You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG


NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) TẠI
CÔNG TY TNHH HANJIN GLOBAL LOGISTICS
VIỆT NAM

Họ tên sinh viên: Bùi Quỳnh Giang

Mã sinh viên: 77723

Lớp: LQC59DH

Nhóm: N01

Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Yến

HẢI PHÒNG – 2021


GIẨY GIỚI THIỆU

ii
MỤC LỤC

GIẨY GIỚI THIỆU ................................................................................................. II

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... VI

DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... VII

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN NHẬP KHẨU HÀNG FCL ....2

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa ......................................... 2

1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận .......................................................2

1.1.2. Vai trò của hoạt động giao nhận vận tải ...............................................2

1.2. Cơ sở lí luận về người giao nhận ..................................................................... 3

1.2.1. Khái niệm về người giao nhận .............................................................3

1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận ........................................3

1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận ........................................................3

1.2.4. Các dịch vụ giao nhận vận tải mà người giao nhận cung cấp................5

1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế....................... 6

1.3.1. Luật Quốc gia ......................................................................................6

1.3.2. Công ước quốc tế .................................................................................7

1.4. Các chứng từ liên quan đến hoạt động giao nhận hàng FCL nhập
khẩu 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HANJIN GLOBAL


LOGISTICS VIỆT NAM .........................................................................................10

2.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................. 10

2.1.1. Công ty Hanjin Global Logistics Việt Nam ........................................10

2.1.2. Bộ phận Vận tải: Nhà máy cáp điện và hệ thống LS vina ...................11

2.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cách thức giao hàng .................................. 11

iii
2.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 12

2.4. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 13

2.5. Mục tiêu quản lý nhân sự ................................................................................ 14

2.6. Các lĩnh vực hoạt động chính ......................................................................... 15

2.7. Nhiệm vụ mà công ty đặt ra............................................................................ 16

2.8. Môi trường kinh doanh của công ty ............................................................. 16

2.9. Doanh thu hoạt động của công ty.................................................................. 16

2.9.1. Thị trường và khách hàng của công ty ...............................................16

2.9.2. Doanh thu hàng quý của công ty năm 2019........................................17

2.10. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................... 17

2.11. Yêu cầu đối với vị trí việc làm tại công ty................................................... 19

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU FCL
TẠI CÔNG TY HANJIN GLOBAL LOGISTICS .................................................20

3.1. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu FCL chung............... 20

3.1.1. Đại lý hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho người nhập khẩu..............21

3.1.2. Lấy lệnh giao hàng và cược vỏ container ...........................................22

3.1.3. Khai hải quan.....................................................................................24

3.1.4. Đổi phiếu giao nhận container ...........................................................24

3.1.5. Vận tải đường bộ ...............................................................................25

3.1.6. Làm thanh toán ..................................................................................26

3.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng FCL xuất khẩu cho
một mặt hàng thực tế: Thép tấm.......................................................................................... 26

3.2.1. Giới thiệu chung về thép tấm .............................................................26

3.2.2. Giải thích quy trình lô hàng Thép tấm ................................................27

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN ...........................................................36

iv
4.1. Kết luận ................................................................................................................. 36

4.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................37

PHỤ LỤC .................................................................................................................38

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từng quý của công ty Hanjin ................................ 17

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Logo công ty Hanjin Global Logistics Việt Nam ....................................... 10

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty Hanjin ................................................................... 12

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Hanjin........................................................... 18

Hình 3.1: Quy trình nhập hàng nguyên container FCL .............................................. 20

Hình 3.2: Hình ảnh sản phẩm thép tấm...................................................................... 27

Hình 3.3: Debit Note ................................................................................................. 28

Hình 3.4: Lệnh giao hàng D/O ................................................................................. 29

Hình 3.5: Phần mềm khai báo hải quan ECUS5 VNACCS ........................................ 30

Hình 3.6: Phiếu giao nhận container thủ công ........................................................... 31

Hình 3.7: Lái xe lấy container trong bãi cảng ............................................................ 32

Hình 3.8: Kết quả đăng kí phương tiện phân luồng trên tổng cục đường bộ Việt Nam33

Hình 3.9: Giấy nhận diện được dán trên kí ................................................................ 34

vii
LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập đối với sinh viên là một phần quan trọng trong toàn bộ chương trình
học tập tại trường Đại học Hàng Hải. Thực tập giúp sinh viên áp dụng lý thuyết, các
kiến thức đã học vào thực tiễn, qua đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng, thái độ
của sinh viên trước khi tốt nghiệp, chuẩn bị hành trang để sinh viên sau khi ra trường,
có thể thích ứng tốt với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Thực
tập Chuyên ngành được coi là cơ hội và đồng thời là thách thức đối với mỗi sinh viên
của khoa kinh tế nói chung cũng như sinh viên ngành Logistics nói riêng.

Được tham gia vào đợt Thực tập Chuyên ngành năm nay, bản thân em vô cùng
may mắn khi nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo giảng viên hướng dẫn thực
tập, anh Trịnh Xuân Công và đã được tham gia thực tập tại công ty TNHH Hanjin
Global Logistics Việt Nam. Trong quá trình thực tập tại công ty và dưới sự hướng dẫn
tận tình của anh Trịnh Xuân Công, em đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường Logistics
chuyên nghiệp, được bổ sung thêm kiến thức về hoạt động nghiệp vụ Logistics, các
quy trình hoạt động tại các cơ sở liên quan đến hoạt động Logistics.

Bản báo cáo dưới đây của em bao gồm ba chương, ghi lại quá trình và kiến thức
em đã thu nhận được trong thời gian thực tập tại công ty Hanjin Global Logistics. Em
hi vọng bản báo cáo sẽ cung cấp đầy đủ nhất những trải nghiệm của bản thân em, bên
cạnh đó sẽ còn tồn tại những sai sót mong các thầy cô giáo bộ môn và cô giáo giảng
viên hướng dẫn thực tập chỉnh sửa để em rút kinh nghiệm cho quá trình học tập, cho
đợt Thực tập Tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn !

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN NHẬP KHẨU HÀNG
FCL

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa

1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận

Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) dịch
vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua
bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Nói chung, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng)
đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch một cách
trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

1.1.2. Vai trò của hoạt động giao nhận vận tải

Theo hỏi đáp về logistics - Trần Thanh Hải (2020, tr.107-108) hoạt động giao
nhận có các vai trò sau đây:

- Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông nhanh
chóng, đảm bảo vấn đề an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự hiện diện
của bên xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình tác nghiệp.
- Hoạt động giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh được tốc độ
quay vòng của phương tiện vận tải, tận dụng một cách tối đa cũng như có
hiệu quả tải trọng và dung tích của các phương tiện hay công cụ vận tải và
các phương tiện hỗ trợ giao nhận khác.
- Hoạt động giao nhận giúp làm giảm giá thành cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Hoạt động giao nhận giảm bớt các loại chi phí không cần thiết cho khách
hàng như lưu kho, bến bãi, chi phí đào tạo nhân công.

2
1.2. Cơ sở lí luận về người giao nhận

1.2.1. Khái niệm về người giao nhận

Theo khái niệm của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA), “người
giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chởtheo hợp đồng ủy thác và
hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi
công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm
thủ tục hải quan, kiểm hoá”.

