You are on page 1of 4

1.

NHÀ TOÁN HỌC GAOSƠ


(Karl Gauss, 1777 – 1855, nhà toán học và thiên văn học nổi tiếng người Đức)
Ngay từ lúc còn ít tuổi, ông đã được khen là một chú bé thông minh và chăm chỉ, giỏi toán nổi tiếng.
Khi còn học cấp một, một buổi học sắp đến giờ tan lớp. Bất chợt giáo viên dạy toán ra cho cả lớp một bài tập, ai làm xong trước thì
được ra về trước, ai làm chưa xong thì phải ở lại lớp tới khi tìm ra đáp án mới được ra về.
Đề bài tính như sau, Hãy cộng các số nguyên từ 1 đến 100 theo biểu thức 1 + 2 + 3 +……..+ 99 + 100 = ?
Cả lớp cắm cúi vào vở tập, bắt đầu làm các phép tính cộng:
1+2=3
3+3=6
6 + 4 = 10
Sau vài phút yên lặng, bỗng Gaosơ giơ tay xin phép giáo viên, nói đã làm xong bài tập và xin phép ra về. Cả lớp ngạc nhiên nhìn
Gaosơ, ngay cả giáo viên cũng không tin nhìn em và hỏi:
“Em chắc làm xong chứ ? Đáp án đúng là bao nhiêu ?”
Thưa: “Đáp án của em tìm ra là 5050 ạ!” Gaosơ bình tĩnh trả lời.
Giáo viên vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng, liền nói: “Đáp án của em là đúng, Nhưng em có thể giải thích phương pháp tính nhanh của
mình trước các bạn được không?”
Gaosơ bình tĩnh nói: “Vâng ạ”. Rồi khoan thai bước lên phía trước, cầm phấn viết lên bảng phương pháp tính của mình:
1 + 100 = 101 tương tự 2 + 99 = 101 và cuối cùng 50 + 51 = 101
Vậy thì, tổng cộng từ 1 đến 100 có 50 lần tổng số của 2 số nguyên đều bằng nhau và bằng 101.
Hay là:
1 + 2 + 3 +……..+ 99 + 100 = 50 x 101 = 5050.
Giáo viên rất ngạc nhiên, khen ngợi Gaosơ hết lời bởi phương trình tính vừa nhanh vừa thông minh. Gaosơ được phép ra về trước các
bạn. Sau này, Gaosơ là nhà toán học và thiên văn học nổi tiếng thế giới
____________________________________________________________________________________________________________

