You are on page 1of 78

ThS.BS.

Võ Thị Hương Phú


Khoa Y Dược- ĐH Đà Nẵng
§ Giai đoạn hình thành và phát triển bộ răng: tuần 5 thai kì đến năm thứ 3 hoặc 4 sau
sinh (bộ răng sữa) và đến 16 tuổi đối với bộ răng vĩnh viễn.
§ Suốt quá trình này, rối loạn có thể xảy ra dẫn đến bất thường phát triển
(developmental anomalies)
§ Bất thường răng (dental anomalies, tooth abnormalities) có thể về số lượng, kích
thước, hình thái, cấu trúc, màu sắc, bất thường về thời gian và vị trí, trình tự mọc
§ Bất thường có thể xảy ra trên 1 hay nhiều răng, có thể toàn bộ răng

§ Nguyên nhân có thể do bệnh lý di truyền, mắc phải hay môi trường tác động
§ Các bất thường có mối liên hệ với nhau, phát hiện sớm 1 bất thường tăng khả năng
phát hiện những bất thường khác.
Phân loại bất thường răng:
- Về số lượng
- Về kích thước
- Về hình thái
- Về cấu trúc
- Về vị trí
- Về màu sắc
- Về mọc răng
Thay đổi số lượng là kết quả những bất thường trong giai đoạn khởi đầu hoặc giai đoạn lá
răng:
- Di truyền
- Gián đoạn của lá răng
- Lá răng hoạt động quá mức
- Ngoại phôi bì không hình thành được lá răng
§ Là hiện tượng cá thể có số lượng
răng nhiều hơn bình thường
§ Thừa răng có thể 1, vài hay nhiều
răng dư (supernumerary teeth)
Có 1 vài răng dư:
§ thường gặp trong dân số
§ Xuất phát từ sự phát triển tiếp tục của lá răng.
§ Răng dư có thể bình thường hoặc ở dạng thô sơ, nhỏ hơn bình thường
§ Hàm trên > hàm dưới, nam: nữ = 2:1
§ Vị trí thường gặp nhất: đường giữa hàm trên (mesiodens) và phía sau các răng cối
lớn trên (răng cối lớn 4)
§ Răng dư xuất hiện lúc mới sinh: natal teeth
§ Răng dư kẽ giữa có thể 1 hoặc 2 răng, thường hình hạt gạo hoặc hình nón, nhỏ.
§ Răng dư có thể mọc bình thường, ngầm, nghiêng lệch, mọc ngược, chiếm khoảng
trên cung hàm gây ảnh hưởng thẩm mỹ, khó vệ sinh, tiêu ngót chân răng,…
Nhiều răng dư
Thường gặp trong các hội chứng:
§ loạn sản đòn sọ
§ Hội chứng Gardner: u xương hàm, răng dư và đa polyp ác tính ở ruột

§ Khe hở môi hàm ếch


Tình trạng có nhiều răng dư mà không liên hệ với hội chứng nào biểu hiện như 1 tính
trạng riêng biệt rất hiếm gặp.
§ Không răng (anodontia)
§ Thiếu răng (Hypodontia)
Không răng:
§ - hoàn toàn không có răng nào trên cung hàm
§ - do di truyền, liên quan đến hội chứng loạn sản ngoại bì
§ - di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X, thiểu sản hay bất sản những cấu trúc nguồn
gốc ngoại bì

Không răng giả tạo: không có răng trên miệng nhưng nhiều răng ngầm, liên quan đến
rối loạn nội tiết như nhược giáp, loạn sản đòn sọ
Thiếu răng:
§ Không có 1 hoặc vài răng

§ Thường gặp trong dân số hiện đại, giảm số lượng răng được xem là xu hướng tiến hoá
của con người
§ Đa số TH có nguồn gốc gen
§ Phân loại theo mức độ:
- nhẹ đến trung bình: thiếu 2-5 răng
- nặng: >=6 răng kể cả răng khôn
§ Oligodontia: thiếu nhiều răng, thường liên quan đến hội chứng loạn sản ngoại bì
Thiếu răng:
§ Nữ gấp 1,37 lần nam

