiện hai
ba thứ hoặc nhiều hơn nữa trong cùng một lúc. Chẳng
hạn nghiện rượu, nghiện thuốc, nghiện cà phê. Trường
hợp này đòi hỏi tư vấn viên phải phân tích và điều trị các
chất đã gây ra những tác hại nghiện nhiều nhất đối với cá
nhân, sau đó xử lý đến những chất khác. Nếu ý thức của
cá nhân cao và có sự nhiệt tình đáng tin cậy, họ có thể
bắt đầu cai nghiện hoàn toàn các chất gây nghiện.
Nghiện ngập không phải là vấn đề của một cá nhân,
nó có ảnh hưởng tiêu cực đến cả những người thân xung
quanh người nghiện nữa. Nó không chỉ hành xác cá nhân
mà có những tác động tiêu cực đến tinh thần rất lớn với
gia đình người nghiện.
Trong nhiều trường hợp, người nhà vô tình là một
trong những nguyên nhân thúc đẩy cá nhân người nghiện
lún sâu hơn. Vì thế sức khỏe tâm thần trong điều trị cai
nghiện cần đặt mọi đối tác trong một liên hệ xã hội có tác
động và ảnh hưởng qua lại. Sự đóng góp của gia đình với
thân chủ cai nghiện là một đóng góp rất to lớn.
Nghiện là giai đoạn bệnh lý của quá trình lạm dụng
chất gây nghiện. Nhiều người mặc dù đã vào giai đoạn
này, song họ vẫn từ chối (denial) tình cảnh hiện thực và
luôn tìm mọi lý do (rationalization) để biện bạch. Bản thân
não trạng họ đã là người bình thường. Họ càng nỗ lực
nhiều hơn trong việc bình thường hóa tình trạng hiện tại,
tư vấn viên cho người nghiện vì thế cần sử dụng nhiều kỹ
năng một cách khéo léo, có thể là chất vấn, đồng cảm,
nhượng bộ, nói một cách thẳng thắn mạnh mẽ… tất cả
đều tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng thân
chủ.
Đánh giá một cá nhân đã nghiện hay chưa là biểu
hiện khi cá nhân đó bỏ mặc những trách nhiệm xã hội với
bản thân và với gia đình. Họ đặt nhu cầu cần có chất gây
nghiện lên hàng đầu. Họ bỏ nhiều thời gian, công sức,
tiền của vào việc có được chất gây nghiện và để sử dụng
chúng. Nói khác đi, cá nhân thật sự nghiện khi họ không
thể hoạt động khi thiếu chất gây nghiện.
Ngoài ra người bị nghiện còn được coi là khả năng
chống lại chất nghiện của cá nhân đã mất, họ biết mình
sai khi sử dụng chất gây nghiện, song không đủ can đảm
để khước từ chất gây nghiện. Với trường hợp này, việc
khôi phục lại khung tư duy để có những cảm xúc hy vọng
mới là cần thiết.
Song làm thế vẫn chưa đủ, cá nhân cần được hỗ trợ
bởi những nguồn trợ lực khác. Tư vấn viên cần đặt ra câu
hỏi: Ta cần gì để giúp họ lấp đầy những khoảng trống vốn
đã bị chất gây nghiện gây ra. Thật khó mà giúp được
người nghiện đi cai nếu như không có những hoạt động
hữu ích giúp họ chống lại khoảng trống vắng trong lúc cai
và sau khi cai.
Ngăn ngừa lạm dụng chất gây nghiện: Là một
hoạt động rất hiệu quả trên mặt trận chống tệ nạn xã hội.
Thường thì các công ty sản xuất chất gây nghiện luôn
quảng cáo lôi kéo khách hàng. Môi trường tiếp xúc với
chất gây nghiện, ngay cả với những chất ma túy nghiêm
cấm bởi pháp luật cũng không phải là khó tìm kiếm.
Đây là tình hình chung của mọi xã hội, điều ấy đã dễ
dẫn dắt những cá nhân sa chân vào con đường nghiện
ngập. Có thể nói, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn
nhân của nghiện ngập, vì thế ngăn ngừa nghiện ngập là
biện pháp áp dụng lên toàn xã hội. Nhất là đối với những
người có tính chủ quan. Vì khoảng cách từ quá chủ quan
đến nghiện ngập đôi khi chỉ là một lần tiếp xúc tưởng như
hoàn toàn vô hại.
Giai đoạn ngăn ngừa chủ yếu (primary
prevention): Xã hội cần quan tâm đến việc truyền bá rộng
rãi những kiến thức căn bản về mọi chất gây nghiện, tác
hại và hậu quả của nó. Vai trò của tư vấn viên nghiện
không chỉ giới hạn ở việc can thiệp khi đã xảy ra tình
trạng nghiện ngập. Trái lại, tư vấn viên người nghiện phải
là người hết sức tiên phong trong mặt trận ngăn ngừa. Nói
khác đi, tư vấn viên và người nghiện phải quan niệm rõ
rằng: Mục đích tối ưu là không ai mắc nghiện chứ không
phải ai cũng cai được nghiện.
Xuất phát từ suy nghĩ tích cực và chủ động như thế,
đội ngũ tư vấn viên cần hợp tác với những ban ngành giáo
dục - xã hội khác, tích cực tổ chức những buổi truyền bá
thông tin, hội thảo, đứng lớp, nói chuyện chuyên đề, từ
cấp học sinh phổ thông đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Làm được thế, xã hội sẽ hạn chế rất nhiều những tệ nạn
nghiện ngập. Giống như chiến dịch chống muỗi, việc đầu
tiên là triệt để lấp ao tù đọng nước và khai thoáng các bụi
bờ. Ngăn chặn tệ nạn nghiện ngập cũng giống y như thế!
Điều trị lạm dụng chất gây nghiện: Chiếm
khoảng 25% các ca tư vấn ở Hoa Kỳ. Nói thế, ta thấy hai
điểm quan trọng cần nhắc đến là mức gây hại của tệ nạn
này và cũng là quan tâm của công tác tư vấn đối với
người bị nghiện. Phần nhiều tư vấn cho người nghiện xuất
phát từ những cơ quan chủ quản; họ thuê mướn hoặc
quản lý người nghiện, yêu cầu nhân viên của mình đi cai
nghiện. Người bị nghiện có thể sợ mất việc, tránh ly dị,
muốn giữ lại sự êm ấm của gia đình, nên nhiều cá nhân
đã chủ động tìm đến tư vấn cai nghiện.
Dù với động cơ nào, khi đến với tư vấn, họ đều được
coi như là có thiện chí. Tư vấn viên cần đánh giá cao và
cổ vũ họ: Các bạn đã thành công được một nửa, đã dũng
cảm và có trách nhiệm chọn ra cho mình một hành động
có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội.
Cũng nên biết, tư vấn viên không hứa hẹn về bất cứ
một điều đơn giản dễ dãi nào trong tiến trình cai nghiện.
Cá nhân cần được biết rằng quá trình cai nghiện là một
quá trình làm việc nghiêm túc, đầy mồ hôi và nước mắt.
Tuy nhiên, tính lạc quan cần được nhắc đến và cổ vũ.
Nhất là trong việc kiến tạo một viễn cảnh lành mạnh của
một đời sống tự do, không còn bị ràng buộc bởi chất gây
nghiện.
Riêng với điều trị nghiện rượu, ở Hoa Kỳ có một tổ
chức giúp người nghiện với lịch sử thời gian hoạt động lâu
đời nhất là Người nghiện vô danh (Alcoholics Anonymous)
từ những thập niên 1930. Đây là một tổ chức áp dụng
những tính năng tôn giáo và đời sống tinh thần vào sự
giúp đỡ để thân chủ tự nhận mình là người có những điểm
hèn yếu nhu nhược, để từ đó có thêm sức mạnh từ ơn tha
thứ của Thượng Đế đã cải hóa họ.
Mặc dù có nhiều yếu tố tôn giáo, tổ chức này vẫn thu
hút được đông đảo cá nhân. Tính trị liệu của việc tham gia
AA rất cao. Một điều ít ai chịu khó để ý là thành viên của
AA rất quan tâm đến nhau. Một giả thiết cho rằng tính trị
liệu cao của nhóm này xuất phát từ tính năng tình cảm
tương trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm. Một
hạn chế của nhóm này với chủ trương: Một khi đã nghiện,
anh sẽ là người nghiện suốt đời và điều này không thật sự
phản ánh được tinh thần cải tạo con người.
Điều trị người nghiện ma tuý: Thông thường diễn
ra tại những trại cải huấn, nơi các thành viên được điều trị
theo khuôn khổ tập trung, nằm trong những nỗ lực trong
sạch hóa và bài trừ tệ nạn trong đời sống xã hội.
Tác hại lây lan của ma túy quá lớn, đến độ nó đã trở
thành nỗi lo ám ảnh không chỉ với phụ huynh mà còn toàn
thể xã hội. Người nghiện ma túy không có một chút lý do
nào tự biện bạch. Ma túy gây ra biết bao nhiêu tệ nạn, tàn
phá gia đình, ảnh hưởng xấu đến xã hội, biến nhiều người
vô tội lương thiện thành những nạn nhân một cách trực
tiếp hay gián tiếp.
Xã hội lên án ma túy gay gắt và vì thế sức ép từ phía
xã hội đã là một trở ngại cho tiến trình xóa bỏ mặc cảm
cho người nghiện. Họ lo lắng về cơ hội làm lại từ đầu, họ
không tin mình có được cơ hội thứ hai, thứ ba. Nhiệm vụ
của tư vấn viên trong những hoàn cảnh này cần tập trung
vào việc động viên rằng họ có quyền làm lại từ đầu, có
quyền quyết định sống lành mạnh. Chính điều này đã
thúc đẩy quyết tâm trở về của con nghiện.
Lệ thuộc vào ma túy là nô lệ. Khó khăn trong quá
trình cai nghiện là thực tế, song với quyết tâm và tinh
thần không đầu hàng, con người nhất định có thể thay đổi
được vận mệnh của mình. Giống như những quá trình
điều trị khác, tư vấn viên phải giúp cá nhân tìm ra được
những hoạt động lành mạnh thay thế cho những khoảng
trống mà quá trình gây nghiện đã gây ra.
Gia đình trong quan hệ với người nghiện: Là một
yếu tố không thể tách rời trong quá trình điều trị nghiện.
Một điều cần nhớ, gia đình là một động lực không thể xem
nhẹ. Sự quan tâm hay xa lánh của gia đình có một ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định thành công hay thất bại của