2. CHỈ CẦN MỘT MẨU GIẤY


Một Công ty thời trang nổi tiếng ở Pari, thủ đô nước Pháp, cần tuyển 4 chú bé làm người mẫu thời trang, để quảng cáo các mẫu quần
áo mới. Rất nhiều gia đình cho con em đến dự tuyển. Số thí sinh tham gia vượt quá 50 người. Có một chú bé, ăn mặc bình thường như
một người giúp việc trong nhà quý tộc đến ghi tên hơi muộn một chút, nên số thứ tự của chú là 28. Chú bé hết ngó Đông lại ngó Tây,
có vẻ sốt ruột. Thì ra, cha chú bé đang bị bệnh, nằm liệt giường hơn ba tháng mà bệnh không khỏi, vì không có đủ tiền mua thuốc
chữa bệnh theo đơn của bác sĩ.
Thật đáng thương cho chú bé, sẽ có tới 27 chú bé khác được gọi lên phỏng vấn trước.
Biết đâu trong số đó có 4 chú đã đạt yêu cầu tuyển dụng rồi thì biết làm sao đây?
Lo sợ không được tuyển vào làm việc, mà cũng không thể chen ngang lên xin phỏng vấn trước. Chú bé nghĩ mãi, cuối cùng nảy sinh
một diệu kế. Chú liền tìm lấy một tờ giấy viết mấy chữ rồi tìm gặp cô thứ ký đang đứng trước cửa, lễ phép nhờ cô chuyển cho vị giám
đốc đang ngồi phỏng vấn những người dự tuyển ở phía trong. Cô thư ký thấy chú bé ngoan ngoãn và lễ phép nên vui vẻ nhận lời
chuyển giúp tờ giấy.
Chú bé quay về chỗ ngồi, yên tâm chờ đến lượt được gọi tên.
Cô thư ký liền cầm tờ giấy đi vào chỗ vị giám đốc đang phỏng vấn. Do tính tò mò muốn biết chú bé viết gì cho giám đốc, cô khẽ đọc
lén tờ giấy. Trên tờ giấy chỉ có hàng chữ:
“Thưa ngài Giám đốc tôn kính! Xin ngài không nên có quyết định cuối cùng về việc tuyển chọn nhân viên, trước khi phỏng vấn số báo
danh 28. Số báo danh 28 xin rất cám ơn!” Cô thư ký xem xong, vội chạy nhanh đến bên giám đốc, khẽ nói: “Thưa ngài, có một chú bé
hết sức thông minh và tháo vát đang xếp hang chờ ở số 28!”
Một lúc sau, vị giám đốc phái cô thư ký ra tuyên bố trước đám đông: “Số báo danh 28 đã được tuyển dụng!”
____________________________________________________________________________________________________________
3. ÔNG THẮNG BÀ THUA
A Phi Ti vì hay giúp đỡ người nghèo, nên bị lão nhà giàu Pa Y căm ghét. Pa Y ỷ vào tài trí của mình, muốn tìm cách báo thù cho hả
cơn tức giận, nên thuê A Pha Ti đến làm công dài hạn cho mình. Một hôm, lão nhà giàu Pa Y và vợ lão ngồi đánh cờ với nhau, liền
gọi A Pha Ti lại bên cạnh và nói: “Này A Pha Ti, nghe nói chú mày rất thông minh. Vậy chú mày hãy thử đoán xem, ván cờ này ai
thắng, ai thua? Nếu chú mày đoán đúng, ta sẽ thưởng cho 1 quan tiền. Nếu đoán sai, ta sẽ phạt đánh chú mày 20 gậy. Đồng ý không?”
A Pha Ti liền mỉm cười đồng ý. Lập tức lấy ra tờ giấy, viết mấy chữ: “Ông thắng bà thua”. Pa Y thấy A Pha Ti đã viết rõ rang như
vậy, liền cố ý đánh thua cờ vợ. Rồi cười hả hê với A Pha Ti, nói: “Chú mày đoán sai rồi nhé! Hãy chuẩn bị chịu đòn đi thôi! Chỉ có 20
gậy thôi mà!”
A Pha Ti bình tĩnh đáp: “Ông chủ! Tôi đoán đúng cơ mà!” Nói xong, A Pha Ti mở tờ giấy ra đọc to: “Ông thắng bà thua!” Câu này là
một câu hỏi, ông có thắng được bà không? Và đáp là, ông thua bà thắng.
Lão nhà giàu tức lắm mà không làm gì được, nhưng cũng không chịu nhận thua cuộc, liền đánh bài cùn: “Không được, không được!
Ván này không tính, hãy đoán ván tiếp!” A Pha Ti cũng đồng ý với câu đoán như cũ. Ván này lão Pa Y đánh thắng bà vợ. A Pha Ti
liền mở tờ giấy ra và đọc to: “Ông thắng, bà thua!”
Pa Y không còn biết nói gì nữa, âm mưu của hắn không lừa nổi A Pha Ti. Nhưng lão vẫn ngoan cố không chịu nhận thua cuộc, liền đề
nghị: “Nào A Pha Ti, ta cuộc lần nữa nào. Lần này nhất định là lần cuối cùng. Nếu chú mày đoán đúng, sẽ nhận được 2 quan tiền. Còn
nếu đoán sai, chắc chắn là 40 gậy sẽ chờ chú mày đó!”. A Pha Ti vẫn bình tĩnh nói: “Vô lý quá, tôi chỉ mong lần này sẽ không bị ông
nuốt lời như hai lần trước mà thôi!”
Lần thứ ba, lão Pa Y đánh hòa cờ với vợ. Lào nhìn A Pha Ti với vẻ đắc ý. Lão tin rằng A Pha Ti sẽ hết cách, nhất định phải chịu 40
gậy của lão. Nhưng A Pha Ti mở giấy ra bình tĩnh đọc to: “Ông thắng bà thua?” Đây là một câu hỏi dạng phủ định, ai thắng ai thua?
Hoặc cũng có thể nói là hòa!
Thế là âm mưu của Pa Y trở thành công cốc.
____________________________________________________________________________________________________________

