You are on page 1of 2

BT: Ông A và bà B là vợ chồng, có ba người con là C, D và E.

Anh C có vợ là M, có
con là N. Anh E có vợ là H có hai người con là P và Q. Để tránh tranh chấp sau này
ông A lập di chúc định đoạt ½ tài sản của mình cho ba người cháu là N, P, Q. Vì bị
bệnh hiểm nghèo nên anh C cũng lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho
người con là N. Ngày 1/2/2013 anh C chết, một năm sau, ngày 1/3/2014 ông A chết.
Anh, chị hãy chia thừa kế trong các trường hợp trên, biết rằng:
´Tài sản của A và B là 440 triệu đồng.
´Tài sản của C và M là 240 triệu đồng.

BÀI LÀM

1. Chia thừa kế di sản của C (thời điểm mở thừa kế 1/02/2013)


- Do C và M là vợ chồng hợp pháp nên tài sản riêng của C là: 240tr/2=120tr
- Theo di chúc N hưởng toàn bộ tài sản của C (120tr)
- Theo Điều 644 BLDS 2015, người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc trong trường hợp này, gồm: A (bố C), B (mẹ C), M (vợ C)
- Giả sử di sản của C được chia theo pháp luật, ta có:
+ Di sản của C: 120tr
+ Theo Điều 651, người thừa kế hợp pháp của C gồm: M (vợ C), A (bố C), B
(mẹ C), N (con C)
 Một suất thừa kế theo pháp luật: M=A=B=N= 120tr/4 = 30tr
 Một suất thừa kế bắt buộc: A=B=M= 30tr*2/3 = 20tr
- Tổng di sản dành cho người thừa kế bắt buộc: 20tr*3=60tr
- N còn được hưởng: 120tr – 60tr = 60tr
Kết luận: A=B=M=20tr
N=60tr
2. Chia thừa kế di sản của A (thời điểm mở thừa kế 1/3/2014)
- Do A và B là vợ chồng hợp pháp nên tài sản riêng của A là: 440tr/2=220tr
 Theo di chúc: N,P,Q được hưởng ½ di sản của A
+ Di sản của A là: 220tr + 20tr (di sản thừa kế từ C) = 240tr
+ Những người hưởng di sản là: N,P,Q
Do di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế nên căn cứ Điều 659
di sản sẽ được chia như sau: N=P=Q= (240tr * ½) / 3= 40tr
- Áp dụng K2 Điều 650, ½ tài sản còn lại của A sẽ được chia theo pháp luật, ta
có:
+ Di sản không được định đoạt trong di chúc: 240tr/2=120tr
+ Căn cứ Điều 651, Điều 652, những người thừa kế hợp pháp của A, gồm: B
(vợ A), D (con A), E (con A), N (kế vị của C)
 Một suất thừa kế theo pháp luật: B=D=E= 120tr/4= 30tr
 Vậy theo di chúc: N=40tr +30tr=70tr P=Q= 40tr
B=D=E= 40tr
 Giả sử, di sản của A được chia theo pháp luật, ta có:
+ Di sản của A là: 240tr
+ Căn cứ Điều 651, Điều 652 những người thừa kế hợp pháp của A, gồm: B (vợ
A), N (kế vị của C), D (con A), E (con A)
 Một suất thừa kế theo pháp luật: B=N=D=E= 240tr/4= 60tr
- Căn cứ Điều 644, B (vợ A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội
dung di chúc
Một suất thừa kế bắt buộc: 60tr * 2/3 = 40tr
Nhưng theo di chúc bà B được hưởng 30tr ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo
pháp luật là 40tr nên bà B sẽ được hưởng phần thừa kế theo quy định Điều 644
là 40tr
- Nếu bà B có yêu cầu được phân chia theo Điều 644 thì có thể chia phần thừa kế
lại như sau:
(i) Trích phần di sản thừa kế của D và E mỗi người 5tr chuyển sang cho bà
B. Cách này vừa đảm bảo đúng tinh thần của di chúc vừa thể hiện tính
nhân văn của đạo đức nhưng không công bằng cho D và E
 N=70tr; P=Q=40tr
B=40tr; D=E= 25tr
(ii) Trích phần di sản thừa kế của N,P,Q mỗi người 3,3tr chuyển sang cho bà
B
 N=66.6tr; P=Q=36.7tr
B=40tr; D=E= 30tr
(iii) Trích phần di sản thừa kế của N,P,Q,D,E mỗi người 2tr chuyển sang cho
B. Cách này đảm bảo tính công bằng giữa những người thừa kế nhưng
không đảm bảo tinh thần của di chúc
 N=68tr; P=Q=38tr
B=40tr; D=E=28tr

You might also like