người nghiện. Nói khác đi, người nghiện không thể, hoặc
có rất ít khả năng chiến đấu một mình. Vì thế họ cần đến
sự hỗ trợ và động viên của gia đình.
Chính xác hơn, thái độ đón nhận và cổ vũ của người
thân là một nhân tố quan trọng. Tư vấn viên cần khai thác
thế mạnh này. Nhiệt tình và giác ngộ trong nhiều trường
hợp không đến từ bản thân, song lại đến từ sự quan tâm
của những người xung quanh. Để làm tốt công tác này, tư
vấn viên cần ngồi xuống với gia đình để có sự thống nhất.
Với một thiện chí xây dựng, những đồng cảm và được mời
gọi sau đó gia đình được khuyến khích trở thành một
đồng minh tốt của cá nhân trên mặt trận cai nghiện.
Làm việc với người nghiện: Là một công việc khó
khăn nhưng rất có ý nghĩa, chúng ta đang nói đến chuyện
cứu vãn tương lai một con người. Cần biết, các biện pháp
lâm sàng, hoặc cưỡng chế nhằm đưa cá nhân từ tình
trạng nghiện sang giai đoạn "không có thuốc" trong một
thời gian ngắn, trước khi bất cứ hoạt động tư vấn nào
được áp dụng. Với một khoảng thời gian "không có thuốc"
trong vòng 30 ngày, cá nhân sẽ có một cơ thể tương đối
sạch và đầu óc họ cũng minh mẫn thoáng hơn để tiếp thu
dịch vụ tư vấn.
Robinson (1995) đã đề nghị những hướng dẫn cơ bản
khi làm việc với người nghiện:
- Giúp cá nhân hiểu được họ cần chậm lại vận tốc
sống cố gắng bắt đầu mọi việc một cách chậm nhưng
chắc, và phải bảo đảm được tính chủ động chọn lọc.
- Hướng dẫn cho họ những phương pháp thư giãn
như phương pháp thiền, phương pháp hít thở đều đặn,
đọc sách tinh thần, vệ sinh cá nhân.
- Giúp cá nhân đánh giá tình trạng gia đình của họ,
xem xét những ảnh hưởng của họ và nguyện vọng của
người thân, mong muốn của cá nhân với gia đình họ.
- Nhấn mạnh đến ý nghĩa của những ngày lễ tết, giỗ
kỵ, kỷ niệm của gia đình vì những hoạt động này sẽ liên
kết mọi thành viên trong gia đình, như thế sẽ tạo nên tình
đoàn kết vốn rất cần thiết trong quá trình trị liệu.
- Giúp họ trở lại với đời sống xã hội, như đã biết, mặc
cảm với xã hội của người nghiện là rất lớn, tư vấn viên
cần giúp họ có những kỹ năng hòa nhập với đời sống xã
hội, cần hiểu rằng cô đơn và bị xã hội xa lánh đã là một
cách trực tiếp đẩy xa người nghiện trượt dài trên con
đường nghiện ngập.
- Đề cập đến cố gắng sống trong hiện tại, giúp cá
nhân biết quý trọng giá trị của đời sống hiện thời - hãy
tận hưởng những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống, tránh
những dằn vặt, ưu tư về những trăn trở thuộc về tương
lai.
- Cổ vũ người nghiện ăn uống điều độ. Đây là một
quan tâm thích ứng vì người nghiện thường bỏ mặc bản
thân, nên họ dễ mệt mỏi và chán nản, tìm đến chất gây
nghiện là một hành động tìm đến cân bằng, như thế họ
càng lún sâu vào nghiện ngập.
- Giúp cá nhân có cơ hội nhìn lại những kinh nghiệm
đau thương trong thời gian quá khứ, cùng họ trải nghiệm
và quyết định từ giã những cảm xúc đau thương ấy, cảm
thông và đứng về phía thân chủ, cám ơn về kinh nghiệm
của họ và cơ hội được cộng tác.
- Cung cấp thông tin về những tổ chức khác luôn sẵn
sàng hỗ trợ người cai nghiện và những trợ giúp cần thiết
về mặt tinh thần cũng như những giáo dục căn bản về
vấn đề nghiện.
4. Tư vấn phục hồi lao động
Theo định nghĩa, thân chủ nhóm đối tượng này là
những người có những hạn chế về khả năng làm việc như
người bị thương tật, người bị tai nạn lao động, hay những
tai nạn khác, người có bệnh sau này chứ không phải do
bẩm sinh, thương binh, nhóm đối tượng này có những bức
xúc và nan đề khác, chồng chất lên những trăn trở của
đời sống bình thường. Tư vấn phục hồi lao động nhắm đến
việc giáo dục những cá nhân trước đây đã từng sống độc
lập, có đầy đủ các chức năng sinh hoạt như người bình
thường.
Cần phân biệt rõ ràng giữa mất khả năng lao động
do tai nạn khác hẳn với rất khả năng lao động của người
khuyết tật, mặc dù đối tượng của hai nhóm trên có cùng
một điểm chung giống nhau là khả năng lao động và làm
việc bị hạn chế. Người bị tai nạn đã từng có một thời gian
hoạt động độc lập trong khi người khuyết tật luôn luôn
sống với những hạn chế từ nhỏ (bẩm sinh).
Ví dụ điếc bẩm sinh và điếc do tai nạn là hai dạng
điếc khác nhau và kinh nghiệm về điếc cũng rất khác
nhau. Một người chưa bao giờ biết đến âm thanh, một
người thì đã được nghe những âm thanh trong một thời
gian dài. Cảm nhận về điếc và thái độ đón nhận của hai
người này khác nhau vì thế tư vấn viên cần chú trọng đến
khía cạnh này khi tư vấn cho người bị tai nạn lao động và
người khuyết tật.
Tư vấn viên phục hồi lao động cần có một kiến
thức căn bản thường thức y học về các loại chấn thương,
phương pháp điều trị, cách chẩn đoán, cách chăm sóc,…
Đơn giản là vì những cá nhân đến với tư vấn phục hồi lao
động đều đã trải qua nhưng kinh nghiệm trị liệu trong
bệnh viện hoặc bởi những bác sĩ chuyên môn.
Chính những kiến thức này sẽ tạo ra mối quan hệ tốt,
giúp củng cố niềm tin của cá nhân vào khả năng nghiệp
vụ của tư vấn viên. Có lẽ vì thế mà người xưa đã có câu
vô tri bất mộ. Đấy cũng là lẽ căn bản, không am tường
làm sao hứng thú được. Thân chủ sẽ ngờ vực hoặc không
thật sự tin tưởng vào khả năng của tư vấn viên khi kiến
thức căn bản về tai nạn và chữa trị của tư vấn viên ấy rất
nghèo nàn.
Cần biết, vai trò của tư vấn viên phục hồi lao động
cần phải chuyên nghiệp và có tính chuyên môn cao. Tuyệt
nhiên không nên có thái độ thương hại hoặc lấy làm tiếc.
Ngoài kiến thức căn bản về tai nạn và điều trị, tư vấn viên
cần có kiến thức về phúc lợi, việc làm: quyền lợi của thân
chủ… Bộ Lao động Hoa Kỳ đã liệt ra 12 chức năng tiêu
chuẩn của một tư vấn viên phục hồi lao động:
1. Tư vấn cá nhân (personal counseling) giúp xử lý
những vấn đề khó khăn với đời sống mới.
2. Lập hồ sơ ca (case finding) với những ban ngành
có chức năng giúp cá nhân bị nạn.
3. Thẩm định mức độ thương tật (eligibility
determination) để hưởng trợ cấp.
4. Huấn luyện (training) nghề nghiệp.
5. Cung cấp dụng cụ trợ giúp (provision of
restoration) máy trợ tim, máy điếc, nạng gỗ…
6. Dịch vụ nâng đỡ (support service) lãnh hộ thuốc
men.
7. Tìm việc hộ (job placement) nơi những cơ quan
thu nhận người sau tai nạn.
8. Giúp lên kế hoạch hoạt động (planning) cho tương
lai.
9. Đánh giá bản thân (evaluation) giúp cá nhân học
hỏi thêm về những khía cạnh khác của đời sống và của
bản thân, ghi nhận, đánh giá chúng trong bối cảnh mới.
10. Tham vấn với những chức năng khác (agencies
consultation) nhằm giúp cá nhân trong mọi nhu cầu cần
thiết trong khả năng cho phép.
11. Tiếp cận với xã hội (public relations) nhằm hướng
mọi người vào việc giúp đỡ và ủng hộ người bị tai nạn.
12. Đồng hành (follow-along) với các cá nhân và ban
ngành khác trong nỗ lực chung giúp đỡ cho thân chủ.
5. Kết luận
Tư vấn sức khỏe tâm thần, tư vấn cho người nghiện,
và tư vấn cho người phục hồi lao động là một ngành phục
vụ xã hội rất bức thiết. Tính ngăn ngừa trong tư vấn sức
khỏe tâm thần được nhấn mạnh nhiều nhất. Tính trị liệu
rất quan trọng, song can thiệp với thân chủ trong tư vấn
sức khỏe tâm thân chủ yếu vẫn là cố gắng đạt được mục
đích sống khỏe. Môi trường là điều kiện quan trọng của tư
vấn sức khỏe môi trường, nên thân chủ được mời gọi
trong việc cải thiện môi trường họ đang sống.
Tư vấn người nghiện cần chú ý đến mảng gia đình, vì
gia đình có một vai trò quan trọng trong quá trình trị liệu.
Thân chủ cần được quan tâm, nhất là trong môi trường họ
sống.
Tư vấn phục hồi lao động cần chú ý đến tính đặc biệt
của các loại thương tật, có kiến thức về thương tật và
cách chữa trị, điều chỉnh và chăm sóc sức khỏe đối với
người bị thương tật.
Trong cuộc sống, đôi lúc có những khúc quanh bất
ngờ, chủ quan và khách quan, ảnh hưởng đến sinh hoạt
của con người. Lâm vào cảnh chán đời, bị nghiện mà
không biết.
Một tai nạn nghề nghiệp, hẳn nhiên không ai trong
chúng ta muốn những điều ấy xảy ra cho bản thân và gia
đình. Vết thương có thể được chữa lành nhưng ảnh hưởng
của nó lên người bị tai nạn là rất lớn. Và cuộc sống vẫn có
những điều ngoài ý muốn đau lòng ấy.
Tư vấn viên sức khỏe tâm thần, tư vấn viên cho
người nghiện, tư vấn viên phục hồi lao động chính là
những anh hùng, hoạt động âm thầm, tận tụy trong việc
chữa lành những vết thương trong cuộc sống.
 