§ Thứ tự: răng khôn, răng cối nhỏ 2 hàm dưới, răng cửa bên hàm trên, răng cối nhỏ 2
hàm trên
§ Cần phân biệt với răng mọc trễ, mọc ngầm, răng đã nhổ. Dựa vào tiền sử bệnh nhân
và phim tia X để xác định
§ Răng lớn toàn thể
§ Răng lớn riêng biệt

§ TH người bị phì đại nửa mặt, các răng


bên bị ảnh hưởng lớn so với bên còn
lại
§ Răng nhỏ toàn thể: tất cả các răng đều nhỏ hơn bình thường. Gặp ở người lùn do
nhược tuyến yên
§ Một hay vài răng nhỏ: hình dạng răng thường thay đổi với kích thước nhỏ đi. Thường
gặp ở răng cửa bên hình nón hay hình chêm
§ Răng nhỏ kế đến thường gặp là răng khôn hàm trên, răng dư cũng thường nhỏ
§ Các hiện tượng thường liên quan đến răng nhỏ: hội chứng Down, loạn sản ngoại bì,
hội chứng Goldenhar
§ Là kết quả của nỗ lực tạo thành 2 răng
trên cùng 1 cơ quan men
§ Kết quả điển hình là sự tách 1 phần,
hình dạng của 2 thân răng cùng một
ống tuỷ chân
§ Thỉnh thoảng tách ra hoàn toàn thành
2 răng giống hệt nhau
§ Nguyên nhân thật sự chưa rõ
§ Hiếm gặp, thường ở răng cửa sữa hàm
trên
§ Dính 2 mầm răng đang phát triển, tạo
thành 1 cấu trúc răng lớn
§ Hợp nhất suốt chiều dài hoặc 1 phần
chân răng
§ Ống tuỷ riêng hoặc chung
§ Dung hợp 2 răng cạnh nhau ở phần
cement khi răng đã hình thành
§ Có thể xảy ra trước hoặc sau khi mọc
§ Liên quan đến chấn thương hoặc răng
chen chúc
§ Thường thấy nhất là răng cối lớn hàm
trên thứ 2 và thứ 3
§ Bất thường này không ảnh hưởng gì,
trừ khi 1 trong 2 răng phải nhổ
§ Lớp biểu mô men tăng sinh bị gắp vào trong nhú trung mô
§ Phần biểu mô này vẫn sinh men, cảm ứng trung mô sinh ngà

§ Sau cùng hình thành 1 khối giống răng bên trong răng, thông ra môi trường miệng
bằng 1 lỗ phía trong răng
§ Ít gặp, thể hiện bang 1 hố lưỡi sâu quá mức, có khi tận chop
§ Thường gặp ở rang cửa bên vv hàm trên
§ Nguyên nhân chưa rõ

§ Tích tụ mảng bảm, vi khuẩn nên dễ sâu


§ Tích tụ mảng bảm, vi khuẩn nên dễ
sâu
§ Lớp men lót bên trong không hoàn
toàn, có thể thông nối giữa hố trung
tâm và tuỷ
§ Hoại tử tuỷ rất sớm sau khi mọc
§ Là 1 bất thường phát triển
§ Là 1 núm, 1 phần lồi ra từ bề mặt răng