Theo định nghĩa giao nhận do Ủy ban kinh tế, xã hội châu Á Thái Bình Dương
(ESCAP) người giao nhận được định nghĩa như sau: “Người giao nhận là đại lý ủy
thác thay mặt nhà xuất nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước,
làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ của toàn bộ quá trình vận tải và
phân phối hàng”.

1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng
phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

1.2.3. Trách nhiệm của người giao nhận

a) Khi là đại lý của chủ hàng


Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

- Giao hàng không đúng chỉ dẫn


- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn

3
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Chở hàng đến sai nơi quy định
- Giao hàng cho người không phải là người nhận
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.
Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách
nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc
người giao nhận khác… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần
thiết

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình.
b) Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc
lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Người đó phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên
chở, của người giao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các
phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá
cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận
tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở
(người thầu chuyên chở - contracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói,
lưu kho, bốc xếp hay phân phối… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình
hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm
như một người chuyên chở Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện

4
kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc
các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không
chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường
hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình.

1.2.4. Các dịch vụ giao nhận vận tải mà người giao nhận cung cấp.

a) Môi giới hải quan (Custom Broker)

Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước.
Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập
khẩu. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu dành chỗ chở hàng
trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người
xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được
nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu
để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
b) Đại lý (Agent)

Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở, chỉ
hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý
của người gửi hàng hay người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng
hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao
hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan,… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
c) Người gom hàng (Cargo Consolidator)

Trong ngành vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng là không thể

5
thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức
trở của container và giảm cước phí vân tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có
thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
d) Người chuyên chở (Carrier)

Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và
chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Nếu như
người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì người đó đóng vai trò
là người thầu chuyên chở (contracting carrier).
e) Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc gọi là vận tải trọn
gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận phải đóng vai trò là người vận
tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm
về hàng hóa trong suốt hành trình vận tải.

1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế

1.3.1. Luật Quốc gia

Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật quy định
trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm điều
chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận,
xếp dỡ… như: Luật thương mại 2005 (từ điều 233 - 238), Bộ luật Hàng Hải 2015 (điều
147 - 173), các Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan:

- Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch
vụ logistics.
- Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối
với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc
gia.
- Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hành khách, hành
lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia.

6
- Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
- Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý,
bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội
thủy Việt Nam và qua biên giới.
- Nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày
29/10/2009 về vận tải đa phương thức.

1.3.2. Công ước quốc tế

Bên cạnh nguồn luật quốc gia, nguồn luật quốc tế cũng có vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì người giao
nhận không chỉ giao dịch với đối tác người nước ngoài mà còn chuyên chở và giao
nhận hàng hoá trên lãnh thổ của nước khác hoặc lãnh thổ quốc tế. Cho nên, nguồn luật
quốc tế sẽ rất quan trọng nhất là khi có tranh chấp xảy ra. Người giao nhận cần quan
tâm đến các quy tắc và công ước quốc tế sau:

- Công ước quốc tế vận tải đa phương thức năm 1980.


- Công ước thống nhất thủ tục hải quan tại Kyoto (Nhật) năm 1973.
- Hiệp định vận tải qua biên giới (GMS) 1999.
- Công Ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN 2005.
- Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms do phòng ICC ban hành quy định
về trách nhiệm của các bên mua bên bán trong việc thanh toán tiền vận tải,
chi phí hải quan, bảo hiểm hàng hóa, tổn thất và rủi ro trong quá trình vận
chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về giao nhận hàng hóa.

Khi mà vận tải và thương mại làm cho các quốc gia gần nhau cùng với xu thế
toàn cầu hoá như hiện nay, nguồn luật quốc tế không chỉ có tác dụng điều chỉnh và
giải quyết các tranh chấp mà còn nhằm làm giảm bớt những tranh chấp đó và thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển.

7
1.4. Các chứng từ liên quan đến hoạt động giao nhận hàng FCL nhập
khẩu

Hợp đồng thương mại (Sales contract): là văn bản thỏa thuận giữa người mua
và người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua và người bán, thông tin
hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán…

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát
hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức
năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung
như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng
lợi…

Bản kê khai hàng hóa (Packing list): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng
gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng
và dung tích thế nào…

Vận đơn (Bill of lading): là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương
tiện vận tải. Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa
ghi trên đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ do Phòng thương mại của nước
xuất khẩu cung cấp, chứng nhận rằng hàng hóa có xuất xứ tại quốc gia mà người xuất
khẩu cư trú.

Giấy phép nhập khẩu (nếu có): là giấy phép do quốc gia nhập khẩu cấp, quy
định rõ ràng cho phép nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó với một số lượng nhất
định.

Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có): là chứng từ do công ty bảo hiểm của người
xuất khẩu cấp, chứng nhận hàng hóa sẽ được bảo hiểm trong suốt quá trình vận tải
quốc tế.

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật (nếu có).

8
Giấy báo hàng đến (Arival Notice): là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu, Đại
lý hãng tàu thông báo về lịch trình, thời gian, số lượng, chủng loại, trọng lượng, tên
tàu, chuyến của lô hàng đang nhập khẩu.

Tờ khai hải quan: chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải
quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Lệnh giao hàng (Delivery Order): là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập
khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra
khỏi container, kho, bãi…

Phiếu cược container.

Phiếu giao nhận container (Equipment Interchange Receipt): phơi phiếu ghi lại
tình trạng của container, đồng thời là giấy tờ do cảng cấp để chứng minh đã đóng tiền
cho xe nâng/hạ container lên, gọi là tiền nâng hạ.

Các giấy tờ nộp phí khác.

9
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HANJIN GLOBAL
LOGISTICS VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về công ty

2.1.1. Công ty Hanjin Global Logistics Việt Nam

Logo công ty:

Hình 2.1: Logo công ty Hanjin Global Logistics Việt Nam

(Nguồn: Internet)

Tên công ty: Công Ty TNHH Hanjin Global Logistics Việt Nam Tại Hải Phòng

Địa chỉ: Phòng 714, TD Business Center, lô 20, đường Lê Hồng Phong, Phường
Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Tên viết tắt : HGLV REP. OFFICE IN HAI PHONG

Người đại diện: Park Soo Ho

Ngày cấp giấy phép: 09/01/2017

Mã số thuế: 0313790035-002

Vốn điều lệ: 50 tỷ

Dịch vụ: Giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa.

Vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Miền Trung, Nam đi Canpuchia, Lào. Chủng
loại hàng hóa: đóng trong container, hàng thiết bị máy móc, may mặc.

Số lượng 17 người phụ trách mảng Forwarder: Vận tải đường biển (hàng xuất),
phát lệnh giao hàng (hàng nhập).

10
Khách hàng phục vụ: Các công may mặc ở Nam Định, nhà máy cáp điện LS
vina, Nhà máy hóa chất, than quặng, số lượng cont xuất đi nước ngoài: 900-1500
container/năm, các loại (20’DC.40’HC,40’OT,40 ‘FR), khu vực các nước Đông Nam
Á, Châu Âu.