 

Created by AM Word2CHM
Chương 18. THAM VẤN

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHẦN BỐN. KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN
1. Dẫn nhập
Tham vấn là một khái niệm tương đối mới và được
các tư vấn viên thường sử dụng trong bối cảnh nghề
nghiệp. Tuy nhiên vì tính chất mới mẻ của ứng dụng trong
nghề tư vấn nên khái niệm tham vấn khiến nhiều người
vẫn còn lung túng trong cách hiểu, cách sử dụng khái
niệm này.
Đây cũng là một điểm nóng trong hội thảo Tư vấn
Tâm lý - Giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2006.
Trong kỷ yếu tại hội thảo, TS. Đinh Phương Duy đã thay
mặt rất nhiều người nêu lên trăn trở này với câu hỏi: “Nên
dùng thuật ngữ tư vấn hay tham vấn trong lĩnh vực tâm lý
- giáo dục, làm thế nào để phân biệt tư vấn và tham vấn,
các mức độ để tư vấn hoặc tham vấn?”
Không chỉ ở Việt Nam, ở nước ngoài, đội ngũ tư vấn
viên cũng gặp khó khăn tương tự. Nhằm tiến đến trả lời
cho câu hỏi này; thiết nghĩ thững thảo luận trong chương
này về tư vấn là một việc làm nhằm cung cấp đôi điều để
đội ngũ tư vấn viên chúng ta tham khảo.
Tham vấn thật ra là một hoạt động rất đa diện. Để
tận dụng nó tối đa, quán triệt về nó thiết tưởng là điều rất
cần thiết.
2. Mấy vấn đề về từ ngữ học
Theo định nghĩa (Gladding, 2000), tham vấn là quá
trình một chuyên viên có kinh nghiệm chuyên môn đặc
biệt nào đó, chia sẻ với người nhận những chia sẻ đó.
Xét trên phương diện từ vựng học, dựa theo tiếng
Anh, ta thấy sự khác biệt về tên gọi như trình bày dưới
đây:
Tư vấn: (counseling)
Tham vấn: (consultation)
Tư vấn viên (counselor)
Tham vấn viên (consultant)
Thân chủ trong tư vấn (client)
Người nhận dịch vụ tham vấn (consultee/ client)
Tuy nhiên định nghĩa và quá trình làm việc lại được
mô tả rất giống nhau, được thực hiện bởi các nhà tư vấn,
thành ra vấn đề khi nào được gọi là tư vấn viên hay tham
vấn viên thật ra cần phải được đặt trong một bối cảnh cụ
thể. Cho đến lúc này, hiện vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất chính thức nào cho tất cả mọi người. Đại khái,
vẫn phải còn chờ. Và người ta chỉ hiểu nó trong bối cảnh
đặc biệt (context) của quá trình giúp đỡ.
Theo Caplan (1970) tham vấn là một quá trình diễn
ra giữa hai người đều cỏ chuyên môn nghiệp vụ, người
tham vấn, là một chuyên gia, người nhận dịch vụ tham
vấn có yêu cầu giúp đỡ từ tham vấn viên, vấn đề cần xử
lý liên quan đến công việc.
Nếu lấy tiêu chuẩn hai người đều có chuyên môn
nghiệp vụ và xử lý liên quan đến công việc, ta thấy tham
vấn có khác với tư vấn, theo định nghĩa của Hiệp hội Tư
vấn Hoa Kỳ (ACA). Theo tổ chức này, tư vấn là: "ứng dụng
sức khỏe tâm thần, tâm lý và những nguyên tắc trong quá
trình phát triển con người, thông qua những can thiệp về
nhận thức, cảm xúc, và hành vi, có hệ thống và chiến
lược, nhằm hướng đến đời sống lành mạnh, phát triển cá
nhân, phát triển nghề nghiệp, và trị liệu những rối loạn."
Nguyên văn: (The application of menltal health,
psychological or human development principle, through
cognitive, affective, behavior, or system interventions,
strategies that address wellness, personal growth, or
career development, as well as pathology.) (Xin xem
www.counseling.com). Ở đây ta thấy trong tư vấn mang
rõ tính chất trị liệu.
Cũng theo ACA, định nghĩa về tham vấn là: “Quan hệ
tự nguyện giữa một chuyên viên và một cá nhân, nhóm,
hay đơn vị xã hội cần sự trợ giúp từ tham vấn viên để xác
định nan đề tìm hướng giải quyết có liên hệ đến công
việc, hoặc những nan đề có thể xảy ra với thân chủ hay
hệ thống thân chủ”. Nguyên văn: (A voluntary
relationship between a professional helper and help-
needing individual, group, or social unit in which the
consultant is providing help to the client(s) in defining
and solving a work-related problem or potential problem
with client or client system). Ở đây ta thấy rõ tính giải
quyết vấn đề.
Tạm hiểu, tham vấn là quá trình trợ giúp giữa hai cá
nhân có chuyên môn nghiệp vụ về một vấn đề liên quan
đến công việc. Thiết nghĩ, tuy hai chuyên môn của họ
không hẳn là giống nhau, song có những liên hệ công việc
căn bản nào đó. Vì một chuyên viên chỉ tìm đến tham vấn
khi họ biết những lời khuyên trong tham vấn phải gần gũi
với nan đề, sẽ được áp dụng vào công việc mà họ đang
gặp khó khăn. Trong khi đó tư vấn là qui trình trợ giúp
giữa một người có chuyên môn nghiệp vụ với cá nhân có
vấn đề (song thân chủ thường có chút ít hoặc không có
chuyên môn đặc biệt về vấn đề đó
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ một: An là một học sinh cấp ba, có thai, em
tìm đến tư vấn viên học đường để biết thêm những chỉ
dẫn. An rất yêu Dũng, mặc dù cả hai còn đi học. An nhất
quyết muốn giữ lại đứa con. An muốn biết giữ lại con thì
cô sẽ có những trợ giúp nào, nhất là trong trường hợp vừa
tốt nghiệp cấp ba, chưa đi làm và còn trẻ. Tư vấn viên của
An là cô Vi. Không thể trả lời chắc chắn những câu hỏi của
An, cô Vi quyết định tìm đến Hội phụ nữ Thành phố. Tại
đây, chị Thanh là cán bộ phụ nữ, tiếp cô Vi và đã trả lời
tất cả những câu hỏi liên quan đến trường hợp của An.
Phân tích ví dụ:
Quan hệ tư vấn:
Thân chủ: là An có nhu cầu tư vấn cá nhân, không có
chuyên môn.
Tư vấn viên: Cô Vi là người có chuyên môn (nhưng
giới hạn).
Chị Thanh là cán bộ phụ nữ, có chuyên môn. Không
có vai trò liên quan nào.
Để giúp trường hợp của An, có liên quan đến trách
nhiệm công tác nghiệp vụ tư vấn của mình (liên quan đến
công việc), cô Vi đã đến gặp chị Thanh.
Quan hệ tham vấn:
Người có nhu cầu tham vấn: Cô Vi là người có nhu
cầu tham vấn, có chuyên môn.
Tham vấn viên: Chị Thanh là người có nghiệp vụ
chuyên môn.
Họ gặp gỡ để có thêm ý kiến chuyên nghiệp các
nguồn trợ giúp cho bà mẹ trẻ để cùng tháo gỡ vấn đề có
liên quan đến công việc (nghiệp vụ tư vấn của cô Vi
không thể giúp học sinh An).
Ví dụ hai: Thu mất việc, rất buồn. Lại bị chồng xem
thường, anh ta lại có bạn gái mới. Qua lời khuyên, Thu tìm
đến dịch vụ tư vấn và gặp cô Nga là tư vấn viên. Sau bốn
cuộc hẹn tư vấn, Nga biết chị Vân là một chuyên viên giỏi
về tâm lý hôn nhân, nên đề nghị Thu qua bên đây. Thu
ngại, muốn được giữ quan hệ tư vấn với Nga. Nga hứa sẽ
thu thập thêm dữ kiện để cùng tháo gỡ với Thu. Qua quá
trình gặp gỡ Vân, cả Nga và Vân là hai tư vấn viên đều
phát hiện ra vấn đề sinh lý của Thu là then chốt. Để học
hỏi kinh nghiệm, cả hai quyết định gặp bác sĩ phụ khoa
tên Hải để có thêm dữ kiện nhằm giúp đỡ trường hợp của
Thu.
Phân tích ví dụ:
Quan hệ tư vấn:
Thu là thân chủ.
Nga là tư vấn viên.
Quan hệ tham vấn A:
Nga là người có nhu cầu tham vấn.
Vân đóng vai trò tham vấn viên.
Quan hệ tham vấn B:
Cả Nga và Vân là người có nhu cầu tham vấn.
Bác sĩ Hải là người đóng vai trò tham vấn viên.
Trong trường hợp này: làm việc với Nga, chị Vân là
tham vấn viên, song vị trí này thay đổi khi Vân và Nga
gặp gỡ bác sĩ Hải. Lúc ấy chị Vân trở thành người có nhu
cầu tham gia tư vấn. Như thế, một tham vấn viên có thể
trở thành người tìm ý kiến trong quan hệ tham vấn với
một chuyên gia khác.
Ví dụ ba: Đặt trường hợp Nga thuyết phục được Thu
đi gặp chị Vân. Và Thu đồng ý. Như thế, sau này khi Nga
có nhu cầu đến gặp chị Vân về vấn đề của một thân chủ
khác. Thu bây giờ đã ngưng dịch vụ tư vấn với Nga và
đang có dịch vụ tư vấn với chị Vân. Lúc ấy,
Quan hệ tư vấn:
Thân chủ là Thu.
Tư vấn viên là chị Vân.
Quan hệ tham vấn:
Người có nhu cầu tham vấn là Nga.
Tham vấn viên cũng là chị Vân.
Như thế: một tư vấn viên có thể là một tham vấn
viên. Điều này phụ thuộc vào phía người nhận dịch vụ trợ
giúp (helping services).
Gallessich (1985), Kurpius và Fuqua (1993), và
Newman (1993) đề ra những tiếp cận trong công tác
tham vấn bao gồm: Tham vấn phải dựa trên nội dung
chuyên môn cụ thể (consultation is content based).
- Tham vấn phải có mục tiêu cụ thể, có một phạm vi,
thường là liên hệ đến công việc (goal oriented, has an
object, often a work-related).
- Tham vấn được quyết định bởi vị trí vai trò của đối
tác và quy tắc trong quan hệ (is governed by variable
roles and relationship rlues).
- Tham vấn có tính quá trình, chú ý đến thu thập dữ
kiện, đề nghị cấp giải pháp, và cung cấp những hỗ trợ cần
thiết (is process oriented, involves gathering data,
recommending silutions, and offering support).
- Tham vấn có tính chất ba đối tác (is triadic): thân
chủ - tư vấn viên - tham vấn viên.
- Tham vấn dựa trên cơ sở tư tưởng học, hệ giá trị, và
đạo đức (is based on ideologies, value systems, and
ethics). Đặc biệt Kurpius (1988) nhấn mạnh rằng tham
vấn nên áp dụng vào những điều kiện bối cảnh có hệ
thống.
Ví dụ bốn: Hiệu trưởng trường A, học sinh chưa
ngoan, tỉ lệ thi rớt tốt nghiệp cao, nhiệt tình dạy học giáo
viên thấp; đến gặp hiệu trường trường B, học sinh có tư
cách đạo đức tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp rất cao, tinh thần
giảng dạy và học ở trường B rất hăng hái. Quá trình hiệu
trưởng trường A đến gặp hiệu trưởng trường B để hỏi về
