You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


MÔN: CNXHKH
__________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2021

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CNXHKH

Câu1: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học?
- Theo nghĩa rộng: CNXHKH là chủ nghĩa Mác-Leenin, luận giải từ các giác độ
triêt học, kinh tế học chính trị và chính trị-xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã
hội loài người từ CNTB lên CNXH và CNCS.
- Theo nghĩa hẹp: CNXHKH là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác –
Lenin. Nó gắn kết một cách hữu cơ và sự tiếp xúc một cách logic của triết học Kinh
tế chính trị Mác – Lenin, cùng triết học và kinh tế chính trị học Mác trở thành 1 học
thuyết hoàn chỉnh, thống nhất, phản ảnh hệ tư tưởng của giai cấp Công nhân – hệ tư
tưởng tiên tiến nhất của thời đại ngày nay.
Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời CNXHKH:
*Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Những năm 40 của thế kỉ 19, dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp, chủ
nghĩa tư bản đã có sự phát triển quan trọng làm bộc lộ rõ bản chất và những mâu
thuẫn nội tại của phương thức sản xuất TBCN. . Nền đại công nghiê ̣p cơ khí làm cho
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bâ ̣c. Trong tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng Cô ̣ng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá: “Giai cấp tư sản
trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy mô ̣t thế kỷ đã tạo ra mô ̣t lực lượng sản
xuất nhiều hơn và đồ sô ̣ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hê ̣ trước đây gô ̣p
lại”.
*Sự phát triển của phong trào công nhân:
Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiê ̣p, sự ra đời hai hai giai cấp cơ
bản, đối lâ ̣p về lợi ích, nhưng nương tựa vào nhau: giai cấp tư sản >< giai cấp công
nhân. Giai cấp công nhân đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cũng từ đây,

1
nhiều cuộc khởi nghĩa , nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu và từng bước có tổ
chức và trên quy mô rộng:
- Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Lion (Pháp) 1831 và 1834
- Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Xê-lê-di (Đức) 1844
- Phong trào Hiến chương của công nhân Anh (1836-1848)
Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị công khai của phong trào công nhân đã
minh chứng, lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã xuất hiê ̣n như mô ̣t lực lượng chính
trị đô ̣c lâ ̣p với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu hướng
thẳng mũi nhọn của cuô ̣c đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là giai cấp tư sản. Sự
lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi mô ̣t cách bức
thiết phải có mô ̣t hê ̣ thống lý luâ ̣n soi đường và mô ̣t cương lĩnh chính trị làm kim chỉ
nam cho hành đô ̣ng.
Kết luận: Điều kiện kinh tế - xã hội đã đặt ra yêu cầu thực tiễn cho các nhà lý luận
nghiên cứu đề cho ra đời lý luận CNXHKH.

Câu 2: Phân tích tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận cho sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội khoa học?
Tiền đề về khoa học tự nhiên
Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, đã
chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt xuất hiện nhiều phát
minh khoa học vạch thời đại, có ảnh hưởng to lớn đến sự ra đời của triết học Mác:
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail Vasilyevich Lomonosov
(8/11/1711 – 4/4/1765) và Antoine Lavoisier (26/8/1743 – 8/5/1794).
• Thuyết tế bào của Theodor Schwann (sinh ngày 7/12/1810, Neuss, Đức; mất ngày
11/1/1882, Köln, Đức) và Matthias Schleiden (1804-1881). Chứng minh sự thống
nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu sinh.
• Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) là học thuyết cho
rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp lực gay gắt gọi là chọn lọc tự
nhiên. Chứng tỏ có sự phát triển từ thế giới vô cơ. Giữa các loài sinh vật với giới tự