§ Thường thấy ở mặt nhai răng cối nhỏ


như 1 múi phụ (núm phụ mặt nhai)
hoặc cingulum răng cửa
§ Cơ chế chưa được biết rõ
§ Có 5 dạng sừng tuỷ trong nhô răng:
rộng, hẹp, nông, riêng biệt, không có
sừng tuỷ
§ Nhô răng nhanh chóng bị vỡ hoặc
mòn, làm lộ tuỷ, dẫn đến bệnh lý
quanh chóp ở người trẻ không sâu
răng. Thường xảy ra khi chân răng
chưa phát triển đầy đủ, chưa đóng
chóp
§ Cần phát hiện sớm, mài dần phần nhô
này để kích thích tạo ngà thứ cấp.
§ Sau khi mài, che phủ chỗ ngà lộ bằng
vật liệu dán.
§ Là răng có phần thân răng kéo dài hoặc vùng chia chân di chuyển về phía chóp khiến
buồng tuỷ kéo dài ra
§ Có thể gặp riêng rẽ, di truyền trong gia đình
§ Có thể kết hợp với các hội chứng khác: Down, Klinefelter

§ Ở ngừoi Eskimo, tỉ lệ răng bò mộng khá cao, trên người Trung Đông là 11%
§ Ít biểu hiện lâm sàng, thường phát hiện tình cờ trên X quang, không cần điều trị gì
§ Là phần lắng đọng men răng ở vị trí bất thường, đa số là mặt ngoài chân răng
§ Xuất hiện ở vùng chia chân, RCL hàm trên nhiều hơn RCL hàm dứoi, đôi khi cũng có ở
răng cối nhỏ 1 chân
§ Đôi lúc có ngà nâng đỡ, hiếm khi có sừng tuỷ

§ Phát hiện trên X quang, không có biểu hiện lâm sàng


§ Nếu nằm trong vùng túi nha chu, sẽ làm cho tình trạng nặng hơn do DCNC không bám
vào được
1. Bất thường số lượng chân răng: là TH số lượng chân răng nhiều hoặc ít hơn bình
thường
§ Số chân răng ít hơn bình thường như RCL trên có 2 chân, RCL dứoi có 1 chân (thường
có ở răng khôn)
§ Chân răng dư thấy ở răng nanh, cối nhỏ, cối lớn trên và dưới (thường thấy ở răng
khôn), hiếm khi thấy ở răng cửa
§ Ghi nhận chân răng dư rất quan trọng đối với nhổ răng hoặc nội nha

2. Bất thường hình dạng chân răng: quá to, quá ngắn, vặn xoắn, dùi trống
§ TH chân răng cong quá mức hoặc gập thành góc so với phần răng còn lại
§ Có 2 giả thuyết nguyên nhân: chấn thương trong quá trình phát triển chân răng, bất
thường phát triển tự phát
§ Có thể xảy ra ở răng trước và răng sau

§ Răng có thể mọc bình thường , mọc chậm hoặc không mọc lên được
§ Nhổ hay nội nha khó khăn
§ Bất thường cấu trúc là những bất thường các mô cấu tạo răng
§ Trong quá trình phát triển, bất thường có thể xảy ra ngăn cản sự tạo men, ngà,
cement tạo nên những rối loạn khác nhau
§ Khiếm khuyết phát triển cấu trúc răng là khá thường gặp

§ Rối loạn diễn ra ở giai đoạn nào sẽ gây ra những bất thường khác nhau: thiểu sản,
kém khoáng hoá,…
Bất thường
Bất thường Bất thường Bất thường
của men
của ngà răng cement của tuỷ răng
răng
§ AI là thuật ngữ để chỉ một số tính trạng men răng bất thường nguồn gốc di truyền:
liên kết NST X/ tính trạng trội/ tính trạng lặn nhiễm sắc thể thường
§ Ảnh hưởng đến sự hình thành men của cả bộ răng mà ko liên quan đến những ảnh
hưởng toàn thân
§ Xảy ra cả trên bộ răng sữa và vv
Thiểu sản
I. Tính trạng trội, men mỏng, nhẵn, không mọc và tiêu ngót.
II. Tính trạng trội, men mỏng và gồ ghề.
III. Tính trạng trội, lỗ rỗ.

