You are on page 1of 4

Đề tài 20: Phân tích thực trạng và những quan điểm của Đảng ta về công tác bảo vệ môi

trường ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ bản thân trong nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Chương II: thực trạng và những quan điểm ta về công tác bảo vệ môi trường ở việt nam
hiện nay
2.3 Thành tựu đạt được và những hạn chế
2.3.1 Kết quả đạt được
Mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản pháp luật có
liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được
hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề quan trọng và ngày nay cần phải được quan tâm.
Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường được nâng cao. Những kết quả mà Đảng ta đạt:
giải quyết được các thủ tục hành chính về môi trường; kiểm soát được nguồn ô nhiễm;
quản lý chất lượng của môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh vật; giám sát,
kiểm tra xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường; phân tích, chỉ rõ hạn chế, bất cập trong
kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên, công tác nắm bắt, dự báo và xử lý vụ việc ô
nhiễm môi trường...
Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường được quan tâm và đạt
được nhiều kết quả tích cực. Thành công của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã chứng minh đường lối xây dựng, phát triển đất nước của Đảng là đúng đắn và
phù hợp với quy luật phát triển của nước ta. Chúng ta tin tưởng khi toàn Đảng, toàn dân
cùng chung tay góp sức, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dần được khắc phục. Môi
trường sống của chúng ta sẽ ngày càng được cải thiện, đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
Nước ta sẽ nhanh chóng hoàn thành mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và bền vững.

2.3.2. Hạn chế


Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, từ thực trạng tổ chức thi hành các văn bản
pháp luật về quản lý nhà nước và việc bảo vệ môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm, suy
thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, đa dạng sinh học trên đất liền và dưới nước
bị suy giảm; không khí và nguồn nước đang bị cạn kiệt dần về lượng, suy giảm về chất...
Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện
chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả còn khá thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống
cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu; hậu quả của thiên tai còn nặng nề.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định vị trí, vai trò quan trọng của biến đổi khí
hậu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã
hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu”1.
1
[] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
Trong thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết XI đã có những chuyển biến,
nhưng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đánh giá: “Đa dạng
sinh học bị suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh
hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân… Việc ứng
phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường gây nhiều
thiệt hại về người và tài sản”[2],
Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; ô nhiễm môi trường ở nhiều
nơi còn khá nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu vực sông, kênh; xử lý vi
phạm môi trường chưa được nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người
dân và doanh nghiệp chưa cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái rừng, đất
ngập nước, thảm thực vật biển bị khái thác nặng nề ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy rừng còn xảy ra.
Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc khắc phục
hậu quả về ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại còn nhiều khó khăn... Sử dụng năng
lượng tái tạo (điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời…) còn ít” [ 3], “Chất lượng dự báo,
nguồn lực và năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng
yêu cầu. Tình trạng ngập úng ở một số thành phố lớn chậm được khắc phục. Sạt lở ven
biển, ven sông và xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp” [4].
Hiện nay, hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và
hệ thống đất ngập nước, rất giàu về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất dễ bị tổn
thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần
của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn
của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, khu đất
ngập nước sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, giết chết nhiều
loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và
trồng trọt của nhiều vùng. Các rạn san hô, nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển, lá
chắn sóng chống sự xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt
độ nước biển tăng. . Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt
đới (kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) sẽ tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế
cao) sẽ giảm. Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng không nhỏ
đến phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là những hạn chế, đã tồn tại từ lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu
quả. Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay tuy cũng có chuyển biến tích cực
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường
tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có lúc, có nơi ở mức độ nghiêm trọng; việc thi hành

2
[][3] [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3
4
pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm, ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường
nơi công cộng chưa trở thành thói quen, nếp sống của đại bộ phận dân cư.
2.4 Chủ trương định hướng của đảng
Định hướng chung hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới qua
việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại của hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Chủ trương định hướng của Đảng về việc
hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác về bảo vệ môi trường cần theo định hướng
sau[5]:
Một là, thể chế hoá quan điểm, chủ trương định hướng phát triển của Đảng, bảo
đảm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm phát triển
bền vững đất nước; bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành,
xanh, sạch, đẹp.
Hai là, hệ thống pháp luật về công tác bảo vệ môi trường phải được xây dựng
trong mối quan hệ bảo đảm sự liên kết với các quy định pháp luật khác, đặc biệt là đối
với các quy định pháp luật về tài nguyên.
Ba là, quy định cụ thể về trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, phục hồi môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có
các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và
sử dụng công nghệ sạch.
Bốn là, có các quy định để tăng cường năng lực, quyền hạn của cơ quan giám sát
tác động môi trường, đặc biệt là chức năng giám sát việc cấp, thu hồi giấy phép vận hành
thiết bị công nghệ; hình thành các tổ chức đánh giá môi trường hoạt động độc lập.
Năm là, xây dựng và ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường đảm bảo phù hợp với tình hình Việt Nam
Sáu là, thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, hoàn thiện các quy định về thanh tra về bảo vệ môi trường.
Ngày nay, vấn đề môi trường không chỉ trở thành vấn đề của khoa học, mà nó còn
trở thành vấn đề quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia và sự tồn vong của xã
hội loài người. Vấn đề môi trường cũng là vấn đề quan trọng trong các cuộc hội họp của
các chính trị gia, các đảng phái của các quốc gia, các chính khách của các nước trên thế
giới. Những tư tưởng của Đảng về bảo vệ môi trường đã nhanh chóng trở thành chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chủ trương của Đảng về vấn đề này đã rõ,
điều quan trọng là thực hiện chủ trương đó.[6]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5
[]Đinh Phượng Quỳnh (2011), Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Hà
Nội
6
[] Nguyễn Thị Tố Quyên (2017), Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Đinh Phượng Quỳnh (2011), Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp, Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Tố Quyên (2017), Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
bảo vệ môi trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

You might also like