2
nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên. Bác bỏ quan
điểm tôn giáo, thần học về loài người, nguồn gốc loài người.
Ý nghĩa của các định luật và học thuyết đối với sự hình thành và phát triển triết học
Mác: Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác
nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới,
vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
Tiền đề tư tưởng lý luận
• Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh với những lý luận kinh tế quan trọng của
A.X-mít (1723-1790) và Đ.Ri-các-đô (1772 – 1823). Hai ông đã có những đóng góp
quan trọng cho lý luận về kinh tế. Đặc biệt, đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị. Tuy
nhiên, hai ông chưa chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Mác – Ăngghen trên
cơ sở kế thừa những giá trị trong học thuyết của hai ông đã chỉ ra được nguồn gốc
của giá trị thăng dư – một cơ sở khoa học để phân tích, giải thích phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội tư bản chủ nghĩa, làm cơ sở khoa học cho
quan niệm duy vật về lịch sử của Mác.
• Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh
Ximông (1760 - 1825) và Sáclơ Phuriê (1772 –1837). Hai ông đã có nhiều đóng góp
cho lý luận về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt hai ông đã chứng minh được hai điểm quan
trọng:
- Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;
- Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, hai ông cũng còn nhiều hạn chế, nhưng hạn chế cơ bản nhất là tính
không tưởng trong lý luận của các ông. Mác – Ăngghen trên cơ sở tiếp thu những
giá trị tích cực, khắc phục tính không tưởng, tổng kết phong trào công nhân, tổng kết
thực tiễn lịch sử, đã chỉ ra rằng muốn xóa bỏ nhà nước tư sản phải bằng con đường
cách mạng vô sản và thay thế nó bằng nhà nước vô sản kiểu mới.
• Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hê-ghen (1770-
1831) và Phoiơbắc (1804-1872), là nguồn gốc lý luận trực tiếp.
- Với triết học Hêghen thì giá trị hạt nhân hợp lý là phép biện chứng, nhưng hạn chế
lớn nhất ở Hêghen là thế giới quan duy tâm khách quan.
3
- Với Phoiơbắc, giá trị lớn nhất trong tư tưởng của ông là thế giới quan duy vật nhân
bản. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là tính chưa triệt để, máy móc, siêu hình.
Mác – Ăngghen kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo nó, khắc phục tính
chất duy tâm, thần bí và đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật. Đồng thời Mác –
Ăngghen kế thừa thế giới quan duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình,
máy móc, tính không triệt để của nó và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phép
biện chứng. Trên cơ sở đó, Mác – Ănghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 3: Phân tích vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa
xã hội khoa học?
a) Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị:

Khi bắt đầu tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học thì các ông hoạt động trong
CLB Hêghen trẻ và chịu ảnh hưởng bởi quan điểm triết học DT và CNDV siêu
hình. Sau đó các ông đã sớm nhận ra các giá trị tích cực đồng thời thấy được
những hạn chế trong triết học của Hêghen và Phoi ơ bách.
- Hê ghen là nhà triết học duy tâm nhưng có hạt nhân hợp lý là PBC
- Phoi ơ bách là nhà duy vật nhưng bị hạn chế bởi phương pháp nhận thức siêu
hình.
C-Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa PBC của Hê ghen và chủ nghĩa duy vật của
Phoi ơ bách để hình thành CNDVBC
- 4/1844 C.Mác với tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen”.
- 1843, Ph Ăngghen xuất bản tác phẩm “Tình cảnh nước Anh”.
=> Đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ TGQDT sang TGQDV từ lập trường dân chủ
cách mạng (DCCM) => lập trường chủ nghĩa cộng sản (CNCS).
b) 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen
CNDVLS:
Trên cơ sở kế thừa hạt nhân hợp lý của PBC và lọc bỏ những quan điểm
những duy tâm thần bí của triết học Hêghen. Kế thừa những giá trị DV và khắc phục
4
những hạn chế trong nhận thức siêu hình của Phoi ơ bách. Đồng thời nghiêm cứu
những thành tựu KHTN. C.Mác và Ăngghen đã sáng lập ra CNDVBC trên cơ sở
CNDVBC 2 ông đã nghiên cứu CNTB và phát minh ra CNDV lịch sử.
Học thuyết giá trị thặng dư: Từ việc phát kiến ra CNDVLS thì C.M và Ă.G đã đi
sâu nghiên cứu nền sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tư bản CN từ đó sáng tạo ra
CNTB mà giá trị to lớn nhất của nó là học thuyết giá trị thặng dư là sự khẳng định
trên phương diện kinh tế về sự chuyển biến tất yếu từ CNTB lên CNCS.
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Trên cơ sở nghiên cứu
CNDVLS và học thuyết giá trị thặng dư C.M và Ă.G đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân. Nó khắc phục được những hạn chế của CNXH không tưởng
=> khoa học. Là sự khẳng định trên phương diện chính trị xã hội về sự tất yếu của
quá trình chuyển biến từ XHTB => XHCS.
Ph. Angghen từng đánh giá về Các Mác như sau: “Hai phát kiến vĩ đại đó là
của C. Mác. Nhờ có hai phát kiến đó CNXH đã từ không tưởng trở thành khoa
học.” Hai phát kiến đó đã khắc phục được những hạn chế của CNXH không tưởng,
đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - được coi là phát kiến vĩ đại
thứ ba của C. Mác.