Phân loại IV. Tính trạng trội, khu trú


V. Tính trạng trội liên kết NST X, gồ ghề

(Winter và Calci hoá kém


I. Tính trạng trội nhiễm sắc thể thường

Brook- Chưa trưởng thành


I. Tính trạng liên kết NST X
1975) II. Tính trạng lặn, bị nhuộm màu
III. Thân răng trắng đục như tuyết ( Snow-capped)
Chưa trưởng thành- thiểu sản và răng bò mộng
I. Tính trạng trội với những rãnh thiểu sản lác đác
II. Tính trạng trội với men thiểu sản mỏng
§ Bất thường trong giai đoạn biệt hoá NBM, NBM không chế tiết đầy đủ khuôn men
§ Răng có hình dạng nhỏ, không có tiếp điêmr do lớp men mỏng hoặc không có lớp
men
§ Răng nhạy cảm với nhiệt
§ Dạng AI thường gặp nhất
§ Ảnh hưởng giai đoạn calci hoá

§ Men răng có bề dày bình thường nhưng mềm, dễ vỡ, dễ mòn


§ Men đục, bóng, màu mật ong và dễ bị nhiễm màu
§ Ảnh hưởng giai đoạn lắng đọng khuôn men
§ Men mềm, bong khỏi lớp ngà bên dứoi, bề dày bình thường

§ Trên phim thấy men có độ cản quang tương đương ngà


§ Ảnh hướng cả giai đoạn biệt hoá và lắng đọng
§ Là dạng hiếm gặp nhất
§ Bất thường men răng cần được phát hiện sớm
§ Trường hợp nặng có thể sử dụng mão làm sẵn để bảo vệ răng
§ Tổn thương trên nguyên bào men
§ Có 3 dạng chính: vùng trắng đục ranh giới rõ, vùng trắng đục lan toả, thiểu sản men

§ Thiểu sản men (enamel hypoplasia): số lượng men kém


§ Men răng calci hoá kém (enamel hypocalcification): men răng khoáng hoá kém do rối
loạn trong quá trình trưởng thành men
§ Đôi khi, thiểu sản men có thể kết hợp với men răng calci hoá kém
§ Yếu tố căn nguyên có thể khu trú hay tác động lên toàn thể các răng trong giai đoạn
hình thành men răng tại thời điểm đó
§ Nguyên nhân đa dạng: chấn thương, nhiễm trùng răng hoặc xương hàm, trẻ sinh non
hay sinh khó, nhiễm trùng thai hay nhiễm trùng sơ sinh, dinh dưỡng kém trước và
sau sinh, tiếp xúc hoá chất độc hại
§ Răng bị ảnh hưởng có những vùng đổi màu trắng đục, vàng, nâu bề mặt gồ ghề, lỗ rỗ,
nhiều rãnh
Một số nguyên nhân toàn thân dẫn đến thiểu sản men:
§ thiếu Vit A, C, D, Ca, P

§ Nhiễm trùng nặng: Rubella, sởi, viêm phổi, giang mai, sốt cao
§ Tổn thương thần kinh: bạo não

§ Trẻ sinh non, sang chấn khi sinh, ngạt, thiếu oxi
§ Nhiễm độc, nhiễm xạ
§ Sử dụng tetracycline

§ Nhiễm Flour
Một số dạng đặc biệt:
§ Răng Turner: chấn thương hay nhiễm trùng răng sữa ảnh hưởng trực tiếp đến mầm răng
vv bên dưới
§ Hàm lượng F trong nước uống vượt 1ppm: dẫn đến thiểu sản men hoặc calci hoá kém,
gọi là nhiễm Fluor (fluorosis)
- Dạng nhẹ đến trung bình: đốm trắng đến đổi màu nâu, trắng lốm đốm
- Dạng nặng: men đổi màu, có rãnh, lỗ rỗ
Răng nhiễm fluor đề kháng với sâu răng nhưng thẩm mỹ kém
§ Trẻ bị giang mai bẩm sinh: thiểu sản răng cửa và r6
Răng cửa nhọn cạnh cắn, có khía chữ V giữa cạnh cắn (răng cửa Hutchinson)
Răng cối lớn có mặt nhai phân thuỳ hay nhiều khía gọi là răng cối quả dâu
§ Đặc điểm di truyền tính trạng trội, nhiều biểu hiện khác nhau
§ Ảnh hưởng ngà răng cả bộ răng sữa và vĩnh viễn