2.1.2. Bộ phận Vận tải: Nhà máy cáp điện và hệ thống LS vina

Địa chỉ: Chân cầu Bính, Hải Phòng.

Vận chuyển đường bộ: Giao hàng tại 63 tỉnh thành phố.

Số lượng: 6 người. Trong đó: 1 quản lý người Hàn Quốc, 1 quản lý người Việt,
2 trợ lý quản lý người Việt.

Số lượng hàng vận chuyển nội địa: trên 100.000 tấn/năm.

Kiểu loại phương tiện: xe tải từ 5 tạ đến 18 tấn,xe đầu kéo móc sàn, phọc lùn,
vận chuyển các loại hàng quá khổ (cont Flatrack).

2.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cách thức giao hàng

- Xe đầu kéo: 60 chiếc


- Xe tải từ 1 – 18 tấn: 25 cái
- Phọc lùn: 10 cái (sơ mi chở hàng quá khổ)

Cách thức giao hàng: Vận chuyển đường bộ trực tiếp từ kho nhà máy đến kho
riêng của khách hàng (door – door).

Vận chuyển theo coastal: Kéo cont rỗng đến nhà máy đóng hàng, sau đó vận
chuyển bằng đường biển, đến Cảng, hạn cont rồi bố trí phương tiện vận tải kéo cont
hàng về kho riêng, giao cho khách hàng.

11
2.3. Cơ cấu tổ chức

ORGANIZATION CHART

Mr.PARK SOOHO
General Director

Mr.Kim SeungKi Mr.Eom Ik


HPH Branch Manager HAN Branch Manager

Management Hochiminh Haiphong Hanoi

Accounting Forwarding Operation Team

Tran Van Ruyen Pham Thanh Hoai Vu Trong Tu Nguyen Thi Hanh
Chief Accountant D.G.Manager Manager Manager

Luong Mai Anh Mong Ly Thu Ha Do Hung Cuong Nguyen Van Tuan
Staff Staff Assistant Manager Staff

Nguyen Thanh Bao Chau Pham Thi Phuong Dao Dang Dong Nguyen Tien Thang
Staff Staff Assistant Manager Staff

Nguyen Thi Kim Luyen Le Thi Thu Thuy Trinh Xuan Cong Nguyen Thi Hang
Staff Staff Assistant Manager Staff

Hu ỳnh Thi Thuy Nga Hoang Thi Thu Bui Thi Thuy
Staff Staff Staff

Vu Thi Huong Vu Thi Thuy Duong Nguyen Thi Diem


Staff Staff Staff

Nguyen Thi Nga Cao Thi Hai Yen


HR & Admin Trucking Staff Staff

Nguyen Thi My Phuc Le Ngoc Nguyen Vu Thi Thu Trang


Staff Manager Staff

Dinh Thi Thao Nguyen Ngoc Huy


Assistant Manager Staff

Le Kim Khanh Pham Thi Xen


Coordinator Assistant Manager Staff Global FWD Team

Ha HyeMin Le Ngoc Le Thanh Van Nguyen Thi Thanh An


Staff Assistant Manager Staff Manager

Tran Van Minh Pham Thi Phuong Thao Nguyen Ngoc Huyen
Staff Staff Staff

Nguyen Van Thach Nguyen Van Hop


Staff Staff

Nguyen Thanh Tung Hoang Quoc Viet


Staff Staff

Vu Cong Thanh
Staff

Marketing

Tran Thi Mai Huong


Manager

Phan Thi Thanh Thu


Staff

Hoang Thi Thu Ngan


Staff

Dongnai

Luong Van Tuan


Manager

Pham Thi Thuy Hang


Assistant Manager

Tran Thi Thanh Tram


Assistant Manager

Than Van Thai


Staff

Ha Kien Thao
Staff

Vo Ngoc Thanh
Staff

Nguyen Thi Tuyet Mai


Staff

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty Hanjin

(Nguồn: Công ty Hanjin)

12
2.4. Lịch sử hình thành

Tập đoàn Hanjin là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc hoạt động trong
lĩnh vực vận tải gồm vận tải đường biển (Công ty Vận tải biển Hanjin và Công ty Giao
nhận Hanjin) và vận tải hàng không (Korean Air - một trong những hãng hàng không
lớn nhất châu Á, được mua lại vào năm 1969). Với việc kết hợp đội tàu container với
công ty vận tải Senator Lines của Đức, Hanjin-Senator đã trở thành đơn vị vận tải lớn
thứ bảy trên thế giới.

Tập đoàn này được thành lập vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ
hai, vào tháng 11 năm 1945. Ban đầu, khách hàng lớn nhất của Hanjin là quân đội Mỹ,
đó là việc vận chuyển hàng hóa tới các chiến trường Hàn Quốc và Việt Nam. Công ty
đã ký một hợp đồng vận tải lớn với Quân đội Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1956, và một
hợp đồng khác vào tháng 3 năm 1966, với tất cả các lực lượng vũ trang Mỹ đồn trú tại
miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, bao gồm cả thủy thủ quân lục chiến, hải quân và
không quân. Trong tháng 11 năm 2969, Hanjin ký một thỏa thuận chuyển container
với Tổng công ty dịch Vụ Sea-land, sang đến tháng 9 năm 1970 công ty đã mở kho bãi
container đầu tiên tại cảng Busan.

Từ cuối những năm 1970, tập đoàn tiếp tục mở rộng sang thị trường Trung
Đông bằng hợp đồng được ký với Kuwait tại cảng Shuwaik (tháng 9 năm 1977), với Ả
Rập Xê Út tại cảng Dammam (tháng 3 năm 1979) và cảng Jeddah (tháng 5 năm 1980).

Vào tháng 3 năm 1990, Hanjin phân nhánh ra thành hoạt động vận tải và kho
bãi với việc mua lại Công ty Vận tải Vận chuyển hàng hóa Hàn Quốc. Vào tháng 6
năm 1992, Hanjin Express đã được giới thiệu để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh
các loại bưu phẩm. Công ty bắt đầu bốc dỡ hàng hóa tại các cảng Long Beach và
Seattle sau khi ký hợp đồng thành công với các công ty liên doanh với Công ty Quốc
tế Total Terminals vào tháng 8 năm 1992. Trong tháng 1 năm 1993, họ bắt đầu dịch
vụ vận chuyển container bằng đường sắt giữa hai thành phố Pusan và Uiwang. Tháng
5 năm 1995, Hanjin đặt chi nhánh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Danh sách các công ty con của tập đoàn Hanjin:

- Công ty vận tải hàng không Korean Air

13
- Công ty Vận tải biển Hanjin
- Công ty vận tải Hanjin
- Công ty Công nghiệp nặng Hanjin
- Công ty Dịch vụ bay Hàn Quốc
- Công ty JungSeok Enterprise
- Công ty Dịch vụ Du lịch Hanjin
- Công ty Hệ thống thông tin và Viễn thông Hanjin
- Hệ thống Công ty Dịch vụ Lữ hành
- Jin Air
- Hệ thống Khách sạn KAL
- Công ty Dịch vụ Air Total
- Công ty CyberSky
- Hệ thống Công ty Giao nhận toàn cầu
- Homeo Theraphy
- Công ty TNHH Cyber Logitec
- Đại học Inha
- Đại học Không gian vũ trụ Hàn Quốc
- Bệnh viện Đại học Inha
- Quỹ Giáo dục Jungseok
- Tổ chức Il Woo
- Công ty TNHH Uniconverse

2.5. Mục tiêu quản lý nhân sự

Với mong muốn bồi dưỡng nhân viên trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần
toàn cầu để quản lý nhân sự công bằng và hợp lý.