giải pháp nhằm áp dụng cải tiến trường của mình.
Đây là mô hình tham vấn được mô phỏng theo
Kurpius (1988).
4. Tham vấn khác tư vấn ở chỗ nào?
Theo Schmidt và Osborne (1981) thì hiện tại vẫn rất
khó trong việc phân biệt giữa tư vấn và tham vấn. Theo
hai tác giả trên thì nguyên tắc và quá trình hoạt động rất
giống nhau.
Tuy nhiên Stum (1982) đã đưa ra một phân biệt, theo
tác giả, sự khác biệt đó là:
- Trong tham vấn: nội dung của vấn đề (problem
content) trong tham vấn không thuộc hệ tư duy của người
có nhu cầu tham vấn, nội dung vấn đề trong tham vấn là
một đơn vị độc lập nằm bên ngoài hệ thống cá nhân của
người tìm đến dịch vụ tham vấn. Khác với tư vấn, những
vấn đề là một phần lớn từ hệ tư duy khung hoặc là một bộ
phận có quan hệ với thân chủ.
- Địa điểm tham vấn: thường xảy ra nơi làm việc của
người xin ý kiến trong tham vấn, vì mục đích của tham
vấn là liên quan đến công việc, cho nên tham vấn viên
đến tại cơ quan của người xin tham vấn để quan sát và
thu thập dữ kiện. Đây là một việc làm dễ hiểu.
Như vậy trong ví dụ bốn ở phần nên, ta thấy, để cung
cấp dịch vụ tham vấn, hiệu trưởng trường B sẽ phải đích
thân đến tận trường A để tận mắt chứng kiến, thu thập dữ
liệu: từ đó ông sẽ đề xuất hướng giải quyết, và cung cấp
hỗ trợ. Nên cần, các bạn cứ sang bên tôi quan sát!
Cân nhắc, vấn đề của trường A không phải là vấn đề
nằm trong hệ tư duy hay là bộ phận thuộc về hiệu trưởng
trường A. Vấn đề là những khó khăn tại nơi ông ta đang
làm việc.
Nelson và Shifron (1985) vạch ra rằng, tham vấn là
quá trình xác ra sau khi một hệ thống cơ cấu đang đi
xuống, rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó với tư vấn,
người tìm đến dịch vụ tư vấn có hai động cơ: (1) để điều
trị - khi nan đề đã xảy ra, và (2) để ngăn chặn nan đề
trước khi chúng xảy ra.
Động cơ thứ hai (để ngăn chặn nan đề) này trong tư
vấn sẽ không khá thi trong tham vấn. Là vì một tổ chức
đang hoạt động bình thường thì không cần đến tham vấn
để cải thiện nó. Hơn nữa, nếu có nhu cầu cải tiến, tổ chức
ấy không thể tìm ra được một tham vấn viên, nhất định
người ta sẽ nói: Các anh không có vấn đề gì? Tại sao cần
đến tham vấn, vốn là một quan hệ giúp đỡ để cải tiến một
hệ thống? Hóa chẳng phải công việc không có vấn đề,
nhưng anh lại nghĩ là nó có vấn đề, như thế, có khác nào
vấn đề là nan đề của cá nhân anh hay không (?)
Vẫn theo Kurpius (1988) và Schdmit (1999) thì điểm
khác biệt giữa tư vấn và tham vấn nằm ở chỗ trọng tâm
của tham vấn là nhằm vào nội dung (content) có quan hệ
với công việc; trong khi đó tư vấn chú ý đến cả nội dung
(content), cảm xúc (emtions), cảm giác (feelings) và
nhiều mảng phụ khác có quan hệ tới thân chủ trong quá
trình làm việc.
Ta có thể tóm tắt:
Tham vấn = Nội dung (công việc) + Hệ thống thao
tác
Tư vấn = Nội dung (hệ tư duy) + Cảm xúc + Cảm
giác + hành vi + f (môi trường)
Các mô hình trong tham vấn:
Mô hình chuyên viên (expert) hay còn gọi mô hình
cung cấp (provision): Tham vấn viên cung cấp dịch vụ
trực tiếp cho người có nhu cầu vì họ không có thời gian, ít
hứng thú, hoặc không có kỹ năng xử lý trong một nan đề.
Mô hình bác sĩ - bệnh nhân (doctor-patient) hay
còn gọi mô hình toa thuốc (prescription): Tham vấn viên
khuyến cáo những điều sai (wrong) với đối tác thứ ba và
đề nghị người cần tham vấn nên làm những gì. Giống như
bác sĩ ghi toa thuốc vậy.
Mô hình trung gian (mediation): Tham vấn viên
giúp như vai trò trung gian, hòa giải, xử lý một vấn đề có
quan hệ đến nhiều người khác nhau bằng cách (a) thông
qua dịch vụ tham vấn có đàm phán, hoặc (b) tạo ra một
kế hoạch khác đã được các bên tham gia thỏa thuận.
Mô hình quá trình tham vấn (process
consultation) hay còn gọi mô hình hợp tác (collaboration):
Tham vấn viên có vai trò như một người điều khiển quá
trình giải quyết vấn đề. Rất giống trường hợp tư vấn viên
học đường và học sinh, với cha mẹ các em, cùng bàn thảo
đến vấn đề trong trường học.
5. Cấp độ trong tham vấn
Tham vấn cá nhân: Tham vấn viên thường làm
gương hoặc ghi ra những giải pháp, yêu cầu cá nhân phải
thực hiện.
Tham vấn nhóm: Được áp dụng khi vài hoặc nhiều
người có chung một bức xúc (trường hợp đông đảo hoặc
một nhóm công nhân). Kurpius (1986) nhắc đến 2 vấn đề
trong các bức xúc của nhóm: (a) vấn đề thuộc về một cá
nhân, (b) vấn đề quan hệ tới công việc. Khi vấn đề liên hệ
đến cá nhân, tham vấn viên sẽ giúp nhóm xây dựng tinh
thần đồng đội, thông cảm và mở rộng đón nhận. Trong
trường hợp vấn đề quan hệ đến công việc, tham vấn viên
sẽ điều khiển để mọi người tìm ra cách tháo gỡ.
Nhóm C: Chúng có tên bắt đầu bằng các chữ c: cộng
tác - cần tham vấn - cắt nghĩa - chất vấn lẫn nhau - chú ý
đến nhau - cẩn thận về thông tin - cố gắng với công việc
chung. Những nhóm có nhu cầu bắt đầu bằng chữ c nêu
trên sẽ trở thành tham vấn nhóm.
Tham vấn cộng đồng/ cơ quan: Vì tính hoành
tráng và tầm quan trọng của tham vấn trong cộng đồng/
cơ quan, tham vấn phải là một quá trình có chuẩn bị kiến
từ thức toàn diện. Tính tổ chức và trang trọng cần được
chú ý. Tính chuyên môn phải cao vì đặc tính hoành tráng,
không để qua loa, sơ sài được.
Các giai đoạn trong tham vấn:
1. Thủ tục trước hợp đồng (precontrac): Tham vấn
viên phải trình bày chuyên môn nghiệp vụ và tư cách
hoạt động hợp pháp của mình.
2. Hợp đồng và khám phá quan hệ (contract and
exploration of relationship): Tham vấn viên thảo luận với
thân chủ một cách nghiêm túc, sau đó thân chủ sẽ cho
biết nếu như mình đã sẵn sàng với dịch vụ tham vấn.
3. Chính thức hợp đồng (contracting): Thỏa thuận
giữa hai bên về những gì bao gồm trong gói dịch vụ và
thủ tục dịch vụ tham vấn.
4. Xác định vấn đề (identifying problem): Cả hai phía
cùng tham gia định nghĩa của vấn đề.
5. Phân tích vấn đề (problem analysis): Tập trung
vào dữ kiện có liên quan và đề xuất hướng giải quyết.
6. Ý hiến phản hồi và lên kế hoạch (feedback and
planning): Một kế hoạch được đề ra. Cũng cần có kế
hoạch khác (kế hoạch B) sau khi giải pháp khả thi nhất
được cân nhắc dựa trên điều kiện thực tế. Kế hoạch được
chọn sẽ được đưa vào thực hiện.
7. Thực hiện kế hoạch (implementation of the plan):
Thân chủ sẽ bắt tay thực hiện kế hoạch.
8. Đánh giá kế hoạch (evaluation of the plan): Hai
phía cùng đánh giá xem kế hoạch đã thực hiện như thế
nào, vấn đề đã được giải quyết đến đâu - có đi đúng
hướng hay không?
9. Kết luận và ngưng quan hệ tham vấn (Conclusion
and termination of relationship): Hai bên sẽ điểm lại
những gì đã xảy ra đề ra kế hoạch kiểm tra chất lượng
sau khi chấm dứt dịch vụ.
6. Những lĩnh vực hữu ích với tham vấn
Mặc dù trên thực tế và trên lý thuyết, tham vấn có
thể xảy ra bất cứ với ai và bất cứ môi trường nào, tuy
nhiên vài môi trường sẽ có nhiều ích lợi hơn trong quá
trình tìm đến dịch vụ tham vấn.
Tham vấn trong học đường: thông thường tư vấn
viên học đường rất tuyệt vời trong vai trò tham dân viên.
Họ thường là nhân viên có liên hệ gần gũi với ban giám
hiệu và có chức năng như trực thuộc giới hạn của một
nhân viên. Họ thường có nhiều kinh nghiệm vời những
ban ngành, tổ chức trong địa bàn. Với tính chất quan hệ
rộng rãi, quen biết nhiều như thế, họ có thể hoạt động với
vai trò như tham vấn viên - là nguồn cung cấp và là cán
sự liên đới với bên ngoài về những chương trình mang
tính hệ thống phục vụ cho trường.
Với các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng
đồng: các tư vấn viên cũng có vai trò tương tự. Đối tượng
của sức khỏe tâm thần là cộng đồng trong xã hòi. Nhiều
ngành liên quan và có chung những ưu tư chăm lo đến lợi
ích công cộng sự là những địa chi quen thuộc với họ. Tư
vấn sức khỏe tâm thần cần có một kiến thức bao quát,
việc liên hệ với những ngành phục vụ phúc lợi khác là
hoạt động có ích; nhằm đáp ứng được như cần đa dạng
của thân chủ. Tất nhiên vai trò của họ như những tham
vấn viên sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho mọi người trong
cộng đồng.
7. Kết luận
Tham vấn về mặt căn bản có chung những điểm rất
gần với tư vấn. Phần nhiều các tư vấn viên trong những
trường hợp nhất định đã trở thành tham vấn viên. Mục
đích của tham vấn và tư vấn nhiều khi gối lên nhau, điều
này đã gây ra rất nhiều lúng túng trong cách chúng ta
trao đổi nói chuyện hàng ngày. Vì thế, thuật ngữ sẽ trở
nên dễ nhầm lẫn.
Mong là khi sử dụng trong bối cảnh cụ thể - tham vấn
hay tư vấn - khái niệm cụ thể về sự khác biệt sẽ trở thành
sáng tỏ hơn.
Tham vấn là một phát sinh khi nhu cầu tư vấn đang
trở nên đa dạng hơn, tiếp cận với những chuyên môn, lĩnh
vực khác, phong phú và đa dạng hơn. Trong khi chờ đợi có
một định nghĩa cụ thể hơn, thiết nghĩ trong công tác, nhất
là những lúc thuật ngữ gây trở ngại, sự linh hoạt uyển
chuyển trong lối suy nghĩ sẽ trở thành cần thiết.
Như thế chúng ta có thay vì lãng phí những năng
lượng vào việc đánh vật với thuật ngữ, chúng ta có thế an
tâm chuyển tải năng lượng ấy vào những công việc khác
có ích cho công tác chuyên môn của mình.
 
