You are on page 1of 3

AK

DỊCH TỄ HỌC
Ôn tập Phần 2

1. Để xác định mối liên hệ giữa viêm phổi bệnh viện (VPBV) và thời gian thở máy kéo dài,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 200 bệnh nhi nhập khoa Cấp cứu và Hồi
sức tích cực Bệnh viện X, trong đó 50 bệnh nhi thở máy và 50 bệnh nhi hỗ trợ hô hấp
bằng các phương pháp khác (NCPAP, mask, canulla), theo dõi trong một tuần. Kết quả có
30 bệnh nhi thở máy được chẩn đoán VPBV và 50 bệnh nhi hỗ trợ hô hấp bằng phương
pháp khác mắc VPBV. Đây là thiết kế nghiên cứu nào?
a. Nghiên cứu cắt ngang.
b. Nghiên cứu bệnh chứng.
c. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.
d. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.

2. Viêm phổi cộng đồng (CAP) là một bệnh thường gặp tại khoa Hô hấp ở cả người lớn và
trẻ em. Tác nhân gây CAP theo đổi nhiều thời gian, theo vùng địa lý và theo lứa tuổi. Một
nhóm nghiên cứu muốn tìm xem tác nhân nào gây CAP là thường gặp nhất ở cả người lớn
và trẻ em theo từng thời điểm trong năm. Theo bạn, thiết kế nghiên cứu nào là phù hợp
nhất với mục đích trên?
a. Nghiên cứu cắt ngang.
b. Nghiên cứu đoàn hệ.
c. Nghiên cứu bệnh chứng.
d. Nghiên cứu mô tả trường hợp bệnh.

3. Thuốc giảm đau A được cho là liên quan đến việc xuất hiện hematoma sau phẫu thuật
đoạn nhũ do tác dụng ức chế hoạt hóa tiểu cầu. Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn hồ sơ 40
ca phẫu thuật đoạn nhũ có biến chứng hematoma và 40 ca phẫu thuật đoạn nhũ không có
biến chứng. Việc sử dụng thuốc giảm đau A được ghi nhận để đánh giá mối liên quan
giữa thuốc A và biến chứng hematoma. Đây là thiết kế nghiên cứu nào?
a. Nghiên cứu cắt ngang.
b. Nghiên cứu đoàn hệ.
c. Nghiên cứu bệnh chứng.
d. Nghiên cứu mô tả trường hợp bệnh.

4. Để tìm mối liên hệ giữa hoạt động thể lực với mật độ xương ở người Việt Nam, người ta
thực hiện một nghiên cứu cắt ngang bằng cách chọn mẫu đại diện dân cư TP. Hồ Chí
Minh. Người tham gia được đánh giá hoạt động thể lực qua phỏng vấn, sau đó được đo
mật độ xương. Kết quả cho thấy ở những người hoạt động thể lực nhiều, mật độ xương
cao hơn đáng kể so với nhóm người ít hoạt động thể lực. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Nghiên cứu này có giá trị bên trong, nhưng chưa có giá trị bên ngoài.
b. Nghiên cứu này vừa có giá trị bên trong và giá trị bên ngoài.
c. Nghiên cứu này không có giá trị bên trong và giá trị bên ngoài.
d. Nghiên cứu này có giá trị bên ngoài, nhưng không có giá trị bên trong.

1
AK

5. Phát biểu nào sau đây là đúng:


a. Một nghiên cứu có tính đúng (accuracy) nhưng không chính xác (precision) khi các
kết quả đo lường phân bố tập trung, nhưng không phản ánh được giá trị thực.
b. Một nghiên cứu vừa có tính đúng (accuracy) và tính chính xác (precision) khi các kết
quả đo lường phân bố rải rác gần giá trị thực.
c. Một nghiên cứu không có tính đúng (accuracy) nhưng có tính chính xác (precision)
khi các kết quả đo lường phân bố tập trung gần giá trị thực.
d. Một nghiên cứu không có tính đúng (accuracy) và không có tính chính xác (precision)
khi các kết quả đo lường phân bố không tập trung, và không phản ánh giá trị thực.

6. Một nghiên cứu được tiến hành như sau: Nhóm nghiên cứu thu nhận vào chương trình
100 bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) và 100 bệnh nhân không được chẩn đoán
NMCT. Trong nhóm bệnh nhân có NMCT, 68 người có uống cà phê và trong nhóm bệnh
nhân không được chẩn đoán NMCT, có 44 người uống cà phê. Đây là thiết kế nghiên cứu
nào?
a. Nghiên cứu bệnh chứng.
b. Nghiên cứu cắt ngang.
c. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu.
d. Nghiên cứu trường hợp bệnh.

7. Để đánh giá mối liên quan giữa NMCT và uống cà phê, số đo nào sau đây được sử dụng?
a. RR.
b. OR.
c. POR.
d. AR.

8. Điểm mạnh của thiết kế nghiên cứu trên là gì?


a. Xác định tỉ lệ hiện mắc của NMCT.
b. Xác định được mối quan hệ nhân quả của việc uống cà phê gây ra NMCT hay không.
c. Thuận tiện trong việc khảo sát các bệnh hiếm gặp.
d. Thuận tiện trong việc khảo sát các yếu tố nguy cơ hiếm gặp.

9. Điểm yếu của thiết kế nghiên cứu trên là gì?


a. Chi phí tốn kém, khó tiến hành.
b. Cần cỡ mẫu lớn để thực hiện khi tỷ lệ hiện mắc của vấn đề cần khảo sát thấp.
c. Cần kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
d. Giá trị ngoài thấp do phương pháp hạn chế bias trong chọn mẫu.

HẾT

2
AK

You might also like