Ø Hợp lý hóa hoạt động nhân lực

+ Bộ phận việc làm được sắp xếp dựa trên năng khiếu cá nhân và mong muốn
về tài liệu và các khóa đào tạo cho nhân viên mới.

+ Hệ thống tự báo cáo: tiếp nhận tự báo cáo cho nhân viên cấp nhân viên, phụ
trách việc kích hoạt tổ chức luân chuyển tổ chức và hợp lý hóa hoạt động nhân lực, và

14
công ty tích cực hỗ trợ mỗi nhân viên thiết kế và vận hành kế hoạch phát triển nghề
nghiệp của mình.

Ø Hợp lý hóa hệ thống đào tạo nhân tài

+ Thiết lập hệ thống giáo dục nghề nghiệp cho tất cả nhân viên. Cung cấp cơ
hội đào tạo để trau dồi kỹ năng quản lý công việc và chuyên môn bằng cách hoàn
thành khóa đào tạo bắt buộc cho từng vị trí.

+ Cung cấp cơ hội trải nghiệm tất cả các lĩnh vực kinh doanh hậu cần được đào
tạo cho tất cả nhân viên và trau dồi các chuyên gia hậu cần đa ngành một người.

Ø Hệ thống bồi thường dựa trên hiệu suất và đánh giá đánh giá quá trình

+ Đánh giá thâm niên cho nhân viên cấp thành tích theo kết quả công việc
thông qua đánh giá khách quan về thành tích.

+ Đánh giá nhân tài minh bạch hơn khách quan.

+ Hệ thống đánh giá thực hiện đánh giá theo định hướng năng lực và hiệu suất,
nhưng đánh giá các yếu tố đánh giá đã định lượng, đánh giá năng lực, các yếu tố đánh
giá kinh doanh và đánh giá lãnh đạo.

2.6. Các lĩnh vực hoạt động chính

Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.

Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc
container…

Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển,
bốc dỡ hàng hóa.

Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường
thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.

Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan
đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng
hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…

15
Các dịch vụ liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ
thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…

2.7. Nhiệm vụ mà công ty đặt ra

Cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng (Cung cấp giá trị tối ưu cho khách
hàng).

Củng cố niềm tin với tất cả các bên liên quan (Tăng cường mối quan hệ với các
bên liên quan).

Cung cấp một hệ thống hậu cần tích hợp hướng đến khách hàng.

Tăng cường khả năng toàn cầu của mình (Tăng cường năng lực toàn cầu ở mức
cao nhất).

2.8. Môi trường kinh doanh của công ty

Có lịch xe chạy liên tỉnh mỗi ngày, hàng hóa sẽ không bị lưu tại kho, hay trễ
hẹn giao hàng.

Có hợp đồng vận chuyển, hóa đơn, biên nhận vận chuyển rỏ ràng, chính xác,
đầy đủ.

Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi hàng hóa xảy ra hư hỏng, mất mát,
hoặc xe giao hàng chậm trễ.

Đội ngũ nhân viên luôn thân thiện, hợp tác và làm việc hết mình vì khách hàng.

Có đội ngũ kỹ thuật kháo sát hàng hóa, tư vấn phương pháp vận chuyển kỹ
lưỡng, đảm bảo chi phí vận chuyển thấp nhất.

Có đội bốc xếp, đóng gói, gia cố hàng hóa trước khi hàng lên xe, đảm bảo hàng
hóa được an toàn nhất, sẽ không có trường hợp hàng bị móp mép, ẩm ướt, rách bao bì.

2.9. Doanh thu hoạt động của công ty

2.9.1. Thị trường và khách hàng của công ty

Do nhận thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một tăng nên công ty hiện nay
đã có quy mô vận chuyển hàng hóa nội địa khu vực Bắc Trung Nam 2 chiều. Sau một

16
thời gian hoạt động, nhiều khách hàng đã tìm đến công ty và lựa chọn sử dụng nhiều
dịch vụ của công ty.

Các đối tác thường xuyên kí kết hợp đồng vận chuyển dài hạn bên công ty gồm
có:

- KGL LOGISTIC
- Công ty Cổ phần KCT
- Nhà máy cáp điện và hệ thống LS Vina Hải Phòng

2.9.2. Doanh thu hàng quý của công ty năm 2019

Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từng quý của công ty Hanjin

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận
Quý 1 30,9 3,09 30 3 42,2 4,22
Quý 2 31,5 3,15 39,6 3,96 41,8 4,18
Quý 3 31,8 3,18 40,8 4,08 41 4,1
Quý 4 32 3,2 41,2 4,1 41,76 4,17
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Hanjin)

Nhìn chung qua bảng doanh thu và lợi nhuận từng năm, từng quý có thể thấy lợi
nhuận của công ty không có sự biến động nhiều, hoạt động có hiệu quả và kinh doanh
có lãi. Lợi nhuận trung bình năm của công ty sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo
từng năm lần lượt là 3,16, 3,79, 4,17 tỉ đồng. Lợi nhuận của công ty tăng lên qua từng
năm cho thấy việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đồng đều, để đạt được điều đó
là do khả năng quản lý đưa ra phương pháp kinh doanh, tổ chức tốt ở công ty. Nhờ đó
đã tạo dựng nên niềm tin tưởng từ phía khách hàng.

2.10. Sơ đồ tổ chức

17
Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc tập đoàn

Phó tổng giám đốc

Hanjin Shipping Line Hanjin Transportation (Hanjin Hanjin Korea Air


(Xóa tên khỏi tập đoàn) Global Logistics Việt Nam)

Giám đốc chi nhánh Asian

Giám đốc tài chính

Văn phòng tại Văn phòng tại Văn phòng Tại Văn phòng tại
tp.Hồ Chí Minh Đồng Nai Hải Phòng Hà Nội

Vận chuyển hàng hóa nội địa, Văn phòng vận tải nội Vận chuyển
quốc tế địa cầu Bính hàng AIR

Văn phòng tại tầng


7, TD plaza

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,


nội địa

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Hanjin

(Nguồn: Công ty Hanjin)

Hanjin còn có chi nhánh khác ở các nước trên thế giới

18
2.11. Yêu cầu đối với vị trí việc làm tại công ty

Qua tìm hiểu và được cung cấp một số ít thông tin trong quá trình thực tập
tạicông ty thì em có nắm được một số yêu cầu đối với một vị trí tại công ty. Đó là vị trí
nhân viên kinh doanh.

Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh (sale phones)

Nội dung công việc: Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng hiện
tại của công ty.

Quyền lợi và chế độ: Làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ sáng T7
và ngày CN. Được hưởng lương và hoa hồng kinh doanh, chế độ nghỉ phép và bảo
hiểm xã hội.