 

Created by AM Word2CHM
PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Bài viết tham gia kỷ yếu Hội thảo


Tư vấn Tâm lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
18/02/2006
GIỚI THIỆU
Tư vấn tâm lý là một ngành chuyên nghiệp cung cấp
dịch vụ hướng dẫn tâm lý rất phát triển, rất thịnh hành ở
những nước công nghiệp như Hoa Kỳ. Với quá trình phát
triển của ngành phục vụ tâm lý này, nhu cầu tìm đến
những cố vấn tâm lý chuyên nghiệp đã trở thành một thói
quen phổ thông cho một số rất đông trong xã hội Hoa Kỳ.
Văn hoá và tư duy Hoa Kỳ còn là một trong những động
lực quan trọng then chốt trong việc thúc đẩy ngành khoa
học xã hội này có được một vị trí quan trọng trong những
sinh hoạt hàng ngày của nhiều tầng lớp khác nhau.
Đặc trưng của tư vấn tâm lý là ở tính đa năng và đa
dạng của nó. Tư vấn tâm lý đóng vai trò như một nhịp cầu
nối liền giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội. Bên cạnh đó ngành Tư vấn tâm lý còn có những quan
hệ hữu cơ với những bộ phận khác, có ảnh hưởng trực
tiếp đến nhu cầu tâm lý phức tạp của con người, chẳng
hạn như nghệ thuật, giáo dục, tư tưởng, phát triển tư duy,
tôn giáo. Nói khác đi, tư vấn tâm lý là một trục giao thông
cho những quan hệ hữu tương rất phong phú của xã hội
được nối kết với nhau. Với những khám phá và nhưng
nghiên cứu quan trọng của ngành tâm lý học, tư vấn tâm
lý có thể nói đã được thừa hưởng những ứng dụng rất hữu
ích khả dĩ có thể giúp cho dịch vụ này được phát huy cả
về bề sâu lẫn bề rộng. Tuy nhiên tư vấn tâm lý vẫn còn
gặp phải những thử thách trước mắt khi sự thay đổi và đà
tiến hóa của xã hội ngày càng trở nên phức tạp và đa
dạng hơn. Vì dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp làm việc với
con người, nên dịch vụ này có nhiều điểm rất giống những
dịch vụ xã hội khác. Ngay cả những người làm công tác
cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý ở Hoa Kỳ cũng dễ bị nhầm
lẫn giữa tư vấn tâm lý (counseling psychology) và tâm lý
lâm sàng (clinical psychology) cùng với những phục vụ
công ích xã hội khác.
 

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ


THÀNH PHẦN ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TƯ
VẤN TÂM LÝ
PHẦN A. NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG
PHẦN B. QUAN HỆ TRONG DỊCH VỤ TƯ VẤN TÂM LÝ

Created by AM Word2CHM
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

Tư vấn tâm lý thật ra đã xuất hiện tri ra sum trong


hầu hết mọi nền văn hóa khác nhau trên thế giới dưới
hình thức đơn giản khi một cá nhân tìm kiếm những
hướng dẫn từ một người khác. Tư vấn tâm lý trong bối
cảnh hiện nay thật ra là một nghề chuyên nghiệp, và như
thế tiền thân của nó bắt nguồn từ những giao lưu qua lại
giữa những cá nhân trong cùng một môi trường chứ
không phải từ ngành Y như tâm lý lâm sàng (clinical
psychology). Tư vấn tâm lý vì thế tập trung chu yếu vào
việc cung cấp những dịch vụ hướng dẫn và những lời
chuyên nhằm giúp giải quyết những khó khăn bất đồng
hoặc những hiểu lầm trong các quan hệ hàng ngày tại sở
làm, trường học, và trong sinh hoạt gia đình. Những người
làm công tác tư vấn tâm lý gọi người được giúp là “khách
hàng” (client) trong khi bên tâm lý lâm sàng gọi người
được giúp là "bệnh nhân" (patient).
Xuất phát từ bối cảnh này, người làm công tác cố vấn
tâm lý đóng vai như là một "người giải quyết những khúc
mắc", chuyên môn cung cấp những lời khuyên trực tiếp
cũng như những hướng dẫn gián tiếp nhằm giúp "khách
hàng" của mình để họ có được những quyết định thỏa
đáng cho những khó khăn của họ. Khác với tư vấn tâm lý,
tâm lý lâm sàng trực tiếp làm việc với "bệnh nhân"
(patient) và thường thì những bệnh nhân này đòi hỏi thời
gian điều trị dài hơn những "khách hàng" bên tư vấn tâm
lý. Một điểm khác nhau giữa tư vấn tâm lý với tâm lý lâm
sàng là bên tâm lý lâm sàng thường có quan hệ với một
đội ngũ bác sĩ và y tá trong việc cung cấp dịch vụ sức
khỏe tâm thần cho bệnh nhân.
Ở Hoa Kỳ, tư vấn tâm lý ban đầu được giới thiệu
ngay sau Đệ nhị thế chiến khi Bộ cựu chiến binh Hoa Kỳ
sử dụng khái niệm tư vấn tâm lý nhằm hướng dẫn cho
những cựu quân nhân khi họ yêu cầu được bồi thường cho
những thương tật và những khả năng lao động đã bị ảnh
hưởng sau chiến tranh. Và từ đó Bộ cựu chiến binh đã
chính thức đưa dịch vụ tư vấn tâm lý vào những văn
phòng khu vực và những nhà thương trực thuộc Bộ cựu
chiến binh Hoa Kỳ nhằm cung cấp cho những cựu quân
nhân sớm khôi phục lại khả năng lao động và trở về với
đời sống dân sự. Sau đó các trường đại học ở Hoa Kỳ cũng
bắt đầu đưa vào trong khuôn viên chương trình đào tạo
những dịch vụ tư vấn tâm lý nhằm giúp những sinh viên
xác định được những chuyên ngành mà họ cảm thấy phù
hợp với khả năng và sở thích của họ trong việc chọn nghề
trong tương lai.
Theo thời gian, dịch vụ cung cấp tư vấn tâm lý càng
ngày càng phát triển và hoàn thiện. Những chương trình
đào tạo đội ngũ tư vấn tâm lý chuyên nghiệp được xây
dựng chuẩn bị cho những người theo học ngành này có đủ
kiến thức và chuyên môn để được cấp bằng hành nghề đã
được ra đời. Ngành Tư vấn tâm lý đã trở thành một ngành
có hệ thống rõ ràng, giống như ngành Tâm lý lâm sàng
trong việc những người muốn hành nghề tư vấn tâm lý
cần phải có giấp phép (license) hành nghề.
Vào năm 1976 thì tiểu bang Virginia là tiểu bang đầu
tiên ban hành luật yêu cầu những ai làm công tác tư vấn
tâm lý trong tiểu bang này phải được cấp bằng (hay là
giấy phép) hành nghề. Đến năm 1979 thì tiểu bang
Arkansas yêu cầu những ai hành nghề Tư vấn tâm lý phải
có giấy phép của tiểu bang. Gân đây nhất là tiểu bang
Hawaii bắt đầu yêu cầu người cung cấp dịch vụ tư vấn
tâm lý phải có giấy phép hành nghề của tiểu bang. Trong
tổng số năm mươi tiểu bang và những hạt trực thuộc Hoa
Kỳ, hiện nay chỉ có tiểu bang California và tiểu bang
Nevada là vẫn không yêu cầu người hành nghề Tư vấn
tâm lý phải có giấy phép (license) của tiểu bang.
Năm 1952 bốn tổ chức độc lập có tên là: the National
Vocational Guidance Association (NVGA), the National
Association of Guidance and Counselor Trainer (NAGCT),
the Student Personnel Association for Teacher Education
(SPATD), và the American College Personnel Association
(ACPA) sát nhập lại nhằm mạch đích tạo một tiếng nói có
tầm quan trọng hơn trong lãnh vục chuyên môn này. Tổ
chức mới ấy vào năm 1983 lấy tên mới là American
Personnel and Guidance Association (APGA). Đến năm
1992, tổ chức này lại đối tên một lần nữa gọi là Hiệp hội
cố vấn Hoa Kỳ - American Counseling Association (ACA)
cho đến bây giờ. Tổ chức này cung cấp rất nhiều cho tất
cả cố vấn tâm lý trên toàn Hoa Kỳ và ở năm mươi quốc
gia khác nhau bao gồm cả châu Âu, châu Mỹ La Tinh, Phi
Luật Tân và Virgin Island. ACA tập hợp gồm mười tám khu
vực (division) và năm mươi sáu phân ngành chuyên môn
(branch). ACA có nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra một mạng
lưới có hệ thống giúp các thành viên của ACA có điều kiện
giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm và thông tin thông qua
những hội thảo chuyên đề, các chương trình bổ túc và
nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như việc phổ biến báo
cáo nghiên cứu và những tài liệu chuyên ngành. ACA còn
hoạt động với những nỗ lực như liên lạc với những tổ chức
chính quyền khác với mục đích bảo vệ và ủng hộ những
người làm công tác tư vấn tâm lý.
Năm 1982 một tổ chức độc lập và chức vô vị lợi có
tên là Ban cấp chứng nhân cố vấn Quốc gia – National
Board for Certified Counselor (NBCC) được thành lập với
mục đích cung cấp những dịch vụ liên quan đến việc cấp
chứng nhận cho những ai muốn có giấy chứng nhận mình
là tư vấn tâm lý cấp quốc gia. Tuy nhiên giấy chứng nhận
nói trên sẽ không bảo đảm cho người được cấp giấy
chứng nhận được phép hành nghề cung cấp dịch vụ cố
vấn tâm lý ở những tiểu bang. Mỗi một tiểu bang ở Hoa
Kỳ có một ban đặc trách về việc cung cấp giấy phép
(license) cho những ai đã đáp ứng được yêu cầu của các
kỳ thi của những tiểu bang này. Nhiều tiểu bang đã sử
dụng hoặc công nhận giấy chứng nhân được cấp bởi
NBCC như là giấy phép hành nghề của tiểu bang học. Một
vài tiểu bang yêu cầu cố vấn tâm lý xin đăng ký dự thi lấy
giấy phép tiểu bang phải có giấy chứng nhận của NBCC
trước. Nói tóm lại, chứng nhận của NBCC không phải sẽ
được công nhận ở mọi tiểu bang. Nhiệm vụ của người
muốn làm công tác tư vấn tâm lý ở từng tiểu bang là phải
liên lạc với tiểu bang của họ về vấn đề giấp phép (license)
hành nghề của tiểu bang, mặc dù họ đã có giấy chứng
nhận (certification) của NBCC.
Vài dữ kiện thống kê gần đây nhầm nêu rõ hơn về vị
trí của ngành Cố vấn tâm lý ở Hoa Kỳ, những tư liệu thống
kê dưới đây được giới thiệu để bạn đọc có được một cái
nhìn khái quát về nhu cầu của xã hội Hoa Kỳ về dịch vụ tư
vấn tâm lý.
- Hơn 50% các cuộc hôn nhân ở Hoa Kỳ sẽ dẫn đến ly
dị. Hoa Kỳ có tỷ lệ ly dị cao nhất trên thế giới và hiện có
khoảng 19 triệu người ly dị.
- Nghiên cứu đã kết luận cố vấn tâm lý trước hôn
nhân giúp giảm tỷ lệ ly dị. Ly dị có tác hại đến trẻ em về
mặt phát triển tâm lý, bỏ học, và tự sát.
- Trẻ em sinh trưởng trong những gia đình bạo lực có
72%, cao hơn về tội phạm.
- Hàng năm Hoa Kỳ tiêu khoảng 3 đến 5 tỷ mỹ kim
cho hậu quả liên quan đến bạo lực trong gia đình.
- Vào khoảng 4 đến 6 triệu vụ bạo lực tay chân trong
các quan hệ tình cảm ở Hoa Kỳ.
- 50% các cặp vợ chồng bảo vệ được hôn nhân sau
khi tìm đến dịch vụ cố vấn tâm lý.
- 3 đến 8% dân số Hoa Kỳ hiện đang đối diện với
những lo lắng chung.
- 35 đến 40 triệu người dân Hoa Kỳ hiện nay sẽ mắc
chứng bệnh chán nản toàn phần trong một lúc nào đó của
cuộc đời của họ.
- 30 triệu đàn ông Hòa Kỳ hiện đang sống với chứng
yếu sinh lý (sexual dysfunction).
- Một người dân Hoa Kỳ trung bình mắc nợ thẻ tín
dụng với khoản 5.800 mỹ kim và nếu trả nhỏ giọt kéo dài
sẽ mất 30 năm với số tiền lời là 15.000 mỹ kim.
- 96% dân số Hoa Kỳ khi về hưu sẽ phụ thuộc tài
chính vào Chính phủ, gia đình và những tổ chức khác
nhau.
- Hiện nay trẻ em Hoa Kỳ chứng kiến vào khoảng
12.000 cảnh giết người trước khi các em bước vào tuổi
dậy thì.
- 1 trong 6 người mắc bệnh SIDA hoặc nhiễm vi rút
HIV dương tính sống ở thành phố New York.
- Hoa Kỳ là quốc gia có tỷ lệ trẻ em nữ có thai cao
nhất trong khu vực những nước công nghiệp phát triển
phương Tây và tiêu vào ngân quỹ Hoa Kỳ hàng năm
khoảng 7 tỷ mỹ kim.
- Các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ không tốt
nghiệp phổ thông trung học (chỉ có 33% các em này tốt
nghiệp PTTH) và rất ít các em theo đuổi đại học (1.5%
theo học đại học ở tuổi 30).
- 80% các bà mẹ vị thành niên phải dựa vào hệ thống
phúc lợi công cộng. Gần 900.000 các em nữ vị thành niên
có thai hàng năm và gần 35% các phụ nữ trẻ có thai trước
khi họ được 20 tuổi.
- 5% tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ tính đến tháng 8 năm
2005.
- 3.2 triệu trẻ em là nạn nhân của ngược đãi trong
gia đình về mặt thể lý, tâm lý, tình cảm, và bị hắt hủi.
- Chuyên viên nghề nghiệp ở Hoa Kỳ đề nghị xu
hướng một người dân Hoa Kỳ trung bình sẽ thay đổi nghề
nghiệp ít nhất là 7 lần trong đời.
- Thống kê cho biết 1 trong 3 người vô gia cư ở Hoa
Kỳ là cựu quân nhân trong năm 1995 theo tổ chức GAO
(General Accounting Office).
- Tư vấn tâm lý cho người nghiện ngập giúp nâng tỷ
lệ có việc làm cao hơn 60%.
Khoảng 10% dân số Hoa Kỳ mắc chứng nghiện ngập
thuốc phiện hoặc uống rượu và tệ nạn này lãng phí
khoảng 300 tỷ mỹ kim trực tiếp cũng như gián tiếp.
- 1 trong 5 trẻ em có triệu chứng đủ để xếp các em
vào diện trẻ có bệnh tâm thần (năm 2000).
- 90% các vụ tự sát trong lứa tuổi vị thành niên có
liên hệ đến chứng bệnh chán nản (depression).
- Theo AARP (American Association of Retired Person)
hiện có 1 triệu người dân Hoa Kỳ bước vào tuổi 60 cứ mỗi
tháng là - 50% các cá nhân về hưu không được rõ ràng về
dịch vụ cố vấn tâm lý.
Chỉ có 3% cá nhân về hưu được nhận dịch vụ cố vấn
tâm lý và tâm lý lâm sàng.
- 45% dân số Hoa Kỳ sẽ là người già vào năm 2015.
- 2004 là năm chủ tịch ACA (American Counseling
Association) được bầu là người đồng tính luyến ái công
khai.
Việc đưa ra những con số cụ thể về những thống kê
nhằm tạo nên nột bức tranh phản ánh tình hình xã hội
hiện thực ở Hoa Kỳ. Nói khác đi những dữ kiện trên là
những kêu gọi đánh thức tất cả những ai có trách nhiệm
cần phải suy nghĩ. Đội ngũ các người làm công tác cố vấn
tâm lý và những người trẻ có nhiệt tình quan tâm đến
những khó khăn trong xã hội sẽ nhanh chóng đóng góp
những cố gắng của mình. họ là những người nhận thấy
trách nhiệm cũng như ảnh hưởng của họ trong việc đóng
góp vào những cố gắng giám thiếu những khó khăn nhức
nhối của xã hội luôn thay đổi rất đa dạng và phức tạp.
 
