You are on page 1of 7

Một số biến thể

Bài toán 1: Có 2 phong bình , 1 phong bì chứa số tiền nhỏ hơn là X và 1 phong bì
chứa số tiền nhiều hơn là 2X, hai người chơi A và B sẽ chọn phong bì cho mình.
Đầu tiên người chơi A sẽ chọn 1 phong bì:
+ Nếu phong bì chứa X thì khi đổi phong bì người A sẽ có lợi nhuận là X.
+ Nếu phong bì chứa 2X thì khi đổi phong bì người A sẽ bị lỗ một khoản là X.
Xác xuất của mỗi tình huống trên là ½
Số tiền lời trung bình của A là:
E()  ½ .( X ) ½ (  X ) 0 (1)
Người chơi B cũng tương tự như vậy: E(B)=0
Bây giờ, chúng ta sẽ chỉ ra một phép tính toán sai lầm phổ biến mà cả hai người
chơi phải tránh làm theo:
Nếu người chơi giả sử rằng phong bì của anh ấy chứa một lượng tiền là X:
+ Có xác suất ½ là phong bì chứa số tiền nhỏ hơn và khi đổi phong big thì A sẽ có
lợi nhuẩn là X
+ Có xác suất ½ là phong bì chứa số tiền nhiều hơn và khi đổi phong bì thì A sẽ bị
lỗ một khoản là X/2
Vì vậy A sẽ bị đưa đến công thức lợi nhuận trung bình là:
E(A)= ½ . ( X )+ ½ . ( -X/2) =+X/4 (2)
Nó có vẻ như người chơi A sẽ có lợi nhuận 25% của lượng tiền đang có khi đổi
phong bì. Và người chơi B cũng có thể nghĩ tương tự như thế và yêu cầu trao đổi
phong bì. Điều này dẫn đến một nghịch là cả 2 người chơi đều có lợi nhuận khi
trao đổi. Sai lầm ở phép tính trên là trong số hạng đầu tiên của công thức biến X
đại diện cho lượng tiền nhỏ hơn trong khi ở số hạng thứ hai thì biến X đại diện cho
lượng tiền lớn hơn. Thuộc tính kép này được gán cho biến X là nguyên nhân gây ra
lỗi khi cả 2 người chơi có lợi nhuận khi trao đổi. Bởi vì lỗi của phép tính (2) và (7)
(sẽ được đề cập bên dưới) mà vấn đề 2 phong bì đã được mô tả như một nghịch lí (
Paradox ) bởi nhiều người.
Bài toán 2: Có n phong bì và n lượng tiền được sắp xếp theo thứ tự bội của 2:
x 2x 4x 8x … 2^Nx
Có hai người chơi A và B.

Lấy ngẫu nhiên hai phong bì liên tiếp từ dãy phong bì trên. Hai người chơi A
và B chọn ngẫu nhiên cho mình một chiếc phong bì. Trước khi kiểm tra số tiền, họ
có cơ hội trao đổi phong bì với nhau. Vậy họ có nên trao đổi?

Theo Panagiotis Tsikogiannopoulos, nếu người A chọn phong bì với X tiền,


người B chọn phong bì là 2X tiền. Sau khi trao đổi, người A sẽ nhận được thêm X
tiền. Khi đó, ta có bảng phân phối xác suất số tiền có thêm của A:

Số tiền lời của A X ( nếu trao đổi) -X ( không trao đổi)


P 1 1
2 2

1 1
Số tiền lời trung bình của A là: E(A)= 2 X + 2 (-X) = 0 (3)

Như vậy, ta thấy rằng người chơi A dù có trao đổi hay không trao đổi cũng
sẽ không lãi và không lỗ. Tương tự với người chơi B cũng như thế.

Trong trường hợp này, người chơi A có thể nghĩ rằng nếu A có số tiền X, khi
X x
đó B có thể có số tiền 2 hoặc 2X. X, 2 và 2X tồn tại trong trò chơi và khiến người
chơi bị lừa từ việc nghĩ rằng mình sẽ có lợi nhuận từ việc trao đổi.