Yêu cầu: Trung thực, chịu khó, nhiệt tình với công việc, ưu tiên có kinh nghiệm
trong lĩnh vực Logistics.

Hồ sơ bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch
- Hộ khẩu
- CMTND
- Bằng tốt nghiệp và các bằng cấp có liên quan

19
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU FCL TẠI CÔNG TY HANJIN GLOBAL LOGISTICS

3.1. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu FCL chung

Hình 3.1: Quy trình nhập hàng nguyên container FCL

Giải thích về sơ đồ quy trình:

20
3.1.1. Đại lý hãng tàu gửi giấy báo hàng đến cho người nhập khẩu

Mục đích: Để thông báo cho khách hàng chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục hải
quan, chuẩn bị kho bãi, tài chính để lấy hàng về kho riêng.

Đại lý hãng tàu sẽ giao lệnh giao hàng (D/O), sau khi khách hàng thanh toán phí
(Local charges). Các khoản phí này sẽ được thông báo cụ thể trên giấy báo hàng đến.
Một số không hiển thị thì người nhập khẩu (khách hàng) sẽ phải liên hệ với đại lý hãng
tàu yêu cầu gửi (Debit note).

Định nghĩa về phí Local Charge:

+ Local charges là phí địa phương được trả tại cảng dỡ hàng và cảng xếp hàng.
Ngoài cước biển (Ocean Fee), các hãng tàu/ Forwarder thưởng thu thêm 1 khoảng
Local Charges. Một lô hàng thì phí này cả shipper và consignee đều phải đóng. Phí
này được thu theo hãng tàu và cảng.

+ Hãng tàu tại nước ngoài kinh doanh hoạt động vận tải đường biển tại Việt
Nam, không những mở văn phòng chi nhánh, đại lý mà còn ký hợp đồng thuê kho bãi
của cảng. Việc thuê kho bãi này sẽ phát sinh các phí khác đi kèm liên quan đến việc sử
dụng trang thiết bị của cảng. Để bù vào khoản chi phí này buộc các hãng tàu phải thu
của khách hàng khi giao D/O cho người nhập khẩu.

+ Phí Local charges bao gồm: THC, Cleaning Fee, CIC, D/O và DEM (nếu bị
lưu container).

Cụ thể:

- Phí chứng từ D/O: phí này được tính theo một lô hàng.
- Phí THC (Terminal Handling Charge): phí làm hàng tại đầu cầu cảng như
xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… phí THC tính theo từng đầu
container và thường đi kèm với tỉ giá USD.
- Phí CIC: phí phụ trội cân bằng vỏ hoặc chuyển vỏ rỗng, thường tính theo
từng đầu container.
- Phí vệ sinh container (Cleaning container fee): tính theo từng đầu container.

21
Khách hàng (công ty nhập khẩu) ủy thác hay thuê các công ty giao nhận fwd để
họ đứng ra làm thủ tục nhập hàng: đi lấy lệnh, cược vỏ container, mở tờ khai hải quan,
đổi phiếu giao nhận cont dưới cảng (phiếu EIR).

Trước đây một số hãng tàu để lấy lệnh giao hàng trên hãng tàu, người nhập
khẩu phải mang bộ chứng từ gồm vận đơn, giấy giới thiệu của người nhập khẩu, tiền
làm hàng (đóng phí Local charge) lên hãng tàu nộp hồ sơ vào quầy bộ phận hàng nhập
khi được gọi đến tên thì vào giao dịch, tuy nhiên hiện tại một số hãng tàu lớn (Marsk,
Hapoloy, Hungay, SITC, KMTC) đã sử dụng lệnh giao hàng điện tử EDO khi đó
khách hàng không phải mang chứng từ lên hãng tàu đóng phí Local Charge để lấy
D/O. Hãng tàu sẽ gửi một form cho khách hàng để đăng kí email lấy lệnh điện tử. Bộ
phận chứng từ của công ty fwd đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra các phí làm
hàng và ứng tiền cho nhân viên đi lấy lệnh hiện trường làm debit.

3.1.2. Lấy lệnh giao hàng và cược vỏ container

Công ty FWD được người nhập khẩu thuê làm thủ tục nhập hàng sẽ chuẩn bị
các chứng từ để lên hãng tàu lấy D/O và cược vỏ container.

a) Lấy lệnh giao hàng


Để lấy lệnh giao hàng D/O cần chuẩn bị những chứng từ sau:

- Giấy giới thiệu (có đóng dấu công ty nhập khẩu )


- Bill (House bill)
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân photo

Và tiền làm hàng ứng trước:

- Thanh toán phí local charges (sau đó lên hóa đơn cho người nhập khẩu)
- Tiền cược vỏ container để làm thủ tục cược vỏ
- Tiền đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển
- Tiền nâng hạ container tại cảng
- Tiền ký hải quan giám sát kho bãi dưới cảng

Các thao tác tại quầy lấy lệnh: Tại hãng tàu nhân viên đi lấy lệnh đặt chứng từ
vào quầy hàng nhập khi gọi đến tên thì vào đóng phí Local charge, lên hóa đơn cho
khách hàng của mình. Tùy vào tập quán của từng hãng tàu, kế toán sẽ thu tiền trực tiếp

22
ở quầy hoặc 1 số hãng tàu khác sẽ yêu cầu khách hàng xuống ngân hàng để chuyển
tiền. Về việc phát hành hóa đơn, một số hãng tàu phát hành hóa đơn ngay cho khách
hàng, một số khác đưa cho khách hàng phiếu tạm thu và hẹn lần sau lên lấy.

Hãng tàu sẽ phát hành lệnh giao hàng cho khách sẽ có 2 liên và đóng dấu của
đại lý hãng tàu. Lệnh giao hàng có giá trị sử dụng 3 ngày kể từ ngày phát hành trong
trường hợp doanh nghiệp hay khách hàng chưa kịp mang lệnh giao hàng xuống cảng
để đổi phiếu EIR thì sẽ hết hạn và phải mang D/O lên hãng tàu xin gia hạn (thường là
1 ngày và phải trả thêm phí gia hạn).

Lệnh giao hàng có 2 bản:

- Một bản nộp cho hải quan chi cục + bộ hồ sơ để hoàn tất việc thông quan tờ
khai
- Tờ còn lại được mang xuống cảng để đổi phiếu EIR

Sau khi lấy được lệnh giao hàng D/O từ hãng tàu, nhân viên giao nhận phải
kiểm tra lại toàn bộ thông tin trên lệnh giao hàng xem đã chính xác chưa.

b) Cược vỏ container
Sau khi lấy lệnh giao hàng nhân viên lấy lệnh hiện trường chuyển sang quầy
cược vỏ. Điền tất cả các thông tin trên phiếu cướcau đó đóng tiền cược và lấy phiếu
tạm thu. Phiếu cược của một số hãng tàu có 4 liên bên ngoài màu trắng bên trong màu
hồng, mau xanh, màu vàng. Các thông tin trên phiếu cược gồm một số thông tin như:
số tàu, số chuyến, tên người nhập khẩu, kiểu container, loại container, số chì…

Mỗi hãng tàu đều có mức cược vỏ khác nhau tùy thuộc vào loại vỏ A, B, C.