Câu 4: Trình bày nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? (5 điểm).
Nô ̣i dung sứ mê ̣nh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiê ̣m vụ mà giai
cấp công nhân cần phải thực hiê ̣n với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi
đầu trong cuô ̣c cách mạng xác lâ ̣p hình thái kinh tế - xã hô ̣i cô ̣ng sản chủ nghĩa.
a) Nội dung kinh tế: Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hô ̣i hóa cao,
giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho quan hê ̣ sản xuất mới, tiên tiến nhất
dựa trên chế đô ̣ công hữu về tư liê ̣u sản xuất, đại biểu cho phương thức sản
xuất tiến bô ̣ nhất thuô ̣c về xu thế phát triển của lịch sử xã hô ̣i.
b) Nội dung chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao đô ̣ng
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cô ̣ng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lâ ̣t đổ
quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế đô ̣ bóc lô ̣t, áp bức của chủ
nghĩa tư bản, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao đô ̣ng.
5
Thiết lâ ̣p nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền
dân chủ xã hô ̣i chủ nghĩa, thực hiê ̣n quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ
và làm chủ xã hô ̣i của tuyê ̣t đại đa số nhân dân lao đô ̣ng. Giai cấp công nhân
và nhân dân lao đô ̣ng sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như mô ̣t
công cụ có hiê ̣u lực để cải tạo xã hô ̣i cũ và tổ chức xây dựng xã hô ̣i mới, phát
triển kinh tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lý
kinh tế - xã hô ̣i và tổ chức đời sống xã hô ̣i phục vụ quyền và lợi ích của nhân
dân lao đô ̣ng, thực hiê ̣n dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bô ̣ xã hô ̣i, theo
lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hô ̣i.
c) Nội dung văn hóa, tư tưởng: Thực hiê ̣n sứ mê ̣nh lịch sử của mình, giai cấp
công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hô ̣i cũ và xây dựng xã hô ̣i
mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tâ ̣p trung xây dựng hê ̣ giá trị
mới: lao đô ̣ng; công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự do.
Câu 5: Trình bày điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân?
Giai cấp công nhân theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và
người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ
sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo
ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân: Thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân tổ chức lãnh
đạo nhân dân đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp
bức, bất công, xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức, bóc lột, bất công để
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Khẳng định tính tất yếu khách quan sứ mê ̣nh lịch sử của giai cấp công nhân,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu rõ: “…Cùng với sự phát triển của đại công nghiê ̣p,
chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản dã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của
nó,
đã bị phá sâ ̣p dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra người
đào huyê ̣t chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô
6
sản đều là tất yếu như nhau”
Điều kiê ̣n khách quan quy định sứ mê ̣nh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định
Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiê ̣p trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là chủ thể của quá trình sản xuất vâ ̣t chất hiê ̣n đại. Vì
thế, giai cấp công nhân đại diê ̣n cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản
xuất hiê ̣n đại.. Nền sản xuất hiê ̣n đại với xu thế xã hô ̣i hóa cao đã tạo ra “tiền đề thực
tiễn tuyê ̣t đối cần thiết” (C.Mác) cho sự nghiê ̣p xây dựng xã hô ̣i mới.
Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định
Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiê ̣p, giai cấp công nhân có được những
phẩm chất của mô ̣t giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng: tính tổ chức và kỷ luâ ̣t, tự
Sứ mê ̣nh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiê ̣n bởi giai cấp công
nhân, vì nó là mô ̣t giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiê ̣n đại, cho
phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác
lâ ̣p phương thức sản xuất cô ̣ng sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hô ̣i cô ̣ng sản chủ
nghĩa. Giai cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của
tiến trình phát triển lịch sử. Đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách
mạng của giai cấp công nhân.
Câu 6: Trình bày điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch
sử của mình?
Giai cấp công nhân theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và
người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ
sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo
ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân: Thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân tổ chức lãnh
đạo nhân dân đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp
bức, bất công, xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức, bóc lột, bất công để
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra những điều kiê ̣n thuô ̣c về nhân tố chủ quan để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mê ̣nh lịch sử của mình. Đó là:
7
a) Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.
Thông qua sự phát triển này có thể thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân cùng
với quy mô phát triển của nền sản xuất vâ ̣t chất hiê ̣n đại trên nền tảng của công
nghiê ̣p, của kỹ thuâ ̣t và công nghê ̣. Sự phát triển về số lượng phải gắn liền với sự
phát triển về chất lượng giai cấp công nhân hiê ̣n đại, đảm bảo cho giai cấp công
nhân thực hiê ̣n được sứ mê ̣nh lịch sửcủa mình. Chất lượng giai cấp công nhân phải
thể hiê ̣n ở trình đô ̣ trưởng thành về ý thức chính trị của mô ̣t giai cấp cách mạng, tức
là tự giác nhâ ̣n thức được vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử, do
đó giai cấp công nhân phải được giác ngô ̣ về lý luâ ̣n khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
b) Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân
thực hiê ̣n thắng lợi sứ mê ̣nh lịch sử của mình.
Đảng Cô ̣ng sản – đô ̣i tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhâ ̣n vai
trò lãnh đạo cuô ̣c cách mạng là dấu hiê ̣u về sự trưởng thành vượt bâ ̣c của giai cấp
công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng. Quy luâ ̣t chung, phổ biến cho sự ra đời
của Đảng Cô ̣ng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hô ̣i khoa học, tức chủ nghĩa Mác
- Lênin với phong trào công nhân
c) Ngoài hai điều kiê ̣n thuô ̣c về nhân tố chủ quan nêu trên chủ nghĩa Mác - Lênin
còn chỉ rõ, để cuô ̣c cách mạng thực hiê ̣n sứ mê ̣nh lịch sử của giai cấp công nhân đi
tới thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao đô ̣ng khác do giai cấp công nhân thông qua đô ̣i tiên phong
của nó là Đảng Cô ̣ng sản lãnh đạo.
Đây cũng là mô ̣t điều kiê ̣n quan trọng không thể thiếu để thực hiê ̣n sứ mê ̣nh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Hai là, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
Đây là đặc trưng thể hiê ̣n thuô ̣c tính bản chất của chủ nghĩa xã hô ̣i, xã hô ̣i vì
con người và do con người; nhân dân mà nòng cốt là nhân dân lao đô ̣ng là chủ thể
của xã hô ̣i thực hiê ̣n quyền làm chủ ngày càng rô ̣ng rãi và đầy đủ trong quá trình cải
tạo xã hô ̣i cũ, xây dựng xã hô ̣i mới