§ Do sự loạn màu của ngà trên lâm sàng nên còn được gọi là ngà óng ánh di truyền
Sinh ngà bất toàn được chia thành 3 loại:
§ Loại I: SNBT kết hợp sinh xương bất toàn.
- khiếm khuyết hình thành collagen, làm cho xương xốp, giòn
- Răng sữa thường bị ảnh hưởng hơn răng vĩnh viễn
- Đa thấu quang quanh chóp, thân răng hình củ, buồng tuỷ bít kín, chân răng ngắn, gãy, răng mãu hổ phách
trong suốt
§ Loại II: ngà óng ánh di truyền
Đặc điểm tương tự loại I nhưng không kèm sinh xương bất toàn
§ Loại III: kiểu Brandywine
Răng có dạng vỏ sò, thân răng hình chuông
Chỉ xảy ra ở 1 nhóm người riêng biệt ở Maryland
Về vi thể: SNBT có số lượng ống ngà giảm, kích thước ống ngà lớn bất thường
§ Hốc tuỷ hầu như hoàn toàn bị thay thế bởi ống ngà bất thường

§ Men bình thường nhưng đường nối men ngà phẳng chứ không uốn lượn vỏ sò

Điều trị: bảo về mô rang tránh mòn và cải thiện thẩm mỹ


§ Điều chỉnh bằng mão toàn diện trong giai đoạn đầu

§ Không dung làm trụ do chân rang dễ gãy


§ Bất thường do di truyền tính trội ảnh hưởng đến ngà
§ Hiếm gặp
Phân thành 2 loại:
- Loại I- ảnh hưởng đến chân răng
§ Hình thái và màu sắc thân răng bình thường

§ Chân răng ngắn, sang thương viêm quanh chóp, răng mất sớm
§ Trên phim tia X: nhiều thấu quang quanh chóp, chân răng ngắn, không có hốc tuỷ

- Loại II: ảnh hưởng đến thân răng


§ Hiếm gặp hơn loại I
§ Màu răng sữa óng ánh, màu răng vv bình thường

§ Buồng tuỷ răng vv rộng và lấp đầy bởi cầu ngà bất thường
§ Còn gọi là sinh răng bất toàn hay răng bóng ma (ghost teeth)
§ Liên quan đến mô cứng của răng có nguồn gốc biểu mô và trung mô

§ Thân răng có hình dạng bất thường, chân răng ngắn, răng không mọc hay mọc chậm,
apxe tự phát
§ Tia X: độ cản quang thấp, không phân biệt được men và ngà, chân răng không phát
triển, thường có thấu quang quanh chóp
§ Bệnh căn chưa được biết rõ
§ Tuỷ calci hoá
§ Nội tiêu

§ Ngoại tiêu
§ Khá thường gặp khi tích tuổi mà không có nguyên nhân rõ ràng
§ Có thể khuếch tán gây thu hẹp buồng tuỷ hay khu trú dạng sạn tuỷ

§ Tuỷ calci hoá không có triệu chứng lâm sàng và không cần điều trị, nhưng là vấn đề
khi cần nội nha
§ Xảy ra do hoạt hoá huỷ ngà bào và huỷ cốt bào mặt trong chân răng hay thân răng
§ Thường chỉ xảy ra ở 1 răng, có thể là răng bất kì

§ TH nặng, răng có ánh hồng do buồng tuỷ tiến gần bề mặt răng
§ Thường không có triệu chứng cho đến khi thủng chân răng và thông thương với túi
nha chu
§ Điều trị nội nha trước khi thủng
§ Khi đã thông thương với túi nha chu, tiên lượng giữ lại răng rất thấp