+ Vỏ loại A: là loại vỏ mới, hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất, phục vụ
mặt hàng điện tử, may mặc.

+ Vỏ loại B: sử dụng cho hàng bách hóa.

+ Vỏ loại C: là loại vỏ cũ, dùng chủ yếu cho hàng thiết bị máy móc.

+ Container 20DC có mức cược từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng

+ Container 40HC có mức cược từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng

23
Hãng tàu sẽ giữ lại liên cược màu trắng bên ngoài để lưu và đối chiếu, 3 liên
còn lại sẽ gửi cho khách hàng, trong đó:

+ Liên thứ nhất (liên vàng): khách hàng cầm mang xuống cảng để đổi phiếu E
(phiếu giao nhận cont)

+ Liên thứ hai (liên xanh): đưa cho lái xe để làm thủ tục hạ vỏ rỗng

+ Liên thứ ba (liên hồng): được sử dụng mang lên hãng tàu lấy lại tiền cược

3.1.3. Khai hải quan

Bộ phận mở tờ khai hải quan của công ty FWD tiến hành mở tờ khai hải quan
ngay sau khi nhận được giấy báo hàng đến.

Các chứng từ để nhập số liệu trên phần mềm: ECUS5 VNACCS

- Hợp đồng mua bán


- Hóa đơn thương mại
- Packing list
- House bill
- Tờ khai hải quan

Ngay sau khi nhập và kết thúc việc truyền, cơ quan hải quan sẽ trả lời kết quả
phân luồng tờ khai.

Hàng hóa không có vấn đề sẽ được thông quan, trong trường hợp chứng từ
không đủ thì phải bổ sung hoặc chứng từ bị nghi ngờ thì hàng hóa sẽ phải tiến hành
kiểm tra thực tế. Nhân viên chứng từ in tờ khai lô hàng đã thông quan và tên container
đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan (tờ mã vạch) để tiến hành làm thủ tục
nhận hàng và giao hàng cho khách hàng.

3.1.4. Đổi phiếu giao nhận container

Sau khi lấy được D/O trên hãng tàu và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai (tại
hải quan khu vực), người lấy lệnh chuẩn bị tất cả các chứng từ xuống cảng đổi phiếu
giao nhận container:

- Lệnh giao hàng


- Vận đơn

24
- Giấy giới thiệu
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân photo của người lấy lệnh
- Tờ khai hải quan đã thông quan (bản gốc + photo)
- Tờ kí mã vạch
- Phiếu tạm thu
- Giấy cược vỏ container
- Biên lai đóng phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển

Thủ tục: Người đi lấy lệnh cầm chứng từ vào quầy đổi lệnh ở cảng. Tại đây
người lấy lệnh sẽ phải đóng phí nâng hạ container, cung cấp thông tin công ty người
nhập khẩu.

Cảng sẽ phát hành phiếu giao nhận gồm 4 liên:

- Liên trắng: người lấy lệnh sẽ thay mặt công ty kí nhận sau đó sẽ được cảng
lưu lại.
- Liên còn lại sẽ đưa cho người lấy lệnh: 1 liên lái xe sẽ vào cảng làm thủ tục
gắp container, 1 liên lái xe sẽ đưa cho bảo vệ của cảng, 1 liên giữ đi đường.

Phiếu giao nhận container có giá trị 3 ngày kể từ ngày phát hành và có giá trị sử
dụng trước 12 giờ đêm của ngày thứ 3. Trong trường hợp phiếu E hết hạn khách hàng
phải mang xuống cảng để gia hạn (thông thường xin gia hạn 1 ngày).

3.1.5. Vận tải đường bộ

Sau khi lấy được phiếu giao nhận cont, nhân viên đi lấy lệnh hiện trường của
công ty fwd gửi phiếu này cho bộ phận vận tải , hoặc lái xe để họ vào cảng lấy cont.
Sau khi lái xe vào cảng tìm vị trí container thì liên hệ với quản lí kho hàng và đội ngũ
xe nâng để làm thủ tục đưa container ra khỏi cảng. Lái xe trước khi ra khỏi cảng sẽ
phải kiểm tra tình trạng container (container cần phải nguyên vẹn, không có dấu hiệu
bị cậy phá, hỏng hóc, chì vẫn còn được niêm phong…).

Tại kho riêng, khách hàng sẽ kiểm tra số container, số chì, bố chí công nhân rút
hàng ra khỏi container. Sau khi nhận hàng, người nhập khẩu sẽ kí nhận biên bản giao
hàng với nội dung đã nhận được đủ container, đúng số chì và đúng số lượng hàng mà
hai bên đã kí kết trong hợp đồng và tình trạng container vẫn còn nguyên vẹn trong quá

25
trình vận chuyển. Sau đó lái xe sẽ chở container rỗng về bãi. Tại bãi hạ vỏ, nhân viên
cảng sẽ kiểm tra tình trạng container nếu có bất thường thì sẽ thu phí sửa chữa, vệ sinh
(thu trực tiếp hoặc kí vào phơi lệnh). Nếu không có gì bất thường xảy ra thì sau đó trả
vỏ rỗng, lấy lại tiền cược vỏ.

3.1.6. Làm thanh toán

Công ty FWD lập bảng kê yêu cầu khách hàng (người nhập khẩu) hoàn trả các
khoản tiền đã được ứng trước khi làm hàng.

Công ty FWD lập bảng kê yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản phí dịch
vụ:

- Tờ khai hải quan hàng nhập


- Phí vận chuyển cont về kho riêng

3.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng FCL xuất khẩu cho
một mặt hàng thực tế: Thép tấm

3.2.1. Giới thiệu chung về thép tấm

Mã HS: 72085300

Xuất sứ: Bỉ

Mục đích sử dụng: Thép tấm được sử dụng trong nhiều các công trình khác
nhau, như thép tấm được dùng trong gia công cơ khí, sử dụng để làm sàn xe tải, khung
bọc ô tô, làm bậc cầu thang ở các tòa nhà lớn và ứng dụng nhiều nhất trong ngành
công nghiệp đóng tàu.

Đối với những sản phẩm thép tấm thông thường thì được sử dụng trong các
công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, để dập khuôn mẫu, nâng chuyển xe
cộ…

26
Hình 3.2: Hình ảnh sản phẩm thép tấm

(Nguồn: Tự tổng hợp)

3.2.2. Giải thích quy trình lô hàng Thép tấm

Ø Bước 1: Đại lý gửi giấy báo hàng đến cho người nhập khẩu

Phân tích các thông tin trên vận đơn:

+ Lô hàng được đóng vào 5 container với số cont/số chì sau:

- BEAU2015814/AAV109758
- BSIU2485778/AVV108873
- HDMU2601614/AAV108781
- HDMU2737030/AAV109493
- TEMU4344118/AAV109989

+ Consignee: Vietinbank To Hieu

+ Shipper: Synergy Tradeco NV

+ Notify Party: Hung Phat Trading and Contruction Engineering Joint Stock
Company

+ Cảng đi: London, Gateway, UK

+ Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

27
+ Vận đơn là Master Bill. Với lô hàng này thì lên hãng tàu mang Bill gốc (
original bill)

+ Công ty nhập khẩu trên Bill (Công ty cổ phần kỹ thuật Xây lắp & Thương
mại Hưng Phát) ký hợp đồng với công ty TNHH Hanjin Global Logistics Việt Nam
thuê họ làm thủ tục nhập khẩu lô hàng và vận chuyển về kho riêng.