 

Created by AM Word2CHM
THÀNH PHẦN ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI HOẠT
ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN TÂM LÝ
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

Tập thể những người làm công tác tư vấn tâm lý có


hoàn cảnh lý lịch rất đa dạng. Hầu như trong đội ngũ
những người hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm đủ
mọi màu da và tuổi tác. Họ là những người có tâm huyết
với nghề và rất tự hào về những việc họ đã làm. Những
người làm công tác cố vấn tâm lý được liệt vào ngành
giúp đỡ chuyên nghiệp (helping profession). Người ta có
thể bắt gặp những người làm công tác tư vấn tâm lý trong
rất nhiều môi trường khác nhau, như trong các trường
học, từ cấp tiểu học cho đến cấp đại học, trong bệnh viện,
trong những trung tâm phục vụ phúc lợi công cộng của
các cấp từ cấp thành phố cho đến cấp tiểu bang, trong
những trung tâm của những tổ chức vô vị lợi, những trung
tâm cộng đồng (community).
Vai trò của một tư vấn tâm lý rất đa dạng đối với một
khách hàng. Với tư tưởng lợi ích của khách hàng là trên
hết, người làm công tác tư vấn tâm lý thường đặt mình
vào nhiều cương vị khác nhau như: một thầy giáo, một y
tá, một người bạn, một người thân trong gia đình, một cố
vấn, một người bịện hộ, một người mẹ, một người cha,
một người hàng xóm. Nói tóm lại người cung cấp dịch vụ
tâm lý phải linh động trong việc đáp ứng được những nhu
cầu phức tạp khác nhau của từng khách hàng một.
Theo NBCC (National Board for Certified Counselors)
thì hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng: Tổng cộng những
người được cấp chứng nhận NCC gồm: 39.805
Số được cấp chứng nhận cố vấn lâm sàng: 1.287
Số được cấp chứng nhận cố vấn nghề nghiệp: 695
Số được cấp chứng nhận cố vấn người nghiện: 685
Số được cấp chứng nhận cố vấn trong trường học:
2.036
Số được cấp chứng nhận cố vấn giành cho người già:
185
Theo ACA (American Counseling Association) thì hiện
nay tố chức này có khoảng 52.000 thành viên hoạt động
trên 50 quốc gia khác nhau.
 
NHỮNG YÊU CẦU CĂN BẢN ĐÀO TẠO MỘT TƯ VẤN
TÂM LÝ
Vì lợi ích của khách hàng cũng như để nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tư vấn tâm lý, người
muốn tham gia đội ngũ tư vấn tâm lý ở Hoa Kỳ được yêu
cầu trải qua khóa đào tạo và phải có sự chuẩn bị cẩn
thận. Những trường đại học có mở khóa đào tạo bốn năm
hoặc có chương trình đào tạo cử nhân sáu năm (Master's
degree) thường đều có chương trình đào tạo tư vấn tâm
lý. Trong bài viết này những yêu cầu căn bản đế được cấp
giấy chứng nhận cấp quốc gia NCC (National Certified
Counselor) do NBCC cấp hoặc giấy phép hành nghề được
cấp bởi tiểu bang (license) sẽ được giới thiệu dưới đây.
Người muốn nộp đơn xin được cấp chứng nhận bởi NBCC
hoặc xin bằng hành nghề cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý
phải có bằng cử nhân đại học sáu năm (Master'degree)
với các bộ môn bắt buộc phải có như sau: a. Chương
trình học bao gồm tám lĩnh vực:
1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của con người
(Human Growth and Development).
2. Kiến thức nền tảng về xã hội và văn hóa (Social
and Cultural Foundationa).
3. Quan hệ giữa người cung cấp và người nhận dịch
vụ cố vấn tâm lý (Helping Relationtionships).
4. Cố vấn cho nhóm (Group Works).
5. Kiến thức quá trình phát triển về nghề nghiệp và
đời sống (Career and Lifetsyle Development).
6. Đánh giá (Apraisal).
7. Nghiên cứu và đánh giá những chương trình cố
vấn tâm lý (Research and Program Evaluation).
8. Tính chuyên nghiệp và đạo đức trong công tác cố
vấn tâm lý (Professional Orientation and Ethics).
b. Chương trình học bao gồm năm nhóm hoạt
động trong công tác chuyên ngành:
1. Tư vấn căn bản (Fundamentals of Counseling).
2. Đánh giá và tư vấn nghề nghiệp (Assessment and
Career Counseling).
3. Cố vấn cho nhóm (Group counseling).
4. Các chương trình và can thiệp lâm sàng
(Programmatic and Clinical Intervention).
5. Những vấn đề trong thực hành chuyên nghiệp
(Professional Practice Issues).
Thông thường thì chương trình đào tạo gồm bốn năm
đại học và thêm hai năm hậu đại học. Cộng thêm hai năm
thực tập dưới sự giám sát của những người có kinh
nghiệm. Tất cả trước sau một người muốn theo học để trở
thành tư vấn tâm lý sẽ mất tám năm đào tạo. Bài thi do
NBCC cung cấp để cấp chứng nhận bao gồm 200 câu hỏi
trắc nghiệm với thời gian làm bài là bốn giờ đồng hồ.
Người dự thi nếu có yêu cầu đặc biệt vì những lý do hạn
chế khác nhau sẽ được giúp đỡ, chẳng hạn như sử dụng
tự điển hoặc xin kéo dài thời gian làm bài.
Nhiều tiểu bang sử dụng kết quả của NBCC như kết
quả chính thức trong việc cấp giấy phép hành nghề
(license).
 
