You are on page 1of 5

BÀI TẬP ĐIỆN (TIẾP)

Bài 9. Xác định vector cảm ứng từ do một đoạn dây dẫn thẳng, độ dài d, có dòng điện
không đổi I chạy qua, gây ra tại điểm P nằm trên đường trung trực của đoạn dây và
cách nó một khoảng r. Sử dụng kết quả thu được để tìm vector cảm ứng từ gây ra tại
tâm của một khung dây dẫn hình vuông cạnh L = 0.400 m có dòng điện không đổi I =
10.0 A chạy theo chiều kim đồng hồ (nếu nhìn thẳng vào mặt phẳng khung dây). Nếu
uốn khung dây này thành một vòng dây tròn thì giá trị cảm ứng từ gây ra tại tâm vòng
dây đó sẽ thay đổi như thế nào? Cho μ0 = 4π.10-7 T.m/A.
Bài 10. Một dây dẫn gồm vòng dây tròn có bán kính R và hai đoạn dây thẳng, dài, nằm
trong mặt phẳng tờ giấy và có dòng điện I = 7.00 A chạy qua theo chiều mũi tên (Hình
2). Xác định độ lớn và hướng của vector cảm ứng từ tại tâm của vòng dây.

Hình 1 Hình 2 Bài 11. Một dây dẫn được uốn như trên Hình 2, có dòng điện I = 5.00
A chạy qua. Bán kính cung tròn là R = 3.00 cm. Xác định độ lớn và hướng của vector
cảm ứng từ tại tâm của cung tròn.
Bài 12. Xác định độ lớn và hướng của cảm ứng từ tại điểm P gây ra bởi một khung dây
dẫn có dạng như trên Hình 3 có dòng điện không đổi I = 1,50 A chạy qua, với a = 20,0
cm và b = 40,0 cm.

Hình 3 Hình 4 Bài 13. Xác định độ lớn và hướng của cảm ứng từ tại điểm P gây ra
bởi một khung dây dẫn có dạng như trên Hình 4 có dòng điện không đổi I = 0,50 A
chạy qua, với a = 10,0 cm và b = 15,0 cm.
Bài 14. Một electron chuyển động theo quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với từ
trường có cảm ứng từ B = 4,55.4
10− T. Động năng của điện tử là Eđ = 22,5 eV. Tính
(a) bán kính quỹ đạo, (b) chu kì chuyển động của electron. Cho me = 9,1.31 10−kg, e =
1,6.19 10− C.
Bài 15. Một thanh dẫn điện có mật độ khối lượng λ = 0.040 kg/m, được treo bằng hai
sợi dây dẫn mềm cho dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường Bin = 3.60 T, hướng
vuông góc vào trong mặt phẳng của Hình 5. Dòng điện I phải có hướng và độ lớn như
thế nào để không có sức căng trên các dây treo?
1

Hình 5 Hình 6 Bài 16. Nửa vòng dây dẫn điện bán kính R = 0,49 m, khối lượng m =
250 g, có dòng điện I = 25 A chạy theo chiều như trên Hình 6. Cần có một từ trường

B với hướng và độ lớn như thế nào để nửa vòng dây trên nằm lơ lửng trong không
gian? Bài 17. Một thanh dẫn hình trụ dài vô hạn, bán kính R, có dòng điện I chạy qua

như trên Hình 7, với mật độ dòng J. Tìm độ lớn cảm ứng từ B tại những điểm nằm
cách trục thanh dẫn một khoảng (a) r1 < R và (b) r2 > R trong hai trường hợp: (1) mật
độ dòng J không đổi trên toàn tiết diện vật dẫn.
(2) mật độ dòng J phụ thuộc khoảng cách r tính từ trục thanh theo quy luật J = br, với
b là một hằng số dương.