Bộ phận chứng từ của công ty FWD (Công ty Hanjin Global Logistics Việt
Nam) kiểm tra thông tin trên giấy báo hàng đến và phí Local charges, xin ứng tiền để
đi lấy lệnh giao hàng (làm Debit Note).
DEBIT NOTE
Ngày: 11/7/2021
To: Khách hàng: Hung Phat Trading and Contruction Engineering Joint Stock Company
B/L NO: HDMULONA10540600
VSL/VOY: HANSA SIEGBURG 126S
1 DESCRIPTION KIỂU LOẠI CONT ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN
LOCAL CHARGES
CCF 20' 1.050.000 5 5.250.000
DOD 20' 850.000 1 850.000
THD 20' 2.760.000 5 13.800.000
VAT 5% 20' 1.047.369. 1.047.369
NOTE
TY GIA: 23.110 VNĐ
TOTAL (TỔNG TIỀN VNĐ) VNĐ 20.947.369
LÊN HÓA ĐƠN CHO KHÁCH HÀNG
DIỄN GIẢI :
CCF: Cleaning fee = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont VND 1.050.000*5*20'
DOD: Document of destination fee : Phí chứng từ cho cả lô hàng VND 850.000
THD: Terminal handling charge of destination = đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont x tỷ giá ngoại tệ VND 2.760.000*5*20'

2 Tiền cược vỏ cont trên Hãng tàu :


Đơn giá x số lượng cont x kiểu loại cont
Tổng Tiền : CTY FORWADER LẤY TIỀN CƯỢC CONT VỀ
3 Chi Phí dưới Cảng :

Nâng hàng & Hạ Vỏ : VND 900.000*5*20' VND 4.500.000


Phí Hải quan Giám sát Kho bãi : VND 70.000*5*20 VND 350.000
Phí sử dụng tiện ích /XD công trình Cảng biển HP : 250.000*5*20' VND 1.250.000
Tổng Tiền : VND 27.047.369 LÊN HÓA ĐƠN CHO KHÁCH HÀNG
Tổng tiền xin ứng để đi làm hàng kế toán (cuối tháng quyết toán): (1) + (2) + (3) VND 27.047.369

Hình 3.3: Debit Note

Ø Bước 2: Lấy lệnh giao hàng

Sau khi nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu HMM, Công ty cổ phần kỹ
thuật Xây lắp & Thương mại Hưng Phát sẽ viết giấy ủy quyền cho công ty TNHH
Hanjin Global Logistics Việt Nam với những hồ sơ cần thiết.

Nhân viên giao nhận của công ty TNHH Hanjin Global logistics Việt Nam
mang các giấy tờ sau:

28
- Bill of lading bản gốc
- Giấy thông báo hàng đến
- Bản chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân của nhân viên đã photo
- Giấy ủy quyền
- Giấy giới thiệu của Hanjin Global Logistics Việt Nam

Sau đó tới đại lý hãng tàu HMM tại địa chỉ tầng 5 số 15 Đường Hoàng Diệu,
Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Nhân viên giao nhận xuất trình bộ chứng từ và đóng các
khoản phí như:

- Phí THD: VND 2,760,000 / 1 cont 20’


- Phí Document Fee: VND 850,000/ cả lô hàng
- Phí vệ sinh container: VND 1.050.000/cont 20’
- Phí ocean freight: 0 VND (incoterm CIF)
- Phí nâng hạ vỏ: 900,000 VNĐ/ 1 cont 20’
- Phí hải quan giám sát kho bãi: 70,000 VNĐ/ 1 cont 20’
- Phí sử dụng tiện ích/ xây dựng công trình cảng biển: 250,000 VND/ 1 cont
20’

Sau khi hoàn tất thủ tục, hãng tàu HMM sẽ cấp cho nhân viên 2 phiếu D/O thủ
công.

Hình 3.4: Lệnh giao hàng D/O

Kể từ 01/06/2021, Công ty TNHH HMM Shipping Việt Nam chính thức miễn
cược container đối với toàn bộ hàng nhập tại cảng Hải Phòng nên người giao nhận
không phải đóng phí cược vỏ container.

29
Sau khi lấy được lệnh giao hàng từ hãng tàu, nhân viên hàng nhập của Công ty
kiểm tra các thông tin trên lệnh giao hàng để khớp với các thông tin đã có, gửi giấy
báo hàng đến của lô hàng cho khách hàng và chuẩn bị bộ lệnh đầy đủ để giao cho
khách hàng.

Ø Bước 3: Khai hải quan điện tử

Bộ phận mở tờ khai hải quan của công ty TNHH Hanjin Global logistics Việt
Nam tiến hành mở tờ khai hải quan ngay sau khi nhận được giấy báo hàng đến.

Nhân viên hiện trường của công ty chuẩn bị các hồ sơ đã nêu ở quy trình chung
để làm thủ tục khai hải quan trên phần mềm ECUS5 VNACCS.

Hình 3.5: Phần mềm khai báo hải quan ECUS5 VNACCS

Sau khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ sẽ tiến hành truyền tờ khai lên hệ thống
thông quan tự động VNACCS. Khai các thông tin cần thiết trên hệ thống khai hải quan
điện tử, sau đó sẽ nhận được thông điệp trả về thông báo kết quả phân luồng hàng hóa.

Chờ lấy kết quả phân luồng, in tờ khai hải quan nhập khẩu. Nếu không hợp lệ:
Nhận được thông tin phải khai báo hải quan lại. Nếu hợp lệ : Cho luôn số Tờ Khai,
phân luồng Tờ Khai.

Mặt hàng Secondary hot rolled steel sheet mã HS: 72085300. Hàng mới 100%,
được phân vào luồng xanh, số tờ khai: 104143848210, ngày đăng ký 12/07/2021, mã
loại hình: A11. Lô hàng phải chịu thuế GTGT chi tiết trong phụ lục tờ khai.

30
Vì mặt hàng này được phân luồng xanh nên doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế
nhập khẩu và VAT, in tờ khai đêm đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục là xong.

→ Chi phí mở tờ khai hải quan: 1,000,000 VND

Ø Bước 4: Đổi phiếu giao nhận

Sau khi bên hải quan trả tờ khai hải quan có phân luồng hàng hóa, bên công ty
vận tải sẽ chuẩn bị các chứng từ cần thiết để xuống cảng Tân Vũ đổi phiếu giao nhận
cont (EIR) (phiếu EIR thủ công). Các chứng từ quan trọng và cần thiết để đổi phiếu
giao nhận cont đã nói ở phần quy trình.

Hình 3.6: Phiếu giao nhận container thủ công

Phiếu EIR có giá trị trong vòng 3 ngày, nếu quá hạn bên công ty sẽ phải đóng
phí lưu container, phải xin hãng tàu gia hạn lưu công, sau đó mới xuống cảng để đưa
phiếu EIR cho lái xe lấy hàng.