Nếu giải sử tất cả trường hợp có thể xảy ra trong bài toán này cho nguyên
dãy n phong bì, ta có:

Số tiền người A nhận Số tiền người B nhận Lợi nhuận của người A
sau khi trao đổi
X 2X +X
2X X -X
2X 4X +2X
… … …
2N-2X 2N-3X -2N-3X
2N-2X 2NX +2N-2X
2NX 2N-2X -2N-2X

Tổng quát: Ta thấy, nếu A có số tiền 2N-2X tiền thì B có thể có số tiền 2 N-3X
1
hoặc 2N-X với xác suất tương ứng ở mỗi biến cố có thể xảy ra là 2 N −2 .

Khi đó, lợi nhuận trung bình của tất cả các trường hợp có thể xảy ra mà A có
được là:
1
E(A) = 2 N −2 .( X - X + 2X -2X + … + 2N-2X - 2N-2X ) = 0 (4)

Qua đây, ta càng kết luận rằng, ở mọi trường hợp, A có trao đổi hay không
trao đổi thì lợi nhuận cũng sẽ bằng 0.

Bài toán 3: Có hai phong bì:

+ Phong bì thứ nhất có 100 VNĐ.

+ Phong bì thứ hai có số tiền có thể gấp đôi hoặc bằng nửa phong bì
thứ nhất.

Hai người chơi chọn cho mình một phong bì và đều biết được trong phong bì
thứ nhất có 100 VNĐ. Hai người sẽ có cơ hội trao đổi phong bì cho nhau. Vậy họ
có nên trao đổi?

Giả sử: A chọn phong bì 100 VNĐ và B chọn phong bì còn lại. Khi này, sẽ
có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: A có 100 VNĐ và B có 200 VNĐ.


+ Nếu như A và B trao đổi phong bì, A sẽ lời 100 VNĐ từ cuộc giao dịch
trên.
1
+ Xác suất xảy ra trường hợp này là 2 .

Trường hợp 2: A có 100 VNĐ và B có 50 VNĐ.

+ Nếu như A và B trao đổi phong bì, A sẽ lỗ 50VNĐ từ cuộc giao dịch trên.
1
+ Xác suất xảy ra trường hợp này là 2 .

Khi đó:
1 100 1
+ Lợi nhuận trung bình của A là: E(A)= 2 . 150 + 2 .¿ ) = 0 (5)

1 −100 1 50
+ Lợi nhuận trung bình của B là: E(B)= 2 .( 150 )+ 2 . 75 = 0 (6)

Như vậy, cũng giống như bài toán trên, người chơi vẫn ko bị lỗ.

Chúng ta sẽ chỉ ra một phép tính sai mà chúng ra sẽ khó tránh khỏi khi lần
đầu tiên gặp vấn đề này : Người chơi A có thể nghĩ rằng bởi vì mình đang có
phong bì 100 VNĐ thì phong bì sẽ có xác suất 50/50 là 50 VNĐ hoặc 200 VNĐ.
Vì vậy nếu đổi phong bì:

+ Có ½ xác suất được lợi nhuận 100 VNĐ.

+ Có ½ xác suất bị lỗ một khoản 50 VNĐ.

Từ đó dẫn đến công thức:

E(A)= ½ . (+100) + ½ . ( -50 ) =25 (7)

Nó có vẻ như người chơi A sẽ có lợi nhuận 25 VNĐ khi trao đổi nhưng
không phải vậy. Lỗi của phép tính trong biến thể này là 2 trường hợp xảy ra độc
lập với nhau. Trong trường hợp đầu tiên tổng số tiền có trong 2 phong bì là 300
VNĐ trong khi đó trong trường hợp thứ hai là 150 VNĐ. Khi mà 2 trường hợp này
khác nhau này được bao hàm trong 1 công thức thì phải được tính bằng giá trị
trung bình trong từng trường hợp để kết quả tương thích và có thể so sánh được.
Điều này đã được thể hiện ở công thức (5) và (6).