TRÁCH NHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN CHUNG
Vì tầm quan trọng của quan hệ giữa người cung cấp
và người nhận dịch vụ cố vấn tâm lý, Hiệp hội tư vấn Hoa
Kỳ (ACA) và Ban cấp chứng nhận tư vấn Quốc Gia (NBCC)
đều có riêng một bản điều lệ (Codes of ethics) nhằm cung
cấp những hướng dẫn cơ bản cho đội ngũ nhân viên
chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý. Vì bản điều lệ của
hai tổ chức nói trên đều có những điểm chung với khá
nhiều phần gối lên nhau, bản điều lệ của NBCC sẽ được
chọn trình bày như một tài liệu tham khảo trong bài viết
này. Bản điều lệ của NBCC được soạn ra nhằm nâng cao
chất lượng của ngành và thúc đẩy đội ngũ cố vấn tâm lý
trong việc duy trì giá trị của ngành. Bản điều lệ cũng cung
cấp cho xã hội những bảo đảm về chất lượng của ngành.
Bản điều lệ mong rằng sẽ giúp nâng cao tính chuyên
nghiệp của ngành tư vấn tâm lý và khuyến khích tính
năng động trong cương vị lãnh đạo của các thành viên
trong ngành tư vấn tâm lý.
 
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN A. NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

- Mọi thành viên phải luôn cố gắng cập nhật nghiệp


vụ của mình.
- Có trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng cũng
như với cơ quan chủ quản của mình. Trong trường hợp có
sự bất đồng quan điểm với cơ quan chủ quản nên xin
thuyên chuyển hoặc nghỉ việc.
- Tinh thần đạo đức nghề nghiệp được đề cao trong
mọi hoàn cảnh và mọi lúc.
- Không cung cấp dịch vụ ngoài luồng hoặc trao đổi
dịch vụ cố vấn tâm lý với những dịch vụ khác cung cấp
bởi khách hàng.
- Giá biểu dịch vụ nên hợp lý và phù hợp với những
hoàn cảnh đặc biệt.
- Chỉ cung cấp dịch vụ tâm lý nằm trong chuyên môn
mà mình được đào tạo.
- Có trách nhiệm về việc thu thập những tin tốt cập
nhật liên quan đến ngành.
- Luôn cảnh giác về những quan hệ tình cảm nam nữ
với khách hàng.
- Không được quan hệ tình cảm với khách hàng, nếu
cảm thấy cần thiết, nên liên lạc với những cố vấn tâm lý
khác để giải quyết dứt điểm về vấn đề này.
- Quan hệ tình cảm nam nữ chỉ được phép thiết lập
sau khi chấm dứt cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho
khách hàng ít nhất là hai năm.
- Không được ủng hộ hoặc tham gia vào những vụ
sách nhiễu tình dục.
- Không được có những thiên kiến, phân biệt trong
cách đối xử với những khách hàng về màu da, giới tính,
tôn giáo, tuổi tác, quốc tịch, khả năng lao động.
- Luôn chịu trách nhiệm về tất cả những hành động
trong và ngoài nghề nghiệp của mình.
- Luôn giữ kín mọi thông tin của khách hàng và giới
truyền thông và tất cả những người khác khi khách hàng
không đồng ý hoặc chưa cho phép.
- Tự giác thôi nghề nếu cảm thấy mình không đủ khả
năng chuyên môn nghiệp vụ.
 
 

Created by AM Word2CHM
PHẦN B. QUAN HỆ TRONG DỊCH VỤ TƯ VẤN
TÂM LÝ
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN à PHỤ LỤC. TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

- Tôn trọng và luôn đặt lợi ích cửa khách hàng lên
hàng đầu.
- Tôn trọng và cộng tác với những thành viên tư vấn
khác, tránh trường hợp một khách hàng nhận dịch vụ cố
vấn tâm lý từ hai thành viên khác nhau.
- Khi một thành viên chủ động muốn thảo luận
nghiệp vụ với một thành viên khác, khách hàng phải được
thông báo về vấn đề này nếu cuộc thảo luận có liên quan
đến khách hàng.
- Khi thành viên tư vấn biết sẽ có những nguy hiểm
xảy ra cho khách hàng hoặc cho bất cứ ai, thành viên có
trách nhiệm báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
- Thành viên có trách nhiệm thông báo cho khách
hàng về trách nhiệm của những hành động của cá nhân
họ.
- Những thông tin về dịch tư cố vấn tâm lý dưới mọi
hình thức (giấy tờ, băng hình, băng ghi âm, báo cáo) đều
phải được bảo quản cẩn thận và chỉ những ai có trách
nhiệm mới được tiếp cận, đồng thời những thông tin phải
chính xác. Khi tòa án có yêu cầu giao nộp những tài liệu
liên quan đến khách hàng, thành viên có trách nhiệm phải
tận dụng mọi phương tiện để tránh gửi tài liệu đi hoặc kéo
dài thời gian nộp tài liệu, trong khi đó thành viên sẽ thông
báo cho khách hàng biết với thời gian ngắn nhất. Tài liệu
phải được bảo quản trong thời hạn năm năm sau khi
chấm dứt cung cấp dịch vụ cố vấn, kể cả trường hợp khi
khách hàng bị chết.
- Tài liệu lưu trữ trong máy vi tính hoặc băng hình,
băng ghi âm phải được báo quản cẩn thận. Khi tài liệu đã
không còn được sử dụng phải được hủy bỏ.
- Tài liệu của một khách hàng nếu được sử dụng như
tư liệu giảng dạy phải được thay đổi để danh tánh của
khách hàng không được nhận diện. Nếu không thay đổi
được, khách hàng sẽ là người có quyền cho phép tư liệu
đó được sử dụng hay không.
- Khách hàng có quyền được biết về mục đích tư vấn,
kế hoạch tư vấn, kỹ thuật tư vấn, thủ tục tư vấn, những
hạn chế và những tác hại có thể xảy ra cũng như lợi ích
ủa dịch vụ tư vấn tâm lý. Khách hàng có quyền được nghe
giải thích về những thủ tục đánh giá xét nghiệm cũng như
báo cáo của những đánh giá xét nghiệm này. Thành viên
có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về mô
hình ung cấp dịch vụ và những cảnh báo cần thiết về an
toàn ho khách hàng.
- Thành viên có nhiệm vụ giải thích về lịch trả lệ phí
cũng như hình thức trả lệ phí.
- Thành viên sẽ không cung cấp dịch vụ tư vấn tâm
lý cho thực tập sinh tư vấn, trừ những trường hợp đặc biệt
vì không có dịch vụ tư vấn tâm lý nào gần đó.
- Khi thành viên nhận thấy mình không đủ điều kiện
giúp đỡ một khách hàng trong công tác tư vấn, thành viên
sẽ giải thích và đề nghị với khách hàng về những phương
án khác, trước khi thành viên tự động chấm dứt cung cấp
dịch vụ tư vấn tâm lý cho khách hàng. Thành viên phải có
kiến thức về thủ tục giới thiệu khách hàng đến những dịch
vụ tư vấn khác để quá trình chuyển tiếp sẽ đạt hiệu quả
cao hơn. Khi khách hàng từ chối thuyên chuyển dịch vụ,
thành viên không bắt buộc phải duy trì cung cấp dịch vụ
tâm lý.
- Khi dịch vụ tâm lý chỉ yêu cầu thời gian ngắn hạn
để xử lý, thành viên sẽ có trách nhiệm cung cấp và giới
thiệu trợ giúp chuyên nghiệp sẵn sàng với lệ phí phải
chăng khi khách hàng có nhu cầu cần dịch vụ tư vấn
trong tương lai.
- Thành viên sẽ cung cấp cho khách hàng những
thông tin về địa điểm văn phòng của mình nếu như việc
cung cấp dịch vụ tâm lý sử dụng phương tiện điện thoại
hoặc điện tử.
- Thành viên phải có đầy đủ giấy tờ liên quan cho
phép mình cung cấp dịch vụ cố vấn qua điện thoại và
điện tử.
- Khi sử dụng máy vi tính trong công tác cung cấp
dịch vụ tư vấn tâm lý, thành viên phải nắm vững những
quy tắc bảo vệ tài liệu cũng như chỉ sử dụng những
chương trình ứng dụng phù hợp với điều kiện của khách
hàng. Các bộ đánh giá (measurement instrument) hoặc
những phương tiện đánh giá phải phù hợp với trình độ và
khả năng của khách hàng.
- Khi thành viên có những chương trình ứng dụng
riêng cho máy vi tính, thành viên phải có những sổ tay
hướng dẫn thích hợp cho việc sử dụng những chương
trình ứng dụng này.
- Khi cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho nhóm, thành
viên cần nhấn mạnh với mọi khách hàng trong nhóm về
việc giữ kín những thông tin được trao đổi với khả năng
cao nhất của từng nhóm viên. Thành viên không thể bảo
đảm cho những thông tin được giữ kín giữa những nhóm
viên, nhưng thành viên có thể bảo đảm thông tin sẽ được
giữ kín trong trách nhiệm của thành viên tư vấn.
- Thành viên khi chọn ứng viên cho một nhóm phải
cân nhắc xem các ứng viên có tương đồng với nhau trên
nhiều phương diện khác nhau để nhóm đạt được hiệu quả
cao.
 
 

Created by AM Word2CHM
KẾT LUẬN

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Tư vấn tâm lý là một ngành giúp đỡ chuyên nghiệp


(helping profession) hoạt động rất rộng rãi ở Hoa Kỳ. Có
thể nói hầu như tất cả mọi người sinh trưởng và lớn lên ở
Hoa Kỳ đều có ít nhiều kinh nghiệm với dịch vụ tư vấn
tâm lý. Cuộc sống xã hội luôn đặt ra những yêu cầu rất
cấp bách nhất là từ khi vận tốc phát triển của khoa học và
kỹ thuật vượt bậc. Xã hội Hoa Kỳ đã hơn bất cứ lúc nào
trong lịch sử của mình phải đương đầu với những vấn đề
nóng bỏng của giai đoạn lịch sử hiện tại. Nhiều thay đổi
liên tục trong lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp và nhất là
cấu trúc đơn vị gia đình trong xã hội Hoa Kỳ ngày càng trở
nên phân hóa sâu sắc hơn. Khi phải chạy đua với những
đòi hỏi thay đổi liên tục, nhiều kỹ năng và kinh nghiệm
trong quá khứ đã không còn thích hợp và hoàn cảnh thực
tế hôm nay. Nhiều cá nhân khi đương đầu với những thay
đổi đã không tránh khỏi những khó khăn trong việc tạo ra
những quyết định. Hơn lúc nào hết, khi nền kinh tế Hoa
Kỳ đang chuyển nhanh từ kinh tế sản xuất sang kinh tế
dịch vụ, những kỹ năng đòi hỏi cho một thế hệ nghề
nghiệp mới với những quan hệ xã hội cũng vì thế mà trở
nên vô cùng đa dạng và phức tạp. Ngành tư vấn tâm lý sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những thành viên
trong xã hội có được những tư duy tích cực cũng như được
trang bị những kỹ năng giao tiếp cần thiết để việc tiếp
xúc hàng ngày được hiệu quả hơn. Ngành Tư vấn tâm lý ở
Hoa Kỳ ngoài chức năng hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng sinh hoạt của từng cá nhân, ngành này còn tích cực
tham gia với những ngành khoa học xã hội khác đem lại
những cải thiện cần thiết đối phó với những vấn đề trăn
trở chung của xã hội. Như thế những người làm công tác
tư vấn tâm lý không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà
phải có một tinh thần trách nhiệm phục vụ rất cao. Một
điều đáng khích lệ là những người làm công tác tư vấn
tâm lý ở Hoa Kỳ không chỉ vui vẻ với thành quả lao động
của mình qua mức lương nghề nghiệp mà họ còn tìm thấy
những phần thưởng giá trị khác. Các nhà cung cấp dịch
vụ tư vấn tâm lý tìm thấy ý nghĩa cao cả của nghề này khi
họ trông thấy khách hàng có một cuộc sống vui tươi và
lành mạnh hơn. Và với họ, đó mới thật sự là phần thưởng
cao quý của nghề chuyên môn này.
 