Sau khi hoàn tất thủ tục làm phiếu giao nhận cont, ngay lập tức nhân viên được
cử đi lấy lệnh của công ty Hanjin sẽ gửi lại phiếu EIR cho lái xe để họ xuống cảng Tân
Vũ lấy cont theo đúng phiếu, kéo cont về kho người mua.

Ø Bước 5: Vận tải đường bộ giao hàng về kho riêng cho khách

31
Người lấy lệnh liên hệ với đội vận tải của công ty người nhập khẩu để bàn giao
phiếu giao nhận container. Sau đó lái xe vào cảng tìm vị trí container rồi liên hệ với
quản lí kho hàng và đội ngũ xe nâng để làm thủ tục đưa container ra khỏi cảng.

Hình 3.7: Lái xe lấy container trong bãi cảng

Lái xe trước khi ra khỏi cảng sẽ phải kiểm tra tình trạng container (container
cần phải nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị cậy phá, hỏng hóc, chì vẫn còn được niêm
phong…) và liên hệ với khách hàng xác nhận lại thời gian địa điểm giao hàng.

Trong thời điểm dịch Covid 19 đang bùng phát, kể từ ngày 23/8/2021, lái xe
vào cảng lấy hàng phải có phiếu xét nghiệm PCR – chi phí test là 100.000/người. Lái
xe phải đăng kí phân luồng trên cổng thông tin quốc gia để được cấp thẻ xanh khi đi từ
tỉnh này sang tỉnh khác.

32
Hình 3.8: Kết quả đăng kí phương tiện phân luồng trên tổng cục đường bộ Việt Nam

Để có thể đi từ tỉnh này sang tỉnh khác phương tiện cần có giấy nhận diện ưu
tiên hoạt động trên luồng xanh dán ở nơi dễ nhận diện của phương tiện để đảm bảo

33
cho quá trình theo dõi và dễ dàng thông qua (dán trên kính phía trước và dán ở hai bên
thành xe).

Hình 3.9: Giấy nhận diện được dán trên kí

Lái xe lấy container tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng sau đó trả hàng về kho riêng
Công ty cổ phần kỹ thuật Xây lắp & Thương mại Hưng Phát.

Tiền cước vận chuyển container là: 1,400,000 VNĐ/cont * 5 cont = 7,000,000
VNĐ

Sau khi vận chuyển hàng về tới kho riêng của người nhập khẩu, tại kho riêng
nhân viên của công ty Hưng Phát sẽ kiểm tra số container, số chì, bố chí công nhân rút
hàng ra khỏi container. Sau khi nhận hàng, đại diện công ty nhập khẩu sẽ kí nhận biên
bản giao hàng với nội dung đã nhận được đủ container, đúng số chì và đúng số lượng
hàng mà 2 bên đã kí kết trong hợp đồng và tình trạng container vẫn còn nguyên vẹn
trong quá trình vận chuyển. Sau đó lái xe sẽ chở container rỗng về bãi Tân Vũ. Tại bãi
hạ vỏ, nhân viên cảng sẽ kiểm tra tình trạng container nếu có bất thường thì sẽ thu phí
sửa chữa, vệ sinh (thu trực tiếp hoặc kí vào phơi lệnh).

34
Người lấy lệnh tập hợp tất cả các biên bản, giấy tờ liên quan đến việc giao nhận
lô hàng, phơi lệnh rồi lên hãng tàu lấy lại tiền. Để lấy lại được tiền cược cần chuẩn bị:
phơi lệnh, giấy giới thiệu, liên cược vỏ, phiếu tạm thu.

Ø Bước 6: Thanh toán

Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và chuyển hàng về kho cho khách
hàng xong, nhân viên công ty Hanjin Global Logistics Việt Nam phải: kiểm tra và sắp
xếp lại các chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả lại chứng từ
cho khách hàng và lưu lại một bộ; đồng thời kèm theo đó là một bản Debit Note –
Giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho Công ty), trên đó có các
khoản phí mà Công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển
hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có)…

Bộ phận kế toán công ty TNHH Hanjin Global Logistics Việt Nam lên bảng kê
các khoản chi phí đã chi trả, ứng trước cho khách hàng (người nhập khẩu):

- Phí local charges: 20,947,369VND


- Phí nâng hạ dưới cảng: 4,500,000VND
- Phí sử dụng tiện ích công trình cảng: 1,250,000 VND
- Phí hải quan giám sát kho bãi: 70,000 VND

→ Tổng: 26,767,369 VND

Bộ phận kế toán của công ty Hanjin nên bảng kê, yêu cầu khách hàng (người
nhập khẩu) thanh toán các khoản phí dịch vụ

Phí dịch vụ vận tải của khách hàng từ cảng Tân Vũ về tới kho riêng tại Lô
3BDD2 khu đô thị PG An Đồng, Xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng:
1,400,000 VND/cont * 5 cont= 7,000,000 VND

→ Tổng: 7,000,000 VND

35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

4.1. Kết luận

Kết thúc kì Thực tập Chuyên ngành đã giúp cho bản thân em hiểu rõ hơn về
Logistics và các hoạt động Logistics chuyên nghiệp, kì thực tập đã cho em cơ hội được
vận dụng những kiến thức và kỹ năng của bản thân đem ứng dụng vào thực tiễn và
giúp em nhận ra bản thân còn đang thiếu sót những gì đồng thời cũng rút ra được
những kinh nghiệm quý báu nhằm cải thiện sau khi đã ra trường đi làm.

Đây là một kì thực tập hữu ích và cũng vô cùng thú vị khi em được tiếp xúc với
môi trường làm việc chuyên nghiệp, được chứng kiến quá trình làm việc của các nhân
viên Logistics thực thụ và cũng nhận được những sự chỉ dạy từ phía anh hướng dẫn
trong công ty. Đồng thời bản thân em cũng ý thức được áp lực của những nhân viên
Logistics khi phải làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp như vậy và cả khi xảy
ra dịch covid 19.

Trên đây là bản báo cáo thực tập của em khi được tham gia đợt Thực tập
Chuyên ngành tại công ty TNHH Hanjin Global Logistics Vietnam. Trong quá trình
làm báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ dạy của
các thầy cô giáo bộ môn Logistics và cô giáo hướng dẫn thực tập để em có thể rút
kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân hơn qua kì thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn !

4.2. Kiến nghị

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được hướng dẫn đầy đủ cũng như
được sử dụng tối ưu các điều kiện cơ sở vật chất tại công ty để quá trình thực tập được
thành công tốt đẹp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Trịnh Xuân Công đã nhiệt
tình chỉ dạy, giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình làm báo cáo thực tập. Em
hy vọng trong tương lai không xa, công ty sẽ đạt được những thành quả như những gì
công ty đang mong muốn và từng bước hiện thực hóa điều đó.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

0314215775 - CÔNG TY TNHH HANJIN GLOBAL LOGISTICS VIỆT NAM


💓 hosocongty.vn

Định nghĩa,quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận. - Công ty vận tải
đường thủy đường biển Nội địa quốc tế (vietship.net)

37
PHỤ LỤC

Một số chứng từ liên quan:

38
39
40
41
42
43
44
45

You might also like