§ Đôi khi nội tiêu dừng lại mà không rõ nguyên nhân


§ Tiêu ngót từ mặt ngoài
§ Có thể là kết quả của 1 bệnh lý lân cận như viêm mạn tính, nang, u

§ Liên quan đến chấn thương, chỉnh nha, cấy lại răng, răng ngầm
§ Nguyên nhân có thể khởi phát từ chấn thương gây khoại tử DCNC

§ Có TH ngoại tiêu không rõ nguyên nhân


Tự tìm hiểu- học kĩ trong môn CHRM
§ Là TH đổi màu răng do lắng đọng sắc tố từ bên ngoài lên bề mặt men
§ Màu sắc thay đổi tuỳ nguyên nhân: sắc tố trong thức ăn (cà phê, trà, thuốc lá, thực
phẩm có màu), sản phẩm của vi khuẩn sinh màu trong mảng bám, nhiễm sắc từ miếng
trám hay phục hồi kim loại
§ Điều trị: loại bỏ cơ học bằng siêu âm và đánh bóng
§ Trong điều trị nội nha, bs lấy không sạch sừng tuỷ, bơm rửa không sạch, mô tuỷ còn
sót lại phân huỷ gây đổi màu răng.
§ Nếu trám bít không kín, dịch thấm từ vùng qc ngược lên răng làm răng đổi màu đen,
xanh đen
§ Điều trị: nội nha lại, sau đó tẩy trắng trong buồng tuỷ
§ Răng bị nhiễm màu do sự lắng đọng những chất lưu thông tuần
hoàn cơ thể trong quá trình phát triển răng
§ Nguyên nhân gây đổi màu nội sinh thường gặp nhất
§ Tetracycline có ái tính với răng và xương, lắng đọng trên vị trí này trong hoạt động
chuyển hoá
§ Màu vàng nhạt của thuốc phản ánh trên răng mọc sau đó

§ Theo thời gian, tetracycline bị oxy hoá, dẫn đến đổi từ vàng nhạt sang nâu hoặc xám
§ Có thể đi qua nhau thai. Nếu trẻ uống thuốc trong giai đoạn 6-7 tuôit, bộ răng vv sẽ
bị ảnh hưởng. Do đó, chống chỉ định cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 7 tuổi
§ Mức độ ảnh hưởng tỉ lệ thuận với liều lượng và thời gian dùng thuốc
§ Trên lâm sàng, chia thành 3 mức độ:
§ Nhẹ: răng màu vàng nhạt hay xám nhạt

§ Trung bình: màu vàng nâu hay xám đậm hơn


§ Nặng: vàng ánh nâu hay xám với những dải nhiễm sắc rõ

§ Điều trị tẩy trắng chỉ có kết quả đối với mức độ nhẹ. Đổi màu mức độ TB và nặng, tẩy
trắng chỉ làm răng sáng lên tương đối, cần PH che màu
§ Mức độ 1: vài đốm trắng rải rác
§ Mức độ 2: răng trắng đục như giấy, mất độ trong, nâu nhạt hoặc những đốm vàng nâu
nhạt
§ Mức độ 3 (trầm trọng): vết mầu nâu đậm hay nâu đậm ánh vàng, hoặc đen che phủ
hầu hết bề mặt men
§ Hiện tượng nội tiêu hay ngoại tiêu, tuỷ phát triển làm tiêu mô cứng, xuất hiện những
điểm hồng trên thân, cổ răng
§ Khi tuỷ viêm, sung huyết có thể vỡ mạch máu, chảy vào ống ngà rồi phân huỷ dần. Từ
đó răng đổi màu từ hồng, hoá nâu, xanh đen, đen
§ Khi tuyr hoại tử, sắc tố đi vào ngà răng làm răng đổi màu nâu, đen hay xanh đen.
Tự tìm hiểu

You might also like