8
Câu 7: Nêu những đặc trưng cơ bản của CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin? Phân tích quan điểm: “CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện”
Căn cứ vào những dự báo của C.Mác và Ph.Ăngghen và những quan điểm của
V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hô ̣i ở nước Nga xô - viết, có thể khái quát những đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hô ̣i như sau:
Một là, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người, tạo điều kiê ̣n để con người phát triển toàn diê ̣n.
Hai là, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
Ba là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiê ̣n đại và chế độ công hữu về tư liê ̣u sản xuất chủ yếu
Bốn là, chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công
nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
Năm là, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn nhân loại.
Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và
có quan hê ̣ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
-“Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người, tạo điều kiê ̣n để con người phát triển toàn diê ̣n.”

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cô ̣ng sản, khi dự báo về xã hô ̣i tương lai,
xã hô ̣i cô ̣ng sản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Thay cho xã hô ̣i
tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiê ̣n mô ̣t liên
hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiê ̣n phát triển tự do của tất
cả mọi người”; khi đó “con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hô ̣i của chính mình,
thì cũng do đó làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình trở thành người tự do”2..
Đây là sự khác biê ̣t về chất giữa hình thái kinh tế - xã hô ̣i cô ̣ng sản chủ nghĩa so với
các hình thái kinh tế - xã hô ̣i ra đời trước, thể hiê ̣n ở bản chất nhân văn, nhân đạo, vì
sự nghiê ̣p giải phóng giai cấp, giải phóng xã hô ̣i, giải phóng con người. Đương
nhiên, để đạt được mục tiêu tổng quát đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cách
9
mạng xã hô ̣i chủ nghĩa phải tiến hành triê ̣t để, trước hết là giải phóng giai cấp, xóa
bỏ tình trạng giai cấp này bóc lô ̣t, áp bức giai cấp kia, và mô ̣t khi tình trạng người áp
bức, bọc lô ̣t người bị xóa bỏ thì tình trạng dân tô ̣c này đi bóc lô ̣t dân tô ̣c khác cũng
bị xóa bỏ”
Câu 8: Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tô ̣c, không phân biê ̣t dân tô ̣c lớn hay nhỏ,
ở trình đô ̣ phát triển cao hay thấp. Các dân tô ̣c đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang
nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i, không dân tô ̣c nào được giữ đặc
quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết
Đó là quyền của các dân tô ̣c tự quyết định lấy vâ ̣n mê ̣nh của dân tô ̣c mình, quyền
tự lựa chọn chế đô ̣ chính trị và con đường phát triển của dân tô ̣c mình.
Quyền tự quyết dân tô ̣c bao gồm quyền tách ra thành lâ ̣p mô ̣t quốc gia dân tô ̣c
đô ̣c lâ ̣p, đồng thời có quyền tự nguyê ̣n liên hiê ̣p với dân tô ̣c khác trên cơ sở bình
đẳng.
Tuy nhiên, viê ̣c thực hiê ̣n quyền dân tô ̣c tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn - cụ thể
và phải đứng vững trên lâ ̣p trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích dân tô ̣c và lợi ích của giai cấp công nhân. V.I.Lênin đặc biê ̣t chú trọng
quyền tự quyết của các dân tô ̣c bị áp bức, các dân tô ̣c phụ thuô ̣c.
Quyền tự quyết dân tô ̣c không đồng nhất với “quyền” của các tô ̣c người thiểu số
trong mô ̣t quốc gia đa tô ̣c người, nhất là viê ̣c phân lâ ̣p thành quốc gia đô ̣c lâ ̣p. Kiên
quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản đô ̣ng, thù địch
lợi dụng chiêu bài “dân tô ̣c tự quyết” để can thiê ̣p vào công viê ̣c nô ̣i bô ̣ của các nước
hoặc kích đô ̣ng đòi ly khai dân tô ̣c.
Ba là: Liên hiê ̣p công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiê ̣p công nhân các dân tô ̣c phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tô ̣c
và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Đoàn kết, liên hiê ̣p công nhân các dân tô ̣c là cơ sở vững chắc để đoàn kết các
10
tầng lớp nhân dân lao đô ̣ng thuô ̣c các dân tô ̣c trong cuô ̣c đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc vì đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c và tiến bô ̣ xã hô ̣i. Vì vâ ̣y, nô ̣i dung này vừa là nô ̣i dung
chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nô ̣i dung của Cương lĩnh dân tô ̣c
thành mô ̣t chỉnh thể.
Cương lĩnh dân tô ̣c của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luâ ̣n quan trọng để các
Đảng cô ̣ng sản vâ ̣n dụng thực hiê ̣n chính sách dân tô ̣c trong quá trình đấu tranh
giành đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c và xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i.
Câu 9: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất và tính chất của
tôn giáo?
1.Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiê ̣n lịch sử tự nhiên và
lịch sử xã hô ̣i xác định. Do đó xét về mă ̣t bản chất, tôn giáo là mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i
phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã
hô ̣i.
Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiê ̣n của sự nghèo nàn hiê ̣n
thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiê ̣n thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở
dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là
thuốc phiê ̣n của nhân dân”.
Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng mô ̣t số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo
đức, đạo lý của xã hô ̣i.
Về phương diê ̣n thế giới quan thì thế giới quan duy vâ ̣t Mác xít và thế giới quan tôn
giáo là dối lâ ̣p nhau. Tuy vây, những người cô ̣ng sản có lâ ̣p trường mác xít không
bao giờ có thái đô ̣ xem thường hoă ̣c trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp
pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa ML và những người cô ̣ng sản, chế đô ̣ xhcn
luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
2 Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo:
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mă ̣c dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là mô ̣t
phạm trù lịch sử. Tôn giáo chỉ xuất hiê ̣n khi khả năng tư duy trừu tượng của con
người đạt tới mức đô ̣ nhất định.
11
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến
đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hô ̣i của thời đại đó. Thời đại thay đổi,
tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.
Đến mô ̣t giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhâ ̣n thức được bản chất các
hiê ̣n tượng tự nhiên, xã hô ̣i, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hô ̣i, làm chủ
được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ
không còn.
Tính quần chúng của tôn giáo:
Tôn giáo là nơi sinh hoă ̣t văn hóa, tinh thần của mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n quần chúng nhân
dân lao đô ̣ng. Hiê ̣n nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lê ̣ khá cao trong
dân số thế giới.
Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con
người bị áp bức về mô ̣t xã hô ̣i tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có
tính nhân văn, nhân đạo hướng thiê ̣n. Vì vâ ̣y, còn nhiều người ở trong các tầng lớp
khác nhau của xã hô ̣i.
Tính  chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiê ̣n khi xã hô ̣i đã phân chi giai cấp, các giai cấp
thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
Trong nô ̣i bô ̣ tôn giáo, cuô ̣c đấu tranh giữa các dòng, hê ̣, phái nhiều khi cũng mang
tính chính trị. Trong những cuô ̣c đấu tranh ý thức hê ̣, thì tôn giáo thường là mô ̣t bô ̣
phâ ̣n của đấu tranh giai cấp.
Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở
quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiê ̣n các tổ chức quốc tế của tôn
giáo với thế lực lớn đã tác đô ̣ng đến nhiều mă ̣t, trong đó có chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hô ̣i. Vì vâ ̣y, cần nhâ ̣n thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa
mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hô ̣i
lợi dụng để thực hiê ̣n mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Câu 10: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bản chất và nguồn gốc
của tôn giáo?
12
Nguồn gốc kinh tế – xã hô ̣i của tôn giáo:
Trong xã hô ̣i nguyên thủy, do trình đô ̣ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm
thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rô ̣ng lớn và bí ẩn, vì vâ ̣y họ đã gắn cho tự
nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó,
họ xây dựng nên những biểu hiê ̣n tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hô ̣i phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức
mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự
phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lô ̣t, tô ̣i ác … tất cả họ quy về số phâ ̣n và định
mê ̣nh. Từ đó, họ đã thần thành hóa mô ̣t số người thành những thần tượng có khả
năng chi phối suy nghĩ và hành đô ̣ng người khác mà sinh ra tôn giáo.
Như vâ ̣y, sự yếu kém về trình đô ̣ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về
kinh tế, áp bức, bóc lô ̣t về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hô ̣i là
nguồn gốc sâu xa của
Nguồn gốc nhâ ̣n thức của tôn giáo:
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhâ ̣n thức của con người về tự nhiên, xã hô ̣i và
bản thân mình còn có giới hạn. Mă ̣t khác, trong tự nhiên và xã hô ̣i có nhiều điều
khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.
Sự nhâ ̣n thức của con người khi xa rời hiê ̣n thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo
tưởng, thần thành hóa đối tượng.
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hô ̣i mà dẫn đến
viê ̣c ính ra tôn giáo. Các nhà duy vâ ̣t cổ đại thường đưa ra luâ ̣n điểm “sự sợ hãi sinh
ra tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự
phá sản “đô ̣t ngô ̣t” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diê ̣t vong …, dồn họ vào
cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiê ̣n đại.
Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể
hiê ̣n qua tôn giáo.

13

You might also like