4. TIỂU HOÀNG TỬ CÂN VÀNG


Ở xứ Ả Rập xinh đẹp và giàu có kia, ngày xưa có một ông vua rất chăm chỉ, thương dân, lại thông minh tài trí hơn người. Một hôm,
nhà vua hạ lệnh cho 10 tỉnh thành trong cả nước, trong thời hạn 10 ngày, mỗi tỉnh phải dâng nộp vào công khố cho nhà vua 1000
lượng vàng làm kinh phí để đào kênh dẫn nước cải tạo đất đai và đời sống cho nhân dân. Cứ 10 lượng đúc thành một thỏi cho thật
đồng đều, 100 thỏi vàng đặt trong các hòm bằng thép, khóa kĩ. Rồi phái quan binh áp tải hòm vàng về dâng nộp cho vua. Đúng hẹn,
các tỉnh thành mang 10 hòm vàng về đặt trước sân rồng. Có kẻ tâu nhà vua, quan binh tỉnh nọ tìm cách ăn bớt vàng dâng nộp. Họ đã
đúc mỗi thỏi vàng giảm đi một chỉ vàng. Tuy nhà vua đã biết quan binh tỉnh nào tham lam và liều lĩnh làm việc này, nhưng mọi người
đều không biết và chẳng ai phát hiện ra việc gian dối đó.
Để vạch trần mưu mô của các quan tham một cách tế nhị trước bàn dân thiên hạ, rồi mới trị tội cho dân chúng tâm phục khẩu phục,
Nhà vua sai người mang cân đến để cân vàng và nói vui với các quan:
“Trong số vàng của 10 tỉnh thành dâng nộp, Trẫm nghe nói có một tỉnh đúc vàng mỗi thỏi ăn bớt đi một chỉ, mắt thường nhìn không
phát hiện được; Dùng tay ước lượng cũng không xong ; Chỉ có dùng cân mới chính xác. Nay trong các khanh, ai có thể chỉ cân một
lần là phát hiện ra ngay hòm vàng nào không đủ trọng lượng sẽ được thưởng lớn?”
Trước 10 hòm vàng nặng nề, mỗi hòm có tới 100 thỏi vàng, làm sao chỉ cân một lần cho nhanh, cho chính xác đây? Các văn võ bá
quan trong triều, nhìn nhau lắc đầu thở dài. Không ai nghĩ ra được làm cách nào cho nhanh.
Bất chợt chú Hoàng tử nhỏ 10 tuổi của Nhà vua từ phía sau chạy ra, thưa: “Bẩm phụ Hoàng, con biết cách cân ạ!” Được cha cho phép,
chú liền sai lính lấy từ hòm số 1 ra một thỏi vàng; Lấy từ hòm số 2 ra 2 thỏi vàng; Lấy từ hòm số 3 ra 3 thỏi vàng; …… Lấy từ hòm số
10 ra 10 thỏi vàng. Tổng cộng có 55 thỏi vàng, đem cân tất cả một lần được tổng trọng lượng là 549 lượng 3 chỉ. Chú Hoàng tử hồ hởi
nói: “Tất cả 55 thỏi vàng chỉ nặng 549 lượng 3 chỉ. Thiếu 7 chỉ. Như vậy hòm vàng số 7 đã bị làm nhẹ đi mỗi thỏi một chỉ”.
Nhà vua vui mừng vì hoàng tử rất giỏi giang nhanh trí, các quan cũng hết lời khen ngợi vị vua tương lai thông minh tài trí hơn người.
____________________________________________________________________________________________________________

5. GIÀY DA RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?


Ngày xửa ngày xưa, thời đó loài người còn toàn phải đi chân đất, chẳng ai biết giày dép là cái gì

You might also like