Bài toán 4: Có hai phong bì:

+ Phong bì thứ nhất có 100 VNĐ.

+ Phong bì thứ hai có 200 VNĐ.

Hai người chơi A và B chọn cho mình mỗi người một phong bì. Sau khi
kiểm tra số tiền mình nhận được, A và B có cơ hội trao đổi phong bì cho nhau. Vậy
họ có nên trao đổi.

Giả sử như A chọn phong bì 100 VNĐ và B chọn phong bì 200 VNĐ

Cũng giống như Bài toán 3, A sẽ dự đoán B có thể có 200 VNĐ hoặc 50
VNĐ.

+ Khi đó, lợi nhuận trung bình của A là E(A)=0.

+ Tương tự cho B sẽ dự đoán A có thể có 400 VNĐ hoặc 100 VNĐ, lợi
nhuận trung bình của E(B) = 0.

Ta có thể kết luận rằng, dù biết trước được số tiền có trong phong bì thì lợi
nhuận ta có được cũng sẽ bằng 0.

Bài toán 5: Có hai chiếc phong bì:

+ Phong bì thứ nhất có số tiền X.

+ Phong bì thứ hai có số tiền được xác định bằng cách ném đồng xu:
Nếu đồng xu ngửa thì phong bì có số tiền là 2X. Nếu đồng xu xấp thì phong bì có
X
số tiền là 2 .

Người chơi sẽ chọn phong bì có số tiền xác định. Trước mỗi lần tung đồng
xu, người chơi sẽ có một cơ hội trao đổi. Vậy có nên trao đổi hay không?

Giả sử: Số tiền X trong phong bì thứ nhất là 100 VNĐ. Như vậy, ta sẽ có hai
trường hợp:
Trường hợp 1: Đồng xu xuất hiện mặt ngửa .

+ Số tiền trong phong bì thứ hai là 200 VNĐ.

Như vậy, người chơi A sẽ có lợi nhuận 100 VNĐ từ việc trao đổi.

Trường hợp 2: Đồng xu xuất hiện mặt sấp.

+Số tiền phong bì thứ hai là 50 VNĐ.

Như vậy, người chơi A sẽ lỗ 50 VNĐ từ việc trao đổi.

Vậy ta sẽ có lợi nhuận trung bình của A là:


1 1
E(A) = 2 .100 + 2 .(-50) = 25 (8)

Như vậy, lợi nhuận thu được từ bài toán này sẽ là 25% số tiền cố định được
trao cho người chơi A. Vì vậy người A nên yêu cầu đổi

Tương tự, người chơi B sẽ đặt số tiền trong phong bì của người A là X. Như vậy ta
sẽ có 2 trường hợp.

Trường hợp 1: Đồng xu xuất hiện mặt ngửa .

+ Số tiền trong phong bì của B là 2X

Như vậy, người chơi B sẽ lỗ một khoản là X từ việc trao đổi.

Trường hợp 1: Đồng xu xuất hiện mặt sấp .

+ Số tiền trong phong bì của B là X/2

Như vậy, người chơi B sẽ có lợi nhuận X/2 từ việc trao đổi.

Vậy ta sẽ có lợi nhuận trung bình của B là:


1 1
E(B)= 2 .(-X) + 2 .(X/2) = -X/4 (9)

Như vậy, người chơi B sẽ bị lỗ 25% từ việc trao đổi. Vì vậy người
chơi B nên giữ lại phong bì của mình.
Nguồn: https://arxiv.org/ftp/arxiv/papers/1411/1411.2823.pdf?
fbclid=IwAR1mhFNp6cn50NRHWtdppsXWjqDan5KtGuXgKbUdZ0GmYfIKPe7
0-g4nA0g

You might also like