Created by AM Word2CHM
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN

Counseling A Comprehenslve Profession, S. T.


Gladding (2000). Printice-Hall Inc. Upper Saddle River, NJ
07458
Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia - Tư Vấn Tâm Lý - Giáo
Dục Lí Luận, Thực Tiễn và Định Hướng Phát Triển, Kỷ Yếu.
(2006) Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam. TP. HCM
Từ điển Tâm Lý Lâm Sàng, BS. Lê Văn Luyện, TS, BS
Nguyễn Văn Siêm, GS. BS Phạm Kim. (2002). NXB Thế
Giới - Trung Tâm Nghiên Cứu Tâm Lý Trẻ Em. Hà Nội.
Từ điển Y Học Anh-Việt, BS Phạm Ngọc Tri. (2004).
NXB Y học
Thư của Chủ tịch Hội các Khoa học Tâm lý - Giáo dục
Việt Nam, GS. Phạm Minh Hạc (2006). Hội thảo Khoa học
Tâm lý - Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
www.counseling.com
+ www.ship.edu (2005)
+ www.nbcc.org (2005)
+ www.counseling.org (2005)
+ www.boyceco.com (2005)
+ National Institution of Mental Health
www.nimh.nih.org (2005)
+ Center for Disease Control and Prevention
www.cdc.org (2005) www.cdc.org
+ General Accounting Office www.notbored.org
(2005) + www.aarp.org (2005)
 
 

Created by AM Word2CHM
MỤC LỤC

Lời giới thiệu


PHẦN MỘT
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH TƯ VẤN VÀ NỀN TẢNG
BAN ĐẦU
Chương 1. Lịch sử phát triển và xu hướng của
ngành Tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Định nghĩa ngành Tư vấn
3. Lịch sử ngành Tư vấn
4. Những thử thách và xu hướng hiện thời của ngành
Tư vấn 5. Kết Luận
Chương 2. Mô hình của một tư vấn viên làm việc có
hiệu quả
Dẫn nhập
1. Nhân cách và vốn sống của một tư vấn viên 2.
Nhũng động cơ tiêu cực lôi kéo người ta vào nghề tư
vấn 3. Duy trì để mình là một tư vấn viên làm việc có
niệu quả
4. Đào tạo căn bản cho một tư vấn viên 5. Lý thuyết
và hệ thống căn bản áp dụng bởi tư vấn viên 6. Hệ
thống nguyên thủy và tổng hợp các học thuyết 7. Hệ
thống chung tư duy tư vấn 8. Kết luận
Chương 3. Đạo đức và tính pháp lý trong tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Khái niệm về đạo đức trong tư vấn 3. Nội quy và
tiêu chuẩn đạo đức đối với tư vấn chuyên nghiệp 4.
Những giới hạn của bản điều lệ
5. Quan hệ ngoài tuyến
6. Làm việc với đồng nghiệp có những dấu hiệu
không tư cách đạo đức 7. Kết luận
Chương 4. Tư vấn trong bối cảnh văn hóa xã hội
phong phú
1. Dẫn nhập
2. Khái niệm văn hóa
3. Những khó khăn trong công tác tư vấn đa văn hóa
4. Vấn đề cần chú ý trong tư vấn đa văn hóa 5.
Những đề nghị cho ca tư vấn với nhóm đối tượng đặc
biệt 6. Kết luận
PHẦN HAI
QUÁ TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP
DỤNG
Chương 5. Xây dựng quan hệ tích cực trong tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình tư vấn 3. Các
phương pháp phỏng vấn lần đầu 4. Thực hiện một
cuộc phỏng vấn 5. Đề ra những giải pháp khả thi 6.
Kết luận
Chương 6. Xây dựng quan hệ trong tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Kỹ năng của tư vấn viên trong giai đoạn tìm hiểu
và các giai đoạn hành động 3. Một quan hệ đúng
nghĩa trong tư vấn 4. Kết luận
Chương 7. Kết thúc một quan hệ tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Chức năng khi chấm dứt một dịch vụ tư vấn 3.
Những vấn đề liên quan đến kết thúc dịch vụ tư vấn
4. Những cản trở thường gặp trong quá trình kết thúc
dịch vụ tư vấn 5. Ngưng tư vấn nửa chừng bởi thân
chủ
6. Ngưng tư vấn bởi tư vấn viên 7. Kết thúc dịch vụ
tư vấn với ấn tượng tốt 8. Chăm sóc nhắc nhở sau
kết thúc và thủ tục giới thiệu tư vấn mới nếu cần 9.
Kết luận
PHẦN BA
CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN
Chương 8. Thuyết phân tích tâm lý và thuyết
Adlerian trong tư vấn
1. Dẫn nhập
2. Thuyết phân tích tâm lý cổ điển 3. Tư vấn theo
phái Adlerian
4. Kết luận
Chương 9. Thuyết tư vấn tập trung - con người,
thuyết hiện sinh và thuyết tâm lý học hình thái
1. Dẫn nhập
2. Thuyết tư vấn tập trung - con người 3. Tư vấn với
thuyết hiện sinh
4. Thuyết tâm lý hình thái học trong tư vấn 5. Kết
luận
Chương 10. Thuyết hành vi - tình cảm - hợp lý và
Thuyết phân tích thỏa hiệp
1. Dẫn nhập
2. Thuyết Hành vi - Tình cảm - Hợp lý 3. Nhận thức trị
liệu của Beck
4. Trị liệu qua hành vi tình cảm hợp lý 5. Thuyết phân
tích thỏa hiệp trong tư vấn 6. Kết luận
Chương 11. Liệu pháp hành vi, Liệu pháp Nhận thức
- Hành vi và Liệu pháp thực tiễn
Dẫn nhập
2. Thuyết Hành vi
3. Thuyết Nhận thức-hành vi
4. Thuyết Thực tiễn
5. Kết luận
PHẦN BỐN
KỸ NĂNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TRONG NGHIỆP VỤ TƯ
VẤN
Chương 12. Tư vấn hôn nhân và gia đình: Thuyết Hệ
thống
1. Dẫn nhập
2. Thuyết Hệ thống căn bản
3. Tuổi thọ của một gia đình và các chu kỳ trong tuổi
thọ của một gia đình 4. Tư vấn hôn nhân gia đình đối
chiếu với tư vấn cá nhân/ tư vấn nhóm 5. Tư vấn hôn
nhân vợ chồng
6. Tư vấn gia đình
7. Kết luận
Chương 13. Tư vấn nhóm
1. Dẫn nhập
2. Vị trí của tư vấn nhóm trong nghiệp vụ tư vấn 3.
Các loại tư vấn nhóm
4. Các thời kỳ trong quá trình nhóm làm việc 5.
Những vấn đề trong các nhóm
6. Kết luận
Chương 14. Tư vấn nghề nghiệp trong suốt hành
trình đời người
1. Dẫn nhập
2. Tầm quan trọng của tư vấn nghề nghiệp 3. Phạm
vi tư vấn nghề nghiệp và các ngành nghề
4. Thông tin nghề nghiệp
5. Tư vấn nghề nghiệp với các nhóm đối tượng khác
nhau 6. Kết luận
Chương 15. Tư vấn học đường: Bậc tiểu học, Trung
học cơ sở - Trung học phổ thông
1. Dẫn nhập
2. Tư vấn học đường và hướng dẫn bậc tiểu học 3. Tư
vấn học đường và hướng dẫn cho bậc trung học cơ sở
4. Tư vấn học đường và hướng dẫn bậc trung học phổ
thông 5. Kết luận
Chương 16. Tư vấn đại học và phục vụ đời sống sinh
viên - những gợi ý suy nghĩ
1. Dẫn nhập
2. Cần có tư vấn đại học và phục vụ đời sống cho
sinh viên, học sinh 3. Phục vụ đời sống sinh viên, học
sinh 4. Kết luận
Chương 17. Tư vấn sức khỏe tâm thần: Tư vấn
người nghiện - Tư vấn phục hồi lao động
1. Dẫn nhập
2. Tư vấn sức khỏe tâm thần
3. Tư vấn cho người nghiện
4. Tư vấn phục hồi lao động
5. Kết luận
Chương 18. Tham vấn
1. Dẫn nhập
2. Mấy vấn đề về từ ngữ học
3. Vài ví dụ minh họa
4. Tham vấn khác tư vấn ở chỗ nào?
5. Cấp độ trong tham vấn
6. Những lĩnh vực hữu ích với tham vấn 7. Kết luận
PHỤ LỤC
Tư vấn tâm lý ở Hoa Kỳ
Tài liệu tham khảo
---//---
TƯ VẤN TÂM LÝ CĂN BẢN
Tác giả: Nguyễn Thơ Sinh
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
175 Giảng Võ - Hà Nội
ĐT: (04) 8515380 - Fax: (04) 8515380
Email: nxblaodong@vnn.vn
CHI NHÁNH PHÍA NAM
85 Cách Mạng Tháng Tám, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 8390970 - Fax: (08) 9257205
Email: cn-nxbld@vnn.vn
 
Chịu trách nhiệm xuất bản: PHAN ĐÀO NGUYÊN
Chịu trách nhiệm bản thảo: LÊ HUY HÒA
Biên tập: HỒ PHƯƠNG LAN
Bìa và trình bày: NGUYỄN THỊ TÂM
Sửa bản in: PHƯƠNG LAN
 
DN SÁCH THÀNH NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH
NHÀ SÁCH NGUYỄN VĂN CỪ
288B An Dương Vương, Q.5, TP.HCM – ĐT: (08) 8392516.
In 1000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 tại Cty Cp In Tiền Giang. Số
ĐKKHXB: 543-2006/CXB/10-93/LĐ. In xong và nộp lưu
chiểu quý IV năm 2006
 

Created by AM Word2CHM

You might also like