Hình 7 Hình 8 Bài 18. Một khung dây hình tròn có 500 vòng dây, bán kính 4.00 cm,
được đặt vào trong từ trường đều giữa hai cực của một nam châm điện (Hình 8).
Vector cảm ứng từ hợp một góc 600 với mặt phẳng của khung dây và có độ lớn giảm
đều theo thời gian với tốc độ 0,2 T/s, trong khi hướng của nó không thay đổi. Tìm độ
lớn của suất điện động cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong
khung dây. Bài 19. Một từ trường đều có vector cảm ứng từ hợp một góc 300 với trục
của một khung dây hình tròn có 300 vòng dây, bán kính 4cm. Hướng của vector cảm
ứng từ không thay đổi nhưng độ lớn của nó tăng đều theo thời gian với tốc độ 85,0 T/s.
Tìm độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện
trong khung dây.
Bài 20. Một khung dây dẫn mảnh hình chữ nhật có chiều dài a = 16,0 cm, chiều rộng b
= 12,0 cm và điện trở R = 0,40 mΩ, được đặt trong cùng một mặt phẳng với một dây
dẫn thẳng, dài vô hạn, có dòng điện i(t) = 4,5t2 – 10,0t (i tính ra ampere, t tính ra giây)
chạy qua. Khoảng cách giữa khung dây và dây dẫn có dòng điện là c = 3,0 cm (Hình
9). Tại thời điểm t = 3,0 s, tính (a) từ thông đi qua khung dây, (b) độ lớn của suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong khung dây, (c) độ lớn và chiều của dòng điện cảm ứng
chạy trong khung dây. μ0 = 4π.10-7 T.m/A.
2

Hình 9 Hình 10 Bài 21. Một khung dây dẫn mảnh hình chữ nhật có chiều dài a = 3,0
cm và chiều rộng b = 2,0 cm, được đặt vào trong một từ trường biến đổi, không đồng
nhất, có phương vuông góc, hướng ra ngoài mặt phẳng của khung dây. Nếu chọn hệ
trục tọa độ (x, y) có gốc tọa độ trùng với một đỉnh của khung dây, có trục x, trục y nằm
tương ứng dọc theo chiều dài và chiều rộng của khung dây (Hình 10), thì biểu thức độ
lớn của từ trường là B = 5t2y2 với B tính ra Tesla, t tính ra giây và y tính ra mét. (a)
Tìm biểu thức từ thông đi qua mặt phẳng của khung dây. (b) Tính độ lớn của suất điện
động cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây tại thời
điểm t = 2,5 s.

Hình 11
Bài 22. Thanh dẫn trên Hình 11 có thể trượt không ma sát trên hai ray song song, đặt
cách nhau một khoảng l = 1.20 m. Toàn bộ hệ được đặt trong từ trường đều B = 2.50 T,
hướng vuông góc vào trong mặt phẳng hình vẽ. Tính (a) lực không đổi Fapp cần thiết để
trượt thanh dẫn sang bên phải với tốc độ v = 2.00 m/s; (b) công suất P tỏa ra trên điện
trở R = 6.00 Ω.
Bài 23. Tại thời điểm t = 0, một dây dẫn thẳng, dài có dòng điện không đổi I chạy từ
trên xuống dưới và một khung dây hình vuông được bố trí trên cùng một mặt phẳng
như Hình 12. Khung dây được tịnh tiến trong mặt phẳng hình vẽ, sang bên phải với
tốc độ không đổi v. (a) Tìm từ thông tổng cộng ΦB đi qua khung dây tại thời điểm t =
2,0 s; (b) Tìm biểu thức của suất điện động cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng
xuất hiện trong khung dây. Cho a = 12,0 cm, b = 36,0 cm, L = 24,0 cm, I = 5,0 A và v
= 2,5 cm/s. 4 .10 T.m/ A

μ = π0 7

Hình 12
Bài 24. Một solenoid với n = 400 vòng/m có dòng điện biến thiên I = (30.0 A)(1 – e
-1.60t
) chạy qua. Một cuộn dây có tổng cộng N = 250 vòng, bán kính 6.00 cm được đặt
đồng trục vào trong lòng của solenoid (Hình 13). Tìm độ lớn của suất điện động cảm
ứng và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây.

Hình 13 Hình 14

Bài 25. Một cuộn dây có N = 15 vòng, bán kính R = 10.0 cm, được cuốn quanh một
solenoid có bán kính r = 2.00 cm và số vòng dây trên một đơn vị độ dài n = 1.00 x 103
vòng/m. Dòng điện I = (5.00 A)sin(120t) chạy trong solenoid theo chiều mũi tên (Hình
14). Tìm biểu thức của sđđ cảm ứng trong cuộn 15 vòng dây.
4

You might also like